BĂNG SỐ 43
Ở đây á, mà vô ý đạp chết chúng sanh hoặc là…không có tội. Trừ ra mà lấy cung, lấy ná mà bắn chim thì có tội. Tội rất nhẹ, tội phạm Ba dật đề. Thật sự ra mình dùng cái ná hay hoặc là cung tên, hay hoặc là súng mình bắn chim, bắn chóc, mình bắn mình giết nó như vậy là tội Ba dật đề. Tức là tội đuổi ra khỏi Tu viện chứ đừng nói chuyện mà tội mà xin mà sám hối được đâu.
Đó thì các con thấy, từ ở chỗ mà bốn cái giới tứ khí của nó đó, là đứt đầu đó mà thế mà đến đây các con thấy cái tội rất nhẹ không. Coi có phải mấy ông này là già hàm, lẻo miệng không. Để mấy ổng đặt ra cái giới này, lấy cái giới này ổng không có tội nặng đâu.Nghĩa là ổng có giết vậy đi nữa ổng cũng Ba dật đề thôi chứ còn hổng có phải là cái tội trục xuất ông đâu mà ông sợ.
Đó, thì các con thấy bốn cái giới sát sanh nó cũng là một cái giới mà trục xuất chớ đâu phải là giới thường đâu. Thế mà tới cái chỗ này mà ổng này ổng bắn chim ổng gom thành một đống đó mà ông không có tội bao nhiêu đó thì đủ biết. Mà lại còn chế lại cái giới nữa, như là ngồi đứng, tới, lui, làm chết côn trùng nhỏ, có người làm pháp sám hối, có vị cẩn thận sợ, Phật dạy: không biết, không phạm, không có phạm tội gì hết à, mặc tình mà đi mà dậm cho nó chết hết, mình đâu có nhìn xuống dưới chân mà mình biết.
Đó, chế cái giới như vậy thì các con nghĩ coi, như thế nào có đúng không. Một vị tu sĩ mà như vậy thì còn có cái chỗ nào mà gọi là Từ -Bi- Hỷ -Xả hông.
Giới uống dùng nước có côn trùng.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc, Lục quần Tỳ kheo lấy nước có tạp trùng uống dùng, Phật nhân đó mà kiết giới này, nếu Tỳ kheo uống dùng nước có tạp trùng phạm Ba dật đề.
Phạm tội nhẹ không à. Mà có một vị Tỳ kheo uống nước mà đến mà gặp Phật ở trong giới Sadi lược giải đó, các con có đọc không? Mà uống nước mà có côn trùng mà sống để gặp Phật đó.Phật nói là thà là nhịn khát chết mà gặp Phật còn hơn là sống mà thấy Phật thì có ra gì. Đúng vậy, thật sự ra cái pháp mà uống nước có côn trùng. Có trùng ở trong đó mà cứ uống á thì coi như là bị đuổi ra khỏi Tu viện nữa là khác, khỏi tăng đoàn nữa.
Giới 63, giới cố xúc não người.
Vì sao Phật chế giới này? Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc. Thập thất quần hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Nhập sơ thiền làm sao, cho đến nhập Tứ thiền là sao? Thế nào là nhập không vô tướng, vô nguyện. Thế nào là đắc tứ quả?”. Lục quần nói: “Như các ông vừa nói là tự xưng được pháp thượng nhân, các ông đã phạm Ba la di”. Chẳng phải là Tỳ kheo thập thất quần, Tỳ kheo bèn thưa với bậc Thượng tọa: “Chúng con hỏi, như vậy là phạm tội gì?” Thượng tọa nói: “Không phạm”. Tỳ kheo bạch Phật, Phật kiết giới. Tỳ kheo nghi ngờ cho người khác thì phạm tội Ba Dật Đề.Khi ấy chúng tập hợp lại một chỗ, cùng luận nghị pháp luật. Có một Tỳ kheo rút lui. Vị ấy nghĩ, như vậy các Tỳ kheo đã cùng mình gây nghi não. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật dạy chẳng phải cố ý thì không phạm.
Ở đây Thầy thấy, cái chỗ mà hỏi này, như Thập thất quần Tỳ kheo hỏi Lục quần Tỳ kheo rằng: “Nhập sơ thiền là sao, cho đến nhập tứ thiền là sao? Thế nào là nhập không vô tướng, vô nguyện định. Thế nào là đắc tứ quả?”. Lục quần nói: “Như các ông vừa nói là tự xưng được pháp thượng nhân, các ông đã phạm Ba la di rồi”. Nghĩa là người ta không biết người ta hỏi chớ phải chi mà người ta biết, người ta xưng người ta là chứng quả đó hay sao mà phạm tội. Trong cái giới này nó chế ra là kỳ cục như vậy là sai. Người ta không hiểu, người ta mới hỏi ổng. Trái lại, mấy ông này chẳng biết cái Sơ thiền, Nhị thiền như thế nào hết, mới nói mấy ông hỏi như vậy đó là mấy ông đã phạm tội Ba dật đề rồi. Tức là mấy ông tự mình xưng là pháp thượng nhân rồi. Người ta không hỏi, tức là mấy ông nói: “Bây giờ người ta hỏi mình mới nói, ờ Sơ thiền phải nhập như vậy, như vậy, phải tu như vậy, như vậy đó. Thì đó là sơ thiền”. Chứ mấy ổng có xưng là tui nhập Sơ thiền đâu. Các con hiểu điều đó không?
Đó, như vậy là người ta không hiểu như vậy, thì người ta hỏi thì mình biết là mình chỉ, còn mình không biết thì mình nói, cái này á nên vào hỏi Phật, Phật sẽ chỉ cho các ông biết.Thì như vậy là đúng rồi, còn tụi tui thì chưa có nhập nó, tụi tui không có biết đâu mà nói. Thì như vậy là cũng tốt rồi, chứ đâu là tự xưng mình là nhập Sơ thiền, nhị thiền đâu mà. Tự mình người ta không hỏi, mình đến nói “ờ tui nhập Sơ thiền nè, tui nhập Nhị thiền nè, tui nhập Tứ thiền nè, tui có thần thông phép tắc”. Đó là mình tự xưng mình thượng nhân. Thì đó là phạm cái tội kêu là vọng ngữ, đại vọng ngữ rồi, tăng thượng mạn rồi. Thì như vậy là mới gọi là tự xưng pháp thượng nhân, như vậy mới là phạm tội Ba la di. Còn ở đây đâu có gì đâu mà đặt cái này ra, bởi vì đem câu chuyện này ra thiệt ra thì mấy ông này là mấy ông không có hiểu cái gì hết à, viết tầm bậy tầm bạ à, Phải không các con?Nghe thì các con biết rằng mấy cái ông viết giới này toàn là gọi là mấy ông tổ chứ thiệt là tổ á cho nên viết tầm bậy, kêu là tổ á.
64, đây là chữ nghĩa rõ ràng á, Thầy không viết một chữ nào trong này Thầy đọc hết cho mấy con nghe đó. Họ viết họ in chứ Thầy hổng viết chỗ nào hết. Đó, như vậy thì các con thấy không, bởi vì Thầy nghĩ là Thầy đọc lướt qua Thầy thấy có nhiều cái sai lắm, cho nên Thầy chẳng thèm viết mất công nữa, đem ra đọc cho mấy con nghe rồi phê phán mấy ông này cho đã miệng mới được.
64, giới che giấu tội Thô Tỳ kheo khác.
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, một Tỳ kheo do quen biết nên che giấu thô tội của Bạt Nan Đà sau đó bất mãn nhau nên đến Tỳ kheo khác nói. Các thầy Tỳ kheo bạch Phật, Phật kiết giới: Nếu Tỳ kheo che giấu thô tội của các Tỳ kheo khác thì phạm tội Ba dật đề.
À, trong cái giới này thì các con thấy này: Trước kia thì hai người thân nhau lắm, có phạm tội thì che giấu nhau hết, không nói đâu. Bây giờ bữa nào cái chửi lộn nhau mới đem ra nói cô Út, cô Út nghe. Như vậy thì có tốt không. Đó, mấy người đó là phạm tội Ba dật đề đó.Còn khi mà người ta phạm cái giới gì đó, mình đem ra nói để cho từ đó người ta sửa, thì đó là tốt. Sửa lại cho người bạn mình tốt. Còn này hồi thân thì giấu hết không có thèm nói, tới chừng mà hết thân rồi, bắt đầu có chuyện gì mình hiềm giận trong bụng rồi bắt đầu nói ra hết. Thì cái đó là cái không tốt. Cho nên cái Giới này thì chế Thầy thấy được, không có....chế tốt được.
Giới kém tuổi cho thọ đại giới.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở thành La Việt, Thập thất quần đồng tử trước vì quen với nhau, lớn nhất là 17 tuổi, nhỏ nhất là 12 tuổi. Rồi rủ nhau đến chùa cầu xuất gia. Các thầy Tỳ kheo độ cho xuất gia, trao đại giới cho họ.
Con nít mà làm sao trao đại giới, Thầy hổng hiểu sao, 20 tuổi mới trao đại giới chứ. Sao lại mới 17 tuổi với 12 tuổi mà trao đại giới, chỉ Sadi thôi chớ. Sao lại cho kỳ vậy? Đây cũng là cái nói sao mà lộn xộn quá.
Các Tỳ kheo độ cho xuất gia, trao đại giới cho họ. Họ không kham ăn một bữa. Nửa đêm đói khóc la. Phật nói với tôn giả A nan, không nên trao đại giới cho người chưa đủ tuổi 20. Bởi họ không kham chịu lạnh, nóng, đói, khát và không nhẫn được những lời nói ác. Không thể giữ giới, không kham ăn một bữa. Nếu chưa đủ tuổi 20 mà cho thọ đại giới, người ấy không đắc giới, Tỳ kheo bị quở trách, vì si mê mà còn phạm Ba dật đề.
Thật sự ra thì luôn luôn lúc nào đức Phật cũng nói rằng phải đủ 20 tuổi, nhưng mà không có nghĩa là ăn một bữa mà la khóc, như La Hầu La, như sa di Huân Đầu. Những người này mới 7, 8 tuổi à, mà người ta vẫn sống người ta ăn ngày một bữa. Có gì đâu mà gọi là la khóc. Thì mấy chú nhỏ này dù có muốn tu thì chú cũng đã biết cái hành trì của người xuất gia rồi. Đâu lý nào mà vô đó rồi nửa đêm khóc. Mấy ông này nhiều cái mà đặt như thế này là vô lý lắm. Bởi vì ít ra mình đi tu thì mình phải hiểu cái sinh hoạt ở trong cái chùa nó như thế nào rồi.Chẳng hạn như bây giờ mấy con chưa ăn một bữa, mấy con dám đến đây không? Phải không, do đó mấy con cũng phải chuẩn bị cho mình ăn một bữa rồi mấy con mới dám chứ. Chứ lí nào mà chưa có dám mài cũng xin vô đó rồi ở, rồi khóc la là sao, cái chuyện đó hổng có rồi. Đó là những cái giới mà đặt ra những cái câu chuyện nó không có hợp.
66, giới khêu gợi việc tranh cãi.
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc. Lục quần đấu tranh, như pháp diệt rồi sao phát khởi lên. Lại nói như thế này: "Ngài không quán sát đúng, không thành quán sát. Không khéo giải thích, không thành giải thích. Không khéo chấm dứt, không thành chấm dứt. Khiến cho tăng chưa có tránh sự lại sanh, chưa có tránh sự lại không chấm dứt được". Tỳ kheo biết bạch Phật, Phật quở trách rồi kiết giới này.
Nghĩa là trong khi mà hợp các Tỳ kheo làm pháp yết ma để mà cho những vị mà người ta phát lồ sám hối hoặc là xử một cái tội nào đó ở trong chúng, thì trong khi đó xử xong rồi thì các ngài lại đem cái câu chuyện này ra để phanh phui ra nói, xử như vậy không đúng, là không này kia. Hồi đó sao không nói, cho nên bây giờ lại nói đổ thừa Phật là xét xử không thấu suốt này kia nọ. Hồi đó sao không cãi, để bây giờ lại cãi. Như vậy Phật cấm cái giới này là sau khi mà xét rồi thì cứ y như pháp mà chấp nhận cái lỗi của mình. Chứ không được mà tránh né, nói đổ lỗi cho người này người khác.Cũng như bây giờ thí dụ như, Thầy có một cái người sai ở đây. Thầy họp chúng đi, Thầy nói cái lỗi của người đó xong rồi. Sau đó đó, khi mà đuổi họ ra đi, cái bắt đầu họ đi lại cái chỗ khác họ nói Thầy như thế này thế khác, đủ thứ, Thầy không sáng suốt này kia. Họ không có tội vậy. Trong khi đó ở đây, có mặt mọi người, ai cũng chấp nhận đó là cái tội thật sự rồi. Nhưng cái khi mà cái vị đó được đuổi họ đi rồi, bắt đầu họ ra ngoài họ nói như thế nào? Có không? Cái giới này rất có chứ không phải không có đâu. Đúng là như vậy.Cho nên, hầu hết là những cái người mà bị đuổi ra là họ phải tìm cách họ nói để họ che đậy cái lỗi của họ. Chúng ta cũng không nên... Theo Thầy nghĩ đức Phật còn chế cái giới này chứ Thầy thì khỏi chế cái giới này đi. Tại sao? Tại vì mình đuổi người ta ra, người ta phải che đậy cái lỗi người ta chứ gì? Người ta phải nói đỡ, gạt chút để người ta sống với mọi người chứ. Hổng lẽ người ta đến cái chùa đó người ta xin mà người ta nói người ta xấu thì làm sao người ta ở được. Người ta phải nói người ta tốt, thì tức là người ta phải nói, ờ tại Thầy đó xét hổng rõ, tui đâu phải cái tội đó. Cho nên ổng xét như vậy ổng là cái người sáng suốt chút nào hết. Và một số chúng ở trong đó cũng đều là bợ đít ổng mà thôi.Các con hiểu không, ông ta ông nói vậy để cho cái ông Thầy ở cái chùa đó ông chấp nhận cho ổng ở thôi. Thì cái chuyện đó mình cần gì phải chế thêm cái giới này làm gì nữa. Bởi vì ổng đi ra khỏi mình rồi mình chế làm chi cho mắc công, phải không?. Ổng có sửa gì đâu nữa mà chế, phải không? Các con hiểu không. Cho nên chế cái giới này làm cái gì? Ăn thua gì mình phải chế.
Cho nên những cái chuyện làm như vậy là vô cái lý lắm. Bởi vì khi còn ở trong cái khuôn khổ của mình, thì mình khép cho người ta để người ta tu hành cho đạt được cái ly dục ly ác pháp. Còn ra khỏi ngoài khuôn khổ thì người ta chê khen mặc người ta. Ăn thua gì mình. Mình đúng là lúc nào mình cũng đúng. Mà mình sai thì lúc nào mình cũng sai. Còn nếu mình cứ sợ hãi như vậy, thì thử hỏi ông Phật ổng sợ hãi như vậy thì ổng làm Phật làm gì? Bởi vì ông Phật đã nói ở trong kinh Sa môn quả thì đức Phật cũng đã nói: một cái người mà khen đúng là mình chấp nhận. Nhưng một cái người mà chê đúng thì mình cũng chấp nhận, mà một cái người khen sai mình không có chấp nhận. Mà một cái người chê mình sai thì mình cũng không chấp nhận, nhưng mình không tranh cãi. Nghĩa là không lý luận tranh cãi, cái đó là sai, cái đó là đúng. Họ chê mặc họ, mình cứ giữ đúng của mình, mình đi. Cho nên mình chẳng bận tâm với cái chuyện khen chê của thiên hạ. Cho nên, khi mà họ ra rồi, họ muốn nói gì nói, kệ họ. Mình trong sạch là mình trong sạch. Mà mình không trong sạch bây giờ mình có che đậy gì mình cũng không trong sạch đâu. Cho nên mình chẳng sợ ai hết.
Đó là cái sự tu tập của mình. Vì vậy mà mình thấy được cái chỗ của mình, mình chẳng có ngại gì khen chê ai hết. Cho nên, mình đâu có ngại. người ta sai mà mình thấy người ta ở tu không được thì mình đuổi người ta đi. Thì người ta ra người ta có quyền người ta nói gì mình cũng được hết à. Mình đâu có cần cái chuyện tốt xấu đâu, cho nên mình hổng ngại mấy cái vấn đề đó. Còn mình ngại thì mình lạy họ ở lại với mình đi. Sợ họ nói thì mình lạy, mình cầu họ đi. Đó là mình phàm phu tục tử rồi, mình hổng phải là những cái người mà Thánh đâu. Cho nên mình ngại khen ngại chê, ngại sợ mất tiếng, mất tai này kia rồi rào rồi đón đồ này kia. Thì cái đó là cái ngại. Còn mình là một cái người chơn chánh hẳn hòi, mình ở trong chánh pháp mình không sợ ai khen chê hết. Nói sao mặc họ. Tôi vẫn sống hằng ngày. Ngày nào đó rồi cái sự sống của chúng tôi sẽ trả lời các ông chớ các ông khỏi cần nói đi. Ai muốn nói gì đó nói. Cho nên, mình là người tu chơn chánh mình hổng sợ.
67, giới cùng bạn gặp đồng đi một đường.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục quần Tỳ kheo từ Xá Vệ đến Tì xá li cùng khách buôn làm bạn đi bị trạm quan thuế bắt cùng với khách buôn áp giải về chỗ vua Ba Tư Nặc. Vua không nỡ giết Sa môn mà chỉ quở trách rồi thả ra. Phật vì vậy mà kiết giới: Này các Thầy Tỳ kheo, cùng với giặc làm bạn đồng đi, cho đến một thôn phạm Ba dật đề. Nếu biết mà cùng đi chưa được 10 dặm thì phạm tội Đột cát la. Nếu giao hẹn mà không đi cũng phạm tội Đột cát la, bị nạn không phạm.
Cái giới này, đức Phật cấm là mình không đi chung với bọn trộm cướp, hoặc là đi buôn lậu. Tại sao vậy? Tại vì mình ngồi lên xe đò đó, mấy cái người bán buôn lậu đó, họ dúi ở trong cái bị của mình một gói thuốc. Vì vậy mà công an nó xét ra, cái ông Thầy này đi bán thuốc, bán thuốc lậu. Thì do đó, Thầy nói thật sự, cái tội này thì mấy thằng công an nó nghĩ mình là ông thầy cho nên nó nói nặng nói nhẹ chút rồi thôi cho quý thầy đi. Nhưng mà mình quên, mình vị tình cái cô mà bán buôn thuốc lậu này là cô hay tìm mấy ông thầy lắm, là vì nói rằng mấy cái người công an mà xét xe đồ đó, về buôn lậu đó chắc không có xét mấy ông thầy.Cho nên mình là một cái người tu sĩ hẳn hòi á, khi lên xe mà mấy cô này mà đưa mình thuốc này kia nhờ cất dùm á. Nói không được, tôi là cái người đầu trọc mà cất cái kiểu này thì không có được. Cái đầu tui nó nắm không có được, nhưng mà nó nắm cái áo của tui dễ lắm. Cho nên, mấy cô có thương người tu thì mấy cô nhờ cái người khác chứ còn đừng có đưa tui.
Cho nên trước kia mà Thầy hay đi về Thường Chiếu mà thăm ở ngoài Chân Không đồ đó, Thầy hay có đi xe đò lắm. Cho nên Thầy biết cái tình trạng này lắm. Do vì vậy mà mấy cô bán thuốc lậu này mua thuốc thì cô cứ 5, 7 gói cô làm một cái vầy cô nhét ở trong cái bị, nhờ Thầy cất dùm cho con đi. Do đó con là phật tử, con ở chùa này chùa kia. Nói nghe coi ngọt lắm.Nói không được đâu, Thầy là người tu mà công an nó xét cái túi của Thầy, nó thấy cái gói thuốc này nó nói Thầy còn đi buôn lậu thì chắc chết Thầy rồi. Thôi con làm ơn cất giùm Thầy đi. Đó là những cái mình thành thật mình nói với người ta. Để không khéo, Thầy bây giờ Thầy thì cái tật Thầy nhát gan lắm, Thầy thấy có cái gì giả ở trong cái túi của Thầy, Thầy thấy công an Thầy xanh mặt, Thầy run nó thấy nó biết liền, nó lại nó bắt à. Rồi nó mất gói thuốc của con đi. Mình cứ nói vậy đi, cái nó sợ, nó nói ông Thầy này nhát gan, cái nó lấy lại, nó không dám.Chứ mình làm bộ dạn dạn đó, bao nhiêu cô cứ đưa đây tui giấu giùm cho thì... trời! nó mừng lắm, nó lấy hết mấy người kia nó dồn lại cho mình. Lúc bấy giờ đó, thật sự ra công an nó không có xét đâu. Thầy biết, công an nó không xét mấy ông Thầy đâu. Nhưng mà mình làm như vậy là mình có cái sai trong cái giới luật của mình rồi. Không có tốt. Cho nên, ở đây cái giới này là nhằm cái mục đích là đừng có nối giáo cho cái người mà làm cái chuyện trật, chuyện không đúng. Làm cái gì cho đúng pháp luật. Làm không đúng pháp luật thì không nên làm.
Cho nên hầu như có nhiều Thầy đi buôn lậu nữa chứ không phải không đâu. Thầy ở trên cái đường Gò Dầu này mà, mấy ông thầy ở Gò Dầu mà mấy ông đi buôn lậu mà các con biết mấy ông làm chiếc xe honda mà mấy ông nhét ở trong quá trời trong đó mà mấy ông cỡi đi. Ta nói mói mấy ông thầy người ta đâu có bắt. Chừng mà thấy ổng đi hoài rồi sanh nghi. Nghi cái chừng người ta đón cái gặp liền đâu có làm sao mà trật được. Bởi vì, công an nó để ý lắm. Đi một lần, hai lần thì nó thấy ông thầy đi một lần, hai lần là vì có chuyện thôi. Nhưng mà, ngày nào ông có lời ông ăn được rồi bắt đầu ngày nào ông cũng đi hết làm sao người ta hổng nghi. Cái chuyện buôn lậu mà ngày nào hổng có đi, mình kiếm lời được một triệu, hai triệu thì nó ham quá rồi cái ngày nào cũng xách xe đi. Đi riết rồi công an nó biết mặt thì nó phải xét nó bắt thôi. Cho nên, từng đó mới đổ bể ra mấy thầy chùa mới mang cái tiếng đó, rất là tệ. Cho nên, ở đây chúng ta là người tu sĩ chúng ta phải bỏ hết cái này để mà ly dục, ly ác pháp.
Cho nên, ở đây cái giới này cấm là chúng ta đi cùng đường mà vẫn bị người ta kết tội mình là đồng lõa với bọn cướp.Mà sự thật ra nếu mà một vị tu sĩ như chúng ta làm sao đi với bọn cướp được. Kiểu mà chúng ta móc nối với nó mà đi với nhau đó thì thời nay nó mới có vậy. Cho nên mới đành chịu chung cái số phận. Do đó mà đức Phật chế cái giới này ra là cũng có cái điều kiện gì với cái bọn này. Tại vì cái bọn này nó lợi dụng cũng mấy cái ông thầy này, lợi dụng như thế nào? Theo Thầy biết á là nhà vua thì rất kính trọng mấy cái ông thầy này. Cho nên, do vì vậy đó, nó có thể cướp bóc của người ta, do nó làm những cái tội vậy mà nó nương vào cái bóng của mấy ông thầy này để nó đi qua được cái cửa, cửa ải, cửa thành gì đây. Để nó qua cái chỗ này. Nhưng mà không ngờ lính nó canh gác quá ngặt. Nó lượm luôn mấy ông thầy này luôn. Nó dẫn vô nhà vua. Chừng xét ra, đúng là mấy thằng này ăn cướp giết người nè. Do đó là mấy ông thầy coi như là bị đồng lõa với mấy thằng ăn cướp này. Nó mới kết tội như vậy. Nhưng mà nhà vua vì thương những người tu hành cho nên mới thả mấy ông này ra.Nhưng mà đức Phật cũng phải là do cái chỗ này mà chế giới để mà tránh, không có được đi với những cái người mà phạm pháp như vậy.
Thì Thầy mới đem cái câu chuyện ra những người mà buôn lậu như vậy á là những người phạm pháp luật. Nhà nước cấm buôn lậu, vì buôn lậu nó làm cho kinh tế của đất nước chúng ta bị lũng đoạn đi. Nó làm cho dân chúng ta bị nghèo đói đi. Nó có lợi ích cho ngoại quốc chứ nó không phải là lợi ích cho toàn dân chúng ta. Nó chỉ lợi ích cho một số người thất nghiệp mà đi buôn lậu thôi.Họ chỉ kiếm ăn ở trong cái chỗ đi của họ thôi, chứ không có nghĩ bao nhiêu người ở trong đất nước của chúng ta đang thất nghiệp. Cho nên, họ không thấy được cái lợi lớn của đất nước mà họ thấy cái lợi nhỏ của họ mà họ hại biết bao nhiêu người. Thay vì họ đừng có làm cái nghề đó, họ đi trồng lúa, họ trồng khoai, trồng bắp họ sống. Mà bao nhiêu người mà người ta đứng ở trong nhà máy, cả trăm cả ngàn người, người ta sẽ sống được ở trong cái nhà máy sản xuất về thuốc. Còn bây giờ họ bán thuốc như vậy là cái nhà máy mà sản xuất thuốc đó, nó chỉ đóng cửa mà thôi. Bao nhiêu người, người ta chết, chết đói. Còn họ, chỉ có mình họ mà thôi.
Đó thì chúng ta phải hiểu được cái gì mà lợi ích cho nhiều người mà cái gì không lợi ích cho nhiều người. Và một ông thầy mà ngồi trên xe mà chấp nhận để mà nhận đồ buôn lậu như vậy mà ngồi an nhiên được, mà qua mặt cảnh sát được. Thầy thấy sao mà lương tâm mấy ông Thầy đó sao mà không cắn dứt được. Không hiểu được một cái gì của lợi ích cho đất nước của mình hết. Làm những cái chuyện đó quá là tệ. Đó vì vậy mà Phật chế cái này Thầy thấy ra là rất đúng.
68, giới không bỏ ác kiến
Vì sao Phật kiết giới này, Phật cũng ở tại vườn Cấp Cô Độc. Tỳ kheo A-le-tra sanh ác kiến tự nói: Tôi biết Thế Tôn nói pháp diệt phạm dâm dục, không phải chướng đạo, đạo pháp. Các thầy Tỳ kheo can không bỏ. Bạch Phật, Phật quở trách rồi cho phép chúng tăng vì Tỳ kheo A-le-tra bạch tứ Yết ma, tác pháp tha giáng cho bỏ việc ấy rồi Ngài kiết giới này.
Nghĩa là cái câu chuyện này, Thầy có đọc ở trong kinh thì nó có khác, nó không phải giống như vậy đâu.Mấy ông này thì viết ra như thế này thì nó rất là sai. Là vì cái ông Tỳ kheo này đó, ổng nói Phật dạy là các cái pháp mà do cái tâm ham muốn của mình nó đem đến cái khổ cho con người. Ông nói, toàn là những cái pháp Phật nói nó không có đúng, là tất cả những cái dục nó không có đem đến những cái khổ mà nó đem đến cái lạc, chớ không phải. Ông này mà nói về cái dâm dục mà ở đây nó đem ra cái dâm dục nói. Đó thì các con thấy ở trong kinh, may là có bài kinh nó đọc rõ ràng mà. Thế mà mấy ông dám đặt như thế này đây. Thì Thầy nghĩ rằng mấy ông có đủ cách thức mà để mà sửa lại những cái bài kinh mà chơn chánh của Phật như vậy. Cho nên, trong cái bài đó, hôm nào Thầy sẽ đọc lại cái bài đó thì các con sẽ thấy hết toàn bộ cái câu chuyện để mà đức Phật chỉnh lại cho cái vị Tỳ kheo đó, để mà hiểu biết cái sai, cái vô minh của ông ta. Đức Phật nói các dục là đem đến cho cái sự khổ của chúng ta, trong đó đâu phải là có dâm dục không, là ham muốn cái này, cái nọ kia toàn bộ hết mà. Mà ông này ở đây lại nói là dâm dục không à. Ở đây rõ ràng là: “Tôi biết Thế Tôn nói pháp, việc phạm dâm dục chẳng phải là chướng đạo”. Đó, nói như vậy. Nghĩa là dâm dục không có chướng đạo. Cũng như có ông Thầy nói là có vợ mà được phép có vợ vậy thôi. Thì ông ta muốn phá cái giới như vậy thì ông ta nói như vậy.Ở đây, ông này cũng muốn phá như vậy, chứ không phải cái lý ở trong cái bài kinh đó, thì cái ông này muốn nói rằng: “Đức Phật nói: tất cả các cái pháp mà do cái tâm ham muốn của chúng ta đó nó mới sanh ra chúng ta đau khổ”. Vậy thì chúng ta phải dứt trừ hết các cái pháp đó thì chúng ta mới hết đau khổ. Do đó, thì nó mới có cái lý chỗ đó mà đức Phật mới dạy cho ông ta.
Đó thì vậy Phật mới chế cái giới này, đó gọi là cái ác kiến, thì ở trong này nó cũng là cái ác kiến, cho nên chế cái giới này để chúng ta đừng có chấp vào cái ác kiến. Người nào mà bị cái ác kiến, cũng như bây giờ có người nói thế này: Trong tôi thì có Phật tánh, Cho nên dâm dục cũng có Phật tánh, cho nên mặc tình dâm dục mà có Phật tánh thì đâu có làm sao mất Phật tánh của tôi được. Do đó là cái ác kiến.Những cái đó là những cái ác kiến, cho nên vì vậy mà chế cái giới này á, phải bỏ cái ác kiến. Không được chấp nhận ác kiến.
Giới thứ 69, giới làm bè đảng với người ác kiến không bỏ.
Vì sao Phật chế giới này? Cũng khi Phật ở vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ có tăng hai gián ác kiến của A-lê-tra kiên trì không bỏ, Phật khiến tăng nêu lên tội không bỏ ác kiến bạch tứ yết ma trao tội. Lúc bấy giờ Lục quần Tỳ kheo lại cung cấp các nhu yếu, cộng đồng pháp sư, ngủ, nghỉ nói năng. Các Tỳ kheo bạch Phật. Phật nhân giới này mà kiết.
Nghĩa là họ không chịu bỏ ác kiến, mà còn kết ra một cái bầy mà nhận đó là ác kiến.Cũng như bây giờ người ta nói, tôi có Phật tánh ở trong này nè. Bây giờ uống rượu cũng không tội nè, sát sanh cũng không tội nè, giết chúng sanh cũng không tội nè, dâm dục cũng không tội nè. Vì Phật không có bao giờ... Phật thì thanh tịnh, cho nên mặc tình chúng ta cứ làm, ăn, nhậu gì đủ thứ hết cũng không có tội gì hết. Do vì vậy đó mà phóng sanh thì rơi xuống địa ngục mà sát sanh thì được lên thiên đàng. Họ lý luận như vậy á.Đó là những cái ác kiến. Các con hiểu điều đó không? Cho nên ở đây các con nghe những cái câu mà người ta nói không. Phóng sanh mà đọa địa ngục còn sát sanh thì được lên thiên đàng, phải không. Do những cái ác kiến đó đó mà do đó Phật mới chế cái giới này ra mà họ là thành một cái bè đảng, ai cũng nói câu đó hết, ai cũng chấp nhận câu đó hết, có một số người đông như vậy mà nhầm một cái ác kiến đó, ai cũng chấp cho cái ác kiến đó như vậy đó. Thì đức Phật mới chế ra, nếu một bè đảng mà nhầm một cái ác kiến như vậy đó, đều là phạm vào cái giới đọa địa ngục là giới thứ 69 này.
70, giới nuôi sống Sadi bị đuổi.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, Bạt Nan Đà có hai đệ tử Sa di sanh ác kiến như trên. Phật khiến tăng để Sadi ấy trước chúng tăng nơi mắt thấy tai nghe, vì đó mà tác pháp tha gián, bạch tứ yết ma mà Sadi cố không bỏ, bèn khiến tăng để Sadi đứng chỗ như trước tác pháp yết ma diệt tẫn. Khi ấy Lục quần biết tăng diệt tẫn mà dụ đem về nuôi, cùng ngủ. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật nhân đó mà kiết giới này.
Nghĩa là có một vị Sadi bị đuổi, thì trong lúc đó đem cái giới mà của vị Sadi này bị tội đuổi đi thì trong khi chú Sadi bị đuổi, bên Lục quần Tỳ kheo này mới đem cái chú này về nuôi ở trong cái thất của mình. Do đó, nhân cái sự mà nuôi như vậy, cái người bị đuổi mà nuôi như vậy đó thì đức Phật không có chấp nhận. Như bây giờ thí dụ như các con nè, có một cái chùa riêng nè, rồi bây giờ như Hải Tâm nè, con nè, Từ Nguyện nè, rồi mỗi đứa đều có một cái chùa nè. Rồi trong khi đó đó, ở Hải Tâm con có một cái chú phạm tội, con đuổi đi. Do đó, Từ Nguyện mới thấy thương cái chú này thôi để đem về nuôi thì Phật mới chế cái giới này ra. Không có được nuôi mà cái chú mà phạm tội như vậy.Cho nên, cái chùa này đuổi thì chùa kia cũng phải đuổi à. Còn đầu này, cái chùa này đuổi á thì chùa kia nhận là thế nào.
Thầy thấy quá rõ à hổng có chỗ nào mà còn sai hết. Cái đó là một cái làm cho tăng đoàn nó càng sa đọa đó. Phải cái chùa này mà công nhận đuổi cái chú đó rồi, thì cái chú đó mà đến cái chùa khác là phải bị đuổi luôn chứ không có bao giờ chấp nhận. Thì cái đó mới là cái xây dựng Phật giáo đó. Còn cái đứa này ở cái chùa này, đứa kia ở chùa kia mà cái đệ tử chú này phạm cái tội này cái đứa này đuổi đi thì cái đứa kia đón nhận vô.Thà là mình không có chúng chứ mình đừng có nhận ba cái chú mà phá giới đó. Đó là một cái điều kiện để xây dựng Phật pháp.
Ở đây sẵn cái giới này Thầy nói, sau này các con mà có điều kiện mà các con lãnh chúng á. Các con sẽ hoàn toàn là phải nghiêm nghị, nghiêm chỉnh cái đó. Hễ ở đây đuổi thì ở kia đến xin không bao giờ được. Cho nó ra đời nó ở ngoài đời đi cho nó biết mùi vị của đời. Để rồi nó ở trong đạo mà nó phá hoại đạo thì không được.Cho nên những cái này đừng có thấy nó nhỏ nhẹ, nó khóc lóc mà thương nó. Hổng có thương, chúng ta thương là phải thương đúng. Chứ đừng có để cái tâm tình cảm của chúng ta nhỏ mọn mà chúng ta thương như vậy không được. Đừng nghĩ rằng chúng ta sẽ… nếu mà nó giảng được thì cái vị Thầy ngay từ đó đã uốn nắn được nó rồi. Nó đã đến nó học với người này thì người này người ta phải ráng uốn nắn nó để cho nó tu hành nó đến giải thoát chứ. Mà nó đã không biết được, nó không nghe được thì thôi thì đuổi nó, thì đứa kia làm sao mà uốn nắn được. Mai mốt đi ra rồi nó cũng nói này nói kia nữa. Cho nên, tốt hơn là đừng nhận.
Giới nghịch lời can gián lại nạp vấn Tỳ kheo.
Vì sao Phật kiết giới này? khi Phật ở tại nước Câu Diệm Dy, trong vườn Cù Xư La Xiển Đà, Tỳ kheo phạm học xứ này Phật nhân đó mà kiết giới.
Tôi nay không học điều giới này, tức là lời nói kháng cự lại sự can gián, nói rõ phạm Ba dật đề, nói không rõ là phạm ác tác. Nghĩa là khi mà mình bị phạm một cái giới đó, mình tìm cái cách mình lý luận, nói tui chưa có học giới này cho nên tui phạm tui chưa có lỗi. Mấy ông, mấy vị không có phạm, tui chưa có học cho nên tui coi như là tui chưa có phạm.Thì như vậy là lấy cái lý do mình không học để rồi mình chối cái tội của mình. Chứ khi mà người ta truyền cái giới rồi là lần lượt mình phải học. Nhưng dù học chưa tới thì người ta nhắc cho mình biết và mình sám hối cái đó để rồi lần lượt mình sửa chứ chưa phải là người ta đuổi mình. Thế mà nói, tui chưa học, tui chưa có tội. Thì cái điều đó là cái điều tranh cãi, cái điều đó kêu là không có chịu nghe lời dạy, thì ngay đó là chúng ta đã biết cái người học trò này không có thể để ở trong Tu viện này được. Họ có nhiều cái lý lẽ để họ phá cái tội lỗi của họ.Cho nên, ở đây chúng ta phải thấy cái sự sám hối là cái người đó phải thấy: ờ bây giờ mình chưa học nhưng vì mình lỗi cái giới này rồi. Vậy thì nhân cái chỗ này các thầy mà chỉ dạy cho mình thì mình xin nhận cái lỗi đó để từ đây về sau mình không phạm thì cái đứa đó nó dễ dạy, dễ bảo sau này nó trở thành cái người tốt được. Còn nếu mà nó cứ cãi lý mà như vậy á thì thôi thôi, chắc chắn là cho cái đứa bé này nó về với cha mẹ đi, hoặc là cái vị thầy đó đi chỗ khác đi. Chứ đừng có ở đây mà làm động mình.
Giới 72, giới khinh mắng người thuyết giới.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, chúng Tỳ kheo tập hợp một chỗ tụng chánh pháp Tỳ ni, (tụng chánh pháp Tỳ ni tức là tụng giới đó). Lục quần Tỳ kheo sợ chúng tụng luật không lợi, tụng rồi họ sẽ kể tội của mình bèn nói với các Tỳ kheo rằng: “Trưởng lão tụng các giới vụn vặt này làm gì, nếu muốn tụng thì chỉ nên tụng 4 việc và 13 việc. Ngoài ra không nên tụng hết vì tụng khiến cho người ta hoài nghi, ưu não”. Các Tỳ kheo biết họ muốn tiêu diệt chánh pháp nên liền bạch với Phật. Phật quở trách nhân đó mà kiết giới này.
Nghĩa là Lục quần Tỳ kheo thì khi nghe bảo tụng giới thì bảo tụng 4 giới đầu và 13 giới tăng tàng thôi. 4 giới Ba la di với 13 giới tăng tàng thôi còn bao nhiêu đừng có tụng. Đó, các vị này đều là phạm những cái giới này nhiều quá rồi, nên tụng ra thì sợ người ta sẽ chỉ cái tội cho mình. Cho nên bảo cái vị Trưởng lão thôi đùng tụng, tụng ít ít thôi. Nhân cái dịp mà ngăn cản không cho các vị Tỳ kheo tụng đó thì đức Phật mới chế cái giới này để cho các vị Tỳ kheo phải thường xuyên tụng cái giới bổn. Người nào mà không tụng thì đương nhiên là bị phạm giới.
73. Giới đối rằng mới biết pháp
Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật vẫn ở tại vườn Cấp Cô Độc. Trong Lục quần có một Tỳ kheo tự biết mình phạm tội nên khi thuyết giới sợ thanh tịnh, sợ Tỳ kheo cử tội bèn đến trước thanh tịnh Tỳ kheo nói: “Tôi nay mới biết pháp này, ghép từ giới kinh nửa tháng tụng một lần”. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật nhân đó mà kiết giới.
Nghĩa là cái vị Tỳ kheo đó cũng tìm cách chối từ là không có tội vì mình chưa có biết cái giới này là từ ở trong giới kinh mới ghép ra chứ chưa có phải là cái giới bổn này có cái giới này. Nghĩa là cái vị Tỳ kheo đó phạm cái tội nhằm vào cái giới đó ở trong cái bổn này. Nhưng mà cái giới này, do các vị mới chép ra chứ chưa phải là trong cái bổn kinh này có. Cái lối mà thêm thắt giới đó thì các Thầy Tỳ kheo trong cái thời đó lúc bấy giờ mà chế ra cái giới mới thì trái lại ở trong cái kinh giới nó chưa có cho nên vị Tỳ kheo này mới phạm vào cái lỗi đó, thì bây giờ nói: các vị mới có chép giới này ra đây, chứ còn cái giới này trước kia cái bộ kinh giới này nó chưa có. Tại vì quý vị lấy ở trong giới kinh mà chép ra. Đây rõ ràng là nói cho chúng ta biết là các vị Tỳ kheo thời xưa hay làm cái chuyện này như vậy. Cho nên cái bài này nó mới lộ tẩy các vị ra, để cho chúng ta thấy được cái chỗ mà, do cái chỗ mà chối giới ra mà không ngờ đó là cái hành động làm của quý vị rồi quý vị mới viết ra như vậy để cho chúng ta thấy rằng cái giới này mới lấy kinh mà rút ra mà thôi.
74. Giới chống trái yết ma
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật ở tại Kì xá Quật đạo Bà la ma tử được chúng sai làm miễn tăng, phân phối tọa cụ và ẩm thực cho tăng vì lo việc cho tăng và cho tháp nên khi đàn việc thiết trai hội bố thí không rảnh đến dự. Do vậy y phục hư rách, thời gian khác có thí chủ cúng cho tăng một cái y quý giá. Tăng Bạch Nghị yết ma trao y ấy cho Malla Tử. Lục quần cũng có mặt ở đây. Sau khi đã trao y rồi, Lục quần tỳ kheo dư luận nói rằng: tăng đã tùy chỗ thân hậu mà đem y của chúng tăng cho họ. Các thầy Tỳ kheo bạch Phật, Phật quở trách Lục quần Tỳ kheo rồi nhân đó mà kiết giới này.
Nghĩa là cái giới mà chống trái yết ma, khi mà người ta làm yết ma trao tăng cho người khác rồi. Thì lục quần Tỳ kheo muốn cái y đó rồi kiếm cớ mà nói cái người mà trao y đó vì thân tình, chỗ này chỗ khác mà không có cho họ. Do đó tìm cách chống trái lại cái pháp yết ma của chư tăng vừa rồi. Chế ra cái giới này người nào mà phạm cái tội đó thì tội đọa.
Giới không gợi dục.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc. Chúng Tỳ kheo tập họp tại chỗ bàn luận pháp Tỳ ni. Lục quần Tỳ kheo vì họ tác yết ma liền từ chỗ ngồi đứng dậy, Tăng bảo ở lại họ không ở, bạch Phật. Phật kiết giới, nếu Tỳ kheo nào mà chúng tăng đoán sự chưa xong, đứng dậy bỏ đi phạm Ba dật đề. Bây giờ có Tỳ kheo bận lo việc tăng, việc pháp hay chăm sóc Tỳ kheo bệnh đều sinh nghi phạm tội. Phật dạy cho phép gởi dục nên ngài kiết lại giới này.
Đó là có những cái trường hợp phải kiết lại. Nhưng mà cái giới này thì Thầy thấy cũng tốt chứ không phải, bởi vì theo pháp yết ma thì làm cái giới này rất tốt, không có gì mà sai trái.
Giới gởi dục sau ăn năn.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, có người trong Lục quần Tỳ kheo sư phạm, sợ chúng tăng cử tội riêng, 6 người lúc nào cũng đi với nhau, không rời nhau khiến cho các Tỳ kheo không thể tác yết ma được. Sau đó các Tỳ kheo thấy Lục quần may y, liền sai người kêu đến. Lục quần trả lời: chúng tôi bận may y không thể đến được. Tăng nói: “Nếu không thể đến thì một, hai vị có thể mang dục đến”. Họ liền sai một Tỳ kheo nhận dục đến. Lúc bấy giờ chúng Tỳ kheo liền cùng một vị Tỳ kheo này tác pháp yết ma. Tỳ kheo ấy trở về nói với Lục quần, Lục quần Tỳ kheo bèn hối hận nói: “Các pháp yết ma đó chẳng phải là yết ma, yết ma không thành tôi gửi dục việc kia, chứ không phải gửi dục việc này”. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật nhân đó mà kiết giới.
Đó cũng là cái giới mà phá các pháp yết ma. Không có chấp nhận, các vị Lục quần này khéo léo phá các pháp yết ma ở trong giới luật của Phật.
Giới nghe trộm, tranh cãi, tìm nói người khác.
Vì sao Phật kiết giới này? Đức Phật vẫn còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, Lục quần Tỳ kheo, các Tỳ kheo đấu tranh với nhau rồi đem đến người kia nói khiến cho tăng chưa có sự tranh, đã có tranh sự thì không chấm dứt được. Tỳ kheo bạch Phật, nhân đó mà Phật kiết giới này.
Giới nghe trộm nghĩa là mình lén mình nghe, mình nghe các giới để rồi bắt đầu mình ra mình nói cho người khác biết về cái tội như vậy, như vậy để rồi nó có sự tranh cãi nhau ở trong chúng tăng, không có sự hòa hợp nhau. Do đó mà Phật kiết giới này để cho hòa giải, để không có đem cái chuyện trộm nghe rồi ra học người này người kia, để làm cho động chúng, để làm cho bất an ở trong cái tăng đoàn. Cấm những người nghe trộm mà nói này nói kia.
Giới 78. giới chặn đánh Tỳ kheo.
Vì sao Phật kiết giới này? Nguyên do khi Phật còn ở tại vườn Cấp Cô Độc, lục quần phạm điều này. Nhân đó mà Phật kiết giới này đánh bằng đá (tức là lấy đá ném đó), cây, tay đều mắc tội đọa. Bằng phất trần phạm tội Đột cát la.
Nghĩa là đánh bằng tay bằng gậy bằng gộc á thì bị tội đọa, còn bằng phất trần tức là cây chổi nhẹ nhẹ đó thì Đột cát la. Nghĩa là nói chung là tất cả những tu sĩ không được đánh lộn nhau. Mà hễ đánh lộn với nhau thì coi như phạm tội đọa. Tội Đột cát la.
Giới giận tát tai Tỳ kheo.
Vì sao Phật kiết giới này? Duyên do lúc Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc. Lục quần Tỳ kheo dùng tay dọa thập thất quần Tỳ kheo. Nhân đó Phật kiết giới này.
Giới này tội nhẹ, nặng đồng như giới trước. Nếu người nào mà muốn đánh, đưa tay ngăn lại, hay đụng nhầm thì không tội. Nghĩa là cái giới mà dùng tay đánh hay dọa người khác thì đều là tội đọa hết.
80. giới không căn cứ hủy báng, phạm tội hữu dư.
Vì sao Phật kiết giới này? Nguyên do đồng trên Lục quần vu khống Thất thập quần. Phật nhân đó kiết giới này, không căn cứ vu khống nói rõ, phạm tội đọa. Nói không rõ mắc tội ác tác. Nếu căn cứ nói đúng sự thật, muốn khiến cho họ hối cãi thì không phạm.
Cái giới này đặt ra để cho người ta không có vu khống nhau, nó không có phạm tội. Còn người nào mà vu khống thì mới phạm tội đọa.
81. giới quá bước vào cửa cung vua.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi đức Phật ở tại nước Xá Vệ, bà Mạt Lợi phu nhân nghe Phật thuyết pháp ngang nơi tòa ngồi đặng con mắt nghe con mắt pháp sạch, trở về trong cung khuyên vua tin ưa. Vua tin ưa rồi bèn cho phép các Tỳ kheo vào trong cung tự do, Ca Lưu Đà Di khất thực rồi vào trong cung. Lúc nhà vua cùng phu nhân ban ngày đang nằm ngủ. Từ xa phu nhân nhìn thấy Ca Lưu Đà đến liền đứng dậy mặc y. Vì y vương cái ghế nên rớt xuống đất, lộ hình xấu hổ, nên bà ngồi xổm liền. Ca Lưu về chùa nói với các Tỳ kheo khác. Tỳ kheo bạch Phật nhân đó Đức Phật kiết giới.
Cho nên nhà vua rộng rãi cho các vị Tỳ kheo vào trong cung vua chơi. Thế mà cái ông này ông muốn đi hồi nào ông đi. Trưa ông cũng đi, chiều ông cũng đi, tối ông cũng đi. Cho nên, tất cả những cái này nó làm sai cái luật của người tu. Người tu sĩ có thời giờ đâu mà đi chơi như vậy. Cho nên ở đây thiệt ra là những cái nó quá đáng. Cho nên chế những cái giới này nó cũng rất là quá đáng. Không có lý mà tu sĩ mà đi như vậy được hết. Thế mà cũng phải có những sự kiện để chế giới này ra, thì Thầy thấy nó bộ hết chỗ rồi, không có chỗ nữa mà đặt giới kì cục.
Giới nắm cằm của báo.
Vì sao Phật kiết giới này? Khi Phật ở tại nước Xá Vệ, có cư sĩ đệ tử ngoại đạo từ nước Câu Tát La, trên đường đi dừng nghỉ, quên cái đãi đựng một ngàn lượng vàng. Các Tỳ kheo đi sau lượm được, đợi chủ đến giao lại. Khi giao lại người chủ nói thiếu, đến kiện với vua Ba Tư Nặc. Vua thẩm xét biết người ấy dối trá liền thu gia tài và vàng, nhập vào cửa nhà quan. Đức Phật nhân đó kiết giới rằng: Nếu Tỳ kheo cầm nắm vật báu, tự mình cầm hay dạy người khác cầm phạm tội đọa.Bấy giờ Tỳ kheo (nghe không rõ tên riêng) đi xá hội, ghé vào Kỳ Hoàn lễ Phật, bỏ đồ trang sức ngoài cửa. Khi trở về bỏ quên, không ai dám lấy của. Phật dạy cho phép được cất...
Bởi vì khi mà chúng ta có trau dồi thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta trong thiện pháp, trong Thánh pháp thì nó mới ở trong cái nhân quả thiện. Nếu mà chúng ta không chịu trau dồi nó trong Thánh pháp, trong thiện pháp của chư Phật á thì nó hoàn toàn sẽ ở trong ác pháp. Nó hoàn toàn sẽ ở trong ác pháp. Tại sao chúng ta nói có lúc chúng ta cũng thiện, nhưng nhiều khi chúng ta làm thiện mà chúng ta không biết thiện, tức là nó cũng sẽ ở trong ác pháp. Bởi vì không biết thiện, cho nên do đó nó vô tình mà chúng ta làm vui lòng người … như bây giờ chúng ta không biết cái pháp đó là thiện nhưng mà chúng ta đến chúng ta an ủi người đó, hoặc là chúng ta thấy người đó chúng ta cho họ bát cơm, nhưng mà chúng ta chưa biết cái hành động của chúng ta làm như vậy là thiện vì vậy nó sẽ ở trong ác pháp.Khi đó chúng ta làm như vậy rồi chứ mai mốt người đó có vô tình gì đó. Chúng ta sẽ kể ơn, chúng ta nói, trong lúc đói gần chết tao cho mày bây giờ không biết ơn biết nghĩa gì thì từ cái mà làm thiện của chúng ta nó trở thành cái ác pháp chứ không phải là thiện pháp. Còn khi mà chúng ta biết chúng ta làm một cái điều thiện rồi, thì chắc chắn là chúng ta sẽ không nói lời nói đó đâu.
Cho nên là ở đây Thầy nói, khi làm một cái điều gì chúng ta phải biết cái điều đó thiện hay là ác. Đó là một cái điều tiên quyết của đạo Phật là phải rõ ràng. Chứ không thể làm một cách mù mờ mà không hiểu biết. Phải thông suốt được cái điều này, chứ không thể nào là không thông suốt. Muốn làm được những cái điều thiện hàng ngày như vậy đó, thì chúng ta phải như cái lý tác ý. Nhắc nhở mình thường xuyên mình mới nhớ. Chứ không khéo mình không thấm được cái lý đó, vì vậy mình chưa hẳn đã là biết ác, biết thiện.
Thí dụ như Thập thiện, họ dạy như vậy chúng ta hiểu 10 cái điều đó là 10 cái điều lành và ngược lại là 10 điều ác. Nhưng hàng ngày chúng ta vẫn làm ác à.Tại vì chúng ta chưa thấm được cái lý Thập thiện nên hở ra là chúng ta có thể làm ác được. Miệng chúng ta thì 4 cái điều kiện thiện như vậy mà thế mà mở miệng ra thì chúng ta có thể vọng ngữ hoặc là chúng ta có thể nói lời ác hoặc là chúng ta có thể chửi mắng người ta được. Đó là những cái điều mà chúng ta đã học nhưng chúng ta vẫn biết nó là thiện, biết nó là ác nhưng tới lúc đó rồi thì chúng ta chẳng biết thiện ác gì nữa. Cứ mặc tình mà thỏa mãn cái lòng ham muốn của mình, cái lòng sân hận của mình mà thả cửa mà xổ ra những cái điều kiện ác đó chứ không phải là thiện nữa.
Bởi vậy hàng ngày chúng ta phải như cái lý mà tác cái ý ra, trạch pháp ra những câu để nó xứng hợp với 10 cái thiện pháp của bậc Thánh và xa lìa, đoạn dứt 10 cái pháp ác của bậc Thánh, để rồi chúng ta diệt sạch các pháp ác của thế gian, mà các bậc Thánh đã dạy.
Do công phu trau dồi, thân hành thô lậu được an tịnh, khẩu hành thô lậu được an tịnh, ý hành thô lậu được an tịnh. Và an lạc khởi lên, hơn cả an lạc và hoan hỷ trước kia. Đó là con đường tắt thứ hai đưa đến an lạc của đạo Phật.
Ở đây là chúng ta trau dồi các thiện pháp. Nghĩa là chúng ta trau dồi bằng cái gì, bằng pháp hướng, bằng Như lý tác ý, tức là pháp ám thị hay hoặc là lối dẫn tâm của chúng ta vào thiện pháp. Và lối dẫn tâm của chúng ta để đoạn dứt các ác pháp. Có như vậy thì chúng ta hàng ngày thấm nhuần được, chứng được cái đạo lý của thiện, của đạo. Thì từ đó chúng ta mới thấy được cái thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta luôn luôn nó hoàn toàn ở trong các thiện pháp không còn ở trong ác pháp nữa.
Đó là cách thức trau dồi thứ hai mà người tu sĩ đạo phật...thứ nhât là chúng ta cắt ly, xa lìa không có thân cận cái dục lạc, không có thân cận cái ác pháp. Cái thứ hai thì chúng ta trau dồi thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta ở trong thiện pháp tức là ở trong Thập thiện.
Đến cái phần thứ ba, thì cái phần này rất là quan trọng. Đây là cái phần mà chúng ta được giải thoát hoàn toàn. (Mặt B)Ở đời người ta không hiểu cái điều này, cho nên người ta hay lầm lạc. Cũng như vừa rồi Thầy có nói là khi chúng ta làm một điều thiện mà chúng ta không biết, cho nên sau khi có một sự gì mà làm chúng ta hờn giận thì ngay cái điều thiện đó chúng ta sẽ đổ vỡ như là đổ xuống sông, chúng ta không cần biết gì nữa hết. Chỉ biết thỏa mãn theo ý muốn của mình. Người ta làm sai là mình cứ đổ xuống hết mà mình không thấy cái điều đó là không tốt. Đó là những cái mà chúng ta không hiểu đó.
Cho nên, sau một cái thời gian nghe được Thánh pháp Như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và Tùy pháp, bấy giờ mới biết như thật.Nghĩa là, lúc bấy giờ chúng ta tu tập cái giai đoạn thứ ba này, sau một thời gian tu tập, chúng ta mới chứng được cái lý đạo. Chúng ta mới chứng được cái lý giải thoát. Do đó bây giờ chúng ta mới thấy được cái hành động của chúng ta hàng ngày. Làm cái gì, đây là thiện, chúng ta biết đây là thiện. Mà đây là không thiện, chúng ta biết đây là không thiện. Đây là có tội, chúng ta biết đây là có tội mà đây là không tội, chúng ta biết đây là không tội. Nó sáng suốt từng phút giây như vậy, tức là chúng ta đã có một sức tỉnh thức rất cao.Làm một cái hành động gì, nói ra một cái gì, nghĩ một cái gì chúng ta biết cái đó là thiện hay là không thiện chúng ta biết liền. Như vậy là chúng ta đã chứng được cái lý nó rất rõ ràng. Cho nên chúng ta không bao giờ mà bị các pháp ác nó lôi chúng ta. Không bao giờ bị dục lạc lôi chúng ta. Đó, đây là chúng ta cần phải hiểu biết cái sự tu tập nó phải trau dồi hàng ngày. Cái giai đoạn ở thứ ba này là cái kết quả sự trau dồi, chứng được cái lý đạo. Người ta gọi là chứng ngộ.
Nhờ Chánh pháp và Tùy pháp biết như vậy thấy như vậy, vô minh mới được diệt trừ, minh được sanh khởi. Nhờ thế an lạc khởi lên, hỷ khởi lên. Đó là con đường tắt thứ ba hướng đến an lạc được đức Phật đã chỉ dạy.
Như vậy là trong ba cái lộ mà tắt này thì chúng ta biết đầu tiên tóm lại chúng ta biết cái lộ thứ nhất mà chúng ta tu tập thì chúng ta cần phải xa lìa, cần phải tránh né. Không phải là tiếp mặt với cái dục lạc được, tiếp mặt với bất thiện được. Cho nên cái thứ nhất là chúng ta cần phải tránh. Vì vậy mà chúng ta cần phải độc cư, sống cái nơi nào đó một mình để nỗ lực mà thực hiện những pháp sau này.
Cái thứ hai thì chúng ta trau dồi, trau dồi rất nhiều chớ không phải có một pháp đâu. Bây giờ nói trau dồi Thập thiện, nhưng mà chúng ta còn phải trau dồi tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả của chúng ta nữa. Rồi chúng ta còn phải trau dồi các pháp nữa. Rồi chúng ta cần phải trau dồi, chúng ta cần phải tu tập những cái pháp quán để chúng ta xa lìa trên cái thân của chúng ta, tránh xa những cái tham muốn, tránh xa những cái tâm ngũ triền cái, thất kiết sử. Làm cho tất cả những cái này đều là xa lìa chúng ta hết. Và xa lìa chúng ta hết thì cái giai đoạn thứ hai này là cái giai đoạn trau dồi, tu tập dứt bỏ trong cái giai đoạn này chứ không phải nói trau dồi không có ba hành động thân, khẩu, ý của chúng ta không đâu. Nó còn phải trau dồi và nó phải quán trên thân như thế nào, vô thường, vô ngã như thế nào? Chứ không phải là trong cái giai đoạn thứ hai này đơn giản như chúng ta trau dồi ba hành động thiện pháp đó là xong đâu, chưa đâu.
Cho nên, cái giai đoạn thứ hai này nói tuy nó ngắn, nó gọn, nó là cái con đường tắt thứ hai nhưng mà sự thật không phải đơn giản đâu. Chúng ta phải tập luyện hết sức tập luyện.Do sự hết sức tập luyện đó bây giờ chúng ta mới chứng được cái lý, mới chứng ngộ được cái lý của đạo. Vì vậy mà chúng ta thấy như thật, thấy khổ như thật. Thấy những cái nguyên nhân mà tập lại làm chúng ta khổ như thật.Thấy con đường mà diệt tất cả các khổ là Niết Bàn là thật. Thấy được tám nẻo để đưa đến chúng ta giải thoát là thật. Lúc bấy giờ chúng ta thấy thật chứ không còn cái ngộ sơ sơ. Không còn cái hiểu một cách cạn cợt nữa. Mà đây là chúng ta chứng thật, từ thâm tâm của chúng ta. Do một cái thời gian tu tập ở cái lộ trình thứ hai này nó rất nhiều điều mà chúng ta cần phải thực hành. Chớ không phải nói rằng, chỉ có tạp khí lâu ngày rồi nó hết. Không phải đâu. Mà chúng ta phải tu tập từng chút từng chút nó mới có hết, nó mới có xong được.
Từng đó, nó không những riêng ở trong các pháp trau dồi bằng thiện pháp không mà còn phải trau dồi tu tập tất cả các thiền định nữa, bốn loại thiền định nữa chớ không phải chỉ có trau dồi thường thường là ở trong thiện pháp mà còn phải tu tập thiền định.
Thứ nhất là những cái định mà chúng ta tu tập đó là cái định Chánh niệm tỉnh giác định làm cho sức tỉnh thức của chúng ta càng ngày càng cao lên thì cái tri kiến giải thoát của chúng ta nó mới phát hiện ra được. Còn nếu mà sức tỉnh không có thì cái tri kiến giải thoát của chúng ta không bao giờ có thể phát hiện ra được. Nó không thể xuất ra được.Vì vậy mà cái tri kiến giải thoát không có thì đương nhiên chúng ta không thể nào mà nhìn thấy được con đường của nhân quả đi. Mà không nhìn thấy được con đường của nhân quả thì chúng ta sẽ lầm lạc và ngay đó chúng ta sẽ có sự đau khổ liền tức khắc.Còn thấy được con đường nhân quả liền, người ta vừa mắng chửi mình mình đã thấy được nhân quả, do đó tâm hồn mình bất động ngay tại liền cái đối tượng liền. Trong một cái hoàn cảnh xảy ra cho chúng ta một cái tai nạn xe hơi hay là giao thông làm chúng ta gãy tay gãy chân nhưng mà chúng ta thấy nhân quả liền, chúng ta không bao giờ mà than khóc, không bao giờ mà nghĩ đến cái thân phận của mình bị tàn tật mà khổ đau. Không bao giờ chúng ta có cái sự suy nghĩ đó. Chúng ta thấy rõ được nhân quả. Cũng như trong khi cơ thể chúng ta dang bị một cơn đau hoành hành mà chúng ta đã nhìn thấy được nhân quả thì chúng ta không có lo lắng gì cái cơn đau đó hết. Chúng ta chẳng ngại nó khi mà có thể nó chết chúng ta cũng chẳng sợ.Do đó chúng ta mới thấu suốt được cái nhân quả. Vì vậy mà nhân quả không tác động được tinh thần của chúng ta, làm cho cái cơn mà trả nghiệp nhân quả nó giảm xuống đi liền tức khắc. Chỉ có tinh thần chúng ta vững chắc, ý tứ chúng ta sẵn sàng đón nhận những cái nhân quả mà chúng ta không hề nao núng. Thì lúc bấy giờ cơ thể chúng ta vẫn giữ được cái trạng thái rất an ổn, thanh thản mà không hề bị dao động.
Cho nên khi một cái người mà...các thầy mà gặp phải cái hoàn cảnh nhân quả mà nghiệp quả cái thân của mình quá nặng, bệnh tật, khó khăn trên bước đường tu tập chẳng nề sợ hãi. Nên lấy ngay cái nhân quả đó mà thực hiện trên con đường nhân quả mà chấm dứt nhân quả thì Thầy tin rằng quý thầy sẽ vượt lên trên nhân quả mà đạt được cứu cánh giải thoát ngay đó. Chứ không phải đi tìm cái pháp nào khác hơn hết. Chỉ cần giữ vững tinh thần vững chắc, không hề nao núng trước nhân quả của chúng ta. Chắc chắn trong chúng ta có nhiều người có những cái nghiệp thân rất nặng chứ không phải là thường. Từ lúc sinh ra đã có những bẩm sinh đau khổ đó rồi. Mà bây giờ chúng ta được Phật pháp tức là chúng ta đủ duyên lấy đó để mà diệt nhân quả, lấy đó để mà diệt những cái quả khổ mà đời trước chúng ta đã gieo. Cho nên, nhờ đó mà chúng ta được chứng đạo ngay trong những cơn đau khổ của nghiệp quả của chúng ta. Chúng ta biết được nhân quả chúng ta chẳng hề nao núng trước nó. Chúng ta phải chiến thắng nó bằng mọi cách để chúng ta thực hiện. Đạo Phật giải thoát nơi tâm ta bằng con đường của nhân quả.Hiểu được như vậy chúng ta chẳng hề nao núng mà chẳng hề sợ hãi. Đó là ba cái giai đoạn chúng ta có thể tu tập.
Đến phần này, Thầy xin dạy quý thầy về cái phần mà diệt vọng tưởng. Ở đây cái vấn đề này rất là quan trọng để mà chúng ta hiểu cho được cái vọng tưởng của chúng ta. Là cái nguyên nhân nào mà nó sanh ra cái dục, mà nguyên nhân nào nó có những cái vọng tưởng hàng ngày mà nổi lên lăng xăng, lo lắng cái này, sợ hãi cái kia mà không bao giờ dứt. Nhiều khi nó loạn tưởng nữa, chớ không phải là nghĩ ngợi riêng không đâu. Ở đây đức Phật có nêu ra những cái điều kiện cho chúng ta thấy.
Điều thứ nhứtlà con người vì hận thù, vì đánh nhau, vì thù nghịch, vì ác ý là do cái lòng tật đố, xan tham của chúng ta mà có những cái hận thù đó. Đó là cái thứ nhất. Ở đây muốn nói đến vọng tưởng, muốn nói đến sự mà sinh ra dục thì chúng ta phải thấy được cái hành động của con người hàng ngày là như thế nào. Hận thù, đánh lộn nhau, thù nghịch, ác ý với nhau mà do cái lòng tật đố, xan tham với nhau mà có những cái hành động này.
Thứ hai là do tật đố, xan tham, do ưa ghét. Có tật đố, xan tham là do cái long ưa ghét của chúng ta nó làm duyên cho nên nó tập khởi cái tật đố, xan tham đó. Nếu mà không có cái lòng ưa ghét thì nó không bao giờ có tật đố, xan tham. Ưa ghét có mặt thì xan tham có mặt. Ưa ghét diệt thì xan tham tật đố diệt. Chúng ta thấy ở đây cái phần mà thứ hai thì Phật cũng có nói cho chúng ta rõ, nếu mà ưa ghét có mặt thì xan tham có mặt mà ưa ghét diệt thì xan tham diệt. Như vậy là chúng ta phải biết, ở đây Thầy muốn nói, đạo Phật là nó có 4 cái điều kiện như Thầy đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều. Điều kiện thứ nhất là người đến với đạo Phật phải thông hiểu. Điều kiện thứ hai là chúng ta phải biết trau dồi. Nghĩa là thông hiểu rồi thì phải trau dồi. Trau dồi thì mình phải tập luyện, sửa soạn lại những cái gì mà mình còn thô tháo như hồi nãy, khẩu hành, thân hành, ý hành nó thô tháo nó mới đem đến sự bất an cho mình. Bây giờ mình phải trau dồi cho nó đừng thô tháo, thì cái thứ hai cái phần thứ hai của đạo Phật dạy chúng ta phải trau dồi thân miệng ý của chúng ta, từng hành động. Cho nên chúng ta trở thành người có ý tứ hẳn hòi, đàng hoàng trong cuộc sống.
Đó thì bây giờ chúng ta trau dồi rồi thì bắt đầu chúng ta phải có dứt bỏ. Cái gì mà chúng ta phải dứt bỏ, bởi vì nếu mà chúng ta biết cái lòng ưa ghét của chúng ta nó có mặt thì xan tham nó sẽ có mặt. Vậy thì ưa và ghét. Ưa tức là ham muốn, ưa thích, ghét tức là giận hờn, ghét bỏ, không ưa, sợ đau, sợ khổ. Cũng như bây giờ nhức nhối thì mình sợ, tức là ghét chứ gì. Mà thích ăn, thích ngủ đó là ưa chứ gì. Do đó, những cái này chúng ta cần phải dứt. Dứt như thế nào? Bây giờ nó ham ăn, thì nhất định là không cho nó ham ăn, mình phải dứt nó. Bây giờ nó ưa ngủ, thì mình phải dứt bỏ, phải làm tập luyện như thế nào để cho nó không ngủ, để cho nó ngủ có giờ có giấc chứ không phải muốn ngủ hồi nào ngủ, muốn ăn hồi nào ăn được. Cho nên giờ giấc nghiêm chỉnh trong cái ăn cái ngủ. Đó là tượng trưng cho cái sự ưa ghét của chúng ta. Mà nếu ưa ghét không có mặt thì xan tham làm sao có mặt. Còn cái ưa ghét này còn, mặc dù là ưa ghét cái này, nhưng mà nó sẽ ưa ghét cái người khác, người nọ, người kia. Mà cái tâm mà khởi sanh ưa ghét người này, người nọ, người kia tức là tâm phải còn ưa ăn, thích ngủ rồi, không thể nào mà làm cái gì khác nữa hết.Ở chỗ này không ưa ăn thích ngủ, thì ở chỗ kia không ưa không ghét người khác. Mà không ưa không ghét người khác thì xan tham sẽ không còn có nữa. Cho nên ưa ghét mà diệt được thì xan tham sẽ diệt được. Chúng ta lấy cái này mà tu tập thì chúng ta biết cái tâm của chúng ta sẽ được diệt ở chỗ kia.
Cái thứ ba, ưa ghét do dục mà làm nhân.Đó, ưa ghét ở chỗ này là do lòng ham muốn của mình nó làm nhân. Mình có ham muốn nó mới có ưa ghét. Còn mình không ham muốn làm sao có ưa ghét. Tôi muốn ăn, tức là nó có muốn ăn nó mới ưa, nó mới thích. Cho nên vì vậy do cái ham muốn đó mà nó có cái ưa ghét. Chúng ta đi truy tìm ra thì chúng ta biết là cái dục làm nhân, dục làm tập khởi, dục khiến chúng sanh khởi, dục khiến chúng sanh hiện hữu. Nghĩa là chúng ta thấy từ cái dục mà khiến cho chúng ta có, chúng ta sanh. Tại sao có dục mà chúng ta sanh?Nếu cha mẹ không dục, không dâm dục làm sao có chúng sanh khởi. Phải không? Có dục mới có chúng sanh khởi, có dục đó mới có chúng ta hiện hữu ngày nay. Do chúng ta biết từ đó, chúng ta đã biết từ cái dục đó mà sanh ra vì vậy khi mà từ đây chúng ta theo đạo Phật thì chúng ta phải diệt trừ cái dục. Vậy thì cái dục đầu tiên chúng ta thấy là gì, ái dục. Thấy phụ nữ là cứ chạy theo nó thì hổng phải là sao, đó là chạy theo dục. Cho nên, cái bài hồi nãy đầu tiên là đừng thân cận dục, thì quý thầy thấy, vì chúng ta biết dục nó mới khiến cho chúng sanh hiện hữu.Có dục, chúng sanh mới có mặt ở trong thế gian này. Mà cái dục là cái bẩn thỉu nhất, cái dơ bẩn nhất, cái hôi thúi nhất, không phải sạch sẽ gì. Vì một người tu chúng ta phải thấy nó là bất tịnh, không thể nào mà chúng ta đến gần cái nó được. Còn những người mà không trí, những người mà không phải tu á thì họ thấy đó là thơm tho, thấy đó là khoái lạc, thấy đó là thích. Cho nên họ chui cái đầu vào trong đó, để họ hưởng cái đó. Cho nên, vì vậy họ là những người ngu. Đối với người tu phải xem thấy những cái người đó là những cái người ngu si, phàm tục mới chui cái đầu vào chỗ đó.Còn cái người mà tu hành, Thánh nhân á, người ta thấy cái đó người ta ghê gớm, người ta sợ hãi. Cái đó là con đường sanh tử. Mỗi lần sanh là mỗi lần khổ. Mỗi lần có mặt, hiện hữu ở thế gian này là bao nhiêu thứ khổ của cuộc đời chúng ta. Thế mà mọi người ngu si mới là ưa nó.
Dục ưa ghét có mặt thì ưa ghét có mặt, dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt. Ở đây chúng ta thấy, dục mà có mặt thì ưa ghét nó có mặt mà dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt. Cho nên, chúng ta diệt cái đó thì nó sẽ không có mặt. Mà chúng ta biết rằng, do cái dục mà khiến cho có chúng sanh khởi ra. Mà do cái dục khiến cho chúng sanh hiện hữu. Đó thì nếu mà dục không còn có nữa thì không còn chúng sanh hiện hữu. Mà dục không còn có nữa thì không có sanh chúng sanh nữa.
Bốn, dục do tầm làm nhân làm duyên, do tầm làm tập khởi, tầm khiến cho dục sanh, tầm khiến cho dục hiện hữu, tầm có mặt thì dục có mặt.Đó thì quý thầy thấy rõ. Bây giờ tầm là cái gì? Tầm là cái sự suy tư ở trong đầu óc chúng ta. Tầm là những cái vọng tưởng của chúng ta chứ cái gì. Cho nên khi mà dục...đây chúng ta nói tầm tức là có cái sự suy tư, có cái sự suy nghĩ, cái sự suy nghĩ đó gọi là tầm. Nó chưa đến cái chỗ mà nói vọng tưởng, vọng tưởng nó còn thô nữa bởi vì thuộc về tưởng rồi. Tầm nó còn nằm ở trong ý, nó chưa phải là tưởng. Cho nên khi một người nhập Sơ thiền thì người ta có tầm có tứ. Tức là có giác, có quán người ta có ý tứ ở trong đó chứ chưa phải là vọng tưởng. Vọng tưởng đây nó thuộc về tưởng.Chưa ăn mà ngồi đây tưởng ngon, chưa có hưởng lạc của thế gian chút nào mà ngồi đó tưởng. Cũng như chưa có ly dục ly bất thiện pháp mà ngồi đó mà ngồi thiền mà nghe nó khinh an, hỷ lạc, nói đó là nhập Thiền định. Đó là tưởng á, tưởng dục chứ không phải tưởng cái chánh của ly dục ly bất thiện pháp mà sanh ra cái hỷ lạc. Cho nên, chẳng biết cái đó mà tưởng ra, chưa ăn cái đó mà tưởng ra nó như vậy. Cho nên, tất cả những cái người ngồi thiền bây giờ, hễ nghe hỏi tới, nghe có khinh an, có hỷ lạc "Ờ như vậy đúng rồi, đúng Thiền định á". Thiền khỉ họ. Cái đó là cái thứ tưởng dục mà nó sinh ra, nó làm chúng ta ham thích cũng như là cái dục của thế gian vậy thôi chứ không có gì khác. Người tu thiền người ta biết được, người ta thấy cái đó người ta quá sợ. Ở trong một cái tâm thanh thản, không có một cái dục gì hết, không có làm chúng ta ham thích cái gì hết. Thì cái đó mới chính là cái thanh tịnh của thân tâm chúng ta. Mới là Thiền định chính gốc. Mới thiền định, chánh định, chánh thiền. Còn thiền định gì mà chạy theo dục lạc. Bữa ngồi có thì thích. Bữa ngồi không có thì chán. Như vậy là cái tâm phàm phu tục tử chứ đâu phải caÍ thứ ngồi thiền, cái thứ tu theo Phật để giải thoát.
Cho nên, dục do tầm làm nhân làm duyên, do tầm làm tập khởi. Do cái tầm nó tập khởi ra, do cái tầm mà khiến cho dục sinh ra. Tầm khiến dục hiện hữu. Tầm có mặt thì dục có mặt. Ở đây chúng ta thấy rõ ràng. Tầm khi mà nó có mặt thì cái dục nó mới có mặt còn tầm không có mặt thì dục không có mặt. Cho nên khi mà chúng ta nhập Nhị thiền á. Tầm tứ chúng ta diệt cho nên nó không còn tầm thiện, tầm ác gì hết. Vì vậy mà lúc bấy giờ cái nhập Nhị thiền thì vọng tưởng không còn có nữa.
Bây giờ ở đây cái phần thứ năm Phật dạy đó, tầm lấy các vọng tưởng làm nhân làm duyên, đó. Nếu mà nói đến tầm thì chúng ta phải biết rằng nó có những cái tưởng ra cái này, cái kia. Chưa thấy mà tưởng ra. Ngồi đây mà tưởng thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi đây mà tưởng ra hình bóng một cô gái ở Hà Nội. Cái điều đó là cái điều sai hết. Đó là cái vọng tưởng đó. Bởi vì cái tầm tứ thì nó phải có đối tượng của nó thuộc ý thức thì cái này mới tầm đúng, mới tứ đúng. Còn bây giờ nó không có đối tượng, mà cái tầm đó nó lấy cái vọng tưởng nó làm duyên nó khởi. Bây giờ không có cái hình bóng đó, nó tưởng ra hình dáng đó. Thì cái tầm đó từ đó nó lấy cái vọng tưởng đó làm nhân làm duyên của nó. Lấy các vọng tưởng nó hý luận, nó lý luận nó khiến cho tầm sanh khởi cái này, cái nọ kia, nó tưởng ra. Ví dụ như bây giờ nó nghĩ ra cái này cái ki, chẳng hạn như bây giờ chúng ta muốn nghĩ ra một cái pháp nào đó, thì chúng ta cũng tưởng ra pháp đó. Rồi nhờ đó mà chúng ta lấy cái tầm đó mới lý luận ra thế này thế khác. Nó mới nói như thế này, thế khác nó cho đó là cái đúng, còn các cái khác là sai vì vậy cái người mà có những cái kiến giải, những cái tưởng giải như vậy đó thì nó cũng lấy từ cái chỗ mà tầm đó nó lấy cái vọng tưởng đó làm nhân, làm duyên để nó làm cho các pháp của nó. Chớ thật ra đó không phải là chánh pháp. Mà đó là những tà kiến, những cái tưởng kiến của nó, cho nên nó sanh ra những cái loại này nó làm cho Phật pháp sau này rất là lệch lạc.
Hầu hết là một cái số người tu thiền định hoặc là giữ tâm mình một cái thời gian yên lặng nào đó, không có chạy theo các pháp thế gian, các nghề nghiệp sống ở thế gian thì họ hay sanh ra những cái tưởng pháp như vậy để làm lệch lạc con đường tu của những người sau này mất hết. Họ đẻ ra biết bao nhiêu là cái thứ kinh sách mà toàn là cái thứ tưởng không, vọng tưởng không chớ không phải là cái thứ chánh pháp. Cho nên chúng ta bây giờ nhìn lại, cái lối đi mà vào đạo Phật thì chúng ta chẳng thấy. Nhân quả thì nói hoàn toàn là mê tín, mà cái đường đi của nhân quả đường rất là rõ ràng. Chúng ta đang sống ở trong cái lộ trình của nhân quả chi phối đời sống chúng ta hàng giờ, hàng phút. Mà chúng ta không vượt ra nhân quả mà cứ nghĩ ở đâu trên trời xanh á, làm sao mà ra khỏi cái lộ trình này được.
Do các loại vọng tưởng có mặt thì tầm có mặt. Do các loại vọng tưởng lý luận không có mặt thì tầm cũng không có mặt. Đó là chúng ta thấy, từ cái chỗ này cái tầm này nó lấy các vọng tưởng này nó làm trở thành những cái pháp tưởng. Làm chúng ta tưởng đó là cái pháp đúng, nhưng cuối cùng chí chúng ta rờ tới nó thì nó là cái bóng dáng. Bởi vì tưởng là cái bóng dáng chớ nó không thể nào cái thật được. Cho nên, cuối cùng chúng ta rờ tới nó thì nó là cái bóng dáng, mà đụng tới cái bóng dáng làm sao mà chúng ta nắm được. Nó là cái bóng mà. Cho nên, tới đó thì nó tan biến mất rồi, nó không còn có nữa.Cho nên, những cái pháp mà pháp tưởng thì khó mà chúng ta đạt được cái kết quả tu tập của chúng ta.
Sáu, người tu sĩ phải tu tập như thế nào, phải thành tựu con đường nào thích hợp để diệt trừ các loại vọng tưởng hý luận này?Nghĩa là bây giờ chúng ta mới thấy được các loại vọng tưởng hý luận này, như thế nào để diệt? Từ hôm đó tới nay Thầy giảng cái giáo án này là mục đích Thầy diệt các vọng tưởng hý luận của từ người xưa cho đến bây giờ để làm cho chúng ta lệch lạc con đường. Bây giờ mới dẫn dắt ra cái bài kinh này, mới thấy rằng đức Phật đã dạy, bây giờ chúng ta đã lạc vào con đường tưởng pháp rồi. Bây giờ chúng ta phải làm sao đây.
Đây là không phải là thứ vọng tưởng thế gian nữa đâu, mà đây là thứ vọng tưởng hý luận, vọng tưởng lý luận thế này thế khác để làm cho lệch lạc Phật pháp. Đó là làm cho mất con đường tu của chúng ta. Vậy thì chúng ta muốn phá vỡ nó phải làm sao? Người tu sĩ phải tu tập như thế nào, phải thành tựu con đường nào thích hợp để diệt trừ các loại vọng tưởng, hý luận này, lý luận này. Đó thì như vậy là chúng ta phải thực hiện như thế nào? Nếu mà Thầy mà không thực hiện, cái sức mà đúng của Phật pháp bằng cái Giới Định Tuệ của Phật thì đến ngày nay thì thử hỏi Thầy làm sao Thầy dám ăn, dám nói cái này được. Làm sao mà dám mà tiêu diệt ba cái pháp mà tưởng này được của họ. Họ đầy ắp, họ chất biết bao nhiêu là tủ kinh sách, mà cái thứ tưởng này lại đầy ắp ở trong cái đạo Phật.
Cho nên đến hôm nay mà lật ngược trở lại thì chúng ta mới thấy đó là một cái sai lệch làm cho từ bao nhiêu thế kỉ nay con người theo đạo Phật mà không chứng được đạo giải thoát. Vì không rõ được cái lộ trình nhân quả, không vượt thoát được nhân quả. Làm cho nhân quả luôn liên tục chi phối đời sống của con người mãi sanh diệt, sanh diệt mãi mà không chấm dứt được.
Muốn diệt trừ các loại vọng tưởng, hý luận, lý luận này thì chúng ta phải lưu ý có hai loại hỷ.Nghĩa là ở trong này nó có cái lý luận mà nó lý luận cái chạy theo hỷ lạc của nó cho nên chúng ta phải phân biệt cho rõ ràng. Nó có hai cái loại hỷ: một, loại phải thân cận và hai, loại phải xa lánh. Nghĩa là nó có hai cái loại hỷ. Cái hỷ nào mà chúng ta phải thân cận, mà cái hỷ nào mà chúng ta phải xa lánh. Ưu cũng có hai loại, một loại phải thân cận, loại thứ hai thì phải xa lánh. Xả cũng có hai loại, một loại thì thân cận, một loại thì xa lánh. Vậy thì cái loại thân cận là thân cận như thế nào? Mà cái loại xa lánh là xa lánh như thế nào?
Ở đây để chúng ta diệt được những cái hý luận, cái vọng tưởng lý luận này thì chúng ta phải biết cái đúng, cái sai. Cái đúng thì chúng ta thân cận. Mà cái sai thì chúng ta xa lánh. Cho nên ở đây mình quán xét các pháp mà dù là các tổ có viết ra mà cái nào đúng thì chúng ta thân cận, mà cái nào mà không đúng thì chúng ta xa lánh, đừng có chấp nhận nó. Loại hỷ nào có thể biết được, khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì hỷ ấy cần phải xa lánh. Bây giờ có người tự xưng mình là Phật tánh nè, mà họ lý luận họ tranh cãi, hơn thua với thiên hạ thì cái pháp đó là mình cần phải thân cận hay xa lánh?
Một cái người mà còn ham tranh cãi hơn thua với thiên hạ thì cái đó là thiện hay là ác nè? Cho nên đức Phật đứng ở trong cái lộ trình mà nhân quả để chỉ cho chúng ta biết cái đúng cái sai. Cho nên cái này chúng ta có thân cận không? Mặc dù họ nói họ là Phật nè, họ là bản thể của vũ trụ nè, họ là như thế này, như thế khác nhưng mà họ đối xử với chúng ta họ còn hơn thua bằng từng lời nói, họ còn tìm mọi cách nói này kia nọ, nói xấu nói xa bằng cách này kia thì những cái loại mà hý luận như vậy đó họ có hay ho gì, như vậy thì chúng ta có thân cận được không? Đứng ở trong cái nhân quả thiện và ác thì chúng ta thấy những cái người mà còn tranh hơn, tranh thua còn danh còn lợi, còn ham ăn, ham ngủ thì như vậy là chúng ta có thân cận họ không? Họ có đúng không? Như vậy là chúng ta không thân cận. Đó là chúng ta phải tránh xa
Loại hỷ nào có thể biết được khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng mà thiện pháp suy giảm thì hỷ ấy cần phải tránh xa.Đó Phật dạy rất là rõ ràng, dù là người ta lý luận cái gì mà mình sống gần mình thấy người ta đang chạy theo những cái dục lạc thế gian. Đang có chùa to tháp lớn, đang có tiền bạc nhiều, đang có của cải tài sản, đang có đủ thứ xe cộ thì tức là mình biết thân cận với những người này không phải là chánh pháp. Mặc dù họ thuyết pháp rất hay, họ nói thuyết hay mà đời sống của họ thể hiện qua điều đó thì chúng ta biết cái loại hỷ này là cái loại hỷ của thế gian rồi, chứ không phải loại hỷ xuất thế gian. Cái loại hỷ xuất thế gian nó không phải vậy, nó ba y một bát cà, nó mới là xuất thế gian à. Cho nên từ đó chúng ta nên xa lánh những cái hạng người này, những cái nơi này không phải là chỗ mà chúng ta tu tập được.
Ở đây Phật tiếp phần thứ hai. Loại hỷ nào có thể biết được, khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng thì hỷ ấy nên thân cận.Đó thì bắt đầu mình gần nó mình thấy bây giờ gần với ông Thầy đó ông tri túc thiểu dục nè, ông sống đúng đời sống phạm hạnh nè, ông ăn ngày một bữa, ông không còn tham dục, không còn gì hết, ông quét sạch, ông ngồi thiền nhập định, ông làm chủ được cái sống chết của ổng nè. Thì mình thấy rõ ràng à cái này là thuộc về cái loại hỷ mà giải thoát rồi. Loại hỷ ly dục ly bất thiện pháp rồi. Bây giờ dù như thế nào chúng ta cũng bám chặt ông thầy này. Ổng có đuổi chúng ta cũng không đi nữa. Quyết định là ở gần bên ổng, sống chết với ổng thôi à. Một mai thì chúng ta có gần bên người này mới có giải thoát được. Quyết định là phải sống gần cái ông này vì ông này ổng làm được như vậy là ông phải có kinh nghiệm. Còn nếu không có kinh nghiệm làm sao ổng ăn ngày một bữa nổi. Làm sao mà ổng đứng trước một cái đống dục lạc cả bao nhiêu thứ mà không cám dỗ ổng nổi thì ông này phải có những cái gì chứ không phải là cái thứ tầm thường đâu. Cho nên vì vậy phải bám riết.
Cũng như trong bài kinh Trung bộ, bài kinh Khu rừng á, đức Phật dạy chúng ta hai điều kiện. Điều kiện thứ nhứt là tìm cái chỗ ở như Thầy đã giảng rồi, cái chỗ ở nó phải như thế nào để cho tâm của chúng ta đến đó mà nó được an tịnh, nó chưa hết lậu hoặc mà đã hết lậu hoặc. Rồi chúng ta gần một vị thầy. Vị thầy đó dạy chúng ta, hướng dẫn chúng ta thì chúng ta thấy được cái đời sống giải thoát ngay liền là tâm vô lậu của chúng ta được ngay liền, tâm an tịnh được liền, giải thoát tất cả các cái dục của thế gian. Vì vậy mà dù ông thầy đó có đuổi, ở đó không có cơm ăn, nhất định cũng ở đó ăn lá cây với ông ta cũng được. Miễn là làm sao chúng ta được giải thoát.
Đó là bài kinh Khu rừng mà Phật đã dạy cho chúng ta trong kinh Trung Bộ, chúng ta rất rõ, khuyên chúng ta rất rõ. Cho nên khi mà gặp được một bậc minh sư rồi thì sống chết chúng ta phải sống với cái vị đó chứ không nên bỏ vị đó. Đó là chúng ta tìm lấy con đường giải thoát. Còn nếu mà chúng ta thấy là mình không có đủ duyên tu hành theo đạo Phật thì tốt hơn thì quý thầy đừng có theo mà trở về sống với đời sống cư sĩ, làm ra tiền mà bố thí, lợi ích cho mình lợi ích cho người, bố thí cho người khac đang gặp những sự bất hạnh trong đời sống của họ. Có phải lợi ích không? Mà mình đâu có ăn bám của ai. Còn trái lại, nếu mình quyết tâm đi tìm đời sống giải thoát hoàn toàn thì hãy bám riết những bậc minh sư đó, bám những bậc Thánh hiền đó thì may ra mình mới có thể đi tới được cái nơi giải thoát hoàn toàn.
Đó thì ở đây quý thầy thấy đức Phật phân cho chúng ta thấy rõ. Bởi vì có thiện với ác mà thôi. Mà chúng ta biết được còn nếu mà không biết thiện ác thì làm sao mà chúng ta biết được. Đó, thì nhìn thấy một cái vị mà phá giới thì tức là không phải là bậc thầy của mình rồi. Hãy tránh đi. Ông đó mà ông ăn 2,3 bữa vậy thì ổng bây giờ ông có là giảng sư, ông có bao nhiêu cấp bằng tiến sĩ đi nữa, ông có thuyết pháp rất hay đi nữa cũng chỉ là cái tưởng giải của ổng mà thôi, cũng chỉ là những cái tưởng hý luận của ông mà thôi. Cho nên cái vọng tưởng đó là những cái thứ vọng tưởng đặc biệt của mấy ông đó. Cho nên, chúng ta chẳng nên gần với mấy ông đó, mấy ông đó chẳng đem cho chúng ta có lợi lạc gì được hết. Đó thì chúng ta phải biết, càng đem cho chúng ta đến thì càng đem cho chúng ta sự đau khổ chạy theo danh lợi của thế gian chứ chẳng có gì khác.
Ở đây quý vị lưu ý: có hỷ câu hữu với tầm, mình phải lưu ý cái này. Có những cái loại hỷ nó câu hữu với tầm, nó câu hữu với tứ. Nó có hỷ câu hữu với tầm mà không câu hữu với tứ.Nghĩa là mình phân biệt được những cái loại hỷ nó câu hữu với tầm và cũng câu hữu với tứ. Nhưng có loại hỷ thì nó câu hữu với tầm mà không câu hữu với tứ. Nghĩa là nó sanh toàn là vọng tưởng, mà nó không tác ý ra. Nó cứ miên man, Phật gọi là Tùy miên. Tùy miên ở trong những cái vọng tưởng, cái vọng tưởng nó khởi ra rồi mình sống liên tục liên tục ở trong cái sự suy nghĩ đó hoài hoài, kéo dài hoài mà nó khởi cho mình những cái thích thú ở trong cái chỗ đó, mình thấy thật là tuyệt diệu. Cái đó là bị say đắm ở trong những cái vọng tưởng mà nó câu hữu với cái tầm. Còn nó câu hữu với tứ thì nó tác ý ra, rồi nó khởi ra, rồi nó tác ý ra, rồi nó khởi niệm này đến khởi niệm khác, rồi nó tầm ở trong đó, nó suy tư ở trong đó. Thì cái đó là nó câu hữu với tầm với tứ. Còn nó câu hữu với tầm không thì nó liên miên, nó say mê ở trong cái ý của nó đã tìm ra. Đó là cái loại hỷ mà nó câu hữu.
Các loại hỷ không câu hữu với tầm mà cũng không câu hữu với tứ, mà thù thắng hơn.Nghĩa là cái loại hỷ nào mà nó không câu hữu với tầm, nó không câu hữu với tứ, thì cái loại hỷ đó nó mới thù thắng hơn. Nghĩa là cái loại hỷ nào? Chỉ có cái loại hỷ mà ly dục, ly ác pháp thì nó mới không câu hữu với tầm với tứ. Cho nên nó mới là định sanh hỷ lạc. Đó thì rõ ràng chúng ta thấy đức Phật muốn nhấn mạnh ở chỗ mà cái hỷ lạc mà hơn hết là bắt đầu chúng ta đi vào cái chỗ mà định thì cái hỷ lạc đó nó mới hơn hết. Còn cái hỷ lạc ly dục ly bất thiện pháp nó chỉ khởi sự cho cái tâm thanh tịnh của chúng ta.
Đó là hai loại hỷ mà các người tu sĩ cần phải lưu ý. Đó phải phân biệt được hai cái loại hỷ, cái loại hỷ trên nó câu hữu với tầm với tứ, có khi nó câu hữu với tầm mà không câu hữu với tứ. Còn một cái loại hỷ thì nó không câu hữu với tầm cũng không câu hữu với tứ, đó là cái loại hỷ thù thắng nhứt. Thù thắng mà cái người tu sĩ và các bậc thánh nhân nên tìm cái loại hỷ đó. Đừng có để cho nó câu hữu với tầm với tứ.
Loại ưu nào có thể biết được?Ở đây, đến cái chữ ưu. Ưu là nó do cái tâm mình phiền não. Do cái tâm mình lo lắng nó gọi là ưu. Còn não là thuộc về cái thân khổ đau của chúng ta như nhức chỗ này, nhức chỗ kia, gọi là não. Còn ưu ở đây nó thuộc về tâm, nó sầu não, sầu bi ở trong lòng của mình. Nó lo lắng nó buồn khổ ở trong lòng gọi là ưu. Còn não thì nó ở ngoài, cái thân nó nhức chỗ này, nó nhức chỗ kia, nó làm chúng ta khó chịu là gọi là não. Phân biệt được hai cái chữ này thì chúng ta mới thấy được cái tâm và cái thân của chúng ta nó có những cái sự khổ, nó không có giống nhau một bên là ưu, một bên là não.
Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì ưu ấy cần phải tránh xa. Chữ ưu có nghĩa có sự lo nghĩ, lo toan ở trong đó, chữ ưu nó có sự buồn phiền, nó có sự lo toan ở trong đó. Cho nên: “khi mà chúng ta thân cận với ưu này, với sự lo lắng ở trong đầu của mình đó, thì bất thiện pháp tăng trưởng mà thiện pháp suy giảm thì ưu ấy cần phải tránh xa”. Khi mình có sự buồn phiền ở trong lòng, có cái sự mà lo lắng, sợ hãi ở trong lòng mà lúc bấy giờ bất thiện pháp tức là ác pháp nó tăng trưởng thì ngay đó mình phải diệt trừ cái ưu đó liền không có để. Mà cái thiện pháp mà tăng trưởng thì mình nuôi lớn nó lên để cái ưu đó nó sẽ hết. Cái ưu cái sầu lo nó sẽ hết.
Cho nên ở đây phải phân biệt được hai cái loại. Cái loại mà bất thiện pháp tăng trưởng mà thiện pháp suy giảm thì cái ưu đó chúng ta cần phải đoạn diệt tức là chúng ta biết đó là ác pháp không phải là thiện pháp nữa. Làm cho tâm hồn chúng ta không còn ưu nữa, không còn buồn không còn lo nữa. Không còn sợ hãi nữa.
Loại ưu nào có thể biết được khi tôi thân cận với ưu ấy bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng thì ưu ấy nên thân cận.Đó, cũng là cái lo nhưng mà cái lo mà để nó hết lo thì lúc bấy giờ, cái buồn phiền cái lo lắng ở trong tâm mà gần với thiện pháp thì cái lo lắng, cái buồn phiền đó lần lần nó sẽ giảm mất đi và nó không còn ưu nữa. Còn cái buồn phiền mà gặp cái ác pháp càng ngày càng tăng lên mà thiện pháp suy giảm á thì cái đó nó sẽ là cái ưu, cái sự buồn lòng của chúng ta càng ngày càng nhiều lên nữa, không có bao giờ nó dứt được. Cho nên ở đây Phật dạy khi mà tâm chúng ta có sự lo lắng, ưu phiền thì chúng ta phải thấy được cái ưu phiền đó nó làm cho thiện pháp tăng trưởng thì cái ưu phiền đó chúng ta hãy cố gắng mà tiếp tục triển khai nó nữa thì cái ưu phiền đó nó sẽ hết. Còn cái ưu phiền mà ác pháp nó tăng trưởng thì ngay đó chúng ta phải chấm dứt không được theo cái đó, mà cái ưu phiền của chúng ta càng lớn dần làm chúng ta đau khổ nhiều.
Ở đây quý thầy phải lưu ý: Có ưu câu hữu với tầm câu hữu với tứ. Có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ.Đó, thì cái loại ưu mà câu hữu với tầm câu hữu với tứ, mà câu hữu với tầm không mà không câu hữu với tứ thì những cái loại ưu này chúng ta không có xài nó đâu. Nghĩa là nó có tầm có tứ có suy nghĩ về cái ưu này thì chúng ta không có xài nó đâu.
Có các loại ưu không câu hữu với tầm không câu hữu với tứ. Thì cái loại ưu này thù thắng hơn. Nghĩa là chúng ta cái ưu cái lo lắng, mà nó không câu hữu với tầm với tứ thì cái ưu này là cái hỷ lạc của chúng ta, cho nên nó là thù thắng nhất. Vì cái sự mà hiểu biết này thì chúng ta biết nó là ở chỗ cái pháp nào mà nó không câu hữu với tầm với tứ không. Khi chúng ta biết nó thì chúng ta phải thực hiện cái pháp đó hàng ngày để chúng ta tu, để cho cái lòng ưu phiền của chúng ta, cái lòng ưu nó không còn có nữa. Thì như vậy là chúng ta phải thực hiện cái pháp đang ở đó.
Sau khi cái giới hành Thầy sẽ dạy cái chỗ này thì quý thầy sẽ thấy, khi đó quý thầy sẽ tập tu thì quý thầy sẽ thấy rõ.
Loại xả.
Loại xả nào có thể biết được khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp tăng trưởng mà thiện pháp suy giảm thì xả ấy cần phải xa lánh. Tôi xả cái đó ra, nhưng mà tôi thân cận với xả này. Chẳng hạn bây giờ, tôi dự định là tôi bỏ cái điều này, nhưng mà cái điều tôi bỏ đó là các ác pháp nó sẽ tăng lên, nó tăng trưởng lên, nó làm cho nhiều cái sự đau khổ. Cũng như bây giờ, tôi tính tôi bỏ cái nhà này đi, tôi cất... cũng như tính bây giờ tôi bỏ cái chùa xấu này đi, tôi đập nó xuống đi, tôi sẽ cất cái chùa tốt hơn. Do đó, khi mà tôi nghĩ như vậy đó thì tức là tôi xả cái chùa nhỏ này đi, để tôi cất cái chùa lớn khác lên. Cái đó là chúng ta thấy được rõ ràng là các ác pháp tăng trưởng lên, bắt đầu nó bắt buộc tôi phải đi quyên tiền người ta, đi xin người này, xin xỏ người kia để cất cho được cái chùa lớn hơn. Thì như vậy, đó là ác pháp tăng trưởng. Còn bây giờ tôi xả bỏ, bây giờ cái chùa này nó hư rồi mà cái chùa này nó cũng sang đẹp lắm, mà nó hư rồi, bây giờ tôi bỏ cái chùa đẹp này đi, tôi cất lại bằng cái chùa tranh, cho nên tôi xả bỏ cái chùa gạch đi, tôi cất lại cái chùa tranh. Do đó bây giờ tôi lại an ổn, vì số tiền tôi hiện giờ tôi cất cái chùa tranh nổi, mà tôi cất cái chùa gạch, chùa kiên cố thì không nổi. Do đó bây giờ tôi chỉ có 5 triệu à tôi cất cái chùa tranh được. Mà cái chùa ngói này tôi phải có 100 triệu tôi mới cất được. Do đó tôi khỏi cần phải cực khổ tôi đi xin. Cho nên tôi thấy gần cái thiện pháp, tôi thấy tăng trưởng nó làm cho tôi được giải thoát.Vì vậy mà cái chùa kiên cố cả trăm triệu bạc nó không bằng cái chùa tranh vách lá mà tôi được thảnh thơi, tôi được giải thoát, tôi không còn bận tâm lo lắng, tôi không cần phải chùi rửa, tôi không còn phải quét dọn chùa này hàng ngày, tôi trở thành nô lệ nó. Cho nên vì vậy mà tôi thấy từng cái đó mà thiện pháp tăng trưởng cho nên tôi đủ có nhiều thì giờ mà tôi tu thiền định, cuối cùng tôi được giải thoát. Cho nên tôi không bị cái chùa trói buộc tôi.
Đó là tôi thấy rõ ràng là tôi thân cận được thiện pháp mà tôi được giải thoát. Con tôi thân cận cái ác pháp thì nó tăng trưởng lên. Do cái xả này, mà cái xả này đem đến cho tôi hoàn toàn là đau khổ. Thì bắt đầu tôi không chấp nhận nó, tôi không thân cận nó nữa. Tức là không chạy theo mà đi quyên tiền người khác mà để cất cái chùa tốt. Cho nên vì vậy mà tôi không gần nó nữa, vì vậy mà bây giờ tôi thấy tôi có 5 triệu, tôi cất cái chùa tranh, tôi bỏ cái chùa gạch mà đổ vỡ này đi, tôi dẹp nó qua thành một đống gạch. Bây giờ tôi cất lại cái chùa tranh tôi ở. Tôi thấy tôi giải thoát hoàn toàn, tôi không còn bị lo nữa. Cho nên thiện pháp càng ngày càng tăng trưởng nơi tôi, làm cho tôi sung sướng và hạnh phúc.
Đó là đem một cái ví dụ để chúng ta thấy cái xả nào đúng mà cái xả nào sai. Nhiều khi chúng ta xả cái này nhưng mà chúng ta lại tích những cái khác quá cái sức của chúng ta, làm cho chúng ta đau khổ.
Loại xả nào có thể biết được khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng thì loại xả ấy nên thân cận.
Đó là Thầy đã giải thích rồi đó. Thì quý thầy thấy chúng ta có một cái đầu óc có sự suy tư mà đi trên con đường giải thoát là tri túc thiểu dục, biết đủ. Cho nên bây giờ tôi đang làm trụ trì một cái ngôi chùa lớn mà vì thiên hạ nói, ông đang làm trụ trì một cái chùa lớn mà chùa hư. Ông không chịu cất. Tôi cất chứ sao tôi lại không cất. Nhưng tôi cất với cái sự không làm đau khổ chúng sanh. Tôi không quyên tiền ai hết, bây giờ tôi có 5 triệu, tôi cất 5 triệu. Tôi cất lại cái chùa như hồi cũ thì tôi không đủ tiền cho nên tôi không cất. Vì tôi biết đó là những cái dục lạc của thế gian, cám dỗ, cái đẹp, cái tốt, cái xấu cái này kia. Nhưng đời tôi ở, tôi cất cái chùa tranh. Đệ tử tôi ở thì cái chùa tranh hư, nó cất, nó cũng đủ với cái sức nó cất chứ đâu có gì mà quá sức nó mà tôi sợ mất cái chùa? Tôi chỉ sợ mất tôi tu không được mà thôi, chứ còn cái chùa không bao giờ mất.
Ở đây các thầy phải lưu ý: có xả câu hữu với tầm câu hữu với tứ, có xả không câu hữu với tầm không câu hữu với tứ. Đó thì các Thầy thấy rằng, khi mà nó câu hữu với tầm tứ thì có sự suy tư, tính toán ở trong đó. Tính phải xin phật tử thế này thế khác thì đó là nó đưa chúng ta đến sự suy nghĩ, để đưa chúng ta đi đến cái chỗ mà không giải thoát.
Nhưng các loại xả mà không câu hữu với tầm không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.Tại sao vậy, tại vì lúc bấy giờ chúng ta cứ ngồi thiền không, chúng ta đâu để cho cái tâm chúng ta rảnh rang mà câu hữu thứ mà đi cất chùa cất chiền đâu. Cho nên chúng ta rảnh rang không có đi lại xóm này, làng kia để mà khuyến hóa họ, để xin tiền họ để cất chùa. Nói chùa tui giờ rách nát rồi, xin quý phật tử mỗi người giúp đỡ cho tôi một ít để tôi xây dựng được cái chùa cho tốt. Tôi đi cả ba năm như vậy tôi góp, tôi mới cất được cái chùa. Thì hơn là ba năm \tôi ngồi tôi tu, tôi nhập định thì tôi làm chủ được cái sanh tử thì cái gương hạnh của tôi còn hơn là tôi cất cái chùa đó mấy lần.
Cho nên ở đây, tôi nghĩ như vậy tức là cái tâm của tôi không câu hữu với tầm với tứ. Cho nên tôi ngồi thiền tôi an ổn mà tôi tu tập cho đến khi mà tôi giải thoát hoàn toàn.
Người tu sĩ phải tu tập chứng đạt hỷ ưu xả này mới thích hợp dần dẫn đến sự diệt trừ các vọng tưởng hỷ luận. Nếu mà chúng tôi biết như vậy thì chúng tôi sẽ diệt được vọng tưởng. Thì diệt vọng tưởng là bằng cách là mình không cho chạy theo cái tầm, tứ đó. Cho nên vì vậy mà mình đâu có cần gì mà phải cất chùa to tháp lớn đâu. Một mái chùa tranh mà ở đó mình nỗ lực tu, ngồi thiền nhập định không phải quý sao. Cho nên, mình diệt hết những cái lý luận điên khùng này, những cái lý luận mà không đúng cách này. Nghĩ rằng mình phải làm Bồ tát hạnh, mình phải làm cái này lợi ích chúng sanh, phải cất cái chùa to để cho người ta đến đây. Do cái duyên đó, người ta mới đến chùa. Còn cái chùa tranh lèo tèo ai mà đến làm gì. Nhưng không ngờ, chính cái chùa tranh lại có ông Phật thật thì chừng đó người ta mới đến hơn là cái chùa kia người ta đến để người ta đi chơi đi dạo, người ta coi cái kiểu cách như là những cái gì sang đẹp của thế gian chứ có cái gì ở trong đó, có cái gì giá trị?
Còn bây giờ người ta đến cái chùa tranh mà thấy bậc chơn tu ở đó, người ta còn kính mộ, người ta còn nhìn thấy Phật pháp đang hưng thịnh ở trong cái thế gian này. Còn nhìn cái chùa mà đẹp sang, người ta thấy đó là một cái kiểu cách xây dựng đẹp đẽ chứ người ta đâu có thấy rằng ở trong đó có một ông Phật thật ở trong đó đâu. Toàn là thứ xi măng không, không có gì hết.
Đó thì ở đây qua một cái bài kinh như vậy là chúng ta đã thấy được những cái điều mà chúng ta cần phải biết để mà chúng ta hiểu để mà chúng ta tu tập những cái gì mà thân cận những cái gì mà không thân cận. Do đức Phật dạy từng ly, từng tý như vậy. Mà tại sao chúng ta không biết mà cứ khởi tâm chạy lăng xăng, đầu này đến đầu kia. Vào thất người này vào thất người kia để làm gì? Chúng ta biết được chúng ta khép mình chặt ở trong thất của mình. Ở trong thất mình nè, có phòng tắm, phòng vệ sinh riêng nè. Có cần gì mà phải chạy lăng xăng? Đó quý thầy thấy, ở đây Thầy tạo cho quý thầy một cái phương tiện sống đúng cái giới hạnh của Phật để thực hiện con đường nhân quả, làm chủ nhân quả. Mà quý thầy không đồng ý mà còn chạy lăng xăng thì còn cái chỗ nào mà còn tìm hơn được.
Đó Thầy nghĩ rằng cái cách thức mà tổ chức ở đây là nhằm để giúp cho quý thầy giải thoát được mà quý thầy không giải thoát thì đến ngày hôm nay Thầy đã ẩn bóng hoặc là Thầy không còn muốn tiếp duyên nữa thì quý thầy làm sao mà có bậc thiện hữu tri thức để giúp quý thầy trên cái đoạn đường cuối cùng của quý thầy đi?
Bây giờ Thầy xin giảng tiếp về cái phần này.
Thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới. Nghĩa là bây giờ đó, trước khi mà mình học về giới hạnh thì mình phải qua gần hết cái giới bổn rồi thì chúng ta cũng còn không bao lâu nữa hết giới bổn, thì chúng ta phải hiểu biết được. Muốn thành tựu biệt giới giải thoát luật nghi trong luật nghi giới á, thì chúng ta phải rõ được những cái điều này thì sau này chúng ta thực hiện cái giới hành thì không có khó khăn. Như nãy giờ mà Thầy đã giảng á thì để khi mà chúng ta bước chân vào cái giới hành, chúng ta đã chuẩn bị cho mình cái nào đúng, cái nào sai. Để khi mà chúng ta trau dồi mình thì chúng ta trau dồi những cái đúng chứ không thể nào trau dồi những cái sai được. Và 37 phẩm trợ đạo là 37 cái pháp mà giới hành để chúng ta thực hiện con đường giải thoát, đi đến rốt ráo cuối cùng chấm dứt sanh tử luân hồi trong một cuộc sống của chúng ta. Nhưng dù sao nó còn rất nhiều những chi tiết mà chúng ta cần phải hiểu để chúng ta áp dụng vào những cái giới hành này để cho đạt được kết quả. Mà nếu thiếu cái sự hiểu biết thì quý thầy làm sao mà biết được.
… cứ chạy theo dục lạc, chạy theo phụ nữ hoài thì thử hỏi là quý thầy làm sao mà quý thầy trau dồi cái thân tâm của quý thầy được. Cho nên phải hiểu để chúng ta đoạn dứt, chúng ta chấm dứt.
Muốn thành tựu biệt giải thoát luật nghi giới, phải nhận thức rõ ràng. Nghĩa là chúng ta muốn mà thành tựu những cái giới hành sau này thì bắt đầu chúng ta phải nhận thức cho rõ ràng nó có những gì?
Thứ nhứtlà thân hành có hai loại. Mình phải nhận định rõ ràng bắt đầu mình mới áp dụng cái giới hành vào trong cái sự hành động này thì nó mới có hiệu quả. Còn nếu mình không có rõ thì mình không có thể hiệu quả được trong cái sự tu tập của mình. Thân hành có hai loại, một là nên thân cận, hai là nên tránh xa. Thì cái nào thân cận mà cái nào tránh xa? Bởi vậy cho nên khi mà tránh xa (...). Chúng ta lấy những cái pháp đó mà chúng ta trau dồi mình. Bởi vì có những cái pháp mà chúng ta thân cận, nó có những cái pháp mà chúng ta trau dồi thân tâm của chúng ta để chúng ta trở thành được giải thoát. Vì hãy thân cận nên thân cận thì tức là nó có được sự giải thoát. Mà nên tránh xa, tức là có ác pháp, nó có dục trong đó.
Rồi về phần hai, khẩu hành cũng có hai loại. Một nên thân cận, hai nên tránh xa.
Ba là ý hành, ở đây ý hành thì còn gọi một cái tên là tầm. Cho nên nói tầm thì hầu hết quý thầy nghe nói cái tầm là cái vọng tưởng. Nhưng mà tầm thì nó câu hữu với cái vọng tưởng, cái tưởng nó khác mà. Mình ngồi đây nó chưa có gì hết, thì mình tưởng ra cái này cái kia. Nhưng mà từ cái chỗ đó tầm nó câu hữu với tưởng, tầm nó với vọng tưởng. Cho nên tầm chúng ta phải hiểu nó là ý hành, ý hành của chúng ta nó mới có tầm.
Có hai loại, một là thân cận, hai là tránh xa. Ý hành nó cũng có hai loại, một là thân cận, hai là tránh xa. Loại thân hành nào có thể biết được, bây giờ bắt đầu đó mình cần phải tìm hiểu thân hành nào mà mình biết được "khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì thân hành ấy cần phải tránh xa". Nghĩa là đức Phật cũng đứng ở trên cái lộ trình của nhân quả để chỉ cho chúng ta biết được cái mình thân cận với cái thân hành của mình.
Khi tôi thân cận với thân hành này mà bất thiện pháp tăng trưởng, các ác pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm thì tôi phải tránh xa liền.
Hai, loại thân hành nào có thể biết được, khi tôi thân cận với thân hành này bất thiện pháp suy giảm và thiện pháp tăng trưởng thì thân hành này cần phải được thân cận.Tại sao vậy? Thí dụ như bây giờ tôi thân cận với một cái thân hành mà tôi đi tôi đạp chết con trùng, con dế thì cái thân hành đó bắt đầu tôi không có thân cận nữa. Từ đây tôi phải ý tứ, tôi đi không đạp con kiến, côn trùng.
Bây giờ cái thân hành nào mà tôi không thân cận? Tôi cầm một cái dao, tôi giết một con vật thì cái thân hành này tôi không thân cận nữa, vì nó có sự làm đau khổ.
Đó, bây giờ đó, tôi đã có sự hiểu biết như vậy cho nên khi mà cái ác pháp nó hiện ra thì tôi không thân cận mà cái thiện pháp tăng trưởng thì tôi thân cận. Bây giờ có một con vật bị gãy chân, bị rớt ở trong vũng nước đang chết đuối. Cái thân hành của tôi, tôi lấy cái bàn tay hoặc là lấy cái cái lá cây tôi vớt con kiến lên. Tôi để một con kiến mà đang gãy chân ở trên lòng bàn tay tôi, tôi lấy một cái cây nhẹ hoặc là một miếng bông gòn, tôi khơi cái chân nó, sửa nó lại, cho nó ngay thẳng trở lại, để rồi một lúc nó được đi thẳng thốn. Thì đó là tôi thân cận những cái thân hành thiện đó tôi làm cho bớt cái sự đau khổ của chúng sanh. Bởi vì con kiến gãy chân, hoặc là nó đánh lộn nhau, cái chân nó trẹo qua đi, nó không có thể nào mà nó làm nó sửa lại được. Cho nên vì vậy tôi thấy nó bị trẹo chân như vậy, vì vậy mà tôi để nó trên lòng bàn tay, tôi lấy một cái cây nhẹ, hoặc miếng bông gòn nhẹ, tôi từ từ khều cái chân nó tôi sửa cho cho nó đứng thẳng lại, từ đó nó kéo cái chân nó thẳng lại rồi, bắt đầu con kiến nó đi rất là tự nhiên bình thường. Tức là tôi thân cận những cái hành động mà làm cho chúng sanh không còn đau khổ nữa. Đó là tôi khởi được cái tâm từ, tâm Bi của chúng tôi nơi cái sự đau khổ của chúng sanh. Đó thì những cái hành động mà tôi làm như vậy, vớt một con kiến ở trong cái vũng nước lên, xoa dịu....