Skip directly to content

HÃY TINH TẤN ĐỪNG TU SAI 01 - LY DỤC LY ÁC PHÁP LÀ PHÁP ĐỆ NHẤT

HÃY TINH TẤN ĐỪNG TU SAI 01 - LY DỤC LY ÁC PHÁP LÀ PHÁP ĐỆ NHẤT

HÃY TIN TẤN ĐỪNG TU SAI 01- LY DỤC LY ÁC PHÁP LÀ ĐỆ NHẤT PHÁP

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh nam

Thời lượng: [02:57:40]

1- TẨU HỎA NHẬP MA

(00:00) Trường lão: Hôm nay có cái nhân sự, cái duyên rất tốt, các sư, các thầy được ở đây và được nghe Thầy nói chuyện. Cái duyên đó là do thầy Thông Vân, như các sư và các thầy cũng biết, trường hợp xảy ra. Vì vậy đó thì, ở đây Thầy không có bào chữa cho cái pháp môn của mình đâu. Bởi vì cái pháp môn của mình nó màu nhiệm đến cái mức độ mà chúng ta tập sai một chút xíu là nó sẽ hậu quả rất khó lường. Bởi vì cái pháp đó là cái pháp Như Lý Tác Ý.

Khi tâm mình chưa ly dục, ly ác pháp mà mình muốn tịnh chỉ hơi thở để nhập Tứ Thiền để cho mau, để thực hiện Tam Minh, thì trong khi đó mình chịu khó ức chế tâm mình thôi. Rồi mình điều khiển pháp Như Lý Tác Ý, nó sẽ làm cho cái cơ thể mình rối loạn thần kinh. Mà nếu mà cỡ sức mà thầy nhập định một ngày nữa mà Thầy không hay, thì coi như thầy Thông Vân đi luôn đó. Bởi vì nó rối loạn, do cái pháp hướng nó rất mạnh. Tuy rằng thầy bị bệnh, thầy có bệnh thần kinh từ lúc bé.

Cho nên thầy Chân Thành, thầy có hỏi Thầy một câu mà Thầy chưa có trả lời để cho những người, các thầy và các sư sẽ nghe câu trả lời của Thầy. Thầy hỏi những cái người nào có bệnh thần kinh như vậy đó, thì có thể tu thiền được hay không? Tại sao chúng ta tu mà có người lại bị tẩu hỏa nhập ma, có người lại bị căng mặt, căng đầu, không có điên, còn có người lại tu bị điên. Và trong khi chúng ta mọi người đang ngồi ở đây, tại sao chúng ta không làm nòng cốt được mà phải có dạy chúng ta mới biết được?

(02:28) Những người đó thì chúng ta nói rằng, nếu mà tu thiền sai mà dùng pháp hướng thì những người đó sẽ bị tẩu hỏa nhập ma và bị rối loạn thần kinh. Đó là trong những hạng người, người mà có thể xảy ra họ tu như thế này. Thí dụ như thầy Minh Tông, thầy cố gắng để mà thầy nhập Tứ Thiền- tịnh chỉ hơi thở, thầy là con người không có bị bệnh thần kinh, cho nên thầy không đi, chứ còn…​ thì bị ức chế bằng cái hơi thở của mình, cho nên thầy bị rối loạn khí quản đứt mạch máu mao quản, thì khạc ra máu, chứ không có gì hết. Gây tổn thương cho phổi mà thầy sinh ra bệnh…​

Đó là cách thức tu sai, làm sai dùng pháp hướng rồi đồng thời dùng cơ để ức chế hơi thở của mình…​. Đó là cách hiểu lầm lạc. Ở đây mục đích chúng ta tu hành như cũng chính vừa rồi các thầy đã đọc, thì các sư, các thầy phải biết rằng, cái mục đích mà Thầy nhắm vào để dạy cho quý sư, quý thầy là tâm ly dục ly ác pháp, Bất Động Tâm Định. Nhưng muốn tu cái đó cho đúng, tu như thế nào, mà Thầy nhắc đi, nhắc lại là nên đi kinh hành nhiều, đừng nên ngồi.

(04:12) Vừa rồi thì Thầy nhắc lại, thầy vào trong thất đóng cửa thầy tu không đi kinh hành, nguy hiểm. Do đó thì cách đây chừng 3, 4 bữa thầy, có đến xin Thầy dạy cách thức để nhập Tứ Thiền, để thực hiện Tam Minh cho nhanh chóng. Thầy nói không được, phải ly dục ly ác pháp rồi Thầy sẽ dạy cho nghe biết cách thức …​ dùng cái pháp hướng gọi là tu Tứ Như Ý Túc, tức là Định Như Ý Túc, thì Thầy dạy cách thức tu tập pháp hướng đó để tịnh chỉ hơi thở.

Thầy nói chứ không phải bảo các con về tu, Thầy bảo phải xả, đi kinh hành. Nhưng mà không ngờ ông chỉ dụ Thầy thuyết cho ông nghe, cho nên cái này từ lâu tới giờ về Tứ Như ý Túc, Thầy chỉ nói sơ sơ là Thầy dùng pháp Như Lý Tác Ý: “Hơi thở phải tịnh chỉ, ngưng” nhưng mà cách thức để mà tu tập để làm cho được ngưng…​

Trước kia thì có trường hợp thầy Thiện Thuận, thầy ở trên Tây Ninh, thầy về đây thầy tu. Rồi thầy tu theo thiền xuất hồn, rồi xuống đây Thầy dạy, thầy ly dục ly ác pháp. Thầy bảo hàng ngày sống ở trên thân, thọ, tâm, pháp quán sát các chướng ngại pháp. Thầy tu tập, nhưng mà cái tu tập về phần đó thì thầy nói thầy tu, nhưng sự thật ra Thầy biết rằng thầy luôn luôn lúc nào cũng ngồi thiền ức chế tâm của mình.

(06:00) Rồi nghe Thầy dạy cách thức mà ức chế hơi thở bằng cái pháp Như Lý Tác Ý, thầy lấy pháp đó thầy mới tác ý để hơi thở mình tịnh chỉ để nhập Tứ Thiền. Thầy nghĩ rằng thầy nhập Nhị Thiền, Tam Thiền rồi bây giờ thầy sẽ nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở được là nhập Tứ Thiền. Cho nên khi mà thầy ở trong thất thầy dùng cái pháp hướng thầy vô trong cái định tưởng, tức là tâm nó yên lặng nó không còn một niệm vọng tưởng, nó vắng lặng.

Thầy ở trong đó thầy dùng pháp hướng nhắc bảo hơi thở tịnh chỉ, do đó hơi thở tịnh chỉ, thầy cảm thấy như hơi thở nó mất, nó không còn thấy nữa. Vì khi đó dùng cái pháp hướng mà trong cái trạng thái tưởng thì sẽ không thấy hơi thở, do đó thầy thấy hơi thở mất. Mất coi như thầy không thở, mà toàn cơ thể của thầy, từng lỗ chân lông nó sôi lên, nó sôi lục bục lục bục như nồi cơm.

Do đó thầy nói nó sôi như vậy là nó sẽ ly dục ly ác pháp, và bây giờ thầy sẽ khạc nó ra. Bắt đầu thầy khẹc khẹc ra, cho nó ra, nó ly dục, cái dục nó ở trong lòng, trong khi đó thầy tưởng thầy nghĩ rằng, tất cả những cái dục là cái lòng mình ham muốn là nó ở trong bụng mình chứ không ở đâu. Bây giờ mình khạc nó ra hết thì nó sẽ không còn ham muốn nữa. Thầy tự, cái tưởng của thầy nghĩ như vậy, trong cái trạng thái đó thầy khởi ra một cái nghĩ như vậy, cho nên Thầy khạc, khẹc, khạc, thầy khạc.

Thì lúc bấy giờ Mật Hạnh ở ngay cái thất của Thầy ở cũ đó, bây giờ Mật Hạnh đang ở đó, thì nó nghe khọt khẹc đó, thì ở ngoài đó nó mới chạy vô. Thì trong khi đó Thầy đang bàn việc với cô Út là phải giải quyết như thế nào đối với tăng ni tu học ở đây, phải có cái sự cách biệt như thế nào để không khéo nó xảy ra những cái không hay. Do đó thì đang ngồi bàn thì Mật Hạnh chạy vào báo cho Thầy. Thầy biết rằng cái chuyện này không xong, bởi vì Thầy đã dạy hồi buổi sáng mà bây giờ nó xảy ra trường hợp này, thì do đó nó nguy hiểm.

(08:04) Cho nên Thầy bỏ ngay công chuyện liền, Thầy với Mật Hạnh đi thẳng ra ngoài thất liền. Thì Thầy vừa tới ngã ba mà chỗ thất của ông Út và thất của sư Phước Từ đó, tới ngã ba đó thì Thầy nghe tiếng la rất lớn ở trong thất. Cũng tại cái thất của thầy Thông Vân ở đó, Thầy nghe tiếng la rất lớn, hét lên nữa chứ. Thì Thầy đến thất, thì Thầy thấy đồ đạc ở trong thất coi như là nó bung xùm ra, mùng mền nó đổ hết xuống đất hết.

Vì vậy mà Thầy đến, trong khi đó cái cơ thể nó đang run, nó run bần bật như là một con thằn lằn đứt đuôi vậy đó. Thì Thầy lấy cái tay Thầy ấn nhẹ trên đầu xuống, ấn nhẹ một cái xuống. Rồi Thầy đứng Thầy định tâm để cho nó dùng cái nội lực của Thầy để nó ổn định lại cái cơ thể của thầy Thiện Thuận. Thì một lúc sau thì Thầy giở tay ra thì thầy Thiện Thuận bình tĩnh và tỉnh lại không còn cảm giác nữa. Thì đó là cách thức Thầy giải quyết cho thầy Thiện Thuận lúc bấy giờ.

Nhưng mà đến thầy Thông Vân thì, ăn cơm rồi Thầy cũng bận công chuyện, Thầy cũng chưa có ra ngồi với cô Út, Thầy cũng chưa biết hay tin gì hết,. Bởi vì Thầy lo Thầy làm công việc, bởi vì còn hai tháng nữa mà ba bốn cái tác phẩm Đường Về Xứ Phật chưa xong, cho nên Thầy quyết định là nội trong năm nay là phải mười tập Đường về xứ Phật cho xong. Cô Út cũng nói thầy Thông Vân sao không ăn cơm, do đó thì giờ này mà sao bát cơm của thầy Thông Vân còn.

Vì vậy mà Thầy buông tay Thầy nói thôi để Thầy dọn dẹp cái này xong rồi Thầy ra. Bởi vì Thầy đương để nào là giấy tờ, nào là cái này kia Thầy soạn ra Thầy làm. Thì Thầy dọn dẹp xong rồi cái Thầy mới đi ra. Thầy đi ra Thầy thấy sư Phước Từ ngó ngó đó, là Thầy đi thẳng luôn ra đó. Rồi Thầy ra Thầy thấy thầy đang ngồi bắt ấn, thầy đang chổng khu mà bắt ấn, chứ không phải như thầy Thiện Thuận đang ngồi kiết già.

(10:20) Nhưng Thầy nhìn trong thất của thầy Thông Vân cũng bừa bãi đồ đạc, bàn ghế bừa bãi. Coi như là cũng có những sự kiện gì xảy ra rất nhiều mà không hay trước, cho nên thầy không còn ngồi thiền nữa, thầy ngồi ở sau vỉa hè thầy một tay bắt ấn như thế này. Thì Thầy biết rằng thầy Thông Vân có học Mật Tông, cho nên cách thức bắt ấn không sai. Cho nên nó từ đó nó sống dậy với thầy, nên thầy biết bắt ấn.

Do vì vậy mà Thầy đến đó Thầy cũng, khi mà đang cúi cái đầu đang bắt ấn mà ngó như thế này, Thầy lại Thầy để sau ót như thế này, Thầy để cái tay sau thầy Thông Vân mà Thầy thấy cái ót thầy Thông Vân cứng lại, không phải như cái đầu của thầy Thiện Thuận nó mềm, cứng như lại. Thầy biết là cái này nó đã là, đã có thời gian dài, không còn ngắn nữa. Nghĩa là nó rối loạn nó mới nó dễ lắm, nó bị gì nó có cái thời gian dài. Mà trong khi ở ngoài này thì các sư không có báo cho Thầy biết, khi thấy cái trường hợp mà thầy xảy ra, phải báo trước mà nó vừa xảy ra, kịp thời thì nó dễ cứu.

Còn bên này nó bị kéo dài cái thời gian, cho nên thầy đã lung tung hết, đồ đạc lung tung hết. Và đồng thời thầy đi ra ngoài thầy bắt ấn, thầy đi tùm lum, tà la, thầy đi vòng vòng nè. Thầy nhìn cái hiện trường là Thầy đã thấy cái sự kiện này nó xảy ra có thời gian dài chứ không đâu. Thì cũng trong một ngày một đêm đó chứ không có nhiều. Cho nên đến đó cái bắt đầu Thầy ấn tay rồi thì Thầy thấy có hơi tỉnh, nhưng nó còn nửa tỉnh, nửa mê, con mắt lúc nhắm, lúc mở.

(12:05) Thầy hỏi có biết Thầy không. Rồi có khi Thầy hỏi nó không làm thinh nó không biết thì Thầy biết không biết. Rồi bấy giờ Thầy mới tìm mọi cách Thầy gỡ, Thầy nhắc, Thầy nói hỏi cái này nhắc cái kia rồi nói, có khi nó trúng có khi nó trật. Trúng tức là tỉnh mà trật tức là nó mất rồi, nó rối loạn rồi. Do như vậy thì Thầy bảo thôi bây giờ đó, đi vào ăn cơm. Tỉnh cái thầy biết thì đi theo Thầy, nhưng rồi chợt cái nó mới nhìn thầy không đi được, thầy ngồi xuống.

Do đó mà tới chừng mà Thầy thấy cái kiểu này nếu mà mình cứ nhẹ nhàng vậy không được, Thầy mới đánh ngay ấn đường, Thầy đấm vô đây một cái rất đau. Thì thầy la lên một tiếng, rồi từng đó Thầy mới dẫn đi vô trong này được. Thì đủ biết rằng nếu mà Thầy không biết cách thì chắc chắn là không lôi ông này đi được, độ ba bốn người kéo, khiêng đó. Cho nên lúc bấy giờ sư Từ ở gần bên đó biết. Cho nên Thầy dẫn đi một phút, cái tới đó ông đứng lại không cho đi nữa. Thầy bảo trở lại, Thầy nói dẫn đi, dẫn đi ra ngoài cái nhà đó.

Đó là một trường hợp mà Thầy thấy, cái pháp của Phật nó có màu nhiệm lắm chứ không phải không màu nhiệm, nhưng mà chúng ta tu sai thì coi chừng. Bởi vì một cái gì mà nó màu nhiệm thì nó sẽ nguy hiểm, chứ không phải là như cái lối thiền Đông Độ với là thiền Tiểu Thừa, đối với thiền mà Đại Thừa, nó không có nguy hiểm đâu. Bởi vì nó ức chế nó lạc vô thiền tưởng thôi. Và đồng thời nó có điên thì nó điên chứ nó không có đến nỗi mà như cái này. Chỉ dùng cái pháp hướng thôi, mà nó làm điên, còn cái kia phải tập trung nó mới điên.

Còn cái này dùng pháp hướng, tự động cái pháp hướng nó màu nhiệm nó dẫn dắt, nó tịnh chỉ các hành, nó làm cho cơ thể mình nó rối loạn liền. Nó không đúng. Bởi vậy cho nên Thầy nhắc quý sư, khi nào ly dục ly ác pháp rồi thì chúng ta mới dùng pháp hướng để mà tịnh chỉ các hành. Thì chúng ta sẽ nhập định, mà tâm chúng ta còn một chút xíu tham dục, chúng ta coi chừng đó. Chừng đó là nó dễ chết chúng ta lắm chứ không phải không đâu, nếu mà không có Thầy.

(14:25) Vừa rồi thì cô Út có gọi điện thoại về dưới, thì thầy Thông Vân đã tỉnh rồi. Đã bây giờ biết …​ thầy nói về này sao bây giờ không thấy Thầy, anh mong Thầy đến đây với em, tội lắm. Bởi vì thầy Thông Vân là em của Thầy mấy con. Thầy thấy trước hoàn cảnh đó Thầy rất thương. Cho nên đối với thầy Thông Vân, mặc dù Thầy biết thầy Thông Vân là người có bệnh bại liệt. Thầy biết rất rõ, có nghĩa là vô thất thầy sẽ bị.

Cho nên thầy vô thất Thầy bảo thầy phải đi kinh hành đừng có ngồi một chỗ, nhưng mà ông không nghe. Nhưng mà đầu tiên thì ông còn lấy sách ra ông đọc. Những ngày đầu thì các con cũng biết chứ, ông lại cái tủ sách của Thầy ông lục, ông lấy, ông đọc mấy cuốn sách. Sau khi đọc hết sách rồi bắt đầu ngồi không đó là ông bị.

2- TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT

(15:30) Đó thì ở đây Thầy nói như thế này, quý thầy thấy, tu là phải tu đúng lời Thầy dạy. Bởi vì đây là pháp của Phật, nó có sự màu nhiệm chứ không phải như cái thứ thường kia đâu. Thứ kia quý vị phải tập trung cho nhiều nó mới căng thần kinh quý vị, quý vị bị bệnh thôi, còn quý vị không tập trung căng nhiều thì nó không bệnh đâu. Còn ở đây không có tập trung, mà nó ức chế rất cao độ, khi quý vị độc cư là quý vị bị ức chế.

(16:00) Bởi vì tâm quý vị muốn cái này, muốn vui, muốn nói chuyện, muốn nghe băng, muốn nghe thuyết giảng, muốn đọc kinh sách, mà không được hết thì tức là quý vị ức chế nó rồi. Cho nên quý vị biết khi mà ức chế như vậy mà quý vị không biết cách xả thì quý vị ức chế, còn không thì quý vị phạm hết những cái kỉ luật ở đây hết rồi. Thí dụ như quý thầy đi qua, quý sư đi qua, đi lại nói chuyện với nhau là quý thầy đã phạm kỷ luật ở đây rồi.

Bởi vì độc cư ở đây, theo cái thanh quy ở đây, từ cái ngày mà Thầy thành lập tu viện tới giờ, ba cái giới trọng của nó là ăn, ngủ và độc cư. Ăn như thế nào, ngày một bữa không được ăn phi thời, không được để dành ăn thêm chiều một miếng nhỏ gì hết, không được uống một ly mà có nước ngọt trong đó được nữa. Cấm ngặt như vậy, và ngủ thì phải đúng giờ giấc. Thí dụ như ở đây 10 giờ đi ngủ thì mọi người phải 10 giờ mà không thức hơn. 2 giờ thức dậy là thức dậy đều đúng như vậy chứ không phải …​

Nghĩa là giờ nào ra giờ nấy hẳn hoi chứ không phải. Hỏi lại mấy người cũ ở đây, thầy Mật Hạnh này, cô Út này, những người mà còn cái cũ, thầy Chơn Thành, giờ nào người ta ra giờ nấy chứ không phải như bây giờ, có người ngủ trước, có người ngủ sau. Bởi vì Thầy bắt người ta như vậy là ức chế người ta. Cho nên Thầy không có muốn bắt buộc ai hết, và tại sao mà các sư, các thầy đến đây Thầy đều tìm cách từ chối, Thầy không muốn nhận.

Tại sao vậy? Rất khó chứ không phải. Bây giờ quý sư vô đây rồi quý sư dễ chứ hồi quý sư đến xin Thầy nói nào là chính quyền, nào là này kia nọ thậm chí như thật sự, Thầy bảo cô Út lên nói chính quyền đừng có kí tên cho họ vô đây, tu không có được, nó cực khổ Thầy. Nhưng mà giữa cái tình cảm làm sao mà Thầy không nhận quý thầy, quý sư được.

Đây bây giờ Thầy nói ở đây, là Thầy ở ngoài tầm năm, thì anh của ông Lộc, ông Lộc trước kia ở đây có tình, có nghĩa với Thầy sống với nhau ở đây. Bây giờ ông không tu đây được, anh ông đến đây xin tu và đưa theo hai thầy nữa. Bây giờ có mặt Thầy, thì Thầy làm sao mà Thầy không nhận. Nhưng mà Thầy nói khó lắm giấy tờ này kia nọ đủ cách hết. Thật sự ra đối với Thầy thì, sống ở đây, cái người tu như vầy nhà nước họ biết rất rõ, cho nên Thầy không phải là người xấu.

(18:28) Họ theo dõi Thầy rất lâu, họ biết Thầy người tu như thế nào. Cho nên bây giờ mọi người vào đây bao nhiêu người họ cũng cho, nhưng mà điều kiện Thầy không nhận, tại vì vô đây tu không đúng lời Thầy dạy. Thầy bảo như thế này, mình muốn tu đúng, là phải ăn ngủ cho đúng giờ giấc nghiêm chỉnh, vì mình phải tập làm chủ nó mà, phải sống độc cư cho đúng. Nhưng quý thầy hỏi lại Mật Hạnh, ở đây có người nào sống đúng độc cư không, và chính bây giờ quý sư cũng vậy.

Tu như vậy thì uổng cái sự tu tập của quý sư. Mà cuối cùng rồi nó không có ra gì, mà nó khổ. Ăn ngày một bữa, còn ở những chỗ khác nó đâu có ăn vầy. Có ăn có uống, rồi thậm chí còn nghe nhạc, nghe băng, đọc kinh sách nữa. Còn quý thầy nghĩ quý thầy vô đây đâu phải là cái trường học, mà quý thầy lại đọc kinh, đọc sách, ai cấp chứng chỉ đỗ tiến sĩ cho quý thầy bao giờ đâu. Thì cái đọc này để hiểu làm gì đây?

Ở đây đến đây chúng ta tu để tìm sự giải thoát, dẹp hết tất cả những sự hiểu biết tầm thường kinh sách đi, ở đây người ta dạy mình hành động để cho mình giải thoát. Mà mình tu giải thoát mình thấy hàng giờ, hàng phút, hàng giây trong sự giải thoát của mình chứ đâu phải là người ta dạy không có. Bởi vì người ta nhắc mình, tâm thanh thản, an lạc, và vô sự. Nếu tu mà tâm không thanh thản, an lạc,vô sự tức là sai rồi, thì mau mau đến hỏi Thầy, Thầy sẽ dạy cho mình đem lại tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

(20:01) Bây giờ tâm mình nó hơi khởi buồn nè, cô đơn buồn nè. Mà mình đuổi không đi nè, mình không làm sao cho mình vui được, đến hỏi Thầy, giờ tâm trạng con đang ở trong cái trạng thái nó không thanh thản, an lạc, vô sự này nè. Mong Thầy chỉ cho con đuổi cái tâm của con bây giờ nó đang buồn, nó nhớ nhà hoặc là nhớ chùa, nhớ này kia, thì ngay đó Thầy sẽ giúp. Quý sư, quý thầy sẽ giải quyết được cái tâm trở về thanh thản, an lạc, vô sự.

Còn như này thì thật sự ra quý sư, quý thầy thật sự ra, tu cô đơn quá chịu không nổi rồi nói chuyện này kia nọ, tất cả những cái. Những cái này đều là đưa đến quý vị mất thì giờ, mất thì giờ không giải thoát. Bởi vì từng phút giây không giải thoát thì bây giờ cả ngày. Tu vậy sai. Rồi cái tâm mình muốn khởi ra những cái tham vọng, thần thông phép tắc này kia, muốn nhập Tứ Thiền, muốn làm việc Phật sự dữ tợn cho nó nhiều đi nữa, cuối cùng thì…​

Nghĩa là bây giờ có nghe Thầy, khéo léo hỏi Thầy, Thầy sẽ mở miệng Thầy nói những cái bí mật của con đường tu để mà nhập định để mà thực hiện Tam Minh, thì quý thầy sẽ lọt vào…​ bởi vì tâm của quý thầy nó chưa thanh tịnh. Nó còn là một bãi rác bất tịnh. Cho nên mình muốn đi vào những cái pháp thanh tịnh màu nhiệm siêu việt của Phật sao được?

Cho nên mình phải lọt vào trong pháp tạng. mà lọt vào trong pháp tạng thì một là mình giống như những người lên đồng nhập xác, hai là mình trở thành điên khùng. Đó bằng chứng như các thầy cũng đã biết cái hình ảnh thầy Thông Vân vừa rồi. Thầy biết chỉ còn cách thức là đưa thầy Thông Vân trở về gia đình, sống trong hoàn cảnh của gia đình, thì nó sẽ dịu, ở tu viện không chịu nổi. Nghĩa là còn ở trong tu viện một ngày giờ, là thầy Thông Vân sẽ bị rối loạn thêm.

Bởi vì cái tu viện là cái nơi thanh tịnh, còn thầy thì bây giờ đã rối loạn rồi. Mà nó thanh tịnh thì cái rối loạn này càng thanh tịnh hơn, còn bây giờ thầy ra cái cuộc sống của thế gian, giữa em út, con cháu người này người kia trong gia đình là thầy cởi mở ra, cái tâm trạng, cái trạng thái mà thanh tịnh im lặng như thế này nó mất đi. Cái tâm nó sẽ phóng dật ra.

(22:21) Đây Thầy sẽ nói cái sai thứ hai. Cái sai thứ hai nữa của người tu, mà Đức Phật ngày xưa đã nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Vậy phóng dật là cái gì, quý thầy quý sư có hiểu. Nghĩa là bây giờ cái người mà không phóng dật là cái người mà người ta ham tu, gọi là phòng hộ sáu căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, ở bên vách này người ta la làng mình cũng không nghe. Mình cũng không để ý mình không nghe nữa, mặc dù người ta có nghe mà có biết ai la làng làm gì làm, chẳng biết, mà nếu mình nghe người ta la làng chuyện gì đó là mình đã phóng dật rồi.

Cho nên vì vậy cái tâm phóng dật là cái tâm đặc biệt của đạo Phật, mà nếu một người nào không tu, mà sáu căn không giữ gìn nó thì không thể nào mà không phóng dật. Chứ không phải mà như giữ gìn sáu căn như mình thấy người ta lấy cái quạt che không cho người ta thấy, không phải đâu. Nghĩa là luôn luôn lúc nào mình cũng giữ gìn nó, không ngó xung quanh mình cái gì hết, đó là phòng hộ con mắt. Không dám nghe cái gì hết gọi là phòng hộ lỗ tai.

Bây giờ mình sức yếu mình chưa đủ sức, nghe người ta chửi lộn bên đó mình bịt cái lỗ tai mình không nghe tiếng nữa, nghe nó dính vô nó bỏ ra không được, cái tâm nó phóng theo. Cho nên nhớ một câu đức Phật, ngài sắp sửa chết, còn một giây cuối cùng là ngài đã nói lời nói cuối cùng: “Ta thành chánh giác được là nhờ tâm không phóng dật”, nhờ tâm không phóng dật mà các điều lành nó có thể có được.

3- KHÔNG DÙNG THẦN THÔNG DỤ NGƯỜI

(24:06) Các sư có hiểu điều Thầy nói không? Bây giờ quý thầy, quý sư đến đây, sống với Thầy rất khổ, ăn ngày có một bữa, không được vui chơi một cái gì cả hết. Thế mà chúng ta không đạt được, không phải uổng sao? Tại sao Thầy không thể hiện thần thông để mà lòe quý thầy để mà cho quý thầy ham tinh tấn tu? Điều đó điều sai. Thần thông thì nó phải có cái lợi ích của trong cái thần thông đó thì mới thực hiện còn cái không lợi ích không thực hiện.

Các sư, các thầy sẽ hỏi tại sao Thầy biết những người điên khùng như vậy mà còn nhận. Hoặc là Thầy chẳng biết gì hết. Nói đúng ra hoàn toàn người nào đến đây Thầy biết người đó tu được, người nào tu được, tu không Thầy biết hết. Tại sao Thầy biết hết, bởi vì Thầy chưa thấy có một người nào tu được cho nên Thầy chưa có nhận. Cho nên đến đây ai xin Thầy cũng từ chối hết, không người nào Thầy muốn nhận. Nhưng mà trước lòng tha thiết muốn tu, Thầy không nỡ từ chối.

Vì một con người tu thì không có bao giờ mà làm ác ai hết. Người ta tham thì người ta nói nhiều thì mình cũng chấp nhận thôi, tu được hay không? Cho nên quý thầy, quý sư vô đây làm sai, trước kia thì Thầy có một lúc Thầy bắt ức chế, như Mật Hạnh là Thầy ức chế. Mật Hạnh ức chế nhập được Sơ Thiền đã là thực hiện được những cái Thiền Định rồi. Nhưng mà vì ức chế cho nên Thầy biết rằng, nó sẽ thực hiện đi đến cái mức độ cuối cùng là cái tâm chưa ly dục ly ác pháp thì nó sẽ tai hại vô cùng.

Cho nên Thầy xả ra, Thầy biết là đạo Phật, người nào ý thức được, sống không phóng dật, xả tâm mình, nhàm chán thế gian thì người đó sẽ tu được. Còn người còn ham thích thế gian thì không thể nào tu được. Thật sự ra thầy nghiệm lại mình coi mình còn ham thích nó không, nếu mà còn ham thích chút xíu, còn thấy đời đẹp thì không tu được gì hết, mà phải thấy nhàm chán, chán ngấy cái đời này. Nhìn thấy cuộc đời này nhàm chán, thật chán thì quý sư mới tu được.

Và tu được thì lúc bấy giờ nhàm chán rồi thì không còn vui với ai nữa, không còn thích nói chuyện với ai, không còn làm bè bạn với ai nữa hết, thì lúc đó sẽ tu được. Bởi vậy cho nên Thầy nhàm chán cuộc đời mà Thầy nhập thất mười năm, hai chục năm mà Thầy chịu đựng nổi trong cái sự tu tập của Thầy mà. Thầy không còn ham thích cái cuộc đời này nữa. Còn bây giờ bắt buộc mà mình tự ép mình vào tu mà mình còn ham thích mình tự dối mình.

(26:50) Còn Mật Hạnh, còn quý thầy hồi đó ở đây, Thầy bắt ép. Thầy thấy rõ ràng là, Thầy bắt ép họ độc cư chứ gì. Mật Hạnh thì nó là cháu của Thầy nó sợ chứ gì, nó không dám. Nhưng mà quý sư quý thầy thì, Thầy bắt ép thì trước mặt Thầy thì không nói chuyện, sau đó nửa đêm mười hai giờ thức, bởi vì không nói chuyện chịu không nổi mà. Mười hai giờ thức rồi rủ nhau ra cái thất của sư mới đến ở đây này, ra góc đó, lén ra góc đó mà nói chuyện.

Vậy mà không tránh khỏi Thầy, Thầy còn ra Thầy gặp Thầy điểm mặt. Ba bốn lần như vậy Thầy mới kêu Thầy đuổi một lượt ba thầy. Khi ra đi rồi họ nói Thầy đủ thứ, nói xấu Thầy đủ thứ. Nói Thầy nào là lấy pháp của Thầy để thí nghiệm đệ tử, nào cái này, nào cái kia. Thầy nói pháp của Thầy Thầy không có chế, pháp của Phật chứ không phải pháp của Thầy. Thầy không sợ cái điều đó đâu. Phật dạy sao, Thầy dạy y như vậy chứ Thầy có chế pháp mới đâu.

Cho nên vừa rồi cái cuốn chín thì phải, Thầy nói đến thầy Chơn Đức, thầy cũng lập luận cái đó đối với ở ngoài Hà Nội, với một số cư sĩ ở ngoài Hà Nội, nói Thầy lấy pháp môn của mình để thí nghiệm đệ tử như là Thầy chế ra một thứ thuốc mới để thí nghiệm. Đó, rõ ràng mà. Vì chính những thầy, Thầy đã đuổi ở đây, họ đã nói câu nói đó rồi, cho nên họ đã lặp lại, thầy Chân Đức đã lặp lại cái lời nói của cái pháp Thầy rồi, đó chứ không phải là thầy Chơn Đức mới biết.

(28:22) Thầy biết điều này rất rõ. Nhưng Thầy không ngại đâu. Thầy nói rằng cuộc đời của Thầy chỉ đào tạo được một người thôi, một người chứng như Thầy thôi, là Phật Giáo vẫn còn. Thầy không cần nhiều. Thầy chỉ cần tha thiết một người về đây mà nỗ lực, không nói chuyện ai hết, sống một mình, có điều gì cứ thưa hỏi Thầy, Thầy chỉ dẫn dắt người đó tới nơi tới chốn. Mà đi nói chuyện người này, người kia rồi thì ngàn đời Thầy không bao giờ mà Thầy đem một cái pháp mà màu nhiệm nào mà Thầy dạy được hết.

Bởi vì những người này không thể nào là con người giải thoát được. Làm sao dạy được. Dạy, có tâm thương yêu tha thứ họ, dạy họ thì họ sẽ tu điên, họ sẽ tu họ đi đến chỗ bệnh tật. Ngày hôm nay họ chưa làm được, nhưng ngày mai họ làm được thì nó sẽ lạc vào con đường điên. Mà nếu họ có những cái thần kinh có cơ thể khỏe mạnh, thì họ sẽ thực hiện những cái thần thông tưởng này, thì thế gian này rất, họ sẽ bị những danh lợi và sắc đẹp, qua cái thần thông của họ sẽ cám dỗ họ liền tức khắc.

Bởi vì họ chưa có ly, họ chưa có diệt được cái lòng dục của họ, thì họ có thần thông thì họ bị cám dỗ ngay liền. Và những người mà có khả năng, có cơ thể mà khả năng như vậy, họ sẽ thực hiện pháp hướng sẽ có thần thông. Minh Tông mà nếu không khạc ra máu, không đứt mạch máu mao quản ở trong phổi của nó đó, thì đương nhiên nó có thần thông.

(30:00) Và thần thông rồi thì Thầy cũng không làm sao mà Thầy khóa cái thần thông này được. Chỉ có đem nữ sắc đến mà dập cho nó, làm cho nó ô nhiễm thì nó mới phá được cái thứ này, chứ còn không thì không phá được. Nhưng mà chắc chắn nó có thần thông thì ra nó bị ô nhiễm nữ sắc, không thể nào tránh. May mà nó khạc ra máu nó đình chỉ, chứ nếu còn không, nếu mà nó không khạc ra máu thì nó sẽ thực hiện được thần thông cho mọi người sẽ thấy.

Nó lấy cái pháp hướng của Phật, mà nó dám thực hiện tà đạo của nó, nó thần thông. Nó dám tuyên bố với Thầy mà. Thầy nói thật hôm nay có mặt quý sư, quý thầy tất cả, may là chư Phật còn giữ được cái chìa khóa, chứ không khéo là nó đã thực hiện thành một cái người rất lớn mà có thể giết hại chúng sanh trong cái đời này chứ không phải đời sau.

Cho nên ở đây, Thầy nói rằng Thầy đã lỡ mà đem cái pháp này ra nói rồi, Như Lý Tác Ý rồi, cho mọi người biết rồi, không khéo người ta sẽ sử dụng nó, người ta tin tưởng người ta sử dụng nó bằng một cái tà đạo. Tại sao Thầy nói tà đạo, là tại vì cái tâm chưa ly dục ly ác pháp mà mình luyện cái này thì tà đạo chứ sao. Phải hiểu được cái điều đó.

Còn cái tâm ly dục ly ác pháp sống đúng giới hạnh của một đời sống tu sĩ, nó ly dục ly ác pháp rồi, thì pháp này nó sẽ đưa dần đến Chánh Pháp chứ không còn tà đạo. Còn cái tâm mình chứa một cái lòng ham muốn, mà mình thực hiện cái pháp này thì nó, cái cơ thể mình không bị bệnh, không bị gì hết, nó có cái khả năng, thì nó sẽ thể hiện được cái lực của nó rồi.

Cho nên Thầy nói thật sự ra, một cái người mà luyện tập về cái pháp hướng này, họ đâu có cần ly dục ly ác pháp đâu, họ sẽ thực hiện được, nhưng mà nó trở thành tà đạo, nó có những thần thông, mà thần thông kinh khủng ghê gớm lắm.

Cô Thanh Hải, cô đã thực hiện được những cái điều này, mà có những chút ít thần thông này, cũng đều chính cô đã, do cái chỗ này mà cô đã cám dỗ biết bao nhiêu người theo cái đạo Thanh Hải. Thầy hiểu được cái điều này, nhưng nó là tà đạo. Cho nên nó đâu có đưa cô đi đến cái chỗ mà thân tâm cô thanh tịnh đâu. Cô ô nhiễm rõ ràng mà.

(32:10) Đó thì hôm nay Thầy nói, những cái lời băng này Thầy ghi lại, giữ lại, Thầy không có bao giờ sai, để cho thấy rõ ràng là cái sai của người ta, là ngay cái bước đầu vô mà không ly dục ly ác pháp mà cứ tập luyện, ở những cái chỗ để tìm cái thần thông.

Và thầy Thông Vân cũng là cái trường hợp tham vọng đó, để mà hỏi Thầy, khéo léo hỏi Thầy để mà Thầy nhắc đến cái chỗ mà tịnh chỉ hơi thở. Không phải Thầy không biết đâu, nhưng bây giờ làm sao bây giờ? Không thể nào mà, mà như thế nào. Nhưng càng có những điều kiện xảy ra, để chứng minh cho chúng ta học, chúng ta hiểu chúng ta rõ được, chúng ta mở con mắt lớn ra để chúng ta thấy được, những cái pháp môn của tất cả những cái tôn giáo ngoại đạo trên thế gian này có là những gì.

Mà trong lúc đó Thầy đang cố gắng hết mình để mà soạn và viết một cái nền đạo đức cho con người, chứ không bao giờ đem cái thứ bậy bạ này dạy. Nhưng bây giờ Thầy không nói ra, thí dụ như bây giờ Thầy không nói rằng mình có Tam Minh, có này, có kia, có nọ, thì quý sư nghĩ rằng đó là pháp thường thôi. Cũng như Đức Phật nói, ta nói, ta chấp nhận là cái thần thông giáo hóa, mà không chấp nhận thần thông biến hóa mà thần thông kí thuyết, có nghĩa là ta không phải không có những cái thứ đó.

Đức Phật đã xác định vậy, nghĩa là bây giờ Ông nói những cái đó huyễn hóa tức là Ông có chứ gì, nhưng mà cái này không có lợi ích đâu. Trái lại Thầy thì Thầy bao giờ cũng muốn đi vào con đường đạo đức đúng cái lời của Phật nói, không bao giờ thực hiện thần thông là bởi điều này. Bởi vì thực hiện thần thông, bây giờ mình có dạy đạo đức người ta, người ta nói người ta ham đạo đức chứ sự thật ra không phải họ ham đạo đức đâu mà họ ham thần thông.

(34:03) Ham đạo đức là ham cái đường giải thoát chứ không phải là ham cái sự thần thông. Nhưng cái người mà ly dục ly ác pháp rồi làm sao người ta không có. Tâm người ta thanh tịnh làm sao người ta không có cái gì? Mình phải đặt một câu hỏi rất lớn chứ, tâm một người thanh tịnh như Phật mà làm sao không có thần thông. Tại sao người ta tôn xưng Phật người ta không có dám làm hại Phật.

Không phải trong thời Đức Phật không có thần thông. Có bao nhiêu, ngoại đạo nó luyện thần thông còn hơn bây giờ nữa. Trong cái thời đó là thời thanh tịnh mà, nó đâu có ô nhiễm như vật chất chúng ta bây giờ. Còn bây giờ chúng ta vật chất nó ô nhiễm làm sao chúng ta luyện được. Còn thời Đức Phật là cái thời thanh tịnh, người ta chỉ cần luyện tập ở trong núi non là người ta có thần thông rồi.

Cho nên trong khi đó, thần thông của ngoại đạo không đối với Đức Phật ra cái gì hết mà. Nghĩa là như là hạt cát, còn cái sức thần thông của Phật như thế này. Vì do cái tâm thanh tịnh người ta. Còn mình, mục đích của mình tìm cái tâm thanh tịnh như Đức Phật thì cái thần thông đó chỉ là huyễn hóa thôi. Nhưng mà làm sao không có. Có để làm gì đây.

Cho nên ở đây chúng ta nói thật sự, có nhiều người đặt câu hỏi, Thầy có thần thông sao Thầy không biết thầy Thông Vân điên mà nhận thầy Thông Vân vô đây tu, phải không? Cho nên ở đây tại sao Thầy nhận thầy Thông Vân? Như thầy Chơn Thành hỏi Thầy cái câu hỏi, cái người bại liệt thần kinh, thì cái người đó họ có thể tu được hay không. Thầy chưa trả lời trong cái cuốn sách, chứ Thầy trả lời cuốn sách là tức là Thầy đã biết những cái người nào mà nó thuộc về cái loại nào rồi.

Bây giờ một cái người mà lên đồng nhập xác mà đến đây xin tu, Thầy biết người đó sẽ bị như thế nào khi mà tu pháp này. Thầy biết hết chứ, nhưng mà tại sao Thầy nhận họ. Thầy nhận họ làm cho họ không bất mãn với Phật pháp. Đến đây lần lượt gỡ lần để cho họ đi vào con đường đạo đức. Đó là Thầy thương họ, chứ đâu phải Thầy sợ ba cái điên khùng của họ đâu. Thầy đâu có phải sợ gì một người điên ở đây để rồi mang tiếng cái chùa này điên sao. Thầy đâu sợ. Pháp của Thầy là pháp của Phật chứ đâu phải của Thầy. Thầy đâu có chế ra cái pháp nào của Thầy đâu mà Thầy sợ.

Nếu mà pháp của Phật điên thì Phật dạy người ta điên chứ Thầy đâu có dạy. Thầy chỉ lấy cái pháp của Phật mà Thầy tu, Thầy được giải thoát thôi. Thầy đâu có sợ, Thầy đâu có mong quý thầy mà đến đây cực khổ Thầy. Nhưng vì tha thiết đến đây xin, Thầy vẫn cho. Không phải Thầy không biết đâu. Những cái hạng đồng cốt vô đây cái mặt là thấy đã biết liền. Phải không? Còn những cái người mà thần kinh bại liệt vẫn thấy cái mặt biết liền mà, đâu phải không biết đâu.

(36:47) Đây Thầy nói không có thần thông gì hết, với con mắt của quý sư, quý thầy cũng vẫn biết người đó được mà. Nghĩa là ở ngoài đời người ta nói cái người mát mát, đó là người thần kinh bại liệt. Còn cái người lên đồng nhập xác ta thấy cái mặt của họ là đã biết liền rồi. Còn cái người mà không có cái trạng thái đó là mình thấy mặt mình biết rồi, đâu phải là thần thông. Đó Thầy nói hôm nay để biết rõ ràng chứ không phải không.

Nhưng trước sự tha thiết của họ đến đây họ xin, họ là một đồng cốt, họ xin tu theo pháp Phật. Bây giờ đuổi họ không đi, họ nói Thầy đuổi con, con không đi, thì như thế nào. Không lẽ mình là một tu sĩ mình xách gói quăng ra. Mà bây giờ người ta tha thiết như vậy thì mình khuyên họ, bây giờ tu một tháng, nửa tháng, hai tháng, ba tháng chừng nào coi được thì thôi. Nhưng mà coi ở quen rồi thì người ta tu đúng, tu sai người ta tu theo kiểu người ta, người ta không có tu theo mình, thì mình cũng đành chịu thôi chứ bây giờ làm sao.

Rồi bây giờ người ta ở thêm nữa thì cũng đành chịu thôi chứ không sao gì. Nhưng mà các thầy cứ nghĩ rằng mỗi một ngày qua, mà cái số lượng đông người thì trong tu viện chúng ta nó đâu phải là có cái tổ nấu cơm, mà chỉ có hai, ba người phụ nữ người ta nấu cơm. Bởi vì nhìn thấy cái này, hột cơm mà của một cái người làm ra cho chúng ta ngồi tu mà chúng ta tu mà sai, chúng ta có xấu hổ không?

(38:19) Ở đây người ta đem cái sức của người ta, nửa đêm người ta dậy, người ta nấu cơm cho mình ăn, người ta thay thế cái sự mà đi xin cho mình để người ta nấu cơm cho mình ăn cho đúng, mà mình ăn không đúng, mình tu không đúng thì mình có xấu hổ không? Bởi vậy, cho nên vì vậy mình đi xin ăn từng bữa, từng nhà, mà khi mình tu không đúng, mình thấy mình còn khởi một cái tâm tham, mình quan sát thấy mình còn cái tâm tham là mình đã tự xấu hổ rồi, xấu hổ với cái bữa cơm của người ta cúng dường cho mình ăn.

Huống hồ mình vô đây, các sư, các thầy thấy cô Út rất là cực khổ. Cực khổ mọi mặt, có cái gì mà khổ thì cô kê vai cô gánh vác hết. Cô không từ ai. Lo cho chúng ta, cho có một ngày một bữa ăn để cho chúng ta thực hiện. Nhưng mà chúng ta tu không đúng thì chúng ta có xấu hổ không. Hay là chúng ta sống chơi chơi cho nó qua ngày tháng. Cô chỉ mong làm sao cho một người tu chứng là cô rất mừng vì cái công của cô làm nó không có uổng.

Mà nhìn trước nhìn sau, mà thấy quý sư nói chuyện, thấy quý sư đi tới, đi lui, thấy quý sư không chịu đi kinh hành, là cô đau xót vô cùng. Cô nói với Thầy mà, cô đau xót vô cùng. Con muốn làm sao cho quý sư tu đúng, quý sư đi kinh hành nhiều, để tâm tỉnh thức, để quan sát, đừng có ngồi nhiều trong thất nó sinh ra lười biếng hoặc cái này cái khác. Đừng có đọc kinh sách, đừng có ham học mà ở đây phải ham giải thoát.

Vì học thì nó phải có trường có xá có này kia người ta cấp chứng chỉ này kia, mà bây giờ vô đây ở như thế này rồi, Thầy không cấp chứng chỉ được mà con cũng không cấp chứng chỉ được. Họ đi ra họ làm cái gì đây. Bất quá đi ra thì họ nói xấu con, họ nói con thế này thế kia, thế nọ, thì họ nói có nhằm nhò gì đối với con nhưng mà uổng cho cái công của họ tu.

(40:18) Một trăm mấy chục người về đây rồi, bây giờ nhìn lại công dã tràng. Bây giờ đi ra có ra gì đâu, có phải đi ra ngoài đó họ tu họ thành Phật, họ giải thoát thì mình cũng mừng đi. Tại chỗ này mình dạy người ta không được, người ta ra kia người ta đã giải thoát. Còn bây giờ nhìn lại cái người nào cũng chơi vơi hết, không có ra gì hết. Không làm được một cái gì hết. Ở mình cũng không được, ra ngoài kia sống thì chỗ này người, chỗ kia người, cuối cùng không người nào được hết. Đau lòng.

Vì những người đã đến gặp mình, dù là một giây, một phút thôi, nó cũng có cái tình cảm ở trong đó rồi. Khi ra đi mình cũng nhớ chớ, cũng thương chớ, làm sao mình quên được, là con người mà, chứ đâu phải cây đá mà quên. Cái hình ảnh của mỗi người đều ở trong cái đầu của mình mà, nhớ đến người đó mà người đó được giải thoát, người đó được hạnh phúc thì mình sung sướng, mà người đó không có được hạnh phúc không có được giải thoát mà đang trên cuộc đời đau khổ như thế này, thì mình có sung sướng gì khi mà mình đã được giải thoát.

4- PHÒNG HỘ SÁU CĂN

(41:20) Thì hôm nay Thầy nói để thấy được cái chỗ tâm không phóng dật là đệ nhất pháp. Muốn ly dục ly ác pháp mà không phòng hộ sáu căn thì tâm sẽ phóng dật. Mà tâm phóng dật thì kết quả sẽ đi về đâu. Mà chính Đức Phật đã nhắc chúng ta, Thầy có ghi ở trên bia đá kia kìa. Trước khi còn một vài giây nữa Đức Phật đã tịch, thì Đức Phật đã nói câu nói đó. Thế rồi bây giờ chúng ta không ôm cái pháp này còn ôm cái pháp nào nữa để mà thực hiện cuộc đời giải thoát của mình.

Muốn giải thoát duy nhất có cái pháp không phóng dật. Vậy thì từng mỗi tâm niệm của chúng ta, niệm niệm tâm tâm của chúng ta lúc nào cũng nhìn coi cái tâm mình có phóng dật không, phóng chỗ nào. Nó không phải phóng chỉ riêng một niệm ở trong đầu chúng ta, nó còn phóng ở âm thanh, sắc tướng, sáu trần bên ngoài nữa, nó phóng tùm lum, nó phóng đủ thứ hết. Cho nên vì vậy mà hàng ngày chúng ta ngồi đây như một người lính canh mà phải tỉnh thức, không khéo kẻ gian trộm, kẻ giặc nó xen vào mình không hay.

(42:40) Mà nó xen vào thì nội thành của mình nó rối loạn hết rồi, nó không có thanh bình ở trong này. Mình có trách nhiệm và bổn phận canh cái cửa thành của mình, thế mà mình cứ để giặc len lỏi vào như vậy sao? Là một người tu, như một người lính, một người lính canh thành, mà canh lơ mơ thì kẻ giặc vào. Cũng như bây giờ, người cảnh sát nhà nước này, có cái bổn phận phải diệt trừ ma túy, mà cái người cảnh sát canh cái cửa thành để đừng cho ma túy vào xâm chiếm đất nước chúng ta, mà nó cứ chui vào như vậy là như thế nào?

Để con em mầm non của Tổ Quốc chúng ta nghiện ngập xì ke ma túy thì là một tai hại của đất nước. Chúng ta là người tu cũng như vậy. Mình ví như mình là một người canh cửa, để xem coi giặc nó chui chỗ nào vào, tức là sáu trần nó chui chỗ nào vào đây. Mà chúng ta tỉnh giác, tỉnh táo, chúng ta nhìn không thấy giặc chui vào thì đất nước chúng ta thanh bình, đó là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Quý sư hiểu cách thức tu chớ, cụ thể rõ ràng. Quý Thầy có hiểu chớ, đâu có chỗ nào là khó khăn đâu. Nếu Thầy ngồi đây, Thầy là một người lính canh, bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, bốn cửa thành này, mà có một thằng giặc nào mà chui vào được, chỉ chúng ta lơ đễnh mà để nó chui vào, nó làm tâm chúng ta chạy theo, thì còn gì cái thành của chúng ta gọi là giải thoát được, gọi là thanh bình được?

(44:32) Pháp của Phật nó cụ thể mà nó rõ ràng như vậy. Đức Phật đâu có chỉ cho chúng ta giữ một cửa thành, mà cả bốn cửa thành. Cho nên mình là một người canh giữ bốn cửa thành này làm sao mà giặc vô được. Chỉ mình bỏ quên mình đi chơi, mình uống rượu, mình say sưa rồi mình bỏ cửa thành hổng, chúng mới vô trong này mới quậy phá ở trong này làm cho thành mình tan nát. Chứ còn không thì đâu có như thế này.

Cho nên sau khi mà đất nước thanh bình rồi, tức là thân tâm của mình ly dục ly ác pháp rồi, thì bắt đầu mình mới sửa sang lại nội thành của mình bằng cách làm kinh tế, thì như chúng ta nhập định Tứ Thiền, bốn Thiền, như chúng ta thực hiện Tam Minh. Còn bây giờ cái thành của mình bây giờ, giặc nó xâm chiếm nó ở trong này, hoàn toàn mình đuổi chưa ra, mà bây giờ mình không canh gác mình đuổi cho sạch ra hết, rồi mình giữ gìn cho đến khi thành tựu.

Bây giờ Thầy tin rằng quý sư, quý thầy người nào cũng có ly dục ly ác pháp được hết. Nhưng ly dục ly ác pháp của quý sư chưa sung mãn, chỉ có hiện thấy được mặt nó, biết ly dục ly ác pháp trong một khoảng thời gian ngắn. Đức Phật bảo chúng ta phải thực hiện sung mãn kia mà. Có phải không, phải làm cho nó sung mãn. Cho cái tâm được ly dục ly ác pháp để nhập Sơ Thiền để cho sung mãn Sơ Thiền là có.

Thầy tin rằng người nào cũng thấy được Sơ Thiền, bởi vì chúng ta ngồi đây tâm chúng ta thấy thanh thản, an lạc, vô sự là đã ly dục ly ác pháp. Nhưng sung mãn tức là quét sạch nó thì chưa. Vậy thì Đức Phật đã dạy chúng ta trên Tứ Niệm Xứ mà ngồi đây canh phòng mà gác nó, mà phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, để cho mình tỉnh táo, để cho mình diệt giặc, thì cái đó mới chính là cái tu của mình chứ.

(46:37) Làm gì bây giờ ngồi đây mà gọi là hướng tâm để mà nhập Tứ Thiền, Tam Thiền. Mà Tứ Thiền, Tam Thiền nó có ích lợi gì, trong cái giai đoạn này nó đâu có ích lợi gì. Cũng như bây giờ đất nước của mình bị giặc nó xâm chiếm nè, mà mình lo mình làm kinh tế, để cho giàu thì làm sao giàu được. Đuổi giặc ra khỏi đất nước, rồi mới giữ gìn bờ cõi, an cư lạc nghiệp cho dân ở trong này có nghề nghiệp, rồi mới tính ra cách thức làm kinh tế, dân nó mới giàu nó mới mạnh chớ.

Còn bây giờ dân mình đang bị nô lệ, đang bị người ta cai trị, nó sai mình làm cái gì thì mình vất vả theo làm. Cũng như bây giờ nó sai quý sư ăn là quý sư cũng ăn, sai quý thầy nhìn ai cũng nhìn, quý thầy cứ làm theo. Đến đây Thầy thường nhắc, chúng ta tu hành là chúng ta giữ thất mình không cho ai bước vào thất. Mình nghĩ rằng mọi người đang ô nhiễm chứ chưa có người nào thanh tịnh. Mà người không thanh tịnh vô thất mình là nhiễm ô thất mình, không cho vô. Nhất định là không cho vô.

Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, phòng hộ nó, ai mà bén mảng đến thất mình là đóng cửa ngay liền, trèo lên ghế hoặc lên giường ngồi thiền, hoặc là ngồi dưới sàn thiền, ngồi thiền liền. Người ta có đến thất mình kiếm chuyện, thấy mình ngồi thiền không tiếp chuyện họ phải đi thôi. Nghĩa là mình có đủ cách để mình tránh duyên, mình có đủ cách mình đẩy lui các chướng ngại pháp không xâm chiếm mình, thì người đó là cái người sẽ giải thoát.

(48:17) Quý thầy cứ hỏi lại Mật Hạnh coi có không. Thầy ép buộc Mật Hạnh sống độc cư, phải làm đúng như vậy, ai muốn men men đến thất là đóng cửa lại, sau ba năm tâm quay vào định ở trên thân liền tức khắc. Đó là ức chế nó mà nó còn quay đó, huống hồ là chúng ta đã nhàm chán. Cho nên vì vậy khi nó đã quay rồi thì nó sung mãn liền. Còn ức chế nó làm sao nó sung mãn. Mình ức chế nó đừng có quay vậy chứ, thật sự ra nó chưa sung mãn tâm mình chưa nhàm chán pháp thế gian mà.

Thầy biết, Thầy bắt buộc các sư sẽ làm được cái điều này, sẽ nhập được Sơ Thiền một cách cụ thể rõ ràng, nhưng giết quý sư, quý thầy. Bởi vì qua kinh nghiệm Thầy đã biết rồi. Đối với Thầy thì tự giác …​ Thầy ức chế nó, Thầy khép mình trong khuôn khổ độc cư, cho nên từ đó tâm Thầy nó quay vô thật sự. Và trong khi tu tập Thầy nhàm chán cái pháp thế gian này. Thầy không còn tham, cho nên nó không còn lý luận một cái gì cho Thầy đi ra được.

Còn Mật Hạnh khi quay vô như vậy, thì lúc bấy giờ nó quay vô như vậy, nó định được như vậy rồi, mà do ức chế, cho nên lúc bấy giờ nó có cái sức mạnh của nó, nó bung ra. Nó bung bằng cách nào, nó bung ra đâu được bằng cái ý thức- cái vọng tưởng cái niệm của mình trong đầu. Nó phải bung qua cái thọ, nó đánh qua cái góc khác để cho mình tiếp duyên ra ngoài, bắt đầu phát khởi bệnh.

Mà trong khi bệnh đừng có sợ gì, đã Thầy nhắc mà, bệnh là vô thường, khổ. Bệnh mà sợ nó, do nếu mà bệnh mà mình sợ nó, mình đi ra mình tiếp xúc bác sĩ, uống thuốc thì ngay đó là mình đã bị động rồi. Và bị động rồi thì từ cái tư tưởng nó phóng ra, nào là thế này thế khác, thì nó đổ vỡ rồi. Mình đâu có sợ chết, mình đâu có sợ bệnh nữa, trong khi tu như quý sư đó, mình nhất định là không sợ chết, sợ bệnh nữa. Không đến bác sĩ nữa. Chết là chết ở trên cái sự tu của mình mà.

(50:22) Mình chết trên tâm thanh thản, an lạc, vô sự, hoàn toàn là không sợ hãi mà. Cho nên vì vậy quyết tử. Khi bước chân vào đây tu thì ai cũng phải có một cái tâm niệm quyết tử, thì quyết tử thì chúng ta mới thành, chẳng sợ chết đâu. Thân này bao đời chết chứ đâu phải một đời nay mà còn thấy chết sao sợ. Mình đừng có lý luận rằng tôi sẽ uống thuốc cho mạnh rồi tôi tu, ngàn đời mình tu không được đâu, mình sợ nó rồi mình tu không được đâu.

Còn mình không sợ, chết bỏ, nhất định chắc chắn là mình sớm muộn rồi mình cũng phải chết mà. Nhất định là không động, thì nó sẽ giải được. Trong bài kinh Đức Phật nói, khi mà cái sức chịu đựng của cái thọ, của cái đau đớn của cơ thể của mình, sức chịu đựng thân mạng của mình đó, mà tâm mình nó bất động nó không dao động, thì nó tận cùng cái sức chịu đựng, tận cùng của cái thọ đó, cái thọ đó đau đớn đến tận cùng của nó thôi chứ nó không có đau hơn đâu.

Mà đau hết tận cùng nó rồi thì nó mát lạnh, nó hết đau. Còn bây giờ nó đau vậy nó chưa hết cái sức tận cùng của nó rồi, thì nó còn đang tiếp diễn cái đau đó. Mà mình chịu đựng trên cái sức tận cùng đau đó đó, cuối cùng nó sẽ mát lạnh, nó sẽ không đau nữa, nó sẽ hết. Mà mình dao động mình đi uống thuốc, thì bình thường mình uống thì nó hết, rồi đến bữa nó sanh bệnh khác, không bao giờ nó hết đâu.

Từ ngày các sư đến đây thấy Thầy từ khi mà nghe băng Thầy, các sư thấy Thầy có ho, ở trong băng Thầy vẫn ho như thường, phải không? Cho đến giờ này Thầy cũng vẫn còn ho một, hai tiếng chứ đâu phải hết đâu. Nhưng mà thầy thấy có sao không? Thuốc không thèm uống nè, không, Thầy không bao giờ mà. Trước kia cô Út sợ Thầy lo này kia, thì mua thuốc này kia rồi cho Thầy. Thầy uống một liều chứ Thầy bỏ năm liều Thầy không thèm uống.

(52:19) Uống làm vui lòng vậy chứ sự thật là Thầy, cuộc đời này mà, xá gì cái thân này, chết bỏ mà, mình không cần gì. Đối với Thầy Thầy không sợ đâu. Do vì vậy mà khi mà Thầy ngồi lại Thầy phục hồi, Thầy chỉ ngồi yên lặng ở trong cái trạng thái bất động tâm của Thầy thôi chứ gì, thì nó sẽ phục hồi lại cái ho của Thầy liền tức khắc chứ gì. Nhưng mà Thầy lao động thì cái tật bệnh của Thầy nó có cái cốt bệnh của nó là bệnh phổi ho chứ không có gì hết, nhưng mà nó hoành hành Thầy không nổi.

Chớ còn người ta mà tuổi Thầy, nó không có sức đề kháng, thì nó hoành hành cái bệnh nó càng tăng gia lên chứ làm sao mà chịu đựng nổi khi mà Thầy làm việc suốt đêm. Các Thầy hiểu là khi mà mười hai giờ, một giờ Thầy còn làm việc mà. Đó thì đủ biết là cái sức làm việc của Thầy trông như vậy đó, mà cái thân của Thầy là cái thân có bệnh chứ đâu phải là thân không bệnh.

Trước kia Thầy bị bệnh phổi, trước kia Thầy dạy học, sau đó Thầy trị bệnh phổi hết. Rồi Thầy tu, sau khi Thầy ra thất Thầy tu, bệnh tái diễn trở lại, thì Thầy tự điều trị, tự nó không hết nó cũng hết. Rồi sau này gần đây, mới gần đây thì coi như là cái bệnh nó Thầy làm việc quá nhiều, bệnh nó phát triển trở lại. Bởi vì nó là thân bệnh. Tại trong thân Thầy nó có bệnh đó mà. Rồi bắt đầu Thầy phục hồi lại, trong vòng nửa tháng Thầy lấy lại bình thường Thầy làm việc được như thường.

Và chính cái giờ vừa làm việc vừa phục hồi Thầy không để cho nó tới thành bệnh, Nghĩa là Thầy làm việc, thí dụ như bây giờ Thầy làm việc tới 12 giờ, thì bắt đầu Thầy, 12 giờ Thầy đi nghỉ, nghỉ từ 12 giờ đến 1 giờ là Thầy phục hồi lại sức khỏe. Tới 1 giờ là Thầy phục hồi lại sức khỏe, thì Thầy mới làm việc…​ Thầy cứ như vậy mà bây giờ Thầy làm việc cho đến khi mà Thầy xong rồi thì Thầy thấy cái thân này không còn xài nữa thì Thầy bỏ.

5- DỰNG LẠI NỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

(54:10) Nhưng mà trước khi bỏ Thầy hứa với quý thầy là Thầy đào tạo một người phải tu chứng hẳn hoi, đàng hoàng. Bởi vì kinh sách của Thầy mà không có người tu chứng thì như kinh sách Đại Thừa, chỉ lý luận nói thôi, không có ích lợi thực sự. Còn có một người tu chứng để cái người này dẫn dắt lại kinh sách này, kinh sách Thầy viết đó, để lợi ích cho đời sau, đem cái nền đạo đức cho người ta.

Thầy trước khi mà Thầy nhắm mắt ra đi, Thầy nhắc chỉ duy nhất có pháp ly dục, ly ác pháp là đệ nhất pháp của Phật, hãy đem giáo pháp này dạy cho người. Còn tất cả các loại thiền định, thần thông đều dẹp hết, bỏ hết, không lợi ích cho ai đâu. Những thứ này chỉ huyễn hóa gạt người, lừa đảo người. Đó là những cái, Thầy sẽ di chúc những lời này. Hôm nay Thầy ghi trong băng, để rồi ngày mai mà Thầy có tịch thì các thầy sẽ mở ra các thầy còn nhớ lại…​

Những thần thông không có nghĩa lý gì hết. Nó đã lừa đảo người ta, làm cho người ta say mê nó từ muôn đời muôn kiếp cho đến bây giờ chứ đâu phải mới bây giờ. Chỉ có Thầy bây giờ mạnh mẽ mà đập xuống hết, chẳng sợ thần thông nào. Mấy ông thầy bùa, thầy chú bắt ấn làm cho người ta kinh hồn hoảng vía.

Thật sự như thầy Thông Vân ngày, bữa mà thầy điên đó, nếu mà cái người nào nhát gan mà thấy thầy bắt ấn, thầy đọc thần chú là cũng phải hơi run rồi, gọi thầy bằng cha rồi chứ còn ai nữa.

Nhưng mà sự thật đâu phải cái chuyện đó làm mình gì được. Bùa chú mà làm cái gì, thần thông đó mà làm cái gì, Thầy nói chẳng có gì, nó là cái ảo giác. Cho nên chúng ta chẳng sợ.

Đó thì hôm nay Thầy nói thật sự để chúng ta thấy cái nền đạo đức mà Phật giáo là cái người xây dựng nền đạo đức đó. Để mà người sau người ta còn mở màn cho cái nền đạo đức đó để cho con người. Bởi vì làm chúng ta là chúng ta là con người chúng ta phải làm gì lợi ích cho con người.

Nhất là với tu sĩ chúng ta. Ta không làm ra cơm gạo, thì chúng ta phải xây dựng cái nền đạo đức trong cái sống đúng đạo đức, để giúp cho người ta thấy được cái gương hạnh đạo đức, để người ta sống có đạo đức, đối xử với nhau, để cho chúng ta được ở trong một cái cảnh giới thanh bình, trong một cái cảnh giới an vui, không có người này chà đạp lên người kia. Đó là cái nhiệm vụ và bổn phận của người tu sĩ, của những người làm tôn giáo chứ.

(56:40) Mà chính cái nguồn giải thoát đó, cái nền đạo đức đó, lại là nguồn giải thoát cho tâm hồn của chúng ta. Chúng ta phải thấy được cái nhiệm vụ và cái trọng trách, trọng trách nhiệm vụ đối với mình. Đối với bản thân mình, mình phải làm sao cho nó giải thoát đây, đối với bản thân mình làm sao cho lợi ích cho mọi người. Những người gần nhất chúng ta, là con cái, vợ con của mình, là dòng họ anh em của mình, hãy làm sao cho họ thấy.

Đây thì, nếu mà Thầy vì một cá nhân, mà vì những người thân thuộc của Thầy, thì Thầy sẽ viết sách đạo đức ngay liền tức khắc, chứ Thầy không có nói dông dài như ở trên cái bộ Đường về xứ Phật. Tại sao vậy? Tại vì những người thân của Thầy là những người đang cần, đang tha thiết đạo đức. Mà cái sự đau khổ của quý sư, quý thầy còn gấp trăm ngàn lần. Bởi vì quý sư, quý thầy bỏ hết cuộc đời đi tu, mà không đúng chánh pháp, thì nó phí cuộc đời.

Cho nên thầy không nói đến đạo đức. Thầy chỉ nhắc chứ thầy chưa soạn thảo cuốn sách đạo đức. Chứ sách đạo đức của Thầy ra, dòng họ của Thầy, con cháu của Thầy, em út của Thầy không làm điều ác. Nghĩa là Thầy nói thật sự cho quý thầy biết, khi sách đạo đức Thầy ra rồi mà con cháu Thầy đọc nó không chửi lộn nhau đâu. Thầy nhất định rằng nó không đánh lộn, nó không chửi lộn, nó không tranh hơn, tranh thua với ai nữa đâu.

(58:24) Nhưng Thầy nói cái nỗi khổ của quý sư, quý thầy, Thầy là tu sĩ mà, Thầy phải thông cảm cái nỗi khổ của quý sư quý thầy nhiều nhất mà. Bỏ cuộc đời, còn con cháu Thầy nó còn chưa bỏ cuộc đời, nó còn sống trong cuộc đời. Còn quý sư bỏ hết cuộc đời, bây giờ quý sư, quý thầy có cái gì đây nữa. Còn cái gì đây nữa. Còn con cháu của Thầy nó còn có con cháu của nó sẽ nuôi dưỡng nó, còn quý thầy không còn ai.

Hay là mình tu rồi mình về mình nhờ vợ con mình nuôi hay là con cháu mình nuôi. Mình phải cứu mình chứ mình nghĩ, mình tu rồi, mình bỏ mình không có làm ích lợi gì cho nó không? Thật sự các thầy vô đây học, các sư, các thầy đem cái hột cơm bát gạo hoặc đồng tiền để mà nuôi vợ, nuôi con cháu của mình, cho nó đồng xu chỗ nào được nó không? Hoàn toàn không được, mà tới cuối cùng mình phải về nhờ nó.

Cho nên ở đây chúng ta phải ý thức được cái sự tu tập của chúng ta. Phải làm sao làm gương sáng cho những người tu sĩ của chúng ta, phải thấy cái gương đó để mà nỗ lực thực hiện để mà cứu cánh chúng ta …​ Chúng ta không còn gì nữa, mà bỏ thì cho thật bỏ đi, đừng có bỏ nửa chừng, thì nó không giải quyết được gì nhiều. Bỏ thì cho thật bỏ.

Bởi vậy, Thầy nói mỗi tâm niệm của chúng ta, bây giờ như sư Tuệ Tịnh, sư có mấy đứa con. Sư về đây sư tu, mà bây giờ làm sao sư là một người cha mà làm sao không nhớ con mình được. Mà khi nó khởi lên nhớ: “Không được, tâm này phải ly ra, không có được ở đây. Chỗ này là chỗ tu chứ không phải chỗ con cái. Tâm hồn phải thanh thản không được nhớ nó”. Nếu thương nó thì tâm phải thanh tịnh. Còn thương nó mà nhớ nó thì tức là tâm không thanh tịnh. Mà tâm không thanh tịnh thì đây ngày nào đó về báo nó phải nuôi mình.

(01:00:24) Tới chừng đó nó nói ba đi tu mà cuối cùng ba về ba ở đây vợ con con khổ quá. Nói một lời nói thấy đau lòng, làm cho nó, cái sự tu hành của mình chẳng ra gì mà bây giờ làm cho nó trở thành đứa con bất hiếu mình. Bởi vì nó cực khổ quá, nó chăm sóc mình nó cực khổ quá, thì nó mở lời nói cái mình thấy nó là đứa con bất hiếu rồi. Mà không ngờ là do mình đã tạo cho nó trở thành đứa con bất hiếu, chứ đâu phải khi không nó là bất hiếu.

Mình phải xét thấy được cái điều đó. Cho nên khi bây giờ mình ngồi đây tu, nó sẵn sàng nó dằn cái lòng thương yêu cha nó, nó không đến nó không gặp, nó không gọi điện thoại, chứ nó từng phút, từng giây nó hướng đến cha nó chứ làm sao nó quên được. Bởi vì đó là cái nút ruột, từ trong lòng cha nó đi ra mà. Mà tại sao mình nỡ tâm nào mà mình tu hành mà mình không giữ trọn cái pháp môn mà Thầy đã dạy.

Đây Thầy nói thí dụ như sư Tuệ Tịnh, cũng như sư Phước Từ. Sư đến đây tu thì sư cũng biết có gia đình, có con cái, có dòng họ của mình chứ gì. Mà nếu mà mình tu không đúng, thì chừng đó mình cứ nghĩ là chừng đó nó cũng nuôi mình chứ gì. Không! Đừng nghĩ như vậy. Mình phải có trách nhiệm, trách nhiệm của mình như thế nào, để xứng đáng với các con của mình chứ.

Khi mình đi tu rồi bây giờ gặp nó mình là người như thế nào chứ. Không lẽ hồi đi tu như vậy bây giờ về như vậy, rồi lại đau, lại bệnh, bởi vì càng ngày tuổi thọ càng lớn thì nó phải đau bệnh. Mà đau bệnh bây giờ ở chỗ nào người ta nuôi bằng con cái của mình. Mà khi về con cái mình nuôi mình, mình thấy có buồn không?

Có khoảng thời gian mà sức khỏe còn này, nếu ở ngoài đời thì như sư Phước Từ, sư làm ra tiền, ra bạc này kia, sư cất cái nhà này cho đứa con này, đứa con kia, bây giờ sư nằm đó, nó nuôi nó rất là sung sướng. Cha tui đã làm cho tui có cơ sở sống, bây giờ tui phải nuôi ông đàng hoàng. Còn bây giờ mình bỏ đi tu, mình không ngó ngàng gì tới nó, mà cuối cùng bây giờ mình về nằm đó, nó nuôi thì nó có xứng đáng, mình có xứng đáng mà nằm đó để cho nó nuôi không?

(01:02:26) Thầy đem những cái ví dụ cụ thể để thấy rằng cái nhiệm vụ trọng trách khi mình bước vào đạo Phật, mình phải làm sao cho xứng đáng. Bây giờ đến đây mình đâu có hưởng cái gì đâu sung sướng đâu. Ngày ăn có một bữa, không có ăn thêm được một cái gì hết. Phải nỗ lực từng phút, từng giây tìm sự giải thoát trong từng phút, từng giây này chớ đâu phải tìm cái giải thoát mênh mông đại hải đâu. Mà từng phút mình giải thoát, từng phút mình thấy đạo nghĩa của mình có trong từng phút giây mình tu mà.

Bởi vì đạo Phật nó thực hiện đạo đức mà. Cho nên từng phút giây nó nói lên đạo đức của chúng ta mà. Chứ đâu phải mình ở, bữa nay đến chùa này ở năm ba ngày mình tu, được thì mình chơi mà không được thì mình đi ở chùa khác cũng vậy thôi. Đâu phải cái chuyện đi chơi. Chuyện tu là cả một cuộc đời, là một cuộc cách mạng. Cách mạng bản thân của mình mà.

Từ nó ô nhiễm nó tham đắm cái này, cái kia bây giờ nó quét sạch ra hết, nó là cuộc cách mạng mà, nó đâu có để còn ô nhiễm trong này nữa. Cho nên nó là một cuộc trường kỳ kháng chiến, chứ đâu phải là một cái chuyện tầm thường chơi. Cho nên đi tu đâu có nghĩa là đi chơi được. Bây giờ Thầy nói thật, mình thấy mình chưa có đi tu được, thì hãy sống như Mật Hạnh. Ăn mặc như đời, đừng có mặc chiếc áo tu, mà nó không đúng cái con người tu, ra đời đi.

Chừng nào mình thấy chán ngấy cuộc đời rồi, bắt đầu trở lại, tu hành cho đàng hoàng, là mình chán đời rồi, mình chán mình ngao ngán, mình ngán đời rồi. Cho nên ở đây Thầy dạy thực giải thoát. Mà thực giải thoát thì nó là từng giây của mình, nó cụ thể nó rõ ràng, và mỗi giây của mình tu như vậy mình xét thấy, mình xứng đáng làm cha giữa mấy đứa con. Mình xứng đáng làm người giữa con người.

(01:04:30) Còn mình thực hiện từng giây mình thấy, một giây này mình lơ là, một giây này mình chưa có chuyên cần, giây này mình chưa có tinh tấn để nhìn thấy cái thân tâm của mình thanh tịnh như thế nào, thì do đó mình không xứng đáng. Mình phải thấy cái sự xứng đáng hay không xứng đáng. Cho nên ở đây tu, Thầy nói thật sự, khi bước chân vào cổng chùa này là phải tu thanh tịnh.

Người nào cũng như người nào, dù là cư sĩ hay tu sĩ, chấp nhận vào đây rồi thì chúng ta phải thực hiện cho đúng. Mà thực hiện không đúng thì năm năm, bảy năm, mười năm rồi thì chúng ta dậm chân tại chỗ là chúng ta tự xấu hổ, chúng ta tự xét thấy mình xấu hổ. Còn người nào mà không thấy xấu hổ là chai lì rồi. Thầy nói như vậy là uổng cuộc đời mà mình còn mang nợ đàn na thí chủ, ngày mai này mình tưởng cái đó đó, mình chết rồi thôi nó tan biến đâu.

Đâu có, nó không có mất cái chỗ nào hết. Một hột cơm nhỏ như thế này mình phải trả chứ không bao giờ mình chạy trốn khỏi đâu. Mồ hôi nước mắt người ta làm, thử bây giờ mình ra mình cày cấy, mình đập được cái hột lúa để cho mình xay mà thành hột cơm mình ăn coi nó có đổ mồ hôi, có sôi nước mắt của mình không.

Đây Thầy nói cho các sư biết, ngay trước cái ngày mà Thầy về đây, ở đằng trước cái chỗ mà có cái chùa mà Thầy đào mấy cái ao, đó là ruộng, chứ nó không phải là, bởi vì nó đất thấp mà, cho nên Thầy mới đào cái ao đó, mà Thầy đổ lên thành đất cao Thầy cất cái chùa những cái nhà đó. Cho nên về đó thì Thầy mới lấy cái cuốc, cái cuốc như thế này Thầy cuốc đất rồi Thầy cấy, chứ không cày mà, làm một người tu không bắt trâu bò cày mà.

Thầy cuốc Thầy cấy, Thầy cuốc tới khi nào mà, Thầy làm hết cả năm cái ao đó, tức là nửa mẫu đất đó, coi như nửa mẫu đất đó Thầy làm bằng tay của Thầy. Thầy thấy đúng là mồ hôi nước mắt của người nông dân, nếu mà người ta không lợi dụng sức trâu bò cày, máy móc cày, mà lấy sức mà làm ra được hột cơm thật ra mồ hôi của mình đổ, Thầy nói đổ không có kể mà, Thầy nói, nghĩa là nước mắt của mình với mồ hôi của mình nó đổ ra tràn trề nó mới có được hột cơm.

(01:06:37) Thầy làm Thầy biết mà. Một cái trái đậu mình mua thì mình thấy không có công lao của mình, mình ăn mình thấy ngon, chứ mình làm ra một cái trái đậu phộng mình ăn trong miệng mình mới thấy rằng cả mồ hôi của mình. Thầy là một người thực hiện trên cái điều đó Thầy biết. Cho nên hôm nay chúng ta không làm gì hết chúng ta vẫn có ăn, sống như thế này thì chúng ta phải nhìn thấy cái mồ hôi nước mắt của người nông dân của chúng ta. Cái người nông dân người ta làm ra, cái người Phật tử, mà người ta làm ra được cái hột cơm này cho mình ăn, vất vả lắm.

Cho nên khi mà chúng ta quán xét, chúng ta suy tư chúng ta nghĩ, chúng ta hằng giây, hằng phút chúng ta tu để mà chúng ta xứng đáng với cái hột cơm đó, với cái công đức cúng dường đó của mọi người, người ta cúng dường cho mình.

Cho nên trong kinh điển của Phật, nhắc nhở chúng ta cứ quán xét mình có xứng đáng thọ dụng của đàn na thí chủ hay chưa. Cũng như cái y cái áo này, nếu mà chúng ta phải làm ra tiền để mà mua, thì chắc chắn cũng phải mồ hôi nước mắt mới có.

6- GƯƠNG HẠNH TỰ LỰC CỦA THẦY

(01:07:45) Ngày xưa khi giải phóng xong rồi, nghĩa là tất cả vải sồ nhà nước quản lý hết, mua phải có phiếu, phải có giấy mới đưa vô mới mua được, mà mua phải sắp hàng. Thầy là một cái người sống tự do, Thầy không chấp nhận trên cái điều kiện mà phải đầu lấy người ta mà mua từng thước vải đó đâu. Cho nên vì vậy đó, Thầy đi Thầy nghĩ cách thức Thầy phải giải quyết cho nông dân cái ấp này nè. Nghĩa là mỗi một cái nhà phải có một cái dệt cửi, trồng bông vải, đất này đất ông bà chúng ta chúng ta cứ trông bông vải lên, chúng ta kéo chỉ lên, chúng ta dệt vải mặc.

Xấu, chúng ta mặc xấu tốt cũng được, không mua đồ nhà nước. Trong lúc đó mà nhà nước còn ngăn sông cấm chợ, không có lưu thông, tỉnh nào sản xuất hàng tỉnh nấy, ở đây nhất định là, cái ấp này Thầy đứng ra chủ trương là chống lại nhà nước hoàn toàn đó. Nghĩa là tự làm nấy nè, Thầy nói là từ cái bột ngọt, Thầy lấy từ trong cái củ mì ra những bột ngọt để mà Thầy giúp nông dân có bột ngọt để mà nấu canh để mà ăn đó. Thầy chế ra đủ thứ mà…​ dầu Thầy ép ra đậu phộng lấy dầu ăn nè. Vải sồ dệt ra nữa này.

(01:08:57) Thầy nói cái xóm này mà Thầy tổ chức xong, nhưng mà không ngờ lúc bây giờ nó không còn ngăn sông cấm chợ nữa, nó thả lỏng ra thì Thầy thôi, không làm nữa. Chứ không Thầy nhất định là Thầy không đầu hàng mà, Thầy sẽ đứng ra Thầy tổ chức dân chúng chống lại tất cả mọi cái, nhất định là không thua nhà nước đâu. Nghĩa là người dân Thầy tổ chức là vải gai, dệt, không có đi hầu, đi hạ ai hết. Dệt vải mặc, mình dệt xấu mình mặc xấu, dệt tốt mặc tốt. Không có cần xấu tốt gì hết, miễn có cái thân của mình được.

Ăn uống thì gạo thóc mình nhất định là mình chia sẻ bà con mình ăn không bán nhà nước. Không đóng thuế thì mình đóng thuế đàng hoàng, nhất định, nhưng mà mình hoàn toàn là mình không thèm mua đồ nhà nước. Mình tự sản xuất ra bột ngọt cái này kia, muối bà con mình rủ nhau đi ra biển lấy về, ra ngoài dân ngoài biển nó cho mình lấy về ăn, không cần mua. Ở đây dân của mình là dân xứ biển, không có phải thiếu muối đâu mà sợ.

Thầy sách động tất cả dân chúng đó, tới chừng mà Thầy nói thật sự, nhà nước ở đây nè, chùa nào nó cũng mời đi họp hết, trừ Thầy không dám mời đó. Thầy không đi, nhất định là không đi. Thầy nói nhà nước đối xử vậy, tui không đi. Tưởng giải phóng rồi bao nhiêu cái sự tự do, ai dè bao nhiêu tự do không có, nhất định không làm. Thầy nói bây giờ cuộn băng đây, hoàn toàn Thầy không sợ đâu.

Thật sự mà, đời sống phải có tự do chứ đời sống gì mà gò bó, khắc khổ người ta đến mức độ vậy, ăn toàn là bo bo, không có gạo. Gạo thì chở đâu mất hết rồi. Người nông dân mình làm cực mà không có gạo ăn. Cho nên tất cả những cái này đầu óc của Thầy không có chịu nhường bước ai hết. Cái sống của Thầy là cái sống như vậy. Nhưng mà bây giờ nó rộng rãi, nó dễ dàng chứ không cần làm nữa.

(01:10:43) Bây giờ nhìn lại các Thầy thấy, nhìn lại những cái máy mà Thầy in ra, coi những cái máy mà Thầy đem vào Thầy đã chế Thầy bỏ kia. Nghĩa là Thầy làm đủ cách để mà Thầy sống tự do mà, không có đầu hàng ai hết. Cho nên trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta phải sống làm chủ được sinh tử. Mà Thầy là con người có ý chí như vậy cho nên Thầy làm chủ được.

Còn quý sư, Thầy nói quý sư, quý thầy bỏ hết, không nghĩ gì, mỗi ngày chúng ta phải làm cái gì. Bởi vì Thầy nghĩ rằng như vậy tại sao. Không phải vì Thầy mà Thầy chế ra để mà Thầy sống tự do cho Thầy đâu, mà Thầy nghĩ đến xóm làng của chúng ta. Mà xóm làng của chúng ta, bà con ruột thịt chúng ta, cả xã hội chúng ta đều có cái sự như vậy, thì nhà nước sẽ phải thay đổi.

Mà đúng là nhà nước sẽ đụng vào miền Nam là dân miền Nam là nó không có như vậy. Ngày đầu mới giải phóng thì nó đi họp, mời đi họp đi họp, nhưng mà sau đó mà gắt khó rồi thì nhất định không đi. Nghĩa là sau khi mời họp mà không ai đi, chỉ có cái vùng mà quốc gia, cái vùng dân ở quốc gia là sợ đi thôi chứ còn cái dân cách mạng, cái dân cộng sản này không sợ người nào hết. Thầy nói thật sự mà, mình đã làm cách mạng gần chết mà bây giờ mình sống thế này mình chịu được à. Phải không?

Cho nên ở đây cái gì đúng cái gì sai. Đối với dân miền Nam này thì nó sống lề lề, lề lề vậy, nó sống làm đủ ăn thôi không làm nữa. Nhưng mà đụng tới nó thì nó thà chết bỏ chứ nhất định, nó cứng đầu. Cho nên Thầy là một người trong những người cứng đầu. Nhưng mà làm cách mạng không chịu làm tay sai giặc thôi. Cho nên vì vậy mà nó có cái lực, mạnh mẽ nói, tiếng nói ăn nói mạnh mẽ. Chùa người ta thì sợ, nghĩa là mời đi nó chửi, nó chửi mắng mấy ông thầy chùa này tan nát hết. Nhưng mà không dám mời Thầy. Nó đủ biết người cộng sản họ cũng ngán Thầy chứ không phải họ không ngán đâu.

(01:12:49) Cho nên chúng ta sống, còn lại sống, sống cho ích lợi cho dân tộc, sống cho ích lợi cho mọi người, mà đã là khoác chiếc áo tu sĩ là phải sống cho lợi ích đạo Phật, cho lợi ích con người, chứ không phải sống cho cá nhân mình. Mình phải lấy cái lớn. Cho nên Hòa Thượng Thanh Từ nói một lời nói mà Thầy nhất định sống chết mà: “Đạo Phật còn là còn một người tu chứng.”

Cho nên bây giờ Thầy nói rằng, kinh sách Thầy còn, thì phải có người đệ tử tu chứng như Thầy. Nếu mà kinh sách Thầy mà không có người đệ tử mà tu chứng, thì kinh sách Thầy kể như đồ bỏ, công của Thầy kể như công dã tràng. Ngồi mà viết thì sau này nó như là công dã tràng. Chỉ có một người tu chứng, và người đó sẽ nối tiếp một người tu chứng nữa, thì cái mạng mạch của Phật pháp nó mới giữ trọn.

Chết bỏ mà, nó đã đấu tranh cùng với giặc Pháp, Pháp nó bắn giết, Thầy nói thật sự, trong cái đời Thầy Thầy thấy điều đó. Nó chỉ chết có một thằng Tây thôi mà nó vô nó bắn cả xóm người ta không biết bao nhiêu người chết. Thầy hồi nhỏ, hồi đó Thầy mới tám tuổi thôi. Thầy cũng buổi trưa như này, Thầy mới đi đến một cái quán để mà mua bánh tráng, để mà về gia đình ba mẹ Thầy với các em Thầy để mà ăn bữa trưa. Bởi vì nghe nói Pháp nó đến, thì ai cũng sợ, đâu có nấu cơm được. Mua bánh tráng về ăn đặng, mình phòng ngừa để mà chạy đi trốn.

Nhưng mà không ngờ nó đi nhanh quá nó tới, thì Thầy mới đi đến cái quán mua bánh tráng ôm về thì nó đã tới, thì tới đó thì mấy cái ông cách mạng ở đâu đó, ở trong nhà trong cửa ở đâu, bắn nó té nó chết một thằng. Trời ơi nó chết một thằng rồi bắt đầu nó tới xóm nó tàn sát, mà may mà Thầy đi ôm bánh tráng Thầy đi nó không bắn Thầy chứ, cũng là cái phước chứ, lúc bấy giờ nó tàn sát người ta.

(01:14:35) Đó thì có một thằng Tây thôi mà nó giết dân mình, bắt bớ bao nhiêu người. Cái hình ảnh đó mà Thầy nhớ mãi, Thầy không quên. Một người đổi một người thôi chứ sao lại một người mà đổi nhiều người như vậy, đâu có công bằng, Thầy không chấp nhận. Đúng là người Pháp ác thật. Rồi trong khi đó, nhờ một cái người anh của Thầy, ông đi làm cho người Pháp, thì trong cái ngày đó là ngày Chủ Nhật, cho nên vì vậy mà Thầy về nhà thì Tây nó vô trong nhà đông nghẹt hết, thì cái người anh của Thầy mới lấy giấy tờ đưa nó, rồi nói tiếng Pháp với nó, do đó tụi nó mới rút lui.

Trời ơi nó đốt làng trên xóm dưới tràn lan hết, nó mới đốt cái nhà của Thầy. Mà nhờ cái người anh con cậu Thầy đi làm ở thành phố, đi làm với người Pháp, cái ngày Chủ Nhật đó mới về đó. Thì đó là, thật sự ra chứ không thì cái nhà của Thầy nó cũng bắt sạch hết rồi, không còn ai chừa. Thì Thầy về đó nó cũng làm tùm lum, nó cũng bắn luôn chứ nó không có tha mạng nào đâu. Chỉ có cái người giỏi tiếng Pháp và nói nó nghe đúng thì nó mới đình chỉ lại.

Đó thì, trước cái cảnh đó chúng ta thấy dân tộc Việt Nam khổ. Từ đó cái hình ảnh đó nó len lỏi trong đầu, cho nên khi đó Thầy về Trảng Bàng Thầy ở. Cũng vì cái viễn cảnh như vậy cho nên ông thân Thầy mới đưa về đây mà Thầy xuất gia tu hành trong lúc 8 tuổi. Mới cho Thầy ở ngoài đó, cho Thầy đi vào tu cho rồi. Đó Thầy nói như vậy, đúng cũng là cái nhân duyên để đưa Thầy đi tu rất sớm. Đó là cái chiến tranh.

(01:16:21) Rồi cái chiến tranh Thầy ở đây Thầy tu rồi cũng cái chiến tranh nó đưa Thầy đi về thành phố, từ thành phố mới học tập, học tập rồi mới đi tu. Mà cho đến giờ này thì đủ biết cái duyên chiến tranh nó đưa tới, đưa lui Thầy chạy lòng vòng như vậy để mà đi vào cái, cái phước của nó nó đẩy đó.

Nếu mà bây giờ thanh bình thì chắc chắn là Thầy không có ra gì hết. Bây giờ thanh bình thì ông thân Thầy cũng để cho Thầy đi học, bây giờ làm ông bốc vác, ông kĩ sư, ông bác sĩ hết sức thôi chứ có hơn gì đâu, cũng đi làm như mọi người, vì chiến tranh rồi bây giờ thôi.

Do đó mình thấy cái sự tàn ác của Tây như vậy thôi không thèm theo Tây nữa, thôi chứ gì. Mà không theo Tây thì không đi học trường Tây nữa thì coi như là đâu có biết chữ. Vậy mà Thầy đến 18 tuổi, Thầy nói Thầy về đây Thầy ở tu, học toàn chữ nho, không có cho học chữ Tây nữa mà. 18 tuổi, Thầy nói không được, bây giờ ai cũng biết chữ tiếng Việt giỏi hết còn con không biết. Thầy phải cho con đi học mới được. Thầy ra ở Trảng Bàng này Thầy xin học. Hồi đó Thầy chừa cái chóp như này nè, mà 18 tuổi còn chừa cái chóp Thầy đi học.

Đó thì đủ biết là Thầy như vậy. Tự nhiên Thầy đi học. Thầy xin là ông thân của Thầy chứ thầy Thầy không cho Thầy đi. Đó là cách thức của Thầy, một con người có ý chí quyết định trong cái cuộc đời của mình, bằng cái luật nhân quả của nó đưa tới đâu mình làm tới đó. Cho nên ở đây quý Thầy đến đây đều là do cái luật nhân quả, cái nhân duyên đời trước của mình. Mà Thầy nhắc nhở đem hết sức lực của mình.

Thầy luôn luôn lúc nào giờ khắc Thầy làm việc rất nhiều. Thầy biết tuổi đời của Thầy mà. Thầy biết cái cơ thể của Thầy nó hoại diệt từng phút giây ở trong đó nhiều, phục hồi như vậy mà không phục hồi là nó rã liền tức khắc. Cũng như một cái bè mà nó đã sắp hư rồi, mà bây giờ mình chắp vá lại để cho vượt cái dòng sông này, để mà cứu biết bao nhiêu người, mỗi người đến đây đều là Thầy bỏ trên chiếc bè của Thầy hết. Mà chiếc bè của Thầy là chiếc bè đang hư chứ có phải chiếc bè mới đâu.

(01:18:24) Cho nên Thầy ít có giảng nói là tại sao? Bởi vì mà Thầy giảng nói, ngày nào mà Thầy giảng nói vậy thì cái bệnh phổi của Thầy nó trở lại. Thầy hiểu biết rất rõ, bởi vì Thầy không thể nào mà nói nhỏ được. Thầy phải nói đúng với cái sức của mình, cái năng lực của mình không thể nào nói thầm thầm được. Cho nên hôm nay là các thầy, các sư mà về ở đây về đây, là đang ngồi trên một cái chiếc bè đã mục. Mà nếu không thực hiện được thì chiếc bè này nó sẽ rã xuống.

Nghĩa là bây giờ các sư mà gặp trường hợp mà hoàn toàn nó xảy như thế này, Thầy hoàn toàn ngày nào cũng phải giảng, phải nói, phải dạy đó, thì cái bè này nó mau rụp. Mà nó rụp rồi thì quý thầy quý sư sẽ chìm xuống dưới nước, xuống dưới biển, không có cái gì mà nắm với lên được hết. Đó, cho nên hôm nay là Thầy nói để cho quý thầy và quý sư cố gắng thực hiện cho đúng từng phút, từng giây. Mà đạt được rồi, thì quý sư là chiếc bè mới để chở bao nhiêu người sắp sửa chìm đắm dưới lòng biển này.

Ở đây có bác sĩ Trí từ hôm về đây tới nay, với tâm cũng tha thiết, mà Thầy định Thầy sẽ đến Thầy thăm và Thầy sẽ dạy từng chút để mà thực hiện. Một bác sĩ Trí mà thực hiện được, cũng là chở một số người đi ở trên chiếc bè. Và khi chiếc bè Thầy cũ rồi, bỏ, thì có chiếc bè mới thế vào, để chúng ta tiếp tục đưa đi đến cái bờ bên kia để mà giải thoát hoàn toàn. Cho nên Thầy ít muốn nói chuyện, Thầy ít muốn tiếp duyên, nhưng mà lâu lâu Thầy đến thất người này, người kia là Thầy đã biết trong nội tâm nó có những cái điều khắc khoải, Thầy mới đến, còn không thì Thầy không đến. Và không thì Thầy cũng không mời.

(01:20:26) Vừa rồi thì Thầy đến gặp một sư thầy, do thầy chánh đại diện trên trị sự tỉnh gởi đến đây, Thầy gặp Thầy cũng nhắc nhở. Phải tu cho xứng đáng chiếc áo tu, còn tu không xứng đáng nhất định là …​ thà làm người cư sĩ. Cho nên mỗi người đến đây đều là Thầy có trách nhiệm và bổn phận để mà nhắc nhở cho đúng.

Cho nên từ đây về sau các sư, các thầy cố gắng tu tập đúng, làm cho Thầy vui, chứ không khéo Thầy thấy tu sai Thầy không nói chứ Thầy ngầm ngầm. Buồn không phải là buồn quý sư, quý thầy đâu, mà buồn cho số phận của Phật giáo, nó không có người. Thầy muốn làm sao để trong tu viện chúng ta mỗi ngày nó có sự yên ổn, đừng có xảy ra một việc gì. Dù một người ở trong này có việc gì xảy ra thì cũng làm cho tâm quý thầy, quý sư dao động. Vì cái trí tuệ của quý sư, quý thầy nó còn yếu lắm. Có cái gì không làm sao mà quý thầy, quý sư vững vàng.

7- BIẾT CHUYỆN MÌNH ĐỂ XẢ TÂM

(01:21:34) Cho nên hôm nay thứ nhứt là chúng ta nhớ kỹ lại, chúng ta tu đúng. Thầy xin nhắc lại lời của Đức Phật nói: “Tâm không phóng dật là đệ nhất pháp giải thoát”. Vậy thì hằng ngày chúng ta kiểm soát lại tâm mình có phóng ra không. Mà nó phóng cái gì, nó phóng pháp gì, rồi nó phóng theo sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, sáu trần của nó là cái gì, thì chúng ta phòng hộ giữ gìn, đừng dính mắc những cái đó. Xả xuống.

Quý sư và các thầy đã đọc cái cuốn 9 xong rồi. Chắc chắn là quý sư đã thấy rõ ràng là, những cái điều Đức Phật nói, mình biết mình đừng biết người, tức là phòng hộ sáu căn. Đó là phòng hộ sáu căn. Mà hễ mình biết chuyện người là không phòng hộ sáu căn. Mà biết chuyện người thì như các sư, các thầy đọc, ở trong cuốn 9 các sư thấy, người ta đã tu phí công mà không có giải thoát.

Biết chuyện của cô Út, mà cô Út cô làm chuyện đó để cho mình tu mà tại sao mình lại biết chuyện cô Út làm gì, mình không biết chuyện của mình đi. Để Thầy lấy câu chuyện đó, lấy cái lời nói, lời hỏi của cô Liễu Tâm, mà trả lời cho tất cả những người tu sai. Cứ nhìn ra ngoài tức là phóng dật chứ gì. Đọc cái bài kinh đó, đọc cái cuốn 9 rồi có thấy phải, các cô ở đây Thầy nói các cô, nhưng mà nói chung, là cái tâm của các tu sĩ ở đây đều phóng dật như vậy hết. Không có người nào mà không phóng dật.

Mà Đức Phật đã nhắc: “Biết chuyện mình đừng có biết chuyện người”, nhưng mà tại sao chúng ta cứ biết chuyện người? Vậy thì biết chuyện người là gì? Là phóng dật chứ gì. Có đúng không ? Cho nên vì vậy đó là tâm phóng dật là không giải thoát đó. Cho nên chúng ta biết mình thì không phóng dật đó, mà không biết mình thì phóng dật. Cho nên biết mình phải biết như thế nào? Biết Tứ Niệm Xứ không có gì hết, thanh thản, an lạc. Mà Tứ Niệm Xứ có niệm thì tức là đẩy lui chướng ngại pháp. Đó là biết chuyện mình để đẩy lui nó thôi đó, đó là đẩy lui chướng ngại pháp trong tâm của mình là biết mình.

Còn bây giờ, đã quên mình, cho nên biết chuyện người ta thì trong này không còn biết trong này. Cho nên chướng ngại trong này bây giờ không thấy nữa, mà thấy chuyện người ta chướng ngại không, thấy người ta không đúng không, hoàn toàn vì vậy cho nên mình không giải thoát.

(01:24:02) Người ta tạo ra cái cảnh để cho mình, để nhử cho mình, để cho tâm mình coi có phóng dật hay không. Rồi cái hoàn cảnh, tùy theo cái hoàn cảnh ở trong tu viện, người ta dựa vào cái hoàn cảnh sẵn có của nó, người ta tạo ra thêm để cho mình thấy, để cho mình tâm không giận. Cho nên gọi là ly dục ly ác pháp hay gọi là xả tâm. Thường thường cô Út dạy là nắm cái ý chứ gì. Nắm cái ý, thì do tất cả mọi cái đều cái ý của mình chứ gì. Mà bây giờ mình nắm được cái ý thì không có cho nó phóng dật chứ gì. Mà không cho phóng dật thì tức là giải thoát.

Đó Thầy nhắc lại những cái điều này, cố gắng nhớ kĩ để chúng ta nỗ lực tu. Tu để đền đáp ơn Phật, để đền đáp ơn đàn na thí chủ, ơn Thầy và chúng ta xứng đáng là những con người trong xã hội loài người, xứng đáng là một con người đối với dòng họ, con cháu của chúng ta, từng phút giây, một phút giây, Thầy nói thực sự ra Thầy chỉ lấy như thế này. Đây là Thầy nhắc nhở.

Bây giờ tôi ngồi đây tôi tu nè, tôi coi có xứng đáng đối với những người thân của tôi không nè. Bây giờ cái tâm thanh thản, an lạc nè, vô sự nè, tôi quan sát bốn chỗ tôi thấy rõ ràng, như vậy là trong một giây này tôi sẽ xứng đáng với con cái tôi, xứng đáng với mọi người. Tôi không có cái tâm gì mà gọi là ác pháp trong này cả. Bây giờ tôi tiếp tục một phút nữa tôi coi xứng đáng không.

Bây giờ tôi thấy hoàn toàn tôi thanh tịnh, vậy là tôi xứng đáng. Tâm tôi không có phóng bậy bạ, không dính mắc việc của ai nữa hết, rõ ràng là tôi xứng đáng. Tôi xứng đáng với những người thân của tôi này, với những người mà hiện có mặt trên hành tinh này, tôi xứng đáng. Ngày hôm nay tôi ăn cái bữa cơm này tôi xứng đáng với cái chuyện làm của tôi này. Rồi bây giờ tôi tiếp tục tôi ngồi tôi chơi, mà tôi nhìn thấy tôi xứng đáng, tôi quan sát tôi thấy tôi xứng đáng thọ nhận của đàn na thí chủ. Cái y áo này tôi xứng đáng mặc.

Cho nên do đó mình quan sát mình xem thấy, cứ thấy như vậy, mà suốt 24 tiếng đồng hồ mà hoàn toàn thanh tịnh như vậy là tâm không phóng dật. Tức là nó không có dính bên đây, bên kia nữa là hết rồi. Thì do đó tiếp tục ngày mai nữa là tôi nhập Sơ Thiền hoàn toàn, tức là tâm của tôi nó sẽ sung mãn. Thì khi mà nó sung mãn rồi, thì bắt đầu bây giờ tôi vào hỏi Thầy bây giờ tâm con nó như vậy rồi, bây giờ nó luôn luôn định trong này rồi, nó sung mãn nó hoàn toàn nó không phóng dật gì nữa hết rồi, vậy Thầy dạy con tiếp.

(01:26:35) Rồi bắt đầu bây giờ trình cho Thầy nghe tất cả những cái quá trình tu như thế nào, thế nào. Bây giờ sau đó Thầy mới nghiệm, Thầy trắc nghiệm. Thầy trắc nghiệm xong rồi, Thầy nói bây giờ được để nhập Nhị Thiền. Bây giờ về phải không, tiếp tục hướng tâm như vầy, như vầy, như vầy, thì sẽ nhập Nhị Thiền. Phải không? Bây giờ mà nhập Nhị Thiền thì nó ở trong như thế nào, hỷ lạc nó làm sao, Thầy sẽ nhắc nhở hẳn hoi.

Đây là Thiền căn bản thứ hai. Nếu quý sư mà xong rồi bây giờ đến mà xin Thầy mà nhập Nhị Thiền, đây là Thầy sẽ giảng về Thiền căn bản thứ hai. Bởi vì Thiền căn bản thứ nhất là Thầy đã giảng rồi. Mà từ lâu tới giờ chưa có người nào tới Nhị Thiền cho nên Thầy chưa có giảng Thiền căn bản thứ hai. Phải không? Mà tới Thiền căn bản thứ ba tức là Tam Minh.

Tại sao hồi đó ông Phật ông đi một lèo vậy được, còn Thầy bây giờ phải dạy từng phần, từng phần như vậy? Đúng vậy, bởi vì bây giờ nó đã tu lạc vào những cái tà pháp, cho nên nếu mà không hướng, thì nó sẽ rơi vào tà pháp mất sao. Vốn chúng ta có tu tập một cái tà pháp, cho nên cái ngấn đó, nó sẽ lạc chúng ta vào chỗ sai.

Còn ngày xưa Đức Phật tu tập vào tà pháp, nhưng mà sáu năm khổ hạnh ông hoàn toàn sung mãn, còn chúng ta bây giờ mới hai ba ngày thấy nó quay vô chưa sung mãn.

Mật Hạnh mới có hai ba ngày nó quay vô, ức chế nó, nó cũng vẫn quay vô như thường chứ đâu có không quay vô đâu. Nhưng mà nó chưa hoàn toàn là sung mãn.

Cho nên vì vậy mà khi đó phải được Thầy hướng dẫn cặn kẽ trong cái giai đoạn thứ hai này, sau khi nhập xong bốn Thiền tức là chúng ta sẽ vượt qua giai đoạn thứ hai. Nghĩa là cái bài pháp mà chúng ta sẽ giảng tới cái chỗ này chúng ta mới thấy những cái nguy hiểm vô cùng. Thì bây giờ nỗ lực mình tu đi, tu đi rồi Thầy sẽ giảng tới giai đoạn thứ hai căn bản Thiền. Còn bây giờ Thầy nói về cái mình nghe, trời ơi hay quá màu nhiệm quá như vậy là vô làm đại, không ngờ mình ức chế tâm mình vô làm đại cái nó nguy hiểm vô cùng.

(01:28:42) Cho nên coi như là cái loại sách này không thể viết được. Vì vậy mà ngày xưa Đức Phật chỉ nói nhập cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cho đến Tam Minh thì không có mệt nhọc, không có mỏi mệt. Phải không? Đức Phật nói trong kinh rất rõ mà, không có mệt nhọc, không có mỏi mệt mà. Nhưng mà bây giờ chúng ta muốn nó vào mau như vậy, làm sao cho được.

Đó, vì vậy mà sau này quý thầy tu được thì có cuốn thiền thứ hai ra đời. Cuốn thiền thứ hai ra đời là có người nào tu, thì trong cái cuốn thiền thứ hai ra đời, thì sau khi viết cuốn này rồi Thầy nhắc, khi nào ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền được rồi, thì phải đến học tập với một vị sư chứ không phải đọc trong cuốn sách này mà tu tập được.

Để người ta chưa ly dục ly ác pháp người ta tập ngang thì nó nguy hiểm. Mình phải nhắc nhở mới cho cuốn sách ra đời chứ còn nếu cho cuốn sách ra đời mà không nhắc nhở họ, thì họ cầm cuốn sách này, họ đọc cái rồi bắt đầu họ hướng tầm bậy cái họ chết thì sao. Đó là cách thức tu.

Cho nên ở đây, Thầy nhắc nhở, thứ nhất là chúng ta nên đi kinh hành nhiều, đừng có ngồi trong thất nhiều, phải đi kinh hành nhiều. Chúng ta không đi ở ngoài thì chúng ta đi vòng vòng, vòng vòng, mỏi chân thì chúng ta ngồi nghỉ một chút rồi chúng ta hết mỏi chân thì chúng ta đi. Đừng có đóng cửa, đừng có ngồi. Trong cái cuốn chín Thầy có nói tu về ánh sáng, vì Chơn Thành hỏi Thầy, tu trong ánh sáng rồi tu trong bóng tối, tu như thế nào.

Mình tu giải thoát cho mình thì mình đừng có tu giả dối. Vừa khi mình dùng ánh sáng mà mình lại không tu, để mình ngủ, thì cái đó là mình giả dối. mình giả dối là để mình làm gì đây. Mình quyết tu giải thoát chứ đâu phải mình đến đây mình làm hay đâu. Cho nên thắp đèn tới 12 giờ mà ngủ khò mà tưởng đâu là tu đến 12 giờ, ai ở ngoài: “Trời ông này thức quá trời, tu dữ tợn”, mà không thấy ông đi kinh hành chỗ nào hết.

(01:30:46) Trời đất ơi ông ngồi thiền ông giỏi quá trời, ông ngồi thiền mà ông gục. Trời ơi ông gục như vậy là ông tu cái gì bây giờ đây? Mình tu phải thật cho mình, giải thoát từng phút giây, biết cái phút này là phút tâm mình thanh thản, an lạc, còn tâm mình không thanh thản, an lạc thì mình có ngồi tu nó có lợi ích gì? Đi kinh hành nó còn lợi ích, nó còn tỉnh táo, nó còn phá được hôn trầm.

Cho nên trong đạo Phật chúng ta nhớ Chánh Tinh Tấn. Chánh Tinh Tấn là siêng năng chứ gì, mà siêng năng ở trong tà tinh tấn thì như thế nào? Siêng năng trong tà tinh tấn, bữa nay thôi tu tới 11, 12 giờ khuya mà chưa ngủ, nhưng ngày mai mới 7 giờ là lo đi ngủ rồi thì cái đó là Tà Tinh Tấn chứ làm sao Chánh Tinh Tấn được, phải không? Nghĩa là phải tu đều đều, bữa nay tới 10 giờ đi ngủ, thì mai cũng 10 giờ, mốt cũng 10 giờ, như vậy là Chánh Tinh Tấn, còn bữa nay thì 10 giờ đi ngủ, mà mai thì 9 giờ.

Đi tu mà Tà Tinh Tấn thì nó chẳng đi đến đâu hết. Thà là tu ít. Bây giờ 7 giờ, mình tu tới 9 giờ mình đi ngủ. Ngày mai cũng tu đúng 7 giờ tới 9 giờ đi ngủ. Khuya mình thức 3 giờ, thì mình phải thức luôn tới sáng, đừng đi ngủ nữa. Ngủ lại nó cũng thành quen, nó thành ra lười biếng. Còn nếu mình tu 3 giờ dậy không nổi, thì 4 giờ mình dậy ai bắt buộc mình 3 giờ?

Nhưng mà ngày mai cũng đúng 4 giờ, ngày mốt cũng đúng 4 giờ, buổi kia cũng đúng 4 giờ. Cứ đúng 4 giờ thì mình tu. Rồi lần lượt lần lượt mình tăng lên, tăng dần, tăng dần lên, do cái sức đi kinh hành của mình rồi cái sức tỉnh thức nó có, nó phá dần cái buồn ngủ, mà nó phá dần buồn ngủ thì sức tỉnh thức nó có.

8- TỈNH THỨC ĐỂ NGĂN ÁC, DIỆT ÁC

(01:32:43) Thì Thầy xin nhắc lại cái sức tỉnh thức. Không phải tỉnh thức ở trong cái bước đi kinh hành, không phải tỉnh thức ở trong hành động của mình đang đi, không phải tỉnh thức ở trong hơi thở của mình, mà phải tỉnh thức ở trong cái tâm tham, sân, si của mình. Bây giờ quý vị nghe trong kinh sách Phật nói ăn mình biết mình ăn, ngủ mình biết mình ngủ, đi mình biết mình đi, đứng mình biết mình đứng. Vậy ăn mình biết mình ăn để làm gì đây?

Bây giờ Thầy đang nhai cơm, Thầy ăn biết Thầy đang ăn, vậy ăn để làm gì đây? Biết ăn có nghĩa là trong khi ăn đây, tôi tỉnh thức tôi biết tôi ăn đây, mà cái tâm tôi còn thèm muốn ăn cái này ngon. Trời bữa nay cô Út cho cái trái cây này ăn ngon, cho ly sữa này ngon, thì cái tỉnh thức ngon dở, thèm khát này là cái tâm tham của chúng ta.

Tức là Đức Phật nói: “Tâm có tham biết tôi có tham” là tỉnh thức, chứ đâu phải tỉnh thức trong cái biết đang nhai này gọi là tỉnh thức. Phải hiểu cái tỉnh thức là tỉnh thức chỗ tham, cho nên khi mà biết nó tham thì mình còn tham không? Thì không tham thì tức là giải thoát chứ gì. Mà còn tham là không giải thoát chứ gì. Vậy thì tỉnh thức đâu phải tỉnh thức chỗ cái ăn, mà tỉnh thức ở chỗ cái tâm tham của mình. Đang ăn nó tham cái gì đây?

(01:34:15) Phải hiểu chỗ này mới là cái chỗ tu của mình mới giải thoát chớ. Cho nên Phật nói: “Pháp ta hiện tại không có thời gian”, vậy hiện tại nó là gì? Ăn mà tôi tỉnh thức, tôi biết tôi ăn mà tôi có tham ăn cái này, thì do đó tôi xả cái tâm này ra, thì ngay có tâm tham mà biết không tham thì sẽ xả cái tham ra. Thì như vậy là ly cái tham. Mà ly cái tham thì đâu còn tham ăn nữa.

Vậy thì Thân Hành Niệm đâu có nghĩa là biết cái hành động của thân không, mà còn biết được cái tâm tham, sân, si trong hành động đó. Thì như vậy mới gọi là người biết tu chứ. Chứ còn bây giờ tôi đi tôi biết tôi đi, tôi đứng tôi biết tôi đứng, bao nhiêu người dạy cái kiểu này mà cứ biết như vậy không thì người này biết như vậy để làm gì đây?

Tôi tập trung tôi biết tôi đi nè, tôi thở tôi biết tôi thở mà tôi cứ hàng ngày tôi thở vậy nó có nghĩa lý gì mà người ta vừa nói tôi sân ầm ầm lên à. Mà ăn tôi còn thấy miếng ăn này ngon, thôi để dành để lát chiều ăn thêm nữa. Thì nghĩ như vậy là mình nghĩ như thế nào? Vì như vậy mình có tỉnh không? Rõ ràng là tôi tỉnh tôi biết tôi đang nhai, mà bây giờ tôi để dành một cái bánh chiều tôi ăn thì như vậy mình có tỉnh không?

Thì như vậy là đâu có tỉnh! Mà người ta nói tỉnh giác ở trong Chánh Niệm, vậy Chánh Niệm mà còn tham thì đó là Chánh Niệm sao? Cho nên biết rõ cái tâm tham thì nhất định là cái chỗ này là tỉnh thức trong tâm tham. Cái hành động đang ăn mà còn tham ăn, thì như vậy rõ ràng là phải khắc phục tham ưu chỗ này. Như vậy mới gọi là mình tu Tứ Niệm Xứ chớ, mới gọi là khắc phục tham ưu chứ.

Các con hiểu được như vậy, còn bây giờ mình tỉnh thức, bây giờ suốt ngày mình tỉnh mình biết hành động đi, đứng, nằm, ngồi, mang y mặc bát mình biết. Biết như vậy, mà cái tâm tham này không biết nó tham ở chỗ nào hết. Thì mai mốt nó sẽ tham chứ gì, vậy là mình có tỉnh không? Mình có Minh không? Vô minh quá vô minh, mình không có tỉnh được chút nào!

(01:36:10) Cho nên tu sai rồi bắt đầu bây giờ ông đó thành ông biết vậy thôi, ông làm cũng như là cái con vật mà có cái biết thôi, chứ còn không biết gì hết. Không biết tránh cái cây đó đụng không, còn không ông biết cái cây đó mà ông cứ xán đầu vô cái cây đó thì tức là ông còn ngu, quá ngu. Cũng như mình biết tham mà mình không có biết tham, mình biết cái đó là tham nhưng mà không biết tham thì nó là vẫn là như cái cây chứ còn cái gì.

Rõ ràng bây giờ mình biết, mà mình nói mình không biết thì nó không đúng. Mà mình biết mà mình không biết được cái tham của mình thì cái đó nó không giải thoát. Rõ ràng là hầu hết người ta không tu cho nên vì vậy người ta biết hết, mà người ta không biết được cái tâm tham của họ, cho nên họ tham mà họ không biết.

Cũng như bây giờ một cái người đó, họ không biết cái tâm tham họ, họ thấy cái xe nó đẹp, cho nên vì vậy họ muốn cái xe đó, họ làm sao làm cho có tiền họ mua, còn không thì họ ăn trộm, ăn cắp mua cho được cái xe đó. Thì do từ cái tâm tham mà họ không biết cái tâm tham đó là khổ, cho nên vì vậy mà họ muốn cái xe cho nên họ khổ.

Họ khổ, tới giờ ngủ mà họ còn phải suy tư, nghĩ cách này cách kia để cho có cái xe, thì cái đó là họ không thấy được cái tâm tham là khổ, cho nên họ không dừng được cái tâm đó, cho nên bây giờ họ cứ ước ao cho được cái vật đó. Cho nên vì vậy họ cứ ôm ấp trong lòng họ hoài. Đó là họ không tỉnh, họ là một người đang mê.

Cho nên từng chút vi tế, rất là vi tế mà chúng ta không tỉnh thức ngay trên đó, chứ không phải tu thiền định mà cứ bắt buộc phải tỉnh thức biết hơi thở ra, hơi thở vô. Cha! Bây giờ tôi biết như vậy cả giờ đồng hồ, hai giờ đồng hồ, ba giờ không vọng tưởng, là thiền định, không phải đâu. Cái đó là ức chế tâm đó, hoàn toàn không thoát ra khỏi cái tâm của mình, sau này nó sẽ rơi vào tưởng.Và nếu mà thần kinh mình yếu một chút là sau này nó sẽ rơi vào cái trạng thái của thầy Thông Vân, nó sẽ bị điên khùng đó.

(01:38:10) Đó cho nên vì vậy chúng ta phải thấy được cái chỗ tỉnh thức, mà Thầy nhắc, mà chính tỉnh thức nó mới tâm không phóng dật, không tỉnh thức là bị phóng dật. Biết như vậy rồi thì bây giờ chúng ta nỗ lực chúng ta thực hiện tu.

Bởi vì cái trường hợp xảy ra thầy Thông Vân, mà chúng ta lấy cái thầy Thông Vân để làm cái đối tượng chúng ta nỗ lực tu. Còn không thì thầy nói thật sự, nếu quý thầy mà không cảnh giác, không có đề phòng, thì thứ nhất là tu nó không tới đâu. Thứ hai là mình không xứng đáng, thiếu đạo đức làm một vị thầy tu hành. Thứ ba là cái kết quả tu hành không đến, mà nếu mình cố gắng mình nỗ lực tu mà mình tu sai thì mình sẽ đưa đi đến như thầy Thông Vân.

Nghĩa là mình nỗ lực nhiệt tâm tinh cần, mình nỗ lực tu, mà tu sai pháp thì mình sẽ dẫn đến như thầy Thông Vân. Vì ở đây chúng ta hoàn toàn là tu hành chứ chúng ta có làm gì đâu, cho nên chúng ta sẽ dẫn đến điên, cái trường hợp đó, nếu mà nỗ lực tu, mà tu trong cái chỗ mà không xả mà chỗ ức chế như vậy là chúng ta sẽ…​ Chúng ta cứ ngỡ tưởng rằng mình xả, nhưng mà sự thật mình lấy cái tỉnh mình lạng vô, mình dùng cái tỉnh của cái ý thức thanh tịnh, mình lạng vô trong định, thì cái này nó sẽ đưa đến rối loạn thần kinh.

Cho nên chúng ta phải tu đúng, hành đúng, làm đúng những cái điều mà chúng ta tu tập, thì kết quả đó là từng giây, từng phút chúng ta để nhìn thấy được cái tâm tham, sân, si. Cho nên Đức Phật nói pháp hiện tại không có thời gian, nghĩa là chúng ta tu nó là chúng ta có giải thoát liền. “Tâm tôi có tham tôi biết tôi có tham, tâm không tham tôi biết tôi không tham; Tâm có sân tôi biết tâm có sân, không sân biết không sân”.

Bây giờ tâm tôi không sân mà tôi biết rõ ràng nó không sân là tôi tu làm cái gì đây, thì nó thanh thản, an lạc, kệ nó chứ ăn thua gì, tui giải thoát mà tui có cái gì đâu. Rồi bây giờ nó khởi lên sân thì tôi biết nó sân, mà tôi biết nó sân thì tui không sân đó là hết sân. Còn cái này sân không biết, cứ sân hoài ầm ầm hoài kéo dài thời gian, ngày này qua ngày khác, hay là giờ này qua giờ khác mà không chịu xả ra, thì như vậy rõ ràng mình không biết sân.

(01:40:20) Còn có người biết sân mà lại nuôi sân thì mới là ngu. Đã là sân, là ác pháp, là khổ mà tại sao lại ôm ấp trong lòng mình. Sân mà biết tui giận dữ rồi đó, nhưng mà tại sao biết giận dữ mà không xả? Vậy là mình ngu sao. Đó là khổ mà, là pháp khổ mà tại sao ôm ấp trong lòng. Cũng như bây giờ mình thấy cái món ăn nó ngon, mình thèm món ăn đó, mình biết là tham là khổ mà tại sao lại thèm, thèm làm chi cho nó khổ.

Thì khi mà mình biết tu rồi, mình hằng mình quán xét tư duy vậy, thì mình giải thoát liền còn cái gì đâu mà làm khổ mình nữa. Đó nhớ kĩ, tu kĩ như vậy rõ ràng hàng giờ, bởi vì mình ăn rồi mình có làm cái gì, mình chỉ ngồi đây mà quán sát để mà cái tâm của mình được giải thoát.

Như hồi nãy Thầy đã nói, như mình canh gác một cái thành, mà cẩn thận kĩ lưỡng, tỉnh giác như vậy, thì cái thành này nó thật là thanh bình chứ gì, nghĩa là cái thành của mình là cái gì? Cái nội tâm của mình đó, nó yên ổn, nó thanh thản, vô sự hoàn toàn thì nó thanh bình chứ gì. Thì cái tu là như vậy thôi chứ không còn cái gì nữa.

Đó, dẹp hết tất cả kinh sách của Phật, bây giờ lật lời Phật tui không thèm nghiên cứu nữa. Nghiên cứu rồi nó có nhằm nhò gì tui, nó có giải thoát được tui lúc nào đâu. Dẹp hết không có được đọc nữa. Kinh sách Thầy bây giờ không cũng thèm động nữa, bây giờ chỉ còn tu. Thầy nói thật sự mà kinh sách mà Thầy đưa mà người nào đó, tôi bây giờ không đọc nữa, thì giờ tôi chỉ tu Bốn Niệm Xứ này thôi, thì mấy người sẽ…​

Chẳng thèm đọc, tới rồi mặc sức đó rồi hiểu rồi, còn hơn đọc kinh sách. Trừ ra mình còn mắc mứu cái chỗ nào đó mình chưa giải quyết được, thì mình đọc để cho mình thêm, nhưng mà những cái lời Thầy dạy là những cái lời nó có những cái kinh nghiệm, cái kinh nghiệm của người này, của người kia, những cái mắc mứu của mọi người, người ta đi đường dính mắc người ta mới hỏi câu hỏi.

Thì những cái mình chưa hỏi, mà mình đọc trời ơi cái này tui sắp sửa hỏi, hỏi Thầy mà tui chưa hỏi mà người ta hỏi mà Thầy dạy như vầy nè, cũng như giải được cái chỗ tôi đang bị. Đó, cho nên tại sao mà cái cuốn sách Thầy lại là hỏi đạo. Tại vì những cái này là những cái thắc mắc, cái mắc mứu người ta tu hành, người ta gặp phải người ta mới hỏi. Và mình đọc đâu chừng mình lại là một người cùng bệnh với một cái người đã hỏi này.

(01:42:50) Cho nên câu hỏi này nói giống như bệnh của mình. Cho nên đó là những cái kinh nghiệm. Chẳng hạn bây giờ, làm sao có một cái người mà không tu mà người ta biết là, tu trong bóng tối, tu trong ánh sáng, tu trong ánh sáng tự nhiên. Nếu một người không tu mà làm sao biết đâu mà hỏi. Mà trong khi mình tu thì mình biết ánh sáng, bóng tối tự nhiên như thế nào, thế nào, thì tức là người ta hỏi, nó làm cởi mở mình ra được những cái điều mình không nghĩ ra, thắc mắc.

Đó là nó, đọc sách Thầy là nhờ chỗ mà vấn đạo, cái chỗ mà hỏi đạo, nó giúp cho mình có những cái mắc mứu mà mình không giải được, mà nhờ người ta hỏi rồi Thầy dạy cho người ta. Rồi bây giờ đọc trong đó Thầy giảng vậy, mà mình lại không hiểu, như các thầy đã đọc rồi chứ gì, có nhiều bài người ta hỏi về xá lợi chứ gì. Nhưng mà cái lời hỏi của người kia, thì nó không phải như cái lời hỏi của người này.

Cho nên cùng trả lời một cái vấn đề xá lợi, mà người này Thầy trả lời như vầy, nhưng mà hai cái bài trả lời vầy không mâu thuẫn nhau chút nào. Nghĩa là làm sáng tỏ thêm cái vấn đề hỏi câu hỏi này. Cũng như hai cái người hỏi về Tứ Thiền, mà Thầy trả lời cho cái người hỏi qua câu hỏi của họ, cái ý của họ, thì chúng ta thấy với một người khác, chúng ta thấy hai cái câu hỏi này để trả lời vào hai cái bài này, nó làm sáng tỏ lên, nó không bị mắc mứu.

(01:44:23) Cho nên người nào kẹt ở bên đây thì cũng hiểu được cái câu hỏi này, người nào kẹt bên đây thì cũng hiểu được câu hỏi này. Đó là cách thức mà Đường về xứ Phật ra đời để nhằm để mà giải quyết những cái tâm nghi, những cái tâm mắc mứu, những cái tu hành bị kẹt, vướng mắc mà không gỡ được, không ai giải được cho mình, thì Đường về xứ Phật nó sẽ giải giúp cho chúng ta, để giải thoát cái này cho đúng đường lối của Phật.

Chứ Thầy cũng chẳng có nói ra để mà phỉ báng ai cả hết. Vì Thầy biết họ đang mắc mứu ở trong cái kinh sách của Đại Thừa, mà nếu không nói thẳng ra thì làm sao họ biết cái đó sai đúng. Họ đang cho rằng kinh sách Đại Thừa là đúng, mà họ hỏi câu nói đó, họ mắc kẹt ở trong cái chỗ kinh sách Đại Thừa đó bằng cái hình ảnh này, họ hỏi ra Thầy biết họ đang dính trong kinh sách đó.

Cho nên đang dính trong kinh sách đó thì buộc lòng Thầy phải nói kinh sách đó, vạch ra nó đúng sai, để làm cho người ta hiểu cho rõ, mà người ta xả bỏ nó mà người ta thực hiện cho đúng con đường giải thoát. Chứ Thầy không bao giờ mà Thầy muốn chạm đến ai hết. Nghĩa là giáo pháp của Đại Thừa, Thiền Đông Độ, tu hành ra sao mặc nó, nó làm gì được nó nhờ, mắc mớ gì Thầy Thầy phải nói nó.

Nhưng mà vì những người tu gặp những cái khó khăn, mà kinh sách Đại Thừa không giải được, từ đó họ mới đem họ hỏi Thầy. Thầy mới dạy cho họ biết đây là sai không đúng cho nên nó không còn đường đi nữa, vậy thì chúng ta trở về vị trí này là cái này đúng. Còn cái này là lừa đảo, nó không thật, cái này lấy những cái bất tịnh mà cho đó là quý, phải tu hành phải kết tinh như vậy, nó không đúng.

(01:46:14) Bởi vì cái thân này toàn bộ nó là cái duyên hợp chứ có cái vật gì mà Đức Phật nói quý trong này đâu. Thế mà nói rằng do tu thiền kết tinh lại, như vậy là sai, lừa đảo người ta bằng cách như vậy. Do đó từ đó người ta không hiểu, người ta nói ráng tu hành đi để chết rồi người ta thiêu mình xá lợi nhiều. Thì rõ ràng là gieo vào đầu óc của người ta một cái lầm lạc, cái sai lệch.

Mà bây giờ nếu mà Thầy không thèm nói không trả lời, thì người ta cứ ở trong cái đầu óc người ta cứ nghĩ như vậy, người tu thiền là phải có xá lợi, chết là phải thiêu. Nhưng mà không ngờ đó là những mảnh xương vụn, những vật bất tịnh, có ra cái gì. Đó là hôm nay, chớ không phải là Thầy muốn bài bác họ. Nhưng mà cái tư tưởng họ bị dính cái sai đó rồi họ cứ kẹt vào trong đó, rồi họ nghĩ rằng mình phải tu cho đạt được.

Được những cái đó làm cái gì, mà trong khi cái mà lợi ích cho họ thì họ không làm. Cũng như bây giờ mình sống đạo đức, mình không làm khổ mình, khổ người, hàng ngày mình biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, vui vẻ đem lại sự an lạc, thanh thản cho tâm hồn của mình, thì mình lại không tu.

Mình đi tu cho có xá lợi để làm gì đây. Nó không có lợi cho mình, mà không có lợi cho người nữa, mất công người ta để người ta xây tháp nữa, tới lúc đó người ta giữ mồ, giữ mả cho mình. Nó có lợi ích gì đâu.

Đó thì như vậy Thầy mới trả lời chứ Thầy bài bác làm gì. Phải hiểu như vậy, cho nên người ta hay nói Thầy sao hay nói người ta quá. Tại vì mấy người cứ kẹt ba cái thứ gì đâu không, mà hỏi Thầy, Thầy không nói sao được. Mấy ông cứ đút cái đầu vô trong Đại Thừa rồi bây giờ cứ mang ra mà hỏi Thầy. Đừng có hỏi Thầy cái điều của Đại Thừa thì làm sao, chẳng hạn như bây giờ đừng có hỏi xá lợi thì làm sao Thầy nói.

Thì bây giờ kinh sách Đại Thừa cứ phô trương nó ca ngợi sự tu hành của nó là như vậy, bằng xá lợi như vậy, mà nó là cái lừa đảo người ta, mà bây giờ hỏi Thầy mà Thầy không nói thật ra đó là lừa đảo, thì người ta biết cái đó là làm sao, người ta cứ nghĩ là nó đúng thì sao. Mà trong khi Thầy biết là cái đó nó không đúng. Mà giờ Thầy làm thinh thì tội cho người ta hỏi Thầy, người ta không hiểu người ta mới hỏi chớ.

(01:48:10) Thì hôm nay tất cả những cái mà sai của Đại Thừa là do cái người hỏi, là vì người ta không biết đúng sai, người ta đang nghi ngờ. Cũng như hỏi về Quan Âm Thị Kính, hỏi về cái ngài mà báo hiếu Vu Lan, lễ Vu Lan đó. Người ta hỏi Thầy chứ còn …​ đừng có ai hỏi Thầy, Thầy không có thèm đem ba cái đó Thầy nói ra làm gì.

Cho nên ở đây các sư thấy, nếu mà không có trường hợp thầy Thông Vân, hôm nay Thầy cũng chẳng có cái ngày mà Thầy nói chuyện với quý sư. Thầy chẳng bao giờ mà Thầy nói quý sư tu sai hay cái này kia. Nhưng cái dịp này, vì cái hình ảnh đau khổ của một người mà điên loạn như vậy, cho nên hôm nay mới có cái ngày họp. Nếu mà không có cái nhân duyên này chắc chắn Thầy không họp, không có nói chuyện gì.

Bởi vì các thầy, các sư tu đúng thì các thầy, các sư giải thoát, mà không tu đúng thì chịu thôi chứ gì. Nhưng vì trường hợp đó không lấy cái gương này mà nhắc các sư, các thầy thì Thầy thấy Thầy có lỗi. Bởi vì có người hiện ra cái tướng quá khổ như vậy rồi, điên mà đâu có sung sướng gì đâu. Bây giờ các sư, các thầy hỏi, đái trong quần mình không biết, ỉa trong quần mình không biết nữa, có khổ không.

Bây giờ mình đâu còn biết nữa, cái đầu óc bây giờ đâu biết dơ, biết sạch. Đái ỉa mình cũng chưa biết nữa. Bây giờ mắc đái mà không đi đái được, đái trong quần thôi. Thì các sư nghĩ như thế nào mà như vậy. Mà trong khi Thầy đã thấy biết được như vậy mà Thầy không nói với các sư, để rồi mai mốt các sư tu điên, tu khùng cái rồi điên nữa rồi làm sao. Đó thì đó là cái điều mà Thầy nói ra hết rồi Thầy không có lỗi với các sư đâu.

Còn các sư có tu thì các sư phải chịu lấy, bởi vì Thầy đã nói hết rồi. Bởi vì cái sai Thầy đã nói rồi, mà bây giờ các sư cứ nhắm đi trên đó, các thầy nhắm đi trên đó là các sư bị điên, bị khùng thì các thầy chịu chứ. Tại sao Thầy nói rồi mà tại sao các thầy còn làm. Đó cũng như bây giờ Thầy nói các sư thí dụ bây giờ, Thầy nói các sư nói chuyện là tu không tới đâu. Thầy nói các sư mà ngồi thiền mà gục tới, gục lui, thì nó không có ra gì hết đâu, mất thì giờ vô ích. Phải không?

(01:50:22) Thì do đó mà các sư còn làm thì Thầy không có trách nhiệm rồi, Thầy đã nhắc rồi mà, Thầy hết bổn phận của mình rồi. Còn nếu Thầy không nhắc mà các sư tu hành mà đến khi các sư bị điên khùng, thầy có lỗi. Đối với thầy Thông Vân, khi mà Thầy nói cái pháp mà nhập Tứ Thiền là như vậy, như vậy, nhưng mà Thầy bảo thầy Thông Vân là không được ngồi trong đó mà nhập, mà hãy đi kinh hành ở ngoài xả cho hết cái tâm rồi mới dùng cái này.

Thì Thầy nhắc như vậy mà thầy Thông Vân không nghe lời Thầy, tưởng cái này làm cho mau, cho nhanh, thì thầy phải chịu lấy trách nhiệm đó chớ, chứ đâu phải Thầy được. Phải chi Thầy không nhắc sao. Thầy nhắc nhở mà, trước khi mà Thầy nói một cái pháp mà nó màu nhiệm nó đặc biệt rồi, thì Thầy sợ lắm. Sợ người ta ham rồi người ta làm bậy, cho nên mình nhắc nhở khéo léo cho người ta.

Rồi bây giờ cái trường hợp xảy ra trong thầy Thông Vân, Thầy thấy đây là cái nhân duyên, cái nhân duyên và nhân quả, để có cái duyên để mà thầy trò gặp nhau. Chúng ta nhắc nhở sách tấn trên con đường tu, lấy cái gương hạnh điên kia, nhắc nó mới cụ thể. Còn bây giờ không có ai hết Thầy nhắc quý sư xem thường hết, các thầy coi thường à.

Đâu có gì đâu, đâu có ai mà điên khùng, đâu có đâu mà Thầy nói, tui làm sao tin được, người nào người ta tu cũng thấy vui vẻ hết, người ta cũng nói chuyện vui vẻ. Người ta cũng ngồi thiền người ta gục lên, gục xuống cũng vui vẻ có gì đâu. Mà do như vậy đó, các thầy đâu có tin. Còn bây giờ cái trường hợp mà xảy ra như vậy đó, nếu ngày mai này Thầy nhắc rồi mà các thầy thực hiện có điên khùng, thì các thầy phải chịu trách nhiệm ở cái chỗ mà của các thầy làm.

Bởi vì Thầy nói rồi mà không sửa, thì phải chịu lấy chớ. Đó ngày mai các sư, các thầy mà có đi về rồi, thì cũng không nói đổ lỗi cho Thầy là không dạy. Thầy nhắc nhở hành đúng, làm đúng, rồi tuần tự…​ Bây giờ mình thấy trong khi mình hành đó mình gặp cái gì khó khăn, thì cứ trực tiếp hỏi Thầy, đừng có hỏi ai hết. Ai mà giải được. Ở đây chỉ có mình Thầy, Thầy là một cuốn từ điển sống, cho nên vì vậy muốn tìm cái nghĩa của nó ở trong đó thì Thầy là người giải cái nghĩa đó được.

(01:52:32) Chớ không có một cuốn từ điển nào mà giải nghĩa này được hết. Nghĩa là các thầy là những cuốn từ điển, nhưng mà các thầy từ điển thiếu, cho nên các thầy không giải được. Còn cái từ điển của Thầy là đại từ điển rồi, còn các thầy bây giờ hiện là tiểu từ điển.

Cho nên lật cái cuốn sách của các thầy, các thầy bây giờ hỏi các thầy để biết cái nghĩa cái từ đó như thế nào để tu hành, thì các thầy giải theo của các thầy tưởng ra, thì coi như nó trật nghĩa rồi, người ta về người ta tập thì người ta phải chết người ta, nó sai nghĩa rồi.

Còn Thầy cuốn từ điển của Thầy, nó có những cái kinh nghiệm rồi, hỏi Thầy là Thầy dẫn tới nơi, tới chốn. Nghĩa là đúng nghĩa. Cho nên sự tu hành là mình phải thực hiện đúng là được quyền hỏi Thầy mà không được hỏi ai hết, bởi vì ai cũng không làm sao hiểu hết, bởi vì người ta chưa có kinh nghiệm tới nơi.

Chớ phải chi, người ta thực hiện được tâm bất động nè, người ta thực hiện được tâm ly dục ly ác pháp nè, người ta thực hiện được những cái oai nghi tế hạnh. Tất cả mọi cái người ta làm được hết rồi, mà người ta thực hiện được thiền làm chủ được sanh tử, tịnh chỉ hơi thở, Tam Minh. À thì vậy người này có thể mình hỏi được. Cũng như ngày xưa các vị tỳ kheo mà hỏi ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên đó, là hỏi những vị đã tu chứng, phải không?

Chứ đâu phải hỏi những vị chưa tu chứng, họ biết sao mà trả lời. Còn bây giờ chúng ta trong chúng chúng ta chưa có người nào chứng, cho nên hỏi đâu có được. Họ biết gì đâu. Bây giờ như Mật Hạnh nó có kinh nghiệm, nó ở trong cái giai đoạn của nó, nhưng bây giờ mà hỏi nó, nó chưa có tới nơi, tới chốn, nó chỉ bậy một cái là chết rồi, trật lất có trúng đâu, đừng có hỏi nó, mà đừng có hỏi vậy nó không biết gì đâu.

Bởi vì những cái này nó còn đang sự thử thách rất nhiều không thể thực hiện được, chưa có trọn vẹn dâu. Rồi mai kia mốt nọ bao nhiêu sự cám dỗ, cái tâm con người ta, bởi vì vật chất thế gian bây giờ …​

9- THIỀN ĐỊNH KHÔNG PHẢI LÀ MỤC ĐÍCH

(01:54:21) Ngày xưa, vị Tỳ kheo Citta, ông nhập Sơ Thiền, ông hoàn tục ông ra đời, ông sống ở ngoài đời. Sau một thời gian ông trở vào xin Phật, ông tiếp tục trở về lại Sơ Thiền ông ly, ông nhập Nhị Thiền, phải không?

Nhưng mà ông nhập Nhị Thiền rồi, thì cái tâm ông, nó lại muốn hoàn tục, xin Phật hoàn tục. Mà cho tới Tứ Thiền, mà ông còn hoàn tục đó. Nhưng mà ông Phật khéo léo, bởi vì Thầy đọc cái bài kinh Thầy thấm thía, do Thầy đọc cái bài kinh này thấm thía Thầy mới cho Mật Hạnh, chớ còn Mật Hạnh Thầy bắt buộc nó sao nó cũng phải nghe hết, nhưng mà Thầy biết nguy hiểm.

Đúng là nếu mà không có cái bài kinh Citta này, Tỳ kheo Citta, thì chắc chắn là Thầy sẽ giết người nhiều. Cho nên trước kia coi như là bắt buộc vô đây độc cư hoàn toàn, trời ơi muốn chết họ luôn hết. Thật sự, vì vậy mà Thầy thấy, sau này Thầy mới rút tỉa từng những kinh nghiệm đó mà Thầy, đúng là ông Phật có kinh nghiệm, còn Thầy thiếu kinh nghiệm thiệt.

Đọc lại cái bài kinh Citta Thầy mới giật mình, trời tu Tứ Thiền mà còn hoàn tục được sao. Vậy mà nhập Tứ Thiền còn hoàn tục, thế mà Tam Minh mới dứt được. Cho nên đúng là cái bài kinh Đức Phật có giá trị kinh khủng, thật kinh khủng. Bởi vì Tam Minh nó mới diệt sạch, Lậu Tận Minh nó mới diệt sạch cái lậu hoặc, cho nên nó mới không còn hoàn tục được.

Còn cái kia nó còn lậu hoặc, cho nên cái hướng dục nó còn, ly chứ chưa diệt mà. Còn cái Lậu Tận Minh, nó mới diệt dục. Cho nên mình ở đây mình nói ly dục ly ác pháp chứ mình có nói diệt bao giờ. Có không? Đâu có diệt, mà cho tới Lậu Tân Minh, Lậu Tận, nó diệt cái lậu hoặc của mình, nó mới hết. Cho nên ở đây khi mà Tỳ kheo Cita mà thực hiện Tam Minh rồi, thì hoàn toàn là một vị tu sĩ Phạm hạnh không còn hoàn tục nữa.

(01:56:12) Thì chúng ta thấy được cái bài kinh đó, một bài kinh giá trị, một bài kinh coi như là sống phải dùng cái trí tuệ quán xét để rồi nhàm chán, để mà ly tham, đoạn diệt. Đó là đúng con đường của đạo. Thầy thấy hay quá. Cho nên ở đây, nhiều cái bài kinh của Đức Phật mà Thầy nhắc lại, ở đây chúng ta thấy rất là rõ ràng.

Đức Phật so sánh cho chúng ta thấy, Đức Phật chỉ nhắc lại cái bài kinh đơn sơ là cái bài kinh Channa, là vị Tỳ kheo mà cầm dao đâm mình để chết trong cái cơn bệnh của mình, có phải không? Có phải quý vị đọc quý vị nhớ chưa? Thì Đức Phật chấp nhận mà. Hồi Thầy mới đọc cái bài kinh này, Thầy nói sao Đức Phật chấp nhận cho tự tử như vậy được. Nhưng mà cuối cùng Thầy hiểu, Đức Phật muốn so sánh cái Tứ Thiền- tịnh chỉ hơi thở với mũi dao, quá hay.

Đúng như vậy, Tứ Thiền cũng chỉ là một phương pháp nhập để mà tự tử mà thôi, cách thức tự tử bằng một cách êm ái, bằng một cái lực Tứ Thiền. Còn cái kia nghe ghê gớm quá, cho nên chúng ta thấy nó kì cục, sợ hãi. Một người mà nhảy xuống nước trầm mình để mà tự tử, thì nó cũng như là một cái người nhập Tứ Thiền không khác gì, nhưng mà người nhập Tứ Thiền ngon hơn.

Chúng ta phải nói ngon hơn chớ, bởi vì tui người ta ngồi im lặng vầy mà tui bảo làm sao nó nghe vậy, nó tịnh chỉ. Còn ông, ông phải nhảy xuống mà uống nước thì mới ngộp thở. Còn ông phải đâm vào trong ngực ông một cái rồi ông mới ngưng thở. Tui tui không cần. Cho nên tui ngon hơn. Nhưng mà cái ông này chưa có đủ tới trình độ đó, cho nên ông mới mượn cái đó. Nhưng mà ông đã ngộ được cái chân lý giải thoát, ông đã thấy được chỗ ly dục ly ác pháp, ông đã ngộ được thân này là vô thường, khổ, không, vô ngã rồi.

(01:58:03) Cho nên ông cũng vẫn bỏ cái thân này. Bởi vì cái thân này là cái thân huyễn giả rồi, thân duyên hợp rồi, nó không quan trọng nữa rồi. Bây giờ một mũi dao thì ông mà giữ được cái tâm ông không bị chìm đắm, không bị dính mắc ở trong những cái đối tượng này, cái đối tượng của thân ông, thì ngay đó ông ở trong Niết bàn vĩnh viễn, không có lo nữa. Đó là đúng đó, cái đúng của đạo Phật.

Cho nên vì vậy mà những cái bài kinh này đưa ra để chúng ta thấy rằng, ly dục ly ác pháp là chánh pháp của Phật. Tâm không làm khổ mình, khổ người là chánh pháp của Phật.

Chứ không phải đợi Tứ Thiền. Tứ Thiền cũng như một mũi dao đâm, Tứ Thiền cũng như nhảy xuống nước mà không thở thôi chứ có gì đâu. Nhưng mà Tứ Thiền nó nhẹ nhàng êm ái, nó là thần lực mà. Nó khác hơn người ta.

Thấy nó mình ham là mình ham cái siêu việt như vậy, chớ cái chết thì hai người này thì hơi thở cũng ngưng rồi mới chết thôi. Một người mà đâm cho mình không thở thì cũng như cái người mà tịnh chỉ hơi thở, cái người mà nhảy xuống nước thì uống nước thở không được thì cũng vậy, hơi thở cũng dừng thôi có gì đâu. Cho nên suy cho cùng những cái bài kinh chúng ta thấy hay thật.

Nhưng mà người tu hành chúng ta không nên tự tử bằng cách nhảy xuống nước, tự tử vậy hay là thắt cổ hoặc là đâm vô ngực chết ngay vậy. Bà con lại nói mấy cái ông này tu thấy ghê gớm quá, tui không dám tu đâu, phải không? Đó mình tu sao mình ngồi vầy, bây giờ thì Thầy sẽ bỏ thân này, Thầy sẽ chết bằng cách tự tại cho quý sư, quý thầy xem, phải không? Thầy nói vậy, Thầy chống tay Thầy bảo: “Hơi thở tịnh chỉ, ngưng đi”, à ngưng Thầy mất.

Bỏ thân nghe, bỏ. Thì bắt đầu Thầy nói bỏ thì ngay đó Thầy không thở …​ cứng ngắc, đợi rồi thân Thầy cứng ngắc, Thầy chết. Ui trời ông này chết hay quá ta, ông làm sao ngon quá, vậy người ta mới ham tu chớ.

Chứ còn Thầy cầm cái dao Thầy đâm cái bụp vô đây, trời ơi thấy ghê quá, tôi nhắm mắt liền. Bây giờ các sư bây giờ có gan không, Thầy cầm dao Thầy đâm ngực, các sư có nhắm mắt không. Nhắm mắt liền chứ đừng có nói dám mở, phải không?

Thấy cái chuyện làm, thấy sợ rồi. Còn trái lại Thầy ngồi đây, Thầy nói bây giờ: “Hơi thở tịnh chỉ, ngưng”, các sư chăm chăm nhìn Thầy coi có ngưng được không, phải không, đâu có sợ. Làm cho tinh thần của mình không có hề sợ hãi. Như vậy chúng ta phải nhập Tứ Thiền, phải không? Đó cho nên so sánh hai bài kinh này chúng ta thấy, hai cái này nó giống nhau, nhưng mà điều kiện chúng ta phải làm, có một sự màu nhiệm thật của Tứ Thiền, cái đó là cái hay.

(02:00:19) Chứ đừng làm theo cái kiểu …​ sợ quá. Bây giờ nói thật sự ra mà Thầy thấy ai cầm dao đâm thì Thầy cũng ngán nữa, chứ đừng nói mà chi các sư nữa. Chứ thật sự. Thầy đã tu chứng rồi, Thầy thấy là cái thân này huyễn giả rõ ràng rồi, như thật rồi, mà người ta cầm cái dao đâm Thầy thấy, làm cái này ai cũng sợ. Phải không? Cho nên Thầy cũng thấy làm như vậy là người ta ghê quá.

Đó, cho nên trên cái bước đường tu tập chúng ta, nghĩa là tu tận cùng, tu phải tới Tam Minh, nhất định là phải thực hiện Tam Minh. Và Thầy hoàn toàn sẽ dẫn, các thầy sẽ tới Tam Minh. Quý thầy làm đúng lời dạy của Thầy dạy, Thầy sẽ dẫn tới Tam Minh. Mà quý thầy làm đúng thì thôi rồi. Nghĩa là ngay vô đầu mà ly dục ly ác pháp, Thầy thấy làm đúng, thôi Thầy không nói nữa. Bởi vì mình dạy mà không đúng bây giờ cứ nhắc hoài sao.

Cũng như hôm nay Thầy nhắc, mà làm không đúng Thầy chịu thôi. Bây giờ tại người ta làm không đúng chứ mình rầy rà người ta chi hoài, cứ nhắc rồi rầy người ta chi. Thấy người ta làm sai thì một lần thôi, nói một lần thôi không nói nữa. Là một người tu khuyên một lần chứ không thể khuyên hai, ba lần. Phải không? Cho nên muốn tu hẳn hoi thì phải làm đúng những lời Thầy dạy, Thầy sẽ dẫn dắt sẽ tới nơi, tới chốn, nhất định là tới Tam Minh.

Các vị sẽ Lậu Tận Minh hoàn toàn, Thầy nói là chấm dứt tái sanh luân hồi mà. Thầy hứa là Thầy làm. Như hồi nãy tới giờ Thầy nói, từ cái chuyện nhỏ tới chuyện lớn, trong chính trị, trong cuộc sống của Thầy mà đối với một cái gì bất công là Thầy không chấp nhận. Thầy chống tới cùng, thà là Thầy chết. Thầy không đầu hàng trước mọi cái gì đâu.

10- XỨNG ĐÁNG NHẬN CÚNG DƯỜNG

(02:01:57) Thì rõ ràng là quý Thầy đã biết rằng, trong cái con đường mà tu hành Thầy là con người mà ý chí, nghị lực gan dạ vô cùng, cho nên Thầy mới làm chủ được Thầy. Thầy lên Hòn Sơn Thầy ở một mình Thầy không chơi với ai hết, nhất định là ở chín tháng ở trên Hòn Sơn. Có dịp mà chúng ta về Hòn Sơn chúng ta thăm lại cái Ma Thiên Lãnh, cái hang Ma Thiên Lãnh của Thầy ở, thì các thầy sẽ biết rằng, gọi là Ma Thiên Lãnh ở đó là ma lạnh không ở đó đó. Mà Thầy dám lên ở đó.

Thầy Minh Nghĩa, ông lên ở đó, chỉ có một đêm ngày là ông cuốn quần áo, cuốn gói đi xuống liền, không dám ở. Mà Thầy lên đó ở chín tháng, gần một năm. Thì đủ biết là Thầy con người như thế nào. Không có khuất phục, thiên nhiên không có khuất phục nữa. Thầy khuất phục thiên nhiên chứ Thầy không có đầu hàng thiên nhiên. Cho nên hoàn cảnh nào, mọi hoàn cảnh Thầy đều khuất phục chứ Thầy không đầu hàng cái hoàn cảnh đó.

Cho nên cuộc đời tu của Thầy, Thầy cũng chiến đấu tận cùng, nhất định là phải làm được, thà là chết chứ không đầu hàng. Đó thì ở đây Thầy muốn nói như vậy để làm gì, để cho sách tấn quý sư, quý thầy nỗ lực. Mình là học trò của Thầy phải làm như Thầy, phải có gan dạ. Nhất định là chết chứ nhất định là không đầu hàng trước mọi hoàn cảnh, tu hành cũng như vậy thì quý sư sẽ đạt được.

Còn nếu quý sư mà đầu hàng thì Thầy nói, nếu một cái người người ta đầu hàng rồi thì mình cũng chịu thôi chứ làm sao, người ta đầu giặc thì mình cũng chịu thôi chứ mình đâu có lôi họ nổi được. Bởi vì nhân quả mà. Cho nên cái người nào mà có gan dạ, lầm lì tu hành đúng cách lời Thầy dạy, mà làm đúng thì Thầy biết người đó là người gan dạ nhất.

Bởi vì cái tu hành này mà làm sai là Thầy biết người đó không gan dạ. Chẳng hạn Thầy bảo 5 hơi thở đi kinh hành một vòng, 5 hơi thở đi kinh hành một vòng, mà người nào mà gan dạ là họ làm Thầy thấy Thầy chấp nhận. Mà không gan dạ Thầy thấy họ làm một lát thì họ bỏ. Đó là Thầy thử thách họ từng chút, từng chút Thầy biết mà. Cho nên vì vậy người đó tin Thầy không, tin Thầy thì họ sẽ làm đúng y như lời Thầy không sai chút nào.

Trong năm ngày, ba ngày, tuần lễ Thầy thấy người này làm được, thì Thầy sẽ mon men đến thất đó, nghĩa là cái người mà làm đúng, cái người có nghị lực. Mật Hạnh như thế nào mà Thầy đã vào thất mà Thầy đã dẫn dắt nó. Tại vì nó là con người gan dạ. Buồn ngủ hôn trầm, bị buồn ngủ hôn trầm mà, mà nó dám lấy dầu trét mắt, Thầy nói, thằng này gan dạ. Phải dẫn dắt cho nó được. Nó chỉ có gan dạ thôi, chứ chưa có bền chí.

(02:04:36) Thầy khép chặt nó, chứ nó chưa có bền chí. Chớ nó mà gan dạ mà bền chí nữa thì Thầy bảo nhất định chết không bỏ. Thì nó gan dạ nó có, mà nó không bền chí, cho nên vì vậy thời gian tu ba năm nó không bền chí. Bây giờ nó bị bệnh nó phải bung ra. Chớ còn nó gan dạ mà còn bền chí nữa, nhất định ba năm chưa đủ, nỗ lực tận cùng thì chắc chắn là …​

Đó là những cái mà Thầy nói, Thầy nhắc nhở chung ở đây, để cho quý thầy trên bước đường tu hành đến đây, là Thầy hứa danh dự với mọi người mà, nếu mà làm đúng Thầy sẽ dẫn tới nơi, tới chốn. Tới nơi, tới chốn quý thầy đủ khả năng quý thầy làm việc. Thầy không cần quý thầy hiểu mênh mông thế giới vũ trụ để làm gì. Mà Thầy chỉ cần quý thầy hiểu trên con đường để mà độ chúng sanh bằng con đường đạo đức nhân bản, nhân quả là đủ rồi.

Từ đó thì quý thầy sẽ rút ra được những bậc chân tu, mà dẫn dắt họ đi vào Thiền Định, Tam Minh. Con người có đạo đức rồi thì dẫn dắt họ sau này dễ lắm, nó có nhiều người. Còn bây giờ nó đang thiếu đạo đức, mà dẫn dắt nó vô đạo đức chưa được, mà dẫn dắt nó vô Tam Minh, vô Tứ Thiền, Tam Minh làm gì đây được. Không bao giờ được. Người ta đang tu thì người ta đang mong cái cao, thì đó là cái tâm tham. Mà cứ bảo họ, thả họ xuống thấp, xuống thấp, lo xả thôi, họ không chịu, họ muốn cái cao thôi, thì Thầy cũng đầu hàng thôi, tại vì cái tâm tham, quá tham.

Bởi vì nó phạt Thầy không được, bây giờ cái đầu Thầy nhức là cái nhân quả chứ gì. Thầy bảo không có nhức đầu, thì nó lui liền. Nhưng mà nhân quả nó nói với Thầy, Thầy đã gieo một cái nhân quả tại sao Thầy trốn? Bây giờ thí dụ cái bệnh ho của Thầy này, cái nhân quả này, Thầy bảo nó dứt nó dứt này. Nhưng mà cái luật nhân quả nó nói trong đầu Thầy, phải không? Thầy đã gieo cái nhân quả đó làm sao bây giờ Thầy lại trốn bệnh ho này.

Bệnh ho nó không hoành hành Thầy được, nó có hoành hành Thầy được đâu nó …​ Thầy bảo nó không ho, nó không dám ho đó. Nó sẽ phục hồi hoàn toàn nó không ho, nhưng mà cái luật nhân quả, Thầy đã thấy nó được mà, Thầy đã làm cái gì nó mới có cái này chứ khi không mà nó có cái này được sao. Đạo luật nhân quả mà.

Bởi vì mình là con người làm chủ nhân quả mình phải biết được cái đạo luật, mà biết được cái đạo luật mình trốn đạo luật là mình bất công. Quý sư có biết, thôi cho nên vì vậy Thầy làm chủ, nghĩa là Thầy không bây giờ mà có thể thành con trâu được hết. Thầy không bây giờ thành con trâu. Nghĩa là không có luật nhân quả nào bắt Thầy thành con trâu được hết. Nhưng mà Thầy là con người hiểu nhân quả thì Thầy phải đi thành con trâu.

(02:10:40) Cũng như bây giờ mình hiểu luật nhà nước, bây giờ mình ăn trộm thì mình phải ra trình công an là tui ăn trộm hay là tui giết người thì nhà nước bắt bỏ tù mình. Sau mấy tháng đủ rồi thì người ta thả mình ra, thì đó là mình tốt. Còn mà bây giờ mình trốn, mình tránh, mình bên đây, bên kia mình không ở tù tức là mình là người xấu đó. Mình phải hiểu luật pháp chứ.

Thì cái luật nhân quả làm một người tu như Thầy là phải hiểu luật nhân quả. Mà lại cầm cán cân của luật nhân quả nữa chứ không phải là nhân quả không. Cho nên Thầy muốn cân sao cũng được hết, nhưng mà Thầy là một người, đã là luật nhân quả thì tức là phải công bằng chứ không thể nào. Công bằng tự nơi Thầy nữa, chứ không phải là bây giờ Thầy cầm cán cân đó rồi Thầy cân Thầy, thì coi như là ngon lành công lý rồi này kia thì đâu có được. Thầy làm thứ tội lỗi gì Thầy phải trả hết chứ Thầy đâu có tránh đâu.

Thầy nói thật sự, khi mà mình hiểu được luật nhân quả rồi thì không bao giờ mình làm một cái điều ác. Mà vì các sư thấy, Thầy biết các sư về đây tu hành nó khó khăn lắm. Bởi vì thật sự ra trong cái kỷ luật của Phật, trong cái con đường tu này, Thầy biết các sư rất khó. Nhưng mà vì ức chế ép mình vô tu, ham tu. Chứ còn nếu mà Thầy biết các sư đều là có đủ một cái duyên mà tu mà giải thoát, thì vô đây quý sư sẽ sống đúng không có cái gì mà sai lời Thầy dạy hết, thì ngay đó …​

Nhưng mà Thầy đã biết, tại sao Thầy nhận thì như hồi nãy Thầy nói. Không thể nào từ chối trước một cái nhân quả, người đó có cái duyên với mình. Mặc dù biết người đó họ tu không chứng, nhưng mà vẫn phải thương yêu, rồi tạo cho họ cách thức họ tu làm sao cho đúng để mà dẫn dắt họ đi tới nơi. Kiếp này không xong thì kiếp sau họ cũng xong, nhưng mà điều kiện tốt nhất là làm sao giải quyết cho họ kiếp này.

(02:12:41) Nhưng mà các sư biết làm sao giải quyết trong kiếp này. Nếu mà không có thầy Thông Vân, Thầy không nói gì. Có thầy Thông Vân xảy ra Thầy nói. Đây là một cái duyên tốt, nói để cho huynh đệ, để cho quý thầy, quý sư sửa lại cho tốt. Rồi bây giờ nếu mà điều kiện các sư, các thầy sống mà không sửa, Thầy cũng phải chịu thôi. Rồi trong trường hợp nào có cái duyên đến, Thầy sẽ nhắc lại một lần nữa.

Còn không có thì thôi, rồi mai mốt nếu mà không có mai mốt các thầy tu không tới đâu thì các thầy sẽ ra đi thôi. Thầy tin chắc là phải ra đi thôi vì không có kết quả thì phải ra đi. Bởi vì mình tu hoài mà không thấy kết quả. Mà mình tu riết rồi cái tâm của mình nó sẽ phát khởi ra những cái niệm, nó nói pháp này tu không được, pháp này sao sao sao, tự nó lụm, rồi mình sẽ rớt. Thì Thầy tin rằng, sớm muộn rồi mà tu sai rồi thì cũng phải ra đi thôi, không có thể nào mà sống bên Thầy được. Đó là một cái nhìn nhận.

Cho nên vì vậy mà nó có cái duyên như vậy để Thầy nhắc nhở, nhắc nhở để cho mình thực hiện cho đúng. Mà khi mà đúng rồi thì, nó ly dục ly ác pháp từng giây, từng phút mình sẽ được giải thoát. Cho nên trên cái sự tu tập, cố gắng nhớ những lời Thầy dạy.

11- DẸP BỎ THẾ GIỚI SIÊU HÌNH

(02:14:00) Thầy nguyện nhất định đem hết cuộc đời của mình, như vừa nãy Thầy nói, Thầy như một chiếc bè đã mục rồi, mà bây giờ chất chồng chất chở như thế này, thì cái bè nó sẽ dễ mau chìm, chớ không phải gì, mà ráng tu. Người nào ráng tu, Thầy nói thật sự ráng tu đúng, Thầy không bao giờ Thầy ngồi Thầy viết sách nữa.

Nghĩa là mà tu đúng rồi, trong một số quý sư, quý thầy đây thôi, mà tu đúng rồi, đúng lời Thầy dạy rồi, Thầy không bây giờ Thầy viết sách nữa. Ai hỏi Thầy thì Thầy viết vài ba chữ Thầy trả lời họ rồi Thầy đưa, chứ Thầy không giải thích dài dòng đâu. Thầy không nói nhiều dâu. Mà Thầy chăm sóc quý sư, quý thầy, để thắp lại ngọn đèn của Phật pháp. Còn quý sư, quý thầy mà tu vậy Thầy phải viết kinh sách. Tại sao?

Tại vì Thầy phải viết cái đạo đức con người. Dù như thế nào ít ra con người cũng phải có một cái đạo đức, còn không biết cái đạo đức thì làm sao được. Nhưng trước khi có đạo đức phải phá đi những cái mê tín, những cái sai những cái phi đạo đức của xã hội đang có. Cho nên kinh sách Thầy tại sao mà 4 tập mà đạo đức nhân bản, nhân quả mà Thầy không viết trước. Lẽ ra Thầy phải viết trước chứ gì.

Không, bởi vì đạo đức nhân quả nó là cái đạo lực công bằng, mà bây giờ xã hội nó không công bằng, nó không công bằng trong những cái thế giới siêu hình tưởng của người ta đẻ ra cái thế giới này, nó không công bằng, nó đẻ ra. Bao nhiêu tôn giáo đẻ ra những cái thế giới này, những cái sự việc này nó làm cho không công bằng của cái đạo đức, của nhân quả.

Mà bây giờ không phá vỡ, từ cái thần thông cho đến cái thế giới siêu hình, mà không phá vỡ những cái này, thì cái đạo đức mà nhân bản, nhân quả này ra đời không thể nào được, không thể tồn tại được. Buộc lòng Thầy phá sạch những cái này, đập sạch những cái này xuống, thì cái đạo đức này nó mới xây dựng cho con người có cái đạo đức, người ta không còn dựa lưng ở đâu để mà làm những cái chuyện phi đạo đức.

Còn bây giờ có cái thế giới siêu hình, họ dựa lưng vào thánh thần họ làm điều phi đạo đức. Họ cầu khẩn một cách phi đạo đức, họ làm ác họ không sợ vì có thánh thần phù hộ họ. Cho nên phải đập sạch cái thế giới siêu hình này đi, từ đó cái đạo đức nó mới ra đời, đó là cái điều kiện mà Thầy làm.

(02:16:20) Cho nên Thầy thấy các sư, các thầy mà tu hành sai, không có đúng thì Thầy quan sát lắm chứ, người nào mà đến đây tu Thầy cũng nhìn ngó hết chứ. Cho nên Thầy tập trung Thầy dồn vào cái chuyện là kinh sách để mà phá cái thế giới siêu hình, rồi đưa ra cái nên đạo đức. Rồi sau khi cái nền đạo đức xong thì Thầy đi. Thì như vậy dù sao đi nữa nó cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh ở trong cái thế gian này.

Còn quý sư, quý thầy mà tu đúng thầy không cần viết, mà thầy lo thầy hướng dẫn các sư. Các sư, các thầy sau này sẽ thay thế Thầy mà viết cái này. Bởi vì các sư, các thầy sẽ tu chứng đạo rồi, đã thấy rồi cũng như Thầy thấy rồi, thì cái nhiệm vụ ở đây không phải là Thầy là một người có tài viết sách kinh đâu, Thầy là người vô tài viết kinh sách.

Cho nên ngày xưa mà thầy Thông Huyễn tức là thầy Chân Quang đó, thì về đây là Thầy thấy có cái khả năng, có cái tài viết lách. Còn Thầy biết Thầy không phải con người có cái tài viết, làm thơ văn Thầy không có tài. Về cây bút Thầy không có tài viết nó đâu. Nhưng mà vì không có người Thầy mới viết thôi. Chứ còn thật sự ra nếu mà có người thì Thầy sẽ truyền cái hiểu biết của mình qua cái người đó để cho họ mượn cái cây bút họ làm.

Cho nên cái sự tu hành, mà quý thầy tu đúng thì Thầy biết rằng đạo đức nhân bản ngày mai nó sẽ còn. Là do quý thầy, trong quý thầy có nhiều người có tài viết lách. Nhưng mà khi tu xong rồi quý thầy viết rất hay. Còn Thầy không có tài năng về cái vấn đề viết lách đâu. Thầy viết được cái thế giới siêu hình như thế nào mà các thầy đọc kinh sách Thầy, nói rất nhiều cái thế giới siêu hình, mà người ta không hiểu nổi nữa.

Thế mà Thầy dùng đủ cái ngôn từ, đủ cái từ để mà diễn tả. Thật sự ra cái trí hữu hạn của con người rất khó hiểu về vấn đề, nhưng Thầy cố gắng. Mặc dù nó mường tượng một chút xíu để mà họ nhận ra cho được. Cho nên vì vậy mà thầy quyết định là Thầy sẽ đập phá thế giới siêu hình thật sạch, và những cái thần thông này thật sạch.

(02:18:49) Cho nên vì vậy mà hễ mỗi chút, thí dụ như thầy Thông Vân mà thầy bệnh như vậy, Thầy dùng cái nội lực của Thầy mà Thầy trị bệnh cho thầy Thông Vân thì hết ngay liền chứ không phải không hết đâu. Nhưng mà trái với cái luật nhân quả, không đúng cách. Làm như vậy để lòe cái thần thông của mình đối với người ta.

Bây giờ nó nhẹ nhàng thì hóa giải giúp dùm, mà nó nặng thì mình cứ giải quyết theo cái nhân quả của nó, chứ không có gì. Mà may là còn sớm chứ chưa có đến nỗi quá tệ. Chứ còn nếu mà để chừng đôi ba ngày, thì nó sẽ quá tệ. Bởi vì càng trễ thì nó lại, nó gây cái ảnh hưởng trong cái thần kinh, nó thành cái nếp quen, cho nên bây giờ nó khó mà có thể giải trừ ra. Còn nó sớm chừng nào tốt chừng ấy.

Khi mà một người người ta vừa rối loạn thì mình phục hồi, mà dùng cái nội lực của mình nó giải quyết rất dễ. Như hồi nãy Thầy nói, cỡ sức mà Thầy không có giải quyết cho thầy Thông Vân, thì hôm nay chưa tỉnh, còn điên. Thuốc thang nó rất khó chứ không phải dễ đối với thần kinh thì, chớ không phải dễ. Cho nên vì vậy mà các sư, các thầy lấy cái gương đó mà ráng mà tu.

Chừng nào mà Thầy thấy được trong chúng này tu đúng thì bữa nay mà Thầy đi thất này, ngày mai Thầy đi thất khác Thầy thăm viếng các sư Thầy đi lại đó, Thầy không lo viết kinh sách nữa là Thầy dẫn các sư, các thầy đi tới nơi, tới chốn. Cho nên phải ráng mà tu tập. Còn nếu mà thấy mình tu không nổi thì các sư, các thầy xin Thầy về: “Bây giờ con thấy cái khả năng của con chưa được, con phải về một thời gian chừng nào con thấy được, con sẽ lại”.

(02:20:48) Vậy là Thầy cũng đỡ, mà các sư, các thầy cũng đỡ là vì mình không có nợ đàn na thí chủ. Cái gì mình phải thành thật với mình, để mình biết được mình, rồi ngày nào đó có duyên thầy trò sẽ gặp nhau, nỗ lực. Bây giờ con thấy bây giờ, cái tình cảm của con nó đoạn dứt được, nó không bị ức chế. Hoặc là cái hoàn cảnh của con bây giờ nó bị ức chế, bây giờ trở lại xin Thầy giúp con. Con sẽ tu đúng những lời Thầy dạy.

Còn bây giờ tình cảm của con như vậy, nó tu chưa có được. Bây giờ ngồi lại yên lặng một mình, con không nói chuyện với ai hết, thì bắt đầu nó cứ bật ra. Hoặc là cái thân con nó sinh ra bệnh này, bệnh kia, nó làm con không có ngồi yên được, mà cái sức chịu đựng của con bây giờ nó chưa có đủ sức. Xin Thầy cho con ra một thời gian, rồi con sống mọi mặt đó rồi con quán xét, cho đến khi nào con thấy được con sẽ trở lại, thì trở vào xin Thầy giúp đỡ cho con đi đến nơi, đến chốn, thì Thầy sẵn sàng mà nó không mất thì giờ.

(02:22:01) Còn không mấy quý sư ở đây sống nó khổ, mà rốt cuộc rồi nó không có giải quyết được gì. Mục đích của Thầy ở đây là mong quý thầy vô tu không, người nào cũng vậy, nghĩa là càng tu bấy nhiêu. Thí dụ như, tại sao chú Nhu mà Thầy giao cho chú Nhu trong một buổi sáng, trong buổi trưa ăn cơm rồi chú đi photo Thầy mấy tờ. Mọi lần thì Thầy để nhiều, nhưng mà Thầy thấy để nhiều thì chú phải photo hết nhiều mất thì giờ. Và đồng thời cái sự tu của chú cần, chú giúp Thầy chỉ chốc.

Còn tại sao sư Phước Nhẫn, mà thầy không giao? Là tại vì Thầy định Thầy gặp sư Phước Nhẫn, Thầy hóa giải cho một số điều kiện để giúp cho sư. Rồi bắt đầu từ đó Thầy sẽ giao cho sư Phước Nhẫn nhưng cái gì. Nhưng mà cái việc làm đó, Thầy khi mà Thầy nghĩ rằng cái máy của bác sĩ Trí, cái máy photo cuả bác sĩ Trí được phục hồi lại, nó chạy tốt được, thì thầy sẽ gặp sư Phước Nhẫn, Thầy bàn sắp xếp công việc.

Nhưng cái máy chưa có phục hồi lại được, vì bị hư, chưa phục hồi lại được. Cho nên nó còn có cái máy đó, nhỏ, cho nên thầy mới giao cho chú Nhu. Buổi trưa chú ăn cơm rồi, thì thay vì chú đi kinh hành chú phá cái ngủ của chú, chú không ngủ, thì Thầy giao chú photo để chú không có buồn ngủ, nó dễ hơn là cái đi kinh hành.

Mình làm công việc bắt buộc mình phải tập trung vào công việc, thì coi như là cố gắng làm công việc đó để cho nó hoàn chỉnh được cái nhiệm vụ Thầy giao, thì nó làm cho tâm mình nó thanh thản, và trong khi mình trở về mình tu mình thấy nó nhẹ nhàng hơn, là trong khi đó mình nghỉ, thay vì mình nghỉ thì mình lại đi kinh hành, mình không ngủ trưa mình đi kinh hành thì có cái sự tập trung tu trong đó.

Còn bây giờ, Thầy giao chú Nhu, chú tập trung trong việc làm thì cái sự tu của chú xả ra được, chú tập trung trong việc làm. Cho nên tập trung việc làm rồi coi như là nghỉ ngơi đó, nghỉ ngơi cái việc tu. Cho nên vì vậy mà trở lại tu, thì nghe nó dễ chịu, dễ dàng hơn. Đó là cách thức mà Thầy dạy cho chú Nhu. Thì ở đây, cái người nào mà Thầy thấy trợ giúp ở cái góc độ nào Thầy trợ giúp cho, tùy theo cái khả năng. Thì Thầy cũng lượng theo cái sức của các sư, các thầy.

(02:24:26) Còn sư Phước Nhẫn thì Thầy rất thương sư, cho nên Thầy nghĩ rằng, cái thời gian này Thầy thấy sư ốm ốm, mà gầy, chút chút vậy. Nhưng mà Thầy nói để hôm nào Thầy đến Thầy thăm coi cái sức khỏe ra sao. Vì từ hôm đó tới nay thì nhờ bác sĩ Trí giúp đỡ sư, mà còn biết cái cơ thể của sư như thế nào. Người sư thì nó đã có bệnh sẵn rồi chứ không phải là không bệnh. Nhưng mà nhờ một cái tinh thần quyết tu đó, cho nên mặc dù là có bị động nhưng nó vẫn có cái sự cố gắng của nó. Thì Thầy cũng rất đáng thương Thầy sẽ giúp đỡ.

Còn sư Từ, thì Thầy thấy sư cũng quyết tu lắm, nhưng mà có cái điều kiện, là chưa có thuận tiện để mà giúp. Cho nên hôm nay nhân cái dịp này, thì Thầy nói chung chung để cho các sư ráng cố gắng. Còn sư Thiện thì mới vào đây, cho nên những cái sai mà ở trong này, thì hôm nay sư Thiện có cái duyên về đây được nghe những cái buổi này. Cho nên vì vậy những cái mà có thể thưa hỏi Thầy cặn kẽ hơn, để sau khi mà bắt tay vào tu, thì sư Thiện sẽ tu đúng cách.

Và cuối cùng thì, các thầy, các sư ở phía sau, khi được ở trong này, thì sau cái thời gian trong cái buổi hôm nay mà nghe Thầy nói chuyện, thì sau đó về chúng ta phải chuẩn bị lại tu tập đúng cách. Cái gì không hiểu thì hãy thưa hỏi. Mình đi tìm về mục đích giải thoát, đi tìm về mục đích ly dục ly ác pháp, chứ không phải đi tìm về cái sự hiểu biết nữa, mà đi tìm cái sự giải thoát, làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

(02:26:27) Thì các sư, các thầy hãy cần hỏi, thưa hỏi kỹ, cách thức tu như thế nào, thế nào, để cho nó rõ ràng, cụ thể. Bây giờ phải tu cái gì, mà tu trong thời gian này mấy ngày, tu cái pháp này bao lâu. Phải không? Để cho Thầy xác định cho cái sự tu đó. Nếu mà sự tu đó trong thời gian 7 ngày chưa xong, thì Thầy sẽ xác định thêm cho cái thời gian tu, rồi tu tập trong thời gian nữa mà chưa xong, Thầy sẽ cho thêm thời gian nữa. Chừng nào nó sung mãn được cái pháp hành đó, xong rồi thì Thầy dạy tiếp tục. Có hiểu vậy không?

Bởi vì mình chưa có sung mãn nó, mình chưa có đầy đủ nó, mình tiến tu qua, mình đừng có nghĩ mình đầy đủ. Chỉ có Thầy xác định đầy đủ hay là không đầy đủ mà thôi. Giờ Thầy nói bây giờ chưa được, tiếp tục tu cái này thêm, phải không? Phải tập cho đúng như vậy vậy, phải làm sao, đi kinh hành như thế nào, làm sao, ráng cố gắng mà tập.

12- TU TẬP CÓ KẾT QUẢ THÌ MỚI HAM TU

(02:27:20) Trong sự tu tập nó phải có vất vả chứ, nó có mệt nhọc chứ, nhưng mà trong cái mệt nhọc đó mình xét qua cái tâm của mình, nó thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ không phải là trong cái mệt nhọc, cũng như mình bây giờ mình lao động, mình làm, mình cấy một đám lúa, nhưng mà trong cái đám lúa nó sẽ đem lại cái quả giải thoát cho mình, mình thấy tâm hồn mình an vui, mình thấy vui.

Cực khổ thật sự, chăm sóc một cái đám, từ bắt đầu cày cấy cho đến khi mà gieo cây lúa xuống, luôn luôn lúc nào cây lúa nó cũng tốt tươi cho đến trổ bông trổ trái, thấy đầy đủ…​ Là cái niềm vui ở trong lòng của mình chứ, hỷ lạc như vậy, chứ tu đâu phải là sung sướng đâu. Cho nên nó cực khổ lắm, nhưng mà cực khổ, cũng như một nhà nông người ta trồng tỉa, người ta rất cực khổ, nhưng mà cực khổ mà cái kết quả người ta thấy, bông trái người ta thấy, cái cây nó lên tươi tốt.

(02:28:13) Còn cái này, mình cực khổ mà cây cứ èo uột hoài, nó vàng khè, nó không lên, thì cái ông nhà nông này ông cũng bất mãn, ông cũng buồn nữa. Và đồng thời tới chừng ra bông ra trái mà không ra gì hết, thì nó quá đau khổ rồi. Phải không? Còn cái này mình chăm sóc, mình tu tập nó cực khổ, mà nó kết quả mình thấy, từ đó cái lòng vui mừng của mình, nó phải rõ được cái điều này.

Cho nên cái kết quả đó là cái niềm tin của quý thầy ở Thầy. Còn nếu mà không kết quả, như một nhà nông mà cấy cây lúa xuống, mà nó cứ …​ phèn hoài nó không có ra lá thêm nữa, cái bụi không nở nữa thì thôi rồi, cái bông lúa này chắc tiêu rồi. Thì như vậy làm sao mình tin được. Cho nên ở đây tu hành thì phải thấy được kết quả, mà thấy được kết quả là thấy được từng cái cây lúa cấy xuống nó phát triển, nó xanh tốt, nó nở bụi lớn dần dần.

Mỗi ngày đi ra mình thấy cái bụi lúa của mình, mình thấy nó mát ruột, mát gan. Phải không? Thì đó là cái kết quả của nó, cho nên đến khi nó ra bông ra trái. Thì như vậy, quý thầy phải cần phải tu tập, sau một thời gian tu tập phải thưa hỏi, đừng lầm lỗi. Mà nếu mà lầm lỗi, thì tức là cái kết quả của quý thầy do cái sự lỗi mà nó không kết quả chứ gì.

Thay vì mình nhổ cỏ, mình không nhổ cỏ, mình để cỏ rác nó mọc đầy bụi lúa, rồi bảo cây lúa nó phải tốt lên sao được? Phải không? Mình chăm sóc mình nhổ cỏ sạch sẽ, mà giờ cây lúa nó không lên, thì mình phải hỏi Thầy, tại sao mà con cũng chăm sóc kỹ lưỡng mà tại sao cây lúa nó không lên? Thầy mới tìm được cái bệnh của nó Thầy chỉ cho. Như vậy rõ ràng là mình tu đúng rồi chứ gì, mà tại sao mà thấy không kết quả gì, thì Thầy sẽ chỉ cho.

Còn bây giờ mà tu không đúng, thì tức là mình để cỏ nó phủ trùm cây lúa rồi. Cho nên trên cái sự mà thưa hỏi, là có một vị tu xong, là các vị có phước rất lớn. Cho nên khi đó các vị hỏi như thế nào người ta cũng giải quyết được cho các vị tu để mà có kết quả. Mà các vị tu mà không có kết quả thì các vị chịu chết đó. Cho nên coi như là dậm chân tại chỗ. Nó không phải đâu, đạo Phật là có kết quả ngay liền trên cái sự tu tập của mình.

(02:30:18) Một nhà nông mà họ cấy cây lúa xuống, ngày nay họ ra họ thăm ruộng, họ thấy cây lúa xanh tươi tốt, ngày mai họ thấy nó lên được một tấc, thì họ mừng quá, họ thấy bụi lúa càng ngày càng tốt, họ phấn khởi lắm, họ siêng năng họ nhổ cỏ, họ siêng năng họ tưới nước, để cho cây lúa nó tốt. Còn bây giờ cây lúa èo ọt quá riết lười biếng. Có phải không. Mình tu cũng vậy. Thấy kết quả không có, là riết mình lười biếng, hết muốn tu.

Còn không thì thôi, mình thấy tu không nổi không vô, mình tu sau thời gian đó mình thấy, trời thật khó thiệt chứ không phải chơi.

Đó như sư Vinh hôm đó, sư đến nói Thầy, trời ơi pháp của Thầy coi vậy chứ nó khó chứ không phải dễ đâu, con bây giờ chưa chắc, chưa tu nổi đâu. Thì ông sư Vinh ông thành thật, ông nói với Thầy vậy mà, Thầy thấy đúng đó. Thấy coi vậy chứ xả cái tâm cũng khó quá chứ đâu phải dễ đâu.

Cho nên ông nói, ngồi ở trong thất của mình, coi vậy chứ nó cô đơn nó khó lắm, nó chịu không nổi. Con thấy khó, chớ không phải dễ đâu. Không biết ai thì sao chứ con thấy khó quá, chừng nào con thấy mà tu được con mới dám xin Thầy con ở tu. Bây giờ thì con đưa các sư về thăm Thầy, con thấy cái pháp của Thầy rất tuyệt rất hay, nhưng mà con còn chưa tới. Đó, ông thành thật ông nói.

Thầy nói thật sự, Đức Phật có nói năm cái điều kiện, trong cái bài Kinh Bồ đề Vương tử, quý thầy đọc thấy rõ ràng 5 cái trong bài kinh, phải thành thật mà, phải thành thật. Cái thành thật là một trong năm cái điều kiện. Thân thể phải mạnh khỏe là một điều kiện, phải có trí tuệ, rồi phải không có bệnh tật, phải thành thật, phải không? Do những cái điều kiện đó thì các sư mà không có bệnh tật là cái mừng nhất, cái cơ thể không bệnh tật làm mừng nhất.

Cái thứ hai là thành thật, cái thứ ba thông minh. Đó là những cái mà chúng ta cần phải có những cái điều kiện như vậy. Như vậy, thì muốn thông minh đâu phải ai cũng hiểu biết đâu. Bây giờ, hôm nay mình hiểu nó vậy, nó sai như thế nào mà mình tu không đúng đây, mình hỏi lại Thầy, Thầy nhắc nhở một lần, hai lần thì mình hiểu ra, à là như vậy mình sai.

Cũng như từ hồi nào tới giờ, thì như quý sư, quý thầy nói, người ta nói tỉnh thức hay là tỉnh giác ở trong hành động chứ gì. Người ta đâu có nghĩ rằng là tỉnh giác ở trong cái niệm tham, sân, si. Mà người ta cứ nghĩ rằng tỉnh giác ở trong cái hành động đi, đứng, nằm, ngồi. Mà không ngờ là người ta nương cái hành động, trong cái hành động đi, đứng, nằm, ngồi, nói nín của chúng ta đó, là thân hành, khẩu hành, ý hành chứ gì.

(02:32:48) Thì thân hành, khẩu hành, ý hành chúng ta, thì nó tham, sân, si ở trong này chứ gì, phải không? Chúng ta nói ra lời nói nó có ác, có thiện, có tham, có sân, có si trong này chứ gì. Do vì vậy mở miệng nói, do vậy đi nó cũng có ý nghĩa của cái sự đi này chớ. Thì do đó chúng ta xét qua cái tham, sân ,si này, thì nó có nghĩa, chớ không phải biết cái đi không là có nghĩa. Từ lâu tới giờ chúng ta hiểu như vậy là chúng ta hiểu sai.

Bây giờ do sự hỏi thì chúng ta mới hiểu đúng, hiểu đúng bây giờ chúng ta thấy, à như vậy là, mình hiểu đúng cái tâm mình hết tham, sân, si. Phải không? Cho nên vì vậy mình thấy kết quả rồi, thì cái cây lúa của mình bây giờ nó lên tốt rồi, nó hết tham, sân, si là nó thanh thản, an lạc. Mỗi lần mình tu mình đi kinh hành này rồi kia mà sao nó còn phóng dật ghê gớm quá ta. Mình thấy nó hở ra cái nó phóng dật.

Còn cái này mình thấy mình xả tâm tham, sân, si rồi, bây giờ hở ra ngồi chơi nó không phóng dật. Đó như vậy rõ ràng là có kết quả rồi. Bắt đầu mình nhìn cây lúa này thấy phấn khởi rồi, đó sắp sửa nó có bông trái rồi. Phải không? Thấy nó ham tu rồi. Còn không thì nó không ham tu đâu, nó lần lượt nó không tinh tấn nữa.

13- GƯƠNG HẠNH CỦA THẦY

(02:33:55) Đó hôm nay thầy nói hết, ở đây quý thầy chúng ta đường xá xa xôi từ những nơi, các tỉnh về đây chứ không phải ở Tây Ninh này không đâu. Cho nên chúng ta phải nỗ lực tận cùng mà tu tập. Đã bỏ quê hương xứ sở, bỏ dòng họ, bỏ tất cả những người thân thương của mình, mình đến đây mình tu, thì phải tu cho được, để ngày mai mình về mình gặp họ nói, tôi đã làm được.

Thế ngày mai đó họ hỏi, thưa sư, thưa thầy tu ra sao, nói cho con biết. Trời ơi tu không được, khó quá. Mình nghe nói vậy mình thấy cũng nhụt chí rồi đó. Trời đất ơi đàn ông mà sao thua vậy. Bà Triệu Ẩu bà nói, cưỡi cá kình không làm thê thiếp, thế mà mình có cưỡi cá kình nổi không. Mình là đàn ông nhất định phải cưỡi cá kình, chẳng đầu hàng, chẳng làm thê thiếp ai hết. Như vậy mới là con cháu của Triệu Ẩu, Trưng Vương chớ.

(02:34:53) Mình thuộc về dòng giống Lạc Hồng rồi không có chịu thua ai đâu, Thầy nói thật sự mà. Nghĩa là người tu, người Việt Nam mà tu, cũng tu hơn người ngoại quốc, không có thua người nào hết. Thầy nói thật sự, Thầy tu rồi Thầy biết là người Việt Nam, thiệt đúng là cái người Việt Nam quá gan dạ, không thua người ngoại quốc. Tây nó tu vậy chứ nó không tu bằng mình đâu. Cho nó ăn một bữa là nó xách gói nó chạy.

Còn cái người Việt Nam mình ăn một bữa chứ chịu đựng nổi đó. Thật sự mà. Sáng mà không cho nó uống ly sữa là nó thấy nó tu hết thấu. Còn cái dân Việt Nam này gan lắm, nhất định là bây giờ cho ăn cái gì cũng ăn. Thầy nói thật sự các sư nghĩ, Thầy ăn rau lang luộc, mà với muối hoặc là với nước tương, mà sống cả 5 năm, 10 năm. Chẳng hề thèm đến đậu hũ gì hết, mà dám ăn dám sống.

Còn lên trên Hòn Sơn Thầy ăn toàn rau không, không ăn cơm mà Thầy sống nổi. Thầy nói không sợ chết mà, chết bỏ mà. Nhất định con bò, con trâu nó ăn còn sống, không lẽ cái thân mình ăn không sống sao. Nhất định. Nó bắt đầu nó vô ăn thì nó cũng xót ruột, nó cũng khó chịu lắm, nó làm cũng mệt nhọc lắm chứ đâu phải không. Nhưng kệ, con bò nó còn sống, con trâu nó còn sống nó còn cày nổi, mà mình con người ăn không sống sao. Tại mình không tập, nó không quen thôi.

Thầy lý luận như vậy, cứ ăn, bứt vô rửa ăn với muối không cần gì hết. Cho nên ở trên Hòn Sơn khỏi đi xuống núi, trời ơi xuống núi cực lắm. Xuống dưới rồi mới đeo một cái bao gạo 5,10 ký lô lên trên núi ăn rồi hết, xuống. Trời đất ơi, nội cái ăn thôi mà lên trên núi thấy khổ. Cho nên lên trên đó, Thầy dựa vào hai hòn đá mà nó có có cái mạch nước, thì ở trên đó nó nhờ mạch nước nó sống.

Thầy lấy cái nước đó Thầy làm cái đồng bương, Thầy trồng 3 cái rau, xuống dưới xin rau đem về trồng. Thầy trồng xà lách xoong, Thầy ở đó, Thầy ăn ba cái đó không, Thầy sống. Đúng là, cứ tới trưa ra Thầy cắt một rổ vậy, Thầy rửa sạch, Thầy ăn để sống. Bây giờ, trời! Ăn được rồi, sống rồi, Thầy nói, mình có làm cái gì đâu mà sợ mất sức, cho nên ăn sống để tu thôi, thành ra nó giải thoát hoàn toàn.

(02:36:52) Cắt rửa rồi cái vô chấm muối ăn ngấu nghiến, ăn như con bò ăn vậy thôi. Thầy nói thật sự ra đi cầu cũng như con bò mà đi cầu không khác gì hết. Nghĩa là bây giờ nó không có phân như mình ăn cơm đâu, nó y như con bò vậy. Đó, mà nó sạch sẽ, cái thân nó nhẹ nhàng, ăn rau nó nhẹ nhàng. Cho nên bây giờ mà rau mà cỡ cả rổ vậy là Thầy ăn hết mà. Ăn nhai mấy miếng hết.

Thầy nói thật sự ra đời sống của Thầy là đời sống cũng kinh lắm, chứ không phải đời sống thường đâu. Thầy đã sống rau được là như con bò vậy đó. Thầy tập cái ruột Thầy như con bò rồi. Con bò nó ăn vô rồi bắt đầu nó ngồi nó nhai, còn Thầy ăn rau Thầy nhai cho nhuyễn thì nhuyễn có một lần thôi. Cũng như con bò nhai nhuyễn, con bò thì nó nhai hai lần, còn Thầy nhai có một lần, nhai thật nhuyễn.

Thầy ăn từ từ, dần dần chẳng có ăn lẹ, rất nhuyễn, mà rau cải xoong thì nó cũng dễ ăn lắm, nhai dễ chứ nó không có dai. Thầy sống được, Thầy sống mấy tháng trời ở trên đó rồi Thầy mới xuống núi. Nghĩa là Thầy sống ở trên đó, mà Thầy sống tự do ở trên đó không ra. Cho nên về đây mà nói cái chuyện mà nhà nước bắt gạo là Thầy không sợ đâu. Cho nên Thầy hoàn toàn là Thầy chiến đấu mà Thầy thắng, Thầy không thua ai hết.

Vì vậy đó, đủ biết rằng, Thầy nói là người Việt Nam chúng ta mạnh mẽ lắm, không có thua ai hết. Và đồng thời người Việt Nam, Thầy thấy dám ăn, dám nói thật, không sợ ai hết. Trong khi Thầy chỉ có một mình, mà cả một khối Đại Thừa Thầy dám thẳng tay nói, không đầu hàng, không sợ người nào hết. Giỏi họ có giết Thầy thì giết chứ không sợ ai hết.

(02:38:24) Thầy nói thật sự, bây giờ ai nói gì Thầy thì nói, kệ họ. Đây là lời Phật dạy, Thầy cứ nói lời Phật dạy chứ thật sự đây là kinh sách của Phật chứ không phải của Thầy, Thầy không sợ. Hễ bài bác Thầy tức là bài bác Ông Phật Thích Ca. Mà lật đổ Ông Thích Ca thì chỉ có đưa ông Phật Di Lặc lên thì Thầy cũng chịu cáo chung như ông Phật Thích Ca thôi. Nghĩa là lật đổ Ông Phật Thích Ca là lật đổ Thầy. Đó, còn nếu mà bây giờ mà còn nói thờ Phật Thích Ca thì chắc chắn là còn thờ Thầy. Thầy không có thua ai hết.

Thầy mong Thầy nói như vậy không có nghĩa là Thầy khoe Thầy, mà Thầy nói như vậy để sách tấn quý thầy phải làm y như Thầy, mạnh mẽ, phải cương quyết, phải thẳng thắn, không có sợ ai hết. Nỗ lực tu phải giải thoát. Cuộc đời của mình, mình là con tiên, cháu rồng, mình là giống dòng của dân tộc Việt Nam thì phải làm sáng tỏ cho nhân dân ta.

Thầy nói thật sự không có một nước nào mà có đạo đức nhân bản, nhân quả này hết, chỉ có Việt Nam này sẽ có. Chỉ có người Việt Nam này sẽ có một cái nền đạo đức nhân bản cho loài người. Thì đủ biết rằng cái mục đích của Thầy tu để làm lợi ích cho con người chứ không phải là tu để làm lợi ích cho riêng cá nhân Thầy.

Cho nên Thầy ra đi là một cách dễ dàng, Thầy tự tại ra đi một cách dễ dàng, nhưng vì con người còn đau khổ, cho nên Thầy chưa đi. Vì vậy Thầy mượn thầy Thanh Từ, để mà tiếng nói của thầy Thanh Từ từ đó nó mới có những người đến. Chứ còn Thầy bây giờ Thầy tu rồi, bây giờ Thầy có nói có ai tin Thầy đâu. Mà thầy Từ nói họ tin. Có phải không? Thầy lên thầy xin thầy Từ nhập diệt hẳn hoi, thầy Từ chấp nhận Thầy nhập diệt liền. Mà thầy Từ không chấp nhận, thì cái duyên với chúng sanh nó còn cái đạo đức ra đời, thì tức là nương vào thầy Từ mà có thể, dù là cực khổ nhưng mà có thể là phát triển được đạo.

Đó cho nên bây giờ mà các sư mà biết được là do tiếng nói của Hòa Thượng. Khi mà Thầy lên đó rồi Hoà Thượng về Thường Chiếu Hòa Thượng tập trung các Chiếu, mà giờ ở các Chiếu đều là biết mà, kêu gọi các Chiếu phải tổ chức một vị trụ trì ở đó đi đến đây mời Thầy về dưới. Thầy Từ bảo đó. Cho nên các Chiếu nào là Viên Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu, rồi Linh Chiếu rồi Thường Chiếu tập trung mọi Chiếu về đây, mướn một cái xe lam về đây gặp Thầy, xin mời Thầy về ngoài đó để cho huynh đệ gặp.

(02:40:44) Sau khi gặp rồi, rồi thầy Từ còn tuyên bố với Phật tử, là là trong chúng của Hòa Thượng có người tu chứng A La Hán. Đó thì rõ ràng là Thầy tạo một cái duyên để cho người ta biết Thầy thôi, để rồi từ đó Thầy đem một cái nền đạo đức, Thầy đem cái Thiền Định của đạo Phật chấn hưng lại nó, thì hôm nay nhờ cái duyên đó thì quý sư, quý thầy mới mới gặp được Thầy. Mà gặp được Thầy thì phải nỗ lực, phải là anh hùng.

Cho nên những ngày này Thầy đem cái gương hạnh của Thầy mà Thầy nhắc nhở, ăn rau mà sống, thì đủ biết là con người gan dạ như thế nào rồi, đâu có ít. Rồi kế đó, sống ở trong cái thời gian chiến tranh bom đạn, bắn như vậy vẫn ngồi sừng sững như trồng, chẳng sợ ai, chẳng hề sợ hãi. Cái đó là cũng làm những cái gương hạnh để chúng ta tu học, chúng ta nhất định là không sợ chết.

Đó là những cái gương hạnh, mà Thầy nêu ra đây để chúng ta thấy những cái gương hạnh mà trong cái thời đại này khó có người làm được. Vậy thì các sư, các thầy đã theo Thầy là phải những người như vậy, không phải là những người hèn nhát. Chúng ta phải mạnh dạn, nghĩa là làm cho đúng, thực hiện cho đúng, gan dạ vì mình vì người, đem lại lợi ích cho muôn người.

Chúng ta biết rõ ràng mà, cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người, mà làm sao mà được phổ biến, thì phải có nhiều người chứ một mình Thầy làm sao phổ biến được. Cho nên phải đem hết sức của mình ra tu. Đem hết sức của mình ra tu không có nghĩa là tu điên, tu khùng, mà phải tu đúng thì cái sức đó nó không phí. Luôn luôn có bên Thầy, Thầy sẽ hướng dẫn cho cái sức tu đó nó sẽ đúng, nó đúng với cái đặc tướng của mình. Chứ còn nếu tu sai, thì như là một dây đàn mà căng quá nó sẽ đứt.

Đến đây Thầy xin chấm dứt, dể cho quý thầy về suy ngẫm, nỗ lực quyết định tu. Tu vì mình, vì con người, vì tất cả con người trên hành tinh này. Và chúng ta sẽ cầm cái ngọn đuốc đạo đức mà soi lên, ăn ngày một bữa, sống đúng Phạm hạnh giới luật của Phật, giới đức làm người, giới đức làm thánh, không thể thua ai hết.

(02:42:48) Nhất định người trong tu viện này đi ra phải làm cho đúng, đừng có làm nửa, che đậy người ta. Ăn ngày ba bữa mà nói một bữa, tui ở tu viện đó ra tui tu vậy, đừng có che đậy ai, mình đừng có che đậy mình. Mình làm một cái điều sai, mình phải xấu hổ với người ta. Ăn một bữa là một bữa, ăn hai bữa là hai bữa, không bao giờ mà làm sai điều gì, nhất định là làm đúng, không có chịu sai.

Còn không mình muốn ăn hai, ba bữa, thì mình ra mình tu theo các giáo pháp khác của Đại Thừa, ăn hai, ba bữa không ai nói gì. Đừng có mình cũng lấy, mình nói mình ăn một bữa, mà trong khi đó sáng mình uống bột ,uống sữa hoặc ăn cái này, cái kia, mà mình nói mình ăn một bữa để mình lừa đảo người ta làm gì. Chính mình lừa đảo mình, bản thân của mình mình biết mình rõ ràng, mình lừa đảo chính mình nữa.

Mình đừng có làm cái điều đó. Mình phải làm cho tốt, cho thẳng thắn với mình, thắn với mọi người. Để làm tốt đẹp, để xây dựng lại Phật giáo, thắp sáng lại ngọn đèn Phật giáo. Phật giáo đang bị dìm mất. Người ta đã dìm mất lâu rồi, bây giờ chúng ta thắp lại, mà một tay Thầy làm sao Thầy thắp được. Một ngọn đèn của Thầy như một đom đóm lửa ở trong rừng làm sao sáng được cả khu rừng.

Mà nếu không nhờ quý thầy cùng Thầy thắp lại muôn ngàn ngọn đuốc sáng này thì làm sao mà cả cái hành tinh này sáng được? Cho nên ở đây quý thầy tu đúng như lời Thầy dạy là quý thầy đã cầm ngọn đuốc với cùng Thầy thắp sáng lại trên hành tinh này. Ráng, chúng ta nhất định ráng, đừng có chùn bước, thà là một hơi thở cuối cùng.

(02:44:25) Nếu ngày xưa trong cuộc cách mạng giải phóng quê hương này, mà những người thanh niên họ sợ súng đạn, họ không dám xông pha tấn công, không dám đánh giặc, họ sợ chết thì chắc chắn là ngày nay không có độc lập. Máu xương của chúng ta đổ ở trên, trước làn tên mũi đạn, bắn hàng loạt, bao nhiêu thanh niên của chúng ta gục, máu của dân tộc chúng ta đổ xuống ở trên cái nên độc lập này. Biết bao nhiêu người thanh niên của chúng ta chết. Thế mà xông pha lên, không đầu hàng giặc, súng đạn giặc.

Trời ơi Thầy nói, Tây với Mỹ thì nó súng đạn kinh khủng, thấy nó là kinh hồn rồi, còn mình thì tầm vông vạt nhọn. Trong cái thời của Thầy Thầy biết mà. Tầm vông vạt nhọn mà xách đi ra đánh Tây, trời ơi đi ra bao vây dinh ông Uẩn mà đánh. Mà mình không có cây súng nào hết. Mà chỉ có lấy cái sưc người của mình ra đó mà đập cái dinh Uẩn. Thì đủ biết trong cái cuộc cách mạng mà cộng sản, không biết cái dân ở đâu mà tập trung nó về ông Uẩn Hóc Môn

Trời đất ơi Thầy nói nó đen nhẻm hết. Mà ông nào cũng xách cây tầm vông nhọn, đi đâm trộm mà sao mà, đánh Tây mà đánh bằng cái kiểu dó. Mà hồi đó ông Uẩn ông sợ quá trời, ông có mấy thằng lính có súng mà không dám bắn, không dám gì hết, bởi vì thấy đông quá. Mà hồi đó thì lính nó không có như …​ Đó là Thầy chứng kiên mà, Thầy chứng kiến hồi Thầy ở quê Thầy Hóc Môn mà. Chớ đâu phải ở đây đâu. Ở đây là cái nơi mà Thầy về đây Thầy xuất gia Thầy đi tu.

Cho nên vì vậy mà Thầy thấy, đúng là chúng ta là anh hùng thật. Súng đạn không có, chỉ lấy thân của mình thôi, lấy tầm vông vạt nhọn mà đánh giặc. Cho đến ngày nay mà chúng ta giải phóng quê hương, mà có súng đồng đại bác như thế này thật là cả một cái trường kỳ kháng chiến chúng ta dữ lắm chớ. Thì cái cuộc trường kỳ mà chấn hưng Phật giáo của chúng ta, đây là cuộc bắt đầu của chúng ta.

Mà giờ quý sư ngồi đây, quý thầy ngồi đây, trong một cái số nhóm của chúng ta như thế này mà chúng ta không nỗ lực, thì cái cuộc cách mạng Phật giáo chúng ta làm sao có được. Ánh đuốc Phật giáo làm sao sáng được. Đạo đức Phật giáo làm sao sống được. Cho nên chúng ta phải nỗ lực làm sao cái đạo đức cho sống được, để chúng ta thực hiện được.

(02:46:35) Dân tộc chúng ta bây giờ độc lập giải phóng, có chính phủ hẳn hoi, lo cho đời sống của chúng ta, làm cái nhịp cầu. Bây giờ ở Đồng Tháp lũ lụt, nếu mà không có một cái sự cứu trợ, không có nhịp cầu của nhà nước, thì dân Đồng Tháp chết hết còn gì, tiêu tan sản nghiệp nhà cửa. Bây giờ nhà nước người ta làm nhịp cầu, cho những người dân ở nơi yên ổn làm ăn có, người ta san sẻ nhau người ta chia sẻ, người ta cứu giúp nhau, chúng ta thấy. Như vậy là cái tình đoàn kết của dân tộc chúng ta có, lòng thương yêu dân tộc chúng ta có mà.

Cho nên chúng ta phải thực hiện cái nền đạo đức của dân tộc chúng ta. Cái nền đạo đức của dân tộc chúng ta là nền đạo đức nhân bản, nhân quả của đạo Phật. Chúng ta mặc y áo này, chúng ta thực hiện cái hạnh, cái hạnh không làm khổ mình, khổ người, cái Phạm hạnh. Chúng ta xả hết cuộc đời chúng ta, nhà lầu xe hơi tất cả những sự sang giàu, sự sung sướng, ăn ngày hai, ba bữa chúng ta xả hết. Chúng ta không còn một cái máy móc tivi, cái gì đẹp đẽ hết. Chúng ta còn cái gì nữa?

Chúng ta chỉ còn có nền đạo đức, cái nền đạo đức, ánh sáng đạo đức để chúng ta soi sáng cho mọi người sống. Sống đem lại hạnh phúc, không có còn bon chen giết nhau, không còn chà đạp lên nhau vì miếng cơm manh áo. Chúng ta hãy mạnh dạn, chúng ta hãy nỗ lực tu, chúng ta đừng có sợ hãi những cái sự tu sai thì chúng ta dẹp xuống hết đi, nghe lời Thầy, Thầy sẽ dẫn dắt đi tới nơi, tới chốn.

Thầy quyết định quý sư mà tu đúng, quý thầy mà tu đúng, Thầy dẫn dắt quý thầy đi tới nơi, tới chốn như hồi nãy Thầy đã hứa. Tới nơi, tới chốn để làm gì? Để thắp lên cái ngọn đèn của Phật pháp. Để làm sống lại cái đạo đức của Phật giáo. Để con người trên hành tinh này không riêng gì dân tộc Việt Nam đâu, sẽ không làm khổ mình, khổ người, thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

(02:48:22) Chúng ta không cần thần thông không cần gì hết, chúng ta không thể hiện đồ huyễn hóa đó. Đồ huyễn hóa đó chúng ta không thể hiện, đồ lừa đảo đó. Mà chúng ta thể hiện cái lòng thương yêu của chúng ta, cái tâm đạo đức của chúng ta. Không bao giờ mà chúng ta hờn giận một cái người nào hết. Chúng ta luôn luôn tha thứ những cái người. Chúng ta sống để nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng trong mọi hoàn cảnh, mọi con người. Vì vậy chúng ta mới xứng đáng là đệ tử của Phật, mới xứng đáng là người thắp lên ngọn đèn của đạo Phật.

Đến đây Thầy xin chấm dứt. Các thầy hãy cố gắng, các sư hãy cố gắng. Có gì từ đây, có cái gì tu hành, có cái gì đến, các thầy gặp ngay liền hỏi Thầy, Thầy nhắc nhở. Gặp ngay liền hỏi Thầy. Hoặc là gặp cô Út, xin cô Út nói với Thầy, cho con gặp Thầy. Thì cứ như vậy là Thầy sẽ gặp, dù Thầy bận công việc gì Thầy cũng đến Thầy chăm sóc quý thầy. Có cái gì sai thì các sư thành thật sám hối, thành thật xả bỏ, đừng có xấu hổ, đừng có tự ti, mặc cảm trên cái lỗi của mình. Có cái gì sai đến xin Thầy, con xin sám hối.

Bởi sư Thiện vì bệnh đau mà có đến đây xin Thầy để thọ dụng thêm uống thuốc, Thầy có chấp nhận cho sư thọ dụng trong những ngày uống thuốc. Cho nên mới đến thì Thầy chưa có đưa cái thanh quy ở đây, coi như là cái thời khóa tu tập của tu viện ở đây Thầy chưa có đưa cho sư. Và đồng thời cũng chưa có gặp Thầy để mà nhắc nhở trên cái bước đường tu tập trong những ngày…​

Nhưng mà hôm nay có cái duyên được gặp Thầy, được Thầy nói Thầy khuyên nhắc bữa hôm nay. Thì dây là một cái duyên của sư đến đây mà gặp được cái buổi đầu tiên như thế này. Chứ từ ngày mà các sư về đây thì các sư không thấy có cái buổi họp này, chỉ có nói chuyện lẻ tẻ một, hai sư mà muốn thưa hỏi Thầy gì đó thôi chớ không có được cái buổi họp mặt như thế này.

Thì do vì vậy mà hôm nay đó nhờ cái duyên của thầy Thông Vân, mà tạo cái duyên ra để rồi gặp Thầy để họp mặt nói chuyện chung. Như những năm trước mà cũng trong cái bàn này, cũng trong cái phòng này, Thầy thuyết giảng cái giáo án tu tập đường lối của đạo Phật, khơi lại cái ngọn đèn của Phật giáo ngày xưa đã bị dìm xuống. Cách đây 3 năm, thì cũng trong cái vị trí này, Thầy cũng đã từng thuyết giảng cho một số tu sinh cái giáo án này.

(02:50:54) Hôm nay thì cũng trên cái bàn này, mà do một cái duyên để cho Thầy nhắc nhở quý sư, quý thầy tu đúng. Và cái trách nhiệm và cái bổn phận chúng ta phải làm gì, từ đây về sau chúng ta phải cố gắng làm cho đúng. Tức là nói chung là chúng ta đền ơn được cái công của cô Út, cô quá cực khổ giúp cho mình. Chúng ta thực hiện được, những cái gần gũi chúng ta nhìn thấy mà. Thấy cô Út, nửa đêm cô thức dậy, cô lo nấu cơm cho chúng ta, rồi đi chợ về rồi nấu cho chúng ta. Chúng ta ráng cố gắng.

Đó là chúng ta thấy cái sự…​ Rồi tất cả những người trong xã hội đất nước Việt Nam của chúng ta tu tập như thế nào. Thầy nhắc nhở cái đó để làm gì? Nhắc nhở cái đó để chúng ta xét thấy để chúng ta tinh tấn chúng ta ráng …​ Cho nên những điều mà Thầy nói hôm nay quý sư sẽ nghe lại, quý thầy sẽ nghe lại và sẽ cố gắng nghe lại. Những lời Thầy nói là những lời sách tấn, từ một cái người phàm phu chúng ta sẽ trở thành những bậc Thánh.

Những người mà chúng ta thấy mình mặc cảm yếu đuối, thấy mình không có đủ khả năng, mình sẽ có một cái nghị lực, mình thấy mình phải lớn lên. Lời sách tấn của Thầy giúp cho quý sư, quý thầy phải lớn lên, phải trở thành bậc lớn lên chớ không còn nhỏ. Để làm gì? Để mình trở thành xứng đáng con người sanh trong thời đại này, không còn thua ai hết.

Đất nước chúng ta là đất nước độc lập hòa bình, với một chủ quyền biết thay đổi, biết thương dân, chớ không phải cố chấp trong một cái hệ thống nào. Thật sự Thầy thấy nhà nước rất thương dân, người ta biết lo thật sự chứ không phải người ta làm bằng hình thức đâu. Cho nên vì vậy chúng ta bổn phận chúng ta phải cố gắng, và sự sách tấn của Thầy giúp cho quý sư lớn mạnh lên, không còn yếu mềm, không còn mềm mại, không còn yếu đuối, không còn hèn nhát nữa. Chúng ta thấy được cái hướng đi đó.

(02:52:59) Thầy thấy ngày xưa Bác Hồ do sự sách tấn trên đường chính trị chống giặc, nhà thơ Tố Hữu viết ra bài thơ. Chúng ta thấy cả một sự đau khổ của dân tộc Việt Nam qua bài thơ Tố Hữu, làm cho mọi người thanh niên, trong lúc đó Thầy là một thanh niên mà, đọc bài thơ Tố Hữu bừng bừng sức sống, không thể nào dừng bước được trước một cái họa xâm lăng của đất nước.

Thì hôm nay Thầy cũng không thể nào mà không khơi lại cho huynh đệ, cho quý thầy, quý sư mạnh lên, để mà trở thành những con người vĩ đại mà nhìn thấy được trong cái giai đoạn con người trên hành tinh này nói riêng, thì chỉ dân tộc Việt Nam chúng ta phải có một nền đạo đức, mà nền đạo đức đó phải từ Phật giáo mới lưu xuất ra.

Mà từ Phật giáo lưu xuất ra là phải những nhà sư, những vị thầy chân chính mới có thực hiện được. Chứ nếu mà không có những vị thầy chân chính thì không thể nào thực hiện được cái con đường đạo đức này. Cho nên Thầy sách tấn khuyên lơn để mà nỗ lực thực hiện cho bằng được. Chúng ta là người dân Việt Nam, nhất định chết không có đầu hàng trước một cái hoàn cảnh nào, trước một cái tệ nạn nào của xã hội này.

Trước một cái lừa đảo nào, của mọi, từ người xưa đến bây giờ mà còn lừa đảo chúng ta thì không được. Nhất định là chúng ta phải vạch mặt hết, để chúng ta xây dựng lại tốt cho dân tộc chúng ta, tốt cho con người trên hành tinh này, không còn ai lừa đảo nó được. Nhất định chúng ta phải làm. Ngày xưa Bác Hồ đã sách tấn người ta cầm súng đánh giặc, ngày nay Thầy sách tấn quý thầy xây dựng một nền đạo đức cho dân tộc, cho con người trên hành tinh này, Thầy nhất định phải làm.

(02:54:37) Dù Thầy chết đi, lời nói Thầy muôn năm, muôn đời vẫn còn, không thể nào, và lời nói của Thầy là tiếng chuông, là một sự sách tấn làm cho người ta mạnh mẽ, đứng lên để xây dựng một nền đạo đức, để tương xứng với khoa học hiện đại. Đó là ước muốn của Thầy. Vì vậy hôm nay trong chúng ta rất ít, nhưng chúng ta sẽ nghĩ rằng trong số này có những người làm nên sự nghiệp cho dân tộc, cho đất nước ta, cho con người chúng ta.

Đừng nghĩ rằng tôi già. Tôi già tôi sẽ làm những chuyện già của tôi lợi ích cho con cháu của tôi. Cũng như bây giờ quý sư có người lớn tuổi rồi, nhưng chúng tôi nhất định làm lợi ích cho con cháu, cho dân tộc. Nếu mà quý sư cố gắng làm, thì Thầy sẽ sẵn sàng Thầy sẽ đi gần gũi bên quý sư, quý thầy, nỗ lực giúp đỡ quý thầy tận cùng, tu tập cho được để làm …​

Cho nên sư Thiện, sư đã nhận thấy trong mấy ngày đến đây, qua cái lời sách tấn của Thầy, sư xấu hổ biết được cái lỗi lầm. Sư đã có hỏi Thầy rồi, nhưng biết như vậy, thấy như vậy, giữ được như vậy Thầy thấy rất mừng. Vì Đức Phật nói có hai pháp, nếu hai pháp này không còn, thì con người như là loài thú vật. Đó là pháp tàm quý, vì biết xấu hổ thì xã hội chúng ta còn, đạo đức chúng ta còn.

Cho nên Đức Phật đã xác định hai pháp này. Mà đã biết xấu hổ trước cái việc làm của mình thì tức là mình sẽ không làm sai nữa. Và đồng thời ở đây quý thầy, quý sư phải biết đó là hai pháp quý báu nhất của người tu sĩ đạo Phật. Đó thì nhân cái dịp sư Thiện thưa hỏi, Thầy nhắc thêm cái pháp tàm quý, đó là cái điều cần thiết cho trang bị cho mỗi người chúng ta.

(02:56:33) Nhất định, hôm nay chúng ta chết, chúng ta phải làm nên sự nghiệp gì mới chết xứng đáng. Chớ không phải chết một cách vô ích, chết một cách tầm thường của những người tầm thường của những người trong đời, mà phải chết trên bồ đoàn, chết trên giới luật của Phật chứ không phải chết dưới giới luật của Phật đâu.

Lấy giới luật của Phật làm một cái nền tảng vững chắc, làm một cái nơi vững chắc để chúng ta bám chặt, không bây giờ lìa khỏi giới, thì chúng ta làm nên sự nghiệp. Đây là một cái bè, đây là một cái phao, đây là một cái chỗ nương tựa vững chắc, đó là giới luật của Phật, là thầy của chúng ta. Chúng ta sẽ nương vào chỗ này mà chúng ta giải quyết …​

Thôi đến đây thì Thầy xin chấm dứt, cũng tối rồi. Vậy thì các sư, các thầy hãy cố gắng, nhớ và Thầy sẽ sang cái băng này để thỉnh thoảng quý thầy nghe, sau khi nghe rồi thì quý thầy sẽ dẹp, không cần nghe nữa. Bây giờ chỉ còn là con người phải làm nên sự nghiệp…​

HẾT BĂNG