20061229 - GIỚI ĐỨC 02 - LỢI ÍCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẠO ĐỨC
20061229 - GIỚI ĐỨC 02 - LỢI ÍCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẠO ĐỨC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 29/12/2006
Thời lượng: [01:59:00]
1- LỚP NGŨ GIỚI - NỀN TẢNG DIỆT THAM SÂN SI
Phật tử 1: Dạ, thưa Thầy, có người nào phạm cái giới độc cư không vậy Thầy?
Trưởng lão: Không có người nào không phạm. Một tuần lễ chịu một tuần lễ ráng không có nói chuyện, chứ tuần thứ hai là nói chuyện rồi, chịu không nổi. Coi vậy chứ đó là một cái giới nó bao hàm hết tất cả các cái giới mấy con. Nghĩa là mình đi ra nói chuyện thì mình không phạm giới này cũng phạm giới kia, không có thể nào khác.
Bởi vì nó cái giới phòng hộ, nó phòng hộ mắt, tai, mũi miệng, thân, ý. Mà mình nếu mình cố gắng mình tu không đúng cách thì mình cố gắng mình giữ cái giới độc cư thì mình cũng bị ức chế. Nó là độc vậy đó. Mình buộc lòng cho nên mình phải đi vào những cái lớp Ngũ Giới hoặc mình đi học Giới Đức, tức là Giới Thể đó. Giới thì nó có Giới Tướng, Giới Thể mấy con.
Cái Giới Tướng của nó đó là ví dụ như nói cấm sát sanh, không có cho giết hại chúng sanh thì cái tướng của nó là đừng có cầm dao, đừng có cầm cái vật gì mà hại chết các con vật. Cho nên đức Phật mới nói: “Cấm sát sanh, hay không nên giết hại chúng sanh”. Đó là cái tướng. Cũng như mình ăn thịt chúng sanh, mình ăn cá, ăn thịt heo, thịt bò đó là cái tướng phạm giới. Mình ăn mình nuốt, chúng sanh có chết mình mới ăn nuốt. Cho nên do đó mình phải giết hại nó mình mới ăn thịt nó. Cho nên do vì vậy đó là cái tướng giới.
Còn cái thể của giới là cái Đức Hiếu Sinh. Mình có thương yêu, mình mới không ăn thịt. Cho nên mình sống trong cái thể là mình thương yêu. Đức thương yêu, cái lòng thương yêu của mình tức là Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương sự sống. Đó, mà cái người có thương yêu thì họ không ăn thịt chúng sanh, họ không có giết chúng sanh. Rồi họ tự họ tỉnh thức, họ làm cái gì họ cẩn thận lắm. Cho nên họ không có giẫm đạp, họ đi mà không có đạp lên con kiến, con trùn. Họ không có làm cho con vật phải bị chết. Họ không có ngắt cái cành cây, họ không có nhổ cọng cỏ mà xoay.
Ví dụ họ thấy họ biết đó là cái sự sống. Đức Hiếu Sinh là thương yêu sự sống mà cái giới của nó là cái giới không sát sanh. Các con hiểu không? Cái tướng của nó là không sát sanh. Mình cầm, mình nhổ cọng cỏ lên, đó là cái tướng sát sanh, cái tướng. Còn cái thể nó là lòng thương yêu. Các con hiểu không?
Nó có giới thì nó có Giới Tướng, Giới Thể. Cho nên cái lòng mình yêu thương, mà khi con có lòng yêu thương người ta chửi con không giận. Mà khi cái lòng yêu thương con mất thì con tức giận. Các con hiểu không? Cho nên đức Phật nói: “Tâm từ đối trị tâm sân”. Có phải không? “Tâm từ đối trị tâm tham” mấy con. Mình có lòng thương thì mình không tham lấy của ai hết. Mà mình thiếu lòng thương là mình muốn cái gì cũng cho mình, mình lấy liền. Thành ra nó tham lam cho mình. Cho nên giới học hay lắm mấy con.
(02:56) Các con chưa biết cái cái giáo án của giới đâu. Thầy hôm nay Thầy soạn nó coi như là ba trăm mấy chục trang rồi. Đó là mới có tập 1, mà cái giới Đức Hiếu Sinh thôi, cái giới sát sanh mà mấy trăm trang rồi mấy con. Nó sẽ còn một cái tập 2 nữa. Tức là nó phải gần sáu trăm mấy chục trang giấy. Cái tập sách của nó dầy chứ nó không có mỏng đâu. Nói toàn là Đức Hiếu Sinh. Một hành động của mấy con nó Đức Hiếu Sinh nó có ba chỗ mấy con:
Thân, thân là cái hành động của con làm đó: Đụng chạm, cầm dao hoặc là cái vật gì mà giết hại chúng sanh đó là thân.
Khẩu là cái miệng nói đó con: “Ờ mấy đứa tụi bây bắt con gà ra làm thịt”. Đó là cái khẩu đó mấy con, khẩu không có Đức Hiếu Sinh. Sai người ta làm việc là làm thịt con gà, đó là khẩu ác, ác cao nhất.
Rồi cái suy nghĩ của mình: “Bữa nay ngày giỗ hay ngày tết, giết con gà hay con vịt để mà làm thịt, mình nấu cháo hay hoặc cái gì đó để cúng”. Thì cái đó là cái suy nghĩ ở trong đầu của mình, chứ chưa làm, đó là cái tư duy suy nghĩ đó là ác. Coi như xen vô cái ý hành bất hiếu sinh, không có thương yêu. Cho nên vì vậy mà khi mình học thì mình phải học cái Đức Hiếu Sinh đó, cái lòng thương yêu trong ý, cái lòng thương yêu ở miệng lời nói ra, cái lòng thương yêu ở hành động.
Các con thấy không? Mỗi một cái giới luật thôi mà mình học biết bao nhiêu điều. Mà nó xảy ra nó đủ thứ chuyện ở trong xã hội thì lấy những cái chuyện của xã hội ra mà làm những cái bài học đạo đức thì nó quá thực tế và cụ thể. Mà nếu mà người nào cũng được học thì nó thấm nhuần được cái đạo Đức Hiếu Sinh đó. Nó đem lại cái sự bình an cho mọi người, không làm khổ mình, không làm khổ người khác mấy con.
Chính mình sống mà không làm khổ mình, khổ người khác là giải thoát. Tức là ly dục, ly ác pháp rồi đó mấy con. Mà ly dục, ly ác pháp rồi thì bắt đầu bây giờ mấy con ngồi ở trong thất một mình sống độc cư rồi chứ gì, thì tâm của mấy con tự nhiên thanh thản, an lạc, vô sự, bởi vì nó không còn tham, sân, si. Nó chỉ còn có cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu, cái tâm vô lượng thương yêu nó rộng rãi nó ra, nó thanh thản, an lạc, vô sự.
(05:15) Cho nên cái lớp học nó đi từ cái giáo dục đào tạo, nó rèn luyện. Chẳng hạn bây giờ, Thầy nêu ra một cái câu chuyện. Từ cái câu chuyện xảy ra trong cuộc đời, thì Thầy sẽ đặt nhiều câu hỏi trên cái câu chuyện đó. Chỗ đó là Đức Hiếu Sinh gì, Đức Hiếu Sinh khẩu hành, hay thân hành, hay ý hành. Rồi các con đọc cái bài rồi các con tự hiểu. “À cái này là mình phải hiểu cái nghĩa nó như thế nào, cái đức nó ở chỗ nào”. Các con, người thì nói vầy, kẻ nói khác, nó làm cho các con càng thấy được rõ ràng những cái nét đạo đức của nó ở trên cái bài học đó. Phải không?
Rồi bắt đầu, bây giờ thì cái người mà giảng thì người ta sẽ có một cái bài mẫu, người ta trả lời cho những cái câu hỏi của cái đạo đức đó. Nó làm cho mấy con cụ thể và rõ ràng hơn. Mà ngày ngày mấy con học nó, tự nó thấm vô, nó thấm vô cái tư tưởng của mấy con. Rồi từ đó cái lòng yêu thương của mấy con nó rộng lớn. Mà nếu nó rộng lớn ra thì tham, sân, si nó bị diệt. Các con thấy mình có tu diệt đâu, mà nó có lòng thương, nó có đạo đức thì nó lại diệt được tham, sân, si. Mà khi mà diệt tham, sân, si rồi, thì tâm đã ly dục, ly ác pháp thì tự nó thanh thản, an lạc, vô sự. Mà tự nó thanh thản, an lạc, vô sự là có Tứ Thần Túc mấy con, nó thanh tịnh rồi.
Mục đích của mình là tại bởi tham, sân, si, cho nên mình dễ giận hờn, phiền não, tham muốn cái này, cái kia. Mà bây giờ vô trong thất mà ngồi tu mà không đúng cách thì ức chế. Ức chế thì nó phạm giới, phá giới, thì cho nên vì vậy mà cuối cùng mình lại lọt ở trong thiền tưởng. Nó không có đúng pháp, nó không có giải thoát. Cho nên tu đúng pháp thì nó được giải thoát mà không đúng pháp thì nó không giải thoát.
Vì vậy cho nên bây giờ phải biết cách mình triển khai thành một cái lớp học đào tạo cho cái người tu, để cho người ta thấm nhuần được cái giới luật của Phật. “Giới Sanh Định” mà. Mà giới đã được thấm nhuần, đức của giới đã thấm nhuần rồi thì tâm tham, sân, si nó ly hết. Các con thấy không? Mà các con không có cực khổ nhiều.
Còn bây giờ cho các con vô trong thất, các con ngồi tu mày mò nhiều khi nó trật. Còn cái này người ta huấn luyện, người ta đưa ra một cái bài. Ngày ngày cứ cho mấy con vào cái tư tưởng hiểu biết, lần lượt nó thâm sâu cái đường tu đó. Mà nó biến mấy con trở thành những cái con người đạo đức mà mấy con không hay biết nữa. Tại vì nó lâu dần nó thấm vô, ngày nào mình cũng tiếp thu mà. Nó tự nó ám thị, tự nó tự kỷ ám thị những cái câu đạo đức đó mà nó làm cho mấy con trở thành những con người có đạo đức.
(08:00) Nó lợi ích cho chung cả xã hội nữa. Cái giáo án mà khi mà Thầy soạn ra rồi nó lợi ích lớn lắm. Nghĩa là nói chung là sau khi mà đem cái bộ sách này xin phép rồi, thì nhà nước chú ý cái bộ sách này lắm. Đem cái bộ sách này phổ biến cho các trường, các lớp học, cho học sinh nó được học cái đạo đức đó. Có những cái bài rất là thiết thực mấy con.
Cuộc sống bây giờ có nhiều cái quá thiết thực mà người ta thờ ơ không có nhìn được cái đạo đức ở trong những cái cuộc sống đó. Cho nên ở đây Thầy cố gắng Thầy làm công việc gì lợi ích cho chúng sanh. Tuổi thì cũng già rồi, nhưng mà cố gắng để lại cho cái nền đạo đức của Phật giáo. Và đồng thời từ đó mới dẫn dắt mấy con vào thiền định. Bởi vì đức Phật dạy: “Giới - Định - Tuệ”. Các con biết: “Giới sanh Định. Định mới sanh Tuệ”. Mà giới mấy con không nghiêm chỉnh, mấy con cứ ngồi thiền tu hoài mấy con được cái gì ở đó?
Rồi bắt đầu mấy con cầu khẩn làm sao được, ai phù hộ cho mấy con khi mấy con đang sống ở trong nhân quả. Thiện ác ở trong tay mấy con mà mấy con không biết thì mấy con: “Ờ cái chuyện tôi làm đó tôi thấy cũng bình thường thôi chứ có cái gì đâu mà gọi là ác?”. Nhưng chính trong đó ác mấy con. Thành ra cái duyên may mấy con được gặp Thầy rồi mấy con được học. Nhưng vì ở xa xôi quá, mấy con cũng lớn tuổi rồi.
Thầy nghĩ rằng dù ở đâu đi nữa, khi mà những cái tập sách của Thầy viết nó cũng làm cho mấy con sáng tỏ được. Và lần lượt Thầy sẽ vạch lần những cái đường lối cách thức tu tập để mấy con tự thấm nhuần được cái giới luật, cái thiền định của Phật. Chứ không khéo một cuộc đời mấy con thấy, tuổi đời mấy con cũng không còn xa đâu. Những ngày mà nó còn lại của mấy con nó ngắn lắm rồi. Cũng như Thầy bây giờ còn sống như thế này và làm việc như thế này, chứ mà ngày mai, ngày mốt nó vô thường đến mấy con. Cơ thể này nó không phải là cái vật mà thường hằng được đâu, nó giòn bở như đồ gốm vậy. Rồi một trận thời tiết thay đổi là nó sẽ thay đổi, không kịp là nó sẽ bị hoại diệt đó. Chứ không phải dễ đâu.
(10:17) Cho nên phải nỗ lực tu sao cho đúng. Phải sống như thế nào, tập như thế nào không có ức chế tâm mấy con. Chứ không kịp đó, chứ không phải dễ đâu. Như Thầy bây giờ làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, làm chủ được thân mình, muốn chết hồi nào chết. Nhưng mấy con làm sao được mấy con! Như lỡ một cái trận đau như bán thân hay hoặc ung thư nó hành hạ mấy con vô cùng đó mấy con, khổ ghê gớm lắm chứ không phải đâu. Bây giờ mạnh còn đi đứng được mình tưởng mình mạnh chắc lắm, sự vô thường nhân quả mình biết đâu. Bữa nay mạnh như thế này, ngày mai nó vốn vô thường, mình nằm xuống nó bán thân mình. Bây giờ vợ con cực khổ, mình cực khổ. Bây giờ cái thân nó liệt nửa người rồi làm sao mấy con? Chết không chết mà sống không sống, nó nằm đó, nó khổ lắm!
Mình phải nghĩ ngày nay mình mạnh chứ ngày mai mình sẽ tai họa, mình sẽ như thế nào? Bởi vì cái nhân quả mấy con đâu có thấy được đâu. Cái nhân quả nó sắp xếp cho mấy con từng phút, từng giây. Nếu mấy con sống đúng giới luật mấy con chuyển nó mấy con. Tức là mình chuyển được cái nghiệp của mình.
Lấy ví dụ ngày mai này Thầy xe đụng, nhưng mà hôm nay Thầy sống thiện là ngày mai Thầy thoát nạn đó. Mình đâu có biết ngày mai mình sẽ gặp cái gì. Nhưng mà hôm nay mình sống thiện thì ngày mai nó đem lại sự bình an cho mình. Bởi vì thiện nó chuyển ác mấy con. Bởi vì quy luật của nhân quả mà, nó vô thường, nó không có đứng im một chỗ đâu mấy con. Nó không cố định là ngày mai tôi bị xe đụng là phải xe đụng. Không phải đâu! Ngày mai là cái nhân quả nó sắp xếp, là vì những cái hành động ác của mình mà ngày mai mình bị tai nạn, bệnh tật, hay xe đụng. Nhưng hôm nay tôi làm thiện, tôi sống trong giới luật của Phật đức hạnh thì ngày mai nó chuyển hết, đâu có tai họa xảy đến với con.
Cho nên theo cái quy luật đạo luật của nhân quả thì không có ai cứu mình được mà chỉ có mình. Mà mình biết. Bởi vì con người mình có trí tuệ mấy con. Mà có trí tuệ thì mình nên sống ở trong cái hiểu biết của mình bằng cái giới luật đức hạnh. Giới luật của đức Phật tức là đức hạnh chứ có gì. Con thấy như:
Giới cấm sát sanh thì Đức Hiếu Sinh.
Giới không tham lam trộm cắp là Đức Ly Tham, ly cái tâm tham lấy của người.
Giới thứ ba là cấm tà dâm, tức là Đức Chung Thủy mấy con.
Giới cấm không nói dối thì đó là Đức Thành Thật mấy con.
Giới cấm không uống rượu, tức là Đức Minh Mẫn, thông minh không có đem đồ độc vào thân mình.
Nó có những cái đức hạnh. Mà mỗi cái đức hạnh như vậy mấy con đâu có phải học cái giới của nó như vậy rồi là mấy con hiểu đâu. Một cái giới của nó là nó cả một cái đời sống. Con hở ra con tham là con bị trộm cắp ở trong đó rồi mấy con, bằng tư tưởng, bằng cái lời nói đó mấy con. Thấy cái đó mình muốn tức là mình có tham rồi, mà tham thì muốn được cái vật đó. Hành động mình chưa lấy mà cái ý nó đã lấy. Cho nên nó đã trộm cắp ở trong đó rồi. Vì vậy mà khi đó người ta dạy cho mình được thấm nhuần cái Đức Ly Tham, đừng có tham lam.
(13:35) Đó do mình học như vậy càng ngày mình mới thấm nhuần, thấm nhuần, thấm nhuần, thì cái tâm tham nó còn thì nó ly ra. Mà cái tâm tham không có thì tâm sân nó bị diệt. Tu học như vậy nên nó thực tế mấy con, nó mới đem lại cái lợi ích. Từ xưa đến giờ thì hầu hết người ta ai cũng thích tu, nhưng mà phần nhiều là cứ lo tu ức chế tâm. Cứ vô tu là, thứ nhất là cầu cúng, niệm để cho chư Phật gia hộ, hay là Tam Bảo gia hộ mình thôi. Rồi mình cứ làm ác, làm thiện thì mình cứ làm. Cho nên có nhiều người thọ Tam Quy Ngũ Giới, mà cho tới bây giờ mà Ngũ Giới nó chưa tròn, chưa giữ tròn.
Ví dụ có người đã thọ Tam Quy Ngũ Giới mà giờ còn ăn mặn, thì mấy con thấy có tròn cái giới sát sanh hay không? Chưa tròn. Rồi trong gia đình khi mà thọ Ngũ Giới thì có Giới Chung Thuỷ. Mà Giới Chung Thủy mà vợ chồng nói chuyện cãi lộn với nhau, rầy rà buồn phiền thì như vậy là làm cho gia đình phải buồn khổ.
Rồi con cái không nghe lời cha mẹ, bỏ học hoặc thế này, thế khác làm cho cha mẹ buồn. Thì cái giới đức mà chung thủy đó là cái đạo luật, là cái giới luật dạy về gia đình. Nó là cái bộ sách Đạo Đức Gia Đình. Vợ phải đối với chồng như thế nào, chồng đối với vợ như thế nào mới gọi là chung thủy. Chứ không phải là nói dặt một dặt hai, hay hoặc là vũ phu đánh vợ, bạt tai, hay là đấm đá vợ con của mình. Như vậy là chưa phải là người chồng chung thủy.
Đó, cho nên cái bộ giới luật mà cấm tà dâm, không có được tà dâm, đừng có dan díu với người khác. Nhưng mà không ngờ đó là cái bộ Giới Luật Đức Hạnh Gia Đình. Mà ai triển khai mấy con? Người ta chỉ biết cái giới tà dâm thôi. Có phải không? Nhưng mà đâu có ai triển khai nó thành cái bộ Đạo Đức Gia Đình của chúng ta.
Hôm nay mấy con sẽ đọc được những cái bộ sách Đạo Đức Gia Đình bằng con đường giới luật của Phật, dạy rất rõ. Cha mẹ dạy con như thế nào. Con cái phải nghe lời cha mẹ như thế nào. Chứ không phải theo cái đạo hiếu của Khổng Tử. Mà nó là đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Một người con không được quyền làm khổ cha mẹ. Mà cha mẹ dạy con như thế nào cũng không được bạt tai, đánh đấm đá nó làm cho nó khổ. Đó cách thức để mà mấy con sẽ đọc cái bộ sách Đạo Đức. Và học cái đức không tà dâm đó mấy con sẽ học cái Đức Chung Thủy. Để tạo thành cái gia đình, đem lại hạnh phúc bình an cho gia đình.
Đó là những điều mà đạo Phật đã dạy. Nhưng mà bây giờ người ta không triển khai ra để người ta dạy mà người ta đưa vào cái giới cấm, người ta nói sơ sơ. Rốt cuộc rồi bây giờ giới nào mình cũng nghe, ai cũng nghe nói vậy nhưng mà có ai sống được đâu. Còn cái này không! Chúng ta trở thành cái giáo trình đào tạo, chúng ta cứ làm cho tâm tư chúng ta thấm nhuần cái đức hạnh đó. Một ngày nào đó chúng ta thấy đúng con người phải sống như vậy. Rồi cách thức đối xử với nhau nó có những cách thức để giúp cho chúng ta biết, để mà chúng ta sống. Chứ nói chung chung chúng ta cũng không biết làm sao mà chúng ta sống làm sao. Mà cứ hở chút nào thì cứ rầy rà, hở chút nào thì gia đình nó không yên. Đó, đó là những cái mà làm chúng ta đau khổ.
(17:00) Hôm nay đạo Phật được dựng lại làm cho chúng ta có con đường tu mấy con, làm cho chúng ta có cái đường sống. Hạnh phúc của thế gian, đem lại cho mọi người sống một cuộc sống bình an đều là nhờ cái Ngũ Giới. Thầy nói năm cái Ngũ Giới của Phật, năm cái giới luật này triển khai thành một cái bộ sách Đạo Đức cho đời, là đức Phật đã đem lại hạnh phúc cho người ta rồi, người sẽ sống bình an lắm mấy con. Nhưng mà Thầy thì cố gắng Thầy làm, làm cho xong cái bộ sách này. Nó là một bộ sách Đạo Đức rất là tuyệt vời. Đây là Thầy nói năm giới thôi, chứ còn nói Thập Thiện là mười điều thiện mấy con, nhiều lắm mấy con, không có ít.
Rồi nó còn những cái, đạo Phật nó nhiều lắm, nói về đức hạnh thì nhiều lắm chứ không phải bấy nhiêu đó đâu, nó còn nhiều. Bát Chánh Đạo, nó tám cái lớp học của người ta mà. Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ… là tám cái lớp học đó mấy con. Cho nên tất cả những cái này nó cần phải có cái sự mà học tập. Chứ còn không có sự học tập thì nó không đưa đi đến đâu.
Cho nên trong khi Thầy theo dõi từng cái cảm nghĩ mà Thầy gợi ý. Khi mình học ở trong cái lớp, mình có những cái cảm nghĩ ở trong lớp học của mình, học nó như thế nào, coi như thế nào, có lợi ích như thế nào, tiếp thu như thế nào. Sau đó thì có những tu sinh ở trong Tu viện họ học, họ viết những cái bài cảm nghĩ. Do đó Thầy xét qua để mà mình soạn cái giáo án cho nó phong phú hơn.
Cho nên từng cái đầu tiên, những cái bài đầu tiên thì đáp, trả lời những câu hỏi, tức là đáp án. Mình trả lời những câu hỏi nó ngắn, nhưng mà sau này những câu hỏi nó sẽ được đáp án nó dài. Nó từ 3 trang, 5 trang giấy, hay hoặc là 2 trang. Những cái đáp án nó dài trả lời một cái câu hỏi.
Thí dụ như một cái mẩu chuyện gì đó xảy ra, Thầy đưa ra những câu hỏi để mà tạo ra cho mọi người được biết. Thì những câu hỏi được đặt ra, rồi trả lời những câu hỏi đó đó. Mới đầu, mình đến những cái bài đầu thì những cái câu hỏi nó ngắn, nó gọn, thu gọn nó lại để cho người ta dễ hiểu. Nhưng mà sau đó nó được giảng rộng, càng giảng ra nó làm cho người ta đi sâu vào nhân quả mấy con. Đó, bắt đầu bây giờ mới thấm nhuần. Khi mà đáp án đọc cái lời mà Thầy giảng cái đáp án đó, nó thấm thía lắm mấy con. Cho nó thấm thía cái cuộc đời của mấy con, nó nhớ mãi mà nó không quên, nó làm cho chúng ta không bao giờ quên.
(19:40) Hôm nay thì coi như là cái tập sách, mà giáo án đầu tiên dạy về Ngũ Giới đó. Thì Thầy mới in được 240 trang rồi con. Mà còn đang tiếp tục in những cái bài mà học tới nữa, thì khoảng chừng ba trăm mấy chục trang Thầy cho in Tập 1. Rồi kế tiếp nữa thì Thầy sẽ in cái Tập 2. Khi nào mà cái Đức Hiếu Sinh, cái giới thứ nhất nó xong rồi thì tới cái giới thứ hai. Mà mỗi giới như vậy là cả tập sách mấy trăm trang vầy đó con, nó nhiều lắm. Mà càng học càng hay, chứ không phải. Học bài nào nó cũng thích thú lắm, nó có những cái điều kiện làm cho chúng ta thấy nó cụ thể, nó gần gũi với cuộc đời của chúng ta nhiều lắm. Một sự kiện xảy ra ở trong gia đình là một cái bài học đạo đức đó. Một sự kiện xảy ra trong xã hội là một bài học đạo đức. Mỗi mỗi một điều là những cái bài học đạo đức đó mấy con.
À mấy con cố gắng, cố gắng để mà tu học nha mấy con. Thầy thấy không có cái cái tôn giáo nào mà như Phật giáo hết, nó thực tế và cụ thể. Sau này nó tiếc, tiếc vì những cái băng, những cái lời mà trong những cái lớp học nó sống động lắm mấy con, nhưng mà nó không thu. Chứ phải nó thu hết những cái lời đó của học viên. Họ vừa nói cái ý của họ hiểu như vầy đó, rồi cái người khác họ hiểu qua một cái góc độ khác, họ nêu lên. Nếu mà cái lớp học đó được thu hết nhưng cái lời đó, thì chúng ta sẽ đưa lên trên mạng, để cho mọi người ở xa người ta được nghe và người ta được theo dõi những cái bài học đó, người ta học. Lợi ích lắm mấy con.
Nhưng mà vì không có Thầy ở trong đó, cho nên lấy nó thay vào những cái mới. Cái lớp học mới mẻ quá, nó sẽ sang năm, để ăn tết xong rồi thì mọi tu sinh họ sẽ tập trung họ trở về để mà họ tiếp tục học thì cái lớp đó được chia làm hai lớp hay là ba lớp. Thì khi mà đông thì chia làm ba bốn lớp, còn ít thì chia làm hai lớp, lớp nam và lớp nữ. Thì bắt đầu dạy trở lại bài thứ nhất, thì coi như là thu lại hết. Rồi từ đó thí dụ như Thu Phương hay hoặc là người nào sẽ đưa những bài đó lên trên mạng hết để giúp cho những người ở xa người ta theo dõi mấy con. Người ta sẽ nghe và người ta học được những cái giới luật, cái đức hạnh của đạo Phật. Đó thì nó lợi ích rất lớn cho mọi người.
Chứ còn nếu mà ở đây thì nó chỉ gói gọn ở trong những cái lớp học sáu, bảy chục người, hay hoặc là một trăm người thì nó không được rộng rãi lắm. Còn sau khi in, sau khi mà đã soạn xong những bộ sách này, Thầy duyệt trở lại rồi xin phép nhà nước cho phép xong rồi, in ra thành sách. Thì bây giờ một mặt thì mình phổ biến sách, một mặt mình phổ biến lên mạng để cho cái nền đạo đức của Phật giáo nó được rộng rãi phổ biến.
Và Thầy nghĩ rằng, những cái cảm tưởng của những học viên ở trong lớp học này, họ có cái trình độ lắm, khi mà họ viết bài Thầy thấy họ có trình độ. Có nhiều người là những giáo sư đại học, họ về đây họ lớn tuổi rồi, họ về họ tu đó mấy con. Thật ra họ có những cái bài họ viết Thầy thấy rất hay, rất đúng những cái lời dạy của Thầy trong cái giáo án viết đó, cảm nghĩ của họ. Họ nói đây là cái lớp học đầu tiên mới mẻ nhất. Và họ tiếp thu, họ tiếp thu họ thấy rất là cụ thể, thực tế, nó đem lại lợi ích thiết thực cho con người rất lớn. Họ mong rằng, những cái bài học này được đem vào những cái nền giáo dục của mỗi quốc gia, biết rồi họ sẽ thấy cái lợi ích rất lớn. Thầy cũng mong vậy thôi.
(23:44) Cuộc đời của Thầy, Thầy chỉ mong đem lại cái nền đạo đức của Phật giáo cho khắp thế giới thôi. Mọi người, người ta thấm nhuần được thì thế gian này sẽ là hạnh phúc, nó không còn lũ lụt, bão tố, nó không còn động đất nữa. Nghĩa là chúng ta sống thiện thì cái Trái đất này nó bình an, mà chúng ta sống ác thì cái Trái đất chúng ta không bình an. Tại vì cái hành động ác, từ trường ác nó sẽ làm cho thời tiết nó không ổn định. Mà nó không ổn định thì nó sẽ xảy ra nhiều cái thiên tai đã làm cho chúng ta, cái cuộc sống của chúng ta để trả những nhân quả đó, mà chúng ta sẽ bị chết bằng cách này, bằng cách khác do cái nhân quả của con người.
Đó thì mấy con thấy, như những cái trận bão vừa rồi. Thì thật sự ra trận bão vừa rồi, mấy con biết nó ở ngoài biển Đông nó đi thẳng vào. Thì nó cứ đi thẳng chứ, nhưng mà nó quẹo bên đây, quẹo bên kia ai biết được? Các con thấy, nó theo cái quy luật của nhân quả. Nhưng mà theo quy luật của nhân quả nó hoạt động cả cái vũ trụ. Khi nó tới đó thay vì nó phải đi luôn, nhưng mà vì cái sự điều khiển của quy luật nhân quả thì chỗ đó nó bị như thế nào đó, nó không thể đi tới nữa mà nó phải quẹo thì nó phải quẹo thôi, chứ ai mà bắt nó quẹo được. Có phải không? Nếu nó đi qua, đi lại, nó đi đúng theo cái con đường mà thiện ác của nó mà nó diệt cái sự ác của chúng ta.
Cho nên có nhiều khi, một cái trận bão nó qua rồi, mà chỉ có cái nhà đó, xung quanh thì sập hết mà có cái nhà đó còn nguyên. Ai mà che đậy nó được, mà nó không quật cái nhà đó mà mấy cái xung quanh nó sập hết. Thì mấy con thấy qua cái thiên tai, người ta mới thấy được không có thể, các nhà khoa học không thể dự đoán được cái điều này đâu. Nhưng mà đây là cái quy luật của nhân quả rồi, nên họ không thể xác định được.
Nó còn nhiều cái chuyện sâu sắc của nhân quả lắm mấy con, rồi các con sẽ học tới, bởi vậy nói đạo đức nhân bản - nhân quả. Cho nên, tuy rằng đứng ở trên giới mà người ta dạy ra, nhưng mà càng đi sâu thì cái nhân quả người ta sẽ vạch nó ra, vạch trần nó ra hết những cái hành động của nhân quả thì nó mới sâu sắc.
(26:02) Cũng như bây giờ, mấy con học lớp Ngũ Giới thì người ta nói về nhân quả nó cạn thôi. Bởi vì cái lớp mới học, mà nếu nói sâu quá mấy con tiếp thu, mấy con nghe chát lỗ tai mình, khi mình chưa nhận ra được. Mà khi học đến lớp mà Thập Thiện thì người ta cũng nói về cái giới sát sanh chứ đâu phải người ta không nói. Nhưng mà lại rộng hơn, sâu hơn, bài vở người ta nó dài hơn, nó đầy đủ hơn. Rồi tới cái lớp mà Chánh Kiến, Chánh Tư Duy người ta lại dạy sâu sắc hơn nữa.
Cũng như bây giờ, Thầy nói như thế này. Các con thấy cái chương trình giáo dục của Quốc gia, của Đất nước, của mọi quốc gia trong cái Bộ Giáo Dục. Thì cái chương trình giáo dục của nó như thế này: Cái lớp Tiểu học, cái bài học đó nó ở lớp Tiểu học. Nhưng mà lên Trung học, cũng cái bài đó nhưng mà lên Trung học nó phải rộng hơn, nó sâu hơn. Nhưng mà lên Đại học nó thành chuyên môn rồi. Có phải không?
Từ đó mà mấy con biết rằng đạo Phật nó có cái sâu sắc của nó, nó là cái Chương Trình Giáo Dục Đào Tạo. Cho nên, cái lớp mà mới vô Ngũ Giới đó, mấy con thấy: “Ôi thường quá! Nói về Ngũ Giới ai mà không biết”. Nhưng mà chính khi mà chuyển nó thành một cái giáo án, cái giáo trình mà học tập rồi mới thấy rất tuyệt vời. Nhưng mà nó nhiều bài vở, nó ngắn gọn, nó làm chúng ta hiểu với cái mới bắt đầu mà chúng ta vào. Nhưng mà khi đến cao hơn một chút, những cái lớp khác thì nó lại sâu hơn. Chứ không phải là “tôi học Ngũ Giới rồi, đến Thập Thiện tôi không học cái giới sát sanh nữa”, thì không phải đâu, nói tôi học rồi không phải. Nó đâu phải đứng một chỗ đó, nó lại rộng, lại sâu hơn. Nó đứng ở trong nhân quả, nó vạch ra nó chỉ, nó rộng sâu hơn.
Rồi lên trên thì coi như là tới cái chương trình mà trên để mình đi vào định, thì biến mình trở thành cái đạo đức đó rồi, đạo đức nhân quả rồi, thì nó lại sâu hơn nữa mấy con. Nó trở thành một cái tư tưởng, một cái thói quen của chúng ta về đạo đức rồi thì nó khác rồi. Cái tầm nhìn của mấy con khác rồi, nó thành chuyên môn rồi, mấy con trở thành cái người đạo Đức Hiếu Sinh. Mấy con trở thành một con người thương yêu chứ mấy con không còn ghét ai nữa hết. Nó khác rồi.
Còn bây giờ mình có ghét, có thương. Cho nên cái thương của mình nó còn có cái hướng, thương cái này thì ghét cái kia. Còn cái kia, nó hết, nó thương rộng rãi rồi. Cho nên lên Đại học, nó chuyên môn rồi. Đó thì mấy con thấy không? Nếu mà bước vào cái lớp Chánh Kiến mà được học, người ta sẽ triển khai ra nó sâu ra thì mấy con trở thành những người đạo đức. Mà những người đạo đức thì mấy con không có còn khổ nữa. Mấy con ai nói gì mấy con không có giận nữa, không có ai mà làm gì mấy con buồn phiền. Bởi vì chính mấy con là cái đạo đức đó. Mà người ta được đào luyện mấy con, người ta được đào tạo mấy con từ thấp đến cao để cho nó thấm nhuần cái đạo đức đó.
Cho nên thí dụ như mấy con học lớp Ngũ Giới mấy con cũng học về cái Đức Hiếu Sinh. Mà lên Thập Thiện mấy con cũng học Đức Hiếu Sinh. Mà lên trên Bát Chánh Đạo thì con cũng học Đức Hiếu Sinh nữa. Nhưng mà mỗi cái nó lại sâu hơn. Mà bây giờ con cứ học có một cái đó, mà từ cái lớp thấp cho đến lớp cao, lớp chuyên môn nữa, thì con trở thành người đạo Đức Hiếu Sinh chứ sao. Nghĩa là hoàn toàn thân tâm con trở thành một con người đạo Đức Hiếu Sinh, ly dục, ly ác pháp hết rồi. Các con thấy!
Coi như mình học mà không học. Mà học thật sự, học tu thật đó, nhưng mà tu bằng cách đào luyện. Chẳng hạn bây giờ mấy con có tu gì mấy con cứ xách cặp táp vô trường, hay vô trong lớp học thôi. Cứ nghe dạy, nghe dạy, rồi góp ý. Đầu óc của mấy con bắt buộc phải làm việc ở trong cái giờ học như học sinh vậy mà. Nhưng mà người ta nhồi nhét ở trong đó mấy con không hay đâu. Đó, lúc bấy giờ mấy con trở thành nhà đạo đức mà mấy con không biết. Cách thức đào luyện chứ không thể mà để tự người đó tu được. Không có để tự giác mà ngồi tu được. Cho nên cái chương trình mà giáo dục đào tạo của đạo Phật thì đức Phật đã vạch ra rất rõ.
(29:54) Thí dụ như: Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, Bát Quan Trai, Bát Chánh Đạo. Cái chương trình người ta có những cái bài vở đó, chứ đâu phải là không có. Bây giờ mình cần chỉ triển khai mà thôi. Nhưng mà cái khó nhất, tất cả những cái lớp này nó có cái khó nhất mà viết, soạn bằng cái giáo án là lớp Tam Quy. Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, mà nói về giới luật thì mấy con phải rành ông Phật, mấy con mới viết ra được một cái hành động của ông Phật.
Thí dụ như bây giờ Thầy nói về ông Phật, mà phải đưa ra cái mẩu chuyện của ông Phật chứ không thể mà nói suông suông được. Như trong cái thời mà đức Phật còn trẻ, chưa đi tu. Thì khi mà Đề Bà Đạt Đa với đức Phật mới đi vào trong rừng thì Đề Bà Đạt Đa bắn một con ngỗng trắng. Con ngỗng trắng rớt xuống, thì đức Phật ôm con ngỗng trắng, rồi nhổ mũi tên ra rồi đem con ngỗng trắng đó về nuôi cho đến khi lành mạnh rồi đức Phật mới thả con ngỗng trắng. Đó là hành động hiếu sinh, phải không mấy con thấy? Đó là phải đem cái đó ra để nói rằng đời sống của đức Phật là như vậy. Rồi cũng nêu lên cái hành động mà cứu, nhổ mũi tên là cái hành động làm gì? Đức Hiếu Sinh chỗ nào? Một cái hành động thôi, để mình gợi cho người ta thấy được cái Đức Hiếu Sinh của đức Phật trong lúc đó.
Rồi cái mẩu chuyện khác của đức Phật nữa. Biết bao nhiêu trong kinh sách của Phật nói về cái hành động sống của đức Phật, nói về cái Đức Hiếu Sinh, lòng từ của đức Phật. Chúng ta đem ra những cái bài kinh đó. Khi mấy con đọc kinh, mấy con lướt qua chứ mấy con chưa có thấy được cái Đức Hiếu Sinh của Phật như thế nào. Nhưng mà khi mà nói về cái giới Tam Quy, quy y Phật, thì những cái bài kinh đó là nói về cái Đức Hiếu Sinh, phải không?
Rồi còn nói về cái đức sát sanh, hay hoặc là nói về đức tham lam, hay là nói này kia. Thì xung quanh những cái trục mà những cái mẩu chuyện của Phật, có những vị đặt điều ra để ăn cướp của người khác thì đức Phật đã dẹp cái đó ra. Cũng như Đề Bà Đạt Đa, khi mà muốn lãnh đạo, đặt ra giới này, giới kia thì những cái mẩu chuyện này đều là quay xung quanh trên cái Tam Quy. Thì cái người phải thông suốt kinh sách mới đưa ra những cái bài kinh này. Và đồng thời mới gợi lên cái ý, cái đức hạnh của quy y Phật ở chỗ đó. Chứ đâu phải viết cái bộ sách Tam Quy mà nói là quy y Phật, quy y Pháp mà nói suông suông được sao.
Cái giáo trình thì mấy con nói được, cái nghi thức mà để thọ Tam Quy thì nói được. Nhưng mà viết cái bộ sách Đạo Đức về thọ Tam Quy, cái giáo án thì mấy con chưa nói được. Các con thấy chưa? Thầy gợi ý để mà thấy được cái chương trình biên soạn cái giáo án đó, nó phải đi trên góc độ nào. Rồi còn nói Pháp, nói về quy y Pháp. Thì toàn bộ những cái bài Pháp mà đức Phật dạy:
(32:58) Thí dụ như đức Phật dạy mình tu Tứ Vô Lượng Tâm, đó là Pháp mấy con. Tu Tứ Chánh Cần, đó là Pháp mấy con. Cho nên những cái Pháp này được triển khai ra để người ta thấy đức hạnh nằm ở trong cái Pháp này là chỗ nào. Như tu Tứ Chánh Cần, đức Phật nói: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Lúc bấy giờ chúng ta mới mổ xẻ nó từng chút ra để mà thấy cái đức của nó ở chỗ nào, cái hành động đó là cái đức gì. Nó ở trong cái Pháp đó thì gọi là quy y Pháp. Các con thấy chưa? Như vậy nó mới trở thành.
Cho nên Thầy nói, khó nhất là cái bộ cái bộ sách giáo án mà dạy về Tam Quy. Còn cái bộ sách mà dễ nhất mà viết thành cái giáo án đó là Ngũ Giới. Tại vì Ngũ Giới nó sẵn. Nói không giết hại chúng sanh thì đức nó là hiếu sinh. Thì bây giờ cứ xoay quanh trên cái trục hiếu sinh này mà nói ra thôi, thì nó dễ. Còn cái kia mấy con phải nghiên cứu trong tạng kinh thâm sâu lắm mấy con mới viết ra được chứ đâu phải dễ. Pháp mấy con phải thông suốt, mấy con phải tu chứng mấy con mới biết. Chứ còn tu không chứng mấy con viết tầm bậy tầm bạ ai biết đâu được. Các con hiểu chưa? Nó khó.
Cho nên Thầy thấy cái bộ sách giáo án mà dạy về Tam Quy thì chỉ có Thầy viết thôi. Thầy đưa ra không có người nào biết viết cái này hết. Thập Thiện thì mấy con dựa vào những cái điều mà Thầy đã, cái mẫu Thầy viết ra, như Ngũ Giới Thầy viết ra rồi mấy con dựa vào đó viết được. Như con có đọc cái giáo án của Ngũ Giới rồi chứ gì? Cái giới Đức Hiếu Sinh đó. Con dựa vào đó con tìm những cái mẩu chuyện đời con đem vô, con đưa ra những câu hỏi. Câu hỏi để vạch ra cho người ta thấy được cái đức nó ở chỗ nào ở trên cái bài đó. Có như vậy thôi, công việc đơn giản là nó thành cái giáo án rồi, đó nó dễ rồi.
Ờ bây giờ tới Thập Thiện. Thập Thiện là đường đi của nhân quả rồi, thân hành, khẩu hành, ý hành. Thân nó có mấy hành động ác, mấy hành động thiện. Rồi khẩu nó có bao nhiêu. Rồi ý nó có bao nhiêu. Nó vạch cái đường đi của nó là nhân quả đó. Cho nên bây giờ nó đi gần nhân quả rồi đó, là có đường đi của nó rồi. Còn cái Ngũ Giới thì nó nói cái giới đó thôi chứ nó không có nói cái đường đi. Nhưng mà trong đó nó có cái đường đi của nó là thân hành, khẩu hành, ý hành. Các con thấy chưa? Thầy vạch ra bây giờ thấy Phật giáo nó rõ lắm, cái nền đạo đức nó rõ lắm.
2- THU XẾP NHÂN QUẢ GIA ĐÌNH ĐỂ TU TẬP
(35:21) Trưởng lão: Rồi từ lâu tới giờ mấy con tu hành ra sao mấy con? Tập được không con? Con cứ trình cho Thầy nghe đi.
Phật tử 2: Dạ thưa Thầy, thì thời gian đầu, tụi con có tu tập, cũng ráng tu tập. Rồi thỉnh thoảng thì một tháng hay là một tuần tụi con có tập Thọ Bát. Ở bên Úc thì con cũng có mấy người, như chị Diệu Thiện, thì lúc về bển thì tụi con cũng quy tụ lại chỗ nhà con để tu Thọ Bát. Nhưng mà khoảng mấy năm nay tụi con không có tu tập được cái gì.
Trưởng lão: Ừm nói chung là nhiều khi duyên nó không đủ đó con, mình rời rạc quá. Chứ nó đủ thì mình kết hợp với nhau lại. Cái thời gian mà nó tập thọ Bát Quan Trai, hay những ngày thọ Bát Quan Trai thì mình tập. Rồi trong những ngày mà mình phải nghiên cứu lại những cái giới luật của Phật. Trong thọ Bát Quan Trai thì nó có tám cái giới đó thôi. Tám giới đó sau này nó cũng được viết thành giáo án hết. Bây giờ thì nó chưa đủ, chứ sau này thì mấy con chắc chắn là mấy con sẽ đủ những sách vở. Không có sao đâu, bình yên đi, đừng lo. Để rồi sẽ có người.
(36:43) Phật tử 2: Con muốn lấy ví dụ là tại vì mấy năm rồi con cũng không nhớ. Tại con nhớ con về Thầy, tính ra tụi con cũng hổ thẹn lắm.
Trưởng lão: Cái duyên nó chưa đủ đâu con.
Phật tử 2: Thành ra không có sát Thầy được. Tụi con cũng nghiên cứu, cũng có ấn tống. Ngoài sách Thầy ra con cũng không có ham gì hơn. Tối ngày hễ con rảnh rỗi thì con cũng lấy kinh sách ra nghe. Nghe băng Thầy rồi con cũng cố gắng những lời Thầy dạy. Như tu tập theo cái ý của Thầy dạy là xả tâm. Cũng như là tham, sân, si con thấy cũng có giảm một phần. Nhưng mà tu tập miên mật như là hàng ngày, như hồi trước thì con không có làm được. Tại vì con biết là cái ái kiết sử của con, con cái con nó lớn hết rồi và tụi nó có đi làm, rồi con cháu nó cứ quây quanh con. Giờ con cũng không biết giải quyết làm sao?
Trưởng lão: Thì đó là cái duyên của nhân quả con. Mình cứ theo đó mình sống, rồi hằng ngày mình nhắc tâm mình để cho mình đừng buồn phiền. Vì nhiều khi con cháu nó làm mình cũng buồn phiền lắm, mình nhắc. Rồi nhiều khi mình quá lo cho nó nữa thì nó bị ái kiết sử rồi, nó cũng quây quanh con.
Phật tử 2: Con cũng biết nhiều khi con cũng biết. Ví dụ như con thấy cái này là cái ác pháp nó dụ mình, mình thương. Hễ mà nó quấn quýt mình là trên con đường tu tập của mình nó không có.
Trưởng lão: Nó mất cái thì giờ, nó không còn cái thì giờ cho mình giữ được cái tâm của mình bất động con thanh thản, an lạc, vô sự.
(38:17) Phật tử 2: Tối ngày nhiều khi suy luận những cái chuyện như: “Con cháu mà nó bệnh hoạn, hoặc là nó đi làm rồi nó bỏ đó”. Nhiều khi có lúc con cũng buồn, con cũng nghĩ rằng: “Cái này là mình không có dứt ra được, tại bây giờ dứt ra bằng cách nào, con cũng không biết?”
Trưởng lão: Ừm, nó khó lắm đó con.
Phật tử 2: Tại vì giờ nếu mà con không có chăm nó thì ở nước ngoài mình đâu có nhờ ai giúp được. Gởi nhà trẻ thì con nó nhỏ quá thì nó cũng bệnh. Thì con bỏ thì thấy cũng không được. Con cũng không biết giải quyết cách nào. Nhiều khi cái ray rứt của con làm con không có tu tập được. Mà đằng nào con cũng không bỏ được, bỏ cháu thì cũng không đành. Mà lo giữ nó thì tu tập không được. Mà tu tập không được thì con cũng ray rứt. Con cũng thấy là cuộc đời mình cũng không bao lâu. Rồi cái vô thường nó đến mình cũng không biết được.
Trưởng lão: Ừm, cái đó là mình phải sắp xếp con. Ví dụ như, ban ngày mình chăm nom giúp cho con mình, lo cho mấy đứa cháu rồi giúp con mình. Nhưng mà ban đêm, thì dành cái buổi tối cho mình. Khi mà nó về nó lo cho mấy đứa con nó rồi, thì mình lo chăm nom cái sự tu tập của mình trong những cái buổi tối và buổi khuya. Chứ không khéo là con làm ban ngày rồi ban đêm con mệt, rồi con cũng không tu được.
Phật tử 2: Dạ, nhiều khi suốt ngày cái con quây quần với nó cũng mệt. Tại 8h tối nhiều khi nó về, rồi cái nó lo con cái nó, nó lo ăn cơm thì con cũng phải lo giữ con.
Trưởng lão: Bởi vậy cái nghiệp của nhân quả mà con. Đã nuôi con rồi, bây giờ còn phải nuôi cháu nó.
Phật tử 2: Con thấy Thầy cũng có nói, Thầy nói là: “Con cái nó đã lớn rồi, mình lo cho nó là xong rồi. Tới cháu mình không lo nữa cũng được”. Nhưng mà trước mặt thì khó, bởi vậy mình nói không biết cách nào. Chỉ có cách là con ở xa thì được. Con đi xa rồi là con không có nhớ, con đi xa là con biết rồi. Trước mặt thì nhiều khi con cái nó nghĩ mình “sao mà mình tu mà mình không có cái tình thương, mình không thương cháu, không thương con”. Nhưng mà trước mặt nó thì mình làm ngơ thì kể như là gây cái ác pháp cho con mình. Nó thấy sao mẹ tu gì mà vậy nữa. Bởi vậy con nghĩ tới cách giải quyết làm sao để mà mình ở xa, thì được. Con giờ con đi ra xa, xa con cái mình từng chút thì có thể là mình buông được.
(41:00) Trưởng lão: Nói chung cái phần đó là trong gia đình, khi con cái mà nó sanh con ra. Thì trong khi mà cha mẹ mà biết phương pháp tu rồi, thì cái thời gian của cha mẹ nó lớn rồi. Thì con cái nó phải biết dành cái thời gian đó để cho cha mẹ mình được thảnh thơi. Tìm cách khuyên cha mẹ mình, phải ráng nỗ lực tu. Để mấy đứa con, mấy đứa cháu thì tụi con phải có bổn phận, con phải nuôi nó. Cũng như mẹ đã nuôi con cho tới con lớn khôn rồi, bây giờ mà mẹ phải ôm ẵm con cháu như thế này nữa thì quá khổ mẹ. Cho nên, mẹ phải để thì giờ rảnh rang đó cho mẹ thì con mới là người con có hiếu, chứ nếu mà con giao hết cho mẹ. Mẹ thì không thể nào bỏ các cháu được đâu, nhưng mà đứa con phải có nhiệm vụ, trọng trách để giúp cho con con.
Nhưng mà bây giờ nó chưa biết, mà mình bỏ ngơ như vậy thì mình thấy như là mình không có cái gì với con, với cháu mình nữa sao? Coi như là bỏ bê mấy cháu không có chăm sóc, coi như là người đâu ở ngoài, thì như vậy cũng không được, mình phải làm. Cho nên vì vậy bây giờ trong cái hoàn cảnh này, cái nền đạo đức gia đình, về cái bộ giới mà đức Phật đã dạy, Thầy chưa viết xong mấy con. Thầy viết xong rồi, là con cái phải có nhiệm vụ để giúp cho cha mẹ mình già rồi phải như thế nào, chứ không thể được để cho cha mẹ mình phải ôm con, ôm cháu mà nuôi như vậy là bất hiếu lắm. Bởi vì cha mẹ đã cực khổ nuôi mình cho đến lớn khôn bây giờ lại còn ôm cháu để cho mình làm. Mình chạy mình làm có tiền nhiều để làm gì đây? Mà mẹ mình không được cái thời gian mà rảnh rỗi để nghỉ ngơi trong cái tuổi già. Đó thì mình bổn phận làm con.
Thì trong khi bộ sách có như vậy thì mọi người người ta đều thấy cái nhiệm vụ đó. Để cho cha mẹ mình để thời gian đó mà chọn lấy con đường để đi đến cái chỗ giải thoát. Người ta làm chủ được sự sống chết của người ta. Khi người ta muốn chết, muốn sống người ta tự tại chết.
Thí dụ như bây giờ bệnh đau đến con không làm sao hết. Con cũng chỉ nằm đó mà chịu trước cái cơn đau của con. Hay hoặc là đau cái đi bác sĩ. Con nhớ là đi bác sĩ uống thuốc này nó sanh bệnh khác, nó đâu có dễ đâu, đừng có ham. Bởi vì có phương pháp, mấy con thấy cái phương pháp nó đối trị, nó đẩy lui được bệnh. Thì nó có tích, có thêm cái gì trong thân của chúng ta bệnh đau, cho nên chúng ta khỏe hơn. Mà Phật đã dạy chúng ta về Định Niệm Hơi Thở, thì nó có năm cái phương pháp để đối trị để mà đẩy lui bệnh. Nên chúng ta dùng nó nhiều là nó có lợi ích.
(43:36) Bây giờ Thầy nói như thế này này. Hầu hết người ta sống người ta hay làm cho chúng ta tạp nhiễm thêm. Chẳng hạn là bây giờ con bệnh, thì bắt đầu con nghe người ta dạy cách thức để nhịn ăn để trị bệnh, đây là mấy con thêm một cái khổ cho mấy con đó. Rồi khi bệnh đau là phải nhịn đói, mới hết bệnh. Nó hết bệnh rồi ăn cái lại ít bữa nó đau, có phải không?
Bây giờ người ta chế ra một cái loại ăn cơm gạo lứt muối mè là trị bệnh. Rồi xúm nhau ăn, tới chừng giờ không ăn cơm gạo lứt muối mè thì nó lại bệnh. Mấy con tạo thêm một cái mất tự nhiên, nó thành một cái thói quen. Phải không mấy con thấy? Đây là những cái phương pháp nó không phải Phật giáo, mà nó tạo thành một cái thói quen mới. Mà người ta cứ nghĩ rằng tại vì nhịn ăn cái nó hết đau, là cứ lâu lâu cái nhịn ăn. Trời ơi! Chuyện mấy con thấy không? Làm cho cái cơ thể mình càng suy yếu chứ đâu có phải.
Cho nên ở đây, đừng có nghĩ gì hết, cứ bình thường, sống bình thường, mà có phương pháp đẩy lui bệnh. Cái niềm tin của mấy con đó là nó sẽ đẩy lui bệnh được hết, mấy con tin đi. Rồi cái sự tin của mấy con, rồi cái pháp của Phật dạy đó, nó có những cái phương pháp để đẩy lui được cái bệnh. Mặc dù mấy con chưa có tu, tu chưa tới đâu, mấy con chưa có biết gì hết. Nhưng cái niềm tin đó, Phật dạy là phải làm được. Và vì vậy thì khi mà gặp bệnh đau mấy con đừng có sợ chết, ai lại không chết. Mà nó chưa tới số chết thì Thầy nói chết nó cũng không có chết đâu, đừng có sợ. Cho nên cứ ở trên cánh tay, ở trên hơi thở mấy con mà an trú ở trên đó đi. Rồi mấy con thấy, không có bệnh gì mà không đi.
Tất cả những cái bệnh mà ở trên thế gian này đều là nhân quả, nó đều do nhân quả mấy con. Nếu không nhân quả thì trong người không có bệnh đau. Mà nhân quả là cái pháp vô thường. Ngay cái thân của chúng ta là cái thân nhân quả, cho nên nó vô thường. Nhỏ nó khác, lớn dần dần nó khác. Cũng như hồi nhỏ tóc nó đâu có bạc, bây giờ tóc bạc. Mấy con thấy không? Hồi nhỏ mặt không nhăn bây giờ mặt nó nhăn. Mấy con thấy không? Đó là sự vô thường của nó, sự thay đổi của nó. Mà nhân quả là vô thường. Bây giờ chúng ta bình an, lát nữa nó không bình an. Còn lát nữa nó không bình an, lát tới nữa nó bình an. Cho nên nó đâu có thường.
Đó là quy luật của nhân quả nó như vậy. Cho nên chúng ta chẳng sợ đau bệnh. “Hôm qua mày không đau, bữa nay mày đau, cho mày chết, tao ngồi đây bất động”. Đó thì mình sẽ diệt nó đó. Con thấy cái phương pháp của Phật đã dạy chúng ta đối trị bệnh. Tại sao chúng ta không luyện tập? tại sao chúng ta không tin?
Cho nên những cái điều mà mấy con đặt trọn niềm tin ở những cái lời của Phật dạy. Không bao giờ mà Thầy dạy một cái phương pháp nào ngoài đức Phật đã nói đâu. Thầy không có dạy bao giờ một cái pháp nào mà Thầy dạy ngoài những cái lời của đức Phật dạy. Thầy làm sống lại đạo Phật, Thầy dựng lại cái nền đạo đức của Phật giáo đều là của Phật giáo hết. Thầy không có gì mới mẻ, Thầy không có đặt mới đâu.
3- HƯỚNG DẪN ĐUỔI BỆNH
(46:19) Trưởng lão: À bây giờ dạy đẩy lui bệnh: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Phải không con? Con thấy không? Bây giờ tâm con lo lắng cho cái bệnh con thì: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô”. Đức Phật đã dạy những cái điều đó chứ Thầy có dạy đâu. Thầy chỉ dạy cho mấy con để làm cho thân mấy con an ổn trở lại, tâm mấy con an ổn trở lại.
Nhưng mà trước khi mà muốn an ổn như vậy thì mấy con phải nhiếp tâm, phải an trú tâm cho được ở trong hơi thở. Thì nó có những cái đề mục đầu của Định Niệm Hơi Thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tức là nhiếp cho được, nhiếp là làm sao cột chặt cái tâm mình trong cái hơi thở. Rồi bắt đầu dùng cái câu tác ý đó mà đẩy lui bệnh: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Thì mấy con cứ nhiếp tâm và an trú qua cái câu tác ý đó, thì cái bệnh con sẽ hết. Bây giờ nó đang đau bệnh nè, thì mấy con cứ lì làm gan với nó. Đức Phật đã nói rằng: “Khi mà cái cơn đau của nó, mà cái sức sinh mạng chịu đựng của mình tận cùng thì cơn đau sẽ hết, mát lạnh”. Đức Phật đã nói vậy mà. “Cho mày đau đó, tao ngồi dựng thân lên, tao không thèm nằm đâu”. Các con ngồi kiết già hay hoặc ngồi bán già, ngồi thẳng lưng lên đàng hoàng, rồi các con mới nương theo hơi thở. Bây giờ mình đang đau là đang bị cái cảm thọ rồi, đang sắp chết rồi, nhất định là phải thắng giặc sinh tử. Thì phải thắng giặc sinh tử là phải chiến đấu với nó, chứ mấy con nằm xuống mấy con chiến đấu được không? Mấy con đi uống thuốc rồi chiến đấu đúng không? Chiến đấu là ngồi sững lên, không có sợ nó đâu. Cho nên bây giờ mấy con gan dạ một lúc thì nó chạy mất à.
Có vậy, Thầy bảo mấy con bệnh gì đi nữa mấy con đánh bật bay nó ra liền tức khắc. Cứ hễ nó đau gì đó mấy con dựng cái thân ngồi sừng sững lên thì mấy con sẽ đuổi hết bệnh. Nghĩa là bây giờ ví dụ như bệnh bán thân của mấy con đi. Nó sắp sửa nó báo động cho mấy con biết bán thân nó như thế nào. Cái tay của mấy con muốn liệt nó sẽ báo động như thế nào mấy con biết rồi. Nó sẽ bắt đầu cái chân của mấy con nó bắt đầu nó nhức, nó làm gì ở trong đó, nó báo rồi. Cho nên bán thân, nó trước tiên nó có cái hiện tượng của nó nó báo. Cho nên các con ngồi dựng thân lên, nó chưa có tới bán thân, nó chưa có. Nó bán thân là nó hết cục cựa được rồi. Cho nên vì vậy mà bây giờ nó còn cục cựa mà nó báo. Cho nên do đó mấy con ngồi dựng lên, bắt đầu “an tịnh thân hành” đẩy lui.
Nghĩa là lúc bây giờ mình sắp chết rồi. Chỉ còn có duy nhất là cái hơi thở, duy nhứt là cái hành động thân của mình, cái tay của mình, đưa lên, đưa xuống hoặc đưa ra, đưa vô. Nếu hơi thở mình chưa có tập quen thì cánh tay của mình đưa ra, đưa vô là đuổi bệnh đi hết. Không có bệnh nào là không đi. Thầy nói mấy con tin Thầy đi, rồi mấy con sẽ thấy không có bệnh nào mà mấy con thua hết. Làm chủ được bệnh hết. Mà làm chủ được bệnh là hạnh phúc lắm mấy con. Đừng có đi uống thuốc, đừng có cầu bác sĩ. Bác sĩ nó cứu bệnh này là nó lòi bệnh khác ra. Nhất là cái bệnh già mấy con uống thuốc rồi không có trẻ đâu. Đúng là phương pháp của Phật đẩy lui bệnh rất hay.
(49:07) Và cái phương pháp của Phật để đối trị cái tâm tham, sân, si của mình là giới luật mấy con. Về tâm là chỉ có giới luật thôi, mà về thân thì chỉ có hơi thở thôi. Thầy nói để mấy con biết. Chứ không phải mình tu hơi thở để mình vào định, để mình nhập định đâu. Không phải đâu. Cái mục đích của hơi thở để giúp chúng ta nương vào cái Thân hành nội của chúng ta, để đẩy lui những cái đau khổ ở trong nội thân, hay ngoại thân của chúng ta.
Bởi vì cái Thân hành nội là cái sự hoạt động, cái sự hoạt động của cơ, tim, gan, phèo, phổi của chúng ta là cái hơi thở ra vô. Còn cái Thân hành ngoại là nó hoạt động tay, chân cơ bắp của chúng ta. Cho nên đức Phật lấy cái hơi thở để mà chúng ta sử dụng, để mà đẩy lui tất cả những cái bệnh đau ở trong nội tạng của chúng ta ra hết bằng cái hơi thở.
Cho nên cái người mà người ta sử dụng, điều khiển được cái hơi thở. Muốn thở dài thì người ta thở dài, muốn thở ngắn thì thở ngắn. Muốn thở bình thường là bình thường. Mà người ta điều khiển hơi thở nào người ta không bị rối loạn hô hấp. Là cái người đó đẩy lui bệnh dễ dàng nhất. Còn mấy con bây giờ thở dài một hơi, mệt đó thì mấy con bị rối loạn hô hấp. Mấy con thở ngắn quá, mấy con thở không hết nổi thì mấy con chưa có điều khiển được cái hơi thở, thì mấy con còn lo lắng. Chứ còn cái người mà người ta sử dụng, người ta luyện tập hơi thở, lúc người ta thở chậm thiệt chậm, mà thở dài thiệt dài. Lúc người ta thở ra vô, ra vô nhanh như chớp mà người ta không sao hết, người ta không thấy mệt nhọc gì. Là người ta phải luyện tập hơi thở.
Thầy nói chỉ có cái người nào muốn luyện tập hơi thở là ở gần Thầy, Thầy dạy thì không rối loạn. Chứ ở xa Thầy là mấy con tập một hơi thì mấy con sẽ bị rối loạn hô hấp, hoặc khô cô, hoặc tức ngực, hoặc thở mệt nhọc thì coi như là thôi, hết. Hoặc mấy con bị căng thần kinh nữa, tập trung không đúng cách do đó con bị căng thần kinh. Chỉ có gần Thầy, Thầy dạy hơi thở để mà điều khiển ba cái bệnh đau này bằng hơi thở là tuyệt vời.
Mà Thầy dạy đầu tiên bắt đầu bây giờ tu cho Thầy một phút hơi thở đó, thở mấy hơi thở là phải tập, rồi nghỉ sao, nghỉ sao. Thầy dạy mấy con tập dần dần cái cơ thể của mình, cái phổi của mình nó sẽ quen đi với cái điều kiện tập. Chứ mấy con vô cái mấy con tập cho nhiều là mấy con cũng chết với nó đó. Hễ tập sai là chết rồi. Ham tu nhiều là cũng tiêu, không có ích gì hết. Mà tu ít thì nó cũng không có kết quả gì, mà tu nhiều cũng không được.
Chỉ có cái người Thầy người ta biết, rồi người ta xét qua người ta dạy cho mình một phút để cho mình nương vào hơi thở mình tu. Rồi người ta coi thử coi cái sự hoạt động của cái hô hấp của mình, là sự hoạt động coi nó sao. Thì người ta biết người ta tăng lên, người ta giảm xuống cho mình. Chứ tự mấy con, là mấy con chừng nào mệt thì mấy con mới biết, chứ còn mấy con không biết gì hết.
(51:30) Phật tử 3: Dạ thưa Thầy. Những năm đầu mà tụi con được sách, được băng của Thầy đó thì tụi con cũng tập theo băng Thầy. Mà khi con về đây con thấy con tập trật lất à. Gặp trực tiếp Thầy rồi tụi con biết rằng trước kia tụi con nghe băng sách con tập. Bạch Thầy con không chứng được.
Trưởng lão: Đúng vậy mấy con không chứng con, tu không không thì nó giậm chân tại chỗ, tu có hình thức, nó không chứng. Còn được trực tiếp với một vị Thầy, người ta biết cái sai người ta chỉnh mình lại. Người ta biết cái đó tu như vậy nó sẽ dậm chân mà nó không chứng. Người ta sửa lại, để hằng ngày mình tu nó không mất cái thì giờ mà nó chứng. Cho nên về cái hơi thở mấy con phải dạy tới khi mà mấy con làm chủ hơi thở đó. Nghĩa là mấy con đẩy lui hết bệnh mình là thôi, mấy con dừng lại không tu hơi thở nữa. Thì người ta dạy cái khác. Tới khi đó mình xả hết thì tâm mình “bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Để nó sống ở trong cái chân lý của nó, nó thực hiện Tứ Thần Túc. Bốn cái năng lực của nó để nó làm chủ được sự sanh, già, bệnh, chết mấy con. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Mấy con muốn nhập định nào cũng được hết, người ta sẽ hướng dẫn mấy con.
4- KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐỨNG LỚP ĐẠO ĐỨC
(52:37) Phật tử 2: Về hoàn cảnh thì con cũng không biết làm sao nữa. Hễ ở gần cũng không có Phước. Tuy nhiên để về ở kề cận bên Thầy để mà…
Trưởng lão: Không sao đâu con. Thầy bây giờ là, cái chương trình của Thầy là hướng dẫn cho các quý thầy, quý cô họ sẽ đứng lớp, họ đứng lớp họ dạy. Cho nên, Thầy soạn thảo cái giáo trình, cái chương trình giáo án này, cái chương trình giáo dục đào tạo để họ đứng lớp họ dạy, cách thức mà cho đúng. Mà Thầy theo dõi từng chút, từng chút. Cho nên Thầy đào luyện cho họ, từ cái cầm cây bút đừng có viết tầm bậy, tầm bạ, viết bài này, bài kia. Những cái bài giảng tung tung mà không ai tu được, chung chung. Cho nên, viết phải viết thành một cái giáo án để cho người ta thành ra một cái bài học. Thành ra đào luyện cho người ta có những cái tư tưởng nào, cách thức nào. Đó là cầm cây bút nó có lợi ích.
Rồi kế đó, là phải dạy người ta bằng cái phương pháp thực hành chứ không phải bằng cái nói. Mình viết ra mình nói tu như vậy vậy, nhưng người ta tu được không? Bởi vì khi người ta đọc người ta phải hiểu khác chứ. Cho nên mình trực tiếp mình dạy cho người ta qua cái thân hành của người ta. Bây giờ muốn tu đi kinh hành, là mình phải dạy cách thức đi kinh hành, rồi coi người ta đi kinh hành có đúng hay không, để hướng dẫn người ta lại cho đúng. Rồi cách thức đi, người ta nhiếp tâm như thế nào. Đó là cái pháp thực hành.
Còn cái pháp mà để dạy đạo đức thì mình gợi những cái câu hỏi, để cho người ta tập trung cái tư tưởng người ta vào những câu hỏi đó mà người ta hiểu. Người ta hiểu người ta mới vạch ra được cái đạo đức trong cái đầu óc của người ta. Mình chỉ còn cái kết luận rằng cái đó đúng hay sai cho người ta thấy cái hiểu đó mà thôi. Đó là đào luyện, làm cho người ta, truyền đạt cho người ta thấm nhuần được cái đạo lý đó, đạo đức đó. Đó là cách thức như vậy.
Cho nên, Thầy hiện giờ Thầy đang đào tạo những người. Thì lúc bấy giờ mấy con ở bên Úc thì sẽ có những người ở bên Úc, họ sẽ trở về đó họ dạy mấy con. Bởi vì đào luyện họ trở thành những cái người đứng dạy. Đứng dạy thực hành, đứng dạy những cái lý thuyết, đứng dạy những cái nền đạo đức đó. Để truyền đạt lại cho mấy con để mấy con thấm nhuần được cái đạo đức đó, để truyền đạt được cái hành động thực hành đó. Chứ còn nếu mà cứ sách vở mấy các con đọc thì thôi. Thầy nói tu không được đâu, không vô đâu.
Hay thì hay đó, đọc thì mình thấy hay. Đọc nhưng mà cái kiến giải của mình làm sao mà có kinh nghiệm đâu. Cho nên chưa được, đó là cái giáo trình của nó. Còn cái giáo án là đưa vào liền để mà làm cho người ta thấm nhuần và thấu triệt thấm nhuần được cái tư tưởng đó, cái đạo đức đó thì nó mới thực tế. Nó mới giúp người ta thực tế, chứ không khéo nó dậm chân. Tu nó chung chung.
(55:03) Phật tử 2: Những cái lời dạy của Thầy thường tụi con cũng nghiền ngẫm. Nói đúng ra thì cũng nghe tới, nghe lui, nghe giống như Thầy nói là thích nghe ca hát. Không phải! Con hổm giờ không có nghe nhiều bài gì, như là về thất cũng không có nghe gì hết, nhưng mà chỉ nghe băng Thầy, và đọc sách. Thì con thấy thời gian cũng thấm, cũng hiểu được. Nhưng mà có cái thực hành, như Thầy nói là cũng như kề cận dạy bằng cái hành động thì nó mới đúng.
Trưởng lão: Đúng rồi con. Kề cận dạy bằng hành động đó con. Chứ còn mình dạy bằng cái lý thuyết nó không được.
Phật tử 2: Dạ, nhiều khi con nghe vậy, nhưng mà mỗi người thực hành nó khác nhau. Là tại vì chắc mỗi người hiểu nó khác đi quá.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Cho nên lần lượt mà Thầy đào tạo trong chừng khoảng một năm thì cố gắng đào tạo cho một cái số người đứng lớp. Bên nữ Thầy cũng chọn một số người. Bên nam Thầy cũng chọn một số người. Dạy họ vừa học rồi sau này họ sẽ đứng lớp dạy. Rồi cách thức dạy như thế nào Thầy theo dõi từng chút để hướng dẫn cho họ biết cách dạy cho đúng.
Họ cũng vừa tu, rồi họ cũng phải vừa học, họ cũng phải vừa qua cái sự điều khiển của Thầy. Để rồi sau khi đó mới có người. Chứ còn Thầy mà chết đi rồi là không có người nữa con. Thầy mà mất rồi thì coi như là họ học cái kiểu mà chung chung này thì thôi rồi, hết rồi. Về không có còn cách thức nào, biết cách nào mà dạy mấy con hết. Thì cũng giảng chung chung, nói chung chung đâu cũng ra đó, rồi tu cũng chẳng tới đâu hết. Nghĩa là nó có giảm thiểu, cái tâm tham, sân, si mình có giảm bớt, nhưng mà tới rốt ráo thì không được mấy con.
Phật tử 2: Bây giờ tuổi của Thầy cũng đã cao rồi. Mà tụi con thì cũng già.
Trưởng lão: Thầy tám mươi rồi.
Phật tử 2: Dạ, bởi vậy có nhiều lúc con cũng khắc khoải là con không có được ở bên đây để mà gần Thầy. Trong thời gian Thầy cũng tuổi cao, con cũng già rồi. Mà không biết sao, có nhiêu đó mà nó giằng co, rồi gia đình thì con cũng không biết.
Trưởng lão: Không có gì đâu con. Đừng có lo. Cái duyên Phật pháp nó đã đến thì các con cố gắng ở bên đó. Các con theo những cái điều kiện mà con hiểu biết được, nó giảm thiểu được, nó tác ý được. Mà cái phương pháp tác ý nó có nhiều cái câu tác ý để đem lại cho tâm mình bình an chứ gì. Nó có cực quá hay hoặc có gì đó, thì con tác ý để đem lại sự bình an cho mình. Đừng có nghĩ bây giờ sợ tuổi tác của mình nó già rồi. Nó có cái duyên Phật pháp vậy thôi.
Thầy mà đào luyện được cái số người Thì cho họ về bên Úc ở trợ giúp cho mấy con. Để mấy con tập trung lại một cái nơi nào đó, thì mấy con có cái chỗ để họ hướng dẫn cho mấy con, mấy con sẽ thực hiện được. Nó không khó đâu mấy con. Phật pháp nó không khó, nhưng mà nó khó là không có người dạy. Nhiều khi có người dạy lại dạy sai nữa mấy con. Dạy sai, dạy trật là mấy con bị ức chế tâm. Coi vậy mà nó khó đó con, nó sai một chút là nó bị ức chế tâm. Mà nếu đúng một chút thì nó xả tâm
5- GIẢNG VỀ TỨ NIỆM XỨ
(58:10) Trưởng lão: Cũng như nội cái mà tu Tứ Niệm Xứ thôi. Một cái người ngồi để tự nhiên cái tâm mình thanh thản an lạc, vô sự. Tự cái hơi thở của mình ra vô mình cảm nhận toàn thân của mình. Tức là trên thân quán thân, để tự nhiên. Còn mấy con cố gắng mấy con để quán thân trên thân quán thân, để cảm giác thân của con như là cái câu của đức Phật dạy: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Mấy con cứ cảm nhận toàn thân mấy con ra vô như vậy, đâu gọi là trên thân quán thân. Thì lúc bấy giờ mấy con bị ức chế rồi.
Chứ mấy con để tự nhiên như thế này, mấy con nhắc: “Tâm thanh thản an lạc, vô sự”. Rồi mình để tự nhiên, lúc bấy giờ cái tâm mình tự nó biết hơi thở ra vô, nó cảm nhận toàn thân, để tự nhiên. Thì đó là nó đang ở trên Tứ Niệm Xứ nó nhiếp phục tham ưu. Không còn cái tâm niệm ác nào mà xen vô chỗ đó được hết. Gọi là tự nó nhiếp phục. Cho nên đức Phật nói: “Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Ở đó là cái chỗ tự nhiên. Còn bây giờ bắt buộc nó thì tức là nó mất tự nhiên. Mất tự nhiên thì nó không thể quán thân mà nó ức chế thân. Thành nó sai, nó xê xích có một chút à. Nó một đường tơ đó mấy con, chứ không có phải đâu.
Cho nên khi mà dạy mấy con, người ta theo dõi từng chút. Coi cái người này tu coi vậy có phải ức chế tâm không. Nó ức chế tâm thì nó mất sự tự nhiên của nó, nó phải dụng công. Nó dụng công để nó quán thân nó thì coi chừng. Cho nên hầu hết là bao nhiêu cái trường hạ, ờ biết bao nhiêu trường thiền dạy mà về Tứ Niệm Xứ mấy con. Ở bên Miến Điện đều là dạy ức chế không đó. Cho nên họ dạy sai như vậy cho nên chứng quả A La Hán đâu có. Bởi vì cái lớp mà Tứ Niệm Xứ là cái lớp thứ bảy trong Bát Chánh Đạo, nó là lớp xếp thứ bảy. Cái lớp này nó có đủ Thần Túc mà. Tứ Thần Túc nó đủ hết. Mà họ dạy như vậy làm sao có Tứ Thần Túc được, chỉ có lọt trong tưởng mà thôi.
Cho nên Thầy thấy Thầy viết rất rõ rồi. Cho nên vì vậy mà khi mà dạy tới cái lớp mà Tứ Thần Túc này, cái lớp mà Tứ Niệm Xứ này, thì coi như là theo dõi mấy con từng chút đó. Cái tâm mà giới luật của mấy con phạm một cái là mấy con bị ức chế liền tức khắc. Bởi vì cái lớp đó là cái lớp chuyển qua cái lớp định mà, lớp Chánh Định rồi. Thành ra nó phải theo dõi mấy con từng li, từng tí trong khi mà dạy mấy con, chứ nó không phải dễ. Nó không phải dễ đâu.
(1:00:08) Phật tử 2: Cái lớp Tứ Niệm Xứ thì cư sĩ tụi con đâu có tới đó được Thầy.
Trưởng lão: À, được chứ con, nhưng mà cái hoàn cảnh của con. Bây giờ cái hoàn cảnh của con, con cháu vậy là con tu không có được đâu. Con vô cũng không thấu đâu. Bởi vì nó làm động con rồi.
Phật tử 2: Dạ, với lại con nghĩ là để giữ giới luật được thì chỉ có người tu sĩ.
Trưởng lão: Thì nói chung là giới luật phải nghiêm chỉnh rồi đó. Tức là con phải trải qua con học những cái giới luật, con thấm nhuần rồi thì con mới vô được Tứ Niệm Xứ. Mà nếu mà cái giới luật mà chưa có thấm nhuần mà vô Tứ Niệm Xứ là bị ức chế rồi. Nó quan trọng lắm. Cho nên bây giờ hoàn cảnh gia đình con như vậy thì chỉ có thể tu Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thôi. Để cho mình dùng cái tri kiến của mình xả tâm, mình xả cái tâm của mình.
Thí dụ như Chánh Kiến, mình thấy mọi sự, mọi pháp xảy ra mà tâm bất động, nhờ cái hiểu biết của mình. Chánh Tư Duy là mình suy nghĩ để mọi chướng ngại pháp ở trong tâm mình nó xả ra, để cho mình đem lại cái đời sống của mình bất động, nó an ổn. Đó là con chỉ học hai lớp này thôi. Chứ còn tới lớp nữa thì chưa được. Đó là hoàn cảnh gia đình, tùy theo.
Cho nên tới cái lớp Chánh Niệm hoàn toàn là như người tu sĩ thì mới được. Nghĩa là bỏ xuống hết, hoàn toàn mình chỉ còn có ba y một bát, coi như đời sống không còn gì hết. Nghĩa là đời sống thế gian mấy con chỉ còn có xuất gia mà thôi. Mặc dù mấy con không cạo tóc, mặc áo tu sĩ, nhưng mà mấy con phải sống đúng đời sống đó thì mấy con mới vô Tứ Niệm Xứ mới được.
Cho nên có nhiều người cũng cạo tóc xuất gia, mặc y áo mà giới luật không nghiêm chỉnh vô Tứ Niệm Xứ cũng bị ức chế hết. Cho nên tu sĩ mà còn ham tiền, ham bạc, còn cất giữ tiền bạc, còn ăn uống phi thời, còn thích đi nói chuyện thì tu sĩ này vô Tứ Niệm Xứ là cũng bị ức chế. Còn bây giờ con cư sĩ, mà con giữ gìn giới luật con nghiêm chỉnh thì con sẽ làm tốt, chứ đừng nói. Bởi vì tu sĩ mà cái hoàn cảnh con như cư sĩ. Con không cần. Tới trưa con cái cho một bữa cơm ăn, không cần ngon dở, ăn để sống, không có chê, khen gì hết, ăn để sống, không cần gì nữa. Thì cái tâm con sẽ đi vô Tứ Niệm Xứ. Mặc dù con không xuất gia nhưng mà vẫn tới nơi, tới chốn mấy con.
(1:02:08) Phật tử 2: Con thì con thấy hoàn cảnh của tụi con bên Úc, tụi con cũng khó. Ví dụ như là muốn thực hiện được việc xin ăn ngày một bữa rồi ai cho mình?
Trưởng lão: Khó lắm. Bởi vì chỉ bây giờ có con của mình nó mới cho mình thôi.
Phật tử 2: Dạ mà con mình thì nó cũng đâu có phục vụ mình, nó cũng phải đi làm.
Trưởng lão: Bởi vậy, nó đi làm nó sống. Nó cũng đâu có phục vụ
Phật tử 2: Dạ nó cũng phải đi làm suốt, rồi tối mới về nó mới nấu cơm nó ăn. Chứ không có như bên đây mình xá một chút rồi có người mình xin bữa cơm. Hay là nhà người ta nấu lại mình xin được.
Trưởng lão: Bởi vậy mới được con, còn bên đó không được. Bởi vậy bên đó nếu mà có một cái chùa, rồi cái chùa đó, người ta sẽ lo lắng. Có một cái Ban đời sống người ta lo lắng cho cái đời sống của một số người cư sĩ đến đây tu tập. Thì mấy con vô đó, mỗi người lãnh cái thất như Tu viện Chơn Như vậy đó. Đó bắt đầu vô đó, thì bắt đầu mình mới xét mình lần lượt. Lần lượt mình tập thấm nhuần, thấm nhuần lần cái đời sống quen lần rồi mình bắt đầu. Cứ tới giờ ăn cơm là mình đi ra đó người ta sắp sẵn cho mình, một bữa ăn của mình bao nhiêu, một mâm cơm cho mình đủ ăn. Cho nên mình không còn lo. Chứ mình còn lo ăn nữa thì thôi rồi cũng không được.
Cho mình bữa ăn ngon dở mình không biết, mình không có nghĩ gì đến cái vấn đề, thì cái đó tu mới được con. Chứ còn con mà nấu ăn thì con không tính sao được. Bây giờ phải rau, phải này kia nọ, hễ tính rồi thì cái đầu chạy theo cái món ăn rồi. Thì nó không được. Còn cái kia, không biết người ta bữa nay cho mình ăn gì mình cũng không cần đòi hỏi. Cái đó nó mới đúng. Nói chung là cả một cái đất nước mà chỉ có một cái Tu viện mà nó tạo ra đời sống như vậy thôi. Rồi cái phương pháp tu như vậy nó phù hợp nữa. Mà thế mà giới luật còn, không còn vi phạm sai. Huống hồ mà sống trong những cái hoàn cảnh kia làm sao mà, giới đủ thứ loại mà nó phạm hết.
(1:03:59) Phật tử 1: Con cũng biết rằng bắt đầu tất cả đều bắt đầu từ cái giới. Mà tụi con thì giới luật cũng chưa có tròn. Giới luật chưa được tuân thủ miên mật, cũng còn những cái tâm dục chưa tiến bộ được. Thành ra cái luyện tập nó không tiến bộ được.
Trưởng lão: Đúng vậy con. Giới luật mà nó không nghiêm chỉnh không tiến bộ được đâu. Mình tu thì tu chứ nó giậm chân, nó đứng tại chỗ đó. Nó được chút nào đó thôi rồi cái bắt đầu nó đứng đó, nó không tiến tới được nữa. Mà giới luật thanh tịnh thì tiến tu lắm mấy con. Tới chừng đó mình, cái thân tâm của mình, cái tâm của mình nó có cái nội lực kỳ lạ lắm, nó mạnh lắm.
Thí dụ như con muốn gì đó thì thân tâm con nó sẽ làm cho con luôn. Trong ý muốn của con là hướng tâm, nó muốn thôi chứ nó chứ chưa phải là nói ra bằng lời đâu. Thí dụ như bây giờ cái thân con nó đau cái tay này, con chỉ muốn cái tay mình không đau nữa, là nó không đau nữa. Nó hay vậy đó. Muốn theo ý, trong cái ý mình muốn là hướng đó, gọi là hướng tâm, chứ mình chưa nói: “Thọ là vô thường, cái tay này đừng có đau”. Đó là tại mình dùng pháp, cho nên đó là pháp tác ý, mình tác ý ra lời. Con hiểu không?
Còn cái kia đó mình tu mà cái giới luật nó nghiêm chỉnh, nó thanh tịnh rồi. Trong đầu mình muốn: “Cái tay này không có đau à”, thì nó không đau. Chỉ muốn thôi chứ chưa tác ý đâu. Gọi là hướng tâm, mình hướng tới không đau. Nó có cái nội lực của nó đó con. Nhưng mà giới luật không nghiêm chỉnh thì nội lực không có. Bởi vì cái tâm của chúng ta nó hết tham, sân, si, mà cái tâm mà hết tham, sân, si là tâm thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh thì phải có cái lực đó. Cái nội lực đó gọi là Dục Như Ý Túc. Muốn là được, muốn là được, dục như ý mà, muốn là được. Nhưng mà người ta không có muốn tiền, muốn bạc, muốn danh muốn lợi đâu. Người ta muốn cho cái thân tâm người ta bình an, không có đau khổ, ray rứt, đó là muốn. Nó gọi là Dục Như Ý Túc.
6- HƯỚNG DẪN TU TẬP & ĐUỔI BỆNH
(1:05:52) Phật tử 2: Thưa Thầy, cái hoàn cảnh, cái đặc tướng của con bây giờ. Thí dụ như con thì cũng khao khát, lúc nào cũng ray rứt mà không có thực hiện được. Bây giờ Thầy nhận thấy cái đặc tướng của con bây giờ phải tu như thế nào?
Trưởng lão: Con tu như thế này thì nó. Bởi vì cái tướng của con. Tại vì cái đặc tướng của con tu như thế này không tốt. Về mình nhớ về bên đó đó thì con sẽ tu như thế này thì tâm nó mới an. Trong ban ngày thì con sẽ sống làm tất cả mọi công việc. Nhưng mà mỗi cái gì có ác pháp thì con nhớ con tác ý con xả ra: “Đây là ác pháp. Mình phải sống, mình buông hết tất cả những cái điều mà làm cho mình phiền não, đau khổ, tức giận ở trong lòng mình, hay phiền não trong lòng mình”. Thì con thường thường có những cái chướng ngại thì con nói: “Đây là nhân quả, hãy thản nhiên, đừng có để cái tâm mình, phiền não của mình”. Thì con ban ngày con sống trong tất cả mọi cái đừng có để tâm con bị chướng ngại. Đó là con xả tâm, con hiểu không?
Đó là cách tu ở trong cái ban ngày của con, bởi vì cái hoàn cảnh của con mà. Còn ban đêm mà yên tịnh, thì con sẽ ngồi con nương vào hơi thở của con. Con hít vô, thở ra, con tác ý. Con để cho nó tự nhiên, đừng ức chế, để tự nhiên con thở ra, thở vô, để cho an trú được trong hơi thở. Phải tập cho quen được trong hơi thở, con cũng ngồi thẳng lưng con tập cho quen. Rồi bắt đầu sau đó thì con có bệnh đau thì con cũng ngồi cái kiểu đó để mà con đuổi bệnh của con, thì con sẽ được bình an.
Có hai phần tu. Ban đêm thì ngồi hít thở, hoặc nếu mà con hít thở con nghe nó mệt, con nghe nó tức ngực con thì con dùng cánh tay của con. Con dùng cánh tay của con thì con cũng khỏi cần đưa ra, đưa vô như vậy thì con bị mỏi, đưa nhiều nó mỏi. Con chỉ cần cái ngón tay con chỉ cần nhích lên, nhích xuống như vầy, cái hành động vầy là con cũng đã tu rồi. Bởi vì tu Thân Hành Niệm mà. Lấy cái niệm động mà tu. Cho nên con chỉ cần có nhích cái tay con lên xuống như thế này. Con ngồi đây con cảm nhận cái tay con đưa ra, đưa vô thì đó là cũng là tu rồi.
(1:08:01) Phật tử 2: Có cần ngó cái cánh tay mình không Thầy?
Trưởng lão: Cái ngón tay đó con.
Phật tử 2: Dạ, nhưng mà mình phải ngó cái tay hay là mình chỉ cảm nhận thôi?
Trưởng lão: À con chỉ cảm nhận thôi. Ngó thì nó mỏi con mắt con. Con chỉ ngồi im lặng con ngó đằng trước này thôi. Rồi con đưa cánh tay con cảm nhận cái ngón tay đưa ra, đưa vô. Con nhiếp theo cái ngón tay đưa ra, đưa vô như vầy. Mà nếu cái tay này con thấy mỏi thì cái tay con đưa ra. Còn nếu mà lúc đầu thì con đưa ra, đưa vô cho nó cụ thể, nó rõ ràng để mà con nhiếp tâm nó dễ. Sau đó rồi con thấy nó đã nhiếp được rồi thì con tập.
Bởi vì nếu mà cái cơn đau của con mà nó có ở trong thân của con, con không thể ngồi được, con không thể cục cựa được. Thì con chỉ cần có nhúc nhích cái ngón tay của con, con cũng có thể nhiếp tâm ở trong đó để mà con an trú được tâm con trong đó để mà con đẩy lui bệnh, con hiểu không? Đây là cái phần để giúp cho con để đẩy lui bệnh sau này, thì cho nên con phải tập trung được tâm của con.
Bình thường thì bây giờ con không có gì hết thì con ngồi thẳng, con hít thở. Còn nếu mà hơi thở có gì rối loạn thì con dùng cánh tay đưa ra, đưa vô thế này. Tập ít thôi đừng có tập nhiều. Tay này con đưa ra, đưa vô tập năm lần. Tay này đưa ra, đưa vô năm lần.
Phật tử 2: Mình tác ý nữa hả Thầy?
Trưởng lão: Ừm mình tác ý: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”. Rồi con đưa ra, đưa vô con đếm một. Đưa ra, đưa vô con đếm 2. Đưa ra, đưa vô đếm 3, rồi 4, 5 thì con dừng lại để ở trên đầu gối. Thì bắt đầu bên tay bên đây: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”. Rồi con đưa ra, đưa vô, đưa ra, đưa vô. Tu tập 5 lần con để tay này nghỉ. Rồi con đưa ra, đưa vô, đưa ra, đưa vô 5 lần. Con thấy tu đơn giản lắm. Đưa ra, đưa vô 5 lần.
Rồi do đó con thấy con tu bây giờ tập tu 1 phút, rồi lên 2 phút, rồi 10 phút, rồi 15, rồi 30 phút, nghỉ. Trong vòng một buổi tối mà con tu, con đưa ra, đưa vô như vậy 30 phút thôi. Rồi buổi khuya con dậy con tu 30 phút thôi rồi con nghỉ, con không tu nhiều. Còn ban ngày thì tất cả mọi sự kiện gì xảy ra dùng tri kiến con quán xét xả. Đừng có để tâm mình buồn phiền lâu. Nó có xảy ra gì buồn phiền cái là con xả ngay liền. Chừng trong vòng 5, 3 phút thì con phải xả cho nó sạch, để cho tâm con trở về lại bình thường. Còn ban đêm thì con tu như vậy thôi. Để rồi nhuần nhuyễn rồi, sau khi tu như vậy mà có bệnh thì mỗi lần cánh tay mà con đưa ra thì tất cả những bệnh đau theo đó mà ra, cái tư tưởng của con. Mà khi tất cả những sự bình an con thì sẽ đưa vô.
Và mỗi lần đưa ra, đưa vô khi có bệnh đau. Ví dụ như con nhức đầu, mỗi lần đưa ra thì thấy cái nhức đầu con sẽ theo cánh tay mà ra. Cánh tay nào cũng vậy, mà đưa vô thì cái không đau sẽ đi vô, có vậy thôi. Rồi sau đó thì cái phần mà làm chủ được bệnh, cái cảm thọ của con được rồi. Thì như vậy là, tâm con thì ban ngày tất cả mọi chướng ngại con đều xả. Cho nên tâm không còn phiền não. Ban đêm thì tập để đẩy lui được bệnh. Thì coi như vậy là con hạnh phúc rồi, con thấy hạnh phúc không? Tâm con bất động không có còn bị chướng ngại rồi, không có phiền não rồi. Mà có bệnh đau thì đẩy lui rồi thì đâu còn gì mà lo sợ. Cuộc đời con là giải thoát ở hai phần này rồi. Cho nên chỉ tu bao nhiêu đó thôi là đủ rồi. Rồi còn cái gì mà cao hơn nữa thì chờ Thầy.
7- GIAI ĐOẠN THỨ HAI - DỨT TRỪ ÁI KIẾT SỬ
(1:11:19) Trưởng lão: À, nếu mà có duyên rồi thì nói: “Mấy con phải lo lắng cho gia đình này kia. Mẹ sẽ đi. Còn vài phút nữa, còn vài ba năm nữa mẹ sẽ đi tìm cái nơi mà mẹ sẽ giải quyết cái sự sống chết của mẹ lần cuối cùng. Nếu mà mẹ cứ theo mấy con hoài như thế này thì mẹ sẽ hết đời mà không làm gì được hết”. Thì lúc bấy giờ mới là dẹp hết, thì mấy con mới về Việt Nam mấy con mới chui vô trong Tu viện mấy con ngồi đó có chỗ mà tu. Chứ bây giờ ở trong gia đình tu không có được đâu, tu sâu nữa không có được đâu.
Phật tử 2: Dạ thưa Thầy con thấy là con khó quá. Nhiều lúc con nói như con thì kể như xong hết rồi, con 4 đứa thì nó cũng có gia đình hết. Đứa nhỏ ở nước Úc cũng ba mấy tuổi rồi, có hai đứa con. Rồi con còn út cháu nữa là con cũng không biết giờ nào rảnh rang.
Trưởng lão: Thành ra bây giờ con chỉ còn có nước tu vậy thôi. Rồi tới cuối cùng mà con thấy mình có đủ cái lực để làm chủ bệnh rồi. Mình thấy cái tâm mình xả, tự nó mình thấy nó thanh tịnh rồi. Coi như là lúc nào nó cũng không còn phiền não, có chướng ngại gì, cuộc sống mà có chướng ngại gì con thấy con cũng xả sạch được rồi, không có làm cái gì mà chướng ngại. “Ờ bây giờ còn có gia đình mà mình đi sâu nữa thôi. Thôi bây giờ mấy con hãy lo bổn phận của mấy con. Như lỡ mẹ bây giờ chết rồi thì ai lo cho mấy con đây? Bây giờ mẹ còn có một vài năm nữa thôi. Thì bắt đầu rồi mấy con cũng tự lo để cho mẹ còn dành cái thời gian của mẹ còn có mấy năm nay nữa thôi. Mẹ sẽ đi tìm một cái nơi mẹ tu hành. Như các con cũng đã biết là ở đâu”. Con cũng chỉ cho nó biết. Mẹ về đó mẹ tu chứ mẹ có ở đâu xa hết à.
(1:12:56) Phật tử 1: Theo con thấy thì con cháu nó ràng buộc nó là một phần. Nhưng mà chính là tại mình.
Trưởng lão: Đúng đó con.
Phật tử 1: Tại cái tâm của mình không khắc phục được mình. Tại con thì cái gì cũng lo hết. Con nó tuy đi làm, nó lớn nó biết rồi, cái giờ giấc nó đi làm thì nó biết. Thấy mà bữa nay nó chưa đi làm cũng lo, cũng nhắc, cũng hối, như là lo trời sập. Thành ra đó là cái vướng mắc mà không bỏ được.
Trưởng lão: Cái đó là cái nghiệp đó con, phải cố gắng khắc phục. Coi như là mình chết rồi thì tự nó cũng phải lo thôi chứ gì. Thì bắt đầu bây giờ con cũng nghĩ rằng: “Bây giờ thí dụ như mình chết rồi thì mình còn phải lo nữa đâu. Thành ra bây giờ mình phải dành cái thời gian còn lại để khắc phục cho được những cái duyên nhân quả, cái ái kiết sử này”. Đó là cũng là cái ái kiết sử đó con. Phải cắt đứt cái ái kiết sử này để giải quyết cho mình, còn có năm tháng ngắn quá. Thì sau khi mà cắt đứt được rồi, thì mấy con mau mau đi tìm cái chỗ mấy con yên ổn, thì mấy con mới đi sâu được.
Phật tử 2: Con chỉ có đi xa thôi, chứ bây giờ trước mặt thì khó lắm. Trước mặt mình thấy mình làm ngơ con cháu mình thấy khó lắm. Thành ra con nói chỉ có là con phải dứt khoát.
Trưởng lão: Thì đi xa chứ còn con ngồi đó con tu thì tu sao được con. Đúng vậy con, nếu dứt khoát là được.
Phật tử 2: Nếu mà con muốn đi con đường mà cho rốt ráo thì phải dứt khoát thôi.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Thì ông Phật con thấy đó, ổng đâu có ngồi trong nhà, ổng là vua mà ổng tu được đâu? Ổng phải đi vô rừng ổng ở ổng tu. Con thấy không? Cái kinh nghiệm đó là phải, cái duyên sanh, tức là cái đời sống của mình phải cắt đứt hết. Chứ còn mình ngồi đó mà nó còn ràng buộc mình, làm sao mình ngồi tu được, không ngồi được đâu.
Đó cũng như bây giờ con thấy con tu, là con xả được như vậy hết, thì con ngồi được như vậy. Chỉ còn chờ một chút cái duyên của mình đủ. Là bây giờ, thí dụ nó đủ ăn thôi. Thì con chỉ bây giờ thôi được rồi. Đâu có phải bây giờ mà cứ đeo đẳng ba cái tiền bạc này kia nữa, trói buộc, tới chừng chết mình có mang theo được gì đâu. Biết rõ rồi. Thì bây giờ nó đủ hết duyên rồi, thì bây giờ ta khép chân chúng ta trong vòng một vài năm tu cho xong, chứ không lẽ bây giờ tôi tu lừng chừng vầy hoài sao?
Mặc dù là tu có kết quả rồi, nhưng mà cái kết quả đó là cái kết quả của cái giai đoạn của mình còn ở trong gia đình. Nghĩa là bây giờ có bệnh mấy con đẩy lui được bệnh bằng phương pháp rồi chứ gì. Mấy con có những cái chướng ngại buồn phiền trong gia đình mình xảy chuyện này, chuyện kia đều là xả được hết rồi. Nhưng đâu phải là con đường của đạo Phật tới đó là hết. Nó mới có giai đoạn đầu của nó thôi.
Sau khi cái hoàn cảnh gia đình của mình, tức là cái nhân quả của mình nó sắp xếp. Con cái lớn khôn hết rồi, nó có đôi bạn, nó có công ăn việc làm, nó sống được rồi, nó không có thể còn mà. Mình bây giờ có sống thêm mình cũng, cái ái kiết sử mình chỉ giúp nó thôi chứ sự thật ra nó có gì đâu. Do đó bây giờ “thôi dừng lại đây đi, tao lo công chuyện cuối cùng, coi như là người vô sự”.
(1:15:47) Phật tử 3: Con xin phép con hỏi thưa với Thầy. Cái pháp của Thầy dạy con về con áp dụng là có kết quả lắm. Thí dụ như bây giờ con thấy mình làm chủ được cái hành động của mình trong cái cách cư xử, là thấy đã làm chủ được mình là đã xả tâm rồi. Thì con xin thưa với Thầy mình rằng: “Mình làm sao để mình tiến sâu hơn nữa?”.
Thí dụ bây giờ con muốn giải quyết cái chuyện đó, con muốn nói ra cái đó thì con đã biết được là mình sẽ nói cái đó để có cái thiện pháp như thế nào. Tức là con mừng là đã làm chủ được thêm một cái điều nhỏ nhoi đó rồi.
Trưởng lão: Ừm, Chánh Tư Duy đó, cái đó là Chánh Tư Duy đó con.
Phật tử 3: Dạ. Mà nhờ cái là biết xả tâm. Nhờ Thầy dạy cho con là phải xả tâm hết được thì con rất là tuyệt vời. Con thấy cái kiểu đó, cái cách làm đó, thì bây giờ muốn đi thêm nữa đó thưa Thầy thì phải dùng phương pháp nào để hỗ trợ cho cái cách xả tâm, với cách ngồi thiền đếm hơi thở như vậy?
Trưởng lão: À, bây giờ mà muốn đi thêm nữa phải không? Thì bây giờ tất cả cái duyên của gia đình của con đó, tức là cái duyên danh đó, cắt đứt hết thì mới đi sâu vô được. Chứ giờ còn nằm đó thì bấy nhiêu đó đủ rồi, chứ không còn hơn gì được, không có thêm được nữa. Tại vì bây giờ con chỉ ngồi thiền con nhiếp tâm vậy con xả, từng cái sự việc xảy ra đều là qua cái tri kiến của con, con tư duy rồi con biết cái này là thiện, cái này là ác con biết hết rồi, con đủ rồi. Thì cái đó là cái phương pháp của gia đình. Của gia đình mà tu ở trong gia đình của mình như vậy là đủ rồi, không còn hơn được nữa. Bây giờ chỉ còn cắt đứt cái duyên ái kiết sử của gia đình ra thì mới đi sâu thêm được bước nữa. Tức là cái giai đoạn thứ hai.
Cái giai đoạn thứ nhất là mấy con đã tu như vậy là đúng rồi, đã có kết quả rồi, sống với cuộc sống bình an rồi. Nhưng mà tới cái giai đoạn thứ hai là phải cắt đứt cái ái kiết sử này chứ không có để cái ái kiết sử này mà tu được, tới được. Không thể ngồi trong gia đình mà con tu như vậy được. Bởi vì trong gia đình mình cái trách nhiệm của mình, không thể bỏ được, trước mặt của mình mà. Cho nên phải cắt bỏ.
Vì vậy mà mình chỉ còn đến cái chỗ là hoàn toàn là mình buông hết. Nhà cũng của người ta không phải gì của mình. Cho nên vì vậy mà mình có cái chuyện đó đâu, hoàn toàn do tu viện hết. Do mọi người, người ta lo lắng cho mình có chỗ ăn, chỗ ở, mình không còn lo bữa ăn, bữa uống gì nữa, hoàn toàn hết thì bắt đầu mới đi sâu vô được. Mà chính con xả cái chỗ này thì con mới đi vô được trong này. Mà cái này mà con sống ở trong gia đình chưa được mà con vô trong này thì cũng không được. Đó.
Con vô đó, thí dụ bây giờ con chưa có làm xong. Bây giờ Nô nó còn nhỏ như vầy mà con bỏ nó đi vô đây con ngồi. Thì bắt đầu nó yên lặng đây nó lại nhớ: “Trời ơi! Mình bổn phận làm mẹ chưa có tròn”. Có phải không mấy con thấy không?
Cho nên vì vậy cái giai đoạn này cho xong rồi thì bước qua giai đoạn này. Mà bây giờ giai đoạn này nó chưa xong, tức là con nó còn nhỏ là mấy con chưa xong đâu. Con hiểu không? Nô thì nó còn đi học nên nó chưa rồi, thì mấy con không có được quyền bỏ nó. Cho nên mấy con tiếp tục. Còn bây giờ như con, thì con cái lớn khôn hết rồi, nó có công ăn việc làm hết rồi. Thì bắt đầu con phải tự sắp xếp cho con như thế nào, để rồi con mới bước thêm một cái giai đoạn. Nhưng mà con mới bước vô cái giai đoạn đó thì con thấy như thế nào?
Đầu tiên con phải tu tập cái gì căn bản. Con phải có đủ cái tri kiến, Chánh Tư Duy của con để mà con xả hết các cái chướng ngại pháp của con trong cái đời sống tiếp duyên với con cái, với bạn bè xung quanh mình mọi cái, có chướng ngại con đều xả được hết rồi. Đó là về cái tâm xả của con, cái tri kiến của con xả.
Cái thứ hai con phải ngồi con nhiếp tâm, con an trú được ở trong hơi thở hoặc cánh tay mà Thầy dạy con đó. Những cái này có căn bản rồi thì bắt đầu bây giờ đó con sắp xếp để mà cái duyên đời của mình đó, mình cắt hết, để rồi bắt đầu bây giờ chỉ còn có ba y một bát. Tức là con đã buông xuống hết, sống thiểu dục tri túc, một đời sống giải thoát.
Bởi vì cái đời sống giải thoát nó mới tu được sâu hơn. Còn cái đời sống chưa giải thoát mà nó còn ràng buộc, thì mấy con tu không có vô đâu. Cho nên ở trong gia đình mà tu thì không được đâu. Cho nên chỉ có xuất gia thôi. Nhưng mà mấy con không xuất gia, tức là mấy con không cạo đầu nhưng mà như là đời sống xuất gia. Nó mới đi sâu được vào ở trong cái chỗ mà Tứ Niệm Xứ, mới quán được Tứ Niệm Xứ. Chứ không phải ngồi bây giờ mà nó còn làm việc đủ thứ mà tu Tứ Niệm Xứ thì nó bị ức chế hết.
(1:19:51) Phật tử 4: Thưa Thầy bây giờ thấy pháp Thầy hay quá. Hiểu được pháp Thầy thì thấy cũng là tuyệt vời. Nhưng mà còn đứng ở cái góc độ của cư sĩ chưa đạt, mà cái Tứ Niệm Xứ hay quá rồi cũng có cái ước muốn mà đạt được như vậy. Thành ra nhưng mà nó không kết quả.
Trưởng lão: Không kết quả. Tại vì cái hoàn cảnh của mấy con tu Tứ Niệm Xứ thì không được. Bởi vì nó ràng rịch mà. Tứ Niệm Xứ nó buộc lòng nó phải thanh tịnh thật sự rồi thì nó mới vô Tứ Niệm Xứ mới được. Bởi vì Tứ Niệm Xứ đó, là tự cái pháp nó, nó khắc phục tham ưu hết những cái vi tế. Mà mình còn cái thô, mình còn bao nhiêu sự ràng buộc mà bắt buộc nó vô Tứ Niệm Xứ thì bị ràng buộc. Mà mình cứ nhiếp để mà chịu đựng với nó thì bị ức chế rồi. Thành ra mấy con sai. Đó.
Cho nên Thầy nói là bắt đầu giai đoạn thứ hai là mấy con vô trong đó là coi như là mấy con phải duyên sanh phải cắt đứt hết. Tức là cái đời sống của mình buông hết rồi. Thì mình vô đây thì mình mới thực hiện Tứ Niệm Xứ, mới đi sâu vô mới có Tứ Thần Túc.
8- KHI TU TẬP CÓ HỶ LẠC
(1:20:58) Phật tử 3: Dạ thưa Thầy, bởi vậy khi mà con tu tới đây rồi con cảm nhận được tại sao cô Diệu Vân mà nó đi tới cái tình trạng như vậy đó. Có những lúc con học Thầy, cái Thầy dạy xả rồi thì khi nó xả được rồi, mình vô ngồi thiền rất là an ổn. Nó tới cái hỷ lạc. Lúc đó mình cảm nhận mình thấy là lúc đầu mình không có xả được thấy nó khó vô cùng, vô ngồi cái là có ức chế. Đến khi xả rồi, vô ngồi rất là an ổn, cái tâm trạng hỷ lạc nó lại tới. Thế là lúc đó, con nói thật chứ, thành ra tại sao cô Diệu Vân lúc cổ như vậy rồi, thì đi hỏi khắp nơi, cổ nói là muốn tất cả mọi người vô được như vậy, giữ như vậy đó, thì thấy nó lạc. Nó lạc vào tới cái chỗ mà mình tưởng là như vậy, là cái mục đích mình đã tới rồi, mình được cái điểm nào cái mình mừng vui, cái tới đó mình đưa tới cái tâm hỷ lạc. Thành ra con thấy từ kinh nghiệm của người này, người kia con nhắc mình. Mà con thấy rõ ràng là nếu khi mà trong cuộc sống hằng ngày mình xả rồi, làm chủ.
Ví dụ bây giờ con muốn nói cái chuyện đó, là con xem là nói ra là nó có kết quả thế nào. Nó cần thiết phải nói không hãy nói, còn không nói ra thì không cần thiết con không nói. Thì mình đến khi mà mình ngồi thiền, mình xả được những vướng mắc rồi, mình ngồi nghe an ổn lắm Thầy.
Thí dụ bây giờ con nói con ngồi chút xíu chừng 15 phút thôi. Nhưng mà khi ngồi xong rồi xả ra thấy nó đi qua nửa tiếng rất là nhanh. Còn lúc trước, ngồi ức chế ghê luôn. Tâm nó mình cố gắng là nửa tiếng, nhưng mà nó làm sao đó khi xả ra thấy có 15 phút à.
Trưởng lão: Đúng vậy con. Bởi vì khi mà nó ngồi nó an trú được, thì cái thời gian nó không có. Cho nên thấy một tiếng, hay là nửa tiếng nó nhanh quá. Còn khi mình ngồi mình ức chế, một phút mình thấy cũng lâu nữa, chứ đừng nói chi là ngồi nửa tiếng. Cho nên khi nó thường thường là mình ức chế, là cái ái kiết sử.
Ví dụ như cô Diệu Vân đó. Cổ bị còn ái kiết sử mẹ cổ, ba cổ, là do đó mà cổ ức chế, cổ đi vào trong cái trạng thái bất động của cô. Cho nên vì vậy mà cái pháp tưởng nó phát hiện được cái danh của cổ. Cổ muốn dạy người này, người kia, cổ muốn làm thầy, cổ bị lọt trong cái pháp tưởng, cái dục tưởng. Cho nên cô bị danh. Cho nên cô viết quá nhiều mà nói về cái vấn đề tu tập như thế này cô viết quá nhiều.
Nhưng mà sự thật ra, nó lại bị lọt trong cái danh tưởng rồi. Cái tưởng danh đó, cho nên nó sai. Mà cổ bị kẹt với mẹ cổ, ba cổ là cái ái kiết sử đó. Ít ra thì cổ phải rời bỏ cái cảnh ái kiết sử đó thì cổ mới vào cổ tu Tứ Niệm Xứ. Còn đằng này cổ tu Tứ Niệm Xứ mà lại cổ ôm ấp vô cái ái kiết sử đó, phải lo cho mẹ mình như thế này, lo cho ba mình như thế này. Thì cái này là cổ bị kẹt hoàn toàn. Cổ không có rời khỏi cái sanh y, tức là cái duyên đời, cái nghiệp đời, cái trói buộc của cuộc sống ái kiết sử đó, cổ cũng chưa có rời bỏ. Ờ thì cha mẹ mình biết pháp tu thì cứ để ông bà tu cách nào ông bà tu.
Phật tử 3: Muốn là phải tu theo cách của cổ.
Trưởng lão: Ờ, muốn lôi như vậy đó, muốn mình làm thầy để mà dạy cha mẹ mình luôn, đó là bị thức đó.
(1:23:57) Phật tử 3: Thưa Thầy, con qua rồi con mới thấy, biết là đúng là cái pháp thứ hai của mình là như Thầy biết rồi, Thầy thấy là, cái đặc tướng của người đó như vậy, cách như vậy. Thí dụ như Thầy thấy cô Hạnh Thiện cổ trình bày với Thầy để Thầy chỉ cách khác. Còn như con cái đặc tướng con sao Thầy chỉ, Minh Tâm là Thân Hành Niệm, hợp là Thầy chỉ. Thành ra con thấy là mình không có thể kêu ai tu theo cách mình được hết. Chỉ có Thầy, Thầy mới biết được cái đặc tướng của người đó sao, Thầy dạy pháp làm sao thôi.
Thí dụ hồi nào giờ, con cứ ngồi hoài mười mấy năm nay rồi. Nhưng mà từ năm ngoái tới giờ, Thầy xuống thì con chỉ hỏi Thầy là: “Bây giờ Thầy chỉ con là con phải tu cách nào?”.
Thầy chỉ cho xả. Thì thật không phải xả thì trên pháp ai cũng muốn xả được, nói được. Nhưng mà Thầy chỉ cái xả làm sao, con mới nắm bắt được. Đến một cái duyên nó đã gần kề, nó đã biết tới đó rồi, Thầy thấy là con tới đó, con mới thấy được chữ xả đó là như thế nào, Thầy chỉ là con nắm bắt được liền. Thành ra qua một năm, chứ đâu phải bây giờ con lo dạy con con không hiểu. “Con à, con phải xả, tức là bây giờ đó con đừng có bực bội cái gì hết. Thí dụ giờ cái đó nó không phải thì con cũng đừng, con nghĩ là nhân quả này kia con xả đi”. Nhưng mà con không phải là Thầy và nó không phải là con. Nó chưa tới cái độ đó để nó nắm được chữ xả thế nào, nó không thể làm được.
Trưởng lão: Đúng đó con.
Phật tử 3: Đó, từ đó con mới biết rằng: “Mình lo phần mình, mình lo tu phần mình và cái hạnh của mình để con mình nó nhìn thấy những cái gì mà thực tế ở ngoài nó thấy”.
Trưởng lão: Mình đã làm được đó, cái đó là dạy nó đó con.
Phật tử 3: Dạ. Chứ mình đừng có cắt nghĩa nó biết là chữ xả phải vậy. Mặc dù mình muốn là phải như vậy thì nó làm như vậy. Giống như con ôn lại hồi con mười mấy tuổi, cỡ đó thì mình cũng vậy thôi, cũng bốc đồng cũng vậy thôi. Còn mình bao nhiêu lâu nay mình từng trải với lại may mắn được gặp Thầy chỉ. Mà con mười mấy năm rồi, tới bây giờ mà chữ xả của Thầy con mới bắt kịp. Mặc dù mới gặp Thầy là Thầy đã dạy xả rồi, nhưng mà cái xả đó là xả gọi là thô, cái xả đó là hiểu là không đúng. Nhưng mà khi ngồi thiền vô rồi, bây giờ từ từ, từ từ rồi theo riết rồi mới nắm bắt được.
Dạ thưa Thầy con nói như vậy xin Thầy hiểu là cái ý con hiểu, muốn nói ra vậy thì để Thầy biết được giùm để Thầy chỉ giùm con. Thì cho tới bây giờ thì con xả, thấy mình tiến bộ được như vậy, như vậy rồi, thì nó lạc vô cái hỷ lạc. Thì lúc mà con vô cái hỷ đó rồi, con mừng đến nỗi mà con kêu sư Minh Tâm con nói như vậy đó. Thì Thầy dạy tiếp cho con phải xả như thế nào nữa?
(1:26:26) Trưởng lão: À, con coi như lúc bây giờ đó. Tới bây giờ mà như vậy đó thì con bảo: “Im lặng như Thánh. Ở đây, ta phải lo cứu mình chứ không được kêu ai hết”. Thì như vậy mới dừng lại, chứ không khéo là con bị lạc, con bị lạc đó.
Phật tử 3: Dạ đúng rồi đó Thầy.
Trưởng lão: Thì cứ vậy đó, lúc nào mình cũng vậy đó. Thì con nhớ là khi mà ngài Mục Kiền Liên mà tu một mình. Thì khi nó bị hỷ lạc đó, cái ổng thấy là ổng cũng hỷ lạc, sung sướng quá. Thì đức Phật thực hiện đến hướng dẫn liền: “Im lặng như Thánh, không được nói ra, để cho mình tiếp tục ở trên cái sự an lạc đó, cái sự Thiền định đó, cái nhiếp tâm đó thôi”. Thì cứ như vậy tiến tới. Chứ lúc bây giờ nó đâu phải là rốt ráo đâu, mà muốn cho người này, người kia cũng như mình đâu. Họ chưa chắc là họ nhận ra được.
Phật tử 3: Dạ, được hỷ lạc mừng quá Thầy. Con đi vô cái trạng thái đó rồi con thấy nó lạ lắm Thầy ơi. Mà nó làm cho con người ta, phải nói là nếu mình tu mà không gần thiện tri thức, không gần Thầy để chỉ giùm, con nói: Lạc! Lạc rõ ràng luôn. Thành ra con nói cái trạng thái nó xảy đến với con nhiều lần mà nó làm cho con kinh khủng lắm Thầy. Mà con đã nhắc tâm là phải xả, xả hỷ, xả lạc. Mà bây giờ thì con tới đây rồi con nghe Thầy nói. Chứ hồi nào tới giờ con cũng nghe Minh Tâm giảng Tứ Niệm Xứ, nghe Thầy nói. Kinh sách đồ con cũng đọc, con không có hiểu Tứ Niệm Xứ đâu Thầy. Nhưng mà bữa nay đang ngồi đây Thầy nói là khi tu tới đây rồi, bắt qua cái Tứ Niệm Xứ. Tới bây giờ phút này con cũng muốn hỏi Thầy Tứ Niệm Xứ là như thế nào nữa?
Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ là tâm định trên thân. Nghĩa là tự nó quan sát cái thân của nó. Con ngồi đây, con yên lặng rồi con thấy hỷ lạc rồi. Thì hoàn toàn nó biết cái thân nó rõ ràng lắm. Thì đó gọi là quán. Trên thân quán thân, là Tứ Niệm Xứ.
Phật tử 3: Là Tứ Niệm Xứ hả Thầy? Con cũng đọc, Minh Tâm cũng giảng mà. Rõ ràng hồi nào giờ con đọc mà con không có biết nữa Thầy. Bữa nay tự nhiên con nghe Thầy nói với An Diệu, Từ Tâm. Thì sau cái trạng thái nó đến chứ con không muốn tìm nó, nhưng mà con thấy là sau khi con hỷ lạc rồi thì con có nhắc tâm con là: “Phải xả hỷ, xả lạc”. Thì con mới bắt đầu sao tự nó nhắc cái hướng là: “Tâm định trên thân, thân định trên tâm” đó Thầy. Con thấy rất rõ đó Thầy.
Trưởng lão: Đó. Thì bắt đầu bây giờ nó cứ tự nhiên nó nằm trên đó, nó kéo dài thời gian đó. Để cho đến khi cũng là như nó chín rồi, tới chừng nó chín thì nó đủ Tứ Thần Túc của nó ở trên đó. Tức là trên thân quán thân mà nó kéo dài ra. Bắt đầu nó kéo dài ra được một giờ, rồi hai giờ, rồi lần lượt nó tăng dần, tăng dần lên. Thì mình cứ tu là nó tự nó tăng, nó tăng dần lên chứ con đừng có ép nó. Rồi nó tăng tới đâu, mình tăng tới đó à.
9- HƯỚNG DẪN CÁCH XẢ TÂM
(1:28:59) Phật tử 3: Con tới mục đích là để tu theo cái pháp Thầy dạy. Nhưng mà có cái gì thì tụi con cũng là những Phật tử, như người bình thường. Thì muốn Thầy cho tụi con giải tỏa đó cũng là một hình thức xả, để tụi con tiếp tục thêm ạ.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Bởi vì trong cái vấn đề theo Thầy thấy, theo cái quy luật nhân quả. Tất cả mọi người thì nó thường thường nó theo quy luật nhân quả mà nó thay đổi. Hôm nay người ta xấu, nhưng ngày mai người ta tốt. Cho nên chỉ có cách khéo léo của mình mà uốn nắn và đào luyện. Mà cái người nào mà đứng ở trên cái vị trí mà ác pháp, người ta khổ nhiều thì mình phải tập trung cứu họ. Còn cái người nào ít thì mình nên dạy cách thức để cho họ tu tự xả. Còn người nào họ đang bị trong ác pháp chi phối quá nặng. Thì ác pháp thì nó nằm ở trong cái tham, sân, si, chứ không có gì khác hơn hết. Cho nên mình biết rằng họ đang như vậy đó, thì mình tìm cách. Tìm cách để cho mình hướng dẫn họ đi vào cái phương pháp để cho tự họ, bị cái pháp đó lôi cuốn vào cái con đường thiện để giúp cho họ vượt qua cái ác pháp đó. Cho nên, hôm nay họ xấu chứ ngày mai họ sẽ tốt. Thầy nghĩ như vậy.
Cho nên, thấy ờ bây giờ, trước cái hoàn cảnh đó, trong lúc cái người đó đang ở trên cái sụp đổ của cái ác pháp đó rồi, tìm cách lôi cho họ lên cho khỏi. Đó là một cái người mà dạy đạo đức rồi. Thì người ta tìm cách người ta gỡ cho những người mà đang bị khổ đau nhất. Thì hoàn cảnh như cô Út là cái người đang bị khổ đau ở trên những cái cái điều kiện đó. Cho nên, vì vậy mà Thầy đưa ra cho cổ, để ở trên từng những cái giáo án mà dạy về đạo đức, làm cho cổ phải thấm nhuần ở trên đó. Để tự ngày ngày nó cứ thấm nhuần lần, thì nó sẽ có cái thay đổi của cái nhân quả. Chứ còn không khéo, ờ mình nói suông thì không được đâu. Mà tự, để cho người ta tự thấm nhuần ở trên cái đường lối đó.
Thành ra đây những cái bài pháp của Thầy đều là giúp cho người ta thấm nhuần những cái gương, những cái gương hạnh đạo đức. Đưa những cái mẩu chuyện gương hạnh đạo đức. Mấy con không có đọc những cái giáo án của Thầy đâu. Thầy đưa ra cái mẩu chuyện đều làm cho người ta xúc động, đều làm gây cho người ta cái ấn tượng rất mạnh về cái đạo đức. Chứ không phải là những cái mẩu chuyện nó thường đâu. Mình gây ra cho người ta có những cái hình ảnh cụ thể, rõ ràng. Nó rất là đời thường nhưng mà nói lên được cái đạo đức của nó. Và đồng thời mới đưa ra những câu hỏi ở trên đó, để vạch cho người ta thấy cái đạo đức chỗ nào, chỗ nào, chỗ nào.
Đó, thì cũng là cái lời nói, nhưng mà lời nói hiếu sinh, cái Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu của mình trao tặng cho người ta cái lời nói. Đó thì những cái này đều là mình phải học. Còn từ lâu tới giờ cô Út cô đâu có học cái lớp đạo đức gì. Cho nên ở ngoài đời có nhiều người, người ta biết khéo léo, người ta sử dụng cái ngôn ngữ nên không có vi phạm đạo đức đó. Còn bây giờ người ta lại biết khéo léo. Cho nên vì vậy mà cái người mà biết khéo léo người ta sử dụng được cái ngôn ngữ gọi là ái ngữ. Còn cái người không biết khéo léo, nó không được. Bây giờ Thầy nói bây giờ là Thầy không có còn gặp ai nữa. Là như vậy không có được. Thì như vậy là làm cho người ta hiểu sai rồi, con hiểu không? Nhưng mà cái người khéo léo, mặc dù là không gặp, nhưng mà cái lời nói người đó, người ta khéo léo để giúp cho cái an ủi cho cái người mình muốn. Cái lớp đó thì nó là phải tu đạo đức đó. Thì cho nên vì vậy mà tất cả những cái này Thầy đang phải dạy về đạo đức, tức là hiếu sinh. Cái lời nói có đạo đức hay là cái lời nói không đạo đức. Con hiểu chưa?
(1:32:07) Cho nên Thầy không bỏ một người nào hết. Nhưng mà tội là những người mà đệ tử của Thầy họ không có nghĩ, họ không có nghĩ. Nghĩa là người nào Thầy cũng không bỏ. Người thân cũng vậy, mà người không thân cũng vậy, không bỏ người nào hết. Nhưng mà Thầy biết người đó họ sẽ đang bị suy sụp, suy sụp vì đạo đức, phải lôi họ lên. Thầy chờ những người khác mới có đủ điều kiện mình sẽ lôi lên hết, không có bỏ một người nào.
Nói thí dụ như trong cái Tu viện, giữa cô Út với Nguyên Thanh, Thầy biết chọn một người nào? Mà bây giờ cả hai người đều là ở trong ác pháp hết, thì phải chọn mà lấy một người nào. Thì bây giờ người phải chọn. Bây giờ cô Út là lớn tuổi rồi, mà không chọn thì những cái nghiệp ác này nó sẽ dập tan nát hết. Cho nên Thầy chọn lấy để mà lôi người này.
Còn Nguyên Thanh dù sao cũng còn trẻ tuổi, bây giờ không gặp Thầy ngày mai cũng còn gặp Thầy. Và cái hoàn cảnh của Thầy rất khó, với Nguyên Thanh thì bây giờ rất khó. Bởi vì ai cũng nhìn thấy, mà Thầy là cái người muốn đào luyện Nguyên Thanh trở thành người tu chứng quả A La Hán bên giới nữ. Nhưng mà người ta lại hiểu sai Thầy. Cho nên buộc lòng Thầy phải dừng lại để mà lôi cô Út lên. Để rồi lần lượt phải lôi người này lên, nếu còn đủ duyên. Các con thấy không?
Thầy phải sáng suốt trên mọi mặt. Chứ không khéo, có nhiều khi, mình vô tình chút. Thì mọi người người ta với cái nhìn mà quá tầm thường của người ta, người ta sẽ dập nát Phật giáo xuống hết, đó là một cái đau. Trong cái giai đoạn này, nếu mà Thầy không khéo, thì cái Tu viện, mà Thầy gọi là sóng gió, nó sẽ dập nát, nó dập nát hết. Nó không còn.
10- LỚP ĐẠO ĐỨC NGŨ GIỚI ĐẦU TIÊN
(1:33:40) Trưởng lão: Cho nên Thầy cố, Thầy đứng ở trên đầu sóng mà Thầy dựng lên các lớp học. Thầy phải soạn thảo ngay cái giáo án liền tức khắc, cái lớp đạo đức liền tức khắc. Nó mới làm sống động chứ còn nếu không nó sẽ bị chết, Thầy biết liền. Các con đọc cái giáo án của Thầy các con biết rồi. Thầy dựng lại cái lớp đạo đức liền tức khắc, chứ nếu mà cái lớp tu bình thường kia là nó bị dập hết, nó dập ghê lắm. Nên từ đó mới lôi từ cái người mà ở trong cái nghiệp ác của họ, phải lôi cho họ lên thành cái nghiệp thiện, chứ còn không khéo sẽ dập họ chết hết.
Các con thấy như bây giờ, đối chiếu hiện bây giờ, cô Út lại bị dập chết hết. Nếu mà Thầy không lôi lên thì bị dập chết hết. Nó không phải dễ. Bởi vì cái hiện tượng ác pháp mà làm sao mà không bị dập. Buộc lòng phải lôi lên bằng cái đường hướng, cái đạo đức của Phật giáo. Để vừa huấn luyện cho họ đứng lên trên cái vị trí của đạo đức, để cho họ thay đổi toàn bộ cái những cái ác pháp, để làm cho họ trở thành người tốt. Cái trách nhiệm của Thầy ghê gớm lắm, chứ không phải dễ.
(1:34:39) Cho nên Tu viện hôm nay mà mấy con thấy, từ sáu bảy chục người tập trung đến học tập. Rồi những cảm tưởng của họ ở trong lớp học. Nó còn có những cái sai, thì cái sai này sẽ cố gắng khắc phục. Nhưng mà có những cái ưu của nó, thì mình cứ phát triển cái ưu đó lên và khắc phục những cái sai. Để trở thành những người học viên, và những người đứng, những người giảng viên đều là trở thành những người tốt. Đó đó là cái hướng đó. Nhưng mà Thầy đi ra khỏi thì không còn ai dựa lưng Thầy. Mà Thầy điều khiển bằng cách Thầy chỉ đạo. Chẳng hạn, phải làm như vậy là phải đúng như vậy, chứ không thể làm sai được như vậy. Mà làm sai Thầy bỏ đi. Thì ở đây sẽ không còn Thầy nữa, thì phải chết không?
Đó, buộc lòng. Bởi vì, Thầy đứng ra ngoài thì phải có lệnh. Mà Thầy đứng ở trong này thì người ta dựa lưng Thầy bằng cách này, bằng cách khác. Cho nên nó không có lệnh. Thí dụ như bây giờ, Thầy đứng ở trong Tu viện thì mọi người Phật tử họ đều đến họ đều gặp Thầy chứ họ không có bao giờ gặp người khác. Còn bây giờ không có Thầy, thì mọi người đến đây sẽ gặp cô Út, hoặc bên nam là một vị Thầy nào đó. Buộc lòng họ phải gặp chứ làm sao. Nhưng mà vì những cái bài học, những cái giáo án mà Thầy viết nó quá tuyệt vời, cho nên họ không thể bỏ đi được. Cho nên Thầy lôi họ bằng cách thức đó, con thấy không? Họ không thể bỏ.
Sau khi đọc cái giáo án họ sẽ thấy quá tuyệt. Đạo Phật quá hay, mới mẻ mà cụ thể rõ ràng. Đào luyện cái người tu để thấm nhuần thấu triệt được cái đạo đức. Mà cái đạo đức rất thực tế cụ thể, làm cho họ không thể bỏ lớp được. Cho nên tới bây giờ vẫn còn lớp học. Chứ sự thật ra mà Thầy đưa ra cô Út đứng lớp, mà nếu dạy thường thường chung chung, là trong ba ngày người ta đi hết. Niềm tin với mấy người này có với họ được không? Làm sao có được mà họ ngồi đó họ học. Con hiểu không?
Rồi cách thức mà để hướng dẫn những cái hành động làm sao họ có kinh nghiệm, có nhìn được cái đặc tướng người ta dạy. Chứ không phải người ta tu chung chung vài bữa người ta phải bỏ đi thôi. Mà cho tới hôm nay cái lớp học chúng ta vẫn còn. Mà sắp sửa Tết mà người ta vẫn còn bám theo người ta học, thì mấy con biết những cái bài học của Thầy nó thu hút họ đến mức nào, nó lôi cuốn họ đến mức nào không? Nó mới còn chứ đâu phải dễ đâu.
(1:36:42) Cho nên Thầy ra khỏi mà Thầy đứng trên đầu sóng. Bởi vì, sóng gió như vậy mà Thầy nằm ở trong đó thì Thầy bị sóng nó dập. Cho nên Thầy ra khỏi là Thầy đứng trên đầu sóng rồi. Cũng như mình ra khỏi cơn bão, mình đứng ở ngoài chỗ vùng bão rồi thì làm sao bão dập mình được. Con hiểu không? Thì bão không dập Thầy, Thầy mới điều khiển để cho những cái cơn bão đó nó bị diệt. Đó như vậy là bây giờ Tu viện Chơn Như chúng ta sẽ sừng sững nó lên, dựng lên các lớp học này…
Rồi bây giờ, sau cái đợt Tết này rồi, tức là mình ăn Tết rồi, thì bắt đầu bây giờ mới tập trung những cái lớp học. Vậy mà quý Phật tử họ có lòng lắm mấy con, họ hỗ trợ Thầy. Thật ra thì, trong cái nhóm này, họ cũng làm những cái điều có thể mà tạo cái thế mất uy tín rất lớn đó mấy con. Một số quý thầy con biết không? Họ, quý sư, quý thầy, họ đến các cái nhà Phật tử như cô Liên Châu, họ đến họ nói này, nói kia đủ cách. Bởi vì cái hiện tượng này họ đâu có đủ niềm tin, họ phải nói. Rồi họ nói, rồi họ lại đi chỗ này, chỗ kia, rồi họ lại xin tiền, xin bạc cô Liên Châu bằng cách này, bằng cách khác. Làm cho cô Liên Châu đánh giá trị những người tu sĩ trong Tu viện như vậy. Đó là mất uy tín chứ gì.
Nhưng mà vì cái phước báu của Thầy rất lớn. Cho nên vì vậy mà những cái những cái cúng dường, mà 20 cái khẩu phần ăn cho tu sĩ trong cái khóa bảy tháng, cô vẫn giữ giúp giùm Thầy. Đó là cái tình. Chứ còn bây giờ, về cái vấn đề mà nghe qua, nghe lại thì mất niềm tin chứ gì. Nhưng mà Thầy giữ được cái Tu viện vẫn sống được là vì những cái giáo án Thầy viết nó cuốn hút, nó làm cho người ta theo học nó quá hay, quá tuyệt. Cho nên người ta cuốn hút trong đó, người ta không bỏ được cái lớp học. Chứ còn nó, nếu bình thường, thì họ bỏ mất hết chứ họ đâu có còn ngồi đó mà học tập.
(1:38:25) Vậy cho nên, Thầy nói như vậy đó, mấy con xét. Nó là cụ thể, rất cụ thể, mà Thầy biết Thầy ra rồi Thầy sẽ cái làm gì. Chứ không thể để mà để dạy chung chung thường thường được. Ờ bây giờ đưa ngay vào cái giáo án, soạn thêm một cái giáo án. Con biết cái giáo án thì nó không phải là soạn thường thường. Đưa ra như cái bộ sách giáo khoa con biết nó của ai không? Thì do đó nó phải từ ở trên đó nó phải đặt những câu hỏi. Để rồi nó có những cái đáp án, tức là trả lời những câu hỏi là đáp án. Cho nên mình soạn hai phần. Một phần đưa ra một cái bài, rồi từ ở trong cái bài đó mới đặt ra những câu hỏi. Rồi từ những câu hỏi đó nó mới trả lời những câu hỏi, nó mới thành sách giáo khoa. Con hiểu chưa?
Mà bây giờ cái lớp thấp nó phải như thế nào, lớp cao thế nào, lớp cao hơn như thế nào, nó phải có trình độ của nó chứ, không phải soạn chung chung được. Đó, cho nên Thầy đưa ra liền cái cách thức. Thầy bước ra khỏi cổng chùa là Thầy đã dự định trong đầu rồi. Thầy soạn thảo ngay liền, để dựng lại chứ không khéo sóng gió nó sẽ dập nát cái Tu viện hết, không còn. Mà bây giờ tới cái ngày nay mà coi như là gần ba tháng Thầy ra khỏi Tu viện được ba tháng, mà Tu viện vẫn sừng sững đó. Có những cái lớp học hẳn hòi, có những người tu còn đó là con biết rồi. Cái vấn đề mà làm việc của Thầy ghê gớm lắm đó chứ. Chứ lơ mơ mà nó dập nát hết. Khi như vậy thì Thầy biết là khi như vậy nó chao động hết, tu sĩ ở trong Tu viện sẽ chao động. Mà chao động thì họ sẽ mất niềm tin. Họ mất niềm tin thì họ sẽ tứ tán. Và đồng thời họ sẽ nói tiếng nói của họ. Nó sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho Tu viện, nó sẽ gây mất cái niềm tin cho tất cả mọi người. Thì cái duyên Phật pháp bị diệt mất đi, nó không còn.
Đó, cho nên vì vậy mà ngay đó Thầy dựng nên liền. Mà dựng nên bằng cách nào để giữ vững được niềm tin của họ, đó là cách thiện xảo khéo léo của Thầy. Đòi hỏi Thầy phải biết được kịp thời, kịp lúc chứ còn lơ mơ thì phải chết. Thầy định là phải đúng bảy tháng, nhưng mà nó nhanh quá, mới có năm tháng thì Thầy biết là sóng gió nó sẽ đến. Nhưng mà Thầy biết trong bảy tháng, Thầy đưa cái lớp bảy tháng, Thầy cố gắng để duy trì nó đúng bảy tháng, để lúc nó xảy ra là Thầy chuẩn bị nó sẵn rồi. Nhưng mà mới năm tháng nó đã nổ trước rồi. Thầy buộc lòng còn hai tháng nữa mới mãn khoá, cho nên Thầy ra trước. Sau đó, thì Thầy hai tháng nữa Thầy mới làm cái bản tổng kết của lớp bảy tháng đó để dựng lại cái lớp mới. Thì trong thời gian mà Thầy ra thì Thầy đã chuẩn bị tất cả những cái mặt này để cho Thầy làm việc.
(1:40:40) Nên bây giờ Thầy, nên là cái cảm tưởng của cái lớp học của Ngọc Bình. Khi nó đến đây nó là một sinh viên học ở trong trường sư phạm. Nghĩa là ra trường để đi làm cô giáo đó. Thì trong cái nhóm tụi nó thì có nhiều đứa chứ không phải một đứa đến tu học. Nhưng mà nhiều đứa thì nó, cái hoàn cảnh của Tu viện nên nó rút. Còn con nhỏ này nó đến xin Thầy xuất gia. Cho nên Thầy cho nó cạo tóc. Thì cạo tóc bị cô Út cô sạc liền. Nghĩa là cô không cho, cái ý cổ mà. Mà cổ la lớn lắm, chứ không phải là ít. Nhưng mà Thầy bảo rằng bây giờ con cứ cạo tóc, vì cái ý nguyện của con nó vậy. Thì nó cạo tóc rồi, nó vô thất nó lo tu. Thì Thầy dặn Hương Từ hãy cố gắng giúp đỡ cho nó, tội nghiệp vì nó còn tuổi trẻ. Thì Hạnh Từ chứ không phải Hương Từ. Cô Hạnh Từ thì cổ gần hơn, cổ an ủi nó, giúp đỡ nó.
Thì cho đến cuối cùng, thì cái lớp Thầy dựng lại cái lớp, Thầy đạo đức dựng lại. Thầy mới viết bức thơ Thầy gởi lên: “Mấy con hãy ra học hết”. Thì trong đó thì có mình Nguyên Thanh là không ra thôi, còn tất cả đều. Nhưng mà sau khi ra học rồi mới thấy được cái vấn đề của cái lớp học. Rồi từ cái bài học, Thầy đem lên những cái bài cảm tưởng của nó viết ra. Thì qua cái vấn đề, cái ưu, cái khuyết nó có.
Thí dụ như về cô Út đó, cái ưu nó có, mà cái khuyết nó có. Cô lo tất cả mọi cái sự việc ở trong Tu viện, từ ăn, từ uống. Cho đến hiện bây giờ, mà Thầy đưa ra cho đứng lớp để mà dạy, cũng phải cố gắng hết mình. Nếu mà cái sức khỏe bình thường, một con người cũng không thể làm được. Cho nên vì vậy mà trong cái bức cảm nghĩ của nó viết ra. Hồi đó mới vô thì đụng cô Út liền, cho nên vì vậy, nó có cái ác cảm liền. Cho nên vì vậy Thầy chỉ làm sao giữ cô bé này lại đây thôi, chứ còn không có cách nào. Và vì vậy mà Thầy ra khỏi Tu viện nữa thì làm… Cho nên Thầy mới nhắc, nhắc cho Hạnh Từ cố gắng giúp đỡ, an ủi nó, để cho giữ vững để cho nó tu tập.
Thì sau khi trong cái lớp học này thì các con nghe nè. Nó sẽ nói lên cái cảm nghĩ của nó. Đầu tiên trong cái cảm nghĩ của nó, nó sẽ nói. Hồi đầu nó mới vô nó thấy hoàn toàn là như sụp đổ. Ác pháp, gặp cô Út mà, không có dễ. Nhưng mà sau này rồi, lần lượt rồi. Thì bắt đầu dự học hơn một tháng nay thì nó mới thấy được từ cái lớp học, rồi từ cái sự thay đổi của cô Út. Cách thức mà đối xử với nó có thay đổi nhiều lắm. Mặc dù là Thầy vẫn ở ngoài, nhưng mà Thầy theo dõi từng chút về sự thay đổi của cô Út như thế nào, theo dõi rất sát.
Bây giờ nó nói: “Thầy ơi! Qua thời gian vào lớp, học Ngũ Giới con học hỏi được rất nhiều điều hay, đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Lớp học này rất bổ ích thiết thực, cụ thể và rất gần gũi với đời sống của con người. Con thấy vui lắm, ham thích vô cùng. Con đâu ngờ lại có một cái nơi tuyệt vời như thế này. Đúng là thiên đàng ở cõi thế gian. Nghĩ lại con thấy mình phước báu rất lớn mới được tham gia vào lớp học này, phước đức đầy đủ mới được sống trong Tu viện, được sống trong từ trường của Thầy. Qua lớp học này con mới hiểu thêm một phần về con người của cô Út.
(1:43:41) Thầy biết không, cô Út tuyệt lắm, không khác nào là người mẹ thứ hai. Út lo lắng, chăm sóc rất chu đáo, không thiếu thứ gì. Không chỉ riêng con mà mọi người trong Tu viện ai cũng thế. Thầy ơi! Sao có nhiều lúc con thấy thương và xót xa lắm. Với một chiếc thân nhỏ nhắn nhưng năng lực làm việc phi thường. Suốt ngày Út quần quật với công việc. Nào là lo nấu cơm cho đại chúng ăn, nào phải tiếp khách thay Thầy, rồi đi chợ may y áo cho tu sĩ chúng con. Còn phải lên lớp dạy thay Thầy”.
Nghĩa là sau khi mà Thầy ra khỏi rồi. Tổ chức cái lễ xuất gia, cô Út đứng lên thay Thầy. Để hình Thầy lên đó để xuất gia một số mấy cô, cạo tóc, xuống tóc. Thì lúc bấy giờ phải lo may y áo như thế nào, thế nào cho mọi cô. Đó là cách thức cô Út làm cho nó. Cho nên nó thấy nó nói lên cái điều này.
“Có hôm lên lớp dạy Út ngủ gục”. Ngủ gục ở trên lớp đó con, vì mệt nhọc quá. “Con thấy thương lắm. Không ngủ sao được. Biết bao nhiêu công việc đè lên đôi vai bé nhỏ. Còn đầu tóc thì bù xù, quần ống cao, ống thấp. Đặc biệt là đôi chân không hề mang dép. Thế mà không nghe Út than vãn một điều gì. Thật tuyệt vời!
Thầy còn tuyệt vời hơn, vì lòng từ bi thương yêu chúng sanh mà Thầy phải ngày đêm miệt mài biên giáo án, soạn ra từng bài, từng câu hỏi rất cụ thể, rõ ràng. Còn biết bao nhiêu công việc Thầy phải làm, vừa viết kinh sách, vừa trả lời từng câu hỏi cho Phật tử, hồi âm từng bức tâm thư cho đệ tử, hòng mang lại lợi ích cho mọi người. Ôi! Vị cha lành của nhân loại chỉ có Thầy mới làm được, không có người thứ hai. Nhìn hình ảnh Thầy con thấy thật đau lòng. Da bọc xương thế mà Thầy vẫn một lòng một dạ quyết tâm dìu dắt chúng sanh đến bờ giải thoát. Ôi! Tình thương của Thầy sao mà vô biên vô tận thế. Vậy mà có những đệ tử lại vong ân bạc nghĩa, ăn cháo đá bát, như gà quẹt mỏ. Thật không có lương tâm. Tự mình cắt đầu mình, thật tội nghiệp.
Dân gian có câu: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Con thấy tình thương của Thầy lớn hơn rất nhiều, không có gì trên thế gian này sánh được. Một nền đạo đức nhân bản, nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người được Thầy dày công vun đắp. Thật tuyệt vời mầu nhiệm biết bao. Con mong sao cấp lãnh đạo nhà nước sớm đưa nền đạo đức này vào giảng dạy cho từng cấp học để họ biết được đâu là thiện, đâu là ác. Bởi đạo đức con người trong xã hội hiện đang xuống cấp trầm trọng, không còn nhân tính. Đời sống con người chỉ toàn thấy đau khổ, không thấy niềm vui. Mặt người nhưng lương tâm không phải là người. Thầy biết không, học sinh bây giờ sợ lắm. Cấp một còn dễ dạy, dễ biểu. Đến cấp hai, cấp ba thì rất khó dạy. Nó sẵn sàng đè đập Thầy khi Thầy không làm vừa ý nó, la mắng nó khi nó phạm lỗi. Thật đáng thương!”.
(1:46:52) Các con thấy cái hình thức, đạo đức nó suy đồi như vậy. Nó ở từ cấp học của nó như vậy. Cấp một thì nó còn có lễ độ. Nhưng mà cấp hai, cấp ba bây giờ nó hết lễ độ. Như vừa rồi Thầy soạn thảo cái cách thức mà vô lớp học đó. Giảng viên đối xử với tu sinh và cách xưng hô, cách học tập như thế nào đúng, như thế nào sai. Đó là cách thức mà ở trong những cái lớp học. Bởi vì Thầy luôn luôn, các con biết không? Thầy chỉnh đốn từng cái đức hạnh. Khi đến lớp thì phải như thế nào. Nó không phải giống như trẻ con. Nhưng mà bởi vì cái lớp học của mình, người già có người trẻ có, người lớn có, đủ cái cái thành phần. Rồi người có trình độ học thức rất cao có. Mà người không có trình độ, học thức thấp có. Nó đủ loại.
Cho nên khi vào lớp nó phải có một cái nghi lễ của nó như thế nào đúng. Khi mà giảng viên đến lớp thì phải chào hỏi như thế nào. Và giảng viên chào hỏi với tu sinh như thế nào. Cách thức như thế nào cho nó ra cái vẻ của một cái lớp học chứ không nó lộn xộn. Cho nên cái việc sắp xếp ở trong cái lớp học. Đây là cái lớp học chứ không phải là cái lớp nghe đạo, cái lớp thuyết giảng đạo suông, một cái lớp tổ chức. Cho nên trong cái vấn đề tổ chức nó phải có mọi mặt và cái sự góp ý của quý sư, quý thầy, quý cô góp ý nhiều về cái vấn đề của lớp học nhiều lắm.
Cho nên vì vậy mà hoàn thành được cái lớp học hôm nay, mà nó mới đầu thì nó lộn xộn, nó đủ thứ hết. Bây giờ nó mới lần lượt nó đi vào những cái nề nếp mấy con, nó mới hoàn thành được cái lớp học. Nhưng mà nó chưa hoàn thành đâu. Bởi vì cái bản ngã của con người nó nhiều lắm. Khi mà Thầy Chơn Thành hoặc cô Út đứng ra dạy, thì hầu hết người ta thấy người ta chưa có chấp nhận cái người đó là giảng viên của người ta được. Cho nên người ta không có muốn kêu Thầy, người ta không có muốn xưng hô bằng cách thực sự.
Nhưng mà lần lượt hôm nay thì nó lại lần lượt nó thay đổi, nó thay đổi toàn bộ. Mọi người đều người ta kêu một giảng viên như bây giờ. Hồi đầu cô Út đến người ta không có kính trọng đâu. Bởi vì người ta xem cô Út không có ra gì đâu. Thầy Chơn Thành đến, người ta cũng không xem ra gì đâu. Nhưng bây giờ thì khác, đã thay đổi. Bởi vì Thầy theo dõi từng chút, từng chút, từng cái thay đổi. Bởi vì khi mình có đối xử như thế nào, mình trợ giúp nhau như thế nào. Cùng huynh đệ học cùng Thầy mà bây giờ một người đứng lên dạy, mình cũng là đang học trò của ông đó thì ai chịu. Các con thấy điều này điều rất khó cho mọi người lắm chứ không phải dễ.
Vậy mà Thầy từng bước thôi, từng bước thôi Thầy đưa ra, đưa ra Thầy hướng dẫn cách thức của họ. Những cái sai của họ, những cái ngã mạn của họ như thế nào Thầy dập xuống hết để cho họ trở thành những người. Mình đừng có nghĩ là ông đó là thầy mình. Nghĩa là tất cả mọi người đều là Thầy của mình. Mỗi khi những cái điều tốt của họ mình học được của họ là Thầy, những cái điều xấu của họ để cho mình xả được cái tâm của mình đều là Thầy của mình. Tại sao mình lại chấp như vậy? Cho nên mình gọi người ta Thầy không được?
(1:49:50) Thậm chí như bên lớp nam con biết họ gọi thầy Chơn Thành là gì không? Họ dùng hai chữ Hiền Giả. Hiền giả Chơn Thành, chứ họ không kêu Thầy đâu. Thầy dập ngay liền. Họ khôn lắm. Họ lấy những cái lời dạy của Thầy ở trong sách của Thầy nói. Trong cái tập 5 “Đường về xứ Phật”, Thầy có nói về thầy Chơn Thành. Ai hỏi Thầy thì Thầy có nói: “Khi mà một cái người mà tu chứng thì người ta gọi là Trưởng lão. Một cái người giới luật nghiêm chỉnh thì gọi là Hiền Giả.” Cho nên vì vậy họ mới nói Thầy, trong cái buổi tuyên bố họ mới nói Thầy. Nói: “Cái người mà tu được như thầy Chơn Thành là phải gọi Hiền Giả”.
Nhưng mà không ngờ cái buổi tuyên bố Thầy nói như thế này: “Thầy Chơn Thành tu ở trong cái định thì Thầy nhiếp tâm an trú Thầy đẩy lui được bệnh, Thầy làm chủ được bệnh. Nhưng giới luật của Thầy nó khá hơn tất cả ở trong chúng. Nhưng nó còn vi phạm những lỗi nhỏ nhặt. Cho nên bây giờ quý thầy dùng chữ Hiền Giả, mà quý thầy đem ra gán cho thầy Chơn Thành là không đúng. Thầy Chơn Thành chỉ là huynh đệ của quý thầy, quý thầy phải hỗ trợ giúp cho thầy Chơn Thành đứng lớp vững vàng. Chứ quý thầy làm như vậy là coi như là mình chống đối với nhau ở trên cái lớp học này. Người kêu Thầy, người kêu Hiền Giả. Như vậy là nó không phù hợp”.
Cho nên Thầy dập mấy cái này xuống hết. Mà họ như thế này nữa con. Khi mà đứng lên mấy con thấy cái lớp học đó mấy con không có tham dự mấy con chưa có biết đâu, nó rắc rối lắm chứ không phải dễ đâu. Thầy đưa mấy người này đứng lên Thầy biết nó sẽ gặp trường hợp đó, Thầy phải chuẩn bị hết mà. Khi mà đứng lên để trả lời, thì bây giờ ví dụ đưa ra câu hỏi. Ai trả lời được câu hỏi thì đưa tay lên. Như học trò mà, cái lớp học của người ta mà. Thì tất cả cư sĩ và tu sĩ trong đó ai muốn trả lời câu hỏi đó thì họ đưa tay lên. Thì cái vị Thầy, cái vị giảng viên người ta sẽ chỉ định. Ờ bây giờ, ờ Thầy gì hay là cư sĩ lên trả lời. Thì lúc bấy giờ mình đứng lên trả lời chứ gì? Thì lúc bây giờ trong lớp học có người họ ngã mạn lắm. Họ ngồi họ trả lời, họ không đứng lên. Các con biết không?
Thầy nói như thế này, cho nên Thầy phải viết là: “Trong một cái cuộc họp ở Quốc Hội, hay hoặc là trong cuộc họp của Nhà nước. Khi mà người ta góp ý kiến người ta đưa lên, đều là đứng người ta trả lời chứ không bao giờ ai ngồi mà trả lời bao giờ đâu. Cái lễ độ của người ta mà. Khi mình ở trong lớp học, nó đâu phải là cái lớp nghe giảng kinh đâu, mà là cái lớp học. Cho nên khi mà cái lớp học thì khi đứng lên trả lời chứ không được ngồi”. Vậy mà họ trả lời họ ngồi chình ình vậy họ trả lời. Con biết, Thầy dập những cái này xuống hết. Cái ngã của họ cũng ghê gớm lắm. Mà Thầy ổn định cho được cái lớp cho họ dạy là không phải dễ. Dù Thầy ở đây chứ mà Thầy ổn định trong đó.
Thầy mà đứng trong lớp Thầy dạy thì chắc chắn là không có điều này. Nhưng mà vì mấy người này thì nó phải có những cái điều kiện xảy ra. Cho nên, gặp những cái trường hợp đó, mà nếu mà Thầy ở xa thì chắc không làm được. Cho nên Thầy ở gần để mà chỉnh, ổn định cho được cái lớp học để đi vào một cái nề nếp đạo đức hẳn hòi. Cái lớp của mình là cái lớp đạo đức mà học sinh nó không có đạo đức như thế này, cái lớp học như thế này, nó ra nó nói trời ơi! Cho nên đó là những cái khó khăn của Thầy lắm chứ đâu phải dễ. Họ là người tu, ai cũng nói tu xả tâm hết, nhưng mà rốt cuộc mình thấy cái ngã của họ như thế nào, các con thấy không?
(1:52:48) Cho nên vì vậy nếu mà không có những bức thư của Thầy mà dập họ, thì không có làm sao được hết. Mà họ đâu có phải là, cái người của họ đâu có phải là cái người mà ngu si đâu. Họ lý luận sắc bén lắm chứ. Họ muốn làm cái gì họ cũng có lý chứ đâu có phải dễ đâu. Họ lôi ra kinh sách Phật như thế này, thế khác, họ chứng minh là cái đó là như vậy. Họ đem ra những cái bài kinh. Khi mà đức Phật khi mà tiếp xúc với Bà La Môn. Sau khi tiếp xúc Bà La Môn rồi, thì Bà La Môn đảnh lễ Phật rồi mới ngồi xuống mới hỏi Phật mới nói chuyện. Tại sao Thầy lại bắt mình phải đứng?
Cho nên con biết không? Người ta đem kinh ra người ta nói với Thầy chứ đâu phải mà người ta nói chuyện thường đâu. Bởi vì khi mà Thầy bảo như vậy đó cái bắt đầu họ viết cái bức thư họ gởi cho Thầy: “Ở trong kinh Phật vậy vậy vậy" Họ đem kinh ra họ nói mà.
Thầy mới nói: “Cái lớp này là cái lớp dạy giới luật chứ không phải là lớp kinh. Và bây giờ một Bà La Môn mà đến thưa hỏi Phật. Phật là chủ nhà mà Bà La Môn là khách. Cho nên chủ phải đối với khách là khách phải ngồi nói chuyện chứ sao lại khách đứng mà chủ ngồi. Thì đây là cái bài kinh của Phật là chủ khách chứ đâu phải là cái lớp học. Quý thầy sai, quý thầy đọc kinh mà không hiểu”. Các con thấy không?
Chứ người ta đọc kinh người ta tưởng đây là cái lớp học chứ gì. Không! Đây là cái lớp Phật pháp, cho nên nói là chủ với khách. Còn trong cái lớp học có những cái bài kinh trong lớp học. Nghĩa là chúng Tỳ kheo vây quanh, đức Phật ngồi giữa, tức là cái lớp học rồi chứ gì. Nhưng mà vì lớp học kinh. Đây là cái bài kinh chứ đâu phải bài giới, còn đây là bài giới. Tại sao quý thầy không đem Kinh Giới ra nói? Còn đây là bài người ta dạy đáp đạo đức mà, người ta dạy giới luật đức hạnh mà. Thì phải đem cái bài Kinh Giới ra chứ, phải đúng pháp Yết Ma nó chứ. Quý thầy phải đứng dậy đàng hoàng. Lễ mà. Tại vì Giới là Đức mà. Thành ra Thầy dập hết những cái tư tưởng mà đọc kinh sách mà không hiểu. Họ làm sao họ thấy hơn Thầy được. Họ tưởng như vậy là, đem ra vậy là họ vững vàng rồi, bắt đầu bây giờ họ ngồi trả lời. Mấy con thấy chưa?
Mấy con biết không? Thầy biết trước tất cả những sự việc này xảy ra, Thầy chuẩn bị hết. Thế nào họ cũng sẽ đưa ra đề này. Họ đâu phải cái người là học trò nhỏ đâu. Học trò lớn không mà, cho nên họ hoàn toàn họ nắm hết, kinh sách họ phải đọc hết. Nhưng mà Thầy biết toàn bộ các pháp Yết Ma, giới luật là họ chưa biết gì hết. Họ chưa đọc kinh làm sao họ biết. Mà Kinh Giới ai đưa ra cho họ đọc. Làm sao trong các chùa họ đưa Kinh Giới cho họ đọc. Ba cái Kinh Giới mà viết chung chung, thường thường họ làm sao họ hiểu. Còn Thầy là con người đứng ra nắm vững các pháp Yết Ma, tức là Thầy phải thông suốt Giới. Mà Thầy viết giới đức, giới hạnh, giới hành là Thầy phải là người thông suốt giới chứ. Chứ nếu không thông suốt giới làm sao Thầy biết đâu Thầy viết.
Thử hỏi quý Hoà thượng, quý thầy làm sao viết được giới đức, giới hạnh đâu. Họ chỉ nói giới cấm thôi chứ họ làm sao họ viết được. Cho nên quý thầy lầm. Cho nên vì vậy mà Thầy đưa ra những cái bài Thầy thấy cái sự học của quý thầy, của quý sư là còn kém lắm. Cho nên cần phải học tu nhiều hơn nữa. Cho nên trong cái số khất sĩ họ đâu có phải thường đâu. Họ vô đây, họ toàn là những cái ông khất sĩ giới luật không đó chứ. Nhưng mà Thầy đưa ra các pháp Yết Ma. Mấy ông hỏi Thầy như thế này: “Thầy không lập cái Giới Đàn thì người ta làm sao người ta ở trong cái Giới Đàn được?”.
Thầy nói: “Khi Tu viện Chơn Như là có Giới Đàn của nó. Giới Đàn của nó là cái chu vi Đông Tây của nó, là cái chu vi của Tu viện. Tại sao không Giới Đàn? Mấy người vào trong cái Giới Đàn mà tại sao mấy người không biết? Rồi cái Đại Giới Đàn như thế nào? Đại Giới Đàn là cái chu vi của Tu viện. Mà cái Tiểu Giới Đàn là chỗ nào? Tiểu Giới Đàn là cái thất của mấy người đã nhận. Mấy người vô trong thất mà mấy người còn đi nói chuyện là mấy người phá cái Tiểu Giới Đàn của mấy người rồi. Vậy mà mấy người vô đây mấy người nói giới luật với ai?”. Thầy dập mấy sư.
(1:56:15) Cho nên quý sư thấy mình là số không đối với Thầy rồi. Cho nên mới thuyết phục mới đến lớp mới ngồi mới học được chứ đâu phải dễ đâu, đâu phải chuyện dễ. Họ đâu có chịu vô học. Nghe Thầy Chơn Thành lên dạy họ không chịu. Bên mấy cô là họ sợ cô Út. Chứ còn cỡ họ không sợ, họ cũng đâu có vô học. Các con biết không?
Nhưng mà bên nữ thì nó đỡ hơn. Người ta âm thầm người ta chống ở trong lòng thôi, người ta không chấp nhận trong lòng. Nhưng mà sự thật ở ngoài người ta phải làm. Còn bên nam nó đâu phải dễ đâu, nó chống là nó chống. Không có đến là không có đến chứ nó đâu có phải dễ đâu. Nam là nó khác, nhưng mà nhờ Thầy nhiếp phục họ được để họ đến lớp họ học là nhờ Thầy, Thầy tạo thành. Và đồng thời khi học rồi họ mới thấy được cái chỗ khiếm khuyết. Và cái chỗ mà họ thấy thường, họ bắt đầu họ nói: “Ngũ Giới mà, chuyện đó ai mà không biết, thường quá mà, cần gì phải vô học. Ai mà không hiểu cái năm giới”. Đó, họ nói.
Nhưng mà sau khi vô dự những cái lớp học về Ngũ Giới rồi, cái giới đầu tiên, giới không sát sanh, họ mới thấy tuyệt vời thiệt…, chưa từng có bao giờ có. Chính sư Giác Hường viết một cái bức tâm thư nói về cảm nghĩ của mình: “Từ lâu tới giờ con đã từng ở trong các chùa, các tịnh xá, con chưa từng học giới luật cái kiểu này. Con thấy sao nó tuyệt vời quá! Nếu mà đạo Phật mà như thế này thì tụi con đâu có tu tới bây giờ, đâu có khổ sở tới bây giờ”. Con thấy chưa?
Thì mấy con, như con con có đọc trong cái giáo án rồi đó. Con thấy giới luật của Phật như vậy đó, mà từ lâu tới giờ người ta có triển khai được đâu. Cho nên cái cô này, cô Ngọc Bình này, nó mới đầu nó cũng không có vô học đâu. Sau khi Thầy viết thơ Thầy gọi. Nghĩa là có một số Ni, có một số mà cư sĩ họ không có vô học lớp cô Út đâu. Có một số người mà ở ngoài Bắc họ vô học thôi. Còn một số mà ở trong này hồi đó người ta theo Thầy họ không có vô học đâu. Thầy viết bức thư, Thầy bảo ra học thì họ mới chịu ra. Chừng mà ra nếm được mùi vị mới thấy nó.
Rồi Thầy cố gắng Thầy nhiếp phục cô Út phải theo cái đường lối. Đức hạnh phải giữ gìn đúng mực ở trên những cái giới luật đó. Con thấy đứng ở trên cái lớp đó mà dạy đức hạnh vậy mà mình sơ sót thì sao cho được. Cho nên, tự nó, tự cái bài học của Thầy nó huấn luyện giáo viên ở trong đó. Mà nó huấn luyện học viên nữa, chứ đâu có phải. Làm sai là chết được chứ không phải chuyện.
Phật tử 3: Con mô Phật, cậu nào mà nói chuyện nhiều quá, quậy phá quá thì Thầy đưa lên làm tổ trưởng, trưởng lớp.
Trưởng lão: Đó, thì Thầy Chơn Thành bắt sư Chơn Niệm lên làm trưởng lớp đó, bắt ổng là phải Niệm Phật. Ổng làm lễ Niệm Phật đó. Rồi bây giờ mấy con về nha con.
Phật tử 3: Dạ, con xin phép Thầy.
Trưởng lão: Cố gắng nha con.
HẾT BĂNG