Skip directly to content

TÂM THƯ GỬI CHƠN THÀNH

(Ngày 4 - 1 -2007)

Kính gửi: Chơn Thành.

Giảng viên xưng hô với học viên

Trong lớp học giảng viên nên xưng hô với học viên, xưng pháp danh của mình.

Ví dụ: -  Chơn Thành xin chào quý tu sinh.

-          Chơn Thành xin nhắc lại lời của Trưởng Lão.

-          Chơn Thành dạy theo giáo án của Trưởng Lão.

Đối với cư sĩ không biết pháp danh thì gọi là Phật tử.

Ví dụ: - Xin mời Phật tử

Nếu biết pháp danh thì gọi thêm pháp danh.

-          Xin mời Phật tử Minh Thiên

-          Nếu tu sĩ mặc áo Đại Thừa không biết pháp danh thì gọi là Thầy, nếu biết pháp danh thì gọi thêm pháp danh.

Ví dụ: - Xin mời Thầy.

-          Xin mời Thầy Chí Nhẫn

Nếu tu sĩ mặc y vấn Nam Tông hay khất sĩ thì gọi là Sư. không biết pháp danh

Ví dụ: - Xin mời sư

        Biết pháp danh thì xưng hô thêm pháp danh

-                      Xin mời Sư Chơn Quang

Học viên xưng hô với giảng viên

Trong lớp, học viên xưng hô với giảng viên gọi là Thầy lấy pháp danh xưng hô  .

Ví dụ: - Thưa Thầy, Thanh Tâm xin hỏi

-                      Thanh Tâm có điều này muốn thưa hỏi Thầy

Nếu Giảng viên mặc y vấn thì học viên xưng hô là Sư xưng mình bằng pháp danh

Ví dụ: - Thưa Sư,  Thanh Đức xin hỏi

Thanh Đức xin hỏi Sư.

Nếu cư sĩ chưa có pháp danh là học viên trong lớp thì nên gọi giảng viên là thầy và xưng là con

Ví dụ: Thưa thầy, con xin hỏi
Vào lớp học, khi tu sinh đến trước vào ngay ghế của mình ngồi, không được ngồi ghế của tu sinh khác, khi thấy giảng viên bước vào cửa lớp thì tất cả tu sinh đều đứng dậy, mặt hướng về tượng Phật, khi giảng viên đứng vào vị trí của mình và chắp tay lên thì tất cả tu sinh cũng đều chắp tay, giảng viên nói:
-  Chơn Thành xin chào quý tu sinh.

Tất cả tu sinh đều giữ im lặng chỉ để một tu sinh đại đện nói:

-  Chúng con xin chào Thầy.

Sau khi nói xong tất cả tu sinh cúi đầu xá giảng viên mà cũng chính là xá hình tượng đức Phật. Khi xá xong tất cả tu sinh đều ngồi xuống, giữ gìn im lặng không nên nói chuyện trong giờ học.

Khi học viên trả lời câu hỏi nào trong bài học đều phải đứng vậy, trừ ra những người già, tật quyền không đứng được giảng viên cho phép ngồi.

Hành động đứng vậy trả lời là một hành động tôn kính những người có mặt trong lớp học, nhất là tôn kính hình tượng đức Phật và bài pháp giới luật đức hạnh mà tất cả tu sinh đều đang học.

Trong kinh Nikaya có nói về đức Phật ngồi mà một vị Bà La Môn đứng, đi qua đi lại, lời nói nhát gừng vấn nạn Phật, đó là một hành động vô đạo đức tôn kính, chứ không phải đức Phật ngồi mà vị Bà La Môn đứng thưa hỏi. Nếu đức Phật ngồi vị Bà La Môn cũng ngồi một bên thắp hơn đó là hành động ngồi tôn kính, nhưng khi thưa hỏi một điều gì thì đứng lên hoặc quỳ xuống thưa hỏi đó là hành động đạo đức tôn kính Phật và pháp, còn khi đức Phật chưa cho phép ngồi mà ngồi thưa hỏi là thiếu đạo đức tôn kính. Các con đọc kinh Nikaya lướt qua bằng ý thức không nhận xét rõ ràng nên phát biểu theo tưởng giải của mình mà phá vỡ nền đạo đức lễ nghĩa văn hoá của Phật giáo. Thật đáng tiếc, Cái hiểu kinh sách của các con như vậy là cái hiểu rất tai hại cho người đời sau. Khi nào các con tu chứng mới hiểu kinh Nikaya đúng nghĩa.

Trong phòng họp Quốc hội các dân biểu có ý kiến đều đứng lên phát biểu, không có ai ngồi mà phát biểu bao giờ, đó là một lễ độ lịch sự mà con người có văn hoá không thể nào thiếu được. Nói chung tất cả các buổi họp từ ấp, xã, huyện, tỉnh và Giáo Hội Phật Giáo khi phát biểu đều đứng dậy, đó là đức LỄ một đạo đức văn hoá lễ độ mà loài người từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc đều công nhận.

Chúng ta nên xét lại đạo đức lễ nghĩa trong các trường học, nơi mà đào tạo giáo dục con người có kiến thức và văn hoá mà lễ nghĩa không có thì biết rằng nền giáo dục đó còn thiếu khuyết. Cho nên càng học lên lớp cao thì học sinh và sinh viên càng thiếu đạo đức tôn trọng thầy, cô giáo và bạn bè.

Tiểu học, khi cô giáo bước vào cửa lớp thì trưởng lớp hô: “NGHIÊM! ” Tất cả học sinh đều đứng dậy nghiêm chỉnh. Cô giáo đứng vào vị trí của mình liền đưa tay ra dấu bảo:

- Các em ngồi xuống.

Trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp còn giữ lễ nghĩa tôn trọng ấy.

Đại học thì lễ nghĩa tôn trọng ấy không còn. Như vậy chúng ta biết rằng: nền giáo dục còn thiếu văn hóa đạo đức rất nhiều. Vì thế chúng ta nên lo lắng cho nền giáo dục hiện tại của đất Nước, quê hương, đạo đức đang đi xuống.

Chúng ta là người Việt Nam không nên dùng Hán Việt chưa được Việt hoá như: Hiền giả, Hiền huynh, Hiền tỷ, Hiền đệ, Sư huynh, Sư tỷ, Sư đệ, Đạo hữu, Đạo huynh, Tôn giả, Thánh giả v.v…

Đây là một chương trình giáo dục đào tạo giới luật đức hạnh, cho nên bài học rất sống động, mọi tu sinh đều đóng góp nhiều ý kiến đạo đức nhân bản - nhân quả, nếu những ý kiến đó chưa được ngã ngũ thì giảng viên xin viết thư hỏi ý Thầy chứ  không được cắt ngang dẹp bỏ những ý kiến đó, thì lớp học sẽ mất hết ý nghĩa đào sâu đạo đức.

Lớp học cần có những ý kiến trái nghịch nhau để làm sáng tỏ nền đạo đức nhân bản - nhân quả khiến cho lớp học càng sống động hơn, nhờ đó mà tu sinh càng học càng tiến bộ thấu triệt và thấm nhuần đạo đức hơn nhiều.

Giới luật đức hạnh chưa thấm nhuần, chưa thông suốt mà muốn ngồi thiền nhập định để có Tam Minh thì đó là một ảo tưởng. Vì thế trải qua hơn 2000 năm đã xác định rõ ràng không có ai tu chứng quả A La Hán, vì bỏ giới luật mà tìm thiền định thì không bao giờ có thiền định.

Hôm nay lớp học giới luật đức hạnh được đào tạo rèn luyện tu sinh trở thành những bậc giới luật đức hạnh vô lậu,. Vậy mà có một số tu sinh cố chấp ngồi tu trong thất, thật là tội nghiệp. Nếu ngồi trong thất tu thì hơn 20 năm qua đã có người tu chứng A La Hán vô lậu lâu rồi. Ngồi trong thất tu mà giới luật vi phạm thì làm sao tu chứng quả A La Hán được.

Bên hệ phái khất sĩ, người tu sĩ rất khiêm hạ, họ thường xưng là trò. Sư Giác Toàn thường xưng là Trò Con.

Chúng ta ở đây toàn là anh em chị em với nhau nên phải biết cách xưng hô cho hợp lý.

Vì Tu sinh không đoàn kết không biết thương yêu nhau, nên Thầy phải rời khỏi tu viện. Thầy mong sao các tu sinh biết đoàn kết, biết thương nhau thì mới có ngày Thầy trở về trực tiếp hướng dẫn các con.

Thăm và chúc các con tu tập giữ gìn đức hạnh cho thật tốt.

Thầy của các con