Skip directly to content

ANH VŨ THAM VẤN 05 - TRẠNG THÁI KHI NHẬP CHÁNH ĐỊNH

ANH VŨ THAM VẤN 05 - TRẠNG THÁI KHI NHẬP CHÁNH ĐỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian:

Thời lượng: [43:44]

1- KHI MỚI TU, NHỮNG CÁI ÁC PHÁP NÓ DỒN DẬP LÀM CHO MÌNH ĐỘNG

(0:00) Trưởng lão: Cái ác pháp nó không có để cho mình được yên tu đâu, cho nên hồi con chưa có tu thì con thấy thỉnh thoảng nó cũng đến những cái tai nạn, cái này cái kia, bệnh tật hay cái gì nó khổ. Nhưng mà nó không có như vậy, hễ bước vô mình ráng tu rồi bắt đầu nó đổ ra ngoài, nó đổ ra tùm lum ở ngoài đó, để rồi bắt đầu nó làm cho mình động, làm cho mình tu không được. Cái đó là cái mà đức Phật nói là Ma Vương ác pháp, nó đến nó phá hoại mình. Nhưng mà khi đó mình bền chí, nhờ một cái vị Thầy người ta trợ giúp cho mình, người ta khuyên lơn, người ta an ủi cho những người ngoài vững tâm hết: “Chắc nó bị động rồi!”, thì người trong nó mới được yên. Mà người trong được yên rồi thì tức là họ chuyển đó, họ chuyển thành ra nó dồn dập những cái nghiệp lực đó để cho nó làm động. Thì bắt đầu bây giờ, nhờ cái sự mà chuyển hoá của vị Thầy đó giúp đỡ, cái lực của vị Thầy giúp đỡ cho gia đình mình được yên. Rồi bắt đầu mình được an ủi, mình được an ổn được, bắt đầu mình tu mình ở trong cái thiện pháp thanh thản an lạc nó mới chuyển từng cái nhân quả. Bắt đầu thấy một tháng, hai tháng, ba đến năm tháng sau…​ gia đình của mình nó ít xảy ra tai nạn, nó không có dồn dập những chuyện xấu nữa, mà đều tin thì nó tốt hết. Mới đầu thì mấy con vô hợp chuyện gia đình của mình nó từ nào tới giờ yên, sau khi vô tu, sao mà nó đổ, coi có chuyện này chuyện kia nó đủ thứ, nó phát ra nó bệnh, nó đi nằm nhà thương. “Trời ơi con mà đi nằm nhà thương à?”. Con thấy chưa đó là những cái nhân quả nghiệp.

2- CẢ TU VIỆN LỚN NHƯ VẬY CHỈ CÓ MÌNH THẦY VỚI CÔ ÚT VÀ MẤY CÔ NỮA LÀM

(01:25) Phật tử: Con thấy người mà làm cho nhiều người khác tu đó thật là cái từ bi nó không thể nào biểu tượng nổi. Lên đây thấy có mình Thầy với Cô Út với mấy cô đó mà được cái Tu viện lớn như vậy, mà có biết bao nhiêu là cái thất, mà mỗi thất có phòng tắm riêng. Rồi xây từng viên gạch, in sách, viết sách, nấu cơm, những chuyện đó làm sao mà làm nổi, thật là khủng khiếp!

Trưởng lão: Đúng là cái dã tràng cũng dữ lắm. Đến khi mà Thầy viết sách rất nhiều. Nếu mà trong cái đường chuyển mà cho tu hành cho tốt thì Thầy không có bận cái công việc viết kinh viết sách này, không có bận cái việc in kinh sách này. Cả từ khi soạn thảo cho thành cuốn sách, cho đến in thành cuốn sách hoàn toàn chỉ có một mình Thầy thôi. Còn phụ đánh vi tính, đó có bác sĩ Trí về, bữa nay thì chú kia chú đánh phụ Thầy, thành ra nó đỡ cho Thầy phần đó. Còn phần mà trang trí, phần mà chuyển lại cho nó thành một cái trang sách nữa thì hoàn toàn là Thầy tự làm.

Phật tử: Tức là Thầy làm hết?

Trưởng lão: Thầy làm nhiều, tới in cái bìa sách, dán cái bìa sách Thầy cũng làm hết. Thầy nhờ mấy chú kia xén, chứ còn Thầy xén thì cái dao nó nặng quá Thầy xén không nổi, nhờ mấy chú kia có sức mạnh nó mới xén. Thành ra coi như ở đây coi như mình làm ra hoàn toàn thành cuốn sách luôn.

Phật tử: Dạ! Con với vợ con thường hay đi tới thiền viện ở bên Mỹ đó, cái chỗ đó là thường xuyên lúc nào cũng có mấy chục người giúp. Mấy chục người mà thanh niên khỏe mạnh lắm, mà họ làm hì hục, làm suốt liên tục như vậy đó thì những cái việc mới vững nổi, khi mình làm như vậy đó thì không còn cái thì giờ để tu hành. Cái chuyện mình làm quen đó, mình nói mình xuống dưới mình ngồi thiền đó thì coi kì lắm. Tại vì mình ngồi thiền trong khi như những người khác thì phải làm việc nhọc, thì mình thấy kì. Nên cuối cùng là hai vợ chồng ngại không dám xuống nữa, bởi vì xuống thì phải làm chứ không tu hành gì nữa.

Trưởng lão: Đúng vậy, mọi người người ta đi làm hết rồi, riêng mình mình cứ ngồi mình tu không thì nhìn nó kì. Còn ở đây con thấy con về đây mọi người người ta tu, Thầy chỉ còn có một số người chút ít thôi, điều động để mà lo cái đời sống ở đây thôi. Đối việc ở bên ngoài, Nhà nước, chính quyền thì có cô Út cô lo, rồi bên trong cơm nước, rồi cô lo chợ búa cô lo hết. Rồi thậm chí như về phát hành kinh sách cho người này người kia thì cô cũng lo hết. Còn Thầy thì chỉ dạy rồi hướng dẫn, rồi viết kinh sách, rồi in ấn.

Phật tử: Phải có trí tuệ dữ lắm mới làm hết những chuyện một cách dễ dàng như vậy.

Trưởng lão: Để giúp cho mọi người khác để tu, nhưng mà Thầy thấy cái sự mà hướng dẫn như vậy nó cũng chưa có trọn đâu con, coi như là chưa trọn. Khi con đến đây, ngày có được một số người tiếp xúc với Thầy, chứ còn nhiều người họ không được tiếp xúc. Đó là một cái thiếu rất lớn.

3- KHI ĐÃ ĐỊNH ĐƯỢC RỒI THÌ KHÔNG CÒN BUỒN NGỦ NỮA

(04:50) Phật tử: Thưa Thầy (không nghe rõ)

Trưởng lão: Hai mươi bốn giờ khi mà cái tâm nó không phóng dật đó con, nó không có buồn ngủ nữa. Tức là nó đã Định được rồi thì nó không còn buồn ngủ nữa.

Phật tử: Vậy rồi có khỏe không Thầy?

Trưởng lão: Nó không buồn ngủ con, mà nó khỏe lắm, nó không buồn ngủ mà nó khỏe. Còn mình bây giờ mà nó không buồn ngủ thì coi chừng nó bệnh đó. Còn tới chừng nó nhập Định, tại vì nó nhập Định, cái tâm nó nhập trong cái Định, cái Định Sơ Thiền, định ly dục ly ác pháp. Tại cái tâm nó nhập quá nó không buồn ngủ, cái thân nó không mệt mỏi gì nữa hết.

Phật tử: Như vậy nó thức suốt luôn hai mươi bốn giờ?

Trưởng lão: Nó thức suốt luôn hai mươi bốn giờ và có thể kéo dài bốn mươi tám giờ, nhiều hơn nữa, thanh thản, an lạc. Nó coi cái thời gian của nó không phải như mình bây giờ ngồi một tiếng đồng hồ coi lâu, không phải đâu, nó không phải coi lâu đâu. Một ngày nó coi ngắn ngủi lắm, nó an lạc đến mức độ mà người ta thấy thích thú, nó không còn thấy cái thời gian. Cho nên vì vậy nó không thấy buồn ngủ, nó không thấy có thời gian chia ra ngủ nghỉ này kia nữa vì nó an lạc vô cùng mà. Đó là lúc bây giờ là lúc năng lực của nó đủ rồi nó mới được vậy, chứ còn không thì không có được vậy, sung mãn ghê gớm lắm. Thì đức Phật nói khi mình nhập được Sơ Thiền rồi, thì mình còn phải tu tập cho sung mãn cái Sơ Thiền. Mà khi nó được sung mãn là luôn luôn hai mươi bốn tiếng đồng hồ hoàn toàn nó không ngủ. Nó không ngủ mà nó lại khỏe, chứ không phải không ngủ mà mệt. Bởi vì Thầy nói, khi mà cái tâm nó quay vô nó không phóng dật rồi, nó Định rồi, thì nó khỏe, đúng là Phật pháp hay thiệt chứ. Con người mình như thế này không ngủ mà vẫn khỏe như thường, nó an lạc mà lại thích. Không có cái gì mà có thể nói là cái dục lạc thế gian này hơn được, không có ăn cái miếng bánh ngon mà bằng cái này được, không có cái hạnh phúc gì ở trong thế gian này trong dục lạc được như này hết. Bởi vì nó ly dục nó mới được cái này thôi, cái này tuyệt vời quá vậy, nó không phải là một cái trạng thái dục lạc tầm thường. Nó giúp cho mình tâm hồn thanh thản mà nó không có mệt nhọc, nó làm cho mình thấy sức khỏe của mình nó hoàn toàn an ổn, sảng khoái, nó yên ổn. Bản chất nó nhức chỗ này đau chỗ kia, ngứa chỗ nọ nó không có, nó an ổn cả thân và tâm. Đó khi nó nhập được rồi các con thấy tuyệt vời lắm.

Cho nên cái người mà người ta tu mà đến cái nhập Định như vậy đó, thì luôn luôn người ta tìm sống ở trong đó. Cho nên ví dụ như vậy giờ Thầy làm việc, Thầy suy nghĩ viết lách này kia, hoặc là hoạt động in ấn, hoặc photo hoặc này kia, Thầy làm thì cái đầu óc Thầy suy nghĩ. Nhưng mà sau khi Thầy nghỉ thì cái tâm Thầy nó quay vô, nó nhập trên cái Định đó cho nên nó phục hồi thì cơ thể Thầy khỏe. Rồi bắt đầu Thầy làm việc thì nó hoạt động trở lại, mấy con mà nghe nó hoạt động trở lại thì các con có nghe Thầy ho mấy tiếng đó. Còn khi mà Thầy ngồi im lịm các con không nghe là lúc bấy giờ đó là lúc Thầy không có hoạt động đó, cái tâm nó yên ổn, cái thân Thầy không có bệnh có đau gì, lúc này nó phục hồi lại hết, nó khỏe khoắn. Cho nên bây giờ các con khi mà nghỉ cái tâm nó phóng ra tầm bậy, còn Thầy nghỉ thì cái tâm nó quay vô, nó khác các con vậy, có khác vậy thôi. Cho nên Thầy nói được nghỉ ngơi nó khỏe, chứ còn cái sức mà tuổi Thầy mà làm việc như vậy, nó không được cái tâm nghỉ như vậy, mà nó như mấy con mà nó cứ phóng ra vậy thì cái cơ thể của mình chịu không nổi. Cho nên khi mà nhập Sơ Thiền rồi con thấy nó an ổn lắm, an ổn thật sự. Cho nên khi nào mà tới đó rồi các con mau mau về đây gặp Thầy, không người nào rời khỏi Thầy đâu. Nghĩa là khi tâm quay vô rồi, có cái lực rồi thì đừng có hướng tâm bậy bạ, không có được, về đây Thầy dạy cho cách. Hãy triển khai cái điểm của nó ngay liền, thấy gì thì ngay đó sửa, thì mới vô.

4- CÁCH THỨC NHẬP ĐỊNH NẰM TRONG CUỐN THIỀN CĂN BẢN TẬP HAI

(8:29) Phật tử: Vậy thì căn bản mà thực tập là nó nằm ở trong cuốn sách nào Thầy? Trong cuốn Thiền căn bản hay trong cuốn nào ạ?

Trưởng lão: Cái căn bản là Thiền căn bản đó con.

Phật tử: Con không có mang theo cuốn đó, con tới con mượn Thầy.

Trưởng lão: Thầy sẽ cho con.

Phật tử: Dạ thưa Thầy con đọc bên cái cuốn (không nghe rõ)

Trưởng lão: Cái khi mà ở trên Tứ Niệm Xứ mà đẩy lui các chướng ngại pháp cho nó hết nó chia từng giai đoạn, nhưng mà nó thuộc về cái quá trình tu căn bản của cái thiền đó, của cái thiền xả tâm. Do đó thì mấy con đọc kĩ lại trong cuốn Thiền căn bản, nó còn cái tập hai là cái tập để nhập các Định, Thầy chưa có soạn tại vì người ta tu chưa có tới. Bởi vì trong cái tập hai đó, về Thiền căn bản - Tập 2 thì nó nói về cách thức các con nhập Định. Khi mà tâm nó không phóng dật rồi, nó quay vô nó Định ở trên thân nó rồi thì lúc bấy giờ những cái hiện tượng nó hiện ra, nó hiện ra như hào quang ánh sáng, tất cả mọi cái nó hiện ra. Thì lúc bấy giờ cái người tu hướng vào cái Định nhập cái Định Nhị Thiền, thì chúng ta phải phá tất cả những cái trạng thái đó. Cách thức phá nó như thế nào? Phá thông tất cả những cái trạng thái nó hiện ra những cái tướng trạng âm thanh, sắc tướng của nó bằng tưởng. Người ta không nghe tiếng động mà mình nghe, người ta không nghe tiếng nói mà mình nghe, người ta không thấy hào quang mà mình thấy trong những cái cái sắc tướng, những cái chuyện mà xảy ra đó. Thì người hành giả đó phải thực hiện cái bước đầu vào cái con đường này, người đó phải thực hiện xả ly cái này. Cũng xả cái này mà phải xả bằng cách nào? Thí dụ như bây giờ mình ngồi đây hàng hào quang ánh sáng nó sáng khắp cái nhà này, nó làm sáng rực như đốt đèn, coi như là đốt đèn sáng trưng vậy.

Phật tử: Thưa Thầy như vậy là mình thấy người khác có thấy không Thầy?

Trưởng lão: Không, mới đầu thì chỉ có mình thấy thôi, sau đó người ta thấy, người khác người ta thấy, nhưng mà có người thấy, có người không nữa. Cái người nào mà cái tưởng họ tương ứng với mình đó họ thấy cái nhà của mình nó như vậy. Còn cái người cái tưởng họ không tương ưng với mình họ nhìn không thấy, cho nên nói là có người nặng cái vía người nhẹ cái vía đó. Nó hợp với cái tưởng của mình thì họ thấy mình ngồi ở trong cái thất này, mình ngồi hào quang nó tỏa ra, còn cái người mà không thấy, thì cái người đó nặng cái vía, đó là vì nó là tưởng. Cho nên cái người nào tương ưng với mình, cái tưởng của họ tương ưng với mình họ thấy hết, còn người nào không tương ưng thì họ không thấy. Do đó cái người tu giai đoạn đó họ phải xả những cái đó, thì coi như là từ cái dạy đến cách xả, cái bộ sách đó thì sắp sửa những người nào sắp tu tới thì Thầy mới viết.

5- THẦY GIẢNG VỀ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP

(11:05) Phật tử: Thưa Thầy “Thân, Thọ, Tâm, Pháp” là như thế nào ạ?

Trưởng lão: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Cái thân của con là cái thân của con, con thấy cái thân của con là tứ đại, tay, chân, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý con. Tất cả những cái này nó nằm ở trên cái thân của con là cái Thân đó.

Còn cái Thọ thì nó có hai phần, một phần thuộc về thân phần thuộc về tâm. Cái phần thuộc về tâm, thì khi nó có sự phiền não lo lắng buồn rầu thì nó sẽ Thọ về tâm, còn cái thọ về thân thì khi nó đau nhức chỗ này, ngứa chỗ kia đó là cái Thọ về thân. Đó đó là 2 cái phần rõ ràng mà. Cho nên khi con phiền não con buồn rầu thì nó thuộc về tâm. Cho nên ở đây con thấy Thân, thọ, thì cái Thọ con đã hiểu cái Thọ về thân thế nào, thọ về tâm thế nào con hiểu rồi. Do đó cái thân thì con biết rồi, phải không? Cái thân là cái tổng quát, cái thân là cái phần mà thịt xác của nó đây con biết rồi, thì đó là thân. Rồi còn cái Thọ về thân thì nó đau nhức cái này cái kia, nó ngứa ngáy nó khó chịu thì đó là cái Thân. Còn cái nó phiền não nó buồn rầu nó lo lắng thì nó Thọ về tâm. Cái Thọ để chỉ cho các con nhận ra được cái Thọ đó, thì nó có phần đó, tâm và phần thân.

Thì bây giờ Thân, Thọ, Tâm rồi, thì cái Tâm nó như thế nào? Cái Tâm là cái niệm nó khởi ra, nó không khởi ra thì không thấy cái Tâm, con hiểu không? Nó khởi ra có cái niệm, nó suy nghĩ cái này kia thì nó là cái Tâm, con phải nhận rõ cái Tâm như vậy. Khi mà nhận rõ được cái Tâm nó rồi, cho nên mỗi Tâm niệm của mình nó khởi ra thì mình lôi nó trở lại. Mình phải cho nó Định vô cái thân, cái Tâm phải Định vô cái thân chứ sao lại phóng ra ngoài, suy nghĩ cái này cái kia. Đó mình biết đó là cái Tâm thấy không?

Bây giờ Thân, Thọ, Tâm con đã biết rồi gì? Bây giờ tới Pháp, Thầy chỉ cho, con thấy bây giờ cái thân của con đây này, toàn thân con bây giờ cũng là một cái Pháp. Bây giờ cái bàn này cũng cái Pháp, cái nhà này cũng cái Pháp, cái cây kia cũng cái Pháp, lá cây cũng Pháp, mà mây gió rồi tất cả những cái vật xung quanh chúng ta đều là các Pháp, và các Pháp nó sẽ xâm chiếm nó làm cho chúng ta đau khổ, nó sẽ đến với chúng ta làm đau khổ. Như cái Thân này bây giờ nó bình thường, nó không có gì hết, nó là một Pháp đó. Nhưng mà khi nó nhức, nó làm cho chúng ta đau khổ, thì đó là Pháp xâm chiếm vào làm chúng ta đau khổ. Cho nên vì vậy mình phải quán thân mình, phải đẩy lui các Thọ nó ra hết, nó là thuộc về Pháp rồi. Cho nên Pháp nó có ở trong, có ở ngoài, nó tùm lum nó đủ hết, mà luôn luôn nó tác động làm cho chúng ta bốn chỗ này bị động hết, nó bị động. Khi nó không tác động thì thôi, nó tác động thì Thân, Thọ, Tâm, Pháp chúng ta bị động hết. Bởi vì nó là một cái khối, khi cái Thân bị động thì cái Tâm nó bị động, mà cái Tâm bị động thì cái Thọ nó có, mà cái Thọ nó có thì lại do cái Pháp nó hành. Con thấy không nó là một khối mà đâu có rời ra được đâu. Cho nên vì vậy, lúc bấy giờ chúng ta mới sử dụng cái Tâm trở lại, đi ngược trở lại cái chỗ mà nó làm chướng ngại pháp, đẩy lui chướng ngại pháp này ra. Nó giúp cái Tâm thanh thản an lạc trở lại.

Vì vậy cái người mà tu như vậy gọi là tu Tứ Niệm Xứ, ở trên bốn chỗ đó đẩy lui các chướng ngại pháp gọi là Tứ Niệm Xứ. Vì vậy mà Thầy giảng Tứ Niệm Xứ thì không giống ai hết nhưng mà có giải thoát. Còn người ta giảng Tứ Niệm Xứ, chứ mà tu không có giải thoát, phải không? Con thấy không? Đó vì mình thực tế và cụ thể là mình ở trên đó mình cứ đẩy lui các chướng ngại pháp ở trên bốn chỗ này ra. Thì như vậy là tâm minh phải thanh an lạc, có giải thoát ngay liền tức khắc liền, và nếu mà nó giải thoát hoài từ giờ này đến giờ khác, từ ngày này đến giờ khác tức là mình thành Phật rồi. Tại vì mình hết khổ rồi, thì nó giải thoát hết rồi. Thọ nó cũng không đánh, không làm cho mình đau này. Tâm của mình thì nó không khởi này. Thân của mình nó an ổn này. Mà các pháp nó đến, nó không làm cho mình chướng gì hết được, nó không xâm chiếm sáu căn mình được như vậy là mình thành Phật rồi còn gì, giải thoát rồi. Đó là bất động tâm rồi đó. Con thấy không? Ở trên Tứ Niệm Xứ tu là giải thoát vậy đó. Cho nên Phật nói: "Người nào tu Tứ Niệm Xứ từ một ngày đến bảy ngày là phải phải viên mãn phải thành tựu, mà bảy ngày không được thì bảy tháng, bảy tháng không được bảy năm là phải xong, không có người nào không xong". Ông Phật xác định trong bài Tứ Niệm Xứ cho nên có bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Mà muốn tu Tứ Niệm Xứ, trước khi tu mình phải tu Tứ Chánh Cần, rồi phải tu giới luật, phải tu Tứ Thánh Định, tu tùm lum đủ thứ hết, rồi mình mới trở lại mình ở trên Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ mình mới đẩy lui hết chướng ngại pháp để cho tâm đừng phóng dật nữa.

(15:22) Bây giờ để giữ tâm không phóng dật ở trên Tứ Niệm Xứ. Bởi vì bây giờ cái tay mình đau là cái tâm nó phóng ra cái chỗ đau rồi, nó phóng dật ra đau rồi. Cho nên mình đẩy lui được cái đau thì cái tâm mình nó không phóng dật nữa, thì nó Định vô hơi thở, có vậy thôi. Nó đơn giản, mà nó hiểu rồi mình cố gắng mình khắc phục, mình cứ tu từng chút từng chút, từng chút vậy đó. Rồi mình biết theo đặc tướng của mình lúc nào xả nghỉ, chứ không phải bắt buộc tu liên tục vậy thì chịu không nổi đâu, xả nghỉ tu tập dần dần, dần dần từ đó một thời gian tăng dần tăng dần. Biết nó lấp hết hai mươi bốn tiếng đồng hồ không còn nữa là mình thành tựu. Đức Phật xác định các con thấy, từ một ngày cho đến bảy ngày, thì một ngày có mười hai tiếng đồng hồ, mà mười hai tiếng đồng hồ con từ sáng tới chiều mà nó không phóng dật thì con cũng xong rồi. Chứ chưa hai mươi bốn tiếng đồng hồ đâu phải không? Con hiểu không? Có nghĩa là từ sáng đến chiều mà tâm con không phóng dật là con đã thành tựu rồi đó. Thì con kéo dài thêm một đêm nữa 12 tiếng đồng hồ nữa thành 24 tiếng đồng hồ thì chắc ăn quá rồi, coi như là lúc này bây giờ nhập Định dễ rồi. Thầy thấy mấy con tu, Thầy nói thì tu quá dễ mà nghe nó khướt.

Phật tử: Nói thì nghe đơn giản thôi chứ đụng chút xíu là phóng tâm nữa.

Trưởng lão: Phóng tâm à? Cái phóng tâm nó dễ lắm. Rồi bây giờ con còn hỏi gì Thầy nữa không? Hết rồi con?

Phật tử: Con xin cám ơn Thầy. Chút xíu con qua Thầy cho con mượn mấy cuốn sách.

Trưởng lão: Rồi Thầy sẽ đưa ra cho con, đọc lại cho kĩ con. Cái chỗ đó nó hoạt động trở lại, còn cái này bị nó diệt, còn cái kia nó chỉ rớt trong không thôi. Thành ra các căn nó còn đang hoạt động nhưng mà nó không nghe, cũng như mình ngủ nó hoạt động nhưng nó không nghe con. Nhưng mà có tiếng động lớn mình giật mình, đó con hiểu cái nguyên lí hoạt động của nó?

6- CHÍNH ĐỊNH LÀ TÂM ĐỊNH TRÊN THÂN THÌ THÂN PHẢI ĐỊNH LẠI TRÊN TÂM

(17:30) Phật tử: Thì mình đang nghĩ mình đang ở trong cái tưởng (không nghe rõ) ý của con là con muốn nói lên ở chỗ hành giả biết đó đang ở trong cái tưởng. Tưởng là mình hoà đồng với vũ trụ, nó thành ra tưởng một cái tưởng rất là vi tế hành giả không nhìn thấy biết gì hết. Như thế thì đâu có rơi vào trong cái tưởng nào đâu, mà cũng không có rơi vào trong cái Định nữa. Thì tức là ta phải truyền lệnh, bằng cái chỗ là cái cái tưởng của hành giả.

Trưởng lão: Đúng là cái đó là hầu hết mình bị rơi trong tưởng con, tức là mình thấy cái Thức Vô Biên Xứ, mình tưởng là mình phủ trùm với vạn hữu. Thầy nói bây giờ Thầy ngồi đây thì tâm của Thầy nó phóng dật theo cỏ cây, mây, Thầy thấy nó không có cái niệm gì trong này, Thầy thấy nó an lạc. Tâm của Thầy thường thấy mây, thường thấy cây cỏ, mỗi điều đó là tâm phóng dật đó. Mà người ta tưởng đó, nếu mà chúng ta tưởng ra đó, coi như tâm mình nó phủ trùm trong vạn hữu, nó từ từ nó Định ở trong các cây, đâu có cái ác, cái thiện gì trong này đâu. Cho nên thường thường mình thấy tâm mình nó hoà đồng cả vũ trụ mà, ở chỗ nào mình cũng thấy cũng cái tâm mình nó khác. Do đó là mình tưởng, chứ sự thật tâm mình đang phóng dật trong các pháp, nó đang theo các pháp ở trong đó, nó phóng ra theo ác pháp. Nhưng mà mình tưởng nó là phủ trùm, cho nên mình bị tưởng, chứ sự thật ra cái tâm mình nó đang phóng dật.

Nếu mà tâm nó Định thì nó sẽ Định vào thân, chứ không bao giờ nó Định ở trên ngàn cây nội cỏ, hay nơi gió ở ngoài đâu. Mà bây giờ mình đang ngồi thiền là Định chứ gì? Mà sao Định lại là thấy mình như phủ trùm vạn hữu, cây cỏ ngoài kia? Thì như vậy là sai đó. Bởi vì ông Phật ông xác định tâm Định trên thân thì thân phải Định lại trên tâm, thì đó mới là Chính Định, còn mà nó Định ở chỗ khác là sai. Cũng như bây giờ, con đang ngồi đây mà con thấy cái tâm con tập trung ở cái điểm chỗ sự vật là sai rồi đó. Nó cũng tập trung không có vọng tưởng mà nó tập trung ở ngoài, thành ra nó Định ở ngoài chứ không phải Định ở trong, nó phóng ra ngoài rồi. Còn khi nào mà nó Định vô trong cái thân nó thì nó biết hơi thở ra vô ra vô, đây là nó Định trên thân, rồi nó Định ở trên cái thân của nó, để rồi cái thân sẽ Định lại nó ở đó. Cho nên hai cái thành một khối đó, thì nó mới thực hiện được cái Tam Minh. Còn mình tách lìa ra khỏi cái thân, mà nó Định ở ngoài rồi thì làm sao cái thân này Định vô chỗ này được nữa, con hiểu không?

Cái thân nó phải Định lại cái tâm của nó ở đây, mà cái tâm mình đặt ở chỗ đó, làm sao cái thân nó đem lại đây nó chôn ở chỗ này được, con hiểu không? Cho nên cái thân không Định trên cái chỗ đó được, cho nên hai cái này không nhắc lìa ra được đâu. Mà người ta sai, có nhiều người họ vẽ một cái điểm để họ tập trung ở chỗ đó, đó là họ muốn đem cái tâm Định ở ngoài đó, thì cái đó sai. Cho nên thí dụ như bây giờ, thay vì cái tâm của mình nó Định ở trên cái thân của nó, thì Thiền Minh Sát Tuệ nó bắt buộc Định ở trên cái sự phồng xẹp của cái bụng, nó Định trên cái hành động của cái bụng. Nhưng mà cái hơi thở của mình vi tế nó thở rất nhuyễn, mà cái bụng nó không phồng xẹp nữa thì lấy cái gì mà Định đây, phải không? Con thấy cái hơi thở bây giờ nó thở thô thì cái bụng lên xuống, nhưng khi nó thở mà vi tế đến cái mức độ mà mình không còn thấy cái bụng nó lên xuống nữa thì lấy cái gì mà Định được?

(21:04) Vậy khi mà mình Định thì cái hơi thở mình rất là nhỏ nhẹ đến mức nhỏ nhẹ. Nó vậy Định trên đó được nó đã biết, cho nên nó còn Định được. Cho nên ông Phật bảo mình Định Niệm Hơi Thở chứ không được Định chỗ khác, định chỗ khác nó sẽ sai. Cho nên cái sai là mình tưởng ra, hồi cái thô mình tưởng là đúng, mà người tu thì thấy cũng dễ. Nhưng mà khi tới cái vi tế rồi, họ mất cái chỗ rồi, nó hết Định rồi, họ không biết họ lạc trong không. Hễ mất cái chỗ điểm của mình Định thì nó sẽ lạc vào các pháp, nó ở ngoài nó đi ra ngoài.

Phật tử: Thưa Thầy con có câu hỏi, thì con có cái là, con nói là cái chỗ đó là nhà lâm tế và đã bị bỏ lâu rồi.

Trưởng lão: Tại có khéo léo và không đụng chạm.

Phật tử: Dạ thì con sợ đụng chạm nhưng mà con con nghĩ như vậy nó đúng chứ Thầy?

7- CÁCH TU ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ CỦA NGUYÊN THỦY

(21:53) Trưởng lão: Đúng là bởi vì cái pháp sổ tức, sổ tức khoa là do các tổ đặt ra, cái tuỳ tức là do Lục Diệu Pháp Môn đặt ra. Bởi vì sổ tuỳ chỉ đó là do ngài Thiên Thai đặt ra, đặt ra cái pháp Lục Diệu Pháp Môn. Cho nên tuỳ tức là cũng của ngài Thiên Thai, cái sổ tức là cũng của ngài Thiên Thai. Nhưng mà sổ tức thì nó có từ cái thời ngài Thân Hậu, kinh Thân Hậu đó. Ngài viết cái cuốn An Bang của ý đó, thì cái sổ tức đó có, cho nên sổ tức khoa nó thuộc về Đại thừa hết mấy con.

Cho nên cái này không phải là Nguyên Thủy, còn Nguyên Thủy thì dạy Định Niệm Hơi Thở chứ không phải quán niệm hơi thở nữa. Định Niệm Hơi Thở tức là cái tâm nó Định trên hơi thở gọi là Định Niệm Hơi Thở. Vì vậy cho nên khi mà tu về cách thức Nhập Tức thì đức Phật cứ bắt buộc mình phải hướng tâm nhắc: "Tôi biết tôi thở hít vô tôi biết tôi thở ra" hoặc là: "Quán ly tham…​""Quán ly sân…​" hoặc là: "Toàn thân an tịnh…​""Toàn tâm an tịnh…​" thì cứ nhắc hoài, chứ không được để cái tâm mình nó bám trong hơi thở. Nhưng mà tâm không phóng dật thì nó lại Định hơi thở thì không có hướng. Đó là khi mình tu hơi thở thì mình phải hướng nhắc tới nhắc lui.

Mà khi tâm nó Định vô hơi thở thì không cần nhắc nữa, nó lại khác, mà không thể gọi tuỳ tức được. Bởi vì tuỳ tức là mình bắt cái tâm của mình theo hơi thở, còn cái này tự nó nó Định lên mà chứ tôi đâu có bắt nó đâu. Tại vì tôi bảo nó: "Tâm không phóng dật, ly lục ly ác pháp!". Thì hiện giờ nó không biết ở đâu mà nó đáp hết, nó phải đáp vô hơi thở của nó thôi, thì đó là nó Định trên hơi thở. Nó không có chỗ nào nó đứng được nữa hết, thì bây giờ nó phải vô trong hơi thở nó đứng chứ đâu, bây giờ làm sao giờ. Con thấy không? Mình để cho nó cái cửa để cho nó Định vô đó, mà mình không bắt buộc nó vô cái hơi thở.

Cho nên vì vậy mới đầu thì tập cho quen hơi thở, sau đó mình xả không tu hơi thở nữa, nhưng mà mình tu cứ xả tâm thôi, rồi bắt đầu nó có cái kẽ chỗ để hơi thở nó chờ, nó không có chỗ nào nó phải nhảy vô đó nó Định. Phải không! Mình phải để chỗ cho nó Định chỗ đó. Cho nên cái nhà của nó mình cất sẵn, nhưng mà không bắt buộc nó vô ở nhà đó đâu. Nhưng mà nó ở chỗ nào mình cũng đuổi hết, phải không? Cái tâm ở chỗ nào mình cũng đuổi hết, bắt buộc còn có chỗ này thôi nó vô nó ở. Ông Phật ông hay lắm!

Mà hễ khi tu mà bắt buộc vô hơi thở với cái tâm mà kẹp vô hơi thở thì bắt nó quán hoài, không để cho nó dính ở trong hơi thở, cho nó quen cái đó rồi bắt đầu không tu hơi thở nữa. Thì bắt đầu mình cứ cất cái nhà hơi thở để sẵn đó, nhưng mà cuối cùng nó đáp vô nó ở chỗ nhà nào thì mình cứ đuổi nó hết, không cho nó ở, mà chỉ cho nó vô nhà hơi thở ở thì mình cho thôi. Do đó nó Định trên hơi thở.

Con hiểu được cái chỗ mà Thầy nói rồi thì các con cứ nhắc nó, thì các con sẽ thấy nó Định vô hơi thở. Mà nó Định vô đó là nó ly dục ly ác pháp nó mới Định vô, tức là nó không khởi niệm, nó không phóng dật, có nhiêu đó thôi. Mà bấy nhiêu đó xong rồi, khi mà nó Định vô đó rồi, thì bắt đầu nó có cái năng lực rồi, các con có đủ cái năng lực mà để nó tịnh chỉ, nó ngừng các hành ở trong thân của mình làm chủ sống chết. Và nó đủ sức nó dẫn tâm đến Tam Minh. Nó đủ cái sức nó dẫn đi được, cũng như mình có cái lệnh rồi, bây giờ mình truyền lệnh là nó làm theo hết. Cho nên từ cái chỗ tu đó mà Thầy thấy đường nó đi rất cụ thể, mà chỉ có siêng năng chuyên cần mà tu hành. Cảnh mình thuận tiện là mình tu mau lắm, cho nên Thầy thiết nghĩ cái hoàn cảnh của hai đứa, mà mấy con tu Thầy nói thiệt sự, nếu mà sáu tháng mấy con chuyên cần, tu kĩ lưỡng hẳn hoi, sáu tháng xong.

Đúng là Thầy nói Thầy bảo đảm mấy con mà cái hoàn cảnh như vậy, Thầy với cái hoàn cảnh hồi đó, mẹ nấu cơm, cô Út thì đi lo kinh tế sống, Thầy đâu còn lo đói lo no gì đâu, mà không có Phật tử nào đến quấy rầy Thầy được. Cũng như con bây giờ không ai chọc vô hết. Phải không? Vì vậy Thầy cứ ngồi trong thất Thầy tu suốt ngày, không có giờ nào kẽ hở mà Thầy không nhắc tâm Thầy đâu. Thậm chí khi chừng nào buồn ngủ thì Thầy đi ngủ, mà không buồn ngủ Thầy cứ biểu nó phải nhập vô Sơ Thiền thì thôi. Bởi vì Thầy đã hiểu ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, Thầy cứ lôi đầu kéo hoài, riết nó đậu đâu không được, nó bắt buộc nó đậu hơi thở Thầy. Nó đậu đó, nó ở trong cái nhà đó được hai mươi bốn tiếng đồng hồ, Thầy ra lệnh Thầy bắt đầu nhập các Định. Thầy nói đúng thật sự Phật pháp hay thiệt chứ, chỉ có bấy nhiêu đấy thôi mà không ai biết đâu mà làm. Mình có sáu tháng, phải mình biết vậy thì cách đây mười năm là mình đã xong rồi, trời ơi nó khỏe biết bao nhiêu, khỏi cần phải lên Hòn Sơn quá cực khổ.

8- ĐỐI TRỊ VỚI BUỒN NGỦ VÀ CẢM THỌ

(26:10) Phật tử: Thưa Thầy, chiến đấu với lại tập tu với cái thành trì ăn ngủ đấy thì con thấy bộ khó quá.

Trưởng lão: Bây giờ ăn thì không thấy khó đâu con.

Phật tử: Dạ

Trưởng lão: Cái ngủ nó hơi khó rồi đó. Thành ra mọi tu sĩ về đây là cái ngủ họ đã rớt hết, chỉ còn có Thầy Chơn Thành là người chiến thắng cái ngủ dữ lắm đó mấy con, nghĩa là đi nó lủi, nó kinh. Thầy phải bắc cái ghế lên kênh vậy đó, nó có nước Thầy bắc cái ghế meo vậy đó. "Buồn ngủ ta ngồi đây, mày rớt xuống đó cho mày lạnh cho mày chết". Vậy thế mà nó sợ nó không dám ngủ, nó có vậy nó không dám ngủ. Con biết cái kênh không, mà ông bắc cái ghế ra ở giữa cái bờ kênh mà để meo cái ghế vậy đó. "Ta ngồi đây ta cho mày buồn ngủ, mày lủi xuống đó là mày lạnh mày chết". Vậy mà nó không dám, chứ mà còn đi nó lủi bên đây, nó lủi bên kia, nó ngủ mình không hay đâu, mình bước cái nó lủi à. Nó vậy đó, bởi vậy cái ngủ nó khó lắm con, mình phải chiến thắng nó. Cho nên Thầy dạy các con, các con nên nhớ năm hơi thở đi kinh hành một vòng là cái mục đích để phá nó. Cứ mình ngồi xuống nó chưa có ngủ được, cái bắt đầu nó đứng đứng và đi đi, nó chưa ngủ được, cái bắt đầu một hồi nữa. Thành ra nó ngủ không được nó thức luôn. Các con thấy không Thầy có pháp để đối trị nó mà.

Phật tử: Nếu làm vậy mà vẫn còn buồn ngủ nữa thì làm sao Thầy?

Trưởng lão: Làm vậy thì nó sẽ hết buồn ngủ rồi. Mà nếu vẫn còn buồn ngủ nữa, thì chỉ có nước là Thầy ngồi đây, con đi kinh hành, ngồi lên ngồi xuống đi kinh hành. Có Thầy ngồi đó buồn ngủ chạy mất à. Hồi đó Thầy phá cái buồn ngủ cho Thầy Mật Hạnh là vậy đó. Thầy cũng tu vậy mà sao mà…​, cũng ngồi lên ngồi xuống vậy đó, …​mà nó buồn ngủ, cho nên Thầy nói: “Thôi được rồi Thầy thu xếp sẽ ra thất con. Thầy ngồi xuống đó, rồi bắt đầu bây giờ con cứ ngồi đi, năm hơi thở, đi kinh hành đi, nếu mà nó còn buồn ngủ nữa Thầy cho nó một gậy”, phải không? Cho nên là Thầy ngồi, rồi nó hết.

Nhưng mà có cái là nó đi. Để phá được cái đó nó đến mỏi chân, nó mỏi chân thì bò bò vòng vòng, nó hết. Hễ mình ngồi rồi dậy thì mình bò bò, rồi lại ngồi nữa, như vậy làm cho nó ớn, thì nó không buồn ngủ. Vậy mà vài ba lần hết à. Nó không có còn buồn ngủ, mà nó tỉnh, mà nó thức đúng giờ đúng khắc lắm. Hễ tới giờ ví dụ như mười một giờ là đi ngủ thì đi ngủ, mà hai giờ dậy là dậy chứ không dám bê trễ. Nó sợ mình hành nó, nó hoảng. Bởi vì mình cứ đứng lên ngồi xuống, đứng lên ngồi xuống, nếu mà còn buồn ngủ nữa là có Thầy nữa thì nó hoảng, sau đó nó hết. Thành ra nó phá được cái buồn ngủ, con phải nỗ lực lắm mới thắng được nó, chứ cái buồn ngủ rồi con biết nó sẽ đánh con.

Nếu mà con tập không đúng cách đó nha, con phá nó con mất ngủ coi chừng con bị sụt cân, rồi con bị sinh bệnh chứ không phải dễ đâu. Cho nên khi mà phá cái buồn ngủ mình, mình chưa phá được buồn ngủ mà nó thành bệnh. Thầy Chơn Thành nó tức nó đau, tức cái thượng vị, cái chỗ này nó cứ đau tức. Thầy nói: "Đau tức đau thì bây giờ chết bỏ, chứ nhất định không ra bác sĩ, không đi uống thuốc gì hết, cứ lấy cái tâm mình trị thôi. Cái thượng vị này hết đau không có đau nữa, cái thọ là vô thường, chết là nhất định là chết ở trên Bồ Đoàn, không chết dưới Bồ Đoàn đâu". Cứ gan dạ, lì mà Thầy dùng pháp hướng Thầy đẩy lui cái thượng vị nó không có đau nữa, phá được cái hôn trầm.

Con thấy nó cộng với cái thọ, nó đánh luôn cả hôn trầm với cái thọ luôn, người ta hoảng sợ nó. Cho nên vừa rồi chú Nhu ở đây cũng tu dữ lắm đó, mà nó đánh tới cái thọ. Nó đánh nó cộng cái hôn trầm, nó đánh hôn trầm chưa phá được, mà bị mình thức để mình đấu. Mà ngồi lên đứng xuống bắt đầu nó đau, nó đau bệnh chú, chú gặp chú xin Cô Út đi, để đi về chú uống thuốc cái đã. Đó, nó đánh bay ra các con ạ! Chú Nhu cũng tu dữ lắm, nhưng mà nó đánh bay ra. Thầy nói nếu mà người nào nhát gan tức là sợ nó. Thà là chết! Bởi vì mình cứ học cái nhân quả, chết là do nhân quả chứ không phải là không mà chết được. Nhân quả mình bây giờ tới nó chết rồi, bây giờ có bác sĩ cứu mình cũng không được đâu, còn nó không chết nội cái tâm lực của mình nó đẩy lui ra, các thọ nó đẩy lui ra hết.

(30:02) Cho nên các con thấy đó, lúc trước thì Thầy khi nào có ho Thầy hay đi cứu thương phải không? Nhưng mà cái kì sau này Thầy phục hồi rồi Thầy không thèm đi nữa. Bây giờ Thầy biết cách phục hồi rồi đâu có cần gì phải đi cứu thương nữa. Cho nên bây giờ hễ có ho có gì đi nữa thì Thầy điều khiển, Thầy phục hồi lại nó, nó hết. Đó là mình lấy cái tâm mình trị bệnh của mình được rồi, mình biết cách rồi thì nó không có sợ nữa. Do đó Thầy dạy quý thầy cứ đẩy lui các chướng ngại, tức là các thọ, có những cái kinh nghiệm để cho mình hướng dẫn những người khác, người ta đối trị được cái bệnh, làm chủ được khỏi uống thuốc. Uống thuốc nó đắng mà nó hôi mất công.

9- ĐẠI THỪA VÀ NGUYÊN THỦY KHÔNG THỂ THỐNG NHẤT ĐƯỢC VỚI NHAU

(30:45) Phật tử: Thưa Thầy trong cái (không nghe rõ) nhưng mà muốn để cho nó trôi luôn cái pháp đó, thì con phải quán chiếu tiếp. Thì con quán chiếu thế này, chắc có lẽ là nằm bên Bát nhã.

Trưởng lão: Bên Nguyên Thủy con.

Phật tử: Dạ dạ

Trưởng lão: Đúng là coi như là Đại thừa nó chỉ ăn cắp ở bên Nguyên Thủy mà đem qua. Bởi vì bên Nguyên Thủy nói mình là, con người của mình sinh ra là mình thừa tự nhân quả, mình có cái nhân quả, cho nên mình phải nhìn thấy bằng nhân quả, hoá giải được tất cả những cái khổ ách, tức là những chướng ngại pháp. Thì rõ ràng là đức Phật đã dạy trong kinh Nguyên Thủy nó rõ ràng. Ngay cái đầu tiên con nhìn nó vô nhân quả để mà hoá giải, bây giờ con nhẫn là con cố gắng con nén cái tâm, ức chế tâm, con chịu đựng đó, bây giờ con hoá giải cái sự chịu đựng đó bằng cái nhìn qua nhân quả. Thì đức Phật cũng đã dạy rồi, Nguyên Thủy đã dạy rồi thì bây giờ Đại thừa có dạy đi chăng nữa cũng chỉ là cái bắt chước Nguyên Thủy thôi, chứ Đại thừa đâu có trước Nguyên Thủy được. Thành ra phải nói là đó bắt chước thôi, rồi kế đó con mới thấy rằng các pháp đều không, thì ở trong kinh Nguyên Thủy đức Phật cũng dạy vô thường, khổ, không vô ngã mà, thành ra nó cũng bắt chước mà nó nói ra như vậy thôi. Chứ làm sao mà không có cái này, nó cũng có trong Nguyên Thủy.

Cho nên những cái này đều là dạy chúng ta quán, rồi bây giờ dạy về chúng ta quán quá khứ vay nợ hoặc cái này kia, thì nó cũng đều là nhân quả. Con thấy không, nó đều hoá giải được cái nghiệp lực mà trong kinh Nguyên Thủy vẫn dạy, các nghiệp đều diệt hết để mà chúng ta biết ngăn ác diệt ác, cách thức này gọi là ngăn ác đó, ngăn các ác pháp. Bởi vì mình quán vậy là mình ngăn các ác pháp và diệt cái nơi cái tâm mình còn đang giận hờn, diệt các ác pháp. Ngăn không cho nó xâm chiếm, mà bây giờ ngăn không được, nó đã xâm chiếm rồi, thì bây giờ mình xâm chiếm, thì mình chỉ có biết nhẫn, mình chịu đựng. Mà bây giờ nhẫn, chịu đựng, mà không diệt, thì nó cứ đau khổ vậy, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà phải quán xét, để rồi quán xét bằng nhân quả, quán xét bằng vô thường, các pháp vô thường, khổ không là do đó cuối cùng đẩy lui đó. Thì Nguyên Thủy nó giải thoát, chứ đâu phải rồi tất cả đâu.

Cho nên vì vậy đó mà nhiều người, nhiều cái nhà học giả đó, họ mới kết hợp Nguyên Thủy những cái điều trùng hợp như vậy đó họ kết, không ngờ là các nhà Đại thừa họ chỉ lấy ở trong kinh này mà họ diễn giải qua bên đó. Họ không nói của họ, chứ thật ra đây họ mượn của kinh sách Nguyên Thủy. Bởi vì các tổ đều là lấy kinh này ra mà diễn giải, rồi đẻ thêm những cái tưởng ra thôi, thành ra nó thành Đại thừa chứ có khác cái gì khác. Thì do đó cho nên có nhiều người muốn Đại thừa với Nguyên Thủy phải là thống nhất với nhau, hợp với nhau nhưng mà không được, Thầy thấy không được. Bởi vì bây giờ lấy những cái riêng biệt ra, thì bên Đại thừa không có pháp như Như Lý Tác Ý, không có tác ý, hoàn toàn không có. Cái này là cái đặc biệt của Tiểu thừa rồi, của Nguyên Thủy rồi mà, bên đây không có thì bên đây không có cái mấu chốt đi vào rồi. Nhưng mà các pháp để mà thực hiện cái tâm ly tham, sân, si, nhẫn nhục, tuỳ thuận đó thì ở bên Đại thừa nó có, mà Đại thừa nó có thì Nguyên Thủy đã có trước Đại thừa rồi, tức là Đại thừa bắt chước Nguyên Thủy chứ không thể nào mà Nguyên Thủy bắt chước Đại thừa được phải không?

Cho nên bây giờ chúng ta lấy những cái điểm để mà xả cái tâm mà nho nhỏ như vậy đó, thì coi như là Nguyên Thủy với Đại thừa nó có cho nên nó sẽ phù hợp trên cái điểm nhỏ, nhưng mà trên cái điểm mà sâu thì không được. Bởi vì Đại thừa nó không có đi sâu, mà Nguyên Thủy có cái pháp để mà đi sâu, nhập các Định làm chủ được sinh tử, đoạn dứt tất cả những cái mầm móng tái sinh luân hồi, nó có, còn kia không có. Nó không thực hiện được Tam Minh nữa, mà con thấy bên kia tu thiền nó có thực hiện được Tam Minh không? Đâu có thực hiện, đâu có hướng vô được Tam Minh. Còn bên đây người ta có hướng đến Lậu Tận Minh mà, người ta có thần thông hẳn hoi đàng hoàng, nhưng mà người ta không thực hiện thần thông chứ không phải không.

10- THẦN THÔNG LÀ ẢO GIÁC, ẢO THUẬT

(34:35) Trưởng lão: Các con thấy từ ngày mà các con gặp Thầy, Thầy nói thật sự ra các con thấy “Thầy có thần thông sao Thầy không thực hiện cho chúng con coi”, coi được cái mình tin tấn, mình tu dữ lắm chứ gì? Tức là Thầy dụ các con bằng thần thông, các con ham thần thông, thì các con còn ham thì muôn đời các con làm sao ly dục ly ác pháp được. Cho nên Thầy không bao giờ Thầy thực hiện. Thầy nói chứ Thầy biết bây giờ Thầy thực hiện thần thông, Thầy phóng hào quang, Thầy bay lên trời, chừng đó mấy con chỉ có ham nước đó thôi. Ráng mà chịu sống giới luật của Phật là vì cái thần thông này, chứ đâu phải là vì cái tâm ly dục ly ác pháp của mình đâu. Cho nên cái mục đích chính nó làm mất đi. Cho nên ngoại đạo nó đưa ra những cái thần thông, nó làm cho người ta mất mục đích chính của nó đi, nó làm cho mất cái mục đích của Phật pháp. Cho nên Mật Tông mới đưa ra những cái thần thông mấy con, Mật Tông Tây Tạng nó đưa ra những cái thần thông, nó làm cho người ta hướng vào đó như (không nghe rõ) đó. Thực hiện những cái thần thông, đều là đưa người ta vào cái cảnh giới giả đó.

Thầy thực hiện hoàn toàn đạo đức, đúng đạo đức, đem lại lợi ích thật sự rõ ràng, rồi có đủ duyên Thầy thực hiện sự làm chủ sự sống chết của Thầy thôi, có vậy thôi, còn hoàn toàn tất cả những cái khác không làm. Nhưng mà có người nào có thần thông mà họ muốn thi, muốn thử thách thần thông với Thầy, thì bắt buộc Thầy phải làm thần thông. Họ bay lên trời Thầy cũng bay được, họ làm cái gì Thầy làm cũng được hết. Thì cái duyên đó là tại vì có cái ông thần thông đó mấy con mới được coi, chứ còn không sao được coi. Cứ tưởng Thầy thực hiện cái trò ảo thuật Thầy không thực hiện đâu, nhưng mà có cái ông nào mà luyện bùa luyện chú có thần thông, mà đến đây mà nói: “Bây giờ Thầy hàng phục được tôi thì tôi mới đầu…​ Thầy bằng những cái thần thông của Thầy. Bây giờ tôi bay lên trời nè,…​”. “Thì ông bay đi, ông bay tới đâu tôi bay tới đó”. Hai người người ta bay thì mấy con chỉ có ngước lé con mắt thôi phải không? Bây giờ mới có cái duyên mấy con mới coi được, chứ còn nếu mà không có duyên, các con bây giờ lạy Thầy mà sói đầu, biểu Thầy bay Thầy không bay đâu, nhất định Thầy không bay.

Bay tức là Thầy làm cho các con ham thích tu, để mà bay như vậy thôi chứ không phải tu để giải thoát đâu. Thầy làm lệch cái hướng con, lấy giả mà làm thật, tức là nguy hiểm cho người khác. Cũng như bây giờ người ta gõ mõ tụng kinh để cầu siêu cầu an, để cho người ta theo đạo Phật chứ gì, để rồi mình dẫn người ta vào Thiền Định rồi chứ gì. Nhưng mà sự thật cứ gõ mõ tụng kinh hoài có ai mà Thiền Định nổi đâu, dẫn cái sai là nó chỉ sai hoài. Cho nên vì vậy tại sao mà Thầy bác Đại thừa, Thầy bác tất cả những cái thần thông như vậy, Thầy bác xong như vậy là biết dẫn người ta đi đường sai rồi, không có làm sao mà phá cái sai của người ta được. Cái tâm người ta ham muốn cái đó, mình làm sao mình phá được cái tâm ham muốn người ta. Bây giờ người ta ham muốn cái chuyện đời, mình phá gần chết không được, bây giờ thêm cái ham muốn siêu việt nữa, thì trời ơi làm sao mà đập cho vỡ nổi!

(37:07) Đối với Thầy, Thầy biết làm tất cả. Cho nên ông Phật ông ấy nói: "Ta có đủ thần thông hết, nhưng nhất định là ta nói đó là huyễn hoá, ta nói cái đó là ảo giác, ảo thuật". Ông Phật ông nói trong cái kinh Tương ưng rất rõ ràng mà. Ông phân biệt cho chúng ta ba loại Thần thông: Thần thông giáo hoá, Thần thông kí thuyết, Thần thông biến hoá - ba loại Thần thông này, “Ta chỉ chấp nhận có Thần thông giáo hoá”, tức là Thần thông đạo đức. Cái người mà sống đúng đạo đức là Thần thông đó, Thần thông đó là Thần thông có lợi ích. Còn cái Thần thông kí thuyết là nói chuyện quá khứ vị lai người ta, nói chuyện gia đình người ta, cái chuyện bói khoa đó thì ông Phật không chấp nhận, ông nói đó là lừa đảo, không có lợi ích gì. Rồi Thần thông biến hoá bay lên trời, hoá ra chim, ra cọp, beo, voi, gấu đều là ảo giác, làm cho người ta thấy mê chơi vậy thôi chứ còn không có lợi ích gì, ông Phật không chấp nhận. Cho nên Thầy đã thăm cái lý của Phật, thăm cái lời dạy của đức Phật rồi, cho nên Thầy quyết định là Thầy không làm.

Nhưng mà đúng lúc Thầy sẽ thực hiện, có dịp Thầy sẽ thực hiện, mà không có dịp bây giờ không có ông Thần thông nào mà dám lại đây hết. Thầy nói thật sự vậy, có ông nào nói Thần thông đến đây Thầy hét tiếng là ông run, chứ đừng nói Thần thông, khỏi cần ông bay. Thầy nói thiệt có Thần thông là lại nhìn Thầy là hoảng sợ rồi, cứ người nào mà có tu Thần thông rồi thấy Thầy là sợ, cho nên con nhớ chú Tâm dẫn cái ông Huy ông gì đó không? Ông mà tu tập Mật Tông lên đây thì ông ngán, ông không dám lại đây, ông nói chuyện quá khứ cho chú Tâm làm ăn cái này cái kia đủ thứ. Thầy nói với chú Tâm: "Mình chỉ tin nhân quả thôi, đừng có tin tầm bậy tầm bạ", thì ông đó ghét Thầy ông không lên ở trong Tu viện nữa.

Phật tử: (không nghe rõ)

Trưởng lão: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Làm cũng kẹt mấy ông đó lắm.

Phật tử: Thật thì giờ phải nói thiệt hết chứ làm sao giờ, tại do con đó, với lại là đệ tử của hai phía, thì con ra Tăng đoàn con tu mới được, chứ con tu không được.

11- HÒA THƯỢNG GỌI THẦY LÀ THẦY VỀ LIỀN

(40:07) Trưởng lão: Thầy già yếu. Theo Thầy biết đó, khi mà Thầy có gặp Hoà thượng ở trong Chơn Không cái năm rồi, đi với Minh Tông, Thầy lên trên đó. Thầy phước hảo thì Thầy gặp Hoà thượng, rồi Thầy khi đến thăm Hoà thượng, rồi có nói với Hoà thượng: "Khi mà con có làm những cái điều gì trái, mong Hoà thượng cứ gọi con, về chỉ dạy cho con lại những cái điều sai sót". Thầy có nhắc Hoà thượng mà. Thầy sẵn sàng có thể nói Hoà thượng kêu về, thì Thầy trò sẽ bàn bạc nhau nhiều hơn, Thầy nghĩ vậy mà, mà sao mà ông già ông không chịu xuôi, chứ có chi trời trời. Bây giờ Hoà thượng nói, Thầy nói như vậy sai, Thầy sẽ lụm cho Hoà thượng nghe cái chỗ sai đó như thế nào, thì phải cởi mở ra. Chứ còn bây giờ lụm ở dưới này, mấy ông này ông bưng bít hết không có được. Thầy chỉ mong như vậy sao Hoà thượng sao không kêu Thầy? Thầy chỉ mong là Hoà thượng ờ bây giờ gọi Thông Lạc về để gặp Thầy, có chuyện thì Thầy về ngay liền, thì không ai cấm cản mình. Chứ bây giờ mà Thầy về Trúc Lâm là họ không cho Thầy vô đâu. Thầy biết ví dụ bây giờ Thầy đi với con, thì con có thể con vô thì Thầy vô được. Chứ mà Thầy đi một mình, mấy ông đó không cho vô, không cho vô gặp Hoà thượng. Coi như là phải qua mấy cổng, nghĩa là phải đút lót tiền đàng hoàng mới vô được, chứ còn lơ mơ vô không được. Đó, Thầy biết mấy ông bây giờ sợ Thầy lắm, sợ Thầy mà thâm nhập Trúc Lâm gặp Hoà thượng, là không được đó.

Nhưng mà Thầy nghe Hoà thượng là sau này Hoà thượng sẽ không đi giảng nữa, và đồng thời Hoà thượng nói: "Hoà thượng trong những cái giờ phút mà Hoà thượng chết, Hoà thượng phải làm chủ cho được". Thầy nghĩ rằng, nếu mà có cái dịp mà Thầy vô được, mà Thầy gặp Hoà thượng, Thầy sẽ bàn bạc cái vấn đề mà các pháp tu để mà thực hiện sự làm chủ mình, chứ không khéo Hoà thượng chỉ muốn mà Hoà thượng không làm được. Bởi vì cái pháp không có thực hiện được, Thầy biết rất rõ mà, không có làm cách nào mà làm được. Hoà thượng có thể nói là Thầy được gần gũi Hoà thượng trong lúc Hoà thượng còn khỏe một chút xíu, thì Hoà thượng có thể thực hiện được. Vì cái tâm Hoà thượng cũng thanh tịnh lắm, cũng tốt lắm, chỉ cần một chút xíu. Theo nữa bây giờ coi như là Hoà thượng hoàn toàn sống ngày một bữa, không ăn phi thời gì hết, Thầy đến đó tức là Hoà thượng sẽ không ăn phi thời, và đồng thời cái pháp Như Lý Tác Ý, Hoà thượng tác ý trong vòng một vài tháng Hoà thượng sẽ nhập Định được. Nhưng mà không làm sao mà Thầy vô cái cửa được Thầy giúp Hoà thượng được, nó kẹt ở chỗ đó. Bây giờ Thầy biết là họ bưng bít lắm, họ sợ Thầy mà xen vô đó cái là họ sẽ không có làm chủ được ở trong cái thiền viện đó. Cho nên họ cái số mà danh lợi, quý thầy ở đó không muốn bao giờ Thầy bước chân vào đâu.

Phật tử: (không nghe rõ)

Trưởng lão: Đợt cũng nghe Phật tử về đây họ nói, và đồng thời họ còn nói thêm cho Thầy biết là Hoà thượng có nói với vị Phật tử đó là: "Hoà thượng sẽ cố gắng tu tập, nếu mà Hoà thượng tịch mà không làm chủ được, thì con đường Thiền mà Hoà thượng dựng lại nó không còn đủ niềm tin”. Thầy cũng có nói với vị Phật tử đó mà. Vị Phật tử đó ở bên Úc xong qua bên đây, ở bên Úc. Cho nên khi mà qua bên đó rồi mới đến đây, ở đây một tuần lễ thọ Bát Quan Trai cho nên học pháp. Thậm chí như Thầy Thông Huyễn ở ngoài đó sao cái vị Phật tử này cũng biết hết, cũng trình lại cho Thầy hết tất cả những cái điều mà Thầy Thông Huyễn đã làm như thế nào. Thầy biết hết, Phật tử họ về đây họ báo cho Thầy biết hết tất cả. Cho nên coi như bây giờ Thầy ngồi đây, không có dùng Thần thông gì hết Thầy cũng biết hết. Bây giờ mấy con về mấy con.

Phật tử: Dạ cám ơn Thầy!

HẾT BĂNG