Skip directly to content

08 - HIỂU ĐÚNG VỀ BÀI KINH THÂN HÀNH NIỆM

PHÁP HÀNH 08 - HIỂU ĐÚNG VỀ BÀI KINH THÂN HÀNH NIỆM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

1- CÓ DUYÊN TU NHỜ GIEO DUYÊN VỚI CHÁNH PHÁP

(0:00) Về nhập thất, cất một cái thất nhỏ rồi mình nhập thất tu tập. Chính mình mình phải giữ lấy giới luật làm thầy hướng dẫn con đường tu tập cho chính mình, không còn biết nhờ ai nữa hết.

Đó là cái đời của Thầy, và cái đời của Thầy trong hiện kiếp và cái đời của Thầy trong nhiều kiếp đã qua cũng đều là huân tu không kẽ hở, nghĩa là không có bị nhiễm đời. Cho nên Thầy tự giải thoát được chính mình là nhờ nhiều đời huân tập.

Còn các con, do cái chỗ không nhiều đời huân tập, cho nên đời nay có duyên được gặp Phật pháp, vì cái duyên ngày xưa các con đã gieo cái duyên cúng dường Thầy, và tha thiết được tu như Thầy trong những hang núi, hoặc là nơi chòi tranh vách đá, từ đó tâm thấy Thầy tu hành ham thích, rồi theo Thầy tu hành.

Do cái duyên như vậy mà cái đời trước không thực hiện được, nó còn rớt được cái tâm ham muốn đó, cho nên đời nay, khi gặp Thầy thì cái tâm ham thích đó nó nổi lên, nó sống lại. Nó tu trong cái thời gian nào đó, rồi nó hết cái duyên, cho nên nó được cái sự nhắc nhở, khuyến khích để tạo cái nhân mới, cái duyên mới, thì nó tiếp tục nó phát triển được con đường này.

Trái lại nó từ cái tâm, nó chạy theo dục lạc, tức là nó phóng dật ra ngoài, nó chạy theo dục lạc thế gian, thì do đó, dù cái lời vàng ngọc quý báu của Thầy khuyến khích, họ cũng chẳng còn nghe. Bởi vì cái tâm phóng dật của họ quá mạnh, cường độ quá mạnh, khiến cho họ không dừng bước lại, ham thích chuyện thế gian, ham thích dục lạc thế gian, thấy đó là thiên đàng, thấy đó là vui, thấy đó là thích thú.

Nhưng không ngờ đó là bóng đèn sáng của con thiêu thân, mà người đó toàn là vô minh, không thấy thật sự. Cho nên đắm đuối chạy theo thì sẽ làm mất duyên tu hành nhiều kiếp và nhiều kiếp, không còn gặp lại được nhau nữa.

Cho nên Thầy thường nói với thầy Mật Hạnh như thế này: ngày mà con trở lại thì ngày đó Thầy không còn trong thế gian. Thầy nói tuy vắn nhưng mà phải hiểu xa, là nghĩa là không còn Phật pháp vĩnh viễn.

(02:31) Bởi vì ngay bây giờ có gieo được duyên Phật pháp thì gieo cho sâu dày, mà gieo không được thì nó sẽ mất. Vì cái phước duyên ngày xưa cúng dường cho một bậc tu, tức là Thầy ngày xưa, thì bây giờ còn cái duyên làm đệ tử của Thầy, và Thầy cố hết sức mình để hướng dẫn, đào tạo, để đem gieo cái duyên mới, tạo cái nhân mới được giải thoát hoàn toàn trong kiếp này.

Nhưng không đủ, cái sức đạo không đủ, cái duyên của Phật pháp còn thiếu, cho nên không đủ khắc phục thầy Mật Hạnh tiến vào con đường giải thoát. Thầy thấy hoa đời đẹp hơn hoa đạo, cho nên thầy muốn đi ra, và muốn đi ra đó là thầy đã tự thiêu thân thầy, nhưng rồi thầy sẽ thấy. Còn bây giờ thì nói gì thì nói nhưng không thể nào ngăn chặn được. Thầy đã hiểu được tâm trạng đó.

Ở đây toàn chúng tức là toàn huynh đệ, và cũng lấy cái gương hạnh đó để mà chúng ta soi chung, để mà chúng ta nhìn chung. Con đường tu không phải là con đường dễ. Giải thoát theo đạo Phật không phải là sự giải thoát tầm thường. Chúng ta muốn trở thành một bậc Thánh không phải là một chuyện thường.

(03:54) Chúng ta muốn trở thành một bậc siêu việt mà Thầy nhắc đi nhắc lại, để cho quý thầy thấy không phải là chuyện tầm thường của một kẻ tầm thường mà làm được.

Đời không thể nào mà làm được như những người tu, thế mà người ta không thấy đó là cái cao quý, lợi ích rất lớn cho con người rất lớn, cho con người rất nhiều. Người ta chỉ thấy cái nhỏ, cái nhỏ của cái thế gian, người ta không thấy cái lớn, cho nên người ta sẽ mất đi Phật pháp.

(4:26) Hôm nay nhân cái dịp thầy Chân Thành hỏi “người trẻ tuổi và người nhiều tuổi”, Thầy mới nói hết để cho mà nghe, do câu hỏi. Nếu không hỏi thì chắc Thầy cũng không nói gì ai cả, và cũng nói là cũng là có ý nhắc nhở thầy Mật Hạnh.

Thầy tu tốt lắm. Thầy rất là mừng khi thấy thầy tâm quay vào, Thầy chỉ nghĩ rằng trong thời gian rất ngắn, thầy sẽ đạt được Tứ Thiền, làm chủ được sự sống chết cụ thể, rõ ràng. Nhưng thầy không chiến thắng nổi thọ của thầy, vì thế mà tâm thầy chơi vơi.

Thầy thường nhắc phải liều chết, coi mạng sống này như là chỉ mành treo chuông, như lông hồng thì chúng ta mới chiến thắng nổi. Những phút cuối cùng để đạt được đạo là những phút thử thách cam go, và thử thách rất lớn.

Thầy chỉ có một phút, một giây nữa, một đường tơ nữa, là thầy đã làm chủ được kiếp sống của con người, là một người siêu việt, tuổi trẻ tài cao không ai hơn được.

Nhưng phước thầy chưa đủ, cho nên những lời mà Thầy sách tấn, thầy không chịu, thầy còn nhát gan, thầy còn không đủ nghị lực chiến thắng lại thọ của mình, để rồi tới giờ này, phút này, thầy cũng phải uống thuốc, cũng phải trị bệnh. Nhưng bệnh thầy có hết hẳn đâu, nó là duyên nghiệp của nhân quả, nhưng lời Thầy nói thầy có tin đâu.

Thầy cứ ngỡ rằng mình uống thuốc rồi nó sẽ hết bệnh. Nếu mà uống thuốc hết bệnh thì làm gì có người có già, có chết? Không bệnh này thì cũng bệnh khác, các thầy có nhớ chăng?

Đó là những cái điều mà rất là đau lòng, khi một người đã thấy đường nói với người không thấy đường, thì người không thấy đường không bao giờ tin mình.

2- DÙNG PHÁP THÂN HÀNH NIỆM ĐỂ NGĂN CHẶN ÁC PHÁP CHƯA SANH

(06:24) Bây giờ Thầy tiếp tục trên cái bài học Thân Hành Niệm, để cho thấy được cái pháp ngăn chặn ác pháp.

Bởi vì trong Tứ Chánh Cần, các pháp ác chưa sanh thì không cho sanh, ngăn chặn không cho sanh, thì ngăn chặn bằng pháp nào? Đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, là cái pháp ngăn chặn các pháp ác. Đó là Định Niệm Hơi Thở, ngăn chặn không cho các ác pháp sanh.

Cho nên Tứ Chánh Cần, nếu mà không có pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác, không có Định Niệm Hơi Thở, thì không thể nào mà ngăn chặn các pháp ác sanh, mà không cho sanh được.

Các thầy thấy Đức Phật dạy pháp nào, nó câu hữu, nó kết hợp, nó rất là dè dặt, nó rất là khít khao cho cái đường tu của chúng ta, làm chủ được, sự làm chủ rõ ràng. Nếu một cái người có kinh nghiệm tu hành người ta thấy thiệt tuyệt vời!

Cho nên ở đây khi dạy giới hành thì các thầy thấy rất rõ một cái điều mà Thầy đã giảng dạy cho các thầy. Khi mà, trong cái bài pháp Tứ Chánh Cần, Phật nói các pháp ác chưa sanh không cho sanh, đã sanh thì mau mau đoạn diệt. Như vậy thì lấy cái pháp nào mà không cho nó sanh đây?

Thì hầu hết các nhà học giả không biết. Thầy nói họ không triển khai được điều này, cho nên họ không biết pháp nào mà ngăn chặn được, chỉ ráng mà ngăn chặn. Ráng là ráng làm sao, nếu không có pháp thì ráng chỗ nào? Cho nên nói về Tứ Chánh Cần họ khai triển không nỗi. Cho nên ở đây chúng ta đã hiểu biết được cái pháp để mà chúng ta tu tập Tứ Chánh Cần.

Các pháp ác chưa sanh không cho sanh, thì chúng ta hãy hằng ngày, hằng giờ, hằng phút thì chúng ta tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu tập Định Niệm Hơi Thở thì các pháp ác không sanh nó sẽ không sanh.

Và các pháp ác đã sanh thì mau đoạn diệt. Vậy thì cái pháp nào mà nó sanh ra mà đoạn diệt nó? Hay hoặc là ra rồi chúng ta đoạn diệt liền, chúng ta biết cách nào đoạn diệt đây? Phải có pháp môn chớ, phải có cách thức tu tập nó chớ? Chúng ta mới đoạn diệt nó được chớ? Đó là cái pháp Định Vô Lậu.

Vậy thì trong cái bài Thân Hành Niệm, thân là cái thân của chúng ta, hành là cái hành động, thì do hành động của thân của chúng ta mà đặt cái pháp lên mà tu. Chữ Niệm đây là Pháp chớ không phải niệm cái thân của chúng ta.

Các thầy hiểu cái chỗ mà hiểu, chớ còn nếu mà hiểu sai, từ những cái danh từ người ta dịch ra chưa chắc đã là những danh từ “Niệm” này đã là đúng. Nhưng qua kinh nghiệm thì chữ Niệm này, chúng ta phải hiểu nó là cái Pháp, cho nên từ trong cái thân mà chúng ta phải đặt cái pháp lên để mà tu tập. Mà cái Thân Hành là cái hành động của cái thân mà tu tập nó.

3- THỨ TỰ TU TẬP THÂN HÀNH NIỆM NỘI VÀ NGOẠI

(09:45) Vậy thì trong cái bài pháp Thân Hành Niệm, thì cái bài pháp này là ở trong cái Kinh Trung Bộ - Tập 3, bài kinh số 119, tên kinh là Thân Hành Niệm. Đó cái tên kinh nó là Thân Hành Niệm. Bài kinh nó như thế này, Thầy xin đọc lại cái nguyên văn của nó:

“Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn trụ ở nước Xá Vệ, tại rừng Kỳ Đà, tịnh xá của ông Cấp Cô Độc, rồi một số đông đảo Tỳ Kheo, sau khi buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về đang ngồi tụ họp tại hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa Tăng chúng.”

Nghĩa là sau khi đi khất thực, ăn cơm xong rồi thì các vị Tỳ Kheo này mới hội họp ở cái hội trường rộng lớn như là cái tổ đường của mình ở đây vậy đó. Họ họp nhau, rồi họ ngồi, họ mới nói chuyện với nhau về cái pháp tu:

“Thì có một vị Tỳ Kheo mới khởi sự nói lên điều này: “Thật vi diệu thay này chư Hiền Giả! Hy hữu thay chư Hiền Giả! Thân Hành Niệm khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố…​” và câu chuyện này giữa các Tỳ Kheo ấy đã bị đoạn diệt. “

Nghĩa là cái câu chuyện mà đương tuyên bố nói ra như vậy đó, thì đến đây thì cái câu chuyện đó bị gián đoạn đi, bởi vì không có còn nói nữa.

(11:40) Thì lúc bấy giờ Đức Phật, trong cái buổi chiều thì họ đang bàn bạc về cái vấn đề cái pháp Thân Hành Niệm, thì trong khi Đức Phật từ cái thiền tịnh độc cư, Ngài mới đứng dậy đi đến hội trường, đi đến cái chỗ mà các chúng Tỳ Kheo đang ngồi mà nói chuyện, bàn chuyện nhau, thì Đức Phật đi đến đó, thì các vị Tỳ Kheo ngưng không có nói nữa, tức là gián đoạn cái câu chuyện nó không có tiếp nữa.

Cho nên khi mà Đức Phật đến hội trường, thì Đức Phật mới hỏi. Đây, cái đoạn chỗ đức Thế Tôn, Thầy xin đọc tiếp:

“Thế Tôn vào buổi chiều từ thiền tịnh độc cư, đứng dậy đi đến hội trường. Sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn, sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: “Ở đây, này các Tỳ Kheo, các ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì, câu chuyện gì mà các ông bị gián đoạn?””

Nghĩa là các ông thấy tôi mà các ông ngưng lại đi, không có nói nữa, đó là cái câu chuyện gì? Tthì Đức Phật hỏi các vị Tỳ Kheo như vậy, thì có một vị Tỳ Kheo đứng lên bạch như thế này:

“Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi ăn xong, sau khi đi khất thực trở về, chúng con mới ngồi tụ họp tại hội trường, và câu chuyện sau này được khởi lên, được một vị Tỳ Kheo khởi lên nói: “Thật vi diệu thay chư Hiền Giả, thật hy hữu thay chư Hiền Giả, Thân Hành Niệm này được tu tập làm cho sung mãn, có quả lớn, có công đức lớn, đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố.” Bạch Thế Tôn! Câu chuyện này của chúng con chưa bàn xong thì Thế Tôn đã đến.”

(13:30) Thì Đức Phật nghe vị cái Tỳ Kheo đó nhắc trở lại cái chuyện mà các vị đang bàn về vấn đề cái pháp Thân Hành Niệm, thì Đức Phật nói:

Này các Tỳ Kheo, Thân Hành Niệm tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, có quả lớn, có công đức lớn? Ở đây này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đi đến một khu rừng, hay đi đến một gốc cây, hay đi đến một ngôi nhà trống và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.

Chánh niệm là cái niệm giữ lấy cái niệm chơn chánh, đó là cái niệm gì? Cái niệm hơi thở. Thì thay vì, thì ở đây cái bài Thân Hành Niệm, đầu tiên thì chúng ta phải dạy cái Thân Hành Niệm Ngoại. Mà ở đây cái bài này, ngay từ vô thì Đức Phật lại dạy cái Thân Hành Niệm Nội, tức là hơi thở, cho nên nó không có thứ lớp đó, cái chúng ta thấy nó rõ ràng.

Theo cái Tứ Niệm Xứ thì Đức Phật có dạy rất rõ: “trên thân quán thân mà tu về nhân tướng để khắc phục tham ưu.” Thì tu về nhân tướng của nó, nó không có hành, mà tu về cái nhân tướng, chớ không phải hành tướng.

(14:51) Mà trên thân quán thân, tu về hành tướng ngoại, thì đó là tu ở trong hành động như đi kinh hành hoặc làm công việc của thân của mình, gọi là hành tướng ngoại. Trên thân quán thân mà tu về hành tướng nội, đó là hơi thở ra, hơi thở vô thì nó mới đúng, nó đúng cách. Đó là trên Tứ Niệm Xứ đã dạy như vậy.

Còn ở đây vào cái bài Thân Hành Niệm, thì chúng ta phải dạy ngay cái hành động ngoại trước, và hành động nội sau. Bởi vì hành động nội nó nhắc cho chúng ta để đi vào thiền định, để làm chủ được sự sống chết, vì vậy mà nương vào cái hành động nội này thì chúng ta sẽ khắc phục.

Như Thầy đã dạy Tứ Chánh Cần, thì chúng ta nương về hành động ngoại để mà ngăn chặn không cho các ác pháp sanh, và nương về hơi thở để ngăn chặn không cho các ác pháp sanh. Thì cái hành động nội và hành động ngoại chúng ta phải tu cái nào trước?

Bởi vì hành động nội nó rất khó, là vì chúng ta ngồi kiết già thì chúng ta không thể kéo dài cái thời gian dài một, hai tiếng đồng hồ không thể dài được. Thứ nhất, ngồi kiết già hai chân đau tê thì không thể ngồi rồi, mà bị thọ đánh thì không bao giờ mà còn nhiếp tâm ở trong tỉnh thức, ở trong hơi thở được. Chúng ta phải thấy cái kinh nghiệm dạy chúng ta biết điều đó mà.

Cho nên ở đây, mà nếu mà ngồi như vậy, hít thở như vậy, thì cái thời gian chúng ta chỉ có ngắn ba mươi phút mà thôi. Cái sức chúng ta mà người chưa ngồi thiền lâu, chưa ngồi kiết già lâu, ba mươi phút là chịu không muốn nổi rồi đó.

Đó là, bây giờ chúng ta, mà lại ngồi mà hít thở như vậy, thì chúng ta dễ bị hôn trầm, thùy miên, vô ký. Nghĩa là cái tâm mà chúng ta giữ cho nó hoàn toàn tỉnh giác, không có tạp niệm xen vào, để tỉnh thức, để ngăn chặn các ác pháp đó, thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ rơi vào hôn ký (hôn trầm, vô ký), thùy miên, không có thể nào trật được.

Cho nên chỉ có khi mà chúng ta đi kinh hành, lao động, thì chúng ta không bị rơi vào hôn trầm, vô ký, thùy miên, chúng ta không bị rơi.

Cho nên ở đây chúng ta thấy rằng, cái bài pháp mà do Đức Phật dạy như vậy là thiếu, thiếu trước, thiếu sau. Như vậy là người sau này đã kết tập, làm sai, không hiểu, không có kinh nghiệm, chớ ông Phật dạy không phải thiếu kinh nghiệm như thế này.

Nghĩa là ông Phật phải dạy cái nào trước, cái nào sau, còn cái này dạy như vậy là sai. Mặc dù là cái bài pháp nói đúng chớ không sai, nhưng mà điều kiện là thứ tự sắp xếp như vậy là sai. Cái người mà sắp xếp này là cái người không đúng.

Đó, Thầy mạnh dạn dám phê phán được cái sai, cái đúng, và Thầy nói rằng quý thầy đừng tin nơi cái miệng Thầy của nói, mà hãy suy ngẫm coi có đúng không? Qua sự kinh nghiệm của quý thầy, quý thầy suy ngẫm có đúng không?

Nếu quý thầy chưa có tỉnh thức bằng hành động bên ngoài, mà quý thầy vội tỉnh thức bằng hơi thở thì quý thầy sẽ bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, bởi vì hết vọng tưởng là quý thầy sẽ bị. Thầy nói quý thầy cứ rút tỉa kinh nghiệm coi có không? Còn quý thầy cứ đi kinh hành, cứ lao tác đi, quý thầy không rơi vào vô ký, hôn trầm, thì sức tỉnh thức các thầy càng ngày càng tăng lên.

Ông Phật dạy có kinh nghiệm hẳn hòi, đàng hoàng, nhưng người sau sắp xếp lại cái bài kinh này, là cái người sau làm sai. Đó là cái người không có kinh nghiệm, chớ không lý mà ông Ca Diếp không biết điều này để mà kết tập kinh điển bằng cách là lấy trái làm phải, lấy phải làm trái như thế này sao?

Cho nên chúng ta, nếu mà các thầy, các con, mà chúng ta có đủ cái Túc Mạng Minh, chúng ta trở về với cái thời quá khứ, chúng ta nghe cái bài pháp Thân Hành Niệm này Đức Phật đã dạy, thì chúng ta biết rằng đúng hay sai, và cái người mà viết lại cái bài kinh này sai hay đúng, chúng ta biết rõ.

Bây giờ một mình Thầy khó mà xác định, nhưng mà Thầy dám xác định ở đây trước quý thầy. Nhưng không phải là chỗ quý thầy đem cái bài kinh này ra mà nói người ta làm sai này kia. Quý thầy lấy chỗ nào chứng minh?

Cho nên quý thầy hãy tu như Thầy đi, rồi quý thầy trở về nghe Đức Phật Thích Ca nói lại cái bài kinh này, Thân Hành Niệm. Trong khi Đức Phật dạy cho một số Tỳ Kheo này thì quý thầy sẽ nghe rõ từng cái bài trước, bài sau rất rõ ràng, chớ không phải như thế này.

4- PHÁP ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ TRONG BÀI KINH THÂN HÀNH NIỆM

(18:43) Đây bây giờ Thầy nói về cái bài đầu tiên Thân Hành Niệm mà Đức Phật dạy là Chánh Niệm Hơi Thở. Thầy xin đọc tiếp:

Chánh niệm vị ấy thở vô, chánh niệm vị ấy thở ra”. Chánh niệm tức là biết cái hơi thở, biết cái hơi thở vô và biết cái hơi thở ra.

Hay thở vô dài, vị ấy biết tôi thở vô dài, hay thở ra dài, vị ấy biết tôi thở ra dài, hay thở vô ngắn, vị ấy biết tôi thở vô ngắn, hay thở ra ngắn vị ấy biết tôi thở ra ngắnCảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. An tịnh thân hành tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. An tịnh thân hành tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tỉnh. Như vậy, này các Thầy Tỳ Kheo, Tỳ Kheo tu tập Thân Hành Niệm.

(19:58) Cái bài pháp nó như vậy. Bây giờ Thầy sẽ giải thích cho các thầy thấy:

Chánh niệm vị ấy thở vô, chánh niệm vị ấy thở ra”, nghĩa là chánh niệm, tức là Đức Phật muốn nhắc là mình phải biết, chớ chưa có nhắc gì hết. Bây giờ mình hít vô, mình biết mình hít vô, mình thở ra, mình biết mình thở ra, gọi là chánh niệm.

Còn bây giờ kế thì Đức Phật dạy: “Thở vô dài, vị ấy biết tôi thở vô dài. Hay thở ra dài, vị ấy biết tôi thở ra dài”. Thì cái_“Tôi thở ra dài”_ hay là “Tôi thở vô ngắn” hay là “Tôi thở vô dài” thì cái thở ra thở vô, bắt đầu cái chữ chánh niệm là mình chỉ cần biết mà mình không có hướng tâm, mình không có nhắc. Mà đến cái chỗ mà “tôi thở vô dài, tôi biết tôi thở vô dài”, hay là “tôi thở ra dài, tôi biết tôi thở ra dài”, thì cái đó là pháp hướng kèm theo.

Cho nên nó thường đóng và nhấn mạnh cho chúng ta biết rằng cái chỗ đó, để mà chúng ta nhắc cái tâm của mình kèm theo cái pháp hướng.

Cho nên ở đây chúng ta mới thấy cái kế của Đức Phật dạy “cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô”, nghĩa là mình hít vô mình nhắc, bây giờ mình không có nhớ cái thân của mình là cảm giác như thế nào, nhưng mà nhắc cái thì mình thấy có cái cảm giác của cái thân của mình.

Cho nên “cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô, cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra”, phải không? Mình nhắc như vậy, làm cho cái tâm mình nó chú ý vào cái cảm giác của cái thân của mình trong lúc mình đang tu.

(21:53) Rồi “an tịnh thân hành tôi biết tôi thở vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Đó thì, cái bài pháp Đức Phật bảo mình nhắc mình như vậy để cho mình biết cái sự an tịnh.

Rồi “an tịnh thân hành”, thì ở đây chúng ta, do cái chỗ chúng ta tu tập cái thân, cho nên_“cảm giác toàn thân”, rồi“cảm giác an tịnh thân hành”_, thì rõ ràng là chúng ta đang tu tập ở trong cái thân hành.

Nhưng có cái bài pháp để sắp tới đây thì Thầy đọc tới, thì trong cái Thân Hành Niệm mà lại dạy nó lộn nữa. Ở đây thì “an tịnh thân hành” là đúng pháp, mà “an tịnh tâm hành” là sai. Mình đâu phải tu trên cái tâm hành, mà mình tu ở trên thân hành! Phải không. Mà mình nhắc “an tịnh tâm hành” là sai.

Hay hoặc “cảm giác toàn tâm tôi thở vô, cảm giác toàn tâm tôi thở ra”, thì cái đó là, ở đây không phải là cái Thân Hành Niệm mà cái Tâm Hành Niệm. Cho nên từng cái pháp, ở đây thì trong cái bài Thân Hành Niệm, nó có cả cái_“cảm giác tâm hành”_ thì Thầy sẽ đọc tới.

Cho nên ở đây, cái bài này nó rất đúng, là vì “cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra, cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô”, rồi “an tịnh thân hành tôi sẽ thở ra, an tịnh thân hành tôi sẽ thở vô.”

Ở đây mình đọc cái bài kinh mình phải thấy rõ, khi mà nói về thân hành thì cái cảm giác này, cảm giác của thân. Mà khi nói về tâm hành thì nó là cảm giác của tâm, hít vô, hít ra, nó do cái cảm giác của tâm.

Đó. Thì trong những cái, bây giờ đó, khi mà mình đã hướng tâm mình nhắc như vậy đó, thì vị ấy phải sống như thế nào? Sống tâm không phóng dật. Chứ không phải là mình phóng dật, mình phóng dật mà mình hướng tâm mình tu vậy không kết quả đâu.

(24:01) Cho nên Đức Phật dạy ở trong cái bài kinh này:

Trong khi vị ấy mà tu tập như vậy, thì cái tâm “không được phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, siêng năng.” Tức là nhiệt tâm, hãy đem hết cái sức nhiệt tâm của mình và tinh cần là siêng năng. “Các niệm và tư duy thuộc về thế tục đoạn trừ.” Lúc mà mình tu tập cái pháp hơi thở như vậy, thì mình đoạn trừ các cái pháp đó đi.

Thì sự thật ở đây, nó chưa phải là trên cái pháp Vô Lậu, mà nó cũng chưa phải là trên cái Tứ Niệm Xứ, mà nó chỉ mượn cái Thân Hành Niệm, mượn cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác ở trên cái hơi thở này, mà để tu tập, làm cho các ác pháp ngăn chặn không cho sanh khởi.

Mà ác pháp không cho sanh khởi, thì các thầy thấy cái câu chỗ này nè, thì tâm của người đó có phóng dật không? Không có phóng dật, phải không?

Cái tâm của người đó phải siêng năng rồi, thì những cái chuyện thế tục, những cái chuyện ham muốn, cái chuyện danh chuyện lợi, thì có đoạn trừ không? Lúc bấy giờ mà mình cứ giữ cái niệm hơi thở như vậy thì nó sẽ đoạn trừ tất cả những cái tâm đó.

Và vì vậy đó, mà mình an tọa ở trong cái chỗ tu hành của mình, mình ngồi nó rất là an ổn, chuyên nhất và định tỉnh. Cái tâm mình nó định tỉnh ở trong cái hơi thở đó. Như vậy là một cái vị Tỳ Kheo tu về thân.

Mà ở đây chúng ta lấy cái bài Thân Hành Niệm này, nó không phải độc lập là cái pháp Thân Hành Niệm, mà cái pháp này nó giúp cho chúng ta để đoạn trừ các pháp ác trong Tứ Chánh Cần.

Bởi vì khi mà cái tâm mình hướng ra hướng vô vậy, thì nó có một cái ý, nó có một cái gì mà nó nảy sanh ở trong đầu chúng ta được không? Mà nó không có nảy sanh ra được thì cái tâm có phóng dật không? Không có phóng dật nè. Phải không. Mà nó không có phóng dật, thì các cái việc về thế tục mà nó ham muốn đó, nó có đoạn trừ không? Nó đâu còn ở trong tâm của mình được nữa!

Cho nên nó cụ thể rõ ràng. Và vì vậy mà ác pháp không có sanh khởi được, và thiện pháp thì tăng trưởng. Đó. Thì ngay về cái hơi thở thì chúng ta đã tu tập được như vậy rồi.

5- PHÁP CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC TRONG BÀI KINH THÂN HÀNH NIỆM

(26:27) Thì bây giờ đến kế tiếp, thì Đức Phật lại dạy cái Thân Hành Ngoại đây. Thân Hành Nội, thay vì phải Thân Hành Ngoại đi trước mà Thân Hành Nội phải đi sau mới đúng cách. Bởi vì mình phải tu tập tỉnh thức, rồi mình mới ngồi lại mình mới tu tập mới được.

Bây giờ Đức Phật lại dạy tới cái Thân Hành Nội, thì trong khi ở đây, cái bài đầu tiên thì các thầy lại thấy nè: các vị Tỳ Kheo đi đến một khu rừng, hay đi đến một gốc cây, hay ngồi một ngôi nhà trống, rồi mới tu được cái hơi thở đó.

Mà nếu bây giờ “lại nữa”, cũng đang ngồi thì làm sao đi? Thì ở đây “lại nữa” là cái bài kế Đức Phật lại dạy Thân Hành Niệm này:

Lại nữa, này các Tỳ Kheo! Tỳ Kheo đi biết rằng tôi đi, hay đứng biết rằng tôi đứng, hay ngồi biết rằng tôi ngồi, hay nằm biết rằng tôi nằm. Thân thể được sử dụng như thế nào vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tỉnh. Như vậy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo tu tập Thân Hành Niệm”.

Như vậy là cái bài này ở cái đoạn sau này Thầy nói rằng, khi mà chúng ta thực hiện Tứ Chánh Cần thì cái chỗ mà “trong khi vị ấy sống không phóng dật”, chúng ta lúc bấy giờ có phóng dật không?

Bây giờ cái hành động Thầy đưa tay Thầy biết Thầy đưa tay nè, Thầy đi Thầy biết Thầy đi nè, Thầy ngồi Thầy biết Thầy ngồi nè, Thầy nói Thầy biết Thầy nói nè, Thầy nằm Thầy biết Thầy nằm nè, Thầy mặc y, Thầy mang bát Thầy biết nè. Mỗi hành động Thầy làm Thầy đều biết cái hành động đó. Cũng như bây giờ Thầy đang quét sân nè, Thầy biết Thầy đang quét sân. Mà Thầy sợ nó quên quét sân đi, Thầy nhắc “tôi quét sân tôi biết tôi quét sân”.

Thì như vậy luôn luôn lúc nào Thầy giữ gìn cái tâm của Thầy luôn luôn lúc nào cũng ở trong cái hành động của mình, thì như vậy là những việc dục lạc của thế tục nó còn cám dỗ Thầy được không? Tâm Thầy nó còn phóng ra theo các pháp được không? Nếu mà phóng ra thì nó là niệm ác mất rồi.

Cho nên áp dụng vào Tứ Chánh Cần thì chúng ta thấy rằng, trong cái Thân Hành Niệm nó làm chúng ta tỉnh táo, rất tỉnh táo và chúng ta đoạn dứt các pháp ác, chấm dứt các pháp ác không cho sanh khởi. Đó là cái pháp tu Thân Hành Niệm.

Và như vậy chúng ta, cái đầu tiên chúng ta thấy rằng, cái bài kinh này Đức Phật phải dạy cái đi, đứng, nằm, ngồi, hành động của chúng ta ở bên ngoài trước, thì tới cái hơi thở sau, là nó hay nhất. Bởi vì cái ngồi nó có thời gian ngắn, mà cái đi, mà làm tất cả những công việc nó có thời gian dài chúng ta để tập tỉnh thức.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo! Tỳ Kheo khi bước tới, bước lui, biết rõ mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ mình đang làm”. Nghĩa là biết mình đang ngó tới, ngó lui đó.

Khi co tay, khi duỗi tay biết rõ mình đang làm. Khi mang áo Tăng già lê, mang bát, mang y biết rõ mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm biết rõ mình đang làm.Khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng biết rõ mình đang làm.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tỉnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo tu tập Thân Hành Niệm”.

(29:47) Đó thi, rõ ràng là đây là cái phần mà chúng ta tu tập Thân Hành Niệm rất rõ mà. Nhưng mà đổi ngược lại, cái bài mà tu tập này nó sẽ nằm ở trước, cái thứ tự của nó phải trước, rồi sau đó chúng ta mới tu tập về hơi thở chỗ chúng ta tu về thân hành niệm. Thì cái đó nó hay, quá hay và tuyệt vời, đúng là biết cách sắp xếp cho từng giai đoạn tu trước, tu sau.

Còn bây giờ ngay vô tu hơi thở, thì người đó ngồi chút xíu là bắt đầu họ bị đau hay hoặc này kia, họ bất an rồi, họ bị thọ đánh rồi, rồi họ ngồi một hơi đó thì bắt đầu họ rơi vào vô ký, hôn trầm. Bởi vì đang ở trong cái chánh niệm thì họ không có vọng tưởng, thì họ cũng bị rơi vào vô ký, chừng đó họ biết ở đâu mà họ là chánh niệm được nữa? Đó họ mất đi. Cho nên đây là cái sai.

Mà khi mà tu tập cái Thân Hành Niệm Ngoại nó đã tỉnh thức rồi, bắt đầu họ ngồi nửa tiếng một tiếng là tỉnh thức, nó không bị rơi vào hôn trầm, thùy miên, vô ký.

Cái đó là những cái kinh nghiệm đã dạy mình, cho nên mình biết rằng khi mà bố cục một cái bài pháp thì phải cái pháp nào nói trước, cái pháp nào nói sau, bố cục như vậy là bố cục sai.

6- HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC PHÁP TU TRONG BÀI KINH THÂN HÀNH NIỆM

(30:54) “Lại nữa, này các thầy Tỳ Kheo, các thầy quán sát thân này, từ bàn chân trở lên trên cho đến đỉnh tóc, bao bọc bởi da chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu.

Này các Tỳ Kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng các loại hạt như gạo, lúa, đậu xanh, đậu mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt đổ các hột ấy ra mà quan sát: Đây là hạt gạo, đây là hạt lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hạt lúa đã xay rồi.

(32:01) Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, một Tỳ Kheo quán sát thân này từ dưới bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: Đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu.

Khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tỉnh. Như vậy, này các thầy Tỳ Kheo, Tỳ Kheo tu tập như vậy gọi là tu tập Thân Hành Niệm.”

Cái bài pháp này có phải Thân Hành Niệm không các thầy? Khi nghe như vậy có phải là Thân Hành Niệm không?

Bây giờ chúng ta ngồi đây, cái ý của chúng ta nè, quan sát cái thân này nè, như là một cái bao nó chứa nào là răng, móng, lông rồi thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, phèo, phổi, thì đây là cái bao nó chứa đầy đủ ở trong đó đủ thứ hết. Thì mình ngồi mình quan sát cái thân của mình, như vậy có phải là Thân Hành Niệm không?

Đối với bài kinh như thế này mà gọi nó là Thân Hành Niệm, thì các thầy có chấp nhận không? Như vậy có phải là cái người mà kết tập kinh điển này là kết tập sai không?

Thân Hành Niệm là cái thân phải có sự động của nó mới Thân Hành Niệm chớ? Còn này nó có động đâu. Cái ý của chúng ta đang quan sát cái thân, tức là quan sát cái thân của chúng ta. Nó như là một cái bao để chứa tất cả những cái đồ bất tịnh này, phải không? Như vậy là Định Vô Lậu quán bất tịnh chớ không phải là Thân Hành Niệm! Nó đâu phải là Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Bởi vậy khi đọc cái bài kinh chúng ta mới biết được cái bài kinh sai, bài kinh đúng. Mà đây là kinh Nguyên Thủy hẳn hòi, đàng hoàng, kinh Pali chớ đâu phải là kinh Đại Thừa đâu.

Còn nếu mà Đại Thừa mà Thầy đọc, bởi vì Thầy viết cái bộ Đường Về Xứ Phật mà trước đâyThầy bác biết bao nhiêu bài kinh của Đại Thừa không? Thầy đập xuống biết bao nhiêu! Nhưng bây giờ Thầy không có cho ra cái thứ đó đâu, nó động chạm biết bao nhiêu.

Còn đây là cái bài kinh Nguyên Thủy mà họ dám kết hợp vô như thế này để mà gọi là Thân Hành Niệm trong một cái bài như thế này. Thì thấy kiểu này là có phải cái bài Thân Hành Niệm không?

(34:29) Đây là Thầy muốn nói để cho chúng ta biết được cái sai cái đúng của kinh sách hiện giờ, là sai quá, người ta không có biết được cái đúng cái sai.

Mà đặt một cái tên Thân Hành Niệm là nó phải thực hiện. Hồi nãy Thầy có giải thích, từ cái tên của nó phải thực hiện cái hành động của nó ở trong cái pháp môn. Mà đây đặt cái tên của cái kinh này là Thân Hành Niệm, mà cái chỗ này có phải là Thân Hành Niệm không? Ngồi quán sát cái thân, cái thân nó cứng đờ đó chớ nó có rung động cái chỗ nào gọi là nó hành? Như vậy nó có đúng với cái tên không? Như vậy là sai.

Nó chỉ có một cái bài thứ nhất là hơi thở, một cái bài thứ hai là cái hành động của thân của chúng ta bên ngoài, đó là đúng, nhưng mà sự sắp xếp thì nó không đúng, cái trước cái sau.

Các thầy cứ lấy cái trí tuệ, cái suy nghĩ của mình, mà nghe những cái lời Thầy nói có đúng hay là sai. Chớ đừng có tin cái miệng của Thầy. Thầy nói theo cái ý của Thầy, cái sự hiểu biết của Thầy, còn quý thầy suy nghĩ cái lời của Thầy nói có đúng hay là sai. Bởi vì hầu hết quý thầy đều có một cái trí tuệ, ở trong cái trí tuệ.

Cho nên Phật ngày xưa cũng nói, ta nói đừng có tin ta, mà những gì ta nói mà làm có ích lợi, có sự giải thoát thì hãy tin, mà không có ích lợi, không có sự giải thoát, người ta chê, thì đừng có làm, nó không đúng đâu. Thì những lời mà Thầy nói ở đây thì các thầy còn suy nghĩ những cái lời Thầy nói đúng, sai.

Đó thì, toàn bộ cái bài kinh này nó rất nhiều chớ không phải. Họ nói kết hợp lại nó đủ các thứ ở trong này, nó tất cả những cái, thậm chí như Bốn Thiền nó cũng ghép vô đây nè, bốn cái định nó cũng ghép vô đây nè, mà nó nói gọi là Thân Hành Niệm của nó. Thì tất cả những cái này đều là cái sai của nó.

Thân Hành Niệm chỉ có một cái khoảng thời gian hành động nội và hành động ngoại, và nội, ngoại một lượt mà thôi. Cho nên trên Tứ Niệm Xứ, Thầy giảng về Tứ Niệm Xứ các con sẽ thấy rõ.

Ở trên Tứ Niệm Xứ, bắt đầu thì chúng ta tu về nhân tướng nó trước, rồi sau đó chúng ta mới tu về cái hành tướng của nó, thì hành tướng ngoại và hành tướng nội. Sau khi hành tướng ngoại và hành tướng nội xong rồi, thì chúng ta tu cái hành tướng nội và hành tướng ngoại đồng thời một lượt. Nó hai cái, vừa tu ở ngoại mà vừa tu ở trong nội nữa.

(36:38) Cũng như bây giờ quý thầy tu cái Chánh Niệm Tỉnh Giác, vừa đi mà vừa nương hơi thở, nó cả hai cái chớ không phải một cái, thành ra nội và ngoại.

Thì hơi thở của chúng ta như thế nào? Là nội phải không? Mà ngoại là hành động của chúng ta đi kinh hành, là ngoại. Lấy cái nội này, cái hành động nội này mà thực hiện với cái hành động ngoại kia, thì hai cái này nội ngoại đồng thời tu một lượt. Thì do đó không phải là sức tỉnh của chúng ta cao lên sao?

Cho nên ở trong Tứ Niệm Xứ xác định rõ mà, nội ngoại đồng tu mà. Còn bắt đầu tu cái ngoại, rồi tu cái nội, rồi mới nội ngoại đồng tu.

Thì ở đây nó có những cái sai, mà Thầy phải dạy để cho các con thấy rằng trong khi chúng ta phải lấy được những cái đúng, như thế nào đúng, để mà chúng ta tu tập. Chớ không phải đọc như thế này, cái bài kinh như thế này, rồi bắt đầu chúng ta ngồi đây mà quán bất tịnh.

Mà quán bất tịnh tức là tu Định Vô Lậu, tu Định Vô Lậu để đoạn diệt các pháp ác, đoạn dứt các pháp ác. Các pháp ác chưa sanh thì tu Chánh Niệm Tỉnh Giác và Định Niệm Hơi Thở để mà ngăn chặn không cho nó sanh. Các thầy hiểu chớ?

Bởi vì ngăn chặn tức là chúng ta tu ở trong tỉnh thức thì không có nó khởi ra được, phải không? Tỉnh thức ở trong hành động ngoại, tỉnh thức ở trong hành động nội, rồi tỉnh thức ở trong hành động nội và ngoại. Đó là như quý thầy kết hợp giữa cái hơi thở và cái bước đi kinh hành của mình hay việc làm của mình, đó là nội, ngoại.

Còn bây giờ mà quán bất tịnh tức là tu Định Vô Lậu, mà Vô Lậu là các pháp ác đã sanh, cho nên chúng ta phải đoạn diệt. Mà nó sanh ra cái pháp gì? Bây giờ nó chấp cái ngã nè, nó sân si, nó phiền não nè, thì chúng ta phải coi nó chấp cái thân này là ngã, hay là chấp cái tâm?

Mà nó chấp thân thì chúng ta mới quán bất tịnh, quán xem coi cái thân này, là cái bao da này nó sẽ chứa những cái gì, cái gì, hôi thúi bẩn thỉu như thế nào? Thì đó để mà chúng ta đoạn dứt cái chấp ngã của chúng ta.

Mà nó kiến chấp thì nó thuộc về tâm, thì chúng ta phải quan sát về cái tâm để mà chúng ta tu cái Định Vô Lậu, trên tâm quán tâm mà. Tu cái Định Vô Lậu để quét sạch cái kiến chấp của chúng ta, nó làm cho chúng ta đi vào đúng con đường của Đạo Phật.

Thì như vậy thì quý thầy thấy rằng, trong cái con đường tu tập của mình thì những cái bài kinh như vậy, thì chúng ta làm sao mà chúng ta tin nổi được mà chúng ta theo đó mà chúng ta tu?

Mà nếu mà cứ đọc cái bài kinh này Thân Hành Niệm rồi tôi tu đủ thứ cái này, tôi cứ đọc như vậy, mà cái danh từ mà đọc thì các thầy thấy, cái chỗ mà để mà khắc phục tham ưu, cái chỗ mà đoạn trừ các ác pháp, thì Đức Phật nói như thế này, chúng ta biết cái pháp nào mà chúng ta đoạn dứt nó nè:

(39:15) “Trong khi vị ấy sống không phóng dật”. Sông không phóng dật, bây giờ chúng ta sống không phóng dật chúng ta làm sao nè? Cái tâm mình nó cứ ngồi đây mà nó phóng nó nhớ cái này, nhớ cái kia, nó không phóng dật sao? Nó phóng dật đó chớ.

Vậy thì muốn không phóng dật thì phải làm sao? Thì rõ ràng là cái pháp hồi nãy mà chúng ta nương vào cái hơi thở, mà nương vào cái hành động đi thì cái tâm nó phóng được không, cái pháp đó nó làm cho tâm chúng ta có phóng được không?

Bây giờ chúng ta đang biết cái hơi thở nè, đang biết cái hành động đi, thì cái tâm nó còn cái chỗ nào mà nó phóng ra không? Thì nó có phóng dật đâu. Cho nên chúng ta nhiệt tâm, tinh cần ở trong những cái giữ gìn trong cái hành động, thì nó không còn cái kẽ hở, thì cái tâm nó không phóng dật.

Rồi bây giờ đó: “Các niệm và tư duy thuộc về thế tục”, tư duy tức là suy nghĩ các cái niệm, nó chưa có khởi ra. Vì cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác nó làm cho các pháp đoạn dứt đi, nó không có khởi ra được, thì chúng ta có pháp nào đâu mà chúng ta lại tư duy nó, suy nghĩ nó như cái Định Vô Lậu, để mà chúng ta đoạn trừ? Đó, cho nên chúng ta có đoạn trừ gì đâu.

Do cái pháp Chánh Niệm đó mà chúng ta ngăn chặn các pháp ác, thì pháp ác không cho sanh, cho nên chúng ta đâu có cái pháp nào mà chúng ta cần nó phải đoạn trừ. Do đó thì tâm của chúng ta như thế nào?

Bây giờ nội tâm chúng ta sẽ an trú, an tọa, chuyên nhất, định tỉnh. Rõ ràng là quý thầy cứ giữ gìn, vừa hơi thở mà vừa cái hành động đi, hay hoặc là trong hành động đi, hay hoặc là chuyên nhất một hơi thở. Thì do đó quý thầy có thấy cái tâm của mình chuyên nhất và định tỉnh không? Và có thấy cái sự an tọa cho cái sự ngồi hay hoặc là sự đi của mình an ổn không? Chắc chắn là sẽ có sự an ổn.

Đó thì, như vậy là chúng ta có cần quán xét đoạn trừ không? Mà ở đây thì viết như vậy. Bây giờ đã tu cái pháp đó rồi, mà bây giờ còn phải đoạn trừ nó thì cái bài kinh đó, như vậy là chúng ta đã có cái pháp, đã ngăn chặn, đã làm cho nó không sanh thì cái gì mà còn sanh ở trong này mà phải đoạn trừ?

Cho nên ở đây chúng ta có pháp chúng ta tu thì chúng ta không có còn lo lắng nữa.

(41:27) “Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày. Thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen, nát thối ra, Tỳ Kheo quán thân ấy như thân này, tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy.”

Nghĩa là mình quan sát cái thây ma phồng lên, như vậy là, bây giờ thì quý thầy thấy trong cái bài kinh này, nó là một cái quán sát, mà quan sát một cái thân sình hôi, thúi như vậy, để chúng ta tu phá cái ngã của chúng ta, chấp cái thân là cái ngã của mình. Như vậy là mình tu cái Định Vô Lậu chớ không phải là tu cái định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

7- TU TẬP BA LOẠI ĐỊNH TRONG PHÁP TỨ CHÁNH CẦN

(42:21) Cho nên ở đây mình biết rằng trong cái pháp Tứ Chánh Cần thì mình cần phải tu ba cái định, cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, một cái Định Niệm Hơi Thở, và một cái Định Vô Lậu. Có ba cái định, nhưng cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác và cái Định Niệm Hơi Thở là nó ngăn chặn các pháp ác, mà cái Định Vô Lậu thì nó đoạn dứt các pháp ác. Chúng ta phải hiểu được như vậy.

Thì ở đây thì chúng ta chỉ nói về Thân Hành Niệm, tức là chúng ta chỉ nói về cái phần hoạt động của cái thân, tu ở trong các hành động của cái thân, để ngăn chặn các pháp ác, chớ không phải tu ở trong cái Định Vô Lậu để mà quán xét, vì chưa tới cái phần này. Cho nên cái Định Vô Lậu thì phải nói trong cái phần khác, không phải nói ở trong cái Thân Hành Niệm, trong cái bài kinh này.

Cho nên ở đây tuy rằng chúng ta tu tập cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác và Định Niệm Hơi Thở thì như Thầy đã nhắc lại ở trong cái bài kinh này rồi, thì chúng ta đã thấy rằng từ cái hành động, đi, đứng, nằm, ngồi, co tay, mặc áo, ăn uống, tất cả mọi cái hành động đó đều là tỉnh thức trong cái hành động đó, gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Rồi đồng thời cái hơi thở ra biết thở ra, mà hơi thở vào biết vào đó, thì chúng ta biết được cái hơi thở ra, vào như vậy đó, đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác của cái hơi thở, mà cái danh từ của nó gọi là Định Niệm Hơi Thở, vì Định Niệm Hơi Thở Thầy đã nói nó là một cái trợ pháp để cho nó trợ các pháp khác. Sau này chúng ta nhập thiền định thì cũng đều nương vào cái hơi thở này mà chúng ta nhập các thiền định

(44:07) Nhưng đầu tiên mà chúng ta tu nó, thì đương nhiên được xem nó là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định chớ không phải là Định Niệm Hơi Thở. Bởi vì giúp cho chúng ta tỉnh thức ở trong cái hành động nội, mà hành động nội tức là hơi thở ra, hơi thở vô. Cho nên ở đây gọi nó là Định Niệm Hơi Thở thì cũng được, hay gọi nó là Chánh Niệm Tỉnh Giác trong nội thân của chúng ta thì cũng được.

Vì vậy cái bài kinh Thân Hành Niệm này, nó chỉ có hai phần, một cái phần hơi thở và một cái phần hành động thân của chúng ta, thì nó xác định cho chúng ta biết hai cái định đó để ngăn chặn các pháp ác ở trong Tứ Chánh Cần, nó không cho sanh ra.

Và đến cái Định Vô Lậu thì nó phải quán xét thân bất tịnh, những các pháp đều vô thường, khổ, không, vô ngã của nó, tất cả những cái pháp đều là nó không thường còn, cho nên làm cho tâm của chúng ta không dính mắc và chấp đắm. Đó là Định Vô Lậu để các pháp khác mà nó khởi trong đầu của chúng ta ra, thì ngay đó chúng ta phải quán sát nó, rồi chúng ta diệt xả nó đi, đoạn dứt nó đi, không được kéo dài nó, thì đó là chúng ta đã đoạn các pháp ác.

Như vậy khi mà ngăn chặn không cho các pháp ác sanh khởi, và đoạn dứt các pháp ác đã sanh khởi, thì chúng ta đã có ba cái định để mà chúng ta tu tập, để thực hiện được cái Tứ Chánh Cần.

8- THIỆN PHÁP LÀ THẬP THIỆN, KHÔNG PHẢI LÀM VIỆC TỪ THIỆN

(45:37) Mà khi thực hiện được Tứ Chánh Cần như vậy rồi thì ngày ngày chúng ta sống trong thiện pháp, mà trong thiện pháp thì cái thiện pháp đó thì như Thầy đã nói, Thầy xin nhắc lại, là cái thiện pháp đó nó không phải là một cái việc mà đi làm từ thiện như từ lâu tới giờ, như từ nào tới giờ.

Như các con, các thầy, như các,mấy cô ở đây tu hành thì nghe thiện pháp, thì người ta không biết là cái thiện nào đúng mà cái thiện nào sai. Nhưng không ngờ là cái tâm chúng ta hoàn toàn, nó không tham, không sân, không si, nó không ở trong cái ác, cái thập ác, thì nó là thiện pháp chớ đâu phải là cái chuyện ở ngoài kia mà đem vào nó là thiện pháp!

Chuyện ở ngoài mà đem vào thiện pháp, đó là chuyện phóng sanh, chuyện đem việc bố thí, từ thiện đó là chuyện ở ngoài. Còn cái chuyện thiện pháp ở trong của chúng ta nó là Thập Thiện, không tham, không sân, không si, không trộm cắp, không tà dâm, không sát sanh, không nói vọng ngữ, ác ngữ, lưỡng thiệt, không nói phiếm ngữ, thì tất cả những cái đó là những cái ác pháp.

Còn cái mà chúng ta hiện giờ đã giữ gìn được cái tâm của chúng ta không có sanh khởi những cái ác pháp đó thì tức là thiện pháp. Mà tăng trưởng cái thiện pháp đó ra, tức là chúng ta kéo dài cái thời gian của cái tâm của chúng ta không có ác pháp đó, thì tức là tăng trưởng thiện pháp.

Chứ không phải làm những cái việc từ thiện bên ngoài mà đem vào gọi là tăng trưởng thiện pháp. Như mua chim cá phóng sanh, bây giờ mua một con, hai con, ba con là ít, bây giờ mua nhiều gọi là tăng trưởng, không phải! Mua một trăm, hai trăm, một ngàn, một triệu con gọi là tăng trưởng, không phải! Cái chuyện đó không phải là cái chuyện làm của một người tu ở trong Tứ Chánh Cần.

9- TÌM HIỂU ĐÚNG ĐỂ TU TẬP CHO ĐÚNG

(47:35) Cho nên hiểu đúng thì nó sẽ được giải thoát, mà hiểu sai thì không giải thoát. Mà hiểu đúng thì tức là chúng ta có pháp môn tu tập đúng, đó là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, đó là Định Niệm Hơi Thở, đó là Định Vô Lậu.

Vì vậy nội ba cái định này nó đã giữ cho chúng ta thực hiện được thiện pháp ở trong tâm của mình, tức là thực hiện được sự giải thoát ở trong tâm của mình. Một người biết được cách thức tu tập Tứ Chánh Cần, thì Thầy tin rằng các thầy sẽ được giải thoát.

Và đồng thời hôm nay sẽ đem cái bài Thân Hành Niệm, tức là cái hành động của cái thân để mà chúng ta đặt cái niệm mà chúng ta tu Tứ Chánh Cần, như cái bài pháp Thân Hành Niệm mà Phật đã dạy ở Trung Bộ.

Nhưng vì cái bài kinh này nó lộn xộn, nó đủ cách của nó ở trong này, đủ thứ ở trong này, cho nên Thầy đọc ra để mà quán xét được cái sai của một kinh, và đồng thời để nhắc lại cái bài kinh Phật dạy, đúng như vậy là Thân Hành Niệm, còn những cái khác thì chưa phải là Thân Hành Niệm.

Để chúng ta biết sau này, vì cái thời gian mà các con tu xong rồi, các con cần nghiên cứu kinh sách này nọ, đọc lại tất cả những kinh sách hết. Nghĩa là…​

HẾT BĂNG