Skip directly to content

20060422 - THẦY THĂM THANH HÓA 01 - KHAI THỊ ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI

20060422 - THẦY THĂM THANH HÓA 01 - KHAI THỊ ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI

Trưởng lão Thích Thông lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 22/04/2006

Thời lượng: [50:44]

Tên cũ: 2220-(ThanhHoa)-TTAD-DaoDucKLKMKN-TuDieuDe-DuoiBenh-vdCachTu-TNX-(XaThieuDao)-(22-4-2006)

https://thuvienchonnhu.net/audios/20060422-thay-tham-thanh-hoa-01-khai-thi-dao-duc-lam-nguoi.mp3

 

1. ĐẠO ĐỨC SỐNG KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI

(00:00) Phật tử 1: Nay chúng con thỉnh Ngài, về tại khu vườn ở tại xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Tất cả các Phật tử chúng con xin thành tâm đảnh lễ Đức Trưởng Lão ba lễ, xin Ngài chứng tâm cho tất cả các Phật tử chúng con. Nam Mô Bổn Sư Thích Thông Lạc Như Lai Phật.

Hôm nay tất cả các Phật tử chúng con xin thành tâm đảnh lễ và xin Ngài từ bi chỉ dạy cho tất cả chúng con, con đường đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người.

Và nguyện vọng của con xin được dâng khu đất này để cúng Ngài vì chuyện hoàn hưng chánh pháp. Con xin tha thiết cầu khẩn Ngài trụ thế để hoàn hưng chánh pháp cứu độ chúng sinh, hướng dẫn cho chúng con và tất cả chúng sinh trên hành tinh này đang mong đợi chánh pháp của Như Lai. Xin Ngài từ bi hỷ xả vì chúng con mà Ngài trụ thế. Nam mô Bổn Sư Thích Thông Lạc Như Lai Phật.

(01:47) Trưởng lão: Hôm nay, Thầy về miền Bắc để giúp cho quý Phật tử những người hồi nào tới giờ theo đạo Phật, theo Phật pháp. (…​).

(03:07) Mục đích là tạo có một nơi là để quý Phật tử được về học tập Đạo Đức Làm Người, sống không làm khổ mình, khổ người. Cái danh từ mà gọi là đạo đức không làm khổ mình, khổ người, nếu một người sống mà hiểu biết đạo đức thì mình không làm khổ người khác, mà cũng không làm khổ mình.

Đời sống mà không làm khổ mình, khổ người thì hạnh phúc lắm mấy con. Nhưng, chỉ có đạo Phật mới có đạo đức đó mà thôi. Chỉ có đạo Phật mới có. Vì vậy mà từ lâu tới giờ, từ xưa tới giờ trong các chùa, lẽ ra người ta phải dựng cái nền đạo đức đó cho mọi người học. Thế mà người ta chỉ dạy mình cúng bái, cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, coi ngày giờ tốt xấu, lên đồng, nhập cốt…​ mà người ta không dạy đạo đức. Cho nên những cái hình thức mà cúng bái, cầu siêu, cầu an đều là mê tín không có đúng.

(04:30) Hôm nay được Thầy về đây, gặp được Phật tử, xum họp như thế này. Thầy mong rằng trên mảnh đất này ta ráng làm sao chúng ta có được những cái lớp học đạo đức, vì học đạo đức rất lợi ích. Người ta chửi mình không giận. Những nỗi buồn lo, giận hờn trong lòng mình, mình không còn buồn lo, giận hờn. Những bệnh tật, mình đủ sức đẩy lui bệnh, mà không cần phải uống thuốc đi bệnh viện. Đối với các cụ già, sức yếu hay bệnh tật, cơ thể sống không quắc thước, yếu đuối, lẫn lộn, đó là một điều đau khổ. Vì thế mà đạo Phật ra đời mục đích là đem lại sự bình an cho mọi con người và quắc thước, khỏe mạnh. Có đau bệnh thì đuổi bệnh đau. Muốn sống hồi nào sống, muốn chết hồi nào chết. Đó là mục đích của đạo Phật.

Cho nên, Đức Phật khi tu chứng đạo Ngài nói bài kệ: "Trên trời, dưới trời, con người là duy nhất làm chủ sanh, già, bệnh, chết". Mọi người ngồi trước mắt Thầy, đều là con người, nhưng có ai làm chủ bệnh, có ai làm chủ sự sống chết? Khi bệnh thì đi uống thuốc, đi nhà thương, rất là khổ sở. Khi chết mà muốn sống, thì sống cũng không được. Vì vậy mà mọi người đều quá khổ đau.

(06:14) Hôm nay Thầy muốn đem cái nền đạo đức của Phật giáo để hướng dẫn cho mọi người sống làm chủ được tâm mình. Người khác chửi, mình không giận. Hoàn cảnh xảy ra cho mình buồn khổ, tai nạn, hoặc có sự chia lìa chết chóc mà tâm vẫn bình an không đau khổ. Khi bệnh đau, có phương pháp, có cách thức đẩy lui bệnh. Khi chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.

Như Đức Phật đã dạy: Con người làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Không cầu khẩn, không van xin. Không cầu Thần Thánh, không cầu trời Phật ban hộ, gia hộ cho mình bình an, gia đình bình an, mà chính bản thân mình phải tự cứu lấy mình. Cho nên Đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng Đạo, dẫn đường cho các con mà thôi."

Thế bây giờ chúng ta đến chùa thì dạy cho chúng ta cầu siêu, cầu an thì không đúng lời Phật dạy. Cho nên Thầy đi ra Hà Nội, từ miền Nam đi ra Hà Nội, nhiều Phật tử tha thiết mong cầu được sống một cách bình an vô cùng, nhưng không biết đạo đức, học và tu như thế nào để đạt được.

Phật pháp không có khó, rất dễ dàng, nhưng chúng ta chỉ cần biết cách thức giữ gìn đức hạnh. Ví dụ, người Phật tử sẽ đến chùa thọ Tam Quy Ngũ Giới. Ở đây không biết quý Phật tử có hiểu chữ Tam Quy Ngũ Giới chưa, có thọ Tam Quy Ngũ Giới chưa? Đi đến chùa hay là chỉ biết thắp hương, cúng Phật, lạy Phật mà thôi? Khi đến chùa chúng ta thọ Tam Quy Ngũ Giới. Tam Quy tức là Phật, Pháp, Tăng. Ngũ Giới tức là năm đức hạnh.

(08:25) Đức thứ nhất là Đức Hiếu Sinh - lòng thương yêu sự sống của muôn loài. Cho nên người tu theo đạo Phật, người ta không bao giờ nỡ tâm cầm dao cắt cổ gà, cầm dao đập đầu cá. Người ta không nỡ, bởi vì con gà muốn sống, con cá muốn sống, không bao giờ nó muốn chết. Lòng thương yêu của chúng ta nhìn thấy sự chết của chúng, chúng ta đau lòng. Chúng ta muốn sống, chúng ta sợ đau khổ, sao lại nỡ lòng nào chúng ta lại giết chúng để mà ăn thịt? Chúng ta nỡ lòng nào bỏ từng miếng thịt chúng vào miệng mà nhai nuốt được cho đành khi chúng ta biết đau khổ, biết sợ chết?

Do đó, Đức Phật dạy chúng ta Đức Hiếu Sinh - lòng thương yêu sự sống. Chúng ta thương yêu sự sống của cả ngàn cây, loại cỏ. Thương yêu thời tiết nắng mưa gió bão, thương yêu từ không khí, từ nước uống…​ Người tu sĩ Phật giáo, người ta uống ly nước người ta không phí bỏ. Người ta biết rằng nếu không có nước thì chúng ta không sống được. Người ta biết rằng không khí không có hít thở, thì người ta không sống được. Cho nên người ta giữ gìn môi trường sống không khí trong lành, không bao giờ ném bỏ một nắm rác, một bọc rác dơ bẩn.

Trái lại, trên đường đi, Thầy thấy mọi người ném rác bừa bãi làm cho bầu không khí chúng ta rất bẩn, vì những đống rác thành bụi bay lên theo không khí. Vì bệnh đau do đâu mà có? Do môi trường sống không giữ gìn vệ sinh. Cho nên, đó là những hành động đạo đức, đạo đức vệ sinh. Người nắm một nắm rác mà ném ra đường, ném chỗ không đúng chỗ, gây ảnh hưởng sau này trở thành bệnh đau sau này cho mình cho người. Thì đó là đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà hành động đó là vô đạo đức, làm khổ mình, khổ người.

Quý Phật tử thấy không? Hành động sống hằng ngày mà chúng ta vô tình đã thiếu đạo đức, làm cho chúng ta khổ mà mọi người khổ. Đạo đức giao thông, tức là chúng ta nghe luật lệ giao thông, chúng ta có bao giờ nghe đạo đức giao thông? Thế mà đạo Phật có đạo đức giao thông, dạy chúng ta đi trên đường không được đi song song. Quý Phật tử bây giờ chúng ta nghe đài, nghe báo chí đăng tin, hằng ngày tai nạn giao thông làm mất mát đi rất nhiều của cải, tài sản và người. Nỗi đau này, ví dụ như người chồng đi đường bị mất, để lại một người vợ trẻ, hai đứa con thơ, thì nỗi đau đớn vô cùng…​ Các con có thấy điều đó không?

(11:18) Cho nên, chúng ta không học đạo đức làm sao thấy trách nhiệm khi lái xe trên đường? Chạy ào ào tới chừng gây tai nạn ra, mình chết, người khác chết, hoặc mình bị thương, người khác bị thương. Đó là một nỗi đau nặng.

Nếu chúng ta không học đạo đức thì làm sao chúng ta biết được đạo đức giao thông? Luật lệ giao thông thì có người cảnh sát đứng gác thì chúng ta không vượt ẩu, nhưng không có người cảnh sát đứng gác thì chúng ta chạy vượt ào ào. Tới chừng gây tai nạn đau khổ rồi thì chúng ta hỡi ôi, sự mất mát quá lớn, sự đau đớn quá lớn.

Đó là những đạo đức đơn sơ như vậy, thế mà chúng ta còn không biết sai, huống hồ là những đạo đức nhân bản. Ví dụ, một người chửi mắng mình, thì mình nghe người ta chửi mắng mình, mình tức giận, chửi mắng lại hay đánh người khác, đó là vô đạo đức. Người chửi mắng mình, mình phải hiểu người đó khổ. Vì đối với mình, họ có sự tranh chấp nhau một điều gì cho nên họ mới chửi mình, cho nên họ khổ trước. Mình phải xét thấy người ta khổ, tại sao mình lại giận người ta?

Vì thế mình hãy tha thứ và thương yêu họ. Đó là đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Khi mình thương yêu, mình tha thứ cho họ, thì lòng mình còn có giận họ không? Tức là mình không đau khổ. Còn mình giận họ, thì tức là mình chửi họ, mình mắng họ, tức là mình đau khổ và mình tạo thêm những điều ác nữa. Từ đó, hai gia đình đánh lộn nhau đến khi đi nằm nhà thương và bị ở tù. Các con thấy nhân quả không? Nhân quả chồng đó.

Nếu người học đạo đức đạo Phật thì chúng ta không bao giờ có trường hợp đó xảy ra, cho nên hạnh phúc vô cùng mấy con. Không làm khổ mình, khổ người, đạo Phật dạy chúng ta đạo đức như vậy, đem lại đời sống chúng ta bình an như vậy, thế sao chúng ta không học.

Nhưng, muốn học không phải nói suông, mà phải có trường lớp. Đạo Phật có tám lớp học đạo đức và ba cấp học như chương trình giáo dục ngoài đời, chương trình giáo dục của Nhà nước. Cấp tiểu học tức là cấp một. Cấp hai - trung học. Cấp ba - Đại học thì đạo Phật cũng có ba cấp: cấp một là học đức hạnh, giới luật; cấp hai là học Thiền Định; cấp ba là học trí tuệ. Ba cấp hẳn hòi mà tám lớp học rõ ràng.

(13:51) Lớp thứ nhất học Chánh Kiến, tức là thấy biết đúng như thật, giúp chúng ta hiểu thâm sâu. Ví dụ như người khác chửi mình mà mình hiểu biết đúng như thật - là thấy người ta khổ, người ta giận, người ta tức, người ta chửi mình, là người ta sống trong ác pháp. Mình hãy thương người ta chứ cớ đâu mình lại giận?

Còn mình biết sai - người này hung dữ, chửi mắng mình, mạ lị mình, như chó, như trâu, đào mồ mả ông bà mình lên, dùng ngôn ngữ chửi bới "tao đào mồ mả ông cha mày lên" - thì do đó mình tức mình, chứ mình đâu biết rằng người ta chửi mình là người đang đau khổ, là người đang ở trong ác pháp. Cho nên, chúng ta hãy thương người và tha thứ những lỗi lầm của họ.

Họ đang giận, họ là những người mất trí, họ đâu còn biết gì nữa. Họ như người điên mà tại sao mình lại giận hờn họ? Họ đâu còn bình tĩnh như mình, cho nên mình hãy tha thứ mà thương yêu họ. Khi mình tha thứ, thương yêu họ thì mình còn giận họ được không? Không. Từ đó chúng ta sống chan hoà tình thương nhau, có hạnh phúc không mấy con?

2. BỐN CHÂN LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

(14:58) Đạo Phật như vậy mới là Đạo Phật, cho nên đạo Phật ra đời dạy chúng ta Bốn Chân Lý tức là bốn sự thật của con người. Sự thật thứ nhất của con người là sự đau khổ, (do lòng) do lòng tham, sân, si của chúng ta mà chúng ta đau khổ.

Nhìn trước mặt Thầy, mọi người hiện giờ ngồi trước mặt Thầy có người nào là không tham, không sân, không si không? Người nào cũng ham muốn, người nào cũng tức giận, người nào cũng ham ngủ, ham ăn đó là không phải si sao? Đó là người nào cũng có tham, sân, si, mà do tham, sân, si chúng ta mới khổ.

Chân lý sự thật thứ hai mà đức Phật đã dạy đó là lòng ham muốn của con người. Ngồi trước mặt Thầy đây có người nào không ham muốn không? Thấy vật đó đẹp có muốn không? Thấy cái nhà đó tốt có muốn không? Thấy cái xe kia đẹp có muốn không? Vật dụng trong nhà chúng ta đều có sự ham muốn. Cho nên, chúng ta mới sắm, từ cái ly này, từ cái bàn này, nếu không ham muốn làm sao chúng ta có? Do ham muốn, như vậy mọi người đang có ham muốn. Mà mọi người có ham muốn đó là một sự thật. Đó là một sự thật.

(16:17) Còn một sự thật mà con người chỉ chưa bao giờ đến với đạo Phật mà vẫn có, đó là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Quý vị ngồi trước mặt Thầy, chưa từng tu theo Phật pháp một ngày, một giờ nào cả, nhưng hiện giờ các vị cũng thấy được cái trạng thái đó. Ngồi lại, tâm mình thong thả nó không niệm, không khởi, không nghĩ ngợi một điều gì trong đầu hết, đó là thanh thản. Còn khi chúng ta nghĩ ngợi thì nó không thanh thản.

Thân chúng ta ngồi bình an như thế này thì nó an lạc. Nó có nhức, có mỏi, có đau, có đớn trong đó không? Không. Như vậy là nó an lạc. Và hiện giờ ngồi trước mặt Thầy, có ai làm gì không? Đó là vô sự. Cho nên lắng nghe, lắng nghe sự trạng thái thật sự của mỗi người trong tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự. Trong đó có giận hờn, có phiền não, có ham muốn không? Không. Nó không có tham, sân, si trong đó, cho nên nó là một trạng thái giải thoát, một trạng thái đạo đức vô lậu không còn đau khổ nữa.

Nhưng, trạng thái đó sống được với quý vị bao lâu, quý Phật tử bao lâu? Một giây, một phút…​ Rồi một phút đó có một niệm khởi ra, suy tư nghĩ tưởng cái này, cái kia làm cho tâm chúng ta động, ngồi lâu thì mỏi chân mỏi tay, nó tê, đó là thân không an lạc.

Vậy thì làm sao mà chúng ta sống được (trong trạng thái đó) trong trạng thái đó một ngày, hai ngày, năm ngày, mười ngày, một tháng, hai tháng, ba tháng…​ luôn luôn sống trong trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự? Đạo Phật dạy chúng ta sống được trong trạng thái đó gọi là chứng đạo.

Người đó tu chứng đạo, hay là chứng đạt chân lý, chứng đạt một sự thật, một sự mà mọi người nào ngồi trước mặt, người nào cũng có. Có ai không có không? Ai cũng có hết. Đó là một sự thật. Nhưng một sự thật đó tại sao chúng ta không tập luyện, không tu tập để chúng ta có một sự thật đó?

Một sự thật giải thoát hoàn toàn: không tham, sân, si, không giận hờn, phiền não. Sự thật đó còn có đủ bốn Thần túc, bốn sức lực như Thần, để chúng ta làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Đẩy lui được bệnh tật, muốn sống hồi nào sống, muốn chết hồi nào chết, tất cả cơ thể chúng ta đều được chỉ huy bằng lệnh của chúng ta.

Ví dụ, thân Thầy đau cái đầu, Thầy bảo:"Thọ là vô thường”. Tại sao nói thọ là vô thường? Bây giờ có ai nhức đầu không? Không có ai nhức đầu, nhưng mà ngày mai, ngày mốt sẽ bị nhức đầu, sẽ bị đau đầu. Rồi đau đầu thì nó phải hết, bởi vì nó vô thường mà, nó đâu có phải đau hoài sao?

(19:08) Cho nên Thầy bảo: "Thọ là vô thường, cái đầu đau này không được đau nữa. Đi!" Thầy chỉ ra lệnh như vậy, thì nó sẽ đi mất, các con thấy đuổi bệnh dễ dàng không có uống thuốc đắng, không có chích bị đau phải không? Đâu có đi nằm nhà thương đâu mà cái đầu hết đau. Các con, các quý Phật tử thấy thảnh thơi không, sung sướng không? Sung sướng.

Nhưng quý vị tu chưa đến nơi, đến chốn, chưa có được như Thầy thì hét nó, nó không đi đâu. Bây giờ quý vị có đau bệnh gì, có mỏi tay, nhức chân, la bảo đừng mỏi tay nhức chân, có hết không? Không hết, nó không nghe lời đâu, có phải không?

Nhưng người tu theo Phật giáo đuổi, nó đi. Ví dụ như bây giờ Thầy đau cái vai, Thầy bảo: "Thọ là vô thường. Cái vai này không có đau nữa, bình an như thường!" Thầy chỉ ra lệnh như vậy, rồi Thầy tiếp tục để cái vai Thầy hết đau. Bởi vì Thầy tu chưa có xong, như mấy con bây giờ chưa có tu xong, chưa có biết cách tu, nhưng hôm nay Thầy dạy mấy con sẽ đuổi được bệnh.

Các con sẽ tiếp tục: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra," các con chú ý cái hành động đưa ra chứ gì. "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô", quý vị đưa tay vô chứ gì. Có phải không? Thì mình bảo nó đưa ra thì cái tay, nó đưa ra, mà bảo đưa vô thì cái tay đưa vô, nhưng chỉ cần chú ý đưa tay ra, đưa tay vô như thế này.

(20:36) Rồi tay bên đây: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra", các vị đưa ra. "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô", các vị đưa vô. Và cứ tác ý, chú ý cái hành động đưa tay ra vô, thì một lúc sau, cái vai này quý vị sẽ thấy nó hết đau mất.

Sao lại hay quá vậy? Có uống thuốc chỗ nào không? Có đem thuốc mà sắc thành một cái ly thuốc, một chén thuốc gì uống đắng không? Không. Không cần uống thuốc gì hết mà cái vai hết đau. Tại sao vậy? Tại vì cơ thể chúng ta có một cái sức đề kháng, nhưng tâm chúng ta cứ chú ý vào cái đau đớn trên cái vai, thì cái vai đó nó cứ đau hoài.

Còn bây giờ cái tâm mình nó trụ trong cánh tay đưa ra đưa vô, là nó chú ý trong cánh tay đưa ra vô chứ gì, thì một lúc sau nó quên cái đau đi. Cái tâm mình nó bị biết đưa ra, vô chứ gì, thì cái ý biết của mình nó mới ở trong cánh tay, thì cái sức đề kháng của cơ thể nó rất mạnh. Cho nên nó đề kháng, nó chống lại cái mô bệnh của cái vai, nó làm cho cái vai hết đau.

Chừng đó chúng ta nghỉ, ra thì chúng ta thấy nó không còn đau nữa. Chúng ta không có còn đưa tay ra vô nữa, thì nhìn lại cái tay, cái vai không còn đau nữa. Các con thấy Phật pháp quá hay chứ gì. Nhưng tại sao chúng ta lại phải tốn tiền? Các con biết bây giờ đi ra mua thuốc, đi bác sĩ đâu ít tiền được. Nếu bệnh ngặt nghèo còn tốn cả triệu bạc chưa hết, còn phải tốn hơn nữa.

Có thậm chí có người bệnh đau quá ngặt nghèo phải thay tim, thay gan, thay ruột gì đó, thậm chí như có người thay thận biết bao nhiêu tiền không mấy con? Từ mười triệu, hai chục triệu để cứu lấy mạng sống của mình.

Thế mà người tu theo đạo Phật, bất kỳ bệnh gì người ta cũng vẫn đẩy lui được, chỉ chịu khó tập mà thôi. Cho nên, Đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi", tự mình tập mà cứu mình là giải thoát. Đó là đạo đức không làm khổ mình, mấy con. Cái hành động mà làm như vậy gọi là cái hành động đạo đức không làm khổ mình, bây giờ thân mình đau mà mình làm cho nó hết đau, tức là đạo đức.

3. SỐNG ĐẠO ĐỨC, LÀM CHỦ THÂN TÂM

(22:57) Người ta chửi mình, mình không chửi lại họ, đó là đạo đức chứ gì? Các con thấy chưa? Mà không chửi lại họ mà tâm mình an vui, biết thương yêu những người đó, cho nên lòng thương yêu của mình, mình mình thương người.

Mà muốn được vậy thì mấy con đừng giết hại chúng sanh, đừng ăn thịt chúng sanh, mấy con. Bởi vì loài chúng sanh: cá, tôm, heo, dê, gà, vịt…​ con vật nào nó cũng muốn sống. Khi bắt nó làm thịt, mấy con, nó dãy dụa, nó kêu la, nó hét, chứ nó đâu phải là nó nằm yên.

Các con biết có nhiều con vật khi mà chúng ta nuôi, như con bò, con trâu…​ con vật trước khi đem vô lò sát sinh, nó nước mắt nó chảy dài. Có một lần ở quê Thầy có một con trâu bị người ta đem đến cái lò để mà giết nó. Nó quỳ xuống. Con trâu mà nó quỳ xuống mấy con. Nó lạy người ta, nó xin để tha cho nó sống, mà người ta đâu có tha, mấy con, người ta cho vô lò người ta giết nó.

(23:53) Các con ở quê các con bắt con cóc, con nhái mấy con thấy không? Mỗi lần mấy con cầm dao thì nó chắp tay lên, mấy con có thấy thương không? Nó lạy mấy con, nó xin để cho nó sống. Các con thấy con cóc, con nhái, con ếch không, thật sự con vật nó cầu xin chúng ta tha thứ để cho nó sống. Nhưng chúng ta lúc bấy giờ vô minh mê mờ, chỉ biết ăn cho ngon, chỉ biết làm thành thực phẩm…​ chúng ta đâu biết sự đau đớn của loài chúng sanh?

Vì huân sự đau đớn trong thân chúng ta, cho nên chúng ta phải trả nghiệp đau đớn, bệnh tật. Cho nên khi một người mà muốn đẩy lui được bệnh, thì luôn luôn phải người ta phải giữ gìn tám giới, gọi là Bát Quan Trai. Sau này Thầy có dịp Thầy cho mấy con tập sách Bát Quan Trai, rồi những tập sách dạy Đạo Đức Làm Người, tập sách Đạo Đức Hiếu Sinh, đạo đức Vệ Sinh Môi Trường Sống, thì các con sẽ nương vào đó mà học đạo đức, nhiều lắm mấy con.

(25:00) (Hai mươi bốn tập đạo đức) hai mươi bốn tập đạo đức, mỗi tập dầy ba bốn trăm trang. Thầy viết rất nhiều vì (mấy con khổ quá) mấy con khổ quá: hở một chút là mấy con giận hờn, đau khổ, phiền não; hở một chút là mấy con đau khổ, hở một chút là bệnh đau đến với mấy con; hở một chút là mấy con sanh tử, trước giờ chết mấy con dằn vặt cơ thể của mấy con rồi mấy con mới chết.

Trước cảnh đau khổ của mấy con Thầy cố gắng soạn thảo viết sách Đạo Đức dạy mấy con sống được bình an, đến giờ lâm chung đến giờ chết mấy con ra đi được tự tại, không còn đau khổ nữa.

Cho nên hôm nay Thầy về miền Bắc, Thầy mong rằng những trường lớp được mở mang học tám lớp Đạo Đức Làm Người, để Thầy đứng lớp dạy mấy con.

Các con nhìn Thầy, một ông già tám mươi tuổi rồi. Thầy tám mươi tuổi rồi mấy con, mà Thầy vẫn còn khoẻ mạnh. Thân gầy ốm vì Thầy ngày ăn một bữa cơm. Không ăn nhiều, ăn một bát cơm mà thôi. Thế mà Thầy vẫn khoẻ mạnh như thường, không đau ốm bệnh tật gì cả mấy con. Đi từ miền Nam đến miền Bắc, ngồi từ trên xe suốt ngày này qua ngày khác, đến đâu Thầy dạy bảo về đạo đức, nhắc nhở mấy con sống đúng đạo đức, thế mà Thầy vẫn khoẻ mạnh, không mệt nhọc, không bệnh tật.

(26:34) Cho nên vì thương mấy con mà Thầy không ra đi, chứ cực nhọc lắm, mang thân này là mang thân bệnh, mấy con. Như các con biết bữa nay không bệnh thì ngày mai bệnh, hở một chút là đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia. Ăn thì cơm gạo, thực phẩm toàn là đồ bất tịnh.

Các con có biết nó bất tịnh không? Một trái xoài mà được ăn ngon, một cọng rau mà được tươi tốt, nó ăn cái gì mấy con biết không? Nó ăn phân, nó ăn chất bất tịnh mấy con, có phải không? Vì vậy mà chúng ta ăn vòng qua một chút, thấy cây cải ngon chứ sự thật ra từ trong đống phân mà thành.

Cho nên đối với người tu sĩ Đạo Phật, người ta thấy suốt sự bất tịnh. Người ta thấy ngay cả cái thân con người bất tịnh mấy con, cho nên người ta không chấp nó. Người ta thấy ngay cái thân vô thường, cho nên người ta biết thân này không phải là ta, không phải của ta, cho nên chúng ta sai bảo nó không nghe đâu.

(27:37) Nó đau, nó bệnh, nó khổ, nó đủ điều, các con có thấy các con làm chủ được thân không? Nó muốn đau là nó đau, mấy con bảo nó không hết đâu. Nó muốn chết, mấy con biểu nó đừng chết, nó không nghe đâu.

Cho nên mấy con đang ở trong, không có sai bảo được cái thân, mấy con đang ở trong sự bị động, các con thấy chưa? Cho nên ở đây, hôm nay Thầy về đây là cũng có cái nhân duyên, Thầy Trọng thỉnh Thầy về, chứ Thầy làm sao biết chỗ này mà về thăm các con? Thầy muốn thăm tất cả mọi người nhưng phải có người hướng dẫn.

Cho nên đây cũng là cái duyên Thầy về thăm và Thầy nguyện phát tâm cúng dường. Thật sự Thầy không nhận của cúng dường của ai hết. Ai cúng dường là Thầy nhận với tâm thành của họ, và Thầy giao lại họ. Họ gây được cái cơ sở thọ Bát Quan Trai. Họ gây được cơ sở để có trường lớp để Thầy về dạy học mấy con mà thôi. Thầy buông xuống hết rồi, Thầy không còn chùa to, Phật lớn. Sống ba y một bát với một cái túi mang mấy bộ đồ đủ rồi mấy con.

Đời Thầy, Thầy buông xả hết cho nên Thầy mới được làm chủ thân tâm mình. Cỡ Thầy ở chùa to, Phật lớn, không chừng hôm nay Thầy cũng như quý thầy, bệnh đau thì phải đi bác sĩ, nhà thương, ăn uống ngày ba bốn bữa, chạy theo dục lạc ăn ngon, ăn cơm muối ăn không vô. Còn Thầy ăn cái gì cũng được, miễn ăn sống mà thôi.

(29:10) Đối với Thầy đã buông xả hết, Thầy không cần ăn ngon, ăn chỉ để sống. Các con có biết không, Thầy ra ngoài biển, ở trên một cái hòn. Thầy sống chín tháng ở trên đó, ăn toàn là rau xà lách xoong. Ăn rau mà sống, chín tháng ăn rau. Cơ thể của Thầy như thế này ăn rau sống bình thường mấy con. Các con ăn một bữa là xót ruột chịu không nổi.

Riêng Thầy, Thầy không phải con bò nhưng Thầy ăn rau sống. Tại vì Thầy tập mấy con, cơ thể sẽ thích nghi được mọi sự sống, trong rau cải rất đầy đủ. Mấy con nghe sữa bò là bổ chứ gì, có phải không? Ai cũng khi thấy người già bệnh đau, mua hộp sữa đem biếu cho người bệnh hoặc là người già, đó là mình nghĩ rằng sữa là bổ. Nhưng sữa từ đâu mà có mấy con biết không?

Con bò nó ăn cỏ mà nó có sữa bổ cho nên Thầy ăn rau vẫn bổ mà mấy con. Có phải không? Mấy con thấy, con bò có ăn cơm không? Nhưng mà nó ăn cỏ, mà nó cũng bổ mà nó mập, nó cày ruộng, nó mập, nó lớn. Cho nên có nhiều người nói ăn rau cải rồi sẽ ốm, sự thật có ốm không? Không có ốm. Nhìn con bò, con trâu có ốm không?

Các con thấy, nhưng cái người tu người ta không có tham ăn. Con bò nó ăn nó ráng no bụng, còn Thầy ăn một bữa ăn đủ sống ngày hôm đó thôi, không cần ăn nhiều. Vì ăn nhiều sẽ mập, mập thì nặng nề, mập thì dễ bệnh đau mấy con, các con thấy.

Cho nên hôm nay Thầy nói để mấy con thấy rằng có duyên để biết rằng Phật giáo không dạy chúng ta cầu siêu, cầu an. Linh hồn đâu mà cầu siêu mấy con? Các con nghe nói lạ lùng không?

Từ lâu tới giờ nghĩ rằng trong con người có một linh hồn. Người chết linh hồn đi tái sanh, có phải không? Hoặc là cầu siêu cho linh hồn này về cõi Cực Lạc chứ gì? Ai cũng vậy, cho nên khi cha mẹ, ông bà chúng ta chết thì chúng ta đem đến chùa, rước Thầy đến tụng niệm, cầu siêu. Có phải đúng vậy không?

(31:10) Nhưng mấy con làm như vậy là mê tín rồi mấy con. Đức Phật xác định Thân Ngũ Uẩn này, năm uẩn này, khi chết rã không còn có một gì hết, chỉ còn hành động thiện ác của mấy con còn thôi.

Ví dụ như cái ngày đầu tiên mấy con biết chửi người, là cái hành động đó còn, tới bây giờ các con già nó vẫn còn. Hành động mở lời nói, làm một việc từ thiện, đem một đồng bạc cho một người bất hạnh nghèo khổ vẫn còn mấy con. Hành động đó là hành động thiện. Còn hành động mấy con đánh người, bạt tai một đứa bé, đó là hành động nó còn mãi mấy con, không mất. Hành động đó tiếp tục tái sanh, cho nên vì vậy mọi người sanh ra trong đau khổ.

Các con có thấy một đứa bé không? Khi sanh ra nó có biết đi, biết đứng không? Hay là nó nằm một chỗ nó bò, nó trườn. Có phải không mấy con? Ba bốn năm trời người mẹ quá cực khổ nuôi con để tập cho nó biết đi, biết đứng. Như chúng ta giờ biết đi, biết đứng là công lao của cha mẹ chúng ta rất lớn mấy con, có phải không? Mà một đứa bé mà nằm tại chỗ mà trườn, mà bò cho được, thì các con thấy nỗi khổ của đứa bé không? Khổ lắm. Ăn thì mẹ phải đút, còn không thì phải cho nó bú, tập cho nó ăn thì mới cho ăn cơm được.

(32:26) Các con thấy là một con người từ lúc sinh ra cho đến khi thành người quá vất vả mấy con. Rồi lớn lên mấy con biết sao, tiếp tục khổ, chứ đâu phải lớn lên hết khổ, bệnh đau. Mỗi lần chúng ta lớn lên một chút là nhức đầu, hay sốt, hay nóng. Cho nên, mỗi lần mấy con thấy em bé mọc răng là nó bị sốt, có đúng không? Nó lớn lên một chút là nó bị sốt. Nó luôn luôn nó đau, nó bệnh chứ nó đâu phải được bình yên. Mà mỗi lần sốt vậy thì nó khóc, nó la, mẹ phải cực khổ vô cùng.

Chúng ta nghĩ mình là một đứa bé, rồi mẹ mình cực khổ, các con ai cũng có mẹ, có cha, thì các con biết. Khổ lắm mấy con. Bởi vì sanh làm người khổ, cho nên chúng ta quyết định theo Đạo Phật, chấm dứt tái sanh luân hồi, không làm người nữa. Có con đường đi mà, chứ đâu phải không. Làm chủ bệnh tật là chúng ta đã ra ngoài quy luật của nhân quả, để làm chủ sự sống của mình.

Hôm nay Thầy nói để mấy con hiểu, để rồi cố gắng ngày nào mà ở đây, Thầy Trọng lo lắng được nơi dạy đạo đức, Thầy sẽ về dạy mấy con. Còn bây giờ thì mấy con có hỏi gì Thầy không? Không có hỏi thì thôi Thầy sẽ đi về miền Nam. Trên đường còn gặp nhiều Phật tử để giới thiệu cho con đường của Đạo Phật, là con đường của đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Và mấy con được Thầy dạy học, dạy cho mấy con học, dạy cho mấy con tập.

(34:00) Thầy dạy từng lời nói, bởi vì phải dạy cho mấy con có Chánh Ngữ. Mấy con hay nói đại lắm, khi mà nói đại ra rồi người ta giận, người ta tức, thì mấy con thấy hối hận nhưng mà trễ rồi mấy con. Cho nên, Thầy sẽ dạy mấy con từng ngôn ngữ, từng hành động oai nghi, tế hạnh của Đạo Phật.

Phải dạy tất cả, mấy con mới trở thành người có đạo đức. Không khéo thì mấy con vô tình, chứ mấy con muốn sống đạo đức lắm. Nhưng vô tình cứ mở miệng ra, hành động thì có giận có hờn, có buồn phiền làm cho người khác (khổ). Thậm chí như cha mẹ mình, vô tình mình cũng làm, mình nói lời nói, ông bà rất buồn khổ mấy con. Chớ không phải là không. Có nhiều khi cha mẹ khóc, nghĩ con nó bất hiếu, có phải không mấy con? Cho nên Thầy sẽ dạy đạo đức, mấy con sẽ trở thành những đứa con hiếu, không phải mình là đứa con bất hiếu. Lời nói mấy con ôn tồn, nhã nhặn đối với mọi người, chứ không phải riêng cha mẹ mình đâu. Con muốn nói gì con?

Phật tử 2: Dạ bạch Thầy, không mấy khi Thầy về tới đây nay chúng con bạch Thầy. Chúng con muốn Thầy dạy cho con pháp tu tập để nương theo đó mà tu hành giải thoát. Con xin Thầy chỉ dạy cho con.

(35:18) Trưởng lão: Rồi. Thầy sẽ chỉ dạy cho mấy con sẽ ngắn, mấy con lưu ý kỹ, tập luyện ngay liền. Bây giờ Thầy chỉ dạy cho mấy con cách thức tu tập ngay liền, có giải thoát liền. Các con nhớ, bây giờ mấy con ngồi, hồi nãy Thầy có nói tâm thanh thản, an lạc, vô sự chứ gì. Mấy con có nhớ cái lời Thầy dạy đầu tiên không? Đó là một cái trạng thái giải thoát.

Bây giờ mấy con ngồi đây, mấy con nhắc, mấy con ngồi yên lặng mấy con nhắc "tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Tất cả mọi người đều ngồi lại, rồi mình ngồi xếp bằng, ngồi trên ghế như Thầy cũng được, nhắc: "tâm thanh thản, an lạc, vô sự", rồi mấy con ngồi yên lặng, lắng nghe sự thanh thản đó.

Thì sự thanh thản đó mấy con không được bao lâu đâu, nó sẽ có một niệm nó khởi trong đầu của mấy con, nó suy tư một cái niệm gì đó thì cái niệm đó khởi ra. Như hồi nãy Thầy nói: "Các pháp là vô thường. Cái niệm này không phải là ta, không phải bản ngã của ta. Hãy đi đi, ở đây phải thanh thản, an lạc, vô sự", các con nhắc vậy thì cái niệm nó lặng xuống thì nó không đến nữa rồi các con ngồi thanh thản, an lạc, vô sự.

Các con không tập tu trong pháp nào hết để cứ nhìn quan sát thân con nè, tâm con nè. Phải không? Các cảm thọ trên thân con, các pháp bên ngoài có những biến động, coi có tác động vào không? Đây là Thầy dạy mấy con tu tập pháp Tứ Niệm Xứ, bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của đạo Phật đó.

(36:40) Các con ngồi đây, các con nói thanh thản, an lạc, vô sự thì có một cái niệm gì khởi đến các con nói: "Các pháp đều vô thường, không phải là ta, không phải của ta, hãy đi!" Thì cái niệm đó sẽ lặn mất đi, nó không khởi nữa, rồi các con thấy thanh thản, an lạc, vô sự. Nó kéo dài được một chút, rồi nó có một niệm khác, chứ nó không phải là nó đứng chỗ đó đâu. Rồi mấy con lại tác ý một lần nữa.

Cứ các con tu ba mươi phút như vậy, ba mươi phút thôi, thì cái niệm đó nó sẽ lần lượt mấy con tu thì nó thưa dần và nó sẽ không còn phóng dật. Đó là về cái phần tâm của mấy con có những niệm.

Bây giờ về phần thân của mấy con nó có những cảm thọ. Ngồi đây nghe nó mỏi cái chân. Nó cảm thọ mỏi chân thì nó đâu còn an lạc nữa, các con nói: " Thọ là vô thường, cái mỏi chân này phải đi!" nhưng nó đâu có nghe lời mấy con nó đi đâu, phải không? Thì các con sẽ đưa tay ra: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra", như hồi nãy Thầy dạy, mà "an tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô", mấy con nhớ câu nói Thầy phải không? "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra", phải không, "an tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô", có phải không?

Thì mấy con tiếp tục "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra. An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô" giống như mấy con tụng kinh, mà đây mấy con bảo "cái thân phải an đi". Mục đích là mấy con tác ý bảo nó, cái thân này phải an ổn đi. Thì mấy con nương vào cánh tay, đưa ra, đưa vô một chút xíu, rồi mấy con thấy cái chân mỏi xong nó hết, thì tức là nó đã đi rồi. Có phải không?

(38:11) Nghĩa là mấy con có bệnh, có đau nhức gì làm chướng ngại cho mấy con không được thanh thản an lạc. Cái trạng thái tâm của mấy con không được thanh thản, an lạc thì về cảm thọ của thân con, thì con đưa ra, đưa vô theo cánh tay thì con sẽ đẩy lui nó. Con hiểu chưa?

Rồi bắt đầu, bây giờ đó. Bây giờ các con ngồi đây mà yên lặng như vậy, nó đâu có để cho mấy con yên lặng đâu, nó buồn ngủ. Mà nó ngồi đây cái nó gục xuống vầy, nó bị hôn trầm mấy con. Hay hoặc nó ngồi đây nó lặng mất, nó ngủ quẹo cổ vậy nó ngủ. Các con, bởi vì các con ngồi im lặng, nó không có gì hết thì nó ngủ đó. Mà khi nó ngủ vậy thì mấy con đứng dậy đi, mấy con đứng dậy đi vòng vòng, các con nhắc: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành", các con cứ nhắc vậy đi, các con cứ đi vòng vòng, đi hơi cái nó tỉnh, nó không có buồn ngủ nữa, nó không có gục nữa.

Thấy nó tỉnh thiệt tỉnh rồi mấy con lại ngồi nữa, mấy con nhắc "thanh thản, an lạc, vô sự", có được không? Cái gì mấy con gặp nó cái gì nó làm chướng, mất cái thanh thản an lạc vô sự, thì mấy con dùng pháp mấy con phá hết, để đem lại cái bình an cho cái trạng thái thanh thản an lạc vô sự.

Đó là phương pháp hộ trì bảo vệ chơn lý của mấy con, để mấy con sống được trong cái trạng thái chơn lý đó.

4. DÙNG Ý THỨC, THÂN HÀNH NIỆM HỘ TRÌ CHÂN LÝ GIẢI THOÁT

(39:22) Phật tử 3: Bạch Thầy, lúc bấy giờ thì cái biết nó để ở đâu, bạch Thầy?

Trưởng lão: Cái biết là mình tác ý đó, chứ đâu có để đâu. Con nhớ con tác ý nè, thấy không: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự", phải không? Cái biết, cái biết biểu biết thanh thản, an lạc, vô sự, con nhắc nó mà, con dùng cái ý thức con nhắc cái biết, biểu nó biết thanh thản, an lạc, vô sự.

Nhưng mà vì cái niệm, cái niệm tham, sân, si của con, cái tâm tham, sân, si nó khởi ra cái niệm: cái Niệm nhớ, Niệm thương, Niệm tức, Niệm giận, niệm đủ thứ niệm, Niệm lo, Niệm lắng…​ Nó khởi cái niệm này nè, thì hễ nó khởi niệm thì con nói: "Các pháp đều vô thường. Các pháp không phải là ta, không phải của ta. Hãy đi! Ở đây không có niệm gì hết! "

Hoặc là các con nói ngay, bởi vì Thầy không có dạy cho mấy con, chưa có ở cái lớp dạy. Chứ nếu nó mà khởi cái lòng, cái niệm nhớ gia đình, nhớ con, nhớ cái, nhớ vợ mình, thì đây là ái kiết sử. "Ở đây không có ái kiết sử, mà chỉ có thanh thản, an lạc, vô sự".

Còn khi mà có người khác chửi mình, mà bây giờ ngồi lại, mình nhớ lời người ta chửi, mình thấy tức giận, thì ngay đó mình nói: "Đây là nhân quả, người ta chửi mình là mình trả cái quả, có gì mà phải giận", phải không mấy con?

Thì khi đó mình tác ý vậy là cái niệm đó nó sẽ được hoá giải liền, thì nó trở về trạng thái thanh thản. Nhưng mấy con chưa học nhân quả, chưa học ái kiết sử, thì Thầy dạy cho mấy con đây là các pháp vô thường, vì nó hồi nãy nó đâu có niệm, bây giờ nó có niệm là vô thường, nó cũng đúng chứ sao.

(40:47) Cho nên một ngày nào Thầy sẽ dạy mấy con trong cái lớp Chánh Kiến, làm cho mấy con hiểu tất cả các pháp. Cho nên những cái niệm nào nó lọt trong đầu mấy con là mấy con biết nó ở pháp nào rồi, mấy con hiểu không? Nó ở pháp nào, mấy con hiểu nó thì mấy con tác ý cái, thì nó đi mất và nó trở lại cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của nó. Con hiểu không?

Thì cái biết, nó biết cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự nhưng mà nó đâu có thể yên. Cái thân con bị đau, bị nhức, bị bệnh, bị mỏi, bị mệt…​ thì nó cũng hiện ra những cái tướng cảm thọ đó. Con cũng phá luôn, cũng phá luôn bằng cách cánh tay con đưa ra, đưa vô như thế này, thì nó đi, phải không?

Con thấy không? Chứ nó đâu phải có cái niệm vọng tưởng không đâu, mà nó còn nhiều niệm. Cho nên Thầy dạy mấy con thì con nói cái biết ở đâu, cái biết của ý thức con thì ở đây chứ đâu. Trong phương pháp tác ý, con thấy không: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra" thì cái biết đang đưa tay ra, "An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô" thì cái biết đưa tay vô, phải không? Cái biết nó theo cái tay vô nó đưa vô, chứ cái biết nó đi chỗ khác được sao? Mà nếu đi chỗ khác, tức là con đưa tay ra vô mà con đâu có biết cái hành động tay con, có đúng không?

Phật tử 4: Bạch Thầy đây là Chánh Niệm Tỉnh Giác ạ?

Trưởng lão: À! Thật sự ra nó không phải Chánh Niệm Tỉnh Giác mà nó là phương pháp Định Niệm Hơi Thở được thiện xảo qua cái phương pháp đẩy lui bệnh bằng thân hành ngoại, nó không phải Chánh Niệm Tỉnh Giác mà nó là Thân Hành Niệm.

(42:09) Phật tử 4: Bạch Thầy nếu mà cái pháp tu này mà thuần thục, thành thạo, nhu nhuyễn rồi thì đó là nó đạt tầng thiền nào thưa bạch Thầy ạ?

Trưởng Lão: Con muốn nói nó đạt cái gì?

Phật tử 4: Nó đạt tầng Thánh nào thưa Thầy?

Trưởng Lão: Nó sẽ hoàn toàn nó sẽ sung mãn Tứ Niệm Xứ, nó đầy đủ Tứ Thần Túc tức là nó chứng đạt chân lý. Ngay cái pháp này nó đưa con vào chứng đạt chơn lý, tức là chứng đạo.

Phật tử 4: Bạch Thầy, mỗi một pháp này thôi ạ?

Trưởng lão: Mỗi một pháp này thôi, không cần tu pháp nào nữa hết. Bởi vậy Thầy hướng dẫn cho mấy con giác ngộ được cái chơn lý, để rồi hộ trì và bảo vệ cái chơn lý để mà chứng đạt. Chứng đạt chơn lý tức là chứng đạo có phải không mấy con? Chứng đạo thì tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Làm sao có phiền não, có tham, sân, si trong này được, đâu có được.

Phật tử 4: Bạch Thầy con xin hỏi Thầy một tí nữa ạ? Bạch Thầy ở trong Thiền tông con có đọc thì họ bảo là còn cái biết này mà còn chưa phá cái biết này thì bây giờ chưa phải là giải thoát.

Trưởng lão: Đức Phật nói tri kiến giải thoát tức là nói ý thức của chúng ta làm chủ để giải thoát cho nên Đức Phật nói: "Ngăn ác diệt ác sanh thiện tăng trưởng thiện", mà nếu dẹp ý thức của con thì con bị tưởng thức thì con lạc vào tà đạo bởi vì cái biết, biết trong mộng chiêm bao con.

Bây giờ, thí dụ như bây giờ cái ý thức con hiện giờ, con biết cái ý thức của con gọi là tri kiến. Con học Phật pháp làm cho con thâm sâu được, con dùng phương pháp thì cái tri kiến đó gọi là tri kiến giải thoát, làm cho cái đời sống bình thường của con giải thoát.

Còn nếu mà con ức chế không có cho niệm nào khởi, thì con lọt vào tưởng, giống như một người ngủ. Ý thức không làm việc thì chiêm bao sẽ thực hiện, còn kiểu Thiền Tông. Cho nên cái biết của con là biết chiêm bao, con hiểu không? Đó là Thiền Tông đã sai.

Còn Thầy biết là biết của ý thức, Thầy biết như mọi người bình thường. Nhưng mà cái tri kiến hiểu biết của Thầy nó làm cho ác pháp không có tác động vào nó, cho nên Thầy giải thoát. Con hiểu không? Mà Thầy lại dùng pháp Thân Hành Niệm: cái tay của Thầy, Thầy đẩy lui bệnh ra. Con biết không, cái tay của Thầy, Thầy đẩy lui bệnh, cho nên thân Thầy không bệnh đau.

Còn mấy ông Thiền tông lọt vô tưởng, cho nên khi mà ông xả ra bình thường thì thân ông đau, ông phải đi bác sĩ. Ông tu ông "kiến tánh thành Phật" chứ sự thật ra ông bị bệnh, ông cũng chạy bác sĩ. Ông đâu có biết cái pháp mà đẩy lui bệnh, cho nên ông đâu có làm chủ bệnh. Mà không làm chủ bệnh thì tức là ông không làm chủ được sự sống chết.

5. ĐỨC PHẬT CHỨNG ĐẠO BẰNG TỨ NIỆM XỨ

Phật tử 4: Bạch Thầy, ngày xưa Đức Phật còn tại thế, bạch Thầy, vậy Đức Phật tu pháp môn nào để Đức Phật chứng quả?

(44:42) Trưởng lão: Đức Phật tu pháp Tứ Niệm Xứ mà chứng quả. Cho nên Ngài dạy, khi mà ngài sắp sửa chết Ngài nói: "Hãy lấy pháp Tứ Niệm Xứ mà làm hòn đảo, làm ngọn đuốc soi đường mà đi, chỉ có pháp Tứ Niệm Xứ thôi". mà Thầy dạy mấy con đây là pháp Tứ Niệm Xứ.

Phật tử 4: Con bạch Thầy, Phật nhập diệt mấy nghìn năm rồi tại sao Thầy vẫn còn biết cái pháp Tứ Niệm Xứ này là của Đức Phật tu?

Trưởng lão: À, biết chứ! Tại sao? Tại sao Thầy biết? Kinh sách Nguyên thuỷ còn, hoà thượng Minh Châu đã dịch ra tiếng Việt rồi. Con thấy không, kinh sách Nguyên Thủy còn.

Thầy đã từng tu Thiền tông, từng tu theo pháp Đại thừa mà không làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Khi Thầy trở về với pháp nguyên thuỷ của Phật, Đức Phật nói: "Tác ý một tướng khác thì tướng kia sẽ đi". Bây giờ tâm Thầy còn tham, sân, si mà giờ Thầy tác ý một cái tướng khác của tham, sân, si, Thầy bảo như thế này: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi. Tham, sân, si là pháp đau khổ". Thầy ngồi chơi, Thầy không nhập pháp Thiền Định nào hết, nhưng mà cái pháp tác ý nó sẽ tác ý đuổi cái tham, sân, si.

Sau sáu tháng Thầy thấy tâm mình hết, có đủ Tứ Thần Túc, làm chủ được sự sống chết, nhập các định, tức là nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền. Thầy chẳng tu Tam Thiền, Tứ Thiền, Nhị Thiền, mà khi tâm thanh tịnh nó có Tứ Thần Túc, tức là Định Như Ý Túc. Lúc bấy giờ Thầy sử dụng cái lực của Định Như Ý Túc mà Thầy nhập bốn thiền.

Phật tử 4: Bạch Thầy, Thầy sử dụng cái biết nào vậy ạ?

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên, cái thân hành của Thầy mà, bởi vì Đức Phật nói có pháp Thân Hành Niệm, con hiểu không? Tu trên pháp Thân Hành Niệm, lấy cái niệm của thân hành mà tu cho nên đó là mới con đường vào đạo, mà Thân Hành Niệm thì ở trên Tứ Niệm Xứ chứ chỗ nào? Trên thân con chứ ở đâu, con thấy không? Nó không sai chỗ nào hết.

Còn mấy con tu cái khác, ngồi đây mà mấy con tu cái khác, bây giờ ví dụ mấy con tu giữ cái tâm mình chẳng niệm thiện niệm ác, thì nó đâu phải là Thân Hành Niệm. Ngồi im lìm tức là ức chế ý thức, thì mấy con sẽ tiêu chứ ở đó.

(46:49) Hôm nay có người hỏi như vậy, có học, có đọc kinh sách, có nghiên cứu, có tập luyện mới hỏi được, mấy con mới được nghe được chánh pháp của Phật. Đức Phật đâu dạy điều đó, đức Phật nói: "Lấy giới luật và giáo pháp ta mà tu hành, mà làm chỗ nương tựa vững chắc" các con nghe cái lời di chúc cuối cùng của đức Phật. Mà giáo pháp của đức Phật là gì? Giới luật thì chúng ta hiểu rồi, có phải không? Giới luật thì nó có liên phần rồi, nó là đức hạnh. Còn giáo pháp là Tứ Niệm Xứ, đức Phật không nói pháp khác mà nói Tứ Niệm Xứ.

Trong cái bài kinh Niết Bàn, đức Phật nhập Niết Bàn, lúc mà trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật di chúc lại, đức Phật giải thích đó là Tứ Niệm Xứ. Tu bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, xác định thời gian chúng ta tu Tứ Niệm Xứ là chứng quả. Thầy dạy mấy con mà nỗ lực tu bảy ngày chứng quả. Nếu mấy con lười biếng mà lát tu, lát chơi thì không chứng quả, tu như Nhất Dạ Hiền ôm pháp chặt chịa, ôm phao như người vượt biển thì mấy con sẽ dẹp hết tất cả mọi chướng ngại pháp, chứng đạt quả vô cùng tuyệt vời.

Phật tử 4: Con bạch Thầy, nếu mà việc Thầy khuất bóng thì tụi con có vượt qua được không ạ?

(47:53) Trưởng lão: đức Phật đã xác định dù con nghiệp dày cách gì đi nữa thì cũng bảy năm chứng đạo. Đức Phật đã nói: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất thiết thế gian, sanh lão bệnh tử", có không? Đức Phật nói trên trời, dưới trời, con người là duy nhất làm chủ sanh già bệnh chết, mà đức Phật xác định cho thời gian "Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm", các con thấy đúng không?

Phật tử 4: Chúng con rất là hoang mang khi được nghe các kinh sách nói lại là Phật phải tu vô lượng kiếp mới thành được.

Trưởng lão: Như vậy là người ta vẽ ra, đức Phật tu vô lượng kiếp chỗ nào? Họ đặt điều ra đó, đức Phật khi còn là thái tử, đi tu sáu năm khổ hạnh, có bốn mươi chín ngày chứng đạo, tại sao nói vô lượng kiếp? Chỗ nào nói vô lượng kiếp?

Ông Phật Thích Ca là người Ấn Độ, là thái tử, bỏ cung vàng, điện ngọc, bỏ vợ đẹp, con xinh ra đi. Sáu năm khổ hạnh theo Bà La Môn, nhưng tu theo pháp Bà La Môn không giải thoát, đức Phật bỏ và ngồi dưới cội Bồ Đề tu ly dục, ly ác pháp. Đọc lại kinh Phật Nguyên Thuỷ con sẽ thấy rõ. Tu 49 ngày, đâu phải ngồi thiền cứng ngắc, đức Phật tu Tứ Niệm Xứ. Cho nên trên thân quán thân, giữ gìn bảo vệ chân lý, cho nên đức Phật mới nói: "Hộ trì chơn lý, bảo vệ chơn lý, nhận ra được chân lý đó, hộ trì, bảo vệ", cho nên đức Phật trên Tứ Niệm Xứ chúng ta mới thấy được trạng thái đó.

Phật tử 4: Dạ thưa Thầy con xin bạch Thầy ạ, vậy giả sử một người tu chứng đắc mà nhập được Niết Bàn, thì người đấy có thể quay lại để cứu độ chúng sinh nữa không ạ?

Trưởng lão: Không! Hết tham, sân, si làm sao quay lại được. Đức Phật nói khi còn tham, sân, si thì tương ưng mới độ chúng sanh, còn hết tham, sân, si thì không trở lại được nữa. Tại sao? Nếu muốn độ chúng sanh thì phải tập tham, sân, si trở lại.

Bây giờ Thầy hết tham, sân, si rồi bắt Thầy tập lại, Thầy tập không? Không bao giờ tập. Cho nên đức Phật nhập diệt là hoàn toàn, ta còn một kiếp này nữa thôi, có nghe đức Phật Thích Ca nói không?

Phật tử 4: Bạch Thầy, nếu như quý thầy nhập diệt hết thì lấy ai cứu độ chúng sinh ạ?

Trưởng lão: Sẽ có những người kế tiếp, như Thầy bây giờ, con thấy không? Bây giờ Thầy cũng có 2550 năm. Chúng ta thấy các Tổ tu sai không làm chủ được sinh, già, bệnh, chết. Tới bây giờ mình làm chủ được sinh, già, bệnh, chết.

Thôi bây giờ Thầy nói như vậy, thì con hỏi như vậy là đủ rồi, bây giờ tối rồi mấy con.

HẾT BĂNG