38 - ĐOẠN DỨT DUYÊN SANH ĐỂ VÀO ĐẠO
PHÁP HÀNH 38 - ĐOẠN DỨT DUYÊN SANH ĐỂ VÀO ĐẠO
PHÁP HÀNH 38 - ĐOẠN DỨT DUYÊN SANH ĐỂ VÀO ĐẠO
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
1- DANH SẮC VÀ THỨC LÀ HAI DUYÊN RIÊNG BIỆT
(Tiếp theo Pháp hành 37)
(0:00) Họ không biết cái sắc thức, cái tưởng thức và cái thức thức như thế nào, cho nên cái nào họ cũng nói, họ luận qua một cái lý luận của tâm vương rồi tâm sở, tất cả những cái đó để chỉ cho một cái thức của họ mà thôi, chớ họ cũng không biết như thế nào để phân cho nó rõ ràng, như chúng ta là những người thực hành.
“Có những nhà học giả cho Danh là ba uẩn.”
Đó thì các con thấy, ở đây Thầy trả lời để cho thấy, phần nhiều là cái cuốn sách này, trước kia là của cái người tu sĩ Nam Tông ở bên Miến Điện, họ đã viết cuốn sách này ra bằng Anh Ngữ, do một người Việt Nam mình dịch ra. Do vì vậy đó, thì trong một cái dịp mà cái vị sư đó họ đến đây thăm Thầy đây, thì họ đã gởi biếu cho cô Út hai tập, một tập nói về Thiền Minh Sát Tuệ và một tập nói về Thập Nhị Nhân Duyên.
Do đó thì quá lâu, cái thời gian từ đó tới nay nó cũng là mười năm rồi chớ không phải ít, do vì vậy đó mà Thầy còn nhớ lại trong cái vấn đề này, cho nên Thầy thấy một nhà học giả của người Miến Điện, họ là một vị tu sĩ, coi như là một vị Hòa thượng có uy tín ở bên Miến Điện, họ đã viết cái bộ sách này.
(01:25) Cho nên họ cho rằng, cũng giảng về cái Thập Nhị Nhân Duyên này, họ cho rằng ở trong cái Danh nó có ba cái uẩn: thọ uẩn, hành uẩn và tưởng uẩn, họ cho cả ba cái nó nằm trong cái Danh.
Tức là nhà học giả Việt Nam của chúng ta thì cho cái Danh đó là cái tâm, chỉ cho nó là cái tâm thôi, còn nhà học giả của Miến Điện thì cho nó là ba cái uẩn: thọ uẩn, hành uẩn và tưởng uẩn. Đó thì các con thấy nhà học giả này thì cho như thế này, nhà học giả khác thì cho như thế khác, cho nên đó là những cái sai họ không thấy được.
“Ở Thập Nhị Nhân Duyên đã có Hành.”
Nghĩa là các con thấy trong Thập Nhị Nhân Duyên: Vô Minh sanh Hành, Hành sanh Thức đó, đã có Hành rồi. Mà đây ở chỗ Danh này lại còn có cái hành uẩn nữa, lại còn có cái thọ uẩn nữa, mà ở trong Thập Nhị Nhân Duyên nó có cái Thọ nó mà! Khi mà Xúc thì sanh Thọ, Thọ sanh Ái đó. Thì cái Thọ đó nó có Thọ rồi, mà ở đây nó lại còn thêm một cái Thọ nữa.
Mà cái Hành nó đã có rồi, thì các thầy thấy, cái Hành nó đã có rồi, Vô Minh sanh Hành đó, Hành mới sanh Thức đó, thì cái Hành nó đã có rồi, mà ở đây còn thêm một cái hành uẩn nữa, thì như vậy là đã lặp lại Thọ, hai lần Thọ mà hai lần Hành. Như vậy trong Thập Nhị Nhân Duyên đã có hai lần Thọ, hai lần Hành, như vậy là sai, không đúng.
Chỉ có cái tưởng uẩn là đúng. Nghĩa là nhà học giả này cho ba cái thì trật, mà trong ba cái này lấy một cái là đúng, Danh là tưởng uẩn là đúng.
Họ không hiểu, họ cho quá nhiều mà họ không thấy đó là người ta chỉ một duyên ở trong đó là đủ để mà phối hợp nhau rồi. Thì ngay ở trong mọi cái, một hành động nào, ngay trong một cái duyên nào đó đều là có cái Hành ở trong đó hết.
(03:24) Cho nên ở đây thì chúng ta thấy rất rõ:
“Ở Thập Nhị Nhân Duyên đã có Hành và Thọ rồi thì lại thêm có Hành, Thọ một lần nữa. Như vậy nhà học giả này chưa hiểu Ngũ Duyên là gì và Thập Nhị Nhân Duyên là gì.
Nhà học giả còn cho Thọ, Tưởng và Hành là ba yếu tố tinh thần phụ thuộc vào Thức.”
Nghĩa là nhà học giả đó đó, cho thọ, tưởng, hành, thức này là ba yếu tố phụ thuộc vào Thức. Nó không phải phụ thuộc, mà ở đây Thầy nói như nước là nước, mà sữa là sữa, mà đường là đường, không thể nào nước mà phụ thuộc vào sữa, mà đường phụ thuộc vào sữa được! Cái đó là cái hiểu lầm lệch của họ, cái sai của họ mà họ không thấy.
“Thức là một nhân duyên như Thọ, Tưởng và Hành thì không thể nào phụ thuộc vào cái kia được.”
Bởi vì Thức đâu có nghĩa là chính ở trong mười hai cái duyên này, đều là những cái duyên độc lập của nó, nó phải hòa hợp nhau. Cũng như nước nó hòa hợp sữa với đường, thì đường nó hòa hợp với sữa, với nước. Đó thì, nó hòa hợp chớ nó không có một cái nào mà nó phụ thuộc vào cái nào được hết. Nó có hòa hợp là hòa hợp mà không hòa hợp thì thôi, chớ còn không có phụ thuộc vào được.
“Ví như Ngũ Uẩn hợp nhau tạo thành thân tâm của một con người, chớ không phải cái này phụ thuộc vào cái kia. Ví dụ năm người hợp nhau làm một con đường, thì con đường chính là mục đích của năm người này phải làm, công việc của ai thì nấy làm, chớ không phải phụ thuộc vào nhau.
2- LỤC NHẬP LÀ SÁU TRẦN: SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP
(5:00) Có nhà học giả cho Lục Nhập là sáu căn và sáu trần, lại có người khác cho là sáu căn.”
Đó thì các con thấy từ những cái duyên ở trong cái Thập Nhị Nhân Duyên mà họ sai nhiều chớ không phải là sai một cái đâu. Có nhà học giả cho Lục Nhập là sáu căn và sáu trần. Mà trước kia thầy học thì thầy cũng học quý Hòa thượng cũng dạy nó là sáu căn, sáu trần. Và cái người mà cho nó là sáu căn đó, đó là một vị sư Miến Điện, họ đã cho sáu căn chứ họ không cho sáu trần.
(05:36) “Cái hiểu của nhà học giả đã đưa giáo pháp Thập Nhị Nhân Duyên đến chỗ tối nghĩa và lập luận loanh quanh, nó không có đúng. Bởi vì trong Thập Nhị Nhân Duyên, Danh Sắc đã có sáu căn rồi.”
Nghĩa là trong Danh Sắc chúng ta thấy, thí dụ như cái Sắc của chúng ta là có phải nó có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý rồi, mà bây giờ thì trong khi nó lại có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý một lần nữa sao? Cho nên Lục Nhập nè, họ nói sáu căn, sáu căn tức là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình chứ gì? Phải không? Cho nên do đó là cái sai của họ rồi.
Mà trong khi đó Phật đã nói rằng Danh, Sắc mà Sắc là thân của chúng ta, Danh là tưởng của chúng ta, vậy thì sắc nó đã có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, tức là cái thân chúng ta phải có mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Cho nên Phật nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức, năm cái này, mà sắc thì chúng ta biết rằng có năm cái căn của nó ở trong đó rồi, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của nó rồi, phải không?
Cho nên ở đây nếu mà chúng ta cho Lục Nhập này là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý là sai. Bởi vì Lục Nhập nó chỉ cho cái môi trường sống của con người của chúng ta là sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp, phải không?
Cái vật gì mà có Sắc, cho nên ở đây nó Lục Nhập có nghĩa là sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp, tức là sáu trần chớ không phải sáu căn. Sáu trần sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp nó gọi là Lục Nhập, sáu cái nó đi vào, chớ đâu phải là sáu cái để mà nó tiếp giao ở ngoài đâu? Mà sáu cái ở ngoài nó đi vào ở trong cái thân người.
Cho nên thí dụ như có một cái hình ảnh nào đó, nó mới tiếp vào con mắt, căn của chúng ta là con mắt, nó mới tiếp vào với cái Sắc của nó. Cái Sắc của nó bắt đầu nó tiếp vào con mắt, thì nó thấy cái vật đó, nó thấy vật đó nó khởi ra ham muốn cái vật đó, cho nên cái vật mà nó thấy gọi là Sắc.
Bây giờ nó nghe âm thanh, âm thanh nó đi vào trong cái lỗ tai, bởi vì nó Lục Nhập là nó đi vào mà, lục là sáu, nhập là vào, sáu cái nó đi vào. Cho nên sáu cái này thì nó là sáu trần, phải không?
Cho nên có nhà học giả nói là Lục Nhập là sáu căn, sáu trần thì sai. Bởi vì sáu căn là thừa, sáu căn nó ở trong Sắc nó đã có sáu căn rồi, thì nó không cần phải nói đây sáu căn, mà chỉ cần nói sáu trần là đúng.
3- THIẾU KINH NGHIỆM TU HÀNH NÊN KHÔNG HIỂU THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
(7:58) Các con thấy, các nhà học giả họ không hiểu nổi, họ chỉ tưởng tượng ra mà họ, lập luận của họ như vậy thôi, họ không hiểu.
“Bởi vì trong Thập Nhị Nhân Duyên, duyên Danh Sắc đã có sáu căn rồi, còn lại thêm Lục Nhập là sáu căn nữa, thì hóa ra Thập Nhị Nhân Duyên có hai lần sáu căn!
Các nhà học giả đã không hiểu bài pháp Thập Nhị Nhân Duyên của Phật muốn nói gì, mà dám cả gan giảng giải làm lệch ý kinh của Phật, thì bảo sao không đọa địa ngục!
Cái sai lớn nhất của các nhà học giả trong Thập Nhị Nhân Duyên đó là duyên Sanh.”
Đó cái sai của họ là đến cái chỗ mà duyên Sanh này, họ sai rất lớn.
“Các nhà học giả cho duyên Sanh là sanh đẻ khiến cho bài Thập Nhị Nhân Duyên mất giá trị, tối nghĩa. Trong các bài kinh Nguyên Thủy cũng giải thích theo kiểu này.”
Nghĩa là trong những cái bài kinh mà ở trong kinh sách Nguyên Thủy họ cũng giải thích sanh là sanh đẻ đó, chớ không phải là giải thích theo cái kinh nghiệm tu hành.
“Nghĩa là các nhà học giả dựa vào những lời giải thích ở trong kinh tạng Nguyên Thủy mà giảng nói.”
Nghĩa là họ dựa vào cái nghĩa chữ Sanh ở trong những cái bài kinh do Phật giảng ở trong đó mà họ nói ra.
Nhưng mà sự thật ở đây, chắc chắn là không phải là Phật giảng những cái bài kinh này ở trong như vậy đâu, mà chính các nhà học giả, trước kia họ đã sửa lại những cái bài kinh đó khi họ không hiểu, họ đã sửa những cái bài kinh đó, và họ giảng thuyết ở trong những cái bài kinh đó là Sanh là sanh đẻ. Cho nên họ thiếu kinh nghiệm tu hành mà họ không có hiểu được cái Thập Nhị Nhân Duyên.
“Vì các nhà học giả không có tu hành, nên không dám thoát ra nghĩa của các bài kinh Thập Nhị Nhân Duyên.”
Nghĩa là bây giờ cái bài kinh ở trong cái kinh Nguyên Thủy đó, nó giải thích Sanh là sanh đẻ, thì bây giờ họ không có dám thoát ra vì họ không có tu hành, cho nên họ nghe vậy, họ hiểu như vậy chớ họ không có dám giải thích vượt ra khỏi cái nghĩa đó.
Cái nghĩa đó là một cái nghĩa sai mà họ cũng không dám vượt ra, họ cứ mần mò ở trong cái nghĩa đó, rồi họ luận cái này, luận cái kia loanh quanh chớ họ không có dám giảng đúng ra.
(10:27) “Bài kinh Thập Nhị Nhân Duyên Đức Phật đã khẳng định gồm có con người và môi trường sống của con người. Mười hai duyên này chỉ rất rõ, từ Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Thọ là chỉ cho thân Ngũ Uẩn. Vì Danh Sắc là một tên khác của sắc uẩn và tưởng uẩn.”
Các con cứ hiểu, người ta gọi cái Danh Sắc tức là một cái tên khác của Sắc Uẩn và Ngũ Uẩn chớ không có gì khác hơn hết. Nếu mà một cái nhà học giả mà họ hiểu như vậy, họ biết là Danh Sắc là một cái tên khác của cái sắc uẩn và Ngũ Uẩn thì họ không bao giờ lầm lạc.
“Còn các nhân duyên khác chỉ cho sự tiếp xúc và môi trường sống của thân Ngũ Uẩn.”
Nghĩa là từ có cái thân Ngũ Uẩn này thì nó có những cái duyên để mà tiếp xúc, thì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là có cái duyên ra ở ngoài, các pháp ở ngoài để cho nó mới có Xúc chạm nó mới sanh ra Thọ, mới Ái, mới ham muốn, mới giữ, mới Thủ, mới giữ lại nó, nó mới có Sanh chớ!
Cho nên do cái chỗ đó mà chúng ta phải hiểu, các nhà học giả thật là không hiểu mà lại giảng Thập Nhị Nhân Duyên, thì đưa cái giáo pháp của Phật đi đến cái chỗ mê mờ mà không có rõ ràng.
“Vì thế Lục Nhập phải hiểu là sáu trần, sáu trần là sắc, thinh, hương vị, xúc, pháp, đó là những pháp bên ngoài thâm nhập vào thân Ngũ Uẩn.”
Nghĩa là các pháp đó nó ở bên ngoài cũng như sắc, thinh, hương vị, xúc, pháp, là các pháp nó ở bên ngoài, nó thâm nhập vào cái thân Ngũ Uẩn mình, nên gọi là Lục Nhập. Đó, thì các con thấy, ở đây Thầy xác định lại cho nó rõ ràng cái nghĩa của Lục Nhập.
“Vì thế Lục Nhập phải hiểu là sáu trần. Sáu trần là sắc, thinh, hương vị, xúc, pháp đó là những pháp bên ngoài thâm nhập vào thân Ngũ Uẩn nên gọi là Lục Nhập.
Sáu cái nhập vào, khi nhập vào thì có sự va chạm, nên gây ra cảm xúc do đó mới có duyên Xúc.”
Tức là mới có Xúc đó.
“Nơi duyên Xúc mới phát sanh ra Thọ. Thọ là một cảm giác, từ cảm giác dễ chịu sanh ra Ái. Ái tức là ưa mến, yêu thích, thèm khát, ham muốn, từ đó mới sanh ra Thủ.
Thủ tức là giữ lại cho mình làm của mình, mà đã giữ lại cho mình làm của mình nên từ đó có Hữu. Hữu tức là có, mà Hữu đây có nghĩa là của cải, tài sản và sản nghiệp v.v… Do có của cải, tài sản, sản nghiệp nên mới có duyên Sanh.”
Nghĩa là mình có của cải, tài sản này kia, tất cả mọi thứ nhà cửa, rồi anh em, dòng họ, cô bác tất cả mọi cái, nương tựa nhau mà sống ở trong cuộc sống này, có làng có xóm này kia, nó tạo thành, nhờ cái mà chúng ta tích trữ của cải tài sản, nhờ cái chúng ta có tình cảm đối với mọi người, cho nên có người thân, cũng có người ghét, cũng có người vầy, người khác.
Cho nên tất cả những cái đó nó trở thành một cái môi trường sống của chúng ta. Cho nên nó mới có buồn, có vui, có giận, có hờn, có đau khổ, nó đủ cách ở trong đó. Do cái chỗ đó, nó mới tạo cho chúng ta gọi là duyên Sanh. Mà Sanh ở đây tức là sanh y chớ không phải sanh tử, chứ không phải là chết, là sanh sản.
“Của cải, tài sản, sản nghiệp v.v… là chỗ nương tựa của cuộc sống con người. Do muốn tích lũy của cải tài sản và sản nghiệp nên con người phải làm lụng vất vả. Khi của cải hao mất thì ưu, bi, sầu, khổ rồi sanh ra bệnh, chết.”
Đó là một cách rất rõ ràng và cụ thể.
(14:31) Cho nên mười hai duyên chúng ta thấy, tới cái chỗ mà ưu, bi, sầu, khổ để chết, thì do cái duyên Sanh mà nó ra.
Từ cái chỗ mà chúng ta có thân, bắt đầu chúng ta có cái thân Ngũ Uẩn. Rồi từ cái thân Ngũ Uẩn, nó mới có cái Lục Nhập nó xâm chiếm vào cái thân của chúng ta, từ đó nó mới sanh ra Thọ, sanh ra Ái, rồi nó sanh ra, mới giữ lại những cái điều mà mình ưa thích, mình ưa thích mình giữ lại nó mới có những cái của cải tài sản đó.
Nó có của cải tài sản đó rồi thì nó hao mất, hay hoặc là mất đi một người nào, người thân của mình, người mình thương, thì nó làm cho mình đau khổ, vì vậy gọi là ưu, bi, sầu, khổ. Rồi từ cái ưu, bi, sầu, khổ nó nhiều lần như vậy nó tạo chúng ta mới bệnh, bệnh rồi mới chết.
Đó là cái cách thức của mười hai nhân duyên là nó như vậy.
4- ĐOẠN DỨT DUYÊN SANH ĐỂ VÀO ĐẠO
(15:20) Như vậy mục đích nó để chỉ cho chúng ta biết rằng cái duyên nào mà chúng ta cần phải phá đây? Làm cho nó tiêu tan cái duyên đó đi để mà chúng ta giải thoát cho được.
Thì chúng ta thấy Sanh rõ ràng là gì? Vật chất xung quanh chúng ta nó ràng buộc, trói buộc chúng ta rất nhiều, cho nên bây giờ chúng ta có chùa to nè, có tháp lớn, hay hoặc là có của cải, tài sản, tiền bạc nhiều nè, cái đó có trói buộc chúng ta không? Có trói buộc.
Bởi vì cái người mà tu hành, người ta có kinh nghiệm người ta thấy rất rõ, và Đạo Phật, Đức Phật dạy rất rõ, không có cái mơ hồ, mà chúng ta lại giảng nó là sanh đẻ thì nó rất là mơ hồ.
Cho nên ở đây chúng ta thấy:
“Do mười hai duyên này, Đức Phật đã chọn duyên Sanh để đập tan cái thế giới của kiếp đau khổ này.”
Nghĩa là lấy cái duyên Sanh mà làm sao phá cho được cái duyên Sanh, thì cái thế giới đau khổ này nó sẽ diệt, còn cái duyên Sanh mà nó còn, thì cái thế giới đau khổ này không diệt.
“Cho nên khi một người bắt đầu mà xuất gia thì Đức Phật bảo như thế nào? “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không nhà cửa, không gia đình”.”
Có phải đó là cái mục đích của cái câu kinh này, đó có phải là mục đích Đức Phật đã nhắm vào cái duyên Sanh không?
Đúng là vào duyên Sanh đó, làm cho chúng ta không nhà, không cửa không người thân thuộc gì hết. Chỉ còn có ba y một bát mà thôi, mà lại cạo bỏ râu tóc làm chúng ta xấu xí đi, không còn đẹp, không còn trang điểm cho nó tốt nữa, thì như vậy là chúng ta đâu còn có cái gì mà ham thích nữa, còn có cái gì mà trói buộc, cho nên đó là nhắm vào cái duyên Sanh mà giải quyết cho chúng ta được giải thoát.
“Đó là lối sống của một vị Tỳ Kheo đoạn dứt duyên Sanh để được giải thoát hoàn toàn.”
Đó, mình dứt được cái duyên Sanh thì mình mới giải thoát hoàn toàn, mà mình không dứt duyên Sanh thì mình không giải thoát hoàn toàn.
(17:09) “Đức Phật còn xác định thêm để đập phá duyên Sanh này một lần nữa: “Sanh đã tận, Phạm hạnh mới xong”.”
Nghĩa là khi nào mà cái duyên Sanh này, tất cả của cải, tài sản, dòng họ, quyến thuộc, tất cả mọi cái mà chúng ta đã lìa xa nó được rồi, nó đoạn tận rồi, tâm của mình nó không còn nhớ thương, không còn tiếc, không còn ham tiền, ham bạc, không còn gì hết, cắt đứt hết rồi, thì cái đời sống đức hạnh giải thoát của cái người tu mới là xong.
Đó thì, những cái câu kinh này nó đã xác định cho rõ, chúng ta thấy Thập Nhị Nhân Duyên Đức Phật đã xác định rất rõ, chứ đâu phải.
Đó thí dụ như cái câu đầu “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không nhà cửa, không gia đình”, đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai thì xác định thêm để chúng ta thấy là: “Sanh đã tận, Phạm hạnh mới xong”, chỉ có cái duyên Sanh mà chúng ta đoạn tận nó được, lìa được nó rồi, xa nó được rồi thì cái đời sống tu sĩ chúng ta mới dứt.
Cũng như bây giờ thí dụ như Thầy nói, bây giờ như cô Diệu Hảo, cô tu như vậy, cô lo như vậy, cô không có lìa nó ra được, thì tức là cái duyên Sanh nó chưa có lìa, như vậy là Phạm hạnh chưa xong, tu không biết đời nào mà cho rồi.
Đó thì mình phải rút tỉa kinh nghiệm. Cũng như các con thấy khi mà tu hành mà các con còn vướng bận con cái ở trong gia đình, thì như vậy duyên Sanh nó chưa hết đâu.
Nghĩa là đói khát như thế nào mặc nó, miễn là mình tu cho được giải thoát mà thôi, không có cần đến của cải tài sản. Cho nên có nhiều người để ra, có của cải để giành, để rồi mình có chỗ mình nương tựa mình sống để mà, để rồi mình nương tựa mình sống, mình hàng ngày mình bỏ ra chút ít mình sống, như vậy là cái người tu chưa có dứt hẳn duyên Sanh.
Nghĩa là dứt hẳn duyên Sanh, đói khát chúng ta không màng nữa, đói khát chúng ta không có lo nữa. Mà nếu chúng ta không còn lo nữa, bữa đói, bữa no mặc, như thế nào cũng được, đó là chúng ta đã đoạn dứt duyên Sanh, không sợ.
Chẳng hạn là như bây giờ, Thầy rời chỗ này Thầy đi, bằng cách là Thầy đi bộ từ đây mà đi ra tới Hà Nội, không cần phải đi xe cộ, ngày nào đi tới đâu hay tới đó, một ngày đi được năm mười cây số cũng tốt, tới chỗ nào thì chỗ đó tối thì mình dừng lại mình nghỉ, có chùa thì mình ở, không chùa thì mình ở ngoài lùm cây, rừng bụi, cái gì cũng được hết.
Thì như vậy thì Thầy không có sợ đói khát. Trong lưng không có một đồng đem theo, thì đói thì mình xin ăn, ai có cho thì mình sống, mà không cho thì mình cũng vui vẻ chớ không phải lo đó mà sợ đói, sợ no phải đem theo hay bỏ tiền này kia nọ, thì như vậy mới là duyên Sanh nó mới đoạn.
Còn nếu mà đi ra mà Thầy sợ phải mang tiền theo thế này, thế khác để lên xe xuống ngựa hoặc này kia, hoặc đi có người này ủng hộ, người kia ủng hộ bằng cách này bằng cách khác, thì như vậy là chưa phải là cái người đã đoạn dứt duyên Sanh. Còn phòng hộ, còn lo sợ, còn này kia nọ thì như vậy chưa phải đoạn dứt duyên Sanh.
(20:18) Cho nên ngày xưa, Thầy xin nhắc lại, cái duyên Sanh mà Đức Phật đã đoạn dứt trong một cái câu chuyện như thế này:
Một hôm Đức Phật, thường thường thì Đức Phật có 1250 vị Tỳ kheo, nhưng mà thường thường Đức Phật đi là đi một mình chớ không có đưa đi theo một cái người nào, thỉnh thoảng thì lâu lâu có ông A Nan đi theo, mà không thì Đức Phật đi một mình mình.
Thí dụ như đây đi xuống thành phố, thì Đức Phật đi một mình mình, hay hoặc là đi ở đây, ở cái xã này, đi qua một cái xã khác, như thí dụ như ở đây là xã Gia Lộc, mà Đức Phật đi sang qua An Tịnh thì trong khi đó Đức Phật đi một mình chớ cũng không bao giờ mà đi hai ba thầy hay hoặc là năm mười thầy đi theo.
Cho nên một hôm đó thì Đức Phật đi sang qua một cái nơi khác, thì lúc bấy giờ trời tối, Đức Phật mới đến cái chỗ cái lò gốm, người ta làm đồ sành đó, thì Đức Phật mới đến xin cái ông chủ lò gốm: “Cho tôi được nghỉ ở đây một đêm!”
Thì cái ông chủ lò gốm ông nói: “Tôi đã lỡ cho một cái người tu sĩ khác họ cũng đến đây mà họ ngủ, họ ở rồi. Bây giờ cho ông thì không biết ông kia có bằng lòng không, vì có cái nhà trống này để mà làm đồ gốm thôi, còn những chỗ khác thì nó không có chỗ. Do đó nếu mà cái ông kia bằng lòng thì tôi cũng nhận cho ông ở đây một đêm”.
Thì Đức Phật mới nói: “Thôi được, ông cứ đưa tôi gặp cái vị đó đi!”. Thì khi mà đưa vào cái chỗ mà cái nhà trống để mà làm đồ gốm đó, thì gặp cái vị Tỳ Kheo đó, thì Đức Phật mới đến xin vị Tỳ Kheo đó: “Bây giờ lỡ tôi đi qua đây nó tối rồi, xin ngài vui lòng, xin hiền giả vui lòng cho tôi được ở đây một đêm, ngủ ở đây một đêm!”
Thì ông kia, vị tu sĩ kia mới vui vẻ: “Được, không có sao đâu, hiền giả cứ tự nhiên ở đây mà ngủ nghỉ cho nó khỏe, đừng có đi đâu chỗ khác mà mất công tìm!”. Do đó thì cái ông chủ lò gốm đó ông rất bằng lòng là cho hai người ở.
Thì lúc bấy giờ Đức Phật mới đem những cái vật dụng của mình mới trải ra ở dưới cái sàn nhà của cái người đó mà nghỉ. Thì đêm đó Đức Phật ngồi thiền, thì Đức Phật cũng thấy ông này cũng ngồi thiền cũng y như cách Đức Phật đã dạy các đệ tử, nhưng mà Đức Phật không biết cái ông này là học với ai mà sao cũng tu giống như mình, cũng hành động, thức giờ giấc cũng nghiêm chỉnh như mình.
Cũng như bây giờ thí dụ các con thấy nè, Thầy dạy bây giờ các con từ bảy giờ đến mười giờ mới đi ngủ, rồi từ hai giờ thức dậy, do đó cho đến năm giờ các con xả thiền. Rồi ban ngày thì từ 7 giờ các con tu đến 9 giờ rồi xả ra. Rồi từ 2 giờ cho đến 5 giờ các con cũng giữ giờ giấc như vậy.
Thì ông Phật thấy rõ ràng là cái ông này sao cũng tu đúng, mà mình đâu có dạy ông này hồi nào đâu? Cho nên Đức Phật mới mon men đến mới hỏi thăm: “Thưa hiền giả! Không biết hiền giả đã tu với ai, mà cái hành động của hiền giả tôi thấy tu rất tốt vậy?”
Thì ông đó nói: “Tôi tu với Đức Cù Đàm.” Đức Phật mới nghe ông ta nói vậy mới giật mình: “Ủa, như vậy là ông có bao giờ gặp Đức Cù Đàm chưa?” Thay vì nói Đức Cù Đàm tức là Đức Phật chứ gì, mà ông này lại không biết Đức Phật, cho nên ông Phật mới hỏi: “Vậy ông có bao giờ gặp mặt Đức Cù Đàm chưa, mà ông tu với ông ta?”.
Thì ông này mới nói: “Chưa bao giờ tôi gặp mặt ông ta hết, tôi chỉ nghe pháp của ông ta rồi tôi hướng tâm, tôi tin tưởng ông ta mà tôi nỗ lực tôi tu. Giờ giấc nghiêm chỉnh như thế này là do cái sự hướng dẫn của ông ta, tôi không làm sai cái lời hướng dẫn, nhưng mà tôi chưa bao giờ gặp ông ta hết.”
Do đó Đức Phật mới nói: “Cỡ mà có Đức Cù Đàm ở đây thì hiền giả có nhận ra được không?” Nói: “Không, tôi chưa biết mặt ông ta lần nào hết. Tôi nói có dịp nào, tôi sẽ đi về nước Xá Vệ để mà đến đảnh lễ ông ta, chớ còn bây giờ thì tôi chỉ theo pháp ông ta dạy, và hướng tâm tin tưởng nơi ông ta mà thôi, vì nghe cái tiếng của ông ta như vậy.”
(24:33) Đó, thì các con thấy, cả ngay cái người tu theo cái Pháp của Phật chỉ có nhận ra cái giờ giấc mà người ta biết thôi.
Cũng như bây giờ các con đi đến cái chỗ nào đó, mà thấy cái người đó giờ giấc mà tu đúng, thì các con biết cái người này đã có học pháp ở đây rồi. Thì hỏi người này: “Có bao giờ biết Thầy không?”, thì các con hỏi, thì người ta nói: ”Không biết!”, thì các con biết rằng người đó sẽ không có gặp được Thầy dạy người ta, nhưng mà người ta theo cái Pháp của Thầy mà người ta tu mà thôi. Bởi vì qua cái giờ giấc người ta đã thấy được.
Thì ở đây các con thấy, một cái người mà bỏ hết cuộc sống, cho nên người ta không có sợ hãi trước cái vấn đề gì, cho nên người ta đến một cái nơi nào đó thì người ta rất ung dung tự tại, người ta không lo đói, lo no.
Còn bây giờ, tại sao mà quý thầy đi lại có tiền hô hậu ủng, tức là tỏ ra cái danh của mình, cho nên phải có người hầu kẻ hạ như vua chúa, là cái thứ nhất. Cái thứ hai là đi một mình mà không tiền, không bạc ở trong túi thì sợ đói khát. Rồi ngủ bờ ngủ bụi, ngủ rừng, ngủ hang, ngủ dưới bóng cây thì quá vất vả khổ sở, cho nên họ không dám làm điều đó đâu.
Còn trái lại, nếu một người mà đã ly được cái Sanh y này rồi, thì họ sẽ không còn sợ hãi đâu.
Cho nên đứng trước Thầy, Thầy nghĩ rằng các con thì người nào cũng, bên nam này, người nào cũng nói muốn theo Thầy, nhưng mà sự thật họ theo Thầy chừng một ngày là họ đã bỏ cuộc họ đi về mất rồi. Thầy tin rằng đây mà Thầy, từ từ mà Thầy đi bộ đây về tới thành phố thôi là họ đã bỏ Thầy họ đi rồi, họ không còn theo Thầy nỗi.
Tại sao vậy? Tại vì chưa bao giờ họ đi bộ như vậy, và họ không chịu nhọc nhằn như vậy đâu. Bởi vì xe cộ bây giờ nó quá tiện lợi, mà bây giờ mà đi bộ như vậy thì chắc chắn là không thể nào. Mà cái người mà thực hiện mà không đúng những cái hạnh như vậy, thì đương nhiên là Sanh không có tận đâu, thì Phạm hạnh nó không xong.
Đó là Thầy muốn nói để cho cái duyên Sanh mà chúng ta tu tập chúng ta. Cho nên trong cái người tu sĩ chúng ta không thấy cái vất vả, mà chúng ta thấy cái giải thoát, nó không bị trói buộc bởi những cái tiện nghi của cái thế gian này, nó không bị ràng buộc làm chúng ta ham thích cái này, đó là những cái tu hành của chúng ta.
“Đó là lối sống của một vị Tỳ Kheo đoạn dứt duyên Sanh để được giải thoát hoàn toàn. Đức Phật còn xác định thêm phải đập tan cái duyên Sanh này: “Sanh đã tận, Phạm hạnh mới xong”. “
Đó là những cái câu kinh mà Đức Phật đã dạy cho các vị Tỳ Kheo trong cái thời trước để phá đi duyên Sanh.
“Có dứt được duyên Sanh thì giới luật của Phật mới nghiêm chỉnh. Nếu duyên Sanh không dứt được thì đời sống tu sĩ có khác nào là một cư sĩ trọc đầu!”
Nghĩa là chúng ta không dứt được cái duyên Sanh mà chúng ta nỗ lực tu theo Pháp Phật, giữ gìn giới luật bằng cách này hoặc bằng cách khác, thì nó cũng như là một người cư sĩ trọc đầu mà thôi.
“Từ chỗ sống thanh tịnh giới luật và tu tập các giới hành, khiến cho thân tâm thanh tịnh, xa lìa lòng ham muốn và các pháp, nhờ đó ta mới tiến sâu vào thiền định bằng pháp hướng tâm vào định. Từ định ấy ta mới hướng tâm đến trí tuệ, do đó ta mới có tri kiến và tri kiến giải thoát.”
Bởi vì cái chỗ này, tại sao Thầy nhắc lại cái chỗ này để thấy, từ chỗ cái đời sống mà thanh tịnh như vậy đó, nghĩa là cắt đứt tất cả những cái duyên Sanh thì nó mới là thanh tịnh, từ đó giới luật chúng ta mới nghiêm chỉnh được.
Chớ nếu mà còn một chút gì thì ở trong tâm của chúng ta nó chưa có đoạn dứt cái duyên Sanh đó, nó còn nghĩ nhớ này kia, thì giới luật chúng ta, nói rằng chúng ta giữ giới là cái hình thức giới chứ sự thật tâm chúng ta nó không giữ giới chút nào đâu.
(28:36) Cho nên từ cái chỗ mà cắt được cái duyên Sanh rồi, thì chúng ta thực hiện giới luật thì giới luật rất nghiêm chỉnh. Mà thực hiện những cái tu tập thì tâm của chúng ta nó mới có thanh tịnh được, ác pháp nó mới dứt được.
Từ cái chỗ duyên Sanh đó mà chúng ta đi vào đạo thì nó rất dễ dàng. mà từ cái chỗ duyên Sanh đó mà chúng ta chưa đoạn dứt được thì chúng ta vào đạo rất khó khăn. Xác định rất dễ dàng và trí tuệ, và tri kiến giải thoát của chúng ta nó cũng dễ dàng.
“Thập Nhị Nhân Duyên xác định: Sanh dứt thì Ưu - Bi - Sầu - Khổ dứt, đó là đi thuận chiều. Còn đi ngược chiều: Sanh dứt, thì Hữu dứt, Hữu dứt thì Thủ dứt, Thủ dứt thì Ái dứt, Ái dứt thì Thọ dứt.”
Các con xích lại gần con!
“Thọ dứt thì Xúc dứt, Xúc dứt thì Lục Nhập dứt, Lục Nhập dứt thì Danh Sắc dứt, Danh Sắc dứt thì Thức dứt, Thức dứt thì Hành dứt, Hành dứt thì Vô Minh dứt. Đến đây thì thế giới đau khổ diệt, nên Đức Phật dạy: “Những việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Mười Hai Nhân Duyên đạo Phật đã chọn cửa Sanh mà vào, vì thế Ngài dùng giới luật là pháp môn đầu tiên để đánh phá thành trì duyên Sanh.”
Bởi vì cái giới luật của Phật nó nhắm vào cái duyên Sanh đó mà nó đập phá, cho nên cái người nào mà giữ gìn giới luật thì người đó phải là đập phá cái duyên Sanh. Mà đập phá duyên Sanh tức là không còn chỗ nương tựa của một con người phàm phu nữa.
“Nhân duyên được xem là Sanh và (là) ải địa đầu, nếu chiếm được Sanh là giải thoát Ưu - Bi - Lão - Tử. Ưu - Bi - Lão - Tử đã phá thì Vô Minh cho đến Thủ, Hữu cũng đều tan tành.”
Đây là một cái bài pháp mà chúng ta thấy được cái điều kiện mà chúng ta phải thực hiện.
Bởi vì nó là mười hai duyên, mười hai duyên tức là mười hai cái phần để nó hợp nhau mà nó thành cái thế giới khổ của chúng ta. Muốn cho cái thế giới khổ của chúng ta hết khổ chấm dứt sanh tử luân hồi, làm chủ sự sống chết, thì nhắm vào cái duyên Sanh đó mà đập phá.
Mà đập pháp nó thì tức là phải giới luật là cái pháp đầu tiên để ngăn chặn chúng ta không còn phạm vào cái cuộc sống của cái thế gian nữa.
5- TÂM CÒN ÁC PHÁP THÌ KHÔNG GỌI LÀ MINH
(31:25) “Đây là lối lý luận của nhà học giả:”
Nghĩa là các nhà học giả họ sẽ lý luận.
“Nếu đời sống hàng ngày chỉ thuần túy Vô Minh thì Đạo Phật đi vào bằng cửa nào? Làm sao có sự cứu độ? Làm sao có sự chuyển hóa?”
Đây là cái lối lý luận của nhà học giả. Nếu đời sống hàng ngày mà chúng ta thuần túy ở Vô Minh, thì đạo Phật sẽ đi bằng cái cửa nào mà vào? Làm sao cứu độ được, làm sao chuyển hóa được cái tâm của mình?
“Cho nên ta có Vô Minh nhưng cũng có Minh.”
Nghĩa là trong Vô Minh nó có minh ở trong đó. Ý của các nhà nhà học giả nói mà, họ lý luận như vậy, tức là họ sẽ phá vào cái cửa Vô Minh bằng cái Minh.
“Nếu ta không có chút Minh nào thì tại sao Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có hạt giống trí tuệ của giác ngộ, của giải thoát?”
Đó là cái lối lý luận của họ ở trong kinh sách Đại Thừa. Họ cho rằng mỗi chúng ta đều có Phật Tánh trong đó, đều có trí tuệ, đều có cái hạt giống của trí tuệ, của giác ngộ, của giải thoát, thì đó là cái Minh chớ không phải là Vô Minh. Mà trong Vô Minh nó cái Minh đó, cho nên từ đó chúng ta phải đột phá, khai triển cái Minh đó.
“Khi một tâm còn ác pháp thì không thể nào gọi là Minh được.”
Đây các con, các con lưu tâm cái vấn đề này rất là quan trọng. Khi cái tâm của chúng ta nó còn cái lòng ham muốn, nó còn ở trong ác pháp thì hoàn toàn là chúng ta Vô Minh chớ không thể nào Minh. Bây giờ làm sao chúng ta triển khai cái Minh này được?
Khi mà chúng ta triển khai cái Minh này được, là chúng ta phải lìa cái cái lòng ham muốn, phải lìa các ác pháp thì cái Minh nó mới hiện ra được. Còn bây giờ cái Vô Minh của chúng ta, là tại vì cái dục và ác pháp nó che đậy, nó làm mờ đi, mà lúc bấy giờ mình chưa có vén ra được, cho nên làm sao mình có Minh được?
Như vậy là mình muốn vén cái màn mây mờ này, lòng ham muốn của mình và ác pháp, thì chúng ta phải đi vào cái ngõ Sanh chớ không thể đi vào cái ngõ Vô Minh này mà phá được. Bởi vì cái ngõ Sanh là nó ở trong đó nó mới sanh dục, nó mới sanh ra ác pháp.
Các con xích lại đây con, ngồi xích lại nghe.
Bởi vì một cái tâm mà nó còn cái lòng dục, nó còn cái lòng ham muốn, nó còn ác pháp, thì nó không thể nào gọi là Minh được. Mà cái dục và ác pháp này, nó ở trong cái môi trường nào mà có cái này? Nó ở trong cái môi trường Sanh, cái duyên Sanh mà nó có.
Sanh là nhà cửa, của cải, tài sản, anh em, cha mẹ, ruột rà tất cả những cái này nó mới sanh ra lòng ham muốn, nó mới sanh ra cái ác pháp. Cho nên nếu mà muốn cho có Minh, không phải từ chỗ Vô Minh mà khai triển Minh được, mà phải đi từ cái chỗ Sanh mà phá cái duyên Sanh thì cái Minh nó mới có, tức là phải ly dục, ly ác pháp thì nó mới có.
(35:02) “Minh có được khi nào lìa xa lòng ham muốn và ác pháp. Còn hiện giờ ta cố gắng học hỏi thông suốt Tam Tạng kinh điển, thì cái Minh đó không còn là Minh nữa. Vì cái lớp Vô Minh của dục và ác pháp che đậy cái lớp Vô Minh kia, khiến cho ta tưởng mình giải thoát, nào ngờ không giải thoát.”
Nghĩa là chúng ta chấp nhận rằng chúng ta sẽ đi học thông suốt những Tam Tạng kinh điển để hiểu biết, đó là khai mở cái Minh của chúng ta, để làm chúng ta hiểu là cái lòng ham muốn là ác pháp thế này thế khác.
Nhưng chúng ta lại lầm, từ cái lớp Vô Minh này, tức là cái lớp Vô Minh mà học hỏi thêm này, là do cái lòng dục mà ham để cho có Minh, cho nên nó đậy lên một cái lớp Vô Minh kia nữa. Cho nên một cái người học hỏi càng nhiều, thông suốt càng nhiều, nói năng lưu loát càng nhiều thì cái người đó lại càng Vô Minh hơn nữa, lại càng có tâm ham muốn hơn nữa.
Nhưng mà cái người đó cứ ngỡ tưởng mình là giải thoát, mình hiểu, cứ ngỡ rằng mình giải thoát, nhưng cái hiểu đó chưa phải là giải thoát.
“Vì lối sống của những nhà học giả Minh đang sống trong dục lạc, chưa nói lên được làm chủ của cuộc sống thì làm sao nói lên được sự làm chủ của sự chết?”
Bằng chứng rất rõ là các con thấy là cái người học, họ có bằng tiến sĩ Phật học, họ thông suốt giáo lý bằng mọi cách, nhưng cái cuộc sống của họ, họ chưa làm chủ được cái ăn, cái ngủ của họ, họ chưa được làm chủ trong cái đời sống thiếu hụt của họ, họ còn sợ những sự thiếu hụt, họ còn sợ những cái đói kém, họ còn sợ những cái thèm khát ham muốn của họ, họ còn lo lắng những điều này thế kia, cho nên họ không dám lìa xa cái môi trường sống trong dục lạc của thế gian, họ không lìa xa được Sanh y của họ, thì họ làm sao họ làm chủ được sự chết của họ?
“Cho nên cái Minh của họ là cái lớp Vô Minh che đậy trên một cái Vô Minh khác. Kinh sách họ viết ra giải thoát chỉ là lời nói suông, lời nói không đi đôi với việc làm của họ.
Để trở lại câu hỏi của cô Diệu Quang, khi Thầy đã giải thích cho các con hiểu mười hai duyên mà các nhà học giả đã làm lệch ý nghĩ của Phật, chia mười hai duyên này ra làm ba thời quá khứ, vị lai và hiện tại, đó là một việc làm sai lệch lớn.
Mười hai duyên như Thầy đã giảng chỉ cho các duyên hợp lại thành một thế giới đau khổ trong hiện tại. Ví dụ một cái nhà phải có các duyên hợp lại như cột, kèo, đòn tay, gạch ngói, hồ cát, xi măng, cửa cái, cửa sổ v.v…, mới tạo ra được cái nhà. Thế mà người ta chia cái nhà ra manh mún ba thời gian thì con nghĩ cái nhà còn vững không?
Vậy thì ở đây, đầu tiên là họ chia cái Thập Nhị Nhân Duyên ra, kết luận lại thì chúng ta thấy đó là cái sai. Giải thích từng duyên, có những duyên dạy rất sai, để làm chúng ta không hiểu biết.
Ở đây mục đích của bài Thập Nhị Nhân Duyên là Đức Phật nhắm vào để chỉ cho chúng ta biết cái cửa nào mà chúng ta phá vào để mà chúng ta được giải thoát, phá cái duyên nào để làm cho các duyên khác nó sẽ hoại diệt, nó không còn dính mắc với chúng ta nữa. Đó là Đức Phật đã xác định nhiều câu nói ở trong kinh để chỉ cho đó là phá vỡ cái duyên Sanh.”
Như vậy là bài Thập Nhị Nhân Duyên chúng ta thấy rất rõ ràng và cụ thể, để giúp chúng ta một đời sống của người tu sĩ.
6- NGỘ ĐƯỢC LÝ DUYÊN GIÁC TỨC LÀ ĐÃ SỐNG ĐÚNG GIỚI LUẬT
(39:10) Bây giờ cô Diệu Quang hỏi tiếp Thầy.
“Tại sao người ta giảng Danh Sắc là đối tượng của Thức? Xin Thầy giảng cho con hiểu chỗ này!”
Nghĩa là hồi nãy Thầy đã có giảng rồi, thì bây giờ cô Diệu Quang hỏi, thì nó nhiều câu hỏi, nhưng mà câu hỏi đầu là tổng quát, cho nên Thầy đã giảng qua hết.
Bây giờ thầy đáp trở lại để nhắc lại, để chúng ta hiểu.
Đáp: “Tại người ta hiểu Thức là một cái khác của Danh Sắc. Ở đây chúng ta nên hiểu các duyên hợp lại để thành một cái hợp chất khác, chớ không phải là đối tượng của Thức nữa.”
Hỏi: “Hữu tạo ra Sanh, mà đã Sanh thì thế nào cũng có già chết, vậy có đúng không thưa thầy?”
Đáp: “Không. Lối giải thích như vậy không đúng nghĩa của Đạo Phật. Như thầy đã giải thích ở trên, Sanh không phải sanh tử mà là Sanh y, đó là chỗ nương tựa của thân Ngũ Uẩn để sống trong đau khổ bất tận.”
Nghĩa là chữ Sanh này như Thầy giảng hồi nãy là Sanh y, là cái chỗ nương tựa của thân Ngũ Uẩn để làm cho nó sống ở trong cái cuộc sống đau khổ.
Hỏi: “Mười Hai Nhân Duyên có phải pháp hành để tu giải thoát hay không?”
Nghĩa là cô Diệu Quang hỏi Thầy, có phải là Mười Hai Nhân Duyên này đó là cái pháp hành để chúng ta tu giải thoát không? Hay là nó là một cái gì?
Đáp: “Mười Hai Nhân Duyên này là pháp môn để hiểu biết thế giới khổ của con người do các duyên hợp lại. Nhờ có hiểu biết các duyên nên mới biết cách phá duyên nào trước để chuyển thế giới khổ đau này trở thành thế giới không đau khổ.”
Hỏi: “Kính thưa Thầy! Người giác ngộ Mười Hai Nhân Duyên thì chứng quả Duyên Giác A La Hán, nhưng các nhà học giả đã giảng Mười Hai Nhân Duyên tỏ ra rất là thông suốt, sao lại không chứng quả Duyên Giác A La Hán? Xin Thầy chỉ rõ cho con hiểu!”
Đáp: “Nếu người nào đã thông suốt Thập Nhị Nhân Duyên, ngộ được Duyên Giác thì chùa to, tháp lớn, danh lợi, ăn ngon, mặc đẹp họ đều bỏ xuống hết, chỉ còn ba y một bát, chỉ còn một du tăng khất sĩ sống không nhà, không gia đình, thì đó mới gọi là giác ngộ Duyên Giác. Bằng không chỉ là học giả mà thôi.”
Các con thấy khi mà chúng ta ngộ được Thập Nhị Nhân Duyên rồi, thì chúng ta bỏ Sanh y, đoạn dứt Sanh y, thì đời sống của chúng ta chỉ còn là một du tăng khất sĩ, chỉ có ba y một bát, không còn một cái vật gì cả hết, không còn một cái sự gì dính mắc ở trong gia đình mình hết, thì như vậy mới gọi là Duyên Giác, mới gọi là ngộ Duyên Giác. Còn nếu không thì người đó chỉ là học suông cái Duyên Giác mà thôi.
Cho nên mà từ khi ngộ được cái lý Duyên Giác, Thầy biết cái mấu chốt đau khổ của con người là do cái duyên Sanh mà đau khổ, cho từ đó mà xả lần, xả lần, xả hết xuống mà không còn chừa một cái vật gì hết, để rồi còn hai bàn tay trắng, đi lang thang từ nơi này đến nơi khác, thì đó mới chính là cái hạnh của một du tăng khất sĩ, của một người tu giải thoát.
(42:49) Nếu còn chùa to, còn tháp lớn, còn chỗ này, còn chỗ kia, thì tức là chưa phải là cái người đoạn dứt duyên Sanh.
“Giác ngộ được Duyên Giác, tức là họ đã sống đúng giới luật.”
Nghĩa là mình ngộ được cái lý Duyên Giác thì không bao giờ mình vi phạm giới luật của Phật hết.
“… sống đúng giới luật của một bậc Thánh. Do ly dục ly ác pháp như vậy, tâm thanh tịnh vô cùng, từ đó họ tịnh chỉ các hành, nhập Bốn Thiền làm chủ sự sống chết, và hướng tâm đến Tam Minh chấm dứt sanh tử luân hồi.”
Nghĩa là chỉ ngộ Duyên Giác, bỏ sạch hết không còn dính mắc trong tâm mình, chớ không phải tu gì hết, cho nên những bậc Độc Giác Phật, là bậc Duyên Giác đó, họ ngộ được cái lý Duyên Giác rồi, thì họ biết cái cửa đi vào chỗ Duyên Giác, cho nên họ đoạn dứt ngay cái duyên Sanh, từ đó họ bỏ hết, họ không còn có cái gì mà chú ý đến, vì biết đó là những cái sự trói buộc rất chặt con người mà không thể nào thoát ra được.
Cho nên khi mà họ bỏ được như vậy, đó là họ đã ly dục, ly ác pháp trọn vẹn. Từ đó họ tịnh chỉ các Hành nhập Bốn Thiền và hướng tâm đến Tam Minh một cách rất dễ dàng, từ đó họ chấm dứt sanh tử và chấm dứt luân hồi, họ chứng quả A La Hán hoàn toàn.
Chỗ này các con lưu ý, họ chỉ ngộ được Mười Hai Nhân Duyên là cánh cửa của đạo giải thoát đầu tiên, nên ngộ xong là họ đã xả ly hết, vì thế thiền định và Tam Minh giống như vật trong túi, lấy ra không có khó khăn gì hết, cho nên chứng quả A La Hán rất dễ dàng.
Người mà ngộ Duyên Giác được, họ xả ly được hết, thì thiền định đối với họ không còn khó nữa, cho nên họ rất dễ dàng tu, còn chúng ta chỉ vào cái cửa Sanh y này, cái duyên Sanh này mà chúng ta xả không được, cho nên chúng ta mới tu rất lâu, nó quá lâu, là tại vì cái duyên Sanh nó còn chằng chịt rối ren, nó đủ thứ làm cho chúng ta còn phiền não còn ác pháp trong tâm.
“Duyên Giác còn gọi là Độc Giác…”
HẾT BĂNG