BĂNG SỐ 61
Bây giờ Thầy xin đọc lại để quý thầyvà các con lắng nghe cho kỹ. Đây Thầy đọc:
Hãy trút bỏ để lại
Các biểu tượng thế gian
Như loại cây san hô
Loại bỏ các nhành lá
Dù đắp áo cà sa
Ra khỏi nhà thế tục
Người tu sĩ cần biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Bây giờ Thầy sẽ giải thích cho các thầy và các con nghe.
Ở đây cái bài kệ hai câu đầu thì đức Phật khuyên cái người tu, khuyên chúng ta tu hành thì hai câu đầu:
Hãy trút bỏ để lại.
Các biểu tượng thế gian.
Nghĩa là chúng ta trút bỏ lại hết tất cả những cái cuộc sống, những cái biểu tượng, những cái hình ảnh, những cái sắc tướng, những cái tham đắm những cái gì mà của thế gian chúng ta bỏ sạch ra, chúng ta bỏ sạch. Mà đức Phật ví như hai câu kệ kế thì đức Phật ví như cái loại cây san hô nó trút bỏ cái nhành lá của nó hết, nó còn có trơ trụi những cái cọng mà thôi, cái cây nó mà thôi chứ nó không còn có cái gì nữa hết. Thì chúng ta là những người quyết tâm đi tìm con đường giải thoát thì chúng ta trút bỏ những cái biểu tượng của thế gian, những cái cuộc sống của thế gian. Vì cái cuộc sống của thế gian là cuộc sống dính mắc, cái cuộc sống đau khổ, cái cuộc sống đưa đến cho chúng ta nhiều cái tạo thành những nhân quả thiện ác để rồi tiếp tục ở trên con đường tái sanh luân hồi mãi mãi mà không bao giờ dứt. Cho nên cái người muốn tu theo đạo Phật thì phải trút bỏ hết, để lại hết không có mang theo, không có lấy theo một cái gì của thế gian nữa hết, bỏ xuống hết.
Mặc dù là chúng ta đắp áo cà sa đi tu rồi, ra khỏi nhà thế tục nhưng chúng ta mà không hiểu biết, không có trút bỏ ra hết thì vẫn còn mang theo trong chiếc áo cà sa của chúng ta. Bằng chứng như bây giờ đó thì các thầy cũng như các con cũng thấy có nhiều người tu hành theo đạo Phật cũng đắp áo cà sa, cũng trong hàng giáo phẩm là Đại đức, Thượng tọa rồi Hòa thượng nhưng họ chưa có trút bỏ hết đâu. Họ còn sống ở trong những cái biểu tượng của thế gian, những hình ảnh của thế gian, những tham đắm của thế gian. Vào trong chùa thấy tất cả những gì mà thế gian sống là họ có đủ những cái đó. Và cũng vì vậy mà họ không thể nào mà sống độc cư được. Cho nên cuối cùng thì chúng ta thấy trong chiếc áo cà sa của chúng ta chưa có cái trong sạch, nó còn cái ô nhiễm. Ngoài thì che chiếc áo cà sa nhưng bên trong nó còn rất nhiều cái sự ô nhiễm của nó.
Cho nên người tu hành theo đạo Phật khi mà chúng ta chấp nhận con đường tu thì chúng ta phải xả bỏ hết, trút hết xuống, không có đem theo một cái gì cả hết, chỉ còn có duy nhất là hướng đến cái sự giải thoát, chấm dứt cái sự tái sanh luân hồi, không còn khổ đau nữa và chấm dứt trong một cái đời. Chứ đừng có đắp chiếc áo cà sa ra khỏi nhà thế tục, sống trong một ngôi chùa, một cái tu viện, một cái thiền viện mà cái tâm tư của thế gian, mà cái cuộc sống của thế gian; vật chất đầy đủ, máy móc đầy đủ, phương tiện đầy đủ thì thử hỏi những người đó làm sao mà giải thoát được, đời sống không xa lìa cái ăn cái ngủ thì làm sao giải thoát được. Ăn uống phi thời, còn ăn uống lặt vặt nữa là khác, ngủ nghỉ phi thời không giờ giấc nhất định làm sao mà không mê muội, không vô minh. Cho nên ở đây đức Phật khuyên bài kệ thứ ba mươi mốt. Nếu chúng ta là người quyết sống một mình thì hãy xả bỏ hết những của cải tài sản, những cái hình ảnh sắc tướng của thế gian, dẹp sạch xuống thì gọi là sống một mình, sống riêng một mình như con tê ngưu một sừng. Nếu chúng ta không xả hết không bỏ hết dù là chúng ta đắp chiếc áo cà sa ra khỏi nhà thế tục nhưng cuộc sống chúng ta không buông xả. Thì đương nhiên coi như chúng ta chưa phải là người sống độc cư. Độc cư không có nghĩa là không nói chuyện với mọi người, không có giao thiệp tiếp duyên với mọi người mà còn buông xả hết mọi vật xung quanh mới gọi là độc cư. Còn mang theo cái vật này vật kia, xung quanh chúng ta còn nhiều thì chưa hẳn đã là độc cư. Cho nên độc cư phải mang đầy đủ cái ý nghĩa là xả bỏ hết thì mới đầy đủ ý nghĩa của độc cư.
Chúng ta chỉ còn có đi tìm con đường giải thoát cho nên cởi bỏ hết những gì của thế gian thì mới có thể giải thoát được. Chưa cởi bỏ là làm sao mà giải thoát được. Vì thế Thầy cũng quyết tâm cởi bỏ hết để chúng ta tìm con đường giải thoát hoàn toàn, còn vướng mắc một cái gì thì không ra khỏi nhà thế tục, không có trút bỏ được hết thì làm sao mà giải thoát, như còn đồ chúng, như còn chùa còn tu viện, còn cái này còn cái kia thì làm sao mà giải thoát được. Cho nên phải vứt bỏ, vứt bỏ cả danh cả lợi, bỏ tất cả mọi cái để mà chúng ta không còn gì nữa cả. Có như vậy chúng ta mới giải thoát được, mới độc cư trọn vẹn được, mới cứu mình ra khỏi ngôi nhà sanh tử, làm chủ luân hồi, mới chấm dứt được. Cho nên bài kệ này đầy đủ ý nghĩ: dù có đắp chiếc áo cà sa mà không chịu vứt bỏ thì cũng khó mà giải thoát được. Hình ảnh như tu sĩ Phật giáo hiện giờ khắp cùng trên thế gian này tu rất nhiều nhưng trút bỏ để sống độc cư thì chắc chắn chưa ai đã trút bỏ hết sạch. Vì thế mà chẳng tìm thấy con đường giải thoát của Đạo Phật được.
Thầy xin đọc lại bài kệ để chúng ta suy ngẫm, suy ngẫm để nghiệm coi con đường tu của mình có độc cư, có sống riêng một mình chưa, xả bỏ hết chưa.
Đây các thầy và các con hãy nghe lại kỹ:
Hãy trút bỏ để lại
Các biểu tượng thế gian
Như loại cây san hô
Loại bỏ các nhành lá
Dù đắp áo cà xa
Ra khỏi nhà thế tục
Người tu sĩ phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Bây giờ đến Bài kệ thứ ba mươi hai, Thầy xin đọc để các thầy và các con suy ngẫm những lời Phật dạy để chúng ta sống cho đúng những cái hạnh của người tu, để tu tập mới có được sự giải thoát hoàn toàn, chấm dứt được sự sanh tử và luân hồi.
Đâybài kệ Thầy xin đọc:
Không tham đắm vật chất
Không tham, không tạo tác
Không nhờ ai nuôi dưỡng
Chỉ khất thực từng nhà
Đối với mọi gia đình
Tâm không bị trói buộc
Người tu sĩ phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Ở trên đức Phật bảo chúng ta hãy trút bỏ hết tất cả mọi biểu tượng của thế gian. Còn ở dưới này, bài kệ thứ ba mươi hai thì đức Phật dạy chúng ta không có tham đắm những cái vật chất. Tất cả những cái gì vật chất xung quanh chúng ta, vật gì chúng ta cũng đừng tham đắm hết. Đến cái bát của chúng ta ăn cơm hàng ngày cũng không có tham đắm. Có thì dùng không có thì thôi chứ không có sợ hãi. Mất cái bát của mình ai lấy thì tiếc, đừng có chấp cái đó.
Không tham không tạo tác- không có tham lam, không có tham muốn nữa mà cũng không có tạo tác ra cái này cái kia.
Không nhờ ai nuôi dưỡng- vì mình nhờ người khác nuôi dưỡng mình tu hành thì nó còn có những cái khó, khó đối xử lắm. Cho nên chúng ta chỉ khất thực từng nhà, do sự đi xin từng nhà đó thì chúng ta đối với mọi gia đình không có ràng buộc. Mình xin rồi thôi rồi mai mình xin người khác, cho thì mình sống không cho thì thôi. Chớ còn nhờ người khác nuôi nó có cái ơn trong đó, nó làm chúng ta rất khó xử. Nhiều khi họ sơ suất thì làm cho mình buồn, hoặc là họ quá nồng nhiệt giúp đỡ mình thì mình thấy cái ơn nó ái ngại ở trong lòng của mình. Nó khó chịu, nó làm cho tâm mình nó bị trói buộc. Cho nên mình đi khất thực từng nhà, đi xin mọi gia đình từ cái người nghèo đến người giàu, không bị ai ràng buộc, không bị Phật tử ràng buộc. Mình không bị trói buộc do đó mình rất là sống thoải mái trên bước đường tu tập của mình. Cho nên tâm không có bị trói buộc bởi những cái tình cảm bởi những người lo cho mình thế này thế khác. Mình không có bị những tình cảm trói buộc đó.
Người tu sĩ phải biết- mình phải rõ biết được; mình đi tu rồi mình phải rõ biết được mọi từng chút từng chút. Mình phải cố gắng riêng mình, nếu mà còn để một cái sự gì trói buộc, tình cảm gì trói buộc chúng ta thì chúng ta phải thấy rằng con đường tu của chúng ta sống hạnh độc cư rất là khó.
Bởi vậy trong cái thời đại của chúng ta không phải giống như trong thời đại của đức Phật. Chúng ta đi xin từng nhà hiện giờ rất là khó khăn, không phải dễ. Muốn được mà sống mà yên ổn tu hành thì chúng ta phải biết, phải hiểu rõ được cái hoàn cảnh, cái thời điểm của mình. Phải sống làm sao để cho tâm nó không bị trói buộc, nó không bị ràng buộc thì như vậy chúng ta mới sống độc cư mới được. Còn có sự ràng buộc, có sự trói buộc thì khó mà sống độc cư.
Bài kệ này thì đức Phật bảo chúng ta cái điều chính của nó là đừng có tạo tác, đừng tham. Mà không tạo tác, không nhờ ai nuôi dưỡng, chỉ đi ăn xin mà thôi. Sống như vậy mới có thể sống độc cư mới trọn vẹn. Còn không sống được vậy thì khó mà độc cư trọn vẹn, rất khó mà sống độc cư trọn vẹn. Mà không độc cư trọn vẹn thì chúng ta khó mà đi đến con đường giải thoát, khó mà tìm thấy cái con đường đi đến cứu cánh cho chính mình ra khỏi nhà sanh tử luân hồi.
Thầy xin đọc lại bài kệ này để cho quý thầy và các con suy ngẫm. Mà suy ngẫm để sống cho đúng cái hạnh độc cư, để sống cho đúng cuộc sống riêng một mình:
Không tham đắm vật chất
Không tham, không tạo tác
Không nhờ ai nuôi dưỡng
Chỉ khất thực từng nhà
Đối với mọi gia đình
Tâm không bị trói buộc
Người tu sĩ phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Bây giờ Thầy đọc đến Bài kệ thứ ba mươi ba:
Từ bỏ năm triền cái
Che đậy trói buộc tâm
Đối với mọi kiết sử
Hãy trừ khử dứt sạch
Không y cứ nương tựa
Chặt đứt ái sân hận
Người tu sĩ cần biết
Hãy siêng sống một mình
Như tê ngưu một sừng.
Nghĩa là bài kệ này đức Phật khuyên chúng ta chỉ có sống một mình thì chúng ta mới từ bỏ được năm cái triền cái. Năm triền cái là tham sân si mạn nghi, luôn luôn nó che mờ nó làm chúng ta không thấy. Nó trói buộc chúng ta rất chặt. Và thất kiết sử - bảy cái kiết sử mà bài kệ trước Phật đã nhắc nhở. Hãy trừ khử dứt sạch các kiết sử, các cái dây này, không có y cứ nó mà nương tựa nó. Nghĩa là ái kiết sử thương ghét, đừng có y cứ vào cái chỗ thương ghét đó. Người ta thương mình thì điều đó cũng là tai hại, nguy hiểm cho sự tu tập của mình làm cho mình khó mà có thể vượt qua, có thể sống độc cư trọn vẹn được. Làm sao mà vượt qua được những cái ái kiết sử đó.
Chặt đứt ái sân hận - cái kiết sử mà sân hận này nó cũng là cái nguy hiểm hết sức, nó làm chúng ta khó mà có thể độc cư được. Mà chỉ có độc cư thì chúng ta mới dứt sạch ái kiết sử, ái sân hận, ái tham, ái si, ái vô minh. Tất cả những cái này nó nhờ độc cư mà có thể nó dứt được. Cũng như năm ngũ triền cái tham sân si mạn nghi che đậy phủ mờ làm chúng ta không có thấy. Mà người độc cư là người mới dứt sạch, mới từ bỏ được. Còn không có độc cư thì khó mà từ bỏ năm cái triền cái và thất kiết sử được. Cho nên người tu sĩ phải thấy rõ được cái điều này rất là quan trọng. Là phải sống độc cư, sống riêng sống một mình thì mới dứt được năm triền cái, mới ly được năm triền cái, mới đoạn dứt bảy kiết sử.
Đó là cái bài kệ thứ ba mươi ba. Muốn dứt trừ năm triền cái và thất kiết sử thì phải sống độc cư, phải sống một mình thì mới chặt đứt được tất cả những cái này, thì chúng ta không còn nương tựa nó được. Còn nếu chúng ta không sống một mình thì chúng ta sống có người này người kia người nọ thì tức là chúng ta nương tựa thất kiết sử và năm ái triền cái này. Vì vậy con đường tu hành của chúng ta chẳng đi tới đâu hết. Cuối cùng thì đời chẳng ra đời mà đạo chẳng ra đạo.
Như chúng ta dù có đắp áo cà sa mà chúng ta không độc cư thì muôn đời ngàn đời chúng ta cũng khó mà có thể giải thoát được. Thì trong chiếc áo cà sa đó dãy đầy năm cái triền cái và thất kiết sử trói buộc cái vị mà đắp áo cà sa đó. Bằng chứng như các thầy cũng như các con đã thấy tu sĩ chúng ta hiện giờ khắp cùng trên thế giới này về đạo Phật rất đông nhưng họ vẫn sống không đúng hạnh độc cư, họ không sống riêng một mình cho nên họ bị năm triền cái và thất kiết sử trói buộc rất chặt chẽ không thể nào mà họ thoát ra khỏi. Cho nên họ luôn luôn có thể nói rằng cuộc đời của họ liên tục, tiếp diễn ở trong sự luân hồi tái sanh, trong sáu nẻo ba đường không bao giờ thoát ra khỏi. Họ tu từ kiếp này đến kiếp khác cũng không bao giờ tìm thấy con đường giải thoát được vì cái lối sống của họ, vì họ sống không đúng hạnh, họ sống không độc cư, họ sống không riêng sống một mình. Họ không giống như con tê ngưu một sừng cho nên họ luôn luôn bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi; có khi đọa địa ngục nữa là khác. Như vậy cái bài kệ này nhắc nhở chúng ta. Mỗi một bài kệ đều có một ý nghĩa của nó để đưa chúng ta đi vào cái sự sống đúng cái hạnh sống độc cư, sống riêng một mình để thực hiện con đường giải thoát của đạo Phật.
Bài kệ thứ ba mươi bốn:
Hãy xoay lưng trở lại
Đối với lạc và khổ
Cả đối với hỷ ưu
Được cảm thọ từ trước
Hãy chứng cho được xả
Tâm an chỉ thanh tịnh
Người tu cần phải biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
ĐứcPhật dạy chúng ta xoay lưng trở lại với cuộc đời chứ không phải chạy theo cuộc đời, mà xoay lưng trở lại nghĩa là sống ngược trở lại. Người ta chạy theo vật chất thì chúng ta ngược lại xả bỏ hết vật chất. Người ta thương yêu giận hờn thì chúng ta xoay lưng trở lại không còn thương yêu gì hết. Chúng ta xả hết, xả hết. Đối với những cái lạc của thế gian, cái cám dỗ của thế gian làm cho thích thú thì chúng ta xoay lưng trở lại, không tìm cái lạc cho mình. Và đứng trước cái khổ, cái thọ khổ chúng ta cũng chẳng hề sợ hãi. Trước cái thọ khổ của con đường đi tìm con đường giải thoát gặp khó khăn khổ sở chúng ta chẳng sờn lòng tiến bước đi về phía khổ sở. Mặc dù bữa đói bữa no là cái khổ, bữa lạnh bửa lẽo áo y không đủ mà chúng ta vẫn vui vẻ. Sống xoay lưng lại, ngược lại với cuộc sống đầy đủ vật chất của thế gian.
Dù là từ trước tới giờ chúng ta có những cái thói quen, đã cảm thọ những cái lạc, cái khổ, cái hỷ ưu, những cái vật chất thế gian đã cám dỗ chúng ta đã thành những thói quen từ trước. Nhưng bây giờ khi mà chúng ta đã quyết định đi tìm con đường giải thoát thì nhất định chúng ta phải xoay lưng trở lại, chúng ta phải xả bỏ nó. Cho nên chúng ta phải chứng được, phải chứng được cái sự xả đi, xả ly nó ra. Nghĩa là chúng ta phải làm sao bỏ cho được, mà muốn bỏ được chúng ta phải sống độc cư, sống riêng một mình. Chỉ có sống độc cư, sống riêng một mình thì ta mới xả được nó, còn nếu mà không có sống riêng một mình, không có sống độc cư thì làm sao chúng ta xả được nó.
Cho nên câu kệ dạy chúng ta:
Hãy chứng cho được xả
Tâm an chỉ thanh tịnh.
Nếu mà chúng ta sống độc cư được thì chúng ta mới xả được. Chúng ta xả được thì tâm chúng ta mới có an chỉ, mới có thanh tịnh được. Còn nếu mà xả không được nó, không xoay lưng được lại với nó thì chúng ta không bao giờ có sự thanh tịnh, có sự an chỉ được. Cho nên hiện giờ các thầy cũng như các con đã thấy mọi người tu người ta không xoay lưng lại với cuộc đời vì thế mà tâm người ta không có an chỉ đâu, tâm của họ không có thanh tịnh đâu.
Do cái chỗ này chúng ta phải biết cái mấu chốt của sự tu tập của chúng ta là cái cuộc sống phải sống riêng một mình, phải sống độc cư thì chúng ta mới từ giã, mới xả được cái thọ của hỷ ưu, cái thọ của lạc, cái thọ của khổ; mới xoay lưng lại cuộc đời mới được. Cuộc đời thì người ta thích hội họp vui vẻ, lý luận cái này nói chuyện kia làm cho vui vẻ với nhau. Còn chúng ta xoay lưng trở lại chúng ta sống thui thủi một mình, sống trầm lặng một mình, sống cô đơn một mình. Đó là cái lối sống của bậc tu sĩ.
Muốn được vậy thì các thầy phải nỗ lực, phải cố gắng, phải sống cho đúng cách, sống cho riêng một mình, sống độc cư. Không phải ở chỗ độc cư là cái chỗ chúng ta câm không nói, nhưng chúng ta biết lúc nào mà đúng thời chúng ta nói mà không đúng thời thì chúng ta không nói. Cho nên sống độc cư có nghĩa là sống riêng một mình nhưng đúng thời. Chúng ta nói những cái gì đúng thời, hợp lý chứ không có nói tầm bậy tầm bạ, không có hội họp. Cho nên những gì mà người ta cần hỏi mình thì mình cần trả lời, hoặc những gì cần thiết cho con đường tu tập của mình thì mình hỏi, chứ đâu phải là mình câm. Mình nói chuyện nhưng không phải nói chuyện tào lao, nói chuyện tầm bậy, không kết hợp không đi tới chỗ này, đến chỗ kia chơi. Mình xoay lưng ngược trở lại với cuộc đời là mình sống như vậy, nó mới đúng cái chỗ mà mình tu tập.
Bài kệ thứ ba mươi bốn là cái bài kệ dạy chúng ta xoay lưng lại với cuộc đời. Xoay lưng lại với thọ khổ thọ lạc, xoay lưng lại với hỷ ưu mà cố gắng để mà xả cho được, xả cho hết. Mà xả được thì tâm nó an chỉ nó thanh tịnh thì mới sống độc cư trọn vẹn. Con đường tu tập giải thoát chấm dứt sự sanh tử luân hồi mới được dễ dàng.
Bây giờ Thầy đọc đến Bài kệ thứ ba mươi lăm:
Tinh cần và tinh tấn
Đạt được lý chơn đế
Tâm không còn thụ động
Không còn có biếng nhác
Kiên trì trong cố gắng
Dũng lực được sanh khởi
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Bây giờ Thầy sẽ giảng bài kệ thứ ba mươi lăm này.
Chữ “tinh cần “và “tinh tấn“ – “tinh cần “nghĩa là siêng năng, cẩn thận, cần kiệm. Mỗi mỗi chúng ta trong cái pháp tu rất là ân cần mỗi cái pháp, siêng năng ở trong mỗi cái pháp. Còn “tinh tấn“ đây có nghĩa là siêng năng. Siêng năng nghĩa là tinh cần, luôn luôn chúng ta phải cần mẫn trong những cái pháp mà Thầy đã giảng xong. Những pháp hành thì quý thầy phải cố gắng để mà tu tập, để mà thực hiện, để mà hằng ngày siêng năng làm những cái việc như trau dồi Tứ vô lượng tâm, hay hoặc là mình sẽ dứt bỏ như tu Tứ chánh cần. Rồi dùng cái pháp hướng, rồi dùng tu tập cái Định vô lậu, tu tập định Chánh niệm tỉnh thức, rồi tu tập siêng năng đi kinh hành để tu tập cái tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả của mình, rồi tu tập định niệm hơi thở nữa, rồi nỗ lực mà tu tập cái định diệt tầm còn tứ. Tất cả những cái vấn đề đó đều cần phải tu tập, nhất là cái định Vô lậu thì cần phải tu tập nhiều nhất nữa. Tại sao phải tinh cần? Tinh cần nghĩa là cần mẫn, siêng năng tu tập cái định vô lậu. Tại vì cái định vô lậu nó làm cho chúng ta có tri kiến sáng suốt và hiểu biết. Do cái chỗ mà siêng năng tu tập tinh cần trong cái định Vô lậu thì càng ngày chúng ta càng phát triển ra được cái trí tuệ. Cái trí tuệ đó nó sẽ thấu suốt được cái lý chơn đế.
Cái lý chơn đế - cái lý thật của đạo Phật, cái lý thật của đạo giải thoát. Nó làm cho quý thầy thấu suốt được cái lý, chứng được cái lý chơn đế. Thì trong chơn đế chúng ta thấy có bốn đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Hằng ngày mà chúng ta nỗ lực tu tập để mà phá năm cái triền cái và thất kiết sử thì chúng ta mới rõ thấu được cái lý của chân đế.
- Khổ: chúng ta sẽ thấu rõ được cái lý khổ chân thật của đời người. Khi con người sanh ra là mang cái khổ. Từ ngày sanh cho tới khi cái ngày chết, rồi tiếp tục cái đời khác, kiếp khác thì mãi mãi ở trong cái đau khổ của cái nhân quả luân hồi mà không bao giờ chấm dứt. Đó là khổ.
- Tập là cái nguyên nhân để mà kết hợp lại, cái nguyên nhân để tập hợp lại tất cả những cái sự đau khổ của kiếp con người. Chúng ta sẽ thấu rõ được cái nguyên nhân đó. Cái nguyên nhân đó - đó là một cái chơn đế, một cái lý của chơn đế. Chúng ta thấu suốt được cái khổ của kiếp người tức là chúng ta thấu suốt được một cái lý chơn đế của kiếp người đầy đau khổ.
- Rồi Tập đế chúng ta lại thấu suốt cái lý của tập đế. Cái lý của Tập đế là cái nguyên nhân tập hợp lại bao nhiêu cái sự khổ của kiếp con người.
- Rồi tiếp tục chúng ta sẽ đạt được cái lý của Diệt đế. Tức là cái Niết bàn, cái cảnh giới, cái trạng thái an ổn, cái trạng thái bất động tâm giải thoát, cái trạng thái thanh thản, nó không có làm cho chúng ta đau khổ nữa. Đó là cái Niết bàn. Tức là cái lý chơn đế của cái Niết bàn. Nó không có mơ hồ, nó không có trừu tượng, nó không có siêu hình mà nó sự thật trong cái trạng thái tâm hồn của chúng ta. Đó là cái lý chơn đế giải thoát, cái lý chơn đế Diệt đế.
- Đến cái lý chơn đế Đạo đế thì chúng ta sẽ rõ nó có tám cái nẻo để mà chúng ta thực hiện diệt cái tập khởi cái Tập đế, diệt cái nguyên nhân tụ tập, câu hữu lại để làm cho chúng ta đau khổ suốt cả đời của chúng ta. Đó là cái lý Đạo đế, cái lý chơn đế của Đạo đế làm chúng ta thấu suốt đời.
Cho nên chúng ta tu tập càng siêng năng thì tất cả các lý chơn đế chúng ta đều thông suốt, đều đạt được cái lý chơn đế. Tức là chúng ta chứng được cái lý chơn đế. Mà chứng được cái lý chơn đế tức là tâm chúng ta bất động, không còn giao động nữa cho nên nó không còn bị động.
Ở đây cái câu kệ thứ ba của bài kệ “Tâm không còn thụ động”. Nếu mà đạt được cái lý chơn đế rồi thì cái tâm của chúng ta không còn bị động nữa, không còn thụ động tức là không còn bị các pháp thế gian lôi cuốn chúng ta, tâm chúng ta bất động như như. Và khi mà chúng ta đã thấu được cái lý chơn đế rồi thì không còn biếng nhác nữa. Tức là chúng ta tinh tấn, siêng năng chứ chúng ta không còn có biếng nhác nữa, và cũng từ đó chúng ta nỗ lực hằng ngày siêng năng.
Cho nên ở đây quý thầy mà thấu suốt được rồi thì quý thầy cố gắng mà tu tập để chúng ta thấu được cái lý của chơn đế. Cái lý chơn đế tức là bốn cái đế mà chúng ta cần phải thấu suốt. Chỉ có tu tập, chỉ có nỗ lực thực hiện con đường mà định Vô lậu thì chúng ta thấu suốt mau đạt được cái lý chơn đế rốt ráo, nhanh chóng, không có thời gian kéo dài. Còn nếu mà chúng ta ít có tu cái định vô lậu thì chúng ta khó mà thấu suốt được cái lý chơn đế. Cho nên chúng ta không còn biếng nhác, không còn lười biếng nữa mà rất là siêng năng, rất là tinh tấn trong cái sự tu tập. Cho nên trong mọi cái sự khó khăn thì chúng ta đều có cái sự kiên trì trong cái sự cố gắng. Tuy là bước đường tu tập hằng ngày chúng ta hướng tâm như cái lý tác ý để thấu được cái lý chơn đế nhưng nó còn có những cái khó khăn. Hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống khó khăn, nghiệp thân khó khăn. Nó đau bệnh này bệnh kia nó cũng làm chúng ta khó khăn. Cho nên những cái khó khăn đó nó cũng làm cho chúng ta phải có một cái nghị lực, phải có kiên trì trong cái sự cố gắng tu tập. Còn nếu không có sự kiên trì, không có sự cố gắng tu tập thì chúng ta chẳng đạt được cái lý chơn đế.
Bởi vậy trong cái bước đường mà tu tập của đạo Phật thì quý thầy phải sáng suốt, phải siêng năng, phải tinh cần, phải nỗ lực không có được biếng trễ. Vì có cố gắng, có kiên trì, có nỗ lực, có tinh cần thì cái lý chơn đế mới đạt được. Và cũng từ cái sự kiên trì cố gắng đó nó không còn có lười biếng thì cái dũng lực ở trong ta nó được sanh khởi. Mà muốn đạt được cái sự tu tập từ tinh cần, siêng năng để đạt được cái lý chơn đế, tâm không còn thụ động, tâm không còn biếng nhác, có cái sự kiên trì, có sự cố gắng, có đầy đủ nghị lực, dũng lực phát khởi trong ta thì người ấy phải sống riêng một mình. Người ấy phải sống độc cư, nếu mà không sống độc cư, không sống riêng một mình thì không thể nào có tinh cần, tinh tấn, có đạt được lý chơn đế, có tâm không còn bị thụ động, tâm không còn lười biếng. Phát khởi những cái sự kiên trì cố gắng dũng lực thì những cái này sẽ được phát khởi thì chỉ có duy nhất là phải sống độc cư. Còn nếu không sống độc cư thì không bao giờ có được những cái này. Nghĩa là cái người mà không chịu sống độc cư thì không bao giờ có sự tinh cần, có sự tinh tấn; không bao giờ có đạt được lý chơn đế; không bao giờ mà có cái tâm bất động được; không bao giờ hết lười biếng được; không bao giờ có nghị lực, có kiên trì, có cố gắng, có dũng lực để mà đạt được cái sự tu tập này. Cho nên phải chỉ duy nhất là chúng ta phải sống riêng một mình, sống riêng một mình để thực hiện những cái gì mà Thầy đã dạy, Phật pháp đã dạy, kinh sách Phật đã dạy, lời Phật đã dạy - đừng quên những điều này. Cho nên ở đây Phật nói là:
Hãy sống riêng một mình.
Như tê ngưu một sừng.
Đó thì cái bài kệ nào đức Phật cũng nhắn nhủ chúng ta muốn đạt được những cái gì ở trên cái bài kệ đã nói, cái mục đích của bài kệ đã nói thì chỉ có duy nhất là phải sống riêng một mình. Có sống riêng một mình thì chúng ta mới đạt được cái kết quả vô cùng vĩ đại đó, còn nếu không có được thì chắc chắn chúng ta khó mà có kết quả được.
Đến đây Thầy sẽ đọc tiếp Bài kệ thứ ba mươi sáu:
Không từ bỏ độc cư
Không viễn ly thiền định
Thường thường sống hành trì
Tùy pháp trong các pháp
Chơn chánh nhận thức rõ
Nguy hiểm trong sanh hữu
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Ở đây bài kệ thứ ba mươi sáu đức Phật vô câu kệ đầu, đức Phật khuyên không được từ bỏ độc cư, nghĩa là không được sống riêng một mình và không có tách lìa các thiền định. Như Thầy đã dạy các thầy thấy như thánh chánh niệm phòng hộ sáu căn, thiền Chánh niệm tĩnh giác định, Định vô lậu, Định sáng suốt, Định niệm hơi thở, Định hiện tại an lạc trú. Tất cả những cái loại định này thì quý thầy cần phải siêng năng mà tu tập đừng có lười biếng mà bỏ qua, đêm ngày nỗ lực tu tập. Cho nên ở câu kệ thứ hai Phật nói “Không viễn ly thiền định”.
Câu thứ ba thì Phật dạy “Thường thường sống hành trì” - luôn luôn phải hành trì thiền định, luôn luôn phải hành trì cái hạnh độc cư. Thì nhớ những lời Phật đã dạy trong bài kệ thứ ba mươi sáu này thì thứ nhất là không có được bỏ cái hạnh độc cư. Làm sao phải khép chặt mình trong cái hạnh độc cư để mà tu tập - đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai là đừng có xa lìa, đừng có nghĩ bửa nay mình nghỉ, ngày mai rồi hãy tu thiền nữa, ngồi thiền. Không, ngày nào cũng phải giữ gìn giờ giấc nghiêm chỉnh chứ đừng có viễn ly thiền định. Hãy luôn luôn hành trì, hãy luôn luôn tu tập đừng có giờ giấc nào mà bỏ nó. Lúc nào có thể tu tập được là cứ hành trì các loại thiền mà Thầy đã dạy. Nhất là muốn giữ gìn cái hạnh độc cư, tức là chúng ta phòng hộ sáu căn của chúng ta rất là cẩn mật. Vì tâm của chúng ta còn quá yếu, mà chúng ta đi tới đi lui nói chuyện này chuyện kia thì tâm dễ bị động, dễ bị dính mắc. Và dễ bị động, dễ bị dính mắc thì không có thể thực hiện được con đường tu tập theo đạo Phật được. Cho nên bài kệ thứ ba mươi sáu Phật khuyên:
Không từ bỏ độc cư
Không viễn ly thiền định
Thường thường sống hành trì
Tùy pháp trong các pháp
Tùy theo cái cơ thể, tùy theo sức lực của mình mà tu tập, rồi nương vào các cái pháp, theo các cái pháp trong các pháp mà tu tập. Cái pháp nào thì tu theo cái pháp nấy cho đúng. Ví dụ tu Tứ bất hoại tịnh thì phải tu thân niệm Phật như thế nào, tâm niệm Phật thế nào, thọ niệm Phật thế nào, các pháp niệm Phật thế nào. Rồi thân niệm pháp như thế nào, tâm niệm pháp như thế nào, thọ niệm pháp như thế nào, rồi các pháp niệm pháp như thế nào. Rồi đến thân niệm tăng như thế nào, tâm niệm tăng thế nào, thọ niệm tăng thế nào, các pháp niệm tăng như thế nào. Rồi đến thân niệm giới như thế nào, tâm niệm giới như thế nào, thọ niệm giới như thế nào, các pháp niệm giới như thế nào. Đó thì chúng ta tu Tứ bất hoại tịnh thì chúng ta phải thông suốt, phải rõ và hằng ngày chúng ta nỗ lực thực hiện những cái điều mà Thầy đã dạy trong Tứ bất hoại tịnh. Rồi đến Tứ vô lượng tâm phải thực hiện như thế nào, từ bi hỷ xả như thế nào. Phải thực hiện hằng ngày, tu tập nhiều quá, rất nhiều điều chúng ta tu tập.
Chúng ta biết áp dụng trong cái thiền định nào, trong cái pháp môn nào, tu tập cái gì cho đúng pháp của nó - tức là tùy pháp trong các pháp.
Phải sáng suốt, phải nhận rõ, chơn chánh nhận thức rõ, nghĩa là phải nhận rõ cái pháp nào, cái pháp thế gian và cái pháp tu tập; cái pháp nào nguy hiểm, cái pháp nào không nguy hiểm, cái pháp nào giải thoát, cái pháp nào không giải thoát chúng ta phải nhận thức cho rõ ràng. Cái chơn chánh nhận thức rõ ràng đừng có để lạc lòng. Nhiều khi chúng ta tu những cái pháp mà Phật đã dạy bỗng dưng nghe các nhà Đại thừa nói pháp này pháp nọ kia nó cao, hay, nó tối thượng thừa thế này thế khác. Tâm chúng ta tham đắm do những cái danh từ rỗng toét làm cho chúng ta thích thú, do đó chúng ta bỏ cái pháp mà Phật dạy. Chúng ta chạy theo những cái pháp cao siêu hơn của các pháp Đại thừa, của Thiền Đông Độ chẳng hạn. Vì trong lúc đó chúng ta chạy đi như vậy thì chúng ta chưa đủ cái trí tuệ phán xét đâu là đúng đâu là sai. Vì vậy mà chúng ta mất đi rất nhiều thời gian để rồi sau cái thời gian đó chúng ta không thấy kết quả được, quay trở về với con đường chơn chánh của đạo Phật thì cái thời gian đó quá dài. Và tuổi chúng ta cũng già, sức chúng ta yếu kém dần cho nên đến cái giai đoạn này chúng ta sống đúng cái giới hạnh của đạo Phật rất là khó bởi vì ăn ngày một bữa, sống ít ngủ, thường xuyên năng đi kinh hành, tu tập Chánh niệm tĩnh thức hằng ngày không có lúc nào mà để rảnh rang, để cho chúng ta có cái thời gian mà rảnh rỗi được. Vì vậy mà sức yếu tuổi già rồi thì khó mà có thể thực hiện được con đường của đạo Phật. Bởi vậy quý thầy thấy rất rõ là cái người già khó mà theo cái đạo Phật tu lắm. Bởi vì ăn ngày một bữa mà già thì đâu có thể ăn ngày một bữa mà sống nỗi cho nên khó mà theo.
Nguy hiểm trong sanh hữu. Mà phải thấy rằng tất cả những các vật dụng, những cái gì mà xung quanh chúng ta gọi là có để mà nó phục vụ đời sống cho mình thì coi chừng những cái đó nó sẽ là nguy hiểm lắm. Nó làm cho chúng ta khó lắm, khó tu tập lắm. Cho nên chúng ta phải thấy chữ “sanh hữu” - hữu là có, sanh là sanh khởi ra những cái có, có cái này có cái kia, có cái nọ. Đó là những sự nguy hiểm. Cho nên đàn ông chúng ta không sanh khởi cái gì có nữa hết thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ khỏe rất khỏe. Và chúng ta cũng không chấp nhận cái gì có thêm, vì càng có thêm là càng có sự trói buộc làm chúng ta khó mà bước ra. Nó trở thành những cái kiết sử - hữu ái kiết sử, nó trói buộc chúng ta rất chặt. Cho nên chúng ta bứt xuống, bỏ xuống được bao nhiêu thì chúng ta bỏ. Bởi vì chúng ta phải thấy nó là cái sự nguy hiểm rất lớn cho đời sống tu hành của chúng ta. Bỏ xuống hết, bỏ xuống hết, chỉ còn ba y một bát đi xin ăn mà thôi. Như vậy mới thực sự giải thoát hoàn toàn, tu tập thiền định mới có thể đi sâu vào được. Còn không khéo thì khó có thể thực hiện được đi sâu vào thiền định. Cho nên ở đây thì đức Phật khuyên chúng ta hãy sống riêng một mình, như tê ngưu một sừng. Cuối cùng bài kệ thứ ba mươi sáu thì Phật cũng khuyên chúng ta như vậy.
Đầu tiên thì đức Phật khuyên đừng có bỏ độc cư, đừng có viễn ly thiền định, thường sống hành trì, tùy pháp mà theo trong các pháp mà tu tập, nhận thức cho rõ đường lối cách thức tu tập của mình có mờ mịt hay không, có không rõ chưa, có chơn chánh hay không, có chánh niệm tĩnh thức chưa, có đủ sức mà để vượt qua những cái khó khăn chưa. Phải nương theo pháp như thế nào cho đúng các pháp. Đó là tất cả những cái mà chúng ta cần phải xét. Nhưng muốn xét được vậy thì phải sống riêng một mình. Sống riêng một mình chúng ta mới có thời giờ để mà xét, mới rõ được các pháp, rõ được sự tu tập chúng ta có tùy pháp trong các pháp được hay chưa, hay hoặc là chưa tùy pháp được, hay hoặc là trong các pháp chưa thông. Cho nên tất cả những cái này chỉ có người sống riêng một mình mới suy ngẫm được cái đường lối, cách thức tu tập của chúng ta trong đạo Phật. Còn nếu không sống riêng một mình thì khó mà có sự suy ngẫm. Mà không có sự suy ngẫm thì con đường của chúng ta nó không có rõ ràng lắm. Mà không có rõ ràng thì tức là chúng ta tu tập lơ mơ, tu tập không có kết quả. Tu tập cho có hình thức, tu tập cho có thời gian để rồi thời gian trôi qua một cách vô ích.
Như vậy chỉ chúng ta sống riêng một mình thì chúng ta mới có thời gian mà chiêm nghiệm, mà quán xét lại sự tu tập của chúng ta có đúng hay sai, có rõ hay không rõ. Tất cả những cái này thì chúng ta quán xét qua bài kệ thứ ba mươi sáu. Phật khuyên chúng ta phải thông suốt, phải hiểu rõ, phải chơn chánh nhận thức cho rõ, tránh những sự nguy hiểm của sanh hữu. Nếu mà không tránh những cái sự nguy hiểm của sanh hữu, của vật chất, của tất cả những cái sự trói buộc xung quanh mình thì mình sẽ không có đi trên con đường tu tập này được và sẽ bị trôi lăn ở trong sáu nẻo luân hồi vì sanh hữu là những cái kiết sử - hữu ái kiết sử nó sẽ trói buộc chúng ta vô cùng, nó khó mà bứt ra được. Vì vậy chỉ có cái hạnh độc cư, chỉ có cái hạnh sống riêng một mình thì quý vị mới có thể cắt ly được nó, xa lìa được nó. Còn sống mà câu hữu, kết hợp, tập hợp thì khó mà xa lìa được những cái sanh hữu. Nó sẽ sanh khởi cái này cái kia, nó làm cho chúng ta rất là khổ đau, khó mà tu tập trên bước đường theo đạo Phật.
Cho nên bài kệ này thì quý thầy và các con hãy suy ngẫm để mà nỗ lực thực hiện cho đúng, nhất là chơn chánh nhận thức. Câu kệ “Chơn chánh nhận thức” - nghĩa là mỗi tu tập của chúng ta chúng ta phải nhận thức cho rõ ràng, xét nó có đúng hay sai. Cái sai thì chúng ta bỏ, cái đúng thì chúng ta tiếp tục tu. Như các thầy và các con biết rằng có nhiều người tu mà cái sai họ không có nhận xét cái sai, mà nói sai họ cũng không nghe. Cho nên họ cứ ngỡ tưởng nó là đúng, rồi họ cứ cứ ngồi đó lúc lắc, hoặc là họ ngồi cho nhiều cái thời gian, cho dài ra. Dạy hoài mà quý thầy và các con cũng không nghe cái lời dạy. Cho nên cuối cùng thì quý thầy và các con đều mất thời gian quá lớn, một số thời gian quá to, phí uổng hết cái đời tu tập của nó. Phải cố gắng mà nghe, đây là bài kệ Phật khuyên. Cái lời này mà nếu mà quý thầy không có chịu tập để nghe những cái lời dạy của Phật và những cái lời khuyên của Thầy thì chắc chắn trên con đường này quý thầy và các con tu vô ích. Tốt hơn là chúng ta trở về gia đình mà sống cho ra người đạo đức cũng là quý lắm rồi. Còn nếu mà quyết tu hành thì các thầy phải giữ gìn độc cư, phải giữ gìn phải quán xét để cái thời gian mà mình độc cư một mình mình đó. Nếu mình ngồi không mà nghĩ tầm bậy tầm bạ thì có ích gì đâu. Cho nên mình đem những cái cách thức tu tập, cái mình đã tu rồi mình tu qua rồi mình xét qua coi có đúng hay không. Hay hồi nãy mình vừa tu, bây giờ mình quan sát lại mình tu như vậy là có chính xác chưa, có đúng chưa, có diệt tầm giữ tứ được chưa, hay hoặc là vô lậu hết chưa, bản ngã của mình còn hay hết, tất cả những vật chất xung quanh của mình - cái mà gọi là của mình mình có còn chấp nó không hay là mình xả ra hết rồi.
Đó là những cái mình cần phải xét, xét cho rõ, để không rõ thì mình lại bị sai. Mà lại sai tức là con đường tu tập của mình nó không bao giờ tới đích được, nó không có bao giờ mà giải thoát được, uổng công tu tập của mình.
Thầy xin đọc Bài kệ thứ ba mươi bảy:
Mong cầu đoạn diệt ái
Sống hạnh không phóng dật
Không đần độn câm ngọng
Nghe nhiều giữ chánh niệm
Các pháp thường quán sát
Siêng năng mới quyết định
Người tu sĩ cần biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Thì ở đây câu kệ thứ nhất đức Phật khuyên chúng ta “Mong cầu đoạn diệt ái”. Cái đầu tiên của chúng ta, bởi vì trong Tứ diệu đế thì đã nói ái là cái chỗ tập hợp, tập hợp tất cả những cái khổ đến cho đời người của chúng ta. Thì hằng ngày chúng ta quyết tâm tu hành là làm sao chúng ta đoạn diệt được cái ái, được cái lòng ham muốn của mình. Đạt được cái đó tức là chúng ta sẽ có một sự giải thoát, tâm bất động được. Và chính chỗ đó là cái trạng thái diệt đế đó - tức là diệt ái đó, thì đó là Niết bàn. Đó là cái trạng thái giải thoát của con người, của kiếp con người. Nó không còn tái sanh luân hồi. Cho nên người tu hành thì cái mục đích của chúng ta là nhắm vào cái nguyên nhân sanh ra muôn thứ đau khổ của chúng sanh mà đoạn diệt nó được, mong cầu cái sự đoạn diệt cho được. Mà muốn mà đoạn diệt được cái ái thì cái câu kệ thứ hai của bài kệ ba mươi bảy thì “Sống hạnh không phóng dật”.
Quý thầy và các con thấy sống hạnh không phóng dật tức là cái tâm không có chạy theo vật chất thế gian, không có phóng ra ngoài mà hãy quay nó trở vào trong, mà suy nghiệm lại những cái cách thức tu tập của mình. Hãy quay nó trở vào trong, đừng có phóng ra, đừng có chạy theo các đối tượng, các dục lạc thế gian, sắc thinh hương vị xúc pháp; đừng có chạy theo bên ngoài. Mà tâm không chạy theo bên ngoài thì quý thầy thấy phải như thế nào? Mình phải sống độc cư chớ. Muốn mà tâm không phóng dật, không chạy ra ngoài thì duy nhất chỉ có cái hạnh độc cư mới giữ gìn nó trọn vẹn, nó mới không phóng giật được. Bởi vì chúng ta sống độc cư không có nghĩa là chúng ta sống ngồi không mà chúng ta hằng giờ, hằng phút chúng ta đều có pháp để mà thực hiện. Cho nên tâm của chúng ta đâu có rảnh rang, đâu có rảnh rang mà ngồi đó nghĩ nhớ cái này cái kia mà chạy phóng theo. Cho nên có nhiều người lại hiểu lầm rằng khi mà chúng ta sống độc cư không có đi đây đi đó thì ngồi trong thất thì tâm chúng ta nghĩ ngợi cái kia cái nọ, phóng ra. Đó là tại vì quý thầy không có siêng năng, không có tu tập, không có tinh cần. Cái sự tu tập như cái bài kệ thứ ba mươi lăm Thầy đã nhắc:
Tinh cần và tinh tấn
Đạt được lý chân đế
Tâm không còn thụ động
Không còn có biếng nhác
Kiên trì trong cố gắng.
Đó là những cái chúng ta sống ở trong thất mà độc cư thì chúng ta có pháp, có pháp mà tu. Có các pháp cho nên thời gian chúng ta đâu có rảnh rang, cho nên tâm ý chúng ta đâu còn chạy phóng ra được, nó luôn luôn ở trong các pháp để thực hiện tu tập. Còn bây giờ quý thầy không có pháp tu thì quý thầy vào trong thất thì tâm quý thầy nó lang thang, nó phóng ra. Còn có pháp tu thì tâm đâu có lang thang phóng ra. Cho nên người ta luôn người ta thích sống một mình là vì người ta có pháp tu hành. Cho nên có những bậc chơn tu người ta ở trong núi, trong rừng, trong hang trong hóc một mình từ năm này đến năm khác mà người ta không thấy cô đơn là vì người ta có pháp môn người ta rèn luyện, người ta tu tập. Chứ nếu mà sống mà không có pháp môn mà rèn luyện tu tập thì chắc cũng không có ai sống độc cư nổi. Do tuần tự rèn luyện tu tập đó mà càng ngày chúng ta mới thấy được cái tâm bất động. Vì vậy màcái tâm hoàn toàn đứng trước các vật mà nó không bị dính mắc, nó không phóng theo các vật được. Do cái chỗ tu tập của chúng ta rèn luyện cho đến một ngày viên mãn, cái tâm nó bất động. Còn bây giờ cái tâm chúng ta còn đang động mà chúng ta không chịu sống độc cư thì do đó cái tâm của chúng ta sẽ phóng dật đi ra ngoài, thì nó phóng theo đối tượng các vật của nó. Còn ở trong thất thì chúng ta chỉ có duy nhất có pháp môn để mà tu tập cho nên tâm nó cũng không có rảnh rang mà nó phóng theo các dục lạc của thế gian.
Cho nên “Không đần độn, câm ngọng” nghĩa là sống độc cư không phải là sống cái kiểu đần độn, cái kiểu là không nói, cái kiểu là ngọng nghịu. Mà sống độc cư có nghĩa là sống rất là sáng suốt, thông minh bởi vì tu cái định Vô lậu mà. Cần phải quán xét cần phải suy tư, cần phải khai triển những cái gì mà mình chưa hiểu thì mình phải khai triển, hiểu cho được thấu đáo được những cái lý.
Chẳng hạn là như bây giờ mình muốn hiểu một cái thân vô thường của mình, rồi mình muốn hiểu coi mình có cái ngã hay không, mình muốn hiểu thử coi tại sao mà có cái nguyên nhân của cái ái sinh ra, do đâu mà có cái ái này. Mình đi tìm lại thì mình thấy cái lòng ham muốn của mình do đâu mà có ra những cái này. Và vì vậy mà chúng ta phân dần để chúng ta biết được cái gốc của nó mà chúng ta diệt, diệt cái tâm ham muốn của chúng ta, đoạn diệt nó mới hết. Còn nếu mà chúng ta không chịu suy tư, chúng ta nghe nói ái là nguyên nhân đau khổ thì chúng ta nói cái ái thôi bây giờ là lòng ham muốn của chúng ta, thôi chúng ta diệt lòng ham muốn nhưng chúng ta chưa biết cái nguyên nhân nào mà sanh ra lòng ham muốn thì làm sao chúng ta diệt nó. Cho nên chúng ta phải biết.
Do cái sự độc cư mà chúng ta tu cái định vô lậu, chúng ta quán xét làm cho cái trí tuệ càng ngày càng thấu suốt, càng thấu được cái lý chơn để, càng rõ được cái lý của chơn đế. Và càng rõ được thì cái sự mà chứng được cái lý chơn đế nó không khó khăn mà chứng được lý chân đế thì tâm hồn bất động, tâm ta bất động, không có dao động trước các đối tượng, trước các pháp cho nên chúng ta hoàn toàn giải thoát. Chứ không phải người độc cư là cái người đần độn, câm ngọng, không biết nói năng, không biết gì. Nhưng chúng ta biết nói nhưng mà chúng ta không nói là tại vì chúng ta thấy nói nó chẳng ích lợi gì. Nói nó sanh ra nhiều chuyện, nói nó sanh ra động tâm, nói nó sanh ra những ác pháp, nó làm cho chúng ta khổ sở, làm cho chúng ta khó khăn. Cho nên chúng ta không phải là kẻ câm.
Cho nên cô Út thường nói: “Độc cư chứ không phải độc câm” nghĩa là nhiều người hiểu rằng chúng ta không có nói đó là độc cư. Không phải. Chúng ta nói nhưng mà không nói bậy nói bạ. Cái gì đúng chúng ta nói, cái gì không đúng chúng ta không nói, đó là chúng ta độc cư.
“Nghe nhiều giữ chánh niệm” – nghe những cái lời giảng dạy của Thầy, biết được luôn luôn lúc nào giữ tâm ở trong cái chơn chánh của cái niệm chứ không có cái tà niệm. Thì khi mà nghe nhiều thì luôn luôn hiểu biết được các pháp chơn chánh cho nên chúng ta thường giữ cái tâm ở trong cái niệm chơn chánh không có để cái tà niệm. Vì cái tà niệm làm chúng ta phiền não, đau khổ.
Cho nên vì vậy mà muốn cho được mà chánh niệm thì “các pháp” - các pháp ở đây không phải là cái pháp tu mà là các pháp của thế gian: pháp tham, pháp muốn, pháp gợi tình, gợi cảnh, pháp hỷ, pháp lạc, pháp vui, pháp sung sướng, pháp tham, pháp sân, pháp si, pháp mạn nghi. Tất cả những các pháp đó thì chúng ta quán xét, quán xét nó, coi nó có phải đúng hay là sai, nó đưa chúng ta đi đến chỗ đau khổ hay là chỗ không đau khổ. Các pháp của thế gian thường xảy đến làm cho con người đau khổ, làm cho con người mê thích, làm cho con người say đắm, làm cho con người mắc vào cái lưới buộc chặt mà không thoát ra. Cho nên chúng ta quán xét các pháp thế gian để rồi chúng ta xả bỏ, dứt bỏ nó mà không còn tham đắm.
Do cái sự mà hằng siêng năng mà quán xét như vậy thì chúng ta mới có quyết định được cái sự tu hành của mình, quyết định được cái sự giải thoát cho chính mình. Bởi vậy, chỉ có sự siêng năng mà quán xét các pháp, chỉ có sự siêng năng mà giữ gìn được chánh niệm. Do đó, chúng ta mới quyết định được cái đời sống của chúng ta. Do cái sự siêng năng mà quán xét, do sự siêng năng mà tu tập Chánh niệm tỉnh giác, do cái sự siêng năng tu tập đó, do cái sự siêng năng mà đoạn diệt các ái của chúng ta. Do chúng ta sống mà không có vừa phóng tâm phóng dật ra ngoài thì như vậy chúng ta mới quyết định được, do cái sự siêng năng mà tu tập các pháp như vậy chúng ta mới quyết định được đời sống của chúng ta, quyết định được sự sanh tử luân hồi của chúng ta. Còn nếu không thì chúng ta khó mà có thể quyết định được cái sanh tử luân hồi của chính mình.
Bởi vậy trên cái bước đường mà tu tập chúng ta cần phải quan sát kỹ chứ không kỹ thì chúng ta khó có thể đạt được cái Niết bàn, cứu cánh cho chúng ta.
Bởi vậy, bây giờ Thầy sẽ đọc lại cái bài kệ thứ ba mươi bảy để cho quý thầy và các con nghe lại một lần nữa mà suy ngẫm:
Mong cầu đoạn diệt ái
Sống hạnh không phóng dật
Không đần độn câm ngọng
Nghe nhiều giữ chánh niệm
Các pháp thường quan sát.
Siêng năng mới quyết định
Người tu sĩ cần biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng”.
Ở chỗ bài kệ này có một cái câu đáng để lưu ý vì các thầy các con đều có cái hiểu sai về cái pháp độc cư. Ở đây, câu thứ ba của bài kệ thứ ba mươi bảy này “Không đần độn câm ngọng”. Quý thầy và các con hiểu ở chỗ này, Phật nói sống hạnh độc cư không có nghĩa là đần độn, ra ngơ ngơ ngẩn ngẩn làm như người mà không có biết gì hết, không phải; làm như người câm không có nói, không phải vậy. Cho nên cái câu này “Không đần độn câm ngọng” nghĩa là chúng ta rất là thông minh, nghĩa là sáng suốt. Người ta nói một cái gì đó mình hiểu biết, cái đó mình đáng nói thì mình nói còn không đáng thì mình làm thinh. Chứ không phải mình đi ra mình cũng giữ cái vẻ câm ngọng của mình, cái vẻ mà không nói của mình rồi ngơ ngơ ngẩn ngẩn, không phải vậy; đần độn như vậy - không phải.
Cái người độc cư là cái người có tu tập cái định Vô lậu, có phát triển được cái trí tuệ tri kiến giải thoát, cái trí tuệ của họ. Do vì vậy mà khi ra họ luôn luôn sống được với cái chánh niệm trong tâm của họ. Nhờ cái sự quan sát phát triển, triển khai được cái trí tuệ tri kiến giải thoát của họ cho nên họ hoàn toàn họ không có đần độn. Nghe cái câu nói của người khác đó đáng trả lời thì họ trả lời, mà không đáng thì họ làm thinh, họ cười vui vẻ. Họ tùy thuận, họ chấp nhận, họ bằng lòng, họ nhẫn nhục chứ họ đâu có phải là cái người ngu, họ sáng suốt. Cho nên đúng lúc nào họ cần phải hỏi là họ hỏi còn không cần hỏi thì họ làm thinh. Ai nói gì thì họ cũng vui vẻ chứ không phải họ gầm gầm cái mặt xuống hoặc là sống một mình, không có chơi với ai, không phải đâu. Cũng hòa hợp với mọi người nhưng cái đáng nói thì nói, cái không đáng nói thì không.
Đó là cách sống độc cư mà bài kệ thứ ba mươi bảy Phật dùng cái câu kệ “Không đần độn câm ngọng” để chỉ chúng ta sống độc cư không phải là cái người đần độn hay cái người câm ngọng.
Cho nên ở đây câu kệ thứ bảy ở trong bài kệ thứ ba mươi bảy này đức Phật nói: Người tu sĩ cần phải biết. “Người tu sĩ cần biết” - chúng ta biết cái gì? Biết cái hạnh độc cư của chúng ta là cái mấu chốt để giải quyết con đường sanh tử luân hồi và biết cái hạnh độc cư không phải là người đần độn, không phải là người câm ngọng không biết nói. Phải hiểu như vậy thì mới sống cái hạnh độc cư mới trọn vẹn.
Bây giờ Thầy sẽ tiếp tục đọc cái Bài kệ thứ ba mươi tám:
Như sư tử không động
An tịnh giữa các tiếng
Như gió không vướng mắc
Khi thổi qua mạng lưới
Như hoa sen không dính
Không bị nước thấm ướt
Muốn vậy thì hãy sống
Chỉ sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Bây giờ thì đức Phật ví một người sống độc cư như con sư tử không có động. Nghĩa là nó luôn luôn lúc nào, dù là các tiếng gầm tiếng thét của loài vật khác nó chẳng có dao động sợ một tí nào hết. Nó an tịnh giữa các tiếng, tiếng gì nó cũng không có ngán hết, không có sợ. Cho nên Phật ví dụ như chúng ta là người sống độc cư không có bị tiếng khen tiếng chê, tiếng chửi tiếng mắng tiếng này tiếng kia mà làm cho tâm chúng ta giao động. Chúng ta luôn luôn giữ gìn cái tâm an tịnh giữa các cái tiếng gầm tiếng thét của các loài vật khác như cọp, báo, hoặc tiếng hét hoặc tiếng la của các loài vật khác thì con sư tử nó chẳng bao giờ nó sợ tiếng động nào hết, tiếng la tiếng hét nào. Thì chúng ta cũng vậy, một người sống độc cư thì chẳng có hề để tâm dao động trước các cái âm thanh, trước các lời nói, trước tiếng này tiếng kia, trước tiếng mắng tiếng chửi, nó không có dao động cái tâm chúng ta chút nào thì như vậy là người mới sống độc cư. Người sống độc cư mà hễ mỗi chút đều là giao động tâm thì đâu còn là sống độc cư. Cho nên sống độc cư là sống không dao động.
Mặc dù là chúng ta sống chung với mọi người, ai nói nặng nói nhẹ nói gì nói mà tâm chúng ta không giao động tức là độc cư. Hễ mỗi chút mỗi phiền não, mỗi chút mỗi giận mỗi chút mỗi hờn thì người đó có sống độc cư không.
Bởi vậy phải rõ, phải biết rõ. “Người tu sĩ cần biết” - biết cái gì? Biết cái độc cư của chúng ta như thế nào. Nghĩa là tâm chúng ta không dao động trước tiếng khen, tiếng chê, tiếng mắng tiếng chửi, tiếng mạ nhục như thế nào tâm chẳng giao động thì người đó là sống độc cư. Còn người không có, lúc nào tâm cũng bị động thì dù người đó có ở trong thất riêng một mình đi nữa thì người đó vẫn không phải độc cư. Hình thức thì độc cư nhưng tâm chưa độc cư. Thì sống chung đụng với mọi người mà tâm không dao động trước các tiếng khen tiếng chê, không mừng không vui không theo những cái âm thanh, tiếng động gì hết thì cái người đó là cái người sống độc cư. Còn cái người mà luôn luôn bị giao động là cái người không độc cư. Đức Phật ví dụ người sống độc cư “Như gió không vướng mắc/ Khi thổi qua mạng lưới”, nghĩa là như cơn gió thổi qua mạng lưới là cơn gió nó đi luôn chứ nó không dính mắc ở trong mạng lưới. Đó thì người sống độc cư là cái người thật sự mà thực hành được cái hạnh độc cư thì tiếng khen, tiếng chê, tiếng mắng tiếng chửi, chuyện này chuyện nọ chuyện kia, lòng thương lòng ghét, nó không có vướng mắc tất cả những cái đó. Thì lúc bấy giờ cái người đó họ sống giữa chợ đi nữa vẫn gọi là người sống độc cư.
Các thầy và các con hiểu chỗ cái mục đích độc cư qua bài kệ thứ ba mươi tám này chưa, có rõ không, quá rõ ràng đâu còn gì nữa? Nghĩa là tâm không có giao động trước anh em ruột thịt bà con có sống có chết thì mặc tình; cha mẹ có sống có chết mặc tình không có giao động thì như vậy là sống độc cư. Còn dao động, còn lo, còn nghĩ, còn thương còn nhớ thì như vậy là gió thổi qua mạng lưới nó dính hết rồi đâu còn. Đó không phải là độc cư. Độc cư là không bị dính mắc gì hết gọi là độc cư.
Phật ví dụ thêm một lần nữa để chúng ta thấy cái hạnh độc cư:
Như hoa sen không dính.
Không bị nước thấm ướt.
Như cái bông sen ở dưới nước nó lên nhưng không dính chút nước nào hết. Thì mình sống ở trong mọi người, mình sống ở trong thất một mình mình. Hình thức thì độc cư một mình hoặc mình sống chung với mọi người nhưng tâm mình nó không bị dính một cái lời nói nào, lời khen lời chê lời mắng lời chửi, lời châm biếm, lời nói móc nói gì mình vẫn thản nhiên, không bị dính mắc, mình vẫn thanh thản tâm hồn, không bị giao động chút gì hết thì giống như hoa sen không dính mắc.
Câu đầu thì đức Phật ví như mình con sư tử giữa các tiếng của các loài khác, không có làm mất sự an tịnh của con sư tử, không có làm cho nó bị động. Qua hai câu kệ kế đó thì Phật ví như gió thổi nó không dính mắc, thổi qua cái mạng lưới nó không bị dính ở trong đó chút nào. Hai câu kệ thứ sáu của bài kệ thứ ba mươi tám, hai câu đó Phật ví dụ như hoa sen dưới nước, sống ở trong nước mà không bị nước thấm. Cái ví dụ thứ nhất là như con sư tử không động, an tịnh giữa các tiếng, đó là chúng ta sống độc cư ở trong thất, ai nói gì nói chúng ta không động. Cái thứ hai chúng ta bước ra ngoài như gió thổi trong mạng lưới nó không dính mắc gì hết cũng là độc cư đó. Và đến cái thứ ba, từ ở cái sự sống của chúng ta, trong những cái cuộc đời ô trược, sống chung quanh bao nhiêu người ô nhiễm họ chạy theo dục lạc thế gian, họ lôi cuốn chúng ta mọi cái nhưng chúng ta vươn lên. Do đó chúng ta không bị những cái ô nhiễm, những cái bất tịnh, những cái lôi cuốn đó làm chúng ta sa ngã thì như vậy chúng ta không bị nước thấm ướt đó. Đó là từ cái chỗ hoa sen sống ở trong cảnh sống chung đụng với mọi người, người ta nói nặng nói nhẹ, nói này nói kia gì đủ loại hết, hoặc là đem cái thực phẩm, cái ăn cái uống cái y cái áo, cái này cái kia, hoặc lòe làm chúng ta ham thích, làm chúng ta thích thú, làm chúng ta say mê. Mà chúng ta không say mê, không dính mắc một chút nào hết thì Đức Phật ví như cái hoa sen ở trong vũng bùn nước đọng hôi thúi mà vươn lên mà không có bị dính một chút thấm ướt nào hết.
Đó là cái bài kệ này Phật ví dụ, sáu câu kệ mà ví dụ ba cái trường hợp để chúng ta thấy ba cái trường hợp sống độc cư. Trường hợp thứ nhất là sống một mình trong nơi hoang vắng yên tĩnh. Trường hợp thứ hai là khi đi khất thực, đi tới đi lui đó là trường hợp như gió thổi. Trường hợp thứ ba là sống ngay cái lòng của thế gian mà vẫn độc cư. Đó là ba cái trường hợp sống độc cư. Muốn vậy thì hãy sống: “Chỉ sống riêng một mình, Như tê ngưu một sừng”. Thì như vậy là chúng ta thấy ba cái trường hợp sống mà luôn luôn chúng ta phải giữ gìn cái hạnh độc cư. Mà nếu giữ gìn cái hạnh độc cư thì nó có dính mắc không, nó có dao động trước các tiếng động khác không, nó có dính mắc những cái sự mà lôi cuốn của các pháp thế gian không, nó có bị thấm nhiễm, ô nhiễm các pháp thế gian lôi cuốn mình không? Đó là ba cái giai đoạn để chứng minh cho cái hạnh độc cư của chúng ta tu tập trong cái hạnh độc cư.
Thì chỉ có người muốn được vậy thì phải sống chỉ sống riêng có một mình. Đức Phật khuyên chúng ta muốn mà nó không có dính mắc ba trường hợp này thì chúng ta phải cố gắng. Đầu tiên thì chúng ta phải tập sống riêng một mình, nỗ lực tu tập để chứng được cái lý và tâm không phóng dật, chứng được cái lý Tứ đế, cái lý Diệu đế, cái lý Thánh đế. Kế đó chúng ta quyết tâm đoạn dứt các ái tham, lòng ham muốn - cái ái của chúng ta, luôn luôn giữ tâm không phóng dật. Do cái sự tu tập đó thì chúng ta phải sống riêng một mình. Mà sống riêng một mình thì ba cái trường hợp độc cư này chúng ta hoàn toàn là đạt được kết quả. Chỉ muốn được vậy thì phải sống riêng một mình. Sống để tu tập những cái gì, diệt cái tâm - cái nguyên nhân tập hợp những cái đau khổ để mà chứng được cái lý chơn đế của đạo làm cho chúng ta được giải thoát hoàn toàn.
Như vậy bài kệ thứ ba mươi tám này đức Phật cũng khuyên chúng ta phải sống riêng một mình. Khi nào mà chúng ta trải qua ba trường hợp (trường hợp thứ 1, trường hợp thứ 2, trường hợp thứ 3) mà chúng ta giữ gìn trọn vẹn được như vậy thì đó là chúng ta đã sống riêng một mình, đã độc cư được rồi. Còn không được như vậy thì chúng ta hãy tiếp tục mà sống độc cư, ở giai đoạn thứ nhất để cho cái tâm bất động trước cái đã rồi sau đó mới sống độc cư ở trong cái sự vướng mắc của các pháp, rồi sau đó mới ở trong các bùn nhơ, các chỗ bất tịnh mà để giữ mình mà không có, không có bị ướt thấm những cái bất tịnh đó. Thì như vậy thì chúng ta mới hoàn toàn được cái sống độc cư, cái hạnh độc cư. Cho nên ở đây phải xem mình như là một con tê ngưu một sừng, sống trong những hoàn cảnh mà đạt được những cái độc cư như vậy mới gọi là con tê ngưu một sừng.
Bài kệ thứ ba mươi chín, đức Phật nhắc trở lại:
Giống như con sư tử
Với quai hàm hùng mạnh
Bật chúa của loài thú
Sống chinh phục chế ngự
Thường sống trong các xứ
Nhàn tịnh và xa vắng
Người tu sĩ cần biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Ở đây đức Phật đem lại cái sự độc cư đầu tiên giống như một con sư tử. Chúng ta muốn sống như một con sư tử thì chúng ta phải có những cái sự hùng mạnh. Ở đây Phật ví dụ “Với quai hàm hùng mạnh” nghĩa là cái con sư tử nó có cái hàm của nó rất là mạnh cho nên nó chẳng sợ một con vật nào hết. Thì chúng ta muốn mà sống cho được như gió thổi mà không dính mắc các màng lưới, như hoa sen mà không ướt thấm những cái nước bùn nhơ thì chúng ta phải có cái sức tu tập, mà cái sức tu tập đó thì như là con sư tử có quai hàm hùng mạnh. Thì lúc bây giờ chúng ta sống giữa cái loài người cũng như con sư tử sống giữa cái loài thú. Thì chúng ta phải tu tập để mà chinh phục chế ngự được tâm của mình, chinh phục chế ngự được thọ của mình, chinh phục chế ngự được tưởng của mình và chinh phục chế ngự được các pháp. Thân, thọ, tâm, pháp mà chúng ta sống chúng ta chinh phục và chế ngự được chúng thì chúng ta như là con sư tử, như là bậc chúa của loài người, như con sư tử là bậc chúa của loài thú. Còn ta mà sống mà chinh phục được bốn cái trụ xứ này, thân thọ tâm pháp của chúng ta mà chinh phục được nó thì chúng ta là bậc chúa của loài người, chúng ta vượt qua sanh lão bệnh tử. Thì chúng ta ở trong các nơi nào, chỗ nào thì chúng ta vẫn là độc cư, vẫn là an tịnh và coi như là vắng vẻ, coi như là xa vắng, coi như là yên ổn, không còn có một chút nào mà tâm chúng ta động, không còn thấy cái chỗ nào là chỗ động hết. Đó là những cái độc cư của chúng ta.
Nhưng mà trước khi mà độc cư mà được như vậy thì chúng ta phải là con người sống chinh phục và chế ngự. Chinh phục ai? Chinh phục thân mình, chinh phục tâm mình, chinh phục thọ mình, chinh phục các pháp. Chúng ta sống chế ngự gì? Chế ngự thân mình, chế ngự tâm mình, chế ngự thọ mình, chế ngự các pháp. Nếu mà chúng ta sống mà chúng ta chinh phục được, chúng ta chế ngự được thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta thì chúng ta ở trong cái xứ sở nào, chúng ta ở đâu thì chúng ta cũng đều là nhàn tịnh và xa vắng, tức là chúng ta cũng đều là độc cư hoàn toàn.
Cho nên người tu sĩ cần phải biết, cần phải biết muốn mà được như vậy thì đầu tiên chúng ta phải sống riêng một mình. Sống riêng một mình, sống độc cư để chúng ta thực hiện các pháp. Các pháp đó là gì - là chinh phục được thân, thọ, tâm, pháp; chế ngự được thân, thọ, tâm, pháp. Thì trong khi chúng ta có những pháp tu tập như: Phòng hộ sáu căn, Chánh niệm tỉnh thức, thiểu dục tri túc, định Vô lậu, định sáng suốt, định niệm hơi thở, định hiện tại an lạc trú. Tất cả những cái này chúng ta đều hằng ngày thực hiện nỗ lực tu tập thì chúng ta sẽ sống độc cư, sống nhàn tịnh mà không có một cái vật gì, không có một đối tượng gì mà có thể làm cho tâm chúng ta dao động được hết. Chúng ta hoàn toàn là sống yên ổn, sống xa vắng tất cả. Tuy rằng sống bên mọi người nhưng mà vẫn xa vắng với mọi người. Vì họ với ta không thể nào hợp nhau được là tại vì họ chạy theo dục lạc còn ta đâu có chạy theo dục lạc. Chúng ta sống trong cảnh an vui và yên ổn của sự độc cư của chúng ta.
Bài kệ ba mươi chín đức Phật ví dụ giống như con sư tử nhưng mà với cái quai hàm hùng mạnh của nó. Muốn có được cái quai hàm hùng mạnh thì trải qua một thời gian chúng ta phải sống chinh phục và chế ngự thân thọ tâm pháp của chúng ta. Thì bây giờ chúng ta là bậc chúa của loài người thì con sư tử có cái quai hàm hùng mạnh của nó, cứng chắc như vậy để chiến thắng với mọi loài vật khác thì nó mới là bậc chúa của loài thú. Còn chúng ta sống mà chinh phục và chế ngự được thân thọ tâm pháp của chúng ta thì ta mới là bậc chúa của loài người. Chúng ta sống ở đâu, ở nơi nào chúng ta cũng đều được nhàn tịnh và giải thoát, đều là cũng có cái sự yên ổn, vắng vẻ, yên tịnh cho chúng ta, an tịnh cho chúng ta, không còn ai mà làm cho chúng ta dao động được hết. Cho nên muốn được vậy thì cần phải thấy hiện giờ chúng ta cần phải sống một mình để thực hiện những cái sự tu tập, để làm cho chúng ta có một cái quai hàm hùng mạnh như một con sư tử.
Khi nào chúng ta chinh phục được, chế ngự được thân thọ tâm pháp của chúng ta thì lúc bây giờ đương nhiên coi như chúng ta là một con sư tử có cái quai hàm hùng mạnh. Còn nếu mà chúng ta chưa chinh phục nó thì chúng ta chưa có cái quai hàm hùng mạnh thì chúng ta hãy sống riêng một mình, và giống như con tê ngưu một sừng mà chúng ta phải nỗ lực thực hiện những pháp mà Phật đã dạy. Thì chúng ta chinh phục được để chúng ta ức chế được, chế ngự được thân thọ tâm pháp của chúng ta.
Bài kệ thứ ba mươi chín là bài kệ khuyên nhủ chúng ta nên sống độc cư để thực hiện tu tập, để có một cái sức lực, cái sức lực mà chinh phục và chiến đấu lại thân tâm của chúng ta, làm chủ được các pháp thế gian.
Bài kệ bốn mươi:
Từ tâm sống trú xứ
Bi tâm hạnh giải thoát
Sống hành trì đúng pháp
Hỷ tâm phải đúng thời
Không chống đối va chạm
Với một ai ở đời
Ấy là tâm xả sạch
Các pháp trong thế gian
Chỉ có người tu sĩ
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Bây giờ đức Phật khuyên chúng ta muốn tu tập cái tâm Từ Bi Hỷ Xả, tức là Tứ vô lượng thì phải sống riêng một mình, phải sống độc cư thì chúng ta mới tu tập được Tứ vô lượng tâm.
Đầu tiên thì đức Phật dạy chúng ta từ tâm sống trú xả. Nghĩa là chúng ta trao dồi cái tâm Từ của chúng ta, tức là chúng ta xả tất cả cái tâm tham, sân, si, phiền não của chúng ta. Chúng ta phải trú ở trong cái xả thì chúng ta mới có thể tu tâm Từ. Như Thầy đã dạy, hằng ngày chúng ta câu hữu với cái định Chánh niệm tỉnh thức để rồi tỉnh giác để rồi chúng ta làm, đi đứng nằm ngồi, hoàn toàn những hành động của chúng ta đều tu tập ở trong cái tâm Từ để tránh sự vô tình mà chúng ta giẫm đạp hoặc là giết hại chúng sanh.
Thì ở đây thì Phật dạy “Từ tâm sống trú xả” - muốn mà tu cái tâm Từ thì phải trú cái cảnh giới xả. Thứ nhất là cảnh giới độc cư là cảnh giới xả, cảnh giới phòng hộ sáu căn. Đó là sống trú xả đó. Thì muốn tu cái tâm Từ thì phải sống trong cái cảnh đó. Mà nếu mà chúng ta không sống ở trong cảnh độc cư thì chúng ta không thể nào mà tu tâm Từ được, và tâm Bi, tâm giải thoát cũng không tu được. Cho nên muốn tu tâm Từ, tâm Bi và các hạnh giải thoát thì phải sống hành trì đúng pháp theo các pháp thì chúng ta phải sống đúng. Bây giờ tu tâm từ tâm mà sống trú xả, thì trú xả đó thì trú thứ nhất là gì. Trú trong độc cư không tiếp duyên ra ngoài thì chúng ta mới có tu tập ở cái giai đoạn đầu. Đến cái giai đoạn thứ hai thì chúng ta trú ở trong cái xả. Thì ví dụ như bây giờ mình sống chung với mọi người thì mình lấy cái tâm xả của mình mình sống chung. Thì mình sống chung ở trong cái tâm xả, thì nó có xả thì nó mới sống chung với người ta được, mà không xả thì làm sao mình sống chung với người ta được, cho nên tâm Từ mình làm sao có. Mình dễ giận, dễ hờn thì làm sao mà gọi là tâm Từ. Muốn cho được cái tâm Từ mà để xả cho được thì đầu tiên phải sống độc cư, sau đó thì chúng ta phải trú ở trong tâm xả, tức là tâm nhẫn, rồi tâm tùy thuận. Tâm nhẫn, tâm tùy thuận thì lúc bây giờ chúng ta mới có tu tâm Từ được. Tâm Bi cũng vậy và các hạnh giải thoát cũng vậy, cũng phải trú ở trong tâm xả.
“Sống hành trì đúng pháp”- theo các pháp mà Phật đã dạy thì chúng ta sống cho đúng cách.
“Hỷ tâm phải đúng thời”- nghĩa là lúc nào mà vui mừng thì phải đúng thời, chứ không phải lúc nào cũng vui được; lúc nào mà ban rải cái lòng hỷ của mình với mọi người, với loài chúng sanh. Để làm gì - để chúng ta xả. Ví dụ có người chửi mình mà mình không có vui được thì tức là mình có xả được không. Cho nên lúc bây giờ đúng cái thời mà mình cần cái xả nó thì làm cho mình vui, không làm cho mình khổ.
“Không chống đối va chạm” - nghĩa là luôn lúc nào mình muốn cái tâm hỷ của mình mà đúng thời thì mình giữ gìn, đừng có chống đối, đừng có va chạm với một ai, với một cái vật gì khác nữa hết. Vì có sự chống đối, vì có sự va chạm thì cái tâm hỷ rất là khó hỷ. Mà muốn được vậy thì chúng ta phải tỉnh giác, phải tu tập cái sức tỉnh giác. Biết đúng thời là mình nói hoặc làm cái gì cho đúng thời, không khéo thì nó sẽ không đúng thời, nó sẽ có sự chống đối, có sự va chạm thì cái tâm Hỷ không thể mà thành tựu được. Mà tâm Hỷ không thể thành tựu thì tâm Bi, tâm Từ làm sao có được. Cho nên ở đây chúng ta phải thấy được nó câu hữu, nó kết hợp Từ, Ni, Hỷ, Xả - nó bốn cái.
Không chống trái va chạm
Với một ai ở đời
Ấy là tâm xả sạch
Nghĩa là luôn luôn lúc nào mình cũng giữ trọn, mình không chống lại với ai, mình không va chạm với ai thì trong mọi cái hoàn cảnh mà xảy đến mà mình không hề có sự chống đối va chạm gì với ai thì ấy là tâm xả, tâm xả của mình. Còn có sự chống đối, còn có sự phiền não, còn có sự giận hờn, còn có sự đau khổ trong tâm của mình thì chưa phải xả.
Cho nên luôn luôn lúc nào chúng ta cũng cần phải giữ gìn tâm của mình. Thứ nhất là sống trong cái hạnh độc cư để tu tâm Từ, tâm Bi và các hạnh giải thoát. Hằng ngày thì chúng ta phải tu tập theo đúng pháp Phật dạy và đem tâm hỷ thì phải đúng thời. Đúng cái thời để mà rèn luyện cái tâm hỷ. Như trong bài Tứ vô lượng tâm Thầy đã dạy các thầy tu tập tâm Từ Bi Hỷ. Tất cả những cái này Thầy đã dạy, các thầy phải nỗ lực tu tập. Đó là sống hành trì đúng pháp theo những cái lời Thầy dạy. Thì như trong bài kệ bốn mươi này đức Phật nói sống hành trì đúng pháp. Nếu mà chúng ta tu đúng pháp thì tâm Từ tâm Bi và tâm Hỷ của chúng ta sẽ đúng thời. Cho nên chúng ta không còn có chống đối và va chạm với ai hết. Bởi vì từ bi Hỷ chúng ta đã có thì chúng ta đâu còn chống đối nữa hết và va chạm ai hết. Mà không còn chống đối và va chạm với một ai ở đời thì đó là chúng ta xả hết rồi. Chúng ta xả sạch, các pháp ở trong thế gian này chúng ta xả sạch. Cái muốn mà tu tập được Tứ vô lượng tâm như vậy là xả sạch hết các pháp trong thế gian thì người tu sĩ cần phải có sự sống riêng một mình để trao dồi, để luyện tập, để vứt bỏ tất cả mọi cái. Hằng ngày chúng ta tu tập như vậy trong một năm, hai năm, ba năm. Sau đó thì chúng ta mới thấy là chúng ta đã vứt bỏ các pháp thế gian. Và khi mà vứt bỏ được các pháp thế gian thì lúc bấy giờ chúng ta mới thấy cái sự mà sống riêng một mình, đó là một cái bí quyết để mà chúng ta thực hiện được con đường tu tập giải thoát. Cho nên ở đây Phật ví dụ: "Hãy sống riêng một mình như tê ngưu một sừng". Nghĩa là chúng ta muốn mà sống một mình như một con tê ngưu thì tức là chúng ta phải sống độc cư để mà tu tập cho nó chín mùi tất cả những cái lý pháp cũng như những cái tâm phóng dật, khép chặt không cho nó phóng dật. Và chúng ta đã thực hiện được những cái tâm Từ Bi Hỷ Xả của chúng ta cho nên không còn va chạm, không còn chống đối ai. Ai nói hơn nói thua gì mặc họ, mình cũng chẳng cần phải hơn thua gì với ai nữa hết. Đó là chúng ta đã xả sạch, xả sạch các pháp trong thế gian. Chúng ta đã hoàn tất được con đường độc cư để mà thực hiện Tứ vô lượng tâm.
Bài kệ thứ bốn mươi này tức là đức Phật muốn nhắc nhủ chúng ta, muốn thực hiện từ bi hỷ xả này thì chúng ta phải sống riêng một mình, phải sống độc cư thì chúng ta mới thực hiện được tâm Từ Bi Hỷ Xả.
Bây giờ Thầy tiếp tục đọc Bài kệ bốn mươi mốt.
Đoạn tận lòng tham ái
Và sân hận si mê
Cắt đoạn và chặt đứt
Các kiết sử lớn nhỏ
Không có gì sợ hãi
Khi mạng sống lâm chung
Chỉ giữ gìn cho trọn
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Ở đây đức Phật khuyên chúng ta, câu kệ thứ nhất - đoạn tận cái lòng tham muốn của chúng ta, đó là cái cách thức thứ nhất. Bây giờ chúng ta muốn mà đoạn tận được cái lòng ham muốn của chúng ta thì chúng ta phải sống riêng một mình, sống độc cư một mình ở trong cái khu vực yên tịnh nào đó để chúng ta thực hiện cái tâm, cái định Vô lậu mà chúng ta quét sạch cái lòng tham ái của chúng ta.
“Và sân hận si mê”- Nhờ cái định Vô lậu đó nó làm cho chúng ta không còn si mê nữa. Và cái sân hận của chúng ta cũng đoạn tận cái lòng sân hận của chúng ta. Mà không si mê thì sân hận đâu có, mà không si mê thì tham ái cũng đâu có. Cho nên nhờ chúng ta sống độc cư, tu cái định Vô lậu làm cho chúng ta càng ngày càng sáng suốt. Cái tri kiến giải thoát càng ngày càng minh mẫn ra, nó càng rõ ra cho nên cái lòng tham ái của chúng ta bị đoạn tận và cái lòng sân hận cũng bị đoạn mất.
Cắt đoạn và cắt đứt.
Các kiết sử lớn nhỏ.
Ở đây đức Phật nói khi mà chúng ta đã sống độc cư, đã tu tập, đã đoạn tận cái tham ái, đoạn tận cái si mê thì chúng ta nỗ lực tiếp tục mà cắt đoạn, cắt đứt đi các kiết sử lớn nhỏ. Tức là bảy cái kiết sử lớn nhỏ chúng ta đều chặt đứt sạch. Nghĩa là đoạn dứt Ngũ triền cái và Thất kiết sử thì chúng ta cần phải có cái thời gian sống độc cư để mà chúng ta đoạn dứt nó. Nghĩa là trước cái mạng sống của chúng ta có thể nó lâm chung nhưng chúng ta đừng có sợ hãi, đừng có lo lắng, đừng có sợ. Bây giờ chúng ta còn một tấc hơi thì chúng ta phải đoạn dứt lòng tham ái, đoạn dứt cái tâm sân hận si mê của chúng ta, cắt đứt bảy cái kiết sử lớn nhỏ thì do đó chúng ta chẳng có sợ gì mà trước giờ phút lâm chung. Thân của chúng ta là thân của nghiệp, nay thì mạnh mai thì đau không dừng nhưng chúng ta chẳng hề sợ hãi cái phút lâm chung của chúng ta. Chúng ta thấy rằng cái cần thiết là chúng ta phải đoạn dứt bảy kiết sử và Ngũ triền cái, phải quét sạch nó. Tâm tham ái của chúng ta do đó mà đoạn diệt. Muốn được vậy thì chúng ta phải sống độc cư, sống một mình. Riêng sống một mình để chúng ta tu tập cái định Vô lậu mà diệt cái ngũ triền cái; chặt đứt, đoạn dứt cái thất kiết sử làm chúng ta không còn bị dính mắc trói buộc được nữa, hoàn toàn thênh thang giải thoát trong con đường tu hành giải thoát của đạo Phật.
Thì bài kệ thứ bốn mươi mốt này đức Phật khuyên chúng ta cũng nên sống một mình như tê ngưu một sừng để thực hiện cái định Vô lậu, để quét sạch năm cái triền cái và đoạn dứt cái thất kiết sử.
Bây giờ Thầy đọc Bài kệ bốn mươi hai:
Có những bạn vì lợi
Thân cận và chung sống
Những bạn không mưu lợi
Nay khó tìm ở đời
Người sáng suốt cứu mình
Không phải cứu mọi người
Trong lúc còn đang tu
Người tu sĩ cần biết
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
Thì ở đây bài bốn hai là bài kệ cuối cùng của bốn mươi hai bài kệ, đức Phật khuyên chúng ta đừng có vì người khác mà mình đang tu mình hãy lo mình tu, mình sống độc cư mình tu đi đừng có vì người này người kia. Mình nói mình lo mình khuyên họ tu hành này kia để làm hạnh Bồ tát, để độ người ta. Trong khi mình tu chưa có xong. Và đồng thời mình phải biết rằng trong cái số người bạn của mình nó có nhiều cái loại bạn lắm. Có những bạn vì lợi mà thân cận và chung sống, có những bạn không có mưu lợi. Nhưng mà cái đời mình khó mà kiếm tìm những người bạn mà không có mưu lợi ở thế gian này. Còn những người bạn mà ở đời họ mưa cầu cái lợi lộc cái thế gian này nhiều lắm, họ chạy theo vật chất nhiều lắm. Cho nên đừng có thân cận với những người bạn, chung sống với những người bạn đó. Còn những người bạn mà không mưu lợi, họ sống mà nỗ lực tu hành thì cái đời của mình khó tìm những người bạn đó lắm, không có bao giờ mà tìm được những người bạn. Hở ra một chút, những người bạn mà gọi là đồng tu đồng hành đều là những người bạn mà mưu lợi không hà. Còn những người bạn mà không mưu lợi khó mà tìm lắm. Ai cũng muốn chùa to tháp lớn, ai cũng muốn có Phật tử nhiều, tiền bạc nhiều thì những người bạn đó không phải là những người bạn mà chúng ta thân cận, sống chung đâu. Chúng ta hãy lìa họ đi. Họ đang sống như vua chúa; họ đang sống như quan như chúa; họ đang sống có người hầu kẻ hạ thì những người bạn đó không phải là người tu hành đâu; là những người chạy theo, phóng tâm theo dục lạc thế gian. Cho nên ở đời chúng ta đừng có nghĩ là phải thương những người bạn đó, phải đem những cái pháp mà khuyên dạy họ. Họ chẳng nghe đâu. Dục lạc thế gian đã che mờ mắt họ rồi, không thể nào mà chúng ta cứu họ được đâu. Chúng ta hãy cố gắng cứu mình đi, cứu mình đi.
Cho nên :
Người sáng suốt cứu mình
Không phải cứu mọi người.
Câu này đức Phật khuyên chúng ta. Chúng ta hãy sống độc cư, sống một mình mình đi, đừng có sống chung với những người bạn đó, khó mà tìm những cái người bạn tốt lắm, đừng nghĩ rằng chúng ta khuyên họ, họ nỗ lực họ tu họ trở thành những người bạn tốt. Không đâu. Bây giờ chúng ta chưa đâu, chưa có tu xong đâu, cho nên chúng ta phải tránh xa hết tránh xa hết mọi người, không có tin người nào là người bạn tốt. Coi chừng ngoài hình thức của họ thì khéo léo rồi chúng ta lầm tưởng nhưng mà rồi cuối cùng cái cuộc đời chúng ta cũng chẳng cứu được mình đâu. Cho nên chúng ta phải ráng, ráng mà sáng suốt mà cứu mình cho ra khỏi, vì trong lúc mình còn đang tu. Mà lúc mình còn đang tu thì cần thiết là mình phải độc cư, không có được hai người, không có được ba người, sống một mình mình thôi. Sống một mình mình thôi không có hai ba người, để chúng ta thực hiện.
Cho nên bài kệ bốn mươi hai này, đức Phật sợ chúng ta khi mà được pháp, biết pháp, đúng pháp mà tu tập. Mình thương người khác bạn mình, họ không biết mình đem những cái lời khuyên họ thế này thế khác. Thôi, chúng ta khoan đã. Tu chừng nào xong rồi, có đủ kinh nghiệm, hãy hướng dẫn họ, hãy khuyên họ, họ nghe cũng được mà không nghe cũng được, không có sao hết vì chúng ta tu rồi. Còn bây giờ chúng ta tu chưa xong mà chúng ta cứ lo cho họ thì cáiđộc cư chúng ta có độc cư được không ? Không bao giờ chúng ta độc cư được. Mà không bao giờ độc cư được thì thử hỏi chúng ta làm sao giải thoát được.
Hôm nay để kết thúc bốn mươi hai bài kệ này, đức Phật đã nhắn nhủ chúng ta nên sống độc cư. Cuối cùng cái bài kệ bốn mươi hai thì đức Phật cũng đã thấy được cái tâm thương của chúng ta đối với mọi người. Cho nên chúng ta có thể khuyên lơn người bạn này bạn kia, rồi chúng ta nghĩ rằng mình khuyên rồi. Hoặc là kết hợp với họ để sống, cùng sống nhau để cho có bạn. Nhưng mà sự thật họ lại là những người phá chúng ta không còn độc cư. Cho nên chúng ta tìm cái cách nào đó mà chúng ta ở cho yên để mà chúng ta thực hiện độc cư, thực hiện cho được cái sự độc cư để chúng ta tu tập được giải thoát. Chừng nào giải thoát được rồi thì mình muốn làm gì cũng được hết. Còn mình chưa giải thoát thì thôi xin hãy độc cư đi, đừng có nên bỏ hạnh độc cư vì chính hạnh độc cư là bí quyết thành công trên con đường tu tập giải thoát. Tâm bất động giải thoát là nhờ có hạnh độc cư. Bốn mươi hai cái bài kệ này không có đủ xác chứng rằng đạo Phật nhắm vào để hướng dẫn chúng ta tu hành giải thoát hay sao?
Cho nên quý thầy phải hiểu, bốn mươi hai bài kệ này nghe đi nghe lại cho kỹ để mà chúng ta thực hiện cái hạnh độc cư cho trọn vẹn. Đừng có để mà cái hạnh độc cư chúng ta lướt ướt nửa chừng chẳng ra độc cư gì hết, thì uổng cuộc đời tu hành của chúng ta. Quyết định một đời phải giữ hạnh độc cư trọn vẹn, phải sống một mình như con tê ngưu một sừng mà đức Phật đã dạy thì mới mong chúng ta mới có kết quả được trên con đường tu tập của chúng ta. Còn nếu mà chúng ta phá hạnh độc cư thì chúng ta khó mà có thể thực hiện được. Đừng để tình cảm chúng ta dính mắc người thân của chúng ta thì hạnh độc cư của chúng ta cũng tiêu luôn. Đừng để tình cảm của chúng ta dính mắc bạn bè thân hữu thì chúng ta cũng tiêu luôn. Trên con đường khó mà chúng ta đạt được kết quả. Đừng để những vật chất lôi cuốn chúng ta để rồi chúng ta cũng mất cả hạnh độc cư. Đừng để mọi thứ mà làm cho tâm chúng ta mất độc cư thì chúng ta cũng không có thể đi đến con đường giải thoát cuối cùng được và sự chấm dứt luân hồi khó mà đạt được.
Mong quý thầy và các con hãy cố gắng suy ngẫm bốn mươi hai bài kệ này. Rút tỉa ra từng bài kệ để mà thực hiện cuộc đời độc cư trọn vẹn mà Thầy từng nhắc nhở. Cách đây bảy tám năm Thầy đã nhắc, Thầy đã nhắc tới nhắc lui rất nhiều là: Bí quyết thành công của sự thiền định là độc cư. Các thầy nhớ kỹ và các con nhớ kỹ chứ ?
Đến đây Thầy xin kết thúc bài Bốn mươi hai bài kệ độc cư.
HẾT.