Skip directly to content

20060416 - THẦY THĂM HẢI PHÒNG 02 - KHAI THỊ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

2006 - THẦY THĂM HẢI PHÒNG 02 - KHAI THỊ ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 16/04/2006

Thời lượng: [01:25:00]

Tên cũ: 162A- (HaiPhong)- TTAD- Khai Thị Đạo Đức Nhân Bản Nhân Quả

https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-thay-tham-hai-phong-02-khai-thi-dao-duc-nhan-ban-nhan-qua.mp3

 

1- PHẬT TỬ HẢI PHÒNG TÁC BẠCH

(00:00) Phật tử: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần)

Nam Mô Thầy Bổn Sư Thích Thông Lạc! (3 lần)

Ngày hôm nay là ngày đủ duyên lành, chúng con được nghênh đón Thầy và các sư, và cùng các quý Phật tử trên tất cả mọi nơi cùng về trú xứ ở nơi trú thất của chúng con. Thì hôm nay tất cả các con những người có duyên gặp Thầy và gặp được Chánh Pháp, những người chưa bao giờ được gặp Thầy, hiện nay rất là khao khát.

Thì con biết trong chuyến đi của Thầy và các sư là cái mục đích chính là…​ (Không nghe rõ). Con biết là vì lòng thương với tất cả chúng sinh, Thầy từ, bi, hỷ, xả Thầy thương lấy chúng sinh Thầy đến với tất cả chúng con ở dưới Hải Phòng này. Chúng con rất là mừng, nỗi mừng này chúng con không thể kể xiết được.

(01:13) Hôm nay, chúng con rất là mong ngưỡng, tất cả mọi người chúng con tập trung về đây từ ngày hôm qua để xin được nghênh đón tiếp Thầy và các sư ở đây. Thì hôm nay có duyên như thế này chúng con cũng rất là hồi hộp…​ khó nói lắm.

Chúng con rất là kham ngưỡng mong gặp Thầy, tất cả chúng con chứ không phải riêng một ai cả. Chúng con biết Thầy rất bận rộn từng sát na một, chúng con không muốn làm phiền nhiễu Thầy và các sư.

Thế thì hôm này chúng con cũng có một số câu hỏi, cũng như là thỉnh Thầy thuyết pháp cho tất cả chúng con ở trong đại chúng tất cả chị em chúng con, người biết, đang biết và vẫn chưa biết để mà ly xả; để mà thí dụ mà sống làm sao đạo đức, làm sao để làm chủ sinh, già, bệnh, chết của mình, sống theo cái đạo đức thương yêu nhau thực sự, với tấm lòng từ bi hỷ xả không có cái sự ganh đua hơn thiệt.

Thế thì con muốn là nhờ Thầy thuyết pháp làm sao để cho tất cả mở rộng, để cho chúng con có những người chưa biết được.

(02:17) thì hôm nay được nghe pháp của Thầy, để mở mang đầu óc trí tuệ sáng suốt. Thì chúng con mê mờ do vô minh như vậy lâu đời rồi, thí vụ ở dưới Hải Phòng chúng con thì quý sư cũng là do cái…​ còn mê mờ lắm.

Mong Thầy và các sư hoan hỷ cho. Chúng con xin thỉnh Thầy coi như là thuyết giảng cho chúng con biết pháp nào thiết thực cụ thể, theo tất cả chúng con ví dụ như là đặc tướng của chúng con…​ mong Thầy chỉ dạy.

2- NGĂN ÁC DIỆT ÁC TỨC LÀ NGĂN ĐIỀU SAI CỦA CHÍNH MÌNH

(02:57) Trưởng lão: Mấy con ngồi xuống hết đi con.

Phật tử: Con xin bạch Thầy! Câu hỏi của các Phật tử ở đây, con cũng xin để đây để Thầy…​

Trưởng lão: Rồi rồi, mấy con cứ hỏi Thầy, Thầy sẽ trả lời.

Hôm nay có duyên Thầy về Hải Phòng, Thầy thăm mấy con. Cũng có mục đích Thầy cũng ước ao sao ở Hải Phòng này có một cái khu An dưỡng để mấy con được về nghỉ ngơi trong một ngày, một tuần hay một tháng; nơi đó các con được học đạo đức làm người, sống không làm khổ mình, khổ người; được Thầy trực tiếp hướng dẫn mấy con sống đạo đức.

Bởi vì mấy con cũng biết rằng khi mấy con thọ Tam Quy - Ngũ Giới, mà thọ Ngũ Giới tới nay mà mấy con chưa sống đúng năm giới, thì tức là năm cái đức hạnh của đạo Phật mà mấy con thấy mình sống chưa đúng năm cái đức hạnh này thì làm sao làm con người cho được?

Giới thứ nhất Đức Phật dạy mấy con thấy, cấm sát sinh. Nói cấm chứ thực ra đó là Đức Hiếu Sinh, lòng yêu thương sự sống của muôn loài. Mà mình sống mình không thương yêu; mình còn ăn thịt chúng sanh; mình còn giết hại chúng sanh; mình còn mắng chửi; mình còn nói nặng lời nhẹ người khác, thì làm sao gọi là thương yêu?!

Mà muốn sống được vậy thì mình phải tu tập, mình phải rèn luyện, mình phải sửa sai những lỗi lầm của mình.

(04:19) Thường thường Đức Phật dạy: "Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người". Mà hầu hết những người theo đạo Phật đều thấy lỗi người, mà không thấy lỗi mình, cho nên biết đâu mình sửa?

Vì thấy lỗi mình mình mới biết mình sửa, mà thấy lỗi mình thì làm sao trách cứ ai, phiền muộn ai? Cho nên những cái sai của mình, mình không thấy mà thấy cái sai của người khác, luôn luôn lúc nào cũng nói cái sai của người khác, không nói cái sai của mình, cho nên làm sao sửa?

Vì vậy mà Đức Phật nói: "Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện”. Ngăn ác diệt ác, tức là ngăn những điều sai trái của mình, chứ không phải ngăn của người. Phải sanh cái tâm thiện, cái lòng thanh thản, an lạc, vô sự để được giải thoát hoàn toàn. Đó là Đức Phật dạy.

Cũng như Đức Phật nói: "Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người". Tức là ngăn chặn mình, đừng thấy cái sai quấy của người khác mà hãy thấy cái sai quấy của mình, để sửa mình. Mà mình có sửa mình như vậy mình mới thấy được, mình mới xứng đáng là đệ tử của Phật, mình mới thấy được mình là con người có đạo đức. Còn mình cứ luôn luôn thấy lỗi người khác, thì mình làm sao có đạo đức được! Phải không các con?

Cho nên Đức Phật dạy rất thiết thực, rất cụ thể. Khi thấy lỗi mình thì không bao giờ mình có buồn phiền ai hết, mà thấy lỗi người thì luôn luôn mình có sự buồn phiền trong lòng. Cho nên sự giải thoát là nơi sống, nơi hiểu biết của mình, thì mình có hiểu biết mình có sống thì mình có giải thoát đúng Chánh Pháp của Phật. Cho nên Đức Phật có tám lớp học.

Lớp thứ nhất dạy chúng ta Chánh Kiến, tức là dạy chúng ta nhìn mọi pháp, mọi vật đều đúng sự thật, cho nên gọi là Chánh Kiến. Đều không đem lại sự đau khổ cho chính mình, mới gọi là Chánh Kiến, đều không thấy lỗi người mới là Chánh Kiến, còn khi thấy lỗi người là không phải Chánh Kiến, tà kiến mất.

(06:19) Ở đây hầu hết có một số người đã từng theo tu học, nhưng mà nhiều khi mấy con còn sơ sót cứ thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình, do đó chúng ta vì thấy lỗi người mà không đoàn kết. Nếu thấy lỗi mình thì chắc đoàn kết, vì vậy mà sống phải có sự đoàn kết, phải có sự thương yêu, phải có sự tha thứ những lỗi lầm của người khác.

Như thấy lỗi mình thì đã tha thứ cho người khác rồi mấy con. Dù là người ta làm lỗi lầm gì mà mình thấy lỗi mình thì mình không thấy lỗi người, là mình đã có tha thứ, mà mình đã có thương yêu chứ không phải thưởng yêu mình nói bằng tiếng thương yêu chứ sự thật mình không thương yêu.

Cho nên trong cuộc đời tu hành của đạo Phật phải biết cách thức tu tập. Không biết cách thức tu tập thì mấy con bị ức chế, ức chế cho đến khi mấy con bị rối loạn thần kinh, mà mấy con không hay biết.

3- NGŨ GIỚI LÀ NĂM ĐỨC HẠNH MANG ĐẾN AN VUI CHO CON NGƯỜI

(07:13) Cho nên hôm nay Thầy đến đây, thứ nhất là nói về những đức hạnh, để mấy con thấy, các con được theo Đức Phật quy y Tam Bảo, thọ Ngũ Giới, nhưng năm giới mấy con rất gần gũi thế mà mấy con không giữ trọn quá là uổng.

Từ 1 năm, 2 năm cho đến 5 năm hay 10 năm, ít ra thì giới sát sanh mấy con cũng phải giữ trọn. Giữ trọn tức là lòng thương yêu của mấy con, đức hiếu sinh mấy con có thì mấy con sẽ giữ trọn. Lòng yêu thương, đức Hiếu Sinh mấy con không có, mặc dù mấy con ăn chay, không ăn thịt chúng sinh nhưng mấy con cũng giống như con bò ăn cỏ, có nghĩa lý gì?

Mục đích của đạo Phật là tâm từ bi, lòng thương xót chúng sanh. Cho nên có lòng thương xót chúng sanh thì chúng ta không nỡ ăn thịt chúng sanh. Chứ không phải vì chúng ta ăn chay là để làm Phật, ăn chay để tu thiền, tu định, mà ăn chay có nghĩa là thương sót sự đau khổ chúng sanh.

Mấy con thấy một miếng thịt, một khứa cá, một thực phẩm bằng thịt động vật mà mấy con nỡ tâm nào mà gắp bỏ vào miệng mà nhai nuốt cho đành? Nếu chúng sinh không chết làm sao có miếng thịt, có khứa cá đó chúng ta ăn?!

(08:32) Cho nên khi một người tu theo đạo Phật "ăn không thấy". Thấy có hình dáng chúng sanh, thấy có thịt chúng sanh thì không ăn, dù là miếng đồ chay mà giống như thịt. Các con thấy hiện giờ người ta làm đồ chay giống hình con tôm, giống hình miếng thịt, giống hình như khứa cá, thế mà chúng ta nỡ nhẫn tâm ăn những miếng thịt đó sao?

Mặc dù miếng thịt đó bằng đậu hũ, bằng thực phẩm thực vật, nhưng chúng ta là người tu theo đạo Phật thấy hình những sự đau khổ đó, chúng ta không nhẫn tâm ăn. Cho nên người tu theo đạo Phật “ăn không thấy” là không thấy hình dáng của thịt chúng sinh, thịt động vật.

(09:14) Ăn không nghe: Khi nghe người ta nói trong món ăn đó có thịt động vật, thì chúng ta nhất định là không ăn.

Ăn không nghi: Khi nghe thực phẩm đó có mùi tanh cá, có mùi hôi thịt thì nhất định là chúng ta không ăn. Vì nghe có mùi hôi chúng ta nghi rằng trong này có thịt động vật, chúng ta không ăn.

Đó là chúng ta vì lòng thương yêu chứ không phải chúng ta muốn làm Phật, không phải chúng ta muốn ngồi thiền nhập định mà chúng ta không ăn, mà vì chúng ta thương yêu sự đau khổ của chúng sinh. Vì chúng ta thương yêu mình, sợ mình đau khổ, cho nên chúng ta không nỡ nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh, đem sự đau khổ vào thân tâm của mình. Đó là giới thứ nhất.

Nếu chúng ta đã thọ Tam Quy Ngũ Giới trong 1 tháng, 2 tháng thì chúng ta còn sử dụng, đi mua thịt chúng sanh mà không do bàn tay mình đập giết, hoặc cắt cổ gà, hoặc giết hại loài chúng sanh, mà chỉ mua những thịt động vật mà người ta đã làm sẵn. Sau 1 năm cho đến 2 năm thì nhất định chúng ta khắc phục, cả gia đình chúng ta đều ăn thực phẩm thực vật, không ăn động vật nữa. Đó là lòng hiếu sinh chúng ta đã lớn dần ra.

Nhưng trải qua thời gian khi thọ Ngũ Giới, chúng ta làm sao có được lòng thương yêu?

Hằng ngày chúng ta tác ý, chúng ta nhắc tâm mình: "Tất cả chúng sinh đầu có sự đau khổ như chúng ta. Tất cả chúng sinh đều có sự rên la, rên siết khi bị bắt giết hại. Tất cả chúng sinh đều có sự giãy giụa trước khi chết", thì chúng ta nghĩ đến sự đau khổ của chúng sinh, thì lòng yêu thương của chúng ta càng ngày càng tăng trưởng. Và sự tăng trưởng đến tận cùng thì chúng ta sẽ giữ gìn giới không sát sanh trọn vẹn.

Từ đó lòng thương yêu chúng ta như chúng sanh, chứ không phải chúng ta ăn chay nữa, mà chúng ta ăn thực phẩm thực vật là vì sự lăn lộn, sự đau đớn của chúng sinh mà thôi.

(11:26) Giới thứ hai không tham lam trộm cắp. Vì chúng ta biết rằng mọi người làm ra của cải tài, tiền bạc, vật chất rất là cực khổ, bằng mồ hôi nước mắt mới có. Nỡ nào chúng ta lấy của không cho?! Nỡ nào chúng ta lấy vật của người khác để cho người ta mất của người ta buồn rầu, khổ đau?!

Cho nên nhất định từ cây kim sợi chỉ, chúng ta cũng không lấy khi người khác không cho mình. Chúng ta nhất định là không lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho. Khi nào người khác cho mình, mình mới lấy, còn không cho thì thôi không lấy. Đó là Đức Buông Xả. Chúng ta buông xả.

Vì chúng ta biết các pháp trên thế gian này là vô thường, nay thì như thế này, mai như thế khác. Thân chúng ta từ khi cha mẹ sinh ra còn bé nhỏ, hôm nay nhìn lại đã đầu bạc răng long, sự thay đổi đó vô thường. Rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ đi vào lòng đất, không còn ở trên thế gian này nữa. Đó là sự vô thường.

Vậy chúng ta tiếc các pháp thế gian này làm gì? Giữ có được chăng? Thân chúng ta còn giữ không được, thì pháp gì chúng ta giữ được? Cho nên chúng ta không chấp vào các pháp, buông xả xuống thì tâm hồn chúng ta sẽ được giải thoát hoàn toàn.

Chúng ta nghĩ tất cả các pháp đều vô thường, thân chúng ta vô thường, thì chúng ta không còn dính mắc các pháp. Mà không còn tham đắm dính mắc các pháp thì chúng ta được giải thoát, tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự; không còn tham lam trộm cắp, không còn tham muốn nữa mấy con.

Tham muốn để làm gì? Cuối cùng chúng ta có giữ được những gì đâu mà tham muốn. Đó là Đức Buông Xả, giới cấm thứ hai.

(13:13) Giới cấm thứ ba, là cấm tà dâm. Người ở đời phải có chồng có vợ thì sống một chồng một vợ, đừng lang chạ người khác. Đó là Đức Chung Thủy. Lòng chung thủy đem lại hạnh phúc gia đình con cái yên vui, vợ chồng thương nhau đầm ấm. Gia đình hạnh phúc rất tốt đẹp.

Thầy mong rằng các con là những người Phật tử đã thọ Tam Quy Ngũ Giới, thì cố gắng giữ gìn giới này để trở thành con người có Đức Chung Thủy. Đức chung thủy đẹp lắm mấy con, hạnh phúc gia đình vô cùng. Chồng thương vợ, vợ thương chồng không gì hơn là chung thủy với nhau.

Nếu lang chạ với người khác, chồng biết vợ như vậy thì rất đau khổ, mà vợ biết chồng như vậy thì cũng khổ đau. Con cái thì khổ đau, cha mẹ như thế này thì con cái gần như không thấy sự tình thương của cha mẹ.

Cho nên đối với gia đình mấy con giữ gìn Đức Chung Thủy là đẹp đẽ nhất mấy con, hạnh phúc nhất cho đời người. Đó là giới thứ 3.

(14:27) Giới thứ tư đức Phật dạy Đức Thành Thật, không nói vọng ngữ. Tức là không nói láo, có nói có, không nói không, thành thật với nhau đừng dấu diếm nhau điều gì hết. Phải thành thật nói với nhau thì chúng ta làm sao có sự nghi ngờ, có sự không tin cậy nhau. Ở đời vì sự nghi ngờ, không tin cậy nhau mà đem lại nỗi đau khổ cho chúng ta rất nhiều. Cho nên vì muốn thoát ra sự đau khổ, thì Đức Thành Thật chúng ta phải giữ.

Trong kinh giáo giới La Hầu La đức Phật dạy cho La Hầu La: "Nếu một người nói láo, không thành thật thì tất cả những ác pháp nào người ấy cũng làm được”. Cho nên đối với người nói không thành thật thì chúng ta nên tránh xa, đừng nên ờ gần những người ấy. Các con nhớ lời Thầy dạy!

Vì là người đã được theo đạo Phật, thì các chúng ta cố gắng khắc phục những lỗi lầm khi nói vọng ngữ, khi nói không thật. Thì do đó mấy con cố gắng khắc phục để cho mình trở thành một người con có Đức Thành Thật.

(15:38) Đức Minh Mẫn, tức là giới thứ năm. Đức Phật dạy không uống rượu, không hút thuốc là vì rượu và thuốc đem lại bệnh tật cho cơ thể con người, làm cho con người không còn bình tĩnh sáng suốt.

Khi uống rượu say thì người ấy về rầy la vợ con, đập đánh phá phá; hoặc la làng chửi xóm, mắng xóm làm cho náo loạn. Người uống rượu giống như con chó điên, không còn biết gì hết mấy con. Làm cho vợ không còn tin vào chồng nữa. Cho nên người đàn ông không nên uống rượu, cũng không nên hút thuốc lá mấy con. Rượu, thuốc lá là tai hại vô cùng.

Thầy có viết bộ sách đạo đức nói về rượu và thuốc lá cần phải dứt bỏ. Thầy mong rằng một lúc nữa, Thầy sẽ mang đến đây cho cái con bộ sách Đạo Đức Làm Người, trong đó dạy về thuốc lá và uống rượu. Những sự uống rượu và hút thuốc lá rất tai hại cho cơ thể.

Như vậy mà Thầy mong rằng Đức Phật dạy ngày xưa cho đến hôm nay đều có lợi ích cho bản thân chúng ta rất nhiều. Mong rằng các con sẽ cố gắng giữ gìn năm giới này, năm đức hạnh này, mấy con sẽ xứng đáng là một con người thành thật là một con người. Và giữ gìn được năm giới này đức hạnh mấy con rất là tuyệt vời mấy con. Thầy không nói những giới luật khác, không nói những cao xa khác, nhưng chỉ cần năm giới mà thôi.

4- LỚP HỌC CHÁNH KIẾN GIÚP TRIỂN KHAI NỀN ĐẠO ĐỨC

(17:16) Sau này, Thầy sẽ mở cái lớp học Chánh Kiến, Thầy cũng dạy những đạo đức đó. Dạy cho các con hiểu biết nhân quả thảo mộc; hiểu biết nhân quả con người; hiểu biết các pháp vô thường; hiểu biết thân bất tịnh; hiểu biết tâm từ; hiểu biết tâm bi; hiểu biết tâm xả. Để mấy con thực hiện sự sống của mấy con trên những sự hiểu biết chân thật mà Đức Phật đã dạy, để lại ngày xưa cho đến hôm nay.

Chúng ta còn những pháp ấy để tu học, những pháp ấy rất tuyệt vời mấy con! Sau lớp Chánh Kiến Thầy dạy các thầy đã được tu học trong lớp Chánh Kiến, những bài vở các thầy viết rất tuyệt vời mấy con. Nói đến những sự thật của cuộc đời của mình, trong đó có nhân quả; trong đó có các pháp vô thường; trong đó có lòng yêu thương; trong đó có những ái ngữ.

Cho nên luôn luôn lúc nào chúng ta viết lên được, thì chúng ta cố gắng khắc phục mình sống trong những giới luật đức hạnh đó. Để đem lại đời sống của mình một sự an vui, hạnh phúc vô cùng.

5- KHU AN DƯỠNG VÀ TRƯỜNG HỌC ĐẠO ĐỨC LÀ TÂM NGUYỆN CỦA THẦY

(18:23) Hôm nay Thầy đến đây là gợi ý cho các con. Mong rằng ở Hải Phòng ngày mai có khu an dưỡng để mấy con được về đó nghỉ ngơi trong 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần lễ, 2 tuần lễ; dù già trẻ bé lớn đều được về đó nghỉ ngơi, và được học tập đạo đức làm người.

Đó là trường học đạo đức mà Thầy từng ước mơ cho mọi người được một nơi học đạo đức, để đem lại hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội mấy con.

Chỉ có đạo đức là trên hết. Con người có trí tuệ, có sự hiểu biết thì phải học đạo đức, để đem lại sự hạnh phúc cho mình, cho người; đem lại cho xã hội trật tự an ninh và biến cảnh sống thế gian này thành Cực Lạc Thiên Đàng.

Các con đừng mơ Thiên Đàng Cực Lạc ở đâu, mà chỉ nơi hành tinh sống của chúng ta mà chúng ta biết sống đạo đức, thì nơi đó là Cực Lạc Thiên Đàng mấy con!

Hãy cố gắng học tập, hãy cố gắng sống, hãy thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người, thì nơi đó là Cực Lạc Thiên Đàng. Còn luôn luôn thấy lỗi người thì Địa Ngục mấy con, là nơi đó là Địa Ngục, không phải Thiên Đàng Cực Lạc. Thầy mong rằng, Thầy sẽ dạy mấy con để biến cảnh sống của mấy con trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng nơi thế gian này.

Đừng mơ tưởng một nơi đâu xa xôi, không bao giờ có mấy con! Ngoài hành tinh sống của chúng ta, không bao giờ có một hành tinh nào gọi là Cực Lạc Thiên Đàng cả. Không có một cõi giới vô hình nào là Thiên Đàng Cực Lạc cả, chỉ là ảo tưởng hết mấy con, không có sự thật.

Với một sự tu hành nhập từng lớp định đi tìm cõi Thiên Đàng, Cực Lạc, không bao giờ tìm thấy được mấy con, không bao giờ có. Cho nên không bao giờ có, thì mấy con ước ao để về cõi Cực Lạc, Thiên Đàng thì không bao giờ có Cực Lạc, Thiên Đàng!

6- NHỜ THÔNG HIỂU NHÂN QUẢ MÀ KHÔNG CÒN LÀM ĐIỀU ÁC

(20:35) Từ lâu mấy con nghĩ rằng một người chết thì còn có linh hồn đi tái sanh luân hồi. Sự hiểu biết như vậy là hiểu biết tưởng mấy con. Từ xưa đến giờ, ông bà chúng ta cứ nghĩ rằng mỗi con người đều có một linh hồn, điều đó là điều sai, không đúng mấy con.

Như Đức Phật nói thân chúng ta là thân Ngũ Uẩn, năm cái duyên uẩn ấy hợp lại thành thân chúng ta, trong đó không có linh hồn mấy con.

Khi tan rã thì thân Tứ Đại - thân hình sắc của chúng ta là đất, nước, gió, lửa thì chúng ta trở về đất, nước, gió, lửa, còn những hiểu biết, những cảm thọ đều tan biến thành từ trường trong không gian, không còn một vật gì cả hết; không còn một linh hồn nào cả hết, không có gì hết mấy con. Chỉ còn hành động thiện ác của mấy con trở thành những từ trường thiện ác tiếp tục đi tái sinh luân hồi mà thôi.

(21:34) Cho nên chúng ta sanh ra từ nhân quả, mà sống trong nhân quả, chết trở về nhân quả, không có gì cả. Các con có thấy điều này không?

Các con cứ nhìn nhân quả của thảo mộc thì thấy rất rõ ràng. Một trái ớt, mấy con có thấy một trái ớt tức là quả chứ gì? Trong trái ớt có nhiều hạt phải không mấy con? Mỗi hạt ớt sẽ lên thành một cây ớt, một cây ớt cho bao nhiêu quả mấy con biết không?

Từ khi sinh ra đời, mấy con sanh ra có mặt trên hành tinh này, từ khi cha mẹ nuôi lớn khôn, bây giờ mấy con hiểu biết rằng mỗi hành động thiện ác của các con có sự buồn vui. Ngày nay không buồn thì ngày mai có sự buồn, ngày mai không buồn thì ngày mốt có sự buồn.

Và mấy con thấy sự buồn vui ấy đều là nhân quả. Nhân và quả. Trong buồn vui ấy có bao nhiêu cái nhân để trở thành những con người, những con vật không mấy con? Các con có hiểu không?

Các con cứ nhìn hạt xoài, hạt đu đủ. Một trái đu đủ có biết bao nhiêu hạt trong đó? Một hành động ác của mấy con, một sự cảm nhận đau đớn trong thân của mấy con, một sự buồn rầu lo lắng của mấy con đó là quả.

Vậy thì trong sự buồn rầu đau đớn của mấy con đó, có những từ trường phóng xuất ra, đó là nhân. Vậy nhân đó để làm gì? Để trở thành những cây đau khổ kế tiếp. Những người đau khổ, những con vật đau khổ.

Mấy con cầm con dao cắt cổ con gà, con gà giãy giụa trước khi chết. Hành động mấy con làm điều ác đó, con gà đau khổ phóng xuất ra từ trường đau khổ đó. Do ai làm những sự đau khổ đó? Do chính bản thân các con mà làm ra sự đau khổ đó.

Hành động của các con phóng xuất từ trường, tương ưng sự đau khổ của con gà đó, tiếp tục tái sanh con gà, để rồi bị người khác cắt cổ mình. Ông A làm mà ông B chịu đau khổ.

Nhưng hành động ác của mấy con có tránh khỏi không? Ông A làm ông A phải chịu nhân quả. Khi các con làm hành động đó, rồi ăn thịt con gà đó và nới thân để nuôi dưỡng thân mấy con, thì lúc bấy giờ mấy con sẽ gặp những tai nạn, hoặc những bệnh tật làm cho mấy khi cắt cổ con gà thì làm cho mấy con sẽ nghẹt cổ, sẽ không thở được. Đó là những bệnh yết hầu mấy con, những căn bệnh đau khổ mấy con.

(24:11) Thì mấy con biết rằng, mấy con làm ác…​ Nhìn trước mặt đây, ngày mai mấy con bệnh gì, mấy con biết không? Chưa ai biết! Nhưng mấy con làm ác, thì mấy con sẽ bị bệnh mấy con, không thể nào thoát khỏi.

Mấy con ăn thịt chúng sinh, làm sao mấy con thoát khỏi sự bệnh tật? Ở trước mặt đây, người nào cũng có bệnh tật hết, chưa có người nào không bệnh tật, không bệnh này cũng bệnh khác.

Mặc dù cơ thể mấy con còn trẻ khỏe, cơ thể của những người già đi thì đã từng nếm trải những sự đau khổ đó, những bệnh tật. Rồi đây còn những bệnh tật khác nữa, không thể dừng lại trước tội ác, trước hành động ác của chúng ta đã làm. Và tiếp tục sanh ra bao nhiêu sự đau khổ xung quanh chúng ta không, do chúng ta làm mà, ông A làm mà ông B chịu biết bao nhiêu sự đau khổ mấy con.

Cho nên nhìn trước mặt các con mà ngồi trước mặt của họ, biết đâu chừng có những người đã làm đau khổ, mà sanh ra những người kế bên mình ngồi đang chịu đau khổ. Như các cháu bé kia, các con có thấy không?

Với đôi mắt của người tu chứng Tam Minh, người ta nhìn suốt thấu nhân quả, người ta nhìn thấy rất rõ ràng; người ta ngao ngán cái cuộc đời này toàn là đau khổ. Người này tạo nhân để cho người khác có quả; người khác có quả tạo nhân cho người kia để cuối cùng nhìn chung quanh trên hành tinh này toàn là con người đau khổ.

Có con người nào hạnh phúc không mấy con? Giàu sang như vua chúa, như tổng thống vẫn đau khổ, không có người nào không đau khổ. Người học thức đầy đủ vẫn đau khổ. Không phải nói tôi học có bằng tiến sĩ, bằng bác sĩ, mà không đau khổ. Có bao giờ mà ông bác sĩ không bệnh đau mấy con? Vẫn bị bệnh đau, không bao giờ thoát khỏi sự đau khổ đó.

(26:01) Quy luật nhân quả không tha thứ chúng ta đâu. Rất đúng mấy con! Tại sao nó tập hợp nhau, cùng nhau trên một chiếc xe, để rồi tai nạn xảy ra, lật vào ở trong hố hay hoặc là trên đèo, để cùng chết chung nhau một nơi? Đó là quy luật nhân quả của cộng nghiệp, các con thấy rất rõ mà.

Có nhiều chiếc xe đò đã đổ xuống đèo, biết bao nhiêu người chết mấy con. Tại sao cộng chung mọt số người, người ở xứ này, kẻ ở xứ khác cùng nhau trên một chiếc xe để chết? Đó là cộng nghiệp chứ đâu, các con thấy.

Một hành động ác, cùng chung tương ưng nhau thì dẫn dắt chúng ta đi đến chỗ chết cùng nhau. Tại sao có những đợt sóng thần để lôi kéo bao nhiêu người từ xứ này đến xứ kia, để cùng nhau xuống đáy biển mà cùng chết chung một giờ ở bên nhau? Đó là cộng nghiệp mấy con.

Nếu mấy con làm ác, người kia làm ác cộng nghiệp một ngày nào đó sẽ tập trung mấy con vào một chiếc xe đò, cùng chết dưới đường đèo, mấy con có biết điều đó không? Nhân quả không ai tránh khỏi đâu.

Biệt nghiệp, thì mấy con tự đau đớn trên thân của mấy con, mọi người khác đều nhìn trên sự lăn lộn đau khổ của mấy con mà không ai thay thế sự đau khổ của mấy con được. Chính mấy con phải chịu đau khổ, dù cha mẹ có thương con cách gì cũng đứng nhìn con mà thôi, không đau thế cho.

7- LÀ NGƯỜI AI CŨNG LÀM CHỦ ĐƯỢC SANH GIÀ BỆNH CHẾT

(27:32) Như vậy chúng ta biết Phật pháp như thật không có cái gì sai đâu. Cho nên cố gắng tu học những gì mà Thầy đã dạy, không hiểu Thầy sẽ dạy.

Và Thầy ước ao rằng một ngày nào đó Thầy về đây để dạy đạo đức nhân bản - nhân quả cho các con sống không làm khổ mình, khổ người, đem lại hạnh phúc cho mấy con; đem lại sự an vui bình an cho mấy con; đem lại cuộc sống cho mấy con trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng, hạnh phúc vô cùng.

Thầy ước ao rằng, dựng lại Phật giáo, dựng lại nền đạo đức của Phật giáo là đem lại hạnh phúc cho con người. Không những dân tộc Việt Nam, mà cả những dân tộc khác trên hành tinh này. Là con người chúng ta đều sống được. Đức Phật đã xác định điều đó. Mấy con có nghe không?

Đức Phật nói: "Trên trời dưới trời, con người là duy nhất, vượt qua sanh, già, bệnh, chết" - Hay nói làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Nghĩa là làm con người chúng ta có thể làm chủ được sinh, già, bệnh, chết mấy con. Người nào cũng làm chủ được.

(28:40) Hôm nay ngồi đây nhìn trước mặt, mấy con thấy Thầy là con người hay thần, thánh, tiên mấy con? Thầy chỉ là một con người cũng bằng xương, bằng thịt, cũng cha mẹ sinh ra như các con, mà Thầy làm chủ được sanh già bệnh chết mấy con.

Đối với Thầy người ta chửi mắng Thầy không giận. Trên đời này Thầy không còn ham thích một vật gì lôi cuốn Thầy được. Cơ thể Thầy cũng già yếu bảy tám mươi tuổi rồi, nhưng Thầy vẫn đi đứng khỏe mạnh, không run rẩy, không đau khổ như những người già cả khác.

Thân Thầy có bệnh, Thầy đuổi bệnh bằng pháp Như Lý Tác Ý. Thầy chỉ cần tác ý: "Thọ là vô thường, cái bệnh này phải rời khỏi thân ta!" - thì ngay đó cơ thể Thầy không còn thấy đau đớn, một cách lạ thường.

Thầy muốn chết hồi nào Thầy chết, Thầy muốn sống hồi nào Thầy sống. Mấy con làm được không? Thầy bảo “Hơi thở tịnh chỉ, ngưng!” - thì ngay đó hơi thở Thầy dừng lại rồi Thầy bỏ thân xác này. Nếu Thầy không muốn chết, Thầy bảo “Phải thở lại!” - thì hơi thở Thầy bắt đầu thở lại.

Các con thấy các con điều khiển được hơi thở, được thân của các con như vậy chưa? Nếu chưa thì mấy con hãy tu tập mấy con. Còn nếu được thì thôi, thì coi như mấy con không cần tu tập nữa.

Ở trong đây có ai làm được chưa mấy con? Nếu chưa thì hãy đi trên con đường của đạo Phật, sống không làm khổ mình, khổ người. Khi mấy con sống không làm khổ mình, khổ người thì mấy con sẽ đạt được kết quả như vậy mấy con, làm được như vậy.

Thầy làm được, mấy con sẽ làm được, mọi người sẽ làm được, không người nào không làm được, chỉ có quyết tâm của chúng ta mà thôi.

(30:36) Phương pháp trường lớp Đức Phật đã vạch ra cho chúng ta rồi, mà chúng ta không chịu học thì làm sao chúng ta biết.

Cũng như một đứa bé có trường mẫu giáo, có trường tiểu học, có lớp Một, mà không chịu cắp sách đến trường thì làm sao biết đọc, biết viết mấy con? Phải học mới biết đọc, biết viết. Còn ở đây cũng vậy, có trường dạy đạo đức mà không học đạo đức, thì làm sao biết đạo đức đâu mà mình sống.

Ở đời có khi nào cha mẹ sinh chúng ta ra là chúng ta biết cả đâu, có phải không mấy con? Chúng ta phải học. Học từ cái tập đi, học từ cái đứng, học từ cái ngồi. Các con có thấy một đứa bé sinh ra nó có biết bò, biết đi chưa? Chưa! Nó phải học, học bò, học trườn, học đứng rồi học đi.

Các con có thấy có người mẹ cực khổ với con không? Chúng ta hôm nay đi đứng vững vàng là nhờ công ơn của bà mẹ mấy con, tập luyện chúng ta từng chút. Thế mà chúng ta không nghĩ nhớ công ơn của mẹ mình đã tập mình cho đến hôm nay chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta được đến trường học, để đọc chữ để biết chữ.

Rồi bây giờ những kiến thức hiểu biết cũng nhờ cha mẹ giúp đỡ chúng ta, chúng ta mới có những kiến thức như hôm nay. Rồi bây giờ chúng ta được Thầy dạy cho mình, được Phật để lại chương trình giáo dục đạo đức cho mình, thế mà mình không học thì làm sao mà mình biết?

Mình phải học, mình còn học nhiều. Học đến khi mà mình làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người thì hạnh phúc vô cùng mấy con.

8- ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠO ĐỨC Ở HẢI PHÒNG

(32:15) Cho nên đến đây Thầy nói như vậy, để gợi ý mong rằng ngày mai đất Hải Phòng này sẽ có một trường lớp dạy Đạo Đức Làm Người, sống không làm khổ mình, khổ người. Muốn được vậy thì các con hãy đoàn kết nhau, thương yêu nhau, tay nắm chặt bàn tay cùng với Thầy mà xây dựng từng lớp học ở đây, thì ngày mai Hải Phòng mới có những lớp học đó.

Nếu một mình Thầy, Thầy chẳng làm được. Nếu các con không đoàn kết, thương yêu nhau thì các con cũng không làm được. Bởi vì trước mắt Thầy, mà các con chia rẽ, cứ Thấy lỗi người khác, mà không thấy lỗi mình, thì Thầy về đây để dạy đạo đức làm gì mấy con?

Phải biết thương nhau, phải biết đoàn kết nhau, thì Thầy sẽ về đây, Thầy sẽ dạy. Dù trăm cay ngàn đắng, cực khổ cách gì Thầy cũng không nỡ bỏ các con.

Vì trước mặt của các con Thầy xem các con là con của Thầy. Một người cha mà nỡ đành lòng nào bỏ các con của mình mới bước đi chập chững, mới biết Phật pháp chút ít, làm sao bỏ các con được, nhưng phải giúp đỡ các con đến khi các con đi vững vàng.

Cách thức sống của các con cụ thể rõ ràng, sống không làm khổ mình, khổ người thì Thầy mới ra đi. Thầy mới rời các con được. Còn mấy con còn yếu ớt, đi còn chập chững té lên té xuống, mà nỡ lòng nào bỏ các con mình còn bé thơ đến mức độ như vậy sao hỡi các con!

(33:45) Cho nên Thầy về đây là mục đích Thầy gặp lại các con, để gợi ý cùng nhau đoàn kết, cùng nhau hợp nhau, cùng nhau nắm chặt bàn tay mà xây dựng lớp học đạo đức nơi quê hương này. Để giúp các con gần gũi, học tập đạo đức. Đó là ước vọng của Thầy. Được hay không đều là do phước báu của các con, đều là do sự tích cực cố gắng của các con, thì chắc chắn sẽ thành tựu, nơi đây có lớp học đạo đức.

Mấy con muốn tu học có nhiều người phải về Tu viện Chơn Như rất xa xôi, trăm ngàn người mới đi được một người, hai người, làm sao đi nhiều được mấy con. Cho nên Thầy chỉ mong rằng ở nơi đây có một nơi để cho mấy con học tập. Đó là ước nguyện của Thầy chỉ vậy thôi.

Vậy thì trong những giờ phút này mấy con được gặp Thầy và được nghe lời Thầy dạy, và được nghe ước nguyện của Thầy: Nơi đất Hải Phòng này sẽ có trường học đạo đức, và Thầy sẽ dạy bảo. Và những gì mấy con chưa hiểu, thì mấy con hãy thưa hỏi Thầy, Thầy sẽ trả lời để cho mấy con hiểu những gì mà mấy con còn thắc mắc.

Đối với Phật giáo mà mấy con đã được nghe, được thấy, được hiểu trong các chùa, mấy con muốn hỏi điều gì Thầy sẵn sàng trả lời với mấy con hết; để mấy con biết được Phật pháp như thế nào đúng và Phật pháp như thế nào sai; để mấy con không bị người khác lừa đảo mấy con bằng kiểu này, bằng kiểu khác.

Cho nên mấy con bình tĩnh mà thưa hỏi Thầy từng câu hỏi, từng nghĩa lý cho rõ ràng. Để Thầy trả lời để cho các con hiểu, thông suốt đâu là Chánh Pháp, mà đâu là tà pháp; đâu là pháp tu có kết quả mà đâu là pháp tu không kết quả; đâu là sống có đạo đức, đâu là sống không có đạo đức.

Bây giờ tới phần mấy con hỏi Thầy. Vậy ai muốn hỏi Thầy thì cứ hỏi.

9- GÓP PHẦN TRIỂN KHAI NỀN ĐẠO ĐỨC MỚI LÀ CÚNG DƯỜNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Phật tử 2: Kính bạch Trưởng lão! Trong cuốn sổ đỏ.

(37:10) Trưởng lão: Đây là câu hỏi của cô Thảo viết ở trong cái tập…​Được rồi con để Thầy trả lời. Các con mới đến con.

(Hỏi) Câu hỏi thứ nhất: Cúng giàng như thế nào đúng Chánh Pháp?

(Đáp) Hầu hết các con nghe cái sự cúng giàng đúng Chánh Pháp và cúng giàng không đúng Chánh Pháp. Thầy giảng cho mấy con nghe.

Thường là trong kinh sách nhân quả của kinh sách phát triển thì nói rằng cất chùa, xây tháp hoặc tạc tượng là được phước báu vô lượng. Thầy xin nhắc lại:

Ngày xưa, đất nước Ấn Độ có một nhà vua tên là Bình Sa Vương. Khi Đức Phật còn tại thế ngài cúng dường cho Phật một cái tịnh xá Trúc Lâm, để Đức Phật về an cư kiết hạ và dạy đạo ở đó. Thế mà ngài bị vua A Xà Thế bắt giam, rồi bỏ đói ngài chết trong tù. Vậy thì phước báu ở đâu?!

Mà ngay khi đó ngài cất cái tịnh xá Trúc Lâm vĩ đại lắm. Thế cúng dường cho Phật mà Phật còn tại thế, mà ngài phải chết trong cái cảnh đói khổ, bị giam cầm trong tù, rồi chết đói trong tù. Đó là vua Bình Sa Vương.

Các con có nghe câu chuyện Trung Hoa là một nhà vua mà sùng đạo Phật nhất, đó là vua Lương Võ Đế. Ngài cất 72 kiểng chùa ở trên nước Trung Hoa, đúc chuông, tạc tượng, thỉnh chư Tăng về ở trong 72 kiểng chùa đó. Nhưng cuối cùng ngài chết, ngài bị bao vây ở trong thành và ngài bị giết chết một cách rất là đau thương. Nói phước báu vô lượng có không? Hay là chết trong đau khổ. Đó là hai vị vua.

(39:31) Còn đất nước Việt Nam chúng ta, chúng ta thấy thời nhà Lý, thời nhà Trần và những vị vua cuối cùng của thời nhà Lý, nhà Trần chết cũng đau thương lắm mấy con. Ai đọc lịch sử vẫn biết, những nhà vua đó đều là những người rất sùng đạo Phật. Các con thấy thiền Trúc Lâm là do ai? Do Trần Nhân Tôn, nhưng vị vua cuối Trần Nhân Tôn chết một cách đau thương mấy con. Cuối đời Trần đó, các con đọc lịch sử các con biết.

Như vậy cất chùa, tạc tượng, đúc chuông có lợi ích lớn không? Có phước báu lớn không, hay là có sự đau khổ? Cho nên làm những việc mà nghe kinh sách phát triển dạy chúng ta có đúng sự thật không?

Thầy nói đem những nhà vua thôi, thì chúng ta là những người dân chúng ta làm sao bằng sự cúng dường của vua mấy con. Thế mà những nhà vua đó chết một cách đau khổ. Và nhà Lý được truyền thừa mấy năm? Và nhà Trần được truyền thừa bao lâu mấy con?

Mấy con theo Thầy đặt câu hỏi để mấy con thấy đó là một sự thật. Mà hầu như kinh sách Đại Thừa kêu gọi chúng ta, rồi chúng ta không sáng suốt, không nhận định qua lịch sử. Cho nên chúng ta nghe tưởng rằng cúng tiền để người ta xây chùa tốt là mình có phước báu, cúng tiền để người ta đúc tượng Phật bằng đồng rất đẹp là có phước báu, xây tháp to là có phước báu. Nhưng không ngờ là có tội lỗi lắm mấy con.

(41:14) Đức Phật ngày xưa các con nhớ, các con có nhớ chăng, Đức Phật ngày xưa tu chứng đạo dưới cội cây bồ đề có phải không? Có ở trong chùa không? Ở dưới cội cây, không có ở trong ngôi nhà cái thất nào đâu. Mà chết đi, thì các con thấy chết dưới hai cội cây Sa La Song Thọ, có phải không? Có chết trong chùa to Phật lớn, có chết trong bệnh viện không mấy con?

Các con thấy, những gì mà người ta lừa đảo cám dỗ chúng ta, tiền hao biết bao nhiêu ngôi chùa cất bây giờ hàng tỷ bạc. Các con thấy những ngôi chùa rất đẹp, hàng tỷ bạc.

Thay vì đồng bào dân tộc chúng ta đang nghèo đói mấy con, thế tại sao họ không để tiền đó để giúp những người bất hạnh trong xã hội, mà lại cất những ngôi chùa sang đẹp, để trở thành nơi tham quan, nơi đi chơi của kẻ khác. Có lợi ích gì mấy con?

Mấy con thấy rất rõ những điều Thầy nói đó là một sự thật mà, lịch sử còn chứng minh những nhà vua. Đời của Đức Phật đã xả bỏ cung vàng điện ngọc, đi tu thì còn ham gì nhà cửa đẹp sang mấy con? Còn ham gì mà thờ phượng trong chùa to Phật lớn mấy con?

Đức Phật dạy chúng ta thắp 5 cây hương: giới hương, định hương, dữ huệ hương, giải thoát, giải thoát tri kiến hương. Nghĩa là mấy con giữ tâm được không làm khổ mình, khổ người, tâm thanh thản, an lạc, vô sự là các con đã thờ Phật nơi trong tâm mấy con rồi, đâu cần phải thờ tượng Phật bằng đồng hàng tỷ bạc đâu mấy con?

(42:59) Các con nghe chùa Đế Thiên, Đế Thích của nước Campuchia chứ gì? Nhưng đất nước Campuchia tàn sát dân chúng của nước Campuchia bao nhiêu khi Polpot về mấy con. Một nỗi đau thương, biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của dân tộc Campuchia để thành ra một ngôi chùa Đế Thiên, đế Thích đó.

Dân tộc Việt Nam chúng ta sáng suốt hơn, nhưng hôm nay nhìn lại các ngôi chùa hàng tỷ bạc, hàng bao nhiêu mồ hôi nước mắt của đồng bào chúng ta đổ vào đó. Mà để tìm thấy một người sống đúng giới luật; một vị thầy sống đúng giới luật, mấy con tìm thấy được không?

Một vị thầy sống đúng hạnh Phật, ba y, một bát có đúng không? Một vị thầy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa có không? Sống thiểu dục tri túc chỉ có ba y, một bát mà thôi, tìm một vị thầy đó mấy con thấy không? Hay là trong ngôi chùa đó, vị thầy sống sang cả, đầy đủ hơn cả các con, vật chất đầy đủ hơn các con?

Người đời, người ta chưa hiểu đạo, người ta chưa biết buông xả. Người tu hành theo đạo Phật mà không biết buông xả thì làm sao gọi là đạo giải thoát?!

(44:21) Các pháp đều vô thường, thế mà chúng ta thấy nó là thường, cho nên chúng ta mới chấp, mới có chùa to Phật lớn. Đạo Phật chỉ cần người tu hành giới luật nghiêm chỉnh là đạo Phật sẽ còn; mà đạo Phật không có người tu hành có giới luật nghiêm chỉnh là đạo Phật mất.

Đức Phật nói: "Giới luật còn là đạo ta còn, mà giới luật ta mất là đạo ta mất". Một người ở trong chùa to Phật lớn là đạo Phật đã mất rồi mấy con. Bằng chứng thật sự Đức Phật đã xác định từ ngàn xưa như vậy.

Giới luật là gì? Giới luật không có nghĩa là kinh sách, một tập sách như thế này để ghi giới luật Phật. Mà giới luật là hình ảnh của một tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm.

Tu sĩ mà sống ăn một ngày ba bốn bữa thì còn nghĩa lý gì là tu sĩ?! Còn tham ăn thì làm sao gọi là ly dục, ly ác pháp. Tu sĩ ăn một ngày một bữa mà ăn vừa đủ sống, không tham ăn, không tham ngon, không tham bổ, chỉ ăn để sống, sống để cuộc đời giải thoát ra khỏi những thế gian này.

Tất cả thực phẩm đều bất tịnh mấy con, làm sao còn tham ăn được? Chỉ những người không biết thực phẩm bất tịnh mới còn tham ăn, mới còn thích ăn.

Đó là Thầy trả lời, như vậy cúng dường như thế nào đúng? Cúng dường điều mà xây tháp, cất chùa to, đúc tượng Phật lớn là không đúng Chánh Pháp.

Cúng dường đúng Chánh Pháp là cúng dường như thế nào? Phải tìm thấy một vị sư, một vị thầy giới luật nghiêm chỉnh đến đó mà cúng dường. Họ có còn tham ăn không mấy con? Họ có còn nhận tiền của mấy con không?

Mấy con cúng dường mấy vị thầy đó là phải cúng dường với tâm của quý vị, của các con là tâm phải được giải thoát. Tâm mấy con phải sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Các con phải giữ gìn nghiêm chỉnh năm giới của người cư sĩ, mấy con phải giữ đúng đừng vi phạm giới nào, thì đó là mấy con đã cúng dường đúng Chánh Pháp cho chư Phật.

Chư Phật không ham tiền đâu mấy con, mấy con đừng đem tiền; chư Phật không tham thực phẩm ăn đâu mấy con, mấy con đừng cúng dường thực phẩm. Mấy con với lòng mấy con một bát cơm, một hạt muối là cái lòng mấy con đã cúng dường như vậy là đúng Chánh Pháp, không cần ăn ngon mấy con.

(46:50) Mấy con cúng dường đúng Chánh Pháp như lời Đức Phật dạy: Giới hương, định hương, dữ huệ hương, giải thoát- giải thoát tri kiến hương.

Nghĩa là khi mấy con cúng dường chư Phật mấy con chắp tay lên: “Con xin dâng lòng thành của con. Con đã tu tập được giải thoát; tâm con không còn giận hờn phiền não; con đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết; con đem cái sự giải thoát này con xin cúng dâng lên đức Phật. Con đã thấy lỗi mình không thấy lỗi người, con xin dâng lên cúng Phật”.

Nếu con còn thấy lỗi người, mà con có đem vàng bạc cúng Phật, thì chẳng bao giờ, cúng như vậy không bao giờ đúng Chánh Pháp mấy con. Tâm mấy con còn tham, sân, si mà đem của cải vàng bạc châu báu để cúng dường Phật là cúng không đúng Chánh Pháp. Các con có nghe không?

Khi nào mấy con tu tập được giải thoát là mấy con đã cúng dường cho Phật, cho Thầy rồi. Mấy con đã đền đáp ơn Phật, ơn Thầy rồi. Đó là cúng dường. Thầy không cần cúng dường tiền bạc mấy con mà chỉ cần cúng dường tâm của mấy con mà thôi.

Hôm nay Thầy đến đây mấy con cúng dường Thầy, đừng cần cúng dường tiền bạc, Thầy không cần, mà Thầy cần cái tâm giải thoát của mấy con. Người ta chửi mấy con không giận là mấy con đã cúng dường Thầy rồi. Trong một cơn đau mấy con dùng phương pháp đẩy lui được bệnh, không còn đau khổ, thì đó là mấy con đã cúng dường Thầy.

(48:28) Còn một điều nữa. Vì lợi ích bản thân của mấy con xung quanh mình nhiều người chưa được lợi ích, bây giờ mình làm sao cho mọi người được lợi ích? Đây là những cuốn sách đạo đức, mà Thầy đã vận dụng trí óc của mình viết ra để nói lên một sự thật đời người phải sống đạo đức. Bây giờ muốn phổ biến nó làm sao mấy con? Phổ biến nó làm sao?

Mỗi người một đồng, một cắc góp nhau mấy con, để in cuốn sách này, để gửi cho bà con, để gửi cho những người xung quanh mình mấy con, để cho người ta cũng biết đạo đức mấy con. Mọi người đều biết đạo đức, sống không làm khổ mình, khổ người thì thế gian này là Cực Lạc rồi mấy con.

Vậy ai đã làm được cái này mấy con? Thầy chỉ có công ngồi viết, còn được phổ biến là do công của mấy con. Như vậy là mấy con cúng dường đúng Chánh Pháp mấy con, đem lợi ích cho muôn người mấy con. Dù một đồng, một cắc dù ít dù nhiều, mỗi người đều góp nhau để đem cái đạo đức này cho mọi người.

Đạo đức mà bán sao mấy con?! Thầy viết sách này để đem bán lấy tiền Thầy bỏ túi, Thầy xài sao?! Thầy không làm điều đó. Cho nên hôm nay Thầy mang đến Thầy biếu mấy con. Mấy con có nghe Thầy viết sách, Thầy bán chưa? Chưa! Thầy không làm điều đó đâu mấy con.

Thầy đem những sách đạo đức để dạy người, thì không bao giờ bán mấy con. Thầy tin rằng không nên làm điều buôn bán sách mấy con, không nên buôn bán sách đạo đức, mà nên cho.

Và mỗi người dành ăn một ổ bánh mì, dành một chén cơm mà góp cùng nhau, với cùng Thầy để chúng ta sẽ in được bộ sách này, không khó mấy con. Bán làm gì? Mà chỉ cùng nhau đóng góp nhau để rồi chúng ta phổ biến đạo đức cho nhau, sống cùng nhau có đạo đức, không làm khổ mình, khổ người thì hạnh phúc lắm.

(50:25) Đây là phần của mấy con, còn phần viết là Thầy, phần dạy đạo đức là Thầy. Còn phần mà truyền cái đạo đức này là do mấy con, bổn phận của mấy con chứ không phải Thầy. Có phải không mấy con? Mà như vậy tức là cúng dường đúng Chánh Pháp. Có phải không?

Các con thấy, đem lợi ích cho muôn người là cúng dường đúng Chánh Pháp. Còn cất cái chùa to như vậy có đem lợi ích không? Hay là đem lại sự mê tín của chúng ta đến đó cúng bái, cầu siêu, cầu an, tụng niệm. Các con thấy cái nào lợi ích thiết thực?

Một em bé biết đọc, biết viết, đọc cuốn sách này "Mẹ ơi ở trong này dạy đạo đức như vậy, mẹ chỉ cho con, con sẽ học!" Có phải không mấy con? Từ đứa bé được học sách đạo đức, nó sẽ trở thành đứa con tốt cho gia đình, cho xã hội chúng ta. Có phải không? Sách đạo đức cần lắm mấy con.

(51:20) Vậy thì mấy con sau này, thì mấy con sẽ lãnh trách nhiệm này. Dù ít dù nhiều các con hợp lại, ít thì các con in ra 100 quyển, nhiều thì các con sẽ in ra 1000 quyển.

Những quyển sách này thì mình sẽ tái bản, mình xin phép nhà nước mình tái bản mấy con, mình không in lậu, in lậu xấu lắm mấy con, làm như vậy không tốt. Mình muốn in trở lại, thì mình sẽ phép, mình xin tái bản. Nhà nước cho phép mình tái bản. Bởi vì khi nhà nước cho phép mình rồi, mà mình xin tái bản tại vì bây giờ hết không còn có nữa để phổ biến thì mình xin tái bản.

Sự tái bản để in sách đạo đức đó là cúng dường đúng Chánh Pháp. Có phải không mấy con? Đem lợi ích cho người khác. Có xây những cái chùa to Phật lớn, có đem cung phụng thực phẩm cho một vị sư ăn để cho mập không? Không! Mà đem lợi ích cho muôn người, không riêng một cá nhân người nào hết.

Thầy không có giữ tiền bạc của mấy con đâu. Mà chính mấy con giao lại cho một số người, một tổ chức giữ tiền bạc này, người ấy sẽ đứng ra xin tái bản, in cái bộ sách này. Rồi sẽ gửi lại cho mấy con và cho mọi người. Có đúng không mấy con?

Đồng tiền bằng mồ hôi nước mắt của mấy con, nó sẽ cúng dường đúng Chánh Pháp đem lợi ích cho xã hội, đem lợi ích cho muôn người, thì điều đó là điều mình dựng lại Chánh Pháp, phổ biến rộng ra. Đẹp đẽ lắm mấy con. Đồng tiền của mấy con cúng dường đúng đắn không còn sai, không còn sợ lo lắng gì cả. Đúng không mấy con?

Hôm nay Thầy dạy mấy con vì câu hỏi Thầy cúng dường đúng Chánh Pháp hay là không đúng Chánh Pháp. Thì Thầy đã dạy cho mấy con rõ.

Cơ quan Chức năng: Tôi hỏi các vị tổ chức cái gì ở đây? …​

(53:39) Trưởng lão: Thôi mấy con tập trung nghe Thầy nói đây. Chuyện gì rồi nó cũng qua có gì đâu, nhân quả mà. Đã thấy nhân quả thì không có gì hết. Đây là cái duyên mà thôi. Bây giờ xích lại đây mấy con mình bàn chuyện hoài nó cũng không lợi ích gì. Chuyện gì thì nó đến rồi nó đi, tất cả các pháp đều vô thường mà, có gì đâu mà thường.

10- HIỂU VỀ NHÂN QUẢ CON NGƯỜI QUA NHÂN QUẢ THẢO MỘC

(54:04) Hôm nay Thầy sẽ trả lời tiếp về vấn đề câu hỏi thứ hai: Thầy giảng nhân quả thảo mộc, nhân quả con người.

Như các con cũng biết nhân quả thảo mộc là cái hạt và cái trái. Cũng như bây giờ nói trái cam thì đó là cái quả mà cái hạt cam đó là cái hạt. Có cái hạt nó mới lên thành cây cam, cây cam nó mới ra quả, quả cam. Thì đó là nhân quả thảo mộc.

Như trái xoài, thì cái quả xoài thì nó có cái hột xoài, hột xoài nó sẽ lên thành một cây xoài, rồi cây xoài nó lớn nên nó ra quả, thì nó là quả xoài. Đó thì mấy con thấy nhân quả hạt và trái, thì mấy con thấy rõ ràng.

(55:23) Rồi đến nhân quả con người. Nhân quả con người là cái hành động, để rồi mang đến cái kết quả của cái hành động đó tốt hay là xấu. Nếu mà cái hành động tốt, thiện thì nó mang đến cái kết quả sẽ tốt, nó an vui, nó bình an. Còn nếu mà cái quả xấu thì nó sẽ đem đến sự đau khổ, sự buồn phiền, đó là quả xấu, gọi là nhân quả.

Nhân quả của con người thì nó đi vào những hành động của thân, miệng, ý của nó. Mình nói ra đó là cái lời nói đó thiện hay là ác; mình suy nghĩ một điều thiện hay là ác; mình hành động một điều thiện hay là ác. Đó là đường đi của nhân quả của con người.

Do đó thì một con người làm ác, mà huân cái nghiệp ác đó, thì cái từ trường nó sẽ phóng xuất ra nó sanh ra làm nhiều con người ác. Một khi mà cái cơn sân giận của chúng ta mà nó giận, thì nó sẽ phóng xuất ra một cái từ trường. Cái từ trường đó nó sẽ tương ưng với cái người giận, tương ưng giống nhau thì nó sẽ sinh ra con người giận.

Hoặc là một hành động làm ác giết hại chúng sanh, thì cái từ trường giết hại chúng sanh, làm đau khổ đó, thì nó lại phóng xuất ra một cái từ trường, nó lại sanh ra một con vật, mà mình như một con vật mình đang bị giết, để nó trả quả lại.

Khi đó con vật đó phải chịu trả quả bằng cách hiện giờ như mình cắt cổ con gà, thì cái từ trường cắt cổ, hành động ác của mình nó sẽ tương ưng với một con gà để rồi nó sẽ sanh làm con gà bị người ta cắt cổ, trả cái quả mà mình đang cắt cổ con gà.

(57:11) Cho nên vì vậy đó thì chúng ta thấy nhân quả, chúng ta không làm sao chạy đâu khỏi. Một người còn sống thì có biết bao nhiêu là loài vật sinh ra do cái hành động thiện ác của con người. Cho nên nói nhân quả sinh ra, chứ không phải con người đi tái sinh luân hồi bằng cái ngõ nào khác được hết, chỉ do nhân quả mà thôi.

Cho nên chúng ta cũng nhận thấy qua thảo mộc. Như hồi nãy Thầy có nói một trái ớt thì có nhiều hạt ớt, nhiều hạt ớt thì sẽ sinh ra nhiều cây ớt, nhiều cây ớt sẽ cho nhiều quả ớt, có phải không mấy con? Nhân quả mà. Cây ớt còn sống mà vẫn có quả và có những cây con.

Cũng như chúng ta còn sống mà vẫn tái sanh làm loài vật và con người. Chứ đâu phải chết rồi mới sanh đâu. Các con thấy quy luật của nhân quả là như vậy. Cho nên chúng ta sanh ra trong nhân quả là như vậy không khác, không hơn gì hết.

Đó là trả lời về cái nhân quả. Cho nên khi mà chúng ta biết nhân quả thì chúng ta không nên làm đau khổ cho những người khác mấy con. Không nên làm điều ác để gây sự đau khổ đó, để sanh ra những cái người khác đau khổ, chịu đau khổ.

Cho nên hiểu nhân quả rồi thì mỗi hành động, mỗi sự suy nghĩ, mỗi lời nói chúng ta đều suy nghĩ trước rồi chúng ta sẽ nói; chúng ta suy nghĩ trước rồi chúng ta sẽ làm, đừng làm đại, đừng nói đại mà đem đến nhân quả khổ đau cho chính bản thân mình, cho những người khác, cho loài vật khác.

Còn duyên sanh, duyên diệt. Khi mấy con có một cái hạt giống, mà muốn cho cái hạt giống đó nó thành cái cây, rồi sau này nó ra quả, thì mấy con phải ra công. Cái duyên sanh là nó hợp đủ duyên. Như có một cái hạt cam, mấy con đem ươm, và sau đó nó sanh ra.

11- PHẬT TỬ GỬI SÁCH VÀ LÀM VIỆC VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG

(59:01) Phật tử 2: Chúng con xin Thầy hai quyển, để cho bên cảnh sát họ được học đạo đức của Thầy ạ.

Trưởng lão: Như vậy hả con, như vậy tốt quá. Mà bây giờ cuốn một nó còn ở ngoài xe thì phải con.

Phật tử: Con hai cuốn một ở đấy rồi, bây giờ con thỉnh Thầy cuốn hai.

Trưởng lão: Hai cuốn hai con? Rồi được rồi.

Phật tử 3: Cuốn hai con nghĩ là liên quan đến giao thông nhiều lắm phải không Thầy?

Trưởng lão: Không đó cuốn một, cuốn một mới giao thông. Giao thông với vệ sinh môi trường sống. Còn cái cuốn hai này là tệ nạn xã hội nhiều. Hút sách đồ, rượu chè, bài bạc. “Đánh đề ra đê ở” đó cũng có trong này.

Với vả lại Thầy đi trên đường này, nếu mà có điều kiện thì Thầy sẽ sang thăm Nhà xuất bản Tôn giáo.

(01:00:54) Phật tử 2: Bạch Thầy, thì con tính xin lên lớp học mà Thầy đang dạy chúng con…​ (Không nghe rõ) nào?

Trưởng lão: Thì con cứ vào tu học, không có sao hết. Khi nào mà con thấy được, vào được cứ vào tu.

Phật tử: Con kính bạch Thầy ạ! Thiện Khanh đang ngồi với cơ quan quận và…​ (Không nghe rõ) Trưởng. Tất cả mọi việc xong rồi.

Con thưa là con đã gửi tất cả các nội dung này tới Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Giao thông của Bộ Nội vụ, cái hành động hôm nay Thầy dạy đạo đức. Hai là gửi cho Tổng cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt là đã gửi rồi. Nay tới tay tất cả các…​ (Không nghe rõ) rồi.

Và hôm nay là Thầy đang làm cái nội dung để, do các Phật tử ở đây, Thầy đi lên làm việc với Nhà xuất bản Tôn giáo và các Phật tử quy y tại Tu viện Chơn Như thì hôm nay muốn được đảnh lễ Trưởng lão, nhân là Trưởng lão về thăm.

Còn cái việc họ làm xôm ở đây là ta không có ý định làm. Thế nhưng mà họ, các vị Phật tử nhiệt tình, và cố tình làm. Thế không phải…​ (Không nghe rõ). Thế là các đồng chí đã nhất trí hoàn toàn để mời Trưởng lão tiếp tục nói chuyện với các Phật tử, sau đó đến trưa thì…​ (Không nghe rõ).

Phật tử 4: Thưa Thầy! Thầy muốn tiếp tục cũng được, còn nếu thầy muốn rút lại cũng được, không có gì hết. Nếu mà biết được cái nội dung này họ ủng hộ…​

(Phật tử trao đổi)

Thầy Mật Hạnh: Rồi, quý cư sĩ có hỏi gì thì Trưởng lão sẽ giải đáp.

12- SỐNG ĐẠO ĐỨC ĐỂ CHUYỂN NHÂN QUẢ CỦA MÌNH VÀ GIÚP NGƯỜI

(01:03:56) Trưởng lão: Thầy sẽ tiếp tục Thầy giảng về duyên sanh và duyên diệt.

Ví dụ về thảo mộc thì muốn trồng một hạt cam, có cái hạt cam rồi, thì các con phải tìm đất, tìm nước, nơi mấy con phải gieo cái hạt cam đúng lúc. Tức là tạo cái duyên để cho cái hạt cam đó nó nảy mầm, nó lên thành cái cây, gọi là duyên sanh. Duyên đây là duyên hợp, nó hợp đủ đất nước, nó hợp đủ không khí, nó hợp đủ cái độ ẩm, thì cái hạt cam nó sẽ lên thành cây cam.

Và muốn cho cây cam có trái nhiều, thì phải cho những cái phân tro, những cái để hợp với cái cây cam, cây cam nhờ những chất màu mỡ đó, mà cây cam phát triển và cho trái rất to, đó là duyên sanh.

Nếu mà thiếu những duyên này, thì hạt cam sẽ bị thối, ung, và không lên được thành cây cam. Đó là vì nhân quả. Cho nên nó phải có duyên hợp nó.

Cũng như nếu mà không có một cái duyên nó xảy ra như hồi nãy, thì chắc chắn những cuốn sách này, thì ở cái huyện này người ta cũng chưa có được đọc sách của Thầy. Đó là cái duyên hợp, nó hợp để cho nhà nước người ta đọc, người ta hiểu, sau đó người ta biết mình đã học đạo đức như thế nào, thì lúc bấy giờ nó có đủ duyên, thì cái nơi này mình mới có cái lớp học đạo đức.

Chứ nếu mà nó không đủ duyên thì người ta không biết mình làm cái gì, có phải không mấy con? Đây là cái duyên để hợp. Mà ước nguyện của Thầy là mong sao cho có cái duyên hợp như vậy, để nhà nước cùng nhân dân hiểu biết mà xây dựng cái nền đạo đức cho dân tộc Việt Nam.

Đó là cái may mắn, chứ không phải cái rủi. Tại vì người ta chưa biết. Mình hãy tha thứ những cái người chưa hiểu biết, chứ mình cứ tức giận họ làm gì, phải không?

Cho nên do đó thì nó có những cái duyên mà mình biết, cái duyên hợp đó để nó tạo cho một cái cây đạo đức nó lên. Cho nên nó không mất phần đâu hết, mấy con bình tâm, yên ổn, không có gì, đây là cái duyên may, chứ không phải rủi.

Đó là nó sẽ hợp thành những cái cây, như cây chanh hoặc cây xoài, hoặc cây bưởi, những cái loại đó, nó cho quả ngọt hoặc là chua, hoặc là cay đắng là do tùy chỗ mà chúng ta biết hợp duyên.

Cho nên ví dụ như bây giờ cái hạt cam, mà là hạt cam chua, cho nên nếu mà chúng ta không biết bón phân, không biết lai ghép nó, thì nó sẽ cho chúng ta cái quả chua. Có phải không? Mà chúng ta biết cách lai ghép nó, thì nó sẽ cho chúng ta cái quả ngọt.

Cũng như bây giờ cây cam mà nó chua, thì chúng ta bỏ vôi nhiều chút, thì cây cam sẽ cho trái cam ngọt chút. Phải không, mấy con thấy đó là mình chuyển biến cái nhân quả từ xấu là cái trái chua, cay đắng mà nó trở thành ngon ngọt, thì do mình tạo cái duyên.

(01:06:57) Cũng như bây giờ cái hành động mà mình làm ác, thì mình phải thọ lãnh cái quả khổ. Mà mình muốn chuyển nó, thì mình có cái hành động mình làm thiện, mình chuyển thành quả phước, có gì đâu. Các con thấy chưa? Nhân quả là như vậy.

Cho nên chúng ta biết rằng, nhân quả không cố định. Đừng nghĩ rằng hôm nay chúng tôi bệnh như thế này là do cái quả của kiếp trước, mà chúng tôi chuyển không được. Do chúng ta biết cách tu, chúng ta chuyển bệnh chúng ta sẽ không còn bệnh.

Cũng như ngày mai này, cái nhân quả mình đã làm một cái điều ác, mình sẽ bị xe đụng, nhưng hôm nay mình đi mình tránh, mình không đạp con kiến, con trùng nào gãy chân, gãy giò hết. Do đó cái nhân quả nó chuyển biến làm cho mình xe không có đụng, có phải không mấy con? Mình chuyển nhân quả mà.

Từ cái chỗ trái cam chua, mình chuyển thành trái cam ngọt được. Có phải đúng như vậy không? Cho nên qua cái hình ảnh nhân quả của thảo mộc thì đến cái hình ảnh nhân quả của con người, thì chúng ta làm, chúng ta chuyển biến được hết.

Cho nên Đức Phật vì chuyển biến được nhân quả, cho nên đạo Phật mới ra đời. Còn chuyển biến nhân quả không được đạo Phật không ra đời. Ra đời làm sao cứu khổ con người được, có phải không?

Cũng như bệnh đau là mấy con đã tạo cái nghiệp ác, thân mấy con có bệnh, mấy con sanh ra làm con người mang thân là phải có bệnh đau, nhưng mà chuyển biến được, chúng ta không còn bệnh đau, thì đó là mình chuyển nhân quả chứ gì?

Mà chuyển nhân quả bằng cái gì? Các con thấy Đức Phật dạy đạo đức làm người, những giới luật của Phật toàn là đạo đức chứ gì? Mình sống đúng giới luật là mình chuyển nhân quả chứ gì? Nó là thiện pháp thì nó phải chuyển ác pháp chứ, nó đem lại bình an cho chúng ta.

(01:08:31) Đó mấy con thấy cái sự chuyển biến của nhân quả thảo mộc và chuyển biến của nhân quả con người. Có đúng không? Mấy con thấy nó rất hay, rất tuyệt. Cho nên nó đem lại bình an cho chúng ta rất rõ ràng, đâu cần cầu khẩn ai đâu? Đó là cái thứ nhất.

Còn duyên diệt, mấy con thấy một trận bão qua bao nhiêu cây cối bị ngã rạp. Có phải không, đó là duyên diệt.

Duyên diệt, có một cái người thợ rừng họ đi ngang qua, họ thấy cái cây này suông, họ đốn, họ chặt. Đó là duyên diệt của cái cây đó. Có phải không mấy con?

Đó thì bây giờ mấy con thấy như bây giờ cái duyên diệt là cái cây đó bị một con sâu đục, làm cho cái cây đó chết tức là duyên diệt. Hoặc là người ta đốt rừng, làm cho cái cây đó bị cháy rụi xuống, đó là duyên diệt của nó.

Cũng như mình thì có sanh thì phải có tử. Đến duyên diệt thì bao nhiêu những cái đau đớn trong cơ thể chúng ta đến cuối cùng chúng ta không có sống được, thì đó là duyên diệt.

Cho nên các con thấy mọi người sanh ra trong cuộc đời này đến khi chết ít có người mà chết không bệnh, mà người nào cũng chết có bệnh, bệnh nặng hoặc bệnh nhẹ mà thôi, không có người nào chết không bệnh.

Trừ ra có người tu mà làm chủ được sanh tử, thì họ chết không bệnh. Nhất là những người gọi là đệ tử của Phật, họ chết không bệnh mới xứng đáng là đệ tử của Phật; chết mà còn bệnh thì không xứng đáng đệ tử của Phật.

Các con nhớ người tu sĩ theo đạo Phật là chết trong sự bình an, trong sự khỏe mạnh mà họ chết, chứ không chết trong bệnh đau. Là những người đệ tử của Phật là như vậy mới đúng.

Vì Đức Phật đã nói: "Trên trời dưới trời, con người là duy nhất làm chủ được sanh, già, bệnh, chết". Làm chủ được chết mấy con. Tại sao người theo đạo Phật mà không làm chủ được chết? Tức là phỉ báng Phật đó, Phật đã nói mà mình làm không được, mà mình là đệ tử Phật, mình có xứng đáng không?

(01:10:16) Mấy con đã quy y Tam Bảo, tức là mấy con đã bắt đầu làm đệ tử Phật rồi. Làm đệ tử Phật từ đây về sau cho đến khi mấy con chết, là mấy con không chết trong bệnh, mà mấy con chết trong giới luật. Nghĩa là giữ gìn giới mà chết, chứ không có bao giờ để phạm giới, phá giới. Cho nên thà chết chứ không phạm giới.

Các con nghe câu nói của Đức Phật dạy không? Một người giữ gìn giới họ đã chết, nhưng họ gặp được Phật. Một người phạm giới còn sống, mà đến gặp Phật, Phật nói: "Nhà ngươi không gặp ta". Các con hiểu điều đó.

Cho nên vì vậy mà nói đến duyên sanh, duyên diệt, thì chắc chắn cuộc đời nay đã là sự vô thường thì có sanh phải có diệt. Mà diệt như thế nào, mà sanh như thế nào? Đối với thân, là các pháp là pháp vô thường, làm sao giữ, giữ mãi nó để làm gì?

Nó là thân bất tịnh, là pháp vô thường, cần gì phải giữ mấy con? Giữ lại là khi nào làm lợi ích cho chúng sanh thì giữ lại. Mà giữ lại không làm lợi ích cho chúng sanh thì không nên giữ, nên bỏ nó mà thôi. Bởi vì bỏ nó như là bỏ cái ổ bệnh, bỏ nó như bỏ cái gánh nặng. Bởi vì mang thân này là mấy con thấy khổ lắm, không có gì hạnh phúc đâu.

Cho nên chúng ta quyết định phải làm chủ sự sống chết. Và chúng ta phải làm tất cả những công việc cần lao, để giúp mình, giúp người, chứ không vì chúng ta tu tập làm chủ được sống chết rồi chúng ta bỏ đi. Sinh ra làm người có sự hiện hữu, có mặt mình trên hành tinh này, là phải sống đạo đức, phải làm gương cho con cháu mình sống đúng đạo đức.

Đến đây câu hỏi thứ tư. Đạo đức của con người.

13- CÓ BỆNH TẬT, KHÓ TU THÌ CHỈ CẦN TU MỘT PHÁP

(01:11:57) Hỏi: Bác Mật là người có tật, tu theo mọi người không được. Con xin Thầy cho con tu pháp nào, để phù hợp với đặc tướng của con?

Trưởng lão: Bác Mật là người có tật? Con đó phải không con?

À con bây giờ đó con tu như thế này, để Thầy dạy cho con. Bởi vì con có tật, con khó tu lắm. Con sẽ tu như thế này, con lắng tai nghe kỹ Thầy dạy pháp.

Con ngồi như vậy rồi con tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi con lắng nghe tâm con thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi một lúc thì nó sẽ có những cái niệm khác nó khởi lên con, thì con lại tác ý tiếp tục. Khi mà có niệm, thì con lại tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" nhắc nó đi, con nhắc nó. Rồi con để cho nó yên lặng, thời gian nó kéo dài được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.

Đến khi nào mà nó khởi ra một niệm gì trong thân con thì con lại tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi khi thân con nó có đau nhức chỗ nào đó, thì con cũng tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Mà nếu còn đau nhức thì lại tác ý: “tâm thanh thản, an lạc, vô sự”.

Con cứ hướng tâm như vậy thôi. Rồi một ngày nào đó con sẽ thấy thân tâm con thanh thản, an lạc, vô sự. Con chỉ tu có một pháp độc nhất đó thôi. Con nằm cũng được, nhưng mà con tỉnh, con sẽ tác ý câu đó; con ngồi cũng được, con cũng sẽ tác ý câu đó.

Bởi vì đặc tướng của con mang thân con có tật, có bệnh thì con hãy tu một pháp duy nhất đó thôi, tác ý một pháp duy nhất "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Con nhớ câu nói đó, câu nói Thầy. Thì con sẽ được an ủi, trước khi con ra đi con sẽ giữ được tâm bất động và cuối cùng con không còn tái sinh luân hồi nữa. Con hiểu không?

(01:13:51) Phật tử: Mô Phật! Bạch Thầy, con xin Thầy cho anh Thứ Trưởng anh xin quyển tập một, anh ấy có tập hai rồi, anh chưa có tập một.

Trưởng lão: Để ra lục ngoài xe, chứ ở đây không có.

Phật tử: Con xin bạch Thầy! Anh trung tá, anh Hiếu công an văn hóa anh mới nói với con, anh ra ngoài kia anh nói là tài liệu của chúng ta được đảng, nhà nước in cho nên là cuốn sách này rất quý, cho nên là anh mới nói là tuyệt vời.

Con xin bạch Thầy là, nếu như mà các cấp chính quyền và công an họ càng kiểm tra càng tốt. Càng kiểm tra thì sách của Thầy viết ra là càng tỏa sáng. Nhưng mà người ta không kiểm tra thì buồn rồi. Cho nên càng kiểm tra càng tốt.

Trưởng lão: Các con cứ vậy à!

(01:14:52) Phật tử: Con bạch Thầy, con chỉ có một cái môn đó thôi ạ? Con tàn tật, rồi con Thọ Bát Quan Trai hàng tuần, hàng tháng một ngày như thế nào có thỏa đáng không ạ?

Trưởng lão: Con Thọ Bát Quan Trai con cũng tu một pháp đó thôi. Còn các bạn khác, người ta tu pháp gì pháp, chỉ riêng con Thầy trao cho con một pháp đó thôi, con không tu pháp nào khác hơn hết. Một pháp dễ tu lắm.

Nhưng con cũng giữ gìn 8 giới Bát Quan Trai. Con cũng sống 8 giới như các bạn con. Con cũng vẫn tu như họ, nhưng mà con tu có một pháp. Họ tu pháp nào tu, con chỉ tu một pháp độc nhất đó thôi. Dễ dàng cho con mà hợp với đặc tướng của con. Con nhớ cái pháp đó!

Con nhớ kỹ, khi nào tâm con có niệm, thì con tác ý: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Khi nào thân con có cảm thọ đau nhức chỗ nào đó, thì con nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Nghĩa là làm cho nó bất động thôi, con hiểu không?

Mà khi nó hết hay không hết thì con cứ tiếp tục câu nói đó. Và khi nó hết thì con làm thinh, con không tác ý nữa. Mà khi không hết, thì con tác ý, có vậy thôi. Rồi con tác ý, thỉnh thoảng con tác ý một lần, nhưng khi có niệm, khi có cảm thọ thì tác ý, còn không thì không tác ý.

Nhớ vậy thôi. Ai tu pháp gì thì pháp, riêng con thì tu một pháp đó thôi. Tâm vẫn giữ bình thường, thanh thản, an lạc, vô sự, có vậy cho Thầy thôi.

Rồi Thầy hứa với con là khi sắp sửa chết con Niệm Phật Thích Ca Mâu Ni và con gọi Thầy, con sẽ giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự cho đến khi mà con bỏ thân này, con kêu gọi Phật, kêu gọi Thầy, rồi con hứa con giữ gìn, rồi lúc bấy giờ thân con nó tan rã, nó nhức nhối, nó làm gì làm, con cứ nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sựkhông dao động, không sợ hãi”, con nhắc vậy thôi.

Con nhớ lời Thầy dạy, thì khi con ra đi con bình an, con không có đau khổ. Nhớ như vậy thôi, đủ rồi không tu pháp gì nhiều.

14- CÁCH GIỮ TÂM BẤT ĐỘNG CHO NGƯỜI GIÀ YẾU

(01:17:16) Trưởng lão: Còn cô Trần Thị Gái, ở đây có con không con?

Phật tử Trần Thị Gái: Đây con đây, dạ!

Trưởng lão: Bây giờ Thầy dạy cho con tu một pháp hợp với đặc tướng của con. Khi buồn ngủ thì con đi kinh hành thôi. Con đi con nhắc: "Tôi đi tôi biết tôi đi", khi nó buồn ngủ đó. Khi trong giờ tu mà con bị buồn ngủ thì con nhắc: "Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành". Mà con đi chừng khoảng độ chừng 10 phút thôi, con đừng đi nhiều hơn, con đi nhiều chân con mỏi lắm, đi ít thôi.

Rồi con ngồi hoặc con nằm con sẽ tu, con cũng nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" như hồi nãy Thầy dạy cô Mật vậy, con hiểu không? Thì lúc có niệm thì con tác ý, mà lúc không có niệm thì con không có tác ý, con để tâm yên lặng thanh thản, an lạc, vô sự.

Có cảm thọ thì con sẽ đối trị bằng cảm thọ của con, bằng cánh tay của con, con sẽ nhắc: "Thọ là vô thường…​", cái thân đau chỗ nào đó, con nói cái tên bệnh đau chỗ đó.

Như bệnh cái vai, bệnh cái đầu hoặc là bệnh cái cổ, chỗ nào đó con nhắc: "Cái đầu đau này không có được đau nữa". Rồi con nhắc: "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô". Rồi con đưa tay ra vô, rồi con tác ý. Con cứ như vậy để đối trị cái cảm thọ đau trên thân con.

Còn khi bình thường không có thì con ngồi hoặc con nằm con nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Có niệm thì con tiếp tục nhắc, mà không có niệm thì con giữ im lặng, đừng tác ý, nhớ chưa? Con nhớ mà ráng tu tập. Đó là pháp của người già để tu tập. Nhớ rồi phải không con?

Thầy sẽ trao cho con cái pháp để an ủi lúc tuổi già mấy con tu. Có sự buồn phiền, có sự cô đơn nào trong lòng thì mấy con nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự" thì nó sẽ bình an lại cho con.

Con nhớ để mà giữ gìn được cái tâm bất động, cái tâm giải thoát, cái chân lý của đạo Phật là nơi đó. Thầy giải cho mấy con hiểu được cái chân lý, và dạy cho mấy con giữ gìn được cái chân lý, cái chân lý giải thoát là nơi đó.

Cho nên mấy con lớn tuổi, mấy con không còn tập luyện như tuổi còn trẻ được. Vì vậy mà mấy con chỉ cần hộ trì cái chân lý, bảo vệ cái chân lý của mấy con mà thôi, làm cho mấy con sống được ở trong cái chân lý đó, để cho mấy con không còn tiếp tục tái sanh luân hồi nữa. Sanh ra làm người khổ lắm mấy con. Cho nên mấy con tiếp tục nhớ những lời Thầy dạy, và tiếp tục tu tập cho đúng những lời Thầy dạy, thì mấy con sẽ được an vui.

15- VƯỢT QUA ĐAU KHỔ CHIA LY NHỜ PHÁP TÁC Ý

(01:20:03) Còn một câu hỏi nữa.

“Tên con là Ngô Thị Tiến…​

Phải không con? Có ai Ngô Thị Tiến không? Con hả con? Ừ!

“…​ pháp danh là Hạnh Đức, trước con đã đọc hết 10 quyển Đường Về Xứ Phật, con thấy tâm an vững vàng trong cuộc sống.

Sau hai năm nhà con ốm, con không có thời gian để học được, cho đến nay nhà con đã mất được hai tháng, hiện tâm con chao đảo, không thể tu được nữa, vì đầu con nó rối mù, con ngồi hít thở cũng không được.

Con xin Thầy cho con pháp tu như thế nào cho tâm con được thanh thản?

Con xin tạ ơn Thầy!”

Trưởng lão: Thầy dạy con: Bây giờ tâm con bị rối loạn trước hoàn cảnh mất mát rất to lớn trong cuộc đời của con. Những cái người mà cùng xây dựng cái hạnh phúc của gia đình, mà để lại nỗi khổ cho con, cho nên vì vậy mà tâm con không rối sao được, không mù mờ sao được, nỗi đau trong lòng con rất nhiều, làm sao mà con yên tâm được?

Bây giờ con chỉ cần còn nhớ được một cái câu pháp mà thôi. Sau khi bình an thì con sẽ tu lại các pháp. Còn bây giờ thì con giữ cái câu tác ý mà thôi. Con nhớ lời Thầy dạy: “Tất cả các pháp đều vô thường, hôm nay còn sống, ngày mai chết cũng không dừng. Cho nên tâm phải bình tĩnh, đừng dao động, đừng khổ đau, phải thanh thản, an lạc, vô sự!”

Con nhớ cái câu nói của Thầy không con? Con nhớ câu nói của Thầy con sẽ ghi lại con học thuộc cái câu đó, để rồi con nhớ để mà nhắc tâm mình hằng ngày, thì mấy con mới được bình an. Có giấy không con?

Thầy nói cho viết: “Các pháp vô thường, có sum họp rồi có chia ly. Tâm hãy bình tĩnh, đừng vì quá khổ đau, phải thanh thản, an lạc và vô sự! Gánh nặng nhân quả còn trên vai, hãy vui vẻ mà làm xong bổn phận đạo đức nhân bản - nhân quả! Tâm hãy thanh thản, an lạc và vô sự!” Đó là cái câu mà con nhắc tâm mình, nhắc thân mình.

Nếu khi mà con tác ý như vậy mà tâm mình thấy nó còn buồn phiền đau khổ, thì con lại nhắc một lần nữa. Rồi con thấy nó còn đau khổ, thì con nhắc một lần nữa, chừng nào con thấy nó bình yên thì thôi.

Mà nó không bình yên thì con nhắc. Dù là con làm một cái điều gì, con làm một cái chuyện gì, nấu cơm hay lặt rau hoặc làm một cái gì, quét nhà, lau nhà, mỗi khi tâm con nhớ đến sự chia ly đó, thì con nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự! Các pháp đều vô thường! Trách nhiệm bổn phận còn trên vai mình, phải lo tròn bổn phận Đạo Đức Làm Người, không nên bỏ!”.

Con cứ nhắc như vậy, con sẽ vượt lên nỗi khổ trong tâm con hiện giờ. Con nhớ lời Thầy dạy không? Nó sẽ cứu con thoát khổ đó.

HẾT BĂNG