XÁC ĐỊNH PHÁP TU ĐÚNG
XÁC ĐỊNH PHÁP TU ĐÚNG
XÁC ĐỊNH PHÁP TU ĐÚNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng:
Thời lượng: 1 giờ: 55 phút: 29 giây
1. TÁC Ý XẢ TRẠNG THÁI HỶ LẠC
(00:00) Thầy xin nhắc lại, trên bước đường tu tập, qua những cái tập nhật kí thời khóa tu tập của mấy con. Thì hầu hết thì các con tu thì Thầy thấy nó còn một cái chưa có nhận đúng cái chỗ mà Thầy dạy. Cho nên nó còn một cái sai chứ chưa phải đúng.
Nếu mà đúng thì các con sẽ tu có chất lượng rất mau và tiến rất nhanh và rất tốt ở trên cái bước đường tu tập. Như các con biết rằng cái Đạo Phật tu tập có thiền định nó không phải là cái chỗ mà chúng ta ngồi mà nó hết vọng tưởng. Mà nó có sự an lạc nó say say ở trong đó thì cái đó là không có đúng đâu.
Thì các con biết là hầu hết ở đây Thầy bác cái vấn đề này từ lâu. Cũng là cái vấn đề mà có cái trạng thái an lạc mà nương theo cái trạng thái thì đó là cái sai. Bởi vì các con thấy rằng trong cái Đạo Phật nó rất rõ ràng. Là khi mà diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền thì do Định sanh hỷ lạc.
Thì các con thấy mình hết vọng tưởng, mình tác ý ra, ngồi im lặng phăng phắc chỉ có một tâm duy nhất đó mà thôi. Thì lúc bấy giờ các con thấy cái hơi thở ra vô nhẹ nhàng. Thì nó có cái an lạc ở trong cái hơi thở đó chứ không phải không có. Nhưng Đức Phật mau mau Đức Phật gọi là xả hỷ liền tức khắc. Không có nên nương cái chỗ đó, không có nên nương cái an lạc đó.
Khi chúng ta đạt được cái chỗ mà hết tầm tứ, hết vọng tưởng rồi chúng ta phải tiến tới chứ không phải đứng dừng đó để mà hưởng cái lạc đó. Mà đã hưởng cái lạc đó thì các con sẽ bị rơi vào trong những cái định khác. Cái định sai. Mà hầu hết tất cả huynh đệ mà về đây tu hành mà có cái trạng thái gọi là an ổn đó thì cứ thích thú ở trong cái trạng thái đó, mà không có thì cứ như là mình không có thiền định.
Mà có thì tưởng đó là cái trạng thái tốt cho thiền định. Không phải đâu. Nó phải có nhưng có để mà bỏ chứ không phải để mà lấy nó. Cho nên ngay đó thì chúng ta không chấp nhận nó rồi. Mà không chấp nhận nó thì chúng ta phải làm sao? Chứ không thể chúng ta nằm im đó mà hưởng nó sao?
(2:11) Cho nên các con tưởng là mình động đậy hoặc là tác ý ra là mất nó rồi còn gì. Cho nên không có động đậy cứ nằm im đó để mà nó kéo dài được. Nó tăng lên từ một giờ, hai giờ hay là ba giờ, mà càng dài ra thì càng tốt. Nhưng mà không phải. Nó đi tới cái đường cùng của nó chứ không phải bao giờ mà nó có thể dẫn cho chúng ta (đi) đúng.
Mà ở đây cái mục đích của chúng ta tu hành là luyện cho mình có cái đạo lực. Cái đạo lực là cái sức lực của đạo để làm chủ được cái sống chết của mình, làm chủ được cái đời sống của con người của mình. Chứ không phải đi tìm một cái lạc khác hơn là cái lạc của dục lạc.
Nghĩa là bây giờ, chúng ta đi tìm cái sự mà ức chế cái tâm không vọng tưởng, để tìm một cái lạc khác hơn là cái lạc của chúng ta đang thọ hưởng thế gian. Thì cái lạc đó nó cũng đâu có cái gì hơn là cái dục lạc của thế gian đâu?
Cho nên ở đây, chúng ta phải mau mau bỏ cái đó xuống. Mà bỏ cái đó, chúng ta cứ nghĩ mình - nếu tác ý ra thì nó sẽ mất cái đó rồi sao, nó mất cái sự yên lặng. Không phải đâu !.
Các con cứ nghĩ rằng một người mà tu mà không chất lượng, tức là ngồi tu có vọng tưởng ra vô là không chất lượng.
Mà hết vọng tưởng rồi thì không phải chỗ hết vọng tưởng đó là có chất lượng. Lấy cái chỗ chất lượng hết vọng tưởng đó, chứ không phải ở chỗ đó là cái chỗ cuối cùng để chúng ta tới đó là rồi. Không phải chỗ không niệm thiện niệm ác là xong. Mà chúng ta lấy cái chỗ không niệm thiện niệm ác đó để mà tiến tới rèn luyện cái lực của chúng ta mạnh hơn, sâu hơn và vĩ đại hơn.
Thì cái lực đó nó phải ở trong cái trạng thái, cái chỗ mà không có vọng tưởng, không có tầm tứ đó. Chúng ta ở trong chỗ đó, nó khoảng độ cái sức của chúng ta tu tập. Nó khoảng độ chừng ba mươi phút, không hơn một giờ đồng hồ. Vì hơn một giờ đồng hồ thì cái sức chúng ta không còn có nữa. Thì cái trạng thái không vọng tưởng nó sẽ lôi chúng ta đi vào một cái định sai lệch, cái định khác, mất tiêu hoặc là vô ký hoặc là tùy miên. Tất cả những cái khác nó làm chúng ta mất thì giờ. Kéo dài cái đời sống tu hành của chúng ta không có kết quả tốt, kết quả sai. Mất thì giờ vô ích.
(4:21) Cho nên chúng ta tu cái thời gian càng ngắn, ba mươi phút mà chất lượng càng cao, thì quý hơn là chúng ta ngồi một giờ mà chất lượng không có. Cho nên trong cái thời gian mà khi mà chúng ta biết rằng trong một tuần lễ, mà mỗi thời. Một buổi vậy là chúng ta tu một thời mà trong bốn buổi chúng ta tu bốn thời: Sáng, chiều, tối, khuya. Bốn thời. Mà mỗi thời, chúng ta tu ba mươi phút.
Còn ngoài ra tất cả những cái thời gian khác thì chúng ta tu cái Định Vô Lậu, tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác để giúp cho cái sức tỉnh giác.
Khi mà đi ngủ thì chúng ta cũng tập tỉnh giác ở trong giấc ngủ để chúng ta không còn ngủ nghê. Để chúng ta có đủ cái sức tỉnh, sức tỉnh thức cao. Để khi mà chúng ta phá hết âm thanh, phá tất cả mọi cái mà sức tỉnh chúng ta có, thì lúc bấy giờ nó mới gọi là sức tỉnh cao độ.
Còn nếu mà sức tỉnh khi mà âm thanh không còn có thì cái sức tỉnh đó cũng mất luôn, thì nó không đúng. Do cái không hiểu rõ và bị cái trạng thái xúc tưởng hỷ lạc. Nó đã sai khiến làm cho các con phải tu lạc. Cứ ngồi tập ngồi cho nhiều. Ngồi nhiều để mà làm gì? Trong khi cái tâm các con chưa có xả sạch thì nó chưa có thanh tịnh.
Mà chưa thanh tịnh thì tức là nó còn lo ra, nó còn phiền não, nó còn sợ hãi trước những cơn bệnh đau. Năm cái triền cái, bảy cái kiết sử nó luôn luôn nó cột chặt, nó diệt các con. Vì vậy mà các con phải cố gắng mà rút chặt những cái này.
Khi một niệm mà nó khởi trong tâm, ngay đó chúng ta phải sáng suốt mà nhận nó. Nó là ngũ triền cái hoặc là nó là thất kiết sử. Thì rút nó ra liền. Và đồng thời dùng cái pháp hướng truyền lệnh nó.
2. CÂU PHÁP HƯỚNG, CÂU TRUYỀN LỆNH
(6:14) Thầy quên nói cho các con biết rằng trong cái pháp hướng của chúng ta nó có cái pháp hướng để tu Định Vô Lậu và cái pháp hướng tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Như Thầy nhắc, thường thường các con không phân biệt. Do cái chỗ mà các con tu rồi ghi trong tập nhật ký, Thầy thấy các con dường như không hiểu chỗ này như thế nào.
Cho nên tu thì tu chứ còn không có biết. Gần đây thì Minh Tông hỏi Thầy, Thầy mới giảng cho nghe cái hiểu biết. Các con hiểu tại sao cái pháp hướng có khi thì truyền lệnh mà có khi lại không truyền lệnh. Vậy không truyền lệnh là tu cái gì mà truyền lệnh là tu cái gì? Đó là cái mà chúng ta phải phân biệt được hai cái pháp hướng.
Vậy thì cái pháp hướng đầu tiên để cho chúng ta tập là gì? Như “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành” có truyền lệnh không? Nhắc mình biết đi kinh hành chứ mình có truyền lệnh nó cái gì đâu? “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, “Nhổ cỏ tôi biết tôi nhổ cỏ, quét sân tôi biết tôi quét sân”, “Đang thở tôi biết tôi đang thở”.
Thí dụ như bây giờ con hít thở, con đếm. Đếm một, hai, ba, bốn hít vô, thở. Đếm một, hai, ba, bốn con không đếm, mà con cứ hít thở chừng khoảng độ ba bốn hơi thở thì các con nhắc: “Tôi thở tôi biết tôi thở”. Rồi chút con nhắc: “Tôi thở tôi biết tôi thở”. Tức là dùng cái pháp hướng như vậy gọi là tu tập Tỉnh giác, Chánh niệm Tỉnh giác ở trong cái hơi thở.
Còn mình đang quét sân, mình nhắc: “Tôi quét sân tôi biết tôi quét sân”. Thì đó là Chánh niệm Tỉnh giác. Khi quét sân mà dùng pháp hướng như vậy để nhắc cái tâm mình tỉnh giác thôi chứ không truyền lệnh.
Còn bây giờ đó, cái tâm các con có chuyện gì, nó phiền não, nó tham, sân, si này. Thì bắt đầu các con ra lệnh. Cái câu pháp hướng đó nó lại là cái lực, đạo lực tập rèn luyện đạo lực. Chứ không phải là cái nhắc của cái câu pháp hướng như Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Mà đây là tu tập cái đạo lực để làm chủ nó. Cái tâm bây giờ, từ đây về sau phải như cục đất. Không có được tham sân si nữa, đừng giận hờn nữa, không được lo toan, không được sợ hãi nữa. Ra lệnh. Thì câu pháp hướng đó là đạo lực, điều khiển chủ động câu pháp hướng đó.
(8:21) Cũng như bây giờ mới đầu chúng ta tu Chánh niệm Tỉnh giác. Chúng ta cũng như là một con vật mà chúng ta huấn luyện nó, dạy nó. Thì chúng ta dỗ ngọt, sau đó thì chúng ta phải răn để cho nó sợ. Vừa dỗ mà vừa răn. Cho nên câu pháp hướng, có câu thì dỗ có câu thì phải răn.
Cho nên chúng ta điều khiển cái tâm của mình, cũng như huấn luyện cái tâm của mình trở lại theo cái sự điều khiển của mình. Muốn như thế nào thì nó làm theo như thế nấy. Thì coi như là Đức Phật ví như là một người mà huấn luyện voi.
Cái sự huấn luyện voi nó có hai cách huấn luyện của nó. Vừa ngọt ngào vừa nhắc nhở rồi vừa ra lệnh. Cho nên mình sai bảo được con voi nó làm cái gì nó làm theo mình đó. Đó là cái lệnh. Còn mình huấn luyện nó thì mình phải nhỏ nhẹ với nó. Cho nên vì vậy mà mình nói: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành.” Nhỏ nhẹ đó.
Bây giờ: “Tôi thở tôi biết tôi đang thở.” Tức là nhỏ nhẹ đó. Thì tất cả những cái này là tu Chánh niệm Tỉnh giác. Tỉnh giác, Chánh niệm là cái niệm hơi thở, cái niệm đi, cái niệm làm công việc. Niệm đó là cái niệm, cái niệm ở trên thân của chúng ta. Do cái thân hành đó mà chúng ta niệm theo cái thân hành đó chúng ta tu tập, gọi là Chánh niệm Tỉnh giác.
Vì vậy mà bây giờ, về cái phần dạy thì các con thấy cái giáo án thì nó mênh mông, nhưng cái tu thì nó đâu có mênh mông đâu. Hàng ngày các con chỉ có tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Thì dùng pháp hướng nhắc nhở cái tâm của mình để cho nó tỉnh thức ở trong đó.
Rồi tu Định Vô Lậu thì các con truyền lệnh mà quét sạch nó làm chủ nó mà sai nó. Thì các con thấy rất rõ. Còn về Định niệm Hơi thở hay An Trú Định thì nó là Tứ Thánh Định rồi. Thì bắt đầu các con chưa hết vọng tưởng thì các con hít vô, thở ra một hai hơi thở: “Tôi đang thở tôi biết tôi đang thở.”
Mà trong lúc nói như vậy không có nghĩa là các con tu lơ mơ. Mà khi khép chân lên thì các con phải đem hết cái nhiệt tâm của mình khi mà khoanh chân lên. Thà là đừng có ngồi thiền. Mà đã ngồi thiền thì đừng có để cái vọng tưởng xen vô.
3. NHIỆT TÂM TU TẬP ĐỂ LÀM CHỦ HOÀN TOÀN
(10:34) Cho nên phải nghe lời Thầy, Thầy dạy. Muốn mà làm được một ông Phật, muốn giải thoát được cái sự đau khổ của kiếp người. Đừng có ngồi một cách mà để mà dậm chân tại chỗ đó. Khi khoanh chân vô rồi đó thì dù là tu một phút. Nhưng một phút đó phải có chất lượng hẳn hòi.
Đem hết cái nhiệt tâm, cái nghị lực, cương quyết, cái gan dạ của mình để làm chủ hoàn toàn với một cái sự tập trung hết sức cao độ. Chứ không thể nào mà tu lơ mơ được, khi mà các con còn vọng tưởng.
Còn hết vọng tưởng rồi thì lại khác hơn. Cũng phải nhiệt tâm, cũng phải hết sức để mà giữ được an trú ở trong cái sự yên lặng đó. Để rồi từ đó phải liên tục mà hướng tâm, mà nhắc cái sự vắng lặng, để đạt được cái sự vắng lặng. Lấy cái sự yên lặng đó, huân tập tầm tứ đó mà đạt cái sự vắng lặng. Không phải ở đó mà thọ hưởng cái sự an lạc ở đó, cái sự an ổn ở đó.
Mà đây là một cuộc chiến đấu, chiến đấu tận cùng. Bắt đầu chúng ta chiến đấu với vọng tưởng, với tầm, với các ý của chúng ta. Cho nên khi mà chúng ta ngồi một phút, mà hít thở một phút. Chúng ta phải đem hết nhiệt tâm ra để mà tu tập. Chứ không phải là tu lơ mơ. Tu lơ mơ cũng ngồi có hình thức vậy, rồi hít thở năm, ba hơi thở, mười hơi thở không vọng tưởng. Kế đó cái nó đi mất. Cái nhiệt tâm nó không có. Cái nghị lực nó không có chiến đấu cho nên năm, mười hơi thở cái có vọng tưởng.
Hoặc là ráng bữa nào nó yên tĩnh. Bữa nào cái thân tâm nó khỏe khoắn thì ngồi nó kéo dài được mười phút, hai mươi phút là nó không vọng tưởng. Còn hôm nào đó là không có, thì cái đó là thiếu nghị lực.
Còn cái nhiệt tâm của chúng ta là lúc nào giờ nào mà khoanh chân lên thì chúng ta coi như đây là một cuộc chiến đấu vĩ đại. Phải chiến thắng, không để thua kẻ giặc. Mà kẻ giặc là tầm tứ của chúng ta.
(12:28) Cũng như khi mà chúng ta hết tầm tứ rồi thì kẻ giặc của chúng ta là âm thanh bên ngoài. Chúng ta phải chiến thắng âm thanh. Mà nếu mà âm thanh chúng ta đã chiến thắng rồi, thì kẻ giặc của chúng ta là thọ. Đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia. Phải làm sao triệt hạ thọ cho hết đau.
Thì đó là cách thức chúng ta tu tập để làm chủ từng bước của chúng ta. Mà cái pháp hướng của chúng ta luôn luôn lúc nào cũng đánh bại chúng ra. Cho nên Thầy nói rằng, khi mà chúng ta quyết tâm rồi thì chúng ta nằm im lặng đó để mà chúng ta nỗ lực thực hiện.
Cái sự im lặng đó rất là sâu để cho chúng ta đi vào vắng bặt. Để cho thọ không tác động được nữa. Chứ còn nếu chúng ta không chịu nằm yên như Thánh thì lúc bấy giờ cái thọ nó sẽ tác động. Âm thanh nó sẽ tác động. Chúng ta phải im lặng như Thánh, nghĩa là khi chúng ta quyết tâm nằm im đó. Nằm thật yên.
Mà mặc dù nó chưa có hết âm thanh thì thỉnh thoảng chúng ta lại hướng tâm nhắc lại thì mới hết. Nhưng xíu nữa cứ tập nằm im tức là định chúng ta sẽ sâu. Cái sự nằm im đó, cái sự im lặng như Thánh đó nó sẽ càng sâu xuống. Mà mỗi lần nhắc là mỗi lần chúng ta lại lặn xuống. Nằm yên đó, gom sáu căn lại một tụ điểm, thật chặt thì âm thanh sẽ mất dần.
Đến khi phá thọ cũng vậy. Đến khi phá các hành trên thân chúng ta cũng vậy, hơi thở cũng vậy. Cho nên tất cả những cái này là chúng ta phải nỗ lực thực hiện. Chứ không phải nằm yên. Chúng ta nói bây giờ chúng ta tác ý ra thì từ từ nó mất đi. Thì không phải phương pháp.
Cho nên cái giai đoạn đầu mà chúng ta tu tập là cái giai đoạn mà chúng ta phải có cái nhiệt tâm, cái nhiệt tâm, nhiệt huyết của mình. Chứ còn thiếu nhiệt tâm, nhiệt huyết của mình thì không được, thì trong cái pháp nào tu hành cũng phải có nhiệt tâm.
Bây giờ xả bỏ cái ly dục, ly ác pháp. Xả bỏ cái đó đi. Cái tâm nó khởi ra này, thương, nhớ này. Nhớ con nhớ cái, lo cho thằng này lo cho đứa kia. Thì chúng ta là người đã tu rồi phải quyết tâm xả bỏ. Có cái nhiệt tâm xả bỏ thì mới xả được. Còn chúng ta nói xả mà cái tâm chúng ta không nhiệt huyết xả, thì chúng ta khó mà xả được. Không phải chuyện dễ.
(14:37) Cho nên nếu mà ngày hôm nay chúng ta xả chưa được sạch thì nó còn cái niệm nó khởi lên. Như vậy chúng ta phải thấy rằng, chúng ta chưa có nhiệt huyết, chúng ta còn kém nhiệt huyết, còn kém cái nghị lực chưa có xả được. Nó trói buộc chúng ta rõ ràng mà tại sao chúng ta phải sướt mướt với nó, phải theo nó để mà đau khổ với nó như vậy.
Chúng ta không cứu mình ra được sao? Cho nên chúng ta thấy rằng chúng ta là con người chưa đủ gan dạ, bị nó lôi kéo. Cho nên chúng ta phải mạnh dạn và cương quyết. Đời chúng ta không còn có gì nữa. Mà phải đổi lấy nó bằng máu và nước mắt của chúng ta trong cái sự tranh đấu đối với chúng. Không được chúng chiến đấu giành cái tâm chúng ta được. Để luôn luôn lúc nào cái tâm chúng ta cũng phải thanh thản.
Chứ mà để cho chúng ngự trị ở trong đó thì nó dày xéo ở trong đó nó làm cho chúng ta nhớ thương cái này nào là hối hận cái này cái nọ kia. Đó là chúng ta đã tự giết mình chứ không phải là tự cứu mình. Chúng ta tu theo Đạo Phật chúng ta phải cứu mình bằng cái nhiệt tâm của chúng ta. Quyết định là phải dứt bỏ, quyết định là phải xả bỏ, từ giã nó, dứt khoát không có để trong tâm chút nào.
Luôn luôn lúc nào cũng giữ gìn cái tâm chúng ta. Tức là cái định mà sáng suốt đó. Cho nên phải đem hết cái nhiệt tâm mà tu. Chứ còn nếu mà không đem hết cái nhiệt tâm mà tu thì không ai tu cho mình được. Đức Phật bảo các con tự thắp đuốc lên mà đi. Tức là đem hết cái nhiệt tâm của mình ra để mà chiến thắng với nó. Đây là một cuộc đấu tranh, một cuộc chiến thắng, một cuộc chiến đấu với nhau. Mà nếu mà chúng ta không đem hết cái nghị lực, cái sức lực của mình ra để chiến đấu thì mình khó.
(16:17) Bởi vậy trong bước đường tu tập Thầy thấy hầu hết các con thiếu cái nhiệt tâm. Người nào mà tu đến giờ này mà không hết vọng tưởng là thiếu nhiệt tâm với vọng tưởng. Người nào mà tu tới giờ này mà chưa xả được cái tâm tham sân si phiền não, đau khổ chưa ly dục, ly ác pháp. Thì đó là thiếu nhiệt tâm.
Nếu mà có nhiệt tâm chúng ta đã xả bỏ rốt ráo, không còn có tới giờ phút này. Đem hết nhiệt tâm thì chúng ta còn gì nữa. Coi như thân của chúng ta tuy sống nhưng đã chết. Cho nên đem hết cái nhiệt tâm của chúng ta để mà chúng ta xả nó cho sạch. Từ đó chúng ta mới thấy được con đường của đạo.
Tất cả những pháp Thầy đã giảng cho mấy con rất rõ. Từ cách thức tu cho đến tất cả mọi thứ. Nhưng các con không thấy cái chỗ mà các con tu. Nhiều khi các con tu nó sai, tu theo cái ý của mình. Mà không suy nghĩ cho đúng cái lời của Thầy dạy. Thầy bảo các con tu một thời gian ngắn, chất lượng cao. Nếu mà đạt được cái thời gian ngắn, chất lượng cao. Thì cái nhiệt tâm của mình trong cái thời gian đó mình phải chứng.
Thầy không bảo các con tu nhiều mà các con tu ít. Mà mỗi khi tu là phải đạt được cái chất lượng. Do có một cái chất lượng đúng của cái sự giải thoát của nó. Khi chúng ta tăng lên thời gian, thì chúng ta sẽ thấy rằng cái sức của chúng ta nó kham đủ cái thời gian đó. Để mà làm chủ trong cái lúc mà chúng ta tu tập.
Bởi vì thí dụ như các con tu Định Vô Lậu thì các con phải biết rằng mình làm chủ cái gì của Định Vô Lậu. Các con phải hiểu cái đó chứ. Mà các con tu Chánh niệm Tỉnh giác thì các con phải biết rằng các con sẽ làm chủ cái gì của cái tâm các con ở chỗ đó chứ.
Thì như vậy biết cái chỗ mình làm chủ thì mình phải nhiệt tâm để làm chủ thì nó sẽ làm chủ. Còn nếu mà các con không biết nó thì làm sao mà các con làm chủ được nó. Nó sẽ bị mất đi, nó sẽ bị những cái đối tượng làm nó mất đi. Thì làm sao làm chủ nó được.
(18:34) Cho nên tu cái định nào phải có cái mấu chốt, cái mục đích đạt được cái định đó. Thì chúng ta sẽ nỗ lực nhiệt tâm để đạt được từng cái bước. Nghĩa là như một cái vết dầu, nó phải lan dần. Hôm nay chúng ta tu một phút, chúng ta phải đạt được một phút. Ngày mai chúng ta tu hai phút, chúng ta phải đạt được hai phút. Rồi lên ba phút, năm phút chúng ta phải đạt được kết quả đó.
Chứ không phải lên rồi thua, thua rồi tiến, tiến rồi thối. Như vậy là không được. Phải thấy được cái sức lực của mình. Chiến đấu tới đâu là phải chiếm cứ tới đó, không để mất. Đó là cái chỗ tu. Đừng vội mà ngồi năm bảy giờ, tám chín giờ đồng hồ mà sai lệch. Làm cho chúng ta rơi vào trong cái trạng thái định tưởng thì khó mà chúng ta tu tập.
Đây là một cái phần mà Thầy trả lời do Hải Tâm hỏi. Nhưng trước khi mà trả lời, thì trong cái Đạo Phật nó có năm cái điều mà trước đây Thầy cũng có nhắc mấy con rồi. Năm cái điều kiện mà kiên quyết cái người đệ tử mà theo Phật tu là cái người đó phải hội đủ năm điều kiện.
Nghĩa là phải tin Phật tức là tin Thầy dẫn dắt các con tới nơi tới chốn.
Người đó phải thân ít bệnh. Bệnh tật nhiều là tu không nổi.
Và người đó không gian xảo. Mà nếu người đó gian xảo thì không tu được. Bởi vì gian xảo mình nói bên đây mà làm bên kia. Thí dụ mình tu không được mà nói mình tu được thì đó là gian xảo.
(20:25) Thứ tư là có trí tuệ. Khi mà Thầy nói ra một cái gì, ghi nhớ một cái điều mà mình tu cho đúng. Chẳng hạn Thầy nói tu ba mươi phút là mình phải ghi nhớ ba mươi phút. Rồi khi mà mình được cái trạng thái yên lặng thì ở trong trạng thái yên lặng đó. Bắt đầu nằm yên trong trạng thái yên lặng mà hướng tâm để phá cái âm thanh để cho nó được vắng lặng.
4. VẮNG LẶNG TẦM TỨ, HƯỚNG TÂM RÈN ĐẠO LỰC
Luôn luôn ở trong yên lặng đó mà cứ tập để mà phá. Bởi vì sự yên lặng đó, mình đã biết rằng đó là sự yên lặng. Nhưng mà vì mình muốn luyện tập ở trong cái trạng thái yên lặng đó, nó trở thành một cái lực của nó để cho mình vắng lặng, nó đi tới hơn nữa.
Mà khi mà mình tạo thành một cái lực như vậy, thì nó mất cái sự yên lặng của mình. Nhưng mà mất cái sự yên lặng, mà (có) tự chủ của mình. Chứ đâu phải mất cái sự yên lặng là nó mất cái đó. Nếu mà mình quậy động ở trong đó thì cái động của mình là cái luyện tập ở trong cái trạng thái đó.
Tức cái trạng thái đó, nếu mình nằm yên thì nó sẽ yên lặng. Nếu mình quậy động ở trong cái sự tập luyện trong cái trạng thái đó, thì cái trạng thái đó nó sẽ bị mất. Nó không phải mất, vì mình ở trong đó, mình không thấy nó mà thôi. Chứ nó đâu có mất. Nó đang yên lặng đó, mình mới tu tập cái khác.
Nhưng vì đang tu tập cái khác mà mình không có để ý cái yên lặng đó. Cho nên mình cảm thấy như cái sự yên lặng đó mất. Chứ nó không phải mất. Đó là những cái mà các con phải thấy, cái đó là một cái trí tuệ để nhận xét.
Chứ nếu các con thấy bây giờ tôi đang yên lặng, nó không vọng tưởng này kia. Bỗng dưng tôi tác ý nó ra: “Sáu căn phải quay vô, không được nghe âm thanh bên ngoài nữa.” Thì như vậy nó bị động rồi. Nhưng sự thật cái này không phải động cái kia đâu. Cái kia đang yên lặng đó chứ, nó vẫn yên lặng đó.
Nhưng cái này là cái sử dụng trong yên lặng đó để tạo cho mình cái đạo lực khác, chứ không phải như thế này. Do đó nó đâu có phải mất đâu. Bởi vì mình lấy được cái trạng thái yên lặng mình nằm trong cái chỗ này không tầm tứ rồi. Thì tức là mình ở trong này mình phải rèn luyện ở trong một cái khác nữa.
Cho nên coi thì động chứ thật ra không động. Các con hiểu cái chỗ đó. Cho nên nếu mà không hiểu thì như là mình tác ý ra thì nó mất rồi. Mình tác ý sao mà lại không mất. Nghĩa là mình muốn cả hai hết thì đâu được. Có một tâm yên lặng. Mà trong khi nằm ở trong yên lặng này mà tác động ra thì cái yên lặng này xả xuống đi mất.
(22:35) Nhưng mà yên lặng này thật sự là tầm tứ không có. Cái yên lặng này là do cái tầm tứ chứ không phải cái trạng thái yên lặng nào. Và vì mục đích của mình, khi mà mình thấy được cái yên lặng này là do tầm tứ không có. Chứ bây giờ tầm tứ không có, không có nghĩa là khi mà mình tác ý ra là nó sẽ mất.
Mình tác ý ra có mục đích chứ đâu phải tự nó tác ý ra mà gọi là vọng tưởng. Mình có mục đích của mình. Mục đích của mình để nằm ở trên cái sự yên lặng không tầm tứ này tạo ra một cái lực khác để cho chúng ta đi đến cái vắng lặng.
Rồi từ cái vắng lặng đó chúng ta mới tạo ra một cái lực khác nữa. Chứ không thể nào chúng ta nằm trên cái sự vắng lặng đó để mà thọ hưởng sự vắng lặng, hay là ngơi nghỉ trong sự vắng lặng. Các con thường bị cái bệnh, cái bệnh kêu là ngơi nghỉ.
Khi nó được yên lặng thì ngơi nghỉ trong yên lặng mà không chịu làm ra nữa. Cũng như bây giờ chúng ta trồng đám bắp. Có đám bắp ăn rồi, chúng ta ăn sạch đám bắp đó rồi mới trồng nữa. Cái này sai. Khi có đám bắp rồi, chúng ta tiếp tục vừa ăn đám bắp mà vừa trồng cái khác nữa.
Thì như vậy chúng ta mới có. Còn ăn sạch đám bắp rồi mới trồng nữa thì lấy ở đâu mà trồng? Thì bây giờ chỉ còn ăn bắp trở lại hoặc là đói mà thôi. Cho nên bây giờ chúng ta đã có đám bắp, thì chúng ta vừa ăn đám bắp mà chúng ta lại vừa hoạt động cái đó nữa. Thì cái đám bắp chúng ta đâu phải là mất.
Đâu phải mất, vì mình ăn mình làm ra cái khác nữa. Đó thì cái mục đích là đạt cái này rồi mới đi tới cái khác. Còn nếu chưa đạt được cái này thì chưa.
Cái thứ năm là phải siêng năng. Cho nên trong cái bài kinh Bồ Đề Vương Tử thì Phật còn nêu lên. Có năm cái điều kiện. Từ lúc theo Đạo Phật thì phải tin Phật, ít bệnh - thân ít bệnh, không gian xảo, trí tuệ và siêng năng. Năm điều kiện này thì người đó sẽ tu giải thoát hoàn toàn.
(24:26) Mà cái trí tuệ ở đây không phải cái trí tuệ hiểu mênh mông, cái gì cũng hiểu hết. Cái đó là trí tuệ tích lũy. Còn cái trí tuệ của Phật là cái trí tuệ hiểu, biết được cái đó, mình tu cái đó. Không hỏi lòng vòng. Không có hỏi cái mà ngoài cái vấn đề.
Hầu hết là các con bị pháp tưởng. Khi mà tâm nó hết vọng tưởng thì nó bị pháp tưởng. Có tưởng ngồi thì lọt vô Không Vô Biên Xứ, có tưởng thì nó nhớ một cái pháp gì đó. Nó không nhớ chuyện thế gian đâu. Nó khởi ra, hoặc là khi xả thiền ra rồi vẫn nhớ cái pháp nào đó thì mình bị pháp tưởng.
Mình nghĩ rằng bây giờ tôi là một người tu không phải là người học. Cho nên tôi không đi tầm danh trích cú, không đi tìm chữ nghĩa thêm nữa. Không cần hiểu mà chỉ cần biết tu làm sao cho cái tâm này nó phải hoàn toàn là thanh tịnh, hoàn toàn là chủ động điều khiển.
Mình chỉ nhắm vào đó. Còn bây giờ nó khởi ra câu kinh này, câu kệ khác hoặc là nhớ cái khác. Thì nhất định đó là pháp tưởng. Bởi vậy ở đây Thầy trả lời cho Hải Tâm thì có cái sự tu tập, có gặp mới hỏi Thầy. Chứ nếu mà không gặp thì chắc không thưa.
Hỏi: “Nếu không đem hết sức mình, dùng nghị lực để chiến đấu với nó thì thời đó con tu không chất lượng. Trong trạng thái yên lặng, con chỉ không chú tâm một chút thôi là thời đó coi như bỏ cuộc. Nghĩa là thời đó coi như mình thiếu chú tâm một chút thôi thì thời đó là coi như là có vọng tưởng đó. Coi như là bỏ cuộc hoài công đó.
Thành ra con phải liên tục và liên tục. Có liên tục, có chú tâm như vậy thì nó không có vọng tưởng.”
Như vậy là cái trả lời của Thầy đây.
Đáp: Sức tỉnh thức con còn yếu, nghĩa là mình phải chú tâm liên tục như vậy tức là sức tỉnh thức còn yếu. Nhưng mà sức tỉnh thức có. Cho nên vì vậy mà cố gắng chú tâm và sức tỉnh thức của mình nó hàng phục được tầm tứ, không vọng tưởng.
(26:29) Đó là cái bước đầu của con, chứ chưa phải. Khi mà con thuần thục rồi thì con không cần phải chú tâm. Tự nó nó sẽ quay vô, rồi từ đó nó sẽ tự thanh thản. Chừng đó con sẽ nằm yên trên đó rất dễ dàng. Còn bây bây giờ thì cố gắng chú tâm và cố gắng xả tâm.
Sức tỉnh thức con còn yếu, phải tu tập tỉnh giác định nhiều hơn để khi vào tu Định niệm Hơi thở tức là hiện tại An Lạc Trú Định thì tự nhiên mà không cần phải chú tâm nhiều. Nghĩa là tu Định Vô Lậu xả tâm cho hết. Bởi vì cái vọng tưởng của các con là do cái tâm xả nó chưa sạch. Cho nên nó mới sanh ra vọng tưởng.
Còn nếu mà cái tâm xả nó đã sạch, ly dục ly ác pháp, nó sạch rồi đó thì nó không có vọng tưởng nữa. Cho nên nó tự nhiên mà nó không phải chú tâm. Còn cái này con phải ráng chú tâm. Nhưng mà cái ráng chú tâm của con nó rất tốt, là vì cái chú tâm đó, liên tục đó nó làm cho tâm con nó được an ổn. Nó có chất lượng và thời gian sau nó sẽ quen đi, nó trở thành tốt chứ không sao.
Nhưng cái thời gian mà con chú tâm như vậy, thời gian ngắn đừng có dài, vì cái sự chú tâm đó nó sẽ làm cho con rất là phí sức.
Hỏi: “Trong năm phút, mười phút giữ trạng thái yên lặng, im lặng như Thánh để sáu thức ngủ yên. Nếu tâm nhắc thì con sợ bị động, mà không nhắc thì rơi vào lặng liền. Con biết rất rõ. Vậy trong lúc này con hướng tâm như thế nào cho phù hợp? Xin Thầy và Cô Út chỉ dạy cho.”
Bây giờ đó con biết rất rõ rồi. Thì trong lúc đó không phải là con sợ nó mất, con sợ bị động, mất cái tâm yên lặng đó. Nghĩa là để sáu thức ngủ yên, nếu hướng tâm nhắc thì con sợ bị động. Nghĩa là trong khi nó đã ngủ yên rồi, mình nhắc cái nó bị động. Không phải. Mình biết nó ngủ yên. Tức là nó im lặng.
(28:29) Mà tức là im lặng thì mình phải lấy cái trạng thái yên lặng đó để cho mình hướng tâm. Mà mình hướng tâm thì tức là mình bị động chứ gì? Mà cái động này ở trong cái lặng đó mà hướng nó mới có hiệu quả. Chắc con hiểu rồi chứ ?
Cho nên khi mà hiểu rõ thì không phải sợ bị động mà chỉ cố gắng ở trong trạng thái yên lặng đó để mà hướng đến vắng lặng. Thì như vậy thì nó sẽ đạt được cái sự vắng lặng.
Chứ không phải là khi mình khuấy động cái sự yên lặng đó rồi nó sẽ mất cái sự yên lặng và vắng lặng nó không có ở trong đó. Bởi vì mình nhờ cái trạng thái yên lặng, cái nền tảng yên lặng đó mà mình xây dựng cái nhà vắng lặng. Cất cái nhà vắng lặng ở trên cái nền tảng im lặng đó.
Vì cái yên lặng tức là không tầm tứ. Mà mình biết rất rõ. Cho nên bây giờ thí dụ như con không động đậy với nó. Con thấy rõ ràng là yên lặng. Nó đang ngủ, nó rất là yên lặng, nhưng mà âm thanh nó vẫn còn. Cho nên bây giờ con phải bước thêm một bước nữa, tức là con phải hướng tâm tu tập ra lệnh cho sáu thức của con nó quay vô. Sáu căn nó đóng kín lại.
Thì như vậy con lấy cái nền tảng yên lặng đó mà luyện tập cái nhà vắng lặng. Thì từng bước từng bước như vậy để đạt được thì nó mới có cái kết quả của sự tu tập.
Đáp: Khi tâm đã vào trạng thái im lặng như Thánh thì bây giờ con chỉ hướng sáu thức tiếp tục ngủ yên. Chỉ có tâm thức là phải biết rõ ràng. Tỉnh thức hoàn toàn thì đó con đã hướng tâm rồi.
Nghĩa là khi mà tâm mình, nó khởi muốn coi. Nó muốn cho sáu cái thức tiếp tục ngủ yên như vậy, yên lặng như vậy. Và chỉ có tâm thức thì hoàn toàn phải biết rõ ràng. Không được mất. Thì khi mà cái tâm con nó vừa khởi muốn như vậy đó là con đã hướng tâm.
Chứ không phải là con hướng tâm là con phải nhắc: “Sáu thức phải tiếp tục ngủ đi”. Mà tâm thức thì phải biết cho rõ ràng, tỉnh thức hoàn toàn.” Không phải trong giấc mơ như vậy. Chỉ cái ý của con nó thoáng muốn như vậy là con đã hướng tâm. Cho nên trong yên lặng mà thoáng muốn tức là đã hướng tâm.
Thì không lý nào trong yên lặng đó mà con lại mất cái tác động của cái tâm thức của con. Mà mất thì làm sao mất, mất thì con làm sao con biết. Mà đã biết thì tức là mình đang biết hướng tâm bằng cái ý muốn của mình như vậy.
(31:00) Mà đã hướng tâm ý muốn như vậy thì nó có phải khuấy động đâu? Con phải hiểu. Cho nên khéo léo, thiện xảo. Như vậy gọi là hướng tâm nơi yên lặng thì nó không mất yên lặng.
Rồi thỉnh thoảng tiếp tục hướng như vậy, đừng sợ bị động. Dùng trạng thái yên lặng như Thánh để rèn luyện tu tập đạo lực càng lúc càng sâu sắc và hiệu quả hơn. Nghĩa là nằm trong đó mà rèn luyện cái đạo lực.
Thì trong đạo lực Thầy có nói, trong đạo lực có ngũ lực chứ không phải trong đạo lực nó chỉ có một cái lực của nó không. Cái đạo lực nó gồm ngũ lực là: Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Huệ lực. Có năm cái lực nó mới gồm lại thành cái đạo lực của Đạo Phật.
Vậy thì có lòng tin đối với Thầy. Thầy dạy sao con làm như vậy. Thì bây giờ nó mới trở thành một cái đạo lực. Rồi con siêng năng, con tinh tấn, con nỗ lực con tu tập thì nó mới thành cái đạo lực chứ con lười biếng làm sao có được. Và cái niệm mà con đặt, cái pháp hướng mà con đặt đúng, con hướng tâm đúng thì nó mới thành cái đạo lực. Phải không? Con thấy rất rõ mà.
Cho nên cái Niệm lực nó mới trở thành một cái Đạo lực được. Rồi bây giờ khi mà cái niệm nó đã thành một cái lực thì nó đã sai khiến được tất cả thân tâm con yên lặng. Yên lặng, thanh tịnh thì lúc bấy giờ đó là Định lực.
(32:21) Và đồng thời con thấu suốt được cái Tam Minh, Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh thì cái đó là Tuệ lực. Các con thấy cái tuệ lực, nếu mà không có cái tuệ lực thì con làm sao con biết được. Túc Mạng Minh biết được nhiều đời nhiều kiếp, thấy được xa ngàn dặm, biết được lậu hoặc của tất cả chúng sanh.
Đó thì tất cả những cái đó gọi là Đạo lực. Mà đạo lực là do cái chỗ luyện tập. Con nằm trên cái chỗ yên lặng đó mà con tu tập. Đây Thầy đọc cái bài cho các con nghe.
Đáp: Khi tâm đã vào trạng thái yên lặng như Thánh thì bây giờ con chỉ muốn sáu thức, chỉ khởi cái ý muốn mà thôi chứ còn không có hướng như hô, như ra lệnh của một cái niệm mà nói mà ra tiếng như vậy hoặc là ra cái ý như vậy. Cái ý muốn thoáng qua như vậy.
Nghĩa là cái ý mình muốn sáu cái thức tiếp tục ngủ yên, chỉ có tâm thức phải biết rõ ràng, tỉnh thức hoàn toàn. Đó là cái ý muốn của mình. Đó là cái pháp hướng. Thì bây giờ con đã hướng tâm rồi và thỉnh thoảng tiếp tục như vậy đừng sợ bị động, mà dùng trạng thái yên lặng như Thánh để rèn luyện tu tập đạo lực.
5. MƯỜI ĐIỀU KIỆN TU ĐỊNH HIỆN TẠI AN LẠC TRÚ
Hỏi: “Thưa Thầy và Cô Út. Một thời tu muốn đạt được chất lượng tốt 100% thì phải hội đủ những điều kiện gì?
Ở đây không phải hội đủ đâu ! .”
Đáp: Một thời tu muốn đạt được chất lượng tốt 100% thì phải hội đủ - nghĩa là một thời tu ở đây không có nghĩa là tu cái định Hiện Tại An Lạc Trú, tức là bốn thiền đâu, mà tu tất cả các định khác.
Mà hội đủ, thì ở đây nói về cái phần Định niệm Hơi thở mà Thầy trả lời cho Hải Tâm. Thì thứ nhất, phải tâm thanh thản, tâm phải thanh thản. Nghĩa là mình vào tu mình thấy cái tâm mình thanh thản là tu tốt rồi. Mà cái tâm nó chưa thanh thản, nó còn lo cái này nghĩ cái kia, nghĩ cái nọ thì vô tu không tốt đâu.
(34:20) Cho nên hàng ngày các con thấy cái độc cư, nó giúp cho con. Còn có hữu sự, có duyên gì nó làm cho tâm con không thanh thản. Mà không thanh thản thì con tu không chất lượng. Mà nếu mà con ức chế nhiều quá thì nó lại mệt mà xong nó lại sanh ra những cái trạng thái khó chịu. Nó làm cho con không có an lạc.
Hai là thân không mệt nhọc. Nghĩa là người tu hành làm quá nặng nề thì mệt nhọc. Mệt nhọc vô ngồi tu thì cũng khó mà có thể tu tập tốt. Các con hiểu chỗ đó? Làm thì chúng ta làm nhẹ nhàng.
Chúng ta tu chứ không phải là chúng ta làm. Nhưng mà làm để chúng ta lấy cái làm để mà cho nó vui trên cái bước đường tu của chúng ta. Chứ không phải làm là phụ mà tu là chính.
Ba, thân tâm không có hôn trầm thùy miên. Tức là vào tu mà thấy nó buồn ngủ. Thấy nó cứ buồn ngủ thì không nên ngồi tu.
Bốn, thân tâm phải vô sự và an lạc. Nghĩa là cái tâm, thân tâm của chúng ta không có bị gì và an lạc. Chứ đừng có chuyện này chuyện kia làm chưa rồi mà vô ngồi tu thì hơi cái nó khởi ra. Mà có vào thì vào chưa nổi. Thì đó là cái tâm chưa có phải vô sự. Còn khởi niệm.
Năm, phải đủ sức lực. Nghĩa là khi muốn ngồi một thời tu tốt, là phải biết cái sức của mình. Hôm nay cái sức của mình có khỏe không. Hoặc là bây giờ mình đau bệnh này kia, nó làm cho mình mệt nhọc thì thử hỏi mình làm sao mình tu tốt được.
Sáu, phải có nhiệt tâm kiên quyết. Nghĩa là lúc mà mình vào tu mình phải xem cái nhiệt tâm ra sao, đặt trước mặt để mà kiên quyết trong cái sự chiến thắng của mình trong cái thời. Coi như là mình khoanh chân lên để mình ngồi tu là cuộc chiến đấu của mình. Thắng hay là bại. Chứ không thể nào mà lừng chừng đó được. Cho nên, sáu mình phải có nhiệt tâm, kiên quyết.
(36:27) Bảy, phải có nghị lực đầy đủ. Phải đem hết sức nghị lực của mình ra chiến đấu.
Tám, phải gan dạ liều sống chết. Lỡ tu rồi mà cái bụng đau, cái đầu nhức. Nhất định là quyết chết chứ không có bao giờ mà xả ngang xương. Không bao giờ mà cơ thể đau quá nằm xuống đâu. Đó thì như vậy là phải gan dạ chứ còn nếu mà nhát dạ, đau quá.
Hoặc là bây giờ mới ngồi lên cái thấy con rắn bò vô cái nhảy thì cái đó là không gan dạ. Cho nên phải gan dạ liều sống chết. Bây giờ có cắn chứ nhất định là Thầy phải đạt chất lượng chứ không thể mà chùn bước. Ai làm gì mặc, chết bỏ.
Cũng như bây giờ Thầy nói, đang ngồi vầy cái họ đốt cái nhà mình cháy. Ngồi đó chết bỏ trong lửa chứ nhất định là không chạy. Đó là những cái gan dạ của cái người tu.
Thầy muốn nói đây gan dạ là gan dạ cho đúng đối tượng bên ngoài. Gan dạ theo ý của tâm. Các con hiểu ý Thầy nói, chứ không khéo các con nói như vậy là khi nhà cháy ngồi trong đó cho nó chết rục. Thì cái đó hiểu lại sai. Thầy muốn nói đây là cái gan dạ của mình. Ví dụ như lửa cháy nóng đến như vậy chúng ta không ra.
Chứ không phải là cái đó ngu si để mà lửa cháy thực sự mà ngồi đó mà chết thì cái đó là quá ngu. Nếu mà không giảng cái chỗ này thì càng ngu nữa chứ.
Chín, thân không bệnh. Nghĩa là cái người tu là không bệnh, mà thân bệnh thì thôi chịu khó đi uống thuốc đi chứ đừng có ngồi mà ráng tu. Tu như vậy uổng lắm, mất công. Thà đi nằm xuống dưỡng bệnh còn khỏe hơn là ngồi tu. Cho nên thân không bệnh. Chứ còn thân có bệnh thì thôi. Có ráng cũng vô ích. Chỉ có cái hình thức thôi.
Mười, tâm phải đủ sức tỉnh thức. Nghĩa là lúc bấy giờ mình phải rèn luyện tu tập sức tỉnh thức của mình bằng những hành động đi kinh hành. Bằng tất cả những cái hành động, việc làm của chúng ta. Làm cái gì chúng ta phải tu tập tỉnh thức cho đủ sức thì chúng ta mới tu cái Định niệm Hơi thở. Nó mới đạt được cái sức tỉnh thức cao.
Còn nếu mà sức tỉnh thức chưa đủ mà chúng ta vội tu thì chúng ta chưa có đạt được tâm thanh thản. Bữa nay tốt ngày mai xấu. Ngày mai xấu, ngày mốt tốt. Chưa có phải là liên tục tốt.
(38:25) Đó là có mười cái điều kiện mà chúng ta muốn đạt được cái thời tu về Định Hiện tại An lạc Trú hay là Định niệm Hơi thở. Tức là tốt 100% thì phải hội tụ đủ mười cái điều kiện. Nếu mà thiếu mười điều kiện này thì chắc chắn chúng ta không có thể nào mà có chất lượng tốt.
Thí dụ như mười thời tu thì chúng ta không thể tu tốt được năm, sáu. Còn ba, bốn thời tu.
6. LÀM CHỦ THỜI GIAN NHẬP XUẤT ĐỊNH
Hỏi: Thời gian con giữ ba mươi phút tự nó kéo dài tỉnh giác năm phút, mười phút thì được chứ không cho gục phải không thưa Thầy ?
Đó là cái thời gian mà mình ngồi tu ba mươi phút thôi. Nhưng bây giờ nó yên quá, tăng lên năm phút hay mười phút thôi, có khi nó kéo dài một giờ, một giờ rưỡi đi. Thấy nó yên quá thì để. Chứ thật ra cái này là cái tu sai, không có đúng.
Đáp: Thời gian con nên tu tập làm chủ cho đúng giờ. Bởi vì Thầy nói, bây giờ Thầy khoanh chân Thầy ra lệnh: “Giờ này là ba giờ thì bảy ngày sau, thân tâm này nhập định bảy ngày sau đúng ba giờ chiều ngày thứ bảy hãy ra định, hãy xuất định”. Thì đúng tới đó nó xuất định.
Còn như con con tu tập kiểu đó tới chừng đó bảo nó bảy ngày, tới ba giờ chiều một ngày thứ bảy nó ra nó về tới ngày thứ một trăm. Phải không? Cho nên ở đây chúng ta tu tập làm chủ từng giờ phút chứ đâu phải làm chủ như vậy được.
Nó yên mặc nó, tới giờ là phải xả. Không cần biết. Tao làm chủ chứ đâu phải mày dẫn dắt tao theo sự an lạc của mày. Trong cái sự yên lặng, yên lặng được ngay giờ phút đầu ta đã tập trung yên lặng tức khắc. Đó là cái sức làm chủ chứ không phải.
Luyện tập cái sức làm chủ chứ không phải chạy theo cái sự an lạc đó, chạy theo cái sự yên lặng đó. Để mà chúng ta thấy như vậy ngày mai nó sẽ yên lặng nhiều hơn. Không phải đâu, nó dẫn cho chúng ta yên ổn chứ chưa phải chúng ta làm chủ yên lặng.
(40:32) Còn chúng ta làm chủ yên lặng do chúng ta hướng tâm nhắc. Gom tâm liền có sự yên lặng liền, tức là chúng ta làm chủ yên lặng. Cho nên cái thời gian, nếu mà cái thời gian như vậy thì con tu tập như vậy sau này quen rồi con bảo nó tu trong ba mươi phút thì nó làm lố tới một giờ, hai giờ. Thì cái chuyện đó rồi sau đó bảo nó nhập định tới bảy, tám ngày thì nó lại làm cho một tháng, hai tháng thì chết đó.
Thì tất cả những cái này chúng ta phải tu từ ngay từ lúc đầu để làm chủ. Cho nên ở đây chúng ta không tham mà tu thấy an, rồi tự nó kéo dài ra, không xả ra thì tức là nó toàn phần. Cho nên không đúng.
Đó, thì như vậy là chúng ta sẽ chủ động điều khiển từng giờ phút của chúng ta. Muốn nó bốn mươi lăm phút là bốn mươi lăm phút. Muốn nó một giờ là phải một giờ, muốn nó hai giờ là hai giờ. Thì muốn đâu nó làm đó, đó là những điều kiện.
Bởi vậy tu theo Thầy, mọi cách thức điều khiển nó đều phải chủ động điều khiển chứ không phải là nó muốn được bao nhiêu là phải được.
Mới ngồi vào tu con hướng tâm nhắc, sáu căn phải im lặng như Thánh trong ba mươi phút không được tăng, không được giảm. Đó, mình nhắc nó như vậy đó, rồi bắt đầu mình ngồi. Có tu tập được như vậy sau này con vào định bảy ngày một tháng hai tháng hoặc ba tháng thì tự nó xuất định. Rất đúng.
Còn tu tập như con hiện giờ, sau này xuất định không theo sự điều khiển của con. Nghĩa là nó sẽ ngồi lố hoặc là nó xuất định trước. Tới đó là nó không đúng theo cái sự điều khiển của mình muốn. Thì không được. Đó, thì nhớ kỹ những cái điều này để tập luyện cho đúng. Hầu hết là các con phải rút tỉa kinh nghiệm của nhau mà tu tập cho đúng.
(42:18) Hỏi: Ngồi kiết già, lưng thẳng đặt niệm trước mặt. Khi tu quán xét như vậy có phải là tu thiền quán không ?
Đáp: Phải, đó là tu Định Vô Lậu, ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm. Về cái phần mà tu như vậy đó, thì rất tốt. Nghĩa là thân nó gom lại, tâm nó gom lại để rồi chúng ta quán xét. Nó có cái trí tuệ phóng ra từ cái thân tâm gom lại đó. Thì cho nên tu cái Định Vô Lậu mà lại ngồi lưng thẳng, ngồi kiết già hẳn hòi thì tu rất tốt và nó có cái trí tuệ sáng suốt, phóng khoáng.
Hỏi: Nó có lợi ích hơn người ngồi bình thường khi tu quán xét ở điểm nào?
Đây là hỏi thêm Thầy ở chỗ này. Để biết là khi ngồi kiết già thì nó lợi ích hơn cái ngồi bình thường như thế nào?
Đáp: Ngồi kiết già thì thân được gom lại và tâm được gom lại và tập trung vào một niệm theo kiểu ngồi kiết già. Thì độ sáng suốt của trí tuệ được phóng ra và hóa giải được những khúc mắc và khó khăn của các pháp.
Thì các con thấy khi mà ngồi kiết già thì thân nó gom lại. Thân mình nó kéo lại, nó gom lại. Nó thành một khối thì cái tâm nó lại nằm ở trên. Cho nên thân định trên tâm, tâm định trên thân mà. Hai cái nó đều định với nhau ở trên đó.
Cho nên từ đó cái trí tuệ của chúng ta phóng quan sát cái sự kiện và xảy ra như thế nào. Hoặc là cái tâm niệm của chúng ta nó có những cái niệm gì đó. Thì chúng ta quán xét nó rất dễ và nó sáng suốt. Cho nên nó hóa giải được những cái khúc mắc của cái niệm đó, của những pháp đó, nó làm cho chúng ta thoát khỏi những cái sự khổ đau của các pháp.
Còn ngồi bình thường, thân không được gom chỉ có tâm tập trung vào niệm nên độ sáng suốt hóa giải không bằng. Nghĩa là nó cũng có hóa giải nhưng nó không bằng cái người ngồi kiết già lưng thẳng.
Đó là Thầy phân tích ra để cho thấy rõ từng cái chỗ mà con hỏi ngồi kiết già với ngồi thường tu Định Vô Lậu cái nào có lợi ích hơn.
7. NGHĨA TÍN THỌ, PHÁP TÍN THỌ, PHÁP TƯỞNG
(44:22) Hỏi: Nghĩa tín thọ với pháp tín thọ như thế nào?.Trong cái lời hỏi của con thì hỏi pháp tín thọ trước, nghĩa tín thọ sau. Còn ở đây, thì thay vì hỏi phải hỏi nghĩa tín thọ và pháp tín thọ như thế nào? Thì Thầy trả lời này.
Đáp: Nghĩa tín thọ là tin theo và thọ lãnh những lẽ mà mình đã được nghe. Cái lẽ, những lý lẽ mà mình đã được nghe. Tin theo. Nghĩa là tín thọ nghĩa là tin theo và thọ lãnh những lý lẽ mà mình đã được nghe, nó đúng đắn.
Pháp tín thọ là tin theo và lãnh thọ giáo pháp mình đã được nghe gọi là pháp tín thọ. Nghĩa là mình nghe cái pháp đó mình tin rất là tin. Cho nên mình theo cái pháp đó mình nỗ lực mình tu hành, nỗ lực mình sống đúng, nỗ lực mình dứt bỏ, nỗ lực mình làm những cái chuyện rất là nhiệt tâm để cho mình xả bỏ ly dục ly ác pháp được.
Đó là Pháp tín thọ. Như Thầy dạy về pháp Tứ Bất Hoại Tịnh, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng hay là Tứ Niệm Xứ, trên thân quán thân hoặc là Định Vô Lậu hay Định Chánh Niệm Tỉnh Giác đó là Pháp tín thọ.
Tín thọ là các con tin mà nỗ lực tu hành tập luyện không sai lời dạy của Thầy gọi là Tín thọ. Cho nên còn có nghĩa là trong kinh Phật như kinh A Hàm, kinh Trung Bộ thì Y Giáo Phụng Hành. Còn ở kinh A Hàm thì thường thường là Tín Thọ Phụng Hành. Tin và theo mà làm y như pháp. Đó là Tín Thọ Phụng Hành.
Trong những điều kiện mà con hỏi như vậy, hầu hết đều bị pháp tưởng nó lưu xuất ra. Nó cũng hay chứ không phải dở. Nhưng mà nó đều bị pháp tưởng. Nó làm cho chúng ta bị lạc vào cái chỗ tu. Thay vì chúng ta tu cái thứ nhất là nằm yên lặng để mà tu. Thứ hai là quán xét vô lậu quét sạch. Có những pháp tưởng không có cần nghe, không có cần hiểu gì thêm những cái này.
(46:36) Mà những cái này nó làm cho pháp tưởng động tâm. Cho nên một cái người mà học kinh điển nhiều là sau khi mà cái tâm hết vọng tưởng thì nó bị pháp tưởng. Bởi vì những cái đoạn đường mà từ Nhị Thiền tới Tam Thiền là đoạn đường của tưởng thức nó hoạt động.
Cho nên mỗi mỗi nó đều hoạt động ra. Vì vậy mà các tổ sư đều ở trên cái chỗ pháp tưởng này mà họ nói ra những cái công án. Họ hỏi đáp những cái công án với nhau. Thì đó là cái pháp tưởng.
Cho nên triệt ngộ, là họ ngay từ cái trạng thái này, họ triệt ngộ những cái công án. Do chúng ta tuần tự, khi mà cái tâm các con đạt đến cái chỗ Sơ thiền rồi thì bắt đầu các pháp tưởng hoạt động. Cho nên Hải Tâm con cũng đang ở trong cái chỗ pháp tưởng. Do đó mà hỏi qua những cái danh từ như vậy. Đó là bị pháp tưởng đó.
Hỏi: Trước bữa ăn, ăn ba muỗng cơm. Đầu tiên đọc ba câu. Một, nguyện làm tất cả việc lành. Hai, đoạn dứt các việc ác. Ba, nguyện độ tất cả chúng sanh. Con xin hỏi câu thứ ba, nếu độ quá ít người có tội hay không. Con chỉ sợ đọc được mà con không thực hiện được. Kính xin Thầy giảng cho con hiểu rõ.
Ở đây thì Thầy sẽ đáp, Thầy sẽ giảng luôn ba câu. Chứ không phải là một câu.
Một, nguyện làm tất cả điều lành. Câu đầu, con có thấy ai làm tất cả điều lành được chưa ?. Chưa có bao giờ. Nguyện mà có ai mà làm được không ? Chưa !
Hai, nguyện đoạn dứt những việc ác. Câu thứ ba con thấy, con có thấy ai độ hết tất cả chúng sanh chưa? Ngay cả Đức Thế Tôn, Đức Phật còn chưa độ hết chúng sanh huống hồ là chúng sanh như chúng ta.
(48:41) Ba câu này, chỉ là một sự ước muốn, ước vọng của một bậc tu hành để sách tấn, khích lệ mình trên bước đường tu tập. Chứ không phải là một việc làm đã viên thành. Con hiểu chưa?
Đây là một cái ước muốn, ước muốn lớn lao như vậy là cái ước muốn để độ mình, để khích lệ trên bước đường tu tập mình. Vì chúng sanh còn đau khổ quá nhiều. Chúng sanh còn ở trong ác pháp, vì chúng sanh chưa có thực hiện được thiện pháp. Cho nên mình quyết giúp cho được, làm cho được để cho mình độ. Đó là cái ước muốn để độ mình thoát ra khỏi.
Chứ còn độ chúng sanh, nếu mà đã nói nguyện độ hết chúng sanh thì ông Phật đã độ hết chúng sanh từ cái lúc ông Phật cho đến giờ là 2541 năm cách chúng ta rồi. Thế mà chúng sanh còn dẫy đầy. Chúng sanh ở đây không có nghĩa là loài người không.
Mà cả côn trùng, con dế, tất cả các loài chúng sanh thì làm sao mà độ cho hết được. Cho nên, đây là cái ước vọng, cái lời ao ước để mà thực hiện cái tâm giải thoát của mình cho hoàn thành được cái sứ mệnh là làm tất cả những điều lành và đoạn dứt tất cả những điều ác.
Bởi vì làm tất cả những điều lành rất khó. Mà đoạn dứt các điều ác rất khó chứ không phải dễ. Nếu không có một ước vọng lớn, cái tâm rộng lớn như vậy thì khó mà đoạn dứt. Cho nên hàng ngày chúng ta ăn ba miếng cơm để nhắc nhở mình. Sự thật ra cái sự khích lệ để cho mình thực hiện cho được các điều lành này.
Nhiều khi chúng ta đọc nhưng tới chuyện chúng ta vẫn thấy tâm mình giận hờn, phiền não, đau khổ. Chứ chưa phải là hết các ác pháp đâu. Đó rất là rõ ràng.
(50:22) Cho nên, ở đây chúng ta phải hiểu nó là những câu ước muốn, cái câu để sách tấn khích lệ chúng ta trên bước đường tu. Chứ không phải là cái việc làm của chúng ta mà làm hết được. Bởi vì Tôn giáo thì ra đời để an ủi một cái phần của chúng sanh, để đem lại cái đạo đức. Giúp cho họ sống chung nhau, biết thương nhau, đừng làm khổ mình, khổ người.
Chứ không phải Tôn giáo ra đời để mà độ hết người ta thoát cảnh khổ. Làm hết tất cả những cái điều kiện, mà hết tất cả điều kiện không được đâu. Đó là một cái ước muốn chứ không phải mình làm được.
8. BẬC A LA HÁN NHẬP DIỆT
Hỏi: Có những vị đã chứng quả A La Hán, thấy biết rất rõ sao lại còn buồn khổ xin nhập diệt trước khi Đức Như Lai nhập diệt ?
Nghĩa là câu hỏi của con ở trong đó như thế này này. Nghĩa là đã chứng quả A La Hán sao lại khi nghe tin mà Đức Phật nhập diệt thì các Ngài lại xin nhập diệt trước Phật để rồi không nhìn thấy khi Đức Phật đã nhập diệt rất là đau khổ.
Thì câu nói đó chúng ta sẽ xét nó ở trong cái đoạn kinh nào?
Đáp: Đó là đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại Thừa. Thì vì sao viết như vậy? Còn kinh Nguyên Thủy không có dạy như vậy. Các bậc A La Hán khi đã thấy nhân duyên, thấy cái duyên nhân quả của mình đã hết thì các Ngài xin Phật nhập diệt. Chứ không có buồn khổ, mà sợ rằng mình chết sau Phật, Phật chết trước, mình phải thương nhớ đau khổ.
Không phải vậy, mà chính vì cái chỗ mà thấy cái duyên nhân quả của mình đã hết. Bởi vì mình ở đây, mình sống ở đây là do cái nhân quả. Do cái nhân quả mà mình mới có sự sống này. Mà cái duyên nhân quả của mình hết thì các vị đó họ đều nhập, xin nhập diệt.
Cho nên tại sao mà khi Đức Phật sắp sửa nhập diệt, thì các Ngài cũng đều là nhập diệt trước Phật hoặc sau Phật. Lần lượt họ ra đi hết. Tại sao vậy?
(52:25) Cái duyên của một đấng giáo chủ đó nó có bao nhiêu vị đệ tử phải theo để mà xây dựng cái đạo giáo tức là cái Phật giáo. Thì khi mà cái duyên nó hết rồi thì những người đó họ lần lượt họ ra đi. Họ hết cái duyên của họ rồi, thì họ không còn hỗ trợ ai nữa.
Cho nên khi mà họ biết Đức Phật sắp sửa nhập diệt thì như ông Xá Lợi Phất, ông Mục Kiền Liên, ông La Hầu La, những cái bậc đó đều là họ đi trước hết. Tại vì họ biết Phật đã sắp sửa nhập diệt. Họ đã hiểu biết trước chứ không phải là không hiểu biết.
Chứ không phải vì họ thương, họ nhớ mà họ đi trước. Họ biết là cái duyên của họ cũng đã hết rồi. Phật pháp tới đây chỉ còn lại ông A Nan, ông Ca Diếp, những ông đó mà thôi. Chứ còn chính mình phải đi thôi, tại vì mình không còn có. Mình có cái duyên với Phật mình theo hỗ trợ Phật, mình giúp cái giáo đoàn cho Phật.
Bây giờ cái duyên đó hết rồi thì mình không còn giúp. Tức là không thể giúp ông Ca Diếp, cũng không thể giúp ông Anan. Cho nên khi còn Phật thì các Ngài giúp. Mà Phật sắp sửa Niết Bàn thì các Ngài đi. Do đó các con thấy các cái duyên đó nó có sự khắng khít nhau ở chổ đó.
Cũng như bây giờ, các con về đây tu là có cái duyên với Thầy ở tu quây quần bên Thầy. Còn nếu không có duyên làm sao quây quần. Nếu mà các con tu mà làm chủ được sanh tử thì các con thấy cái duyên rất rõ ràng. À bây giờ, ngày mai này Thầy tịch thì cái duyên của các con cũng hết rồi. Con theo Thầy tới đây cũng hết rồi. Vì còn Thầy thì chắc chắn là con còn hỗ trợ cho cái đường lối của Thầy làm sáng tỏ, vươn lên.
Bây giờ cái duyên của Thầy đã ra đi, tức là con không thể hỗ trợ cho cái người khác. Như bây giờ, Thầy Minh Tông hoặc là Mật Hạnh, con không có duyên với cái người đó cho nên con không hỗ trợ với cái người này được. Vì vậy mà con phải ra đi với Thầy. Vì duyên đã hết. Đó là những cái… chứ không phải là vì buồn khổ. Nếu mà còn buồn khổ tức là con còn tâm phàm phu, không thấy được nhân quả, không thấy được cái lý của khổ, tập, diệt, đạo.
(54:28) Đó cho nên kinh Đại Bát Niết Bàn, đã diễn tả cái chỗ này là có những bậc A La Hán. Bởi vì kinh Đại Bát Niết Bàn là kinh của Bồ Tát rồi. Chỉ có những bậc Bồ Tát, những bậc lớn hơn là không còn khổ. Chứ còn A La Hán thì nó còn buồn khổ. Cho nên nó mới hạ xuống cái tầng thấp để cho A La Hán của Đức Phật, nó trở thành những người còn nhỏ gọi là Tiểu thừa.
Cho nên kinh Đại Bát Niết Bàn bên kinh phát triển tức là kinh Đại Thừa thì viết là các bậc A La Hán có buồn khổ. Còn kinh nguyên thủy thì không có dạy như vậy. Chỉ biết là cái duyên của mình nhân quả đã hết thì chỉ biết là đi mà thôi. Chứ không có buồn khổ.
Còn những người mà tu chưa chứng như ông A Nan, chưa chứng thì còn buồn khổ, còn khóc lóc. Đó là kinh phát triển viết, phỉ báng Phật pháp. Nếu trước cái chết của người thân còn buồn khổ thì không phải là A La Hán nữa. Nghĩa là đúng như kinh Nguyên thủy thì cái người mà chứng quả A La Hán thì không còn buồn khổ. Mà còn buồn khổ thì không phải A La Hán, tức là không giải thoát.
9. PHÒNG HỘ, NHIẾP PHỤC SÁU CĂN; CHINH PHỤC THÂN THỌ TÂM PHÁP
Hỏi: Chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp là làm chủ được Thân, Thọ, Tâm, Pháp phải không thưa Thầy? Còn nhiếp phục được thân căn, ý căn, khẩu căn v.v… là như thế nào? Có phải không có hạnh độc cư là nhiếp phục được thân căn, khẩu căn và ý căn hay không ? Xin Thầy và Cô Út giảng cho con được rõ.
Đáp: Chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp là làm chủ được sự sống chết. Nghĩa là chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp là làm chủ được Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Trong khi tu Tứ Niệm Xứ là làm chủ được nó rồi. Tức là chúng ta có Định.
(56:16) Mà đã có, đạt được những cái định đó thì chúng ta làm chủ sống chết chứ không phải làm chủ Thân, Thọ, Tâm, Pháp nữa. Nghĩa là lấy Thân, Thọ, Tâm, Pháp để mà chinh phục để mà tu tập để mà làm chủ được sự sống chết.
Còn nhiếp phục thân căn, khẩu căn, ý căn, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn. Ở đây thì con có nói rằng còn nhiếp phục thân căn, ý căn, khẩu căn… Tức là nó còn năm cái căn chứ không phải là một cái căn. Sáu căn, ngũ căn hay là lục căn. Thì thân căn là xúc căn đó.
Thân căn, Khẩu căn, Ý căn, Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn. Sáu cái căn này thì đó là mới phòng hộ sáu căn. Ở đây con dùng cái chữ mà nhiếp phục các căn của mình, đó là phòng hộ đó. Chứ không phải nhiếp phục nữa. Còn nhiếp phục nó tức là chinh phục Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Làm chủ được Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Mà thân, trong cái thân thì nó có sáu cái căn. Cho nên chúng ta nhiếp phục, ở đây con dùng chữ nhiếp phục thân căn, khẩu căn, ý căn đó là tức là phòng hộ sáu căn chứ không phải không nhiếp phục nó. Phòng hộ là giữ gìn nó, để khi nó tiếp xúc với vật gì thì nó không bị dính mắc.
Tiếp xúc vật gì nó không bị tham đắm, nó không bị ham mê. Do đó gọi là phòng hộ. Chứ không phải nhiếp phục nó. Nhiếp phục nó tức là làm cho nó phục tùng. Còn cái này mình ngăn ngừa, phòng hộ, giữ gìn bảo vệ nó để cho nó đừng dính mắc. Chứ không phải nhiếp phục.
Còn nhiếp phục là phải sai nó. Như con ở trong định con sai nó. Bảo cái lỗ tai này nghe vô, đừng có nghe ra ngoài. Đó là nhiếp phục. Còn cái phần mà phòng hộ, giữ gìn cho đừng dính mắc. Nghe người ta chửi, đừng có để cái ý căn của mình dính mắc ở trong cái chửi đó. Để rồi sanh ra cái phiền não, tinh thần bất an. Đó là cái phòng hộ.
(58:24) Cái sự phòng hộ này còn gọi là Thánh Phòng hộ Sáu căn. Cho nên trong thân của chúng ta nó có sáu cái căn. Do vì vậy mà chúng ta chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp thì chúng ta đã chinh phục được sáu căn của chúng ta: Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Thân, Ý.
Đó, như vậy thì con hiểu biết được cái chỗ mà chúng ta đã tu tập thế nào để nhiếp phục được Thân căn, Khẩu căn, Ý căn, Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn. Đó thì chúng ta tu ở trên cái chỗ pháp Định Vô Lậu thì chúng ta chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Chúng ta tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác thì chúng ta chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Chúng ta tu cái Định Hiện tại An lạc Trú thì chúng ta chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Chúng ta tu cái Định Niệm Hơi Thở chúng ta cũng chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Nghĩa là tất cả các định chúng ta đều chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mà chinh phục được Thân, Thọ, Tâm, Pháp tức là nhiếp phục được Thân, Khẩu, Ý, Thân căn, Khẩu căn, Ý căn, Nhãn căn, Nhĩ căn, Thiệt căn.
Nhưng mà trước khi mà chinh phục nó thì chúng ta phải phòng hộ sáu căn, giữ gìn nó không cho dính mắc. Mà phòng hộ sáu căn, giữ gìn không cho dính mắc tức là độc cư. Mà độc cư thì nó có hai phần, chứ không phải là một phần.
Đó, Thầy nhắc đi nhắc lại chỗ này rất rõ. Nếu mà phòng hộ sáu căn của chúng ta mà không độc cư thì nó không phòng hộ. Cho nên phòng hộ nó có hai phần, nó có bốn phần chứ không phải hai phần.
Phần Thứ nhất là phòng hộ sáu căn.
Phần Thứ hai là tâm không phân tán. Nghĩa là mình độc cư thì tâm không bị phân tán.
Thứ ba, có thì giờ tu tập nhiều. Nghĩa là khi mà mình phòng hộ, giữ gìn sáu căn của mình thì cái thời gian rảnh rỗi, mình tu tập nhiều.
Thứ tư là sống trầm lặng, tập sống trầm lặng. Nghĩa là đời sống của mình sống đời độc cư thì mình sống trầm lặng. Và khi an vui được trong đời sống trầm lặng của mình, mình trở thành […] chứ không phải gì.
Đó là bốn cái điều kiện của hạnh độc cư. Mà bốn cái điều kiện của hạnh độc cư đó mà chúng ta thực hiện được thì chúng ta tu tập rất dễ. Đó, đó là cái phần trả lời về vấn đề Hải Tâm hỏi Thầy. Nhưng phải lưu ý tuy rằng hỏi nhưng Thầy trả lời cho thông hiểu như vậy. Nhưng trong giai đoạn này là cái kiên quyết của con là phải làm chủ được sự sống chết. Chứ không phải ở chỗ hiểu biết đơn thuần như vậy.
Mà cái chỗ hiểu biết như vậy để chờ sau khi tu xong rồi, thì cái chỗ hiểu biết này nó sẽ trả lời nơi tâm con rất là rõ ràng. Vì hiểu biết như vậy nó làm cho tâm của chúng ta nó không được an. Tức là nó không được yên, nó không được thanh thản.
Mà nó còn pháp tưởng, nó làm cho tâm của chúng ta. Muốn tìm hiểu cứ hiểu cho rõ thì tâm của chúng ta phải xả bỏ ngay liền tức khắc. Đây là trong giai đoạn tâm vô lậu phải quét sạch những cái này. Dù là pháp của Phật cũng phải xả, huống hồ là pháp thế gian.
Nghĩa là Phật pháp còn phải xả mà. Những cái câu hỏi của con nó về Phật pháp chứ không phải là ngoài cái Phật pháp. Nhưng mà phải xả, thì huống là pháp thế gian. Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu rằng, Phật pháp hỏi mà Thầy còn cho là pháp tưởng thì thử hỏi pháp thế gian còn chỗ nào mà các con chứa chất ở trong lòng.
Các con tu theo Thầy các con còn chứa chấp ở trong lòng các pháp thế gian thì đó là một điều sai. Phải xả, buông xuống hết, bỏ sạch. Không có còn con cái, không còn gì hết. Nhưng phải khéo léo, linh động. Tâm mình chưa có xả được. Nó còn bị thương nhớ thì nên tiếp duyên, chứ đừng nên nén tâm.
(1:02:27) Nén tâm nó làm cho mình cô đơn, buồn khổ rồi sinh bệnh và sinh bệnh tương tư. Cho nên phải hiểu. Bởi vì năm điều kiện, có bệnh không thể tu tập được đối với Đạo Phật. Cho nên phải khéo léo, khi biết tâm mình ở mức độ nào, độc cư ở mức độ nào, thì chúng ta cố gắng giữ gìn cho đúng. Chứ không phải Thầy cấm các con đâu.
Vì sự giải thoát của các con mà Thầy nói lên một cái điều kiện như vậy để cho các con quyết tâm. Chứ còn các con tu, các con phải biết được cái tâm và cái sức của các con ở mức độ xả tâm như thế nào.
Quá ép, Đức Phật thí dụ như một cái dây đàn mà quá căng, quá hạn thì nó sẽ đứt. Mà quá chùng thì nó không thành tiếng. Làm sao mà với vừa với cái sức của mình thì nó thoát ra được.
Thì như Cô Út đã dạy, các con biết rằng cái sự tu tập nó không được thái quá mà không được dễ vui với nó.
Mà phải đi đúng trình tự với cái sức của mình. Cho nên cái người mà tu thiền luôn luôn lúc nào cũng biết được cái chỗ tu tập của mình rất cụ thể rõ ràng. Còn nếu mà cái người không biết, ham ngồi nhiều, là như dây đàn. Mà ham ngồi nhiều, chất lượng không có thì phí mất thì giờ hiện tại, không kết quả.
Cho nên ở đây, chúng ta phải biết cái sức của chúng ta tu. Thời gian Minh Tông đã tu theo Thầy, Thầy thì không phải như Cô Út. Thầy bảo đừng có ngồi nhiều, không nghe mà ngồi nhiều thì bây giờ mới hiểu ra. Tại vì con không nghe lời Thầy.
(1:04:19) Nếu con mà làm Thầy như Thầy, thì con bắt là phải thực hiện, một phút là tu cho đúng một phút. Nói thì thật ra là nói một điều, nhưng khi tâm người ta muốn ngồi một giờ thì làm sao mình bảo người ta ngồi một phút. Người ta thấy an, thấy thích thì người ta cứ ngồi nhiều.
Ai đâu mà đi theo kèm, chỉ người ta có tin mình hay không ?. Bây giờ con mới hiểu ra được, từ cái chỗ ngồi sáu, bảy tiếng đồng hồ, nó không kết quả cho con. Bây giờ con trở lại tu ba mươi phút, một giờ để đạt cho được cái đạo lực con rèn. Bây giờ con mới thấy được cái chỗ rèn luyện đạo lực của con thì con đã mất đi.
Thay vì, tháng thứ nhất con đã mất đi […]. Tháng thứ hai, con lạc ở trong, kéo dài trong cái trạng thái an, sáu, bảy tiếng đồng hồ mà lại rơi trong vô ký, thùy miên, rơi trong giấc mộng. Thì tất cả những cái này nó làm mất thì giờ con.
Đến tháng thứ ba, bảo tu tập tỉnh thức trong giấc ngủ thì sức của mình tu tập trong năm phút thì tu tập trong năm phút. Này tu tập cả tiếng đồng hồ, rồi hai tiếng, rồi ba tiếng. Tăng dần lên bốn, năm tiếng thì làm sao tỉnh thức trong giấc ngủ được? Nó phải kéo dài.
Cho đến bây giờ tỉnh ra mới thấy được. Và đồng thời thì ở đây thì các con cũng thấy được cái sai. Chứ không phải không thấy được cái sai. Nhưng mà chừng mà ngộ ra được thì đã mất cái thời gian. Và đồng thời các con cũng thấy rằng, tu tập của các con, có nhiếp tâm tu nhưng mà không nhiệt tâm với cái sự tu tập.
Giờ tu của mình xem nó thường. Mà không xem nó là cái giờ của mình. Không nên quên là cái giờ làm chủ sinh tử, chấm dứt được luân hồi, tái sanh của mình là một cái điều quan trọng trong cuộc đời con người chứ đâu phải.
(1:06:23) Cho nên không khoanh chân thôi, làm gì làm, nhưng mà đã khoanh chân rồi nhất định là phải chiến đấu, chiến thắng. Như vậy mới có chất lượng, như vậy mới có kết quả. Như vậy mỗi ngày mới có tiến bước nhanh. Chứ còn nếu không mất thời gian tu.
Bữa nay Thầy dạy để cho các con biết được mà nỗ lực. Còn những gì thưa hỏi thì phải thưa hỏi. Còn về phần […]
Các con còn hỏi Thầy gì nữa không? Đó, hôm nay Thầy nhắc lại nó có nhiều cái phần. Các con đừng có tu mênh mông. Các con sẽ chia ra từng thời gian, các con tu Định Vô Lậu. Cái thứ hai thì các con tu. Các con sẽ dùng các đối tượng trong cái việc làm, nhất là các con đang ở trong giai đoạn diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, phải nỗ lực xả tâm cho sạch. Mỗi mỗi một cái tâm niệm của mình khởi lên là lấy cái đối tượng xả liền, xả liền. Có chuyện gì mau mau xả liền.
Không có được để cho tâm chúng ta kéo dài buồn phiền, cái sự lo sợ. Mau xả liền để cho tâm chúng ta trở về. Đó là cách thức xả. Nó liên tục hàng ngày hàng giờ, hàng phút, lúc nào chúng ta cũng. Đó là cách thức tu.
Và thường nhắc tâm: “Tâm như cục đất”. Nhưng mà làm sao nó như cục đất? Chứ không phải nhắc nó như cục đất rồi để cho nó thành cục đất. Nghĩa là nhắc tâm để cho chúng ta nhớ là khi có chuyện gì thì ngay đó là phải tìm mọi cách để biến cho nó trở thành cục đất thật sự. Để cho nó được giải thoát.
(1:08:23) Thì như vậy cái hướng tâm của chúng ta nó sẽ như cục đất. Và cái tâm niệm của chúng ta luôn luôn đặt nó lên hàng đầu để diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp. Có như vậy chúng ta mới thấy kết quả.
Ở đây thì Thầy nhắc nhở mấy con rất nhiều. Rồi ngày nào Thầy ra đi rồi thì lấy ai, mà các con nắm được, hiểu được pháp tu đúng được, mà các con lại hiểu biết tu đúng được?
Bây giờ thí dụ như Hải Tâm đang đạt được ở trong cái trạng thái diệt tầm tứ. Thì bây giờ ai đang ở trong cái sự yên lặng đó thì cố gắng mà nỗ lực. Mục đích chúng ta phải đạt là sự vắng lặng. Làm sao hướng tâm đạt sự vắng lặng chứ không phải là ở trong cái trạng thái yên lặng mà thọ hưởng trong trạng thái yên lặng đó.
Lấy cái trạng thái yên lặng đó làm cái chỗ đứng của chúng ta để tu tập. Đó thì cái điều kiện mà cần phải làm cái điều kiện cho rõ. Tu đâu có phải gì nhiều đâu. Rồi kế đó, chúng ta tu tập cái gì? Thì như Hải Tâm con phải tu tập cái gì? Tu tập Định Vô Lậu vì biết rằng cái tâm lậu hoặc của mình nó xả đi rất nhiều nhưng chưa phải là hết đâu.
Cho nên, hàng ngày chúng ta phải nhắc nhở nó và đồng thời có duyên sự gì, chuyện gì chúng ta sẵn sàng tiếp đón duyên, chuyện đó để mà xả tâm. Nghĩa là tiếp đón nó để mà chúng ta biết được tâm mình ra sao. Còn nếu mình sợ nó, mình trốn thì chắc đã là sai.
Nghĩa là mình trốn tránh là mình sợ rồi. Nghĩa là mình phải tiếp đón để rồi mình quán xét lại cái tâm của mình coi nó xả hay không. Nếu mà nó còn chút lậu hoặc, tiếp nhận nó để mà xả. Chứ không phải tiếp nhận nó để mà…
Tiếp nhận rồi người ta dùng tất cả những cái sự tu tập của mình, cái kinh nghiệm tu tập của mình để quét nó ra. Từ đó chúng ta mới có đủ cái lực để mà tu tập, để mà xả tâm.
10. TỈNH THỨC QUYẾT LIỆT XẢ SẠCH TÂM ĐỜI, CHẤM DỨT SINH TỬ
(1:10:18) Thì trên cái bước đường tu tập như vậy, thì các con thấy đâu có phải tu tập gì đâu. Mà bây giờ con còn phải tu tập cái thứ ba nữa, đó là Tỉnh thức. Tỉnh thức tức là mình đi kinh hành này, làm công việc này, mình làm tất cả mọi cái. Làm một mình mình này, làm hai người, ba người này, làm một mình quét sân này, luôn luôn mình giữ cái tâm mình ở trong những cái hành động của mình để cái tỉnh thức nó cao.
Mà tỉnh thức nó cao thì nó mới vào. Khi mà tâm nó vắng lặng không nghe âm thanh, thì cái tỉnh thức đó nó sẽ trợ giúp cho mình. Chứ còn nếu không đủ cái tỉnh thức, hiện bây giờ không có tu cái tỉnh thức này nhiều, tới chừng đó cái tỉnh thức ở đâu mà có cho mình? Mình không tu làm sao có? Mình tu nó mới có chứ.
Rồi tỉnh thức ở trong cái hành động của mình. Chừng đó tỉnh thức ở trong cái sự yên lặng, vắng lặng của mình chứ nó đâu đi mất được. Cho nên cái bài kinh Đức Phật nhắc nhở như thế này: “Khi mà tâm chúng ta đã ở trong trạng thái Tứ thiền rồi, thì tất cả trạng thái Tứ thiền đó là cái trạng thái thanh tịnh nhất của tâm của chúng ta”.
Ở trong đó cái tỉnh thức nó rất là cao độ. Cho nên chúng ta muốn cái gì, chúng ta hướng cái nấy được hết. Nghĩa là muốn cái thân này biến ra thành vật gì thì nó làm được hết. Muốn cái thân này cái gì thì nó làm cái nấy. Bởi vì khi mà chúng ta vào Tứ thiền, chúng ta muốn là hơi thở ngưng, các trạng thái trên thân ngưng.
Thì lúc bấy giờ mà chúng ta được nhập vào trong cái Tứ thiền, rồi thì cái muốn của chúng ta tức là Dục Như Ý Túc, nó muốn như thế nào, thì ở trong đó chúng ta muốn được hết. Muốn tức là hướng Tam Minh, chúng ta muốn tức là hướng nó về đó. Mà hướng nó về đó là hành động.
Như vậy là, rõ ràng là đạo lực của chúng ta chứ cái gì? Cho nên, ở đây các con không có thấy được cái chỗ mà khi chúng ta rèn luyện từng cái đạo lực của mình để cho cái muốn của mình, muốn theo cái gì nó làm cái nấy.
Ở đây, chúng ta đã ly dục, ly ác pháp rồi cho nên cái muốn của mình là cái muốn thanh cao chứ không phải cái muốn của phàm phu. Cho nên, Đức Phật gọi là Tứ Như Ý Túc tức là Dục Như Ý Túc, muốn cái gì thì làm cái nấy.
(1:12:26) Nói như vậy không có nghĩa nói về thần thông. Nói như vậy có nghĩa là nói về đạo lực của chúng ta làm được cái chuyện mà phi thường, chúng ta phải nỗ lực. Rồi đây nghe Thầy nói như vậy thì các con lại, khi mà ngồi tu lại muốn cho mình có thần thông nữa thì cái đó là cái nguy hiểm rồi.
Cho nên, ở đây không có được muốn. Mà chỉ nói để cho biết, chúng ta phải thực hiện cho được ở cái chỗ nào chứ không phải là ngồi đây để tu cái đạo lực muốn bay lên trời. Không thể được. Cho nên, cái chuyện nói là một cái lý. Nhưng mà đừng có hiểu qua cái chỗ nói, rồi bắt đầu ngồi yên lặng hơi, muốn như vỗ cánh bay. Bây giờ nó yên lặng rồi cái nó bay. Nó vắng lặng rồi nó mới nghe được nó bay. Thì cái đó là cái nói bậy rồi.
Khi mà chúng ta làm chủ sự sống chết rồi. Thì cái muốn của chúng ta nó là cái tâm. Mà cái tâm của mình phải đề phòng. Bây giờ nó còn buồn thương giận ghét. Mà nó muốn thì nó muốn ở trong buồn thương giận ghét rồi, chứ nó không phải là cái muốn của Thánh nhân rồi.
Cái muốn của Thánh nhân là cái tâm này thanh thản an lạc vô sự. Đó, thì hôm nay Thầy nói như vậy để cho biết rằng cái bước đường tu tập của các con là phải tu tập ít. Tuy tu tập ít nhưng chất lượng cao, chứ không phải tu tập nhiều là nó được nhiều đâu. Tu hoài tu hoài mà thời nào tu cũng lờ mờ, lờ mờ. Thời nào tu cũng không làm chủ hết.
Thì tu cái đó tu cái gì? Tu hoài mà không hết vọng tưởng. Tu hoài mà cái tâm nó còn thương, còn nhớ, còn ghét, còn giận còn hờn hoài thì tu cái gì? Thầy nói tu mục đích là người ta xả làm sao cho hết. Nếu mà tu mà còn hoài cái đó thì tu cái gì? Tu là phải dẹp cái đó, dứt bỏ cái đó.
Đã quyết tâm đi tu rồi thì phải xả bỏ cái này chứ. Tại sao mình cứ để hoài? Các con không có rầy cái tâm của mình. Không có rầy mình, không có mắng mình. Tại sao đi tu rồi mà còn cái tâm này hoài? Phải xả bỏ chứ. Cái này bộ tốt lắm sao?
(1:14:21) Cái này là cái đau khổ. Cái này là cái không tốt của cái đời người. Cái này là cái chìm nổi ở trong sự sống chết của sinh tử luân hồi. Nó đâu có tốt lành gì. Cho nên, xả nó, bỏ nó đi. Không có cần thiết cái thứ đó. Ở đây đâu cần lo đói, lo no gì nữa hết. Có gì ăn cái nấy sống. Đâu có cần mà phải buồn vui ở trong này nữa. Đâu có cần ngon béo bổ gì nữa. Mà cần sống để mà thực hiện cho được, quyết tâm, nhiệt tâm.
Ở đây phải có tư duy suy nghĩ. Đừng có để cái tâm niệm nào xen vô, tạp niệm nào xen vô hoặc là cái trạo hối nào xen vô làm cho tâm mất cân bằng thì không được. Phải nhiệt tâm, phải kiên quyết, phải gan dạ, phải kiên trì để coi nó. Lúc nào cũng phải dùng pháp hướng mà quán mà dỡ đầu nó xuống.
Đừng có để cho nó lẵng nhẵng lẵng nhẵng, đeo đẳng hoài ở trong đầu của mình thì còn cái gì mà tu. Các con thấy ba năm trời dài đằng đẵng chứ đâu có phải ngày một. Đến giờ này là phải quyết định rồi, không còn có giờ phút chậm trễ. Phải quyết liệt phá cho sạch, bỏ cho sạch. Quyết một đêm tao đập mày chết cho rồi.
Như vậy nó ớn nó cũng phải đi. Chứ sống làm gì mà cứ đeo đẳng hoài như thế này? Thì các con thấy một Thánh Ni, người ta đã thắt cái vòng rồi. Nếu mà mày không đi, tao đưa cái cổ vô, tao đạp ghế là mày đứt đầu mày chết hết chứ ở!
Người ta còn như vậy, người ta còn nghĩ như vậy. Vậy mà nó sợ quá, nó rút lui, nó đi mất. Còn mình, nó chưa dám chết nên nó chưa rút lui đi đâu. Cho nên vì vậy đó phải nhiệt tâm, phải đem hết sức lực của mình xả bỏ mà ly, ly dục ly ác pháp. Không còn ham muốn, đời này không còn ham muốn gì nữa. Không có cái gì mà tốt đẹp, cái gì mà vừa lòng. Không có cái gì mà trường tồn ở trên thế gian này.
Chính như Phật pháp đây mà nó còn thay đổi đủ thứ hết, huống hồ là cái gì. Cho nên chúng ta quyết định xả bỏ cho sạch. Cũng như Cô Diệu Hảo, lớn tuổi rồi, sức khỏe như vậy, đó là cũng là cái phước. Mà bây giờ còn một chút gia duyên nhỏ, quét cho sạch ra đi, đừng có để. Một ngày qua là một ngày đau khổ.
Nỗ lực thực hiện, sống trong một cái Thất vắng vẻ. Ở mà ngồi mà nhìn nước, mà nghe dòng nước chảy. Để rồi tâm nó thanh tịnh. Chứ còn ngồi đó mà lo toan cái này cái kia. Biết chừng nào mà cho nó giải quyết được.
Xả hết, bỏ hết. Xả hết đi, để rồi còn một cái gì thì nó sẽ duyên hợp lại. Còn xả chưa hết, một ngày nào đó, thân này hoại diệt rồi thì còn giữ được cái gì đâu? Danh cũng chẳng còn, lợi cũng chẳng còn.
Chỉ có nhân quả thiện ác là đi tiếp tục đi tái sanh luân hồi rồi thọ lấy khổ đau chứ đâu phải ít đâu? Cho nên bỏ xuống đi chứ đừng có giữ. Hoàn toàn không có giữ.
Còn riêng Hải Tâm, Cô Huệ Ân sau khi mà đem hài cốt của ông thân về đây rồi thì các con xả xuống đi, rồi nỗ lực mà tu, đừng có lo nghĩ gì hết. Luôn nhớ bảo tâm mình: “Cứu mình đi!”. Tức là, vì còn Phật pháp còn có người tu chứng là còn có người tin tưởng ở Phật pháp.
Mà các con đã từng theo Thầy ba năm nay rồi, còn gì nữa mà. Tại sao ở đây Cô Út không có nhận thêm nữa? Vì nhận thêm, Cô Út cũng còn phải tu cho mình chứ. Mình còn những bước đi cuối cùng của mình chứ.
(1:18:20) Bây giờ nhận thêm, nấu cơm hàng ngày cho các con tu tập, còn mình thì tu tập không được. Bởi vì phải lo cái này, lo cái kia, lo cái khác đủ thứ hết thì không đúng.
Còn Thầy ra đi rồi thì Thầy an trú ở trong hang trong núi. Thầy dẫn ba cái ông tăng Thầy đi, nhét trong núi cho cọp ăn cho rồi hết. Chứ tu ở ngoài này có làm được cái trò trống gì? Các con thấy có làm được trò trống gì? Ít bữa thì gia đình đến thăm, đến viếng, đến riết, tu hành không thấy gì được.
Sự thật, thật sự ra cái tâm trạng của con người không phải dễ đâu, khó lắm. Vắng vẻ, ở xa xôi trong rừng núi âm u, không ai tới thăm viếng, làm gì đi vô đó nổi mà đi. Thì đâu có ai thăm viếng. Mà không thăm viếng thì cái tâm nó không động.
Nhưng có cái tâm của các con có động hay không chừng đó con biết. Vô trong rừng núi rồi ngồi. Bây giờ nó mới thương mới nhớ, mới khóc, mới lóc. Cũng như Cô An Tịnh. Đi vào trong này tu rồi bắt đầu vô đây cái bị độc cư không nói chuyện gì được hết. Cho nên bắt đầu mới nhớ, ở ngoài thì vui vẻ, trong này thì buồn rầu. Cho nên rất khổ sở.
Do đó mình phải nhờ những cái đối tượng, nhờ cái hạnh độc cư mới thấy được tâm tuôn trào. Phải quyết định đừng có để. Ai tu cho mình được. Bởi vì mình dứt bỏ nó. Chứ ai dứt bỏ được, cho nên phải ráng tu. Phải cứu mình.
Hơn nữa, nửa tháng mới gặp Thầy được một lần. Mà gặp Thầy một lần Thầy nhắc nhở, hết sức nhắc nhở. Nghĩa là tu phải có chất lượng. Tu thì thời gian phải ngắn, tu cho đúng cách chứ đừng có tu sai.
Chẳng hạn là như các con thấy. Ngồi thấy ham, thì bắt đầu Thầy bảo 30 phút ngồi lại 35, 40 phút. Thì như vậy là sai rồi, không đúng. Cho nên, những cái này các con hầu hết là rơi rớt.
(1:20:17) Tu thì tu lờ mờ rồi tới giờ ngồi thì vô ngồi chứ còn không nghĩ là phải chất lượng. Cho nên Cô An Tịnh tu tới bây giờ mà vọng tưởng vẫn chưa. Còn Nguyên Tú thì con phải tu tập định vô lậu, xả cho nhiều. Nghĩa là tiếp duyên xả cho tâm của mình.
Đừng có nghĩ là khoanh chân ngồi là tu thiền định. Mà chính xả tâm vô lậu, ly dục ly bất thiện pháp. Lúc nào cái tâm của mình cũng được an vui đó là cái tâm Thiền định. Cho nên Phật dạy, ly dục, ly bất thiện pháp là nhập Sơ thiền.
Cái thiền đầu tiên của chúng ta là cái tâm xả mà thôi. Rồi từng đó nếu mà chúng ta dùng cái Định Vô Lậu và dùng các pháp hướng mà chúng ta nhắc nó mà xả tâm như cục đất được rồi thì cái pháp hướng đó có hiệu quả là bảo nó tịnh chỉ tầm tứ là nó tịnh chỉ. Nó không còn vọng tưởng.
Bảo cái tâm này quay vô, định ở trên thân, không có được nghĩ ngợi gì hết. Luôn luôn biết hơi thở ra, biết hơi thở vô, hơi thở chậm và nhẹ. Không được thở ngắn, không được thở dài quá, không được thở mạnh quá. Bắt đầu cái hơi thở nó cũng theo đó liên tục nó hoạt động theo cái tự nhiên của nó.
(1:21:20) Qua cách tu mà quyết định mà tu được tỉnh giác, Chánh niệm Tỉnh giác định và cái Định Vô Lậu. Xong rồi thì tới tu Hiện tại An lạc Trú. Các con chỉ ra lệnh là nó quay vô, nó chỉ biết hơi thở ra vô. Con biểu hơi thở chậm nhẹ thì nó chậm nhẹ. Mà các con không chịu tu cái định này mà các con cứ ngay cái định hơi thở mà cố gắng ức chế nó thì các con sẽ bị rơi vào định tưởng.
Đó, đó là những cái mà hầu hết Thầy căn dặn, nhắc nhở rất nhiều. Vừa rồi thì có một người phật tử người Hoa nghe băng Thầy rồi xin Cô Út lên đây gặp Thầy. Thầy cho gặp. Thầy nhìn cái người này họ tu Thiền định gì Thầy cũng chả biết, nhưng mà có điều kiện là tu phải xả bỏ.
(1:22:15) Ông ta nói tu hơi thở, thở một hơi … (1:22:26) Cho nên đó là những cái tu mà tu ức chế tâm nhiều quá. Ở đây không ức chế tâm. Tu mà dùng cái Định Vô Lậu quán xả tâm, tâm không phiền não, không giận hờn, tâm như cục đất.
Vô lậu mà nó được tâm như cục đất rồi, thì các con bảo cái tâm quay vô với cái thân. Biết hơi thở ra vô. Ra lệnh như vậy rồi bắt đầu con ngồi im thì con vẫn thấy cái tâm ở đó. Nó không có bao giờ mà nó có vọng tưởng được. Mà con bảo 30 phút phải xả ra. Con phải nhắc chứ không phải.
Chứ mà không con không nhắc cái nó ngồi 1 giờ, 2 giờ nó quên đi. Rồi thấy nó ngồi được vậy cứ ngồi miết miết miết miết cái nó dẫn đi tuốt luốt. Cho nên 30 phút xả ra, xả ra tu tập cái khác. Rồi tới chừng đó hết, tới chừng đó mà thấy tới giờ mình vô mình ngồi khoanh chân lại mình nhắc: “ Tâm quay vô, định trên thân, biết hơi thở ra vô, hơi thở chậm và nhẹ”.
Bắt đầu ra lệnh như vậy.
Cho nên cái mục đích chính là các con phải tu cái Định Vô Lậu. Bởi vì, trên Tứ Niệm Xứ, Phật dạy rất rõ: “Trên thân quán thân, tu về nhân tướng,” nhân tướng là cái tướng thân mấy con “để khắc phục tham ưu.”
Tham là tham, nó có tham nó mới có ưu, nó có sân nó mới có ưu phiền, nó có si nó mới có ưu phiền. Cho nên mình khắc phục được Tham, Sân, Si. Thì tức là mình tu cái Định Vô Lậu. Đó thì ngay đó ở trên thân mình tu cái hình tướng. Còn những […]
(1:24:24) Vì vậy cho nên, cái tu đầu tiên là cái Định Vô Lậu. Trên thân quán thân tu về nhân tướng. Do đó con tu về Thân, Thọ, Tâm, Pháp của con. Bốn cái này là bốn chỗ liên tục của con. Bây giờ cái thọ nó đánh, nó đau, nó nhức ở chỗ này. Thì ngay đó là mình cũng phải dùng pháp hướng mình đánh đuổi nó đi. Đó là trên thân quán thân về thọ.
Trên thân, quán thân về tưởng. Cái tưởng gì đó thì mình phải quán xét, lìa nó ra đi, chứ đừng có để đó. Bây giờ nó nghĩ tưởng, nó nhớ cái chuyện này, nó nhớ chuyện kia. Như mấy con lớn tuổi có con có cái, nó nhớ cái này kia, nhớ con nhớ cái. Thì tức là dùng ngay cái pháp hướng đó đuổi nó đi đừng để trên thân tâm, đuổi nó đi.
Rồi trong các pháp, trong các đối tượng nó xảy đến cho mình chuyện này chuyện kia thì hoàn toàn là mình sử dụng cái Định Vô Lậu chứ. Trên các pháp quán các pháp để rồi phá nó đi. Thì rõ ràng là mình ly dục, ly ác pháp chứ còn cái gì.
Thì ngồi ở trên thân quán thân mà tu Định Vô Lậu thì các con mới xả mà tâm giải thoát rồi. Mà tu như vậy thì các con mới, hầu hết là suốt ngày tu, không có thời giờ. Thầy nói, nếu mà có cơm mà người nào cho ăn không, đừng có cho làm cái gì hết. Tự mình quét sân, tự mình nhổ cỏ, làm gì đó, đâu có thì giờ mà quét nhà quét cửa?
Tại vì các con để kẽ hở mới quét nhà quét cửa, nhớ con nhớ cái, chứ còn các con tu liên tục làm sao có nhớ nhà nhớ cửa được. Còn cái Chánh niệm Tỉnh giác thì các con tu trong hành động ngồi chơi thôi, còn cái chỗ nào mà kẽ hở đâu lọt vô được cái tâm thức.
Cho nên mỗi lần có kẽ hở tức là bị thất niệm. Mà thất niệm đương nhiên coi như là mình chưa xứng đáng làm người đệ tử Phật. Bởi vì người đệ tử của Phật là không thất niệm.
(1:26:13) Thì các con thấy cái bài kệ Nhất Dạ Hiền của ông A Nan. Một đêm mà làm được: “Tuệ tri quán vô lậu”. Thì ở trong cái bài kệ đó nó có hai cái câu kệ. Cái câu thứ nhất là: “Chánh niệm Tỉnh giác đây. Tuệ tri quán vô lậu.” Hai câu kệ rất rõ ràng.
Hai câu kệ đó để chỉ rõ, một đêm người ta không thất niệm thì người ta đã thành Phật chứ đâu phải là cần phải tu tới nhập Tứ Thiền đâu. Mà các con thấy khi mà tu cái Chánh niệm Tỉnh giác. Nếu cái tuệ tri quán vô lậu mà đạt được thì Tứ Thiền nó lại nhập được. Nó đâu có khó gì bởi vì đó là cái đạo lực của nó rồi.
Thành ra nó chỉ bảo “Tầm tứ diệt, nhập Nhị Thiền”. Bởi vì, cái Chánh niệm Tỉnh giác với cái Định Vô Lậu đó là cái Sơ Thiền rồi, nó ly dục ly ác pháp rồi. Do đó thì nó ra lệnh, bắt đầu bây giờ: “Tầm tứ phải diệt, tâm phải định trên thân này, phải quay vô, biết hơi thở rõ”. Thì bắt đầu nó biết hơi thở ra vô, ra vô. Mà nó không khởi niệm vọng tưởng nào hết thì tầm tứ nó diệt Nhị Thiền rồi.
Thì bây giờ nó tiến tới phải phá hết các trạng thái hỷ này, phải không còn mộng mị chiêm bao nữa này, phải hoàn toàn tỉnh thức trong suốt đêm ngày không có được ngủ này, thân ngủ mà tâm không ngủ này. Nó ra lệnh như vậy thì bắt đầu suốt đêm nó không ngủ.
Nó cứ nó biết hơi thở ra vô, ra vô vậy hoài. Mà cái thân nó không ngủ cho nên nó không bệnh đau. Rồi bắt đầu nó ra lệnh nữa: “Cái hơi thở ngưng này, các hành trong thân ngưng này” thì nó nhập Tứ Thiền rồi. Nó ra lệnh, nó cứ tuần tự nó ra lệnh, lần lần nó im hết toàn bộ.
Thì như vậy nó có cần phải tu tập như các con bây giờ phải ngồi khòm lưng, thấp cổ như vậy không? Mà nó có vô được chưa? Cái tâm thì còn dẫy đầy như cái bãi tha ma vậy đó. Nghĩa là cái thây ma chưa có chôn, cứ quăng bừa trên cái nghĩa địa. Mà các con chưa có giải thoát.
Rồi các con bây giờ lo tu những cái định, diệt tầm tứ, nhập Nhị Thiền để có định sanh hỷ lạc, rồi tu Định Vô Lậu, rồi tu cái định Tam Thiền, Tứ Thiền … làm sao tu được? Cái tâm của mình ở Sơ Thiền nó như cái bãi tha ma, nó ô nhiễm dữ đúng không? Hễ mà hở ra thì nó dính mắc cái này, hở ra dính mắc cái kia, đủ thứ hết. Nó thương, nó ghét, nó giận, nó hờn, nó nhớ đủ thứ hết. Nó trạo hối điều này, nó hối hận điều kia, đủ thứ hết.
Nếu mà đem ra thì cái mùi hôi thối nó hôi thối dữ lắm, khắp cả trời. Nghĩa là tới cái mây xanh nó cũng thối. Bởi vì nó bất tịnh mà. Với cái tâm niệm mà thế gian, bất tịnh vô cùng. Thế mà chúng ta không thấy.
Cũng như mấy người mà nằm trên đống rác mà tưởng là thơm. Mình đi ngang mình bịt mũi gần chết. Họ vô trong họ cào, họ móc. Các con thấy không, thấy cái người mà moi rác, họ vô trong đấy họ móc ở trong đống rác. Còn mình đi ngang, thối!
Thì các con thấy, khi mình nằm trên những cái tâm mà phàm phu tục tử, nó như là mình nằm trên cái đống rác mà mình không có thấy. Còn những bậc Thánh nhân, người ta đi ngang người ta sợ muốn chết luôn. Người ta bịt mũi người ta đi, người ta không dám thở.
Còn mình thì, lăn ở trên mà nằm ở trên, mà lại còn nói thương nhớ, bỏ uổng. Đó là Thầy dùng những cái danh từ như vậy là Thầy muốn cho các con xả tâm. Chứ Thầy nói làm chi cho nó mệt. Để cho các con phải nhiệt tâm mà phá cho sạch. Coi như là đống rác bẩn thỉu chứ không phải tốt lành. Thì có như vậy mới ráng nỗ lực tu tập, mới đạt được kết quả.
Đó thì hôm nay Thầy trả lời cho Hải Tâm tu tập. Từ đây về sau nó có những cái pháp tưởng mà khởi lên thì Hải Tâm phải chú ý để mà xả bỏ.
(1:30:23) Còn Pháp Chân, cũng như các con, nhất là Cô Lan cũng pháp tưởng nhiều đó. Tuy là chưa tới đâu nhưng mà thỉnh thoảng giới luật, pháp của Phật đã nhét ở trong đầu của mình. Tích lũy kinh nghiệm rồi thỉnh thoảng ngồi tu nó lại phóng ra. Thì phóng ra không biết đúng sai, hỏi cho biết.
Hỏi biết để làm gì? Tôi đi tu giải thoát thì cái gì cũng biết hết. Khỏi cần hỏi nó cũng biết. Còn bây giờ có hỏi đi nữa, nghe cho thỏa mãn vậy thôi. Mai mốt đi ra nói dóc chứ làm gì? Nói láo với thiên hạ, chớ mình nói theo cái miệng của Thầy thôi chứ, mình cũng chẳng biết cái đó nó như thế nào nữa.
Bởi vì người ta ăn người ta biết ngon dở. Còn mình chưa có ăn, mình cũng nói ngon ngon, chứ sự thật ra cũng chưa có biết nó làm sao hết. Cho nên đừng có mà nhai cái bã mía như vậy. Mà hãy, ăn cái gì mà thực sự của mình, từ cái chỗ hiểu biết của mình.
Cũng như Cô Út cũng nói, cũng nói qua cái hiểu của cô, cô không cần nói ra cái lời dạy của Thầy. Còn các con thì, nghĩa là tâm in đó, trích y nguyên. Nghĩa là Thầy nói sao tuần sau các con trích ra y vậy, không có trật cái chữ nào hết.
Còn các con nghe Cô Út dạy đạo, cô nói theo của cô không. Cô nói có lấy của cô không. Mà có lúc cô nói những cái danh từ rất là biệt danh, Thầy không biết. Nhưng mà thật ra đó là cái lối hiểu của cô, lối của cô, lưu xuất từ tâm của cô. Cô hiểu qua cái chỗ mà cô tu tập giải thoát của cô, cô dạy mình.
Mà Thầy thấy đúng chứ không có sai. Cho nên là hầu hết những cái danh từ mà dùng ở trong kinh điển, hầu hết là các con rập khuôn theo Thầy mà Thầy cũng dập khuôn theo mấy Hòa thượng chứ đâu phải, nói mà chưa có biết.
Cô Út cổ không cần. Cô không bao giờ nói ly dục, ly ác pháp. Mà cũng ly dục, ly ác pháp sạch sẽ. Tại vì xả là xả. Đó, thì cái đó là tự tâm người ta lưu xuất ra. Cho nên hầu như cái lặp lại khuôn mẫu đó là Thiền Đông Độ, không chấp nhận.
(1:32:27) Cái gì nói tới, Thầy mà hỏi ra cái lời nói không được Thầy chấp nhận, đó là cái nói của thiền, rất đáng tiếc. Cho nên các con nỗ lực tu đi, rồi tự cái nói của các con nó lưu xuất ra. Cái con thấy cái nói của con là cái kinh nghiệm của con, chứ không phải cái độc cư.
Các con phải ráng nỗ lực tu. Giờ các con hỏi Thầy, Thầy giải thích các con hiểu. Mai mốt các con nói cái của Thầy, chứ không phải. Con phải tự tìm hiểu. Như bây giờ, Tín thọ hay là Pháp tín thọ, phá vọng tưởng là gì. Do đó, nỗ lực tu giải thoát rồi. Thì Thầy nói như vậy để cho các con biết là khi bị pháp tưởng rồi, ngay đó chúng ta coi như đó là một cái sai rồi. Và chúng ta phải xả bỏ ngay liền. Coi như đó là một đối tượng của tâm như ly dục đi, nó còn ở trong cái tham.
Thì tu tập như vậy, nó có cái kết quả tốt. Các con nhớ hết chưa? Nhớ cho rõ. Tu cái nào, cái nào. Nhớ, cái người mà chưa hết vọng tưởng thì biết mình tỉnh giác, tỉnh thức chưa có, phải tu tập tỉnh thức, đi kinh hành. Phải nhớ kĩ. Tu trong công việc làm, tu trong đi kinh hành. Khi mình rảnh rang mình đi kinh hành mình tu. Khi ngồi ở trên ghế mình tu tỉnh thức của mình cũng được.
Hoặc là tu cái Định Sáng Suốt, mình ngồi mình giữ tâm thanh thản. Đó là những cái mình cần tu. Rồi bây giờ tu Định Vô Lậu. Mình khoanh chân ngồi để cho gom tâm, cho nó phóng ra cái trí tuệ sáng suốt, quán xét để mình xả tâm.
(1:34:27) Hoặc là mình ngồi thiền, hoặc là đụng đâu mình ngồi đó, rồi mình khởi tâm mình nghĩ, khởi lên cái niệm nào đó. Để rồi mình quán xét coi mình còn dính mắc cái gì. Hay hoặc là tâm mình đang có cái niệm nào đó. Ngay đó mình tu tới vô lậu, chứ không phải đợi cho tới giờ mới tu cái đó đâu.
Có một cái tâm gì, cái niệm gì ở trong đầu của mình, mình đem ngay ra, mình quán xét ngay ra để coi nó là cái thứ gì. Dùng pháp hướng mà dập đầu nó xuống, chứ không thì để cho nó kéo dài.
Cho nên cái Định Vô Lậu lúc nào hoặc giờ nào mà nó có. Cũng như bây giờ các con chỉ ngồi thôi, tu Định niệm Hơi thở, rồi nó khởi một cái niệm đó, nhất định là không có tạm dừng hơi thở để theo cái niệm này để tu Định Vô Lậu.
Phải như vậy nó mới có hiệu quả, nó mới có kết quả. Còn bây giờ nó khởi cái niệm này mà ráng gò bó nó. Nếu mà mình có nhiệt tâm, ngay từ lúc đầu, đã làm chủ nó thì giờ này nó không có vô được.
Mà bây giờ, giờ này nó vô, thì tức là mình không làm chủ nó rồi, thì thiếu nhiệt tâm rồi. Thì phải đi sang qua cái định khác để quét nó. Chớ không mình diệt ngang nó, lát nữa nó vô nữa, lát nữa nó vô nữa. Nó vô không vô cái này, nó vô cái khác. Nó cứ vô hoài.
Thì như vậy, trong suốt cái thời gian đó, tu vô ích. Thà là quán xét nó để phá được cái tâm niệm này nó có lợi ích hơn là ngồi tu. Cho nên, các con phải sáng suốt cái chỗ tu chứ. Đâu phải là ngồi tu mà thiếu sự sáng suốt như vậy thì cái thời gian đó mình phí bỏ cái thời gian.
Mà thời gian nó đi qua rồi, dù là một phút đi nữa, các con có lấy lại được không? Có đem lại được không? Bây giờ là năm nay là năm nào rồi, tóc đã bạc thêm rồi, tuổi đã già thêm rồi. Mà bây giờ lúc này mà nó còn tu như vậy sao? Cho nên chúng ta phải tu như thế nào chứ?
Cho nên, bây giờ chúng ta đang ngồi tu cái pháp này, mà nó đã có cái niệm gì thì phải tu cái Định Vô Lậu. Mà nó không có cái niệm, nó tỉnh táo đàng hoàng, nó hoàn toàn thì hãy nương vào đây.
Cho nên phải biết, vì vậy nó không mất thì giờ. Còn không khéo thì các con tu nó mất thì giờ vô ích. Mà nó kéo dài cái thì giờ, phải thức đêm, thức khuya, dậy sớm. Chứ đâu phải được ngủ nghê như người ta đâu. Cho nên, mình phải nói là tu là cực khổ chứ đâu phải là không cực khổ.
(1:36:35) Mà đã muốn tu, đã muốn giải thoát thì phải chịu cực khổ, mà cực khổ trong cái thời gian tu chứ? Không lẽ suốt cuộc đời các con tu hoài tới chết? Cũng như người ta học, chúng ta tu cũng có cái thời gian nhất định là chúng ta phải tu ba năm, năm năm.
Mà Đức Phật nói chỉ có bảy năm. Là cái người dở nhất chỉ có bảy năm phải xong. Mà cái người giỏi nhất là một đêm, một ngày phải xong. Còn cái người mà giỏi nhất nữa đó. Giỏi nghĩa là ưu việt đó. Chỉ nghe bài pháp xong rồi là xả sạch tâm rồi là chứng đạo rồi.
Cái người mà nghe được cái bài pháp, thế gian này là khổ, không phải là cái chỗ cho chúng ta ở, chúng ta phải xả bỏ nó đi. Người đó nghe rồi, thì sáng nghe chiều gặp Phật, chứ không phải đợi.
Cho nên, cái bài kệ Nhất Dạ Hiền, một đêm mà không có niệm thì đã thành Thánh Hiền. Cho nên, Đức Phật nói, tối đa chúng ta bảy năm. Tối thiểu thì sáng nghe chiều đã gặp giải thoát rồi.
Còn gì tham? Đời có gì đâu mà lòng chúng ta dính líu nó? Phải không các con? Các con thấy có cái gì đâu? Hãy buông xuống đi, bỏ hết xuống đi. Đừng có thèm nữa, đừng có ham nó nữa. Quyết một tâm ly dục, hướng giải thoát làm chủ chấm dứt sinh tử luân hồi.
Điều đó là điều cao quý nhất. Các con cố gắng. Nay Thầy đến đây nhắc nhở, để sách tấn các con trên bước đường tu tập. Nửa tháng sau, Thầy sẽ gặp các con lại. Và đồng thời được những cái vui hơn là các con trí tuệ hơn, kết quả hơn trong những sự tu tập của ngày hôm nay.
(1:38:30) Như vậy là cái kết quả mà nó mang đến là do ở các con nỗ lực tu tập đúng những lời Thầy dạy. Hiểu đúng, chất lượng cao, tu đúng cách, làm chủ đúng. Ở đây các con lưu ý là tập làm chủ chứ không phải tập đi theo một cái trạng thái khác gọi là thiền định.
Mà tập làm chủ, chúng ta muốn như thế nào, chúng ta phải tập làm chủ. Muốn không vọng tưởng, chúng ta phải tập làm chủ không vọng tưởng. Muốn vắng lặng, chúng ta phải tập làm chủ vắng lặng. Muốn không thở, chúng ta phải tập không thở. Muốn như thế nào chúng ta phải tập như thế nấy, làm cho được cái đó. Đó là cái chỗ chúng ta phải xả tâm, xả cho được cái tâm.
Tâm như cục đất, phải làm sao mà tâm như cục đất. Làm sao, làm cách nào? Ngài nhắc là phải có những sự việc. Quán xét tâm niệm khởi lên, quán xét để biến nó trở thành như cục đất. Cái cục đất các con có thấy nó suy nghĩ gì không? Không !
Chửi mắng nó, nó có giận không? Không. Để đất đá trên nó nó có giận không nó có buồn không? Không. Đổ vàng bạc nó có mừng không? Không. Như vậy có nghĩa là nhắc chúng ta phải tu tập, phải trau dồi thân tâm mình, phải nhắc nhở thân tâm mình như cục đất.
Ai đá qua cũng được, đá lại cũng được. Không buồn, không phiền, không giận, không hờn. Như vậy là mục đích chúng ta đạt được là tâm ly dục. Đó là Định Vô Lậu.
Đó, thì hôm nay Thầy nhắc lại. Vừa tu gọn ngắn, chất lượng cao, biết cách tu. Không hỏi loanh quanh những cái chuyện ngoài cái vấn đề tu tập. Không đem những cái chuyện thế gian mà nói tới nói lui. Không nhớ nghĩ tới chuyện, những chuyện của người khác mà chỉ nghĩ chuyện của mình.
(1:40:22) Gần đây thì Thầy nghe Đào nó xin về. Nhưng mà Thầy thấy cần phải phạt chứ không để tùy nó được. Cho nên, cần phải có một cái thời gian cho nó biết. Nhưng mà dù sao đi nữa, chúng ta cũng không nên bỏ nó. Cho nên, thỉnh thoảng Cô Diệu Hảo về đây, được nghe những cái gì về nói lại, phải tu tập cho đúng. Làm sai thì phải gánh chịu chứ không ai gánh chịu thay được.
Chứ còn tu tập không đúng, thì sai hậu quả phải gánh chịu. Chứ không ai gánh chịu cho mình. Sau bao năm ở đây, chúng ta tu tập, rèn luyện cơ bản. Để bây giờ chúng ta quyết định, giờ phút này là giờ phút chúng ta quyết định cho cái đời sống tu hành của mình.
Chứ đâu phải còn mới bắt đầu vào tu giai đoạn thứ nhất ở đây nữa đâu. Ba năm chúng ta rèn luyện cái cơ bản, đời sống chúng ta rèn luyện ở đây. Và sự tu tập chúng ta rèn luyện từng hơi thở của chúng ta. Từng kỹ luật đã rèn luyện cái cơ bản.
Và bây giờ, đã có những cái cơ bản được rèn luyện, tâm chúng ta đã ly dục, ly ác pháp, cũng được rèn luyện trong những cái cơ bản, rất là kỹ lưỡng. Thế rồi bây giờ chúng ta còn một cái nhiệt tâm là xả hết, chứ không còn gì. Đó là cái quyết định cho chúng ta trong vòng một tới hai năm hoàn toàn. Chứ không được kéo dài.
Đó là quyết định phải làm cho xong trong một năm nữa là chúng ta phải nhập Tứ Thiền. Các con phải nhập được Tứ Thiền chứ không thể nào mà còn chần chờ. Mà nếu mà bây giờ tầm tứ còn chưa có diệt được thì phải xả cho thật sạch xong. Để rồi xả cho sạch cái tâm của mình.
Dùng cái pháp hướng xả cho sạch cái tâm đó để mà điều khiển, hướng cái tâm của mình cho tầm tứ diệt, cho hỷ diệt, cho hơi thở và các hành diệt. Để chúng ta hiểu được nếu mà xả sạch xong thì trong chốc lát chúng ta phải nhập Tứ Thiền rất dễ.
(1:42:23) Và đồng thời theo kịp với những người khác đang tu tập cái tâm vắng lặng. Cái tâm ngưng hơi thở, cái tâm thanh tịnh thì sẽ theo kịp nếu các con tu kỹ. Chứ không phải chỉ có ngồi thiền, hơi thở rồi nhiếp tâm mới nhập định Tứ Thiền.
Nếu các con xả sạch, thật sạch tâm thì cái Tứ Thiền của các con rất dễ dàng. Không cần phải, mà chỉ cần nhiếp tâm, bảo tâm định trên thân, rồi thân phải định trên tâm. Tâm định trên thân là tâm không có niệm, tâm không có nghĩ, tâm không có mộng.
Thân định trên tâm là thân phải ngưng hoạt động hoàn toàn, không thở, không rung động. Như vậy rõ ràng tâm định trên thân. Thì chúng ta đã biết rất rõ rồi. Do đó chúng ta chỉ cần ra lệnh. Khi mà tâm chúng ta hết lậu hoặc thì chúng ta chỉ cần ra lệnh là nó làm theo. Nó làm theo thì tâm định trên thân, thân định trên tâm. Đó là cái đường lối tu.
Đến đây thì cái buổi nói chuyện hôm nay với mấy con buổi sáng hôm nay thì Thầy mong các con hãy nghe kỹ và đồng thời tu phải có Chánh Định và chất lượng cho cao. Khẩn cấp và tu tập cho cái quyết định
(1:44:19) Thì các con phải có nhiệt tâm, có nỗ lực. Khi mà Thầy trở về, phải đầy đủ nhập Tứ Thiền. Chừng đó là cái cấp thiết cho cái đời người và cấp thiết cho sự tu tập. Và Thầy thấy, nếu mà các con cố gắng nhiệt tâm.
Và trong quá trình Cô Út chỉ lo bữa cơm cho mấy con rồi mấy con nỗ lực. Tu đúng, chứ đừng có theo mà tu dài dài, ngồi ba, bốn tiếng đồng hồ hay năm, sáu, bảy tiếng đồng hồ như Cô Diệu Hồng thì không được.
Và tới chừng nhập được Tứ Thiền rồi, các con ngồi 49 ngày dễ như trở bàn tay, không còn khó. Ngồi bảy ngày như cơm bữa. Chứ đừng có nói. Ngồi bao lâu, ngồi một tháng cũng rất dễ dàng. Trừ ra khi mà muốn ngồi lâu hơn nữa, 49 ngày thì các con phải nhập Diệt Thọ Tưởng Định.
Nhưng Thầy tin rằng, khi mà các con nhập Tứ Thiền thì không có lý nào mà các con không tu tập Diệt Thọ Tưởng Định vì cái đạo lực mà các con có thì các con điều khiển cái ý hành của các con ngưng thì các con sẽ ngưng cả tưởng và thọ. Ngưng hoàn toàn, tịnh chỉ hoàn toàn, do đó thì các con. Và như vậy thì các con sẽ hoàn tất được con đường tu hành.
Chừng đó tới Tứ Thiền thì các con sẽ có Tam Minh, sẽ tu tập Tam Minh thì các con sẽ hướng tới cái Diệt Thọ Tưởng Định. Nếu mà trong một năm mà chúng ta tu xong, thì coi như là trong ba năm đầu tiên chúng ta tu tập xả tâm và hơi thở chúng ta sẽ không còn.
Năm thứ tư này, chúng ta nỗ lực tu, quyết định tu có chất lượng cao thì cái trạng thái yên lặng chúng ta tiến tới, vắng lặng. Tiến tới tịnh chỉ các hành trong thân. Từ đó chúng ta sẽ nhập Tứ Thiền.
(1:46:33) Thì nếu mà tu có chất lượng hẳn hòi, đàng hoàng. Tu ít mà chủ động điều khiển được các hành của chúng ta. Thì các con sẽ hoàn thành những cái điều tu tập của các con. Coi như là các con sẽ tốt nghiệp, ra khỏi trường. Từ đó thì Thầy lo cái chỗ cho quý thầy yên thì các con cũng đủ. Phải ráng nỗ lực, đừng có để kéo dài. Vì Thầy cũng đã già quá rồi, sức thì yếu kém. Cô Út thì cũng lần lượt sức cũng đã yếu rồi, không thể nào mà đi chợ đi búa, mua thực phẩm, đồ ăn cho mấy con nữa.
Cho nên các con phải nỗ lực tu xong rồi, để rồi các con phải làm cái việc khác để giúp cho cái người nào có đủ duyên với mấy con. Chứ đừng có kéo dài. Đó là cái mong ước của Thầy.
Còn riêng Vợ chồng Tâm Hương, thì theo Thầy thấy, các con hiện giờ nên nỗ lực. Cuộc đời còn đâu. Sắp xếp sao cho ổn để cho mấy cháu nó làm nó sống. Rồi các con sẽ nỗ lực, ngay từ ở trong gia đình, hãy sắp xếp và buông xả, cái gì cần phải buông xả. Lo lắng để rồi nỗ lực thực hiện. Còn Thầy thì Thầy yên Thầy sách tấn, Thầy giúp đỡ cho tu tập.
Còn nếu không mà Thầy mất rồi thì biết nương vào ai mà tu? Có lo được bằng Thầy ? Do đó thì các con phải cố gắng. Còn Thầy thì Thầy đem hết lực của mình ra giúp mấy con. Chứ biết người sau người ta có lo lắng nữa không ?
(1:48:30) Vậy thì các con phải cố gắng. Thầy đi thì cái thời gian, tìm cái nơi chốn thì chưa có biết được cái thời gian về. Và khi về Thầy thấy các con được. Bởi vì cô còn cái thời gian tu tập những cái khó hơn nữa, tại vì phải lo cho các con.
Do đó cho nên Thầy chỉ mong các con nỗ lực. Chứ còn bây giờ Thầy đang lo. Không lẽ chúng ta tu như thế này, cuối cùng thì… Cho nên không được, phải nỗ lực hết sức để cho cái kết quả. Phải làm chủ thật sự để nói lên được cái tiếng nói của chúng ta .
Vừa rồi thì Minh Tông có báo cho Thầy là từ lâu tới giờ con đã tu sai. Không theo cái ý muốn của Thầy. Thầy cũng không có bắt buộc. Do đó bây giờ con sửa lại. Con thấy con làm chủ được cái ngủ của mình. Cho nên cái sức tỉnh thức
Đó là do cái gom tâm.
(1:50:08) Đó, có thể nó kéo dài. Thời gian của con nó có thể kéo dài, bốn tiếng đồng hồ. Chứ còn nếu trong một tiếng đồng hồ, nó vắng lặng. Thầy nói bốn tiếng đồng hồ coi vậy chứ nó còn rảnh rang. Do đó không nên, chỉ nên có một tiếng đồng hồ để làm chủ để tập luyện cho cái đạo lực cho thật vững vàng.
Chứ còn nếu mà kéo dài bốn tiếng đồng hồ thì thọ. Bây giờ chỉ giữ trong một tiếng đồng hồ. Cho nên kết quả trong một tiếng đồng hồ, nó rất rõ ràng và tiến bộ, mỗi lần sâu hơn. Và mỗi lần gom tâm nó nhanh hơn. Thay vì, trước kia năm phút nó mới hết. Bây giờ, nó càng ngày nó tăng, nó tăng ngược lên cái chiều ngược chứ không theo cái chiều dài nữa.
Nó tăng lên như vậy tức là, cho nên, còn mình ra lệnh, phải kéo dài cái thời gian để rồi nó mới vắng lặng được cái thời gian. Cho nên phải tu tập cho đúng cách chứ còn không đúng cách các con chỉ kéo dài thời gian. Chúng ta đi ngược lại cái thời gian ngắn, gom cái vô định liền. Còn kéo dài cái thời gian đó lên, kéo dài hai, ba tiếng đồng hồ lê thê đó, cái đó không. Cho nên ở đây, cái gì mà Thầy nói sai đó thì chúng ta bỏ. Cái gì nó đúng thì chúng ta làm. Cô Út nói các con không tin chứ Thầy nói các con tin chứ. Bởi vì Cô Út cô không muốn cho các con ngồi dài. Vì ngồi dài nó sai lệch nhiều, rất khó chữa, chứ không phải. Bởi vì cái say say đó nó làm người ta thích thú. Họ thích thú thì nó lại thiếu đi cái sức làm chủ của mình rồi. Đó là tu cái tưởng lực rồi. Cho nên nó khó.
Cho nên các con phải nghe lời Thầy. Vì cái thời gian các con năm nay, sang năm, cái Tết nữa là các con sẽ hoàn thành. Nếu các con không nghe lời Thầy để kéo dài. Cho nên cố gắng tu tập cho đúng cách thì nó mau. Tu tập không đúng cách thì nó mất thì giờ.
(1:52:15) Đó thì hôm nay thì cơ bản thì chúng ta đã đi qua. Còn cái nước rút thì chúng ta thì không còn khó khăn. Còn các con thấy bây giờ đó, các con cũng có căn bản. Các con có nhiều người bây giờ chưa hết vọng tưởng. Tu chưa hết vọng tưởng đừng nói hết vọng tưởng, nhưng mà tại vì các con tu thiếu nhiệt tâm.
Trong cái thời gian đó, có khi cái sức của mình. Thay vì cái sức của mình có mười phút mà mình tu lại tới mười lăm, hai mươi phút. Thay vì sức của mình có năm phút, mình tu lại nhiều quá. Cho nên mình tu quá.
Đừng nghĩ rằng, sao tui tu ba năm, mà sao tui còn vọng tưởng như vậy. Là tại vì mình, trong cái thời tu của mình không có nhiệt tâm. Cho nên, có vọng tưởng cứ ra vô hoài. Vì vậy mà mình giẫm chân tại chỗ.
Còn nhiệt tâm thì trong cái thời nay mình thấy là, chọn lấy năm phút thì năm phút không vọng tưởng. Mười phút thì mười phút không vọng tưởng. Đem hết cái sức lực ra để tập trung gom tâm của mình thì nó sẽ được.
Và mình cũng biết là cái gốc không vọng tưởng là cái chỗ mà tâm vô lậu. Vì mình còn lậu hoặc rất nhiều cho nên tâm mình còn lộn xộn. Cho nên mình phải qua cái góc độ ức chế tâm. Không vọng tưởng tức ức chế tâm. Các con dùng sức ức chế cho nên nó mới vọng tưởng. Thì mình phải qua cái Định Vô Lậu. Hễ tâm niệm khởi lên trong đầu óc của mình, mau mau mình xả xuống liền. Suốt một năm, hai năm, ba năm, tới chừng còn cái tâm không. Tới chừng đó thì hết vọng tưởng. Còn không xả sạch thì cái vọng tưởng nó sẽ không bao giờ.
Cho nên, vì vậy mà tại sao có người ức chế tâm người ta được? Tức là người ta có xả được. Còn mình ức chế không được, còn vọng tưởng hoài là mình chưa xả. Mà mình chưa xả thì không được.
Đó, thì hôm nay Thầy nhắc nhở như vậy thì các con cố gắng tu tập rèn luyện, đừng có để mất thì giờ. Mang tiếng là đi tu, chẳng hạn thư Thiện Đức bây giờ đi tu. Tới chừng về hai bàn tay không. Trời ơi, mẹ đi tu gì mà tới giờ vẫn y như cũ. Thì như vậy mang tiếng.
(1:54:16) Thà không tu. Mà tu là phải tới nơi tới chốn. Đừng có để mang tiếng đời. Người ta nói mình đi tu mà chẳng ra gì hết, mang tiếng. Cũng như đi học, cuối cùng thì chẳng có đậu cấp bằng nào hết. Học về không tay không như vậy thì nói nghe nó kỳ lắm. Phải nỗ lực như thế nào để, không thể tu mà nó như thế này được. Cho nên phải làm cho được.
Thì các con cứ nghĩ rằng, đừng có để cho người khác khinh bỉ mình, nói mình làm không được. Đó là điều kiện. Cũng như bây giờ cô An Tịnh vào đây tu hành. Rồi giờ về mang cái tâm trạng như vậy. Có cái gì đâu mà gọi là tu hành nữa.
Cho nên tu hành là phải như thế nào chứ? Không lý đi tu rồi rốt cuộc cũng như người chưa tu vậy.
Cho nên trong khi không tu thôi, thà làm người ở ngoài thế gian. Vào đây tu rồi, quyết định là phải đạt được. Bởi vì cuộc đời của Thầy làm một cái gì phải làm cho được. Đó là cái điều kiên quyết, cái người. Đến đây Thầy chấm dứt.