THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN
Khi KASSAPA hỏi bất cứ chỗ nào về “KHỔ” thì đức Phật cũng phủ nhận: “ Không phải vậy”. Vậy như thế nào đây?
Nên KASSAPA không thể chờ lâu hơn nữa, nên liền hỏi Phật:
“- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói cho con hiểu về KHỔ.
- Này KASSAPA, một người tự làm KHỔ mình là “THƯỜNG KIẾN”
- Này KASSAPA một người làm KHỔ người khác là “ĐOẠN KIẾN”. Và tất cả những câu hỏi của Ngươi đều là THƯỜNG KIẾN và ĐOẠN KIẾN”.(42 Tương Ưng tập 2)
Thông thường ai cũng hiểu khổ do mình làm ra hay người khác làm thế mà ở đây đức Phật phá vỡ kiến chấp THƯỜNG KIẾN và ĐOẠN KIẾN này, vì những kiến chấp này sai không đúng. Ngoài kiến chấp ĐOẠN KIẾN và THƯỜNG KIẾN khổ thì còn có cái hiểu biết KHỔ nào khác hơn.
Đoạn kinh trên đây đã xác định cho chúng ta thấy sự hiểu biết của con người thường bị rơi vào vào hai CỰC ĐOAN: THƯỜNG KIẾN và ĐOẠN KIẾN. THƯỜNG KIẾN là bị dính mắc vào chấp CÓ; ĐOẠN KIẾN thường bị dính mắc vào chấp KHÔNG.
Vì vậy, trên đời này, nếu cái này CÓ thì cái này không thể KHÔNG, nếu cái kia KHÔNG thì không thể cái kia CÓ. Cho nên không có một vật nào vừa CÓ, vừa KHÔNG được. CÓ là CÓ, mà KHÔNG là KHÔNG. Đó là cái hiểu biết thông thường của con người, cái hiểu biết của họ không vượt ra khỏi hai CỰC ĐOAN này. Vì cái hiểu biết như vậy nên con người phải chịu khổ muôn đời, muôn kiếp. Thật đáng thương.
Sự giải thoát của Phật cũng lấy từ sự hiểu biết của con người. Từ xưa đến này, vì sự truyền thừa sự hiểu biết sống trong ái dục nên sự hiểu biết ấy toàn là đau khổ. Khi đạo Phật ra đời đức Phật dạy chúng ta hiểu biết lìa xa tâm ái dục. Lìa xa tâm ái dục là lìa xa hai cực đoan thường kiến (CÓ) và đoạn kiến (KHÔNG), vì vậy sự hiểu biết này hoàn toàn đi đến giải thoát.
Bởi vậy, sự hiểu biết của con người rất quan trọng, do sự hiểu biết mà đời đời, kiếp kiếp phải chịu trong đau khổ. Cái hiểu biết của loài người hiện nay là cái hiểu biết theo truyền thống từ ngàn xưa do thủy tổ của loài người để lại chỉ biết hiểu như vậy. Mãi đến khi đức Phật ra đời, Ngài tu hành chứng quả Vô Lậu thấy biết vạn pháp trên thế gian này như thật nên Ngài dõng dạc tuyên bố: “Còn có cái hiểu biết khác, cái hiểu biết không nằm trong hai cực đoan CÓ và KHÔNG, cái hiểu biết vượt ra ngoài vòng khổ đau. Đó là cái hiểu biết THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN”.
Như chúng ta đã biết tất cả những câu hỏi của KASSAPA đều nằm trong hai cực đoan “CÓ và KHÔNG”. Vì thế đức Phật trả lời: “KHÔNG PHẢI VẬY” . Đó là đức Phật trả lời đúng, vì con người điên đảo nên không thấy 12 nhân duyên tập khởi KHỔ mà cho rằng MÌNH TỰ LÀM VÀ NGƯỜI KHÁC LÀM KHỔ.