Skip directly to content

LINH HỒN

Trong giáo ý đạo Phật dạy rằng con người do năm duyên hợp lại mà thành, cho nên gọi là thân ngũ uẩn. Khi người chết thì năm uẩn nầy tan mất, thân tứ đại nầy trở về với cát bụi, hư vô, không còn sót một vật gì thường hằng (linh hồn, hay Phật tánh). Đứùc Phật đã xác định rõ trong bài kinh như vậy thì làm sao có hồn siêu, phách lạc, ở cây cả, bóng cao, cầu ao, bóng mát, đi đây, đi đó khắp nơi. Đó là một sự mê tín trong nhân gian. Với trí hữu hạn của con người, ta không làm sao biết thế giới siêu hình được, nên phải tưởng ra như vậy. Còn các nhà tôn giáo tu hành chẳng tới đâu, rồi cũng dựa vào sự mê tín lạc hậu cuả dân gian ấy, xây dựng tôn giáo của mình có một thế giới thần tiên (chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, v.v...).
Quả là một thế giới siêu hình đầy hạnh phúc, và cũng là niềm ước mơ của loài người. Nhưng đó chỉ là thế giới tưởng mà thôi.
Đã là thế giới thần tiên tràn đầy hạnh phúc và an lạc, thì phải có thế giới địa ngục. Mà đã có thế giới điạ ngục thì phải có thế giới ma quỉ, linh hồn người chết, có cô hồn, các đảng vất vưởng trên cây cao, bóng cả, cầu ao, bóng mát. Phần nhiều người ta nghĩ rằng những linh hồn chết oan không đi đầu thai được nên phải ở cây cao, bóng mát như vậy.
Thật ra, thế giới siêu hình là hình bóng của thế giới hữu hình. Thế giới hữu hình mà chúng ta đang hiểu biết bằng tưởng tri, thì thế giới siêu hình cũng hiểu biết như vậy. Do đó chúng ta biết rằng thế giới hữu hình và thế giới siêu hình là thế giới tưởng (thế giới không có thật). Vì sự lầm chấp con người cứ tưởng rằng thân ngũ uẩn nầy là của mình, là có thật. Vì nghĩ rằng trong thân nầy có một linh hồn bất biến từ vô thủy, và nó là bản ngã của mình. Vì thế, nếu ai động đến thân tâm của ta thì ta sẽăn thua đủ, không nhịn ai hết. Nếu sức yếu thế cô thì ta ấm ức, tức giận không bao giờ nguôi. Cũng từ sự hiểu biết của tưởng tri mà ta tưởng ra rằng con người chết, nhưng linh hồn không chết. Khi mất thân, linh hồn không còn chỗ nương tựa, nên hồn siêu, phách lạc, đi khắp đó đây. Hoặc đoạ xuống địa ngục, thọ nhiều cực hình, chịu nhiều tội khổ, chờ đến khi mãn hạn mới tái sanh luân hồi, làm thân chúng sanh, hoặc làm người. Cũng trong bài kinh Pháp Môn Căn Bản, đức Phật đã xác định:
"Người ta tưởng tri sinh vật là sinh vật... (có thật). Người ta tưởng tri chư thiên là chư thiên...
(có thật). Người ta tưởng tri phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên là phi tưởng phi phi phi tưởng xứ thiên.... Người ta tưởng tri đồng nhất là đồng nhất.... Người ta tưởng tri sai biệt là sai biệt.... Người ta tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn...".
Qua đoạn kinh trên chúng ta thấy rõ con người đang sống trong thế giới tưởng mà cứ tưởng rằng có thật. Vì cứ tưởng là có thật cho nên người ta mới đau khổ. Vì nghĩ rằng Niết Bàn có thật, nên người ta nghĩ đến tự ngã như Niết Bàn (Phật tánh có bốn đức của Niết Bàn là:
thường, lạc, ngã, tịnh). Thế nên Phật dạy: "Người ấy tự nghĩ Niết Bàn là của ta, rồi sanh ra hỷ dục Niết Bàn", tức là ham thích cảnh giới Niết Bàn. Phật dạy tiếp: "Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri Niết Bàn", nghĩa là chẳng hiểu gì về Niết Bàn cả.
Đọc bài kinh nầy, chúng ta thấy đức Phật xác định rõ ràng con người từ chấp ngã, chấp tâm, linh hồn, Phật tánh, bản thể vũ trụ, cho đến 33 cõi trời và cảnh giới Niết Bàn, tất cả đều do tưởng ấm tạo ra. Từđó con người dùng tưởng tri và ý thức để hiểu các pháp, chớ thật sự các pháp không có thật. Thế giới siêu hình là thế giới lầm chấp của con người. Thật sự nó không có, nó chỉ là một hình bóng của tưởng uẩn mà thôi. (IV/102-107)   Trong tập kinh Tăng Nhất A hàm, tập I, trang 455 Đức Phật dạy: "Này các tỳ kheo, Không có sắc nào còn tồn tại mãi ở đời mà không biến đổi, cũng không có thọ, tưởng hành, thức nào thường hằng còn mãi ở đời mà không biến đổi. Này các tỳ kheo! Nếu có cái thức (linh hồn, Phật tánh, bản lai diện mục, thần thức, v.v...) hằng còn mãi ở đời mà không biến đổi thì người tu phạm hạnh (tu theo đạo Phật: giới, định, tuệ) chẳng phân biệt được thiện ác và chẳng có thể dứt hết khổ.... Nếu còn một chút xíu đất trên đầu móng tay ta, không thay đổi, thường hằng, thì người tu phạm hạnh chẳng thể chấm dứt được đau khổ". (IV/111, 112)