2007 - PHÁP HÀNH CĂN BẢN
2007 - PHÁP HÀNH CĂN BẢN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 2007
Thời lượng: [1:03:12]
1. VẤN ĐỀ XẢ TÂM
(00:01) Trưởng lão: Về vấn đề tu tập mấy con. Bởi vì, thực hành nó là vấn đề rất quan trọng, mà xả tâm là cái mục đích của đạo Phật. Bởi vì đạo Phật nó nhắm vào là nó xả tâm thôi. Vì cái tâm của mình là cái tâm tham – sân – si, dễ giận hờn, phiền não. Cho nên, mục đích nó xả hết những cái Ngũ Triền Cái, tức là tham – sân – si mạn – nghi. Xả hết là nó chứng đạo, chứ không phải là có cái gì khác hơn hết. Nhưng mà, xả hết là cả một vấn đề trầy da tróc vảy, chứ không phải dễ. Cho nên, vì vậy mà thấy từng cái chỗ mới đầu của nó.
Và đầu tiên ấy thì mấy con có hai cái cách thức tu tập giai đoạn đầu. Hiểu không? Thầy cũng dạy mấy con tu về cái pháp thọ Bát Quan Trai. Mà đây là dạy về cái pháp chuyên sâu để cho mình đạt được kết quả này để tiến tới kết quả khác. Thì trong khi đó, thì mấy con thấy là mình, tức là đầu tiên, thì mình phải biết sử dụng cái tri kiến của mình, để cho mình có sự tư duy quán xét, mình xả được cái tâm của mình. Thì bằng cách mấy con muốn tu tập trong cái thời gian đó, là cái thời gian mà mấy con đã tu tập cái pháp nhiếp tâm và an trú tâm. Thì trong cái pháp mà tu tập nhiếp tâm, an trú tâm thì Thầy, cái thời gian mà tu cái pháp đó, thì các con lưu ý cái thời khóa phải đúng, giờ nào nó ra giờ nấy.
Còn cái pháp mà xả tâm thì tất cả thời gian, lúc nào cũng xả tâm được hết. Đó thì, coi như mấy con xả nghỉ là mấy con cũng ở trong pháp xả tâm. Chớ không phải xả nghỉ mà để cho tâm mình trở về bình thường như mọi người mà không có pháp. Cho nên xả tâm nhưng mà chúng ta vẫn có pháp. Để từng cái tâm của chúng ta khởi lên. Ác pháp thì chúng ta ngăn diệt nó, thiện pháp thì thôi, chúng ta không ngăn diệt nó.
2. TRI KIẾN XẢ TÂM
(1:50) Trưởng lão: Vậy thì cái pháp xả tâm đó thì nó thuộc về bài Tứ Chánh Cần, Tứ Chánh Cần. Coi đương nhiên là mấy con dù ít dù nhiều, mấy con đã học, được đọc sách Thầy, thì mấy con đã có cái tri kiến hiểu biết mà xả tâm. Ít nhiều nó vẫn có, chứ không phải là đợi chúng ta học toàn diện. Nếu học toàn diện hết những cái điều mà Thầy dạy đạo đức thì hiện bây giờ kinh sách Thầy dạy đạo đức, nó cũng chưa đủ. Như Thập Thiện, Thầy chưa có dạy. Nhưng mà trong cái Năm Cái Giới Đức nhân bản, thì nó đã có Thập Thiện trong đó rồi. Nhưng mà riêng cái bộ sách để nói về nhân quả Thập Thiện thì nó chưa có riêng. Nhưng mà, trong khi mà nói về nhân quả, đạo đức nhân quả thì nó đã có nhân bản ở trong đó rồi. Cho nên nó luôn luôn lúc nào, nó cũng kết hợp nhau ở trong đó, chứ nó không có lìa nhau.
Nhưng mà đầu tiên mình phải học là năm cái giới căn bản, Năm Cái Đức Căn Bản. Năm Cái Đức Căn Bản trước tiên, sau đó mình mới học Thập Thiện. Nó phải đi theo thứ lớp của cái lời của Phật dạy, cái giáo pháp của Phật, chớ không thể mình lấy Thập Thiện mình học trước. Nhân quả mình học trước, mà nhân bản mình học sau. Thì trong nhân bản nó có nhân quả, mà trong nhân quả nó có nhân bản, cụ thể như vậy. Cho nên hiện giờ, cái tri kiến thì mấy con cũng có một số hiểu biết về nhân quả, nhưng nó chưa nhiều. Chưa nhiều! Nhưng cũng có một số, mấy con hiểu biết về đạo đức nhân bản, nhưng nó cũng chưa phải là học hết, thông suốt hết. Nó có những cái hiểu biết. Những cái hiểu biết đó là những cái mà, cái vốn liếng đó, để chúng ta xả tâm.
3. PHÁP XẢ TÂM THƯ GIÃN
(3:28) Trưởng lão: Vậy thì trong khi mà xả tâm, thì tất cả thời gian, thời gian nào cũng có thể xả, ngoại trừ trong cái thời gian nhiếp tâm và an trú, thì không có xả tâm. Thì bởi vì mình lo mình tu tập cái pháp đó, nó phải riêng biệt. Nó không giống như cái pháp Tứ Chánh Cần xả tâm.
Vậy thì khi xả tâm các con lúc bấy giờ, các con tu cái pháp nào xong rồi, các con ra xả tâm, thì các con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Cái câu tác ý như vậy, thì mấy con nhớ: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi bình thường như là ngồi chơi vậy.
Nói chơi, chớ sự thật cũng không phải chơi như cái người đời mà ngồi nghỉ, như cái người ta làm mệt, hoặc là ở văn phòng người ta làm việc bằng trí óc, tính sổ sách, làm kế toán này kia. Sau cái thời gian mà làm mệt nhọc thì người ta nghỉ uống trà. Người ta nghỉ theo cái kiểu mà người ta lo lắng gia đình này kia, rồi nghĩ gia đình người ta. Mặc dù là người ta nghỉ, người ta xả nghỉ người ta không làm việc, về văn phòng của họ. Đó thì họ sẽ nghỉ ngơi bằng cách là họ đang nghĩ về gia đình họ, con cái của họ. Bây giờ bữa nay mình đi làm về, mình mua về cho vợ con thế này thế kia. Đó, thì đó họ không, họ nghỉ mà họ vẫn làm việc ở trong đầu.
Còn riêng chúng ta nghỉ, nó có cái pháp. Khi chúng ta tu cái pháp nhiếp tâm và an trú xong rồi thì chúng ta ngồi xả nghỉ hoặc là chúng ta ngồi trong tư thế nào cũng được hết, chớ không phải riêng gì phải ngồi xếp bằng. Thì chúng ta sẽ tác ý. Cái câu tác ý đầu tiên: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” để cho tâm mình nó bất động, nó thanh thản. Vì lúc bấy giờ chúng ta ngồi nghỉ, nhưng mà chúng ta để tự nhiên tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng mà, nó một chút xíu thì nó có một cái niệm khởi trong đầu chúng ta.
Thì cái niệm đó, chúng ta sẽ dùng cái sự hiểu biết, soi lại cái niệm đó như thế nào? Hoặc có khi cái niệm đó nó hiện lên, nó lôi chúng ta. Vì cái hoàn cảnh sống, vì cái cuộc sống của chúng ta trong gia đình mà nó lôi chúng ta phải tư duy đó, để mà giải quyết cuộc sống. Cho nên nó mặc, nó lôi. Khi mà, chúng ta chợt nghĩ thì chúng ta mới tư duy lại nó. Chớ không phải chúng ta thấy sao mình lại để cho cái niệm này nó lôi, như vậy là mình tu cái gì? Không phải!
Bởi vì mình xả nghỉ mà. Trong cái giờ này mình nghỉ mà. Cho nên cái tâm mình, nó có lôi đâu cũng được hết. Nhưng mà mình, khi mình nhớ nó thì mình đem cái niệm đó, mình mổ xẻ ra bằng cái sự hiểu biết của đạo đức nhân bản – nhân quả. Cái gì mình hiểu để mình xả cái niệm đó làm cho tâm mình trở về bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
(6:03) Thì như vậy, mấy con biết cái đó là cái pháp gọi Tứ Chánh Cần, chúng ta ngăn ác, diệt ác. Còn những cái niệm mà nó khởi thiện, nó nghĩ, nó phải lo làm cái gì đó để lợi ích cho người khác, để đem lại cái sự an vui cho người khác. Thì các con biết, khi mà nó khởi niệm như vậy, nó nhắc nhở cho mình đừng có quên. Mình nhắc: “Tao biết rồi. Thôi, để một chút nữa rồi tao sẽ làm cũng được, đừng có nghĩ gì nữa hết”. Mình nhắc cái tâm của mình để cho nó cũng xả đi, trở về cái sự thanh thản của nó, sự bất động của nó, sự im nghiệm của nó hơn là để nó nghĩ ngợi lăng xăng, phải lo công việc thiện đó. Cho nên, mình cũng nói: “Được rồi, tao nhớ rồi, không có quên đâu. Mày đừng có nhắc nữa”. Rồi xả đi, thì nó cũng sẽ xả. Mấy con nhớ những cái lời tác ý đó.
Sau khi, nếu có quên thì mấy con mở máy mình nghe lại lần nữa. Thì mấy con sẽ… từ đó mấy con trạch ra những cái câu cho nó phù hợp với cái đặc tướng của mình, với cái hoàn cảnh của mình. Để cho mình nhắc tâm của mình, để mình buông xả. Từ cái niệm ác cho đến niệm thiện, con đều có cái điều mà con sẽ trạch pháp cho đúng với cái đặc tướng của mình, hoàn cảnh của mình trạch pháp, nó xả ngay cái niệm đó. Dù là niệm thiện hay dù niệm ác, thì các con cũng phải trạch ra một cái câu cho nó phù hợp.
Còn ở đây, Thầy chỉ dạy chung chung. Thầy chỉ dạy mấy con ở đây chung chung. Mấy con dựa vào cái căn bản đó mà mấy con đặt ra cho nó phù hợp trong cái hoàn cảnh của mấy con với cái câu tác ý cho nó chuẩn. Để mà cái tâm của mình, nó biết để mà nó ly, nó xả hết.
Đó là cái pháp mà thường gọi nó là cái phương pháp thư giãn. Coi nó làm tâm hồn của chúng ta, tinh thần của chúng ta thư giãn mà không có bị nghĩ ngợi lăng xăng cái này đến cái nọ. Chỉ hễ đến nghĩ là chúng ta chợt tỉnh lại nó, là chúng ta quán xét, tư duy để xả nó thôi. Thiện chúng ta cũng xả. Xả bằng cách chúng ta hiểu biết cái thiện đó. Còn ác thì chúng ta ngăn diệt ngay. Là cái việc làm đó mình khổ, người khác khổ thì mình tư duy mấy con xả nó. Sau những thiện ác mà mình xả, nhưng mà cái thiện thì xả khác, còn cái ác xả khác bằng cái tác ý của mình, bằng tác ý.
Rồi, bắt đầu bây giờ đó là mấy con hiểu được cái pháp Tứ Chánh Cần, pháp ngăn ác diệt ác. Rồi mấy con tập. Tập rồi coi thử coi nó có xảy ra cái gì, rồi báo cáo lại Thầy trong cái khoảng thời gian xả nghỉ. Như vậy, nó còn sơ suất trong cái thời gian như thế nào? Còn những thời gian đó, trong khi đó còn như thế nào? Bỗng dưng, nó hôn trầm đó. Nó đâu phải là lúc nào mình cũng tỉnh đâu. Ngồi chơi vậy chứ, một lúc buồn ngủ lắm. Cho nên nó có thể nó buồn ngủ đó. Thì mấy con sẽ nhớ rằng khi mà buồn ngủ, các con đứng dậy. Các con đi tới đi lui, đi cho nó thư giãn, cho nó thoải mái, cho nó động thân để cho nó đừng có ngủ. Mà trong khi đi như vậy là mình tập trung cái bước chân hay là mình đi như thế nào? Đó! Phải lưu ý thêm cái chỗ này.
Đi như vậy nhưng mà vẫn nhìn cái đầu coi nó nghĩ ngợi cái gì. Chứ không phải là tập trung biết bước đi, coi như là tỉnh. Tập trung để mình chú ý cái bước chân thôi, mình chú ý bước chân. Mà mình chú ý mình đi như vậy là mình động thân mình đi, chứ không phải chú ý bước đi. Mà mình chú ý cái đầu của mình coi nó khởi niệm gì để cho mình ngăn, mình diệt nó thôi. Đó mới gọi là tu Tứ Chánh Cần. Thì như vậy, mấy con bây giờ đã hiểu được về cái pháp xả, cái pháp xả ngăn và diệt.
4. THỜI KHÓA TU TẬP CỦA CƯ SĨ
(9:30) Trưởng lão: Bây giờ tới cái pháp. Bây giờ, giờ giấc các con chia ra, buổi sáng từ bảy giờ hay hoặc là tùy theo cái giờ trong buổi sáng để con làm công việc gì. Cái giờ nào rảnh trong buổi sáng, Thầy nói cái giờ đó tập. Nghĩa là bây giờ, mấy con mắc đi chợ. Trong bảy giờ này mắc đi chợ. Thì tám giờ, mấy con về. Trong khi đó lo nấu nướng này kia, xong rồi thì cất. Có khoảng, khoảng chín giờ, mười giờ gì đó, nó rảnh, chưa tới bữa cơm. Con đâu làm xong xuôi hết rồi. Bắt đầu bây giờ còn chờ cái bữa cơm, thì thay vì mình làm công việc lặt vặt này kia. Thì cái chuyện đó, mình làm xong xuôi hết rồi, thì mấy con không còn lo gì nữa. Bắt đầu mình cũng trong một cái buổi sáng, mình chọn cho nó một cái giờ, cho nó phù hợp. Coi như mình dành riêng ra cho nó. Để trong cái giờ đó, thí dụ như con chọn nó là chín giờ rưỡi. Mình làm xong hết từ bảy giờ, tám giờ tới chín giờ. Xong hết, mình nghỉ. Từ chín giờ rưỡi, bắt đầu mình tu. Mình tu ba mươi phút. Mà chín giờ rưỡi đó thì cứ mười giờ là mình xong. Để rồi mình còn lo làm cơm hay hoặc là gì.
Trong khi một cái thời gian nó, con sẽ chọn trong buổi sáng. Buổi chiều cũng chọn cái thời gian nào mà cho nó phù hợp. Mà mình được rảnh rang, để cho yên tĩnh nhất, để cho mình tập trung nhiếp tâm và an trú. Rồi buổi tối cũng vậy. Chứ không phải bắt buộc mà mình theo cái thời khóa như trong Tu viện. Là phải bảy giờ tu cho đến mười giờ hoặc là hai giờ buổi chiều mà tu cho đến năm giờ. Rồi buổi tối cũng vậy, bảy giờ tu cho đến mười giờ. Rồi, hai giờ thức dậy tu cho đến năm giờ. Không phải vậy. Đây là thời khóa của Tu viện.
Còn cái hoàn cảnh gia đình của mình, nó không phải vậy. Mà cái lúc nào trong cái thời gian đó, suốt ba tiếng đồng hồ trong một buổi, mà mình thấy có cái thời gian nào mình chọn được. Lúc thì có thể mình tu chín giờ, lúc có thể mình tu tám giờ, cũng không sao hết. Chỉ một buổi, một thời đó. Trong một buổi đó, mình chỉ tu được ba mươi phút là đủ rồi. Nhưng mà tu có chất lượng đàng hoàng, chứ không tu lấy có.
5. ĐẶC TƯỚNG
(11:41) Trưởng lão: Vậy thì trong thời gian mà tu để có chất lượng đó, thì cái đặc tướng. Bây giờ nói đến đặc tướng. Đặc tướng có người thì có thể nhiếp tâm được trong năm phút, nhưng cũng có người thì chỉ có một phút, có người thì mới có nửa phút. Mấy con hiểu không? Cái đặc tướng, cái sự nhiếp tâm, cái sự chú ý cái hơi thở của mình ra vô, có người thì có thể kéo dài được, còn có người thì kéo dài không được.
Tùy theo ở chỗ đặc tướng của mình lấy cái thời gian ngắn. Thí dụ tu một phút. Một phút rồi nghỉ hai, ba phút. Rồi lại tu một phút, nghỉ hai, ba phút. Rồi tu lại một phút. Cho đúng ba mươi phút trong cái thời, cái buổi đó. Cái buổi sáng hay buổi chiều hay buổi tối, buổi khuya. Cứ mỗi tu ba mươi phút, nhưng mà không phải mình ngồi riết ba mươi phút. Mà chỉ tu một phút. Một phút cho rất chất lượng rồi xả nghỉ. Rồi vào để vào tu một phút nữa. Còn nếu mình năm phút thì mình tu chất lượng hẳn hòi năm phút. Rồi xả nghỉ năm phút, rồi vào tu năm phút nữa. Cứ như vậy tính đúng ba mươi phút. Vừa xả vừa nghỉ là ba mươi phút. Là mình nghỉ, không tu nữa. Buổi chiều tập nữa. Nhờ mình tu có chất lượng. Tu ít mà có chất lượng, hơn là tu nhiều mà lúc nào cũng có niệm vọng tưởng, lúc nào cũng có hôn trầm (nghe không rõ) không có kết quả tốt.
6. THỜI KHÓA TU TẬP LINH ĐỘNG
(13:00) Trưởng lão: Thì khi mà phân được cái thời khóa mà tu, chọn lấy cái giờ trong bốn thời rồi, thì như Thầy đã nói. Người cư sĩ các con trong hoàn cảnh gia đình, thì nó không có quy định rằng bảy giờ phải tu bảy giờ. Có khi bảy giờ mình tu, có khi thì tám giờ, có khi thì chín giờ, có lúc thì mười giờ. Thì cái điều đó, hoàn toàn mấy con trong một buổi đó mấy con có thể chọn lấy ba mươi phút tu tập. Lúc nào cũng có thể được, chứ không phải là cố chấp theo thời khóa. Bảy giờ là bảy giờ, chứ không được tám giờ, chín giờ. Thì cái hoàn cảnh của mấy con, nó không cho phép mấy con giữ gìn cái thời khóa như vậy.
Đây là dạy mấy con về cách thức phân cái thời gian, để cho mình chọn lấy cái thời gian tu tập cho nó ổn định. Có khách đến thì mình tiếp khách. Khách về thì mình thấy yên ổn, thì mình tu. Chớ mà bây giờ: “Giờ này tui chọn tui tu, mà có khách rồi thôi, đợi chờ tui đi, tui tu rồi tôi ra tiếp khách thì không được”. Đó là một… (nghe không rõ). Cho nên, tu ở trong cái hoàn cảnh gia đình, các con phải tu ở trong cái môi trường tùy thuận.
Bây giờ, thời khóa, mấy con đã biết rồi đúng không? Nó linh động. Cái thời khóa đó gọi là cái thời khóa linh động, chớ không phải thời khóa biểu. Giờ nào ra giờ nấy, nó không phải cố định, nó không phải cố định trong cái thời khóa. Mà thời khóa mình, thời khóa linh động. Bây giờ, biết được chọn cái thời khóa rồi thì chúng ta mới đi vào pháp tu.
7. PHÁP NHIẾP TÂM
(14:22) Trưởng lão: Như hồi nãy, Thầy nói tu một phút tùy đặc tướng. Nãy Thầy có nói về đặc tướng. Con có thể tu một phút hoặc nhiều con có thể tu năm phút. Con hiểu không? Con có thể tu mười phút. Nó khác nhau. Bởi vì đặc tướng mỗi người có cái sự nhiếp tâm. Người nhiếp tâm có một phút, mà còn đôi khi còn có niệm khởi. Người nhiếp tâm năm phút mà đôi khi không niệm khởi. Con hiểu không? Đó, cái đặc tướng riêng của mỗi người.
Thì khi mà chúng ta thử, chúng ta xem coi, thử coi mình tu một phút hay là năm phút. Thì trong khi đó mấy con thử, mấy con nhiếp tâm. Thì bắt đầu nhiếp tâm, thì mấy con thấy dùng cái phương pháp nhiếp tâm, chứ không phải bỏ phương pháp nhiếp tâm. Có phương pháp dẫn tâm hẳn hòi. Thì các con đơn giản. Nhiếp thì các con phải nhiếp để cho nó kết quả cụ thể, rõ ràng bằng ý thức chúng ta tác ý.
Bởi vì, đề mục của Định Hơi Thở đức Phật mỗi đề mục mình tu cách nào thì đức Phật đã cho chúng ta cái câu tác ý. Như cái đề mục hơi thở để nhiếp tâm thì đức Phật dạy: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu hít vô, thở ra. Là đó là một hơi thở mình đã tác ý. Rồi tác ý lần thứ hai: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô, thở ra. Rồi tác ý một lần nữa: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô. Rồi tác ý nữa. Cho đến mình tu một phút là nhìn một phút.
Thật sự ra, vừa tác ý vừa hít thở vậy thì là không có niệm. Mà không có niệm, thì mình thấy khả năng mình có thể tăng hai phút. Thì bắt đầu đó, mình dò lần để coi cái chỗ nào, đến cái mức độ nào mà mình đứng lại để mình tập cho nó nhuần nhuyễn, thì bắt đầu lên hai phút. Mà hai phút, mình cũng vừa tác ý vừa hít thở, vừa tác ý vừa hít thở. Cho đến khi hai phút, mình thấy hoàn toàn mình không có niệm gì hết. Không có hôn trầm, thùy miên gì xen vô đây, thì mình tăng lên ba phút. Tăng lên ba phút được rồi, mình thấy được rồi, thì mình ngồi lên bốn phút. Bốn phút được rồi, mình tăng lên năm phút.
Mình tới năm phút. Tới năm phút này, bắt đầu mình rõ ràng nó có niệm xẹt. Thì mình dừng lại chỗ năm phút có niệm xẹt đó. Bắt đầu tu năm phút, tu năm phút nữa. Do đó, mấy con tập cho nhuần nhuyễn cho đến khi năm phút hoàn toàn không có hôn trầm, không có niệm xẹt vào, do cái pháp Như Lý Tác Ý dẫn từng hơi thở. Rồi tu trong một tuần lễ, tu trong một tuần lễ trong năm phút.
Tuần thứ hai, mấy con tăng lên, tăng lên. Bắt đầu, mấy con tăng lên. Từ năm phút, mấy con tăng lên sáu phút. Mà tăng lên sáu phút, thấy bởi vì nó nhuần nhuyễn rồi. Tăng lên sáu phút thấy dễ dàng quá; các con tăng lên bảy phút; tăng lên tám phút; tăng lên chín phút; tăng lên mười phút. Đạt được mười phút mà không có niệm thì các con lần lượt tăng lên nữa. Tăng lên cho đến khi đúng ba mươi phút, mà không có niệm thì đó là mấy con đã, đã nhiếp tâm được rồi trong pháp.
(17:12) Hễ cứ mình tăng lên, mà hễ tăng lên tới cái chỗ đó, mà thấy có niệm xẹt ra thì dừng lại. Bắt đầu tới đó tu một tuần lễ nữa thì hãy tăng lên. Tăng lên cho đến khi ba mươi phút, dừng lại. Thì chúng ta bắt đầu trở qua một cái pháp an trú tâm, an trú tâm.
Đó, thì do coi như nhiếp tâm được ba mươi phút rồi bằng cái phương pháp Như Lý Tác Ý. Tu từng phút trở lên cho đến khi đến ba mươi phút hoàn toàn không có niệm, không có hôn trầm, không có vọng tưởng tuôn trào thì mấy con xả cái pháp này không nhiếp nữa, mà lại pháp an trú.
8. PHÁP AN TRÚ TÂM
(17:46) Trưởng lão: Bắt đầu mấy con tập an trú. Vào cái pháp an trú thì mấy con tác ý một lần mà thôi. Phải không? Bây giờ mấy con biết, các con để ý cái đồng hồ trước mặt. Các con để cái khoảng thời gian đó bằng cái đồng hồ, nó chính xác. Do đó, các con tác ý: “An tịnh tâm hành”. Bởi vì cái mục đích của các con là làm cho cái tâm nó thanh tịnh trước.
Các con: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con hít vô, thở ra, hít vô, không tác ý nữa. Bởi vì không tác ý thì nó không động. Nó không động thì cái tâm nó mới an được. Con hiểu không? Và do đó, cứ chỉ nương vào hơi thở, hít vô thở ra nhẹ nhẹ lướt hơi thở bình thường, đừng dài mà cũng đừng ngắn.
Bởi vì Đức Phật dạy có ba giai đoạn tu tập. Giai đoạn thứ nhất là hơi thở bình thường, hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra. Giai đoạn thứ hai là hít vô dài, thở ra dài. Giai đoạn thứ ba là hít vô ngắn, thở ra ngắn. Nhưng bây giờ, mình chưa có tập tới hai cái giai đoạn này, mà chỉ có nhiếp tâm được bình thường thôi.
Do đó khi mà tập, khi mà các con tập tác ý một lần, rồi bắt đầu mình tu một phút an trú. Thì cứ hít vô, thở ra cho đến khi thấy cái kim đúng một phút, xả nghỉ. Không có niệm, không có hôn trầm gì, trong khi mình chỉ biết có cái hơi thở duy nhất, đó là an trú được trong một phút. Con hiểu không?
Rồi bắt đầu được một phút rồi, mình thấy như vậy là nó không có niệm, thì mình tăng lên hai phút. Do đó thì mình tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu mấy con hít vô, thở ra. Cho đến đúng hai phút không có niệm là mấy con tăng lên ba phút. Không có niệm, tăng lên bốn phút. Cũng như hồi mấy con nhiếp tâm, nhưng kia tác ý từng hơi thở.
Còn cái này chỉ tác ý lần đầu và kéo dài suốt năm phút. Không có niệm, tăng lên nữa. Tăng lên đến khi mà có niệm thì mấy con dừng lại. Hay hoặc có hôn trầm thì ngưng lại chỗ đó, để tập cái khoảng thời gian này cho nhuần nhuyễn. Mà khi tập nhuần nhuyễn rồi thì mấy con mới tăng lên được, chứ chưa nhuần nhuyễn thì không nên tăng.
Mấy con tập một tuần. Sau một tuần năm phút này, mấy con lên sáu phút, bảy phút, tám phút, rồi mười phút. Nhiếp được, mấy con cứ tăng dần dần. Nhiếp được, mấy con tăng. Tăng đến khi mà nó có niệm thì mấy con dừng lại chỗ đó, chỗ có niệm đó. Lấy cái thời gian chỗ có niệm đó, mấy con tập, tập cho nhuần nhuyễn. Tập nhuần nhuyễn rồi, mấy con (nghe không rõ) suốt ba mươi phút an trú.
(20:16) Khi mà an trú xong rồi, khi mà suốt ba mươi phút trong một tuần lễ, lúc nào mấy con tu tập, mấy con cũng an trú được. Tác ý một lần rồi hít thở cho đến ba mươi phút. Nếu không có một niệm, không hôn trầm gì hết, tỉnh táo, rất rõ ràng dễ dàng. Thời nào; buổi sáng; buổi trưa; buổi chiều; buổi tối; buổi khuya; lúc nào cũng tốt như vậy hết thì bắt đầu mấy con gọi điện thoại liền: “Bây giờ, con tu được như vậy rồi, thì bắt đầu bây giờ con tu như thế nào ở trên Tứ Niệm Xứ?”. Thì chừng đó, Thầy mới bày cách thức để các con ở trên cái trạng thái an trú đó đó, ở trên Tứ Niệm Xứ phải như thế nào, để rồi mới tăng cái thời gian đến từ một giờ, hai giờ, ba giờ, bốn giờ, năm giờ, sáu giờ. Các con hiểu chưa?
Còn bây giờ dạy thì mấy con nghe chơi, chứ còn mấy con chưa có đạt được cái chỗ mà an trú này thì đâu có trèo lên Tứ Niệm Xứ. Con hiểu không? Cho nên, phải đạt được từ cái chỗ nhiếp tâm mà kết quả được thì mấy con trở về an trú. Cũng như cái khoảng các con nhiếp tâm vậy, cứ từ một phút mà đi lên. Các con hiểu cái chỗ Thầy muốn nói?
Cho nên cái chỗ mà nhiếp tâm thì tác ý. Mỗi hơi thở là tác ý, một câu tác ý. Còn an trú thì chỉ một lần tác ý rồi hít thở, chớ không có tác ý nữa. Mình phân biệt được hai cái pháp nhiếp tâm và an trú, nó không giống nhau đâu. Có phải không? Chớ không phải lúc nào an trú với nhiếp tâm nó cũng có một cái biết hơi thở ra vô thì như vậy sai, không đúng. Không đúng.
9. PHÁP AN TRÚ THÂN
(21:47) Rồi, còn Thầy nhắc lại an trú tâm, rồi còn an trú thân nữa. Khi mấy con ngồi mà an trú cái tâm của các con, nó không niệm. Nhưng cái thân con, nó bị tê, bị đau nhức đây sao? Phải an trú cái thân nữa chớ, để không nó tê, nó nhức rồi. Mình ngồi đây ba mươi phút, mà mới có hai mươi phút, mà tê cóng giò, nó đau nhức. Thì như vậy là mấy con bị cái trạng thái cảm thọ đó, nó làm cho con mất an trú. Buộc lòng mấy con phải an trú thân.
Khi mấy con thấy bây giờ an trú tâm mà không niệm rồi, tại vì mình an trú được cái tâm. Mình nhắc: “An tịnh tâm hành”. Cái tâm nó thanh tịnh, cho nên nó không có khởi vọng tưởng nữa. Thì biết rõ ràng đó là an được cái tâm rồi. Nhưng mà cái thân nó đâu có biết, cho nên, mình ngồi lâu thì nó bị tê, nó bị đau, nó làm cho mấy con khó chịu. Hay hoặc là nó đau lưng, hay hoặc là nó tức ngực. Thì bị ngồi thẳng quá, nó phải tức ngực chớ sao.
Do đó, muốn thân nó được an thì các con sẽ ngồi ngay ngắn. Đó, thì mấy con sẽ tác ý. Bây giờ, cái thân của mình muốn ba mươi phút, mà mới hai mươi phút mà nó bị như vậy, thì mấy con tác ý. Cái câu tác ý:
“An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.
“An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Các con dùng cái câu tác ý. Rồi bắt đầu bây giờ mấy con an. Sau đó, mấy con an. Mấy con tác ý vậy đó, thì tới đó thay vì hai mươi phút tê chân, mà hai mươi phút giờ nó hết.
Tại vì bây giờ, cái thân của con, nó nghe. Nó nghe được là tại vì con có an trú được tâm. Chứ còn con chưa an trú được tâm, chưa chắc cái thân nghe đâu. Nhưng mà an trú được rồi thì cái thân nó được. Tại vì hồi đó, mình không có nhắc nó. Cho nên, nó tới đó, nó bị cảm thọ, nó bị tê chân. Bởi vì, mình ngồi hai mươi phút rồi thì cái sức mà nó lưu thông cái máu, nó bị co, nó giữ lại. Nó không có cái chỗ lưu thông của nó.
Nhưng mà không ngờ cái pháp tác ý nó có sức đề kháng. Cho nên cái máu nó bị ngẹt, nó sẽ mạnh mẽ, nó tìm cách, nó vượt qua. Cho nên nó không còn tê chân mấy con nữa. Bởi vì cơ thể chúng ta, nó có cái lực, cái sức đề kháng rất mạnh mấy con. Tại vì mình không nhắc nó thì nó bị co là nó bị đọng lại. Cho nên nó bị mất cái máu lưu thông qua thì nó phải tê chân mấy con thôi. Nó không đủ cái máu lưu thông qua để nuôi cái bàn chân của tụi con. Cho nên nó cũng qua, nhưng mà qua ít. Cho nên nó vì vậy mà nó thiếu. Cho nên mình bị tê.
Mà nó tê thì nó sẽ kế đó thì nó bị nhức đau. Cho nên mình tác ý đi. Thì khi mà cái thân, nó nghe tác ý vậy thì nó có cái sức đề kháng, nó chống. Nó biết, nó bị kẹt cái chỗ đó rồi, thì nó sẽ đẩy lui cái đoạn đó. Nó làm cho những cái giọt máu nó mạnh hơn, nó đi qua cái chỗ co đó lại. Nó làm cho đầy đủ ở dưới cái bắp chân chúng ta. Nó không còn bị thiếu máu, nó không còn tê.
Cho nên vì vậy mà mình không có cách thức, thì mình ngồi, mình chơi, mình chịu đựng thì tự cơ thể nó cũng đề kháng, nó chống con. Cho nên thời gian sau, mình ngồi: “Sao mà tui ngồi ba mươi phút, giờ hết tê?”.
Nhưng mà mấy con tăng lên thì nó cũng. Bởi vì tăng lên thì nó lâu hơn. Cho nên cái sức máu, nó không có lưu thông qua được nữa, thì nó lại tê chân nữa. Và cứ như vậy, lần lượt cái nó hết tê. Nó đi qua luôn, chân nó hết tê mà, nó đau, nó đau.
(25:03) Thầy nói mấy người mà ngồi thiền, mà cứ ngồi lâu thì họ chịu đau rồi nó qua. Chịu đau rồi nó qua, chứ còn không có biết cách gì hết. Không biết cách để tạo được cái sức đề kháng của cái thân, nó lưu hành nhanh chóng. Còn mình có phương pháp. Cho nên, đức Phật mới dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết…”. Đó là những cái đề mục để mình nhắc cái tâm của mình bằng cái ý thức của mình. Để nhắc cho cái thân của mình, nó làm theo cái lệnh đó. Chớ ông Phật, ông dạy, mà nếu mà không có ích lợi, ông dạy chi cái điều này?
Khi không có mà nhiếp tâm, an trú tâm thôi. Còn bây giờ cái thân mặc tình nó, có gì đâu mà lại phải có cái đề mục tu kì lạ vậy? Nhưng mà không ngờ ông Phật đã là qua cái kinh nghiệm ổng biết. Khi mà thân nó bị chướng ngại, bị cảm thọ, bị tê thì phải an trú thân. Đó thì các con thấy ông Phật, ông chuẩn bị cho chúng ta các cái phương pháp nhiếp. Thì mấy con nhớ, khi mà mấy con tu thì mấy con an tịnh tâm được rồi, để mấy con kéo dài.
Hoặc tới có lúc, bây giờ nó ba mươi phút mà nó không có cảm thọ gì hết thì nó an tịnh, tức là nó vượt qua luôn. Thì mình khỏi cần: “An tịnh thân hành”. Mà nếu mà thấy nó trong ba mươi phút, mà mới hai mươi phút đã bị tê, đã bị nhức đau rồi, thì tác ý câu đó, thì mấy con sẽ hết. Phải không? Bởi vì, nó là cái phương pháp nhiếp tâm và an trú để đẩy lui cảm thọ, bệnh tật ở trên thân được mà. Thì cấm gì mà phải tê chân?
Cái đau mà co cái chân, hai chân tréo lên mà đau, mà lại đẩy lui không được sao? Cái bệnh, bây giờ như mình nhức đầu, như mình đau bụng là tất cả những cái đó là cái bệnh rồi. Mà nó còn đẩy ra được, thì huống hồ là cái thứ đau giả. Mà co chân lên đau như vậy, đau giả, chớ đâu phải đau thật. Còn cái kia như mình nhức đầu là đau thật. Đau do cái thân của mình, nó bị ảnh hưởng như thế nào đó, nó mới đau cái đầu, thì đó là đau thật. Còn cái này nó có đau đâu? Tại tui ngồi, tui co một hơi nó đau, thì cái này nó đau giả. Tui thả chân ra, nó hết đau. Cho nên vì vậy, tui biết đó là cái đau giả của nó thôi. Vì vậy mà, cái đau giả thì cái câu tác ý chúng ta sẽ hiệu quả đó. Ông Phật ổng chuẩn bị cho chúng ta đầy đủ những cái phương pháp để chúng ta còn có tập. Để gì? Để chúng ta tiến tới được Tứ Niệm Xứ, chúng ta đi vào đó, để đạt được cái chân lý, để làm chủ sự sống chết. Cái mục đích của đạo Phật mấy con.
10. LỜI THẦY SÁCH TẤN
(27:16) Trưởng lão: Cho nên bây giờ, đây là cái giai đoạn mấy con tu tập, nên tu (không nghe rõ). Nhớ kĩ, về tập, về siêng năng tập. Bây giờ tới phần của mấy con, chớ không phải phần Thầy. Thầy dạy kĩ rồi đó. Phải không? Cái trách nhiệm bây giờ là của một phần trách nhiệm của mấy con cứu mấy con hay là không cứu thôi. Thầy hết nhiệm vụ rồi. Thầy dạy kĩ lưỡng, hẳn hòi.
Còn mấy con có tu tập, có như thế nào thì vô trong thất tập rồi có gì sai, Thầy có ở đây, hỏi lại. Coi vậy chứ nói rồi, vô trong thất nó làm trật. Mà hễ có trật gì thì mấy con cứ lên đây thì mấy con hỏi. Sau khi sửa tới sửa lui, mấy con đúng rồi, thì bắt đầu mấy con ở đâu tu cũng không sợ sai. Cho nên vì vậy đó, mấy con cứ nhớ cố gắng tập luyện để cứu mình mấy con.
Có thân là có khổ, làm sao cũng có khổ, không ai muốn khổ. Có tâm là có những phiền não. Có những tiếp xúc, những cái làm chúng ta rất khổ. Cho nên chúng ta thường làm chủ tâm, làm chủ tâm của mình. Gặp được pháp của Phật hay.
Cho nên ráng tu cho nó được. Có Thầy, Thầy sẽ dạy. Mai mốt mà lỡ Thầy có ra đi rồi, thì muốn hỏi Thầy, thì chắc hỏi không được. Thầy chắc chắn điều đó rồi. Lẽ đương nhiên là không lẽ mà Thầy sống hoài Thầy được sao? Có phải không? Dù Thầy có muốn sống đi nữa, thì mấy con thấy Thầy vất vả. Nỡ nào mà Thầy cứ sống như vậy hoài.
Để Thầy vào Niết Bàn cho sướng chút chứ. Có cái nhà ở ngon lành quá, không ở. Cứ ở cái nhà lè tè thấp, mà Thầy nói lại dơ bẩn, ốm đau nữa. Ai điên gì ở trong cái nhà nóng nảy, bực bội như cái thân này. Phải không mấy con? Cho nên Thầy có cái nhà rất là mát mẻ, khang trang. Cho nên bây giờ Thầy mong sao mà dạy mấy con xong. Có cái nhà cất trước chớ không sau này đi vào cái nhà xập xệ tiếp ở, (không nghe rõ).
Cho nên mấy con ráng tu. Phải ra tập, tập luyện thật tình, nỗ lực thật sự. Thì trong những cái phút mà Thầy còn lại thế gian, có cái gì thì mấy con sẽ gọi. Và trong khi, trong cái thời đại của chúng ta, ở bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng có liên hệ nhau được dễ dàng qua điện thoại, qua vi tính. Người ta có thể nói chuyện này, thì hỏi cái gì, khó khăn gì thì mấy con với Thầy cũng vẫn tiếp xúc nhau được dễ dàng. Phải chịu khó!
11. THẦY SOẠN THẢO KINH SÁCH
(29:29) Trưởng lão: Con biết từ sáng tới chiều, từ khuya, con biết Thầy ra, Thầy ngồi đây. Mật Hạnh, mọi người ngủ. Chớ Thầy ra, Thầy làm việc ở đây. Mấy con chưa dậy mà Thầy làm việc rồi.
Phật tử: Con thấy cô bảo con thấy Thầy làm việc.
Trưởng lão: Thầy làm việc rồi. Rồi, Thầy làm việc cho tới bốn giờ Thầy vô. Thầy nằm nghỉ lưng một chút, chứ Thầy mỏi lưng quá! Nằm nghỉ lưng chút, cũng không có ngủ đâu.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nằm nghỉ lưng chút xíu. Thì chừng khoảng năm giờ là Thầy đã thức dậy, bắt đầu làm việc trên mạng. Rồi thơ, rồi từ, rồi tất cả các việc mọi cái. Buổi sáng đưa cho cô Út một xấp điệp phái, cũng phải ghi, làm pháp danh, làm đủ cách. Một xấp như thế này, mấy con biết cả trăm cái tờ điệp phái, mà một mình Thầy viết thì cũng không, thì giờ nó chiếm rồi.
Cho nên vì vậy mà cái bản thảo mà Thầy đã viết, cái tập sách Đạo Đức Gia Đình - tập hai, mà hôm đã nằm trên vi tính đó. Mấy bữa rày chưa có rờ tới nó. Từ hôm đi Hà Nội đến nay, chưa có vô soạn thêm chút nào được hết. Cho nên các con có tập hai thôi.
Mà còn cái tập ba của Đạo Đức Hiếu Sinh nữa. Cái tập ba coi như là Thầy soạn thảo được tới một trăm sáu chục (160) trang, gần hai trăm trang. Thầy soạn thảo cái tập ba Đạo Đức Hiếu Sinh. Bởi vì cái Đức Hiếu Sinh đó, nó rộng rãi lắm. Cho nên, nó giới thiệu rất rộng. Mà nếu mình không chú ý, không sáng suốt cái Đức Hiếu Sinh thì coi như là những cái đức khác, nó rất là khó. Cho nên cái tập ba của Đức Hiếu Sinh, nó cũng sắp sửa, nó ra đời.
Kế đó cái tập hai của Đạo Đức Gia Đình, nó bắt đầu, nó cũng ra đời. Rồi mới Đạo Đức Thành Thật, rồi Đạo Đức Minh Mẫn. Nó còn hai cái đạo đức nữa.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Thì mấy tập sách này nó ra đời rồi, thì nó mới kế tiếp đạo đức đó. Mà từ hôm đó tới nay, thì giờ từ đi Hà Nội đến nay, coi như không có soạn thảo, không có viết gì được. Thì cái bộ sách nó nằm đó, nó chết rồi, nó không khiêng ra được. Thầy mong Thầy vẫn còn …
Phật tử: Thầy biết con như vậy thì con có thể xin Thầy chỉ vì (nghe không rõ).
Trưởng lão: Được chứ, được chứ, được chứ. Có cái ổ đĩa vậy thì sang qua. Con về mở máy ra là có đó rồi.
12. PHẬT TỬ THƯA HỎI THỜI KHÓA TU TẬP
(31:47) Phật tử: Dạ. Dạ. Thưa Thầy, nhưng mà, (nghe không rõ) để con về, con mở, con tu. Nhưng mà hiện giờ cái thời gian bây giờ đó thí dụ như buổi sáng, tụi con theo như ở đây, hay là tùy theo mỗi người?
Trưởng lão: Tùy theo mỗi người mấy con. Bởi vì, Thầy đã nói hoàn cảnh còn ở trong gia đình thì mấy con thích nghi nhất là mình chọn lấy một buổi vậy. Cái thời nào mà nó tiện lợi nhất, yên lặng nhất. Làm công việc nó đã xong xuôi hết rồi thì bắt đầu bây giờ, trong thời gian đó tôi về.
Mà cái buổi đó mà lỡ công việc nó liên tục, nó có chuyện này, chuyện kia thì tu buổi chiều, nó không quan trọng. Nó không phải là bắt buộc mình phải buổi sáng phải tu, thì coi như là tu kiểu lật đật. Tu mà công chuyện nó nhiều quá, bê bối quá, nó đủ thứ chuyện mà chưa xong, mình vô cái. Mình vô, chọn lấy ba mươi phút mình ngồi tu: “Trời ơi, bây giờ sao mà giận quá!”.
Phật tử: Thầy, bây giờ, nếu lỡ như cái thời khóa đó mà con bận đó, trong cái thời khóa đó luôn, con tu cái gì?
Trưởng lão: Thì không có sao hết.
Phật tử: Không sao hết?
Trưởng lão: Không sao hết.
Phật tử: Bữa nay thì, thì cũng vô, vô cái chương trình của Thầy ở đây.
Trưởng lão: Ừm.
Phật tử: Ví dụ như, ví dụ từ ba giờ mình tu tới năm giờ, hai giờ cho tới năm giờ.
Trưởng lão: Cũng vậy đó mấy con.
Phật tử: Từ bảy giờ cho tới mười giờ, rồi từ hai giờ tu, tu tới năm giờ chiều, từ bảy giờ cho tới mười giờ tối.
Trưởng lão: Ừm.
Phật tử: Tại đây là làm cái gì con không biết được.
Trưởng lão: Ừm.
13. PHẬT TỬ THƯA HỎI PHÁP PHÁ HÔN TRẦM
(33:13) Phật tử: (Nghe không rõ) Con thì… con cũng sợ chỗ đấy, (nghe không rõ). Mà, tới hai giờ, hai giờ rưỡi, con dậy rồi. Con dậy (nghe không rõ). Con dậy rồi. Con dậy rồi, cái con nhìn sao thấy còn tối, tối, tối. Con nằm xuống (nghe không rõ). Con mò mò dậy. Nhưng mà sao con thấy nó khỏe. Hay là mới lần đầu, không biết nữa. Lần sau không biết sao. Con cũng không biết.
Trưởng lão: Không, mấy ngày đầu nó vậy.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Chứ sau này, cái hôn trầm, thùy miên đó, nó không tha mấy con đâu.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Sanh ra cái tánh, tánh lười biếng đó.
Phật tử: Mới đó nên con chưa biết nó thôi… dạ.
Trưởng lão: Mình tập nó thời gian rồi biết. Nó lôi mấy con mà gục xuống đó chớ, đừng nói chuyện cho mấy con thức dậy.
Phật tử: Dạ, tối hôm qua, từ ba giờ đến bốn giờ thì con ra, thì bắt đầu từ bốn giờ đến năm giờ, con buồn ngủ dữ lắm, con phải đi thôi…
Trưởng lão: …Đi.
Phật tử: (Không nghe rõ). Dạ, con cứ đi vậy thôi, đặng cho nó tỉnh…
Trưởng lão: …Đặng cho nó tỉnh thôi. Chớ còn thiệt ra, nó …
Phật tử: Dạ, chứ không có pháp hành…
Trưởng lão: Nó luôn luôn, nó ôm cổ con đó. Hở ra là nó chụp cổ con, nó đè xuống đó.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nó ngủ đó. Bởi vậy cái bệnh hôn trầm này, nó lười biếng.
Phật tử: Dạ, con đi phá cái si, chớ cái này con không có pháp hành. Nghĩa là đi rồi tác ý. (nghe không rõ).
Trưởng lão: Ừm.
Phật tử: Con không thấy.
Trưởng lão: Vậy chớ mà siêng năng trong cái thời gian tu tập. Siêng năng như vậy, nó phải suốt sáu tháng nó mới hết đó con, nó mới hết lừ đừ, nó mới hết buồn ngủ, nó mới hết ham ngủ. Chứ không khéo, không siêng năng tập như vậy… sáu, bảy tháng thì coi như là luôn luôn nó treo trên cổ. Hở là nó chụp xuống, nó gục đó. Nó muốn ngồi lắm, nó muốn nằm lắm. Lúc bấy giờ nó không có muốn đi đâu, nó thèm nằm lắm, thèm ngồi.
Phật tử: Con đi nó muốn dụ từng phút ghê lắm, thêm phút nữa nằm. Nhiều khi còn hai phút nó cũng ráng lôi vô nó nằm.
Trưởng lão: Nó dụ nó đủ cách hết.
Phật tử: Nó đủ cách để dụ mình.
Trưởng lão: Nó lí luận cũng giỏi lắm, nghe cũng thông suốt lắm.
Phật tử: Dạ, bùi lỗ tai.
Trưởng lão: Đúng rồi! Bùi lắm, nó khôn ngoan lắm. Bởi vì cái thân của mình, chứ nó uốn quăn, nó khôn, khôn quỷ lắm đó.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên phải biết cái mặt của nó. Chứ còn không biết mặt, nó dụ dụ, nghe cũng có lí. “Để rồi mình nằm chút cho khỏe, rồi sáng tu cho nó có chất lượng đồ”. Rồi nó vô rồi, kiểu đó.
Phật tử: Dạ.
14. TỨ NIỆM XỨ
(35:38) Trưởng lão: Mà bất cứ một cái pháp nào, khi mà đến Tứ Niệm Xứ rồi, thì phải cái mặt vọng tưởng với thùy miên, hôn trầm là không có, mới vào Tứ Niệm Xứ được.
Phật tử: Không có mới vào nó được?
Trưởng lão: Không có. Chứ còn có là nó tu Tứ Niệm Xứ không được. Cho nên vì vậy mà, các sư, các thầy mà nói tu Tứ Niệm Xứ, à, các sư, mà các thầy mà còn hôn trầm, còn vọng tưởng mà đè vô Tứ Niệm Xứ, quý sư, quý thầy tu sai pháp. Tu Tứ Chánh Cần mà cứ hô mình tu Tứ Niệm Xứ.
Nó cũng trên Thân quán Thân. Nhưng mà quán thân theo cái kiểu của Tứ Chánh Cần, chớ không phải Tứ Niệm Xứ được. Còn Tứ Niệm Xứ bặt niệm, bặt hôn trầm, thùy miên, còn có một cái sức tỉnh táo thôi. Thì lúc bấy giờ trên Tứ Niệm Xứ mới bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Cho nên …
Phật tử: Tu đến mà không có hôn trầm, thùy miên, lúc đó mới dám nghĩ tới đúng không?
Trưởng lão: Mới dám nói: “Tui tu Tứ Niệm Xứ”. (nghe không rõ).
Phật tử: Dạ, mình còn hôn trầm, thùy miên là đừng rớ vô.
Trưởng lão: Thì thôi, thôi, đừng có nói: “Tôi tu Tứ Niệm Xứ”.
Phật tử: Vậy, đừng có nói nữa (nghe không rõ).
15. KINH HÀNH PHÁ HÔN TRẦM KHI AN TRÚ
(36:37) Trưởng lão: Bây giờ, tui lo nhiếp tâm nè, an trú nè.
Phật tử: Dạ, an trú. Dạ.
Trưởng lão: Để tui phá cho cái hôn trầm, thùy miên này cho sạch. Cái pháp nhiếp tâm, cái mục đích của nó là đạt được cái kết quả của nó là không vọng tưởng. Nhưng cái pháp mà an trú, là cái mục đích đạt của nó, nó không phải ở chỗ niệm, vọng tưởng mà ở chỗ hôn trầm, thùy miên. Thành ra, buộc lòng mấy con muốn nhiếp tâm, an trú được thì phương pháp kinh hành, nó phải luôn luôn canh chừng. Chớ không thể nào mà tui ngồi đó mà tui an trú. Nó an, nó không niệm thì nó lặng vô, nó ngủ.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Không cách nào mà chạy khỏi. Thì cho nên vì vậy mà, Thầy nói vậy, nó đơn giản vậy. Chớ mà thấy nó hơi nó muốn buồn ngủ.
Phật tử: Nó cũng buồn ngủ rồi đó.
Trưởng lão: Thì mau mau đứng dậy đi.
Phật tử: Đứng dậy đi. Dạ.
Trưởng lão: Có thể đi suốt buổi. Hai tiếng, ba tiếng đồng hồ mà chưa dám ngồi. Rồi ngày này qua ngày kia, ngày nọ, nó cũng liên tục như vậy, sáu tháng ấy. Bền chí sáu tháng, chớ hoặc trong sáu tháng đó, có lúc cũng đi nằm ngủ. Thôi rồi, không có khác gì hết. Nghĩa là lúc nào cũng phải đi tới, đi lui, đi (nghe không rõ) này. Phải đi. Đi thôi nó mỏi chân, mỏi cẳng.
Phật tử: Coi như cái giờ ngủ của mình là bao nhiêu giờ, mà tấn lực hết bao nhiêu rồi đó. Còn bao nhiêu, tới sáng, nó hết.
Trưởng lão: Sáng hết. Cái giờ tu là phải phá sạch. Đó, cho nên mà đi hết giờ tu rồi, mặc sức buồn ngủ.
Phật tử: Dạ.
16. PHÁP NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ CỦA HƠI THỞ
(37:56) Trưởng lão: Chứ không phải không cho nó ngủ.
Phật tử: Dạ. Cái giờ ngủ cũng là giờ bắt buộc?
Trưởng lão: Cho nó ngủ.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Chẳng hạn bây giờ, các con tu bốn giờ. Từ hai giờ cho tới bốn giờ, mấy con xả, mấy con nghỉ. Rồi từ bốn giờ tới năm giờ, mặc sức cho mày ngủ. Phải không? Thức để cho tới bảy giờ mới tiếp tục tu là mấy con sẽ tu từ bảy giờ. Tu nó lừ đừ chết được.
Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Căng luôn. Vậy chớ mà từ bốn giờ mấy con vô, mấy con nằm ngủ, được chừng nửa tiếng đồng hồ. Sáng ra rồi tu tỉnh lắm.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Bị cho nó ngủ rồi, bây giờ nó không có buồn ngủ nữa. Chớ còn mà nếu không cho nó ngủ, mà thức luôn buổi sáng từ bảy giờ đến mười giờ là nó hành hạ mấy con không có chỗ nào mà chê hết.
Phật tử: Dạ, dạ, kính thưa Thầy, nếu mà như vậy thì trong cái thời gian mà nhiếp tâm nửa tiếng đầu tiên đó thưa Thầy, nếu mà mình buồn ngủ thì mình đứng dậy mình đi?
Trưởng lão: Đi.
Phật tử: Nhưng mà, mình ngủ phải biết cái hơi thở của mình, mà mình vẫn nằm đó, vẫn biết hơi thở.
Trưởng lão: Theo hơi thở.
Phật tử: Đúng cái thời gian mà, chẳng hạn như hai phút của mình thì vẫn tính hai phút?
Trưởng lão: Hai phút.
Phật tử: Rồi mình tác ý mà mình đi.
Trưởng lão: Đi.
Phật tử: Rồi mình biết cái hơi thở đó phải không?
Trưởng lão: Có vậy thôi. Nương hơi thở, chớ đừng nương bước đi. Nhưng mà nhờ cái đi đó để mà nó không có ngủ. Tại vì mình nhiếp ở trong cái phương pháp của hơi thở, chớ không phải nhiếp ở trong bước đi. Mình không có tập đi kinh hành. Con hiểu không?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Con hiểu không?
Phật tử: Dạ, mình không biết bước đi.
Trưởng lão: Mình chỉ biết hơi thở, chỉ biết hơi thở. Và mình tu hai phút. Thì đúng hai phút, thì mình cũng đi luôn luôn vậy, mình xả nghỉ, mình đi. Rồi đi tới cái phút kế tiếp mình tu tập, hai phút kế tiếp, thì mình tác ý, rồi mình đi. Đó, vậy đó.
Phật tử: Dạ, thưa Thầy là, thí dụ mà như con biết nó, ví dụ mà ngồi ấy, để mà, mà bị, bị hôn trầm, con thường đứng lên để mình đi ấy cũng là, cũng là nằm trong cái, cái ngồi của nhiếp tâm của cái hơi thở?
Trưởng lão: Cũng y như cái mình nằm. Nhưng mà …
Phật tử: Dạ, dạ, cái mình ngồi. Nhưng mà, còn nếu mà mình đi, thí dụ mình đi kinh hành, thì nhiếp tâm của cái đi kinh hành là phải …
Trưởng lão: Khác, nó khác con.
Phật tử: Đi ở dưới chân phải không?
Trưởng lão: Nó đi dưới chân nó khác.
Phật tử: Con, con muốn cho nó rõ ràng ấy. (nghe không rõ).
Trưởng lão: Để mà mấy con đi kinh hành biết bước đi, bước chân đi thì nó khác cái chỗ mà. Bây giờ con ngồi vầy heng, con hít thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con an trú nó, thì mấy con chỉ biết hơi thở ra vô. Nhưng, nó lặng xuống.
Phật tử: Nó lặng?
(40:14) Trưởng lão: Nó lặng, nó gục, nó gục, thì mấy con biết. Hay hoặc là thấy nó có cái dạng muốn buồn ngủ rồi, mấy con đứng dậy đi kinh hành. Nhưng mà vẫn lưu ý cái hơi thở của mình thôi, chớ không có lưu ý bước chân.
Phật tử: Dạ, còn nếu mà mình đi, mình bắt đầu với cái đi kinh hành, mà mình lưu ý cái bước chân?
Trưởng lão: Còn mình đi kinh hành riêng của nó thì cái phần đó là, đi riêng đó là, đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mình đi kinh hành. Còn cái này tu pháp hơi thở nhiếp tâm và an trú. Phải không? Cho nên vì vậy mà mình đi ở trên cái nhiếp tâm của hơi thở, an trú ở trong cái hơi thở đó mình đi, chớ không phải mình đi kinh hành. Thay vì, thì mấy con tu Tứ Niệm Xứ ấy, thì bây giờ mấy con ngồi hít thở chớ gì? Mấy con bị vì buồn ngủ thì mấy con xả cái pháp hơi thở. Mấy con bước vào, mấy con tu cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác bằng cái đi kinh hành. Thì mấy con lưu ý bước chân đi. Thì đó là cái pháp khác, pháp Thân Hành Ngoại rồi. Nó không còn Thân Hành Nội nữa.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Con hiểu không? Còn cái này, mình vẫn đi, mà mình vẫn giữ cái Thân Hành Nội. Coi như một pháp mình không rời cái thân hành, để cái hơi thở nó trở thành một cái pháp chuyên nhất. Chuyên nhất! Còn mình tập trung dưới cái bước đi, nó lại khác nữa.
Phật tử: Vậy, con kính thưa Thầy, khi đó, mình đi kinh hành bằng Định Niệm Hơi Thở?
Trưởng lão: Ừm.
17. PHÁP THÂN HÀNH NGOẠI PHÁ HÔN TRẦM
(41:24) Phật tử: Còn nếu mà, con đang tập cái cái Thân Hành Ngoại đưa tay ra, đưa tay vô mà con buồn ngủ?
Trưởng lão: Con đứng dậy, con đi kinh hành là con đi bước chân thôi, đi Thân Hành Ngoại. Cái đưa tay là Thân Hành Ngoại. Còn cái bước đi cũng là Thân Hành …
Phật tử: Cũng là Thân Hành Ngoại há?
Trưởng lão: Ờ.
Phật tử: Mình đưa tay thì mình (nghe không rõ)?
Trưởng lão: Còn lại đổi cái bước đi.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Còn cái hơi thở là Thân Hành Nội. Con đứng dậy, con đi mà con biết bước đi hay con đưa tay ra vô vậy, thì con lại đi sang qua cái pháp Thân Hành Ngoại. Nó khác pháp rồi.
Phật tử: Dạ. Dạ. Thì đó là, con nói là cái, cái Định Niệm Hơi Thở là Thân Hành Nội. Nhưng mà, nếu mà con đang Thân Hành Ngoại, đưa tay vô, đưa tay ra.
Trưởng lão: Đưa tay vô.
Phật tử: Thì con vẫn buồn ngủ.
Trưởng lão: Rồi, buồn ngủ.
Phật tử: Thì con đứng dậy. Thì con thay vì đưa tay ra, đưa tay vô thì con lại chú ý cái bước chân.
Trưởng lão: Là con chú ý cái bước chân đi cũng như là con đưa cánh tay ra vô.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Bởi vì, nó là Thân Hành Ngoại.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cái Thân Hành Ngoại, con đưa cánh tay ra vô, con bước đi, nó giống nhau hết.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nó giống nhau. Vì nó ở bên, nó hành động ngoại, ở bên ngoài. Phải không? Còn bây giờ, con tu tập cái Thân Hành Nội, mà con đứng dậy, con chú ý cái Thân Hành Ngoại là không được. Nó sai pháp, bỏ pháp Thân Hành Nội.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Tức là mình đang luyện hơi thở, chớ không phải mình luyện cái thân hành đi ra.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mà thân hành bên ngoài, cách đưa tay tới, lui như thế này thì cũng giống như cái bước chân con bước tới bước lui, nó vậy. Nó giống nhau, kêu nó ngoại. Cái nội lực nó cũng y như nhau, chớ không khác nhau. Còn cái hơi thở, con luyện nó khác.
18. CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC TOÀN THÂN HÀNH NGOẠI
(42:41) Phật tử: Thì, thưa Thầy, như con đó thì con đi, con kinh hành á, con chú ý vào bước chân. Con thấy cái đầu con nó nặng quá. Con, con, con nhìn hết toàn thân con, rồi đi lắc qua lắc lại, đi tới đi lui. Nếu con biết con đang đi ấy, hay là con chú ý cái bước chân con là cái đầu con, nó sẽ nặng ngay liền.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là con gom lại một chỗ đó là đặc tướng của con không được.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên, con cảm nhận toàn thân. Nó tiếp nhận…
Phật tử: Dạ, do con đi lắc qua lắc lại. Con cảm nhận toàn thân, con không có đi. Dạ, con lại thấy con thoải mái hơn.
Trưởng lão: Tức là con nhận qua cái sự nghiêng cái thân qua tới, mà đưa tới, rồi nghiêng qua, nghiêng lại do cái cảm nhận toàn thân. Nó không bị trụ vào một chỗ, nó không (không nghe rõ), đó là tại cái đặc tướng. Còn cái người bị nhức đầu thì người ta gom vào bước đi.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Người ta gom vào toàn thân (nghe không rõ).
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Trong đó, có cái bước đi.
Phật tử: Dạ, đúng rồi. Chân trái bước đi luôn. Nhưng mà ngã qua, ngã lại. Con thấy là con đỡ nặng cái đầu của con.
Trưởng lão: Con không có gom.
Phật tử: Dạ, thì đó đó, không gom. Mắt con ngó phía trước đó. Con không có ….
Trưởng lão: Cái đó là …
Phật tử: Dạ
Trưởng lão: Chánh Niệm Tỉnh Giác trên toàn Thân Hành Ngoại.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Toàn Thân Hành Ngoại. Chớ còn Thân Hành Ngoại mà bước đi thì duy nhất có bước đi thì nó là cái sự tập trung gom tâm.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Con gom tâm trong cái đối tượng, hành động.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Còn cái này là cảm nhận hành động của cái thân. Vừa đi, vừa bước, vừa lắc, mình nghiêng qua, nghiêng tới, phải không?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cảm nhận toàn thân mình.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cái đó nó nhẹ nhàng hơn.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Bởi vì nó nhiều cái động tác. Cho nên nó không phân cái tâm của mình trên nhiều, cho nên nó không gom lại được. Ha!
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên phải biết cách.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Bằng pháp này này.
19. NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
(44:09) Phật tử: Con, con, riêng con, con, như con là, con thấy khi mà con buồn ngủ là con đi …
Trưởng lão: Thân Hành Niệm, hả con?
Phật tử: Thân Hành Niệm. Thì, thì, thì con hết buồn ngủ.
Trưởng lão: Thân Hành Niệm thì luôn tác ý từng hành động.
Phật tử: Đụng tới nó thì lại tới đó là, cũng là vấn đề phá hôn trầm.
Trưởng lão: Cũng là cái phá hôn trầm. Nhưng mà cái pháp Thân Hành Niệm đó là một cái pháp làm quen để sau này dùng cái Thân Hành Niệm đó. Bởi vì, một trận đều cái lệnh nó từ cái hành động. Do đó, cái pháp nó gọi là Thân Hành Niệm bởi vì nó luyện thần lực.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Sau này luyện thần lực. Bắt đầu mới tập luyện, Thầy dạy cho con Thân Hành Ngoại. Đó là bắt đầu đưa chân, giơ chân tới, đưa chân xuống, hạ gót xuống đồ đó. Đó là tập luyện cái Thân Hành Ngoại, thành ra chưa. Sau khi luyện được các thần lực của Thân Hành Ngoại, đẩy nó rồi thì bắt đầu người ta mới luyện Thân Hành Nội để cho nó có cái nội lực. Từ cái ngoại, từ cái nội, nó hợp lại, nó thành một cái lực Tứ Thần Túc. Con hiểu không? Thôi, bây giờ thì Thầy không có dạy. Thầy dạy rồi mấy con tu, nó thành ra cái lực ma.
20. PHÁP RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC PHÁ HÔN TRẦM
(45:14) Phật tử: Con thì thỉnh thoảng khi mà để phá hôn trầm, thùy miên thì con rèn, rèn nội lực bằng cách là con đi hai mươi bước, rồi thở năm hơi thở. Con động thân được nhiều như vậy thì con sẽ phá được.
Trưởng lão: (nghe không rõ) nữa.
Phật tử: Con đi hành động Thân Hành Niệm. Mà, con đi hai mươi bước mà ngồi hít thở.
Trưởng lão: Đó, bằng cách thức mình nhiếp tâm để rèn luyện cái nghị lực của mình.
Phật tử: Qua đây (nghe không rõ).
Trưởng lão: Đứng lên, ngồi xuống, đứng lên, ngồi xuống.
Phật tử: Như vậy thì con có nên tiếp tục cái đó tu nữa hay là con …
Trưởng lão: Ờ không, bây giờ mình tu khác rồi con. Tu hồi đó để mà mình dùng những phương pháp đó, để mình phá hôn trầm, thùy miên, chứ không gì. Và mình rèn cái nghị lực. Mình đứng lên, ngồi xuống là mình bền chí. Đi suốt ba mươi phút hay là một giờ đồng hồ, mà mình không có bỏ cuộc tức là nó có cái nghị lực.
Phật tử: Dạ, con thấy cái đó thì con tu tập khỏe. Nhưng mà bây giờ con không có tập nữa ạ?
Trưởng lão: Bỏ. Bây giờ đó coi như là mấy con đã thông suốt. Khi nào mà người ta dạy cái phương pháp nào, gặp cái trường hợp đó, người ta bắt mấy con áp dụng vào để phá cái gì? Phá hôn trầm, thùy miên. Mà người ta không cần thì người ta sẽ dạy.
Ở đây, thì mấy con sẽ phá được rồi thì không cần tới nó. Không cần. Ngay bây giờ, mấy con sẽ nhiếp tâm trong hơi thở. Khi nào bị nó thì: “Thầy ơi, bây giờ bị nó. Mà cái hơi thở, con nhiếp mà con phá không được”. Thì bắt đầu Thầy mới lôi cái pháp này ra. Mấy con có tập rồi, quen rồi, lấy nó mà dập, ba cái hôn trầm đi đi cho rồi.
21. PHÁP THÂN HÀNH NIỆM HƠI THỞ
(46:30) Phật tử: Dạ. Vậy thì, thưa Thầy, nếu mà, nếu mà mình dùng cái Thân Hành Niệm để mà phá hôn trầm, thì cũng, cũng, cũng nương vô hơi thở không? Thí dụ mình …
Trưởng lão: Cũng được, đang tập.
Phật tử: Nhiếp tâm trong hơi thở, nhiếp tâm?
Trưởng lão: Cũng nhiếp tâm được trong hơi thở. Nhưng mà, có điều kiện là con phải tác ý từng cái hành động.
Phật tử: Tác ý từng hành động?
Trưởng lão: Thành ra, nó không có được trọn vẹn trong hơi thở.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà khi mình muốn dùng cái hơi thở để mà mình phá hôn trầm bằng cách là mình động thân thôi. Chứ mình giữ nguyên cái pháp của hơi thở để cho mình nhiếp tâm trọn vẹn, an trú trọn vẹn trong hơi thở, chứ không sử dụng cái pháp khác. Con hiểu không?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Đó, chừng nào mà đối đế, khi mà cái pháp hơi thở này tui đứng dậy, tui đi. Tui nương vào hơi thở mà nó cứ gục tới, gục lui. Nó đụng bên đây, nó đụng bên kia thì buộc lòng tôi phải dùng cái pháp Thân Hành Niệm để mà phá.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cũng như con đó, buộc lòng con phải dùng cái pháp rèn luyện nghị lực. Bởi vì con đã tập cái đó, nó phá được rồi. Còn bây giờ dùng cái hơi thở sao mà nó lủi bên đây một cái, rồi nó lủi giống như mấy người uống rượu, thì đó là nó không có chịu rồi. Thì do đó, nó không đủ sức nhiếp phục. Cho nên, tôi buộc lòng tôi phải dùng cái pháp này, tôi phá cho được. Một cái thời gian cho nó tỉnh được rồi, tôi mới ôm lại cái pháp hơi thở mà mình tu nó. Chớ không khéo mình tu không được, không vô.
Nó hôn trầm, thùy miên rồi, ngồi cái nó lặng, ngồi nó lặng. Bởi vì cái pháp an trú, nó đâu có dùng cái câu tác ý đâu, mà động thân nữa đâu? Cho nên nó dễ lắm. Cho nên vì vậy mà thấy dùng cái này, mà nếu mà ở trên hơi thở này, vừa đi vừa dùng cái hơi thở mà nó không có bị như người say rượu thì thấy: "Chiến thắng được". Thì như vậy là cái kết quả của cái hơi thở. Mình cứ tiến tới để cho nó nhuần nhuyễn trên hơi thở, để mình đi vào Tứ Niệm Xứ cho nó nhanh. Mà nếu không được thì buộc lòng các con phải dùng cái pháp Thân Hành Niệm, hoặc là pháp rèn luyện nghị lực, để mấy con phá cho được hôn trầm.
Suốt cái thời gian đó mấy con tu, năm, sáu tháng trời, chứ đâu phải ít. Phá hoài, ôm pháp đó đi hoài cho đến khi nó không còn nữa thật sự, thì bắt đầu mới ôm lại cái pháp hơi thở. Thì mấy con luyện cái pháp khác để mà phá được. Thì cho đến rất là tỉnh táo hẳn hòi, thì mới ôm cái hơi thở này, mới đi vào cái an trú được trong ba mươi phút. Thì mấy con cái thời gian đó, mấy con sẽ mất nhiều hơn. Còn hơn là mấy con ôm ngay cái hơi thở mà phá được hôn trầm. Thì khi mà phá hết hôn trầm, thì nó an trú được cái thời gian, thì vô Tứ Niệm Xứ nó mới hết. Đó là mình đi đường tắt nhanh mấy con. Còn ấy không phải đi đường vòng, dùng cái khác mà đi đường vòng hết. Nhưng mà, đối thế mình phải dùng chớ, chớ không dùng làm sao phá được? Nó có cái phương pháp rồi. Con thấy không?
22. PHÁ HÔN TRẦM BẰNG HƠI THỞ NGẮN, HƠI THỞ DÀI
(49:06) Phật tử: Dạ, thưa Thầy thở bình thường. Bây giờ, mình sẽ dùng cái thở ngắn, thở dài. Mình cũng dùng cái đó để mình phá hôn trầm được không?
Trưởng lão: Cũng được. Nhưng mà điều kiện. Bắt đầu bây giờ đó, Thầy dạy con đứng dậy, con đi kinh hành. Mà con phá không được thì người ta sẽ dạy cho con cách dùng hơi thở dài, hơi thở ngắn. Người ta biết cái này sẽ sử dụng. Bởi vì chỉ có hơi thở, chứ người ta không có chưa đưa mấy pháp đó. Cuối cùng hơi thở dài, hơi thở ngắn không phá được gì hết.
Đưa những cái pháp Thân Hành Niệm, cái pháp mà rèn luyện nghị lực thêm để mà phá. Bởi vì nó mất cái thời gian, mấy con phải sáu, bảy tháng mấy con tập cho nó nhuần nhuyễn, cho đến mức độ mà nó không còn hôn trầm, thùy miên nữa. Người ta mới cho con trở lại hơi thở. Bây giờ mà hơi thở bình thường này không được, buộc lòng người ta tập cho mấy con cái thời gian rèn cái hơi thở dài. Mà rèn hơi thở dài, nó thở dài. Khi tức ngực, nó mệt đủ loại, chứ đâu phải nó dễ chịu cho mấy con đâu.
Phật tử: Nhưng mà, nó phá được Thầy.
Trưởng lão: Rồi nó phá chứ con.
Phật tử: Con, con thấy ấy, khi mà con bị dính hôn trầm như vậy, con hít vô một hơi dài thiệt dài. Hắn tự nhiên hắn tỉnh.
Trưởng lão: Nhưng mà, người ta phải rèn luyện cho con phải làm quen với hơi thở dài.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Để cho nó khỏi đừng có xích lại. Chứ không khéo đó, con hít thở hai, ba hơi thở, nó tỉnh rồi. Nhưng mà nó, con tu tập nó dài để cho nó thuần quen, cho nó hết hôn trầm thì con đâu có lười được. Mà, con trở lại thì nó buồn ngủ đó.
23. NỘI LỰC CỦA PHÁP AN TRÚ TÂM TRONG HƠI THỞ
(50:29) Trưởng lão: Đó thì trong cái sự mà tu tập, mấy con khéo, nó đơn giản lắm. Nhưng mà mình đều đều mình tập thì ngày nào mình cũng tập luyện. Đừng có bữa nay mình tập, ngày mai mình nghỉ, mốt mình tập. Nó không có mục! Nó không suông, nó không có tốt. Dạy cho mình, cứ hễ mình tập đều đều hẵng được. Có thì giờ nào rảnh, mình vô mình tu tập, có thì giờ nào.
Nhất là cái về hơi thở, mấy con nhiếp tâm, an trú được. Nó có một cái trạng thái, nó an lạc. Nó làm cho mấy con thích, ham tu lắm. Mà tới chừng đó rồi, mấy con thấy cứ hở phút nào (nghe không rõ). Đó là cái lúc nó thích. Nó mong cho có cái thời gian rảnh rỗi, nó nhào vô, nó học. Nó nhiếp tâm. Bởi vì nó không có niệm nữa rồi.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Do đó, nó an trú được rồi, thì mấy con thấy nó dễ dàng lắm. Cho nên cách thức chúng ta đi từ chỗ cái nhiếp tâm để đến an trú. Mà an trú thì nó có, sợ nó bị hôn trầm, thùy miên. Mình phá sạch hôn trầm, thùy miên thôi thì mấy con tu rất dễ, không có khó nữa.
Mà bước sang qua cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ, nói thiệt ra thì mấy con thấy cô Út. Riêng sắp sửa có cô Út với Mật Hạnh. Nội cái mà nhiếp tâm và an trú ba mươi phút, trong hai đứa con có bệnh đau là con đẩy lui được hết. Nó làm chủ được bệnh của nó. Mà nó làm chủ được cái tâm của mấy con. Khi mà mấy con nhiếp một cái là tất cả những cái ác pháp bên ngoài, nó tác động mình dễ giận hờn, phiền não. Mình bỏ nó, xả xuống nó, nó đi.
Cái nội lực của cái hồi lúc bây giờ cái tâm an trú. Bởi vì nó an tâm, nó an trú được cái tâm. Cho nên, mình nhắc nó: “An tịnh, xả xuống hết đi” thì ngay cái tâm giận hờn, phiền não, nó buông xuống liền mấy con. Nó buông niệm xuống liền. Cái bệnh trên thân mình mà nó còn đẩy ra được thì huống hồ cái tâm.
24. TẬP NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ TÂM TRONG HƠI THỞ
(52:14) Cho nên vì vậy mà Thầy dạy nhiếp tâm, an trú có hai pháp. Rồi chúng ta bước qua cái giai đoạn Tứ Niệm Xứ là cái thời gian tăng lên. Chứ còn ở chỗ mà nhiếp tâm, an trú thì tăng lên, thì nó bị lọt vô tưởng. Cho nên Thầy biết nó sẽ lọt trong mười tám cái loại hỷ tưởng, nó sẽ xuất hiện ra. Mà khi mình quá cái thời gian của nó rồi, thì không biết làm sao Thầy giải thoát nữa.
Phật tử: Dạ, thưa Thầy, phương diện gì?
Trưởng lão: Trật rồi.
Phật tử: Nhưng vì, thưa Thầy, nếu (nghe không rõ), con mà tu qua cái an trú tâm đó, thưa Thầy. Thì thí dụ như đầu tiên mình phải tác ý: “Tâm phải bất động”, hay là sao thưa Thầy?
Trưởng lão: Chưa. Nghĩa là mình an trú tâm thì mình nhắc: “An tịnh tâm hành”.
Phật tử: Nhiếp tâm vô đó thôi, hả Thầy?
Trưởng lão: Ờ.
Phật tử: Rồi cái, cái năm hơi, rồi mình năm hơi, rồi bắt đầu cái mình tác ý lại: “An tịnh tâm hành”?
Trưởng lão: Bắt đầu thì mới đầu. Nhưng mà điều kiện, mình thấy một phút thì mình mới tác ý. Bắt đầu con mới vào, con tập an trú tâm chứ gì?
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Thì con nhắc: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ, con cứ hít thở ra thôi. Nó giống như thở ra vô.
Phật tử: Không cần đếm năm hơi, ha Thầy?
Trưởng lão: Không. Con không cần đếm năm hơi con. Bây giờ …
Phật tử: Ờ, bây giờ chỉ để ấy vô đây, mình đếm phút.
Trưởng lão: Bây giờ đếm phút của con.
Phật tử: Đếm phút thôi, không có cần đếm hơi nữa.
Trưởng lão: Không có đếm hơi.
Phật tử: Dạ. Dạ. Con còn đang thắc mắc cái đó. Dạ.
Phật tử khác: Cái nhiếp tâm thì…
Phật tử: Nhiếp tâm thì con vẫn năm hơi thở, mình mới tác ý một lần?
Trưởng lão: Không, không phải.
Phật tử: Mỗi một hơi thở tác ý một lần?
Trưởng lão: Mỗi một hơi thở tác ý một lần. Ở đây, nó chuyên rồi con. Nó không phải như hồi mình tu Tứ Niệm Xứ.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mình tu Tứ Niệm Xứ là mình tác ý một lần. Mình thở, mình đếm năm hơi thở.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nó còn bị đếm nữa con.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên nó tập quen để mình an trú, chứ sự thật ra chưa an trú.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mà nhiếp tâm, chưa sự thật bằng pháp nhiếp tâm.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên vì vậy, mình tập chung chung không.
Phật tử: Vậy, pháp nhiếp tâm này là mỗi một hơi thở?
Trưởng lão: Còn cái này từ mỗi một hơi thở là một câu tác ý. Mỗi hơi thở, câu tác ý và nhiếp tâm.
Phật tử: Dạ, do nhiếp tâm.
Trưởng lão: Còn tác ý một lần, mà cho đến một phút mà không tác ý nữa.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Gọi là an trú.
Phật tử: Mình an trú. Dạ, thì con muốn hỏi cái an trú đó. Nhưng mà, kính thưa Thầy, khi, khi con tập đếm coi hơi thở quá ngắn như vậy, thì con tác ý nó rất là nhiều lần. Như vậy, nó có đưa đến chuyện tình trạng bị ức chế tâm không?
Trưởng lão: Không, không có ức chế con. Bởi vì mình tác ý mình thở, chỉ biết nhẹ nhàng thì không bị chướng, không bị tập trung gom tâm.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Ví dụ như con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra. “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra. Hoặc các con thở ít câu ngắn, để không bị cái hơi thở con ngắn. Và, tác ý cho dài ra.
Phật tử: Dạ, con tác ý dài ra, tác ý được. Thì khi tác ý phải nín thở và con …
Trưởng lão: Nín thở ấy.
Phật tử: Hơi thở ngắn thì con thở ngắn thôi.
Trưởng lão: Hoặc là con tác ý trườn lên trên cái vừa thở ra mà vừa hít vô. Con tác ý trên cái …
Phật tử: À, trên cái hơi thở ra, vừa ra vô?
Trưởng lão: Vừa ra vô mà vừa tác ý ấy.
Phật tử: Dạ, thì như vậy con mới chịu, chứ còn hơi thở con quá thì …
Trưởng lão: Đó, thì tùy theo. Bởi vì cái sự ra (nghe không rõ) có khi mình có thể, mình tác ý nhanh. Mà mình rồi hít thở thì mình có thể khoảng thời gian đó, mình không có thở trườn lên cái câu tác ý. Còn bây giờ cái hơi thở con ngắn, buộc lòng con phải vừa tác ý vừa thở. Con hiểu không? Nó cái chỗ …
Phật tử: Dạ, tự nhiên con thấy con dễ chịu hơn, chứ nếu không con tính thôi.
Trưởng lão: Thì đó, cách thức đó để nó hợp với (…).Nó hợp thì nó dễ chịu, chứ không khéo con bị dính thở một khoảng thời gian.
Phật tử: Dạ, con có …
Trưởng lão: Rồi con lại hít thở đó, thì con lại bị tật khí.
Phật tử: Dạ, đúng rồi. Dạ, con hít mà tức ngực.
Trưởng lão: Con thở tức ngực, mệt. Nó sẽ mệt.
Phật tử: Thành ra, con cứ để vừa thở vừa tác ý.
Trưởng lão: Vừa thở mà vừa tác ý, vừa thở vừa tác ý, đó.
Phật tử: Thì con vừa thở vừa tác ý. Con mới, con thở lại với cái hơi thở mà …
Trưởng lão: Thở lại rồi tác ý nữa, rồi vừa thở mà vừa tác ý, vừa thở. Con không có biết nè.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Ở đây, cứ tác ý, thở. Tác ý là sao, tác ý, thở.
Phật tử: Dạ, tác ý.
Trưởng lão: Thở nữa, tác ý. Thở đầu để lấy cái hơi ấy.
Phật tử: Nếu mà ngắn quá (nghe không rõ) rồi đó.
Phật tử khác: Con cũng dở lắm.
Phật tử: Hít, thở, hít, thở.
Trưởng lão: Ha.
Phật tử: Dạ.
25. TẬP NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ TÂM BẰNG HƠI THỞ NGẮN
(55:50) Trưởng lão: Bây giờ, con tác ý ngắn là hít thở đó mấy con. Nhưng mà, điều kiện là mình tác ý một cái câu đó luôn, nó nằm ở trên cái hơi thở, thở ra thở vô.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mà khi các con thấy mình tác ý ra lời ấy, thì dường như là mình bị nín.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mà mình tác ý ngầm ấy, thì dường như nó trườn trên hơi thở, nó đi.
Phật tử: A!
Trưởng lão: Con thấy mình để ý đó phải không?
Phật tử: Hồi nào tới giờ, con còn mần. Nghe lời, con cũng chưa làm. Thành con chưa có thông.
Phật tử khác: Chưa thì con nói ráng đi. Thì con nói là: “Hít vô tôi biết, thở ra”.
Trưởng lão: Đó, mấy con thử làm đi, mấy con tác ý hành đi, thì có khác nào là ngôn ngữ. Thì mấy con thấy nó khác mà, phát ra ngôn ngữ nó khác.
Phật tử: Dạ, con thấy mần, con cũng tác ý thiệt là lẹ. Tại hơi thở ra ngắn, con …
Trưởng lão: Tại con tác ý lẹ quá.
Phật tử: Con rút ngắn là lẹ?
Trưởng lão: Ừm.
Phật tử: Rồi con tác ý: “Hít vô thở ra tôi biết…”.
Trưởng lão: Ừm, kệ nó. “Hít vô thở ra tôi biết…”, ờ, vậy thôi cũng được. Hoặc là: “Hít, thở, hít, thở” cũng là câu tác ý. Đó, bởi vì hít là mình hít, thở là mình thở. Nó nhanh, nó không bị nín.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nhưng mà cũng là cái câu tác ý thôi, cái lệnh của nó mà.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Thì cũng đâu có sao đâu. Còn mình nói rõ ra: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra nói tôi biết tôi thở ra”. Đó, mình tác ý nhanh. Nhưng mà, tác ý cái câu nguyên một câu như vậy có nghĩa lý. Đó là mình theo cái đề mục đức Phật đã vạch cho mình cái câu tác ý như vậy. Mình muốn tu như vậy thì ít ra đó, mình luyện cái hơi thở mình được dài thì mình mới tu được tới đó. Mà mình không có bị dài nữa thì mình theo hơi thở bình thường. Cái hơi thở mình ngắn thì mình trườn ở trên hơi thở đó. Thường thường hơi thở tác ý, nghe nó khỏe lắm.
26. TẬP HƠI THỞ DÀI, HƠI THỞ NGẮN PHÁ HÔN TRẦM, VỌNG TƯỞNG
(57:23) Phật tử: Dạ. Như mình, thưa Thầy, nghe tới lúc nào rồi mình mới tập được cái hơi thở dài, hơi thở ngắn Thầy, giống như bình thường con không dùng (nghe không rõ)?
Trưởng lão: Nó, tuy nó, khi nó bị hôn trầm.
Phật tử: À, bị hôn trầm làm, mình mới tập.
Trưởng lão: Bị hôn trầm mà con đứng dậy con đi, nó xiên qua xiên lại, buộc lòng người ta dạy thôi.
Phật tử: Dạ, tại vì con …
Trưởng lão: Chứ không phải dạy chơi đâu. Nói dạy cũng phải có cái đối tượng gì để dẹp nó…
Phật tử: Dạ, đó thì, đối với như mình, lúc nào mình mới tập hơi dài hơi ngắn, chớ thình lình, nhiều khi mình giữ dài ngắn, rồi, rồi, rồi …
Trưởng lão: Đâu có được con, phải tập riêng nó.
Phật tử: Phải tập riêng. Sau đã chúng con muốn biết là, là giống như mà …
Trưởng lão: Sau khi mà con được rồi, cái hơi thở bình thường được rồi, con vô Tứ Niệm Xứ, con khỏi luyện nó.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cực, ha.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mà khi nó trục trặc, nó có những cái gì vướng rồi, thì người ta dùng nó để phá.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Người ta mới dạy cho. Con phải có cái thời gian, phải tập luyện cái hơi thở dài.
Phật tử: Ủa, mà con muốn biết là …
Trưởng lão: Mới đầu, con thở bao nhiêu hơi thở mấy con mệt. Mấy con thở liên tục ba mươi phút rồi, hơi thở dài rất là nhiều.
Phật tử: Dạ, nhiều quá con cũng thấy …
Trưởng lão: Rồi, còn cái hơi thở ngắn con, hơi thở ngắn: “Hít vô, hít vô, tôi thở ra, hít vô”, nó lia lịa, lia lịa như cái thoi nữa.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Người ta dạy, vậy mà nó không mệt. Người ta dạy để làm gì? Để lúc bấy giờ, nó phá được cái gì đó.
Phật tử: Dạ, để có cái gì, để lúc nó có, nó biết rồi, nó mới phá được đó.
Trưởng lão: Nghĩa là suốt cái thời gian mà con nhiếp tâm, nó vẫn còn có niệm khởi. Nghĩa là dẫn từng câu như vậy mà bắt nó xuất, nó cũng có niệm khởi của nó. Không làm sao điều phục được nó, nhiếp được nó, thì người ta chạy qua người ta nhắc liền (nghe không rõ).
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Nó khởi lia lịa như vậy. Mà bắt đầu tác ý một câu, khởi lia lịa, lia lịa như vậy đó thì nó gom không có được nữa.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Dùng cái câu đó.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Cho nên nó vô không có được. Như vậy cái hơi thở ngắn, nó phá cái vọng tưởng ghê lắm.
Phật tử: Dạ, con biết.
Trưởng lão: Bởi vì, nó chạy nhanh.
Phật tử: Dạ, cũng như, thưa Thầy, hồi nào tới giờ thì con, nếu mà con có để ý tới hơi thở bình thường, con tu …
Trưởng lão: Cái hơi thở bình thường đó …
Phật tử: Dạ, con chưa có dám tập cái hơi dài hơi ngắn là con không biết chừng nào con tập được hơi dài, hơi ngắn đó?
Trưởng lão: Khi cần thì mình tập.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Mà không cần, nó không quan trọng thì mình tập cho nó quan trọng…
Phật tử: Dạ, không phải không quan trọng đâu Thầy.
Trưởng lão: Biết rằng khi đó, con nhiếp tâm trong hơi thở bình thường không được, buộc lòng con phải tập luyện cái hơi thở ngắn. Mà đâu phải con tập luyện đến ba mươi phút, con thở liền được đâu. Con phải tập từng chút, từng chút, từng phút lên.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Từng phút con tập thở hít lẹ như thế này rồi cái nghỉ. Nghỉ rồi tập lần nó quen đi, rồi nó thở ba mươi phút. Nhanh chóng như vậy mới được. Rồi cái thời gian cũng là năm, sáu tháng. Chứ mấy con tập một bữa, hai bữa được sao?
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Rối hô hấp của con là chết đi chớ.
Phật tử: Dạ, con bấy giờ con không dám đụng. Con tới giờ con chưa dám bắt tay, chưa dám. Con sợ…
Trưởng lão: Biết cách, Thầy biết cách. Bây giờ đó, Thầy ví dụ cái hơi thở dài để phá cái gì? Cái hơi thở dài, nó thường thường là phá hôn trầm, thùy miên. Mà cái hơi thở ngắn, nó phá cái vọng tưởng.
Phật tử: Giống như là, thưa Thầy, nghĩa là để con diệu hành, nghĩa là con hiểu được cái đó rồi. Khi nào gặp chứng hôn trầm con tới, con mới dùng nó thôi.
Trưởng lão: Ờ.
Phật tử: Dạ, chứ không có phải …
Trưởng lão: Nhưng mà con phải luyện. Luyện để rồi trong khi đó mình ôm cái pháp đó suốt ba mươi phút, để đừng có hôn trầm vô. Chớ không phải bây giờ hôn trầm vô, cái mình thở hơi thở dài hết rồi cái bắt đầu thở lại bình thường.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Thở lại bình thường một hơi, hôn trầm nó vô nữa.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Chỉ có hơi thở dài đó đó, nó mới dẹp luôn suốt cái thời gian. Rồi ngày mai cũng tập hơi thở dài, ngày mốt cũng tập hơi thở dài. Tập cho đến chừng nào mà nó không có hôn trầm, thùy miên nữa thì bắt đầu mới thở hơi thở bình thường trở lại.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Cho nên người ta rèn luyện, phải tập luyện cho được cái hơi thở dài mà nó không bị mệt, không bị tức ngực. Các con hiểu không?
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Do đó, mới dám dùng nó dẹp cái hôn trầm, thùy miên.
Phật tử: Kính thưa Thầy, có phải là mình, mình, bây giờ thí dụ tập luyện cái hơi thở dài, hơi thở ngắn đi, để một cái thì phá hôn trầm, cái phá vọng tưởng. Nhưng mà, thí dụ trong lúc mình đương tập với cái hơi thở bình thường, mà mình bị hôn trầm, mình có thể dùng cái đó để …
Trưởng lão: Không. Mình dùng cái hơi thở bình thường, mình phá, bằng cách mình đi.
Phật tử: À, đi, đi.
Trưởng lão: Mình để mình khỏi mất công tập luyện cái đó, nó mệt. Trời đất ơi! Tập luyện nó sai cái hơi thở bình thường là một cái điều khó!
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Chớ nó không có dễ đâu mấy con.
Phật tử: Tập cái này, nó khó hơn.
(1:01:16) Trưởng lão: Nghe Đức Phật để ra như vậy, chớ cái người kinh nghiệm, người ta biết, cái này chỉ dùng để áp dụng khi cái hơi thở bình thường. Cuối cùng mà không phá được, người ta mới dạy con đến hơi thở đó.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Mà thậm chí, người ta dạy cái pháp Thân Hành Niệm rèn luyện nghị lực, để các con phá cho nó quen, còn tốt hơn là con luyện cái hơi thở.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Đi Thân Hành Nội mà nó sai …
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Sai khác bình thường, nó làm cho cái cơ thể nó hoạt động khác.
Phật tử: Dạ. Dạ.
Trưởng lão: Cho nên, cả một vấn đề luyện tập. Cho nên, mới có hơi thở dài, hơi thở ngắn. Người nào cũng tập. Tập để làm gì đây bây giờ? Nếu mà không nhằm cái mục đích để phá cái hôn trầm, thùy miên, cái vọng tưởng thì ai tập nó làm gì? Ba cái hơi, ba cái đề mục đầu tiên là mục đích để phá hôn trầm, thùy miên. Mà cái hơi thở bình thường phá được hôn trầm, thùy miên, cần gì phải tập nó.
Đi vào Tứ Niệm Xứ tu cho nó mau hơn. Có phải sướng không? Cái gì cần, mình tu. Bởi vì, đức Phật nói: “Những gì cần tu tập thì tu tập, mà không cần thì không tu tập. Những gì thông suốt thì cần thông suốt, mà những gì không cần thông suốt thì đừng có học”. Có phải không? Phật nhắc như vậy mà. Cho nên, cái gì mà Thầy dạy, đó là cái cần. Mà, bây giờ tới như vài cái, mà bây giờ để đó mà chưa nói tới, thì mấy con đừng có tập. Mình dùng nó không được.
Cho nên vì vậy, cái người không biết đó. Người ta thấy bây giờ trong cái đề mục hơi thở có hơi thở dài, hơi thở ngắn. Bắt đầu tập hơi thở bình thường, rồi tập hơi thở dài, rồi tập hơi thở ngắn. Rồi tập an tịnh thân hành, an tịnh tâm hành, ôi thôi! Nói tui tập theo cái thứ tự của nó. Không phải đâu. Mục đích những cái bài pháp đó, người ta sẽ nằm ở trong cái đối tượng đang bị kẹt dính cái gì? Người ta mới lấy cái đề mục đó ra cho mình tập.
Bắt đầu bây giờ đó thì mấy con về thất tập, rồi buổi chiều hai giờ đến đây, ngồi đây Thầy kiểm tra, coi có làm đúng không đó, hay làm sai. Bởi vì ngồi phải quan sát, Thầy xem chứ, cái đúng, cái sai.
Phật tử: Vậy thì lúc nào tụi con trở lại đây để Thầy kiểm tra lại? Khoảng chừng mấy giờ?
Trưởng lão: Mấy con sẽ ngày mai bảy giờ, bảy giờ rưỡi hoặc bảy giờ, tám giờ, mấy con ghé đây.
Phật tử: Bảy giờ rưỡi. Dạ.
Trưởng lão: Ừ.
Hết Băng