Skip directly to content

TU THIỀN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG DẬM CHÂN TẠI CHỖ?

Người tu thiền, ngồi nhiều, hoặc dùng pháp ức chế tâm để dừng vọng tưởng (tâm không niệm thiện niệm ác) thì sẽ dậm chân tại chỗ, không có lối tiến tới được nữa. Người tu thiền xả tâm, tâm nhưđất, xả ít tiến bộ ít, xả nhiều tiến bộ nhiều. Xả hết tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm nhưđất trời, đó là tu xong việc.
Tu xong việc thì tâm thường quay vào trong thân, không chạy theo các pháp trần, không dính mắc các pháp ác, tức là tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài. Như vậy là tâm đã định vào thân, tâm định vào thân là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là tâm giải thoát hay là tâm diệt đế. Tâm diệt đế là tâm niết bàn, tâm niết bàn là tâm đoạn dứt lòng ham muốn và các ác pháp. Đó là tâm nhập vô tướng tâm định.
Muốn xả tâm cho được rốt ráo thì phải sống độc cư, không nên tiếp duyên bên ngoài với ai hết, không làm một việc gì cả (không được đọc kinh sách, không được làm mọi công việc, không được nói chuyện, dù chuyện đạo hay chuyện đời, không được nghe băng nhạc, băng thuyết giảng v.v...) mà duy nhất chỉ có một việc làm là thường quán xét thân tâm mình để xả các niệm, tâm ham muốn và các ác pháp. Nếu có một niệm khởi lên, dù đúng, sai, phải, trái, đều là phá hạnh độc cư, thì ta phải mau mau xả ngay, không được duy trì.
Người giữ gìn hạnh độc cư như vậy thì sự tu hành mới có tiến bộ, bằng ngược lại thì dậm chân tại chỗ. Người tu thiền xả tâm, mà giữđược hạnh độc cư thì xả tâm rất dễ dàng. Còn giữ hạnh độc cư không được thì xả tâm không được, nên tu thiền không tiến bộ, nói đúng hơn là không có kết quả giải thoát, chỉ phí một đời tu mà chẳng có ích lợi gì cho mình, cho người. (VIII/ 302-304)