27 - NGHI LỄ QUY Y TAM BẢO
GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐẠO PHẬT 27 - NGHI LỄ QUY Y TAM BẢO
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1997
1- SÁU BẬC QUY Y TAM BẢO
(00:00) Quy y Tam Bảo có năm bậc:
Đó thì bây giờ, lần lượt rồi Thầy mới phân ra cho các thầy thấy rằng nó như thế nào chớ nói suông suông không thì các thầy không rõ đâu. Cho nên quy y Tam Bảo có năm bậc.
1. Phiên Tà Tam Quy:
Nghĩa là:
Đầu tiên tiến vào cửa Phật.
Cái 1. Phiên Tà Tam Quy có nghĩa là đầu tiên mình bước vào cửa Phật đó, đó là quy y Tam Bảo đó, gọi là phiên tà. Thì quy y Tam Bảo nó có cái bước đầu, rồi nó có tới nữa:
2. Ngũ Giới Tam Quy;
Đó:
Sau khi tin Phật thọ thêm Ngũ Giới.
Nghĩa là bây giờ đó, đầu tiên là cái cửa cổng mình đi vào cái cửa nhà Phật thì nó là Tam Quy, đó gọi là - cái danh từ của nó gọi là phiên tà Tam Quy - theo trong kinh sách luật thì nó có những cái tên nó như vậy - để chỉ cho chúng ta mới bước đầu.
Và cái bước thứ hai chúng ta bước tới nữa đó là Ngũ Giới Tam Quy. Như là chúng ta thọ Ngũ Giới đó, thì Ngũ Giới nó nằm ở trong Tam Quy cho nên gọi là Ngũ Giới Tam Quy, các thầy hiểu chưa? Đó.
Còn phiên tà đó nghĩa là bắt đầu, sự bắt đầu của chúng ta tức là bắt đầu Tam Quy. Cho nên đầu tiên tiến vào cửa Phật đó là cái danh từ của nó gọi để chúng ta thấy rằng chúng ta bắt đầu vào đạo Phật thì chúng ta phải bắt đầu Tam Quy.
Kế đó thì chúng ta phải Ngũ Giới Tam Quy, thì từ Tam Quy nó lưu xuất ra Ngũ Giới, cho nên chúng ta phải thọ Ngũ Giới, đó là quy y Ngũ Giới. Sau khi tin thọ Phật thì chúng ta thọ thêm Ngũ Giới.
3. Bát Giới Tam Quy;
Là tức là Thọ Bát Quan Trai đó, các thầy thấy chưa?
Lẽ ra ở chỗ này thì chúng ta nên thêm cái chỗ này nó đúng, bởi vì theo Thầy thấy là cái chỗ này - cái Bát Giới Quan Trai là cái chỗ mà cái người cư sĩ người ta tập theo cái hạnh của người tu sĩ, cho nên người ta thọ một ngày đêm đó - các thầy nghe trong chùa mà hay dạy chúng ta thọ Bát Giới Quan Trai đó - thì đó là tập luyện để mà chúng ta bước qua cái giai đoạn thứ hai, cái lộ trình thứ hai.
Thì cái chỗ này theo trong kinh sách nó là thứ ba thì Thầy thấy, Thầy cũng viết ra đây để cho đúng, nhưng mà Thầy sửa lại, Thầy thấy nó không đúng. Là vì ở trong cái vai trò, cái lộ trình của người cư sĩ thì nó phải thọ Thập Thiện Tam Quy nó mới đúng. Bởi vì Thập Thiện là mười cái pháp lành rồi mới có thể Thọ Bát Quan Trai mới đúng, thì nó như vậy mới đúng.
Vậy cho nên quý thầy nên sửa lại là cái thứ ba đó là:
3. Thọ Thập Thiện Tam Quy;
Là trau dồi Thập Thiện đó, bởi vì cái người cư sĩ phải là thọ Thập Thiện để mà trau dồi. Khi mà Ngũ Giới rồi thì tức là Thập Thiện, nó phải đúng chớ.
Rồi bắt đầu chúng ta mới Thọ Bát Quan Trai thì chúng ta mới tập dần để mà chúng ta bước vào cái lộ trình thứ hai, để mà trở thành người tu sĩ. Thì Thọ Bát Quan Trai là một ngày, một đêm là tập cái hạnh của của người Sa Di đó, cho nên nó mới có Bát Quan Trai nè.
(03:06) Đó thì như vậy Thọ Bát Quan Trai là:
4. Bát Quan Trai Tam Quy;
Là thứ tư, còn Thập Thiện Tam Quy là thứ ba. Đó thì Thầy sửa lại, đổi lại cho nó đúng cái vị trí của nó.
Tới cái thứ năm là:
5. Thập Giới Tam Quy;
Đó là Sa Di, Sa Di Ni đó, thọ mười giới đó, tức là cái thứ năm này bắt đầu qua cái lộ trình thứ hai của tu sĩ rồi đó, nghĩa là cái người mà xuất gia rồi đó, ly gia cắt ái rồi đó.
Rồi thứ sáu thì:
6. Cụ Túc Giới Tam Quy.
Cũng từ Tam Quy đó mà sanh ra cụ túc giới cho nên Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni vâng thọ đại giới - bây giờ mà thọ đại giới đó, là 250 giới, 348 giới đó, là Cụ Túc Giới Tam Quy đó.
Đó là quy y Tam Bảo ở đây nó có sáu cái bậc chớ không phải năm bậc, mà nó có sáu cái bậc.
Bởi vì Thập Thiện Tam Quy mà ở trong kinh sách giới thì nó chỉ có để năm thôi, là nó năm bậc, cho nên Thầy thấy Thập Thiện Tam Quy họ không có viết, tức là họ đã bỏ. Họ đã bỏ trong cái vai trò của cái lộ trình của người cư sĩ thì cái đó là cái sai, cho nên họ bỏ ra.
Thì Thập Thiện Tam Quy nó rất là rõ ràng cái pháp thiện mà người cư sĩ cần phải thực hiện trong cái đời sống của họ, họ mới biết thiện, biết ác mà họ sửa mình chớ, còn nếu không biết thiện, biết ác làm sao họ biết đâu mà họ sửa?
Đó, thì cho nên ở đây Thầy thêm một cái phần Thập Thiện Tam Quy là nó có sáu cái điều kiện quy y Tam Bảo, nó có sáu cái bậc như vậy. Sáu cái bậc là sáu cấp bậc mà tu hành theo đó mà có thể phân chia ra cấp bậc mà chúng ta tu hành, nó mới đúng.
Tại sao mà Thầy dám thêm, Thầy dám bớt? Là tại vì Thầy thấy cái lộ trình của giới kinh nó rõ ràng lắm, cho nên Thầy nắm giới kinh mà Thầy biết cái chỗ nào, đi chỗ nào đúng, chỗ nào sai.
Còn cái giới bổn nó bỏ như vậy, nếu mà một người cầm giới bổn không thì chắc chắn là phải tin có năm thôi à, có năm bậc chớ không thể nào mà nói sáu bậc được.
Nhưng mà nằm trong giới bổn Thầy thấy rõ ràng là khi bước qua cái giới hạnh đó, thì Phật nói cái mười - bước qua cái giới hạnh mà tu tập thì Đức Phật dạy cái Thập Thiện này rất rõ: Về thân thì nó có ba hành động nè, rồi khẩu nó có bốn nè, rồi ý nó có ba tham, sân, si nè, thì đó là Thập Thiện rồi.
Do đó mà trong cái giới kinh Phật nhắc tới nhắc lui cái Thập Thiện rất nhiều, mà trong cái giới bổn thì làm như người ta quên đi, người ta bỏ cái Thập Thiện đi, đó là người ta đã coi thường Thập Thiện, mà người ta sơ sót người ta không thấy.
Cho nên ở đây Thầy dựa vào giới kinh mà Thầy thêm vào cái chỗ này, chúng ta mới thấy rằng quy y Tam Bảo nó có sáu bậc chớ không phải là năm bậc như ở trong kinh giới nói.
2- HIỂU TAM QUY KHÔNG ĐÚNG LÀM UỔNG PHÍ ĐỜI TU HÀNH
(05:57) Tam Quy chẳng những là căn bản của tất cả giới mà còn là căn bản của sự tu tập hàng ngày của tiền đồ Phật giáo. Tam Quy là gốc sanh ra Phật pháp, cho nên Phật giáo Nam Tông xem Tam Quy rất quan trọng, họ xướng Tam Quy bằng danh từ suông để hành trì.
Họ xem cái sự Tam Quy đó quan trọng lắm, cho nên khi mà họ xướng lên để mà thọ Tam Quy, nó có cái vẻ trịnh trọng lắm, nhưng mà đó là bằng những danh từ suông.
Và cũng xướng Tam Quy mê tín để khấn nguyện cho người.
Nghĩa là Thầy nói bên Nam Tông họ xướng cái Tam Quy đó nó có nhiều cách, nó xướng suông để làm cho cái vẻ long trọng của cái cuộc lễ Tam Quy đó.
Ở đây Thầy chỉ - Thầy không có được nghiên cứu nhiều ở bên nước nó, Thầy không có dịp đi để mà xem thọ cái Tam Quy nó như thế nào, nhưng mà dựa vào những kinh sách người ta nói, thì Thầy chỉ dựa vào đó Thầy nói ra ở chỗ này để chúng ta thấy được là họ làm cái lễ thì nó có nghiêm trang lắm, nhưng mà họ xướng lên thì đó là cái danh từ suông thôi.
Bằng chứng là tại vì - tại sao chúng ta biết là danh từ suông? Nếu mà một cái người mà nó có đi vào cái thâm tâm Tam Quy thì nó không có thể nào thực hiện cái ác pháp của nó mà cầm súng, cầm dao giết người như vậy.
Đó là cái thứ nhất, bằng chứng để chúng ta thấy cái hiện tại, chớ không thể nào chúng ta dựa vào cái hình thức tôn trọng trang nghiêm đó mà cho rằng nó là thiện pháp đâu.
Cho nên qua cái hành ác của họ thì chúng ta chứng minh rằng cái Thọ Tam Quy đó là cái hình thức suông, không có gieo được trong tâm hồn của họ một cái thiện pháp, cho nên họ dám cầm súng, cầm dao, cầm rựa họ giết người một cách rất là tàn nhẫn.
Và cũng xướng Tam Quy mê tín để khấn nguyện cho người.
Nghĩa là xướng Tam Quy lên cũng như mình nói là Tam Quy gia hộ cho mình thế này, thế khác, đó là cách thức của họ.
Vì vậy đó mà ở Việt Nam Đại Thừa của chúng ta cũng vậy, khi nói đến Tam Quy là cứ nói Tam Quy gia hộ đó.
Đó là cái lối dạy người mà khi thọ Tam Quy có hình thức mê tín trong đó, làm cho người ta mất cái - thấy thiện pháp ở trong Tam Quy, mà người ta thấy có cái vẻ trịnh trọng bằng cách này, bằng cách khác qua cái hình thức đó làm cho người ta hăng máu hơn chớ còn người ta không có thiện pháp được.
Vì thế tu sĩ Nam Tông hành Tam Quy bằng miệng lưỡi, đời sống họ chẳng giống Phật chút nào: Ăn uống phi thời, ăn thịt chúng sanh, dựa vào các bộ luật, phi luật của người đời sau nên không có giới lý rõ ràng, giới hành rõ ràng.
Nghĩa là cái giới lý của họ nó không có rõ ràng, nó phá chỗ này nó chắp chỗ kia, nó không có rõ ràng.
(09:00) Giới hành cũng không có rõ ràng…
Nghĩa là nó không có cái giới hành nữa.
… làm cho người tu thiền Nam Tông sanh ra các loại thiền ngớ ngẩn, chẳng biết cách thức nhập định như thế này, như thế khác, tự kiến giải ra loại thiền Minh Sát Tuệ…
Đó thì quý thầy có đọc cái thiền Minh Sát Tuệ không? Phật dạy: “Hít vô tôi biết hơi thở vô. Thở ra tôi biết hơi thở (ra).” Ông ta dạy biểu phình, xẹp, phình, xẹp, nếu mà cứ tập trung cái bụng mà phình lên, xẹp xuống kiểu này, ít bữa cái bụng nó thành cái trống chầu vầy nè, để cho mấy ông làng, ông xã họ đánh đặng mà rước thần! Rồi tu chẳng tới đâu hết, rồi cái minh sát ra, minh sát là vô thường, khổ, vô ngã.
Đó là những cái mà không hiểu được cái đường lối của đạo Phật, cho nên từ cái chỗ tu ức chế tâm bằng cách nương theo cái bụng lên xuống gọi là phình xẹp, phình xẹp đó, phình xẹp riết chắc là nó thành cái trống.
Cho nên do những cái không hiểu Phật pháp rồi dựa vào những cái kiến giải quá tầm thường - mà những cái bài kinh của Phật bên Nam Tông họ viết rất nhiều, kinh sách họ đâu có phải như mình đâu, bán đầy chợ đầy búa hết, loại nào cũng có hết!
… lấy Định Vô Lậu và Định Niệm Hơi Thở câu hữu không đúng cách; lấy Tứ Niệm Xứ làm thiền quán sai, chẳng rõ trong Tứ Niệm Xứ có ba tướng: Nhân tướng, hành tướng và đặc tướng, biến Tứ Niệm Xứ thành loại thiền quán sai bét.
Họ chẳng biết Tứ Niệm Xứ là niệm lực, mà còn niệm thì làm sao gọi là thiền? Vậy mà họ gọi Tứ Niệm Xứ là “trái tim thiền định”.
Đó họ đặt cái tên của Tứ Niệm Xứ là “trái tim thiền định”, quý thầy nghĩ sao? Mà Tứ Niệm Xứ là còn niệm làm sao gọi là thiền định? Họ hiểu như thế nào?
Người ngu si không thấu rõ giới hành của Phật, biến giới hành thành pháp môn thiền định điên khùng, cho nên không thể nhập được Bốn Thánh Định của đạo Phật.
Đó thì bằng chứng các thầy thấy: Có những vị thiền sư của Nam Tông họ tu, họ rút vô rồi họ nhả ra, rút vô, nhả ra, rồi họ nghe trời sét hay hoặc là đại địa này nó nổ bùng lên hết, rồi bắt đầu họ chứng ngộ, chứng theo kiểu Thiền Tông đó. Tu thiền của Phật giáo Nguyên Thủy mà họ chứng riết thành Thiền Tông hết ráo!
Đó thì, những cái trạng thái và những cái bài pháp của họ qua những kinh nghiệm họ để lại, những cái lời tự thuật của họ, của những vị thiền sư này, Thầy được đọc Thầy thấy toàn là thứ không hiểu Phật pháp, kiến giải ra tu hành.
Phật dạy cái lộ trình thiền định như thế nào để đi đến đó? Họ không chịu ly dục, ly bất thiện pháp, họ không chịu rời ăn thịt máu chúng sanh, mà họ làm sao họ ly được cái ác pháp được không?
(12:07) Cho nên làm sao – cái ác pháp ngay trong miệng họ, họ nuôi cái tà mạng họ bằng xương máu chúng sanh, mà họ gọi là họ ly, ly cái gì? Mà Phật dạy ly dục, ly bất thiện pháp - là ác pháp chớ gì, mà hàng ngày họ ăn những cái ác pháp làm sao họ ly? Mà họ không ly thì làm sao mà có định được?
Cho nên ba cái định này đều là ba cái định tưởng của họ, họ tưởng ra họ vẽ ra, họ dạy, bây giờ kinh sách họ ở bên nước họ mà đem qua Việt Nam bán đầy chợ, thử hỏi quý thầy có kinh đó không?
Nào là “trái tim thiền định”, nào là thiền Minh Sát Tuệ, ở trong chùa nào của mình bây giờ cũng có hết chớ đừng nói! Bây giờ cư sĩ các con cũng có nữa, coi như là các con cũng đọc nhàu hết mấy cái thứ đó rồi chứ không phải là không.
Còn bao nhiêu nó đặt ra, nào là thiền quán ba mươi mốt, ba mươi tám ngày gì, nội tu ba mốt ngày là nhập định. Trời ơi! Thiền gì mà nhập mau dữ vậy? Nói sao mà nói vọng ngữ đến cái mức cái độ Thầy không ngỡ được, phật Pháp gì mà - cái chuyện mà dạy kỳ vậy!
Nội cái ly dục, ly bất thiện pháp không, nhập cái Sơ Thiền không gần chết người ta rồi. Hở hở ra chút thì nó ham muốn cái này, hở hở ra chút thì nó sanh ra ác pháp, nó giận hờn, nó thương ghét đủ thứ ở trong này. Biểu ly có bây nhiêu đó mà ly không được còn ở đó mà nhiếp tâm, mà định cái gì?
Đó thì, nói cho hết để cho quý thầy thấy được cái con đường Phật pháp bây giờ nó lộn xộn, nó ngào xà ngầu hết, nó không có cái - đầu nó chẳng ra đuôi, đuôi chẳng ra đầu!
Che giấu sự vô minh, họ bảo đời mạt pháp không ai nhập định được.
Họ không nhận ra được định là do ly dục, ly ác pháp mà tâm có định. Vì thế, mọi pháp hành thiền định của họ toàn là thứ ức chế tâm và nén tâm cho nên tu hành chẳng đi đến đâu, rất uổng phí đời tu hành, rồi đây sẽ sa địa ngục cả đám để trả nợ máu xương của chúng sanh.
Luật nhân quả không tha từ một ông nào. Phước hết thì họa đến, sanh thiên còn phải đọa xuống địa ngục huống là các ông!
Đó thì ở đây Thầy nói như vậy để cho quý thầy biết rằng Phật giáo bây giờ nó không có cái lối mà chúng ta hiểu biết với các ông thầy này đâu. Bên Nam Tông cũng như là bên Bắc Tông của chúng ta chẳng ai mà có thể nói rằng…
Thầy không phải hơn ai hết, nhưng mà phải dựa vào trong kinh sách của Phật Nguyên Thủy hẳn hòi gốc nói ra, chớ Thầy không có hơn ai hết. Nhưng mà Thầy nói là Thầy nói qua cái chỗ mà Thầy đã có cái kinh nghiệm biết được cái chỗ đó.
Từ mười năm ở trong giữ gìn giới hạnh nghiêm túc, cho đến ngày hôm nay được những chút đỉnh thiền định làm chủ được cái sống chết của mình, Thầy mới dám nói lời này. Nếu không được vậy, chẳng dám nói ai hết!
Vì mình nói như vậy, mình biết mình có đúng hay sai? Mình có làm được không, đây rồi mình sa xuống địa ngục làm sao? Nói người ta mai mốt mình ngáp gió, mình nằm đó mình lăn lộn ở trên giường bệnh chúng nó cười mình á, còn bây giờ mình làm được mình dám nói.
Mình dám nói để rồi mai mốt mình có chết đi thì người ta cũng thấy: “Ông thầy này ổng nói được chớ ổng cũng làm được đây!” - người ta còn tin chút, mình nói đúng.
Còn không khéo mình nói cho dữ đi rồi tới chừng đó nhăn răng, méo miệng, hả họng, người ta chở vô nhà thương mổ xẻ từng tấm da, lúc bấy giờ người ta cười á!
Phải biết cái chỗ nói mình nói chớ, mình nói mình phải làm sao cho được mình mới dám nói. Nói mà nó mạnh như thế này mà làm không được chúng còn xé xác mình nữa: “Ông nói giỏi, bao nhiêu ông thầy vô nhà thương, ổng nói giỏi bây giờ ông làm đi coi coi, tui đập ông đó chớ!”
Phải không? Đó là cái hẳn nhiên, bởi vì nhân nào thì quả nấy à. Mà mình nói mình làm được, chẳng sợ ông nào hết!
3- NGHI LỄ QUY Y TAM BẢO
3.1- TÌM BẬC THẦY THANH TỊNH ĐỂ XIN QUY Y TAM BẢO
(15:35) Sau khi chúng ta đã có khái niệm…
Bây giờ đây, về phần:
1. Quy y Tam Bảo như thế nào?
Đây là đặt thành cái đề mục của nó.
Sau khi chúng ta đã khái niệm hiểu biết về quy y Tam Bảo rồi thì phải nên quy y Tam Bảo.
Nghĩa là mình đã hiểu được cái khái niệm của quy y Tam Bảo rồi, như Thầy đã nói quý thầy đã hiểu rồi, thì bắt đầu bây giờ quý thầy mới quy y Tam Bảo.
Nghĩa là khi bây giờ quý thầy đã quy y Tam Bảo rồi, nghĩa là quý thầy đã có những vị thầy quy y Tam Bảo rồi, nhưng bây giờ quý thầy thấy rằng quý thầy theo ông thầy đó quy y Tam Bảo không đúng cách, quý thầy có thể xin quy y Tam Bảo lại chớ không có lỗi lầm gì hết.
Bởi vì ông thầy đó không có đủ cái sức đại diện mà quy y Tam Bảo cho quý thầy đâu. Người ta không có dẫn quý thầy đi vào thiện pháp mà người ta dẫn quý thầy đi vào ác pháp, qua cái hành động sống của họ tức là họ sẽ dẫn quý thầy vào ác pháp.
Cho nên chúng ta từ giã mấy ông thầy đó đi, đi tìm những cái bậc nào mà nó đủ thanh tịnh, nghiêm túc như Tam Bảo để đứng ra làm cái lễ cho chúng ta quy y thì chúng ta hãy chọn những bậc thầy đó mà làm thầy của mình.
Thầy nói đây không có nghĩa là quý thầy xúm lại quy y với Thầy đâu, Thầy ẩn bóng rồi, đừng có mong mà tìm Thầy nữa!
Bởi vì nếu mà Thầy nói ra để cho quý thầy tập trung về Thầy mà quy y làm đệ tử của Thầy tức là Thầy còn danh, còn lợi đó. Cho nên Thầy đề nghị là khi mà Thầy nói ra tất cả những cái này rồi thì quý thầy khó mà tìm Thầy mà làm thầy quy y với Thầy đâu!
3.2- THỜI ĐỨC PHẬT KHÔNG CÓ NGHI LỄ QUY Y TAM BẢO
(17:00) Để nghi lễ quy y Tam Bảo lúc Đức Phật còn tại thế, người quy y Tam Bảo không có…
Lúc mà Phật còn tại thế thì:
… người quy y Tam Bảo không có dùng cái nghi lễ.
Nghĩa là trong kinh nó diễn tả cái này rất rõ ràng, nghĩa là không phải dùng cái lễ gì hết.
Như người đệ tử đầu tiên quy y Tam Bảo với Đức Phật Thích Ca là cha của Da Du Già, ông chỉ ở trước Phật nói lên, phát lên ba lần như thế này: “Con nay quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, cúi xin Thế tôn nhận con làm Ưu Bà Tắc!”
Đó là ông nói ba lần như vậy, ông quỳ xuống trước Đức Phật ông nói ba lần vậy: “Xin Đức Thế Tôn nhận con làm Ưu Bà Tắc!”
Vì Đức Thế Tôn là nhất thể Tam Bảo cho nên ông đứng trước Đức Thế Tôn mà xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
Đó thì, các thầy - mà khi nói lên là sau khi ông được nghe một cái bài pháp chớ không phải đơn giản đâu. Cái bài pháp đó nó làm cho ông thấm thía được cái cuộc đời của ông, ông thấy chỉ có ba ngôi Tam Bảo là thiện pháp, đem cái đời sống ông giải thoát mà thôi, từ đó ngộ được cái lý sâu sắc cái bài pháp đó.
Cho nên thường thường chúng ta đọc kinh, hầu hết là người ta - những người cư sĩ - họ chưa có cắt lìa được, họ chưa có xuất gia được, thì họ xin là làm Ưu Bà Tắc hay là Ưu Bà Di. Ưu Bà Tắc là nam, Ưu Bà Di là nữ.
Cho nên đây là cái ông này, ổng là Ưu Bà Tắc tức là nam, còn cái người nữ mà xin Phật làm cư sĩ nữ thì gọi là Ưu Bà Di. Đó Thầy phân biệt nó, bởi vì hai chúng cư sĩ mà, chúng nam, chúng nữ đó.
Cho nên vì vậy cái ông này ổng đứng lên, ổng quỳ xuống với Đức Phật. ổng xin ổng - là cái lời nói như vậy là - cái lời nói đó phát ra gọi là Tam Quy. Còn ông Phật thì ổng làm thinh, ổng chấp nhận thôi chớ ổng không nói gì hết tức là tam kết.
Chớ không phải như mình bây giờ: “À tốt lắm! Như vậy là quý lắm!” Đó là mình kết người ta chớ gì? Rồi bắt người ta thệ đừng có quy y quỷ, vật, thiên thần nữa, đó là bắt người ta thệ. Còn ông Phật hồi đó không bắt ai thệ.
Bắt người ta thệ tức là ghép người ta không có dám rời. Người ta tu hành mà thời gian người ta không thấy được người ta cứ rời chớ ép buộc người ta vào! Cái đạo của mình là đạo thiện pháp mà, có lợi ích thì người ta đến, mà người ta thấy không lợi ích, người ta muốn ở ác pháp thì người ta cứ về, chớ căn cớ gì mà bắt người ta thề, buộc chân người ta cứ theo mình hoài. Mà người ta theo mình mà người ta làm không được, phải làm khổ cho người ta thêm không? Đó, cho nên đạo Phật không có cái thề ở trong đó, còn các tôn giáo khác thì họ có bắt thề.
(19:32) Đức Phật làm thinh, biết là Đức Phật đã nhận lời.
Chớ còn mình đây, mấy ông thầy mình sao: “Thiện nhỉ! Làm tốt lắm! Được! Vậy tốt lắm!” Nói một lời - khi mà nói phát lên cái ông thầy nói “Tốt!” - như vậy là kết họ đó, cho họ dính vô đó, gọi là tốt.
Từ đó họ được xem là thọ quy y Tam Bảo rồi.
Nghĩa là sau cái lời đó rồi cuối cùng thì cái người cư sĩ đó là họ là đệ tử của Phật rồi, họ không còn là đệ tử của ngoại đạo nữa, từ đó họ đến với tịnh xá, đến với Đức Phật chớ không bao giờ họ đến cái nơi mà của ngoại đạo nữa.
Tại sao lúc bấy giờ chưa có đủ Tam Quy thì làm sao có quy y được? Phật có một mình, và Pháp chưa thuyết.
Nghĩa là lúc bấy giờ có một người đệ tử đầu tiên đó là cái ông cha của Da Du Già đó, chỉ có mình ông đó là người đầu tiên mà là đệ tử cư sĩ của Phật, chớ không phải năm anh em Kiều Trần Như đâu.
Quý thầy nói năm anh em Kiều Trần Như là tu sĩ, còn cái ông cư sĩ - mà không phải có một ông này đâu, còn hai người nữa là những cư sĩ đệ tử của Phật đầu tiên đó.
Thì bây giờ Đức Phật chỉ có một mình, Pháp thì chưa thuyết, chưa có nói, bởi vì Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên là dạy cho năm anh em Kiều Trần Như chớ đâu có dạy ai đâu. Các thầy hiểu!
Bởi vì đó là cái pháp đầu tiên Phật nói ra với năm anh em Kiều Trần Như, còn cái ông cư sĩ này có nói pháp cho ông nghe chưa đâu, phải không?
Nhưng mà qua oai nghi tế hạnh, rồi qua những cái điều kiện hoàn cảnh của ông ta ông hỏi, thì Phật thuyết pháp cho ông ta nghe nó đúng cái hoàn cảnh, ông ta mới thấy hiểu được cái giáo lý của đạo Phật. Thì tức là Đức Phật phải có thuyết pháp để có nó, nhưng đâu phải đó là cái bài pháp đầu tiên.
Bởi vì bài pháp đầu tiên phải nói là Tứ Diệu Đế rồi, thì những cái này là những cái duyên mà người ta gặp hỏi thôi. Rồi ông ta hỏi: “Bây giờ con tu vậy đó, sai hay là đúng?” Phải không? Thì do đó hay hoặc là: “Con nghe kinh đó như vậy, vậy như thế nào?” Ông Phật mới giải thích chớ không phải là đem pháp dạy, để dạy cho người ta hiểu đó là cái tà, cái chánh kiến thôi.
(21:35) Đó, thì như vậy thì các thầy thấy đó là không phải là cái bài pháp đầu tiên đâu, cái bài pháp đầu tiên là thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như. Cho nên đây là chỉ nhắc lại, nhưng mà ông này ổng lại nhận ra được cái lời của Phật dạy quá là tuyệt! Đúng, đúng là cái môi trường của ổng là như vậy sai quá sai rồi!
Cho nên ổng thấy rằng chỉ có Đức Phật là người hướng dẫn ông đúng chánh pháp. Mặc dù ông chưa hiểu cái chánh pháp đó ra sao hết, nhưng mà nói nghe hợp lý, nghe đúng, cho nên từng đó ông mới xin làm đệ tử cư sĩ của Phật.
Phật có một mình chưa thuyết pháp làm sao có Pháp Bảo? Tăng chưa độ làm sao có Tăng Bảo? Thế mà Đức Phật nhận quy y người.
Lúc nãy Thầy có dạy Nhất Thể Tam Bảo, quý thầy có nhớ không? Từ trong Phật có đủ ba ngôi Tam Bảo:
1. Phật có cái khả năng giác chiếu nên gọi là Phật Bảo.
2. Phật thuyết pháp tự tại vô ngại cho nên có cái khả năng qủy trì, vì thế gọi là pháp bảo.
3. Phật không có hý luận tranh luận, vì thế gọi là Tăng Bảo.
Do vậy từ một Đức Phật có đủ ba ngôi Tam Bảo. Như vậy, Da Du Già quy y Tam Bảo mà không thiếu một Bảo nào nên đã thành quy y Tam Bảo, còn thiếu thì chẳng thành.
Đó, bây giờ thí dụ có một mình Phật à, mà quy y có Phật không thì ba ngôi kia làm sao đủ? Thì ba ngôi kia không đủ thì làm sao gọi là thành Tam Bảo được! Đó, mà ở đây thì mọi - nhất thể Tam Bảo thì chúng ta thấy ông Phật là đủ hết rồi. Cho nên khi mà vị cư sĩ này đã quy y Phật là thành quy y Tam Bảo, không có còn thiếu nữa.
Tăng già đầu tiên của Đức Phật là khi đã độ được năm anh em Kiều Trần Như thì hóa tướng Tam Bảo mới đầy đủ.
Đây bây giờ cái này là hóa tướng Tam Bảo đây, còn hồi đó thì nhất thể Tam Bảo đó. Còn hóa tướng Tam Bảo thì bắt đầu có năm anh em Kiều Trần Như mới có được sáu người - Đức Phật nữa là sáu người. Cho nên Tăng Bảo là năm người đó. Đó thì chúng ta thấy nó có một cái giáo đoàn - cái tăng già rồi đó, thì bắt đầu từ năm anh em Kiều Trần Như.
Còn trước khi chưa độ năm anh em Kiều Trần Như thì quy y Tam Bảo chỉ là chỗ nhất thể Tam Bảo.
Đó, còn sau này có rồi thì gọi là hóa tướng Tam Bảo. Các con thấy cái danh từ như vậy mình phải hiểu, chớ còn nếu Phật pháp mà không hiểu như vậy, lúc người ta hỏi nhất thể Tam Bảo, hóa tướng Tam Bảo, lúc bấy giờ mình nghe mình không biết cái gì hết.
Nhất thể Tam Bảo thì mình biết là có một mình ông Phật thôi, mà hóa tướng Tam Bảo thì mình biết là ông Phật với năm anh em Kiều Trần Như, và sau này chúng càng đông thì đó là hóa tướng Tam Bảo hết.
(24:17) Cho nên được xem là thọ Tam Quy rồi. Sau đó Đức Phật còn truyền Tam Quy cho hai người lái buôn và long vương, rồi đến năm anh em Kiều Trần Như là chỗ nhất thể Tam Bảo.
Nghĩa là ông Phật ổng đã cho một cái vị cư sĩ cha của Da Du Già làm cư sĩ quy y Tam Bảo, rồi đến đó một vị lái buôn và một vị long vương, đó là ba cái người đệ tử đầu tiên cư sĩ, đó là ba cái vị đầu tiên, rồi sau đó mới độ năm anh em Kiều Trần Như là độ những người tu sĩ.
Bấy giờ thì trong khi mà độ như vậy, cho quy y ba vị đầu tiên cư sĩ đó gọi là nhất thể Tam Bảo, và đồng thời Đức Phật mà độ cho năm anh em Kiều Trần Như thì cũng gọi là nhất thể Tam Bảo.
Vì lúc bấy giờ Đức Phật đâu có Tam Bảo, mà ba cái người này cũng phải là từ bắt đầu mà muốn thành tu sĩ thì cũng phải quy y Tam Bảo, rồi Ngũ Giới, rồi Thập Giới, Thập Thiện, rồi cho đến hai trăm năm chục giới.
Cho nên những người này mà được thành tu sĩ Tỳ Kheo thì nó cũng phải trải qua các cấp bậc đó, chớ không phải là bây giờ có Đức Phật rồi cái thọ hai trăm năm chục giới liền, không phải đâu.
Mà lúc bấy giờ các thầy có thấy kinh bổn ra đời chưa? Chưa có, mà mười ba năm sau mới có kinh bổn ra chớ đâu phải, khi mà chúng Tỳ Kheo đã phạm pháp, đã phạm giới. Còn chúng bấy giờ là người ta không có phạm pháp, người ta không có phạm giới luật, người ta thanh tịnh, ăn ngày một bữa là một bữa.
Còn chúng sau này ăn lộn xộn, một ngày một bữa không ăn còn đi kiếm để dành để chác để ăn thêm, thì như vậy Phật phải chế ra để ngăn cản mấy ông đó. Đó là sau mười ba năm chứ không phải là khi mà năm anh em Kiều Trần Như là đã có chế giới đâu.
Cho nên vì vậy giới bổn nó sau này, cho nên nó không có cái giá trị, mà giới kinh thì lúc bấy giờ là Pháp Bảo của Phật là giới kinh, cho nên nó có từ ngay trong cái thời Đức Phật, nó lưu xuất từ cái miệng ông Phật, nó lưu xuất từ cái tâm tự tại vô ngại của Phật mà nói pháp ra, thì Pháp Bảo là giới kinh. Cho nên giới bổn nó ra đời - sau mười ba năm nó ra đời.
3.3- QUAN TRỌNG NHẤT LÀ NÓI LÊN TÂM THÀNH THA THIẾT QUY Y
(26:27) Nghe trong kinh tạng Nikaya, câu nói quy y Tam Bảo thật là rất đơn giản và đầy đủ ý nghĩa:
Đây trong kinh Nikaya, thường thường là các vị mà xin để quy y Tam Bảo thì các vị nói như thế này:
“Nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỳ Kheo Tăng, mong Tôn giả nhận chúng con! Từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!”
Đó thì cái lời nói này thì - trong kinh Nikaya thì cái lời nói này rất là nhiều.
Đây là một câu nữa:
“Nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỳ Kheo Tăng, mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ! Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!”
Bắt đầu quỳ xuống trước cái mặt - khi mà nghe cái bài thuyết pháp xong rồi, ngộ được cái lý của đạo Phật rồi, thì bắt đầu những người này mới quỳ xuống trước Phật mà xin Đức Phật cho mình được trọn đời cho đến ngày mà mạng chung mình đều là quy ngưỡng theo Tam Bảo.
Đó là câu trong kinh dạy quy y Tam Bảo rất là tự nhiên, đơn giản chớ không giống như cuội ở trong cái giới đàn tăng.
Ở trong giới đàn tăng nó dạy chúng ta theo các tổ mà đặt ra giới đàn tăng đồ đó, để làm những cái lễ quy y chúng ta cách cuội lắm: “Bây giờ thầy nhắc cái câu đó, bắt các con phải nói trở lại, nhắc lại!”
Cũng như là mấy ông mà đánh võ vậy đó, ở ngoài mình thấy mấy ông đánh ngon lắm, chứ sự thật ra mấy ông cuội để cho mình xem thấy đòn nào ngon, chớ còn đánh thật mấy ổng đó chắc dập mặt hết đó. Phải không các con? Đó là cái cuội.
Vì vậy mà cái sự quy y theo Phật - Pháp - Tăng như vậy Thầy thấy - làm cái kiểu ở trong giới đàn tăng Thầy đọc Thầy nghiên cứu Thầy thấy cái lối cuội. Ông thầy đọc rồi bắt đầu - mấy con không biết có quy y không, không biết, Thầy không biết có không, chớ còn Thầy thấy rõ ràng là mấy ổng nói trước, mấy con nói sau, cứ lặp lại, lặp lại.
(28:30) Ít ra mình muốn nói đó mình phải nói từ tâm nguyện của mình, chứ mình bắt chước mình nhại lại người ta thì cái tâm nguyện của mình lúc bấy giờ làm sao? Ráng lo mà nhớ cái lời ông ta nói đó là hết sức rồi còn ở đâu mà cái tâm của mình như thế nào gọi là quy y?
Các con phải biết. Nếu mà mình không nhớ được thì ít ra mình cũng phải soạn một cái câu nào đó để mình hướng đến Tam Bảo quy y, mình phải học thuộc lòng, rồi từng đó nó thuộc lòng rồi, cái tâm của mình nó duyên theo cái hình ảnh của Đức Phật, Tam Bảo đó mà mình nói lên cái lời nói của mình.
Tốt nhất là mình để tự nhiên của mình lưu xuất ra chớ mình học cái câu cũng không hay nữa. Thầy nói thật sự không hay.
Còn cái này mình cuội theo mấy lão ngồi đó mà nhắc chừng cũng như mà nhắc tuồng hát vậy đó! Thiệt ra thì rõ ràng là nhắc tuồng hát để rồi các người quy y đó nhắc theo chớ có làm gì, thì không phải là nhắc tuồng hát sao?
Đó thì Thầy thấy nó từ cái chỗ mà hình thức, nó đến cái hình thức nó sai - nó sai làm sao mà nói lên cái tâm thành quy y của cái người - nó đâu phải là cái chuyện cuội như vậy, cái chuyện mà làm giả như vậy được!
Thầy nói hết để cho thấy được cái trò bịp bợm người ta, gạt gẫm người ta nó đủ cách, nó không có còn cái hình thức thiêng liêng đối với một cái tôn giáo người ta đến đó. Mà người ta cứ ngỡ rằng - cái người mà làm đó, người ta ngỡ rằng đó là mình làm đúng, chớ người ta đâu có thấy được cái sai.
Người ta làm sao người ta gợi được cái ý của người đó đó, cái người mà muốn quy y Tam Bảo người ta hiểu được cái Tam Bảo như thế nào, để từ cái thâm tâm người ta, người ta quỳ trước cái tượng Phật, người ta quỳ trước Tam Bảo mà người ta phát lên cái lời nói tận đáy lòng của người ta, để người ta quy ngưỡng, để đem lại cái sự hạnh phúc, cái sự an vui, cái sự giải thoát cho họ.
Từ cái chỗ mà trôi lăn ở trong sanh tử đau khổ này mà người ta chấm dứt được cái sanh tử đó, người ta mới có cái sự tha thiết đó chớ!
(30:05) Nói như vậy ba lần tức là Chánh Thọ Tam Quy Giới.
Nói ba lần như vậy đó, đó gọi là Chánh Thọ Tam Quy Giới.
Sau là tam kết…
Tức là cái ông thầy hứa khả đó gọi là tam kết.
… là được một vị thầy chấp nhận lời xin quy y đó.
Chỗ trọng yếu của quy y là nói lên ba lần Chánh Thọ Tam Quy, nhận lấy giới thể vô tát của Tam Quy.
Cái giới thể mà của Tam Quy gọi là giới thể vô tát, tức là cái hạnh sống của Tam Quy đó.
Cũng ở chỗ Chánh Thọ này, tuy đơn giản nhưng sự quy y như vậy trong một bầu không khí trang nghiêm, vắng lặng và trang trọng thì tạo cho người quy y Tam Bảo cảm giác như có một sự thiêng liêng, thâm u, huyền diệu biết bao.
Cái lời nói trong cái sự trang nghiêm vắng vẻ đó, một cái lời nói đó, chừng một, hai người quy y người ta nói lên cái lời nói từ cái tận đáy lòng, nó làm cho cái cảnh giới lúc bấy giờ nó thiêng liêng vô cùng, nó huyền diệu vô cùng, nó làm cho người ta xuyên vào cái thiện pháp rất là thấm nhuần ở trong tâm hồn, từ đó quy y rồi về người ta không dám làm giết hại chúng sanh, người ta không còn muốn ăn thịt chúng sanh.
Còn hầu hết bây giờ cư sĩ quy y Tam Bảo rồi về ba cái thịt nuốt sạch, ông nào cũng vậy! Thịt nó ngon mà, nó bổ mà, nó mập mà, còn ăn ba cái rau cải nó khô, nó héo hết!
Cho nên quy y rồi, ở trong quy y đã nương theo Phật rồi, mà về mà nuốt thịt được thì Thầy thấy không có còn cái chỗ nào mà Thầy chê được cái chỗ đó hết!
Ba cái tượng trưng, ba cái chỗ thiện pháp cao đỉnh nhất, mà giờ cúi đầu, to tiếng nói lên những cái giọng là quy y Tam Bảo rồi, thế mà về vợ con đem phở cái là ních, không có tha tô nào hết, còn thêm nhiều tô nữa chớ: “Bữa nay bà nó ở nhà nấu sao ngon quá! Cho tui tô nữa!”
Có không? Thầy nói đâu có trật! Nấu dở dở thì ăn vài miếng thịt trên thôi, dẹp, phải không? Ăn thịt thôi, chớ đâu có phải là lật ở dưới mà ăn giá đồ đâu? Đâu có thèm, bởi vì nó dở, chỉ nuốt ba miếng thịt nó ngon!
Quy y Tam Bảo mà còn thấy cái chỗ đó thì thiện pháp ở chỗ nào mà Thầy… Thật sự ra họ không thấy Phật pháp là thiện pháp! Cho nên Thầy quét cho ba cái ông theo Phật giáo mà làm cái điều ác.
Câu nói tuy đơn giản, ngắn ngủi, nhưng lời nói quy y rõ ràng, mạch lạc, nói ra lời nào, chữ nào cũng phải rõ ràng, nhấn mạnh, tự tâm hồn tha thiết hướng về người cha lành muôn một, tuyệt đối chẳng được lôi thôi.
Nghĩa là lúc bấy giờ là lúc mình nói lên những lời nói tận đáy lòng của mình, thì phải rõ ràng mạch lạc, lời nào ra lời nấy cho hẳn hòi. Bởi vì đó là cái đấng cha lành của mình, ba cái ngôi Tam Bảo là cái cha lành của mình. Trong ba cõi mà, đâu có phải một cõi đâu, cho nên mình hướng về đó là hướng về cả cái tâm hồn của mình.
(33:07) Đại sư Hoàng Nhất nói: Dù người xuất gia hay tại gia, lúc thọ Tam Quy trọng yếu nhất có hai điểm:
Thứ nhất là người thọ Tam Quy phải chú ý đến nghĩa của quy y Tam Bảo.
Thứ hai là ngay lúc thọ quy y, vị thầy chịu trách nhiệm quy y phải giảng nói rõ, văn ngôn phải đơn giản để cho người nghe dễ hiểu, dễ nhận.
Nếu không được vậy thì quyết chẳng đắc Tam Quy, hoặc cách xa, nghe không rõ cũng chẳng đắc Tam Quy, hoặc tuy nghe hiểu, biết, nhưng trong đó có hai, ba chỗ nghi mà không chịu hỏi, thưa giải nghi thì cũng chẳng đắc Tam Quy.
Đó thì ở đây ngài Hoằng Nhất, ngài là một giới sư cho nên ngài nêu ra: Khi mà thọ Tam Quy, mà cái người mà đứng ra làm lễ Tam Quy mà không giải nghĩa cho cái người thọ Tam Quy hiểu thì cái lỗi đó là lỗi của ông thầy đó.
Rồi giảng làm sao cho người ta nhận hiểu cho được rõ ràng, nếu mà người ta ngồi xa quá người ta không nghe thì người ta cũng không đắc Tam Quy đâu. Mà nghe mà có chỗ nghi nghi ở trong đó thì cũng chẳng đắc Tam Quy đâu.
Đó, thì cho nên vì vậy đó, khi mà mình muốn nghe cái gì đó, mà về cái thọ buổi lễ Tam Quy đó, mà khi ông thầy giảng cho mình hiểu để lát nữa mình phát tâm lên, mình nói lời nói mình quy y Tam Bảo cho nó tận ở trong lòng của mình, thì mình phải rõ thật rõ.
Có nhiều người quy y cả ngàn người hay hoặc cả trăm người ngồi đầy cái giảng đường này, đầy cái nơi này, mà rồi lúc bấy giờ đó họ ngồi ở dưới đó, dường như họ không nghe, họ ngủ nữa.
Tới chừng đó biểu quy y cái bắt đầu họ cũng quỳ lên họ cũng nói, nói tầm ruồng, tầm đế, ông thầy nói làm sao họ nói theo vậy, chớ hồi nãy không biết ông thầy ổng nói cái gì mà quy y Tam Bảo nữa.
Tới chừng ra hỏi: “Ông quy y Tam Bảo rồi ông biết hồi nãy ông thầy nói gì không?” “Trời đất ơi! Tui có biết nhất thể Tam Bảo như thế nào, mà trụ trì Tam Bảo thế nào tui chẳng biết hết à!”
Bây giờ quý thầy đã quy y rồi, Thầy hỏi nhất thể Tam Bảo hay hoặc là trụ trì Tam Bảo, mà nếu mà Thầy không giảng ra, Thầy hỏi quý thầy có hiểu không? Có biết làm sao mà trả lời không? Mà người nào cũng quy y rồi đó.
Bởi vậy nếu mà không có Thầy vạch ra cho rõ thì coi như là quý thầy có quy y Tam Bảo chớ chẳng biết Tam Bảo là cái thứ gì nữa chớ đừng nói, nó không biết là như thế nào nữa.
Tam Quy rất là đơn giản, song muốn thật sự đắc cái thể của Tam Quy cũng chẳng phải dễ dàng đâu.
Đó cho nên vì vậy mà quý thầy thọ Tam Quy rồi có ông nào mà đắc Tam Quy đâu! Thầy nói về cũng vẫn ăn thịt, cá thì có đắc cái chỗ nào được đâu? Còn đắc Tam Quy rồi thì mình phải giống ông Phật chớ, chớ làm sao mà…
Cũng như các con nghe một cái câu chuyện của ông Visakha chớ gì, ổng đến ông nghe ông Phật thuyết rồi về cái bà vợ - mọi lần thì ổng đến nhà thì bà vợ bả đưa tay cái ông chồng ổng nắm cái hai vợ chồng mới dẫn đi lên, bữa nay nghe ông Phật không biết nói làm sao không biết, ông về bà vợ đưa tay ông không thèm nắm tay bả nữa.
(36:18) Ơi trời cái kiểu đó, bà sao tức tối: “Ông này ổng nghe Phật nói làm sao mà bây giờ ổng đối xử với mình kỳ vậy ta? Hay hoặc là có cái bà nào cư sĩ cũng vô ngồi nghe Phật rồi ổng nhiễm rồi, bây giờ ổng về ổng không thèm nắm tay mình nữa!” Đó cho nên bả nghi ngờ vậy.
Cho nên khi đó đó ổng đi trước, bả đi sau, mà mọi lần thì nắm tay nhau đi song song, hôm nay không được, ổng đi xa xa bả chớ ổng,.. bả mà đi ráng ráng lại gần là ổng ráng ổng đi xa hơn, không dám lại gần bả nữa!
Bả thấy hôm nay kỳ cục, cho nên đến cái phòng khách rồi thì bắt đầu ổng ngồi cái ghế kia, bả ngồi ghế bên nây, chớ mọi lần hai vợ chồng ngồi chung cái ghế, nay ngồi riêng ra. Rồi bả mới hỏi: “Sao mà nay ông sao kỳ quá vậy? Nay tui thấy ông không giống mọi lần vậy? Có ai không, có bà nào không?”
Bả nổi ghen trước cái đã. Như vậy lẽ đương nhiên là đàn bà là phải vậy thôi, có người nào mới làm vậy chớ còn không có thì sao mà kỳ vậy? Cho nên bả mới hỏi ổng.
Nói: “Đâu có! Tui nghe Phật thuyết pháp tui thấy đây là cái nhân sinh tử. Thôi bà đi nghe Phật thuyết pháp đi rồi bà biết, chớ bây giờ tui nói bà cũng không tin tui đâu, bà sợ tui có thấy cái cô nào cư sĩ cũng vô nghe Phật rồi tui nhiễm bà ta rồi về rồi bà ghen tuông bậy bạ thì không được.
Thôi bà cứ đến nghe Phật rồi bà mới biết lòng tui chớ giờ tui giãi bày bà chắc cũng không tin đâu! Bởi vì người ta nghe Phật thì có nam có nữ nhiều, mà bây giờ đi có mình tui không có bà cho nên giờ về bà nghi như vậy cũng phải. Nhưng mà tui làm vậy là đúng lời Phật dạy rồi, bởi vì tui biết đó là sanh tử. Nhưng bây giờ tui nói bà không nghe đâu, thôi bà cứ đi!”
Bà ta bà sửa soạn xe cộ bà đến bà nghe Phật thuyết pháp. Sau khi nghe thuyết pháp rồi đó, bà về bà xin ông chồng cho bà xuất gia đi, bà đi tu. Ổng bằng lòng, ổng ở nhà ổng nuôi con, phải không, còn bà đi tu.
Cho nên sau này Thầy sẽ nói lại cái chỗ mà ông Visakha là chồng của bà Dhammadinna, khi mà bà tu chứng rồi ông về ông hỏi pháp, ổng cật vấn bà dữ lắm chớ không phải không đâu, để coi bà thâm nhiễm như thế nào, đi tu theo Phật thế nào, bà Dhammadinna bà trả lời rất là tuyệt diệu.
Thầy nói những cái bài đó Thầy sẽ đọc. Lẽ ra bữa nay mà nó có đủ thì giờ Thầy sẽ đọc cái bài đó cho các con cái nghe gương hạnh của người xưa, người ta tu kinh lắm!
Cho nên phải hiểu những cái gì mà chúng ta phải hiểu. Cho nên nói mình đắc Tam Quy thì chắc chắn là Thầy nhìn hết cư sĩ mà thọ Tam Quy rồi - chưa nói là Ngũ Giới đâu, Thầy nói nội Tam Quy không - thì chưa có ai mà đắc Tam Quy hết.
Nghĩa là hầu như là nói là nói một lẽ thôi, cũng là Tam Quy, cũng là cái lòng khoái - người nào thọ Tam Quy Ngũ Giới rồi cũng cái lòng khoái rồi: Trời! đẹp đẽ lắm chớ… (Mất tiếng)
Do vì vậy đó, thì sau này các con sẽ được học cái bài của bà vợ của ông Visakha bà nói pháp. Cho đến cuối cùng thì ông cũng chưa có đủ cái niềm tin ở chỗ bà nữa, cho nên ông mới đến gặp Đức Phật, hỏi Đức Phật: “Bà đã giải thích như vậy, có đúng hay không?”
Đức Phật nói: “Ta cũng chỉ cỡ giải thích như là bà Dhammadinna mà thôi chớ không hơn.” Nghĩa là ta chỉ giảng như vậy thôi, cũng như là bà thôi, không hơn. Thì cho nên trong cái giới Ni bà là đệ nhất trí tuệ, Đức Phật đã khen ngợi bà là đệ nhất trí tuệ.
(39:31) Cho nên những cái mà bà giảng, hầu như là Đức Phật không có cho rằng sai cái chỗ nào được hết, không có sai chỗ nào. Có nhiều cái Đức Phật không giảng mà bà giảng ra được.
Cho nên tất cả những cái thiền định, tất cả - từ cái nhập Diệt Thọ Tưởng Định, các con sẽ nghe bà giải thích về Diệt Thọ Tưởng Định rất kỹ, rất là hay, rất là tuyệt. Rồi cách thức dùng cái định nào mà để cái sức - cái gì mà để mà tu tập thiền định, bà dạy rất hay, rất rõ.
Do đó thì trong những cái buổi giảng Thầy thêm những cái bài đó để sau này mà khi giảng về cái giới hành thì nó dễ hơn, nó ngắn hơn. Mà chúng ta đã chuẩn bị cho chúng ta có những cái bài học nó cụ thể rồi, sau khi dạy qua cái giới hành thì Thầy rất dễ dạy cho quý thầy thấy dễ hiểu.
Bởi vì cái trục mà Thầy sẽ nhắm vào là Thầy lấy Bát Chánh Đạo, mà dạy tất cả những Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo quay chung quanh ở trên cái Bát Chánh Đạo, tám cái ngành - tám cái ngõ mà đi đến giải thoát.
Cho nên vì vậy mà Thầy trang bị cho quý thầy ở trong khi mà học giới bổn này, hoặc là học những cái điều kiện khác, Thầy trang bị cho những cái bản kinh để quý Thầy chuẩn bị cho tinh thần mình có sự hiểu biết.
Chớ đến đó mà Thầy giảng mà nếu không trang bị, thì đem những cái bài kinh kia vô nữa thì nó quá nhiều, nó làm cho loãng đi. Còn bây giờ thỉnh thoảng xen vô trong những cái giới bổn này làm chúng ta có những cái gợi về thiền định, cũng làm cho chúng ta thích thú trong khi nghe.
Nó cũng như thay đổi. Nói hoàn toàn giới không nó khô lắm, cho nên đem những cái giới hành vô, để xen vô những cái kinh nghiệm của các vị tu hành đó, làm chúng ta có cái thay đổi về cái không khí, nó tốt hơn.
Chớ còn nói điều 1, điều 2, điều 3, điều 4, điều 5… nói riết chúng ta thấy cũng chán lắm, cho nên Thầy khéo léo để làm cho cái tâm lý của các con phấn khởi trong cái bước đường tu học.
Thầy xin đọc lại chỗ này:
Quy y Tam Bảo rất đơn giản, song muốn thật sự đắc giới thể của Tam Bảo cũng không phải là chuyện dễ. Bởi nhìn chung, mọi người Phật tử ai cũng đều quy y Tam Bảo, nhưng hầu hết không có người đắc Tam Bảo.
Nếu như tự biết không đắc Tam Bảo thì chẳng ngại gì thỉnh một bổn sư, hoặc là thỉnh thầy khác thọ quy y một lần nữa. Trong nghi thức thọ quy y đại quy mô của tập thể mấy chục người hoặc mấy trăm người, mấy ngàn người là chẳng thể tin cậy được, chỉ là gieo trồng căn lành cho họ mà thôi.
(42:12) Nghĩa là quy y đông nó không có cái sự thiêng liêng mà nó có cái sự vui nhộn ở trong đó thôi. Nghĩa là thấy người ta quy y là bắt chước đó thôi, cho nên gieo cái nhân đó thôi chó còn không có đắc cái Tam Bảo được.
Cho nên vì vậy mà cái số người quá lượng đông mà quy y Tam Bảo á, bây giờ về họ bán phở họ vẫn bán phở à, họ bán cháo lòng là vẫn bán cháo lòng, họ làm cái gì thì vẫn cái nấy, nhà họ ăn thịt thì họ cũng vẫn ăn thịt như thường à.
Mà họ vẫn là quy y Tam Bảo, họ vẫn là thọ Ngũ Giới rồi, nhưng mà họ nói rằng tui thọ Ngũ Giới là tui không cầm dao tui giết thôi, miễn là tui ra ngoài chợ họ mần gà, mần thịt, mần cá gì tui mua về tui ăn thôi chớ không sao hết.
Nhưng mà quy y Tam Bảo nó không phải là như Ngũ Giới đâu. Mà Ngũ Giới đó là cái bước thứ hai của chúng ta để tu tập, mà họ còn cái lý luận ở trong cái kêu là gián tiếp sát sanh đó. Mình không mua không ăn làm gì người ta giết? Chính mình mua mình ăn người ta mới giết chớ!
Cũng như quý thầy nói ăn không nghe, không thấy, không nghi, mà chính mình ăn người ta mới giết cho mình ăn chớ, chứ mắc mớ gì người ta đem thịt cá cho mình ăn? Mình ăn chay thì ai mà cho, một lần, hai lần người ta không biết người ta cho thôi.
Còn ngày xưa, có người nói Đức Phật đi khất thực thì người ta nấu ăn cái gì thì người ta cho mình ăn cái nấy, mình nói mình ăn chay làm sao chứ gì?
Thì lẽ đương nhiên là ông Phật ông không cãi rồi, ông không nói “Tui ăn chay!” rồi, nhưng mà ai cho ổng thì ổng có ăn hay là không ăn là cái quyền của ổng chớ, cái người đó có ép ổng được sao?
Cho nên bây giờ có bỏ ổng đầy bát thịt đi nữa ổng cũng mang về, nhưng mà cái ăn hay không ăn là quyền của ổng. Trước mắt ổng thấy những cái thịt chúng sanh vậy ổng ăn được không?
Là một cái người tu sĩ đạo Phật, tâm từ người ta đâu có đơn giản được, cho nên người ta không ăn thì người ta phải bỏ ở dưới đất đi chớ. Bởi vì cái đó là cái lòng của người cư sĩ họ cúng dường mình thì mình nhận chớ, nhưng mà mình không ăn là vì lòng từ của mình chớ.
Còn cái này mình thèm khát, mình nuốt hết thì tức là mình có phải là cái lòng từ đâu, cho nên mình nhai, mình nuốt hết. Rồi càng ngày nó càng ghiền ra nó muốn ăn, cho nên bữa nào mà người ta không có thịt cá cho mình đó, về mà ăn nuốt không vô!
Cần thọ Tam Quy vốn chỉ cần thỉnh cầu một vị thầy thanh tịnh giới hạnh, quy y ở trước Phật ba lần, mỗi lần nói lên với tâm thành tha thiết Tam Quy, tam kết là được.
3.4- TÁM MỤC TRONG NGHI LỄ THỌ TAM QUY
(44:28) Trong Tam Quy chính phạm có tám mục.
Ở trong cái quy y Tam Bảo đó, thì chánh cái phạm hạnh của nó thì nó chia làm tám mục.
1. Người thọ quy y phải dâng cúng hoa quả, đèn đuốc…
Đây là cái nghi thức thầy nhắc ra để cho quý thầy biết: Khi mà mình muốn thọ quy y thì mình phải làm cho nó đúng cái cách của nó.
1. Người thọ quy y phải dâng cúng hoa quả, đèn đuốc chỉnh tề rồi đến đảnh lễ một vị thầy thanh tịnh giới hạnh lên tòa quy y.
Nghĩa là lên cái chỗ ngồi mà để làm cái lễ thọ quy y cho mình, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai:
2. Vị thầy thỉnh mười phương Tam Bảo chứng minh thọ quy y.
Trong cái buổi đó thì cái vị thầy đó phải - cái cách thức của họ đó, cái nghi lễ của họ đó, thì cái vị thầy đó phải thắp hương rồi hoàn nguyện mười phương để chứng minh cho mình cái ngày hôm nay mình đại diện mình quy y Tam Bảo. Đó là cách thứ hai.
Nghĩa là cách thứ nhất là cái người mà thọ quy y phải sắm sửa đầy đủ, rồi thỉnh cái vị thầy đó. Vị thầy đó chấp nhận rồi thì vị thầy đó đến mặc y áo đàng hoàng. Mình đại diện cho Phật, đâu có phải mặc cái đồ lè phè lên đó được, phải nghiêm chỉnh đàng hoàng.
Rồi bắt đầu mới thắp ba cây hương, mới quỳ xuống, mới đảnh lễ trước cái Tam Bảo đó, rồi mình mới thỉnh chư Phật mười phương ba đời chứng minh cho hôm nay là mình đại diện cho Phật - Pháp - Tăng để mà thọ quy y cho cái người đệ tử tên gì đó.
Đó là cái giai đoạn thứ hai. Thứ ba là:
(46:15) 3. Vị thầy khai thị ý nghĩa của Tam Quy.
Sau khi mà thắp hương thỉnh chư Phật chứng minh rồi, thì bắt đầu mình lên thượng tòa thì bắt đầu mình khai thị cái ý nghĩa của Tam Quy cho cái người đệ tử mình ngồi nghe, nghe cho rõ. Đó là cái giai đoạn thứ ba.
Bởi vì mình làm một cái lễ nào đó nó cũng phải có từng tiết mục của nó ở trong những cái lễ đó, mà nếu mà không nắm được cái này thì mình làm sao mình làm cái lễ quy y người ta được? Cái gì trước, cái gì sau?
Cho nên trong giới đàn tăng nó dạy chúng ta, nhiều khi cái người mà chưa có bao giờ đứng ra làm một cái chủ lễ một cái gì đó, thì đọc ở trong giới đàn tăng nhiều khi chúng ta chưa biết đâu.
Chúng ta phải có trực tiếp sống coi quý thầy họ làm cái nghi lễ như thế nào, thế nào, thì lúc bấy giờ có thấy rồi, có trực tiếp thấy - như người ta tổ chức một cái lễ giới đàn đi, cái gì làm trước, cái gì làm sau, người nào làm cái gì, gì, gì, chúng ta có trực tiếp sống trong đó rồi thì chúng ta mới đọc giới đàn chúng ta mới hiểu.
Do viết cái sách để mà có trực tiếp thấy rồi mới hiểu, thì Thầy thấy viết sách đó quá vụng. Thầy chê ngay liền giới đàn tăng này viết - một cái người mà chưa bao giờ có thấy làm cái lễ quy y, làm cái lễ thọ giới, làm cái lễ thọ tỳ kheo đồ, họ chưa có bao giờ mà đứng ở trong cái vai trò mà họ lãnh cái trách nhiệm mà đứng ra làm cái vị Hòa thượng đường đầu, để mà lãnh đạo cái chỗ mà thọ cái cuộc giới đó, họ chưa có làm một lần nào, chưa có được trực tiếp thấy lần nào, thì họ chới với đọc trong sách họ không làm được.
Còn trái lại mà khi Thầy viết kinh sách ra, cái người đọc kinh sách là họ biết từ cái tiết mục - tiết mục đó phải làm cái gì, ai làm cái đó, người đó làm sao, rồi cách trả lời như thế nào, ở chỗ đó thì cái người đó phải tùy tiện cái thông minh của mình mà trả lời cho nó hợp với cái chỗ đó.
Viết ra một cuốn sách như vậy nó mới có giá trị của giới đàn tăng, còn viết ra cuốn sách người ta - nói chung là, đây là những người Trung Hoa họ viết ra rồi Hòa thượng của mình dịch trở lại, chớ còn Việt Nam của mình các vị Hòa thượng không có ai mà dám đặt ra cái này hết, chỉ có nói Thầy - có Thầy đặt thôi.
(48:20) Nghĩa là chỉ có Thầy có thể nói rằng Thầy đặt giới đàn Tăng ra được, là vì Thầy đi từng tiết mục. Một cái người mà cầm cái bổn mục của Thầy ra, họ chưa bao giờ làm cái lễ nào hết, họ cầm đó họ làm cái lễ được. Họ biết rằng cái người nào làm trước, cái gì làm sau.
Bởi vì qua kinh nghiệm bản thân của Thầy từng ở trong những cái tổ chức, những cái giới đàn, những cái lễ này kia ở trong các pháp yết ma, Thầy đã nắm rất vững trong cái vấn đề này, cho nên Thầy rất thông suốt về vấn đề này, cho nên Thầy dám đặt ra những cái bản giới đàn Tăng.
Cái người mà chưa từng biết gì hết, bây giờ Thầy nói như Minh Tông nè, hoặc Mật Hạnh nè, hay hoặc là mấy con nè, chưa có từng biết thọ giới gì hết, nhưng mà cầm cái cuốn sách Thầy ra là các con biết tổ chức cái giới liền.
Phải làm cái gì, phải trang nghiêm thế nào, trong cái đạo tràng đó phải làm sao, làm sao, cái gì trước, cái gì sau, rồi cái người nào mà ngồi đâu, cái vị trí nào, tam sư thất chúng ở vị trí nào Thầy vẽ ra cái bản đồ hết. Các con coi theo đó mà có thể sắp xếp người ta, ngay đó là tổ chức cái giới đàn rất là nghiêm chỉnh. Chớ không phải là đọc ở trong đó chúng ta chẳng biết cái tổ chức làm sao hết à!
Đó là những cái mà người viết sách nó không có cái kinh nghiệm, mà qua cái chỗ mà dựa vào cái người này đến người kia nó có cái trừu tượng lắm, nó khó mà có thể mà chúng ta vạch ra được, tự mình làm ra một cái lễ được.
4. Người thọ quy y nguyện sám hối những lỗi lầm trước để ba nghiệp thanh tịnh, nhận được giới thể Tam Quy không tạp, không uế.
Đó thì các thầy thấy, khi mà từ mình chưa có quy y đó, là cái thân của mình là ăn thịt chúng sanh, là giết, là hại, là có những ác pháp, là tham, là sân, là si nó đủ cách, là nhiễm của thế gian rất nhiều rồi.
Mà khi mà nghe được cái lời dạy của cái vị thầy mà người ta giảng khai thị cho mình hiểu rồi, thì ngay đó cái người mà quy y Tam Bảo là họ quỳ xuống trước thầy đó mà người ta xin quy y liền.
Còn cái này có quy y đâu, họ có sám hối không? Quỳ xuống sám hối. Bởi vì nghe cái bài người ta giảng rồi, biết tất cả những cái lỗi lầm của mình, từ hồi nào tới giờ mình chưa biết Phật pháp rồi cho nên mình có những cái lỗi lầm ở trong những cái ác pháp đó.
Cho nên ngay liền đó thì sau cái lời khai thị của vị thầy mà đứng ra quy y rồi, thì cái người mà thọ quy y đó đâu có phải chờ tới mà quy y mới là nói lên đâu, mà ngay đó là biết mình đã có lỗi rồi, có lỗi từ những cái thời gian đã qua rồi.
Cho nên bây giờ đó đứng lên xin sám hối để cho thân tâm mình thanh tịnh, để cho mình nhận ba cái pháp thanh tịnh vào. Còn tâm mình chưa có sám hối nó chưa có thanh tịnh nè, mình chưa có thấy được cái lỗi lầm của mình, mình nhận thêm ba cái pháp thiện, làm sao nhét vô được?
Thiện với ác nó kỵ nhau, làm sao mà hai cái này nó ở chung nhau được một nhà? Thử hỏi coi, ông chồng thì dữ như cọp, bà vợ hiền như ông Bụt thì thử hỏi vợ chồng người đó ở được không?
(51:04) Phải không? Đâu có làm sao mà sống chung nhau được, một người hiền một người dữ không làm sao mà sống chung nhau được hết. Nó phải là hai người - nó phải là như nhau mới sống chung nhau được.
Cho nên vì vậy mà tâm của chúng ta đang ở trong tâm ác này, mà bây giờ nhét vô cái pháp thiện nó vô nổi không? Cho nên có người nào mà đắc Tam Quy đâu!
Đó, vì vậy đó, khi mà cái người mà biết quy y thì cái phần thứ tư này là cái người quy y phải quỳ ngay trước bậc thầy đó và quỳ trước Tam Bảo, xin sám hối những lỗi lầm: “Từ đây con sẽ hoàn toàn là con cố gắng giữ gìn không được vi phạm nữa, và con xin để mà con đem cái ba cái pháp thiện này vào trong thân tâm của con!”
Mình hứa khả như vậy, từ đó mình mới thọ Tam Quy nó mới có được chớ! Còn tâm chưa thanh tịnh gì hết cũng thọ đại à, nhét vô làm sao nhét vô nổi. Nhét vô cái ông thiện thì ổng bung ra ổng nhảy ra: “Trời ơi! Ông ác ổng đẩy tui chạy thấy mồ tui làm sao mà tui ở đó được!” Cho nên làm sao đắc Tam Quy!
Đó thì quý thầy phải hiểu, bởi vì đây là - cái nói của Thầy là cái nói phải nói hết, nói để cho quý thầy biết nhét chỗ nào mà nhét cho được, mà nhét không được thì đừng có nhét, nhét bậy thì nó càng khổ mình thêm!
5. Thọ Tam Quy, tam kết và tam thệ.
Cái phần thứ năm này là ở trong giới đàn kinh thì có dạy rõ là Tam Quy, tam kết và tam thệ.
Nhưng mà ở đây Thầy thấy cần thiết là chúng ta quy y, thọ Tam Quy, và cái sự chấp nhận của một vị thầy đó đại diện cho ba ngôi Tam Bảo là đủ, là tam kết, tam quy là đủ, còn tam thệ thì đó là để dành cho cái phần tôn giáo của người khác chớ không phải Phật giáo. Cái tam kết thì chúng ta bỏ.
Chúng ta được thì chúng ta cứ ở theo Phật mà chúng ta tu thì được phước báu, mà không được thì chúng ta muốn quy y thiên thần, quỷ, vật gì cũng được. Nghĩa là chúng ta muốn làm ác thì chúng ta muốn quy y ở đâu cũng được chớ có gì đâu mà bắt buộc người ta phải ở với mình mà người ta phải khổ?
Cho nên Phật không có bắt buộc một tín đồ nào hết. Được thì anh cứ ở tu để giải thoát cho anh, mà không được thì anh cứ ra chớ chúng tôi không có ép, cho nên không có tam thệ.
Sau đó rồi, khi mà quy y rồi thì cái vị thầy đó, tức là vị thầy mà đứng ra đó, thì thứ sáu - cái phần thứ sáu này vị thầy đó có lời khuyến chúc, nói rõ cái phần mà - cái sự mà nương theo Tam Bảo này nó đem lại cái kết quả gì cho cái đời sống của cái người mà thọ Tam Quy. Nghĩa là phải dạy rõ.
Ở đây Thầy viết như thế này:
6. Vị thầy khuyến chúc nói công đức Tam Quy thù thắng, và người thọ Tam Quy phải vâng làm, thực hành cho đúng để được kết quả hữu ích khi bước vào cổng nhà Phật.
Đó là cái lời viết ngắn ngọn như vậy chớ nhưng mà chúng ta phải biết rằng, khi mà cái vị thầy đó khuyến chúc nói được những khi mà chúng ta thực hiện cái hạnh sống của chúng ta đối với ba cái ngôi Tam Bảo này, sẽ đem đến cái hạnh phúc gia đình của anh như thế nào, và những người xung quanh của anh như thế nào, nó sẽ được cái sự giải thoát an vui như thế nào, nó đem lại cái cuộc sống của anh như thế nào trong cái đời sống của anh hiện tại, chớ không phải đợi ngày mai đâu.
(54:10) Nghĩa là quy y Tam Bảo rồi ngày nay anh về thì bắt đầu vợ con phải sửa soạn đồ chay hết, nghĩa là có thay đổi rồi đó, phải không? Các con thấy không, thiện pháp liền tức khắc ở trong nhà.
Còn mình quy y rồi về bữa nào cũng như bữa nào, cũng thịt bằm đầy thớt hết, chảo nào cũng ngập lút hết, thịt cá hết, thì cái quy y đó là có nghĩa lý gì? Cho nên ông thầy phải khuyến khích cho cái người đệ tử của mình quy y phải thấy được điều này.
Cho nên cái người quy y cư sĩ về rồi thì người nào toàn cũng ăn chay hết. Bởi vì cái ăn chay này nó chưa phải là ăn chay trên ăn chay đâu. Còn cái người tu sĩ chúng ta phải tâm từ bi biến mãn khắp chúng sanh đó, cho nên ăn chay nó trên ăn chay nữa.
Cái này ăn chay là mới có ăn chay sơ sơ thôi đó, nghĩa là tránh những cái hình ảnh đau xót mà mình nhét vào trong cái tà mạng của mình đó, đó là những người cư sĩ.
Cho nên hầu hết là những người theo Thầy mà là cư sĩ, mà đến mà Thầy chịu, mà Thầy chấp nhận Thầy quy y rồi thì về ăn chay chớ nếu mà về ăn mặn là đừng có nói đắc cái Tam Quy đâu, Thầy chẳng có chấp nhận mấy cái thằng đệ tử đó đâu! Nó phải đúng là đúng, theo đạo Phật là đúng là đúng mà không đúng thì thôi.
Còn bây giờ mình thấy mình chưa có thọ Tam Quy được, mình còn thích thịt, thì thôi, thì ở ngoài đó đi, đừng có vô đây mà làm cho Phật pháp người ta suy đồi đi, để cho người ta có được người nào nó quý người nấy, người nào mà gọi là cư sĩ đệ tử của Phật người ta cũng vẫn thấy thanh tịnh.
Còn mình vô mà mình quy y có hình thức rồi mình cũng ăn thịt, ăn cá, rồi mình cũng chửi mắng, la hét rầm rộ, tùm lum tà la thì thử hỏi Phật pháp còn cái gì nữa? Đạo Phật nó suy là suy do mấy ông đó!
7. Khi thọ Tam Quy và được khuyến cáo rồi thì người thọ quy y đó phải đảnh lễ thầy, tỏ lòng tri ân.
Đó là cái mục thứ bảy. Bây giờ Thầy vạch ra cho các thầy thấy từng mục, từng mục để mà chúng ta làm, thì các thầy bây giờ không có bao giờ mà - chưa bao giờ thấy đi nữa, nhưng mà nghe Thầy vạch ra từng mục như vậy các thầy dễ quá mà đâu có gì khó đâu? Thầy dạy quá rõ ràng rồi.
8. Người thọ Tam Quy hứa khả vâng lời dạy.
Bây giờ mình quỳ xuống mình đảnh lễ thầy để tri ơn thầy đã đứng ra thọ quy y cho mình rồi, và bắt đầu cái phần thứ tám thì mình phải nói cái lời hứa của mình, mà qua thầy đã dạy thì cho nên mình sẽ không bao giờ mình - đối với Tam Quy Phật - Pháp - Tăng mình không dám biếng trễ.
Nghĩa là cái hành động Phật pháp như thế nào, thanh tịnh như thế nào, mình cố gắng mình khắc phục cho được ba cái thiện pháp này.
(56:36) Đến đây là thọ Tam Quy đã xong.
Nghĩa là sau khi mình hứa khả, mình cố gắng về khắc phục đời sống của mình cho đúng cái người đệ tử của Phật - đệ tử cư sĩ của Phật, mình phải làm cho đời sống của mình phải đúng như những cái lời mà Phật dạy trong kinh, thì nó đem đến cái thiện pháp, nó đem đến cái sự an lành cho cái gia đình đó thực tế, cụ thể, chớ không còn mà bị đi ở tù đâu!
Thầy nói mình thọ Tam Quy rồi về mình còn đi ăn lo hối lộ thì mình ở tù chớ sao? Mình thọ Tam Quy rồi mình còn gian xảo, mình bán vàng mình còn bớt này kia, mình cân đo thiếu người ta, mai mốt công an đến nó coi cân mình nó non, nó bắt mình, không phải bỏ tù sao, nó phạt mình sao?
Đã quy y rồi, hỏi ra: “Ông là gì?” Nói: “Tui quy y Tam Bảo rồi, tui quy y thọ giới rồi, tui có pháp danh đàng hoàng rồi” - mà làm ăn như vậy đó, không phải là nhà nước họ cười sao? Ông đệ tử Phật gì mà gian xảo quá!
Đó là những cái mà cái giới cư sĩ không thấy được cái điều mình đã làm sáng tỏ Phật pháp hay làm suy đồi Phật pháp. Mà hầu hết là cư sĩ, đâu có nói là tu sĩ, bây giờ nói tu sĩ là chúng ta đã thấy đã làm cho Phật pháp suy rồi. Mà giới cư sĩ có làm không? Có chớ sao không làm!
Mấy ông ở tù mà nói là Phật tử đó là - rõ ràng là hỏi ra thì mấy ông cũng gian xảo đủ cách, mánh khóe các ông làm ra tiền, ra bạc bằng cách này, bằng cách khác mấy ông ở tù, thì không phải là cái đó là mấy ông đã hạ Phật pháp xuống sao?
Phật dạy các ông làm điều lành, tại sao các ông làm gian xảo như vậy? Phật dạy các ông không có ăn, không có giết hại chúng sanh mà các ông về bữa nào cũng dẫn nhau đi nhà hàng ăn tôm tươi nữa, chớ đừng có nói! Ăn cá tươi nữa, bắt lên bỏ con cá còn lăn lộn như vậy, bỏ trong chảo nó nhảy múa tùm lum, mấy ông ngồi đó gắp mà ngon!
Không phải sao? Thầy nói mấy ông Phật tử chớ ai vô đó, thấy vô nhà hàng là thấy mặt là biết liền!
4- THỰC HÀNH TAM QUY GIỚI
4.1 THỌ TAM QUY PHẢI HÀNH TAM QUY GIỚI
(58:24) Đến đây là thọ Tam Quy đã xong. Theo đạo Phật không có nghĩa là thọ Tam Quy suông mà phải có hành Tam Quy giới.
Nghĩa là đâu có phải mình thọ Tam Quy suông đâu, mà mình thọ phải có hành nó, mình hành nó tức là mình sống đó.
Bây giờ quý thầy hành như thế nào? Thậm chí có nhiều người bây giờ cả quy y Phật pháp rồi, cả bây giờ bảy, tám năm, mười năm, hai chục năm rồi, mà vẫn có thấy thay đổi cái gì đâu, mà nói là đệ tử Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di của Phật! Coi vọng ngữ không?
Có 4 điều kiện mà quý thầy phải hành, thì xin nhắc lại:
Thầy xin nhắc lại bốn cái điều kiện mà cái người cư sĩ phải chấp nhận, phải hành nó. Đó là Thầy xin nhắc lại, ở đây là nhắc lại chớ còn cái này là quý thầy đã nhớ rồi chớ không phải là không đâu.
1. Thông hiểu những gì chưa thông hiểu;
Đầu tiên quý thầy phải cần hiểu Phật pháp thêm, không phải quy y Tam Bảo rồi về có bao nhiêu đó là mấy vị đủ đâu, mấy vị còn phải tìm hiểu thêm nữa. Cho nên mấy vị phải thông hiểu những gì chưa thông hiểu.
2. Trau dồi những gì chưa trau dồi;
Bây giờ quý vị về quý vị thay đổi cuộc sống của quý vị nè, ăn chay nè, nhỏ nhẹ với trong gia đình nè, không chửi mắng nhau nè, rồi có nghiện rượu, nghiện thuốc thì bỏ lần hết, do đó là quý vị đã trau dồi được một phần đó.
Nhưng mà còn những cái trau dồi nữa chớ đâu phải có bao nhiêu đó đủ, cho nên nó còn tiếp tục ở trên con đường để đi đến đem lại cái hạnh phúc an vui cho quý vị rất nhiều nữa, thì quý vị cần phải trau dồi những gì chưa trau dồi.
3. Tu tập những gì chưa tu tập;
Nghĩa là những cái gì mình đã biết được, mình tu tập nó chưa đủ đâu, nó còn phải tu tập nữa chớ đâu phải tới đó mình thỏa mãn: Bây giờ hạnh phúc gia đình của mình ngon quá rồi, tiền bạc cũng dư ăn, dư để rồi, thôi bây giờ nhiêu đó đủ!
Đạo Phật đâu có dạy chúng ta thỏa mãn, toại nguyện ngay cái nửa đường đâu, phải đi tới nữa chớ! Đó, cho nên vì vậy đó mà chúng ta phải biết.
Thứ tư là:
4. Dứt bỏ những gì chưa dứt bỏ.
(01:00:16) Ba giới đầu tiên này quý vị cứ theo bốn điều kiện trên đây mà tu tập. Mà hàng ngày quý vị sống đúng giới hạnh của Tam Quy, chắc chắn quý vị sẽ có một đời sống hạnh phúc, an vui và yên ổn nhất, thiết thực, hiện tại, không có thời gian.
Đến phần giới hành, Thầy sẽ chỉ dạy tu tập ba giới đầu tiên này.
Từ ba giới đầu tiên này chúng sanh ra Ngũ Giới. Ngũ Giới là gì? Ngũ Giới là năm giới cấm, còn gọi là năm thiện pháp.
Kế đến, cũng từ ba giới đầu tiên này sanh ra Thập Thiện. Thập Thiện là gì? Là mười điều lành, còn gọi là mười giới cấm.
Kế đến nữa, từ ba giới đầu tiên này sanh ra Bát Quan Trai Giới. Bát Quan Trai Giới là gì? Là tám cửa ải phải vượt qua mới thanh tịnh được thân tâm, còn gọi là tám giới cấm, còn gọi là tám thiện pháp.
Những giới cấm này đều là của hàng cư sĩ tu tập, trau dồi những thiện pháp mà thôi.
Muốn thành tựu những pháp thiện này, người cư sĩ phải lấy giới hành trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Chánh Cần, phải lấy giới định tu tập Thánh phòng hộ sáu căn, Chánh Niệm Tỉnh Thức Định, Vô Lậu Định.
Đó là những cái mà cái người cư sĩ cần phải tu tập trong các định đó đó.
Đó thì để mà thực hiện các cái giới hạnh đó, từ thọ Bát Quan Trai cho đến tất cả các cái - ba cái thọ giới Tam Quy đều là phải tu những cái định: Cái định Chánh Niệm, cái định phòng hộ sáu căn, cái định Vô Lậu thì nó mới thực hiện được những cái pháp thiện đó. Thì đó là những cái điều kiện mà người cư sĩ - trong cái lộ trình của người cư sĩ, người cư sĩ phải tu tập những cái pháp đó.
Phải lấy giới pháp thực hành, pháp quán, tùy pháp, hướng pháp, tịnh pháp.
Nghĩa là lúc bấy giờ đó, thì các cái vị cư sĩ phải học, phải biết cho rõ các pháp hành như thế nào, các giới pháp như thế nào để mà thực hành, thì thực hành nó có quán pháp, tùy pháp, hướng pháp và tịnh pháp.
Đó nó làm cho chúng ta được thanh tịnh tâm gọi là tịnh pháp, cho nên đó là khi mà tịnh tâm thì nó là ly dục, ly bất thiện pháp.
Giới luật trong Phật giáo trên đại thể gồm có hai loại khác nhau:
Đó, mình phải thấy giới luật của Phật giáo nó chia làm hai loại, nó có khác nhau chớ nó không giống nhau.
1. Tiệm thứ giới;
2. Đốn lập giới.
Đó những cái danh từ này nếu mà không được Thầy giải thích, Thầy không nói rõ, thì nghe thì quý thầy khó mà hiểu. Còn ở đây Thầy cũng - hễ dạy giới là phải dạy hết, hết sức dạy của mình để làm cho quý thầy hiểu biết cho nó rõ ràng.
4.2- TIỆM THỨ GIỚI LÀ PHÁP LÀNH CỦA NGƯỜI CƯ SĨ
(01:03:19) Tiệm thứ giới chỉ cho Tam Quy Ngũ Giới, Bát Quan Trai giới, Thập Thiện giới, là giới tại gia hay là giới của người cư sĩ, còn gọi là pháp lành của người cư sĩ.
Đó thì tiệm thứ giới đó là những cái giới mà lần lượt mình tu tập dần dần dần dần đó, gọi là tiệm thứ giới, mà những cái giới này nó thuộc về - nó như là tam giới đó, Tam Quy đó, Tam Quy giới đó, Ngũ Giới đó, Bát Quan Trai giới đó, Thập Thiện giới đó, là những cái pháp mà của người cư sĩ đang hành ở tại gia.
Đó thì như vậy là cái người cư sĩ đã trang bị cho họ những cái giới hành của họ, những cái giới lý và giới hành của họ - là đầu tiên thì chúng ta gọi những cái giới đó thì gọi là tiệm thứ giới, nó có cái tên gọi là tiệm thứ giới.
Không thọ Tam Quy giới, Ngũ Giới, Bát Quan Trai giới, Thập Thiện giới thì sẽ không thọ được Thập Giới Sa Di.
Nghĩa là cái người mà không có thọ cái tiệm giới này thì không có bao giờ mà có thể đi qua cái lộ trình thứ hai mà thọ Thập Giới Sa Di được, nó khó như vậy đó.
Sa Di, Sa Di Ni không thọ thập giới Sa Di, Sa Di Ni sẽ không thọ được Tỳ Kheo giới, Tỳ Kheo Ni giới.
Nghĩa là, cái người mà muốn thọ Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni mà không thọ Sa Di thì không bao giờ mà có thể thọ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni giới được.
Trong quá trình từ Sa Di tiến vào Tỳ Kheo Ni còn phải thọ giới pháp của Thức Xoa Ma Na.
Đó bên Tỳ Kheo Ni, Sa Di Ni với Tỳ Kheo Ni thì nó còn một cái đoạn nữa là để mà thử thách ở bên ni là họ phải thọ Thức Xoa Ma Na.
Do vì cần phải tuần tự tiến lên từng cấp thiện pháp này cho nên gọi là tiệm thứ giới.
Nghĩa là tất cả những cái giới mà như vậy đó, của cái lộ trình thứ hai của tu sĩ đó, thì nó cũng được gọi là tiệm thứ giới chớ chưa phải là đốn lập giới.
Đó thì chúng ta thấy cái tiệm thứ giới đó, bên cái lộ trình cư sĩ thì nó có những giới gì, mà bên tu sĩ thì nó có những cái giới gì, cho nên gọi là tiệm thứ giới.
Hai chúng tại gia cộng thêm năm chúng xuất gia thành ra bảy chúng đệ tử Phật đều lấy tiệm thứ giới để được danh phận theo thứ tự.
Nghĩa là lấy tiệm thứ giới đó mà chia ra làm bảy cái chúng đệ tử theo cấp bậc của giới luật.
4.3- ĐỐN LẬP GIỚI KHÔNG PHẢI GIỚI LUẬT CỦA PHẬT
(01:05:59) Đốn lập giới chỉ là Bát Giới và Bồ Tát giới của kinh Phạm Võng và kinh Anh Lạc, hai thứ giới này là giới biệt giải thoát ở ngoài thất chúng giới.
Tức là ở ngoài bảy cái tiệm giới ở trên đó. Cho nên cái đốn giới này nó có cái quan trọng gì không?
Đốn giới này không phải từ Tam Quy giới lưu xuất ra.
Đó, mình nghiên cứu về kinh sách đó, mình mới thấy rằng cái đốn giới này nó không có phải từ ở Tam Quy lưu xuất ra, cho nên cái nói đốn giới là nó do các tổ chúng ta đặt ra, làm ra.
Cho nên Thánh Nghiêm có xác định:
Cái ông giới sư Thánh Nghiêm này, ổng có xác định cho chúng ta thấy được cái điều đốn giới này nó không phải từ ở Tam Quy lưu xuất ra mà nó từ ở nơi những người khác mà lưu xuất ra.
Giới này và giới kia tuy đồng là Phật giới nhưng không thọ Tam Quy Ngũ Giới cũng có thể thọ ngay Bồ Tát giới và Bát Giới.
Đó, thì ông xác định cái câu ông nói để chúng ta thấy rõ, thì cái giới này với giới kia thì nó có giống nhau, nhưng mà nó cũng có những cái khác nhau chớ không phải là giống nhau hết đâu.
(01:07:15) Nhưng nó không phải từ ở Tam Quy. Nghĩa là cái người mà không có thọ Tam Quy thì thọ Bồ Tát giới hoặc là thọ Bát Giới này được. Đó thì, do đó thì chúng ta biết ngoài Tam Quy mà nó còn có những cái giới khác rồi thì tức là nó của ai rồi đó chớ không phải là…
Bởi vì Tam Quy là Phật pháp mà, Phật - Pháp - Tăng, từ đó nó mới lưu xuất ra các giới, thế mà không cần thọ Tam Quy mà bây giờ thọ Bồ Tát giới là vẫn như thường, thì ông là một cái vị luật sư - ông Thánh Nghiêm là ổng là vị luật sư, ổng nghiên cứu rất là kỹ lưỡng trong các bộ luật, cho nên ổng xác định.
Đó là một cái điều mà chúng ta phải thấy rằng trong các cái bộ giới luật Bồ Tát giới hay là Bát Giới thì nó đều là ngoài cái Phật - Pháp - Tăng ra nó có những cái giới đó.
Đó là một thứ giới do các tổ chế ra để bít mồm, bít miệng người khác, để phá giới luật của đạo Phật mà chẳng ai dám nói.
Vì thế chúng ta phải biết tất cả giới đều do Tam Quy mà có. Tam Quy là mẹ sanh ra các giới, hay nói khác: Tam Quy là nơi sanh ra các pháp lành.
Còn Bồ Tát giới thì không nơi Tam Quy sanh ra mà nơi các tổ sanh ra, nên gọi là không thọ Tam Quy mà thọ Bồ Tát giới vẫn được.
Đó là một bằng chứng Bồ Tát giới không phải là giới luật của Phật.
Đó, xác định cho rõ những cái vị trí đó chúng ta mới biết là Bồ Tát giới không phải là giới luật của Phật, nó không từ Tam Quy mà ra.
Bởi vì muốn thọ cái nào đi nữa thì nó cũng phải từ Tam Quy, thọ Tam Quy rồi mới thọ Ngũ Giới chớ? Còn cái này chưa thọ Tam Quy thọ Ngũ Giới, thì tức là Ngũ Giới đó ngoài Tam Quy rồi. Cũng như là Bồ Tát giới nó ngoài cái Tam Quy mà nó có, thì tức là của tổ mình đẻ chớ không phải Phật đẻ rồi.
Đó thì chúng ta phải - khi mà nghiên cứu kinh giới vậy, chúng ta mới biết là hồi nào tới giờ nghe mà thọ Bồ Tát giới thì khoái lắm. Trời ơi! Mình chưa có gì hết, vô thọ Bồ Tát giới làm việc từ thiện rồi!
Các thầy biết thọ Bồ Tát giới để làm gì không? Để mình đi đến chùa mình cúng dường cho nhiều quý thầy chớ gì, đặng làm công quả đồ, đặng coi như làm công mà khỏi tốn tiền chớ gì!
Chùa bây giờ sắp sửa xây cất đây, quý Phật tử mà thọ Bồ Tát giới đó phải vô đó mà đẩy đất, phải vô đó mà khiêng gạch, phải vô đó trộn hồ mà làm, đó là được phước lớn á! Không phải là người thọ Bồ Tát giới là phải đi làm vậy không? Có phải không?
Đó là cái điều kiện mà người ta chế ra để mà người ta lợi dụng lấy công sức của người khác, lợi dụng cái mồ hôi nước mắt của người khác mà khỏi tốn tiền, khỏi trả công.
Cho nên có nhiều chùa biết bao nhiêu mà nói công quả, họ cất vĩ đại lắm, như tòa thánh Tây Ninh, biết bao nhiêu công sức của người ta bỏ vô công quả không?
Làm như vậy có lợi ích chớ, Bồ Tát giới của mấy ông mà mấy ông thọ rồi mấy ông không làm, làm sao có lợi ích? Đó là những điều mà người ta đặt ra để người ta lấy công sức của kẻ khác, hoặc là lấy tiền bạc của kẻ khác đóng góp vô.
Bồ Tát giới phải biết bố thí, phải biết cúng dường chớ, đó là cái hẳn nhiên, đó là những cái điều mà đọc lại trong kinh Phạm Võng Bồ Tát giới thì chúng ta thấy cái điều đó rất rõ.
4.4- NỘI DUNG CỦA NGŨ GIỚI - THẬP THIỆN - BÁT QUAN TRAI GIỚI
(01:10:22) Nội dung của Ngũ Giới:
Bây giờ Thầy nói về cái nội dung của Ngũ Giới, nhắc lại đó để chúng ta - ai thì chắc cũng biết rồi, nhưng mà ở đây thì mình phải nói cho nó hết chớ không khéo nói Ngũ Giới không thì ở trong cái lời giảng của Thầy nó không có nói ra Ngũ Giới như thế nào hết, thì tức là chúng ta ngầm biết nhưng mà chúng ta phải nói ra.
Nội dung của Ngũ Giới:
1. Không sát sanh;
2. Không trộm cắp;
3. Không tà dâm;
4. Không vọng ngữ;
5. Không uống rượu.
Nội dung của Thập Thiện:
1. Không sát sanh;
2. Không trộm cắp;
3. Không tà dâm;
4. Không vọng ngữ;
5. Không nói lưỡi hai chiều;
6. Không nói thêu dệt;
7. Không nói lời hung ác;
8. Không tham;
9. Không sân;
10. Không si.
Nội dung của Bát Quan Trai giới:
1. Không sát sanh;
2. Không trộm cắp;
3. Không dâm dục;
Ở đây Bát Quan Trai giới các thầy thấy: Ở trên kia Ngũ Giới thì không tà dâm, mà Bát Quan Trai giới là không dâm dục, nghĩa là cái ngày mà thọ Bát Quan Trai giới mà tâm tư, ý nghĩ mà còn nhớ vợ, nhớ con thì không được.
Đó là - cái vấn đề đó là không dâm dục, hoàn toàn là phải trong sạch đó, nó khác hơn là cái Ngũ Giới rồi. Mà ở - cho nên cái chỗ này là cái chỗ vấn đề quan trọng của cái vai trò mà chúng ta tập để mà chúng ta đi qua cái lộ trình thứ hai của người tu sĩ là cấm đứt dâm đó.
4. Không vọng ngữ;
5. Không uống rượu;
6. Không đeo tràng hoa, hương thơm, không xoa dầu thơm, không ca múa và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật, không đến xem;
7. Không ngồi, nằm giường cao rộng lớn;
8. Không ăn phi thời.
Đó là cái Thọ Bát Quan Trai, nó kết hợp như vậy để mà chúng ta tập luyện để bước sang qua một vị Sa Di, một vị đầu tiên của đệ tử xuất gia của Phật, đó là tập luyện cho cái người cư sĩ như vậy.
4.5- BÁT QUAN TRAI LÀ GIỚI TRỪ DÂM DỤC VÀ TIẾT CHẾ ĂN UỐNG
(01:12:29) Về phần Bát Quan Trai có tám điều giới nhưng kỳ thật là chín điều giới trước của Thập Giới Sa Di.
Nghĩa là trong Bát Quan Trai chứ sự thật ra nó là chín cái giới của Sa Di chớ không phải là tám đâu,
Trừ điều thứ mười: Chẳng cất giữ tiền bạc của báu, hoàn toàn đều giống Sa Di giới, chỉ đem hai điều giới sáu và bảy hợp lại của Sa Di giới thành một điều giới thứ sáu.
Chỗ khác biệt nhất giữa Bát Quan Trai giới và Sa Di Thập Giới là chỉ chỗ thọ trì một ngày, một đêm trong sáu ngày trai, chẳng giống như Sa Di giới phải thọ trì suốt đời.
Nghĩa là chỗ khác biệt của Thọ Bát Quan Trai với cái Sa Di thì cái thứ nhất khác biệt là cái giới thứ mười là không cất giữ tiền bạc đó, và hai cái giới nó hợp lại nó thành một cái đó, là chỗ khác biệt của Sa Di giới, còn hoàn toàn thì nó đều giống Sa Di giới hết.
Đó, cho nên cái người mà Thọ Bát Quan Trai thì họ thọ có một ngày à, một ngày một đêm à, còn cái người Sa Di thì thọ trì suốt đời. Rồi cứ tháng nào chúng ta cũng thọ trong một ngày, hai ngày Thọ Bát Quan Trai hay hoặc sáu ngày, tùy theo ngày trai giới đó mà chúng ta thọ.
Cho nên nó có khác hơn là cái người Sa Di, họ thọ suốt đời cái giới của họ, họ không có rời cái giới của họ, còn cái kia thì bữa nay chúng ta tu tập như vậy, luyện tập như vậy, ngày mai chúng ta về cái đời sống nó khác, nó không giống như đời sống của Thọ Bát Quan Trai nữa.
Vì thọ Sa Di giới là người cư sĩ đã bước vào lộ trình thứ hai của đạo Phật
Nghĩa là cái người mà thọ Sa Di giới là cái người cư sĩ đã tu tập thọ Bát Quan Trai giới, đã có cái kết quả, đã có cái hướng đi vào cái lộ trình thứ hai. Người Sa Di giới là cái người đã tập luyện thuần thục ở Thọ Bát Quan Trai, là cái người cư sĩ đã Thọ Bát Quan Trai thuần thục.
Lộ trình này đi đến quả vị giải thoát cao nhất của nó là A La Hán.
Nghĩa là bắt đầu từ cái chú Sa Di này đi đến cái quả vị cao nhất của chú là chú sẽ đạt được quả A La Hán.
Bát Quan Trai giới là phương pháp tập sự của cư sĩ để tiến vào lộ trình thứ hai: vượt sanh, thoát tử.
Bộ phận chủ yếu của sinh tử là ở tại hai nguồn gốc đại họa là dâm dục và ăn uống.
Đó bây giờ Thầy xác định cho quý thầy thấy có ăn uống mới có dâm dục, không ăn uống chừng một ngày, hai ngày mấy người đói mệt lả, mấy người đòi dâm dục được không? Khỉ họ, làm sao mà dâm dục được! Cái thân nó đi hết muốn nổi, nó mệt thở cầm canh rồi làm sao? Chỉ có ăn nuốt vô cho nó mập ra đó thì nó mới sanh thôi chớ!
(01:15:20) Cho nên dâm dục với ăn uống nó là hai cái thằng nó kết hợp với nhau nó hại cái đời của quý vị trôi lăn ở trong sanh tử luân hồi đó. Cho nên ở đây người ta cứ nói Thầy dạy cứ ăn, uống không à, không có dạy gì hết!
Sắc dục, ẩm thực là nguyên nhân căn bản khiến chúng sanh thành chúng sanh.
Đó quý thầy thấy: Chúng ta thành chúng sanh mãi mãi là do cái ăn với cái sắc dục chớ không có gì hết. Ẩm thực thì nó bổ túc cho sắc dục, ăn nhiều thì nó sanh sắc dục nhiều, mà ăn ít thì sắc dục ít chớ không có gì.
Ăn uống là trợ duyên tăng thượng của sanh tử, dâm dục là nguyên nhân căn bản của sanh tử.
Đó. Ăn uống thì chúng ta nó trợ duyên cho cái sự dâm dục chớ gì, cho nên trợ duyên cho sanh tử, dâm dục là nguyên nhân căn bản của sanh tử.
Cho nên khi mà chúng ta đã hiểu biết được vậy, chúng ta nhìn thấy cái ăn uống là chúng ta quá quê nó rồi, rồi chúng ta thấy cái sự dâm dục mà nó đòi hỏi dâm dục là chúng ta thấy nó cũng sợ hãi rồi, cho nên thấy phụ nữ cũng như là thấy rắn vậy, thấy cọp vậy.
Còn quý thầy thấy phụ nữ mà cứ ngó hoài mà rớt con mắt mà không hay, thì cái điều đó là cái điều tai hại lớn, tu theo đạo Phật mà kiểu đó mà đi ra đường thì thấy xe đụng có ngày cũng chết!
Tất cả chúng sanh đều do chẳng đoạn dâm dục vì thế chẳng lìa sanh tử. Tất cả chúng sanh đều do tham luyến các khoái lạc dâm dục thành trợ duyên cho sự sanh tử, con cháu sau này khổ đau…
Đó, đẻ ra con cháu đứa nào khỏi khổ đâu?
… tự thân cũng bị sợi dây sanh tử trói buộc.
Chúng sanh có dâm dục là bẩm sinh.
Cha mẹ sanh ra là có dâm dục rồi, nhưng mà đã biết nó là con đường sanh tử thì chừa nó đi! Nghe nói bẩm sanh dâm dục thì mê miết theo à, càng ngày càng khuếch trương, càng tăng trưởng cho lớn ra nữa, một vợ không đủ, ba bốn vợ còn thêm nữa, thì đó là những cái sai. Tăng trưởng cho dữ, thành ra khổ nhiều.
Sự giao tiếp hai tánh nam nữ hình thành sự dâm dục phải sau khi được no ấm.
Nghĩa là cái sự giao tiếp giữa hai cái tánh dâm dục là no ấm mới sanh ra, còn nếu mà đói khát thì làm sao sanh ra được?
No ấm thuộc về ăn mặc, ăn so với mặc còn trọng yếu hơn.
Bởi vì cái ăn có thể mình no được, còn cái mặc coi vậy chớ ở trần riết nó cũng quen rồi, lạnh lạnh chớ nó không thấy lạnh đâu. Còn mấy người mà cứ hở hở ra cứ mặc áo ấm thì nó cũng quen rồi, hể nghe hơi lạnh lạnh là đóng áo ấm vô, thì đó là nó ăn với mặc rồi. Còn như vậy cái người mà người ta ở trần hoài, mấy ông nông dân họ trùng trục à, mà họ không thấy lạnh tức là họ quen da với lạnh rồi, cho nên họ không cần mặc áo ấm.
Mình không mặc thì nó cũng không chết, có mặc mà không có ăn thì phải chết
Nghĩa là bây giờ nó lạnh vậy chớ nó không chết đâu, nhưng mà nó có thể nói rằng nó lạnh quá thì nó sanh bệnh của mình rồi nó cũng chết, nhưng mà nói rằng không có mặc thì nó không chết liền đâu, nhưng mà không có ăn thì phải chết liền.
(01:18:12) Vì thế dâm là căn bản của sanh tử, ăn là trợ duyên sanh tử. Nếu vượt ra ngoài dâm dục và ăn uống là liễu sanh thoát tử.
Nghĩa là mình vượt ra được cái ăn uống và cái dâm dục, cho nên các thầy thấy: Khi mà mình tịnh chỉ hơi thở nè, các hành ngưng nè, lúc bấy giờ mình ngồi bảy, tám ngày có ăn uống không? Thì mình - tức là mình vượt ra ăn uống rồi thì còn gì dâm dục nữa, dâm gì nổi? Ngồi như gộc cây mà còn gì dâm!
Cho nên đó là những cái mà mình đã thấy được cái sự làm chủ của mình rồi, cho nên liễu sanh thoát tử ngay chỗ đó chớ còn chỗ nào nữa mà gọi là liễu sanh thoát tử?
Trong tam giới, cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng của Vô Sắc Giới không còn có niệm dâm…
Nghĩa là trong cái cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thì nó không có cảnh dâm.
… nhưng cũng chẳng lìa tưởng thực.
Nghĩa là lúc bấy giờ mấy ổng cũng còn khoái ăn à, cái ăn này coi bộ độc hơn! Thầy nói dâm dục mà người ta tu tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ người ta lìa được dâm dục mà cái ăn lìa không nổi! Phải không, các con thấy không? Mà nhập Tứ Thiền là chúng ta lìa cái ăn được, không thèm ăn nữa.
Đó là các con thấy cái chỗ mà Đức Phật dạy chúng ta rất rõ ràng để mà chúng ta thấy được cái chỗ làm chủ của mình. Dù là cõi trời nào chớ cũng cũng khoái ăn à, họ không khoái dục chớ họ khoái ăn, cho nên họ gọi là vô sắc dục mà, họ không có dục nữa, vô sắc, vô dục.
… nhưng cũng chẳng lìa tưởng thực, do thế vẫn không ra khỏi sanh tử.
Còn ăn đó là còn sanh tử đó! Cho nên cái người mà nhập Tứ Thiền rồi, nó tịnh chỉ hết, nó làm cho không còn đói khát nữa, từ đó nó hết ăn rồi, cho nên nó lìa sanh tử rồi. Còn cái người mà chưa nhập Tứ Thiền, Tam Thiền cũng còn một ít đó thì chắc chắn là còn sanh tử.
Vì vượt qua sanh tử nên giới không dâm là ức chế dâm dục, nó phải thọ trai giới rất là kỹ lưỡng.
Đối với dâm - thì chúng ta muốn vượt qua sanh tử thì đối với dâm là chúng ta phải cố gắng mà vượt qua.
Sinh hoạt lộ trình xuất gia, xuất thế bắt đầu thực hiện từ giới dâm và trì trai.
Đó bắt đầu qua cái giới bổn thì các thầy thấy giới dâm là đầu tiên. Thầy đã giảng rồi đó, giảng cái giới bổn mà khi mà bước qua Thầy có giảng nói về giới dâm rồi đó.
Đó là bắt đầu cái con đường mà thực hiện để làm chủ sanh tử, để chấm dứt cái sự luân hồi thì ngay đó là cái giới dâm đầu tiên nó trước, chớ đâu có nói giới sát. Sa Di thì nói sát, mà các vị mà thọ cụ túc giới, thọ 250 giới đó, các vị Tỳ Kheo, thì cái giới dâm là làm đầu.
Dâm dục do ăn uống đầy đủ mới nổi dậy.
Đó, ở đây Thầy xác định cái điều đó quá rõ ràng cụ thể mà.
Chính vì thế trì trai là giới điều thứ tám: Không ăn uống phi thời.
Mà không ăn uống phi thời mà Phật còn dạy chúng ta ăn ít ít thôi chớ đừng ăn nhiều, ăn nhiều nó cũng sanh ra nữa, mình sợ nó đói rồi mình ăn cho lung mà không ngờ là nó sanh dục.
(01:21:15) Bây giờ quý thầy mới thấy ăn ngày một bữa rất là quan trọng cho con đường tu hành theo đạo Phật.
Đó bây giờ quý thầy thấy, bây giờ dạy tới chỗ này quý thầy thấy cái sự ăn một bữa rất là quan trọng cho sự tu tập của chúng ta. Mà người ta không thấy quan trọng cho nên người ta thấy ăn ngày ba bữa hay hoặc thế này thế khác, cho nên tu sĩ mình bây giờ có ai mà chịu ăn một bữa không?
Họ đâu có thấy nó quan trọng! Họ đâu có muốn liễu sanh thoát tử! Họ muốn nó sanh tử luôn luôn ở trong này, cho nên chúng ta cứ làm Bồ Tát hạnh, cứ luôn luôn sanh tử trong này đi, để làm thầy dạy người ta hoài không phải khỏe hơn không?
Đời nào mình cũng làm ông lớn hết, không phải sướng sao! Nhưng mà chắc được không? Điều đó thì còn để nhân quả nó trả lời cho quý thầy.
Nghe sự giải thích Bát Quan Trai giới như thế này, quý vị sẽ không hài lòng vì tám giới mà chỉ có giải thích hai giới: dâm và ăn.
Ở đây quý thầy thấy Bát Quan Trai giới mà Thầy giải thích có hai giới đó mà nói nhiều quá nhiều, còn bao nhiêu thì không giải thích, thì quý thầy thấy Thầy dạy như vậy là thiếu khuyết quá nhiều.
Ở đây quý thầy phải hiểu: Mục đích thọ Bát Quan Trai giới là bắt đầu sự tu tập chấm dứt sanh tử luân hồi cho nên hai giới này rất quan trọng, vì thế phải giải thích cho rõ ràng.
Năm giới đầu của Bát Quan Trai bất đồng với Ngũ Giới là ở chỗ giới không tà dâm và giới không dâm.
Đó là chỗ phân biệt, chúng ta thấy Ngũ Giới nó khác với Bát Quan Trai giới là chỗ: Cái kia là không tà dâm nhưng mà còn dâm được, dâm với vợ chớ không có thể dâm loạn với người khác được. Đó, còn ở đây hoàn toàn là bước qua trai giới rồi thì người cư sĩ này không còn dâm. Đó là chỗ sai khác của hai cái giới này.
Giới thứ sáu và giới thứ bảy là những giới hành gián tiếp đến dâm.
Tại sao mà nói nó là - những cái giới thứ sáu, thứ bảy nó là gián tiếp đến dâm? Để chúng ta sẽ thấy:
Những hành động đó đều là môi giới phóng túng dâm dục, cho nên phải biết…
Bây giờ mình trang sức là làm gì? Thoa son, đánh phấn đồ này kia, chải tóc đồ cho đẹp thì không phải gợi lên người ta dâm sao? Đó không phải là cái đó là nó - nó là cái gián tiếp để gợi ra cái dâm dục của người ta sao?
Cho nên ông thầy mà đi ra còn vuốt vuốt cái đầu mình coi cạo có còn có cọng tóc nào nó sót không á, thì cũng đều là sửa soạn cho cái hình thức của mình. Mặc dù cái đầu cạo trọc có đẹp đẽ gì đâu, mà vẫn sợ nó còn ló ló mấy cọng tóc dài dài ra người ta coi nó xấu đi!
Đó cũng là hình thức để mà giao tiếp trên cái sự môi giới của dâm chớ không phải gì, sợ mấy cô kia coi đầu ông thầy này trọc mà coi nó chưa sạch, nó lam nham như cóc gặm đó.
Cho nên những cái hình ảnh mà chúng ta soi gương này kia, điều đó là còn trong cái hình ảnh của những cái giới mà có thể nói rằng nó tạo ra cái gián tiếp của dâm. Muốn làm đẹp đó! Đó là những cái hẳn nhiên rồi. Vì vậy mà:
Những hành động đó đều là môi giới, phóng túng dâm dục, cho nên phải biết: Các điều giới vẫn thuộc về phạm vi dâm.
Nghĩa là các cái giới đó đều là phạm vi dâm hết. Ca hát, cất giọng lên ca hát để làm cho mấy cô nghe khoái chơi. Ông thầy tụng cất giọng lên xướng cái gì đó, trời ơi mấy cô khóc ngất hết! Tới chừng ông thầy về cái nhớ cái tiếng ông thầy tụng bữa đó, mấy cô nhớ mãi muôn đời, thì ông thầy khoái lắm chớ có gì đâu.
Đó là cái kiểu ca hát, Thầy nói đây ca hát ở trong mấy ông thầy mà tụng đám đó, ông thầy nào mà có tiếng ca giọng lên một cái là Thầy nói mấy cô rơi nước mắt hết! Kêu là cái gì mà sanh…Thầy quên rồi! Mình không làm thầy đám mình không biết!
(01:24:56) Không phải, sám thì cũng có, nhưng mà cái Thiết Minh Sanh - à mấy ông thầy Thiết Minh Sanh, trời ơi! Nói lên cái, cất giọng lên một cái là mấy bà rơi nước mắt hết. Cái gì, kêu cái gì, ông cha, mồ tổ gì đó cho nó dậy đó mà không làm sao người ta động tâm, động ý được, mà cái giọng của mấy ông lại hay nữa!
Đó là những cái điều kiện, mà như vậy thì quý thầy thấy rõ ràng là mấy ông thầy tụng kinh sám đồ hay, mấy ông tụng thu băng để làm gì? Đó là hình thức giao tiếp của cái sự mà - với cái dâm chớ gì, làm cho mấy cô cảm động được cái lời tụng kinh của mấy ổng!
“Ông thầy tụng kinh hay quá, bữa nào mình ra cái chùa đó để xem coi mặt ổng làm sao!” Thấy đẹp cái rồi thôi dính à chớ không có… Vậy là làm sao tu hành được? Các thầy thấy!
Trong vấn đề đó, từ cái chỗ mà mình đem cái âm thanh có giọng cao, giọng thấp, giọng bổng trầm của mình để tụng kinh để gây cái quyến rũ người ta, thì tức là ngay đó là người ta đã biết cái tâm dâm mình nó hết chưa? Chưa hết!
Ở đây giới luật quá chỉ rõ mà để chúng ta thấy được cái bộ mặt dâm của nó ở chỗ nào mà chớ đâu phải là giấu được chúng ta được đâu! Thấy cái hành động là biết được cái tâm dâm nó ở mức độ nào.
Bởi vậy quý thầy phải hiểu: Bát Quan Trai giới là giới trừ dâm dục và tiết chế ăn uống.
Bát Quan Trai giới là một giới hạnh trong Tam Quy mà ra. Ở đây người cư sĩ chỉ sống có một ngày một đêm, còn người tu sĩ thì phải hằng sống, lấy đó làm cuộc sống hàng ngày của mình.
Đời sống của người xuất gia mặc y hoại sắc, cho nên người tại gia cư sĩ khi Thọ Bát Quan Trai thì cũng phải ăn mặc thô xấu…
Chớ không phải là cái ngày đó mà vô trong chùa đó Thọ Bát Quan Trai thì hầu hết mấy cô thoa son đánh phấn. Trời đất! Thọ Bát Quan Trai cái kiểu đó đó thì Thầy nói thôi hết rồi!
Đã là gợi những cái - đây là tám cái giới để mà diệt cái tâm dâm của chúng ta, để mà hoàn toàn chúng ta sống trong một ngày, một đêm, để mà thực hiện được những cái con đường sinh tử.
Thế mà đi vô Thọ Bát Quan Trai, hầu hết là Thầy thấy mấy bà cũng đi Thọ Bát Quan Trai: son phấn lòe loẹt, mặc áo thiếu điều muốn bành ngực ra đó cho người ta xem! Cũng là Thọ Bát Quan Trai!
(01:27:08) Lẽ ra thì chúng ta phải mặc đồ thô, đồ xấu, những cái quần áo rách ở nhà mà nhét lỗ cống đó, lấy ra mà mặc đi Thọ Bát Quan Trai thì mới đúng cái nghĩa.
Ông Phật ngày xưa ổng còn lượm vải thây ma ở ngoài đồng, ổng kết lại thành một cái y ổng vấn, mà ông Ca Diếp là ông đắc cái y đó lắm, cho nên khi Đức Phật được cái người khác cúng dường là ổng quỳ xuống ông xin Đức Phật cho ổng cái y đó tức khắc liền, ổng sẽ luôn luôn mà mặc mãi trong đời ổng.
Thì Thọ Bát Quan Trai là cái hình ảnh phá cái dâm dục, phá cái con đường sinh tử, thì cái hình ảnh mà mặc y tốt đẹp là cái hình ảnh gì? Là cái môi giới dâm dục chớ gì!
Đó thì hôm nay Thầy dạy hết cho quý thầy thấy biết được từng cái chi tiết tâm lý của con người nó như thế nào.
Cho nên cái bản chất cái người nữ là bản chất dâm dục chớ gì, cho nên sanh ra là họ sửa soạn rồi. Còn mấy cậu con trai mà hay rọi kiếng coi mặt, coi mày, coi nặn mụn đồ đó, thì cũng là cái hình ảnh dâm dục chứ gì? Chớ còn không dâm dục thì ai làm đẹp làm gì!
Do chạy theo cái kiểu dâm dục đó mà nó thực hiện qua cái sự trang điểm mặt mày, quần áo, đi thì ngó tới, ngó lui coi áo quần mình nó nề nếp - có nếp không, có ly thẳng không, nhăn nheo sợ chúng nói: “Cái thằng này nó bù xù như cái thằng khùng, cái thằng bờm thì ai mà thương được!”
Đó, thì cái đó là cái hình thức mà chúng ta tạo ra những cái cảnh giới để mà dâm dục.
Đời sống của người xuất gia mặc y hoại sắc, cho nên người tại gia cư sĩ khi Thọ Bát Quan Trai đều nên mặc y phục mộc mạc, thô, không trang điểm như giới thứ sáu và thứ bảy đã dạy. Đó là hạnh sống giải thoát của người cư sĩ, của người tu sĩ đạo Phật.
Trong thời Đức Phật còn tại thế, có một bà quyền uy, có tiền của, địa vị lớn lao trong xã hội, bà tên là Tỳ Xá Khư Mẫu. Có một lần bà đi đến bái kiến Đức Phật. Khi đến gần cửa tịnh Xá Kỳ Viên bà mới nhớ ra những đồ trang sức trên thân đều là những vòng hoa anh lạc chiếu sáng ngời.
Bà biết rằng đi bái kiến Đức Phật như thế này không nên, nhưng trở về nhà thì đường xa mà cởi đồ trang sức thì bất tiện.
Cho nên trở về nhà thì nó xa quá, đi đến cửa cái tịnh Xá Kỳ Viên rồi, mà bây giờ bà trở về nhà bà cũng như đây mình ra chợ Trảng Bàng vậy đó, thì bà thấy nó xa quá. Mà bây giờ làm sao đây? Đeo đồ này mình quên - hồi đi đó mình quên bỏ ở nhà hết đi, lỡ đeo rồi bây giờ làm sao đây?
Bà làm sao, để bà cư xử như thế nào để bà mới diện kiến Đức Phật được chớ bà đeo như thế này vô ông Phật ông quở một cái là từ đây về sau chắc bà không dám thấy mặt ông Phật nữa! Đó, thì như thế này:
(01:30:01) Nhưng trở về nhà cởi đồ trang sức thì bất tiện, do thế bà tùy tiện cởi vòng hoa anh lạc bỏ dưới gốc cây trong tịnh xá, mộc mạc, không trang sức đi bái kiến Đức Phật.
Đó. Thì như vậy là trong khi bà bỏ đó rồi, bà lại - khi mà về bà lại quên đi, bà đi về luôn. Bà phải bà lại gốc cây bà lấy ra thì cũng được, bà quên đi. Cái câu chuyện đó nó rõ ràng lắm, bà quên đi. Rồi do đó đó, thì cái ông A Nan ổng thấy, ổng lượm, ổng đem vô giao Đức Phật.
Thì trong khi đó đó, thì bà trở về, bà trở lại tịnh xá, bà sai cái người đầy tớ của bà trở lại, để lại gốc cây đó lượm mà không thấy. Cho nên ông A Nan biết được, cho nên vì vậy ông A Nan nói với Phật đem trả cái đó.
Thì bà mới đem cái đó bà cúng dường cho Đức Phật để xây dựng thêm những cái gì cho chư tăng, bà không có nhận cái đó trở về, coi như đây là cái của mà cúng dường luôn.
Đó thì các con thấy trong cái khi đó, người ta đến với Đức Phật là người ta phải có một cái sự như vậy, mộc mạc như vậy, đồ trang sức người ta dẹp hết người ta mới dám đến mà gặp Phật.
Còn bây giờ thì hầu hết là họ đến gần như họ - Phật tử các con thấy - họ đến đây họ nghe Thầy thuyết pháp làm sao? Trời đất ơi Thầy nói, thôi khỏi nói rồi! Thầy không còn nói chỗ nào nữa hết!
Mà Thầy đến đi các cái chỗ khác cũng vậy, nhất là phụ nữ, nam thì nó ít hơn chút, phụ nữ thì quá tệ. Thầy nói thiệt, các con khỏi nói. Mặc quần áo Thầy thấy cũng hết chỗ chê, còn mà sửa sang thì cũng không có chỗ nào mà nói được hết. Đó là đi yết kiến những cái bậc tu hành mà như vậy.
Cho nên thường thường là mấy cô mà đến mà ngồi nghe một hơi là Thầy nẹt. Thầy nẹt liền: Đến cái chỗ này không phải là chỗ thoa son đánh phấn đâu, không phải là chỗ dạ hội đâu, không phải là cái chỗ đám cưới đâu, ở đây là cái chỗ nghe Phật pháp tu hành, xả ba cái thứ đó xuống đi, dẹp ba cái thứ đó đi, đi ra rửa mặt đi!
HẾT BĂNG