38 - GIỚI TĂNG TÀN 02 - GIỚI BẤT ĐỊNH
GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 38 - GIỚI TĂNG TÀN 02 - GIỚI BẤT ĐỊNH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
1- KINH THẬP THƯỢNG, PHẦN BA PHÁP
(00:00) Bây giờ quý thầy tiếp tục học:
Có ba pháp…
Trước kia thì quý thầy học hai pháp, học một pháp rồi hai pháp, bây giờ học tới ba pháp đây:
Có ba pháp có nhiều tác dụng, có ba pháp cần được tu tập, có ba pháp cần được biến tri, có ba pháp cần phải đoạn trừ, có ba pháp cần phải hiểu phần tai hại, có ba pháp đưa đến thắng tri, có ba pháp rất khó thể nhập, có ba pháp cần được sanh khởi, có ba pháp cần được thắng tri, có ba pháp cần được tác chứng.
1.1- BA PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG
(00:42) Thứ nhất:
1. Thế nào là ba pháp có nhiều tác dụng?
Đây quý thầy nghe ba pháp, để rồi quý thầy nhớ rằng cuộc đời tu hành quý thầy phải như thế nào mà nằm trọn ở trong ba pháp này để thực hiện con đường giải thoát của chính mình.
Một - pháp thứ nhất là:
1- Giao thiệp với người lành;
Tức là thiện hữu tri thức. Nghĩa là trong cuộc đời tu hành của chúng ta phải chọn người lành. Mà chọn cái người hý luận, cái người tà kiến, cái người chấp kiến, mà chơi với những người ác, những cái người còn chạy theo danh lợi, những cái người còn chạy theo ăn ngủ, những cái người phá giới thì đó toàn là ác tri thức, không phải thiện tri thức.
Mà chơi với những người là phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, phải có những oai nghi tế hạnh của Phạm hạnh, của người tu sĩ đạo Phật, những người hoàn toàn phải là người lành, người tốt, không có ở trong ác pháp thì chúng ta nên giao thiệp, nên chơi với những người đó, để chúng ta học hỏi và nương theo cái hạnh lành của họ mà mình trở thành cái người tốt, người giải thoát, không làm khổ mình, không làm khổ người.
Đó là chúng ta - thứ nhất, cái pháp thứ nhất đó. Nó có ba pháp nó có nhiều tác dụng, nó làm cho chúng ta có nhiều cái sự lợi ích. Do đó, thứ nhất là chúng ta phải giao thiệp với bạn lành, với người tốt, với người không phá giới.
Hiện giờ chúng ta tìm trong các thầy chúng ta thấy ai là người bạn lành của chúng ta? Nếu là một người mà giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì đó là người bạn lành của chúng ta. Những người mà tu tập thiền định, nhập Tứ Thiền, đó là những người ly dục, ly bất thiện pháp để thọ hưởng những cái lạc của ly dục ly bất thiện pháp, đó là những người bạn lành của chúng ta. Chúng ta hãy tìm những người đó mà làm bạn với họ.
(02:32)
2- Nghe thiện pháp nhân quả;
Nghĩa là chúng ta luôn lúc nào nghe ở đâu có giảng về nhân quả, những pháp thiện: Sơ Thiện, Trung Thiện và Hậu Thiện thì mau mau chúng ta hãy đến đó mà nghe những cái pháp đó để hiểu biết, để thông suốt những cái pháp đó.
Chớ không có được nghe: Nghe nói thiền xuất hồn, nghe nói thiền 100 ngày, nghe nói thiền 38 ngày, nghe nói thiền niệm thần chú thế này thế kia, nghe nói thiền tối thượng này tối thượng kia, thì thôi thôi, nó không phải là thiện pháp đâu, chúng ta hãy tránh xa, đừng có nghe nó rồi nó bị kiến chấp và chấp chặt ở trong tâm của chúng ta những cái tà kiến, tà chấp đó, rồi chúng ta bỏ xuống rất là khó.
Vì mỗi pháp của họ đều có những cái lý luận nghe thì hữu lý nhưng thực hiện thì nó toàn là ác pháp. Vì chính chúng ta nhận thấy cái người mà đang nói pháp họ sống chưa đúng những cái Phạm hạnh của họ, họ còn phi thời, họ còn thích ngủ, họ còn thích ăn, họ còn thích nhà lầu xe hơi, họ còn thích những cái tốt, đẹp, sang của thế gian, thì đó là những pháp bất thiện chớ không phải những pháp thiện.
3- Hành trì pháp và tùy pháp.
Nghĩa là khi mà chúng ta nghe được các pháp thiện, gần những người bạn lành thì chúng ta luôn luôn phải trì cái pháp lành, phải tùy theo cái pháp lành mà sống, không được đi ngược lại các pháp đó.
Đó là ba pháp nó có nhiều tác dụng mà quý thầy cần phải ghi nhớ.
1.2- BA PHÁP CẦN PHẢI TU TẬP
(04:09) Thứ hai:
2. Thế nào là ba pháp cần phải tu tập?
Đây là những cái pháp mà quý thầy cần phải siêng năng hàng ngày tu tập.
Cái kia là những cái pháp mà nó vừa sống gần những người đó rồi vừa trì cái pháp thiện của cái người đó, vừa tùy các pháp để cho chúng ta sống nương vào các pháp mà chúng ta được nghe pháp thiện, pháp nhân quả. Nó có tác dụng làm cho đời sống chúng ta được giải thoát, được an vui, được hạnh phúc.
Còn bây giờ cái thứ hai này: Thế nào là ba pháp cần phải tu tập?
Có ba cái định:
Đây là ba cái định. Vậy thì ba cái định này nó nằm ở chỗ nào?
1- Hữu Tầm hữu Tứ định;
Đó thì. cái định có Tầm có Tứ. Mà cái định có Tầm có Tứ này là cái định nào đây?
Cho nên Phật nói: “Ly dục, ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sanh hỷ lạc có Tầm có Tứ.” Thì như vậy là cái chỗ mà Phật nói, cái thứ nhất này hữu Tầm hữu Tứ - có Tầm có Tứ, tức là có Tầm có Tứ đây là Sơ Thiền. Quý thầy thấy chưa? Như vậy là lúc bấy giờ chúng ta có động địa gì đến hơi thở chưa? Chỉ có ly dục ly bất thiện pháp là đã cái có định có Tầm có Tứ là Sơ Thiền.
Vậy thì Sơ Thiền này mà ly dục, ly bất thiện pháp rồi, Tầm Tứ này nó còn ở ác pháp không? Nó còn suy nghĩ cái chuyện ăn trộm ăn cắp không? Nó còn suy nghĩ đến cái chuyện mà đi theo, đi tìm những cái dâm dục không? Nó còn có suy nghĩ ăn cái ngon cái dở không?
Đó là cái Tầm cái Tứ của nó, tác ý ra cái Tầm Tứ của nó hoàn toàn ở trong thiện pháp, nó không còn khao khát những cái dục lạc của thế gian nữa. Bởi vì nó ly rồi, cho nên Tầm Tứ này là Tầm Tứ Thiền chớ không phải là Tầm Tứ ác nữa, vì tất cả những cái ác chúng ta đã ly ra rồi, cho nên bây giờ nó mới được gọi là Sơ Thiền.
Và Sơ Thiền như vậy mà so với cái hơi thở thì chúng ta đang thở ở một cái bình thường, cho nên đầu óc chúng ta vẫn còn có sự suy tư, nhưng suy tư thiện pháp. Đầu óc chúng ta còn có sự tác ý, nhưng tác ý ở trong thiện pháp chớ không tác ý hại ai hết, tác ý làm những điều mình làm không khổ người, không khổ mình. Đó là sự tác ý tốt chớ không phải xấu nữa. Cho nên ở đây Phật nói: Nhập Sơ Thiền có Tầm có Tứ chớ không phải diệt Tầm diệt Tứ.
Mà từ lâu quý vị cứ ngỡ rằng mình ngồi ức chế hết vọng tưởng là mình nhập Sơ Thiền. không phải đâu, không phải vậy đâu. Ở đây chúng ta sẽ học thấy cái này rất rõ ràng là chỉ cần ly dục, ly bất thiện pháp, luôn luôn hơi thở chúng ta thở trong cái dạng bình thường, tâm hồn thanh thản, không bị dính mắc ở trong một cái hơi thở, trong một cái đối tượng nào, luôn luôn lúc nào tâm cũng thản nhiên, thì lúc bấy giờ là lúc chúng ta nhập Sơ Thiền.
Chúng ta có khởi nghĩ nhưng khởi nghĩ thiện pháp chớ không phải khởi nghĩ ác pháp. Chúng ta có tác ý nhưng tác ý ở trong thiện pháp chớ không phải tác ý ở trong ác pháp. Đó gọi là Sơ Thiền.
(07:12) Cái định thứ hai là:
2- Vô Tầm hữu Tứ định;
Bây giờ chúng ta tiến tới một cái định nữa thì chúng ta thấy rõ ràng. Bây giờ mình muốn làm sao cho hết Tầm, hết vọng tưởng? Bởi vì nó còn vọng tưởng thiện mà. Vì nhập Sơ Thiền nó còn khởi nghĩ điều thiện chớ nó đâu có hết, cho nên nó còn Tầm. Bây giờ cái định thứ hai là vô Tầm mà hữu Tứ.
Vậy thì bây giờ quý thầy ngồi đây quý thầy nương cái hơi thở nè, quý thầy nói: “Hơi thở chậm và nhẹ!”- thì tức là quý thầy còn tác ý chậm và nhẹ, thì lúc bấy giờ cái vọng tưởng có không? Không có.
Rồi quý vị thở 5 - 10 hơi thở, quý vị lại tác ý ra: “Hơi thở phải chậm và nhẹ nữa!” Quý vị cứ tác ý như vậy tức là chúng ta còn Tứ mà tác ý, mà Tầm thì còn được không? Không được, không có Tầm. Cho nên do đó chúng ta thoát ra khỏi cái Sơ Thiền, tức là xuất cái Sơ Thiền để mà chúng ta không còn hữu Tầm hữu Tứ mà chúng ta diệt Tầm mà còn Tứ.
Do đó chúng ta nương vào cái pháp hướng mà tác ý. Vì vậy mà chúng ta luôn luôn thời gian 30 phút, 1 giờ luôn luôn không có Tầm, dù là Tầm ác Tầm thiện gì cũng hoàn toàn không có, tức là không có niệm. Mà do cái pháp hướng làm cho chúng ta không có tập trung quá căng thẳng, quá gò bó, cho nên thỉnh thoảng chúng ta lại nhắc nhẹ: “Hơi thở phải chậm nhẹ nữa!”
Nhưng mà cái sức hơi thở chúng ta nó có chậm nhẹ được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu chớ chúng ta không ráng. Do đó chúng ta cứ dùng pháp hướng mãi, chừng nào cái pháp hướng hiệu quả, nhắc tới đâu nó chậm nhẹ tới đó thì đó là có hiệu quả của pháp hướng.
Như vậy là chúng ta tập thần lực, chúng ta đang luyện tập cái thần lực của định. Còn nếu mà chúng ta không dùng pháp hướng như vậy làm sao chúng ta có thần lực sau này, làm sao chúng ta sai khiến được? Cho nên bắt đầu chúng ta đã tập nó, tức là chúng ta phải như lý mà tác cái ý ra, như cái lý của đạo mà tác ý ra, cho nên chúng ta cứ giữ cái Tứ mà chúng ta diệt được cái Tầm.
Đó là cái định thứ hai mà chúng ta cần phải siêng năng hàng ngày tu tập để cho cái pháp hướng của chúng ta càng ngày càng có hiệu quả, do đó chúng ta tự tu tập tạo thành một cái thần lực của thiền định, sau này chúng ta ra lệnh cái gì thì nó làm theo cái nấy hết.
(09:27) Cái định thứ ba là:
3- Vô Tầm vô Tứ định.
Thì cái định này là cái định của Nhị Thiền rồi đây.
Khi mà chúng ta tu tập vô Tầm hữu Tứ này mà nó đã có hiệu quả thì lúc bấy giờ chúng ta bảo hơi thở của chúng ta nhẹ, chậm và nhẹ, và nhẹ không còn thấy hơi thở nữa, thì lúc bấy giờ cái độ chậm của hơi thở thì còn thở nhưng mà cái độ nhẹ hơi thở không còn nữa, chúng ta mất hơi thở, không thấy hơi thở nữa, thì lúc bấy giờ cái ý của chúng ta không còn dùng cái pháp hướng mà tác ý nữa, nhắc nó là phải chậm và nhẹ nữa, do như vậy là Tứ chúng ta không còn mà Tầm cũng không còn.
Do cái hơi thở không có đối tượng nữa thì còn một cái tâm yên lặng và thanh tịnh, thì lúc bấy giờ chúng ta gọi là cái định vô Tầm vô Tứ tức là diệt Tầm Tứ nhập Nhị Thiền, lúc bấy giờ chúng ta mới nhập Nhị Thiền đó. Thì từ cái Sơ Thiền hữu Tầm hữu Tứ cho đến cái Nhị Thiền vô Tầm vô Tứ nó phải trải qua một cái giai đoạn tu tập là vô Tầm mà hữu Tứ. Quý thầy hiểu rõ chớ?
Nếu quý thầy sống đúng giới luật, quý thầy ly dục, ly bất thiện pháp là quý thầy đã có một tâm thanh thản, đồng thời quý thầy cũng phải tu cái Định Sáng Suốt giữ cái tâm thanh thản của mình để trợ duyên giúp cho cái tâm của quý thầy ly dục ly ác pháp.
Thì hàng ngày chúng ta mới vào đầu tu thì chúng ta nhớ tu tập rất nhẹ nhàng, giữ tâm thanh thản, có gì đâu mà gò bó, ức chế nó. Đó thì phải hiểu biết ba cái định này thì quý thầy tu có kết quả.
Và có kết quả chúng ta phải tu từng bước một, chúng ta đừng vội nhập Nhị Thiền rồi Tam Thiền, Tứ Thiền, lật đật quá độ thì quý thầy sẽ hỏng chân à. Mà quý thầy nghe ở đây ba cái pháp cần phải tu tập nghĩa là cần phải siêng năng hàng ngày tu tập, nhưng tu tập quá sức thì giống như dây đàn mà quá căng thẳng thì cũng không thành vấn đề được.
(11:19) Còn quý thầy mà lười biếng, tập ngày có một lần, tối tập sơ sơ có một lần thì như vậy là dây đàn chùng quá nó cũng không thành tiếng. Cho nên ít ra cũng phải tập vừa với sức của mình, không lười biếng mà cũng không quá, tích cực quá trên sự tu tập thì cũng rất là tai hại.
Đó là ba pháp cần - quý thầy muốn đi vào thiền định của Phật thì ba cái định này quý thầy cần phải hàng ngày siêng năng tu tập, nhất là cái định vô Tầm hữu Tứ cần phải tập luyện rất nhiều, vì cái hữu Tứ này là cái pháp hướng, là cái pháp mà làm cho quý vị sau này có được cái đại thần lực trên bước đường tu tập của quý vị đó. Thầy nhắc nhở như vậy, quý thầy có hiểu rõ thì quý thầy phải nhớ kỹ cái này để mà siêng năng mà nắm cho vững để mà tu tập.
Đó là ba pháp cần phải tu tập.
Đó, cái gì mà cần phải tu tập thì mình phải hiểu rõ. Còn cái này, cái ba pháp mà có nó nhiều cái tác dụng thì quý thầy chỉ cần nghe pháp thiện, rồi sống với người lành, rồi các thầy giữ gìn theo các pháp lành thì cái đó có cần phải tu tập đâu.
Cái pháp nó làm sao đó mình giữ gìn cho đúng vậy thôi chớ mình đâu có cần tu tập, và nó đem lại cái sự tác dụng rất lợi ích cho cái đời sống của mình nó được an ổn, và do đó nhờ đó mà mình ly dục, ly bất thiện pháp chớ mình đâu cần tu tập.
Nhưng ba cái pháp mà cần phải tu tập này, là ba cái định này còn tới Tam Thiền, Tứ Thiền là quý vị đã có một cái thần lực của của thiền định rồi, tức là cái pháp hướng có hiệu quả rồi, thì quý vị ra lệnh thì lần lượt nó sẽ đi đến chỗ ngưng nghỉ hoàn toàn để nhập Tứ Thiền, không còn khó nữa.
1.3- BA PHÁP CẦN PHẢI BIẾN TRI
(13:02) 3. Thế nào là ba pháp cần phải biến tri? Đó là ba thọ: Một là thọ lạc, hai là thọ khổ, ba là thọ bất lạc bất khổ.
Đó là Đức Phật chỉ ba cái thọ mà chúng ta cần phải biến tri, cần phải hiểu cho rõ ba cái khổ này, ba cái lạc này để chúng ta không bị lầm lạc.
Vì nhiều khi chúng ta ở trong một cái định nó sẽ bất lạc bất thọ khổ, chúng ta cho đó là một cái định rồi thì tức là chúng ta đã lạc vào cái thọ này, thì cái này là sai rồi. Thọ lạc thì chúng ta thích nè, thọ khổ thì chúng ta sợ nè, mà thọ bất lạc bất khổ thì chúng ta cho nó là Niết Bàn thì cái kiểu đó là cái kiểu trật của quý vị rồi.
Cho nên có nhiều người nói tui bây giờ không có vọng tưởng nè, tui luôn luôn tui giữ cái biết của tui nè, tui ửo trong cái trạng thái bất khổ bất lạc thọ nè, đó là Phật Tánh của tui nè, đó là giải thoát của tui. Sự thật đây là rơi vào cái trạng thái bất lạc bất thọ khổ, không phải là cái trạng thái của một cái người cứu cánh làm chủ được đâu.
Chúng ta phải hiểu. Vì vậy mà phải biến tri, tức là phải hiểu cho rất rõ, mà phải rất thấu suốt nó thì tức là chúng ta sẽ không lầm lạc ba cái thọ lạc này.
Chẳng hạn bây giờ ngồi thiền mà nghe nó khinh an, nghe hỷ lạc, nghe nó thích thú, quý vị nói đây là thiền định, ngon rồi. Sự thật đây là lạc thọ của dục chớ đâu phải là của ly dục đâu! Bởi vì khi mà cái bánh ly dục, quý vị chưa có ăn, biết cái hỷ lạc của ly dục như thế nào thì quý vị đâu làm sao biết được?
Còn bây giờ quý vị đang ăn những cái bánh dục lạc, cái hỷ của dục lạc quý vị biết, cho nên khi ngồi thiền quý vị nghe khinh an, nghe này kia. Có người hỏi: “Quý vị tu hành nay ra sao?” “Nay tui ngồi thiền nghe khinh an lắm, nghe nó hỷ lạc lắm.” “Ờ như vậy tốt, tốt!” Những kẻ đó chẳng biết thiền định gì hết. Cái hỷ lạc mà nghe khoái, nghe thích là cái dục lạc chớ đâu phải là cái ly dục!
Cho nên phải hiểu, khi mà chúng ta nếm được cái mùi vị của ly dục rồi, cái hỷ lạc của ly dục rồi thì chúng ta sẽ thấy rằng cái lạc của dục lạc nó chẳng ra gì hết, nó chẳng ra ôn ra quái gì hết.
Cho nên người tu thiền mà không nắm được, không biến tri được ba cái thọ này thì khi ngồi thiền gặp thọ lạc thì chúng ta tưởng đó là đúng rồi, đó là thiền định rồi, không ngờ đó là thiền ma, nó chạy theo dục tưởng lạc chớ không phải là gì khác.
Rồi không phải - khi mà chúng ta ngồi thiền mà chúng ta nghe nó đau nhức, nó khổ sở, nó nóng rát vô cùng nhưng mà lôi chân xuống thì hết đau, đây không phải là cái thứ thọ khổ này nó thuộc về cái tưởng sao? Nếu đau thật thì lôi chân xuống nó đau hoài chớ sao lại cứ đau có chút là hết? Ngồi thì đau mà lôi chân xuống thì hết đau. Thì đây là ma đau, đây là tưởng đau chớ đâu phải là cái sắc của chúng ta đau!
Đó chúng ta cũng phải rõ như vậy gọi là biến tri. Còn nếu mà không rõ thì chúng ta bị rơi vào ở trong chỗ này, tưởng là thân mình ngồi đây chắc đau như thế này, đây… (Mất tiếng)
Đó là ba pháp cần phải biến tri.
1.4- BA PHÁP CẦN PHẢI ĐOẠN TRỪ
(16:09) 4. Thế nào là ba pháp cần phải đoạn trừ? Ba ái:
Nghĩa là ba cái pháp cần phải đoạn trừ, nghĩa là phải dứt trừ nó, vậy thì ở đây Đức Phật nói là ba cái ái.
Một là dục ái, hai là hữu ái, ba là phi hữu ái.
Nghĩa là ba cái ái này, chúng ta khi mà nó khởi ra một cái lòng ham muốn nào đó bất kỳ đều là nằm ở trong ba cái ái này tất cả hết. Nghĩa là cái lòng ham muốn của chúng ta bất kỳ khởi ra một cái lòng ham muốn nào thì nó đều nằm ở trong ba cái ái này cả hết.
Cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ, cần phải dứt trừ liền, không có để. Chẳng hạn là thấy cái ca này nó khởi cái tâm thích rồi thì ngay đó là chúng ta biết rằng nó là hữu ái, cho nên chúng ta dứt liền.
Còn bây giờ ngồi đây mà tưởng đến một cái cô gái nào thì - mà nó lại thích thú, nhớ cái miệng cô ta cười hôm qua, bữa nay còn thấy hàm răng trắng tươi đó, thì do đó chúng ta phải dứt liền, không có để cái tâm của chúng ta mà thương nhớ một cách vu vơ như vậy, bằng cách như vậy, thì đó là chúng ta phải dứt nó liền.
Cho nên vì vậy luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải phòng hộ sáu căn của chúng ta: mắt, tai, mũi, miệng… khi nó tiếp xúc với vật gì thì không cho nó chấp trước, không cho nó dính mắc, đoạn dứt liền, thì đó là chúng ta đoạn dứt các cái ái của chúng ta chớ không gì hết.
Có như vậy thì chúng ta mới không bị dính mắc các pháp của thế gian, các pháp dục lạc của thế gian lôi cuốn chúng ta. Cho nên ba cái pháp này quý thầy nhớ kỹ: Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. ba cái pháp này luôn luôn chúng ta phải đoạn dứt. Nếu mà không đoạn dứt, cứ để nuôi lớn ở trong lòng thì nó sẽ dính mắc cái này nó dính mắc tới cái khác.
Đó thì phải nhớ kỹ, những cái gì mà đoạn dứt thì cần phải đoạn dứt, không thể nuôi nấng nó ở trong lòng được. Cái gì mà cần phải hiểu rõ thì phải hiểu cho rõ để mà không lầm lạc trong bước đường tu tập. Cái gì cần tu tập thì phải tu tập, chớ đừng có thiếu tu tập thì không được.
Ở đây thì cần phải đoạn trừ thì phải đoạn trừ, nó mở, tâm nó khởi muốn cái gì là nhất định là phải đoạn, không có được. Bữa nay nó ngồi đây mà nó muốn ăn chè thì đoạn nó đi, đó là ái dục đó, nó không phải là thứ thường đâu, phải giết nó đi, thì do đó nó không phải ngon gì hết, cho nên đặt cái niệm cái chén chè trước mặt đó, quán nó bất tịnh, nuốt vô khỏi cổ rồi ói ra con chó cũng không muốn ăn nữa chớ đừng nói người ta!
Nó bất tịnh như vậy, thì do đó chúng ta phải quán xét nó để mà chúng ta xa lìa cái tâm ái đó, cái dục ái đó, cái hữu ái đó, cái phi hữu ái đó.
Đó là ba pháp cần phải đoạn trừ.
1.5- BA PHÁP CHỊU PHẦN TAI HẠI
(18:49) 5. Thế nào là ba pháp chịu phần tai hại?
Ba cái pháp mà nó đem đến cái tai hại của chúng ta.
Ba bất thiện căn:
Ba bất thiện căn tức là cái gốc bất thiện, cái gốc ác, ba cái chỗ ác đó nó làm cho chúng ta phải chịu nhiều cái sự đau khổ, gọi là chịu phần tai hại là chịu cái sự đau khổ, phiền não.
Vậy thì cái pháp thứ nhất nó là gì?
Tham bất thiện căn;
Cái tham nó đem đến cho chúng ta nó có nhiều sự đau khổ, phiền não, cho nên gọi là tham bất thiện căn. Cái gốc của nó là tham, cho nên nó làm cho các ác pháp nó sanh ra làm cho tâm của chúng ta bất an, thấy cái này muốn, thấy cái kia muốn, thấy cái nọ thích, thì điều đó là tham bất thiện căn.
Hai là:
Sân bất thiện căn;
Lòng sân hận của chúng ta nổi lên làm cho chúng ta khổ sở, giận hờn, thì đó là cái gốc. Cái căn là cái gốc làm cho các ác pháp sanh ra, cho nên làm cho chúng ta khổ sở.
Si là bất thiện căn.
Cho nên chúng ta biết khi mà mê mờ không hiểu rõ làm cho chúng ta lầm chấp cái này, lầm chấp cái kia mà không xả được cho nên chúng ta có những cái sự đau khổ do cái sự si mê này.
Thí dụ như người ta chửi mình chó, ngay đó mình tưởng mình là chó thật, cho nên vì cái lòng si mê đó mình không thấy cho nên mình căm tức, rồi do đó mình chửi mắng lại người ta. Thì như vậy làm cho tâm của mình - cái ác pháp nó khởi lên làm cho tâm mình khổ sở.
(20:28) Thay vì người ta chửi mình chó thì mình biết rằng người ta đã si, người ta làm sao một con người mình như thế này mà chó được? Tại vì họ tưởng ra mình là chó như vậy chớ làm sao mà chó!
Cho nên họ tức quá họ xỉ mạ mình là chó, thì như vậy mình biết đó là người ta đã khổ quá khổ rồi, người ta không có còn sáng suốt nữa, người ta thấy con người mà người ta tưởng là con chó rồi, cho nên mình hãy thương cái người đó.
Trái lại mình không thương cái người đó, mình lại ngu si hơn nữa, mình lại thấy mình là con chó thật cho nên mình mới chửi lại họ, do đó hai đàng cũng đều là si hết.
Vì vậy mà muốn không còn si thì chúng ta phải gần thiện hữu tri thức, gần những cái bậc Thánh hiền, chúng ta học hỏi những cái điều, những cái pháp thiện, những cái điều thiện, từng đó chúng ta không còn si nữa, tức là chúng ta có những cái tri kiến của cái sự hiểu biết Phật pháp, của Thánh hiền, thì chúng ta mới hết si. Còn nếu mà chúng ta không chịu học, không chịu hiểu biết thì chúng ta sẽ mãi mãi muôn đời si chớ không bao giờ chúng ta sáng suốt được.
Đó là ba pháp chịu phần tai hại.
Chúng ta biết rằng trong cuộc đời chúng ta tham, sân, si làm chúng ta rất khổ sở, làm chúng ta bất an trong cuộc đời, làm chúng ta có những sự đưa đến những nhân quả ác càng chồng chất lên những quả ác khác nữa là do ba cái độc này, ba cái căn bất thiện này, là tham, sân, si này đã đưa đến chúng ta khổ sở vô cùng.
Như vậy là chúng ta đã biết nó là pháp đem đến cái tai hại cho chúng ta, vì vậy mà từ đây chúng ta phải nỗ lực dứt trừ, đoạn trừ cái tâm tham, cái tâm sân, và cái tâm si của mình làm cho cái căn gốc tham, sân, si nó không còn nữa, do đó chúng ta mới được giải thoát. Đó là ba pháp mà chúng ta thấy mỗi con người đều chịu cái phần tai hại của ba pháp này.
1.6- BA PHÁP ĐƯA ĐẾN THÙ THẮNG
(22:27) 6. Thế nào là ba pháp đưa đến thù thắng?
Ba thiện căn: Một là vô tham thiện căn, hai là vô sân thiện căn, ba là vô si thiện căn.
Ở đây chúng ta thấy tham sân si, còn bây giờ là không tham, không sân, không si thì nó đi ngược lại, như vậy đó là ba pháp đưa đến cho chúng ta thù thắng, đưa đến chúng ta được an ổn, đưa đến chúng ta được hạnh phúc, đưa đến chúng ta được yên vui, cho nên gọi là thù thắng.
Ba cái pháp này chúng ta thấy nó là ba cái pháp đem đến cuộc sống chúng ta tốt lành, an lạc. Như vậy từ đây về sau chúng ta vô tham, vô sân, vô si, cố gắng và cố gắng hơn.
Nếu được vô tham, vô sân, vô si thì hằng ngày chúng ta phải đặt cái niệm tham, cái niệm sân, cái niệm si, dùng pháp hướng quét sạch ra:
“Tham là tai hại, là làm sự khổ đau cho bản thân mình, cho mọi người, vậy từ đây cái tham không được xâm chiếm tâm hồn, tâm của chúng ta nữa, phải dứt trừ! Ai chửi mắng ta, ai làm gì, thì ta thấy gì cũng không được khởi tham muốn, vì tham đem đến sự đau khổ cho mình cho người, từ đây phải dứt bỏ!”
Chúng ta đặt ra, trạch pháp ra một cái câu để dùng pháp hướng, hàng ngày nhắc cái tâm tham của chúng ta càng lúc càng sâu, càng thấm nhuần, để nó vô tham, vô sân, vô si, và như vậy là đời sống chúng ta được hạnh phúc. Và cũng chính từ vô tham, vô sân, vô si này là chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền sau này.
Đó là những cái pháp thù thắng. Chúng ta hàng ngày phải tu cái Như Lý Tác Ý ra bằng cái trạch pháp để hướng tâm chúng ta đi đến chỗ vô tham, vô sân, vô si, thì lâu ngày thấm nhuần cái chân lý giải thoát đó thì chúng ta mới thành tựu được cái sự tâm hồn thanh thản.
Đó là ba pháp đưa đến thù thắng.
Như vậy là ba pháp này muốn được thù thắng thì hàng ngày chúng ta phải đặt niệm tham, niệm sân, niệm si quán xét, rồi chúng ta dùng pháp hướng mà đập nó xuống, không để cho nó ở trong tâm chúng ta, để biến tâm hồn của chúng ta trở thành như cục đất.
1.7- BA PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP
(24:38) 7. Thế nào là ba pháp rất khó thể nhập?
Phật dạy:
Ba xuất yếu giới:
Có ba cái cái giới rất là yếu điểm. Vậy thì:
1- Xuất ly khỏi các dục…
Nghĩa là thứ nhất chúng ta phải xuất ra khỏi các cái lòng dục, lòng ham muốn của chúng ta.
… gọi là ly dục;
Đó gọi là ly dục, thứ nhất.
2- Xuất ly khỏi các sắc pháp, tức là vô sắc;
Nghĩa là mình ra khỏi các sắc pháp. Những cái pháp nào có hình tướng làm cho tâm chúng ta khởi lên những cái ham muốn như cái bàn cái ghế, cái máy cái móc, cái nhà cái cửa, chùa to tháp lớn… tất cả những đồ dùng mà sang, mà đẹp, mà tiện nghi, hay hoặc là những thực phẩm ăn ngon làm chúng ta thích thú, đều là chúng ta phải xuất ly khỏi các sắc pháp đó, tức là chúng ta trở thành vô sắc.
3- Phàm các pháp hiện hữu, hữu vi, do duyên khởi, sự xuất ly khỏi các pháp ấy tức là diệt các pháp.
Đó là bây giờ chúng ta biết các pháp là hữu vi, nó đều do duyên hợp, duyên khởi ra mà có, cho nên chúng ta biết nó là những cái - nó không phải có độc lập riêng của nó là một cái pháp riêng của nó, mà nó do duyên này duyên khác mà hợp lại thành ra các pháp.
(26:13) Do các pháp đó nó lôi cuốn chúng ta làm cho tâm chúng ta bị dính mắc, cho nên hiện bây giờ chúng ta phải tu theo cái con đường của đạo Phật là chúng ta phải xuất ly khỏi các pháp, không để cho các pháp dính vào tâm chúng ta, tức là chúng ta diệt các pháp.
Nghĩa là - diệt các pháp tức là làm cho các pháp không dính ở tâm chúng ta, tâm chúng ta không bị dính mắc các pháp. Do đó sau này, ở cái chỗ ba cái pháp này thì nó sẽ có những cái pháp để mà chúng ta tu tập, để mà chúng ta tập luyện, để mà chúng ta làm cho tâm chúng ta không dính mắc ở các pháp.
Nhưng ở đây để học biết rằng đó là có ba cái pháp: Cái pháp thứ nhất là xuất ly khỏi các dục, tức là ly dục; thứ hai là xuất ly khỏi các sắc pháp, tức là vô sắc; thứ ba là xuất ly các pháp duyên khởi, làm cho tâm của chúng ta diệt các pháp duyên khởi đó, đó là ba pháp rất khó thể nhập.
Bởi vì ba pháp này muốn ly dục nó rất khó chớ không phải dễ, mà muốn cho ly khỏi các sắc pháp cũng không phải là chuyện dễ. Vì xung quanh chúng ta là tất cả các sắc pháp, rồi các sắc pháp đó nó hợp lại, nó duyên khởi, từ pháp này nó chuyển sang qua pháp khác, nó làm cho tâm chúng ta luôn luôn bị động theo các pháp, lôi cuốn theo các pháp, cho nên chúng ta phải rất khó mà thể nhập.
Nếu nó đứng yên thì chúng ta dễ phá, còn đằng này nó rất là linh động, lúc thì vầy, lúc thì khác, chúng ta không ngờ trước những cái pháp duyên khởi đó. Cũng như bây giờ chúng ta thấy trong cái hoàn cảnh chúng ta rất yên ổn, một lát có người này người kia đến quậy phá ở trong cái Tu viện chúng ta làm chúng ta đều là động hết, đó là chúng ta thấy các pháp duyên khởi đó.
Như vậy là chúng ta đâu có chuẩn bị trước một cái tinh thần nào để đón nó đâu, nhưng mà cái người mà biết tu theo đạo Phật thì chúng ta sẵn sàng đón nhận mà sẵn sàng diệt nó, chớ không để cho nó làm động chúng ta nữa.
Chẳng hạn bây giờ đó, các thầy thấy như chúng ta đương yên ổn như thế này, không có ai bệnh đau hết, bỗng dưng một lát nữa có một người rên la đau khổ, thập tử nhất sanh, thì lúc bấy giờ tất cả chúng chúng ta đều là động hết, thì như vậy là các pháp nó duyên hợp, nó khởi lên nó làm chúng ta bị động hết. Do cái sự tu hành của chúng ta, chúng ta phải diệt các pháp đó, không làm để chúng ta động.
Đó là ba pháp rất khó thể nhập.
1.8- BA PHÁP CẦN PHẢI SANH KHỞI
(28:40) 8. Thế nào là ba pháp cần phải sanh khởi?
Ở đây Phật dạy là:
Ba trí: Một là trí đối với quá khứ, hai là trí đối với tương lai, ba là trí đối với hiện tại.
Nghĩa là chúng ta phải có một cái trí tuệ, khi mà có cái sự việc ở quá khứ mà khởi lên trong đầu chúng ta thì chúng ta phải có sự hiểu biết đối phó cái những cái sự kiện mà xảy ra ở quá khứ của chúng ta đã qua rồi.
Rồi trí đối về tương lai: Ngồi đây mà chúng ta nghĩ cái này cái nọ kia, phải làm cái này, phải độ chúng sanh bằng cách này cách kia đó, phải là xây dựng đạo tràng, phải là tu xong rồi phải làm thế này thế khác, thì cái trí đó chúng ta phải có sự đối phó với cái sự nghĩ ngợi xa vời như vậy, nó không đúng cách của chúng ta trong cái giai đoạn tu tập.
Rồi cái trí của chúng ta đối với hiện tại là chúng ta phải sống như thế nào trong hiện tại cho nó đúng với cái hiện tại của nó, chớ không phải hiện tại ngồi đây mà nhớ quá khứ, ngồi đây mà lo chuyện vị lai, thì cái điều đó là cái điều sai.
Cho nên ba cái trí này luôn luôn chúng ta phải sanh khởi, luôn luôn cần phải sanh khởi, để chúng ta tu tập, để chúng ta đón nhận những cái điều kiện mà chúng ta giải quyết cho tâm của chúng ta được thanh thản nhẹ nhàng mà không bị ba cái quá khứ, vị lai - ba cái thời gian quá khứ, vị lai này nó làm cho chúng ta rối ren và bận rộn, không được giải thoát.
Đó là ba pháp cần phải sanh khởi.
Tức là chúng ta luôn luôn giữ cái trí của chúng ta liên tục ở trong quá khứ, vị lai và hiện tại, để luôn luôn lúc nào chúng ta cũng được thanh thản trong hiện tại.
1.9- BA PHÁP CẦN PHẢI THẮNG TRI
(30:19) 9. Thế nào là ba pháp cần phải thắng tri?
Ba giới: Một là dục giới, hai là sắc giới, ba là vô sắc giới.
Đó là ba pháp cần phải thắng tri: Dục giới là sự ham muốn; sắc giới là các pháp đối với các sắc pháp, đối với cái lòng ham muốn của chúng ta; và vô sắc pháp. Ở đây Thầy xin giải thích lại cho thấy rõ.
Dục giới là cái lòng ham muốn của cái giới ham muốn, của cái lòng ham muốn của chúng ta. Sắc giới đây là thuộc về cái sắc thân của chúng ta, ý thức của chúng ta. Còn vô sắc giới đây thuộc về tưởng thức của chúng ta. Thi như vậy là dục giới là nói về cái lòng ham muốn của của chúng ta, mà nói sắc giới tức là nói về cái ý thức của chúng ta, còn nói về vô sắc giới là nói về tưởng thức của chúng ta.
Cho nên ở đây chúng ta phải thực tế hơn là chúng ta cần phải thắng tri, tức là cần phải hiểu cho rất rõ. Một khi mà cái tâm ham muốn chúng ta khởi lên thì phải có một cái sắc tướng của nó, thì lúc bấy giờ muốn nói về dục giới thì tức là phải nói là sắc thức của chúng ta.
Mà bây giờ nó không có một cái đối tượng, không có một hình ảnh nào hết, mà ngồi đây mà chúng ta thấy được những cái điều kiện ham muốn của chúng ta, như bây giờ Thầy ví dụ cho thấy được cái vô sắc giới đây:
Như ngồi đây mà chúng ta nghe cái người khác nói có một cái bánh trung thu năm nay, cái tiệm bánh ở Đồng Khánh nó làm cái bánh trung thu rất là ngon, mọi người đều là thưởng thức cái bánh đó rất là ngon.
(32:03) Chúng ta mới tưởng ra, nhớ hồi nào tới giờ mình cũng ăn nhiều cái loại bánh trung thu, bữa nay thì mình cũng nghĩ đến cái bánh này, chắc có lẽ là ông ta thêm nào là hột sen, nào là vỏ bưởi, vỏ cam, nào là trần bì hay hoặc là cái gì đủ thứ ở trong này, ông làm cái nhân chắc tuyệt vời lắm.
Mình tưởng tượng ra như vậy, do đó mình mới nghĩ ra: Cái bánh này làm như vậy chắc là ngon lắm, mà chắc cái ông Đồng Khánh này ổng hay làm như vậy đó, cho nên người ta ăn người ta khen quá khen.
Nhưng mà sự thật ra mình chưa có ăn mà mình nghĩ tưởng ra như vậy thì đó gọi là vô sắc giới, cho nên không biết nó ngon như thế nào mà mình tưởng ra cái ngon chỗ đó. Thì do đó vô sắc giới nó thuộc về tâm của chúng ta, nó thuộc về tưởng, còn sắc giới nó thuộc về thân. Còn dục giới là nó chỉ chung cho sắc giới và vô sắc giới.
Bởi vì nếu mà nói ba cõi thì chúng ta phân khác, mà đây là nói ba pháp, ba pháp chỉ cho trong thân của chúng ta là thân Ngũ Uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Mà sắc giới là chỉ cho sắc thân của chúng ta, mà vô sắc giới chỉ cho tưởng của chúng ta, và dục là chỉ chung cho cái thân Ngũ Uẩn này nó mang cái dục của nó, tức là cái lòng ham muốn của nó. Cho nên ở đây nó sử dụng ở sắc giới và ở vô sắc giới do cái lòng dục của nó.
Cho nên ban ngày mình ham muốn cái gì thì ban đêm nó thực hiện ở trong giấc mộng ham muốn cái đó. Đó là qua cái tưởng mộng của chúng ta hay là tưởng uẩn của chúng ta.
Đó thì như vậy chúng ta biết đây là những cái pháp để chỉ cho một con người mà cần phải thắng tri, tức là cần phải hiểu ba giới đó. Ba cái giới đó nó ở trong một con người của chúng ta, nó không thực hiện cái dục ở sắc thì nó phải thực hiện ở vô sắc.
Đó là ba pháp cần được phải hiểu rõ, cần được thấu suốt. Mà hiểu rõ như vậy thì khi nằm mộng chúng ta biết đó là nó ở trong cái ba pháp nào, và khi mà ở trong cái sắc giới mà nó khởi ra cái dục ham muốn gì thì chúng ta biết đó là nó ở trong cái pháp nào. Chúng ta hiểu rõ như vậy thì chúng ta sẽ không bị lầm lạc, không bị lường gạt của ba cái pháp này.
1.10- BA PHÁP CẦN PHẢI TÁC CHỨNG
(34:21) 10. Thế nào là ba pháp cần phải tác chứng?
Bây giờ tới cái ba pháp mà cần phải chứng, cần phải tu chứng, thì Đức Phật nói:
Ba minh: Một là Túc Mạng Trí Minh, hai là Hữu Tình Sanh Diệt Trí Minh, ba là Lậu Tận Trí Minh.
Đó là ba pháp cần được tác chứng.
Như vậy thì ba cái pháp này là chúng ta phải nhập Tứ Thiền rồi chúng ta mới thực hiện được ba pháp này. Còn nếu chưa nhập được Tứ Thiền, tâm chưa định trên thân, thân chưa định trên tâm thì không thể nào mà thực hiện ba cái pháp này, tức là không có chứng được ba cái pháp này đâu.
Cho nên ở đây Phật dạy chúng ta có ba cái pháp cần phải tác chứng, tức là cần phải chứng cái pháp đó, cần phải tu để chứng được cái pháp đó, thì đó là ba cái pháp: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh, thì ở đây Phật dạy: Túc Mạng Trí Minh, Hữu Tình Sanh Diệt Trí Minh và Lậu Tận Trí Minh.
Đây là những cái danh từ để chỉ, chứ sự thật nó là Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh mà thôi, không có gì hết. Đó là ba pháp cần phải tu chứng, cần phải tác chứng.
Như vậy, ba mươi pháp này là thực, là chơn, là như thị, không phải không như thị, không thể sai khác được. Như Lai giác ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác đã nói ra.
Đó là ba mươi pháp này, hồi đầu chúng ta học mười pháp, sau đó vừa rồi chúng ta học hai mươi pháp, bây giờ chúng ta học ba mươi pháp, và mỗi pháp chúng ta thấy càng ngày làm sáng tỏ thêm.
Như hồi nãy Thầy nói về ba định mà chỉ có từ Sơ Thiền cho đến Nhị Thiền là một cái lộ trình để chúng ta tu tập. Đến khi dạy Bốn Thiền, Thầy nhắc lại và Thầy dạy rõ ở chỗ này hơn để quý thầy biết cái chỗ tu tập, và những cái pháp mà khác ở đây đều là ba pháp, ba pháp như vậy quý thầy nhớ kỹ, tới đâu Thầy sẽ nhắc lại và Thầy chỉ cho quý thầy hành trì cho đúng cách để đạt được những cái kết quả giải thoát nơi tâm hồn của quý vị.
Đến đây Thầy xin dừng lại vì đây là học 30 pháp rồi, và tiếp tục chúng ta lại học giới bổn.
2- MƯỜI BA GIỚI TĂNG TÀN - PHẦN 2
[Phần 1 ở Giáo án 36]
8) GIỚI CHÊ GIÈM NGƯỜI TỘI KHÔNG CĂN CỨ
(36:38) 8. Giới chê gièm người tội không căn cứ.
Vì sao Phật kiết giới này?
Nguyên do khi xưa Phật ở núi Linh Thứu, bấy giờ Tôn giả Đạp Bà Ma La được chứng quả A La Hán rồi tự nghĩ rằng: “Ta nên ra sức để cúng dường chúng tăng”, liền đến bạch Phật. Phật khiến các Tỳ Kheo bạch Nhị Yết Ma, sai Tỳ Kheo Đạp Bà chia tọa cụ cho chư tăng, và sai tăng lần lượt thọ thỉnh, có người mời phó trai.
Khi bấy giờ có Tỳ Kheo Từ Địa là bậc hạ tọa, theo sự lần lượt được chia ngọa cụ và cái phòng rất xấu, liền sanh lòng tức giận. Hôm sau sai tăng thọ thỉnh, Từ Địa đến lượt bị sai đến nhà đàn việt. Đàn việt nghe là Từ Địa liền trải tọa cụ xấu, đặt thức ăn xoàng, Từ Địa lại càng thêm tức giận, bèn khiến người em gái là Từ Địa Tỳ Kheo Ni khi ở trong Phật tăng hội họp gièm chê tôn giả Đạp Bà đến phạm tội.
Phật biết nhưng cố hỏi Tôn giả, Tôn giả đáp: “Con từ lúc sanh ra đến nay, trong chiêm bao còn không có việc ấy, huống chi là lúc giác ngộ lại có ư?”
Phật bảo các Tỳ Kheo rằng: “Có hai hạng người một bề vào địa ngục:
1- Người không có Phạm hạnh mà tự xưng rằng có Phạm hạnh;
2- Người có Phạm hạnh thật mà đem việc phi Phạm hạnh không căn cứ mà gièm chê người.”
Phật quở trách rồi họp các Tỳ Kheo lại kiết giới này.
Phạm tội: Nếu Tỳ Kheo đem pháp Tứ Ba La Di mà chê bai Tỳ Kheo khác, nói rõ ràng thì phạm tội Tăng Tàn, nói không rõ ràng thì phạm tội Thâu Lan Giá.
Không phạm: Nếu Tỳ Kheo có thấy, nghe, nghi, nói chân thật, nói giễu cợt hay nói lầm lẫn thì không phạm.
(39:01) Qua cái giới thứ sáu này thì Thầy thấy nó có những cái điều kiện mà người ta đem những cái câu chuyện như vậy người ta nói.
Sự thật ra thì cái vị Tỳ Kheo Từ Địa này vị còn những cái lòng, khi mà được cái phòng xấu ở, được người ta chia cho cái phòng xấu ở, rồi được thực phẩm không có được ngon, không có được tốt, không có được ngon thì vị sanh lòng tỵ hiềm cái vị Tỳ Kheo kia, cho nên do đó mà sai cái người em gái của mình để gièm pha cái vị Tỳ Kheo kia phạm cái tội là tội dâm đó.
Có nghĩa là cái vị Tỳ Kheo Từ Địa này mới bàn mưu với em gái của mình để mà nói xấu cái vị Tỳ Kheo mà đã chia những cái phần, những cái đồ cúng dường - tức là cái vị Tỳ Kheo Đạp Bà Ma La này đã chia những cái phần cho người khác - là nói xấu cái vị Tỳ Kheo đó là đã có cái tâm dâm, đã có gợi ý tình tứ với cô em gái của Từ Địa này. Do đó cái cô ni nghe lời người anh mình thì nói giữa tăng chúng như vậy.
Lúc bấy giờ thì Đức Phật không có tin là cái người mà đã tu chứng quả A La Hán rồi mà còn những cái tâm đó, cho nên Đức Phật mới hỏi cái vị Tỳ Kheo Đạp Bà Ma La này có phải như vậy không. Thì ông ta nói trong chiêm bao ông ta còn không có mộng mà xuất tinh nữa, thì làm gì mà có cái chuyện đó được!
Thì Đức Phật nói thấy rằng đó là cái sự mà người ta tìm cách người ta gièm pha cái người mà Phạm hạnh tốt, cho nên mới đặt ra cái giới này để mà ghép những cái tội cho những người mà nói xấu người khác khi mà người ta đã có những Phạm hạnh tốt.
Thi dụ như bây giờ thấy quý thầy ở đây ăn ngày một bữa tốt thì người ta tìm cách người ta nói xấu quý thầy đi: “Tưởng học trò của ông đó ra làm sao, ai dè tu vậy, đi ra thôi mấy ông không những mà ăn một bữa đâu, ở trong chùa thì như làm bộ vậy chớ đi ra đụng đâu mà ăn đó hết, gặp cái gì mấy ông cũng ních hết, cà phê cũng uống, rượu Caravelle cũng ních.
Thật sự ra ở trong đó thì làm bộ chớ ra ngoài thì cái gì cũng ních hết. Mà nói thì nói ở trên trời dưới đất không à, nói gì giới luật đồ cũng hay lắm, nhưng mà cuối cùng thấy cái đám học trò của ông đó chẳng ra gì hết!”
(41:33) Thì như vậy là là người ta gièm pha mình, mình không có mà người ta gièm pha mình, do đó thì cái người này phải kết cái tội kêu là gièm pha đó. Thì cái tội đó nó thuộc về cái tội - nếu mà phạm về cái tội Ba La Di mà đúng, thì vị Tỳ Kheo mà phạm tội Ba La Di tức là phạm tội bất tịnh hạnh đó thì phải chịu.
Còn cái này người ta không có mà gièm pha, cũng như mình ăn ngày một bữa, mình ra rồi mình cũng sống đúng cái hạnh không có ăn phi thời mà người ta nói mình, thì cái những người mà gièm pha như vậy thì họ đều là mang cái tội là Thâu Lan Giá, hoặc là phạm cái tội ở trong Tăng Tàn, nhẹ hơn thì họ là Thâu Lan Giá.
Đó là những cái điều kiện mà chế cái giới này ra để ghép cái tội chúng ta là tội phạm vào tội Tăng Tàn và cái tội Thâu Lan Giá. Còn nếu mà chúng ta có thật như vậy thì họ không có gièm pha mà họ nói thật như vậy thì chúng ta phải lãnh đủ cái tội này.
Thí dụ như bây giờ chúng ta ăn phi thời, thì kết vào cái tội phi thời chúng ta là chúng ta phải chịu cái tội phi thời, ăn uống phi thời, ra ngồi quán ngồi lều, thì cái đó là cái tội của mình, mình phải chịu lấy, không thể nào mình chạy đâu khỏi hết.
Và cái tội đó mình sẽ sám hối, hoặc là mình nếu không sám hối thì mình sau này mình phải đọa địa ngục mình chịu lấy, còn mình sám hối là tức là mình phải chừa bỏ, từ đây về sau mình không có phạm nữa.
Bởi vậy khi một người mà xuất gia tu hành rồi mà thọ giới của Phật rất là khó. Phạm một chút mà nếu mà chúng ta không chừa bỏ, không sám hối, thì để càng ngày càng lâu dần thì cái tội nó càng chồng lên, do đó mình đã phá Phật pháp, làm suy đồi Phật pháp đó, cư sĩ người ta chê cười, người ta không quý trọng cái người tu sĩ nữa, từng đó người ta coi Tăng đoàn không ra gì thì mình tội rất nặng.
9) GIỚI KHÔNG CĂN CỨ MÀ CHÊ BAI TỲ KHEO
(43:23) 9. Giới không căn cứ mà chê bai Tỳ Kheo.
Vì sao Phật kiết giới này?
Khi bấy giờ Phật ở núi Linh Thứu, có Từ Địa Tỳ Kheo từ trên núi xuống thấy con dê đực cùng con dê cái hành dục, liền chỉ con dê đực mà sánh là Tôn giả Đạp Bà, con dê cái sánh là Từ Địa Tỳ Kheo Ni.
Cái ông này ổng ghép cái vị Tỳ Kheo này với em gái của ổng, ông này ổng chơi mới độc!
Đến nói với các Tỳ Kheo rằng: “Trước tôi lấy việc không căn cứ mà chê gièm, nay chính con mắt tôi thấy.” Các thầy Tỳ Kheo theo gặng hỏi, Từ Địa tự nói rằng: “Tôi lấy việc tương tự so sánh mà nói.” Các thầy Tỳ Kheo đem việc ấy bạch Phật. Phật kêu Từ Địa quở trách rồi họp chúng lại kiết giới này.
Lấy chút ít trong phần việc khác mà vu cho người là phạm tội hữu dư; hoặc thấy người phạm tội Tăng Tàn cho đến tội Đột Kiết La, ác thuyết mà vu cho người phạm tội trọng thì bị phạm tội hữu dư.
Lấy việc người này vu cho người kia; hoặc thấy, nghe người kia khi ở tại gia phạm tội, nay đem việc ấy ra chê gièm; mà còn tất cả việc khác lấy chút ít mà chê gièm người; nói rõ ràng thì phạm tội Tăng Tàn.
Nghĩa là nói như cái vị Tỳ Kheo như hồi nãy đó, vị Tỳ Kheo Từ Địa đó, mà lấy ghép hai cái con vật mà cho rằng cái vị Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni mà như vậy đó, thì đó là gièm chê người ta như vậy, làm cho người ta xấu hổ như vậy thì cái vị Tỳ Kheo Từ Địa đó phải phạm tội Tăng Tàn, tức là cái tội hữu dư đó.
10) GIỚI PHÁ HOẠI HÒA HỢP TĂNG
(45:19) 10. Giới không bỏ sự phá hoại hòa hợp tăng.
Vì sao Phật kiết giới này?
Xưa Phật ở núi Linh Thứu, khi bấy giờ ông Điều Đạt vì lợi dưỡng mà học được phép thần thông giáo hóa thái tử A Xà Thế.
Điều Đạt…
Ông Điều Đạt đây tức là ông Đề Bà Đạt Đa. Phải nói ở đây nó dịch là Điều Đạt, nhưng chúng ta phải hiểu là ông Đề Bà Đạt Đa.
… học được phép thần thông giáo hóa thái tử A Xà Thế khiến sanh lòng yêu mến, cúng dường rất nhiều, chỉ vì không bằng Phật mà sanh tâm ganh ghét liền mất thần thông. Ông Đề Bà Đạt Đa muốn thâu đồ chúng mới đến cầu Phật phó chúc cho ông, Phật nhân đó mà quở trách.
Đề Bà Đạt Đa không bằng lòng, liền xui A Xà Thế hại cha, khiến người hại Phật mà chưa thỏa nguyện liền lên núi lấy đá liệng Phật, bởi thế tiếng xấu đồn khắp, sợ lợi dưỡng bị cắt đứt liền cùng bốn Tỳ Kheo đi khất thực. Phật ngăn không cho và buộc phải biệt chúng thực.
Đề Bà Đạt Đa nghĩ rằng: “Ta có thể phá hòa hợp tăng, thân ta sau khi chết sẽ được tiếng khen rằng: Cù Đàm có đại thần thông trí tuệ mà Đề Bà Đạt Đa phá được”, liền cùng bốn Tỳ Kheo làm bạn, lấy năm pháp dạy các Tỳ Kheo:
1. Suốt đời đi khất thực;
2. Mặc y phấn tảo;
3. Ngồi dưới đất trống;
4. Chẳng dùng sanh tô và muối;
5. Không ăn thịt cá.
Nghĩa là cái ông - chính cái chỗ này mà người ta mới lấy cái chỗ này mà người ta nói Phật đây. Ông Đề Bà Đạt Đa đặt ra năm cái pháp, năm cái giới, nghĩa là suốt đời đi xin ăn, mặc y rách rưới, ngồi dưới đất chớ không có ngồi trên ghế, chẳng dùng sanh tô tức là sữa này kia nọ mà không dùng muối.
Ở đây cái chỗ này, thật sự ra mà nếu ông Đề Bà Đạt Đa mà ăn uống mà không dùng muối, thì Thầy nghĩ rằng một tháng cái mình của ổng chắc là nó thành một cái bệnh không có thể tưởng tượng được. Mà ở đây mà ổng đặt kiểu này là năm cái ông này mà đi theo ổng chắc cũng bệnh luôn hết á!
Rồi ổng đặt cái hơn nữa là ở chỗ này, mà hầu hết là bên Nam Tông người ta lấy cái chỗ này mà người ta nói đây, là cái thứ năm là ổng đặt không có ăn thịt cá. Nghĩa là hoàn toàn không ăn thịt cá, tức là Phật có ăn thịt cá.
(48:12) Đó là cái chỗ mà người ta có thể xét thấy được cái chỗ sai chỗ đúng, mà cái chỗ này có đúng là ông Đề Bà Đạt Đa đặt ra hay là người sau đặt đây? Đó là một cái câu hỏi để chúng ta thấy được.
Vì Đức Phật dạy ở trong cái bài kinh Kinh Trung Bộ, bài kinh Jivaka đó, thì Đức Phật nói: Khi một vị Tỳ Kheo đó, là khi mà mà thọ thực thì tâm từ bi họ biến mãn khắp cùng tất cả mười phương, tất cả chúng sanh.
Cho nên những cái thực phẩm mà ăn vào mà thấy có thịt thì không ăn. Mà nghe ở trong đó - mặc dù là trên cái món ăn không thấy thịt, nhưng mà nghe người ta nói thịt nó bằm ra thì không ăn.
Mà nghe mà nghi ở trong đó có thịt, nghĩa là người ta không thấy, mình không thấy, không nghe, mà rồi có cái khởi nghi: “Cái bánh này nó cuốn lá như vậy chớ ở trong nó làm cái nhân bằng thịt á” - thì nghi nó như vậy.
Nghĩa là bây giờ Đức Phật cầm cái bánh đó lên mà nghe cái mùi mỡ, nghe mùi bò, nghe mùi heo, nghe mùi cá, nghe mùi tôm, thì tức là Đức Phật đã nghi ở trong đó có thịt chúng sanh. Cho nên ăn mà không nghe, không thấy, không nghi thì mới ăn, mà ăn mà nghe, mà thấy, mà nghi thì không ăn. Do đó khi cầm lên mà nghe cái mùi mỡ, nghe cái mùi tanh cá thì Đức Phật biết đó là có thịt chúng sanh, cho nên Đức Phật không có ăn là vì cái tâm từ bi.
Thì như vậy là Đức Phật bao giờ mà ăn thịt chúng sanh? Không bao giờ mà ăn thịt chúng sanh hết! Ăn thịt chúng sanh mà cái tâm từ bi làm sao cho phép Đức Phật ăn được?
Thế mà ở đây cái câu thứ năm này, cái giới thứ năm của Đề Bà Đạt Đa đặt ra để muốn hơn Phật, vì vậy mà người ta nghĩ rằng trong thời Đức Phật có ăn thịt chúng sanh, cho nên ông Đề Bà Đạt Đa muốn hơn Phật mới đặt cái câu này ra.
Do lấy cái lý do này mà người ta nói Phật còn ăn thịt chúng sanh, thì người ta không hiểu được cái kinh giới mà ở trong cái kinh Nguyên Thủy mà người ta đã dịch ra cái bài kinh Thầy thấy rất là sâu sắc, ăn chay mà trên ăn chay. Còn Đề Bà Đạt Đa chỉ cấm thôi, không ăn thịt cá chúng sanh, nhưng mà ăn lén làm sao? Còn cái này người ta ăn ở trên cái tâm từ thì người ta đâu có ăn lén?
Còn ông này ổng cấm: Bây giờ mình là năm người nè, mình hợp nhau nè, mình không ăn thịt chúng sanh nè! Nhưng mà mình thèm thì mình phải ăn thôi. Còn Đức Phật dạy chúng ta ăn tất cả những thực phẩm, tâm từ bi chúng ta phải thể hiện trên cái đó thì làm gì chúng ta ăn! Phải không? Cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn?
Ông Đề Bà Đạt Đa chỉ đặt ra một cái giới là không ăn thịt cá chúng sanh, thì như vậy là quá thấp, đâu có cao siêu gì, đâu có bằng Phật được! Thế mà người ta nói Phật ăn thịt chúng sanh cho nên ông Đề Bà Đạt Đa muốn đặt năm cái giới này cho hơn lên nữa để mà không ăn thịt chúng sanh.
Rồi đặt một cái giới mà Thầy thấy cái giới rất là vô lý là chẳng dùng sanh tô và muối. Nếu mà ông ăn lạt không riết chắc ông thành bò, ông không có muối chút nào hết thì chắc ông cũng chết luôn chớ đừng nói! Con người ta mà không muối làm sao mà chịu nổi? Cho nên dù là đồng bào ở trong rừng núi đi nữa họ coi cái hạt muối rất là quý.
(51:17) Chúng ta cũng nên biết rằng ăn lạt đâu có phải, ăn nhiều quá, mặn quá thì cũng không tốt, mà ăn ít, không có muối thì cũng không tốt. Cho nên do vì vậy mà chúng ta biết rằng con người là cái thân của chúng ta là cái nơi mà chúng ta phải có những chất để cho nó đủ để mà nó nuôi dưỡng, thì muối cũng là một cái phần rất cần thiết cho thân.
Thế mà đặt cái giới này ra thì chắc chắn là tiêu mấy ông Tỳ Kheo này hết, không có còn mà sống, kéo dài cái thời gian mà để mà thực hiện những cái giới này. Cho nên đó là những cái giới mà đặt ra vô lý, nó không có cái lý, làm sao mà con người sống được!
… làm cho các Tỳ Kheo tân học vô trí tin ưa. Các Tỳ Kheo nghe thế đến bạch Phật. Phật nói rằng phá hòa hợp tăng phạm tội rất nặng, ở trong địa ngục một kiếp chịu khổ, không thể cứu chữa được.
Phật liền họp chúng lại quở trách ông Đề Bà Đạt Đa, rồi bảo tăng làm phép ha gián, quở can, bạch Tứ Yết Ma rồi kiết giới này.
Như Thầy nói bạch Tứ Yết Ma đó, như quý thầy hiểu là nêu lên rồi hỏi ý kiến của các ngài, tức là chúng ta đề ra một cái ý kiến, rồi hỏi cái ý kiến đó, tất cả mọi người đều chấp nhận cái ý kiến đó thì coi như là pháp Yết Ma đã thành tựu.
Trong đó mười vị thầy mà có một vị thầy không chấp nhận, tức là không có ý kiến, thì coi như là nêu lên cái điều kiện đó thì điều kiện đó không thành Yết Ma. Còn nếu nêu lên mà mười người đều chấp nhận hết, tán thành hết, thì đó là thành Yết Ma.
Thì ở đây chúng ta thấy đạo Phật rất là giữ cái tự do, cái bình đẳng ở trong cái tư tưởng, cái tinh thần tự do rất là tự do, cho nên muốn làm một cái điều gì đều phải hỏi qua ý kiến, cho nên gọi là bạch Tứ Yết Ma.
Phá tăng nếu một cho đến bảy Tỳ Kheo chẳng hòa hợp cũng không phải phá. Nếu chẳng hỏi trên Thượng tọa mà làm tăng sự, ấy là chẳng hòa hợp cũng chẳng phải phá tăng. Nếu chẳng cùng đồng đều ăn ở chỗ khác, khi ăn ngồi chỗ khác tranh cãi nhau chẳng gọi là phá.
Cốt ở trong giới tám Tỳ Kheo trở lên chia làm hai bộ riêng làm tăng sự mới gọi là phá tăng. Người làm chủ phá tăng bị một kiếp đọa địa ngục.
Ở đây Đức Phật - ở trong giới bổn này nói Đức Phật có chia làm từ một đến bảy vị Tỳ Kheo mà không hòa hợp thì chưa gọi là phá tăng, mà chỉ tám vị trở lên mới gọi là phá tăng.
Thì chúng ta thấy cái số phải đông đủ tám người thì mới gọi là phá tăng. Chín người, mười người trở lên mà không có hòa hợp nhau thì gọi là phá Tăng đoàn, còn từ một đến bảy người mà không hòa hợp thì chưa gọi là phá Tăng đoàn.
Mà cái tội phá Tăng đoàn thì cái tội đó coi như là đọa địa ngục một kiếp chớ còn không có xử, không có gì được hết. Khuyên can mà không nghe mà cứ mải phá Tăng đoàn thì làm cho cái Tăng đoàn nó không có hòa hợp được, thì như vậy coi đương nhiên là bị đọa địa ngục chớ không còn có một cái giới nào mà có thể ghép cái người đó vào cái giới luật được hết, mà chỉ còn đợi một kiếp đọa địa ngục mà thôi.
11) GIỚI LẬP BÈ ĐẢNG PHÁ TĂNG
(54:44) 11. Giới lập bè đảng giúp phá tăng.
Vì sao Phật kiết giới này?
Vì Đề Bà Đạt Đa chủ mưu phá tăng, một số Tỳ Kheo thuận tùng, bênh vực. Các Tỳ Kheo này là trong nhóm sáu người. Nhân đó Phật họp các Tỳ Kheo, bạch Tứ Yết Ma kiết giới này và khuyên các Tỳ Kheo can gián họ.
Giới này dạy trong lúc tăng như pháp tác Yết Ma ha gián đối với Tỳ Kheo phá tăng, Tỳ Kheo nào lên tiếng bênh vực, bất kể là đồng hay là bất đồng quan điểm với kẻ phá tăng, sự lên tiếng này tức là hành vi cản trở Yết Ma của chư Tăng, đấy là xác định yếu tố trợ bạn của Tỳ Kheo ấy, phạm Tăng Già Bà Thi Sa.
Đối với Tỳ Kheo trợ bạn, chư Tăng có nhiệm vụ can gián hoặc cử một người có uy tín có khả năng can gián. Nếu bất thành, cử hai hoặc ba người. Nếu cũng bất thành, Tăng sẽ họp tác pháp Yết Ma ha gián thứ lớp như lần đầu khuyến cáo. Nếu Tỳ Kheo trợ bạn không hối cải, bấy giờ tiếp tác bạch ba lần nữa.
Nghĩa là liên tục họp chúng liên tục làm cho cái sự hòa hợp tăng cho được, mà không được thì coi như là những cái người mà phá hòa hợp đó đều là phạm tội đọa địa ngục.
12. - Giới 12:
Giới làm hạnh xấu nhơ nhà người, bị đuổi.
(56:19) Ở đây Thầy xin đọc lại một cái phần mà làm các pháp Yết Ma đây. Đây là phải ba lần tác bạch, tức là nêu lên một cái ý để cho chư tăng thông suốt, để quý thầy thông cái chỗ phá Tăng đoàn, vì phá Tăng đoàn rất là quan trọng với cái sự tu tập của Phật giáo:
“Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ Kheo… này, (tên gì đó) là trợ bạn của Tỳ Kheo… (nào đó), thuận tùy… mà nói như vầy: “Chúng tôi chấp nhận.” Tăng nay vì Tỳ Kheo… (tên gì đó) trợ bạn của Tỳ Kheo… mà tác pháp ha gián cho bỏ sự ấy.
Các trưởng lão nào bằng lòng Tăng nay vì Tỳ Kheo… là trợ bạn… tác pháp ha gián cho bỏ sự ấy thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói.
Đây là pháp Yết Ma thứ nhất.”
Và thứ hai, thứ ba, thứ tư, nếu tất cả mọi người đều im lặng hết thì đó là người ta chấp nhận. Còn người ta có người nào mà nói lên, tức là người ta không có đồng ý thì người ta sẽ nói lên, còn nếu mà làm thinh hết là người ta chấp nhận.
“Lần chót Tăng đã bằng lòng vì Tỳ Kheo … đó là trợ bạn của… tác pháp ha gián cho bỏ sự ấy, vì im lặng. Tôi xin ghi nhận như vậy.”
Nghĩa là tất cả im lặng là bắt đầu từ đó thì cái vị Tỳ Kheo mà trợ giúp cho cái người bạn phá Tăng đoàn đó họ sẽ chừa bỏ, họ sẽ không làm nữa.
Tức là họp chúng như vậy để mà can ngăn, khuyên những người khác đừng có trợ giúp những người phá Tăng đoàn, cũng như đừng có trợ giúp Đề Bà Đạt Đa vậy. Do đó một cái số người được những cái pháp Yết Ma, họ trở về những cái người tu tốt, không có trợ giúp cho Đề Bà Đạt Đa phá tăng nữa.
Đó là cái phần mà trong cái giới thứ 11.
12) GIỚI LÀM HOEN Ố NHÀ NGƯỜI
(58:10) Cái giới thứ 12:
12. Giới làm hạnh xấu nhơ nhà người, bị đuổi.
Vì sao Phật kiết giới này?
Xưa Phật ở nước Xá Vệ, khi bấy giờ ở trong ấp Kỳ Viên có hai Tỳ Kheo Mã Sư (Mã Túc) và Mãn Túc làm hạnh phi pháp: Tự trồng hoa, tự hái hoa, tự dung tứ, tự hái hoa rồi xâu thành tràng mang đem cho người, cùng với phụ nữ đồng ngồi chung một giường, cho đến ca múa, hát xướng, làm trò giễu cợt.
Khi đó có các Tỳ Kheo đến ấp Kỳ Viên khất thực, y phục chỉnh tề, chậm rãi đi tới, không trông hai bên. Các cư sĩ trông thấy trái lại cho là phi pháp, không cúng dường các thực phẩm ăn uống. Các thầy Tỳ Kheo hỏi ra mới biết có hai Tỳ Kheo làm hạnh nhơ xấu nhà tín thí, liền đem bạch Phật.
Nghĩa là lúc bấy giờ có hai Tỳ Kheo là Mã Sư và Mãn Túc tự trồng hoa, bông kiểng, rồi cắt hoa xâu lại thành tràng, rồi đem biếu cho mấy người phụ nữ, rồi ngồi chung với mấy người phụ nữ, ca hát xướng ở đó, tạo những hạnh đó, cho nên những người cư sĩ ở đó nói rằng những người này họ là những người tốt, là biết trồng hoa, biết sản xuất cái này cái kia đem lại những cái sự lợi ích cho mọi người, biết làm tốt cho người này người kia, biết làm cho nhà họ vui vẻ, ca hát, trò giễu làm cho họ thấy cũng thích: Mấy ông thầy này ca hát cũng hay, ngâm thơ cũng tuyệt.
Do đó thì những cái số người cư sĩ ở trong cái xã đó, cái làng đó họ thích hai ông thầy này dữ lắm. Họ nói hai ông thầy thiệt là con người lịch thiệp; tu hành mà không có lìa cái thế gian, luôn luôn lúc nào cũng nhập thế gian mà đẻ độ đó, cho nên họ rất là thích.
(01:00:01) Trái lại thì có một cái số các Tỳ Kheo khác đến đó, đi thì không dám ngó qua ngó lại, đi thì nhìn xuống đất. Mấy vị cư sĩ ở cái xã này, cái ấp này thấy mấy ông thầy này làm cái gì quá là con cù lần, đi gì mà kỳ cục không dám ngó ai hết. Còn ở đây mình có mấy vị Tỳ Kheo biết vui vẻ này kia đồ, ca hát làm vui làng vui xóm, còn mấy ông thầy này làm cái gì mà làm thinh, đi không nói chuyện gì hết!
Do đó họ chẳng có đem đồ cúng dường hết: Mấy ông này không có đúng cái hạnh. Hai ông Tỳ Kheo ở đây người ta làm đúng hạnh, còn mấy ông này làm như là mình gì á. Thành ra do đó họ không cúng dường gì hết.
Vậy mà sau đó mấy vị Tỳ Kheo này đi về mới trình lại với Đức Phật cái trường hợp xảy ra như vậy, vì vậy Đức Phật mới sai ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên đến làm Yết Ma khu tẩn, xua đuổi hai vị Tôn giả này.
Hai Tôn giả nhận lời Phật dạy đến họp tăng, rồi hai vị Tỳ Kheo kia làm phép cử tội, định tội, bạch Tứ Yết Ma. Hai vị Tỳ Kheo kia nói rằng: “Chúng tăng có ưu, có giận, có sợ, có si, lại có Tỳ Kheo khác đồng tội, có người bị đuổi, có người không bị đuổi, mà sao riêng đuổi chúng tôi?”
Hai Tôn giả trở về đem việc ấy bạch Phật, Phật khiến cho Tăng cùng hai Tỳ Kheo kia làm phép ha gián, bạch Tứ Yết Ma mà kết giới này.
Làm nhơ nhà người là sao?
Nhà cư sĩ trước có lòng tin trọng kính, nhân vì hai Tỳ Kheo lấy hoa, vật tặng bạch y thời làm phá tâm tốt, bình đẳng người trước. Với người được vật thời họ vui mừng yêu kính, người không được vật dù cho gặp Thánh hiền họ cũng không yêu kính.
Như thế là mất cái phúc lợi sâu dày của người trước, mà trái ngược lại trong Phật pháp, phàm là người tại gia nên cúng dường cho những người xuất gia, mà trái lại người xuất gia lại cúng dường cho người bạch y.
Nghĩa là hai vị Tỳ Kheo này luôn luôn lao động, làm những công việc để rồi đem cho những người cư sĩ, làm cho những người cư sĩ tưởng đây là đúng, đây là rất đúng Phật pháp, nhưng mà không ngờ đó là cái sai.
Cũng như bây giờ chúng ta là những người tu sĩ chưa có làm được đồng xu đồng điếu nào hết mà cứ rủ nhau đi bố thí thì cái điều đó là cái điều rất sai. Bởi vì chúng ta còn xin ăn mà, làm sao chúng ta có tiền đâu?
Thế mà hiện bây giờ thì hầu hết quý thầy đang làm cái việc từ thiện, bố thí đầu này đầu kia, chỉ có nước là kêu gọi người ta chớ mình có làm đồng tiền nào đâu. Thế mà cái danh thì được ai? Được ai nhận là cái danh đó? Ông thầy này làm việc từ thiện, ông thầy kia làm việc từ thiện, chớ có bao giờ mà ai nói là người cư sĩ!
Do vì vậy đó mà nhiều khi chúng ta muốn được lòng người cư sĩ, cho nên người cư sĩ muốn cái gì thì chúng ta làm theo cái nấy để cho được lòng người cư sĩ. Hầu hết là các chùa chúng ta hay vị cái người cư sĩ lắm.
(01:03:06) Cho nên mình - thí dụ như Thầy bây giờ Thầy là một tu sĩ nè, Thầy đến Thầy xin vô cái tu viện đó rất là khó, nhưng mà Thầy biết được bây giờ có cái ông cư sĩ đó ổng thường hay đến cái chùa đó, ổng quen với ông thầy trụ trì đó, chỉ cần nhờ cái ông cư sĩ đó ông đến nói thì Thầy được ở liền à.
Cho nên họ làm vừa lòng với người cư sĩ lắm. Thậm chí như bây giờ cái người cư sĩ đó họ tu hành chẳng ra gì hết à, mà họ muốn làm Tỳ Kheo đi nữa, cái họ chỉ nói cái ông thầy đó, ổng liền cái ổng cho vô thọ giới Tỳ Kheo liền tức khắc, khỏi cần đợi một tháng, hai tháng, ba tháng, một năm gì hết.
Chỉ cần cái vị cư sĩ đó đã từng cúng dường nhiều tiền nhiều bạc thì cái ông thầy ở đó ổng cũng làm vừa lòng vị cư sĩ đó. Do vì vậy mà làm lệch lạc Phật pháp.
Ở đây cái hình thức này, đây là Phật nói hai vị tu sĩ này họ chỉ trồng hoa họ biếu tặng cho những cái nhà người cư sĩ thôi mà đã làm cho những người cư sĩ đó thích thú, hết sức thích thú.
Cũng như là bây giờ chúng ta thấy những cái chuyện mê tín mà chúng ta vẫn thấy nhan nhản ở trong các chùa, là chúng ta hiện giờ - người cư sĩ họ mất cha mất mẹ họ chết đi, họ đến họ rước mình đến tụng kinh, rồi mình bày ra họ làm trai tăng cúng dường thế này thế nọ thế kia đủ thứ. Rồi bắt đầu bây giờ có cái sự làm như vậy thì có lợi ích cho cư sĩ cái gì?
Bây giờ thấy ông thầy không làm, không tụng kinh, không niệm Phật gì hết do đó chỉ chuyên tu như chúng ta, không ai muốn cúng dường hết à. Có không?
Bởi vậy cho nên đó là những cái bậc mà người ta tu hành người ta xả bỏ, người ta xin ăn có một bữa. Còn mấy ông này cúng bái đủ thứ, ăn uống phi thời đủ thứ hết, nhưng mà người ta thấy có lợi ích cho cư sĩ mà!
Có giúp cho người ta ma chay, rồi cầu siêu cầu an, không biết có siêu sanh Tịnh Độ không, không biết, nhưng miễn thấy là an ủi tinh thần họ được, họ thấy như cha mẹ họ được sanh về cõi Phật là họ thấy thích rồi.
Do vì vậy đó mà họ thấy mấy ông thầy này là hơn thấy mấy ông thầy mà tu hành. Cuối cùng thì cái chánh pháp nó đã bị mất đi mà cái tà pháp thì nó nhan nhản nó sống, hiện bây giờ chúng ta đã thấy từ cái sai này cho đến nó sai cái kia.
(01:05:04) Cho nên cái giới luật mà thấy hai vị Tỳ Kheo này làm thì chúng ta đã thấy được, hiện bây giờ tất cả Tỳ Kheo chúng ta đã làm vì những cái lợi nho nhỏ của cư sĩ mà không thấy cái lợi lớn của Phật pháp, làm cho Phật pháp mất đi con đường tu hành chân chánh, mất đi cái Phạm hạnh của người khác. May là chỉ có biếu hoa tặng hoa thôi, mà tất cả những cái vị Tỳ Kheo khác đi đến xin đó mà họ đã không muốn cho thực phẩm cho các vị khác rồi.
Trong khi người ta tu hành người ta đi người ta giữ phòng hộ sáu căn, người ta đi người ta ngó xuống đường, người ta không dám ngó qua lại, còn hai vị tu sĩ này thì ca hát xướng hát với những người nữ cư sĩ ở trong cái xóm làng đó, mà họ vẫn cho đó là đúng, còn những người mà tu chân chánh họ vẫn cho là sai, thì đủ thấy là Phật pháp nó sẽ đi về đâu. Do những cái hành động sai của người tu mà đã làm cho người ta hiểu lệch Phật pháp mất rồi.
Phàm người tại gia nên cúng dường cho người xuất gia, mà trái lại người xuất gia lại cúng dường cho bạch y, cho cư sĩ.
Nếu lấy một chút ít vật tặng biếu cho bạch y thì dù có xây tháp bảy báu, các thứ trang nghiêm, cũng không bằng tịnh tọa trì giới thanh tịnh, tức là cúng dường chân thật pháp thân Như Lai. Nếu có người cường lực phá tháp, phá chùa, cầu của tặng cho để họ bảo vệ tháp chùa thì nên bán hoa quả ở đất tháp lấy tiền mà biếu cho họ thì được.
Thì chúng ta thấy ở đây qua những cái câu chuyện ở trong cái giới thứ mười hai này, thì chúng ta thấy rõ, là vì cái đúng cái sai của người tu đã làm lệch đi thì cái giới này là cái giới mà cái người tu sĩ chúng ta dễ phạm lắm, không có khó phạm, nhưng mà vẫn thấy đó là cái sự lợi ích cho chúng sanh, lợi ích cho thế gian mà người ta cứ làm, chứ người ta chưa biết rằng cái hạnh tu giải thoát là cái lợi ích rất lớn, Phật pháp còn hay mất là cái chỗ này.
13) GIỚI KHÔNG BỎ TÁNH XẤU
(01:07:08) 13. Giới không bỏ tánh xấu.
Vì sao Phật kiết giới này?
Xưa Phật ở vườn trưởng giả Mỹ Âm, nước Câu Diệm Di. Khi bấy giờ Tôn giả Xiển Đà tánh xấu không chịu nghe lời các Tỳ Kheo dạy bảo, các Tỳ Kheo bạch Phật. Phật cho họp chư tăng lại làm phép Yết Ma ha gián mà kết giới này.
Như Lai sau biết được nghiệp tánh chúng sanh cần phải đủ 20 vị Thánh Tăng thanh tịnh tội mới được dứt trừ, chẳng như thế thì không thoát khỏi. Như người kia bị người khác giết hại mà còn dính cuống họng, nếu không thuốc hay, thầy thuốc giỏi ít ra công hiệu thì không thể sống được.
Đây cũng như thế, nếu không y pháp và không có thanh tịnh tăng, thiếu chúng, thiếu duyên mà được giới thanh tịnh sanh thì không có lý ấy được.
Nghĩa là khi mà phạm phải cái giới này thì cũng như cái người mà đã đứt cái họng mà cái cuống họng nó còn, do đó phải có thầy thuốc giỏi, phải có thuốc trị.
Mà đây là muốn nói thầy thuốc giỏi là cái những bậc tăng thanh tịnh giới luật thì người ta mới có thể cứu mình được, còn nếu mà không có những bậc tăng thanh tịnh giới luật thì cái người bị phạm giới đó khó mà cứu được, cũng như là không có thầy thuốc giỏi, không có thuốc hay.
Phải có chúng được thanh tịnh, phải có duyên được thanh tịnh, ở trong cái hoàn cảnh tu tập, như bây giờ chúng ta ở đây, chúng ta là một cái số chúng như chúng ta thanh tịnh giới luật nghiêm chỉnh như thế này, thì những người mà phạm giới đó họ đều theo cái hướng của chúng ta thì họ sẽ sửa cái lỗi của họ được.
Cho nên nếu mà họ ở trong một cái chúng mà phạm giới, ăn phi thời, ngủ phi thời, lung tung chạy theo dục lạc thế gian thì họ phạm giới đó thì kể như họ đứt họng luôn, họ không còn - cái cuống họng họ đứt luôn họ không thể nào trị được.
Còn nếu những cái chúng mà phạm giới đó mà được sống ở với mình đây, thì họ sẽ được cái sức thanh tịnh của chúng ta giữ gìn giới thì cứu họ, họ không có chết, họ sẽ được thanh tịnh.
Bởi vì những cái lỗi lầm này mà ở gần những người mà phạm giới thì họ đâu có thấy cái lỗi đó đâu? Cho nên họ càng phạm nữa, do đó họ đứt họng luôn, không có thể nào mà sống được.
Còn nếu mà được những từ 20 vị tăng thanh tịnh, thì như bây giờ chúng ta ở đây chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, mà những người phạm giới đó mà họ được vào đây thì tức là họ sẽ thanh tịnh với chúng ta, họ sẽ không còn có bị đứt họng, không có chết nữa, coi như đương nhiên là họ được thầy thuốc hay và thuốc giỏi để trị họ lành bệnh.
Bởi vì cái giới luật là như vậy, là vì chúng ta gần với những bậc thanh tịnh giới là chúng ta phải chịu ảnh hưởng và chúng ta sẽ tốt mà chúng ta không còn tái phạm nữa. Còn trái lại ở với những người mà phá giới, phạm giới thì chúng ta dù muốn dù không chúng ta cũng sẽ bị phạm giới mãi mà không hết được.
3- HAI GIỚI BẤT ĐỊNH
(01:10:20) III - Kiết giới nhị Bất Định.
Có hai cái giới Bất Định
1) GIỚI BẤT ĐỊNH THỨ NHẤT
1. Giới Bất Định trước.
Vì sao Phật kiết giới này?
Nguyên do xưa Phật ở nước Xá Vệ, khi ông Ca Lưu Đà Di chưa xuất gia, có vợ của người bạn thân tên là Trai Ưu Bà Di để ý tưởng nhau. Khi đi khất thực đến nhà Trai Ưu Bà Di, ở chỗ khuất, cùng giường mà ngồi, nói lời phi pháp. Bà Tỳ Sá già…
Bà mẹ đó.
… nghe tiếng, đến trông thấy thế liền bạch Phật. Phật gọi ông Ca Lưu Đà Di đến quở trách rồi họp chúng Tỳ Kheo lại kiết giới này.
Phật cùng các Tỳ Kheo kiết giới này:
1- Ngăn sự chê bai;
2- Trừ sự đấu tranh;
3- Tăng trưởng pháp của Phật, Tỳ Kheo xuất gia dứt hẳn việc nhơ uế trần tục để cho người đời tôn hướng kính tin.
Sự thật ra cái giới bổn nó hay viết cái này, Thầy thấy nó không đúng cái pháp tu của giới.
4. Vì dứt trừ nghiệp xấu.
Ở đây Thầy thấy người ta sợ chê bai, ngăn sự chê bai, sợ sự đấu tranh, sợ mất cái lòng tôn kính của cái người đời đối với cái người tu sĩ.
Ở đây cái mục đích mà chúng ta đến tu không phải là vì cái sự tôn kính của Phật tử đâu, mà cũng không sợ gì cái sự chê bai của ai đâu, mà chính chúng ta tu hành là mục đích chúng ta là làm sao tu tập cho mình được giải thoát, chấm dứt được sự sanh tử, cái mục đích của mình là như vậy.
(01:12:13) Cho nên mình đâu phải đi tu vào đây để mình sợ người ta chê cười, mà sợ người ta không có tôn kính mình, sợ người ta thế này, sợ người ta thế khác, mà chế giới ra như vậy là không có đúng ý nghĩa của Đức Phật. Đức Phật chế giới ra là chế ra cái pháp để làm chúng ta lấy cái pháp đó mà ly dục, ly bất thiện pháp, làm chúng ta được giải thoát.
Cái mục đích chính giới luật là như vậy, chớ không phải vì sợ người ta chê bai, sợ người ta không có tôn kính về cái Tăng đoàn của mình, những Tỳ Kheo xuất gia, mà chúng ta chỉ - chúng ta phải lấy cái giới luật mà làm cái pháp để chúng ta thực hiện ly dục ly ác pháp, để chúng ta được giải thoát.
Từ cái giải thoát đó ai khen thì khen, ai chê là chê, mặc. Có nhiều người người ta chê mà lại là người ta chê đúng thì mình phải chấp nhận chớ sao? Mà có nhiều nguời người ta khen mà khen sai, thì cái đó mình đâu có chấp nhận được! Cho nên khen với chê nó không có quan trọng đối với người tu sĩ đạo Phật.
Cho nên trên cái bước đường mà du hành, Đức Phật đi thì đi trước có hai vị ngoại đạo, một cái người đệ tử và một cái người học trò. Người học trò thì khen Phật đủ điều hết, còn cái ông thầy thì tìm mọi cách chê Phật đủ điều hết. Thì như vậy cái khen chê đối với Phật có nhằm nhò gì đâu! Khen đúng thì nó đúng mà khen trật thì nó là phỉ báng.
Cũng như có nhiều người họ khen Thầy. nào là có người đi buôn bán đến đây nhờ Thầy vẽ cái bùa cái rồi đi buôn bán đắt, cái đó khen chớ đâu phải chê, nhưng mà khen đó là khen sai.
Có người nói Thầy thì ngồi đây nè mà nói chuyện ở trên núi Linh Sơn, ở trên Hy Mã Lạp Sơn á, nói chuyện với mấy người tu sĩ ở trên đó, thì họ nói cái chuyện khen chớ đâu phải là chuyện chê, nhưng mà nói cái đó nói chuyện bậy, nói chuyện không đúng, tức là khen không đúng.
Khen làm cho người ta mê tín, khen làm cho người ta sai lệch con đường của đạo Phật, khen Thầy kiểu đó tức là chê Thầy chớ không phải khen.
Còn khen Thầy như thế này là đúng nè: Thầy tu hành giữ gìn giới luật, không có giết hại chúng sanh nè, không có nói láo nè, không có trộm cắp nè, không có tà dâm nè, không có dâm dục nè, đó là khen Thầy đúng. Khen Thầy không hút thuốc nè, không uống rượu là khen Thầy đúng. Khen Thầy không trang điểm, không nằm giường cao rộng lớn là đúng. Khen Thầy không cất giữ tiền bạc, ăn ngày một bữa nè, không ăn phi thời nè, đó là khen Thầy đúng.
Mà khen trật thì không đúng. Khen Thầy thần thông phép tắc, biết chuyện quá khứ vị lai, coi bói coi khoa, coi ngày tốt xấu, cúng vong trừ linh, trừ thần, khen Thầy thông suốt tất cả những bài kệ tụng niệm, cái gì cũng thông hết, thì cái đó khen Thầy trật, không đúng.
Khen Thầy làm bột ngọt, khen Thầy làm bánh mì, khen Thầy làm thợ mộc, thợ hồ, cái đó khen Thầy trật. Người tu sĩ đâu có làm cái chuyện như vậy? Tức là khen đó là khen sai. Khen Thầy khéo tay đúc tượng làm Phật thì đó là khen bậy, khen không đúng.
(01:15:08) Đó là tất cả những cái khen chê đối với đạo Phật không có phải lúc nào mà cũng chấp nhận. Mà chúng ta - chê chúng ta cũng không có tranh cãi bào chữa, mà khen chúng ta cũng không có vui mừng. Đức Phật đã căn dặn các đệ tử của Ngài như vậy chớ không phải mới bây giờ mà Thầy nói.
Người ta chê mặc người ta, người ta khen mặc người ta, đúng sai người ta làm sao người ta biết được mình? Mình phải giữ cái tâm giải thoát của mình. Chính ở đây mà chế giới luật còn ngăn sự khen chê, còn này kia thì không đúng.
Phật chế giới luật là nhằm đưa ra cái pháp để chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp, để tuần tự mà chúng ta nhập các thiền, các định, làm chủ được sanh tử, chấm dứt luân hồi. Chế giới ra mà sợ người ta chê bọn mình là vầy vầy này, chế ra ngăn chặn, thì hóa là lấy dây mà trói quý thầy đừng có làm điều đó người ta cười mình!
Cũng như bây giờ quý thầy ăn phi thời, quý thầy ở đây quý thầy ăn một bữa, quý thầy ra ngoài quý thầy ăn hai ba bữa, chúng cười chê, Thầy nói: “Quý thầy đừng có làm như vậy, làm như vậy người ta cười chê mình, phải ăn một bữa để cho người ta kính trọng chớ!” Như vậy là sai, dạy như vậy là sai.
Bây giờ Thầy nói quý thầy ăn ngày một bữa là quý thầy thấy được sự giải thoát của hai bữa kia, cho nên vì vậy mà chiều quý thầy không có lo, sáng quý thầy không có lo, chớ không phải là sợ người ta cười chê.
Còn quý thầy bây giờ ăn ở đây một bữa mà quý thầy ra quán ra lều ngồi ăn hai ba bữa, mặc quý thầy! Người ta chê cười, người ta làm gì làm, ăn thua gì Thầy? Người ta nói quý thầy ở đây tu hành, nghe nói ở đây ăn ngày một bữa, mà quý thầy ra ăn ba bốn bữa, thì người ta có nói gì người ta nói, kệ!
Ở đây Thầy dạy mục đích quý thầy ăn để mà giải thoát cái sự ly dục, ly bất thiện pháp, chớ đâu phải dạy quý thầy ra ngoài đó để mà khen chê! Nhưng quý thầy biết ly dục rồi thì ra ngoài quán lều quý thầy đâu có ăn. Bởi vì ăn là đâu có ly, còn ham ăn mà, còn thích, thấy ly sữa còn muốn, thấy ly kem còn muốn ăn mà, thì như vậy là quý thầy chưa có ly.
Mà ở đây mục đích của Thầy dạy ly, cho nên khi mà quý thầy ra ngoài người ta mời ly sữa, mời ly nước ngọt, quý thầy không ăn tức là quý thầy đã ly, chứng tỏ quý thầy đã giải thoát, chớ không phải vì cái không ăn đó mà để cho người ta khen mình.
Người ta khen mình biết đâu chừng mình về mình thèm quá mình uống vụng thì sao, mình ăn vụng thì sao? Cái điều đó là cái điều sai, còn mình ly rồi thì bắt đầu mình đâu có ăn vụng!
Đó, nó phải đúng pháp. Cho nên ở đây Phật pháp nhắm vào cái thực chớ không phải nhắm vào cái hư giả, cái danh hư giả đó. Mà giới luật, giới bổn dạy cái kiểu này là dạy cái hư giả chớ không phải dạy cái thật. Dạy cái thật là phải dạy cho chúng ta giải thoát chớ? Cho nên Thầy vạch ra những cái để chúng ta thấy được cái sai, cái không đúng của giới bổn.
Trước ở chỗ vắng, sau lần lần đắm nhiễm, yêu mến nhau rồi việc chi cũng làm được. Cho nên vì ngăn ngừa đó mà Phật chế ra giới này.
Thật sự ra chế ra giới để chúng ta biết mà chúng ta tránh, để mà chúng ta phòng hộ sáu căn của chúng ta mà không có được sát gần với giới nữ, không có được ở chỗ che khuất mà nó sanh ra những cái tâm dục.
(01:18:04) Ở chỗ che khuất như trong bụi, sương mù, chỗ ở nhỏ mà không ai nghe, chỗ cách vách, cách rào, cách màn, cách vật ngăn che thân mình để giấu sự xấu hổ.
Hỏi tội:
Nếu Tỳ Kheo cứ thật mà xưng tội đã phạm thì như lời khai mà trị. Nếu của Tỳ Kheo nói không giống với Ưu Bà Di thì không như lời của Ưu Bà Di nói mà trị. Nếu Tỳ Kheo chống cự không chịu thì cho bạch Tứ Yết Ma làm phép bất kiến cử tội. Nếu vị Ưu Bà Di vì ủng hộ Tỳ Kheo không chịu nói rõ thì nên như lời Tỳ Kheo kia nói mà trị.
Nếu Tỳ Kheo không chịu xưng tội thì suốt đời không giải Yết Ma được.
Như lời dặn nhắc:
Nếu muốn khỏi người ta nghi ngờ thì phải có người thứ ba, nhưng mời ra chỗ trống mà tiếp chuyện. Nếu gặp trường hợp không có người thứ ba thì cũng nên mời ra giữa nhà, nhưng nói to tiếng lên, mà nói cho nghiêm nghị, đừng cười đùa, nói ở chỗ khuất mà nói lại nho nhỏ làm mầm sanh ra tội lỗi, cũng tùy theo cử chỉ tiếp chuyện mà thấy người ta nghi ngờ hay không nghi ngờ, vì người ta trông thấy mà nhận biết được.
Bởi vì mình kê vô lỗ tai mình nói nhỏ nhỏ nhỏ với người ta, không biết cái bà này hay là cái ông này nhiều chuyện gì đây? Nói xấu người nào đây?
Mình nói cái gì mình phải công minh mình nói lớn để cho người khác nghe người ta không nghi ngờ mình, thì cái điều đó tốt. Thường thường là quý thầy ngồi thì thầm thì thầm đó, đó là sai đó.
Cho nên chúng ta muốn nói gì thì nói cho to lên, cho người khác người ta nghe, vì vậy đó là những cái mình không có tội. Còn nếu mà mình nói thì thầm thì thầm, lén lén mình nói đó, đó là những cái làm cho người ta nghi, làm cho người ta thấy mình không có đúng cái giới hạnh.
Vậy đó là cái giới thứ nhất là giới Bất Định.
2) GIỚI BẤT ĐỊNH THỨ HAI
(01:20:07) Cái giới thứ hai:
2. Giới Bất Định thứ hai.
Vì sao Phật chế giới này?
Duyên sự đồng như giới trước nhưng có khác trước là ở chỗ che khuất có thể làm việc dâm được, còn giới này ông Ca Lưu Đà Di ở chỗ trống nói chuyện với phụ nữ, chỗ không thể làm việc dâm được nên tội vô dư, không do đâu mà sanh nên Phật kiết giới này.
Vì ở chỗ trống hoặc nói lời thô xấu, phi pháp, hoặc nói lời cầu xin cúng dường, hoặc thân phần xúc chạm nhau nên chỉ phạm tội hữu dư.
Tội hữu dư tức là tội Tăng Tàn đó.
Hoặc tùy theo việc làm mà phạm tội nặng hay nhẹ, không nhất định.
Tùy theo cái việc làm, bây giờ ở ngoài trống chớ không có ở chỗ kín nữa. Cái tội, cái giới Bất Định này là lúc bấy giờ nó đang ở chỗ trống, nhưng mà - nói thí dụ như là xúc chạm nhau hoặc là nói nho nhỏ nhau, không có nói lớn, nhưng mà ở chỗ trống chớ không phải ở chỗ kín nữa, còn cái giới Bất Định kia là ở chỗ kín.
Đó là những cái điều có thể phạm tội về giới Bất Định.
Hai pháp trên đây gọi là Bất Định. Nghĩa là thể của tội này không có tướng nhất định, là không biết tội tướng nặng hay nhẹ, cũng không biết tên của tội. Dù có thầy Tỳ Kheo cùng người nữ ngồi một chỗ, nhưng không biết sẽ làm việc gì, hoặc hành dâm, hoặc rờ mó, hay hoặc nói lời thô xấu, giới này không nhất định là tội nào, hoặc hữu dư, hoặc vô dư, hoặc đọa, nên tùy theo chỗ phạm mà định tội.
Nghĩa là cái giới Bất Định này nó nặng ở phía nào thì chúng ta đưa qua phía đó mà chúng ta trị tội. Thí dụ như cái giới Bất Định này nó xiên qua cái Ba La Di thì lấy cái giới Ba La Di mà kết tội họ, mà nó nhẹ thì nó xiên qua Tăng Tàn thì chúng ta theo cái giới Tăng Tàn mà chúng ta định tội. Cho nên gọi là hai cái giới Bất Định này.
Những cái giới này nó phần nhiều là nó thuộc về cái giới dâm, cái giới mà không tốt, cái giới mà nó có những cái tâm thầm kín, lén lút, cho nên nó thuộc về cái giới Ba La Di.
Cho nên nếu mà nó nặng, nó hướng về cái phía kia thì nó là bốn cái giới Tứ Khí đó, thì coi như là theo đó mà xử tội họ. Còn nếu mà nhẹ thì nó thuộc về Tăng Tàn, cho nên nó chỉ là cho sám hối, tác bạch, phát lồ để mà nhờ cái số quý thầy, cái số chúng mà thanh tịnh để cứu họ thoát ra khỏi. Còn hễ mà thuộc về Ba La Di thì không còn cứu họ được./.
HẾT BĂNG