Skip directly to content

TU HÀNH PHẢI NHIỆT TÂM

TU HÀNH PHẢI NHIỆT TÂM

TU HÀNH PHẢI NHIỆT TÂM

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng:

Người nghe: Tu sinh

1- XẢ TÂM LÀ CHÍNH

(00:00) Trưởng lão: Có cái duyên để gặp lại các con để nhắc nhở, vì từ lâu tới giờ chúng ta tu hành thì chúng ta quen cái sự ức chế tâm của mình, mà mình không thấy được sự xả tâm. Nghe nói cái thiền xả tâm thì chúng ta lấy làm lạ, nên chúng ta không chú ý. Trong cái vấn đề về hơi thở, tức là Định Niệm Hơi Thở, cũng như đi kinh hành, cũng như tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, trong những cái hành động thì cái tâm mà tập trung trong cái hành động hơi thở, cũng như hành động thân hành của mình thì cái đó là cái phụ, chứ không phải là cái chính, mà cái chính đó là cái pháp hướng.

Mà cái pháp hướng thì nó cũng không phải là chính, mà cái xả tâm đó mới là chính. Mấy con thấy nó đi đến cái chỗ xả tâm chứ không phải pháp hướng không đâu? Pháp hướng nhắc nó để mà xả tâm, thì cái chỗ xả tâm mới là cái chính.

Hơi thở mình nương để cho mình biết hơi thở cái đó tỉnh giác mà thôi. Còn cái vấn đề chính của nó là chỗ xả tâm mà cái pháp hướng là cái phụ chứ không phải là cái chính nữa. Nhưng mà cái hướng tâm để mà chúng ta nhắc nó, mà chúng ta biết nhắc thôi, nếu mà nhắc chúng ta nói: "Tâm như cục đất!" Tại vì cái âm thanh pháp hướng “Tâm như cục đất!” nó chỉ là thể hiện, mà chính cái xả tâm đó mới là quan trọng.

Cho nên cái quan trọng đó là cái chính trong cái bước đường tu của mình để cho cái tâm hoàn toàn nó ly dục, ly ác pháp, nó không còn nằm ở trong cái tâm phiền não nữa, nó mới xả. Cho nên các con thấy đức Phật có nói: "Nếu mà nhiệt tâm, nhiệt tâm ở trong cái xả tâm" thì Thầy xin nhắc lại bài pháp mà đức Phật có dạy cho chúng ta ở ‘trên thân quán thân’, tức là Tứ Niệm Xứ đó. ‘Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu’ đó là chính- khắc phục được sự tham ưu. Mà trên thân quán thân- cái đó là vấn đề phụ.

Mà trên thân quán thân trên hành tướng nội đó là hơi thở, còn trên thân quán thân trên hành tướng ngoại là đi kinh hành hoặc là làm mọi tất cả công việc, cái đó là cái phụ. Mà khắc phục được tham ưu, chữ khắc phục tham ưu, mà ở đây chúng ta phải hiểu chữ khắc phục đó là cái chính đó, để nhắc tâm cho ta khắc phục, mà cái chính đó là cái tham ưu đó.

Cho nên cái chính đó, chẳng hạn bây giờ mình nhắc cái tâm mình như cục đất mà sao đụng tới đối tượng đó thì mình thấy mình còn phiền não. Tức là mình phải hiểu biết đó là nhiệt tâm, để mình xả tâm mình, thì giống như cục đất thì mình chưa nhiệt tâm lắm, cho nên nó còn.

(02:35) Mà nếu mà mình nhiệt tâm xả thì kỳ sau này mình dùng cái pháp hướng mình ra lệnh mạnh hơn: “Tâm phải như cục đất từ đây về sau không được phiền não, không được giận hờn nữa!” Như vậy thì, từ cái pháp hướng, mình hướng tâm như cục đất thì nó không có mạnh bằng khi mà mình nhiệt tâm với cái pháp hướng đó, mình nhắc cái tâm để cho nó xả cho được: “Tâm như cục đất, từ đây trở về sau không được tham, sân, si nữa, mày còn là mày chết!”

Cũng bây giờ mình còn thấy cái tâm tham mình còn, là bây giờ nó muốn ăn cái này, nó muốn ăn cái kia, nó muốn ăn cái nọ, tức là tâm tham còn. Thì mình nói: “Tâm như cục đất, không còn tham ăn nữa, không có được tham nữa!” Do đó mình phải nhấn mạnh ở trên cái chỗ mà lệnh truyền của mình. Thành ra đó, đó là cái chỗ xả tâm của mình.

Thí dụ như mình còn nữa thì mình hằng mình, hằng cái tâm của mình: “Từ đây cái tâm không có được tham ăn nữa! Phải dứt bỏ! Phải xả ly! Phải ly cái tâm tham ra! Không có được tham ăn nữa!” Mình biết cái tâm của mình từ mức độ nào thì mình nhiệt tâm ở cái chỗ đó để cho mình xả cho được. Bởi vì mình xả được đó là cứu cánh, mà chính cái đó là Thiền Định. Nó khác hơn là cái Thiền Định mà chúng ta từ lâu tới giờ mà chúng ta đước các nhà Đại Thừa, các nhà thiền Đông Độ dạy đó. Các pháp môn khác dạy đó là nó khác hơn cái thiền của đạo Phật.

Cho nên, mục đích của chúng ta làm sao mà khắc phục mọi tham ưu. Cho nên đức Phật dạy là: "Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu." Rồi: "Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu.", "Trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu." Và "Trên pháp quán pháp để khắc phục được tham ưu." Thì cái chữ ‘khắc phục’ đó chúng ta phải hiểu, nó là vừa cái pháp hướng, mà cũng vừa là cái chỗ để nhấn mạnh cái tâm xả của chúng ta, mà chính cái chỗ xả đó là cái chính của chúng ta đang tu, cái mục đích của chúng ta. Chứ không phải cái chỗ vọng tưởng, cái chỗ vọng tưởng nó không phải, nó không quan trọng đâu.

(04:22) Còn bây giờ mấy con cứ nghĩ, ngồi thiền cho hết vọng tưởng thì các con đạt được cho hết chất lượng, không phải đâu. Nó sẽ rơi vào một cái trạng thái, nó không đúng tính cách của đạo Phật- nó không có làm chủ được cái tâm của mình. Mà khi mà cái tâm nó chưa có ly được, nó còn chưa làm chủ được, nó còn phiền não, nó còn thèm ăn, nó còn ham cái này, nó còn ham cái kia, thì nó không thể giải quyết được sự giải thoát cho mình. Thì mình có tu thiền gì thì nó cũng là thiền tà mà thôi.

Cho nên phải nhớ kỹ, khi hàng ngày, hàng đêm chúng ta ngồi thiền làm công việc, chúng ta nhắc: “Tâm như cục đất!” Nhưng mà nó chưa là thành cục đất, nó đang gặp sự việc, gặp cái đối tượng, nó khởi tâm tham, sân, si phiền não đó, thì mình biết nó chưa có xả ly. Vì vậy mỗi lần mình phải nhiệt tâm với cái chỗ mà mình để xả ly đó, mà mình nhắc nó hết sức nhiệt tâm với nó, thì cái nhiệt tâm của mình, thì ở trong đó có cái cương quyết, cương quyết nhất định là không để cho nó phiền não nữa.

Thí dụ như bây giờ, mọi chuyện mình không tùy thuận được, nhưng mình thường nhắc: "Cái tâm phải tùy thuận! Không có được làm theo cái ý của mình, mà phải tùy thuận mọi ý của người." Mà thấy mỗi lần có cái ý người khác thì mình có những cái ý của mình trong đó mình không tùy thuận được, thì mình nhắc: “Tâm phải tùy thuận! Không có theo cái ý của mình nữa mà phải theo ý mọi người.” Thì lúc bấy giờ mình phải nhiệt tâm với cái chỗ tùy thuận theo cái ý của mọi người thì mình sẽ được thành tựu cái xả tâm đó.

Mình phải nhiệt tâm, bởi vì đức Phật dạy mình phải nhiệt tâm tức là mình phải cương quyết với nó, đem hết nhiệt huyết của mình đối với cái xả tâm đó, thì nó mới xả. Còn mình không có nhiệt tâm thì mình không có xả. Cho nên mình biết cái đó là cái khổ, mà nó trở thành một cái nghiệp lực. Cái giận hờn, phiền não, cái đau khổ của mình, nó trở thành một cái lực của nó rồi, cho nên bây giờ muốn xả một lần, muốn bỏ nó xuống một lần thì mình bỏ, xả nó một lần không được.

Vì vậy cho nên mình nỗ lực, mình nhiệt tâm với nó, mà mình phải hằng nhấn cái câu pháp hướng rất mạnh để nhắc nhở mình nỗ lực để xả cho được, thì cuối cùng thì mình sẽ xả được. Mà xả được thì cái giai đoạn đầu tiên thì mình đã đạt được. Mà giai đoạn đầu tiên đạt được thì cái giai đoạn kế Thiền Định nó không khó nữa, và từ đó chúng ta chỉ dùng pháp hướng mà thôi. Ta sẽ dùng pháp hướng để vào những cái định cao hơn, sâu hơn. Làm chủ một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Chỉ có phần là giai đoạn đầu thì rất khó.

(06:43) Người ta nghĩ rằng cái Sơ thiền thì dễ, nhưng mà cái Sơ thiền nó không phải dễ, nó rất khó. Cho nên nó phải có nhiệt tâm, nhiệt huyết trong cái sự tu tập của mình thì nó mới đạt được.

Thì trong cái khoảng thời gian dài thì các con cũng phải lưu ý rằng, Thầy mắc bận công việc nhiều mà không được tiếp xúc với các con để nhắc nhở.

Nhưng hôm nay thì nó cũng có cái duyên cho nên Thầy nhắc nhở để mấy con, sau thời gian mà lao động rất nhiều, làm cái sân, rồi công việc, rồi thì ba cái cây đưa đến làm đường thì bắt buộc mình phải chặt từng cây, rồi nó cũng rất cực khổ, cho đến làm đường.

Hôm nay công việc nó coi như là giảm bớt rất nhiều và nó không còn có nữa, chỉ có còn đi lượm điều mà thôi. Mà theo Thầy thiết nghĩ thì đối với khu vực của mình thì các con không phải cần bẻ điều thì nó không sao hết. Tại vì mình cứ đi lượm, nó rớt mình lượm thì mình cũng khỏi cực khổ nhiều, nó rớt đó thì nó nằm đó rồi mình cứ đi lượm thôi.

Thì do đó mà mình chỉ đi làm nhẹ nhàng để mà tu tập. Đúng là cái người tu theo đạo Phật thì chúng ta không có được lao động, nói chung là không có lao động làm gì hết. Nhưng mà vì cái hoàn cảnh của mình, buộc lòng mình phải lao động, cuộc sống của mình thì không thể nào là cuộc sống của đức Phật ngày xưa. Chưa có chặt chẽ cho nên cái tổ chức đi xin ăn, thì chúng ta cũng chưa có tổ chức chặt chẽ cho nên chúng ta cũng khó mà thực hiện được cái hạnh của một người tu.

(08:18) Mà cái hạnh của người tu như các con biết trong giới luật của Phật, chỉ có cái Chánh Nghiệp mà chúng ta sống đó là cái nghề là đi xin ăn mà thôi. Nhưng không phải là chúng ta đi xin ăn cả làng, nghĩa là bây giờ chúng ta đi xin ăn mà mang bát rồi chúng ta đi xóm này, rồi, đi xóm trên, xóm dưới, xóm giữa, xóm trong, xóm ngoài chúng ta đi xin.

Đi xin như vậy mà nó không đúng tính cách, mà cũng có những kẻ khác, người ta lợi dụng cái sự khất thực của chúng ta mà người ta mà đi xin người khác bằng cách lười biếng, mà họ không chịu làm. Còn chúng ta là những người quyết tâm tu hành thì chúng ta lấy cái nghề đi xin ăn làm chính.

Còn những người khác họ lười biếng, họ không chịu làm, họ mượn chiếc áo của chúng ta rồi họ đi xin ăn, để họ sống cho không có cực khổ. Họ cũng không biết cách thức nào mà làm để sống, cho nên họ thất nghiệp, rồi họ mới tìm mọi cách giả mạo để mà kiếm cái miếng ăn thành ra nó làm cho chiếc áo của người khất sĩ bị ô nhiễm đi.

Vì vậy mà đi xin ăn là một điều khó khăn. Tại vì cái người Phật tử người ta chưa có được huấn luyện kỹ ở trên vấn đề cúng dường, cho nên họ thấy ai mặc y áo đi xin, là họ thấy cái đó là cái hạnh tốt, cái hạnh gieo duyên, nên người ta cúng dường, chứ người ta không biết cái đó là đúng hay sai. Cho nên chúng ta chưa có tổ chức được nó hẳn hoi, nó rõ ràng cho nên chúng ta còn vất vả trong cái việc, mà chúng ta bắt buộc, chúng ta phải lao tác trong cái này, cái kia, chứ sự thật ra người tu sĩ không lao động.

Thầy nói thẳng, nói đúng là vì ngày xưa đức Phật sống không lao động, làm gì hết - chỉ đi tu mà thôi. Nhưng tại vì sao? Tại vì chúng ta không có chuyên tu thật sự, nỗ lực thật sự. Chúng ta dẹp hết, bỏ hết, chúng ta lìa hết, không còn tính cái cuộc sống của chúng ta như thế nào hết, nghĩa là chỉ còn một cái hướng là làm sao cái tâm của chúng ta phải giải thoát không còn phiền não, tham sân, si nữa. Nghĩa là chúng ta quyết bỏ hết cuộc đời mà đi tìm sự giải thoát thì chỉ có mục đích duy nhất là phải làm sao ly dục, ly ác pháp, làm sao cho tâm nó hết phiền não. Đó là mục đích chính là chúng ta phải đạt.

(10:25) Cho nên tất cả những cái điều kiện mà chung quanh mà xảy ra nó làm cho chúng ta có mất nhiều thì giờ. Ví dụ như từ khi cái kênh đi ngang qua đất mình, thì buộc lòng trong Tu Viện mình cũng phải chặt cây, đốn cây để cho người ta khai cái kênh, sau khi cái kênh đó đã qua rồi thì lúc bây giờ nó xảy ra đến cái đường.

Do đó cái đường đó, nó làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất thì chúng ta phải phá- cái giai đoạn đầu. Kế đó chúng ta phải cũng vất vả trong cái phần đó nữa, dời hàng rào, rồi chặt cây, đốn cây. Rồi kế đó thì giai đoạn thứ hai thì chúng ta cũng phải đốn cây, cả một đống cây, hiện giờ mà chúng ta để một đống đó.

Thì Thầy với nói với cô Út kêu người ta, bán rẻ, bán để người ta làm củi cũng được, chứ đừng để đó. Chúng ta chỉ có thể là lượm những cái cây nó nhỏ mà chúng ta xài, chúng ta chụm, nấu ăn qua ngày mà thôi, thì cũng tạm đủ. Chứ còn mà nhiều quá thì chúng ta lại phải vất vả. Vì tiếc chúng ta lại cưa, cắt, chẻ, rồi phơi …​ rồi làm đủ thứ hết. Làm cho người tu sĩ của chúng ta nó mất đi cái hạnh tu, mà nó luôn luôn nó chuyên về cái cuộc sống.

Như bây giờ chẻ củi, rồi nấu cơm, rồi lo đồ ăn, đồ uống, rồi cái này, cái nọ, cái kia thì cái điều kiện đó là những điều kiện của người thế gian, chứ không phải chỗ của người tu. Người tu thì không phải lo ăn mà cũng không có lo uống. Có cái gì sống được cái nấy, mong làm sao giải quyết được tâm mình không còn tham, sân, si, mạn, nghi, phiền não nữa. Đó là cái chính mà chúng ta phải thực hiện.

Vì vậy mà cái mục đích chính chúng ta mà phải nhìn. Bởi vậy khi tu hành mà chúng ta biết các pháp tu nhưng mà chúng ta không biết cái nào chính cái nào phụ. Rồi chúng ta cứ tập trung trong cái phụ mà trở thành cái chính, mà cái chính thì lại bỏ. Bỏ qua, làm như chúng ta tu cho qua ngày, tu lơ là, tu cho có hình thức thì nó không có rốt ráo được.

(12:15) Cho nên hôm nay Thầy dạy để cho mấy con thấy rằng cái chính, cái pháp mà chính trong cái bước đường tu. Ví dụ như bây giờ cái Định Niệm Hơi Thở thì cái sự tập trung trong hơi thở đó là cái phụ, thì cái pháp hướng chúng ta nhắc như: "Quán ly tham tôi biết tôi đang thở." Thì cái thở đó là phụ. Nó thuộc về tỉnh thức mà thôi.

Còn “quán ly tham” nó thuộc về cái pháp hướng mà chính ly cái tâm tham đó mới chính là cái tâm mà chúng ta muốn nó phải lìa ra, nó không còn tham nữa. Thì cái lìa cái ly đó, tức là cái xả tâm tham đó là cái chính. Cái lời, cái pháp hướng chúng ta nhắc đó nó chỉ là phụ. Mà cái tâm của chúng ta có nhiệt tâm xả cái này hay không? Chứ không khéo chúng ta chỉ nhắc cầm chừng thôi thì nó cũng không có hiệu quả lắm đâu.

Cho nên Thầy nhắc nhở lại để cho mấy con thấy cái chính, đó là cái chỗ chúng ta nỗ lực xả tâm. Mà bây giờ mình nhắc, mình hết sức nhiệt tâm với nó, mà nó không hết thì mình phải truyền lệnh cho nó như thế nào?

Cái pháp hướng mình phải mạnh mẽ hơn và mình có sự quyết liệt hơn. Có hết cái nghị lực cương quyết của mình, quyết định phải xả nó. Chấm dứt cái lòng ham muốn của mình, chấm dứt cái tâm mà chạy theo những cái sự ham muốn của mình, cái sự tham ăn, thích uống của mình, cái sự giận hờn, phiền não của mình, phải chấm dứt ngay liền.

Cho nên có nhiệt tâm đó thì mình sẽ thành tựu. Nếu mà mình không nhiệt tâm thì mình tu chỉ phí cuộc đời mình, chứ cũng chẳng có đi đến đâu. Cho nên nhiệt tâm, chứ không phải vô trong thất mà ngồi, ở trong đó mà cứ ngồi thiền rồi cũng hướng tâm, cũng xả nhưng mà không nhiệt tâm thì nó cũng không tới đâu.

Cho nên cái nhiệt tâm là cái quyết định. Vì vậy mà Phật dạy cho chúng ta, phải nhiệt tâm, nồng nhiệt trong cái sự tu của mình. Mục đích là phải khắc phục sự tham ưu của mình. Tham là ham muốn, ưu là phiền não, đau khổ, cho nên khắc phục tham ưu.

(14:09) Còn nếu mà mình không khắc phục tham ưu thì mình không thể nào mà giải thoát được và mình cũng không thể nào mà thanh tịnh được. Đó là cái phần mà các con cần phải có sự mà hiểu biết cho rõ. Cho nên mình lao động, mình làm những công việc nhè nhẹ, không được làm công việc nặng.

Cũng như mấy bữa nay, hôm rày mấy con làm hồ xi măng, rồi đá, rồi cát, tất cả những cái điều đó là điều nặng. Cho nên nó làm cho mấy con trong sự tu tập rất vất vả, rất khó. Mà một người tu bỏ hết cuộc đời ra đi để làm những cái chuyện này hay sao? Nhưng mà cái hoàn cảnh của chúng ta. Chứ thật sự ra thì Thầy định nói với cô Út là nhờ mấy đứa đó nó đào đất sét lên, thì nó trải rồi nó tạt nước lên cho ướt để đất sét nó láng vào cái mặt sân, nó không còn cát để chúng ta quét dễ dàng mà thôi.

Cô Út thì bỏ ra công sức, coi vậy chứ trong cái ngày giờ làm đó thì Thầy thấy mất sức rất nhiều, đứa nào cũng mất sức hết. Cho nên nó hao phí cái sức lực của chúng ta rất lớn. Nhưng rồi thôi tại cái nhân duyên như vậy thì cứ nên làm, chứ bây giờ Thầy cũng tùy thuận, chứ Thầy không biết nói sao hết.

2- BỐN GIAI ĐOẠN LÀM CHỦ THÂN TÂM

(15:15) Bây giờ đã xong rồi, nhưng chúng ta nói rằng nó xong rồi thì nó hết sao? Nó không hết đâu, nếu mà chúng ta không biết vô sự, thì nó còn hữu sự. Chúng ta biết vô sự thì nó sẽ vô sự. Nó sẽ có chuyện này, nó cũng sẽ có chuyện khác nữa, cho nên chúng ta dừng nó thì được, chứ chúng ta cứ để nó thì sẽ có những chuyện nó tới. Có chuyện rồi chúng ta cũng sẽ làm hoài cũng không hết đâu. Rồi cái tu hành của chúng ta nó sẽ dậm chân tại chỗ.

Cho nên tới đây theo Thầy thiết nghĩ thì nên dừng lại hết, bây giờ có gì thì chúng ta mặc kệ nó, chẳng có lo nữa, chỉ khắc phục được cái tâm ham muốn và tham ưu của mình, đây là một cái giai đoạn đầu. Mình có bốn giai đoạn tu tập, chứ không phải một giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất là làm chủ được cuộc sống của mình, tâm của mình ly dục, ly ác pháp.

Giai đoạn thứ hai là mình làm chủ được cái già, cái thân vô thường của mình, mình làm sao mình nhập được cái định Nhị Thiền, tức là diệt cho được tầm tứ. Mà mình làm sao cho mình đạt cho được cái chỗ này, mà đạt cho được cái chỗ này không phải là cái chỗ biết hơi thở, nó không phải là Tứ Thiền.

Chẳng hạn như bây giờ Thầy ngồi như thế này, Thầy bảo: “Tầm tứ phải tịnh chỉ nhập Nhị Thiền!” Thì cái tâm của Thầy nó sẽ lần lượt, nó sẽ vào cái trạng thái đó, Thầy ngồi đây suốt ngày mà không thấy đói, không thấy khát, không thấy đi tiểu, đi giải, không có bao giờ nó có trạng thái gì nó làm cho Thầy khó chịu trong người của Thầy hết. Thậm chí đói khát nó cũng không thấy nữa, ngồi đây suốt ngày, năm ngày, bảy ngày, mười ngày không thấy, đó là Thầy đã nhập, diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền, chứ không phải đợi Tứ Thiền.

Đó là một cái trạng thái mà tất cả những hành động của nhân quả không còn hoạt động. Cho nên cái Thiền này nó sẽ ứng vào cái sự làm chủ, cái già của cơ thể vì cơ thể nó hết hoạt động. Tầm tứ tức là cái cơ thể chúng ta không hoạt động thì cái thân nó cũng không hoạt động.

Tức là nó không hoạt động đi tới, đi lui, cái miệng chúng ta không nói, thì tất cả cái lộ trình nhân quả nó không hoạt động được. Cho nên thân của chúng ta không già, nó không thay đổi nữa, nó không vô thường nữa. Đó là giai đoạn thứ hai của bước đường tu tập.

Giai đoạn thứ ba là chúng ta phải khắc phục được, đình chỉ được hay là tịnh chỉ cho được cái tưởng của chúng ta. Tức là chúng ta ngủ mà không chiêm bao nữa, đó là giai đoạn thứ ba. Để chúng ta khắc phục cho được cái thọ, cái sức tỉnh của chúng ta đến cái mức đó để chúng ta làm chủ được cái thọ, làm chủ được cái đau đớn của cái thân của chúng ta.

Thân của chúng ta là cái thân vô thường, thân duyên hợp, cho nên cái sự vô thường đó nó thay đổi thường xuyên, di chuyển. Cho nên thân của chúng ta phải có bệnh tật, bởi vì nó có thay đổi, thì nó phải có cái rối loạn của cơ thể, theo thời gian nó phải cằn cỗi, nó phải, nó không có giữ thường hằng được. Cho nên nó bị thay đổi.

(18:15) Và nó bị thay đổi tức là nó có bệnh đau chứ không phải là không có. Nhưng mà đối với chúng ta khi mà chúng ta ly hết các cái tưởng, cho nên các cái tưởng không có thì cái thọ chúng ta sẽ làm chủ được nó. Cho nên chúng ta không còn khổ nữa ở trong cái thọ của chúng ta, cái bệnh tật của chúng ta. Mặc dù thân có bệnh tật, nhưng chúng ta không khổ, không lo, mà nó cũng không phải đau nhức, làm cho chúng ta khổ sở.

Giai đoạn thứ tư thì ta nhập Tứ Thiền, chúng ta tịnh chỉ hơi thở, chúng ta làm chủ sự sống chết. Cho nên nó có bốn giai đoạn và giai đoạn đó là giai đoạn làm chủ sự sống chết của chúng ta. Trước khi mà chúng ta chết chúng ta tự tại làm chủ cái chết của chúng ta. Khi bỏ thân này một cách dễ dàng.

Ở đây nó có bốn giai đoạn tu tập của Thiền định. Giai đoạn thứ nhất mà từ xưa đến giờ mà các con phải thực hiện để biết được cái chính để mà chúng ta nhiệt tâm mà chúng ta rốt ráo, để chúng ta xả được cái tâm của mình. Nghĩa là mình phải suy tư, khi mà nó có cái trường hợp mình tu như vậy mà mình xả chưa được, mình mới tư duy, suy nghĩ.

Tại sao cái này là cái pháp khổ, mà chư Phật đã nói nó là khổ, mình cũng biết khổ rõ ràng tại sao mà mình lại không bỏ được? Từ đây cái tâm phải biết rằng cái pháp này là cái pháp ác, cái này là tự làm khổ lấy mình. Tự làm khổ lấy mình mà còn tự làm khổ người khác nữa. Cho nên từ đây từ sau phải chấm dứt, phải bỏ, sống như cục đất.

Thì mình có nhiệt tâm, có kiên quyết đối với cái tâm của mình thì mình mới huấn luyện được nó, mình mới điều khiển được nó. Cho nên mà mình đã điều khiển được cái tâm của mình rồi thì đức Phật nói: "Tâm thuần tịnh”. Tâm thuần tịnh tức là nó không còn tham, sân, si nữa cho nên gọi là thuần tịnh. Vì vậy cái tâm nó nhu nhuyễn, nó dễ sử dụng, tức là mình sai bảo, mình điều khiển nó thế nào là nó nghe theo thế nấy.

(20:01) Cho nên bây giờ, hiện giờ mình làm sao cho cái tâm của mình cho nó thuần tịnh. Vì nó còn tham, sân, si thì nó không còn thuần tịnh đâu. Cho nên nó hết tham, sân, si rồi, thì nó mới thuần tịnh. Cho nên mình phải nhiệt tâm trên cái bước đường đầu tiên, trên cái bước đường tu tập, mình phải nhiệt tâm mà xả nó.

Ví dụ như các con, người nào cứ xin vô thất tu đi, rồi người nào mà ở ngoài mà nhiệt tâm xả, thì cái người ở ngoài xả mau. Mà cái người ở trong thất, không có đối tượng khó xả. Cho nên khi mà ở ngoài nhiệt tâm, có chuyện này kia nó dễ thấy trái tâm mình lắm, nó bất toại nguyện ở trong lòng mình lắm.

Do đó quyết định là phải xả, không có được vậy nữa, nhắc tâm mình nhiệt huyết, mình ra lệnh nó. Cũng như từ lâu tới giờ mình chưa tu thì cái tâm của mình hoang vu, nó còn rừng rú, mà mình đã tu một thời gian rồi thì cái tâm mình coi vậy chứ nó không còn rừng rú nữa đâu.

Cho nên nó có thuần rồi chứ không phải không thuần. Do mình biết như vậy rồi cho nên bây giờ chỉ cần ra lệnh cho nó nhiều nhất, điều khiển nó bằng cái lệnh truyền nó hơn, chứ không còn vuốt ve nó như ngày xưa nữa.

Hôm nay mấy con phải nhớ kỹ, mình cứ hằng dùng cái pháp hướng mà truyền lệnh cho mạnh mẽ để mà nhiệt tình, để mà xả cái tâm. Mục đích chính chúng ta phải làm cho được. Và nếu mình đã quyết tâm làm được như vậy thì cái thời gian rất ngắn, mấy con sẽ được cái tâm bất động của mình. Mà cái tâm bất động của các con thì đó là một cái định, gọi là Bất Động Tâm Định.

Thì như vậy là chúng ta đã đạt được một cái định của tâm của mình, đầu tiên nó làm cho mình hoàn toàn được an lạc, thanh thản, lúc nào cũng có niềm vui giải thoát. Thì các con cần phải hiểu biết được cái pháp chính của chúng ta để chúng ta quyết tâm, để chúng ta thực hiện cho đúng mục đích chính của nó, thì chúng ta sẽ đạt được kết quả của sự giải thoát.

3- GIỚI LUẬT LÀ ĐẠO ĐỨC

(21:57) Sau này thì Thầy cố gắng Thầy sẽ giảng về cái phần Giới luật. Bởi vì dù sao Thầy cũng đã chuẩn bị cho các con trước tiên là cái sự hiểu biết, sau đó là cách thức hành động sống của một con người có đạo đức và hành động sống của một bậc Thánh nhân. Thì toàn bộ Giới luật của Phật là nó có Giới đức và Giới hạnh. Thì cái đức hạnh của một con người cũng như một bậc Thánh nhân đều nằm trọn ở trong giới luật của Phật hết.

Tuy rằng có cuốn hai, hình như là có in một số giới ra rồi, nhưng mà trong cái phần đó chỉ dạy về cái tội danh và cái tội chủng của nó mà thôi, chứ chưa có dạy về cái đức Thánh và cái đức làm người. Cho nên cái phần đó Thầy chưa giảng. Như một trăm cái giới chúng học đó thì Thầy có giảng cái phần là cái giới, cái đức hạnh là một con người. Để từ cái loài động vật mà chúng ta thoát ra khỏi cái loài động vật để trở thành một con người có đạo đức. Thì sau này các con sẽ được học, gần đây thì Thầy sắp sửa in ra cuốn thứ ba nói về giới đức và giới hạnh của một trăm giới chúng học.

Bởi vì một trăm giới chúng học, các tổ thì đưa nó ra phía sau. Thật sự lật ra trong thời đức Phật thì đức Phật chế giới thì đã chế một trăm giới chúng học nó đầu tiên. Còn các giới mà kêu là giới trọng đó thì đức Phật chế sau. Còn các giới khinh thì đức Phật chế trước, đó là những oai nghi tế hạnh của một con người, cái đạo đức của con người, cái hành động đạo đức của con người.

Cho nên đức Phật dạy đạo đức con người trước, còn những cái giới trọng đó là những cái đạo đức, đạo đức của bậc Thánh nhân. Cho nên những cái giới trọng đó nó chỉ cho chúng ta biết được là những cái hành động của những bậc Thánh nhân mới giữ gìn được cái giới trọng.

Nhưng mà các tổ không hiểu được cái ý, cái đạo đức đó. Cho nên các tổ thấy nó về các tội danh, tội chủng, thấy cái tội, một trăm cái tội chúng học, thấy nó cái tội thì nhẹ, nó không có tội nặng. Cho nên thấy những cái giới luật mà tội nó nhẹ thì các ngài mới cho nó ra sau, chứ không ngờ đó là cái đạo đức làm người.

(24:12) Bởi vì chúng ta ở đây theo đạo Phật, tu hành theo đạo Phật, nó không phải gì khác hơn hết là muốn giải thoát. Là vì đức Phật đã biết chúng ta từ con người của chúng ta nó sanh ra, nó như là cái loài động vật, như các con vật khác. Nhưng con người chúng ta sinh ra còn mang bản năng của loài vật chứ chưa phải con người của chúng ta có đạo đức hết.

Cho nên từ cái miếng ăn chúng ta còn tranh ăn chứ chưa phải hết tranh ăn. Chúng ta còn tham ăn, chúng ta còn giết nhau trên miếng ăn. Thí dụ như Thầy đặt vấn đề cho các con thấy, như hai người thợ may đồng may đồ cho thiên hạ. Thì người thợ may này họ giết người thợ may kia bằng cái điều này đến cái điều khác, nói cho người khác đừng có đến may chỗ người đó nữa.

Hai cái người làm thầy dạy học, đồng một môn học thì họ cũng giết nhau, hai cái người làm thợ sửa Honda họ cũng giết nhau, vì miếng cơm manh áo. Mà cái giết nhau như vậy, đó là còn bản chất của con thú vật, chưa phải là con người. Con người thì không làm như vậy.

Cho nên trong cái đạo đức của đạo Phật như các con đã biết Thầy có thường nhắc: “Không làm khổ mình, khổ người.” Đó là cái đạo đức con người của chúng ta, đối xử với nhau: “Không làm khổ người khác mà cũng không làm khổ mình.”

Còn trái lại chúng ta còn mang bản chất của loài thú vật cho nên chúng ta đã làm khổ mình mà làm khổ người nữa. Các con thấy có hai con chó nó đang giỡn với nhau đó mà các con cho một miếng bánh này kia thì nó tranh nhau mà nó cắn lộn nhau liền tức khắc, nó tranh ăn, nó giết nhau, nó cắn nhau. Thì chúng ta phải thấy rằng cái bản chất của chúng ta làm con người, hình dáng con người nhưng mà cái hành động của chúng ta thiếu đạo đức nó biến chúng ta trở thành là con vật.

Cho nên những giới luật của Phật để dạy cho chúng ta biết cái hành động nào là hành động của con người, thì cái hành động đó gọi là đạo đức.

(26:06) Còn hành động nào còn là thú vật thì hành động đó nó xâu xé nhau, nó giết hại lẫn nhau, nó không có tôn ti trật tự, nó không có xấu hổ. Còn hành động của con người thì biết xấu hổ, biết làm đúng, biết cái sai, cái đúng, biết kín đáo, biết âm thầm, biết hổ thẹn.

Cho nên những hành động của con người đó phải khác hơn loài vật. Vì vậy có nhiều người họ mang cái lớp người mà cái tâm tánh của họ còn là tâm tánh con vật, lốt người mà bản chất còn là bản chất vật. Còn có nhiều con vật nó mang lốt vật nhưng bản tánh của nó là con người, nó có đạo đức, nó biết tình, biết nghĩa.

Thì hôm nay mấy con thấy mấy người mà giận dữ, chửi mắng, đánh lộn với nhau thì các con thấy hai người đó mà đánh lộn với nhau, chửi mắng nhau, có phải là hai con thú không? Đúng là hai con thú. Không thể nào là hai con người được. Con người thì không thể đối xử với nhau như vậy được.

Cho nên chúng ta học đạo đức thì chúng ta sẽ thấy được điều đó. Và nếu mà chúng ta đã ngay ban đầu trang bị đạo đức thì tới giờ này chúng ta đã có một mô hình, mô hình của cuộc sống giải thoát và từ cái mô hình giải thoát đó chúng ta rất xả tâm.

Còn trái lại chúng ta đang sống ở trong lẫn lộn giữa hành động con người và giữa hành động con thú cho nên chúng ta tu hành, chúng ta xả tâm rất khó. Trái lại chúng ta tạo được cái mô hình, cái lối sống của chúng ta nằm ở trong cái nền của đạo đức của đạo Phật- không làm khổ mình, khổ người- thì ngay đó cái tâm của chúng ta đã ly dục, ly ác pháp.

Cho nên từ đó chúng ta mới suy ra từ cái đạo đức chúng ta đi lên mới là đạo đức của bậc Thánh. Những cái đạo đức của bậc Thánh là đạo đức mà người ta gọi là cái danh từ. Một cái danh từ mà người ta cũng không ngờ đó là Thiền Định. Bởi vì những bậc Thánh người ta có Thiền Định, người ta mới có hành động được những cái đạo đức của bậc Thánh. Còn mình chưa có Thiền Định thì mình chưa có khắc phục được cái tâm ham muốn của mình, cho nên mình chưa khắc phục được như bậc Thánh.

(28:06) Ví dụ Thầy nói tại sao người cư sĩ mà đức Phật cấm giới tà dâm. Tức là người cư sĩ là con người thì không có tà dâm. Nghĩa là vợ chồng tình nghĩa với nhau thì phải chung thủy không có được lang chạ, không có được làm cái điều sai quấy, làm cho sự đau khổ của vợ, của chồng thì đó là cái thiếu đạo đức.

Cho nên cái giới luật của Phật dạy đạo đức con người của người cư sĩ chúng ta thấy rất rõ. Nhưng đến người tư sĩ thì đức Phật dạy như thế nào? Cấm dâm dục. Bởi vì còn dâm dục thì làm sao gọi là Thánh tăng, gọi là Thánh, phải không?

Cho nên cái hành động mà không dâm dục nữa thì người đó mới gọi là Thánh. Còn dâm dục chỉ là con người. Nhưng mà dâm dục bừa bãi, dâm dục mà không biết xấu hổ, dâm dục mà loạn luân thì cái này là con thú chứ không phải là con người. Mặc dù đó là con người, hình ảnh mang lốt con người nhưng mà hành động mà sai như vậy tức là bản chất của con thú chưa hết.

Cho nên con người chúng ta vẫn có những hạng người đó chứ đâu phải không. Cho nên những người đó là người không có đạo đức, thiếu giáo dục đạo đức, không có học đạo đức. Còn chúng ta là con người có trí tuệ, chúng ta phải học đạo đức. Chứ nếu mà chúng ta không học thì chúng ta phải lầm lạc.

Cho nên trong giới luật của Phật dạy rất rõ ràng hành động nào là của con người, mà hành động nào là của con thú, mà hành động nào là của bậc Thánh nhân. Đơn giản Thầy nói để các con thấy rằng là sau này các con học đạo đức rất nhiều và Thầy sẽ dạy đó, mà chính đó là đạo đức gì? Đạo Đức Nhân Quả.

Bởi vì hành động đó là hành động thiện mới gọi là đạo đức. Mà hành động ác làm sao gọi đạo đức được. Mình chửi người ta thì làm sao gọi là đạo đức được. Mình giận dữ, mình tức giận thì mình làm cho tâm mình khổ, làm sao mình gọi mình là người đạo đức được. Mình đạo đức đối với mình, mình đạo đức đối với mọi người. Mà mình như vậy là mình thiếu đạo đức.

(30:03) Chẳng hạn bây giờ các con bị cô Út rầy mắng, các con buồn khổ trong lòng các con. Các con làm cho các con khổ sở thì các con là người thiếu đạo đức với các con. Và như vậy các con là người không có giáo dục đạo đức. Mình nói mình là con người, mình phải có trí tuệ, mình biết cái điều đó, làm như vậy tức là mình tự làm khổ lấy mình. Cũng như các con nói cái điều gì làm cho người khác khổ đau thì cái đó là các con là người thiếu đạo đức, làm cho người ta khổ.

Như vậy là mình đâu phải là con người. Con người thì không làm ai khổ cả. Cho nên chúng ta sống trong đạo đức nhân quả, mọi hành động mà làm khổ mình, khổ người đều là người thiếu đạo đức, các con thấy. Mà ở đời này ai có muốn thiếu đạo đức? Người nào cũng muốn có đạo đức và muốn học đạo đức.

Nhưng ai là người dạy mình đạo đức? Các con nghe đi tu thì các con nghe nói thiền, nói đạo, nói xả tâm thế này, thế khác. Nhưng sự thật ra các con học đạo đức rồi thì cái phần xả tâm của các con rất nhẹ. Bởi vì các con muốn làm con người để trở thành con người tốt, con người có những hành động tốt.

Thì cái hành động đó mới nói lên cái đạo đức chứ. Chứ nếu mà mình nói đạo đức mà mình không có hành động gì thì làm sao người ta biết. Cho nên phải học đạo đức. Vì vậy mà sắp sửa Thầy mới soạn cái đạo đức nhân quả.

Cho nên hôm nay khởi mào nói chuyện để các con sẽ học được cái đạo đức nhân quả. Cái đạo đức nhân quả là cái đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người. Hằng ngày chúng ta phải có những hành động đối xử như thế nào? Làm sao mà không khổ mình, khổ người thì cái này là các con cần.

Không phải cho riêng các con ở đây mà cả những con người có mặt trên hành tinh này đều phải học cái đạo đức. Từ người nhỏ đến người lớn đều phải học đạo đức. Vì có đạo đức thì chúng ta mới thoát ra khỏi cái loài động vật, cái loài thú vật. Còn nếu không thì chúng ta còn mang cái bản chất, cái hành động thú vật chứ chưa phải hẳn là đạo đức.

Từ xưa đến giờ người ta dạy đạo, tôn giáo có rất nhiều nhưng mà người ta không so sánh, không đem cái đạo đức thật, cụ thể nhân bản của con người, nhân là con người, bản là cái gốc của con người, cái đạo đức gốc của con người, người ta không đem ra mà người ta dạy.

(32:06) Cho nên chúng ta tuần tự, ông bà của chúng ta có những cái truyền thống đạo đức nào đó chúng ta chịu cái ảnh hưởng truyền thống đó thôi. Còn bao nhiêu những cái điều làm sai, thiếu đạo đức, còn mang cái bản chất hành động của thú vật chúng ta vẫn còn, chưa phải hết.

Vì không có ai dạy cho nên chúng ta không hiểu được. Chứ nếu chúng ta biết rõ cái hành động đó không phải là cái hành động của con người, hành động đạo đức, chúng ta biết rất rõ thì chắc chắn chúng ta sẽ không hành động đó nữa. Thì tất cả những cái mà chúng ta cần phải học.

Đây là những hành động đạo đức. Thầy nói như thế này, bây giờ các con khạc nước miếng, các con nhổ ở trên cỏ, trong nước thì những cái đó là hành động thiếu đạo đức đó. Đối với đạo Phật thì cái đó đức Phật đã có cái giới luật cấm rồi, tức là đức Phật muốn dạy cái đạo đức cho chúng ta đó.

Cho nên không cho chúng ta làm những cái điều đó. Tức là chúng ta đã làm mất vệ sinh, môi trường ô nhiễm làm cho truyền nhiễm bằng cách này, bằng cách khác. Cho nên chúng ta phải có chỗ, có nơi hẳn hoi, chúng ta mới khạc, nhổ chứ không được khạc, nhổ bậy bạ hoặc là ở trên nước, nhất là ở trong nước đức Phật càng cấm.

Cho nên ai học một trăm giới chúng học sẽ thấy đức Phật cấm. Đó là cái môi trường vệ sinh chứ gì, thì các con biết những cái đạo đức của chúng ta, những hành động của chúng ta, nhỏ nhỏ như vậy đó. Còn huống hồ mà các con đi xe cộ này kia, ăn mía hoặc là ăn cái gì đó là mấy con ném xuống đường thì đó là hành động thiếu đạo đức biết bao nhiêu nữa. Đức Phật đã cấm, không cho làm cái hành động đó.

Hễ mà đi đường xa ra Hà Nội đó thì khi ăn, nói chung là quăng bừa bãi, đủ thứ hết. Nó, không thể người có đạo đức mà làm như vậy. Nhưng mà chúng ta được học, chúng ta được biết, thì không bao giờ mà chúng ta quăng, ném một cái vật gì dơ bẩn. Ở đâu thì chúng ta gom lại để rồi chúng ta để, bỏ có nơi, có chỗ. Chúng ta làm cái môi trường sống của chúng ta sạch sẽ, vệ sinh.

Và từ đó chúng ta sẽ thấy cái hành động đạo đức của đạo Phật dạy. Cho nên chúng ta nói, những cái hành động đó để đưa chúng ta đến chỗ giải thoát, giúp cho chúng ta giải thoát, cho mọi người được giải thoát. Từ đó chúng ta ly dục, ly ác pháp không còn khó khăn.

(34:15) Còn bây giờ chúng ta, thật sự ra Phật pháp nó mênh mông, mà cô đọng lại để cho chúng ta biết đường lối đi, để chúng ta xây dựng lại hành động đạo đức thì người ta không triển khai ra hết được. Không giúp cho chúng ta được một cái con đường lối cụ thể để chúng ta thực hiện trên con đường đạo của chúng ta hoàn toàn đạo đức.

Mà đến khi mà chúng ta giải thoát hoàn toàn, đâu có nghĩa là “thõng vào chợ”, mà khi chúng ta đã giải thoát hoàn toàn thì lại là con người đạo đức. Thuộc về đạo đức của Thánh nhân chứ đâu còn là phàm phu nữa. Cho nên đâu có còn cái vi phạm như người ta đã nghĩ.

Bây giờ Thầy sẽ nhắc lại, sự tu tập thì đơn giản chứ không có khó gì hết, nhưng mà cần thì sau này Thầy sẽ có những buổi chỉ bảo, dạy bảo các con có những hành động đúng đạo đức. Thì để bồi bổ thêm, bồi dưỡng thêm những cái hành động tốt, xả bỏ đi những hành động xấu. Nó không đúng tính cách của một người tu, nói chung không đúng tính cách của người có đạo đức. Cho nên chúng ta xả bỏ những cái hành động gọi là không đạo đức, chúng ta chấp nhận những hành động đạo đức. Dù hành động đó phải như thế nào, chúng ta phải giữ gìn rất là kỹ lưỡng, đó là chúng ta đã học giới luật của Phật.

4- KHÔNG BIẾT CHUYỆN NGƯỜI ĐỂ XẢ TÂM

(35:37) Còn sự tu tập của chúng ta hiện giờ thì chúng ta nỗ lực, thứ nhất là Định Niệm Hơi Thở. Thì giờ nào rảnh rang mà chúng ta ngồi được thì chúng ta nương vào hơi thở, còn thì giờ nào mà chúng ta thấy buồn ngủ, lười biếng thì chúng ta đi kinh hành. Thì nơi đó chúng ta tập kèm theo pháp hướng liên tục, không ngồi yên lặng, không được ngồi để thọ hưởng những cái dục lạc ở trong cái sự không vọng tưởng, luôn luôn để mà lo xả tâm. Và trong cái sự xả tâm đó thì chúng ta nhiệt tâm, nhiệt huyết để mà xả cho thật sạch cái tâm tham, sân, si của chúng ta, phiền não của chúng ta.

Chúng ta phải xả hết Ngũ Triền Cái: tham, sân, si, mạn, nghi của chúng ta. Nghĩa là chúng ta không còn nghĩ những cái xấu của người khác. Ai làm gì thì làm, chúng ta nghe rồi không nghĩ họ xấu. Tập làm sao chúng ta đừng có nghĩ đến người đó xấu hay là gì, đừng có nghĩ đến. Họ làm gì thì kệ họ, họ làm gì thì cái nhân quả họ chịu, chúng ta đừng có nghĩ xấu đến họ nữa. Chúng ta hãy tập làm sao đừng có nghĩ những người nào xấu cả thì tâm của chúng ta không có chướng ngại. Chứ nếu mà chúng ta cứ nghĩ người đó còn xấu thì tâm chúng ta còn chướng ngại.

Cho nên chúng ta đừng nghĩ một người nào, người ta làm xấu tốt mặc người ta, mình không cần, không biết. Ai làm sao thì kệ, miễn làm sao mình giải quyết cái tâm giải thoát của mình, làm sao xả cho được cái tâm của mình. Còn nếu mà trong huynh đệ, trong chị em nhau, có một người nào sống chung nhau trong này mà cái người đó làm sai, mà muốn lôi họ trở về con đường đúng thì các con không có nên trực tiếp nói với người đó.

Không được khuyên người đó, mình không đủ sức người ta không nghe mình đâu. Người ta đã làm sai thì người ta chấp nhận cái sai của người ta thành cái đúng. Người ta có làm quấy thì mình cũng không được nói người ta. Tại sao vậy? Nói người ta không nghe đâu mà mình làm người ta phiền não thêm.

Cho nên mình đã không làm cho người ta giải thoát mà còn làm cho người ta khổ nữa cho nên mình không nói. Chỉ có các con biên thư báo cho Thầy, Thầy biết được người nào sai, Thầy kêu người đó, Thầy chỉnh, khuyên lơn họ, thì họ sẽ tin, phục ở nơi Thầy. Họ có niềm tin ở nơi Thầy, Thầy nói họ mới bỏ. Mà nhiều khi chính Thầy nói họ còn không nghe, huống hồ là các con, các con có biết như vậy.

Thí dụ, biết cái sai, thí dụ như các con thấy, cũng như cháu Đào khi mà tu thì cháu hay nói cái này, cái kia. Cho nên về đây thì Thầy cũng hằng là bảo đừng có nói, mình tu thì đừng nói gì hết. Hoàn toàn để cho người ta thấy cái hành động sống của mình là người ta sẽ biết mình giải thoát. Còn mình nói mình thế này, thế khác thì cái đó nó không phải chính cái người tu, mình còn nói tức là mình không có gì hết đâu. Cho nên bảo đừng có nói gì hết.

(38:19) Còn cái này mà nói thì tức là nó làm cho người ta suy tư về mình. Cho nên không nói, mình cứ sống thôi thì cái đó là cái hay nhất. Mà khuyên vậy nhưng có khi nó nghe, nhưng có khi nó không nghe thì đâu có làm sao được. Người ta phải sáng suốt, phải bình tĩnh, phải tỉnh táo thì người ta mới thấy được cái lời nói có giá trị của Thầy. Còn nếu không thì người ta không thấy được.

Cho nên ở đây, các con tin ở Thầy. Cho nên chị em mà có điều gì thì các con chỉ cần cho Thầy biết để Thầy giúp đỡ họ. Chứ các con không nên giúp họ cái gì được hết, giúp họ bằng cách gì hết, đó là cái điều kiện Thầy giúp đỡ họ dễ dàng, chứ còn người khác thì khó.

Ví dụ bây giờ các con cho cô Út hay cái sai, nhiều khi cô chỉnh thẳng quá làm cho người ta khổ đau nữa. Bởi vì người ta yếu, tâm người ta còn yếu, cô Út cô chỉnh thẳng quá. Còn trái lại Thầy đã biết tâm lý từng mọi người cho nên Thầy chỉnh lại bằng cách từ từ uốn. Cũng như cái cây tre đó, nó cứng thì mình phải lượng cách nào mình uốn cho nó lần lượt nó ngay, chứ không có vội vàng bẻ ngang thì nó sẽ chết đi cái cây. Đối với Thầy thì rất là mềm mại. Nhiều, cần phải gặp nhiều, mỗi lần Thầy nhắc một chút thôi, không nhắc nhiều. Rồi để xem thử coi nó chịu đến cái mức độ nào, rồi mình sẽ nhắc thêm nữa.

Thì cái trường hợp như các con biết, Đào về đây. Trong lúc về đây thì trong cái giai đoạn của nó thì Thầy thường có nhắc nó, mỗi lần họp ở đây thì tức là Thầy có nhắc, coi như là nhắc riêng nó. Nếu mà nó ngồi nó hiểu thì Thầy nhắc nó nhiều nhất, chứ không phải nhắc các con đâu mà Thầy cứ nhắc nó. Bởi vì cái sai đó mà để cho nó sai thì rất tội. Chứ còn đối với cái danh, cái lợi đối với Thầy thì nó không quan trọng đâu. Đứa nào đi ra, họ nói làm sao thì Thầy cũng chẳng có sợ. Bởi vì giải thoát là giải thoát, chứ không phải thi hành là để cầu danh, để sợ người này, người kia.

(40:21) Cho nên đối với Thầy người nào sao thì tùy thuận, tùy thuận để lần lượt uốn nắn họ trở về con đường chân chánh, giúp cho họ. Cái tâm họ như vậy thì mình phải uốn nắn nhẹ nhàng họ, để lần lượt gợi ra cho họ, rồi tự họ tìm hiểu cái đó là cái sai thì từ đó họ bỏ. Còn hiện tiền họ thấy cái đó là đúng chứ họ đâu thấy cái đó sai. Cho nên mình đừng có vội vàng, mình vội vàng thì nó sẽ chớp ngay, không có thể cứu người được, mà nhiều khi nó còn làm cho người khác đau khổ hơn.

Hôm nay các con phải biết trên cái bước đường tu, bởi vì các con là bên phái nữ, nó khó. Còn ở bên phía nam thì Thầy trực tiếp có cái gì Thầy uốn nắn nhẹ nhàng, nhẹ nhàng Thầy sửa sai lần lượt. Thầy tùy thuận Thầy uốn, Thầy uốn cho đến khi nào cho nó thẳng trên con đường giải thoát mà thôi.

Chắc ở đây các con biết mà, người nào Thầy cũng tùy thuận hết, bên nam thì các con thấy rõ ràng Thầy tùy thuận. Minh Tông Thầy cũng tùy thuận, Mật Hạnh Thầy cũng tùy thuận, như trong tùy thuận đó Thầy đâu để đi lạc được. Các con thì thấy, các con cứ nhận xét ở bên ngoài các con thôi, chứ sự thật Thầy đang uốn từng chút quý thầy, sửa cho quý thầy về con đường thẳng để trở thành những người có đức hạnh đàng hoàng.

Bởi vì mỗi một con người nó là một cái cây cây chứ chưa phải là cây ngay, nếu là cây ngay thì đã thành Thánh nhân rồi. Cho nên nó là những loại cây cong mà bây giờ Thầy muốn cho nó ngay thì phải từ từ uốn, không thể nào…​ cho nên muốn gấp cũng không được.

Muốn đào tạo nhưng các con phải biết họ là người có nhân duyên với mình rồi, cho nên mình phải chịu khó mà uốn, cũng vì nhân duyên của đời trước. Cũng như bây giờ con có cái duyên gặp Thầy ở đây, các con thì không thấy đời trước mình với Thầy là cái gì? Nhưng mà đối với Thầy, Thầy đã thấy rõ được cái nhân duyên đời trước của các con như thế nào.

(42:05) Cho nên đối với Thầy, Thầy uốn nắn các con bằng tình thương của mình, cũng như một người cha mà hồi đó thương Thầy. Một ông cha mà thương con, một người mẹ mà thương con cũng chăm sóc như vậy. Bây giờ Thầy cũng chăm sóc các con như vậy, cũng uốn nắn các con như vậy, để làm sao các con sẽ trở thành sự giải thoát, chấm dứt luân hồi của các con.

Cũng như một người cha, người mẹ thương con làm sao cho con nên người, mà làm sao con mình không thua ai hết, mục đích là như vậy. Cho nên nó đã có cái nhân duyên từ cái đời trước, cho nên vì vậy mà gặp nhau trong cái bước đường Phật pháp như thế này thì phải tìm mọi cách.

Ví dụ như Minh Tông, Mật Hạnh hoặc là những người khác mà đang ở trong con đường, họ đâu phải luôn luôn mà họ đi thẳng được. Bởi vì tâm họ còn đang phàm phu mà, cây họ cong mà mình uốn dần, chừng nào mình không bỏ cuộc mà thôi. Chứ mình đừng có thấy như vậy rồi mình bỏ, mình bỏ tức là mình quên cái ân nghĩa của đời trước của mình.

Cho nên mình luôn luôn lúc nào mình cũng phải nhớ ơn nghĩa. Cho nên dù gian khổ cách gì mình phải uốn nắn họ. Uốn nắn mà tạo cái tình vì họ sẽ lạc trên nhiều cái sự cám dỗ của cuộc đời, rồi họ sẽ khổ đau rất nhiều.

Cho nên ở đây các con phải biết rằng như cô Cảnh từ đâu về đây tu, rồi cũng về đây nhiều lần chứ không phải một lần. Nhưng mà đến hôm nay cô Cảnh trở về đây, luôn luôn phải thấy được có cái nhân duyên chứ không phải không thấy nhân duyên. Cho nên từ đó bây giờ thuần thục ở trong cái tâm tánh như thế nào? Thay đổi như thế nào? Chắc cô Cảnh cũng biết được cái điều đó rồi và Thầy rất tùy thuận và tùy theo đó mà phải uốn nắn dần dần, cho đến khi giải thoát.

Cho nên hôm nay Thầy nhắc lại cái mục đích chính của chúng ta đó là làm sao ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm của chính chúng ta. Hằng ngày chúng ta dùng cái pháp hướng là nhắc ngay cái tâm tham, sân, si của chúng ta phải diệt. Quyết định là chúng ta phải nhiệt tâm xả cho được, không còn để mang cái tâm đó nữa. Cái tâm còn tham, sân, si là cái tâm phàm phu, cái tâm nó còn mang cái bản chất của loài thú vật, không phải của những người có đạo đức, của những bậc Thánh nhân được.

(44:09) Cho nên từ đây quyết định chúng ta là những người hướng đến cái hành động cao đẹp, cao quý của những con người có đạo đức, của những bậc Thánh nhân, không thể là những người tầm thường. Cho nên chúng ta phải quyết định những cái đó là tầm thường của loài thú vật, của con người phàm phu tục tử, không phải con người có đạo đức.

Cho nên chúng ta phải quyết định xả cho được, xả cho bằng mọi cách cho được với một nhiệt tâm cao độ, với một nhiệt huyết, với một nghị lực kiên cường, nhất định là phải xả. Thì Thầy sẽ tin rằng là các con sẽ làm được. Thầy, chính Thầy cũng có một nhiệt tâm, một nhiệt huyết kiên cường nên mới xả được nó thì chắc chắn các con sẽ làm được.

Chỉ có chúng ta có nghị lực, có nhiệt tâm, nhiệt huyết, chúng ta sẽ làm được điều này. Chứ không phải tu thường, chứ không phải tu chơi. Nhiều khi chúng ta tu mà chúng ta không thấy được nó. Cho nên chúng ta thiếu nhiệt tâm, chúng ta thiếu nghị lực, chúng ta thiếu can đảm để mà vượt qua nó, để mà xả ly nó thì chúng ta không đạt được kết quả.

Cho nên các con nhiều khi hỏi Thầy, nhưng mà dù sao đi nữa cũng lần lượt để mà các con từ từ tập luyện, rồi sau đó mới đem hết cái nhiệt huyết của mình ra mà xả. Giờ phút này là giờ phút các con đã từng chịu đựng mà còn ở đây được thì đó là các con đã nỗ lực, đã quyết tâm hết sức. Cho nên các con phải nỗ lực, cuối cùng là phải diệt cho sạch. Chứ không chẳng lẽ bây giờ trên đường mình đi, đi hai phần ba rồi chỉ còn một phần ba nữa mà không làm sao.

Cho nên mấy con quyết tâm diệt cho sạch, diệt sạch rồi các con sẽ thấy được tâm thanh thản của các con. An lạc lắm, nó không bao giờ có sự khổ, không ai làm các con khổ hết. Nghĩa là mọi ác pháp đến với các con như là giọt nước nhiễu trên lá sen không bao giờ có dính ở trên đó được. Đó là cái lối tu học tập của chúng ta, chúng ta biết được cách thức, chúng ta biết được nhiệt tâm của chúng ta đối với các pháp để chúng ta xài, nó không uổng.

Và từ đây về sau Thầy mong rằng, các con thấy rằng những cái duyên mà chúng ta, nó sẽ lần lượt, đừng có xảy ra chuyện gì làm chúng ta lao động quá cực khổ. Mỗi lần Thầy thấy các con lao động như vậy thì Thầy thấy như là Thầy thiếu cái bổn phận gì, không có trợ giúp cho các con được yên ổn, được vô sự để mà thực hiện được trên con đường đó, con đường tu tập của đạo Phật.

5- TU HÀNH PHẢI NHIỆT TÂM

(46:30) Vì ngày xưa đức Phật, Ngài nhận những đệ tử đến đi xin ăn, rồi không làm một cái gì hết, để rồi thực hiện con đường giải thoát. Còn Thầy nhận các con về đây, rồi có những công việc xảy ra, rồi các con phải vất vả lao động đủ thứ, đủ cách, cực khổ, quá cực khổ, Thầy không muốn một cái việc làm nào của các con hết, Thầy không muốn giọt mồ hôi của các con đổ xuống để mà các con làm.

Nó như vậy thì không phải Thầy muốn các con là người lười biếng, không phải đâu? Các con là người siêng năng để mà xả tâm chứ đâu phải là người lười biếng. Thấy chúng ta không làm chứ thật sự thì chúng ta làm rất nhiều đối với nội tâm chúng ta, chiến đấu với nội tâm hết sức. Còn nhiều khi các con thấy mình ăn no rồi không làm gì hết rồi cứ chơi không, không nhiệt tâm thì các con tội lỗi lắm. Cho nên chúng ta vô sự, không làm công việc nhưng chúng ta đã làm rất nhiều công việc.

Các con thấy rằng Thầy lo công việc để in kinh sách thì cái vấn đề là khi trao cho những tác phẩm của Thầy, người thì dùng chữ này, kẻ thì dùng chữ khác, nó đủ loại hết trong một cái tác phẩm. Cho nên bây giờ phải thống nhất từ cái cuốn một cho đến cuốn thứ mười nó phải cho một loại chữ với nhau, rồi cái tựa cũng phải một loại chữ với nhau, và đồng thời cách thức của nó phải trang bị với nhau, y như nhau một cái loại thì như vậy nó mới trở thành một cuốn sách viết sạch. Chứ còn nếu mà nay in hình thức này, mai in hình thức khác thì như vậy là không đúng.

(48:01) Cho nên từ hôm đó đến nay Thầy chỉnh lại tất cả từ cuốn một cho đến cuối năm Thầy điều chỉnh lại, sau này các con sẽ thấy nó ra y một khuôn nhau. Cuốn thì in chữ sát bìa, nó gần như là quá tiết kiệm giấy, cuốn thì có tựa chữ rất nhỏ, còn cuốn thì chữ rất lớn, nó chưa có ổn định được. Cho nên do cái kỹ thuật chưa rành và do cái mỹ thuật chưa nắm vững cho nên cái tác phẩm của Thầy, tuy là nội dung nó có một cái giá trị rất lớn nhưng cái hình thức, về mỹ thuật cũng như kỹ thuật nó chưa có nắm vững. Cho nên nó chưa có đầy đủ, trọn vẹn cái tác phẩm. Do đó Thầy vận dụng cả việc làm của mình để làm cho cái tác phẩm sau này nó có khuôn khổ thì các con có thể in hoặc là phô tô ra nó dễ dàng hơn.

Còn bây giờ Thầy đang chỉnh trở lại, cho nên nó vất vả là vất vả ở chỗ đó, chớ còn nếu có thời gian mà có người mà làm được những cái điều này thì Thầy ngồi Thầy viết, chắc hôm nay thì giáo trình Đạo Đức Nhân Quả chắc Thầy viết cũng gần xong rồi. Coi như cái thời gian mà sử dụng vi tính để ổn định tất cả những cái trang giấy, trang kinh lại thì nó mất rất nhiều cái thời gian chứ không phải ít, coi như mình vừa học vừa chỉnh nó lại.

Chứ đâu phải là mình rành, Thầy chưa bao giờ Thầy biết vi tính bao giờ mà. Cho nên vừa phải mày mò, mò mẫm ở trên cái hành động đó để mà sử dụng theo cái ý điều khiển về kỹ thuật của nó, rồi về mỹ thuật làm cho nó đẹp. Nếu mà mình muốn cho nó đẹp mà cái mỹ thuật mà mình nắm không được thì không bao giờ mình sẽ làm được, nó khó như vậy. Thế mà vừa làm, vừa học, vừa tìm hiểu để cho mình sử dụng được cái máy vi tính thì các con biết thì nó đâu có đơn giản đâu, đâu có dễ dàng.

(50:03) Mà Thầy đâu có phải là người ở trường lớp. Cho nên nó đâu có dễ, thế mà Thầy điều khiển được, làm được thành những trang sách đẹp đẽ thì nó cả vấn đề mà phải trong cái thời gian ngắn như vậy thì nó phải đòi hỏi Thầy làm việc rất nhiều. Nếu mà để cái đầu óc đó mà làm việc rất nhiều thì Thầy viết rất nhiều cái tác phẩm. Còn cái này coi như là cái số mình đã viết rồi. Bây giờ cũng cố ổn định lại thôi, rồi đọc nó lại.

Cái bài kinh nào đó thì lúc bấy giờ đó mới thấy, thấy cái sự thiếu ở trong đó, thừa cũng có, mà thiếu cũng có. Cho nên phải thêm vào, cho nên có số trang. Ví dụ như con đọc một tác phẩm đó có 200 trang thì bây giờ nó phải tới 250 hoặc 300 trang không chừng. Bởi vì phải thêm cho nó đầy đủ cái ý nghĩa của bài đó. Trước kia thì bài đó nó nói như vậy, nó có cái ý như vậy, nó cô đọng lại, nó không có quãng rộng ra, nó không có giảng rộng ra.

Bây giờ Thầy chỉnh nó lại mới thấy cái thiếu của nó cho nên phải thêm vào đó để đầy đủ trở lại. Thì nó đầy đủ được cái bài đó thì cái trang đó nó sẽ tăng lên, tăng rất nhiều. Cho nên coi là chỉnh nó lại, vừa kỹ thuật của vi tính mà vừa mỹ thuật của trình bày, mà lại vừa phải thêm những cái bài của mình viết để cho nó đầy đủ được những cái ý của nó ở trong đó thì nó không có thiếu hụt, nó đầy đủ, nó trọn vẹn.

Cho nên vừa chỉnh như vậy Thầy mới thấy được cái điều kiện mà dạy mấy con, nó không có chỉ cho các con được thấy cái chính, cái phụ. Như cái hơi thở là cái phụ, như những cái pháp hướng cũng là cái phụ mà cái xả tâm mới là cái chính. Sau khi chỉnh ở trong đó Thầy mới tìm ra, mới thấy được cái chỗ để nhấn mạnh để các con biết cái sai.

Thì hôm nay, do ngay cái chỗ này thì Thầy đã nhờ cái việc làm, nhờ cái chỗ mà làm việc mới nhận ra được. Còn trong lúc mà mình tu, mình vô tình mình có nhiệt tâm mình xả, ai có để ý cái chuyện đó, mình quyết cho hết tham, sân, si thôi. Nhưng mà vì hướng dẫn các con mà thấy cái thời gian sao lâu quá, tại sao Thầy làm nó lại hết mau mà các con không?

(52:10) Nhưng không ngờ các con bị ảnh hưởng, ảnh hưởng bởi các cái pháp khác. Các con lại hướng tâm vào cái chỗ phụ mà các con làm cái điểm chính, lấy cái hơi thở cứ ngồi ức chế cho hết cái vọng tưởng hoặc hay là ngồi đó mà hướng tâm xả, mà xả bằng cái hình thức bình thường của nó chứ không phải có cái nhiệt tâm ở trong đó để xả đâu.

Cho nên cái pháp hướng thì có rồi mà hằng ngày thì nhắc nhiều nhưng mà không xả. Cho nên từ cái chỗ đó mà chỉnh lại mới nhìn thấy được mình còn dại, mình còn thiếu cái nhắc nhở chỗ này, cho nên tụi nó không có nhiệt tâm ở chỗ này. Cho nên chỗ này nó không có sự quyết tâm. Do vì vậy mà mỗi lần các con gặp Thầy thì các con được học thêm những cái kinh nghiệm, kinh nghiệm do cái sự rút tỉa qua cái bài viết của Thầy mà Thầy đã thấy cái ý của Phật.

Phật nói: “Nhiệt tâm”, mình tu hành thì mình phải nhiệt tâm trên cái chỗ khắc phục tham ưu. Cho nên những cái danh từ này, thường thường là mình tu thì mình cố gắng mình, tự cái tâm mình nó hiểu, nó làm thôi. Nhưng mà đến khi mà các con mà tu tập rồi, thấy sao nó lâu, nó mất cái thời gian nhiều mà không thấy nó xả được thì mới biết rằng các con có hướng tâm, có Như Lý Tác Ý thật sự nhưng mà không nhiệt tâm chỗ xả.

Cho nên do đó mà nó kéo dài đi thời gian, nó có giảm bớt, nhưng nó sạch, thật sạch thì nó chưa. Cho nên cái nhiệt tâm của chúng ta nó làm cho chúng ta quét sạch. Thì hôm nay các con hiểu thêm về một cái vấn đề tu tập cho nó được rốt ráo thì bắt đầu các con thấy những cái gì trong thời gian mà không được gặp Thầy, thì các con có cần hỏi gì các con cứ thưa hỏi, để rồi Thầy sẽ chỉ dạy cho các con tường tận cách thức tu tập.

6- ÔM CHẶT PHÁP NHƯ ÔM PHAO VƯỢT BIỂN

(53:57) Bây giờ các con có hỏi gì thì cứ hỏi, còn cái phần mà cô Kim, cô về đây thì …​ Con đến cái chỗ này, con ngồi đây, chỗ đó cũng được. Cái phần của con, con ngồi xuống đi con, đừng quỳ con, quỳ mỏi chân lắm. Cái phần của con đó, hôm nay được về đây tu tập thì cố gắng xin những cái giấy phép tạm trú, tạm vắng cho có thời gian, nó kéo dài để mình quyết tâm mình sống cho đúng cách ở đây.

Để mình nỗ lực thực hiện và đồng thời trải qua cái thời gian mà các huynh đệ đã ở đây tu tập đó thì coi như là họ cũng đã hết sức. Nhưng mà vì nó còn ở trong cái hướng dẫn thăm dò của Thầy, chứ chưa có phải là có cái kinh nghiệm mà quyết định. Nghĩa là sợ đụng chạm với Đại Thừa, sợ đụng chạm với Thiền Đông Độ, cho nên Thầy không có sự quyết định. Vì vậy mà để cho mà các chị em tu hành nó có kéo dài thời gian.

Còn hôm nay con đủ duyên, con về đúng lúc mà Thầy đập rất mạnh, Thầy không có nhịn cái giáo pháp của người nào hết. Vì cái con đường mà Thầy hướng dẫn đó là con đường chân chánh của đạo Phật. Cho nên hiện giờ cái gì mà làm sai đạo Phật là bị Thầy đập xuống hết.

Sai là vì người ta tu không được, làm cho đời này đến đời khác người ta khổ. Con có duyên về hôm nay đủ đó, những cái gì hôm nay Thầy dạy thì con hãy cố gắng mà giữ gìn để cho thời gian rất ngắn mà đạt được kết quả. Đó là cái phước nó có ở trong giai đoạn này cho nên đừng có để mất thời giờ.

Ví dụ như ở đây dạy độc cư thì ráng cố gắng dè dặt, giữ độc cư không nói chuyện với ai hết, chỉ luôn luôn sống trong pháp mà Phật gọi là tùy pháp. Tùy có nghĩa là theo chứ không phải là tùy thuận với pháp đâu, mà theo ôm chặt cái pháp ở trong tâm của mình luôn luôn lúc nào, giờ phút nào cũng ôm chặt cái pháp đó mà tu.

Ví dụ như tu như thế nào, tu trong hành động thì hành động là đi, đứng quét sân, nhổ cỏ làm những công việc, luôn luôn phải nương vào cái hành động đó để mà thực hiện cái pháp. Cái pháp thì các con biết rồi, pháp đó là Như Lý Tác ý xả tâm.

(56:13) Làm cái gì thì nhớ cái việc làm đó để mà nhắc cái tâm, mà hễ nhớ được cái việc làm tức là phải nhớ được cái nhắc tâm, cái pháp hướng phải nhớ nó. Mà nhắc thì phải nhiệt tâm với cái nhắc của nó, bởi vì cái câu pháp hướng đó, nó là cái đạo, nó chỉ cho mình biết cái tâm của mình phải vào cái đạo đó.

Cho nên dẫn tâm vào đạo vì vậy mà cái hướng tâm là nhắc cái tâm của mình, dẫn cái tâm vào cái đạo. Vậy thì cái câu pháp hướng đó nó có cái nghĩa ở cái chỗ của sự giải thoát đó. Cũng như "tâm như cục đất", thì cục đất đó nó sẽ giải thoát, nó không còn tham, sân, si, ham muốn nữa. Cho nên cái chỗ như cục đất là một cái tên để chỉ nó còn cái trạng thái như cục đất, nó không có phiền não, đau khổ thì chính cái chỗ đó là tâm nó phải là như vậy. Thì tâm mà nó như vậy, nó như cục đất, cái trạng thái cục đất đó thì đó là đạo ở cái chỗ đó.

Cho nên khi mà chúng ta hướng tâm, nhắc thì chúng ta phải cố gắng khắc phục cái tâm của mình phải ở cái trạng thái cục đất, không có phiền não, tham, sân, si. Phải nhớ như vậy thì chúng ta luôn luôn lúc nào cũng sống trong pháp, chúng ta không còn để cái tâm mà có kẽ hở, mà để nó ra ngoài. Thì cái thời gian nó sẽ ngắn lại, nó sẽ thu ngắn lại. Sáu tháng hoặc một năm là sẽ xả hết tâm. Nghĩa là sáu tháng mà nỗ lực không để kẽ hở tức là chúng ta không nói chuyện với một người nào hết, luôn luôn chúng ta sống ở trong cái pháp đó.

Rồi bây giờ mình làm công việc, rồi cái giờ rảnh rang, tối mình ngồi thiền thì mình cũng ở trong cái pháp đó, pháp xả tâm mà. Rồi bây giờ mình đi kinh hành, mình ngồi thiền, mình hít thở, mình đều là hoàn toàn, trừ ra cái giờ mà mình ngủ thì thôi. Mình ngủ, mình thức dậy rồi thì bắt đầu ôm pháp nữa, coi như chúng ta là người đang vượt biển mà ôm cái phao để mà vượt biển. Thì cái pháp Như Lý Tác Ý đó, nó là cái phao để mà chúng ta ôm để mà vượt biển, chúng ta đừng bỏ nó. Nghĩa là đừng bỏ nó có kẽ hở thì cái tư tưởng của chúng ta sẽ bị cái niệm khác nó sẽ đánh vô, mà nó đánh vô thì mình mất thì giờ.

(58:12) Chẳng hạn bây giờ mình tu một hơi rồi mình nghỉ cái bắt đầu mình nhớ về gia đình của mình, nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ anh em, chị em. Lúc bây giờ bị cái kẽ hở đó mà chúng ta sẽ kéo dài cái thời gian. Còn chúng ta đừng để kẽ hở đó thì thời gian đó nó sẽ ngắn và nó sẽ nhanh chóng, chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ trong cái thời gian ngắn. Và thời gian ngắn thì khi xong rồi thì mặc tình chúng ta tu xong rồi thì tâm chúng ta nghĩ ai đó thì nghĩ, nghĩ gì cũng được hết, không còn lo nữa.

Còn bây giờ chúng ta tu chưa xong thì thôi để ráng nỗ lực cho nó xong rồi đã. Thì nghe lời Thầy thì cố gắng, về đây thì phải nói rằng cái hạnh độc cư đó, cái hạnh mà không nói chuyện đó thì đó là đệ nhất, đệ nhất pháp ở đây. Nó là bí quyết thành công của thiền định.

Nếu mà chúng ta độc cư được thì tâm chúng ta xả, mà nếu mà chúng ta không độc cư được thì tâm chúng ta sẽ bị buông lung, nó phóng dật. Mà đức Phật đã nói: "Tâm không phóng dật là đệ nhất pháp giải thoát", những cái câu ngắn mà đức Phật đã dạy cho chúng ta rất rõ ràng.

Tâm mà không phóng dật nó là đệ nhất pháp giải thoát. Muốn mà đạt được đệ nhất pháp tâm không phóng dật chỉ có độc cư thì nó mới là đệ nhất pháp xả tâm. Thì hiểu rõ như vậy thì chúng ta cố gắng độc cư. Chúng ta làm tất cả chung đụng với mọi người. Người ta quét sân thì mình hốt rác, mình để, mình đổ trên xe, mình đẩy đi không nói chuyện với ai hết. Nhưng mà mình vừa làm công việc chung với mọi người tâm vẫn luôn luôn ở trong pháp.

Cho nên mình đừng để cái tâm của mình nó lảng ra ngoài pháp. Mình rời pháp tức là mình rời phao, mà mình rời phao thì mình chìm xuống dưới biển. Các con hiểu không? Mình đang ôm cái phao để vượt biển khổ, cái biển khổ là cái biển tâm của mình, cái biển khổ của trần gian, của trần mê đó, nó làm cho mình khổ. Mà mình rời pháp tức là mình bỏ phao thì coi như mình đã chìm xuống biển.

Vì vậy khi thì mình ôm, khi thì mình buông, lúc thì chìm, lúc nổi thì biết chừng nào mình mới tới bờ bên kia được. Còn mình cứ ôm phao mình chịu đó thì nó sẽ lần lượt nó đi tới bờ, tới nơi tới chốn.

(01:00:12) Nhớ những lời Thầy nói để rồi các con sẽ thực hiện thì các con sẽ đạt được kết quả nhanh chóng. Nhanh chóng để làm gì? Để làm gương hạnh đạo đức, để thắp lại ngọn đuốc Phật pháp đang bị người ta vùi dập, người ta phá bỏ, người ta dẹp nó đi. Chúng ta cố gắng thắp lại cho sáng, thì nhớ kỹ những cái điều đó để mà nỗ lực tu tập.

Về đây Thầy đã dạy con căn bản, đi kinh hành như thế nào? Ngồi hít thở như thế nào? Có nhớ không? Nhớ phải nỗ lực làm cho đúng và luôn luôn pháp hướng xả tâm. Mỗi lần có nghĩ đến cái pháp hướng nào đó mà nghi ngờ, sợ nó không đúng thì viết câu pháp hướng đó gửi cho Thầy, xin Thầy quan sát cái câu pháp hướng này có hợp với đắc tướng của con không? Hợp thì tức là Thầy sẽ cho sử dụng cái câu pháp hướng đó để mà nhắc tâm mình, để xả. Còn không hợp thì Thầy sẽ sửa lại câu pháp hướng đó cho, để cho nó hợp với đặc tướng đó của mình để mà tu tập.

Cho nên các con có một cái số pháp hướng mà các con thấy hợp với mình, mình nỗ lực tu không cần hỏi. Thấy mình tu một thời gian mà nó không kết quả thì mình muốn tìm một câu pháp hướng khác cho nó có hiệu quả trên bước đường tu của mình thì do đó viết cái câu đó ra gửi đến Thầy. Thầy sẽ đọc cái câu pháp hướng đó, Thầy sẽ trợ giúp cho. Thì các con thấy nhiệt tâm tu hành, mình lo lắng tu hành thì cái điều mà mình làm cái này nó sẽ nói lên cái điều nhiệt tâm của mình, ráng cố gắng mà hãy nỗ lực tu tập.

Chứ không phải mà con cứ vào thất, cứ ngồi thiền, lê thê, la tha ngồi hoài ở trong đó gọi là giải thoát, không có giải thoát đâu. Mà chính chúng ta, ngoài giờ nào chúng ta ở trong thất, chúng ta độc cư không nói chuyện, làm chung đụng mà không nói chuyện gì hết, làm chuyện nhẹ nhẹ mà không phí sức lực thì tu tập dễ.

Nhưng ở không thì chúng ta tu rất khó chứ không phải dễ. Ở không thì sẽ sanh ra lười biếng, ở không thì nó sanh ra kiến giải. Nó ở không thì chúng ta phải đọc các kinh sách, mà đọc kinh sách thì chúng ta bị pháp tưởng. Cho nên chúng ta sẽ có nhiều kiến giải, từ kiến giải đó nó sẽ làm cho chúng ta lệch đường, bởi vì nó là pháp tưởng.

Chúng ta phải chấp nhận có một pháp duy nhất là chúng ta đi con đường đó. Như ông Bàn Đặc ngày xưa ông chấp nhận cái lời Phật dạy là quét tâm. Cho nên ông tạo cái tâm ông sạch sẽ là ông chứng đạo và giải thoát hoàn toàn.

(01:02:25) Nhớ như vậy thì hôm nay con đủ duyên, thì sau cái thời gian ở đây tu tập, cô Út thấy được. Cho nên Thầy chấp nhận cho con về tu thì phải ráng nỗ lực mà tu, để không phụ lòng, nhất là phụ lòng Thầy, phụ lòng cô Út, phải ráng nỗ lực mà tu tập. Rồi không phụ lòng ơn cha mẹ sanh thành của mình, sinh ra đứa con, tu giải thoát tức là đền đáp ơn sanh thành cha mẹ.

Còn tu, mà mình đi tu mà không có ra gì hết, nghĩa là bao nhiêu người tu mà không giải thoát. Cha mẹ sanh con ra thì mong cho nó làm nên sự nghiệp. Mà bây giờ đi tu mà nó không làm nên gì hết. Bất quá nó làm trụ trì giữ cái chùa đó thôi. Thì nó cũng làm những cái chuyện coi như là mê tín, cúng bái hoặc này kia, hoặc làm từ thiện như vậy, nó có ra gì đâu. Đối với nó thì không có giải thoát được cái gì hết, cha mẹ cũng buồn chứ đâu có vui được.

Còn bây giờ mình tu hành mà mình giải thoát, mình không có khổ đau nữa thì cha mẹ cũng vui chứ, con mình đã làm nên sự nghiệp rồi. Thì nỗ lực như vậy thì không phụ ơn Thầy, không phụ ơn cha mẹ. Không phụ ơn Phật tổ, người đã để lại giáo pháp mà thời nay chúng sanh người ta còn, mọi con người ta còn thực hiện được thì mình không phụ thì người ta rất mừng. Còn đàng này người ta để lại giáo pháp mà mình tu hoài mà không được gì hết thì người ta cũng buồn, chư Phật cũng rất buồn.

Hôm nay thì các con đã nghe được cái điều mà Thầy nói thì mình nhiệt huyết. Chúng ta không phải tu hành để hơn thua với ai, mà nhiệt huyết để vượt qua để được giải thoát, chứ không tranh hơn thua. Bây giờ mình ráng mình tu để hơn người này, người kia thì cái đó là còn cái tâm ganh tỵ, không được!

Chúng ta tu là chúng ta nhắm vào cái mục đích chúng ta giải thoát cho được, để không phụ ơn Thầy, phụ ơn cha mẹ, phụ ơn những người đã giúp đỡ mình. Đó thì cái mục đích chính, các con đã thấy được cái pháp chính, cái mục đích chính của chúng ta phải thực hiện trên con đường tu.

7- CẮT ÁI, LY GIA

(01:04:12) Không khéo chúng ta bị tình cảm gia đình anh em, chị em, cái này, cái kia lôi kéo chúng ta. Chúng ta làm sao chúng ta cắt đứt đừng có cho những người đó liên hệ với chúng ta nữa thì chúng ta tu dễ. Mà cứ liên hệ hoài chúng ta khó tu lắm. Bởi vì cái ái kiết sử mà, nó luôn luôn, nó ràng rịt chúng ta dữ lắm, nó làm cho chúng ta khó giải thoát. Cho nên nó làm cho chúng ta rất khó giải thoát.

Như các con cũng biết rồi, cũng như Minh Tông tu, hết sức tu chứ đâu phải nó bỏ bốn, năm năm trời nay, theo cái này chứ đâu phải dễ, đâu phải ít. Nhưng mà cuối cùng cái ái kiết sử, cái đối với gia đình, con cái của nó, coi vậy chứ nó đâu phải là cắt đứt được đâu. Cho nên có những chuyện gì thì hoàn toàn cái ái kiết sử thì nó đâu có phải là chuyện dễ đâu.

(01:04:54) Trong kinh sách Đại thừa thì nó lý luận rằng chứng quả A La Hán rồi thì kiết sử nó mới dứt. Sự thật ra đâu phải đợi chứng rồi mới dứt kiết sử đâu? Khi mà chúng ta ly dục, ly ác pháp - Sơ thiền, chúng ta phải nỗ lực, khi mà chúng ta diệt Ngũ Triền Cái nhập Sơ thiền rồi thì chúng ta nỗ lực diệt tất cả những Thất kiết sử, bảy cái kiết sử trói buộc chúng ta. Chúng ta phải diệt luôn thì nó mới được, chứ không phải là tới đây rồi chúng ta thôi đâu, chúng ta phải nỗ lực.

Cho nên bây giờ mình nói mình đang nhập Tứ thiền, Tam thiền này kia mà ái kiết sử mình còn thì chưa có tới đâu, nó còn xa lắm. Tất cả những cái sự tu tập như vậy thì các con nhớ có duyên mà về đây sống mà tu tập thì phải nỗ lực hết sức. Trong cảnh động mà chúng ta nỗ lực tu để mà chúng ta xả tâm thì dễ lắm. Đừng tìm cái nơi yên tịnh mà gọi là Thiền Định thì chúng ta sẽ rơi vào thiền tà, nó ở nơi mà trạng thái của tĩnh lặng thì nó sẽ rớt đi. Cho nên nó sẽ không đạt được cái xả tâm của chúng ta.

Cho nên các con cố gắng và nhiệt tâm như lời Thầy nói thì Thầy tin rằng các con sẽ làm được việc lớn chứ không phải nhỏ đâu. Rồi kế đây Thầy sẽ dạy các con về đạo đức văn hóa. Khi mà Thầy viết cái giáo trình cũng như Thầy soạn cái bộ kinh Giới- Đạo Đức của con người và đạo đức của Thánh nhân- thì Thầy sẽ dạy về đạo đức của con người, dạy hết đạo đức của con người rồi thì Thầy sẽ dạy đạo đức của Thánh nhân. Chừng đó thì các con sẽ biết từng hành động của chúng ta, cái hành động nào là của con người, cái hành động nào là hành động của con thú, mà hành động nào là của Thánh nhân.

(01:06:27) Thì cái đó là để chỉ cho chúng ta biết cái đạo đức của con người là chỗ nào? Và cái đạo đức của Thánh nhân là chỗ nào? Và cái không đạo đức, còn mang cái bản chất của con thú ở chỗ nào? Để chúng ta tránh, để chúng ta không có còn hành động của bản chất của con thú nữa.

Bởi vì trong con người của chúng ta nó còn bản chất thú tính chứ chưa phải là sạch. Mà người tu hành là mục đích chúng ta phải dẹp sạch những cái bản chất thú tính của chúng ta, để thực hiện toàn bộ là đạo đức. Thì hôm nay nói như vậy thì các con đủ biết rằng cái con người chúng ta phải sống, nó phải cho ra con người, cho đúng với đạo đức của con người. Và nếu mà chúng ta sẽ trở thành những bậc Thánh Tăng thì phải cho ra cái bậc Thánh Tăng. Sống cho đúng cách Thánh Tăng, sống cho đúng cách Thánh chứ không phải là mặc chiếc áo này, cạo cái đầu này rồi, vấn cái y vô gọi mình là Thánh Tăng được.

Thánh gì mà cái hành động như vậy mà gọi là Thánh? Một vị tu sĩ mà cưỡi xe dream hoặc là lái xe hơi thì gọi là Thánh gì? Ở ngoài đời người ta làm được sao người ta không Thánh? Còn mình bây giờ đi tu cũng làm cái chuyện đó, mình gọi mình là Thánh Tăng sao được.

Thành ra cái hạng mà gọi là Thánh thì nó phải có những hành động sống không phải như cái tâm ham muốn của như thế gian, như cái tâm mà dục như thế gian. Thì sau này các con sẽ học hết những cái oai nghi tế hạnh của một bậc Thánh, oai nghi tế hạnh của người có đạo đức. Chúng ta phải rèn luyện mình trong cái đạo đức thì các con là những người được dạy đạo đức đầu tiên ở đây.

Hôm nay thì chưa học đạo đức chút nào hết nhưng mà Thầy nói, khởi sự cho các con sẽ học đạo đức. Nhưng mà các con phải cố gắng thực hiện nhiệt tâm, xả tâm để rồi chúng ta sẽ học được cái đạo đức. Từ đó chúng ta khi tu xong rồi, chúng ta sẽ đem cái đạo đức này dạy lại cho mọi người. Dạy cho mọi người không có nghĩa là ta lý thuyết suông mà chúng ta nói ở đâu thì chúng ta hành động đúng chỗ đó. Chứ mình nói thì mình chửi lộn người ta thì tức là mình còn mang bản chất thú dữ, mình hung hăng, mình chửi người ta thì mình nói đạo đức mà mình có đạo đức gì đâu? Ai mà tin mình.

Cho nên mình phải thực hiện cho được, rồi chừng đó mình mới đem đạo đức mình dạy cho người ta thì người ta mới tin tưởng ở mình. Nó khó là khó ở chỗ mình phải sống, cái hành mình phải hành cho đúng thì cái lời nói của mình, tri hành nó phải hợp nhất. Cái nói, cái hiểu biết của mình khi nói ra đó thì phải đúng theo cái hành động của mình thì người ta mới tin tưởng. Chứ mình nói mà mình hành động không đúng thì người ta không tin tưởng mình đâu.

8- TU SINH TRÌNH PHÁP

(01:08:45) À bây giờ cô Kim còn gì, hỏi gì Thầy nữa không? Đến một tháng hoặc nửa tháng thì coi nó thuần thục như thế nào? Thì viết ở trong cái tập này, xin trình cho Thầy, Thầy xem cái sự đó rồi Thầy sẽ dạy tiếp theo những cái pháp hướng.

Chẳng hạn bây giờ trong cái giai đoạn này thì mình phải pháp hướng, cái số pháp hướng này. Trong khi đó mình tu để vừa xả tâm, vừa là tỉnh thức luôn cho mình. Nhưng mà một thời gian sau thì mình tiếp tục trên cái bước đường đó thì mình phải, những cái pháp hướng này thì mình phải bỏ. Và những cái nào mình cần bỏ thì phải bỏ, cần lấy thì Thầy sẽ lấy những cái pháp và cho thêm những cái pháp hướng nào để cho nó phù hợp tiến tu trong từng cái giai đoạn một để cho mình đạt được.

Bây giờ thì trong giai đoạn này thì con nên cố gắng tập luyện và sống cho đúng những cái hạnh, cái hạnh tu. Theo ở đây thì con sẽ thực hiện những cái này sẽ rất thuần thục. Sau khi thuần thục rồi đó thì Thầy sẽ tiếp tục dạy thêm những cái phần sắp tới. Còn mình không nên, cái mình chưa có tu tới mà mình học mình hiểu thì nó lộn xộn, nó khó cho mình tu. Coi như Thầy giảng một cái giáo án như vậy chứ nó làm cho người ta rối ren, lộn xộn, khó tu lắm, hơn là dạy thực hành.

Vì thực hành chúng ta dạy tới đâu tu tập đến đó rồi mới dạy tiếp thì nó dễ cho cái người tu. Còn lý thuyết mà giảng rất nhiều đủ thứ, cuối cùng thì người ta rất rối. Cho nên con cố gắng thực hiện những cái này là đúng. Có gì thưa hỏi Thầy nữa không? Giờ các con có ai hỏi không?

Minh Cảnh sao con? Hổm rày bệnh đau còn khỏe không con?

Tu sinh Minh Cảnh: (…​)

(01:10:41) Trưởng lão: Con hỏi, con có xin cô Út thuốc thang hoặc là những cái gì cần để mà bồi dưỡng cho cái cơ thể đó, con cứ xin. Mình tu sĩ thì mình phải chấp nhận cái đời sống đi xin đó. Mình xin người ta cho cũng tốt mà người ta không cho cũng tốt, mình cũng vui, chứ không có phiền gì đâu, mà mình vẫn vui vẻ xin.

Cho nên vì vậy Thầy khuyên các con, mình chấp nhận đời sống đi xin, đừng có tích trữ cái gì hết mà mình cần thiết cái gì đó, thì mình đi xin. Rồi người cư sĩ thì người ta sẽ giúp đỡ mình bằng phương tiện này hay phương tiện khác, người ta sẽ giúp đỡ cho mình trên cái bước đường tu. Cho nên mình giải thoát, không có gì đâu.

Do đó đừng để tâm giao động, dù cái thân con có bệnh đau, có nhức nhối gì, kệ, mặc nó! Miễn là pháp hướng tâm không dao động trước thọ, trước ác pháp, bệnh tật gì? Không dao động, không có sợ hãi. Ai lại không chết, ai lại không đau, ai cũng sống trong nhân quả thì bao cũng phải có những cái này hết. Do đó đừng có sợ hãi gì hết.

Đừng có lo lắng, đừng có ham sống gì hết thì hoàn toàn con sẽ bình tĩnh và con luôn luôn ôm pháp. Càng đau bệnh bao nhiêu thì càng giữ pháp, đừng lìa nó, thì tâm sẽ bất động. Mà tâm bất động thì nó sẽ xả ly được cái tâm của mình. Nó diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp hết. Cho nên càng nỗ lực bao nhiêu mà các con đừng có lìa pháp thì các con sẽ mau lắm, cái thời gian đó nhanh lắm, đừng để cho kẽ hở. Nó còn kẽ hở thì nó không có miên mật được.

Người ta nói cái nhà của mình xây mà để có kẽ hở thì ánh sáng nó ở ngoài nó sẽ lọt, thì nó lâu lắm. Cái mà mình xây sao mà nó như tường đồng, vách sắt, nó kín mít, nó không có kẽ hở, mình cứ luôn luôn ôm pháp, không có lìa pháp. Thì cái đó người ta gọi là miên mật đó, nó kín mít, nó không có còn chỗ nào là kẽ hở nữa thì nó mau.

(01:12:11) Cho nên mình sống ở trong pháp thì cái pháp mình nó sống đó. Tuy vậy chứ cái cơ thể của mình, cái đặc tướng của mình nó không có chịu luôn luôn nó ở trong pháp đâu, nó động lắm. Nó làm cho mình mỏi mệt, nó làm cho mình khổ sở, nó làm cho mình khó chịu thì mình lại bước qua một cái giai đoạn mình thư giãn mình xả nó. Xả xuống cho nó an ổn cái thân.

Khi đó con biết con sử dụng cái môn pháp hướng nào không? “An tịnh thân hành”, khi cái thân nó bị động thì: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô…​.”.

“An tịnh thân hành tôi biết tôi đi kinh hành…​." Rồi mình đi kinh hành. Hoặc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi quét sân.” Bởi vì cái thân nó không an.

Cái tâm nó không an thì cái câu mà Phật dạy đó: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi quét sân.”

“An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô…​." Mình thở thì mình nói hít vô, mình thở ra thì mình nói mình thở ra. Mà mình đi quét sân, mình đi kinh hành thì mình phải nhắc theo cái hành động của mình làm, để cái thân và tâm của mình cho nó an tịnh.

Vừa rồi em của Tôn về đây, khi nó mới tu, nó ngồi thì nó bị mỏi, rồi nó bị nhức. Thầy bảo nó khi mà bị như vậy đó thì con cứ nhắc như thế này: "An tịnh thân hành con biết con hít vô, an tinh thân hành con biết con thở ra." Rồi con đi kinh hành con cũng nhắc cái câu pháp hướng đó.

Chừng nào nó yên tịnh được, cái thân con nó ngồi đó không thấy đau nữa, không thấy mỏi mệt, không thấy lười biếng nữa thì con thôi. Còn nếu mà nó có như vậy thì con cứ nhắc hoài, nhắc chừng nào cho được thôi. Thì một tuần sau nó lên nó báo với Thầy con làm theo lời Thầy bây giờ cái thân con an lành, con ngồi yên rồi, nó không có động nữa.

Đó thì các con biết người ta tin tưởng Thầy, Thầy dạy người ta, người ta nhiệt tâm, người ta làm hết sức. Thầy bảo phải nhiệt tâm ở trong cái chỗ đó. Mình nói nó "an tịnh" thì mình phải không có dao động tâm, mình không có theo nó, nó muốn cái gì cũng không được hết. Phải "an tịnh" thôi thì nó sẽ an. Cái quyết định của mình như vậy.

Cho nên ở đây, Thầy nhắc các con nỗ lực tu. Bởi vì ngày giờ chúng ta không còn nhiều nữa đâu, cái tuổi đời, cái thân của chúng ta, cái tuổi thọ nó không còn sâu nữa thì phải nỗ lực thực hiện trong cái đời này chúng ta phải giải quyết cho xong. Chỉ có xả tâm xong rồi thì nó chấm dứt được con đường tái sanh luân hồi rồi thì chúng ta thấy khỏe.

Cái tâm ly dục, ly ác pháp, cái tâm mà không còn lậu hoặc thì chúng ta sẽ hết khổ. Cái đường mà chơn chánh của đạo Phật giúp chúng ta giải thoát. Còn những cái phần thiền định để giúp chúng ta làm chủ thêm những cái đạo lực cho nó như ý túc thôi, chứ không có cái gì mà khác hơn cái giai đoạn đầu mà chúng ta ly dục, ly ác pháp.

Tu sinh: (…​)

(01:14:44) Trưởng lão: Con cứ ngồi đi con! Nó không giải thoát, mà mình ép nó, mình nói mình ép buộc như vậy cho nó quen, tức là mình khổ hạnh. Chữ ‘khổ hạnh’, các con nhớ chữ khổ hạnh không có nghĩa là mình ép xác mình bằng cách này, bằng cách khác, mà ngay cả sự tu hành mà của mình, thấy cái thân mình nó có cái gì khổ thì ngay đó là mình đã khổ hạnh. Cũng như bây giờ ngồi tréo hai cái chân lên kiết già mà giờ nó đau quá thôi ráng ngồi, ngồi cho đúng giờ mới xả, thì cái khoảng mà đau đó thì cái người này đang khổ hạnh.

Cho nên cái khổ hạnh đức Phật đã xác định được là mình đã làm khổ thân mình. Cho nên đức Phật mới nói: "Đạo của ta thì không làm khổ mình, khổ người." Mà tại sao mình lại làm khổ mình? Mà mình làm khổ thì đức Phật đâu có chấp nhận. Các con có biết? Cho nên đừng làm cho nó khổ. Mà khổ, làm cho nó khổ tức là ép nó, tức là ép xác chúng ta. Chúng ta không có đạt được giải thoát mà lại đạt đến cái khổ của chúng ta. Cho nên khổ hạnh không đưa cho chúng ta đến sự giải thoát. Vì đó đã khổ rồi, còn gì nữa để giải thoát.

Cho nên phải hiểu biết như vậy. Cho nên chúng ta ngồi được ở cái mức nào đó thôi, chúng ta ngồi không ép, không tăng. Chừng mà chúng ta nhập định thì chúng ta truyền lệnh nó nhập chứ đâu phải chúng ta tập ngồi đó, mà để ngồi đến ba, bốn giờ đâu. Chừng chúng ta nói nó dùng Định Như Ý Túc, tức là cái định, chúng ta muốn định thì khi chúng ta có cái tâm thanh tịnh rồi thì chúng ta truyền lệnh, thì nó sẽ ngồi ba, bốn ngày, bảy, tám ngày, một tháng, hai tháng như không.

Còn bây giờ chúng ta có tập, chúng ta có ngồi được ba, bốn ngày không? Chưa chắc. Chúng ta chỉ ngồi có mười hai tiếng đồng hồ rồi cũng hết sức. Cái sự tập luyện của chúng ta thì sẽ ngồi được chứ không phải không, nhưng nó không dài đâu, không có lâu được.

Còn khi mà cái thân tâm nó nhập định thì chúng ta muốn một tháng, hai tháng gì cũng được. Nó ngồi được, nó ngồi bất động được. Cho nên cái mục đích thiền định của đạo Phật nó rõ ràng, nó cụ thể. Mà ngồi bất động như vậy nó không đau, không nhức, không thụng.

(01:16:32) Còn bây giờ các con cứ nhìn đi cái người nào mà ngồi chừng một, hai, ba tiếng đồng hồ đi, cho họ ngồi ba tiếng, hai tiếng hoặc là một tiếng đi. Thầy nói một tiếng, họ ngồi một hơi cái lưng họ xéo xẹo hà, người nào có giỏi thì ngồi cũng xéo hà. Là tại vì cái thân chưa có định cho nên nó không bất động, nên nó phải xéo, nó phải thụng thôi. Các con cứ lưu ý mấy người ngồi thiền đi, đầu giờ họ ngồi vậy, các con để ý coi, tới chừng mà gần xả các con thấy cái xương sống của họ trẹo que hà, nó không có thẳng đâu, nó không có đứng đâu. Cho nên họ không có định đâu.

Vì vậy đó là một cái sai, không có đúng. Còn chúng ta không có ngồi thì thôi, mà ngồi thì rất thẳng, dù có một phút cũng phải thẳng. Mà chứ không có ngồi thì thôi, chứ đừng có ngồi mà một giờ đầu thì thẳng, rồi sau lần lần rồi thụng, rồi xiên qua như vầy nữa, thì ngồi riết nó sẽ thành thói quen đó, thì hư hết rồi. Phải biết được cái chỗ tu của mình như vậy thì cố gắng mà thực hiện. Bây giờ về đây mà nỗ lực, cố gắng, có cái gì thì con cứ xin cô Út.

Còn cô Huệ Ân, con sao? Hôm nay con thấy như thế nào con? Con cứ ngồi đi con, đừng có quỳ, ngồi đi, ngồi cứ trả lời đi con.

Tu sinh Huệ Ân: Dạ thưa Thầy, nhờ sự nhắc nhở của Thầy với cô Út con thấy con rất nhẹ nhàng, con luôn luôn dùng pháp hướng, con luôn nghĩ chuyện này, chuyện kia hoài, nhờ pháp hướng.

(01:17:59) Trưởng lão: Con nhiệt tâm con nhắc, con nhiệt tâm con xả nó cho đến rốt ráo hoàn toàn. Cho đến khi mà con thị tịch, tức là con chết, con vẫn thản nhiên không có còn cái gì nữa thì tức là cái sức mà chuyển kiếp của mình nó vẫn tự tại, nó vẫn tốt chứ nó không có sao hết, mà nó thanh tịnh nữa. Nó làm cho mình rất an ổn, nó không còn khổ đau, nó không có hoành hoành cái thân của con nhiều.

Cho nên con cố gắng ở trong lúc này, bây giờ nó còn vững vàng trong những ngày giờ mà còn sống thì con cố gắng, con nhiệt tâm con xả sạch. Con nhắc cái tâm phải xả cho sạch, làm cho thật sạch, không có được còn cái tâm đó nữa. Không có nhớ thương con cái, không có lo gì hết, tụi nó đã lớn khôn hết rồi, con bây giờ có thương nhớ, con lo gì cũng không có được đâu. Cho nên hoàn toàn xả cho sạch. Đứa nào bây giờ nó cũng lớn, cũng khôn rồi, có đứa thì đi tu rồi, có đứa cũng có gia đình thì nó làm ăn rồi, thì bây giờ thì nó phải lo lấy đời sống của nó, con đừng để tâm đến chúng nó nữa, hoàn toàn là con xả cho thật sạch.

Quyết định là phải xả cho thật sạch thì trong cuộc đời này, thứ nhất là con sẽ lìa cho được cái Ngũ Triền Cái: Tham, sân, si, mạn, nghi. Cái thứ hai nữa là Thất Kiết Sử, đoạn cho dứt ra. Nỗ lực hằng ngày nhắc nhở tâm mình, để cho mình diệt cho sạch, ly cho hết thì mới yên tâm được.

Tu sinh Huệ Ân: Bạch Thầy, con cả tháng nay con đem về, cả tháng nay con hai thời, mỗi thời hai buổi ba mươi phút, con nghỉ ba mươi phút. Còn ban ngày thì con chỉ tu có một thời ba mươi phút, còn thời sau con lượm về.

Trưởng lão: Tỉnh thức.

Tu sinh Huệ Ân: Con lượm về con ăn con cắt, con cắt trái cam con ăn con cũng …​ con cũng ngồi một thời gian, ba mươi phút.

Trường lão: Cái đó là pháp chính đó con. Mình cứ lo mình làm cái gì đó thì mình cứ xả tâm. Nó làm cho mình vừa tỉnh táo ở trong cái hành động, mà nó cũng còn giúp cho mình xả tâm thì cái đó mới là quan trọng. Còn vấn đề ngồi, tối con ngồi một thời, hai thời, nương vào cái hơi thở để rồi mình cũng xả tâm chứ không có gì. Thì cái đó tùy theo khả năng con ngồi được bao nhiêu con ngồi, đừng có ép nó.

(01:20:19) Còn cái vấn đề mà hằng ngày con lao tác, con đi tới, đi lui chơi vậy thôi, con không làm gì thì con cũng nhớ, con cũng tỉnh thức nhắc cho mình trong cái hành động, đi tới, đi lui đó mà xả tâm đó. Con gọt nha đam để mà con ăn, thì lúc bấy giờ con cũng nhắc cho mình cứ như vậy là con đã tu rồi. Bởi Thầy nói cứ ôm pháp không cần phải chỉ có cái thời gian ngồi mới là tu, mà toàn bộ lúc nào chúng ta cũng ôm pháp mà chúng ta thực hiện pháp hướng thì chúng ta mới đạt được.

Tu sinh Huệ Ân: Dạ, thưa Thầy nhờ cô Út và Thầy luôn nhắc nhở con. Cho nên con thấy thân tâm con rất nhẹ nhàng không có phiền não nữa.

Trưởng lão: Bây giờ thì coi như là xong, các con còn có hỏi gì nữa không? Mười, Tú, Tám, Trang có hỏi Thầy gì nữa không con? Hay là nỗ lực thôi, nỗ lực âm thầm, không hỏi thì phải tu dữ. Còn hỏi thì người ta tu ít ít một chút, còn cái người nào không hỏi thì phải nỗ lực tu cho nhiều thì mới được, chứ không hỏi thì phải tu chứ.

Tu sinh: Thưa Thầy, cô Út nói tụi con chọn một thời để cô Út kiểm tra mà tụi con chưa có quyết định chọn…​

Trưởng lão: Con chọn cái thời nào mà buồn ngủ đó, thì con chọn cái thời đó để kiểm tra cho nó đừng có ngủ thì hay nhất. Chứ chọn cái thời mà không có buồn ngủ mà kiểm tra thì các con vẫn bình tỉnh không có buồn ngủ thì kiểm tra cũng như vậy thôi. Bây giờ chọn cái thời nào đó, tối buồn ngủ, nhất là lười biếng, buồn ngủ thì cái thời đó các con chọn để cô kiểm tra giùm cho con ma ngủ nó chạy giùm chứ còn không tụi này nó gục hết, không được. Có vậy thôi.

Thì bây giờ cứ chọn cái thời nào đó thì chọn hay là khuya dậy không nổi đó, thì nói cô làm ơn ra cô quất, cô lấy roi mây ra cô quất mỗi đứa một cây để nó tỉnh, để nó tu. Khuya đó cô Út ra, cô lấy roi ra, cô trị một hơi là sẽ tỉnh hết, có như vậy thôi hà. Thì thời nào các con cứ chọn đi thì cô Út sẽ ra cô, cô trị cho, thì nó sẽ được thôi.

Thì phải tập trung ở trong cái điện Phật ở ngoài trước đó cũng được, để mà nỗ lực tu tập. Một đứa ngồi một góc. Thì lúc bấy giờ đó sẽ coi đứa nào mà ngủ gục thì quất cho mấy roi, sau đó nó hoảng thì nó hết. Nhất là chọn giờ để phá hôn trầm, chớ không có gì hết, cần phải phá cái đó. Thì chọn trong cái buổi tối, khuya hay là buổi tối, tùy theo cái giờ nào mà các con thấy buồn ngủ đó thì tập trung nhau lại. Vô trong cái chùa, cái điện Phật đó chia một góc xa xa. Rồi thì chia mỗi đứa một góc mà đi kinh hành.

(01:22:38) Đó thì tập trung vô đó thì cô Út cô ra thì cô…​ Cô thì cô rút tầm vông, chớ không có thèm rút bê bảng gì hết, không có bê bảng mà cô rút tầm vông. Cô quất cho mấy cây là ớn chứ không có gì đâu. Bê bảng nó nghe nó bốp bốp vậy chứ nó êm, chớ cô rút tầm vông ra, nó mà thấy cây tầm vông là nó hoảng rồi, nó không dám ngủ nữa chớ đừng nói. Thì cứ vậy đó, các con cứ tập trung tu cho tốt, cứ chọn đi, có vậy thôi.

Mà nỗ lực thực hiện cái pháp xả cho nhiều thì mới tốt. Tuy rằng tập để phá hôn trầm, thì cái điều kiện để phá hôn trầm là siêng năng đi kinh hành thì nó cũng phá được. Nhưng mà quan trọng là chỗ xả. Dù đi kinh hành, dù như thế nào đi nữa thì phải quyết định là phải làm chủ cái tâm tham, sân, si của mình. Đừng để, nó muốn ăn thì đánh cho nó một trận, cho nó ớn, thì nó không thèm ăn nữa, nó sẽ ngán. Thì diệt nó mới được, chớ không nó thèm cái này, rồi nó leo thang, rồi nó leo thang nó thèm cái khác, nó sẽ thèm hoài, nó đòi hoài.

Cho nên diệt cho nó tận gốc mới được. Nhất là cái tâm mà ưa ăn bánh trái hoặc cái này, cái kia đó. Bởi vậy Thầy thấy cô Út mua bánh trái, mua bắp đồ về đó. Đã cơm rồi mà còn thêm bắp nữa thì ông nội ai ăn cho hết đâu. Rồi thêm củ lang nữa, rồi thêm bánh mì nữa, trời đất ơi, nó quá trời như vậy làm sao người ta ăn cho hết.

Chỉ còn có nước là đem trả hoặc là đem cho ai, chớ làm sao bây giờ. Thầy thấy cứ rội thêm hà. Đã ráng rồi, thôi dở cơm vậy thấy đủ rồi thì chừng đó người ta đi ra người ta sới, người ta xin cơm, người ta sới ra trong cái bát rồi là đủ rồi. Không cái này, lát thì rội bánh, rội trái đồ đủ thứ hết. Thầy biết mấy đứa này là mấy đứa đòi ăn, nó đòi ăn nên cô Út mới mua. Thầy biết liền hà, rội như vậy là Thầy biết liền.

(01:24:24) Cho nên vì vậy mà Thầy thấy, phải trị bằng cái nhiệt tâm thì nó mới hết cái này, mà cái này nó hết, thì nó xả được tâm tham.

Cái ăn là cái tượng trưng rất rõ ràng chứ không phải không đâu. Thầy nói thật sự cái tâm này còn tham, đâu có phải mình tham tiền, tham bạc đâu. Mà nội muốn ăn là thấy cục kẹo cũng muốn ăn, thấy sữa cũng muốn uống, thấy nước ngọt cũng muốn uống. Mình nuốt ba cái đồ độc đó vô thì cũng ham, có ngày mình cũng phải chết với nó.

Còn đối với Thầy thì thật sự ra mà cô Út đem cái ly côca ra, Thầy nói, thôi Thầy mà uống vô nó sẽ ói ra máu hết, không có được. Thầy muốn trả, nhưng mà thôi con đem lỡ thì thôi Thầy uống. Chứ không lẽ, nói là nói một lẽ chứ người ta đem ra, mình không uống thì người ta cũng buồn, người ta có lòng tốt mà, mới đem ra như vậy. Mai mốt có gì người ta không đem nữa lấy gì mà mình uống. Cho nên Thầy nói, được rồi để đó Thầy sẽ uống cho người ta vui lòng.

Thầy bao giờ cũng tùy thuận hết, nhưng mà điều kiện phải nói. Thật sự côca nó làm ở trong đó, nó đâu có làm đường ở trong đó đâu, nó làm đường hóa học, nó độc lắm, cho nên đừng có uống. Thầy bảo nhất là cái ga, coi vậy chứ nó độc lắm. Cho nên Thầy khuyên, cái gì ngon ngọt coi chừng nó có chất độc. Cho nên cô Út hôm đó làm cho Thầy một cây cao muối đậu mà Thầy ăn cho tới bữa nay. Hôm đó không biết ai làm cho Thầy một cây cao muối tiêu. Chắc có lẽ Thầy ăn đến hai năm nữa mới hết. Bởi vì muối không hà thành ra mặn, thành ra cứ bao nhiêu đó ăn với cơm thì thấy nó lâu thôi.

Cho nên đồ ăn thường thường là Thầy ăn những cái nó hiền hơn là cái đồ ăn mà chiên xào. Mấy cái đồ ăn mà ngon ngon đó, coi như bữa nào mà coi như là Thầy bỏ bớt chớ Thầy ăn không hết, phải bỏ bớt thôi chứ ăn không hết đâu.

Cái gì Thầy thấy đơn giản được thì Thầy thấy như rau lang luộc, Thầy chấm với muối Thầy ăn coi như xong. Còn mấy thứ đồ chiên xào Thầy thấy nó có dầu hoặc là có bột ngọt là Thầy để dành cho để ở ngoài đó cho con chó, con mèo nó ăn cũng được. Thôi mình ăn, mình nuốt vô cái này nó bệnh chết. Thân thể già rồi, cứ đem vô riết ba cái này thì nó già nữa.

Rồi đây mình viết chưa có rồi cái giáo trình Đạo Đức Nhân Quả mà mình lại tiêu đi thì không có ai mà viết. Cho nên Thầy, thường là những nước ngọt đồ này kia cô Út hay cho mấy đứa ngoài đó uống, thì cô Út đem vô cho Thầy. Thầy biết ở ngoài đó có uống, Thầy nói không có sai đâu. Hễ ở ngoài đó có uống là có đem vô Thầy hà.

Nhưng mà điều kiện coi như là Thầy biểu, thôi đừng có đem chi nữa, ở ngoài tụi nó làm cực thì cho tụi nó uống, làm gì thì làm chớ còn Thầy uống vô ba cái này ngọt chết, không có được. Nhưng mà thấy cô Út bưng vô, Thầy nói, để đó cho cô Út cô vui một chút. (01:26:50)

HẾT BĂNG