Skip directly to content

THẦY CHƠN QUANG VẤN ĐẠO - THIỀN ĐỊNH - HẠNH CỦA NGƯỜI TU

THẦY CHƠN QUANG VẤN ĐẠO - THIỀN ĐỊNH - HẠNH CỦA NGƯỜI TU

THẦY CHƠN QUANG VẤN ĐẠO - THIỀN ĐỊNH - HẠNH CỦA NGƯỜI TU

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

1- PHẬT GIÁO MUỐN CHẤN HƯNG THÌ PHẢI ĐÀO LUYỆN ĐƯỢC NGƯỜI THỰC TU THỰC CHỨNG

(0:00) Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy! Phật giáo Việt Nam hiện tại còn thiếu những cái gì, cần những cái gì để (…​)

Trưởng lão: Phật giáo Việt Nam hiện tại còn thiếu sự đào luyện trong việc thực tu thực chứng, đó là điều cần thiết cho Phật giáo Việt Nam. Nếu mà đào luyện được người thực tu thực chứng thì chấn hưng Phật giáo rất dễ dàng, mà nếu không thực tu thực chứng thì chấn hưng Phật giáo rất khó khăn. Vì thế muốn chấn hưng nó thì cái người Tu sĩ phải có công nỗ lực, phải có công học tập, thật sự giáo điển của Phật pháp thấu rõ tất cả những gì lời của Phật dạy, của Tổ dạy.

Trong thời đại của chúng ta không phải là thời đại của Bồ Đề Đạt Ma, mà cũng không phải thời đại của Đức Phật mới thành lập Phật giáo, mà thời đại chúng ta là thời đại khoa học. Cho nên mọi vấn đề đều phải có sự phân tách rõ ràng, dù một lời của Tổ nói. Cho nên chúng ta biết cái lời đó, nói để làm gì, nói để làm cho chúng ta bật lên một sự suy nghĩ, bật lên tất cả các kinh nghiệm hay hoặc là lời nói để giúp chúng ta có một phương tiện gì để làm chủ lại được tâm hồn của mình, làm chủ được sinh tử.

Như vậy chúng ta phải phân tách và quan sát từng lời nói của Tổ dạy, ngữ lục của Tổ như thế nào để rồi chúng ta biết đó mà con đường chơn chánh để chúng ta đi tìm đến mấu chốt giải thoát cho tâm hồn chúng ta. Muốn vậy thì những bậc thực chứng mới có thể tìm được điều này, mà những bậc không thực chứng thì chỉ kiến giải mà thôi, chứ không thể tìm ra được những điều đó.

Cho nên muốn biết một lời của Tổ nói, lời đó là lời ý có ý nghĩa gì, để giúp cho một đệ tử ngài để thành tựu được Phật pháp giải thoát. Giả dụ như câu công án: "Chẳng nghĩ thiện, nghĩ ác, bản lai diện mục hiện tiền". Thí dụ như câu nói đó là câu khai ngộ để chúng ta nhận cái đó để làm gì ?

Khi chúng ta nhận ra đâu có nghĩa là chúng ta sống được ở trong cái đó, mà nếu chúng ta lấy nó để mà tu thì điều đó lại lọt vào ở trong hành động định của Tiểu Thừa. Bắt đầu chúng ta dẹp các Tu viện của chúng ta hết, thì trái lại với con đường thiền của Tổ, là con đường thiền tư tưởng không biết đặt đâu cạnh tâm chúng sanh.

(03:01) Như vậy ngồi mà lặng lẽ như Tiểu Thừa, tức là chúng ta chỉ có làm chủ được cái thân, chứ không thể nào làm chủ được cái tâm. Nghĩa là người mà ngồi nhập định như Tiểu Thừa có xuất, có nhập, thì nhờ một trạng thái tâm hồn an ổn, một phút lạc của tâm hồn, thế rồi chúng ta nhìn thẳng vào bản thân của chúng ta, tức là thân tứ đại. Do đó chúng ta thấy nó không có đau đớn, nó không có nhức nhối, nó không có mỏi mệt, ngồi suốt từ năm này đến năm khác, thân của chúng ta vẫn an nhiên tự tại. Do đó nhờ đâu mà chúng ta được như vậy, nhờ một tâm hồn chúng ta yên lặng trong phút lạc, nếu không có phút lạc chúng ta vẫn thấy đau, thấy mỏi, thấy nhức, thấy tê.

Như vậy chúng ta nhập định của Tiểu Thừa tức là có xuất, có nhập chúng ta chỉ làm chủ được thân không thể nào làm chủ được tâm. Cho nên trong Tứ Thần Lực Tỳ kheo Ni có một đoạn nói như thế này.

Có một vị Tu sĩ đắc được quả A La Hán, sau khi đi ngang qua một cái ngôi tháp mới xây, vị Tu sĩ đó cùng 500 đệ tử của mình đi nhiễu quanh tháp rất nhiều vòng, cuối cùng đi nhiễu quanh tháp nhiều vòng như vậy rồi tất cả thầy lẫn trò đều ra đi. Khi đến bìa rừng đó có một vị Tỳ kheo đang ngồi nhập định, vị Tỳ kheo này thấy vị kia đi nhiễu quanh tháp đó mới nói rằng: "Ông hãy về nhập định xem coi tháp đó là ai?".

Thì vị Tu sĩ này mới về chỗ mình ở, mới ngồi lại nhập định: "Quả chăng tháp này là một vị Tỳ kheo Ni vừa chết".

Cho nên vị Tỳ kheo Tăng này nổi giận, cùng với 500 đệ tử của mình mới đến đập phá cái ngôi tháp này. Do đó hai vị Tỳ kheo Ni giữ tháp này chạy về báo cho bên Ni chúng biết. Do đó thì có một bà Tỳ kheo Ni lãnh đạo Ni chúng, mới dẫn dắt Ni đem dao, gậy gộc để đi tìm cái vị mà đập phá cái bảo tháp của mình.

Khi đến bìa rừng thì cái người mà đập phá đã đi mất mà chỉ thấy có một vị Tỳ kheo ngồi ở bìa rừng tu cho nên dùng dao, gậy đập vị Tỳ kheo này, tất cả y áo của vị Tỳ kheo này đều rách nát. Trong khi vị Tỳ kheo này nhìn xa thấy có một đoàn Tỳ kheo Ni gậy gộc, dao mát hung dữ, vị Tỳ kheo này không thể nào mà dùng thần thông mà có thể tránh kịp, cho nên nhập vào Diệt Tưởng Định, làm cho cơ thể của mình cứng như đồng, như sắt. Cho nên khi mà đám Tỳ kheo Ni này đến đâm, đập, đánh, chém cái thân của vị Tỳ kheo này, tuy rằng y áo đều rách nát nhưng thân của vị Tỳ kheo không bị thương tích gì hết.

(06:12) Sau khi đám Tỳ kheo Ni này, khi thấy vị này không có thở nữa và bị đâm chém như vậy tưởng là đã chết cho nên rút đi. Sau khi các vị Tỳ kheo Ni rút đi, vị Tỳ kheo Tăng này mới xả định, đồng thời chạy về nơi chỗ Phật báo các vị Tỳ kheo Tăng biết rằng sự kiện xảy ra như vậy. Mà do đó các vị Tỳ kheo Tăng mới họp với nhau, mới kiết giới, cấm không cho các vị Tỳ kheo Ni đến nơi Chùa, Tu viện, Tịnh xá của Tăng, không cho Ni đến.

Đây Thầy thuật lại một đoạn để ý nghĩ rằng một vị tu đã chứng quả A La Hán vẫn còn sân hận, vẫn còn phiền não chưa có hết. Mặc dù làm chủ thân rất dễ dàng, ngồi nhập định thân lìa tâm ở trạng thái rất là phút lạc. Nếu như vậy cái trạng thái của người tu Tiểu Thừa chỉ ở trong một trạng thái làm chủ thân chứ chưa hẳn làm chủ tâm.

Nếu một người tu Đại Thừa là pháp định của Đại Thừa không xuất, không nhập, nghĩa là người đó không có nhập định, mà không xuất định mà ở trong thường ở trong Đại định. Như vậy tu Đại Thừa có lợi, nhưng có lợi cho những bậc đã trải qua những định trụ của Tiểu Thừa.

Nếu chúng ta muốn tu Đại Thừa mà không đủ sức tĩnh giác của Tiểu Thừa thì không ngồi giữ tâm chúng ta được bền lâu. Nếu chúng ta cố giữ được một thời gian nào đó, thì chúng ta cũng sẽ rơi vào hôn tịch, hôn trầm.

Nếu chúng ta không đủ cái nhân duyên ngồi lại điều thân thì thân của chúng ta ngồi lâu sẽ rung động, sẽ bị khom, bị ưỡn, bị nghiêng, bị ngã, đủ loại. Nếu chúng ta tu tập mà thân của chúng ta được điều khiển bằng cách này, bằng cách khác mà không để được tự nhiên thì lâu ngày thân của chúng ta cũng không làm sao làm chủ được nó.

Do đó cho nên trong nhà Thiền có phương pháp điều thân, có phương pháp điều hơi thở, có phương pháp điều tâm, chứ không tự nhiên chúng ta bước vào với một tâm hồn lặng lẽ mà rất hồn nhiên thì chắc chắn điều đó không thể được. Nếu chúng ta còn một chút giữ tâm, một chút kiềm tâm thì điều đó cũng không đúng là pháp môn của Đại Thừa.

Nhưng chúng ta nói rằng các vị Thiền sư khai ngộ cho chúng ta để rồi chúng ta ngồi lại giữ tâm mình không khởi một ý niệm, một ý tưởng, một ý niệm nào đó chắc chắn điều đó phải được khai ngộ. Khai có nghĩa là mở ra cho chúng ta ở trong một trạng thái không khởi ý. Nhưng muốn như vậy thì Thiền sư hầu như các ngài, chúng ta phải xét trong những hành trạng của các vị. Cũng như từ Bồ Đề Đạt Ma cho đến Lâm Tế thì chúng ta thấy các Thiền sư có giảng cái tâm đó rõ ràng, các người có chỉ cho chúng ta rõ ràng. Nhưng kèm bên đó thì các vị xây dựng, luyện tập cho chúng ta có một trình độ bén nhạy đến cái độ cùng cực bằng cách phản ứng như xem như được rất tự nhiên.

(09:40) Nhưng sự luyện tập đó đòi hỏi vị Tu sĩ, đệ tử của mình phải được ở gần bên Thiện Tri thức, bên Thầy để Thầy thường hỏi tới, hỏi lui, trắc qua, trắc lại thường trình kiến ngữ, kiến giải, điều này thế kia qua ngôn ngữ thiền. Để tạo cho chúng ta có một sức tỉnh lực, để khi gặp đối tượng, đối cảnh hoàn cảnh nào chúng ta cũng sáng suốt tĩnh giác để chúng ta đối phó, làm cho tâm hồn chúng ta không phiền não.

Chúng ta phải biết con đường thiền của Tổ sư hay hoặc là con đường thiền của Tối Thượng Thừa, là con đường thiền tu hạnh nhẫn nhục chớ không phải con đường thiền tu vào hạnh tịch lặng. Nhưng vì chúng ta thấy tạp khí, ái kiến chúng ta nhiều quá, cho nên chúng ta phải vào núi tìm một nơi vắng vẻ nào đó để ngồi lại giữ tâm mình yên lặng mãi mãi cho đến khi chúng ta hoàn toàn nhập vào trong Đại định.

Nếu chúng ta thấy ái kiến của mình, những tạp khí của mình ít, do đó mình chỉ tu trong các hạnh nhẫn nhục mà thôi là mình cũng sẽ hoàn toàn được Phật pháp. Nếu mà chúng ta thấy thân tâm của mình nhiều nghiệp lực khó tu Định trụ, thì chúng ta hãy dụng tu hạnh nhẫn nhục thì chúng ta cũng đạt được Phật pháp.

2- TRÍ BÁT NHÃ

(11:15) Nhưng tu hạnh nhẫn nhục phải được khai ngộ bằng một trí Bát nhã. Nếu không được khai ngộ trí Bát nhã thì chúng ta không thể nào mà tu hạnh nhẫn nhục được. Vì sự sân khởi của chúng ta nó rất bén nhạy và cũng như là điện chớp, khi nghe một lời nói trái tai tự nhiên trong tâm chúng ta bừng dậy như một loàng điện chớp, không thể nào chúng ta làm chủ kịp.

Muốn được vậy chúng ta nhờ Thiện Tri thức tìm cách hỏi tới, hỏi lui, trắc qua, trắc lại, lúc nào gặp chúng ta cũng đều có sự hỏi làm cho chúng ta lúc nào cũng phải tỉnh để nhận ra pháp môn Bất nhị. Và như vậy thì chúng ta mới đủ sức tỉnh, rồi chúng ta có đủ sức tỉnh thì chúng ta mới có thể ngồi lại.

Chúng ta có sức tỉnh thì chúng ta mới có đủ khả năng ngồi lại mà không khởi niệm tưởng, không khởi một ý niệm nào. Nếu chúng ta chưa đủ sức tỉnh thì chúng ta bây giờ, hiện giờ chúng ta đang tịnh tỉnh ở trong mê chứ chưa hẳn là tỉnh. Vì cái tỉnh đó chỉ trong vòng 5 phút là chúng ta không đủ cái khả năng mà để tỉnh nữa.

Vì vậy mà ngoài 5 phút thì chúng ta bị vọng tưởng, lâu hơn nữa thì chúng ta sẽ bị hôn trầm. Và nếu chúng ta có kiềm tỉnh đi nữa thì chúng ta cũng không đi sâu vào, vì thường xuyên có những vọng tưởng, có những trạng thái thân động đậy làm chúng ta không thể giữ tâm được. Vì như thế nào ?

Người điều thân, tạo cho thân chúng ta ngồi suốt ngày, suốt đêm, từ tháng này, năm này, năm khác, ngồi bất động không rung chuyển. Thế mà người tu thiền Đại Thừa, tu trong hạnh nhẫn nhục thì chúng ta bất cần sự ngồi, bất cần thân động, chỉ làm sao giữ tâm mình đừng phiền não, mình đừng đau khổ mà thôi.

Trái lại nếu giữ Định trụ để cho tâm hồn mình được yên lặng trong tịch lặng thì do đó thân phải bất động, nếu thân động thì tâm sẽ bị động liền. Và như vậy nếu chúng ta ngồi lại mà giữ tâm bằng cách này, bằng cách khác thân chúng ta một lúc sau đó bị mỏi mệt, chúng ta sẽ động đậy. Và sự động đậy làm chúng ta biết được sự động đậy đó, cho nên chúng ta nhập sâu vào Định trụ không thể được.

(13:33) Vì không phải chúng ta ngồi đây mà luôn luôn còn ở trong cái biết của cái thức này mà gọi đó là sự Định trụ, điều đó điều sai. Chúng ta còn phải khi mất cái biết này, để rồi chúng ta nhận ra cái biết mới, cái biết của trí Bát nhã, do đó không phải cái biết của cái thức nữa, như vậy mới đúng. Mà nếu không được cái thân bất động thì làm sao mà chúng ta nhận ra được cái biết của Bát nhã.

Hiện giờ chúng ta có ngồi đây còn biết thân động, còn biết ở trong sáu căn của mình nghe tiếng, thấy vật thì như vậy điều đó là còn tiếp xúc sáu căn, sáu trần. Thì do đó cái biết đó là cái biết của sáu thức, như vậy không phải. Cái biết của Bát nhã là cái biết nghe thì bằng tâm, mà thấy cũng bằng tâm chứ không phải nghe bằng mắt mà thấy bằng tai nữa. Thì cái biết của Bát nhã không phải là cái biết của một cái thức như chúng ta hiện giờ.

Cho nên từ ở trong cái thức mà được lặng lẽ không khởi một niệm tưởng, một ý tưởng nào kéo dài mãi thời gian đó, ít ra cũng từ 7 ngày, 10 ngày, 1 tháng, 2 tháng, cho đến khi chúng ta còn một cái biết của trí Bát nhã thì chính lúc bấy giờ đó mới là trí Bát nhã. Nếu chúng ta cứ nhận cái biết này là trí Bát nhã thì chúng ta quán mãi suốt đời chúng ta cũng không bao giờ bứng sạch gốc tham, sân, si. Tại sao ? Vì chúng ta sẽ ngồi đây mà giữ nó, một lúc nữa có đối tượng xảy đến làm chúng ta phiền não. Dù là một giây phiền não thì cũng là có phiền não trong tâm hồn, vì thế không phải là trí Bát nhã.

Trí Bát nhã là một chất cứng rắn như Kim Cang, cho nên Kinh Kim Cang Bát Nhã gọi là Kim Cang. Trí Bát nhã còn là chất Kim Cang cho nên mọi vật đụng vào trí đó đều tan rã thành bụi cát, không thể nào mà tác dụng vào tâm hồn chúng ta có phiền não, như vậy mới gọi trí Bát nhã, mới gọi người Kiến tánh. Còn hoàn toàn nếu chúng ta hiểu cái trí Bát nhã đó bằng cách nào, mà khi có một vật gì, có một ngôn ngữ nào, có một lời mạ nhục nào làm chúng ta có một khởi phiền não một chút xíu, một sự sân khởi nào một chút xíu trong đó, cũng đều không phải là trí Bát nhã. Trí Bát nhã là một chiến tuyến, là một thành lũy chắc chắn kiên cố bảo vệ Đức Phật của chúng ta hoàn toàn không có đau khổ, không phiền não. Nếu không phải trí Bát nhã thì không bao giờ bảo vệ Đức Phật chúng ta toàn vẹn trong ngai vàng của Đức Phật.

Như vậy người Tu sĩ của chúng ta muốn được trí Bát nhã thì chỉ có Thiền sư đào luyện hay hoặc là luyện tập cho chúng ta từ giây, từ phút, làm chúng ta ngày ngày phải tỉnh, lúc nào Thầy đi ngang qua gặp mình cũng hỏi câu này, câu khác, câu nọ để làm cho mình sống trong những kiến giải, để đem những kiến giải đó biến trở thành một sức phản ứng rất tự nhiên mà không kịp suy nghĩ. Thì đó chỉ là một cái giai đoạn để chúng ta nhận rõ ràng bằng một cái thức, để rồi từ đó chúng ta sống để không phiền não, đau khổ chứ chưa phải trí Bát nhã.

(16:56) Trí Bát nhã khi nào được Thiền sư dồn chúng ta vào chân tường, chúng ta suy nghĩ mà không suy nghĩ gì được nữa hết, chúng ta suy nghĩ mà không hiểu được gì nữa hết. Chừng đó cái thời gian kéo dài ít ra cũng từ 1 tháng, 2 tháng hay hoặc là 3 tháng, 1 năm không chừng, để kéo dài cái sự suy nghĩ mà không hiểu được nghĩa lý của sự suy nghĩ đó. Để rồi một ngày nào đó ở trong sự yên lặng đó, ở trong sự tịch lặng suy nghĩ mà không suy nghĩ được thì bắt đầu bừng sáng lên cái trí Bát nhã chúng ta soi sáng muôn vật. Như vậy mới gọi là chúng ta Kiến tánh, như vậy mới gọi chúng ta thành Phật, còn nếu không thì không bao giờ chúng ta thành Phật được.

Vì thế người Tu sĩ chúng ta có những pháp môn đi vào. Nếu một vị Thiện Tri thức trắc nghiệm xem coi căn mình ở trong pháp môn nào rồi mới trao cho vị đệ tử của mình tu. Một người kiến giải lanh lợi thì Thiền sư phải dùng những sự lanh lợi tạo cho sự lanh lợi đó đúng Chánh pháp, để cho người đó được một sức tĩnh giác, đứng trước các đối tượng của vị đó được sự giải thoát. Chứ không phải trong cái sự kiến giải này để cho chúng ta đi ra nói thiền, nói đạo, giảng kinh, giảng luật, để đem ba cái ngôn ngữ ra mà phô trương cái tài hùng biện của mình. Như vậy mà để chúng ta hiểu biết, để làm chủ tâm hồn giải thoát sự đau khổ của con người, chứ không phải sự rèn luyện đó để chúng ta đem ngôn ngữ đó mà làm Thầy thiên hạ. Đem sự hiểu biết nhanh nhẹn sắc bén đó để kịp thời chúng ta làm chủ tâm hồn mình không phiền não.

Muốn được vậy phải có Thiền sư hướng dẫn, phải có Thiền sư thường thường chọc tức, phải có Thiền sư thường thường làm cho mình tĩnh giác, nếu không có Thiền sư thì không bao giờ làm được. Và cái mà quan trọng nhất cho con đường Thiền này, là vị đệ tử phải đặt hết niềm tin với bậc Thầy của mình. Thầy bảo mình một câu sống chết cho đến khi nào mà mình thành công, thành tựu thì mới thôi. Nếu mà không thành công thành tựu quyết chẳng bỏ câu nói của Thầy, đó là niềm tin Thầy hơn là mục đích giải thoát của mình. Nhưng mục đích giải thoát của mình chính ở niềm tin đối với Thầy, nếu thiếu một niềm tin mà tu thiền, e rằng đó không bao giờ thành tựu được Phật pháp.

Muốn tu hành được vậy người Tu sĩ phải được sự trắc nghiệm của bậc Thầy. Nếu mà mình thấp quá thì bậc Thầy sẽ cho mình tu từ cái định của Tiểu Thừa để nhập dần vào được tông chỉ. Sau khi ở tông chỉ sẽ được nuôi dưỡng ở tông chỉ cho đến khi bừng sáng ra trí Bát nhã. Nếu không được sự hướng dẫn đó thì chắc chắn không bao giờ đạt được đạo.

Nếu người cao hơn mà được sự hướng dẫn bằng Tham công án Nghi tình thì cũng được Thầy trắc nghiệm qua căn cơ của mình, thì Thầy mới trao cho mình một Công án bằng cách vô tình Tham công án chứ không phải hữu tình. Nếu hữu tình, thời nay sợ e chúng ta không đủ khả năng mà thành niệm Công án chớ không thể nào khởi Nghi tình.

Nếu một người có lanh lợi, có trí lanh lợi thì nhiều kiến giải rất sâu sắc, vị Thiền sư cần phải đào luyện vị này bằng sức tĩnh giác của họ, chứ không trao Công án cho họ tu.

Nếu vị này là một bậc có thể một nghe mà ngàn ngộ, thì ngay đó bảo vị đó ngồi lại mà tu.

Nếu vị này mà còn ở trong tình trạng chưa đủ nhân duyên tu những Định trụ, thì vị này phải tu Thập thiện và Năm giới.

Đó là những bước đường của Phật giáo dạy chúng ta rõ ràng mà ngày xưa mà có phân ra làm năm loại thiền.

3- NĂM GIAI ĐOẠN THIỀN

(21:11) Năm loại thiền, nhưng sự thật không phải năm loại mà năm giai đoạn thiền.

Giai đoạn thứ nhất gọi là thiền Phàm Phu, tức là tu Ngũ Giới.

Giai đoạn thứ hai, tức là thiền Cõi Trời, tu Thập Thiện.

Giai đoạn thứ ba, tức là thiền Tiểu Thừa nhập từ Định trụ do hơi thở đi vào.

Giai đoạn thứ tư, tức là thiền Đại Thừa do hạnh nguyện Bồ tát mà đi vào Định trụ.

Giai đoạn thứ năm là thiền Tối Thượng Thừa, tức là thiền Tổ Sư đi vào sự khai ngộ chứ không có tu pháp môn nào hết.

Đó như vậy năm giai đoạn thiền là năm giai đoạn để tùy căn cơ của chúng sanh có cao, có thấp mà tu. Nếu người nào chưa tu giai đoạn thứ nhất thì phải tu Năm giới. Khi Năm giới xong thì chúng ta mới tiến tới Thập thiện. Khi Thập thiện xong thì chúng ta mới được vào Định trụ.

Giả dụ bây giờ một người Cư sĩ thích tu hành giải thoát, mà gia duyên rất nhiều chuyện thì không thể nào ngồi lại mà nhập Định trụ của Tiểu Thừa được. Nếu một người không nhập được Định trụ của Tiểu Thừa mà còn mang một cái thân này thì lớp thì lo thân sẽ bị nay đau, mai ốm hoặc là sự sanh tử đến thình lình. Do đó chúng ta không thể nào làm chủ được vì quá sợ hãi mà hành pháp Đại Thừa Bồ tát Hạnh.

Tuy rằng hạnh nguyện của Bồ tát, nhưng kèm đó chúng ta cũng phải ít ra cũng phải làm chủ được thân của chúng ta. Để rồi chúng ta lăn lộn trong chúng sanh, đem đạo pháp của chúng sanh mà dạy chúng sanh tu hành, đem tất cả tâm hồn nhẫn nhục của mình mà tìm đến sự giải thoát qua hạnh nguyện của Bồ tát. Như vậy nếu chúng ta chưa hẳn là một bậc tu được định Tiểu Thừa mà đi vào hạnh Bồ tát, e điều đó là một cái điều tu khó có thể thành công được.

Vì thân chúng ta là có vật chất, có hình tướng mà chúng ta trói còn chưa được, làm chủ chưa được, thì há gì tâm chúng ta là vật không hình bóng. Vật không hình bóng mà đem ra tu lấy cái gì trói, lấy cái gì cột. Ngồi đây một lúc có vọng tưởng xen vào, thử hỏi điều đó làm sao chúng ta đi vào trong Đại định của Đại Thừa. Tâm của chúng ta tu như thế nào để làm chủ nó, chứ đâu phải ngồi lại yên lặng ở trong Định trụ gọi là tu thân.

Tâm vốn là yên lặng, vốn tịch diệt, thế mà còn tu tịch diệt làm gì? Vì do thân của chúng ta có nghiệp lực, có đau đớn, có khổ, có chết, cho nên chúng ta dùng tâm yên lặng để mà làm chủ thân. Trái lại ta muốn tu cái tâm thì chúng ta phải tu trong đối tượng, khi có người khởi mắng chúng ta, chúng ta thấy tâm mình có phiền não, có đau khổ, thì ngay trong phiền não, đau khổ đó mà tu chứ giữ tâm làm gì, kèm tâm làm gì.

Cho nên Lục Tổ Huệ năng nói:

"Tư tưởng không dứt bặt

Đối cảnh tâm vãng sanh

Thấy là thấy lỗi mình, không thấy lỗi người".

Đó là những phương pháp của thiền Tổ sư của Lục Tổ Huệ Năng, phải tu vào ở trong cái hành chứ không phải tu ở trong cái tịnh. Cho nên Tứ tổ Đạo Tín nói: "Dự tịnh ngăn động, hết dự động lại theo".

Nếu tu con đường thiền của Tổ mà chúng ta cứ ngồi lại nghiền ngẫm ở trong yên lặng, thì thật sự đó là một điều không đúng.

(24:23) Thầy Chơn Quang: Thưa Thầy cho con xin phép con hỏi điều này. Cái thời khi thuở ban đầu mà khi Phật còn tại thế, thì lúc đó chưa có chia đôi ra làm Tiểu Thừa và Đại Thừa, cho đến sau Phật nhập diệt 100 năm thì chia làm 20 bộ phái. Trong đó có những vị như Sứ Viện họ nhận mình là "A La Hán", họ chưa đủ tư cách của A La Hán. Chính vì những cái vị này, như là Giác Thiên đồ vậy đó v.vv, họ có một cái số còn khuyết người ta còn thấy được hết mà ổng nhận ổng là "A La Hán".

Rồi khi người ta hỏi: "Tại sao A La Hán còn những cái khuyết như thế này ?".

Ổng nói: "A La Hán vẫn còn những cái đó".

Do đó nó phát sinh ra cái Đại Thừa kiểu như Bồ tát…​. công kích A La Hán là tịch lặng. Phải chăng đây là một cái điều mà, cái chia rẽ bắt đầu từ cái chỗ này ? Riêng tụi con, thì một số huynh đệ tụi con có cái điều nghi, thì con nghĩ rằng Phật pháp không thể có hai lối.

Ví dụ như là bên là Đại Thừa thì nói rằng, công kích rằng: "A La Hán là được định mà chưa thấy được cái chân thật".

Còn mà Phật thì tuyên bố rằng: "A La Hán là hết vô minh".

Mà Đại Thừa thì nói rằng: "Phật tánh là cái có sẵn, quan trọng là ngộ cái có sẵn này để tu, chứ còn đi lòng vòng hay đi định, đi gì cũng không có đến được cái đích". Tuy nhiên đây là cái lý luận phản đề mà con đặt ra để thấy rằng nó không có hai lối.

Ví dụ như chúng ta nói rằng: "Mặt trời là có sẵn". Thì như vậy khi mà mây tan hết thì mặt trời phải hiển lộ. Mặc dù không nói mặt trời hiển lộ, chỉ cần nói "Mây tan thôi" tức là đã ngầm nói mặt trời.

Còn nếu rằng: "Mây đã tan hết rồi mà vẫn không có mặt trời, phải đợi tu thêm một thời gian nữa mặt trời mới xuất hiện". Thì như vậy mặt trời nó không có sẵn, nó trái với cái tiêu đề chúng ta là "Mặt trời có sẵn".

Như vậy nếu chúng ta, Đại Thừa nói: "Mặt trời có sẵn". Và Kinh Nguyên Thủy Phật nói là: "Hết vô minh". Thì như vậy hai cái này chính là một, tuy bằng hai cách nói khác nhau.

Bạch Thầy! Với cái nữa là do vị họ hết vô minh, lậu hoặc, cho nên phiền não của họ đã vĩnh viễn chấm dứt. Chứ trong cái phong thái của họ nó có một cái gì, cái u tịch lặng lẽ. Tuy nhiên trong cái u tịch lặng lẽ đó có một cái sức sống tích cực, tràn đầy mà người ngoài không thấy được, ma không thấy được hay Phật cũng không thấy được. Chỉ nhìn nơi cái hình tướng u tịch lặng lẽ của họ mà đánh giá rằng: "Một vị chứng A La Hán phải làm tiêu cực hoặc làm tích định". Thì e rằng cái điều này nó sẽ đánh giá vội vàng và hơi chủ quan.

Nếu, nếu nữa, là nếu chúng ta nhìn ra được những điểm này thì cái sự không sai biệt giữa cái quả vị đã đến chỗ tột cùng mà Phật đã công nhận cái chỗ đến A La Hán. Còn đời sau này thì chúng ta ca ngợi Bồ tát Vị hoặc là chỗ triệt ngộ của Tổ Sư Thiền, thì phải thấy rằng tuy hai cách nói khác nhau nhưng mà nếu mình suy kỹ thì nó đồng lại một chỗ, thì như vậy Phật giáo mình có thể thống nhất được. Sở dĩ ngày nay Phật giáo chia rẽ bởi vì bên nào cũng thấy mình hay mà bên kia khuyết, không thể hàn gắn được.

Bên Nguyên Thủy thì: "Các nhà Đại Thừa là ngoại đạo Bà La Môn, tại vì những kinh điển Đại Thừa là thời Phật, Phật không có nói". Và chỉ như những cái như Vãng sanh Tịnh độ hoặc là Trì chú Mật Tông, nó hoàn toàn giống như những phong cách tán tụng, tế lễ, trì chú của Bà La Môn hoặc là của cái đảo Bon của bên Tây Tạng. Nên họ nói rằng: "Đại Thừa là ngoại đạo".

(27:52) Còn ngược lại thì Đại Thừa nhận mình là "Ở chỗ đến cao, chê Nguyên Thủy là Tiểu Thừa" thì giống như là chê Phật.

Nhưng cái chỗ này mà không có, cứ chia cách mãi, thì ngày hôm nay mà chúng ta có thể nhìn lại để thấy rằng, tuy rằng hai cách nói khác nhau nhưng chỉ là một vấn đề chung thôi, như lưng và lòng của một bàn tay thì điều này Phật giáo mới có thể thống nhất được một cách thực sự, chứ không phải là thống nhất trên những ngôn từ nữa, đây là điều thứ nhất mà con có cái nghi nêu ra.

Hôm rồi thì có một buổi nói chuyện với quý Thầy, thì Thầy Viện chủ có nói ra cái vấn đề này, có tiết lộ Thầy đọc trong cái tạng của Thiền, Thầy nói như vầy:

Như ngài Bạch Vân làm người truyền pháp chính thức của ngài Diêu Trì, mà tông Diêu Trì là cái tông chánh của Thiền Tông Trung Hoa thời đó. Thì ngài Bạch Vân có một đệ tử lỗi lạc là ngài Pháp Diễn. Hôm đó ngài Bạch Vân mới giao cho ngài Pháp Diễn giữ một trang trại dưới núi. Cái nghe người dèm pha thế nào, nên ngài Bạch Vân mới gọi ngài Pháp Diễn lên hỏi: "Ông có uống rượu hay không ?".

Ngài Pháp Diễn nhận: "Có".

"Ông có lấy tiền cho gái hay không?".

"Dạ có".

Ổng xáng ông kia bạt tai, biểu: "Lấy sổ sách lên coi".

Cái ngài Pháp Diễn lấy sổ sách lên coi: "Giờ con uống rượu và lấy tiền cho gái còn nhiêu đây". Mà lật ra sổ sách coi không sót một đồng nào hết.

Qua cái câu chuyện đó rồi cái Thầy Viện chủ mới nói rằng: "Cái chỗ đến của một người tu thiền, mà nhất là cái thiền, thiền mà thời Tống bên Trung Hoa, thì các ngài được nhận ra là triệt ngộ rồi đó. Nhưng mà còn có những cái chỗ này, còn có những cái chỗ để ở chỗ này người ta thấy được ngay".

Còn con hỏi: "Mà tại sao ngài Pháp Diễn lại nhận?"

Thì Thầy Viện chủ trả lời: "Bởi vì Thầy không hiểu mình nên ngài nhận, chứ sự thật là ngài không có cái chuyện đó".

Rồi cái lúc thì Thầy mới lại ca ngợi: "Các vị A La Hán là hết phiền não, chỗ đến A La Hán bảo đảm hơn là chỗ hết phiền não".

Rồi thì anh em tụi con sau khi nghe và suy nghĩ câu chuyện đó xong thì tụi con mới bàn nhau thế này: "Bây giờ mình chê người ta là Tiểu Thừa, thì ví dụ mình chê một người nghèo, bởi vì họ chỉ có một ngàn đồng, thì nếu mình nói mình giàu thì mình phải có một ngàn đồng và có tới mười ngàn đồng mới gọi là mình giàu. Còn ở đây, cái người ta có một ngàn đồng, còn mình chưa có tới một ngàn đồng mà mình vẫn ngồi đây chê người ta nghèo, đâm ra điều quá vô lý. Bởi vậy chỗ đến với Tiểu Thừa là người ta dứt sạch phiền não, lậu hoặc, vô minh. Mình chưa hết được mà mình ngồi đây vẫn chê người ta là Tiểu Thừa mình là Đại Thừa, thì làm điểm lên là hết sức là vô lý đi, nó quá vô lý".

Cho nên điểm này nên con cũng có cái gì đó ngờ ngợ, nó phải có một cái gì. Nếu mà người, ví dụ như chỉ nói về khía cạnh tiêu cực, thì mình hết vô minh. Nhưng mà thật không muốn nói khía cạnh tích cực của họ là đã đến cái chỗ nó tràn đầy thắng trí bằng trí tuệ Bát nhã. Nhưng mình không nói tới thôi, nhưng nó phải có chứ không phải là không được. Đó, qua cái chỗ này rồi cái tụi con có cái nghi ngờ và không muốn có cái sự chia rẽ mãi mãi như vậy.

Mới nãy vừa rồi thì Thầy có nói cái vấn đề là, cái cách mà nhiếp được những cái ái kiến, tế. Như những cái mà cái phiền não thô, thì mình có thể đối duyên tiếp cảnh mà đối diện với nó để may nó thấm nó. Nhưng mà những cái phiền não quá tế, thì như là ngài Khuê Phong mà như Thầy nói, thì phải dùng đến định sâu mới dứt được nó, mà điều này con thấy phù hợp trong kinh Nguyên Thủy. Là người nào mà đến được Diệt Tưởng Định thì chính cái định này phá tan hết vô minh, lậu hoặc, phiền não mà không cần phải dùng những phương tiện khác như là đối duyên tiếp cảnh gì nữa hết. Cứ đi sâu trong định, chính cái định này nó phá tan được vô minh, lậu hoặc của mình.

(31:12) Như vậy là, thì thấy là nếu mà như vậy điều này mà thấy được rõ ràng là hai khía cạnh như vậy thì Phật giáo mới có hi vọng thống nhất được. Mà thống nhất là không phải là thống nhất gượng gạo, gán ép, mà đây là chính là một sự duy nhất, nơi cái bản chất của nó, phải không Bạch Thầy, cho tụi con biết điều đó.

Trưởng lão: Thật sự ra qua cái kinh nghiệm nãy giờ Thầy nói là nó cũng chưa có đúng vào trong cái kinh nghiệm của Thầy.

Thật sự khi mà Thầy thực hiện tu thì cũng đi vào từ trong cái hơi thở mà vào, đạt được định cũng nhờ cái hơi thở mà đạt được. Sau khi đạt được cái hơi thở rồi làm chủ được hơi thở, rồi đi vào trong định, rồi ở trong mãi tông chỉ để trước khi mà thấy được trí Bát nhã. Thì cái điều đó quá là quả là, từ cái chỗ mà Tiểu Thừa mà đi sang Đại Thừa, chứ đâu phải nhập từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền rồi Bát định đâu.

Thầy thấy rõ ràng, rất là rõ ràng qua kinh nghiệm, mà cũng không ai dạy trong cái vấn đề này hết, nhưng mà cứ tu mãi, cứ hành động mãi trong trạng thái rất là phút lạc của mình. Để rồi từng đó, mình sẽ thấy hoàn toàn từ cái bước giai đoạn của Tiểu Thừa, mà nhập vào trong định của Tiểu Thừa được rồi đi sang qua cái trí tuệ Bát nhã, cái tuệ, cái định của Đại Thừa rất rõ ràng, đâu có gì đâu là phải nói rằng: "Đại Thừa với Tiểu Thừa là hai". Đó là cái kinh nghiệm của Thầy đã thấy rõ ràng.

Một cái giai đoạn Tiểu Thừa chỉ là một giai đoạn của Phật pháp trong những giai đoạn, chứ đâu phải là Tiểu Thừa là một cái pháp môn riêng rẽ hay Đại Thừa là một pháp môn riêng rẽ. Mà đây giai đoạn của Phật pháp, người mà thể hiện được Định trụ. Cho nên Thầy nói mới làm chủ được thân, mà người thể hiện được trí Bát nhã mới làm chủ được tâm.

Như vậy khi mà, nếu mà chúng ta mới nhập từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thì chúng ta chưa hẳn đã là diệt hết những cái vi tế của ái kiến. Cho nên chúng ta phải đi sâu vào ở trong định, nó mới quét sạch được và quét sạch được thì Bát nhã mới hiện tiền. Mà Bát nhã hiện tiền thì không một vật gì mà tác dụng vào được trí Bát nhã. Cho nên tâm hồn chúng ta bây giờ không còn phiền não, dù tất cả những cái gì chúng ta cũng không còn giận, không còn hờn nữa, đó là cái chỗ trí Bát nhã.

4- TRẠNG THÁI TÂM CỦA MỘT NGƯỜI TU CHỨNG

(33:33) Thầy Chơn Quang: Thưa Thầy, nếu mà nói như vậy thì tụi con rất là vui mừng, hình như nó chỉ là một giai đoạn, như là. Nếu mà nói đây là chính cái lớp định, thì trước khi đến Diệt Tận Định, tức là Diệt Tận Định là cái định mà hết sạch vô minh, phiền não. Đây là cái chỗ mà Phật gọi là: "Thắng trí khởi lên, đây  người này thắng trí, là liễu tri và thắng tri chứ không còn trong thức nữa".

Nhưng mà dưới cái Diệt Tận Định, trước khi tới Diệt Tận Định, thì trong kinh Tịnh Bất Động Đạo có gọi Phi Phi Tưởng là chỗ chấp thủ tối thượng, còn chút sót lại. Tức là qua nhiều cái lớp định rất sâu, sâu mãi, nhưng mà đến Phi Phi Tưởng thì Phật gọi nó là chỗ "Chấp thủ tối thượng". Thì con thấy nó có một cái điểm tương đương với nhà Thiền gọi là" Đầu sào trăm trượng". Tức là đến đầu sào trăm trượng rồi nhưng mà phải nhảy một lần nữa. Thì nhảy một lần nữa tức là cái chỗ này đã đến cái chỗ mà, chỗ mà thắng trí khởi lên một đời sống mới.

Thường thì, đây có một điều con xin phép hỏi Thầy là. Thường thì khi nhìn thấy cái tư cách một vị ngồi mà nhập định. Ví dụ như vị A La Hán nhập định tới Diệt Tận Định chứ không còn phải nhập những cái định thấp thấp như là Phi Phi Tưởng trở xuống nữa. Thì trong cái định này, cái hình dáng của họ thì rõ ràng là khô khan, gần như một người chết, hơi thở không còn, chỉ còn một chút hơi ấm thôi, thì ai cũng nghĩ là nó khô khan. Và nếu trong cái định này mãi như vậy thì không có gì gọi là ích lợi, là hay ho hết vì nó quá khô. Tuy nhiên có cái điều là chính trong cái định này, thì vị này có được đại dũng ở trong đó mà người ngoài không nhìn thấy.

Ví dụ như họ có thể biết được những điều khó biết nhất. Hoặc là có những cái mà họ thầm trợ được lực cho những người từ nơi xa khác, mà cái điều này người ngoài không thể nào nhìn thấy. Như vậy chính trong cái hình dáng bất động khô khan đó, nó có cái sức sống phi thường mà những người khác không nhìn thấy, mà mình chỉ nhìn trên hình tướng mà chê bai đó là cái định khô khan, thì con e rằng đây cũng là một điều chủ quan.

Với lại trong kinh Đại Bát Nhã, có cái đoạn là: "Khi ngài Thường Đề Bồ tát tìm đến học Bát nhã với ngài Bồ tát Đàm Vô Kiệt, tức ngài Pháp Thượng. Thì nghe được ngài Pháp Thượng giảng ở pháp hội đầu tiên, sau đó ngài Pháp Thượng vào nhập Định bảy năm, rồi mới trở ra giảng lại cái pháp hội thứ hai. Và trong pháp hội thứ hai này thì ngài Thường Đề Bồ tát chứng ngộ".

Thì như vậy trong cái Đại Thừa rõ ràng Bồ tát Đại Thừa cũng có những lần xuất nhập định một cách tự tại, chứ không phải nói rằng cái việc làm xuất nhập định đó mà hành động của Tiểu Thừa.

Với con có một cái nghi nữa, con xin Thầy dạy tụi con. Là ví dụ như trong một người mà đã chứng ngộ, tức là hết sạch vô minh, lậu hoặc sống đời sống mới hoàn toàn rồi. Thì dù lúc nào họ cũng sống được với Mặt trăng thứ nhất, tức là Niết bàn rồi, hiện hữu rõ ràng, Phật tánh hiện hữu rõ ràng. Tuy nhiên lúc mà không phải nhập định, thì cái biết của họ còn có chút gá vào cái Mặt trăng thứ hai, tức là sáu căn, là vẫn nghe, vẫn thấy, vẫn biết như người thường. Mà nhướng mắt thì nghe, thì thấy, mà bịt…​. nghe thì nghe, theo sáu căn rất bình thường. Đến khi người đó nhập Diệt Tận Định, tức là bỏ cái biết của sáu căn, bỏ cái biết của Mặt Trăng thứ hai để mà dùng hoàn toàn cái biết của Mặt Trăng thứ nhất, thì như vậy là họ sáng suốt cùng cực hơn là lúc không nhập định. Do đó vị này có thể biết được những cái mà khó biết nhất, phải không bạch Thầy?

Trưởng lão: Thật sự ra thì Thầy phải dạy cho thấy cái chỗ này.

Khi một người mà đã nhập định được rồi thì tâm hồn của họ, dùng cái danh từ thì thấy như là nó có sự gôm và có sự…​, chứ sự thật nó không phải vậy. Nhưng mà không có cái danh từ nào để chỉ cho một cái trạng thái tâm hồn của một người, mà đang ở trong một cái Định Trựu của một trí tuệ. Nó không phải là một cái gương, mà như chúng ta nghe trong kinh ví dụ như là một cái gương mà có vật thì soi, không vật thì không soi, điều đó cái tâm của chúng ta không phải như cái gương chết đó đâu.

(36:52) Cái gương tâm nó cũng soi vật vậy, nhưng mà khi có vật đến thì nó vẫn có hình bóng trong đó, nhưng mà vật đi rồi thì hình bóng không lưu lại, không lưu bằng cách nào? Bằng cách nó ở trong một cái trạng thái hòa tan trong vũ trụ, nó không gôm lại trong thân tứ đại của nó. Cho nên thường thường là các vị ở trong Đại Thừa thì họ đã được định, thì họ luôn luôn là họ ở trong cái Định Trựu chứ không lúc nào là họ phải có xuất nhập.

Thí dụ như bình thường có người đến hỏi Thầy thì ngay đó nó có cái sự gôm lại, đây là cái danh từ gọi gôm chứ không phải gôm, nó sẽ phản ứng những cái câu hỏi của những người đó, đáp họ bằng cách này, bằng cách khác. Khi mà mọi người không còn hỏi nữa và đi về, thì tâm hồn của vị Tu sĩ này không cần phải khoanh chân ngồi lại, nhập vào một cái trạng thái không vọng tưởng nào đó, tự nhiên tâm hồn của họ trải rộng ra hòa tan trong vũ trụ, coi như họ sống rất rộng rãi bao la trong cái thế giới này.

Vì thế cho nên tâm hồn của họ thường, nhỏ mà thường lớn, chứ không phải luôn luôn lúc nào cũng là ở trong một cái vật cứng như cái gương thì không thể được. Bởi vì nếu mà cái tâm nhị biên của chúng ta mà chưa có phá được hay hoặc là chưa có triệt, chưa có chuyển được thì do đó thì chúng ta đặt mọi vật gì, thì mọi vật đó vẫn lưu lại ở trong đó mà không bao giờ xoá ra được.

Trái lại cái trạng thái của một người tu chứng, thì khi họ đã chứng rồi thì họ không phải cần xoá, cần gì hết, nhưng mà tự nhiên tâm hồn của họ nó ở trong cái trạng thái phút lạc trải rộng ra vô cùng trong vũ trụ. Cho nên rồi họ cũng không có gì ở trong đó, khi trải rộng ra thì không có. Nhưng mà khi ai nhắc lại bắt đầu nó có cái sự gôm lại, để rồi tất cả những cái gì nó đều rõ ràng không quên một cái gì hết. Chứ không phải nói "Tôi tu lâu rồi tôi quên hết, không biết gì hết", không có.

Nhưng như thế này, ví dụ như bây giờ Thầy đang làm một cái chuyện gì đó, Thầy để một cái rựa, một cái dao nào đó rồi mải mê Thầy làm, rồi Thầy bỏ Thầy đi vô luôn, nói như vậy là Thầy đã động, không phải vậy, một người rất trí tuệ, bỏ đâu cũng không bao giờ quên hết, nhưng mà khi gôm lại thì cái gì cũng nhớ hết, mà trải rộng ra thì cái gì cũng không có trong đó hết. Đó là một trạng thái của người tu chứng như vậy.

(39:38) Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy! Cho con hỏi. Tuy nhiên như Thầy nói là cái bản thể nó linh hoạt như vậy, nó thường tại như vậy. Tuy nhiên có những trường hợp như là chính Thầy, là trong kinh điển vẫn nói có những trường hợp mà để cần biết một điều gì, là quán sát một cái căn cơ nào thì Thầy hay là những vị, nó cũng nhập định để xem. Thì như vậy cái nhập định để xem đó, nó khác với cái Niết bàn thường tại trong đời sống hằng ngày như thế nào?

Trưởng lão: À, cái nhập định để xem là nếu mà có một người ta muốn biết được những cái chuyện mà xa xôi như. Bây giờ trên núi Hy Mã Lạp Sơn có mấy vị Tu sĩ, họ đang tu những pháp môn gì? Do đó thì Thầy phải nhập định ở trong một cái định để xem những người đó họ đang nhập đồng một cái định của Thầy. Do đó Thầy sẽ được giao cảm với họ, nói chuyện với họ mới biết trong cái số người đó được bao nhiêu nhập định ở trên núi Hy Mã Lạp Sơn, thì đó phải nhập định. Còn trái lại với cái người mà có trí tuệ, một người vừa bước vào vẫn biết được căn cơ của họ, vẫn biết được tâm trạng của họ, vẫn soi thấu được tất cả những gì của họ. Nhưng đối với một vị tu thiền không thể làm như một ông Thầy bói, cho nên họ biết là họ biết chứ họ không nói.

Tại vì cái nhân duyên mà có đủ nhân duyên, thí dụ như Sư đệ đến, vừa nhìn thấy Sư đệ, Thầy biết Sư đệ sẽ chừng khoảng 12 giờ trưa nay sẽ có một cái tai nạn xảy đến, nhưng ngay đó Thầy cũng không nói. Nhưng mà có cái nhân duyên với Thầy, tại vì thấy gương mặt là đều biết hiện là cái nghiệp quả nó đã đến, chứ không cần phải nhập định. Vì với cái trí Bát nhã, nó là cái trực giác, nó xem được thấu suốt được mình mà người nữa, chứ không phải riêng một người nào hết.

Cho nên thậm chí cái vị mà đã đạt được cái đạo quả, họ có sự soi thấu vô cùng lận, không thể nào lường được với cái trí Bát nhã của họ. Nhưng họ không thể nào mà soi căn bằng cách dùng cách đó đâu, họ chỉ trắc nghiệm cái người đệ tử của mình bằng những cái hành vi của người đệ tử của mình, có thiện chí, có cái sự quyết tâm tu hành hay không. Và cái trình độ hiểu biết Phật pháp bằng cách nào, để rồi họ hướng dẫn cho người đó, chứ họ không bao giờ nói cái điều mà quá khứ, vị lai hay hoặc nói cái điều gì khác.

Nhưng mà ngầm trong đó là họ đã biết người đó có nhân duyên với mình, tức là có đồng quan điểm với mình hay không họ cũng biết. Người đó sẽ đến đây tạo nên những cái nghiệp gì mà ở đây phải do một cái nhân duyên gì mà người đó sẽ đến đây trong bao lâu ngày, rồi sẽ ra đi để trả một cái duyên nghiệp do tiền kiếp nào đó. Cũng có thể phá phách ở trong này, trong năm, bảy ngày, nhưng mà vị Thiền sư chấp nhận, chứ không phải thấy biết như vậy rồi không cho vị đó vào. Để ở đây hoàn toàn trả sạch những cái nghiệp đó.

Ngày xưa Đức Phật, bên Đức Phật còn có Đề Bà Đạt Đa, luôn luôn lúc nào cũng đã kích Phật, cũng phá phách Phật. Thì trong một cái đạo tràng nào, trong một nơi nào thì cũng có những kẻ phá, nhưng mà vị Thiền sư điều biết người đó.

Giả dụ, biết người đó đến đây để cùng ở, để rồi tìm cách để thuốc mình cũng vẫn biết nữa, nhưng vẫn chấp nhận cho ở, chứ không phải là do đó mà sợ mà không cho ở. Đó là đã biết tất cả những cái điều kiện rất sâu sắc như vậy, chứ không phải là không biết. Nhưng đối với Thiền sư thì ai hỏi gì thì đến vấn đề đó đều hoàn toàn không biết, nhưng tâm họ đều biết chứ không phải không biết, nhưng hỏi họ biết, họ không biết.

Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy! Ở đây chỗ này là con hỏi là, đó là trường hợp mà không cần nhập định vẫn biết. Còn cái trường hợp mà như Thầy phải nhập định để mà biết tất cả những vị Tu sĩ trên Hy Mã Lạp Sơn, thì khi (44:12 Không có tín hiệu )

5- ĐỊNH TỰU VÀ SỨC TĨNH GIÁC LÀ DO CÔNG PHU TU TẬP MÀ CÓ

(43:47) Trưởng lão: Con đem thân mạng mà cúng dường Phật đi nữa cũng không bao giờ được Định tựu. Định tựu là do một cái công phu của mình thực hiện sự giải thoát này không phải mua bằng một cái sự gọi là phước báo nào được, mà do chính mình phải tự đốt đuốc cho mình. Nhưng cái phước đó nó tạo cho chúng ta được thuận tiện trong hoàn cảnh, ngồi lại yên ổn tu hành, còn nếu không phước thì nay chuyện này, mai chuyện khác.

Bởi vì nghiệp ác, tức là tội nó sẽ đem đến những cái nghiệp mà chúng ta không ngồi được yên tu hành, thì không bao giờ đạt được định. Cho nên vì thế tại sao có giai đoạn thiền Phàm Phu, có giai đoạn thiền Cõi Trời, là những giai đoạn thiền đó để làm gì?

Không phải ngài Khuê Phong Tông Mật phân cấp thiền để làm năm loại thiền, để làm chúng ta có sự thống nhất đâu, mà còn có một cái ý nghĩ của nó là năm giai đoạn. Để biết rằng căn cơ của chúng ta phải rơi trong giai đoạn nào đó mà để thực hiện, mà thực hiện được cái giai đoạn đó thì chúng ta mới có thể nhập định.

Cũng thậm chí có người nói: "Tôi trong cái hoàn cảnh là không cơm ăn, không nhà ở, thiếu đủ thứ hết mà bây giờ tôi muốn tu thiền, tôi muốn ngồi nhập định, tôi muốn tu làm Phật".

Thật sự người đó nói như vậy thì người đó không thấy mình, không biết mình. Vì mình thiếu cơm ăn, áo mặc, tức là mình thiếu Thập thiện, mình thiếu Năm giới cho nên cơm ăn, áo mặc mình không có. Vì vậy mình phải tu ở trong cái đó để cho mình được đầy đủ cơm ăn, áo mặc chứ đâu phải mình cầu để phước báo, để mình hưởng làm Vua, làm Chúa, tiền bạc cho nhiều làm chi. Mình đây đi tìm con đường giải thoát thì được cơm ăn, áo mặc, được nhiều thì giờ rảnh rang thì ngồi lại mới tu hành được. Đó là cái điều của Phật pháp, đó là giai đoạn để chúng ta thực hiện được hoàn cảnh tốt trong phước báo.

(45:23) Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy! Có cái trường hợp thế này, như có người, ví dụ như là theo Thầy Viện chủ tu Pháp môn Tri vọng. Thì có những người không biết họ duyên phước thế nào mà khi vọng khởi lên họ rất nhanh chóng biết nó. Nhanh chóng biết nó để nó không theo nó nữa, do đó lắng được tâm mình nó sớm hơn. Còn có những người cũng cố gắng tu đó, nhưng mà rất khó biết, tức là vọng tưởng nó lừa gạt những người này rất nhiều. Vọng tưởng khởi lên là che mất, che mất, họ không thể kịp thấy, nhưng mà còn có người thì lại kịp thấy liền, kịp thấy liền. Bạch Thầy nó có cái duyên phước sai biệt nào không?

Trưởng lão: Cái đó nó không phải duyên phước sai biệt, mà cái người mà chợt lên thấy, chợt lên thấy tức là tĩnh giác. Còn cái người mà chợt hiện lên mà không thấy thì cái sức tĩnh giác không có, tức là mê nhiều, chứ không có gì hết. Mà phá mê thì phải đi vào ở trong Định trụ, người mà chợt hiện lên thấy được liền, tức là người tĩnh giác. Người tĩnh giác thì người này có sức tập trung, có sức chú ý, cho nên hôm nay mới định tỉnh như vậy.

Vì vào con đường thiền định mà nhập được định là cái người mới bắt đầu vào, phải bắt đầu vào trong cái chỗ chú ý của mình. Tức là có chú ý, từ cái chú ý đó nó mới chuyển thành cái tĩnh giác, nếu mà cái chú ý đó còn thiếu mãi mãi thì nó không phải là tĩnh giác. Cho nên cái tĩnh giác là một cái sức tự nhiên ở trong tâm hồn chúng ta nó rất tỉnh. Cho nên ngày nay có người mà Sư đệ vừa hỏi tu pháp Tri vọng…​

(46:48) Con đem thân mạng mà cúng dường Phật đi nữa cũng không bao giờ được Định tựu. Định tựu là do một cái công phu của mình thực hiện sự giải thoát này không phải mua bằng một cái sự gọi là phước báo nào được, mà do chính mình phải tự đốt đuốc cho mình. Nhưng cái phước đó nó tạo cho chúng ta được thuận tiện trong hoàn cảnh, ngồi lại yên ổn tu hành, còn nếu không phước thì nay chuyện này, mai chuyện khác.

Bởi vì nghiệp ác, tức là tội nó sẽ đem đến những cái nghiệp mà chúng ta không ngồi được yên tu hành, thì không bao giờ đạt được định. Cho nên vì thế tại sao có giai đoạn thiền Phàm Phu, có giai đoạn thiền Cõi Trời, là những giai đoạn thiền đó để làm gì?

Không phải ngài Khuê Phong Tông Mật phân cấp thiền để làm năm loại thiền, để làm chúng ta có sự thống nhất đâu, mà còn có một cái ý nghĩ của nó là năm giai đoạn. Để biết rằng căn cơ của chúng ta phải rơi trong giai đoạn nào đó mà để thực hiện, mà thực hiện được cái giai đoạn đó thì chúng ta mới có thể nhập định.

Cũng thậm chí có người nói: "Tôi trong cái hoàn cảnh là không cơm ăn, không nhà ở, thiếu đủ thứ hết mà bây giờ tôi muốn tu thiền, tôi muốn ngồi nhập định, tôi muốn tu làm Phật".

Thật sự người đó nói như vậy thì người đó không thấy mình, không biết mình. Vì mình thiếu cơm ăn, áo mặc, tức là mình thiếu Thập thiện, mình thiếu Năm giới cho nên cơm ăn, áo mặc mình không có. Vì vậy mình phải tu ở trong cái đó để cho mình được đầy đủ cơm ăn, áo mặc chứ đâu phải mình cầu để phước báo, để mình hưởng làm Vua, làm Chúa, tiền bạc cho nhiều làm chi. Mình đây đi tìm con đường giải thoát thì được cơm ăn, áo mặc, được nhiều thì giờ rảnh rang thì ngồi lại mới tu hành được. Đó là cái điều của Phật pháp, đó là giai đoạn để chúng ta thực hiện được hoàn cảnh tốt trong phước báo.

Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy! Có cái trường hợp thế này, như có người, ví dụ như là theo Thầy Viện chủ tu Pháp môn Tri vọng. Thì có cái người không biết họ duyên phước thế nào mà khi vọng khởi lên họ rất nhanh chóng biết nó. Nhanh chóng biết nó để nó không theo nó nữa, do đó lắng được tâm mình nó sớm hơn. Còn có những người cũng cố gắng tu đó, nhưng mà rất khó biết, tức là vọng tưởng nó lừa gạt những người này rất nhiều. Vọng tưởng khởi lên là che mất, che mất, họ không thể kịp thấy, nhưng mà còn có người thì lại kịp thấy liền, kịp thấy liền. Bạch Thầy nó có cái duyên phước sai biệt nào không?

Trưởng lão: Cái đó nó không phải duyên phước sai biệt, mà cái người mà chợt lên thấy, chợt lên thấy tức là tĩnh giác. Còn cái người mà chợt hiện lên mà không thấy thì cái sức tĩnh giác không có, tức là mê nhiều, chứ không có gì hết. Mà phá mê thì phải đi vào ở trong Định trụ, người mà chợt hiện lên thấy được liền, tức là người tĩnh giác. Người tĩnh giác thì người này có sức tập trung, có sức chú ý, cho nên hôm nay mới được tỉnh như vậy.

Vì vào con đường thiền định mà nhập được định là cái người mới bắt đầu vào, phải bắt đầu vào trong cái chỗ chú ý của mình. Tức là có chú ý, từ cái chú ý đó nó mới chuyển thành cái tĩnh giác, nếu mà cái chú ý đó còn thiếu mãi mãi thì nó không phải là tĩnh giác. Cho nên cái tĩnh giác là một cái sức tự nhiên ở trong tâm hồn chúng ta nó rất tỉnh. Cho nên ngày nay có người mà Sư đệ vừa hỏi tu pháp Tri vọng…​

(49:56) Có người ngồi lại có vọng đến thì biết liền tức khắc, có người đến thì mê mệt không biết nó, tuông một đoạn thời gian nào đó rồi mới chợt tỉnh lại, thì người đó sức định yếu, tức là sức chú ý yếu, thì cho nên vì thế tĩnh giác không có. Người kia tuy rằng hiện thời nay, đời nay họ không có tu ở trong cái Định trụ bằng sức chú ý, nhưng mà họ có tĩnh giác, tức là đời trước họ có đã tu Định trụ. Tức là họ có "Niệm Phật nhiếp tâm bất loạn" nào đó hay hoặc là họ có dùng một cái phương pháp chú ý nào đó làm cho tâm của họ bây giờ có được sức tỉnh, chứ không phải tự nhiên mà họ được như vậy, mà cũng không phước báo gì mà có thể làm cho họ được cái tĩnh giác đó, do cái công phu tu mà có nó.

(50:41) Thầy Chơn Quang: Dạ! Con cũng thấy có những người nhiều khi không lanh lợi, không lanh lợi, nhưng mà họ vào Thiền rất là đắc lực. Và có những người thì kiến giải dữ lắm, làm thơ, làm kệ rồi nói văn mà vào thiền vất vả, cứ hôn trầm kéo hoài mà chữa không ra. Có những trường hợp sai biệt đó là vì sao hả Thầy?

Trưởng lão: Vì cái sự hôn trầm, mà vì cái sự mà loạn tưởng nhiều, là người này từ tiền kiếp không có tu Định trụ cho nên nó không có sức tỉnh. Do đó nó bị hôn trầm nhiều là bị mê muội, vọng tưởng nhiều là bị mê muội chứ không phải là gì hết. Vì mê thì cũng bị vọng tưởng, vì mê thì cũng bị hôn trầm cho nên người này không có sức tỉnh. Do đó người này phải bắt đi từ cái chỗ trụ, để rồi họ nương vào chỗ trụ nào đó, để tâm họ có sức chú ý. Sức chú ý đó lâu ngày nó mới chuyển thành được cái sức tĩnh giác, từ tĩnh giác đó họ mới tu cái pháp Biết Vọng Liền Buông, thì chắc chắn là sẽ thành tựu rồi.

6- LY DỤC TU THIỀN

(51:54) Thầy Chơn Quang: Dạ! Con muốn hỏi cái điều này. Có những trường hợp, có một người. Bây giờ có trường hợp có những người họ tu hành, thì cái đức hạnh nó thoát ra, càng lúc càng thoát ra. Thì như vậy là có thể đánh giá là họ tiến về thiền định phải không Bạch Thầy ?

Trưởng lão: Cái đức hạnh họ, nếu là một người mà tu Định trụ thì khi mà họ đạt từng định, thì nó sẽ lìa đi những cái dục, tức là nó nếu mà đạt được.

Thí dụ như bây giờ bên Tiểu Thừa mà chúng ta tu được, nhập được Sơ thiền thì nó ly dục được những cái phần nào của trong cái Định trụ đó. Nó ly rất hồn nhiên lắm, chứ không phải do chúng ta tìm cách để mà ly nó, mà tự nhiên chúng ta ở được trong cái trạng thái định đó thì nó ly. Nếu rơi Nhị thiền thì nó ly được những cái dục gì ở trong Nhị thiền, ly rất hồn nhiên. Thậm chí cho nên về sắc dục, thì bản thể của chúng ta sinh ra trong hai chất dâm dục, do đó khi mà chúng ta tu ở trong Định trụ tới cái định nào đó nó cũng tự nhiên nó lìa.

Rồi trong thâm tâm của chúng ta rất là thanh tịnh, mà chúng ta khỏi cần phải nghĩ thế này, thế khác, tìm cách này, cách khác diệt nó. Hay hoặc dùng tới phương pháp tập luyện thân mình để cho nó lìa nó, thật sự không phải vậy. Mà do tâm hồn, cái thân tâm chúng ta tu ở trong định đạt được thì nó sẽ lìa được. Mà rất hồn nhiên làm như chúng ta cũng không còn nhớ, không còn nghĩ đến vấn đề đó. Mà đối trước mặt chúng ta những vấn đề đó, chúng ta thấy rất làm chủ rất hồn nhiên, mà không thấy nó là có cái sự mà lôi cuốn hay hoặc là gợi cảm cho một cái vị Tu sĩ đó được.

Vì thế cho nên chúng ta tu ở trong định thì nó phải đạt được những cái chuyện đó, tức là ly dục. Nhờ có sự ly dục đó nó cũng đưa đến cho con người rất hồn nhiên, hơn là trong khi chúng ta phải thực hiện bằng cái pháp đè nén nó bằng cách này, bằng cách khác, điều đó là điều không tốt.

7- ĐOÁN BIẾT MỘT NGƯỜI QUA NHỮNG HÀNH ĐỘNG OAI NGHI

(53:37) Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy, trong một bài kinh Nguyên Thủy Phật có nói điều này. Khi Phật nhìn thấy người nào còn chút hắc pháp, có nghĩa là tánh xấu gì đó, thì Phật nói rằng: "Như Lai biết người này, trong đời này chưa đạt được Niết Bàn. Còn khi Như Lai nhìn một người nào mà thấy họ đã hết hắc pháp, thì Như Lai biết trong đời này họ sẽ đạt được Niết Bàn".

Thì như vậy là trong cái đoạn kinh riêng, trong cái đoạn kinh này nó có nói đến một khía cạnh là một người có đức hạnh từ trước, là nó dễ tiến đạo hơn một người chưa có đức hạnh từ trước, bạch Thầy!

Trưởng lão: À, lẽ tự nhiên là từ trước đã có cái công tu hành, thì từ cái công tu hành đó, nó đã chuyển được những cái ác pháp. Do đó nó còn được cái thiện pháp và cái thiện pháp đó là cái phước báo của cái vị đó. Cho nên khi mà Đức Phật nhìn các vị đó, thì biết các vị đó sắp sửa trong đời nay sẽ quét sạch được, sự giải thoát trong đời nay. Còn nếu mà nó chưa có hiện được cái hạnh đạo đức, thì trong đời nay vị đó có tu thì nó cũng còn một đời hay một kiếp, hai kiếp nữa, chứ không thể nào mà hoàn toàn sạch trong.

Như vậy người tu nhiều nhưng mà cái hành động và cái cử chỉ của cái người tu thường thường nó cũng lộ ra được cái hạnh của nó, chứ không phải là không lộ. Cho nên vì thế mà cái đôi mắt bằng nhục nhãn của chúng sanh, của chúng ta mà nhìn vào một cái vị Tu sĩ hay một cái người Cư sĩ nào đó, chúng ta biết người đó qua cái hành động của họ ở trong cái thiện pháp thì cũng nhận ra họ đã, căn cơ của họ bằng cách đó chứ đâu phải bằng cách khác. Đây là không dùng thần thông, không gì hết nhưng mà nhìn qua.

Cho nên trong các nhà tướng số, người ta cũng vẫn nhìn qua một con người, qua cái tướng mạo, qua đôi mắt, qua mũi miệng, người ta cũng đoán được tâm lý của cái người đó như thế nào. Huống hồ là một người Tu sĩ theo Phật giáo, thì chúng ta đôi mắt rất tinh nhuệ chứ không phải tầm thường, mặc dù là nhục nhãn chứ chưa phải huệ nhãn, nhưng chúng ta cũng vẫn soi được cái người đó như thế nào. Vì cái hạnh nó phải bao giờ, nó cũng phải hiện ra những cái hành vi của cái hạnh. Còn cái ác pháp, thì nó cũng bao giờ nó cũng phải hiện ra những cái hành vi của những cái hành vi ác của nó.

Cho nên một người Tu sĩ mà thiếu oai nghi, mà theo trong giới luật mà Phật đã dạy, thì cái sự nhìn cái oai nghi của vị Tu sĩ đó, biết cái vị Tu sĩ đó có hạnh hay không. Nếu chúng ta có cố gắng cách gì đi nữa, chúng ta cũng không có che giấu được cái hạnh xấu của chúng ta. Mặc dù là chúng ta đi cứ ngó xuống như thế này mãi, nhưng rồi chúng ta cũng không giấu được cái đôi mắt của một Thiện Tri thức, người ta nhìn ở trong cái người đó người ta biết là ác pháp nó vẫn còn chứ chưa có hết.

8- XẢ BỎ DANH LỢI TU HÀNH GIẢI THOÁT

(56:17)

Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy, có một điều mà con rất đau lòng, nhất là cái tình trạng chia rẽ của Phật giáo. Có đôi khi chúng ta không phải chia rẽ vì khác đường lối, khác giáo lý, không phải vì khác màu áo, khác tông phái. Có những người cùng tông phái, cùng giáo lý, nhưng chỉ vì mà, họ cũng là những người mà kiến giải ngất trời, hiểu biết rất nhiều, tu hành cũng rất lâu.

Nhưng mà tại sao khi thấy một người khác tu hành đắc lực hơn, tiến bộ hơn, có uy tín hơn, thành tựu hơn thì họ bị cái tâm đố kỵ che mờ, không tùy hỷ được với cái người thành công kia. Mà vẫn tìm cách soi mói, gán ép cho những lỗi lầm, kiểu như là không bao giờ muốn có người khác được thành công khi mình chưa thành công trước họ.

Coi như sự đố kỵ này làm cho Phật giáo nó bị chia rẽ. Trong Phật giáo thì chia thành các tông phái, trong tông phái chia thành nhiều nhánh. Rồi ngay cả những người đệ tử cùng một ông Thầy, cuối cùng cũng phải chia rẽ với nhau vì những cái sự đố kỵ nó quá đáng như thế này.

Bạch Thầy, tại sao cái trường hợp mà họ cũng là tu lâu, cũng có kiến giải, mà sao vẫn còn bị cái tâm đố kỵ chi phối. Trường hợp này thì phải làm sao để giải quyết được cái trường hợp này, Bạch Thầy.

Trưởng lão: Ngay trong thời của Đức Phật cũng điều kiện đó, chỉ có những bậc mà tu chứng thì mới không có tâm đố kỵ đó. Hầu hết là từ con đường thiền của Trung Hoa, tuy rằng người ta không nói nhiều, nhưng chúng ta cũng có một vài nét nho nhỏ chúng ta cũng vẫn thấy tâm đố kỵ đó. Và tâm đố kỵ đó chứng tỏ rằng, chúng ta cũng không vì đó mà phải lo lắng lắm, nhưng chúng ta hãy cố gắng thực hiện cho mình được giải thoát, điều đó điều quan trọng nhất.

Theo Thầy thiết nghĩ Phật giáo còn là còn sự chứng của mình, mà Phật giáo mất là mất sự chứng của mình. Còn cái tâm đố kỵ của những người phàm phu mà tu chưa chứng, dù kiến giải ngất trời, dù hiểu biết sâu sắc cách gì Phật pháp mà không chứng được, thì cái tâm bỉ thử, cái tâm ganh tị đó vẫn còn không bao giờ mất được.

Do đó cho nên Thầy thấy điều đó cũng rất rõ lắm, nhưng đối với Thầy thì nghĩ cái chuyện lớn, không nghĩ cái chuyện nhỏ. Làm sao cho Phật pháp thống nhất, làm sao cho mọi người đều có sự giải thoát và xã hội con người còn đang đau khổ. Những bậc Thiện Tri thức, những bậc Thiền sư, chúng ta còn phải băng mình lăn lộn trong thế gian, để đem Phật pháp dạy cho những kẻ ăn cắp, những kẻ trộm cắp, những kẻ ăn mày không được Phật pháp soi chiếu.

Chúng ta còn phải sống trong từng giai đoạn của xã hội đau khổ đó, để mà đem Phật pháp giảng dạy. Có đâu mà chúng ta ở trong cái vị trí được sự cung cấp của Phật tử, được sự đàn na lo lắng tất cả mọi tứ sự cho chúng ta, thêm rồi ở đó mà nghĩ điều này, thế kia lợi lạc mà làm gì.

(59:32) Danh lợi thế gian là gì, người ta làm Vua chúa còn chưa có gì, huống hồ là mình làm một ông Thầy ở trong Chùa. Thì theo Thầy thiết nghĩ chỉ lo cho mình giải thoát, các Sư đệ cũng ráng mà lo tu hành giải thoát. Còn mặc người nào, ai có tranh gì thì mình tùy hỷ tha thứ họ, thương yêu họ với một tâm từ bi mà không thấy đó là một cái trở ngại.

Vì chánh bao giờ nó cũng chánh, mà tà thì bao giờ nó cũng tà. Nhưng trong pháp hội nào, trong một thiền viện nào thì vẫn cũng có những số người đó, không thể nào không được, nhưng số người đó họ chưa làm hư hoại Phật pháp đâu, vì Phật pháp còn những Bậc tu chứng.

Chúng ta đọc lại trong Thiền Lâm Bảo Huấn, chúng ta nghe lại những cái gương của các bậc Thiền sư. Ngoài cái hành trạng của các ngài để hướng dẫn các đệ tử, còn những cái đời sống của các ngài, còn những cái lối tổ chức của các ngài mà chúng ta phải học.

Chúng ta học những cái lối lãnh đạo của các ngài rất là, vừa đời sống của các ngài để chúng ta noi cái gương của các ngài mà sửa mình cho đúng là một bậc Thiện Tri thức hướng dẫn mọi người. Và đồng thời còn phải biết những cái sự tổ chức như các ngài, để tạo cho Tùng Lâm được sung mãn, để tạo cho Phật pháp hữu trụ thế gian, đó là chúng ta phải học ở các ngài rất nhiều.

Chúng ta còn thì giờ đâu mà suy tư, lo lắng những cái chuyện mà nho nhỏ đó, nhưng chúng ta không tránh khỏi điều đó, chúng ta cũng biết điều đó không tránh khỏi. Nhưng ráng chúng ta hãy nỗ lực tu hành, để rồi một số Thiền sư ra đời, một số người chứng đạo ra đời, niềm tin thì đã có sẵn cho mọi người chắc chắn từ chính hệ phái Phật giáo. Rồi từ trong nội bộ của chúng ta cũng đều có sự thấy rõ ràng, thì điều đó là một cái điều rất chính đáng.

Cho nên khi mà cô Cảnh về đây nhập Thất thì Thầy Viện chủ cũng nhắn nhủ những đôi lời. Là tuy rằng Cô về nhập Thất thì cũng là một điều rất quan trọng đối với Thiền Tông, đối với con đường Thiền của Thầy Viện chủ. Vì thế đầu tiên cô đến đây xin chỉ nhập Thất tu hành giải thoát cho riêng mình, chứ không nghĩ như hôm nay trái lại Cô thấy rằng cái trọng trách của Cô rất lớn. Do đó Cô cũng phải nỗ lực làm sao cho xứng đáng với lời của Thầy căn dặn, lời của Thầy khuyên nhủ, vì thế mà về đây Thầy sẽ khuyên Cô. Nếu niềm tin của Huynh đệ ở dưới Viên Chiếu đặt trọn vào Cô, Cô hãy nỗ lực tu, Thầy sẽ đem hết về tinh thần, vật chất, Thầy sẽ giúp đỡ cho Cô tận lực để thành tựu được sự giải thoát sanh tử, chừng đó niềm tin Phật pháp sẽ sâu sắc hơn.

Do đó, Thầy trước kia Thầy không dám nghĩ rằng, Thầy sẽ nhận một vài vị ở thiền viện, trong các thiền viện về đây. Vì sợ e nó có những chuyện xảy ra không may cho Thầy Viện chủ, là một bậc Thầy của chúng ta, là một người có công lao chấn hưng lại con đường thiền. Thầy còn tại thế mà có điều gì đó là một cái điều làm cho chúng ta không phải là đệ tử của Ngài.

(01:02:36) Cho nên Thầy chưa dám nhận một vài vị ở các chiếu về đây, sợi e có những sự nói ra, nói vào làm giảm uy tín của Thầy chúng ta, cho nên Thầy không dám. Nhưng cuối cùng thì Thầy Viện chủ hoan hỷ cho về đây, thiệt ra thì một cái niềm phấn khởi và một sự hân hoan rất là sung sướng cho Thầy mà từ lâu Thầy ao ước, hôm nay được thể hiện như thế này.

Thầy nguyện cùng Mười phương Chư Phật, đem hết kinh nghiệm bản thân của mình để phục vụ cho Phật pháp. Và những vị mà được về đây, Thầy đem hết sức lực của mình làm cho Thiền Tông sáng tỏ, làm cho Thầy chúng ta hân hoan vì công lao của Thầy gầy dựng lại Phật giáo Thiền của Dân tộc Việt Nam.

Như vậy hôm nay các Huynh đệ đừng nghĩ, đừng nghĩ, đừng lo, Thầy có nghe Sư đệ gửi thơ về, Thầy có điện về. Thầy biết tâm của Sư đệ rất lo lắng, nhưng không sao đâu Chư Phật gia hộ. Từng cái ngày mà Thầy phải lên xuống đi về Thường Chiếu nhiều lần, những trường hợp xảy ra nằm ở trong đó có những điều kiện rất khó khăn, thế mà đã giải quyết xong. Giải quyết xong với một tinh thần Thầy trò biết nhau, Thầy trò hiểu nhau, tương trợ cho nhau, Thầy Viện chủ đã nói những lời nói, cho nên Thầy không ngao ngán chút nào đối với Huynh đệ của Thầy mà chỉ biết nhìn vào Phật pháp, làm cho Thiền Tông Việt Nam sống lại, điều đó là điều ước muốn của Thầy Viện chủ và cũng là ước muốn của Thầy.

Hôm nay Thầy còn ở lại không nhập diệt là vì ơn của Thầy Viện chủ, là vì lời yêu cầu của Thầy Viện chủ. Cho nên hôm nay Thầy làm tất cả những gì là làm cho Thầy mình, chứ Thầy không làm cho ai, làm cho một người nào hết. Cho nên Thầy thậm chí rằng những vị ở nơi khác về đây tu hành, Thầy không thể nào lấy những vị đó để sau này điều khiển các Tu viện của Thầy mình. Mà Thầy chỉ muốn nhận những vị Tu sĩ trong các Thiền viện của Thầy, để những vị đó được khả năng đến mức để lãnh đạo con đường thiền của Phật giáo, của do Thầy mình chấn hưng lại.

9- DIỆT NGÃ XẢ TÂM LÀ ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI TU SĨ PHẬT GIÁO

(01:04:38) Thầy Chơn Quang: Nãy giờ Thầy nói tụi con rất là cảm động. Các Huynh đệ của con, thật ra khi tìm đến Thiền Viện Thường Chiếu, có những người thì đã đến Thầy Viện chủ từ ban đầu từ bữa Quy y. Cũng có những người đã có Thầy Tổ rồi mới tìm đến, thì ai cũng có cái khát khao của việc tu hành. Nhưng qua cái sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy Viện chủ, thì ngó tới tấm gương trong đời sống của Thầy Viện chủ, thì các Huynh đệ họ đều tăng trưởng được cái thiện pháp hơn, đều có sự tinh tấn hơn. Tuy nhiên trong hiện tại, vì cái nhìn xa xôi của Thầy Viện chủ, cho nên Thầy bắt phải học trước. Và Thầy nhìn thấy những cái hay, cái dở, cái lợi hại của toàn thể Phật giáo thế nào, nên Thầy đặt cái vấn đề phải học trước, chứ lúc này Thầy chưa có vội cho tụi con tu gắt. Nhưng mà tuy nhiên tụi con cũng biết ý của Thầy là tương lai sẽ tạo điều kiện cho tụi con về đây tu. Còn nếu mà ai có duyên lên đây có lẽ là Thầy cũng hoan hỷ mà cho, như vậy tụi con cũng mừng. Thì có cơ hội mà có nhiều người được thành tựu, thì Phật pháp được vững bền hơn.

Con lại hỏi riêng cái vấn đề này nữa. Trong cái lúc này thì thiền các nơi cũng nhiều, mỗi ông thì nói thiền mỗi cách, cũng rất là nhiều Thiền sư ra đời.

Bạch Thầy! Lúc này cũng có nhiều cái phái thiền, đi đâu cũng nghe nói thiền đầy trời, đầy đất hết trơn. Rồi con cũng có gặp vài người họ tu thiền, họ cũng tin cái này, tin cái kia. Nghe qua cái lời của họ thì mình thấy họ không sai, cứ như là họ đã nhận được rồi, có được cái sức tỉnh giác hồn nhiên đó rồi, để từ đó sống mà có thể tiến lên phía ngoải cho vuông tròn đạo hạnh, thì mình thấy nó hoan hỷ quá Thầy. Thoạt nhiên gặp được những người đó con mừng, con nghĩ rằng là Tam Bảo không câu phụ, còn có những con người mà có được niềm tin vững chắc như tâm mình như thế này để mà tiến tu.

Nhưng qua một thời gian dài thì, thì nói nó rất là phũ phàng, con cũng thất vọng ê chề. Họ đầu tiên họ có những cái kiến giải là thấy đúng như vậy, nhưng rồi càng ngày thì cái đức hạnh nó càng đổ vỡ. Họ không đủ Chánh kiến và xem thường Giới luật hoặc là thay vì tinh tấn họ càng lúc càng trở nên giải đãi, thay vì càng lúc càng khiêm hạ, họ càng trở nên tự mãn. Cái sức tĩnh giác của họ, họ không dùng của nó để mà dựng lại cái đức hạnh của mình, tăng trưởng lại cái đức hạnh của mình. Trái lại họ dùng cái sức tĩnh giác họ có được, để tăng trưởng kiến giải, để trang điểm cái bản ngã để tranh hơn, tranh thua với nơi này, nơi kia, nên cái điều này con lấy làm lạ không biết tại sao ?

Cũng cái sức tĩnh giác đó, mà được sự hướng dẫn chính đáng của Thầy Viện chủ, thì những Huynh đệ kia dùng sức tĩnh giác để tiến sâu vào đức hạnh, họ càng lúc càng vững chắc, không có bị thiên lệch. Còn cũng cái sức tĩnh giác đó, nhưng mà làm cho người kia họ tăng trưởng ngã kiến, điều rất là lạ, mong Thầy từ bi chỉ dạy.

Trưởng lão: Thật sự thì nó cũng không lạ gì, nếu mà các Huynh đệ không được ở gần Thầy Viện chủ, thì cái sự mà kiến giải của các Huynh đệ thông suốt tuyệt đối như vậy thì vẫn phải là phá giới, vẫn phá cái hạnh tu hành của mình. Trái lại các Huynh đệ được nương vào Thầy Viện chủ, cho nên từng đó các Huynh đệ đã nhận ra được và cũng cũng từng đó các Huynh đệ thấy càng ngày càng tiến sâu trong đạo, là vì đang sống dưới chân Thầy cho nên các Huynh đệ không xa được cái hạnh của Thầy, vì thế mà các huynh đệ sẽ thấy mình.

(01:08:00) Có thể đối với cái người khác ở ngoài đó, họ nói được thao thao bất tuyệt, họ hiểu biết được như vậy, cũng qua những kiến giải của Thầy mình, qua những kinh sách của Thầy mình, đã làm cho họ hiểu. Nhưng họ hiểu với tính cách để mà hiểu, chứ không phải hiểu để mà tu. Họ nói được như vậy rồi, từ đó khi cái ngã của họ nó lớn lên, nó lớn dần lên thì cái đức hạnh của họ sẽ tiêu ma và tiêu ma mãi. Do đó thì hầu như người ta nói được mà người ta không sống được.

Thì nó cũng không lạ gì, nếu mà trong con đường thiền ngày xưa các bậc Thiền sư, họ cũng kiến, họ cũng giảng ngộ ra được như Thầy mình, nhưng tại sao họ không giảng? Là vì họ biết được cái bệnh của chúng sanh như vậy đó, nếu giảng ra, giải ra như vậy. Tại sao trong từ Bồ Đề Đạt Ma, cho đến Lâm Tế thì các Thiền sư có giải cái tánh đó ra như vậy, giải ngộ ra như vậy. Nhưng kèm trong đó người ta còn dùng những cái ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ Bát nhã.

Trái lại trong thời sau, người ta lại có những cái lối kiến giải và học hỏi bằng cách ngã như vậy, do đó người ta lại không dùng những cái lối giảng giải nữa. Mà người ta bắt đầu, người ta khoét vào cái Nghi tình, để người ta chết đứng ở trong cái nghi mà thôi. Đó là cũng là cái bệnh của thế gian, bệnh của thời đại.

Thời đại chúng ta được kinh điển của Thầy Viện chủ, được những lời giảng dạy thu băng của Thầy quá nhiều, người ta hiểu được, người ta biết được. Nhưng người ta biết ở trong ngôn ngữ, cho nên vì đó mà giới luật người ta phá đi, cho nên hạnh nguyện của người ta bỏ đi, người ta không cần thiết. Người ta tưởng là người ta sẽ sống được với cái đó, nhưng sự thật ra người ta không sống được. Do đó bắt đầu chúng ta nghe nói chúng ta thấy cũng mừng, nhưng cuối cùng chúng ta nhìn, thì chúng ta sẽ thấy được cái hành vi của các vị đó hoàn toàn không có gì hết, cũng còn là người phàm phu mà thôi.

Cho nên các Sư đệ, cũng không nên vì đó mà lo lắng lắm, vì bên các Sư đệ còn có những bậc đang âm thầm ở trong Cốc, ở trong Thất để nỗ lực, quyết tâm làm chủ sanh tử. Chừng nào mà cái người đó họ có những hành động, làm chủ được sanh tử thì không nói về đức khiêm hạ vẫn thấy họ là khiêm hạ. Không nói về hạnh từ bi, họ vẫn là hạnh từ bi, không nói về thống nhất, đoàn kết họ vẫn là thống nhất, đoàn kết. Rõ ràng trong hành động của họ luôn luôn lúc nào cũng sống trong lục lạc, luôn luôn sống lúc nào cũng ở trong tình đoàn kết Phật pháp, chớ không có bao giờ chia rẽ phá hoại Tăng Già.

Còn ở đây họ kiến giải nhiều, họ sẽ chia rẽ, họ nói người vầy, kẻ khác, họ tìm cách này, cách khác làm để cho mình nổi bật lên bằng cách này, bằng cách kia để hạ người khác xuống. Thậm chí ngay cả Thầy Viện chủ mình cũng vẫn bị điều đó, thậm chí họ dùng cả những lời ly gián làm cho cả Thầy và Thầy Viện chủ, có khi cũng có thể chia rẽ với nhau nữa, chứ chưa nói.

(01:11:00) Lời Thầy không nói như vậy họ cũng dám bịa ra nói "Ờ như vậy". Để cho có những lời xúc chạm Thầy Viện chủ đối với Thầy như thế này, thế khác. May là Thầy và Thầy Viện chủ ý thức được điều này không khéo sẽ bị sự lừa bịp của kẻ khác, làm cho Thầy trò cùng tan rã nữa chứ chưa nói gì. Đó là những trường hợp đã xảy ra mà đã có nhiều người nói như thế này, thế khác. Thậm chí như Thầy cũng được biết như ở Thủ Đức, một vài vị nào đó họ dám bịa ra điều này, thế khác nói rằng "Thầy nói Thầy Viện chủ cách này, cách kia. Hoặc là Thầy Viện chủ nói cách này, cách kia". Đó là những cái ly gián bằng các ngôn ngữ của họ.

Để làm gì ? Họ làm như vậy để thấy được Phật pháp chia rẽ thì họ lại là cái người mà đứng ở giữa này, họ sẽ nói thiền của họ là hay, là dở để ca tụng họ. Thì trong thời Đức Phật chắc cũng không có thể nào mà không xảy ra điều này, huống hồ là trong thời của chúng ta. Cho nên chúng ta biết cảnh giác, chúng ta biết hiểu được thì chúng ta hãy đoàn kết, hãy lo lắng, hãy xây dựng lại một Phật giáo thống nhất hoàn toàn, thì điều đó là điều mong muốn của Thầy Viện chủ, cũng như của Thầy. Và Thầy tin rằng các Sư đệ ở Thường Chiếu, các tâm niệm đó chắc cũng không khác gì Thầy và Thầy Viện chủ và mọi người đâu.

10- TRONG KHI TU MÀ CÓ THẦN THÔNG THÌ PHẢI THƯA HỎI THIỆN HỮU TRI THỨC

(01:12:23) Thầy Chơn Quang: Bạch Thầy đúng như vậy đó, có những cái loại thiền mà, khi mà họ kiểu như là một pháp môn của họ rồi, họ cực lực công kích tất cả những cái, kể cả những giáo lý của chính Đức Phật nói, của hệ phát triển Đại Thừa, của chư Tổ, của Thầy Viện chủ, của đủ thứ hết, họ chỉ nói một mình họ thôi, phỉ báng tất cả hết. Con thấy thiệt mình nói là nói Phật pháp mà không khác gì không hoan hỷ, đây là điều cũng thật sự là đáng trách.

Còn đây là có một điểm trong cái sự tu hành con xin hỏi Thầy. Có một số nơi họ tu thiền, thì nếu mà không được Chân sư hướng dẫn chân chính trong lúc mà họ lắng được tâm, có những xuất hiện như thần thông. Những thần thông nho nhỏ, rồi sau này luyện thần thông lớn lớn, thì nghe cái thần thông này, bắt đầu có những cái tà kiến của ngoại đạo, con nghĩ nó xuất hiện luôn lúc đó. Như vậy Thầy cảnh giác mà Thầy dạy cho tụi con trước, nếu sau này và trong tất cả những người tu thiền về sau, có những cái bắt đầu có những thần thông, nhỏ thế nào, lớn thế nào, mình phải dứt khoát thế nào, tránh thế nào, để có thể không có bị rơi vào cái sự mê hoặc của nó, Bạch Thầy.

Trưởng lão: Người tu Thiền mà nhập được Định trụ, đầu tiên thì có vị khai mở được Nhãn căn của mình, có vị khai mở được Nhĩ căn của mình.

Nhĩ căn khi khai mở, thì nghe tiếng động từ côn trùng đi trên mặt đất đều nghe rõ cả và nghe cả tiếng nói xa, rất trong một khoảng không gian nào đó rất xa, chúng ta cũng có thể nghe được.

Còn Nhãn căn, thì bắt đầu khai mở được nó thì bắt đầu ngay từ lúc nó bừng sáng lên trong lúc tỉnh, thì đôi mắt rất sáng. Sáng mãi, sáng mãi cho đến khi chúng ta nhìn, ngồi đây mà tất cả sông, núi rừng, cây cỏ cách vách mà chúng ta vẫn thấy được ở bên ngoài vạn hữu, thì do đó, đó là mình khai mở, những cái đó là gọi là thần thông.

Nhưng chúng ta đừng ngồi đó mà chiêm ngưỡng những cái thấy xa xôi, làm cho chúng ta phấn khởi được cái niềm tu hành của mình gọi là chứng đạo đó, thì chúng ta sẽ mất đi Định trụ. Do đó chúng ta phải luôn luôn, dù thấy thì chúng ta nhắm mắt lại không cần thấy nữa, dù nghe như vậy chúng ta không cần nghe nó nữa. Chứ nó luôn luôn nó làm chúng ta có cái phấn khởi để nghe, cho nên chúng ta mất đi Định. Chúng ta phải ở trong pháp môn mình đang tu, ôm chặt pháp môn đang tu dù tất cả những thần thông hiện ra. Vì khi mà nó hiện ra là nó làm cho chúng ta say mê trong đó.

Ví dụ như bây giờ nó khai mở được cái Nhĩ căn. Bước đầu chúng ta nghe một cái âm thanh văng vẳng xa xôi nào đó, khi mà cái âm thanh đó chúng ta cứ theo dõi và nghe, nghe, nghe mãi, nghe mãi khi âm thanh đó càng ngày càng xa, xa nghe tiếng luôn luôn xa lắc. Nhưng mà cuối cùng chúng ta nghe một thời gian nào đó, thì bắt đầu chúng ta nghe rất rõ tiếng bước chân của loài côn trùng đi trên mặt đất. Rồi chúng ta lại, khi mà nghe được tiếng côn trùng đi trên mặt đất như vậy, thì chúng ta lại nghe được một cái tiếng của những người xa, rất xa khoảng độ chừng một ngàn, hai ngàn thước nói. Khi mà cái tâm chúng ta trú vào trong một, trụ vào trong cái nghe đó, thì bắt đầu khởi một cái niệm nào đó.

(01:15:26) Ví dụ như bây giờ Thầy có một người anh ở Thành phố, mà Thầy đang chú tâm ở trong Định, ở trong cái chỗ nghe đó thì bắt đầu Thầy khởi niệm về một người anh, nhớ người anh mình. Thì đây bắt đầu mình nghe được anh mình nói chuyện với các cháu mình như thế nào, nghe rõ ràng. Hay hoặc là ở Thành phố anh mình với chị mình đánh lộn như thế nào, ở đây mình nghe hết. Đó là những cái mà nó khởi sự những cái thần thông.

Và như vậy chúng ta sẽ thấy thích thú, chúng ta cứ khởi niệm để mà trong cái nghe đó mà nghe. Cho nên lúc một thời gian chúng ta sẽ mất Định và mất Định thì chúng ta cũng sẽ mất luôn cái thần thông đó. Tiếp tục chúng ta không nên nghe trong cái đó, mà chúng ta hãy nghe lại cái pháp môn của mình, hãy giữ cái Định ở trong pháp môn của mình. Trừ ra có một trạng thái tâm hồn rất lạc, an lạc, khinh an thì chúng ta đừng mất cái trạng thái đó mà thôi. Còn tất cả những trạng thái khác có hiện ra như thế nào, có phóng hào quang sáng trong khắp nhà cũng đều bỏ hết, tất cả những cái đó đều bỏ xuống hết.

Những khi chúng ta có những cái lạ lùng, nếu chúng ta đi sâu vào trong Định, khi mà nhập vào lìa trên thân tứ đại, thì chúng ta sẽ thấy nhiều cõi vi diệu vô cùng, làm chúng ta quên đi ở trong một cái pháp đang tu.

Ví dụ như bây giờ Thầy lìa thân tứ đại, thấy như mình đi ở trong một cái cõi ngàn cây đẹp đẽ, có nhiều vị tu hành, có nhiều Đức Phật, thậm chí Đức Phật Di Lặc chúng ta cũng thấy. Mà thậm chí tất cả điều kiện làm cho như chúng ta được chu du ở trên cái cõi giới của chư Phật, cả thậm chí địa ngục chúng ta cũng đi đến được. Như vậy nếu mà chúng ta thích thú, chúng ta cứ nhập vào định rồi chúng ta cứ đi chu du như vậy, thì ngàn năm sau chúng ta không giải thoát được.

Tại sao? Tại vì chúng ta nói như là mình xuất hồn mình đi, sự thật không phải. Đó là cảnh giác do tư tưởng của chúng ta tạo dựng để dụ chúng ta lìa khỏi cái cảnh Định trụ của chúng ta. Khi mà chúng ta lìa hơi thở, tức là lìa thân tứ đại, thì chúng ta hoàn toàn ở trong cái cảnh giới vô cùng rất là đẹp đẽ, nếu mà chúng ta say mê trong đó, thì chúng ta sẽ chết luôn ở trong đó mà không bao giờ ra khỏi.

Như vậy chúng ta phải ôm ngay cái pháp chúng ta đang tu, đúng là chúng ta phải ở trong khinh an thay vì chúng ta thấy mình lại đi chu du trong cảnh giới như vậy. Rồi cứ đi mãi, đi mãi như vậy để rồi chúng ta không bao giờ đạt được cái trạng thái sâu mầu của khinh an.

Như vậy nói chung tất cả những cái gì mà chúng ta tu, là chúng ta phải giữ cái pháp của chúng ta, từng cái pháp một cho đến khi thay đổi trạng thái tâm hồn hoàn toàn ở trong một trạng thái nào đó. Cho được một vị có kinh nghiệm, người ta cho rằng mình phải nhập ở trong trạng thái đó. Nếu không được một vị có kinh nghiệm, thì mình không nên nhập dù bất cứ trạng thái nào ngoài cái pháp môn của mình.

Nếu ví dụ như bây giờ mình đang ở trong hơi thở, hay hoặc là đang ở trong tánh biết, bỗng nhiên cái tánh biết đó nó mất đi, mà nó thay đổi vào một cái gì đó nó quá lạ lùng. Chúng ta phải mau đến thưa với Thầy, để xin Thầy được trắc nghiệm điều đó có đúng hay sai, được ôm cái đó tu, chứ để lìa cái tánh biết này. Bây giờ biết không vọng tưởng, nhưng kéo dài một thời gian cái biết này nó sẽ tiêu hao đi, nó thay thế vào trong một cái khác.

Và cái khác đó, thì nếu một người có kinh nghiệm đi qua người ta biết, cho nên người ta mới dạy cho mình phải ôm cái đó mà tu tiếp, bỏ cái biết này thì sẽ ôm cái đó. Còn trái lại nếu không có kinh nghiệm, thì người ta không biết cái đó là cái gì nữa. Người ta chỉ còn biết với cái biết của người ta hiện người ta dạy mình, rồi bắt đầu cái khác nữa người ta không biết. Do đó mình không bước tới nữa rồi mình cứ dậm chân tại chỗ, mình tu hoài không đạt.

(01:18:58) Thay vì mình phải ôm một cái trạng thái mới, mà do công phu giữ cái tâm của mình để rồi bây giờ nó có cái trạng thái mới đó, mà biết cái trạng thái đó đúng hay sai. Nếu đúng thì đã có người đã đi trước rồi, mà sai thì chưa có ai đi, cho nên chúng ta chưa dám ôm nó mà tu.

Vì thế cho nên trong cái bước đường tu mà nhập được Định trụ, là một điều phải có Thiện Tri thức. Không có Thiện Tri thức, nhiều cảnh giới ma hiện ra làm cho chúng ta lầm lạc, để rồi chúng ta tưởng đó là Chánh pháp ôm nó đi vào, nhưng cuối cùng chúng ta lại chơi vơi trong những cái ảo giác của tư tưởng của mình.

Thầy nói ở đây là khi mà còn ở trong cái. Thí dụ như phương pháp biết vọng liền buông, không vọng tưởng, không hôn trầm, ngồi tĩnh giác suốt ngày này qua ngày khác. Thì chúng ta coi chừng sẽ hiện ra một trạng thái mới không phải ở cái đó hoài. Vì cái tánh biết này là cái tánh biết của thức trong khi đã không còn cái sự nuôi dưỡng của cái thức, thì tức là không có tư niệm lăng xăng nghĩ gì nữa, thì cái thức nó sẽ lần mòn, lần mòn nó chuyển đi và nó chuyển đi trong một khoảng thời gian nào đó, thì nó sẽ mất. Do đó chúng ta trở thành một cái mới, con người mới, nếu không có được một Thiện Tri thức ấn chứng cho một trạng thái mới để chúng ta tiếp tục tu, thì chúng ta không nên lìa cái pháp, mà không nên lìa cái pháp thì cứ đứng một chỗ, không thể tiến.

Vì thế cho nên tu pháp nào cũng phải nhờ Thiện Tri thức hướng dẫn, chứ không thể nào mà chúng ta tự tu đến chứng đạo được. Trừ ra chúng ta đủ cái nhân duyên, căn duyên như thế nào, trong một cái thời mạt pháp nào đó, một vị Bồ tát phải thể hiện. Cho nên các ngài phải thể hiện sự tu hành của mình mà không Thầy, không bạn hay hoặc là không ai mà nương tựa, nhưng mà họ đã là những bậc Bồ tát đã tu nhiều đời. Cho nên hạnh đời nay họ thị hiện, để họ lấy cái đó làm kinh nghiệm và làm niềm tin cho mọi người tu hành. Còn nếu không thì chắc chắn chúng ta sẽ bị lạc nẽo trong đường ma mà không bao giờ thoát ra đi đến chỗ giải thoát.

11- THẦY CHƠN QUANG TRI ÂN ĐỨC TRƯỞNG LÃO

(01:20:56) Thầy Chơn Quang: Trường hợp đó, khi xưa cũng Phật, cũng gọi là Bích Chi Phật cũng đã nói.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Hôm nay tụi con có duyên lành đến đây được thưa hỏi Thầy những cái đạo lý mà tụi con đã gặp uẩn khúc. Thầy đã từ bi vì chúng con giảng rõ mọi điều, tụi con rất lấy làm cảm kích và biết ơn Thầy. Những cái điều Thầy nói hôm nay, nó không phải là một cái điều mà Thầy làm trên sự dễ dàng, mà chính Thầy đã vất vả từ bao nhiêu năm tháng. Cô độc trong cái Thất lắng, ăn uống thì kham khổ, trong cảnh là không người sách tấn, chỉ nắm một pháp tu vỏn vẹn từ ban đầu được học ba tháng từ Thầy Viện chủ. Mà Thầy đã dày công, vượt qua bao nhiêu là khó khăn, bao nhiêu là trở ngại, tránh hết những cái cảnh giới lạ lùng, đi thẳng một đường để đi đến nơi đến chốn. Thầy đã, đã đến tận cùng của cái chết của tâm, rồi để rồi Thầy sống lại một đời sống mới, mà từ nơi cái đời sống này Thầy đã làm niềm tin cho những người mai sau này.

Hôm nay tụi con được học hỏi những cái lời của Thầy, phải biết rằng những lời này Thầy không phải trả nó một cái giá rẻ, mà Thầy đã đổi lấy cả cuộc sống của mình, là một mất, một còn mới có được như ngày hôm nay. Cho nên tụi con cũng nguyện, hôm nay được nghe lời giảng dạy của Thầy, tụi con cũng biết rằng nó không phải rẻ, tụi con cũng phải hết sức mà cố gắng tinh tấn, tạo điều kiện có thể được để một hôm nào tụi con noi theo cái gương của Thầy, dồn hết sức lực của mình tiến tu cho đến ngày viên mãn, ngày thật sự giải thoát.

Và cái việc thành tựu của cá nhân của Thầy mà Thầy đã dạy, cũng như là tụi con noi theo Thầy, thì cái việc tụi con hướng đến sự giải thoát cho mình, cũng không phải là vì cái cá nhân của riêng mình, mà chỉ nghĩ đến cái tất cả chúng sinh đang đau khổ. Cái nỗi khổ của sinh, lão, bệnh, tử không có chấm dứt được. Tình trạng Phật pháp bị nhiều tà kiến lọt vào, rồi tình trạng chia rẽ chống bán giữa các tông phái, rồi trước những cái chúng sinh như người cần phải được hóa độ.

Mà vì những cái sự kiện như vậy mà tụi con phải cố gắng cho chính mình, không phải là tụi con tu chỉ để vì tụi con, đây là một bài học mà tụi con học được như Thầy. Bởi vì Thầy khi Thầy tu Thầy đã có cái tâm nguyện là "Sở dĩ Phật Pháp còn vì còn có người tu chứng". Mà Thầy đã, cái câu đó đã thúc đẩy Thầy đưa đến ngày thành tựu, thì tụi con cũng phải vậy. Tụi con mai sau này phải noi gương Thầy để tu, tụi con cũng phải được thúc đẩy bởi một cái đại nguyện chung của Phật giáo, chứ không phải bởi cái tâm vị kỷ của mình.

Thầy Chơn Quang: Con thưa Thầy, những lời Thầy dạy tụi con nguyện khắc ghi trong lòng, để cố gắng tinh tấn mà tu cho trọn. Tụi con cũng kính chúc Thầy, sức khoẻ được dồi dào, pháp thể khinh an, đạo tràng được hưng thịnh, để mãi mãi cho Phật giáo được sáng tỏ giữa thế gian, con xin kính chào Thầy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

12- SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA ĐỨC TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

(01:24:05) Thầy tên gọi là Lê Ngọc An, sinh năm 1935 tại quê Mẹ là Hóc Môn.

Mẹ Thầy cũng là Phật tử tên Nguyễn Thị Nhung pháp danh Diệu Đức.

Cha Thầy là Thầy tu phái Lục Hoà tên Lê Văn Huấn, pháp danh Thiện Tài.

Ông cố Thầy tên thật là Trần Quang Sáng dòng dõi với tướng Trần Quang Diệu triều Tây Sơn.

Khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, ông cùng người em gái trốn vào Nam và đổi thành họ Lê, xong giả nhà sư để che mắt triều đình. Có tài xem bói, bấm độn rất giỏi nên quần chúng thán phục, ông lấy bốn vợ. Ông nội Thầy và các anh em cũng nối nghiệp ông cố nhưng có đi học thêm kinh kệ, tụng táng.

Ông thân Thầy trốn lên núi Bà Đen tu, chứng kiến một vị chứng đạo đứng mà tịch nên khắc khoải bỏ chùa trốn đến vùng đất lạ tu chung với mấy ông Thầy Bùa. Một ông Thầy Bùa về báo cho ông nội lên bắt ông thân Thầy về ép lấy vợ, nhưng lòng ông vẫn còn ray rứt về chuyện tu hành cho đến khi nhắm mắt. Ông hạ sinh sáu người con, Thầy là người thứ ba. Khi sinh ra Thầy, ông bác và ông thân xem số nói rằng: "Thầy đã ba đời làm Hoà thượng, nên định trước cho Thầy đi tu"

Lên 8 tuổi Thầy xuất gia với Hòa thượng Huệ Tánh ở chùa Phước Lưu. Vào học với Hòa thượng đến năm 25 tuổi mới rời ra đi. Thời gian học Tiểu học và Trung học Thầy là học sinh xuất sắc, năm nào cũng được lãnh thưởng. Đến năm 25 tuổi Thầy mới học xong Trung học đệ nhất cấp, do đây ta biết Thầy đi học phổ thông rất muộn. Rồi 25 tuổi Thầy nhờ thầy Quảng Chánh đưa về Ấn Quang để học hết tú tài. Tại đây Hòa thượng Thiện Hòa đặc biệt thương mến Thầy, gửi Thầy ở tại chùa Giác Ngộ để yên tu, khỏi phải tham gia các cuộc đấu tranh biểu tình ồn náo.

Xong tú tài Thầy vừa ghi tên học ở Đại học Vạn Hạnh, vừa đi dạy thêm pháp văn tại Trường Bồ Đề ở Chợ Lớn, để tự túc kiếm sống và gửi tiền về nuôi ông bà thân ở tại chùa Am quê nhà, khi mà chiến tranh đã tàn phá làm chùa nhà đổ nát. Thầy xong chương trình cử nhân Phật khoa Đại học Vạn Hạnh năm 1969. Là cũng năm đó Thầy có đi làm Hiệu trưởng Trường Trung Học Bồ Đề ở Định Tường Mỹ Tho.

Hòa Thượng Thiện Hòa định gửi Thầy đi du học Nhật để lấy Tiến sĩ, nhưng Thầy mang nỗi đau khổ mất cha, cha Thầy mất vào năm đó. Nỗi đau khổ đó Thầy ray rứt không biết cha mình bỏ thân này sanh về nơi nào, lại thêm câu chuyện vị Tu sĩ đứng tịch mà ông thân thường kể lại, khiến Thầy chỉ muốn tu cho chứng đạo không còn muốn gì khác nữa.

Ngay thời điểm đó thì có tin Thượng tọa Thanh Từ mở Thiền viện dạy tu thiền, Hòa thượng viết thư giới thiệu Thầy ra Chơn Không xin nhập viện. Lên núi yết kiến Thượng tọa. Thầy chưa trình thư của Hòa thượng ra vội, chỉ tự mình xin lấy mà cũng được Thượng tọa chấp nhận, sau đó Thầy mới trình thư của Hòa thượng, mà điều này làm Thượng tọa hài lòng. Từ khi được chỉ dạy pháp tu Tri vọng, với niềm tin vững chắc rằng hết vọng tưởng là thành công, Thầy nỗ lực tinh tấn không phút giây lơi lỏng, đến nỗi Thượng tọa viện chủ phải khen là người đại tinh tấn.

Nhưng sau 3 tháng ít ỏi bị thầy Thiện Ấn, Thiện Đăng kích động Thầy từ giã ra đi lên Hòn Sơn Hà Tiên ngồi tu một năm. Thấy bất tiện Thầy trở về Trảng Bàng nhờ mẹ và em nuôi để nhập thất tu hành. Thời gian này Thầy ăn uống rất thiếu thốn, khoai củ nhiều hơn cơm và vì thiếu chất bổ gan bắt đầu suy thoái.

Trong những lúc cam go nhất thì câu nói của Thượng tọa Viện chủ lại vang lên sách tấn Thầy "Phật pháp sở dĩ còn tồn tại vì còn có người tu chứng". Thầy miệt mài âm thầm tu mãi, tóc râu quên cạo, áo quần mục rách. Ngồi trong chiếc am nhỏ chung với bức tượng Phật lớn treo trên chiếc bệ thấp. Không bồ đoàn, tọa cụ, chỉ trải chiếc túi ni lông dưới đất mà thôi, xung quanh vùng bàn tán gọi Thầy là "Ông Thầy điên".

(01:27:18) Thầy vượt qua nhiều cảnh giới tâm linh, bỏ lại những thần thông giữa đường vào sâu trong những Thiền Định. Có những khi Thầy nhập định suốt bảy ngày, gặp gỡ cảm ứng với những người cùng trạng thái định với Thầy. Thầy vượt lên mãi cho đến khi Thầy gặp được, cảm ứng được với những vị Tu sĩ trên núi Hy Mã Lạp Sơn, họ cũng là những người đến được cái định của đầu mút, thấy trong mười phương ba đời nằm chung một chỗ rất là vi diệu như Niết Bàn. Tuy nhiên Thầy không kẹt ngang đó.

Năm 1980 thì Thầy nhảy khỏi đầu xào về đến tận nguồn, tận cội. Thầy nhớ lại vô lượng kiếp quá khứ với từng chi tiết nhỏ. Tìm thấy được những người thân đã sinh về nơi đâu. Từ đó tam giới tử sinh không còn ràng buộc được nữa, đại bi thắng chí đã viên mãn.

Cuối năm 80 mẹ Thầy mất. Sang năm 1981 Thầy về núi trình Thượng Tọa Viện chủ qua hai câu hỏi, hai câu đáp được Thượng Tọa ấn chứng. Huynh đệ gặp lại Thầy lúc này rất là bi cảm vì hình dáng tiều tụy, áo quần rách rưới, thân thể gầy ốm vàng vọt của Thầy.

Đến năm 1983 thì Thượng Tọa Viện chủ mới tuyên bố về Thầy cho mọi người biết. Sau này Thầy xem lại kinh điển liền biết rõ những bản kinh đó đã được dịch sai hay đúng. Thầy cũng xem qua các tác phẩm nổi tiếng đều biết rõ ai sẽ là học giả, ai mới thật là hành giả có thể đắc. Thầy có dịch lại toàn bộ kinh Hoa Nghiêm và kinh Niết Bàn và riêng một số luận giải về Thiền Tông.

Bây giờ Thầy vẫn ngụ nơi Chùa Am quê nhà thuộc ấp Gia Lâm xã Gia Lộc huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh với cô em út, người đã (cách xưa ) nuôi Thầy từ bấy lâu. Bây giờ đã có nhiều người tới lui để tham học với Thầy, Thầy dùng nhiều phương tiện để tiếp người, có khi dùng phương pháp sổ tức, có khi dùng phương pháp quán, có khi dùng hoạt ngữ để khai thị.

Ai đến với Thầy cũng đều ra về với sự phấn khởi tinh tấn và niềm tin mạnh mẽ. Những kẻ lanh lợi, tự mãn đến nạn vấn, thì một hai câu của Thầy họ liền ngậm miệng mà cút mình. Thầy cũng chỉnh đốn lại Pháp môn niệm Phật cho những người có duyên với phương pháp này. Tuy nhiên Thầy đã thấy trước có những sự đố kỵ và công kích đối với Thầy, nhưng điều này không làm Thầy bận lòng. Thầy chỉ mong mỏi có những người thực tu thực chứng để đem lại sự đoàn kết và trường tồn trong Phật pháp. (01:29:18)

HẾT BĂNG