THỌ BÁT QUAN TRAI 01 - GIỮ TÂM THANH THẢN CHẤM DỨT TÁI SANH
THỌ BÁT QUAN TRAI 01 - GIỮ TÂM THANH THẢN CHẤM DỨT TÁI SANH
THỌ BÁT QUAN TRAI 01 - GIỮ TÂM THANH THẢN CHẤM DỨT TÁI SANH
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 03/09/2009
Thời lượng: [01:28:11]
1- TỈNH THỨC ĐỂ ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP
(00:00) Trưởng lão: Bây giờ tôi cứ ôm một cái pháp đó, tôi tu cho tăng trưởng, thì tôi được cái gì? Tôi ở trong sức tỉnh này nó được cái gì? Nó đâu có được gì đâu!
Mà trái lại tôi tu tập như vậy để tôi đối trị được ác pháp, tôi xả được cái ác pháp đó. Những ác pháp đó nó nằm ở trong bốn cái khổ của kiếp người: Sinh, già, bệnh, chết, có phải không?
Mà tôi tu tập những pháp này, để làm cho những ác pháp này không còn tác động trên thân, tâm tôi nữa. Mà tôi gọi là giải thoát, gọi là làm chủ. Mà bây giờ tôi có đủ những pháp này, tôi đẩy lùi những chướng ngại này rồi thì tôi là giải thoát chứ có gì đâu! Phải không? Tôi có cách thức, tôi làm mới được, cho nên tôi là giải thoát. Cách thức tu như vậy, chứ đâu có gì đâu mà khó khăn đâu!
Cho nên chỉ cần siêng năng, chuyên cần mà tu tập được. Và mình tu như vậy là đúng như lời Phật dạy: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành". Có phải không?
Và đồng thời Tứ Chánh Cần thì đức Phật nói: "Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện".
Thì như vậy rõ ràng là mình đã tu tập được những cái này thì bây giờ mình mới đẩy lùi được chướng ngại trên: Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì tức là Chánh Niệm. Mà chánh Niệm hoàn chỉnh được thì nó có bảy cái năng lực của giác chi. Từ đó chúng ta mới dùng bảy năng lực này mà chúng ta nhập các định. Cho nên, chúng ta nhập tới Tứ Thiền, chúng ta tịnh chỉ hơi thở, chúng ta làm chủ được sống chết.
Cho nên chúng ta thực hiện Túc Mạng Minh, Lậu Tận Minh. Lậu Tận Minh là lậu hoặc nó không còn nữa, cái mầm tái sinh nó không còn nữa. Cho nên, khi chúng ta thực hiện Lậu Tận Minh. Trong Tam Minh thì có Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh. Lậu Tận Minh là cái Minh cuối cùng, cho nên khi đó mà chúng ta dùng năng lực của Trạch Pháp Giác Chi. Chúng ta dẫn tâm của chúng ta vào Lậu Tận Minh, thì chúng ta quán xét, chúng ta thấy tất cả lậu hoặc đều hóa giải hết rồi, nó không còn. Tức là chúng ta biết rõ rằng mình không còn tái sinh luân hồi. Tức là cái mầm tái sinh nó đã hết, tức là đám mây nghiệp của các con nó đã hoá giải hết không còn một chút xíu nào. Tức là không còn tái sinh, mà chính mình đã nhìn thấy thật sự bằng cái Minh đó, chứ không phải như Thầy nói mà các con không thấy.
2- GIỮ TÂM THANH THẢN CHẤM DỨT TÁI SANH LUÂN HỒI
(02:07) Còn cái này chính bản thân các con tu đến đây, các con nhìn thấy cái đám mây của các con bây giờ nó không có nữa. Cũng như tại sao mà Thầy nhìn các con, Thầy thấy đám mây đen bao vây quanh mà các con lại không thấy các con, phải không?
Còn Thầy lại thấy, cái đám mây đen của Thầy cũng không còn nữa. Tức là Lậu Tận Minh, dùng cái Lậu Tận Minh đó mà thấy đám mây đen - cái nghiệp của mình nó không còn nữa, tan biến hết rồi, nó để lại một lớp gọi là cái lớp không Tham, Sân, Si. Một cái ánh sáng tươi, nó hoàn toàn.
Còn bây giờ mấy con có thấy Thầy có ánh sáng đó đâu, phải không? Nhưng mà Thầy nhìn mình thấy Thầy hoàn toàn không còn cái lớp nghiệp. Mà toàn là trong sáng, toàn là sạch sẽ, cái lớp bao vây Thầy là cái lớp từ trường thiện không còn chút nào tham, sân, si trong đó, tức là dùng cái đó mới thấy được. Mới thấy được, mới biết là mình chấm dứt tái sinh luân hồi, gọi là Lậu Tận Minh.
Cái tên Lậu Tận Minh là chỉ cho chúng ta nhận xét được nghiệp chúng ta hết rồi. Mà chính mình, mình thấy. Còn bây giờ mấy con đâu có thấy Thầy, bây giờ mấy con cũng không thấy của mấy con nữa. Chính cả, cái đám mây đen nghiệp thì mấy con thấy nó Sân, nó tham, nó muốn này kia vậy thôi. Nó hiện cái tướng mấy con thấy, chứ mấy con đâu thấy nó bao vây mấy con đâu. Nhưng mà Thầy lại thấy nó đang vây quanh mấy con, các con đi đâu nó theo đó, nghĩa là các con đi đâu cái đám mây đó nó theo con, nó không có bao giờ nó rời.
(03:34) Cho nên, các con thấy cái bài “Kinh Pháp Cú”, nếu tâm của mình làm điều ác thì nó như bánh xe theo chân con vật. Mà tâm mình làm thiện thì nó theo mình như hình với bóng, có đúng không? Các con đi đâu nó theo đó, cái lớp nghiệp của các con nó bao vây các con, các con đi đâu nó theo đó. Nó không rời các con nửa bước.
Đó! Cho nên vì vậy mà, chúng ta biết rất rõ nó cụ thể, và cái gì nó đi tái sinh chứ không phải là cái tâm của mình, cái linh hồn của chúng ta ở trong cái thân này đi tái sinh, mà lớp nghiệp này nó tương ưng, nó giống người ta nó đi tái sinh.
Cái lớp nghiệp đó, nó không bao giờ mất đâu. Các con làm ác hay làm thiện, nó cứ tăng lên lớp nghiệp này. Cho nên, nó giống với ai thì nó làm con của. Xung quanh chúng ta, người nào cũng có tham, sân, Si hết thì chắc chắn là trong cái lớp nghiệp này thì có giống một người. Nếu có sai khác chút, nó chưa làm con họ được đâu, mà nó giống nhau hoàn toàn.
Cho nên, ví dụ chẳng hạn bây giờ cái lớp nghiệp của con, nó chưa tương ưng được với người nào, con còn nằm trên giường con hấp hối. Mà hấp hối kéo từ mỗi giờ, mỗi khắc là nó phóng ra từng cái nghiệp. Nếu là thiện, thì nó tăng thêm cái thiện nó giống ai đó, miễn nó giống rồi, nó tương ưng rồi thì ở đây con tắt thở, ở kia có thân khác, con sẽ lìa đời. Con hiểu không?
(04:56) Cho nên, ví dụ bây giờ nó chưa tương ưng thì con nằm đó con chờ, nó thôi thóp, thôi thóp nó thở hoài mà nó không chịu chết. Con thấy nhiều người họ cứ nằm đó họ chờ, cho đến khi đó có người thân nào đó họ về, bắt đầu cái nghiệp của họ, tức là cái tình cảm, cái nghiệp thương yêu nó chưa trọn, nó chưa đúng cho nên nó chưa tái sinh. Khi có người thân về, kêu là nuối người thân mình đó, thì khi người thân về đó vừa mở tiếng nói, cái họ mở mắt ra, họ đang nhắm vầy mà họ mở mắt ra họ gặp, hoặc là họ nghe tiếng nói bắt đầu họ thở cái khì cái họ đi luôn. Tức là nó đủ cái nghiệp thương của nó, nó bằng cái nghiệp, cái từ trường này nó thêm cái nghiệp đó nó mới đủ cái duyên của nó với một cái người nào đó là cha, mẹ của nó nó tương ưng. Thì nó tăng thêm cái lực này rồi, cái tình cảm mà thương yêu nó nó tăng lên cái lực này rồi thì nó tương ưng rồi thì cái người này tắt thở. Trên cái sự mà tái sinh luân hồi nó như vậy.
Cho nên, chúng ta thấy có người họ đau cái họ chết liền, có lúc là tắt thở, là vì nó không có thiếu. Còn mình còn thiếu là nó chờ. Cho nên, có nhiều người một hai ngày, họ cứ nằm đó thở, cứ như vậy chờ con cháu của mình, tức là cái tình cảm nó còn quyến luyến như thế nào đó mà nó chưa đi được, tức là nó chưa đủ cái nghiệp. Nhân quả này nó chưa đủ để tương ưng với cái người đó. Cho nên, vì vậy mà khi nó đủ rồi cái người này chết, đằng kia nó sanh.
(06:25) Đó, hôm nay Thầy chỉ cho mấy con thấy trong cái cuộc mà tái sinh luân hồi, nó do cái nghiệp lực này mà nó tương ưng nó tái sinh luân hồi, chứ không phải mình có linh hồn, hoặc là Thần thức, hoặc Phật tánh của mình chui qua bào thai kia, không phải đâu!
Trong mỗi thân người chúng ta nó có đủ cái thức của nó, nó có ba thức của nó rồi. Cho nên, không có cái thức nào mà đi xen vô trong đó được hết. Khi nó hợp duyên là nó phải đủ nó mới hợp thành con người, mà nó không đủ thì nó không có chờ được ai hết. Mà chỉ cái nghiệp lực này nó giống nhau thì nó mới tương ưng. Cho nên trong kinh “Tương Ưng”, Phật nói rất đúng. Là vì, chúng ta tương ưng được thì chúng ta tái sinh, không tương ưng được thì không tái sanh.
Đó, thì như vậy các con đã rành, đã hiểu rõ được cái sự luân hồi rồi, không có nghĩa là linh hồn chúng ta đi luân hồi, mà đó là nghiệp chúng ta, cái nghiệp lực, cái nghiệp tham, sân, si đó nó ít hoặc nó nhiều tham, sân, si thì nó tương ưng với ai, nó giống ai thì nó phải làm con cái của họ. Đó là luân hồi.
Mà bây giờ mấy con còn luân hồi không? Mấy con biết chứ sao. Bởi vì, mấy con biết mấy con còn tham, sân, si trong này nè, thì mấy con còn luân hồi. Còn mấy con thấy mình không tham, sân, si là hết luân hồi. Rõ không mấy con? Rất rõ! Người nào cũng dễ biết mình mà.
(07:40) Chắc chắn là tôi sẽ còn đi tái sinh, là tại vì tôi còn phiền não, tôi còn thương ghét ở trong này. Còn bây giờ tôi thấy tôi không thương ghét, không giận hờn, không buồn phiền ai hết, hoàn toàn tôi không tham, sân, si nữa, thì mình biết rõ ràng mình không luân hồi rồi. Cho nên, đạo Phật nó thực tế chứ đâu phải nó mơ hồ sao! Chứ đâu phải chuyện nói mù mờ đâu, đây là sự thật. Bởi vì, nó có giống nó mới đi tái sanh, nó không giống nó không sanh.
Cho nên, cái mục đích mà tại sao Thầy bảo các con giữ “thanh thản, an lạc, vô sự”? Là cái chỗ này!
Bởi vì, lúc bấy giờ là lúc nó ngặt nghèo lắm, nó làm cho các con dễ đau khổ. Lúc bây giờ bỏ cái thân này sắp sửa chết thì thương con, thương cháu, rồi tiếc của, tiếc cải nó chưa chịu bỏ. Rồi nó sợ chết nữa, nó đủ thứ, nó lăng xăng ở trong đầu nó sợ đủ chuyện, mà cái thân nó lại đau nhức nữa, chứ nó đâu phải thường!
Cho nên, vì vậy mà nhớ cái phương pháp tác ý là cái thanh gươm hùng kiếm của mấy con, nó sẽ giữ gìn cho các con không bị dao động, nó không bị những cái nghiệp này nó làm cho con bị dao động. Cho nên, vì nó mấy con tập cho nhu nhuyến, tập cho thanh thản, an lạc, vô sự, luôn luôn lúc nào cũng có Thầy bên, không sợ! Thì như vậy, nó làm cho mấy con vững vàng, trong khi đó tất cả mọi cái nghiệp này nó đến nó lôi con, nó lôi không được thì con sẽ bỏ thân, con sẽ vào giải thoát hoàn toàn, chấm dứt luân hồi. Nhớ chưa?
(09:02) Còn nếu mà nó còn cái duyên để mà con tu tập thì lúc bấy giờ các con chết, thì gia đình đừng đốt. Khi mà giữ thanh thản như vậy rồi, thì đem chôn cái thân đó đi, rồi nó sẽ nằm ở dưới đất đó, rồi bắt đầu con mới dùng tưởng của con, bởi vì cái thân nó chưa có hoại đâu, nó nằm đó nó dùng cái tưởng, như chiêm bao con tu tập vậy. Và đồng thời tới chừng đó con sẽ ly dục, ly ác pháp trong tưởng. Cuối cùng con chứng quả A La Hán ở trong cái trạng thái không có thân, cũng chứng quả A La Hán được, các con nhớ!
Cho nên cái này Thầy nhắc mấy con, bởi vì mấy con tu mấy con chỉ muội được, và mấy con cố gắng giữ được cái cận tử nghiệp của mình trong cái thanh thản đó thôi, chứ còn cái tham, sân, si mấy con còn chứ đâu hết, phải không?
Cho nên vì vậy đó, các con cứ đem chôn đi, rồi bắt đầu cái người đó họ sẽ dùng cái tưởng họ tiếp tục tu. Bởi vì họ giữ được cái thanh thản, cho nên họ không tái sinh luân hồi đâu. Bắt đầu bây giờ đó, họ ở trong cái tưởng họ tiếp tục tu những cái pháp Thầy dạy. Nó sẽ nhớ lại nó tu hết, nó không có trật đâu. Rồi chừng đó nó tu xong rồi, thì cái thân này nó hoại thì nó đi vào Niết Bàn luôn. Tức là nó ly hết tham, sân, si mấy con.
Phật pháp chuẩn bị cho chúng ta từ bắt đầu chúng ta tu cho đến khi mà chúng ta hoàn tất được, mà khi bỏ thân này, cái xác thân này không còn nó vẫn còn tu được, nó chưa mất. Nhưng mà mấy con đừng đem đốt, nếu đem đốt thì nó tiêu rồi, tức là cái duyên mà đốt nó bắt buộc mấy con phải tiếp tục tái sanh. Nhưng mà tái sinh làm người rồi mấy con tiếp tục tu. Bởi vậy, khi mà làm người mấy con phải trải qua sự vui, sự khổ. Mấy con hiểu không?
(10:30) Bởi vì sinh ra đứa bé nè, thì các con phải ăn, uống dơ, bẩn; phải ỉa, đái; phải cha mẹ bồng ẵm, rửa ráy, cho đến khi mà đi đứng vệ sinh cho nó sạch sẽ được là mấy con phải lớn chứ đâu còn nhỏ, cho nên cha mẹ rất cực khổ.
Và đồng thời con phải ăn uống ở trên dơ, bẩn đó. Nếu mà cha, mẹ kỹ lưỡng thì mấy con mới được sạch sẽ, còn nếu không thì mấy con chỉ nằm ở trên cái vũng nước đái, nước phân bẩn mà thôi.
Nếu gia đình mà cha, mẹ bận công việc, để con không ai mà chăm nom thì mấy con sẽ thấy nó rất khổ!
Mà khổ thứ nhất là khi ở trong bào thai của mẹ, là nó rất là chật chội, nó khổ lắm mấy con. Tại vì, bây giờ lớn rồi mấy con biết hồi còn ở trong bụng mẹ sao mà tui biết, quên mất rồi. Chứ ở trong đó là như bị nhốt trong tù á, nằm mà co chân vầy nè.
Khi bà mẹ mà muốn sinh thì nó bung ra nó đạp bà mẹ muốn chết luôn vậy. Cho nên, đau muốn chết! Nên khi mà nó trở đầu nó đi ra đó, thì mấy con thấy cả một vấn đề đau khổ lắm chứ không phải không. Khi mà sinh ra được thì đứa bé cũng nhất tử, nhất sinh. Nó cũng đau đớn lắm chứ đâu phải là sung sướng đâu!
Cho nên mình được thân này sinh ra làm người, thiệt ra mình qua bao nhiêu cái khổ. Khổ từ ở trong bụng mẹ, rồi khổ khi mà sinh ra. Sinh ra rồi đâu có đi đứng được, nằm lăn qua, lộn lại đó, ai ẵm, ai bồng muốn quăng đâu cũng được hết, ỉa đái thì một chỗ. Không có bao giờ mà sạch sẻ được hết.
Thế rồi lớn khôn đến bây giờ mình biết được rồi, mà mình không nỗ lực mình tu. Thầy nói mấy con thiệt là phí uổng thiệt! Để một lần mà làm đứa bé nữa thì thiệt ra mấy con quá là ngu si đó! Có phải không mấy con?
Trời đất ơi! Lần nữa mà làm đứa bé nữa thì trời ơi, nghĩ lại sợ chứ. Bây giờ mấy con muốn mấy con làm đứa bé nữa không?
Phật tử: Dạ, không!
(12:22) Trưởng lão: À, không thì phải ráng nổ lực nghe lời Thầy, chứ không làm sao mấy con chạy khỏi nó đâu. Đâu có thể nào mấy con làm chủ nó đâu, cho nên nó dẫn mấy con.
Nhớ kỹ! Chúng ta biết được Phật pháp rồi nhất định là một đời nay không tái sinh luân hồi nữa, bằng mọi cách chứ không có đầu hàng, hiểu chưa?
Phải hiểu như vậy, mạnh mẽ như vậy, chứ đừng có để ba cái nhân quả nó cứ lôi cuốn. À, bà bà, hay mẹ mẹ, má má đồ, trời đất ơi! Cứ kiểu này nó lôi mình hoài, nó đi xuống để cho mình tái sinh luân hồi. Cái tình cảm của Ái kiết sử này nó ghê gớm lắm!
Mình thương thì mình cũng thương chứ không phải mình ghét nó đâu, nhưng mà sự thật ra thương cái kiểu thương của mình phải khác. Đừng có thấy nựng nịu nó, rồi ôm ẵm nó, bồng nó, xa nó chút cái mình nhớ, thì đừng có làm cái chuyện đó. Thầy dặn mấy con nhiều lắm rồi, nhớ chưa?
Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Bây giờ Thầy đã nói rồi, bây giờ các con muốn hỏi Thầy gì không? Thầy đã nói cái quả A La Hán cho mấy con biết là nó cụ thể như vậy rồi, phải không?
3- CÁCH THỨC LẠY LỄ
(13:29) Bây giờ về cái phần mà tiếp tục dạy cho mấy con, là như trong sách của Thầy đã nói về cách thức lạy. Mấy con biết cách thức lạy chưa?
Lạy Phật nó có ba lạy, chứ không phải lạy như Nho giáo bốn lạy. Bởi vì Tam Bảo có ba lạy thôi, chứ không có lạy bốn lạy.
Mà cách thức lạy nữa, Thầy thấy có nhiều khi mấy con lạy mấy con chưa biết cách thức. Từ ở chỗ cái tâm của mình, tức là mình chắp tay để ngang ngực của mình trước đã, phải không? Rồi mình mới đưa lên trán, tức là cái lòng cung kính của mình mới đưa lên cái trán, cái đỉnh cao của trán của mình chứ gì. Rồi sau khi mình muốn lạy, mình để xuống ngực của mình, chứ đừng có để vầy cái rồi để xuống vầy lạy. Trời đất ơi!
Từ chỗ cái tâm của mình, mới dâng lên ở trên cái trán của mình, để cung kính cái đấng mình lạy. Rồi mình mới đưa trở về cái lòng thành của mình. Nó có nghi thức của mình rồi mới cúi xuống để tay.
Nhưng mà cái người chết thì mấy con để hai cái ngón tay đưa tới. Mấy con thấy sao có người để vầy, có người để vầy, không biết kiểu nào đây. Cho nên, phải biết, đưa hai cái tay tới là cái người đã chết như Phật. Còn như Thầy còn sống mấy con lạy, mấy con cũng đưa tới như vầy, chắc chắn mấy con rủa Thầy cho mau chết, có phải không? Mấy con không biết gì hết, Thầy chưa có chết, mà lạy cái kiểu này, mấy con lạy như vầy là mấy con chưa có biết Thầy dạy, mấy con đến chùa thấy ai lạy sao mấy con bắt chước lạy vậy, mấy con không chịu hỏi nữa, phải không? Cho nên, đến cái lạy nó cũng phải có những cái ý nghĩa của nó trong đó chứ!
(14:59) Cho nên, khi mà người chết tức là lạy như lạy Phật đó, chúng ta phải đưa tới. Mà lạy như mà Thầy còn sống, mấy con để úp, nó ngang. Bởi vì, Thầy cũng mang cái thân như mấy con, mấy con cũng mang cái thân như Thầy, cho nên vì vậy mà cái lạy này nó phải ngang như thế này.
Rồi bây giờ tại sao bây giờ người ta lạy để bàn tay ngửa như thế này? Có người để ngửa phải không? Các con thấy chứ?
Các con biết lạy, ví dụ các con ngày mà lạy sám hối. Nhiều con cũng đi lạy sám hối, tụng hồng danh lạy sám hối, lạy Phật cũng úp là sai. Sám hối là xấu hổ, mà xấu hổ không đậy cái mặt mình lại, mà cứ úp vậy không đậy mặt, coi như mình có xấu hổ không? Cho nên, do đó mà lạy sám hối đứa nào cũng bị phạm lỗi hoài! Có đúng không?
Ờ, mình biết xấu hổ rồi thì mình mới chừa. Do đó, mình lạy mình phải để cái bàn tay ngửa lên, úp đặng đậy cái mặt, tôi xấu hổ với Phật quá! Tại tôi làm lỗi, bữa này tôi ăn phi thời tôi xấu hổ quá, tôi đậy cái mặt tôi lại, phải không?
Hồi hôm này tôi lỡ tôi ngủ 2 giờ, mà tôi ngủ tới 3 giờ tôi xấu hổ quá cho nên tôi lạy sám hối. Tôi đậy cái mặt tôi lại chứ, tôi xấu hổ tôi phải đậy, chứ tôi dám ngó ai? Phải không? Mấy con hiểu không?
Đó! Còn nếu mà lạy sám hối với Thầy bây giờ con phát lồ, con nói: “Hôm qua con phạm cái giới đó, như vậy, vậy bây giờ Thầy cho con sám hối”. Bắt đầu bây giờ đảnh lễ Thầy, thì phải lật cái bàn tay ngang vầy chứ, Thầy còn sống mà chứ đâu phải Thầy như Phật đâu mà lạy vầy đâu có được. Phải không, các con thấy chưa? Phải đúng cách nhe! Từ đây về sau lạy cho đúng. Không khéo lạy sai hết!
4- ĐỨC CUNG KÍNH TÔN TRỌNG LẪN NHAU
(16:31) Trưởng lão: Các con đọc thư Thầy, các con sẽ thấy, có người hỏi Thầy hỏi Thầy như thế này: “Tại sao con là con của Thầy mà lại Thầy để kính gửi?”
Con của Thầy mà sao Thầy để “kính gửi”? Các con quen không? “Kính gởi Liễu Tâm”, phải không? Mà sao cuối thư Thầy lại để “Kính thư”, phải không?
Bởi vì, mấy con cũng như Thầy, Thầy cũng như mấy con, cái lòng tôn kính của Thầy đối với mấy con Thầy cũng tôn kính. Bởi vì, nhiều khi một đứa con của mình sinh ra, mà mình không kính nó đâu mình cho nó là con của mình cho nên mình la, mình hét nó. Sự thật ra, cái người cha đó chưa đúng cách mấy con. Chính con của mình là một đứa con nhưng mà biết đâu chừng, trước kia nó là người nào, mình có biết được không?
Cho nên, vì vậy bây giờ tuy là nó mang cái thân nhỏ bé, cũng như bây giờ Thầy là người đi trước, nhưng mà sự thật ra có nhiều bác, nhiều người lớn tuổi hơn Thầy nữa, họ cũng vẫn đáng cung kính chứ. Họ cũng mang cái thân giống như Thầy chứ, Thầy vẫn cung kính. Mặc dù, bây giờ một đứa bé Thầy cũng “kính thư”, Thầy cũng “kính gửi con” tên gì, tên gì… Phải không? Đó là cái thứ nhất, chúng ta phải nói đây là cái lịch sự của người Đông Phương chúng ta, tôn kính trọng lẫn nhau. Không phải mình làm Phật rồi mình không tôn kính ai hết. Thì như vậy ông Phật ngang quá vậy rồi (không nghe rõ).
(17:51) Cho nên, Thầy tu trước là Thầy biết được giải thoát, Thầy giúp cho mấy con. Mấy con cũng như Thầy thôi, cũng bình đẳng như nhau, cho nên Thầy viết thư Thầy để “Kính gửi các con”, phải không? Kính gửi, tức là Thầy coi các con cũng như Thầy, rồi các con gửi thư, các con cũng “Kính gửi Thầy”, phải không?
Như vậy rõ ràng là người Đông Phương chúng ta có tinh thần tôn trọng lẫn nhau, biết tôn trọng lẫn nhau. Cho nên, những điều kiện Thầy mà viết ra thì mấy con cần học cái đó hết.
Cho nên, đâu phải là “Con là con của Thầy, là đệ tử của Thầy sao lại Thầy kính?” Ờ, cho nên Thầy ghi. Thầy viết thư thì Thầy viết đại thôi Thầy đừng có kính”. Thầy dạy kiểu đó, thì Thầy dạy kiểu nào: “Mình làm lớn rồi, làm cha rồi, thôi không có cần nó đâu, không phải đâu mấy con!
Cái lịch sự, lễ độ, cung kính là cái đạo đức của mỗi con người. Dù Thầy là một vị Thầy mà nếu mà Thầy nói: “Mày”, là Thầy không phải là một vị Thầy. Mà Thầy kêu “các con” là những gì mà các con chưa biết, là các con là con của Thầy. Còn những gì mà các con biết, mà các con chỉ lại Thầy là các con là Thầy của Thầy, chứ đâu có ai mà hơn nhau, phải không các con?
Chỉ có cái biết với nhau mà trao đổi với nhau để mà chúng ta trên con đường đời chúng ta mới đem lại an vui cho nhau. Đấy là cái lý. Cho nên, cái lòng cung kính chúng ta luôn luôn lúc nào cũng cung kính với nhau. Các con hiểu chưa?
Cho nên, sau này mà lỡ mấy con có làm thầy đi nữa, thì cũng kính nhe đừng nói tôi làm Thầy rồi, không có kính ai hết thì không được! Đó là những cái học về đạo đức. Bởi vì, sau này mấy con học tới những cái sách Đạo Đức khác, dạy về cái sự xưng hô, về sự cung kính với nhau, thì cái này Thầy sẽ nói.
Đó! Hôm nay, Thầy dạy mấy con cung kính cái lễ thôi. Các con nhớ kỹ, mình lễ cho đúng cách, không ai dám cười. Mình lễ không đúng cách, người ta nói: Ờ, cái người này Phật tử mà sao họ không biết gì hết vậy! Đó cái người biết! Còn người không biết thì họ không biết ở đâu họ nói, con hiểu chưa? Còn người ta biết thì người ta rõ ràng, người ta sẽ chê mình đó, mình học đạo mà không biết cái lễ như thế nào hết, người ta chê mình.
(19:58) Cho nên, những điều này Thầy sẽ viết ra thành sách để lưu lại, để cho con cháu chúng ta sau này làm một người Đông Phương, nó phải có lễ nghĩa, phải có đạo đức hẳn hoi. Nó phải biết xưng hô tôn ti, trật tự! Các con biết không? Tây phương chỉ gọi anh em nó chỉ có tiếng một hà, còn mình: Anh, em, cô, bác, chú, bác, dì… nó có nhiều cái danh từ xưng hô với nhau, nó rất là tuyệt vời!
Phải không, các con thấy học chữ Việt của mình, về danh từ xưng hô nhau mình Thầy thấy rất là hay!
Còn những danh từ mà xưng hô một cách phách lối cũng có chứ phải không: Mày, tao… Các con nghe những danh từ nghe không có ngọt ngào chút nào. Những cái danh từ này có nhưng mà chúng ta không dùng đâu, để cho những người du côn, du đãng họ dùng, chứ còn mình là người đạo đức là nhất định không dùng. Dùng những lời nói, đáng con thì nói con. Lúc mà có tức giận gì đi nữa, vẫn là nói tiếng con cái mình nghe cái ruột của mình nó cũng giảm xuống cái giận, phải không mấy con hiểu?
Khi mình gọi con mà mình tức nó, mình gọi nó: “Con lại đây ba biểu!” Nghe nó cũng nhẹ nhàng nữa, thay vì mình đánh nó 10 roi chứ mình đánh nó có 1 roi. Còn không: “Mày lên đây tao biểu, cái thằng đó lại đây!” Thì con biết không, quất nó chục roi mà còn quất thêm nữa, cho nên cao lên. Từ cái tiếng nói của chúng ta nó làm giảm cái tâm đau khổ của chúng ta xuống. Cái tình thương của chúng ta ban rải lại cho đối tượng của chúng ta, làm cho đứa con chúng ta nó có cái tình thương sâu sắc đối với mình. Con hiểu không?
(21:27) Bởi vậy, dạy đạo đức là phải dạy các con hành động nó như vậy đó. Vì Thầy nghĩ rằng những sách Đạo Đức của Thầy sẽ đem đến cho mấy con có một cuộc sống rất là êm ái. Đó! Thì hôm nay những cái điều nhỏ nhỏ thôi, bây giờ nhớ chỗ nào Thầy dạy mấy con chỗ đó thôi chứ Thầy đâu có… Có ai mà hỏi Thầy Thầy mới nói.
Cho nên, có những người, các con thường thường thấy Thầy đề thơ thì mấy con cũng thấy thường thôi, nhưng mà có người họ lưu ý con, cho nên những người lưu ý là những người mà Thầy thấy người ta lưu ý thì mình phải nhắc nhở. Do đó, mình nói lên cái tâm của mình, cái hành động của mình như vậy là đức hiếu sinh của mình, như vậy là đạo đức hẳn hòi, để làm cho mọi người hiểu.
Có nhiều khi chúng ta có một cái mà chúng ta không để ý đâu, chúng ta lướt qua thôi. Cái đó là cái chúng ta cần phải được học hỏi, phải được hiểu biết. Cũng như bây giờ, lạy, lễ như vậy mấy con cũng thấy bỏ qua thôi chớ mấy con cũng không lưu ý, cho nên cuối cùng mấy con không biết. Trái lại có người thì người ta lưu ý, trước khi lạy người ta hỏi, do đó Thầy mới hướng dẫn chứ sự thật ra nếu mà không có, thì coi như là mình đụng đâu lạy đó cũng được hết, cứ nghĩ có lạy cũng tốt rồi, chứ không biết lạy cách nào.
5- THẦY VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC GẦN GŨI VỚI CUỘC SỐNG
(22:56) Mấy con phải gan dạ hỏi, có nhiều cái cần hỏi lắm mấy con. Mà hỏi như vậy, chứ còn thật sự ra mấy con thấy Thầy viết sách Đạo Đức Thầy có viết cái nào cao siêu đâu? Những cái mà nó gần gũi bên mấy con lắm, có phải không? Nhưng mà Thầy nói ra mới thấy: “Ờ, thiệt ra đúng là mình không biết”. Có hết! Hằng ngày, sống đó chứ mà Thầy không nói ra thì không để ý lắm. Nhiều cái mình thấy nó thường quá mình không lưu ý, nhưng mà coi vậy chứ nó thiếu đạo đức ở trong (không nghe rõ).
Cho nên, Thầy viết tưởng tầm thường, cái tầm thường của Thầy chứ là cái rất gần gũi mọi người, mà rất gần gũi mọi người mà cái cao thượng nhất. Các con thấy không? Nó rất tầm thường mà nó rất cao thượng. Khi mà chúng ta thực hiện được nó, nó đem lại sự hạnh phúc cho mình cho người khác là cao thượng chứ sao!
(23:45) Đó, những cái mà tầm thường, Thầy thường hay Thầy viết những cái tầm thường lắm, chứ Thầy không có viết cái cao đâu, nhưng mà cái tầm thường là cái chúng ta ai cũng dễ hiểu, không có khó hiểu, phải không?
Cho nên, những điều mà Thầy viết thì thường là Thầy dùng những cái văn nói hơn. Là tại sao mấy con biết không? Văn nói nó lặp đi, lặp lại cho mấy con nhớ. Còn nếu mà văn viết người ta cô đọng cái bài văn, người ta văn chương mà, thành ra người ta viết như vậy, cho nên vì vậy mà làm cho mấy con suy nghĩ nhiều. Còn cái mà khi đọc sách Thầy mấy con dễ hiểu, là tại vì nhắc đi, nhắc lại nhiều lần làm cho mình dễ thấm nhuần. Đó là lối viết văn của Thầy.
Cho nên, các con đọc lại kinh sách của Phật, như kinh sách Nguyên Thủy, mấy con thấy đức Phật cứ lặp đi, lặp lại, nhiều khi mình đọc thấy chán quá, có đúng không mấy con? Nhưng sự thật ra đó là cái văn nói, nhưng mà đời sau người ta có dám sửa không? Người ta dựa theo đó mà người ta sửa lại rất hay đó, nhưng mà ai dám sửa những lời đó?
Các con thấy, đâu có ai mà đem bộ kinh, tạng kinh Pali ra mà sửa bao giờ đâu. Hòa thượng Minh Châu dịch thì dịch y những cái danh từ ở trong đó chưa dám mà sửa cái gì ở trong đó. Nghĩa là chữ nghĩa như thế nào thì Hòa thượng Minh Châu dịch (như thế nấy). Ngày xưa, khi mới đầu dịch, Hòa thượng để 2 loại chữ, bên đây chữ Bali, bên đây đối chiếu chữ Việt, chứ không có dám tự ôm mà sửa bậy được.
Cho nên, do chính xác như vậy, cho nên hôm nay Thầy có bài kinh chính xác của Phật. Chứ không khéo mà chúng ta cứ người dịch ra sửa một chút, người dịch ra sửa một chút đó thì toàn bộ kinh bây giờ nó thành Đại thừa hết ráo rồi, không còn Nguyên Thủy đâu.
Như vậy mà Kinh Nguyên Thủy vẫn còn sai mấy con, chứ chưa phải là (đúng hết). Bởi vì, nó nhiều lần kết tập, mà nhiều lần kết tập thì có nhiều lần tam sao thất bổn. Nhưng cái người mà tu chứng, người ta mới lọc ra được những cái đúng của Phật, còn những người mà không tu chứng thì bây giờ đâu có dám sửa cái bài nào, đâu có dám nói cái đó sai đâu. Lời nào cũng nói đây lời Phật, chứ đâu có dám đâu!
Cho nên, cái người tu chứng người ta mới biết được cái sai, cái đúng người ta chỉnh. Rồi người ta giải thích ra nó mới có rõ được cái nghĩa, có được những cái pháp hành, chứ không khéo mình hành theo kiểu tưởng của mình, thì nó không đúng pháp.
6- PHÒNG HỘ SÁU CĂN
(26:00) Bây giờ hôm nay, đây là có một câu hỏi Thầy: “Ra khỏi thất mà phòng hộ 6 căn”, nghĩa là mình bước ra khỏi thất mình phòng hộ.
Ra khỏi thất phòng hộ 6 căn chỉ có pháp Như Lý Tác Ý mà thôi. Các con biết sao khi mình ra khỏi (thất thì mình phải phòng hộ không?) Ở trong thất, mình ở trong cái riêng của mình thì mình sống độc cư mình phòng hộ 6 căn. Mà mình ra khỏi thất thì mình nhắc: “Mắt phải nhìn xuống bước đi”, con mắt mình nhìn xuống bước đi, mình đừng ngó qua, ngó lại. Tức là phòng hộ mắt. Mình bảo: “Tai nghe trên bước đi” hoặc là mình bảo: “6 căn lắng nghe hành động bước đi”. Lúc bấy giờ vừa tai, vừa mắt mình lắng nghe, tức là phòng hộ đó. Đó là khi ra khỏi thất nên phòng hộ như vậy.
Còn câu hai: “Đôi mắt luôn luôn nhìn dưới, không nhìn dáo dác hai bên”. Thì đúng rồi, chỉ có đôi mắt là nhìn xuống thôi. Nhưng mà khi mình nhìn xuống, mình tập trung nhiều thì có quyền ngó thẳng để xả bớt, các con hiểu không? Mình ngó thẳng, chứ đừng ngó qua, ngó lại. Và ngó thẳng với cái nhìn của mình là nhìn thẳng, chứ không có nhìn người này, người kia.
Do đó, khi mình nhìn thẳng mà thấy nó không bị mỏi mệt, nó không bị căng mình thì mình lại nhìn xuống dưới chân mình thì tốt hơn, tức là phòng hộ mắt. Cho nên, mình không có ngó qua, ngó lại tức là mình phòng hộ mắt. Mà phòng hộ mắt không đủ, mình phải phòng hộ tai, rồi phòng hộ luôn cả sáu căn của mình. Do đó, mình nhắc luôn cả sáu căn của mình. Tức là phòng hộ 6 căn.
7- OAI NGHI TẾ HẠNH KHI ĐI KHẤT THỰC
(27:36) “Đi khất thực từng hàng một”
Không, mình đi khất thực như thế này. Khi mà mình đến đoạn đường nào mình đi khất thực, mình đi chậm. Mình đi rất chậm, để làm gì? Để cho cái người người ta muốn cúng dường mình, người ta đến người ta chào mới kịp. Còn mình đi mà lẹ lẹ, người ta phải chạy theo mình. Bởi vì, người ta muốn vượt hơn mình để người ta cúng dường mình, mà mình đi lẹ buộc lòng người ta phải chạy.
Cho nên ở đây, sau khi mấy con muốn đi khất thực, thì tức là phải có một khóa học để dạy các con cái hành động đi như thế nào, từ đi khất thực.
Đi khất thực thì không được đứng trước cửa nhà người, không được đứng trước gian hàng buôn bán của người. Mình đứng trước, tức là mình bắt buộc người ta phải cho mình, vậy là mình ăn mày chứ không phải là mình đi khất thực. Mình đi hóa duyên độ chúng là tùy duyên của người ta, người ta muốn cúng dường để gieo duyên với mình, cho nên mình không đứng trước cửa nhà, đó là người đi khất thực. Và đi chậm, để cho người ta kịp người ta đi nhanh hơn một chút để người ta thỉnh mình đứng lại, để cho người ta đổ bát của mình đi. Và khi đi khất thực, chẳng hạn mình đi 10 bước rồi mình đứng lại, đứng lại khoảng 1 phút, 2 phút, rồi mình đi 10 bước nữa. Và đó là cách đi khất thực, chứ còn mình đi luôn luôn, luôn luôn vầy đó thì người ta cũng không biết đâu mà cúng dường mình.
(29:01) Câu số 4: “Khi đi khất thực không được đi hàng ba, hàng bốn”. Đó lẽ đương nhiên trong giới luật đức Phật, hai người đi song song là không được rồi, chứ đừng nói đi hàng ba, hàng bốn.
Cho nên, trong khi đi khất thực thì đến cái nơi mà chúng ta khất thực thì đi chậm, và đi khoảng 10 bước đứng lại một lần, và đứng lại khoảng 1 phút hay là cao lắm là 3, 2 phút chứ không được đứng lâu. Cứ thỉnh thoảng đi rồi đứng, nhưng mà không được đứng trước cửa nhà người khác, không được đứng trước gian hàng buôn bán của người khác. Không được đi hàng hai, hàng ba, hàng tư, hàng năm, nghĩa là đi người trước, người sau. Ví dụ người này đi cách người kia khoảng độ chừng 3 bước hay hoặc là 5 bước là cao. Nghĩa là cách khoảng nhau, đi vậy như vậy cách nhau khoảng độ chừng 2 thước hay 3 thước, 3 thước cây đó.
Mặc áo dài, im lặng, không nói chuyện. Ví dụ như bây giờ mấy con đi khất thực đến nhà bếp cô Út, cô Út cho mấy con mỗi người một mâm cơm, cho cơm thì mấy con sẽ mặc áo dài đàng hoàng, bởi vì tướng đi xin ăn là tướng người phước điền, chứ không phải là cái tướng đi ăn xin. Cho nên, chúng ta mặc y, áo đàng hoàng, để mà xin bữa cơm của người đàn na thí chủ, người ta cho mình. Do đó, mình ăn mặc đàng hoàng, và im lặng, không được vừa đi, vừa nói chuyện với nhau thì không được!
(30:36) Cũng như bây giờ, ở trong Tu viện mấy con đến mấy con xin cơm thì mấy con phải mặc áo tràng, đi đến mấy con bưng mâm cơm của mình về. Rồi cách thức mình ăn, mình cũng nên mặc áo tràng mình ăn nữa, chứ đừng có nên ăn mà mặc áo ngắn như ở gia đình của mình. Bởi vì, ở đây là oai nghi, cái hạnh của một người tu, cho nên rất nghiêm chỉnh, luôn luôn chúng ta khi ăn, khi đi khất thực đều là mặc áo dài hết, không có được mặc áo ngắn.
Còn khi mình đi khất thực thì không được nói chuyện. Bởi vì, mục đích chúng ta đến đây là chúng ta đến tập sống không nói chuyện. Cho nên, đi không nói chuyện, không được đi hàng ba, hàng tư. Người đi trước cách người đi sau 2 thước, 3 thước mà thôi, cứ đi như vậy.
Và đồng thời đến, khi cái chỗ mà khất thực chật, thì chúng ta đứng bên ngoài chúng ta chờ. Chờ người đó đi rồi thì người tiếp tới, người tiếp, người nào đi trước thì người ta tới trước người ta khất thực, người đi sau thì kế tiếp, cứ như vậy để có trật tự. Và đồng thời, cũng là nói lên được cái hạnh của của một người tu. Chứ không phải như người đời, chúng ta chen lấn như thế này, thế khác. Rồi nói chuyện ầm ĩ với nhau, tức là giữ im lặng.
Các con nghe khi mà vua A Xà Thế mà đến thăm đức Phật ở trong khu rừng không? Thậm chí như cái lá rơi xuống còn nghe cái tiếng lá rơi. Cho nên, vua A Xà Thế mới nói vị quan đó, ông bộ ông dẫn tôi vô cái chỗ này đặng người ta làm thịt tôi sao? Nghe sao mà yên lặng như thế này?
Cho nên vì vậy đó, thay vì một ngàn mấy trăm người như thế này, nó phải ồn náo chứ? Sao lại vào chỗ này nó im lặng như thế này? Cho nên, vua A Xà Thế mới hỏi vị quan đó, vị quan nói chỗ này là chỗ mà đức Phật ở cho nên hoàn toàn không có động, mà người nào làm động là không được.
(32:32) Cho nên, các con thấy cả đông một số người chứ đâu phải một số người như mấy con như thế này. Bây giờ, mấy con về đây mấy con cũng tập những hạnh như những người tu sĩ như đức Phật ngày xưa vậy. Cho nên khi đi, khi đứng, khi ngồi, hoặc này kia nọ không được nói chuyện ồn náo, chúng ta tập làm một cái hạnh.
Cho nên ở đây là độc cư mà, các con thấy độc cư là không nói chuyện mà. Cho nên chúng ta về đây chúng ta tập cái hạnh. Khi chúng ta muốn nói chuyện thì chúng ta đến ngay cái người nào chúng ta muốn nói chuyện đó, thì chúng ta mời cái người đó ra nhà khách, cái chỗ mà chúng ta nói chuyện. Cho nên nó có nơi, có chỗ hẳn hoi, đàng hoàng. Còn đụng đâu mấy con đứng nói chuyện, đụng đâu đứng nói chuyện đó thì người ta thấy cái Tu viện mình cái tổ chức nó luộm thuộm, nó không có kỷ luật. Các con hiểu? Mình muốn nói chuyện với một vị nào thì lại ngay người đó, xin phép nói chuyện với người đó, dẫn đến nhà khách có chỗ ngồi đàng hoàng nói chuyện. Như vậy mới đúng cách!
(33:33) Cho nên, tất cả những điều kiện này, thì mấy con nên nhớ rằng khi mình vào Tu viện phải lập những cái hạnh để người ta không đánh giá. Chứ không khéo, người ta đánh giá Tu viện của mình. Cho nên, khi mà đi khất thực cũng vậy, mấy con đi từng hàng một thôi. Mình chờ, còn nếu mà không mình chờ đi cho hết rồi, mình đi sau cũng được. Rồi mình thấy không có thì mình đi, còn nếu có thì mình thỉnh thoảng mình đi không sao hết. Trong khi đó, mình lập cái hạnh tập nhẫn nhục, chờ đợi, đừng có vội vàng. Thậm chí như đến giờ này sắp sửa ăn rồi, mà thấy người ta còn đi khất thực, mình vẫn nhường người ta. Nhường người ta đi, đi xuống hết rồi mình mới đi. Thì đó là cái hạnh của mình.
Đó, thì nhắc nhở cho mấy con thấy cách thức từ cái đi khất thực bưng cơm, cho đến khi mình đi đường, đừng có đi hai ba người, mình đi hàng chiếc với nhau. Thì người ta thấy cái oai nghi của mình như vậy, người ta thấy kính trọng cái người tu hành. Và mấy con là những người đã được làm con của Thầy, mấy con phải cố gắng tập luyện cho nó đúng cách!
8- CUNG KÍNH PHÁP THÌ SỰ TU TẬP MỚI ĐẠT KẾT QUẢ LỚN
(34:44) Hôm nay, là cái duyên mấy con về đây, là cái duyên để tập luyện, mà mấy con không tập luyện thì không biết chừng nào mới tập luyện được. Cho nên vì vậy mấy con phải nhớ kỹ mà tập luyện, Thầy tin rằng mấy con mỗi người đều có cái áo tràng hết, khi muốn nói chuyện gì đó, đó là sự cung kính với nhau mà. Cho nên mấy con cũng mặc áo tràng ra mời người đó nói chuyện. Các con thấy, có bao giờ Thầy mặc áo ngắn mà Thầy tiếp chuyện với mấy con đâu. Luôn luôn lúc nào Thầy tiếp chuyện với mấy con đều hoàn toàn là Thầy mặc cái áo rộng tay, cái áo tràng Thầy tiếp mấy con, tức là luôn luôn lúc nào Thầy cũng cung kính mấy con. Còn mấy con muốn tiếp chuyện với Thầy, nhớ Thầy, mấy con cung kính Thầy, thì bằng cách là mấy con mặc chiếc áo…
Cho nên, thậm chí như Phật, Thầy nói đức Phật nói cung kính pháp, mà chính đức Phật đã đảnh lễ pháp. Các con đọc lại những lời đức Phật dạy, khi đức Phật tu chứng rồi đức Phật quỳ xuống đảnh lễ pháp mà. Thì lúc bấy giờ cái sự cung kính pháp, thực sự ra mấy con tu, mấy con chưa cung kính pháp, tại sao vậy? Tại vì mấy con tu không cung kính pháp, rõ ràng mấy con mặc cái áo ngắn mấy con ngồi trong thất tu. Vậy mấy con có cung kính pháp không? Mà cái lòng không cung kính pháp thì mấy con có đạt được pháp không? Không bao giờ!
(35:57) Mấy con đi kinh hành, mấy con thấy mấy con mặc cái áo ngắn mấy con đi chứ mấy con có mặc áo dài đâu, mà kinh hành là pháp môn tỉnh thức để giúp chúng ta phá được tâm si. Thế mà mấy con coi thường nó quá, mấy con mặc cái áo ngắn như thế này mấy con đi kinh hành như một người đi chơi, thì như vậy mấy con có cung kính pháp đâu?!
Pháp bảo chứ đâu phải pháp thường! Cho nên, khi mà tu tập đối với Phật, đối với Tăng mấy con cung kính, mà đối với Pháp mấy con không cung kính. Hầu như là Thầy đã nhìn thấy những cái điều đó. Đó là những cái sai! Các con hãy cố gắng sửa!
Mặc dù trời nóng nực, mình rất nực, chúng ta vẫn mặc cái áo tràng. Lòng cung kính của chúng ta lúc khó khăn nhất mà chúng ta vẫn cung kính, đó là mới đúng được cái giá trị lòng cung kính. Nhờ cái lòng cung kính đó, nó mới khép mình trong cái khuôn khổ đúng pháp, ôm chặt pháp. Mà đức Phật bảo: “lấy pháp làm chỗ nương tựa”, phải không các con? Bảo lấy pháp làm cái phao, mà thế mình không ôm chặt pháp, mình coi thường pháp làm sao nó làm cái phao cho mình được?! Các con hiểu điều đó?
Cho nên, tu hoài mà mình thấy kết quả của mình rất nhỏ mà không có đạt được kết quả lớn. Còn cái lòng cung kính, rõ ràng ngồi thiền nực gần chết mặc cái áo ngắn. Có nhiều người như thế này nữa mấy con, lột trần ra mà ngồi thiền cho nó mát. Trời ơi! Tu tập như kiểu này, Thầy nói y như võ sĩ á, có phải không mấy con?
Cho nên chúng ta ăn mặc hẳn hòi, bị vì đức Phật gọi là tướng phước điền. Tướng phước của mọi người, mà mình không nghiêm chỉnh, cái tướng phước như vậy làm sao mà làm gương hạnh tốt cho người ta?!
(37:22) Đó là tất cả những cái gương hạnh, hôm nay mấy con được về đây, Thầy nhắc nhở mấy con biết từ cái đi xin, từ cái ăn. Rồi trước khi mà ngồi ăn, các con đâu phải ngồi ăn như người đời đâu. Ăn tuần tự để mà lắng nghe từng tham vọng của mình trên miếng ăn, như vậy mình mới khắc phục được ly tham chứ. Tu hàng ngày để mà ly dục ly ác pháp, thế mà từ cái ăn, từ cái ngủ, từ cái hành động đi đứng mà mình không chủ động điều khiển nó thì coi chừng mình bị tham, sân, si của mình lôi mình.
Đó, hôm nay Thầy nhắc hết như vậy các con biết, khi mà tu tập thì kính pháp - pháp bảo, lòng tôn kính. Vì nó giúp cho mình làm chủ được đau khổ của chính bản thân của mình, mà mình không cung kính nó sao được, mình nương tựa nó như là nương tựa với cha, mẹ của mình, có phải không? Khi mà Quy Y Tam Bảo. Chữ Quy y là gì? “Nương tựa”, mà mình nương tựa pháp mà với cái nương tựa không cung kính thì mình có thành thật mình nương tựa không?
Cho nên, khi nương tựa pháp là phải lòng cung kính, không có được coi thường nó. Phải không, các con hiểu không?
(38:26) Cho nên vì vậy, khi ôm pháp tu là mình phải ăn mặc tề chỉnh, nghiêm trang. Mỗi một hơi thở là một pháp, cho nên các con tu từng hơi thở thì chất lượng nó rất cao, mà các con tu hít thở cho lấy có thì các con chất lượng có đâu!
Khi không ôm pháp thì thôi, mà ôm pháp tu mỗi bước đi của các con là một pháp, để giúp các con thoát ra sự đau khổ. Thế mà các con đi để mà lấy có thì làm sao mà gọi là cung kính pháp!?
Tất cả những cái sai này, cố gắng phục sửa lại, để cho chúng ta đừng quá dễ dãi với chính Phật pháp thì chúng ta sẽ đạt được kết quả lớn.
Bởi vì, ba ngôi Tam Bảo: Quy Y Phật, quy Y Pháp, quy Y Tăng; nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng. Chữ Quy y là nương tựa, vậy thì nương tựa như thế nào đúng, mà nương tựa như thế nào sai?
Mà Pháp Bảo, Phật Bảo, Tăng Bảo đó là những cái nơi cung kính. Thầy bây giờ là một vị Tăng Bảo, là một vị cha lành của mấy con. Có một cái gì mấy con đau khổ, thì các con gọi Thầy, Thầy luôn luôn Thầy lo lắng, yêu thương, quan tâm mấy con. Dù bất kỳ, mấy con ở đâu vẫn có Thầy ra ở gần bên, an ủi trong lúc đó. Cha, mẹ mấy con không thể nào chịu thay cơn đau của mấy con được, nhưng mà ông Thầy vẫn ở bên con, để cho các con không còn đau nữa.
Bởi vì, ông Thầy là một cái thanh thản, an lạc rồi, mà các con chấp nhận được cái thanh thản, an lạc này thì các con sẽ hết đau rồi. Bởi vì, nó còn đau là làm sao mà thanh thản, an lạc được phải không mấy con?
Cho nên, các con biết rằng một vị Thầy là một vị cha lành của mình, khi mình gọi người thì sẽ đến bên mình liền tức khắc, để giúp đỡ cho mình vượt qua những cái nghiệp khổ đau của mình mà mình chưa có đủ sức qua được.
Cho nên, các con tìm lấy một vị Thầy, là một vị cha của mình, cái người đem lại chỗ nương tựa cho mình, để cho mình thoát ra những cái đau khổ của cái đời, kiếp đời của mình. Thế rồi, thì mấy con hãy đem hết lòng tôn kính đó, đặt trọn những cái hành động mà tu tập thì mấy con sẽ chính xác một trăm phần trăm, nó không có sai sót một cái nào hết. Mà mấy con không tôn trọng thì mấy con sẽ bị ác pháp đánh.
(40:35) Bây giờ, các con đã nhớ hết rồi phải không? Cố gắng đừng quên lời Thầy dạy! Bởi vì, một lời người cha mà dạy, mà người cha là một vị Tăng, là một cái chỗ nương tựa để cho mình cứu cánh được bốn sự đau khổ của chính mình: Sinh, Già, Bệnh, Chết.
Thì mình nương tựa cha mẹ mình chắc không được, nương tựa với ai cũng không giải thoát được mình. Nương tựa với Phật - Pháp - Tăng, là mình sẽ giải thoát được bốn chỗ đau khổ này. Vậy thì sự nương tựa này, thì các con phải nhớ những lời mà Thầy dạy, rồi các con sẽ thấy hiệu quả, kết quả để giúp cho mình thoát khỏi đau khổ của kiếp người.
Rồi đến đây bây giờ đã xong hết rồi, bây giờ mấy con có còn hỏi gì thêm nữa không mấy con? Hay là mấy con nghỉ?
Phật tử: Dạ, nghỉ.
Trưởng lão: Rồi! Bây giờ mấy con nghỉ.
Phật tử 2: Thầy cho con hỏi một điều Thầy… (không nghe rõ).
9- CÁCH THỨC TU TẬP CỦA NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA
(41:49) Trưởng lão: Bởi vì, mấy con khi đã là một người mà chỉ đến đây để mà nghe học pháp chứ chưa là người vào đây để sống độc cư, các con hiểu chưa?
Cho nên, những sự lỗi lầm đó nó chưa phải là lỗi lầm, mà đây là cuộc sống mình mới tiếp xúc với cuộc sống của Tu viện mà thôi. Cho nên mình thấy: Ờ, bây giờ như vậy, nhưng mà cái nghiệp của mình, cái thân của mình nó chưa có ăn uống một ngày một bữa được. Thì các cô, các bác và các chú đều có thể ăn thêm một cái gì đó để cho nó đỡ, trong khi mình chưa quen.
Mà nếu mình ức chế thì trong khi ở đây chưa về tới nhà, mà nó bệnh hết rồi làm sao? Còn nguy hiểm hơn! Tốt hơn là cứ ăn uống cái gì đó cho nó dễ dàng, nó nhẹ nhàng hơn, như mình ở nhà mình ăn bữa ăn nó quá nhiều, để mà nó cực khổ hơn. Cho nên, mình tạm ngưng mình uống 1 ly sữa, hoặc ăn cái bánh hoặc cái gì đó thì nó được hết không có sao hết, không lỗi lầm gì hết. Đó là mình mới tiếp nhận, mình mới tiếp cận với môi trường tu tập thôi, cho nên nếu mà người nào khắc phục được ăn ngày một bữa thì mình vui vẻ, mình chấp nhận. Người nào chưa thì mình có thể uống một ly sữa, ăn cái bánh đều được hết, không có gì phạm lỗi gì hết.
Còn nói chuyện thì mình cũng hạn chế, mình ít nói nhưng mà có điều kiện cần hỏi, cần nói thì mình cứ nói, còn không cần thì thôi, chứ không phải là như những người mà chuyên tu ở đây. Đã là vào ở đây quyết tâm tu rồi, còn đi nói chuyện thì không được. Còn các con về đây để học pháp chứ chưa phải là chuyên tu, chưa phải là chuyên nhất về một cái sự tu tập giải thoát, mà đây mình học để rồi sau này mình mới chuyên tu đó.
(43:38) Hỏi: “Xin Thầy giảng rõ cho tất cả các cư sĩ chúng con được hiểu về cách thức tu tập của người tại gia”.
Đáp: Đây là cái phần mà quan trọng nhất đó! Tại gia tức là mình sống tại nhà của mình, mà mình tu tập sao mà cũng như con thì đối với cha mẹ, rồi vợ chồng đối như thế nào? Rồi con cái trong gia đình của mình đối xử như thế nào? Đó là những sự cụ thể.
Nhưng những bài vở này, những bài học về bổn phận của người tại gia tu tập theo đạo Phật. Thật ra nó là những giáo trình tu học như Thầy đã nói cho mấy con đã nghe rồi đó.
Thì đạo Phật có những lớp để mà tu tập, để mà từ sống trong gia đình của mình. Đó là lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng đó là những lớp học tu, sống ở trong chiếc áo của người cư sĩ, sống trong tập thể gia đình, xã hội. Đó là những cái lớp người ta, sống cái đạo đức “không làm khổ mình, khổ người” đó là những cái lớp học.
Vì vậy, cho nên nó không phải là nói cái bài học về đạo đức, đối với người cư sĩ mà học về đạo đức nó có từng lớp rõ ràng chứ không phải là nói mình muốn tu phải học cái đạo đức như vậy, vậy, vậy. Không phải! Nó có từng lớp.
Nó uốn nắn cho mình sống có một cuộc sống, có một cái nhìn, có một sự suy tư, nó không giống như cái nhìn, cái suy tư của mình hiện giờ. Vì vậy, nó có từng lớp học của nó, nó mới rèn luyện mình.
Cho nên trong vấn đề hôm nay, thì đại khái như các con biết rằng Thầy có soạn thảo bộ sách đạo đức Nhân bản - Nhân quả. Tức là đời sống trong gia đình của mình, là sống ở trong quy luật của nhân quả. Cho nên, mình thoát ra cái quy luật nhân quả, đang sống trong quy luật mà thoát ra nhân quả là phải có cách thức sống, cách thức suy nghĩ, cách thức thấy nó như thế nào thì chúng ta mới sống trong nhân quả mà không bị nhân quả chi phối.
(45:38) Trách nhiệm như thế nào? Ở đây, qua những điều mà thưa hỏi Thầy: "Xin Thầy giảng rõ cho tất cả cư sĩ chúng con được hiểu về cách thức tu tập của người tại gia, bổn phận, trách nhiệm phải như thế nào? Để ngày mai sau khi rời khỏi Tu viện, để biết cách thức tu tập mà không phải phí uổng thời gian công sức, để làm sao gieo trồng được nhân duyên thiện cho tốt. Vì con sợ e nếu không biết phương pháp, thì tất cả sẽ rơi vào tình cảnh cư sĩ không xong mà tu sĩ thì cũng dở. Con xin Thầy từ bi hoan hỉ, bố thí dạy bảo cho chúng con!"
Thì đây là lời xin Thầy dạy cho các con phần nhiều là dạy về đạo đức Nhân bản - Nhân quả. Như cuốn sách Đạo Đức, bộ sách đạo đức Nhân bản - Nhân quả mà Thầy đặt tên là Đạo Đức Làm Người, thì các con thấy như tập 1 thì mình nói về ba cái đạo đức của xã hội. Và tập 2 mới đi vào đạo đức của con người của bản thân con người. Và tập 3, tập 4, tập 5 cũng còn nói về đạo đức bản thân của mọi người, chứ chưa đến gia đình.
Vì vậy thì các con biết rằng cái giáo trình học về đạo đức nhân quả thì nó là một bài vở, cái phương pháp cho nên nó rất nhiều điều. Và chúng ta cũng thấy rằng cái hành động từ suy nghĩ, lời nói, từ cái hành động của thân chúng ta nó cũng vô lượng hành động. Vì trước cuộc sống của chúng ta nó có nhiều chuyện để mà chúng ta có những hành động trong những chuyện đó.
(47:28) Cho nên, nó không phải là có một cái hành động này là đúng hay hoặc hành động kia là đúng, hay hành động nọ là sai, nó không phải chỉ có một vài hành động, năm mười hành động. Mà nó vô lượng hành động, hễ nó tiếp duyên thì nó có một cái hành động mới khác hơn nữa cho nên nó là vô lượng.
Mà vô lượng như vậy cái nhìn, cái suy nghĩ của chúng ta nó phải vô lượng sự nhìn thấy, và sự suy nghĩ chúng ta đúng Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng. Do cái sự suy nghĩ như vậy, nó trở thành một cái môn học. Nếu mà chúng ta không học thì chúng ta không biết.
Cho nên hiện bây giờ, thì chúng ta không có thời giờ để mà chúng ta giảng rộng ra đường lối này, vì ngày mai thì quý Phật tử cũng biết rằng cái chương trình của Phật giáo nó sẽ có những cái lớp học này, mà mỗi lớp học thì nó phải kéo dài 1 năm, ví dụ như vào một lớp Chánh Kiến thì chúng ta học, có một cái nhìn qua một cái góc độ nhân quả, không còn qua góc độ đúng sai, phải trái như xưa nữa. Cho nên, chúng ta phải học một năm.
Trong sự học tập đó thì nó có sự rèn luyện, tu tập để làm cho chúng ta sống quen đi cái nếp sống mới. Nó không còn nếp sống cũ nữa, không theo lối phong tục cũ nữa, cho nên nó có khác.
(48:40) Và đồng thời, thì chúng ta cũng học đến lớp thứ 2 thì chúng ta học suy nghĩ. Hồi nào chúng ta có sự suy nghĩ, nhưng mà sự suy nghĩ chúng ta hầu hết là đem lại đau khổ cho chúng ta, còn cái sự suy nghĩ hiện giờ gọi là Chánh Tư Duy, nó đem lại chúng ta một niềm sống an vui và hạnh phúc.
Do cái chỗ mà chúng ta có học tập, có rèn luyện thì chúng ta mới thông suốt được. Còn bây giờ vì một cái lớp học nó như vậy, nó cả năm như vậy mà cô đọng trong một buổi học thì không thể hết được. Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ tóm lược lại để chúng ta biết cách mà chúng ta nương theo tu tập cho rõ ràng.
(49:21) Bây giờ giả dụ, chúng ta sống ở trong gia đình, như Thầy sáng có nói, như đức Phật tóm lược lại dạy cho cái người đệ tử Sa di của mình đầu tiên, tức là La Hầu La.
Thì ông dạy La Hầu La như thế nào? “Mỗi lần muốn nói một cái điều gì thì chúng ta suy nghĩ những lời nói đó, nếu nó không làm hại mình, hại người, không hại cả hai thì mình nên nói”. Như vậy, thì hàng ngày chúng ta muốn làm một hành động gì, muốn nói một điều gì, muốn suy nghĩ một điều gì thì chúng ta xét cái đó nó có hại mình, hại người, hại cả mình mà hại người không. Nếu mà không, thì mình sẽ nói. Và như vậy rõ ràng nó là nhân quả, bởi vì cái đạo đức nhân quả nó không làm khổ mình, mà giờ mình suy nghĩ lời nói đó mình nói ra nó không làm người ta đau khổ, không làm cho mình khổ, không làm cả hai đau khổ thì mình sẽ nói. Thì hiện giờ chúng ta nên tập suy nghĩ cẩn thận thì chúng ta nói, lỡ mà chúng ta có nói ra mà làm khổ người, khổ mình hoặc là khổ cả hai, thì mình nên cố gắng khắc phục, mình mới nhắc nhở mình: “Từ đây về sau không được nói lời nói đó nữa!”. Từ đây về sau phải chừa, không được nói lời nói như vậy nữa; hay hoặc là những hành động như vậy nữa; hay hoặc là suy nghĩ như vậy nữa.
Đó là cách thức chúng ta đối xử trong gia đình. Thì đối xử như vậy trong gia đình thì nó biến ra những cái đức hạnh của nó. Cái hạnh của nó sống như thế nào? “Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng”. Bởi vì, khi mình suy nghĩ như vậy thì ngay mình làm được những cái điều này, cái đó là cái hạnh nhẫn nhục. Bây giờ, người ta chửi mình, mà mình suy nghĩ để mình nói một lời nói gì đó, mà làm cho người ta khổ thì nhất định là mình không nói.
Cũng như bây giờ người ta chửi mình, mình biết là tâm mình nó sân lên rồi, nhưng mà bây giờ mình muốn chửi người ta lại, nhưng mình suy nghĩ bây giờ mình nói người ta lại, mình chửi người ta chó, trâu, hay là chửi đồ này, đồ kia. Mình suy nghĩ: “Bây giờ mình nói ra lời nói như vậy thì mình không thua gì họ, và như vậy mình nói như vậy là làm khổ người ta, tốt hơn là mình không có nói”. Do đó, cho nên vì vậy mình ngăn cái ác pháp đó đi, cho nên cái lời nói nó không hung giữ nữa. Và cuối cùng thì mình thấy mình không có nói ra lời nói hung dữ. Do đó mình không tạo nhân ác, cho nên cái quả người ta chửi mình, thì một chút thì người ta không chửi nữa, người ta bỏ, người ta đi vào. Không lẽ người ta chửi suốt ngày sao?!
Cho nên, cuối cùng thì coi như mình học về cái đạo đức Nhân bản - Nhân quả, tức là cái cơ bản của con người chúng ta đi vào đạo Phật thì phải sống như vậy. Cho nên các con nhớ kỹ!
(52:09) Vì vậy mà chúng ta thấy, thường khi mà Thầy viết ở trong cái bảng, khắc vào bia đá mà Thầy nhắc ở phía trước, gần ở bên điện Phật, thì Thầy có nói: “Đừng nhìn mọi vật đều đúng sai, phải trái, mà hãy nhìn nó bằng thiện ác”. Mình nhìn nó thiện thì nó sẽ đem lại không có sự khổ đau cho mình cho người, còn ác là nó có sự khổ đau. Cho nên, khi mà nó đúng như vậy thì mình dừng lại, mình không có làm những cái điều ác. Đó là cách thức của chúng ta tu tập, mà không ngờ làm những điều đó là nó có ba cái đức, tức là: “Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng”, nó làm cả vui.
Cho nên, mấy con nhớ rằng cuốn sách “Thiền Căn Bản” mà Thầy dạy thì nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng nó nằm ở trong cái chỗ tư duy, suy nghĩ này, nó biến ra cái phương pháp mà chúng ta tu tập, làm cho gia đình chúng ta càng ngày càng vui vẻ, mọi người càng ngày càng thấy hạnh phúc. Trước kia thì mình không dằn được mình giận giữ, mình nói thế này thế khác, mình bỏ ăn, bỏ uống. Nhưng nay mọi chuyện nó có xảy ra mình cũng vui vẻ, ăn uống cũng vui vẻ không có buồn rầu, không có làm cho người khác khổ tâm, mà mình cũng không khổ tâm. Thì như vậy rõ ràng là con đường của đạo Phật, nó thực tế ngay trong gia đình chúng ta mà chúng ta biết tu căn bản như vậy, thì chúng ta sẽ được giải thoát.
(53:31) Cho nên tóm lược lại, là chúng ta nên tu tập bằng đạo đức không làm khổ mình khổ người, bằng những hành động suy tư, từng hành động, từng lời nói, từng suy nghĩ của chúng ta trong tâm chúng ta, thì như vậy chúng ta sẽ có kết quả giải thoát hoàn toàn. Chứ đừng nghĩ rằng bây giờ tôi vào đây là phải thọ Bát Quan Trai, phải giữ gìn 8 giới, phải ăn chay, phải ăn một bữa. Về gia đình ăn ba bữa, mình cũng tự nhiên mình ăn ba bữa có gì đâu, chưa phải lúc mình ăn một bữa thì đừng có vội vàng. Mình vội vàng mình tu là làm chướng ngại cho gia đình của mình, làm cho khổ cả gia đình mình thì không có hay ho gì hết!
Cho nên, mình phải biết cách vừa tu giải thoát cho mình mà vừa làm cho những người thân của mình được giải thoát nữa. Đó mới chính là phương pháp tu của đạo Phật. Cho nên, đạo Phật là một nền đạo đức Nhân bản - Nhân quả. Cho nên, đức Phật có nói một đoạn kinh, đức Phật nói như thế này: “Mục đích của đạo Phật đến với con người là không làm khổ mình, khổ người mà người nào đã không làm khổ mình khổ người đó là đạt được mục đích của đạo Phật rồi”, đâu cần tu những pháp gì khác đâu. Nếu mà chúng ta không làm khổ mình, khổ người thì luôn luôn tâm hồn chúng ta thanh thản, an lạc; luôn luôn nó vui nó hạnh phúc, nó có gì đâu mà khổ nữa đâu?!
(54:51) Các con thấy, bây giờ mình ngồi đây, mình thấy mình buồn buồn, tức là tự mình đã làm khổ mình rồi, thì mình đâu có để tự làm khổ mình, tức là đạo đức không làm khổ mình, phải không?
Rồi có người chửi mình, mình không giận, không gì hết, tức là đạo đức không làm khổ mình. Thực sự ra nói về đạo đức mà không làm khổ người thì nó dễ, mà không làm khổ mình thì nó phải sáng suốt, mà sáng suốt thì mới không làm khổ mình, phải không?
Cho nên vấn đề mà tu ngay ở trong đạo Phật thì các con tu rất bình thường. Gia đình mình sống như thế nào, con cái sống như thế nào, sao mình cũng tùy thuận nhẫn nhục được hết, đó là mình tu rồi. Mình không làm khổ một người nào nữa hết. Hồi nào thì mình còn to tiếng, hôm nay mình nói ngọt ngào, nhẹ nhàng, làm cho người ta mến phục mình liền. Và như vậy từ mình mới lôi cuốn họ vào cái nền đạo đức.
Cũng như bây giờ mấy con thấy rằng, khi mà nghe Thầy nói như vậy Đại thừa sai, đồ này kia. Mấy con hồi nào tới giờ tập trung chị em mình đi chùa này kia. Bây giờ mấy con không đi: “Thôi, tôi học theo Nguyên Thủy rồi, tôi không có đi cúng bái nữa, tôi không đến chùa nữa”. Mấy con sai mấy con! Các bạn con còn đang đau khổ, chưa hiểu biết người ta mới lầm lạc, người ta đi chùa, người ta cúng bái, người ta làm những chuyện mê tín, mình cũng đi mình nhưng mà mình không làm điều đó nữa. Nhưng mình đi, may đâu cái chị nào đó mới hỏi: “Sao hôm nay chị sao lại không có tụng kinh, không có sám hối nữa mà chị đến đây chị ngồi chị chơi vậy? Chị ngồi ở gốc cây, tụi này vô tụng kinh ró ré”. Tụng xong rồi ra hỏi mình, mới nói: “Ngồi chơi khỏe hơn là tụng kinh mệt. Tại sao vậy? Tại vì tôi có học Thầy có dạy như thế này, thế này; Phật có dạy như thế này, thế này, cho nên tôi ngồi nãy giờ tôi khỏe hơn mấy chị, mấy chị tụng kinh mệt quá, thôi đi uống nước đi” ví dụ chẳng hạn.
(56:32) Nhưng mà các con đã đánh thức người ta một cách rất rõ ràng. Rồi từ đó người ta (từ từ thay đổi). Còn bây giờ mấy con theo Thầy, mấy con không thèm đến chùa nữa: “Thôi mấy ông chùa Đại thừa này tôi bỏ, tôi không đi nữa”. Như vậy là mấy con bỏ qua một cái dịp tốt, để vừa lợi ích cho mình, vừa lợi ích cho người. Lấy tất cả những người tu sai đó trở thành những bạn tốt của mình.
Còn bây giờ mấy con chia ra những người tu theo Đại thừa thôi đừng chơi với nó. Mấy con thấy như vậy là mấy con sai rồi mấy con, không đúng đâu! Cho nên mấy con sửa lại, mình cũng đi chùa, mấy Thầy cũng không biết cô Phật tử này hồi nào tới giờ cũng đi chùa bây giờ cũng đi chùa, nhưng mà cô này lại không tụng niệm, làm cách khác hơn. Cô này cũng không đến mà mua hương, đăng, hoa, quả, giấy, tiền, vàng, mã gì cúng nữa. Cô này không làm chuyện mà cúng bái như ngày xưa nữa, mà cô này đến thăm quan đồ xem, rồi ngồi chơi ở ngoài tảng đá hoặc là nơi nào đó, bóng cây, bóng mát ở chùa chơi thôi, chứ không có đến mà lễ Phật mà lạy ông này đã rồi tới lạy ông kia, không có làm như vậy.
Nhưng người ta thấy mình có lối sống mới, có cách thức sống rất là an ổn. Cho nên, có nhiều chị em người ta thấy vậy, người ta mới hỏi thăm. Do cái duyên mình tạo vậy người ta mới hỏi thăm mình mới hướng dẫn người ta được. Rồi mình dẫn nhẹ nhẹ, chứ đừng có nói: Đại thừa sai, mê tín này kia. Đừng có chửi người ta như vậy! Mà mình đừng có nói động người ta, mà mình nói: “Ờ, tôi tu thấy tu theo cái này nó an ổn lắm”, chứ đừng có nói cái sai người ta. Từ cái an ổn của mình, người ta mới thấy sao nó hay quá. Cho nên, người ta theo dần dần, đừng có chỉ trích gì hết, đừng có nói.
(58:01) Tại sao sách của Thầy lại nói Đại thừa sai? Là tại vì từ lâu tới giờ không có ai dám nói. Mà không nói thì ai biết sai, cho nên Thầy phải nói. Còn bây giờ mấy con biết rồi thì đừng có nói. Các con không có nói được, mà Thầy nói để cho những người đó biết. Và đồng thời bây giờ các con cứ lấy cái đúng mà theo. Còn những cái sai mấy con không nói. Mấy con nhờ Thầy nói mấy con biết sai. Nhưng mà khi người ta theo được cái đúng, lần lượt người ta hướng về mình rồi, thì mình mới nói: Đó! Như vậy, như vậy… Còn bây giờ dục không, người ta cố chấp cái đó, các con nói là các con có chuyện với họ, phải không?
Cho nên, khéo léo mà giúp đỡ nhau. Trong một xã hội loài người đông đảo, đâu phải riêng có một mình mình sống. Con tu tập theo đạo Phật riết rồi, mấy con tu cho con thôi chứ còn không có nghĩ gì đến ai nữa. Cho nên, sự thật đâu phải là đạo Phật ích kỷ đâu! Nhưng mà tại sao Thầy nói như thế này nè: “Mình tu chưa xong thì mình đừng hướng dẫn người khác!”. Bởi vì, tôi hướng dẫn người khác là cái bản ngã của mình muốn làm Thầy, chứ không phải là cái gì hết. Mình tránh cái này, chứ không phải là không hướng dẫn họ đi theo con đường tốt của mình. Mình sống đạo đức được thì mình hướng dẫn, cái hành động của mình mình hướng dẫn người ta rồi chứ đâu cần mình phải nói.
Cho nên, con đến chùa mà con làm cái kiểu của con thì người ta sẽ theo con nhiều. Mà chính đó là con đã hướng dẫn người ta bằng cái không tham vọng. Còn con thuyết giảng, con nói cái này, cái kia, cái nọ,… con khoe khoang con tu được cái này, cái kia,… điều đó đều sai mất hết!
Các con hiểu điều đó? Cái đó là cái tham vọng, bản ngã của mình. Nó lộ ra cho cái thấy của mình là mình mới có hiểu biết mà thôi cho nên trong kinh sách Phật nói: “Khi tu chưa xong thì đừng có dạy ai!” Miễn mình đến mình chơi chung với họ, mình tu theo mình thôi, họ thấy mình hay là họ dựa theo mình hà, chứ mình không dạy ai hết. Các con nên nhớ, đó là mình sống trong một cộng đồng, mình đừng có làm cho mình có cái vẻ riêng rẽ, mà cái cách riêng rẽ của mình nó cũng mang cái bản ngã. Nghĩa là mình riêng rẽ là mình đã mang cái bản ngã: “Tôi đúng, các anh sai!”. Thì ai lại cũng nói của mình đúng, chứ bao giờ có ai nói mình sai, thì cái bản ngã của mình là như vậy. Cho nên vì vậy, mình lấy cái đúng là mình thực hiện qua cái hành động đúng của mình, để ảnh hướng đến những người khác người ta sẽ làm tốt được.
(01:00:07) Như vậy là lời viết bức thư này, xin Thầy để dạy cho mấy con đạo đức. Tóm lại, thì các con hiểu đạo đức, đạo đức đó là mình phải tìm cái lời nói, từng cái hành động thân của mình, từng suy nghĩ của mình, thì mình phải suy nghĩ chín chắn những điều kiện đó trước khi mình nói mà không hại mình, hại người và hại cả hai, tức là hại mình hại người nữa thì mình sẽ nói ra, mình sẽ làm ra tất cả những cái này. Hành động mà tu tập như vậy gọi là sống đời sống đạo đức Nhân bản - Nhân quả không làm khổ mình, khổ người. Hành động suy nghĩ đó là hành động sống đạo đức Nhân bản - Nhân quả không làm khổ mình khổ người.
Vì sau một ngày nào đó các con có đọc sách Đạo Đức làm người, Thầy cũng dạy mấy con ở chỗ này để mà suy ra, nhìn rộng ra, từng cái hành động nhân quả đối xử với nhau rộng rãi ra, nhưng nó cũng nằm trong phương pháp, từ hành động, suy nghĩ của chúng ta đúng sai ở này đó ở trong chỗ không hại mình, hại người, hại cả hai thì chúng ta sẽ thực hiện lời nói, hành động, của chúng ta hay hoặc suy nghĩ này.
Đó thì tóm lại cái bài pháp, đó là đạo đức bằng cách tư duy, suy nghĩ trên ba hành động: Thân, khẩu, ý của chúng ta mà thôi. Các con nhớ chưa?
Nhớ được như vậy thì các con sẽ về sống gia đình. Nghĩa là trong gia đình mình ăn ba bữa, mình vẫn ăn ba bữa, nhưng mình biết pháp, mình không bị lôi cuốn tại vì mình tùy thuận mình ăn, mình biết ăn nhiều nó không tốt đâu. Cho nên trưa mình ăn no, nhưng mà sáng mình ăn cũng vui vẻ, mình uống 1 ly sữa, hoặc ăn cái bánh chút xíu nào thôi chứ mình không ăn như người khác. Đó là mình thay đổi rồi. Như vậy là mình đã vừa tùy thuận làm cho vui lòng, mà mình không bị lôi cuốn trong cái ăn uống phè phỡn, ăn uống nhiều, ăn uống cho tức bụng thì mình không có làm điều đó.
Cho nên do đó là mấy con đã khéo léo, đã làm cho gia đình vui vẻ. Mọi người trong gia đình mình thấy mình cũng vui vẻ, tu hành theo đạo Phật sao nay coi vui vẻ, luôn luôn lúc nào cũng không thấy có giận hờn, tức giận gì hết. Rồi ăn uống cũng bình thường.
Còn giờ mình làm khác, mình về ăn ngày một bữa. Nhờ ăn một bữa mà giờ cũng giận, thì tức là người ta cũng nói ăn một bữa thấy sao ốm quá. Do đó người ta nói: Trời! Ốm quá, vậy mà tu tập cái gì. Cho nên vì vậy mình cũng vẫn bình thường. Bình thường, mình ăn ít thì nó cũng sẽ ốm nhưng mà cái ốm người ta cũng vẫn thấy mình ăn nhiều bữa người ta không trách mình. Cho nên mấy con phải khéo léo. Cho nên đức Phật nói là thiện xảo trong sự tu tập của mình. Thì ngay từ cái đầu mà đạo đức mình biết tu tập như vậy cũng là rất giải thoát rồi, đâu cần đòi hỏi gì thêm nữa.
Tiếp theo bức thư này thì Thầy sẽ trả lời thêm một số vấn đề của câu hỏi.
(01:02:50) Hỏi: “Liễu Thiện con xin đặt ra một số vấn đề, nhờ Thầy giảng rõ cho mọi người hiểu, cho thông đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người. Tất cả mọi người đều sinh ra từ môi trường nhân quả cho nên phải vui vẻ sống trong môi trường đó, không được phép trốn chạy”.
Đây là ý của Liễu Thiện. Từ lâu, khi nó rút tỉa qua những bài học đối xử trong gia đình, nó gặp rất nhiều khó khăn. Cuối cùng nó biết cách thức xả cho nên nó có ghi nhận lại những điều này. Trong cái tập “Diễn đàn Chơn Như- tập 7”, thì có kinh nghiệm nó viết, nó nói ra. Thầy thấy rằng cái sự tu tập như thế này là nó đúng cách của đạo Phật. Căn bản của đạo Phật, khi vào đạo thì phải là làm con người cho đúng cách của con người. Chứ chưa phải là mình chưa có làm cho đúng đạo đức của con người mà vội vào chùa mà tu cái này hoặc tập cái kia, ngồi thiền, hít thở… Nhiều khi cái sự xả tâm, sự tùy thuận, nhẫn nhục này chưa trọn vẹn mà đi vào chỗ tu tập mà cao hơn thì chắc chắn là mình mất cơ bản, mất nền tảng vững chắc của con đường tu của đạo Phật.
Cho nên, đạo Phật lấy giới luật mà làm pháp đầu tiên chúng ta tu: Giới- Định- Tuệ. Vậy thì giới luật là gì? Là đạo đức! Mà đạo đức từ trong gia đình, trong xã hội cho đến khi mà vào chùa. Để thực hiện được đạo đức ở trong chùa, thì cái đạo đức trong chùa đó là những đạo đức của bậc Thánh.
Cũng như bây giờ, các con thấy các con ăn ngày ba bữa, sống biết suy nghĩ, từng lời nói, từng hành động của mình để không làm khổ mình, khổ người thì các con sống Đạo Đức Làm Người. Mà bắt đầu bây giờ, mấy con thọ Bát Quan Trai, tức là các con sống một đời sống của những bậc Thánh rồi. Cho nên, các con vội vàng làm bây giờ cho gia đình mình buồn phiền, mà ngồi làm Thánh thì ông Thánh này nó trật mất rồi! Có phải không? Thánh gì mà chồng không cho ăn ngày một bữa, mà cố gắng tôi cãi, tôi ăn ngày một bữa, tức quá trời! Có phải không? Như vậy là Thánh sai rồi, có phải không?
Người mình chưa có làm cho mọi người vui lòng mà mình muốn là Thánh mình ngồi đó mà bao nhiêu người, con cái nó tức quá: “Bà đi tu sao mà bây giờ bà để cho mấy con ăn ngồi có một mình như thế này?”. Mấy con hiểu điều đó chưa?
Cho nên, làm người chưa được mà đòi là Thánh. Cho nên vì vậy, thọ Bát Quan Trai là muốn làm Thánh rồi chứ gì? Thì như vậy mấy con đã sai mất rồi!
Cho nên chúng ta phải thực hiện được cái đời sống, để kéo hết cả một chùm nhân quả của chúng ta, cả gia đình chúng ta điều hiểu Phật pháp. Khi chúng ta ăn chay là chúng ta làm sao mà chúng ta thực hiện như thế nào để cho gia đình mình ăn chay hết. Cái đó là cái hay! Đừng có nghĩ rằng tôi sẽ giải thoát, còn con cái nó đọa địa ngục kệ nó! Các con có nghĩ điều đó không? Nếu mà các con nói tôi thương con, thương cháu, thương chồng mà tôi đi tu, như vậy thì tôi có thương không? Sự thật ra tôi nói thương, thiệt ra tôi thương cho cái gì tôi, Thầy cũng chẳng biết nữa!
(01:05:57) Thương thì mình phải hòa hợp, mình làm sao lôi hết cái nhóm này đi. Mình biết cái này hay mà tại sao đi một mình hà! Những người này xuống địa ngục, kệ họ. Thì như vậy là chưa phải hay đâu!
Cho nên mình cố gắng, mình khắc phục gia đình của mình, bằng cách như thế nào để mình làm cho được cái đạo đức làm người trước đã. Đó là những điều, bởi vì mình còn ở trong vòng nhân quả, mà mình muốn thoát ra cái vòng nhân quả đâu phải dễ! Cho nên khi hở một chút, mình đụng một chút thì bắt đầu nhân quả nó tác động liền, nó làm mình khổ đau hơn nữa.
Cho nên, có nhiều người khi nghe được Phật pháp rồi ham quá. Không ngờ đụng tới nhân quả cái bắt đầu trời ơi, cái gia đình của mình nó như là cái địa ngục, nó khổ đau hết sức khổ đau, chỉ còn nước mà muốn trốn chạy thôi. Nhưng mà các con trốn chạy khỏi không? Bây giờ các con có về Tu viện Chơn Như, các con ngồi tu, ngồi một mình, cô đơn buồn bã, bắt đầu nó nhớ con, nhớ cái, rồi nó nhớ những hình ảnh này các con có chịu ngồi đó nổi không?
Cuối cùng, các con cũng xách gói về hà. Cho nên, mình giải quyết được ổn định hết gia đình của mình đều hoàn toàn có một hướng về đạo Phật, thì bắt đầu bấy giờ các con có đi đến chỗ mà các con tu tập để giải thoát, các con ngồi trong Tu viện, các con ngồi nghe an ổn. Gia đình của mình người nào người ta cũng biết về cái hướng đó rồi, mình tu được người ta còn mừng nữa, người ta lo mà người ta theo mình chứ gì! Cho nên, hằng ngày nhờ cái hình ảnh gia đình của mình nó sách tấn mình rất lớn, trên cái sự tu tập.
Các con đừng có nghĩ rằng khi tu tập, mà mình thọ Bát Quan Trai: “Ờ, chủ nhật này tôi đi Thọ Bát Quan Trai, ông ở nhà nấu cơm, làm gì làm, tôi không biết à”. Tu kiểu này, chắc chắn là cái Địa ngục nó tới mấy con, chứ chưa chắc là Thiên đàng nó mở cửa đâu!
(01:07:36) “Tất cả mọi người đều sinh ra từ môi trường nhân quả, cho nên phải vui vẻ sống trong môi trường đó, không được phép trốn chạy”. Nghĩa là chúng ta không được trốn chạy nó. Chúng ta trốn chạy là ví dụ bây giờ: Một tháng tôi sẽ thọ Bát Quan Trai, mà gia đình của mình chưa chấp nhận, mà mình vội mình làm như vậy, thì tức là mình trốn chạy nó. Mình trốn chạy nó thì nó sẽ phản ứng lại mình đó. Cho nên, cách thức đó mà làm cho mình rối thêm. Rồi trong những ngày mà thọ Bát Quan Trai chưa hẳn đã thanh tịnh, vì gia đình của mình như vậy không bao giờ thanh tịnh cho mình được hết. Nó là cái khó!
“Ví dụ: Từ trước ta chưa có hữu duyên được gặp chánh pháp, ta vẫn sinh hoạt vui vẻ cùng chị em, bạn bè, ta vẫn đi chùa cầu kinh, lễ Phật cùng họ trong sự hiểu biết. Nhưng giờ đây được gặp chánh pháp, được hiểu đâu là thiện, đâu là ác, điều gì có lợi ích, điều gì không lợi ích, nên ta buông bỏ, không theo nữa. Nhưng không có nghĩa là ta vứt bỏ tất cả mọi quan hệ bà con, bạn bè trước đây”. Nghĩa là bây giờ mình biết rồi, thì các con có cái sai là khi biết rồi thì mình không có quan hệ với bạn bè nữa. Nghe nói độc cư rồi bắt đầu bây giờ mình làm Thánh độc cư luôn. Không chơi với ai nữa hết, đóng cửa lại không có chơi người nào nữa hết.
Cuối cùng, các con thấy các con buông bỏ hết tất cả những sự quan hệ thân tình của mình đối với những người bạn bè, tất cả những người thân của mình cũng bỏ hết. Mình nghĩ là mình làm Phật liền, sao được!
Cho nên vì vậy, các con thấy Liễu Thiện nói rất đúng! Và rất đúng chỗ mà từ bản thân suy nghĩ, từ chỗ nó tu tập, nó đã làm đúng. Cho nên, Thầy thấy rất hay, là nó biết đi vào nền đạo đức Nhân bản- Nhân quả, nó không vứt bỏ cái điều này. Nghĩa là chúng ta vứt bỏ tâm trạng ham muốn của chúng ta, chứ không phải chúng ta vứt bỏ những quan hệ của xã hội, quan hệ của gia đình, của tất cả những người xung quanh chúng ta. Chúng ta không vứt bỏ những sự quan hệ đó.
(01:09:46) “Nhưng không có nghĩa là ta vứt bỏ tất cả mọi quan hệ bà con, bạn bè trước đây. Cho rằng ta được gặp chánh pháp rồi, còn tất cả người kia là tà pháp. Từ đó sẽ sinh ra sự chống trái nhau, thì thử hỏi như thế có đúng tinh thần của đạo Phật không?”
Đó, mình tự hỏi mình làm như vậy có đúng không? Đạo Phật là đạo đem đến sự giải thoát cho mình, cho người, tức là không làm khổ mình, khổ người. Thế mà mình bỏ hết những sự quan hệ đó thì tự hỏi mình tu tập như vậy, mình có đúng không?
Sự thật ra, Thầy muốn nói độc cư là chỉ cái người đi vào chuyên sâu, để mà người ta thực hiện Thiền Định người ta mới độc cư. Còn mấy con bây giờ, nào là chăm con, chăm cái, nào là ôm cháu, giúp đỡ cho con cái mình công việc này, công việc kia. Mà bây giờ đó mình cũng muốn độc cư cái kiểu này thì nó chưa có thuận, nó làm cho mình trở thành một cái nghịch cảnh. Vì vậy mình phải thực hiện đúng, rồi lần lượt cái duyên nó tới đâu thì mình thực hiện tới đó. Mình đã biết được con đường đi từ thấp đến cao. Do đó, mình phải tu cái gì trước và tu cái gì sau.
“Ngược lại, ta phải suy nghĩ và thương lại bạn bè. Trước đây ta cũng như họ, cũng bị vô minh ngăn che nên cũng hao tiền, mất thời gian mà không được ích lợi gì, nên ta vẫn vui vẻ, sống hòa đồng với mọi người. Đừng tự mình tách riêng ra, vì chúng ta sinh ra từ nhân quả, hiện nay đang sống giữa cộng đồng nên phải hòa mình vào cộng đồng. Nhưng ta có trí tuệ hơn, ta được học đạo đức nhân bản, nên ta không bị lôi cuốn theo ác pháp làm những điều vô nghĩa, mất thời gian kiếm tiền. Ta phải sống làm sao để mọi người nhìn vào bằng con mắt thán phục, để mọi người hiểu rằng, con người này từ ngày không đi lễ chùa cầu kinh, cúng bái với mình nữa mà sao họ sống thanh thản, an lạc quá; họ sống hiền lành, hiền hoà có đạo đức quá. Từ đó họ sẽ lân la làm quen với ta để hỏi về kinh sách, hỏi về cách thức tu. Thì từ đó, bằng khả năng của mình ta sẽ nói cho họ biết, đồng thời cho họ mượn sách để họ đọc, chứ chúng ta đừng coi thường, đừng tranh luận đúng sai với họ. Nếu có dịp đi chùa ta vẫn đi bình thường, nhưng giờ đây ta đi với trí tuệ chứ không phải bằng sự vô minh. Vì thực ra ngôi chùa hoàn toàn không có lỗi, mà đó là nơi ghi lại công ơn của các bậc tiền bối”.
(01:13:03) Đó là lời của Liễu Thiện nói. Như vậy, nó đã nghĩ và đã làm được như vậy. Thì ở đây Thầy thấy qua bức thư nó gửi đến Thầy, thì Thầy cũng đem cái này để chúng ta học theo cái cách này là tu đúng đạo đức của đạo Phật, không làm khổ mình, khổ người mà còn lợi ích. Đừng nghe Đại thừa nói rằng chúng ta tu theo Tiểu thừa là ích kỷ, tu cho mình không có tu cho ai hết, không phải!
Qua cái lời này của Liễu Thiện, nó còn hơn những người Đại thừa nữa mấy con. Nghĩa là chúng ta tu cho mình, mà tu cho mọi người nữa. Vì cái hành động làm đúng thì người ta thấy được mình tu sao mà bây giờ mình được giải thoát, được thanh thản như vậy. Thì mọi người mình gần gũi người ta, mình thấy vui, không có bỏ những cái sự cộng đồng chung nhau, cho nên người ta mới nhìn thấy được. Người ta nhìn thấy được thì người sẽ hỏi, từ đó cái duyên mà người ta hỏi đó thì mình mới có điều kiện mình giúp đỡ họ. Từ những lời nói, cho đến những kinh sách mình có được, mình cho họ mượn, từ đó giúp cho họ cũng thoát khổ như mình. Như vậy rõ ràng là người tu Nguyên Thủy đâu có nghĩa là ích kỷ, đâu có không làm hạnh Bồ Tát,Cho nên ở đây, Thầy thiết nghĩ rằng từ chỗ mà sơ khởi đầu tiên mà chúng ta tu theo đạo Phật là đạo đức Nhân bản- Nhân quả. Mấy con nhớ kỹ, chúng ta phải thực hành cho nó cuộc sống của chúng ta đem lại hạnh phúc cho gia đình chúng ta. Để rồi người trong gia đình chúng ta, từ chồng, con cái của mình, từ vợ con của mình thấy được. Từ đó họ sẽ hướng với mình một hướng với nhau. Và đồng thời mình sẽ có đủ duyên, mình mới sống một mình độc cư trọn vẹn, để mình đi sâu hơn nữa. Và mình là người cầm ngọn đuốc để dẫn cả gia đình mình đi, chứ không phải mình đi cho một mình.
Các con nhớ, đây là căn bản nhất mà chúng ta cần học và tu. Vì mọi người cư sĩ chúng ta ở đây đều là những người có gia đình tất cả. Trừ ra những người còn tuổi nhỏ, chưa có gia đình mà quyết đi tu thì chúng ta hãy bước vào chùa để mà chúng ta học hỏi những điều… đó là người chưa có gia đình. Còn người có gia đình là họ bị nhân quả trói buộc, thì chúng ta cần phải sống, ở đây tu hành một thời gian mà người ta xem thấy được cái phạm hạnh của mình sống ở đây được thì người ta chấp nhận.
(01:15:27) Ví dụ bây giờ, Thầy cho các con vào ở đây bốn tháng, như đức Phật nói là khi vào 4 tháng mà Phật và chúng Tỳ kheo thấy được thì cho xuất gia. Thì bây giờ các con là những người chưa có gia đình, chưa có lập gia đình gì hết, cái duyên tốt còn trẻ tuổi, nó không có ràng buộc của Ái kiết sử, thì những người đó đến đây xin đều được chấp nhận ở đây tu. Nhưng mà xuất gia thì chưa cho, là vì còn trắc nghiệm coi thử coi cái đời sống phạm hạnh có thích hợp với họ không? Họ đến, họ sống ở đây trong 4 tháng, mà thấy hoàn toàn họ sống độc cư. Ăn, ngủ họ không có còn phi thời nữa. Rồi họ biết nhẫn nhục, tùy thuận bằng lòng trong mọi sự kiện.
Bây giờ ví dụ như, bữa nay cô Út cho ăn cơm muối, họ cũng vui vẻ ăn, mai cho ăn đồ rất ngon họ cũng bình thường, là biết cái người này đã tùy thuận được trên sự sống của họ rồi. Do đó, họ được quyền xuất gia hẳn hòi. Và ngay đó Thầy là người đứng ra làm lễ xuất gia cho họ, truyền những giới luật cần thiết cho họ. Khi đó mới là chấp nhận họ, chứ còn bây giờ họ còn nói chuyện, họ còn sống phi thời, ăn uống phi thời mà xuất gia cho họ, họ thành tu sĩ rồi tu sĩ này ra sao mấy con? Mấy con thấy tu sĩ này có đúng không?
Họ sống không đúng phạm hạnh rồi, không đúng giới luật này rồi, thì như vậy làm sao mà xuất gia cho họ? Thì xuất gia thì có cái hình thức mặc cái áo, cạo cái đầu trọc, đi ra họ nói: “Trời, cái ông Thầy này sao giống đời quá! Ông ăn uống cũng như đời, rồi ông sống ông nói chuyện bu lu ba la”. Thì như vậy rõ ràng là người ta phỉ báng Phật pháp, chớ ích lợi gì!
Cho nên, khi mà xuất gia thì mấy con phải biết. Muốn xuất gia không phải đến đây xin xuất gia là Thầy cho xuất gia. Vì vậy, mà mấy con xuất gia là trở thành vị tu sĩ chứ gì, dù tuổi mấy con lớn hoặc là nhỏ, đều hoàn toàn mấy con được ở đây Thầy trắc nghiệm 4 tháng. Như đức Phật ngày xưa cho một người vào tu, phải 4 tháng ở đây, sống được đúng phạm hạnh. Tức là phạm hạnh ngày xưa đức Phật gọi là phạm hạnh đó, là giới luật đó. Đúng những tiêu chuẩn giới luật, thì chừng đó thấy cái người này sống đúng vậy là cho họ xuất gia.
(01:17:36) Còn mấy con muốn xuất gia mau quá, mấy con thấy Thầy chưa cho xuất gia, mấy con lật đật cạo cái đầu này đi, rồi coi y áo ai đó xin cái mặc vô. Thôi thiên hạ thấy tưởng ông Thầy thật, chắp tay xá lia lịa. Nhưng cuối cùng mình có ra gì mấy con! Lôi thôi học đâu ba mớ gì kinh Đại thừa cũng có, những lời Phật dạy Nguyên Thuỷ có, gặp ai cũng thuyết giảng tùm lum, mà còn nói thiền nói đạo nữa.
Trời ơi! Cái vấn đề này là vấn đề đau lòng nhất. Giới luật không biết, không hiểu phạm hạnh, đức hạnh ra sao hết, mà dám coi như là mình là người xuất gia. Thiệt ra thì, coi như hành động đó là hành động phỉ báng Phật pháp, chứ không phải là hành động đúng! Bởi vì, đức Phật nói trùng trong lông sư tử là cái hạng người này.
Cho nên, khi mà muốn xuất gia tu trở thành tu sĩ, trước khi mặc áo như Thầy, thì được một vị giới luật nuôi dưỡng mình, trắc nghiệm mình, thử thách mình, để xem coi mình sống đúng đời sống phạm hạnh đó chưa? Nếu sống được thì người ta sẽ làm một cái lễ, người ta cũng không làm cái lễ gì như ở bên Đại thừa rườm rà đâu. Người ta đến đó, thì người ta nói, người ta tuyên bố rằng hôm nay là những phạm hạnh mà Phật tử đã sống được như vậy hay hoặc là con đã sống được như vậy, con xứng đáng là một người đệ tử của Tu viện này, hay là người đệ tử của Phật, trở thành một vị Tăng, vị Ni xứng đáng. Người ta chỉ cần nói như vậy là đủ rồi, người ta sẽ xuống tóc, người ta trao y bát cho người đó. Người ta truyền cho cách thức, người ta dạy những hành động sống, đi xin ăn như thế nào? Ôm bát như thế nào? Ăn uống trong bát như thế nào? Cách thức của một người tu sĩ như thế nào? Rồi lần lượt người ta dạy cách thức vấn y, đắp y như thế nào? Để rồi mình trở thành hoàn chỉnh là một người tu sĩ. Chứ còn khơi khơi cái rồi mặc áo rồi đi vô, Thầy nói nhiều người là một tu sĩ mà chưa có oai nghi tế hạnh gì hết.
Cho nên, ở đây có một vị xin Thầy xuất gia, tức là ham muốn, nhưng mà cái hoàn cảnh gia đình có gia đình, thì chắc chắn cái điều này Thầy sẽ xét lại, để rồi Thầy sẽ coi, rồi trong khi đó muốn xuất gia thì xem coi trong gia đình, coi nó tốt hay là xấu.
“Từ trước đến nay đêm nào con cũng cầu nguyện cho con gặp được vị minh sư và cho con được xuống tóc xuất gia, con nguyện sẽ cố gắng!”
10- KHI TU BỊ RA NƯỚC MIẾNG
(01:20:13) Trưởng lão: Do đó thì mấy con biết, tập trung vào cái hơi thở thì vừa biết hơi thở nhưng mà mình vừa có sự tập trung ở trong cái xúc giác, cái miệng của mình, tức là nó có những hạch mà tiết ra nước miếng, mình tập trung ngay những cái điều kiện đó không ngờ là, ví dụ như mình vừa biết hơi thở ra vô mà mình vừa chú ý ở trong cái miệng của mình. Tức là mình, phải nói rằng mình phải có sự nhìn qua cái miệng của mình xì hơi, cho nên do đó mà nó tác động ra. Cho nên nếu mà ngồi ngậm miệng lại mà Thầy tu, mà Thầy chú ý ở chỗ cái lưỡi Thầy ngậm nó, thì tức là một hơi nó có nước miếng nó tác động ra.
Do cái chỗ mình tu sai như vậy đó, là do chỗ tu tập trung không đúng nơi vị trí của nó cho nên nó bị sai, nó mới ra nước miếng. Như vậy thì bắt đầu bây giờ chúng ta tu như thế nào?
Thì chúng ta phải nhắc như thế này, đừng có để chúng ta hít thở một cách thường, mà chúng ta phải nhắc: “Hít”, là phải tập trung ngay chỗ nhân trung, cảm giác như hơi thở từ đây mà ra, thì do đó hít vô thì chúng ta cứ tập trung ngay chỗ này, chúng ta nghe cái hơi thở từ đây xuất phát đi vô. Đừng có để ý cái lưỡi chúng ta nữa, thì nó không có ra nước miếng nữa, nó sẽ hết liền. Do như vậy, đừng có để ý trong cái miệng của chúng ta nữa, thì nó sẽ không có tác động những cái hạch tiết nước miếng, có nghĩa trong miệng của mình nó có những hạch tiết nước miếng. Khi mình bỏ một miếng đồ chua hoặc đồ ăn ngọt gì đó nó sẽ tiết ra nước miếng, nó làm cho nước bọt của mình tiết ra. Còn bây giờ, do tập trung ngay chỗ này, cho nên nó trật là trong khi mình tập trung hơi thở mà cảm nhận nơi những cái hạch tiết nước miếng trong miệng của chúng ta.
(01:22:04) Đó là một cái sai, cho nên vì vậy mà chúng ta phải tập lại. Tập lại như thế nào? Bởi vì nó quen cái này rồi, cho nên chúng ta bảo: “Hít” là chúng ta nhớ rằng mình ở nơi cái nhân trung của chúng ta đây, là mình cảm nhận hơi thở của mình nó từ đây nó hít vô, và cũng thấy từ đây nó xuất phát ra hơi thở. Cứ tập trung nơi chỗ đó, thì một thời gian sau thì con sẽ không còn có tiết nước miếng nữa. Đó là những điều mà tu tập cho nó đừng có sai. Còn nếu mà thấy nó cứ như vậy hoài mà nó không được, thì thôi không tu hơi thở này nữa. Coi như là con dẹp hơi thở không tu.
Bây giờ tu dưới bước chân coi nước miếng nó ra không? Bởi vì con tập trung dưới chân làm sao nó ở trong miệng nó biết đâu nó ra. Cho nên vì vậy, mà tập trung dưới bàn chân chúng ta, chúng ta tu thân hành ngoại. Tu thân hành nội không được thì chúng ta tu thân hành ngoại. Sau khi tu những cái pháp khác rồi chúng ta thấy nó an trú được rồi thì chúng ta trở về với pháp hơi thở thì nó không có sao hết, nó hết rồi. Bởi vì, nó quen rồi thì mình hít vô thì nó vô hơi thở, mà nó không tập trung ở chỗ khác nữa.
11- NGỒI TU NÊN NHẮM MẮT HAY MỞ MẮT?
(01:23:09) Câu thứ hai: “Khi ngồi kiết già mắt hành giả nhắm lại hay mở mắt?”
Đó là câu hỏi mình nhắm lại hay là mình mở mắt khi mình ngồi kiết già để mình tu như hơi thở hay hoặc là một phương pháp Định Vô Lậu đặt đề mục ra mình tu, thì mình nên nhắm mắt hay là mở mắt.
“Nhắm mắt lại thì tâm con nó an, còn mở mắt ra thì tâm nó dao động và nước miếng chảy, như vậy thì phải làm sao, thưa Thầy?”
Thì ở đây cái câu này Thầy trả lời, người tu theo Phật thì chúng ta không nên nhắm mắt, mà cũng không nên mở mắt to, mà chỉ nhìn xuống cho đôi mắt mình mở một phần ba mà thôi, nghĩa là trong ba phần mắt mình mở có một phần đó là đúng cách. Nhưng vì chúng ta không nhiếp phục được tâm, không an trú được tâm, cho nên tuy rằng mở con mắt như thế này, mà nhìn xuống như vậy nó vẫn còn cái sự dao động, nó còn cái niệm khác nó xen vô, cho nên buộc lòng chúng ta phải nhắm mắt lại. Khi mà tâm nó tỉnh táo hẳn hòi, thì chúng nhắm mắt lại thì nó dễ nhiếp tâm trong hơi thở hoặc là dễ nhiếp tâm trong pháp hơn thì nhắm mắt lại. Mà khi mà đã quen nhiếp tâm rồi thì chúng ta nên tập mở một phần ba mắt, chứ không được mà mở to, mà cũng không được nhắm mắt, vì nhắm mắt nó dễ bị đi vào hôn trầm.
Cho nên ở đây khi mà tỉnh, nó hay có niệm cho nên buộc lòng chúng ta phải nhắm mắt lại để thu nhiếp tâm của mình nó dễ hơn. Mới đầu tu thì nhắm mắt được, nhưng mà sau khi tu mà thấy nó hôn trầm, thùy miên thì chúng ta không nên nhắm mắt, phải mở mắt để mà phá đi những cái hôn trầm, thùy miên.
Đó! Như vậy thì trong cái vấn đề nhắm mắt hay mở mắt thì Thầy đã giải quyết cho, khi mà bị hôn trầm, thùy miên thì nên mở mắt. Mà khi tu mà bị dao động, tức là tâm bị động, tức là nó có niệm khởi xen vô xen ra, do đó chúng ta nên nhắm mắt. Nhắm mắt để mà chúng ta lắng, dùng cái sức tưởng chúng ta như cái hơi thở ra, vô cho nó rõ ràng.
(01:25:24) Và đồng thời thì khi đó mình muốn cho hơi thở ra, vô mà nó không tập trung ở trong cái miệng của mình nữa, thì do đó mình nên tác ý: “Hít”, thì mình hít vô; “thở”, mình mới thở ra. Do đó, nó có hướng dẫn trước, cũng như có một người hướng dẫn trước, cũng như có một người nhắc tuồng, mình làm theo sao, mình nhắc: “Hít”, đó bây giờ cái đó là người nhắc mình rồi, thì bắt đầu đó mình hít vô. Rồi bây giờ thở, mình nhắc: “Thở”, có người nhắc rồi mình mới thở ra. Làm như vậy nó rất cứng cáp cho cái hơi thở của chúng ta.
Và đồng thời chúng ta cứ tập như vậy thì tùy theo, chứ nếu mà chúng ta không có…(không nghe rõ), thì chúng ta tập 10 phút, 20 phút, 30 phút thì nó sẽ nặng đầu, bởi vì cái đó là cái sức tập trung cao. Mình tác ý từng hơi thở của chúng ta.
(01:26:11) Cho nên, trong khi mà các con tu Pháp Thân Hành Niệm đó, các con biết khi ngồi xuống không có nghĩa là hít thở mà tự hít thở 5 hơi thở rồi im đâu, im re vầy đâu. Mấy con ngồi từng cái hơi thở, cũng như từng cái hành động đưa cánh tay ra thì mấy con phải nhắc: “Đưa tay ra”, thì tay ra; “đưa tay vào”, thì đưa tay vào. Vì vậy cho nên hít thì mình cũng phải nhắc: “Hít”, hít vô; “thở”, mới thở ra. “Hít”, “thở”, “hít”, “thở” cho đúng 5 hơi thở thì mình xả ra, mình đứng dậy mình đi kinh hành. Chứ không phải là tới hơi thở rồi làm thinh đó hít thở 5 hơi thở như mình tu Định Niệm Hơi Thở thì mấy con đã tu sai.
Còn bây giờ vì cái trường hợp tu Định Niệm Hơi Thở mà nó có những cái tập trung sai, cho nên mình sử dụng hít thở có những cái loạn động, có những vọng tưởng mà nó hay xen vô, cho nên mình an trú tâm mình trong hơi thở không được, buộc lòng mình phải nhắc, phải dẫn nó từng hơi thở, từng hơi thở. Cho nên cuối cùng mình tu không có vọng tưởng đâu. Các con hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên, có nhiều người ngồi tu hơi thở mà vọng tưởng quá trời. Rồi sau nó hết vọng tưởng thì nó lại hôn trầm. Cho nên các con nhớ, các con nhắc như vậy là hôn trầm nó cũng không vô được nữa. Bởi vậy, cho nên hôn trầm, thùy miên là do cái phương pháp tác ý theo hành động của nó thì nó sẽ phá đi, nó không còn hôn trầm, thùy miên. Đó là tất cả những kinh nghiệm mà ở đây nói ra để cho con biết cách thức mà con tu tập. Hầu như cái người mà người ta an trú người ta nhiếp tâm được là người ta nhờ người ta dẫn cái tâm người ta vào từng chút, từng chút như vậy. Các con nhớ rõ rồi phải không? Vậy là không bao giờ mấy con còn tu sai nữa đâu.
(01:27:38) Câu hỏi thứ ba: Tu Định Niệm Hơi Thở trong năm 2003. Hai tháng đầu tác ý: “An tịnh thân hành; an tịnh tâm hành”. Căn cứ tu đề mục được 30 phút, đuổi bệnh được 30 phút, tổng tu là 60 phút ngồi. Thế mà tháng 3, thì tác ý trơ trơ tại chỗ.
HẾT BĂNG