Skip directly to content

TRẢ LỜI KIM QUANG bài 3

(Ngày 7 tháng 6 năm 2007)

SÁU CÁI BIẾT CÓ PHẢI LÀ TÁNH BIẾT KHÔNG?

Hỏi: :Có nhiều điều con muốn hỏi Thầy, nhưng con ngại mất thời gian của Thầy và con thấy sức tu của con còn kém, cho nên con sẽ cố gắng suy tư nhiều hơn trước khi hỏi. Nhưng con cũng xin phép Thầy cho con ghi những câu hỏi ra đây để khi nào có dịp con sẽ gởi những câu hỏi này cho Thầy. Còn chuyện trả lời thì tùy Thầy, vì Thầy biết lúc nào trả lời, lúc nào không.

Có lẻ cái tính ham muốn hiểu biết của con mạnh quá, cho nên hay thắc mắc.

Xin Thầy hoan hỷ tha tội cho con.

Hoûi:1- Đức Phật có dạy : “Cái thấy, cái biết, cái nghe không phải của ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta”

Vậy cái thấy ở đây có phải là cái biết của tính thấy hay không?

Cái nghe ở đây có phải là cái biết của tính nghe hay không?

Cái biết ở đây có phải là cái biết của ý thức hay không?  

Nếu phải thì có thể gọp chung là cái biết không phải của ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta? Cái biết ở đây là cái biết của 6 thức. Vaäytại sao không thấy đức Phật nói về cái biết của mùi, vị và xúc? Xin Thầy giải thích rõ hơn cho con về điều này.

Đáp Ởđây các Tổ không nói cái Mùi, cái Vị và cái Xúc, là vì các Tổ sống trong tưởng nên xây dựng cái Thấy, cái Biết và cái Nghe là Phật Tánh. Còn đức Phật nói cái Thấy, cái Nghe, cái Biết, cái Mùi, cái Vị và cái Xúc là trong nhóm sáu thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Trong kinh nguyên thủy đức Phật nói rất đầy đủ và dễ hiểu.

Cái thấy ở đây là cái thấy của mắt gọi là cái thấy của nhãn căn, chứ không phải cái biết của tính thấy nào ở đây cả.

1-                  Cái thấy biết ở đây là cái thấy biết của mắt gọi là nhãn thức.

2-                  Cái nghe ở đây là cái nghe của tai gọi là cái nghe của nhĩ căn, chứ không phải cái biết của tính nghe nào ở đây cả.

3-                  Cái nghe biết ở đây là cái nghe biết của tai gọi là nhãn thức

4-                  Cáibiết ở đây là cái biết của ý thức, chứ không phải cáibiết ở đây là cái Biết của tính Biết nào cả.

Phật thường dạy: Sáu căn, sáu trần và sáu thức, nhưng các con không lưu ý nên không nhớ, Sáu căn, sáu thức, sáu trần gồm có:

1- Nhãn căn là con mắt. Nhãn thức là cái biết của con mắt. Nhãn trần là hình sắc của vạn vật bên ngoài

2- Nhĩ căn là lổ tai. Nhĩ thức là cái biết của lổ tai. Nhĩ trần là âm thinh của vạn vật.

3- Tỷ căn là lổ mũi.. Tỳ thức là cái biết của lỗ mũi. Tỷ trần là hương vị của vạn vật.

4- Thiệt căn là lưỡi.. Thiệt thức là cái biết của lưỡi. Thiệt trần là mùi vị của vạn vật.

5- Thân căn là cơ thể. Thân thức là cái cảm giác của cơ thể. Thân trần là tính mền cứng nóng lạnh của vạn vật.

6- Ý căn là bộ óc (ý thức). Ý thức là sự phân biệt của bộ óc. Ý trần là từng tâm niệm quá khứ, vị lai và hiện tại..

Sáu căn, sáu trần, sáu thức mới đầy đủ 18 giới của Phật giáo để tạo thành những nhn duyên Xúc, Hữu, Thủ, Sinh, Ưu bi sầu khổ già chết. Muốn biết rõ các duyên này, nên đọc kinh Thập Nhị Nhân Duyên. Cc Tổít nói đến Mùi, Vị và Xúc, thì đó là một sự thiếu sót, chứ trong kinh Phật dạy rất đầy đủ. Nhưng khi chúng ta học thì hay nhắc đến Sắc, Thinh, Hương (mùi) là xong, còn ít ai nói đến Vị (cay, đắng, ngọt, bùi), Xúc (cảm giác êm, ấm, cứng mềm), Pháp (những niệm trong tâm, vọng niệm). Nhất là kinh sách Đại Thừa thường nói đến Tánh Biết, Tánh thấy, Tánh Nghe chứ không nói Tánh Mùi, Tánh Vị và Tánh Xúc.

Tóm lại, Tánh Thấy, Tánh Nghe và Tánh Biết trong kinh sách Đại Thừa đều cho đó là Phật Tánh. Những điều hiểu biết này là do các Tổ hiểu biết trong ảo tưởng. Khi đức Phật đã xác định thân tâm này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì Phật tánh không bao giờ có trong thân tâm này.

Hỏi: :2- Khi ăn cơm có phải bắt buộc phải ngồi dưới đất hay không? Vì con thấy mỗi lần ngồi dưới đất ăn cơm thì kiến nhiều quá, cho nên con chuyển sang ngồi trên ghế, con không biết có phạm giới hay không?

 

Đáp:Ngồi dưới đất ăn là khất sĩ vì đức Phật đã buông xả sạch, sống không nhà cửa, không gia đình, không có của cải tài sản tiền bạc, chỉ còn ba y một bát, đi xin về ăn hàng ngày. Vì thế khi xin có thức ăn, liền tìm nơi nào có bóng mát ngồi ăn cho tiện, còn ngồi ăn trên bàn ghế lại thêm có bàn ghế thì đâu gọi là đời sống ba y một bát. Khi có Phật tử cúng dường tại nhà mời Phật và chúng Thánh Tăng đến thọ trai thì Phật và chúng Thánh Tăng vẫn ngồi trên bàn ăn uống hẳn hoi., nhưng ăn rồi thì đi về, còn bàn ghế thì chủ nhà sẽ dọn dẹp. Cho nên ăn ngồi dưới đất tiện hơn ngồi trên bàn, vì ăn rồi chỉ có đi rửa bát là xong không có lau bàn, lau ghế cho nên rất tiện lợi, không thêm bận rộn, khiến cho đời sống luôn luôn vô sự. Mục đích sống giải thoát ra khỏi cuộc đời này là tâm phải Vô Sự .Ngồi dưới đất hay ngồi trên bàn ghế không có phạm giới, nhưng ngồi dưới đất ăn cũng là Phạm hạnh của người tu. Đó là một oai nghi diệt ngã xả tâm.Một tế hạnh buông xả.

Hỏi:3- Nhân quả của một người đặt tình thương không đúng chổ là gì?

 

Đáp:Đặt tình thương không đúng chỗ là đặt tình thương theo thất tình, lục dục. Đó là đặt tình thương theo ác pháp, tình thương đó là tình thương trong đau khổ, khổ mình., khổ người. Con có biết thất tình, lục dục là gì chưa?

Thất tình gồm có:

1- Hỷ; 2- Nộ; 3- Ái; 4- Ố; 5- Ai; 6- Lạc; 7-  Dục.

Lục dục gồm có:

1- Nhãn dục;   2- Nhĩ dục;   3- Tỷ dục;   4- Thiệt dục;  5- Thân dục;   6- Ý dục.

Khi đặt lòng yêu thương phải quan sát kỹ lòng yêu thương ấy có rơi vào bảy tình, sáu dục này không? Nếu rơi vào thì lòng yêu thương này sẽ có sự khổ đau

Ví dụ: Lòng ghen tương cũng là lòng yêu thương do ái dục, nên làm mình khổ, người khác khổ. Lòng yêu thương ấy gọi lòng yêu thương khổ.

Hỏi::Ví dụ bố thí sai thì nhân quả là gì? Bố thí vì lòng yêu thương, nhưng sau đó biết rằng bố thí nhầm cho đối tượng thì nhân quả là gì? Ví dụ một lần con đang chạy xe ở thành phố Vũng tàu, con  thấy một anh thanh niên nằm bên lề đường quằn quại ôm bụng trông rất tội nghiệp như người đau dạ dày. Con ngừng xe lại và quay lại  ân cần hỏi thăm và tính chở anh ta đi bệnh viện, anh ta không đi mà vẫn nằm ôm bụng rên la. Đến giờ con phải đi làm cho nên con cho anh ta tiền gọi xe đến bệnh viện và tiền chữa bệnh, và nhờ ông chủ nước ngay đó nếu cần thì gọi xe dùm, rồi con đi làm. Sau vài tháng con thấy anh ta ở Sài gòn cũng với tình trạng như vậy. Lần này con đặt câu hỏi không biết thật hay giả đây? Nhưng con nghĩ thôi, thật hay giả thì coi như đã giúp 1 lần và tự an ủi rằng ít ra mình không thờ ơ trước những cảnh khổ của người khác và con tiếp tục đi không dừng lại nữa. Con đặt giả thuyết nếu như anh ta đóng kịch thì coi như việc con làm là đặt tình thương không đúng chổ, sai lệch. Vậy thì có đáng trách là con thiếu tỉnh giác hay không?

Đáp:Bố thí không đúng pháp là bị người lừa gạt, nên không làm lợi ích cho mình, vì mình bị gạt; không làm lợi ích cho người vì tạo duyên cho người khác làm điều ác nhiều hơn (lường gạt người khác)

Trong đức bố thí đều do lòng yêu thương nó là nhân quả thiện, nhưng nếu thiếu trí tuệ quan sát đối tượng được bố thí không thiện mà bố thí thì đó là nhân quả ác vì tạo duyên cho người làm ác nhiều hơn. Trường hợp của con bố thí bị lừa gạt như đem hạt giống tốt gieo trên đất xấu khô cằn cỗi.

Theo Phật giáo Nguyên Thủy bố thí phải có trí tuệ nhân quả. Khi thấy một người tàn tật hay gặp một người bị tai nạn hoặc một người ốm đau không tiền thang thuốc, đi bác sĩ hay đi bệnh viện. Đây là nhân quả của những người này, họ đang trả vay, nhưng có nhân duyên kiếp trước nên kiếp này mới gặp ta trong hoàn cảnh này. Vậy ta nên giúp đỡ họ như thế nào cho đúng pháp.?

Thấy người tàn tật biết rõ họ thật sự tàn tật thì gíup đỡ, còn gặp họ ở giữa đường thì ta nên tránh, vì người tàn tật đều có chỗ ở do các nhà từ thiện hoặc nhà nước, còn tàn tật ở ngoài đường là giả dốt, người tàn tật ở ngoài đuờng đi xin ăn làm nhục đất nước đó. Chúng ta không nên cho những người ăn xin ngoài đường, Người tàn tật bất hạnh trong xã hội đều có nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà nuôi những người khuyết tật, nhà tình thương nuôi dạy trẻ lang thang, v.v...Đó là trách nhiệm của Nhà nước, của những nhà từ thiện. Như vậy đâu có cớ nào lại có người ăn xin ngoài đường. Người bố thí cho kẻ ăn xin ngòai đường là không đúng pháp, đó là bố thí vô tình tạo thêm những người lừa gạt người khácvà cũng vô tình làm nhục đất nước (Đất nước ăn mày).

Còn bố thí cho người bệnh tật thì không nên trao tiền cho họ mà đưa họ vào bệnh viện, đi bác sĩ, nếu bác sĩ bảo đó là bệnh thật thì chúng ta mới bỏ tiền ra bố thí, còn nếu chúng ta bận việc không đưa đi bác sĩ hay bênh viện thì không nên bố thí. Bố thí là giúp người mà giúp người thì phải đem hết lòng ra giúp, chứ không thể bố thí theo kiểu lấy có. Bố thí như vậy là tạo duyên cho kẻ làm ác thêm (lừa đảo).

Hỏi:Thậtra mà nói con chưa hiểu rõ cách làm sao để tránh trường hợp đặt tình thương không đúng chổ. Ví dụ trong tu viện có 2 người con thấy rất thương họ đó là cô Nguyên Thanh  và sư Chơn Niệm. Tại sao con thương họ vì con thấy mọi người ai cũng không thích 2 người này.

 

Đáp:Đặt tình thương đúng chỗ là đặt tình thương trong thiện pháp, nhưng tình thương của Phật giáo là tình thương đa hướng nên hướng thiện hay hướng ác đều đặt tình thương được cả. Thương yêu , thương xót, thương hại mọi nguời, chứ không phải thương nhân quả của mọi người. Cho nên nhân quả họ làm là họ phải gánh chịu, còn riêng chúng ta thương thì chúng ta chỉ mong họ thấy được nhân quả để đừng sử dụng nhân quả ác làm khổ mình khổ người. Nguyên Thanh và Chơn Niệm đều đáng thương vì chúng ta biết chắt là hai người chuyển mình theo không kịp lớp tu học, nên có những cảm nghĩ và hành động sai lệch khiến cho họ phải lìa xa các lớp học, vì vậy mà mọi người không thương.

 

Hỏi:Con chỉ có dịp học chung với sư Chơn Niệm khóa đạo đức này thôi, nhưng con không xem trọng những gì Sư làm sai, nói sai mà chỉ để ý đến những mặt tốt của Sư để học hỏi thôi và lấy Sư làm đối tượng trong lớp để xả tâm. Nhưng hình như con đặt tình thương không đúng chổ thì phải vì con thấy mọi người đều khuyên Sư sửa cái này sửa cái kia, còn con thì không nói trước lớp mà chỉ gặp riêng thôi để tránh làm mất sự đoàn kết trong lớp. Và con thấy rất tội nghiệp cho Sư khi bị Thầy đưa ra quyết định vừa rồi.

Xin Thầy chỉ dạy cho con biết làm sao để biết là mình đặt tình thương không đúng chổ và sai lệch. Thật tình mà nói ai con cũng thấy thương hết, và con không muốn để trong tâm hình ảnh xấu về ai cả.

 

Đáp:Hình ảnh xấu xa của họ là hình ảnh của nhân quả ác. Đã biết là nhân quả thì còn để ý hành động ác đó để làm gì. Cho nên thương người mà thấy cái xấu của người khác thì làm sao thương người được, cái khó nhất là thấy cái tốt của người khác, cái dễ nhất là thấy cái xấu của người khác.

Học đạo đức mới thấy rõ mình là người thiện hay là người ác, Nếu mình thấy lỗi người, nói lỗi người thì mình là người bất thiện, người ác; nếu thấy lỗi người mà không nói lỗi người, không bơi móc lỗi người khác là người thiện..Ngược lại toàn là người ác.

 

Hỏi:1- Giới đức và giới hạnh phân biệt như thế nào?

 

Đáp:Muốn phân biệt giới đứcgiới hạnh thì nên phân biết đứchạnh.. Đức là chỉ cho những tính chất thiện, còn hạnh chỉ cho những oai nghi tế hạnh thuộc về hành động thiện. Cùng một danh từ đạo đức, lúc thì chúng ta gọi là đức; có lúc chúng ta gọi là hạnh, do sự công dụng đạo đức đó lúc ở đức hay lúc ở hạnh mà gọi.; do sử dụng danh từ đạo đức đó lúc dùng làm chủ từ thì gọi là Đức; lúc dùng làm động từ thì gọi là Hạnh. Cho nên phân biệt giới đức và giới hạnh đòi hỏi chúng ta phải có trí kiến thấm nhuần đức hạnh thì biết lúc nào là đức và lúc nào là hạnh.. Cho nên chúng ta càng học đạo đức thì càng thấm nhuần .

Ví dụ 1: “Thương người như thể thương thân” Câu này dạy đức hiếu sinh khẩu hành..

Ví dụ 2:  Chúng ta nên thương yêu mọi người vì mọi người quá đau khổ trong cơn bão số 9 vừa qua. Câu này dạy đức hiếu sinh khẩu hành..

Hai câu trên là lời kêu gọi nên nó mang tính chất đạo đức, nên gọi là đức .

Ví dụ : Chúng ta đem thực phẩm, quần áo cứu trợ cho đồng bào bị hỏa hoạn tại chợ Qui Nhơn. Câu này dạy Hạnh hiếu sinh thân hành..

 Tại sao câu này gọi là hạnh hiếu sinh?  Vì đó là hành động đi cứu trợ.

Hỏi:2- Nằm giường cao là sao? Trong phòng con có cái giường khi con ngồi lên thì hỏng chân, vậy thì có phải gọi là cao không Thầy?

 

Đáp:Để biết giường cao hay thấp trong giới luật có dạy kích cở rõ ràng: Gường cao là giường làm cao hơn tám ngón Như Lai. Mỗi ngón Như Lai bằng 1 tấc, Vậy tám ngón Như Lai là tám tấc, giường làm cao hơn tám tấc là giường cao,  người tu sĩ không được nằm (Trong giới luật có người dịch là tám lóng tay Như Lai, mỗi lóng tay 2 phân. Như vậy giường chỉ cao có 1 tấc 6 phân.. Giường cao có 1 tấc 6 thì không thể gọi là giường mà gọi là phản) . Cho nên theo Thầy nghĩ tám ngón Như Lai là đúng, còn tám lóng Như Lai là sai.

Hỏi:3- Xin Thầy cho con biết khi 2 người cuối chào nhau, con thấy có người chào rất sâu (90 độ), có người ( 20-30 độ) cịn con cho nghing đầu 45 độ, vậy thì chỗ su l cho bao nhiu độ vậy hả Thầy?

Đáp:Chào nhau 45 độ là vừa

Hỏi:4- Xin Thầy chỉ dạy cho con hiểu rõ đoạn văn cuối trong bài “Có sống đạo mới vui đời” có nghĩa là gì vậy hả Thầy?

 

Đáp:Đạo Phật lấy giới luật đức hạnh làm cuộc sống của mình, cho nên người nào sống đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì cuộc đời họ mới có sự an vui chân thật vì thế câu kinh này dạu: “Có sống đạo mới vui đời” .

 

Hỏi:“Nhìn nhận sự tương quan sinh tồn, chí nhân khổ cái khổ của người, vui cái vui của muôn loài, nên lợi người trước mình. Cái vui này là cái vui vô lượng.”

Theo con hiểu khi thấy ai khổ mình cố gắng giúp người ta hết khổ trước và khi thấy ai vui thì lúc đó mình mới vui, nghĩa là chỉ nên nghĩ đến người trước. Tâm mình đã thanh thản rồi, bất động rồi thì đâu còn vui buồn gì nữa, nhưng mình lấy các đối tượng khổ vui của người khác để sống hòa đồng biết thương yêu người, giúp đỡ họ và an vui với họ. Có sống với người, tạo thêm niềm vui cho người cho mình thì cuộc sống thêm vui chứ sao phải không Thầy? Đâu phải nói là tu xong rồi không còn biết vui buồn gì nữa thì có lẽ trở thành cây đá rồi. Xin Thầy giải thích rõ cho con thêm.

 

Đáp:Đúng! Con nói rất đúng: Người tu sĩ Phật giáo thấy cái ác, cái khổ. của người liền tìm cách khuyên ngăn đừng làm ác và giúp cho người thóat khổ, để đem lại cho người nguồn vui hạnh phúc, chứ không làm cho người khổ hoặc bơi móc chuyện xấu của nguời hoặc nói xấu hoặc nói thêu dệt, thêm bớt hoặc nói li gián v.v ...Cho nên người tu sĩ Phật giáo lấy cái vui của người và lấy cái thiện để chuyển hóa cái khổ của người để làm nguồn vui chung cho mình, cho người. Người tu sĩ Phật giáo không có cái vui riêng cho mình. Vì vui buồn đối với người tu sĩ Phật giáo chỉ là pháp vô thường nên chẳng vui cũng chẳng buồn chỉ lúc nào thân tâm cũng thanh thản, an lạc và vô sự mà thôi.

 

Hỏi:Vì Phật dạy không làm khổ mình, khổ người? Khi mình hy sinh cứu người và cứu vật, bị tật nguyền hay hy sinh mà không muốn làm khổ mình thì mình phải quán xét làm sao?

 

Đáp:Người tu sĩ Phật giáo đã biết thân, thọ, tâm và pháp  là vô thường, không có cái nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì hy sinh giúp người thoát khổ, thoát chết, nhưng tâm vẫn bất động. Mà tâm bất động thì thân này có chết, có tật nguyền, có sao đi nữa thì họ có buồn khổ đâu. Cho nên họ dám xông pha vào lửa đỏ, vào sóng to lũ lụt để cứu người mà không hề sợ hiểm nguy đến tính mạng của mình như những câu chuyện: Vết thẹo của người mẹ, Con chim ưng của Thành Cát Tư Hãn, và cái chết thản nhiên của cô gái Evin trông chiếc tàu từ từ chìm xuống đáy biển mang theo cô.. Khi quán xét các pháp vô thường thì vết thẹo trên gương mặt của người mẹ, cái chết của con chim ưng và cái chết của cô Evin thì đâu có nghĩa gì nữa. Còn những người không hiểu các pháp vô thường thì cho đó là làm khổ mình, nhưng khi họ hiểu các pháp vô thường, vô ngã thì tâm họ bất động. Tâm họ bất động thì cái thọ khổ không tác động vào tinh thần sắt đá của họ.

Tu hành muốn đạt được chỗ tâm bất động không phải đễ, nhất là khi chúng ta đứng trước các loại cảm thọ của thân mà tâm bất động, đó là một loại thiền định xả cảm họ thì tâm mới bất động dễ dàng. Chỗ này nói thì dễ nhưng tu tập cho đúng pháp mới đạt đứợc.

Tâm bất động có hai phần:

1-                  Tâm bất động thuộc về tâm do tri kiến giới luật đức hạnh.

2-                  Tâm bất động thuộc về thân do tri kiến tỉnh thức định Tứ Thiền..

Nhờ nhập vào Tứ Thiền, sức định lực của Tứ Thiền quét sạch các cảm thọ nên tâm không còn cảm nhận thọ khổ vì thế tâm mới bất động dễ dàng.

Còn có một tâm bất động, đó là ý chí ngút ngàn xem thường các cảm thọ, mặc dù tâm chưa có thiền định nhưng nhờ tín lực “chết bỏ” không sợ các cảm thọ nên thản nhiên trước sự đau đớn tận cùng của sức chịu đựng bãn thân.

Hỏi:Phải chăng mình nghĩ rằng mình rất tự hào về những điều mình đã làm, không hối tiếc, không coi trọng cái thân này. Dù cho cái thân có tàn tật thì cũng không sao. Nhưng nếu cái thân này bị tàn tật do cứu người mà làm khổ gia đình mình phải chăm sóc cho mình thì mình lại làm khổ người thân của mình, vậy thì làm sao đây? Xin Thầy chỉ dạy rõ cho con biết. Vì Đức Phật nói “Phải hùng lực cứu người, cứu vật” Vậy trước khi cứu người cứu vật có phải tư duy suy nghĩ hay không?

Cám ơn Thầy - Kim Quang

Đáp:Người tu sĩ Phật giáo bao giờ cũng trang bị tri kiến hiểu biết của mình đầy đủ để khi lâm trận chỉ còn chiến đấu và giành phần thắng về mình. Như các con đã biết: Lớp học giới luật đức hạnh là lớp trang bị kiến thức không những để học những bài học và còn áp dụng những bài học đạo đức đó vào đời sống hàng ngày để khi hữu sự tức là có sự việc xảy ra là tự ứng phó một cách tự nhiên tức là phản xạ tự nhiên, chứ không cần phải quán xét suy tư vì quán xét suy tư thì quá chậm.

Trang bị đức hiếu sinh cho con, khi con hy sinh cứu người thân con có tàn tật hay nằm bệnh viện những người thân có nuôi con, có giúp đỡ cho con bất cứ sự nặng nhọc nào họ cũng vui sướng có một người con hay một người thân có một tâm hồn yêu thương cao cả biết hy sinh cho mọi người, tuy cơ thể có các cảm thọ nhưng tinh thần con hạnh phúc vô cùng. Một cháu bé 13 tuổi cứu thóat 11 người chết đuối. Một chàng thanh niên xông vào lửa đỏ cứu sáu người thoátchết thiêu, chàng bị phỏng nặng nhưng tinh thần chàng rất hạnh phúc và mọi người ai cũng quý trọng. Trong thời gian chữa trị mọi chi phí thang thuốc điều trị, chàng được mọi người lo lắng đầy đủ.

Làm việc thiện thì trong hoàn cảnh nào cũng đầy đủ phước báo, cho nên nhân nào quả nấy, chúng ta cứ hành thiện, cứ thương yêu mọi người rồi mọi người sẽ thương yêu chúng ta.