Skip directly to content

BĂNG SỐ 45

96: Không được vì người cầm gậy không cung kính mà thuyết pháp.

97: Không được vì người cầm gươm mà thuyết pháp.

98: Không được vì người cầm giáo mà thuyết pháp.

Nghĩa là nói cái đó ý  như thế nào? Người ta nói: "Ông không thuyết pháp tôi chặt cái đầu ông á, tôi rút cái gươm đây ông biết á". Thì do đó chết thì chết chứ không có thuyết pháp tầm bậy à, tôi không bán pháp, tôi thà chết chứ tôi không có bán pháp cho mấy người ác như ông đâu. Đó, thì như vậy là mình mới là người mà thuyết pháp. Còn này, thấy ông ta hăm dọa, mình sợ quá, thôi để nói bậy để cho ông qua đi không ông chặt cái đầu mình á. Cho nên mình sợ quá, thấy người cầm gươm, cầm dao, cầm mác mà bảo mình thuyết pháp thì mình thuyết pháp đó là cái không đúng, mình không có phải là cái người sợ hãi như vậy mà đem cái pháp để cứu mình như vậy, không có đúng cách. Ở đây những cái giới đó tỏ ra mình cũng phải có cái uy lực của một vị pháp sư, của một vị thuyết pháp chứ không phải là lúc nào cũng sợ hãi người ta.

99: Không được vì người cầm dao mà thuyết pháp.

100: Không được vì người cầm dù che mà thuyết pháp.

Về phần thứ 7 đối với tháp và tượng Phật, cái giới từ 60 đến 85.

60: Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật trừ ra là mình giữ gìn cái tháp đó.Nghĩa là chỗ tháp thờ Phật thì con người mình không có ngủ trong đó, trừ ra là mình là người giữ tháp thì mình có thể ngủ, còn hoàn toàn mình là người cư sĩ hoặc là mọi người không có được mà ngủ ở trong cái tháp. Cũng như bây giờ đây là cái chỗ mình thờ Phật thì cái người mà tu sĩ cũng như cái người mà cư sĩ không có được mượn cái chỗ này mà để tối để ngủ, không có được. Ngủ thì có nhà khách, có cái phòng riêng, có cái thất của mình mình ngủ,chứ không thấy: bây giờ cái chùa này trống quá - Thôi cho tôi mượn ngủ đỡ thì như vậy là nó thiếu cái oai nghi.

Bởi vì cái chỗ thờ Phật là cái chỗ trang nghiêm, mình ngủ thì không có nên bởi vì đối với con người của mình nó rất là bất tịnh mà cái chỗ thờ thì nó phải thanh tịnh. Cho nên thí dụ như cái chùa hoặc là cái tháp thờ Phật hoặc là cái nơi thờ mà Tổ thì tất cả những điều đó thì con người không có được nên ngủ ở đó mà hãy tìm cái chỗ khác ngủ chứ không được ngủ ở đó.

Nhiều khi Thầy thấy những cái dịp lễ này kia đồ đó mà ở trong các cái tu viện Phật tử đến đông đó, họ không có chỗ ngủ rồi họ cũng trải giường trải chiếu dưới cái ở chỗ thờ Phật họ ngủ la ngủ liệt ở dưới cái chỗ thờ Phật. Như trong giới luật này cấm như vậy Thầy thấy không có nên ngủ rồi, như vậy là không đúng cách. Thì qua những cái giới hạnh như vậy thì chúng ta biết rằng trong cái chỗ mà ngủ nghỉ trong chùa, trong tháp mà nơi thờ Phật thì không được ngủ, mà hầu hết là những cái này người ta không có hiểu cho nên các cư sĩ mà khi đến chùa để buổi sáng làm lễ hay gì đó rồi ở lại ngủ ở trong chùa ngủ ở chỗ thờ Phật chớ đâu mà làm sao có cái chỗ nào ngủ mà rộng như chỗ thờ Phật.

63: Không được cầm dép da vào trong tháp.

Nghĩa là những cái chất mà bằng da, bằng cái loại da thú đồ đó, hoặc là mặc cái áo mà có da lông đồ đó là cho ấm á, mà đi vào trong những cái tháp, cái nơi thờ Phật thì không có nên, nhất là mang dép da hoặc là mặc cái áo lạnh mà có những cái da của nó mà nó kết làm cái cổ áo hoặc là cái da nó mặc cho ấm thân chúng ta thì khi mà vào nơi thờ Phật tháp thì chúng ta không có nên mặc những cái đồ đó.

64: Không được mang dép da đi nhiễu quanh tháp Phật, cũng như không được mặc áo hồ cầu - tức là da con chồn mà làm cái áo lạnh đó mà chúng ta mặc đi vào những cái nơi thờ Phật vào những cái tháp thì không có được

65: Không được mang giày bố bọc gót vào tháp Phật.

Nghĩa là không có được mang giày hoặc là dép mà mình đi vào trong cái chỗ mà thờ Phật, cũng như vào chùa mình phải bỏ dép ở ngoài chứ không được mang dép đi luôn ở trong này thì không được đó là ý của cái giới 65 này.

66: Không được cầm giày bố bọc gót vào nơi tháp Phật.

Nghĩa là cái kia mang giày thì vô không có được còn cái này mình xách giày sợ để ngoài chúng lấy đi, mình xách đi vòng vòng ở trong chùa này chơi, mà xách luôn cả đôi giày mình đi luôn thì biết đâu chừng cái đôi giày nó đạp những cái bất tịnh rồi mình xách nó vào nó hôi thối ở trong cái chỗ thờ Phật cho nên cái giới này muốn cấm là mình tránh cái sự mà bất tịnh.

67: Ngồi ăn dưới tháp Phật không được xả rác làm dơ đất.

Nghĩa làm mình ngồi ở dưới cái tháp Phật mình ăn thì cũng như bây giờ mình vô đây mình ăn này. Mình ăn rồi thì mình đừng có bỏ lá bỏ cơm đồ này kia vung vãi ở đây mà mình ăn ngồi đâu mình phải dọn dẹp cho sạch sẽ đừng có để chỗ thờ Phật nó dơ bẩn.

68: Không được khiêng thây chết đi ngang qua tháp.

Nghĩa là người ta tránh khiêng cái thây mà chết đi ngang qua tháp là nó sẽ hôi thối cái nơi mà thờ Phật.

69: Không được ở dưới tháp chôn thây ma.

Nghĩa là sợ chôn thây ma cái hơi thối nó bốc nơi cái tháp đó nó bị mùi hôi thối chỗ thờ Phật không tốt.

70: Không được ở dưới tháp đốt thây ma.

Đốt cái thây ma mà ở dưới đó thì nó bay mùi khét nó làm cho cái nơi thờ Phật không có được tốt.

71: Không được ở trên, ở trước tháp đốt thây ma.

Nghĩa là ở bên đây hoặc bên kia, ở phía trên, phía dưới không được đốt thây ma. Vì đốt cái mùi hôi cái mùi khét của cái thây ma nó cháy nó làm cho hôi cái chỗ thờ Phật.

72: Không được bốn phía tháp Phật đốt thây chết để hơi hôi thối bay vào tháp.

73: Không được mang áo và giường người chết từ dưới tháp đi ngang qua từ khi giặt nhuộm xông hương.

Nghĩa là những cái áo vừa của người chết nó còn những cái bệnh tật, nó còn mùi hôi thối thì không được khiêng những cái giường mà chưa có giặt sạch sẽ mà khiêng đi ngang qua tháp nơi mà thờ Phật thì mình làm như vậy là nó thiếu những cái oai nghi không có tốt.

74: Không được dưới tháp Phật đại tiểu tiện.

 Nghĩa là ở phía dưới tháp Phật cũng không được đại tiểu tiện, bên trên cũng không được, mà bên hông bên nay cũng không được, bên kia cũng không được, tất cả mọi bên đều là không được đại tiểu tiện. Vì đại tiểu tiện nó sẽ hôi thối chỗ nơi thờ Phật, nó không tốt.

77: Không được mang ảnh tượng Phật đến chỗ đại tiểu tiện.

Nghĩa là cái hình ảnh của Phật, cái tượng Phật, cái chỗ như là phòng tiêu, phòng tiểu đó đừng có mang vô trong đó, mang vô trong đó không có được.

78: Không được ở dưới tháp Phật nhăn cành dương.

Nghĩa là không có được lấy cái tăm mà xỉa răng của mình đó, nhăn nhăn đó. Tức là vào tháp Phật thì đừng có ngậm kẹo, nhai hay hoặc là nhăn cái tăm xỉa răng, hoặc là nhai nhai hột như là hột dưa, hột bí, vừa ăn mà vừa vô tháp nó như vậy đó thì cấm, cái điều kiện mà đến tháp Phật thì cái miệng phải sạch sẽ không có được ngậm cái kẹo hoặc là nhăn cái tăm xỉa răng hoặc là nhai một cái vật gì trong miệng cấm bặt cái điều đó.

79: Không được ở trước tháp Phật nhăn cành dương.

80: Không được bốn phía tháp nhăn cành dương.

81: Không được ở dưới tháp Phật hỉ mũi, khạc nhổ.

82: Không được trước tháp Phật hỉ mũi, khạc nhổ.

83: Không được bốn phía tháp Phật hỉ mũi khạc nhổ.

84: Không được ngồi duỗi chân ở trước tháp Phật.

85: Không được để tháp nhỏ ở phòng thấp xấu, mình ở phòng cao tốt.

Về phần tác phong đi đường:

Giới 93: Không được nắm tay nhau đi giữa đường.

Nghĩa là đi hai người không được nắm tay mà đi giữa đường đi song song như vậy hoặc là đi hai người song song ở trên đường thì không được, nắm tay nhau cũng không được, đi song song cũng không được. Đó là cái giới 93.

Về phần thứ 9 việc leo cây:

Giới 94: Không được ở cây cao quá đầu người trừ khi có nhân duyên tránh ác thú hoặc là có những cái điều kiện gì đó, mình hái trái cây này kia thì nó có thể được chứ còn leo chơi ở trên đó thì không có được. Có những cái phận sự thì có thể được. Hoặc là tránh ác thú như cọp beo thì mình trèo trên cây được. Chứ còn không có khi không mà trèo lên cây chơi, giỡn thì không có được.

Về phần thứ 10 việc cầm tích trượng:

Giới 95: Không được túi đan đựng bát sâu, đầu gậy vác đi trên vai mà đi. Nghĩa là mình làm một cái túi hoặc cái bao vầy, rồi xỏ cái cây vầy, rồi mặc cái y vầy mà quảy đi cũng như là mấy cái ông nông dân mà quảy cái gì đi vậy đó thì không có được, cái vị tu sĩ không có được. Do đó người ta có một cái túi người ta bỏ ở trong cái y người ta choàng kín vậy người ta bỏ trong đó người ta bỏ đồ người ta đi, không có làm một cái cây xỏ một cái túi hay một cái bao gì đó đựng đầy đồ. Như là Thầy thấy quý thầy ở đây khi đi làm cái cây đòn gánh cụt cụt vầy, rồi sau này lấy cái bao ni lông mới dồn quần áo hoặc là mền gối gì đó một bao hay kinh sách gì đó rồi cột cái miệng, rồi xỏ vô vậy để lên quảy làm như một cái ông nông dân mà quảy cái gì đi vậy, mà thầy chùa mà quảy coi kì lắm cho nên đó là không có đúng cái oai nghi tế hạnh. Cho nên chúng ta nên lấy cái này mà Thầy thấy hầu hết là các thầy đều bị cái này, cho nên vì vậy mà ở đây có quý thầy đi như thầy Từ Minh ở đây Thầy thấy khi mà đi thầy làm một bao rồi thầy xỏ thầy quảy đi. Thầy thấy làm kì quá. Đó là không giống những cái oai nghi tế hạnh.

Cho nên sau khi chúng ta học xong 100 giới chúng học rồi, chúng ta thấy những cái oai nghi này sau này chúng ta phải cố gắng. Thí dụ như chúng ta mặc cái y này thì không nói gì là vì y này nó rộng rãi cho nên chúng ta vấn nó thì chúng ta thấy chúng ta nắm ở trên tay vầy thì nó có cái mối đây, ở bên đây nó phủ kín cái tay của chúng ta lại hết, ở trong đó chúng ta để cái túi, cái túi đó đựng cái bát hoặc là đựng cái gì ở trong này hoàn toàn như là chúng ta không có một cái vật gì hết vì thấy đi như ông sư mà thấy nó đi bùm xùm như vầy chứ còn không thấy cái vật gì ở ngoài ông ta mang hết à, không có cái vật gì ở ngoài mà xách thêm cái xách cái này kia nữa, chỉ gọn ghẽ như như ông ta nắm có cái y mà vấn nắm ở trên tay vậy thôi, không có cái vật gì nữa hết. Còn bây giờ mà thêm cái bao hoặc cái túi gì mà quảy nữa thì mặc cái y này thì quảy coi không được còn hầu hết là các con thấy là như quý thầy mặc cái áo tràng, như mọi lần cái áo tràng Thầy đi thành phố Thầy mặc ao tràng đó, Thầy thấy mấy ông mặc cái áo tràng đó mấy ông quảy ở trên vai nửa thì Thầy thấy nó cũng không có đúng cách. Cho nên do đó mà quý thầy thường thường hay làm cái túi như thế này nhỏ nhỏ vậy, nó bỏ ba y của mình mới nhét trong này hoặc là giấy tờ hoặc là những tiền bạc gì trong cái túi đó nhỏ nhỏ như vậy. Có khi mà thêu hoa sen đồ đó, làm cũng là đẹp đẽ lắm nhưng mà cái đó là cái sai chứ không đúng cho nên hầu hết là có một số phật tử cũng mua gửi về cúng dường Thầy những cái túi mà có thêu những cái bông sen, có thêu những cành hoa sen, Thầy hoàn toàn không có xài những cái đồ đó. Đi đâu thường thường, các con thấy vừa rồi Thầy đi thành phố hai lần, ba lần rồi. Đi đâu, Thầy hai bàn tay không Thầy không có mang cái túi gì theo hết, tới đâu thì mình sử dụng tới đó chứ không cần mang túi hay mang  gì hết. Đó là những cái điều kiện mà nó rảnh rang nó không có bị dính mắc ở trong cái túi đựng cái này cái kia.

8. Kiết giới thất diệt trấn

Ở đây chúng ta tiếp tục để cho nó hết những cái giới bổn để mà tiến qua cái giới hành để qua những cái giai đoạn tu tập của chúng ta còn rất nhiều. Cho nên Thầy cố gắng còn vì có mười mấy bữa nữa ráng cho hết rồi đồng thời Thầy còn nhắc lại những cái điều rất quan trọng để sau khi kết luận cái giáo án cho nó được đầy đủ và trọn vẹn cái bước đường tu tập của mình, của đạo Phật sau này.

Trong chúng tì kheo có bốn tránh sự khởi lên:

Một là ngôn tránh:là tranh cãi nhau dẫn đến các việc pháp phi pháp cho đến thuyết bất thuyết, hai bên đấu tranh nhau như thế nào. Đó là cái phần thứ nhất là cái ngôn tránh. Chúng ta tránh cái lời nói đừng có để cho nó cãi nhau thế này thế khác. Vì cãi nhau nó làm cho chúng ta có những sự bất an, khó mà tu hành cho nên chúng ta phải cố gắng tránh những cái điều này.

Hai là mích trách:xích mích nhau mà tranh chấp về sự phá giới, phá kiến, phá oai nghi cùng nhau tìm tội. Cái phần thứ hai này là mích trách, mích tức là xích mích, giận hờn với nhau rồi tranh chấp với nhau rồi mới có những cái sự mà cãi ra làm cho thù hận nhau, thì phải tránh cái điều thứ hai này.

Ba là phạm trách:tức là phạm bảytựu, tranh cãi nhau về Ba la di, Tăng tàng, Đơn đọa, Hối hóa, Thâu lăng giá, Ác tác, Ác thuyết, tất cả những sự này hầu như là trong thời mà các tổ chế giới này nó có sự tranh cãi cho nên các Ngài mới thấy: tranh cãi trong mấy cái giới này anh đặt như vậy không có được tôi không có đồng ý, anh đặt cái giới này không có đúng, anh đưa cái giới này là Tăng tàn hay là Ba la di như thế này tôi không đồng ý cho nên họ có những cái trách nhau ở trong những cái chế giới. Cho nên ở đây mà chế cái này ra là chúng ta ta biết rằng là ngày xưa các tổ làm giới ra chế giới ra, họ thường tranh với nhau, tranh cãi với nhau. Anh cho là cái pháp này nó Đăng đọa như vậy, cái pháp kia là Hối hóa như vậy, tôi thấy tôi không đồng ý, cái pháp này phải xử vậy, cái pháp kia phải xử vậy, chớ còn làm vậy không được. Còn nếu mà Phật đặt ra rồi thì mấy ông đâu có sửa chi cái này, cho nên đâu có cái pháp này gọi là phạm trách đâu. Do cái chỗ sơ suất của họ mà họ chế cái giới này ra để cho mấy người cấm cái miệng mấy người, mấy người không có cãi được. Tôi đặt ra như vậy thì mấy người phải nghe chứ có cãi, đây là cái phạm trách này, mấy người cãi tức là phạm trách. Đó là mấy ông cũng khôn khéo bịt miệng mấy cái ông kia lại để mấy ông nói rằng: anh làm cái giới này anh cho như vậy không có đúng, giới tăng tàn mà thêm cái này thì tôi thấy không được, cái này là thuộc về Ba la di chứ không phải Tăng tàn. Do đó cãi qua cãi lại cho nên ông đặt ra cái này để cấm miệng mấy ông kia không có cãi nữa.

Bốn là sự tránh:Cách xử lí của ngôn tránh, mích tránh và phạm tránh, nghĩa  sự tránh này là cách xử lí của những cái cãi cọ này để đừng có cãi cọ nữa.

Khi nào có sự tranh cãi nổi lên thì phải dùng bảy pháp này, tức là bảy nguyên nhân định luật đúng như pháp như luật như Phật sở giáo mà diệt trừ sự xáo trộn, dập tắt cả hai phía cá nhân và tập thể, pháp thất diệt tất này nên hiểu là sự phán quyết về một vụ án do tăng xử trị các trường hợp phạm luật bao trùm cả phạm vi cá nhân và phạm vi của tập thể, coi như những nguyên tác pháp chế của tòa án Phật giáo phải tuân theo để cho phù hợp với công bằng và lẽ phải. Dù chưa hề có việc thiết lập một pháp đình tôn giáo giữa tăng già, xưa nay mỗi khi có tránh sự cần dập tắt thì chư tăng mới tập hợp để phán xét chẳng khác gì một tòa án lâm thời vậy. Theo luật tạng bảy nguyên tắc diệt tránh này được quy định do bởi từng dữ kiện khác nhau, nhưng theo Trung A Hàm thì chúng được Phật quy định một lần do sự thỉnh cầu của Tôn giả A Nan. Nguyên do là Ni Kiền Tử vừa tạ thế các đệ tử của ông cả tại gia và xuất gia lập tức bị phân hóa, họ tranh chấp nhau thậm chí đi đến tình trạng ẩu đả nhau vì bất đồng quan điểm đối với các điều giáo lí mà tôn sư của họ để lại. Tin tức này đồn đến giữa các tì kheo, Tôn giả A Nan hay được lo sợ chúng tỳ kheo sau khi Đức Phật nhập diệt có thể xảy ra tình trạng như vậy nên nhân đấy mà bạch Phật. Các nguyên tác sống chung giữa các tì kheo và phảng hoặcnếu có tránh sự khởi lên phải tùy trường hợp thích đáng mà giải quyết bằng một trong bảy pháp diệt tránh. Các bộ luật đều nhắc lại những trường hợp đã dẫn từ các giới trước duyên khởi theo tường thuật chung như sau.

Thật sự thì ra ở trong kinh A Hàm Thầy có đọc ở chỗ này khi một cái vị mà lãnh đạo - ngoại đạo Ni Kiền Tử ông ta là cái vị lãnh đạo, ông chết đi do đó chúng Ni Kiền Tử đó họ mới tranh nhau thế này thế khác làm cho nó náo động. Do đó các vị tì kheo nhất là ông A Nan sợ chúng tì kheo của mình sau khi đức Phật nhập diệt đi rồi thì không có làm sao mà giải hòa được cho nên ông A Nan mới trình Phật. Phật có dạy cho mình sáu cái Lục hòa, cách thức đó mà nương theo mà hòa hợp với nhau sống, rồi đức Phật dạy cho mình cách thức để mà mình sống như thế nào để cho đúng thì đó là những cái giới kinh nó rất là đúng đắn. Chứ nó không phải là chế như là ở trong cái giới bổn này mà đọc trong bài kinh đó Thầy thấy đức Phật rõ ràng là người biết ngừa hết các sự kiện xảy ra. Các tu sĩ mới hỏi Phật thì đức Phật nói Ta đã dạy rồi, Lục hòa rồi có gì đâu mà tranh chấp nữa, do theo đó mà chúng ta hòa hợp với nhau, sáu cái hòa hợp đó là đúng rồi đau còn cái gì mà hỏi. Nhưng mà ông A Nan ông nói sợ lo lắng về sau thì Đức Phật cũng đã xác định như vậy và đồng thời mới chỉ dạy cho ông cách thức mà cư sử như thế nào.

Nhưng người sau này thì họ cũng có dựa vào những bài kinh đó mà họ không thấy Lục hòa là cái căn bản của đạo Phật rồi. Muốn hòa hợp thì mình phải sống Lục hòa rồi nghĩa là kiến hòa đồng giải. Kiến hòa đồng giải không có nghĩa lấy một cái ý kiến của mình, mình hiểu gì đó mình dạy người ta mình làm thầy cho người ta, mà mình lấy ý kiến của người ta đó mà mình làm ý kiến của mình thì nó hòa hết chứ có cái gì đâu. Còn mấy ông này, Ni Kiền Tử này họ lấy ý kiến của ông làm cha người ta mà đè người ta xuống thì người ta phải tranh chứ người ta phải cãi ông, ông nói ông đúng chứ ông làm sao ông đúng được. Còn mình chấp nhận mọi ý kiến của người ta đúng thì làm sao có sự tranh cãi. Cho nên trong Lục hòa Đức Phật đã xác định đã đủ cho các ông hòa hợp rồi các ông còn hỏi gì nữa. Các con thấy không cái Lục hòa nó đã đủ rồi, thế mà chúng ta không lấy. Các con thây không? Lục hòa đã đủ rồi thế mà chúng ta không lấy lục hòa còn đi sợ hãi, còn đi thấy cái đám này, do lấy cái chỗ này mà gặn ra chế làm bảy cái pháp Thất diệt tránh này thì Thầy thấy thì nó cũng bằng thừa chứ đâu có gì. Mà cái này đem ra xử sự nó có gì hay đâu. Đọc rồi mấy con thấy này nào là ngôn tránh, mình tránh cái sự nói qua lại tại cái ý của mình mình mới cãi chứ, ý của người ta mình chấp nhận thì làm sao có cãi mà ngôn tránh, còn mình làm sao mà mích tránh đâu, mình có gì xích mích người ta đâu, ai làm gì thì mình cứ tùy thuận theo họ thì làm gì xích mích được, sáu cái Lục hòa nó đủ rồi thì có gì mà xích mích. Rồi cái phạm tránh làm sao mà phạm tránh được nữa.

Tất cả những cái này đặt ra nó không có bằng cái Lục hòa của Đức Phật. Xem qua chúng ta thấy không bắng ông Phật, sáu cái hòa hợp từ cái thân cho đến cái ý, khẩu hòa chúng ta cho đến mà thân hòa đồng tụ như thế nào Đức Phật đã dạy chúng ta, lợi hòa đồng quân như thế nào thì còn cái gì mà ai còn tranh hơn, cái gì mình cũng chia đồng đều nhau ăn, có người nào hơn người nào đâu mà tranh. Như các con thấy lục hòa của Phật đã tuyệt diệu để làm cho cái tăng đoàn của chúng ta sống rất hòa hợp rồi, chứ phải chi Ni Kiền Tử, ông thầy đó chẳng biết chế cái lục hòa nào hết cho nên nó mới cãi cọ nhau là phải. Còn ông Phật ông đã chế cho chúng ta Lục hòa rồi mà bây giờ còn hỏi gì nữa. Đây là muốn gặn ra một cái câu này để chế ra một cái giới mà nó không đúng. Ở đây đặt phải đặt Lục hòa Thầy thấy rất là tuyệt, mà bây nhiều đó là đủ rồi còn này không lấy bảy cái giới diệt tránh này mà làm cái Thất diệt tránh này để mà làm cái chỗ mà giải quyết những cái bất đồng, bất hòa thì Thầy thấy không tuyệt bằng cái Lục hòa. Vì Lục hòa nó ngăn ngừa từ cái lúc đầu rồi nó đâu còn có tranh cãi nhau nữa.

1. Phép hiện tiền tì kheo ni dứt sự tranh cãi.

 Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại nước Xá Vệ Ca-lu-đà-di tắm chung với nhóm sáu tì kheo. Tắm xong lên bờ trước, Ca-lu-đà-di mặc nhầm y của Lục quần tì kheo mà đi. Sau đó Lục quần tì kheo lên bờ không nhìn thấy y của mình nhưng thấy y của Ca-lu-đà-di bỏ sót lại họ cho rằng tì kheo ấy đã lấy cắp, do vậy họ tác pháp yết ma diệt tận đối với tì kheo cầm nhầm về tội Ba-la-di. Khi mà Ca-lu-đà-di nhận biết đã mặc nhầm đồ người khác bèn trở lại chỗ tắm. Bấy giờ Lục quần tác pháp vừa xong bèn báo cho tì kheo cầm nhầm cho biết Ca-lu-đà-di biết rõ mình vô tội nhưng nghi ngờ về hiệu lực của yết ma mà sáu tì kheo vừa thực hiện xong. Ông đến bạch Phật hỏi Phật. Ngài tuyên bố yết ma ấy là phi pháp vì đương sự không hiện diện và nhân đó Phật kiết giới này nguyên tắc diệt sự tranh cãi bằng hiện tiền tì kheo ni, ai phát khởi lại thì phạm tội đọa.

Cái câu chuyện đặt ra nó cũng vô lí. Khi mà mấy người này cùng tắm với nhau thì ông kia ông mặc đồ lộn thì ông quay lại trả thì mấy ông đó bộ trèo lên cái bờ đó rồi tập hợp với nhau lại kiết giới liền à, làm pháp yết ma liền ở trên bờ à, không có chịu về chùa. Coi nói có vô lí không. Cho nên ông này đến thì mấy ông này kiết giới rồi, bắt ông thuộc tội phạm Ba-la-di ăn cắp đồ tôi rồi, tôi kiết giới, tôi họp yết ma, tôi kiết giới rồi. Nói cái chuyện không có không à, Thầy nói đặt sao đặt cho có chứ sao không có vậy mà viết ở trong này đặt giới luật làm gì đây, nói cái chuyện không thành không à cũng nói được. Đó, thì các con thấy đọc ra nó rõ ràng như vậy đó, rồi bắt làm sao mà chúng ta tin cái giới bổn này là giới của chúng ta được.

2. Phép nhớ nghỉ dứt sự tranh cãi.

Các con thấy những cái điều này hoàn toàn là dựa vào các pháp yết để kết tội người ta bằng cách là vô lí không chứ không phải là có hữu lí. Còn bây giờ cái pháp Lục hòa các con thấy, ban đầu mình phải hòa cái gì, thân hòa, khẩu hòa, ý hòa đủ cách hết làm sao mà có sự tranh cãi, làm sao có sự hơn thiệt. Mà đạo Phật là người có ý tứ, đâu có lí nào lên bờ nhắm mắt xách đồ người ta đi không biết, mặc vào cũng không biết, không nghe mồ hôi của người ta nữa, cái ông gì mà cái lỗ mũi gì mà không biết gì hết, bộ cái lỗ mũi bị nghẹt mũi chứ không có gì nên không có biết mùi cái áo quần của người ta. Ai mà mặc lộn mà không biết cái áo. Không lẽ cái áo của Thầy, Thầy mặc mà Thầy không biết cái áo của mấy con hay sao mà mặc vô lộn. Đâu có cái lí kì cục vậy được cho nên ở đây nói chuyện vô lí thiệt.

Vì sao Phật kiết giới này. Đức Phật ở tại thành Vương Xá, Đạo-bà-ma-la-tử bị tì kheo Từ Địa vu khống về tội Ba-la-di không căn cứ, các tỳ kheo khác thường cật vấn trưởng lão Ma-la-tử. Ông bạch Phật, Phật dạy kiết giới tác ức niệm tỳ ni, bạch tứ yết ma để sau đó không tỳ kheo nào được phép cật vấn nữa, nếu tránh sự như pháp diệt rồi sau ai phát khởi thì phạm tội đọa.

Ở đây thì mình chỉ lấy cái pháp yết mà để đè nén người ta xuống, đặng cho người ta đừng có tranh cãi nữa, mà trong khi người ta tranh cãi mình cho cái đó là đúng hay là sai, cho người ta phải có sự mà nói có đúng không, hay là vu khống người khác tội về tội gì đó. Còn đằng này làm cái pháp yết ma rồi cấm miệng người ta không có cho cãi, người nào cãi là bị tội thì quá là độc, độc tài vậy. Thầy thấy giới luật của Phật mà chế ra kiểu này là độc tài lắm không còn cái chỗ nào khác nữa. Buộc người ta phải chết là chết, chứ không có được mà cãi đó là tôi không có tội đó mà giết tôi thì không có được.

3. Phép bất si tỳ ni dứt sự tranh cãi.

Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật cũng ở thành Vương Xá, tì kheo Nan Đề si cuồng, tâm loạn phạm nhiều tội lỗi. Sau ổn định tâm thần đã hết bệnh rồi mà các tì kheo khác thường đến cật vẫn các tội đã phạm trong lúc điên cuồng. Để chấm dứt sự phiền nhiễu ấy, Phật thuyết giới này khiến tăng tác pháp bất si tì ni cho Nan Đề. Từ đó không tì kheo nào được phép nhắc nhở các việc phi pháp của Nan Đề trong lúc loạn trí, nếu sau ai phát khởi lại thì sẽ bị phạm tội đọa.

Sự thật ra một cái người mà điên khùng mà giờ người ta hết điên khùng rồi đâu có còn tội lỗi gì nữa, mà những cái người ma tu sĩ đâu ai mà nhắc cái tội của người điên đâu, có bao giờ làm cái chuyện đó đâu. Thế mà ở đây cũng đặt ra một cái điều để chế ra thì thấy nó cũng là vô lí. Một người mà tu theo đạo Phật, khi một người bạn của mình đã điên khùng đã nói bậy nói bạ, nói không đúng đó là phạm vào cái tội vọng ngữ, hoặc là có thể mà nói rằng ông vì điên khùng ông không biết mà ông phạm vào cái tội sát sanh thì những cái tội này là do sự điên khùng ông không biết, do đó sau khi ông mạnh rồi thì ai lại mà nhắc đi nhắc lại những cái điều mà ông đã làm cho nên làm cho ông buồn khổ hơn. Như vậy đâu phải là những người tu sĩ. Cho nên những cái này không thể nào mà người tu sĩ đi làm cái chuyện đó được hết. Thầy xét mình mà hiểu người khác chứ, trừ ra những người mà không tu thì mới đem cái chuyện đó mà chế nhạo người ta chơi, cười giỡn trên cái sự đau khổ của người ta, chứ còn cái người tu thì không ai làm cái điều đó hết.

4. Phép tự nói tội để dứt sự tranh cãi.

Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở tại thành Chiêm Bà vào ngày bố tát, các tì kheo đã tập hợp đông đủ ngồi xoay quanh để nghe Phật thuyết giới, nhưng có một người phạm tội ngồi chung trong chúng nên mãi nửa đêm Phật vẫn im lặng, ngồi yên không thuyết giới. Với sau ba lần thỉnh cầu của A Nan, Ngài nói Như Lai không thuyết giới khi giữa tăng có một tì kheo không thanh tịnh. Nói xong Phật trở lại ngồi im lặng. Tôn giả Mục Kiền Liên vận dụng tha tâm thông quan sát khắp chúng khám ra một tì kheo phạm tội mà che giấu nhưng không phát lồ sám hối, tôn giả dùng sức mạnh nắm tay lôi tì kheo ấy ra khỏi chúng rồi quay trở lại bạch Phật nhân đó Phật kiết giới này nêu nguyên tắc không nên làm như vậy phải khiến cho họ tự nhận tội mới trao tội cho họ, tự nhận tội, tự nói đã phạm tội vì để sám hối và tự trách tâm mình sanh nhàm chán, mong thoát li.

Ở đây thì các con thấy câu chuyện này Thấy cũng có đọc ở trong kinh A Hàm, thì câu chuyện này cũng có, một hôm thì Đức Phật trong cái ngày mà thuyết giới để cho chư tăng nghe giới và để giữ gìn giới luật trong cái ngày 14, cái ngày mà người ta đọc kinh giới. Trong khi đó có một người mà không thanh tịnh giới. Cho nên khi mà thuyết giới mọi người thì đều im lặng chờ cho Phật nói giới thì Phật không có nói. Cứ im lặng cho đến khi ba lần ông A Nan thưa thỉnh thì Đức Phật mới nói, trong chúng có một người không thanh tịnh giới mà không chịu ra mà phát lồ cho nên Phật không thuyết giới. Do vì vậy đó mà ông Mục Kiền Liên mới dùng thần thông, mới quan sát mới thấy có một vị tì kheo phạm giới Phật không thuyết giới do đó ông mới lôi cái tay vị này ra khỏi giới đoàn rồi từ đó Phật mới thuyết Pháp.

Câu chuyện nó như vậy nhưng sự thực ra theo Thầy thấy, một cái người mà đã phạm giới trong cái ngày đó thì họ phải đứng lên họ phát lồ ra họ nói, mà họ không phát lồ nói thì ít ra có những huynh đệ chúng ta biết cái người đó phạm thì mình xin đứng lên mình nói ra để chỉ ra cho người biết cái lỗi cho họ để họ xin sám hối để họ sửa thì đâu có lí nào ngồi tới nửa đêm hoặc tới gần sáng rồi mới lôi tay ông này ra. Mới chừng đó đức Phật mới thuyết pháp, thì điều đó là một cái điều làm cho cả chúng mệt nhọc hết chứ, đâu có cái gì mà tốt đẹp đâu.

Cho nên ở đây theo Thầy thiết nghĩ, khi mà họp lại với nhau trong ngày mười bốn để đọc giới, trong khi trước khi mà đọc giới những người nào mà có tội thì người ta đến người ta xin sám hối hết rồi. Bây giờ có một người phạm tội họ giấu thì trong khi họ làm cái tội gì thì trong chúng chúng ta làm sao không biết. Chứ đâu phải đợi mà ông Mục Kiền Liên phải dùng thần thông. Thầy nói hồi sáng rồi chửi lộn thì bây giờ phải sám hối, hồi sáng chửi lộn mà bây giờ không chịu sám hối thì tức là có người phải đến trình: "bạch Đức Thế Tôn bây giờ trong chúng này có hai người hồi sáng này đang có chửi lộn với nhau vậy mà không biết ai là người phải, ai là người quấy xin Đức Phật phán xét xem người nào phải người nào có tội để người ta sám hối cho tiêu tội”. Trong lúc đó thì phải kêu hai cái vị đó lên đây, bảo hai vị lên đây, vậy thì hai cái vị đó phải nói cái sự kiện nó xảy ra như thế nào cho Phật nghe coi thì cái người này bắt đầu kêu ông A hay là ông B, Thầy A trình bày cái sự kiện hồi sáng sao, rồi bắt đầu kêu cái ông thầy B cũng trình bày cho nghe, rồi bắt đầu kêu một cái người mà đã chứng kiến cái sự kiện ấy cũng trình bày cho nghe hai ông này nói đúng hay là sai. Sau khi cái người chứng kiến trình bày thì Đức Phật xác định rằng cái ông này nói như thế này là ông này lỗi nè, ông này không có lỗi nè, do lấy cái người thứ ba này mình đã phán xét, thì việc đó mình đã xác nhận rồi thì cái người này không có lỗi thì trở về cái vị trí cũ của mình mà ngồi nghe thuyết giới, còn cái người có lỗi thì phát lồ ra sám hối đi, để mà xin để mà ăn năn sám hối cho ba nghiệp được thanh tịnh thì như vậy là xong chứ có cái gì mà phải ngồi đến nửa đêm.

Thầy nói thật ra ông Phật gì mà ông điên gì mà ông ngồi cho mệt mỏi như vậy, chúng thì ngồi từ canh một mà cũng im lặng. Rồi tới chừng mà ông A Nan nhắc ông Phật cũng làm thinh không nói gì cả, tới canh hai, canh ba cho đến gần sáng rồi Đức Phật mới nói có người phạm giới bất tịnh chừng đó ông Mục Kiền Liên lôi ra rồi thì mới bắt đầu thuyết giới. Trời! Ngồi từ đầu hôm cho tới đến gần sáng các con nghĩ mình ngồi đó chắc là Thầy ngồi riết cũng buồn ngủ, ngủ gục chứ đừng nói, chơi cái kiểu đó thì ông Phật ông cũng gục mà Thầy cũng gục luôn, chứ đừng nói chúng tăng đều ngủ gục rồi mới được nghe ông Phật ông thuyết giảng. Vô đầu hôm mà cho tới nửa đêm, tới khuya rồi tới sáng mà cứ ngồi đó mà ba lần ông A Nan thỉnh Phật như vậy thì Thầy thấy thiệt là vô lý, thiệt vô lý hết sức không có cái chỗ nào mà nói.

Ở đây thực sự ra cái chuyện đó nó xảy ra thì đọc cái bài kinh đó Thầy thấy nó không phải như vậy, Thầy phải hiểu qua một cái góc độ khác là vì  lúc bây giờ phải hiểu rằng muốn nói lên cái chỗ mà thần thông của ông Mục Kiền Liên để biểu diễn cái thần thông thì mới biết được người phạm lỗi, chứ làm gì cái sự phạm lỗi mà ở trong chúng tăng không biết được, đâu có cái chuyện đó mà xảy ra trong chúng tăng, trong chúng đông mà làm sao mà giấu được.

5. Phép tìm tội tướng để dứt sự tranh cãi.

Vì sau Phật kiết giới này? Lúc bấy giờ Phật ở tại Thích Xí Xậu, tì kheo Tượng Lực tánh ưa nghị luận cùng ngoại đạo tranh luận, khi nào đuối lý thì nói quanh nói dối trá, trước sau nói ngược lại nhau. Các tu sĩ ngoại đạo chỉ trích. Chúng tì kheo hay biết bèn hỏi Tượng Lực về sự thật. Tượng Lực chối quanh, nói dối với chư tăng, các tì kheo bạch Phật. Do đó Phật kiết giới này bảo chúng tỳ kheo bạch tứ yết ma tác pháp tìm tội tướng cho Tượng Lực, tập tăng rồi cử tội, cử tội rồi tác ức niệm, tác ức niệm rồi trao tội.

Nghĩa là trong khi cái ông này ông hay lý luận như vậy thì cái người mà tu sĩ hay lý luận bằng cách này bắng cách kia thì ông này mình thấy được thì mình cho ở bởi vì đây thuộc về cái lý luận dối quanh bên nay bên kia, thì cái người này thuộc về tội vọng ngữ rồi, khép tội Ba-la-di rồi đuổi ông ý ra rồi có đâu mà mất công lại phải nào là tác pháp yết ma, kiết giới rồi cử tội ông, rồi trao tội ông. Bằng cách chúng ta chỉ nhận ra ông này mà luôn luôn hay tranh luận với ngoại đạo, hơn thua với ông ta, mặc dù ông có hơn đi nữa cũng đuổi ông đi. Đạo Phật không có tranh luận đi nữa, thua người ta thì thua chứ không có tranh luận.

Còn cái ông mà hay tranh luận thì không phải là người tu sĩ của Đạo Phật đuổi ông ra cho rồi. Cho nên ở đây quý thầy mà cái người nào mà hay tranh luận, hay lý luận cao siêu, hay nói giọng tiên tổ hơi tổ thì Thầy tìm mọi cách Thầy cho mấy ông ý đi luôn đi chứ Thầy không có để ở đây đâu bởi vì mấy ông này thuộc về cái loại không có tu, cái loại lý luận họ chỉ dùng cái sự hiểu biết, kiến thức kiến giải của họ, họ nói bên đây, họ nói bên kia, cái miệng của họ nó méo cũng như cái vành thúng vậy nó không có ra cái gì hết. Cho nên mấy cái loại đó là mấy cái loại không phải tu, cho nên cho họ đi ra mấy cái chùa mà tranh luận, họ ở để họ tranh luận. Cho nên vì vậy mà ông ty kheo Tượng Lực này ông cũng thuộc loại đó, cũng cho ông ấy đi mấy cái chùa khác đi, cho ông về mấy cái chùa mà nó chuyên môn tranh luận, tranh cãi nó ở chứ đừng có cho ở trong những cái nơi mà thanh tịnh tu hành đúng giới hạnh.

6. Pháp nhiều người nói để dứt sự tranh cãi.

 Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở tại nước Xá Vệ, các tì kheo cùng nhau tranh tụng chúng tăng như pháp diệt tránh, tì kheo tranh tụng kia không chấp nhận sự diệt tránh của tăng bèn đến bạch Phật, Phật liền tập tăng quở trách các vị kia rồi bảo các tì kheo nên diệt tránh sự này bằng cách dùng nhiều người giải quyết, dùng nhiều người biết pháp nói khiến cho tâm họ chấp nhận vấn đề giải quyết. Bạch nhị yết ma, sai người hành trù. Phật kiết giới này như thế theo chính văn gọi là đa nhân ngữ diệt trách pháp. Hành trù có ba cách, một là bỏ phiếu trắng, hai là bỏ phiếu kín, ba là bỏ phiếu rỉ tai. Hành trù phi pháp có mười trường hợp: một là không biết cách rút thẻ không rõ nội dung; hai là không đứng về phía người tốt; ba là muốn cho tì kheo phi pháp chiếm đa số; bốn là biết tì kheo phi pháp nhiều cố ý giúp kẻ xấu, năm là dụng ý muốn tăng bị vỡ đồng lõa với kẻ xấu; sáu là biết tăng sẽ bị vỡ; bảy là biết yết ma phi pháp mà nắm thẻ; tám là biết chúng nắm thẻ; chín là việc không quan trọng mà nắm thẻ; mười là bất đồng quan điểm mà rút thẻ.

Tất cả những cái điều kiện trên này đều là hình thức bình bầu hay là bầu cử, hoặc là bỏ thăm hoặc là đưa tay để biểu quyết coi nhiều hay ít đó là cách thức như vậy để mà chấp nhận ở trong cái đúng cái sai đó thôi. Thầy thấy ở đây nói ra cho nó nhiều như vậy thôi chứ sự thật ra chúng ta muốn làm cho rõ thì hỏi những ý kiến người khác. Thí dụ như ở đây Thầy hỏi bây giờ Thầy nêu ra cái tội này như vậy là đáng xử như vậy có được không, ai đồng ý giơ tay lên, ai không đồng ý thì đừng đưa tay. Vậy như vậy là chúng ta bình bầu như vậy là cũng được rồi chứ cần gì mà phải làm cho nhiều công chuyện nó rắc rối thêm chứ có cái gì đâu, còn khéo mà kín nữa thì người nào cứ viết một cái tờ giấy đi, ai mà đồng ý cái người đó có tội thì ghi ở đây trong cái tờ giấy cho Thầy một cái là chữ “tội” đi, còn cái người nào mà thấy cái tội này nó không phải thì viết chữ “không tội” đi, như vậy là cứ đem vô đây, bỏ vô đây đi. Mà giờ đây là mười người thì sau khi mà so thăm lại lấy cái số đông, cái người mà không tội, cái người mà số đông chấp nhận người đó không tội thì coi như cái người đó không tội. Thì như vậy mình lấy cái chỗ mà dân chủ để mình kiểm điểm cái tội của người ta thì như vậy Thầy thấy nó cũng không công bằng đâu, nhiều khi một cái đám đông vậy chứ, nó vì nó thương ông này cho nên nó bầu như vậy, chứ sự thật ông này là cái người có tội, chứ không phải là không tội. Cho nên ở đây phải có một người có đầu óc quán xét chứ còn không có mà theo dựa cái tập thể, nhiều khi tập thể chưa chắc đã là đúng.

Thầy nói thực sự chưa chắc đã là mọi người đều có một cái trí thông minh mà đúng hết đâu, chưa chắc đâu. Cho nên cái trí thông minh của một cái người mà người ta nhìn qua người ta phán xét cái sự kiện xảy ra người ta đều có thể biết đoán chắc cái đó là cái tội đúng hay tội sai. Cho nên ở cái người mà làm cái giới luật, làm cái pháp luật đó thì người ta phải có cái đôi mắt rất là sâu sắc. Chứ nếu không có cái đôi mắt sâu sắc, chúng ta viết pháp luật, cũng chỉ là viết sau lưng của họ chứ không được chứ không phải là viết cái sự kiện mà đã đoán trước họ sẽ phạm cái tội đó.

7. Phép như cỏ mà che đất để dứt sự tranh cãi.

Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở tại nước Xá Vệ các tỳ kheo cãi nhau phạm nhiều giới chẳng phải pháp của Sa môn, mà cũng chẳng làm, cũng nói ra vào không chừng mực, sau đó các tỳ kheo tự nghĩ mà nói: nếu chúng ta trở lại tìm hỏi việc này do ai, do đâu, thì có thể khiến cho tránh sự càng thêm sâu nặng, trải nhiều ngày tháng, không diệt trừ đúng như pháp khiến cho tăng không được an lạc. Vì cả tập thể tăng đều phạm tội không còn tì kheo nào thanh tịnh để tác chủ thọ sám hối do đó họ bạch Phật sám hối, Phật kiết giới này và dạy rằng nên chấm dứt sự tranh cãi này như dùng cỏ che đất mà sám hối. Pháp này tập thể không ai xưng tội, tội danh, tội chủng mà sám hối như lấy cỏ che đất bùn khiến người có thể đi qua lại được không nhớp chân. Nghĩa là họ cũng hồi hộp sám hối che các điều ác trên để thiện pháp được sanh rồi sau sám hối tội đã phạm vậy nếu tránh sự đã dứt rồi sau ai phát khởi lại mắc tội đọa.

Ở cái chỗ này theo Thầy thấy như là chế ra cái giới này bây giờ ai có tạo tội phạm thì từ từ mà sám hối đi, còn bây giờ coi như là mỗi người có làm những cái điều sai trái này thì tự mình biết lấy rồi mình coi như là mình đừng có để cho ai biết hết bây giờ không có phát lồ ra nhưng mà người nào cũng tự mình sám hối nếu mình nhận thấy cái lỗi của mình. Thực sự ra Thầy thấy Thầy làm lỗi nhiều khi Thầy không biết đâu, những cái lỗi có nhiều khi mình làm không biết đâu, bởi vậy cho nên mình làm lỗi mà mình không có biết cho nên vì vậy mà mình lý luận nói rằng tôi không có lỗi, cái đó tôi chưa có phải lỗi, cái trường hợp xảy ra như vậy chứ chưa phải là tôi muốn làm cái lỗi đó đâu, tại nó xảy ra như vậy. Do cái sự mà tranh cãi, do cái sự mà mình không thấy lỗi mình thì làm sao người ta buộc lỗi mình mà mình nhận cho được mình lấy như cỏ mình rải ở trên đất bùn để cho mình đi đừng dính đất, che đậy lại như vậy, cái ví dụ đó Thầy thấy, cách xử như vậy Thầy thấy không có hay chút nào hết, mà tốt hơn hết là chúng ta từ bước đầu mà đi vào con đường mà tu tập của Phật pháp, ngay từ bước đầu chúng ta trao dồi thân tâm của chúng ta từng bước một trong những cái sống hòa hợp, lục hòa như thế nào.

Cũng như bây giờ, Thật đặt ra thành vấn đề này, như vào trong Tu viện chúng ta mà cỡ có cái tổ chức hẳn hoi, các con không bao giờ mà có vào nhà bếp nấu ăn, các con sống độc cư quý thầy này, các con không được đến nói chuyện này, đó là các con độc cư này, các con chuyên môn các con phải sống như thế nào đúng cách này, ăn ngày một bữa này, tới giờ các con ôm bát đi khất thực không được nói chuyện ai này, tới giờ ngủ thì các con đi ngủ đúng giờ đúng khắc này không được mà ngủ phi thời phi pháp này, rồi tới cái giờ các con luôn luôn sống trầm lặng một mình này không được tiếp duyên với người nào khác làm sao có cái sự kiện gì mà xảy ra đâu, làm gì có sự kiện mà mất lòng nhau đâu, đâu có nói chuyện với nhau đâu. Đó là cái thứ nhất ba cái giới mà Thầy đặt ra, cái nòng cốt của cái tu viện. Rồi kế đó ba cái đức mà chúng ta tập luyện là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì luôn luôn lúc nào cũng có ba cái pháp nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì gần nhe là sáu cái pháp lục hòa của Phật rồi, cái danh từ thì nói khác, chứ ba cái đức này nó đúng là Lục hòa ở trong cái đạo Phật rồi, rất là Lục hòa, mà nó đầy đủ trọn vẹn ở trong sáu cái hòa hợp này rồi. Do như vậy làm sao mà chúng ta có cái sự gì mà tranh cãi, có cái sự gì mà phiền não. Muốn tu vào đây thì phải khép mình ở trong sáu cái kỉ luật này, sáu cái luật này, nòng cốt của tu viện này thì thử hỏi làm sao có chuyện gì nữa. Nhưng mà giờ cái hoàn cảnh của mình không có làm được cho nên các con thấy các con còn lộn xộn, rồi bây giờ các tu sĩ ở ngoài sau nam thì các con thấy có lộn xộn không. Nó lộn xộn là do mấy cái ông mà không có độc cư được đi lại thất này nói chuyện đi lại thất kia nói chuyện, chứ còn riêng mấy người mà người ta sống độc cư một trăm phần trăm người ta không đến thất ai người ta lo người ta tu hành các con thấy có ai mất lòng ai không. Thầy thấy mười người, một trăm người mà sống được như mấy người độc cư như vậy, bây giờ một ngàn người thì cái tu viện chúng ta cũng im như là thạch bàn nó không bao giờ có một tiếng động, sống đúng thì nó không bao giờ mà làm chúng ta khó khăn tu hành mà sống không đúng thì nó làm cho chúng ta khó khăn tu hành. Còn vì cái hoàn cảnh các con bên nữ các con sao. Các con phải nấu cơm mà sống, bởi vì Thầy chưa có tổ chức cho cái người nào mà ở ngoài nào mà người ta nấu cơm cho mình sống được cho nên đến đây chúng ta còn phải có những cái sơ sót đó. Nhưng mà chúng ta vì cái nhân duyên chưa đủ mà đành chúng ta phải chịu mà thôi chứ bây giờ chúng ta biết làm sao, đó thì các con thấy không. Chứ nếu mà bên nữ mà Thầy khép được mà cô Út mà hoàn toàn có những cái người khác mà lo lắng được đời sống để các con có mà cơm ăn áo mặc ngày chừng một bữa mà các con bưng bình bát các con đi khất thực mà các con biết giữ trọn được cái hạnh độc cư đó. Nếu mà các con giữ trọn hạnh độc cư thì Thầy nhìn trong cái số các con chắc còn lại ở đây cũng không có bao nhiêu người đâu, chắc chừng một hai người hết sức. Thì cũng như bên nam mà nhìn lại thì cũng đâu có người nào cũng còn một hai người à. Chứ không khéo các con sống buồn bã rồi các con sống mà tiếp duyên làm chuyện đồ các con còn vui, còn có buồn, có giận, các còn còn ấy chứ cô đơn quá thì các con cũng lại như là thầy Từ Minh với thầy Chơn Tịnh mà độc cư quá rồi chịu không nổi rồi cũng phải là xách gói đi thôi chứ không làm sao mà sống được. Đó thì  các con thấy nó đâu có đơn giản. Nếu mà chúng ta sống độc cư được, giới hạnh chúng ta giữ được thì cái Tu viện chúng ta nó im re à. Không bao giờ mà có sự không hòa hợp, nhưng cái hoàn cảnh chúng ta chưa tổ chức được.

Thầy ước ao một ngày nào đó, chúng ta còn lại chút ít chúng ta sẽ tổ chức được những cái sự tu hành của chúng ta được tốt hơn để cái bên giới nữ các con có những cái điều kiện mà tu tập cho đạt được cái kết quả tốt hơn. Còn bây giờ các con sống trong cuộc sống chung như thế này, các con làm riêng rẽ để cho một mình mình tu cho được thì chắc chắn các con cũng không có yên mà tu được đâu. Nó phải sống ở trong một cái hòa hợp chứ không thể nào muốn riêng cho mình được một cái gì được cả. Cho nên một cái guồng máy thì cái bánh xe lớn, cái bánh xe nhỏ nó đều kéo nhau hết, chạy thì nó phải chạy hết, mà nó không chạy thì nó sẽ đứng hết còn bây giờgiụt không có một cái bánh xe nó đứng chựng lại nó  không chịu chạy được thì mấy cái bánh xe kia nó có chạy được thì nó cũng cán, nó cũng cày những cái răng của bánh xe đó cũng tan nát hết không còn nữa.

Hôm nay thì Thầy sẽ kết thúc cái giới bổn vì chúng ta có học thêm nhiều thì nó cũng bây nhiêu cái điều thêm thắt của các Tổ, bởi vì trong những  cái bài kinh của Phật cái giới nó vừa là pháp môn của chúng ta tu mà cũng vừa là những cái hành động để chúng ta trau dồi thân tâm của chúng ta dẫn đến giải thoát, chứ không phải cái giới ở trong giới kinh nó là một cái giới mà cái điều luật, hay hoặc là một cái giáo điều, mà nó là cái pháp môn. Bởi vì chúng ta đọc ở trong kinh sách chúng ta thấy rất là đầy đủ giới mà oai nghi tế hạnh nó rất là đầy đủ chứ không phải thiếu, nhưng mà vì sau này người ta cứ suy tư nghĩ ra cái này cái kia để chế ra những cái oai nghi tế hạnh, nhưng mà khi chế ra đủ thứ oai nghi tế hạnh mà một cái người không phòng hộ sáu căn thì cái oai nghi tế hạnh cũng đâu có bằng cái người mà người ta phòng hộ sáu căn.

Mặt B.

Những cái pháp hành như vậy đó chúng ta thấy nó rất là oai nghi rồi. Còn bây giờ mình có đặt oai nghi một trăm giới chúng học, oai nghi thế này thế khác mà con mắt ngó láo liên thì chắc chắn là không thể nào mà gọi là oai nghi tế hạnh được hết. Giới bổn ấy thì chúng ta thấy nó chi li phần này phần kia coi nó rõ ràng nhưng mà nó không có cái hành. Cho nên nó tuy nói chúng ta nghe nó có cái hay nhưng mà cái hay đó bằng cái lý thuyết suông nó không có cái pháp hành. Còn ở trong giới kinh thì nó có cái pháp hành rõ ràng. Vì vậy bây giờ chúng ta có giải thích bao nhiêu cho đi nữa, nói bao nhiêu cho đi nữa thì nó cũng không có một cái pháp cụ thể để đưa cho chúng ta đi đến cái sự giải thoát. Vì vậy chúng ta nên tóm lược nó lại ở đây để rồi chúng ta phán xét coi cái đúng hay cái sai có đúng của Phật chế hay là không đúng của Phật chế mà thôi.

BỐN PHÁP KHÓ THỂ NHẬP

Còn về phần ngày hôm nay trước khi mà kết thúc cái Giới bổn này thì Thầy cũng nhắc nhở quý thầy nó có bốn cái pháp rất khó thể nhập. Đó là bốn cái loại định, bốn cái định.

Thế nào là bốn pháp rất khó thể nhập, phải lưu ý về phần này là cái phần mà chúng ta gọi là tu Thiền định mà chúng ta không hiểu nó thì tức là chúng ta sẽ khó mà tu tập được.

Cái phần thứ nhất là xả phần định, tức là cái định mà làm cho chúng ta xả được tất cả mọi cái, mọi pháp, thì cái định đó nó làm chúng ta xả hết các pháp, cái đó là cái phần rất là quan trọng. Cho nên ở đây chúng ta thấy như ở trong Tứ thiền, Phật có dạy chúng ta đó là xả hỉ, xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Vậy thì chúng ta biết là trong khi mà nhập Tứ thiền thì chúng ta phải xả vậy xả cái phần mà xả định này đó, chúng ta phải có cái pháp hành như thế nào, không khéo nói xả là danh từ suông thì chúng là làm sao chúng ta biết xả. Xả phải làm sao, đó là khi mà Thầy dạy về cái định hiện tại an lạc trú đó, dạy về Bốn thiền thì Thầy sẽ dạy về cái phần xả phần định đó là cái phần thứ nhất.

Cái phần thứ hai của định là chỉ phần định, cái này cũng rất quan trọng. Chỉ là ngưng lại, làm cho nó ngưng, thí dụ như bây giờ chỉ cái ngôn ngữ phải tịnh chỉ, làm cho cái làm cho cái ngôn ngữ không còn phát ra cái lời nói nữa như vậy gọi là chỉ, mà cái chỉ được như vậy gọi là chỉ phần định. Cũng như một người nhập Sơ thiền mà hay nói chuyện thì không thể nói người đó nhập Sơ thiền được, cho nên chúng ta phải tịnh chỉ cái ngôn ngữ, mà tịnh chỉ cái ngôn ngữ đó là cái phần thứ hai ở trong định, gọi là chỉ phần định.

Phải hiểu như vậy để mà chúng ta phải có cái pháp hành như thế nào để mà chỉ. Còn nếu mà không có pháp hành ấy thì chắc chắn chúng ta không có chỉ được. Thí dụ như bây giờ nếu màkhông có cái pháp hành, bảo là mà mình tịnh chỉ ngôn ngữ thì mình không nói chuyện, nhưng mà nó không có cái pháp hành. Bữa nay ráng bữa nay không nói chuyện nhưng mà nó không có pháp hành thì bữa nay không nói chuyện sángngày mai có cái duyên sự gì nó cũng bắt chúng ta nói chuyện à, hay hoặc là chúng ta sống độc cư không nỗi thì chúng ta cũng thành nói chuyện à. Cho nên vì vậy mà phải có cái pháp hành, phải có một cái kỉ luật khép chặt mình trong cái khuôn khổ đó, để buộc chúng ta không có cái duyên ra ngoài để chúng ta mới tịnh chỉ được cái ngôn ngữ.

Vậy thì chúng ta phải lấy cái pháp hành gì, do hằng ngày chúng ta phải trao dồi tu tập gì để mà chúng ta giữ cái ngôn ngữ mình không nói. Cái đó là cái quan trọng gọi là cái phần chỉ phần định. Như vậy là chúng ta phải biết. Ví dụ như ở đây Thầy lấy cái kỷ luật là bắt buộc tu sĩ ở đây phải sống độc cư, không được người này qua thất kia nói chuyện. Người nào ở thất nấy, sinh hoạt tại nơi cái thất của mình mà không được sinh hoạt ở chỗ khác. Do như vậy, bắt buộc người ta như vậy đó nên người ta mới giữ được một cái phần nhỏ ở trong cái tịnh chỉ ngôn ngữ. Đó là bắt đầu muốn vào Sơ thiền là phải có cái kỉ luật như vậy, mà phải có phải cái pháp hành để cho người ta hằng ngày người ta hành người ta mới giữ được cái ngôn ngữ, chứ không người ta ngồi người ta không nói chuyện người ta buồn quá cho nên người ta cũng tìm cách này hay tìm cách kia, vì vậy mà cuối cùng tịnh thì chỉ ngôn ngữ không được, nó lại phá cái tịnh chỉ ngôn ngữ, tức là phá cái hạnh độc cư.

Thì hôm nay Thầy muốn chỉ cho quý thầy thấy cái phần này là sau cái phần mà dạy về cái giới hành thì Thầy sẽ dạy về cái phần chỉ, cái phần định để chúng ta có những cái pháp hành, có những cái nơi mà chúng ta tu hành để giữ gìn cái khẩu hành của mình, cái ngôn ngữ của mình.

Hằng ngày chúng ta tu tập như thế nào để màchúng ta tịnh chỉ được cái ngôn ngữ chớ không chúng ta ngồi không mà cứ bảo là thanh tịnh khẩu, đừng nói chuyện, đừng nói chuyện nhưng mà cái tâm của chúng ta nó rất buồn, nó rất cô đơn, nó khó chịu. Như vậy đạo Phật đến để có sự giải thoát mà lại đến với một cáchkhổ đau như vậy, không đúng cách. Cho nên chúng ta có cái pháp hành màchúng ta không nói chuyện mà vẫn thấy an ổn, thích thú ở trong cái cảnh trầm lặng, cảnh cô đơn của mình, thì như vậy là phải có pháp, còn không có pháp thì coi như là bắt buộc chúng ta không nói chuyện, cho nên chúng ta quá khổ đau.

Đó, phải như vậy cho nên ở đây nói phần chỉ phần định, tức là nói về cái phần hành ở trong cái chỉ đó. Thì ở trong Bốn thiền thì có nhiều phần chỉ chứ không chỉ có chỉ ngôn ngữ không. Nhưng mà người mới vào tu thì chúng ta phải chỉ ngôn ngữ này, rồi đến chỉ tầm tứ này, rồi đến chỉ các trạng thái tưởng nè, rồi đến chỉ cái hơi thở các hành ở trong thân nè. Thì như vậy nó mới có thể nhập định, chứ không phải đơn giản. Phải biết cách thức chỉ như thế nào, dùng cái pháp nào để mà chỉ cho được. Thường xuyên chúng ta phải tu tập như thế nào để mà thực hiện được cái pháp chỉ chớ không phải nói chỉ rồi quán, chỉ rồi quán, chắc chắn là một ngàn đời chẳng chỉ được gì mà quán cũng chẳng được gì.

Cái thứ ba: Thắng phần định. Thì ở đây chúng ta phải có cái sự mà thấu suốt như thế nào để mà chúng ta hiểu rõ như thế nào trong từng cái sự tu tập, trong từng phút giây của chúng ta phải thông suốt cái sự thiền định của chúng ta như thế nào đúng, như thế nào sai. Một khi chúng ta ngồi đây mà chúng ta ổn định hơi thở nè, chúng ta nghe tức lói là sai rồi. Chúng ta nghe hơi mệt là sai rồi. Năm hơi thở, mười hơi thở chúng ta phải hít một hơi thở dài vô do đó để chúng ta lấy sức thì cái đó là tu sai rồi. Bởi vì đạo Phật cái sai chúng ta dễ thấy lắm, còn cái giải thoát chúng ta ngồi mà chúng ta tu tập cái hơi thở mà chúng ta nghe nó an ổn, nghe không có cái rối loạn cơ thể chúng ta gì hết, cái đó đúng. Mà có một cái trạng thái gì mà gọi là  hỉ lạc khinh an thì sai, đó là dục tưởng hỷ lạc thì trật, chúng ta cũng phải phá bỏ. Cho nên gọi là thắng phần định, nghĩa là phải thấy cho rõ các phần định. Mà trong khi chúng ta từ cái Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, mỗi phần nó đều có một trạng thái đúng thì nó làm cho chúng ta thấy giải thoát, ngay đó nó có hiện tại. Cho nên Bốn thiền gọi là hiện tại an lạc trú, nó trong hiện tại nó có cái sự an lạc của nó, mà an lạc không có nghĩa là dục lạc, chớ không phải như quý thầy nghĩ là nó có sự khinh an làm cho chúng ta thích thú trong đó gọi là an lạc, cái đó là trật. Cái an lạc của hiện tại an lạc đó nó có sự thanh tịnh vô cùng tuyệt diệu, do đó gọi là an lạc. Cho nên thắng phần định gọi là cái phần thứ ba mà khi đó một caisa vị thầy người ta dạy cho mình nhận cho đúng cái trạng thái của định. Vì vậy do mà nhận đúng đó mình mới thiện xảo an trú ở trong cái định đó, cho nó kéo dài ra thì thời gian nó có thể kéo dài, mà nó sai thì chúng ta kéo dài không được, mà nó trật thì nó làm cho cơ thể bị rối loạn, làm cho đau nhức hoặc là mệt hay là khó chịu.

Cái phần thứ tư của bốn phần định này có tên là quyết trạch phần định, nghĩa là khi mà vào ở trong cái thiền định mà nó đúng cách rồi thì chúng ta phải có sự quyết định phải đi tới chứ không thể nào mà dậm chân tại chỗ nữa. Phải hằng ngày phải tiến bộ chớ không có thể nào mà đứng một chỗ. Cho nên sự quả quyết như vậy gọi đó là chánh tinh tấn, hay gọi là tinh cần, hay là nhiệt tâm trong cái sự tu tập. Cho nên khi mà thấy đúng được phần định của chúng ta tu rồi, bây giờ Sơ thiền chúng ta thấy rõ là tâm ly dục, ly bất thiện pháp rồi, nó thanh tịnh như thế nào đó, chúng ta đã nhận đúng cái trạng thái đó rồi thì bắt đầu chúng ta tiến tới, tiến tới để màchúng ta tu tập cái gì? Tu tập chúng ta thấy rõ được trạng thái định thì chúng ta tu tập tới cái phần chỉ. Mà cái phần chỉ xong rồi thì chúng ta tới phần xả. Cho nên chúng ta liên tục tới chứ chúng ta không có dậm chân tại chỗ đó, cho nên người xưa trong thời đức Phật còn người ta tu tập thiền định vì người ta thắng phần định người ta thấy rõ và quyết trạch phần định người ta nắm vững cho nên người ta tiến trong thời gian rất nhanh, một tuần hoặc nửa tháng là người ta nhập xong bốn định.

Còn mình không có nắm được, lúc thì vầy lúc thì khác, ko có hiểu thấu được các phần định cho nên không biết cái nào đúng, cái nào sai. Bữa nay như vậy, nhày mai nó khác. Cho nên chúng ta lừng chừng không có quyết đoán được. Cho nên đến khi mà tu tập Bốn cái thiền tức là hiện tại an lạc trú, thì nhờ một vị thầy người ta quyết trạch cho mình định đó, cái trạng thái đó là đúng thì lúc bấy giờ mình phải tiến tới, mình phải nỗ lực, mình quyết định là phải nằm cho chặt ở trên đó màmình thực hiện, ngày ngày mình tiến bộ trong vòng một tuần hay là nửa tháng mình xong. Còn nếu mà mình không thấy hai cái phần định sau này thì khó mà có thể tiến tới được là vì mình không thể chỉ được mà không thể xả được.

Đó là những vấn đề rất là quan trọng cho nên sau khi dạy Bốn thiền Thầy sẽ chỉ cho các pháp hành và chỉ cho nhận cho đúng các trạng thái của định để chúng ta vào đó chúng ta biết được một cách rõ ràng. Bởi vì tên của nó là hiện tại an lạc trú cho nên nó đem đến cho chúng ta có cái sự yên ổn ở trong sự thanh tịnh đó chớ không phải chúng ta hiểu qua cái danh từ an lạc là có sự khinh an hỷ lạc ở trong đó.

Đó là Bốn cái định mà rất khó thể nhập, rất khó có nghĩa là rất khó nhận và khó làm chớ không phải dễ, nhưng mà có một vị thầy người ta có kinh nghiệm người ta dạy mình thì mình dễ dàng không có khó nữa.

BỐN PHÁP CẦN TU TẬP

Bây giờ có bốn pháp, Thế nào là có bốn pháp cần được tu tập?

Ở đây trước tiên khi mà chúng ta muốn vào được bốn cái định này thì chúng ta có bốn pháp mà chúng tacần phải tu tập. Bốn cái pháp định hồi nãy đó là bốn pháp định rất là khó nhập nhưng mà muốn cho nó nhập được thì chúng ta cần phải tu tập bốn cái pháp cần tu tập trước để rồi chúng ta sẽ nhập được cái này rất dễ.

Bốn pháp này là gì? Là bốn niệm xứ, bốn niệm xứ là thân thọ tâm pháp. Sau này Thầy sẽ dạy về Tứ niệm xứ thì Thầy sẽ dạy nó có ba hành, ba đặc tướng,hành tương, nhân tướng và đặc tướng của nó ở trên cái thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta để mà chúng ta thực hiện tứ niệm xứ cho nó rõ ràng và mỗi hành thì nó có hành ngoại, hành nội và hành ngoại và nội; và mỗi cái nhân tướng của nó thì có nhân tướng nội, nhân tướng ngoại và ngoại và nội nhân tướng; và thọ cũng vậy và tâm cũng vậy. Cho nên ở đây dạy về Tứ niệm xứ, dạy cho rõ ràng từ lý pháp đến hành pháp nó rất là nhiều, cái bài từ niệm sẽ dạy rất là nhiều, không thể nào dạy ít mà quý thầy hiểu được. Và đồng thời dạy rất nhiều mà hàng ngày chúng ta không có thời gian chúng ta tu tập ở trong Tứ niệm xứ nhưng mà thực hiện được Tứ niệm xứ rồi thì bốn cái thiền này nó rất dễ không khó với quý thầy đâu.

BỐN PHÁP CẦN THẮNG TRI

Bây giờ nó có bốn pháp nữa.

Thế nào là có bốn pháp cần được thắng tri?

Tức là cần phải hiểu cho rõ đó, thấu suốt cho rõ đó, đó là bốn Thánh đế. Như quý thầy cũng đã hiểu bốn Thánh đế là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Thì phần này sau khi giảng về Tứ diệu đế thì Thầy sẽ nói cái lý pháp và hành pháp của nó. Nằm ở trong 37 phẩm trợ đạo, quay ở trên một cái trục của bốn đế này. Là vì bốn đế này là bốn chân lý mà không thể nào các pháp khác rời khỏi bốn chân lý này mà tu tập được. Cho nên nó là bài pháp đầu tiên, cũng là bài pháp vỡ lòng trong đạo Phật, lần đầu tiên đức Phật đã thuyết giảng bài này cho nên cái bài này đặc biệt nó là một nòng cốt trụ để cho tất cả các pháp hành chúng ta quay vào cái trục này để chúng ta tiến tới sự giải thoát. Do sau này Thầy sẽ giảng dạy cái phần này rõ hơn còn ở đây chúng ta hiểu đại khái như vậy.

BỐN PHÁP THÙ THẮNG

Còn cái phần hôm nay để mà chúng ta tu tập, để mà đi vào cái phần đầu tiên là cái phần giới hạnh của chúng ta thì cái phần này nó có bốn pháp đem đến sự thù thắng. Bốn pháp đó là gì?

Bốn cái ly. Nghĩa là bốn cách ly. Từ hồi nào đến giờ quý thầy nghe Thầy nói ly dục ly ác pháp mà ở đây thì chúng ta chia làm bốn cái phần để mà chúng ta ly. Bởi vậy chúng ta phải hiểu rõ bốn cái ly này như thế nào?

Một là ly dục- cái lòng ham muốn của mình. Luôn luôn mình phải đoạn dứt ra, vì vậy muốn ly dục thì mình phải giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý của mình, đứng trước các pháp không cho nó dính mắc gọi là ly dục. Nó khởi ham muốn cái gì là không được cho nó dính vào đó.

Hai là ly hữu- hữu là những cái gì có trước mặt của chúng ta, các đối tượng của chúng ta cho nên chúng ta ly ra hết, không có được dính vào trong đó gọi là ly hữu.

Ba là ly kiến, tất cả những cái kiến chấp, cái ngã chấp của chúng ta, tất cả những cái tri kiến, cái sự hiểu biết của chúng ta trong đầu, chúng ta đều phải ly ra hết, để chúng ta còn sạch hoàn toàn, chỉ còn biết một cái pháp duy nhất là của Phật nương tựa vào Phật mà tu tập mà thôi. Chứ còn chúng ta còn một cái kiến nào đó thì chắc chắn là chúng ta khó thực hiện pháp giải thoát của đạo Phật được. Cho nên ngày xưa, các vị Tỳ kheo nói, các con chỉ nương vào Phật, lời của Phật dạy chúng con làm không sai thôi, chứ còn chúng con không nương tựa vào ai nữa hết, nghĩa là ly kiến đó, cái câu nói đó là cái câu ly kiến, chỉ còn lấy Phật làm cái nơi nương tựa vững chắc cho mình, mà Phật nói như thế nào thì làm như thế nấy, ko còn cái chấp kiến, cái kiến nào nữa hết, cho nên gọi là ly kiến.

Bốn là ly vô minh.Ly vô minh tức là phải thông hiểu những gì chưa thông hiểu của Phật pháp. Muốn ly vô minh tức là chúng ta phải tìm hiểu những gì chơn chánh của đạo Phật, để hiểu nó để làm cái con đường mà tiến tới sự giải thoát, cho nên gọi là ly vô minh. Nếu mà chúng ta không chịu tìm hiểu thì vô minh chúng ta dày đặc, không thể nào chúng ta thông suốt được.

Bởi vì Phật nói các pháp đều vô thường, nếu như chúng ta không hiểu được các pháp vô thường tức là chúng ta vô minh. Mà hiểu được các pháp là vô thường, thấy rõ nó là vô thường, thấy rõ nó là khổ, thấy rõ nó là vô ngã thì do đó chúng ta thấy rõ nó, gọi là minh, còn nếu mà thấy không rõ thì không thể nào gọi là minh được mà là vô minh. Cho nên tất cả các pháp khác, các lý luận khác, 62 lập luận của ngoại đạo đều là không phải là cái minh mà là vô minh, cho nên thường bị dính mắc vào những cái kiến đó mà chấp đó là đúng, là sai, là phải, còn tất cả các pháp khác đều sai, cho nên các vị ấy đều là tu không đạt được giải thoát. Vì vậy hôm nay chúng ta, cái phần mà ly vô minh này là cái phần chúng ta phải học, phải hiểu qua những bậc Thánh, những pháp Thánh, những bậc chơn nhơn, những pháp của chơn nhơn thì chúng ta mới có phá được cái vô minh. Còn nếu chúng ta không thân cận những bậc Thánh, những pháp Thánh, những bậc chơn nhơn thì chúng ta không thể nào phá vô minh chúng ta được. Cho nên ly cái phần thứ tư này, rất là quan trọng, nếu chúng ta muốn ly dục, ly hữu, ly kiến mà chúng ta còn vô minh thì chúng ta không bao giờ ly được.

Cho nên ngay từ bắt đầu Phật đã dạy chúng ta có 4 điều kiện quan trọng.

Thứ nhất: Những gì chưa thông hiểu cần phải thông hiểu. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai: Những gì chưa trau dồi, cần phải trau dồi.

Cái thứ ba: Những gì chưa dứt bỏ cần phải dứt bỏ.

Cái thứ tư: Những gì tu tập, chưa tu tập cần phải tu tập.

Đó là 4 cái điều kiện mà chúng ta phải nhớ mãi trong lòng. Vì vậy mà cái vô minh này là cái điều kiện phải thông hiểu, phải thông hiểu mà thông hiểu gì? Đụng đâu cũng thông hiểu thì không đúng, mà phải tìm những bậc Thánh nhân, phải tìm những pháp Thánh, phải tìm những bậc chơn nhơn, phải tìm những pháp chơn nhơn mà hiểu thì nó mới phá được vô minh. Đó là cái điều quan trọng mà quý Thầy cần phải lưu ý, chớ không phải đụng kinh sách nào quý Thầy cũng đọc, nghe thiền nào cũng nghiền ngẫm cũng đọc, đó là cái vô minh càng chồng chất thêm vô minh, chưa hẳn đã là giải thoát được.

Cho nên chúng ta phải tìm những cái bậc Thánh hiền, tìm những cái bậc pháp Thánh, thì mình tìm những bậc Thánh những bậc chơn nhơn là những người như thế nào? Là người phải có một cái đời sống giới hạnh nghiêm túc. Còn đụng những cái người mà ăn phi thời, ngủ phi thời, chạy theo dục lạc thế gian mà nói trên mây xanh thì thử hỏi chúng ta có tin được người đó là Thánh không? Có chọn người đó làm Thầy mình không? Có muốn chọn người đó là ở gần mình không? Chắc chắn là mình phải tránh xa những cái vị đó, vì những vị này đều là những vị phạm giới, những vị phá giới luật, không có thanh tịnh thân tâm của họ. Cho nên chúng ta không có thân cận những vị đó dù...nhưng màthấy hành động sống của họ, thấy cuộc sống của họ rất là phàm phu, chạy theo ngũ dục lạc thế gian thì làm sao mà chúng ta sống như những bậc đó gọi là Thánh được.

BỐN PHÁP CẦN ĐƯỢC TU TẬP

Thế nào là bốn pháp cần được tu tập? Đây là bốn cái pháp mà chúng ta cần tu tập. Khi bắt đầu xuất gia làm một vị tu sĩ thì chúng ta cần phải tu tập bốn cái pháp, bốn tùy niệm xứ, bốn cái tùy niệm xứ. Nghĩa là theo bốn cái pháp đó, tùy đó mà mình niệm. Vậy thì:

Một là Phật tùy niệm.

Hai là Pháp tùy niệm.

Ba là Tăng tùy niệm.

Bốn là Giới tùy niệm.

Đây là bốn pháp cần được tu tập. Đó thì quý thầy nhớ bốn cái pháp này đầu tiên, chúng ta cần phải tu tập.

Phật tùy niệm là tùy theo ông Phật mà mình niệm, rồi tùy theo Pháp mà mình niệm, tùy theo Tăng mà mình niệm, tùy theo giới mà mình niệm. Bốn cái pháp này gọi là Tứ bất hoại tịnh. Nó làm cho thân tâm của chúng ta thanh tịnh, nó không còn ô trược, nó không còn uế trược nữa. Bốn pháp này còn gọi là Tứ kỉnh pháp, bốn cái pháp này còn gọi là Tín lực cái lòng tin của chúng ta. Cái lòng tin của chúng ta: Phật, Pháp, Tăng và Giới, nó tạo cho chúng ta có niềm tin chân thật, là tại sao nó tạo chúng ta có niềm tin chân thật được? Là tại vì nó mang lại kết quả giải thoát cho chúng ta trong hiện tại khi chúng ta bước chân vào Phật, Pháp, Tăng. Giới thì chúng ta thấy có sự giải thoát, có sự giải thoát chơn thật, không phải còn đợi ngày mai, ngày mốt mà ngay bây giờ, hiện tại bây giờ khi mà chúng ta chấp nhận bốn cái pháp này là chúng ta thấy có kết quả giải thoát của chúng ta liền, do đó chúng ta mới tin được. Còn nếu không kết quả thì chúng ta không bao giờ tin được, đó gọi là Tín lực.

Bốn cái pháp này: Phật, Pháp, Tăng, Giới còn gọi là Tín căn. Bốn cái căn để mà chúng ta tin tưởng, bốn cái gốc để làm cái lòng tin của chúng ta phát triển, cho nên còn gọi là tín căn. Đó, như vậy ở đây Thầy dạy cho quý thầy thấy ngũ căn, ngũ lực mà Ngũ căn, Ngũ lực thì cái Tín căn và Tín lực là những cái đầu tiên của Ngũ căn Ngũ lực. Như vậy là mới vào Tứ bất hoại tịnh thì chúng ta đã học được Ngũ căn, Ngũ lực, rồi bốn pháp kỉnh, rồi Tứ bất hoại tịnh, thì rõ ràng là chúng ta phải hiểu cho rất rõ ràng. Rồi sau này Thầy sẽ giải thích cách thức tu tập Tứ bất hoại tịnh như thế nào để tạo cho chúng ta có Tín lực, để tạo cho cái Tín căn của chúng ta càng ngày càng sáng chói ra, để làm cho cái Tín căn của chúng ta càng ngày càng lớn cái gốc mạnh lên, cái lòng tin của chúng ta càng tin sâu hơn nữa. Đó là chúng ta càng tu thì cái tín căn chúng ta càng mạnh, càng lớn lên vì nó cụ thể và rõ ràng.

Ở đây bây giờ thì dừng lại đây, để một lát nữa Thầy sẽ dạy về các cái Tứ bất hoại tịnh. Vậy thì quý Thầy sẽ tiếp tục để học, Thầy kết luận về cái phần mà huyết nghi của cái giới bổn và cái phần mà học về Tứ bất hoại tịnh thì một lúc nữa chúng ta sẽ tiếp tục trở lại.

Về cái phần mà huyết nghi của cái giới bổn, để kết luận cái giới bổn thì ở đây có hỏi và đáp.

Câu hỏi: Thuở ban sơ, Phật lập giáo luật thế nào?

Đáp:

Chư Phật ra đời đều tùy cơ duyên mà thiết lập giáo luật phép không nhất định, khi đức thế Tôn ứng hiện ra cõi Ta Bà ngũ trược ác thế này nhiều người ưa làm việc ác chẳng giữ gìn lời nói và tâm trược nhơ nặng nề, dù không hiện cảnh vẫn nhớ việc từng trải qua, phát khởi nghĩ muốn, tạo tác thân nghiệp chẳng lành, thế nên đức Như Lai lược dạy họ trong thứ lớp để ngừa, đó là khi nó chưa móng tưởng. Lại hàng Tăng Ni cần tu chữ hòa kính làm trọng nên ngài phải răn trước khi bước vào cửa đạo, nếu ai có thể như thế mà khéo giữ mình thanh tịnh, ba nghiệp trong sạch, hạnh lành từ đó phát sinh và có ngày sẽ đạt được đạo quả giải thoát, thực hiện một đời sống thánh thiện bên cạnh đức Như Lai.

Thực sự ra trong giới kinh mà đọc lại, toàn kinh của A-hàm và kinh Nguyên thủy thì chúng ta thấy rất là rõ ràng, đâu có phải đợi mà các tu sĩ phạm giới rồi mới chế. Ngài đã viết ra, Ngài đã dạy tất cả các tu sĩ trong thời đó là sơ thiện, hậu thiện và trung thiện. Chúng ta đọc lại trong cái kinh thì chúng ta thấy rất rõ. Những điều mà Ngài dạy sơ thiện, trung thiện đều toàn là giới không có gì, đâu phải đợi màcác thầy phạm giới rồi chế ra, mà trong lúc đó là những cái điều thiện để dạy cho người ta biết, tức là người ta nương vào cái thiện mà người ta giữ được thân tâm thanh tịnh giải thoát thì cái đó không phải là giới sao?

Cho nên ở đây mà nói rằng đức Phật sau này mới chế giới đó thì Thầy thấy quá là hiểu sai Phật ở chỗ này. Đợi cho đến khi mà có phạm giới rồi chế thì quá sai, Phật đã chế trước khi mà đã dạy chúng ta thấy như cái bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế. Chỉ cho chúng ta thấy đời là khổ do cái gì mà sanh ra khổ, thì tức là Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta thấy cái lòng dục của chúng ta là sinh ra khổ, tức là cái lòng dục là ác pháp chứ là cái gì. Nó mới đem đến những cái quả khổ cho chúng ta chứ gì, thì không phải biết rõ cái thiện pháp và ác pháp, thì không phải là những điều kiện để mà chúng ta dứt cái ác pháp để mà thực hiện cái sự giải thoát, thì đó là cái pháp lành sao. Cho nên ngay từ đó chúng ta đã thấy cái giới ban đầu mà Đức Phật đã dạy cho năm anh em Kiều Trần Như đó thì chúng ta thấy rất rõ ràng, không còn mà chối cãi gì được nữa. Chứ đâu có phải là đợi cho năm anh em Kiều Trần Như phạm giới rồi mới chế, mới nói pháp Tứ Diệu Đế đâu. Rõ ràng là Đức Phật đã thấy được giới luật là pháp của Phật thế nào sau khi mình thực hiện được sự giải thoát. Ngài mới nói rằng những cái pháp đó là những cái pháp màrất là kính trọng, rất là tôn trọng, từ đó Ngài mới triển dương cái giáo pháp, cái giới luật đó để mà cứu chúng sanh. Ngài mới đem cái giáo pháp đó ra, chứ đâu phải đợi các thầy tỳ kheo phạm giới rồi mới chế ra. Đó là những cái nó không đúng với cái ý của Đức Phật. Và đồng thời khi Đức Phật mà nhập diệt thì Ngài lại di chúc cái giới pháp đó là làm Thầy của chúng ta sau này. Tức là Ngài phải chỉnh đốn các Pháp đó từ khi Ngài chứng đạo. Ngài đã thấy được cái giáo pháp đónó  như thế nào, nó sẽ giúp người ta giải thoát như thế nào và vì vậy Ngài mới di chúc nó là làm Thầy của chúng ta sau này. Nếu nó chưa phải nó còn sửa tới sửa lui đó thì làm sao mà làm Thầy chúng ta được.

Hỏi: Cũng thủa ban sơ ấy hàng để tử xuất gia của Phật nổi tiếng là tăng vô sự, nghĩa là nghĩa này thế nào và ngược lại thế nào? Thử hỏi trong thời Đức Phật không phải là người tu khổ hạnh sao? Không phải là những người đó là vô sự sao? Nhưng sự thật ra lúc bây giờ Đức Phật chưa có cái pháp chân chính cho nên chưa phải là tăng vô sự, vì chưa giải thoát được cho nên chưa phải gọi là tăng vô sự. Cho nên tại sao bây giờ tất cả các số đệ tự của đức Phật mười hai năm, hoặc mười ba năm chưa chế giới mà tại sao họ được gọi là tăng vô sự. Họ đâu phải là không có giới pháp, họ có giới pháp tu tập. Cho nên khi mà nghe lời đức Phật dạy Tứ Diệu Đế thì năm anh em Kiều Trần Như đã ngộ được cái lý của pháp làm cho tâm hồn mình được giải thoát ngay đó là mình chứng được đạo quả giải thoát của Phật liền. Đó là khi mà nghe pháp thì chúng ta đã hiểu biết được rõ ràng chỉ cần buông cái này là chúng ta sẽ được giải thoát liền cái kia. Cũng như bây giờ chúng ta cần ly cái này thì chúng ta sẽ được cái sự giải thoát của cái kia, chúng ta cần ly cái dục thì chúng ta sẽ được cái sự giải thoát của cái ly dục liền tức khắc.

Đáp: Tăng chỉ là cho các bậc thánh tăng A-La-Hán vô sự là các lậu hoặc đã hết, phạm hạnh đã lập. Ngay từ khi mà năm anh em Kiều Trần Như mà nghe đức Phật thuyết cái bài pháp đầu tiên chưa phải hết lậu hoặc, còn phải một thời gian tu tập chứ đâu phải nghe rồi cái lậu hoặc hết liền cho nên dẫn nói cái câu nói là không đúng, là vì Thầy thấy cái kết luật của cái sự huyết nghi của giới luật này, thì giới bổn này, thì những cái nhà mà làm luật này, họ nói không đúng.

Như Lai thành đặng chánh giác trong mười hai năm đầu, có chỗ thì nói mười ba năm, có chỗ thì nói mười hai năm, thực ra mà mấy cái ông mà viết giới luật này họ không có định được cái thời gian như thế nào đúng, như thế nào sai. Bộ này thì nói như thế này, bộ khác thì nói như thế khác, không có hợp nhau. Nhưng mà kinh sách của Phật chúng ta thấy, cái bộ kinh A Hàm, bốn bộ kinh A Hàm và năm cái bộ kinh Nikaya chúng ta vẫn thấy nó tương đồng với nhau chứ chưa có cái sai khác mà đến nỗi quá độ như thế này.

Ngài chỉ là tăng A-La-Hán vô sự mà nói lược giới luật, giáo luật ấy. Dù người chưa chứng vô sự do học giáo luật này mà trong sạch ba nghiệp đạo nên liền chứng ngộ. Mười hai năm sau pháp hữu lậu sanh khởi trong tăng đoàn, nghĩa là nói như vậy Thầy thấy nó không có đúng cái sự thật là tại sao vậy, thậm chí tới mười hai năm mới là các vị sau này mớisanh hữu lậu. Nghĩa là trong cái thời đức Phật chưa tu thì đức Phật vẫn còn lậu hoặc chứ đâu hết, đâu có bao giờ hết, nếu mà Đức Phật hết lậu hoặc thì làm sao có vợ có con. Đó là một cái điều mà chúng ta xác định, mà các vị này dù có tu đi nữa nhưng mà trong khi đó chưa có cái chánh pháp làm sao mà hết lậu hoặc được. Nếu mà hết lậu hoặc thì các lục sư ngoại đạo trong cái thời đó đã hết lậu hoặc rồi đâu cần gì phải có Đạo Phật ra đời mới hết lậu hoặc, cho nên cái luận này cũng không đúng. Mười hai năm sau pháp hữu lậu mới sanh khởi, tới mười hai năm sau Đức Phật thành Phật rồi, người trước nớimười hai năm đó từ Đức Phật mà thành đạo, mười hai năm kế đó thì những con người đó, những con người trong thời đó không có lậu hoặc, sau mười hai năm thì tất cả những người khác nó mới sanh ra lậu hoặc nữa thì như vậy là lậu hoặc từ đâu đến. Con người là phải có lậu hoặc cho nên nói chỗ này là không đúng. Vì muốn mà chúng ta được giải thoát thì chúng ta phải diệt trừ lậu hoặc. Cho nên từ Đức Phật thấy bốn cái sự đau khổ sanh, già, bệnh, tử là khổ. Mà do sanh lão bệnh tử này là do gì mà có không phải là do lậu hoặc sao, cho nên muốn thoát khỏi những cái khổ này thì phải diệt trừ các pháp lậu hoặc. Đó thì như vậy nói như vậy tức là luận, luận như vậy là luận sai không đúng. Mười hai năm mới có các pháp lậu hoặc khởi lên do đó mới có tăng mớiphạm giới còn nếu mà không có lậu hoặc thì không có phạm giới thì như vậy là sai, đâu đúng được. Nên đức Thế Tôn mới vì đó mà tùy theo nhân duyên nặng nhẹ mà viết hai trăm năm chục giới cho tì kheo và ba trăm bốn mươi tám giới cho tì kheo ni để phân biệt danh, dũng, tánh, tướng, khai, vá, tỳ, phạm để họ hoàn thành tánh thể căn bản đáng tôn kính của nhân thiên.

Sự thật ra từ khi mà có giới bổn mà ra đời thì con người chúng ta, cái người tu sĩ đạo Phật càng ngày càng phạm giới, còn trước kia nó chưa có cái giới bổn đó, Thầy thí dụ mười hai năm từ Đức Phật thành đạo Ngài hướng dẫn số đệ tử không có giới bổn mà chỉ có giới kinh vì vậy mà người ta có pháp hành cho nên người ta hoàn toàn vô lậu vì vậy mà người ta không phạm. Sau khi có những cái giới bổn này ra thì bắt đầu người ta lại càng phạm cho đến bây giờ chúng ta thấy chưa có một ông thầy nào gọi là giới luật thanh tịnh. Giới bổn thì quá nhiều nhưng mà có làm cho người ta hạn chế, ngăn chặn những cái phạm giới đó không, không có. Càng chế giới bao nhiêu thì cái người phạm giới lại càng nhiều và nhìn lại cái người mà thanh tịnh giới thì hoàn toàn ở trong giới tu sĩ không còn thấy bóng dáng nữa.

Hỏi: Vì sao Thế Tôn chẳng chế giới thẳng từ đầu mà lại đợi có người phạm giới rồi mới chế giới?

Đáp: Đức Thế tôn mới thành chánh giác hai bộ giới pháp tăng ni đã định nhưng chỉ vì căn tánh chúng sanh chưa thuần khắp thế nên Ngài mớitùy phạm mà kiết giới. Kinh văn thù vấn nói: Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng Thế Tôn đời vị lại sẽ có người phê phán Phật, nói như vầy: nếu Đức Như Lai là nhất thuyết túy cớ sao đợi chúng sinh làm tội rồi mới chế giới. Phật bảo Văn Thù như vậy mới đúng là nhất thiết trí nếu như ta ngược chế giới trước thì người sẽ chê ta vì sao? Vì họ chẳng làm tội vì sao lại cưỡng chế.

Ở đây là lời đức Phật mâu thuẫn nó nói như vậy là Thầy thấy đức Phật rất là mâu thuẫn với đức Phật. Ngay từ vào đầu sơ thiện đức Phật đã dạy như thế nào này, không sát sanh này, không trộm cắp này, không có dâm dục này, không có vọng ngữ này, không uống rượu này không phải cái đó là giới sao. Đọc cái giới kinh chúng ta thấy ngay liền là ngay từ đầu nó đã có cái đó rồi sao lại nói là Đức Phật không chế giới trước đó là những cái sai. Cho nên ở đây chúng ta lí luận như vậy rồi bây giờ cái giới bổn này ra đời thì cũng là không sát sanh, không dâm dục, cũng không vọng ngữ cũng vô đó chứ cái gì, như vậy là trước cũng có đó chứ đâu phải không có, cho nên ở đây là cái miệng của người ta méo qua méo lại, cái lưỡi người ta nó mềm nó uốn tới uốn lui cho nên người ta muốn nói sao cũng được hết mà cứ đổ thừa ông Phật không à. Cho nên chúng ta thấy dường như ông Phật nhiều miệng nhiều lưỡi nhưng mà sự thật ông Phật không có nhiều miệng nhiều lưỡi mà tại vì người sau này gán cho ông Phật trở thành nhiều miệng nhiều lưỡi như vậy. Qua cái sự mà vấn đáp ở đây, hỏi và đáp ở đây, chúng ta thấy rõ ràng là người ta hiểu Phật pháp bằng cái kiểu đó đó.

Đây chẳng phải là nhất thiết trí họ sẽ nói rằng vì tôi không có tội lỗi Như Lai không tâm từ bi chẳng nhiêu ít, chẳng nhiếp thọ chúng sanh, như người không có con mà nói có con, giờ mấy sẽ sinh, chỉ có lời nói suông làm sao tin được. Vì sao? Vì chẳng chân thật, nếu thật thấy con thì sanh lòng tin, như thế Văn Thù những tội chưa làm thời người chẳng thấy làm sao nghịch chế giới được. Cần phải thấy tội rồi mới chế ra thì rõ ràng cái pháp này cần có tội rồi mới chế.

Bây giờ có ăn trộm ăn cướpnhà nước thấy có ăn trộm ăn cướp thì mới chế giới ra, người nào ăn trộm ăn cướp thì phạm tộichặt chân chặt tay đi, rồi mới chế ra chặt chân, chặt tay cho người ta sợ. Thì như vậy là cái người mà chế giới luật này mới chờ cho phạm tội mà chế thì như nhà nước mà chế pháp luật. Cho nên giới bổn nó nhằm vào chỗ đó mà lý luận, còn đức Phật chế giới ra tức là nói về pháp thiện để nhờ đó mà chúng ta nương vào cái pháp đó để quét sạch hết lậu hoặc, để giải thoát. Thì giới phải chế trước chớ, pháp phải đi trước chúng ta mới có pháp để tu chớ. Còn bây giờ đợi chúng ta làm sao, chúng ta không biết pháp gì hết biết đâu mà tu giải thoát. Đó, bây giờ đợi cho phạm tội rồi mới chế giới thì cũng như một quốc gia người ta chế cái pháp luật để bắt buộc dân, bây giờ nó ăn trộm cắp thì phải chế ra chặt tay chặt chân nó, nó sợ nó không dám ăn trộm ăn cắp nữa. Còn chế giới cũng như vậy thì như vậy chẳng qua là không phải có cái pháp tu rồi.

Cho nên ở đây Thầy thấy cái giới bổn là nó hoàn toàn ngược lại với giáo pháp của Phật, giới luật của Phật, nó không có đúng cách của Phật. Bởi vì cái giới luật của Phật chế ra là cái pháp thiện để người ta nương vào thiện mà người ta phá cái ác, người ta mới diệt được cái lậu hoặc, người ta mới giải thoát được. Cho nên cái pháp nó phải có trước, có trước người tu chúng ta mới tu, mới nương vào đó mói trau dồi, mớitu tập mới được giải thoát. Như vậy mới đúng là giáo pháp của Phật, giáo pháp của Phật mà đi sau như vậy là chế giới luật bắt buộc người ta bị phạm tội như thế này như thế kia người ta sợ mà người ta không dám làm. Thì như vậy cái pháp đó có phải pháp tu đâu, cái đó không phải là pháp tu mà cái đó là ức chế người ta. Người ta muốn làm cái đó mà mình cho ghép người ta thành cái tội, mình cho người tachứ người ta nói rằng tôi làm cái đó không tội mà tại ông muốn ghép tôi như vậy, cho nên chế giới như vậy là không đúng cách của đạo Phật. Đạo Phật là pháp đưa ra trước để cho người tu người ta nắm được cái pháp người ta đi đến cái sự giải thoát, người ta làm chủ được sanh lão bệnh tử. Người ta làm chủ được luân hồi, thì cái pháp đó mới chính là của Phật. Còn giới luật mà chế như vầy Thầy thấy nó không phải. Đợi chúng ta làm tội rồi mới chế ra đặng ngăn chặn chúng ta, thì như vậy cái đó là cái pháp hay là cái gì? Làm chúng ta sợ hãi mà chúng ta không phạm chớ không phải do cái chỗ đó để làm cho chúng ta được giải thoát, đó là cái sai.

Lại trong luật Thiện Kiến Phật nói: Khi chưa có hữu lậu, Như Lai kiết giới thì chúng sanh sẽ khởi ý phỉ báng rằng đệ tử Phật đều là dòng họ quý hoặc là ngôi vua.

Tại sao tất cả đệ tử của Phật trước kia, sau này, ngay cả đức Phật nó có lậu hoặc chứ đâu phải không. Do lậu hoặc đó chúng ta mới có sanh, lão, bệnh, tử. Vì vậy mà chúng ta muốn vượt thoát ra khỏi cái sanh, lão, bệnh, tử thì nó phải có pháp chớ. Chứ đâu phải là nói hồi đó không có lậu hoặc thì toàn là Thánh không sao? Thánh sao mà đi tu mà khổ hạnh như thế này như thế khác dữ vậy? Toàn là Thánh sao mà lại có người chết, có người lại bệnh, có người lại khổ sở. Vì vậy mà gọi là Thánh sao? Hình ảnh mà đức Phật đã nhìn trong bốn cửa thành đi ra không phải là nói lên bốn cái sự khổ của con người sao? Mà gọi họ lúc bấy giờ là Thánh vô lậu hết sao? Đó là cái lý luận sai chứ không phải là lý luận đúng.

Đệ tử Phật đều là dòng họ quý, hoặc là ngôi vua, bỏ cả của cải, cung điện, vợ con quyến thuộc, chẳng tiếc thân mạng. Đều là biết đủ nơi thế gian, nơi không hy cầu chi. Vì sao Cù Đàm trở đem Ba la mộc xoa đề mà buộc. Đây là vì Cù Đàm chưa khéo biết người đời, nếu kiết giới thì người đời cũng chẳng sanh tâm kính trọng.

Đó là những lý luận của những nhà làm luật đó, của những lý luận của những nhà mà làm giới bổn đó. Họ lý luận như vậy đó để họ gán ông Phật như vậy đó. Thầy thấy lý luận này là lý luận rất sai. Vì đức Phật thấy cuộc đời khổ vì cái lậu hoặc. Trước đó thì đức Phật đâu có biết lậu hoặc mà thấy khổ, con người ai cũng khổ. Nhưng đâu có ngờ đó là do lậu hoặc của chúng ta mà nó đưa đi đến những con đường nhân quả mà tạo chúng ta liên tục trong cái sự tái sanh luân hồi. Kiếp này nó chuyển qua kiếp khác mãi mãi mà không dứt. Do đó mà đức Phật mới bỏ cung vàng điện ngọc chớ đâu phải là…, nếu muốn tìm cái sự giải thoát thì phải ly bỏ cái này để đi tìm cái con đường tu tập, để đi tìm cái pháp giải thoát. Cho đến khi cuối cùng tự mình mới phát triển ra, hiểu được cái pháp như thế nào để mà giải thoát. Từ đó mới đem cái pháp mà dạy lại cho người ta. Pháp đó không phải là giới luật sao? Ở đây còn bày đặt thêm cái giới bổn để rồi phỉ báng Phật đến cái mức độ như vậy, mà luận như vậy, để kết thúc cái lời Phật dạy như vậy, Thầy thấy quá là phỉ báng Phật.

Ví như y sư chưa khéo trị bệnh, thấy người mới muốn sanh nhọt, tuy có tánh nhọt mà chưa thành tựu lớn, bèn đem ra mổ, máu tuôn lai láng, đau đớn vô cùng, lấy thuốc thoa vào, ghẻ liền hồi phục. Y sư nói ta trị bệnh cho ngươi rồi, hãy trả tiền cho ta. Người bệnh đáp, đây là y sư khùng. Nếu tôi thật bệnh mới trị cho tôi, đằng này tôi vốn không sưng mà lại mổ xẻ làm cho vết thương đau đớn quá chừng.

Đó các thầy nghe những cái luận sư họ luận như vậy đó. Nghĩa là đặt thành vấn đề nếu mà đức Phật mà chế những cái giới này trước thì như một vị thầy thuốc, mụn nhọt người ta mới có hơi nổi lên chưa có mủ máu gì hết, lấy dao mà khoét cái chỗ đó đi, làm cho người ta thành cái mụn ghẻ lớn ra, do đó coi như làm cho người ta đau khổ hơn chứ không có ích lợi gì hết. Thì thấy như vậy rõ ràng là họ lý luận như vậy. Sự thật ra cái pháp của Phật đâu phải là cái…, cũng như liều thuốc mà vì chúng sanh hiện đang bệnh, con người đang khổ. Khổ là vì? Sanh lão bệnh tử, bốn cái khổ này tất nhiên là ai cũng phải thấy là trong thời đức Phật còn trai trẻ thanh niên chưa tu cũng nhận thấy cái này rồi chớ phải chi trong thời đức Phật không có thấy cái này. Thì nói bây giờ đức Phật chưa có chế cái này ra, bây giờ sau khi đức Phật tu thành đạo rồi bắt đầu người ta mới có sanh lão bệnh tử, người ta có những cái bệnh này, do đó bây giờ đức Phật mới chế cái giới ra để trị cái bệnh này. Còn đằng này là trước đức Phật, sau đức Phật người ta luôn luôn bị bốn cái khổ này. Cho nên bây giờ đức Phật mới tìm ra cái pháp, tìm cái phương thuốc để trị bốn bệnh này. Thế mà bây giờ đem ra cái phương thuốc để trị bệnh này thì người ta lại nói chờ cho có bệnh này rồi mới trị. Hiển nhiên là bây giờ người nào cũng ở có cái thân này là cũng mang bốn cái bệnh sẵn sàng hết rồi màbây giờ chờ cho có bệnh là chờ sao.

Đó thì các thầy thấy cái lý luận của các nhà làm luật nó ngược ngạo nó nói không có đúng cái cách. Bởi vì con người mà sinh ra thì người nào cũng ở trong bốn cái loại bệnh này hết. Từ xưa đến giờ chứ không phải là Đức Phật mà mới ra đời rồi phải trải qua mười hai năm mới có cái bệnh sanh lão bệnh này đâu. Thế mà những cái phương thuốc của Đức Phật sẵn sàng có rồi. Bây giờ họ chế lại họ nói bây giờ là phải mười hai năm sau Đức Phật mới chế ra cái giới luật này để trị cái bệnh vì có người bệnh mới chế, nghĩa là cái lí do của họ nói là phạm tội này phạm tội kia. Phạm những cái giới luật đó là cái gì không phải là do cái chỗ mà tham sân si mạn nghi của họ, không phải là do cái lòng dục của họ, ham muốn củahọ phạm cái tội đó không? Bây giờ chúng ta muốn ăn hai ba bữa tức là chúng ta có cái dục trong đó chứ gì. Mà do dục nó mới sinh ra bao nhiêu thứ khổ mà do dục nó mới có sự sanh tử luân hồi. Chứ còn nếu không dục thì làm sao có cái chuyện màsanh tử luân hồi được. Thế thì quý thầy thấy họ lí luận như vậy đó để họ soạn những bộ kinh giới, họ làm như là kinh giới là hay ho gì lắm.

Hỏi: Vì sao pháp lậu khởi nhiều, khởi phần nhiều do bọn lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni. Ấy là họ cố tình hay là vô tăng phạm?

Họ nói tại sao mọi ông thầy khác thì không có, mọi vị tì kheo khác thì không có... Thầy nói trước cho quý thầy thấy rằng họ sẽ bào chữa cho cái bọn phá giới này họ là Bồ tát đó, nghĩa là bồ tát nghịch hạnh để làm cho Phật chế giới đó, chứ sự thực Phật không biết gì, nhờ mấy cái người này mà chế giới đó. Tức là ông Phật còn thua mấy cái vị lục quần tì kheo này nữa. Nghĩa là lục quần tỳ kheo tăng, lục quần tỳ kheo ni là những người mà làm những cái sai phạm đó để cho ông Phật thấy mà chế giới ra chứ ông Phật đâu có biết. Đọc lại giới kinh chúng ta thấy có cần lục quần tỳ kheo ni, lục quần tỳ kheo tăng đâu ông phật vẫn chế ra sơ thiện, trung thiện, hậu thiện rất rõ ràng đâu có cái nào mà không đủ, nội bây nhiêu đó mà chúng ta đã thấy được cái pháp từ những cái giới, cái giới hạnh, đến cái giới đức, đến cái giới tuệ, rồi cái giới hành, chúng ta thấy quá rõ ràng cụ thể ở trong cái từ sơ thiện, hậu thiện và trung thiện đức Phật dạy ở trong kinh Nikaya rất là cụ thể, không còn cái gì mà chúng ta có thể nói đó là cái giới luật đó mới chính là Thầy của chúng ta. Còn cái giới bổn này là cái đồ thừa nó không phải là ông thầy của chúng ta đâu.

Cho nên ở đây luận để mà làm sai lệch cái bọn mà lục quần tì kheo này với lục quần tì kheo ni này chỉ đặt điều ra mà thôi, lôi ba cái ông này ra để mà chế giới tầm bậy chứ không phải đúng theo đạo Phật. Bởi vì khi mà lục quần tỳ kheo này mà vào xuất gia theo Phật thì ngay cả cái giới sơ thiện, trung thiện, hậu thiện họ đã thực hiện thì làm sao họ còn phạm nữa, đâu phải họ là bọn lục lâm ở đâu mà họ nhào vô đây được. Muốn tu đâu phải chuyện dễ, nếu mà ngoại đạo thì phải bốn tháng hoặc là bốn năm để người ta nghiệm coi có sống được trong cái đời sống của một cái người tu không. Còn đằng này đâu phải muốn vào đó cái là vào được liền đâu. Cũng như quý thầy muốn theo Thầy cũng đâu phải được dễ đâu, bây giờ quý thầy muốn theo Thầy mà tu Thầy nói Thầy ẩn bóng, chứ đâu phải thực là Thầy ẩn bóng đâu. Thầy nói thực sự Thầy đang chọn cái người nào mà xứng đáng Thầy dẫn theo Thầy chứ còn cái người nào chưa xứng đáng là Thầy bỏ hết chứ Thầy đâu có nhận. Bởi vì mình tu là mình phải dứt khoát, màmình tu mà không dứt khoát thì thời ông Phật cũng vậy thôi. Muốn đem người ta cứu khổ người ta đâu phải đụng ai cũng nhận vô, nhận vô đó để mà làm...

Thầy tiếp chúng ở đây rất nhiều chứ không phải là ít. Do đó Thầy đã tìm hiểu tất cả mọi cái sai cái phạm cái đúng như thế nào, cái kiến chấp của họ như thế nào đủ mọi mặt hết. Thầy mới rút tỉa ra từng những cái kinh nghiệm mà Thầy thấy bây giờ phải trở lại con đường đúng của Đạo Phật không thể nào mà tùy thuận với các pháp khác mà có thể dẫn dắt họ đi vào con đường của đạo Phật được hết. Tới chừng mà kết luận với cái giáo án này Thầy sẽ nói lại trong cái quá trình mà Thầy hướng dẫn quý tu sĩ ở đây để cho quý thầy biết rằng cái công trình mà Thầy hết sức chứ không phải là tùy thuận Đại Thừa, tùy thuận Thiền Đông Độ, tùy thuận mọi vị hòa thượng hết, mà không bao giờ nói chạm ai hết chỉ luồn lách ở trong đó mà để dẫn dắt họ trở về đúng con đường của đạo Phật, thế mà không được, họ hoàn toàn có những cái kiến chấp của họ không ai chịu nghe lời Thầy hết. Do đó làm sao mà không nói thẳng ra được. Vì vậy ở đây Thầy hoàn toàn...