Skip directly to content

BĂNG SỐ 29

dễ với Thầy đâu. Đó, hôm nay lời Thầy nói còn ở trong băng, nó không bao giờ mất đâu, Thầy không sợ đâu. Ngàn đời nó cũng vẫn còn! Nếu mà các con mà giữ được một triệu năm nó vẫn còn tiếng nói Thầy, nếu mà giữ không được thì thời gian thì thời gian nó xóa mất thôi. Thì cái đó là cái lời dạy đúng đắn của Thầy, Thầy hổng sợ ai hết. Thế mà, ở đây ông Duy Ma Cật, ông Hiền Hộ, lại là dâm dục với vợ, sinh con mà được gọi là Bồ Tát chứng thánh vị. Bồ Tát này thuộc về loại Bồ Tát giả hiệu, tất cả hàng đại đệ tử của Đức Phật trong thời bấy giờ đều sợ ông ta hết, không ai dám đến đương đầu với ông ta, chỉ có Đại Trí Văn Thù tưởng tượng của kinh Đại Thừa, mới dám đương đầu với ông Duy Ma Cật. Kẻ ngoại đạo dám cả gan viết kinh này hạ bệ Phật Giáo tận gốc. Nếu đời sau này, không có người chứng nghiệm lời dạy của Đức Phật, thì ai là người mà dựng lại giáo lý và chấn hưng Đạo Phật. Biết bao nhiêu kinh sách phá hoại Phật Pháp, che mờ... Những loại kinh này làm sao họ hiểu đâu là kinh của Phật thật, đâu là kinh giả của Phật? Đó, những cái loại kinh này cũng đều là nói kinh Phật hết à, cũng do Phật thuyết hết à. Do đó mà những cái kinh như vậy làm sao mà cái người đời sau, mà chúng ta làm sao hiểu đâu là kinh của Phật thật, đâu là của Phật giả.

Đó, thì chúng ta thấy những cái khó khăn cho cái cuộc đời mà tu hành của cái người sau này, rất là khó là những cái kinh mà phá giới, phá luật như vậy nó nhan nhản ở trong kinh sách rất nhiều.

Giới luật mà đặt ra để mà phá giới nữa, nó rất nhiều ở trong cái kinh sách Đạo Phật hiện giờ, thì làm sao người sau mà chúng ta biết ở đâu? Nếu mà không có một người chứng nghiệm được con đường của Đạo Phật thì ai mà vạch cái lối này ra cho quý vị, ai đã làm sao cho người sau này người ta thấy được. Nếu mà không có người thực hiện được cái giải thoát đúng là như lời Phật đã dạy thì làm sao mà biết được cái tà, cái chánh của Đạo Phật ở trong cái số đống kinh như thế này, một đống kinh như rừng như núi vậy đó. Các tạng kinh của Đạo Phật bây giờ nó quá vĩ đại, có thể nói rằng nếu một người mà đọc nó, có thể nói rằng nghiên cứu mà cho kỹ đó, thì suốt đời của chúng ta cũng chưa đọc hết nó nữa, chứ chưa nói nữa. Do vì vậy, mà nó là cái quá khó chứ không phải cái dễ. Nếu một bậc mà không có thực hiện được cái đạo giải thoát mà chính của Đạo Phật rồi, không có giữ gìn giới luật của Phật nghiêm túc á, thì không có thể nào mà đi đến cái chỗ giải thoát được. Bởi vì ba cái luật, ba cái kinh này nó là kinh phá giới làm sao cho cái người mà tu giữ gìn giới luật được.Hễ đụng tới đâu thì thấy ờ cái đó nó cũng vậy, nó đâu có phạm đâu. Do đó cái giới luật không thanh tịnh, mà giới luật không thanh tịnh thì làm sao ly dục, ly bất thiện pháp, mà đạt được cái thiền định của Đạo Phật, mà không đạt được thiền định của Đạo Phật thì làm sao có một cái trí tuệ mà thấy cái kinh nào đúng kinh nào sai. Cho nên khi mà đạt được cái thiền định của Đạo Phật đó thì nó mới lưu xuất ra được cái trí tuệ. Từ cái trí tuệ đó nó mới phán đoán được cái sai cái đúng ở trong kinh điển của Đạo Phật, mới vạch ra. Mà cái hạng người đó thì đâu phải là dễ dàng ở trong một cái thời đại nào mà có thể mà lưu xuất cái hạng người đó, dễ lắm sao? Đâu phải tìm được những cái bậc đó đâu, may ra mới có được 1 vị, 2 vị Độc Giác nào đó mà người ta giữ gìn giới hạnh cho nghiêm túc, từ đó người ta mới thấy được cái sai của Đạo Phật bây giờ, người ta mới vạch ra được, chứ còn không khéo thì ngàn đời chúng ta cũng mù mờ ở trong cái đống kinh này, biết cái nào đúng cái nào sai. Cho nên rất là khổ tâm đối với Phật pháp bây giờ, cái người mà đứng ra dựng không phải là một cái chuyện dễ.

Họ hiểu biết Phật Giáo và cố ý phá hoại Phật Pháp. Nghĩa là, phải nói rằng cái người mà họ hiểu Phật Pháp đó, thì chắc chắn phải nói rằng... những cái người mà viết ra kinh này đó, họ chưa có hiểu Phật Pháp nữa. Bởi vì họ chưa có thực hiện được cái giới hạnh nghiêm túc cho nên họ chưa có hiểu được Phật Pháp. Do không hiểu đó chứ không phải là họ cố ý phá Phật Pháp, mà vì không hiểu họ mới viết ra cái kiểu hiểu của họ, cho nên từ đó họ phá Phật Pháp mà họ không biết họ phá Phật Pháp.

Phải nói rằng các Tổ của chúng ta, do không hiểu Phật Pháp cho nên viết ra kinh để mà sống theo cái lợi dưỡng của dục lạc của thế gian, làm giảm bớt cái giá trị của cái pháp ly dục, ly bất thiện pháp của Đạo Phật đó. Để cho giới luật mới của họ nó nhẹ bớt đi, làm cho giảm cái sự ly bớt đi để cho họ sống nó thoải mái một chút, để cho cái hình thức tu hành của họ nó dễ dãi hơn một chút. Bởi vì họ không biết cái giới hành, cho nên họ muốn cho đời sống họ được vững vàng ở trong cái chiếc áo tu sĩ cho nên họ giảm bớt cái giới luật đi, mà càng giảm bớt cái giới luật đó, thì họ chẳng bao giờ đạt được cái quả giải thoát của Đạo Phật. Từ đó họ mới nghĩ ra cái này cái khác họ viết ra, vô tình mà họ phá hoại Phật Pháp chứ không phải là họ cố ý phá hoại Phật Pháp.

Đó là cái sự luận cứ vào cái sự hiểu biết của Thầy không ai mà có thể mà có ý đồ mà phá Phật Pháp, nhưng vì không hiểu rồi chúng ta phá Phật Pháp. Cũng như bây giờ quý thầy đang giảng thuyết, quý thầy đâu có hiểu là quý thầy đang phá Phật Pháp? Bây giờ các giảng sư hiện bây giờ họ đang ở trong các trường cao cấp hoặc là trong các trường cơ bản họ đang giảng những cái bài Pháp kinh của Phật. Họ nghĩ rằng họ giảng cái đó là giảng đúng ý của Phật nhưng họ đâu có hiểu rằng đó họ chưa có thực hiện tu tập giải thoát, cho nên những cái điều mà họ giảng ra đó là họ phỉ báng Phật Pháp. Họ đâu có hiểu, bởi vì chính không hiểu đó họ mới giảng như vậy, chứ còn họ hiểu thì họ đâu có giảng như vậy.

Vì vậy cho nên cái hành động sống của họ nó không nghiêm túc ở trong giới luật và lời giảng của họ nó không đúng cái giáo lý của đức Phật. Cho nên họ vô tình chứ không phải họ hữu ý họ phá hoại Phật Pháp. Vì vậy họ cũng muốn xương minh, họ cũng muốn làm cho Phật Pháp sáng tỏ lên với cái sự hiểu biết của họ, nhưng lầm lạc họ đã phá hủy Phật Pháp.

Chúng ta hiểu được như vậy chúng ta mới thấy cái tội, là cái tội do cái sự vô minh của cái người chứ không phải là cái ý đồ của cái người đó hay hoặc là họ là những cái tu sĩ của ngoại đạo đến đây để phá Phật Pháp. Họ không phải, họ là những tu sĩ Phật Giáo chứ không phải là tu sĩ ngoại đạo, họ muốn xương minh, họ muốn dựng lại Phật Pháp nhưng vì không hiểu mà họ dựng sai, thành ra thay vì cất cái nhà của Phật Giáo ở trên cái đám đất nó khô ráo, nó không có sình lầy, trái lại họ đặt cái nền móng của Phật Giáo ở dười cái đám sình lầy, cho nên cái nhà Phật Giáo nó không có vững vàng, nó sẽ sụp đổ một cái ngày nào họ không hay biết.

Bởi vì cái thời đại con người nó càng có cái sự thông minh, và nó còn có cái sự phát triển về cái vấn đề cuộc sống của họ mà càng đi lên mà họ thấy cái Đạo Phật mà như thế này đó, thì một ngày nào đó không còn ai đến với Đạo Phật, thì Đạo Phật sẽ bị diệt hoàn toàn không còn có một cái hình ảnh nào là của một cái vị tu sĩ nữa. Đời cha tôi tu hành cũng đi tụng niệm, bây giờ tôi chưa có thèm đi làm cái cái chuyện đó đâu, tôi thà tôi đi cấy đi cày tôi ăn còn sướng hơn. Đó thì như vậy rõ ràng là vấn đề đó, bây giờ tất cả những cái chuyện mà làm cái danh lợi của mấy ông bây giờ, ở trong bây giờ các chùa thì mấy ông còn làm cái chuyện đó, kiếm ăn đều được, kinh doanh đều được, nhưng mà sau này khoa học đến những cái việc làm của người ta, người ta tạo ra cái thực phẩm người ta sống nó dễ dàng hơn, nó thoải mái hơn, hơn là mấy ông thầy chùa bây giờ kinh doanh, thì bắt đầu mấy ông thầy chùa đó: tôi kinh doanh kiểu này cũng thua mấy thằng cha ở ngoài đó nó làm khoa học nó còn ngon hơn mình, phải hông? Cho nên từ đó nó hổng ở trong chùa kinh doanh nữa, cho nên ai mà thèm vô chùa tu nữa, rốt cuộc cái chùa để chúng ta chơi thôi, đó. Trời! mấy cái chùa này nó làm vậy vậy đó, người ta đến người ta thấy mấy cái chùa người ta chỉ Phật Giáo là vậy vậy chứ không có gì hết. Đó thì càng lúc xã hội sẽ đi lên, thì con người sẽ đưa những tôn giáo mà sai lệch đó nó đi vào bóng tối hết, nó không còn có nữa, nếu mà không có sự dừng lại cho đúng đắn để xây dựng một cái đạo đức con người mà nhân quả như thế này á thì chắc chắn Phật Giáo sẽ đi vào bóng tối.

Trải qua hơn hai mươi mấy thế kỷ những loại kinh sách phát triển này đã làm thay đổi bộ mặt thật của Phật Giáo, thành một bộ mặt Phật Giáo mới. Tâm xuất gia mà thân chẳng xuất gia, vì thế trong các chùa hiện giờ ngũ dục lạc đầy đủ còn hơn người thế tục, hưởng dục lạc bằng mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Đó thì bắt đầu quý thầy thấy, hiện giờ cái chùa của Phật Giáo bây giờ rất là đầy đủ, cũng như là những cái người nhà giàu vậy đó, xe hơi có này, cái gì cũng có, tất cả những cái vật dụng của thế gian mà tiện nghi nhất thì trong chùa chúng ta đủ hết, tủ lạnh rồi cái gì cũng có hết à, tất cả những cái mà vật dụng của người thế gian như nào thì cái vật dụng ở trong chùa cũng như thế nấy. Họ sinh hoạt cái đời sống họ ăn uống ngủ nghỉ cũng giống như cái  đời sống của thế gian, nó chỉ khác có cái là họ tụng niệm rồi họ đi giảng dạy về Giáo Pháp của kinh sách mà thôi. Đó là chúng ta thấy trong những cái vấn đề đó nó cụ thể và rất là rõ ràng.

Giảng đến đây, thì Thầy còn nhớ lại một cái chỗ này nữa, giảng đến đây Thầy nhớ lại một bộ kinh tưởng của Đại Thừa rất lớn, đó là kinh Pháp Hoa, gọi tắt nó là kinh Pháp Hoa, mà cái tên của nó thì nó cũng có dài lắm, cho nên cái tên của nó gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Kinh này hiện Phật tử tại gia cũng như tu sĩ đều lấy đó làm kinh nhật tụng hàng ngày của mình, nghĩa là lấy đó mà làm cái sự nghiệp tụng tu tập của mình. Cho nên nghe đến kinh này thì hầu hết là người nào, người cư sĩ họ cũng chổng khu, chổng gọng mà tụng để may ra được cứu khổ hoặc là thế này thế khác. Các cư sĩ  thì tụng kinh này á thì nghe nó là tung kinh nó mát mẻ lắm, sẽ thành Phật giải thoát sau này đó, do đó thì ai cũng thích tụng nó hết.

Đọc phẩm Phổ Môn, Thầy rất là buồn cười, nghĩa là đọc ngay cái phẩm Phổ môn đó là Thầy thấy là nó có cái gì đó nó làm cho nó sai lệch của Đạo Phật. Người viết kinh này chẳng hiểu Phật Giáo, nghĩa là cái người mà soạn ra bộ kinh này phải nói là họ không hiểu Phật Giáo. Vì như Thầy đã nói, Phật Gíao đó, cái giáo lý của Đạo Phật nó xây dựng trên nền tảng của nhân quả, còn cái bộ kinh này nó lại là xây dựng trên cái phi nhân quả. Tại sao là phi nhân quả, vì ở trong cái bộ kinh Phổ Môn đó, là nói rằng chúng ta mà có gặp tai nạn gì đó hoặc là có gặp cái bị tù tội, hoặc là bị rắn độc hoặc là bị thuốc độc gì đó thì cứ niệm bỉ Quán Âm lực, tức là niệm đức Quan Thế Âm đó thì cái lực của đức Quan Thế Âm sẽ cứu mình thoát khổ. Như vậy là đặt thành 1 cái vấn đề là bây giờ có 1 người ăn trộm ăn cắp đi, rồi cũng bị bắt ở tù đi, nó cũng..bao giờ thằng ăn trộm, ăn cắp nó muốn ở tù đâu, cho nên nó niệm Quan Thế Âm đi, thì đức Phật Quan Thế Âm hộ trì cho nó thoát ra khỏi tù, nó khoái quá có ông này phù hộ mình ăn cắp cho dữ tợn hơn nữa. Phải không? Thì như vậy cái kinh này nó thuộc về loại cái kinh phi Phật Pháp, phi nhân quả rồi, phi cái đạo đức nhân quả rồi làm sao gọi là kinh điển của Đạo Phật được.

Nội trong cái phẩm Phổ Môn là chúng ta đã thấy nó là không phải là kinh của Đạo Phật rồi. Mà bây giờ có người luận là như thế này, nếu mà chúng ta làm cái điều lành đó thì đức Bồ Tát Quan Âm mới phù hộ, mà làm cái điều ác á thì đức Quan Âm đâu có phù hộ, thì cái đó lại luận sai nữa rồi, nếu mà kinh mà viết như vậy thì thôi nói nhân quả thì hơn, nói với kinh này làm gì. Thì bây giờ chúng ta làm lành chúng ta không ăn trộm, ăn cắp ai bắt bỏ tù, còn mình ăn trộm, ăn cắp chúng bắt bỏ tù thì mới có cầu khẩn. Chứ còn nếu mà  không làm cái chuyện ác thì làm sao có chuyện tội lỗi đó, mà có chuyện mà quả khổ đó mà cầu, phải không? Nếu là làm thiện hết thì có ai có khổ đâu, thì có còn cầu ai nữa đâu, thì như vậy là kinh này chỉ là người lý luận thế này người lý luận thế khác, cái miệng của họ thì lý luận như vậy nhưng mà lý luận rốt cuộc rồi sai thì chúng ta đứng trên nhân quả là hơn. Nếu mà tâm chúng ta làm tốt thì cần gì phải cầu Quan Âm, còn nếu mà chúng ta làm xấu thì chúng ta mới cầu Quan Âm chứ, mà Quan Âm phù hộ kiểu đó thì cái xã hội, hành tinh này nó ra sao? Có phải là rối trật tự không, cái thằng ăn trộm ăn cắp giết người này, cái thằng buôn thuốc phiện lậu mà nó đi qua mặt được hải quan thì cả mà bao nhiêu cái con người chúng ta nghiền thuốc phiện riết rồi cũng chết hết còn gì, phải hông?

Vì vậy, cái kinh này thiệt là kinh của Đại Thừa thật chứ không phải là kinh giả đâu, chỉ có Đại Thừa mới dám làm chuyện này chứ. Bởi vì Đại Thừa nó lớn cho nên nó mới dám làm cái như vậy, chứ nhỏ nhỏ nó đâu có dám làm chuyện đó. Nghĩa là cái người hung ác mà nó thả được, nó ban bố cho cái người đó được thì như vậy nó như thế nào? Thì các thầy thấy quá rõ ràng à, vậy mà cái kinh này là hầu hết các Phật tử chúng ta đều tin tưởng hết. Bây giờ kinh này nó bán thiếu gì, nghĩa là muốn hồi nào cũng có hết. Bởi vì cái kinh rất là phổ thông, mà tưởng ra rất hay, nghĩa là Phật tánh cũng tuyệt diệu. Các thầy cứ nghe Người Cùng Tử không, phải hay không? Mà nó Ví dụ cái nhà lửa cũng tuyệt vời, chỗ nào nó ví dụ những cái bài, cái phẩm kinh nào Thầy thấy nó cũng hay, bởi vì nó thuộc kinh tưởng mà, nó tưởng ra nó rất tuyệt lắm, rất hay làm cho ai cũng đọc kinh thấy tuyệt diệu. Cho đến cái phẩm Phổ Môn thì các thầy thấy sao? Đâu đâu cái chùa nào cũng thờ Đức Quan Âm hết, để mà cho ngài ngự trị chỗ nào là  phù hộ cho mình tai qua nạn khỏi chứ gì, đâu đâu cũng có.

Đó thì quý thầy thấy đó, tất cả những cái này nếu mà Thầy không vạch ra thì ai mà dám vạch, thì không có người nào mà dám vạch cái này hết, chỉ có Thầy cả gan dám vạch ra, ai làm gì làm. Thầy chết ở trong Phật Pháp chứ Thầy không chết mà để Phật Pháp suy đồi. Nghĩa là Thầy đem cái thân mạng của Thầy mà để chấn hưng lại Phật Pháp, Thầy thà chết ở trong giáo pháp của Phật, làm sao cho Phật Pháp phải đúng của nó, chứ không thể mà đem những thứ cái thứ này mà, tạp nhạp này mà gọi là của Phật được. Cho nên các thầy nghe, các tổ đều là nghe Đức Phật giảng ở trên núi Linh Thứu Kinh Pháp Hoa chứ gì? Phải không? Các con nghe thử coi có không? Luôn luôn lúc nào mà các tổ cũng...người nào mà tu thiền kha khá được thì xuất hồn lên trên đó, trên trời Đâu Suất để mà nghe Đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp Kinh Pháp Hoa rền cũng như sấm vậy đó. Mà Kinh Pháp Hoa là kinh vậy đó, kinh để độ người bằng cách như vậy đó. Thì chúng ta thấy đau lòng lắm thay, nhìn Phật Pháp chúng ta thấy những cái chơn pháp của Phật, cái thiện pháp của Phật, cái đạo đức nhân quả của đạo Phật nó dìm xuống tận dưới bùn rồi nó không còn có cái gì mà có thể gọi là được hết cho nên rất là đau lòng

Phật Pháp rất là vi diệu, làm cho từ cái người cư sĩ cuộc sống rất là an hòa, rất là hạnh phúc, giải thoát rất thực tế, bởi vì cái hành động thiện của họ là họ đem đến cái hạnh phúc của họ. Vì nhân quả mà, cái luật nhân quả nó công bằng vô cùng, không có một đấng tạo hóa nào mà có thể ban phước cho chúng ta được mà cũng không ai làm một con quỷ, con ma gì mà làm hại chúng ta được hết, không có giết chúng ta được hết. Luật nhân quả là cái luật công bằng nhất của con người. Từ cái nhân quả chúng ta sinh ra rồi chúng ta cũng trở về nhân quả thì có ai hơn là cái nhân quả.Do đó đạo Phật dạy chúng ta chấm dứt nhân quả là chấm dứt sinh tử luân hồi, chứ đâu phải là cái gì khác hơn hết. Thế mà người ta không hiểu được nhân quả, người ta lập luận theo cái kiểu đó thì thử hỏi có phải đưa đạo Phật đi vào mê tín không? Cầu khẩn, làm ác mà cầu khẩn thì cái kẻ mà làm ác nó lại càng bành trướng rộng ra, càng đông ra nữa. Thì cái xã hội này còn cái gì. Có ai mà muốn sung sướng được, có ai mà muốn mà không ngồi không mà hưởng, ai cũng muốn ngồi không hưởng hết. Vì vậy mới chà đạp lên nhau, chứ còn ai cũng thấy bổn phận mình phải làm những cái hành động tốt thì mình mới thọ hưởng, còn mình không làm thì mình không thọ hưởng. Đằng này, mình tu hành mình cũng muốn ngồi trên mồ hôi nước mắt của người ta mình ăn thì như vậy mình tu cái gì? Mình phải hiểu được cái chỗ tu hành của mình chứ? Nói cho hết cùng, để rồi chúng ta thấy cái giáo án nó thành lập cho đúng cái người xuất gia.

Tâm xuất gia mà thân chẳng xuất gia, đó, thì quý thầy thấy rằng cái tâm mà xuất gia mà cái thân chẳng xuất gia là cái thân mà chúng ta đang ở trong cái hình ảnh của ông Duy Ma Cật là cái tâm mà chúng ta giải thoát đó mà cái thân chúng ta chẳng xuất gia thì nó đúng hay là sai? Nghĩa là chúng ta phải chọn lấy thân, tâm phải xuất gia chứ mà nói 1 cái chỗ nào cũng không được hết. Nghĩa là nói thân mà xuất gia mà tâm không xuất gia cũng không đúng. Mà nói tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì cũng không đúng. Nghĩa là ba cái điều mà Thầy đã nêu lên đó, thì chỉ có điều thứ nhất là đúng thôi. Còn hai điều còn lại đều là sai hết. Người nào đi vào cái quỹ đạo đó đều là trật hết, không có đúng với người xuất gia.

Đến đây Thầy xin chấm dứt rồi ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục nữa...

***

Bây giờ bắt đầu cái giáo án mà chúng ta học đó.

Thầy xin nêu lên những cái gương hạnh để nó làm sáng tỏ cái giáo án của chúng ta.

Ngày hôm qua, chúng ta đã đập phá cái sai của các tổ, của các kinh sách, cho nên bây giờ chúng ta phải thuật lại những cái gương hạnh của các bậc Thánh tăng người ta tu cái nào đúng, tu cái nào sai. Cho nên ở đây hôm nay Thầy nêu lên hai cái vị, những cái bậc Thánh tăng ở bên nữ do để chúng ta biết rằng cái thứ nhất là để chỉnh đốn lại cái pháp hành của chúng ta. Cách thức mà Thầy dạy quý thầy đó, là tu tập cái định vô lậu, nhiều khi quý thầy chỉ đặt đơn giản 1 cái câu trạch pháp ra như thế này: “thân thì vô thường, khổ, vô ngã” rồi cứ ngồi đó mà cứ  đọc nhẩm cái đó, thì nó không đúng đâu. Thì các thầy sẽ thấy một cái vị Thánh ni mà người ta đã đặt ra một cái pháp trạch để người ta quán từ cái tóc tai của người ta cho đến khi mà người ta toàn triệt được cái lý vô thường, lý khổ của nó người ta phá được cái vô lậu của cái tâm người ta. Người ta diệt sạch ba cái ngũ triền cái, cho nên người ta chứng quả Alahan liền. Đó là những cái gương hạnh mà người ta rất là tỉ mỉ đi từng chút để người ta đi vào. Qua những bài kệ của cái vị Thánh ni này đã để lại cho chúng ta biết là cách thức mà hành trì một cái pháp hành là như thế nào đúng. Cho nên ở đây có nhiều cái gương hạnh mà chúng ta không có nêu ra được rồi chúng ta không có biết cách hành, chứ còn nếu mà thật sự  mà Thầy đem những cái gương hạnh này thì Thầy chắc chăn là quý thầy sẽ trạch pháp rất là kỹ, khi mà chúng ta quán vô thường, quán cái thân của chúng ta như thế nào rồi chúng ta biết từng chút từng, từng chút.

Đây Thầy sẽ đọc lại 1 cái gương hạnh của bà Ambapàlì, bà Ambapàlìbà tên như vậy. Khi còn là thiếu nữ thì bà rất là đẹp, cho nên những vương tôn công tử thường cạnh tranh để chiếm bà. Vì vậy đó, khi mà bà còn trẻ bà rất đẹp cho nên mọi người tranh với nhau để mà chiếm cho được bà. Bà là một người rất giàu trong cái thời của đức Phật, cho nên bà cất một cái ngôi tịnh xá trong khu vườn của nhà bà đó, rồi bà dâng cúng lên đức Phật và chúng tăng. Lúc bấy giờ đó thì bà có một đứa con trai đã xuất gia theo đạo Phật tu hành thì cái đứa con trai đó khi mà về thăm bà đó, thì nó thuyết pháp cho bà nghe. Do nghe bài pháp mà cái lý vô thường đó thì bà thấy bà rất hiểu, từ cái tuổi trẻ của bà đó, bà thấy bà là một cái người rất đẹp, bà hãnh diện với cái sắc đẹp của bà cho nên bà thấy những cái vương tôn công tử mà đến cạnh tranh mà để chiếm đoạt bà đó, bà hãnh diện  hơn ai hết. Cho nên bà nghe cái bài mà thuyết giảng của đứa con bà về mà nói về cái lý vô thường á thì bà thấy bà chứng nghiệm tới bây giờ tuổi già bà cũng thấy quá rõ trong cái lý vô thường đó.

Ngày xưa bà đẹp đẽ như thế nào, bây giờ thì nó ra như thế nào. Do qua những cái lời giảng đó thì bà quán xét cái thân của bà. Và cuối cùng thì bà đã chứng đạo được Alahan trong chiếc áo cư sĩ chứ chưa phải là tu sĩ.Người ta chỉ thấu được cái lý của vô thường là người ta đã chứng được đạo đó mà chưa phải là xuất gia đó, mà khi nghe đứa con người ta thuyết giảng rồi  người ta nhận ra được cái lý đó rồi thì bắt dầu bà dùng cái pháp trạch, bà trạch ra một câu để rồi bà quán từ đầu đến chân bà như thế nào.

Đây quý Thầy sẽ nghe qua cái  bài kệ coi bà quán như thế nào đây. Đây là những cái gương hạnh mà chúng ta bắt chước để mà chúng ta tu tập cho đúng cách, để mà chúng ta được giải thoát chứ không phải là gì khác hơn hết.

Đây bà ví dụ, bà bắt đầu bà đặt cái niệm trước mặt bà, bà quán cái thân vô thường  của bà đây:

Đen như sắc con ong,

Nghĩa là bà ví tóc của bà thời còn thiếu nữ đó, nó đen như là con ong, nó đen mượt, đen tốt lắm.

Tóc dài ta khéo uốn,

Tóc bà rất dài, bà uốn lên coi như là trên cái đầu bà uốn là đẹp đẽ vô cùng lận đó chứ không phải ít đâu.

Nay biến đổi vì già,

Như vải gai vỏ cây.

Đây các con thấy hai câu kệ này, bây giờ nó già rồi, nhìn cái tóc của bà như là cái vải gai, vải thô, vải xấu lắm nó không còn cái đẹp đẽ gì như ngày xưa nữa hết, giống như cái vỏ cây mà phủ trên đầu bà vậy đó, cứng đơ cứng ngắt nó không có mềm muội gì như hồi còn con gái, mà nó không có đen như là con ong nữa.

Đó tức là bà suy nghĩ mà, bà nghĩ hồi cái thời mà tuổi trẻ của bà tóc nó như thế nào. Các con thấy không? Tức là người ta quán chứ gì! Còn mình, mình quán cái gì “thân này vô thường, khổ, vô ngã” rồi cái ngồi hơi rồi “thân này vô thường, khổ, vô ngã”  cứ nhiêu đó lập đi lập lại nó có nhằm nhò gì, có thấy được cái gì đâu. Còn người ta phải suy nghĩ từng cái chút ở trong cái thân của người ta. Người ta mới tìm được cái lý vô thường của nó chứ. Hồi đó sao nó đẹp đẽ, nó như vậy, còn bây giờ thì nó là như thế nào? Rờ cái đầu tóc mình cái cọng tóc hồi đó nó mềm còn bây giờ thì nó cứng như cái dây gai gì ở trên đầu á, mà nó bạc, nó có khúc đen khúc bạc nó làm kì cục như đồ bỏ vậy đó. Cho nên bà ví như vải gai, như vỏ cây. Đúng như lời giảng dạy của bậc nói sự thật, bậc nói sự thật là đức Phật đó, tức là bà không có nói bậc Thế Tôn nhưng bà nói bậc nói sự thật, ông Phật ông nói là cái sự thật mà, bây giờ mình quán xét mình mình thấy rõ ông Phạt ông nói.... Cũng như bây giờ mình nói  Phật nói là: “thân vô thường, khổ vô ngã” thì mình biết như vậy, nhưng mình không quán biết như vậy mình thì làm sao mình biết đó là bậc nói sự thật, phải hông?. Cho nên đó là bài kệ thứ nhất bà bắt đầu bà quán cái mái tóc của bà đó, cái mái tóc đẹp mà bà khen nó như là, đen bóng như là, sắc như con ong mà, đẹp lắm.

Đây bà bắt đầu đây, cái mái tóc đó đâu phải hôi như chuột xạ đâu, phải hông? Nó thơm chứ. Cho nên như thế nào đây, do đó bà mới quán:

Thơm như hộp ướp hương,

Nghĩa là cái mái tóc bà bị tối ngày xức dầu dừa rồi ướp dầu thơm trên mà nó không thơm sao được.

Đầu ta đầy những hoa,

Thì lúc bấy giờ bà còn thiếu nữ thì chắc chắn là phải giắt bông, giắt hoa trên đó làm cho đẹp thêm cái mái tóc của mình chứ, để cho mấy chàng trai mới ngó chứ, chứ nếu mà làm xấu ai nhìn, ai ngó làm gì? Cho nên bà cũng là tay sửa soạn dữ lắm đó. Cho nên bà mới quán... quá cụ thể rõ ràng.

Nay biến đổi vì già

Hôi như lông con thỏ.

Ơ, người ta quán người ta nghĩ, bây giờ thật sự ra thì không có còn mà xức dầu thơm nữa thì ba bữa hay là tuần lễ Thầy nói cái đầu tóc mà phụ nữ đó, một tuần lễ chắc không ai dám lại gần đâu. Bà ví dụ nó hôi như con thỏ chứ Thầy nói còn hôi hơn chuột cống dưới lỗ cống nữa chứ đừng nói. Vậy mà mấy ông thấy khoái lắm, hít thở tùm lum ở trên hết. Đó, bà quán như vậy các thầy thấy có thấu không, có thấu cái lý vô thường không? Trước thì nó thơm tho, nó như là cái hộp ướp hương ở trong đó lận, phải hông? Trên đầu thì hoa đồ dắt. Trời ơi! Nhìn nó đẹp biết bao nhiêu, nhưng bây giờ nó hôi như cái lông con thỏ thì còn cái thứ gì nữa. Đâu còn cái thứ gì nữa.

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Đó, lấy những kinh nghiệm này mà chúng ta tập từ từ, chúng ta tập quán, tập suy tư ra chứ? Nhiều khi quý thầy lười biếng lắm không chịu có suy tư, nghe Phật nói “vô thường khổ, không, vô ngã” thì cũng nhẩm đi nhẩm lại hoài, không có chịu quán sát. Bởi vì quát sát nó mới có những tri kiến cái sự hiểu biết của chúng ta nó mới, cái tri kiến giải thoát nó mới ra. Chứ còn mình lười biếng mình cứ  nói “vô thường, khổ, vô ngã” rồi cái nằm đó chơi cho đã, lát nữa cũng nói “vô thường, khổ, vô ngã” thì ngàn đời nó cũng không vô thường, khổ, vô ngã, ai đụng tới cái mặt nó dằm dằm như muốn đánh người ta. Thì cái đó không phải là vô thường đâu.

Bây giờ bà mới quán tới gì nữa đây:

Như rừng khéo vun trồng,

Lược kim ta chói sáng,

Nghĩa là bà sắm lược rồi kim hoa bà giắt trên đó cũng như cái rừng mà người ta khéo trồng cây, bà ví cái đầu bà lúc bà sửa soạn bà cắm lược cài trâm dắt ở trên đó giống như là cái người khéo trồng rừng, nghĩa là khu rừng họ rất khéo trồng cây cho nó đầy ở trên đó hết. Thì bà cũng làm cái đầu của bà ở đầy trên đó. Đó, thì các thầy coi có đúng không? Đúng lắm chớ, bà nào mà không sửa soạn, không cài lược, không giắt kim, không giắt hoa ở trên. Cho nên giống như là cái người trồng rừng ở trên đó.

Nay biến đổi vì già,

Tóc lơ thơ rơi rụng

Trời ơi, xói xói hết rồi còn cái thứ gì, còn có đẹp ở chỗ nào đâu nữa, còn giắt cái gì được nữa, nó thưa, ba cái cọng tóc mà thưa như vậy giắt nó tụt xuống hết còn gì đâu mà trồng rừng ở trên được nữa. Cho nên giờ còn đẹp đẽ gì nữa.

Đó các con thấy không? cái duy nhất mà để cho người ta ngó là cái gì? Là cái đầu của phụ nữ, mà bà bây giờ bà quán như vậy, thì cái phụ nữ họ hãnh diện về cái đầu của họ lắm chớ không phải không hãnh diện đâu. Họ đẹp là họ hãnh diện là cái gì? Thứ nhất là cái đầu của họ, cho nên vì vậy dó mà bà đem cái đầu của bà ra để bà quán trước, cái đó là cái bà hãnh diện nhất đó. Bấy giờ bà quán trước bà ném cái đầu bà xuống đi, phải hông? Bà ném cho sạch cái đầu bà xuống rồi thì bà mới thấy được cái sự vô thường thật sự của nó. Bà ví dụ:

Tóc lơ thơ rơi rụng

Thiệt là cái rừng cũng như cái rừng nó cỗi hết rồi, cây người ta đốt sạch hết rồi, còn thứ gì.

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Rồi bây giờ bà tới đó rồi, bà tới cái gì nữa đây, bà quán tới nữa. Các thầy thấy, đi tuần tự người ta quán chứ không phải người ta quán cái ào cái tới cái chân  liền, còn quý thầy quán cái nó hết cả toàn thân mà không thấy tóc tai của mình nay nó điểm hoa râm hết như muối tiêu ở trên hết mà hổng nghe người nào nói hết, phải hông?  Đầu mình hoa râm mà mình hổng có quán cái hoa râm đó để thấy nó vô thường, mình cứ  quán cái “thân này vô thường, khổ vô ngã” rồi cái thôi. Cái đó là quá vắn tắt rồi, nó không có thấu suốt được cái lý vô ngã cón quán như bà thiệt là thấu. Bởi vì Thầy đọc tới đây Thầy mới thấy người xưa thiệt là có những kinh nghiệm tu chứ còn thời nay nghe đâu nhai đó. Nhai bã mía khi mà nhai nó không có nước mà vẫn cứ nhai, phải có nước ngọt thì cũng ráng nhai cũng chút chút cũng đỡ, đằng này người ta nuốt hết nước ngọt rồi mình cứ cố nhai hoài mà không chịu nhả ra bỏ. Ít ra mình phải nhai cái gì nó có cái chất gì chứ, đằng này nhai mà không có chất mà cũng cứ nhai thì cái đó là cái tệ quá tệ. Bởi vậy đừng có nhai lại cái điều đó mà phải tìm ra cái gì mình nhai có những cái chất gì gì thì mình nhai thêm nó mới là cái lý vô thường nó mới đúng.

Bây giờ bà tiếp tục ở trên cái đầu của  bà nữa đây:

Trang điểm với bện tóc,

Bây giờ bà trang điểm, tóc thì bà bện lên bện xuống, có người thắt đuôi sam, đuôi chuột, đuôi gì đủ thứ hết, thả lòng thòng, kéo lên kéo xuống, quấn ở trên đầu đủ loại ở trên đó. Thầy thấy đủ thứ hết, người thì uốn phải hông, người thì thắt tệt, đuôi sẵm gì đó, quấn qua quấn lại, người thì thả lòng thòng xuống, làm đủ kiểu. Đó là những cái mà làm dáng, làm đẹp như là cái thân của vô thường đó.

Sáng chói nữ trang vàng,

Nghĩa là dù là trang điểm cách nào, bện tóc cách nào thì cũng giắt những cái trang điểm, những cái vòng vàng ở trên đó để làm cho cái đầu của mình đẹp thêm nữa.

Tóc mềm mại êm dịu,

Lúc bấy giờ tóc nó mềm mại êm dịu, giắt cái gì nó cũng tốt hết.

Thơm ngát với mùi hương,

Nghĩa là lúc bấy giờ sửa soạn là nó thơm tho như vậy đó.

Nay biến đổi vì già,

Rơi rụng đầu sói trọc

Hồi nãy còn lưa thưa, bây giờ nó xói trọc hết rồi, còn cái gì nữa mà đẹp đẽ. Đó, người ta suy nghĩ  bây giờ mà đầu mình chưa có xói trọc nhưng rồi đây nó sẽ rơi rụng hết nó xói trọc không có còn cọng nào đâu. Đúng như lời giảng dạy của bậc nói sự thật. Đó những cái bài kệ đó thì các thầy thấy người ta  quán từng chút từng chút à. Rồi bắt đầu đây cái đầu nó rụng hết rồi, sói trọc rồi, không còn gì nữa thì bà đi đến cái gì đây:  

Trước lông mày của ta,

Thấy chưa, thấy người ta quán chưa, người ta quán từ từ đó, người ta quán hết cái đầu của người ta rồi, bây giờ nó rơi rụng, nó xói trọc rồi, bắt đầu người ta mới tới cái lông mày. Còn quý thầy làm nhanh quá vô chặp rồi phát vô đầu rồi cái nhảy...thành ra cái sự quán như vậy nó không có thấu đâu, nó không có thấm cái lý mà nó không chứng được cái lý vô thường đâu. Đi từ từ như bà, chung ta đi từ từ,  tới đâu chúng ta chặt cho nó sát hết, tức là cái lý nó sẽ thấm được.

Trước lông mày của ta

Chói sáng khéo tô vẽ,

Trời! Bà này chắc vẽ vòng nguyệt dữ lắm chứ phải không đâu. Phải hông? Bởi vì cái lông mày của bà, bà phải nhổ cho nó như thế nào chứ thiên nhiên tự nhiên thì nó cũng mọc tầm bậy chứ làm sao mà nó mọc ngang hàng được. Cho nên bà phải nhổ, phải làm cho nó coi nó ngay hàng thẳng lối. Rồi còn phải vẽ cho nên nó làm chói sáng cái... bà nói khéo tô vẽ nữa mà, chói sáng khéo tô vẽ. Cái lông mày mình tự nhiên nó không có chói sáng bằng đâu, tô vẽ thêm nó lợt lợt thì mình tô đậm lên. Thì hầu hết là quý thầy thấy mấy bà chứ gì, rõ ràng là họ tô trên đó chứ gì, có nhiều khi họ còn… cho nó dài ra, cho nó đẹp nữa, chứ đừng nói, phải hông? Đó là những cái mà chúng ta không thấy nó vô thường, cho nên chúng ta chạy theo nó để làm cho nó đẹp.

Nay biến đổi về già,

Lông nheo cũng rơi rụng.

Nghĩa là lông nheo nó cũng rụng xuống hết. Mà cái mắt nó như thế nào? Chỗ này, cái chân mày chỗ này giờ nó cũng nhăn nhăn, còn cái thứ gì nữa mà làm đẹp. Có vẽ gì đi nữa coi cũng không ra gì hết.

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Đó chúng ta thấy bà lần lượt quán đến lông mày của bà rồi đó. Rồi lông mày bà hết rồi, thì còn quán cái thứ gì nữa đây! Bà quán tới con mắt của bà, phải hông?

Mắt ta xanh dài dài,

Đẹp quá phải hông? Như mà chúng ta thấy cái rặng núi mà nó nhô lên, mà nó kéo dài trông đẹp phải hông?

Sáng đẹp như châu báu,

Nay biến đổi vì già,

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Con mắt bây giờ nó sâu như hai cái hố à, bởi vì già quá nó lộn ở trổng, hai cái mí mắt trên này nó nổi lên, già nó nhăn nheo 2 cái chân lông mày nó nổi lên che cụp xuống rồi con mắt nó sâu o ở trỏng , thì còn cái  gì đâu mà vẽ mà đẹp đẽ nữa. Đó, là cái quán của nó thấy cái sự vô thường từ lúc trẻ của mình nó đẹp nó tròn trịa, mắt nó xanh dài ra, nó đẹp, còn bây giờ nó đâu có còn gì nữa, nó thụt vô trong đó rồi, nó lờ mờ rồi, rồi ở ngoài cái chân mày của mình thì nó nhăn nheo nó rủ xuống, nó làm coi có vẻ như 2 cái giếng ở trong đó có cái gì còn đẹp nữa. Đó mình quán, mình xét cái thân của mình, mình thấy nó thay đổi vậy thật là vô thường. Mà mỗi lần thay đổi vậy đó thì mình xấu xí vậy đó, mình có buồn không, buồn lắm chứ. Ai mà phụ nữ mà thấy mặt mình xấu mà mình không buồn, không đâu khổ cho nên Phật nói cái gì các pháp mà vô thường thì đều khổ, nó có sự thay đổi rồi nó làm khổ cho mình.

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Rồi bây giờ con mắt rồi thì  bà quán tới cái gì nữa đây, bà quán tới cái lỗ mũi:

Lỗ mũi mềm và thon,

Lỗ mũi dọc dừa à chứ không phải là lỗ mũi thường đâu, không phải là lỗ mũi tẹt đâu, mà đây là dọc dừa cho nên bà nói thon là Thầy hiểu biết là dọc dừa rồi, mà mềm nữa chứ không phải cứng như vỏ cây đâu.

Sáng chói như măng tre,

Nghĩa là bà ví cái mũi của bà cũng như cái mụt măng mà nó rất đẹp đó.

Nay biến đổi vì già,

Héo khô và tàn tạ

Cái mũi bây giờ nó có khi mà nó sụp vô, nó méo, nó móm, nó không có tròn trịa, nó không có thon như hồi trước nữa mà nó cũng không mềm mại nữa, nó làm sao mà nó khó coi vô cùng đó..

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Rồi bắt đầu bây giờ bà đã quán được lỗ mũi bà rồi, bà thấy nó xấu quá rồi, không còn đẹp đẽ gì nữa hết. Bây giờ bà quán tới cái gì? Tới răng, phải không? Bà đi tuần tự thứ tự trên tóc trở xuống tới chân mày, tới lỗ mũi, rồi bây giờ tới răng:

Như răng ta sáng trói,

Như búp nụ chuối hoa,

Nghĩa là mỗi cái răng của bà nó giống như là cái buồng chuối mà nó mới trổ ra đó, nó y như vậy cho nên bà so sánh cái hàm răng của bà. Những cái hàm răng của bà quá đẹp.

Nay biến đổi vì già,

Bẻ gãy vàng như lúa

Nghĩa là bà thấy cái răng của bà bây giờ cái đưa tới cái đưa lui, như là cái lúa mà nó chín vàng người ta sắp đập rồi, đâu còn thứ gì nữa đâu gọi là đẹp đẽ nữa. Cho nên nhìn mấy bà già mà bây giờ đừng có trồng răng xương thì chắc chắn là Thầy thấy cái miệng của mấy bà đó thôi thấy cái còn cái mất cũng không còn cái đẹp đẽ gì hết, cái đưa tới thì nó đung đưa rồi, cái đưa ra, cái đưa vô, cái thì gãy, cắm chỗ này, rồi khoét chỗ kia. Ăn uống thì toàn bị mắc, chứ nuốt gì được, rất là đau khổ. Do vì vậy đó, cái sắc đẹp đó nó có thường đâu, ai chắc cũng gẫy răng hết chứ ai hông gãy răng nhất là già thì còn gẫy răng nhiều hơn hết. Đó là bà quán tới bộ răng bà thấy nó thiệt là vô thường thiệt. Nếu mà thường thì giờ nó vẫn phải như hồi trước chứ? Sao bây giờ nó xẹo qua, xẹo lại, nó ngã tới, ngã lui vậy. Như là một cái rừng cây mà bị bão vậy, coi sao cho được. Thì như vậy thì chúng ta đã thấy được cái sự quán xét của bà nó vô thường, từng chút của cái cơ thể của bà, chứ không phải như chúng ta quán nhanh quá.

Rồi bây giờ tới cái  răng rồi thì bà quán tới cái gì đây? Bà quán tới cái giọng nói của bà, bởi vì phụ nữ mà có giọng nói thanh tao thì lên khán đài hoặc là lên chỗ nào để mà ca hát thì chắc chắn cất giọng ra thì bên nam chắc là khoái lắm rồi đó. Cái giọng bà chắc là ngon lắm nên bà mới quán cái giọng của bà đây, chứ còn ồ ề như ếch kêu dưới giếng chắc bà không nói đâu, cái giọng của bà cũng thanh tao lắm, lên sáu câu vọng cổ thì Thầy thấy cũng là ăn đứt đó, cho nên bà mới đem ra bà quán đây:

Ngọt là giọng nói ta,

Nghĩa là giọng nói chắc êm ái lắm, nghe thanh tao lắm cho nên bà nói nó ngọt đó là cái thị dụ là giọng nói bà rất là thanh tao.

Ngọt là giọng nói ta,

Như chim cu hót rừng,

Bà ví nó như tiếng hát của buổi sớm mà như là con chim cu hót ở trong rừng, nó thâm như vậy đó. Đó, thì biết giọng nói của bà là như thế nào rồi.

Nay biến đổi vì già,

Tiếng bể la dứt đoạn

Y như tiếng đồng la, mà đồng la bể, chứ không phải đồng la còn nguyên. Đó, bà so sánh tiếng nói của bà hồi còn là thiếu nữ nó thanh tao như tiếng chim cu rừng hót, mà bây giờ bà nói ra cái tiếng nói của bà như là đồng la bể vậy đó. Thì quý thầy còn thấy nó có thường không? Nó vô thường quá đỗi, nó đâu còn thanh tao nữa! Kiểu này mà lên cất giọng ca thì chắc chắn ai còn thèm nghe nữa.

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Rồi bây giờ bà quán được cái giọng nói của bà rồi, thấy nó vô thường rồi, thì bà tới cái gì nữa đây? Bà quán tới cái cổ của bà. Thì thật sự ra thì bà quán tất cả những cái gì mà đẹp đẽ nhất ở trong cái thân của bà thì bà đã tuần tự, bà lần lượt bà quán nó thấy sự vô thường. Thì cái cổ của người phụ nữ cũng là đối tượng cho nam nhân nhìn chứ đâu phải là cái chuyện tầm thường đâu, cho nên bà cũng biết nó là cái chỗ mà lôi cuốn người ta chứ đâu phải không, nên bà cũng sửa soạn cần cổ của bà để cho lôi cuốn thiên hạ chứ bà đâu phải ngu. Cho nên vương tôn công tử mới tranh nhau, chứ còn nếu bà để cái cổ bà như cái cổ cò thì chắc ai mà thèm, phải hông? Các thầy thấy hư mà để cái cổ cò thì ai mà thèm. Cho nên vì vậy bà phải sửa soạn cái cổ bà như thế nào chứ. Cho nên bà biết cái đó nó vô thường rồi. Còn chúng ta không có để ý thì chúng ta không có thấy được cái chỗ nào mà chúng ta quán đâu. Bà quán từng chút, từng chút bà biết cái đẹp, cái xấu, cái vô thường, cái không vô thường. Cho nên bà đặt nó ra bà quán:

Trước cổ ta sáng chói,

Mềm đầy đặn nhu nhuyến,

Thì cổ rất là mềm, đẹp lắm đó, phải hông?

Nay biến đổi vì già

Nhiều ngấn và khô cằn.

Bây giờ nhìn mấy cổ bà già coi, gân hai cái nhô lên nè, ngấn qua, ngấn lại, đủ thứ hết giờ có ai thèm ngó nữa đâu. Cho nên nó khô cằn như là cái da cây mà nứt lằn lằn vậy, thì thử hỏi còn cái gì nữa, đó không phải là vô thường sao? Đó các thầy thấy nó là cái sự thật mà, nó là sự thật khi mà chúng ta quán nó là sự thật thì nó làm cho chúng ta xả bỏ được cái thân. Còn mình quán mà cái kiểu quán mà không có thấy thấy sự thật á thì nó như là mình bị che mờ hết đi. Mà mình nói cái danh từ xuông không à, mà không nhìn ra cái sự thật. Cho nên khi mà quán thì chúng ta nhìn đặt cái quán là chúng ta tưởng ngay cái cổ chúng ta như thế nào. Hồi đó như thế nào? Nó bóng, nó mượt như thế nào, nó liền như thế nào, nó làm hấp dẫn người ta như thế nào. Thì bây giờ nó già cằn cỗi rồi thì bây giờ nó nhìn như vỏ cây nó lằn nứt như thế nào, rồi nhiều cái ngấn ở trên cổ chúng ta như thế nào, rồi gân cổ nó nổi nên như thế nào. Thì nhìn thiệt là thấy giống như cổ rắn rồi chứ đâu còn cái thứ gì mà ai mê nữa. Cho nên đó là sự vô thường rồi, đâu có còn gì. Đó là cái sự thật để mà chúng ta nhìn thấy cái thân của chúng ta.

Rồi bây giờ bắt đầu bà tới cái gì nữa đây. Bà tới cánh tay của bà:

Trước cánh tay của ta

Như sáng chói cột tròn,

Nghĩa là cánh tay của bà nó tròn lắm chứ không phải là nó méo, nó dẹp gì đâu. Đây là những cái tay rất đẹp đó, cái cánh tay rất đẹp đó.

Nay biến đổi về già

Như hoa kèn yếu ớt

Nghĩa là hoa kèn, chắc là Thầy nghĩ là hoa Phù Dung hay hoa gì mà  nó có cái đầu dài ra vậy nè bây giờ nó tàn rồi thì nó gục cái đầu nó xuống. Cái cánh tay của bà rồi bây giờ nó cũng cỡ đó cho nên là thấy nó yếu ớt quá, còn hồi đó thì nó tròn trịa, nó đẹp đẽ, làm cho ai thấy cũng muốn nắm tay bà hết. Đó, thì như vậy là bà đem cái chỗ mà nó đẹp đẽ đó bà quán đến cái chỗ tàn tạ của nó, đó là cái lối vô thường chứ gì nữa. Các thầy thấy chưa? Hồi đó mình thích nó bao nhiêu, thì giờ mình thấy nó mình gớm bấy nhiêu. Cho nên bà nói hôi như lông con thỏ, tức là làm cho mình gớm nó chứ gì? Đó là phá, là đập cái  tâm mà chấp của chúng ta để thấy cái sự thật là sự thật vô thường. Cho nên bà cứ nhắc lại lời của Đức Phật là tại sao?

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Bà quán tới đâu bà thấy Đức Phật nói đúng, nói thật, không thấy sai, còn mình nghe Đức Phật nói mình cũng biết đúng thật nhưng mà mình không có quán vậy đó, thì cái mình hiểu biết đúng thật nó mới ngộ mà thôi chứ chưa chứng cái lý. Còn bà quán như vậy bà sẽ chứng được cái lý vô thường đó. Cho nên chúng ta tu mà đúng cách đó thì chúng ta ngồi 1 tiếng đồng hồ mà suy ngẫm cái thân của mình rồi, sau một tiếng đồng hồ rồi ra người ra chửi mình hết muốn giận ai nữa rồi. Còn mình ngồi tiếng đồng hồ rồi mình đi ra, hoặc là mình ngồi nửa tiếng đồng hồ mình cứ quán “vô thường, khổ, vô ngã” rồi  đi ra ai động tới mình nghe cái bực bực mình rồi. Như vậy có vô thường không? Có vô ngã không? Hoàn toàn nó còn nằm 1 đống đó, nó chưa có hết!

Và bây giờ bà quán tới cái gì? Cái cánh tay bà rồi, bắt đầu bà quán tới cái bàn tay:

Trước bàn tay của ta,

Mềm mại như cánh hoa,

Sáng như mở rương vàng,

Nghĩa là cánh tay của bà khi mà đưa ra thì nó chắc là đeo vàng nhiều lắm, như là mở cái rương vàng, chắc nhẫn bà đeo cũng nhiều lắm đó cho nên bà nói như là mở cái rương vàng vậy đó. Tức là ngón tay của bà chắc là năm ngón đeo hết chứ không có còn chừa ngón nào. Nhà giàu mà, chắc có lẽ là vậy rồi. Cho nên bà nói: sáng như mở rương vàng. Mở cái rương ra, ánh sáng nó như cái bàn tay bà đưa ra là người ta thấy vàng đầy hết trên đó.

Nay biến đổi vì già

Như rễ cây khô cằn

Đúng vậy, các con bây giờ đưa bàn tay vàng của các con ra coi có đúng như rễ cây không? Gân nó nổi giống như rễ cây, y như vậy đâu có khác đâu! Khô cằn nữa, nó đâu còn hồi đó mà liền bóng, coi nó mát ướt đâu. Coi bộ sao nó khô, nó nhăn nheo, nó muốn chết nó rồi.

Nhăn nheo và thô nhám

Đúng rồi chúng ta rờ cái gân, rồi da chúng ta sao mà nó nhám như ồ à, hồi đó nó liền, nghe nó mượt ở trên đó à, nó không có cái kiểu đó. Cứ nhìn mấy bàn tay của quý thầy rồi quý thầy nhìn mấy cái bàn tay của quý thầy trẻ coi, nó có khác xa không? Gân gì đâu mà nổi như cái rễ cây ở trển vậy? Đó là cái quán thật đố các thầy, bởi vì cái này là bà quán thật, bà đem cái sự thật ra để mà phá cái tâm của bà, còn chấp cái ngã bà không thấy nó vô thường. Cho nên bà quán thật cho nên bà thấy nó vô thường. Vì vậy mà cái lý của bà đưa ra Thầy thấy cái  người phụ nữ này quá là tuyệt vời trong cái sức mà quán cái lý mà Phật đã dạy.

Đúng như lời Phật dạy,

Của bậc nói sự thật.

Đó quý thầy thấy chưa, đó là sự thật hiển nhiên mà không biết áp dụng đúng cách thì chúng ta cũng chẳng làm sao mà giải thoát được, mà chúng ta biết đúng cách chúng ta sẽ giải thoát được. Tới bàn tay của bà rồi thì bà quán tới cái gì nữa đây. Bà đâu có quán chung chung như các thầy đâu mà bà quán từng cái, từng cái, giờ bà quán cái vú của bà đây. Bởi vì cái bộ vú của bà cũng là làm cái sự thu hút người ta, hồi trước nếu mà cái vú nó không có cao lên thì bà phải độn lên, còn bây giờ đó thì bà mới thấy cái đó là cái sai của mình, cho nên bà đem nó ra bà quán nó như thế nào đây?

Trước vú ta sáng chói,

Căng thẳng và tròn đầy,

Nghĩa là bà đem cái tươi đẹp của tuổi trẻ đó.

Nay biến đổi vì già,

Trống rỗng treo lủng lẳng,

Trời đất, còn có thứ gì, thiệt là trống rỗng, treo lủng lẳng. Bà nói thật, nói đúng, Thầy thấy cái quán...

MẶT B

Như da không có nước,

Bây giờ coi trong đó coi như là nó không có nước, như hồi trước thì còn nước rồi này kia trong đó, tức là sữa chứ gì. Còn bây giờ nó khô queo hết rồi chứ còn gì.

Như da không có nước

Trống không, không căng tròn,

Đúng như lời giảng dạy,

Của bậc nói sự thật.

Đúng như vậy không? Bà quán như vậy bà mới thấy rằng cái bộ vú của mình không còn đẹp đâu, nó là vô thường, phải chi mà nó thường thì bây giờ nó cũng phải như trước, nó phải đẹp vậy. Còn bây giờ nó trống rỗng, treo lủng lẳng như cái..., nó không còn cái gì như là, cái gì mà tươi mát được nữa hết. Đó, thì do đó thì chúng ta thấy cái sự quán của bà thấm thía lắm.

Rồi bây giờ bà quán tới cái gì đây? Bà quán tới cái thân mình của bà, bây giờ nó tới toàn thân của bà:

Trước thân ta chói sáng,

Như giáp vàng đánh bóng,

Nghĩa là cái thân của bà hồi đó chắc là da đẹp lắm, cho nên coi như nó tròn trịa, không có còn một cái chỗ nào mà có thể nó nhăn nheo gì ở trong cái thân đó hết.

Nay biến đổi vì già

Trông vết nhăn nhỏ xíu.

Thiệt ra chúng ta không để ý, chứ chúng ta để ý coi, nhìn cái thân của mình coi? Hồi đó thì nó căng, nó tròn, nó không có nếp nhăn nhỏ xíu nào hết, còn bây giờ mình nhìn coi nó lăn nhăn ở trong cái thân của mình, nó lăn nhăn, mấy thầy cứ dòm đi có chỗ nào mà gọi là da thẳng hồi đó, bây giờ mấy thầy coi nó lăn nhăn, nó lít nhít, nó nứt nẻ ra hết trơn hết trọi, có hông? Cho nên bà quán thiệt tỉ mỉ đó. Nó vô thường đến cái mức độ chúng ta không để ý. Chứ chúng ta già rồi chúng ta nhìn hồi tuổi trẻ chúng ta, bây giờ nhìn cái da của mình: bắp đùi này, rồi đít, rồi khu này, rồi ngực, bụng,... coi nó lăn nhăn đủ thứ hết, nó nứt nẻ hết trơn hết trọi nó đâu có còn cái gì đâu mà gọi là tốt đẹp nữa. Cho nên, do đó mình mới thấy nó được là vô thường chứ, nó thấy mới được là vô ngã chứ.

Đầy vết nhăn nhỏ xíu

Bà nói đầy vết nhăn là nhiều lắm, không có ít. Mà đúng vậy, chúng ta có quan sát đi, quan sát coi cái bàn tay của chúng ta bây giờ có phải những cái lằn nhăn nhỏ xíu, nhỏ xíu chứ hồi đó nó thẳng bóng lên, nó đâu có nhăn, bây giờ nó nhăn nheo hết.

Rồi bắt đầu bây giờ bà quán đến cái thân bà như vậy rồi, rồi bắt đầu bà quán tới cái  gì nữa đây?

Trước bắp vế của ta,

Bà quán tới cái bắp vế của bà đây.

Sáng chói như vòi voi,

Các thầy thấy hông, nghĩa là cái vòi voi nó tròn trịa như thế nào thì bà so sánh cái bắp vế của bà như thế nấy.

Nay biến đổi vì già,

Giống như những ống tre,

Nghĩa là nó xuôn đuột à,  nó đâu còn vòi voi nữa, nó xấu quá xấu rồi.

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Đó, bây giờ bà đã quán sát cái bắp đùi của bà rồi, bắp vế của bà, thì bây giờ bà quán tới cái ống chân của bà:

Trước ống chân của ta,

Mềm mại như kiềng vàng,

Nghĩa là cái ống chân của bà, bà so sánh như chiếc kiềng vàng.

Nay biến đổi vì già,

Chẳng khác gậy cây mè,

Thầy thấy cây mè là cái cây mà nó có ba, bốn cái gốc đó, nó ốm, khi mà chúng ta chặt cây mè hổng biết là gậy mè này nó có phải là cây mè đó không? Cây mè mà chúng ta làm muối vừng đó. Thì Thầy thấy cây mè thường thường nó vuông, khi mà nó già rồi nó không có tròn như hồi nó mới lên mà nó chia ra làm 4 cái cạnh, nó làm lòi ba cái xương ra đó …Gậy cây mè thì chắc chắn Thầy nghĩ rằng cái chân của bà bây giờ nó đã ốm, nó đã lòi những cái xương ống chân nó ra, nó có góc, có cạnh rồi. Đó là cái gợi ý vô thường của nó. Khi trước thì nó mềm mại, nó tròn đầy, bây giờ thì nó như góc cạnh rồi. Đó là cái sự vô thường.

Bây giờ bà quán cũng thêm cái phần mà của chân bà nữa đây:

Trước chân ta chói sáng,

Với lông mềm như bông,

Đó bà quán tới cái những cái lông mà ở trên chân của bà, nó mềm mại.

Nay biến đổi vì già,

Nứt nẻ đầy đường nhăn,

Bây giờ lông nó rụng hết rồi, nó không còn mà mềm mại như xưa nữa mà toàn để lại những cái vết nứt nẻ đầy đường nhăn ở trên cái chân đó, không còn có cái gì mà đẹp đẽ nữa hết

Đúng như lời giảng dạy

Của bậc nói sự thật.

Thân này là như vậy,

Nay già chứa nhiều khổ.

Nghĩa là cái thân này là nó vô thường như vậy đó, nó sự thật như vậy đó, nó không thể nào mà ai nói gì được hết, đó là một cái chân lý thay đổi. Hoàn toàn là cái sự thay đổi của cái vô thường của nó, không có thể nói là nó thường được nữa. Nay nó già thì nó chứa nhiều cái khổ lăm, bây giờ nó, chính nó đã gầy mòn, nó già như vậy thì trong đó nó sẽ có nhiều khổ cho con người lắm. Cho nên chúng ta phải nỗ lực mau mau mà thoát ra cái cảnh khổ của cái tuổi già này, mà nếu để thì các thầy chắc các thầy cũng biết rằng khi tuổi trẻ các thầy đâu có bệnh cái này, bệnh cái kia, nay nhức chân, mai nhức khớp, đâu có cái chuyện đó mà bây giờ mà tới già rồi thì quý thầy mới thấy nó đổ ra bao nhiêu thứ bệnh. Hở hở ra cái trời lạnh hay trời nóng gì nó cũng đổ ra hết, còn tuổi trẻ thì lâu lâu nó mới có một đợt vậy thôi chứ nó không phải là như tuổi già. Cho nên chúng ta thấy cái thân mà nó già rồi là một cái khổ của nó, cho nên ở đây nói:

Nay già chứa nhiều khổ

Tức là cái thân già nó chứa nhiều khổ

Ngôi nhà đã cũ kỹ

Coi như cái thân của mình là bà quán nó là cái nhà cũ kĩ rồi.

Vôi quét tường rơi xuống

Nghĩa là từ lâu tới giờ cái nhà của mình nó mới thì quét vôi nó còn dính đó, bây giờ nó cũ rồi lần lượt mình thấy từng mảng vôi nó rớt xuống, rớt xuống. Thiệt là bà quan sát cái nhà mà cũ đó, nó rớt từng cái mảnh vôi, mảnh gạch nó rớt xuống tuần tự. Thì bà nhìn cái thân của bà nó cũng rơi rớt xuống tuần tự theo cái sự vô thường của nó. Còn mình không để ý cho nên mình không thấy, còn bà quán xét bà thấy, nó rơi từng cái, bữa nay thấy nó làm rớt một miếng, cái miếng vôi mà tô cái tường đó nó rớt một miếng, ngày mai làm cho chỗ kia một miếng, ngày nọ chỗ nọ một miếng. Lần lượt nó để lòi ba cái gạch ra hết, rồi ba cái gạch rồi bắt đầu ba cái gạch nó mục lần lượt nó cũng đổ chỗ này xuống đống, chỗ kia xuống đống, cái thân của mình nó y như vậy đó. Bà đem cái chỗ này bà ví dụ thiệt là để cho mình thấy mình hết có chấp cái thân của mình là thường, chấp cái thân của mình là ngã trong đó.

Quán như vậy nó mới thấu triệt được cái lý vô thường, khổ, vô ngã chớ. Cho nên chúng ta mới thấy được cái chỗ mà bà quán. Qua một bài kệ rất dài để dẫn dắt cho chúng ta thấy từ cái chút mà chúng ta đi dần vào cái pháp quán vô lậu. Đó là mới đúng cách mà chúng ta tu cái con đường của đạo Phật. Còn nhiều khi chúng ta lười biếng, chúng ta không có chịu suy nghĩ từ cái đầu đến cái chân. Chúng ta có nhiều cái mà trong cuộc đời chúng ta sẽ gặp thấy cái thân vô thường của chúng ta, nó có những cái nó không phải giống như bà như vậy nhưng mà nó phù hợp với cái cuộc sống của chúng ta thì những cái đó là cái tri kiến giải thoát của chúng ta phóng ra để nó thược hiện được cái chỗ giải thoát của chính nó.

Đó, thì quý thầy thấy rất rõ chứ đâu có phải là cái chuyện mà mù mờ đâu. Cái chuyện này là cái chuyện phải thực tu thực chứng là mới được.

Khi quán xét như vậy là thấy rõ hình tướng vô thường trên thân của mình, nhận thức được tính vô thường của ba giới. Nghĩa là nhận được cái thân vô thường rồi thì mình lại nhận qua được ba giới, ba cái cảnh giới chứ không phải một cái cảnh giới đâu.

Cảnh giới thứ nhất thì dục giới, cảnh giới thứ 2 là sắc giới, cảnh giới thứ 3 là vô sắc giới. Cho nên bà nói khi bà quán như vậy được rồi thì bà lại thông suốt được ba cái cõi giới. Ba cõi giới nó đều là vô thường hết chứ nó không có cõi giới nào là thường còn, đó bà thông suốt được như vậy. Khi bà phá được cái thân chấp của bà là thường thì bà lại phá được cái ngã của nó rồi, thì bà nhìn qua trong cái thế gian này thì bà đã thông suốt được các tánh vô thường của ba giới, ba cái cõi giới là dục giới, sắc giới, và vô sắc giới. Tự tâm bà quán triệt tánh vô thường, khổ, vô ngã, và từ đó phát triển tuệ quán, bà chứng quả Alahan thành tựu được Tam minh. Từ cái chỗ bà mà phá vỡ được rồi thì nó phát triển được cái tuệ quán, tuệ quán tức là cái giới tuệ đó. Cho nên bà hoàn toàn bà nhập Tứ thiền, rồi bà chứng được Tam minh, thành tựu được quả Alahan.

Đó là cái kết luận của bài kệ này, mà do từ cái pháp môn này mà thực hiện được sự giải thoát chính chỗ này. Như vậy chúng ta có thấy rằng con đường tu nó có khó không? Nếu mà hàng ngày mà chúng ta cứ suy tư để mà  phóng ra cái tri kiến nó mới mẻ để mà phá được cái thân vô thường của chúng ta, thì ba cõi tam giới này chúng ta làm sao không thấu suốt nó là vô thường, nó là vô ngã. Đó là một cái bài thứ nhất!

                                                             ***

GƯƠNG HẠNH CỦA THÁNH NI Rohinì

Đến một cái bài thứ hai của một vị thánh ni để cho chúng ta thấy rằng qua cái bài pháp vừa rồi mà Thầy đã giảng, để chúng ta biết rằng cái hạnh sa môn, cái người tu thế nào đúng sai, để chứng minh cho cái lời dạy của Thầy, chứ không khéo mà không có một bậc mà thánh ni trong cái thời đức Phật mà tu hành mà nói lên cái chỗ mà chỗ đúng chỗ sai..., ngày xưa người ta cũng nhận thấy cái ông sa môn nào đúng, bởi nó có nhiều sa môn như Thầy giảng đó: sa môn Thích tử là đệ tử cùa Phật, mà sa môn mà không phải là đệ tử của Phật là của ngoại đạo, của Bà la môn nó cũng vẫn là sa môn. Vậy thì mình chọn ông sa môn nào đây, ông nào cũng giống y như vậy hết, cũng đi xin ăn, mình biết ông nào là của Thích tử?

Cho nên phải nhận như thế nào, cho nên không khéo để lầm lạc. Vì vậy bây giờ đời chúng ta cũng vậy, là qua cái giáo án của Thầy vạch ra cho chúng ta biết rằng cái ông tu sĩ nào mà của Phật giáo đúng trong hiện thời mà cái ông tu sĩ nào mà của Phật giáo sai để chúng ta biết nó mà chúng ta theo cho đúng chớ. Còn nếu không biết thì làm sao theo cho đúng. Vì vậy nên ở đây á, cái bà này á, bà nói lên cái bài kệ để chúng ta nhận được cái ông sa môn đúng, ông sa môn sai. Thì để nó áp dụng vào trong cái bài pháp mà trong cái giáo án mà chúng ta vừa học.

Đó, như vậy các con phải nghĩ rằng Thầy phải đi tìm những cái gương hạnh nào mà cho phù hợp ở trong cái bài mà giáo án Thầy đang dạy để cho áp dụng cho đúng, thì đó là cái rất là cực khổ bởi vì kinh điển của Phật nó quá nhiều, mà nói về các bậc Thánh tăng, Thánh ni nó cũng quá đông, cho nên làm sao mình chọn lựa ra được cho nó  phù hợp ngay khi mình giảng cái bài giảng đó mà có vị đó để chứng minh cho được cái chỗ mình chọn lấy một cái người sa môn đúng hay là người sa môn sai.

Đây, bây giờ Thầy nhắc lại. Bà Rohinì, bà tên là Rohinì, đến tuổi trường thành, khi Đức Phật còn tại Vesali á, bà đến nghe pháp, chứng được quả Dự Lưu. Bà nghe được cái pháp thì bà chứng được quả dự lưu, tức là khi nghe cái Pháp nào đó Phật nói thì bà thấy cái cuộc đời bà hết ham rồi. Nghĩa là bà không còn mà thích cái ăn uống, ngủ nghỉ, hoặc là nhà cửa, tiền bạc, của cải tài sản thế gian nữa rồi, thì cái đó gọi là, Đức Phật gọi là Dự lưu, còn mình còn ưa, còn thích, còn ham vợ ham con đồ đó, còn thích quần, thích áo, thích ăn ngon, mặc đẹp đó thì nó chưa Dự Lưu đâu. Bởi vì cái đó là cái tâm trạng thế gian mà làm sao dự phần Thánh được. Cho nên khi bà nghe thuyết pháp xong rồi thì bà hết thích rồi, bà ly hết rồi, bà không ham nữa rồi, cái gì bây giờ đem mà cám dỗ bà cũng không được rồi. Bà nghe qua bài pháp, thì như vậy nghe qua bài pháp mà nghe nó chứng Dự Lưu, thì chúng ta nói “gì mà nghe cái chứng liền”. Sự thật ra mình nghe mình thấy cái đó nó đúng rồi thì mình bỏ nó đi, thì đó là mình chứng chứ gì, mình không còn ham nữa. Còn giờ mình nghe rồi mình cũng về mình cũng thích uống rượu thì cái chuyện đó làm sao? Thì cái đó là cái mình đâu có chứng được Dự Lưu. Còn bây giờ thí dụ mình mà cái nghe bài pháp của Thầy thuyết rồi, mà mình hồi nào tới giờ mình uông rượu, giờ mình nghe rồi mình không uống rượu nữa thì đó là mình chứng Dự Lưu chứ sao.

Thầy nói đơn giản thôi, một cái bài giảng thôi mà mình nghe mình dứt ngay liền, tật mình nghiền rượu này, mà bây giờ mình nghe mình thấy đúng rồi, thôi từ đây chết bỏ, nhất định không uống rượu nữa, rượu nó hành hạ gì cũng không uống nữa. Cũng như bây giờ người mà nghiện thuốc phiện nghe Thầy nói cái bài pháp rồi biết thuốc phiện là tai hại rồi, biết thuốc phiện là dẫn dắt mình đi vào con đường đau khổ rồi, thì ngay đó là họ nhất định là từ nay về sau không hút thuốc phiện nữa, thì như vậy là  họ chứng Dự Lưu rồi đó quý thầy, chứ đừng có nghĩ rằng mình phải tu tập cái gì đâu. Cho nên mình nghe đức Phật thuyết giảng sao lại các bậc này chứng Dự Lưu nhanh quá? Mà mình không biết chứng Dự Lưu là chứng cái gì? Cho nên ở đây chứng Dự Lưu là gì? Là mình dự vào được dòng Thánh, mà dự vào được dòng Thánh thì  tức là mình phải dứt bỏ cái tâm thế gian chứ, cái  tâm ham muốn thế gian mới Thánh chứ, Thánh gì mà còn ham ăn, ham ngủ thì đâu có Thánh được, mà nghe nói ham ăn, ham ngủ là không phải Thánh thì làm sao mình Dự Lưu được...Bây giờ tôi không ham ăn, ham ngủ nữa, tôi hổng thích, ai cho ăn gì sống thôi chứ tôi không thèm nữa, ngày một bữa tôi thấy là quá đủ rồi, không còn ham thích. Vì mình đã nghe ăn ngày một bữa, mà về ăn ngày một bữa thấy nó đòi hỏi cái này, đòi hỏi cái kia thì đó Dự Lưu sao được, không có Dự Lưu.

Cho nên ở đây muốn hiểu cái phần mà quả Dự Lưu thì chúng ta phải hiểu chỗ đó. Cho nên ông Phật ông dạy hồi đó không có nói dối đâu. Vậy cho nên nhiều người cũng nghe nói: “gì mà nhanh quá, tôi tu thấy bà tôi chưa Dự Lưu có Dự Lưu được, còn ông ngồi ông nghe cái hoặc bà ngồi bà nghe cái Phật nói: Dự Lưu rồi”. Vậy cái  Dự Lưu là cái  dự gì? Là cái lìa tâm ham muốn của cái tâm người ta ra, người ta không chạy theo 5 cái dục lạc nữa thì tức là Dự Lưu chứ gì, nhưng mà từ đó người ta phải đoạn dứt cái tâm cho nó sạch, còn người ta bây giờ người ta mới có hiểu biết, thấy cái đó là cái khổ rồi nên người ta không ham nữa thì như vậy là người ta Dự Lưu rồi. Chứ đâu phải, phải cái gì là Dự Lưu.

Cha mẹ bà Rohinì thường không đồng ý với người tu sĩ ăn không ngồi rồi. Nghĩa là cái thời đó thì có nhiều người đi xin, sa môn nào cũng đi xin, ăn không ngồi rồi hết. Thì trong cái sa môn mà Thích tử đó tức là đệ tử Phật và Đức Phật cũng là những tay ăn không ngồi rồi, phải không? Cho nên vì vậy cha mẹ của bà thì không có đồng ý, cái người mà ở đời thì phải làm ăn, mình làm mình ăn chứ mình đi xin người ta như vậy là mình ăn lường người ta rồi, mình chùm gởi rồi, mình bám người ta rồi. Cho nên cái người mà hiểu cái đạo đức của thế gian thì người ta thấy cái loại đi xin đó là lười biếng.

Cho nên bây giờ thí dụ như, ngày giải phóng thì Nhà nước người ta về người ta thấy cái loại thầy chùa mà ngồi không ăn không, người ta ngồi trong mát ăn bát vàng, mấy ông ngồi đó mấy ông không có làm gì hết, người ta lao động gần chết mới có cơm ăn, còn mấy ông thì chỉ ngồi đó làm bộ lần chuỗi niệm Phật rồi bắt đầu đó bày ra chuyện này chuyện kia mà để ăn không ngồi rồi trên mồ hôi nước mắt của người ta. Đúng vậy. Mình có tu ra gì, mình ngồi đó làm cái chuyện mê tín người ta thì mình cũng phải là ngồi trong mát ăn bát vàng sao, cái đó là cái sai. Cho nên Cách mạng về mà phá vỡ cái này Thầy rất đồng ý, còn cái  người tu thật đâu phải người đó người ta đi xin ăn rồi người ta về đó ngồi chơi như mình đâu, hoặc ngồi đó để mình tính cách thức này, cách thức kia, ngày mai này có cái đám ma này rước mình đi để mình vừa có ăn ngon này lại vừa có tiền nữa nè, khoái khoái sao.

Đó là những cái ngồi không để tìm các nghề nghiệp, ngồi không để khỏi có lao động, khỏi có cày ruộng mà có gạo lúa ăn, mà có tiền bạc xài nữa, mà lại có chùa giàu sang nữa, cất chùa tường, chùa gạch nữa. Thì cái này là cái  phải phá bỏ chứ không để cái hư này được, cái này là cái sai, không có đúng. Còn cái người tu như thế nào? Vì thế cho nên ông bà của cha mẹ bà này đứng về tư tưởng đó, mà bây giờ Cách mạng chúng ta cũng thấy điều đó, chứ không phải đâu? Thấy mấy cái ông gì mà tay chân thì lành lặn, còn đi làm được, không có chịu đi làm ăn, cứ trưa nào hay chiều nào cũng lại nhà mình, đứng trước cổng đòi xin à. Không cho thì không đi. Làm cái nhà của mình nó bẩn quá, không biết làm sao mà đuổi mấy ông này đi hết. Cho nên ông bà này tức giận lắm chứ không phải không tức giận, vì thấy đứa con gái này cứ nghe lời Phật dạy như vậy đó mà cứ lui tới, lui tới cái tịnh xá đó hoài, thấy phát ghét.

Đó, thì cái gia đình này là cái gia đình nghịch duyên như vậy đó. Vì thế bà thuyết phục cha mẹ bà, bà nghe Phật nói cái gì bà nắm được, cho nên bà Dự Lưu được, bà hiểu được. Khi mà Dự Lưu được người ta hiểu được cái đúng cái sai ở trong đó rồi, cho nên bà về bà thuyết pháp cho cha mẹ bà, để được cha mẹ đồng ý cho xuất gia. Chứ lúc bấy giờ, thời đức Phật mà cha mẹ hoặc là có người thân mà không cho xuất gia là không được xuất gia. Thời Đức Phật nghiêm ngặt lắm, chứ không phải là như bây giờ mà chúng ta nói là xuất gia rồi chúng ta lấy cớ như đức Phật là trốn đi rồi bây giờ chúng ta trốn đi, hông được đâu. Nghĩa là bây giờ chúng ta làm một cái tội gì hoặc là trộm cướp mà trốn vô chùa là cũng không được Phật chấp nhận đâu. Mà làm một cái chuyện chánh trị gì mà trốn trong chùa cũng không được nữa đâu. Mà thất tình thất vọng mà vô tu hành thì đức Phật cũng không chấp nhận đâu, không phải dễ đâu. Chỉ sau này người ta rộng rãi, phá những cái giới luật của Phật…Cho nên cha mẹ mà không chấp nhận, cho đến bảy chục, bảy mươi mấy tuổi đó cha mẹ chết rồi hoặc là cái thời gian mà chồng không cho đi đó, mà tới bẩy tám chục tuổi mà chồng chết rồi mới có thể mà đi tu mới được, chứ đâu phải dễ. Thì đó là những cái gương hạnh để nhắc lại cái thời đức Phật, mà đức Phật rất là kỹ, không làm khổ mình, không làm khổ người.

Cho nên ở đây thì quý thầy thấy khi mà bà đã hiểu biết được cha mẹ mình như vậy rồi thì bà cố gắng bà thuyết phục cha mẹ để cha mẹ cho bà được xuất gia, vì thế bà thuyết phục cha mẹ để được xuất gia. Khi cha mẹ đồng ý cho xuất gia thì bà triển khai thiền quán, chẳng bao lâu bà chứng quả Alahan. Nhớ lại cuộc đàm thoại giữa bà và phụ thân, ông thân của bà đó, khi bà mới có đặt niềm tin ở Phật mà đã thuyết phục được ông thân của bà hiểu được sự chơn thật của sự tu hành của các vị thánh tăng trong thời đó. Nghĩa là bà đem cái lời bà thuyết phục, bà hướng dẫn ông thân của bà thấy được cái chỗ sa môn nào tu đúng, sa môn nào tu sai, để cho ông bà mới không có vơ đũa cả nắm mà cho rằng cái thứ làm biếng hết.

Đó, thì bắt đầu ở đây thì cái ông thân của bà đó đặt ra câu hỏi bà trước, ông thân của bà nói với bà như thế này:

Con chỉ cho ta thấy,

Đây là cái bài kệ đây, tức là bà đó, chỉ cho ổng thấy đó.

Đây là một sa môn,

Con thức tỉnh ta dậy

Đây là một sa môn,

Con khen tặng sa môn

Muốn thành nữ sa môn.

Nghĩa là ông cha ông nói khi ông nghe con ông thuyết phục được rồi, ông thấy rõ rồi thì ông mới đọc cái bài kệ đầu tiên, ông nói ông giới thiệu:

Con chỉ cho ta thấy,

Đây là một sa môn,

Con thức tỉnh ta dậy

Đây là một sa môn,

Con khen tặng sa môn

Muốn thành nữ sa môn

Nghĩa là con muốn thành một nữ tu sĩ cho nên con khen tặng Sa môn, khen tặng đúng chứ không phải khen tặng sai. Đó, bây giờ đó thì bà như thế nào để mà chúng ta hiểu cái chỗ mà bà làm cho cha bà ngộ được, thấy được cái quý của những vị tu sĩ trong thời đức Phật.

Con tìm cho sa môn

Cái ông cha đó, ổng nhắc tới những hành động của bà đối xử với các bậc sa môn như thế nào thì ông nhắc:

Con tìm cho sa môn

Rất nhiều đồ ăn uống

Con hỡi, Rohinì

Sao con quý sa môn?

Chúng biếng không thích làm

Sống với đồ người cho

Chúng ham lợi thích ngọt

Sao con quý sa môn?

Đó, ông cha ông đặt ra câu hỏi, trước tiên ông hỏi. Bây giờ đó, mặc dù là bài kệ trước tức là con ông thức tỉnh nói ông thế này thế khác nhưng mà ông đặt câu hỏi để đi tuần tự, để nó trở  thành một cái bài kệ để thấy bà giải quyết như thế nào để mà cho ông nhận ra được bậc sa môn đáng kính, đáng trọng. Đó, cho nên ông mới đặt ra, đưa ra, nêu ra câu hỏi:

Con tìm đến sa môn

Rất nhiều đồ ăn uống

Nghĩa là bà đến với mấy ông sa môn này thì bà đem đồ ăn, đồ uống này kia bà cúng dường cho các vị tu sĩ theo đức Phật đó. Cho nên ông mới hỏi:

Con hỡi, Rohinì

Sao con quý sa môn?

Chúng biếng, không thích làm?

Họ đều là họ ngồi không hết mà mình làm gần chết mà cứ đem cho họ ăn, vậy thì chúng lười biếng quá mà sao con ngu quá vậy, con không thấy.

Sống với đồ người cho

Họ không có làm gì hết, sống với đồ người ta cho chứ gì. Dơ, thiu thối, cũ gì cũng ăn hết, không có bỏ cái gì đi hết. Bởi vì họ đi xin mà, cho nên cái đời sống của họ nguội lạnh gì họ cũng ăn. Phải không? Họ nấu thì họ ăn sớm, còn đằng này mình cho họ thì phải đồ nguội thôi. Mà sống với đồ mà người cho thì có ngon gì đâu, mà sao con ngu quá vậy. Con đem đồ đến cho họ, mà họ là người lười biếng nhất, họ không chịu làm. Đó.

Chúng ham lợi thích ngọt

Chúng thì cũng ham tiền ham bạc, cũng thích ngọt, thích ăn cái này cái kia nọ, thì ông gợi cho chúng ta thấy không? Thấy ông cha của bà ta nói đúng không? Đúng, rất đúng mà.

Sao con quý sa môn?

Sa môn gì mà kì quá, ham danh ham lợi đủ thứ, nhà cửa họ còn giàu hơn mình nữa, mà con cứ đem vô con cho họ ăn à, con ngu quá vậy? Đó thì rõ ràng là ông cha này ông thấy rõ ràng mà, chúng thì biếng, làm biếng lắm, không có là. nói bậy bạ rồi gạt người ta kiếm ăn thôi, ngu gì mà cứ nghe họ để mà bị lường gạt như vậy. Cho nên ông cha này ông rầy đứa con, ông rầy bà ngu quá, con ngu quá, con không thấy, con cứ đến với mấy ông đó, không đúng đâu.

Rồi bắt đầu bà nói như thế nào?

Lâu rồi cha thân mến,

Bây giờ bà mới trả lời ông cha đây, lâu lắm rồi, con hiểu cha lắm rồi nhưng mà con chưa có nói chuyện với cha thôi. Cho nên bà mới nói:

Lâu rồi cha thân mến,

Hỏi con về Sa môn,

Không phải là bây giờ ông cha mới rầy bà có một lần này đâu, mà nhiều lần ông đã rầy bà không có nên đem của mình đem cho những cái người làm biếng đó đâu, mà họ cũng ham danh ham lợi,cũng thích ngọt, cũng ăn cũng uống như mình mà đem cho họ như vậy. Thì cái ông này thiệt là chánh kiến chứ không phải là tà kiến đâu. Còn như bây giờ chúng ta có phải là chúng ta tà kiến không? Thấy một cái đám mà thầy bây giờ họ danh họ lợi, họ ăn ba bốn bữa như vậy mà họ ngồi không, cứ đem cung cấp cho họ, thôi thôi bao nhiêu người cứ đem cung cấp cho họ rồi họ mượn cái hình thức tu cái này, tu cái kia, mình có biết gì tu trong đó, mà có thấy ông nào giải thoát đâu, ông nào cũng ăn cả bụng, cả bụng hết à, mà còn chơi, còn hát, còn xướng, còn đá banh, đá bóng nữa, còn nhảy còn múa nữa, đủ loại y như ngoài thế gian. Vậy mà cứ ngu mà đem cho, thì tức là ông cha không phải là con người mà không thấy, ông thấy. Mà thấy cái không đúng chứ còn ổng đâu có thấy cái đúng được. Cho nên đứa con mới vạch cho ông thấy cái đúng của những người tu sĩ.

Lâu rồi cha thân mến

Hỏi con về sa môn

Nghĩa là lâu lắm rồi, cha có hỏi con nhiều lần, tại vì con chưa có nói mà thôi. Bây giờ bà mới trả lời:

Con tán thán Sa môn,

Tuệ, giới hạnh tinh cần,

Nghe bà chỉ cho chúng ta rõ ràng đó. Tại sao mà con ca ngợi những vị sa môn đó, còn cha thì cha nhìn những vị sa môn nào mà cha không chấp nhận. Còn con thì con nhìn sa môn nào mà con chấp nhận thì cha có thấy:

Tuệ, giới hạnh tinh cần

Họ siêng năng họ giữ gìn cái trí tuệ của họ, họ tinh cần những giới hạnh của họ. Thì như thế nào? Một vị tu sĩ mà chơn chánh thì đi ra đường có ngó qua ngó lại không? Thì có phải mình kính trọng cái ông sa môn không. Còn cái ông mà đi ra đường mà ngó qua ngó lại thì có kính trọng không? Cũng hai ông sa môn mà cái ông thì kính trọng, ông không kính trọng chớ. Con thì con kính trọng những cái bậc mà giới hạnh, chứ còn con đâu có kính trọng những thứ mà ăn không ngồi rồi làm biếng đó, mà ăn ba bốn bữa đâu. Đó, thì bà nói thẳng với ông cha vậy. Cho nên cha đừng thấy mà cái bọn ăn ba bốn bữa mà con tin họ đâu. Con tin là con vô tịnh xá của đức Phật là con thấy những bậc thánh tăng này người ta ăn ngày một bữa, còn những sa môn kia họ ăn phi thời, họ thích cái này, thích cái kia đủ thứ, họ bày ra chuyện này chuyện kia, đó là cái loại sa môn mà con không có đến. Cha thấy rất rõ mà, chứ con đâu có phải con đụng đâu mà con cũng đến mà cha rầy con. Đó, bà mới giải thích cho ông cha nghe, vậy thì những cái vị sa môn Thích tử nào mà nó được như vậy?

Tuệ, giới hạnh tinh cần

Người ta siêng năng hàng ngày người ta làm cái chuyện đó.

Chúng thích làm, không biếng,

Nghĩa là hàng ngày rèn mà luyện mình tinh cần ở trên những giới hạnh. Bước ra đi thì phải ngó xuống chân đàng hoàng, thì đó là rèn luyện, mà phải siêng năng chứ lười biếng làm được không? Phải hông? Cho nên tuệ, giới hạnh người ta phải tinh cần, người ta tu tập, trau dồi như thế nào thì đừng có gọi là người ta làm biếng. Người ta xin mình ăn để người ta ngồi người ta làm chuyện đó, vĩ đại hơn mình mà. Mình đâu có làm được, mình chỉ làm ra cơm gạo chứ đâu có làm được cái tâm mình nó được thanh tịnh như vậy được. Cho nên cái việc làm đó không phải là cái việc làm thường của chúng ta. Cho nên bà giải thích:

Tuệ giới hạnh tinh cần.

Chúng thích làm, không biếng.

Không có lười biếng đâu, những cái người sa môn đó họ hoàn toàn họ siêng năng lắm

Chúng làm việc tối thượng, tối thắng,

Phải hông? Bà nói những người sa môn đó họ đang làm cái việc tối thắng chứ không phải là làm cái việc tầm thường.

Chúng từ bỏ tham sân

Nghĩa là hàng ngày người ta khắc phục cái tham sân, người ta không còn tham danh, tham lợi, tham ăn, tham ngủ. Cho nên hình tướng người  ta, giới hạnh người ta nghiêm túc, người ta ăn ngày một bữa còn mấy ông sa môn kia ăn ba bốn bữa mà cha vơ đũa cả nắm cha nói người ta hết. Mà con đi đến những ông đó như vậy thì cha phải tán thán chứ, cái người mà người ta từ bỏ cái tham sân si, đâu phải người ta làm một ngày mà nó hết sao. Nó quá cực khổ chứ đâu có phải dễ. Đó, cho nên bà mới giải thích ra cho cha bà thấy, đó như vậy là: Con đi đến với cái tịnh xá của đức Phật á là vì con tán thán những sa môn đó đó, chứ con không thán thán cái thứ sa môn ngoài kia đâu. Sa môn ngoài kia là sa môn chùa to tháp lớn đó, con đến tịnh xá của ông Phật chòi tranh vách lá mà cha nói con đâu có ngu hay  con đem đồ ăn cho những người mà giàu sang đó đâu, họ lợi dụng mồ hôi nước mắt của mình. Còn con đem đến những người này là những người rất siêng năng, họ rất là siêng năng, họ giữ gìn giới hạnh này, họ tu tập giới tuệ này, họ tu tập giới đức này, họ từ bỏ tham sân si này, họ làm những việc mà có thể cái  người thế gian khó làm lắm, không có làm nổi, cho nên cái việc làm của họ là tối thắng, đó, cha thấy có như vậy không? Thì ông cha: ờ, mày nói chắc có lẽ đúng rồi,  tao thì nhìn cả đám với nhau tao thấy chứ bây giờ mày chỉ ra thì tao thấy được rồi. Đó ông cha thì nghe đứa con nói phải quá mà, nó nói đúng rồi. Thế nào tao cũng thấy đúng chứ, nhưng mà tao nhìn chung.

Ba cội gốc ác pháp

Chúng quét sạch, thanh tịnh

Mọi điều ác đoạn tận

Do vậy con quý chúng.

Đó, bà mới nói ba cái cội gốc của tham, sân, si đó là ác pháp chứ gì. Mà những người tu sa môn này họ quét sạch ra hết cho tâm họ thanh tịnh, mọi điều ác họ đoạn tận hết, do vậy con mới quý trọng họ chứ. Còn nếu mà họ tham, họ sân, họ si, họ tích lũy, họ cất chùa to tháp lớn, họ đầy đủ những vật dụng thế gian, quần này, áo nọ, y kia nhiều thì thử hỏi làm sao con quý.

Đó thì như vậy, vậy bài pháp này chúng ta thấy rõ ràng là người xưa người ta cũng có cái để mắt để người ta chọn được bậc sa môn người ta thờ chớ, người ta theo chớ. Còn mình có phải là người đui mù không, phải hông? Các thầy thấy chưa, mình có phải người đui mù không? Hoàn toàn là thấy quý thầy sống trong dục lạc mà nhảy theo vô ngồi tu tùm lum cả đống nhau trong đó, Có đúng không? Người xưa người ta còn có đôi mắt người ta  nhìn được, tìm được cái bậc sa môn chơn chánh, tu hành giới hạnh nghiêm túc, người ta sống để người ta ly các pháp ác, người ta đoạn dứt các pháp ác. Còn những người đó họ nuôi dưỡng các pháp ác chứ làm sao pháp thiện được. Chạy theo dục lạc làm sao mà pháp thiện được.

Đó thì vậy, do vậy những cái Thầy đập phá xuống đây là không có nghĩa là Thầy ganh ghét họ mà Thầy muốn cho mọi người thấy cái đúng để cho chúng ta thắp lại cái ngọn đuốc của Phật pháp. Còn nếu mọi người mờ mịt như vậy thì chúng ta có thắp lại ngọn đuốc Phật Pháp không? Đem cái giáo lý gì vô đó nói Phật pháp chứ làm sao mà nói Phật pháp được. Cho nên từng những bài kinh, từng những cuốn kinh sai mà phá giới luật của Phật, phá cái hạnh của người tu thì Thầy đập xuống hết, chớ không phải là Thầy không thấy cái điều đó. Đập làm chi cho người ta...nhưng mà tại vì cái kiến chấp của quý thầy bây giờ đầy ắp ở trong đầu á, quý thầy không có biết cái đúng, cái sai. Buộc lòng Thầy phải vạch ra, như Thầy nói kinh Duy Ma Cật như vậy, thì Thầy nêu lên các thầy thấy rõ ràng một ông Duy Ma Cật mà có vợ con mà làm sao gọi là Bồ Tát Thánh vị được, mà đem viết ra cái bài kinh đó để mà nêu lên, để mà chà đạp Phật pháp xuống một cách rất là tàn nhẫn như vậy.

Chúng ta thấy rõ ràng mà. Ở với vợ sinh con mà còn gọi là không dục thì Thầy nói là làm sao mà không dục mà làm sao có được chuyện đó. Còn kinh Pháp Hoa đứng ở trên góc độ cầu khẩn như vậy thì thử hỏi làm sao giáo lý của đạo Phật chấp nhận được, nhân quả mà làm sao mà có cái chuyện đó được. Thế mà người ta chổng khu, người ta thờ cái kinh Pháp Hoa còn hơn là thờ ông Phật nữa. Nhưng mà đó là cái tà pháp, cái kiến chấp của người khác. Cho nên vì vậy bây giờ bài này là để chứng minh cho chúng ta thấy là cái chỗ nào đúng mà chỗ nào sai. Để thấy cái người xưa người ta cũng biết chọn được cái bậc thầy của người ta chứ, cái bậc sa môn đúng chứ. Bây giờ chúng ta cũng vậy, chúng ta là con người đi vào đạo Phật thì cũng phải biết chọn ông thầy đúng chớ, biết chọn những sa môn đúng chớ. Tại sao đụng sa môn nào cũng nhào vô hết. Hồi xưa đâu phải không có sa môn, thứ sa môn mà lục sư ngoại đạo đâu phải là ít, nó cũng đầy đường đầy xá hết, nó cũng đi chật nẻo hết chứ nó đâu có ít. Bởi vì ngồi không ăn mà, lại còn được cung cấp, còn được cái này cái kia nữa thì ai lại không thích mà vào. Phải hiểu như vậy. Đây cái bài kệ tới bà nói:

Thân nghiệp chúng trong sạch,

Khẩu nghiệp chúng cũng vậy,

Ý nghiệp chúng trong sạch,

Do vậy con quý chúng.

Bà này bà nói: Bởi vì những sa môn này thân nghiệp họ rất thanh tịnh, họ làm những hành động gì nó không còn có dính mắc, tham đắm. Họ đâu có rờ mặt phụ nữ, họ đau có ôm hôn phụ nữ, mà nếu họ ôm hôn phụ nữ thì làm sao mà con kính trọng họ. Còn miệng họ nói có lời ác không? Họ có nói ra cái lời hung dữ không? Họ sống trầm lặng, họ không có nói. Mà nói một lời nói là họ khuyên không làm khổ mình, không làm khổ người, làm sao con không quý trọng họ. Còn ý nghiệp là họ như thế nào? Luôn luôn lúc nào cũng giữ trong sạch, không có nghĩ bậy nghĩ bạ, làm sao con không quý trọng họ, còn vị ngồi lại mà nghĩ tầm bậy tầm bạ, nghĩ ăn nghĩ uống, nghĩ lát chiều nay mình phải nấu nồi chè ăn cho ngon chơi. Thì nghĩ như vậy là con làm sao mà con quý trọng họ được

Đó thì thí dụ như quý thầy nghĩ, nghĩ như vây có phải là bà này sáng suốt không? Bà sáng suốt bà chọn bậc thầy bà mà. Cho nên bà nói ra những bài kệ này để vừa là chỉ cho ông cha thấy rằng ông cha nên chọn lấy cái đó, và ông cha ông thông cảm, ông nghe rồi thì ông cho bà xuất gia liền. Đúng, tao chấp nhận mày xuất gia theo mấy vị thầy này là tốt nhất, chứ đừng có theo cái bọn kia, bọn kia là tao cấm không có cho, mày mà bước mẻn vào cái loại đó là tao chặt chân à, chứ không phải vừa đâu. Lẽ đương nhiên là ông cha ông phải có sự giáo dục con ổng, mà ông nghe đúng là ông cho đi liền.

Đó, bây giờ bà giải thích thêm để ông cha thấy thêm nữa đây:

Không cấu uế giải thoát,

Như vỏ ốc trong sạch

Trong sạch cả bên trong,

Trong sạch cả bên ngoài,

Công đức chúng trắng tinh,

Do vậy con quý chúng

Đó, thấy không người ta không có cấu uế cho nên người ta giải thoát, mà trắng như vỏ ốc trong sạch. Thì nhìn vào ba y một bát nó đâu còn...hỏi làm sao mà cái đó trắng bạch như vỏ ốc được. Cho nên bà lại thêm cho chúng ta thấy:

Trong sạch cả bên trong

Sạch ở bên trong, tâm cũng trong sạch. Mà sạch cả bên ngoài. Còn chúng ta nghe các thầy nói như thế nào: Tâm xuất gia tức là trong sạch ở bên trong, mà bên ngoài không xuất gia thì tức là nó không trong sạch bên ngoài. Thì như vậy là có đáng chọn không? Thầy có giảng trong bài giáo án rồi mà. Như ông Duy Ma Cật đó, tâm thì trong sạch, Thánh vị rồi, nhưng mà cái thân thì còn là cư sĩ, cho nên có vợ có con. Đó là cái thân nó chưa trong sạch. Do đó thì ở đây bà này bà có chấp nhận cái thân không trong sạch ở bên ngoài không?

Công đức chúng trắng tinh

Nghĩa là nhìn cái công đức tức là cái hạnh tu đó nó trắng tinh không có hề một vết nhơ ở trong đó. Thì như vậy, rõ ràng là chúng ta nhìn cái trong sạch ở bên ngoài như thế nào, thấy ông thầy ăn ba bữa là chúng ta đã biết có trong sạch bên ngoài không? Rõ ràng chúng ta nhận (thấy). Còn bên trong thì nói trong sạch chúng ta biết sao mà rõ bên trong ông ta được, mà ở bên trong mà chúng ta muốn rõ thì ông thầy ai nói gì mà ông sân lên thì chắc chắn là chúng ta biết là ông thầy đó ở bên trong không có trong sạch đâu. Mà mình nói cái gì mà trái ý ông ta, ông trợn mắt ông phùng mang ông cãi thì chắc chắn mình thấy cái đó là không  trong sạch ở bên trong rồi. Thì đó cũng dễ nhận thôi chứ đâu có gì khó. Nhưng mà chúng ta thấy bên ngoài rất dễ. Rất dễ nhận ở bên ngoài, nó không trong sạch ở bên ngoài là chúng ta thấy rất dễ. Mà ở đây là phải trong sạch bên trong và trong sạch bên ngoài, trắng như vỏ ốc, không có cấu uế nữa. Thì như vậy con làm sao mà con không quý chúng, không có quý những người đó. Đó thì bà trả lời cho ông cha bà  thấy cái chỗ quý kính của bà nó đúng hay không đúng? Đúng, rất đúng.

Nghe nhiều thọ trì pháp,

Mạng sống đúng chánh pháp,

Nhiếp tâm giữ chính niệm,

Lời sáng suốt khiêm nhường,

Chúng chấm dứt đau khổ,

Do vậy con quý chúng.

Đó, thì bà giải thích cho chúng ta nghe những người này họ chịu khó họ nghe rất nhiều, tức là thông hiểu những gì chưa thông hiểu đó. Mình nghe nhiều mình mới thông hiểu chứ, mà thông hiểu đúng chánh pháp. Rồi mạng sống đúng chánh pháp, cái mạng sống của họ không có ăn thịt ăn cá, không có ăn phi thời, họ không có uống ăn lặt vặt, không có lấy viên thuốc C bỏ miệng ngậm chơi, không có làm cái chuyện tào lao mà tầm bậy đó. Lúc nào đúng ăn là ăn, đúng uống là uống, lúc nào có giờ giấc nghiêm chỉnh. Như vậy làm sao mà con không có quý kính họ. Đó, thì bà đã giải thích cho ông cha thấy.

Từ làng chúng đi ra,

Không nhìn ngó vật gì,

Chúng đi không mong chờ,

Do vậy con quý chúng

Bà diễn tả cho hình tướng các vị tu sĩ mà bà đã quý kính, từ làng mà đi ra, nghĩa là từ tịnh xá đi ra làng, rồi từ làng đi về tịnh xá, luôn luôn lúc nào cái mắt vị đó đều không có ngó vật gì hết, mà không ngó vật gì thì quý thầy phải nghĩ sao. Họ ngó xuống chứ họ không có ngó qua lại đâu, mà bà đã quan sát rất rõ những bậc này là bậc đáng quý kính, còn người ngó qua ngó lại bà đã nghĩ như thế nào? Họ cũng giống như mình, vậy thì có gì hơn mà mìnhphải quý kính. Đó, cho nên cách thức người ta đi mà đã là làm cho bà đã cảm hóa được cái hành, cái hạnh  đi của những người tu sĩ rồi.

Chúng đi không mong chờ

Nghĩa là đi xin cũng không mong chờ cho người ta cho mình nhiều ít nữa, cho được bao nhiêu hay bao nhiêu. Thì như vậy rõ ràng là những cái bậc đó là đáng quý kính rồi chứ gì. Còn có nhiều người ôm bình bát đi xin mong cho người ta cho mình nhiều. Bữa nay đức Phật Quan Âm phù hộ, tôi đi khất thực bữa nay làm sao cho Phật tử cho tôi những cái gì ăn cho ngon chớ hôm qua cho ba cơm muối nuốt không được. Đó là mình còn mong chờ, phải hông? Mà đi giờ cầu khẩn ai giờ? Bởi vì mình có học đức Quan Âm phù hộ rồi, mấy bữa rày khổ gần chết, thôi để cầu Quan Âm phù hộ cho gặp sướng chút, chứ bữa nay cho mấy ổ bánh mì không hoặc nó xách trái dừa không nó bỏ vô chắc chắn là đầy bát phải ôm trái dừa về ăn sao no được, phải hông? Cho nên vì vậy mà cầu Quan Âm cho nó đừng chơi cái kiểu đó. Mà hễ mang trái dừa về rồi, thì hễ đầy bát phải mang về chứ không lẽ đi xin nữa. Phải hông? Đó là những cái mà đức Phật Quan Âm ngự trị để cứu khổ mấy ông thầy này đó chớ, mấy ông thầy mà mong cầu á, chứ còn mấy ông thầy mà không mong cầu thì người ta đâu có cầu Quan Âm đâu. Phải không? Người ta chỉ là người tu hạnh đúng thì như vậy là những ông thầy mong cầu thì chúng ta thấy ông phải thọ lấy những cái khổ là ôm trái dừa đi về ăn đó, ăn ba cái vỏ đó cho nó no. Ở đây chúng ta thấy cái bà này thật là bà rất là sáng suốt, từ cái hành động nhỏ của tu sĩ chúng ta bà không bỏ qua chút nào hết. Bây giờ bà tiếp thêm đây:

Không tìm cầu kho tàng,

Không kho chứa, kho cất,

Chúng tìm cầu cứu cánh,

Do vậy con quý chúng.

Nghĩa là nhìn thấy người ta ở trong cái thất của người ta nó không phải là cái kho tàng, nó không có cầu cái kho tàng, cho nên không thấy vật gì hết, phải hông. Rồi vô nhìn cái chỗ ở của người ta thì toàn bộ không có thấy cái kho mà chất chứa của cải tài sản gì hết, nghĩa là vô trong cái thất người ta đã nhìn là thấy không có gì hết. Vô trong thất mà thấy cái giường của quý thầy kín mít không biết chừng nó đầy ở trong đó. Mặc dù là không biết, nhưng không biết chừng cái giường mà kín đó là chắc có rồi. Chứ còn gặp Thầy nằm trên cục đá là đâu có nhét cái gì ở trong đó được, cho nên hoàn toàn không có. Phải hông, các thầy hiểu. Các thầy có cái giường trống, có cái bệ trống các thầy nằm người ta nhìn thấy. Trời ơi! Ông thầy này thiệt là đúng ông có kho tàng. Còn nhìn cái giường của quý thầy mà có cái hộc rồi người ta nói ông này có kho tàng nhỏ đó. Thầy nói có hông? Thể nào cũng phải có chất chứa trong đó, không ít thì nhiều. Còn cái ông nào không có gì hết lấy gì cất chứa. Đút ở đâu mà chất chứa, để đâu người ta cũng thấy hết, cho nên đâu có dấu ai được. Cho nên vô cái nhà mà thấy tủ bàn ghế, kho tàng chứ cái gì, đó là chỗ mà chất  chứa tài sản của  báu chứ gì. Như vậy là người đó họ có tìm cầu cứu cánh không? Họ tìm cầu những cái vật chất chứ làm sao tìm cầu cứu cánh được. Còn cái ông thầy mà vô nhìn thấy có cục đá nằm đó thì chắc chắn là không có tìm cầu rồi. Mà không có tìm cầu tức là cứu cánh rồi.

Nhưng mà bây giờ, thí dụ như bây giờ đặt thành vấn đề như Thầy bây giờ đây Thầy là trụ trì, thì Thầy là người mà coi tu viện này, thì tất cả những cái gì này cũng của Thầy hết chớ sao? Phải hông? Như vậy là tủ bàn ghế hay kinh sách, thư viện nọ kia cũng của Thầy hết chứ làm sao mà nói của quý thầy được. Cho nên vì vậy đó mà Thầy ẩn bóng ra đi một thân, ba y một bát. Thì đó là Thầy đã xả hết rồi, còn nếu mà Thầy cứ sống tới chết Thầy cũng còn dính mắc cái kho tàng chứ chưa chắc là đã hết cái kho tàng. Phải hông? Như vậy là một cái người tu là người ta phải ý thức được cái điều đó. Có xả hết hay không? Có dám mà xả được không? Nó đâu phải chuyện dễ đâu. Thầy nói một cắc chưa dám bỏ mà bây giờ cả cái tài sản mà lớn cũng như bây giờ cái thiền viện Trúc Lâm đó, dám bỏ không? Còn Thầy bây giờ cái tài sản nhỏ hơn thiền viện Trúc Lâm cả trăm ngàn lần mà Thầy dám bỏ cũng là gan dạ rồi, chứ còn người mà nhiều như Trúc Lâm thì dám bỏ không? Dễ bỏ sao. Các con thấy trong cái vấn đề đó là hẳn nhiên là càng của cải tài sản bao nhiêu nó trói chặt, còn Thầy đây nó ít, còn mấy con giờ đâu có gì, phải hông? Vậy mà bỏ còn không được nữa chứ đừng nói. Có cái giường nằm không mà cái hộc nhỏ vậy mà bỏ không ra thì thử hỏi Thầy nhiều quá vậy làm sao Thầy bỏ. Nào là thiền đường, trai đường, nào là thất này thất kia của quý thầy, đều là hoàn toàn của Thầy hết cấp cho mấy con chứ làm sao của ai. Bây giờ nói phật tử ai dám nhận không? Nhận tôi làm sao tôi điều khiển nổi cái này, cũng phải giao (cho) Thầy. Bây giờ Thầy hổng bỏ tức là ai bỏ, phải hông? Nó dính theo Thầy nó sát như sợi dây vậy. Cho nên cái mà Thầy đã ẩn bóng tức là cái mà thể hiện cho các thầy thấy Thầy bỏ sạch, không có cái gì của Thầy nữa hết. Giao lại của ai, làm gì thì làm Thầy không biết, ủy quyền họ. Người nào có làm được, làm không làm được, bỏ. Còn này sợ giao người ta rồi làm hư hao, mất hao của cải tài sản. Trời ơi của phật tử để cho người khác người ta điều khiển người ta ở người ta tu chứ,  mình cứ giành của mình để mình điều khiển à, như vậy là mình quá tham.

Đó Thầy nói hết để cho quý thầy biết rõ là khi mà chúng ta xả là xả sạch và vì vậy mới thấy cái đời giải thoát của chúng ta thực sự. Bởi vì cái hưởng mà cái hương vị giải thoát, cái hỷ lạc mà giải thoát Thầy đã thấy rồi, nó không phải là cái chùa này đâu, không phải là những cái đồ chúng mà đang ngồi trước mặt Thầy đâu mà cả một trạng thái rất là tuyệt diệu. Vì vậy mà Thầy đâu có ngu gì mà Thầy ôm ba thứ nặng nề này như treo đá đây để Thầy chết mòn, chết dần ở trong này, Thầy đâu có ngu. Một người đã có trí rồi thì không còn ngu, mà cái người không trí thì phải ngu. Mà ngu thì ba cái đồ này nó trói, nó trói chặt. Nó đè xuống đó cũng như  mà nó nhận mình dưới nước, thở thì muốn ngộp. Thầy phải thấy điều đó chứ, bởi vậy Thầy điên gì Thầy mà chịu nó nhận xuống nước cho Thầy ngộp, Thầy thở không được cho nên Thầy cũng ráng Thầy ngoi lên để mà Thầy đi chứ, đó là cái khôn của một vị có trí. Còn cái người ngu á thì cứ ôm ấp nó vô, nó đè xuống đó mà như là mộc (bóng) đè, hổng biết các thầy không biết nằm ngủ có bị mộc đè không, trời ơi muốn la cho người ta cứu mà cứ cứng mình, nhúc nhích không có được, phải hông? Cho nên lúc bấy giờ là bị mộc đè thì của cải tài sản nó đè cũng cỡ đó đó, nó đè hơn nữa chứ không phải đè vậy đâu.

Cho nên ở đây Thầy thấy cái bà này khi mà đọc đến cái gương hạnh, cái gương hạnh của bà này Thầy thấy sao mà có duyên, chứ thực ra Thầy tìm kiếm chắc không nổi trong đống kinh đâu. Mà tại sao Thầy lật sao nó trúng ngay cái chỗ mà Thầy giảng. Như thế này để mà chúng ta nhận ra được những bậc thầy của chúng ta, để chúng ta theo đó mà chúng ta tu. Bởi vì cái hình thức mà tu sĩ bây giờ chúng ta biết ai là người chánh không? Chỉ có những cái bài này mà mở con mắt chúng ta đã thấy được cái người chơn chánh tu theo đạo Phật đúng hay sai. Để chúng ta biết kẻ tu đúng, kẻ tu sai. Mà cái mà Thầy dập xuống đó là dập đúng chứ không phải dập sai, dập những cái kẻ phá Phật pháp, kẻ mà mượn danh, mượn lợi, mượn tôn giáo mà làm danh làm lợi, để mà phè phỡn trong cái cuộc sống bằng mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Phải đập xuống hết.

Đó, thì ở đây bà này bà chỉ cho chúng ta thấy những cái điều đó:

Chúng không nắm giữ tiền,

Không nắm vàng nắm bạc,

Chúng sống với hiện tại

Do vậy con quý chúng.

Nó nhìn thấy một ông thầy mà có tiền có bạc mà mua cái này, sắm cái kia thì thử hỏi còn có tin được không? Mà giờ chúng ta nhìn thấy quý thầy người nào là không tiền không bạc, phải hông? Vô đây các thầy thấy Thầy giảng tới cái chỗ mà, cái khéo léo đến mức độ mà ông thầy khéo léo lắm, không cất giữ tiền bạc, giao cho người cư sĩ nào đó, mà sổ sách thì mình nắm hết. Cái đó là cái gian nữa, cái đó là cái khéo léo nữa của những cái vị  tu sĩ. Còn cái người mà nó không khéo léo đó thì họ lại nắm giữ tiền bạc, họ lại chi phí tiền bạc. Những người khéo léo người ta tổ chức, nhưng mà cái sự điều khiển chi phí đó là ông thầy đó. Thì quá cha rồi chứ còn gì, ông làm ra vẻ ông thanh tịnh không cất giữ tiền bạc. Đó, cho nên Thầy mới nói đây, Thầy vạch hết cái bộ mặt ra hết mà, để cho thấy hết mà, để cho biết, thì quý thầy sẽ thấy được cái giáo án của Thầy nó lật bày hết cái sai của Phật giáo bây giờ, mà nó đã làm cho Phật giáo chết đi biết bao nhiêu thế kỷ đây không? Hai mươi mấy thế kỉ, từ đức Phật tới giờ là hai mươi mấy thế kỷ rồi, mà nó đã giết Phật giáo không có còn cái gì mà Phật giáo hết.

Chúng không nắm giữ tiền

Không nắm vàng, nắm bạc

Chúng sống với hiện tại

Trong hiện tại có gì sống nấy chứ không cất giữ tiền. Bởi vì cất giữ tiền bạc là lo vị lai đó. Các con thấy không, phải hông? Nếu mà không có tiền bạc thì ngày mai mình lấy gì đây? Thì tức là mình nghĩ cái vị lai có chuyện gì, à bây giờ, bây giờ tui mạnh đây tui cất giữ tiền bạc để ngày mai ốm tui mua thuốc chớ gì? Thì đâu có sống hiện tại được. Đó là sống ngày mai rồi đó cho nên mới cất giữ tiền bạc. Đó, câu kệ nói như vậy, mà nếu mà Thầy không phân tích ra thì quý thầy không hiểu được, cho nên ở đây cái câu nói:

Chúng sống với hiện tại.

Chỉ biết sống hiện tại mà thôi, bây giờ mạnh là bây giờ biếtăn ngà y một bữa. Ngày mai đau thì xin thuốc uống, mà không đau nhất định không có giữ thuốc lại. Đó, là cái người như vậy là con mới quý kính chớ, còn người mà bây giờ chưa có gì hết, chưa đau mà để lo, để giành tiền để mai đau mua thuốc thì con không có quý kính cái người đó đâu. Đó là cái chuyện nhỏ nhặt về cái nhu cầu cần thiết mà chính là bà này còn bà thấy bà còn không chấp nhận, chớ không phải là cất tiền bạc để mà ...hàng trăm lượng vàng ở trong cái tu viện, cho nên quý thầy giờ có người cả hàng trăm lượng vàng ở trong tu viện á mà chưa dám bỏ ra nuôi chúng nữa.

Từ gia đình, quốc độ

Xuất gia sống khác nhau

Nhưng chúng thương kính nhau

Do vậy con quý chúng.

Nghĩa là từ cái gia đình này, gia đình nọ, mỗi người đều ở trong mỗi gia đình. Rồi mỗi quốc độ nước này, nước kia nữa. mà họ đến họ xuất gia họ sống chung nhau mà họ thương nhau như là anh em ruột vậy. Họ không bao giờ mà có tranh cãi nhau. Còn chúng ta thấy bây giờ có không? Trời ơi họ sống, ở chỗ này chỗ kia đến họ sống, chút cái họ tranh nhau, có nhiều người ở chung nhau một xứ nữa, cũng một nơi nữa mà đến ít hôm cái rầy rà nhau, tranh cãi nhau. Thì cái đó có phải là hòa hợp chúng không? Cho nên chúng như vậy là bà có cung kính không? Không, bà không cung kính đâu. Bà thấy sao người ta ở mỗi người mỗi gia đình, mỗi người mỗi xa lạ nhau, mỗi người mỗi nước mà đến chung nhau ở trong cái mái nhà tu hành này sao mà  họ thương nhau, họ cung kính nhau quá, họ trọng nhau quá. Đó, bây giờ chúng ta thấy như cái bữa thọ trai (của) chúng ta thôi, chúng ta đứng chờ trong cái thời gian trật tự như vậy, rồi chúng ta chào hỏi nhau rất là kính trọng nhau. Đây là cái hình thức thôi chứ chưa nói là cái tâm thật của chúng ta đâu. Nhưng mà từ cái hình thức đó nó sẽ biến dần cái tâm thật của chúng ta mà đi đến con đường mà chúng ta càng ngày càng trau dồi được thân tâm nó thể hiện qua cái tâm thương yêu hòa thuận nhau, không có chống trái nhau nó mới đi đến cái thật được. Nhưng mà cái hình thức mà chúng ta không tập luyện thì thử hỏi làm sao chúng ta có được, chúng ta có được cái tâm sau này. Cho nên nó từ cái hình thức nó mới đi đến cái tâm niệm chúng ta mới được.

Do cái chỗ đó nó mới thể hiện qua người ta thấy người ta mới quý kính của cái bậc tu sĩ của chúng ta. Còn tu sĩ gì mà thiếu điều muốn đánh lộn với nhau thì làm sao mà người ta quý kính được. Đó, thì do như vậy bà mới chỉ cho chúng ta từng cái chút, từng chút để chúng ta nhận ra người thầy của mình, cái người tu đúng, sa môn đúng. Còn cái hạng sa môn sai nó nhiều lắm, nó không phải ít đâu trong cái thế gian này.

Hỡi này Rôhini

Con sanh trong gia đình

Con đem lại hạnh phúc

Cho gia đình chúng ta

Con tin Phật - Pháp - Tăng

Lòng cung kính, sắc bén.

Đó, ông cha ông mới, khi mà nghe xong rồi thì ông cha ông mới nói với đứa con gái của ông: Chỉ có con mới đem lại cái trong gia đình hạnh phúc, rất hạnh phúc. Mà chỉ có cái tin ở Phật – Pháp - Tăng mà con mới đem lại cái hạnh phúc cho gia đình của mình ngày hôm nay, nghĩa là làm...