27- ĐỨC PHẬT CHỈ CHẤP NHẬN NGHỀ ĂN XIN
PHÁP HÀNH 27- ĐỨC PHẬT CHỈ CHẤP NHẬN NGHỀ ĂN XIN
PHÁP HÀNH 27 - ĐỨC PHẬT CHỈ CHẤP NHẬN NGHỀ ĂN XIN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 1998
1- CHỊU ĐỰNG KHỔ THỌ TẬN CÙNG NHỜ THẤU SUỐT LÝ VÔ THƯỜNG
(0:00) “Vị ấy rõ biết, tôi cảm giác một cảm giác thọ tận cùng của sức chịu đựng của thân.
Khi vị ấy cảm giác một cảm giác thọ tận cùng của sức chịu đựng của sinh mệnh, vị ấy biết rõ tôi cảm giác một cảm giác thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mệnh.
Khi thân hoại mạng chung, vị ấy biết rõ ở đây tất cả mọi cảm thọ đều không có gì được hân hoan và sẽ trở thành mát lạnh.”
Đó là cái câu nói như vậy. Khi mà chúng ta tu được như vậy, mà chúng ta đã quán thấy được cái vô thường của các thọ này, chúng ta không có vui mừng, không sợ hãi trước nó, cho nên đau đến đỗi, cái mức độ đau mà cái cảm giác thọ tận cùng sức chịu đựng của mình.
Còn cái thọ lạc thì chúng ta có gì mà phải chịu đựng tận cùng của thân đâu. Đây là cái cảm thọ, mà cảm thọ khổ, cho nên cái sức chịu đựng tận cùng của thân. Mà khi mà chúng ta đã biết nó là vô thường rồi, thì chúng ta không có chấp trước nó, cho nên nó đau mặc nó, nó đâu có gì đâu.
Đó là cái chỗ, cái con đường mà đi qua từ Không Vô Biên Xứ này, thì chúng ta không thoát khỏi cái cảnh đau khổ này, các thầy hiểu.
Nhưng mà chúng ta đi qua cái chỗ con đường Tứ Thiền, bốn cái thiền, từ Tam Thiền, từ cái Nhị Thiền mà đi qua cái chỗ Tam Thiền, Tứ Thiền đó, thì Đức Phật không có dạy cái bài chịu đựng cái sự khổ đau này bằng một cách như vậy.
Nhưng mà ở đây, khi mà chúng ta đi qua cái ngả này, thì bây giờ chúng ta phải quán xét được cái thọ, lấy cái thọ mà đặt ở trên cái Tứ Niệm Xứ Thọ của chúng ta đó, mà chúng ta quán xét nó.
Để rồi chúng ta, do chúng ta thấu suốt được cái lý vô thường của nó, mà khi chúng ta đã nhập được các định này, từ cái định Không Vô Biên Xứ, cho đến cái định Diệt Thọ Tưởng Định, thì lúc bây giờ chúng ta mới quán xét nó, quán xét nó để rồi chúng ta có một cái sức chịu đựng tận cùng của cái thân của chúng ta, cái sự sinh mạng chịu tận cùng, cái sự đau khổ của cái thọ đó (với) chúng ta.
(01:50) Cho nên tất cả mọi cảm thọ đó, nó không còn làm cho chúng ta vui mừng mà nó cũng không làm cho chúng ta sợ hãi nữa, vì vậy mà nó trở thành mát lạnh, các thầy thấy chưa?
Đó, cho tới khi mà thân hoại mạng chung thì lúc bấy giờ, chúng ta sẽ thấy được cái cảm giác đó nó hoàn toàn, nó không có lôi cuốn chúng ta được chỗ nào hết, cho nên nó trở thành mát lạnh.
Vì vậy cho nên một cái người mà nhập Diệt Thọ Tưởng Định đó, thì lúc bây giờ họ nhập vào cái định đó thì không có một cái thọ nào mà tác động được họ, nhưng mà khi mà họ còn sống bình thường mà không nhập Diệt Thọ Tưởng Định, thì họ phải thấy được cái thọ là vô thường để rồi họ không dính mắc.
Ba cái thọ này họ hoàn toàn họ không bị dính mắc cái thọ nào hết, thì lúc bây giờ họ mới có một cái sự chịu đựng của cái thân đau khổ đến tận cùng. Khi mà thân hoại mạng chung, họ thấy nó trở thành mát lạnh, nó không còn đau nhức họ nữa. Chớ còn không khéo thì chúng ta cắn răng mà chịu đựng đau, rồi chết một cách rất là đau khổ.
“Ví như, này các thầy Tỳ Kheo, do duyên dầu, duyên tim, một cây đèn dầu được cháy sáng. Nếu dầu và tim của ngọn đèn ấy đi đến tiêu diệt, nhiên liệu không được mang đến thì ngọn đèn sẽ tắt.
Cũng vậy này các thầy Tỳ-kheo, khi Tỳ-kheo cảm giác, một cảm giác thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy biết rõ tôi cảm giác một cảm giác thọ tận cùng sức chịu đựng của thân.
Khi vị Tỳ-kheo cảm giác một cảm giác thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mệnh, vị ấy biết rõ tôi cảm giác một cảm giác tận cùng sức chịu đựng của sinh mệnh.
Khi thân hoại mạng chung, vị ấy biết rõ ở đây tất cả những gì được cảm thọ đều không có gì được hân hoan, sợ hãi và sẽ trở thành mát lạnh”
(03:34) Đó thì, cái bài kinh dạy chúng ta biết, khi mà chúng ta tu cái ngả này thì chúng ta phải thấu suốt được cái lý thọ vô thường để chúng ta chịu đựng được những cái cảm thọ mà không đau khổ nữa.
Còn ở bên kia, thì bây giờ cái thân của chúng ta nếu mà nhập Tứ Thiền rồi, cái thân chúng ta đau nhức chỗ nào chúng ta ra lệnh là đuổi đi sạch. Bởi vì làm chủ nhân quả làm chủ sanh tử mà, cái mục đích chúng ta làm chủ được cái bệnh cái chết mà. Cho nên chúng ta ở chỗ đó mà chúng ta ra lệnh là cái bệnh khổ chúng ta không còn có nữa.
Còn nếu mà chúng ta đi cái ngõ này, thì chúng ta chịu đau, nhưng mà chúng ta đã hiểu biết, thấm được cái lý vô thường của các thọ, cho nên nó cũng làm cho chúng ta đau khổ nhưng mà nó không làm cho tâm chúng ta dao động, cho nên chúng ta thấy nó mát lạnh, không có gì hết.
2- NHẬP TỨ THIỀN XONG THÌ DỄ DÀNG NHẬP CÁC ĐỊNH KHÁC
(04:17) Đến đây là cái bài Định Niệm Hơi Thở, là coi như chúng ta đã xong. Vì cái con đường của Định Niệm Hơi Thở ở đây, nó sẽ chia chúng ta làm hai ngõ mà để chúng ta thấy: một cái ngõ nó đi vào cái thiền định như các vị Thiền Đông Độ đã tu, đó là cái ngõ đi vào các định tưởng, còn một cái ngõ đi vào các định, cũng từ cái Định Niệm Hơi Thở mà nó chia ra làm hai ngõ để chúng ta thấy rõ.
Còn cái ngõ Thiền Đông Độ thì nó không nương vào cái Định Niệm Hơi Thở, mà nó chỉ nhập vào, may mắn thì nó rơi vào, mà không may mắn thì coi như là nó vô ký, nó ngoan không. Và suốt cuộc đời nó thì nó chẳng đi tới đâu hết, nó chỉ diệt Tầm Tứ được mà thôi, chứ còn không có tới đâu được nữa hết.
Nó cũng không làm chủ được cái gì hết, nó chỉ ngỡ tưởng đó là cái Phật Tánh, rồi chỉ có đem ra một cái tưởng là Thức Vô Biên Xứ, tức là ý thức của chúng ta, cái tâm của chúng ta nó phủ trùm vạn hữu, có như vậy rồi tưởng tượng ra mà thôi.
Cho nên ở đây chúng ta thấy hai cái ngõ để mà chúng ta đi vào cái con đường thiền định của Phật rất rõ. Từ Nhị Thiền đi qua Tam Thiền thì nó là một ngõ rồi, một ngõ nó đi vào cái Định Hữu Sắc, còn một ngõ từ Nhị Thiền chúng ta đi qua bốn cái Định Vô Sắc cho đến Diệt Thọ Tưởng Định, đó là nó thuộc về định tưởng thuộc về định tâm của chúng ta. Cho nên hai cái ngõ này rất rõ ràng.
Còn cái ngõ kia đi vào cái làm chủ được sanh lão bệnh tử. Bởi vì sanh lão bệnh tử nó nằm ở trên Hữu Sắc của chúng ta, nằm trên Tứ Niệm Xứ của chúng ta,
Cho nên có thân, thì nó phải có cái cuộc sống. Thì cuộc sống nó phải có những người này, người kia, có thương có ghét, có giận có hờn, có bàn có ghế, có tủ, có nhà, có quần áo, có ăn uống, cho nên những cái này nó làm cho chúng ta khổ gọi là Sanh.
(05:52) Mà chúng ta làm chủ được cái này tức là chúng ta ly dục, ly ác pháp. Cho nên từ cái đường này mà chúng ta đi vào thì chúng ta làm chủ được cái bệnh, cái già, từ cái bệnh rồi cái chết của chúng ta. Cho nên bốn cái sự đau khổ kiếp người chúng ta đã giải quyết ở trong con đường này.
Cho nên bây giờ chúng ta không có đi qua cái đường nhập các cái loại định tưởng này, chúng ta chẳng cần nhập nó thì chúng ta cũng làm chủ như thường. Đó, chúng ta cũng chẳng làm sao hết.
Nhưng khi mà chúng ta ở cái trạng thái nhập được Tứ Thiền rồi, mà bắt đầu bây giờ chúng ta không cần phải đi qua cái Không Vô Biên Xứ cho đến Thức Vô Biên Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ rồi mới đến định Diệt Thọ Tưởng Định, chúng ta không cần phải đi qua chỗ này mà nhập cái Diệt Thọ Tưởng Định.
Chúng ta chỉ cần ra khỏi cái trạng thái của Tứ Thiền, ở vào hơi thở, dùng pháp hướng, ngay đó chúng ta sẽ diệt được ý hành, mà ý hành tức là Diệt Thọ Tưởng Định. Thân hành chúng ta còn diệt được huống hồ là ý hành chúng ta diệt không được sao?
Cho nên từ cái chỗ Tứ Thiền chúng ta ra cái lộ trình hơi thở, rồi từ hơi thở đó, bởi vì Định Niệm Hơi Thở là cái đường quan trọng mà, cho nên chúng ta nương vào cái Định Niệm Hơi Thở.
Thì bây giờ chúng ta muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì chúng ta ra lệnh rằng “Cái tưởng và cái thọ phải diệt, phải tịnh chỉ!”, chúng ta ra lệnh như vậy và chúng ta cứ thở ra thở vô, rồi chúng ta hướng tâm thở ra thở vô. Đến khi mà hoàn toàn là cái ý hành chúng ta diệt, với thọ nó ngưng hoàn toàn thì tức là chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định.
Chớ đâu cần chúng ta phải nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ rồi mới nhập Diệt Thọ Tưởng Định đâu, nó đâu có như vậy.
Nói chung là bây giờ chúng ta nhập Tứ Thiền rồi, cái lực đạo chúng ta có, chúng ta muốn nhập Hư Không Vô Biên Xứ, chúng ta chỉ cần ra lệnh cái tâm chúng ta cũng sẽ vào đó liền tức khắc.
Nghĩa là chúng ta ở trong cái trạng thái Tứ Thiền, ở Nhị Thiền, là bây giờ chúng ta ra khỏi cái trạng thái Tứ Thiền, bây giờ chúng ta nương vào hơi thở, ở ngay cái trạng thái của Nhị Thiền, thì ngay đó là chúng ta ra hơi thở, tức là chúng ta ra cái đường hơi thở, vì vậy mà chúng ta không còn ở trong Tứ Thiền nữa.
(07:39) Thì lúc bây giờ, đương nhiên là ở trên đường hơi thở chớ không phải là ở trong Nhị Thiền.
Nhưng mà cái chỗ mà chúng ta nhập Tứ Thiền thì Tầm Tứ chúng ta không có, mà Nhị Thiền thì Tầm Tứ cũng không có, mà Tam Thiền Tầm Tứ không có, cho nên chúng ta ra hơi thở là Tầm Tứ chúng ta cũng không có đâu.
Vì vậy mà chúng ta chỉ cần ra lệnh hướng tâm thì nhập hư Không Vô Biên Xứ cũng vẫn dễ dàng, mà nhập Thức Vô Biên Xứ cũng dễ dàng, mà nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ cũng dễ dàng, không còn khó.
Còn ở chỗ Nhị Thiền mà đi ra nhập cái Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ đều là rất khó, phải hướng tâm rất nhiều.
Đó là cách thức của chúng ta, nếu mà nhập Tứ Thiền xong thì cái đạo lực của chúng ta rất mạnh, hướng tâm chúng ta nhập vào cái định nào, cái Định Vô Sắc nào nó cũng vẫn theo chúng ta.
Cho nên từ đó chúng ta ở cái chỗ trạng thái của Tứ Thiền mà đi ra, để mà nhập cái Diệt Tưởng Định thì rất dễ, chỉ cần hướng tâm, cũng như là chúng ta hướng tâm Tam Minh hay là Tứ Như Ý Túc mà thôi.
3- GIỮ GÌN GIỚI LUẬT THÌ TU TẬP MỚI CÓ KẾT QUẢ
(8:24) Đó thì hôm nay cái bài Định Niệm Hơi Thở, để thấy rằng cái trợ pháp này nó giúp cho chúng ta tu tập ở trên Tứ Niệm Xứ, ở trong một cái giai đoạn, chứ không phải như cái Định Vô Lậu mà trong bài kinh Tứ Niệm Xứ đã dạy trước mà Thầy đã dạy các thầy.
Là trong cái bài kinh mà dạy ở trên thân quán thân tu về Tứ Niệm Xứ đó, thì nó mới dạy đó là giai đoạn thứ nhứt của Tứ Niệm Xứ mà thôi. Nghĩa là nó dạy cho chúng ta khắc phục tham ưu ở trong cái chỗ ly dục, ly ác pháp, nhưng mà không phải có một cái chỗ mà quán thân hay quán thọ.
Ở trên pháp mà tu về nhân tướng đó để mà tu cái Định Vô Lậu như vậy là (chưa) diệt được đâu.
(09:00) Trước khi tu cái Định Vô Lậu này thì các thầy phải tu, phải giữ gìn giới luật, phải sống thiểu dục tri túc, phải phòng hộ sáu căn bằng giới bổn, tất cả những cái này quý thầy phải khép chặt mình ở trong cái khuôn khổ của giới luật hết.
Do đó các thầy còn phải tu tập Tứ Chánh Cần, do tu tập Tứ Chánh Cần rồi thì các thầy mới tiếp tục, mấy thầy mới tu Tứ Niệm Xứ, mới có đạt được kết quả. Chớ còn ngay vào mà quý thầy tu Tứ Niệm Xứ kể như là các thầy không đạt kết quả.
Nghĩa là con đường tu nó phải có pháp nào tu trước, pháp nào tu sau, như vậy là quý thầy cũng như là các con cũng đã hiểu rõ, rất là rõ ràng. Nghĩa là muốn tu theo đạo Phật thì cái pháp nào tu trước.
Giới luật là pháp chúng ta phải sống, phải lấy nó phòng hộ, phải sống đời sống thiểu dục tri túc, không phải đồ đạc chúng ta nhiều, dẹp bỏ hết, ba y một bát mà thôi.
Đó là một cái đời sống tìm cái sự giải thoát chớ không phải cái đời sống tìm dục lạc của thế gian. Nếu tìm dục lạc thế gian thì chúng ta có đủ đồ, có đủ cái vật chất như thế gian thì cái chuyện đó tu không bao giờ thành tựu, không bao giờ giải thoát.
Cho nên phải sống thiểu dục tri túc, phải sống đúng cái đời sống, phải sống độc cư không có nói chuyện, sống trầm lặng một mình.
Do vì vậy mà chúng ta thực hiện Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là bốn pháp mà thầy đã nhắc nhở là rất cần thiết hàng ngày, hàng giờ, hàng phút để mà chúng ta tu. Như vậy nó mới ngăn ngừa, nó mới đoạn dứt các pháp ác, nó mới ly dục, ly ác pháp được chớ?
Còn nếu mà chúng ta không Tứ Chánh Cần, làm sao mà chúng ta đoạn dứt được ác pháp? Mà không đoạn dứt, không ly được ác pháp thì làm sao mà chúng ta ly dục, ly ác pháp mà nhập Sơ Thiền được?
Đó, thì nó rõ ràng cách thức các pháp nó đã đầy đủ, Thầy kê như vậy là không bao giờ mà các thầy đi sai con đường của đạo Phật chút nào hết. Từ lâu tới giờ các thầy cứ lo hít thở đếm sổ tức, tùy tức hay hoặc tu định. Định gì? Khi mà cái đời sống của quý thầy chẳng ra gì thì cái định gì, nó là định ma, định tà chớ đâu phải là Chánh Định?
4- GIẢI THOÁT ĐAU KHỔ LÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT
(10:44) Mà muốn tu đúng để mà nhắm vào cái mục đích như là Chánh Đức đã hỏi: cái mục đích của đạo Phật, chủ đích của nó là cái gì? Là nhắm vào bốn cái sự đau khổ của con người để mà giải thoát bốn cái sự khổ đó, cho nên làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi là cái mục đích của đạo Phật.
Chớ đâu phải là mục đích của đạo Phật đi tìm Cõi Cực Lạc mà để về đó hưởng lạc. Hễ hưởng lạc thì thôi bây giờ chúng ta cố gắng mà làm ra tiền mà hưởng, thiếu gì thực phẩm ăn, thiếu gì sữa bơ mà không hưởng, để đi lên Cực Lạc biết nó có ở trển không? Nhiều khi chúng ta tưởng tượng chứ lên trển đá cọc sỏi cục không, ăn làm sao được. Cho nên ở đây bây giờ sữa bơ thiếu gì, thôi đi tìm dục lạc ở đó đi, còn đi tìm chi trên Cõi Cực Lạc mà làm gì!
Cho nên ở đây phải nói cái gì thực tế là thực tế, mục đích chính của đạo Phật mà chúng ta nhắm đúng, thì chúng ta sẽ tu ngay đúng cái pháp, thì chúng ta sẽ giải quyết được cái sự giải thoát của chính chúng ta. Còn nếu mà chúng ta tu sai, thì tức là chúng ta sẽ không giải quyết được cái sự tu hành của chính mình.
Cho nên ở đây thì các thầy và các con phải biết rằng cái chủ đích của chúng ta phải nhắm vào cái chỗ nào. Cho nên ở đây các con thấy, như Chánh Đức đã nhắc lại, cái Tu viện của Thầy, Thầy đặt là Tu viện chớ không bao giờ đặt Thiền viện.
Bởi vì tu vốn là làm sao gọt rửa cho sạch những cái ô nhiễm, cái dơ bẩn ở trong tâm của chúng ta, để mà chúng ta quét sạch những cái tham ô của chúng ta, những cái bất tịnh ở trong tâm của chúng ta, trong thân của chúng ta. Cho nên vì vậy mà cái Tu viện là cái nơi tu tập để mà nạo sạch, còn Thiền viện để mà nhập thiền định.
Mà ở đây cái thiền định của Phật, nó đã mười sáu cái loại thiền định chớ đâu phải một loại thiền định. (12:24) Như cô Út hỏi vậy, cái thiền định mà bất động tâm như thế nào, thiền định bất động thân như thế nào? Rồi đây thầy sẽ giảng cho các con thấy những cái thiền định đó nó sẽ hỗ trợ trên bước đường tu tập như thế nào.
Sao có người ngồi thiền cái tâm (thân) lúc lắc lúc lắc hoài vậy là thiền định gì? Thiền định sao lại thân động? Mà có người ngồi thiền lại là tâm hướng ra cái này, hướng ra cái kia, hướng ra cái nọ, nhớ cái này, nhớ kia, thì tâm đó là tâm động chớ làm sao mà gọi là thiền định?
Cho nên tất cả những cái này thì chúng ta phải học hiểu hết. Đạo Phật nó có mười sáu cái loại định chớ không phải là một cái thứ thiền định.
Cho nên cái định nào tu ở chỗ nào, định nào tu trước, định nào tu sau, cách thức đó được Đức Phật đã sắp xếp ở trong kinh rất rõ ràng. Nhưng mà vì người sau, người ta không biết cách người ta kết tập kinh sách, người ta làm lộn xị xà ngầu ở trong này nè, bây giờ đọc ở đâu chúng ta cũng không biết hết.
Bây giờ Thầy đọc ra thì các thầy sẽ thấy rõ, Thầy giải thích ra mới thấy rõ cái đường đi, nó có từng cái thiền định, nó từng cái giai đoạn, mình phải tu cái gì trước cái gì sau rất rõ ràng, mình mới đạt được. Khi không mà vào ngồi mà ức chế tâm, bảo hết vọng tưởng để rồi nhập định, thì nhập định gì đó? Cho nên đó là những cái sai, nó không đúng cách.
5- TU TẬP THỰC TẾ CỤ THỂ, KHÔNG XA VỜI
(13:30) Bây giờ thì chúng ta đã học hết cái bài Định Niệm Hơi Thở, thì kế tới chắc chắn là thầy sẽ dạy cái Tứ Thánh Định. Bây giờ coi như là cái Tứ Niệm Xứ là hết cái hơi thở rồi, thì đương nhiên là chúng ta đã học xong cái Tứ Niệm Xứ, các hành ở trên Tứ Niệm Xứ, thì các thầy triển khai ra thêm.
Còn nếu không, thì Thầy sau khi mà Thầy viết ra cái tập Đường Về Xứ Phật tập ba, tập bốn thì Thầy nói về cái pháp Tứ Niệm Xứ, thì Thầy triển khai ra chi tiết hơn, còn bây giờ nói thì nó mất nhiều thì giờ.
Thầy chỉ mong sao trong nửa tháng, một tháng là Thầy sẽ giảng xong hết các pháp hành. Cho nên cứ một ngày nghỉ thì một ngày Thầy sẽ giảng cho các thầy, để cho chúng ta thu ngắn cái thời gian hiểu biết các cái pháp tu tập của Phật.
(14:20) Bây giờ thì chúng ta sẽ, ngày mốt chúng ta sẽ học Tứ Thánh Định, bắt đầu chúng ta học vào Sơ Thiền trước rồi mới học vào Nhị Thiền rồi học vào Tam Thiền, Tứ Thiền.
Và cái bốn thiền này nó sẽ đặt đâu ở trên Tứ Niệm Xứ, thì chừng đó Thầy sẽ chỉ dạy cho các thầy, các con sẽ biết cách thức mà đặt bốn thiền này ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Bởi vì ngoài Tứ Niệm Xứ thì không có thiền pháp nào mà đặt ở trên, ở ngoài cái chỗ đó mà tu hết.
Cho nên hầu hết là các thầy cũng như là các con cũng nghĩ tưởng rằng mình tu để mà giải thoát, mà không ngờ mình lại phải tu ngay chỗ cái đối tượng của thân, thọ, tâm, pháp của mình.
Thì nơi đó là nơi mình làm cho nó sạch sẽ, nơi đó mình làm cho nó được nhập định, nơi đó mình làm cho nó được đủ cái quyền lực, đủ cái đạo lực để cho mình thực hiện cái sự làm chủ sanh tử luân hồi của chính mình, chớ không phải là chỗ nào khác hơn hết.
Không phải đặt những cái chỗ xa vời, không có đặt cái chỗ mà vô hình vô tướng được, mà đặt ngay cái chỗ thực tế cụ thể.
Đó là cái điều kiện, mà hôm nay các thầy được dự cái pháp hành của Phật đã dạy từ cách đây hai ngàn năm trăm bốn mươi mấy năm nay, mà hôm nay Thầy triển khai lại để cho nó có thấy cái đường đi rất là thực tế và cụ thể.
Chớ không như các nhà học giả nói một cách ú ớ, một cách loanh quanh làm cho người ta tu tập chẳng đến đâu hết, rồi lạc ở bên các định tưởng cũng chẳng biết, lạc bên cái nào cũng không biết.
Đến những cái thiền mà có giá trị thì lại hạ nó xuống, vì mình không biết thì nói không biết, không dám nói mình không biết, cho nên chỉ hạ nó xuống là Thiền Phàm Phu, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Ngoại Đạo, thì tất cả những cái này là cái lỗi lầm của các vị đó, các vị đó phải chịu gánh một trách nhiệm. Và một trách nhiệm đó để lại cho đời sau chúng ta biết bao nhiêu sự đau khổ, biết bao nhiêu người ham tu mà rốt cuộc rồi chẳng tới đâu hết.
6- ĐỨC PHẬT CHỈ CHẤP NHẬN NGHỀ ĂN XIN
(15:58) Như bây giờ, vì cái sự không tin tưởng ở Thầy, vì cái hoàn cảnh không thuận tiện cho các con mà các con còn phải nấu bếp, còn phải lo củi lo đuốc, cho nên các con khó mà đi sâu vào con đường thiền định của đạo Phật.
Vì ngày xưa Đức Phật biết rất rõ, cho nên chấp nhận cái nghề hèn mọn nhất là cái nghề đi xin. Một ngày mình có xin, người ta có cho ăn no thì mình ăn no, mà người ta có dở, cho dở ăn dở, mà có không cho thì mình cũng đành chịu thôi, chớ không bao giờ than phiền. Bởi vì khi Đức Phật hồi còn tại thế, Đức Phật cũng vẫn bị người ta mạ nhục trên cái vấn đề đi xin chớ đâu phải không.
La Hầu La là đứa con của Đức Phật mà khi đi xin còn bị chúng quăng sỏi đá, còn sủa chó cắn, thì chúng ta nghĩ trong cái thời chúng ta, thì chúng ta thấy cái ngã, bản ngã mình quá lớn cho nên mình không dám đi xin mà thôi. Chứ sự thật nếu mà cái hoàn cảnh xã hội cho phép thì chúng ta vẫn vui vẻ đi xin.
Để làm gì? Để chúng ta không có nấu cơm, để chúng ta không chặt củi, để chúng ta ở trong một khu rừng nào đó, mà chúng ta không lao động một cái gì hết, mục đích của Thầy là vậy.
Nhưng sự thật ra, bây giờ chúng ta làm sao được chuyện này? Chúng ta phải làm, nhưng chúng ta làm, nhưng chúng ta có pháp tu chớ không phải không có pháp tu, giai đoạn nào thì chúng ta tu theo giai đoạn nấy.
Ngày xưa Đức Phật đi khất thực có nghĩa là đâu phải không đi, phải đi. Đi tức là phải có hành động, mà phải có hành động tức là phải có sự tu ở trong đó, tu trong hành động. Cho nên nhiều khi các con nghe Thầy nói rồi các con nghĩ mình tu ở trong mọi hành động của mình, mình thấy nó khó. Thật sự khó hơn, khó lắm, không phải dễ.
Chúng ta tập trung chúng ta đi kinh hành hoặc là chúng ta đi tới đi lui, thì nó dễ dàng hơn khi mà chúng ta làm việc có trách nhiệm. Các con thấy tự nhiên các con phải có cái trách nhiệm ở trong cái việc làm.
Thí dụ bây giờ các con chặt cây củi thì phải chặt hết cây củi chứ không lẽ chặt nửa cây củi sao, phải không? Các con phải chặt hết, có trách nhiệm trong đó.
Bây giờ nấu nồi cơm, các con có trách nhiệm là phải nấu chín chứ không lẽ nấu sống sao? Hay hoặc là nấu khét sao? Nhưng mà cái hoàn cảnh đâu có cho phép mình được, nếu mà mình không nấu, ai nấu cho mình ăn đâu?
Ngày xưa Đức Phật cũng làm vậy, còn chúng ta bây giờ làm không được, là vì chúng ta không thể nào được.
(17:59) Cho nên có nhiều người nghĩ rằng tôi vào trong thất tôi ngồi tu, có người đem cơm nước đến, cái đó là sai, càng còn sai nữa, ngồi trong thất mà tu kiểu này thì lại sai nữa.
Tại sao vậy, tại vì mình hiểu như vậy sai, Đức Phật ngày xưa còn phải đi xin ăn, còn mình ngồi trong thất có người hầu hạ, coi chừng mình xem mình là Phật, cho nên có người đem cơm cho mình ăn, thì lại mình còn sai nữa.
Cho nên ngày xưa Đức Phật đi xin ăn thì người ta vẫn mắng Phật mà, người ta vẫn chửi Phật mà, mà chính ông Phật đâu có nhờ một vị Tỳ Kheo nào đi xin cho ông Phật ăn đâu, chính ông Phật cũng phải mang bát đi từng nhà để mà xin cơm ăn.
Đó thì các con thấy, lẽ ra ông Phật thì các vị Tỳ Kheo khác xin về, xin nhiều hơn một chút đem về sớt cho Phật, Phật khỏi đi chớ gì?
Mình là đấng giáo chủ, còn tất cả các chúng thì họ đều xin cho Phật, thì cái đó là đương nhiên rồi, một người một nắm cơm, mà bây giờ một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ Kheo, mà một ngàn hai trăm năm chục nắm cơm như vậy Đức Phật ăn sao hết? Một người chỉ chia cho Đức Phật một cọng rau lang nhỏ vậy thôi thì mười Đức Phật ăn cũng không hết nữa, thì có gì mà Đức Phật phải đi xin?
Nhưng mà Đức Phật đi xin để thực hiện được cái gì? Đó, thực hiện được cái tâm giải thoát của mình, mà thực hiện được cái sự hành động, hành động đi xin của mình, tức là trong việc làm của mình, mình không làm thì không ăn, mà mình có đi xin thì mình mới có ăn, còn mình ngồi không thì mình đâu có ăn.
Nhưng như vậy thì các con thấy, trong khi cần thiết mà nhập những cái định thì hai người đi xin cho bốn người ăn.
Các con thấy trong cái thời Đức Phật, nó rất rõ, là trong năm cái vị Tỳ Kheo, mà năm anh em Kiều Trần Như là năm vị Tỳ Kheo là đệ tử của Phật đầu tiên đó, khi đó bấy giờ Đức Phật phải không, và trở về với năm vị đó là sáu người.
Đức Phật dạy cho năm vị đó đã thấu suốt được cái lý Diệu Đế, bấy giờ họ đã thấu suốt. nhưng mà cái thiền định thì họ chưa xong, cho nên vì vậy mà hai người đi xin cho bốn người ăn. Các con thấy, hai người đi xin cho bốn người ăn, vì vậy những cái người mà được những vị Tỳ Kheo kia xin về cho ăn để mà họ đang nỗ lực tu thiền định. Trong những lúc nhập định họ làm sao họ đi xin?
(19:54) Còn những lúc mà tu về cái Định Vô Lậu, Chánh Niệm Tỉnh Giác để cho mình, hay hoặc là Định Niệm Hơi Thở để cho mình ngăn chặn ác pháp và diệt cái ngã, xả tâm ly dục, ly ác pháp, thì mình tu ở trong cái hành động phải đi kinh hành, để người ta chửi mắng, người ta mắng mỏ mình.
Bữa nay chỗ này không chửi, chứ ngày mai đi chỗ khác họ chửi,. Hoặc mình đi sớm quá họ cũng chửi nữa, hoặc mình đi trễ quá họ cũng chửi nữa: “Tôi trông chờ, tôi trông chờ thầy, sư đi đến mà tôi sớt bát, mà tới giờ này thầy mới đến! Cho thầy mà thầy còn vậy đó!” thì người ta cũng mắng mình được à, người ta kiếm chuyện mình cũng dễ dàng lắm.
Cho nên mình là người tu, do đó lấy cái đối tượng đó mà tu, để mà xả tâm.
Còn mình ở đây, thật sự ra mình có những cái đối tượng, mình vừa làm mình vừa tu thì trong cái giai đoạn này rất tốt. Nhưng các con bị những cái đối tượng này quá nhiều làm cho tâm mấy con chao đảo. Rồi mấy con, có đứa thì ráng xả được, còn có đứa thì e ấp ở trong lòng, rồi sợ hãi, rồi cứ tùy thuận để mà sống cho qua ngày.
Cho nên cái sự e ấp, cái sự sợ hãi đó làm cho các con không giải thoát được. Mình không còn có sợ hãi gì, sự tu hành chẳng có gì hết, nhưng mà không sợ hãi, nhưng mà rất tùy thuận, rất nhẫn nhục để xả tâm mình.
Cái mục đích của mình có đối tượng để làm cho mình xả tâm, thì mình nỗ lực mình xả tâm. Đừng có thấy đó là ác pháp, mà thấy đó là thiện pháp giúp cho mình vượt qua những cái khổ.
Như ông Phú Lâu Na đã nói rất rõ mà, người ta chửi mắng mình là người ta còn thương mình mà, người ta chưa có ghét mình. Người ta lấy sỏi đá người ta mới ném mình, Đức Phật hỏi ông thì ông cũng nói còn thương ông mà, chưa có lấy gậy gộc đánh ông mà. Người ta lấy gậy gộc đánh ông còn thương ông mà, chưa có giết ông mà. Người ta lấy gươm đao người ta giết ông, thì ông còn nói người ta thương ông mà!
(21:22) Còn lúc này bây giờ người ta giúp cho mình những cái phiền não, những cái này kia để quét sạch ra, thì đó là cách thức người ta thương chứ người ta chưa có giết mình chết bao giờ đâu. Thế mà mình ôm hận, mình buồn rầu, mình phiền não, thì tức là mình nghĩ sai hết rồi, mình nghĩ sai.
Mà Thầy đã từng dạy phải biết nhìn nó là nhân quả, mà nhìn nó bằng ác với thiện mà thôi, để cứu mình chớ gì! Không chịu nghe để rồi cứ chịu đựng rồi phiền não.
Cho đến giờ này thì các con thấy, rõ ràng là Đức Phật dạy Tứ Chánh Cần là gì? Ngăn ác, diệt ác để tăng thiện, sống trong thiện pháp. Đó thì các con cũng thấy rằng, cái con đường tu là phải nhắm cho đúng cái chỗ tu, lấy cái thiện pháp làm cái nền tảng, tức là lấy cuộc sống giới luật mà làm nền tảng, để chúng ta đứng ở trên thiện mà chúng ta vượt tất cả ác, nhờ thiện mà vượt ác.
Rồi từ đó mà vượt ác được thì nhân quả chúng ta, hoàn toàn là chúng ta đâu có dính mắc ở trong thiện, cho nên chúng ta lại vượt qua khỏi cái thiện nữa. Chúng ta đâu phải tu để mà cầu phước báo, để mà giàu sang, để mà tiền bạc nhiều, để mà chùa to tháp lớn, để mà đầy đủ phước lộc.
Cho nên có nhiều người cứ nói: “Tôi nhờ tu mà bây giờ chùa tôi mới cất sang dữ vậy. Nhờ tu hành mà bây giờ tôi mới có tiền sống như thế này, thế khác, nhờ phước tu!”
Sự thật đó là một cái đọa địa ngục của họ mà không thấy, cái cửa địa ngục đang mở họ, trong khi họ sống dục lạc là cửa địa ngục đã mở, họ đã chạy theo dục lạc là cửa địa ngục đã mở. Nhưng mà người thế gian thì thấy đó là hạnh phúc, chớ còn cái người tu người ta thấy đó là cái địa ngục. Biết bao nhiêu sự đau khổ của con người ở trong cái sự giàu sang vui sướng kia mà.
Tổng thống kia mà họ còn đâu có sung sướng gì? Mặc dù cái danh của họ như vậy nhưng trong tâm họ rất lo lắng, không biết là quốc dân như thế nào, họ sẽ chống đối mình như thế nào bằng cách này, bằng cách khác.
Họ chỉ nghĩ đến mình là một cái người lớn, một người cai trị một đất nước là vinh hạnh, sự thật đâu có vinh hạnh gì đâu. Thầy thấy hoàn toàn là cái sự khổ đau của họ chứ đâu phải.
7- LẬP CHƯƠNG TRÌNH, ĐƯỜNG LỐI TU CHO ĐÚNG
(23:05) Cho nên phải nghĩ cho tận cùng để biết con đường chúng ta tu hành nó phải tu như thế nào đúng và tu như thế nào sai. Mà chính cái chủ đích mà chúng ta đã nhắm, tức là chúng ta phải biết cái thiền nào, cái pháp nào để nhắm vào cái chủ đích, và tu cái pháp nào trước, tu pháp nào sau.
Và phải biết cái sức của chúng ta tu cái gì, làm được bao nhiêu. Nghĩa là bây giờ chúng ta không thể ngồi một giờ, mà chúng ta tu một giờ là sai. Bây giờ chúng ta biết cái sức của chúng ta tu, năm phút chưa được mà chúng ta tu năm phút là chúng ta sai.
Chúng ta phải biết được cái sức của mình, sức của mình tu một phút thì mình tu một phút, năm phút là tu năm phút, mà mười phút là tu mười phút, từ cái chỗ tu đó chúng ta tăng dần lên thì chúng ta sẽ đạt được kết quả. Còn bây giờ chúng ta tu ba mươi phút, một giờ, hai giờ, mà rốt cuộc rồi cái chất lượng chẳng có gì hết thì bây giờ tu mười năm, ngàn năm cũng chẳng đi tới đâu hết.
Đó là những cái điều mà Thầy nhắc đi nhắc lại rất nhiều, mà tại sao quý thầy không có lập cái chương trình, cái phương hướng, cái cách thức tu để cho nó phù hợp với mình.
Ngồi mà suy ngẫm lại cái cơ thể của mình, cái khả năng của mình nó phải tu bao nhiêu giờ trong một ngày một đêm, bao nhiêu phút trong một ngày một đêm? Rồi tu cái pháp đó nó phù hợp với mình không, nó có thấy được giải thoát không? Nếu không giải thoát thì mình phải chấp nhận cái pháp nào?
Chẳng hạn bây giờ giới luật mình chưa nghiêm túc, tâm mình còn bị ham ăn, thích ngủ thì mình phải giữ gìn như thế nào trong những cái này. (24:25) Thì tất cả những cái thiền định kia mình đâu có quan tâm đến nhiều đâu, mình cũng chỉ tu cầm chừng thôi, như Chánh Niệm Tỉnh Giác mình cũng tập, Định Niệm Hơi Thở mình cũng tập, nhưng mà cái mục đích chính là mình phải giữ gìn giới luật, đừng có ăn phi thời.
Thì bây giờ mình thấy mình ăn ngày một bữa chưa sẵn, tâm mình còn tham muốn ăn mà. Mặc dù mình ăn ở đây một bữa nhưng mà cái tâm mình còn thèm ăn, thì tức là mình phải tìm cách mình khắc phục cái tâm của mình. Đây là cái thân bị trói buộc không cho ăn nhiều bữa, nhưng trói vậy cái tâm nó vẫn buông lung, nó còn thấy ăn nó thích, do đó mình phải tu cái này chớ?
Tại sao mình nỗ lực mình tu cái Chánh Niệm Tỉnh Thức, mình tu cái Định Niệm Hơi Thở, mình tu cho nhiều mà cái chỗ mà đáng tu là mình không tu, mình không khắc phục được cái tâm tham ăn của mình? Mình không suy nghĩ đến cái chỗ đó, cho nên cái mình đang làm thì mình phải làm cho được.
Bây giờ cái tâm mình nó ham nói chuyện nè, nó thích làm cái chuyện này chuyện kia, nó sanh ra chuyện này chuyện kia, thì mình nghĩ rằng: đây là mình chạy theo cái tâm dục, mình phải xả nó!
Xả nó bằng cách nào? Phải dừng lại, làm ít lại, không được làm nhiều, làm không được say mê trong công việc làm. Đấy là lo tu để cứu cánh để giải thoát cho mình sớm ngày nào tốt ngày nấy.
Tại sao chúng tôi say mê trong việc làm, việc làm này nó có cứu chúng ta ra khỏi được sanh, lão, bệnh, tử không? Hay là nó dẫn chúng ta đi vào trong cái mê hồn trận? Mê làm để mà quên đi cái nỗi cô đơn, nỗi khổ, nỗi dằn vặt của bao nhiêu cái sự việc của thế gian!
Cho nên có nhiều người lấy rượu mà quên đi sầu, còn có nhiều người lấy việc làm để quên cô đơn, quên sầu, cái đó có hơn gì? Đều là nằm ở trong các pháp của thế gian, để mà tránh né mà thôi.
Chúng ta không! Chúng ta làm, bây giờ chúng ta làm, làm để tu, chứ không phải làm để mà có ra tiền ra bạc để sống.
Chúng ta xin ăn để mà giải thoát. Giải thoát để mà làm gương cho người khác người ta buông xả ra để mà người ta được giải thoát, để tâm hồn họ đừng có nghĩ rằng những người tu như vậy là họ ích kỷ. Họ không ích kỷ, họ xả hết để mà giải thoát, họ làm chủ được sanh tử.
Chớ không phải chúng tôi tu mà chúng tôi không làm chủ sanh tử, thì chúng tôi bỏ hết để mà có lợi ích gì cho chúng tôi mà lợi ích cho mọi người? Mà chính chúng tôi làm chủ sanh tử được, chúng tôi đòi quyền làm chủ sanh tử được, tức là chúng tôi làm gương cho các người, vì các người đang chạy ở trong cái vòng sanh tử, không làm chủ được nó, còn chúng tôi thoát ra khỏi cái vòng sanh tử.
Cho nên vì vậy các người hãy đi vào con đường chúng tôi, xả bỏ hết! Nhưng mà xả bỏ có lợi ích cho thế gian chứ không phải xả bỏ một cách là tiêu cực.
Đó là những cái điều mà chúng ta cần phải biết và cần phải học, cần phải suy nghĩ.
(26:43) Các con, các thầy nỗ lực mà tu đúng như lời Thầy dạy, có cái định hướng, có cái phương cách, có cái chiến thuật, chiến lược, cách thức tu hành hẳn hòi thì thời gian rất nhanh cho quý vị, thời gian sẽ thu ngắn lại để cho quý vị được giải thoát hoàn toàn, không còn khổ đau.
Còn nếu mà cứ kéo dài mãi, kéo dài mãi mà không biết cái ngày nào mình được giải thoát, thì nghe lời Phật dạy, nghe lời Thầy nói mà rốt cuộc rồi mình chẳng có tới đâu, uổng phí cuộc đời mình.
Cho nên chỉ cần phải nỗ lực, đã tu thì phải nỗ lực hết mình. Đừng để cho cái tâm của mình, cái thân của mình nó nửa nạc nửa mỡ, tức là nửa đời nửa đạo, mà đời là ra đời, đạo ra đạo.
Thật sự, tu là nỗ lực thật sự, một giờ mà tu qua, một phút mà tu qua phải đạt được một cái gì mà chúng ta phải muốn ở đó. Nghĩa là cái ước muốn của mình mà, trong cái bài kinh rõ ràng là Phật dạy ước muốn mà, các thầy, các con không nhớ, Phật dạy ước muốn cái điều đó.
Bây giờ mình ước muốn cái gì? Mình ước muốn làm sao làm chủ được cái sống chết này, mình ước muốn làm sao mà cái tâm mình không còn tham, sân, si nữa, thì cái sự ước muốn này mình phải thực hiện được.
Mà ước muốn thì phải nỗ lực, nỗ lực bằng cách nào? Nỗ lực cho đúng pháp! Mà nỗ lực sai pháp thì có được không? Không bao giờ được!
(28:00) Cho nên ở đây Thầy khuyên là quý thầy và các con hãy cố gắng, nếu không biết Phật pháp, mà đã biết Phật pháp thì ráng nỗ lực!
Và những cái tài liệu mà Thầy trả lời cho các con thì Thầy sẽ cho photo để mà gởi cho các con mỗi người. Và những cái tài liệu này còn rất nhiều. Chân Thành, cái tài liệu mà Chân Thành hỏi Thầy thì thầy chưa có photo ra được nữa, cho nên hôm nay thì Thầy sẽ cho photo ra rồi Thầy sẽ cho mỗi người một bản.
Về rồi đọc lại, nghiền ngẫm lại những cái gì mà Thầy đã dạy ở trong này. Những gì mà các con đã hỏi Thầy để rồi các con nương vào chỗ mà các con đã được ghi chép thành và được nghe lời giảng của Thầy.
Rồi từ đó về mà lập thành một cái chương trình tu tập của mình, lập thành một cái phương hướng vạch cho mình rõ một cái đường lối tu tập, cái gì trước cái gì sau. Rồi bắt đầu thực hiện là phải gói ghém mình trong những cái kỷ luật, khép mình ở trong những cái khuôn khổ hẳn hòi.
8- PHÂN BIỆT SÚC SINH, NGƯỜI VÀ BẬC THÁNH NHỜ GIỚI LUẬT
(28:58) Sau này cái cuốn giới luật của Phật đầu tiên ra đời, Thầy sẽ chỉ dạy cho các con cái giới đức và cái giới hạnh của bậc Thánh hiền ở chỗ nào, mà trong giới luật của Phật đều chỉ cho chúng ta để trở thành những bậc Thánh.
Như Thầy đã nói, chúng ta là những loài động vật, từ động vật chúng ta mới đi ra con người. Vậy thì con người chúng ta là động vật, mà chúng ta con người hơn động vật ở chỗ nào? Hơn ở chỗ là chúng ta biết xấu hổ, còn con vật không biết xấu hổ.
Còn những bậc Thánh thì vượt qua cái chỗ xấu hổ này, họ vượt qua, họ không còn làm những cái điều bất tịnh, một cái điều ô uế, một cái điều dơ bẩn, họ vượt ra khỏi những cái điều dơ bẩn này, cho nên họ là những bậc Thánh.
Thì chúng ta là những người mà muốn làm Thánh, chớ không phải làm phàm phu tục tử, không phải làm con vật.
Cho nên những con người mà từ một con người mà tâm ham dâm, thì cái người đó họ mang lớp người mà tâm là con thú. Còn một con thú mà thân mang cái lớp thú mà tâm không ham dâm, một con vật mà không ham dâm thì đó là một con người mà mang lớp thú. Còn một con người mà tâm vượt ra khỏi tâm dâm thì đó là cái đức Thánh, là bậc Thánh, người ta không còn dâm.
Nó rõ ràng nó phân biệt để chúng ta thấy được, từ con vật, mà con vật nào là Thánh, mà con vật nào là người, mà con vật nào là con vật, nó chỉ ngăn cách có một tí xíu mà thôi. Nhìn thấy thì chúng ta phân biệt được người nào là Thánh, người nào là người mà người nào là con vật.
Đó thì trong cái giới luật nó sẽ chỉ định từ cái hành động oai nghi của chúng ta để chứng tỏ là bậc Thánh phải có những cái oai nghi nào, cái tế hạnh nào. Còn phàm phu thì họ sống như thế nào, lời nói ngôn ngữ họ như thế nào, oai nghi tế hạnh của người phàm phu như thế nào, còn cái bậc Thánh nó không phải giống như người phàm phu.
Chúng ta học những cái giới luật của Phật thì chúng ta biết được những cái đức và cái hạnh của một cái người tu, của một bậc Thánh, chớ không phải là cái bậc phàm phu.
(31:02) Cho nên học giới luật mới thấy được những cái hành động của bậc Thánh, còn nếu mà chúng ta không học giới luật thì chúng ta thấy như là cái pháp luật trói buộc chúng ta để làm khổ chúng ta.
Chúng ta muốn làm Thánh thì chúng ta phải có những oai nghi, tế hạnh của bậc Thánh, không lẽ làm Thánh mà là một con người tầm thường, là một con người phàm phu? Cho nên hành động chúng ta sẽ khác xa, vì vậy mà từ cái học bộ giới luật rồi thì các thầy, các con cũng sẽ thấy mình nó có thăng tiến, dù là chưa phải là Thánh nhưng ít ra chúng ta cũng hơn con.
Đến đây Thầy xin chấm dứt vì hôm nay thì đi nhiều công việc, mà Thầy cũng ráng cố gắng không bỏ giờ hôm nay tu tập để làm cho mấy con không có mất giờ, và cái sự tu tập của chúng ta đến đây cũng tạm vừa phải cho cái thời gian.
9- CHỈ CÓ TỨ THÁNH ĐỊNH MỚI GIẢI THOÁT ĐƯỢC SANH LÃO BỆNH TỬ
(31:52) Nay Thầy sẽ tiếp tục cái bài học. Hôm nay Thầy dạy tới Tứ Thánh Định. Vì Tứ Niệm Xứ đã học xong nhưng điều kiện nó còn nhiều cái chưa hiểu cho nên do đó thì có thầy Chân Huệ có hỏi Thầy.
Nhưng trước khi giải thích những cái điều mà chưa hiểu này, bởi vì coi vậy chứ Tứ Thánh Định là một cái pháp môn tuyệt vời trong đạo Phật. Chính từ bốn nơi này mà cái người tu theo đạo Phật được thành tựu, giải thoát được sanh lão bệnh tử, cũng bốn cái nơi này, chớ không phải ngoài bốn cái nơi khác mà tu tập mà thành tựu.
Ví dụ như Tịnh Độ thì tu ở cái Cõi Cực Lạc để trông về Cõi Cực Lạc, thì nó không phải là ở trong Tứ Thánh Định này, giải thoát bốn cái chỗ này, để mà giải thoát, cho nên nó lại là xa lìa bốn cái chỗ này. Còn chúng ta thì ngay trên bốn chỗ này mà tu tập để làm cho nó thanh tịnh, để giải thoát được nó.
Cho nên bốn Thánh Định, tuy rằng những cái danh từ dùng rất là đơn giản ở trong đó, nhưng chúng ta lầm lạc là chúng ta sẽ tu sai. Cho nên mặc dù là kinh sách của Phật dạy rất nhiều, nói về cái Tứ Niệm Xứ này, hầu hết là có nhiều nhà học giả, giảng rất nhiều cái Tứ Niệm Xứ nhưng không lột trần được cái pháp hành, cái cách thức tu cho đúng cách, chỉ ở trên ngôn ngữ mà giảng.
Cho nên ở chỗ này thì Thiện Huệ (Chân Huệ) có hỏi Thầy một vài từ mà nó không hiểu, bởi vì coi vậy chớ nó khó hiểu, rất là khó hiểu, nếu không phải là một người mà có kinh nghiệm tu chứng thì không hiểu nổi Tứ Niệm Xứ.
Cho nên ở đây pháp Tứ Niệm Xứ thì rõ ràng là kinh sách đều là có nhan nhản, người giảng dạy thì cũng nhiều, nhưng mà giảng ở ngoài cái lớp da chứ không thể nào mà giảng ở trong, nhiều khi giảng sai mà không biết mình sai nữa.
10- KHÔNG HIỂU NHÂN QUẢ NÊN PHẢI ĐAU KHỔ, LUÂN HỒI
(33:51) Nhưng trước khi để trả lời những cái câu hỏi của Chân Huệ, thì Thầy sẽ nhắc lại. Có một cái điều mà hầu như là Thầy rất là tha thiết, mong cho có cái ngày nào đó để được rảnh rang mà mình ghi lại cái đạo đức nhân quả, để hầu giúp cho con người ở trên cái thế gian này được thoát ra cái cảnh khổ của cái nội tâm của họ, và họ tạo được cái nhân lành để cái quả phước họ sẽ hưởng.
Nhưng vì không có cái thời gian, hiện giờ thấy những người mà tu theo đạo Phật nó có những cái sai, cái lầm lạc, mà không ngay cái chỗ sai lầm lạc này để sửa đổi, mà đi giảng cái đạo đức nhân quả thì nó lại xa lìa cái thực tế của những vị tu sĩ.
Cho nên Thầy chỉ mong ngày nào đó có một cái dịp mà Thầy sẽ soạn lại cái giáo trình, cái đạo đức nhân quả, cái đạo đức mà mình không làm khổ ai mà cũng không làm khổ mình, cái đạo đức thật là tuyệt vời mà của đạo Phật.
Phật đã khám phá ra được cái đạo đức đó, nhưng người ta không triển khai nổi cái đạo đức đó để giúp cho con người thoát ra cảnh khổ.
Nói chung con người sanh ra trong cái cuộc đời này thì chắc chắn ai cũng là người chịu khổ, không có ai là người không chịu khổ. Cho nên người ta nhiều khi người ta đặt cái câu hỏi: con người từ đâu sinh ra? Chết rồi đi về đâu? Sống để làm gì?
Ở trong cái thế gian này chỉ một trăm năm, rồi cứ mãi tiếp diễn từ cái thân trăm năm này hay hoặc là sáu bảy chục năm rồi lại chết, rồi lại tiếp tục nữa và cứ như vậy để làm gì, có ích lợi gì mà cứ mãi lăn lộn ở trong cái luân hồi như vậy?
Ở đây thì Thầy chỉ trả lời qua một cái, một người Phật tử có một cái tâm trạng đau buồn, nên khi hiểu được cái tâm trạng đó thì Thầy có lấy một vài khía cạnh nhỏ của cái đạo đức nhân quả mà có lời khuyên, cũng như Thầy khuyên chung các thầy và các con ở đây.
Đây là cái bài mà Thầy khuyên đây:
(36:12) “Con người từ nhân quả, sống trong nhân quả, chết về nhân quả.”
Nếu mà đọc cái câu vậy thì người ta rất là khó hiểu, nếu mà không có Thầy dạy, Thầy giảng ra thì rất là khó hiểu. “Con người từ nhân quả”, vậy thì chúng ta biết từ nhân quả sanh ra là như thế nào mà sanh ra?
Nhân quả thì chúng ta biết rằng, cái đường đi của nhân quả nó sẽ diễn biến ở trong cái thân hành, khẩu hành và ý hành. Cái thân hành và khẩu hành, ý hành. Cái ý hành là cái ý mình khởi mình muốn, ham muốn cái này, ham muốn cái kia, đó là là cái ý hành. Còn cái khẩu hành là cái lời nói mình nói ra, và cái thân hành là cái hành động làm của mình.
Đó là từ ba cái chỗ đó là cái con đường diễn biến, cái con đường hành động, cái con đường của nhân quả đi. Cho nên nói rằng con người từ nhân quả, thật sự chúng ta chết đi rồi không còn có gì hết, hoàn toàn do từ nhân quả sanh ra.
Nếu cha mẹ chúng ta không có một cái hành động vô minh trong cái tình ái thì hai người này làm sao mà kết duyên, rồi làm sao mà ở với nhau mới sanh chúng ta ra?
Do cái hành động vô minh đó, tưởng đó là cái hạnh phúc, không ngờ đó là một cái cái hành động vô minh cho nên họ mới, Vô Minh mới sanh Hành. Do cái sự vô minh không hiểu, tưởng là ái dục là một cái hạnh phúc, cho nên họ mới tìm đến nhau, để rồi gặp nhau họ mới có những cái hành động sai lạc đó để đem ra cái nỗi khổ của con người.
Từ đó mới là có cái hành động Vô Minh sanh Hành, do cái hành động sai đó nó mới có cái Thức, phải không? Do đó nó mới có cái thức, chớ không phải là cái thức, cái thần thức nó đã sẵn có ở đâu, nó chui vào đó để mà đầu thai.
Cho nên do cái hành động vô minh của cha mẹ mình mới có mình đây. Nếu cha mẹ mình mà sáng suốt thông minh, biết chỗ ái dục đó là khổ, họ chấm dứt ngay thì làm sao có chúng ta đây? Làm sao có nhân quả tiếp tục mà để có chúng ta? Thì từ đó con người sẽ tái sanh bằng cách nào? Bằng cách hoá sanh chứ không phải bằng cách ở trong nhân quả.
Đó thì hôm nay Thầy nói để chúng ta biết rằng con người từ nhân quả sanh, rõ ràng là hành động do vô minh, chúng ta tham dục, tham ái cho nên nó mới sanh chúng ta, chớ còn nếu mà không có tham dục tham ái làm sao sanh chúng ta được? Đó.
(38:27) Thì cái hành động, cái sự không hiểu biết gọi là Vô Minh. Do cái sự vô minh đó, không biết cho nên mới lầm chấp, cho nên vì vậy mới chạy theo, tưởng đó là hạnh phúc, nhưng cuối cùng lại sanh ra một người thứ hai, thứ ba, thứ tư, đều là thọ khổ.
Chúng ta sanh ra làm người, chúng ta thấy có vui không? Mà tại sao cha mẹ lại sanh ra bao nhiêu người để cho nó khổ như thế này? Sao lại không chấm dứt cái nỗi khổ đó đi, lại còn ham muốn làm gì để cho mà khổ cả bao nhiêu người? Có đứa con nào sanh ra đời mà nói tôi hạnh phúc, tôi ở thiên đàng đâu, đều là đứa con cực khổ!
Thì ở đây Thầy đại khái để chúng ta thấy từ nhân quả sanh ra đó, cho nên Thập Nhị Nhân Duyên rất rõ ràng.
Và Thầy nhắc lại, hầu hết là các thầy giảng về Thập Nhị Nhân Duyên chia làm ba thời gian: thời gian từ quá khứ, rồi cái thời gian hiện tại và cái thời gian tương lai. Chia cái nhân duyên ra, mười hai nhân duyên này chia làm ba thời như vậy là cái người đó giảng kinh pháp, giảng Phật pháp không thông suốt.
Mà hầu hết là Thầy thấy các cái bảng mà giảng về Thập Nhị Nhân Duyên đều là chia cái thời gian ba thời. Mười Hai Nhân Duyên nó hợp lại để nó thành ra cái thân của chúng ta, nó không phải trong ba thời đâu mà ngay trong hiện tại này.
Mười Hai Nhân Duyên xác định cho chúng ta biết rằng cái cuộc sống của chúng ta giống như là cái thân Ngũ Uẩn, bởi vì Ngũ Duyên tức là Ngũ Uẩn, mà Thập Nhị Nhân Duyên là mười hai nhân duyên. Mà hai mươi mốt duyên, có cái bài kinh về hai mươi mốt duyên, hai mươi ba duyên nữa chớ không phải là có Thập Nhị Nhân Duyên không.
Cho nên trong kinh Đức Phật dạy là chúng ta là do duyên hợp, mà bây giờ duyên hợp nó mới trở thành ra cái thế giới khổ. Đó là cái nhân duyên, vì vậy mà cái sự giảng về Thập Nhị Nhân Duyên, hầu hết là các học giả đều là giảng sai hết, đã chia các (duyên).
Cho nên không thấy cái câu Đức Phật nói “Sanh đã tận Phạm Hạnh mới xong”. Người ta chia cái Sanh với cái Lão Bệnh, là cho nó ở cái vị lai chớ không phải ở trong hiện tại. Mà chính trong hiện tại, mà nếu mà cái đời sống của chúng ta, Sanh là cái đời sống, mà họ nghĩ là cái sanh tử, thì đó là một cái sai của họ, cho nên vì vậy mà cái duyên Sanh mà đoạn dứt thì mình mới chấm dứt được cái Bệnh Tử.
Còn bây giờ người ta đứng ở trên cái Vô Minh, người ta đứng ở chỗ Vô Minh để người ta đi tìm cái Minh, để người ta phá cái Vô Minh đi, để người ta giải quyết tất cả những duyên khác, thì cái này nó không đúng con đường của Phật pháp.
(40:44) Phật pháp nói ngay vô đầu, một cái người mà cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, rõ ràng là cái người muốn đi theo đạo Phật là đã duyên Sanh đã đoạn đó.
Sống không gia đình, không nhà cửa nghĩa là sống không có người thân. Không gia đình có nghĩa là không vợ con đâu, mà không gia đình có nghĩa đây là cắt đứt tất cả những cái ái kiết sử của chúng ta, tức là cha mẹ, anh em, chị em tất cả cắt đứt hết, hoàn toàn không còn thương nhớ, không còn gì nữa hết, bình thường như những người mà xa lạ khác như vậy, chớ không có thấy rằng đó là cái gì, là của mình, là con của mình, là vợ của mình, là cha của mình, là mẹ của mình nữa. Thì như vậy mới gọi là không gia đình, không nhà cửa, là không của cải tài sản.
Bởi vì cái người tu sĩ này đắp áo cà sa, cạo bỏ râu tóc là làm cho, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, có nghĩa là Đức Phật nói làm cho mình xấu đi, không có còn làm cho mình đẹp nữa.
Sống không gia đình tức là không có nhà cửa, không anh em, không ruột thịt, không ai hết, hoàn toàn bơ vơ, cô đơn một mình mình, sống không gia đình.
Sống không nhà cửa là không của cải, vì có nhà cửa mới có của cải, mà không nhà cửa thì lấy đâu mà đút của cải vô đó, cho nên cái này không nhà cửa.
Và cái chỗ, cái đoạn kinh đó để chỉ cho chúng ta là “Sanh đã tận”, một cái người mà “Sanh đã tận” thì “Phạm Hạnh mới xong” cho nên giới luật đức hạnh mới có trọn vẹn. Và cái người mà sanh không tận thì không thể nào mà giữ trọn được.
Đó là giải thích về cái phần mà con người từ nhân quả sanh ra, thì chúng ta mới thấy, đây Thầy muốn nhắc lại vì nhân quả sanh ra thì chúng ta mới nói Vô Minh sanh Hành, Hành sanh Thức đó, bắt đầu chúng ta mới có con người đó.
(42:26) Vì vậy mà bây giờ chúng ta mới thấy rõ, và bây giờ chúng ta đang sống, sống trong nhân quả. Cái câu kế, “Con người từ nhân quả, sống trong nhân quả, chết về nhân quả.” Vậy thì chúng ta sống trong nhân quả chúng ta có thấy nhân quả không?
Hàng ngày nói ra, hàng ngày hành động, hàng ngày suy nghĩ. Những cái điều mà suy nghĩ thiện hay ác trong đầu chúng ta đều là nhân quả hết. Nhân thiện hay hoặc là nhân ác, rồi quả thiện hay là quả ác, nó tiếp diễn cho chúng ta thấy rất rõ.
Nếu thiện thì chúng ta vui mừng, thích thú, thương yêu, còn ác thì chúng ta thọ lấy cái quả buồn khổ, rầu rĩ, đói khát, rách rưới, bệnh tật, đủ cách tai nạn này, tai nạn khác.
Đó là những cách đó gọi là quả, cho nên chúng ta đang sống ở trong cái nhân quả, hằng ngày chúng ta diễn biến những cái nhân mới, mà thọ những cái quả kế tiếp đó của những cái hành động đó, chớ đâu có gì khác hơn.
Mình chửi người, thì vừa chửi người thì lời nói của chúng ta thoát ra, thì ngay đó người ta tức giận người ta chửi lại mình, người ta đánh mình, thì đó là quả. Rồi mình giận, mình tức, mình chửi người ta, người ta tức quá người ta lại đập mình, thì cả hai đều đi nằm nhà thương, hoặc chết rồi đi tù tội. Đó là những diễn biến của nhân quả để tiếp tục giữa hai người.
Thì chúng ta thấy rõ trong gia đình cũng vậy, cha mẹ, anh em, chị em cũng vậy, cãi cọ nhau cũng đều là diễn biến của nhân quả. Đời trước đã vay nhau, đời nay sanh ra mới gặp nhau ở trong một cái môi trường như thế này để vay trả nhau cho hết. Thế mà mọi sự xảy ra thì mình lại vay thêm, vừa trả mà vừa vay, nhiều khi vay còn nhiều hơn nữa. Để làm gì? Để luôn luôn đời chúng ta quá khổ, càng khổ!
(44:10) Đó thì, chúng ta đang sống ở trong nhân quả, rồi chết đi về nhân quả. Khi tất cả những cái diễn biến ở trong nhân quả trong cuộc sống của chúng ta để lại cái môi trường của nhân quả, cho nên chúng ta phải trả cho nhân quả chớ sao. Vì vậy mà chúng ta chết thì về nhân quả, vì hành động nhân quả thì phải về nhân quả, đâu có chạy đi đâu khỏi về nhân quả đâu?
Cho nên khi bỏ thân này thì nó phải có cái sự, có cái nghiệp lực của nhân quả đó, thiện thì nó thúc đẩy chúng ta hướng vào cái phước, mà ác thì nó hướng chúng ta vào cái cảnh giới, sanh ra trong cuộc sống quá vất vả, cực khổ, nghèo đói, hoặc là thành những loài chúng sanh, bàng sanh rất là khổ đau.
Cho nên ở đây mới vô đầu, cái câu đầu Thầy chỉ diễn tả sơ cho chúng ta biết rằng cái cuộc sống con người, từ sanh ra thì nhân quả, ở trong nhân quả sanh ra, rồi sống trong nhân quả, rồi chết về nhân quả.
Khi mà chúng ta bỏ thân này thì cái duyên nghiệp đó nó sẽ đi ngay vào trong cái, người ta gọi là “cận tử nghiệp” đó, cái cận tử nghiệp đó nó hiện ra, tức là cái nghiệp lực cuối cùng để mà đưa chúng ta đi vào cái nhân quả để tiếp tục tái sanh.
Đó thì chúng ta thấy rõ ràng, con người chỉ diễn biến ở trong ba cái hành động đó để mà, trong một cuộc sống của con người để mà khổ, vui. Có vậy thôi, có gì đâu là quý?
Cho nên cái câu kế để chúng ta thấy rõ ràng hơn nữa:
“Ở đời ai cũng tự làm khổ mình, ai cũng tự làm khổ mình khổ người là tự mở cửa địa ngục cho mình.”
Nghĩa là mình nói một lời nói, rồi người khác nói lời nói, rồi hai người cãi cọ nhau thì tức là mở cửa địa ngục cho mình bước và người kia bước theo xuống mà không biết. Đó là những người vô minh, nghĩa là người không sáng suốt, không có thấy được, không có thấy cái địa ngục.
Không (có) nghĩa là chúng ta mở cửa địa ngục là chúng ta đi xuống lòng đất này, ở dưới nó có Diêm Vương, nó có Quỷ Sứ, Ngưu Đầu, Mã Diệm gì đó, thật sự ra cái địa ngục mà Đức Phật đã chỉ cho chúng ta biết, là ngay cái tâm giận hờn, đau khổ, phiền toái của chúng ta, đó là địa ngục.
(46:13) Cho nên chúng ta đã, tự một cái lời nói, tự một suy nghĩ ở trong đầu chúng ta, nó làm cho chúng ta đau khổ, ray rứt, hận thù ở trong lòng, thì đó là địa ngục ở trong lòng của chúng ta rồi. Nó đã mở cửa cho chúng ta bước vào đó, nó đang hành hạ chúng ta, nó đang đâm giết chúng ta từng phút từng giây đó.
“Đó là những người vô minh, sống theo tự ngã.”
Nghĩa là mình biết có cái ngã của mình thôi. Đó là mình sống theo tự ngã.
“… không thấy được đâu là chân hạnh phúc, đâu là giả hạnh phúc.”
Nghĩa là mình chạy theo cái giả hạnh phúc mà mình tưởng là chân, cho nên càng chạy theo nó thì mình lại càng thấy khổ đau và khổ đau nữa. Mình không thấy cái chân hạnh phúc như thế nào mà mình cứ chạy mãi, mà mình tưởng là cái chân hạnh phúc, nhưng không ngờ đó là cái giả hạnh phúc.
“Đời người thường bỏ mồi bắt bóng vì thế phải chịu nhiều đau khổ.”
Mình tưởng cái bóng hạnh phúc đó, mình thấy cái hạnh phúc đó, mình ước ao để làm được cái đó, nhưng mình chạy tới thì cái bóng là cái bóng chớ không thể nào cái thực.
Cho nên vì vậy mà vừa để chớp được cái hạnh phúc thì nó…
(Xem tiếp ở Pháp hành 28)
HẾT BĂNG