Skip directly to content

THỌ BÁT QUAN TRAI 05 - HIỂU ĐÚNG ĐỂ XẢ TÂM - TÍN LỰC

THỌ BÁT QUAN TRAI 05 - HIỂU ĐÚNG ĐỂ XẢ TÂM - TÍN LỰC

THỌ BÁT QUAN TRAI 05 - HIỂU ĐÚNG ĐỂ XẢ TÂM - TÍN LỰC

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [43:40]

1- ỨC CHẾ TÂM, CHẾ NGỰ TÂM VÀ AN TRÚ TÂM

(00:00) Trưởng lão: Thầy giảng cho các con biết cái ức chế tâm, chế ngự tâm và an trú tâm, giải thoát cái tâm chúng ta, đó là chế ngự tâm có nghĩa như thế nào, ức chế tâm như thế nào, an trú tâm như thế nào. Đó là những danh từ mấy con, nhưng mà không khéo thì mình không biết, cho nên Thầy thấy những danh từ này, cô hỏi cũng có đúng cái nghĩa để cho mấy con hiểu, bởi vì không khéo thì mình bị ức chế trong cái chế ngự tâm như thế nào, cái an trú tâm là như thế nào.

Ví dụ như đức Phật giảng: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.", biết thở ra, biết thở vô tức là là an trú trong hơi thở, các con hiểu không? Mà an tịnh tức là phương pháp tác ý làm cho cái thân của chúng ta an, không còn bệnh đau, không còn đau nhức nữa. An trú tâm để mà đuổi các ác pháp ra khỏi thân tâm của mình. Vậy thì cái an trú có nghĩa như thế nào, để cho mình hiểu, chứ còn mình nghe chữ "An trú" mình biết an trú cách nào đây.

Đó là cách thức để các con hiểu nghĩa cho rõ và câu hỏi như vậy thì Thầy cũng giảng chung để cho mấy con hiểu ức chế tâm là như thế nào. Ức chế tâm là mình cố gắng mình tập trung vào một cái đối tượng. Nghĩa là bây giờ cái hơi thở có nhịp thở của nó, nhưng mình cứ cố nhìn chăm chăm để mình thở cái hơi thở thì đó là mình ức chế, mình ức chế khoảng độ chừng năm hay mười phút thì sẽ thấy nặng đầu hoặc 30 phút. Khi mà ức chế, mà tập trung cao như vậy thì mấy con phải cố gắng hết sức lực của mình để mà vận dụng từng cái hơi thở của mình, nhất là cái người vận dụng hơi thở chầm chậm, chầm chậm, thở ra, thở vô thì sự ức chế rất cao.

Cho nên các con thấy cái pháp mà gọi là, mấy con biết là xả tâm, ly dục ly ác pháp rồi thì mấy con xả tâm, mấy con dùng pháp Thân Hành Niệm không bị ức chế, mà các con chưa xả tâm là mấy con bị ức chế. Bởi vì mỗi cái hành động như thế này mấy con tác ý mấy con bảo: "Cánh tay mặt đưa ra!" thì từ từ con tập trung rất kỹ cánh tay phải con đưa ra từ từ. Con bảo: "Cánh tay mặt đưa vào!" thì từ từ con đưa vào, con tập trung rất kỹ như vậy gọi là ức chế tâm. Cho cái khó khăn về Thân Hành Niệm, người mà ly dục ly ác pháp lúc đưa tay ra là tự nó tập trung trong đó rồi, chứ không phải cố gắng để tập trung, còn hiện giờ mấy con chưa ly dục ly ác pháp mà mấy con phải cố gắng nhìn từng cái hành động đi chậm chậm như thế này đó là ức chế tâm.

(02:25) Cho nên cái pháp Thân Hành Niệm mà người chưa ly dục ly ác pháp mà tập nó sẽ bị phản ứng. Còn chúng ta ly dục ly ác pháp được một nửa rồi hoặc được hai phần rồi thì nó không bị ức chế. Bởi vì khó nên nhiều người mới tu không nên tu pháp này.

Mới tu là cái tâm mình chưa ly dục, mình ăn chưa được, mình ngủ chưa có nghiêm chỉnh được, mình còn bị hôn trầm, thùy miên tức là còn ham ngủ, còn ham ăn, mà giờ mình vào tu pháp Thân Hành Niệm thì khó. Tâm mình còn ác pháp, hễ người ta nói gì nặng là mình tức giận, mình sân lên, mình còn ác pháp, mà còn ác pháp tu pháp Thân Hành Niệm này thì một là mình bị lọt vào tưởng, hai là mình bị phản ứng nó làm mình đau nhức, làm mình đi không được, mình để chân xuống nó khó, nó đau (…​).

Cho nên mình phải hiểu cái sự ức chế, ức chế là do tập trung quá cao độ.

Vậy còn chế ngự tâm là như thế nào? Chế ngự tâm có nghĩa là không làm theo tâm. Ví dụ như bây giờ là hai giờ mà tâm nó muốn ăn, muốn ăn cái bánh, muốn ăn trái chuối thì mình quyết định là mình không ăn, mình không ăn tức là mình chế ngự. Giờ này không phải là giờ ngủ, mà nó buồn ngủ, nó gục tới, gục lui rồi, mình nhủ trong đầu là ngủ cho khỏe để lát mình thức dậy mình tu cho tốt, nó luận để cho nó ngủ tức là nó bị dục ngủ, cho nên: “Giờ này không phải giờ mày ngủ, nhất định tao không cho mày ngủ. Mày phải dậy đi kinh hành! Dậy đi Chánh Niệm Tỉnh Giác!”, do đó mình cứ đi tới, đi lui vậy đó, đó là mình chế ngự cái tâm của mình, không có làm theo nó. Mình ly cái dục, gọi là chế ngự.

Chẳng hạn bây giờ cái tâm mình thấy đống rác kia dơ, mà giờ này đang ngồi thiền, mình nghĩ ra quét rồi vô ngồi thiền cũng được, do đó mình mới nói: “Mày khởi cái tâm mày muốn quét rác, thì tức là còn dục, vì giờ này là giờ tu chứ đâu phải giờ quét rác”. Vì vậy mình ngăn chặn không cho nó làm cái này, không cho nó đi hốt rác, đó là mình chế ngự cái tâm của mình. Các con hiểu chế ngự chưa? Chứ không phải là mình ngồi mình biết hơi thở ra vô là chế ngự.

(4:30) Còn bây giờ nói về an trú tâm, cái an trú tâm là mình phải hiểu là như thế này, bây giờ bình thường trong tâm con không có gì hết mà con ngồi nhiếp tâm thở vô, thở ra. Thở ra, thở vô con tập trung không có vọng tưởng là con bị ức chế tâm, con hiểu không?

Ví dụ bây giờ con đau bụng quá, nhức đầu quá, bây giờ tôi sẽ an trú trong cái hơi thở tức là tôi sẽ cố gắng tôi tập trung trong hơi thở, giống như mình ức chế tâm đó mấy con. Nhưng khi mình bị đau, nếu mình không cố gắng tập trung trong hơi thở thì mình cứ thấy đau thì sao? Cho nên mình ráng nương tựa hơi thở, mình nhiếp hơi thở để tác ý: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.", tức là mình bắt buộc tâm của mình phải trú vào trong hơi thở, mà nó làm cho cái thân hết đau. Vậy là an trú tâm là khi có đối tượng làm cho tâm chúng ta đau khổ hoặc là tâm chúng ta phiền não, khi đó chúng ta trú vào hơi thở hoặc bước đi thì gọi là an trú. An trú để cho thân tâm mình nó an ổn.

Còn giờ thân tâm tôi nó có bệnh đau gì đâu mà tôi an trú, tôi an trú kiểu này là bị ức chế tâm tôi không, các con hiểu chữ an trú đó chưa? Không khéo các con chưa biết, rồi lúc nào tôi cũng an trú trong hơi thở hết, không ngờ là mình ức chế tâm mình, tu riết nhức đầu, tu riết nó làm thần kinh nó điên, tu riết lọt vào Không Tưởng. Đó là do các con hiểu sai nên mình tu sai, mà hiểu đúng là mình tu đúng.

Bởi vì nói an trú là mình biết cái thân mình đang đau hoặc thân đang phiền não, lo lắng, cho nên mình trú để cho nó an, gọi là an trú, cho nó được an (..) Cho nên vì vậy mình biết khi nào cái thân có đau, mà bây giờ tôi phải trú cái thân tôi để cho cái thân tôi hết đau, thì như vậy gọi là an trú. Cái tâm tôi có phiền não, cứ giận hờn suốt, bây giờ làm sao đây? Bây giờ tôi phải an trú trong hơi thở rồi tác ý để cho nó an ổn, kìm hãm nó như vậy gọi là an trú.

Còn bây giờ thân tôi an, tâm tôi cũng an, mà giờ tôi trú làm chi nữa? Bây giờ tôi trú trong cái an này là thanh thản, an lạc, vô sự không có sướng hay sao mà bây giờ tôi phải nhiếp vô hơi thở làm chi đây? Tôi điên hay sao mà ôm cho chặt, nhiếp cho mệt, bộ ngồi nhiếp tâm trong hơi thở không mệt sao, ngồi chơi không sướng sao? Khi mà ngồi chơi thanh thản, an lạc, vô sự, thân tâm mình có gì đâu. Cho nên do đó tôi tu Tứ Niệm Xứ.

(6:55) Tứ Niệm Xứ là tôi ngồi, khi nó có thì tôi an trú, tôi đẩy, mà không có thì tôi ngồi trong tâm thanh thản thôi. Như vậy là rõ ràng tôi có pháp thật sự, pháp nào tôi cũng có hết. Đó mấy con thấy có đúng không? Đây là những danh từ mà người ta không hiểu, mà người ta sai. Không biết mà cứ như người bình thường là tôi cứ hít thở, hít thở để mà an trú trong hơi thở. Rõ ràng là mình trú trong hơi thở thật, nhưng mà thân tôi không có đau, mạnh giỏi, bình yên thì tu an trú làm chi. Tôi đang an rồi mà tôi còn trú chi nữa, để nó ở trong cái an không sướng sao mà tôi còn trú. Hiểu như vậy các con mới biết con đường tu của Phật nó hay, nó hay là cái chỗ mà chúng ta thấy nó có chướng ngại thì chúng ta mới an trú.

Còn không chướng ngại mà ở trong cái tâm của chúng ta ham muốn cái này cái kia thì đây là chế ngự, nghe không? Còn bây giờ mình tu tập một cái gì khác thì cũng bị ức chế hết. Phải không các con?

Nhưng mà trước khi mà muốn để cho mình tỉnh táo, để khi từng cái ác, cái thiện đến, để cho mình hiểu biết thì mình phải tập Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cho nên khi mà đi kinh hành mà Chánh Niệm Tỉnh Giác, các con đi như người đi vô sự, khi mình đi mà mình thấy mình biết mình đi, thấy cái tâm mình gom trong bước mình đi thì mình ngó ra cho nó được tự nhiên hơn, chứ cứ nhìn chăm chăm cái bước đi thì bị ức chế rồi làm sao.

(08:11) Cho nên rốt cục, mấy con tu bị sai hết rồi mà mấy con không biết. Cứ nghĩ tu làm sao để cho đừng vọng tưởng, đi làm sao mà từ đây tới kia mà hai mươi bước, ba mươi bước mà không có vọng tưởng thì nó tốt chứ gì? Không tốt mấy con. Có vọng tưởng càng nhiều càng tốt đó. Tại sao vậy? Nó có vọng tưởng nhiều mình mới có cách thức mình ly, mình mới hiểu được cái tâm để mình ly, nên đức Phật mới nói, ngồi đó mà suy nghiệm lại tâm của mình, nếu có công đức nào thì giấu không cho ai biết, mà nó có những lỗi lầm nào thì nói ra để sửa những lỗi lầm đó.

Khi mình ngồi lại một mình, mình thấy niệm này niệm kia, mình thấy được những lỗi lầm của mình trong mỗi cái niệm đó mấy con. Thấy nó còn tham ăn, tham ngủ, tham tiền, tham bạc, tham này kia không? Mà nó tham nhiều thì mình biết nó có lỗi lầm chứ gì. Phải không mấy con? Ngồi chơi chứ bây giờ mình tu mà không còn suy nghĩ, thì tu thành cây, thành đá rồi mấy con. Phải để cho nó nghĩ chứ, nhưng suy nghĩ đó là suy nghĩ biết cái niệm này là niệm thiện, cái niệm này là niệm ác, cái niệm này sẽ lỗi lầm. Tôi ngồi đây tôi suy nghĩ từng cái tâm niệm của tôi, từng cái thân, thọ của tôi nó sẽ có cái quả gì, nó đau cái chân, nó nhức cái đầu hoặc nó ngồi nó mỏi, nó mệt, nó đau cái lưng, tôi biết từng cái quả đó để mà tôi tìm cách tôi đẩy lui nó ra, tôi đem lại sự an bình cho thân và tâm tôi. Tôi đem lại sự an bình cho thân và tâm tôi thì đó chính là giải thoát chứ gì.

Cho nên đức Phật mới dạy: "Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện", chứ đâu có dạy tôi tụng kinh, niệm Phật, đâu có dạy tôi ngồi thiền. Mà chính cái tâm ly dục ly ác pháp nó là cái tâm thiền, nó là tâm bất động. Khi tâm nó ly dục ly ác pháp, nó bất động, thì nó sẽ có bảy năng lực của Giác Chi, không phải là pháp Giác Chi, mà là năng lực của Giác Chi. Cho nên lúc bấy giờ tôi muốn nhập định nào tôi dùng cái năng lực đó tôi nhập các định. Cho nên trong Bát Chánh Đạo, quý Phật tử thấy rõ ràng trong tám lớp tu tập, lớp Chánh Định là lớp cuối cùng, lớp Chánh Định không có khó khăn.

Bởi vì, tám lớp này thì bảy lớp đều tu ở trên Giới, tức là tu trên Tứ Niệm Xứ - thân, thọ, tâm của nó. Mà Tứ Niệm Xứ sung mãn, thanh bình rồi tức là nó ly dục ly ác pháp rồi, thì nó đủ lực để chúng ta nhập được bốn định, hay là Chánh Định - bốn thiền.

(10:26) Khi nhập bốn định rồi, thì ở trong bốn định này tôi sẽ thực hiện Tam Minh, tức là tôi nhìn lại Lậu Tận Minh, hoàn toàn cái mầm mà tái sanh luân hồi, mình sẽ thấy rõ ràng, và không còn mầm tái sanh nữa. Tôi biết tôi chỉ còn một đời này và không còn nhân tái sanh nữa. Tôi biết rất rõ bởi vì Lậu Tận Minh làm cho tôi biết rất rõ cái nguyên nhân mà tôi còn tái sanh hay không.

Cho nên quý Phật tử ở đây tu tập, mình biết mình hơn ai hết, mình còn tham mình biết tham, mình còn sân mình biết sân, mình còn tham ngủ mình biết còn tham ngủ, còn tham ăn thì biết còn tham ăn. Khi mình biết mình còn như vậy thì mình ngăn, mình diệt nó đi thì lần lượt nó cũng hết. Bữa nay nó bớt một chút, ngày mai nó bớt một chút, bữa nay mình cố gắng bớt một chút, không cho nó sống phi thời, ngày mai mình bớt sống phi thời một chút. Tuần sau từ từ nó hết, nó không thèm ăn, thèm uống, đến giờ nó ăn rất ngon mà rất tự nhiên không còn thèm khát một cái gì nữa hết.

Đó là mình thuần hóa được tâm của mình, tức là mình đã ly dục. Về vấn đề tu tập là như vậy.

(11:30) Hỏi: Bây giờ về câu hỏi thứ hai, con hỏi Thầy trong những phương pháp tu tập con thay đổi như vậy có tốt không, linh động như vậy có tốt không? Ví dụ như hai giờ này con sẽ tu Định Niệm Hơi Thở, con hít vô, thở ra mà giờ con ngồi xuống con thấy buồn ngủ, thì con thay đổi, con đứng dậy con đi Thân Hành Niệm hoặc Chánh Niệm tỉnh giác.

Trưởng lão: Con linh động như vậy là rất tốt, đó là mình thiện xảo khéo léo, chứ không phải cố chấp giờ này ngồi hít thở là tôi phải hít thở, buồn ngủ mà cũng ráng ngồi, không đúng đâu mấy con. Đạo Phật dạy chúng ta linh động, thiện xảo, khéo léo từng pháp môn. Khi mình có bệnh mình phải tu pháp gì, khi mình không bệnh mình phải tu pháp gì, chứ không phải là lúc nào cũng cố chấp giờ này là phải đi kinh hành, giờ kia là phải Thân Hành Niệm, giờ nọ tôi phải tu Định Niệm Hơi Thở. Như vậy là mấy con đã bị cố chấp. Mấy con phải khéo léo, linh động, tùy vào thời thiết, từng đặc tướng để thực hiện những pháp này thì mới hiệu quả.

2- TÍN LỰC

(12:56) Hỏi: Nghe đồn có một vị Phật sống đó cho nên có một người bị bệnh đau chân đến đó để cầu cái vị Phật sống đó, đây là bức thơ của cô viết chung với cái cô Vương Thị Thông, khi mà đến cầu, đến lễ, cái vị Phật sống đó mới bảo rằng, cứ về tập rồi sẽ hết, không có sao đâu.

Quả thật vài tháng sau thì cái đau chân của cô này hết, Cho nên cái cô này mới hỏi Thầy là cái hiện tượng này là như thế nào? Xin Thầy giải thích rõ!

Trưởng lão: Thì ở đây, khi mọi người đồn, nghe về một vị Phật sống, tức là từ đó nó trở về cái lòng tin của cái người đó. Nếu người đó không có lòng tin thì cái bệnh này sẽ không bao giờ hết.

Bởi vì Thầy nói, Tín Lực là lòng tin của chúng ta. Nếu chúng ta không tin thì không bao giờ hết đâu. Do vị này có lòng tin cho nên khi nghe vị Phật sống này, ông ta phán như vậy rồi thì cái người bệnh này lạy, lễ cái vị đó. Rất tin ở trong tâm của mình nên về cứ cố gắng tập dần thành ra cuối cùng vài ba tháng sau cái bệnh nó không còn. Rồi cho rằng đó là nhờ cái vị Phật đó cứu mình, nhưng không phải mà chính nhờ cái tín lực của mình nó cứu mình, mình tin vào cái lời nói đó sẽ giúp mình.

(14:24) Cũng như Thầy dạy các con phương pháp Như Lý Tác Ý, các con có tin rằng các con sẽ dùng nó để đẩy lui được bệnh khổ của các con không? Giống như pháp Phật dạy: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra.", nếu mấy con có lòng tin, do lòng tin đó mà các con ôm chặt pháp này mà tác ý thì bệnh các con sẽ hết thôi.

Còn nếu mấy con mà không có lòng tin thì như thế nào? Mấy con cũng tác ý năm mười lần, hoặc là một phút, hai phút, một giờ xong mấy con thấy còn bệnh đau hoài, thôi bỏ không làm nữa, đi uống thuốc, như vậy thì lòng tin mấy con có không? Lòng tin có, nhất định là dù chết người ta cũng không bỏ cái pháp đó. Vì người ta tin pháp đó sẽ hết bệnh nên người ta không bỏ. Cho nên người ta tác ý một giờ chưa hết, thì hai giờ, rồi tăng lên 1 ngày, 2 ngày cho đến cuối cùng khi bệnh hết thì thôi.

Thầy nói thì tụi con nghe thấy thời gian dài vậy thôi, chứ thật sự, nếu các con có lòng tin, lòng tin thật sự vào pháp, thì tụi con tác ý vài ba câu là đã hết rồi. Chỉ có lòng tin chưa đủ thì tác ý nó kéo dài thôi. Bởi vậy Thầy nói cái tín lực của chúng ta mạnh ghê lắm, cái tinh thần của chúng ta ghê gớm lắm. Chỉ vì chúng ta không ngờ rằng trong cái thân, cái thân quá bất tịnh, hôi thối này mà lại có một cái lực vô cùng vĩ đại trong đó chứ không phải thường. Cho nên nhiều khi chúng ta thấy các nhà võ học, yoga, nhân điện, pháp sư, nhiều cái mình thấy mình không có ngờ được, có những cái gì đặc biệt ở trong đó.

Nhưng mà sự thật ở đây đức Phật dạy chúng ta để từ cái ý thức mà rèn luyện thành cái lực, cái lực này giúp ly tham, ly sân, ly si, từ đó mà cái nghiệp của chúng ta nó chuyển, cái lực đó rất mạnh, nó làm cho tất cả đau khổ của kiếp người nó chuyển hết không còn đau khổ nữa.

(16:06) Chứ không phải là chúng ta bị nhân quả, chịu đựng nhân quả, phải chịu số phận của nhân quả. Không phải đâu mấy con. Nhân quả luôn luôn thay đổi, cho nên thân của chúng ta là thân nhân quả, từ bé cho đến lớn chúng ta vẫn luôn vô thường, thay đổi. Vì thế nhân quả không phải là cố định, nó thay đổi theo quy luật của nó. Cho nên vì vậy đức Phật biết rõ là nhân quả phải thay đổi, nên mới dùng pháp để chuyển hóa nó, làm cho nó không còn nữa. Nếu nó cố định và không thay đổi, thì đạo Phật không ra đời. Nhất định Phật dạy chúng ta phải có Như Lý Tác Ý.

Hôm nay Thầy trả lời câu hỏi của mấy con là để nhấn mạnh tín lực rất quan trọng, và cũng nhằm khích lệ mấy con tin vào pháp của Phật dạy: "Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện.". Và những đề mục trong phần Định Niệm Hơi Thở là rất quan trọng vì nó trang bị cho chúng ta những phương pháp để chúng ta đẩy lui tất cả các ác pháp trong thân tâm chúng ta.

Như thân chúng ta có sân, thì đức Phật có dạy cái bài pháp để đối trị sân: "Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô. Quán ly sân, tôi biết tôi thở ra.". Rõ ràng chúng ta nương vào hơi thở mà tác ý như vậy, thì cái tâm mà đang sân ầm ầm sẽ bắt đầu nó hạ xuống liền và diệt ngay liền, chứ không còn trong tâm chúng ta đâu. Nếu chúng ta tin tưởng thì ngay đó chúng ta sẽ đạt những thành quả liền. Các con thấy đó, niềm tin rất vĩ đại, chứ không thường đâu, nó rất là cao quý, chỉ có lòng tin mới giúp chúng ta mới có sự liên tục, tiếp tục mà chúng ta tu tập.

Ví dụ như thầy Chơn Thành về đây tu tập, do có lòng tin nơi Thầy, nên khi thầy Chơn Thành bị bệnh đau, dùng pháp tác ý trong một giờ chưa đuổi được, thì tiếp tục trong hai giờ, trong ba giờ thầy vẫn đuổi đi hết, nó không còn đau nữa. Thật sự ra nếu người nào nhát gan chắc chắn người ta không đủ niềm tin, sẽ bỏ cuộc. Trái lại bây giờ nếu thầy Chơn Thành bị đau thì chỉ cần tác ý 1 tích tắc là hết liền. Tại sao vậy, cái lòng tin bây giờ đã thành cái lực rồi, nên nó không kéo dài nữa. Nên các con thấy, do cái niềm tin mà nó xác định được thời gian chúng ta có chịu đựng nỗi thống khổ, hay cái thân bệnh của chúng ta hay không. Mấy con xác định như vậy để thấy rằng cái kết quả giữa các huynh đệ tu tập chung ở đây, không chỉ riêng Thầy, mà còn có những người khác cũng làm chủ được đau bệnh.

(18:22) Và đồng thời những cái bệnh nhẹ nhẹ thì bây giờ mấy con có sức có thể đẩy lui nó, nhưng bệnh nặng thì chưa được, là do cái sức cái lực của tụi con chưa đủ, cần phải tu tập cao hơn nữa. Chứ mấy con ở chỗ này chưa đủ, nên chỉ mới đẩy lui được những cái bệnh sơ sơ, chứ bệnh nặng là chưa được, nên các con phải luyện tập nhiều hơn.

3- NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN, BẰNG LÒNG

(18:45) Hỏi: Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Con không hiểu nhẫn nhục là như thế nào? Tùy thuận là như thế nào? Bằng lòng là như thế nào?

Trưởng lão: Thường thường họ nói nhẫn nại, còn ở đây Thầy lại nói là nhẫn nhục. Nhẫn nhục là gì? Nhẫn là mình chịu đựng, chấp nhận một điều gì đó, nhục là mình chịu nhục trên việc đó. Ví dụ như người ta chửi mình là chó, hay mạ nhục mình, nhưng mình chấp nhận trên vấn đề đó: lời mắng chửi, lăng mạ mà không phản ứng, ai nói gì mặc họ, mình không nói tới, nói lui, thì đó là chấp nhận nhẫn nhục.

Nhưng nhẫn nhục ở đây mà còn tùy thuận và bằng lòng, tạo thành 1 cụm từ. Nhẫn nhục rồi nhưng không thể kéo dài được mãi như vậy, vì mình không thể chịu đựng được, nó sẽ sanh phiền não đau khổ trong thân tâm mình. Khi nhẫn nhục được rồi thì mình sẽ tùy thuận, vậy tùy thuận có nghĩa là gì? Tùy thuận là mình thuận theo, mình chấp nhận hoàn cảnh, ý đó, lời nói đó mà không buồn rầu, cho nên mình tùy thuận.

(20:08) Chẳng hạn bây giờ người ta mời mình uống rượu, mình tùy thuận theo họ, mình vẫn nhận ly rượu, nhưng mình không bị lôi cuốn vào ác pháp, tức là mình không kê ly rượu lên mà uống, mình chỉ nhận lòng tốt của người ta, mình nhận ly rượu rồi mình để xuống. Mình nhẫn nhục là vì mình là người không uống rượu mà họ lại mời rượu mình, đó là họ đang muốn làm nhục mình. Vì mình biết nhẫn nên mình không tức giận họ, sau đó mình tùy thuận, nên mình nhận ly rượu của họ nhưng mình nhất định không bị cuốn vào ác pháp, mình không uống.

Bấy giờ họ hỏi sao mình không uống, thì mình nói tôi không quen uống nên tôi không uống, tôi chỉ nhận lòng tốt của anh, tới đây là tôi xin dừng, tôi không thể tùy thuận hơn được nữa. Nếu đến đây mà còn bị bắt ép thì phải nói thẳng nói thật, tôi uống rượu là hại thân tôi, ngày nay chưa ghiền nhưng mai sẽ ghiền, rồi sẽ có bệnh đau, tôi không dại gì tôi mang đau khổ vào thân.

Cho nên chữ tùy thuận có nghĩa là thuận theo, làm theo nhưng có mức độ chứ không phải là làm theo ác pháp. Người ta bảo mình đi đánh lộn thì mình nhất định không làm, anh muốn đánh lộn thì anh đánh, tôi tùy thuận không cản anh, nhưng tôi không làm theo anh đánh lộn. Nếu mình cản người ta thì đó là mình không tùy thuận. Mình tùy thuận là mình biết, mình có cản cũng không được nên mình tùy thuận, không có cản người ta, nhưng mình không làm theo họ, xách cái cây đi đánh lộn với họ.

Cho nên trong những phương pháp tu tập tùy thuận này…​ Hoàn cảnh gia đình mình chưa có ai ăn chay hay ăn một bữa, mà mình muốn ăn chay, ăn ngày một bữa, do đó mình không tùy thuận cho nên làm gia đình mình tan nát. Bởi vì chồng sẽ ăn một nia, con một nia, vợ một nia. Mình ăn chay, họ ăn mặn nên nếu họ lại gần mình ăn không được, làm như mình chê đồ ăn của người ta, người ta mới tức. Từ chỗ đó mà mình thiếu nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.

(22:17) Mình nhẫn nhục là trước cái mâm cơm thịt cá ê hề, nó gợi cái dục của mình, gợi lòng tham trong mình, nhưng mình vẫn nhẫn nhục chịu đựng sự thèm khát của mình, để mình chỉ dùng chén cơm rau. Ngồi ăn với cả gia đình, vui vẻ không tách lìa với gia đình, để cùng chia sẻ từng cái đau khổ với họ trong khi họ chưa hiểu. Do đó mình biết như vậy nên mình tạo được cảnh yên ấm, vui vẻ, luôn phục vụ gia đình mình.

Ví dụ như bây giờ mình ăn chay nên ai mua cá thịt về, mình nói, ai làm thì làm chứ tôi không làm đâu. Như vậy gia đình mình sẽ tan nát, mình vui vẻ mình làm tất cả cho gia đình nhưng nhất định mình không ăn. Bởi mình khởi sự lòng thương yêu chúng sanh nên không nỡ nhai miếng thịt, nên không ăn, nhưng vẫn phục vụ gia đình. Nhưng từ cái hành động, mình quyết định như vậy mà làm cho gia đình trở về ăn chay với mình mà gia đình rất là vui vẻ

Còn mình ăn chay, ăn ngọ nên mình ngồi riêng ăn, mấy người muốn ăn mặn ngồi chỗ khác, xem như mấy người là chúng sanh còn tôi là Phật. Thiếu điều bắt người khác đem mình lên bàn thờ ngồi, thì đó là mình quá ích kỉ, nhỏ mọn, chỉ biết lo cho mình mà không biết nghĩ cho gia đình, con cái. Cả một chùm nhân quả của mình đang đau khổ mà mình không lo giúp họ, chỉ biết có mình à, mình lo tu thôi à. Đến giờ thọ Bát Quan Trai thì mình bỏ đi thọ một mình, để sau này mình thành Phật, còn mọi người ở địa ngục ráng chịu, rõ ràng là mình bỏ vợ, bỏ con không cần biết việc ở nhà như thế nào, mình chỉ lo việc cá nhân của mình thôi, đó là không đúng. Mình phải biết hòa hợp nhưng không bị lôi cuốn mấy con.

Cho nên những cái đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà Thầy đã nói trong Thiền căn bản, Thầy đã nêu những cái hạnh mà mấy con sẽ làm, tức là không làm khổ mình, khổ người. Cho nên mình không chấp nhận điều gì gọi là ác pháp, thì mình phải làm điều gì cho người ta thỏa mãn, vui vẻ.

(24:15) Ví dụ như bây giờ người ta mắng chửi gì mình mình vẫn vui vẻ. Ở đây cô Liên Hạnh có trình bày với Thầy, nhất định là cô chấm dứt cái vấn đề sắc dục. Cho nên đối với chồng, ông chồng tức giận, kiếm chuyện này chuyện kia rầy rà, ông mắng. Cứ vui vẻ, ông quăng cái này thì mình vui vẻ lượm lên, mình lo cơm nước cho ông đầy đủ, phục vụ vừa đủ bàn, đủ ghế, giặt quần, giặt áo, lo lắng cho ông đầy đủ hết. Duy chỉ có điều kiện mình nói không được là không được.

Thì ông chồng ông lại thấy sao bà vợ cái gì cũng làm hết, cũng tốt hết mà duy chỉ có việc đó là không được. Còn ngày xưa cái gì cũng được hết nhưng nhiều khi bả bỏ nhà đi chơi, không lo gì hết. Còn bây giờ bả lo mọi thứ trong gia đình, con cái lo đủ hết, có cái điều kiện là không chấp nhận. Thế là ông chồng ông quá quá phục, ông thấy bà vợ là Thánh, tiên rồi chứ không còn là phàm phu.

Nên mấy con thấy khi mình tu Phật pháp là mình phải thiện xảo và khéo léo, biết áp dụng đạo đức, biết cái đó là ác pháp sẽ đưa mình vào địa ngục, nhất định là mình phải ngăn và diệt. Mình phải có can đảm, chứ nếu mà mình yếu đuối thì không thể nào thắng được mình. Chính vì mình không thắng được mình, nên mình mới bị lôi vào vòng ác pháp.

Đó là Thầy giải thích chuỗi những cái chữ nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Nếu Thầy không giải thích thì mấy con không hiểu, nghe thì biết nhưng vẫn coi thường nó, vậy chứ nó rất khó mấy con.

Nhẫn nhục, tùy thuận, nhẫn nhục là một điều khó mà đức Phật nói, nhẫn một việc khó nhẫn là một việc làm khó làm, chứ không phải dễ, cho nên ở đây nhẫn nhục không phải dễ. Tùy thuận mà không bị lôi cuốn cũng không phải dễ. Coi vậy chứ khi áp dụng vào đời sống của chúng ta, cay đắng lắm mấy con, nên đức Phật mới nói: "Gánh nặng của thiện pháp", thiện pháp nặng chứ không phải nhẹ đâu, nặng hơn là ác pháp. Như bây giờ muốn ăn là dễ đó, ác pháp đó, mình muốn mắng chửi người ta là dễ đó. Chứ mình không chửi người là khó đó, mình nhất định không ăn phi thời là khó đó, không ngủ phi thời là khó đó, cái chuyện đó là gánh nặng.

(26:11) Cho nên đức Phật dùng cái danh từ "Gánh nặng" Thầy đọc trong Kinh, Thầy thấy sao ông Phật hay quá ta, dám nói: "Gánh nặng thiện pháp". Thật đúng là ăn ngày một bữa là gánh nặng thiện pháp chứ, ai cũng ăn mà bắt mình không thèm, mình không cho nó ăn là gánh nặng chứ đâu phải nhẹ. Cho nên mấy con thấy vấn đề đối với thiện pháp không phải chuyện dễ làm, nó rất khó làm, cho nên chúng ta khi mà đi vào con đường học Phật, chúng ta phải thấy thiện pháp là một gánh nặng cho chúng ta, cho nên chúng ta chấp nhận được, chúng ta tự nguyện chấp nhận chứ không ai bắt buộc.

Cho nên Thầy nói giới cấm của đạo Phật không phải là của Phật, mà là do các tổ viết ra để cấm. Còn đạo Phật là tự nguyện đến thì ai còn cấm mình. Tôi tự nguyện đến tôi sống, tôi tự nguyện ăn chay. Phật làm sao mình làm như vậy, Phật không sân thì tôi nhất định không sân. Phật ăn một bữa thì tôi nhất định ăn một bữa. Cho nên không ai cám dỗ tôi được hết, tôi tự nguyện mà, đâu phải vì giới luật cấm mà tôi phải ăn một bữa đâu.

Còn bây giờ mấy con thấy giới cấm là không ăn phi thời, thế là thọ Bát Quan Trai thì không ăn phi thời, còn qua mấy ngày đó thì ăn uống phi thời. Có nghĩa là ngày thường thì ăn ba bốn bữa cho thỏa, vì không bị giới cấm, đến ngày thọ Bát Quan Trai là thọ giới nên phải ăn uống đúng, vậy có nghĩa là do mình bị cấm nên mình mới không ăn uống phi thời, vậy là mình bị ức chế.

Còn mấy con tự nguyện đến đây để sống một đời sống giải thoát, cho nên đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện chứ không ai bắt buộc ai.

Cho nên giới cấm chỉ là thừa, vì có cấm ai được đâu, người ta tự nguyện đến, người ta sống không được thì người ta cứ về, chứ có ai bắt người ta ở đây đâu? Cho nên mấy con thấy người tu sĩ như Thầy, tự nguyện sống trong giới luật, mà thấy sống không được thì tự động Thầy ra, chứ ai bắt buộc Thầy mang cái áo này ở đó mà ăn uống phi thời. Hễ người ta cứ ăn uống phi thời rồi cho mình là thầy chùa, cho mình là người tu thì Thầy nghĩ như thế nào, Phật đâu có bắt mình ở đây mà ăn uống phi thời. Đó là những điều không đúng mấy con.

(28:07) Cho nên vì vậy mà theo Thầy thiết nghĩ giới luật của Phật là giới cấm là…​ Sau này các con sẽ đọc trong bộ Giới Đức Thánh Tăng, thì Thầy sẽ xác định cho mấy con biết cái bộ Giới mà cấm nó có 10 giới Sa di, có 250 giới Tỳ Kheo và bên Ni có 348 giới. Đó là Giới cấm.

Còn cái Giới hành của nó thì tất cả các pháp mà Phật đã dạy cho mấy con, đó gọi là Giới hành. Cho nên đó là cái hạnh, đức hạnh của người tu gọi là Giới hành. Ở đây chúng ta, những giới này, chúng ta tự nguyện tu. Chúng ta tự nguyện không ăn phi thời nên chúng ta ngăn chặn không cho nó ăn phi thời. Chứ không phải chúng ta sợ giới cấm chúng ta. Cho nên các con thường thấy pháp luật đặt ra, ai vi phạm thì bị ở tù, bị bắt, nhưng người ta vẫn phạm pháp. Còn ở đây chúng tôi tự nguyện thực hành, không không có vi phạm, nó khác.

Cho nên ở đây, muốn thực hiện mà không phạm pháp thì phải có đạo đức dạy người ta trên cái pháp luật đó thì người ta sẽ không phạm pháp. Cho nên Thầy không dạy, vì đưa ra pháp luật thì người ta phạm hết, bị phạm thì sẽ ở tù. Cho nên đất nước chúng ta thường có những người tù vì phạm những tội hình sự này: trộm cắp, tham lam, xì ke, ma túy, mại dâm …​ đủ các loại tội. Do chúng ta không giáo dục đạo đức mà người ta không tự giác, tự nguyện tuân thủ pháp luật, bởi vì pháp luật là hình thức phạt vạ.

Còn việc tự nguyện để giữ gìn pháp luật đó tức là giữ gìn cái đạo đức đó thì chúng ta phải có bài học, phải có nơi để học đạo đức. Cho nên ở đây, theo Thầy thiết nghĩ xã hội chúng ta đang thiếu đạo đức và những nơi học đạo đức. Còn pháp luật thì chúng ta có rồi, nước nào cũng có pháp luật, nhưng pháp luật nó không đủ để làm cho con người trở thành có đạo đức hoàn toàn.

4- BÁO HIẾU CHA MẸ ĐÃ MẤT

(30:06) Hỏi: Ở đây bức thơ này hỏi Thầy về vấn đề báo hiếu khi cha mẹ mình mất rồi.

Trưởng lão: Thầy trả lời chung cho mấy con thấy, khi mất rồi thì người này đã tái sanh, tiếp tục cái nhân quả mà tái sanh, không còn để mà cầu siêu, cầu an. Mà chỉ còn có cách là xin ấn tống những kinh sách đạo đức, kinh sách thiện hoặc là kinh sách nhân quả. Kinh sách dạy đạo đức như Thập thiện, Tứ vô lượng tâm, Đạo đức làm người. Mình ấn tống những kinh sách đó, nó sẽ ban rải ra khắp cùng, do đó cha mẹ mình sanh ra, mình ước nguyện cho cha mẹ mình sẽ gặp được chánh pháp. Hiện giờ cha mẹ mình thành ra một đứa bé còn đang ở trong bụng, nếu mà mới chết, nếu chết cách đây 3-4 năm thì là đứa bé 3-4 tuổi rồi. Do kinh sách này được phổ biến khắp cùng thì chắc chắn những kinh sách này, do lòng thương cha mẹ mình, sẽ đến tay cha mẹ mình là những đứa trẻ đó.

Cho nên muốn thực hiện lòng hiếu thảo thì mình, tùy theo mình mua 1 cuốn, 2 chục hay 3 chục hoặc là mình đến mình xin ấn tống 2 cuốn hay ba cuốn. Mình bỏ 1 ngàn, 2 ngàn, 5 ngàn, 10 ngàn, 1 trăm, cái lòng của mình, hoặc là mình bỏ ra 1 ngàn đồng mình xin ấn tống. Mặc dù mình chưa đủ để xin in 20 cuốn kinh nhưng: “Xin Thầy cho con gửi 1 ngàn đồng để phụ giúp việc ấn tống kinh sách để làm lợi ích cho chúng sanh, trong đó có ba con, đã chết 3-4 năm nay, hay mới 3-4 tháng. Mong Thầy chứng minh cho con”, thì cái vị Thầy sẽ nhận số tiền ấn tống kinh này. Trong lúc này những kinh sách này được phổ biến ra cho mọi người, sẽ đến tay đứa trẻ, khi nó lớn lên nó học, nó hiểu, nó có duyên đọc những kinh sách đó. Nó đâu có mất mát đi đâu hết.

(32:11) Vả lại kinh sách này dạy, đem lại hạnh phúc cho con người, làm cho con người không có ác pháp nữa. Có lợi ích khi cha mẹ của đứa bé này được đọc những sách này thì sẽ không làm những việc ác, nó được nuôi lớn trong môi trường mà gia đình của nó không làm điều ác thì sẽ trở thành con người tốt. Và đồng thời nó, từ cái duyên mà người cho ước nguyện ấn tống kinh như vậy, cái nhân quả của cha mẹ mình khi tái sanh, đủ cái duyên đó nên tu tốt hơn nữa, không còn có gia đình, được vào môi trường tu tốt.

Trong khi đó cái pháp Thập thiện, cái đạo đức của đạo Phật được phổ biến thì hầu hết là trong cái môi trường sống có nhiều bậc Alahán. Vì khi cái thiện được phổ biến thì có những bậc chân tu, do đó cha mẹ mình vừa mới được 10 tuổi hoặc 16-17 tuổi thì được thầy hướng dẫn cho tu tập, được gặp vị thầy. Đó là cái lòng tha thiết của mình đối với cha mẹ mình và sẽ thực hiện được những điều đó.

Nhưng trước tiên muốn thực hiện được lòng hiếu thảo này thì các con nên nhớ rằng Đức Phật đã dạy cái bài kinh Ước nguyện. Ước nguyện cái điều gì, muốn được thì mình nên giữ gìn Giới, tức là nên thọ Bát Quan Trai. Cái ngày thọ Bát Quan Trai đó, mình đến nơi ấn tống kinh, mình xin gửi một số tiền để ấn tống kinh, mình ước muốn, hồi hướng cho cha mẹ mình.

Trong cái ngày đó mình giữ 8 giới nghiêm chỉnh, rồi mình đem số tiền tuy là rất nhỏ, có khi chỉ 1 ngàn đồng thôi, xin gửi 1 ngàn đồng để ấn tống kinh. Vì cái sự nghèo của mình nên số tiền ít nhưng cái lòng mình nhiều, mình gửi 1 ngàn đồng xin thầy ấn tống kinh- thiện pháp, để giúp cho mọi người trong đó cha mẹ con. Xin thầy ước nguyện giùm cho con như vậy. Thì ông thầy nhận cái số tiền, ông dùng để phát hành, ấn tống kinh.

(34:09) Và đồng thời khi mình giữ giới, mình ước nguyện cho cha mẹ mình, những cái này nó tương ưng với nhau, nó giúp cho cha mẹ mình mau, sớm gặp được chánh pháp. Khi mà biết chánh pháp rồi thì giải thoát rồi! Cha mẹ mình gặp được chánh pháp khi chưa có gia đình thì hạnh phúc biết mấy, nó không còn khổ nữa, phải không các con? Cho nên Thầy thấy trong sự tu tập, khi chúng ta biết cách, chúng ta nhớ thương những người sanh thành, dưỡng dục mình, cái công lao như vậy, mà mình thực hiện như vậy nó hạnh phúc ghê gớm lắm. Xã hội chúng ta sẽ rất tốt mấy con. Đó là Thầy đã trả lời câu hỏi này.

Có người hỏi Thầy về cái hơi thở: “Hơi thở của con 17-18 hơi thở mới là 1 phút. Vậy nó là hơi thở ngắn hay hơi thở dài?” Thực sự ra 17 hay 18 hoặc là 20 hơi thở trong 1 phút thì nó là hơi thở ngắn chứ không phải hơi thở dài. Thì trong bức thơ này có hỏi về hơi thở như vậy. Nghĩa là hơi thở dài thì từ 20 trở lên đến 30. Hơi thở ngắn bắt đầu từ 15-14-13-10 hơi thở.

Còn về đạo đức, cái lớp đạo đức mấy con biết đạo Phật có 4 lớp học đạo đức. Cái lớp đầu tiên là Chánh Kiến, cái lớp thứ 2 là Chánh Tư Duy, cái lớp thứ 3 là Chánh Ngữ, cái lớp thứ 4 là Chánh Nghiệp. Có 4 lớp học về Đạo Đức Làm Người. Cho nên cái thứ nhất là mình thấy mọi vật ở trong đạo đức như thế nào, người ta sẽ dạy cho mình, đó là lớp thứ nhất. Lớp thứ 2 là mình suy nghĩ như thế nào gọi là đạo đức. Lớp thứ 3 là nói như thế nào gọi là đạo đức, nhiều khi lời nói của chúng ta thiếu đạo đức mấy con.

(36:15) Cái này sau này mấy con học về Đạo Đức Làm Người thì Thầy sẽ dạy từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ cho đến Chánh Nghiệp. Chánh Nghiệp là cái hành động việc làm của mình, mình làm nghề nghiệp này kia, nó thuộc về chân chánh hay không chân chánh thì người ta sẽ dạy. Một cái hành động mình đánh người thì nó không chân chánh đâu. Một cái hành động, mình làm cái nghề nghiệp sát sanh, như mấy người bắt cá, chài lưới. Những hành động bắt cá, chài lưới, đâm heo, giết chó, những hành động sát sanh, làm thịt chúng sanh…​ đó là những hành động không chánh nghiệp, nó là tà nghiệp, nó gây ra những sự đau khổ.

Cho nên sau này chúng ta học từ cái nhận thấy, từ cái suy nghĩ, từ cái lời nói và cái hành động của chúng ta, nó nằm trong cái đạo đức, cho nên đây là cái Đạo Đức Làm Người. Chúng ta phải học đạo đức, cho nên cái cuốn đạo đức làm người tập 2 nói về ngũ dục lạc ở thế gian. Cuốn đạo đức tập 3 sẽ nói về 3 cái hành động này: hành động suy nghĩ, hành động lời nói, hành động thân làm công việc. Cuốn tập 3 sẽ được in ra và dạy cho chúng ta những hành động đạo đức làm người đó.

Và đồng thời những hành động làm để sống sẽ có trong cuốn đạo đức nghề nghiệp. Mình làm cái nghề đó mà mình không hiểu cái nghề đó thì mình làm không đúng cách thì nó sẽ là tà nghiệp, không phải chánh nghiệp. Cho nên sẽ có bộ sách đạo đức dạy các con về những hành động đó. Ở đây Thầy xin trả lời là không thể nào trong một buổi như thế này mà dạy bài học đạo đức cho mọi người (…​) được. Nhưng hiện giờ Thầy có thể dạy mấy con được (…​) rất là cô đọng. Bởi vì hiện giờ mấy con (…​) chánh kiến, chánh kiến về đạo đức.

(38:15) Khi mà nhìn vào cái sự việc, cái đối tượng, người ta chửi mình, người ta mắng mình hoặc là cái chuyện gì nó xảy ra thì mình nhìn nó bằng nhân quả mấy con. Nhân như thế nào, quả như thế nào? Nhân là cái hành động của mình hoặc của người khác, ví dụ như người ta chửi mình, là cái nhân chửi. Cái quả, mình xem lại cái quả xem tâm mình có giận không? Nếu tâm mình không giận thì là cái quả không khổ, nó là thiện. Còn cái quả khổ là mình tức giận lên thì nó là ác. Cho nên mình bằng nhân quả để mình xét. Chứ mình đừng nhìn là khi thấy người ta chửi thì: “Tôi có chọc ghẹo đâu mà sao lại chửi tôi?”, như vậy là mình thấy mình đúng còn người ta sai, nên mình bực tức.

Cho nên đừng có nhìn thấy cái đúng, cái sai mà hãy nhìn thấy nhân quả. Mọi sự việc xảy ra, chúng ta nhìn bằng nhân quả thì nó hóa giải được tâm chúng ta, nó làm cho chúng ta không làm khổ mình, khổ người.

Ngay đó là các con đã học được đạo đức, đầu tiên là cái nhìn của mấy con tức là lớp Chánh Kiến. Cho nên lớp Chánh Kiến dạy chúng ta đạo đức nhân quả, tức là cái nhìn bằng nhân quả, chứ không có gì khác hết. Cho nên ở đây Thầy tóm lược cho mấy con hiểu, để khi mấy con về, gặp những cái sự kiện xảy ra trong môi trường sống của mình thì các con nhìn nó bằng nhân quả. Đừng có nhìn nó là đúng sai. Đừng có thấy mình đúng còn người ta sai. Đừng thấy người ta đúng còn mình sai. Do đó mình thấy nhân quả. Do mình thấy nhân quả nên nó hóa giải được, không làm cho con khổ và người khổ nữa.

Đó là Thầy đã trả lời cái câu hỏi này.

5- ĐẨY LUI CÁC TRẠNG THÁI TƯỞNG

(39:35) Hỏi: Ở đây có một người tu như thế này: “Xin Thầy phù hộ cho con đẩy lui các luân xa tưởng trên thân con”.

Trưởng lão: Nghĩa là người này tu, có những trạng thái tưởng mấy con. Ở đây Thầy không đẩy lui được cho mấy con, mà chính mấy con phải tự đẩy lui. Phải không?

Bây giờ nó có cái trạng thái gì xảy ra, luân xa là cái giao điểm ở trên thân chúng ta, khi mà mấy con muốn hóa giải những hiện tượng xảy ra ở đó, như sự rung động hoặc hiện tượng nó phát ra, nó phóng hào quang, ánh sáng hoặc những tướng trạng thần thông gì đó, thì mình phải tác ý. Mình dùng ý thức của mình, mình tác ý: “Dừng lại! Tất cả những cái này tao không chấp nhận! Mày không được mở cái luân xa đó! Mày là tưởng, tao không chấp nhận!”. Như vậy, khi mình ngồi im lặng như vậy, mình bảo: “Tâm thanh thản, an lạc, không có tập trung vô chỗ đó nữa!” thì như vậy một thời gian sau nó sẽ dừng, nó sẽ đẩy lui những cái luân xa đó ra. Các con nhớ chưa?

(40:43) Nhớ như vậy, khi mà gặp tưởng thì mấy con cứ tác ý đuổi nó.

Nếu mà không tác ý đuổi thì mình xả, mình đi kinh hành. Đừng có ngồi đó, đừng tập trung chỗ đó, đừng có nghĩ đến chỗ đó nữa thì lần lượt nó sẽ hết. Sau đó nó không lặp lại nữa, không mở lại nữa, tức là luân xa nó không mở nữa.

Đó là những cái mình tu tập sai, bây giờ nó (…​). Cho nên vì vậy nó cản đường mình tiến tới, nên con đường ly dục ly ác pháp rất khó. Cho nên khi mấy con tu tập một hồi, hết vọng tưởng rồi thì sẽ gặp khó khăn. Cứ mình ngồi khi nó hết vọng tưởng…​Thầy ngày xưa, Thầy tu thiền Đông Độ, hết vọng tưởng thì lọt vô Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, lọt vô thiền tưởng. Cho nên nó hiện ra 18 các loại tưởng, ngồi yên thì nó hiện ra. Cho nên Thầy không dám ngồi nữa, Thầy sợ, nên Thầy thường giữ ý thức Thầy: “Tâm như cục đất! Ly dục ly ác pháp hết đi!”. Cứ nhắc như vậy, Thầy không dám ngồi yên, Thầy cứ luôn tác ý và cuối cùng Thầy đuổi được (…​). Đó là cách tu tập như vậy.

6- NHÂN QUẢ CON CÁI

(41:44) Hỏi: Ở đây có một cái bức thơ hỏi Thầy về bổn phận của người mẹ với đứa con.

Trưởng lão: Các con nhớ rằng khi mình sinh con ra thì đó là nhân quả của mình rồi. Cho nên mình hãy làm hết bổn phận với các con của mình. Còn cái nhân quả, nó có nghe hay không nghe thì đừng buồn mấy con. Các con đã làm hết bổn phận, các con thương các con nói mà nó không nghe là tại cái nhân quả của nó. Cho nên đừng vì nhân quả của nó mà khởi trong tâm mình: “Con mình sao không hiếu, con người ta nó hiếu quá, nói đâu nó nghe đó”, mình đừng có nghĩ như vậy. Mà mình nợ nó cho nên nó đến nó đòi, làm cho mình khổ đau. Còn con người ta, mẹ nói gì nó nghe vì nó nợ mẹ cha nó.

(42:26) Cho nên mình phải nhìn bằng nhân quả vì vậy mình làm hết bổn phận, chứ đừng thấy con mình như vậy mình bỏ. Mình vui vẻ, mình chấp nhận, để mình cố gắng khắc phục tâm mình, làm cho nó an ổn trước hoàn cảnh con cái mình. Cho nên mình vui vẻ mấy con, mình vui vẻ thì nó sẽ chuyển nhân quả.

Còn mình sầu khổ vì con của mình thì tức là mình không chuyển nhân quả mà mình đang bị nhân quả. Và đồng thời khi bị nhân quả này, vì sầu khổ này là ác pháp, ác pháp này từ từ sẽ tăng lên, nó làm cho mình khổ hơn. Cho nên mình rớt xuống địa ngục mà mình không hay, trong cái địa ngục đó cái đầu óc mình nó tối đen. Cho nên nhiều khi đụng việc gì mình cũng tức tối, mình la, mình hét, mình chửi, hoặc thậm chí như nó làm cái việc gì đó cho hả cơn giận của mình, hả sự buồn đau của mình, hoặc là mình tự tử nữa là khác. Do đó mấy con (…​)

Mình hãy vui vẻ trả nhân quả: “Đây là mình nợ nó, cho nên mình sẵn sàng trả nhân quả”. Mấy con nhớ những lời đầu tiên, luôn luôn lúc nào cũng thấy nhân quả, con của mình, mình nợ nó thì phải vui vẻ trả. Nó không nghe lời thì mình vẫn nhẹ nhàng, đừng có mắng mỏ, đừng có la lối, mà hãy nhẹ nhàng…​ (43:40)

HẾT BĂNG