Skip directly to content

34- AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN - Ý kiến về Pháp Làng Mai - Chánh hay Tà Niệm?

Cập nhật ngày : 04.12.2012    

Lời BBT/GNCN

Bài “Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Bí Tích Thánh Thể” của tác giả Như Pháp đăng trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen, là bài nhận định một đoạn viết về "Chánh niệm trong lễ ăn bánh Thánh của người Công giáo", trích từ tập sách "Những bước chân an lạc". Bài đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả. Những ý kiến ấy tuy tản mạn, đa chiều, nhưng rất trung thực, phản ánh sự cảm thụ ở mỗi độc giả một khác. Nhận thấy những ý kiến ấy cũng phần nào giúp quý Phật tử có thêm hiểu biết về tình trạng Phật giáo nói chung hiện nay. GNCN trên tinh thần khách quan, đăng lại nguyên văn phần ý kiến độc giả. Lượng định đánh giá thế nào là tùy vào mỗi bạn đọc…  

Ý KIẾN PHẢN HỒI - BÀI: "THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ"

Nguồn: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-149_4-17313_5-50_6-1_17-29_14-1_15-1/

Chân Diệu Mỹ (11/21/2012 04:23 AM)

Thầy Nhất Hạnh dạy chánh niệm như thế này:

“Chúng ta cần hiểu chánh niệm là năng lượng giúp chúng ta nhận diện được những gì đang xảy ra trong bốn lĩnh vực: thân, thọ, tâm và pháp. Chỉ cần nhận diện thôi, không cần phải làm gì khác. Thực tập chánh niệm bắt đầu bằng sự nhận diện một cách thuần túy tất cả những gì đang xảy ra trong ta và xung quanh ta. Nhận diện mà không cần phê phán. Không cần nghĩ rằng điều đang xảy ra là đáng buồn hay đáng vui. Bông hoa tươi thì biết là bông hoa tươi, bông hoa héo thì biết là bông hoa héo. Tâm đang giận hờn thì biết đây là nỗi giận hờn đang ở trong ta. Không cần phải công phá, không cần phải đè nén. Bí quyết của sự thực tập là ở chỗ này”.

Cá nhân tôi đã thực hành và thấy tiến bộ. Mọi sự việt xảy ra tôi chỉ ghi nhận, quan sát, chú tâm nhìn vào đối tượng. Chỉ ghi nhận rồi buông bỏ cho nó trôi qua, không xét đoán hay diễn dịch. Sự vật đến rồi đi, sinh rồi diệt, chỉ ghi nhận diễn tiến trong thời điểm hiện tại.

Xin chia sẻ cùng quý độc giả. Nếu thấy tôi sai xin hoan hỷ cho biết rõ và chỉ xin nói về pháp, không nói về người.

T Hung (11/21/2012 05:59 AM)

Chánh niệm là cái rõ ràng mà ai ai cũng có trong 5 căn của chúng ta. Chánh niệm này không phải để đối trị với tà niệm. Nếu còn đối trị thì không phải là đạo Phật mà đạo Người và đạo Trời. Vài lời gớp ý. Nếu có sai xin hoan hỷ.

Việt Trung Nhân (11/21/2012 06:50 AM)

Thầy Nhất Hạnh có lẽ ông ấy đã cảm nhận như thật hay sống như thật: "Tất cả các pháp đều là Phật pháp". Nếu ông ấy cảm nhận như thật và sống như thật, xin chúc mừng ông.

Tiếu Lâm (11/21/2012 08:23 AM)

Ôi, lại là đội quân của (...) gì đó. Các bạn mất nhiều thì giờ lên mạng để bêu riếu người khác quá, chắc không còn thời gian để tu tập gì nữa...

Lại là truyện con rắn vuông mà thôi.

Theo tôi, các bạn nên đưa hẳn một cuốn sách của thầy ra (trọn vẹn 100%) rồi phân tích tổng thể nếu có thời gian. Xẻ nhỏ ra rồi tìm cách triệt hạ người ta thì là thủ đoạn của (...) chứ không phải của Phật tử.

Để người ta chiêm ngưỡng cả con voi bạn nhé. Đừng đưa cho người ta vài sợi lông đuôi của con voi hay cái móng chân của con voi rồi hỏi "bạn thấy con voi đó ra sao" nhé :-) Chuyện tiếu lâm thôi.

 (...) dấu hiệu của Moderator. Xin quý độc gỉa hoan hỷ CHỈ BÀN LUẬN VỀ "PHÁP" KHÔNG BÀN VỀ "NGƯỜI" như Đạo Hữu Chân Diệu Mỹ đã đề cập trong một góp ý nơi bài "Chúc Thư của HT. Thích Nhất Hạnh. Đa tạ.

Tiếu lâm 2 (11/21/2012 08:27 AM)

"Cuốn sách An Lạc Từng Bước Chân của thầy Nhất Hạnh là kim chỉ nam cho mỗi chúng ta trên con đường cam go ấy. Thầy dạy phép quán niệm hơi thở để giúp ta giữ sự an lạc của thân tâm và thấy được sự liên hệ mật thiết giữa sự an lạc của thân tâm ta và của thế giới. Đây là một cuốn sách giá trị, có thể thay đổi được hoàn cảnh xã hội và đời sống một con người."

Dalai Lama dẫn ở đầu sách như vậy.

Có lẽ ông Lama này cũng sai lầm? Vậy các bạn nên chuẩn bị thêm một series bài nữa để nói về sai lầm của bác này đi (cho chiến dịch của các bạn được hoàn tất)

Thượng Minh (11/21/2012 08:31 AM)

Tu tập Chánh Niệm trên bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp nếu chỉ là nhận diện thôi thì chỉ nhận diện để chơi cho qua ngày đoạn tháng, năm này qua năm khác cũng chẳng kết quả gì. Nếu cảm thấy có tiến bộ gì chỉ là ảo giác. Hành giả hãy thử xem, sau 1 năm đến 3 năm Chánh Niệm như vậy thì tâm tham, sân, si có muội lược được % nào không?

Chánh Niệm (hay tu Tứ Niệm Xứ) kiểu như các học giả Thiền tông dạy và Thiền Vipassana tôi chứng kiến đã nhiều, nhiều thầy tu có thâm niên hàng chục năm nhưng anh em huynh đệ vẫn vác dao rượt nhau rất ngoạn mục. Vì Chân Diệu Mỹ yêu cầu nói pháp, không nói về người nên tôi không dẫn chứng nơi xảy ra và người đã phạm lỗi. Các lỗi công khai của một số thầy đã phản ánh trên các trang web Phật giáo, mọi người đều rõ, nhưng đó chỉ là bề nổi, nếu bươi ra hết "thâm cung" thì Phật giáo còn thể diện đâu với đời.

Thầy Nhất Hạnh dạy chỉ nhận diện dông dài như vậy mà có được năng lượng sao? Điều đó không và không bao giờ có được. Nếu có được năng lượng - ở đây là năng lượng gì? Nếu dễ có được như vậy thì tại sao bao nhiêu thế kỷ Phật giáo chẳng thấy có người nào tu chứng?

Tôi muốn nói rõ ràng như sau: Năng lượng của người tu tập phải là năng lực của Bảy Giác Chi và Bốn Thần Túc. Khi và chỉ khi có năng lượng này thì người tu hành mới nên nói rằng mình tu tiến bộ, còn không thì ngàn năm mình vẫn đứng yên một chỗ mà thôi. Nếu có những tiến bộ vội vàng nào đó thì chỉ là những ảo giác dẫn tới con đường Ma. Xin chớ vội mừng. Như pháp của thầy Hạnh dạy và các pháp thiền khác đều dẫn người tu theo về lối đó cả mà chả biết.

Vì sao?

Vì xem qua pháp mà các vị thầy dạy đều "trật đường rầy", không đúng theo pháp Phật dạy.

Vậy đúng pháp Phật thì như thế nào? Tôi xin thưa:

Tìm học trong tạng Nikaya và được sự giảng dạy của bậc đã có đủ năng lực Bảy Giác Chi, Bốn Thần Túc, tôi có ý kiến như sau (chỉ riêng phần Chánh Niệm mà Chân Diệu Mỹ nói rằng tu thấy tiến bộ):

Tu tập Chánh Niệm tức là tu Bốn Niệm Xứ. Tu Bốn Niệm Xứ có ba giai đoạn rất rõ ràng.

- Giai đoạn thứ nhất: Tứ Chánh Cần trên Chánh Niệm (Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ).

- Giai đoạn thứ hai: Chánh Niệm trên Tứ Niệm Xứ (Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ).

- Giai đoạn thứ ba: Thân Hành Niệm trên Chánh Niệm (Thân Hành Niệm trên Tứ Niệm Xứ).

Trình tự các giai đoạn này phải dưới sự hướng dẫn của bậc tu chứng và hành giả phải nghiêm mật tinh cần thì mới không bị lạc.

Khi nào tu tập Thân Hành Niệm trên Tứ Niệm Xứ sung mãn thì Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện, như thế hãy nói rằng mình tu tiến bộ, khi chưa có Bảy Năng Lực và Bốn Thần Túc thì cuộc tu hành chưa đi tới đâu.

Khi tu mới chỉ đạt một ít hỷ lạc khinh an đã vội tưởng mình tu chứng rồi hăng hái viết sách dạy người tu thì thật là nguy hiểm, rủ nhau vào đường tà mà chẳng sợ.

Chả hiểu thầy Hạnh dạy "Chánh Niệm là năng lượng giúp chúng ta...) là loại năng lượng gì vậy? Xin quý vị cùng chia sẻ.

Trần Tâm (11/21/2012 08:52 AM)

Khi tôi còn là sinh viên đại học, tôi được bạn bè rủ đi nhà thờ Ki Tô Giáo (KTG). Người bạn tôi cho tôi biết rằng người ngoại đạo không được phép ăn bánh thánh, chỉ những tín hữu KTG đã qua thủ tục xưng tội, rửa tội, có đức tin tuyệt đối với Thiên Chúa và chính thức được nhập đạo mới được phép ăn bánh thánh mà thôi. Nói như vậy để thấy rằng chuyện thầy Nhất Hạnh nói rằng: “Cho nên đối với tôi, lễ ăn bánh thánh là một phép thực tập chánh niệm rất tuyệt diệu. Chúa Ki-Tô đã muốn đánh thức các đệ tử của Ngài bằng tiếng gầm sư tử ấy.” là một điều bất khả thực hành vì không có người Phật tử nào (người ngoại đạo) được phép ăn bánh thánh. Tôi nghĩ có thể thầy muốn nói với người Ki Tô giáo là Chúa Ki Tô đã dạy ý nghĩa của ăn bánh thánh như thầy dạy đấy. Thầy đã vô tình sửa đổi giáo lý KTG và đã gây nổi giận với đạo KTG. Chuyện này tôi không có ý kiến thêm vì đó là quyền của thầy. Thầy muốn cải đạo họ, chuyện của thầy. Với tôi, tôi chỉ biết hình như Đức Phật không cho phép những người Phật Giáo chiêu dụ người đạo khác bỏ đạo họ mà về với đạo Phật.

Như Chân (11/21/2012 04:17 PM)

Này bạn Tiểu Lâm,

Bạn có ý kiến rất thiếu thiện chí, bạn sợ mọi người thấy lỗi của thầy mình, sợ mất danh và đương nhiên quyền lợi của thầy trò bạn cũng giảm. Ở đây không ai triệt hạ ai được, bạn không nên đặt ra những từ quá nặng nề như vậy.

Pháp Phật dạy, pháp ông Nhất Hạnh, pháp ông Đạt lai Lạt ma đều có sự khác nhau như trên trời dưới vực.

Pháp của các ông Nhất Hạnh, ông Đạt lai Lạt ma đều là những pháp tưởng. Vì sao gọi là pháp tưởng, nếu bạn hiểu được lời Phật dạy và bạn thực sự là người Phật tử thì tôi không phải nói gì thêm.

Sách vở giáo lý của ông Hạnh, ông Đạt lai Lạt ma viết ra thì quá nhiều nhưng cứ lộn tùng phèo chẳng đâu vào đâu cả. Bốn Chân lý, Hai Chân lý, Bốn Pháp Ấn, rồi Khổ Đế của Phật dạy là sai, chỉ đúng khổ có một nửa, vẫn còn một nửa kia vui v.v... Thật sự buồn cho trí tuệ của các ông vốn nổi danh lừng lẫy cả phương Tây, nhưng đó chỉ là khéo cái miệng lưỡi để lừa người không hiểu biết. Sự thật là sự thật, sớm muộn gì mọi người cũng sẽ nhận ra thôi. Cho nên chẳng cần phải "triệt hạ" nhưng nhất định sẽ có ngày tự hoại.

Trên thân thể Phật giáo đã bao lâu đầy chùm gửi đeo bám, ngày nay chúng ta phải quyết tâm dọn tỉa những cái dây leo làm héo tàn Phật giáo, để cây Phật Đạo được trở lại xanh tươi.

Bạn Tiếu Lâm này, ở đây chúng ta cần nói chuyện nghiêm túc vì sự tu học Phật pháp của mọi người hôm nay và các thế hệ tương lai. Không có chuyện hý tiếu như cái nick của bạn, với những lời lẽ kém văn hóa pha chút lẳng lơ rất là coi thường độc giả. (Còn nhiều lời tệ hại khiến Moderator phải xóa bớt thì chứng tỏ bạn là người thế nào?)

Tôi khẳng định với bạn, pháp ông Nhất Hạnh, ông Đạt lai Lạt ma giảng đều không phù hợp pháp Phật dạy, bạn cứ đối chiếu mà xem, trên diễn đàn TVHS này tôi thấy nhiều ý kiến dẫn ra rõ ràng mà bạn vẫn chưa nhận ra thì thật là chậm hiểu.

Bạn yêu cầu: "Theo tôi, các bạn nên đưa hẳn một cuốn sách của thầy ra (trọn vẹn 100%) rồi phân tích tổng thể nếu có thời gian". Điều này tôi thấy đã có trang web đang làm đấy bạn ạ, nhưng đưa cả một cuốn sách ra mà làm một lúc thì không có thời gian, lại dày quá thì người đọc cũng ngại, do vậy phải làm từng phần nhỏ. Trong tất cả tác phẩm của các ông này chỗ nào cũng có thể chỉ ra những điều phi Phật giáo.

 Nếu Tiếu Lâm trao đổi nghiêm túc thì mới mong nhận được sự trao đổi chân thành, còn bạn cứ giữ cái kiểu "nửa chợ trời" như vậy thì có ai còn muốn nói chuyện với bạn nữa không!

Góp ý (11/21/2012 06:30 PM)

Pháp đã có trước khi Phật Gotama tồn tại, và sau khi ông ấy viên tịch thì nó vẫn tồn tại. Pháp không phụ thuộc vào tôn giáo, không giới hạn bởi không gian địa lý nào. Phật Gotama là người phát hiện ra con đường, chứ không phải là người sáng tạo ra con đường (bởi nếu nói thầy sáng tạo ra Pháp, và Pháp chỉ khởi sinh từ khi có Phật Gotama thì là sai lầm - nếu thế thì Phật cũng là đấng sáng tạo như Chúa). Chánh niệm cũng chỉ là một phần nhỏ trong giáo huấn của Phật, và cũng không phải nó là chỉ được sinh ra khi có Phật trên đời.

Do vậy, người công giáo hay phật giáo, hay hồi giáo hoặc người không tôn giáo cũng đều có thể tiếp cận với Pháp.

Nếu nói chỉ có người học đạo Phật mới hiểu về Chánh niệm thì có lẽ cũng hơi bị kiêu căng. Không phải cứ học nhạc mới hiểu nhạc và là nhạc sĩ, trở thành nghệ sĩ không phải là đặc quyền của những người học trường nghệ thuật chính quy. Nói nôm na vậy cho nhẹ nhàng.

Thầy viết cả cuốn sách (cả cuốn sách, đừng nhìn vào một chương) để nói một điều đơn giản - chúng ta có thể sống tỉnh thức, sống trong chánh niệm mọi lúc mọi nơi, dù chúng ta theo tôn giáo nào, dù chúng ta là ai, trong hoản cảnh nào.

Những người đi nhà thờ toàn là kẻ dốt? không có quyền tiếp cận và không hiểu gì về Pháp? Không đâu bạn ạ, sai lầm lớn là nghĩ như thế đó. Bạn nghĩ thế thì họ cũng nghĩ ngược lại về bạn - và kết cục là giữa hai bên sẽ nảy sinh tranh cãi, thậm chí nếu không cẩn trọng có thể xảy ra những sự cố lớn hơn nữa (và lúc đó, liệu có còn tồn tại cái gọi là "an lành", "từ bi"? giữa chúng ta).

Còn hỏi người đi nhà thờ có cần nghe thầy Hạnh không? theo tôi là có, họ cũng nên tiếp thu chút ít để biết thêm về những ý nghĩa tuyệt vời khác của bí tích thánh thể (nhìn từ góc độ của một người mà đối với họ là dân "ngoại đạo", đôi khi còn bị coi là "đối thủ" của bên Công giáo). Cũng giống nhiều người quy y, đi chùa nhiều những cũng chưa hiểu về đạo Phật, tôi thấy có nhiều người đi nhà thờ nhưng cũng chưa hiểu về chính đạo Thiên chúa của họ (mà chỉ lặp đi lặp lại các nghi lễ theo hướng dẫn rập khuôn). Do vậy, những dòng của thầy Hạnh vừa giúp cho người không theo công giáo hiểu rằng chánh niệm cũng tồn tại ngay trong một nghi lễ của bất kỳ một tôn giáo nào khác, chứ không riêng của đạo Phật, lại vừa giúp cho người theo công giáo hiểu thêm về chánh niệm trong những hành động, nghi lễ mà họ thực hiên.

Với tôi đây là điều tuyệt vời, nó giúp các tôn giáo khác nhau hiểu biết nhau hơn, tìm được những điểm chung giữa nhiều khác biệt (thay vì lục tìm những pho kinh kệ cũ rồi phân tích, bới móc --- rồi cố gắng chứng tỏ ra ưu việt hơn người --- kết cục hoàn toàn có thể là các cuộc cãi vã vô ích, thâm chí ở quy mô lớn hơn là các cuộc chiến tranh - hoàn toàn có thể xảy ra bạn ạ).

Câu hỏi thầy có đang "chế" ra một thứ chánh niệm gì đó khác không - có lẽ không cần trả lời bạn ạ.

 “Đng tin tưởng vào mt điu gì vì phong văn. Đng tin tưởng điu gì vì vin vào mt tp quán lưu truyn. Đng tin tưởng điu gì vì c được nhiu nói đi nhc li. Đng tin tưởng điu gì dù là bút tích ca thánh nhân. Đng tin tưởng điu gì dù thói quen t lâu khiến ta nhn là điu y đúng. Đng tin tưởng điu gì do ta tưởng tượng ra li nghĩ rng mt v ti linh đã khai th cho ta. Đng tin tưởng bt c mt điu gì ch vin vào uy tín ca các thy dy các người. Nhưng ch tin tưởng cái gì mà chính các người đã tng tri, kinh nghim và nhn là đúng, có li cho mình và người khác. Ch có cái đó mi là đích ti hu thăng hoa cho con người và cuc đi. Các người hãy ly đó làm ch chun”. (The Anguttara Nikaya/The "Further-factored" Discourses)

Nhiều người trải nhiệm phương pháp của thầy, họ thấy đúng - có lợi cho họ và cho người khác. Và đó mới là đích tối hậu. Phần còn lại không cần trả lời thêm nữa.

tk (11/21/2012 09:20 PM)

Lời giới thiệu của Hòa thượng Thích Minh Châu

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972):

... “Cho dch và cho in các bn kinh Pāli, tôi không mong mun gì hơn là đ các Pht t, các Hc gi, các Sinh viên được đc thng vào nhng kinh đin tht s nguyên thy hay gn nguyên thy nht, và t mình tìm hiu nhng li dy tht s ca đc Pht, khi phi qua nhng lp trường ca các b phái. Nht là khi phi qua nhng xuyên tc ca nhng Hc gi và nhng Pht t mun gii thích đo Pht theo dc vng và tà kiến ca mình. Mun chy theo dc vng, thì gii thích kinh đin mt cách đ hiu rng đo Pht chp nhn và tha th dc vng. Mun giết người và mun binh vc k giết người , đo Pht được gii thích như là có th tha th và chp nhn s giết người. Mun chy theo tà giáo và tà kiến, li gii thích đo Pht viên dung vô ngi, chp nhn mi tà kiến, mi tà thuyết. Ta kiến nào, tà thuyết nào cũng là Pht giáo được hết! Mun tránh nhng tai nn trên, cn nht là ph biến nhng kinh đin thc s nguyên thy hay gn nguyên thy nht, đ Pht t được đc thng ngay kinh Pht, khi qua mt ng kính màu nào.”

Thượng Minh (11/22/2012 12:56 AM)

Toàn bộ cuốn sách của thầy Hạnh chỉ là một cuốn sách dạy đạo đức cho đời. Với khía cạnh đời thì không có gì sai, bởi nhân loại đang rất cần đạo đức mà. Nếu đem so sánh với sách dạy đạo đức của Khổng Tử thì sách của thầy Hạnh chỉ như “hàng chợ” so với “hàng hiệu” thôi.

Vậy mà nhân danh của một tỳ kheo hoằng dương Phật pháp nhưng chả có chút pháp Phật nào. Thầy đã nhầm tưởng những thứ thầy đang dạy là “Chánh Niệm”, không phải rồi, “Tà Niệm” đó. Xuyên suốt 3 phần của sách “An lạc từng bước chân”, không thấy thầy thể hiện một chút đạo đức giải thoát nào của Phật dạy. Những lời dạy của thầy và tăng thân Làng Mai đang theo học hàng ngày chỉ làm tăng trưởng thêm lòng dục và ái kiết sử (thầy đặt tên là nội kết) càng chặt thêm, như vậy giải thoát chỗ nào?

Ở đây là diễn đàn Phật pháp, quý vị nên chuyên sâu vào pháp giải thoát của Phật dạy. Còn pháp của thầy Hạnh dạy căn bản không xấu nhưng nhập nhèm giữa đạo đức đời và đạo đức giải thoát khiến người Phật tử dễ nhầm lẫn.

Đạo đức đời thì ngày càng ôm lấy vào, vinh thân phì gia, hưởng lạc chan hòa, thỏa tình ân ái… như thế chẳng phải phù hợp mọi người lắm ru? Thầy Hạnh đã làm tốt việc này.

Đạo đức giải thoát thì mỗi ngày một buông bỏ, lìa xa rồi tận diệt mọi ái dục, điều này không dễ làm. Do vậy thầy Hạnh còn đứng mãi xa để mà ngắm vọng, thầy Hạnh vẫn chưa làm được gì.

Vì thế “Chánh Niệm” của thầy Hạnh chỉ là chữ mượn. Dưới cái nhìn Chánh Kiến của đạo Phật thì thầy Hạnh đang dạy Tà Niệm. Bởi vì cái “Chánh Niệm” của thầy Hạnh dạy không ích lợi gì cho người hành trì con đường giải thoát. (Xin lưu ý, chữ Tà Niệm này chỉ đối với đạo giải thoát Phật dạy, còn đối với đời thì nó cũng như một món hàng chợ đã nói ở trên). 

Góp ý (11/22/2012 08:40 AM)

TK nói đúng lắm. Mình chỉ xin góp ý lại điểm nhỏ tí xíu thế này:

"....Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời."

Chỉ riêng câu đó thôi cũng đủ để hiểu Phật quan tâm tới cái gì. Đây mới thực sự là điểm tuyệt vời của Phật Pháp.

nguyen (11/22/2012 09:39 AM)

Kg bạn Tiếu Lâm,

1. Ngoài cái chuyện đem Thượng đế vào trong đạo Phật mà bạn chỉ xem là một cái lông đuôi con voi, xin mời bạn xem vài cái lông đuôi nữa ở trang:

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-3899_5-50_6-10_17-509_14-1_15-...

2. "Nói đi là kh thì cũng đúng nhưng ch đúng phn nào thôi và bt buc mình tin rng đi ch có kh. Đi ch là kh thôi ch không là cái gì khác, đó không phi là s tht toàn vn. Ging s tht th nht đi là kh, life is illbeing là ch đúng phân na s tht vì đi cũng có th rt vui, có th thoi mái, thông thoáng, nh nhàng, không phi ch bế tc su kh mà thôi. Cho nên s tht th nht không phi đi là kh."

3. “Đi ch kh đau là li giáo dc nhi s.”

Câu 2 có nghĩa Sư ông dạy đệ tử là Phật chỉ nói đúng phân nửa (chỉ có lời của Sư ông mới là chân lý, bởi vậy mới dạy đệ tử phải theo đúng pháp môn của Sư ông một TRĂM PHẦN TRĂM). Câu 3 có nghĩa từ xưa tới nay Phật tử đi chùa đã bị chư Tăng nhồi sọ lúc nào mà cũng không biết.

Tóm lại trong Tam bảo Phật Pháp Tăng thì phần 2 là chê Phật, phần 1 là xuyên tạc Pháp, phần 3 là xỉ nhục Tăng (và coi Phật tử là một lũ ngu đần bị Tăng nhồi sọ mà không biết).

Bạn còn đề nghị đem hẳn một cuốn sách của Sư ông để xem thấy toàn thể con voi, tôi xin được kể với bạn 1 câu chuyện sau: Alexandre Dumas là một nhà văn nổi tiếng của Pháp (tác giả cuốn 3 chàng ngự lâm pháo thủ), một hôm có một văn sĩ trẻ đưa trình ông một cuốn truyện mới viết để xin ý kiến, ông xem qua một vài trang rồi trả lại, anh chàng tức quá cự lại tại sao không đọc hết, ông trả lời: “Khi bạn ăn phải một trái trứng ung bạn có phải ăn hết mới biết nó bị ung không?”

Sau cùng xin bạn đừng gán ghép ai vào một đội quân (…) tưởng tượng nào đó. Nếu bạn tưởng tượng nhiều quá người ta có thể nghĩ bạn là đệ tử chân truyền của Sư ông đó, sống ở thế kỷ 21 mà tưởng tượng biết rõ tâm can của chúa Jêsu là: “Ngài BIẾT LÀ nếu các đ t Ngài ăn miếng bánh mì mt cách tnh thc thì h mi thc s đang sng.” Câu này hình như cũng là một cái lông đuôi con voi nữa đó.

Tất cả những điều tôi nói trên xin hiểu là tôi nói về pháp của Sư ông chứ không phải cá nhân con người Sư ông.

góp ý tiếp (11/22/2012 11:33 AM)

Gửi Nguyen:

Chắc tôi không bận tâm nhiều vào cuộc thảo luận vô bổ, mục đích cuối cùng chỉ để ..."vạch mặt" thầy (là kẻ phản bội, không xứng đáng là Phật tử, là sư gì đó).

Sự thật rồi sẽ được sáng tỏ. Chính Phật tổ và Phật Pháp cũng từng bị người ta cố gắng tìm cách phá huỷ, bôi nhọ - nhưng cái gì đúng và tốt cho đời thì nó vẫn có giá trị lâu dài.

Nếu dựa vào một hai câu nói thì có nhiều cách để bắt bẻ lắm bạn ạ. Thích tô hồng cũng được, thích bôi nhọ cũng xong.

Bạn cũng nên hiểu một sự thật: rất rất nhiều người không học về Phật giáo, họ thường hay vin vào câu mà họ học lỏm nhưng chưa nghe thủng "đời là bể khổ" (có lẽ là trong phim ảnh). Họ lặp đi lặp lại câu đó và gắn đâu đó vào Phật giáo, họ cho rằng mấy ông Phật giáo chỉ toàn dân chán đời, rầu rĩ (lúc nào cũng "đời là bể khổ"). Ngay ở quê nhà tôi, ai ai cũng khoe 'dân mình theo đạo Phật là chủ yếu", ấy thế khi có người đi học thiền hay vào chùa nghe Pháp thì họ sẽ nghĩ rằng anh này/chị này chắc đang chán đời (hơi có phần kỳ thị là khác - kiểu như anh chị này chắc là hâm hâm, rầu đời quá nên vô đó). Mấy ông thanh nhiên choai choai cũng thi thoảng đùa nhau "đời là bể khổ mà".

Sự thật là vậy đó bạn, nếu cứ vin vào một câu nói của người ta mà viện dẫn ra đủ thứ rồi quy kết người ta thì không đúng với bản lĩnh của một phật tử (mà giống chuyện một ông (1) nào đó bị chính quyền cắt ghép câu nói rồi quy kết là bôi nhọ dân tộc - trong khi người đời vẫn luôn nói giống câu của ông).

Mọi sự quy kết bôi nhọ đều không đúng với tinh thần phật giáo (càng giải thích tranh luận càng này sinh phiền não và sân hận). Bạn có bao giờ nghe thấy Phật đứng ra hùng hồn chỉ trích gay gắt người khác trước khi thực sự trải nghiệm và tìm hiểu vấn đề hay không? Liệu có một ông Phật nào hành động thế không?

Tôi vẫn xin nhắc lại: nhiều người đã và đang theo phương pháp của thầy Hạnh. Họ là người có ăn có học, đông tây đủ cả, và rất nhiều người có tầm vóc cao như (2) Đạt Lai Lạt Ma, bạn có thể đọc ngay phần đầu sách giới thiệu) - họ vẫn đánh giá cao nỗ lực cũng như công lao của thầy.

Với bạn, đó có thể là một quả trứng ung. Vâng, có thể những gì thầy giảng hay viết sách thì là quả trứng ung với bạn. Nhưng với nhiều ngàn người khác, thì đó vẫn là phương thuốc tốt cho tâm hồn của họ.

Điều mà những ai lên giọng chê bai quả trứng ấy là ung, thối không ngửi nổi cần làm là hãy mang đến cho đời những quả trứng thơm tho tươi ngon khác. Chính bản thân bạn sẽ ăn quả trứng đó trước, rồi sau đó sẽ là nhiều người khác - họ sẽ cho bạn biết trứng bạn ung hay tươi.

Không có phương pháp nào để hạ bệ thầy tốt hơn là làm tốt hơn những gì thầy ấy có thể làm. Dẫu có ngồi trước bàn phím, trích dẫn, thêm bớt, rồi xào nấu dài cả trăm ngàn từ cũng vô ích (không có tác dung giúp bạn hay tôi giác ngộ hơn).

Đơn giản, hãy để thầy Nhất Hạnh thấy các bạn - không thèm đếm xiả tới cái chánh niệm gì của ông ây hết - mà vẫn tạo ra những kết quả tốt hơn gấp trăm ngàn lần, thu hút được bạn bè khắp các châu lục theo học...(nếu vậy thì tuyệt vời vô cùng)

 (1) danh xưng này này có thể đụng chạm và gây chia rẽ với tôn giáo bạn. (Moderator)

(2) danh xưng này không phải là danh xưng của một tu sĩ. (moderator)  

Hà Duyên (11/22/2012 6:09PM)  

“PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI” – Diễn đàn chỉ “nói pháp” chứ không nói người. Nhưng “góp ý” phạm “luật” nên tôi có vài lời ngoài pháp:

- “vạch mặt” hay chẳng cần vạch mặt, sự thật vẫn tỏ như giữa ban ngày.

- “Phật Tổ và Phật Pháp cũng bị người ta cố gắng tìm cách phá hủy, bôi nhọ…” và đến bây giờ vẫn có thầy đang cố gắng nỗ lực phá hủy, bôi nhọ mạnh hơn khi Phật còn tại thế.

- “Thích tô hồng cũng được, thích bôi nhọ cũng xong” đó là mưu đồ ý tưởng của những người còn bám vào dục lạc, hám danh không mệt mỏi. Phật tử không tô hồng, không bôi nhọ, chỉ chân thật.

- “nhiều người không học về Phật giáo”, đến với diễn đàn, không ai là không học Phật, nếu không học không thể ý kiến gì được. Không nên dẫn chuyện quê mình mà hãy dẫn chứng Pháp.

- “vin vào một câu nói… rồi qui kết người ta”, không phải vậy, theo suốt toàn bộ quá trình hoằng pháp, “người ta” đều thể hiện sự kém hiểu biết Phật pháp. Từ từ khi “nói pháp” sẽ dẫn tỏ.    

 - “Họ là người có ăn có học, đông tây đủ cả”, nhưng không chắc chắn họ đã là người hiểu biết, nhất là đối với Phật pháp. Người còn ham mê danh, lợi ở đời thì không bao giờ hiểu đúng Phật pháp. 

- “đó có thể là một quả trứng ung”, đúng thật là trứng ung rồi, vì trứng tươi hơn 2500 năm vẫn còn đây để đối chứng. Rõ trứng ung thì vứt bỏ, trứng ung thì không thể là một vị thuốc tốt được. Thật nghịch lý khi “trứng ung” lại có thể trở thành “vị thuốc”. Sự thật rất nhiều người bị mua lầm trứng ung vì người bán rất khéo rao hàng.

- “Không có phương pháp nào để hạ bệ thầy tốt hơn là…”, hạ bệ nhau thì có ích gì? Điều cần thiết là chỉ rõ để mọi người thấy đâu là “trứng tươi”, đâu là “trứng ung” thì tất cả chúng ta đều có “món ăn” tốt trên con đường giải thoát.

- “Đơn giản… không đếm xỉa tới cái Chánh Niệm… vẫn tạo kết quả tốt…”, không thế được, đạo Phật mà không đếm xỉa đến Chánh Niệm thì hành sao? Chánh Niệm, Tà Niệm cần phân minh. Chánh Niệm là diệt dục, diệt ác. Tà Niệm là nuôi mỗi ngày dục lại tăng thêm, ác vẫn đầy, ta lại tưởng là hạnh phúc và cuộc đời suôn chảy…

Trở lại vấn đề: PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI – “nói pháp”:

- Pháp dạy: “…Sự thật thứ nhất, đời là khổ”.

Lại có pháp dạy: “Sự thật thứ nhất không phải đời là khổ…”

- Pháp dạy: Tam pháp ấn “Vô thường, Khổ, Vô ngã”.

Lại có pháp dạy: Bốn pháp ấn “Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã.”

- Pháp dạy: “Không Tánh”

Lại có pháp dạy “Tánh Không”, “Không có cũng Không không”…

- Pháp dạy: “Cái gì không phải của các ông, các ông hãy buông xuống hết…”

Lại có pháp dạy: “Phải thực tập nhiều mới thấy thoải mái trong khi thiền ôm.” (Đúng theo nghĩa đen).

Sơ lược mấy lời hôm nay như vậy, tôi sẽ tiếp tục vấn đề “Nói Pháp” khi thuận duyên. 

            NN (11/23/2012 09:32 AM)

Ở đây tôi nhận thấy phần nhiều các đạo hữu phản bác là lo cho những Phật tử sơ cơ dễ bị lạc đường xa rời Chính Pháp. Nhưng chư Phật chư Tổ chẳng thường nhắc nhở chúng ta phải luôn "Phản quan tự kỷ" đấy thôi. Vậy nếu chúng ta dễ bị lầm lạc, thì phải thấy đó chính là lỗi ở mình không chịu học hiểu Chính Pháp (tức chân-lý), mà chỉ quen gửi gấm lòng tin kính và cầu nguyện các ngài gia hộ. Vậy thế nào là chân-lý? Theo chỗ hiểu của NN: Chân-lý (CL) là lý chân thật, tức luôn luôn như vậy, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Giáo lý của đức Thích-Ca luôn xiển dương Chân lý.

Ngài dạy: tất cả sự vật đều vô thướng, vô ngã (Không có thực thể, chỉ nương nhau mà tạm có) và chịu chi phối bởi luật nhân quả. Khổ Đế trong Tứ Diệu Đế mà có ý kiến cho rằng chỉ đúng một nửa, là chưa hiểu nghĩa Phật nói. Những cảm nhận vui thú của chúng sinh thông qua các nghiệp căn cũng chỉ là cái nhân của đau khổ! Tỷ như những người nghiện rượu, ma túy hay cờ bạc, tuy cũng cảm nhận vui thú khi hưởng thụ, nhưng vẫn là nhân đau khổ củ bệnh nghiện ngập vậy.

Đức Thích-Ca là bậc tỉnh thức, nên khi Ngài dạy điều gì, thì điều đó cũng nương theo Chân Lý. Cho nên khi nói "Chính Niệm" tức niệm khởi đúng chính pháp, đúng Chân Lý, xa rời chấp pháp, chấp ngã. Khi dạy "Tứ Y Pháp": Y pháp bất y nhân (Tức nương theo hành động việc làm có hợp với Chân Lý hay không, không theo người). Ba Y sau cũng tương tự như vậy.

Vậy nên nếu chúng ta nương theo Chân Lý thì sẽ là cách trạch pháp hiệu quả nhất, NN nghĩ vậy.

Góp ý tiếp (11/23/2012 10:24 AM)

Trích đoạn 1:

"Nếu có ai hi, thy Nht Hnh đã hiu hết T Diu Đế chưa? - tôi s tr li, chưa! Tôi hiu đã khá, nhưng chưa hiu hết. Sang năm tôi có th hiu v T Diu Đế sâu hơn năm này. C như vy cái hiu ca mình càng ngày càng sâu hơn, cao hơn nếu mình có tu, có hc, nếu mình không nghĩ rng mình đã hiu ri. S tht là mình chưa hiu hoàn toàn, mình ch hiu mt ít thôi. Cái này cũng đúng vi Bát Chánh đo, Ngũ căn, Ngũ lc, Tht B đ phn, Bát Thánh đo phn.

Nếu nói tôi đã hiu ri thì không đúng, dù đó là v Pháp sư đã tng tu hc và ging dy năm, by năm. Nh s tu hc mình có th hiu sâu thêm nhng giáo lý mà ban đu mình tưởng đơn sơ d hiu như Tam bo: Pht, Pháp, Tăng. Thy Nht Hnh có cái hiu khá sâu v Tam bo, nhưng thy Nht Hnh chưa hiu hết được và sang năm Thy s có cái hiu sâu hơn v Tam bo. Điu đó là s tht. Cho nên nghĩ rng mình đã hiu thế nào là Tam bo, T Diu Đế ri là mt o tưởng, mt s sai lm.

Mình hiu chưa nhiu lm đâu. Có th mình mi ch có vài ba khái nim sơ lược v giáo lý đó v Tam bo, T Diu Đế, Bát Chánh đo”.

Trích tiếp đoạn 2:

"S tht th nht là kh đau đang có mt và hnh phúc cũng đang có mt.

Kh đau đang có mt là mt s tht. Nhưng s tht đó không trái chng li s tht khác, nó nm phía sau lưng là hnh phúc cũng đang có mt, cũng có th đang có mt, nhưng chưa có cơ hi biu hin ra mà thôi. Như khi b mây che thì không thy mt trăng nhưng nói không có trăng, ch có mây, thì không đúng. S tht th nht xác nhn trong giây phút hin ti có nhng kh đau. Nhưng không có nghĩa đi ch là kh đau. "

Nguồn: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76_4-3899_5-50_6-1_17-22_14-1_15-1/

Tôi đưa tiếp một phần khác của con voi ra đây để chúng ta cứ chiêm ngưỡng dần dần. Thay vì tức giận, dễ nảy sinh thêm sân hận, thì nên bình tình đọc kỹ và dẫn cho đủ bạn ạ.

Tôi nói con rắn vuông là có cơ sở của tôi:

Bạn bảo thầy nói: "Cho nên sự thật thứ nhất không phải đời là khổ." -- nhưng lại bỏ đi phần sau vô cùng quan trọng của thầy.

Ngoài ra, bạn nên kiểm tra (tôi dùng chữ "kiểm tra" thay vì "đọc" vì chắc bạn ác cảm nhiều với thầy Hạnh) một cách tổng thể các bài viết, giảng của thầy để đối chứng xem. Mong rằng bạn đỡ tức giận và không tiếp tục đem chuyên con rắn....vuông ra để lừa người đọc nhẹ dạ, chưa tiếp cận với sách của thầy.

Cùng một đoạn, bạn đọc khác, tôi đọc khác. Bạn ăn món salad nhưng bảo chỉ toàn bơ và rau - chả có muối đâu. Tôi biết có rau và bơ cùng trong món đó - nhưng tôi lại thấy có cả muối trong đó, có muối đó bạn.

Điều quan trọng hơn tất cả, xin phép lặp lại: Phật dạy cái gì tốt cho mình và cho người thì theo, lấy đó làm chuẩn. Lời dạy của thầy làm nhiều người biết sống anh lành hơn, biết yêu thương cuộc sống và yêu thương những người xung quanh hơn. Nếu ai đó tiếp cận với thầy (nhiều lắm) mà làm được những việc ấy, thì chả cần hỏi Pháp ở đâu làm chi cho mệt. Pháp ở ngay việc mà họ đang làm, thuận lẽ tự nhiên - tốt cho họ - tốt cho người khác - tuyệt đối không gây hại cho ai. Vậy là đủ bạn ạ.

Thật tội nghiêp nếu bạn đã từng tiếp cận với những người thầy không tốt và đã có những trải nhiêm tiêu cực. Mừng vì bạn đã tìm ra con đường giác ngộ. Nếu đã giác ngộ rồi thì bạn nên email cho thầy Hạnh, bảo thầy chuyển toàn bộ Làng Mai qua nhà bạn tu học. Tôi cũng theo nếu bạn khẳng định bạn đang trên con đường hoặc đã giác ngộ bằng PHáp "chuẩn" của bạn.

Hà Duyên (11/23/2012 06:16 PM)

“PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI”,

- NN: “…các đạo hữu phn bác là lo cho nhng Pht t sơ cơ d b lc đường xa ri Chính Pháp…”

*HD: Không chỉ những Phật tử sơ cơ mà cả các vị được coi là tôn túc với 60, 70 tuổi hạ vẫn lạc đường rất nhiều. Pháp sai mà!

- NN: “…Khổ Đế trong TDĐ mà có ý kiến cho rằng chỉ đúng một nửa, là chưa hiểu nghĩa Phật nói. Những cảm nhận vui thú của chúng sinh thông qua các nghiệp căn cũng chỉ là cái nhân của đau khổ! Tỷ như những người nghiện rượu, ma túy hay cờ bạc, tuy cũng cảm nhận vui thú khi hưởng thụ, nhưng vẫn là nhân đau khổ của bệnh nghiện ngập vậy.”

*HD: NN học pháp nhưng hiểu nghĩa Tứ Đế sâu sắc hơn người giảng pháp. Thật rõ ràng, ai cũng nhận ra. Vậy mà thầy Nhất Hạnh dạy: “sinh một em bé ra đời, nhận một tấm bằng tốt nghiệp, được nhận vào một sở làm…” cũng là hạnh phúc rồi bác Tứ Đế thì quả là rất non kém về Phật pháp. Xứng vị chăng?

- “Góp ý tiếp” dẫn: "Nếu có ai hi, thy Nht Hnh đã hiu hết T Diu Đế chưa? - tôi s tr li, chưa!”

*HD: Nếu chưa hiểu hết Tứ Diệu Đế thì đừng vội vàng đi rao giảng Tứ Diệu Đế. Chẳng khác gì, chưa hiểu hết bài toán lớp 1 mà đi giảng bài toán lớp 1 thì sai lầm là chắc chắn. Nên hiểu thế!

- “Góp ý tiếp” dẫn: "S tht th nht là kh đau đang có mt và hnh phúc cũng đang có mt”

*HD: Lời dạy này cũng tương ưng: “Giữa đêm đông giá buốt đang có mặt và mặt trời dịu dàng tỏa nắng cũng đang có mặt” (đây mượn lời của người khác). Cái thấy của chân lý không hạn hẹp như thế. Sai thật rồi!

- Góp ý tiếp: “(…chc bn ác cm nhiu vi thy Hnh)… Mong rng bn đ tc gin và không tiếp tc đem chuyên con rn....vuông ra đ la người đc nh dạ”.

*HD: Không ai ác cảm với thầy Hạnh, pháp của thầy sai thì nói pháp của thầy sai chứ ai giận thầy làm gì cho mệt. Cũng không có ai tức giận (nếu có chỉ là bạn) và chính bạn đã mang "con rắn vuông hay con lươn?” đến diễn đàn này. Voi là voi, lươn là lươn. Đừng lầm lẫn.

- “Góp ý tiếp”: “Li dy ca thy làm nhiu người biết sng anh lành hơn, biết yêu thương cuc sng và yêu thương nhng người xung quanh hơn”.

*HD: Vẫn còn thiếu, theo lời thầy, mọi người còn cần thiết phải cải đạo hơn. Thượng đế, Thiên đàng rất là hạnh phúc. Tu theo đạo Phật cực khổ, phải tiết dục, đoạn dục thì thật bất toại ý. 

- “Góp ý tiếp”: “Tht ti nghiêp nếu bn đã tng tiếp cn vi nhng người thy không tt và đã có nhng tri nhiêm tiêu cc”.

*HD: Lời thán này dành cho “góp ý tiếp” thì đúng hơn. Bạn đã gặp được “thầy tốt” nhưng “pháp sai” nên vẫn đắm chìm trong dục lạc. Bạn tự soi lại sẽ thấy. Con đường giải thoát vô cùng gian khổ khó khăn chứ không dễ dàng như thầy trò bạn tưởng.

Con rn ngày càng vuông (11/24/2012 03:08 AM)

(1) "Nếu chưa hiểu hết Tứ Diệu Đế thì đừng vội vàng đi rao giảng Tứ Diệu Đế. Chẳng khác gì, chưa hiểu hết bài toán lớp 1 mà đi giảng bài toán lớp 1 thì sai lầm là chắc chắn. Nên hiểu thế!"

Tứ Diệu Đế không phải để hiểu, mà là để chứng ngộ bạn ạ. Hai nữa, Tứ Diệu Đế không phải là bài toán lớp một. Nếu bạn đã chứng ngộ tự bên trong về Tứ Diệu Đế, chắc hẳn bạn đã là một đấng giác ngộ chứ không nhất thiết phải lên mạng rình bài về một ông Thầy để rồi cố gắng chứng minh rằng ông ấy sai - bạn mới là người hiểu và có quyền khẳng định. Bạn trả lời giúp mình - sao bạn hay phát biểu như là đã chứng ngộ về Tứ Diệu Đế rồi mà lại không mở ra thiền viện hoặc đơn giản hơn là vài khóa học giản đơn để giúp những người vô minh vô đạo được giác ngộ theo? Thiền môn của các bạn chủ trương dùng bàn phím, bài xích người khác, để giác ngộ?

Phật Gotama trước khi tìm ra con đường của mình thì đã tu học ở rất nhiều thầy khác. Việc học ấy không giúp thầy được giác ngộ, mà cuối cùng Phật chỉ giác ngộ bằng chính nỗ lực của thầy. Vậy khi giác ngộ rồi thì thầy có quay lại chê bai hay nói rằng "Pháp" của các ông thầy ngày xưa không giúp gì được thầy? Tôi nghĩ nếu tôi là Phật tử thì tôi cũng sẽ cố gắng học tập bằng được đức tính này.

Phật pháp không được chứng ngộ bằng bàn phím hay hý luận bạn ạ. Có nhiều người thầy vĩ đại như thầy Ajahn Chah, chủ trương tu khổ hạnh trong rừng sâu, và thầy không có học vị gì, cũng chả nghiên cứu kinh kệ nhiều như bạn được. Ấy thế mà thầy ấy vẫn là người thầy vĩ đại của Thái Lan, và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới bạn ạ. Ví dụ nhỏ thôi (cho vui). Để bạn hiểu rằng chánh môn mà bạn đang theo đuổi có thể cực kỳ tốt, nhưng người theo nó đã chứng ngộ được chưa lại là một chuyện khác (còn xa lắm).

Thầy trước khi là thầy thì còn là một con người. Và là một con người thì có quyền diễn đạt cảm xúc, hiểu biết của mình (thầy cũng chưa bao giờ nhận là một đấng giác ngộ, đơn giản thầy kính trọng Phật và nỗ lực tu học như bao người khác để giúp cho nhân loại, không chỉ cho các Phật tử Việt Nam mà cho toàn nhân loại).

Phât tử nghiêm túc đều là những người có lý trí. Chả ai phải tin lời thầy làm gì, chả ai buộc phải nghe thầy cả. Thầy cứ giảng, trò của thầy nghe - áp dụng vào cuộc sống thực tế của họ, nếu thấy thực sự là tốt cho họ, không làm hại ai, tốt cho cuộc đời thì theo. Còn không áp dụng được, hay áp dụng vào thấy không ổn cho bản thân lắm, rồi hại đến bạn bè thì tuyệt nhiên họ sẽ biết là phải tránh, tránh ngay lập tức dù đó là thầy Hạnh hay bất kỳ một thầy vĩ đại nào khác.

Một bạn có nói về chuyện bẻ ngoặt phật pháp để nói Phật ủng hộ tà dâm, giết người - miễn là bản thân được hưởng lạc. Tôi chả quy y nhưng tôi cũng đủ lý trí để hiểu rằng nhưng chuyện tà dâm, giết người không phải là chuyện đem lại bình an cho bản thân (dù có thoát pháp luật cũng không thoát được lương tâm bản thân). Do vậy đó không thể là Phật pháp. Tư duy của một người không tôn giáo cũng thấy được cái khổ từ những hành động sai trái ấy rồi, do vậy chuyện một Phật tử nghiêm túc bị lừa đảo bởi các tưởng lạc gì đó, trái với quy luật tự nhiên, trái đạo đức xã hội là chuyện khó lắm. Vô minh như tôi còn nhận biết được nữa là những người lỗi lạc uyên thâm. Vậy cần gì lo chọ họ.

 (2) "nhưng không chắc chắn họ đã là người hiểu biết, nhất là đối với Phật pháp. Người còn ham mê danh, lợi ở đời thì không bao giờ hiểu đúng Phật pháp"

Tôi nhất trí, nhưng cái tôi muốn nói là họ không phải đám người ngốc đâu - có đủ trí thông minh để phân tích, đánh giá những gì thầy dạy. Ngoài ra, bạn vui lòng cung cấp bằng chứng về số lượng Phật tử thiếu hiểu biết, đam mê danh lợi ở Làng Mai. Tên tuổi, số lượng. Bạn nên lập danh sách và gửi về theo địa chỉ email trên website để bên Làng Mai được hay. Thiết nghĩ việc này là rất quan trọng. Phật pháp có tác dụng cảm hoá con người, và tôi tin một danh sách bao gồm các tội trạng cụ thể sẽ rất cần để Lang Mai hiểu thực trạng giáo pháp của mình ra sao,…

(3) Lời dạy này cũng tương ưng: “Giữa đêm đông giá buốt đang có mặt và mặt trời dịu dàng tỏa nắng cũng đang có mặt” (đây mượn lời của người khác). Cái thấy của chân lý không hạn hẹp như thế. Sai thật rồi!

Bạn không hiểu chính câu mà bạn nói. Câu bạn mượn lại hoàn toàn chính xác chứ không "sai thật rồi". Vì bạn không hiểu mấy nguyên tắc sơ đẳng của Phật giáo nên mới không hiểu chính lời nói của mình.

Nếu bạn phủ nhận trong đêm có ngày, trong ngày có đêm thì coi như bản phủ nhận sự tồn tại của Tứ Diệu Đế. Với bạn thì khi cái này sinh ra thì mới có cái kia sinh ra. Không có chuyện trong Khổ đã có sẵn Tập Diệt Đạo. Khi chứng ngộ được khổ đế rồi thì các đế khác mới được sinh ra sau đó? Không bạn ạ, chúng tồn tại trong nhau, nhưng vì vô minh nên chúng ta mới không thể thấy được sự tồn tại cùng lúc ấy.

Câu bạn nói cũng coi như bạn đang bảo hoặc con gà phải có trước, hoặc quả trứng phải có trước (thì mới có cái còn lại - chuyện con gà và quả trứng tồn tại trong nhau là không thể.

Thầy Hạnh nói trong hoa có rác, trong rác có hoa một cách hình tượng (ở góc độc TỤC ĐẾ thôi):

"Hãy ví khổ như rác, và hạnh phúc như những đóa hoa. Chúng ta biết rằng hoa để đó lâu ngày sẽ trở thành rác. Hạnh phúc, an lạc của chúng ta nếu không được nuôi dưỡng sẽ biến thành đau khổ rất dễ dàng. Và đứng trên bình diện tục đế, thì hoa nào một ngày kia thế nào cũng thành rác. Ngược lại, chúng ta có thể dùng rác để bón cho cây nở hoa. Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa. Một mặt phải bảo vệ hoa, mặt khác phải chuyển hóa rác, chúng ta cần thực tập đồng thời cả hai. Có những điều kiện của hạnh phúc thì chúng ta phải nhận thức, nuôi dưỡng, bảo trì. Mặt khác, khi hoa trở thành rác, vì tất cả đều vô thường, thì chúng ta phải tìm cách chuyển hóa rác trở lại thành hoa. Bụt Thích Ca Mâu Ni vốn cũng có một cơ thể, cũng có một đời sống tâm lý như mọi người. Nhưng Ngài khác chúng ta ở chỗ là khi những đóa hoa ở trong Ngài biến thành rác thì Ngài biết chuyển hóa chúng lại thành hoa. Chúng ta không biết bảo trì hạnh phúc, không biết chuyển hóa khổ đau. Bụt không sợ hãi, còn chúng ta sợ hãi."

Gửi thêm tác giả ý nhỏ:

Nếu bình tình và có lý trí, bạn có thể thầy toàn bộ cuốn sách thầy chỉ viết ở góc độ sự thật TƯƠNG ĐỐI, ở góc độ TỤC ĐẾ, chứ không phải CHÂN ĐẾ. Thầy viết sách này cho những người mới chập chững học Phật giáo (họ chưa thể tiếp cận ngay với CHÂN ĐẾ), những người không tôn giáo hoặc ở tôn giáo khác. Bạn có thể tìm hiểu về điều này thêm tại đây: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76_4-17257_5-50_6-4_17-190_14-1_15-...

"Tuyên bố ‘‘Thà rằng đừng khổ cũng đừng vuiì rất dễ, nhưng đi tới trình độ đó bằng cách nào? Và tuyên bố xong, trong bụng ta có thể vẫn còn thích vui và sợ khổ như thường, không làm sao dứt được. Chưa đi ngang qua tục đế mà đã muốn nhảy tới chân đế là sai lầm."

"Chúng ta không nên nói lý thuyết rằng khổ không có thật, khổ chỉ là giả tướng mà thôi. Nói như vậy chỉ là tự an ủi và trốn tránh. Vui cũng giả, khổ cũng giả, nói vậy rồi thôi, ta không chịu làm gì hết ! Sự thật là chúng ta phải làm một cái gì, phải thực tập để chuyển hóa cái khổ cho thành không khổ. Trong khi thực tập ta mới tiếp xúc, quán chiếu và dần dần thấy được tự tánh của khổ cũng như tự tánh của không khổ. Nhờ đó ta sẽ đạt tới sự thật chân đế, vượt trên khổ và vui."

Do vậy, đọc lướt qua vài từ trong sách của thầy cũng đủ để ta hiểu - thầy Hạnh không phải là tin vào bí tích ấy. Chỉ đọc qua cách thầy nói về Phật pháp cũng đủ cho tôi - người không học về Phật giáo quy củ - hiểu rằng thầy không và chưa bao giờ bảo các Phật tử mình phải đi ăn bánh ấy. Tôi cũng không thể nghĩ rằng thầy dụ khị thiền sinh của minh vào cái vùng tưởng lạc nào đó được. Các bạn đang cố gắng tranh luận về chân đế với thầy trong khi thầy lại đang nói về tục đế (đó là phương pháp của thầy, mỗi người có phương pháp.

Hà Duyên (11/25/2012 07:36 AM)

PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI,

- Góp ý: “T Diu Đế không phi đ hiu, mà là đ chng ng bn ạ”…

*HD: Không hiểu Tứ Diệu Đế là gì thì bạn chứng ngộ cái gì? Bạn lẫn rồi. Người Phật tử phải “thông suốt (hiểu đúng) những gì cần thông suốt, tu tập những gì cần tu tập, chứng đạt những gì cần chứng đạt”. (Lời Phật dạy thế đấy). Bạn chưa học Phật ngày nào mà cứ lăn vào bàn chuyện Phật.

- Góp ý: “Pht Gotama trước khi tìm ra con đường ca mình thì đã tu hc rt nhiu thy khác. Vic hc y không giúp thy được giác ng, mà cui cùng Pht ch giác ng bng chính n lc ca thy. Vy khi giác ng ri thì thy có quay li chê bai hay nói rng "Pháp" ca các ông thy ngày xưa không giúp gì được thy?”

*HD: “Phật Gotama… rồi lại thầy”, chỉ một đoạn ngắn mà bạn lại lẫn nữa. Bạn là người chưa học giáo lý Phật bao giờ. Tôi chỉ cho bạn biết nè, bạn đọc bài kinh Phạm Võng – kinh Trường Bộ thì rõ rằng Phật không chỉ chê bai mà còn bác bỏ thẳng thừng 62 luận chấp tà kiến của các vị thầy mình đó sao?   

- Góp ý: “Có nhiu người thy vĩ đi như thy Ajahn Chah, ch trương tu kh hnh trong rng sâu, và thy không có hc v gì, cũng ch nghiên cu kinh k nhiu như bn được. y thế mà thy y vn là người thy vĩ đi ca Thái Lan, và có tm nh hưởng trên toàn thế gii bn ạ”.

*HD: Thầy Ajahn Chah vĩ đại ở cái gì, xiển dương thiền Minh Sát của Mahasi chăng?, để đạt được cái gì? Chỉ vĩ đại và ảnh hưởng đối với người mê, chứ người thấy rõ Phật pháp thì thầy Ajahn Chah cũng giống như thầy Hạnh thôi, toàn là những người còn dang dở đời tu mà vội vã muốn làm thầy. 

- Góp ý: “Thy trước khi là thy thì còn là mt con người. Và là mt con người thì có quyn din đt cm xúc, hiu biết ca mình (thy cũng chưa bao gi nhn là mt đng giác ng,…”

*HD: Thì thầy đã giác ngộ đâu mà dám nhận là mình giác ngộ? Như thế thầy chỉ là một phàm nhân thấp hạng, vì biết mình chưa giác ngộ mà vẫn học đòi giảng pháp như là người đã giác ngộ. Rõ người mù dám mong dẫn đường cho những người mù.

- Góp ý: “Thy c ging, trò ca thy nghe - áp dng vào cuc sng thc tế ca h, nếu thy thc s là tt cho h, không làm hi ai, tt cho cuc đi thì theo”.

*HD: Đơn giản như vậy, ai chẳng biết, nhưng nếu là thầy giáo dạy “đạo đức – giáo dục công dân” trong các trường đời thì tốt. Nhưng ở đây, thầy đang nhân danh một Trưởng tử Như Lai, lại có tới 60 năm xây dựng công trình thay đổi, lật đổ đạo Phật thì lợi hay hại cho người tu hành?  

- Góp ý: “Ngoài ra, bn vui lòng cung cp bng chng v s lượng Pht t thiếu hiu biết, đam mê danh li Làng Mai.”

*HD: Phật tử Làng Mai không thiếu hiểu biết, nhưng Pháp Làng Mai là Pháp thiếu hiểu biết (ở đây tôi không động đến người) vì người (Làng Mai) tốt rồi, cần gì tu theo pháp Phật, tu theo pháp Làng Mai sướng hơn. Sướng hơn ở chỗ nào? Bạn cứ suy ngẫm lời Phật dạy đây: “người tu sĩ phải biết thiểu dục tri túc, sống không gia đình, không nhà cửa, không tài sản, một bát ba y, ngày xin ăn một bữa, nỗ lực tinh cần không gián đoạn thiền định”. Chỉ vậy thôi, người khai sinh ra đạo Làng Mai đã thực hiện được lời dạy này chưa? Nói chi đến các học trò.

- Góp ý dẫn lại: “Gia đêm đông giá but đang có mt và mt tri du dàng ta nng cũng đang có mt” (đây mượn li ca người khác). Cái thy ca chân lý không hn hp như thế. Sai tht ri! Và nhận định: Bn không hiu chính câu mà bn nói. Câu bn mượn li hoàn toàn chính xác ch không "sai tht ri".

*HD: Bạn “Góp ý” hiểu câu này là chính xác, vậy bạn đã thấy mặt trời lúc giữa đêm bao giờ chưa? Nếu bạn thấy hiện tượng này có thật thì lời dạy chân lý thứ nhất “Đời Là Khổ chỉ đúng có một nửa” của pháp Làng Mai là chính xác như bạn hiểu. Có ai phỉ báng Phật như thế không?

* Những luận dẫn của Góp ý về “Trứng với Gà”, “Rác và Hoa” là những câu chuyện hý tiếu giúp vui đời. Người học đạo đem chuyện này vào tán là những người mê, người mù pháp.

* Góp ý cần hiểu cho rõ lời Phật dạy này: Như nước biển chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, giáo pháp của Ta giảng dạy chỉ duy nhất có một vị là Giải thoát”.

Nếu khổ chỉ có một nửa thôi, còn nửa kia thật hạnh phúc, thế thì cứ vui với cái hạnh phúc ấy đi, cần gì phải tu tập để giải thoát nữa cho mất thời gian, mà có ít đâu, ngoài sáu mươi năm rồi còn gì.

* Gửi thêm ý nhỏ của Góp ý chỉ dành riêng cho Làng Mai thôi. Mập mờ, uốn éo biện luận thiếu khoa học, phi Phật pháp chỉ để lừa những người “mới chập chững học Phật giáo”. Người đã hiểu Phật pháp thì thấy rõ pháp Làng Mai là pháp phá đạo Phật.

Ln cui góp ý (11/26/2012 06:35 PM)

@ Hà Duyên:

Những lời lẽ của bạn viết về một con người khác đủ cho tôi và mọi người dù là phật tử hay không hiểu bạn KHÔNG xứng đáng là phật tử (nếu đã quy y). Thực sự là tôi đã viết một bài dài dòng lắm, nhưng sau rồi tôi nghĩ là tôi đang làm trò ngôc vì cố gắng nói với một người không muốn hiểu, và mục đích của người đó cũng chỉ để chứng minh rằng thầy Nhất Hạnh là một ông già 60 gì đó,.....

Nguyên văn câu của bạn "thầy chỉ là một phàm nhân thấp hạng, vì biết mình chưa giác ngộ mà vẫn học đòi giảng pháp như là người đã giác ngộ. Rõ người mù dám mong dẫn đường cho những người mù."

Tôi không tranh luận thêm bất kì một điều gì nữa. Tôi không phải là người theo Làng Mai nên nếu việc tôi cứ tiếp tục comment ở đây sẽ gây hiểu lầm, thậm chí là ảnh hưởng đến danh tiếng của Làng Mai.

Nhắn lời cuối với bạn: nếu bạn nghĩ mình đủ tri thức để phê phán thầy Nhất Hạnh. Nếu bạn nghĩ bạn hiểu Phật Pháp hơn thầy, hơn cả những người thầy vĩ đại khác của thế giới mà tôi đã lấy ví dụ (bạn hơn cả Đạt Lai Lạt Ma, vì thầy ấy trân trọng thầy Hạnh, sách của thầy Hạnh - còn bạn thì cố tình ra sức bóp méo sự thật) - việc bạn nên làm là mở thiền viện, hoặc đi giảng pháp để giúp cho những con người còn vô minh như chúng tôi được giác ngộ. Bạn tự nhật mình hiểu về mọi thứ, phần còn lại chỉ là hành động thôi. Hãy hành động thay vì chê bai bạn ạ.

Đã bao giờ bạn tử hỏi mình có đang tham sân si lắm khi viết những dòng trên? Là một phật tử (xịn) đã chứng ngộ Phật Pháp (điều mà chả mấy thầy dám nhận), bạn đã làm gì cho xã hội này hơn thầy Hạnh (hoặc những cá nhân khác)? Mấu chốt là chỗ này bạn ạ. Tôi không thấy gì ngoài một mớ ngôn từ bảo thủ và hằn học.

*** Mọi người trong diễn đàn này cũng muốn được biết, thầy giảng những gì sai - và để lại hậu quả gì - làm mất sự bình an của thầy, của các thiền sinh - rồi của hoà bình thế giới ra sao (thầy từng được đề cử giải Nobel Hoà Bình nữa cơ đấy). Theo tôi nếu bạn làm rõ được các vấn đề này thì nên viết thành văn bản, cho dịch sang tiếng Anh (tôi dịch FREE cho bạn và thầy bạn) rồi gửi tới uỷ ban Nobel gì đó để họ không bao giờ tiếp nhận đề cử liên quan đến thầy. Gửi luôn cho tất cả các giáo hội trên toàn thế gian để họ quyết không quan hệ gì với Làng Mai luôn thể. Còn nếu chỉ là vu không miếng cho thoả tâm ác của mình thì nên dừng lại trước khi chính bản thân bạn lấn sâu hơn vào sai lầm.

*** Nói thêm với tác giả: nếu thích giật gân như các báo lá cải - còn nhiều câu khác của các thiền sư lớn khác mà bạn cũng có thể cắt trích rồi bóp méo ý nghĩa (ví dụ bạn có thể lấy câu "gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ" của tổ Lâm Tế -- câu này đảm bảo yếu tố shock, scandal. Chắc chắn các học trò của bạn như Hà Duyên sẽ lại được dịp vung ngón tay trên phím laptop để chứng minh bằng được tổ Lâm Tế khuyến khích học trò mình phản Phật, giết Phật....). Theo tôi nếu muốn gây scandal thí cứ xài câu trên mới máu. Chứ vài dòng về ăn máu uống thịt Chúa của thầy Hạnh chưa thâm vào đâu cả.

Hà Duyên (11/28/2012 07:21 AM)

“Góp ý” thôi “góp ý” hả? Tưởng rằng bạn đủ sức gợi mở để bêu riếu thần tượng của mình (pháp Làng Mai), bạn càng đối thoại thì càng vạch áo cho người xem thẹo thôi bạn à. Giờ bạn biết đường ngưng vậy là tốt rồi. Ráng học hiểu sâu thêm Phật pháp bạn nhé, bạn hiểu pháp Phật còn lơ mơ lắm.

Để bạn hiểu thêm “thần tượng” của mình, tôi xin dẫn lại lời TP (học trò của sư) đã ý kiến trước đây để bạn suy gẫm những lúc hướng tâm về Làng Mai: 

“Công trình 60 năm tìm tòi của Thầy, vì vậy mà Thầy chưa có thời gian nhìn lại cuộc tu hành của mình. Giải thoát là gì? Hay chỉ là một chốc lát sống trong tưởng an lạc trên bước chân đi, nhưng sau thời tu, trở lại một mình thì nỗi buồn cô tịch mênh mang.

Theo lời Thầy, con đã: "...đi trong chánh niệm, uống trà trong chánh niệm, biết nói năng cho từ ái và biết lắng nghe nhau."... nhưng tâm con vẫn không an, cái tâm tham, sân, si vẫn còn đầy đủ, con vẫn thích có nhiều chùa to đẹp như những công trình của Thầy, thích có được tăng đoàn đông đảo đoanh vây, thích có được danh vang lừng khắp nẻo...

Thưa Thầy, chả lẽ pháp môn Thầy dạy có thể nhầm chăng? Xin Thầy xem lại.

- - -  - - -  - - -

TP làm vậy và đang sẵn lòng chờ đón những lời mắng nhiếc “đồ nghịch tử phản Thầy”. Biết thế nhưng TP vẫn làm, không phải với tâm phản Thầy mà với lòng tha thiết mong cầu Thầy cũng như các bạn hữu khác sớm nhận ra con đường sai lạc, con đường không phải Đức Thích Ca giảng dạy cho nên không mang lại lợi ích thật sự cho đệ tử của Như Lai.

Thưa quý vị, TP đã gặp được Chánh Pháp, con đường đúng thực Phật dạy, rất khoa học và hữu ích đối với người Phật tử. Nhưng với một người đã có 60 năm ôm ấp mộng đời và danh tiếng vang xa (như Thầy NH) thì không dễ gì Thầy chấp nhận rằng mình sai. Trong lòng TP rất kính và cũng rất thương Thầy”.

Này “Góp ý’, duyên Phật pháp hay lắm đấy. Góp ý nên hiểu rằng: không chắc những người có nhiều tuổi hạ đã có cái nhìn bằng một vị sơ cơ, hoặc nhiều trò lại tinh tấn tu hành vượt trội hơn thầy mình.

Đã nói “PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI”, diễn đàn chỉ bàn về Pháp, không bàn về người. Thế mà trước khi dừng, “Góp ý” còn dẫn ra thêm những nhân vật phá giới Phật để làm đẹp Phật giáo. Bạn dẫn Lâm Tế chém rắn, tôi dẫn thêm cho bạn: Nam Tuyền sát miêu, Tế Điên hòa thượng, Tuệ Trung ăn thịt chó uống rượu … và còn bao nhiêu nữa, các vị Trưởng tử xưa và nay đã tạo ra rất nhiều hình ảnh “đẹp” không chỉ bôi nhọ mà còn muốn phá tan đạo Phật.

Để hiểu thêm gần đây nhất, bạn hãy đọc bài NHÌN LẠI NHÂN SỰ GHPGVN SAU ĐẠI HỘI VII của Thích Thanh Thắng (http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-86_4-17335_5-50_6-2_17-135_14-1_15-1/ ) để hiểu rõ thêm nội tình đạo bạn nhé.

Mọi sự thật nhất định sẽ được phơi bày để mọi người hiểu rõ, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Đã sai mà không sửa thì dù khéo chống chế thế nào cũng chẳng hết sai. Mong con rắn hết “vuông” mà trở về “dài” như vốn dĩ của nó, như vậy “trườn” khéo hơn.

Thân ái chào “Góp ý”.

Lơ mơ cn gii đáp (11/28/2012 11:39 PM)

@ Hà Duyên:

Đúng là mình lơ mơ thật. May có Hà Duyên giác ngộ giúp! Giờ không "góp ý" nữa mà chuyển sang trạng thái lơ mơ:

1. Trả lời câu hỏi của tôi đi bạn kính mến: tôi liệt kê đây đủ các phần tôi lơ mơ ra mong bạn giải đáp và giác ngộ online giúp tôi: sao giác ngộ rồi, chứng ngộ Phật pháp rồi lẽ ra phải bớt tham sân si trong câu chữ, phải làm được những điều đẹp đẽ để giúp đời, phải đem Pháp ra để mang an hoà, mang ánh sáng đến cho những người lầm lỡ. Có lẽ giờ đây bạn và thầy bạn đang là những con người bay vi vu trên cân đẩu vân như ông Tôn Ngộ Không? Còn lại, mọi thầy khác trên thế gian này trong mắt bạn đều là kẻ không hiểu gì về Pháp, về chân lý cuộc sống? Bạn đi giảng pháp, bạn cho thấy bạn giác ngộ rồi để chúng tôi được chiêm bái? Người hiểu Pháp, người Phật tử chân chính tôi tin không bao giờ có giọng văn như bạn. Giọng văn ấy chỉ có ở một kẻ không hiểu về Pháp gì (như tôi đây), và không phải là Phật tử (cũng như tôi đây), còn tuyệt nhiên không thể có ở một Phật tử đã giác ngộ (như đức Phật luôn!!!)

2. Nội tình đạo Phật hay đạo thiên chúa có xấu đến mức nào tôi cũng không cần quan tâm. Một là tôi không theo đạo. Hai là tu tập là con đường riêng của từng người. Không gì giáo hội tốt mà một người trở nên giác ngộ, cũng không vì giáo hội xấu mà phật tử hay con chiên quay lưng lại với chánh đạo. Chuyện của giáo hội không ảnh hưởng gì tới Pháp cho lắm. Ai làm việc xấu thì lãnh quả xấu. Không cần theo đạo mới hiểu nguyên tắc ấy. Do vây, nội tình đạo gì đó bạn đưa thêm vào - không phải là tôi chưa đọc hay không biết - nhưng nó chả liên quan gì lắm.

3. Nếu bất kỳ ai ở Làng Mai, hay đích thân thầy Hạnh đứng ra phát ngôn với cái vị TÊ PÊ gì đó, gọi vị ấy với cái từ chua chát là "phản thầy" như bạn đang dự tính thì chính tôi sẽ là người KHÔNG TIN vào những gì thầy Hạnh và Làng Mai giảng về Pháp. Lúc đó tôi sẽ chẳng bao giờ tin Làng Mai hay thầy Hạnh biết về Phật Pháp hay hô hào về bác ái, từ bi gì cả. Nhưng tôi tin họ là những phật tử tốt, và họ sẽ không bận tâm gì với vị TÊ PÊ nào đó, người mà bạn tôn là đấng giác ngộ (-). Tôi tin họ sẽ để cho bạn và TÊ PÊ tha hồ vung bàn phím mà trút sân hận trên đó.

Comment này không "góp ý nữa" và sẽ không bao giờ góp ý nữa. Mong giải đáp giùm các câu tôi hỏi bạn (nhất là thắc mắc sao Phật tử giác ngộ rồi, nằng nặc nhận là mình thông thái và giác ngộ - thầy khác toàn hàng rởm - sao mà cứ sân hận trong từng lời ăn tiếng nói và bảo thủ đến vậy). Đừng làm người ngoại đạo thêm thất vọng về Phật tử bạn ạ (họ sẽ bảo "sao Phật tử mà lại thế nhỉ, giác ngộ rồi mà còn ăn nói vậy nhỉ" tôi chả biết giải thích giúp bạn ra sao đâu.)

 Hà Duyên (11/29/2012 07:27 AM)

Thân ái chào Góp ý, Rắn vuông, Lần cuối, Lơ mơ và sắp tới là Lẩm cẩm.

Tôi đã cố gắng hết sức với bạn, nhưng càng ngày bạn càng lẩm cẩm hơn. Bạn dừng được rồi bạn ạ, nếu bạn xuất hiện lần nữa chắc chắn với cái nick “Lẩm cẩm” chứ không sai.

Ở đây góp ý xây dựng, tìm hiểu về Pháp, về Phật, về Tăng và về Giới nữa. Nếu muốn tìm hiểu về cá nhân nhau, xin mời đi chỗ khác. Tôi không có trách nhiệm phải trả lời những câu hỏi lẩm cẩm của bạn đã đặt ra. Bạn phạm luật nhiều lần.

Nhưng, kể ra cũng tội nghiệp cho bạn, tôi phải nói thêm vài lời để bạn hiểu.

Này bạn, xưa đức Phật khi giảng pháp cho ngoại đạo hay các đệ tử của mình, vẫn có những trường hợp Ngài phải dùng lời: “Này kẻ ngu si kia, ngươi hiểu pháp ta giảng như thế sao?”. Đố bạn biết, như vậy đức Phật có “Sân” không?

Với những người còn bị kẹt nhiều như bạn, tôi phải dùng những lời từ như gáo nước lạnh tạt mạnh vào để bạn tỉnh ra. Bạn bảo tôi Tham, tôi Sân, tôi Si, tôi chấp nhận cả, chẳng sao. Tâm có Tham, Sân, Si thì mỗi người đều tự mình biết lấy. Sao bạn không đặt câu hỏi, tôi Sân với bạn thì tôi được gì?

“PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI”, bạn nên nhớ. Thật đáng thương, biết pháp sai (như đã dẫn ra bằng chứng rành rành) mà vẫn cố bảo thủ, chấp giữ và phản ứng quyết liệt.

Thôi thì tùy bạn, chỉ có bạn mới tự cứu được mình.

              Chào nhé! Bạn “Lẩm cẩm”.