36 - NHỮNG ĐIỀU CẦN TU TẬP ĐỂ TÂM HẾT LẬU HOẶC
PHÁP HÀNH 36 - NHỮNG ĐIỀU CẦN TU TẬP ĐỂ TÂM HẾT LẬU HOẶC
PHÁP HÀNH 36 - NHỮNG ĐIỀU CẦN TU TẬP ĐỂ TÂM HẾT LẬU HOẶC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
1- HẾT VỌNG TƯỞNG NHỜ GIỚI LUẬT VÀ ĐỊNH VÔ LẬU
(Tiếp theo Pháp hành 35)
(0:00) Trong cái muốn mà cho hết vọng tưởng, nó không còn sanh khởi như vậy thì con chỉ phải sống đúng cái đạo đức nhân quả và tu cái Định Vô Lậu. Thì muốn tu được cái, sống đúng cái nhân quả với cái Định Vô Lậu thì cái đời sống của con phải sống đúng giới luật của Phật. Vì chính giới luật là thầy của con, cho nên do vì vậy mà con phải lấy nó mà làm cái chỗ nương tựa, làm cái hòn đảo, làm cái ngọn đèn sáng để soi đường cho con, tức là giới luật đó.
“Còn Định Niệm Hơi Thở chỉ là một lộ trình tỉnh thức để thực hiện các loại thiền định”
Chớ không phải là dùng cái hơi thở để mà ức chế cái tâm con hết Tầm Tứ, hết vọng tưởng, mà chính cái Định Niệm Hơi Thở nó chỉ là một cái lộ trình tỉnh thức để thực hiện các loại thiền định khác.
Tức là muốn nhập Nhị Thiền, Tam Thiền hay Tứ Thiền, hay hoặc là Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ hay là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, hay hoặc là đến Diệt Thọ Tưởng Định, đều là dùng cái sức tỉnh thức của Định Niệm Hơi Thở đó mà nhập các loại định đó. Chớ không phải là hơi thở nó sẽ nhập được các loại định đó, mà dùng cái hơi thở để nương vào cái hơi thở đó mà nhập vào các định đó.
“Nếu dùng Định Niệm Hơi Thở ức chế tâm là sai nên phải xả bỏ lối tu không đúng cách đó”.
Đó là cái phần của con hỏi Thầy.
2- NẮM RÕ CÁCH THỨC, ĐƯỜNG LỐI TU TRƯỚC KHI TU
(1:28) Như vậy có những cái chỗ nào mà không hiểu thì cần thưa hỏi là thưa hỏi thêm để rồi cho nó rõ ràng mà áp dụng vào tu. Trước khi tu thì chúng ta phải học, học cho biết cách thức tu, rồi đường lối tu như thế nào, rồi sau đó khi học xong rồi thì chúng ta dẹp cái học, dẹp hết cái học, không còn học nữa.
Tại vì những cái giáo lý này, từ xưa đến giờ nó chưa có vạch ra cho rõ ràng đường lối tu tập, nó chưa biết cái nào tu trước cái nào tu sau. Hôm nay, từ cái mùa hạ năm rồi Thầy mới giảng cái Giáo Án Đường Lối Tu Tập Của Đạo Phật, tức là kết hợp lại tất cả những cái bài pháp trong kinh Nguyên Thủy lại để mà vạch ra một cái đường lối tu tập.
Rồi năm nay Thầy dạy cái giới hành, tức là các cái hành động để mà tu tập, các cái pháp hành đó, thì năm nay coi như là chúng ta hoàn tất được cái con đường tu tập của Đạo Phật. Cho nên bây giờ chúng ta đã học xong, hiểu biết rồi, thì bây giờ chúng ta mới vạch ra một cái đường đi, bắt đầu tu cái gì trước cái gì sau, cái gì mà cuối cùng, cho nó rõ ràng và cụ thể.
Cho nên trong cái buổi mà học các pháp hành này, thì cái vấn đề mà thưa hỏi đó là vấn đề quan trọng để làm chúng ta biết rõ được con đường mà chúng ta đang tu. Cái pháp nào mà tu trước như thế nào, mà tu đến mức độ nào để rồi thay đổi cái pháp đó bằng cái pháp khác để tiến tới nữa, và cứ như vậy cho đến khi mà làm chủ sự sống chết và chấm dứt được luân hồi thì chúng ta mới xong.
Đó là cái chỗ mà chúng ta tu tập.
Vậy thì bây giờ cái gì, trong cái thời gian này còn ở trong hạ, thì các con có những gì cứ thưa hỏi, ghi chép hỏi cho kỹ để biết được cái cách thức tu cho rõ ràng.
Sau đó thì Thầy đi vân du một thời gian, thì lúc bấy giờ các con đã vạch định ra một cái lối của mình hằng ngày tu tập có kết quả, có giải thoát hoàn toàn. Vì chúng ta tu đúng theo pháp của Phật không còn bị sai lệch nữa.
Và hằng ngày Đức Phật đã xác định mà, ngày nào chúng ta tu tập là ngày đó chúng ta đã thấy kết quả, đem lại kết quả liền cho chúng ta, còn không kết quả thì chúng ta đã tu sai. Xác định cho chúng ta biết được cái sự tu tập của chúng ta như vậy nó rất rõ ràng đó.
Mà ngày nào chúng ta cũng tu tập kết quả thì cái sự kết quả đó nó sẽ trở thành một kết quả lớn, mà nó trở thành kết quả lớn thì tức là chúng ta đã cứu mình ra khỏi cái sanh, lão, bệnh, tử rồi.
3- ÁP DỤNG THỜI KHÓA TU TẬP
(03:51) Bây giờ tới Từ Nguyện vấn đạo, hỏi Thầy.
Hỏi: “Kính bạch Thầy và Cô Út! Con đã chọn thời khóa sau đây để thực hiện mỗi ngày, Thầy và Cô Út xem và chỉ dạy cho con những gì còn sơ sót!”
Đáp: “Thời khóa con đặt ra tu tập suốt 24 tiếng đồng hồ, nếu sự tu tập áp dụng vào thời khóa có kết quả tốt và giờ tu đều cảm giác thoái mái an ổn, thì thời khóa rất tốt cho con tu tập. Ngược lại khó chịu, bất an và không có kết quả tốt thì nên thay đổi cho phù hợp với đặc tính của thân tâm con.”
Nghĩa là nếu mà con thấy đặt thành cái thời khóa rồi mình áp dụng trong một ngày một đêm, thì mình thấy: à áp dụng vô mình thấy có kết quả ngay liền.
Thí dụ như bây giờ nhiếp tâm trong hơi thở, thì hoàn toàn là không thấy tạp niệm xen vào rất là an ổn, và tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác nó cũng rất là tỉnh nó cũng không có hôn trầm, thùy miên, rồi mình áp dụng vào cái Định Vô Lậu, mình thấy xả tâm nó cũng dễ dàng, nó không còn khó khăn nữa, và tất cả mọi cái đều là mình tu tập mình thấy nó thoải mái dễ chịu, nó không có, những cái pháp mình áp dụng vô không có thấy cái pháp nào, là không có làm cho mình khó chịu, thì như vậy là mình đã áp dụng được cái phương hướng tu tập tốt rồi.
4- Ở TRONG CHƯỚNG NGẠI MÀ VƯỢT QUA TẤT CẢ
(05:31) Hỏi: “Kính bạch Thầy và Cô Út! Khi con bị một người đối xử xấu, thí dụ như bị đánh, bị chửi hoặc hay nói xấu con v.v. Nhưng khi họ bị nạn nếu con giúp đỡ họ thì đó có gọi là xả tâm không? Và nếu con có ý nghĩ không đội trời chung với người đó thì có gọi là tâm dính mắc ác pháp hay tâm còn chất chứa không?”
Đáp: “Câu hỏi này được trả lời, trước tiên là đạo đức, kế mới là xả tâm ly dục ly ác pháp. Một người làm khổ mình tức là người xấu, không tốt, là người ác.”
Cái người mà chửi mình nói xấu mình hoặc là đánh mình làm cho mình đau khổ, tức là mình phải hiểu người đó là người ác chứ không phải là người thiện rồi.
“Khi họ gặp nạn ta giúp đỡ họ thoát nạn. Thứ nhất, ta đứng trong góc độ nhân quả.”
Nghĩa là mình đứng ở trong góc độ nhân quả tức là đạo đức đó, thì họ gặp tai nạn, họ là cái người mà làm cho mình đau khổ nhất, thí dụ vậy đi, mà họ gặp tai nạn, là mình đứng ở trong góc độ nhân quả mà mình thấy họ tai nạn thì mình giúp đỡ họ, đó là mình đứng ở trên cái nền đạo đức của đạo Phật, tức là đạo đức nhân quả, thấy người ta khổ không có nỡ tâm mà bỏ người ta.
Mình đã hiểu biết, họ làm ác thì tức là họ phải thọ lãnh những cái ác do cái nhân quả đó, mà bây giờ chính họ đã tai nạn, đó là cái quả ác đã đem đến cho họ đó, thì mình không nhẫn tâm, vì mình đang thực hiện thiện pháp ở trong nhân quả mà.
Cho nên thấy họ khổ thì mình giúp đỡ họ, mà mình giúp đỡ họ không có nghĩa là giúp đỡ để họ không thù oán mình nữa. Mặc, họ có thù oán hay không thù oán thây kệ họ, nhưng mình đứng ở trong góc độ nhân quả mà làm cho hết bổn phận của một người tu đạo đức, của một người thực hiện đạo đức của đạo Phật.
“Thứ hai là xả tâm thù hận ác pháp.”
Nghĩa là mình làm được như vậy tức là mình xả được cái tâm ác ở trong lòng của mình. Mà nếu mình thấy rằng cái tâm của mình mình làm như vậy một cách gượng gạo, thì tức là mình chưa xả đâu.
Mà mình làm một cách gượng gạo như vậy là mình cũng chưa đứng ở trên cái đạo đức nhân quả nữa. Đạo đức nhân quả không cho chúng ta ở trong cái tâm gượng gạo, ở trong, còn cái ác pháp ở trong cái tâm mình.
Khi mình hiểu được ác pháp thì người ta có làm khổ mình cách gì thì mình vẫn giữ tâm của mình rất là thiện, không bao giờ có hận, có oán, có thù họ hết. Mà họ không có gặp nạn thì thôi, thì chúng ta cũng thản nhiên, mà họ gặp nạn thì chúng ta không nghĩ, giúp đỡ liền chớ chúng ta cũng không nghĩ gì khác hơn hết.
Mà nếu mà chúng ta đã đứng ở trên góc độ nhân quả mà giúp đỡ họ, mà tâm chúng ta rất thản nhiên, thì đó là chúng ta đã xả cái hận thù ở trong tâm và cái ác pháp ở trong tâm của chúng ta đó.
“Còn ngược (lại) với ý nghĩ không đội trời chung về nhân quả là kết thêm nhân ác.”
Nghĩa là cái nghĩ ở trong đầu của mình là thấy ghét người này, họ chết bỏ chớ không giúp đỡ họ gì hết, đó thì do đó mình lại kết thêm cái nhân ác ở trong cái nhân quả khổ cho mình.
(08:33) “Về xả tâm thì chưa ly được ác pháp…”
Nghĩa là về cái phần xả tâm thì coi như là mình chưa có xả được.
“… tâm mãi còn ôm ấp đau khổ.”
Nghĩa là còn buồn phiền họ, còn tức giận họ.
“Kinh Pháp Cú dạy: “Lấy oán trả oán thì oán chồng chất thêm oán, lấy ân mà trả oán thì oán kia sẽ tiêu trừ!”.
Bởi vậy đạo Phật thiết lập Chánh Pháp: Lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát, lấy ma quân làm bạn đạo, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ, thế nên ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.”
Cho nên ở đây các con thấy, trong cuộc sống hàng ngày mình có những cái đối tượng mà tu tập xả tâm, đó thì: “lấy kẻ chống nghịch làm người giao du”, nghĩa là người nào luôn luôn, những cái người đó họ làm cho mình khổ đau bao nhiêu thì mình lại lấy người đó mình giao thiệp với người đó, để cho mình càng lúc mình xả được cái tâm, còn mình tránh né mình sợ người đó, thì ngàn đời cái tâm của mình không xả đâu.
Cho nên nó càng gặp những cái chướng ngại, cái khó khăn, thì mình lại càng gần cái chỗ chướng ngại khó khăn đó để mình tu tập cái tâm của mình, thì ở trong cái Bảo Luân Vương Tam Muội này Đức Phật đã dạy những cái lời dạy này.
“Người học đạo ngày nay không dám dấn thân vào mọi sự trở ngại.”
Nghĩa là thấy những cái chỗ mà trở ngại, thấy những cái chỗ mà khó khăn thì mình đi tìm cái chỗ yên tịnh, cái chỗ không có ai mà chửi mắng mình, không có ai làm cho mình khổ, mình ở chỗ đó, thì ngàn đời mình tu nó cũng chẳng tới đâu hết.
Mà mình, cái người mà học đạo mà biết được, mình dám dấn thân vào những cái nơi mà trở ngại đó, thì khi mà gặp trở ngại thì nó không còn trở ngại nữa. Còn mình ngại, mình trốn đi, mà khi mình gặp những cái sự trở ngại thì mình không thể nào mà đối phó.
“Bởi vậy Chánh Pháp của Phật cao thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc, đáng hận biết bao!”
Đây thầy đọc lại cái câu của cái bài kinh:
“Người học đạo ngày nay không dám dấn thân vào mọi sự trở ngại nên khi gặp trở ngại thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp cao thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc, đáng hận biết bao!”
Đó là cái câu hỏi của Từ Nguyện, Thầy đã trả lời, để biết rằng chúng ta sống trong chướng ngại để mà chúng ta vượt ra chướng ngại. Cái đó chính là Đức Phật đã dạy trong Bảo Luân Vương.
5- HẠNH ĐI KHẤT THỰC CHƯA ĐỦ ĐỂ GIẢI THOÁT
(11:56) Hỏi: “Nếu có một người hoặc một số người áp dụng lời Thầy dạy, chỉ giữ ba y một bát đi xin ăn mà vô phước không được sống trong môi trường của Thầy, thì trong thời khó khăn này họ xin không ai cho, phải chết đói. Vậy những người này sau khi chết như thế nào?”
Nghĩa là ý muốn hỏi Thầy, là những người này mà đi khất thực mà không ai cho thì họ, sau khi đó họ chết thì họ, dùng cái hạnh đi khất thực vậy đó, họ chết họ sẽ như thế nào, họ có giải thoát hay là không giải thoát?
Đáp: “Đạo Phật là đạo trí tuệ, phải thông minh, phải biết thời điểm không gian và thời gian. Biết thời điểm tức là không gian và thời gian, để tu tập cho đến nơi đến chốn.
Thời điểm kinh tế khó khăn người ta giả danh tu sĩ đi xin ăn lừa gạt lòng tín ngưỡng của tín đồ, cho nên hiện giờ chưa phải lúc thực hiện hạnh khất thực cao quý của người tu sĩ giải thoát, mà phải biết tổ chức cuộc sống cho tu sĩ để bảo đảm đời sống tu hành cho đến ngày viên mãn.
Đường tu hành còn dài, hạnh đi khất thực chưa đủ để giải thoát sanh tử luân hồi, còn phải tu nhiều pháp khác nữa! Đừng nghĩ rằng hạnh đi khất thực là giải thoát hoàn toàn thì đó là nông nổi, không thấu suốt giáo lý của đạo Phật!”
Cho nên có nhiều người cũng chấp chặt rằng cái đi khất thực là giải thoát, nhưng mà đó là một cái góc độ để chúng ta giải thoát, tập tu giải thoát ở trong góc độ, cả một cái quá trình, một cái đường đi của đạo Phật chớ không phải chỉ có hạnh khất thực không.
“Người tu hành chỉ dùng hạnh đi khất thực để giải thoát thì chẳng bao giờ có giải thoát. Khi người ta không cho ăn mà chết thì đó là chết trong nghiệp quả đói, khát, vẫn bị nghiệp quả luân hồi chi phối dẫn dắt tái sanh trong thế giới khổ đau này!”
Nghĩa là không bao giờ hết khổ đau, không phải là nói mình đi dùng cái hạnh khất thực đó mình đi, rồi mình sẽ tái sanh lên cõi trời hay này kia, không phải đâu. Bởi vì mình không biết đường tu thì mình đi xin ăn như vậy chẳng qua là một người đi xin ăn thôi chớ không có gì khác hơn hết!
“Chỉ có người nào tu hành đoạn dứt lòng ham muốn và các ác pháp thì mới chấm dứt được sanh tử luân hồi. Còn có tâm ham muốn và các ác pháp thì dù có đi khất thực ngàn kiếp thì cũng chẳng giải thoát được gì!”
(14:40) Đó là những cái câu hỏi của Từ Nguyện hỏi Thầy.
Như vậy đó thì chúng ta biết rằng trong cái thời điểm này không phải là thời điểm đi khất thực, vì có nhiều người giả danh tu sĩ cũng mang y, ôm bát đi xin, nhưng mà đó không phải thực là đi xin để ăn.
Và đồng thời những người mà cũng lấy cái hạnh khất thực này mà đi xin mà không biết trọn vẹn các pháp của Phật, mà chỉ lấy cái hạnh mà đi xin ăn này, tưởng là nó sẽ giải thoát, thì người đó là một người tu ngu, không phải là người sáng suốt. Cho nên nó tu như vậy, đi khất thực như vậy mà hầu hết không giải thoát, chớ không phải là giải thoát.
Thí dụ như bây giờ thầy đặt thành vấn đề để cho các con sẽ thấy rất rõ, là như khất sĩ, hiện bây giờ cái phái khất sĩ rất đông người. Từ khi Tổ sư Minh Đăng Quang đã dạy cái đạo này, thì cái hạnh đi khất thực đã làm cho người ta quá kính trọng, quá tôn trọng, người tu hành như vậy là cao quý, rất là cao quý.
Nhưng vì không biết pháp tu cho nên hầu hết là giới khất sĩ họ lúng túng, cho nên đi cái hình thức, khất thực thì cao quý lắm rồi, nhưng mà khi tu để mà giải thoát thì rất lúng túng, cho nên cái hạnh khất sĩ của họ nó không đem đến cho họ giải thoát. Vì vậy mà sau này từ cái chỗ giữ gìn giới họ lần lượt họ lén lút phá giới, và coi như là phá giới gần hết.
Đó là một bằng chứng hiển nhiên cụ thể là vì, giữ được cái hạnh khất sĩ đi xin ăn này mà có pháp tu nữa để giải thoát thì cái hạnh khất sĩ này nó lại càng cao quý hơn nữa, đẹp đẽ hơn nữa, trái lại hình thức đi khất thực mà không có pháp tu, biến dần dần chúng ta sẽ trở thành kẻ ăn vụng, ăn vặt, nó sai, nó không đúng cách.
Đó thì cái chỗ hỏi của con.
Còn bây giờ thì chúng ta trở qua, đây là cái phần mà cô Diệu Quang hỏi. Từ hôm bữa 15 tháng 7 tới nay mà Thầy cũng chưa có dịp mà trả lời hết. Là cô hỏi để mổ xẻ những chi tiết vào những cái bài học cụ thể để cho các con thấy cái chỗ mà đi vào cái lối tu như thế nào để cho nó rõ ràng hơn.
6- GIAI ĐOẠN TU TẬP ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI MỚI TU
(17:07) Hỏi: “Kính bạch Thầy, chúng con là những người mới vào tu…”
Đây là muốn hỏi như chẳng hạn là, như là Cô Viên Minh hay hoặc là những người mới tu đó, đây là muốn hỏi những người mới tu, như cái chú gì ở đằng trước đó, những người mới tu chưa có nghe giáo lý, chưa có nghe lời giảng của Thầy gì hết đó, thì như vậy là như thế nào? Hay hoặc là nghe được ở trong những cái băng của thầy giảng thì nó lung tung nó quá nhiều không biết làm sao mà tu tập đó.
“Kính bạch Thầy! Chúng con là những người mới vào tu. Kinh điển Thầy giảng dạy quá nhiều, nhất là “Giáo Án Đường Lối Tu Tập Của Đạo Phật” rất là mênh mông, từ Giới Đức, Giới Hạnh đến Giới Tuệ, bây giờ đến Giới Hành. Chúng con giống như người lạc vào rừng rậm, chẳng biết lối ra.
Vậy ngưỡng mong Thầy từ bi thương xót chỉ dạy cho chúng con lối ra!”
Đáp: “Người mới bắt đầu tu tập theo đạo Phật thì phải sống đúng giới luật. Muốn sống đúng giới luật thì người tu sĩ phải học giới luật cho thông suốt, mỗi giới luật phải biết đức hạnh giới ở đâu và hành giới chỗ nào, để thân khẩu ý không phạm giới, giới luật không bị bẻ vụn, ngày ngày sống đúng giới hạnh.”
Đó là cái giai đoạn thứ nhất của cái người mà mới theo đạo Phật, thì mới xuất gia đó, mới tu hành đó, còn người cư sĩ thì khác rồi. Ở đây Thầy muốn nói về cái giới xuất gia đó. Thì lấy giới luật mà khép mình ở trong cái khuôn khổ cái đời sống của mình, thì tức là các con phải học giới luật.
Nhưng vì Thầy, cái bộ giới luật Thầy viết chưa có rồi, và cái tập thứ nhất của bộ giới luật thì chắc chắn là sắp sửa nay mai thì nó có thể lên vi tính, và đồng thời thì cô Châu cô sẽ mang về đây để mà photo ra rồi đóng thành sách. Coi như là lên vi tính rồi thì cái bản của nó như thế nào, thì mình đem về cái máy photo mình photo ra rồi mình đóng lại, chớ còn mình không có máy in mình in, mà mình phải photo cái bản đó ra.
Thì như vậy là mình cũng sẽ có được một số kinh giới, những cái cuốn giới đầu tiên. Giới đầu tiên thì đại khái giới thiệu, những mỗi cái giới ở trong đó thì Thầy dạy, mỗi cái giới chúng ta phải hiểu một cái giới đó nó có ý nghĩa gì ở trong cái giới đó, cái giới đó nó phải là như thế nào mà Phật chế ra cái giới đó?
Rồi cái tập thứ hai thì nói về cái đức giới và cái hạnh giới của mỗi giới đó là cái tập hai, còn cái tập nhất là giới thiệu giới để cho các con đọc lên các con biết cái giới đó là để giữ gìn như thế nào, thế nào, để làm sao cho nó đúng cái giới thôi. Còn cái tập thứ hai thì nói về đức giới và hạnh giới nó rõ ràng hơn.
Và có cái sự phê phán ở trong đó đối với những người viết giới từ xưa đến giờ và những người mà đang phạm giới ở trong cái giai đoạn này, từng những cái giới mà họ đang phạm, để chúng ta rút tỉa những kinh nghiệm đó mà chúng ta giữ gìn giới cho nghiêm chỉnh.
(20:16) Và cũng sắp sửa nay mai nếu mà cô Châu mang cái bộ kinh giới tức là tập Đường Về Xứ Phật thứ hai này, thì về đây thì chắc chắn là cô Châu sẽ ở lại, cổ lo cái phần cổ photo ra để mà chúng ta có những cái tập giới.
Từ đó, bây giờ bắt đầu vô mà học bây giờ không có giới mà lấy những cái tập kinh giới khác của các Hòa thượng, của các vị mà soạn giới, mà đưa các con học thì nó không đúng cái đường lối của mình rồi.
Cái tập giới thứ nhất Thầy đã soạn xong rồi, trong đó có in thêm cái phần vấn đạo là trải qua học về cái giới hành, thì chúng ta có thêm cái phần đó để khi mà học giới thì chúng ta lại hiểu thêm về cái phần mà tu tập về các cái giới hành. Thì đương nhiên là cái tập giới này thì sắp sửa gần xong, Thầy đã viết xong rồi, nhưng mà còn in nữa là xong.
Thầy đang soạn cái tập giới thứ hai, cái lời nói đầu và cái lời bạt của tập thứ hai, của tập giới.
Như vậy là chúng ta sẽ có ba tập: Tập thứ nhất là Đường Về Xứ Phật, giới thiệu cho hai cái lộ trình. Tập thứ hai nói về cái giới luật của người tu sĩ. Tập thứ ba thì nói về giới đức và giới hạnh của người tu sĩ.(21:38) Như vậy là chúng ta đã có những cuốn sách giới đầu tiên để mà chúng ta học tu.
“Bây giờ đã là cái phần giới xong rồi thì kế đó chúng ta lấy giới bổn phòng hộ sáu căn.”
Khi chúng ta hiểu giới rồi thì luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải khép chặt mình ở trong cái khuôn khổ giới để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, làm cho mắt thì không dính sắc, tai thì không dính tiếng, mũi thì không dính mùi, lưỡi thì không dính vị, da chạm thì không dính thọ, ý thì không dính pháp.
Đó là cách thức lấy giới luật mà giữ gìn cho nó, để nó va chạm, đụng chạm tất cả mọi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà nó không bị dính mắc.
“Kế nữa thì phải tập sống đời sống thiểu dục tri túc.”
Nghĩa là mình cứ bỏ dần, bỏ dần vừa tạm đủ cho đời sống của mình thôi, không có để thừa. Thí dụ như hai cục xà bông thì mình bỏ bớt một cục, hai bàn chải thì mình bỏ dần bớt ra, bớt ra chừng nào mình thấy như vậy đủ cái đời sống của mình là thiểu dục tri túc thì thôi. Đó là tập sống thiểu dục tri túc.
“Hằng ngày chia thời gian tu tập các loại định.”
Và trong cái, bây giờ mình sống giới luật rồi, rồi mình lấy giới luật mình phòng hộ. Phòng hộ nghĩa là mình đi ra ngoài khỏi Tu viện hoặc là mình đi tới đi lui thì mình giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình như thế nào cho nó đúng cách, để cho mình phòng hộ được mắt tai.
Chứ còn nếu mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, nhất là miệng của mình mà mình không phòng hộ nó, thì nó đi nói chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ, thì đó là nó làm cho động mình mà động người khác, cho nên mình phải giữ gìn cái miệng mình ghê gớm lắm. Cho nên đó là sự phòng hộ mắt tai, mũi miệng của mình.
“Hằng ngày chia thời gian tu tập các định và đồng thời trong khi đó vừa tập sống thiểu dục, vừa phòng hộ sáu căn mà vừa sống đời sống giới luật.”
Để làm gì? Để cái đời sống giới luật này nó không bị ức chế, mà nó có những cái pháp mà chúng ta làm cho nó sống một cách nó cởi mở và nó thích thú ở trong cái giới luật, nó thấy có cái sự an ổn và an lạc trong đó. Chớ còn nếu không mà chúng ta không có những cái pháp hành này mà cứ lấy giới luật mà sống thì chắc chắn chúng ta bị ức chế nhiều lắm.
“Thứ nhất chúng ta tu tập các định đó, thì định nào thứ nhất? Thì do đó chúng ta tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định tức là Thân Hành Niệm.”
Chúng ta đi biết đi, làm biết làm, tu tập những cái mà Thầy đã dạy các con tỉ mỉ về cách thức tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác.
“Cái thứ hai thì chúng ta tu tập Định Niệm Hơi Thở.”
Thì tu tập Định Niệm Hơi Thở, đầu tiên thì chúng ta ổn định hơi thở bình thường, rồi tu tập tụ điểm, đó là cái phần mới. Còn chúng ta đã tu tập xong rồi thì chúng ta dùng cái Định Niệm Hơi Thở này câu hữu với cái Định Vô Lậu và các pháp hướng, để mà chúng ta lo xả tâm, ly dục, ly ác pháp.
“Cái thứ ba là Định Vô Lậu quán, hướng, xả, tức là bất tịnh, vô thường, khổ, không, vô ngã.”
Đó là cái định mà chúng ta cần phải xem xét tư duy đó, và cần phải dùng pháp hướng, và cần phải xả bỏ, thì đó là cái Định Vô Lậu.
Bây giờ kế:
“Thứ tư thì chúng ta dùng Chánh Niệm Tỉnh Giác Định câu hữu với pháp hướng vô lậu.”
Chánh Niệm Tỉnh Giác Định mà câu hữu với pháp hướng vô lậu thì chắc các con nghe cái tên như vậy các con biết cách thức rồi đó.
“Thứ năm là Định Niệm Hơi Thở câu hữu với pháp hướng vô lậu.”
Nghĩa là trước thì chúng ta, cái phần thứ tư, thì trước chúng ta tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu với cái pháp hướng vô lậu. Còn cái sau đó thì chúng ta lại tiếp tục tu cái Định Niệm Hơi Thở thì cũng câu hữu với cái pháp hướng vô lậu nữa.
“Sáu là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định Câu hữu với Định Niệm Hơi Thở.”
Hai cái Định này câu hữu lại với nhau, để giúp cho sức tỉnh của chúng ta tăng lên càng nhiều càng tốt.
Thí dụ như bây giờ mình tu chừng một phút, đi kinh hành một phút mà nó giữ được tâm hai phút thì nó bị tạp niệm xem vào. Cho nên mình muốn đạt được hai phút thì mình câu hữu với cái Định Niệm Hơi Thở vô, thì do đó mình đạt được hai phút nó không có cái tạp niệm xen vô.
(26:01) “Tất cả các pháp hành này đều nhắm vào diệt ngã, xả tâm ly dục ly ác pháp để tâm được giải thoát an lạc, thanh thản và vô sự.”
Đó là những cái phần mà ở trên này từ cái giới luật, cho đến cái phòng hộ sáu căn, cho đến tập thiểu dục tri túc, rồi tập các cái loại định mà Thầy đã kể trên đó, thì các pháp này, thì nhằm cái mục đích của nó để cho chúng ta diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp chớ nó không phải nhập định, nhập gì hết. Nhưng lúc bấy giờ cái tâm của chúng ta nó an lạc, thanh thản và vô sự, nó đạt được cái kết quả như vậy, giải thoát như vậy đó.
“Đây là giai đoạn tu tập thứ nhất…”
Cái phần mà nói ở trên này, các thiền định như vậy đó, và giới luật như vậy đó là cái giai đoạn tu tập thứ nhất.
“… mà một tu sĩ Phật giáo cần phải chấp hành nghiêm chỉnh tu tập. Hàng ngày không được biếng trễ.”
Đó là một cái người mà đã quyết tâm theo đạo Phật, rồi thì cái giai đoạn thứ nhất này là chúng ta đã biết tất cả các pháp hành như vậy rồi, và sống đời sống giới luật như vậy rồi, thông hiểu hết giới luật rồi thì chúng ta sẽ tu tập, coi như là đem đến cho một cái tâm hồn của chúng ta an lạc, thanh thản và vô sự, ngày này qua ngày khác.
Coi như chúng ta sống ở trong Niết Bàn, sống ở trong cái cảnh thiên đường rồi chớ không phải là cảnh địa ngục nữa. Ai làm gì thì tâm chúng ta như cục đất không bao giờ mà có hề hấn được cái tâm chúng ta chút nào hết. Tức là chúng ta được an lạc nhất trong cái xã hội này, trong cái loài người không có ai hơn chúng ta được, và hạnh phúc hơn chúng ta được.
Đây là một cái giai đoạn thứ nhất, thì các con phải thấy nó là cái giai đoạn quan trọng nhất cho cuộc đời tu hành chúng ta. Nó đạt được cái sự giải thoát của tâm chúng ta rất là cao quý. Nó làm cho con người chúng ta an ổn nhất, hạnh phúc nhất, không có ai hơn được, gọi là hạnh phúc hơn được chúng ta. Nó cao quý như vậy đó.
7- NHẬN BIẾT TÂM HẾT LẬU HOẶC HAY CHƯA
(27:54) Bây giờ câu hỏi kế. Cô Diệu Quang hỏi kế Thầy:
“Kính bạch Thầy! Làm sao biết tâm mình hết lậu hoặc?”
Ở đây thì trả lời, để khi, bởi vì nó hết lậu hoặc tức là nó đã ly dục, ly ác pháp đó, còn đoạn dứt lậu hoặc thì nó tới Tam Minh rồi nó mới hết.
Đáp: “Tâm hết lậu hoặc là tâm thường quay vào trong thân.”
Tâm nó không phóng dật ra ngoài, nó không chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mà thường thường, nó theo những cái hành động ở trong thân, nó nghe, nó biết ở trong thân, nó không có lưu ý những cái hoạt động ở bên ngoài của các pháp, mà nó nghe hoạt động ở trong thân nó, thì đó là lúc bấy giờ tâm nó đã hết lậu hoặc.
Còn tâm chưa hết lậu hoặc là luôn luôn nó nghe ra ngoài, cái thân của mình động dụng gì nó không lưu ý, tức là nó không quay vô trong. Cho nên hiện giờ hầu hết là chim kêu, gà gáy, chó sủa bên ngoài làm gì, thì cái tâm của các con dường như nó ở ngoài, nó không chịu ở trong thân của các con, đó là cái tâm chưa hết lậu hoặc.
Cho nên nó luôn luôn nó ở ngoài nó đón nhận, để rồi nó mới có những cái lậu hoặc, nó mới có phiền não, nó mới có đau khổ. Còn nó quay vào trong thì nó hết sạch à, nó không còn. Cho nên cái mà dễ nhận nhất là cái tâm mà hết lậu hoặc, thường cái tâm nó quay vào trong.
“Nó không phóng dật theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trạng thái tâm lúc bấy giờ thanh thản, an lạc, Tầm Tứ phát khởi điều thiện đối với các pháp.”
Nghĩa là luôn luôn các đối tượng xảy ra trước mặt nó, cái gì nó cũng khởi là thiện, người nào nó cũng thấy tốt hết không có bao giờ nó thấy người đó là xấu, nó nghi người đó là trộm cướp hay người đó là ác, nó không nghi người nào hết.
Bất kỳ người đó ác, hung dữ cách gì, với cái đôi mắt của cái người mà tâm đã hết lậu rồi thì họ thấy toàn là người nào cũng là người tốt. Họ không thấy cái người nào là người xấu hết.
Con vật nào cũng là con vật tốt hết, một con rắn họ cũng không sợ là tại vì họ thấy con rắn là một con vật hiền lành chớ họ không thấy nó ác. Nghĩa là họ không thấy là con rắn sẽ cắn họ mà họ thấy con vật rất là hiền. Cho nên họ không còn sợ rắn, họ không còn sợ cuốn chiếu, họ không còn sợ một con vật gì hết. Nghĩa là con vật nào đối với họ cũng là con vật hiền lành hết. Đó là tâm nó đã quay vô, nó hết lậu hoặc, nó không còn lo lắng sợ hãi một con vật gì hết.
“Luôn luôn nghĩ tốt cho mọi người và mọi vật, không bao giờ có ý nghĩ xấu với người, với vật khác.”
Nghĩa là nó không có nghĩ người nào ác, mà cái con vật nào hung dữ hết. Cho nên tâm rất an ổn, đó là tâm nó đã hết lậu hoặc.
Bởi vậy, các con tưởng tượng ra, bây giờ mình chưa có được ở trạng thái đó, mình tưởng tượng ra tất cả những người xung quanh mình đều là người tốt, mình thấy tâm mình an lắm, mà mình đang nghi ngờ một người nào xấu, bây giờ thí dụ như mình nghi ngờ một người nào đó mà ăn trộm, thì luôn luôn mắt mình nó bắt buộc phải cứ để ý cái thằng đó, sợ nó lấy đồ mình! Cho nên đó nó làm cho mình động tâm lắm, nó làm cho mình bất an lắm.
Còn mình nghĩ người ta tốt, mặc dù là tới chừng họ lấy đồ mình, họ lấy, người đó cũng nghĩ là người tốt thôi, không bao giờ nghĩ xấu, cho nên cái tâm mình rất an ổn.
“Ngược lại tâm chưa hết lậu hoặc thường lo ra…”
Nó lo ra ngoài chớ nó không có như vậy.
“… suy tư chuyện này đến chuyện khác, khởi tâm tham muốn cái này đến đến cái kia, hay sinh ra việc làm này việc làm khác.”
Nó sanh chuyện làm cái này làm cái khác, đó là tâm nó phóng ra đó.
“Nó phá hạnh độc cư, chuyên nói chuyện phiếm, thân tâm luôn luôn hữu sự, đầu óc đầy ắp những sự việc, việc này đến việc kia, nó không có rỗng rang. Còn người mà tâm hết lậu hoặc rồi thì nó rỗng rang.”
(31:38) Đó thì thầy chỉ cho, bởi vì qua cái câu hỏi cô Út hỏi đó, thì cho chúng ta biết được cái trạng thái của tâm hết lậu hoặc, nó sung sướng lắm các con, nó thảnh thơi lắm! Một người mà hưởng được cái tâm mà nó hết lậu hoặc rồi, thiệt ra Thầy nói, nó không còn đi tìm một cái cảnh giới nào mà để cầu mình đi về đó nữa, mình chỉ ở được cái trạng thái tâm đó là mình thấy hạnh phúc của mình vô cùng rồi!
Mà người mà tu hành, cái tâm đó nó không có khó đâu các con, chỉ cần ly dục ly ác pháp là mình thấy nó hết lậu hoặc, nó lìa lậu hoặc rồi thì mình thấy nó được như vậy rồi, nó không khó!
Chỉ có mình nỗ lực mình tu, mình biết thời gian ngắn trong vài ba tháng thì mình thấy an lắm rồi. Nó không còn có ai xấu với mình hết, không còn ai ác với mình hết, mà ai cũng là người tốt hết, ai cũng là người thương yêu mình hết!
Họ chửi mình mình cũng thấy họ thương mình nữa, chớ cũng không phải ghét mình, họ giúp mình mau giải thoát đó. Họ giết mình mình cũng thấy là họ giúp mình, họ thương mình chớ không phải ghét mình, luôn luôn lúc nào, con nghe ông Phú Lâu Na ổng nói: “Họ còn thương con mà!”, thương cho đến khi giết ổng ổng cũng nói còn thương ổng chớ không có ghét!
Đó chính là cái tâm vô lậu rồi đó các con. Cái lời nói của ông Phú Lâu Na đối với Phật mà hỏi, thì đó là cái lời nói của người tâm hết lậu hoặc, nó vô lậu rồi.
8- NHỮNG ĐIỀU CẦN TU TẬP ĐỂ TÂM HẾT LẬU HOẶC
(32:46) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Con chỉ tu một pháp hướng “tâm như đất”, hằng phút, hằng giây, hằng ngày, hằng giờ, liên tục hướng tâm như vậy có hết lậu hoặc không thưa thầy?”
Nghĩa là bây giờ cô Út hỏi, hỏi cho rõ: Bây giờ con không tu được pháp nào lộn xộn hết, bây giờ con chỉ dùng cái pháp hướng thôi, hàng ngày con cứ ngồi con nhắc “tâm như cục đất”, con chỉ nhắc nó vậy thôi, rồi lát con nhắc nó nữa. Rồi con nghĩ ngợi gì, đầu óc nghĩ ngợi gì nghĩ, kệ, con không nhiếp hơi thở, con không tỉnh thức, không tu gì hết, chỉ có “tâm như cục đất” thôi. Con nhắc nó như vậy, vậy thì tâm con có hết lậu hoặc hay không?
Đây là cô Út cổ ngắt ra từng chút, từng chút để thấy, để qua cái lời đối đáp của Thầy, để thấy chúng ta phải tu như thế nào mà hết lậu hoặc, để làm cho chúng ta được giải thoát các con. Giải thoát như hồi nãy cô Út hỏi đó, tức là gợi ý cho chúng ta cái đầu tiên để cho chúng ta biết được cái tâm vô lậu của mình, nó đem đến cái sự giải thoát mình như thế nào, cái sự an ổn như thế nào, mà nó gọi là vô lậu đó.
Đó, thì nó rất là an ổn như vậy. Mà bây giờ muốn được cái an ổn đó, thì bắt đầu bây giờ, thay vì pháp Thầy dạy tùm lum quá như vậy con không biết đâu mà gồm lại, bây giờ con mới hỏi Thầy, bây giờ con chỉ dùng pháp hướng “tâm như cục đất”, tối ngày con cứ ngồi đâu con hướng “tâm như cục đất”, “tâm như cục đất”, như vậy là có đến cái ngày nào đó nó sẽ hết lậu hoặc hay không?
Đáp: “Không! Tu như vậy không bao giờ hết lậu hoặc.”
Nghĩa là mình cứ nhắc cái tâm của mình như vậy, mà mình không sống đúng cái không lậu hoặc thì nó vẫn phải là có lậu hoặc, chớ làm sao hết được. Mình nhắc nó như vậy là cũng như mình nhắc chơi vậy thôi, thì như vậy là không hết.
Cho nên có nhiều người hiểu lầm, con tu như vậy, con nhắc hoài như vậy một tháng, hai tháng, ba tháng rồi mà sao nó không hết? Tức là mình không sống đúng theo cái nhắc của mình.
Mình muốn tâm như cục đất, mà bây giờ người ta chửi mình mình không nhận, mình chửi mắng lại người ta cho đã rồi bắt đầu mình nói “tâm như cục đất” nữa. Rồi mai mốt người ta chửi mình nữa mình cũng chửi mắng người ta nữa, mình đánh người ta nữa rồi mình cũng bảo tâm mình như cục đất nữa, thì Thầy nghĩ rằng, các con nghĩ như vậy làm sao mà nó như cục đất được, phải không?
Ít ra mình nói tâm mình như cục đất, nhưng mà người ta chửi mình, mình có giận mình hờn, nhưng mà mình phải nghĩ rằng “tâm như cục đất, đừng có mắng chửi người ta!” thì nó giảm được cái mình không mắng chửi người ta rồi.
Mai mốt tâm như cục đất, thì mai mốt mình phải sống mình khép mình ở trong cái khuôn khổ nào để cho cái tâm mình nó như cục đất chớ! Còn cái này mình cứ để cho nó cứ phiền não trong lòng mình hoài thì nó cũng không như cục đất được.
Đáp: “Không, tu như vậy không bao giờ hết lậu hoặc!”
(35:13) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Con tập sống đúng giới luật của Phật, không vi phạm một lỗi nhỏ, hằng ngày con tu một pháp hướng “tâm như đất” có kết quả hết lậu hoặc không?”
Đó, bắt đầu bây giờ cô Út mới thêm được cái giới luật thêm. Bởi vậy cổ hay là cái chỗ cổ tuần tự cổ thêm lần lên, để chúng ta thấy được cái pháp tu của chúng ta cái chỗ nào hết lậu hoặc.
Đáp: “Chỉ được năm chục phần trăm chứ không dứt hết lậu hoặc.”
Vì sống được cái giới luật này, cho nên do đó nó cũng khép mình ở trong khuôn khổ nho nhỏ mình không có lỗi lầm rồi, do đó cái tâm như cục đất nó có kết quả.
Nghĩa là bây giờ không chửi ai hết, nhưng nó có hờn hờn chút rồi nó cũng hết, hay hoặc giận chút rồi nó cũng hết, nhưng mà nó chưa hết sạch, cho nên nó mới chỉ đạt được năm chục phần trăm, nó mới được phân nửa thôi.
Đó thì các con thấy, bây giờ cô Út thêm cho một cái câu pháp hướng, và bây giờ sống thêm giới luật nữa thử coi nó được cái chỗ nào. Đó các con thấy nó khó như vậy chứ không phải dễ!
(36:14) Hỏi: “Kính bạch Thầy!… “
Bây giờ là Thầy trả lời rồi, thì cổ thấy bộ chưa ổn, mới có được năm chục phần trăm, phải tiến tới cho tới một trăm phần trăm chớ! Cho nên mới hỏi tới:
“Kính bạch Thầy! Con sống đúng giới luật và con nhìn cuộc sống bằng đôi mắt nhân quả không làm khổ mình khổ người, và con tu tập chỉ một pháp hướng, hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây “tâm như đất”. Như vậy con có hết lậu hoặc không thưa thầy?”
Đáp: “Hết! Con tu như vậy tâm con sẽ ly dục ly ác pháp diệt ngã xả tâm, cuộc sống và tâm hồn của con sẽ an lạc, thanh thản như cục đất.”
Con thấy có khó không? Từ mình khép mình trong cục đất rồi bắt đầu đôi mắt mình phải nhìn đó là nhân quả, cho nên bây giờ hằng ngày mình nhắc nó như thế nào, thì ngay đó cái tâm nó phản ứng rất nhanh vì vậy mà nó thấy được nhân quả liền, cho nên nó không có làm cho chúng ta đau khổ. Cho đến khi cuối cùng thì chúng ta hoàn toàn xả ly tất cả những cái dục và ác pháp.
Như vậy là có gì đâu? Sống đúng giới luật của Phật chứ có gì khác? Mà tập sống nhìn bằng nhân quả, thì nó xảy ra cái gì mình cứ nhân quả mình thấy thôi, mình đừng có thấy đúng thấy sai, đừng có thấy mình là đúng mà thấy người khác là sai thì nó là trật rồi, cho mình thấy nhân quả.
Như vậy là cô thêm cho một cái nữa thì Thầy thấy quá hay rồi. Cho nên các con thấy, đó là cái chỗ để mà dẫn dắt các con đi vào cái chỗ tu rất là rõ ràng cụ thể. Cho nên cái lời hỏi như vậy là có cái giá trị, để chúng ta biết được cái pháp tu đúng hay pháp tu sai.
(37:40) Rồi bây giờ cô lại hỏi thêm nữa:
“Kính thưa Thầy! Con sống không đúng giới luật, nhưng con tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác kết hợp với Định Vô Lậu hằng ngày, hằng giờ, hằng phút. Như vậy có diệt ngã, xả tâm ly dục ly ác pháp chăng?
Nghĩa là cô Út cô loại cái giới luật ra đi, cổ bây giờ cổ loại cái nhân quả ra đi, cổ bây giờ cổ bỏ hai cái này ra đi, mà cổ bỏ luôn cái pháp hướng “tâm như đất” đi, cổ bây giờ cô lấy về các thứ định mà cô nói thôi.
Nghĩa là con không sống đúng giới luật, nghĩa là ngày con ăn hai ba bữa, rồi bắt đầu con tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định nè, con tu Định Vô Lậu nè, hàng ngày con nỗ lực con tu, như vậy con có ly dục ly ác pháp được chăng?
Đáp: “Chỉ hoài công vô ích. Con tu như vậy giống như người nấu cát mong thành cơm.”
Nghĩa là tu không có giữ gìn giới luật mà tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác nè, tu cái Định Vô Lậu nè, hằng ngày quán nó vô lậu, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, quán đủ thứ tùm lum hết. Rồi bắt đầu cũng dùng cái pháp hướng, cũng xả nó, cũng này kia nọ đủ thứ mà luôn luôn kết hợp với cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, nghĩa là đi kinh hành này kia, tu Thân Hành Niệm đủ thứ hết. Nhưng mà hỏi Thầy, thì đó là Thầy cho là hoài công vô ích, chẳng có tới đâu hết.
(39:25) Bây giờ cô Út cô hỏi kế.
“Kính thưa Thầy! Con không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, sống với đôi mắt nhìn đời bằng nhân quả không làm khổ mình, khổ người và tu Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu với Định Vô Lậu, như vậy con hết lậu hoặc không?”
Đó, bây giờ cô lại bỏ cái giới luật đi, mà cô chỉ sống với cái nhìn của mình với nhân quả, có nhân quả đến thì cô thấy nhân quả thiện ác, cô xả tâm mình không làm khổ mình, không làm khổ người, và cô tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu với Định Vô Lậu thì như vậy có hết cái lậu hoặc không. Thì ở đây Thầy đáp:
“Không! Con tu như vậy chỉ được năm chục phần trăm mà thôi.”
Thì con thấy ở đây cái kết quả của cái nhân quả nó ghê gớm lắm đó các con. Nó chỉ giúp cho các con đạt được năm chục phần trăm đó, chứ không phải ở chỗ cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác và cái Định Vô Lậu đâu, mà chính cái nhân quả mà nó giúp cho.
Hồi nãy thì các con thấy có cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Vô Lậu chứ gì, bỏ cái giới luật chứ gì, thì hoàn toàn là hoài công của mình rồi. Bây giờ cô Út cổ thêm cái nhân quả, thì con biết rằng mình đặt cái nền tảng nhân quả lên là cái sự tu tập nó có kết quả ngay liền, cho nên nó đạt được năm chục phần trăm. Thấy chưa?
Hồi nãy ở trên cũng bỏ giới luật, thì ở dưới này cô cũng bỏ giới luật. Cô đi từng chút, từng chút để đến chỗ để mà chúng ta biết được cái chỗ nào mà tu rốt ráo, để mà chúng ta lấy cái chỗ đó mà chúng ta tu.
Đó, cho nên ở đây, thì cổ thêm vào cái nhân quả thì Thầy cho rằng chỉ được năm chục phần trăm thôi.
Bởi vì cái đời sống cư sĩ người ta không có giữ gìn giới luật, người ta không có tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, người ta không có tu cái Định Vô Lậu, mà người ta chỉ sống cái đạo đức nhân quả thôi, người ta thấy nhân quả thiện ác thôi, người ta cũng đem lại hạnh phúc cho gia đình, người ta sống trong xã hội, trong gia đình người ta rất là an vui.
Các con thấy cái đạo đức nhân quả nó kinh khủng như vậy đó, nó làm cho người ta hạnh phúc lắm đó. Bởi vì mình biết nhân quả rồi thì tâm mình nó xả liền à, nó không có còn dính mắc nữa. Cho nên ở đây cô Út cô đem cái nhân quả vô cái thì bắt đầu nó năm chục phần trăm liền! Các con thấy hay ghê không?
Còn thiếu nhân quả cái vô trong này thì mình tu gần chết mình mà nó chẳng đạt được cái gì hết! Thấy không, các con thấy Chánh Niệm Tỉnh Giác nè, hằng ngày đi kinh hành, thôi làm cái gì phải tập trung gần chết! Rồi câu hữu, rồi quán vô thường, khổ, không, vô ngã gì đủ thứ tùm lum hết, mà cuối cùng thì nó hoài công, nó chẳng hết cái phiền não tham, sân, si mình gì hết, các con thấy không?
Những cái pháp này Thầy nói thì nghe hay, nhưng mà nó không được xây dựng ở trên cái đạo đức của nó, cái nền tảng nhân quả thì nó chỉ hoài công, tu không có lợi ích đâu! Các con thấy chưa? Thấy cái chỗ mà hỏi và cái chỗ đáp, nó phải thấy được cái chỗ mà, bởi vì đạo Phật xây dựng trên một cái nền tảng đức hạnh mà. Cho nên lại đức hạnh của nhân quả nữa, cho nên nó lại quá thực, quá cụ thể.
Vì những cái lời hỏi này làm cho chúng ta sáng lên được rõ ràng cái đường tu chúng ta, cái chính là cái chỗ nào mà chúng ta đứng ở trên cái đất nào mà chúng ta sẽ tu tập mà đạt được thiền định. Mà nếu mà thiếu cái mảnh đất đó, mà chúng ta đứng cái chỗ khác là chúng ta không có xây dựng được cái chỗ giải thoát của chúng ta được.
(42:52) Bây giờ cô Út hỏi kế đây:
“Kính thưa thầy, con sống đúng giới luật nghiêm chỉnh, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả và tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu với Định Vô Lậu như vậy con diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp được chăng?”
Đáp: “Được, con tu như vậy tâm con sẽ hết lậu hoặc, thanh tịnh và an lạc.”
Nếu mà kết hợp luôn cả cái giới luật nữa, thì lúc bấy giờ đó coi như là, hồi nãy năm chục phần trăm mà thêm giới luật vô nữa thì chúng ta sẽ diệt sạch lậu hoặc của nó. Nó làm cho cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác Định này với cái Định Vô Lậu này nó trở thành một sức rất mạnh, nó làm cho lậu hoặc quét ra hết.
Còn nếu mà chúng ta chỉ có phần giới luật với nhân quả không thì nó cũng chẳng có cái kết quả đâu. Lần lượt thì các con sẽ thấy cô Út hỏi lần lượt nó đi tới.
“Được, con tu như vậy tâm con sẽ hết lậu hoặc, thanh thản và an lạc.”
(43:53) Hỏi: “Con sống không đúng giới luật, con tu Định Niệm hơi thở câu hữu với Định Vô Lậu. Kính thưa thầy, con tu như vậy tâm con có hết lậu hoặc hay không?”
Bây giờ cô bỏ cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác, cô lấy cái Định Niệm Hơi Thở, rồi cô câu hữu với cái Định Vô Lậu, thì cô bỏ cái giới luật, cô không sống đúng giới luật, rồi cô bỏ luôn cái nhân quả. Do như vậy mà cô hỏi: Ở từ ở chỗ Định Niệm hơi thở này và câu hữu với Định Vô Lậu thì con có xả hết cái lậu hoặc hay không?
Đáp: “Không! Con tu như vậy chỉ hoài công vô ích.”
Đó, mặc dù, do đó khi mà đọc lại cái bài này các con mới xét thấy cái nào mà cần thiết cho cái nền tảng mà chúng ta tu tập.
(44:31 “Kính bạch Thầy! Con sống đúng giới luật, con tu Định Niệm Hơi thở câu hữu Định Vô Lậu, như vậy tâm con có hết lậu hoặc không?”
Đáp: “Con tu như vậy chỉ xả được tâm lậu hoặc năm chục phần trăm.”
Đó thì các con thấy, lấy cái giới luật mà không có lấy cái nhân quả, nhưng mà lấy giới luật gò bó mình trở lại trong khuôn khổ, rồi tu Định Niệm Hơi thở câu hữu Định Vô Lậu thì cũng chỉ đạt năm chục phần trăm, mà bỏ cái nhân quả ra.
(44:57) “Kính bạch Thầy! Con sống đúng giới luật, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, không làm khổ mình khổ người, con tu tập Định Niệm Hơi thở câu hữu với Định Vô Lậu. Như vậy con có diệt ngã, xả tâm ly dục ly ác pháp được không thưa thầy?”
Đáp: “Được, con tu như vậy sẽ ly dục, ly ác pháp nhập Nhị (Sơ) Thiền rất dễ dàng, tâm lậu hoặc xa lìa, để lại một trạng thái an lạc, thanh thản do ly dục sanh.”
Đó các con thấy, chỉ thêm một chút xíu mà thấy kết quả nó lớn như vậy đó, chỉ cần thêm cái chỗ mà quan trọng. Và như vậy con thấy cái nào mà kết quả, trong đó cái pháp nào cái pháp chủ chốt để mà nó làm cho các con được giải thoát, thì các con biết rất rõ qua những cái câu hỏi này.
(45:47) Hỏi: “Kính bạch Thầy! Con sống đúng giới luật, giữ gìn nghiêm túc không vi phạm một lỗi nhỏ, không bẻ vụn giới luật, con không tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, Định Niệm Hơi Thở và Định Vô Lậu, như vậy con hết lậu hoặc hay không?”
Nghĩa là bây giờ đó cô Út hỏi Thầy, là mình chỉ cần giữ gìn giới luật thôi, nghĩa là không có vi phạm, không có làm cho giới luật bẻ vụn ra, nát ra. Mà: “Con thì không có tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, không tu Định Niệm Hơi Thở và Định Vô Lậu như vậy con có hết lậu hoặc không?”
Nghĩa là cô lấy một cái câu hỏi đó để cho thấy rằng cái giới luật hoàn toàn nó có giúp mình đi hết lậu hoặc không. Thì Thầy trả lời:
“Không! Đó là một lối ức chế tâm, hình thức thì giới luật nghiêm trì nhưng tâm thì giới luật đã bẻ vụn!”
Nghĩa là mình không tu các pháp khác đó, mà chỉ có giới luật không, thì tâm của mình bị bẻ nát cái giới luật hết, nó phạm giới hết. Ở ngoài cái thân của mình với khẩu mình nó không phạm, chứ cái tâm của mình nó phạm, bẻ vụn hết.
“Tu như vậy chỉ làm khổ hạnh cho mình, chỉ làm khổ cho mình, chẳng ích lợi gì. Giống như các vị khất sĩ lấy giới mà nén tâm, chẳng bao giờ tâm lậu hoặc hết, chẳng bao giờ ly dục, ly ác pháp được, chỉ uổng một đời tu mang hình thức giới luật.”
(47:15) Hỏi: “Kính bạch thầy! Con không giữ giới luật nghiêm chỉnh, con không tu các loại định mà chỉ sống nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả không làm khổ mình khổ người, như vậy con có hết lậu hoặc không?”
Đáp: “Không! Nếu sống nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả đó là con đã thực hiện đạo đức nhân quả đem lại một cuộc sống an lành, hạnh phúc cho gia đình, đem lại cuộc sống hòa hợp an vui cho xã hội và đem lại trật tự phồn vinh cho đất nước, chớ không thể nào tâm con hết lậu hoặc.”
Các con thấy, bây giờ mình hoàn toàn mình giữ, mình chỉ giữ gìn có một cái đạo đức nhân quả thôi, mình nhìn đời bằng cái đạo đức nhân quả, ai làm gì mình cũng thấy là thiện, mình không thấy ác, mình biết rõ mình xả tâm của mình, mình không có chấp, cho nên mình thấy nó an ổn lắm, mình không có gì hết. Nhưng mà nó không thể hết lậu hoặc của mình đâu.
Cho nên Thầy đáp chỗ này rất kỹ. Nghĩa là coi như Cô Út bỏ hết, bây giờ mình chỉ là, giữ nội cái nhân quả, cái đạo đức nhân quả, tu tập cái nhân quả đạo đức đó mà thôi, thì đây Thầy đáp:
“Không, nếu sống nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, đó là con đã thực hiện đạo đức nhân quả, đem lại một cuộc sống an lành, hạnh phúc cho gia đình.”
Nghĩa là mình sống chung ở trong gia đình mọi người thì mình đem lại cái sự an ổn nhất cho gia đình của mình, không bao giờ mà có rầy rà với nhau.
“Đem lại một cuộc sống hòa hợp, an vui cho xã hội.”
Nghĩa là sống lân cận chòm xóm không bao giờ mà xích mích với người nào hết. Đạo đức nhân quả nó như vậy.
“… và nó đem lại một trật tự, an ninh phồn vinh cho đất nước.”
Nghĩa là đất nước nào mà đã sống được cái đạo đức nhân quả thì đất nước đó nó có trật tự, không có lộn xộn, không có trộm cướp, không có những cái chuyện mà xảy ra đau khổ mất trật tự cho đất nước đó.
Còn đối với để mà tu giải thoát để vô lậu đó thì nó không đạt được.
HẾT BĂNG