48- LIÊN QUAN LINH HỒN - NGOẠI CẢM (Vấn đáp Phật pháp)
Cập nhật ngày : 23.01.2014 | |||
Kính thưa quý phật tử và độc giả, GNCN xin giới thiệu tiếp cuộc chất vấn của quý phật tử và độc giả với ông Vũ Thế Khanh. Qua ý kiến của quý vị với ông Khanh, chúng tôi theo dõi và xin có vài lời chia sẻ. Trong bài phỏng vấn ông Khanh của nhà báo Thuận Phong, chúng ta nhận thấy cách trả lời của ông rất ngây ngô và nghèo nàn tư ý (dù sau này ông nói là nhà báo TP bịa đặt). Tiếp theo, trong cuộc chất vấn trực tiếp mà ông Khanh đã thể hiện, chúng ta có thể nhận biết được trí tuệ của ông Khanh ra sao, và nhà báo TP có bịa đặt hay không? Chúng tôi xin lược trích những câu trả lời “xuyên suốt” của ông Khanh. Nếu ở bài trả lời phỏng vấn nhà báo TP, ông bám chặt vào linh hồn liệt sĩ để khỏa lấp: “- Đấy là liệt sĩ họ bảo thế, liệt sĩ yêu cầu Thì lúc bị chất vấn (trên FB) ông lại bám chặt vào thần tượng của mình là HT Thanh Từ nhằm tránh né để hòa cả làng với 6 lần trả lời gần như nguyên mẫu một câu: “Nếu quý vị có thời gian thì hãy đọc một lần những bài giảng của HT Thanh Từ. Về Phật học, tôi cũng chỉ dành thời gian để đọc những sách này, ngoài ra cũng không có thời gian để đọc các sách khác,…”. Tuy nhiên ông Khanh cũng dẫn dắt được vài câu lạ để chứng minh rằng ông đang bị 9 cái “Nội Ma” hành hạ rất khổ sở: “Tôi xin chuyển đến các vị bài "phóng chưởng" của ngài Phật Ấn làm cho Tô Đông Pha (tự xưng à 8 gió thổi bất động) thế mà chỉ 1 "chưởng" đã bị bay sang bên kia sông. Tôi cũng xin cống hiến các bạn câu chuyện của Tô Đông Pha thi Thiền với ngài Phật Ấn…” Thật buồn cho ông tiến sĩ. Chỉ với vài điều dẫn trên, chúng tôi mạo muội nói rằng: ông Khanh là một người rất thiếu thiện chí trong quá trình trao đổi, tham luận với mọi người. Là một nhà “khoa học” nhưng không có trí tuệ khoa học, là một nhà “văn hóa” nhưng lại rất thiếu văn hóa, là một nhà “tôn giáo” (Phật giáo) nhưng sự nhận thức và truyền bá kiến thức rất phi Phật giáo. Chúng tôi mong muốn quý vị tiếp tục trao đổi làm rõ vấn đề. Vì đây liên quan đến lợi ích thiết thực của đất nước, con người ngay trong hiện tại và mai sau. Vì đây liên quan đến một người có danh, có vị, có quyền chức… nhưng truyền dạy những điều phi đạo đức đã bị thâm nhiễm bởi sự nô dịch văn hóa ngoại bang từ hàng ngàn năm nay. Hy vọng ông Khanh sớm nhận ra. Mời quý vị đọc tiếp phần chất vấn: Chân Pháp Thích (vào 11:20 19/1/14) Thưa ngài tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Trong trao đổi ngày 14/1/2014, tôi đã gợi mở nhiều ý để tiến sĩ chất vấn và mời tiến sĩ nêu câu hỏi để tôi có dịp tìm hiểu học hỏi thêm, nhưng mãi đến nay 19/1 vẫn không thấy có ý kiến gì. Phải chăng đây là một hành vi ứng xử của người có văn hóa? Thưa tiến sĩ, mấy ngày qua tôi có dịp đọc vài bài viết về “Nội Ma và Ngoại Ma”, “Nghi thức cúng gia tiên…” cùng những ý kiến khác của tiến sĩ. Qua đó tôi nhận thấy, nếu tiến sĩ là một khoa học gia ngành kiến trúc mà lấn sân lạm bàn về tâm linh Phật giáo với sự hiểu biết từ những tác phẩm của HT Thanh Từ thì quả thật là rất nông cạn và mạo hiểm. Kiến thức ngắn thì làm sao có thể là người có “văn hóa dài” như tiến sĩ đã tự thừa nhận mình như vậy! Trong ý kiến với Đoàn Tộc Phật Pháp, tiến sĩ có viết: “Bạn chưa bao giờ là người lính như chúng tôi thì làm sao có thể hiểu được tính nhân văn cao cả này của những người lính.” Như vậy tiến sĩ cũng đã từng là người lính. Và hôm nay tôi sẽ trao đổi với tiến sĩ trên tinh thần chúng ta cùng là những người lính (tôi cũng là một người lính trải qua một phần cuộc chiến chống Mỹ cứu nước). Tôi rất mong muốn tiến sĩ cùng tôi, với danh dự của người lính hãy thẳng thắn trao đổi những điều chân thật hướng đến sự lợi ích chung cho con người và muôn loài. Kiến thức vũ trụ thì vô hạn, sự hiểu biết của con người (phàm phu như chúng ta) thì rất hạn chế và mê ảo bởi 5 triền cái ngăn che và 17 kiết sử trói buộc. Do vậy, sự khiếm khuyết, thiếu hụt kiến thức trong mỗi người là không thể tránh khỏi. Vì lẽ ấy, mỗi người hãy không nên tự ngại ngần mà phải che giấu, khỏa lấp, né tránh những điều mình chưa hiểu biết. Làm như thế tất sẽ hại mình, hại người rất nhiều. Chúng ta bắt đầu trao đổi. Vì tiến sĩ không nêu được câu hỏi nào nên tôi chưa có cơ hội trả lời tiến sĩ. Nay dựa vào những bài giảng và ý kiến của tiến sĩ tôi sẽ đặt vấn đề trước. Đề nghị tiến sĩ trả lởi thẳng thắn, chân thật bằng sự hiểu biết của ý thức, không nên quấy quá, né tránh, trườn uốn như đã làm trước đây thì mọi người rất thất vọng. Với bài NỘI MA VÀ NGOẠI MA. Vậy Ngoại Ma là gì? Tiến sĩ đã dạy: “Ngoại Ma là phần vật chất vi tế thoát ra khỏi cơ thể … và được gọi bởi nhiều cái tên khác nhau - (tùy theo mức độ tiến hóa Tâm linh của sinh vật đó) - như: Cô hồn, linh hồn, Vong, Người âm, Vong linh, Hương linh, Anh linh, Chân linh, Giác linh, ... Người tu Phật gọi tên chung là THẦN THỨC…” Câu hỏi 1: Tiến sĩ dạy “tùy theo mức độ TIẾN HÓA TÂM LINH CỦA SINH VẬT ĐÓ mà có tên khác nhau như cô hồn, linh hồn, vong… chân linh, giác linh… và người tu Phật gọi chung là THẦN THỨC…”. - Xin tiến sĩ giảng rõ hơn về sự phân biệt các mức độ tiến hóa như thế nào để có tên gọi khác nhau như vậy? Trường hợp nào để gọi là “cô hồn”, “linh hồn” “vong”… “giác linh”? Xin nêu rõ và cho ví dụ cụ thể. Câu hỏi 2: Tiến sĩ dạy: “Khi con người chết đi thì Thần Thức thoát ra khỏi thân tứ đại, tiếp tục tồn tại dưới dạng thân Trung Ấm, và chờ đủ duyên thì đi tái sinh vào lục đạo luân hồi tương ứng với nghiệp lực đã gieo theo lý Nhân Duyên Quả”. - Vậy thưa tiến sĩ, thân Trung Ấm tồn tại thì con người có cách nào để nhận biết chúng? Nay tạm thưa tiến sĩ 2 câu hỏi trên. Kính mong tiến sĩ trả lời nghiêm túc trên tinh thần hiểu biết và với danh dự của một người lính: dũng mãnh, dám hy sinh, trung thực, thẳng thắn… vì lợi ích cho tất cả. Sau tôi sẽ tiếp tục thưa hỏi thêm, với tiến sĩ thì có quá nhiều vấn đề cần phải trao đổi cho rõ ràng. Trân trọng. Vũ Thế Khanh (vào 12:15 19/1/14) Nếu quý vị có thời gian thì hãy đọc một lần những bài giảng của HT Thanh Từ. Về Phật học, tôi cũng chỉ dành thời gian để đọc những sách này, ngoài ra cũng không có thời gian để đọc các sách khác, kể cả trhw của các quý vị Trân trọng. Đoàn Xuân Bảo (vào 12:41 19/1/14) Không nên mất thời gian cho một kẻ mù quáng, mê tín, tin vào thế giới siêu hình, tin vào linh hồn, bảo thủ, bản ngã to lớn, vô tình cổ xúy cho các nhà ngoại cảm, thầy cúng, đồng cốt như ông Vũ Thế Khanh. Hãy để ông ấy hài lòng với những việc ông ấy làm và điều ông ấy nghĩ. Dù Phật có sống lại cũng khó lòng thay đổi được bộ não ấy. Mọi người không thấy ông ta chẳng còn gì hơn ngoài việc khuyên chúng ta mất thêm thời gian đi đọc thứ kiến giải bã mía của HT Thanh Từ đó sao! Không nên mất thời gian cho một kẻ mù quáng, mê tín, tin vào thế giới siêu hình, tin vào linh hồn, bảo thủ, bản ngã to lớn, vô tình cổ xúy cho các nhà ngoại cảm, thầy cúng, đồng cốt như ông Vũ Thế Khanh. Hãy để ông ấy hài lòng với những việc ông ấy làm và điều ông ấy nghĩ. Dù Phật có sống lại cũng khó lòng thay đổi được bộ não ấy. Mọi người không thấy ông ta chẳng còn gì hơn ngoài việc khuyên chúng ta mất thêm thời gian đi đọc thứ kiến giải bã mía của HT Thanh Từ đó sao! Vũ Thế Khanh (vào 13:23 19/1/14) Nếu quý vị có thời gian thì hãy đọc một lần những bài giảng của HT Thanh Từ. Về Phật học, tôi cũng chỉ dành thời gian để đọc những sách của thày Thanh Từ, ngoài ra cũng không có thời gian để đọc các sách khác, kể cả mấy dòng thư của các quý vị. Trân trọng. Đoàn Xuân Bảo (vào 14:51 19/1/14) Bây giờ tôi mới thấy rõ cái giá của một vị tiến sỹ ở Việt Nam mình là như thế nào rồi ông Vũ Thế Khanh à! Nhục nhã quá! Bát Chánh Đạo (vào 15:12 19/1/14) Kính! tôi xin mạn phép chia sẻ... Xin Quý vị hãy kìm chế cảm xúc. Khi các bên bình tĩnh và trải lòng thì mới có thể chia sẻ, mới sáng tỏ được vấn đề. Kính an lạc. Đoàn Xuân Bảo (vào 15:47 19/1/14) Thưa thầy Bát Chánh Đạo! Cảm ơn thầy nhắc nhở, nhưng con nghĩ đơn giản là chúng ta không nên mất thời giờ vì ông Vũ Thế Khanh nữa. Âu cũng là dân tộc ta còn kém phước nên mới để một người như ông ta lên nắm giữ một chức vụ như thế. Hiện nay tà giáo còn quá đông nên chúng ta chỉ nên nói với người hữu duyên với chánh pháp thôi. Còn với người vô duyên thì có nói hết một đời cũng chỉ như nước đổ đầu vịt chứ có gì hơn. Ái ngữ cũng nên dùng đúng nơi đúng chỗ. Những gì con nói trên cũng không phải là tà ngữ. Chẳng đáng để tâm. Chân Pháp Thích (vào 16:09 19/1/14) Thưa tiến sĩ Khanh, Tôi đã đề nghị tiến sĩ trả lời nghiêm túc trên tinh thần của một người lính, dũng cảm, dám hy sinh, trung thực, thẳng thắn… thế nhưng tiến sĩ trả lợi như vậy đây. Rất buồn cho tiến sĩ. Tiến sĩ có biết rằng tất cả những bài giảng của HT Thanh Từ chúng tôi đều đã có dịp đọc không phải là một lần mà là nhiều lần. Nghiên cứu rất kỹ và chúng tôi nhận ra HT Thanh Từ cũng bị đầy đủ các loại Nội Ma (theo như lời dạy của tiến sĩ) ám ảnh nên không có gì khá hơn người phàm phu. Như vậy tiến sĩ biết rằng chúng tôi đã đọc nhiều lần những bài giảng của một vị bị ma ám, tiến sĩ không nên khuyên ai đọc nữa nhé. Tiến sĩ còn chưa biết, mấy năm trước, trên trang web Thư Viện Hoa Sen còn có phật tử theo Tịnh Độ đề nghị Giáo hội Phật giáo VN xóa tên HT khỏi Giáo hội nữa kia. (vào 16:11 19/1/14) Với Đoàn Xuân Bảo, Không mong có thể “thay đổi được bộ não ấy”, mà việc chúng ta cần làm là phải ngăn chặn kịp thời những hành động mê muội thiếu hiểu biết của vị tiến sĩ. Tiến sĩ Khanh đang gieo rắc nọc độc văn hóa mê tín dị đoan vào tư tưởng đại chúng. Sự nguy hiểm này mang lại tai hại khôn lường cho đất nước. Vũ Thế Khanh (vào 0:10 20/1/14) Nếu quý vị có thời gian thì hãy đọc một lần những bài giảng của HT Thanh Từ. Về Phật học, tôi cũng chỉ dành thời gian để đọc những sách của thày Thanh Từ, ngoài ra cũng không có thời gian để đọc các sách khác, nhất là thư của các quý vị thì càng không nên đọc. Trân trọng. Bát Chánh Đạo (vào 0:25 20/1/14) Kính! Tôi xin mạn phép chia sẻ... Thưa Ông Vũ Thế Khanh! Xin ông hãy giữ Tôn nghiêm của một trí thức, một học giả. Hãy hành xử như thế nào để giữ lại chút lòng tự trọng của bản thân. Kính chào xây dựng. Vũ Thế Khanh (vào 0:29 20/1/14) Nếu quý vị Bát Chánh Đạo có thời gian thì hãy đọc một lần những bài giảng của HT Thanh Từ. Về Phật học, tôi cũng chỉ dành thời gian để đọc những sách của thày Thanh Từ, ngoài ra cũng không có thời gian để đọc các sách khác, nhất là thư của các quý vị thì lại càng không nên đọc. Bát Chánh Đạo (vào 0:34 20/1/14) Cảm ơn Ngài. Thầy Thanh Từ là thần tượng của tôi trước đây. Tôi đã học tập ở Thầy rất nhiều. Nhũng tập sách của Thầy tôi không hề bỏ sót. Ngoài ra, Thầy còn có nhiều nhân duyên với gia đình tôi. Thầy là người có đức độ và có tâm với Phật pháp. Nhưng Thầy lại là nạn nhân của các vị tổ sư thiền truyền lại. Tôi thật đau xót cho Thầy. Hiện tình trạng sức khỏe của Thầy rất xấu. Cầu mong cho nhân - quả của Thầy vượt qua. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (vào 0:40 20/1/14) Kính cảm ơn Ông Vũ Thế Khanh đã chia sẻ cùng tôi. Các tập sách, giáo pháp của thầy Thanh Từ tôi đã rõ. Quý Ngài muốn chia sẻ bất kỳ bài nào của thầy TT tôi cũng xin thỉnh Ngài chia sẻ ạ! Kính an lạc. Vũ Thế Khanh (vào 02:12 20/1/14) Nếu quý vị nào muốn tham luận với tôi về Phật Pháp thì tốt nhất hãy nên đọc một lần những bài giảng của HT Thanh Từ. Nếu đọc rồi thì đọc thêm một lần nữa, vì sách của Hòa Thượng không chỉ đọc một lần. Về Phật học, tôi cũng chỉ dành thời gian để đọc những sách của thày Thanh Từ, ngoài ra cũng không có thời gian để đọc các sách khác, nhất là thư của các quý vị thì lại càng không nên đọc. Đoàn Xuân Bảo (vào 05:57 20/1/14) Quý vị đã thấy chưa? Đối với kẻ đã ghiền thứ á phiện của thiền tưởng (ảo giác, tưởng giải, siêu lý luận, vô đạo đức) như Vũ Thế Khanh thì quý vị còn trông đợi và hy vọng được gì cho gã ấy nữa? Vũ Thế Khanh (vào 07:58 20/1/14) Quý vị Đoàn Xuân Bảo thân mến Quý vị muốn tham luận với tôi về Phật Pháp thì tốt nhất hãy nên đọc một lần những bài giảng của HT Thanh Từ. Nếu đọc rồi thì đọc thêm một lần nữa, vì sách của Hòa Thượng không chỉ đọc một lần. Về Phật học, tôi cũng chỉ dành thời gian để đọc những sách của thày Thanh Từ, ngoài ra cũng không có thời gian để đọc các sách khác, nhất là thư của các quý vị thì lại càng không nên đọc Tôi xin chuyển đến các vị bài "phóng chưởng" của ngài Phật Ấn làm cho Tô Đông Pha (tự xưng à 8 gió thổi bất động) thế mà chỉ 1 "chưởng" đã bị bay sang bên kia sông. Các vị thích thuyết giáo Phật Pháp, nhưng chỉ nhắc đến việc phải đọc lại sách của Hòa Thượng Thanh từ mà các vị không chịu đọc lại khởi tâm muốn thi thố dạy đời thì có phải là THAM DANH không? Khi người khác không thèm chấp, không thèm đọc những kiến giải của mình, các vị liền nổi xung lên thì có phải là còn SÂN nặng không?, Chưa hiểu được câu "tùy căn mà giáo", bạ đâu cũng "thuyết pháp" , nhưng khi người ta không nghe thì không "nhẫn nhịn" được, không nhận thức được rằng mình chưa đủ Duyên mà lại sinh ra cay cú, đòi xỉ mắng người khác, như vậy có gọi là SI KHÔNG? Những Người còn nặng về THAM, SÂN, SI như vậy thì cho dù có đọc hàng gánh sách thì đạo lực có được bao nhiêu, và có cần phải mất thời giờ tranh luận với họ không? Tôi cũng xin cống hiến các bạn câu chuyện của Tô Đông Pha thi Thiền với ngài Phật Ấn. Chân Pháp Thích (vào 10:10 20/1/14) Thưa tiến sĩ Khanh. Xin tiến sĩ vui lòng trao đổi từ những lời thưa hỏi của tôi. Tôi có lời thưa hỏi chứ tôi không mong dạy ai. Tiến sĩ hãy tỏ mình là một nhà trí thức, nhà khoa học. Hãy nhìn thẳng vào những vấn đề tôi nêu để mà trao đổi với tâm biết tàm quý và có chút lương thiện tri thức nhé. Tôi không có ác ý với tiến sĩ bao giờ vì chúng ta đều đã từng là những người lính trải qua những tháng năm gian khổ trong cuộc chiến. Chả lẽ giờ lại muốn "chiến" nữa hay sao? Nếu thực sự tiến sĩ không trả lời được những câu hỏi tôi nêu ra thì có thể trả lời tôi bằng một câu hỏi khác có ý nghĩa và trí tuệ một chút cũng tốt. Đó là cơ hội để tôi và tất cả chúng ta học tập. Hãy xứng đáng với vị trí của mình nhé tiến sĩ. Tôi đủ kiên nhẫn để chờ đợi một câu trả lời có ý nghĩa của Ngài.
Trân trọng. Tiên Long (vào 10:36 20/1/14) Kính Vũ Thế Khanh. Ông tự hào là người lính của quân đội nhân dân Việt Nam ư. Có thật xứng đáng không hay là ông đang là kẻ đầu độc đồng bào mình? Ông không thấy chính những đồng đội của ông, toàn thể Bộ Quốc phòng đang ra sức ngăn chặn những hành vi ngoại cảm, tâm linh mù quáng mà các ông đang cổ xúy và tiếp tay. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng lên tiếng khuyên đồng bào không nên tin các nhà ngoại cảm, UIA biết chưa??? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cấm không cho các nhà ngoại cảm tham gia tìm mộ liệt sĩ và giao toàn quyền cho Bộ Quốc phòng ông biết không??? Tiến sĩ, đại tá Đỗ Kiên Cường đã có kinh nghiệm trên 30 năm nghiên cứu về hiện tượng ngoại cảm… đại tá đã lên án, phê phán, góp ý về sự non kém, sai lầm của trung tâm khai thác tiềm năng con người UIA, các ông có biết lắng nghe không??? Ngay cả vụ án thẩm mỹ Cát Tường đến nay dư luận vô cùng phẫn nộ, ông vẫn khoe UIA có sự phối hợp với Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an, vậy mà giờ này Viện Khoa học Hình sự sao không phối hợp với các ông để áp dụng tìm xác chị Huyền??? Các ông vào các trang báo mà xem nhân dân người ta bình luận về các ông đi. Quá tệ, quá tội với đồng bào lắm. Thảo Trang (vào 11:07 20/1/14) Con nghĩ bác Vũ Thế Khanh hết sức bình tâm suy ngẫm. Quả đúng là dư luận và báo chí khắp nơi, chỗ nào cũng hết sức phẫn nộ và phê phán sự tiếp tay mù quáng của UIA. (vào 11:14 20/1/14) Những cuốn sách giải thích về ngoại cảm, “Linh Hồn Không Có”, “Đường Về Xứ Phật” của Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã được đón nhận hết sức trân trọng bác ạ. Những cuốn sách đó rất có ích cho dân tộc, nó như những nhát búa tạ đập tan sự si mê vô minh của nhân loại, vạch mặt, nghiền nát âm mưu phá hoại của Phật giáo Trung Quốc. Đoàn Xuân Bảo (vào 13:13 20/1/14) Nhận định về việc cổ xúy các nhà ngoại cảm của ông Vũ Thế Khanh. Thứ nhất, linh hồn là điều không thể có, cho nên dù có chuyện nhà ngoại cảm nọ nói rằng: Linh hồn của 3 chiến sỹ đã tìm được hài cốt báo với nhà ngoại cảm là họ đồng ý chia một phần xương của mình cho liệt sỹ còn lại chưa tìm được hài cốt để gia đình họ khỏi buồn là điều không thể chấp nhận. Đây chỉ là sự lừa dối nhằm trục lợi tiền của của các gia đình liệt sỹ mà nhà ngoại cảm nọ bày ra mà thôi. Ông Khanh lấy căn cứ nào để tin điều đó? Ông Khanh còn cho rằng đó là hành động cao quý của các chiến sỹ thì thật là ấu trĩ. Ông Khanh trực tiếp là nạn nhân của nhà ngoại cảm kia rồi. Ông chỉ tin vào nhà ngoại cảm nọ và biện minh cho hành động lường gạt đó là “nhường cơm sẻ áo”, là nhân văn cao cả. Thật không thể chấp nhận được. Thứ hai, ông không hề có chút khái niệm hay hiểu biết nào về năng lực của Tưởng thức trong Tưởng uẩn của con người nên nhầm tưởng rằng “thần thức, linh hồn” là có thực rồi ra sức bảo vệ cho luận điệu sai trái của mình. Thứ ba, ông chỉ thần tượng những “công trình kiến giải” về Thiền Đông Độ của Trung Hoa được Hòa thượng Thanh Từ xào xáo lại thành cái gọi là Thiền Việt Nam mà không biết rằng đó chỉ là thứ Thiền Vô Sắc (Thiền ức chế, Thiền tưởng). Ngoài ra ông còn nói rằng không đọc hoặc lắng nghe bất cứ ai nữa vì theo ông họ là những người “ngắn văn hóa”. Đây là một thái độ không thể chấp nhận ở một nhà lãnh đạo có tầm như ông. Thứ tư, hành động của ông vô tình là sự cổ xúy cho các trò ngoại cảm, đồng cốt, cúng bái, cầu siêu, cầu an, giải hạn, v.v… Thật là nguy hiểm cho những ai tin theo ông. Thứ năm, thái độ cống cao, ngã mạn, khinh đời, không coi ai ra gì. Đây là điều mà ông tự đánh mất hình ảnh của mình. Cuộc sống này còn nhiều điều vi diệu hơn những gì ông biết, còn nhiều người cao siêu hơn thần tượng của ông – HT Thanh Từ. Những gì ông nói, viết và hành động về việc làm trên đây đều khó chấp nhận, nếu không muốn nói là không thể chấp nhận. Ông chỉ lấy tri thức một người là HT Thanh Từ ra để làm chuẩn mực cho đạo đức, là đại diện cho Phật pháp, trong khi HT Thanh Từ cũng chỉ là một người không làm chủ được Sinh – Già – Bệnh – Chết, đau ốm còn phải chích thuốc, đến bệnh viện cầu cứu bác sỹ. Vậy có nên tin theo những gì ông ta nói. Câu chuyện về Tô Đông Pha cũng chỉ là câu chuyện thêu dệt nên từ sự ảnh hưởng theo tư tưởng Nho giáo, Lão giáo mà thôi. Ông tưởng rằng ông lấy câu chuyện đó cho chúng tôi đọc hòng che mắt chúng tôi về sự ngu muội của ông chăng? Nói thật, tôi không muốn mất thời gian hay nói thêm điều gì về con người đáng thất vọng này nữa. Trong tôi, hình ảnh một ông Tổng Giám đốc Trung tâm UIA thật là nhạt nhòa. Bát Chánh Đạo (vào 20:05 21/1/14) Kính Ông Vũ Thế Khanh. Một nhà Bác học, một nhà khoa học là không bao giờ ngừng học. "Học, học nữa, học mãi" Ông quên câu nói của V.I. Lê Nin rồi sao? Ông chớ vội cho rằng kiến thức của ta đây đã đầy đủ và vội đóng Sầm cánh cửa trí tuệ, tri thức lại nhé! Hãy mở cửa, mở lòng ra! Thế giới còn rất bao la! Kính an lạc. Xem bài liên quan: |