ANH VŨ THAM VẤN 01 - THIỆN XẢO TU ĐÚNG PHÁP
ANH VŨ THAM VẤN 01 - THIỆN XẢO TU ĐÚNG PHÁP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [1:18:24]
1- CÁCH THỨC TU TẬP THỌ BÁT QUAN TRAI
Phật tử Anh Vũ: Thưa bạch Thầy. Lúc này đây thì con cũng bình thường. Tối hôm qua đó thì đi ngủ sớm hơn một tiếng đồng hồ. Tức là đi kinh hành cũng buồn ngủ, mà ngồi xuống cũng buồn ngủ, làm cái gì cũng buồn ngủ. Con nghĩ là do bữa trưa đó cố gắng nhiều quá, cho nên buổi tối mệt, nên hồi hôm ngủ sớm một tiếng đồng hồ. Nhưng mà sáng hôm sau thì vẫn thức dậy lúc 2 giờ, thì vẫn
Trưởng lão: Được, con cứ hỏi.
Phật tử Anh Vũ: Những cái phần thực tập đó, thì thời gian nghỉ ngơi đó, có lúc thì thời gian nghỉ ngơi có vọng tưởng hay không gì cũng tốt. Khi mà có vọng tưởng thì mình cứ để nó lôi mình đi, muốn đi đâu đi hay mình phải dịu dàng, mình từ từ để mình ngưng nó lại?
Trưởng lão: Không. Mình cứ, khi mình nghỉ đó, nó có vọng tưởng nó lôi mình, mình chỉ để nó tự nhiên. Cũng như là mình không tu gì hết, để cũng như mình trả lại cái thì giờ cho nó, nó trở về bình thường của nó đó. Để cho cái tâm mình là coi như nó mình thả lỏng cho nó vui vẻ theo cái theo cái kiểu sống của nó. Chứ đừng có lúc nào mình cũng ép ép nó hết thì không được, nó bị ức quá thì nó bung ra. Cho nên khi mình nghỉ là mình: “Trả cho mày, mày muốn nghỉ, muốn gì tao cũng để, không có dừng mày chút nào hết, mày muốn nghỉ được tới đâu đó nghỉ.”
(01:37) Phật tử Anh Vũ: Nghĩa là nó có phải nó kéo mình kéo mình đi quá trớn, rồi công lao tu tập mình cả ngày, hay là những ngày hôm trước đó nó tiêu tan hết.
Trưởng lão: Không có sao hết. Cứ để cho nó vậy. Rồi tới giờ tu là khép vô, mà giờ thả thì thả ra, cứ như vậy, mình tập làm chủ ở trong cái giờ.
Cho nên Thầy xin nhắc lại để cho thấy cái đường lối của ông Phật ông dạy rất hay. Ông dạy cho người cư sĩ đó, thì các con nên tập thọ Bát Quan Trai. Trong một cái ngày mà đến thọ Bát Quan Trai, thì tám cái Giới Bát Quan Trai là tám giới đó, giữ gìn nghiêm túc, và các pháp hành thì coi như mình thực hành đúng trong một cái ngày đó thôi. Phải không?
(02:13) Do vì vậy đó, mà một tháng mình chỉ tu tập có một ngày. Thay vì một ngày, một đêm, nhưng vì người cư sĩ gia duyên, người ta chỉ tu tập có được 12 tiếng, còn ban đêm người ta phải về gia đình. Do đó người ta tu tập 12 tiếng đồng hồ trong một ngày đó thôi, chiều người ta xả, người ta về. Thì như vậy là trong 12 tiếng đồng hồ đó, mình tập cho đúng. Mình tập đúng thì trong 12 tiếng đồng hồ, không có nghĩa là suốt 12 tiếng đồng hồ mình làm Phật suông được, suốt được.
Cho nên mình làm Phật từng giờ, từng giờ. Rồi trong giờ đó thì đâu phải là mình tu suốt giờ nổi được. Mình phải tu từng phút, mỗi phút làm Phật, mỗi phút làm Phật. Cho nên từng cái phút làm Phật đó là phải làm cho chín chắn, đừng có để lỗi. Còn cái phút mà xả ra thì mình làm phàm phu, thì cứ để cho nó làm phàm phu, chứ mình muốn làm Phật luôn thì đâu được, phải tu cho dữ tợn cuối cùng mới làm Phật được. Cho nên ông Phật ông dạy mình thọ Bát Quan Trai. Con nhớ thọ Bát Quan Trai là cách thức tập.
(03:18) Đó, như vậy cho nên đừng nghĩ như các tổ, cái sức của mình còn phàm phu đó, tâm mình nó chưa ly dục, ly ác pháp. Các lực mà trong dục, cái lực ác pháp đó, nó có cái lực dữ lắm.
Cho nên mình cứ mình bắt buộc nó đi, đứng, nằm, ngồi đều tu hết đó. Là kể như nó, mình ức chế nó quá nó không có được đâu. Cho nên vì vậy mà thí dụ như: trong một nửa tiếng đồng hồ này mình tu, cái mình xả ra để cho nó tự nhiên, thì tiến tới mình tu trong một cái giờ khác mình tu thì nó thoải mái, dễ chịu. Mà cái giờ nghỉ mình cũng còn điều gì thì kìm kìm nó đó, kiểu đó là mình tu không có chất lượng. Con hiểu chỗ đó không? Vậy đó.
Phật tử Anh Vũ: Dạ, con cám ơn Thầy. Rồi câu hỏi kế tiếp nữa là mỗi cái thời tu tập nó gồm có, mỗi một thời đó thì cái giờ cuối cùng đó, nửa tiếng cuối cùng đó, Thầy có nói là Định Niệm Hơi Thở, cùng với Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu. Như vậy là con phải ngồi, con vừa Định Niệm Hơi Thở, vừa Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu. Nếu mà thay vì Định Niệm Hơi Thở đó khó tập trung đó, thì con có thể là thay thế Định Niệm Hơi Thở bằng đi kinh hành hay không?
Trưởng lão: Bằng đi kinh hành được.
Phật tử Anh Vũ: Đi kinh hành rồi Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu.
(04:17) Trưởng lão: Như Lý Tác Ý, Vô Lậu. Bởi vì trong một cái thời tu đó, con có thể sử dụng cái hành động nội của thân là hơi thở, mà có thể sử dụng hành động ngoại của thân là đi kinh hành, con sử dụng cả được hai hành động này được. Bởi vì mỗi hành động này nó đều giúp cho con, cái mục đích giúp cho con tỉnh thức thôi.
Còn cái tác ý là để nhằm mục đích để luyện cho cái nội lực của con nó có một cái tướng thiện, nó không còn cái tướng ác. Tức là thí dụ như cái tâm mình tham, sân, si. Thì mình dùng cái pháp hướng: “Tâm không tham, không sân, si”. Ngược lại với cái tướng kia, phải không? Đó là cái pháp tác ý.
(05:04) Còn cái Vô Lậu là tại vì có một cái niệm, cái niệm nó khởi ra bắt buộc mình phải quán xét cái niệm đó, để cho mình xả ly cái niệm đó, đẩy lui cái niệm đó đi bằng cách mình phải thông suốt nó, chứ không phải là ngắt ngang nó không cho nó niệm. Phải để cho nó niệm. Nhưng mà, khi mà nó niệm đó, thì mình truy nó ra được cái niệm đó, cái nguồn gốc của nó, Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Hay hoặc nó thuộc từ cái nhân quả thiện ác như thế nào? Mình thông suốt được cái lý của đạo đó, thì các niệm ác đó nó sẽ bị diệt đi, nó bị diệt mất đi. Đó là cách thức như vậy.
(05:36) Cho nên vì vậy đó mà đức Phật nói thỉnh thoảng, bây giờ thí dụ bây giờ con ngồi yên nó không có niệm gì. Nhưng mà con cứ để con ngồi yên đó thì sai, nó sẽ đi tới cái rơi vào cái không tưởng của con, nó sai. Cho nên đức Phật gọi là mình thỉnh thoảng tác ý một tướng này, thỉnh thoảng tác ý một tướng kia. Thí dụ bây giờ con ngồi yên, tức là nó thỉnh thoảng nó, nó bây giờ nó đang yên lặng ở trong cái hơi thở, con đừng nghĩ nó là định đâu, nó không phải đâu. Vì vậy mà thỉnh thoảng con lại tác ý cái tướng là “Tâm phải ly tham, sân, si đi”. Đó là con tác ý đó. Thì khi con tác ý ra thì cái tâm con nó bị động rồi, nó không có yên lặng như hồi nãy nữa. Nhưng mà lại là nó phải thỉnh thoảng tác ý cái tướng này, để cho nó xả đi cái tâm, chứ không phải là cái mục đích mình giữ cái tướng yên lặng này.
(06:18) Rồi bây giờ, trong khi đó con xả ly rồi, thì bắt nó trở về với cái sự yên lặng của nó. Nó yên lặng, thì nếu mình cứ kéo dài yên lặng này thì nó không được, thì mình sợ, mình thấy như nếu mà không khéo thì nó bị hôn trầm đi. Cho nên mình tác ý cái tướng mà bây giờ mình phải khởi cái ý ra: Bây giờ phải đi kinh hành để không nó lặng quá đi, nó đi kinh hành. Thì thỉnh thoảng con lại tác ý cái tướng tinh cần để cho mình đi kinh hành. Đó cứ thỉnh thoảng tác ý cái tướng này, thỉnh thoảng tác ý tướng kia.
Trong khi đó những cái mà mình tác ý, đó là cái chánh niệm của mình, để nó giúp cho mình được ly dục ly ác pháp. Chứ đừng có ngồi mà yên lặng, yên lặng, yên lặng. Nó yên lặng riết cái nó vô cái KHÔNG thì nó sai. Còn mình tác ý cái tướng này để cho nó ly dục ly ác pháp. Nó ly hết thì cái tâm nó không phóng dật, thì cái mục đích mình đạt được cái tâm không phóng dật, nó bất động tâm nó. Là các cái chướng ngại pháp, các ác pháp nó không có làm cái tâm mình động. Cho nên mình đã giải thoát.
(07:09) Phật tử Anh Vũ: Như Thầy nói đó, mục đích đi kinh hành đó là làm cho cái tâm mình nó định trước. Nếu mà như vậy thì mình có thể thay thế nó bằng những cái khác. Ví dụ: Tập thể dục, hay tập yoga, hay là hành động những cái sinh hoạt hàng ngày đó: ăn cơm hay rửa chén. Nếu mà tất cả những hành động nào đó mà giúp cho tâm mình định được thì có thể sử dụng được?
Trưởng lão: Được, được hết. Bởi vì đức Phật mới là gọi đó là thân hành niệm ngoại đó. Không những đi kinh hành, mà con có thể con cầm cây chổi con quét, mà con biết được cái hành động quét của con. Và đồng thời thì cái chánh niệm của con, con thường cái tướng tác ý đó. Con quét vậy chứ con biết “Tâm ly tham, ly sân”; “Tâm như cục đất đi”; “Tôi quét, tôi biết tôi quét” thì nó cũng như con đi kinh hành vậy đó.
Nghĩa là tất cả các hành động trong thân của con đều là chỉ định được: con mặc áo như thế này, con ăn cơm thế này, con đi kinh hành, rồi con quét sân, con nhổ cỏ, hay hoặc là con đi chơi, con đều biết cái hành động con đang làm đó. Thì lúc bây giờ con đang tỉnh thức đó, thì con phải nhớ, nhớ giữ chứ không phải tỉnh thức chỉ có tỉnh thức không. Mà con đương (đang) làm cái hành động đó thì con nhớ “Tâm phải ly tham, sân, si đi”; “Tâm như cục đất”, con cứ tác ý ra cái tướng đó phải theo kèm theo cái sự tỉnh giác. Thì cái tỉnh giác nó ở trong cái pháp hướng này để cho nó chánh niệm.
Chánh niệm là cái niệm thiện, cái niệm mà nó ngược lại với cái niệm tham, sân, si của mình. Mà con quên con không tác ý, con cứ ở tỉnh thức không trong hành động không, thì con chỉ biết có hành động không, thì nó không đúng cái cách của Phật.
(08:35) Phật tử Anh Vũ: Hôm qua con có nghe Thầy nói là trong giai đoạn đầu đó, thì cái sức tỉnh của mình nó còn ức chế. Sau đó thì mình chia ra, chia ra định thì tâm định trong thân, thì chi tiết như thế nào đó thì Thầy cho con biết.
(09:02) Trưởng lão: Sau cái thời gian mà con sẽ tập từ cái chỗ mà sử dụng cái hành động nội là hơi thở con hén, rồi con sử dụng cái đi kinh hành đó. Rồi như hồi nãy con vừa nói tất cả những hành động thân của con, con làm gì, con đều tập ở trong tỉnh thức cái hành động đó. Rồi kèm theo với cái pháp Như Lý Tác Ý con tác ý ra. Mà lỡ mà khi mà cái hành động đó, mà con tác ý ra mà nó có một cái niệm nó khởi ra, thì ngay đó con tu cái Định Vô Lậu, con quán xét, đặng con xả cái lậu hoặc của con. Thì con thấy ba cái định nó luôn luôn liên tục, nó kèm theo trong cái sự tu của con. Ba cái tu đó:
-Cái thứ nhất: là cái hành động hơi thở, hay hoặc là tất cả những hành động thân con là Chánh Niệm Tỉnh Giác đó.
-Cái thứ hai: Là cái pháp Như Lý Tác Ý, tác ý ra.
-Cái thứ ba đó: Là cái Vô Lậu.
Con thấy ba cái pháp này luôn luôn nó kèm theo một cái hành động tu của con hết. Nó luôn luôn nó, con phải sáng suốt để mà sử dụng nó hết, đó con dùng nó hết.
Thì trong khi mà con tu nó thuần thục rồi, thì bây giờ nó còn có cái pháp. Cái pháp gọi là tác ý của nó đó, thì con sử dụng cái trạch câu pháp đó. Thì coi như: “Tâm không phóng dật, tâm hãy định trên thân, định trên hơi thở đi”. Con cứ nhắc nó thôi, rồi con định con đi.
Hay hoặc là bây giờ con đang đi, con bảo: “Tâm định với hơi thở”. Thì lúc bấy giờ đó con đi con biết hơi thở chứ con không biết đi đâu. Thì tâm bị vì con nhắc nó định trên hơi thở mà. Còn bây giờ con nhắc nó “Tâm định trên bước đi đi”; “Tâm định trên đi kinh hành đi”. Thì nó sẽ biết bước đi con, con nhắc đâu thì nó biết đó, mà con nhắc ở trên cái hành động của thân con, là tức là nó định trên thân con đó. Con hiểu không?
(10:36) Thì bây giờ Thầy nhắc con phải không? Bây giờ thí dụ như bây giờ con có thời gian con tu rồi, con thấy hôm nay, thấy hành động nào nó đều cũng nhớ nó hướng tâm nó nhắc hết, nó không có quên. Tức là lúc nào con cũng nhớ con nhắc, con có tác ý hết đó. Nghĩa là con đi kinh hành con biết con đi kinh hành. Nhưng mà nó lại còn nhớ thêm cái tác ý ra nữa, thì con biết lúc đó bây giờ thì mình phải trạch pháp một cái câu nào cho nó ngắn gọn hơn. Chứ không có nó nhắc cái này, cái kia nhiều quá, lung tung quá, nó không có gom cái tâm mình lại được. Nó không biết cái lệnh mình là cái lệnh nào đúng, cái lệnh nào sai. Cho nên lúc mình nhắc cái này, lúc nhắc cái kia, nó lúc cái tâm mình nó cũng điên đầu nữa.
(11:12) Còn mới thì mình phải nhắc từng chút vậy để cho nó khi nào mà hành động gì thì nó theo. Còn bây giờ thì mình thấy từ cái hành động mình ngồi thở, mình đi, mình quét sân hay hoặc mình làm cái gì đó, đều có một cái câu pháp hướng để nhắc nó thôi.
Đó bây giờ thí dụ như bây giờ con ngồi con thở thì con bảo: “Cái tâm không phóng dật, định trên hơi thở”, nó bắt đầu nó biết hơi thở ra vô. Rồi lát con nhắc cho nó cũng lôi nó vậy đó, phải không? Rồi bắt đầu bây giờ đó con lại đi kinh hành thì con cũng nhắc: “Tâm phải định trên thân, định ngay bước đi kinh hành”. Nó thì bắt đầu nó biết đi kinh hành, nó cứ như vậy đó. Rồi bắt đầu bây giờ con nhắc: “Tâm không phóng dật, mà phải định ngay trên bước đi kinh hành”, thì nó sẽ không phóng dật, nó không phóng ra niệm gì hết. Nó định trên cái bước đi của con.
Và cứ như vậy, con lôi rút nó như vậy thì bắt đầu nó định thật ở trên cái hành động thân của con, là nó định ở trên thân. Mà khi mà cái tâm nó định rồi, thì bắt đầu bây giờ con mới đặt niệm cho cái thân nó định lại cái tâm của nó. Nghĩa là mình chia hai phần:
Phần thứ nhất: là mình tu tập sao cho cái tâm mình nó định được lên cái thân.
Cái phần thứ hai: là mình tu tập làm sao cho được cái thân nó định lại, định lại cái tâm của nó. Để cho nó hoàn toàn là nó nhập ở Tứ Thiền. Bởi vì Tứ Thiền thì nó có hai cái nó gom lại một: là tâm định trên thân, mà thân định trên tâm. Tức là cái định Tứ Thiền là hai cái nó đều định nhau hết, thì như vậy mới gọi là định.
(12:39) Còn bây giờ cái tâm định không đó, thì người ta gọi là tâm ly dục, ly ác pháp*. Còn cái thân mà nó chưa định, nó còn thở nè, nó còn hoạt động nè, thì nó chưa có định. Vì vậy khi mà nó không có hoạt động nữa, thì lúc bây giờ nó định lại. Cho nên hai cái này nó thành một khối gọi là *Tứ Thánh Định hay là Tứ Thiền đó. Đó là nó định là như vậy.
Vì vậy bây giờ đó mình chia nó ra, hiện bây giờ mình tập đây cho cái tâm định, chứ chưa phải cái thân đâu? Cái thân để chờ cho cái tâm mình nó định được, nó không phóng dật nữa. Thì lúc bây giờ đó, thì mình mới dùng cái pháp tác ý đó, mình tác ý ra để cho cái thân nó sẽ định. Nó ngưng các hành nó, nó định lại, thì nó mới định được.
(13:20) Còn bây giờ mà mình muốn cho cái thân mình định, mình không định nổi đâu! Con thấy cái cách thức tu của Phật nó là nó vậy đó. Mà chỉ có mình siêng năng, mình tu tập để đừng có phóng dật đó thì nó định. Cái sau đó, cái định của thân nó dễ lắm.
Còn bây giờ mà ngay vô mình ngồi, mình tập để cho cái thân mình định nó khó lắm, nó không được. Cái tâm bởi vì nó còn tham, còn vui, còn thích, còn ác pháp đủ thứ đó mà. Còn tham, sân, si đủ thứ. Cho nên cái thân mà định thì nó định thật, nó định vô định tưởng, định của tà đạo rồi, nó không có định đúng. Còn cái tâm mà thanh tịnh, thì nó định vô cái tâm thanh tịnh đó thì cả hai đều thanh tịnh hết. Cái lý của nó vậy.
2- NÊN TU TẬP PHÁP RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC ĐỂ CHIẾN ĐẤU GIẶC HÔN TRẦM, THÙY MIÊN
(14:03) Phật tử Anh Vũ: Thưa Thầy cái đó chỉ mình cần thiết khi mình buồn ngủ mà thôi phải không Thầy?
Trưởng lão: Buồn ngủ mà thôi.
Phật tử Anh Vũ: Chứ còn lúc mà không buồn ngủ thì không cần thiết?
Trưởng lão: Không cần thiết, nhưng mà nó cũng có cái quan trọng. Nếu mà mình thường xuyên, thí dụ như con một ngày vậy con cũng để dành cho nó khoảng độ chừng 10 phút, hay là 15, hay là 30 phút mà tập cái đó. Để khi mà nó gặp cái trường hợp mà bị hôn trầm, buồn ngủ, thì mình biết thì mình lấy cái này ra mình tập được. Chứ còn khi mình không tập đó, tới chừng nó buồn ngủ rồi mình tập không có nổi.
Phật tử Anh Vũ: Dạ đúng rồi, lúc cần là…
Trưởng lão: Lúc cần là không được. Đó mình phải tập trước, tập trước cho nó quen nó. Rồi bắt đầu tới chừng mà bị hôn trầm, buồn ngủ cái mình ngồi lên, đứng lên, ngồi xuống, mình tập vậy một hơi nó đi. Bị nó quen, chứ còn không nó khó lắm. Bởi vì hầu hết chúng ở đây Thầy thấy người ta vô đây, Thầy dạy cái pháp này. Căn bản đầu tiên thì vô tập cái này đầu tiên hết. Nhưng mà họ chỉ tập bữa, hai bữa cái họ bỏ, họ lười biếng đó.
(14:48) Pháp đó nó luyện cho mình có cái nghị lực, nếu mà cái người thiếu nghị lực là tập không nổi cái pháp này. Bởi vì nó mắc công lắm. Cứ năm hơi thở, nó có gì đâu, nó có yên ổn gì được đâu? Cứ hít thở 5 hơi thở cái đứng dậy đi, đi chưa có được gì hết cái ngồi xuống. Nó bắt đứng lên, ngồi xuống, ai tu riết thôi nói: Trời đất ơi tu kiểu này sao mắc công quá! Phải chi mình ngồi cho yên lặng, nghe nó còn an ổn, còn thích. Còn cái gì mà mắt công quá, không có cái gì, phải nên tu gì hết. Vậy chứ mà nó rèn luyện mình dữ lắm.
Cái người mà rèn luyện mà được 30 phút rồi, nó không cần tập nhiều, được 30 phút thôi. Thì lúc bây giờ mà gặp hôn trầm họ phá tan nát hết. Nghĩa là họ đứng lên, ngồi xuống trong 30 phút là nó quét sạch. Nó hay, cái pháp đó hay, nhưng mà người ta tập không nổi đó.
(15:41) Con ráng cố gắng con tập. Bởi vì cái trường hợp Thầy biết là cái hôn trầm, thùy miên nó khó trị lắm. Nó vô là nó làm cho mình lười biếng dữ lắm, nó không phải dễ đâu, mà nó hễ nó lười biếng rồi thì cái đầu nó lý luận mà, tùy theo cái lý luận. Mà nghe cái lý luận của nó là phải rồi thì mình phải ngủ à, chứ mình không có chiến thắng nó được đâu.
Đó, cho nên ráng cố gắng khi một ngày con dành ít nhất thì con cũng dành nó, mới đầu con tu 5 phút thôi, đừng có tu nhiều, tu nhiều ngán lắm. Đó mình tu 5 phút, lần lần mình tăng dần, tăng dần lên tới 30 phút, cái mình thấy được rồi. 30 phút rồi, mình đủ sức khả năng chiến đấu với hôn trầm, thùy miên. Nhưng mà mỗi ngày mình cũng bỏ ra mình tu 1 ít để cho nó thuần. Mà thế nào trên cái bước đường tu mình cũng gặp hôn trầm, thùy miên, không có trật nó đâu.
Đó, thì con ráng tập dần dần, con tập thí dụ như một ngày con không có tu nó nhiều đâu, lúc nào mà con thấy trong người khỏe thì con tập nó chừng 10 phút, rồi sau đó tăng dần lên tới 30 phút thôi, không có tu hơn nữa.
Phật tử Anh Vũ: Không hơn nữa.
Trưởng lão: Không hơn nữa, cứ nhiêu đó đủ rồi. 30 phút mà nó chiến đấu mà đứng lên, ngồi xuống vậy là hôn trầm nó chạy mất.
(16:55) Phật tử Anh Vũ: Đối với con thì ngồi xuống thở 5 hơi rồi đi như vậy đó thì nó rất dễ dàng, không có gì khó khăn. Còn nếu mà ngồi Định Niệm Hơi Thở cùng với pháp Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu đó. Thì con thấy có vẻ hơi khó khăn thì con cứ ngồi thở 5 hơi rồi đi…
Trưởng lão: Rồi đứng dậy đi kinh hành.
Phật tử Anh Vũ: Suốt nửa tiếng đồng hồ được không Thầy?
Trưởng lão: Được con. Cái đó là tốt lắm con, nó tập mình siêng năng. Cái đó là cái pháp tinh cần đó con, tập cho mình siêng năng đó. Tức là mình ngồi xuống 5 hơi thở, rồi đứng dậy đi kinh hành. Thí dụ như là con tập được nửa tiếng, hay hoặc là 1 tiếng đồng hồ, là kể như là con thấy con thích thú được cái pháp này là có nhân duyên lắm đó. Ráng tập, nó sẽ tỉnh lắm.
(17:32) Phật tử Anh Vũ: Nếu nói con làm được như vậy 3 tiếng đồng hồ mà con kèm theo với pháp Như Lý Tác Ý, Định Vô Lậu thì càng tốt?
Trưởng lão: Càng tốt nữa con, cái đó là càng tốt. Nghĩa là càng thêm cái đó là càng tốt nữa. Nó vừa để mà phá hôn trầm, vừa có cái pháp tác ý, rồi cái vô lậu nữa thì mình câu hữu. Tức là mình kết hợp lại đó, sử dụng cái này là kể như nó không có một cái khi nào mà lọt vô trong này, không có gì chui lọt vô được.
3- NHẮM MỞ MẮT ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP
(18:17) Phật tử Anh Vũ: Thầy câu hỏi khác nữa là: khi định tâm còn yếu đó thì mình có thể tạm thời nhắm mắt một thời gian ngắn, hoặc thời gian dài trong lúc đi kinh hành hoặc là ngồi thiền được hay không?
Trưởng lão: Được. Nghĩa là lúc bây giờ mình không có bị hôn trầm, mình không có buồn ngủ đó. Thì mình nhắm mắt được. Mình nhắm mắt nó dễ gom.
Phật tử Anh Vũ: Chứ không phải là luôn luôn phải mở mắt?
Trưởng lão: Không phải đòi hỏi luôn luôn phải mở mắt. Mình nhắm mắt trong khi đó mình tu mình nhắm mắt. Khi nào mà bị hôn trầm, buồn ngủ thì phải mở mắt ra chứ không có nhắm mắt nữa. Rồi khi nào mà nó có những cái trạng thái của tưởng thì mở mắt ra. Trạng thái tưởng chẳng hạn bây giờ mình đương (đang) nhắm mắt vậy, cái mình nghe có ai nói gì trong tai, mà tiếng kêu vo vo, hay hoặc tiếng chuông, hay tiếng mõ gì trong tai thì mở mắt ra. Mở mắt ra để xả nó chứ không nhắm mắt, nó kêu nó thành ra Thinh Tưởng.
Hay hoặc là mình nhắm mắt lại vầy, bỗng dưng mình thấy có cái hình quỷ, hay hoặc là hình Phật cứ hiện ra trước mặt, hay hình hoa sen, hay hoặc là cảnh giới tiên đồ đó. Nó hiện ra những cảnh giới thì mở mắt ra, chứ không được nhắm mắt nữa. Bởi vì đó là cái trạng thái tâm mình nó thanh tịnh rồi, cái ý thức nó ngưng, nó không hoạt động thì cái tưởng thức nó hoạt động. Nó tạo ra những cái Sắc Tưởng rồi. Do đó mình mở mắt để cái ý thức nó làm việc thì nó sẽ phá tan cái kia đi.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì mục đích chính đó là làm sao cho tỉnh thức được cho mạnh nhất, chứ không phải là nhắm mắt hay mở mắt.
(19:35) Trưởng lão: Không phải nhắm mắt, mở mắt. Mà mình tùy theo cái trường hợp của mình, cái đặc tướng của mình, mình nhắm mắt, mở mắt. Chứ không phải là bắt buộc. Đó, nhưng mà sau khi mà mình đi tới một cái giai đoạn sâu hơn, thì coi như là mình không nhắm mắt, mà cũng không mở mắt. Cứ nhìn thôi, nó cứ vầy là tâm mình nó tập trung nó gom trong cái sức tỉnh của nó rồi.
Thành ra nó chỉ có, mình không mở nhưng mà lại mở. Nghĩa là mình nhắm mắt thì bao giờ nó cũng có những cái sắc tưởng nó đó. Nó có những ánh sáng, hào quang nó hiện ra liền. Cho nên mình không có nhắm mắt, mà mình ngó xuống vầy là con mắt mình nó mở một phần ba. Bởi vì mình ngó xuống là nó mở một phần ba, hễ mình ngó lên vầy nó loạn. Nó loạn là vì ý thức nó đó, hoạt động quá mạnh. Mình ngó xuống đi ý thức nó hoạt động ít lại.
(20:19) Con lưu ý rằng khi mình ngó xuống vầy thì cái ý thức bắt đầu nó hoạt động ít lại, nó dễ gom tâm. Còn hễ mình ngó lên, loạn, cái tâm nó chạy theo các pháp. Mình ngó lên vầy nó chạy theo mây, theo gió, theo cây lá tùm lum, nó chạy ra ngoài, nó loạn nó. Còn mình ngó xuống vầy bắt đầu nó không chạy, nó gom lại, đây là phòng hộ, cách thức phòng hộ nó, nó gom lại.
Rồi bắt đầu cái tai nó lắng nghe vô thì cái phòng hộ lỗ tai nữa. Tức là luôn luôn lúc nào nó cũng giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng phòng hộ nó, nó gom lại. Chứ mình không có thì mình ngồi đây chứ nó nghe, nó chạy ra nó nghe ở ngoài. Nó theo mắt nó thấy cảnh vật ở ngoài. Nhất là cái tai với cái mắt mình thì, mình ngồi một chỗ chứ nó phóng, nó chạy tứ tung lên hết. Thành ra khi mình tu thì mình thường thường mình phòng hộ mắt, tai của mình lại.
(21:09) Phật tử Anh Vũ: Tu tập đó thì con thấy có những lúc nghỉ ngơi đó, thì ngồi nghỉ hay nằm nghỉ được không Thầy?
Trưởng lão: Được. Nằm nghỉ cũng được, ngồi nghỉ cũng được.
Phật tử Anh Vũ: Miễn là lúc nằm mà tỉnh thức đừng có buồn ngủ.
Trưởng lão: Đừng có buồn ngủ, đừng để cho nó ngủ con.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà nằm mà buồn ngủ thì phải ngồi dậy?
Trưởng lão: Phải ngồi dậy. Mình khéo léo mà thiện xảo, linh động lắm. Hễ mình thấy mà nằm xuống mà nó có vẻ nó muốn ngủ thì không được. Phải ngồi dậy, ngồi chứ không có được nằm. Mà hễ nằm mà nó tỉnh là cứ nằm chơi vậy cũng được, không có sao hết.
Cho nên mình linh động, mình khéo léo. Đức Phật gọi là thiện xảo đó, thiện xảo an trú trong lúc mình nghỉ, mình không tu. Thiện xảo thì mình nhắc, thiện xảo cách thức để thiện xảo nhập định. Cách thức thiện xảo an trú trong định, cách thức thiện xảo nhập định nữa. Rồi con hỏi đi!
4- PHÂN BIỆT NGÃ - TỰ NGÃ - VÔ NGÃ
Phật tử Anh Vũ: Con nhắc lại lời Phật, có nói là: “Là ta, của ta, và tự ngã của ta”. Con không thể chắc được giữa “của ta”, và “tự ngã của ta” như thế nào?
(22:09) Trưởng lão: Cái “của ta” đó, cái “của ta” nó khác cái “tự ngã”. “Tự ngã” nó ngầm có một cái cách khóa chặt. Thí dụ như “của ta” rồi “tự ngã của ta”, nghĩa là bây giờ cái này, cái máy này là cái vật của mình, thì “của ta”, là “cái vật của ta”. Nhưng mà cái “ngã của ta” nó còn “cái ngã” mà lại “của ta ” nữa, nó có hai cái.
Phật tử Anh Vũ: Nó thâm sâu ở bên trong?
Trưởng lão: Nó thâm sâu bên trong nó. Cho nên cái mà mình chấp, cái “tự ngã” có “cái ngã” trong đó, thì cái đó nó nặng hơn, nó khó xả hơn. Cũng như cái gì, thí dụ như một món vật nào đó mà con thích, thích hơn các món vật khác, mà món vật đó mất thì cái đó gọi là “tự ngã của ta”. Còn cái mà vật mình cũng muốn có vậy thôi, nhưng mà nó không thích nhiều (lung). Thì cái đó nó chưa có mang cái bản chất “tự ngã”, mà đó là “của ta”.
Phật tử Anh Vũ: Trong mấy câu nhắc để quán đó, có quán “vô ngã”, thì cái “vô ngã” đó nó có nhiều định nghĩa khác nhau. Thì theo cái bài thực tập của Thầy, cái vô ngã có nghĩa là sao?
(23:33) Trưởng lão: Cái “vô ngã” nó có nghĩa là cái nhìn chung tất cả các cái pháp nó có do duyên hợp, chứ nó không có cái thực tế, không có một cái chất gì thường hằng, vĩnh viễn của nó hết. Cho nên nói gọi là mình nhìn, cho nên cái đó gọi là cái “vô ngã” của các pháp.
Phật tử Anh Vũ: Dạ. Cũng như nó là duyên hợp chứ nó không có tự tính riêng.
Trưởng lão: Không có tự tính riêng. Đúng rồi, nó không có tự tính riêng của nó.
5- NHỮNG LƯU Ý TRONG TU TẬP PHÁP ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
(24:01) Phật tử Anh Vũ: Như trong bữa hôm qua con có hỏi về Định Niệm Hơi Thở, cùng với Như Lý Tác Ý đó. Con hình như cũng chưa có thông cái vấn đề đó là: cái câu hướng tâm thì dài quá, mà không biết là có nên nương theo hơi thở hay không? Tại vì con đọc phần nào thì cũng thấy là phải nương theo hơi thở hết trơn. Con chỉ nhớ lại là có đọc cái phần tư vấn về hơi thở, nó gồm 2,3 chú ý gì đó. Tùy miên cũng có, nó giống tương tự như vậy?
Trưởng lão: Tức nhập tức đó. Cũng có nhắc đi, nhắc lại.
(24:47) Phật tử Anh Vũ: Thí dụ như con nói là, thay vì nói: “Thân này không phải là ta, tôi biết tôi hít vô”, thì con có thể nói là: “Thân này không phải là ta”. Nhưng mà đồng thời đó con cũng ráng có ý niệm này là mình đang hít vô được hay không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không. Cái đó không cần, bởi vì cái lúc bây giờ đó, là cái sức tỉnh của mình đã có trong hơi thở rồi. Còn cái nhắc mà để cho mình hít vô, để mình biết hơi thở thôi. Còn cái pháp quán đó, cái tác ý đó chỉ là giúp cho chúng ta để mà ly cái ngã của mình thôi, chứ không phải là đồng thời. Nhưng mà người không hiểu, thì tưởng là như vậy để mà đồng thời để cho mình tiếp tâm ở trong cái câu đó. Coi như là cái câu đó niệm để cho cái tâm nó luôn luôn nó theo với cái hơi thở, mà nó niệm nó không có cái vọng tưởng, thì cái đó là cái ý khác.
(25:44) Thí dụ bây giờ mình: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Thì cái câu hướng tâm “Hít vô, thở ra” đó, thì mình đồng thời mình hít vô, thở ra. Thì trong lúc đó mình cũng biết hít vô, thở ra. Nhưng mà nhắc nó như vậy, là để đồng thời cho cái câu và cái hơi thở đó, cái câu nói của mình đó, với cái hơi thở nó đồng thời nó đúng với nhau một nhịp điệu của nó. Thì cái đó là cái vốn dùng nó để mà ức chế tâm không vọng tưởng.
Thì cái đó là cái người mới tu tập, cái tâm của mình nó còn chưa có tỉnh thức đó. Bắt buộc nó dùng như vậy, thì dùng cái câu phải ngắn vừa với hơi thở mình. Chứ không khéo nó dài quá thì mình ráng, mình mệt, nó cũng không tốt. Hay hoặc là cái hơi thở, cái câu nó ngắn quá, cái hơi thở nó dài quá, thì buộc lòng mình phải thở ngắn theo cái câu ngắn, thì như vậy nó cũng làm mình khó chịu, thì như vậy cũng sai pháp hết.
(26:32) Đó cho nên vì vậy mà không khéo thì ở chỗ này chúng ta lại lầm, lầm là chúng ta lại kết hợp cái kiểu này thì nguy hiểm lắm. Cho nên nó thở thì để biết mình thở thôi. Nhưng mà khi mà mình hướng tâm, thì mình phải tập trung trong cái pháp hướng của mình để có mục đích chú ý của nó, để khắc phục ly tham, sân, si.
Cho nên mục đích của nó là chính, là mình để ly tham, sân, si thôi. Và cái câu pháp hướng là cái mục đích để mà giúp cho chúng ta ly tham, sân, si. Còn cái tỉnh thức này là tỉnh để cho mình biết, mình nhắc nó thôi, chứ không khéo nó quên. Chứ không phải là cái tỉnh là chính, mà cái tỉnh giác này nó chỉ giúp cho mình để luôn luôn mình nhớ thôi, nhớ mà nhắc cái tâm của mình để ly tham, sân, si.
Thì như vậy đâu có cần phải kết hợp để ức chế tâm. Cho nên do cái hiểu sai đó, người ta kết hợp mà ức chế tâm. Nhưng người mới tu thì phải kết hợp ức chế tâm. Con phải hiểu? Cho nên thí dụ như con mới tu con chưa biết gì hết đó. Thầy bắt buộc kết hợp ức chế tâm, mà thậm chí như còn bắt nó, con phải thở một hơi thở chậm, chậm, chậm, chậm, chậm, chậm. Thở ra, thở vô chậm, chậm, để cho tâm con nó gom chặt ở trong.
(27:15) Bởi vì nó chậm, mình bắt buộc mình phải vận dụng cái hơi thở, mình vận dụng mình thở chậm phải không? Rồi cái nữa, nếu mình vận dụng thì mình phải chú ý nhiều. Con hiểu không? Cách thức để mà gom tâm đó, thì cái đó là bắt người mới tu. Nhưng mà khi mà tu thời gian, mà người ta thấy được cái tâm nó an ổn được rồi, thì người ta xả cái pháp đó, người ta buông xuống hết, người ta không có cần dùng nó nữa. Mà người ta cần dùng cái chỗ mà, pháp tác ý để mà xả cái tâm đó.
Phật tử Anh Vũ: Dạ. Thầy nói là cái vấn đề mà chiều dài của cái câu hướng tâm đó, với chiều dài của hơi thở đó nó khó như vậy với cái người mà mới tu, thì mình sử dụng như vậy?
Trưởng lão: Mình sử dụng như vậy nó mới đúng. Đó là cách thức thiện xảo đó con. Cách thức thiện xảo tu tập. Con hiểu cái chỗ đó chưa?
Phật tử Anh Vũ: Dạ rồi Thầy.
6- TÙY THUẬN-BẰNG LÒNG ĐÚNG TINH THẦN PHẬT GIÁO
(28:07) Phật tử Anh Vũ: Bữa nay con muốn hỏi về những người theo tùy thuận bằng lòng đó. Bây giờ có những trường hợp, những người sống ở thế gian đó. Mà vợ hoặc chồng khác tôn giáo, hoặc là khác pháp môn tu tập. Nếu mà mình tùy thuận, mình tu theo pháp môn của người kia đó. Như trường hợp mình tu pháp môn của mình đó chưa chắc giải thoát, huống hồ gì mình tu pháp môn của người kia?
Trưởng lão: Thì cái đó là ở trong khi mà Thầy dạy tùy thuận đó, tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Mình tùy thuận tức là mình không chống lại họ, mình không có có nói họ tu sai, họ tu gì được kệ họ không biết. Nhưng mà mình không có nói họ cái điều gì hết, họ muốn tu gì tu. Mình không có nói họ trật, sai, đó là mình tùy thuận họ, nhưng mình không làm theo họ.
(29:09) Cũng như bây giờ đó, con tùy thuận với một cái người, một cái người ở ngoài đời, họ mời con uống rượu. Nhưng mà con biết rượu là hại, vì vậy mà con không muốn để lôi cuốn trong cái cuộc rượu chè đó.
Cho nên vì vậy họ mời con đến đó, thì con cũng dự ở trong cái bàn tiệc đó. Họ rót rượu họ mời con, thì con cũng cầm cái ly rượu của họ, vì cái lòng tốt của họ, con cầm ly rượu. Nhưng họ bảo con phải uống mới có thâm tình. Thì con mới nói với họ rằng: “con rất là quý trọng họ, cho nên con từ giờ không có uống rượu. Cho nên vì vậy mà uống rượu không có được. Cho nên vì vậy cầm cái ly rượu này là tưởng đến cái lòng của quý vị. Vì vậy mà coi như là tôi đã uống cái ly rượu này rồi”. Đó mình nói cho người ta thông cảm, hiểu. Tức là mình tùy thuận họ, nhưng mà mình không bị lôi cuốn.
Đó là cách thức như vậy, cho nên mình khéo léo lắm trên cái vấn đề mà tu nhẫn nhục, tùy thuận. Mình thấy mình không uống rượu, mình thấy người uống rượu là mình không ưa. Mình thấy mình không hút thuốc, mình thấy người hút thuốc là mình thấy phà khói thuốc nghe nó ngộp, mình cũng không chịu nổi nữa. Nhưng tùy thuận không nói động họ, ráng chịu đựng chứ không nói. Đó là nhẫn đó, cái đó là cái mình nhẫn, mình nhẫn mình chịu đựng, mình không nói người ta nặng lời, mình không nói: “Anh hút thuốc, anh ra kia. Anh hút thuốc anh ngồi đây hút thuốc, bao nhiêu người, người ta chịu không nổi”. Mình đừng nói vậy. Mình ráng mình chịu đựng tức là mình nhẫn. Nhẫn nhưng mà mình không để cho mình bị người ta lôi cuốn mình vào cái ác pháp này. Cho nên mình tùy thuận, mình không bị lôi cuốn đó.
(30:34) Rồi mình bằng lòng, bằng lòng không có nghĩa là mình ngồi đó để mình hít ba cái thuốc đó mình bằng lòng, mình lại sai nữa. Mình bằng lòng nghĩa là: bằng lòng mình mà còn làm cho người khác bằng lòng nữa. Do đó mình tìm cách, mình nói sao cho cái người này thấy cái chuyện mà họ đang bị nghiện ngập như vậy là một cái tai hại cho họ.
Nếu mình thấy cái duyên đủ mình nói, mà không đủ duyên thì thôi không nói. Nó khéo léo lắm. Bởi vì khi mà dạy đạo đức rồi, cái bộ sách đạo đức Thầy sẽ dạy cái phần nhẫn nhục và tùy thuận, bằng lòng này nó nằm trong những cái đạo đức như thế nào? Nó mới rõ ra, chứ còn không bây giờ thì coi như là Thầy có dạy ở trong cuốn Thiền Căn Bản, nhưng mà nó cũng khó, khéo léo lắm con.
(31:15) Phật tử Anh Vũ: Chẳng hạn như trường hợp trong gia đình có hai vợ chồng, mình thí dụ như người chồng thì thích tu Giới, Định, Tuệ; người vợ thì thích tụng kinh, hay thích làm phước đồ vậy đó. Thì như vậy đó là hễ hai người đó theo một cái nào, chứ hai người mà theo hai phái khác nhau thì nó khó dữ lắm.
Trưởng lão: Nó rất khó, nhưng mà mình phải khéo léo, không phải là ngay từ một phút, một ngày, hay một tháng mà lôi cuốn người khác vào cái pháp mình được đâu. Mà bắt đầu từ đó mình làm cái duyên tốt, để cho mình lôi người ta vào. Bắt đầu bây giờ tuy rằng sống chung trong gia đình phải không? Thì cái người mà gõ mõ tụng kinh, niệm Phật, cầu cúng. Còn một người thì lo tu Giới, Định, Tuệ, giữ gìn đức hạnh. Thì cái người mà giữ gìn đức hạnh đó, thì trong đó có những cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người.
Cho nên khi mà có tai nạn gì đó, thì cái người mà tu về giới đức đó, thì người ta rất bình tĩnh, người ta rất an ổn; còn người cầu cúng này họ rối ren. Do những cái trường hợp mà xảy ra như vậy đó, mình mới đem cái này, mới hướng dẫn.
Đó bây giờ trong cái hoàn cảnh mà tu tập. Bây giờ như gia đình của mình như anh, hay chị, hay em, hay hoặc là vợ con. “Bây giờ em thấy tu mà hằng ngày em gõ mõ tụng kinh, nhưng mà tai nạn xảy ra, thì anh thấy dừng để không khổ quá. Khổ quá, lo quá. Còn riêng anh, thì anh thấy anh tu Giới, Định, Tuệ, giữ gìn cái đạo đức nhân quả, cho nên anh nhìn thấy được cái nhân quả, tâm anh rất an. Mà tội cho em tụng kinh, cầu khẩn mà tâm không bình an”. Đó mình nói vậy, cho gợi ý cho người ta thấy thôi, rồi chừng đó người ta tự bỏ. Chứ mình đừng có bắt người ta phải theo cái pháp của mình.
Phật tử Anh Vũ: Nhưng mà cứ để cho người ta tự do, chứ không có bắt ép theo kiểu mình.
Trưởng lão: Tự do, không có bắt ép. Nhưng mà thỉnh thoảng lâu lâu có chuyện gì mà xảy ra đó, thì mình thấy người ta buồn khổ thì mình mới nhắc. Nhắc khéo để cho người ta dằn lòng người ta, người ta trở về với cái con đường đúng, sống có đạo đức.
(33:19) Phật tử Anh Vũ: Chẳng hạn như hai vợ chồng, thí dụ như cả tuần lễ thì mình đi làm. Chỉ có thứ bảy, chủ nhật thì mới có rảnh rỗi chút xíu, nếu mà phải theo ý người này, theo ý người kia thì mình mất cái sự tu hành của mình, thì cái chuyện đó nó thật là khó.
(33:49) Trưởng lão: Khó lắm. Bởi vì nó, nếu mà nó thuận với nhau đồng một pháp mà tu thì nó dễ lắm, nó thuận. Còn nó gặp cái nghịch cảnh rồi đó, chồng thì theo tôn giáo này, mà vợ theo tôn giáo khác là đã khó rồi.
Rồi bây giờ chồng theo Phật giáo, mà vợ cũng theo Phật giáo. Nhưng mà lại, chồng thì theo Mật tông, mà vợ thì theo Tịnh độ tông nó cũng khó rồi. Rồi chồng mà theo Thiền tông, mà vợ thì theo Tịnh độ tông, thì hai cái nó cũng nghịch rồi. Nhưng mà nó dễ hơn, mà mình tùy thuận được, bởi vì nó nằm chung ở trong một cái tôn giáo.
(34:20) Cho nên bây giờ tuy vậy chứ rồi cứ để cho tụng kinh, niệm Phật này kia. Nhưng cái người mà tu Giới, Định, Tuệ là người ta sống bằng cái trí tuệ đạo đức; người ta luôn luôn sống bằng cái trí tuệ, đạo đức. Người ta nhìn đời bằng cái nhân quả. Người ta để chờ cái dịp, cái dịp có xảy ra. Bởi vì trong cuộc đời con người, thì thế nào nó cũng có những cái chuyện xảy ra khổ đau.
Thì lúc bấy giờ đó hàng ngày mình tu tập, mình rèn luyện cho mình có được cái nội lực. Tức là cái pháp hướng nó giúp cho mình cái nội lực, trước cái hoàn cảnh khổ mình bình tĩnh. Còn cái người khác họ không bình tĩnh đâu. Do cái sự bình tĩnh đó, mình mới nhắc khéo họ, họ mới tỉnh.
Nhờ đó, theo thời gian nó phải đủ cái thời tiết nhân duyên, nhưng mà cái sự bền chí của mình. Chứ không lẽ trong gia đình của mình, vợ con mà mình bỏ nó sao? Phải tìm cách gỡ, nhưng mà không đụng chạm nó, không được chạm cái trí pháp, cái tư tưởng của người ta trong cái hệ tư tưởng đó. Mình không được nói gì hết. Nhưng mà mình khéo nhắc, cái ý thức cuộc sống đó, để cho người ta tỉnh mà tu hành.
(35:21) Phật tử Anh Vũ: Thí dụ như vợ thích đi tụng kinh thì cứ để vợ đi tụng kinh.
Trưởng lão: Cứ để đi tụng kinh, đừng có nói gì hết.
Phật tử Anh Vũ: Đừng có nhắc, đừng có nói gì hết, đừng có phê phán là phá giới hay gì hết?
Trưởng lão: Đừng có nhắc. Muốn làm gì làm, không có nói. Phải khéo léo, còn riêng mình, mình cứ lo mình tu tập để cho mình giữ gìn đạo đức, mình giải thoát thôi. Tức là mình nói làm cho người ta buồn khổ là nó thiếu cái đạo đức rồi. Nhớ vậy, cho nên cái đạo đức của đạo Phật hay lắm: không làm khổ mình, khổ người.
(35:44) Người ta làm cái điều đó để cho người ta chịu những cái khổ, chừng đó mình chỉ khéo nhắc thôi: “Thấy em tụng kinh nhiều, hay hoặc này kia. Chứ cái sự tụng kinh mà làm khổ em không có làm chủ được cái tâm . Mình nhắc vậy đó, mình không có nói cái gì hết. “Nhắc phải ráng như thế nào để cho tâm mình nó hết khổ. Còn riêng anh thì anh sống giữ gìn cái đạo đức cho nó trọn vẹn, để con người tình nghĩa trong gia đình của mình cho nó hoàn chỉnh”.
Thí dụ: chẳng hạn bây giờ con ham tu, mà vợ con không ham tu, nó chưa biết tu. Mà tình nghĩa vợ chồng lệch lạc với nhau, lạt lẽo, nó cũng là một cái chướng ngại lắm con, chứ không phải dễ đâu.
(36:18) Cho nên hiểu được giới luật của Phật, con cố gắng con giữ gìn giới luật, thì con không phạm vào giới dâm chứ gì? Thì trái lại vợ con lại nghi ngờ chuyện khác. Nó làm lại động, khổ trong nhà. Cho nên tuần tự mà tập luyện dần, dần, dần, dần. Cái lúc đó thì mình đừng có muốn mau, cái nhân quả mình đã tạo ra rồi bây giờ phải trả. Mà trả như thế nào để chuyển cái nhân quả đó, nó trở thành một cuộc giải thoát chung cho một cái tập thể này, cái tập thể, cái cộng nghiệp của nhân quả, chứ không phải riêng mình được đâu.
Cho nên thí dụ bây giờ con thí dụ như con muốn tu, con bỏ gia đình con đi tu là đến đây Thầy không chấp nhận con. Tại sao? Con đi tu mà con làm khổ vợ con? Chừng nào vợ con hiểu biết được ở đây, thì con đường giải thoát, giải thoát chung cho mọi người. Thì lúc bấy giờ mọi người đều ý thức được trong cái tập thể nhân quả này đó, họ ý thức được, họ trợ giúp cho mình nó an ổn. Người nào họ tự cắt ly được cái tình cảm, cái dục vọng nhỏ mọn đó để đi sâu vào con đường giải thoát, thì chừng đó mình mới đi. Khó lắm con, nó nghịch là khó. Cho nên khéo lắm.
(37:40) Phật tử Anh Vũ: Cũng trong đề mục về nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đó. Con thấy như có hai người trở lên. Thí dụ như sống trong gia đình có vợ chồng, hoặc là một cái tập thể một Tu viện, hay là một cái cộng đồng nào vậy đó. Thì vậy đó ai cũng có khuynh hướng làm theo ý mình, cũng như là độc tài vậy đó. Nhưng mà nó là thâm tâm của họ, thí dụ như con đi, con là người độc tài. Nhưng mà trong thâm tâm con, thì con lại cảm thấy là con là người rất là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Đó là cái kẹt của con, nó là cái si mê. Thì làm sao để mình biết được mình kẹt như vậy, để mình phá cái si mê đó?
(38:25) Trưởng lão: Bởi vì mình nhìn xét đó, khi mà nó bị kẹt đó, thì nó tức là nó có mang cái bản chất khổ trong đó. Thì khi mình nhận ra được cái khổ thì tức là si. Mình thấy có cái gì mà nó làm cho mình thấy khó chịu, khổ sở đó. Thì mình biết đây là ác pháp rồi. Tức là mình phải tư duy tìm ra, thì rốt cuộc mình tìm ra được cái chỗ đó, tìm ra được nó thì mình xả nó à.
(38:49) Bởi vì đạo Phật dạy rất dễ lắm, khi mà nó có chướng ngại pháp, dù là bất kỳ hễ cái ác pháp mà xâm chiếm vào mình thì thế nào cũng có cái khổ trong đó, dù ít, dù nhiều cũng có.
Mà hễ có phải thấy nó có cái gì mà nó không có thanh thản, an lạc, vô sự đó. Thì ngay đó là biết là ác pháp có rồi. Mà ác pháp có rồi, thì cái tư tưởng mình có chấp dính cái chỗ nào mà nó có cái buồn khổ đó, thì ngay đó là mình phải biết nó là ác pháp thì phải cố gắng tẩy trừ nó mới được.
Phật tử Anh Vũ: Chắc chắn là người thế gian thì luôn luôn là có khổ, biết Phật pháp nhưng mà họ không biết lý do nào? Họ có thể nói là do họ tu chưa đủ, chứ họ không biết là họ độc tài, thái quá.
Trưởng lão: Chính cái độc tài thái quá là cái khổ đó con.
Phật tử Anh Vũ: Nhưng mà con không biết như vậy, thì làm sao mà con giải cái kẹt của mình được?
(39:33) Trưởng lão: Đó, cho nên khi mà con như vậy đó. Con mới đến con trình với một vị, rồi người ta dạy cho mình cách thức tu. Rồi mình tập tỉnh thức, rồi mình mới quan sát, mình tập hàng ngày, có từng cái gì ở trong tâm của mình nó phóng ra, rồi mình tư duy, mình suy nghĩ nó để mình triển khai cái trí tuệ. Thì từng (chừng) đó mình mới xả ly, mình mới có đủ cái trí tuệ mình xả. Chứ còn mới đầu thì mình mờ mịt, mình vô minh lắm, mình si lắm.
Cho nên thí dụ như bây giờ con về đây con tập, tức là con triển khai cái trí tuệ, con khai mở cái tri kiến giải thoát là cái trí tuệ con đó. Hàng ngày, con có những sự quán xét, cho nên mình tu mà mình cứ ức chế cái tâm không có cho nó triển khai cái trí tuệ thì nó lại mờ mịt đi, nó lại suy luôn.
Còn bây giờ hàng ngày mình triển khai, mình chờ cho nó có cái dịp, nếu mà nó tỉnh thức mà nó không có dịp thôi. Cho nên vì vậy mình kéo dài cái sức tỉnh thức thì nó sẽ phóng ra, thế nào cái trí tuệ, tri kiến của mình nó sẽ phóng ra để nó quán chiếu một cái điều gì nó còn ấm ức trong này nè. Con có cái gì khổ trong này nó chưa nói ra đâu, nhưng mà con tỉnh thức thời gian nó phóng ra để nó giải quyết, nó tìm hiểu cái nỗi khổ đó. Tự con hiểu hà.
(40:25) Cho nên trong cái thời gian mà vợ con về đây tu đó, nó trình bày là tự nó có sức tỉnh thức nó. Cho nên tự nó phóng ra những cái tri kiến để nó giải quyết được cái nỗi khổ của nó, rồi nó nhìn những cái nỗi khổ của người khác nó giải quyết được tâm nó con. Đó chính cái chỗ đó là chỗ tri kiến giải thoát của Phật đó.
Mình phải triển khai nó chứ mình không triển khai không được. Nhưng mà mình phải có cái thời gian mình tỉnh thức, rồi từ trong cái tỉnh thức nó phóng ra. Nó phóng ra nó hiểu con, nó hiểu nó giải quyết cho nó, nó làm cho nó, nó không có khổ nữa, nó thanh thản. Nó biết mình thuở giờ mình chưa có nghĩ mình độc tài đâu, mình chỉ thấy mình làm cái chuyện đúng thôi, chứ mình chưa có nghĩ độc tài. Nhưng mà sau cái thời gian mình sáng suốt mình thấy chính mình là độc tài dữ tợn. Con hiểu không?
Chính mình nhận ra mình được độc tài mình mới thấy được cái đó là cái nỗi khổ, không những làm khổ mình mà làm khổ người khác. Thì trong cái tu riết rồi mấy con sẽ nhìn thấy được mình, mà mình nhìn thấy được mình thì mình mới sửa mình được, chứ mình chưa biết mình thì mình không có sửa gì nó được.
(41:35) Cái tu tập là vốn, thí dụ như tại sao Thầy nói mình sống độc cư, mình sống độc cư tức là mình sống cho mình. Vì vậy mà mình mới nhìn lại nó, mình mới quan sát lại mình đó, mình mới sống, mình mới thấy được cái tâm của mình từng chút, từng chút ở trong đó. Do đó mình mới biết nó độc tài, không độc tài, nó như thế nào? Biết hết tất cả mọi mặt hết. Cuối cùng thì mình đã thông suốt được nó rồi, thì không có các ác pháp nào mà đánh vào trong tâm nó được hết, nó đẩy lui hết.
Phật tử Anh Vũ: Con biết con là người độc tài, mà vợ con là một người rất là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng rất giỏi, thì lại càng che giấu cái độc tài của con nữa, con hoàn toàn không hay biết.
Trưởng lão: Đúng vậy. Con không hay biết đó.
Phật tử Anh Vũ: Như vậy là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng của vợ con trở thành ác pháp rồi?
Trưởng lão: Cũng trở thành ác pháp đó. Bởi vì, cho nên nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà không bị lôi cuốn. Tức là luôn luôn lúc nào mình cũng cảnh giác tìm kẽ hở của cái đối tượng, để mà khai mở cho họ ra chứ không có để mà kêu là chịu đựng đó.
(42:35) Cái mà nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà con nói, mà những người, người ta làm cho cái người khác mà càng ngày càng độc tài hơn nữa đó, thì cái đó là chịu đựng thôi, thì cái đó là sai rồi, không phải đâu. Phật pháp nó nhẫn nhục, tùy thuận nó khôn khéo nó, nó bằng trí tuệ, nó luôn luôn lúc nào nó cũng nhìn cái đối tượng của nó, để mà nó giúp cho đối tượng nó ra khỏi cái đó. Nó biết rất rõ cái người đó đang ở chỗ nào. Bởi vì nhẫn nhục, tùy thuận chứ nó biết cái người khác.
Phật tử Anh Vũ: Rồi thí dụ như vợ con mà nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng như thế này, tức là ức chế rất là đau khổ. Nhưng mà con cứ tưởng là đau khổ của vợ con là những nguyên nhân khác thì sao?
Trưởng lão: Cái đó là càng vô minh hơn nữa, mình tưởng là cái khác. Nhưng mà chính cái mà mình độc tài làm cho nó đau khổ đó, thì chính cái đó mà mình không thấy. Nhưng mà nó là chịu đựng, cho nên trong cái chịu đựng của nó thì nó lại đã đau khổ.
(43:21) Còn cái này khi mà nó học được pháp nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng rồi, thì nó đã biết xả được tâm nó. Cho nên nó hoàn toàn nó không có bị ảnh hưởng của sự độc tài của con, nhưng mà luôn luôn lúc nào nó cũng… Bởi vì con là người thân của nó, là chồng nó rồi, cho nên luôn luôn lúc nào nó cũng tìm cách để mà nó gỡ cái khổ đau cho con. Bởi vì con là người độc tài con là khổ rồi.
Cho nên vì vậy mà nói cái cộng đồng của một cái tập thể với nhau, luôn luôn lúc nào người ta cũng tìm cách người ta gỡ cho nhau, chứ không phải bỏ. Còn nhiều người, người ta chịu đựng, chịu đựng rồi, chịu đựng hết nổi người ta bỏ, rồi làm gì đó làm. Thành ra nhà cửa tan hoang hết, con cái tới chừng đó người ta không kể nữa.
Cho nên có trường hợp đó người ta mới bỏ vô chùa người ta tu, người ta cũng vì tránh né, trốn cái đời khổ mà không có cách thức giải quyết. Trong đạo Phật sáng suốt lắm, khi mà các con giải quyết không được, các con đến hỏi một vị thầy, một vị sư người ta sống được những cái đức hạnh, giới luật người ta có đủ trí tuệ hơn mình, người ta gợi ý người ta giúp cho mình. Nhiều khi người ta viết một bức thơ, người ta gửi đến cho cái người chồng hay là người vợ.
(44:24) Khi đó thí dụ như con vừa con đến đây tu, mà thấy vợ mình đang ở trong cái hoàn cảnh như vậy, cái tư tưởng như vậy, cái kiến chấp như vậy, mà mình thì không có khả năng mình nói ra có chuyện, không được. Thì bắt đầu đó, thì nhờ thầy viết một bức thơ, nó làm cho cởi mở cả gia đình của mình ra hết, nó mở cái gút ra. Nhờ người khác người ta gỡ dùm cho.
Mà một cái vị thầy đó ít ra nó cũng phải có cái uy tín, chứ còn không có uy tín? Có cái uy tín như thế nào? Người ta đã nhận thấy cái vị thầy đó: thứ nhất là đời sống đức hạnh. Cái thứ hai là đời sống người ta có thần thông, người ta nhập được các Định. Cho nên cái tiếng nói, cái lời nói của người ta có giá trị, mới giúp cho người khác phải tin thôi. Còn nếu mà vị thầy đó sàm quá thì thôi, cũng như không có rộng lượng, thôi mắc công.
(45:09) Phật tử Anh Vũ: Con nhớ lại hôm trước Thầy có nói là: khi mà có chuyện gì xảy ra đó. Thí dụ như người ta làm cái gì cáu gắt thì mình nói người ta, mình la người ta đó thì nó là ác pháp. Nhưng mà mình biết chắc chắn sau này đó là thiện pháp, thì như vậy cũng không nên nói, có phải như vậy không thưa Thầy?
(45:34) Trưởng lão: Phải con, nghĩa là mình biết rằng bây giờ mình nói sau này thì cái quả quá khứ, quá khứ nó sẽ tốt đi, nhưng mà nó vẫn là hiện tại nó vẫn sống. Cho nên trong cái hiện tại và quá khứ, trong ba cái thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Luôn luôn lúc nào chúng ta cũng giữ cho được thanh thản, an lạc, vô sự, mình và người. Chứ không thể nào trong hiện tại mà xấu, mà tương lai tốt thì không được, nó phải tốt luôn hết.
Cái đó là cái khó đó, còn cái mà hiện tại này xấu. Vì vậy mà cái tương lai tốt đó, thì biết đâu chừng cái hiện tại mình nghĩ cho tương lai nó tốt. Bây giờ mình mới la rầy, mắng. Nhưng mà sự thật ra biết chắc gì tương lai tốt được không? Bởi vì cái luật nhân quả nó chi phối mà, không chắc đâu?
(46:21) Cho nên vì vậy cái mình suy tư tốt đó, cho nên người ta thường lấy cái đúng sai, phải trái mà người ta cân lượng ở trong cái cuộc đời của mình để mà phân xử đó, thì như vậy chúng ta đưa nhau vào cái chỗ khổ. Mà chúng ta căn cứ vào cái nhân quả hiện tại: Thiện thì tương lai sẽ thiện. Mà hiện tại mà thiện mà tương lai tốt, coi chừng nó sẽ lạc.
Bởi vì thí dụ như một ông thầy đánh một chú học trò, chú học trò mới siêng năng học, sau này chú mới học có thi đỗ, chú mới làm được nên lợi ích cho chú, cho xã hội, phải không? Nhưng mà trong hiện tại đánh thì ông thầy: thứ nhất ông thầy phải tức giận, chứ không tức giận thì không đánh học trò được, đó là cái khổ thứ nhất của ông; cái khổ thứ hai trong hiện tại là đứa học trò bị đánh, sau này cái nhân quả đó thì không thể nào mà trốn chạy được, vì ông thầy này sau này cũng sẽ bị đánh, đánh trong cái lợi ích, chứ không phải không lợi ích. Bị người ta đánh lại đau. Nhìn nhân quả thì luật đó nó công bằng mà. Nó cũng có lợi ích về sau thôi, chứ bây giờ thì ông phải chịu thôi.
(47:33) Thì như vậy thay vì ông thầy thương người học trò không nỡ đánh nó đau. Cho nên tìm cách khuyên lơn nó hơn, nói nhỏ nhẹ hơn; dẫn dắt nó để nó cố gắng nó tu hành; dẫn dắt cho nó thấy tiền bạc của cha mẹ nó làm ra, bây giờ nó còn nhỏ đi học, bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Mình gây cho nó một cái sự hiểu biết, nó sẽ cố gắng, mà nó cố gắng với một cái tình thương của nó đối với vị thầy. Còn mình đánh đập nó, hồi đó ông thầy ông đánh nó lỗ đầu, chảy máu tùm lum, tà la, sau này nó còn oán hận ông nữa chứ. Con hiểu không?
Cho nên do đó, Thầy nói, ông Phật nói: “Hiện tại thôi, mình chỉ sống hiện tại thiện pháp thì tương lai cũng tốt, mà quá khứ cũng tốt luôn”, nó chuyển được cái quá khứ nữa. Cho nên trong hiện tại là làm sao sống trong thiện pháp. Cho nên luôn luôn ngăn ác, diệt ác, không có để cho hiện tại có cái khổ trong này. Thì đó là cái chính của đạo Phật dạy mình tu đó. Khó lắm đó .
Phật tử Anh Vũ: Vậy chỉ nói nhỏ nhẹ thôi.
Trưởng lão: Nhỏ nhẹ thôi.
Phật tử Anh Vũ: Không có làm gì đến nỗi là mình phải giận lên, làm cho người khác sẽ bị tổn thương.
Trưởng lão: Đó, đó là chính đó.
Phật tử Anh Vũ: Làm cho người khác sẽ bị tổn thương.
Trưởng lão: Cái đó tập luyện cũng dữ lắm à con. Nói thì dễ chứ mà sống mà cho đúng thì cũng khó lắm, phải rèn luyện mình dữ lắm, phải tu tập dữ lắm, phải thường nhắc “Tâm mình như cục đất” đó. Cho nên đụng chuyện nó như cục đất, nó mới không có chuyện đó.
(49:00) Phật tử Anh Vũ: Trong lúc mà mình nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đó. Thì có những trường hợp là mình phải nghe, hay là mình phải nói, hoặc là mình phải làm những chuyện mà mình không thích. Thì mình vẫn tiếp tục làm, rồi mình phải hướng tâm hay sao hả Thầy?
Trưởng lão: Mình coi như là, tuy là cái chuyện đó không thích, thì mình hướng tâm, cho cái tâm mình trước tiên là mình phải cứu mình trước, là mình được an ổn. Bây giờ cái chuyện nó xảy ra, mình không thích rồi đó, thì hướng tâm cho mình an ổn trước cái chướng ngại pháp đó, tâm mình vẫn bất động. Nó không có vì cái chuyện đó nó mà tâm mình nó động.
(49:34) Sau thời gian thí dụ như 1 phút, 2 phút, cho đến 1 giờ, 2 giờ. Mình thấy tâm mình nó ổn định, nó không bị rối loạn trước cái pháp đó. Thì bắt đầu bây giờ đó mình mới quán chiếu cái pháp đó để giải quyết như thế nào? Để làm cho cái sự này nó phải an ổn trở lại, nó không khổ đau nữa.
Thì khi nào mà cái tâm mình bình tĩnh rồi, thì mình mới giải quyết được cái chuyện này. Còn cái tâm mình nó chưa bình tĩnh đó, thì mình giải quyết nó sẽ càng chồng thêm cái ác pháp vô, nó sẽ đau khổ thêm.
Cho nên khi nào mình thấy cái tâm mình nó vui vẻ rồi đó, bắt đầu giải quyết. Còn nó chưa vui thì nó đừng có giải quyết, giải quyết nguy hiểm. Thì đó con đang giận mà con giải quyết là nguy hiểm, chừng nào mà con thật sự con thấy hết giận rồi. Thì lúc bây giờ đó con mới nói vợ con, rồi nói nó nghiêm chỉnh lắm đó. Còn hồi đó mà con tức giận rồi, mà con giải quyết thì con la hét không hà. Con hiểu chỗ đó.
(50:25) Cho nên vì vậy khi nào mình xét cái tâm mình nó bình tĩnh, nó không thấy giận hờn. Nó có nhiều cái dối trong đó nữa con, khi đó nó nói nó không có giận đâu, nó đưa ra nó nói để cho nó thỏa mãn cái cơn giận của nó chứ chưa hẳn nó phải hết giận đâu. Nó hết giận là nó vui vẻ, nó có cái sự biết thương yêu những người xung quanh, là cái tâm từ nó thể hiện ra nó biết thương đó. Thì lúc bây giờ nó mới thật sự, chứ còn không nó chỉ thỏa mãn cơn giận của nó, là nó bắt đầu nó nói ra tùm lum đủ thứ hết. Nó nói như là nó thiện, nó mà thiện nó nói người ta.
Cho nên mình khéo léo lắm, khi mà có cái sự kiện gì là cái người phải trầm tĩnh. Cho nên Thầy nói, Thầy dạy các con sống độc cư là huấn luyện cho con sống đời sống trầm tĩnh. Mà nếu mà mình sống được trầm tĩnh rồi thì chuyện xảy ra khoan nói, để quan sát. Để quan sát: thứ nhất là quan sát nội tâm của mình, bởi vì cái chướng ngại pháp đó tâm mình có động không? Mình phải tư duy suy nghĩ, và nếu mình thấy nó hơi động thì “Tâm như cục đất không có được động”.
Tới chừng mà mình thấy tâm mình thật sự nó hoàn toàn nó không bị cái đối tượng đó. Chứ nó không nói ra chứ nó bực dọc ở trong người nó dữ lắm. Cho nên trong cái sự tu tập của Phật, nhẫn nhục là đệ nhất đó. Mình nhẫn nhục ngay cái đối tượng đó là một vấn đề rất khó. Cho nên đức Phật nói: “Nhẫn một việc nhẫn khó nhẫn, làm một việc làm khó làm”.
(51:52) Mình nói thì dễ nhưng mà trước cái ác pháp đó mình mới thấy rằng nhẫn không phải chuyện dễ đâu. Nếu một người mà không từng sống đạo đức, không từng khắc phục cái tâm tham muốn của mình, thì mình nhẫn không nổi.
Còn mình từng khắc phục những cái tâm tham muốn của mình, như bây giờ muốn ăn, mình khắc phục không cho nó ăn. Nó muốn cái gì mình khắc phục. Thí dụ nó muốn uống rượu, hút thuốc, mình khắc phục không cho nó uống rượu, hút thuốc. Mình làm chủ được như vậy, đến khi nhẫn mình nhẫn mới nổi.
(52:18) Không, Thầy nói từ cái nhỏ này con phải tập luyện cho đến khi mà con nhẫn được cái cơn sân. Nó không dễ đâu. Cho nên khi mà nhẫn được thì con mới tùy thuận được. Rồi bắt đầu bây giờ nó mới an ổn trong tâm con rồi đối với nội tâm, thân tâm con nó an ổn rồi thì con mới nhẫn cho người khác.
Chứ bây giờ con nhẫn cho con, chứ con chưa nhẫn ai được hết đó. Rồi sau đó con mới nhẫn cho người khác. Nhẫn cho người khác tức là con tìm cách con giảng, con hướng dẫn cho người ta biết cách nhẫn, chứ người ta đang khổ đau. Mặc dù người ta bây giờ, người ta buồn khổ trong lòng, người ta không nói ra. Nhưng mà cái đó là người ta chịu đựng chứ người ta chưa phải nhẫn nhục đâu. Nhẫn nhục thì người ta phải bằng lòng, người ta phải xả tâm chứ. Còn mình nhẫn mà không xả tức là mình chịu đựng, chịu đựng tức là nén cái tâm chịu khổ luôn đó, chứ không ích lợi gì.
Phật tử Anh Vũ: Bây giờ thí dụ như con đưa ra một thí dụ điển hình đi: thí dụ như người vợ thì thích bông kiểng, còn người chồng thì thích tu hành.
Trưởng lão: Thích chơi hoa kiểng đó?
Phật tử Anh Vũ: Dạ, rồi thí dụ như người chồng mới vừa tác ý nói là: “Khi thấy sắc thì không dính mắc, không tốt không đẹp gì hết”. Đó thì tới chừng gặp người vợ thì vợ hỏi chứ: “Bông này đẹp không?” thì người chồng bởi vì làm vui lòng người vợ thì phải nói đẹp. Thì nó sẽ tiến tới giai đoạn nữa là người vợ nói: “bây giờ vậy thì đề nghị đi mua một chậu bông”, đó thì người chồng phải bỏ cái ba cái chuyện đó để đi mua một chậu bông. Đi mua chậu bông về đó rồi còn phải trồng xuống; rồi phải tưới. Rồi vài hôm nữa đó phải mua thêm vài chậu bông nữa. Cuối cùng thì người chồng từ một người tu hành trở thành một người chuyên chơi hoa kiểng. Thì như vậy đó người chồng phải làm sao?
(54:15) Trưởng lão: Như vậy là khi mà hỏi, “Cái bông này đẹp không?” thì con nói: “Đối với cái người thích chơi thì đẹp, còn đối với anh thì nó bình thường, không đẹp, cũng không gì hết. Tại vì đối với anh nhìn nó hoàn toàn với mọi vật bữa nay thì nó đẹp, ngày mai nó tàn lụi, thì nó cũng là cái khổ đau của nó thôi”. Cho nên mình cũng giải thích cho người ta hiểu.
Nhưng mà vì vậy đó, thì bây giờ: “Em thích đẹp, cái bông đẹp thì em cứ tự sắm, đối với anh thì anh thấy cái này toàn là sự vô thường. Hôm nay đẹp, ngày mai nó không còn nữa. Nó làm cho chúng ta vui bữa nay, mà ngày mai chúng ta thấy vô thường. Nhìn cái bông mà mình nhìn lại đời mình, ngày nào anh với em còn trẻ thì đẹp, bây giờ lớn tuổi rồi coi nó cũng cằn cỗi, cũng sắp tàn úa rồi. Nếu mà chúng ta không chuẩn bị lo thì một ngày nào đó cũng xuôi tay xuống lòng đất, không giải thoát được”. Đó thì mình nhân cái chỗ này, mà mình nói đến để cho người ta gợi được người ta hiểu, chừng đó là hay quá.
(55:15) Phật tử Anh Vũ: Nếu mà nói tới đó thì vợ nổi sân, hoặc là người vợ có tu tập thì họ im lặng.
Trưởng lão: Họ vẫn im lặng.
Phật tử Anh Vũ: Họ không thích nhưng họ không biểu lộ nổi sân thì như vậy đó thì?
Trưởng lão: Thì trong khi đó mình phải lượng, cái người vợ thường thường hay thích hoa kiểng. Thì trong khi mà hỏi mình đẹp hay không thì mình sẽ nói ngã hai: “Đúng là cái này em thích thì đẹp lắm. Nhưng mà anh thì cũng thấy đẹp, nhưng mà cái đẹp nó vô thường quá”. Nói vậy thôi đừng nói nhiều nữa.
Đó, đó là cũng đủ rồi, thì do đó mình cứ mỗi lần mình khẽ lần một chút thôi chứ đừng khẽ nhiều quá. Khẽ nhiều quá có động chạm, cứ một lần mình khẽ chút thôi. Do đó thì khi mà nói vậy thì nó cũng biết mình không thích rồi. Thì do đó nó thích thì nó đi sắm, nó làm, chứ không ấy nó lôi mình đi sắm cho nó.
Hễ mình nói: “Cái bông này đẹp quá, thôi mai anh đi mua một cái chậu nữa, em thấy ngoài kia chỗ bán nó có cái loại bông đẹp hơn cái này nữa”. Mà nếu mình nói bây giờ mình nói chống lại thì không được, thành ra thôi cũng tùy thuận mình đi làm theo. Cuối cùng mình cũng trở thành người chơi hoa kiểng luôn, thì nó lại trái với cái đường tu rồi, nó trật rồi.
(56:33) Cho nên vì vậy đó mình phải chủ động. Thầy nói tùy thuận nhưng mà không bị lôi cuốn là khó, cái khéo léo của mình làm sao mà đừng có để người ta lôi cuốn mình vào ác pháp.
Con cứ nghĩ đi, một cái chậu bông như thế này, người ta đem một cái cây bông như vậy mà người ta trồng trong cái chậu, người ta nhốt nó ở trong thì nó còn đẹp cái gì nữa, nó không còn đẹp nữa, thấy không? Con thấy không?
Cũng như con chim mình để nó bay ngoài trời thấy nó còn đẹp, chứ mình nhốt trong lồng đó, ngày nào mình đứng săm soi mình thấy con chim đẹp chứ đâu có đẹp, nó nhốt trong lồng.
Thử hỏi mình bây giờ có một cái cô phụ nữ nào đó đẹp, mình đem mình nhốt ở trong một cái nhà nào đó, mặc dù cái nhà đó bằng vàng đi thử hỏi cô còn đẹp nữa không? Thành ra mình phải xét thấy được những cái điều này. Vì vậy mình thấy từ cái cây bông, từ cái cây mà người ta uốn, người ta bắt buộc cái cây nó phải uốn theo cái kiểu người ta muốn, để rồi người ta làm cho nó đẹp, mình thấy nó khổ quá.
(57:25) Cỡ như mình tay chân vầy, người ta uốn quynh qua quynh lại rồi mình chịu được nổi không? Người khác đó thì mình đứng xuôi vầy họ nói không đẹp đâu, đứng phải co tay, co chân lên vầy nó mới đẹp. Thì lúc bây giờ mà họ bắt mình họ lấy kẽm họ quấn mình để co lên như vầy, thì thử hỏi mình còn cái chỗ nào đâu?
Thì Thầy nghĩ, khi mà Thầy đến những cái chậu hoa, chậu kiểng mọi người thì trầm trồ khen đẹp, thì Thầy thấy vật nó đau khổ. Bởi vậy Thầy nói ở đây, cô Út cô hay thích chơi kiểng lắm, cũng mua kiểng. Thầy nói có dịp nào, bởi vì Thầy cũng không dám động cái tâm đó. Thầy nói khi nào đó Thầy cũng nói nhẹ nhẹ thôi, Thầy nói khi nào Thầy có dịp Thầy giải phóng ba cây kiểng này nó tự do chứ. Mà lâu lâu vậy Thầy cũng làm một chậu, hai chậu Thầy đem xuống, chứ Thầy không dám làm tới, làm tới nó động.
(58:18) Đó, cho nên Thầy nói thật sự ra, nói mấy cái chậu này, Thầy đem mấy cây cau xuống nó mới lớn lên nè. Chứ nó ở trong cái chậu làm sao nó lớn được, tội lắm?
Rồi Thầy làm như vậy rồi. Con biết không? Thỉnh thoảng Thầy mới nhắc: “Mấy cây cau này nó được phước, Thầy giải phóng cho nó, nó khỏi tù tội nó, con sẽ thấy mấy cây cau này phải lớn hơn mấy cái cây cau kia. Nó cũng một lượt nhau mà giờ nó ở trong chậu, nó đâu có lớn được đâu. Thành ra cuộc đời nó chai lụi rồi, khổ quá ”. Mình chỉ nói vậy thôi để cho người ta lười lươi. Vậy mà bây giờ có thể mà Thầy đem nhiều chậu Thầy trồng chứ cô Út cô bằng lòng.
Những cái chậu hoa, chậu kiểng này là số nữ mà về đây họ thích lắm. Cho nên trong cái cuốn nào đó, có cô mà thích chơi kiểng, hoa đó hỏi Thầy đó, mà Thầy không nói. Thầy giải thích không nghe đâu.
7- BỘ SÁCH ĐẠO ĐỨC LÀ LÒNG HIẾU SINH CỦA CON NGƯỜI
(59:05) Bởi vậy Thầy nói tới cái bông mà chúng ta cắt chúng ta đem chưng cúng Phật. Trời ơi cúng Phật, cúng kiểu đó làm sao ông Phật ông chứng được? Làm sao cây bông là con của cái cây đó, mà bây giờ cắt cái con nó ra khỏi mẹ nó, để rồi chúng ta dâng lên cúng Phật thì còn nghĩa lý gì nữa?
Bởi vì cái lòng hiếu sinh của con người, từ cây cỏ mà vô tình chúng ta đi giậm trên cỏ, chúng ta cũng không nỡ nữa. Trừ ra trên cái lối đi của chúng ta, thì chúng ta phải nhổ sạch để chúng ta đi, để tránh chúng ta đạp những loài côn trùng, phải không?
(59:35) Còn bây giờ trên cái thảm cỏ như thế này mà chúng ta giậm trên đó, để cho những cái lá cỏ nó bị héo, bị úa thì chúng ta nỡ lòng nào? Nó có sự sống chứ. Tới cây cỏ chúng ta còn phải thương yêu, huống hồ là những con vật. Đó là cái tình của người tu sĩ đạo Phật, cái tình cảm của người tu sĩ đạo Phật nó sống chuộng cái sự sống của loài vật, của muôn vật.
Cho nên đối với Thầy, Thầy nghĩ là ông Phật ngày xưa đã dạy mình với một cái lòng rất là yêu chuộng cái sự sống của muôn loài. Mà con người không thực hiện, cho nên vì vậy mà mãi làm khổ cho nhau. Nếu mà chúng ta thực hiện từ cây cỏ mà chúng ta còn thương yêu thì làm sao con người chúng ta không thương yêu nhau, mà chúng ta làm khổ cho nhau?
Cho nên Thầy nói học đạo Phật, đạo đức hay lắm. Đạo đức làm người biết thương yêu nhau. Thầy tiếc rằng cái sức khỏe của Thầy thì nó không được như tuổi trẻ nữa. Chứ còn nếu mà như tuổi trẻ thì Thầy tập trung Thầy viết những cái bộ sách đạo đức nó mau lắm. Bởi vì càng thấy người ta khổ thì mình thấy nó xót xa, mà sức khỏe không cho phép.
(1:00:37) Và bây giờ đó còn bao nhiêu công việc để làm, cho nên Thầy cố gắng Thầy làm việc. Như hồi nãy Thầy đang in cái tập sách thì cô Út nhắc: “Bây giờ tới giờ rồi, hồi nãy thì thấy chú Vũ, chú ra ngoài đó”. Thầy nói: “Thầy không quên đâu, thế nào đúng giờ Thầy cũng ra”. Thầy nói cô Út vậy.
Cho nên Thầy cố gắng Thầy làm việc không có bỏ thời gian nào đâu. Để rồi hoàn tất cái tập này rồi hoàn tất cái tập khác, để đến khi mà các bộ sách đạo đức hoàn tất được. Thì các con sẽ cầm cái bộ sách đạo đức, con thấy cái giá trị của nó ghê gớm.
Thầy nói cái lòng hiếu sinh của con người. Nghĩa là mình thương cái sự sống của mọi loài vạn vật ở trên cái quả địa cầu. Cái sự sống, nghĩa là trên cái môi trường sống, trên cái quả địa cầu này nó đã cho con người một cái cuộc sống rất là đẹp con. Chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn cái cuộc sống này.
(1:01:30) Cho nên cái lòng thương yêu của chúng ta, thương yêu cái sự sống, thương yêu cái môi trường sống của chúng ta. Những hành tinh khác biết chắc được có như vậy không, chắc không có có đâu. Thầy nghĩ rằng, người ta nói ở trên cung trăng đất đá không, không có cây cỏ thì tức là đâu có sự sống. Còn ở hành tinh của mình quý quá, từ cái cây cỏ, mưa gió nó lên thấy rong rêu nó cũng đẹp, mọi cái gì nó cũng đẹp. Tại sao chúng ta không nuôi dưỡng cái sự sống thương yêu đó?
Cho nên Thầy biết đạo đức, Thầy nói về cái lòng thương yêu, Thầy tin rằng sách đạo đức Thầy ra đời thì người ta ăn chay nhiều, người ta sẽ bỏ cái khác. Thầy nghĩ rằng sẽ giảm bớt đi cái sự đau khổ của chúng sanh nhiều lắm. Cho nên các con ráng tu, ráng tu mà được, để mà làm cái nòng cốt của Phật pháp. Nó không những sống trong cái tình cảm đạo đức, mà nó còn sống trong những cái mầu nhiệm của những cái pháp tu tập, nó làm chủ được sự sống chết của chúng ta nữa. Nó có chiều sâu, mà một cái chiều rộng và một cái lòng thương bao la, nó tuyệt vời quá. Mà thiết nghĩ cái sức của Thầy nó cạn quá, nó không có đủ cái sức khỏe để mà Thầy làm liên tục, để mà Thầy nói lên hết những cái lòng mà đức Phật đã để lại cái giáo pháp đó. Bây giờ con hỏi thêm gì nữa không?
8- ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ SỰ TU TẬP
(1:03:00) Phật tử Anh Vũ: Bạch Thầy câu hỏi khác đó là làm cách nào để đo lường kết quả sự tu tập của mình?
Trưởng lão: Con đo lường được sự kết quả tu tập của mình. Là cái thứ nhất: con nhìn thấy cái tâm mình nó thường có những phút an lạc, thanh thản, vô sự. Đó là đo lường được cái sống một mình đó.
Cái thứ hai là con sống chung với mọi người, mà luôn lúc nào con cũng không có làm khổ ai, mà chính con, con không làm khổ con nữa. Nghĩa là trong hoàn cảnh nào con cũng thấy an ổn, an vui hết. Người ta nói gì nói, con không động tâm thì biết là cái kết quả của mình đã tu có.
Còn thấy nếu mà con ngồi một mình con, con thấy tâm con thường an lạc, nó không có nghĩ chuyện này, nó lo chuyện kia, nó ham chuyện nọ, thì con biết đó là kết quả của sự tu tập. Nó thanh thản, an lạc, vô sự. Những cái danh từ đó Thầy thường nói nhiều đó. Đó là khi nào tâm con ngồi lại một cách tự nhiên nó thanh thản, an lạc, vô sự. Nó nghĩ ra một cái điều thiện, điều đó điều tốt. Mà nó nghĩ ra điều ác con phải thấy con biết được điều ác, thì đó là con đã có kết quả rồi.
(1:03:57) Đó, còn đứng trước các cái sự chung sống nhau của mọi người, của xã hội. Đi từ cái làm việc cho đến mọi cái, con thấy con làm chủ được tâm con, hoàn toàn không có cái pháp nào, cái hoàn cảnh, cái sự việc nào chi phối được tâm con làm nó động. Thì cái đó là kết quả tu tập con đó. Còn mà con còn giận, còn hờn, còn phiền não, còn tham muốn, còn bị bạn bè rủ đi chơi này kia, còn thích nữa thì nó chưa. Nó chưa kết quả, phải tu tập nữa.
(1:04:25) Cái này rõ phải không con? Con thấy rõ? Nhận xét rất rõ không có gì.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà mình nói là cái tâm bất động đó. Thầy nói về nó đó thì chỉ là giai đoạn cuối cùng của sự tu tập thôi. Chứ còn giai đoạn đang tu tập đó là mình phải tư duy coi nó đúng hay sai, thì lúc đó là tâm còn động. Thành ra tâm bất động nó chỉ là giai đoạn cuối cùng.
Trưởng lão: Cuối cùng. Nhưng mà tâm còn động, mà còn tập chủ động chứ không phải bị động. Con phân biệt được cái chỗ chủ động và bị động. Bị động là khi mà nó làm cho mình động. Còn bây giờ mình chủ động làm cho cái tâm nó bất động. Thì cái giai đoạn tu tập là giai đoạn là tập làm chủ.
(1:05:14) Đó thì mình phân biệt được. Còn mình bị động là người ta, khi người ta nói gì đó, cái người ta lôi mình. Cũng như người ta nói một lời nói nặng nhẹ hay là khen, hay chê mình cái mình nghe mình giận, mình phiền não liền. Đó là mình bị động rồi, mình không có chủ động.
9- TU TẬP THIỆN XẢO NHƯNG ĐỪNG LÀM SAI PHÁP
(1:05:33) Phật tử Anh Vũ: Trong cái cách thức tu tập thì mình nên tu tập với biến chế làm sao mình có thiện xảo, thích hợp theo cái kiểu riêng của mình đó, thì có thể đưa đến tu sai mà không biết là mình tu sai hay không?
Trưởng lão: Dễ lắm, nếu mà trong cái điều kiện mình biến chế theo cái kiểu của mình, để cho mình hợp với cái đặc tướng của mình, mình tu. Thì mình nghĩ rằng mình sẽ chế biến theo mình, thì tức là mình tưởng ra chứ gì? Mình tưởng ra thì mình sẽ tu sai. Không phải, cái mục đích của đạo Phật đã xác định cho chính trên cái sự tu tập của chúng ta, dù chúng ta chế biến như thế nào mà tâm chúng ta vẫn thanh thản, an lạc, và vô sự. Thì đó là đúng.
Phật tử Anh Vũ: Đó là tiêu chuẩn.
(1:06:00) Trưởng lão: Tiêu chuẩn đó. Thành ra mình chế biến mà nó không đi ngoài những cái tiêu chuẩn này đó, thì tức là đúng, mà nó đi ngoài cái tiêu chuẩn này là sai. Thí dụ như bây giờ cái tiêu chuẩn của nó là giúp cho tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là mình sống ở trong thiện pháp đó, cái trạng thái đó là trạng thái thiện pháp đó. Mà nếu mà nó vượt ra ngoài thiện pháp, nó có ác pháp trong này thì nó trật rồi. Tức là mình có chế biến pháp nào, mình có tưởng ra pháp nào mà mình tu mà nó không có đúng vào cái trạng thái này thì nó trật. Tiêu chuẩn của nó trật rồi.
(1:06:32) Phật tử Anh Vũ: Thì đó là nói về lý thuyết, chứ còn thì dụ như mình tu sai đó thì một, hai, ba năm mình mới biết là mình tu sai. Rồi thứ hai nữa đó là mình không có an lạc, không có thanh thản đó. Mình có thể là mình nghĩ về lý do khác, hoặc mình đổ thừa người xung quanh, mình đổ thừa tại vì vợ mình thành ra mình đau khổ.
Trưởng lão: Đó thì thật ra nó không phải vậy. Bởi vì ở đây nó không còn đổ thừa nữa, mà phải thấy tự mình thôi. Chẳng hạn bây giờ thí dụ như còn những cái chuyện gì chướng ngại là mình: tại các pháp bên ngoài, ai cũng đổ thừa được hết, chứ không phải tại các pháp, mà tại mình. Các pháp thì nó động, luôn luôn nó như vậy. Cho nên trong cái cuốn “Hành Thập Thiện” Thầy nói các pháp thì nó luôn luôn nó động, mà chỉ có cái tâm mình bất động thì các pháp nó mới bất động mà thôi. Vậy thì tâm mình bất động là tâm mình phải ở chỗ nào?
(1:07:22) Thứ nhất là nó phải tỉnh thức, nó tỉnh thức tức là biết hơi thở ra, vô. Phải không? Thứ hai nó phải biết những hành động thân của nó là tỉnh thức. Mà bây giờ nó lại phóng ra nó biết những cái hành động khác ở ngoài nó thì nó lại sai. Do bây giờ trên cái bước đường mà tu để nắm được cái chỗ, mà cái tiêu chuẩn giải thoát của nó thì rất dễ. Đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”.
Thật sự ra thì người mà không tu pháp của Phật thôi, mà đã tu thì có ngay cái đó là ngay cái thời gian mà đang giữ pháp tu, hay hoặc là ngay trong cái thời gian mà chúng ta sống ở trong pháp, thì chúng ta cũng thấy có sự giải thoát rồi. Nếu mà không có được sự giải thoát tức là có ác pháp rồi.
Vì vậy chúng ta thường tập, hay hoặc là trong khi tu tập mà chúng ta tưởng ra một cái pháp nào đó mà chúng ta tu. Mà chúng ta bị ác pháp thì trong cái mà ác pháp đó, thì nó sẽ làm chúng ta buồn khổ, làm chúng ta bất an, làm cho thân tâm chúng ta không an.
Bây giờ Thầy nói bây giờ: có một con muỗi lại cắn mình thôi. Mình nghe trên chỗ cái trán của mình bị ngứa, thì đó là mình cũng vẫn biết đó là ác pháp, tạo cho mình cái thọ, làm cho thân khó chịu. Vì vậy bây giờ mình phải đẩy lui cái chướng ngại pháp này, do đó mình lấy tay mình quạt, thay vì mình đập chết con muỗi tội nó. Cho nên mình quạt cho nó đi đi. Rồi bây giờ nó còn cái dấu nó cắn đó thì nó bị ngứa, cho nên chúng ta lại gãi đi, gãi một chút xíu nó hết ngứa. Bắt đầu giờ chúng ta ngồi lại an ổn, như vậy chúng ta đã đẩy lui được chướng ngại pháp.
(1:08:44) Đó là tất cả những cái sự kiện nó đều xảy ra. Thí dụ bây giờ mình tu, mình mới tu mà có những cái gì mà làm cho tâm mình động, làm cho cái thân mình, cảm thọ của mình khó chịu, thì ngay đó mình biết là chướng ngại pháp rồi. Thì tìm mọi cách để cho mình đẩy lui nó thôi, mình đừng cố chấp một cái gì.
Chẳng hạn bây giờ con cố chấp, bây giờ bị con muỗi cắn đây, mà bây giờ mình đang ngồi tu hơi thở, thôi để ráng chịu đựng ngồi hít thở đi, chứ để không nó quên hơi thở thì không được. Thì như vậy là con đã không đẩy lui chướng ngại pháp. Cho nên trong cái thời gian con tập trung con tu hơi thở nó vô ích. Là vì ở đây nó bị ngứa, cho nên cái sự tập trung của con nó không chín chắn đâu.
(1:09:25) Đó, cho nên có chướng ngại pháp là phải đẩy lui chướng ngại pháp, chứ không phải được mà chấp một cái pháp nào đó chúng ta đang tu. Chúng ta không phải là cây đá, cho nên vì vậy mà có cái gì chướng ngại trên Thân- Thọ- Tâm của chúng ta là phải đẩy lui liền tức khắc. Đó là một cái sự tu đúng.
Cho nên trong cái hiện tại chúng ta biết ngay liền mình có tham, có sân, có si, có chướng ngại hay không chướng ngại. Cho nên nếu mà nó không chướng ngại thì nó lại đúng. Mà nó có chướng ngại thì phải đẩy lui cái chướng ngại đó. Mà hễ mình đẩy được thì tức là nó trở về sự an ổn của nó.
Như vậy là rõ ràng pháp cái pháp này là quá thực rồi, nó không còn có sai nữa. Còn nếu mà bây giờ con tu, con ngồi cứ ức chế, con không có thấy chướng ngại gì hết, tu riết con lạc vào ở trong KHÔNG, nó cũng đâu có chướng ngại gì đâu, mà nó không ngơ. Rốt cuộc rồi cái trí tuệ con không phát triển được. Khi mà con xả ra, bây giờ con ngồi đây 1 giờ, 2 giờ chứ con đâu có ngồi một ngày, hai ngày được. Bởi vì con chưa phải là nhập định được mà.
Mà trong cái thời gian con ngồi 1 giờ, 2 giờ, 5 giờ con thấy rất an, phải không? Nhưng mà xả ra, đụng mọi chuyện gì con thấy tâm nó cũng vẫn bất an như thường. Như vậy là chưa đúng. Pháp của Phật tu thì nó không phải là do chỗ cái thời gian ngồi tu không, mà còn cái thời gian xả ra gặp chướng ngại pháp đều là đẩy lui hết.
Thì như vậy rõ ràng mình có sự chủ động, mình tu tập theo pháp Phật, mình có sự chủ động. Chủ động chứ không phải bị động nữa. Vì vậy mà lúc ngồi tu cũng chủ động, mà lúc xả ra cũng chủ động. Còn bây giờ ngồi tu thì chủ động mà xả ra thì bị động, thì như vậy là sai pháp Phật. Tức là mình kiến giải này sai rồi, không đúng.
(1:10:49) Làm sao mà trong cái thời mà mình chủ động tu, cũng như thời mà xả ra cũng chủ động trong cuộc sống. Thì như vậy trong thời tu này để luyện cái gì? Đâu phải ức chế, mình luyện được cái trí tuệ, cái trí tuệ để áp dụng vào cuộc sống xả ra. Mà cái trí tuệ này nó đã giải quyết được tất cả chướng ngại pháp, thì nó là đem cho mình được an ổn ở trong cái ra xả ra.
Còn bây giờ ngồi tu thì thấy an ổn, xả ra thì bị động, vậy tôi tu biết chừng nào tôi giải thoát? Mình giải thoát được là nhờ mình xả ra, mà tiếp duyên với các pháp mà thấy giải thoát. Thì như vậy là đúng pháp.
Còn mà xả ra, mà không có giải quyết được các ác pháp này để làm cho tâm mình bị động, thì như vậy là mình tu sai pháp rồi. Trong khi ngồi tu đây là tu trật pháp. Tu để cái mục đích là giải quyết được cái đời sống của mình làm chủ sanh mà. Đức Phật nói: “Làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà. Làm chủ đời sống của mình”.
Thế mình tu mà đem ra áp dụng cái đời sống, áp dụng không được thì như vậy là tu sai pháp. Như vậy là con sẽ tưởng ra các pháp như thế này, thế khác, tu để mà mục đích của mình là ngồi thì nó yên, mà xả ra thì bị động. Thì như vậy là cái tưởng này sai pháp, không đúng. Nó rõ lắm.
10- RÈN LUYỆN TỈNH THỨC ĐỂ CÓ CHÁNH NIỆM MỚI KHÔNG ĐỘNG TÂM TRƯỚC CÁC ÁC PHÁP
(1:12:00) Phật tử Anh Vũ: Trong cái đời sống của người Phật tử ở thế gian đó, thì đời sống bây giờ nó phức tạp, nó tân tiến, nó ngăn cấm dữ lắm. Cho nên có những chuyện mà nó xảy ra rất nhanh, mà mình không có kịp phản ứng liền tức thời. Nếu mà mình không kịp để mà tư duy, xem nó là thiện pháp hay ác pháp, và mình lại càng không có vào để tác ý nó nữa.
Bây giờ con cho một thí dụ đơn giản: thí dụ như con tu tập ở đây nè, có một con kiến mẻ, con kiến mà to to đó, nó bò thiệt nhanh vào lỗ tai đó, thì con không có đủ thời giờ suy tư gì hết trơn, con phủi thiệt là nhanh. Thì lúc mà phủi thiệt nhanh đó, thì có cái giận là ác pháp. Có cái sợ, sợ nó chung vô lỗ tai là ác pháp. Đó là một ví dụ nhỏ thôi. Còn trong cái đời sống hiện tại bây giờ đó, là nó ngăn cấm dữ lắm, mình phải phản ứng thiệt là nhanh, thì Phật tử có cái khó khăn như vậy đó.
(1:13:14) Trưởng lão: Thầy sẽ nói cho mà biết rõ. Bởi vì cái phản ứng mà tự nhiên. Cũng như bây giờ con thấy ví dụ nè: con đi, trời nhấp nhem tối rồi, có cái sợi dây cong cong giống như con rắn. Con đi đó cái con vừa chợt thấy nó cái con tự động phản xạ của con, con phải nhảy qua liền để mà tránh con rắn chứ gì? Đó là cái sức phản xạ tự nhiên của con.
Cho nên vì vậy thí dụ như người ta vừa nói ra, con phản xạ nói liền mà không có kịp suy nghĩ chút nào đâu. Đó là cái mà thiếu tỉnh giác của mình đó. Cho nên trong cái con đường mà của đạo Phật dạy cho mình hơi thở ra biết ra, hơi thở vô biết vô, đi kinh hành biết. Là giúp cho chúng ta tỉnh thức, nếu mà chúng ta không tập cái này thì coi như cái sự phản xạ tự nhiên. Bởi vì đó là mình huân tập cái sợ hãi của mình mà.
(1:13:54) Cho nên mình thấy cái sợi dây cong cong giống con rắn là mình nhảy qua liền. Để cho nó cắn, sợ nó cắn thôi. Tức là cái phản xạ bảo vệ, bảo vệ mình. Cũng như cái phản xạ chấp ngã của mình, khi người ta nói một lời nói nặng nhẹ mình, mình phản xạ trả lời liền, không có kịp mà chuẩn bị cho nó cái lời nói mình như thế nào để cho nó có sự hòa hợp ở trong đó. Cho nên người ta có thể đánh nhau, người ta đập nhau bằng cái phản xạ chứ không có gì khác. Tức quá, người ta đánh nhau, người ta không cần. Lúc bấy giờ người ta đâu có sợ tù tội, đâu có sợ chết đâu. Đó là cái phản xạ của họ tự nhiên.
Cho nên vì vậy mà khi mà người tu theo Phật, người ta cố gắng người ta tập tỉnh thức đó. Người ta tập tỉnh thức để cho người ta chững chạc ở trong mọi sự kiện, chứ nó phản xạ. Bởi vì cuộc đời nó đã dạy chúng ta cách phản xạ như vậy đó. Mà phản xạ trong cái đau khổ, chứ đâu phải phản xạ trong cái giải thoát đâu. Con hiểu không?
(1:14:43) Cho nên do đó chúng ta phải tập tỉnh thức, tập tỉnh thức rồi tuần tự chúng ta mới đủ cái sức bình tĩnh. Đủ cái sức bình tĩnh đó, nó mới có cái định. Nó có cái định con mới có điềm đạm được, chứ còn không có định con không điềm đạm được trước tất cả ác pháp đâu. Cho nên nó tự động nó phản xạ rất nhanh. Cho nên bây giờ cái pháp hướng của mình, hướng tâm mình nhắc: “Tâm như cục đất” này kia đồ đó để cho nó có cái lực nó chống lại cái sự phản xạ tự nhiên đó.
Thí dụ như bây giờ con hướng tâm: “Tâm như cục đất”, khi mà người ta nó lời nói nào cho con sân đó, thì nó phản xạ nó chống lại. Nó chống lại, bắt đầu thí dụ như: nó mới đầu nó còn ít đó, thì nó nhắc con thôi, thì cái phản xạ con nó cũng nhanh rồi. Nó cũng phát ra, có nhiều khi con phải phát ra 5, 10 tiếng, hay một hành động con rồi. Hay hoặc cái mặt con nó đỏ lên rồi nó chưa kịp, con không nói ra nhưng mà mặt con nó đỏ lên tiền tức khắc, thì nó chưa có đủ cái lực của nó.
Nhưng mà nó đủ lực của nó, nó có đủ cái lực tức là cái định lực của nó có rồi, cái mặt con không đỏ được nữa. Thì đó là đủ lực nhờ cái pháp hướng đó đó, mà nó sau này nó mới có đủ cái lực, nó làm cho con không có phản xạ tự nhiên như vậy nữa, nó mới dẹp cái kia đi. Nó cả một công trình tu chứ.
Thôi bây giờ như vậy con sẽ về con rút tỉa những cái câu hỏi đó, rồi trên cái sự tu tập của mình, để rồi ngày mai sẽ gặp Thầy nữa. Rồi có những cái gì các con cứ hỏi, đó là cái lợi ích lớn. Bởi vì Thầy có nói mà: “Các con cứ hỏi đạo đi, hỏi cách thức mà mình tu tập”. Nó thực thế, mình tu tập rồi thì mình mới có những cái mình hỏi. Thì mình hỏi đó là cái sự tu tập của mình, giúp cho mình trên đường tu tập, tìm cái đúng để cho mình biết được cái hướng đi cho nó đúng để mình tu tập giải thoát.
(1:16:16) Cũng như bây giờ, Thầy vừa nói do cái sức mà mình tu tập tỉnh thức đó, nó mới sẽ trở thành định. Khi mà sức tỉnh thức của mình có thì cái chánh niệm mình nó có. Cho nên vì vậy ác pháp nó không có làm cho mình động tâm.
Do đó thì cái tâm mình định, mà cái tâm mình định đó, thì lúc bấy giờ người ta nói cái tâm nó nhu nhuyễn. Nó không có còn phản một cách mà giận hờn, tự nhiên của nó là như bất động. Thì lúc bây giờ nó mới bất động được.
Đó thì do như vậy, con biết mấu chốt của nó là lúc bấy giờ chúng ta luôn luôn lúc nào cũng phải tập tỉnh thức. Mà tỉnh thức để làm gì? Để áp dụng vào cái chánh niệm, luôn luôn chúng ta sống ở trong cái chánh niệm. Mà cái tỉnh thức nó giúp cho chúng ta sống được trong chánh niệm.
(1:16:52) Còn nếu mà chúng ta thiếu tỉnh thức thì sống không được chánh niệm. Cho nên vì vậy mà tập hít thở nè, tập đi kinh hành nè. Mà trong tỉnh thức, thì trong tỉnh thức luôn luôn phải nhắc cái chánh niệm để cho nó nhớ, để khi mà nó gặp mỗi chuyện thì nó vừa có tỉnh thức, thì nó phải có ở trong chánh niệm nó rồi. Nó không có được ở trong cái tỉnh thức riêng của nó. Vì chúng ta biết rằng khi mà chúng ta ở trong cái tỉnh thức, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô. Hay hoặc là trong một cái đối tượng nào đó, thì nó sẽ lọt vào ở trong cái trạng thái của tưởng, tức là ở trong cái KHÔNG, nó đã sai đường.
Còn bây giờ chúng ta tỉnh thức kèm theo với cái pháp hướng để mà chúng ta rèn luyện cái pháp hướng đó, để nó trở thành cái nội lực của chúng ta để mà phản xạ lại các ác pháp. Bởi vì cái pháp hướng luôn luôn là cái pháp, nó là thiện pháp, nó nhắc chúng ta ở trên cái thiện pháp chứ không ở trong ác pháp đâu.
(1:17:35) Cho nên vì vậy nó sẽ là cái mấu chốt, nó sẽ đương đầu, cái lực của nó sẽ đương đầu với cái lực của ác pháp. Cho nên nó hóa giải được các ác pháp. Đó thì cho nên vì vậy mà cứ tỉnh thức là phải hướng tâm. Tỉnh thức, hướng tâm.
Cái chính bây giờ các con cứ tu bao nhiêu đó thôi. Và đồng thời kèm theo đó thì các con sẽ phát triển cái tri kiến của mình, là khi có những cái niệm nào đó thì các con phải phát triển. Tức là tìm hiểu, suy tư các cái niệm đó, chứ không có được mà ngắt ngang. Đừng có cố chấp là mình đang tỉnh thức cái hơi thở, đang tỉnh thức trên đi kinh hành, thì không có làm cái kia.
Thì như vậy tỉnh thức là khi cái tâm mình nó an ổn, nó không có gì thì tỉnh thức, mà đã có thì phải tu cái Định Vô Lậu. Chúng ta sẽ câu hữu tất cả những cái định này. Vì vậy mà chúng ta tu nếu mà nó an ổn, nó suốt cái thời gian 1 giờ, 2 giờ nó không có một niệm gì thì cứ mình giữ 1 giờ, 2 giờ đó mình tu tập. Và đồng thời kèm theo cái pháp Như Lý Tác Ý, thì con sẽ kết quả lớn của con đường tu. Rõ, nắm được cái chỗ này thì phải nỗ lực tu cái này, không có bỏ cái pháp này được, nó là cái căn bản.
Mai hai giờ con sẽ gặp Thầy. Con cứ ghi chép, con ghi nốt đi. Xá Thầy thôi con.
HẾT BĂNG