ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐÚNG - PHẬT TỬ LONG HẢI
ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐÚNG - PHẬT TỬ LONG HẢI
ĐƯỜNG LỐI TU TẬP ĐÚNG-PHẬT TỬ LONG HẢI
Ngày Thầy giảng: 14/08/2009
1- KHAI THỊ PHÁP TU GIỚI, ĐỊNH, TUỆ
(00:00) Sư Minh Trí: …Và ngày hôm qua mà Thầy xuống, vậy là con nói với chúng là Thầy xuống thì Thầy vẫn còn mệt, cho nên mình chưa tập được. Hôm nay con tranh thủ khi sáng mà con xuống, xuống đây đó là Thầy mừng, chào Thầy đi.
Thành thử ra là con có viết cái giấy tờ, hồi trưa khoảng một giờ mấy, con tranh thủ con xuống đây, xuống đây Thầy chưa về thì con cũng hơi nản một chút, không biết làm sao gặp Thầy đây? Con chỉ gặp Thầy là thưa với Thầy là con cũng muốn học theo Pháp của Thầy, vì sao? Vì con thấy quý thầy ở trên Thường Chiếu, thầy nào tu rồi cũng mang bệnh. Tại sao tu rồi cũng mang bệnh? Như chỗ đó, như người tu là không có bệnh, mà tại sao người tu, người nào cũng bệnh rề rề? Đến nỗi ông thầy gì là em của thầy Hòa Thượng, ông Sáng! Bị bệnh, đi rồi, chết rồi, mà ung thư chứ đâu phải!
Cho nên từ cái đó, con thấy, con còn phân vân lắm. Hôm nay con gặp Thầy, chỉ mong Thầy chỉ cho con một Pháp, con học với Thầy về cái Pháp đó.
Cái thứ hai nữa là mấy thầy ở dưới này, con về, trong những ngày mà con lên gặp Thầy thì con nói là Thầy Thông Lạc ở một chỗ ở, con thấy rất là đúng với Pháp của Phật là Thầy không có bành trướng ra ở chùa to Phật lớn, mà Thầy ở từ cốc này qua cốc nọ. Cho nên con thấy, thì mấy ông có bài bác con chỗ này: “Thầy Thông Lạc hiện nay là tu hơi lệch cái Định Không Tưởng của thầy Hòa Thượng.” Con mới hỏi tại sao thầy dám nói như vậy? Thì mấy thầy ấy cho biết là Thầy tu theo đường lối Diệt Tận Định. Còn thầy Hòa Thượng thì Định Huệ song tu, Định cùng với Huệ, Huệ cùng…Thành thử ra con cũng không rành chỗ đó.
Từ đó con mới tìm Thầy để hỏi, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con cái đó. Một cái thứ nhất là về vấn đề cái Pháp của Thầy tu. Một cái thứ hai là về cái đường lối của Thầy.
(02:17) Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói về đường lối của Hòa Thượng với đường lối của Thầy. Đường lối của Hòa Thượng là cái chiều rộng, nó không phải là chiều sâu, cho nên quý thầy phải bệnh tật. Cái chiều rộng nó, cái lời giảng của Hòa Thượng, cái chiều rộng chúng ta thấy, chúng ta đối xử này kia, điều đó đem đến cho chúng ta sự an ủi. Còn cái chiều sâu thì nhìn rõ ràng là Thiền Định Hòa Thượng dạy không có chiều sâu đâu. Nếu mà chiều sâu thì quý thầy không có bệnh. Có đúng không?
Bây giờ Hòa Thượng dạy như vậy mà chiều rộng để mà chặn đứng người ta đừng có tu theo tà pháp ngoại đạo mà thôi. Chứ không khéo người ta tu Thiền xuất hồn hoặc thiền này kia, rồi đủ loại hết. Người ta có đi đến đâu mà nhiều khi người ta trở thành… những cái thiền tai hại, phải không? Hòa Thượng đã có chiều rộng để mọi người ta thấy đây là Chánh Pháp như vậy, như vậy đó.
Nhưng mà chiều sâu, là người nào thực hiện chiều sâu? Chiều sâu phải đi từ Giới, Định, Tuệ. Cho nên cái người tu Giới, Định, Tuệ, Giới là Đức Hạnh, Đức làm người và Đức làm Thánh. Thầy nói như thế này là một vị Thánh Tăng thì làm sao mà ăn ba bữa như người phàm phu. Ăn một bữa là đúng với Thánh chứ, bởi vì không còn tham đắm. Ngay chỗ ăn đó là cái dục rồi, phải không?
Mà quý vì còn chiều ăn, sáng ăn rồi uống sữa, uống này kia thì như vậy rõ ràng là còn chạy theo cái dục của khẩu nghiệp của mình chứ gì? Như vậy là quý thầy bây giờ, Phật tử cung cấp này kia, cúng dường nhiều quá, rồi ăn không hết, mập ù thành ra phải bệnh thôi chứ sao? Bệnh là do cái ăn mà bệnh chứ. Còn người ta ăn một bữa làm sao người ta bệnh được! Như Thầy bây giờ ăn một bữa, quý thầy so với Thầy ăn một bữa được không? Mà Thầy giải thoát! Sáng Thầy khỏi ăn, Thầy ngồi chơi thanh thản. Tu hành đâu phải ngồi thiền loại đó đâu, loại thiền ức chế, cái hình thức thiền đó, để giữ người ta đừng có đi vào cái đó chứ nó không có đi sâu được đâu.
(04:18) Còn Thiền của Phật- người ta vừa tỉnh thức ở đây thì người ta xả tâm, người ta không có để cho đi vào chỗ phạm. Bây giờ Sổ tức này, Tùy tức, đều là thiền ức chế. Mà Thiền của Phật dạy, Định Niệm Hơi Thở Phật dạy, cũng hơi thở, mà Phật dạy như thế nào? Dạy rất rõ, Đức Phật, thí dụ như dạy rất rõ là như thế nào? “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra”, tức là không phải là mình để tự ngầm trong đó, mình hít thở ra, thở vô, mà phải hướng tâm nhắc nó, tác ý ra.
Mà mình nói mình tác ý ra, mình bị động sao? Lẽ đương nhiên là chúng tôi muốn tu cái định “Diệt Tầm, giữ Tứ”, tức là diệt cái vọng tưởng đó thì tôi cần phải tác ý ra. Mà tác ý ra không có nghĩa là tôi cái tác ý cái chỗ này- tác ý để mà tỉnh thức trong hơi thở- đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai thì Đức Phật dạy tiếp, chúng ta thấy rất rõ là: “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra”. Cái "hơi thở ra" và "hơi thở vô" là để chúng ta tỉnh thức trong hành động của hơi thở, nhưng "ly tham" chính là chỗ xả tâm.
Còn bây giờ mình biết hơi thở ra, hơi thở vô mà mình không ly cái gì hết thì tức là ức chế cái tham, sân, si của mình rồi. Cho nên cuối cùng quý thầy tham ăn, tham ngủ…đủ loại, cho nên quý thầy vẫn ngơ. Bây giờ quý thầy có ngồi ba, bốn tiếng đồng hồ, quý thầy vẫn gục. Càng ức chế, quý thầy là tự làm khổ mình chứ đâu có gì là giải thoát, phải không? Con thấy không?
Cho nên Phật dạy Định Niệm Hơi Thở chứ đâu phải là Quán Sổ Tức Quan. Con không có đọc những cái, bởi vì con chưa có duyên gặp Thầy, con sẽ đọc sách của Thầy, con sẽ thấy Phật dạy như thế nào, Thầy dạy như thế nấy. Thầy đi con đường này, Thầy đã thấy rõ. Cho nên ở đây muốn giải thoát hay là tu ăn, tu ngủ? Hay là muốn tu "chùa to tháp lớn" hay "Phật lớn"? Nếu mà "chùa to Phật lớn" thì mình dính mắc rồi, mình đâu xả bỏ được. Như vậy là mình là nhà giàu rồi.
(0606) Vô thấy cơ sở của quý thầy, thật sự ra từ cái thất của quý thầy, Thầy nói thật sự ra cái nhà giàu, họ cũng thua. Còn ăn uống thì nhìn cái giường chõng của họ mà để nào sữa, nào bơ, này kia. Thầy nói thôi rồi, cái chuyện này quý thầy tu ăn, tu ngủ, tu thực phẩm, tu giàu sang chứ đâu phải quý thầy tu giải thoát! Giải thoát thì quý thầy bỏ, phải ở hang, ở rừng, ở núi, ở chòi tranh, vách lá mới là giải thoát chứ! Quý thầy tu cái kiểu này là quý thầy chôn chặt mình ở trong dục lạc thế gian rồi.
Thầy qua thăm thầy Phước Hảo, giở cái giường lên, nào sữa, nào này kia, đủ thứ, cho nên thầy bệnh là phải. Mà thầy đâu có ăn được. Rõ ràng là Phật tử cúng dường mà thầy ăn được, thầy ăn gạo lứt, muối mè à. Nhưng mà sự thật ra, cúng dường thì thầy để đó, rồi để cho người này, người kia chứ thầy đâu có ăn được. Nhưng mà để đó làm gì?
Cuối cùng đó là, Thầy nói, Thầy nhìn thấy cái sai, ăn uống của quý thầy quá sai. Sáng này, trưa này, chiều, lao động, còn thêm uống nước này kia nữa. Trời ơi! Ăn còn sung sướng hơn người ngoài đời nhiều! Mà trong khi mình có làm cái gì ra tiền đâu, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt người ta cúng dường?! Quý thầy sẽ thọ tội này! Thầy nói thẳng nói thật.
Bởi vậy cho nên Phật dạy chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở. Nghĩa là nương vào hơi thở để tỉnh thức xả tâm, chứ không phải nương vào hơi thở để mà ức chế tâm.
Sư Minh Trí: Dạ, hai cái đó. Không có sai.
2- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ VÀ PHÁP HƯỚNG
(07:31) Trưởng lão: Cái đó sai mà. Phật dạy:
“Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra”.
“Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô. Quán ly sân, tôi biết tôi thở ra”.
Thì chữ "ly sân", "ly tham" này là cái xả tâm, nó là cái pháp hướng mà trong kinh Phật dạy, gọi Như Lý Tác Ý. Như cái lý của Đạo mà tác ý nó ra để mà cho nó hết tham, sân, si.
(07:50) Cũng như bây giờ con ngồi thiền, phải không? Con ngồi, con hít thở, con nói: "Tâm như cục đất, tôi biết tôi đang thở". Con chỉ cần nói vậy thôi! Mà đất thì nó không sân, không si, ai chửi, ai mắng, nó đâu có giận hờn, mà tâm mình như cục đất thì là giải thoát chứ gì! Con hiểu không?
Mà bây giờ mà cứ ngồi hít thở và không nói nó như cục đất thì nó làm sao nó biết đâu mà nó như cục đất- cái tâm của mình- chứ. Mình phải có cái lệnh truyền, mình huấn luyện cái tâm của mình, chứ khi không mà nó trở thành thuần thục sao được! Cái tâm này là cái tâm tham đắm, cái tâm giận hờn, cái tâm phiền não mà muốn cho nó đừng tham đắm, đừng sân hận, đừng phiền não thì phải ra lệnh, phải điều khiển, phải hướng dẫn cho nó, thường nhắc nhở nó, cho nên bây giờ nhắc nó làm theo.
Còn bây giờ không nhắc, nó cứ ngồi ỳ như là mình ức chế nó vậy. Mình nói bây giờ mình thấy các pháp như mộng, như huyễn, như hóa đóm. Đó là lối mình trốn tránh thôi. Còn bây giờ người ta đang ngồi, người ta đâu có thấy nó là hoa đốm, hư không gì, người ta không thấy. Nhưng mà ta biết cái tâm nó ngủ ngầm trong này. Tham, sân, si nó đang ngủ trong này nè.
Bởi vì cái tâm phải ly ra: "Tâm như cục đất, không giận hờn nữa nha!" Phải không? Con thấy không? Mình nhắc nó như vậy, mai mốt người ta chửi, nó không giận hờn. Bởi vì cái đó là lực Đạo, cho nên: "Dẫn tâm vào Đạo, chứ dừng dẫn Đạo vào tâm!". Dẫn tâm trở về sự giải thoát- ly tham, ly sân, ly si.
Còn mình "dẫn đạo vào tâm" là mình học cho nhiều, mình nghe băng cho lung. Nhưng mà cuối cùng không có tập giải thoát. Cho nên gì vậy mà cứ lo ăn, lo ngủ, lo chùa to, tháp lớn để cuối cùng quý thầy nô lệ cho cái vật chất, quý thầy chết.
(Mấy giờ rồi?)
3- TU TẬP GIỚI LÀ LY DỤC, LY ÁC PHÁP
(09:31) Thì con mới thấy tại sao quý thầy đau? Ăn cho nhiều, thì nó phải đau thôi! Phật tử cúng cho nhiều, ăn cho nhiều.
Chứ còn Thầy ăn một bữa, làm sao Thầy ăn nhiều được? Cái gì Thầy cũng ăn một bữa thôi! Uống cũng vậy, một bữa. Tức là Thầy giải thoát hoàn toàn, ngay cả ăn Thầy giải thoát, ngay cả ngủ Thầy tập, Thầy cũng giải thoát- không còn si.
Do đó, từ đó, bởi vì Phật nói: "Ta nói Giới Luật tức là Ta nói tâm ly dục, ly ác pháp". Người giữ gìn Giới Luật, tức là người ly dục, ly ác pháp.
(10:00) Mà bây giờ quý thầy không giữ gìn Giới Luật, Giới Luật phá sạch, bẻ vụn Giới ra. Trong Giới Luật, Phật dạy người tu sĩ mà ăn phi thời, nghĩa là ăn một bữa thì được, mà ăn nhiều bữa, tức là phi thời thì người đó sẽ bị đọa địa ngục.
Tội Ba Diệt Đề mà, định cho cái tội của người đó mà. Thật sự họ đọa địa ngục, họ phải đau đó, đau là địa ngục chứ cái gì? Nó khổ sở! Đó, thì con thấy không?
Cho nên vì vậy mà khi đó người tu sĩ phải ăn ngày một bữa, không ai mà ăn hai, ba bữa, mình còn tham đắm cái gì? Bỏ hết rồi, mình còn gì? Đời mình vứt hết rồi, bây giờ mượn cái Đạo để mà làm cuộc đời sao?
Rõ ràng là quý thầy mượn Đạo, lợi dụng Phật tử, gạt gẫm Phật tử, lừa đảo Phật tử lấy tiền để tạo cái giàu sang, cái danh lợi. Thậm chí như làm việc từ thiện. Sao bây giờ nhà nước không kêu, mình không mang tiền đi cho những người nghèo? Để đợi người ta kêu, mình đi làm, làm để cho người ta khen, người ta nói mình từ thiện này kia, con thấy cái này đâu phải là từ thiện của họ đâu?!
Bây giờ không lẽ trong cái tỉnh này lại không có người khổ sao? Tại sao mình không dành dụm tiền ăn của mình, để mà đi tìm những người mà trong cảnh khổ, để mình giúp họ. Đợi ngoài kia bị bão lụt hay này kia rồi, nhà nước kêu gọi chùa này, chùa kia hoặc giáo hội phải tập trung kêu Phật tử này kia, đóng góp để cứu trợ người ta. Bắt đầu đi ra, kêu gọi là mượn cái đó làm danh của mình, vậy thôi có gì đâu! Có phải từ thiện không? Nếu thương người thì phải thương luôn luôn chứ, tại sao đợi người ta gọi mình mới đi làm, phải không? Có đúng không? Con thấy, bởi vì cái đó là cái sai.
Còn bây giờ mình nói mình dựng lên chùa chiền này kia, cho nó sang, đẹp đẽ, để làm cảnh quan lịch sử hoặc cái này, cái kia nọ. Mình nói, mình luận như vậy chứ sao! Tu hành là làm sao, tôi tu là tôi phải làm như vậy, chứ không thể nào tôi tạo cảnh quang cho mấy người đi tham quan. Tôi đâu có lệ thuộc vào cái chỗ đó, nói bây giờ làm như vậy là nó trở thành những khu văn hóa. Tôi không cần, văn hóa của dân tộc là đơn giản là thuần, thuần thục của nó đơn giản nhất. Phật Giáo là như vậy, chứ không phải Phật Giáo là cất chùa to, Phật lớn đâu! Nhất định tôi không bị lệ thuộc cái này. Như vậy là mình mới giải thoát. Còn mấy ông bắt tôi thế tục hóa mà, người giàu có nhà lầu, ông thầy chùa cũng có nhà, cũng sang giàu, đâu phải!
4- GIỚI LUẬT LÀ ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI VÀ ĐẠO ĐỨC LÀM THÁNH
(12:26) Sư Minh Trí: Dạ bạch Thầy, thưa với Thầy cái câu này thì còn chưa nghe Phật nói, nhưng mà ở thế giang nói, cũng phổ biến: “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, cái đó có đúng không là cái thứ nhất?
Cái thứ hai nữa là trong cái thời gian mà con lên Thầy, cách đây cũng hơn hai năm, cái khoảng giữa thời gian đó, con có đọc tờ báo Giác Ngộ là không biết Thầy kêu gọi hay là Phật tử kêu gọi? Mà trong tờ báo Giác Ngộ có kêu gọi là để làm công tác từ thiện, để cho chùa Am ở Trảng Bàng. Cái đó con có thấy nhưng mà hôm nay và tờ báo nó đã lạc mất rồi, con hôm nay, cái ý con muốn gặp Thầy để hỏi, cái đó có hay không?
Trưởng lão : Không có.
Bởi vì trong vấn đề về tờ báo Giác Ngộ, Thầy cũng có từng đọc nhưng mà Thầy thấy quý thầy thường thường là ở trong cái tưởng giải, kiến giải, họ viết nhiều quá, cho nên nhiều khi ca ngợi những cái không đúng cái cách của Đạo Phật, nó rất sai.
Còn cái nói mà pháp thế gian, pháp xuất thế gian với thế gian nó không thể lìa nhau được, cái đó đúng. Bởi vì người tu sĩ là phải giữ cái Đức Hạnh để cho cái người cư sĩ, người đời, người ta nương vào đó người ta xả, người ta được giải thoát.
Còn người tu sĩ mà không giữ được hạnh của mình, xâm nhập mà sống như người đời, mình gọi là độ người, cái đó là sai, không đúng.
(14:25) Mình phải lấy Đức Hạnh mà làm gương cho người khác. Đức Phật Ngày xưa, tu xong rồi, Đức Phật đâu có phải ăn uống phi thời! Vẫn giữ hạnh, Đức Hạnh của mình mà, bởi vì nó thuộc về Đức Thánh. Vì vậy mà người ta mới cung kính, người ta kính trọng, người ta tôn trọng
Còn mình bây giờ mình như người phàm phu làm sao người ta kính trọng. Chỉ mình nói láo, gạt người ta thôi. Bằng cách mê tín hoặc bằng cách luận cái này, cái kia để cho người ta thấy có đúng cái lý để người ta theo, để người ta cúng dường vậy thôi. Cái đó là cái, không có lìa pháp thế gian, bằng cách là họ đi vào trong thế gian.
Sự thật chúng ta độ thế gian bằng Đạo Đức. Đây Thầy nói câu chuyện như thế này để con thấy. Ngày xưa trong cái thời tiền kiếp của Đức Phật là Đức Phật tu trong cái hạnh tu nhẫn nhục, là một vị tiên nhân tu hành nhẫn nhục. Ngài ngồi tu dưới cội cây thì có một nhà vua đi săn nai. Ngài đuổi con nai chạy ngang qua đó, đến khi mà nhà vua đến gặp Ông Phật mới hỏi vậy chứ ông ngồi đây tu, ông có thấy con nai tôi đuổi, nó chạy ngang qua đây không? Thì Ông Phật làm thinh, không nói. Ông vua hỏi ba lần, vị này làm thinh không trả lời, vua tức giận. Bởi vì ông là nhà vua, tại sao coi rẻ, ông hỏi không trả lời, coi như khinh rẻ ông, ông mới tức chứ sao?
Cho nên ông rút gươm chặt tay, khoét mắt. Cuối cùng thì ông thấy cái việc mà làm cho ông này như vậy, tay chân bị chặt khúc và hai con mắt bị móc ra rồi thì nhà vua cũng có hối hận, nhà vua mới hỏi ông: “Tôi đã chặt tay ông và móc mắt ông như vậy, ông có giận tôi không?” Thì vị tiên nhân này mới nói: “Nếu mà tôi có giận, thù oán bệ hạ thì mắt tôi sẽ rời ra luôn, không có dính lại. Mà nếu tôi không giận thì nó sẽ dính lại”. Thì ngay sau đó nó dính lại. Tai mắt của vị tiên nhân dính lại hết.
(16:17) Nhà vua phục quá cho nên quỳ xuống đánh lễ vị tiên nhân đó, tức là tiền thân Đức Phật và xin làm đệ tử của vị đó. Thì con thấy như vậy là dùng thần thông để độ người chứ đâu phải dùng Đạo Đức độ người, cái đó cái sai. Rõ ràng là tai mắt của mình bị chặt mà giờ nó dính liền lại, không phải thần thông hay sao? Cái đó là cái sai. Hướng dẫn người ta bằng cái sai là không đúng Đạo Đức.
Còn riêng Thầy nếu mà nhà vua hỏi, bởi vì chính cái hành động mà làm thinh đó, làm cho người ta bực tức, người ta tạo thành ác pháp. Do ai mà làm ác pháp này?
Nhà vua chặt tay người đó, móc mắt người đó, do ai làm? Có phải là cái vị tu sĩ đó làm sao? Mình ngồi làm thinh, người ta mới tức, người ta chặt mình chứ! Nếu mà mình nói rồi, sao người ta chặt?!
Bây giờ cái vị tu sĩ đó chỉ cần trả lời như thế này là đúng là Đạo Đức đàng hoàng, mà nhà vua cũng rất phục, mà nể nữa, mà thực tế, cụ thể. Chứ những cái thần thông, bịa chuyện đó, chưa chắc đã làm chuyện đó.
Vị tu sĩ đó nói với nhà vua thế này: “Kính thưa bệ hạ (hoặc kính bệ hạ) tôi là một vị tu sĩ, tôi thọ hai Giới, Giới không vọng ngữ và Giới không sát sinh. Nếu tôi chỉ bệ hạ con nai ở đâu đó, thì bệ hạ giết con nai, thì tôi mang tội sát sinh.
Nếu tôi nói gạt bệ hạ, bệ hạ đuổi theo mà không có con nai, thì tôi mang tội vọng ngữ. Thì xin nhà vua xét lại, một người tu sĩ mang trong mình, thọ hai Giới như vậy, thì tôi làm sao? Tôi nói như thế nào?
Nếu nhà vua thông cảm thì tha những lỗi lầm gì mà tôi đã không làm gì vừa ý nhà vua. Còn nếu mà nhà vua không thông cảm thì xử sao tôi cũng xin chấp nhận. Vì tôi là người tu sĩ, thọ Giới tôi phải giữ gìn, không thể nào tôi chỉ bệ hạ được, cũng không thể nào dối gạt bệ hạ được, mong bệ hạ hiểu.”
(18:16) Con làm nhà vua, con có thể chặt tay, móc mắt Thầy không? Khi một người tu sĩ đã nói vậy, mà rất kính phục. Kính phục vì Giới Luật người ta giữ nghiêm túc, Đạo Đức người ta ở chỗ đó. Con hiểu không? Còn này mình thể hiện thần thông để độ người. Cho nên khi mà nghe Thầy giảng, Thầy nói câu chuyện này, nói là tiền thân Đức Phật, cái câu chuyện bịa đặt của các nhà Đại thừa. Gạt người ta, làm cho người ta gây ác pháp, mình làm thinh để tạo cho người ta tức giận, người ta mới chặt tay mình.
Do ai mà người ta tức giận? Có phải là ác pháp? Chặt tay mình do ai mà chặt tay? Tức là ác pháp, mình tạo cho người ta ác. Mình là người tu, sao mình tạo cho người ta làm khổ người ta vậy, phải không? Như vậy là sai.
Rồi cái người đó luận: “Bởi vì Bồ Tát phải lựa cách thức để độ chúng sinh, cho nên khi đó mới hiện thần thông, cho tay chân mình lành lại, nhà vua mới phục”. Nói độ, như vậy là lấy thần thông độ người ta. Như vậy là thầy bùa, thầy chú, nó luyện bùa, luyện chú, nó cũng có thần thông, như vậy là nó cũng độ người ta sao? Nó gạt người ta để nó làm tiền chứ! Ông này cũng đâu phải là người tu chân chính đâu! Con hiểu chỗ Thầy nói chưa?
Bởi vì đạo Phật đi vào trong cái Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện, phải không? Mà cái thiện là cái lành: "Không làm khổ mình, không làm khổ người", không tạo cho người ta ác.
Bây giờ hai người chửi lộn nè, phải không? Thí dụ như Thầy chửi con nè, con chửi Thầy nè. Đó là ác pháp rồi, ác pháp càng tăng, hễ chửi nhau, lúc sau thì đánh nhau, đánh nhau thì chém nhau. Có người đi nằm nhà thương, có người phải đi ở tù, có không? Bởi vì tức giận nó càng đi lên.
Còn bây giờ một người chửi mình mà mình nhẫn, mình không chửi lại họ, tức là mình không gieo cái nhân ác. Và đồng thời cái quả của mình tiền kiếp, người ta mới chửi mình đây, chứ không có thì làm sao gặp nhau chửi đây? Cho nên họ chửi mình mà mình lại không giận, tức là mình không làm khổ mình. Mình không chửi lại họ, tức là không làm họ khổ thêm nữa, con hiểu cái chỗ đó?
Cho nên làm, Đạo Đức là hàng đầu của Đạo Phật- "Không làm khổ mình, không làm khổ người", thì mình tu như vậy mới Đạo Đức chứ! Mà Giới Luật của Phật là hoàn toàn dạy Đạo Đức, dạy Đạo Đức toàn bộ, thế mà người ta không học Đạo Đức.
(19:51) Thôi bây giờ Thầy đem một cái ví dụ để cho con thấy Đạo Phật dạy Đạo Đức rất rõ. Đức Phật dạy Giới Luật phải không? Mà nói về Giới dâm, bây giờ đối với người cư sĩ thì Đức Phật dạy là không có được tà dâm. Nghĩa là có chồng, có vợ rồi, không được mà đi lấy người này, người kia, phải không? Đức Phật cấm như vậy, thì người cư sĩ không có tà dâm, còn dâm nhưng mà không tà dâm. Như vậy rõ ràng con thấy con người là một động vật như bao nhiêu động vật khác. Mà con người mà còn dâm, mà không biết xấu hổ, đụng chỗ nào dâm chỗ nấy, thì cái này là con thú vật. Con thú vật, con thấy nó dâm, chỗ nào nó cũng dâm được, nó không biết xấu hổ. Con người phải biết xấu hổ, che kín đáo, phải không? Con vật thì không biết cha mẹ, anh em, chị em, phải không? Con người thì biết anh em, cha mẹ, chị em thì không có dâm bậy, có phải vậy không? Cho nên vì vậy mà con người còn tà dâm lấy người này, người kia mà làm cho, đối với vợ con mình hay đối với chồng, thì như vậy có nghĩa với nhau không?
Phải không? Đâu có nghĩa, tình nghĩa vợ chồng thì phải chung thành với nhau chứ! Sao lại đi lấy người này, người kia, con vật sao? Phải không? Cho nên Phật cấm tà dâm, đó là dạy Đạo Đức con người, dạy Đạo Đức, con người có Đạo Đức thì con người mới thoát ra cái hành động của con thú. Con hiểu chưa?
Nếu mà mình không có tà dâm thì mình là con người. Mà mình còn tà dâm, dâm người này, người kia thì mình là con thú chứ sao! Chứ đâu là con người được! Phải không?
Bây giờ đến vị tu sĩ, phải không? Thì đoạn dâm, không được dâm. Thánh Tăng mà làm sao còn dâm, mà anh còn dâm sao được!?
Vậy mà có mấy ông thầy chùa có dâm, thấy con gái còn thích nhìn, giỡn hớt với mấy cô nữ thì như vậy là dâm. Thầy thấy mấy ông thầy nhỏ nhỏ đi với mấy cô nữ là giỡn hớt với mấy cô Phật tử nữ. Như vậy là rõ ràng là tâm dâm còn. Rồi ngó, nhìn, nói chuyện cười cợt nhau, điều đó là điều dâm hết.
(22:06) Đức Phật bảo là thấy người nữ, đừng nhìn, đừng lại gần, đừng có thấy. Thế mà họ tiếp nhau, họ nói chuyện nhau. Bởi vì nam, nữ nó dễ cuốn hút nhau lắm, cho nên nó sinh ra chuyện tầm bậy, tầm bạ, lén lút nhau. Mai mốt báo chí, công an nó mở ra, nó đăng lên tin này, tin kia, đem bao nhiêu ông thầy làm chuyện tầm bậy, tầm bạ, nó đâu có tốt lành gì.
Mà Thầy thấy hầu hết bây giờ quý thầy mà học trường cơ bản này kia, Thầy thấy quý thầy mà lên trên cái khu vực này tu, đi với đám Phật tử nữ. Trời ơi! Quý thầy tuổi nhỏ, đứng giỡn với đám Phật tử, tu hành như vậy mà còn cái gì nữa!?
Thầy nói thật sự là quét sạch cái tụi này ra hết, thà là không tu, tu thì phải đàng hoàng. Giới Luật, Đức Hạnh đàng hoàng. Mấy người làm như vậy là phỉ báng Phật pháp, Thầy không chấp nhận. Bởi vì cuộc đời Thầy nói thật sự ra, Phật pháp nó suy hết rồi, vậy giờ làm sao bây giờ đây? Nếu mà không nói ra sự thật này thì ai nói?
Hòa Thượng thì dễ, đối với Giới Luật thì Hòa Thượng quá dễ dãi. Hòa Thượng viết ở trong báo Giác Ngộ, Hòa Thượng nói Giới nào giữ được thì ráng giữ, Giới nào giữ không được thì thôi. Trời đất ơi! Vậy thì xong rồi còn gì!? Con có đọc báo Giác Ngộ, con có thấy bài đó không?
Phật tử : Dạ có, mà chính là thầy giảng cũng có, thầy Hòa thượng cũng có nói. Bây giờ trong năm Giới, thầy nói bây giờ nếu mà cư sĩ tại gia, thì nghĩa là thọ trong năm Giới, nhưng mà Giới nào giữ được thì giữ, còn Giới nào giữ không được thì thôi.
Trưởng lão: Nói như vậy, bây giờ phải, Hòa thượng nói như thế này đúng nè, Giới nào giữ không được, ráng mà giữ. Còn Giới nào giữ được thì phải giữ hoài hoài thì nó mới được, đừng có để nó phạm. Còn có Giới nào mà chưa giữ được thì ráng mà giữ. Còn cái này đã giữ được rồi mà ráng giữ được là sao? Đã giữ được rồi, mà còn ráng cái gì!
Hòa thượng nói câu đó không đúng đâu! Minh Trí cứ nghĩ coi Thầy nói có đúng không? Hòa thượng phải nói, bây giờ Giới nào giữ được thì giữ gìn cho nó đừng có phạm. Giới nào giữ không được thì phải ráng mà giữ. Cái ráng là tại vì mình giữ không được mới ráng. Giữ được mà còn ráng cái gì, phải không, con thấy không?
(24:18) Tại vì mình nghe, thường mình không lưu ý thôi, thì mình lướt qua thôi, mình tưởng nó thường. Sự thật cái Giới , tôi chưa giữ được, hôm nay tôi phải giữ, ráng cố gắng giữ cho được. Còn cái Giới kia, giữ được thì nó bình thường thôi, hàng ngày tôi ráng tôi sống đúng vậy thôi, khỏi cần ráng gì hết, phải không? Mình giữ được.
Thành ra cũng một lời nói, nhưng mà lời nói đúng mà lời nói chưa được đúng, mà nghe lướt qua thì nghe nó như là đúng, mà sự thật nó không đúng như lời nói.
Mà Hòa thượng coi Giới rẻ quá, Đạo Phật rẻ quá. Rẻ quá, cho nên chúng ta bị bệnh hết, bệnh hết mà Đức Hạnh không có. Chuyên môn học, chuyên môn nói, chuyên môn lý luận thôi. Nhưng mà Hòa Thượng gọi Thầy là ngoại đạo mà, nhưng ngoại đạo mà Thầy sống đúng Giới Luật của Phật
Minh Trí : Hồi trưa con ngồi, con ăn cơm, con có nói với bà bạn con, con nói là Thầy Thông Lạc và Thầy Hòa Thượng, nhưng mà Thầy Thông Lạc đi đường lối từ thấp đến cao: Giới, Định, Tuệ. Giới là hàng rào giữ, Định là cái tâm của mình định tại chỗ mới phát ra Huệ, thì chính là ở đó, Đức Phật cũng dạy cái đó mà.
Nhưng mà Thầy Hòa thượng lại nói khác. Thầy Hòa Thượng nói: "Định, Huệ song tu", trong đó: Định có Huệ, Huệ có Định. Nhưng mà cái đó thì con thấy cũng được. Nhưng mà có một cái là Thầy Hòa Thượng không nói về: Giới, Định, Huệ mà nói cái chỗ là "Định, Huệ song tu".
Trưởng lão: "Định, Huệ song tu".
Sư Minh Trí: Dạ, cái đó. Cho nên quý thầy ở dưới này là cũng hơi, con nói ở đây cũng hơi phạm Thầy chút xíu. Quý thầy ở dưới này cũng có bác cái đường lối tu của Thầy. Cho nên con không chịu, nhưng mà còn không dám nói, bởi vì con không có, về giáo lý là con nắm không vững. Thành thử ra còn không dám nói, chứ con thấy cái đường lối của Thầy tu con thấy, con chịu.
(26:17) Mà chính là hồi trưa con có nói một người cư sĩ nữ, cái người cư sĩ nữ đó cất cái am ngoài này, đường đi vô đó. Thì nói là chưa biết Thầy, nhưng cũng muốn gặp Thầy. Con nói là Thầy tu một cách đơn giản lắm, chứ Thầy không có làm hình thức bên ngoài đâu, mà để thu hút khách đâu! Không có! Thầy tu rất đơn giản, cho nên từ chỗ đó con mới chịu Thầy.
Trưởng lão: Ngày mai Thầy sẽ đi lên thăm chỗ Minh Trí, giờ Thầy đi về.
Sư Minh Trí: Dạ. Con nghe Thầy nói lời đó, con hết sức là, con không biết sao nói với Thầy, Thầy rất từ bi với con.
Trưởng lão: Con uống miếng nước đi con! Ngày mai con xuống đây, sáng xuống rồi Thầy sẽ đi với con, lên đó với con.
Sư Minh Trí: Dạ. Thưa bạch Thầy là con có dặn ông xe ôm, ông ở ngoài này này, sáng mai ông đến đây, ông chở Thầy, vậy được không Thầy?
Trưởng lão: Được.
Sư Minh Trí: Dạ. Con có dặn, hồi cỡ khoảng hai giờ mấy, con ra ngoài Phước Hải, con gặp ông, con nói thôi vô đây chơi chút. Ông vô thì con nói không biết chừng nào Thầy mới về, thành thử con đợi Thầy không được cho nên con mới nói thôi bây giờ nếu trong trường hợp mà ông vô đây thì ông chở Thầy, thì ông chịu đó Thầy. Như vậy là sáng mai cỡ khoảng sáu giờ ông ấy vô.
(27:56) Trưởng lão: Rồi, sáu giờ vô đi.
Sư Minh Trí: Dạ. Sáu giờ ông ấy vô, ông chở Thầy. Con có viết một cái giấy, con để lại đó Thầy.
Trưởng lão: Có. Hồi đó chú Mật Hạnh có đưa Thầy đọc, Thầy nói thôi! Lâu gặp mấy con quá, có duyên Thầy về, Thầy thăm ở đây, Thầy nghỉ mát ở đây. Sau những ngày Thầy nghỉ ở đây, Thầy soạn bộ giáo trình Đạo Đức Nhân Quả. Do đó thì Thầy mới về, Thầy nghỉ ở đây trong mười hôm thì Thầy đi. Bởi vì Thầy ở đây thì thấy sợ Phật tử tập trung đông quá rồi Thầy làm đào kép hát cho họ nghe thôi. Chứ thật sự ra không phải là chuyện dễ cho họ tu đâu.
Thầy hiểu điều đó, cho nên vì vậy mà Thầy muốn yên ổn, chứ trong giai đoạn này độ thì nó cũng khó. Vì pháp môn của Hòa Thượng để giữ người ta ở trong cái chiều rộng đó đi. Sau này khi Hòa thượng tịch rồi đưa vào Giới, Định, Tuệ của Phật, thì người ta sẽ đi vào chiều sâu.
Bởi vì Giới thì nó y dục, ly ác pháp, mà ly dục, ly ác pháp là chúng ta nhập Sơ Thiền. Cái thiền đầu tiên nó không phải ở chỗ ngồi hít thở hoặc chỗ nhiếp tâm dừng vọng tưởng. Mà do chỗ ly dục, ly ác pháp, con thấy ly dục, cái lòng ham muốn của mình hết, phải không? Ác pháp không còn nữa, Tham, Sân, Si không còn nữa thì không phải giải thoát sao? Nội cái Sơ Thiền này đã khó khăn rồi, còn ba cái thiền lỉnh kỉnh như Nhị Thiền, Tam Thiền đó thì dễ lắm.
Đức Phật đã nói mà, khi Giới Luật mà nghiêm chỉnh rồi, mình thanh tịnh được Giới rồi, tâm mình thanh tịnh rồi thì những cái định đó, mình nhập “không có mệt nhọc, không có khó khăn”. Đức Phật đã nói là chỉ cần ra lệnh thì nó vô chứ có gì đâu phải ngồi tập chi cho cực. Thầy dạy mấy con, sau này mấy con quyết định đi cái lộ trình của Đạo Phật thì mấy con sẽ giải thoát như lời Thầy nói. Các con muốn định chỉ hơi thở là hơi nó ngưng, mấy con nhập Tứ Thiền một cách dễ dàng.
Nhưng mà mấy con chưa đủ duyên, chưa có sống được lộ trình của một vị tu sĩ, Giới Luật hẳn hoi. Chứ mà sống đúng ngày một bữa, tập phá cái hôn trầm, rồi tập sống độc cư, trầm lặng một mình. Giới Luật nào Thầy dạy, Đức Hạnh Giới Luật đấy hết, xong rồi các con thấy toàn là Đức Thánh, toàn là cái Đạo Đức của con người. Chừng đó mấy con sẽ sống đúng Giới Luật của Phật là sống những cái Đức Hạnh, không có sai đâu. Thầy sẽ dạy Đức Giới hết mà, Hạnh Giới với Đức Giới. Rồi mấy con sẽ thấy quý trọng Giới.
(30:36) Chứ bây giờ mấy con thấy Giới Luật là khô khan. Giới Luật là nghe coi nó khép mình lại, làm cho mình khổ sở, chứ không phải đâu. Đức Thánh của người ta nằm ở trong đó mà! Như Thầy giải thích cho con nghe cái đức của Giới dâm con đã thấy rõ, cái chỗ nào là thú vật, cái hành động nào mà gọi là không Đạo Đức, là con thú vật. Cái hành động có Đạo Đức là con ngươi rồi.
Cái hành động nào là cái hành động, trong Giới đó, cái hành động nào là của bậc Thánh Tăng? Cho nên ta mới nói Thánh Tăng, Thánh Ni, chứ ai có nói tăng, ni thường đâu. Cho nên trong Thánh Tăng ở trong Trưởng lão Ni Kệ, Trưởng lão Tăng Kệ, toàn Thánh Tăng, Thánh Ni không! Đệ tử của Phật là Thánh. Bởi vì Giới Luật nghiêm chỉnh hết thì người ta mới Thánh.
Còn mình Giới Luật không nghiêm chỉnh, ăn ngày hai, ba bữa, Thánh gì tham ăn qua trời! Đụng đâu ăn đó, thấy gì cũng ăn hết, Thánh sao mà ăn dữ !? Con hiểu chỗ đó chưa?
Mà cái Giới đó Đức Phật đã chỉ định được cái tội danh cũng nói rõ ràng là Ba Diệt Đề, tức là đọa địa ngục, cái người ăn phi thời là đọa địa ngục. Cho nên họ mang bệnh là phải! Đọa địa ngục là bệnh chứ còn địa ngục ở chỗ nào nữa? Trời ơi ! Hôm nay cái thân của mình hôm nay nó mệt, mai nó nhọc, mai nó nhức chỗ này, mai nó nhức chỗ kia, ăn uống sình ruột, sình gan của họ. Ăn cho nhiều thì nó sình. Mang cái thân cho mập nó mới bị.
Mà Thấy nói vậy thì đụng chạm hết. Con phải hiểu chỗ đấy! Họ phải thọ lấy những cái địa ngục của họ, khi họ ăn vậy là họ phải đọa địa ngục. Giới Luật của Phật định tội họ là như vậy rồi thì không bao giờ họ chạy khỏi.
(32:08) Đó như quý thầy ốm vậy chứ chưa đâu, quý thầy làm trụ trì, quý thầy mập ra liền. Thầy nói thật sự, nói thẳng, nói đúng quý thầy có giữ gìn Giới Luật được thì quý thầy giải thoát.
Thầy nay sáu mươi chín, gần bảy chục tuổi rồi mà khỏe như thế này, đi thăm Thầy Phước Hảo, đi thăm quý thầy, quý thầy nằm lết bết. Thầy hoàn toàn là trèo núi như thường, không có mệt nhọc chút nào hết thì con thấy. Mà đau bệnh không dùng thuốc, chỉ dùng hướng tâm của mình nhấp vào là phục hồi cơ thể mình lại. Họ muốn sống thêm hồi nào dễ dàng, có gì đâu! Vì mình phục hồi được sự sống của mình thì mình phải sống thêm chứ sao!? Mình muốn chết thì mình "tịnh chỉ hơi thở" lại, nó ngưng thì mình chết chứ gì, có phải là sung sướng sao? Mà ăn ngày một bữa không phải giải thoát sao? Nó rõ ràng và cụ thể, con thấy sướng không?
Cho nên ai nói Thầy ngoại đạo thì kệ. Ngoại đạo mà giải thoát được thôi! Ngoại đạo mà sống có Đức Hạnh. Còn không ngoại đạo mà sống không có Đức Hạnh sao? Con thấy người ta nói người ta đúng Chánh Pháp thì Thầy không cãi đâu, nhưng mà hành động họ có đúng không? Đúng Đạo Đức không? Từ đời sống, từ cách thức này kia họ có đúng cái Đạo Hạnh của Phật không? Đạo Phật của Phật phải Ba Y, Một Bát, đi xin ăn chứ đâu mà ngồi một chỗ, mà nấu nướng theo kiểu ăn ngon, mặc đẹp như thế này? Chứ đời sống của Thầy Ba Y, Một Bát, Thầy mang bát đi đâu cũng được.
Sư Minh Trí: Cho nên con thấy đời sống của Thầy rất đơn giản, từ chỗ đó con rất quý, con muốn tìm Thầy để học theo cái Pháp của Thầy.
5- GIỚI SANH ĐỊNH, ĐỊNH SANH TUỆ
(33:54) Trưởng lão: Thật sự ra thì Thầy đi như vậy là Thầy tạo cho các con sau này có một cái duyên, các con trở thành Tỳ Kheo khất sĩ hết. Ngày xưa, tổ sư Minh Đăng Quang đã tạo được như vậy nhưng mà tổ không có đi vào được chỗ Tứ Thiền. Thầy đọc cái bộ Chân Lý, Thầy thấy rõ, tổ đi lạc vào đường truyền của tổ sư. Cho nên tổ thấy Sao Mai mọc mà ngộ được Phật Tánh, cho nên lạc rồi.
(34:28) Còn con đường thiền của Phật không phải vậy. Mình ly dục, ly ác pháp, rồi từ đó mình "tịnh chỉ hơi thở, thân định trên tâm ,tâm định trên thân", hướng đến Tam Minh, tức là tới Lậu Tận Minh, quét sạch được cái gốc lậu hoặc của mình thì mình chấm dứt luân hồi rồi.
Còn cái kia mình làm chủ cái sống, chết là Tứ Thiền rồi, Làm chủ được cái định của Tứ Thiền là làm chủ được rồi. Còn cái tuệ của nó là Tam Minh. Cho nên nói về cái tuệ lực Đức Phật xác định là Tứ Diệu Đế. Cho nên Bát Chánh Đạo đâu phải để chúng ta tu đâu. Bát Chánh Đạo là cái kết quả của sự tu tập của chúng ta, chúng ta mới sống được Chánh Kiến, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, nó mới được.
Còn bây giờ quý thầy nói Chánh Ngữ, Chánh Kiến. Thì sự thật Chánh Kiến cái gì? Chánh sao được, cái tâm tham dục quý thầy quá trời! Chánh sao được! Cái đó là cái kết quả của trí tuệ, cho nên “Trí Tuệ ở đâu thì Giới Luật ở đó. Giới Luật ở đâu thì Trí Tuệ ở đó”. Cho nên luôn luôn nó thanh tịnh, sống cái đời sống Phạm Hạnh, thanh tịnh.
Còn tu mà không biết Giới Luật, rồi đi ra, người ta thấy được cái tướng là người ta biết liền. Tướng này tướng ăn, tướng ngủ, tướng này tướng dư thế gian chứ đâu phải, phải không?
Thầy nói thẳng nói thật, tu là đã đúng Giới Luật hẳn hoi- Giới, Định, Tuệ. Đức Phật di chúc lại chúng ta, không có ông tổ nào làm Thầy chúng ta hết. Đức Phật di chúc rõ ràng mà lấy Giới Luật và Giáo Pháp ta làm Thầy sau khi ta nhập diệt, chứ không ai làm Thầy mình hết. Cho nên những cái điều kiện mà họ bịa đặt ra, ai tin được. Tổ Ca Diếp chỉ có hạnh đầu đà thôi, chứ ông đâu có cái đặc biệt nào hơn đâu? Còn ông Xa Lợi Phất thì chỉ có trí tuệ chứ ông đâu có đặc biệt hơn nữa? Mà nói về ông Mục Kiền Liên thì có thần thông thôi chứ đâu có cái khác nữa?
Mỗi người có cái đặc biệt, cái sở trường riêng của họ, làm sao họ đủ khả năng mà để lãnh đạo, hướng dẫn chúng ta sau này. Chỉ có Giới Luật và Giáo Pháp của Phật mới là vị tổ, mới có đủ điều kiện hướng dẫn chúng ta. Cho nên chúng ta nương vào Giới Luật và Giáo Pháp của Phật để được giải thoát rõ ràng.
(36:11) Hàng ngày ly dục, ly ác pháp, ly ít thì chúng ta giải thoát ít, ly nhiều thì chúng ta giải thoát nhiều, không có gì hết. Tâm ham muốn nhiều thì khổ nhiều, ác pháp nhiều thì khổ nhiều. Mà ly nó dần, lần lược, lần lược nó ra, nó ra nhiều thì mình giải thoát, mình cảm thấy thanh thản, an lạc. Con hiểu rõ, nó rõ ràng mà.
Ngay cả cái Thiền Hơi Thở của Phật cũng dạy: “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra”. Đâu phải ngồi đó mà biết hơi thở ra vô. Hay hoặc là Sổ Tức, Tùy Tức, dạy tầm bậy, cứ dạy điên, dạy khùng.
Sư Minh Trí: Con cũng thấy chỗ đó thưa Thầy.
Trưởng lão: Con thấy, Phật dạy, mình cứ theo Phật mình tu, mình tu theo Phật chứ không tu theo tổ. Tổ dạy điên cũng tu sao? Thầy nói thẳng, đâu cứ phải… Bởi vì pháp An Bang của, trong khi Thầy Nhất Hạnh giải thích về cái thầy tổ Khương Tăng Hội. Khương Tăng Hội là một vị thầy đầu tiên cuối thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ thứ ba, là bốn vị sư đầu tiên truyền Phật Giáo, thì Khương Tăng Hội là một vị. Thế mà giảng về Tứ Thiền hoàn toàn sai hết. Ông tổ này, ông đâu có biết thứ này, dạy tầm bậy! Cho nên ông đặt ra pháp An Bang. Thầy nói thật An Bang của ông đâu phải Định Niệm Hơi Thở, dạy không đúng Phật. Cho nên vì vậy dạy như vậy là người ta ức chế. An Bang Quý đó! Con cứ ngồi hít thở, hít thở, bây giờ con hít thở, có vọng tưởng vô con sổ tức chứ gì? Sổ tức, mục đích là ức chế nó chứ gì? Rồi bây giờ con thấy thuần rồi, con tùy tức nó chứ gì? Tùy tức rồi, con xả tùy tức, con ngồi giữ cái tâm yên lặng, không có niệm gì hết, rõ ràng con bị ức chế rôi.
Sư Minh Trí: Dạ. Bạch Thầy chỗ đó thì Thầy nói vậy, nhưng thầy Hòa Thượng bây giờ đâu có dùng cái sổ tức, tùy tức nữa. Tức là Thầy vọng tưởng vô là buông ra.
Trưởng lão: Buông ra tức là ức chế rồi. Bởi vì vọng tưởng, đó là cái tâm tham, sân, si của mình nó mới có vọng tưởng. Mà mình không lo xả tham, sân, si mà mình cứ ức nó lại, tức là mình nén nó, giờ nó không có thì buông nó ra. Thì như vậy là mình vượt qua cái giai đoạn mà Sổ Tức, Tùy Tức chứ gì? Bây giờ mình đến cái giai đoạn buông vọng chứ gì? Buông nó tức là ức nó.
(38:08) Mình không thấy cái niệm của nó, nó khởi lên nó là niệm tham, sân, si. Do cái tham, sân, si của mình có nên có niệm vọng tưởng. Mà khi tham, sân, si mình xả hết thì tâm nó quay vô, tức là Phật nói: “Đệ nhất pháp giải thoát là Tâm Không Phóng Dật”.
Tâm Không Phóng Dật tức là tâm quay vô, chứ không phải là tâm nó nằm bên ngoài. Bây giờ mình ngồi đây chứ nó nghĩ này kia ngoài không hà, có phải không? Nó phóng dật ra ngoài đó
Còn mình kéo nó vô hơi thở, mình cố dụng công để mình ức chế cho nó vô hơi thở hoặc mình cố giữ cái tâm mình đừng khởi niệm gì hết thì cũng bị ức chế rồi! Bởi vậy đó là cái sai hết, Thầy nó sai là sai mà! Nếu mà không sai thì gần ba chục năm nay, bao nhiêu người theo Hòa Thượng đều phải thành tựu hết.
Sư Minh Trí: Thầy Hòa Thượng nói là khi mà vọng nó vô thì mình biết cái vọng, nhưng mà mình đừng có mình chấp nó là vọng, thì mình buông nó ra, ở chỗ đó.
Trưởng lão: Thì cũng là ức chế, bởi mình biết mình không theo thì nó cũng vẫn ức chế.
Bởi vì mình theo cái kinh điển Phật thì mình: “quán ly tham, quán ly sân, quán ly si”, vừa tỉnh thức, mình đi kinh hành mình cũng: “quán ly tham, quán ly sân, quán ly si”, mình xả, vậy thôi! Con thấy bởi vậy mình tu theo Phật thì cứ giữ theo cái đường lối của Phật mà tu.
Nhưng mà ai nói Thầy tà đạo, ngoại đạo Thầy cũng chịu hết. Ngoại đạo, tà đạo gì cũng được, miễn sao Thầy sống đúng với Giới Luật của Phật, Đức Hạnh, giữ đúng với cái hạnh của mình, không phi thời. Những cái gì mà Giới Luật của Phật dạy thì ráng cố gắng giữ gìn, để cho nó đừng có phạm. Sau đó lần lượt nó quen Giới Luật, thành ra nó sống cả đời sống tự nhiên, nó hồn nhiên với Giới Luật. Nó thanh thản, ly dục, ly ác pháp, nó lìa ra hết rồi.
(40:08) Bắt đầu từ đó, Sơ Thiền không phải là chỗ tu tập mà là ly dục, ly ác pháp, từ đó mình ở trong tâm thanh tịnh đó, mình mới hướng tâm tịnh chỉ Tầm Tứ, rồi tịnh chỉ Ly Hỷ, rồi tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, tức là Xả Lạc Xả Khổ, Xả Niệm Thanh Tịnh, mới nhập Tứ Thiền. Từ chỗ Tứ Thiền- "Thân Định Trên Tâm, Tâm Định Trên Thân" rồi, hơi thở tịnh chỉ rồi, bắt đầu mình mới hướng tâm về Tam Minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh. Sau khi Lậu Tận Minh xong rồi, coi như là mình đã xong con đường tu của mình rồi.
Mình thấy ai tu được thì tu, còn tu không được thì thôi. Nói thì động chạm, cho nên Thầy không nói. Bởi vì nói chung là lộ trình của Thầy đi, khi Thầy trở về với lộ trình Nguyên Thủy, từ Giới, Định, Tuệ, Thầy đi vào thì Thầy thấy có kết quả, bởi vì Thầy ly dục. Thầy ngồi: "Tâm Như Cục Đất, không có tham, sân, si”. Nhắc chừng, nhắc chừng nó vậy, đến chừng đụng chuyện nó có cái lực của nó, tự nhiên. Ám thị nó mà, Như Lý Tác Ý là ám thị nó, ám thị nó phải thành cái lực của nó thôi, cho nên đụng chuyện nó không giận hờn ai hết.
Thậm chí người ta cúng dường vàng, tiền cho Thầy để mà cất chùa, Thầy cũng không nhận. Thầy nói, Thầy không làm tôi mọi cho Phật tử đâu. Cất chùa cho tốt, cho đẹp rồi quý vị đến tham quan này kia, rồi Thầy mất công phải lau chùi cho sạch sẽ,chứ không để dơ bẩn sao? Mà họ vô chùa, họ đâu có giữ vệ sinh sạch sẽ đâu! Nhiều khi họ trét dơ, làm dơ cái này kia, rốt cuộc họ về, họ để lại cả một vấn đề, mình phải làm việc.
Tăng, Ni bây giờ là nô lệ cho cái sự vật chất đó. Thầy nói thật sự, giải thoát là giải thoát. Giải thoát kiểu đó, rồi tu không tới đâu, khổ lắm! Bởi vì cuộc đời của mình bỏ hết, đi tu để tìm giải thoát, chứ đâu phải đi tìm cái sự như vậy.
Sư Minh Trí: Dạ. Bạch Thầy con muốn thỉnh kinh sách của Thầy.
(42:13) Trưởng lão: Nói chung là nếu mà ở trên đó, thế thì chắc chắn là, con muốn thỉnh kinh sách Thầy, con hãy về con gặp cô út Diệu Quang, cô sẽ cho con lấy mấy cuốn, con sẽ về, con đọc. Sách của Thầy, con về đọc một mình thôi đừng có đưa ra trong giai đoạn này. Ở đây, hôm đó Thầy có về đây thăm thầy Thông Luận, Thầy có cho thầy Thông Luận mấy tập, nhưng mà Thầy căn dặn không được phổ biến, vì giai đoạn này chưa phải, vì giai đoạn là giai đoạn của Hòa Thượng. Phải đem cái pháp của Hòa Thượng để dữ chân tất cả Tăng Ni, để cho họ giữ cái tâm bất động của họ thôi.
Sau này khi mà hữu duyên, nó có nhân duyên thì đưa vào cái Giới, Định, Tuệ, cho họ đi sâu vào quét sạch, ly dục, ly ác pháp. Họ phải đi sâu vào Thiền Định mà "Thân định trên tâm, tâm định trên thân", để cứu cánh cho họ cuối cùng. Thì người nào hữu duyên, sau này sẽ có kết quả.
Còn bây giờ thì Thầy đâu có mang theo. Bởi vì Thầy chỉ “Ba Y Một Bát", mang theo vất vả, nó nặng lắm. Nếu mà có, Thầy cho con, về mà con đọc
6- THÁNH HẠNH DU TĂNG KHẤT SĨ
(43:17) Sư Minh Trí: Dạ. Bạch Thầy cái năm đó Thầy có nói trong khoảng vài năm nữa Thầy có hướng là về đây, Thầy có dự định…?
Trưởng lão: Thầy về đây mà Thầy có gọi mấy người cư sĩ rồi, các vị chuẩn bị về mà có thể thành lập, cái khu đất mà Thầy đã mua mười bốn mẫu này nè, xây cái bệnh viện tư từ thiện cho Thầy, Thầy không cất chùa đâu.
Chùa là Thầy tổ chức từ cái khu này tới khu kia. Ví dụ như Thầy đến đây, nếu mà ở đây Chân Nguyên, mà Thầy Thông Luận mà xây được cái chùa rồi, xin phép cất đàng hoàng, Thầy nói xin phép cất năm, mười cái thất, Thầy sẽ đưa giáo đoàn, quý thầy về đây. Khi mà họ về đây họ ở năm, ba ngày hay mười ngày để mà họ trở thành Du Tăng.
Họ xin Thầy Thông Luận mỗi bữa ăn, nếu mà Thầy Thông Luận không đủ khả năng, thì họ sẽ qua chùa Hòn Một, họ xin sư Từ Giang hay là sư Giác Toàn hoặc là chùa Hòn Son của thầy Phước Trí. Thầy đến đó, Thầy liên lạc với mấy chùa đó, Thầy xin trước hết rồi. Khi mà cái giáo đoàn họ đi về đây, họ đi xin ăn thôi, ở đây thì họ đi xin ăn một bữa, qua chùa kia xin ăn một bữa. Trong khi họ đi giáp vòng thì họ trở lại, họ ở năm, mười ngày rồi họ đi đến chỗ khác. Họ trở thành Du Tăng Khất Sĩ, đi xin ăn.
(44:41) Đi xin ăn, mà không xin ở ngoài thế tục vì xin ngoài thế tục thì có nhiều người mạo nhận, giả tu sĩ đi xin, cho nên mình xin trong chùa thì không có ai mạo nhận được. Cách thức Thầy tổ chức như vậy.
Cho nên Thầy đi chuyến đi này, Thầy tổ chức rải rác, để sau này mà có hữu duyên, tạo thành cái đoàn Du Tăng Khất Sĩ. Chúng ta không có dính mắc chùa nữa, mà ôm bát đi, đi từ chùa này đến chùa khác. Đến đây có năm, mười cái thất, nước nôi này kia, người ta cấp cho mình sẵn. Mình vô đó mình ở, mình thực hiện Đức Hạnh của mình trong cái hạnh tu, có vậy thôi. Rồi đi từ chỗ này đến chỗ khác.
Sư Minh Trí: Thầy có dặn dò con không thưa Thầy?
Trưởng lão: Thôi bây giờ con về con!
Sư Minh Trí: Dạ. (45:10)
(Phần này có thể được biên tập từ băng khác?!)
(45:23) Trưởng lão: Cho nên rất khó với Thầy, bởi vì muốn như vậy là phải cách ly riêng. Tăng riêng, Ni riêng chứ không được ở gần
Mà Tu viện Chân Không hồi đó cái Tu viện Bát Nhã sát bên đó, cách có hàng rào. Rồi phụ nữ người ta đi qua, đi lại, ọng ẹo, uốn éo. Nam thì nó làm sao nó chịu đựng được, khổ! Cho nên cái thứ này cách ly ra, được hay không được thì kệ nó, ở chỗ khác, xa ra.
Còn ở đây để mà nuôi dưỡng cái số Chư Tăng, người ta phải thanh tịnh, đừng có thấy cái mặt. Thầy nói thật sự mà nếu mà Thầy đào tạo chư Tăng, nghĩa là cách ly, khi nào tu đủ nội lực thì quý thầy ra tiếp, mà chưa đủ nội lực thì quý thầy sẽ thực hiện nội lực ở trong tâm cho mạnh.
Chứ mình ra, mình dễ cám dỗ, cái tuổi nó dễ cám dỗ lắm. Chính cái bản thân của mình còn xuất tinh là mình đã nguy hiểm rồi đó. Tu hành là cái tuổi của mình còn suất tinh là còn nguy hiểm.
(Phần này có thể được biên tập từ băng khác?!)
(46:27) Cho nên từ đó nó khỏe mạnh, hồng hào, nó an lạc, thanh thản, sống hàng ngày, nó một mình, an ổn, trầm lặng, thích sống độc cư. Còn không nó cô đơn, nó buồn bã.
Tu đúng là nó giải thoát liền, đúng pháp là phải đi từ Giới, rồi mới Định. Bởi vì Giới mà nó thanh tịnh tức là "ly dục, ly ác pháp", là nó định rồi. Mà cái định đâu phải là ức chế tâm, mà do cái sự tu tập "ly dục, ly ác pháp". Tức là cái tâm thanh tịnh, không còn tham, sân, si là định. Phải hiểu cái chỗ không còn tham, sân, si là định. Chứ không phải ngồi hết vọng tưởng, cái mà không vọng tưởng chỉ là tỉnh thức mà thôi.
Bây giờ mình tỉnh thức trong hơi thở, mình tỉnh thức trong bước đi kinh hành của mình. Tỉnh thức, cho nên Đức Phật nói tu ở trong Thân Hành Niệm, tức là thân động dụng của mình, tu trong cái hành động đó, tu trong các hành động thân của mình, đi tới mình biết mình đi tới, nhưng mà đi tới biết đi tới, tức là bị ức chế.
Đi tới biết đi tới, biết xả tâm thì mới là Chánh Niệm.
Chánh Niệm không phải là chỗ biết hành động đi là Chánh Niệm đâu, mà cứ hành động đi chỉ là giúp chúng ta tỉnh thức, cái tâm của chúng ta tỉnh thức trên hành động đó, để chúng ta tỉnh thức mà xả ra. Mà xả cái tâm tức là Chánh Niệm.
Bởi vì Chánh Niệm có thì cũng có Tà Niệm chứ. Chánh Niệm là ly tham, ly sân, ly, si, còn cái Tà Niệm là tham, sân, si.
Chứ còn cái hơi thở nó có tham, sân, si gì trong đó? Mà tỉnh thức như vậy gọi là Chánh Niệm luôn trong hơi thở thì có nghĩa lý gì? Các thầy không suy ngẫm chứ các thầy suy ngẫm, các thầy thấy họ dạy sai hết, không dạy đúng đâu! Cũng như mình tu trong các hành động, mình biết hành động của mình để làm gì đây? Mục đích của mình là ly tham, sân, si phải không? Mà bây giờ mình cứ tỉnh các hành động đi tới, biết đi tới, đi lui, biết đi lui, nhổ cỏ, biết nhổ cỏ, làm này, biết mà… Tỉnh thức này làm gì đây?
(48:23) Do đó bây giờ Thầy nhổ cỏ, Thầy biết Thầy nhổ cỏ, nhưng mà Thầy biết: "Quán ly tham, tôi biết tôi đang nhổ cỏ”. Có phải mình tỉnh thức trong cái nhổ cỏ để mình ly cái tâm tham không? Cái đó mới có ý nghĩa của Đạo Phật! Mới xả cái tâm mình ra, phải không? Các thầy suy nghĩ, có đúng không?
Còn nếu mà mình tỉnh thức, mình biết mình nhổ cỏ, biết nhổ cỏ, nó có nghĩa lý gì? Cứ nhổ cỏ tối ngày mà tôi chỉ biết tôi nhổ cỏ, như vậy nó giải quyết vấn đề gì đây? Nó đâu có giải quyết gì cái tâm của mình đâu?
Nó chỉ tỉnh thức trong đó, mà nếu mà như vậy thì đi đến tĩnh lặng, kéo dài ra, hết tĩnh lặng, thôi còn có gì đâu! Có nghĩa lý gì nữa đâu? Cho nên Phật nói nhập Phi Tưởng để mà biết Phi Tưởng thì nó có nghĩa lý gì? Ông Phật, Ông nói rất rõ mà, cho nên Ông xả bỏ cái Phi Tưởng, không có chấp nhận. Nhập Vô Sở Hữu Sứ để mà biết Vô Sở Hữu Sứ thì nó đâu có nghĩa lý gì?
Bây giờ mình tỉnh thức đi đến tĩnh lặng để mà biết tỉnh thức, tĩnh lặng đó, mà có nghĩa lý gì? Nó đâu phải là tỉnh thức, tĩnh lặng rồi là nó hết tham, sân, si đâu? Bây giờ quý thầy có cố gắng kéo dài một hoặc hai giờ, một, hai ngày cuối cùng thì tham, sân, si vẫn còn, bởi vì mình không có cái Chánh Niệm. Cho nên nó hoàn toàn chỉ có sức tỉnh thức đó thôi, thì nó không có xả cái tâm của mình được.
Bởi vì Đức Phật dạy cụ thể, rõ ràng mà tại vì mình không chịu nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy, cho nên mình chê nó là Tiểu Thừa. Vậy mà mình nhắm vào cái Đại Thừa, Tối Thượng Thừa và cuối cùng mình không đi tới đâu. Người nào cũng thấy cao hết mà cuối cùng không có người nào cao hết, cuối cùng thầy nào bây giờ cũng gần chết với nhau! Nói thật sự bây giờ cứ nhìn lại quý thầy, người lớn tuổi như Thầy, người nào cũng rề rề.
Còn Hòa Thượng mình bây giờ mà không có thuốc thang mà tẩm cho Hòa Thượng, cũng khó sống, không phải dễ. Nhờ thuốc thang, ngoại quốc người ta cung cấp cho Hòa Thượng để trị bệnh. Còn chúng nhỏ nhỏ sao có, cho nên mình phải chịu thôi, chúng nhỏ nhỏ là phải chịu thôi, không làm sao?
(50:25) Bởi vì Phật tử họ có đâu có để ý những chúng nhỏ nhỏ đó, họ để ý Hòa Thượng. Họ muốn sức khỏe của Hòa Thượng, thì cũng như một nhà giàu, nhà vua vậy thôi. Người ta phải cung cấp những thuốc để duy trì cái mạng sống người đó. Còn mình nhỏ làm sao? Mình phải chịu thôi!
Thầy nói vậy là đủ biết. Khổ lắm! Cho nên Thầy nghĩ rằng cuộc đời của Thầy cuối cùng những cái tuổi già của Thầy, không có nên chết ở trong cái ngôi chùa mà chết ở trong hang đá, chết trên bước đường Du Tăng Khất Sĩ, dưới cội cây như Đức Phật ngày xưa. Cái hạnh cao quý, Thầy thấy cái hạnh đó là buông xả cao quý, không dính mắc trong cái tịnh xá của ông Cấp Cô Độc, không dính mắc cái tịnh xá của vua Bình Xa Vương, phải không? Rõ ràng và Đức Phật chết dưới cội cây Xa La, rõ ràng đâu có chết trong tịnh xá nào đâu.
Thầy nghĩ mình tu hành cũng như vậy, sống như vậy, làm như vậy, đúng như hạnh của Phật. Đức Phật không thể hiện thần thông trong khi chết, thì chúng ta cũng không thể hiện thần thông trong khi chết. Đức Phật không để nhục thân, bằng một cách làm cho người tín ngưỡng cái thân vô thường bất tỉnh này. Thì chúng ta cũng không để lại nhục thân bằng cách đó. Nhưng mà chúng ta để lại cho đời sau một cái gương Đức Hạnh buông xả.
Đó là cách thức của Thầy, nghĩa là Thầy sống đúng, ăn ngày một bữa, sống đúng hạnh của người tu. Đó là cái Đức Thánh, đời không thể nào mà làm theo được như Thầy, phải không?
Bây giờ Thầy sống đúng Đức Hạnh của những Giới Luật đã dạy. Bây giờ Thầy khạc nước miếng, không được nhổ bậy bạ, Đức Phật đã dạy, không được nhổ trong nước, nhổ trên cỏ, nhổ có nơi có chỗ. Vì đó là đức vệ sinh. Ngày xưa Đức Phật dạy như vậy. Bây giờ người ta gọi là làm ô nhiễm môi trường, kêu gọi giữ vệ sinh chứ không ngờ là Đức Phật đã dạy vệ sinh rồi.
(52:13) Trong Tăng Giới chúng học, Đức Phật đã dạy rõ mà, một người tu sĩ mà đứng, mà tiểu thì Đức Phật xem như đó là một con thú vật, vì con thú vật nào cũng đứng tiểu. Còn chúng ta là người tu sĩ, có những cái hạnh của người tu sĩ, Đức Hạnh ngồi mà tiểu, thì như vậy nó kín đáo không bao giờ thô lỗ. Cho nên rõ ràng Đức Phật dạy cho chúng ta Đức Hạnh của một con người mà. Cho nên người có Đức Hạnh thì phải thoát ra những hành động của một con thú vật. Có đúng không?
Như vậy rõ ràng là Giới Luật của Phật dạy quá rõ ràng. Thế mà chúng ta không học được những cái Đức Hạnh ở trong Giới Luật thì chúng ta quá khiếm khuyết. Cứ dạy Thiền Định, cứ dạy những lý thuyết cao siêu mà không thấy những cái mà chúng ta cần phải sống những cái hành động cho đúng. Mà hành động Đức Hạnh Giới Luật là hành động thiện pháp, nó là những hành động thiện, nó giúp cho mình không khổ, mình thoát khổ. Thế mà sao chúng ta không thực hiện những hành động đó? Để mà chúng ta được giải khổ, để mọi người không khổ đau.
Thầy nói thật sự bây giờ mà Thầy đi giảng Giới, Thầy kể ra, người ta nghe mê man thôi! Thầy nói thật sự người ta mê, nhưng mà muốn mà thực hiện sống Giới thì phải sống với Thầy. Bởi vì Thầy phải có cái gương, người ta mới noi theo. Mà nói mà không có người làm gương thì người ta bị lôi cuốn trong ngũ dục lạc, không thể nào, phá Giới hết. Có một vị Thầy sống đúng Giới, học trò sẽ nương theo cái gương hạnh đó, người ta sống được, mà không có thì sống không nổi đâu. Thầy làm được mà mình không làm được sao? Quyết định làm, thì người trò nào cũng làm được, sống đúng Giới.
Mà sống đúng Giới thì ly dục, ly ác pháp. Bởi vì Đức Phật nói: “Ta nói Giới Luật, tức là ly dục, ly ác pháp”. Trong Kinh Tương Ưng Phật nói, câu nói đó rất rõ ràng. Mà nói "ly dục, ly ác pháp" thì chúng ta biết là Thiền Định gì rồi, Sơ Thiền mới “ly dục, ly ác pháp”
Bởi vậy muốn nhập Sơ Thiền mới ly dục, ly ác pháp, mới nhập Sơ Thiền, do ly dục sinh Hỷ Lạc, có Tầm, có Tứ, phải không? Có Hỷ, có Lạc, có Nhất Tâm. Câu nói này rất rõ ràng.
(54:45) Thầy nói, nội cái Sơ Thiền không mà chúng ta thấy giải thoát rồi. Nhưng mà Hòa Thượng thì giảng trong cuốn Ba vấn đề trọng đại trong cuộc đời tu gì đó, Hòa Thượng bác Tứ Thiền… Đức Phật, do ngài Alara Kalama dạy Đức Phật nhập bốn Thiền mà không giải thoát, cho nên Đức Phật bỏ.
Hòa thượng nói vậy chứ trong kinh đâu có nói vậy, Hoà Thượng nói ly ngũ dục chứ không phải ly dục đâu. Ly ngũ dục khác, ngũ dục là năm cái đối tượng dục. Còn dục là tâm dục, tâm ham muốn của mình, chứ không phải là ngũ dục. Cho nên giảng sai là sai, giảng đúng là đúng, bởi vì kinh sách Phật hẳn hoi còn đó mà nói sai là tự mình bẻ, bẻ quặt cái đó ra.
Bởi vì muống bác cái pháp của Thầy tu hành, mà nói vậy tức là bác cái pháp của Phật. Mà trong Giới Luật của Phật mà khi mà giảng sai cái nghĩa của Phật dạy thì có chín chục Giới Ba Dật Đề, tức là chín chục Giới Đọa. Nghĩa là khi mà giảng sai, làm sai ý Phật như các tổ, bốn câu kệ mà
“Thiên thượng, thiên hạ
Duy ngã độc tôn,
Nhất thiết thế gian,
Sanh lão bệnh tử”
Các tổ cắt hai câu, bỏ hai câu sau, lấy hai câu đầu. Thì do đó các tổ cũng làm sai ý của Phật, các tổ cũng thọ cái quả khổ là đọa địa ngục. Đọa địa ngục là có gì đâu! Địa ngục đâu phải ở trong lòng đất chúng ta, có Diêm Vương này kia như Đại Thừa diễn tả đâu. Địa ngục là nơi, khi chúng ta đau bệnh khổ, họ khổ sở trên cái giường bệnh đó, là địa ngục đó.
(56:10) Để rồi khi chết đi thì tiếp tục tái sinh theo cái quả. Chứ đâu có cõi địa ngục vô hình chỗ nào đâu? Hay là trên thế gian này có sáu nẻo luân hồi đầy đủ hết, chứ không chạy đi đâu hết. Người nào làm sai là sai. Bây giờ tại sao Thầy mạnh mẽ, Thầy nói như vậy mà Thầy không sợ gì hết? Thầy không sợ các tổ, các tổ làm sai, Thầy nói sai! Tại vì Thầy làm chủ được sự sống chết. Nhân quả Thầy chấm dứt được. Thầy làm chủ nó, Thầy không sợ ai.
Ai nói sai Phật pháp thì Thầy đập xuống. Thầy đập xuống không phải là vì cái ích lợi cho Thầy, cái danh của Thầy, bởi vì Thầy đi rồi, Thầy nói như vậy, người ta đến, người ta cũng khó gặp Thầy lắm. Cho nên Thầy đâu có ngồi đó mà đếm danh đâu.
Tìm Thầy không phải là chuyện dễ, qúy Thầy có duyên. Cũng như ngày mai, bữa nay Thầy còn ở đây, chứ ngày mai là Thầy đi mất rồi. Biết Thầy ở đâu mà tìm, nhưng mà khi tới chỗ đó, không biết chừng Thầy đi mất rồi, bởi vì Thầy trốn danh, trốn lợi mà. Không có ai cúng dường mà Thầy nhận hết. Thầy đâu có cất chùa gì đâu! Thầy đi xin ăn mà sao cúng dường sao được, Thầy không cất tiền bạc.
Cho nên do đó mà Thầy thấy mình thực hiện những cái này là vì những thế hệ những tu sĩ người sau, người ta sẽ lầm lạc, người ta tu, chết người ta sao?
Cũng như các bậc Tôn Túc của chúng ta, từ xưa đến giờ họ cũng lầm lạc pháp môn mà họ tu không đạt được. Họ có những Đức Hạnh rất cao quý, nhưng họ không biết để thực hiện cái bốn thiền. Họ không thực hiện được sự làm chủ Sinh Tử của họ. Cho nên đến khi họ chết họ phải thọ lấy những quả khổ. Và họ cứ dựa theo các tổ mà họ thuyết giảng, cho nên họ vì sự lầm lạc đó mà họ coi như là bài bác kinh sách, lời Phật mà họ phải chịu thọ lấy quả khổ. Các vị làm lợi ích cho Tăng Ni, làm lợi ích cho mọi người chứ nào phải các vị làm cho cá nhân các vị đâu, thế mà các vị khổ như vậy? Chết rất khổ trên giường bệnh.
Như bây giờ Hòa Thượng cũng nghĩ là Hòa Thượng cất chỗ này, chỗ kia để cho mọi người tu chứ đâu phải cất cho Hòa Thượng. Nhưng rồi Hòa Thượng phải thọ lấy cái khổ của Hòa Thượng nếu không làm chủ được nó, chứ đâu phải tránh khỏi đâu.
(58:18) Mình làm chủ, biết rõ ràng, mình làm chủ được thì làm chủ được, mà không làm chủ được thì đừng có lốp bốp, coi chừng nó vật, nhân quả nó không tha mình đâu. Còn mình làm chủ được nhân quả thì nó không làm gì được! Bởi vì cái thân của mình là cái quả, mà mình làm chủ được nhân quả, tức mình làm chủ được thân, phải không? Mà mình làm chủ được thân mình không sợ ai nữa hết. Nghĩa là nhân quả không chi phối mình được đâu. Mình muốn chết hồi nào mình chết. Nó bệnh, mình muốn sống, mình điều khiển nó sống.
Nó không làm sao vật mình được. Vì mình làm chủ nhân quả. Mình không chịu lệ thuộc vào cái Luật Nhân Quả. Mình làm chủ quyền làm chủ của mình, mình đòi lại được cái quyền làm chủ. Tu như vậy mới tu, chứ thật sự tu mà không làm chủ được nhân quả thì đừng tu. Chứ không phải “muội nhân quả, không muội nhân quả”.
Tức là mình không mê muội nó. Mình đau là mình thấy bình thường thôi, kệ nó. Nhưng mà đau hoài chứ không phải hết. Nhưng mà nó đau ít thì mình chịu đựng nổi, chứ nó đau thét như ruội dư, ruột thừa thì chắc chắn là phải đi bệnh viện mổ thôi, chứ đừng nói là nằm đó mà chịu. Thầy nó thật sự, không đơn giản đâu!
Quý thầy thật sự ra, nghe Thầy nói thì Thầy nói thẳng vậy. Nhưng mà mai mốt tìm Thầy không được, tìm tiếng nói Thầy không được. Cũng như kinh sách Thầy, đâu phải là Thầy không viết kinh sách đâu! Nhưng mà những ngày phút cuối cùng, Thầy sắp sửa nhập diệt rồi, Thầy mới viết kinh sách. Bởi vì Thầy không viết như các thầy. Viết kinh sách trước đây, khoảng hồi Thầy ra Phước Hải mà Thầy viết, thì bây giờ người ta biết Thầy rất nhiều rồi, đó là cầu danh. Còn những ngày Thầy là Du Tăng Khất Sĩ, giữ hạnh Đức Phật để Thầy nhập diệt, thì không ai còn tìm Thầy.
Cho nên kinh sách Thầy viết ra là để đời sau người ta đọc, biết đâu là đúng, đâu là sai để người ta tu. Giúp cho người sau, thế hệ chúng ta, những người còn đang hướng về Phật Pháp người ta tu hành thì giúp cho họ phải có đường lối tu. Chứ không phải như thế này, để giết họ nữa sao? Chúng ta là người đi trước, có nhiệm vụ là phải cứu những người đi sau.
(01:00:11) Cho nên Thầy không nỡ mà ngậm miệng để mà làm thinh mà để cho những người hậu thế của chúng ta phải chịu khổ. Thầy không nỡ tâm đó. Cho nên vì vậy mà những giờ phút cuối cùng, Thầy cố gắng Thầy viết, Thầy soạn thảo "Giáo Án Đường Lối Tu Tập Của Đạo Phật" như thế nào đúng, như thế nào sai.
Những kinh sách mà dạy sai Thầy đập xuống hết. Những cái phi Đạo Đức, không đúng Đạo Đức nhân quả Thầy đều đập xuống hết. Coi như là Thầy làm một cuộc cách mạng rất lớn. Thầy dám ăn, dám nói, không sợ ai hết.
Họ muốn giết Thầy thì giết, lúc nào Thầy cũng sẵn sàng chịu đựng. Những tiếng nói của Thầy họ biết được. Thầy nói thật sự, khi mà Thầy nói rồi thì đó là tiếng chuông cảnh tỉnh rồi, thì bấy giờ họ không làm sao họ diệt. Cũng như ngày xưa Thầy Thông Huyễn viết cái “Người Chiến Thắng” chứ gì, “Cuối hàng Dương” chứ gì? Cũng là gây xôn xao rất lớn. Nhưng mà bây giờ người ta, mọi người cố gắng tịch thu cái đó, nói thế này thế khác, nhưng cuốn đó người ta vẫn đút nhét, người ta vẫn giấu, người ta vẫn nói. Người ta vẫn thấy “Người Chiến Thắng” đúng là “Người Chiến Thắng”, Thầy không phải là người chiến bại. Cho nên bây giờ Thầy cũng là người chiến thắng chứ không chiến bại.
Lời nói của Thầy là lời nói đúng, nói thẳng, nói thật. Ai cho Thầy như thế nào, mặc họ, Thầy không lo gì hết! Thầy không cần họ theo Thầy. Nhưng mà Thầy nói để chỉnh đốn lại cái sai. Ngày xưa Đức Phật, Ngài còn bài bác sáu mươi hai luận thuyết của ngoại đạo. Còn Thầy, bây giờ Thầy không bài bác ngoại đạo nữa, nhưng mà Phật Giáo chúng ta sai, những cái sai của Phật Giáo như: Tịnh Độ sai cái gì, Thiền Tông sai cái gì? Mật Tông sai cái gì? Thầy chỉ cái sai ra để chúng ta chỉnh đốn lại Phật Giáo cho đúng, có vậy thôi, chứ Thầy không bài bác ai hết. Thầy không bài bác ba ông thầy này, ông thầy kia sai.
Bởi vì Thầy biết ông thầy này, ông thầy kia đều chịu ảnh hưởng giáo pháp đó thôi, chứ mấy ông thầy này, ông thầy kia làm sao biết được cái đúng, cái sai!? Học cái đó rồi, ảnh hưởng cái đó rồi, kiến chấp cái đó thôi. Cho nên bây giờ đâu có nói ông thầy nào sai là mình bậy, mình không đúng. Nhưng mà cái giáo pháp đó sai vì không dẫn dắt người ta đến nơi đến chốn. Cái đó là cái cái chỉnh đốn lại cái giáo pháp của Phật lại. Từ xưa đến giờ nó đã xen vô những cái giáo pháp không đúng làm cho chúng ta tu hành dở chết, dở sống.
(01:02:25) Thật sự Thầy nói như vậy, mấy Thầy về sau cứ suy ngẫm, đừng nói cho ai biết hết. Bây giờ Thầy ngày nay ở đây, chứ Thầy không ở nữa, tại vì Thầy ở nữa, Thầy biết người ta sẽ rần rần đến thọ Thầy. Người thì họ sẽ có kiến chấp, họ sẽ chống Thầy. Người thì họ sẽ trung lập, họ sẽ khuyên Thầy đừng nên nói. Người thì theo Thầy, nói Thầy nói vậy đúng.
Khen Thầy đúng, Thầy cũng không mừng. Mà bảo Thầy đừng, Thầy cũng không nghe. Mà chống Thầy, Thầy cũng không lo, không nín. Miễn sao tiếng nói của Thầy đúng sự thật, đó là cách thức tu.
Bây giờ Thầy chết, Thầy có một thân mình, Thầy có gì đâu mà Thầy sợ. Họ có giết, một mình Thầy chết thôi, không có gì hết. Họ muốn bảo vệ sự sống của họ bằng "chùa to Phật lớn" thì họ giết Thầy thôi! Họ muốn bảo vệ danh dự của họ bằng đường lối đó, họ giết Thầy, nhưng mà không giết được cái tư tưởng của Thầy, giết được cái Đạo Đức của Thầy, họ không thể giết được lời nói của Thầy đâu.
Thầy chắc chắc nghìn đời lời nói Thầy vẫn còn để mà chỉnh đốn lại Phật Giáo. Vì từ khi mà Phật Giáo truyền sang Việt Nam cho đến giờ, không có vị tổ nào chỉnh đốn Phật Giáo. Thầy là người chỉnh đốn Phật Giáo đầu tiên. Thầy nó thật, nghĩa là đọc lịch sử chúng ta thấy rõ, người ta chỉ biết tu thôi chứ người ta không thấy cái sai. Nhưng cái tu của họ tới đâu, Thầy biết chứ không phải không. Các tổ tu tới chỗ nào Thầy biết. Bởi vì Thầy đã đi qua con đường này rồi, Thầy biết các tổ tu tới đâu, cho nên các tổ không dám nói gì hết. Còn Thầy đã đi nốt quãng đường này rồi! Thầy sẽ nói thẳng, cái gì được, cái gì không.
(01:04:07) Người làm được mới mạnh dạn nói. Người không làm được, không dám nói gì hết. Cho nên các tổ không dám nói ai hết, nghĩa là tổ trước để sao thì tổ sau theo vậy thôi, chứ không dám nói. Tức là chứng minh là các tổ có nhiều người có thần thông, nhưng mà thần thông của họ không thể nào đúng, cho nên họ không dám nói cái sai đó.
Ở đây Thầy nghe nói Tổ Pháp Đăng khi mà tịch, hào quang sáng ở khu núi này. Rõ ràng là các tổ tu, mà vô trong cái rừng núi mà ở trong cái thời đó mà các tổ tu, cũng là, nội lực cũng dữ lắm chứ đâu phải thường đâu, nhưng mà chưa có đúng đâu. Thầy nói thẳng mà, đúng sao lại không biết cái sai của Phật Giáo. Đúng là phải biết cái đúng chứ, mình có kinh nghiệm rồi mà, mình phải biết cái sai chứ, không lẽ mình không biết, đâu phải những pháp đó đúng.
Quý thầy gặp Thầy, rồi sau này có đủ duyên mà gặp Thầy hướng dẫn mà tu hành, Thầy dạy căn bản đàng hoàng, đi vô đàng hoàng, cách thức tu tập đàng hoàng, có đủ sức lực để làm chủ sự sống chết, sống một đời sống, nghĩa là không ai chê mình được.
Nghĩa là mọi người Phật tử, người ta phải kính trọng mình liền, Thầy nói thật, cái Đức Hạnh của một người tu sĩ giữ gìn Giới Luật. Nghĩa là người ta quỳ mọp xuống, người ta đảnh lễ, người ta dâng cúng mình tất cả những cái gì mà người ta có. Nhưng mình không có thọ nhận, tại sao vậy? Tại vì mình buông xả hết rồi, không thọ nhận. Tiền bạc bao nhiêu họ đổ, vàng bạc bao nhiêu họ đổ, họ cúng dường, mình không nhận cái gì hết.
Thầy bây giờ cũng vậy không nhận cái gì, người ta cúng cả cả kí lô vàng mà Thầy cũng không nhận, quý thầy biết. Bởi vì cái phước báo người mà vô lậu, nó phủ trùm cả hữu lậu, chứ không phải vô lậu là như vậy, nó không đủ phước báo.
Thật sự ra có vị Tăng ngày xưa phước báu vô lậu thì ông ta có, hữu lậu không có cho nên ngài Xá Lợi Phất phải đi xin cho ông ta ăn, trong cái giờ phút chết mà ông ta không có đủ ăn nữa. Thật sự nói cái đó không đúng! Người mà phước báu vô lậu thì cái phước báu hữu lậu họ đầy đủ, bởi vì cái Đức Hạnh của họ phủ trùm. Cho nên người ta rất mến phục các vị đó, cái oai nghi phước hạnh của người ta mà, người khác người ta mến phục liền tức khắc.
(01:06:39) Từ cái ăn, cái đi, cái đứng của người ta, cho nên đã thuyết phục được người ta bằng cái Đức Hạnh, cho nên cái đó là cái phước báo vô lậu rất lớn của người ta. Còn người vô lậu là cái phước báo vô lậu là người ta làm chủ được sự sống chết, sanh tử của người ta rồi, người ta chấm dứt luân hồi, là vô lậu, phước báo rất lớn.
Còn mình không đủ phước báo vô lậu, mình không làm chủ được cái đó đâu. Nó rõ ràng, cụ thể, có cái kia mình thọ hưởng được cái phước báo là do cái nghiệp làm thiện của mình, cái nghiệp tâm tốt của mình, thì mình hưởng được phước báu đó, những cái phước báu đó nó sẽ lôi mình đi. Mình không có vô lậu tức là nó lôi hoặc nó quay mình đi, rồi mình luận mình làm cái này, làm Phật sự cái kia, nhưng cuối cùng nó quay mình đi, chừng hết cái quả rồi mình mới trả những cái quả đó.
Thôi bây giờ Thầy về nghỉ! Có đủ duyên Thầy hướng dẫn cho tu hành, trở thành Du Tăng Khất Sĩ- cái hạnh cao quý của Đức Phật này xưa chúng ta là tu sĩ phải lập hạnh đó. Ai ham chùa to, tháp lớn thì đi tìm phước họ. Còn tôi chấp nhận cái hạnh giải thoát của Phật, để đi đến cuối cùng, đó là lập hạnh buông xả.
Đó thầy còn hỏi Thầy gì nữa không?
Thầy nói hết những cái ý, nhưng mà nó không phải đâu, nó không đơn giản đâu! Coi vậy, nói thì tổng quát vậy, chứ mà khi vô rồi phải khép kỷ luật đàng hoàng, phải sống sao, rồi tu tập hàng ngày như thế nào? Chứ không phải vô đó rồi cứ Giới mà cố giữ mãi đâu! Mình muốn thanh tịnh được Giới là mình có pháp tu tập. Bởi vì Tứ Chánh Cần của mình “Ngăn ác, diệt ác. Sinh thiện, tăng trưởng thiện” đó là Định Tư Cụ, đó là dụng cụ để thực hiện Thiền Định, để “ly dục, ly ác pháp”. Thì Giới Luật mới thanh tịnh được, có pháp chứ đâu phải không có.
Phật tử 1: …
(01:08:32) Trưởng lão: Được, nhưng mà trên đường đi Thầy sẽ ghé chỗ nào?
Hay là có người hướng dẫn Thầy đi, thôi ngày mai sáu giờ. Được rồi có người hướng dẫn Thầy sẵn sàng Thầy ghé. Ráng cố gắng, Thầy cố gắng Thầy đi du Tăng, Thầy tạo những cơ sở cho mấy thầy quyết tu giải thoát có cơ sở mà tu, không có gì đâu! Thôi thầy về đi! Không sao đâu!
(Đoạn dưới này có thể được biên tập từ băng khác?)
7- HẠNH ĂN, HẠNH NGỦ, HẠNH ĐỘC CƯ
Thầy Mật Hạnh: Thầy uống nước mát!
(01:09:20) Một người mà muốn tu hành giải thoát làm chủ bốn sự: Sinh, Già, Bệnh, Chết, người ấy phải đi vào con đường tu tập của đạo Phật. Con đường ấy là: Giới, Định, Tuệ. Giới là một pháp môn tu tập thứ nhất của đạo Phật, giúp cho người tu sĩ cũng như người cư sĩ có một Đạo Đức đầy đủ.
Muốn được vậy thì người tu sĩ cần phải học Giới Luật. Giới Luật chỉ cho chúng ta biết rất rõ là Đức Hạnh làm người và Đức Hạnh của Thánh Nhân. Nếu không học thì chúng ta không thể nào biết được những hành động nào là Đức Hạnh của con người và hành động nào là Đức Hạnh của bậc Thánh Nhân.
(01:10:40) Do đó chúng ta học hiểu, thấu rõ được Giới Luật của Phật là những Đức Hạnh làm người, là những Đức Hạnh của bậc Thánh Nhân. Từ đó chúng ta cố gắng khắc phục mình, sống đúng Giới Luật của Phật. Sống đúng Giới Luật của Phật như thế nào? Lấy Giới Luật của Phật phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Không để duyên theo sáu trần, không dính mắc sáu trần.
Do đó khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm tất cả những công việc gì, chúng ta đều lấy Giới Luật phòng hộ sáu căn. Giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình cho thanh tịnh và đồng thời chúng ta phải thực hiện đời sống “Thiểu Dục Tri Túc”. Khi thực hiện đời sống thiểu dục thì chúng ta tiếp đến sống đúng ba hạnh.
Hạnh thứ nhất là ăn. Ngày ăn một bữa. Không được ăn phi thời, uống phi thời. Ăn một bữa vào ngọ, vào giờ trưa. Ngoài giờ trưa không được ăn uống điều gì, cũng như buổi sáng không được ăn uống điều gì để cho “Thân Tâm Thanh Thản An Lạc Và Vô Sự”. Khi tập ăn uống đã được thuần thục, ngày một bữa thấy không còn thèm khát ăn uống nữa, từ đó chúng ta tập luyện dần lên để phá sự hôn trầm, thùy miên.
(01:12:38) Hôn trầm, thùy miên vốn là tâm ngu si của chúng ta, tâm vô minh của chúng ta. Những người còn ham ngủ, còn thùy miên, còn hôn trầm là những người còn vô minh, chưa sáng suốt. Nên chúng ta lập Hạnh Đức ngủ- phá hôn trầm, phá thùy miên. Lần lượt chúng ta tăng giờ giấc lên tỉnh thức, không để cho hôn trầm, thùy miên nữa, bằng những cách đi kinh hành, hướng tâm vào hơi thở.
Khi chúng ta phá được hôn trầm, thùy miên, chúng ta tiến đến sống độc cư, sống một mình, sống trầm lặng, sống như con tê ngưu một sừng, như Phật đã dạy. Mỗi tâm niệm khởi lên trong đầu chúng ta là những niệm phá hạnh độc cư của chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng quán những niệm ấy cho thông suốt, để cho ly ra, để cho diệt sạch thì chúng ta mới sống độc cư trọn vẹn.
Người sống độc cư không được đọc kinh sách, không được nghe băng, không được đọc sách báo, không được nói chuyện với mọi người, chỉ cần thiết thưa hỏi pháp tu tập mà thôi. Nếu người sống không đúng hạnh độc cư thì chẳng bao giờ mà “ly dục, ly ác pháp” được, vì tâm con người vốn ham mê vui thích, sống độc cư cô đơn chịu không nổi.
(01:14:37) Nên thường phá Hạnh Độc Cư: nói chuyện, đọc kinh sách, nghe băng, do đó mà người tu hành Thiền Định mãi mãi chẳng đạt Thiền Định. Nếu mà ức chế tâm không vọng tưởng cho đó là Thiền Định thì điều đó là điều sai. Tại vì bí quyết của sự tu tập Thiền Định là độc cư
Vì có độc cư tâm mới tuôn trào, tâm tuôn trào ta mới đạt được tâm ly dục ly ác pháp, vì tuôn trào mãi, mà không sai sử, phá Hạnh Độc Cư của chúng ta được cho nên tâm không còn tuôn trào nữa. Nếu tâm tuôn trào mà chúng ta theo tâm tuôn trào đó mà phá Hạnh Độc Cư thì như chúng ta tiếp nhận vào, từ bên ngoài thêm vào tâm chúng ta nữa.
Do đó chúng ta không làm sao ly dục ly ác pháp được, như hồi nãy Thầy đã nói, muốn tu tập Thiền Định thì phải Giới Luật. Giới Luật phòng hộ sáu căn, sống đời sống thiểu dục tri túc, rồi ăn, rồi ngủ, rồi độc cư. Đó là những điều mà người tu sĩ muốn làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì cần phải thực hiện những điều này.
Trước tiên lập hạnh đời sống cho đúng cách của một người tu sĩ giải thoát. Nếu không lập hạnh được thì dù có ngồi thiền năm, bảy ngày cũng vẫn là tà thiền, tà đạo không thể nào là chân chính của Thiền Định được.
8- ĐỊNH VÔ LẬU - ĐỊNH DIỆT ÁC
(01:16:28) Kế đó sau khi Giới Hạnh, chúng ta giữ gìn nghiêm túc để thực hiện được Giới Hạnh ly dục, ly ác pháp được thì chúng ta tiếp tục tu tập Tứ Chánh Cần- “Pháp ngăn ác, diệt ác. Sinh thiện, tăng trưởng thiện”. Pháp Tứ Chánh Cần còn gọi Định Tư Cụ, dụng cụ để thực hiện Thiền Định của đạo Phật. Muốn thực hiện được Định Tư Cụ, thì chúng ta phải nương vào Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ là bốn chỗ để chúng ta tu tập, khiến cho tâm chúng ta ly dục, ly ác pháp, khắc phục được tham ưu, phiền não tâm của chúng ta.
Tứ Niệm Xứ- “trên thân quán thân”, tu về hành tướng, tức là chúng ta tu về Định Vô Lậu. Mỗi tâm niệm chúng ta khởi lên, không được dừng ngay liền, không được xả liền, mà mổ xẻ cái niệm đó ra, quán xét, suy tư, nhìn thấy nó nằm trong lậu hoặc nào: Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu.
Nếu chúng ta thấu rõ nó nằm trong Dục Lậu thì ngay đó chúng ta xả nó. Nếu chúng ta thấy nó nằm trong Hữu Lậu thì ngay đó chúng ta xả niệm đó. Nếu chúng ta thấy rõ nó nằm trong Vô Minh Lậu thì chúng ta đã xả niệm đó. Nếu niệm đó chúng ta mổ xẻ qua Luật Nhân Quả, chúng ta thấy nó thiện hay ác. Nếu ác. khi chúng ta nhận niệm đó khởi lên ác thì ngay đó chúng ta đã xả.
(01:18:38) Nếu chúng ta nhận niệm đó là thiện, thì ngay đó chúng ta tăng trưởng cho tâm hồn chúng ta sống trong pháp thiện. Vì vậy mà tâm chúng ta luôn thanh thản và an lạc. Muốn được vậy thì hàng ngày chúng ta phải tu tập Định Vô Lậu, tức là quán xét từng niệm, từng hành động của chúng ta, từng ý nghĩ của chúng ta, rồi các pháp- đối tượng xung quanh với chúng ta.
Chúng ta quán xét từ thân, thọ, tâm, pháp, mỗi mỗi bốn chỗ này hiện ra nơi tâm của chúng ta. Chúng ta đều trên nó mà quán xét. Cho nên Phật dạy: “Trên thân quán thân. Trên tâm quán tâm. Trên thọ quán thọ. Trên pháp quán pháp”. Tu về nhân tướng của nó, do quán xét thông suốt như vậy mà xả được tâm như vậy thì gọi là Định Vô Lậu, làm cho tâm chúng ta vô lậu.
Đó là pháp môn diệt ác, đoạn ác. Mỗi tâm niệm của chúng ta hiện giờ khởi lên, là nói lên ác pháp làm cho tâm chúng ta phiền não, giận hờn, đau khổ, suy tư, lo lắng, bất an, bất toại nguyện thì đó là niệm ác. Nên Định Vô Lậu, tức là trên "thân quán thân", tu về nhân tướng của bốn chỗ này: thân, thọ, tâm, pháp.
(01:20:27) Đó là pháp diệt ác như trong Tứ Chánh Cần đã dạy: “Ngăn ác, diệt ác”, mà Định Vô Lậu là định diệt ác. Do đó hàng ngày chúng ta thực hiện Định Vô Lậu quán xét để diệt những tâm ác của chúng ta, lòng ham muốn của chúng ta thì đó là diệt những pháp ác.
9- ĐỊNH CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - TỈNH THỨC XẢ TÂM BẰNG PHÁP HƯỚNG
(01:20:54) “Trên thân quán thân”, tu về hành tướng ngoại: đi, đứng, nằm, ngồi, mang bát, mặc y, ăn cơm, nhổ cỏ, quét sân, rửa bát, vân vân. Tất cả những hành động thân của chúng ta, đều tỉnh thức ngay hành động, để rồi trong mỗi hành động đó chúng ta dùng pháp Như Lý Tác Ý. Tác ý như thế nào? Luôn chúng ta nhắc nhở tâm mình, tức là dẫn tâm vào chỗ giải thoát của Đạo, chỗ giải thoát của Đạo là gì? Chỗ đó là chỗ không tham, sân, si, phiền não, đau khổ, bất toại nguyện, dẫn tâm vào chỗ không có những pháp ác đó, đó gọi là dẫn tâm vào đạo. Vậy thì pháp hướng dẫn tâm vào Đạo như thế nào?
Hằng ngày chúng ta biết rằng bản chất của đất không bao giờ có tham, sân, si, giận hờn. Đất ai đá qua, đá lại vẫn tự nhiên. Đất dù ai có đổ vật bất tịnh, đất cũng không buồn. Dù ai có đổ vàng bạc, châu báu, ngọc ngà trên đất, đất cũng không mừng thế nên chúng ta biết đất không còn tham, sân, si.
(01:22:24) Vì thế chúng ta lập pháp hướng: “Tâm như đất, không có tham, sân, si”. Như vậy hàng ngày chúng ta làm tất cả công việc hành động thân của chúng ta, mọi việc đi đứng, nằm ngồi, mang bát, mặc y, ăn cơm, đều hướng tâm nhắc: “Tâm như đất, không giận hờn ai nữa hết, tất cả các pháp đều không thật, đều vô thường.”
Do hằng ngày chúng ta dùng pháp hướng nhắc tâm như vậy, để dẫn tâm vào Đạo giải thoát như vậy, lâu ngày thuần thuật thành một đạo lực. Do đạo lực đó mà tâm ly dục, ly ác pháp hoàn toàn. Đây là Pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác Định mà Đức Phật dạy về Pháp Thân Hành Niệm.
Đức Phật ngày xưa nói: “Ta có một pháp tu hành giải thoát đệ nhất đó là Thân Hành Niệm”. Thân Hành Niệm tức là Tỉnh Giác Chánh Niệm Định. Định Chánh Niệm Tỉnh Giác giúp ta ngăn được các pháp ác. Ngăn ngừa các pháp ác, không cho sinh khởi trong tâm chúng ta. Hàng ngày sống biết tỉnh thức trong hành động của mình và đồng thời lúc nào chúng ta cũng nhắc tâm để xả ly tham, sân, si, ngũ triền cái và thất kiết sử.
10- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ - DIỆT TẦM GIỮ TỨ
(01:23:58) Kế tiếp chúng ta "trên thân quán thân", tu về hành tướng nội. Hành tướng nội của thân là gì? Là hơi thở của chúng ta. Do vì vậy chúng ta nương vào hơi thở, cho nên Kinh Phật có dạy, bài Kinh Xuất Tức Nhập Tức. Chúng ta dùng Định Niệm Hơi Thở mà tu tập.
(01:24:10) Nương vào hơi thở tu tập bằng cách nào? “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra, tôi biết tôi thở ra.” Tại sao chúng ta phải hướng tâm nhắc như vậy? Nhắc như vậy tâm chúng ta tỉnh thức mà không khởi một niệm thiện, niệm ác nào trong đầu chúng ta. Ví dụ:
“Tôi hít vô, tôi biết tôi hít vô. Tôi thở ra, tôi biết tôi thở ra.”
“Hít vô dài, tôi biết tôi hít vô dài. Thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài.”
“Hít vô ngắn, tôi biết tôi hít vô ngắn. Thở ra ngắn, tôi biết tôi thở ra ngắn.”
Nếu tôi âm thầm, không hướng tâm, không tác ý mà nhắc tâm mình mà chỉ biết hơi thở hít ra, hít vô, thì như vậy tôi đã tự ức chế tâm tôi chứ không phải tôi nhắc tâm tôi.
Khi chúng ta tác ý nhắc tâm, tức là chúng ta tu cái định gì đây? Chúng ta tu "Định diệt Tầm mà giữ Tứ". Tứ tức là tác ý ra, thường xuyên tác ý ra.
Ví dụ như tôi nói, tôi nhắc tâm tôi: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô. Thở ra tôi biết tôi thở ra”, tức là nhắc tôi để tôi nhớ tôi biết tôi đang hít vô và thở ra. Đó là pháp hướng đầu tiên để giúp cho chúng ta tỉnh thức trong hơi thở. Sau khi chúng ta tỉnh thức trong hơi thở thì chúng ta tiếp đến để nhắc cho thân và tâm của mình. Ví dụ:
“Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra.
Hay: “Cảm giác toàn tâm tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn tâm tôi biết tôi thở ra”.
(01:26:32) Đó là nhắc để chúng ta tỉnh thức từng trong cơ thể của chúng ta. Thân của chúng ta đang có sự cảm giác gì? Cũng như tâm chúng ta có những sự cảm giác gì? Bây giờ chúng ta đã chính thức, đã tập trung nơi thân và tâm chúng ta, cảm giác rất rõ ràng, thì chúng ta tiếp tục đến mà chúng ta hướng đến trong mười sáu đề mục thiền, mà trong bài Xuất Tức, Nhập Tức Phật đã dạy.
Đến cuối cùng thì chúng ta: “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, tôi biết tôi thở ra.”
Vì :“Tôi thở ra, tôi biết tôi thở ra. Tôi hít vô, tôi biết tôi hít vô”, có nghĩa là chúng tôi tỉnh thức tại nơi hơi thở. Nhưng "quán ly tham" tức là Chánh Niệm của tôi ở chỗ ly tham. "Quán ly sân", tức là ở chỗ ly sân. Hàng ngày chúng tôi tu tập Định Niệm Hơi Thở tức là "trên thân quán thân" tu về hành tướng nội của thân.
Chúng tôi tu tập như vậy có nghĩa là chúng tôi thực hiện Pháp Định Niệm Hơi Thở, để ly dục, ly ác pháp, nghĩa là khắc phục được tâm tham ưu của mình. Khắc được tâm tham ưu của mình tức là ly dục, ly ác pháp.
(01:28:19) Khi tâm ly dục, ly ác pháp được rồi thì tâm như thế nào? Lúc bây giờ tâm không còn phóng dật. Trạng thái tâm không còn phóng dật nữa, tâm không còn phóng dật tức là tâm đã quay vào trong thân, hay nói cách khác là tâm đã định vào trong thân.
Tâm đã định vào trong thân, trạng thái như thế nào? "Tâm Thanh Thản An Lạc và Vô Sự", cho nên Đức Phật dạy: “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Do ly dục sanh Hỷ Lạc, có Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm”.
Lúc bây giờ người nhập Sơ Thiền không có còn niệm khởi, tự do niệm khởi, lúc khởi niệm này, lúc khởi điểm khác cho nên gọi là Nhất Tâm.
Trạng thái thường thanh thản, an lạc. Chữ Hỷ Lạc của Phật dạy ở đây không phải là trạng thái của dục lạc mà gặp, như chúng ta nghĩ là hỷ, là có điều gì làm chúng ta mừng. Ví dụ như có anh em, cha mẹ đi xa về, bây giờ gặp lại nhau mừng rỡ. Nỗi mừng đó nó không phải là nỗi mừng của người ly dục, ly ác pháp. Cho nên chữ Hỷ ở đây, người Hoa đã dạy Hỷ là mừng. Nhưng cái mừng đó chúng ta, người mà chưa ly dục không thể hiểu được chữ mừng này cho đúng nghĩa của nó.
Ly dục, cái mừng của nó, gọi là Thanh Thản, An Lạc, chứ không phải có nỗi mừng vui gì cả hết. Những người chưa biết tưởng là chúng ta mừng vui như dục lạc của thế gian thì không đúng. Trạng thái Hỷ Lạc của Thiền Định của Sơ Thiền không gì khác hơn là chỗ "Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự", chứ không phải có niềm vui mừng như người thế gian, như trạng thái của người thế gian.
(01:30:32) Người ly dục, ly ác pháp thì nhập được Sơ Thiền. Chứ không phải ngồi thiền mà ức chế tâm để được nhập Sơ Thiền, khi hết vọng tưởng, điều này là điều sai.
Người ly dục, ly ác pháp, là người từng tu tập "ngăn ác, diệt ác" thì người đó mới ly dục, ly ác pháp. Nhưng nòng cốt của nó là do sống đúng đời sống Giới Luật thì mới ly dục, ly ác pháp được.
Nếu chúng ta sống có tu tập "trên thân quán thân", tu về nhân tướng, "trên thân quán thân", tu về hành tướng nội và ngoại mà không có Giới Luật thì sự tu tập này cũng vẫn là hoài công vô ích. Vì đời sống Giới Luật là nòng cốt, là căn bản để chúng ta thực hiện được ly dục, ly ác pháp và các pháp này là những pháp trợ lực. Cho nên gọi là trợ pháp, giúp cho Giới Luật thanh tịnh, tạo cho tâm ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.
Tâm ly dục tức là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật tức là tâm định trên thân, luôn lúc nào trong thân có những sự hoạt động gì, như tim đập, hơi thở thở, là luôn luôn lúc nào tâm cũng biết những hoạt động đó, mà không lưu ý, để ý những hoạt động bên ngoài của các pháp. Do vì vậy mà chúng ta nhận ra được tâm quay vào trong. (01:31:50)
HẾT BĂNG