20060416 - THẦY THĂM HẢI PHÒNG 01 - HỘ TRÌ CHÂN LÝ TÂM BẤT ĐỘNG
20060416 - THẦY THĂM HẢI PHÒNG 01 - HỘ TRÌ CHÂN LÝ TÂM BẤT ĐỘNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian:16/04/2006
Thời lượng: [01:46:34]
Tên cũ: 1610-(HaiPhong)-XaTam-DuoiBenh-NhanQua-DaoDucNBNO-TTAD-(16-4-2006)
https://thuvienchonnhu.net/audios/20060416-thay-tham-hai-phong-01-ho-tri-chan-ly-tam-bat-dong.mp3
1- TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI QUÁ THÌ KHÓ TU
(00:00:00) Phật tử: Thưa Thầy, theo con đường Chánh Pháp của Đức Phật mà Thầy trao giáo pháp cho chúng con, hôm nay chúng con xin thỉnh Thầy thuyết pháp cho chúng con để chị em chúng con được ân chiêm công đức.
Trưởng Lão: Mấy con ngồi xuống hết đi, chỉ xá Thầy thôi. Mấy con ngồi xuống hết đi.
Thầy rất mừng khi mà Thầy đến đây Thầy thấy mấy con sống như thế này là giữ trọn cái hạnh độc cư, không tập trung đông, lo mà tu tập. Tu khó lắm, bởi vì phải sống trọn vẹn để cho mình xả tâm từng chút. Còn tập trung đông thì mình khó, động lắm, nó khó tu lắm mấy con.
Cho nên nhiều chỗ Thầy đến, đông quá, Thầy mới nghĩ rằng những nơi này phải thành lập một khu an dưỡng để cho họ có nơi an dưỡng, họ chia ra họ sống từng chút.
Còn ở đây mấy con có thể, ngôi nhà tập thể như thế này, có thể mình chia ra mình tu tập. Số chị em ít như thế này, dễ tu lắm. Đông quá, nhiều ý kiến, tu khó lắm, cho nên nó có nhiều cái khó.
Cho nên hôm nay mấy con, trong số mấy con như thế này, mấy con cũng có thể dễ tu tập lắm. Tại sao? Mấy con biết, cứ lo mình tu tập để mình xả tâm. Tránh đối duyên, tránh đối cảnh, xả tâm mình tu mới được. Còn tiếp duyên, tiếp cảnh nhiều, thí dụ như bây giờ tập trung hai chục người hay ba chục người, rồi Thọ Bát Quan Trai, mấy con sẽ bị động mất.
Cho nên Thầy thấy con từ khi vào Tu viện rồi về tu đến giờ, con không có tập trung nhiều, cứ lo cho mình tu mà thôi. Mà như vậy mà con thấy mình xả tâm còn chưa hết, huống hồ là tập trung đông, rồi kẻ hỏi qua, người hỏi lại. Lúc thì người hiểu được Chánh Pháp theo Thầy đã dạy, có người thì còn bị kiến chấp trong Đại Thừa, rồi nói qua, nói lại nhiều khi nó cũng làm động lắm mấy con.
Cho nên Thầy thấy khi mà về đây, Thầy thấy như thế này con đã an ổn tu, cố gắng giữ vị trí này mà tu mấy con, cố gắng tu.
(00:02:21) Rồi hễ mình thu được rồi, thì coi như là Phật Tử ở Hải Phòng sẽ có hy vọng tốt chứ không có sự chia rẽ nào khác. Bởi vì bây giờ mình mới tu, phải lo tu mấy con, mình tu chưa xong mà mình họp nhau đông quá, mình tu không được, có phải không?
Thầy sẽ ra đây, cố gắng ngày nào đó ở Hải Phòng có những khu an dưỡng, để nơi đó có các cụ, các Phật tử mấy con tập trung lại để được học đạo đức nhân quả mà Thầy đã từng dạy, đạo đức không làm khổ mình, khổ người mấy con.
Hôm nay Thầy về đây Thầy có mang theo một bộ sách Đạo Đức Làm Người, trước kia Thầy cũng đã cho mấy con rồi, hôm nay được xin phép rồi, có giấy phép rồi, Thầy mang ra. Đây cũng là thời điểm tốt, được nhà nước chấp nhận cho ra đời, như vậy mình phổ biến cho mọi người từ khắp… Cho nên ở đây, Hải Phòng thì đi từ ở trong Quảng Trị đi ra thì Thầy thấy nơi đây có duyên lớn.
Cho nên vì vậy mà Thầy ước ao sao nơi đây sẽ là nơi có thể đem được nền đạo đức của Phật Giáo truyền thừa đi, để mấy con và mọi người đều học được đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, tuyệt đẹp mấy con.
Không làm khổ cho ai hết thì nó hạnh phúc chứ gì, nó là sự an ổn nhất chứ gì? Cho nên điều đó là điều hạnh phúc cho quê hương, cho đất nước.
2- CHỨNG ĐẠO LÀ HỘ TRÌ ĐƯỢC TÂM THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ
(00:04:03) Do vậy mà mấy con cố gắng tu tập, nhớ xả tâm, tất cả mọi chướng ngại gì mấy con xả, đừng phiền não trong lòng, cố gắng xả.
Bởi vì xả tâm như thế này, Thầy nói phương pháp xả rất đơn giản, không có khó khăn. Thí dụ như Thầy ngồi trên ghế như thế này, Thầy nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi Thầy ngồi chơi.
Không có tu pháp nào, không nương hơi thở, không gì hết. Nhưng mà Thầy quan sát tâm Thầy với cái thân. Tâm Thầy có khởi niệm, Thầy quan sát, tư duy coi cái niệm này muốn cái gì đây? Cái vọng tưởng của mình, cái niệm nó khởi ra, nó muốn cái gì? Coi nó muốn ăn, muốn ngủ, muốn cái gì đây? Ba là nó nghĩ, nó nhớ, nó thương, nó lo lắng công ăn, việc làm gì đây?
Trong khi mình mấy thấy những niệm đó, mình thấy nó là những niệm đem đến cho mình lo lắng, suy tư, buồn phiền, những niệm đó đem đến cho mình là ác pháp, vì thế mình cố gắng mình tư duy, suy nghĩ rồi mình tác ý đuổi cái niệm đó đi, đừng cho nó làm động mình thì mình sẽ trở về sự vô sự, bình an.
Các con nhớ Thầy đã từng nhắc mấy con: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, phải không? Mấy con thấy mình thanh thản, an lạc, vô sự thì có cái gì phiền não trong lòng mình.
Rồi bắt đầu bây giờ mình ngồi chơi, tại vì nó thanh thản, an lạc, vô sự thì ngồi chơi chứ làm gì nữa. Nhưng mà nó có cái gì đó thì mình phải tư duy, suy nghĩ, dùng tri kiến, sự hiểu biết của mình quán xét nó để xả những điều đó, có phải không mấy con?
Thí dụ như bây giờ con ngồi chơi một giờ, con thấy nó giải thoát một giờ. Có cái niệm nào nó làm động tâm mình được không? Không, nó vô thì mình đuổi không cho nó tác động vào thân, tâm của mình trong một giờ đó.
Mình bảo vệ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình tức là mình hộ trì chân lý. Cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó là chân lý của chúng ta. Cái nơi mà chúng ta không tái sanh luân hồi, cái trạng thái không tương ưng với bất cứ một cái tham, sân, si nào hết. Cái trạng thái sẽ giúp chúng ta giải thoát hoàn toàn, chấm dứt luân hồi.
(00:06:08) Tại vì chúng ta không biết bảo vệ, cho nên không biết bảo vệ nó, không biết hộ trì nó, không biết giữ gìn nó, cho nên nó mất hoài. Ngồi một chút thì nghĩ niệm này, niệm kia thì làm sao mà bảo vệ được nó, phải không? Mấy con thấy không?
Mà bây giờ Thầy dạy mấy con ngồi chơi mà bảo vệ chân lý để cho mình đạt được chân lý, chứng được chân lý, có phải là chứng đạo không mấy con? Chứng đạo là chứng cái gì, chứng cái trạng thái giải thoát phải không? Thanh thản, an lạc, vô sự.
Dễ quá mà, mấy con thấy trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, mấy con có chưa? Ai cũng có chứ, mặc dù trong nửa phút, ba mươi giây hoặc là một phút. Chắc chắn mấy con sẽ có, trong vòng đó, phải không?
Mấy con thấy ba mươi giây mấy con có thể ngồi lặng lẽ để nhìn cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, thì ba mươi giây, chắc được nửa phút chứ gì. Khá hơn chút thì mấy con được một phút. Khá hơn chút nữa thì mấy con được hai phút. Người nào khá hơn nữa thì được năm phút.
Thầy nói cho ít thì mấy con cũng được năm phút, nếu người nào đã từng theo Thầy thì chắc chắn mấy con sẽ hộ trì được chân lý đó được năm phút, có phải không mấy con? Mà được năm phút rồi không lẽ mình cố gắng mình hộ trì nó thì sáu, bảy phút, mười phút, hai mươi phút sao lại không được?
Và đồng thời mình biết rằng các duyên xung quanh mình, các pháp xung quanh mình sẽ tác động làm cho tâm mình bị động, mất cái trạng thái này đi. Cố gắng khi mọi ác pháp đến tác động thì mình thấy cái đời mình còn gì, thân này là vô thường, các pháp đều vô thường, mình chết mình có mang theo gì đâu!
Nhưng mình phải làm, phải cần lao chứ. Mình cần lao để đem lại, cái mồ hôi, nước mắt nuôi mình và giúp đỡ người khác. Chứ không phải mình lo cho cá nhân mình đâu, phải không mấy con? Mình lo cho gia đình mình, lo cho nhiều người khác được an vui.
Cho nên mình vẫn làm mà vẫn tu, vẫn xả. Ai chửi không giận, ai nói nặng nhẹ mình không buồn, có phải không mấy con? Mỗi lần tâm ham muốn gì thì dừng lại, ở đây ham muốn là đau khổ, đó là nguyên nhân. Các con thấy chưa. Cho nên các con nỗ lực, các con tu tập như vậy thì các con hộ trì chân lý. Một ngày nào đó các con sẽ sống trong chân lý đó, có gì đâu.
(00:08:18) Có nhiều người cứ lập bập tác ý hoài thành ra thành thói quen, cũng không tốt đâu. Lâu lâu mình tác ý một lần: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi ngồi yên lặng để nhìn xem từng tâm niệm của mình, từng cảm thọ nơi thân của mình.
Bây giờ mình ngồi mà mình nghe có cảm thọ đau nhức trong thân mình, thì mình cũng có phương pháp đẩy lui cái bệnh đau nhức trong thân mình chứ gì? Bây giờ cái chân này ngồi mà nó mỏi quá thì mình muốn xả cái mỏi đó, mình làm gì? Tại vì mình ngồi lâu quá nên nó mỏi thì mình đứng dậy mình đi thì nó hết mỏi chứ gì.
Mấy con thấy dễ không, đâu có gì đâu? Ai dạy mình ngồi cho nó mỏi? Cũng như mình ngồi, đau chân mà mình cứ ngồi hoài thì nó đau chân mình chứ gì. Cho nên vì vậy mình đứng dậy mình đi một vòng cho thoải mái, nó hết rồi thì trở lại mình ngồi.
Cũng như Thầy ngồi trên xe một, hai tiếng đồng hồ, nhưng mà bước xuống đi một đoạn đường một trăm thước hoặc hai trăm thước, thoải mái vô cùng. Nãy giờ ngồi nhiều khi muốn cóng chân mình chứ gì, bây giờ đi thấy thoải mái. Thì các con thấy đó là cách thức xả tâm cho cái thân của chúng ta không còn bị chướng ngại chứ gì.
Còn bây giờ thân chúng ta bị bệnh đau, nó nhức đầu, đau bụng hay là nhức cách tay chúng ta thì chúng ta cũng có phương pháp đẩy lui nó chứ gì, đâu có gì đâu? Dễ quá mấy con.
Các con nghe Thầy đã dạy mấy con từng đề mục Định Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô! An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra!” Hoặc là các con không dùng được hơi thở thì các con dùng cánh tay: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra! An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô!”, có được không?
“An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra!” - mình bảo cái thân mình là nó phải an mà thì một lúc, cứ tập trung đưa tay ra vô vậy, đừng có nghĩ đến cái đau thì một lúc cái đau của mấy con sẽ hết mấy con, có phải không?
Nó quên đau, mình mắc lo làm cái này thì cái đau kia nó quên chứ gì. Nói nó quên chứ sự thật nó không phải quên đâu mấy con. Nhưng cái thân của mình, cái tâm của mình nó không bị dao động trước cảm thọ cho nên cái thân có sức đề kháng rất mạnh và pháp tác ý bảo nó an, tức là tự kỷ ám thị mà.
(00:10:30) “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra!” - tức là sức đề kháng của cơ thế nó sẽ nổi lên, nó mạnh bạo, nó chống lại cái mô đau ở trên thân. Như cái đầu nhức, nó làm cho cái đầu hết, thì đó là nó đẩy lui những chướng ngại của nó để làm cho cái thân bình an trở lại.
Pháp của Phật nó hay như vậy mấy con. Như vậy là khi mình đẩy lui được bệnh rồi thì mình trở về gì? Trở về sự an ổn của thân tâm cho nên thanh thản, an lạc, vô sự. Mà nó trở về cái gì? Nó trở về chân lý giải thoát của nó, cái trạng thái giải thoát.
Cho nên mình có phương pháp để hộ trì và bảo vệ chân lý vì vậy mà chân lý từng sống với chúng ta. Cho nên người chứng đạt của Đạo Phật là chứng đạt chân lý hoặc chứng đạo đều là chứng đạt ở trên trạng thái bất động đó, thanh thản, an lạc, vô sự đó, chứ có chứng đạt cái gì đâu.
Chứ đâu phải chứng đạt là bây giờ tôi chứng là tôi thành Phật, tôi chứng là tôi kiến tánh thành Phật, tôi không giống ai hết. Nghĩa là bây giờ da tôi như thế này mà tôi chứng rồi nó vàng khè như cái mặt bàn này. Thì mấy con thấy cái ông này bệnh gì, bệnh đau vàng nghệ chứ, phải không?
Thầy nghe nói Đức Phật chứng đạo, da Đức Phật vàng như thếp vàng! Trời đất ơi! Thấy ông Phật mà hoảng hồn! Không lẽ bây giờ ông thành cục vàng mấy con? Nó có điều đó không? Không có đâu! Ông chứng đạo nhưng mà da thịt cũng y như mình.
Thầy còn nhớ ông chứng đạo rồi, ông còn mang bát đi xin ăn. Ông còn ăn cơm mà, còn ăn cơm thì làm sao mà da ông thành vàng? Nếu ông ăn vàng, không ăn cơm nữa mà ăn vàng, ăn vàng kí lô thì chắc da ông vàng, có phải không mấy con, thấy không?
(00:12:13) Cho nên chứng đạo không có nghĩa là da mình vàng như vàng kim hoàn, vàng như vàng bán ở ngoài chợ, ngoài tiệm kim hoàn đâu, mấy con hiểu chưa?
Cho nên chứng đạo rồi, cũng còn ăn cơm thì cũng giống như mấy con vậy thôi. Nhưng người ta ở trong trạng thái tâm người ta không bị dao động mấy con. Thân đau bệnh nó cũng không sợ, vì nó cũng có phương pháp đẩy lui bệnh mà. Tâm nó bất động. Không ai chửi mắng, không ai làm gì mà nó buồn phiền.
Chứng đạo là giải thoát như vậy chứ đâu phải chứng đạo là thay đổi da mặt, phải không mấy con? Hiểu chưa, chỗ đó? Có nhiều người nghĩ chứng đạo chắc có lẽ là thần thông phép tắc, hóa hào quang như Thầy ngồi đây mà ánh sáng như thế này Thầy thành cái ngọn đèn rồi còn gì.
Các con có nghe Đức Phật phóng hào quang không? Như vậy là ông Phật thành cái ngọn đèn chứ đâu có còn là ông Phật nữa. Đó là cái hiểu sai, tưởng là phóng hào quang.
Cho nên mấy con thờ tượng Phật, vô trong chùa mấy con thấy cái hình vẽ ông Phật thành cái ngọn đèn mới được, có phải không? Đó là sai mấy con, không đúng đâu. Ông Phật gì mà cái đầu phóng ánh sáng ra, như vậy là có cái bóng đèn ở trong đấy rồi, có đúng không mấy con?
Bởi vì mấy con thấy này, bây giờ ông Phật mà phóng hào quang vàng, thì bấy giờ người ta gắn vô cái đầu ổng cái bóng đèn vàng thì phóng ra ánh sáng vàng chứ gì, bóng đèn xanh thì phóng ra ánh sáng xanh. Mình lấy màu xanh mình sơn thì ra màu xanh, sơn màu vàng thì ra màu vàng.
(À được rồi mấy con muốn đi thăm thì cứ đi thăm).
Mấy con nghe Thầy nói có đúng không mấy con? Bởi vì mình tu rồi thì mình như bao nhiêu người khác, không có khác lạ gì hết. Mà tu đâu có khó đâu. Mấy con thấy Thầy nói: “Thanh thản, an lạc, vô sự”, mấy con biết mà. Người nào cũng có, chứ đâu phải cái đó lạ lùng lắm sao.
(00:14:13) Nếu mà Thầy nói có cõi Cực Lạc ở đâu đó, mình tu, mình sẽ chứng đạo, mình sẽ được lên cõi Cực Lạc, thì điều đó không biết có hay không? Mơ hồ quá phải không?
Nhưng mà Thầy nói ngay trước mặt mấy con “thanh thản, an lạc, vô sự”, thì trạng thái thanh thản, tâm thanh thản, thân an ổn gọi là an lạc. Mấy con có làm gì đâu, bây giờ ngồi đây nghe Thầy nói, mấy con có làm gì đâu thì do đó mấy con vô sự chứ gì?
Như vậy nhận xét được cái điều này rồi, tại sao chúng ta không sống được cái này? Sống không được cái này là vì cái duyên của chúng ta phải tiếp xúc, phải làm công việc này, phải làm công việc kia. Cho nên đầu óc chúng ta phải suy nghĩ điều này, suy nghĩ điều kia, nên chúng ta chưa sống được mà thôi.
Nhưng mà suy nghĩ điều này, điều kia thì nó có ở trong sự suy nghĩ đó có thiện, có ác mấy con. Ác nó làm cho mình phiền não, đau khổ. Thiện nó làm cho mình hân hoan, vui vẻ chứ gì? Thì mình cứ luôn luôn sống trong thiện hân hoan, vui vẻ chứ ai biểu mình sống trong ác pháp làm chi.
Cho nên cuối cùng thiện thì mình cũng được an ổn và như vậy thì luôn luôn lúc nào mình cũng vui vẻ, an ổn. Tới ngày nào chết thì mình vẫn thấy thanh thản, an lạc, vô sự, tại vì mình có giận, có hờn, có phiền não đâu.
Các con thấy tu theo Phật dễ quá. Đâu có thắp hương lạy Phật để cầu cúng bằng cách này cách khác. Đâu có lạy Phật để cầu an, cầu siêu cái điều gì đâu. Chết thì có linh hồn đi tái sanh đâu, mọi người đều tiếp tục theo nhân quả mà sanh diệt.
3- NHÂN QUẢ TRÙNG TRÙNG TÁI SANH NGAY TRONG HIỆN TẠI
(00:15:33) Thầy nói như vậy để mấy con biết, các con ngồi trước mặt đây, từ lâu các con cứ nghĩ rằng một người sẽ sanh ra một người. Cái đó là có đúng không?
Đó là thuyết linh hồn mấy con. Bởi vì trong một người này thì có một cái linh hồn, thì cái linh hồn đó, khi mình chết thì cái linh hồn đó còn sống, nó đi đầu thai hoài, phải không? Hoặc là nó làm con mèo hoặc là nó làm con gà, hoặc là nó làm con cá, con tôm, thì cái linh hồn đó nó phải thay thân nó bằng con cá…
Sự thật không phải vậy. Mình tái sanh luân hồi trong cái nhân quả, nhân quả sanh mình ra. Cho nên vì vậy mà nhân quả đó nó không phải sanh một người. Từng cái nhân thì nó phải có cái quả, mà cái quả thì nó phải có cái nhân.
(00:16:13) Thầy ví dụ cho các con thấy, như trái ớt thì có nhiều hạt ớt ở trong đó. Một trái ớt là cái quả chứ gì, tức là Thầy muốn nói một cái quả đau khổ của chúng ta thì nó phải có những cái hạt của nó ở trong đó.
Thì bắt đầu bây giờ trong cái thân của chúng ta này, ăn thịt, ăn cá, giết hại chúng sanh này, bây giờ thân chúng ta đau nhức, rên la, lăn lộn. Thì cái quả là rên la, lăn lộn chứ gì? Nhưng không ngờ trong cái quả đó có những cái hạt như hạt ớt. Các con thấy hạt ớt nó cay, do đó nó là quả ác.
Thì từ cái hạt đó, tức là cái hành động lăn lộn trên giường bệnh của mấy con, như mấy con rên la, như mấy con đau khổ đó thì cái từ trường đó phóng ra tương ưng với sự đau khổ đó. Với sự đau khổ mà mấy con từng ăn thịt con gà, con heo, con cá, con tôm thì nó tương ưng với sự đau khổ của loài vật đó.
Tại vì hồi đó mấy con cắt cổ, mấy con đập đầu nó, nó mới đau chứ sao, nó cũng lăn lộn. Bây giờ mấy con cũng lăn lộn, đau khổ thì từ trường đó sẽ phóng ra. Phóng ra thì nó tương ưng với sự đau khổ của loài vật khác thì nó sẽ sinh ra làm con gà, con cá, con tôm. Các con còn sống nhăn, chưa chết mà nó đã sinh ra những con vật đó.
Rồi các con lại tiếp tục cắt cổ, đập đầu, ăn nó nữa thì mấy con sẽ bệnh đau. Rồi từ bệnh đau đó nó phóng ra nó thành con cá, con gà. Do ai mà mấy con ăn qua, ăn lại như vậy? Các con thấy nhân quả! Thì một hạt ớt, cây ớt chưa chết mà nó ra trái, rồi những hạt ớt đó lên thành những cây con, cây con ra những trái ớt nữa.
Các con thấy nhân quả trùng trùng duyên khởi mà, Đức Phật đã nói mà. Nhân quả trùng trùng duyên khởi, duyên sanh chứ nó đâu có dừng lại sanh một cây ớt đâu, một cây ớt đâu sanh một cây ớt?
Một cây ớt nó sanh vô lượng cây ớt, trùng trùng duyên sanh. Một hành động ác của chúng ta thì nó cũng trùng trùng duyên sanh, duyên khởi, nó cũng sanh biết bao nhiêu, các con hiểu. Đâu phải đợi mình chết mấy con, có phải không?
Mấy con thấy nhân quả của thảo mộc thì nhân quả của con người đâu có khác. Cho nên trong khi hiểu nhân quả rồi, chúng ta sống thiện thì thân chúng ta không đau bệnh, không gặp tai nạn, không có gì hết thì làm sao có từ trường ác đi sanh?
Tại vì mình đã làm đau khổ tất cả những loài chúng sanh, (00:18:27) mình chửi lộn người ta thì từ trường ác nó sanh, mình tức quá thì cơn sân, tức giận của mấy con nó sẽ phóng xuất ra, nó tương ưng với những cơn sân kia, nó sẽ sanh ra làm con người quá sân, có phải không?
Mình đang ở đây trong cơn sân của mình, mình được sanh ra làm con người. Không biết cơn sân của cái người nào đó mà tương ưng mà bây giờ sanh mình lên. Các con hiểu, chứ không phải cha mẹ mình sanh mình ra đâu.
Cha mẹ mình sanh ra mình là duyên hợp để cho có thân mình, có cha, có mẹ hợp duyên nhau để tạo ra năm uẩn này cho đúng cái duyên để hợp ra con người của mình. Chứ về tinh thần của nó, tinh thần là sân, giận hờn, tức giận đó, cái vô hình đó, nó tương ưng cho nên nó hợp duyên nó mới sanh mình ra.
Con người mình bây giờ tức giận, giận hờn, ai nói gì mình cũng dễ giận hờn. Đó mấy con thấy chưa, thấy cái luật, quy luật nhân quả chưa?
Cho nên một phần thân xác chúng ta là do cha mẹ, còn về tinh thần, các con thấy tinh thần này, cảm thọ này, các con có cảm nhận được nhưng các con có thấy hình dáng nó không? Đâu có thấy hình dáng được cảm thọ mấy con. Tôi đau cái tay đây chứ mấy người kia có thấy được tôi đau cái tay đâu. Tôi đau tôi biết chứ. Cái cảm thọ nó vô hình.
Còn cái hiểu biết này, cái biết trong đầu mấy con, mấy con biết, nó có hình dáng gì không? Nó đâu có hình dáng đâu. Nhưng mà nó có chứ nếu mà không có thì mấy con thành gộc cây rồi chứ đâu còn biết, có phải đúng không? Cho nên có cái biết, có cái cảm thọ và có cái hành.
Có cái hành như bây giờ thân mấy con đi, thở biết thở này, đó là thân của mấy con. Còn cái hành của tâm mấy con, bây giờ mấy con ngồi im lặng, bây giờ nó khởi ra một cái niệm, đó là nó khởi, nó có hành nó mới khởi niệm chứ nó không hành làm sao nó khởi niệm mấy con, phải không?
Nó có hành của, nó vô hình của nó, cho nên hành nó không có hình tướng của cái tâm. Mà hành tướng của cái thân chúng ta thấy có rõ ràng là chúng ta bước đi, tay chân chúng ta động đậy, có phải không? Hơi thở, chúng ta hít thở, đó là cái hành của thân. Còn cái hành của tâm mấy con đâu có thấy, ngồi đây im lặng bỗng dưng nó hành, có cái niệm ra. Nếu không hành làm sao lòi cái niệm ra, các con thấy không.
(00:20:30) Rồi còn còn về cái phần biết nữa. Các con thấy bây giờ mình nằm ngủ, lẽ ra ngủ thì im lặng sao lại chiêm bao, rồi lại thấy, biết, nghe, nói chuyện ở trong đó. Như vậy còn có một cái biết khác nữa, nó đâu phải là cái biết của ý thức của mấy con mà là cái biết của tưởng thức, các con thấy chưa?
Cho nên trong những cái vô hình của cái thân của chúng ta, Đức Phật gồm cho chúng ta biết năm uẩn, có năm duyên để hợp lại mới thành cái thân của chúng ta. Cho nên phần sắc thân chúng ta là phần của cha mẹ kết hợp, có cha mẹ mới sanh mình ra là cái thân, cái sắc uẩn của chúng ta, cái thân của chúng ta. Cho nên cái thân Tứ Đại này là do cha mẹ, máu, xương của cha mẹ kết hợp lại thành con người của mình.
Còn về phần tinh thần mấy con, nó có phải của cha mẹ mình làm ra đâu. Các con thấy nó tương ưng với cha mẹ mình chứ đâu có khi không mà nó có được. Cho nên nó tương ưng qua một cơn sân, qua một sự đau khổ, qua một sự phiền não, buồn rầu, lo lắng. Nó là vô hình không à.
Cho nên có năm cái, ở trong thân chúng ta có năm uẩn, nhưng bốn cái vô hình mấy con, bốn cái vô hình.
Sắc Uẩn là cái thân Tứ Đại. Hành các con thấy nó phần nhiều vô hình, trong cái vô hình mà nó hiện ra tướng qua Sắc của chúng ta thì chúng ta thấy đưa tay, đưa chân, bước đi, nó, nói nín… thì tất cả những cái đó là Hành của thân Sắc Uẩn. Còn cái Hành của tâm chúng ta thì các con đã thấy.
Rồi Sắc, rồi Thọ này là cái cảm nhận đau đớn trong thân của chúng ta, cái cảm nhận đó nó cũng vô hình, là một cái vô hình.(22:06) Sắc, Thọ, Tưởng là chiêm bao của mấy con, nó cũng vô hình, thức dậy mấy con đâu có thấy cảnh giới đó đâu, nó là vô hình.
Hành là hoạt động của tâm thì mấy con không thấy mà các con cảm nhận được. Bây giờ ngồi im lặng như vậy, ai thấy được trong đầu chúng ta khởi niệm, có Hành nó mới khởi niệm ra, cho nên đó là cái Hành của tâm.
Rồi Thức là cái Biết của mấy con. Cho nên mấy con thấy có năm duyên, năm phần để hợp lại thành một con người, phải không? Cho nên khi mà Hành nó hợp lại thành con người thì thường thường chúng ta tạo ra cái nghiệp của chúng ta, nơi cái miệng của mình, nơi cái ý của mình, nơi suy nghĩ.
Thầy suy nghĩ bây giờ phải giết cái thằng đó đi, phải tìm cách nào làm sao hại thằng đó, thằng đó hung dữ, thằng đó tham lam, nó ác độc, mình giết đi. Khi mình nghĩ mình giết người ta là mình đã nghĩ ác, phải không? Cái ý nó có ác rồi.
Rồi bây giờ mình suy nghĩ là thằng này bữa nào mình chửi nó một bữa mới đã, do đó mình mở miệng ra mình nó thì cái miệng mình ác độc, phải không mấy con hiểu không? Đó là cái miệng nói ác.
Rồi bữa nào đón đường đánh nó một bữa, đem cây tầm vông, người một cây, người một cây, đập nó một bữa, đập cho nó gần chết hoặc nó chết thì mai mốt mình đi ở tù, các con thấy nhân quả mà.
Cho nên vì vậy mấy con thấy từ hành động mình làm đau khổ người khác, miệng mình nói làm đau khổ người khác, ý mình suy nghĩ làm hại người khác đều là ác pháp. Đó là mình thấy rõ ràng.
Cho nên từ ở trong sự tư duy đó thì mình biết rõ ràng là con đường đi của nhân quả, vì vậy những phần đó nó sẽ trở thành từ trường, từ trường thiện hoặc ác mà nó tiếp tục tái sanh luân hồi trong khi mấy con còn sống mà biết bao nhiêu loài vật, biết bao nhiêu con người khác đã sinh ra không? Chứ đâu phải đợi mấy con chết mới sinh ra đâu, phải không?
Cho nên vì vậy mà hôm nay Thầy về đây nói về nhân quả, nói về phương pháp tu giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, bảo đảm mấy con là sẽ được giải thoát.
Khi mấy con giữ được tâm thanh thản, an lạc, vô sự là như thế nào mấy con thấy không? Nó có tương ưng, giống ai đâu, nó thanh thản, an lạc, vô sự. Nó có tham, sân, si, nó có phiền não nữa không? Mà nó không phiền não, nó không tham, sân, si thì nó không giống ai thì nó sẽ làm sao? Làm sao làm con người ta được, người ta đâu có sanh nó được, nó phải tương ưng, nó giống nhau mới làm con người ta được chứ.
(00:24:25) Mấy con còn tức giận, thì nó tương ưng với người tức giận, tương ưng với sự tức giận đó, bằng nhau nó mới làm con người ta được. Mấy con giận hơn thì nó đi tìm, cái từ trường giận dữ đó nó đi tìm cái người giận dữ, mấy con giận ít thì nó đi tìm người giận ít mà nó tương ưng để nó sanh ra là con người thứ hai, thứ ba, thứ tư.
Mấy con còn sống mà mấy con tưởng là mấy con đợi chết rồi mới sanh. Đâu! Nó liên tục sanh đó! Cho nên mấy con thấy nếu mà người ta không kế hoạch hóa gia đình thì trên mảnh đất đất nước Việt Nam chúng ta không có đất mà ở đâu, nó đầy hết rồi mấy con. Sau khi hòa bình rồi mấy con sẽ thấy là nó đầy ngập, nó đầy ngập rồi thì nó bị dịch, người ta chết láng lênh trời đất chứ không cách nào sống được.
Bởi vì nhân quả mà, mình làm ác thì nó mới sanh ra mấy thằng ác này, mấy thằng ác này sẽ bị diệt đi, các con hiểu chưa? Mà nó diệt thì nó phải chết hết. Cho nên nếu mà không có kế hoạch hóa gia đình thì chúng ta cũng phải bị chết vì dịch người, chứ đâu phải dịch gia cầm không đâu.
Tại vì mấy con ăn thịt gà, thịt vịt thì nó phải chết gia cầm. Mấy con hoảng, mấy con sợ, mấy con mới phòng, mới bảo vệ, mới giết gà, giết vịt hết, không có cho, làm cho kinh tế của đất nước mà nuôi gà, vịt, heo, dê đó sẽ bị kiệt quệ.
Chứ dám nuôi sao, nuôi ăn vô thì chết hết làm sao? Bây giờ mấy con nghe dịch gia cầm mấy con dám mua gà ăn sao? Cho nên vì vậy người ta bán ế hết. Thành ra cuối cùng kinh tế đó kiệt quệ, các con thấy không? Tại vì nhân quả chúng ta làm, cho nên chúng ta bị, các con thấy chưa?
4- ĐỨC HIẾU SINH LÀ LÒNG YÊU THƯƠNG VỚI VẠN VẬT
(00:26:05) Cho nên vì vậy trong cuộc đời, chúng ta theo được Phật pháp chúng ta tu, chúng ta sẽ sống bằng thiện pháp.
Từ lâu tới giờ mấy con đã thọ Tam Quy Ngũ Giới rồi chứ gì? Giữ Tam Quy Ngũ Giới đến nay là mười năm, hai chục năm rồi mà ăn chay chưa được. Như vậy là mấy con có giữ gìn giới thứ nhất không? Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu sự sống.
Tại sao bây giờ giữ giới để chơi sao? Nói là bây giờ tôi thọ Ngũ Giới rồi mà nay mười năm, hai chục năm tôi vẫn còn ăn thịt chúng sanh được thì như vậy là mình có tu tập tâm từ bi chưa? Chưa! Chưa có lòng thương yêu thì làm sao mình không ăn thịt chúng sanh được mấy con?
Mục đích của Đạo Phật không có nghĩa là cấm chúng ta sát sanh như pháp luật bắt buộc chúng ta, mà làm chúng ta phải hiểu và chúng ta phải thực hiện lòng thương yêu.
Lòng thương yêu ấy gọi là Đức Hiếu Sinh, lòng thương sự sống của muôn loài. Khi chúng ta thương yêu, làm sao chúng ta gắp miếng thịt bỏ vào miệng mà nhai nuốt được mấy con?
Chúng ta chưa thương yêu cho nên chúng ta còn ăn được, chúng ta còn nhai nuốt được. Chứ còn khi mà thương yêu rồi, thì miếng đồ chay mà làm giống miếng thịt người ta cũng không ăn đâu mấy con. Vì hình ảnh đau khổ của chúng sanh làm sao chúng ta nuốt được?
Mặc dù miếng đồ ăn đó là miếng đậu hũ nhưng không ăn, các con hiểu không? Cho nên những chùa, những nơi làm đồ chay hình dáng thịt gà, hình dáng tôm, hình dáng thịt heo, hình dáng đùi gà thì chắc chắn không bao giờ mà người tu chân chánh của Đạo Phật nhai nuốt được mấy con, không bao giờ!
Đức Phật nói như thế nào? Ăn không thấy, thấy ở trên đĩa đồ ăn mình mà ai cũng nói là đồ chay mà tôi thấy hoàn toàn là đùi gà không, hoàn toàn là cái thịt heo không, thôi tôi nghỉ. Đồ chay gì mà như vậy, chắc bây giờ thôi tôi ăn miếng nước tương với muối thôi, chứ tôi xin không ăn, không ăn cái thực phẩm đó đâu, có phải không mấy con?
(00:28:06) Bởi vì lòng từ của chúng tôi mà, tôi thấy như vậy làm sao tôi ăn, tôi nuốt được? Cái hình ảnh một miếng thịt heo, một miếng thịt bò, một miếng thịt gà, một khúc cá làm sao tôi gắp, tôi nhai, tôi nuốt được?
Tôi giả vờ chứ sự thật trong tâm tôi, tôi ăn như thế này, tôi nghĩ là tôi sẽ ăn chay, tôi làm Phật, tôi sẽ ăn chay, tôi tu hành, nhưng hình ảnh tôi ăn được miếng cá bằng đậu hũ, tôi ăn được đùi gà bằng đậu hũ, bằng đậu nành gì đó, người ta làm giống như đùi gà, thì nhất định tôi không ăn được!
Mà tôi ăn được tức là tôi còn thèm, tôi giả vờ tránh, tôi không ăn thịt nhưng mà sự thật tôi nhìn thấy mà tôi còn nhai, nuốt được tức là lòng tôi chưa có sự thương yêu. Lòng tôi thật sự thương yêu chắc chắn tôi không bao giờ nhai, nuốt những thứ này. Đó là ăn không thấy.
Ăn không nghe, mặc dù là trong đồ ăn, người ta làm, ở trong đó người ta bằm nát hết, người ta nói ở trong này tôi có ít mỡ heo, tôi chiên, tôi xào đó. Thôi, nói mỡ heo, thôi tôi không rớ đâu!
Nếu con heo không chết làm sao lấy mỡ? Nó phải chết người ta mới ép nó, người ta thắng nó mới lấy mỡ. Bây giờ đem chiên cái thực phẩm này, mặc dù chiên đậu hũ, tôi không ăn đâu.
Tại vì trước khi con heo chết, người ta phải đâm cổ nó, lấy máu, lóc nó ra từng miếng thịt, nó kêu la cho đến khi nó chết thôi mấy con. Nỡ nào mà chúng ta nghe nói trong đó có mỡ heo mà chúng ta ăn được?
Đây Thầy có một lần Thầy nghe người ta nói kem đánh răng, kem cà răng, người ta làm mỡ heo ở trong đó. Ui chu cha! Nãy giờ ai biết được cái điều này, sao lại có người nói vậy, nói không tin nữa. Đi xuống chỗ người ta làm kem đánh răng. Người ta làm mỡ heo ở trong đó. Thôi từ đây về sau tôi lấy muối tôi súc miệng chứ tôi không lấy kem đánh răng đâu, không lấy kem súc miệng đâu!
(00:30:02) Cho nên mấy con thấy trong tất cả những điều kiện mà người ta nói thì chúng ta lắng nghe sự đau khổ của chúng sanh.
Cho nên trong khi đó mấy con nghe người ta nói về những người lấy yến, con yến nó khạc nước miếng ra, nó ói nước miếng ra, nó làm ổ cho con nó để con nó nằm trên đó mà lớn lên, mà sống. Thậm chí ăn chất đó, con chim con nó rỉa nó ăn, nó sống, nó lớn lên.
Chúng ta nói bổ quá, về gỡ hết, nghĩa là con chim yến vừa làm cái ổ, chưa đẻ thì chúng ta đã gỡ lấy rồi, về chúng ta đập bể, ăn uống cho bổ, thì con chim yến bây giờ nó sắp đẻ, làm sao bây giờ, nó ói ra từng máu đó mấy con! Thành ra ổ yến đỏ đỏ, họ nói cái chất này còn bổ nữa!
Trời ơi, nghe đến con, nó để con ra mà không có chất để nuôi con nó, khổ nó mấy con. Thầy nói nghe đến đó Thầy không làm sao mà những cái hộp yến, những chất yến, người ta nói để cho bổ dưỡng Thầy, để Thầy sống lâu, chắc Thầy, thôi thà Thầy chết hơn là Thầy sống mà để ăn ổ yến đó mấy con! Thật sự lòng thương yêu của Thầy không nỡ mấy con. Con chim yến nó khạc máu để nó nuôi con mà mình nỡ lòng nào mà mình ăn nó, đau khổ quá!
Còn mấy con nghe sữa bò không, người ta nuôi con bò, người ta dùng máy người ta ép để vắt sữa. Con bò đau quá, con bò mẹ đau quá, nó quỳ xuống mấy con. Mà khi nó sanh con nó ra, người ta đâu có cho nó nuôi con nó đâu, để lấy sữa mấy con. Con nó bỏ ra, người ta nuôi cách khác để người ta làm thịt, cho nên mẹ con không được gần nhau. Các con có thấy con bò mẹ liếm con bê không? Mẹ con thương nhau lắm mấy con. Sinh ra rồi bị người ta bắt đi, rồi mình chỉ còn là cái máy để lấy sữa.
Thầy nghe nói đến đó, thôi Thầy từ giã không dám uống sữa, sữa bổ gì Thầy cũng không uống. Thầy nói thật sự mấy con, Thầy đã nghe điều đó, mà những điều đó ở trong sách vở chăn nuôi của nước Mỹ người ta đã làm những máy móc đó. Ghê lắm, khổ lắm mấy con. Đừng ham bổ mấy con.
(00:32:07) Thầy chỉ sống làm sao có tình thương yêu, thương yêu sự sống của muôn loài. Cho nên thôi Thầy từ giã sữa, bơ, không dám nữa mấy con. Cho nên ở đây sự thật chưa nghe thấy, đã nghe thì thôi không dám, mà thấy thì không dám.
Mà đã nghe được những đệ tử của Thầy viết những bài nói về Nhân Quả, họ viết những bài về chăn nuôi. Thầy nói xót xa vô cùng, thôi từ giã không dám uống sữa nữa.
Bây giờ uống sữa gì mấy con biết không? Sữa thảo mộc, bằng đậu, đậu xanh, đậu đỏ, đậu vàng gì, mình có thể xay ra hoặc là cơm nguội, cơm thiu, mình phơi khô, mình xay rồi đổ nước sôi vô thì nó cũng thành sữa, mình uống được. Đâu cần gì mà phải sữa bò mấy con, phải không?
Cho nên vì vậy mà trong cuộc đời tu của Đạo Phật, một người ăn không thấy, không nghe, không nghi. Ăn mà thấy, nghe, nghi người ta nói đến sự đau khổ của chúng sanh thì nhất định là không ăn. Như vậy mới là người để tử của Đạo Phật, mới là Đạo Từ Bi chứ, mấy con hiểu?
Cho nên trong những lớp học Chánh Kiến, Thầy cho tất cả tu sinh làm bài, người ở nước này, người ở nước kia, người ta làm bài vì người ta đã từng trực tiếp, người ta thấy được sự nuôi súc vật làm thực phẩm, để lấy sữa, làm chất bổ cho chúng ta ăn.
Bao nhiêu sự tội lỗi mà con người đã gây nên, cho nên thế giới này không an là phải, không bình an là phải! Nay chỗ này lũ lụt, mai chỗ kia lũ lụt, mai chỗ nọ động đất, bữa kia chỗ nọ sóng thần, lôi mà dập xuống đáy biển hết cho rồi, ba cái thứ ác ôn này để làm gì! Có phải không mấy con?
Thầy nói thực sự mình ác là mình phải chịu chết thôi! Còn mình làm thiện làm sao mà có những người đó? Cho nên Thầy ước ao là những người đệ tử đang ngồi trước mặt, phải sống thiện mấy con. Sống đem lại sự bình an cho mình, cho muôn vật, cho những loài thảo mộc.
Nếu trên hành tinh chúng ta không có cỏ cây, không có màu xanh của cỏ cây, chúng ta sẽ khô cằn, cỗi vàng chúng ta không sống được phút giây nào. Cho nên chúng ta thương vạt cây cỏ cây, ăn phải tiết kiệm, đừng phí bỏ, thừa thãi rồi đem cải, rau đổ trong thùng rác, đau xót lắm mấy con, còn một chút xíu không ăn hết.
(00:34:24) Cho nên khi mà chúng ta ăn đủ, đừng làm đồ ăn nhiều, vừa đủ thôi. Chúng ta ăn cơm nó đầy đủ chất bổ, đồ ăn chỉ là phụ thôi mấy con. Nhiều khi mấy con làm nhiều quá để ăn cho ngon, cho đầy, bổ nhưng thừa rồi bỏ, mà ráng ăn thì đau bao tử.
Nó khổ nỗi bỏ thì phí uổng mà ăn thì bệnh, làm sao mấy con? Cho nên thà mấy con làm thiếu, đồ ăn thiếu, nhưng cơm nhiều đi thì không sao mấy con. Cơm lỡ có thừa thì mấy con đem phơi khô, rang làm sữa, sữa gạo có gì đâu, chúng ta sẽ uống, bổ lắm, chứ không sao.
Đói bụng mà làm một ly sữa cơm nguội thôi cũng đủ khỏe rồi mấy con, đâu có gì, đâu có bỏ đâu! Còn rau cải làm sao chúng ta để lại được, nó sẽ hư và nó hư, nó úa thì sự sống của nó đã chết bây giờ chúng ta lại phí sự sống sao.
Cho nên tại sao mấy con thấy, rót ly nước Thầy không cho mấy con rót đầy, sức của Thầy uống ít, mà Thầy uống còn thừa lại đem đổ, phí lắm mấy con! Nước là sự sống, mà thương yêu sự sống thì phải thương yêu nước, mấy con có thấy những sa mạc không? Họ tìm ra một giọt nước khó lắm mấy con.
Cho nên chúng ta đừng phí nước. Chúng ta ở những nơi nước đầy đủ, đó là phước báu của chúng ta. Những nơi không có nước khổ lắm. Cho nên chúng ta phải biết thương yêu sự sống trong không khí, nếu chúng ta làm cho nó ô nhiễm là chúng ta đã không đạo đức rồi, chúng đã làm khổ mình, khổ người rồi.
Cho nên một nắm rác, một bọc, một miếng giấy, mấy con hãy bỏ vào thùng rác. Loại nào có thể sử dụng tiêu được, loại nào chưa tiêu được, dùng cái mà làm cho nó tiêu. Đừng có nắm bừa bãi, quăng tứ tung làm cho nó mục nát trở thành trong không khí chúng ta, chúng ta tự vô đạo đức với chúng ta, làm chúng ta đau khổ đó mấy con. Cho nên về môi trường không khí chúng ta phải giữ gìn trong sạch.
5- ĐẠO ĐỨC GIẢI THOÁT SẼ BIẾN THẾ GIAN THÀNH THIÊN ĐÀNG, CỰC LẠC
(00:36:27) Thầy dạy đạo đức như vậy mấy con có thấy đem lại lợi ích cho chúng ta không? Bởi vì mình muốn biến cuộc sống trên hành tinh này là Cực Lạc, thiên đàng thì đạo đức nhân bản - nhân quả phải làm, phải sống. Đừng đi cầu một cõi Cực Lạc, thiên đàng ở đâu, không bao giờ có mấy con, đó là ảo tưởng!
Tôn giáo xây dựng, vì tưởng của họ sống, họ tưởng là có Cực Lạc, có thiên đàng, sự thật không bao giờ có những cõi đó, không bao giờ có linh hồn đi về cõi đó. Thầy xác định cho mấy con biết, một người tu hành như Thầy không bao giờ nói láo, thấy thì nói, nói đúng sự thật.
Ngày xưa Đức Phật nói ba mươi ba cõi Trời là cõi tưởng, không có cõi đó đâu. Thế mà ngày hôm nay lại có Phật Giáo nói có Cực Lạc, thiên đàng, nói có cõi trời này, cõi trời khác. Điều đó là không đúng lời Phật dạy, mâu thuẫn là lời Phật dạy, không đúng.
Hôm nay Thầy xác định không có cõi Cực Lạc, thiên đàng, mà phải xây dựng cõi Cực Lạc, thiên đàng nơi cuộc sống, trên hành tinh sống của chúng ta. Chúng ta sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người thì nơi đó là Cực Lạc, thiên đàng rồi.
Cho nên Đức Phật dạy chúng ta “tự thắp đuốc lên mà đi”. Tự thắp đuốc lên là làm cho cõi sống của chúng ta là Cực Lạc, là thiên đàng, có phải đúng không mấy con? Đừng có mơ tưởng một cõi nơi đâu, không bao giờ có đâu mấy con!
Phải sáng suốt, phải minh mẫn, phải đem hết khả năng của mình xây dựng hành tinh sống này trở thành Cực Lạc, thiên đàng. Đừng đem nó trở thành địa ngục mấy con, đem nó trở thành Địa Ngục khổ đau lắm mấy con!
Hôm nay chúng ta là những con người đã đem cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này thành địa ngục mấy con, chứ chưa thành thiên đàng. Hở ra một chút là đánh lộn, hở ra một chút là ăn thua đủ, như vậy là Cực Lạc chỗ nào, đó là địa ngục mấy con!
(00:38:11) Hàng ngày biết bao nhiêu, các con ra chợ biết bao nhiêu thịt chúng sanh mà người ta bày bán. Hàng ngày biết bao nhiêu tiếng rên la của loài chúng sanh không? Các con thấy, các con có nghe tiếng kêu la của loài chúng sanh không? Bò, heo, gà, vịt, cá, tôm… biết bao nhiêu sự đau khổ của loài chúng sanh không?
Tại sao chúng ta biến cõi sống trong thế gian của chúng ta thành địa ngục như vậy mấy con? Có chết chóc thì có địa ngục chứ sao.
Các con thấy Thầy nói hàng ngày tức là không giờ phút nào mà trên hành tinh chúng ta vắng bóng sự chết chóc, sự đau khổ. Vậy mà chúng ta muốn bình an, muốn hạnh phúc. Làm sao có bình an, hạnh phúc được khi chúng ta còn nỡ tâm nhai nuốt một miếng thịt trong miệng, nhai nuốt một miếng cá, miếng tôm trong miệng chúng ta? Đành lòng nào mà nhai nuốt mấy con!
Chúng ta sợ đau, sợ khổ, tại sao chúng ta không nghĩ cái đau khổ của loài vật khác. Là một con người có trí óc, có sự tư duy, có sự suy nghĩ, sợ đau, sợ khổ thì phải thương sự đau, sự khổ của loài vật khác.
Muốn được vậy thì chúng ta phải thực hiện tu tập tâm từ. Thực hiện nhắc tâm mình hàng ngày phải khởi sự thương yêu tất cả những người khác, những loài động vật khác. Chừng đó chúng ta mới đem sự thanh bình, sự yên vui cho loài người, không những riêng cho mình, nơi quê hương của mình mà tất cả những người trên hành tinh này.
Tu theo Phật Giáo là tu như vậy chứ đâu phải đến chùa để cầu cúng, cầu an, cầu siêu để cho mà siêu, mà an, an được sao? Hai ngàn mấy trăm năm nay người ta truyền thừa điều đó mấy con có thấy chúng ta bình an không? Có thấy thế giới hòa bình không, hay là ngày nào cũng có chiến tranh?
Hàng ngày trong chùa cúng bái, tụng niệm, cầu cho thế giới hòa bình, ngồi đây mà gõ mõ cầu hòa bình trong khi tất cả những tư tưởng, những hành động chúng ta đều làm ác thì hòa bình có hay không? Hay là chúng ta phải sống biết thương yêu nhau?
(00:40:15) Các con thấy cái nào đúng, cái nào sai, lời Thầy nói đúng hay những kinh sách đó đúng?
Kinh sách gì mà dạy chúng ta “Dù cho tạo tội hơn núi cả - Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, chỉ tụng mấy hàng thôi, làm bao nhiêu tội cũng đều tiêu tan hết. Điều đó có không mấy con? Không bao giờ có đâu mấy con. Ăn trộm thì bị bắt ở tù, không thể nào ăn trộm mà không bị bắt bỏ tù. Điều đó là điều công lý, điều đó là điều …
Cho nên hôm nay Đạo Phật, mà hôm nay Thầy về thăm mấy con, Thầy nói để mấy con hiểu Đạo Phật là Đạo như thật, là sống như thật, là hiểu như thật, không làm khổ mình, khổ người, đấy mới là Đạo Phật.
Tu như vậy có nghĩa là sửa lại những điều từ lâu mình chưa hiểu biết. Mình sửa lại những điều mình làm ác, sửa lại những điều mình làm sai gọi là tu sửa. Chứ không phải tu sửa là vào trong chùa ngồi gõ mõ, tụng kinh ê a hoặc ngồi thiền lim dim như con cóc. Điều đó không ích lợi gì cho mình, cho xã hội, có đúng không mấy con?
Cho nên ở đây phải nghe lời Thầy, mấy con không gặp Thầy thì thôi, gặp Thầy thì Thầy cũng như ông cha của mấy con đem lại nền đạo đức cho mấy con, mấy con sống, để làm gì? Để mấy con được hạnh phúc, an vui, được bình an, được yên ổn.
Điều đó là điều lợi ích cho các con vô cùng. Thầy thương xót các con, chứ khi mà tu xong Thầy ra đi ngày giờ này các con có biết Đại Thừa sai không, nếu Thầy không nói? Ngày giờ này mấy con biết đạo đức nhân bản - nhân quả không? Các con chưa biết. Ngày giờ này làm sao mấy con biết đạo đức không làm khổ mình, khổ người chưa, nếu không có Thầy?
Các con có thấy kinh sách nào nói đến những danh từ này chưa? Chưa. Như vậy hôm nay Thầy đã dựng lại những gì của Đạo Phật đã bị người ta dìm mất mà mấy con chưa từng nghe những danh từ này. Nhưng trong kinh nguyên thủy Đức Phật có nói, chứ không phải không nói.
(00:42:19) Thầy dựng lại, dựng lại nền đạo đức của Phật Giáo, làm sống lại chương trình giáo dục đào tạo đạo đức của Phật Giáo, tám lớp ba cấp của sự tu tập.
Thầy ước ao rằng ngày mai nơi đất Hải Phòng này sẽ có một trường lớp dạy đạo đức đi từ lớp Chánh Kiến cho đến lớp Chánh Định đúng như chương trình giáo dục đào tạo đạo đức của Phật Giáo, Thầy ước ao lắm.
Nhưng sự ước ao đó để làm gì mấy con biết không? Sự ước ao đó muốn thành tựu được làm gì? Sự ước ao đó là để đem lại hạnh phúc cho quê hương này, cho đất Hải Phòng. Sự ước ao đó các con phải làm gì? Các con phải đoàn kết, thương yêu nhau thì Thầy mới về đây. Nếu các con không đoàn kết, không thương yêu nhau thì Thầy không về.
Vì có thương yêu nhau, có đoàn kết nhau thì Thầy mới thấy các con của Thầy mới xứng đáng là các con của Thầy, Thầy mới về. Trong gia đình có mấy đứa con mà nó đánh lộn, nó rầy rà, thử hỏi ông cha có còn cách nào nữa, mà khi ông cha nói nó không nghe thì ông cha có dám đến nhà đó nữa không mấy con? Chắc là không.
Chừng đó mấy con sẽ đau khổ biết dường nào, có một ông cha rất hiếm có, mà các con không nghe lời dạy thì ông cha phải bỏ đi chứ sao. Ông ta đi, đi mãi và không bao giờ mấy con gặp lại người cha đó nữa.
Nhưng mấy con đoàn kết, yêu thương nhau thì dù như thế nào ông cha sẽ xem mấy con như một đứa con mới chập chững bước đi trên nền đạo đức. Nghĩa là buông tay ra là mấy con té, mấy con không vững, nhưng phải nắm tay mấy con để dẫn dắt mấy con từng bước đi để cho chân tay mấy con cứng cáp, bước vững vàng trên nền đạo đức thì ông cha mới ra đi.
Còn bây giờ các con như đứa trẻ bước đi té tới, té lui, chưa vững vàng, ông cha nỡ lòng nào đi. Nhưng các con lại không đoàn kết, lại không thương yêu nhau thì ông cha sẽ không bao giờ trở lại và đi luôn vĩnh viễn, không bao giờ trở về nữa. Và từ đó các con sẽ đau khổ vô cùng, đã mất cha, đã không sống đạo đức thì còn nỗi đau khổ nào hơn phải không các con?
(00:44:36) Hôm nay Thầy nói để cho các con biết rằng quê hương này, đất Hải Phòng này có đầy đủ duyên cho nên mấy con mới được duyên mà gặp được lời dạy của Thầy, mới đọc được kinh sách của Thầy. Đó là một cái duyên tốt.
Cho nên hôm nay Thầy có mặt ở đây là Thầy mong rằng các con phải thương nhau, phải đoàn kết nhau, phải nắm chặt bàn tay nhau để cố gắng xây dựng ở đây có một trường lớp để dạy đạo đức theo chương trình giáo dục đào tạo đạo đức của Phật Giáo: Tám lớp học, ba cấp Giới, Định, Tuệ rõ ràng cụ thể.
Người dựng lại chương trình giáo dục đào tạo này của Đạo Phật là Thầy. Thầy đứng ra Thầy giảng dạy cho mấy con. Từ chỗ không hiểu, Thầy dạy cho mấy con hiểu, hiểu như thật. Để làm gì? Để mấy con không còn đau khổ. Để làm gì? Để mấy con sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người, hạnh phúc vô cùng.
Chúng ta có chương trình giáo dục đào tạo mà đấng cha lành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại chương trình giáo dục. Hôm nay chúng ta là những đứa con được thừa hưởng gia tài của một bậc vĩ nhân, của một ân nhân rất lớn của loài người trên hành tinh, không riêng đất nước Việt Nam chúng ta mà toàn thế giới, chỉ còn dựng lại, khai triển chương trình giáo dục đào tạo này thì con người trên hành tinh này sẽ có nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người.
Các con có nghe lời Thầy nói không các con? Hãy cố gắng đoàn kết, thương yêu nhau, hãy nắm chặt bàn tay nhau, xây dựng cho quê hương này, nơi đất Hải Phòng này có một lớp học đạo đức mấy con. Thầy mong rằng Thầy sẽ soạn thảo giáo trình để dạy bảo đạo đức cho các con ở quê hương này.
(00:46:24) Ngày mai quê hương Hải Phòng này toàn là những người ở đây đều sống có đạo đức, thì các con ra đường người nào cũng sống đạo đức như vậy thì hạnh phúc không mấy con? Biến đất này thành thiên đàng, Cực Lạc. Nếu không có Thầy mấy con sẽ còn đau khổ nhiều.
6- ĐÃ CÓ TIẾN BỘ THÌ NÊN CHUYỂN ĐỔI CÁCH TU TẬP
Trưởng lão: Đến đây Thầy xin chấm dứt. Mấy con có thưa hỏi gì trên sự tu tập của mấy con?
(00:46:47) Thầy thấy ở đây có cô Hòa phải không con? Hôm nay tu ra sao đây con, mà cô ngồi làm thinh vậy? Con thì hay cười, mà nghe nãy giờ trầm ngâm lắm, có phải không? Rồi bây giờ mấy con có hỏi gì Thầy không? Các con cứ hỏi.
Phật tử 1: Thưa Thầy…
Trưởng lão: Con cứ thưa hỏi, rồi để cho cô và mấy chú hỏi.
Phật tử 1: Thưa Thầy…
Trưởng lão: Con của Thầy mà, nó cười không à.
Phật tử 1: Thưa Thầy xin Thầy bố thí cho con. Con muốn hỏi Thầy là Thọ Bát Quan Trai một ngày, một đêm thì con xả. Đến lúc, con thọ một tuần, đến cuối ngày của tuần đó con xả có được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ, vậy là con giỏi quá.
Phật tử 1: Vâng. Bạch Thầy là con Thọ Bát Quan Trai thì con tu Chánh Niệm Tỉnh Giác với lại…
Trưởng lão: Con tu làm sao? Thọ Bát Quan Trai ở đây Thầy nói đúng rồi, nhưng mà coi chừng tu trật mới chết đấy.
Phật tử 1: Con tu Định Vô Lậu, con tu Thân Hành Niệm. Con bạch Thầy, Thân Hành Niệm thì thật con đi đứng một lúc cũng được, con chẳng thấy mệt gì cả. Thế thì con, con cũng sợ, nhưng mà con chỉ sợ tưởng ra đấy.
Bạch Thầy con chỉ muốn gặp Thầy, muốn có duyên là con hỏi Thầy, Thầy bố thí cho con, như thế con đi một tiếng có được không ạ? Nhiều khi con đi nửa tiếng xong con lại đi mười năm phút nữa mà con không thấy mệt. Đi như là có một cái lực đẩy con đi, nó nhẹ nhàng, nó thoải mái, chỉ muốn đi một tiếng thôi. Nhưng con không dám đi nhiều, con sợ cái tưởng nó lại đến, con sợ lắm.
(00:48:35) Trưởng lão: Thôi sợ như vậy là tốt, con khỏi đi nhiều. Nhưng mà con biết không? Từ lâu tới giờ con theo Thầy, con tu rồi thì bây giờ phải dừng cái này lại chứ tu hoài có nhiêu đó thì đi tới đâu, phải tu cái khác chứ. À bây giờ phải hỏi tu cái khác chứ đừng tu cái đó nữa, phải không?
Con tu bây giờ, con đã tu ba mươi phút rồi lên một tiếng mà còn muốn tu nữa. Thôi dừng lại đi, đừng tu nữa, bao nhiêu đủ rồi. Con nói với pháp Thân Hành Niệm: “Tao bây giờ tu bấy nhiêu đủ rồi, đừng có ham nữa, tao không có ham đâu. Thầy dặn tao tu không có tu mày nhiều!” Phải không? Còn con tu Định Vô Lậu làm sao?
Phật tử 1: Con kính thưa Thầy! Con tu Định Vô Lậu, nhiều khi con cứ quán về nhân quả đấy, với lại thân bất tịnh. Nhiều khi những trường hợp mà con, trong cái hoàn cảnh của con, nhiều cái chướng ngại lắm. Thế mà chưa hết chướng ngại nọ đã đến chướng ngại kia rồi.
Nhưng nếu mà con không chịu tu Định Vô Lậu, con không chịu quán xét tư duy thì đúng con khổ lắm, không thể nào mà được người như thế này. Thế nhưng mà qua tất cả con nghĩ rằng là tất cả đây là cái nhân quả của con cho nên con cứ vui vẻ trả cái nhân quả đó. Dù ai muốn nói con kiểu gì thì nói, thôi con cũng phải tiếp nhận cái nhân quả đó để mà vui vẻ trả cái nhân quả đó.
Con thấy thân tâm của con thanh thản, an lạc, vô sự. Con coi như là không có buồn phiền gì cả. Tuy là con cũng có buồn phiền một tí thôi, nhưng mà nó đi ngay, chứ con không như người ta.
(00:50:12) Trưởng lão: Con giỏi lắm, tu vậy là giỏi lắm. Con giỏi lắm, nhưng rồi con phải tu nữa chứ. Cứ tu bấy nhiêu đó hoài làm sao nó tới, có phải không? Phải tu cái khác nữa, thôi để Thầy dạy cái khác cho con tu.
Thôi bây giờ Thầy dạy cái khác, không có tu Định Vô Lậu nữa, mà tu xả tâm. Ngồi chơi, không có chọc ghẹo nó nữa đâu. Cho nên bây giờ khỏi cần quán nữa, con khỏi cần quán gì hết. Cho nên mình ngồi chơi. Bắt đầu có cái gì đó thì con mới quán còn không có thì thôi, đừng quán.
Bây giờ ngồi chơi, không có đi pháp Thân Hành Niệm nữa. Buồn ngủ thì đi kinh hành vài vòng thôi, chứ đừng đi nhiều, phải không? Còn không buồn ngủ thì ngồi chơi, tới chừng đó, hết giờ thì đi ngủ. Ngủ cho thẳng giấc, ngủ không chiêm bao, có được không?
Còn nó có chiêm bao thì con dặn nó “Ngủ không chiêm bao nha! Mày chiêm bao là ta xách mày vô, tao mách Thầy cho mày biết”, thì nó hoảng, nó sợ, nó không chiêm bao, biết chưa?
Con nhớ như vậy, tác ý như vậy thì nó sợ, rồi ráng mà tu đi con. Chứ con cứ tác ý hoài, nó lẩm nhẩm trong miệng con thì không được, con hiểu chưa?
Phật tử 1: Con Bạch Thầy! Xin Thầy an ủi bố thí cho con nữa. Chẳng hạn như coi như là con thường thường đến những ngày mà con Thọ Bát Quan Trai con cũng thọ đúng hai giờ, đúng y như là trong Tu viện, nhưng mà bình thường con lại có hôm ba giờ.
Con nghĩ là Thầy bảo con chỉ nghĩ đến tâm thanh thản, an lạc, vô sự, con chưa biết nó như thế nào, cái giờ giấc như thế nào. Thì con cũng bảo là thôi, nếu như Thọ Bát Quan Trai thì con đúng giờ như một ngày bốn thời đầy đủ như thế.
Cho nên bây giờ Thầy ra ngoài Thầy bố thí cho con, chẳng hạn thí dụ giờ giấc như thế nào thì con theo được hết. Thế nhưng mà con thức cứ một rưỡi là con tỉnh rồi.
(00:52:13) Trưởng lão: Con giỏi quá. Thay vì người ta hai giờ, con một giờ rưỡi đã thức rồi. Vậy con hơn rồi đó, con tu tiến rồi đó.
Nhưng mà thôi bây giờ Thầy nói như thế này. Bây giờ thay vì tu Định Vô Lậu, tu Thân Hành Niệm thì con tu chừng khoảng nửa tiếng, cao lắm một tiếng thôi, đừng tu hơn, phải không.
Còn về tu Định Vô Lậu thì bây giờ con ngồi chơi thôi, đừng có ngồi quán tư duy gì hết. Có niệm thì con xả, không niệm thì thôi, con nhớ chưa? Buồn ngủ thì đứng dậy đi kinh hành hoặc là buồn ngủ con đứng dậy tu pháp Thân Hành Niệm. Khi nó hết buồn ngủ rồi thì con đừng có tiếp tục nó nữa, con xả nghỉ để con trở về tu Định Vô Lậu, con hiểu không?
Rồi, như vậy con cứ tiếp tục tu, khi nào có duyên Thầy ra Thầy mở ở đây lớp đạo đức thì con sẽ vào học, con là học trò giỏi nhất, có được không?
Phật tử 1: Con chưa biết, thưa Thầy con, Thầy bố thí cho con nữa. Chẳng hạn như ví dụ Thầy bảo con giữ tâm thanh thản an lạc vô sự, chẳng hạn như ví dụ nhiều lúc con tu chẳng hạn cái bệnh nó đến cứ liên miên triền miên, thế là con cứ ngồi con tu Định Niệm Hơi Thở xong rồi con đuổi bệnh đi thì hết hai tiếng đồng hồ Thầy ạ, thì con mới hết cái bệnh đó.
Thế thì thôi, xong rồi bắt đầu con lại đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi con tu Thân Hành Niệm. Đấy là những ngày con Thọ Bát Quan Trai thôi Thầy ạ, còn những ngày thường thì con chỉ đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, còn bình thường con chỉ giữ thân tâm tâm thanh thản an lạc vô sự như lời Thầy dạy thôi.
(00:54:01) Trưởng lão: Được rồi, như vậy là tốt rồi, nhưng mà con đừng nhắc nó con. Hồi trước kia con hay nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Bây giờ con chỉ nhắc một lần rồi ngồi chơi suốt buổi, chứ không nhắc nữa mà mình biết thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ nó tiến bộ rồi.
Hồi đó thì mình chưa tiến bộ thì mình nhắc hoài, còn bây giờ mình tiến hơn thì mình không nhắc nữa, có phải không? Đó là mình tiến bộ, Thầy dạy mấy con phải tiến chứ. Tới chừng không nhắc mà nó thanh thản thì tức là con chứng đạt chân lý rồi, thì là chứng đạo rồi chứ gì, có gì đâu. Dễ dàng quá mà. Thôi ráng lo tu đi con.
Bây giờ ai còn hỏi Thầy gì nữa không? Con hỏi Thầy? Có người nào hỏi không? Con hỏi Thầy đi con!
7- PHẬT TỬ HẢI PHÒNG, QUẢNG NINH THỈNH TRƯỞNG LÃO VỀ THĂM
(54:51) Phật tử 2: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính bạch Thầy cùng các Sư chư Tăng.
Hôm nay chị em chúng con có duyên gặp Thầy từ Sài Gòn ra Bắc. Thế thì ngày hôm nay cũng là cái duyên lành cho Hải Phòng chúng con có gặp Thầy, đón tiếp Thầy. Đấy là phước lớn cho chị em Phật tử Hải Phòng chúng con.
Ở cái thất chúng con, thì hiện nay cũng có một số chị em già có, trẻ có. Thì đúng ra mà biết tin Thầy lên đây thì những người khỏe mạnh thì lên được. Nhưng có một cái bà gọi là bà Mần ầy, bà bị què, thành ra đi cũng rất là khó khăn. Và cũng có một cái chị ấy chị ốm. Thế có một số Phật tử ở mãi Đồ Sơn lên, thì cũng đã vào đoàn ở mấy cái thất.
Thế thì chúng con hiện nay, hai chị em chúng đang ở ngoài kia, ngày hôm nay là thỉnh Thầy cùng các Sư và các đạo hữu, trước mắt chị em chúng con mọi người cũng rất là, có mấy người chưa bao giờ được gặp Thầy. Thế rồi một số người ở Đồ Sơn vào, cái bà mà bà què ấy, người ta cũng mong cầu lắm. Con mong Thầy từ bi bố thí cho chúng con.
(00:56:10) Trưởng lão: Được rồi Thầy sẽ đến thăm chứ sao con. Rồi bắt đầu bây giờ Thầy nói như thế này này. Chắc bữa nay Thầy nghỉ lại đây, giờ tối rồi mấy con, rồi ngày mai Thầy sẽ đến và ngày mai thì mấy con cho Thầy một bữa cơm cúng dường, được không? Còn Thầy sẽ ở đây, Thầy nghỉ tại đây.
Rồi những gì mà Thầy xin cô Bính ở đây là một ít thực phẩm khô để trên đường Thầy còn trở về, Thầy đi trở về Thầy không ghé đâu hết. Gặp rừng thì vô rừng ngồi ăn cơm. Mấy con cúng dường Thầy cái phần đó để cho Thầy khi trở về có thực phẩm khô, để muốn vào cái chỗ nào ăn cơm đúng giờ thì Thầy sẽ cho xe dừng lại, vô khu rừng đó rồi thì Thầy trò cùng nhau trò trải ra một tấm bạt rồi xúm nhau ngồi ăn cơm.
Thầy thấy mấy con giúp đỡ Thầy phần đó, nhất là ngày hôm nay. Còn ngày mai Thầy sẽ đến chỗ con, buổi trưa mai Thầy xin con một bữa cơm, được không? Phải ráng lo cho Thầy một bữa cơm, Thầy xin một bữa cơm thôi. Thầy ăn có một bát cơm, không có nhiều.
(00:57:25) Phật tử 2: Con kính bạch Thầy còn một việc nữa con muốn bạch Thầy là ở ngoài Quảng Ninh, nhóm cô Cẩm thì Phật tử rất đông, có hai nhóm, một nhóm Vàng Danh, một nhóm Uông Bí.
Thì trước khi trong Tu viện là gửi sách hoặc là băng, hoặc là đĩa, thì các chị em đưa cho con, thì con đã phô tô chuyển ra. Thế thì đợt trước thì Thầy về Hà Nội, thì các cô đã tranh thủ lên nhưng mà chỉ một hai người thôi, hiện nay người ta cũng rất là mong cầu. Lúc nãy con cũng có thông báo cho cô Cẩm biết là Thầy ra Hải Phòng, thì làm sao mà các cô tranh thủ ra ngoài này được thì rất là tốt.
Thế nhưng mà con nghĩ là không phải mình cô Cẩm, một hai chị em, con mong Thầy bố thí cho tất cả chị em ở ngoài Hạ Long. Tai vì hiện nay ở ngoài ấy Phật tử họ rất là đông nhưng mà vào gặp Thầy đâu được hai, ba người.
Thế thì con không biết là bây giờ cô Cẩm đã ra tới Hải Phòng chưa thì chưa biết, nhưng mà khoảng ba giờ con có điện cho cô Cẩm thì cô bảo thôi chị em mình đi. Con có nói là ngoài này cũng không được rộng rãi thì cô xem một hai người. Thế thì nếu mà Hải Phòng Thầy có thể bố thí thời gian thì con nghĩ là nếu Thầy ra được ngoài Quảng Ninh thì chị em chúng con cũng rất là phấn khởi…
(00:58:40) Trưởng lão: Nếu được thì dồn ra một chỗ nào con. Dồn lại, dồn lại cho Thầy gặp một chỗ, nó dễ. Rồi, được rồi.
Phật tử 2: Chỗ đó con đã ra, con biết rồi. Ngoài đó Phật tử rất là có tâm, mà họ có hai nhóm đông lắm.
Trưởng lão: Như vậy bây giờ Thầy gọi con, bây giờ mình tập hợp lại đó, trưa Thầy nghỉ ở đó, Thầy ăn cơm rồi Thầy lên đường Thầy đi về Hà Nội. Thầy ăn cơm rồi Thầy đi, bây giờ Thầy còn về Hà Nội.
Phật tử 2: Thưa Thầy thế Quảng Ninh thì sao ạ?
Trưởng lão: Con họp lại Quảng Ninh được không con?
Phật tử 2: Quảng Ninh thì bây giờ con điện ra thì các cô ấy họp, lúc nãy con đã thông báo.
Trưởng lão: Con thông báo làm sao con họp lại một chỗ đó con, vừa nơi mấy con. Thay vì mấy người đó họp lại nơi con hoặc là ở nơi con họp lại nơi đó. Họp lại ở chỗ nào tiện nhất thì mấy con cứ họp thôi.
Phật tử 2: Tức là Quảng Ninh là ở đây ạ, vâng con hiểu rồi.
Trưởng lão: Ừ vậy đấy con. Để gom lại, để Thầy sẽ nói chuyện một lần, nó khỏi mất công thầy nhiểu, con hiểu chưa?
Phật tử 3: Thưa cô là từ Quảng Ninh đến đây là bao nhiêu cây số cô?
Phật tử 2: Dạ, tám mươi cây ạ. Phật tử ở đấy đông lắm.
Phật tử 3: Phải có phương tiện người ta đi đó Thầy.
Trưởng lão: Gì thế con?
Phật tử 3: Thưa Thầy từ Quảng Ninh mà tập trung về đây có nhiều người người ta không có phương tiện để người ta đi đó Thầy.
Phật tử 2: Tám mươi cây, dạ con bạch Thầy tám mươi cây.
Phật tử 3: Tám mươi cây số.
Trưởng lão: Tám mươi cây số, còn từ chỗ con con.
(01:00:02) Phật tử 2: Từ chỗ con đến đây khoảng ba cây thôi. Nhưng mấy Phật tử ở Đồ Sơn thì họ hai mươi mấy cây họ ra đây, trong đấy có cái bà phải dìu hai người…
Trưởng lão: Thôi bây giờ cái vấn đề đó là do con tổ chức sao mà nó hợp lại một chỗ, chỗ nào con cho địa điểm là Thầy đến đó.
Phật tử 2: Bạch Thầy ở Hải Phòng là hiện nay chúng con thỉnh Thầy xuống dưới thất ở Đông Khê, còn Quảng Ninh thì Thầy bố thí cho, tức là tập trung họ về đây hay là như thế nào. Chúng con bây giờ cũng bị què, mà nếu mà ốm thì không ra Quảng Ninh được. Đấy Thầy bố thí cho con như thế nào là tiện nhất với cái thời gian của Thầy.
Trưởng lão: Theo mấy con nghĩ như thế nào? Bây giờ tập trung về đây hay là ở đâu?
Phật tử 2: Thôi thế thì con phải gọi điện cho Quảng Ninh tập trung về đây ạ.
Trưởng lão: Tại chỗ này phải không con? Ở đây, cái phòng này đủ chứa không con? Đủ hả con?
Phật tử 2: Cái thất cũng có được khoảng, chứa được đông đông người. Thì nếu mà, con bạch Thầy, nếu mà trưa mà chúng con được cúng cơm Thầy và tất cả các Sư và các đạo hữu trong đoàn, thì mọi người ra đấy cũng vừa thời gian. Thầy quyết định như thế nào Thầy cho chúng con xin ý kiến.
Trưởng lão: Bây giờ như thế nào, hồi nãy Thầy nghĩ như thế này. Bây giờ nơi của con có rộng rãi không? Chỗ của con?
Phật tử 2: Cũng rộng ạ, nó là ba tầng, ở tầng trên nó là hai tầng với còn một phòng…
Trưởng lão: Như vậy là rộng, làm sao cho có cái phòng rộng để gặp Phật tử đông thì Thầy sẽ có buổi thuyết giảng, nói chuyện, cũng như nãy giờ Thầy nói chuyện vậy mấy con. Còn tập trung về đây, các con nói tám mươi cây số.
Phật tử 4: Dạ, ý của cô là cách đây mấy chục cây số có mấy người tập trung ở Hải Phòng, cách đây hai tám cây số. Còn ý của cô là xin Thầy ra Quảng Ninh làm một bữa, tức là cách đây tám chục cây số, vì ở Quảng Ninh mới là đông.
Phật tử 2: Con muốn bảo Thầy ra Quảng Ninh vì mọi người mong cầu lắm đấy ạ.
Phật tử 3: Quảng Ninh có hai nhóm rất đông, cách nhau mấy chục cây số thưa Thầy.
(01:02:01) Phật tử 2: Thì từ đấy Quảng Ninh về Hà Nội rất là tiện đường.
Phật tử 3: Cái cô mời là phải mời ở Hải Phòng chỉ cách đây chỉ mấy cây số thôi thì có một nhóm những người già, người ta không đến đây được.
Trưởng lão: Thì thôi Thầy, như thế này, Thầy nói, Thầy giải quyết như thế này cho gọn. Thầy sẽ đến đó, thăm nơi đó một chút xíu rồi Thầy sẽ đi Quảng Ninh liền, có được không? Thì như vậy…
Phật tử 2: Con bạch Thầy, Thầy cứ bố thí như thế nào hợp lý.
Trưởng lão: Thầy sẽ đến Thầy thăm ở đó cũng như Thầy thăm ở đây vậy.
Phật tử 2: Nhưng mà con bạch Thầy chị em chúng con muốn Thầy nghỉ đã, xong rồi như thế nào Thấy cứ tùy duyên hoặc là con gọi điện hoặc như thế nào đấy là tùy duyên chứ Thầy cứ nghỉ.
Trưởng lão: Bây giờ Thầy nghỉ ở đây rồi
Phật tử 2: Hôm nay con thấy Thầy cũng có phần mệt rồi.
Trưởng lão: Không sao đâu, Thầy là sức thần mà, không có lo. Cho nên Thầy sẽ đến, Thầy thăm mấy con, ngày mai sáng ra Thầy sẽ đến Thầy thăm. Còn bây giờ Thầy thăm ở đây là thăm cô Bính rồi. Với một nhóm Phật tử ở đây.
Phật tử 2: Con Bạch Thầy, như thế là chương trình chúng con xin được cúng cơm Thầy và các Sư.
Trưởng lão: Nếu mà cúng cơm, ngay đó nếu mà cúng cơm phải không? Thầy nói như thế này, Thầy xin cơm con rồi. Cho nên nếu mà thời gian Thầy đến nơi con xong rồi mà chưa tới giờ ăn cơm Thầy xin cơm con, Thầy bỏ lên xe, Thầy chở ra ngoài kia, Thầy ăn luôn. Thầy đã xin cơm ở đâu là Thầy xin ở đó rồi, con hiểu không? Còn Thầy xin cô Bính ở đây, Thầy xin những món ăn khô để Thầy đem theo trên đường về. Thầy sẽ thọ dụng lòng cúng dường của cô Bích ở đây.
Phật tử 4: Bạch Thầy với số lượng cũng là một bữa thôi ạ?
Trưởng lão: Một bữa thôi, chứ đừng nhiều con. Một bữa thôi con.
Phật tử 2: Chứ không phải xin dồn dọc đường, chỉ một bữa thôi ạ?
Trưởng lão: Một bữa thôi con, nghĩa là từ đây về trong đó, mặc dù mấy bữa nhưng mà chắc chắn xin con một bữa, một bữa thọ trai thôi.
Phật tử 5: Con Bạch Thầy là chúng con có thể cung cấp từ đây trong vào Sài Gòn được không ạ.
Trưởng lão: Nhiều quá, Thầy mang nhiều quá tội lỗi. Một bữa thôi chứ để dành hai bữa là phạm giới mấy con, không được để dành.
(01:04:05) Phật tử 5: Nhưng mà Bạch Thầy, cho các chú thị giả đỡ vất vả, ở đây chúng con khá hơn, ở những nơi khác đồ khô hơi khó, để cho chúng con chuẩn bị.
Trưởng lão: Để coi chú nào mang được thì con gửi. Thôi rồi phải không? Thầy xin mấy con như vậy là được rồi, tức là Thầy không bỏ người nào hết, Thầy nhận sự cúng dường của mấy con hết. Bây giờ Thầy ở kia ăn cơm mà không ăn cơm của mấy con, mấy con cũng buồn bởi vì mấy con không cúng dường được, phải không?
Thầy mong cho mấy con được cúng dường và vì vậy mà ngày mai này Thầy còn gieo duyên nơi mấy con, hóa duyên độ chúng mà, đi khất thực mà. Thầy thật sự đi khất thực để mà hóa duyên độ. Cho nên vì vậy mà khất thực được của mấy con thì Thầy còn trở lại đây, tức là Thầy còn nợ mấy con thì Thầy phải về đây Thầy trả chứ. Cho nên vì vậy Thầy trả mấy con bằng đạo đức, phải không mấy con? Cho nên mấy con cúng dường Thầy.
Phật tử 2: Thưa Thầy chúng con và Quảng Ninh ngày mai là có bốn mươi Phật tử cùng…
8- CHỊU KHÓ TU HỌC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG THÌ THẦY KHÔNG BỎ
(1:05:10) Trưởng lão: Thôi bây giờ Thầy giải quyết như vậy là yên phải không mấy con? Mong rằng sau này Thầy mở lớp học ở đây Thầy sẽ, ở trong kia bây giờ có máy bay sẵn sàng, nó nằm đúng vị trí. Thầy chỉ cần lên đó, nó ù cái tới đây liền tức khắc, đúng giờ Thầy dạy mấy con liền, phải không?
Mấy con nhớ Thầy đi một mình dễ dàng lắm, Thầy còn sức khỏe nên Thầy đi máy bay còn khỏe hơn. Đi xe hơi thì nó mệt chứ gì mà Thầy còn đi được huống hồ đi máy bay, các con thấy không? Tiện lắm, không có gì đâu.
Thời xưa người ta đi xe bò, xe ngựa người ta còn đi được. Ông Phật ngày xưa đi bộ không mấy con. Thầy bây giờ đi tàu, đi xe hơi, rồi đi máy bay, dễ dàng lắm, không có khó khăn, phương tiện bây giờ đầy đủ lắm mấy con. Cho nên vì vậy mà Thầy không lo về vấn đề xa xôi đâu, không có xa xôi.
Cho nên chỉ mấy con có quyết tâm tu học, quyết tâm học đạo đức thì Thầy sẽ đến Thầy giảng. Để đến khi Thầy ra đi rồi, con cái của Thầy đứa nào cũng có đạo đức hết thì Thầy mừng. Nghĩa là Thầy ra đi rồi chắc là cái hành tinh này là Cực Lạc thiên đàng rồi mấy con. Không còn các con đánh lộn với nhau nữa, phải không mấy con?
Mọi đứa đều thương yêu nhau, đều đoàn kết nhau, thì đó là Thầy mới biến cõi thế gian này thành Cực Lạc cho mấy con. Thầy hướng dẫn cho mấy con để biến nó thành Cực Lạc. Mấy con nhớ ráng cố gắng Thầy sẽ đến mà mấy con không ráng cố gắng là Thầy sẽ đi luôn. Bây giờ Thầy muốn tịch hồi nào lại không được mấy con.
(01:06:39) Phật tử 5: Thầy dạy dỗ chúng con để Thầy, những người Phật tử chân chính đi theo con đường Chánh Pháp của Phật, của Thầy, Thầy đừng đi vội ạ!
Trưởng lão: Chưa đâu, Thầy bỏ, con mới biết đi chập chững, bỏ nó té thì sao, nó bò, nó làm sao nó đi được. Chưa bỏ mấy con đâu, mấy con yên tâm, Thầy chưa bỏ đâu.
Nhưng mà mấy con mà không chịu tu học, không chịu đoàn kết, thương nhau thì Thầy bỏ. Mấy con nhớ không, phải ráng thương nhau mấy con. Bởi vì Đức Phật dạy: “Thấy lỗi mình, không thấy lỗi người”, luôn luôn biết thương nhau, tha thứ những lỗi lầm của nhau, đừng trách mắng nhau.
Tất cả mọi cái đều do tâm chúng ta chưa nó thấm nhuần được lòng thương yêu, được đạo lý của Phật, cho nên chúng ta còn những gì không hợp, nó còn chướng ngại. Cho nên chúng ta cố gắng khắc phục để chúng ta chan hòa lòng thương yêu, tha thứ những lỗi lầm.
Ở đời không có ai quấy hết mà chỉ sự sống của chúng ta, nó quen đi làm cho chúng ta nó có nhiều cái chướng ngại. Những người, người ta đã sống, mình đã sống theo lối sống đó cho nên trong tâm của mình có những chướng ngại đó.
Bây giờ Thầy sẽ cố gắng dựng lại nền đạo đức, làm cho những hiểu biết đó, những chướng ngại đó sẽ bị hóa giải, nó không còn có nữa. Chừng đó chúng ta chỉ còn biết thương nhau mà thôi chứ không còn gì khác. Cho nên chúng ta sẽ hòa hợp nhau rất là đoàn kết.
Chúng ta không dùng chữ đoàn kết suông mấy con, chúng ta dùng chữ thương yêu và tha thứ nó mới có giá trị. Chứ nhiều khi chúng ta nói suông là đoàn kết, nói suông là hợp quần, nhưng sự thật ra ngoài mặt thì đoàn kết nhưng trong tâm thì bỉ thử, nó người này thế này, nói người khác thế khác. Đó là cái xấu, cái không tốt.
(01:08:26) Chúng ta là những người tu theo Đạo Phật, là những người thấy lỗi mình, không thấy lỗi người thì những người đó mới là người tốt. Còn nghĩ thế này, còn nghĩ thế khác là làm cho chướng ngại tâm mình thêm, làm cho mình nảy sanh những ác pháp thêm, đâu có quý mấy con. Cho nên Đức Phật dạy chúng ta “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện”.
Nhưng ngăn cái gì? Ngăn cái thấy của chúng ta, thấy người này sai, thấy người kia sai, chúng ta không thấy người khác sai mà hãy thấy mình sai. Cho nên Đức Phật “Thấy lỗi mình, không thấy lỗi người”, cho nên mình cứ thấy lỗi mình để mình sửa lỗi của mình, để trở thành người tốt.
Mình thân giáo, không thuyết giáo. Người nào thuyết giáo mà không thân giáo thì người đó toàn ở trong ác pháp. Các con thấy họ nói chứ họ không làm được, đó là họ ở trong ác pháp. Còn chúng ta không nói mà chúng ta làm, là chúng ta sống với tình thương yêu chan hòa. Cho nên chúng ta trở thành những người Phật tử thật sự chân chánh và đạt được.
Hôm nay các con nghe đủ rồi chứ? Học đạo đức mà, phải học hết mọi điều đạo đức mà, còn nhiều lắm mấy con. Hôm nay Thầy có đem bộ sách đạo đức, Thầy đã xin phép được, Thầy sẽ gửi lại đây cho mấy con, để mấy con cho mọi Phật tử.
Phật tử 3: Kính bạch Đức Trưởng Lão, kính thưa quý bà, quý cô! Hôm nay Đức Trưởng Lão ghé đây cũng nhờ ơn lớn của cô Bính. Hai ngày nay cô hợp quần đoàn kết và giao lưu với, thông tin cho quý bà, quý cô đến. Hồi nãy xe đến đây tưởng là đi về Hà Nội, nhưng nhờ cô Bính, công ơn lớn lao, cô đã thỉnh được Đức Trưởng Lão đến đây, thành ra mới có nhân duyên mà được nghe pháp như vậy.
(01:10:14) Trưởng lão: Chứ không thấy, nếu mà không thấy con, xe chắc đi luôn rồi. Mà mấy ông này giỏi lắm, mấy ông này, không biết mấy ông thông tin như thế nào, có thiên nhãn, thiên nhĩ gì mà thông tin cho con ở ngoài này biết chứ còn không, chắc chắn là làm sao biết là Thầy ra?
Thầy nhất định đi đâu là không báo tin cho ai biết. Thế mà mấy ông này, trời đất ơi, máy móc ở đâu mà mấy ông thông tin. Thầy thình lình mà Thầy thấy con đứng ở ngoài đường mà đón. Trời đất ơi, mấy ông này gọi hồi nào? Thầy nói thầm trong bụng Thầy, thực ra thì mấy ông có liên hệ với mấy con rồi. Cho nên mấy con mới đứng đón ở tại chỗ đó chứ không khéo mấy con biết đâu mà đón.
Nói chung là Thầy trước kia có đi ra nhà cô Thắm, nhưng mà bây giờ nói như Thầy không biết nghe số nhà 80 Cầu Đất, nói vậy chứ đi đến Hải Phòng không biết đi là 80 Cầu Đất nó ở chỗ nào, Thầy cũng chả biết, bây giờ Thầy cũng chả biết nữa.
Cho nên vì vậy mà có sự liên hệ thì chúng ta mới biết được đường đi. Chương trình đi do Thanh Trí lập từng ngày từng giờ và trong đó có Minh Điền, mấy người này hợp nhau, họ lập chương trình. Thầy là đi, dẫn tới đâu đi đó thôi chứ còn không biết. Như vậy là có sự liên hệ với nhau của mấy con để trên con đường đi, Thầy tới chỗ nào, chỗ nào, có địa điểm.
Thầy chỉ biết đến đây, Thầy sẽ đem đạo đức dạy mấy con và gợi ý cho mấy con thương nhau và cố gắng xây dựng ở nơi quê hương này có những trường lớp, trường học đạo đức làm người, sống không làm khổ mình, khổ người.
Hôm nay Thầy đến đây cũng là một duyên rất tốt cho con rồi. Mặc dù con rất cực, đi làm rồi phải đón ở ngoài đường, không biết chờ bao lâu, Thầy không biết, nhưng có điều kiện là phải chờ.
(01:12:06) Phật tử 2: Dạ con Bạch Thầy lúc con đến chỉ khoảng ba phút thôi.
Trưởng lão: Ba phút, như vậy là hay quá. Có nhiều người đứng đón Thầy, trời mưa phùn lất phất mà đứng, trời ơi lạnh quá. Có ông kia kìa, ông ngồi sau kia kìa, ông ngồi chót kia kìa, ông đứng lạnh run người mà ông chờ Thầy ở đầu cầu, ghê gớm thiệt.
Phật tử 6: Như hồi đi Nam Định, hôm đó trời mưa tầm tã. Rồi thành phố Vinh, Phật tử mặc áo giấy chờ đón Trưởng Lão, rồi ở Nam Định nữa…
Trưởng lão: Trên chuyến đường đi Thầy thấy con của Thầy thật sự đón ông cha, nó đón quá vất vả. Mai mốt Thầy đi máy bay, khỏi đón. Để nó đón đường như thế này khổ quá. Thầy đứng dưới… Trời lạnh quá như thế này mà nó đứng đó, trời ơi! Thôi bây giờ mấy con nghỉ con. Có hỏi chuyện gì…
9- TRƯỞNG LÃO NHẬN LỜI ĐẾN THĂM PHẬT TỬ QUẢNG NINH
(1:13:07) Phật tử 2: Con Bạch Thầy con thưa câu nữa ạ!
Trưởng lão: Rồi, con có chuyện gì con?
Phật tử 2: Con Bạch Thầy ngày mai nếu Thầy bố thí… để chúng con lên coi như là…
Trưởng lão: Con sắp sếp coi bây giờ Thanh Trí con với Minh Điền sắp xếp giờ nào mình đến này. Bảy giờ hay tám giờ?
Phật tử 3: Thế này cô, tức là sáng bảy giờ qua bên cô thì Trưởng Lão không có dùng cơm, mà xin lương thực gọi là cô…
Phật tử 2: Dạ, xin lương thực là do cô Bính thầy ạ.
Phật tử 3: Dạ không, buổi trưa là cô cúng dường cho Trưởng Lão thì cô đưa lên xe để mà nghĩa là cô dọn đường đi xuống dưới Quảng Ninh. Tức là xuống đó chỉ có nói chuyện, Trưởng Lão nói chuyện với người già, theo cô nói họ lên đây không được, thì nói chuyện nhanh thôi.
Chừng cô là người dẫn đường để ra nhóm bốn năm chục người, sáng ra cô liên hệ với họ ra tập trung ở địa điểm nào đó để ngày mai trước khi xuống cô rồi có thể chín giờ ra Quảng Ninh đó cô.
Như vậy là cô sắp xếp, chiều mai xong rồi Trưởng Lão dùng cơm trên đường đi đến Quảng Ninh, tức là từ cô khoảng chín giờ thì đi, đi đến khu rừng nào đó, bóng cây nào đó mát thì thường thường Trưởng Lão dùng cơm ở dọc đường. Ăn cơm xong rồi đến điểm mà cô hẹn trước với Phật Tử ở Quảng Ninh…
Cô đừng có lo chuyện cơm nước mà mất thời gian. Không dùng cơm chỗ cô, nói rõ là cô cúng dường cơm, bỏ lên xe đem đi. Chín giờ là đi.
(01:14:48) Trưởng lão: Bây giờ Thầy hỏi thêm như thế này này. Ở chỗ con có bao nhiêu Phật tử? Số người, bao nhiêu, mấy người con?
Phật tử 2: Chúng con đông đấy ạ.
Trưởng lão: Cũng đông hả con? Cũng đông Thầy sợ khi thưa hỏi đó con, nó kéo dài thời gian. Thầy nói chuyện thì không bao lâu, nhưng có những câu hỏi khi thưa hỏi nếu mà tới giờ ăn cơm thì Thầy sẽ thọ trai tại đó. Sau khi ăn cơm rồi thì mình sẽ nghỉ lại một chút hoặc là mình lên đường đi ngay liền cũng được, không sao hết. Để mình tranh thủ thời gian, phải không?
Vậy thì con sẽ, nếu mà có đông người ở khu của con đó thì con hãy, Thầy thọ trai ở đó. Bởi vì Thầy biết đông người thì có người hỏi, người kia hỏi thì thời gian đó nó kéo dài ra thành ra cũng như một buổi, chứ không phải ít đâu. Còn ít người, chừng một hai người thì thôi, thì nó không sao. Thầy sẽ đi ra ngoài kia luôn và mang cơm theo luôn. Ở đây có mấy người ăn à, không có nhiều.
Phật tử 3: Con Kính Bạch Thầy, Thầy từ bì hoan hỉ cho con được xin cúng dường Thầy, giờ Hải Phòng chúng con cũng rất là mong muốn làm sao được cúng dường bữa cơm Thầy cũng như các Sư ở trong Tu viện đã ra ngoài Hải Phòng.
Chị em chúng con mai thỉnh Thầy xuống thất của cô Thảo ở dưới đó, mong rằng khi Thầy thọ thực xong thì lúc đó thì Thầy sẽ ra ngoài Quảng Ninh thì chúng con một lòng là như thế. Tất cả ở đây ai cũng như thế, nơi đó cũng vậy thôi. Thầy hoan hỉ cho chúng con. Việc con xin cúng lương thực khô để Thầy đi dọc đường thì Thầy cũng hoan hỉ cho chúng con. Bác Minh Điền sẽ nhận việc cúng dường đó.
(01:16:33) Trưởng lão: Cúng dường lương thực khô. Còn mấy con sẽ hợp nhau cúng dường Thầy bữa cơm. Như vậy là hay quá rồi, mấy con…
Phật tử 2: Vì là chỗ bác Thảo thỉnh lấy, còn không thì chúng con có ý định là ngày mai chúng con đã bạch với sư ông Thanh Quang, ngay mai chúng con xin cúng cơm.
Trưởng lão: Các con sẽ hợp lại cúng bữa cơm. Quý thầy với Thầy sẽ thọ trai ở tại nhà cô Thảo.
Phật tử 2: Dưới khu thất cô Thảo, dưới đó cũng được, trên này cũng được, cũng không vấn đề gì cả. Thế thì coi như để mà được vui vẻ hết tất cả thì chúng con thỉnh Thầy xuống khu thất của cô Thắm ở dưới đó để thọ trai. Thầy hoan hỉ bố trí cho con…
Trưởng lão: Rồi, được rồi, mấy con họp nhau cúng dường Thầy, Thầy ráng ăn cho no đi chứ. Thay vì Thầy ăn hai khẩu phần, Thầy cố ăn một khẩu phần.
Phật tử 2: Con thỉnh Thầy như thế này, ngày mai bảy rưỡi con sẽ đưa Thầy xuống dưới đó. Chị Thắm ơi, ngày mai em đưa Thầy xuống, chị cứ ở dưới đấy. Đằng nào cũng thỉnh ở đây rồi thì sao lại còn phải lên nữa.
Trưởng lão: Thôi con khỏi lên, cực con. Ở dưới con lo sắp xếp đi con. Rồi ở trên này Thầy xuống con, để cho khỏi mất công mấy con. Mấy con đưa rước làm chi, thấy không? Rồi, con thưa Thầy gì con? Xá Thầy thôi con.
(01:18:12) Phật tử 7: Con kính bạch Thầy! Qua cái sự việc con đã trình bày có cô Thắm trình bày do nhân duyên nên hôm nay được đón tiếp Thầy và các Sư về với Hải Phòng thì coi như việc mục đích chính là để Thầy dạy chúng con, để chúng con biết đường ăn ở với nhau tất cả mọi cái cho nó có đạo đức. Thế thì hôm nay chúng con xin, cũng không biết lúc nào Thầy về hay là chúng con không biết nên sự đón tiếp chúng con không được cung kính, xin Thầy và các Sư tha thứ!
Trưởng lão: Bây giờ biết rồi, mấy con ở trong thất, ở nơi của mấy con, mấy con lo hẳn hoi. Có người dẫn đường Thầy đến, Thầy sẽ đến ngay chỗ đó, nơi mấy con ở, rồi Thầy đến Thầy thăm mấy con ở đó, nếu điều kiện Phật tử đông thì Thầy ở lại thọ trai ở đó để cho mọi câu hỏi, có hỏi đầy đủ những điều cần thiết để hỏi thưa mấy con.
Mấy con yên tâm đi, may mắn là mấy con có mặt ở đây nếu không Thầy phải liên hệ với mấy con nữa.
Phật tử 2: Con bạch Thầy bây giờ Thầy cũng xa xôi, chúng con xin phép để Thầy nghỉ ngơi.
Trưởng lão: Rồi, Thầy sẽ nghỉ ngơi mấy con.
Phật tử 2: Dạ, ngày mai sẽ tiếp tục.
Trưởng lão: Sẽ tiếp tục. Rồi bây giờ hai con về, có xe về không? Còn gì nữa đây?
(01:20:06) Phật tử 4: Chín giờ con xin về cùng Phật tử… (Không nghe rõ) được gặp Thầy… (Không nghe rõ) cho bà ấy phấn khởi… (Không nghe rõ) bà ấy gặp pháp của Thầy của Phật… (Không nghe rõ) bà ấy khổ, bà ấy khóc… (Không nghe rõ) con bạch Thầy hộ… (Không nghe rõ)
10- MỞ LUÂN XA LÀ LÀM TƯỞNG HOẠT ĐỘNG
Trưởng lão: Rồi… Con muốn nói gì con?
Phật tử 8: Bạch Thầy, do nhân duyên chúng con…
(01:22:18) Trưởng lão: Bây giờ thì con đừng có tập nữa, con dừng lại. Và con dùng pháp Như Lý Tác Ý, con sống lại bình thường, con đừng tập pháp mở luân xa nữa con. Con sẽ theo phương pháp của Phật sau này xả tâm ly dục ly ác pháp, để tâm con được bình an, để nó được thanh thản, an lạc, vô sự thì nó là định rồi con.
Còn cái kia mình mở luân xa này kia đó, nhiều khi nó gây nhiều rắc rối qua cái tưởng lắm con. Chứ nó không có bình an cho con đâu, trước kia con không hiểu nên con ham tu, con nghe nói mở có ích lợi thế này, thế khác, con mới tu. Nhưng mà nó rất nhiều cái gây hại đó con.
Thực ra nó mở luân xa, tức nó mở cái tưởng của con thôi, nó không thật đâu. Nhưng cái tưởng nó hoạt động trên thân con, nó mở những cái, cái luân xa là cái huyệt trên thân con, con hiểu không? Cái huyệt tức là những giao điểm ở trên thân con, chỗ mà giao điểm chữ thập đó, chỗ đó, điểm đó là chỗ luân xa của, con hiểu không?
Nó sẽ mở cái đó ra, nó sẽ tạo thành cái tưởng của con, nó hoạt động, nó rất nguy hiểm cho con sau này, nó không thiết thực cho con mà nó chỉ có những…
Phật tử 8: Con tạm dừng lại…
Trưởng lão: Tạm dừng lại hết con, đừng tu tập nữa. Sau này rồi Thầy sẽ dạy phương pháp cho con tu.
Phật tử 8: Bình thường không tập, ngồi…
Trưởng lão: Nó cũng vậy đó con, ngồi yên là nó có, mình không tập trung, mình ngồi yên là nó tới.
Phật tử 8: Con cố làm con điều khiển…
(01:24:02) Trưởng lão: Rồi con cứ làm công việc, con đừng có chú ý, con đừng có ngồi yên nữa con, nó sẽ xả hết, một thời gian sau nó mới hết được. Rồi chừng đó con sẽ tập lại cho đúng phương pháp của Phật để ly dục ly ác pháp, để triển khai tri kiến của mình, để mình hiểu như thật, để tất cả ác pháp đến, nó tác động vào mình thì cái hiểu biết của mình sẽ hóa giải, nó làm cho tâm mình bất động, không đau khổ nữa.
Bởi vì khi mà Thầy ra đây thì biết bao nhiêu người mà thầy cứ giải cứu con, để không khéo mình lạc vào những tà pháp đó, mình cứ nghe nói vậy thì mình mong mình sẽ làm những lợi ích nhưng cuối cùng không lợi ích, không lợi ích thiết thực đâu. Tội nghiệp cho mấy con quá. Thôi, rồi, mấy con về nghỉ mấy con. Về nghỉ, Thầy nghỉ.
Phật tử:… (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Rong biển… (Không nghe rõ) còn những đồ khác như lương khô cũng được… (Không nghe rõ) Chỉ có cần lương khô… (Không nghe rõ) Cứ mua lương khô… (Không nghe rõ) Ở ngoài tiệm có bán, cái đó dễ… (Không nghe rõ) có bọc sẵn, cứ thế ăn thôi, Thầy sẽ dặn cô Bính… (Không nghe rõ) đừng có làm gì khác… (Không nghe rõ) Con về hả con?
Phật tử 2: Thưa Thầy có một số Phật tử đông lắm, ngồi chờ suốt từ trời nắng…
Trưởng lão: Ngày mai Thầy sẽ gặp…
Phật tử 2: Ở thất con Bạch Thầy với các Sư là không được rộng rãi như thế này đâu ạ.
Trưởng lão: Vậy hả.
Phật tử 2: Chúng con không thu xếp được…con mong Thầy với các Sư…
Trưởng lão: Không sao đâu con, miễn là có chỗ mọi người ngồi nghe Thầy giảng thôi.
Phật tử 2: Con có duyên hôm trên Phù Đổng ở hai ngày chúng con mới về…
Sư Thanh Quang: Những người đã xuất gia theo Phật thì sống đúng như thật, tức là ngày chỉ có một bữa, không có bữa nào khác dù một hạt dưa, một cái kẹo, một chén nước ngọt cũng không uống.
(01:29:32) Trưởng lão: Con về con, mấy con sắp xếp, ngày mai Thầy đến, Thầy sẽ thọ trai, không có cần rộng lắm đâu.
Phật tử 10: Con Bạch Thầy là viết các thứ không phải… Thưa Thầy con xin phép con về, ngày mai con xuống.
Trưởng lão: Về hả con, rồi, rồi…
Phật tử 11: … nghỉ ngơi, con xin phép Thầy.
(01:30:39) Trưởng lão: Rồi, con về, về ăn cơm.
Phật tử 4: Chúng con xin rõ giờ giấc, Thầy bố trí cho con. Giờ giấc, hay là con cứ theo đúng như ở Tu viện.
Trưởng lão: Con cứ theo giờ giấc vậy thôi.
11- KHÔNG CÓ NGƯỜI HƯỚNG DẪN TU DỄ BỊ LOẠN THẦN KINH
(1:30:57) Phật tử 4: Vâng, con bạch Thầy ví dụ khi cái tưởng nó đến con lại không đi Thân Hành Niệm nữa mà con đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, xong rồi con cứ nghĩ thân tâm thanh thản an lạc vô sự. Khi mà hết tưởng đó rồi, hôn trầm đến thì con lại tu Thân Hành Niệm, thế có được không ạ?
Mà có lúc, con bạch Thầy, con đi một tiếng có được không ạ? Con bạch Thầy, con đi sao mà nó nhẹ nhàng, nó không thấy mệt gì cả, mà con cứ ham nhưng con sợ. Con không dám đi một tiếng mà con chỉ đi nửa tiếng, xong lại thêm mười năm phút nữa. Thế là con đi nó nhẹ nhàng lắm.
Đợt trước con viết thư, con bạch Thầy rồi, thế nhưng mà con chưa được Thầy trả lời con gì cả. Con cứ mong Thầy mãi.
Trưởng lão: Thầy biết con tu đúng rồi, Thầy đâu có trả lời làm chi cho mất công.
Phật tử 4: Con thì dốt ngu si mà Thầy chẳng dạy con gì cả.
Trưởng lão: Đúng rồi, biết con tu đúng, cần gì phải trả lời. Biết con tu sai thì phải trả lời chứ, còn tu đúng thì ai trả lời làm chi. Con cứ vậy mà tập, tu đi. Hiểu vậy chưa? Cho nên vì vậy mà con biết, lúc đó nói chung là Thầy cũng biết là tại vì Thầy biết con trình bày cho thầy cách tu của là con đúng rồi. Cho nên Thầy chỉ mong con nỗ lực tu tập thôi.
(01:32:22) Phật tử: Con bạch Thầy, con tức là họ cứ bảo con“Tại vì bà cứ dậy hai giờ, thần kinh của bà yếu, bà ốm mà bà cứ dậy hai giờ, cứ lục đục suốt đêm”. Thành thử lắm lúc con cứ bị động, bác ấy bảo con “Tôi mới tu được chứ bà tu cái gì, bà chỉ tu ăn thôi”. Thành thử ra là con cứ bị chướng ngại, lắm lúc con lại nằm. Xong rồi con tác ý, xong rồi con lại đuổi bệnh đi.
Thế mà, con sám hối Thầy, lúc đuổi bệnh đi thì nằm, hôn trầm nó đến dữ lắm. Con chỉ có đi Chánh Niệm Tỉnh Giác với Thân Hành Niệm là con tỉnh ngay. Thế còn con nghe lời Thầy là con cứ nghĩ thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Khi mà con Thọ Bát Quan Trai, con mới tu Thân Hành Niệm thôi còn con không Thọ Bát Quan Trai thì con toàn đi Chánh Niệm Tỉnh Giác thôi Thầy ạ. thế thì có được không ạ? Thế khi mà cái bệnh, con không ngồi tu Định Niệm Hơi Thở thì bệnh đến nhiều lắm Thầy ạ. Thành thử ra con lại ngồi con tu Định Niệm Hơi Thở, xong rồi bắt đầu con đuổi bệnh đi thì nó lại nghe, con lại tiếp tục con tu. Con bạch Thầy con yên chí…
Trưởng lão: Được rồi, con về con, mai mốt Thầy sẽ gửi cho con, Thầy hướng dẫn con tu tập, lớn tuổi rồi, tội lắm.
(01:34:04) Phật tử 4: Bà này hôm nọ bác Đức mới gửi Thầy quy y đấy ạ. Chín hai tuổi mà một bà Liễu Tâm, một bà Liễu Tâm hai, hai bà, bà có duyên với Thầy lắm.
Trưởng lão: Ráng tu con, ráng tu, từ từ tập mấy con. Rồi, bây giờ tối rồi mấy con, về con. Tối rồi, thôi về con. Thầy không xuống nữa đâu, Thầy ráng…
Phật tử 4: Con bạch Thầy, Thầy bố thí cho con, con gặp chướng ngại không dám nói với ai cả. Bây giờ nhân tiện Thầy ra, xin Thầy bố thí cho con. Cô bảo con rằng là con tự làm thất đi họ bảo con là “Bây giờ chị phải về nhà đi”. Con sám hối Thầy, cô ấy đuổi con… (Không nghe rõ), con không có chỗ Thọ Bát Quan Trai Thầy ạ, con khổ lắm… (Không nghe rõ)
Bây giờ con chỉ muốn là con ở một thân một mình, bây giờ sống không nương tựa Thầy thì nương tựa ai, nay mai Thầy nhập diệt thì con làm sao con được nhờ Thầy đây ạ? Nhân quả con nặng lắm, xin Thầy bố thí cho con!
(01:37:17) Trưởng lão: Rồi, thôi ráng tập tu ít hôm rồi Thầy xây dựng những cơ sở, xây ở chỗ nào thì Thầy sẽ cho con về, con tu. Con tu sẽ có Thầy hướng dẫn, để không, không có người hướng dẫn, con tu nó rối loạn thần kinh. Bây giờ con tu nó nhẹ nhàng lắm rồi. Con tu, con xả tâm, ngồi chơi giữ tâm thanh thản.
Phật tử 4: Con kính thưa Thầy nhiều khi họ làm con khổ lắm, thế xong cô bảo con là chị bán nhà đi, làm cái thất mấy chị em mình Thọ Bát Quan Trai, cuối cùng cô hắt con một phát… (Không nghe rõ) cứ thế đến lúc đi về cô bao nhiêu kinh sách cô cũng chẳng bố thí cho con cả… (Không nghe rõ) làm con khổ tâm lắm.
Nhưng con bảo mấy người xả tâm đi, cứ thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Bà cứ như tôi, không cần nghĩ gì cả. Chỉ có tâm Thầy biết, không có ai chứng minh cho bác cháu mình. Con bảo cả cái cháu Khiết đấy.
Con kính bạch Thầy chứ cháu Khiết là người… (Không nghe rõ) cho trong Tu viện là hộ bà Mật. Ai nghi ngờ cháu Khiết thành thử ra… (Không nghe rõ) thế là con cũng thấy áy náy, thế là con cũng định viết thư cho cô thì cũng phức tạp, chỉ có gặp Thầy, con thưa mỗi Thầy thôi, ngoài ra con không nói với ai hết.
Con chỉ nghĩ là tất cả là do nhân quả, mình tu rồi thì trả đi thì nó mới thân tâm thanh thản, an lạc, nó mới chịu được. Chứ con mà nghĩ như mọi người ngoài đời thì con chết rồi Thầy ạ.
Trưởng lão: Đúng rồi, chết lâu rồi, chứ không sống được đâu…
Phật tử 4: Chết lâu rồi. Thế là con cứ nghĩ thế, cuối cùng con bây giờ con có chỗ Thọ Bát Quan Trai đâu. Thế là họ có báo cho con đâu, tự nhiên hôm nay con Thọ Bát Quan Trai ở đây con mới biết được chứ. Không tự nhiên làm sao con biết được đâu. Đấy, toàn chia rẽ nhau thôi!
Con kính bạch Thầy, con thấy là bức thư của Thầy gửi ra, con đọc, con ngồi con cũng rơi nước mắt vì con nghĩ bức thư của Thầy gửi ra thế mà không đoàn kết. Con giúp đỡ người, con có cần đâu, vì đạo hữu đi kể ra, thành thử hiểu cho con ở giữa con bị oan con cũng không nói gì cả.
Con bảo thôi giờ các bà cứ để cho tôi yên trí, các bà đừng tham gia vào, các bà tham gia vào, nó ác pháp đấy. Con phải nói đến như thế, thế thì đến cuối cùng bây giờ con… (Không nghe rõ) có báo con gì đâu, con tự nhiên con nhờ Thọ Bát Quan Trai ở đây, con mới có duyên, chứ còn không con chẳng biết.
Đấy, con thấy đạo hữu còn giết con như thế, nhưng con không nghĩ gì, con chỉ nghĩ là Thầy biết được tâm của từng người rồi. Con không cần, bây giờ con gặp Thầy con mới nói ra được. Chứ còn con mà nói với cô thì nó cũng phức tạp. Con viết thư cho Thầy với cô Út mà con có dám kể một câu nào đâu, con chỉ nghĩ thôi cái nhân quả của con, phải vui vẻ trả…
12- PHẬT TỬ VẤN AN TRƯỞNG LÃO
(01:40:55) Phật tử 10: Có Phật tử từ Quảng Ninh ra cúng dường Thầy, muốn đảnh lễ Thầy rồi họ về… (Không nghe rõ) lên phòng Thầy chật chội, chật lắm… (Không nghe rõ) Dọn, dọn ở đây… (Không nghe rõ) Cái bàn này vẫn để vậy… (Không nghe rõ) để Thầy ngồi trước mặt… (Không nghe rõ) Thầy ngồi đằng trước này… (Không nghe rõ) Quý vị Phật tử, xin mời lên trên này!
Trưởng lão: Các con lên trên này con, lên hết đây, lên trên này. Hôm nay mấy con lên, nghe Thầy đến đây, mấy con đến, đến một lần rồi Thầy đến Thầy thăm chứ gì. Cứ ở nhà đi rồi Thầy đến Thầy thăm.
Phật tử 11: Dạ, chúng con sợ Thầy không ra nên là chúng con nghe tin Thầy đến, chúng con đến luôn ạ.
Trưởng lão: Mong gặp Thầy quá trời, tới giờ này còn đến thăm. Thôi được rồi mấy con, mấy con xá Thầy thôi mấy con. Mấy con của Thầy đến thăm Thầy, nghe Thầy đến mấy con vội vàng kêu xe đến thăm Thầy.
Mai mốt Thầy mở lớp học ngoài này, Thầy ra Thầy dạy mấy con thường xuyên. Mấy con ráng học mấy con, đạo đức làm người, mấy con nhớ Thầy không bỏ mấy con đâu, kể cả không đến thăm Thầy cũng không có bỏ, vì vậy mấy con cố gắng học hành.
Bây giờ mấy con thăm Thầy, đảnh lễ Thầy rồi. Ngày mai Thầy còn đi ra Hải Phòng Thầy thăm ngoài đó một chút nữa… (Không nghe rõ) Rồi mấy con sẽ nghe Thầy dạy.
Hiện giờ cũng khuya rồi mấy con. Nóng ruột muốn gặp Thầy, coi Thầy có ốm hay là mập. Coi Thầy có khỏe không hay là chưa khỏe. Thật sự ra Thầy khỏe lắm mấy con. Coi ốm nhưng khỏe.
Mấy con yên tâm, Thầy không bỏ mấy là vì lúc này Thầy chưa dạy mấy con được cứng cáp, đứa nào sống đạo đức cũng được hết, phải không? Thấy không? Mấy con nhớ không?
(01:44:20) Phật tử 12: Từ Hải Phòng cách Quảng Ninh gần trăm cây số, các Phật tử ở Quảng Ninh vẫn tha thiết tới đảnh lễ Trưởng lão, kính xin Trưởng lão ngày hôm sau đến chỗ Phật tử Quảng Ninh
Chúng con là các Phật tử Quảng Ninh. Như lần trước Thầy ra Hà Nội là chúng con cũng đến chào Thầy. Thì hôm nay chúng con nghe tin Thầy đến, chúng con rủ nhau đến để vấn an sức khỏe Thầy, cũng sợ ở xa Thầy không ra được. Chúng con bạch Thầy, xin phép đến để vấn an Thầy trước. Nếu có duyên, chúng con biết Thầy đi xa mệt, chúng con xin phép Thầy, mai chúng con xin thỉnh Thầy ra Quảng Ninh cùng với chúng con.
Trưởng lão: Như vậy là chương trình đi Quảng Ninh, mấy con có chương trình không con? Theo chương trình của cô Thắm, địa điểm ở đâu có gần không con?
Phật tử 12: Có gần ạ.
Trưởng lão: Có gần hở con, chúng con về đó tụ tập.
Phật tử 12: Mai chúng con lại tụ tập, để con hô các bạn đồng tu, chúng con đến để thăm sức khỏe Thầy.
Trưởng lão: Đến thăm Thầy, để được nghe Thầy giảng, Thầy chuẩn bị cho mấy con có cái trường lớp để mấy con học tập.
Thôi rồi bây giờ mấy con xá Thầy rồi, gặp Thầy rồi, thấy Thầy khỏe phải không? Bây giờ mấy con về, để trời lạnh lắm, bây giờ đi ra trời lạnh. Cái lạnh miền Bắc mà mấy con biết lạnh lắm. Thầy ra ngoài này mà nó còn lạnh, cứ tưởng sáng nay nó hết lạnh rồi, ai dè vẫn còn lạnh.
Phật tử 12: Cũng hết lạnh rồi, không có lạnh nữa ạ.
Phật tử 13: Con bạch Thầy là Thầy ra Quảng Ninh, Thầy ở thất hay ở nhà Phật tử chúng con để chúng con biết để chúng con thu xếp ạ.
Trưởng lão: Mấy con sắp xếp như thế nào Thầy ở như thế nấy. Chứ Thầy không có kén chọn gì hết, chỗ nào ở cũng được hết, không có chê chỗ nào hết.
Phật tử 13: Ở thất thì chật mà ở nhà Phật tử thì rộng thành ra con cũng… (Không nghe rõ) để cho các Phật tử đến cho đông.
Trưởng lão: Ờ được rồi, chỗ nào đó để cho Phật tử đến, mọi người đều thăm Thầy, đều biết Thầy, có người nào là không có mặt hết.
Phật tử 13: Chúng con xin phép Thầy…
Trưởng lão: Rồi mấy con về.
HẾT BĂNG