Skip directly to content

31- PHÁP PHẬT HAY PHÁP LÀNG MAI??? Phản hồi Chúc Thư - Ngày Tiếp Nối của HT Thích Nhất Hạnh (tiếp theo)

Cập nhật ngày : 29.11.2012    
Lời BBT/GNCN 
Về "Chúc thư" cuả HT Thích Nhất Hạnh, GNCN hoàn toàn tôn trọng và không có ý kiến... Tuy nhiên, nhận thấy phần ý kiến độc giả tương phản, đa chiều, nhiều độc giả nêu ý kiến đáng để suy gẫm... GNCN trích đăng lại trên tinh thần  khách quan vô tư. Phần nhận định đánh giá là tùy ở bạn đọc... 
 
 

PHÁP PHẬT HAY PHÁP LÀNG MAI??? (Tiếp theo)

Tâm Giác (11/10/2012)

Thích Nữ TP! Tâm Giác là bạn của Giác Tâm. Giác Tâm bận và ít thích nhiều lời nên có nói với Tâm Giác. Thôi đi Thích Nữ TP! Thích Nữ TP tu hành gì mà còn thích tất cả lại còn đòi đến Niết bàn thì nghe nực cười quá. Về đọc lại bài Sám Nguyện mắt quen theo huyễn cảnh hằng ngày đi. Thích Nữ TP làm cho mọi người có cảm giác là giả, là làm một phép thử gì đó hoặc là ăn cắp Pháp. Dù là gì đi nữa cũng đều là có tội. Người chấp Ngã chấp Pháp dẫy đầy thì còn có cửa sao?

Dù có liên hệ được với Liên Hiệp Quốc mượn Diễn Đàn lên đó mà vác loa nói xấu, nói thôi thì cũng vô ích! Ớt ở ngoài chợ thì bán dẫy đầy, khuyên mọi người đừng có bao giờ ăn ớt thì chỉ có nhọc công vô ích. Lúc đầu Thích Nữ TP làm cho mọi người có cảm giác thấy thương thật, nhưng rồi thương nhiều quá hóa hại hay còn gọi là thương hại. Thuận nghịch qua tay đều là Duyên nếu đó là nghịch cảnh thật của Thích Nữ TP. Đừng núp bóng giả vờ rồi mượn cớ mượn tay, chơi vậy không có quân tử.

Đệ tử Làng Mai tên họ bây giờ là 3 chữ, Thích Nữ TP niên cao lạp trưởng được bao nhiêu năm mà tên 2 chữ dám tự xưng mình là đệ tử của Sư Ông? Tu hành thật thì có thời giờ và được phép lên mạng kể lể sao? Về Sám Hối lại hành vi của mình dù là vi tế nhất từ trong ý niệm, từ trong tâm thức. Mang danh Sư Cô mà như vậy, thử tượng tượng thế hệ đệ tử của Sư Cô giả sử như chuyện đó là có thật xem có lớp lang nết hạnh gì hay không? Cạn lời cùng Thích Nữ TP.

Tâm Giác cẩn bạch!

nguyen (11/11/2012)

Thưa bạn Tâm Giác, tôi thấy bạn hình như không hiểu ý của Thích Nữ TP, ví dụ như khi cô nói:

 con đã: “...đi trong chánh nim, ung trà trong chánh nim, biết nói năng cho t ái và biết lng nghe nhau.’... nhưng tâm con vn không an, cái tâm tham, sân, si vn còn đy đ, con vn thích có nhiu chùa to đp như nhng công trình ca Thy, thích có được tăng đoàn đông đo đoanh vây, thích có được danh vang lng khp no...”, mà bạn vội kết luận là “Thích N TP tu hành gì mà còn thích tt c li còn đòi đến Niết bàn thì nghe nc cười quá” thì theo tôi nghĩ không phải cô nói ‘cô ấy như vậy’ mà chính là cô ấy đã ám chỉ chính ‘Sư ông như vậy’. Đó là tôi đoán mò như thế, nếu sai thì xin sám hối với Sư cô.

Bạn còn nói “Dù có liên h được vi Liên Hip Quc mượn Din Đàn lên đó mà vác loa nói xu, nói thôi thì cũng vô ích!” Theo tôi thấy thì bạn đã dùng từ “đao to búa lớn” quá, cô ấy chỉ kể về trường hợp của mình đã từng theo pháp môn của Sư ông nhưng không thấy an lạc và pháp môn của Sư ông không phải là pháp Phật thì cô ấy bỏ, thế thôi, có gì gọi là nói xấu? Chính Sư ông khi nói “Thy mun T Đình phi theo pháp môn Làng Mai mt trăm phn trăm. Pháp môn y là công trình ca Thy đã xây dng nên”, thì Sư ông đã ngầm ý rằng đây là một pháp môn riêng biệt rồi, Thích Nữ TP nói đâu có sai! Chỉ có điều là khi theo Sư ông thì cô đã tưởng pháp môn của Sư ông là pháp Phật nên đã thất vọng và từ bỏ.

Lẽ dĩ nhiên khi có một pháp môn mới thì cái chuyện phê bình đả kích hay ca tụng là chuyện bình thường, đối với các tôn giáo lớn còn có huống chi đây chỉ là một pháp môn mới của một vị Đạo sư nổi tiếng, và có lẽ nếu gọi cho chính danh thì không nên dùng tên gọi Thiền sư hay Hòa thượng (dùng cho Phật giáo) mà nên gọi là Sư ông Làng Mai [thường để kính trọng người ta hay dùng tên vùng mà vị này giáo hóa mà không dám dùng tên vị này, ví dụ tổ Quy Sơn (ông tổ ở núi Quy), hoặc tổ Bá Trượng (ông tổ ở ngọn núi cao trăm trượng)].

Còn một chuyện nhỏ, bạn còn nói: “Đ t Làng Mai tên h bây gi là 3 ch, Thích N TP niên cao lp trưởng được bao nhiêu năm mà tên 2 ch dám t xưng mình là đ t ca Sư Ông?” Theo tôi nghĩ có thể khi cô ấy còn theo Sư ông thì cô ấy có một tên khác, còn khi đã bỏ Sư ông thì có một tên khác, không có chuyện “núp bóng gi v ri mượn c mượn tay” đâu, bạn đừng đa nghi quá. Ngoài ra những chỗ góp ý linh tinh như thế này đa số dùng cái tên nick, đâu có ai dùng tên thật làm chi vì chẳng có ai thèm biết đến cái tên thật của mình đâu!

LT Viên Cơ (11/11/2012)

Thưa các bạn, đọc những ý kiến của các bạn, đặc biệt là của TP, Giác Tâm, nguyên, tôi xin góp mấy lời.

TP nói lên những trăn trở của mình và dẫn ra những lời dạy của tỳ kheo Nhất Hạnh. Giác Tâm ca ngợi những cống hiến lớn lao của tỳ kheo Nhất Hạnh bên Tây phương và lan về cả Việt Nam. nguyên đã dẫn ra rất chuẩn về thuyết khế lý, khế cơ.

Nghi vấn thật hay giả về TP, nếu TP là giả thì những lời của TP là không thật, chúng ta bỏ qua không chấp nhận. Nếu những lời của TP dẫn ra là đúng thì tỳ kheo Nhất Hạnh là tỳ kheo giả. Các bạn có thể phân tách thêm lời dạy của tỳ kheo mà TP đã dẫn:

- “Đức Ki Tô Hằng Sống là Con của Thượng Đế, đã phục sinh, và nay vẫn còn tiếp tục sống. - Tôi thấy chúng ta phải quán chiếu mọi hành động và mọi lời dạy của Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, như một mẫu mực để chúng ta tu tập. Giêsu sống đúng như lời dạy của Ngài, cho nên suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều tối cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài. - Trong nhãn quan Phật Giáo, ai không phải là con của Thượng đế?”...

Nhừng lời dạy này nếu đúng là tỳ kheo Nhất Hạnh đã dạy thì không cần nói gì thêm, tỳ kheo Nhất Hạnh không phải là một người phật tử, còn nói gì là một thầy tu đạo Phật? Đạo Phật không thể có những lời dạy như thế. Mong độc giả chứng minh để TP và mọi người rõ lời dạy này không phải tỳ kheo Nhất Hạnh đã dạy thì được tốt đẹp cho Phật giáo, nếu không chứng minh được thì quả là rất tồi tệ. Phật giáo ra đời trước Ki tô giáo nhiêu trăm năm nhưng giờ đây đang bước theo chân Chúa. Kể cũng vinh quang!!!

Tóm lại, nếu TP là giả - không đúng - thì tỳ kheo Nhất Hạnh là đúng, nếu tỳ kheo Nhất Hạnh đúng với những lời dạy trên thì rất khó khăn, rất xấu hổ cho Phật giáo.

Ý kiến Giác Tâm cho rằng công lao truyền bá của tỳ kheo Nhất Hạnh rất lớn, điều đó đúng không sai, rất lợi ích cho người phật tử hiểu biết để cải đạo không cần đắn đo. Rất ích lợi cho Ki tô giáo.

Ý kiến của nguyen rất rõ ràng, rất hay, đáng để mọi người suy nghĩ.

Vô minh (11/11/2012)

Gửi cô Thích nữ gì đó:

Tôi khuyên cô một câu nhẹ nhàng thế này: việc ngồi chê bai pháp môn khác là không đúng đắn, không chân truyền gì đó như cô đang làm (rồi để thuyết phục thì nói thêm là mình đã từng học ở Làng Mai) -- đủ cho thấy cái việc cô nói cô đã tìm được chánh pháp e chừng cô cùng cẫn bình tình mà xem lại.

Ai tu Làng Mai hay không là việc của người đó, người theo làng Mai và tu tập tốt hay không tốt cũng là việc của người đó, cứ ngồi ngoài rồi lên tiếng chê bai ra vẻ ta đây là bậc tu hành chính danh liệu sẽ giúp cô vững bước hơn trên con đường mà cô gọi là Chánh Pháp? Chánh Pháp của cô có thể dẫn cô đi đâu khi mà cô còn bận tâm với việc tìm cách hạ bệ một con người khác (dù đó là người tu hành hay đơn thuần là một con người bình thường, phi tôn giáo). Nên nhìn lại tâm mình trước cô ạ.

Tôi không phải là người tu hành, không theo Phật giáo hay Công giáo, nhưng tôi đủ trí tuệ để nói với cô rằng việc cô đang làm là vô minh lắm. Cái Chánh Pháp của cô e rằng chưa giúp được cô. Chúc cô tiếp tục vững bước trên con đường của riêng mình, không nhất thiết phải dừng lại rồi tìm cơ hội để chê bai hạ bệ người khác. Niết bàn còn xa lắm cô ạ :-)

webadmin (Administrator, 11/11/2012)

Những lời trích của SC. hay NS. Thích Nữ TP. được tìm thấy ở chương 4 trong cuốn: "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Bản dịch của dịch gỉa Chân Văn (Giáo Thọ Sư của Làng Mai):

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-85_4-12733_5-50_6-1_17-150_14-1_15-1/

Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995 và được TVHS cũng như trang Làng Mai đăng lại.

Thanh Nghiêm (11/12/2012)

Ô hay, thời nay thật thật, hư hư, chánh, tà lẫn lộn khiến người đời vẫn đôi mắt mở toang mà sao chẳng ngó thấy gì ư?

Đọc các ý kiến phản hồi ở bài /Chúc Thư của HT Nhất Hạnh/. Tôi suy, /tên/ TP có giả chăng, nhưng /con người/ TP là không giả, còn những lời mà TP dẫn ra thì rất thực ai cũng thấy ngay. Tôi nghĩ, không chắc tất cả các đệ tử của HT Nhất Hạnh (Tu sĩ và Cư sĩ) đều một lòng với sư phụ của mình. Điều này HT Nhất Hạnh phải là người rõ hơn ai hết thì mới xứng.

Thử hỏi có bao nhiêu người phật tử không bị đi qua những cửa giáo huấn của HT Nhất Hạnh? Thật khó tránh, bởi vì /công nghệ/ truyền giáo của HT rất siêu. Nhưng ở phương Tây thì được, chớ về đất Việt phải tan tác như vườn chuối sau cơn giông bão, như chim vỡ đàn sau trận cuồng phong. Bằng chứng là Tu Viện Bát Nhã Lâm Đồng còn mới như việc hôm qua. Tìm xem, biết có bao nhiêu chim không trở về với tổ?

Duyên Phật pháp cũng hay, với chánh pháp người trí thì khát khao mong cầu tìm kiếm, người ngu si thì phi báng ruồng bỏ thẳng tay.

Buồn.

Lời HT Nhất Hạnh dạy: /“Mở mắt miệng mỉm cười; Hai bốn tiếng tinh khôi; Xin nguyện sống trọn vẹn; Mắt thương nhìn cuộc đời”/. Đây là lời sáo, rỗng, vô nghĩa.

Có ai chưa thấy một người điên, người điên hay mủm mỉm cười thầm một mình, người tu không nên vậy, mới bảnh mắt ra mà mỉm cười thầm chẳng hóa người điên sao?

/“Hai bốn tiếng tinh khôi”/ ấy là điều nghĩ quẩn, đừng tưởng tinh khôi dễ dàng lắm ư? Pháp hành nào để có tinh khôi, chưa khi nào thấy HT NH quan tâm tới, chỉ biết nói theo chứ đâu biết cách nào hành?

Cũng lời HT NH dạy: /“Con đã về, con đã tới”/. Rõ lộ không đầu, không đuôi. Con từ đâu về? Con đã tới đâu? Một lời hướng không mục đích, dẫu tu ngàn năm vẫn uổng.

Trong khi lời Phật dạy: /“Tâm tôi có tham tôi biết tâm tôi có tham, có sân biết có sân, có si biết só si…”, “Tham, sân, si là độc, là ác pháp, hãy cút khỏi tâm ta”, “Ta phải sống với tâm không phóng dật” và nhắc tâm “sáu căn phải quay vào trong, không được phóng túng ra bên ngoài” để được “muôn pháp lành đều do tâm không phóng dật mà sinh ra”/…

Đối chứng đôi dòng để giải nghi giúp TP đã hỏi: /“Phật và Chúa, Chúa và Thầy, Thầy và Bụt, con biết tin ai?”/.

Tin ai cũng được, miễn sao đừng có làm khổ mình lợi người, và càng không nên làm lợi mình mà hại người, toàn những điều rất không nên.

Chớ có vội tin vào người được nhiều người tán tụng ngợi ca, thận trọng mới thực là người trí.

Vô đo (11/12/2012)

Kính gửi bà sư cô:

Con đường chánh đạo của cô thì cô cứ đi theo - không nhất thiết phải chọc ngang dọc bằng vài câu trích dẫn mà cô lại bỏ đi cái ngữ cảnh quan trọng của người ta. Nếu cô thực sự biết đọc tiếng Việt, và có chút gọi là chánh tư duy, thì nên bình tĩnh mà đọc lại những lời cô dẫn viện ra hòng bôi nhọ hình ảnh một người thầy.

Tôi không theo Phật giáo, cũng không đi tu gì ở Làng Mai làng Mận hết. Nhưng tôi cũng không tin loại người tự coi mình đã tìm được chánh đạo, nhưng tâm con chưa an tịnh mà vẫn vào diễn đàn nọ kia để hòng bêu xấu một con người khác.

Nói thật với cô thế này: ông Thích Nhất Hạnh có đang theo con đường của Phật hay không - thì điều ấy cũng không ảnh hưởng lắm đến con đường tu tập của cô đâu. Giả sử ông ấy là Phật, thì cũng không vì thế mà biến cô thành Phật, trở nên vô nhiễm được. Giả sử ông ấy đang theo con đường không có liên quan gì tới Phật (giả sử thôi), thì cũng không vì thế mà ông ấy làm hỏng con đường "chánh đạo" mà cô nghĩ rằng mình đang bước trên đâu cô ạ. Cô tu thì cô cứ tu, và ôm lấy chánh đạo, sân hận của mình mà tu.

Nhắn các vị "Phật tử" khác đang nhìn vào vài câu chữ trích ngang dọc mà không hiểu trọn vẹn ngữ nghĩa của người ta - các vị làm thế là Tử Phật luôn đó. Mong các vị Phật tử của chúng ta chịu khó hành thiền, tu học, thay vì bám vào vài câu chữ để rồi khai Tử Phật luôn.

LT Viên Cơ (11/12/2012)

Cám ơn Admin đã dẫn chứng minh cho tôi và mọi người thấy tỏ.

Như thế là rõ, TP dẫn chứng xác thực, đúng là lời của tỳ kheo Nhất Hạnh đã dạy. Có thể khép cho tỳ kheo Nhất Hạnh cái tội phản đạo, phỉ báng Phật. Tỳ kheo Nhất Hạnh không xứng đáng là một người phật tử.

Nguyên Giác (11/12/2012)

Câu hỏi: Thầy Nhất Hạnh chỉ thị Thầy Từ Hải lập Ban Chăm Sóc Tổ Đình Từ Hiếu, sẽ gặp trở ngại gì về phía Thành Hội Phật Giáo Huế hay không? Thầy Từ Hải còn trẻ, có mặt ở Tu Viện Bát Nhã (Lâm Đồng) năm 2009, lúc đó 33 tuổi, như vậy năm nay khoảng 36 tuổi, sẽ có trở ngại gì từ phía chính quyền (hay Ban Tôn Giáo) không? Vấn đề chung cho nhiều chùa khác: sắp xếp trong giữa môn phái có cần hòa hợp với sắp xếp của Tỉnh Hội hay Thành Hội không?

Trí Thông (11/12/2012)

Thầy Nhất Hạnh chủ trương chính sách vượt thoát khỏi khuôn khổ tôn giáo của đạo Phật để có thể hòa đồng các tôn giáo khác với nhau. (Thầy coi Phật và chúa giống nhau, là anh em)

Bởi vậy các thầy và các sư cô đạo tràng Mai Thôn cũng học Phúc Âm. Đồng thời cũng đã từng đi tham dự những sinh hoạt tu tập và trao đổi ở các Tu viện Cơ Đốc Giáo tại Pháp, Hoa Kỳ, Âu Châu.

Vào năm 1995, thầy Nhất Hạnh có viết quyển sách “ Living Buddha, Living Christ”. Dịch sang tiếng Việt có tựa đề là “Bụt trong ta, Chúa trong ta”. Với nội dung có sự so sánh giữa Bụt và Chúa rất giống nhau. Đó là quan điểm riêng của thầy Nhất Hạnh. Kỳ thực xét về mọi phương diện Chúa làm sao bằng Phật được. Thầy Nhất Hạnh nói như thế khiến cho tín đồ Phật giáo mất cảnh giác về âm mưu bành trướng của Kitô. Nghĩa là người Phật tử lập gia đình thoải mái theo Chúa mà bỏ đạo nhà.

Nói như thế không có nghĩa là chúng ta tự tôn, kỳ thị, phân biệt mà là một sự bảo vệ đạo Phật. Ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV trong cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng John Paul II đã từ chối đề nghị một hình thức hỗn hợp hay thống nhất giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Ngài nói rằng:

"Tht khó đ có chuyn hp nht gia Thiên Chúa giáo và Pht giáo. Nếu bn mun có mi quan h mt thiết hơn, thông hiu nhau hơn, điu đó đang din ra trong các tôn giáo. Ông lưu ý: Vi nhng cá nhân hành đo, vic có mt chân lý, mt lý tưởng là rt quan trng. Có nhiu chân lý, nhiu lý tưởng là mâu thun nhau.

Ông tiếp: tôi là Pht t, do đó Pht giáo đi vi tôi là chân lý duy nht, tín ngưỡng duy nht. Đi vi người bn Hi giáo thì đo Hi là chân lý, là tín ngưỡng duy nht. Trong lúc y tôi vn tôn trng và ngưỡng m nhng người bn Thiên Chúa giáo và Hi giáo. Và nếu hp nht theo nghĩa trn ln vào nhau thì không th được và cũng vô ích”. (Nguồn tin Zenet News Agency)

Chân Diu M (11/12/2012)

Theo tôi được biết, hiện nay chức vụ trụ trì một ngôi chùa tại Việt Nam thường do Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo sở tại bổ nhiệm sau khi có sự hội ý với Ban Tôn Giáo tỉnh sở tại. Cho nên di chúc của thầy Nhất Hạnh, mặc dầu rất hay theo tinh thần dân chủ Tây Phương và theo đường lối tổ chức các nhà thờ Cơ Đốc Giáo Âu Mỹ, sẽ không thể thực hiện được tại Việt Nam. Nếu cố gắng thực hiện sẽ tạo nên tình trạng chia phái: một phái theo truyền thống cổ truyền, một phái theo nhà nước và một phái theo chỉ thị của HT. Thích Nhất Hạnh, như vậy thầy Nhất Hạnh lại không khế cơ rồi, lại gây thêm chia rẽ trong cộng đồng Phật Giáo.

phapdinh (11/14/2012)

THẤY ĐƯỢC THỰC TẠI VẤN ĐỀ.

Giới luật tôn giáo hay quy luật tổ chức đoàn thể nào, luôn nằm trong và phụ thuộc luật pháp quốc gia đó.

Mục đích của người tu là thấy được sự kiện này (giác ngộ) là giải phóng đầu óc nô lệ chữ nghĩa, nô lệ quy ước, định kiến. Đó là giải thoát chân chánh.

Cần thể hiện giải thoát bên ngoài, để chứng minh được tự tại, tự do giải thoát bên trong chính mình.

Có tầm nhìn tự do, Phật hay Chúa ... tình yêu bên trong trái tim của các Ngài không khác.

Hình ảnh Chúa và Phật chỉ là biểu tượng thiêng liêng, giúp con người sống hòa bình, có tình thương, có bình yên và hạnh phúc chân thật bên nhau.

Người có đức tin chân thật không phân biệt, chỉ có ý tưởng tham chấp con người phân biệt thôi.

Bi-Trí-Dũng chân chánh người tu cần phải có, nhưng phải biết đặc nó đúng vào thời gian và không gian thực tại, đúng vào vị trí cho phù hợp mọi hoàn cảnh, mọi quốc độ.?

Không thể lấy đời sống (dù cao nhất) ở Thiên niên kỷ trước mà áp dụng cho kỷ niên này, hoặc đem tầm nhìn phật giáo phương Tây, hay phật giáo phương Đông mà áp đặc cho nhau...sẽ hổng hết.

Cái mầu nhiệm của Phật giáo ra đời là thấy được cái Vô Thường và cái thường hằng trong giáo pháp của Chư Phật.

Cái đầu là vô thường (ý tưởng, kiến thức, suy nghĩ ... luôn thay đổi),

Con tim bình đẳng cho nhau là bất tử của vạn đại.

Tình yêu thương ấy vượt lên tất cả đầu óc nô lệ, không có ngôn ngữ, suy diễn.

Chính nơi đây thấy được thực tại vấn đề.

Xin trân trọng chia sẻ cái nhìn thấy này cùng các bạn.  

Như Chân (11/14/2012)  

- phápdinh: “Có tm nhìn t do, Pht hay Chúa ... tình yêu bên trong trái tim ca các Ngài không khác.”

Như Chân: Không đúng vậy, “tầm nhìn tự do” của phapdinh cũng chỉ giới hạn trong không gian và thời gian của thế tục như Chúa hằng thấy là hết. Nhưng với Trí Tuệ Vô Hạn vượt không gian và thời gian của Phật thì làm sao “tầm nhìn tự do” của phapdinh vươn tới được?

 - phapdinh: “Hình nh Chúa và Pht ch là biu tượng thiêng liêng, giúp con người sng hòa bình, có tình thương, có bình yên và hnh phúc chân tht bên nhau.”

Như Chân: Lại một nhầm lẫn nữa rồi phapdinh ạ. Hãy suy ngẫm kỹ lại mà xem, chiến tranh trên hành tinh này thường do những ai tạo ra? Và ai là người gìn giữ hòa bình, ai là người chia sẻ tình yêu thương sâu sắc, thực tiễn đến với tất cả muôn loài?, phapdinh tìm xem, ở đâu có tình yêu chân thật?

- phapdinh: “Không th ly đi sng (dù cao nht) Thiên niên k trước mà áp dng cho k niên này, hoc đem tm nhìn pht giáo phương Tây, hay pht giáo phương Đông mà áp đt cho nhau... s hng hết.”

Như Chân: Câu này thì phapdinh nhầm lẫn nghiêm trọng. Chân lý của đạo Phật như thật, không phân biệt, hạn chế bởi thời gian và không gian. Do vậy, dù ở thiên niên kỷ trước hay mãi mãi về sau này, hay dù phương Đông hoặc phương Tây thì Phật giáo vẫn chỉ một chứ không khác, vạn pháp ở đâu cũng “Vô Thường, Khổ, Vô Ngã” như nhau, đố tìm ra cái gì không thế. phapdinh viết như một nhà văn mơ mộng, mộng mơ, chỉ tạm chấp nhận đối với đời. Đạo Phật không chấp nhận những lý luận chung chung nước đôi như vậy. Phật là Phật, Chúa là Chúa, không thể mập mờ để hòa lẫn như nhau là “hỏng hết” đấy phapdinh ạ.

(Còn nữa)