BĂNG SỐ 09
(BBT:BN,09,B00:00:00)(BBT:CĐ,09A,B00:40:11)Qua buổi giảng của Thầy, Thầy chỉ nói câu rất ý nghĩa. Thầy bảo là cái quan trọng không phải ở chỗ ngồi, quan trọng ở chỗ tịnh chỉ được các hành, cho nên tôi suy nghĩ, cho nên là tôi ngưng, cho nên tôi không có ngồi chéo nữa, không có ngồi kiết già nữa mà chỉ có ngồi dựa lưng vào ghế. Nhưng mà bây giờ nói đến cái chỗ kinh nghiệm, cái chỗ dựa lưng vô ghế này, các thầy đừng nghe nói là ngồi dựa lưng vô ghế cũng nhập định được. Ở chỗ này là phải biết lúc nào là ngồi dựa lưng vô ghế mà nhập định được. Quan trọng là ở chỗ pháp hành, ngồi dựa lưng vô ghế là nó buồn ngủ dữ lắm. Mà ai chưa phá được thì đừng ngủ, chưa đủ thức tỉnh thì ngồi cỡ 10 phút, 15 phút, 20 phút là nó buồn ngủ. Nó không rơi vô ngủ nó rơi vô thùy miên, nó không rơi vô thùy miên thì nó rơi vô vô ký. Thành ra là Thầy cho tôi ngưng đúng vào lúc mà tôi ngồi ghế không còn bị sâu vào giấc ngủ nữa, cho nên tới bây giờ thì tôi ngồi đến gần 5 tiếng liên tục dựa lưng vào thành ghế không nhúc nhích mà nó cũng không rơi vào ngủ. Đó là nói chút kinh nghiệm về vấn đề là ngồi ghế.
Mà bây giờ sau khi Thầy cho tôi ngưng không có ngồi chéo nữa cho đến bây giờ là gần 2 tháng rồi (..) mà cái vết thương ở chân nó chưa có lành, còn một chút xíu nữa. Vì vậy cho nên quý thầy cũng thấy bữa ăn nào Thầy cũng cho tôi bưng cơm về thất ăn. Là tại sao? Tại Thầy, Thầy nói rằng bảo vệ cho thật kỹ để cho vết thương nó lành. Nó lành rồi thì mình muốn ngồi bao giờ mình ngồi. Nhưng mà qua cái chỗ này tôi rút kinh nghiệm là cái ngồi chéo đó là lúc chúng ta bắt đầu tu. Thầy nói câu chúng tôi rất là thấm thía: Ngồi chéo là để mà kiết cái thân lại để cho vọng tưởng nó đừng xen vô lúc mới thôi, còn bây giờ chúng ta đã làm chủ được hơi thở, chúng ta đã có sức định thì ngồi chéo hay ngồi ghế hay là đi đứng hay nằm thì nó cũng như nhau. Không có quan trọng gì chỗ ngồi chéo đó. Thì ở chỗ này quý thầy thấy rằng là ngồi chéo tức là chúng ta dùng tư thế đó để buộc tâm lại, cho nó đừng có cái sự bung ra hay là nó vọng tưởng ra. Còn khi chúng ta đã điều khiển được nó rồi, tâm ta mà ta đã điều khiển được nó rồi thì ngồi ghế cũng có cái lợi là chúng ta tập tỉnh mà nó không có bị gục.
Qua một điểm nữa chúng tôi cũng xin góp thêm một chút xíu nữa: Vấn đề ngưng các hành và tác ý.
Thì từ hồi nào đến giờ chúng tôi vẫn là ám thị nhắc nhở nhưng mà nó không có kết quả. Sau này khi Thầy nhắc chúng tôi là tác ý cho mạnh, ám thị cho mạnh, ám thị cho cương quyết. Thì chúng tôi bắt đầu luyện tập cách ám thị cương quyết này, tức là ra lệnh cho mạnh thì mới ngưng được các hành. Thì các thầy cứ tưởng tượng rằng là khi phổi ta nó đang thở, các cơ trong cơ thể chúng ta đang hoạt động thì tức là cơ thể ta đang hoạt động mà chúng ta ra lệnh: Ngưng. Làm sao mình ngưng được. Thành ra phải có sự tập trung năng lực tinh thần rất là mạnh. Thầy bảo là: Đừng có nói là hơi thở ngưng, các hành ngưng. Đừng có ra lệnh vậy. Phải ra lệnh mạnh: Các hành ngưng. Hơi thở ngưng(BBT:CĐ,09A,E00:44:27) (chỗ này nghe băng mới thấy được nhấn mạnh giọng)(BBT:CĐ,09B,B00:00:06) thì sau lệnh đó là tự động nó tập trung vô tụ điểm liền. Nếu mà các thầy chưa có tập trung được cái tâm của mình vô tụ điểm thì sự ám thị đó nó cũng không có kết quả.
Cho nên sau khi ám thị rồi chúng ta bám hơi thở chậm liền, phải đưa hơi thở đi vào chỗ chậm liền, chậm liền. Thì bây giờ muốn vô Tam Thiền thì nhẹ chậm ở mức độ nào? Muốn vô tới Tứ Thiền, mặc dù là chúng tôi chưa đạt tới Tứ thiền nhưng mà chúng tôi cũng thấy bóng dáng của Tứ thiền.
Cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng là vô một mạch từ sơ thiền tới tứ thiền liền đâu. Không. Khi vô sơ thiền thì chúng ta nương hơi thở nào để vô sơ thiền. Vô sơ thiền được rồi muốn vô nhị thiền thì chúng ta phải ra hơi thở trở lại, ra hơi thở lại chúng ta mới vô được Nhị thiền. Là thở nhẹ mà không có tầm, không có tứ. Đang không tầm, không có tứ, muốn vô Tam thiền thì chúng ta phải ra hơi thở lại. Cho nên đức Phật mới bảo là vô tới Diệt Thọ Định Tưởng thì cũng phải nương hơi thở là ở chỗ đó. Vô Tam thiền rồi muốn vô Tứ thiền thì chúng ta phải ra hơi thở lại, tác ý ra ra hơi thở lại đi ngay từ đầu. Giờ mà đi vô lại luôn cái hơi thở đó, giả sử vô Tam thiền hơi thở nó chậm ở mức độ nào mà vô Tứ thiền thì hơi thở nó chậm ở mức độ nào.
Hoặc tác ý mà ám thị cũng vậy, nếu chúng ta ám thị mạnh là nó bị động, khi vô Tứ thiền thì ám thị đó nó phải nhẹ lại, nhưng nhẹ lại và nó chậm lại ở mức độ như thế nào để cho ý thức nó ngưng.
Nói đến đây chúng tôi cũng xin nói một chút kinh nghiệm về vấn đề mà khi chúng tôi ngưng được cái ý thức, thì tưởng nó xen vô đấy, ý thức không hoạt động thì tưởng nó hoạt động. Thì chúng tôi cũng đã gặp trường hợp ý thức nó ngưng tưởng nó xen vô, thấy thân mình bay lên, nó bay lên rồi hạ xuống nó ngồi lại 3 lần như vậy nhưng mà chúng tôi bình tĩnh, chúng tôi nói rằng đây là tưởng cho nên là ta không theo nó, ta chỉ theo hơi thở thôi, cho nên nó phải ngưng. Rồi khi mà ý thức chúng tôi ngưng như vậy vô trình cho Thầy liền, thì Thầy nói là: đến lúc ý thức ngưng thì tưởng thức hoạt động mạnh cho nên con phải xả tưởng. Xả tưởng là ở trong Tam thiền, tức là phá hỷ. Các thầy nghe nói phá hỷ chứ chưa biết phá hỷ là phá cái gì, phá hỷ tức là xả các trạng thái tưởng. Các trạng thái tưởng thì nó gồm có 6 cái tưởng: sắc tưởng, thinh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Thì con phải phá 6 cái tưởng này, con đừng có theo nó và đừng có một mầm mống gì để cho về thần thông.
Chúng tôi nghĩ rằng lúc mà ý thức của chúng tôi nó ngưng mà chúng tôi mống một cái gì là nó có cái đó, chúng tôi mống một cái là cái thân nó bay lên, là nó bay. Mà chúng tôi mống một cái, nhớ tới cái gì là nó nhớ tới cái đó. Nhưng mà đó là tưởng cho nên Thầy bảo rằng không có được đi vào con đường đó. Đi vào con đường đó tức là đi vào con đường Định Tưởng.
Thì chúng tôi thấy được là khi ngưng được ý thức, chúng ta nhập vào 4 cái định tưởng được, tôi hỏi thầy Thầy nói dễ dàng chứ không khó khăn gì. Nhưng mà nếu bây giờ con nhập vô định tưởng thì nó mất thời giờ, cái thứ 2 là nhiều lúc con đã vô đó rồi con mê thì con không có ra được. Do đó chúng tôi không có dám vào. Nhiều lúc chúng tôi cũng có khởi niệm trong đầu là vô thử coi cái định tưởng này nó ra làm sao? 4 cái định tưởng tức là Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là trong kinh nói và theo lời Thầy dạy. Chúng tôi nghe vậy chúng tôi biết vậy và chúng tôi không có dám vào. Tại vì vào là chúng tôi sợ bị mắc dính vào đó và nó mất thì giờ. Và các thầy, quý thầy rút cái kinh nghiệm của tôi thì để đi cho được nhanh. Chúng tôi đi chậm vì lý do thứ nhất là cứ bị lạc vào cái tưởng, đi mà chậm nữa là chúng ta bị lạc vào chỗ hôn trầm thùy miên, vô ký. Nếu mà bây giờ mà cứ nằm mãi ở trong cái tưởng thì chúng ta cứ ở trong đó thôi, chứ nó đâu có tiến sâu thêm được nữa. Muốn tiến sâu thêm được nữa thì chúng ta phải ra hơi thở để mà dẹp cái tưởng đi. Dẹp cái tưởng đi và chúng tôi ngưng hơi thở thì chúng tôi mới tịnh chỉ tiếp các hành cho nó ngưng hẳn hoàn toàn.
Tại nói như vậy chứ các hành nó ngưng rồi nó cũng phóng lại, ý thức cũng vậy. Cái ý thức của chúng ta nó ngưng, nhưng nó ngưng tới mức độ nào mà chúng ta đang tập luyện thì như tôi hiện giờ nó ngưng được 2 tiếng, 2 tiếng rưỡi mà 3 tiếng là nó bắt đầu sống lại à. Nó sống lại rồi mà bây giờ tôi muốn đi tiếp thì phải tác ý cho nó ngưng tiếp tục. Tại vì tôi không chuẩn bị cho nên là không ghi lại được nhiều. Thì xin góp một vài ý kiến đó để làm vui lòng thầy Thiện Thuận và theo sự cho phép của Thầy.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.(BBT:CĐ,09B,00:07:02)
Bây giờ Thầy tiếp tục. Sau cái trình bày trước là của thầy Thiện Thuận rút tỉa những kinh nghiệm, sau trình bày của Minh Tông. Các con thấy Minh Tông được Thầy chỉ dạy tận tình, có thời gian để chuẩn bị cho nên Minh Tông trình bày rất là kỹ, rất là quan trọng. Còn thầy Thiện Thuận bởi vì trình bày cấp tốc quá cho nên thầy Thiện Thuận trình bày, quý thầy mà theo cái kiểu thầy Thiện Thuận, Thầy thấy là phải ở gần sát bên thầy chứ lơ mơ là tiêu, không có dễ đâu.
Còn Minh Tông, các thầy nên nghe theo cái lời của Minh Tông đó mà tuần tự tu tập như Thầy đã dạy Minh Tông. Cho nên sau này thì Thầy mà ẩn bóng thì Minh Tông mà tu tập xong, có đủ duyên nó là người thừa kế cho Thầy. Vì cái trình độ văn hóa của nó thì trên Đại học. Và sự tu tập của nó, Thầy thấy từ ngày đến đây kỷ luật rất là nghiêm chỉnh và nó cắt ly gia đình hoàn toàn. Thầy thấy ít có người cư sĩ nào làm được như nó. Cho nên Thầy hy vọng nó là người thừa kế của Thầy sau khi Thầy ẩn bóng. Nhưng Thầy chờ cho nó tu xong, vì vậy mà lúc này Thầy thấy rằng trong Tu viện chúng ta có nhiều người có thể tin tưởng, rất là tin tưởng phật pháp rồi. Đó là qua hình ảnh tu hành thứ nhất là Mật Hạnh, thứ hai là Minh Tông, thứ ba đến đây là thầy Thiện Thuận. Như trình bày cho các thầy thấy sự nỗ lực đó không phải là do Thầy để mà chuẩn bị cho họ nỗ lực đâu. Chính cái tư tưởng, chính cái tâm họ tha thiết nhiệt tình với sự giải thoát mà họ đã chuẩn bị cho họ, Thầy chỉ là một người bạn để mà biết đường dẫn họ đi cho đúng thôi. Chứ còn cái tư tưởng đó họ phải chuẩn bị. Cũng như quý thầy hiện giờ quý thầy nếu mà chuẩn bị tư tưởng như vậy thì Thầy dẫn đường thì quý vị đi dễ. Còn quý thầy chưa có chuẩn bị như vậy, Thầy có dẫn đi đâu thì quý thầy cũng loành quành đó mà thôi chứ không đi đâu được. Quan trọng là ở chỗ tư tưởng. Cho nên nếu Minh Tông mà không chuẩn bị cho tư tưởng của mình mà dứt khoát tu hành thì phỏng chừng bây giờ dù là 10 năm chưa chắc đã đạt được. Tại vì tư tưởng chưa dứt khoát, có ngồi đây cũng chỉ là vô ích, còn làm hao tốn của đàn na thí chủ.
Mà nếu thầy Thiện Thuận không chuẩn bị cho mình trong khóa hạ năm nay, thì chắc chắn muôn đời thầy không có dịp gặp Thầy, mà không có dịp gặp Thầy thì con đường tu của thầy lỡ dở. Đây cũng là cái duyên mà thầy có tâm tha thiết nhiệt tình, cách đây 6-7 năm thầy đã có cái tâm muốn theo Thầy từ đó rồi. Nhưng cái duyên nó không đủ, thầy phải chuẩn bị 6-7 năm trời, cho đến hạ này là hạ cuối cùng thầy mới thấy là mình sắp xếp. Nhưng vẫn còn vướng bận chứ chưa phải. Cuối cùng mà thầy ở đây thầy phải xả nó bằng cách, rõ ràng là nó chướng ở trong bụng thầy, nó chướng lên đầu thầy. Đó là thầy phải còn dùng cái Định Vô Lậu để xả nó ra một lần cuối cùng. Thì như vậy đủ biết rằng cuối cùng thầy phát nguyện 3 y một bát như Phật, hành trang của một vị du tăng khất sĩ, không còn là một vị trụ thế tăng nữa.
Ở đâu cũng là nhà của họ, ở đâu cũng là nơi họ ở, chờ khi hết duyên là họ ra đi với một cách không danh không lợi. Đó là mục đích Thầy đã nhận thấy những người tu sĩ đệ tử của đức Phật ngày xưa thực hiện phạm hạnh của họ đầy đủ như vậy. Đến đây Thầy xin chấm dứt.
Những lời hôm nay, những kinh nghiệm hôm nay rất quý giá. Mặc dù từ lâu Thầy chưa cho Minh Tông nói ra những cái lời này, bởi vì Thầy biết ai mà tin mà nói, nói làm sao người ta tin được. Vì cái nhân duyên có thầy Thiện Thuận về đây, sẵn đó Thầy mới gợi ý với thầy Thiện Thuận có sự yêu cầu để mà huynh đệ rút tỉa nhau mà tu tập. Cho nên Thầy vui lòng nhận. Chớ sự thật Thầy muốn chờ cho Minh Tông thực hiện xong mới mở miệng…
Thầy sẽ dạy về Tẩu Hỏa Nhập Ma
Để cho quý thầy thấy lý do nào mà có ma nhập, và để rõ được con đường của đạo Phật giải thích ma nhập như thế nào. Chớ hầu hết là chúng ta cũng chỉ nghe Thầy nói tưởng thôi, chớ chúng ta chưa biết cái tưởng nào là ma mà cái tưởng nào là không ma.
Tại sao có tưởng ma nhập?
Đạo Phật xây dựng giáo lý của mình trên nền tảng Đạo Đức Nhân Quả, nên cái thế giới siêu hình không có ma. Nhưng bài Thập Nhị Nhân Duyên của Phật đã xác định rất rõ ràng là thế giới siêu hình không có. Vậy sao ở đây lại có tưởng ma nhập?
Mà thường thì ma nhập vào những người sống trong tưởng nhiều: đồng bóng, cốt và những người tu thiền tưởng sai.
Ở đây quý vị cần phải rõ trong thân ngũ uẩn của quý vị có 5 cái thức:
1. Sắc thức uẩn
2. Thọ thức uẩn
3. Tưởng thức uẩn
4. Hành thức uẩn
5. Thức thức uẩn
Bởi đạo Phật dạy rất rõ để chúng ta thấy được thân Ngũ uẩn, là 5 uẩn hợp lại làm thân của chúng ta. Rồi thế giới siêu hình nó ở chỗ nào, mà khi thân ngũ uẩn này tan hoại thì thế giới siêu hình đi về đâu? Nó có hay là không?
Đó chính là điểm đặc biệt của đạo Phật để thấy được thế giới siêu hình nằm trong chỗ nào ở trong các uẩn này.
Do vì vậy đức Phật xác định bài Thập Nhị Nhân Duyên như Thầy đã nói rồi, là qua bài Thập Nhị Nhân Duyên chứng tỏ rằng thế giới siêu hình không có. Nếu mà nó có thực thì nó phải có một cõi giới của nó. Mà đã có một cõi giới của nó thì phải có con người chúng ta đến đó rồi về đây. Đằng này hầu hết nói thế giới siêu hình thì chúng ta chỉ tưởng tượng mà thôi. Không thấy ai đi đến cõi đó rồi về nói rằng chứng minh được tôi thấy cõi đó như vậy như vậy.
Trong kinh Phật cũng đã xác định nhiều bài kinh nói về hướng này để chúng ta thấy rằng thế giới siêu hình không có. Mà bây giờ chúng ta đang sống bị bao vây bởi thế giới siêu hình làm cho người ta trở nên mê tín, người ta không biết có hay không, nhưng mà người ta vẫn thấy nó có. Cho nên đó là một điều rất nan giải cho con người ở thế gian này.
Khoa học bây giờ chứng minh cũng không được. Không làm sao chứng minh được thế giới này. Thế mà chỉ có Phật giáo giải quyết được, mà ít có ai giải nổi cái này ra. Họ cũng loành quành loành quành rồi nghe trong kinh điển của Phật cũng nói thế giới Chư Thiên, 33 cõi trời như thế này như thế khác. Họ cũng cho đó là thế giới siêu hình. Họ đâu có biết đó là cái gì mà Phật đã muốn nói.
5 cái uẩn này gọi là 5 thức:
1. Sắc thức
2. Thọ thức
3. Tưởng thức
4. Hành thức
5. Thức thức
Ở đây chúng ta phân biệt cho rõ ràng. Sắc thức thì dùng lục nhập. Lục nhập tức là mắt tai mũi miệng thân ý của mình. Cái thân của chúng ta hiện bây giờ hoạt động để mà chúng ta nhận thức biết được mọi vật, thấy hình sắc cũng như nghe âm thanh biết được mùi vị hương thơm thì hoàn toàn là phải do 6 thức này, tức là phải do 6 căn này (mắt tai mũi miệng thân ý).
Do vì vậy mà chúng ta mới nhận ra được các đối tượng xung quanh chúng ta, các pháp xung quanh chúng ta. Còn nếu cái sắc này mà không có 6 cái căn này thì họ sẽ không nhận ra được. Và cái nhận ra được mà ở trong cái nhận ra được đó mà biết, mà nghe, mà thấy, mà cảm giác được thì ở trong đó phải có cái thức. Cho nên gọi nó là lục nhập. Vì ở ngoài mà tiếp xúc vào nó thì nó phải xuyên qua cái căn đó để rồi cái thức nó mới phát hiện ra đó là một âm thanh, đó là một hình sắc, đó là một hương vị.
Vì vậy mà về cái phần sắc như quý thầy đã biết rằng mỗi con người chúng ta hiện đang sống trước mặt, đang ngồi đây nghe là chúng ta hoàn toàn đang dùng lục nhập của chúng ta để tiếp nhận những bài pháp mà Thầy đang giảng. Và cái sắc thức tức là cái biết của chúng ta hiện giờ luôn luôn hoạt động để chúng ta tiếp nhận những đối tượng bên ngoài tác động vào thân và tâm của chúng ta. Do đó cái biết đó gọi là sắc thức. Nói riêng thì nó là mắt tai mũi miệng thân ý thức. Mà nói chung thì gọi là sắc thức.
Còn về phần thọ thức, chính là cảm giác làm cho chúng ta khi bị xúc chạm làm chúng ta thấy biết được cái nóng, cái lạnh, cái đau cái nhức cái đớn thì đó là thọ thức. Nhưng ở đây thọ thức không quan trọng. Nó không quan trọng là vì đối với chúng ta giải về ngũ ấm ma thì nó không quan trọng. Nhưng đến tưởng thức thì rất là quan trọng.
Về phần thứ ba thì tưởng thức rất là quan trọng. Khi mà sáu căn của chúng ta mắt tai mũi miệng thân ý ngưng hoạt động, tức là nó ngủ đi, nó không hoạt động nữa, thì cái tưởng thức này nó trỗi dậy, nó sử dụng cái thân của chúng ta, cái sắc thân chúng ta. Thì một người mộng du, nó điều khiển thân người đó đi như thường. Đây là Thầy nói cái mộng đặc biệt gọi là mộng du, còn cái mộng thường của chúng ta là nằm mộng, cái thân nằm đó mà thấy mình đi đây đi đó thì cái đó nó không có đặc biệt lắm. Nhưng cái tưởng ấm ma nó thuộc về mộng du, cho nên Tẩu Hỏa Nhập Ma nó thuộc về mộng du, cho nên nó nhập vô chúng ta thì nó điều khiển được cái thân của chúng ta. Nhưng lúc bấy giờ cái người đó họ không biết. Thầy nghe nói những người mộng du thì họ đi ở trên tường thẳng được, họ đi trên mái nhà hiu hiu không bao giờ họ té, họ không sợ gì hết. Họ đi vòng vòng vậy rồi một lúc họ trở về họ nằm ngủ lại, chừng thức dậy họ cũng không hay biết gì hết. Đó là cái tưởng thức hoạt động. Cũng như một người lên đồng nhập xác, thì những người này trong lúc đó họ chẳng biết gì hết. Hoàn toàn ý thức họ, 6 cái thức của họ mà do sắc thức ngưng hoàn toàn. Nó để cho tưởng thức làm việc, dùng cái sắc thân của họ mà làm việc, dùng cái tứ đại của họ mà làm việc. Đó là cái tưởng thức. Vì vậy chúng ta nhận xét qua chỗ này mới biết những hiện tượng xảy ra mà người ta thường thấy có những sự siêu hình đều là do tưởng này mà ra.
Ở đời người ta thường nói người nặng bóng vía và người nhẹ bóng vía. Nặng bóng vía tức là không thấy ma, mà nhẹ bóng vía tức là người hay thấy ma. Mà người nhẹ bóng vía tức là người này sống trong tưởng nhiều, mà người nặng bóng vía tức là người sống trong ý thức nhiều. Cho nên người nhẹ bóng vía này nghe thấy ma thì thấy hình bóng ma. Đó là những trạng thái của tưởng lưu xuất từ tưởng nhiều tưởng ít mà thôi. Chớ không phải có thế giới có linh hồn người khác mà xuất hiện ra để nhập vào mình hoặc nhập vào thân của người khác. Đó là chúng ta xác định cho được để thấy cái tưởng thức nó đặc biệt và vi diệu mà hiện tượng xã hội chúng ta nhiều người đã từng nghe thấy biết trực tiếp mà người ta không giải thích ra nổi được.
Hành thức thì chúng ta biết rất rõ, mỗi cái hành động, mỗi cái điều kiện có cái gì thì trong cái hành của chúng ta đều có sự hoạt động thì phải kèm theo bên cái thức của sự hoạt động đó. Cho nên nó có sự điều động. Nhưng mà hành thức thì không quan trọng. Cũng như thọ thức nó không quan trọng. Nó quan trọng là khi mà cái thọ thức này hoặc hành thức này nó làm việc với cái sắc thức, thì lúc bấy giờ thân rung động cảm giác này kia nọ thì cái thọ đó nó cảm giác theo sắc thức, cũng như theo hành thức của nó mà nó xúc chạm. Do đó nó có cảm giác hoặc cái này cái khác thì do đó mà chúng ta nhận ra được cái cảm giác và cái hành động của chúng ta trong khi nó sử dụng cái sắc uẩn của nó.
Còn cái tưởng thức này thì nó đặc biệt riêng, nó sử dụng riêng. Nhưng trong cái sử dụng của tưởng thức thì nó cũng có thọ thức và hành thức chớ không phải không có. Cho nên trong giấc mộng chúng ta thấy ăn chúng ta cũng biết ngon, mà chúng ta có cảm giác. Thí dụ như thấy lửa cháy, lúc bấy giờ chúng ta chạy vào trong cái nhà để chữa lửa, chúng ta thấy nóng, thấy rát nhưng mà sự thực ra thì nó không có phỏng lửa và không có nóng rát khi chúng ta thức dậy.
Cho nên cái thọ ở trong tưởng thức nó vẫn có, trong cái hành của tưởng thức nó vẫn có vì nó có đi đây đi đó ở trong đó, cho nên nó phải có cái hành ở trong đó. Vì vậy cái thọ thức và cái hành thức chỉ là những sự phụ thuộc vào sự điều khiển của tưởng thức và sắc thức mà thôi. Như vậy thì quý thầy đã hiểu rõ trên cái hành thức và cái thọ thức thì nó không quan trọng, nó không tạo thành thế giới siêu hình mà nó chỉ phụ thuộc vào những cái sắc thức và thức thức mà thôi.
Bây giờ đến Thầy giải thích về cái thức thứ 5 tức là Thức thức.
Thức thức nó dùng gì? Nó dùng thức. Ở đây Thầy xin giải thích thêm để chúng ta thấy này.
Sắc thức thì dùng lục nhập: mắt tai mũi miệng thân ý.
Mà thọ thức thì dùng xúc. Cái thọ của chúng ta mà nó không có xúc thì nó không cảm thọ gì được hết. Nó phải dùng cái xúc nó mới có thọ được.
Mà tưởng thức thì nó dùng tưởng. Chớ nó không thể dùng mắt tai mũi miệng thân ý chúng ta được. Phải rõ cái chỗ này.
Hành thức thì nó dùng hành, chớ nó không dùng tưởng được mà nó cũng không dùng xúc được, mà nó phải dùng cái hành. Cho nên hành thức thì nó phải dùng cái hành.
Mà cái thức thức thì nó dùng thức. Nó không có dùng cái lục nhập này. Tức là khi chúng ta nhập Tứ Thiền, cái thức thức nó hoạt động thì nó lại không có dùng mắt tai mũi miệng thân ý chúng ta. Vì mắt tai mũi miệng thân ý chúng ta, Phật nói mắt là nhục nhãn, con mắt nhục không thể nào thấy xa ngàn dặm được. Cho nên nó phải sử dụng thức thức của nó. Thức thức nó phải sử dụng cái thức, tự nó sử dụng cái tâm của nó cho nên nó ngồi đây mà nó thấy muôn ngàn vạn dặm. Hoặc nó thấy trong quá khứ nhiều đời nhiều kiếp. Đó tức là cái thức đó đó.
Như vậy là chúng ta thấy biết được 5 cái thức này: sắc thức, thọ thức, tưởng thức, hành thức và thức thức. Nó sử dụng cái gì thì ở đây Thầy giải thích quý thầy rất rõ.
Mặc dù ở trong kinh không có nói bài này, nghĩa là trong các kinh Phật không có giảng bài này như vậy nhưng mà qua cái sự hiểu biết của Thầy trong sự tu tập, Thầy biết rằng trong thời đức Phật chưa có người thưa hỏi ngay điều này cho nên không có bài giảng này. Trái lại vì trong thời chúng ta nó có những ma chướng như vậy, cho nên Thầy mới giải thích cái này để chúng ta thấy rằng cái thọ nó dùng cái gì, mà cái sắc thức nó dùng cái gì, mà cái tưởng thức nó dùng cái gì, mà cái hành thức nó dùng cái gì và cái thức thức nó dùng cái gì.
Cho nên chúng ta nghĩ cái thức thức nó dùng cái sắc uẩn của chúng ta thì không được, nó sẽ dùng mắt tai mũi miệng thân ý của chúng ta cũng không được. Mà nó dùng tưởng cũng không được. Nó dùng xúc cũng không được. Mà nó dùng hành cũng không được. Mà thức thức nó chỉ dùng cái thức của nó mà thôi. Tức là tâm dụng tâm đó. Người ta nói tâm dụng tâm đó. Hay một danh từ của Thiền tông thì nói thể dụng thể đó. Nó không có dụng cái chuyện khác được mà nó dụng ở nơi nó. Cho nên nó dẫn tâm về Tam minh là cái chỗ này. Vì vậy sau khi nhập Tứ Thiền quý thầy sẽ thấy rõ cái này.
Sắc thức dùng lục nhập là mắt tai mũi miệng thân ý căn. Mà ý căn là bộ óc của chúng ta, chủ thể điều khiển toàn thân qua các căn của nó. Nghĩa là cái ý căn, đương nhiên chúng ta thấy cái bộ óc của chúng ta là ý căn. Có nhiều người cho ý căn là trái tim của chúng ta. Nhưng mà sự thật không đúng. Trong kinh thường có chỗ cũng giảng nói ý căn là trái tim của chúng ta, như bây giờ nói nhãn căn là con mắt của chúng ta, mà nhĩ căn là lỗ tai chúng ta, mà tỷ căn là lỗ mũi chúng ta thì cái đó chỉ rất đúng. Nhưng mà đến ý căn thì hầu như người ta không hiểu đức Phật muốn nói cái gì. Nhưng mà chúng ta xét trong thời đại chúng ta, chúng ta biết rất rõ là vì khoa học có hẳn hòi. Bởi vì ý căn là bộ óc của chúng ta. Nó điều khiển toàn thân của chúng ta. Cho nên hiện bây giờ chúng ta sử dụng ý căn là một điều kiện rất tốt cho nên do sự hiểu biết này mà Thầy tận dụng ý căn của Thầy tu tập ở trong 4 thiền. Nương vào hơi thở để điều khiển cho nó từ chậm nhẹ cho đến khi nó ngưng hoàn toàn là do ý căn. Nếu mà chúng ta dùng tưởng thức mà điều khiển là chúng ta sẽ lạc.
Cho nên hầu hết một số người chưa biết cho nên người ta tưởng ý căn là trái tim của chúng ta. Thì người ta dùng cái tưởng mà người ta tu thì người ta sẽ bị lạc. Đồng thời người ta cứ bắt buộc cái ý căn phải ngưng hoạt động, không cho nó hoạt động, thì điều đó là người ta sẽ đi lạc mất, bởi vì ý căn mà ngưng thì chủ thể điều khiển cái thân cũng như ông vua điều khiển cái nước, mà ông vua bây giờ không điều khiển được thì người ta sẽ cướp nước ông. Do đó mà chúng ta biết cái ý căn nó rất quan trọng chứ không phải nhãn căn hay nhĩ căn quan trọng đâu, mà cái ý căn rất quan trọng, nó là cái bộ óc của chúng ta. Nhưng mà để người khác mà vào bộ óc chúng ta nó điều khiển trong đó thì guồng máy của đất nước đó sẽ bị mất.
Thì hôm nay chúng ta thấy ý căn là vấn đề rất quan trọng, bởi vì cái sắc này thì nó phải có cái ý căn, mà cái ý căn là cái vấn đề điều khiển toàn thân của nó, cho nên chúng ta muốn điều khiển sống chết do ý của chúng ta, ý căn đó. Vì vậy mà chúng ta mới làm chủ được cái sống chết của chúng ta. Do ý căn đó mà chúng ta mới chấm dứt được sự luân hồi, mới phát triển được trí tuệ. Nếu không có ý căn chúng ta chẳng phát triển.
Cho nên có một số người dạy tu thiền là tu vô phân biệt, tu rồi không phân biệt gì hết. Thì như vậy là ý căn có làm việc gì đâu? Tỉnh táo đó, biết đó, ai đụng tới hỏi bảo gì thì nói mà không bảo gì thì không phân biệt gì thì có phải giống như người điên không?
Đó là những cái họ hiểu lầm, họ tưởng rằng khi vô phân biệt thì tức là nó sẽ được giải thoát hoàn toàn thành Phật. Cho nên có một vị thiền sư sai một người đệ tử: Con hãy vào trong lấy cho thầy một cái thùng để ra xách nước. Vị đệ tử này mới vô xách cái rổ đem ra. Cái rổ thì quý thầy biết nó có lỗ lỗ. Thế mà vị thiền sư cả cười, người đệ tử của mình chứng đạo rồi. Thì các thầy nghĩ như thế nào?
Đó là những cái mà người ta tập trung để ca ngợi phương pháp vô phân biệt, để đưa con người đi đến chỗ ngơ ngẩn, lầm lạc. Họ đâu có phải chết, họ đâu có phải là người chết, bởi vì họ đang ở trong trạng thái vô phân biệt, họ không phân biệt gì hết, cho nên họ vẫn thản nhiên xách cái rổ mà họ tưởng là cái thùng, họ đâu có phân biệt. Bảo họ xách cái cuốc, họ vô họ xách cái dao. Bảo họ làm cái này họ lấy cái khác thì cái đó là cái làm cho ý căn của chúng ta nó ngưng hoạt động, nó không còn phân biệt được nữa, nó không còn biết được nữa. Thì như vậy là hệ thần kinh chúng ta bị lạc rồi chứ gì? Đó, đó là một điều sai mà trong nhiều thế kỷ gần đây người ta tu theo thiền người ta bị lạc rất nhiều cái điều đó.
Thọ thức dùng xúc cảm giác mọi trạng thái hỷ lạc, khinh an, đau nhức, tê nóng, rát hoặc là nặng nhẹ, nhói, chạy rần trên thân người. Đó là những cái cảm giác mà chúng ta cảm giác khi mà cái thọ thức của chúng ta làm cho chúng ta biết những cảm giác như vậy.
Tưởng thức thì dùng tưởng nên luôn luôn tưởng về quá khứ và vị lai. Nghĩa là chúng ta xét thấy cái tưởng nó không bao giờ tưởng ở trong hiện tại được. Tưởng ở trong hiện tại thì nó không bao giờ tưởng được mà nó tưởng thì nó phải tưởng ở quá khứ và tưởng ở vị lai. Nó ngồi nó ước vọng về vị lai, nó là tưởng đó. Mà nó nghĩ ngợi, nó nhớ một cái gì ở quá khứ, đó là tưởng. Nó thuộc về loại ma đó, nó không phải là thuộc về loại tốt đâu. Cho nên từ cái nghĩ về quá khứ làm tâm ta đau khổ, làm tâm ta dày vò, ray rứt về quá khứ, những sự kiện gì xảy ra trong đời chúng ta. Mà khi tưởng nó sử dụng cái tưởng về quá khứ để làm chúng ta nhớ lại thì tâm chúng ta nó đã bị khổ. Vì vậy khi mà tâm bị khổ thì Phật bảo rằng đó là bị ma.
Về tương lai thì nó quyến rũ ta, cho nên đức Phật gọi nó khi mà cái tưởng nó khởi về tương lai, nó nghĩ như thế này: Ngày mai này mình sẽ tu tập, mình sẽ làm chủ được sanh tử, rồi mình ra đây mình mở một cái tu viện to lớn đồ sộ, mình hướng dẫn cả trăm cả ngàn người để cho họ theo tu. Mình làm sáng tỏ Phật Pháp lại. Nghĩ về vị lai như vậy đó là nó thuộc về bị ma tưởng cám dỗ chúng ta, lôi cuốn chúng ta, chúng ta bị ma rồi đó. Thì đó rõ ràng nó nhập vô đó. Nếu ý thức của chúng ta luôn luôn ở trong hiện tại thì ma tưởng không bao giờ nhập. Đây là những cái mà chúng ta thấy nó chưa đến đỗi làm rần rần người chúng ta rồi chúng ta mất cái biết đâu, chúng ta còn ý thức một bên, vậy mà ma nó vô đó. Nó cám dỗ chúng ta trong quá khứ và trong vị lai. Nó lôi cuốn chúng ta, nó làm chúng ta đau khổ mọi từng phút giây ở trong đó.
Cho nên có một bài kệ Thầy nhắc quý thầy:
Quá khứ không truy tìm
Vị lai không ước vọng
Đó là ma tưởng của chúng ta ở trong quá khứ và vị lai đó, cho nên chúng ta phải biết mặt nó để mà diệt trừ nó. Không có để nó xen vô ở trong quá khứ của chúng ta. Mà không để nó xen vô ở trong vị lai của chúng ta. Thì lúc bấy giờ chúng ta đang ở trong hiện tại. Thì đó là một nguồn giải thoát chơn thật nơi quý vị.
Nó không có môi trường hoạt động trong hiện tại. Đó là Thầy xác định cho rất rõ. Vì môi trường hoạt động của nó trong hiện tại không có. Bởi vì trong hiện tại phải có những đối tượng. Mà có đối tượng thì ý thức hoạt động. Cho nên vì vậy Thầy mới xác định được cái chỗ mà chúng ta tu thiền. Hơi thở chúng ta mất là bị tưởng, mà hơi thở còn là không bị tưởng. Vậy thì chúng ta khi mà vào định mà hơi thở mất thì chúng ta biết chúng ta ở trong trạng thái của đối tượng nào của ý thức, của định. Còn nếu mà cái trạng thái đó nó là tưởng thì nó làm cho chúng ta thích thú, tức là tưởng nó phải là dục rồi, nó đâu còn thanh tịnh nữa. Cho nên nó làm chúng ta thích, nghe mà ngồi nó hỷ lạc khinh an nghe khoái quá. Đó là chúng ta bị trạng thái tưởng chứ đâu phải là trạng thái của thiền định.
Phật nói định sinh hỉ lạc hay là ly dục sanh hỉ lạc đâu phải cái trạng thái khiêu khích chúng ta thích thú. Mà là một trạng thái rất là thanh thản. Làm cho thân tâm chúng ta thanh tịnh, càng thanh tịnh càng sâu mầu trong thanh tịnh. Nó mới lắng sâu được chứ. Còn đằng này cứ nghe yên yên, khinh an nhẹ nhàng là cho nó là định, là thiền. Hỏi ai mà tu có khinh an là thấy là được rồi, như vậy là tốt rồi. Điều đó là đưa người ta đi đến chỗ chết. Chưa biết trạng thái khinh an như thế nào mà dám xác định điều đó là dẫn người ta vào những định tưởng.
Nó không có một môi trường hoạt động trong hiện tại, chỉ có bố cục những hình ảnh, tâm lý, tình cảm con người qua những điều diễn biến trong cuộc sống hiện tại của người đó. Rồi diễn lại một màn ảnh, đó là trong giấc mộng của chúng ta. Khi tưởng thức dùng tưởng để hoạt động thì ý thức phải nghỉ ngơi. Nghĩa là lúc bao giờ mà tưởng thức hoạt động thì ý thức phải nghỉ, còn ý thức mà còn hoạt động thì tưởng thức nghỉ. Nghĩa là bây giờ chúng ta ngồi đây mà khởi vọng tưởng, đó là tưởng hoạt động. Cho nên cái biết của chúng ta hiện giờ mà nghĩ về quá khứ thì cái đó là tưởng chứ không phải ý thức của chúng ta đâu. Chúng ta phải thấy rõ, ý thức của chúng ta là cái thân sắc uẩn của chúng ta, là cái đối tượng của các vật tiếp xúc qua cái thọ chúng ta, thì nó phải có cái đối tượng tiếp xúc đó. Mà cái ý thức thì luôn luôn nó phải tiếp xúc ở trong cái đối tượng đó nên nó luôn luôn sống trong hiện tại. Mà khi chợt nó qua quá khứ thì cái đó là cái tưởng thức, hoặc là chợt nó đến tương lai thì nó là cái tưởng thức. Cho nên ở đây chúng ta rất dễ nhận được cái tưởng thức của chúng ta. Khi mà chúng ta nhận được tưởng thức hay hoặc là cái ý thức của chúng ta không khó khăn, cho nên thường thường người ta nói vọng tưởng (vọng tưởng là những niệm mà khởi lên ở trong đầu chúng ta), bây giờ chúng ta ngồi mà ức chế những cái vọng tưởng đó gọi là ức chế cái tưởng, chớ không phải ức chế cái ý thức của chúng ta đâu.
Còn ý thức của chúng ta đang biết hơi thở ra vô, đó là cái đối tượng của nó là ý thức, vì vậy mà cái ý thức của chúng ta dễ mất. Cái tưởng nó xen vô là ý thức của chúng ta mất liền. Cho nên chúng ta biết được cái phần nào hoạt động của cái người nào và cái trách nhiệm đó trong lúc đó nó là ai, chúng ta biết đó là ma hay hoặc là chính mình. Mà cái tưởng thức chúng ta đã nói là nó là ma thì tức nó phải ma thôi. Vì nó làm chúng ta đau khổ.
Bây giờ thì quý thầy đã nhận ra được cái nào là ý thức và cái nào là tưởng thức rồi. Thì bây giờ Thầy nhắc đến cái phần thứ 4 là cái hành thức. Hành thức thì nó dùng hành, nên ở đâu có hành là ở đó có sự hoạt động của nó. Bởi vì nó dùng cái hành mà. Nếu cái sắc nó hành động thì ngay đó là có nó. Quý thầy cứ suy ngẫm Thầy nói rất đúng không có sai. Bởi vì nó dùng cái hành. Nếu mà cái hành ở đâu có cái sắc hay cái tưởng ở đâu có thì ở đó nó sẽ sử dụng. Cho nên đến khi cái thức thức mà nó sử dụng cái hành thì ở chỗ cái thức thức nó sử dụng. Tức là cái thức thức nó hoạt động thì ngay đó thì nó mới có cái hành. Nghĩa là cái thức nó hoạt động thì ngay đó nó có hành thức liền tức khắc tại đó. Cho nên trong thức thức nó sử dụng thì tức là nó có cái hành. Cái hành đó thì ngay đó nó hướng tâm đến Tam minh thì nó thấy được nhiều đời nhiều kiếp nó đó.
Ở đây Thầy dạy quý thầy hiểu rõ được cái này để nắm được cái thân ngũ uẩn của chúng ta. Để biết để mà tránh ngũ ấm ma và Tẩu Hỏa Nhập Ma. Nó không có khó khăn gì hết, biết rõ rồi thì chúng ta sẽ không bị lầm lạc. Còn không biết rõ, bây giờ hầu hết số người tu thiền họ không biết rõ cái này, họ ngồi ở trong ma, họ ngồi trong thiền ma mà họ tưởng ngồi trong thiền chánh của họ. Bởi vì cái ma tưởng của chúng ta, ngồi đây hỷ lạc khinh an đó là ngồi trong ma. Cho nên cái sai là tại người không có hiểu mà dạy thiền mới đưa người ta đi đến chỗ chết, hoặc giả nó không tới, không tới là tại vì cái người đó chưa có nhiệt tâm tu pháp môn đó. Chớ còn người nào nhiệt tâm tu pháp môn nào đó mà người đó chưa rành các hoạt động của thân ngũ uẩn chúng ta thì người đó sẽ đưa những người khác đi vào chỗ chết. Hầu hết những người nhiệt tâm tu hành như thiền ông Tám hoặc thiền người này kia đó thì hầu như bị lạc vào, họ bị điên khùng đó, đó là trường hợp mà họ dùng tưởng quá nhiều và họ có sự nhiệt tâm tu hành. Còn cái người mà tu chơi chơi, tu sơ sơ thì họ không bị gì hết. Bởi vì họ tu cầm chừng thì không bị. Nhưng mà cái người quyết tâm tu thì bị. Cũng như người ta dùng như thế này, trên thân chúng ta thì do cái sự mà các nhà võ sỹ đạo, hoặc là nhà khinh công hoặc là nhà châm cứu người ta tìm những huyệt đạo trên thân để người ta giải trừ cái gì đó. Không biết mấy ông này cũng nghiên cứu ba cái đó, rồi nghiên cứu qua thiền rồi chuyển trên những cái huyệt đó để cho nó thông suốt cái này kia, không ngờ là mình tưởng ra những huyệt đó để thông suốt. Từ đó nó gây chúng ta có những cái trạng thái của tưởng, làm lệch lạc con đường tu chân chánh của đạo. Vì vậy mà khó có thể làm chủ sinh tử được.
Ở đây Thầy không thấy Phật dạy chúng ta phải khai triển huyệt này, khai triển huyệt kia mà cuối cùng thì Người làm chủ sanh tử hẳn hòi. Còn hầu hết là các nhà võ sĩ, khinh công hoặc là những nhà châm cứu y học thì họ tìm những cái đó để trị bệnh, điều đó là một cái điều Thầy thấy nó không đúng con đường thiền định của đạo Phật. Mà nó làm cho con người ta cứ nghiên cứu bên đây rồi lấy râu ông này cắm cằm bà kia, nó thành một cái pháp môn để rồi từ đó tu tập dẫn nhau đến điên khùng cùng nhau hết cả đám. Chớ chưa có một người nào lấy râu ông này cắm cằm bà kia mà thực hiện được đạo giải thoát làm chủ như đức Phật bao giờ? Trong cuộc đời chúng ta đã chứng kiến quá nhiều. Suốt gần sáu mươi mấy năm tuổi đời của Thầy, Thầy đã chứng kiến biết bao nhiêu người tu thiền định mà cũng chỉ vì những pháp môn không có người thực hiện được, chỉ tưởng ra rồi dẫn nhau mà đi trên con đường đó. Cho đến bây giờ chúng ta mới thấy được, tìm được một lối đi của đạo Phật chơn thật, thực hiện bằng ý thức, không phải bằng tưởng thức.
Bây giờ Thầy tiếp: như sắc hoạt động tại 6 căn thì hành thức hoạt động tại đó nên gọi là sắc hành. Nghĩa là bây giờ cái thân chúng ta hoạt động tại 6 căn chúng ta là mắt tai mũi miệng thân ý thì tại nơi đó chúng ta gọi là sắc hành.
Thọ hoạt động tại xúc thì hành thức hoạt động tại đó. Nghĩa là cái thọ mà nó tiếp xúc với đối tượng gì của nó thì cái hành thức nó sẽ hoạt động tại nơi đó. Nên gọi là thọ hành.
Tưởng hoạt động dùng tưởng, thì hành thức hoạt động tại nơi đó nên gọi là tưởng hành (Ở đây Thầy phân biệt từng cái, từng cặp một Thầy ghép lại để cho thấy sự hoạt động của thân chúng ta nó hoạt động từng cặp, hoặc hoạt động 3 cái hay 5 cái ở trong đó một lượt), gọi là tưởng hành.
Hành hoạt động tại hành, dùng hành nên gọi là hành hành.
Thức hoạt động tại thức, dùng hành nên gọi là thức hành.
Khi chúng ta hoạt động chung một việc trên thân ngũ uẩn, nghĩa là chúng ta làm chung một việc gì đó thì nó kết hợp câu hữu lại, với thọ thì gọi là sắc thọ. Nghĩa là cái cảm giác của chúng ta mà nó hoạt động kết hợp lại thì trong đó có hành có này kia đủ thì gọi là sắc thọ. Sắc kết hợp với tưởng thì gọi là sắc tưởng. Nghĩa là bây giờ cái sắc của chúng ta kết thọ, cái thân của chúng ta kết với cái cảm giác thì chúng ta thấy cái chân đau, thì đó gọi là sắc thọ. Còn nó kết với tưởng, cái sắc thì bây giờ chúng ta thấy hình ông Phật hiện ra trước mắt của chúng ta, mà không có ông Phật thì đó gọi là sắc tưởng.
Nếu mà nó kết hợp với hành thì gọi là sắc hành. Bây giờ thấy ông Phật ông đi, ông rờ tay trên đầu mình, ông xoa rồi ông ấn chứng cho mình một kiếp nữa sẽ thành Phật thì đó là sắc hành. Hoặc là cái sắc của chúng ta hành, nếu mà kết hợp với hành thì gọi là sắc hành. Như bây giờ chúng ta nó kết hợp với hành, thì cái tay chúng ta rờ đầu người nào đó, đó là nó kết hợp với hành thì gọi là sắc hành.
Nếu nó kết hợp với thức thì gọi là sắc thức, nếu nó kết hợp với cái thức của chúng ta, mà bây giờ chúng ta biết cái gì đó, thì cái đó ngay cái thân của chúng ta biết, thì cái đó gọi là sắc thức.
Thọ tưởng hành thức kết hợp từng cặp nhau cũng đều gọi như vậy.
Tóm lại,ở đây chúng ta chỉ nêu lên 3 cái thức, một là sắc thức, hai là tưởng thức và ba là thức thức. Đó là những điều quan trọng, nêu lên để chúng ta thấy còn những cái phần kia là cái phần câu hữu, kết hợp lại, nó bằng cách này bằng cách khác nó rất là vi tế ở trong đó. Chúng ta không phải là nhà duy thức học nên chúng ta không phân tích nhiều rườm rà và đồng thời nó cũng làm cho rối loạn. Cho nên Thầy chỉ nhắc sơ như vậy để chúng ta hiểu mà thôi chớ còn cái vấn đề đó chúng ta không cần quan trọng. Cần quan trọng là ở chỗ chúng ta tu tập làm sao mà để làm chủ sanh tử mà thôi.
Nhưng vì trường hợp xảy ra để chúng ta biết được thế giới siêu hình và cái ma mà nhập vào trong người chúng ta là do cái thức nào để chúng ta biết nó để mà chúng ta tránh trong thời gian tu tập thiền định, chúng ta biết được cái nào là tưởng thức, cái nào là sắc thức, cái nào là thức thức để chúng ta thực hiện cho đúng con đường thiền định mà thôi. Đó là cái ý ở trong cái bài này chớ không phải là giảng duy thức nói về 6 thức hoặc nói về tất cả những câu hữu, kết hợp của thân ngũ uẩn này bằng cách này bằng cách khác. Chia chẻ nó ra nhiều làm rối loạn thêm chứ không ích gì.
“Có 4 nguyên nhân đưa đến tu tập thất bại trong giáo pháp của Ta”.
Đây là lời đức Phật nói, như vậy là sau khi mà nói về vấn đề Tẩu Hỏa Nhập Ma, Thầy phân cho biết mấy cái thức, rồi đây là bài của Phật nói để chúng ta biết phải được như thế nào mà chúng ta tránh. Đây ông Phật cũng dạy chúng ta để chúng ta biết mà tránh chứ không phải riêng Thầy mà Thầy nói cái vấn đề này không.
- Một:Một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn và giáo giới của người cư sĩ mà vội vàng cùng nhau tu tập những điều chưa biết hay biết một cách lờ mờ, không rõ thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, và chưa thấu đạt pháp ăn củ rễ cây để sống mà vội vàng vào rừng thì những người này có sống được chăng?
Ông Phật ví dụ. Nghĩa là chúng ta chưa rõ cái giáo giới của Phật, pháp môn của Phật mà hiểu một cách lờ mờ chưa có chính xác rồi cùng nhau mà tu tập thì thử hỏi giống như là cái người mà ăn trái cây rụng, vô trong rừng lượm trái cây rụng để ăn, sống ở trong rừng, cũng như đi đào rễ cây củ trong rừng để ăn để sống, không cần ăn cơm nữa đó. Thì thử hỏi những người đó chưa có tập ăn như vậy, chưa bao giờ tập ăn lá cây, chưa bao giờ tập ăn trái cây rụng để sống, chưa bao giờ ăn củ để sống, ăn rễ cây để sống mà vội vào trong rừng mà ở thì những người này có chết không?
Nghĩa là trước khi chúng ta muốn sống ở trong rừng ăn trái cây rụng, củ rễ cây mà sống thì chúng ta phải tập và biết cái cây, cái củ nào, trái cây nào ăn được, trái cây nào ăn không được. Vô trong rừng đụng trái cây nào cũng ăn thì có điên không? Cho nên khi đó mình không biết mà đi vào rừng ở để không ăn cơm gạo thì người đó không bao giờ sống được. Cũng như một người chưa biết giáo pháp(BBT:CĐ,09B,E00:45:37), pháp môn, giáo giới của Phật như thế nào mà vội vàng tu tập thì cũng như những người đó. Đó là phần thứ nhất.
(BBT:CĐ,10A,B00:00:13)- Phần thứ 2:một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn giáo giới của Tỳ kheo mà vội vàng cùng nhau tu tập những điều chưa biết rõ hay biết một cách lờ mờ hoặc đầy ắp những kiến chấp 62 lập luận tà kiến trên mây xanh thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ rễ cây để sống mà vội vào rừng thì có sống được hay chăng?
Đó, đức Phật ví dụ, bây giờ đến giai đoạn thứ 2, người mới hiểu sơ sơ thôi, chưa biết rõ giáo pháp của Phật thế nào, nghe đạo Phật cái nhảy vô lo tu thôi. Người ta bảo niệm Phật thì mình cứ tu thôi không biết gì cứ niệm hoài, đó là một cách lờ mờ, không hiểu. Còn bây giờ những người này thì họ lại khác hơn, nhưng mà họ có những kiến chấp đầy ắp 62 lập luận, ở đây Phật nói 62 lập luận chớ nó còn nhiều nữa kìa. 62 lập luận tà kiến trên mây xanh, họ bị kiến chấp vào những lập luận đó thì phỏng chừng họ có giữ gìn giáo pháp và giới luật của Tỳ kheo được không?
Như người ta nói: thõng tay vào chợ, tự tại vô ngại, đói ăn khát uống mệt ngủ. Thì như vậy cái giới luật của Phật họ nghe chấp vào tà kiến như vậy thì họ còn giữ được giới luật của Phật không? Đói thì mình ăn, khát thì mình uống là giải thoát rồi, còn gì nữa? Cho nên do cái chỗ chấp tà kiến như vậy để đưa người căn cơ còn thấp kém đi lên chỗ giải thoát được, thì họ bị tà kiến đó thì làm sao họ thực hiện được. Cho nên họ phải như người ăn trái cây rụng mà chưa quen mà vào rừng sống thì đâu có sống được. Đó là phần thứ hai.
- Phần thứ 3:một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn và giới luật của Ta mà vội vàng cùng nhau nhen nhúm lửa tại cuối làng hay cuối xóm để mọi người đến chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng, củ rễ cây để sống mà vội vàng vào rừng sống thì có sống được chăng?
Đó đức Phật ví dụ. Bây giờ mình chưa có tu học gì được hết, mà mình nghe hiểu hiểu được một số giáo lý nào đó. Bắt đầu đi ra cất chùa, nhen nhúm tại ngă 3 ngă 4 nào đó, cái chùa cái miễu đó để cho mọi người đến chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường thì như vậy là giống như người ăn trái cây rụng mà chưa biết cách ăn trái cây rụng ở trong rừng như thế nào, để rồi sống ở trong rừng thử nghĩ người đó có chết hay không?
Tội lỗi tày trời, đọa địa ngục chứ đâu còn nữa.Đó là phần trong kinh điển Phật cảnh giác cho chúng ta rất là lớn, rất là vĩ đại. Chưa gì hết mà lo dạy đạo đó, đó là cái phần này đó.
- Phần thứ 4:một vị thầy và học trò chưa thấu đạt sự thành tựu pháp môn và giới luật của Ta mà vội vàng cùng nhau xây dựng một ngôi nhà tại ngã tư đường với lời nguyện: từ bốn phương nếu có tu sĩ hay cư sĩ nào lại thì ta sẽ cúng dường pháp tùy theo khả năng, tùy theo sức của họ thì cũng giống như người chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng, rễ cây, củ để sống mà vội vàng vào rừng.
Đó thì đức Phật đã xác định cho chúng ta. Khi chúng ta tu chưa có tới đâu, chưa có thành tựu mà vội cất chùa lớn để nhận người. Rồi đem cái pháp mà chúng ta chưa thành tựu đó mà dạy người thì cũng giống như người ăn trái cây rụng mà chưa có tập ăn trái cây rụng để sống trong rừng, mà vào rừng lượm trái cây rụng mà ăn thì người này chỉ có ăn trái cây mà chết mà thôi. Chưa biết trái cây nào mà ăn sống, chưa biết trái cây nào mà ăn điên cho nên vô đó thấy trái cây rụng cứ lượm ăn thì kể như là chết. Vì vậy mà không phải chết một người mà chết bao nhiêu người.
Ở đây trong kinh Phật: từ 4 phương nếu có tu sĩ hay cư sĩ nào lại thì ta sẽ cúng dường, nghĩa là giúp cơm giúp gạo cho họ ăn đó. Nghĩa là như quý thầy về đây mà Thầy không rành thì đó là hình ảnh của Thầy đó. Dạy quý thầy bằng cách tùy pháp theo khả năng của mọi người, dạy ai nghe cũng hay hết, cũng thấu hết nhưng mà rồi tới chừng nó điên rồi, Thầy thí dụ như thầy Thiện Thuận ở đây mà đêm đó thầy điên luôn thì thử hỏi có phải Thầy là người không thông không hiểu pháp không? Nghĩa là không thông hiểu thì thầy Thiện Thuận phải tiêu rồi. Đâu làm sao mà giải trừ được. Đó thì quý thầy đặt thành vấn đề như ở trong đây một quý thầy nào mở cái chùa đi, rồi nhận chúng đi, theo kinh sách dạy đi, gặp trường hợp thầy Thiện Thuận thì chỉ còn có nước đem nhà thương điên chứ có làm gì hơn.
Quý thầy hiểu điều đó, điều rất quan trọng. Sinh mạng của người ta mà mình coi như là lông hồng à?
Mình lấy cái đó để mình kinh doanh, để cho mình làm giàu cá nhân mình, cho nổi tiếng nổi danh lên. Nhưng sự thật mình giết người mình đâu biết. Các thầy phải thấy được điều quan trọng, sinh mạng của người ta lớn lắm chứ đâu phải nhỏ. Đời sống của người ta phải lợi ích cho xã hội, lợi ích cho họ. Thế mà họ phải khép chặt, họ bỏ hết công ăn việc làm, bỏ cả vợ con, họ vào đây. Cuối cùng cuộc đời họ làm được cái gì? Ương ương gàn gàn chớ có làm được cái gì? Cho nên kinh điển của Phật dạy rất đầy đủ, tại sao người ta không đọc cái này mà người ta giảng cho mọi người biết. Tại vì người ta sợ quá.
Đó là 4 phần mà đức Phật đã xác định trong một bài kinh. Thầy thấy quá tuyệt vời. Để nhắc chúng ta khi làm thầy là chúng ta phải đạt được, cho nên khi Thầy ra thất Thầy thấy sự làm chủ của Thầy rất rõ. Thầy muốn đi hồi nào Thầy đi được, Thầy điều khiển được thân Thầy mà. Cho nên Thầy mới về Thầy bàn với Hòa thượng để Hòa thượng trắc nghiệm. Trên cái sự trắc nghiệm như thế nào? Nghĩa là trắc nghiệm qua sự nhập định của Thầy để xem Thầy có làm chủ được không? Nhưng mà Hòa thượng lờ qua chuyện đó, Hòa thượng lại hỏi qua những công án. Những công án đó làm sao mà Thầy không biết, Thầy biết cả tâm niệm của Hòa thượng nữa chứ đâu phải là biết công án đó không. Cho nên đối với vấn đề đó là vấn đề quá rõ ràng không thể nào mà không biết được. Nhưng ở đây mình phải thấy được trách nhiệm dẫn người đi có được hay là không, hay là phí cuộc đời người ta.
Vì vậy mà hôm nay tại sao Thầy tuyên bố ẩn bóng? Tại vì Thầy thấy quý thầy đến tu với Thầy mà không bỏ cuộc đời, không đoạn dứt cho nên Thầy bỏ Thầy đi. Chớ nếu quý thầy mà hoàn toàn người nào đến đây với Thầy mà đứt đoạn hết cuộc đời, trắng như vỏ ốc thì Thầy hoàn toàn Thầy ở đây dạy. Sau thời gian Thầy đã chứng nghiệm hai khóa rồi Thầy thấy hoàn toàn là ương ương gàn gàn, đời không chịu bỏ mà đạo thì muốn tu. Làm sao mà Thầy dẫn đi được, cho nên Thầy phải ẩn bóng mà thôi. Là Thầy còn thương đời đó, chớ còn không Thầy nhập diệt.
Đến đây quý thầy đã biết con đường của Đạo Phật thực tế và cụ thể giải thoát cho con người. Không còn mơ hồ, huyền bí mà chỉ có tu sai không đúng pháp của Phật thì mỗi ngày tâm dục, tâm sân càng to lớn và thiền định thì dễ lọt vào tà thiền khiến con người rối loạn, cơ thể mất trí trở thành điên khùng hoặc ông lên bà xuống, ợ ngáp, xưng ông này bà kia. Thật sự là do dùng tưởng ức chế tâm quá mạnh, làm cho cơ thể rối loạn thần kinh.
Cho nên muốn tu hành giải thoát theo đạo Phật thì quý thầy phải chọn một bậc minh sư, giới đức thanh tịnh, thiền định sâu mầu, trí tuệ bao la, sống ẩn bóng nơi rừng xa, lánh danh lợi và sự cung kính tôn trọng của thế nhân. Lời Người dạy là thước vàng khuôn ngọc, tức là lời đức Phật đã nói: một người tu sĩ mà khi có danh có lợi thì nên tránh sự danh lợi, cung kính đó đi. Cho nên lời đức Phật dạy Thầy thấy là khuôn vàng thước ngọc cho một bậc chân tu. Lời Phật dạy là thước ngọc khuôn vàng phải tuân theo, tu tập và sống cho đúng đời sống phạm hạnh của người tu sĩ thì con đường tu tập của đạo Phật không còn khó khăn vì nó có nhiều phương cách tu tập, trau dồi, dứt bỏ mọi tâm niệm uế trược, bất thiện, tham sân si mạn nghi để được tâm trong sạch thanh tịnh, không chướng ngại trước các pháp nào. Nhờ tâm được thanh tịnh như vậy nó mới chỉ được các hành trong thân, làm chủ sống chết. Từ nơi đó nó mới phát xuất trí tuệ vô lậu, chặt đứt mầm tái sanh luân hồi. Như thế sanh đã tận, phạm hạnh mới xong, những việc làm đã làm xong, không trở lui trạng thái này nữa. Tức là không trở về với sự sống chết của con người nữa. Nghĩa là chấm dứt một đời này mà thôi.
Bây giờ quý thầy đã hiểu Tẩu Hỏa Nhập Ma là thế nào rồi và biết cách để giữ thân tâm của mình lúc tịnh chỉ các hành mà không bị rối loạn cơ thể, tức là không bị ma nhập, tu theo pháp môn của đạo Phật không bao giờ bị ma nhập mà khởi ý muốn làm gì được nấy như trong Tứ Như Ý Túc Phật đã dạy. Để đến chừng Thầy dạy thiền, Thầy sẽ dạy quý thầy tu tập Tứ Như Ý Túc, còn bây giờ Thầy dạy quý thầy trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm.
Để tóm lược lại bài Hỏa Tẩu Nhập Ma,Thầy thấy điều mà quan trọng của quý thầy, cái thứ nhất là quý thầy sẽ nhận được cái ma tưởng của quý thầy ở thời gian nào. Như Thầy đã nói hồi nãy, nó ở thời gian quá khứ, cái ma tưởng nó nhập vô, là ở trong thời gian quá khứ và thời gian vị lai. Còn thời gian hiện tại là hoàn toàn là ý thức, không có tưởng vô đó được. Nghĩa là tưởng không hoạt động trong hiện tại được. Đó là điều kiện thứ nhất.
Điều kiện thứ hai là vì mình tu hơi thở, mà hơi thở là đối tượng của ý thức.Nhưng hơi thở có nhiều cấp độ chậm nhẹ, hoặc là có sự nối đuôi, hoặc là có sự lặn mất đi hoặc là có cảm giác hơi thở nghe nó khinh an. Đó là những cái theo hơi thở mà chúng ta biết được. Hơi thở hoàn toàn thanh thản, thanh tịnh, thì đó là hơi thở đúng của ý thức. Mà hơi thở có những trạng thái nào làm cho chúng ta thích thích ở trong đó, là cái tưởng đó. Bởi vì cái tưởng, chẳng hạn bây giờ Thầy ví dụ cho thấy rõ: mình chưa có ăn món đồ ăn đó mà mình nghe người ta nói ngon thì tức là mình tưởng ngon rồi. Đó là cái tưởng của mình đó, tưởng về đồ ăn. Ở đây thì mình thấy có sự thích ở trong hơi thở của mình, cái trạng thái khinh an thích thích, nó làm cho chúng ta thấy nó do đó chúng ta khởi ra cái đó là thiền định hoặc là này kia. Lúc bấy giờ không có vọng tưởng đâu vì có vọng tưởng thì nó không có cái trạng thái đó nhiều đâu. Nhưng mà cái người hết vọng tưởng rồi, hết tầm rồi thì cái đó nó xảy ra nhiều lắm. Vì khi mà hết tầm, tức là hết cái vọng cái tưởng tạp nạp, kêu là hết cái tưởng tạp nạp, thì cái tưởng kia nó mới xuất hiện ra được. Còn nó tạp nạp nó cứ khởi nghĩ này kia thì chắc chắn cái tưởng đó nó không có, cái tưởng kia nó không xen vô được. Mà chính chúng ta thấy được như vậy là chúng ta biết. Bây giờ ngồi đây vọng tưởng khởi nghĩ thì chúng ta biết tưởng. Nó tưởng về cái gì? Quá khứ và vị lai. Thì đó là chúng ta biết ma. Kế đó là chúng ta nghe hơi thở hoặc là cái ǵ trong thân chúng ta, hoạt động trong thân chúng ta hay thân chúng ta nhúc nhích nhúc nhích mà chúng ta nghe nó an lạc th́ đó là tưởng rồi. Cái đó gọi là hành tưởng đó. Nó bắt cái thân chúng ta nhúc nhích nhúc nhích. Hoặc là chúng ta chưa nhúc nhích mà cảm giác cái nhúc nhích của nó mà nghe có sự an lạc ở trong đó thì cái đó là hành tưởng rồi. Vì vậy cũng là ma tưởng nhập rồi đó.
Tất cả những hành động nào trong thân chúng ta mà có sự thích thú thì điều đó là sai đạo.Mà sai đạo tức là ma. Hôm nay Thầy tóm lại để quý thầy ngồi tu mà nhận ra được cái này thì mau mau chúng ta trở về hơi thở mà ổn định bình thường để lấy lại sự bình thường rồi bắt đầu tiếp tục đi nữa thì tưởng mất. Có vậy thôi. Không có trở về cái hơi thở nào được hết mà phải trở về hơi thở bình thường vì đó là trạng thái sống của ý thức chúng ta hằng ngày. Còn bây giờ chúng ta trở về hơi thở chậm nhẹ coi chừng tưởng nó thêm nữa. Quý thầy phải hiểu điều đó, chỉ có trở về hơi thở bình thường là bây giờ hơi thở 3 giây hay 4 giây thì quý thầy cứ trở về hơi thở đó. Cho nên cái cơ bản mà Thầy dạy cho các thầy là phải nắm cho được cái hơi thở bình thường. Dù một năm, hai năm cũng phải tập cho được. Để khi mà gặp trường hợp đó chúng ta trở về hơi thở bình thường thì cơ thể chúng ta hoạt động trở lại bình thường rồi thì không có ma nhập nữa. Cũng như bây giờ mình đang ngồi thở bình thường thì có con ma nào nhập được mình không? Phải không? Các con hiểu điều đó. Cho nên phải hiểu được chỗ này thì chúng ta mới không sợ ngũ ấm ma, không có sợ Hỏa Tẩu Nhập Ma nữa.
Đến đây Thầy xin dứt để chúng ta chuyển qua một bài khác để khỏi mất nhiều thời giờ, còn có 2 tháng nữa mà giáo án thì còn dài.
TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Bây giờ thì Thầy sẽ tiếp tục Thầy dạy quý thầy trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm. Tại sao phải trau dồi nó đây? Đây là một vấn đề mà có Chánh Đức hỏi Thầy, "Thầy cho con cái địa danh mà chưa cho con cái địa chỉ, địa danh thì chúng con biết rồi, nhưng mà địa chỉ chưa có thì làm sao chúng con tới nhà được". Cho nên ở đây bắt đầu chúng ta làm người cư sĩ, ở trong giai đoạn 1 mà, khi mà chúng ta thông hiểu được Phật pháp rồi, thông hiểu được những cái giáo pháp mà Phật dạy cho người cư sĩ phải tu cái gì. Thì bây giờ các con hiểu cái gì rồi? Các thầy hiểu cái gì? Thập Thiện, phải không? Thầy đã giảng Thập Thiện rồi thì đó là mình hiểu rồi. Nhưng mà các con chưa có trau dồi, chưa có tu tập gì được đâu. Nghe nói Thập Thiện vậy, nghĩa là thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, v.v.. nhưng mà các con chưa có làm được đâu. Nghe thì hiểu chứ chưa có làm được đâu. Bây giờ trau dồi nè, để mà làm cho được nè, đây là vấn đề quan trọng nè, mà đây là cái địa chỉ để cho các con đi tới cái nhà đó. Bởi vậy, Thầy dạy đâu nó có cái cách thức chứ không thể nào mà không mà nhào vô được một cái rột để mà chứng thành đạo quả Bồ đề được đâu liền, mà phải đi từng chút. Cái tâm của chúng ta bây giờ là cái tâm tham - sân - si, mà không trau dồi nó làm sao nó hết tham - sân - si. Mà phải trau dồi cái gì? Đâu phải hằng ngày mình nhắc nó hết tham, sân, si, rồi nó hết sao? Chưa đâu. Mình phải trau dồi cái gì để đối trị nó chứ. Cho nên Phật nói tâm từ đối trị sân mà, mà mình muốn hết sân thì mình phải trau dồi cái từ trước chứ. Còn giờ tâm chưa có từ mà lúc nào cũng nói để mà không sân thì chắc chắn người đó chưa bao giờ có được. Nhưng mà muốn trau dồi cái lòng từ của chúng ta thì phải trau dồi như thế nào? Chứ đâu phải bảo nó "tâm từ", "tâm từ", "tâm từ" được sao? Không có được đâu. Cho nên vì vậy mà ở đây chúng ta phải hiểu trước nó.
Trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm
Tâm có một giá trị hay không là do ở chỗ rộng hẹp của nó. Muốn tâm có giá trị thì phải trau dồi, tập sống được như tâm Phật, tâm thương chúng sanh rộng lớn vô bờ, vô biên.
Đó, mình phải tập sao cái tâm của mình rộng lớn được như vậy, trau dồi cho nó rộng lớn được như vậy thì mình mới thấy cái chỗ dứt ác, mà thể hiện thiện thì mới có thể được, mà tâm mà không thương yêu chúng sanh thì khó mà có thể dứt ác được. Bởi vì lúc người ta chửi mình ấy, thì đâu phải như một con vật bình thường kia hoặc là người bình thường kia cho nên chúng ta thấy thương dễ. Lúc mà người ta chửi mình chưa chắc đã là thương được. Nhưng tại sao mà người ta tu tập cái lòng từ đó, mà khi người khác chửi mình, mình thương họ được. Thì cái đó mới là đối trị được cái tâm sân. Cho nên chúng ta sẽ lần lượt, chúng ta sẽ trau dồi được thân tâm chúng ta bằng cách nào cho đúng pháp. Chứ không biết ấy, hầu hết là quý thầy cũng học Tứ Vô Lượng Tâm nhưng không biết cách thức trau dồi, cho nên tới bây giờ tâm từ của quý thầy có nói có thương không? Chắc chắn là tui đã biết nó như vậy, nhưng bây giờ chưa chắc tui đã thương khi mà người ta chửi tui. Đó, Thầy nói như vậy để quý thầy suy ngẫm lại cái con đường mà Thầy dẫn dắt quý thầy phải tập luyện từng chút. Tu là phải chịu khó tập luyện chứ đâu phải tu mà Thầy nói ran cổ họng Thầy nhưng mà quý thầy nghe rồi về để chơi thì chắc chắn là Thầy mệt mỏi quá. Nói để cho quý thầy về mà rèn luyện, trui luyện từng chút cái tâm của mình, để cho nó được từ, được bi, được hỷ, được xả. Thì như vậy nó mới lợi ích cho quý thầy, nó mới giải thoát. Còn nếu mà Thầy nói để quý thầy mà nghe chơi thì thiệt là mệt mỏi cho Thầy. Cho nên Thầy thấy quá khó. Chớ không phải biết ai là người nghe Thầy, ai là người không nghe, mà nghe để chơi cho nên cái đó là cái mệt mỏi.
Như Phật đã dạy, khi vào với đạo Phật, điều tiên quyết quý thầy phải thông hiểu. Đó thì như Thầy đã đem một số điều thông hiểu cho quý thầy rồi đó, những cái bài giảng trước là đem cho sự thông hiểu đó, chứ chưa phải là sự tu tập. Cho nên Chánh Đức nói câu nói rất rõ ràng: "Thầy cho con cái địa danh, chứ chưa cho con cái địa chỉ". Đúng vậy! Mình phải thông hiểu tức là mình phải thông hiểu cái tỉnh đó, nơi đó ra sao, cái địa danh đó như thế nào, thế nào... Mình phải thông hiểu tổng quát nó hết đi, rồi bây giờ bắt đầu cho địa chỉ để đến cái nhà đó. Đó, thì như vậy là một cái điều mà Thầy đã mở ra một cái vòng để cho thông hiểu đó, rồi tới đây chúng ta sẽ trau dồi, thì tức là cái địa chỉ để chúng ta đến nhà. Đây là cái bắt đầu để nhìn vào cái địa chỉ chúng ta đi, sau đó phải trau dồi, rồi tu tập và đoạn dứt. Đó, lần lượt, khi đó rồi trau dồi, rồi tiếp tục tu tập, rồi mới đoạn dứt nó.
Bây giờ quý thầy phải thông hiểu Tứ Vô Lượng Tâm như thế nào? Bây giờ mình nghe nói Tứ Vô Lượng Tâm, mình không biết tên họ nó là gì hết, không biết nó là sao hết, mình không hiểu nó là cái gì nữa thì như vậy là chỉ cái danh từ suông thôi. Cho nên mình cần phải hiểu thêm nó.
Tứ là bốn, Vô Lượng Tâm là bốn tâm rộng lớn mênh mông, phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể lường, tính được. Đó là tứ vô lượng tâm, là cái nghĩa của nó, là cái tâm rộng lớn phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể tính lường được chỗ nào hết, nghĩa là vô bờ bến. Vô Lượng Tâm là tâm vô cùng rộng lớn, thoátra khỏi mọi sự ràng buộc các dây mơ rễ má của mọi tâm lý tình cảm, thương ghét, giận hờn, tị hiềm, kiêu căng, nghi ngờ, ngã mạn của phàm phu, phá vỡ tà kiến, thân kiến, chấp kiến trước mọi trí tuệ mê mờ, lầm lạc.Đó là cái tâm nó như vậy đó. Nó làm cho chúng ta, cái thứ nhất là chúng ta hiểu nó rộng lớn mênh mông; cái thứ hai, nó rộng lớn mà thoát ra ngoài những sự ràng buộc của những sự trói buộc tình cảm của chúng ta, rồi nó thoát ra ngoài những thương ghét giận hờn, tỵ hiềm, kiêu căng, ngã mạn, mà nó còn thoát ra ngoài những tà kiến, thân kiến, chấp kiến trước mọi trí tuệ mê mờ, lầm lạc. Đó, chúng ta trau dồi nó, để mà chúng ta thấy được, chúng ta thoát ra được, cho nên nó rộng lớn như vậy, nó phải phủ trùm hết, nó phải hiểu biết, nó rộng lớn cho nên không có một tà kiến, không có một tình cảm nào mà có thể xen vào Tứ Vô Lượng Tâm này được. Chứ không phải là chúng ta tu Tứ Vô Lượng Tâm mà chúng ta hiểu một cách cạn cợt thì chúng ta làm sao mà rộng lớn được như vậy. Cho nên chúng ta càng trau dồi nó, càng ngày càng trau dồi nó thì nó càng rộng lớn và càng rộng lớn thì sự hiểu biết của chúng ta càng rộng lớn. Cho nên từ đó mà chúng ta mới thực hiện được cái tâm vô ngã, chứ đâu phải là dễ. Nếu không có bốn cái tâm này Từ - Bi - Hỉ - Xả, khó mà chúng ta thực hiện được tâm vô ngã.
Vô Lượng Tâm còn có nghĩa là đẳng tâm, là tâm b́nh đẳng. Tâm này tự nhiên, không so đo, cao thấp, hơn kém, phổ biến, ban rải mọi nơi, mọi chỗ, không giới hạn.Nghĩa là cái tâm bình đẳng, không có thấy người đó hơn mình, không có thấy mình hơn người đó, người nào cũng bình đẳng hết, từ con vật nhỏ tí ti cũng bình đẳng với mình, nghĩa là xem nó như mình chớ không thấy nó là con vật nhỏ. Còn chúng ta hở ra chút thì thấy có lớn, có nhỏ, đối xử với nhau nghe có khác lạ. Thấy con kiến thì mình đối xử như một con vật, chớ còn cái người mà tâm vô lượng này thì họ đối xử con vật như chính đối xử với một con người khác. Đó là những cái định nghĩa để chúng ta thấy được cái tâm vô lượng nó rộng lớn như vậy, nó vượt thoát mọi tà kiến, chớ không phải hẹp hòi ở trong chữ ban rải đối với chúng ta thương yêu một cách cạn cợt. Khi mà hiểu biết được như vậy ấy, thì chúng ta hãy cố gắng mà trau dồi nó, làm cho nó được rộng lớn như vậy.
Do trau dồi tâm bình đẳng này làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh thoát khổ, nên tâm này có công năng mang đến cho con người vô lượng phước báu. Nghĩa là trau dồi cái tâm bình đẳng này thì không bao giờ làm phiền lòng người nào hết, bởi vì mình biết ai cũng như mình hết, mình biết ai cũng thọ khổ, ai cũng như mình hết cho nên trước cái khổ của họ thì mình dùng tâm bi liền tức khắc. Người ta đang tức giận mình, thì ngay đó là tâm bi mình phải thực hiện liền. Như Thầy đã dạy, tâm từ là khi người ta bình thường, người ta không giận, không hờn gì hết thì tâm từ của mình đối xử mọi người rất là kính trọng họ, rất là cung kính họ, luôn luôn không bao giờ nói một lời nặng với họ, đó là tâm từ. Còn tâm bi, khi thấy người ta giận thì ngay đó là biết người ta khổ, do đó mình thực hiện tâm bi là trước cái khổ của người khác, một người đang bị bệnh, một người đang bị tai nạn thì mình mới dùng tâm bi. Tới cái chỗ đó Thầy sẽ dạy rất kĩ cho quý thầy thấy để mà chúng ta trau dồi tâm bi như thế nào, mà tâm từ như thế nào.
Mà nếu cái tâm Tứ Vô Lượng Tâm này, cái tâm bình đẳng này mà chúng ta đã trau dồi được nó thì cái thế giới này, cái con người này là hưởng hạnh phúc, an vui, thanh bình, không bao giờ mà có chiến tranh, có giặc giã nữa hết. Bởi vì, chúng ta từ con vật mà chúng ta còn biết thương y như mình thì thử hỏi con người làm sao chúng ta không thương hơn? Con người đã thông cảm nhau những nỗi khổ của nhau trong cuộc sống, có đâu mà lại tranh giành giết nhau. Cho nên cái tâm từ nó biến chúng ta trở thành một con người chung của mỗi con người.
Bốn tâm vô lượng này không những làm lợi ích cho chúng sanh an lành, hạnh phúc mà còn ban rải cho mọi nhà, mọi nước và cả thế giới trật tự, an ninh, thanh bình, không chiến tranh. Vô lượng ở đây quý thầy phải hiểu nghĩa của nó bao hàm nhiều nghĩa. Nghĩa chữ vô lượng ở đây nó bao hàm nhiều cái nghĩa của nó chứ không phải như hồi nãy Thầy nói tổng quát, chung chung để cho quý thầy thấy cái vô lượng của nó. Nhưng ở đây chúng ta phải phân ra, chúng ta thấy được nó có mấy cái nghĩa của nó ở trong cái bao hàm đó.
1. Vô lượng nhân lành: nóđem lại cái nhân lành cho mọi người, nó không làm cho mọi người đem cái nhân ác. Chẳng hạn một người chửi Thầy, Thầy nhịn, Thầy nhẫn, Thầy không bao giờ chửi lại họ, mà Thầy còn xuống nước Thầy năn nỉ họ, làm cho họ mát lòng, mát dạ, tức là gieo cái nhân lành cho họ, họ không còn chửi Thầy nữa. Đó là vô lượng nhân lành, còn chúng ta thấy người ta chửi mình thì mình chửi lại đó, đó là cái nhân ác, nó tiếp tục cái nhân ác nữa.
2. Vô lượng quả đẹp: Nghĩa làluôn luôn nó đem đến cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn đẹp đẽ, không bao giờ có sự phiền toái trong đó, cho nên gọi là vô lượng quả đẹp, đến đâu thì nó đem cái đẹp đẽ đến đó, cái an vui đến đó.
3. Vô lượng chúng sanh: đối với chúng sanh nào cũng được an lành, cũng được đẹp đẽ hết chứ không phải có con người không, mà có cả con loài vật. Thầy ví dụ, như chúng ta mà có những cáiy áo mà bị một bầy kiến vào, thì lúc bấy giờ chúng ta thực hiện tâm từ thì không bao giờ mà chúng ta hề hấn đến cái sinh mạng của con vật. Chúng ta nghĩ tiếc bộ quần áo, y áo của mình, đem mà đập, giũ biết bao nhiêu là con vật chết? Như vậy là quý thầy có trau dồi tâm từ ở đâu? Loài vật nó đâu biết, trời mưa, trời gió nó mới vô đó để mà nó nằm, nó ẩn núp, ẩn mưa, ẩn gió, ẩn lạnh. Chúng ta không có thương, không nghĩ đến cảnh khổ, bây giờ giả dụ như mình ở ngoài trời kia, mà trời mưa trời gió chúng ta có chịu nổi không? Thì con kiến nó nhỏ nhít hơn, nó lạnh lẽo mà nó trốn, nó sợ nước trôi nó chết đi, nó quá sợ nó bu vô nhà chúng ta. Thì chúng ta có sợ nó thì chúng ta tìm cách ngăn ngừa nó trước đi, nó không vô nó đi chỗ khác nó lánh thân nó, đằng này để cho nó bò ngập nhà mình lên rồi bắt đầu mà quét, mà đùa, mà hốt, mà đốt, mà giải thì thử hỏi tâm từ của chúng ta chỗ nào, như vậy có đau khổ chúng sanh không? Như vậy là không có vô lượng chúng sanh được.
4. Vô lượng thế giới:nghĩa là tất cả thế giới, không phải trong cái thế giới của chúng ta không mà cả thế giới trùng trùng điệp điệp trên không gian này, thế giới nào chúng ta cũng phủ trùm hết.
5. Vô lượng đời kiếp: nghĩa là từ kiếp này đến kiếp khác, tức là vô lượng thế giới - nói về không gian, mà vô lượng đời kiếp nói về thời gian. Nghĩa là kiếp nào, đời nào nó cũng đẹp đẽ, cũng tốt đẹp, đem đến cho mọi người, mọi sinh vật ở trên thế giới này đều được an lành, đều được tốt.
Đó là năm cái điều kiện mà nó bao hàm cái nghĩa của nó, rộng đẹp như vậy.
2. Thành phần và hành tướng của Tứ vô lượng tâm
Bây giờ Thầy nói về thành phần của bốn cái tâm vô lượng này. Thành phần và hành tướng của bốn tâm vô lượng là:
1. Từ vô lượng
2. Bi vô lượng
3. Hỷ vô lượng
4. Xả vô lượng
2.1. Trau dồi tâm Từ vô lượng
Tứ vô lượng tâm là gì? Tứ vô lượng tâm là lòng mến thương của chúng ta vô cùng vô tận đối với tất cả chúng sanh, từ cây cỏ thảo mộc cho đến loài động vật, dù con vật hung dữ chúng ta cũng ban rải lòng từ, tránh vô tình gây đau khổ cho chúng sanh; thương mến, đem lại cho chúng sanh cái vui chân thật, cái vui mà do chính lòng từ mang đến, làm cho vạn vật vui mừng, cỏ cây tươi tốt, trong đó có mình.
Thì ở đây Thầy giới thiệu về Tứ Vô Lượng Tâm là nó gần gũi, hồi nãy thì nó bao la mênh mông, lần lần nó đi gần tới cái chỗ hạn hẹp, gần chúng ta thì chúng ta phải thấy cái lòng thương của chúng ta như thế nào. Đây là cái phần mà nó hạn hẹp đối với cỏ cây, cho nên đức Phật đi không có đạp lên cỏ nữa, đó là cái hành của Phật ngày xưa, thân hành của Phật đi không có giẫm đạp lên cỏ, tránh cỏ sợ nó bị giẫm đạp nó dập, nó héo úa mà thương xót nó đến như vậy. Đó là cái loài thảo mộc, còn chúng ta thì không như vậy. Cho nên ông Phật ông chấp nhận là theo đạo ổng thì lấy cái nghề đi xin ăn, không có làm hại một con vật, một cái cây cỏ nào hết. Còn chúng ta thì đụng đâu bứt bỏ hết, nghĩa là bứt đầu nó hết, nhổ luôn cả rễ nữa chứ đừng nói. Còn ông Phật thì không dám đạp lên, còn chúng ta thì đạp bừa lên hết, chỉ miễn là mình sạch sẽ thôi. Thật sự ra thì mình nghĩ rằng mình tu tập chứ chưa giống ông Phật chút nào hết, mình còn xa ông Phật lắm. Ông Phật tổ chức giáo đoàn của ông ta cũng vậy, khuyên lơn đừng có thế, thậm chí món ăn thừa thì ông cũng không có cho bỏ ở trên cỏ nữa, sợ cỏ nó vì cái chất mặn sẽ héo úa nó đi, bỏ ngoài đất trống thì đủ biết lòng từ của đức Phật như thế nào rồi. Do theo đạo Phật, thì chúng ta hãy cố gắng mà thực hiện cái Tứ Vô Lượng Tâm này.
Trong đời sống chúng ta có hai cái vui. Nói về lòng từ thì chúng ta phải phân biệt được cái vui này. Trong đời sống chúng ta có hai cái vui:
1. Cái vui bền bỉ chân thật.
2. Cái vui ngắn ngủi, giả tạm.
Như Phật đã dạy, là làm sao cho người vui mà mình vui và tất cả sanh linh, cỏ cây đều vui tươi. Đó là cái vui lâu dài, chân thật. Đó là cái tâm lòng từ, bi, hỷ, xả của chúng ta ban rải khắp muôn loài vạn vật. Cái vui đó bền bỉ, không bao giờ biến hoại, dù trước bất cứ cảnh nào nó cũng ban lòng từ rải khắp nơi. Vì thế mà sự vui kia mới được lâu dài. Đó thì hôm nay quý thầy nhận ra được cái vui mà cái vui lâu dài và cái vui không lâu dài. Rồi đây cái vui không lâu dài thì các thầy chắc tưởng tượng ra cũng được rồi. Thầy chưa giải thích nhưng chúng ta cũng sẽ hiểu được rồi chớ không khó gì. Nhưng đến đây Thầy xin ngừng lại.
Bây giờ Thầy tiếp tục cái bài học vừa rồi là Tứ Vô Lượng Tâm. Trong đời sống của chúng ta có hai cái vui. Cái vui thứ nhất là cái vui bền bỉ chân thật. Và cái vui thứ hai là cái vui ngắn ngủi giả tạm. Như Phật đã dạy là làm sao cho người vui mình vui và tất cả chúng sanh cỏ cây đều vui tươi. Đó là cái vui lâu dài chân thật. Đó là cái tâm từ bi hỷ xả của chính chúng ta ban rải khắp muôn loài vạn vật. Cái vui đó là cái vui bền bỉ lâu dài không bao giờ biến hoại, dù trước bất cứ cảnh nào nó cũng ban lòng từ rải khắp nơi. Vì thế mà sự vui kia mới lâu dài.
Còn cái vui ngắn ngủi, giả tạm, là cái vui ấy còn bị phiền não chi phối, khi tham sân si mạn nghi đòi hỏi được thì thỏa mãn, thì vui, còn ngược lại là buồn khổ. Cái vui này là vui theo dục lạc, được thì vui, mất thì buồn. Như chúng ta đã biết, dục lạc không bao giờ có thể thỏa mãn được hoàn toàn. Phật dạy:Kẻ ngu si, vô minh mới chạy theo vui dục lạc, nó là thứ dục lạc ảo giác, đâu có thật, chỉ có người trí mới biết mà thôi. Bởi vậy, cả hai lộ trình của Đạo Phật mà Thầy đã dẫn dắt chỉ cho các thầy biết để tu tập trên hai lộ trình này và tìm cái vui chân thật, nơi đó bền lâu, thoát ra ngoài vòng phiền não tham, sân, si, mạn, nghi và không bị dục lạc chi phối. Nó không ồn náo sôi nổi, ầm ĩ. Nó nhẹ nhàng, thầm lặng như một bóng, một hình trong cái vui của cảnh giới siêu phàm giải thoát nhưng lại hòa mình trong vạn hữu của vũ trụ. Cái vui bất tuyệt của vạn pháp, cô đơn mà lại không cô đơn.
Thì ở đây, quý thầy thấy mình phải đi chọn lấy cái vui nào là thật, mà cái vui nào là giả, vì cái Tứ Vô Lượng Tâm, vì cái tâm từ bi hỷ xả của chúng ta nó đem đến cho chúng ta một cái nguồn vui. Mà cái nguồn vui ở đây có hai nguồn vui: cái nguồn vui chân thật và cái nguồn vui không chân thật. Cho nên chúng ta phải biết cái nguồn vui nào không chân thật mà cái nguồn vui nào chân thật. Vì vậy mà phải so sánh hai nguồn vui này để chúng ta tránh cái nguồn vui không chân thật mà hãy tìm lấy cái nguồn vui chân thật để chúng ta thực hiện cái Tứ Vô Lượng Tâm này, để đạt được nguồn vui chân thật đó. Nếu không có 4 tâm vô lượng này thì không bao giờ chúng ta tìm ra được nguồn vui chân thật đó. Do vì vậy mà hằng ngày khi mà học cái bài này, hằng ngày muốn tìm được nguồn vui chân thật thì quý thầy phải trau dồi thân và tâm của mình trong ba hành động của nó. Nghĩa là thân hành, khẩu hành và ý hành. Hằng ngày trau dồi 3 hành động của thân của chúng ta như vậy thì chúng ta sẽ có được một nguồn vui chân thật và tâm thương yêu của chúng ta càng lúc càng rộng lớn.
Muốn được vậy thì chúng ta phải hiểu cái vui của đạo lâu dài thì người cư sĩ cũng như người tu sĩ phải hằng trau dồi thân tâm mình bằng pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm như Thầy đã nói ở trên. Vậy trau dồi như thế nào?
Trong thân ta có ba hành: một là thân hành, hai là khẩu hành, ba là ý hành.
1. Thân hành có hai: một là chân hành, hai là tay hành.
2. Khẩu hành có hai: một là ăn, hai là nói.
3. Ý hành có ba : một là ý thiện, hai là ý ác, ba là ý bất thiện bất ác.
2.1.1 Trau dồi Từ tâm nơi thân hành
Ở đây quý thầy khi muốn trau dồi nó thì chúng ta biết trau dồi chỗ nào? Cho nên Thầy ở đây Thầy vạch ra để cho quý thầy thấy chúng ta phải trau dồi trong những hành động đó để nó thực hiện được tâm từ bi hỷ xả ở nơi ba cái hành động đó. Mà mỗi hành động thì nó phải có những hành động riêng tư của nó như chân mình đi, tay mình thì cầm nắm bắt. Đó thì nó phải theo cái hành động đó mà mình trau dồi tâm từ bi hỉ xả của mình ở tại hành động đó.
Còn về khẩu, về miệng của mình thì cũng có hai cái hành. Một cái hành là ăn, một cái hành là nói. Như vậy thì chúng ta phải trau dồi cái ăn, cái nói của mình. Chứ nếu không, nói ra thì làm buồn khổ người, mà ăn không đúng cách thì nó làm hại thân mình.Cho nên tất cả những cái này nó đều làm cho chúng ta buồn khổ mà không có vui được.
Về ý hành thì nó lại có 3, nó nhiều hơn hai cái hành kia. Cho nên nó có cái thiện, cái ác và cái bất thiện bất ác. Cho nên chúng ta phải trau dồi, và lấy Tứ Vô Lượng Tâm trau dồi ba cái hành động của thân này để cho chúng ta thực hiện được cái tâm vui mừng, cái tâm rộng lớn, cái tâm biết thương yêu, cái tâm biết thương xót tất cả mọi loài.
Bây giờ quý vị bắt đầu trau dồi Từ tâm nơi thân hành của mình, nghĩa là bắt đầu mình vô mình trau dồi liền. Trước kia Thầy giới thiệu cho biết Tứ Vô Lượng Tâm như thế nào, rồi bây giờ chia nó làm hai cái vui của nó: cái vui lâu dài và cái vui ngắn ngủi giả tạm. Thì bắt đầu bây giờ chúng ta ngay vào chúng ta trau dồi. Còn bây giờ lý thuyết mà lòng vòng mà không có đi thẳng vào sự trau dồi thì chắc chắn là chúng ta cũng chẳng đi tới đâu được hết. Nghe nói mà không biết cách thực hành, không biết cách làm thì Tứ Vô Lượng Tâm này cũng chẳng qua nói suông suông mà thôi chứ không thể nào thực hiện được cái tâm từ bi hỷ xả chúng ta. Một lời nói mà chúng ta không nhẫn với nhau, không nhường nhau, một ý kiến mà chúng ta không thuận nhau thì chúng ta có sự tranh chấp thì làm gì mà có sự vui trong đó được, làm gì có lòng từ, lòng biết thương nhau được? Cho nên tất cả những cái này là những cái điều mà những người cư sĩ thường tiếp giao với nhau, với mọi người thì phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm càng nhiều càng tốt để đem lại sự an vui cho mình, cho mọi người xung quanh mình.
Bây giờ chúng ta trau dồi về cái chân của chúng ta. Khi chúng ta đi thì chúng ta phải dùng theo cái hành động đi của chúng ta với cái pháp hướng mà đức Phật dạy trong kinh rằng Như Lý Tác Ý. Tác ý theo cái hành động đó bằng cái pháp hướng tâm của chúng ta, tức là chúng ta dùng một cái câu như thế nào để gợi lên cái lòng thương yêu của chúng ta đối với chúng sanh khi chúng ta bước đi. Ở đây Thầy xin nhắc quý thầy ở đây không phải tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định bằng hành động mà mượn cái hành động chân đi để thực hiện cái tâm từ của chúng ta dưới bàn chân, dưới bước đi của chúng ta. Cho nên chúng ta dùng pháp hướng Như Lý Tác Ý cái bước chân chúng ta đi. Pháp hướng như thế nào? Thầy đọc để rồi quý thầy tùy theo đó mà tự mình soạn ra pháp hướng cho phù hợp với cái đặc tướng của mình thì áp dụng sẽ có hiệu quả. Còn đây chỉ là một cái ví dụ để cho quý thầy mượn đó mà bắt chước mà thôi. Nhiều khi quý thầy lấy cái ví dụ này mà áp dụng vào mình thì chưa hẳn đã là đúng đặc tướng của mình. Đạo Phật khó là ở cái chỗ phải biết áp dụng đúng cái pháp hướng thì nó mới có hiệu quả, mà không áp dụng đúng cái pháp hướng thì nó không có hiệu quả. Đây Thầy đem một cái ví dụ, trước khi mà chúng ta áp dụng cái pháp hướng để trau dồi cái tâm từ bi của mình mà nếu mình không biết thì mình khó mà có thể áp dụng cho đúng cách thì nó cũng không có kết quả tốt cho sự tu tập này.
Ví dụ như người ta nói tâm và ý. Vậy thì lúc nào gọi cái tâm, lúc nào gọi là cái ý? Cái ý là nó có cái ý căn, là cái bộ óc của chúng ta. Còn cái tâm thì nó không có cái ý căn. Bởi vì nếu mà nói cái tâm thì nó phải có cái tâm căn chớ? Nhưng mà ở đây Phật dạy chúng ta là ý căn chứ không có bao giờ nói tâm căn. Cho nên khi chúng ta gọi cái ý là nó phải đúng là cái chỗ căn của nó, tức là cái chỗ nó làm việc. Cho nên thì cái ý căn phải ngưng hoạt động thì cái ý nó phải bám chặt ở chỗ nào? Còn nếu mà chúng ta gọi cái tâm phải bám chặt mà cái ý căn phải ngưng hoạt động thì nó chẳng biết đâu. Kêu cái thằng A mà làm việc của thằng B thì nó chẳng có biết được. Cho nên cái thằng nào nó phải làm việc ra cái thằng nấy. Vì vậy mà pháp hướng tâm Như Lý Tác Ý phải như cái lý đúng của nó thì chúng ta tác ý nó mới có hiệu quả. Ở đây Thầy nhắc như vậy thì quý thầy phải nhận thấy được cái chỗ mà dùng cái pháp hướng Như Lý Tác Ý phải đúng lúc, đúng thời hợp với đặc tướng của mình thì có hiệu quả rất nhanh, còn nếu không thì không hiệu quả. Cho nên cũng có nhiều người hướng tâm tu tập, nhắc tâm mình rất nhiều nhưng sao thấy nó trơ trơ mà không kết quả là do mình đặt không đúng tên, đúng họ, đúng trường hợp nó làm cho nên nó không có hoạt động được.
Đây là cái ví dụ để cho quý thầy khi mà chúng ta bước đi thì chúng ta hướng tâm. Khi từng bước đi của chúng ta bước đi thì chúng ta nhắc như thế này:
Dưới bước chân ta đi có nhiều loài sinh vật nhỏ nhít, có nhiều loài thảo mộc cỏ cây yếu mềm. Ta hãy bước nhẹ nhàng để tránh tất cả sự đau khổ và chết chóc của muôn loài.
Đó là một cái câu mà để chúng ta nhắc khi chúng ta bước đi. Do đó khi mà nhắc như vậy thì tâm chúng ta tỉnh thức ngay tại ở nơi bước đi và chúng ta tránh tất cả những con vật dưới bàn chân chúng ta. Rồi đi một lúc, chúng ta sợ nó quên đi rồi chúng ta lại nhắc, lại nhắc nữa. Do cái sự nhắc nhở, do cái sự sợ làm đau khổ, sợ làm chết chóc muôn loài nó gây cho chúng ta có một cái tâm thương yêu, thấm thía trong đó. Mà hàng ngày chúng ta trau dồi từng bước đi của chúng ta như vậy thì lòng từ của chúng ta nó ban rải khắp chúng sanh. Một cọng cỏ chúng ta không nỡ đạp lên nó sợ nó mềm yếu rồi nó héo úa đi, tức là thể hiện qua tâm từ của chúng ta ban rải khắp chúng sanh đó. Vừa đi nhẹ nhàng vừa hướng tâm nhắc như vậy lâu ngày tâm ta có lòng từ thương xót tất cả chúng sanh.(BBT:CĐ,10A,E00:44:52)(BBT:BN,09,E01:32:06)