DUYÊN VÔ MINH SINH
Chúng tôi xin lập lại câu trên, khi nghe đức Phật trả lời không phải vậy. Lúc bấy giờ ngoại đạo KASSAPA lấy làm ngạc nhiên nên mới thỉnh cầu đức Phật chỉ dạy, đức Phật bảo: “Từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường TRUNG ĐẠO”. (42 Tương Ưng tập 2) Vậy con đường TRUNG ĐẠO như thế nào?
Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật giảng dạy để tri kiến chúng ta có sự hiểu biết không còn bị rơi vào hai cực đoan CÓ và KHÔNG. Chính nhờ sự hiểu biết mới mẻ này có thể giúp chúng ta thoát mọi sự khổ đau. Vậy quý vị cùng chúng tôi hãy chú ý lời đức Phật dạy:
“- Này KASSAPA, con đường TRUNG ĐẠO là con đường vượt ra khỏi hai cực đoan, gồm có 12 nhân duyên:
Từ duyên VÔ MINH khởi nên duyên HÀNH khởi.
Từ duyên HÀNH khởi nên duyên THỨC khởi.
Từ duyên THỨC khởi nên duyên DANH SẮC khởi.
Từ duyên DANH SẮC khởi nên duyên LỤC NHẬP khởi.
Từ duyên LỤC NHẬP khởi nên duyên XÚC khởi.
Từ duyên XÚC khởi nên duyên THỌ khởi.
Từ duyên THỌ khởi nên duyên ÁI khởi.
Từ duyên ÁI khởi nên duyên HỮU khởi.
Từ duyên HỮU khởi nên duyên THỦ khởi.
Từ duyên THỦ khởi nên duyên ƯU BI, SẦU KHỔ khởi.
Từ duyên ƯU BI, SẦU KHỔ khởi nên duyên BỆNH TỬ khởi.
Từ duyên BỆNH TỬ khởi nên duyên VÔ MINH khởi”.(42 Tương Ưng tập 2)
Như vậy trên đây là toàn bộ khổ uẩn này theo 12 duyên tập khởi…”.Do từ duyên VÔ MINH mà 12 nhân duyên này mới tập khởi được”. Và vì vậy SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT mới có. Chính SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT là nguồn gốc do duyên VÔ MINH, chứ không phải tự mình hoặc người khác làm ra SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Bây giờ quý vị đã hiểu rõ chưa?
Có hiểu như vậy mới biết nguyên nhân qui luật nhân quả theo 12 nhân duyên này mà qui định phước hay tội của loài người không sai một hào li nào cả. Vì vậy nhân nào quả nấy, làm ác thì phải chịu khổ đau chứ không có mình và người khác làm khổ mà chính nhân quả. Vì con người không thông hiểu nhân quả, xem thường nhân quả nên làm theo sự ham muốn (ái dục) vì thế tạo ra biết bao nhiêu là ác pháp. Do tạo ra nhiều ác pháp nên phải gánh chịu sự khổ đau, nhưng lại không hiểu nên đổ thừa người này người khác làm khổ mình, hay hoặc than trời trách đất sao không ban cho mình một cuộc sống bình an.
Cho nên mọi sự đau khổ của đời người chỉ vì con người VÔ MINH mà tạo ra sự đau khổ đó.
Muốn cho thoát khổ con người phải diệt sạch VÔ MINH. Vậy diệt sách VÔ MINH bằng cách nào?
Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “DUYÊN VÔ MINH DIỆT”