Skip directly to content

OAI NGHI TẾ HẠNH

Một tu sĩ Phật giáo phải biết giữ gìn OAI NGHI TẾ HẠNH, nếu không giữ gìn OAI NGHI TẾ HẠNH thì không phải là đệ tử của Phật. OAI NGHI TẾ HẠNH của Phật giáo rất là quan trọng. Vậy OAI NGHI TẾ HẠNH như thế nào?

Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: Thế nào là các Tỳ kheo giữ gìn oai nghi tế hạnh nghi đầy đủ? Ấy là các Tỳ kheo khi ĐI thì biết mình ĐI, khi ĐỨNG thì biết mình ĐỨNG, cho đến như LIẾC NGÓ hai bên hoặc CO, DUỖI, CÚI, NGƯỚC, ĐẮP Y, MANG BÁT và những việc ĂN UỐNG, THUỐC MEN đều phù hợp với oai nghi. Phải khéo từ bỏ năm ấm cái, cho đến đi, đứng, nằm, ngồi, thức, ngủ, nói năng hay im lặng đều phải nhiếp tâm không cho tán loạn. Ấy là oai nghi mà các thầy Tỳ kheo phải giữ gìn đầy đủ”.(Trường A Hàm tập I trang 111)

Oai nghi tế hạnh của đức Phật dạy không ngoài pháp tỉnh thức trong các hành động thân, khẩu, ý. Người tu sĩ Phật giáo là tu tập tỉnh thức trên thân hành nên đạo Phật mới có bài pháp THÂN HÀNH NIỆM. Một bài pháp mà ai chuyên cần tu tập thì sẽ chứng đạo.

Trong kinh sách Phật giáo thường ca ngợi pháp môn THÂN HÀNH NIỆM, một pháp môn mà chúng tôi biên soạn thành một cuốn sách gối đầu nằm cho các tu sĩ lấy tên là: “MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU PHÁP MÔN NÀO?”. Như vậy quý vị biết rằng pháp môn THÂN HÀNH NIỆM quan trọng đến bậc nào trong việc tu tập để được làm chủ sinh, già, bệnh, chết.