Skip directly to content

BĂNG SỐ 46

Bốn tháng để xem coi ông đó như thế nào, trong kinh điển của Phật nói rất rõ mà, đâu có phải muốn vô là vô đâu? Còn cái người cư sĩ hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh đến nghe pháp rồi xin đức Phật xuất gia là ĐứcPhật chấp nhận liền tại vì ông ta không có kiến giải, không có cái kiến chấp, cho nên do đó mà đức Phật nhận liền. Còn cái loại mà ngoại đạo là có cái kiến chấp của họ rồi, họ có đầy ắp ở trong cái đầu họ thế này, thế kia rồi. Cho nên bốn tháng coi họ sống được hay không. Mà nếu sống được thì mới sống trong cái giới pháp của Phật được, mới chấp nhận, còn sống không được trong giới pháp thì mời họ ra đi liền chứ đừng có mong là cho ở trong đó.

Cho nên cái Lục quần Tỳ kheo tăng với cái Lục quần Tỳ kheo ni này ấy, là những cái bọn này làm sao mà sống được ở trong cái giáo pháp của Phật được, cái hành động mà phạm như vậy thì trong một ngày thôi cũng không được nữa chứ đừng nói chi là ở trong đó suốt đó để mà chế cả giới bổn như vậy.

Đáp:

Nhóm Lục quần Tỳ kheo tăng và ni này đều là đại quyền thị hiện tuyên thông Phật giáo, trong làm rường cột các pháp môn, ngoài làm đại hộ cho Phật giáo.

Nói dóc không! Thầy thấy hầu như là cái này nói như vậy thì cái thời gian mà từ khi có giới bổn này có phải là đại vọng ngữ không, quý thầy xem thì thấy này. Từ khi cái giới bổn này ra đời thì thử hỏi có vị thanh tịnh tăng nào không hay là tất cả toàn bộ là phạm giới hết? Tìm lại một ông tăng mà thanh tịnh giới, chúng ta có thấy không? Nhưng mà trước kia chưa có giới bổn, mười hai năm mà trở về trước đó, chúng ta thấy có những bậc Thánh tăng thanh tịnh giới. Còn trở về sau này chúng ta thấy giới bổn ra đời rồi có không mà nói rằng rường cột của Phật giáo? Rường cột cái đó kiểu là chôn Phật giáo chứ rường cột gì?

Lục quần Tỳ kheo ni, tăng - ni đều là đại quyền thị hiện tuyên thông Phật giáo.Tuyên thông cái khỉ gì, đem Phật giáo mà chôn xuống đất chứ ở đó mà tuyên thông! Trong làm rường cột các pháp môn, rường cột cái khỉ gì, phá giới luật vậy mà rường cột với ai? Ai mà nương theo mấy cái bà, mấy cái ông này được? Ngoài làm đại hộ cho Phật giáo, hộ cái gì? Thầy nói thật sự mấy ông này miệng lưỡi dữ lắm, coi như là các vị này đều là Bồ tát cho nên là hộ Phật giáo lắm, hộ riết rồi cho nên bây giờ nhìn Phật Giáo chúng ta thấy sa đọa, ông nào cũng ở chùa to, tháp lớn hết, không bao giờ ở cái nhà tranh vách lá. Ông thầy nào cũng cưỡi xe Dream, lái xe hơi chạy vù vù. Ông nào cũng ăn uống phi thời. Ông nào cũng hút thuốc cán chứ không cần phải hút thuốc lá nữa.

Đó là những cái đại bộ phận mà bây giờ chúng ta đã nhìn thấy, không phải là trong cái thời chúng ta mà trước đây cũng vậy nữa. Thậm chí còn rất tệ nữa là ông thầy còn có vợ, có con ở trong chùa sinh hoạt cũng như một cái gia đình cư sĩ, không ra gì hết. Đó là cái Giới bổn ra đời đó! Lúc nào người ta cũng đọc Giới bổn, một tháng hai lần tụng Giới bổn, thế mà nhìn ông thầy có ra cái quái ôn gì không? Vậy mà nói là Lục quần Tỳ kheo tăng và ni này đã làm rường cột, đã hộ pháp như vậy, để cho Phật giáo được trường tồn. Đó là trườn ở dưới, dưới hầm, dưới hố chứ không phải trường ở trên đâu!

Như Lai ở đời là bọn Lục quần đều làm dậy sóng trong tăng đoàn huống gì riêng tôi ngày nay. Họ đâu biết các bậc thiền xưa chính vì hậu lai mở giáo lại trở nên sai. Nghĩa là nói như thế này, ý là nói các cái vị Lục quần Tỳ kheo Tỳ kheo ni này làm cho dậy sóng ở trong tăng đoàn, để do đó bây giờ chúng ta mới có cái Giới bổn này. Còn nếu không có quậy sóng như vậy chắc chắn là chưa bao giờ có Giới bổn hết. Nhờ mấy người này mới có Giới bổn! Mà thử hỏi từ khi mà cái giới bổn này ra đời có đem lại cái gì ích lợi cho Phật giáo không? Chúng ta thấy hoàn toàn là đem lại cái số tu sĩ phạm giới không, chạy theo dục lạc không chứ không có một cái gì mà gọi là thanh tịnh toàn bộ. Thay vì ví gọi các vị này là Bồ tát hạnh đi, làm những cái hạnh nghịch đi để cho Phật nương vào đó chế giới thì bây giờ ít ra quý thầy, tất cả tăng - ni của chúng ta phải thanh tịnh giới chứ, sao lại phạm giới hết vậy? Vậy có phải là nương theo ba cái hạnh sai lầm này để mà phá giới, phạm giới đủ cách không?

Hỡi ôi! Pháp Phật đã đến hồi vận mạt như thế làm nhiều người biếng nhác, chẳng giữ nỗi giáo pháp Như Lai, trở sanh chê báng, tạo nhiều thứ nghiệp nên kinh Bách Dụ nói: Người đời chẳng biết Như Lai pháp dương vì chúng sanh mà lập nhiều phương tiện chỗ vắng khuyết bèn sanh lòng hủy báng, bắt chước điều chẳng phải ấy. Do có đó ở trong Phật pháp mất hẳn sự lành, đọa ba đường dữ. Kinh Phương Đẳng Đại Vấn nói: Đề Bà Đạt Đa khai mở bài giúp người khiến A tăng kỳ vô lượng chúng sanh an trụ căn lành, bao nhiêu cảnh giới Đề Bà Đạt Đa thật chẳng phải là chỗ Thinh văn, Duyên giác biết được. Nhóm Lục quần Tỳ kheo cũng là Đại Bồ tát, Đề Bà Đạt Đa với họ đồng hàng. Nếu ai biết công đức Đề Bà Đạt Đa, tỏ rõ không nghi, thời phải biết người ấy thật là đệ tử Phật, đặng một trong hai phần công đức Phật, đặng một mắt của Phật, đặng nửa thân của Phật. Đừng nói Đề Bà Đạt Đa là tệ ác phá hại chúng ta! Hãy biết đó tức là khéo phương tiện vậy!

Nghĩa là Đề Bà Đạt Đa toàn phá hoại cái hòa hợp tăng, chia rẽ tăng đoàn ra. Còn các Lục quần Tỳ kheo thì tạo đủ điều kiện phạm giới để cho đức Phật chế giới ra, do đó còn gọi là nào là công đức thế này thế khác. Nhưng thời gian xác minh rằng chúng ta là cái thời sau của các Ngài quá lâu, chúng ta xác minh từ cái ngày mà Đề Bà Đạt Đa phá tăng đoàn rồi các vị Lục quần Tỳ kheo tăng và ni này, nhờ đó mà chế ra giới, thì cái thời gian mà từ đó trở về chúng ta đâu có phải một thế kỷ, hai thế kỷ đâu, rất nhiều thế kỷ mà tu sĩ chúng ta ra gì, có ra gì không? Từ các bậc Hòa thượng cho đến các vị tu sĩ Sa di nhỏ chúng ta vẫn thấy hoàn toàn là không đúng chánh pháp của Phật, họ sống bừa bãi, họ sống không có đúng giới hạnh của người tu, hoàn toàn là chạy theo sống trong dục lạc. Đó là chúng ta thấy cái thời gian để xác định rằng Đề Bà Đạt Đa có phải là Bồ tát, Đại Bồ tát không? Có phải là Lục quần Tỳ kheo Đại Bồ tát không? Nếu là Đại Bồ tát đã thể hiện pháp như vậy thì đời của chúng ta đâu có phải là thiếu giới thanh tịnh? Cho nên những cái bọn phá này mà còn dùng mồm mép gọi là Đại Bồ tát thì Thầy thật sự ra Thầy làm sao mà tin được! Nhìn trong cái thời gian trải dài chúng ta đã xác định được Phật giáo ở cái tầm vóc nào rồi, cho nên những cái bọn này đâu có nghĩa là bọn Đại Bồ tát, mà đó là cái bọn danh, bọn lợi. Ngay trong đức Phật là Đề Bà Đạt Đa đã chạy theo danh lợi chứ chưa phải là Bồ tát gì cả hết. Thỏa mãn cái tâm danh lợi, cho nên mới tìm cách hại Phật để đoạt cái tăng giáo đoàn chứ đâu phải là cái người tốt? Hạng này là cái hạng rất xấu mà chính bây giờ chúng ta nhìn thấy Phật giáo chúng ta chia rẽ, mà từ cái chia rẽ này cho đến cái chia rẽ khác cũng vì cái danh, cái lợi làm mờ mắt họ do thiếu chánh pháp. Những cái pháp mà gọi là giới luật của họ, tại sao họ gọi là chánh pháp mà sao không thể sống được, họ không tu được để họ giữ thanh tịnh giới đi, mà họ lại phạm như vậy?

Hỏi: Giới pháp và nhân quả đối với Sa môn, Đại - Tiểu thừa thế nào?

Đáp:

Tự vì có ưa giới pháp nên mới ưa Sa môn. Vì giới pháp là nhân - quả của Sa môn, nếu nhân chẳng ra thì quả không do đâu mà lập. Người đời nay chẳng học giới pháp Sa môn mà xưng là Sa môn - thật lầm rất lớn lắm vậy! Hoặc có người nói tôi không vì tôi… Ôi! Nếu mình chưa thông mà muốn thông người cũng như không biết lội mà nhảy xuống biển cứu người chết chìm há không đều chìm hết sao? Hoặc nói: Tự có Đại thừa cần gì học Tiểu thừa? Thấy vậy mà chưa thấu Đại thừa nên mới nói lối đó. Như nhóm lục quần kia, vốn Đại Bồ tát sao còn bày ra hạnh Tiểu thừa? Đâu biết hộ mình, hộ người chính là bổn hoài của Bồ tát. Một việc lành nhỏ chẳng bỏ là hoằng tâm của Đại sĩ huống chi là Đại - Tiểu thông thường đều về nghĩa đế đệ nhất, trang nghiêm cái thân, muôn đức, nếu bỏ đây còn đâu nữa?

Ở đây, cái người mà viết giới này muốn hòa hợp giữa Đại thừa và Tiểu thừa. Đó, muốn hòa hợp cả hai cái pháp này lại, nhưng mà họ không xét rằng cái Đại thừa là như thế nào và cái Tiểu thừa là như thế nào? Ai đã gọi là Tiểu thừa, mà ai đã gọi là Đại thừa? Cái nào lớn và cái nào nhỏ đây? Cái nào được giải thoát và cái nào không giải thoát đây? Từ ngày có Đại thừa ra đời thì con người có giải thoát hay không? Chúng ta đặt câu hỏi để chúng ta thấy từ cái ngày mà có kinh phát triển mà gọi là Đại thừa thì đến bây giờ con người có giải thoát không? Có đúng giới luật không và có sống đúng cái phạm hạnh, giới hạnh không? Đó, thì như vậy chúng ta sẽ hiểu biết được Đại thừa và Tiểu thừa nó ở cái mức độ nào mà của người sau chúng ta đã làm ra.

Hỏi: Xét về kinh luật Đại thừa và Tiểu thừa có liên quan ra sao?

Đáp:

Xét rõ kinh luật Đại thừa di quở tâm nhỏ Thinh văn tự độ, chẳng phải các giới hành Thinh văn nghiêm trì mà là lớn - nhỏ song tu, tánhgiá điều hộ mới thuận gốc giải thoát, chẳng trái lời dạy của đứcTừ tôn, nên trên hội Bát nhã, các Bồ tát tu Bát nhã ba la mật đa phải khéo biết tu học các oai nghi giới hạnh Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát. Nếu thấy người oai nghi chẳng xứng chúng bèn hãy lánh xa. Nếu có Sa môn giới hạnh oai nghi thì nên thân cận. Trong kinh Đại Bảo Tích nói: Bồ tát nếu nghĩ ngợi như vầy pháp này rất sâu, pháp kia chẳng sâu, pháp này là sạch, pháp kia chẳng sạch, đây là pháp của chư Phật, này là pháp Duyên giác, này là pháp Thinh văn, pháp này nên làm, pháp kia chẳng nên làm, đây là pháp sâu, đây là pháp cạn, ấy gọi là mạn tăng thượng! Lại kinh Bồ Tát Giới nói: Nếu Bồ tát thấy như vầy, nói lời như vầy, Bồ tát chẳng nên nghe, kinh pháp Thinh văn chẳng nên thọ, chẳng nên học, Bồ tát dùng pháp Thinh văn làm chi? Ấy gọi là phạm rất nhiều phạm! Nội phát triển nói: Nếu lễ Bồ tát đọc kinh Đại thừa gọi là lớn chẳng làm việc này, gọi đó là nhỏ. Tiếng gọi Đại thừa thông qua hai thứ, một là Trung quán, hai là Du già. Trung quán thì trong tục, có chân, không thể rỗng như huyễn. Du già thì ngoài, trong không có diệt điều di thức. Đấy đều là dòng thánh giáo, chỉ thị chi phí, đồng hiệp Niết Bàn, nào chân nào vị, nói nơi dứt hoặc phiền não, cứu giúp chúng sanh đâu muốn rộng sinh phân vân thêm chìm kết nữa, y theo làm thì nên bỉ ngạn, trái bỏ thì chìm cả bốn sinh, đây kia đều làm, lý không trái cãi, đã không mắt huệ, ai xét phải quấy tùy quen lâu mà tu đi, xin đừng nhọc tâm chia cắt như lời trên nói, hãy tự nghĩ lấy, chẳng cần luận nhiều khác nữa.

Ở đây cũng cái lý luận của một luật sư muốn hợp giữa Tiểu thừa và Đại thừa, cho nên bởi vì có một số người ở trong góc độ của Đại thừa thì chê Tiểu thừa là tiêu nha bại chủng, còn có những người mà ở trên cái góc độ của Tiểu thừa thì cho rằng đó là Phật giáo phát triển Bà la môn. Do cái sự mà phân chia như vậy đó, cho nên cái mà ông luật sư này ông ấy viết ra thì ông có cái ý muốn là kết hợp lại. Nhưng sự thật ra thì không thể nào mà chúng ta nghĩ rằng kết hợp lại, nó đúng thì chúng ta kết hợp, mà nó sai thì làm sao chúng ta kết hợp được? Giáo pháp của Phật còn rành rành kia mà làm sao chúng ta kết hợp với những cái chuyện mà nó không đúng? Giới luật của Phật nó còn rành rành kia mà bắt buộc chúng ta phải chấp nhận Giới bổn của họ thì làm sao mà chúng ta chấp nhận được? Vì giới luật của Phật là một cái pháp hành, còn cái Giới bổn của họ là một cái pháp luật thì hai cái này nó khác xa với nhau, làm sao mà hợp lại được?

Cho nên ở đây chúng ta hợp, chúng ta không có cái sự chia cắt ra nhưng mà chúng ta phải hợp cho đúng cách, mà hợp không đúng cách, làm cho nó lệch lạc Phật pháp, làm rất sai lệch thì từ đó cái giới hạnh và oai nghi của người tu sĩ càng hợp thì nó lại càng lệch. Vì vậy mà chúng ta nghe những cái nhà học luật người ta kêu gọi chúng ta đoàn kết lại, Tiểu thừa và Đại thừa, nhưng mà đoàn kết ở trong cái mục đích nào? Không nêu rõ cái mục đích để chúng ta đoàn kết, vì vậy mà càng đoàn kết thì chúng ta thấy lại càng phá giới, càng làm bại hoại Phật pháp ra mà không thấy gì hết, mà nói trên danh từ đoàn kết nhưng sự thực ra trong thực tế có đoàn kết được hay không? Điều đó chúng ta cần phải suy nghĩ nữa! Đó là một cái điều người ta nói, người ta mong muốn, nhưng chính bản thân cái người nói, cái người mà viết ra chưa chắc họ đã muốn đoàn kết!

Hỏi: Hạng nào mới ưa học giới?

Đáp: Hạng có hổ thẹn mới ưa học giới! Nghĩa là tự chẳng làm tội, gọi là có hổ, chẳng bảo người khác làm tội gọi là thẹn. Lại nơi các việc dữ tự hổ gọi là hổ, nơi các việc thẹn với người gọi là thẹn. Thế gian nếu không có hai pháp hổ, thẹn thì điều trái được Đại thánh Thanh văn hướng tới đường hiểm sanh tử già chết, nên Đại kinh nói: Chư Phật, Thế Tôn thường nói lời có hai pháp trắng hay là cứu giúp chúng sanh, một là hổ, hai là thẹn.

Ở đây Thầy thấy cái pháp mà đức Phật đã từng nhắc chúng ta là mình phải tu tập cái pháp hổ thẹn, mà ở đây chỉ nói hổ, thẹn. Người nào cũng có hổ, thẹn à! Mới đầu thì người ta chưa phạm lỗi đó thì người ta chưa có hổ thẹn đâu, cũng như bây giờ Thầy mới đầu khép vô thì ăn ngày một bữa, mà Thầy ăn một thời gian là Thầy chịu không nổi rồi Thầy lén Thầy ăn cắp Thầy ăn - ăn phi thời rồi thì Thầy có hổ thẹn nữa không? Cho nên cái hổ thẹn này không thể tự dưng mà có được đâu! Cho nên cái mà chúng ta đã làm quen rồi thì không có cái hổ thẹn nào mà chen vô được nữa hết. Cho nên Phật dạy chúng ta phải tu tập Tàm và Quý. Chữ Tàm có nghĩa là hổ thẹn mà chữ Quý có nghĩa là sợ hãi. Người ta ghép hai cái chữ này lại, người ta gọi Tàm - Quý là hổ - thẹn thì Thầy thấy nó không đúng! Chữ Quý là Vô úy - không có sợ hãi đó. Bởi vì khi chúng ta có sợ hãi một cái lỗi nhỏ nào đó thì chúng ta mới có xấu hổ, còn chúng ta không sợ hãi thì chúng ta không có xấu hổ đâu, chúng ta cứ làm hoài! Chẳng hạn bây giờ Thầy ăn ngày một bữa mà lát nữa Thầy thấy cái bánh, Thầy thấy nó thích quá, Thầy lén Thầy ăn đi, nhưng mà Thầy thấy không có sợ hãi cái lỗi đó đi cho nên Thầy cứ làm hoài chứ Thầy có hổ thẹn đâu? Chính Thầy sợ hãi nó Thầy mới có sự hổ thẹn! Cho nên vì vậy gọi Tàm - Quý là hai cái này ghép lại tức là là hổ thẹn và sợ hãi. Chữ Quý ở đây thường thường người ta hiểu nó qua cái nghĩa khác cho nên người ta viết cái chữ thành nó không có đúng, chữ Quý ở đây chữ u-y-uy có nghĩa là sợ hãi đó, chứ không phải chữ quờ uy quy sắc quý đâu. Cho nên ở đây Thầy thấy những người dùng danh từ như vậy là những người không hiểu, dịch ra những danh từ như vậy là không hiểu được ý của Phật. Cho nên trong kinh điển của Phật, cái pháp mà chúng ta đầu tiên vào tu tập là cái pháp đầu tiên là phải tu tập Tàm và Quý. Đó, như vậy. Cho nên ở đây Thầy khi mà nhắc đến cái điều này Thầy dạy quý thầy phải tập Tàm, Quý. Luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải tập sợ hãi trước những cái lỗi nhỏ trước tiên, do đó chúng ta mới thấy được cái sự xấu hổ và cái sự xấu hổ đó chúng ta thấy người ta không phạm, hằng ngày chúng ở đây người ta ăn ngày một bữa, còn mình thêm một cái ly nước ngọt rồi thêm một cái cục đường thì như vậy là mình phải xấu hổ, mình ăn trộm người ta, mình ăn hơn người ta tức là mình ăn trộm rồi. Cho nên mình sống ở trong chúng mình phải lợi hòa đồng quân, nghĩa là người ta ăn ra sao thì mình ăn như vậy, mà mình ăn hơn tức là mình sẽ xấu hổ rồi. Và mình thấy cái chuyện đó mà mình không xấu hổ tức là mình phạm. Đó là bước đầu vào cái sự học thì chúng ta phải học cái này. Còn ông này lấy cái chỗ xấu hổ này nói bằng cái danh từ suông chứ không có cái pháp muốn tu tập cái pháp Tàm - Quý, hằng ngày chúng ta phải đặt niệm như thế nào trước mặt để mà chúng ta thực hiện Tàm Quý, chứ đâu phải chúng ta nói là tôi xấu hổ, tôi sợ hãi mà nó có xấu hổ và sợ hãi sao? Ít ra chúng ta phải hằng ngày thấm, chúng ta phải hằng ngày tu tập cái pháp đó như thế nào để cho thấm vào tâm hồn của chúng ta luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy sợ hãi những cái lỗi nhỏ, vì cái vi phạm nào đó làm chúng ta xấu hổ với mọi người. Do đó chúng ta hằng nhắc nhở mình như thế nào, hằng ám thị, hằng hướng tâm như thế nào, cho nên nó mới thực hiện được Tàm - Quý, chứ đâu phải nói Tàm - Quý là có Tàm - Quý.

Quý Thầy muốn nói cái danh từ suông là nói dễ lắm, nhưng mà thực hiện đến những cái điều đó thì không phải là chuyện dễ. Bởi vậy cái gì cũng phải có pháp hành mà không có pháp hành thì chỉ là một cái danh từ suông. Ở đây thì muốn nói suông thôi chứ còn không có cái gì hết.

Thì điều trái dược Đại Thánh thanh tịnh hướng tới đường hiểm sanh già bệnh chết, nên Đại kinh nói: Chư Phật, Thế Tôn thường nói lời rằng có hai pháp trắng hay cứu giúp chúng sanh, một là Hổ, hai là Thẹn. Hổ là trong tự xấu hổ, Thẹn là ngoài phát lồ sự e thẹn với người. Lại có hai thứ trí, chẳng tạo các điều ác, hay tạo rồi sám hối. Lại có hai thứ ngu, một là làm tội, hai là che đậy.

Ở đây uốn lượn như vậy, sự thật ra thì một cái người tu tập theo đạo Phật hoặc là bước vào theo đạo Phật mà hướng dẫn đúng từ cái bắt đầu của họ thì sau này họ không có phạm lỗi gì nữa. Còn nếu mà không có hướng dẫn đúng cách cho họ theo cái giáo pháp của Phật thì bắt đầu mà vào tu, sau này dù muốn dù không đi nữa họ cũng sẽ trở thành phạm giới hết, không bao giờ mà có thể họ không phạm giới dù nhiều dù ít, dù như thế nào, cố gắng giữ như thế nào họ cũng vẫn phạm. Còn trái lại, khi mà bắt đầu vào mà nhận một chú Sa di, một vị Thầy mà vào tu với mình thì mình phải hướng dẫn họ ngay từ cái ban đầu, cái giới hạnh như thế nào, cái pháp hành như thế nào, tập luyện cái ban đầu như thế nào để từ đó họ không có vi phạm nữa. Họ không có phạm một cái giới nhỏ nữa, họ sống đúng với những cái điều kiện mà họ đã tu tập.

 “Nay Ba la mộc xoa đề, tức là cái Giới bổn đó, chẳng phải là người không hổ thẹn và không trí mà hay ưa tu học vậy, thế nên Đại - Tiểu thừa đều lập Tam học là Giới, là nói đầu, đồng tu năm phần mà ba học mở trước. Sở dĩ tu học, cái dụng ba pháp mà chứng ba cái quả, năm phần, hãy biết năm phần pháp thân, ba phần trước là nhân mà hiển đức, phần sau lấy quả mà bày ra năng”.

Ở đây, luận theo cái kiểu mà Đại thừa á, sự thật ra mà nói về Tam vô lậu học thì giới không phải là ba cái Giới bổn đâu. Thầy xác định rằng cái giới không phải là ba cái Giới bổn bởi vì giới bổn ở đây đâu có làm cho chúng ta hết lậu hoặc, mà nó khép chúng ta thèm ăn, thèm uống đủ thứ hết, nó khép chúng ta nào là thích cái này, thích cái kia. Nó hạn chế, nó gò bó chúng ta, nó làm cho cái tư tưởng của chúng ta tan nát ở trong đó hết. Cho nên, cái giới bổn nó không đúng cách! Mà giới của Phật gọi là Tam vô lậu học, tức là giới vô lậu thì khi mà chúng ta bước đầu vào học cái giới thì chúng ta có cái giới hành, cho nên từ đó tâm hồn chúng ta giải thoát hoàn toàn. Cho nên gọi là vô lậu, chứ không phải đợi chúng ta tu tới ba cái pháp này Giới - Định - Tuệ xong rồi nó mới hết lậu, không phải! Ngay vô đầu là chúng ta thực hiện ngay cái giới của Phật liền, gọi là giới vô lậu thì chúng ta có vô lậu rồi, cho nên có giải thoát rồi chứ không phải mà đòi quả này, kia, nọ như ở đây nói thì cái đó là cái không đúng, cái luận của cái người không có pháp hành, chỉ là cái lý luận của người học giả, cái người chỉ có cái học, hiểu biết rồi tưởng ra mà giảng giải thôi, bằng cái danh từ mà giải cũng không rõ cái từ nữa…

“Tận trí, chánh lập đều gọi là thân giải thoát, vô sanh trí, tỏ rõ giác chiếu gọi là tri kiến. Bồ tát gấp diệt độ người nên thân thí nhân tánh để tu sáu độ. Thinh văn do phần tự độ, di tu, ba học nên trí luận dùng độ, là pháp chúng sanh, ba học là pháp Niết bàn. Tất cả pháp môn do học mà tới, tam học chẳng tu thì Niết bàn không nẻo. Giới pháp chẳng phụng trì thì định, huệ dứt nhân, làm sao vượt qua bốn lưu mà trở lên bờ giác đấy ư?”.

Ở đây cũng là một cái luận lấy như trí luận độ hoặc là Bát nhã mà luận ở trong Tam vô lậu học này. Hầu hết những cái người viết giới luật này đều là những nhà Đại thừa, cho nên ảnh hưởng kinh sách Đại thừa rất nhiều. Cho nên họ luận như vậy thì nó không đúng với ba cái pháp Giới - Định - Tuệ của Phật. Giới - Định - Tuệ của Phật thì chúng ta phải biết cái giới của Phật đầu tiên mà chúng ta vào tu là giới Hành, giới Hạnh gọi là giới mà Định thì nó thuộc về giới Đức của một cái người, còn Tuệ nó thuộc về giới Huệ của cái người tu. Cho nên Giới - Định - Tuệ là ba cái giai đoạn của một người tu tập giới luật Phật. Nó đầy đủ ba pháp môn này gọi là ba pháp môn vô lậu thì như vậy mới đúng. Còn cái này luận ở bên này, luận ở bên kia mà nói nó là Niết bàn thì không đúng, bởi vì ba cái này nó không phải là Niết bàn. Ba cái pháp này nó hoàn toàn đưa chúng ta đến cái chỗ tâm bất động giải thoát, giải quyết cho chúng ta cái phạm hạnh, cái mục đích phạm hạnh của chúng ta chứ không phải là Giới - Định - Tuệ là Niết bàn.

Hỏi: Vì ý gì mà sắp Niết bàn, sắp nhập Niết bàn Thế Tôn ân cần lượt nói Tỳ nại gia.

Đáp: Để sau khi đức Đạo sư diệt độ cho đến thánh giáo chưa mất trở lên không khiến ngoại đạo có thể phê bình. Thế Tôn là người có đủ tất cả trí mà thế gian có diệt chẳng mở, chẳng ngăn để bọn đệ tử sẽ làm thế nào. Bởi lẽ đó nên Phật dạy: Vì ngăn ngừa lời nạn vấn ấy nên ta xét lại vị lai mà chế giới, lại còn muốn khiến các đệ tử nơi các việc không ngại, được an vui mà ở nên không cần phải nói”.

Nghĩa là đức Phật khi mà nhập Niết bàn thì di chúc chúng ta lấy giới luật làm thầy, lấy làm cái chỗ nương tựa, mà ở đây nói rằng ở đây cái người mà luận cái chỗ này thì Thầy đọc trong kinh nay không thấy cái lời mà đức Phật di chúc cái lời nói này bao giờ hết, thế mà họ làm mà họ đặt ra được cái này mà họ nói như thế này? Nghĩa là đức Phật mà sắp sửa Niết bàn, vì ngăn ngừa cái lời nạn vấn của người khác mới chế giới ra. Thầy chẳng bao giờ nghe cái câu kinh  mà di chúc cuối cùng của đức Phật có cái lời này bao giờ hết! Lại còn muốn khiến cho các đệ tử nơi các việc không có ngại, được an vui nên mới chế cái giới này ra. Sự thật ra Thầy không biết mấy cái lời nói này ở đâu mà mấy cái ông này lấy cái lời nói này trong cái kinh nào Thầy không biết mà đem đút vô chỗ này đây, ba cái kinh Đại thừa chứ cũng không có ai vô đây hết à. Cho nên vì vậy mà Thầy thấy họ đặt điều đủ thứ hết. Nó không có làm đúng cái con đường mà của Phật mà nó muốn đặt như thế nào là nó nói ông Phật nói như thế này? Những cái lời nói này làm cho chúng ta thấy sao nó xót xa vô cùng. Vì ngăn ngừa cái nạn vấn của người ta nên mới chế giới ra chứ không vì đệ tử của mình giải thoát mà chế giới! Các con thấy không, sợ người ta cật vấn, sợ người ta này kia cho nên mới chế giới. Ờ, ông là người có trí tuệ, bây giờ ông chết rồi thì ông để cái đám đệ tử của ông nó lộn xộn như thế này, nó không có giới luật, cho nên Đức Phật mới chế ra giới luật để theo đó mà nó giữ giới. Mà thử hỏi bây giờ chế ra cái đám đệ tử của ông Phật có giữ giới không? Bây giờ giới bổn nó đầy đó, có không? Như vậy là có phải cái lời di chúc đó đúng không? Đâu có đúng! Đức Phật nói giới luật ta còn là Phật pháp còn, giới luật ta mất là Phật pháp mất. Giới luật còn là ta còn, giới luật mất là ta mất. Cái lời nói đó rất đúng! Bây giờ nhìn chúng Tỳ kheo mà giữ gìn giới luật là Phật pháp còn đó, mà giới luật không còn chúng Tỳ kheo mà không giữ gìn giới luật đó thì thử hỏi nó có đúng không, có phải Phật pháp mất không? Chúng ta xét thấy lời ông Phật nói từ cách đây hai ngàn năm trăm bốn chục năm tới bây giờ cái lời nói đó không có mất chút nào, vẫn còn giá trị, còn giá trị rất lớn. Còn cái lời nói này có không? Có giá trị không. Bây giờ có ai cật vấn mấy ông thầy đâu? Mà thế mà bây giờ chúng ta phá giới mà bịt mồm, bịt miệng không cho ai nói hết, nói là đọa địa ngục vậy nên chẳng có ai dám nói hết, vì vậy cuối cùng thì bây giờ nó ra sao? Cho nên vì ngăn ngừa lời nạn vấn nên ta mới xét lại mà chế giới. Cái câu nói này có đúng không? Đâu có đúng? Nó đặt điều ra như vậy đó! Thì Thầy thấy nó phỉ báng ông Phật đến cái mức độ không thể ngờ được, với cái người sau này, họ nhiều mồm, nhiều mép đặt điều như thế nào cũng cho ông Phật nói như vậy, trong khi đức Phật xác định cho chúng ta những cái lời di chúc đó. Chắc chắn ai đọc ở trong kinh Nguyên thủy, ai cũng thấy được cái lời nói của đức Phật rất là tha thiết và chỉ cho chúng ta biết lấy giới luật mà làm hòn đảo, làm cái chỗ nương tựa vững chắc để mà chúng ta tu hành. mà chính Thầy, Thầy nương tựa cái giới luật mà Thầy thấy Thầy cũng được giải thoát đó. Cũng như bây giờ này quý thầy thấy mình ăn ngày một bữa mình có giải thoát không? Cụ thể và rất rõ ràng mà tại sao chúng ta lại không thấy được cái điều này?

Hỏi: Thế Tôn nói, nếu việc thuận, chẳng tịnh, trái với tịnh, có việc thuận tịnh, trái với chẳng tịnh, nên làm, chẳng nên làm ấy. Chưa biết lời ấy có nghĩa gì?

Đáp: Nếu có sự vật, trước kia Phật chẳng phải hứa, chẳng phải ngăn, đời nay nếu làm, người đời họ chê bai ấy là chẳng tịnh, ta chẳng nên làm, ví dụ như bên Tây Trúc, các nơi người đời sang hèn đều ăn trái cam, lá trầu, vôi trắng vật thơm lộn nhau để làm mỹ vị, các Tỳ kheo tăng - ni vì nhân duyên bệnh dùng thứ ấy để trừ hôi miệng, thầy thuốc bảo ăn thì không có lỗi. Trái lại nếu vì muốn nhuộm miệng đỏ, môi tốt mà ăn thì chẳng hợp, bị người đời chê cười, không nên dùng lại như ngày xưa. Phật không cấm hút thuốc, cấm dùng á phiện vì thời ấy không có thuốc lá, á phiện, sau này người đời bày ra để hút, người tu cũng bắt chước hút thuốc, khiến cho thế gian chê cười tại mất oai nghi, làm hại sức khỏe, làm tổn phước vì hoang phí của đàn na thí chủ, do đó ta không nên dùng.

Bây giờ thực sự ra Phật cấm không có cho uống rượu, mà cái thứ uống rượu là say sưa, là này kia, thì tất cả những cái thứ gây nghiện ngập cho chúng ta. Bởi vì ngay cả cái ăn kia mà đức Phật còn dạy chúng ta phải quán xét để mà chúng ta xả cái ăn, coi như là bất tịnh, chúng ta còn không chạy theo ham thích, huống hồ là những cái chất mà nó không có lợi ích cho bản thân của chúng ta thì chắc chắn là tuy rằng giới luật Phật không có chế cấm thuốc phiện, thuốc hút, nhưng mà chúng ta ít ra một cái người mà khi đứng trong cái giới thứ năm này chúng ta cũng biết được cái điều này là cái điều không phải cho một người tu sĩ mà sử dụng. Cho nên chúng ta đâu có để mà cho chúng ta nghiện ngập cái đó. Vì vậy chúng ta không có giới đó nhưng chúng ta vẫn lấy nó làm giới thứ năm chứ đâu cần phải chế giới thứ sáu, thứ bảy hoặc thế này kia ra nữa đâu, đâu cần phải chế ra. Nhưng mà chúng ta vẫn lấy giới thứ năm mà làm cái chỗ không có say đắm, nghiện ngập, không có trở thành những nghiệp của những cái thứ mà say đắm cho chúng ta thì nó cũng đủ rồi chứ đâu còn gì nữa?

Lại như xưa kia Phật chỉ dùng muỗng múc ăn thay cho tục lệ ăn bốc ở Ấn Độ vốn không nói đến đũa nhưng đời nay xứ ta quen dùng đũa để ăn nên Phật cũng lược giáo cho.

Nghĩa là thời ông Phật Thầy nghe là bốc ăn chứ ông Phật nào có muỗng bao giờ đâu? Thế mà bây giờ ông này ông ấy viết là Phật có muỗng ăn. Bây giờ nói Việt Nam mình có đũa ăn thôi thì cứ dùng đũa. Ông thầy này ông ấy muốn ăn đũa cho nên mới nói kiểu đó, để ăn bốc thì nó cũng không được. Con người ta sao nhiều chuyện lắm! Đó, những cái này chúng ta thấy là cái đặt điều rõ ràng! Bởi vì cái người tu của đạo Phật là mình phải ly tất cả những cái vật dụng, cho nên ví dụ như bây giờ hai bàn tay của mình rửa sạch mình bốc mình ăn vẫn tốt thôi đâu có gì đâu? Ăn rồi mình lại rửa tay đâu cần phải rửa cái muỗng? Mà có cái muỗng thì chúng ta lại mang thêm một cái vật nữa, thì do đó có đôi khi cái muỗng này là muỗng sành này, muỗng này là muỗng cây này, muỗng này là muỗng inox này, muỗng này muỗng nhôm này. Chọn cái muỗng inox đồ đẹp không hoặc là muỗng vàng, muỗng ngà nữa chứ đừng nói! Nó có một cái rồi cứ theo đó mà dính nó đó, cho nên đức Phật muốn chúng ta xả ly để mà chúng ta ly ra để giải thoát chứ không phải là một cái điều gì khác. Lại hiểu là bây giờ Phật hồi đó là còn ăn muỗng, cho nên bây giờ chúng ta quen dùng đũa, thôi thì Phật cũng lược chế cho chúng ta cũng dùng đũa được chứ đâu có sao? Thực sự ông Phật ông ấy cũng chẳng biết đũa như thế nào mà ông ấy lược chế cái này Thầy chả biết. Ông này ông thật là đặt điều. Ông này chắc cũng là giới sư Việt Nam chứ cũng không ai vô đây mới có cầm đũa, chứ còn nếu mà sư Tây phương thì phải dao, phải nĩa rồi và ổng cũng chế luôn có dao, nĩa ăn à.

Hoặc như ngày xưa Phật và chư Tăng thọ trai trải chiếu ngồi dưới đất, ngày nay phong tục ngồi bàn, ghế mới hợp thời nên Phật cũng lược chế cho để mà mình ngồi ghế mà ăn.

Trời đất! Ông Phật đâu có như vậy, hồi đó Phật chỉ tìm gốc cây, bụi cỏ nào đó ông ngồi ông ăn cho rồi. Còn bây giờ mình có bàn, ghế bây giờ mình ngồi rồi cũng chế ra cái giới đó, thôi ngồi ghế thì cũng được, ông Phật cũng cho chứ không có gì, cũng hợp, bởi vì hồi trước thì không có bàn ghế, còn bây giờ thì có bàn, ghế, chiếu rồi. Cái này cũng thật là nhiều chuyện, thiệt là nhiều chuyện! Mấy ông giới sư này họ đặt điều lắm bởi vì họ muốn sao là họ chế giới ra họ nói vậy rồi đổ thừa ông Phật à! Thế nên, rõ ràng là chữ nghĩa hẳn hòi chứ Thầy không có thêm bớt chỗ nào hết! Rõ ràng là chữ giấy trắng, mực đen đàng hoàng chứ Thầy không có nói thêm ông ta chút nào hết! Ông ấy dám chế như vậy. Bây giờ người ta dám chế như vậy thử hỏi các Tổ chúng ta cách đây sau đức Phật một trăm năm rồi mà các đại đệ tử của đức Phật chết rồi mà những cái người đó họ chạy theo dục lạc thì họ nghĩ thế nào khi mà họ đặt cái giới ấy ra? Đâu có thua gì người bây giờ. Ngay bây giờ chúng ta còn thấy mấy cái ông giới sư này họ còn dám đặt như vậy rồi thì trước kia mấy ông kia có dám không? Cũng dám như thường chứ? Hồi đó mấy ông làm được thì bây giờ tôi cũng làm được! Bây giờ tôi làm được thì hồi đó mấy ông cũng làm được! Suy cái chỗ này mà chúng ta xét ra mấy cái ông Tổ kia cũng vậy!

Cho nên không có kinh sách nào mà họ không dám thêm trong đó được hết! Ý họ muốn chạy theo dục lạc là họ thêm vô à! Họ thêm cái phần này, phần kia mà họ đâu có nói họ, họ nói Phật! Nãy giờ Thầy đọc các con nghe họ nói Phật không à chứ không có nói họ đâu! Mà chính họ viết rõ ràng! Nếu một khi mà chúng ta không có nghiên cứu kỹ ở trong cái giới kinh của Phật mà trong những cái bộ kinh A Hàm, kinh Nguyên thủy thì chắc chắn chúng ta mờ mịt ở chỗ này hết, không có biết. Bởi vì cái người mà người ta nghiên cứu kỹ người ta biết rõ ràng! Cho nên, thậm chí như từ cái bài kinh ở trong kinh Nguyên thủy cũng như kinh A Hàm, một cái bài kinh thôi mà nó có hai cái đoạn, một đoạn của chính Phật nói, một đoạn của người sau thêm vào. Cái người mà có trí, cái người mà chỉ cần nghiệm xét là đã thấy hai cái lời văn đã khác nhau rồi, là đã biết cái người sau thêm liền. Còn bây giờ chúng ta là cái người không có nghiệm xét, chúng ta đọc thấy đó là lời Phật nói toàn bộ chứ không phải đâu. Họ thêm vô, gặn ra một chút thôi là đã biết rồi, người sau đã thêm vô cái bài kinh đó. Thí dụ bài kinh đó mười trang thì họ đem một cái câu chuyện nào đó gài thêm vô cái chỗ đó có lý lắm, nhưng mà sự thật ta xét ra thì cái lý đó nó không có đúng đâu! Cho nên biết cái người sau đã kèm theo một cái đoạn đó vô đó để mà luận cho nó đi qua một cái góc độ khác để mà họ phá giới đó! Thì chúng ta biết những cái pháp đó hầu hết là không có pháp hành thì hầu hết là nhờ người đời sau thêm vô. Còn những cái pháp nào mà Phật có kèm theo những cái pháp hành thì chúng ta biết cái đó là của Phật, cũng như ví dụ như cái pháp nào mà viết ở trong cái bài kinh mà thấy Phật nói Như lý tác ý là phần nhiều là cái pháp đó là của Phật, mà không thấy có cái pháp hành nào mà chỉ nói suông suông thì không phải là của Phật đâu, coi chừng những cái bài kinh đó nói là của Phật nhưng không phải đâu! Phật luôn luôn bao giờ dạy chúng ta bao giờ cũng có cái pháp hành theo hết! Cho nên cái bài kinh nào mà chúng ta đọc thấy có pháp hành tức là của Phật, mà không có pháp hành là không phải của Phật. Bởi vì có pháp hành mới làm chúng ta chứng được cái pháp đó, mới làm cho chúng ta thâm sâu được cái pháp đó. Còn thiếu pháp hành là cái người sau thêm. Vì người sau không phải là người tu cho nên không biết hành, vì vậy chỉ có cái lý luận suông thôi, cho nên đặt ra mà nói.

Hỏi: Thế nào chỉ trì tác phạm và tác trì chỉ phạm? (Cái này Thầy đã có giảng ở phần trước rồi)

Đáp: Chỉ trì là nói về phương diện các điều ác quyết giữ gìn không có gây tội lỗi, mà tác phạm là nói về phương diện các điều ác đáng lẽ phải giữ gìn mà lại không giữ được, cho nên phải phạm tội lỗi. Tác trì là nói về phương diện các điều thiện có làm được mới gọi là giữ giới. Chỉ phạm là nói về phương diện các điều thiện, đình chỉ, không làm, nếu đình chỉ không làm là phạm giới. Ví dụ về tội trộm, nếu không làm là chỉ trì, nếu làm là tác phạm. Trái lại về hạnh bố thí, nếu mà làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm. Tóm lại người chân tu phải nghiêm trì giới luật, trong khi đó hành giả nên luôn luôn quán sát mỗi hành vi hằng ngày của mình, xem xét một cách sáng suốt thế nào là trì, thế nào là phạm. Nói cách khác, khi đã thọ giới thì phải trì, nếu không trì thì bị phạm.

Họ nói cái danh từ suông không à! Họ đâu có biết trì và phạm như thế nào? Tu làm sao mà gọi là trì và tu như thế nào mà gọi là phạm? Bởi vậy, muốn không phạm thì chúng ta phải tu như thế nào, thì chúng ta phải thực hiện cái giới hành như thế nào? Hằng ngày chúng ta phải trau dồi, luyện tập như thế nào? Bảo mình quan sát, nhiều khi mình đâu có biết cái đó là thiện, cái đó là ác? Mình làm rồi mình mới biết đó là cái phạm lỗi của mình chứ hồi đó mình có biết được đâu mà gọi là quan sát? Quan sát cái gì? Cho nên hằng ngay chúng ta muốn tập như vậy thì chúng ta phải tập cái định nào? Chúng ta phải thường xuyên tập luyện cái chánh niệm tỉnh thức của chúng ta, luôn luôn phải ý tứ. Người ta nói ý tứ chứ sự thật thì có người nào có ý tứ đâu? Mà không trau dồi, luyện tập thì làm sao có ý tứ? Mà chính ý tứ đó mới gọi là chánh niệm tỉnh giác. Vì cái chánh niệm nó mới là ở trong cái giới luật của Phật, mà nó có tỉnh giác thì nó mới ở được trong chánh niệm! Cho nên hằng ngày chúng ta phải trau dồi cái pháp chánh niệm tỉnh thức, do đó chúng ta mới thấy được cái tâm giải thoát đúng ở trong cái giới hành của Phật. Nếu mà nói suông suông như vậy mấy ông hổng biết chánh niệm tỉnh thức ở ngay cái chỗ này thì mấy ông nói trì - phạm trì -phạm, cái danh từ trì, phạm của mấy ông bây giờ có nói một ngàn lần nó cũng trì cũng phạm nó cũng phạm hoài chứ nó đâu có trì được gì đâu?

Đó là nói lý mà không có cái hành thì không thể nào mà có thể nói rằng có thể đi đến cái chỗ giải thoát được.

Ta nên nhớ rằng mục đích giới luật, đức Phật muốn cho chúng đệ tử đều được thanh tịnh ba nghiệp, giác ngộ trong hiện tại và được giải thoát thành Phật ở tương lai, cho nên luật Tôn có cốt nhằm ở mục đích ấy. Phần nhiều các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu, còn luật Tôn trái lại chủ trương hãy vừa học vừa tu rồi lần lần sẽ hiểu, hãy giữ gìn giới luật. Ở đây nói một cách là ngược ngạo lại đạo Phật. Đức Phật đã nêu cho chúng ta biết những gì chưa thông hiểu phải thông hiểu. Còn ở đây chúng ta chẳng cần thông hiểu, mà chỉ vừa học rồi vừa tu rồi lần lần sẽ hiểu. Tu cái kiểu đó là tu mù. Như vậy là không có đúng cái đường lối của đạo Phật. Cho nên bây giờ cấm không có cho ai hiểu giới luật hết, không có cho mấy người hiểu, chừng nào mấy người thọ rồi bắt đầu mấy người mới vừa học vừa tu thì mới vừa hiểu sau. Còn bây giờ hiểu, nói bậy nói bạ, đọa địa ngục hết đó.

Đó là cái miệng của mấy ông giới luật để mấy ông ấy phạm giới cho dữ đó, cho nên mấy ông đặt ra như vậy. Cái gì mà trước khi người ta muốn học cái đó, muốn tu cái đó thì người ta phải hiểu cái đó rồi, coi đúng hay sai người ta mới tu, coi người ta giữ nổi hay không giữ nổi. Còn cái này bắt người ta vô thọ giới rồi bắt người ta học, bắt người ta cật lực tu, tu rồi mới hiểu nó thì sau khi hiểu được thì thôi thôi cái giới này chắc chết tui luôn tui  không có tu nổi đâu. Như vậy bây giờ lỡ rồi thì làm sao? Thì thôi bây giờ ở chùa rồi thì cứ việc phạm giới đi chứ có sao? Đó là cái kiểu của mấy ông ấy đó.

Hãy giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh thì tâm sẽ được tỉnh, thanh tịnh, tâm đã thanh tịnh thì trí huệ sáng suốt, chân tâm sẽ hiện bày, Phật tánh sẽ hiển lộ. Nói láo, thiệt là nói láo. Nếu mà giữ giới như vậy, mình ăn ngày một bữa, Phật tánh nó hiện ra thì ngồi đống đống đây hết rồi, phải không? Các thầy thấy mấy người ăn ngày ba bữa thì nó không hiện ra, còn bây giờ chúng ta ăn ngày một bữa thì nó phải hiện chứ? Mà Thầy có thấy ông Phật nào hiện đâu? Rõ ràng là chẳng có hiện ông nào hết. Vậy mà dám nói là thanh tịnh, giữ giới rồi thanh tịnh. Giữ giới nó tức tối gần chết chứ ở đó. Người ta ăn ngày ba bữa, mình ăn ngày một bữa, không có được ăn thêm cái gì hết, nó tức bụng ở trong này gần chết, sung sướng gì lắm sao? Bởi vậy cho nên phải giữ giới như thế nào để mà thấy được cái sự giải thoát đó thì mới là thanh tịnh. Còn đằng này bảo mình cứ cố gắng giữ đi, giữ đi cho nó thanh tịnh, thanh khỉ họ. Người ăn ngày ba bữa mà người ta ngồi đó nhai me, mình chảy nước miếng đay mà biểu thanh tịnh, thanh cái gì? Cái chuyện mấy ông nói là mấy ông nói, chứ mấy ông không biết cách tu nên mới nói, mấy ông nói bậy.

Những kẻ học rộng, biết nhiều mà không giữ giới cũng chẳng khác gì ngọn đèn trước gió, có thể sáng lắm nhưng cũng rất dễ bị tắt. Bởi vì khi mà người ta học hiểu nhiều người ta mới biết được cái chỗ đó có thể người ta chấp nhận cái giới đó hay không. Còn nếu mà không cho người ta biết làm sao người ta chấp nhận được? Con người sống bằng trí mà? Ít ra trước khi người ta muốn theo tôn giáo nào người ta phải hiểu tôn giáo đó, không hiểu rồi nhảy vào tu, tu bậy tu bạ, tu tới chừng nó điên khùng, ma nhập vào đó, chạy điên chạy khùng, lột quần áo chạy ra ngoài chợ, nhảy xuống sông tự tử rồi chừng đó ai nói cái gì? Cho nên tu mà tu ngu như vậy ai mà tu? Cho nên ít ra người ta phải hiểu. Ở đây nói mình, nói kẻ nào học rộng, hiểu nhiều mà không giữ giới. Tôi hiểu nhiều tôi mới thấy cái giới đó nó có lợi ích cho tôi tôi mới giữ, mà tôi thấy nó không có lợi ích thì tôi không giữ, tôi không có theo thì như vậy tôi phải hiểu chứ. Còn ông ông biểu tôi không có học, cứ vô đó nhắm mắt mà giữ, giữ cho thật thanh tịnh rồi Phật tánh nó ngồi ở đó cho, nó thanh tịnh cho, cái chuyện đó là ông gạt tôi đấy chứ ông nói đúng đâu.

Cái đó là nói không đúng sự thật, nó không cụ thể, cái đó là nói gạt người khác. Đó là cái lối lý luận của các nhà mà viết luận. Họ lý luận cái kiểu đó là lý luận gạt người khác. Tôi hiểu biết rồi tôi mới thực hiện được cái điều mà tôi hiểu biết đó, nó mới làm cho tôi thanh tịnh, nó mới làm cho tôi giải thoát, nó mới thấy được Phật. Còn cái này ông biểu gộp như vậy là ông đã dạy sai.

Trái lại, kẻ học ít, biết sơ sơ thôi mà giữ giới một cách chân thành thì cũng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp còn lu mờ nhưng không tắt mà càng cháy lâu lại càng sáng tỏ hơn. Nói láo, hết sức nói láo! Bây giờ tôi học sơ sơ, tôi biết sơ sơ thôi, tôi cứ giữ giới luật, nhiều khi tôi ăn lén, ăn lút hoặc là tôi làm cái chuyện dâm dục tầm bậy, tới chừng đó công an bắt ra rõ ràng là mấy ông này hết ráo rồi chứ không ai hết. Bởi vì học sơ sơ mà, cho nên đâu có biết rõ đâu? Cho nên phạm giới đâu có nghĩ đó là tôi phạm mà cứ bảo là phải giữ cho kỹ, giữ cho kỹ. Nhưng mà cái lòng ham muốn của tôi chưa có diệt được thì làm sao mà tôi giữ kỹ được? Cho nên mấy ông trói buộc tôi sao được? Cho nên cuối cùng tôi phạm mà mấy ông lại càng nói đó là như cái ngọn đèn mà có cái ống khói mà chụp thì gió nó không có dao động mà nó càng sáng tỏ, không có sáng cái thứ gì được đâu! Mấy ông luận như vậy chứ nó không bao giờ có cái điều đó được.

Ở đời chúng ta thường thấy phần nhiều những người có căn trí lanh lợi, hiểu nhanh, biết lẹ, nhưng vì hay ỷ lại vào sức mình, không chịu đặt mình vào khuôn phép, kỷ luật nên cuối cùng chẳng thu hoạch được kết quả gì tốt đẹp. Thầy hỏi một cái giới luật mà có giới hành thì làm gì mà người ta hành cái pháp hành đó, làm gì mà người ta phạm giới? Còn mấy ông đặt ra cái pháp luật như thế này, không có cái pháp hành thì mấy ông gò bó tôi, ép tôi, nén tâm tôi tới cái mức độ này mà cái tâm tôi ham muốn thế này mà bắt buộc cứ lấy cái giới này mà cứ đè tôi thì làm sao mà tôi chịu nổi? Cho nên tôi phải phạm thôi chứ? Cho nên nói, ờ càng học nhiều, càng biết nhiều này kia thì cái kết quả nó chẳng có tốt đẹp gì hết, đó là mấy ông luận như vậy. Trái lại những kẻ có căn trí tầm thường, hay chậm lụt, lại dễ thành công trên đường đời cũng như trên đường đạo.

Những đệ tử của Phật có ai có một địa vị xã hội hạ tiện và căn trí thấp kém như Ngài Upali thế mà Ngài Upali đã trở thành một bậc hiền thánh, một vị quan trọng trong thập đại đệ tử của Phật chỉ vì Ngài nghiêm trì giới luật đệ nhất. Chúng ta đây địa vị xã hội và căn trí chắc chắn không kém Ngài Upali lẽ nào chúng ta không thu hoạch thành quả tốt đẹp như Ngài? Nếu chúng ta cũng tập nghiêm trì giới luật như Ngài. Ngài Upali nghiêm trì giới luật bằng cách nào? Ông này không có nói ra! Nếu mà không có cái pháp hành, cái giới hành của Phật thì…

(Hết mặt A)

Vì vậy mà ông có nhiều cái hạnh, giữ gìn đúng những cái giới luật là khi ông hành, ông dùng những cái giới hành mà ông thực hiện từ cái sơ thiện, đến cái trung thiện và hậu thiện là những cái pháp giới hạnh,… chuyên môn về cái sở trường đó. Vì vậy mà những cái khác ông đều thuộc về sở đoản. Do như vậy, qua những cái hành động sống của ông, qua cái sự nghiêm chỉnh của cái giới hạnh của ông cho nên đức Phật gọi ông là đệ nhất trì giới. Người khác thì người ta đệ nhất là cái sở trường của người ta, còn ông chỉ sở trường ở cái phần này chứ đâu phải ông là toàn bộ hết. Cho nên ở đây là cái phần từ khi mà ông bắt đầu tu là ông phải thực hiện những cái giới hành, do những cái giới hành đem đến sự cứu cánh giải thoát cho ông, cho nên ông thích thú vào những cái hành động đó. Những cái oai nghi, tế hạnh của một cái người tu sĩ như vậy cho nên ông mới được gọi là nghiêm trì giới hạnh đệ nhất của đạo Phật, của đức Phật, là đệ của Ngài. Nhưng mà lấy cái sự cùng đinh, lấy cái sự mà hạ liệt của xã hội mà ghép vào đây thì Thầy thấy không đúng! Đâu có phải ông Ubali ông ngu như vậy, mặc dù cái giới của ông phải nói rằng người ta cho rằng cái giới của ông là cái giai cấp của xã hội của ông là nó có thể thậm tệ đi  nữa, nhưng mà cái sự thông minh vẫn phải có chứ? Đâu có lý một người mà không thông minh? Do đó mà so sánh ông ấy với chúng ta thì ông ấy là người u tối, còn chúng ta là người thông minh hơn ông mà chúng ta không giữ gìn giới luật được, còn ông ấy u tối, ông ngu si, ông trì độn nên ông ấy giữ gìn được. Cái này luận để mà nói xấu ông ấy thôi!

Thầy thấy nói ông Bàn Đặc thì Thầy còn tin chứ nói ông Ubali mà như vậy thì Thầy không tin bao giờ hết! Phải nói là cái vị Tỳ kheo nào mà có thể u tối, mà cái vị Tỳ kheo nào mà không thể nói là u tối được, thì ở đây không thể nào nói. Mà cái ông Ubali đâu phải là cái giai cấp cùng đinh, ông chỉ là một người thợ chứ chưa phải như là ông Ca Chiên Diên. Ông Ca Chiên Diên mới là giai cấp cùng đinh, ông ấy là người hốt phân, còn ở đây đâu có giai cấp mà như vậy đâu? Thế mà người ta lại lấy ông Ubali ra mà nói chỗ này thì chẳng qua là cái ông này chẳng hiểu cái đám đệ tử của đức Phật là như thế nào hết, các bậc Thánh tăng như thế nào hết, nói không có hiểu rõ. Bởi vì khi mà nghiên cứu về Phật giáo thì các bậc Thánh tăng, cái người nào ở trong giai cấp nào chúng ta đều hiểu biết, và cái độ thông minh của họ như thế nào chúng ta biết, thời gian họ đến họ tu với Phật bao lâu, họ làm những gì, chúng ta nghiên cứu về những bậc Thánh tăng. Bởi vì chúng ta là những người mà nương vào ba cái Tam bảo mà chúng ta tu Phật - Pháp - Tăng, mà Phật thì chúng ta đã không nói rồi, Pháp thì chúng ta đã biết rồi, mà Tăng thì không phải là tăng trong thời chúng ta mà phải là những bậc Thánh tăng trong thời đức Phật. Vì vậy cho nên những đệ tử của đức Phật là những nơi mà chúng ta lấy những cái gương hạnh tu tập đó mà chúng ta làm cái gương hạnh tu tập cho chính mình. Vì vậy mà chúng ta không nghiên cứu những cái bậc Thánh tăng này thì chúng ta còn thiếu khuyết! Một vị tu sĩ Phật giáo mà nói ra cái điều này, Thầy nghĩ rằng cái ông mà viết cái giới luật này chẳng hiểu các bậc Thánh tăng như thế nào! Như vậy là ông ấy quy theo ai? Ông ấy quy theo các vị Thánh tăng trong thời hiện tại của chúng ta, các bậc Tôn túc Hòa thượng của chúng ta bây giờ, những ông phạm giới, những ông phá giới thì thử hỏi làm sao chúng ta theo mấy ông đó được, chúng ta nương vào cái ông tăng đó được, mặc dù bây giờ ông ấy ở trong hàng giáo phẩm nào đi nữa chúng ta cũng vẫn thấy cái sự phá giới của ông ấy thì chúng ta không thể nương ông ấy được! Vì vậy cho nên chúng ta phải luôn nương vào cái hàng Thánh tăng là những đệ tử của đức Phật ngày xưa. Cho nên chúng ta không nghiên cứu như ông Xá Lợi Phất này, ông Mục Kiền Liên này, ông La Hầu La này, ông Upali này, ông Ca Chiên Diên này… Tất cả những cái bậc Thánh tăng đó chúng ta đều phải nghiên cứu coi qua những cái hạnh của các ông ấy tu như thế nào, để từ đó chúng ta rút tỉa những cái hạnh đó mà chúng ta thực hiện cho cái đời tu hành của mình, gọi là mình quy y Tăng. Chứ còn quy y Tăng là nương vào tăng bây giờ là nương làm sao được?

Nói như vậy là chúng ta đã thấy được cái cách thức và chúng ta đã hiểu biết được qua cái quyết nghi của cái giới bổn mà cái nhà mà soạn ra giới bổn đã có những cái luận, cái luận sai, cái luận không đúng. Cho nên ở đây khi mà đã đọc lại cái quyết nghi này rồi Thầy kết luận tất cả giới bổn, một ngày nào đó chúng ta có đủ duyên mà quý thầy ít ra cũng phải mười người tu đạt được giải thoát, tâm bất động giải thoát, mục đích phạm hạnh chúng ta đã đạt được, sanh - tử của chúng ta đã chấm dứt, ngày đó chúng ta sẽ hội họp, lậplại cái giới bổn, không có để cái giới bổn này được đối với đạo Phật nữa! Chúng ta hiện giờ đang tu hành thì chúng ta lấy cái giới kinh mà làm Thầy cho chúng ta đang tu chứ không phải cái loại giới bổn này vì cái giới bổn này không phải là Thầy của chúng ta mà là do người sau viết lại, dám bịa đặt thế này, thế khác, đủ cách, đủ loại ở trong này, thêm - bớt ở trong này, cho nên chúng ta chẳng bao giờ chấp nhận cái giới bổn này! Mà chúng ta chấp nhận cái giới kinh mà chúng ta đã đọc ở trong kinh A Hàm, ở trong kinh Nikaya, kinh Nguyên thủy. Đó là chúng ta chấp nhận những cái giới ở trong đó, chúng ta lấy cái giới ở trong đó để làm cái pháp hành cho chúng ta, để làm cái giới hành chúng ta thực hiện cái đời tu hành của chúng ta.

Còn toàn bộ những cái giới bổn mà chúng ta đã học rồi chúng ta để đó, một ngày nào đó chúng ta thực hiện được sự giải thoát tâm bất động hoàn toàn, phạm hạnh của chúng ta đạt được thì chừng đó chúng ta sẽ họp lại năm người, mười người mà chúng ta đã có cái sự giải thoát như nhau thì chúng ta họp lại, chúng ta làm lại, xây dựng lại cái giới bổn này cho người sau có cái đường lối tu tập rất rõ ràng, không có để cho người sau mất lối như thế này được!

Đó là cái nhiệm vụ và trọng trách của quý thầy khi quý thầy biết được, mà theo Thầy tu hành thì quý thầy thấy được cái trọng trách của mình không hề nhỏ. Vì nhìn qua cái tạng giới bây giờ mà nằm trong Phật giáo thì chúng ta thấy điều đó là cái điều sai, rất sai! Không thể nào đem cái giới mà này áp dụng cho đời sống tu hành của người tu sĩ trong cái con người ở trên thế gian này được. Vì cái giới này là cái pháp luật, là cái sự gò bó, không có cái giới hành cụ thể và rõ ràng. Cho nên chúng ta để đó, chúng ta chưa có nói tới nó, một ngày nào đó khi mà quý thầy đã tu hành xong, chúng ta sẽ họp lại, làm lại một cuộc, coi là một cuộc cách mạng cho cái giới bổn này, không có để mà cái này nó còn dính dấp trong đạo Phật nữa.

Thầy xác định và quyết định cái điều này, nếu mà Phật pháp còn đủ duyên thì quý thầy trong một sớm một chiều quý thầy thực hiện được thì chúng ta sẽ làm lại được tất cả những cái này, dựng lại những gì của Phật giáo mà người ta đã ném xuống, người ta không còn để cho nó một chút gì là hơi ấm của Phật giáo. Bây giờ chúng ta hãy cố gắng và cố gắng trên bước đường tu tập chúng ta hơn, còn chúng ta nói nhiều mà chúng ta không làm được thì cái nói nhiều đó cũng chẳng ích lợi gì cho cuộc đời của chúng ta.

GIỚI HÀNH

Chúng ta đã kết luận cái giới bổn qua cái lời mà Thầy đã nói xong thì sau khi học xong giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề bây giờ quý thầy tiếp tục học giới hành, bắt đầu chúng ta chuyển qua giới hành liền. Đây là những cái điều mà rất quan trọng cho cái giai đoạn cuối cùng cho giáo án này, đây là cái giới hành của chúng ta.

Vậy giới hành là gì? Giới như quý thầy đã được học là pháp thiện, là pháp lành. Giới là thiện pháp, hành là trau dồi, tu tập, rèn luyện. Giới hành là trau dồi, rèn luyện, tu tập thân - tâm mình trong thiện pháp. Đó, Thầy giải thích như vậy để chúng ta biết rằng giới luật không phải là một cái giáo điều khô khan, cằn cỗi đâu, mà đây là một cái pháp thiện để chúng ta trau dồi thân tâm của chúng ta trở thành sống trong thiện pháp hoàn toàn để được giải thoát cho mình và cho người chứ không phải chỉ riêng có mình không đâu.

Như vậy là quý thầy đã hiểu biết khi mà học qua cái giới hành thì phải hiểu cái nghĩa của nó.

Trước khi trau dồi thân, tâm trong pháp hành, các thầy phải trau dồi cách thức ăn, uống đúng cách thiện pháp mà trong kinh Jivaka Phật đã dạy. Khi mà chúng ta muốn trau dồi cái giới hành thì đầu tiên là chúng ta phải trau dồi cái cách thức ăn, uống của chúng ta như thế nào cho đúng. Tại sao phải trau dồi nó, bởi vì ở trong đạo Phật của chúng ta qua cái ăn uống chưa có đúng cách, hầu hết tu sĩ của chúng ta ăn uống chưa có đúng cách, ăn uống phi thời này. Thậm chí có những nhà sư gọi là ăn uống không phi thời mà lại là uống sữa, uống bơ, uống này kia, chỉ ăn một bữa mà còn ăn thịt, ăn cá nữa thì cái đó chúng ta đem bài kinh này ra chúng ta mổ xẻ coi xem ông Phật dạy như thế nào mà cái giới tu sĩ hiện giờ họ lại ăn uống như vậy mà họ lại cho đó là đúng Phật pháp? Cho nên trước khi mà hành động giới hành thì chúng ta phải hiểu được cái này để chúng ta tu tập cái giới hành về cái ăn, uống của chúng ta đã.

Cư sĩ Jivaka hỏi: “Bạch Thế Tôn! Con nghe người ta nói như sau, vì Sa môn Gotama mà họ giết hại các sinh vật và Sa môn Gotama tuy biết thế mà vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình ăn. Bạch Thế Tôn, những người ấy nói như vậy có đúng lời Thế Tôn không? Họ không xuyên tạc Thế Tôn, họ nói như vậy là sự thật?”

Đó là vị cư sĩ đó hỏi đức Phật như vậy thì đức Phật trả lời: “Này Jivaka! Những ai nói như vậy là nói không đúng lời của ta, họ xuyên tạc ta, nói không như thật!”. Nghĩa là đức Phật xác định để cho chúng ta biết rằng họ nói như vậy là nói không có đúng lời của Phật nói.

“Này Jivaka! Ta nói trong ba trường hợp thịt không được thọ dụng nếu thấy, nghe và nghi”. Đó, thì Đức Phật xác định cho chúng ta thấy rằng khi mà chúng ta thấy, nghe và nghi thì chúng ta không được thọ dụng!

“Này Jivaka! Ta nói trong ba trường hợp thịt được thọ dụng không thấy, không nghe và không nghi”.Đó, thì đức Phật nói như vậy thì chúng ta thấy bây giờ chúng ta thọ dụng thịt mà không thấy, không nghe, không nghi. Nghĩa là bây giờ có một cái mâm cơm để mà người ta cúng dường cho Phật, trong khi Phật không thấy có thịt thì tức là Phật ăn, nghĩa là bây giờ ở trong cái đĩa đồ ăn này mà không thấy có miếng thịt heo, không thấy có con cá hoặc con vật mà chết ở trong đó thì tức là đức Phật ăn liền, còn có thấy miếng thịt, còn có thấy con cá nằm, còn có thấy có cái đùi gà, còn có thấy một cái cục sườn ram thì nhất định là không ăn. Tại vì thấy làm sao ăn? Cho nên không thấy thì ăn mà thấy thì không ăn! Đó là đức Phật chỉ cho chúng ta thấy cái chỗ mà chúng ta thọ cái thịt mà không thấy.

Bây giờ không nghe, bây giờ trong cái đĩa đồ ăn này thịt, cá gì họ bằm nát ra rồi họ làm thành chả họ chiên thành chả cũng như cái bánh vậy đó, thì lúc bấy giờ đó nghe người ta nói lúc nãy họ bằm cá thái lát ra rồi bây giờ họ chiên ra thành chả đó, Phật đừng có ăn, Phật mà ăn đó thì toàn thịt chúng sinh ở trong đó. Nghe như vậy là đức Phật cũng không ăn nữa. Đã nghe người ta nói ở trong đó có thịt mà, có chúng sinh chết ở trong đó mà, đâu có ăn. Đó là nghe không ăn!

Bây giờ, trong khi đức Phật không nghe, không thấy rồi cầm một cái bánh lên hoặc là lấy tay bốc cái món đồ ăn đó lên, bỏ vào trong miệng nghe nó tanh cá quá thì đức Phật nghi cái này có cá rồi, không được ăn, do đó đức Phật không ăn cá! Bị ngửi mùi tanh, bây giờ ngửi mùi bò, ở đây có thịt bò rồi nhất định là không ăn! Bây giờ nghe thấy nó có mùi thịt heo, nghe mùi thịt gà, do đó nghe mùi gà, mùi heo Đức Phật không ăn, bởi vì nghe tức là khi mà kê cái mũi mình ngửi lên là mình đã nghi cái đó là có thịt gà, cái đó là có thịt heo, cái đó là có thịt bò, nhất định là Phật không ăn! Bởi vì nghi, mà nghi là không ăn. Cho nên, dù trong đó không có đi nữa, người ta làm không có đi nữa mà nghi thì cũng không ăn!

Ví dụ như bây giờ có người họ lấy đậu hũ, họ làm như thế nào đó nó giống những mắm bằm lắm, chúng ta ăn thấy nghe cái mùi nó y như mắm vậy, mà khi kê lên vậy chúng ta nghe cái mùi tanh tanh hôi hôi giống mắm thì nhất định là không ăn. Tại vì chúng ta nghi ở trong đó là có mắm ở trong đó, có cá chết ở trong đó nên không ăn. Đó là chúng ta nghe cái mùi tanh rồi nên chúng ta không ăn, chúng ta biết là có cá hay con vật chết ở trong đó, mặc dù là đậu hũ họ ủ cho thối để làm đó, nhưng chúng ta đã nghi rồi thì chúng ta không ăn!

Cho nên do những cái điều kiện này, tuy rằng nói cái danh từ nghe thì nó dễ thấy, thấy - nghe và nghi nó dễ dàng lắm, nhưng mà sự thật thì nó quá là sâu sắc khi mà đức Phật viết ra cái giới này, cái bài kinh này tức là muốn nói nên cái giới luật rất là nghiêm chỉnh cho cái sự mà thọ thực thịt chúng sanh. Nếu mà một người biết pháp tu thì người ta nghe những cái lời nói này người ta mới thấy được cái thâm ý của đức Phật sâu xa vô cùng.

“Ở đây, này Jivaka, Tỳ kheo ấy dựa vào một làng, hay một thị trấn, vị ấy luôn luôn biến mãn một phương với tâm có lòng Từ và an trú tâm Từ đó ở đó. Phương thứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư cũng vậy, Từ tâm của vị ấy biến mãn khắp cùng thế giới trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên giới. Vị ấy luôn luôn biến mãn với tâm câu hữu với Từ quảng đại vô biên, không hận, không sân và an trú với lòng thương yêu chúng sanh rộng lớn vô bờ bến”.

Chúng ta thấy ở đây đức Phật nói về cái vấn đề mình ăn là thấy, nghe, không nghi ở đó rồi, mà bây giờ đức Phật lại đem một cái bài này nói: Này Jivaka, khi một vị Tỳ kheo mà ở một làng hay một thị trấn nào đó và khi bây giờ được sự cúng dường một cái món ăn đó thì cái người đó đã luôn luôn người ta đã tu tập cái lực từ - bi - hỷ - xả của người ta, người ta đã thực hiện cái lòng Từ biến mãn khắp mười phương rồi thì cọng cỏ người ta cũng không đạp cho nó héo nữa thì thử hỏi làm sao người ta có thể bỏ cái miếng thịt trong miệng mà người ta ăn được? Ý đức Phật muốn nói như vậy! Vì vậy cho nên bây giờ cái tâm Từ của họ đã biến mãn khắp cùng như vậy rồi thì cái lòng thương yêu rộng lớn đối với chúng sanh vô bờ bến như vậy thì một người cư sĩ hay con của người cư sĩ đến vị Tỳ kheo ấy mà mời rằng ngày mai mà thọ trai thì đức Phật hỏi Jivaka vậy thì khi vị Tỳ kheo đó nhận lời mời như vậy mà khi đến khất thực ăn cái bữa ăn đó thì người đó cái tâm Từ có không? Họ luôn luôn họ phải sống ở trong cái tâm Từ biến mãn khắp cùng, thì như vậy là trước khi ăn của cái người cư sĩ hay con của người cư sĩ mà cúng dường thì họ còn mê cái thức ăn đó không? Dù cái thức ăn đó ngon họ có mê không? Nếu mà thức ăn đó bằng thịt, cá, làm cho ngon thật ngon họ có mê không?

Ở đây, Thầy sẽ đọc lại: “Một người cư sĩ hay con của người cư sĩ đến Tỳ kheo ấy mời ngày mai thọ trai, và này Jivaka, vị Tỳ kheo ấy nhận lời khi vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai hại, ý thức rõ sự xuất ly…” Đó, khi ăn mà người ta thấy rõ sự tham đắm của chúng ta có không. Như vậy không tham đắm là thấy cái vật đó bằng thịt chứ có ham không? Không có ham đâu! Còn bây giờ chúng ta tham đắm ăn rồi thì thấy miếng thịt chúng ta nói đây là miếng đậu hũ đó, ăn đi, chứ đừng nói, mình cứ nói nó là đậu hũ mình cứ ăn đi chứ mình đừng có nói thịt, mình nói thịt mình không dám ăn? Cho nên nói nó là đậu hũ đi. Mình nghe cái mùi thịt heo mình nói không phải đâu, cái mùi này là mùi đậu hũ đó, mình gạt mình ở trong đó để mình ăn cho đã cái miệng, tức là còn tham đắm đó! Cho nên, do cái tâm tham của mình mà mình không có xuất ly ra khỏi cái này!

“Này Jivaka, ông nghĩ thế nào, Tỳ kheo kia trong thời gian thọ thực, ông ấy có nghĩ đến tự làm khổ mình hay nghĩ đến làm khổ chúng sanh, hay nghĩ đến làm khổ cả hai?” Đó, thì các thầy thấy, khi mà ăn cái miếng ăn  (...) nghĩa là một cái vị Tỳ kheo đó khi mà họ thọ thực như vậy đó họ có nghĩ rằng họ sẽ làm khổ họ hoặc làm khổ chúng sanh không hoặc là làm khổ cả hai? Cho nên ở đây, họ nghĩ một người tu sĩ bây giờ ăn một cái miếng thịt này, mình nuôi vào cái thân mạng của mình là cái chánh mạng hay tà mạng? Trong khi họ học Bát chánh đạo không lẽ nào họ lại không thông suốt cái điều này? Bởi vì nuôi cái chánh mạng thì làm sao mà nuôi thịt cá ở trong thân này được? Cho nên đây là hại mình rồi! Mình ăn cái món ăn này là thịt, cá rồi thì mình hại cái thân của mình rồi! Cho nên đó là làm khổ mình rồi Vì vậy mà khi mình nhét trong miệng cái món ăn tức là làm khổ chúng sinh rồi! Chúng sanh phải có chết mình mới có ăn chứ? Cho nên, do như vậy mà câu nói này chúng ta thấy, hiểu qua cái bài kinh rất rõ ràng! “Này Jivaka, ông nghĩ thế nào, Tỳ kheo kia trong thời gian thọ thực, ông ấy có nghĩ đến tự làm khổ mình hay nghĩ đến làm khổ chúng sanh, hay nghĩ đến làm khổ mình, khổ cả hai?”.

Cái câu nói này Thầy thấy quá là tuyệt diệu, không có còn chỗ nào mà một người mà ăn thịt chúng sanh mà nuốt cho trôi hết! cái Câu này Phật dạy nghĩa là ăn chay trên ăn chay! Tại sao vậy? Tại vì ông Phật ông ấy không dạy chúng ta ăn chay, vì ăn chay nó giống như Bà la môn, giống như kiểu Đại thừa. Vậy giống kiểu Đại thừa như thế nào? Thầy nói cho quý thầy thấy rõ, người ta ăn chay mà người ta làm đùi gà như thế này, lấy đậu hũ, lấy củ sả mà đút vô làm cái đùi gà, ngồi đó tưởng ra cái đùi gà mà ăn, mà thực sự ra toàn là ăn đậu xanh với đậu hũ không, không có gì hết. Làm đồ chay mà làm như là thịt heo vậy đó. Đó, thì cái đó là cái ăn chay của Đại thừa. Còn cái ăn chay mà của ông Phật là ăn chay trên ăn chay do tâm từ của chúng ta thực hiện ở trên biến mãn đó. Vì vậy mà ở trong cái thực phẩm của chúng ta ăn là chúng ta luôn luôn có cái tâm Từ nằm ở trên đó hết!

Cho nên ở đây, rõ ràng là ăn không thấy, không nghe, không nghi, vậy mà có một số nhà sư ăn thịt, ăn cá, ăn thịt chúng sanh mà vẫn an nhiên mà nói thịt họ làm ở đâu, tôi đâu có nghe,  tiếng heo la tôi đâu có thấy? Cho nên ở đây bây giờ người ta đem cúng dường là tôi cứ ăn, chứ tôi đâu có nghe con vật kêu đâu? Mà tôi đâu có cầm dao tôi giết nó đâu? Ai giết chứ tôi đâu có giết? Người ta làm đâu ở nhà chứ đâu phải tôi làm? Cho nên tôi cứ ăn! Cho nên thịt không thấy, không nghe, không nghi… Bây giờ tôi muốn ăn thì bây giờ dù tôi có nghi tôi cũng không thèm nghi làm chi nữa để mà tôi ăn cho thích cái khẩu của tôi. Cho nên, do đó mà một cái giới tu sĩ của chúng ta lầm lạc và lầm lạc, đến vì vậy mà cuối cùng họ có thể cầm gươm, cầm súng họ giết lẫn nhau được, họ giết con người được! Ăn thịt chúng sanh được như vậy thì họ có sá gì mà  không giết được con người? Cho nên chúng ta thấy rõ ràng là Phật giáo Nam tông cầm súng giết người một cách rất rõ ràng! Mà họ diệt chủng họ chứ chưa phải là diệt ai đâu! Chứ không phải là diệt nước khác chúng ta cũng không nói đâu, mà họ diệt dân tộc họ! Mà đó là Quốc giáo ở cái nước đó gọi là Phật giáo, Phật giáo là quốc giáo của họ mà họ còn làm như vậy đó, thì chúng ta thấy cái việc truyền giáo đó có đúng là của Phật giáo không?

Cho nên ngay cái bài kinh này đã xác định là những cái người này chưa phải là cái người đúng là Phật giáo, tà giáo xen vào trong đó mà họ tự gọi họ là Phật giáo Nguyên thủy. Họ nguyên cái gì, họ đi lạc đường nào đâu chứ đâu phải Phật giáo ở trong đó? Cho nên càng đụng tới, Thầy càng thấy cái sai lệch của Phật giáo bao nhiêu, thì Thầy muốn dựng nó lại bấy nhiêu thì lại Thầy lại thấy rằng chúng sinh quá mê muội, đi lạc lầm con đường của đạo Phật.Từ cái pháp thiện của Phật đi đến cái pháp ác mà không thấy rằng mình sống trong cái ác mà không thấy.

Đó, thì hôm nay các thầy nghe được cái bài kinh này mới thấy được cái lời Phật dạy quá rõ ràng chứ gì?

Cho nên vị cư sĩ này mới thưa: “Thưa không, bạch Thế Tôn”, làm sao có thể  Nghĩa là khi mà như vậy thì làm sao mà có cái tâm ác ở trong đó được?

“Này Jivaka, Tỳ kheo kia trong thời gian thọ dụng các món ăn, không có lỗi lầm”.Nghĩa là bây giờ thọ dụng các món ăn đó họ có còn thấy có tội không? Họ đã có cái sự không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sanh, mà không làm khổ cả hai thì khi họ ăn như vậy bây giờ một cái mâm cơm này toàn là thịt cá không thì họ ăn như thế nào các thầy có biết không? Họ ăn cơm không, ăn cơm với muối không họ không thèm ăn ba cái đồ ăn đó đâu! Thì như vậy họ có lỗi không? Họ ăn xong rồi họ đi về họ có lỗi không? Còn mình, ngồi thấy ba cái thịt cá làm đồ coi bộ ngon quá, làm hủ tíu, cháo lòng này kia, lòng nó bỏ trên đó đầy quá, trời ơi ngon quá! Thôi ních đi cho nó đã đi! Khi mà ních rồi thì nó có lỗi lầm không? Lỗi lầm chứ sao không lỗi lầm?

Còn khi một vị Tỳ kheo khi người ta đã biến mãn tâm Từ Bi của người ta rồi thì người ta đâu có ăn được? Còn mình cắn cái đầu gà vậy mà nhai ngón ngáo cho được rồi nhả một đống xương mà không thấy cái tâm từ của mình ở chỗ nào hết. Thử hỏi mấy ông sư có không? Cho nên hòa thượng Huệ Hưng nói với Thầy đến mấy cái chỗ của sư Nam tông, trời ơi cái sát khí của họ ăn thịt chúng sanh, chúng ta thấy xương đống đống, thấy ghê gớm! Đúng vậy! Họ ăn gà, ăn vịt, ăn thịt heo, ăn sườn, họ bỏ sườn heo đống đống đây chứ đâu có phải ít đâu? Cho nên Hòa thượng nói với Thầy đến mấy cái chỗ mấy ông Tiểu thừa, mấy ổng nguyên thủy, trời ơi! Thôi thôi, vô cái chùa của ổng là mình nghe cá, nghe thịt hôi rồi chịu không có nổi! Đó là những bằng chứng cụ thể! Chúng ta là những người ăn chay mà chúng ta đến chùa mấy ông đó là chúng ta không có chịu nổi cái mùi cá, mùi mắm của mấy ông đó! Cái y, cái áo của mấy ông đó nghe nó tanh mắm, tanh cá hôi rình à. Tại chúng ta không có chịu ngồi gần bên chứ ngồi gần bên chúng ta nghe thấy hết chứ không có trật chỗ nào, nhất là cái tâm chúng ta tịnh thì chúng ta nghe rất rõ những cái mùi hôi đó. Còn cái tâm chúng ta chưa thanh tịnh, tại vì cái tâm chúng ta nó lộn xộn ở trong này, nó còn nghĩ này kia mặc dù chúng ta đã ăn chay nhiều năm nhưng mà cái tâm chúng ta nó chưa an tịnh, chúng ta chưa có nghe được cái mùi hôi của họ. Họ ăn bò chúng ta nghe bò, họ ăn chó chúng ta nghe chó, họ ăn gà chúng ta nghe gà, họ ăn vịt chúng ta nghe vịt, ăn cá chúng ta nghe tanh cá. Khi nào cái tâm quý vị thanh tịnh rồi, quý vị ngồi gần người nào ăn cái gì quý vị biết liền, cái mùi mồ hôi của người đó toát ra chúng ta biết liền. Ăn tỏi chúng ta cũng biết cái mùi tỏi liền, ăn hành chúng ta cũng biết nữa, ăn rau diếp chúng ta cũng biết nữa. Cái thứ đó là những cái thứ hôi, cho nên khi ăn rồi nó ra mồ hôi là hôi. Mà cái người đã thanh tịnh tâm rồi người ta nghe cái mùi đó người ta biết liền. Còn cái người mà không thanh tịnh tâm, bởi vì cái tâm của chúng ta nó chưa có an cho nên nó làm cho chúng ta không có lắng được cái mùi đó.

“Thưa không, bạch Thế Tôn”. Đây là cái vị cư sĩ nói. “Thưa không, bạch Thế Tôn, cao thượng thay, an trú với lòng Từ, thương xót chúng sanh như loài thực tế, thưa Thế Tôn, xin Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con hiểu ở điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ vô bờ bến”. Nghĩa là cái vị cư sĩ Jivaka này nói với đức Phật chứng nhận cho người đã là thấy được cái lòng Từ của đức Phật vô bờ bến, một vị tu sĩ thọ thực như vậy là không có cái tâm từ nào vô bờ bến hơn được hết. Nghĩa là ăn với cái tâm Từ như vậy, trước các món ăn dù có ngon đi chăng nữa cũng không tham đắm đâu, cho nên ăn cơm lạt hoặc là không ăn nữa. Đó là người ta ăn như vậy không bao giờ có lỗi lầm, vì vậy mà những lời mà vị cư sĩ này trước kia hỏi Phật đó là những cái lời phỉ báng Phật, nói sai cái ý của Phật, không có đúng!

“Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, thấy được Như Lai loại trừ, chặt đến tận gốc, làm cho như thân cây Tha La, khiến cho không thể tái sanh được, không thể tái sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy là ý nghĩ ông muốn nói, thời ta đồng ý với ông”. Nghĩa là đức Phật nói cái tâm tham, sân, si mình không còn có nữa thì làm sao mình thích cái món ăn ngon này. Các con hiểu điều đó chứ? Tại sao đức Phật nói mình ăn chay này kia mà đức Phật nói tại vì cái ý muốn nói với chúng ta là lòng Từ của chúng ta đối xử với chúng sanh như vậy, tại vì cái tâm tham, sân, si của chúng ta hết rồi, Phật hết rồi, cho nên vì vậy bây giờ trước cái món ăn này, dù là có ngon cách gì đi nữa cũng không cám dỗ được đức Phật. Bởi vì tham nó không còn. Các thầy hiểu chỗ đó không? Cho nên cái bài kinh rất là giá trị. Cho nên bước đầu vào mà chúng ta đọc đến cái bài kinh này thì chúng ta không phải thuộc cái loại Đại thừa Bà la môn mà ăn chay đâu, mà chúng ta phải biết rằng ăn cái món ăn của chúng ta là ăn ở trên cái tâm Từ Bi của chúng ta, tâm Từ Bi của chúng ta bao giờ cũng phủ trùm tràn đầy thế giới chúng sanh hết. Chúng ta phải hiểu được cái bài kinh như vậy vì vậy mà chúng ta mới thấy được chúng ta thanh tịnh được thân tâm, nuôi được cái chánh mạng của chúng ta chứ? Còn không khéo mà không thấy được như vậy thì chúng ta nuôi tà mạng mất rồi! Ăn mà còn chế ra đùi gà, ăn mà còn chế ra đồ mặn, nào là chế ra y như là đồ mặn thì thôi để đồ mặn ăn cho rồi đi còn bày đặt cái thứ này ra chi? Cho nên, bên những nhà Đại thừa, có nhiều cái bữa đi thọ trai Thầy thấy họ làm đồ chay thật, nhưng mà họ bày ra những cái món chay này kia. Vô tiệm cơm chay cũng vậy, kêu họ đem cái dĩa thịt, họ đem cái dĩa y như là thịt heo mà họ làm bằng bột không à. Họ cũng nhuộm nào là da heo, nào mỡ rồi nào nạc, họ làm tùm lum ra. Thật sự là thôi, dẹp cái đó đi! Thấy nó như vậy mà còn nuốt được thì nuốt làm sao được? Vậy mà người ta ngồi đó người ta nuốt, gọi là ăn chay! Phật nói thấy là không ăn mà, mặc dù thấy cái đó là không thật đi nữa mà thấy là miếng thịt con heo,  con gà là nhất định không nuốt được.

Còn các con biết không, người ta lấy mỳ căn, người ta xé xé ra giống như là thịt gà mà xé vậy, người ta trộn ba cái rau răm vô người ta nói làm gỏi gì đó. Trời đất! Thực sự mình ăn chay, đừng có làm cái điều đó! Làm như là xé thịt gà mà trộn gỏi vậy đó! Thiệt là những cái người đời họ ham ăn thịt chúng sanh, rồi bây giờ ăn chay rồi không dám nín, bây giờ mới làm ra những cái đó để làm những cái ảo giác chứ gì? Chính chúng ta nuốt vô cổ của chúng ta, cái ngon ở miệng chúng ta là cái ảo giác thực phẩm rồi. Nó đâu có thật? Nó là thứ bất tịnh, nó là những món ăn bất tịnh cho chúng ta. Cho nên hằng ngày chúng ta đặt những cái thực phẩm trước mặt chúng ta tu là vì chúng ta quán xét bất tịnh cho nên chúng ta không còn chấp nữa. Còn quý thầy không chịu đặt cái niệm bất tịnh, cái thực phẩm bất tịnh thì quý thầy nay thèm cái này, mai thèm cái kia, mốt muốn ăn cái kia, cái nọ, đều là chúng ta thiếu tu tập. Nếu mà chúng ta tu tập cái Định Vô Lậu mà đặt cái niệm đó trước mặt, hằng ngày thực phẩm đến với chúng ta chúng ta không thèm đâu. Chúng ta coi nó như là một cái món thuốc để cứu cái bệnh đói của chúng ta. Đúng là Phật đã dạy chúng ta tu tập như vậy đó! Nhưng vì chúng ta không biết pháp hành cho nên bây giờ đến cái ngày giờ này chúng ta vẫn thèm, vẫn ăn, vẫn khát, muốn ăn cái này, muốn ăn cái kia. Hầu hết là quý thầy, các Hòa thượng đều là bây giờ đang sống trong cảnh đó, cho nên khi mà biết các vị kia nào là bệnh thế này thế khác, ung thư đủ thứ cũng đều là nuốt ba cái đồ độc, cái ảo giác ngon ngọt vào trong cổ họ chứ gì. Làm đồ ăn bỏ ba cái bột ngọt đầy ở trong đó, nuốt cho ngon cái miệng chút mà cuối cùng để mang cái thân rất là khổ sở. Hầu hết là các bậc Hòa thượng, các bậc Tôn túc của chúng ta chứ ai. Ông nào cũng méo miệng, nhăn răng hết khi mà sắp sửa chết. Thầy nói đây, các thầy cứ để mắt mà nhìn coi có không? Tại sao mà chúng ta tu hành mà bây giờ tay chân chúng ta run run thế này, như giò gà vậy? Có phải chúng ta nuốt ba cái đồ độc không bây giờ gân nó mới giật, chứ nếu chúng ta không nuốt ba cái đồ độc thì làm sao mà giật chân, giật tay như vậy? Bởi vì cái miệng háu ăn cho ngon mà tạo cho cái thân chúng ta tội biết bao nhiêu. Người ta không có thấy được! Bởi vậy đức Phật nói dục là khổ, ham nó là khổ mà không thấy, ly nó ra đi, tại sao không ly? Cho nên vì vậy không ly thì làm sao nhập được sơ thiền? Cho nên không thể nhập được sơ thiền, nội cái ăn thôi của chúng ta làm sao mà nhập sơ thiền không

“Này Jivaka, người nào vì Như Lai hay đệ tử của Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân”.Đó, người nào mà vì Như Lai, vì đệ tử của Như Lai mà giết vật để cúng dường thì đó gọi là phi công đức. Ta thấy bài kinh này rất rõ ràng. Phật nói đừng có giết hại chúng sanh mà đem cúng dường được phước đâu. Người nào mà làm cái điều đó là phi công đức đó! Nó có năm cái nguyên nhân, năm cái nguyên nhân nào, thế nào? Năm cái điều kiện mà xảy ra, một cái người đó mà tạo cái điều ác đó.

Cái nguyên nhân thứ nhất là:“Khi người ấy nói như sau: - Hãy đi và dắt con thú này đến. Đó là nguyên nhân ác thứ nhất, người ấy chất chứa nhiều phi công đức.” Ờ, lúc bấy giờ mình muốn làm thịt một con vật chứ gì, vậy thì phải bắt con gà, trói chân nó lại. Lúc bấy giờ bắt con gà, trói chân nó lại thì nó có đau không? Đau chứ! Nó đang đi như vậy mà bây giờ chúng ta làm như vậy. Cho nên Phật nói là “Hãy đi và dắt con thú này đến chỗ đó”. Bây giờ chúng ta làm thịt con bò hay con heo tức là chúng ta phải cột cổ nó, lôi nó đi chứ gì? Thì đó là cái phi công đức, tức là cái nguyên nhân ác thứ nhất, nó là cái phi công đức thứ nhất.

Cái thứ hai là“Con thú ấy đã bị dắt đi, vì bị kéo, lôi nơi cổ nên nó cảm thọ bao nhiêu đau khổ, nhức nhối. Đó là nguyên nhân ác thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức”. Không có công đức gì hết, nghĩa là bây giờ chúng ta muốn làm thịt con bò để đãi Phật và đệ tử của Phật chứ gì, bây giờ bắt đầu phải nắm cái dây cột cổ con bò lôi đi, lôi lại cái chỗ mà chúng ta đập nó chết rồi mới cạo lông nó được. Do đó, khi mà lôi con vật thì thử hỏi các thầy thấy con vật có đau không? Đó là Phật nói cái phi công đức thứ nhất. Đó, nó có công đức gì không? Phi là đâu có công đức gì đâu, mà nó là sự chất chứa những cái ác, nhiều cái phi công đức chứ không phải là một!

Phần thứ ba:“Khi người ấy nói hãy đi và giết con thú này, đó là nguyên nhân ác thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức”. Như vậy là bây giờ dẫn con thú ấy đi rồi bây giờ mới đâm vào cổ con thú ấy cho chết, cho máu nó ra đi rồi mới làm thịt nó đi, thì đó là cái phi công đức, cái ác thứ ba, nhiều cái phi công đức, không có công đức gì hết!

Thứ tư:“Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ đau khổ, đây là nguyên nhân ác thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức”. Nghĩa là, làm cái hành động đó là chất chứa nhiều cái phi công đức. Nghĩa là đem cúng dường cho Phật hay cúng dường cho chư tăng đệ tử của Phật thì cái người đó đương nhiên là không có công đức gì hết, mà lại còn chứa nhiều cái ác nữa.

Cái thứ năm:“Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử của Như Lai một cách phi pháp như vậy, đó là nguyên nhân ác thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức”. Đó, các thầy đã thấy chỗ này chưa?

Bài kinh này rõ ràng là ở trong kinh Trung Bộ, rất là rõ ràng, Phật dạy rất rõ ràng, không phải là Thầy đặt ra. Để khi có dịp quý thầy sẽ nghiên cứu lại bài kinh này. Ở đây, toàn bộ những cái kinh điển của giáo lý của đức Phật, Thầy đã thấy được cái pháp hành và cái pháp mà dạy từ cái ăn chay, từ cái mà chúng ta tu Tứ vô lượng tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả, ngay từ cái chỗ chúng ta ăn, đức Phật đã dạy cái này thì Thầy thấy thật là tuyệt vời vì đem lại cho chúng ta có được cái lòng thương yêu rất là rộng lớn và cái người nào mà làm sai.

Cho nên cái hàng Phật tử mà hằng ngày họ đem cúng dường, họ sớt bát cho quý sư, cho các vị sư bên Nguyên thủy, hằng ngày họ làm thịt, làm cá, họ giết hại như vậy. Đọc trong cái bài kinh này thì có phước báo không? Không có phước báo gì hết! Như vậy là hoài công của họ đến với đạo Phật! Hằng ngày phải tốn mồ hôi, nước mắt mà như là bỏ cái hạt giống ở trên cái vùng đất dầu ấy, làm sao mà lên được? Các con thấy không? Các thầy thấy rất rõ cái bài kinh này nói phi công đức, là năm cái điều kiện mà đưa đến cái miếng ăn cúng dường Phật rồi thì nó không có công đức gì ở đó hết, hoàn toàn là tội ác và phải chịu tội ác thôi, không bao giờ mà có thể chạy trốn đâu khỏi cái tội ác đó!

“Này Jivaka, người nào vì Như Lai hay đệ tử của Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này”.

Bây giờ đó thì các thầy thấy bài kinh nói tới đây là nó sẽ chấm dứt đó, nhưng mà cái người mà được nghe bài kinh này họ tán thán và cơ ngợi Phật hết sức và hết sức và Thầy đọc đến cái chỗ này Thầy thấy đúng là cái người tu Tứ vô lượng tâm đúng cách. Vì đạo Phật có Tứ vô lượng tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả, thế mà thực hiện thiếu cái Từ - Bi - Hỷ - Xả đó và Phật có một cái nẻo là Chánh mạng, nuôi cái thân mạng của chúng ta chân chánh thì không thể nào mà đem những cái thực phẩm ác mà nuôi thân mạng của chúng ta được.

Đó, chúng ta thấy qua cái bài này, đây là kết luận của cái bài kinh do vị cư sĩ Jivaka này tán thán. “Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, các Tỳ kheo thật sự thọ dụng các món ăn không có khuyết phạm. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”. Đó là kết luận của cái bài kinh đó.

Như vậy thì quý thầy thấy rất rõ ràng là khi các vị Tỳ kheo thọ cái món ăn đó, không bao giờ có cái khuyết phạm trong cái tội lỗi nào hết. Nghĩa là người ta để thịt cá dẫy đầy nhất định là không ăn, không ăn là không ăn. Mình ăn những cái vật gì mà không có làm cho chánh mạng của chúng ta trở thành tà mạng, còn không nhất định là chúng ta không ăn. Còn Cái gì chúng ta ăn mà nuôi được cái chánh mạng thì chúng ta ăn. Cho nên, thực sự khi đọc qua bài kinh này, Thầy nghe nói trong cái thời đức Phật người ta cho thịt, cho này kia, chắc chắn là đức Phật không có mang về đó, bây giờ cái ngày đó Phật nhịn đói chứ không phải là Phật trả cho cái người cư sĩ đó liền đâu. Nếu bỏ vào thì Phật vẫn cứ mang vào bát, nhưng đến khi mà Phật đến cái chỗ để thọ thực mà thấy toàn là thịt của chúng sanh thì Phật bỏ ra ngoài đất trắng, cũng không bao giờ bỏ lên cỏ, bởi vì lòng Từ của đức Phật không bao giờ làm cho một cái lá cỏ héo mà, cho nên Phật bỏ ở trên mặt đất trắng đó để rồi ai ăn hay con vật gì ăn, mặc tình, chứ đức Phật không bao giờ thọ dụng cái đó để nuôi cái chánh mạng của mình đâu!

Đó, qua cái bài kinh này, chúng ta thấy được cái điều kiện tiên quyết đầu tiên để cho chúng ta thấy từ cái ăn uống của chúng ta mà hầu hết là quý thầy đã sai, nhất là bên Nguyên thủy gọi là tu theo gốc của đạo Phật mà cái ăn uống này họ luận theo cái kiểu của họ và thường lẻo mép để lợi dụng cái thịt của chúng sanh mà ăn, cho nên ông sư nào cũng mập ú bằng cái thịt, xương, máu của chúng sanh hết! Cho nên cuối cùng ông nào cũng chẳng ra ông nào hết! Thậm chí là mấy ông ấy cũng nói là thiền định, trong cái thời mạt pháp này chẳng có ai nhập định được hết, đó là cái gạt người ta. Nếu người ta tu đúng chánh pháp của Phật, ly dục, ly ác pháp, người ta tu Tứ vô lượng tâm thì không bao giờ nuôi cái tà mạng thì cái thiền định của Phật đâu phải là chuyện khó khăn. Thầy nói đâu có phải là chuyện khó, tại vì chúng ta tu không đúng cách cho nên nó khó, chứ còn tu đúng cách thì nó không phải khó đâu.

Bây giờ chúng ta tiếp tục, qua cái bài kinh này, Thầy nhắc lại, đây là cái bài kinh Jivaka số 55 trang 71, tạng kinh Việt Nam, kinh Trung Bộ tập 2. Đó, Thầy nói như vậy là quý thầy sau này cứ ngay cái số đó lật ra cái bài kinh đó thì rõ ràng chứ không có một cái gì khác hơn nữa hết.

Phần giới hành chúng ta chia làm bốn giai đoạn tu tập, nghĩa là trong khi mà chúng ta tiến tới để mà tu tập giới hành thì chúng ta phải hiểu biết nó có bốn giai đoạn để chúng ta tu tập.

Một là thông hiểu những gì cần phải thông hiểu, cũng như Phật đã dạy đó, chúng ta phải thông hiểu, thông hiểu rồi mới tu tập chứ đâu phải như là giới bổn mà hồi nãy mấy ông sư đó nói mình không cần hiểu biết, chỉ cần thọ rồi mình cố gắng mình giữ nó đừng cho phạm thôi. Sự thật là nếu không thông hiểu thì làm sao mà người ta không phạm? Cho nên đó là cái lối lý luận của học giả chứ không phải là cái lối lý luận của Phật pháp được. Cho nên ở đây, đúng là chúng ta phải thông hiểu những gì cần phải thông hiểu. Lúc này chúng ta phải học, hiểu cho rõ, biết cho rõ tất cả những gì chúng ta sẽ thực hành, sau này không còn bị mọi tà kiến, kiến chấp mang đầy ắp trong đầu của chúng ta. Nghĩa là bây giờ chúng ta phải hiểu cho rõ ràng, chứ không khéo thì trong đầu óc của chúng ta bây giờ, một con người làm sao chúng ta không có cái hiểu biết và cái hiểu biết đó là cái tà kiến, cái kiến chấp của chúng ta ở trong đầu rất nhiều. Từ ngày Thầy đọc lại trong kinh Nguyên thủy, kinh A Hàm thì tất cả những gì của kinh Đại thừa nó còn đầy ắp ở trong cái đầu của Thầy. Cho nên nhiều khi Thầy phải đứng ở trong cái kiến chấp đó mà Thầy luận bằng cách này, bằng cách kia mà Thầy phải đọc cả cái kinh Nguyên thủy nữa chứ không phải không đâu! Thầy nói cái này còn thấp, cái này còn nói theo cái kiểu phàm phu tục tử, nhưng cuối cùng Thầy xét thấy không phải là phàm phu tục tử làm được cái chuyện này đâu. Đó là cái bước đầu cho người tu phải tập luyện như vậy mới đúng cách, cho nên từ đó những cái kiến chấp, những cái tri kiến học tập của Đại thừa và thiền Đông độ, Thầy mới được quét sạch ra khỏi cái đầu của Thầy, còn không thì cái thứ đó là làm cho đầy ắp cái đầu của Thầy, nhất là Trung quán luận của Ngài Long Thọ, nó làm cho Thầy cũng đầy ngập ở trong đó, cho nên bao giờ mở ra Thầy cũng đem Bát nhã với Trung quán luận Thầy quét bên đây, Thầy quét bên kia, nhiều khi Thầy đập cả kinh Nguyên thủy nữa, Thầy đập xuống hết nhưng cuối cùng Thầy thấy điều đó là cái điều già hàm, lẻo mép của mấy ông già này chứ không phải. Chính là cái từ đức Phật dạy chúng ta phòng hộ sáu căn, chúng ta đi đến cái chánh niệm tỉnh thức làm cho chúng ta thấy rõ ràng con đường giải thoát, chúng ta bước vô là có giải thoát, còn mấy ông này chỉ có miệng nói chứ chẳng có giải thoát gì được hết. Cho nên cuối cùng Thầy mới quét ba cái tri kiến, tà kiến ở trong đầu đó nó mới sạch chứ nếu không Thầy cũng dính đầy ắp ở trong đấy hết.

Cho nên hồi đầu, mở ra cái gì cũng là Phật tánh, cũng là Bát nhã, cũng này kia không, cái gì cũng là huyễn giả hết, chỉ cần mình không dính mắc nó là được. Nói như vậy là cái pháp hành không có gì hết. Cho nên, cuối cùng dính mắc vẫn hoàn dính mắc.

Ở đây, chúng ta là những người với đầy ắp những tà kiến, những cái kiến chấp ở trong đầu, những cái tà kiến kiến chấp này nó rất độc, nó rất độc chứ không phải nó không độc đâu, nó dính vô đầu chúng ta mà buông nó ra cũng không phải dễ đâu, nó phải có một cái trí tuệ sáng suốt là khi chúng ta phải hành cho được cái gì rồi thì chúng ta mới tin, mới phá nó được! Còn nếu mà chúng ta không có hành được, chúng ta khó phá lắm! Nghĩa là bây giờ mà quý thầy tu chưa tới đâu, những kiến chấp về thiền Đông Độ hoặc là Đại thừa mà quý thầy đã được các vị Tổ mớm cho quý thầy đã hiểu được nghĩa lý của nó rồi và quý thầy chưa có tu giải thoát được thì quý thầy khó mà giải trừ được những cái tà kiến, kiến chấp đó lắm! Khó lắm! Khi nào mà quý thầy tu và đã giải thoát được rồi, quý thầy làm chủ được rồi thì chừng đó quý thầy mới thấy đó là sai chứ còn bây giờ quý thầy vẫn thấy đó là đúng. Cho nên có nhiều người người ta cứ luận để mà hòa hợp, hòa hợp, đó là những cái người ta không bỏ được cái kiến chấp đó, cái tà kiến đó. Người ta muốn hòa hợp giữa Đại thừa và Tiểu thừa là cái kiến chấp của Đại thừa người ta không bỏ được, người ta thấy đó còn đúng là vì những cái người này họ tu chưa có tới đâu hết, cho nên họ chưa có biết cái giải thoát là ở chỗ nào, cho nên họ thấy đó là còn đúng, cho nên họ bỏ cái kiến chấp của Đại thừa và thiền Đông Độ họ bỏ không được. Họ cứ cho rằng mấy ông tổ đó là còn đúng chứ không có sai đâu. Nhưng mà sự thật cái làm được hay không làm được, bây giờ chúng ta tu tập chúng ta làm được rồi chúng ta mới thấy được cách nói của mấy ông đó là sai. Còn khi mà chúng ta chưa làm được thì chúng ta vẫn còn dính đó chứ chưa dám bỏ nó ra đâu!

“Những tà kiến, kiến chấp này rất độc ác, phần nhiều là do pháp tưởng sanh ra của các loại kinh ngoại đạo rồi đầu óc ngu si của chúng ta mê mờ, không rõ, cứ cho rằng chúng ta hiểu là đúng, nên không chịu bỏ, không chịu sửa sai. Do thế tu theo đạo Phật mà lại tu theo tà giáo ngoại đạo, nên cuối cùng luôn luôn phạm giới luật của đạo Phật, đức hạnh không bao giờ có. Đức hạnh của người tu sĩ chẳng ra gì, nhìn ra thì chẳng giống ai, đời thì chẳng ra đời mà đạo thì chẳng ra đạo. Chẳng làm chủ được sinh tử mà cứ ngỡ tưởng là có thể làm chủ được sanh tử, mà cứ tưởng rằng mình có thể nhập vào bản thể chơn như, Phật tánh là sẽ chấm dứt được sinh tử - luân hồi”. Cứ nghĩ rằng mình nhập vào đó là mình có thể làm chủ được liền, làm chủ được sanh tử - luân hồi. Nhưng mà cái nói nhập ấy thực ra là nhập như thế nào thì họ chẳng biết cái cách thức nào mà nhập hết. Rồi bắt đầu họ tưởng ra như vậy, để rồi họ nghĩ ra những cách hão huyền của họ, họ tự gạt họ rồi gạt người khác nữa. “Phật tánh do tưởng nhận ra mà tâm tham, sân, si chẳng lìa được, ngũ triền cái che khuất, thất kiết sử trói buộc mà chẳng thấy, lại bảo rằng đó là tạp khí chưa hết chưa hết, Bồ tát còn tạp khí huống hồ là chúng ta”.

Đó là những cái lý luận của họ đó! Nếu mà họ làm chủ được thì tâm tham, sân, si của họ đâu còn? Ngũ triền cái đâu còn? Thất kiết sử đâu còn trói buộc họ? Thế mà bây gờ họ đã thấy Phật tánh họ, nhận ra Phật tánh họ bằng cái tưởng của họ thôi, cho nên tâm tham, sân, si của họ vẫn còn, triền cái vẫn còn, kiết sử vẫn còn thế mà họ luôn luôn có tham, có sân, có si thì họ lại bào chữa cho họ rằng đó là tạp khí. Họ lại bảo rằng đó là cái thói quen của họ lâu đời rồi, bây giờ có thấy Phật tánh thì cái thói quen đó vẫn chưa hết, phải chờ một thời gian nữa. Không biết phải chờ bao đời nó mới hết? Thầy cũng chẳng hiểu! Nhưng mà bây giờ họ bảo chờ đi, chờ đi, chờ một thời gian nữa thì cái tạp khí nó sẽ hết. Bây giờ mình thấy Phật rồi, một thời gian sau cái tạp khí nó mới hết. Nhưng mà sự thật, đó là cái lý luận của họ để che đậy cái sự không có pháp hành, cho nên họ còn lập luận Bồ tát còn tạp khí huống hồ là chúng ta. Họ lấy cái lý luận là Bồ tát còn cái sân, si, còn chúng ta còn cái sân, si thì chúng ta đâu có đáng kể gì, cho nên cứ cố gắng mà giữ gìn cái Phật tánh đó đi rồi chúng ta sẽ hết. Nhưng mà cuối cùng thì như thế nào? Hằng ngày cứ đắm nhiễm, cứ đắm nhiễm ở trên dục lạc thì thử hỏi tham, sân, si càng nuôi lớn ra chứ có gì đâu mà gọi là giải thoát?

“Thật đáng thương cho những người này, bỏ hết tất cả cuộc đời, không làm lợi ích cho mình, cho người mà chỉ ôm ảo ảnh để rồi đọa ở trong Tam đồ khổ, luân hồi mãi mãi mà không biết”. Họ tưởng là đời này họ làm sư, đời sau họ cũng là tổ nữa, đời kế nữa họ cũng làm tổ nữa, họ tính họ nghĩ rằng họ làm hoài như vậy để họ đi vào trong sinh tử mà độ chúng sanh. Họ cho rằng đời nay chỉ có mình họ là độ chúng sanh thôi, còn hoàn toàn không có ai là có đủ khả năng độ chúng sanh. Thật là tham đắm đến cái mức độ mà Thầy không thể tưởng tượng được! Cho nên họ nói rằng Bồ tát luôn luôn đi vào trong sanh tử vì cái lợi hoằng hóa vì cái lợi ích cho chúng sanh lớn cho nên mới thích đi vô, đi ra sanh tử, cho nên họ chẳng sợ sanh tử. Thật ra họ có làm chủ sanh tử đâu mà họ không có đi vô, đi ra sanh tử?

Đời sống xuất gia của tu sĩ hiện giờ chỉ có y áo và chiếc đầu cạo trọc, sinh hoạt tôn giáo, còn tâm của quý vị thì luôn luôn sống trong dục lạc thế gian. Nghĩa là nhìn cái giới tu sĩ của chúng ta hiện giờ họ chỉ có được bộ y áo với chiếc đầu trọc mà thôi. Còn cái sinh hoạt tôn giáo thì cúng bái, lễ lạt này kia là thuyết giảng người vậy thôi, còn cái tâm của họ là sống trong cái dục lạc thế gian y như người thế gian, không khác chút nào hết. Lời nói này quý thầy cứ xét xem có đúng không? Cho nên giới luật đều vi phạm hết, lỗi nhỏ cũng phạm, lỗi lớn cũng phạm, không có lỗi nào mà họ chừa hết! Đời sống phạm hạnh của một tu sĩ chẳng còn có nữa, nhìn qua cái đời sống phạm hạnh của người tu sĩ không còn có nữa.

Đây, chúng ta nghe Ratthapàla bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, như con được hiểu, lời Thế Tôn thuyết pháp, thời sống tại gia đình, sống theo dục lạc, thật không dễ gì thực hiện phạm hạnh”. Nghĩa là cái đời sống của người thế gian là người ta sống ở trong cái dục lạc, làm sao mình sống ở trong cái đời sống thế gian mà mình sống cái đời phạm hạnh được? Đó là cái vị cư sĩ này mới trình lại đức Phật. Thực sự là sống trong cái gia đình mình không thể nào sống cái đời sống phạm hạnh như những người tu sĩ được. “Hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc, con muốn bạch đức Thế Tôn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, từ bỏ dục lạc thế gian, sống không nhà cửa. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con xuất gia dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, cho con thọ Đại giới”. Đó, bây giờ cái ông cư sĩ này ông ấy xin đức Phật, ông ấy thấy rằng cái đời sống mà ở trong gia đình không có thể nào mà ly.../…