Skip directly to content

33 - CHẶT ĐỨT THẤT KIẾT SỬ NGŨ TRIỀN CÁI

PHÁP HÀNH 33 - CHẶT ĐỨT THẤT KIẾT SỬ NGŨ TRIỀN CÁI

PHÁP HÀNH 33 - CHẶT ĐỨT THẤT KIẾT SỬ & NGŨ TRIỀN CÁI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 1998

1- XẢ TÂM NHỜ QUÁN NHÂN QUẢ

(Tiếp theo Pháp hành 32)

(0:00) Đó cho nên trên cái bước đường tu tập, về cái vấn đề người mới tu, sống trong các đối tượng thì chúng ta luôn luôn phải dùng cái đôi mắt, cái đôi mắt và cái trí tuệ của chúng ta phải sống bằng nhân quả, bằng thiện ác, chứ không nên sống bằng cái đúng sai phải trái.

Với cái tâm dục của mình là cái gì của mình cũng là đúng hết, còn cái gì của người khác là sai à! Cho nên do đó chúng ta làm sao biết cái sai, cái đúng mà đúng được! Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy nhân quả.

Cái gì ở đó là khổ là cái quả, mà cái gì mà ở đó mà đang bị người ta chửi mắng đó là cái nhân. Cái người mà bị chửi mắng là cái người đó đang thọ quả, còn cái người mà đang khởi niệm chửi mắng người ta đó là cái nhân. Chúng ta thấy cái nhân quả nó tiếp diễn liên tục. Vì vậy mà chúng ta phải sống trong cái nhân quả, thì trong cái cảnh nghịch nào chúng ta cũng thoát ra hết.

(00:40) Người ta đuổi nhà mình, người ta không cho mình ở, tức là có cái nhân quả đó, chúng ta vui vẻ, mà vui vẻ thì tức là người ta không không đuổi mình nữa. Còn mình giận hờn tức bực, mình làm thế này thế khác, họ còn tìm cách họ đuổi mình đi nữa. Cho nên vì vậy mà mình vui vẻ, đi thì đi, có gì đâu! Tôi vẫn thấy rằng ở đời thân này còn giữ không được huống hồ là giữ cái nhà làm gì!

Do đó cuối cùng thì người ta mời mình ở mà mình cũng còn không muốn ở, ở sợ nó phiền toái. Đó thì, khi mà mình bước chân ra khỏi cổng mình đi, mình vui vẻ mình bước chân ra khỏi cổng, thì có người khác chạy lại: “Chị hãy đến nhà tui chị ở đi, tui có cái căn phòng rất là rộng rãi!”

Không ngờ từ mình ở trong cái xó bếp mà đi ra người ta cho mình một cái nhà rất là sang trọng mình ở, hẳn hòi đàng hoàng. Do cái nhân quả mà mình vui vẻ đó mà mình được cái phước đó.

Còn mình mà buồn giận ở trong lòng mình thì lại không nhà ở, mà lại còn không có, lại là còn đau khổ ở trong lòng nữa, thì nó vất vả, nó khổ sở, từ cái nhân quả này không trả thì nó lại chồng thêm cái nhân quả khác.

Còn bây giờ chúng ta vui vẻ, chúng ta biết rằng chúng ta đi ra thì chưa nghĩ rằng có cái người nào mà đón chúng ta vào một cái nơi nào ở đâu, chúng ta chưa có nghĩ điều đó đâu. Nhưng mà vì cái tâm chúng ta không có hờn giận, không có nghĩ cái người đó ác, thì lúc bấy giờ lại có một cái người khác trợ giúp cho chúng ta rất là an ổn.

Chúng ta đừng có nghĩ rằng cái nhân quả nó không có đâu, nó sẽ có và nó sẽ giúp chúng ta vượt qua những cái thử thách rất là gian nan khó khăn. Từ đó chúng ta mới thấy đạo Phật rất thực tế.

Vì giáo pháp của đạo Phật đều xây dựng ở trên nhân quả mà ra, cho nên lấy giới luật mà làm đầu, lấy giới luật làm thầy là do nhân quả đó, chớ không phải là cái gì khác hết.

Vì Đức Phật biết tự mình cứu lấy mình, cho nên “hãy thắp đuốc lên mà đi”, cho nên do cái chỗ tự thắp đuốc lên mà đi thì Đức Phật phải là rành nhân quả. Nếu mà không rành nhân quả thì không nói lời nói đó đâu.

Nếu mà có người nào mà cứu khổ mình, có một ông Phật nào hơn ông Phật Thích Ca mà độ mình, hay hoặc là có đức Phật Quan Âm mà mà cứu khổ mình, thì chắc chắn Đức Phật không dạy chúng ta thắp đuốc lên đi đâu.

Bây giờ chúng ta chỉ đến cái chỗ mà thờ ông Phật đó đó, mình kêu gọi, mình niệm riết ông Phật đó ông động lòng ông cứu mình, thì lúc bấy giờ mình cũng thoát khổ. Cho nên ông Phật không có dạy mình tự lực mà dạy mình tha lực.

Còn đằng này thì ông Phật thấy không có tha lực cứu gì mình được hết, mà chính những cái hành động thiện ác nhân quả, cho nên Đức Phật đã thấu suốt được cái nhân quả, cho nên Đức Phật đã thấy được cái này, cho nên dạy cái đạo Phật là đạo tự lực, cái đạo mà tự mình phải cứu lấy mình chứ không ai cứu mình được, cho nên dạy chúng ta.

Và chúng ta là những người đi theo đạo Phật, là những người gan dạ, những người có nghị lực, những người có kiên trì thì mới theo đạo Phật nổi.

Còn những người mà yếu đuối, những người mà nương tựa vào kẻ khác, thì nên đi vào các tôn giáo khác, tôn giáo mà có những cái đức Phật vĩ đại để độ cho chúng ta, có những cái đức vạn năng để cứu chúng ta, thì chúng ta nương vào những cái vị đó để an ủi tinh thần mình, chớ còn sự thật ra thì không bằng đạo Phật. Đạo Phật tự mình cứu được là được, mà không được thì mình phải chịu lấy.

Đó, như vậy là cái chỗ mà chúng ta đứng trước các cái thử thách và các khảo đảo thì chúng ta phải thấy nó bằng nhân quả.

Cho nên gặp nhân quả thì Thầy giảng nhiều. Bởi vì Thầy sẽ viết ra cái giáo trình học tập và tu tập về cái đạo đức nhân quả, cho nên nói về nhân quả thì Thầy nói hơi nhiều, vì trả lời cái câu này thì nó đúng cái chỗ mà Thầy đang nghĩ đến.

Cái con người ở trên thế gian này phải cần cái đạo đức đó, để nó quân bình được cái khoa học hiện giờ. Vì cái vật chất mà khoa học đã sản xuất ra, nó làm cho cái đời sống của người ta nó tiện nghi quá độ, cho nên từ đó cái ác pháp nó lại tăng cường.

Mà nếu mà không có cái đạo đức nhân quả nó quân bình lại, thì cái khoa học nó sẽ trở thành cái vũ khí giết người, để mà nó đạt được những cái tham vọng của nó, cho nên nó giết người ở trên thế gian này sẽ không còn.

Cho nên cái ước vọng của Thầy là ngày nào mà ngồi lại yên tịnh Thầy sẽ viết lại cái đạo đức nhân quả, cái đạo đức không làm khổ mình khổ người, để quân bình với cái khoa học hiện đại bây giờ. Đó là cái trọng trách và cái nhiệm vụ của Thầy phải làm.

2- CHẶT ĐỨT THẤT KIẾT SỬ VÀ NGŨ TRIỀN CÁI NHỜ TỨ CHÁNH CẦN

(4:35) Bây giờ hỏi Thầy:

“Thầy dạy rằng hãy chặt đứt, rứt bỏ loài kiết sử độc ác, phá hết Ngũ Triền Cái như thế nào?”

Đáp: “Muốn chặt đứt Thất Kiết Sử và Ngũ Triền Cái thì nên tu tập Tứ Chánh Cần.”

Các con mà muốn mà cho cái tham, sân, si, mạn, nghi cho nó ly dứt, cho nó đoạn dứt, và cái Ngũ Triền Cái cho nó đoạn dứt, cái Thất Kiết Sử cho đoạn dứt, thì các con phải tu Tứ Chánh Cần.

Thì trong pháp Tứ Chánh Cần không phải là cái tên, xin nhắc lại, ở đây thì có một số người mới nghe thì tưởng là pháp Tứ Chánh Cần là tu pháp Tứ Chánh Cần. Sự thật ra cái danh từ tu pháp Tứ Chánh Cần, chớ nó có những cái pháp khác đặt trên Tứ Chánh Cần, mà Tứ Chánh Cần thì đặt ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập. Tại sao mà đặt kỳ vậy?

Cho nên người mà đã học với Thầy thì họ thấy không kỳ, nhưng mà những người mới nghe thì lạ lùng. Tại sao pháp Tứ Niệm Xứ thì tu Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ rồi tu Tứ Niệm Xứ. Tại sao mà còn đặt Tứ Chánh Cần lên Tứ Niệm Xứ?

Bởi vì ngoài cái thân, thọ, tâm, pháp này thì không có cái chỗ nào đặt để mà tu cho nó thanh tịnh. Bởi vì thân, thọ, tâm, pháp - Tứ Niệm Xứ này là bốn cái chỗ nó đang ô nhiễm. Cho nên nó đang nhiễm những cái ác pháp, từ đó phải đặt cái Tứ Chánh Cần lên, để mà ngăn chặn ác pháp không cho các ác pháp sanh và sinh khởi thiện pháp, và tăng trưởng thiện pháp, đó là gọi Tứ Chánh Cần.

Như vậy Tứ Chánh Cần là cái tên ngăn chặn mà chưa có cái pháp ngăn chặn. Ở đây chúng ta biết tu làm sao mà Tứ Chánh Cần, ngăn chặn là làm sao? Mà đoạn dứt nó làm sao? Chúng ta chưa biết. Cho nên chúng ta có những cái pháp ngăn chặn và những cái pháp đoạn dứt cái ác pháp, để cho cái thiện pháp nó tăng trưởng, nó sanh khởi lên.

Đó thì các thầy mà đã học rồi thì biết rất rõ Tứ Chánh Cần, còn các thầy mà chưa học thì nghe đến đây không biết tu Tứ Chánh Cần như thế nào, thì Thầy xin nhắc sơ lại để cho biết cách thức tu Tứ Chánh Cần.

“Muốn ngăn chặn các ác pháp…​”

Nghĩa là Đức Phật dạy mà, các ác pháp chưa sanh không cho sanh, thì cách thức không cho sanh thì phải tu cái pháp nào? Nhưng Phật không nói.

Nhưng mà cái người mà tu theo đạo Phật thì người ta biết được các pháp đó là ngăn chặn được cái ác pháp không có cho sanh, như vậy là chúng ta tu cái pháp nào mà nó ngăn chặn không sanh? Vì vậy bây giờ chúng ta phải nghĩ ngay rằng cái ác pháp là cái pháp nào ác mà cái pháp nào thiện nè.

(7:07) Thì trong Thập Thiện thì nó có mười cái điều thiện, thì chắc nói về Thập Thiện thì ai cũng biết. Mà ngược lại cái Thập Thiện đó là thập ác. Phải không? Chớ không phải là cái thiện ở ngoài mà đem vào cái chỗ đó được, đây là thiện của Tứ Chánh Cần mà! Cho nên cái Thập thiện và cái thập ác là nó ở chỗ này.

Cho nên trong Thập thiện thì chúng ta nhớ, nếu mà không tham, không sân, không si là thiện, mà có tham, có sân si là ác chớ gì? Vậy thì cái pháp nào mà có tham, sân, si là cái pháp đó ác. Đây Thầy nói thuộc về cái ý có ba cái ác. còn những cái ác của thân, cái ác của khẩu thì thầy không nói nhưng mà nó cũng sẽ nằm trong đó. Đó thì quý thầy thấy rất rõ.

Cho nên trên cái bước đường tu tập thì quý thầy thấy cái Tứ Chánh Cần chúng ta phải dùng cái định nào?

Bây giờ cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác nè, chúng ta đi kinh hành biết chúng ta đi kinh hành nè, thì ác pháp có xen vô trong đầu của quý thầy không? Có khởi niệm thương, niệm ghét trong đó không?

Niệm thương, niệm ghét đó là tham chứ gì, tham ái chứ gì, nó làm khổ cho các vị tức là ác chứ gì? Cho nên từ đó nó không xen vô được. Cho nên mình đi mình biết mình đi mà, còn có cái tạp niệm thì nó chưa phải là tỉnh giác. Đó là cái pháp ngăn chặn không có cho ác pháp sanh.

Đến cái pháp Định Niệm Hơi Thở nè. Các thầy ngồi lại nè, ngồi xếp bằng hay hoặc ngồi trên ghế nè, hít thở “hơi thở ra biết ra, hơi thở vô biết vô”, mà khoảng một phút thì nó không ác pháp thì chúng ta đã thành tựu được một phút không ác pháp, ngăn chặn không ác pháp.

Bây giờ lỡ nó có sanh ra một cái ác pháp nè, thì chúng ta mới quán xét cái ác pháp đó, cái lòng thương chúng ta nhớ cha mẹ mình, ngồi đây tu hành mà nhớ cha mẹ hay nhớ anh em mình nè, thì mới đem mổ xẻ ra, mới thấy đó là cái nhân quả vay nợ nhau.

Cho nên trong cái tiền kiếp nó đã gieo nhau, cho nên cái đời nay mới sanh ra chung cùng cha mẹ, mới có anh em như thế này, mới có cha mẹ như thế này, cho nên đó là thuộc về nhân quả. Từ đó chúng ta mới hiểu rằng nhân quả, cho nên chúng ta xả chúng ta không còn thương ghét nữa.

Cho nên chúng ta không còn thương nữa, không còn nhớ nữa, phải lo cứu mình đi! Do đó, từ đó chúng ta đoạn dứt cái ác pháp đó, thành ra cái niệm đó nó không còn có nữa.

Vì vậy cho nên chúng ta luôn luôn lúc nào chúng ta cũng ở trong cái chỗ mà không tham, không sân, không si, tức là cái chỗ mà cái tâm thanh thản an lạc, nó không có niệm.

Nhưng mà bây giờ có một người bệnh đau, có một người đang giãy chết chúng ta thấy, hay hoặc có người đang chết đuối thì chúng ta phải khởi cái niệm, bây giờ phải xuống cứu người đó chớ, để vớt người đó lên chớ! Thì như vậy chúng ta đã có niệm rồi chớ gì, nhưng mà niệm thiện mà, niệm cứu người mà, làm sao chúng ta diệt?

Cho nên chúng ta nhảy xuống nước, chúng ta vớt người đó lên hẳn hòi đàng hoàng, đó là cái niệm thiện. Chúng ta đâu có diệt nó, chúng ta tăng trưởng cái chuyện tốt. Mà cái niệm thiện này nó không phải nằm ở trong thập ác, nó không có nằm ở trong Thập Thiện, mà nó nằm ở trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả.

Trước cái cảnh khổ của người khác mình phải sanh tâm Từ chớ, tâm Bi chớ! Cho nên mình phải ngay đó mình tu Tứ Vô Lượng Tâm chớ! Cho nên nó đâu phải là nghịch trong các pháp ác đâu mà chúng ta sợ nó mà ngăn! Cho nên chúng ta tăng trưởng các pháp thiện, mà trong đó có thiện của Tứ Vô Lượng Tâm.

(9:54) Nên chúng ta phải hiểu được pháp thiện và pháp ác, cái chỗ nào thiện, ác chỗ nào. Chớ không phải là hà lốn cái chỗ nào cũng thiện hết.

Bây giờ nghe nó rằng tăng trưởng các pháp thiện, thì chúng ta cứ gọi Phật tử đồng bào này kia, đem tiền đem bạc nhau rồi dẫn nhau đi lại cái chỗ nào mà chết chìm, bị thiên tai hỏa hoạn, cứu trợ họ gọi là thiện, mà làm nhiều đó gọi là tăng trưởng thiện, cái đó là làm tầm bậy, nó không đúng cách.

Nhân quả của người ta chớ đâu phải, để cho người ta thọ cái nhân quả đó, người ta đã từng đốt nhà họ thì bây giờ lửa cháy nhà họ, họ phải chịu cái nhân quả đó chớ! Sao mình lại làm cái điều đó?

Cho nên ở đây chúng ta phải nhìn bằng cái đôi mắt nhân quả, cho nên lòng chúng ta không có dao động trước những cái đau khổ tầm bậy, nó không có đúng cách. Thấy rõ nhân quả thì chúng ta biết, chúng ta không có dao động trước cái gì hết.

Đó thì như vậy là chúng ta tu Tứ Chánh Cần. Mà Tứ Chánh Cần nó sẽ diệt, nó sẽ ly được Thất Kiết Sử và Ngũ Triền Cái.

3- DÙNG PHÁP HƯỚNG ĐỂ XẢ LY 18 LOẠI TƯỞNG

(10:50) Hỏi: “Làm thế nào để dùng pháp hướng xả ly mười tám loại tưởng. Mười tám loại tưởng này là gì? Xin Thầy chỉ dạy!”

Ở đây chúng ta phải biết rằng khi mà cái tâm của chúng ta nó đã ở trong cái định của Nhị Thiền, tức là một cái trạng thái yên lặng, nó không có niệm, nó không có Tầm Tứ mà nó phải yên lặng. Khi nó ở yên lặng được rồi thì nó có những cái tưởng, cái hỷ tưởng nó xảy ra.

Cho nên lúc bấy giờ nó nghe cái trạng thái khinh an đi, nó thích, nó làm cho chúng ta thích ở trong cái trạng thái đó, cho nên chúng ta muốn ly nó ra thì chúng ta phải bám chặt và hướng, thường hướng tâm, thường nhắc: “Cái khinh an của xúc tưởng hỷ lạc này, phải ra khỏi đây! Không được ở đây!”

Chúng ta thường nhắc, mà thường nhắc như vậy nó đã làm động nó, cho nên vì vậy mà cái trạng thái khinh an nó sẽ mất, nó không còn có nữa. Cho nên gọi là ly hỷ mà trú xả, trú ở trong cái chỗ cái niệm xả của mình đó, làm cho nó mất cái trạng thái đó đi.

Rồi bây giờ nó xảy ra cái ánh sáng hào quang đi, nó ngồi đây nó sáng nhà, sáng cửa. Cho nên bây giờ mình ngồi mình thấy hào quang, do đó cái tâm của mình nó tập trung ở trong cái ánh sáng đó, cái sắc tưởng đó. Cho nên do vì vậy đó mà mình bị cái sắc tưởng đó, cái tâm của mình nó lạc đi, vì vậy mình phải ly cái hỷ tưởng này đi.

Người ta thấy cái hào quang là người ta mừng rồi, nay tu sao có ánh sáng rồi, chắc có hào quang sáng rồi! Vì vậy cho nên mình mừng, mình nổi mừng đó. Nhưng mà cái người tu biết đây là cái loại tưởng rồi, cho nên vì vậy mà người ta trú ngay ở trên cái hơi thở, người ta nương vào cái hơi thở, chúng ta xả nó đi, chúng ta nhắc: “Cái ánh sáng này là cái loại tưởng, hãy đi đi! Không được ở lại đây, chỗ này không phải là chỗ tưởng xen vô!”

Và cứ nhắc như vậy. Nhắc như vậy tức là cái tâm chúng ta nhắc là cái trạng thái của hào quang đó, nó không còn làm cho cái tâm chúng ta dính vào đó nữa. Cho nên gọi là ly. Hiểu chưa?

Còn: “Mười tám cái loại tưởng này là gì? Xin Thầy chỉ dạy!”. Ở đây Thầy chỉ nhắc tóm lược lại cho nó biết thôi chớ không có kể dài dòng, nó mất thì giờ, bởi vì gần bốn giờ rồi, còn có năm phút nữa.

“Muốn xả ly mười tám loại tưởng này thì con nên dùng pháp hướng.”

Thầy đáp đó. Dùng cái pháp hướng thì nó, mình nương vào pháp hướng đó thì tức là mình sẽ xả nó.

Mười tám loại hỷ này Thầy đã dạy rồi, nhưng bây giờ Thầy xin kể lại sơ là để cho thấy, là có sáu loại tưởng thức, sáu loại tưởng trần và sáu loại tưởng thông. Cộng lại nó là mười tám loại tưởng. Thầy nói vắn tắt vậy, rồi bắt đầu từ đó chúng ta mới tìm ra cái sáu loại tưởng thức như thế nào mà sáu loại tưởng trần như thế nào, mà sáu loại tưởng thông như thế nào.

4- TINH THẦN YẾU ĐUỐI, BẠC NHƯỢC MỚI DỰA VÀO THẾ GIỚI SIÊU HÌNH

(13:23) Bây giờ tiếp tục.

Hỏi: “Đạo Phật là đạo tự lực không cần tha lực, nhưng có người nói tu theo đạo Phật mà không tin thế giới siêu hình là không được. Có vị thầy bảo tu theo Phật phải tin Trời, tin thế giới siêu hình. Vậy Trời là ai? Thế giới siêu hình ở đâu?

Trời có phải là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chúa Giê Su? Nếu không tin, các vị này bảo niềm tin trong đạo Phật sẽ kém khuyết.”

Nghĩa là mình không tin các vị đó thì niềm tin của mình đối với Phật cũng vẫn khiếm khuyết như thường.

Những vị thầy này quan niệm như vậy có đúng không?”

Thật ra thì Viên Minh hỏi Thầy cái điều này thì Thầy thấy cũng rất ngại, vì nói ra thì cũng đụng chạm, nhưng mà gặp Thầy thì Thầy nói thẳng thôi. Nhưng mà biết rằng mình nói là cũng đụng chạm họ đó.

Đáp: “Đạo Phật là một tôn giáo ra đời nhắm vào sự thật của kiếp con người để giải quyết bằng sức tự lực và trí tuệ của mình, không nhờ cậy vào ai, tự thắp đuốc lên mà đi. Vì Đức Phật đã biết con người khổ vì chính mình tạo ra mình khổ, chớ không phải ai làm cho mình khổ.

Do thế Đức Phật không nói quanh co mà chỉ thẳng cách thức tu tập làm chủ sự đau khổ, chấm dứt đau khổ, không cần cầu cạnh ai hết, nên đạo Phật không xây dựng một thế giới siêu hình tưởng tượng, một đấng Ngọc Hoàng trừu tượng, một đấng cứu thế vạn năng, một Phật Tánh thường lạc ngã tịnh siêu hình.

Những vị thầy này quan niệm như vậy là bị ảnh hưởng quá của các tôn giáo hữu thần.”

Nghĩa là những cái quan niệm và tư tưởng này đều là bị ảnh hưởng của các tôn giáo hữu thần. Còn đạo Phật xem như là cái tôn giáo vô thần, không có một cái đấng vạn năng nào trên cái đầu chúng ta hết, chỉ có ta là cứu chúng ta chớ không ai hết.

Cho nên Đức Phật nói:

“Thiên thượng thiên hạ.

Duy ngã độc tôn.

Nhất thiết thế gian.

Sinh lão bệnh tử.”

Bốn câu kệ rất rõ ràng.

Cho nên trên đời này không ai cứu ta mà chỉ có ta mới cứu ta, cho nên ta vượt qua được bốn cái sự đau khổ này.

“Những quan niệm như vậy không đúng sự thật, mơ hồ, trừu tượng, ảo giác sống trong thế giới tưởng. Những vị thầy này không còn sức tự lực, mất hết nghị lực, tinh thần yếu đuối, bạc nhược.”

Những người mà nêu lên những cái thế giới siêu hình như vậy là những người không có một cái nghị lực, không có cái sức tự lực, nó mất hết các nghị lực, tinh thần yếu đuối mới cầu cạnh những cái siêu hình đó.

Còn chúng ta là những người có đủ nghị lực, chúng ta mặc dù thân thể ốm yếu bệnh tật, chứ cái tinh thần chúng ta rất vững chắc, không có sợ hãi. Cho nên từ cái chỗ sợ hãi chúng ta không sợ hãi, chúng ta đối phó trước cái sự đau khổ, sự chết chóc của chúng ta, chúng ta gan dạ, không có bao giờ hề hấn.

Bởi vậy khi mà sắp sửa mà chúng ta đạt được đạo không phải là chuyện dễ đâu. Chúng ta phải biết rõ, như Thầy đã nói, nó có cái cảm thọ và cái hành thọ.

Cái cảm thọ là do cái thân chúng ta có bệnh tật nó sanh ra cái đau khổ gọi là cảm thọ. Còn cái hành thọ là do cái thân chúng ta không bệnh đau, mà nay nó đau nhức chỗ này, mai đau nhức chỗ kia tức là cơ thể đang thay đổi.

Mà trong khi cái cơ thể mà chúng ta tu tập, nó phải thay đổi, để cho nó, khi mình dừng hơi thở mà nó không chết, nó phải có sự quân bình của nó, chớ không phải là đơn sơ như cái thân mà của các con mà chưa có tu tập, thì các con ngưng thở là các con chết luôn. Cho nên muốn mà ngưng thở thì chúng ta phải rèn luyện, tu tập trong những cái đạo lực của chúng ta, do đó nó bắt đầu nó thay đổi.

Nó thay đổi thì cái thân chúng ta không phải là bệnh đau, nhưng mà nó phải có sự thay đổi, nó làm như là đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, có khi ho, có khi nó khạc ra máu, rồi có khi thì nó tiêu chảy, có khi thì nó đau bụng, nó đủ cách, có khi thì nó bón, nó bức đủ cách hết, nhưng mà rồi nó sẽ hết.

Mà cái người mà nhát gan, thì lúc bấy giờ đó, chạy đi bác sĩ thì cái người đó tu không tới đâu hết. Cho nên xem như chúng ta đã chết rồi thì chúng ta mới chiến thắng được cái hành thọ.

Còn cái cảm thọ thì cái đó là khi có bệnh thân rồi, cái bệnh thật của nó từ đó nó sanh ra đau đớn thì chúng ta đi trị bệnh. Còn cái cảm thọ thì nhất định là lấy cái phương pháp mà tu hành chúng ta chiến thắng nó thôi.

Cho nên ở đây Phật dạy rất rõ mà, cái cảm thọ và cái hành thọ rất rõ chớ đâu phải là không dạy, nhưng mà tại vì chúng ta đọc kinh sách mà chúng ta không hiểu rồi chúng ta lướt qua, cho nên chúng ta không thấy cái đặc biệt của đạo Phật.

Cho nên những cái người mà quan niệm cái thế giới siêu hình là những người yếu đuối, những người yếm thế, những người cầu cạnh, những người mà không còn tự cứu lấy mình được. Những người đó là những người không có còn đủ sức theo đạo Phật nữa.

Cho nên những người đó không phải là những cái bậc Thánh đâu, phàm phu.

5- CÁCH KHẮC PHỤC TÂM SỢ HÃI

(18:18) Hỏi: “Phá tâm sợ hãi con phải tu pháp hướng như thế nào?”

Đáp: “Muốn phá tâm sợ hãi thì mình phải biết rõ sợ hãi cái gì?”

Bây giờ mình sợ cái gì? Mình sợ rắn nè hay hoặc là sợ chuột nè, sợ con vật gì hay hoặc là sợ cái gì? Thì khi đó mình mới đặt cái pháp hướng đó đúng cái chỗ cái tâm sợ đó, mình mới hướng tâm mình nhắc nó, rồi trong khi đó đó, mình mới thử thách.

Thí dụ như mình sợ rắn, thấy con rắn là mình quá sợ, không dám đụng tới nó, không dám lại gần. Thì bắt đầu để một thời gian mình tu tập, mình hướng tâm: “Không có sợ rắn nữa, từ đây cái tâm không có sợ rắn nữa!” nhắc nó.

Như vậy là tu trong một tháng, hai tháng, ba tháng, sau đó mình đi kiếm rắn mình rờ thử coi mình có sợ nó không? Nếu mà sợ thì mình hướng nữa, mình nhắc nữa: “Đừng có sợ hãi, con rắn nó cắn chết bỏ! Cái thân này do cái chỗ mình sợ con rắn cắn mình chết bỏ cái thân, là mình tiếc cái thân, đây còn chấp cái ngã! Vì vậy mà rờ đại thử coi, nó có cắn chết bỏ!”

Do đó mình làm gan mình rờ, cái bắt đầu nó hết sợ. Từ sau này mà rắn mà quấn cùng mình cũng không sợ nữa chớ đừng nói chuyện rờ nó. Đó là cách thức mà chúng ta…​

Bây giờ mình sợ ma, thì mình ra gò mả. đồng mả mình ở thử coi một vài ngày coi có ma nào mà lại ăn thịt mình không? Thật sự ra nhân quả làm sao có con ma nào? Hoặc là mình nói sợ cọp, thì vô rừng ở một mình mình coi cọp nó có ăn mình không? Nếu nó có ăn thì chết bỏ đi! Thì do đó nó hết sợ hãi.

Cho nên bây giờ từ lâu tới giờ, con ở sống trong nhà có nhiều người, con không sợ hãi. Bây giờ mình mình ở, sống ở một cái thất riêng thấy vắng vẻ, nó hoang vu quá, nó sợ quá. Do đó: “Chết bỏ! Nhất định cho mày chết bỏ đi, tao chẳng có sợ đâu! Tao nhốt mày ở đây cho ma nó vô nó ăn mày cho rồi!”

Thì do đó mình nhắc cái tâm mình, cái nghị lực của mình nó kiên cường lên nó không sợ nữa, chừng đó mình ở một mình ở trong rừng sâu nó không sợ nào hết.

Đó cho nên do cái sự cương quyết, cái sự mạnh mẽ của cái người mà tự lực, thì bắt đầu không có còn sợ hãi nữa. Đó vì vậy chúng ta vừa đặt pháp, rồi vừa phải trực tiếp sống ở trong cái cảnh đó thì nó phá luôn cả cái sợ hãi.

Thầy nói các con cứ thực tập đi coi thử coi! Một mình Thầy ở trên Hòn Sơn, Thầy ở trong cái hang Hòn Sơn mà lên cái đỉnh Ma Thiên Lãnh trên đỉnh Hòn Sơn, mới đầu thì nó cũng sợ chớ đâu phải không sợ, nhưng mà cái tâm gan dạ mình chết bỏ nhất định: “Đã đi tu rồi còn sợ chết cái gì? Ham sống sao? Ham sống đi tu làm gì? Đi ra đời đi, đừng có ở đây tu! Mà đã tu thì không có sợ gì hết! Bây giờ cọp ăn cũng không sợ, cái gì rắn cắn cắn chết bỏ, nhất định không sợ đau, sợ đớn!”

Do đó bây giờ ngủ một mình mình cứ nghe nó an giấc, ngủ lại còn ngon, một mình là còn ngủ ngon nữa, còn không sợ nữa, mà còn thích thú ở một mình nữa! Từ đó cái nó hết sợ hãi rồi bắt đầu ở rừng, ở núi, ở gì cũng được hết.

Đó mình phải có sự cân nhắc, mình phải có sự hướng tâm mình nhắc cái tâm của mình, nó sẽ hết sợ.

Đồng thời thì mình phải dùng những cái pháp tu tập ở trên cái Tứ Niệm Xứ, rồi mình sẽ quán và khắc phục cái tâm sợ hãi của mình thì nó sẽ hết.

6- TU TẬP TỤ ĐIỂM DÙNG HƠI THỞ CHẬM VÀ NHẸ

(21:00) Hỏi: “Tu tập tụ điểm là tập trung sáu căn nơi chỗ chóp mũi, con hành như vậy đúng không? Con chỉ tu năm phút cảm thấy choáng váng, xin Thầy cho con hiểu!”

Con tu cái tụ điểm như vậy là con chỉ nhìn chăm chăm vào cái chóp mũi chớ gì? Cho nên năm phút là con choáng váng là phải! Mà cái hơi thở đó đâu phải là cái hơi thở mà con thở đây là cái hơi thở bình thường của con, mà con tu như vậy, nó đâu có đúng cái chỗ mà tạo thành cái tụ điểm đâu?

Cho nên cái này phải có một người kinh nghiệm người ta dạy cho mình tu tập cái tụ điểm, chớ còn không khéo thì mình tu như vậy nó chưa phải là cái tụ điểm đâu. Cho nên muốn tập cái tụ điểm thì phải dùng cái hơi thở chậm, chớ không phải là cái hơi thở bình thường của mình đâu.

“Con tập tụ điểm như vậy là sai, chỉ khi nào ổn định hơi thở rồi mới tu tập tụ điểm.”

Nghĩa là cái hơi thở con như bình thường nè, con tập luyện cái hơi thở bình thường thôi. Lúc nào con cũng thở được bình thường rồi, thì lúc bấy giờ người ta mới dạy con cái phương pháp tập tụ điểm.

Tập tụ điểm thì con sẽ thở cái hơi thở chậm.

“Phương pháp tu tập tụ điểm chỉ dùng hơi thở chậm và nhẹ, đặt tụ điểm tại nhân trung.”

Chớ không phải chóp mũi này đâu.

“Nương vào cái hơi thở chậm nhẹ từ một hơi thở đến mười hơi thở.”

Nghĩa là cái sức thở chậm nhẹ đó con chỉ thở từ một hơi thở đến hai hơi thở rồi nghỉ. Hoặc là cái sức con nhiều hơn thì con thở được ba hơi, nhiều hơn nữa con thở được năm hơi, mà cái sức con được mười hơi thì trong lúc đó con tu tới mười hơi rồi con nghỉ chứ con không được tu nhiều nữa.

Nghĩa là cái sức mà tập tụ điểm thì tu có mười hơi thở thôi, không có được tu mà tới một giờ, hai giờ hay hoặc ba mươi phút hay là hai mươi phút, mà chỉ tập ở trong cái thời gian từ một đến mười hơi thở rồi xả nghỉ, là cái sức người đó là nhiều.

Cho nên bây giờ chúng ta chỉ nương vào đó mà chúng ta tập trung, chúng ta thở chậm chậm chậm chậm thì tức chúng ta đặt cái tụ điểm đó, thì cái sức mà hơi thở chậm chậm nó làm cho cái tâm chúng ta theo cái hơi thở đó mà gom. Vì chúng ta tưởng như là từ cái chỗ tụ điểm đó nó xuất phát cái hơi thở ra hay hoặc là hơi thở hít vô từ đó.

Đó thì, cái đó là cái chỗ mà tu tập cái tụ điểm, để sau này chúng ta có cái chỗ mà chúng ta gom sáu căn chúng ta nằm đó mà chúng ta nhập các định, mà Thầy vừa nói đó là cái điểm tựa để chúng ta bẩy vũ trụ đó. Đó là cái chỗ mà sau này chúng ta dùng nó để mà chúng ta bẩy vũ trụ.

Ở đó mà chúng ta sai cái bàn này nó sanh ra cái bàn, chúng ta sai cái bàn này nó sanh ra một ngàn cái bàn ra, nó sanh ra một ngàn cái bàn. Đến đó là nằm ở chỗ đó mà chúng ta sai khiến, đó là cái điểm tựa mà bẩy vũ trụ đó. Ở đây mà chúng ta nằm ở trên đó mà chúng ta rờ mặt trăng, mặt trời được, đó là cái điểm tựa đó.

Cho nên một cái nhà khoa học nói nếu mà ai cho tôi cái điểm tựa, tôi bẩy cái vũ trụ này. Thật sự ra thì cái người mà tu tập người ta có điểm tựa người ta bẩy được vũ trụ.

7- NÊN TÌM NƠI YÊN ỔN ĐỂ TẬP TRUNG TU HÀNH

(23:46) Đó thì bây giờ về cái phần mà trả lời này nó đã hết về cái phần của cô Viên Minh. Còn cái phần kế nữa là Thầy sẽ trả lời tiếp, vì có bữa hôm nay nữa là chúng ta sẽ chấm dứt cái buổi học các pháp hành.

Ngày mai thì các con sẽ, người thì về nơi này, đến nơi khác để mà tu tập. Thầy sẽ, trên cái bước đường mà Thầy sẽ đi tìm những cái nơi yên ổn mà tu tập cho các con, thì Thầy sẽ ghé thăm các con, xem coi cái nơi mà các con tu như thế nào, tốt hay xấu, Thầy góp ý thêm và Thầy gặp Phật tử ở đó, Thầy gợi ý thêm để giúp đỡ cho các con yên ổn mà tu tập.

Đó là trên cái bước đường mà sắp sửa Thầy đi du hành để mà trợ giúp cho các con từ cái địa phương này đến cái địa phương khác.

Vì theo Thầy thiết nghĩ, trong cái giai đoạn chúng ta mà tập trung lại một chỗ tu tập mà có Thầy hướng dẫn thì điều đó là điều tốt nhất.

Nhưng vì tập trung lại thì giấy tờ mà xin phép tắc thì rất phiền phức, và đồng thời cũng làm cái sự lo lắng cho nhà nước, người ta thấy mình tập trung không biết là mình làm cái gì, sợ mình làm chánh trị hoặc là làm rối trật tự, an ninh, trong một cái nước mà mới độc lập thì người ta rất lo lắng.

Cho nên mình cũng thông cảm trên cái nỗi đó. Vì vậy mình có thể tìm những cái địa điểm nó phù hợp với cái địa phương của mình, mình ở đó rồi Thầy thỉnh thoảng Thầy đến hướng dẫn. Đây là cái biện pháp thứ nhất.

Còn cái biện pháp thứ hai nó thuận tiện nhất, là Thầy sẽ tìm một cái nơi, rồi chúng ta sẽ tập trung về nhau, để rồi có Thầy ở tại đó mà Thầy hướng dẫn các con tu tập, thì nó rất tiện. Còn nó chưa có được thì chúng ta tạm thời chúng ta mỗi người một địa phương chúng ta tu, thỉnh thoảng Thầy đến thì các con cũng đỡ mất tiền hơn là các con phải đi đến Thầy.

Vì đến Thầy năm ba người thì nó phải tốn tiền nhiều hơn, còn Thầy đến các con thì chỉ có một mình Thầy cho nên không tốn tiền. Đó là chúng ta phải tiết kiệm cái mồ hôi, nước mắt của Phật tử. Chứ còn sự thật chúng ta tu là chúng ta đâu có làm ra tiền, mỗi lần đi thì Phật tử phải cúng dường cho mình để mà mình đi, cho nên những cái điều này là cái khó.

Vì vậy mà hôm nay thì con sẽ thấy rằng những cái địa phương mà các con ở, thì Thầy lần lượt Thầy sẽ đến Thầy thăm. và Thầy tìm những cái địa điểm ở địa phương. Khi mà các con ở cái địa phương đó, các con thấy cái địa điểm này tốt, các con hướng dẫn Thầy đến xem.

Xem rồi Thầy quan sát cái địa điểm đó, đúng cái chỗ mà các con sẽ tu tập để đến khi chứng đạo, còn cái nơi này sẽ không được chứng đạo thì Thầy xin bỏ cái này, không nên chọn cái điểm này mà hãy kiếm chỗ khác.

Và cứ như vậy Thầy sẽ tìm cho các con những cái nơi mà tu tập tốt, để các con được yên ổn suốt cái thời gian một năm cho đến ba năm mà thực hiện được cái sự giải thoát này.

Bởi vì Thầy thấy đạo Phật không phải khó đâu, ba năm đó là cao lắm rồi đó. Nhưng mà vì tu chưa đúng, rồi cái hoàn cảnh nó chưa thuận tiện, cho nên chúng ta bị phá độc cư làm tâm chúng ta động mà chúng ta không thực hiện được những cái tu tập của chúng ta.

(26:44) Chớ còn sự thật ra tu mà tu đúng thì chúng ta chỉ trong vòng sáu tháng, bảy tháng, cao lắm là một năm là chúng ta đã hoàn thành. Ba tháng đầu thì chúng ta cố gắng ly dục ly bất thiện pháp, tức là chúng ta tu Tứ Chánh Cần, chúng ta ngăn chặn ác pháp đúng cách.

Tuần tự chúng ta tu theo cái đặc tướng, cái khả năng của mình, rồi từ đó mình đi lên. Đi lên rồi mình xả, khi đó suốt một ngày, một đêm mà chúng ta không còn có một cái niệm nào xen vô và tâm toàn thiện và hỷ lạc sanh ra thì chúng ta biết là ly hỷ trú xả được rồi.

Do đó thì ly dục ly ác pháp được rồi, do đó thì chúng ta tiến tới cái pháp hướng để mà nhập cái Nhị Thiền rồi Tam Thiền rồi Tứ Thiền, rồi hướng tâm để tu tập Tứ Như Ý Túc, rồi Tam Minh là chúng ta hoàn tất được cái con đường tu của chúng ta, đúng như là lời Phật dạy.

Và khi mà chúng ta tu được rồi thì tức là chúng ta đã làm sống lại cái đạo Phật, làm cho cái đạo Phật nó tốt lên, nó không còn người ta chê bai Phật pháp là Tiểu Thừa, là ngoại đạo, là Phàm Phu Thiền. Những cái mà người ta đã khinh chê Phật giáo thì bây giờ mình đã làm sống lại hết, do cái sự công phu tu tập của các con mà làm nó sống lại.

Bây giờ có người nào mà về đó, thì bây giờ đã bốn giờ mấy rồi. Ai có về thì các con sửa soạn về con. Rồi hôm nào sẽ gặp Thầy. Đó, con có thể sửa soạn về đi con. Rồi khi nào có lên thì sẽ gặp Thầy, Thầy sẽ tiếp để mà bàn thêm một cái vấn đề.

8- NHẬP ĐƯỢC NHỊ THIỀN MỚI PHÁ ÂM THANH

(28:13) Bây giờ Thầy xin tiếp cái phần này, về cái phần thưa hỏi. Bởi vì dù sao đi nữa Thầy cũng rất lo cho các con, vì các con đã theo Thầy tu tập thì tức là Thầy phải tìm cách để mà dẫn dắt các con đi đến nơi đến chốn.

Hỏi: “Kính bạch Thầy! Phá âm thanh như thế nào?”

Phá âm thanh, thì ở đây cái câu hỏi của cô Diệu Quang hỏi Thầy cách thức phá âm thanh như thế nào? Thì Thầy chỉ dạy.

Cách thức phá âm thanh nó không khó đâu, chúng ta chỉ dùng pháp hướng. Khi mà chúng ta đạt được cái trạng thái yên lặng, thì lúc bấy giờ chúng ta nương vào các hơi thở chậm và nhẹ. Thì lúc bấy giờ bám chặt tụ điểm nằm đó, rồi chúng ta cứ hướng tâm nhắc phá âm thanh, thì nó sẽ phá âm thanh.

“Ở trạng thái nào mới phá âm thanh?”

Thì Thầy hồi nãy Thầy đã nói đó, ở trạng thái yên lặng mới phá âm thanh.

Nhập được định gì mới phá ân thanh?”

Nghĩa là nhập được cái định Nhị Thiền là phá âm thanh được.

Đó thì mấy câu hỏi này, để chúng ta thấy, nhập được định gì mà phá âm thanh? Tức là phải nhập được Nhị Thiền, tức là định Diệt Tầm Diệt Tứ đó thì chúng ta mới phá âm thanh. Mà định Diệt Tầm Diệt Tứ thì chúng ta ở trạng thái yên tịnh. Vì vậy cho nên ở trạng thái nào mới phá được âm thanh? Tức là trạng thái yên lặng.

“Rồi phá âm thanh bằng cách nào?”

Dùng pháp hướng mà phá âm thanh.

Đó là trả lời ngắn gọn và để chúng ta dễ hiểu, để chúng ta biết được cái trạng thái và cái định nào mà ở mức đó để phá âm thanh. Còn chúng ta chưa nhập được cái trạng thái Nhị Thiền, mà chúng ta vội phá âm thanh thì chẳng được.

Bởi vì khi mà cái người đó ngồi tu, còn có một vài vọng tưởng, tuy rằng một vài vọng tưởng nhưng mà trong một ngày có cái thời chúng ta tu không vọng tưởng, nhưng có thời chúng ta tu có vọng tưởng, thì chúng ta không được phá âm thanh, mà hãy diệt Tầm Tứ cho sạch.

Còn ngồi thời nào cũng có, chiều cũng ngồi, sáng cũng ngồi, tối khuya cũng ngồi, thời nào cũng có nhưng mà một vọng tưởng, hai vọng tưởng, trong ba mươi phút thì người này cũng chưa được phá âm thanh.

Mà nhiều khi có vọng tưởng như vậy, thì chúng ta nên tu cái gì? Thì chúng ta nên tu cái định Diệt Tầm mà giữ Tứ, tức là thường tác ý cho nó thật sự nó diệt hết Tầm, rồi sau đó mới phá cái Tứ đi để cho cái Tầm nó không có phát khởi ra được nữa.

Và đồng thời thì chúng ta phải xét thấy rằng khi mà cái Tầm mà nó còn hoài, nó không hết, thì chúng ta biết rằng ly dục ly ác pháp chưa trọn vẹn, vì tâm chúng ta còn đang lo ra, cho nên nó hay sanh cái vọng tưởng.

Cho nên chúng ta phải cố gắng diệt Tầm, diệt Tứ, tức là xa lìa những cái cảnh đời thế gian đi, dứt bỏ nó đi, đừng có đeo đẳng nó. Vì mai kia mốt nọ chúng ta chết rồi chúng ta cũng không ôm ấp gì được nó đâu. Chúng ta phải bỏ đi!

(30:55) “Kính bạch Thầy, Nhập định nào âm thanh vắng lặng?”

Ở đây thì cô Diệu Quang hỏi Thầy nhập định nào âm thanh vắng lặng, thì Thầy đã từng dạy rất nhiều rồi: vì nhập Tam thiền thì âm thanh vắng lặng.

Lúc bấy giờ nhập Tam Thiền rồi có còn phá âm thanh hay không?”

Đây là hỏi để mà nhấn mạnh cho biết rõ, lúc bấy giờ nhập Tam Thiền mà còn có âm thanh nghe hay không? Nếu mà có âm thanh tức là chưa nhập Tam Thiền, mà không có âm thanh thì đó là nhập Tam Thiền.

9- HAI CÁCH NHẬP BỐN LOẠI ĐỊNH VÔ SẮC

(31:22) Muốn nhập bốn loại định Vô Sắc tu như thế nào? Ở định nào mà tu tập được định Không Vô Biên Xứ?”

Đó bây giờ hỏi Thầy: muốn nhập được bốn cái loại định Vô Sắc thì phải tu như thế nào mà nhập được bốn cái loại định này? Ở cái định nào mà tu tập được cái Không Vô Biên Xứ?

Đây bây giờ Thầy, cái này Thầy đã giảng rất là rõ và rất kỹ rồi.

Bởi vì có hai cái lộ trình, một cái lộ trình mà từ cái người mới bắt đầu vô tu tập ức chế tâm của mình để cho hết vọng tưởng, thì cái người đó cũng sẽ đi vào trong bốn cái định Vô Sắc và nhập cái định Không Vô Biên Xứ rất dễ dàng. không khó.

Nhưng mà phải nói rằng nó không có cái cách thức tu tập để nhập bốn cái loại định này, nhưng mà chỉ kéo dài cái trạng thái diệt Tầm Tứ đó, để cho cái trạng thái của tưởng thức nó hoạt động, thì lần lượt nó dẫn chúng ta vào bốn cái định này.

Chớ không phải là chúng ta có cái cách thức để mà nhập nó, biết cách nhập nó. Nhưng mà nhờ chúng ta kéo dài cái trạng thái của ý thức không làm việc, ý thức ngưng hoạt động, nó không có còn vọng tưởng nữa, thì nó dẫn chúng ta vào bốn cái trạng thái này.

Cho nên khi mà dẫn vào thì chúng ta bị rơi rớt vào những cái vô ký, những cái ngoan không, những cái hôn tịch, những cái hôn trầm hay thùy miên. Chúng ta bị liên tiếp, liên tục những cái trạng thái đó.

Còn bây giờ đi qua một cái hướng khác, tức là chỗ ly dục ly ác pháp, cho nên ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Từ cái chỗ Sơ Thiền chúng ta mới tịnh chỉ các hành, từ tịnh chỉ các hành đó chúng ta mới hướng tâm mà nhắc để mà nhập vô Không Vô Biên Xứ thì rất dễ dàng không còn khó khăn.

Đó là chúng ta có cái đường lối và cách thức chúng ta dùng pháp hướng mà chúng ta muốn nhập vào bốn cái định Vô Sắc này. Cách thức đó là có pháp hướng.

Còn ở bên kia, Thiền Đông Độ, thì nó không có pháp hướng. Cho nên nó ngồi ức chế cho hết vọng tưởng, rồi bắt đầu nó ngồi nó kéo dài, cho đến nó rơi vô ký ngoan không hoặc là hôn trầm, hôn tịch.

Còn bên đây chúng ta có cái pháp hướng chúng ta nhắc nên vì vậy không rơi vào các cái trạng thái vô ký này. Từ đó chúng ta muốn nhập cái định nào thì chúng ta nhắc cái tâm của mình ở trong cái định nấy, thì nó sẽ đạt được cái định đó liền.

Đó là muốn nhập bốn cái loại định đó.

10- Ở TRẠNG THÁI VẮNG LẶNG THÌ TỊNH CHỈ ĐƯỢC CÁCH HÀNH

(33:36) Ở trạng thái nào tịnh chỉ được các hành?”

Nghĩa là ở trạng thái vắng lặng thì tịnh chỉ được các hành.

Các thầy, vắng lặng là gì? Là khi mà âm thanh không còn nghe nữa nó mới vắng lặng. Cho nên lúc bấy giờ là phải nhập Tam Thiền rồi, thì từ ở trạng thái Tam Thiền đó, thì chúng ta mới tịnh chỉ được các hành. Mà tịnh chỉ được các hành thì mới nhập được Tứ Thiền, mà chưa tịnh chỉ các hành thì đương nhiên là chúng ta đang ở trong Tam Thiền.

11- NHẬP TỨ THIỀN VÀ CÁC ĐỊNH VÔ SẮC

(34:13) “Ở trạng thái nào nhập Tứ Thiền, có thể nhập Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ?”

Ở đây muốn hỏi Thầy, khi mà nhập trạng thái Tứ Thiền rồi, thì ở trạng thái Tứ thiền có thể nhập Không Vô Biên Xứ được không?

Thì cái trạng thái Tứ Thiền, thì nói về cái trạng thái Tứ Thiền là cái trạng thái nó đã diệt Tầm Tứ ở Nhị Thiền rồi.

Thì bắt đầu bây giờ khi mà rời khỏi cái trạng thái Tứ Thiền, chớ không phải ở trong trạng thái Tứ Thiền, mà rời khỏi cái trạng thái Tứ Thiền, bắt đầu mới ra cái hơi thở, nương vào hơi thở mà khéo tác ý về cái Không Vô Biên Xứ. Thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ nhập Không Vô Biên Xứ rất dễ, ra lệnh nó là nó sẽ vào Không Vô Biên Xứ.

12- ĐỊNH BẤT ĐỘNG TÂM VÀ ĐỊNH BẤT ĐỘNG THÂN

(34:59) “Định Bất Động Tâm là định gì?”

Định mà Bất Động Tâm là cái định gì? Cái tâm mà bất động thì nó là định gì?

Thì cái định Bất Động Tâm, đó là một cái tên, một cái tên của cái định Nhị (Sơ) Thiền. Cho nên cái định mà Bất Động Tâm, cái tâm ly dục ly ác pháp rồi thì người ta chửi mình thì mình có như cục đất, mình không có giận hờn ai nữa hết. Cho nên nó là cái định Bất Động Tâm, à không nó là cái định Sơ Thiền chứ không phải định Nhị Thiền.

Định Bất Động Tâm là cái định mà ly dục ly ác pháp đó, đó là một cái tên của cái định Sơ Thiền.

“Định Bất Động Thân là định gì?”

Ở đây hầu như các thầy mà nghe những cái tên này các thầy không biết nó là cái định gì nữa! Cho nên ở đây Thầy phải nói đó là một cái tên của cái định khác, để cho các thầy thấy.

Định Bất Động Thân là cái định gì? Định Bất Động Thân là cái định Tứ Thiền.

Đó, từ cái định Bất Động Tâm là cái Định Sơ Thiền, cho đến cái định mà Bất Động Thân là cái định Tứ Thiền, thì chúng ta phải trải qua hai cái loại thiền, tức là Nhị Thiền và Tam Thiền, nó mới tới cái Định Bất Động Thân.

Cho nên Bất Động Tâm là phải đạt trước mà Bất Động Thân thì phải đạt sau.

13- CÁCH NHẬP DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

(36:07) “Diệt Thọ Tưởng Định - cách thức tu tập?”

Cách thức tu tập của Diệt Thọ Tưởng Định chỉ dùng cái pháp hướng là: “Tịnh chỉ! Ý hành ngưng hoạt động!”, có bao nhiêu đó thôi là đủ, là nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Nghĩa là mình ra lệnh cho cái ý hành ngưng hoạt động mà thôi. Thì ý hành nó ngưng hoạt động tức là thọ tưởng nó ngưng, nó diệt.

Cách thức tu nó như vậy, chớ nó không có pháp gì mà tu, mà chỉ có cái hướng tâm nhắc nó: “Tịnh chỉ! Ý hành phải ngưng hoàn toàn!”, thì nó sẽ ngưng thì chúng ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định.

14- NHẬP TỨ THIỀN VÀ CÁC ĐỊNH VÔ SẮC (Tiếp theo)

(36:41) Thưa Thầy! Có phải là nhập Tứ Thiền rồi mới nhập Không Vô Biên Xứ? Hay là xuất ra khỏi Tứ Thiền rồi mới nhập Không Vô Biên Xứ?”

Câu này là Thầy đã trả lời ở trên rồi. Là: “Thưa Thầy, có phải nhập Tứ Thiền rồi mới nhập Không Vô Biên Xứ?”

Không phải! Nghĩa là cái câu trước câu này thì chúng ta không cần phải nhập Tứ Thiền rồi mới là nhập Không Vô Biên Xứ. Chúng ta chỉ cần nhập Nhị Thiền, là ở trạng thái Nhị Thiền là chúng ta sẽ nhập được Không Vô Biên Xứ, chớ không phải cần nhập tới Tứ Thiền. Nhưng mà nhập tới Tứ Thiền mà nhập vô Không Vô Biên Xứ thì nhập rất dễ dàng không còn khó.

“Hay là ở trong định Tứ Thiền mà nhập Không Biên Xứ?”

Tức là Thầy cũng có trả lời rồi. Không phải ở trong cái định Tứ Thiền mới nhập Không Vô Biên Xứ, mà phải ra khỏi Tứ Thiền rồi mới nhập Không Vô Biên Xứ.

15- THIỀN ĐỊNH QUAN TRỌNG NHẤT LÀ SƠ THIỀN

(37:35) “Các loại thiền định của đạo Phật thì thiền định nào quan trọng nhất?”

Đây là cái vấn đề quan trọng đây, cái câu này là cái câu rất quan trọng. Còn mấy câu kia thì nó không quan trọng, nó lặp đi lặp lại, nhưng mà nó chỉ thay đổi cái chữ chớ nó không có quan trọng. Nhưng mà cái câu hỏi này nó mới quan trọng.

Đây là những cái lời hỏi mà cô Diệu Quang hỏi, Thầy ghi nhanh, để rồi khi mà hỏi thì ghi lại rất nhanh cho nên để mà trả lời, chớ còn không phải là cô tự mà ngồi viết ra những câu hỏi này, mà hỏi ngay Thầy đương nói chuyện hỏi, cho nên cô thường có lặp đi lặp lại những cái câu hỏi.

Nhưng mà cái chữ nó có sự thay đổi, nó cũng làm cho chúng ta sáng ra, sáng ra được cái chỗ mà nhiều khi chúng ta bị lầm lạc qua những cái từ, cho nên làm cho chúng ta thấy rõ được cái chỗ mà nhập cái Không Vô Biên Xứ từ ở Tứ Thiền hay Nhị Thiền.

Còn cái câu này rất là quan trọng mà các thầy cần phải lưu ý: “Các loại thiền định của đạo Phật thiền định nào là quan trọng nhất?” Cái thiền định nào mà chúng ta tu quan trọng nhất?

Nhiều khi chúng ta thấy là cái thiền định của Tứ Thiền là quan trọng, nhiều khi mà chúng ta thấy cái định Nhị Thiền là quan trọng, sự thật ra cái thiền định mà quan trọng nhất đó là cái định Sơ Thiền. Cái định mà ly dục, ly ác pháp, cái thiền định đó quan trọng nhất.

Cho nên mục đích chúng ta tu tập là chúng ta làm sao mà chúng ta ly dục ly ác pháp cho được, đó là cách thức của chúng ta tu tập, quan trọng nhất cho đời tu tập.

Nếu mà chúng ta ly dục ly ác pháp không được thì chúng ta không bao giờ mà nếm được mùi vị của Tứ Thiền hay hoặc là Diệt Thọ Tưởng Định, mà Tam Minh hay này kia chúng ta cũng không làm gì được hết. Hoặc là Tứ Như Ý Túc mà chúng ta thực hiện những cái siêu việt đó thì chúng ta cũng không làm được hết.

Cho nên cái định Sơ Thiền là cái định quan trọng nhất cho một cuộc đời tu hành của chúng ta. Và tất cả các pháp môn của Phật đều là đặt ở trên cái Sơ Thiền để tu tập ly dục, và thậm chí như cả giới luật của Phật cũng đều đặt ở trên đó để mà ly dục ly ác pháp.

Cho nên ở đây hầu hết là người ta không thấy được cái quan trọng này, mà tối ngày cứ lo ngồi thiền nhập định mà cái tâm không chịu xả, lúc nào cũng dễ giận hờn phiền não, lúc nào cũng tạo những cái cảnh mà làm cho cái tâm nó, bởi vì nói cái định Bất Động mà, Bất Động Tâm, mà tại sao mình cứ để cái tâm mình động, làm sao mà nó bất động được?

Cho nên mình đã hiểu được cái định Bất Động Tâm là cái Sơ Thiền, do đó luôn luôn giữ tâm bất động là mình nhập Sơ Thiền, chớ không phải ngồi ức chế tâm mà gọi là Sơ Thiền. Tức là cái tâm không dao động trước các đối tượng, do đó người ta làm gì làm mình như cục đất, thì tức là đó là cái định Bất Động.

Mà cái Định Bất Động đó, thì toàn bộ giáo lý của nhà Phật tập trung vào cái định Bất Động Tâm này hết. Mà khi mà cái tâm bất động rồi, thì cái thân này nó chỉ là điều khiển cho cái tâm bất động mà thôi, chớ cái thân không có tu tập gì được hết.

Nghĩa là bây giờ mà ngay vào lo ức chế cái thân để cho nó không vọng tưởng cái này cái khác, thì cái điều đó là cái điều tu sai hết rồi!

Cho nên từ xưa đến giờ bao nhiêu thế kỷ nay, người ta tu thiền người ta không có làm chủ được sanh tử, người ta không nhập được Bốn Thiền là do người ta không thấy cái sự quan trọng của cái định ly dục ly ác pháp.

Thậm chí người ta còn nói rằng cái ly dục ly ác pháp là những cái tà pháp, những cái không có giải thoát. Ngay cái Sơ Thiền tâm hồn chúng ta thanh thản, an lạc hoàn toàn, giải thoát hoàn toàn, không còn có sự đau khổ trong cái cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Nếu mà con mắt chúng ta không nhìn thấu suốt được nhân quả thì khó mà tâm của chúng ta làm sao mà bất động được! Cho nên đôi mắt chúng ta rất là bén nhạy, sắc bén, mọi sự kiện xảy ra là con mắt chúng ta nhìn thấy nhân quả liền tức khắc. Cho nên do đó mà cái tâm chúng ta mới bất động.

Còn cái này chúng ta không thấy nhân quả, do đó cứ thấy đúng thấy sai, vì vậy mà tâm nó động lên tùm lum đủ thứ hết, nó làm chúng ta dao động đủ thứ, như vậy biết chừng nào mà chúng ta xả được cái tâm này? Nếu không thấy nó bằng nhân quả thì làm sao mà chúng ta giải thoát được?

Cho nên cái định mà quan trọng nhất của đạo Phật là cái định Sơ Thiền. Định Sơ Thiền rất là quan trọng! Coi nó là Sơ Thiền, nhưng mà nó quan trọng vô cùng, không thể tưởng tượng được.

Cho nên ở đây các thầy nhớ kỹ, chúng ta đạt được sự giải thoát là phải đạt được cái Sơ Thiền. Mà đạt được cái Sơ Thiền thì quý thầy phải nhớ rằng cái đời sống của quý thầy là đời sống của một vị tu sĩ Phạm Hạnh. Nếu quý thầy sống không đúng Phạm Hạnh thì ngàn đời quý thầy cũng chưa chắc đã là nếm được mùi vị của Sơ Thiền.

Đó là những cái quyết định cho một cuộc đời tu tập của chúng ta, là cái chỗ mà quan trọng hay là không quan trọng.

Kế tiếp Thầy xin trả lời hết, để ngày mai rồi chúng ta sẽ chấm dứt.

(41:45) Bữa nay thì chúng ta không có nghỉ xả hơi, là tại sao các con biết không? Tại vì cái thời gian chúng ta ngắn quá, không có đủ thời gian để giải quyết cho hết. Vì chúng ta sẽ chấm dứt sớm để Thầy còn làm bao nhiêu công việc khác nữa.

Chúng ta thấy tạm đủ để mà chúng ta tu hành rồi, chúng ta không cần mà giảng loanh quanh, nói cho nhiều rồi rốt cuộc rồi nó cũng đi bao nhiêu đó mà thôi. Chúng ta biết được đại khái và cách thức tu tập, chắc chắn là chúng ta sẽ nắm được cái cốt cán mà chúng ta tu tập, các pháp hành chúng ta nắm rõ.

Cho nên chúng ta sẽ thực hiện được một cách dễ dàng không còn khó khăn nữa. Biết các pháp nào chúng ta tu, giai đoạn nào chúng ta tu pháp nào, và tu ở đâu, vị trí đứng ở chỗ nào tu, tu cái thân hành, hay là cái khẩu hành, hay ý hành hay hoặc là tu thân của chúng ta, hay là tu cái thọ chúng ta, hay tu cái tâm hay tu các pháp, chúng ta biết rõ Tứ Niệm Xứ chúng ta phải nằm đâu mà tu.

Cho nên ở đây chúng ta sẽ vẽ lại một cái sơ đồ để mà chúng ta biết được con đường chúng ta tu tập, rõ ràng và cụ thể. Từ đó chúng ta thấy những cái thiền định quan trọng là chúng ta phải tập trung hết sức tu vào chỗ đó.

Còn cái này, các con không thấy cái sự quan trọng, cho nên các con mới tập trung nó rời rạc. Nó không thấy cái định quan trọng mà cứ tập trung những cái khác, cho nên vì vậy mà các con không đạt được cái chỗ quan trọng đó.

Cuối cùng thì Thầy thấy, hầu hết là tâm các con dao động. Gặp cái đối tượng, gặp cái hoàn cảnh là các con tâm nó dao động lên liền tức khắc, không có còn bất động được nữa. Mà cái định Bất Động là cái định quan trọng, vô cùng quan trọng.

16- ĐẠO PHẬT KHÔNG HỀ YẾM THẾ, TRỐN TRÁNH HAY CHỊU ĐỰNG

(43:01) “Kính bạch Thầy! Nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo yếm thế, chán đời, trốn khổ, thủ tiêu đấu tranh và chịu đựng áp bức. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ!”

Thật sự ở đây thì các thầy cũng thấy rõ ràng, cái sự áp bức của sanh tử ở trong thân tâm của chúng ta. Bây giờ chúng ta đang sống chứ chúng ta chưa biết nó, cái áp lực của nó sẽ giết chúng ta ngày mai chết, chúng ta chưa biết.

Cho nên cái áp lực đó nó rất là mạnh, nhưng mà chúng ta, vì chúng ta là những kẻ vô minh, mù tối, không có thấy, cho nên chúng ta tưởng rằng chúng ta sẽ còn sống dài, sống lâu. Bữa nay còn vui chơi được, chưa có gì, để rồi chơi cho đã đi rồi mới vô tu, hay hoặc là chơi cho đã đi rồi mới tu, từ từ tu, chớ lật đật gì!

Nhưng mà sự thật cái đó là cái áp bức nó đang bức bách chúng ta ghê gớm, cái sanh tử nó bức bách. Cái tử vong nó sẽ bức bách chúng ta không có thì giờ khắc mà chúng ta, chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta sẽ sống, chúng ta sẽ chết trong giờ cuối cùng ngay đây hay là một lát nữa không chừng.

Cho nên ở đây chúng ta phải thấy rằng, một cái con người tu mà theo đạo Phật không phải yếm thế, mà họ là một người tích cực ở trong cái sự chiến đấu với nội tâm của họ, để họ giải phóng cho họ ra khỏi cái sự đau khổ của kiếp làm người.

Chớ họ không phải là người yếm thế, yếm thế là như thế nào? Họ đi vào cái nơi yên tịnh để họ sống thoải mái dễ chịu, đừng có ai mà làm động họ này kia.

Chúng ta rất là động, hàng ngày chúng ta tu tập, chúng ta đối diện với cái tâm của chúng ta nè, chúng ta đánh nó từng phút nè, chúng ta đập nó từng cây nè. Đi kinh hành chúng ta cũng không thể nào mà nghỉ ngơi để cho nó kẽ hở mà cho nó đến đánh vô chúng ta được.

Chúng ta phòng ngự đến cái mức độ mà phải tỉnh thức cao nè, chứ không phải một thằng lính mà ngồi canh cửa mà ngủ gục đâu, chúng ta rất tỉnh thức.

Cho nên vì vậy phải thấy rằng cái hành của chúng ta là cái hành không phải là kẻ yếm thế chán đời đâu, mà cái hành rất là tích cực, đem hết sức lực của mình ra hành, để mà chiến đấu với nội tâm.

Cho nên chúng ta đâu có phải xa lìa cái thân này đâu, xa lìa cái xã hội này đâu? Chúng ta đâu có xa lìa. Nhưng mà chúng ta biết, những cái người xung quanh, những cái đối tượng xung quanh đều là những sợi dây trói buộc chúng ta, làm chúng ta không giải phóng được cái sanh, lão, bệnh, tử của chúng ta, giải phóng được cái sự chết chóc của chúng ta.

(45:27) Cho nên vì vậy mà chúng ta phải bứt họ ra, bỏ họ ra, để chúng ta một mình để mà chiến đấu, để đánh lại nó, để mà chúng ta thành tựu được cái, làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta.

Cho nên chúng ta rất tích cực chứ không phải là tiêu cực. Nhưng mà tích cực không có nghĩa là một cái người đó bỏ đời. Người ta nỗ lực người ta thực hiện, người ta còn biết bao nhiêu người đang khổ để người ta hướng dẫn, người ta giúp họ để mà vượt qua. Mình đã không biết lội làm sao mình cứu những người khác được?

Cho nên ở đây, coi như cái người tu sĩ đạo Phật hiện bây giờ, họ đang hằng ngày, họ đang tích cực để làm những việc, thì họ bỏ bê tất cả những công việc xã hội, công việc của mọi người họ bỏ bê hết. Họ không bỏ bê đâu! Họ đang tích cực để làm cho họ được, rồi từ đó họ đem lại cái cuộc sống cho những người khác, bằng một cái hạnh phúc an vui trong cái sự tu tập của họ.

Cho nên họ làm công việc của họ, chứ sự thật ra họ đang tích cực với xã hội hết sức lớn. Họ làm được, họ giải thoát, tức là họ sẽ làm được bao nhiêu người giải thoát!

Còn bây giờ chúng ta làm không được sự giải thoát này, thì chúng ta bây giờ có ở đây mà làm ra cơm ra gạo mà đem bố thí cúng dường cho những người khác, càng làm cho người ta khổ đau thêm nữa. Vì họ ăn không ngồi, họ vay nợ đó thì họ càng nghèo đói. Họ thấy sung sướng quá họ cần gì làm?

Cho nên họ ngồi đó họ chờ chúng ta nhỏ từng hột gạo xuống cho họ ăn, thì lúc bấy giờ họ càng chết đói luôn nữa! Còn họ phải tự lực họ cứu lấy họ, họ làm, thì cái cuộc sống họ nó mới vĩnh viễn, mới hẳn hòi. Còn bây giờ, thấy cho được rồi cứ làm biếng không có làm, để chờ chúng ta cứ ít bữa cái đem gạo để bố thí cho họ.

Cho nên có nhiều người họ nói cháy nhà là khỏe lắm, ít bữa là chúng ta có đầy đủ đồ hết. Thật sự chúng ta ngu si đem cho ba cái thằng này, nhân quả này, thì nó còn nói cái lời nói đó, thì thiệt là đủ thấy rằng cái chuyện làm từ thiện của chúng ta có ra gì không?

Cho nên chúng ta phải biết rằng, người nào tạo nhân quả thì phải gánh chịu cái nhân quả đó. Trong cái cảnh khổ của người khác thì chúng ta an ủi họ là vì…​

(Xem tiếp ở Pháp hành 34)

HẾT BĂNG