36 - GIỚI BA LA DI - GIỚI TĂNG TÀN 01
GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 36 - GIỚI BA LA DI - GIỚI TĂNG TÀN 01
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
1- BỐN GIỚI BA LA DI
(00:00) Bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua về cái giới bổn. Hôm nay Thầy nghĩ rằng chúng ta cần phải học hết cái giới bổn để chúng ta hoàn tất cái giới bổn.
Vì sợ cái giới bổn mà chúng ta đọc từng giới ra nó không có - nó làm cho chúng ta khô khan, cho nên dựa vào những cái bài kinh giới mà Phật chế ra những giới nó có những cái mẩu chuyện để làm cho chúng ta vui ở trong khi mà chúng ta học giới. Nếu mà không có nhắc ra những cái mẩu chuyện đó thì chắc chắn là chúng ta sẽ thấy nó khô khan lắm.
1) GIỚI KHÔNG DÂM DỤC
[Trưởng lão đã giảng ở Giáo án 02]
2) GIỚI KHÔNG TRỘM CẮP
(00:36) Do đó Thầy đã dạy cho quý thầy đã học xong cái giới thứ nhất rồi, bắt đầu bây giờ chúng ta sẽ học cái giới thứ hai. Giới thứ hai:
2. Giới không cho mà lấy.
Tức là giới ăn trộm ăn cắp.
Vì sao Phật kiết giới này? Vì khi Phật ở thành Vương Xá, có Tỳ Kheo Đàn Ni Ca bị một người tiều phu dỡ cái am tranh. Vị Tỳ Kheo này mới lấy đất vỗ làm gạch, lấy củi mà đốt, hầm, làm lại cái am toàn bằng gạch. Phật bảo chư tăng đập đi.
Nghĩa là Đức Phật thấy cái vị Tỳ Kheo này - khi mà cái thất của vị đó bằng tranh, bằng cây thì bị cái chú tiều phu rút lấy hết, rồi cái ông thầy Tỳ Kheo này ổng mới lấy đất ổng đắp lên ổng làm gạch, rồi ổng đem ổng nung ổng đốt đi cho thành gạch, rồi ổng mới dựng lên làm cái thất của ông bằng gạch. Do Đức Phật thấy cái thất ổng bằng gạch, Đức Phật bảo chúng Tỳ Kheo đập phá đi.
Tỳ Kheo ấy lại nói dối người giữ gỗ của vua Bình Sa Vương, lấy gỗ tốt về cất am.
Khi bị đập cái thất gạch của ổng đi rồi đó, thì ổng đến ổng gạt cái người giữ gỗ của nhà vua, ổng lấy một cái số gỗ tốt để về cất cái thất của ổng.
Ông đại thần tâu với vua. Vua nói không vì chút gỗ mà giết hại người xuất gia, liền kêu Tỳ Kheo ấy vào quở mắng và đuổi đi.
Phật hỏi các Tỳ Kheo: “Theo pháp nhà vua, ăn trộm của vật bao nhiêu mà đáng tội chết?” Bạch: “Nếu lấy của vật đáng năm tiền thì phạm tội chết.” Phật liền nương theo pháp vua mà kiết giới: Nếu Tỳ Kheo trộm năm tiền hoặc là vật đáng giá năm tiền thì phạm tội Ba La Di.
Tức là tội đuổi ra khỏi chúng đó.
Trường hợp khai cho ăn cắp mà không phạm giới:
Xưa có vị Tỳ Kheo thường đến nhà cư sĩ khất thực, cư sĩ ấy có hai cháu trai rất ngoan và rất thương mến Tỳ Kheo, khi thấy Tỳ Kheo đến nhà chúng nó lại gần bên cạnh ôm chân thầy mừng rỡ.
Một hôm nhà cư sĩ ấy bị ăn cắp bắt cả hai cháu, ngày sau Tỳ Kheo kia đến khất thực thì cư sĩ ấy kể chuyện, buồn rầu khóc lóc. Tỳ Kheo liền quán biết bọn ăn cướp còn đậu thuyền bên kia bờ sông, ngay lúc đó Tỳ Kheo vận thần thông đến bế hai cháu nhỏ mang về, cư sĩ ấy rất vui mừng.
(03:25) Hôm sau Phật hay biết, kêu Tỳ Kheo kia đến hỏi:
- Ông lấy tâm gì mà ăn cắp hai cháu nhỏ?
- Bạch Thế Tôn! Con lấy tâm từ bi mà ăn cắp để cứu cho gia đình cư sĩ ấy hết buồn khổ.
Phật bảo:
- Nếu ông lấy tâm từ bi mà ăn cắp thì được.
Hỏi: Tại sao con cháu mình bị ăn cắp bắt, mình lấy lại mà gọi là ăn cắp? Tuy của mình nhưng khi bấy giờ thuộc quyền sở hữu của bọn cướp, nếu mình lén lấy là ăn cắp.
Đó thì, ở đây cái câu chuyện như vậy thì chúng ta thấy: Thứ nhất là chúng ta thấy trong cái thời Đức Phật mà cất am bằng gạch, bằng ngói, bằng này kia thì Đức Phật không bằng lòng, sai chúng Tỳ Kheo đập phá, chỉ có chúng ta là những người tu sĩ phải ở chòi tranh vách lá bằng cây đơn sơ chớ không được cây tốt nữa.
Đó là qua cái câu chuyện này thì chúng ta thấy rằng trong cái thời Đức Phật rất là kỹ đối với cái sự tu tập là không cho Tỳ Kheo dính mắc cái sự kiên cố, cái sự sang đẹp như người thế gian.
Cho nên đó là những cái tâm ham muốn để mà kiên cố giữ gìn nó không hư đó, thì cuối cùng thì mình bị dính mắc nó đi. Còn nó hư, nó sập, nó này kia thì chúng ta phải chịu cái đời sống vất vả khổ sở để rèn luyện cái sự giải thoát, để chấm dứt cái sự sanh tử.
Vì Đức Phật đã dạy chúng ta biết các pháp đều là vô thường, thì dù là cái nhà gạch, cái nhà có sang đẹp kiên cố thì một ngày nào đó nó cũng hoại diệt, mà bây giờ chúng ta bỏ công ra như vậy nó mất nhiều cái thời gian, thay vì đó để mà chúng ta tu thì trái lại chúng ta lại lo cái công việc đó, làm sao chúng ta tu được giải thoát? Cho nên mất nhiều thời gian rất uổng. Mà do vì vậy đó mà Đức Phật không chấp nhận chùa to, tháp lớn.
Còn bây giờ thì ngược lại là quý thầy người nào cũng lo chùa to, tháp lớn, rồi học hỏi cho nhiều để mất thi giờ. Trái lại chúng ta hiểu biết được mà chúng ta tu tập giải thoát được, cứu mình ra khỏi ba nẻo sáu đường này thì chúng ta còn ham muốn gì ở trong thế gian này mà danh mà lợi nữa! Ngược lại thì chúng ta thấy đạo Phật rất là thực tế và cụ thể.
Còn bây giờ chúng ta tu, hầu như là danh lợi nó làm chúng ta mờ mắt đi, mà chúng ta thấy nghĩ rằng mình tu là giải thoát, nhưng cái giải thoát của chúng ta nó vẫn bị trói buộc rất nhiều chớ không có giải thoát được.
Qua những cái giới như vậy thì chúng ta thấy rất rõ, ở đây chúng ta lại học thêm được: Khi mình bị ăn cắp hoặc ăn cướp lấy của mình mà mình lấy lại mà Đức Phật còn cho rằng mình làm như vậy là mình ăn cắp của người khác.
(06:06) Thì thiệt ra nếu mà cái vị Tỳ Kheo này nói không phải lòng từ bi mà ăn cắp hai cháu này, mà vì muốn - mà vì thấy những người ăn cắp này lấy của tiền của người ta thì mình lấy trở lại để trả người ta chớ không phải vì lòng từ bi gì hết, thì chắc chắn là ông Phật sẽ bắt cái tội cái vị tu sĩ này là phải kết cái án, cái tội là ăn cắp, cho nên không thể nào mà ở trong cái Tăng đoàn được nữa.
Trái lại cái vị này thì nói đúng với cái tâm của mình, trước khi thấy gia đình mất con thì cư sĩ này rất khóc đau khổ, cho nên thấy cái lòng đó, thấy như vậy là do lòng thương yêu mình mới dùng thần thông để mình cứu hai đứa trẻ này, để đem lại cho sự vui mừng của gia đình này, thì như vậy là do lòng từ bi, cho nên Đức Phật nói không có lỗi trong cái tội ăn cắp. Là khai - cái trường hợp đó khai cái giới ra để cho chúng ta thấy rằng cái lỗi đó nó không có cái lỗi ăn cắp.
Ở đây là, thí dụ như bây giờ có một người đó bị một tội gì đó mà khai cái giới đó ra cho nó rõ ràng ra thì thấy cái giới đó không phải là cái tội. Cũng như cái vị Tỳ Kheo này dùng thần thông mà đem hai cháu về với gia đình thì bây giờ khai cái giới ra, thì cái vị này không phải là ăn cắp mà là vì cái lòng thương yêu gia đình đó mất con đau khổ mới đem về, thì không có tội, đó là khai giới.
Khai giới nó có nhiều cách. Khi chúng ta đi ở trên một cái bờ sông, mà trong giới thì không cho một cái người Tỳ Kheo mà đụng vào cái thân của người nữ, nhưng mà có một cái cô gái đã chết đuối ở ngoài sông, đang hấp hối, đang trồi lên hụp xuống, chỉ còn một chút nữa là chết, mà bây giờ ông thầy này nói: “Tui giữ giới” - mà không có nắm mà lôi cái cô này, hay là lội xuống đó ẵm cô này lên thì chắc chắn cô ta sẽ chết mất đi rồi.
Cho nên vì vậy đó, cái ông thầy đó ngay liền: “Tui xin khai giới, khai về cái giới mà đụng chạm vào cái thân người nữ!” - nghĩa là tự ngay liền mình thấy cái cấp tốc đó là: “Tui xin khai giới liền để tui cứu người!” - thì ngay đó mình đã khai giới liền.
Do khai giới rồi thì chúng ta nhảy xuống sông lội ngay ra cái chỗ cái người chết đuối đó, ẵm cái người chết đuối đó lên rồi đem lên bờ, rồi hô hấp cái người đó cho thở, mà khi đó người đó thở rồi thì ngay đó là chúng ta giá lại - đóng cái giới lại liền tức khắc, chúng ta không có đụng vào thân cái người nữ nữa, rồi chúng ta giao lại cho những người khác, rồi chúng ta ra đi với một cái tâm thanh thản, không còn vướng bận ở trong cái sự xúc chạm cái thân của người nữ. Đó như vậy gọi là giá - khai.
Còn ở đây khai thì cái người đó có cái lỗi đó, rồi chúng ta đem cái giới đó ra khai thử coi cái giới đó nó có phải đúng hay sai, gọi là khai. Cho nên ở đây khai, giá, trì, phạm. Cái người học giới mà không hiểu khai thì do đó mới là học Bồ Tát Giới để chúng ta có sẵn sàng.
(09:04) Vì chúng ta học giới chúng ta đâu dám đụng thân người nữ, cho nên mà chúng ta không hiểu khai thì chúng ta đâu có dám rớ, do vì vậy mà chúng ta sợ phạm giới cho nên chúng ta để cho người ta chết. Còn trái lại chúng ta hiểu Phật dạy khai, giá, trì, phạm cho nên lúc bấy giờ, lúc cần thiết là chúng ta khai, mà không cần thiết chúng ta không khai.
Chẳng hạn bây giờ bữa trưa này chúng ta bị bệnh nè, chúng ta ăn uống không được, phải không? Bây giờ người ta đem cơm, đem này kia người ta cúng dường mình mà mình ăn không được. Mà mình ăn không được thì cái cơ thể của mình nó sẽ bị hao mòn, nó sẽ bị kiệt quệ đi, cho nên có một người cư sĩ thấy như vậy họ mới nấu cháo.
Nhưng mà bây giờ họ nấu cháo đến cho chúng ta thì nó quá Ngọ rồi, nếu mà chúng ta ăn quá Ngọ thì ăn phi thời! Cho nên chúng ta khai giới liền. Nghĩa là chúng ta khai liền để chúng ta dùng cái bát cháo để mà chúng ta uống thuốc. Thì lúc bấy giờ chúng ta khai rồi, khi mà ăn cái cháo này rồi, uống thuốc rồi thì chúng ta đóng lại, từ đây về sau chúng ta không có ăn cháo, ăn phi thời nữa được.
Thì đó lúc bấy giờ để chúng ta khai để mà chúng ta uống thuốc trị bệnh cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh, cho nên chúng ta biết. Nhưng nếu mà nói như vậy thì chúng ta coi chừng cái tâm dục của chúng ta ham ăn, ham uống, lúc nào chúng ta cũng khai ăn lia lịa đó thì cái đó là nguy hiểm nữa, cái đó là trật. Nói lúc nào tui cũng khai được hết là tui khai lia lịa đó.
Bây giờ có cái bà đó bả đem cái bánh cam ngon quá, thôi tui khai ra tui ăn rồi cái bắt đầu tui đóng lại! Thì kiểu đó không được! Có cái người đó họ đem chục xoài. Trời ơi chục xoài mà bây giờ để ngày mai thúi, bỏ uổng, thôi bây giờ tui khai ra tui ăn, để bỏ là phí của đàn na!
Mình luận như vậy, nhưng mà sự thật đó là phạm giới. Cho nên ở đây khai thì phải đúng, chớ còn mà khai bậy là phạm giới. Thì khi mà người ta đem cái giới đó ra, người ta khai triển cái giới đó ra, mà mình sử dụng cái đó là mình khai giới bậy là mình tiêu mình đó.
Cho nên một cái ông thầy mà nắm giới luật thì người ta phải rành về cái khai, giá, trì, phạm. Còn nếu mà không rành thì chúng nó hay luận thế này thế kia, ông thầy cũng bít luôn đó, lúc bấy giờ nó phạm giới thôi tùm lum, nhất là cái giới ăn thì khó lắm chớ không phải dễ.
Cho nên Thầy ở đây hầu hết là quý thầy cứ nói Thầy dạy ăn với ngủ không đó, thì quý thầy biết là cái giới ăn không phải là dễ đâu, nó rất khó.
Giới này có 6 duyên mới thành phạm tội:
1. Chân thật Tỳ Kheo, đủ thập sư Yết Ma thọ cụ túc;
2. Cố tâm ăn trộm;
3. Tự mình lấy hoặc bảo người khác lấy;
4. Vật của người mà mình khởi tưởng là có chủ;
5. Vật quý giá đáng năm tiền, hay đủ số năm tiền;
6. Lấy vật lìa khỏi chỗ, khởi tưởng vật này của mình.
Đó là 6 cái điều kiện mà mới kết thành cái tội của mình. Thí dụ như một vị Tỳ Kheo đủ thập sư Yết Ma thọ cụ túc rồi mà phạm thì tức là bị phạm liền à, còn cái người Sa Di thì thọ có Thập Giới Sa Di không, thì chưa đủ phạm cái tội như vậy.
Bởi vì Sa Di nó ở trong giới luật, giới bổn thì Sa Di chỉ phạm tội Đột Kiết La chớ không phải phạm tội Ba La Di. Còn ở đây Tỳ Kheo mà thọ cụ túc giới rồi thì đương nhiên là phạm vào cái giới Ba La Di, nó khác hơn cái vị Sa Di.
Sa Di nó chỉ là sám hối mà thôi, còn ở đây thì coi như là tẩn xuất, là đuổi, cho nên khi mà đã thọ cụ túc rồi thì đương nhiên phạm thì phải bị đuổi thôi, không có mà còn ở trong cái Tăng đoàn, ở trong chùa được nữa.
(12:39) Nếu 6 duyên trên không đủ thì phạm tội nhẹ, tội Thâu Lan Giá.
Nên biết rằng ăn cắp ba tiền hay bốn tiền chưa đủ năm tiền thì phạm tội Thâu Lan Giá; ăn cắp từ năm tiền trở lên thì phạm tội nặng tức là Ba La Di. Nếu tự mình ăn cắp hay bảo người ăn cắp thì tội cũng đồng nhau, tức là Ba La Di.
Thí dụ anh A bảo anh B ăn cắp ba tiền, tôi ăn cắp ba tiền là sáu tiền, phạm tội Ba La Di.
Hai người, mỗi người ăn cắp có ba tiền, ba tiền hết, nhưng mà cộng lại là sáu tiền thì hai người đều là phạm tội. Bởi vì cái anh A bảo anh B ăn cắp, rồi anh A lại ăn cắp thêm ba tiền nữa, anh B ăn cắp có ba tiền, và hai người cộng lại đều là phạm tội Ba La Di hết.
Anh A bảo anh B ăn cắp hai tiền, anh A ăn cắp hai tiền là bốn tiền thì phạm tội Thâu Lan Giá.
Vì không cho mà lén lấy là ăn cắp nên những vật của người ta gửi mình hoặc nhặt được của rơi phải tìm chủ mà trả lại.
Xưa có một người đàn bà rất tốt. Ông chồng tên là Khuê Lạc Tử, ra đường lượm được gói vàng lật đật đem về khoe với vợ. Bà vợ nói: “Người xưa dạy: Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thụ, thế mà anh là người tu mi nam tử lại đi nhặt của rơi thì thật là xấu hổ quá!” Khuê Lạc Tử cả thẹn với vợ liền đem trả gói vàng ấy lại chỗ cũ.
Người đời còn trong sạch như thế, huống chi ta là trang Thích tử há lại không lấy đó làm gương ư? Vậy muốn diệt trừ lòng tham lam trộm cắp thì phải phát tâm bố thí.
Ở đây dạy chúng ta bố thí nhưng không phải đâu, ở đây chúng ta phải tu tập trau dồi. Để tới kỳ Thầy dạy về cái giới hành thì chúng ta sẽ trau dồi nó như thế nào để chúng ta không có còn cái tham lam như vậy nữa, dù là một trái cây nhỏ chúng ta cũng không ăn phi thời.
Vì ăn phi thời mọi người không ăn thì chúng ta lại ăn trộm ăn cắp rồi, một cục đường mà ăn lén, một cái ly nước ngọt mà uống lén là chúng ta đã ăn cắp của đàn na thí chủ rồi, ăn cắp của tu sĩ rồi. Bởi vì mọi người người ta ăn có một bữa à, mình ăn thêm một chút là mình ăn cắp rồi.
Do sau này Thầy sẽ dạy cái giới hành, Thầy sẽ chỉ dạy về trau dồi cái giới này để chúng ta hoàn toàn thanh tịnh mà không bị phạm.
3) GIỚI KHÔNG SÁT SINH
(15:15) Giới thứ ba là:
3. Giới giết mạng người.
Vì sao Phật kiết giới này?
Vì khi Phật ở tại giảng đường bên sông Di Hầu, thành Quảng Nghiêm, nói pháp bất tịnh. Các Tỳ Kheo chuyên tu pháp quán này, nhàm cái thân bất tịnh, không vui, muốn tìm dao giết mình, khen ngợi cái chết, khuyên chết.
Một hôm có người ngoại đạo tên là Vật Lực Già Nan Đề cầm con dao bén vào rừng Bà Cừu. Có các Tỳ Kheo bảo giết hộ rồi lấy y bát. Vật Lực chịu thuê, lần lần giết đến sáu chục Tỳ Kheo. Các Tỳ Kheo thấy thế bạch Phật. Phật nhóm chúng lại nói A Na Ban Na Tam Muội thì đều yên lặng vui vẻ, và Phật liền cho họp chúng Tỳ Kheo kiết giới này.
So sánh Tiểu Thừa và Đại Thừa: Theo Tiểu Thừa sát nhân phạm tội trọng, bàng sanh phạm tội khinh vì người với súc sanh khác nhau một trời một vực, còn Đại Thừa gọi là Phật Tính bình đẳng, chẳng phân biệt dị lại cho nên sát sanh vẫn kết tội trọng như sát nhân vậy.
Ở đây theo cái kiểu mà so sánh của Đại Thừa, nó cho rằng Tiểu Thừa giết người mới tội trọng nặng mà giết chúng sanh thì tội trọng nhẹ, hầu hết là cái này sai.
Hầu hết Thầy đọc trong kinh nguyên thủy Phật nói: Khi ăn một miếng ăn mà người ta còn khởi tâm từ người ta rộng khắp tất cả mười phương, cho nên trong cái miếng ăn người ta nhìn cái miếng ăn đó mà người ta đáng ăn hay là không đáng ăn, nghĩa là có cái sự đau khổ trong đó người ta không ăn rồi.
Cho nên cái tâm từ của người ta phải biến mãn khắp mười phương, cây cỏ người ta không đạp nữa, thì huống hồ là - gọi là giết chúng sanh là tội nhẹ, còn giết người mới là tội nặng! Thật sự con kiến Đức Phật đi còn không muốn đạp, huống hồ là con người!
Thì như vậy chúng ta chỉ nhìn thấy cái thân mạng con người là lớn, do đó nói rằng - Tiểu Thừa thì cho rằng giết con người mới tội trọng nặng, mà giết chúng sanh thì tội trọng nhẹ, cho nên quý sư ở bên Nam Tông cứ mãi ăn thịt chúng sanh là vậy, cho nên ăn thịt chúng sanh là vẫn tội nhẹ mà, có gì đâu, cứ ăn!
Nhưng mà không ngờ trong cái bài kinh Jivaka, tức là vị cư sĩ Jivaka hỏi Đức Phật thì Đức Phật nói khi một cái người mà thọ - một cái vị tu sĩ, một vị Tỳ Kheo mà theo đạo Phật, thì khi mà người ta thọ dụng cái thực phẩm đó thì cái tâm từ bi người ta phải biến mãn khắp cùng chớ không phải ở trong cái thực phẩm không. Nghĩa là ta phải nhìn cái thực phẩm đó có cái sự đau khổ, có sự chết chóc trong đó không rồi người ta mới thọ dụng.
(18:05) Do vì vậy đó cái sự ăn chay của Phật nó phải trên cái sự ăn chay của Đại Thừa, chớ không phải là ăn chay theo kiểu mà ở đây quý sư đã luận ra như vậy để mà phạm cái tội sát sanh, để nuôi cái tà mạng của mình bằng thịt chúng sanh như vậy gọi là tu giải thoát.
Cho nên ngàn đời Thầy nói, bên Nam Tông mà họ ăn thịt chúng sanh vậy mà tu có thiền định được, thì chẳng bao giờ mà có thiền định được.
Cái thân của họ bất tịnh, nhét ba cái thịt chúng sanh vào trong đó thì cái mồ hôi của họ - ngồi gần chúng ta nghe cái mùi hôi của họ, cá thì nó tanh cá, mà thịt thì tanh thịt, bò thì hôi bò, chó thì hôi chó, có ra cái gì! Thế mà họ làm sao họ thanh tịnh được mà họ nhập định? Mà Phật nói tịnh chỉ, tịnh là thanh tịnh, mà cái thân nó hôi rình như vậy làm sao tịnh?
Cho nên do vì vậy cái hiểu lầm - vì vậy mà người ta vẫn thấy Đại Thừa là hơn hết, bởi vì Đại Thừa coi như tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh trong đó, cho nên nó bình đẳng, giết con người cũng như giết chúng sanh. Không ngờ là Đức Phật - phải nói rằng chúng ta hằng tu tập Tứ Vô Lượng Tâm - từ, bi, hỷ, xả vô lượng của chúng ta, làm sao mà chúng ta nhét miếng thịt trong miệng chúng ta được?
Nếu không có bốn Tứ Vô Lượng Tâm mà Phật dạy thì chắc chắn ông Phật ăn thịt thì Thầy đồng ý rằng đạo Phật không có Tứ Vô Lượng Tâm. Đằng này Đức Phật dạy chúng ta bốn pháp để chúng ta từ, bi, hỷ, xả.
Nghĩa là bây giờ cái món ăn đó rất ngon, rất thích khẩu đó, mà lúc bấy giờ có sự đau khổ thì ngay đó chúng ta phải xả nó xuống chớ không được gắp nó mà ăn, như vậy mới gọi là từ, bi hỷ, xả.
Cho cái chỗ này chúng ta mới thấy được cái chỗ lý luận qua cái giới bổn, mà chúng ta thấy các sư mà thành lập các giới bổn, phần nhiều họ luôn luôn lúc nào cũng đè xuống cái giới luật của Đức Phật mà họ không đọc ở trong giới kinh của Phật ở trong kinh của Phật, họ không thấy được cái chỗ Phật dạy cái người đệ tử của Phật như thế nào.
Bởi vì Đức Phật dạy Sơ Thiện, Trung Thiện và Hậu Thiện. Sơ Thiện như thế nào? Sơ Thiện thì cái giới bổn nó mới nằm ở trong Sơ Thiện thôi, còn cái Trung Thiện thì cái giới bổn nó có được không? Nó đâu có được! Làm sao mà nó biết được cái tâm từ của Đức Phật ở chỗ nào mà nó dám nói như vậy?
Cho nên cái lý luận này là cái lý luận của Đại Thừa, cái lý luận của những người viết giới mà không có hiểu kinh sách của Phật, viết bừa viết đại, rồi đặt thêm đặt bớt ra đủ cách để nói thế này thế khác để làm lệch lạc đi. Rồi cái người mà tu theo Nguyên Thủy cũng nhạo đi nhạo lại ba cái này, cũng chẳng biết gì.
Bởi vì chia làm 20 bộ phái thì tất cả các ông đều có thể đặt ra đủ thứ ở trong cái giới bổn hết, muốn đặt ra như thế nào như thế nấy, rồi chấp vô đó, rồi ăn thịt chúng sanh, rồi tu tầm bậy, rồi mới đẻ ra thiền Minh Sát Tuệ, rồi thiền này thiền kia.
Có bao giờ nhập được Tứ Thiền chưa? Có bao giờ mà ngưng nghỉ được hơi thở chưa? Mấy ông không có biết đường lối gì hết, cho nên tu theo cái kiểu mà tưởng ra.
Thay vì Tứ Niệm Xứ là một cái pháp người ta rất là tuyệt vời để người ta bắt đầu người ta đi vào bốn thiền, bốn định, thế mà mấy ông ngồi đó mà quán. Tu một thời gian ức chế tâm rồi đem ra mà quán gọi là Minh Sát, thì minh sát cái gì?
(21:16) Trong giới này, phương tiện sát có ba lối:
1. Thân sát: Là nếu lấy tay mình hoặc ngói, đá, dao, gậy mà sát hại gọi là thân sát.
2. Thân ngữ sát: Cầm dao đưa cho người bảo người khác giết.
Nghĩa là thân của mình cầm cái dao mà mình không có giết, đưa cho người khác mình bảo: “Anh hãy cầm cái dao này anh cắt cổ con gà đi, lát nữa mình nấu cháo ăn! Như vậy là anh giết chớ không phải tui giết, tui là tu sĩ tui không giết đâu.
Bây giờ trước khi tui đưa cái dao thì tui đi tránh đi, để không người ta nói, tui nghe, tui thấy, rồi tui nghi thì tui ăn không có được. Bây giờ tui đưa cái dao rồi, bây giờ tui đi chỗ khác đây, anh ở đây anh cắt cổ nó đi, rồi lát anh làm cháo cúng dường tui thì được. Như vậy là tui với anh cũng ăn được chớ không có sao hết.”
Thì cái ông cư sĩ này ổng làm đùa hết chớ ông đâu có ngán, bởi vì ổng cư sĩ mà, ông đâu có biết, ông thầy dạy sao ổng làm vậy. Rồi ông thầy này đi tránh đi đừng có nghe con gà la, đừng có thấy cái ông này cắt cổ con gà, rồi cũng không có nghi nữa.
Bởi vì do đó thì khi mà dâng lên cúng dường thì ông thầy này nói: “Tui đâu có nghe, tui đâu có thấy! Hồi đó tui chỉ đưa con dao thôi chớ tui đâu có thấy cái chuyện đó!” Cho nên cứ làm bừa, ăn đã thôi, không có gì hết.
3. Ngữ sát: Mắng, chê, khuyên, khen khiến cho người chết, nghĩa là vì một lời nói mà làm cho người ta chết, ấy gọi là ngữ sát.
Giới này có đủ 5 duyên mới thành phạm tội:
1. Chân thật Tỳ Kheo, bản thể Tỳ Kheo chưa mất;
2. Cảnh người là nam, nữ, huỳnh môn từ khi vào thai về sau;
3. Cố tâm sát;
4. Tưởng thật là người để sát, đúng đối tượng, không nhầm lẫn;
5. Xui khiến cho nó chết bằng ba phương tiện trên.
Nếu thiếu một trong 5 duyên trên thì không thành phạm tội trọng.
Còn sát không phạm là ngộ sát, không để tâm giết hại, cuồng si tâm loạn thì không tội.
Ở đây thì nó đặt ra những cái điều đó. Ở đây Thầy cứ nghĩ rằng kẻ nào mà tu theo đạo Phật mà thiếu ý tứ, thiếu tỉnh giác mà vô tình giết hại chúng sanh thì chúng sanh chết là phải trả cái nghiệp đó à, chớ không có thể nào mà nói: “Tui vô tình là không có tội” - không phải đâu. Ở đây nó lý luận những cái điều này, nó đặt ra như vậy, nó không đúng.
Bởi vì Đức Phật dạy chúng ta Chánh Niệm Tỉnh Thức, luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải chánh niệm, không bao giờ mà chúng ta hại chúng sanh. Cho nên một người tu theo đạo Phật rất là tỉnh táo, không có mê mờ, không có vô tình được. Mà đây là hữu tình không à, chớ không có vô tình được.
Anh không tu Chánh Niệm Tỉnh Thức thì anh là người - anh nói anh vô tình là tại anh không theo con đường của đạo Phật, mà anh đã theo con đường đạo Phật thì bắt đầu vô thì tui đã dạy anh rằng anh phải tu tỉnh thức ở trong cái tâm của anh, hằng bước đi của anh, anh phải không có giết hại chúng sanh, thì cái chuyện mà anh cầm cái dao anh đưa người ta thì anh cũng phải biết chớ, đâu có lý nào mà anh vô tình anh không biết? Cho nên anh nói ra một cái lời nói nào thì anh cũng phải hiểu lời nói, anh tỉnh thức mà!
(24:17) Đầu tiên đến với đạo Phật tui dạy anh Chánh Niệm Tỉnh Thức Định chớ đâu phải tui không dạy! Tui dạy anh phòng hộ sáu căn nè, giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý của anh nè, thì làm sao mà anh dính mắc với vật nào mà anh ham muốn? Mà anh không ham muốn làm sao anh có những cái tội sát sanh, những cái tội ăn trộm ăn cắp?
Do ham muốn của anh, anh mới ăn trộm ăn cắp. Do anh không phòng hộ sáu căn anh mới bị ham muốn, anh mới ăn trộm ăn cắp, anh mới giết người cướp của. Do ham muốn anh mới làm tội này, tội kia. Còn tôi bảo anh phòng hộ sáu căn, không cho lòng ham muốn anh dính mắc các vật thì anh đâu có làm gì mà anh giết hại chúng sanh?
Đó là cái đầu tiên là phòng hộ sáu căn. Cái kế đó là anh thường thường anh phải tu Chánh Niệm Tỉnh Thức, sau đó anh phải tu Tứ Vô Lượng Tâm thì làm gì mà trong cuộc đời này anh phạm những cái giới này?
Chỉ có anh chẳng muốn tu cái này cho nên anh phạm giới này, rồi anh chế ra anh nói rằng tội nhẹ, tội trọng, chớ tất cả những cái này tôi quy vào một cái tội là Ba La Di, anh giết hại chúng sanh là tui đuổi anh ra khỏi chùa!
Nghĩa là anh đạp chết một con kiến là tui đuổi anh khỏi chùa. Anh có tu được thì anh tu, anh tu không được thì anh đừng có đến đây mà anh giả đò vô tình mà anh sát sanh, anh giết hại chúng sanh bằng cách là vô tình vậy.
Anh đi con mắt anh ngó lên trời, anh thấy con gái anh không có ngó dưới đất đâu, anh đạp tùm lum à, chết biết bao nhiêu con trùng không? Mà có con gái đó không à, mà anh làm như vậy, thì như vậy là anh đã sai quá sai rồi. Anh đến đây anh tu chớ đâu phải anh đến đây anh đi tìm con gái anh nhìn?
Đó là những cái điều kiện mà giới luật đặt ra như vậy, thì do đó nó phải có một cái sự hiểu biết đúng, là mình đi tu giải thoát rồi thì mình phải chuyên nhất vào những cái pháp được Phật dạy để cho mình không có vô tình mà cũng không có cố ý ở trong đó mới đúng. Luôn lúc nào chúng ta cũng phải ý tứ từng cái hành động thân khẩu ý của chúng ta.
Bởi vì đó là ba cái nơi mà để tạo nghiệp cho chúng ta, để tạo cái nhân quả tốt hay xấu cho đời chúng ta, giải thoát hay không là ba nơi đó. Tại sao chúng ta đến đây chúng ta tu hành để tỉnh thức từng ba cái hành động này, mà tại sao chúng ta lại còn gọi là vô tình?
Không thể nào một người tu sĩ đạo Phật gọi là vô tình được. Một chú Sa Di mới vào là người ta đã giữ Thập Giới là người ta cũng đã phải học, không có vô tình được nữa rồi, mà anh còn vô tình thì đâu có được nữa!
Người xuất gia không được giết hại người và vật, vật lớn như con voi, con bò, cho đến vật nhỏ như con gà, con muỗi, con kiến, vi trùng, mà phải đặt lòng từ bi trên hết, coi tất cả người vật đều đồng một thể.
Nói về quả báo: Ưa sát sanh thì bị giảm kỷ, chết yểu, ưa phóng sanh thì được tăng kỷ, trường thọ. Thế nên trong kinh dạy tất cả chúng sanh không gây nghiệp sát thì thế giới được hòa bình:
“Nhất thiết chúng sanh vô sát nghiệp
Hà sầu thế giới động binh đao.”
Ở đây thì nói như vậy, nhưng mà Thầy thấy nó chưa được vậy đâu. Cho nên chúng ta phải tu, phải trau dồi, phải luyện tập như thế nào để mà chúng ta không phạm giới này, chớ không phải nói bằng một cái lý như vậy được, mà phải đi vào cái sự thực hành bằng cái phòng hộ sáu căn mà Phật gọi là Thánh phòng hộ, bằng cái Chánh Niệm Tỉnh Giác Định gọi là Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác định, thì tất cả những cái này chúng ta phải thực hiện cho kỳ được, chớ không phải thực hiện hơi thở đâu.
Ở đây quý thầy cứ chổng khu chổng gọng mà cứ tu tập hơi thở mà quên đi rằng chúng ta phải tu tập cái gì để chúng ta đoạn dứt cái nhân quả mà đang luôn luôn chi phối cái đời sống của chúng ta.
4) GIỚI KHÔNG VỌNG NGỮ
(27:31) Bây giới tới cái giới thứ tư:
4. Giới đại vọng ngữ.
Vì sao Phật kiết giới này?
Vì khi Phật ở trên gác giảng đường bên sông Di Hầu, thành Quảng Nghiêm, các Tỳ Kheo an cư trong chùa gần sông Ba Cừu nhằm gạo thóc đắt đỏ, ít người cúng, các Tỳ Kheo đến nhà cư sĩ nói rằng: “Tôi chứng pháp thượng nhân” và khen các Tỳ Kheo khác cũng thế, họ gọi nhau là A La Hán.
Nghĩa là ông thầy này gọi ông thầy kia là A La Hán hết, cho nên cư sĩ lầm tất mấy ông này đều là A La Hán hết, cho nên nghèo đói cứ bỏ ra cúng dường mấy ông này là được phước.
Các cư sĩ tin và quý trọng, đem thực phẩm, thức ăn đến cúng dường đầy đủ. An cư xong đến yết kiến Phật. Phật hỏi, các thầy Tỳ Kheo bạch Phật đủ điều, Phật bảo: “Các ông là ngu si! Việc có thật còn không đem trước người mà nói, huống chi là việc không thật!” Phật quở trách rồi họp chúng lại kiết giới này.
Đây là cái câu chuyện mà chúng ta thấy ngày xưa vì khi mà cái hạn hán, rồi thất mùa, rồi cư sĩ cũng nghèo đói, rồi quý thầy thì cư sĩ nghèo đói thì họ cúng dường ít, cho nên mấy ông này mới nói bàn tính với nhau: “Nếu mình nói mình A La Hán thì người ta nói mình đại vọng ngữ, bắt đầu mình gọi người khác A La Hán đi, rồi anh gọi lại tui A La Hán đi, thì tất cả những cái này mình đâu có vọng ngữ!”
Khôn khéo thiệt! Mấy ông thầy này cũng là mưu kế dữ lắm chớ không phải không. Khi mà đến gần nhà cư sĩ rồi thì mình gọi ông thầy kia bằng A La Hán, ông thầy nọ gọi mình A La Hán, mấy ông cư sĩ ở trong nhà nghe: “Trời ơi, toàn là A La Hán không! Mà không có ông nào tự xưng mình A La Hán hết mà chỉ ông khác gọi nhau. Cho nên do đó mà nghèo thì nghèo chớ thôi kệ, mình nhịn đói mà cúng dường mấy ông này đi!”
Và cứ như vậy đó mà cúng dường, vì vậy mà trong cái ba mùa an cư kiết hạ mấy ông này mập ú ra hết, mấy ông cư sĩ bây giờ thật sự họ nhịn ăn nhịn mặc, họ còn có xương với da không. Bởi vì thất mùa mà, nhịn cho mấy ông A La Hán này ăn mà!
Thay vì A La Hán thì còn xương da thì đúng, nhưng mà A La Hán này bây giờ mập đi hết muốn nổi rồi. Bởi vì nghe A La Hán thì ai không có kính ngưỡng, ai không có lòng tin mà cúng dường? Thà đói chớ ai để A La Hán đói!
Cho nên cái lòng kính ngưỡng như vậy, Phật nghe được như vậy, Phật nói: Khi mình chứng mình còn không nói thay, huống hồ là mấy ông chưa ra gì hết mà mấy ông nói bậy nói bạ như vậy, đó là mấy ông đắc cái tội vọng ngữ rồi, đại vọng ngữ rồi đó. Mặc dù mấy ông không tự xưng mấy ông, nhưng mà chính là mấy ông đã tạo cái đó là mấy ông đại vọng ngữ.
(30:06) Khi bấy giờ tăng thượng mạn Tỳ Kheo nói với Người rằng: “Tôi đắc đạo xong vẫn tinh tấn tu hành chứng được pháp tối thượng.”
Ở đây là bên cái vấn đề mà lý luận. Một cái người mà đã vọng ngữ để đi tìm cái ăn như vậy là không bao giờ chứng đạo quả A La Hán hết. Họ còn chạy theo cái ăn mà.
Mình bây giờ không có, xin người ta không có, mà thấy trước cảnh nghèo đói của người ta thì mình là người tu sĩ, mình đi vào rừng đào củ mài củ rạng ăn chớ không đi xin nữa.
Xin người ta đói mình không thương, lòng từ bi của mình mà trước cái cảnh đói, thất mùa của người ta mà mình cứ mình đi xin người ta gì? Rồi còn lại dối gạt người ta là A La Hán để cho người ta bỏ gạo, người ta nhịn đói để cho người ta khổ sở, còn mình thì được no, thì như vậy là những người này họ có tu thành A La Hán không?
Ở đây thì trong cái kinh giới này lại nói như thế này nè: Bây giờ chúng ta là tăng thượng mạn, chúng ta nói vậy, nhưng mà chúng ta ráng tiếp tục chúng ta tu chứng quả A La Hán, thì mình đâu có tội vọng ngữ đâu?
Đó là cái lý luận để che đậy, những hạng mà còn chạy theo cái dục lạc ăn uống này, ham thích ăn uống này là không bao giờ chứng quả A La Hán được hết! Không bao giờ ly dục, ly bất thiện pháp mà, làm sao chứng được? Trong cái cảnh khổ mà chúng ta ly được, chúng ta thiểu dục tri túc được ở trong cái chỗ đó thì chúng ta mới thành tựu.
Bởi vì cái mức độ thiểu dục tri túc mà Phật gọi là Thánh thiểu dục tri túc, nghĩa là bây giờ chúng ta có ba y một bát là chúng ta thiểu dục tri túc được rồi.
Nhưng bây giờ cái y chúng ta rách nè, cái bát chúng ta bể nè, thì bây giờ chúng ta chỉ còn có lấy cái lá thốt nốt mà chúng ta gói lại làm cái bát để mà chúng ta chằm lại để mà chúng ta đi xin thôi, cái bát bể rồi bây giờ đâu có! Nhưng như vậy chúng ta vẫn lấy cái lá mà chúng ta vẫn thấy cái chỗ chúng ta là thiểu dục tri túc, không đòi hỏi thêm, không xin thêm.
Bây giờ cái y chúng ta rách rồi nè, mà bây giờ nó mục hết rồi, mà bây giờ chưa có đủ, gặp cái lúc mà dân chúng Phật tử nghèo đói, chúng ta không có dám mở miệng xin thì chúng ta chấp nhận cái sự rách rưới của chúng ta mà chúng ta không có xin, thì cái đó gọi là thiểu dục tri túc.
Cho nên thiểu dục tri túc đến cái mức độ như vậy. Bây giờ chúng ta chỉ còn có cái y thượng mà cái y trung và y hạ chúng ta đã rách hết rồi, chúng ta không còn mặc nữa, mà bây giờ trước cái cảnh đói khổ của Phật tử, của mọi người xung quanh ở đây, họ không có thể cúng dường chúng ta được, cho nên chúng ta cũng chẳng hề mà mở miệng xin, và chúng ta chấp nhận cái tri túc thiểu dục chúng ta.
Cho nên cái tri túc thiểu dục, mà nếu mà nói bây giờ ngày một bữa cơm như mình đây thì mình nói: “Như vậy tui cũng thiểu dục tri túc.” Nhưng chưa!
Ngày mai mình không có cơm ăn, mà mình chỉ có củ mài củ rạng mình ăn thì lúc bấy giờ mình mới thấy thiểu dục tri túc của mình! Rồi ngày mốt mình không có củ mài củ rạng ăn, mình ăn toàn là lá cây rừng mình cũng thiểu dục tri túc, chớ không phải đòi hỏi phải có cơm ăn, phải có củ mài củ rạng.
Có nhiều người thì họ không có cơm ăn, họ có củ mài củ rạng họ ăn thì họ nói thiểu dục tri túc, nhưng mà khi ăn lá cây họ xót ruột quá, bắt đầu họ thiểu dục tri túc không nổi nữa rồi thì bắt đầu họ mới chạy đi tìm. Bây giờ ở trong rừng xa, nguy hiểm ghê gớm mà họ cũng phải vác mai vác cuốc họ đi vô trỏng họ đào đặng kiếm được cái củ mài củ rạng về ăn, thì cái người này chưa phải là tri túc thiểu dục.
(33:07) Phải hiểu được cái tri túc thiểu dục nó đến cái mức độ để mà chúng ta giải thoát chớ! Đời có gì đâu, các pháp đều vô thường, thân này cũng vô thường, tại sao chúng ta còn chấp nó như thế này thế khác, mà phải cực khổ như thế này thế khác để đi tìm củ mài củ rạng?
Đó. Như vậy là rõ ràng là những cái vị tu sĩ này đừng có hòng mà bào chữa họ, rằng có thể họ bây giờ họ tăng thượng mạn rồi họ ráng họ tu thành quả A La Hán thì họ không có phạm tội vọng ngữ. Không! Những bọn này là những bọn dẹp! Đối với Thầy là tu được là được, mà không được thì mấy ông đã sai thì tui đuổi mấy ông ra, bởi vì đây là phạm tội vọng ngữ.
Mấy ông đừng có gạt người ta để mà mấy ông ăn trên mồ hôi nước mắt của người ta, ăn trên cái sự đau khổ của người ta như vậy! Thì theo Thầy mà trong cái thời Đức Phật là đem cái bọn này là quét ra khỏi tu viện, không có để cho làm Tỳ Kheo nữa, để trở về nó làm ăn đi cho rồi, nó như vậy mới là giới luật của Phật.
Các anh tu, các thầy tu là các thầy phải giữ gìn thiểu dục tri túc. Trong khi người ta đói thì các thầy cũng phải chịu đói với người ta chớ, các thầy lại bày đặt ra để cho mình mập ú lên, người ta đói khổ, thì các thầy nghĩ như thế nào? Từ, bi, hỷ, xả của quý thầy đó!
Giới này có đủ 5 duyên mới phạm tội Ba La Di:
1. Đắc xứ sở Tỳ Kheo;
Tức là Tỳ Kheo đắc giới cụ túc. Mà đã đắc giới cụ túc thì làm sao mà còn phạm?
2. Có người và cảnh, đối tượng, không phải nói một mình;
Có người nghe và mình nói cho người khác nghe thì mình phạm tội.
3. Có cố tâm nói dối thì phạm tội;
4. Thân, khẩu hiện tướng nói dối thì phạm tội.
5. Nói ở trước nhiều người, hoặc một người hiểu biết mà nói không thật thì cái người này có tội.
Nếu không đủ 5 duyên trên thì phạm tội nhẹ.
Nói như thế này thì không phạm tội: Tưởng lầm là mình thật chứng, hiểu sao nói vậy, khi trước người thuyết pháp nói giễu cợt, ở chỗ vắng nói một mình, nói lúc chiêm bao, nói lịu lẫn thì không thành nói dối.
Cái này là còn bào chữa nữa. Thật sự ra những cái kinh giới Thầy đọc tới cái chỗ này Thầy thấy hoàn toàn là họ bào chữa, họ đặt ra họ bào chữa. Nói là nói có ý chớ làm sao mà nói kiểu lầm tưởng mà nói được!
Nhất là nói: “Tui chứng thánh quả” thì không có thể nào nói, nói: “Tui nhập Tứ Thiền, tui làm chủ sanh tử”, thì ông có làm được ông mới nói chớ ông làm không được ông nói cái kiểu đó là coi chừng ông tiêu, tui đem giới ra tui đập ông xuống, tui đuổi ông ra khỏi chùa chớ đừng nói!
Ông nói láo cái điều đó không được. Ông làm được thì ông nói, mà ông làm không được tui bắt ông ngồi đó, ông nhập định không được thì coi chừng ông ngồi chừng 3 tiếng đồng hồ ông ê chân, ông nhảy đi đó thì coi chừng tui! Thì như vậy là ông nói láo rồi, chớ đừng có nói!
Hiểu sao nói vậy, trước người thuyết pháp nói giễu cợt.
Người thuyết pháp, người tu sĩ mà nói giễu cợt, nói chơi, nói đùa, nói: “Tui nhập Tứ Thiền, tui nói chơi chớ tui tôi không có nhập Tứ Thiền!” Nói rồi mà bây giờ nói lại, nói chơi à? Nói giễu với người ta được à? Một người tu sĩ đâu có giễu cợt, đâu có nói chuyện như vậy được?
Rồi nói trong chiêm bao, mình giả đò mình chiêm bao, mình nói đặng mình gạt người ta nữa! Đừng có nói chiêm bao mà nói cái chuyện đó, anh có nhập được định thì anh nhập, anh không nhập được định thì - anh nhập Tứ Thiền làm sao mà anh chiêm bao? Tam Thiền người ta còn hết chiêm bao, bây giờ anh nói anh nhập Tứ Thiền, anh chứng quả Thánh rồi mà anh còn chiêm bao là anh nói láo rồi.
Hầu hết ba kinh giới này nó chẳng biết thiền định cái thứ gì hết, nó nói tưởng là thành chứng quả A La Hán rồi còn chiêm bao à? Hèn chi mấy ông tổ, ông nào cũng còn chiêm bao hết là vậy.
(36:32) Cho nên ở đây thì các thầy thấy rõ ràng là người ta nhập Tứ Thiền người ta ly các hỷ, các trạng thái hỷ, mà các trạng thái hỷ thì chiêm bao là một cái trạng thái hỷ chớ đâu phải là gì khác.
Thế mà không hiểu gì hết, cho nên bây giờ nói trong lúc chiêm bao, nói: “Tui chứng Thánh quả ở trong chiêm bao, tui chứng Tam Minh ở trong chiêm bao tui nói ra.” Chiêm bao mà, làm sao có Tam Minh được mà chiêm bao? Mấy ông đừng có gạt người ta! Chỉ có người người ta tu người ta mới thấy rõ, người ta biết, mấy ông đừng có nói láo!
Bởi vậy kinh giới này, toàn là mấy cái ông này viết tầm bậy chớ đâu có đúng. Nếu mà người ta biết được - cái người mà chứng Thánh quả làm sao có chiêm bao, mà dám nói là chiêm bao, nói mình chứng Thánh quả, có phải là nói láo không? Đó thì đủ biết rằng họ biện hộ, họ che đậy để mà khỏi cái tội vọng ngữ, đại vọng ngữ này.
Ví dụ có người thợ săn đuổi theo một con vật vào cái vườn chùa, hỏi: “Sư có thấy một chúng sanh chạy ngang qua đây không?” Sư bấm ngón tay nói: “Trong giới Chơn Như tôi không thấy một chúng sanh nào hết”. Giới Chơn Như nói là: “Vô Phật chúng sanh chi giả danh, bình đẳng tánh chung, vô tự tha chi bình hình tướng.”
Nghĩa là ông lấy cái giới kêu là Phật Tánh, thì nói như vậy là ông không có phạm giới.
Sự thật ra cái câu chuyện này trong cái thời Đức Phật quá rõ ràng rồi. Ngày xưa Đức Phật tu ở dưới một cái tảng đá trong một cái khu rừng, do đó nhà vua mới đuổi săn một con nai chạy ngang qua đó. Nhưng mà con nai nó chạy ngang qua đó nó lại chui vào cái tảng đá của ông Phật, nó ngồi ở dưới, nó núp ở dưới, thì nhà vua mới chạy đến mới hỏi: “Ông ngồi tu đây ông có thấy con nai tui chạy ngang qua đây không?”
Mà nếu bây giờ ông Phật nói thật thì chỉ con nai ở dưới sau: “Bây giờ con nai nó chui ở sau, cục đá tui ngồi đây, cái hang nó ở sau đó!” - thì ông nhà vua sẽ lôi con nai giết nó đi, thì mang cái tội sát sanh. Mình chỉ cho người khác giết con vật thì tội sát sanh, thì ông Phật không có nói được. Mà nói: “Bây giờ con nai nó chạy luôn rồi, nó chạy tuốt, ông hãy chạy theo nó!” - thì như vậy là gạt người, nói láo, vọng ngữ.
Cho nên ông Phật không có nói như cái kiểu mà nói trả lời như cái ông thầy này, thiệt ông thầy này Đại Thừa thiệt, ổng dám nói cái chuyện đó chớ còn không ai dám nói cái chuyện đó hết. Ổng lấy một cái chuyện Phật Tánh của ổng ổng nói ra, Chơn Như giới của ổng đó, đó là giới Phật Tánh đó, mà ổng nói ra cái chuyện đó.
Còn trái lại, ông Phật rất là giữ gìn đúng giới, không sát sanh mà không vọng ngữ. Nhà vua tức giận cắt tai, khoét mắt, làm tất cả mọi cái, ông vẫn giữ im lặng mà thôi. Chỉ có im lặng mới giữ gìn được giới luật của mình được mà thôi. Còn bây giờ mình muốn sợ chết thì thôi mình đi tu làm gì? Mình đi tu thì mình phải giữ gìn cái giới hạnh của mình là không vọng ngữ, là không sát hại chúng sanh.
(39:13) Thì bây giờ nó kề một lúc mà hai cái giới, làm sao bây giờ? Chỉ chúng ta phải hy sinh mình cho cái chánh pháp, cho cái giới luật tức là chánh pháp chớ gì? Như vậy là hành động của Đức Phật lúc bấy giờ là hành động của một vị chân tu, của một vị đã theo cái giới luật mà làm thầy để nương vào cái sự giải thoát cho chính mình, không hề sợ.
Cho nên các thầy tụng Bát Nhã hàng ngày, hàng đêm “ngũ uẩn giai không”, mà đụng chuyện thì bắt đầu nói để cho người ta khỏi tra khỏi hại mình chớ gì? Cũng là sợ chết đây mới lấy cái giới Chơn Như, cái giới Phật Tánh ra mà nói để cho ông này bắt bẻ không được đặng bẻ qua bẻ lại với ổng thôi, cái ông này trả lời không được cái ổng rút đi đi, đâu có làm hại mình!
Còn ông Phật ngồi đó mà chịu chứ không bao giờ mà lý luận một cách vô cớ như vậy. Còn cái ông sư này ổng nói cái giới Chơn Như của ổng chớ gì, lát ông này hỏi cái ổng đem giới Phật Tánh như thế này thế kia, ông kia luận không được thì bỏ, phải đâu có giết ông được! Cho nên ông này cũng khéo, nói láo mà cũng khéo léo.
Đó là cái lối già hàm lẻo mép của những cái người đó, chớ còn ông Phật vẫn giữ cái hạnh của mình. Chết là chết ở trên giới luật, chết là chết ở trên cái ông thầy của mình, chớ không chết ở cái xảo ngôn, cái lý luận để che đậy, để bảo vệ cái thân ngũ uẩn của mình.
Cho nên đạo Phật phải thấy cái ngũ uẩn của mình là không thật, nó vô thường thật, cho nên nó không dính. Còn cái kia chúng ta thấy tụng Bát Nhã hàng đêm, ông thầy nào mà đến chùa là cũng tụng Bát Nhã hết: “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, hở một chút nói Phật Tánh à! Để làm gì? Để lý luận để rồi người ta khỏi hại cái ngũ uẩn của mình chớ gì?
Đó là do cái chỗ này mà Thầy thấy nó có nhiều cái lý luận nó không đúng theo cái giới hạnh của một người tu theo đạo Phật.
Trong Luật Tăng Kỳ nói: Thà nuốt lửa than, thà ăn phẩn, đất, thà lấy dao rạch bụng cho chết chớ không nên nói dối mà được sự cúng dường.
Đó, thì ở trong Luật Tăng Kỳ thì nói như vậy, nhưng ở ngoài này thì nó có nhiều cái bào chữa để cho chúng ta phạm giới mà nó không có bị cái tội nặng.
2- MƯỜI BA GIỚI TĂNG TÀN - PHẦN 1
[Phần 2 ở Giáo án 38]
(41:24) II. Kiết giới Thập Tam Tăng Tàn.
Tức là 13 cái giới Tăng Tàn. Hồi nãy đó là 4 cái giới Ba La Di, bây giờ nói 13 cái giới Tăng Tàn.
Tiếng Phạn: Tăng Già Bà Thi Sa, Tàu dịch là Tăng Tàn.
Bốn tội Ba La Di trước có nghĩa là vô dư: Vi phạm một giới thì không còn phương nào cứu chữa được, còn mười ba tội Tăng Tàn này còn có thể nói là hữu dư: Nếu phạm một giới nào còn có thể cứu tội được. Cũng như người bị cắt cổ mà còn cái cuống họng, gặp thầy thuốc hay có thể cứu chữa được.
Không phải một, hai, ba Tỳ Kheo mà phải đủ số hai mươi Tỳ Kheo thanh tịnh mới tác pháp xuất tội này được.
Nghĩa là không phải một hai người vị Tỳ Kheo mà - 13 cái tội Tăng Tàn này mà một, hai Tỳ Kheo có thể xả cái tội, xuất cái tội họ được, mà phải hai chục Tỳ Kheo cà, hợp lại mới có thể xuất 13 cái tội Tăng Tàn này được.
1) GIỚI KHÔNG THỦ DÂM
(42:31) Ở đây thì giới thứ nhất ở trong cái giới này, thứ nhất thì Phật dạy:
1. Giới cấm thủ dâm.
Nghĩa là dâm, mà ở đây dâm với người nữ là dâm dục, còn ở đây là thủ dâm, tự mình hành dâm.
Cho nên có một số tu sĩ chúng ta không có pháp tu hành, rồi cái dâm dục sanh ra mà không có cái sự tu hành, thì do đó cái tuổi thanh niên không có thắng được, mà vì bị gò bó ở trong cái giới luật rồi tự mình thủ dâm, làm cái chuyện rất là bẩn thỉu. Do vì vậy mà cái giới Tăng Tàn này - giới thứ nhất nó là cái giới cấm thủ dâm.
Vì sao Phật kiết giới này?
Nguyên do khi ở thành Xá Vệ, ông Ca Lưu Đà Di dục ý bồng bột, chiều theo ý tưởng dục này, chọc phá nam căn xuất tinh. Các Tỳ Kheo đem việc ấy bạch Phật.
Phật nói: “Thế nào ở trong pháp tu thanh tịnh xuất gia mà cái hạnh nhơ uế như thế được? Ông là người ngu si! Thường ngày dúi tay nhận thức ăn của tín thí, lại đem tay ấn vào chọc phá nam căn!” Phật quở trách rồi cùng họp các Tỳ Kheo mà kiết giới.
Bởi vậy cho nên quý thầy thấy: Một cái người tu sĩ, nam cũng như nữ, khi mà chúng ta đứng chắp tay như thế này, chúng ta chắp tay thế này, hoặc là chúng ta nắm hai bàn tay lại để tập trung tâm mình gom lại ở bàn tay. Đừng có để ở dưới, đứng mà để cái tay đậy cái nam căn của chúng ta như thế này, nó rất là kỳ, ở đó là người ta nhìn thấy người ta đánh giá trị của mình.
Cho nên luôn luôn là tay chúng ta luôn luôn phải để lên trên, cho ở dưới này nó khoảng trống hoàn toàn, vì vậy mà chứng minh rằng chúng ta rất là thanh tịnh.
Và đồng thời khi mà gom tay lại như thế này là chúng ta gom vào, hai bàn tay gom lại, cái ý chúng ta đều gom lại, tâm chúng ta tập trung vào một cái điểm, làm cho tâm nó luôn luôn nó nhiếp phục ở trong, cái tâm không có chạy loạn xạ, nó không có bị dao động ở bên các pháp ở bên ngoài.
Còn nếu mà chúng ta mỏi tay, chúng ta hạ xuống vầy thì nó không đúng oai nghi, mà chúng ta khoanh tay thì nó giống như nho giáo, mà chúng ta để tay xuống dưới cái phần hạ bộ của chúng ta thì coi như chúng ta đậy lại, thì như vậy thấy nó cũng là không thanh tịnh.
(45:04) Cho nên khi mà đứng thì chúng ta phải nghiêm chỉnh, mà chúng ta thấy cái nào đúng, cái nào sai, những cái oai nghi nào đúng, những cái oai nghi nào sai.
Cho nên nói tới đây thì qua cái phần 13 cái giới Tăng Tàn thì nó cũng phải có những cái oai nghi của nó, để khi mà chúng ta đứng trước đám đông hoặc mọi người, cái tay chúng ta để như thế nào để đúng cách là một cái oai nghi của một người tu sĩ.
Có nhiều vị tu sĩ đứng khoanh tay vầy, thì người ta thấy giống mấy ông nhà nho quá, đây là mấy ông học trò lễ rồi! Đứng hầu như là cái người hầu nhà vua vậy thì tức là không có đúng cách rồi.
Rồi bây giờ đứng chắp tay hoài vầy, thì ông này chắc bộ niệm kinh niệm Phật gì hoài, cho nên vì vậy mà nó cũng đâu có phải là cái chỗ mà nhiếp phục tâm của mình, do đó nó bị động ở qua những cái bài kinh, cho nên cái tâm nó không được trụ vào một cái điểm thanh thản của nó.
Do đó chúng ta nắm nó lại như vầy, hoặc là chúng ta nắm như thế này, thì tức là hai bàn tay chúng ta gom lại, tức là gom cái tâm chúng ta lại.
Như chúng ta ngồi thiền thì chúng ta để hai bàn tay, chân khoanh lại, tức là chúng ta gom lại cái tâm, chúng ta gom lại, trụ lại, thân và tâm chúng ta gom lại một điểm cho nó nhiếp phục cái tâm của mình không có bị chạy qua chạy lại.
Và khi mà đứng chúng ta phải gom nó như thế này, hoặc là chúng ta ôm hai cái tay như thế này, để cho cái tâm của chúng ta cũng gom theo hai bàn tay chúng ta lại mà nó không bị động.
Còn chúng ta thả lỏng xuống và chúng ta thả xuôi xuống, chúng ta khoanh tay, đều là nó không có đúng cách của oai nghi của một người tu sĩ đạo Phật.
Vì người tu sĩ đạo Phật luôn luôn phải nhiếp tâm, phải nhiếp tâm trong từng mọi giờ phút, không để tâm chúng ta rong chơi chạy lang thang ở bên ngoài, bởi vì các pháp thường là các pháp cám dỗ nó.
Cho nên chúng ta luôn luôn giữ gìn nó, cũng như mình chăn một con trâu, cũng như mình xem mình chăm một cái đứa trẻ thơ, không khéo thì nó sẽ bị khóc, hay hoặc là bị dơ bẩn, hay hoặc là thế này thế khác, hay hoặc ăn bậy bạ. Cho nên chúng ta giữ gìn cái tâm của mình như là chăm đứa con nít, cũng như chăn một con trâu vậy.
Khi bấy giờ có thầy Tỳ Kheo có loạn ý ngủ mê, ở trong chiêm bao xuất tinh. Khi nghĩ rằng, nghi rằng mình phạm tội Tăng Tàn, đem việc ấy bạch Phật.
Phật bảo: “Ở trong chiêm bao thì không phạm, vì chiêm bao là giả dối, không thật. Nếu chiêm bao là chân thật thì người ở trong pháp Ta tu Phạm hạnh không ai được giải thoát. Vị tất chiêm bao đều không chân thật cho nên người tu Phạm hạnh ở trong pháp ta được dứt hết khổ.”
Ở đây cũng là một cái lý luận của người sau viết. Theo cái sự tu tập theo đạo Phật, khi bước vào thì tức là Đức Phật đã chế cái giới đầu tiên là cái giới dâm, thì cái vấn đề đó là cái vấn đề quan trọng cho tuổi thanh niên, cho cái người thanh niên của chúng ta.
Vì chúng ta phải biết rằng nó có cái sự tàng tinh và cái sự xuất tinh bằng cái mộng, bằng chiêm bao, mà không có chạy theo cái sự ham sắc dục thì làm sao có mộng, có chiêm bao được?
(48:03) Ít ra chúng ta thấy cô này chúng ta cũng nhìn, thấy cô kia chúng ta cũng háy cũng huýt, thấy cô nọ cười mỉm chi với mình là thỏa thích trong lòng rồi, do đó mới chiêm bao, mới nằm mới thấy cô ta mới xuất tinh chớ! Chớ bộ khi không mà xuất được sao? Quý thầy nói cái chuyện!
Là một người thanh niên, từng ở tuổi thanh niên Thầy cũng đã từng biết những cái điều này thì làm gì mà Thầy không biết, sau khi tu đúng giới luật của Phật, hoàn toàn không còn có nữa. Chớ đâu phải là…
Một cái người mà chưa biết Phật pháp vẫn có mộng tinh. Thấy cô ta đó cười cười mỉm chi với mình, tối nằm chiêm bao thấy cô ta à, đâu có trật. Vì mình thích cô ta là mình thấy, còn không thích làm sao thấy?
Cho nên ở đây không có nghĩa là khi không mà chiêm bao nó hiện đến đâu! Hình ảnh của cô nào có cô nấy trong đó chớ đâu phải khi không mà có được! Bây giờ, từ lâu tới giờ chúng ta chẳng thấy cái mặt của cô gái nào hết, làm sao chúng ta chiêm bao thấy cô gái được? Mấy người nói coi có không? Bây giờ ở trong rừng thấy cọp không à, thì nằm chiêm bao có thấy cọp chớ làm sao thấy cô gái được!
Còn bây giờ chúng ta hàng ngày thấy mấy cái cô cư sĩ son phấn đi vô đi ra cúng Phật, cúng này kia, lạy lễ đồ, nhìn cái bộ mặt của các cô, rồi nhìn cái thân hình của các cô, nó gây cho chúng ta những cái tình dục, rồi do đó ban đêm mới nằm mới thấy các cô, mới xuất tinh chớ, đâu phải là cái chuyện dễ dàng!
Bởi vậy Thầy nói, ở đây kinh sách mà nói thiếu kinh nghiệm, không có cái sự tu tập mà nói như vậy là những cái người này họ chỉ che đậy họ. Chính họ họ cũng biết chớ đâu phải họ không biết, nhưng mà họ tu chưa thấy, họ tưởng rằng thành chứng quả A La Hán còn xuất tinh. Trời! Họ nói cái kiểu đó! Mộng không còn có nữa mà xuất tinh, làm sao xuất?
Bởi vì khi người ta tu rồi, cái tâm người ta không còn duyên ra cái cảnh ngoài, cho nên lúc bấy giờ luôn luôn lúc nào người ta cũng phòng hộ sáu căn, người ta giữ gìn. Mới đầu người ta phòng hộ, sau đó nó thấm nhuần được, rồi cái Định Vô Lậu người ta đã quét sạch được cái tâm ái, tâm tham dục của người ta hoàn toàn nó không còn có nữa, thì toàn bộ cái thân người ta rất thanh tịnh, không bao giờ nó tập trung tầm bậy do cái dục đó mà nó làm sao nó xuất được!
Cho nên hoàn toàn cái thân người ta rất thanh tịnh, cho nên người ta mới đi vào Bốn Thiền được chớ đâu phải là nó còn bất tịnh như vậy mà làm sao nhập! Thân còn xuất tinh mà biểu nhập định. Nhập khỉ họ, Thầy nói nhập khỉ!
Cái thân người ta thanh tịnh người ta mới nhập được, cái thân mà còn dơ bẩn, sáng dậy một đống thì kiểu đó thì đem đó mà đem mà giặt rửa, đem mà quét ra đi, tu tập trở lại đi chứ đừng có nói chuyện mà nhập định!
Cho nên ở đây chúng ta phải thấy từng cái thân tâm của chúng ta tu tập nó phải thay đổi. Bởi vì mình thở chậm thì cái thân của mình nó phải thay đổi theo kiểu chậm. Mà nó thay đổi nó đâu phải nằm ở cái dạng bình thường này nữa đâu, cho nên nó đâu có theo cái kiểu thế gian được. Từ đó cái tâm của chúng ta không còn luyến ái thì làm sao mà có sắc dục được!
Cho nên ở đây hầu hết là người ta chỉ luận như vậy để che đậy những cái tội người ta. Nói là Phật nói là chiêm bao không tội chớ người nào mà chiêm bao xuất tinh Thầy nói cũng là dâm dục đó, nhưng mà gián tiếp mà thôi.
Ban ngày mình thấy người ta mình thương yêu, ban đêm mình nằm mộng, tức là mình tưởng ra cho thỏa mãn cái tâm sắc dục của mình chứ cái gì! Nó là một cái sự thật như vậy.
Nếu mà mình không có thích thú làm sao mà có chiêm bao được? Mình đi đòi hỏi, mình ham muốn, thì như vậy ban ngày mình không dám đụng họ thì ban đêm mình phải thực hiện qua cái tưởng của mình nó lưu xuất ra cô này để cho mình đụng chạm, mà mình đụng chạm người nữ thì nó xuất tinh chớ gì!
(51:20) Nếu để người nữ nắm trước, nắm sau, Tỳ Kheo động thân xuất tinh bất tịnh thì phạm tội Tăng Tàn.
Cái này rõ ràng là hai người đã là đụng chạm với nhau thì cái chuyện đó là cái chuyện phải tội rồi chớ còn cái gì nữa. Còn chiêm bao thì không tội thì đó là Thầy mới nói, chớ sự thật ra chiêm bao cũng tội thôi, không có cái gì mà không tội hết.
Nhưng chúng ta phải biết tu tập. Nghĩa là mới bắt đầu, người cư sĩ mới vào chùa mà tu tập thì dạy như thế nào để cho người ta tu tập, người ta hoàn toàn là giữ được cái thân người ta thanh tịnh.
Đến khi một chú Sa Di vào thì chú Sa Di này đâu còn ở trong cái tội Ba La Di đâu, thì cái chú này mới có tội Đột Kiết La mà thôi, sám hối thôi. Do đó thì bây giờ dạy cái chú này, chú còn nhỏ phải dạy chú cách thức tu tập, từng đó chú lớn lên chú làm sao chú có mộng? Chú làm sao mà chú - từ khi mà chú thọ cụ túc rồi thì hoàn toàn là thân chú thanh tịnh rồi.
Mà dạy không đúng thì cho nên tới chừng mà chú thọ Tỳ Kheo, thọ cụ túc giới rồi, thân của chú bắt đầu nó phát triển, bắt đầu nó lớn như con voi rồi, hay hoặc là lớn như con trâu rồi bắt đầu từ đó cái tâm dục nó còn mạnh hơn nữa, thì lúc bấy giờ thì nó phải xuất tinh chớ làm sao mà trật khỏi được!
Còn bắt đầu cái chú còn nhỏ kia nó chưa bao giờ có xuất tinh, mình đã dạy cách thức chú để tu tập rồi, cho nên bây giờ chú đâu có thèm ngó người con gái đâu, mà chú có thấy người con gái là chú thấy một đống thịt thúi, chú thấy một cái xương trắng đó chớ chú có thèm mà chú ngó đâu!
Còn mình không dạy, cho nên từ từ chú lớn lên chú thấy con gái là đẹp, chú thấy con gái là thích. Do mình dạy sai, cứ đem ba cái giới rồi nói sắc nói này nói kia, dâm dục này kia, nói suông suông vậy à, còn không dạy người ta tu tập cho nên người ta làm chủ sao được!
Mà người ta làm chủ không được thì người ta thấy con gái người ta phải thích thôi. Nam giới với nữ giới, hai cái giới này nó thấy nó như nam châm nó hít thì làm sao mà - mình không có pháp tu thì nó làm sao không hít! Mà nó hít thì nó phải xuất tinh thôi chớ làm sao mà tránh đâu khỏi.
Cho nên Thầy nói thẳng, nói thật, nó làm cho đụng chạm quý thầy xét thấy mình tu chẳng ra gì hết! Bởi vì xét qua mình chẳng có gì hết thì tức là mình còn ở trong cái chỗ thấp.
Nhưng mà thà là mình còn ở chỗ thấp, một chú Sa Di mà mình luyện tập cho đến khi mình thọ cụ túc hoàn toàn là thanh tịnh, mình mới trở thành một vị tu sĩ xứng đáng. Một Tỳ Kheo là phải xứng đáng thanh tịnh chớ, một Tỳ Kheo gì mà còn bất tịnh quá vậy sao được?
Cho nên cũng từ cái ăn cái ngủ của quý vị, mà quý vị cố ăn cố ngủ thì nó phải có cái tâm sắc dục, nó phải ra. Còn quý vị ăn vừa phải, ngủ vừa đúng, tu tập đúng cách thì làm sao mà có tâm sắc dục được, thì làm sao mà quý vị mộng tinh được?
Nếu tự tay mình nắm vuốt làm vui, mò rớ khiến nó xuất tinh thì đó là thọ tội Thâu Lan Giá.
Nếu mà thấy cầm thú giao hội, tâm dục khởi lên, xuất tinh, thì nên tự trách tâm mình.
(54:06) Tức là tự sám hối đó. Thì ở đây hoàn toàn là cái người tu hành làm sao mà đi nhìn cái con vật mà đang giao cấu với nhau không? Phòng hộ sáu căn của mình, đi ra thì ngó xuống sợ đạp kiến rồi, phải không?
Làm sao mà có thể nói rằng luôn luôn một cái người dè dặt, cẩn thận tu tập - nhất là những người mới tu là càng phải phòng hộ sáu căn, đó là những cái pháp đầu tiên của cái người mới vào tu theo đạo Phật thì phòng hộ sáu căn là cái pháp duy nhất để cho cái người đó tu tập - thì tất cả những cái sự kiện mà xảy ra xung quanh, chúng ta đâu còn để ý nữa. Mà để ý thì tâm chúng ta còn yếu tức là nó bị dính mắc làm sao?
Đó, thì cho nên ở đây nó nêu ra những cái tội nhẹ tội nặng để chúng ta thấy, chớ riêng Thầy, nếu mà kết thì chúng ta kết ngay liền những cái người mà không có đúng. Vào tu thì cái ông thầy phải dạy cái người đệ tử của mình đúng cách ngay từ lúc đầu để cho người ta phá cái tâm dâm người ta liền tức khắc.
Bởi vì do dâm dục mà có con đường sanh tử, mà ngay đó mà không có dạy người ta những cái pháp để người ta đối trị thì tức là đưa người ta đi đến chỗ chết, càng ngày càng phạm giới của Phật, thì nói đuổi người ta ra vô là tại lỗi mình chớ, tại lỗi ông thầy chớ!
Loạn ý mà ngủ là có năm điều tội:
1. Có chiêm bao xấu;
2. Chư Thiên không ủng hộ;
3. Tâm không thâm nhập Phật pháp;
4. Không nghĩ minh tướng;
5. Ở trong chiêm bao xuất tinh.
Còn thiện ý mà ngủ là có năm công đức trái ngược trên.
Ở đây người ta cho rằng năm cái điều này là tại vì - năm cái điều tội lỗi mà do mình loạn ý cho nên chiêm bao. Sự thật đây là một cái lý của họ, họ nói một cái lý thôi, họ nêu ra năm cái điều này là cái lý chớ không phải là cái hành, cái lý pháp chớ không phải cái hành pháp.
Họ nói mình loạn ý, nhưng mà làm sao người ta không loạn ý? Anh dạy cái pháp nào cho người ta không loạn ý chớ! Còn anh để anh nêu ra bây giờ có chiêm bao xấu nè, chư Thiên không ủng hộ nè, tâm không thâm nhập Phật pháp nè, anh dạy làm sao tâm người ta thâm nhập Phật pháp?
(56:10) Bây giờ anh không dạy người ta gì hết, anh bảo như vậy người ta biết làm sao mà tâm không nhập Phật pháp, chư Thiên làm sao không ủng hộ người ta, rồi có chiêm bao làm sao lại là - làm sao cho hết chiêm bao?
Anh không dạy người ta cách thức để người ta tu tập, thế mà anh cứ đem cái lý luận không à, anh luận ra như vậy, anh nói như vậy, rồi anh cho đó là kết tội người ta. Thì cái này là cái lỗi của người dạy, cái người mà viết ra kinh sách này là cái lỗi, nó không đúng.
Phải có pháp hành cho người ta chớ! Bây giờ anh muốn thoát ra khỏi cái tâm mà - cái giới luật này anh phải tu vậy vậy đó… thì làm sao anh có những cái lỗi này? Đâu làm sao anh có năm cái lỗi này?
Còn ngược lại thì còn năm cái:
Còn thiện ý mà ngủ có năm công đức trái lại nghĩa trên.
Nghĩa là trái ngược lại cái nghĩa trên này là năm cái thiện ý. Nhưng mà làm sao người ta có cái pháp nào người ta thực hiện được năm cái thiện ý này?
Thì bằng chứng là anh chỉ nói lý thôi chớ còn thật sự anh chưa có cái hành, cho nên anh chỉ nói người ta vậy, người ta cũng chẳng biết đâu làm, mà chính anh nói cái này ra anh cũng chẳng biết đâu anh làm hết. Anh viết ra là viết ra chớ anh chưa biết gì hết.
Đó thì trong những cái lời dạy của Thầy ở trong cuộn băng, hầu hết là Thầy đập phá xuống cái nói lý mà không có hành pháp, mà lý pháp nói ra cái này cái kia, đặt ra cái lý thì nói, mà cái hành để cho người ta đạt được cái chỗ đó thì không có nói ra được.
Cho nên tất cả những cái này thì chúng ta phải biết rằng: Một cái người mà dạy đạo Phật là lý pháp và hành pháp phải nắm cho vững mới dạy người ta. Còn mình có cái lý pháp, mình nói khơi khơi ở trên mây xanh á, rồi cái hành pháp không có, rồi mình bảo người ta nằm chiêm bao xuất tinh nó không có lỗi, thì như vậy là mình bào chữa, mình không có lý cái hành pháp, mình bào chữa như vậy là cái sai.
Nếu ban ngày anh không huân cái tâm ham muốn đó thì làm sao ban đêm anh chiêm bao? Cho nên nói tội người ta thế này, nói tội người ta thế kia được mà không có lý để cho người ta thoát ra cái tội thì cái đó là cái không đúng của Phật pháp.
2) GIỚI KHÔNG CÙNG NGƯỜI NỮ XÚC CHẠM NHAU
(58:04) 2. Giới cùng người nữ thân xúc chạm nhau.
Đó bây giờ kết cái giới này nữa.
Vì sao Phật kiết giới này?
Nguyên do xưa Phật ở nước Xá Vệ, khi bấy giờ ông Ca Lưu Đà Di nghe Phật cấm không được chọc nam căn, đợi phụ nữ đến phòng, vì dục ý mà rờ mó, hôn hít. Các Tỳ Kheo đem việc này bạch Phật. Phật kêu ông Ca Lưu Đà Di đến quở trách rồi họp chúng Tỳ Kheo lại kiết giới.
Cho nên có một cái trường hợp là Thầy nghe ở trong báo công an có đăng, có một vị thầy bị bắt. Họ nói giới luật của Phật là không có cấm vị Tỳ Kheo có vợ, cho nên vì vậy đó vị Tỳ Kheo vẫn có vợ được như thường. Do nói như vậy thì cái báo công an nó cũng viết ra cái lời nói như vậy.
Thầy thấy thiệt là cái ông này, không biết ổng này tu cái hạng nào mà ổng đặt ra ổng nói như vậy, Thầy cũng chẳng biết là sao hết! Đã ly gia cắt ái là không còn cái chỗ ái dục, không còn cái thương ghét nữa, thế mà còn có vợ được thì Thầy không biết - như vị Tỳ Kheo đó ra cái gì Thầy không hiểu!
Đó, thì bây giờ cái ông này đó, ông Ca Lưu Đà Di này ổng nghe Phật cấm không có thủ dâm, thì ổng đợi cái người phụ nữ đến phòng ổng rồi hôn hít. Thì ổng nói rằng Phật dạy như vậy, không có - cấm thủ dâm nhưng mà người phụ nữ đến phòng mình hôn hít được. Thì giống như cái ông thầy kia vậy đó, cái kiểu này thiệt là nó ngược ngạo lại với Đức Phật.
Dục ý là gì? Dục ý là sao? Là tâm sanh ái nhiễm; xúc chạm với người nữ từ tóc cho đến chân của người nữ; nắm, kéo, xô, đẩy, đạp trên lưng người nữ mà sanh tâm nhiễm đắm; hoặc người nữ đạp trên thân phần của người Tỳ Kheo; hoặc bóp tay, bóp chân, đấm lưng; hay là y vật ngăn cách, tùy theo xúc chạm hoặc nhiều hoặc ít đều bị phạm tội Tăng Tàn.
Nếu cả hai có y vật ngăn cách mà xúc chạm thì chỉ phạm tội Ác Tác, hễ xúc đến thân người nữ thì phạm tội hữu dư. Nương dựa vào người nữ như ghế, giường mà khởi động dâm tâm thì phạm tội Thâu Lan Giá. Nếu người nữ lễ Tỳ Kheo nắm chân hôn, Tỳ Kheo xúc tâm thọ lạc thì bị tội Tăng Tàn.
(01:00:39) Chuyện công chúa hôn chân thái tử:
Tiền thân của Đức Phật làm thái tử tìm ngọc báu. Trước khi đi, nàng ôm chân thái tử khóc vì sợ chàng bị chết nơi bí hiểm ấy, nhưng chàng quyết chí ra đi. Tìm được ngọc trở về, thấy nàng hấp hối mà không có gạo rang để nấu nước cho nàng uống, chàng liền lấy ngọc đổi bằng một lon gạo để cứu nàng khỏe mà không tiếc viên ngọc đáng giá tiền của cả nước mới so được.
“Cái phước vì lòng từ bi cứu công chúa ấy không bằng một hạt sương mốc trên ống chân con nai trong rừng để so với cái phước của Ta tìm ra được đạo cứu đời hôm nay.”
Nghĩa là Đức Phật vì cái - người ta nói cái tiền kiếp của Đức Phật với bà vợ của ông ta là Da Du đó, là trước khi mà đi tìm cái viên ngọc như vậy đó thì bà ta khóc sợ ông đi tìm như vậy là ông sẽ vào cái nơi nguy hiểm mà không tìm được. Nhưng mà khi tìm được cái viên ngọc đó…
Bà ôm chân ông ta bà khóc lóc như vậy, do cái sự xúc chạm như vậy đó mà đến khi mà về rồi đó, thì cái viên ngọc đó đối với ông Phật - lúc bấy giờ ổng tìm được rồi, ổng thấy không còn quý nữa là khi lúc bấy giờ cái nạn đói khổ, người ta không có gạo mà ăn. Cho nên ông đem cái viên ngọc đó mà đổi lấy một cái bát gạo để về mà nấu cháo hay hoặc là nấu cơm cho cái người vợ này ăn đó, thì vì cái lòng từ bi cứu như vậy do đó nó mới có cái tiền kiếp, mà sau cái đời này được gặp Đức Phật mà thành vợ thành chồng đó.
Thì trong cái giới này nó đem diễn tả như vậy, là nói như vậy có nghĩa là người phụ nữ mà ôm chân cái người chồng như vậy là không có phạm cái tội. Nó muốn lấy cái cớ đó để nó nói như Đức Phật làm như vậy là không có phạm tội.
Nhưng sự thật ra thì theo Thầy nghĩ là như Đức Phật lúc bấy giờ là một cái chàng công tử hay là một cái vị vương tử đi, có một cái người vợ như vậy thì đó là cái tình cảm của người ta, người ta còn là cư sĩ có gì là phải tội mà đem nêu vô chỗ này?
Thì đây là một cái biện luận bằng cách là đem cái câu chuyện này biện luận ra, một cái người cư sĩ với một người tu sĩ Tỳ Kheo thì Thầy thấy nó có như thế nào đâu? Nó đâu có cái gì đâu, mà ăn nhầm nhò gì chỗ này mà gọi là tiền kiếp của Đức Phật với nàng Da Du như thế đó!
(01:03:13) Thì lẽ đương nhiên là tình nghĩa vợ chồng, bây giờ người ta tìm cái ngọc này để nữa sau người ta về người ta làm giàu làm có với nhau, thì cũng nuôi vợ nuôi con thôi, có gì đâu, mà đem ra chi cái câu chuyện như vậy để mà luận cái chỗ dâm dục, cái chỗ người phụ nữ mà ôm chân ông thầy rồi khóc hay hoặc là hôn hít cái chân ông thầy.
Hôn hít cái chân ông thầy mà ông thầy đắm nhiễm thì ông thầy tội rồi chớ còn cái gì! Còn cái người cư sĩ này, cái bà này bả ôm chân chồng bả, bả hôn hít thì kệ bả chớ ăn thua gì mà đem cái chỗ này? Bày đặt!
Bởi vậy mấy ông thầy viết giới luật mà đem cái chỗ này để so sánh Thầy thấy không có đúng. Mình so sánh ông tu sĩ thì khác mà đem so sánh ông cư sĩ thì khác rồi.
Bởi vậy hai cái lộ trình mà Thầy vạch ra, cư sĩ nó khác rồi. Cư sĩ không tà dâm nghĩa là không có lấy vợ bé, vợ mọn làm cho gia đình mình khổ đau, không có làm hại gia đình người khác. Còn tu sĩ thì hoàn toàn là phải dứt dâm, đó là cái đường lối mà không còn sanh tử luân hồi.
Lại đem cái câu chuyện này thì Thầy thấy ra: Mấy ông viết giới này không có biết cách cho nên viết như vậy để bào chữa cái tội dâm tầm bậy.
Như vầy thì không phạm: Khi nhận lấy vật cho chạm vào nhau; hoặc trượt chân ngã nhằm người nữ; hoặc người nữ té xuống sông, rơi trong hầm, trong lửa, hoặc người nữ ăn nhầm thuốc độc tự đâm cổ, cắt cổ, vì lòng từ cứu tế họ khỏi mà tâm không xúc động thọ vui thì không phạm.
Thật sự ra, Thầy nói thật sự ra phải đúng là cái người mà tu xong rồi thì khi xúc chạm nó không động. Còn cái người mà tu chưa xong, mà từ nhỏ tới lớn chưa có đụng cái người nữ, rờ tới nó là nó rung thân rung tâm của mình hết rồi. Nó có cái sự dao động rất mạnh về cái tâm dục, nó không phải thường đâu.
Cái da thịt của người nữ coi vậy chớ nó kỳ cục lắm. Thầy nói mấy ông phải cố gắng tránh nó chớ không phải là… Nó là rắn độc! Phải sợ nó lắm chớ không phải là chuyện thường đâu. Bởi vậy nó không có đơn giản được đâu. Con mắt thấy nó ở xa mà nó cứ nó ngó, nó không có chịu ngó chỗ khác, đó là đủ biết nó có sự thu hút dữ lắm.
Cho nên trong kinh Tăng Chi Phật nói: “Ta không thấy một pháp nào mà cám dỗ, thu hút người nam bằng sắc của người nữ, bằng da thịt của người nữ, bằng mái tóc của người nữ, bằng tiếng nói của người nữ!” Thiệt là đúng lắm chớ không phải không đúng đâu. Nguy hiểm lắm chớ không phải không.
Bởi vậy họ rớt sông, rớt hầm lửa, họ rớt gì rớt, chờ cái ông nào mà tu xong thì mới dám nắm tay họ, chớ nắm cứu họ rồi, về cái ơn cái tình nghĩa đó nó cứ theo nó quy y ông thầy đó hoài, chắc chết ông thầy luôn! Thật sự mà! Thầy nói thật, cái đó là không phải đơn giản đâu.
Cho nên trong cái bước đường tu tập chúng ta phải dè dặt lắm, dè dặt. Nhất là chúng ta muốn cứu người, chúng ta phải suy nghĩ rất kỹ. Một khi mà chúng ta đã nắm tay nắm chân rồi, về chúng ta quán xét hết sức để mà xả, phải xả cho thật sạch, chớ không phải đơn giản đâu. Nó nhớ muôn đời.
Rồi cái người mà đã được chúng ta cứu đó, họ được cái ơn đó, họ muôn đời họ đi tìm chúng ta, họ không bao giờ mà tha chúng ta chút nào hết, từ cái chỗ đó nó đi đến cái chỗ mà làm chúng ta tu hành nó chẳng đi được đến đâu đâu, nó khổ lắm.
(01:06:25) Bởi vậy, biết được đạo, hiểu được đạo, rất sợ. Một vị thầy mà nhận người đệ tử vô tu rồi, người ta dạy độc cư là độc cư một trăm phần trăm.
Nghĩa là vị thầy làm cái bóng, cái tàn cây bồ đề, làm cái hàng rào vững chắc cho các đệ tử của mình để giữ gìn, để dạy các pháp tu một năm, hai năm cho đến ba năm, thân tâm thanh tịnh rồi thì vị thầy đó thả cho mình đi ra. Người ta thấy được người ta thả cho mình ra.
Cho nên các thầy nhớ, trong cái thời Đức Phật, nếu mà cái vị đó chứng quả A La Hán xong rồi, thì xin về gia đình mà thăm thì Đức Phật chấp nhận liền. Mà chưa chứng quả A La Hán, xin Đức Phật không dám cho.
Đọc lại trong kinh chúng ta thấy cái điều này rất rõ. Bởi vì khi mà cho về rồi thì nó bị đắm nhiễm liền, nó không thể nào, bởi vì tu chưa xong, nó dễ bị cám dỗ trong gia đình chúng ta lắm.
Trong luật Thiện Kiến nói: Nếu người nữ đập Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khởi dục tâm thọ lạc thì phạm tội Đột Kiết La. Nếu người mẹ lâu ngày đến thăm nắm tay mừng rỡ, hoặc chỗ đường hẹp như ở trên xe bị dằn, miệng chạm đến môi người nữ thì không phạm. Nhưng khi nương qua sông, không được cưỡi các con vật như voi cái, trâu cái, ngựa cái.
Ở trong kinh giới mà Phật dạy như vậy, thì chúng cũng vẫn thấy rằng có thể trước một con vật cái tâm chúng ta cũng dễ bị xúc động lắm về cái tâm dục chớ không phải không đâu. Cho nên chúng ta tránh không được cưỡi voi cái, ngựa cái, trâu cái, tất cả những cái loài vật.
Sự cứu người nữ của Tỳ Kheo và Bồ Tát: Nếu người nữ rơi xuống nước cầu cứu, cứu nó Tỳ Kheo khởi tưởng như đất, nắm kéo lên thì không phạm.
Trời ơi! Nói cái chuyện mà tưởng như đất thì Thầy thấy khó mà tưởng lắm. Bây giờ tưởng không kịp đâu. Muốn cứu người mà bây giờ tưởng như đất rồi cứu thì không kịp. Chỉ bấy giờ chúng ta nắm kéo lên cứu, rồi về chúng ta mới đặt niệm mà quán, quán ngày quán đêm cho nó trôi ra đó thì thời may.
Và từ đây về sau đó, cái vị tu sĩ mà nắm kéo được cái người nữ mà cứu họ khỏi chết đuối rồi đó, thì bắt đầu cái vị đó bây giờ ở cái chùa đó rồi, ai cũng biết rồi, thì nên xin đến cái chùa khác ở đi. Đó là cách thức tốt nhất.
Còn nếu ở cái chùa đó thì vài ngày cái cô này thế nào cũng tới cái chùa đó kiếm á, thì có đường là cô này sẽ xỏ mũi ông thầy này dẫn ra chớ không có trật. Cho nên khi mà về rồi đó, thì bắt đầu cái ông thầy này phải đi cái chỗ khác ở chớ không có được ở cái chùa đó nữa.
(01:09:00) Mà cái ông thầy mà ở tại chùa đó làm cái vị lãnh chúng ở đó biết như vậy rồi, cái vị thầy mà đã cứu cái người chết đuối hay hoặc gặp tai nạn nào đó mà cứu cái người nữ sống rồi đó, thì cái vị thầy đó tìm cách đưa cái vị đệ tử của mình đi đến cái chỗ khác ở chớ không được ở chỗ đó nữa.
Nghĩa là cái cô này mà lấn quấn, lấn quấn đi đến đây tìm cái ông thầy mà cứu mình, hỏi riết không được thì cô này cổ buồn bã lắm, nhưng mà buồn có một hồi thôi rồi sau đó cổ hết buồn. Đó thì như vậy thì vừa cứu khổ mà vừa là giải thoát được cho người đệ tử của mình, chớ không khó lắm.
Còn Bồ Tát khi bấy giờ nắm áo, nắm tay kéo lên, không lựa chọn chỗ nào, chỉ cần sẵn lòng từ bi cứu khổ, người sống là được.
Bồ Tát thì ngon lắm, chúng ta không dám sánh Bồ Tát đâu! Bồ Tát thì ôm chỗ nào cũng được hết không có phạm lỗi, cho nên ổng ôm chỗ nào cũng được. Còn chúng ta là những vị Tỳ Kheo, những cái người mà tu Tiểu Thừa đó, nhỏ lắm, chúng ta sợ lắm, đụng tới chỗ nào là nó dính chỗ nấy hết, cho nên chúng ta phải cố gắng mà giữ gìn. Khi có hữu sự như vậy, cứu người rồi thì chúng ta rời khỏi chỗ đó.
Cũng như khi mà chúng ta có cái công chuyện gì mà chúng ta độ, thị hiện cái thần thông. Thị hiện thân thông rồi thì lúc bấy giờ chúng ta cũng rời ngay khỏi chỗ đó, đừng có để ai biết tung tích của mình nữa, vì có sự thần thông là có sự cung kính rất lớn.
Cho nên hai cái phần này, cứu người, nhất là người nữ, thì cũng phải rời khỏi cái nơi mà chúng ta ở, và thị hiện thần thông thì cũng phải rời khỏi cái chỗ chúng ta ở và mai danh ẩn tích, không để lộ tung tích nữa. Đó thì, một cái người tu sĩ của Phật giáo chân chính là như vậy.
Còn chúng ta chưa có lộ gì hết thì thư thả mà cứ ở chỗ nào cũng được hết, mà hễ lộ ra rồi thì không được. Mà hễ cứu người rồi thì cũng không được ở chỗ đó nữa, phải di chuyển ở chỗ khác, để cho con đường tu tập của mình đi tới nơi tới chốn. Còn mình ở chỗ đó là không tới nơi tới chốn nữa, và chúng ta sẽ gặp ác pháp, và con đường tu hành chúng ta sẽ bị gián đoạn.
Khi bấy giờ Đức Phật dạo đi trong nhân gian, trông thấy đống lửa bùng cháy, bảo các thầy Tỳ Kheo: “Giả sử có người nắm lửa mà rờ mó, hôn hít liền cháy da, thịt, gân, xương tiêu hết, nếu lại có người nắm con gái của họ rờ mó, hôn hít, thì hai cái sự này, sự nào hơn?”
Các vị Tỳ Kheo bạch: “Theo người đời nắm con gái của họ hôn hít là hơn. Nếu mà nắm lửa thì bị cháy da, cháy thịt, gân, xương tiêu hết, đau khổ không thể chịu được.”
Phật bảo: “Thà nắm lửa mà hôn lửa cho gân xương mình tiêu hết còn hơn. Vì sao? Vì không do nhân duyên này mà chịu đoạ trong ba đường ác.”
Nghĩa là mình nắm lửa cho nó cháy gân cháy xương mình đi mà mình không có đọa ba đường ác, còn mình nắm cô gái mình hôn hít thì cái nhân duyên này mình sẽ đọa vào trong ba đường ác mà không có thể mà thoát ra khỏi.
Đó thì trong cái giới thứ hai là như vậy, đến đây là cái giới thứ ba, quá nhiều.
3) GIỚI KHÔNG NÓI LỜI LẲNG LƠ, THÔ XẤU
(01:12:23) Giới thứ ba:
3. Giới nói lời lẳng lơ, thô xấu.
Vì sao Phật kiết giới này?
Do cái duyên trước, xưa Phật ở nước Xá Vệ, khi bấy giờ lại cũng do ông Ca Lưu Đà Di nói lời dâm dục thô xấu với người nữ là kể nói hai đường tiểu tiện, dâm dục tương đương với nhau. Các thầy Tỳ Kheo bạch Phật. Phật gọi ông Ca Lưu Đà Di quở mắng, rồi họp chúng Tỳ Kheo lại kiết giới này.
Nói lời lẳng lơ…
Tức là nói tục tĩu đồ đó.
… thô xấu như thế, nói mà rõ ràng là phạm tội Tăng Tàn. Nếu vì người nữ mà nói pháp bất tịnh hay nói luật lần lượt đến đây, như nói về nhũ…
Là vú của người nữ đó.
… nữ căn hay hoặc nhũ, hoặc nói trong chiêm bao thì không phạm.
Thật sự ra thì ở đây cứ luận là chiêm bao thì không phạm, còn mình nói, ngồi đây mình nói cái chuyện này kia nọ về cái phần hình sắc của cái phần dâm dục, và những cái lời tục tĩu, nói cái lời nói không đúng thì coi như là cái người đó phạm lỗi.
Theo Thầy nghĩ rằng cái người mà có cái tâm mà hay nói vậy là cái tâm dục họ rất mạnh. Và cái tâm dục rất mạnh thì cái người này thôi đừng có tu mà hãy về cuộc đời đi, sống với cái cuộc đời cư sĩ đi, chứ vô mặc chiếc áo này mà còn khởi tâm mà miệng nói ra thì cái ý nó tan nát hết rồi, nó không còn nữa.
Ngồi đây mà tưởng ra cái hình ảnh cái nữ căn, rồi tưởng ra cái hình sắc của người nữ khiêu dâm bằng eo, bằng vú, bằng mồm của họ, thì Thầy thấy toàn bộ là những cái người mà tu như vậy thôi đừng có đi tu theo đạo Phật đi! Đạo Phật không có chấp nhận những cái người đó.
(01:14:22) Mà cái ý mà đã như vậy rồi, tới cái miệng nói ra thì còn cái gì nữa? Đâu có còn cái gì mà tu hành nữa! Thì cái vị Tỳ Kheo này thôi xin ra đi cho rồi, chớ còn để họp chúng đuổi ra thì xấu hổ quá xấu hổ.
Nếu người nữ nói lời tục tĩu ấy, thì Tỳ Kheo nhận mà vui theo, tuy không nói ra cũng bị phạm tội hữu dư.
Nếu ở trong cõi nước mình nói lời thô ác song không phải chỗ kiêng cữ đều không phạm. Gặp những chữ cần kiêng cữ thì phải nên để ý.
Như chữ “giới” mình nói chữ “giái”, ở Nam thì nói “chiếc ghe” nhưng ở Bắc thì nói “nữ căn”, ở “Bắc Câu Lưu Châu” thì nói “Bắc Cu” thì cái đó, chữ “Cu” thì không có được nói, những cái danh từ đó mình không được nói.
Do đó thì ở đây trong giới luật, mình nói những cái từ để chỉ những cái căn - nam căn và nữ căn á - thì không nên nói, cho nó gợi lên những cái ý, cái suy nghĩ cho người khác, thì cái đó là không nên nói.
Thì ở đây là cẩn thận, bởi vì Phật nói mình phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân ý của mình. Phòng hộ miệng mình gì? Mình phòng hộ là mình đừng có nói tầm bậy tầm bạ.
Mà ở đây còn nhắc nhở cái gì? Nội cái pháp hành của chúng ta, nội cái giới hành của chúng ta là phòng hộ sáu căn là chúng ta cũng đã thấy đủ rồi, thì cái người này làm sao có những cái phạm này đâu?
Cho nên những cái giới nó dạy bằng thừa. Khi mà chúng ta học đến cái giới hành, mà trong cái giới kinh của Phật thì chúng ta thấy cái pháp phòng hộ sáu căn nó đầy đủ, cần gì phải nhắc ra như thế này, để nó thành ra cái giới bổn quá nhiều mà bằng thừa của người ta.
Người ta chỉ cần có thực hiện cái pháp phòng hộ sáu căn là người ta đã thanh tịnh được, thân, khẩu, ý của người ta quá thanh tịnh rồi, nó đâu có phạm phải!
4) GIỚI KHÔNG KHEN MÌNH ĐỂ ĐÒI CÚNG DƯỜNG
(01:16:11) 4. Giới khen mình, đòi cúng dường.
Vì sao Phật kiết giới này?
Nguyên do khi bấy giờ Phật ở trong thành Xá Vệ, ông Ca Lưu Đà Di có ý dâm dục, ở trước người nữ tự khen mình là dòng trưởng giả, tu hạnh thanh tịnh, bảo người nữ nên đem sự dâm dục ấy mà cúng dường cho tôi.
Trời ơi cái ông sư này quá tệ! Thầy thấy thôi thôi thôi, cái này là mấy ông giáo chủ rồi chớ không còn nhỏ nữa đâu!
Các thầy Tỳ Kheo hay biết việc ấy, sự tình như vậy, mới đem đến bạch Phật. Phật kêu ông Ca Lưu Đà Di quở mắng rồi họp chúng lại mà kiết giới: Đây là đòi sự cúng dường phi pháp. Nếu ở trước người nữ khen mình, nói rõ ràng thì phạm tội Tăng Tàn, nói mà không rõ ràng chỉ phạm tội Thâu Lan Giá.
Ở đây, những cái này thiệt ra thì Thầy thấy, cái người tu sĩ làm sao mà ăn nói được cái chuyện này! Chỉ có những cái tay mà kêu là mượn chiếc áo đạo mà đi tạo những cái chạy theo cái dâm dục của cuộc đời mới đi nói với những người cư sĩ, mới nói những người đời như vậy thôi, để mà gạt họ thôi, lầm tưởng thôi.
Và mấy cái bà mà kêu là thấy cái ông thầy này có tiền nè, có chùa tốt nè, mấy bả ham mấy bả mới vậy chớ còn những cái người mà đàng hoàng, người ta thấy ông thầy này là quỷ sứ chớ người ta đâu có còn tin ông ta nữa. Biểu cúng dường bằng cái kiểu đó thì thiệt ra có ông thần ác thần nó mới chứng minh cho, quỷ thần, ác thần nó mới chứng cho chớ còn ai mà dám chứng không!
Thì những cái giới này thiệt ra Thầy thấy đặt ra mà đặt chớ thiệt ra nếu mà đem vào cái kinh giới của Phật mà khép vị tu sĩ vào, mà Thầy khép rồi, những cái giới này đều là thừa, không có cái gì mà gọi là giới được hết. Người ta vô người ta phòng hộ sáu căn, người ta tu đâu ra đó hết, có đâu mà phạm giới được.
Cho nên ngày xưa, mười ba năm trời Đức Phật dạy người ta không phạm giới, không có chế giới ra, sau này mới chế giới ra. Thì đủ biết rằng trong mười ba năm đầu không có người nào phạm giới là do người ta phòng hộ sáu căn, người ta giữ gìn đâu đúng đó hết, người ta tu Chánh Niệm Tỉnh Thức, ở trong cái chánh niệm làm sao có tà niệm mà khởi nghĩ những cái tà niệm như vậy, cho nên làm sao mà có giới luật mà chế ra!
Chỉ có những người sau này không có tu đúng, không phòng hộ sáu căn, không tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, do đó mà cái tâm nó xiên xẹo, cái ý nó nghĩ tầm bậy tầm bạ mới chế ba cái giới này, nói thiệt ra bằng thừa!
Nội cái giới kinh, nội cái giới hành ở trong cái giới kinh là chúng ta đã khắc phục được con người chúng ta trở thành những người Thánh Tăng hết rồi, chớ đâu phải cần giới bổn này mới Thánh Tăng! Giới bổn này càng đưa ra bao nhiêu thì người ta lại càng thấy những cái sai phạm họ càng nhiều ra bấy nhiêu, và làm người ta đã phạm cái giới nhiều nữa.
5) GIỚI KHÔNG LÀM MAI, GẢ CƯỚI
(01:19:02) Giới thứ năm:
5. Giới làm mai, gả cưới.
Vì sao Phật kiết giới này?
Nguyên do khi xưa Phật ở núi Linh Thứu, lúc bấy giờ Tỳ Kheo Ca La khéo biết việc thế tục, vì người mà làm mai mối gả cưới. Cặp vợ chồng nào gả cưới được vừa ý mừng vui thì cúng dường khen ngợi, cặp vợ chồng nào không vừa ý thì oán trách mắng la.
Các Tỳ Kheo đem việc này bạch Phật. Phật kêu Ca La đến quở trách, rồi họp chúng Tỳ Kheo lại kiết giới.
Trong Luật Thiện Kiến nói: Nếu cha mẹ bất hòa, cha đuổi mẹ về nhà bên ngoại, sau cha ăn năn bảo con Tỳ Kheo rằng: “Tôi tuổi già hôm sớm không người hầu nuôi, nên bảo mẹ ông trở về thăm tôi!” Tỳ kheo nhận lời, bảo mẹ trở về thăm cha thì phạm tội Tăng Tàn.
Vì sao vậy?
Nếu hai vợ chồng cư sĩ tranh cãi, Tỳ Kheo khuyên dỗ hòa hợp thì phạm tội Thâu Lan Giá. Nhưng nếu vợ chồng kia không hòa hợp, hoặc ở trong tăng sự hay Phật sự có chỗ kém thiếu, vì cớ phúc sự khuyên kiến cho hòa hợp thì không tội.
Có hai Tỳ Kheo, một người có con trai, một người có con gái cùng cưới gả nhau, cả hai đều phạm tội Tăng Tàn.
Năm giới trên thuộc về ái dục: Giới thứ nhất tuy không có cảnh người nữ mà được thọ…
Giới mà làm mai gả cưới này thì Thầy thấy một cái người tu sĩ không có nên làm cái chuyện này. Bởi vì mình làm cho cái - bởi vì mình biết rõ rằng Phật nói con đường sanh tử là cái chỗ mà giữa nam nữ, mà bây giờ mình đã là người tu theo đạo Phật mà đi làm môi giới như vậy là không có được.
(01:21:03) Hầu hết là có một số quý thầy cũng hay làm môi giới, đợi cho cặp vợ chồng người ta hòa thuận nhau thì người ta cúng dường mình thế này kia, mà cặp vợ chồng người ta chẳng may là người ta có cái sự xích mích rầy rà, thì người ta nói ông mai này làm mối không có đúng này kia rồi chửi mắng ông thầy chùa, thì như vậy rõ ràng là mình làm sai, không có đúng.
Hơn nữa, dù là có đem lại cái hạnh phúc cho người ta đi nữa, mình làm môi giới thì tức là mình phải thêu dệt chớ gì?
Cái cô này cái lỗ mũi nó xẹp lép à, mình nói cô ta lại đẹp lắm thế này thế khác, cái ông kia đi cà thọt mà mình nói ổng là thế này thế khác, mình ca ngợi, để tới chừng đó người ta hỡi ôi rồi, cặp vợ chồng này thiệt là nó không ra gì hết!
Cô này thì không ra gì hết, mình nói công dung ngôn hạnh cô này đầy đủ lắm, may vá… tới chừng về nhà người ta rồi đưa miếng vải may vá không được, vợ chồng tức giận cái ông mai này thiệt ổng gạt mình chớ không…
Đó là những cái làm môi, thường thường phải nói láo, gạt người này gạt người kia. Cho nên tất cả những cái này là người tu sĩ chúng ta không có được làm cái chuyện này, phải nói như vậy. Cái thứ nhất là phải ca ngợi, phải khen cho hai người, người ta mới thích nhau, làm môi giới đó!
Cho nên trong cái giới mà cấm làm môi giới này là rất đúng. Là ông thầy chùa không bao giờ mà có thể làm cái điều này được, nghĩa là không có làm môi giới chỗ này.
Ở trong giới kinh Phật nói làm sứ giả cũng không cho nữa chớ đừng nói làm môi giới. Trong giới kinh Phật dạy rất rõ đó, không có được đem cái chuyện này mà làm môi giới chuyện kia, không có được làm môi giới làm ăn cho người khác nữa. Tất cả mọi cái đó đều là Phật cấm ở trong cái giới kinh rất rõ.
Còn ở đây cái giới này đưa ra như vậy rồi nói bào chữa rằng cái môi giới làm như vậy là không tội, như thế này thế khác, đây chúng ta nghe:
Năm giới trên thuộc về ái dục:
- Giới thứ nhất tuy không có cảnh người nữ mà được thọ lạc.
- Giới thứ hai do thân nữ mà thọ dục lạc.
- Giới thứ ba do lời nói thô xấu, nhân tốt xấu bất tịnh, đương nhiên sẽ chiêu cảm quả bất như ý.
- Giới thứ tư do khéo phương tiện mà cầu dục lạc.
- Giới thứ năm vì dục lạc của người mà ở trong đó nhận sự cúng dường cầu y thực.
Cái giới thứ năm là cái giới làm môi giới này, thì theo Thầy nghĩ thì nó không - bây giờ như cha mẹ mà rời nhau, thì vị Tỳ Kheo - tự cha mẹ mình, mình lìa khỏi gia đình rồi thì mình không có quyền mà gọi cha gọi mẹ mình để làm môi giới cha mẹ mình sống lại, cha mẹ mình tự giải quyết lấy.
Thì bây giờ ổng già rồi, mà ổng giận vợ ổng, ổng đuổi bả đi đi, thì bây giờ vấn đề đó thì mình tu hành rồi, mình không còn dính dấp nữa. Mình phải nhìn đó là cái nhân quả chớ!
(01:23:45) Còn cái này mình về mình gọi mẹ mình bây giờ phải về sống với cha mình bằng cách này bằng cách khác, thì như vậy thay vì mẹ mình mà rời khỏi cha mình rồi thì mình khuyên mẹ mình nên tu hành bằng cách này bằng cách khác thì tốt nhất. Còn cha mình mà rời khỏi mẹ mình thì mình nên khuyên cha mình nên tu hành tốt nhất.
Để rồi ông bà sống với nhau bằng cái - mặc dù là trong cái tình dâm dục thì già cả rồi không có đi nữa, nhưng mà cái tình mà có thể nói rằng cái con người nó còn những cái - nó nối tiếp nhau những cái tình cảm.
Cho nên chúng ta ngay đó chúng ta đem Phật pháp, cái trường hợp xảy ra chúng ta đem Phật pháp mà giúp cho ông bà lo cái vấn đề tu hành vượt thoát sanh tử thì phải quý hơn không?
Cái trường hợp xảy ra là trường hợp rất quý, thế mà chúng ta không biết lợi dụng đó mà để kêu ông bà trở về sống với nhau, thì cái điều đó là cái điều không có phải, mà cái điều đó cũng là cái điều làm môi giới cho sống trở lại trong cái cuộc tình, cái tình thường, thường tình nhỏ mọn của cái thế gian, nó không có đúng cách.
Cho nên cái người tu theo đạo Phật mà khi hiểu biết thì ngay cái trường hợp đó xảy ra thì chúng ta giúp cho cha mẹ chúng ta tiến bước trên con đường tu tập, mà không có để kẽ hở, để cho cha mẹ mình còn trở lại cái tâm tánh thường tình của thế gian nữa, lấy cái hoàn cảnh đó mà chúng ta giúp cho cha mẹ vượt thoát ra.
6) GIỚI KHÔNG LÀM NHÀ QUÁ LƯỢNG
(01:25:02) Giới thứ sáu:
6. Giới riêng làm nhà quá lượng.
Vì sao Phật kiết giới này?
Do duyên xưa Phật ở trong núi Linh Thứu thành Vương Xá, cho các Tỳ Kheo làm phòng nhà riêng. Khi bấy giờ có Tỳ Kheo ở nước Khoáng Dã nghe Phật hứa cho liền riêng làm nhà lớn, công lực rất nhiều nên thường đi cầu xin cư sĩ. Lại có một Tỳ Kheo nữa…
Nghĩa là nhờ các người cư sĩ trông nom để mà xây cất những cái chòi lớn đó, những cái nhà lớn để cho mình ở tu tập đó.
Lại có Tỳ Kheo nữa muốn cất phòng nhà lớn, tự mình đốn cây, ông thần cây mất chỗ nương tựa đến bạch Phật.
Khi đó ngài Đại Ca Diếp đến trong thành Khoáng Dã, các cư sĩ xa xa trông thấy đều tự trốn tránh. Ngài hỏi ra mới biết duyên cớ, đem bạch Phật. Phật mới gọi hai Tỳ Kheo ấy đến quở trách rồi họp chúng Tỳ Kheo mà kiết giới.
Bây giờ chúng ta thấy nè, hầu hết là có một số cư sĩ về đây nói với Thầy như thế này dây: Bây giờ chúng con mà thấy quý thầy đi quyên cất chùa, chúng con trốn muốn chết đi!
Thì giống như là ông Ca Diếp mà đi vào thành đó, mà mấy người cư sĩ thấy ông Ca Diếp là hoảng hồn, không biết chừng mấy ông này ổng đi đây ổng xin cây xin đồ mình cất nhà nữa đây! Thấy tu sĩ là người ta hoảng sợ à!
Cất chùa, chùa chưa có hư mà nó cũ cũ vậy thôi chớ chưa có gì hết, mà lo xin tiền, quyên xin tiền này kia để mà cất chùa một hai tỷ bạc. Cho nên hầu hết một số cư sĩ bây giờ gặp quý thầy mà xách cái bị mà đi quyên tiền cất chùa là họ đã trốn à!
Thấy cái người tu sĩ mà bước vào nhà họ đó, thì bắt đầu họ hỏi, cái người chồng hay hoặc là người vợ hỏi mấy cái người đầy tớ trong nhà: Ông thầy đó làm sao? Ổng có mang cái túi không? Hay hoặc là ổng có mang cuốn sổ gì không? Hỏi cho biết coi phải ông thầy có phải họ đến xin tiền hay hoặc họ đến họ làm gì.
Hỏi rồi cái nghe mà biết ông thầy đó, sai người đầy tớ hỏi: “Thầy đến có chuyện gì?” Nói: “Đến xin góp mà để cất chùa” - thì bắt đầu vợ chồng đi tìm cái lô khác trốn, nói rằng vợ chồng không có ở nhà, để chiều hay mai gì mới có. Đó là những cái người cư sĩ mà hiện bây giờ họ rất sợ quý thầy của chúng ta là vậy, trong cái trường hợp này.
(01:27:16) Hầu hết quý thầy muốn cất là đi quyên đi góp thôi tùm lum tà la hết, làm cho người ta nghèo khổ người ta lại nghèo khổ hơn, mà trong khi cái chùa của mình chưa phải là dột nát gì hết. Đó là những cái đau khổ.
Và cũng chính vì cái chỗ này, mà đọc đến chỗ này Thầy thấy ông Ca Diếp vô thành đi khất thực thôi, mà người ta thấy là người ta trốn hết, người ta không dám lại gần ổng, biết đâu ông này cũng như mấy ông kia vậy! Cho nên ông Ca Diếp về mới bạch Phật, Phật mới kêu hai cái vị Tỳ Kheo này, mới kiết giới.
Theo lượng Phật chế: Am, thất, cốc bề dài 12 gang tay Phật, bề ngang 7 gang Phật. Một gang của Phật so bằng ba gang của người thường…
Tay của Phật chắc dài quá! Tay này không biết là dài như thế nào mà nghe ghê thiệt chớ không phải chơi! Bàn tay chắc phải vai vậy!
… nên ở trên núi Linh Thứu, cái cốc của Phật có hai mét rưỡi vuông.
Nghĩa là bề này hai mét rưỡi, bề kia hai mét rưỡi thôi.
Còn cốc của ông A Nan thì có hai mét hai vuông.
Nghĩa là vuông vức á, tương đương cũng như là, gần như là cái thất của mình đó các con, cũng cỡ khoảng độ hai thước rưỡi, hai thước hai, hai thước tư vậy thôi.
Tăng phòng ở tại Lộc Uyển thì có hai thước bảy.
Cái tăng phòng mà có hai thước bảy à!
Chỗ có nạn các thú dữ cho đến nhiều ổ kiến, thì chỗ đó là bốn phía nhà xe cộ qua lại ồn náo, quanh lánh không thường. Nếu không được tăng chỉ chỗ làm mà làm quá lượng thì phạm tội Tăng Tàn. Nhưng nếu mà vì Phật, vì tăng cất giảng đường, cất thảo am, am lá đủ dung thân thì không phạm.
Cất nhỏ thì không phạm mà cất lớn thì phạm hết. Đó thì như vậy là trong cái thời Đức phật mà giới luật này chế ra như vậy thì Thầy thấy có thể nó hợp mà có thể nó cũng thừa.
(01:29:15) Thầy thấy một vị tu sĩ mà ở cái cốc cỡ hai mét rưỡi, hai mét hai này nó cũng thừa, chỉ bằng chừng hai tấm tôn là chúng ta đục mưa đục nắng được rồi. Nghĩa là tấm tôn dài vầy, tấm tôn vầy là cái bề ngang chúng ta ngồi thiền được, cỡ chừng tám tấc bề ngang đó là đủ rồi, còn rộng quá thì thôi.
Trời mưa gió thì chúng ta ngồi thiền, tu Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt, rồi tu cái định hơi thở, thì trời mưa, còn trời nắng ráo thì chúng ta đi kinh hành tu Chánh Niệm Tỉnh Thức thì nó quá tiện rồi, có gì đâu. Thì do nắng ráo thì mình tu cái này, mưa gió mình tu cái kia, có gì đâu.
Và đồng thời như vậy nó cũng không hao tốn mà cất nó cũng dễ nữa, nó chỉ có hai tấm tôn mình lợp lên, thì cái nhà nó vừa, khoảng độ bề ngang một thước à, bề dài thì hai thước là đủ mình nằm thôi. Một thước thì mình nằm đâu có đến nỗi hẹp, cho nên Thầy thấy như vậy là gọn.
Thất của mình đó là cũng hơi rộng đó các thầy. Bởi vì nó rộng quá mình thấy bằng thừa, mà thừa thì nó cũng hao tốn chớ không phải là không hao tốn. Nó thoải mái cho mình chút thôi chớ nó cũng không gì.
Cho nên thậm chí như Thầy chui vào cái hang Thầy ở cũng bình thường thôi có gì đâu, nó cũng như cái thất của mình vậy chớ có gì đâu. Hang hẹp nó cũng vậy mà hang rộng Thầy thấy cũng vậy thôi. Có nhiều khi nó rộng quá Thầy sợ rắn rít ở xa nó lại cắn Thầy nữa, còn nó hẹp hẹp thì mình quan sát kỹ thì mình cũng không sợ, còn nó rộng quá mình đâu có quan sát hết. Đó, thì nếu không được…
Cho nên khi mà cất rộng quá thì chúng ta cũng thấy hao tốn, do đó cái giới này chế ra thì thấy cũng đúng cách chớ không phải là không đúng cách. Cho nên cái giới làm nhà thì không quá cái lượng, phải nhỏ hẹp, nó gọn, nó không hao tốn của đàn na thí chủ. Vì mình không có làm ra tiền, mình xin họ.
Nhiều khi Thầy thấy họ cất cái thất y như cái biệt thự vậy, mặc dù là bằng lá đi nữa, bằng lá dừa đi nữa mà Thầy thấy quý thầy cất những cái thất Thầy thấy quá đẹp: Nó có sàn ở trên, rồi có thang đi lên, rồi ở trên có mái che, rồi làm đủ cách, kiểu cách quá đẹp.
Thầy chỉ nói rằng cất làm sao mà cho nó gọn là chúng ta ở đừng mưa gió, đừng có nắng là được, chúng ta ở trong đó đừng ướt là được rồi, chớ đừng có làm đẹp làm gì hết. Đời còn gì đẹp nữa? Các pháp đều vô thường, có gì tốt đẹp đâu! Mà nhiều khi cái thất của các thầy Thầy thấy làm quá đẹp.
7) GIỚI KHÔNG LÀM NHÀ LỚN, KHÔNG CÓ TỲ KHEO CHỈ CHỖ LÀM
(01:31:32) 7. Giới làm nhà lớn, không Tỳ Kheo chỉ chỗ làm.
Vì sao Phật kiết giới này?
Do duyên xưa Phật ở trong vườn của trưởng giả Ni Câu Luật nước Câu Thiểm Di. Khi bấy giờ vua Ưu Điền cùng Tôn giả Xiển Đà là bạn thân nhau nên tùy ý tha hồ làm nhà lớn.
Gần thành có cây thần Ni Câu Luật, người ngựa đi qua lại phần nhiều đều dừng nghỉ ở dưới cội cây đó. Xiển Đà liền đốn cây đại thọ ấy mà làm nhà lớn, các cư sĩ thấy vậy chê hiềm. Các Tỳ Kheo nghe đem chuyện ấy bạch Phật. Phật họp chúng lại mà kiết giới này.
Giới đây tự vì mình mà làm nhà lớn, mà không mời Tỳ Kheo chỉ định chỗ làm để tránh chỗ có nạn, có ngại, nên phạm tội. Giới này cũng là một giới thứ sáu nhưng chỉ khác là làm nhà lớn, quá lớn.
Đó là cái giới mà Phật cấm là không có cho làm cái nhà lớn, mà không có được tự ý. Khi mình muốn làm cái nhà nào đó thì mình phải hỏi chúng Tỳ Kheo, phải hỏi Phật, để rồi chúng Tỳ Kheo hay Phật chỉ định làm cái chỗ nào cho xứng hợp.
Về chỗ đông người mình làm cái thất làm sao mình tu? Mình chỉ ở đó để mình đón danh đón lợi, đón sự cúng dường cho nó tiện lợi, thì cái chuyện đó là hầu hết là chúng ta thấy cái chỗ nào có Phật tử đi trẩy hội đồ đó, thì nơi đó thì chúng ta đến tu hành, coi chừng mấy ông thầy đó nó thuộc về những cái loại mà cất nhà lớn, phạm cái giới cất nhà riêng, cất nhà lớn này, thì nó không đúng.
Bây giờ chúng ta chuẩn bị ăn cơm./.
HẾT BĂNG