Skip directly to content

TÂM THƯ GỬI KIM QUANG 7

(Ngày 5-1-2008)

Kính gửi: Kim Quang

Để trả lời những câu hỏi của con:

1- CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC là lối hành văn của người Trung Hoa còn lối hành văn của người Việt Nam thì dùng đảo ngược lại TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM.

2- Theo pháp hành văn của người Việt Nam thì TĨNH GIÁC trước rồi sau mới CHÁNH NIỆM. Cho nên khi đọc CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC là biết người ta dùng theo Hán văn, còn khi đọc TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM thì người ta biết dùng theo Việt văn. Cụm từ này chỉ có một nghĩa chứ không có hai nghĩa.

3- Trong TĨNH GIÁC đã có nghĩa CẨN THẬN, cho nên dùng TĨNH GIÁC thì không dùng CẨN THẬN.

4- Dùng từ CẨN THẬN thì không đi đôi với CHÁNH NIỆM được, vì CẨN THẬN có TÀ có CHÁNH, nếu muốn dùng với từ CHÁNH NIỆM thì phải thêm từ “TRONG”. CẨN THẬN TRONG CHÁNH NIỆM

5- Từ CẨN THẬN nó mang theo hai tính chất chánh và tà như trên đã nói: CẨN THẬN TRONG CHÁNH NIỆM hoặc CẨN THẬN TRONG TÀ NIỆM.

6- TĨNH GIÁC có sự thanh tịnh và bình tĩnh nên thường dùng TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM chứ không dùng TĨNH GIÁC TÀ NIỆM.

7- TĨNH GIÁC là một giới đức trong pháp môn QUÁN VÔ LẬU của Phật giáo nên nó có phương pháp tu tập, vì thế nó có sức gạn lọc tâm tư thanh tịnh không còn các ác pháp và trong khi tu tập nó còn có một sức bình tĩnh kỳ lạ khi đứng trước các ác pháp nó rất định tĩnh. Nếu tu tập đúng đặc tướng.

8- Đức CẨN THẬN không có phương pháp tu tập, chỉ hằng ngày tập sống CẨN THẬN mà thành thói quen, nên nó không có phương pháp gạn lọc tâm tư trong sạch toàn thiện. Vì vậy, trong các pháp ác nó vẫn có sự cẩn thận, cẩn thận để tăng trưởng ác pháp.

9- Trong bài “TÂM HỒN CAO THƯỢNG”:

 Đáp án thứ 2: Vì cô bé THIẾU ĐỨC CẨN THẬN Ý HÀNH, nhớ lại quên đem sách âm nhạc nên lo lắng, nhưng ở đây tác giả dùng chữ “hoảng hốt” không đúng, vì hoảng hốt là phải có đối tượng gây ra ấn tượng sợ hãi giao động tâm quá mạnh còn mới quên hay nhớ, đó là một trạng thái bình thường làm sao có sự hoảng hốt như vậy. Cho nên đáp án 2 cô bé THIẾU ĐỨC CẨN THẬN Ý HÀNH là đúng.

Đáp án 3:Cô bé THIẾU ĐỨC TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM Ý HÀNH là đúng, vì lúc bấy giờ cô bé không còn bình tĩnh quá sợ hãi

10- TĨNH GIÁC và TỈNH THỨC khác nghĩa, khác hình dạng chỉ có đồng âm. Chữ TĨNH GIÁC dấu ngã (  ), chữ TỈNH THỨC dấu hỏi (?).

Chữ “GIÁC” có nghĩa là “GIÁC NGỘ” mà GIÁC NGỘ có nghĩa là phân biệt biết rõ các pháp nào ác và các pháp nào thiện. Nên chữ “GIÁC” có nghĩa là “QUÁN XÉT” hay “SUY XÉT”

Chữ “THỨC” có nghĩa là tỉnh táo biết rất rõ nhưng không phân biệt pháp nào thiện hay pháp nào ác. Thiện ác hai pháp như nhau, nên chữ  “THỨC” có nghĩa là “TẬP TRUNG”

11- Pháp TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “BÌNH TĨNH” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn, diệt trừ các pháp nào ác để “XẢ TÂM”, đó là để giúp tâm bất động trước các pháp ác; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự; đó là để bảo vệ CHÂN LÝ nơi bất sinh bất diệt của loài người.

12- Pháp TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “TỈNH TÁO” tập trung tâm vào một đối tượng duy nhất để thực hiện “NHIẾP TÂM” và “AN TRÚ TÂM” luyện nội lực “TỨ THẦN TÚC”

13- Vì thế chúng ta phải hiểu: TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM là pháp môn dùng để XẢ TÂM. Còn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để NHIẾP TÂM LUYỆN TẬP NỘI LỰC.

14- Trong TĨNH GIÁC không có TỈNH THỨC, vì có TỈNH THỨC thì TĨNH GIÁC mất cũng như trong TỈNH THỨC không có TĨNH GIÁC, vì có TĨNH GIÁC thì TỈNH THỨC mất. Cho nên hai pháp này không phải là một pháp mà hai pháp môn. Hai pháp môn này là hai giai đoạn tu tập của Phật giáo “GIỚI, ĐỊNH”. Vì thế, các con đừng hiểu lầm lạc. Hiểu lầm lạc là không biết đường tu tập.

15- Các con nên nhớ kỹ: Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả tâm phần thô; còn Pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.

16- Người tu tập mà hôn trầm, thùy miên còn nhiều, nếu muốn phá hôn trầm thuỳ miên thì không nên ngồi nhiều mà nên đi kinh hành theo pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM xả tâm, chứ không được tu tập theo pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM, vì tu tập TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dễ rơi vào trong trạng thái “KHÔNG” ngoan không.

Hôn trầm, thùy miên và vô ký là một trạng mất tỉnh giác, một trạng thái si mê, một trạng thái lười biếng, vì thế phải bằng mọi cách nhiếp phục cho được, hoàn toàn trong giờ tu tập không bao giờ còn có bóng dáng của nó thì mới mong tiến tới tu tập tới các pháp môn khác, nếu hôn trầm thùy miên tu tập chưa xong thì đừng mong tu tập Tứ Niệm Xứ. Muốn tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ thì tâm phải không còn niệm vọng tưỏng và hôn trầm thùy miên nữa.

Chúc các con tu tập xả tâm rốt ráo để thành công tốt đẹp.

Thầy của các con