ANH VŨ THAM VẤN 02 - NHÂN QUẢ - NGŨ TRIỀN CÁI VÀ THẤT KIẾT SỬ
ANH VŨ THAM VẤN 02 - NHÂN QUẢ - NGŨ TRIỀN CÁI VÀ THẤT KIẾT SỬ
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [01:29:50]
1- SỰ MÀU NHIỆM CỦA ĐẠO PHẬT
(00:00) Tu tập mình đó thì nó đơn giản vậy đó, mà nó khó lắm con. Nếu mình bức ép nó quá, để cho nó mau đó thì nó lại bị ức chế. Để cho trình tự, tự nhiên, tự nhiên lần chút, chút vậy đó, rồi lần lượt tự động nó quay vô. Nó quay vô, nó hết phóng dật nữa thì mình thấy không bị tham, sân, si nữa. Mà tu xong rồi thì thấy nó không còn lo gì nữa, tâm nó bất động - thân nó có những cái chướng ngại, những cái thọ nó đau đớn đồ này kia, thì cái tâm mình bất động, thì cái tâm mình hướng cái nó hết. Còn cái tâm mình nó bị động, nó đau, nó sợ chết hay hoặc nó sợ nhức nhối đồ đó, thì nó lại không hết. Còn cái tâm nó không sợ nữa, thì bắt đầu bây giờ nó nhức cái tay, mà tâm nó không lo, nó không nghĩ đến. Kệ muốn làm gì làm, thì thấy nó cũng giảm cái đau rồi đó con.
Nhưng mà khi đó mình muốn cho nó đừng có đau, mình hướng tâm mình nhắc: "Cái thọ vô thường, không có đau cái tay nữa". Mình nói vậy, chứ mà nó hết chứ. Con thấy nó làm cho có cái sức đề kháng của tâm mình nó mạnh lắm. Nó vô hình, nhưng mà nó trợ giúp các cơ của mình đề kháng. Cái mô, những cái mô mà nó bị đau ở trong cái cơ thể mình đó, nó sẽ được hóa giải. Đó, đó là những cái chỗ mình tu như vậy. Nó hay quá mà mình tu chưa có được. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng mấy con sẽ làm được, bền chí, đừng có sợ hãi.
Càng đi sâu vô trong cái sự tu tập mình đó, thì nó càng thấy có sự màu nhiệm. Mà sự màu nhiệm mình không ngờ được. Mình thấy cái tâm mình nó như vậy, mà nó lần nó ly cái tham, sân, si sao lại nó có những cái hiệu quả kỳ lạ. Nhưng mà tu cho đến mà nó ly hết sạch hoàn toàn rồi, nó không phóng dật nữa thì cũng sẽ thấy, cái năng lực của nó màu nhiệm lắm. Cho nên, mình không có luyện cái sự màu nhiệm đó mà tại cái tâm thanh tịnh mà nó màu nhiệm. Mục đích của mình là làm sao tu cho hết tham, sân, si thôi, nó giải thoát thôi, nhưng mà lại nó có Thiền Định rất là màu nhiệm.
Mình đâu có tập Thiền Định con. Con nghĩ mình không có tập Thiền Định chút nào hết. Mà mình chỉ có tập tỉnh thức để cho mình biết từng cái tâm niệm của mình, để cho mình xả cái tâm mình đừng có đau khổ, phiền não thôi. Thế mà nó, khi mà cái tâm nó thanh tịnh rồi nó thành Thiền Định, nó chỉ có vậy thôi. Cho nên Thầy nói nó đơn giản lắm.
Nhưng mà có cái điều kiện là con người mình sinh ra đời, nếu mà mình có đủ cái duyên mình tu lúc bé nhỏ, mình không có gia duyên nó trói buộc đó thì nó dễ con. Nó bị trói buộc rồi, nó đủ thứ chằng chịt con. Nó bứt bên đây thì cái dây bên kia nó lôi, nó bứt bên kia thì cái dây bên đây nó lôi, đủ thứ hết. Nó không đơn giản đâu, mà mình bứt sạch cái là mình thiếu đạo đức, mình làm cho người ta khổ. Không được! Nó cũng kẹt không có làm sao.
Cho nên, do cái chỗ tu hành thì nó đơn giản. Nhưng mà mình tự trói buộc mình nhiều cái sợi dây quá, rồi phải lần lượt gỡ từng sợi đó ra. Chứ không có thể nào mà bứt một cái mà được, bởi vì cái đạo đức nó không cho phép mình. Bởi vì mình đã tạo ra cái nhân quả đó rồi, thì mình phải trả cái nhân quả đó cho nó có cái chiều thuận, chứ không phải trả một cách mà bứt bỏ. Cái nhân quả do mình tạo.
(2:49) Cũng như bây giờ con muốn vợ, con mới có vợ. Chứ con không muốn thì làm sao có vợ, phải không? Bây giờ con muốn rồi, bây giờ con bứt ra, con làm cho người ta khổ thì đâu có được, đó con hiểu chỗ đó. Cho nên Phật có đạo đức chỗ này. Cho nên không có được, con mà có vợ con rồi thì con phải đối xử đàng hoàng trong nhân quả để chuyển hoá nó lần lượt. Cả hai vợ chồng nó đều có cái nhân duyên rồi, cả hai vợ chồng đồng tu để mà giải thoát hết thì tốt. Mà một mình con đi, mà con bứt bỏ vợ con một mình ở nhà rầu lo thì không được. Đó, đó là cái đạo đức của đạo Phật.
Cho nên hôm nay mấy con có duyên về cả vợ lẫn chồng, nó quá thuận. Chung nhau, đồng nhau trên một cái pháp, nó không có nghịch, đó là cái duyên mình tốt. Do đó, tuần tự mình tu tập, mình sách tấn. Người đi trước chút thì nhắc người đi sau, người đi sau được chút thì nhắc người đi trước. Cứ vậy đó, mình tiến bước dần dần. Bởi vì cái nhân quả mình đã tạo rồi, bây giờ không được bỏ nhau nữa. Mà phải dẫn nhau đi con đường đạo, cả con của mình nữa con, chứ không phải được bỏ nó.
Không phải nói bây giờ hai con biết tu, con mình giờ nó ham đời kệ nó, cho nó của cải, tài sản gì nó sống, không phải đâu. Nó có cái nhiệm vụ là con của mình, cái nhân quả mình đã tạo ra. Mình cố gắng, mình tu tập để rồi thường phải nhắc nhở cho nó để lôi nó trở lại, chứ cũng không được bỏ. Nhân quả vậy đó. Nay con có hỏi Thầy gì không con?
2- PHÒNG HỘ MẮT, TAI, MŨI, MIỆNG, THÂN Ý
(4:16) Phật tử Phật tử Anh Vũ: Dạ thưa có. Muốn phòng hộ sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đó phải không Thầy?
Trưởng lão: Phải rồi.
Phật tử Phật tử Anh Vũ: Thì theo như con tập với mấy sư tu theo Nguyên Thuỷ đó, thì chẳng hạn như mắt thấy sắc. Thí dụ như mình đang ngồi mà thấy ai, có cái dáng của ai đi ngang mà mình muốn, mình có cái ý muốn nhìn lên. Thì lúc đó mấy sư Nguyên Thuỷ dạy đó là mình niệm: "Muốn nhìn lên, muốn nhìn lên, muốn nhìn lên". Thì từ từ cái ý mà muốn nhìn lên đó nó giảm từ từ. Thì con nghĩ đó là lúc mình niệm như vậy đó, thì cái tâm mình hình như nó suy nghĩ đó là ác pháp. Cho nên từ từ nó giảm nhiều, nên mình không có muốn nhìn lên nữa. Thì theo Thầy thấy là có nên thêm pháp hướng tâm hay thêm cái gì để cho cái chuyện đó nó được tốt đẹp hơn không Thầy?
Trưởng lão: Bây giờ cái đó nó nhắc như vậy là cũng như nó nhắc về cái phần nó gián tiếp, để cho tự cái tâm của mình để phòng hộ con mắt của mình. Ví dụ bây giờ mình đang ngồi đây, thoáng mình thấy cái bóng ở xa thì mình đoán biết là có người sắp sẽ đi ngang lại mình, phải không? Bây giờ mình muốn phòng hộ cái mắt của mình, mình nói: "Con mắt phải nhìn thấy hơi thở, phải thấy cái hơi thở, không có được thấy các pháp bên ngoài". Thì do đó nó bắt đầu nó, bởi vì mình thoáng thấy có cái bóng rồi.
Cho nên mình muốn phòng hộ con mắt, đừng có cho nó, đừng có nhìn thấy người đó. Sợ nhìn thấy người đó nó sẽ dính mắc đi, dính mắc cái sắc đó đi. Do đó mình mới nhắc nó: "Cái con mắt hãy nhìn cái hơi thở, phải thấy hơi thở, không được thấy các pháp bên ngoài". Do đó, bắt đầu nó tập trung biết hơi thở ra vô, nó chăm chú, nó nhìn cái hơi thở nó. Cho nên, cái bóng người đi qua nó không thấy.
Bắt buộc mình nhắc nó thì bắt đầu nó gom lại đó. Cho nên, cái người đi qua không thấy thì coi như là mình không bị dính nữa. Đó gọi là phòng hộ mắt. Mình phải nhắc trực tiếp, thực tế của nó vô. "Không được nhìn các pháp bên ngoài, mà hãy nhìn hơi thở". Phải có cái chỗ cho nó bám trụ thì nó mới bám trụ. Đó mình nhắc nó, bảo nó bám trụ. Bởi vì khi mà nó, khi con mắt mình nó thoáng thấy có cái bóng đó. Nếu mình không nhắc nó thì nó sẽ thấy, cái hình dáng đó sắp sửa đi tới gần, nó sẽ thấy. Cho nên nhắc nó, bảo nó phải quay trở lại, nó thấy cái hơi thở của nó.
Cũng như bây giờ ví dụ như con thoáng thấy, cũng như bây giờ có cái máy phát thanh nó hát phải không? Nó làm động con. Con nói: "Cái tai nghe hơi thở, không có được nghe âm thanh bên ngoài". Con nhắc nó vậy thì bắt đầu con lắng, con nghe cái hơi thở con. Nghe nó thở ra, thở vô, thở ra, con lắng nghe. Mặc dù cái hơi thở con nó không phát ra cái âm thanh, nhưng mà con vẫn cố lắng con nghe cái hơi thở. Con vẫn nghe được hơi thở con. Mà con lắng, con nghe thì cái âm thanh bên ngoài con quên, tức là phòng hộ tai. Con hiểu chưa?
Cứ hễ mình không muốn nghe một cái điều gì thì mình cứ gọi nó, thì nó sẽ lắng nghe. Bởi vì mình phòng hộ cái tai thì phải kêu nó nghe vô trong. Rồi hễ mình phòng hộ cái con mắt của mình thì phải bảo nó thấy vô trong, thấy hơi thở. Cứ cho nó vô trong cái hơi thở. Bởi vì mình biết cái tâm của mình nó sẽ định trên hơi thở, nó sẽ định trên hơi thở. Cho nên mình kêu cái tai mình nó cũng định vô hơi thở, mà cái mắt nó cũng định vô hơi thở, thì nó dễ dàng, nó có cái đối tượng nó định vô.
Mà hễ nó định vô thì tức là nó không nhìn ra ngoài đâu, mà nó không nghe ra ngoài. Mà lâu dần rồi cái nó có cái lực mạnh lắm. Hễ khi mà muốn không thấy thì ngay đó nó đã biết, nó định vô đó rồi. Nó đã chú ý, nó đã thấy, nó đã nhìn cái hơi thở của mình, đó gọi là cách thức phòng hộ.
Như bây giờ đi đường, thì Thầy đang ôm bình bát đi, Thầy đang đi xin đi. Thầy phòng hộ mắt Thầy, Thầy ngó xuống. Nhưng mà nếu mà mình không có pháp hướng tâm thì con mắt mình tự động nó sẽ liếc, ngó bậy bạ. Cho nên, mình thường mình đi vậy đó, chứ mình nhắc: "Con mắt phải nhìn xuống bước chân đi, phải thấy bước chân đi, không có thấy mọi vật bên ngoài. Các pháp đều là ác pháp, không thấy. Thấy sẽ dính mắc". Mình nhắc tâm mình vậy rồi, bắt đầu mình đi. Đi chút mình nhắc thì cái tâm, hai con mắt nó cứ gom vô, nó phòng hộ. Chứ mình làm bộ, mình cúi vậy, chứ nó liếc, nó nhìn tầm bậy. Không có được. Mình nhắc nó, nó mới không có liếc.
Phật tử Phật tử Anh Vũ: Vậy là phải nhắc thường xuyên?
(08:40) Trưởng lão: Phải nhắc thường xuyên con. Bởi vì dùng cái pháp hướng mà nhắc. Chứ con không nhắc nó, nó liếc tầm bậy. Con đi ra, con phải nhắc. Rồi con phải nhắc cái lỗ tai con nữa. Bởi vì cái tai nó khó lắm. Âm thanh nó tự nó, pháp nó đánh vô lỗ tai nó, cho nên mình phải nhắc cho nó lắng, nó nghe. Và ở trong sáu căn, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình thì chỉ có mắt với tai của mình là khó giữ lắm, khó phòng hộ lắm.
Phật tử Anh Vũ: Mắt với tai.
Trưởng lão: Mắt con. Cho nên, mình đi hay hoặc mình ngồi đâu đó thì luôn luôn mình phòng hộ. Mà mình phòng hộ như vậy đó, cũng như là mình đang tu mà mình gọi: "tâm phải định trên hơi thở" hay hoặc "tâm như cục đất". Những cái lý của nó đều là nằm trên cái chỗ này hết. Nó nằm ở trên cái chỗ phòng hộ mắt, tai đó. Cho nên cái bài pháp mà phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đó Thầy chưa có giảng. Bởi vì nói chung là cũng có nhiều người thì muốn được nghe Thầy giảng, chứ không phải không. Nhưng mà họ hỏi không có đúng cách, cho nên Thầy chưa có trả lời.
Cho nên cái bài mà phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng đó, là cái bài phòng hộ sáu căn của mình, là cái bài tu đặc biệt lắm. Thứ nhất là mình phải lấy giới luật mình phòng hộ. Tức là mình phải sống giới luật, đúng giới luật đó là phòng hộ đó. Rồi cách mình sống độc cư là phòng hộ đó. Mỗi cái việc làm của mình là phòng hộ mắt, tai của mình hết, chứ không phải không. Không khéo nó cứ phóng ra sáu cửa đó nó đi ra. Nó ra tiếp xúc với sáu cái trần cảnh bên ngoài.
Cho nên, luôn luôn mình sống trong giới luật nè, rồi trong cái pháp độc cư nè, rồi trong pháp Tứ Chánh Cần.
Tất cả những cái đó đều là phòng hộ mắt, tai của mình không hà, để ngăn ác, diệt ác. Ác pháp nó vô cũng từ mắt, tai, mũi, miệng của mình chứ đâu, con hiểu chưa?
Cho nên nói phòng hộ, không có nghĩa là mình chỉ có tu có một phần nhỏ đâu, mà nó cả một cái chương trình tu của người ta. Thầy chưa giảng à con, Thầy giảng ra con thấy. Trời ơi! Như vậy là rõ ràng mình chỉ giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình là sẽ giải thoát rồi. Hôm nay thì con thấy con có học trong sách tu đó, nhưng mà nó chỉ phần ít nhỏ thôi, nó còn nữa. Sau này rồi Thầy sẽ dạy thêm. Bây giờ con cứ dùng cái pháp hướng, con nhắc vậy là như vậy là con thấy ăn chắc rồi. Con cũng phòng hộ mắt con, tai con.
Phật tử Anh Vũ: Thưa Thầy là có một câu nó nói là: "Phòng hộ những điều khó phòng hộ". Thì Thầy có thể kể cho tụi con biết là những cái gì khó phòng hộ để tụi con tránh. Để tụi con cố gắng phòng hộ.
Trưởng lão: Nó có những cái phòng hộ rất khó. Ví dụ như về sáu cái căn của mình thì nó có ý căn, cái ý căn phòng hộ rất khó. Cho nên phòng hộ về cái ý căn của mình đó, thí dụ như là người ta chửi mình, cái ý của mình nó phân biệt, nó nghe, nó tức giận. Bây giờ phòng hộ cái ý của mình nó khó lắm chứ không phải dễ. Người ta không nói gì thì thôi, mình thấy nó bình thường. Mà có người ta mà nói cái gì mà chạm đến mình, nó khó lắm, nó không có dễ đâu.
Cho nên đức Phật nói: "Nhẫn một việc nhẫn khó nhẫn". Mà nhẫn một việc nhẫn, mà để cho đừng có giận khó lắm chứ, không phải dễ. "Mà làm một việc làm khó làm". Tức là hàng ngày mà con tu tỉnh thức để mà con hướng tâm thường xuyên đó, là một việc khó làm chứ không phải, nó hay quên. Còn nhẫn một việc nhẫn, khó nhẫn. Người ta nói oan, nói ức, nói tức tối mình rồi thì mình nhẫn, mình mới thấy là khó nhẫn. Cho nên nói nhẫn một việc nhẫn, khó nhẫn. Mà cái phòng hộ cái ý căn của mình là phòng hộ cái chỗ này.
Con hỏi tới cái chỗ này là phòng hộ cái ý căn rồi. Hồi nãy Thầy mới nói mắt, tai chứ gì? Bây giờ tới phòng hộ ý đó. Đó, nó là cái phần mà chủ chốt ở trong cái tâm mình. Tham, sân, si đều là phòng hộ nó, khó lắm chứ không phải dễ đâu. Con khi mà con, cái tâm của con nó muốn cái gì rồi đó, mà con không cho nó muốn là một điều khó, chứ không phải dễ. Con phải quán triệt nó, mới có thể đẩy lui được cái ý căn của con. Chứ nếu không, cái ý căn của con nó thấy cái đó, nó thích rồi thì coi như cái tâm của con, nó làm cho con rất khổ sở.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì có câu tác ý nào để thường xuyên nhắc cái ý hay không Thầy?
(12:44) Trưởng lão: Bởi vì câu tác ý mà thường xuyên để nhắc cái ý con đừng cho nó bị dính mắc đó, để mà nó nhẫn cho được đó thì con phải nhắc: "Các pháp là vô thường". Để cho cái ý, nó dính mắc cái gì nó tham thì nó không bị. Nó biết các pháp là vô thường, nó không có cái vật gì thường rồi, nó không có bị dính. "Sân là đau khổ, là nguy hiểm, là có thể hại mình, hại người", con thường xuyên con nhắc vậy. Khi có đó con dễ nhẫn lắm. Con vừa phòng hộ được ý con. Con không nhắc nó thì tới chừng đó con không thấy nó nguy hiểm. Cho nên nó không được, nó không phòng hộ được.
Đó cho nên trong cái vấn đề tu hằng ngày đó chúng ta nhắc. Ví dụ như nhắc: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si, tham, sân, si là đau khổ", đó là cách thức phòng hộ ý căn đó. Phải giữ gìn cho nó. Khi nó đụng chuyện cái bắt đầu có phòng hộ rồi, cho nên nó không có sân, không có phiền não. Đó là mình phải tu như vậy đó, mình mới giữ gìn được nó, mình mới bảo vệ được nó. Chứ không khéo thì nó sẽ bị đau khổ, sẽ bị đau khổ, cái ý mình sẽ bị đau khổ.
3- PHƯỚC HỮU LẬU VÀ PHƯỚC VÔ LẬU
(14:00)Phật tử Anh Vũ: Con cũng muốn hỏi, quán về nhân quả, có câu hỏi đó là khi làm nhiều việc thiện đó thì mình phải trở lại đời này, để mà hưởng cái phước, không xong rồi.
Trưởng lão: Trở lại đời này hưởng phước.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì làm việc thiện đó là một cái chuyện không tốt cho mình?
Trưởng lão: Đúng rồi, nó không tốt. Bởi vì cái làm một cái việc thiện, đó là cái phước hữu lậu mà con. Nó có cái phước mà nó hữu lậu tức là nó có khổ đau, con hiểu không? Con sanh lại đời này tức là con có sự khổ đau rồi, không có thể nào con chạy khỏi đâu. Mà con làm phước, làm thiện đó con sẽ bị sanh lại đời này, nó không chạy đâu khỏi. Cho nên gọi là phước hữu lậu chứ không phải vô lậu được. Cho nên làm thiện vẫn là phước hữu lậu. Vì vậy mà trong cái bài mà Thầy có giảng đó, cái phước vô lậu với cái phước hữu lậu đó, hai cái này nó không đi đôi được.
Một người mà tu về phước vô lậu đó, thì không bao giờ có chùa to, Phật lớn được. Mà một người tu mà có chùa to, Phật lớn đó thì nó có hữu lậu rồi, thì cái vô lậu này không có rồi. Hai cái vấn đề này, hai cái phước này nó là con đường song song nhau, nó không gặp nhau trên một điểm giải thoát đâu. Cho nên, coi vậy chứ mà trên luật nhân quả mà quán xét đó, mình làm phước, coi vậy chứ nó sẽ huân lại nó thành. Bởi vì mình bỏ cái công lao, mồ hôi, nước mắt của mình ra làm phước thì sau này mình bất quá mình có hưởng được cái phước có cao cột đi nữa cũng làm vua thôi. Hay làm trời Đế Thiên, đế Thích thôi chứ cũng không gì khác hơn hết, nó không giải thoát đâu.
Cho nên thí dụ như bây giờ đó, con tu như vậy, con bỏ hết con về, đó là con tu tập vô lậu đó, ngăn ác diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Cái thiện của con là cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ không phải cái thiện của con là đem tiền bạc cho người khác. Đem tiền bạc cho người khác cũng như con bỏ tiền trong ống vậy đó, để đời sau con lại giàu nữa. Nghĩa là đời sau con xuất tiền ống ra con xài chứ có gì. Đời nay con làm phước, con bỏ cho người ta thì đời sau, thì con làm giàu chứ có gì đâu. Đó là cái phước hữu lậu là như vậy. Nhưng mà cái giàu của con, con thấy khổ, chứ đâu phải không khổ.
Cho nên trong một cái bức thư của một cái người cư sĩ, cái người cư sĩ đó nói: "Con thì sanh trong một cái gia đình nghèo, cho nên con lớn lên con có mục đích là con phải ráng con học. Con làm sao cho gia đình con vật chất cho được đầy đủ, sung túc". Thật đúng là cái mộng cái người này, họ đã thực hiện được cái mộng đó, đến khi họ giàu sang rồi, sung túc rồi, đầy đủ cái gì cũng có hết. Trở thành một tay ăn chơi trác táng nữa, đủ thứ tiền bạc. Thế mà nhìn lại thì không thấy có giải thoát được gì, không có hạnh phúc được. Cho nên nghèo thì cũng không hạnh phúc, mà bây giờ tới giờ mình làm giàu, mình thấy cũng không hạnh phúc. Như vậy rồi rõ ràng, đời này là đời gì kỳ vậy?
Cho nên cái người cư sĩ này mới nói: "Khi mà đọc được sách Thầy, con mới thấy đây mới Chơn lạc. Chứ còn giàu cũng không phải hạnh phúc, mà nghèo cũng không phải hạnh phúc, cái nào cũng khổ hết. Bởi vì chính bản thân con, trong cảnh nghèo con cũng có biết, rồi bây giờ tới cảnh giàu con cũng biết. Cái này rõ ràng là không có gì mà sung sướng hết". Tức là từ cái phước mà hữu lậu này nó cũng hoàn toàn nó cũng không thấy giải thoát hết được mình cái gì.
Cho nên cái người cư sĩ này viết bức thư nói cái tâm nguyện của người cư sĩ, Thầy thấy cũng tha thiết tội lắm. Bởi vì người ta đã hưởng từ cái nghèo cho đến cái giàu. Rồi tìm trong cái giàu, người ta tưởng là cái giàu sung sướng. Nhưng mà cuối cùng thì cũng không hạnh phúc không có gì được. Nó cũng nhiều cái khổ trong đó. Đó cho nên vì vậy mà Thầy thấy duy nhất chỉ có con đường mình đi, con đường này là con đường vô lậu. Mặc dù là bây giờ con là chiếc áo cư sĩ, con còn làm này kia. Nhưng mà sau khi tới cuối cùng mà con thọ Bát Quan Trai, con thấy cái tâm mà con nó quay vô rồi thì bao nhiêu con xả hết.
Phật tử Anh Vũ: Dạ!
(17:47) Trưởng lão: Con xả hết bây giờ chỉ còn duy nhất có con đường giải thoát để chấm dứt sanh tử luân hồi, là cái vô lậu của mình rồi. Cho nên, con bỏ hết. Bây giờ đó vợ, con người nào mà theo được theo, mà theo không được thì con giao lại hết tất cả. Bây giờ đây là cái giờ phút cuối cùng rồi. Thì trên bước đường này mà con đi cái đoạn cuối cùng này, thì vợ con nó sẽ đi nửa đường hết rồi. Nó cũng không coi là cái đống vàng, đống bạc là quan trọng nữa rồi, nó sẽ bỏ hết. Thì con thấy như ông Phật, ông bỏ hết ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con cưng ông bỏ hết. Ông còn ôm bình bát đi xin, mà cuối cùng ông giải thoát cái đời ông. Còn mình, mình cứ dính dấp, dính dấp như vậy chứ mình buông không ra thì cái hữu lậu này nó cứ lôi mình. Lôi mình ở trong cái hữu lậu, mình rất khó dứt nó lắm.
4- NHÂN QUẢ TRẢ VAY
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi khác nữa là khi mình làm một chuyện gì cho ai đó, thì làm sao mình biết đó là mình đang trả nợ người đó hay là mình đang cho người đó vay? Để mà nếu mà mình trả nợ người đó đó thì mình ráng trả cho thật nhiều. Còn nếu mà mình cho người đó vay đó thì mình nên cho vay ít ít thôi, để sau này khỏi có phải trở lại để mà hưởng phước?
(19:11) Trưởng lão: Mình thấy rất rõ là trên cái chỗ mà mình vay đó, thì mình giúp đỡ người đó mà mình thương người đó đó, mình trả chứ, mình trả đó là mình thương người ta. Còn mình giúp người ta mà mình còn thương người ta, mình lo lắng cho người ta thì đó là mình trả nợ. Còn mình cho người ta, mình giúp người ta, mình không có thương người ta. Nghĩa là bây giờ mình thấy người ta tội nghiệp thôi, mình không có lo lắng cho họ. Nghĩa là thấy hoàn cảnh họ tội, nhưng mình giúp đỡ cho họ để cho họ có cơm ăn, áo mặc. Giúp đỡ cho họ vượt qua cái khó khăn rồi, cũng như là mình giúp cái người ngoài. Còn cái này mình đã giúp cái người đó, mà mình còn thương cũng như cái người thân của mình, mình bỏ không có được.
Phật tử Anh Vũ: Vậy là nợ?
Trưởng lão: Nợ, cái đó nợ. Con hiểu chưa? Nó có cái nợ, nó có cái tình cảm, nó trói mình ở trong đó. Đã giúp người ta rồi thì thôi, người ta làm gì người ta làm, mắc mớ gì mà mình sợ mình lo hoài vậy, phải không? Thì cũng như bây giờ mình thấy vợ con hay hoặc là những người thân trong gia đình của mình, rõ ràng là cái nợ nhân quả rồi. Cho nên mình đã lo lắng đủ điều mà nó cũng còn phải thương, nó không có bỏ như ở ngoài người khác, người dưng được. Đó là mình đang nợ nhân quả.
Còn đối với người khác, mình thấy họ nghèo khổ cái mình cho năm ngàn, triệu bạc hay hoặc giúp cho họ cái này kia, rồi thôi về thôi. Họ gì mình cũng không cần lưu ý tới, thì cái đó là họ đang vay mình. Mình cho đó là họ đang vay mình đó. Một cái trả nợ, một cái vay, thì cái nào mình thấy cũng biết hết. Nó cụ thể bởi vì cái luật nhân quả nó rõ ràng lắm. Nếu mình nợ thì mình còn thương, mình thương người ta. Còn người ta vay mình thì mình không có thương người ta. Cho nên mình cho đó là người ta vay mình, đời sau người ta trả mình. Còn mình, rồi mình cho rồi thôi, nhưng mà cái người mà thọ của mình đây, cái người này nợ mình.
Cũng như bây giờ, con nghĩ như thế này, Thầy nói nợ mà. Con đem một triệu, hai triệu con cúng dường cho quý thầy, rồi về thôi. Quý thầy tu được tu, tu không được thôi, kệ không biết gì hết, thì đó là quý thầy nợ con đó. Nếu quý thầy tu mà không xong đó, thì kể như cái tiền đó quý thầy trả hoài không hết đó. Còn con, con đâu còn gì nữa. Còn trái lại, vợ con con, bây giờ phải lo nhà cửa này kia, cơm ăn, áo mặc đầy đủ rồi, mà bỏ nó không có được, thì đó là nợ. Đem những cái ví dụ như vậy, con thấy rõ rằng cái luật nhân quả nó cụ thể, cái vay, cái nợ nó khác nhau.
5- QUÁN NHÂN QUẢ
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi khác đó là: Cái quả hôm nay đó, là do nhiều nhân khác nhau. Nhân nhiều đời, nhiều kiếp, nó chằng chịt, nó phức tạp dữ lắm thì làm sao mà mình có thể quán chiếu nổi Thầy? Mình quán chiếu, mình quán chiếu sai đó, làm sao mà mình biết mình quán chiếu sai tới mức độ nào?
(22:23) Trưởng lão: Bây giờ, thí dụ như bây giờ những cái quả. Cái nhân của đời trước mà bây giờ cái quả nó hiện tại, thì nó rất nhiều cái quả, chứ nó không phải trong một cái quả. Bây giờ ví dụ như mình thọ khổ, mình biết đó là cái quả. Bây giờ cái tay nhức, cái đầu đau, người ta chửi mình, đó là những cái quả hết. Người ta đem lại cho mình một cái trái cây rất ngon, người ta biếu mình cái này kia, đều là những cái quả hết, người ta khen mình tiếng nói cũng đều cái quả nữa, người ta chê mình cũng đều cái quả hết. Đó là tất cả mọi các pháp đều là cái quả. Vì vậy đó mình biết cái nhân của quá khứ mình đã tạo thiện, tạo ác trong đó.
Hễ người ta khen mình, thì mình biết là nhân đời trước mình đã làm cái điều thiện. Mà người ta chê mình đó, đời trước mình đã làm điều ác. Phải không? Người ta đánh mình đó, thì biết đời trước mình làm điều ác. Người ta giúp đỡ mình khi mình gặp tai nạn đó, thì biết là đời trước mình có làm điều thiện. Con thấy phân biệt được cái nhân quả của cái đời trước với đời hiện tại chứ gì? Do đó, trong hiện tại này chúng ta sống toàn thiện, thì tương lai chúng ta sẽ toàn thiện hết, không có ác nữa.
Do chúng ta biết được những cái nhân của quá khứ và cái quả của hiện tại. Do cái quả hiện tại mà chúng ta biết được cái nhân của quá khứ. Vì vậy, mà trong hiện tại chúng ta hàng ngày, chúng ta sống chúng ta phải cẩn thận. Thân, khẩu, ý của chúng ta nói hay hoặc làm tất cả những việc gì, suy nghĩ việc gì đó đều phải nằm ở trong thiện pháp hết. Thì cái tương lai của chúng ta, cái quả sẽ hoàn toàn sẽ đưa đến hạnh phúc tốt. Cho nên đạo Phật nói ngăn ác, diệt ác để tương lai mình tốt. Còn cái quả của hiện tại thì chúng ta biết là cái quả thì phải trả thôi. Chúng ta phải vui lòng chấp nhận nó thôi, chứ không có buồn rầu, không gì hết. Hễ mình buồn rầu tức là mình trả không hết.
Cũng như bây giờ tôi bị nhức cái đầu, tôi lo lắng quá thì tức là tôi không hết cái nợ đó. Mà tâm tôi không động, tôi nhức đầu là tôi xả, tôi vui vẻ. Vì đó là cái quả đời trước tôi đã có làm ai đau khổ vì cái đầu đó, cho nên bây giờ tôi phải nhức thôi. Do vậy mà tôi vui vẻ tôi chịu. Tôi chịu vui vẻ chứ tôi không có lo lắng gì, sợ gì hết, do đó thì cái đầu tôi nó giảm. Nó chuyển được, nó giảm vì tôi vui vẻ, thì cái quả đó tôi trả hết, cho nên nó giảm. Nó giảm rồi nó hết đau.
Con thấy cái luật nhân quả nó chuyển hay lắm. Mà đồng thời khi mình chuyển vậy đó, thì mình không oán trách ai hết, cho nên không có quả ác nữa. Và đồng thời mọi người mình cũng thấy đều thương hết. Vì vậy mà lúc nào mình cũng giúp đỡ người ta bằng cái trong cái sống thiện pháp của mình, tăng trưởng cái thiện pháp lên. Do đó thì tương lai mình nó hoàn toàn có những cái quả rất đẹp, nó tốt. Cho nên Thầy nói mấy con cứ tu theo lời của Thầy đi rồi mấy con sẽ thấy. Từ ngày nay mà con tu đó, những cái quả mà con khổ, thì đó là cái quá khứ con đã gieo nó còn đó thôi. Chứ khi mà tới những cái quá khứ nó hết rồi đó thì cái tương lai của con nó sáng lạn, nó không có đau khổ nữa.
Thậm chí tới chừng mà cái thân con bệnh, thân con chết con cũng làm chủ được, không phải đó là sáng lạn sao? Đó là cái quả, cái quả của hiện tại con đã, cái nhân của hiện tại con đã gieo tốt, thì cái quả tương lai của con, con sẽ làm chủ sinh tử luân hồi. Đó là cái chỗ cái nhân quả con đó. Đó cho nên Thầy dạy mấy con là tạo cái nhân tốt đó, nghĩa là ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện để tâm ly dục, ly ác pháp hoàn toàn. Thì tương lai con, con sẽ tới cái chỗ mà con làm chủ, tịnh chỉ hơi thở. Con làm chủ sự sống chết, bệnh tật con đẩy lui, con khỏi cần uống thuốc. Đó là cái quả của tương lai của mình đó, cái quả giải thoát đó.
6- NGƯỜI TU CHỨNG LÀM CHỦ ĐƯỢC NHÂN QUẢ
Phật tử Anh Vũ: Như nói là tu đó thì có thể phá hết tất cả nhân quả hay không? Bởi vì con có nghe nói là có những Thầy tu giỏi dữ lắm, nhưng mà khi tu tập thì cũng không có tịch một cách tự tại. Thì người ta giải thích rằng, đó là cái quả phải trả chứ không thể nào mà hết được, thì Thầy nghĩ như thế nào?
(26:11) Trưởng lão: Cái đó không đúng rồi. Bởi vì cái người tu là người ta xây dựng mình ở trên cái đạo đức nhân quả. Cho nên người ta chuyển sạch cái nhân quả ác, người ta làm chủ được cái nhân quả mà. Thì đó có nghĩa là đạo Phật, nếu nói làm chủ sanh, già, bệnh, chết tức là làm chủ nhân quả rồi. Bởi vì chỉ có nhân quả nó mới có cái sanh, già, bệnh chết. Mà không có nhân quả thì làm sao có sanh, già, bệnh, chết? Cho nên phải làm chủ cái nhân quả. Mà đã là một người tu chứng phải làm chủ nhân quả, chứ làm sao còn bị nhân quả được? Con thấy không? Đâu có làm sao mà nhân quả được. Cho nên, cái người tu không chứng, họ lý luận vậy thôi.
Cho nên, có những câu chuyện là như đức Phật - câu chuyện mà của Đại thừa nó đặt ra - như đức Phật mà lúc mà còn bé đó. Mới về quê ngoại, mới xách cái đầu cá mà liệng chơi đó, không ăn thịt mà liệng chơi thôi. Cho nên, khi mà thành Phật rồi thì có nhức đầu. Nhưng mà đối với đức Phật, ví dụ như bây giờ cái quả đó mà nhức đầu thì đức Phật ra lệnh nó, “cái đầu không có đau” thì không đau liền, thì lúc đó làm chủ rồi, còn gì mà cái quả nữa, phải không? Con thấy coi như đâu là cái quả nữa. Sự thật ra mình còn mang cái thân, như đức Phật còn mang cái thân thì nó còn cái thân nhân quả, thì nó phải có đau nhức chứ, nó là cái thân vô thường rồi chứ. Nhưng mà cái lệnh của tâm người ta thanh tịnh quá, nó làm sao mà nó đau nhức được? Bây giờ nó đau nhức, người ta bảo cái thân không có đau nhức, thì nó đâu có đau nhức nữa. Bây giờ cái thân nó muốn chết mà nó chết chưa được. Bảo cái thân tịnh chỉ hơi thở chết đi là nó chết liền, thì như vậy là làm chủ nhân quả chứ. Con thấy rõ không? Cho nên nó không phải như các Tổ nói đâu, các Tổ nói là các Tổ chưa làm chủ nhân quả.
Cho nên, câu chuyện đặt ra ông Mục Kiền Liên, con có nhớ câu chuyện Mục Kiền Liên mà trả nghiệp quả không? Khi mà ông trả nghiệp quả đó là bị ngoại đạo nó phục kích, nó đập ông gãy xương, gãy tay đồ hết đó. Rồi ông dùng thần thông, ông mới trở về để mà lạy, đảnh lễ Phật rồi ông mới xin Phật nhập diệt đó. Ông phải trả cái quả quá. Thầy nói thật sự, ông Mục Kiền Liên là đại thần thông mà, dễ gì ai mà phục kích đâm ông được, đâu phải. Bộ tới chừng đó ông hết thần thông sao? Đâu có lý. Bộ chừng đó cái tâm ông hết thanh tịnh sao? Đã thanh tịnh rồi thì không còn tham, sân, si nữa, thì bây giờ lúc nào cũng thanh tịnh. Chứ bộ tới chừng đó mấy thằng ăn cướp này lại đập ông, ổng hết thanh tịnh rồi, ông không có ra lệnh được nữa ha? Cái điều đó vô lý rồi.
Giải thoát rồi thì không bao giờ còn trở lại phàm phu tục tử nữa được. Cái thân này người ta muốn bỏ hồi nào ta bỏ, muốn đi hồi nào ta đi, quá tự tại rồi còn cái gì nữa. Tức là người ta làm chủ được nhân quả rồi. Cho nên đứng ở trong cái vòng đó, bởi vì qua kinh nghiệm Thầy, Thầy thấy rõ đúng là làm chủ được nó. Nó không còn mà mình không làm chủ nó được. Tức là nó không còn sai sử mình một cái gì ở trong cái thân một được.
Thì Tứ Như Ý Túc của Phật là mình muốn cái gì được cái nấy rồi, thì đó là làm chủ hết rồi. Nó có bốn cái muốn mà, Tứ Như Ý Túc - bốn cái muốn: Dục Như Ý Túc; Định Như Ý Túc; Tuệ Như Ý Túc; Tinh Tấn Như Ý Túc. Bốn cái Như Ý Túc này, bốn cái như ý mình muốn. Thì khi mà tâm thanh tịnh rồi thì mình muốn sao nó được vậy hết, cái đó là Tứ Như Ý Túc. Đó như vậy là luật nhân quả nó còn cái nghĩa lý gì đâu?
7- MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGHIỆP LỰC VÀ NHÂN QUẢ
(29:33) Phật tử Anh Vũ: Với có câu hỏi khác nữa là hình như là luật nhân quả và nghiệp nó có liên hệ với nhau đó, mà nó liên hệ như thế nào? Xin Thầy giải thích?
Trưởng lão: Nó liên hệ lắm, nó liên hệ lắm. Bởi vì Thầy nói như thế này, cái nghiệp đó, là nó thành một cái thói quen. Cũng như Thầy, hàng ngày Thầy không có hút thuốc thôi, Thầy hút thuốc điếu đó, mà Thầy cứ hàng ngày, Thầy hút thuốc điếu, cái hành động mà Thầy hút đó, là cái nhân quả. Con hiểu không? Cái hành động mà Thầy hút. Bây giờ Thầy lấy điếu thuốc Thầy đốt, Thầy hút. Hay hoặc Thầy, bây giờ Thầy hàng ngày, ngày nào Thầy cũng uống ly rượu đi. Đó là cái hành động đó. Bây giờ nó trở thành thói quen, Thầy bỏ không được cái ly rượu, Thầy bỏ không được điếu thuốc là nó nghiệp. Cái nghiệp là cái thói quen, mà cái hành động đó nó mới làm thành cái thói quen, con hiểu không?
Cho nên bây giờ chúng ta tu là chúng ta dùng cái pháp hướng tâm: "Tâm ly tham, ly sân, ly si đi". Thì có nghĩa là lìa cái cõi tham, sân, si đi, thì nó tạo thành một cái nghiệp. Bắt đầu mình, bây giờ mình hướng là mình tạo cái nhân. Con nhắc ví dụ: "Cái tâm ly tham, ly sân, ly si đi, tâm như cục đất ly tham, sân, si đi". Đó là con mới tạo cái nhân thôi chứ nó chưa thành nghiệp. Nhưng một năm, hai năm sau nó thành nghiệp. Chừng đó người ta chửi, con không giận nữa là cái nghiệp của con, nghiệp giải thoát.
Phật tử Anh Vũ: Đó cũng là cái quả.
Trưởng lão: Cái quả đó, đó là cái quả rồi. Đó, thành ra nhân với cái nghiệp, cái quả của nó, nhân quả đó. Cái nhân khi con tạo, thì cái nhân mà mình tạo ra tâm không tham, sân, si như cục đất, thì đó là cái nhân. Phải không? Mà nó quen, thành cái thói quen đó rồi thì nó thành cái nghiệp, thành cái quả, thì cái quả đó quả giải thoát. Còn hàng ngày mình cứ, người ta chọc giận, người ta nói gì đó cái mình cứ giận, giận, giận thì mình huân riết nó thành nghiệp. Cái quả của nó là quả giận. Đụng tới cái giận, đụng tới cái giận liền, giận nhanh nữa chứ, giận mau nữa chứ.
Phật tử Anh Vũ: Dạ!
(30:54) Trưởng lão: Có không? Con thấy không? Đó là như vậy. Vì vậy mà bây giờ mình tu tập là mình huân cái nghiệp không có giận hờn. Còn cái mình sống hàng ngày, mình huân cái tham, cái ham muốn, cái giận hờn thì cho nó huân vô thành cái nghiệp của mình. Đó, đó là cái chỗ mà nhân với nghiệp, quả với nghiệp đó, nó có liên hệ dữ lắm con. Nếu mà cái này không có thì cái kia không có. Cái nghiệp không có thì cái quả nó cũng không có, cái nhân cũng không có.
Phật tử Anh Vũ: Con thấy có một câu đó là con hướng tâm là: "Cảm giác toàn thân an lạc tôi biết tôi hít vô". Thì cái chữ "toàn thân" này đó là, con thấy có người dịch đó là toàn thân thể mình, có người dịch là toàn thể chiều dài của hơi thở, thì Thầy nghĩ cái nào đúng?
Trưởng lão: Toàn thân là cái cảm giác toàn thân là đúng hơn. Mà toàn cơ thể là đúng hơn, mà chiều dài của hơi thở là không đúng. Chiều dài hơi thở là mình phải theo dõi cái hơi thở ra vô dài, cho nó xuống tới - Ví dụ mình hít vô tới, mình phải cảm giác theo cái bụng thì nó thuộc tưởng rồi - chiều dài của hơi thở thì không đúng. Cái đó là sai, cái đó tưởng rồi, cái ông này tưởng rồi, ông mà dịch đó là tưởng.
Còn toàn thân, nghĩa là tôi ngồi đây tôi hít vô mà tôi thấy cái thân tôi nó an ổn. Bởi vì: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô" đó, "An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". An tịnh: "Cảm giác toàn thân tôi biết hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết". Tôi hít vô, tôi cảm giác được toàn thân tôi. Để cho cái tâm mình nó tập trung hết cái thân của mình, chứ không riêng gì có hơi thở. Con hiểu không? Đó: "Cảm giác toàn tâm tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn tâm tôi biết tôi thở ra". Rồi: "An tịnh toàn thân tôi biết tôi hít vô, an tịnh toàn thân tôi biết tôi thở ra", "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", rồi: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Thì đó là cái sự an tịnh nó toàn thân từ móng tay, móng chân, từ ngón tay, ngón chân cho đến từ đầu chí đuôi, mình nghe nó an ổn. Bây giờ nó không an ổn, tôi nhắc cho nó an ổn. Chứ không phải là mục đích tôi nhắc cho cái thân tôi an ổn. Bây giờ nó không ngồi không, nó ngồi đây mà nó không có an ổn. Nó nghe khó chịu quá, nó nghe ngứa ngáy, nó này kia, cho nên tôi nhắc cho nó an ổn. Còn cái tôi nó sao nó cứ nhớ cái này, nhớ kia hoài, nó lăng xăng hoài, nó không có chịu an ổn. Cho nên tôi nói, tôi phải nhắc nó. Mình nhắc nó: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Tâm hành tức là cái hơi thở mình ra vô theo cái tâm của mình đó, thì nó gọi là tâm hành.
Đó! Thì cái hơi mình theo dõi hơi thở để cho cái hơi thở nó làm cho toàn cái tâm của nó rất an ổn mà không bị nghĩ ngợi cái gì nữa hết, không bị trạo cử nữa. Đó là mình nhắc. Khi mà mình bị trạo cử, mình nhắc câu đó hết, còn mình không bị trạo cử thôi. Con bây giờ con ngồi, con ngồi mà nó cứ phóng ra hoài thôi! Bây giờ không có nhắc nó hơi thở ra biết ra, hơi thở vô biết vô, nhắc nữa, không nhắc nữa. Mà con phải nhắc: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Chừng nào nó an ổn, con nhắc hơi cái nó an ổn thiệt.
Cái bệnh nó chứng nào đó thì mình phải nhắc đúng câu pháp hướng chứng nấy. Cũng như giờ nhức đầu phải trị bệnh nhức đầu, mà mỏi tay phải trị thuốc mỏi tay, chứ con trị trật nó không hết đâu. Cái câu pháp hướng là cái thuốc để trị ngay cái đối tượng đó, cái bệnh đó. Cho nên khi mà có bệnh đó thì con trị. Mà không có, mà con lấy con trị, giờ tôi không nhức đầu mà cứ bắt tôi uống thuốc nhức đầu là không được. Phải không? Cho nên những cái câu đó đều là những cái câu để chuẩn bị cho chúng ta gặp cái trường hợp nào đó, thì chúng ta phải hướng tâm nó. Chứ không phải là chúng ta đem ra chúng ta tu đâu.
8- PHÁP TU TỨ NIỆM XỨ
Phật tử Anh Vũ: Còn trên Tứ Niệm Xứ đó thì nó có nói là quán thân trên thân, quán thọ trên thọ rồi tâm với pháp vẫn vậy thì theo Thầy hiểu quán thân trên thân nghĩa là gì hả Thầy?
(35:15) Trưởng lão: Quán thân trên thân tức là ở trên cái thân của mình đó, cái bài đó là bài pháp Tứ Niệm Xứ. Dạy cho mình hiểu biết để trên cái thân của mình, mình quán cái thân của mình, mình coi cái thân của mình nó có cảm thọ gì, nó có những cái gì, cái gì trên này. Bây giờ đó, bắt đầu mình quán, mình có hay chấp cái thân của mình, ai động tới thì mình giận hờn, phiền não, phải không? Vì mình chấp cái thân của mình là của mình đi, do đó mình quán cái thân của mình thấy nó là bất tịnh, nó hôi thúi, nó bẩn thỉu. Cái thân của mình nó không có cái gì của mình, nó do duyên hợp, ngũ duyên nó hợp lại nó thành cái thân này. Nó không có gì mà thường hằng, vĩnh viễn của nó trong này hết. Vậy mà mình ngu si gì mà mình lại chấp nó là cái thân của mình. Cho nên đó là mình quán, mình tư duy, mình suy nghĩ, mình hiểu.
Bây giờ cái tâm của mình, cái thân mình nó hay sanh dục. Do mình ăn uống nhiều quá, nó thừa rồi nó hay sinh dục. Do đó mình quán bất tịnh, ngồi xem cái thân của mình bất tịnh, rồi xem cái thân của người nữ cũng bất tịnh. Do đó mình quán rồi mình nhàm chán, mình ớn, mình gớm, mình không có, thành ra nó không sanh tâm mình sắc dục nữa. Đó tuỳ theo cái bệnh ở trong người của mỗi con người mà mình tu tập các cái pháp quán đó. Cho nên nó có bốn mươi cái đề mục quán đó, nó quán lận chứ không phải là ít.
Cho nên thí dụ như mình tưởng ra, mình tưởng ra cái thân này sình, hôi, thúi. Rồi mình tưởng ra cái thân này là cái bộ xương trắng nữa, quán xương trắng đó. Do đó, để đối trị cái tâm sắc dục của mình. Đó, đó là cách thức đó, là dùng để mà đối trị quán nhàm chán cái thân. Mình quán, mình nhàm chán cái thân để cho mình đừng có chấp ngã. Phải nhàm chán, mình nhàm chán như thế nào? Cái thân thì nay đau này, mai đau khác, mốt cái nó chuyện này, bữa kia chuyện nọ, nó làm cho mình khổ sở quá. Cho nên đối với cái thân này, mình thấy chán quá. Đó, mình nhàm chán nó thì mình mới không có chấp nó, thì đó là quán, trên thân quán thân, phải không.
Rồi trên tâm quán tâm. Cái tâm thì nó phiền não, nó sanh ra ham muốn cái chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia đủ thứ. Do đó mình mới quán những cái ham muốn đó, nó đem đến cái khổ, cái nguy hiểm, cái hại như thế nào? Nó làm cho mình nhàm chán, nó không còn tha thiết với cái tâm của mình nữa. Nó không có còn ham thích với cái tâm của mình nữa, đó là trên tâm quán tâm.
Rồi trên thọ quán thọ, cái thọ thì nó chia làm hai phần, cái phần của thân và cái phần của tâm. Cái phần của tâm thì nó phiền não, nó giận hờn, phần của thân thì nó đau nhức, nó ngứa, nó ngáy, nó khó chịu. Do đó, thì mình quán phần thân rồi mình quán phần tâm để cho mình thấy tất cả những cái này đều là vô thường, lúc thì có đau. Lúc thì không đau; lúc thì có ngứa; lúc thì không ngứa; lúc thì phiền não; lúc thì buồn rầu; lúc thì không buồn rầu; lúc thì lo sợ; lúc thì không lo sợ. Như vậy thì rõ ràng nó là vô thường, nó không có cái gì cố định ở trong cái sự đau khổ này hết. Cho nên vì vậy đó mình đâm ra mình nhàm chán, mình không có còn chấp nó nữa. Do như vậy gọi là trên Tứ Niệm Xứ mà quán Tứ Niệm Xứ.
Mình quán Tứ Niệm Xứ như vậy để cho mình nhàm chán được, mình không còn ham muốn gì cái thế gian này nữa. Ngay cả thân mình không còn ham muốn nữa mà còn ham muốn cái pháp gì trên thế gian nữa. Thì các pháp trên thế gian, bởi vì nó tới bốn chỗ lận mà thân, thọ, tâm, pháp mà. Tới cái pháp mình cũng quán các pháp hết. Cho nên tất cả mọi cái vật dụng trên thế gian này mình không còn ham thích, nhàm chán hết. Bởi vì bữa nay có, có rồi cái lỡ mất cái buồn rầu, khổ sở, mà muốn cho có cái vật đó thì nó cũng phải cực khổ mới làm mới có tiền mới mua sắm. Mua sắm rồi ai mà động tới nó thì mình coi mình muốn sân lên. Thì tất cả mọi cái này đều nó làm cho mình khổ.
Cho nên có một cái người Phật tử nói với Thầy: "Con muốn mua cái xe một tỷ mấy. Cái xe hơi một tỷ mấy để đi, để mà bằng với mấy ông giám đốc, với mấy người khác. Không có thua họ, để cho mình giao dịch làm ăn cho nó ngon lành. Nhưng mà con học được của Thầy thì Thầy dạy là khi có cái xe tốt vậy đi ra đường rủi đi ra đường nó cọ, nó quẹt hay này kia thì mình tiếc, mình làm cho mình khổ đau hơn là cái xe xấu". Như vậy, thôi tốt hơn là mình sắm cái xe tốt mà mình thấy nó lo lắng đủ thứ hết. Mà đi ra đường làm sao không bị cọ quẹt? Cho nên nó trầy một chút nước sơn mà cái xe của mình cả tỷ bạc, mà nó trầy chút nước sơn thì quá tiếc rồi. Còn cái xe xấu của mình nó quẹt gì thì cũng không sao hết. Bây giờ mình cũng có xe hơi như người ta rồi, giờ mình còn ham muốn chi cho cực khổ vậy?". Do cái sự quán xét vậy nên cô không sắm chiếc xe đó. Cô sắm chiếc xe thường cô đi giao dịch với mọi người để mà làm ăn thôi. Thì cuối cùng, thì cô này cảm thấy giải thoát được khỏe. Đó là cái chỗ quán như vậy là quán các pháp đó.
Đó là trên pháp quán pháp đó, đó là Tứ Niệm Xứ rồi. Con thấy chưa? Vậy mà trên Tứ Niệm Xứ nó còn phải thực hiện các pháp. Trên Tứ Niệm Xứ bây giờ trên thân, thì trên thân mình cũng phải thực hiện các pháp như Định Niệm Hơi hiện là trên thân nó có hơi thở ra vô. Rồi tu định niệm mà Chánh Niệm Tỉnh Giác thì trên thân mình phải đi kinh hành. Mình lao động, quét dọn hay là làm cái này, cái nọ, cái kia mọi thứ thì cái động của nó đó. Thì trên thân cũng phải quán cái hành động của nó để mà tu. Thì rõ ràng là trên Tứ Niệm Xứ phải tu mấy cái hành động của nó hết, chứ đâu phải không tu. Rồi trên tâm, rồi trên thọ, rồi trên các pháp cũng đều phải tu vậy hết chứ đâu có, cũng ở trong những cái hơi thở để ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện.
Phật tử Anh Vũ: Dạ!
(40:20) Trưởng lão: Rồi bây giờ, cuối cùng thì ngồi lại nhìn quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó thì coi như là hoàn tất tâm hết phóng dật thì thành tựu đạo giải thoát. Con thấy cũng ở từ ở trên cái Tứ Niệm Xứ, mà bắt đầu mới vô tu thì con phải quán. Con phải quán từng phần, từng phần, con phải quán thấu triệt hết rồi. Sau khi thấu triệt hết rồi thì con phải sử dụng nó, bốn cái loại định ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập, chứ không phải là ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu Tứ Niệm Xứ đâu. Ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tất cả các pháp trên này hết, phải không.
Bởi vì ở trong tâm của con, con phải sống Chánh Kiến, Chánh Tư Duy chứ con đâu có sống ngoài Chánh Kiến, Chánh Tư Duy được. Phải không? Cho nên, con phải tu Bát Chánh Đạo, chứ đâu sao con tu trật được, phải không? Đó! Cho nên vì vậy mà ở trên thân, thọ, tâm, pháp này con phải thực hiện, tất cả các ba mươi bảy phẩm trợ đạo của con, tu tập trên này hết, đó là cái giai đoạn thứ hai.
Đến cái giai đoạn thứ ba cuối cùng đó thì con ngồi quán sát. Cũng tu Tứ Niệm Xứ đó, mà chỉ quan sát. Ngồi đây giữ yên lặng, tâm thanh thản, an lạc thôi. Mà nó có ở chỗ nào của bốn chỗ này thì con đẩy lui chướng ngại pháp đó ra. Thì cuối cùng tâm không phóng dật, thì con thành tựu. Nó ba giai đoạn tu của Tứ Niệm Xứ, chứ không phải một giai đoạn đâu. Con thấy Thầy dạy cụ thể lắm đó con, rất là rõ ràng và cụ thể.
Phật tử Anh Vũ: Hồi nãy Thầy nói là phiền não nó thuộc về thọ hay là về tâm?
Trưởng lão: Thuộc về thọ tâm. Thuộc về thọ tâm rồi con.
Phật tử Anh Vũ: Thuộc về thọ tâm. Con cái gì thuộc về tâm nữa Thầy?
Trưởng lão: Còn cái mà nó thuộc về nó phiền não, rồi giận hờn, rồi ham muốn đó là thuộc về thọ của tâm. Còn bây giờ mà thọ về thân đó, thì nhức đầu, đau bụng, mỏi tay, mỏi chân, nóng rát, đó là nó thọ của thân. Con thấy không? Phân biệt rõ ràng mà. Về tâm của con, con phiền não, buồn rầu đó, nó về tâm. Mà về thân thì nhức cái đầu, đau cái bụng, vậy đó là về thân.
Phật tử Anh Vũ: Vậy là cái thuộc về tâm với lại cái thuộc về thọ của tâm nó khác nhau chỗ nào Thầy?
Trưởng lão: Nó khác nhau chứ, nó khác nhau. Bây giờ có một cái chuyện gì ở ngoài đó - cái thân con nó an ổn, nó đâu có đau nhức gì đâu - mà người ta nói gì, cái con buồn rầu. Con buồn rầu, con ăn cơm không được. Cái ngày mai, ngày mốt cái con bệnh. Bắt đầu bây giờ thọ tới cái thân, nhức chỗ này, đau chỗ kia. Từ cái tâm nó bệnh, tức là nó phiền não, nó bệnh thì nó lôi theo cái thân con bệnh. Nó thành một khối kết hợp của nó mà.
Rồi bắt đầu bây giờ con thấy, cái tâm của con bây giờ nó đâu có buồn rầu. Bỗng dưng bây giờ con đau bụng quá trời, bắt đầu cái tâm nó lo. Nó lo, tức là nó phiền não nó rồi, nó thọ của tâm rồi, phải không? Nó kéo cái thân nó bệnh, cái thọ của cái thân thì nó lôi cái tâm con bệnh theo nó. Mà cái tâm nó bệnh, nó phiền não đó, thì nó lôi cái thân con theo nó thành bệnh. Nó liên hệ tùm lum. Cho nên mình phân biệt được vậy, cái này là bệnh của tâm, phải tu cái tâm, chứ không phải tu cái thân. Còn cái này, cái bệnh của thân thì phải đẩy lui cái thọ của thân ra, thì cái thân hết, thì cái tâm nó không có đau khổ. Con hiểu không?
Mình biết rành vậy, thì mình biết bây giờ nó nhức cái đầu. Thì nếu mà mình để đây, thì lát nữa cái đầu nó cứ nhức hoài, thì cái tâm nó lo rồi, thì nó bệnh cái tâm rồi, đâu có được. Do đó, mình đẩy lui được cái thọ của cái nhức đầu của mình đi, thì cái tâm nó đâu có lo, nó thấy nó thanh thản trở lại rồi. Cho nên mình thấu suốt được vậy đó, mình tu nó mau lắm. Vì vậy cho nên khi mà nhìn ở trên, mình ngồi trên Tứ Niệm Xứ, mình quan sát, cái này là thọ của tâm, cái này là thọ của thân. Thọ của tâm phải trị cái bệnh của tâm. Thọ của thân phải trị cái bệnh của thân, thì ngay trị cái nó hết. Thì cái tâm nó thanh thản, an lạc trở lại, nên nó giải thoát.
Phật tử Anh Vũ: Như người ta nói là quán thân trên thân. Tại sao người ta không nói là quán thân thôi, mà người ta lại nói quán thân trên thân? Người ta có ý gì mà người ta nói là trên thân nữa Thầy?
(44:23) Trưởng lão: Trên thân, nghĩa là. Bởi vì cái pháp của Phật là nói về cái thân, phải không? Bây giờ mình mới đặt cái pháp đó lên trên thân của mình, mình xem cái thân của mình có đúng với cái pháp đó không? Cho nên phải đặt nó lên trên mới hiểu nó chứ. Bây giờ con học ở trong cái pháp này, là đức Phật nói quán thân trên thân là dạy con phải quán cách này, quán cách kia vậy. Thì bây giờ con mới kê lên trên cái thân con, con xem xét. Đem cái pháp đó mà con kê lên trên thân của con, phải không? Con kê, con mới quan sát thật sự cái thân của con.
Con thấy nè, bây giờ nó bất tịnh như nước mắt, mồ hôi, nước tiểu rồi dãi, phân này kia bẩn thỉu. Máu nó lỡ nó đứt tay nó chảy ra, nó tanh quá, nó đều là bất tịnh hết. Rồi bây giờ lỡ mình đứt một miếng thịt vầy, mình để ngày mai sao nó thối quá, cái thân này bất tịnh thiệt. Do đó thì mình nói đúng, hồi nghe pháp mà đức Phật nói quán thân trên thân mà thân bất tịnh, thì rõ ràng cái thân mình bất tịnh thật. Như vậy là mình đem mình áp dụng lên trên thân của mình thì gọi là trên thân quán thân. Con hiểu không? Trên cái thân pháp mà quán cái thân thật của mình.
Phật tử Anh Vũ: Dạ cứ suy nghĩ không biết có bí ẩn gì không?
Trưởng lão: Không có bí ẩn. Đúng là mình đặt cái kia lên trên để mình xem lại nó có trúng không? Trên cái chữ nghĩa chứ nó cũng khó. Người ta nghe nói đặt thân trên thân, quán thân tương đem cái thân khác đặt lên trên cái thân của mình quán, như vậy là hai cái thân chồng lên sao? Nhưng mà không ngờ cái thân kia mà đem cái thân pháp. Tức là cái thân mà đức Phật dạy cái bài pháp đó, mới đặt lên trên chỗ cái thân thật của mình để quan sát coi nó đúng với cái bài pháp nói không? Cái bài pháp nói về cái thân đó đó. Trên thân quán thân là nói trên bài pháp, chứ đâu phải nói trên cái thân mình đâu. Phải không? Bây giờ mình mới quan sát thật sự trên cái thân của mình thì gọi là trên thân quán thân. Đúng không? Con thấy đúng không? Như vậy là đầy đủ những cái ý nghĩa của nó, không sai.
9- PHÁP MÔN TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi khác nữa là khi tu pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm tức là làm phước cúng dường đồ đó thì có đạt tới giải thoát hay không? Nếu không thì đạt được cái gì? Cách tu thế nào để có hiệu quả cao nhất?
Trưởng lão: Tu Tứ Vô Lượng Tâm - từ, bi, hỷ, xả đó. Bây giờ mình đem cúng dường hay hoặc cái này kia đó, thì đức Phật nói mình phải sử dụng cái trí tuệ mình cúng dường hay bố thí. Một cái người đó, người ta tu, giới luật, người ta thanh tịnh nghiêm túc, người ta tu có cái sự giải thoát hẳn hòi, đúng là đức hạnh thì mình đem cúng dường, nó có lợi cho mình mà có lợi cho người ta. Lợi cho người ta là người ta nhờ cái sự cúng dường của mình để người ta ăn, người ta sống tu đúng. Lợi ích cho mình, mình cúng dường đúng cái chánh pháp. Là vì mình thấy gương hạnh người ta, do đó mình cúng dường lại mình bắt chước những cái gương hạnh của người ta thì nó lại giải thoát cho chính mình. Phải không? Chứ nó không có cái phước mà gọi là cầu phước mà hữu lậu nữa.
Còn cái mà mình cúng dường, người ta ăn rồi người ta tu được, không được đó thì người ta nợ mình, người ta phải trả. Đó là coi như là mình đem của, mình cho người ta vay. Do đó, mình được cái nợ, sau này người ta làm trâu, ngựa hay tôi tớ hay quân lính hầu hạ mình. Thì sau này những người mà thọ dụng của mình, bằng mồ hôi nước mắt của mình đó, họ trở thành những người hầu hạ của mình thì coi như nó cũng không giải thoát gì đâu, nó cũng khổ. Thấy không? Cho nên vì vậy mà khi mà cúng dường đó thì mình phải cúng dường cho đúng chánh pháp. Vậy đức Phật nói cái cá nhân hoặc là tập thể đó phải thanh tịnh. Thanh tịnh tức là người ta sống đúng đạo đức, còn người ta không sống đúng cái đạo đức thì nhất định không cúng. Mà mình cúng thì tức là mình cho vay người ta rồi. Tội cho người ta, mà lại mình bắt buộc mình phải sanh lên làm người để cho người ta trả. Thì mình sanh lên làm người, mình không khổ sao? Rồi phải điều khiển cái số này, nó cứng đầu, cứng cổ lắm, đâu phải nó trả mình cái kiểu mà nó đem lại nó trả mình suông đâu? Nó trả mình nó cũng tạo những cái nhân quả khác nữa, rồi nó dây chuyền với những nhân quả khác nữa nó còn khổ hơn nữa.
Cho nên vì vậy mà khi mình cúng dường rồi, đều mình phải có sự quan sát kỹ lưỡng, đừng có theo kiểu Đại thừa mà nó so sánh. Thí dụ như ở trong Đại thừa nó nói rằng. "Mình cúng dường cho một người thiện đó, thì bằng mình cúng dường cho một trăm người ác". Nghĩa là bây giờ con đem một số tiền, con cho một cái người thiện đó. Thì thay vì con cho một người thiện thì cái phước báu nó cũng bằng con cho một trăm người ác. Nhưng mà sự thật ra cái đó là cái lý luận của họ thôi, cái lý luận của Đại thừa thôi.
(49:04) Trưởng lão: Nghĩa là một trăm người ác với một người thiện, làm sao một trăm người ác này bằng một người thiện? Một trăm người ác này, nó còn làm khổ người ta nhiều hơn cái người thiện phải không? Bởi vì bây giờ một người nó làm một điều ác thôi, mà một trăm người ác nó lại làm khổ nhiều. Bây giờ, con cúng dường nó có tiền nó ăn, nó làm ác người ta biết bao nhiêu nữa, làm sao mà bằng một người thiện được? Không có lý đâu. Một người thiện, người ta làm cho người khác an vui, người ta làm cho người khác không có khổ đau. Còn bây giờ một trăm người ác này mà mình cúng dường cho nó hưởng được cái phước bằng một người thiện này thì như vậy là rõ ràng cái lý luận đó không đúng. Thầy thấy không đúng. Mình so ra, mình tư duy, mình thấy không đúng. Đó là cái trật.
Cho nên nhất định là người thiện là cúng dường, mà người ác không cúng dường. Người ác là họ tạo ác, họ phải nhận lãnh cái quả ác của họ thôi. Cái nhân quả họ phải trả để cho họ phải sáng suốt, để cho họ phải có những cái sốc, cho họ phải hồi đầu, họ trở lại với con đường thiện thì họ mới chấm dứt. Chứ còn mình có người giúp họ, họ cứ làm ác họ vừa làm ác mà có người giúp họ, họ cứ làm ác hoài thì càng tăng trưởng thêm cái sự gian xảo thêm, không tốt. Cho nên khi mà làm một cái điều gì phải sáng suốt. Cho nên đức Phật nói phải trí tuệ trên cái sự bố thí, cái trí tuệ.
Con ví dụ như con trai Tăng, cúng dường. Là cái mục đích con muốn trai Tăng để cầu siêu cho cha mẹ của mình, linh hồn được siêu sanh Cực Lạc. Thì cái mục đích đó nó tốt, chứ đâu phải xấu, vì mình hiếu mà. Nhưng mà trái lại, con bị lừa đảo thì cha mẹ mình cũng không siêu thăng được. Mà trái lại cái tiền cúng dường này, cho những người này vay nợ cho mình, đời sau nó phải trả mình, chứ nó cũng đâu có mất được.
Nó đâu có mất, nhưng mà nó không lợi ích cho cha mẹ mình. Mà bắt buộc mình phải đi tiếp tục cái cuộc tái sanh để mà nhận lãnh cái nợ của mình đó, người ta phải trả mình. Mà người ta trả bằng cách gian xảo, tới chừng mà người ta trả lại mình, cũng đâu có phải mà chuyện mình suông đâu. Mình muốn sai một con trâu mà đi cày, ít ra nó cũng cứng lắm chứ đâu phải dễ. Cũng mệt với cày ruộng, chứ đâu phải mà nó đi suông cho mình được. Con phải roi vọt dữ lắm nó mới đi thẳng được, thành ra nó là ác pháp, chứ nó không thiện pháp đâu.
Phật tử Anh Vũ: Như con nghe hồi nãy Thầy có nói là cúng dường, làm phước với cúng dường thì cũng được giải thoát. Tức là Thầy nói giải thoát gì khác, chứ không phải là giải thoát sinh tử?
Trưởng lão: Không phải giải thoát sinh tử bây giờ mình cúng dường, bố thí mà được giải thoát, được phước báu vô lậu thì mình phải cúng dường đúng cái chỗ, đúng nơi, nó thanh tịnh. Từ đó - Thầy nói hồi nãy đó - là nó sẽ được giải thoát. Là vì mình cúng dường nơi đó thanh tịnh, cái vị sư, vị Thầy đó tu hành tốt, cái chùa đó tu tập tốt. Do đó mình đến, mình ảnh hưởng những cái gương hạnh tốt đó đó, thì từ đó là nó vô lậu, nó được giải thoát cho mình rồi.
Còn cái người này, do cái sự tu tập tốt này, họ không có nợ mình rồi. Họ đâu có nợ mình. Bởi vì dù là của đàn na thí chủ như núi non, mà họ tu hành tốt đó, tâm họ hoàn toàn tốt thì coi như nó không còn có nợ nữa. Mà cái người cúng dường lại được phước báu là vì mình thấy được cái gương hạnh tốt. Mình về, mình sống đúng những cái đạo đức, làm cho gia đình mình hạnh phúc. Làm cho cuộc đời của mình nó không có còn đau khổ, tức là nó không còn lậu hoặc, nó gọi là vô lậu đó. Đó là cúng dường, bố thí đúng pháp thì nó được như vậy. Mà cúng dường, mà không đúng pháp rồi thì nó sẽ khổ. Con cúng vậy, chứ mà con về nhà, con vẫn khổ như thường. Rồi cái vay nợ này, lần lượt người ta trả con. Con may mắn, sao mà mình mua vé số cái mình trúng? Không ngờ là mình cho người ta vay quá, bây giờ nó trúng, chứ không gì.
Phật tử Anh Vũ: Còn chẳng hạn như có ai quen, họ lại họ nói với mình là họ chỉ quen cách tu đó là Tứ Vô Lượng Tâm thôi. Làm phước với cúng dường thôi, chứ họ không thể nào tu Giới - Định - Tuệ được. Đó thì mình nghe vậy đó, thì theo con thấy đó thì mình nên giải thích cho người ta biết đó là cái đó do thói quen thôi. Tại từ hồi xưa tới giờ, người ta đã bỏ nhiều giờ người ta làm chuyện đó, thành ra người ta thấy chuyện đó dễ dàng. Chứ còn bây giờ mình nói là cái người như anh vậy đó không có tu Giới - Định - Tuệ được, thì như vậy là nó có thể làm cho người ta mất cơ hội.
(53:17) Trưởng lão: Phải rồi! Đúng rồi! Bây giờ trong cái Tứ Vô Lượng Tâm nó có nhiều cách tu, chứ không phải. Anh bây giờ, anh muốn tu Tứ Vô Lượng Tâm. Anh không cần phải giữ giới luật, anh không cần tu Tứ Niệm Xứ như tụi tui, anh tu Tứ Vô Lượng Tâm thôi. Bắt đầu anh khởi sự anh thương. Anh tập anh thương từng cây cỏ, anh thương từng cái con vật nhỏ, anh tránh đừng có giết hại nó, thì đó là anh tu Tứ Vô Lượng Tâm. Bây giờ anh thấy có một con vật nó bị đói, anh lấy đồ ăn, anh cho ăn. Đó là anh bố thí cho nó đó, anh thương nó, đó là anh tu tâm từ bi đó.
Bây giờ anh thấy cỏ đang xanh vậy, anh đừng có lội dậm lên. Đó là anh tu cái tâm từ của anh, anh thương cái loài thảo mộc đó. Tất cả những cái hành động như vậy gọi là tu Tứ Vô Lượng Tâm. Đó, khi mà anh tu được Tứ Vô Lượng Tâm rồi, cái tâm anh nó có lòng thương yêu vậy rồi, người ta chửi anh, anh không giận, tức là anh được giải thoát đó. Nó hơn là bây giờ anh cứ nói anh làm thiện, anh cúng dường, bố thí, ai chỗ nào khổ, anh cứ cúng dường. Nhưng mà anh không hiểu được cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm đó, thì anh không có giải thoát được.
Tức là anh làm cái việc thiện tốt đó, chứ không phải xấu - nhưng mà anh cần phải hiểu được cái lý của nó, thì cái tốt đó, nó hoàn toàn nó đem đến cho anh hưởng được cái hạnh phúc của anh. Còn nếu không, anh không hiểu đó, anh cứ quăng như vậy, anh cho người ta vậy, anh nghĩ rằng anh đang làm phước, chứ sự thật anh cho vay người ta đó. Chứ anh không có hưởng được cái phước mà Tứ Vô Lượng Tâm đâu. Tức là anh bỏ tiền anh cho, anh bố thí. Anh nói anh bố thí, nhưng mà sự thật ra anh cho vay, chứ không phải bố thí. Bởi vì anh không hiểu được cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm.
Khi mà anh bỏ ra như vậy đó, là anh phải biết cái người đó đang trong hoàn cảnh khổ, phải không? Khổ! Anh mới cho người ta, để giúp cho người ta vượt qua cái khổ đau. Do khi người ta vượt qua khổ đau thì ngay cái tâm của anh, anh làm được người ta thoát ra cái khổ đau đó, cái lòng của anh, anh thấy cũng sung sướng rồi. Đó là tâm từ bi của anh đó, nó giúp cho anh được giải thoát đó. Còn bây giờ anh nói, anh cứ thấy ai mà họ giả đò què tay, cụt chân anh cũng cho. Mặc! Anh cứ cho thôi. Không ngờ anh quăng tiền anh cho người ta vay, để sau này người ta trả anh chứ đâu có, anh đâu có hưởng phước gì.
Đi ra đường anh thấy cái thằng nó lại, nó xoè tay, nó xin anh. Nó than thở, nó nói cái này, cái nọ kia đủ thứ, anh động lòng anh cho: "Thôi! Tội nghiệp! Thôi cho nó đi. Rồi nó làm sao kệ nó, mình cũng chẳng biết gì hết". Nhưng mà thằng này là thằng lừa đảo nhiều người quá ở bến xe rồi. Nhưng mà cuối cùng anh cho vậy, là anh cho nó vay để sau này nó trả anh đó. Mà thằng này nó trả anh, không phải nữa mà nó trả anh đơn giản đâu. Anh cũng la, cũng hét, cũng rống cái cổ anh, cũng mỏi mệt anh lắm đó. Bởi vì nó là ác pháp, nó lừa đảo, nó tạo ra ác pháp. Cho nên mình cho vay những người ác pháp, thì coi chừng nó trả mình mà cũng không phải là dễ với nó đâu. Nó đủ thứ, nó làm cho cái nhân quả nó khổ đau lắm.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì nếu mà một người nào mà họ lại nói mình là họ chỉ quen tu cái pháp như vậy thôi. Nói vậy có đúng không Thầy?
Trưởng lão: Tứ Vô Lượng Tâm vậy đó.
Phật tử Anh Vũ: Tứ Vô Lượng Tâm chẳng hạn thì mình nên nói với họ là đó chỉ là thói quen thôi. Nếu mà họ có thể chuyển sang mà Giới - Định - Tuệ thì tốt hơn.
Trưởng lão: Cũng được con. Hay hoặc là con nói như thế này: "Nếu mà anh tu như vậy đó, anh hiểu cho rõ cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm, anh làm như vậy tốt rồi". Mình khen đi, đừng có nói anh cho nợ, anh cho vay gì hết. Mình biết như vậy, nhưng đừng nói. Nói: "Anh làm cái đó đều tốt rồi, nhưng mà anh còn phải hiểu được cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm - từ, bi, h, xả của anh. Cái lòng từ lòng bi của anh vầy là tốt đó, nhưng mà phải được rõ những cái ý nghĩa của nó. Thì khi mà hiểu rõ ý nghĩa của nó, nó quay trở về, nó tu cái này.
Bởi vì trong Tứ Vô Lượng Tâm, nó dẫn chúng ta đi vào cái chỗ Thiền Định đó. Nghĩa là bây giờ anh khởi lòng thương, mà anh đi nhắm mắt thì anh đạp chúng sanh chết hết còn gì, phải không? Tức là anh phải có cái sự suy nghĩ. Vì vậy mà anh suy nghĩ thì anh không bao giờ anh lên cái bãi cỏ người ta xanh tươi, anh dậm trên đó đâu, phải không? Anh đi dưới đường chứ không bao giờ anh đạp trên cỏ người ta đâu. Đó! Thì tức là phải có sự tư duy rồi. Vì vậy cho nên dẫn anh ta từ cái chỗ Chánh Niệm Tỉnh Giác đi vô định rồi. Con hiểu không?
Mà không nói định. Ảnh nói ảnh chỉ làm bố thí thôi, chứ ảnh không có làm cái chuyện kia. Anh tu Tứ Vô Lượng Tâm thôi, nhưng mình dẫn anh ta dần, anh ta đi vô cái chỗ quỹ đạo này mà anh không hay. Tới chừng vô rồi, bắt đầu anh vô, anh dạy, anh anh tập tỉnh thức đồ đó. Anh đi anh lưu ý hoặc anh chú ý tới cái này kia, anh không có làm cái sự đau khổ của chúng sanh, cho cây cỏ này kia đó thì như vậy chính anh tập tỉnh thức rồi.
Con thấy từ cái chỗ Tứ Vô Lượng Tâm nó dẫn người ta đi vào định con. Mà không có nói, bởi vì mình biết người ta không có thích định - Thiền Định rồi - mình không có nói cái này. Nhưng mà mình không có nói giới luật nữa, mà chính mình dẫn người ta đi vào con đường giới luật đó. Không có làm sát hại chúng sinh, không có làm cho cái môi trường sống nó bị hoại diệt đó. Đó là cái chỗ đó, chỗ Tứ Vô Lượng Tâm đó con.
Cho nên khi mà nói Tứ Vô Lượng Tâm đó, là cái hành động mà bảo vệ cái sự sống trên hành tinh. Là Tứ Vô Lượng Tâm đó - từ, bi, hỷ, xả mà con. Tâm từ, tâm bi của mình thực hiện ở trên đó là coi như là bảo vệ cái môi trường sống. Từ cây cỏ cho đến những loài côn trùng, không có được diệt một con vật nào hết đó là từ, bi, hỷ, xả.
(58:05) Trưởng lão: Nhưng mà muốn được như vậy thì anh phải tập tỉnh thức rồi. Mà tập tỉnh thức nó là định rồi. Nó cũng trở về đó. Chứ nếu anh không tỉnh thức, anh đi dẫm bậy hết đó, phải không con? Cái đạo Phật nó có cái mắc xích, pháp này nó mắc với pháp kia, nó không có lìa nhau được. Hễ mình tu cái này, chứ coi chừng nó câu hữu với cái khác rồi. Cho nên đức Phật nói luôn luôn câu hữu: "Pháp ta là pháp câu hữu, chứ không có đi độc lập một cái pháp nào riêng hết được".
Phật tử Anh Vũ: Con không còn câu hỏi nào nữa.
Trưởng lão: Được rồi! Vậy là quý quá. Cứ mỗi bữa mà con hỏi Thầy là thêm được cái nghĩa lý để mà thâm. Nó thâm sâu, tức là nó triển khai được cái sự hiểu biết của mình, cái tri kiến đó con. Từ đó mình có từ cái sự hiểu biết đó. Rồi từ cái tri kiến đó nó mới giúp cho mình được giải thoát, gọi là tri kiến giải thoát, chứ không có gì hết. Nó không giỏi, ai không giỏi, ai thành Phật có như vậy hết. Mà Thầy là một thiện hữu tri thức, Thầy sẽ giúp cho các con có đầy đủ. Trang bị cho các con có đầy đủ những cái tri kiến đó, để sau khi các con trên cái cuộc đời tu hành của các con. Các con sẽ gặp mọi việc thì các con sẽ có cái tri kiến giải thoát, giúp cho các con giải thoát ra được hết.
Cho nên Thầy bảo các con cứ hỏi Thầy đi, Thầy trả lời. Mà Thầy trả lời để giúp cho các con có sự hiểu biết sâu sắc về cái cuộc sống của mình, về cái cuộc đời đạo đức của mình. Chứ Thầy không trả lời, hoàn toàn là không trả lời lừa đảo một cái gì mà thần thông phép tắc trong này hết. Mà nói bằng cái thật về cái tư duy, luôn luôn lúc nào nó cũng đem lại ích lợi cho mấy con hết. Thôi bây giờ thì con nghỉ, con tập tu nữa. Rồi ngày mai nếu có điều kiện gì, thì ngày mai hai giờ Thầy đến đây. Còn không có thì thôi. Con cứ chuẩn bị có để mà hỏi cho nhiều, để rồi con về bển, con có đủ những cái tài liệu để mà anh em cùng nhau mà nghe trở lại những cái lời mà Thầy dạy.
Phật tử Anh Vũ: Dạ! Dễ tu tập hơn.
Trưởng lão: Dễ tu tập, nó không có lạ con thôi bởi vì xa quá. Chứ phải ở thành phố mấy con lên đây thì Thầy nói khỏi lo rồi. Còn này xa quá. Thôi bây giờ Thầy ra con.
Phật tử Anh Vũ: Dạ con xin cảm ơn Thầy.
10- BÁO HIẾU CHA MẸ ĐÚNG THIỆN PHÁP
(1:00:31) Trưởng lão: Rồi có điện rồi con.
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi bữa hôm nay đó, thì khi mình thương yêu và chăm sóc cha mẹ đó, thì cái đó có thuộc về ái kiết sử hay không?
Trưởng lão: Nó cũng là cái ái kiết sử, nhưng mà nó là cái đạo đức, cái bổn phận của mình rồi con. Nhưng mình phải thương yêu, mình cung phụng, mình nuôi dưỡng cha mẹ như thế nào mới là đúng, còn như thế nào mà sai nữa. Chứ không phải nói mà mình, thí dụ như bây giờ con làm có tiền. Con mua cái này kia cho cha mẹ, cung phụng đầy đủ vật chất. Nhưng mà về tinh Thần thì ông bà sao, kệ không biết, thì cái đó nó cũng không đúng hướng nữa.
Cho nên khi mà một cái người con mà báo hiếu, thương cha mẹ của mình thì đối với đạo Phật dạy: "Một người con, mình phải sống cho đúng thiện pháp". Tức là mình luôn luôn mình sống ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Và mình sống đúng những cái giới luật của Phật thì tức là những cái ác pháp, đều mình được đẩy lui nó hết và mình sống ở trong thiện pháp. Thì trong khi đó mình sống, mình giữ gìn như vậy đó, thì mình ước ao cha mẹ mình sớm để mà hiểu được chánh pháp của Phật, để sống trong thiện pháp, đó là một đứa con hiếu.
Nghĩa là mình làm được những cái điều lành, mình thấy mình được an vui. Mà cha mẹ mình sống tuy vật chất đầy đủ, mình nuôi dưỡng đầy đủ, nhưng mà còn phiền não, buồn rầu. Còn lo lắng, thương đứa này, ghét đứa kia, hoặc là con cái đứa nào cũng thương, cũng nhiều cái lo lắng, đau khổ. Mình thấy cha mẹ vậy thì mình cứ ngầm, mình tu tập được một ngày, một phút, một giây nào đó. Mình ước nguyện cha mẹ mình cũng được giải thoát như vậy, thì đó mới thật sự là hiếu. Chứ còn nếu mình cứ lo, mình nuôi dưỡng cha mẹ đầy đủ, mà nhiều khi mình nói lời nói làm cho cha mẹ buồn phiền. Hay hoặc có những cái hành động mà mình lâu lắm mình mới về thăm ông bà. Khi mà về ông bà nói: "Tao nhớ mày quá chừng, mà mày không có về", thì đó cũng là bất hiếu nữa con.
Cho nên nói về cái đạo hiếu của đạo Phật thì nó cũng là thuộc ái kiết sử. Nhưng mà cái kiết sử đó, mình phải chuyển nó bằng cái vô lậu của nó. Khi mình tu, mình đừng có để nó trói buộc mình trong cái tình cảm đó. Mà mình phải nỗ lực, mình thực hiện để mình ước ao cha mẹ mình cũng được giải thoát như mình thì mới là hiếu. Cũng như bây giờ cha mẹ con chết rồi, không còn sống nữa, con không còn nuôi dưỡng được nữa, ví dụ vậy. Bây giờ con tu hành được, con ước ao cho cha mẹ mình dù là tái sanh ở bất cứ nơi đâu. Cha mẹ mình cũng được cái chánh pháp của Phật để thực hiện sống trong một đời sống thiện như mình, hôm nay mình tu tập. Thì cái ước nguyện của con mà con sống đúng, thì ước nguyện con nó sẽ thành đạt được ý nguyện đó. Đó là báo hiếu, đó là cái hiếu.
(1:03:12) Chứ còn con, nếu mà con không hiểu nó, cha mẹ chết rồi thì bắt đầu cúng. Tới ngày giỗ, ngày tư, ngày tết, mình cúng quảy linh đình, mời bạn bè đến ăn uống say sưa thì cái đó không hiếu đâu. Hay hoặc là mình trai Tăng, cúng dường để cầu cho, phước của chư Tăng để gia hộ cho cha mẹ, linh hồn được siêu sanh Cực Lạc thì cái điều đó cũng là vô ích nữa. Không có lợi ích thật nữa, bằng mình thực hiện cái đời sống giải thoát của mình, đời sống đạo đức của mình. Mình ước muốn chứ mình cũng không làm sao mình đem cái sự giải thoát này mình cho cha mẹ mình được.
Mà mình chỉ ước muốn thôi, ước muốn cha mẹ làm sao mà được sống, được như mình như hôm nay, được gặp chánh pháp như thế này. Cái lòng ước muốn mà con giữ gìn mà đúng cái giáo pháp mà Phật dạy, ngăn ác, diệt ác, sống trong thiện pháp như vậy đó, con ước muốn cha mẹ mình sẽ được. Ông Phật ông có nói trong cái bài kinh ước nguyện đó, mình ước nguyện cái điều gì thì mình sống phải đúng giới luật. Tức là đúng đạo đức nhân bản làm người đó con, thì mình sống, mình ước nguyện sẽ được. Đó là hiếu đó.
Phật tử Anh Vũ: Còn khi cha mẹ đã qua đời đó, thì mình tu hành, mình có hồi hướng công đức được cho cha mẹ, cha mẹ có nhận lãnh được cái gì nữa không Thầy?
Trưởng lão: Không được! Mình hồi hướng thì không được, mình đem cho cha mẹ thì không được. Nhưng mình ước muốn cho cha mẹ để được như mình thì được. Mình ước muốn chứ mình cho không được. Bởi vì cái cho nó thuộc về cái đạo luật nhân quả. Cha mẹ chỉ làm cho cha mẹ thôi, chứ còn mình làm cho cha mẹ không được. Cái luật nhân quả là người nào làm, người nấy hưởng chứ còn không có người này mà làm cho người kia được. Cũng như cha mẹ mình làm thiện thì cha mẹ mình hưởng mà mình làm thiện thì mình hưởng, chứ còn mình chỉ ước muốn cho cha mẹ mình để làm thiện được thì cha mẹ mình khó có làm thiện được. Chứ còn mình làm thiện, mình cho cha mẹ để cái phước thiện đó thì không được.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà cha mẹ không nhận được thì mình đâu có cần ước muốn chi hả Thầy?
Trưởng lão: Đó vậy đó, mình đâu có cần ước muốn, bởi vì nhận không được. Còn mình ước muốn cha mẹ được làm điều thiện thì được, chứ còn mình ước muốn mình làm điều thiện mà cho cha mẹ thì không được.
Phật tử Anh Vũ: Thì không được, dạ.
Trưởng lão: Không được! Cái đó nó không đúng, không đúng cái luật đạo đức nữa. Nó buộc lòng là cái người đó phải tự lực, cho nên đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên đi". Mỗi người phải tự thắp, chứ không có người này mà thắp cho người kia được. Thành ra cũng cái ước muốn mà cái ước muốn lại sai. Cái hồi hướng, mình đem cái công đức tu hành mình để hồi hướng cho người khác được giải thoát như mình thì không được đâu. Cho nên cái hồi hướng thì không được đâu. Mà cái ước muốn cho người đó được, mà ước muốn cái của mình cho người đó thì không được. Cái đó là cái phước vô lậu rồi.
Phật tử Anh Vũ: Dạ cũng như là mình từ bi, mình muốn người ta cũng như là tập đức hạnh tốt thôi chứ còn không cầu siêu, cầu an gì hết?
Trưởng lão: Đó! Vậy đó, mình muốn cho người ta tập đức hạnh tốt thôi. Đó! Cái ý muốn vậy đó. Vậy mà nó giao cảm được, nó giao cảm, nó làm cho người đó có cái duyên gặp được cái thiện pháp. Rồi nó làm cho cái người đó lại sáng suốt nhận ra được cái đó là cái ích lợi. Chứ còn có nhiều người người ta đọc cuốn sách "Hành Thập Thiện" hay hoặc "Đạo Đức Làm Người", người ta quá coi thường, người ta sẽ ném qua. Nhưng mà nhờ những con cái hay có người tu, của người thân của mình ước ao cái điều đó, cái bỗng dưng hôm nay sao đọc lại thấy cái này thích.
Cũng như ví dụ như bây giờ con, ví dụ như đặt thành vấn đề như nhiều đời, con cũng có những con cái của mình chứ đâu phải không. Bởi vì mình chết đời nay, mình sanh làm người thì mình có những con cái đời trước chứ đâu phải không. Con cái mình ước muốn, bây giờ cái mình gặp cuốn kinh này, mình lại thích hợp, đó là cái ước muốn của nó. Cho nên Phật pháp dạy nó đúng cách lắm, nó đúng cách. Cho nên mà khi mình ước muốn một điều gì, mình ước muốn đúng với cái khả năng, cái trường hợp đó thì nó sẽ đạt được. Còn mình uớc muốn mà ngoài cái sức của mình thì không làm được cái điều đó đâu.
Phật tử Anh Vũ: Vậy chắc tương tự như vậy, tức là những người còn sống hay là thân nhân đồ đó thì mình cũng không cho ai được.
Trưởng lão: Không cho ai được.
Phật tử Anh Vũ: Mình chỉ uớc muốn thôi?
Trưởng lão: Ước muốn, tức là mình phải làm cái gương hạnh rồi, mình làm ước muốn thì được. Chẳng hạn bây giờ con ước muốn cho vợ con mình cũng sẽ có đủ cái duyên để tu hành, cũng làm như mình vậy. Nhưng bây giờ nó không tu, nó cũng ăn mặn, nó cũng còn tham vui cái này kia. Nhưng mà con cứ con sống đúng cái gương hạnh, cái đạo đức của con. Con sống gương hạnh buông xả, con sống một cách an ổn, giải thoát. Cái bỗng dưng một ngày nào đó, nó thấy hay quá, cái nó bắt đầu theo con. Nhưng mà ngầm trong đó con đã ước muốn rất nhiều cho tụi nó theo, nhưng mà rốt cuộc nó theo. Con hiểu không? Bởi vì cái gương hạnh con nó sẽ dẫn dắt nó, ngày nào đó. Cho nên đức Phật nói mình làm cái đó được, mình làm cái đạo đức được, giữ gìn giới hạnh được rồi thì mình ước muốn sẽ được kết quả, gia đình mình sẽ lôi nhau đi hết. Còn mình, ví dụ, con uống rượu, hút thuốc rồi đi chơi đủ cách, du đãng đủ cách hết. Con ước muốn cho vợ con mình tốt, không được! Nó nói ông còn xấu quá, phải không? Con thấy.
(1:08:18) Trưởng lão: Chính cái chỗ đó mình suy ra đức Phật dạy đúng con. Mình làm tốt mình đi, những người xấu xung quanh nó sẽ tốt thôi. Mà trong cái tâm của mình, mình không có ích kỷ, nhỏ mọn. Mình làm tốt được, mình mới giải thoát được. Mình không có nghĩ mình giải thoát không cần ai, cái đó ích kỷ lắm. Cho nên khi mình được giải thoát rồi, thì mình không nói người ta được, mình không có dạy người ta được đâu. Cái gương hạnh mình sống đó, để chờ cho người ta thấy được cái sống của mình mà người ta theo thôi. Nhưng mà ngầm ở trong tâm mình nó ước muốn cho người ta được thì nó mau, còn mình không ước muốn vậy chứ nó lâu hơn. Đó! Đó là cái hướng dẫn thực tế, cái pháp nó cụ thể con. Cụ thể mà đúng, nó đúng cái nghĩa của nó.
11- THỰC PHẨM BẤT TỊNH
(1:09:01) Phật tử Anh Vũ: Khi nói về thực phẩm ăn thì Phật nói ăn, thì khi mình ăn mình nhận biết thức ăn ngon đó. Cái nhận biết như vậy nó có phải là vướng mắc vào thức ăn hay không?
Trưởng lão: Không! Không vướng mắc! Con biết bữa nay cái món ăn nay ngon, cái món ăn này dở, cái này ngọt, cái này đắng, cái này chua, cái này cay, con biết hết. Nhưng mà con thấy cái ngon này, nhưng mà con không có thèm. Có ăn, không có thôi, chứ không thèm. Mà khi tâm nó thèm, con nói con quán thực phẩm: "Bữa nay thì nó ngon, chứ ngày mai nó thiu, ăn vô rồi thì đi cầu nó cũng là bất tịnh rồi”. Thực phẩm bất tịnh, cho nên làm cho con nhàm chán. Mà con thấy ăn ngon biết ngon, nhưng mà con nhàm chán, con không có thèm khát nó nữa. Mà còn thèm khát tức là còn tham. Con nhận xét chỗ đó rất hay.
Khi mình ăn, mình biết ngon chứ không phải không biết ngon, ăn rồi thôi. Nhưng mà cũng như bữa nay có cô Út cho một cái chén chè ăn ngon quá. Ước ngày mai sao phải cô Út cho nữa, hay là ngày mốt gì đó muốn ăn chén nữa thì cái đó là không được. Ăn bữa nay biết ngon, nhưng mà không có đòi hỏi nữa. Mà cái tâm nó muốn vậy đó, thì mình phải đẩy lui nó để cho nó không muốn như vậy, cái đó sai, ác pháp rồi. Đó thì do vì vậy đó, mình cứ tu theo đạo Phật vậy, nó làm cho mình có cái tâm nó chủ động, nó điều khiển được. Nó không có còn tham đắm những cái ăn, cái uống, cái dục của thế gian, chứ không phải nói mình ăn không thấy ngon. Cho nên, có nhiều sư, nào canh, nào cơm nào đồ ăn, bánh trái đồ trộn lộn nhau, cũng như cái đồ thập cẩm vậy. Rồi ngồi đó ăn cho nó đừng có biết ngon thì kể như là mình ăn vậy, mình quá ngu rồi. Thầy nói thật sự đó là quá vô minh rồi. Không phải. Cái vị giác của mình ăn biết ngon, nhưng mà đừng tham đắm. Biết cái món đó ngon nhưng mà không tham đắm món đó đâu. Cái ăn, cái món đó vẫn.
Phật tử Anh Vũ: Nhưng mà khó, ăn mà không tham đắm là khó.
Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà đức Phật mới có cái pháp Như Lý Tác Ý đó. Để sợ mình tham đắm, mình dính, mình ăn ngon rồi cái nó dính. Cho nên tác ý nó ra, rồi quán nó bất tịnh, để rồi nó không tham đắm. Mà nó không tham đắm, ăn biết ngon mà không tham đắm. Cái đó khó chứ không phải dễ, coi vậy chứ tập luyện dữ lắm.
12- KIẾT SỬ VÀ NGŨ TRIỀN CÁI
Phật tử Anh Vũ: Thân kiết sử nghĩa là chi hả Thầy?
Trưởng lão: Thân kiết sử là thường thường mình hay chấp cái thân của mình dính mắc lắm, cái gì cũng về cái thân của mình hết. Coi vậy chứ mình coi cái thân của mình lắm. Mình bây giờ mình nói mình không trọng nó chứ sự thật ra mình đang trọng nó, mình đang quý trọng nó lắm. Người ta nói sơ sơ cái mình giận đó, là người ta nghe chạm cái thân mình rồi đó. Đó cho nên nó gọi là thân kiết sử, nó là cái sợi dây vô hình, nó trói mình chặt lắm. Cho nên chừng nào mà người ta nói cái gì, mà người ta chê mình, mình không giận đó thì cái thân kiết sử nó mới biết đó. Chứ còn không, nó coi vậy chứ vô hình, nó dễ giận, dễ hờn lắm, khó lắm. Đó là kiết sử.
Phật tử Anh Vũ: Vậy ngũ triền cái với lại thất kiết sử nó có những cái giống nhau đó thì mình bỏ bớt được hả Thầy?
Trưởng lão: Bỏ bớt, nhưng mà nó khác nhau đó con. Cái ngũ triền cái là năm cái màn ngăn che nó khác. Còn cái kiết sử đó, nó là cái sợi dây vô hình nó trói mình. Thí dụ như bây giờ mình không hiểu cái gì đó, thì mình khởi cái tâm tham. Thì đó là cái triền cái nó che mình mình mà không biết mình tham. Cũng như bây giờ đó cái sân kiết sử nó che, cho nên mình mới thấy cái tâm mình giờ nó không có sân. Nhưng mà khi có cái chuyện gì mà nó động mình, người ta nói xấu mình hay này kia, cái mình đâm ra mình tức, thì cái sân mình có liền ra. Bởi vì nó che mình, giờ mình không thấy sân, con thì con không thấy sân. Nhưng mà đùng cái, người ta nói gì tức, cái con có thấy sân liền. Đó là cái sân triền cái nó che lại, nó khuất lại mình không thấy nó.
(1:13:02) Còn cái sân mà kiết sử nó lại khác. Người ta nói con tức giận, con đang tức giận. Bây giờ nó đang tức giận, nó có mà con bứt nó ra không được. Biểu nó xuống đừng có giận nữa, mà nó cứ buồn buồn trong lòng nó hoài. Nó tức cái người đó hoài, thì cái sân nó hiện tiền, nó đã có cái sân, chứ nó không bị che.
Trưởng lão: Còn cái bây giờ mình không có sân mà mình biết ở trong này nó có sân. Cho nên đó là cái màn nó che, cho nên mình không sanh sân, nhưng mà có chuyện, có pháp gì nó đụng mình, mình có sân lòi ra. Thì. Cái sân mình nó lòi ra, nó có rồi đó, thì nó gọi là hữu sân kiết sử - cái sân nó có rồi nó mới lộ ra.
Còn cái tham mà của triền cái thì chúng ta bây giờ thấy chúng ta đâu có tham. Nhưng mà thấy cái đó vừa đẹp, cái muốn cái nó lòi cái tham ra. Bị nó che rồi, nó che tham mình không thấy. Nhưng mà có cái vật, nó hiện cái tướng tham ra, phải không? Còn cái tham mà cái hữu tham kiết sử đó, nó có cái vật. Bây giờ con có cái máy này, mà có người lại xin, con không muốn cho. Thì cái vật này nó làm cho con dính với con, nó trói con, nó không có cho con bứt ra cho người khác. Cũng như con bỏ hết, con còn có ba y, một bát. Mà con cứ xăm soi cái bát của con thôi, con không dám lìa cái bát, tức là con còn hữu tham kiết sử. Nó còn cái vật mà con không bỏ ra được thì nó cũng còn trói con. Đó! Đó là hữu tham kiết sử. Còn cái tham triền cái là mình không thấy, có vật cái nó khởi tham lên.
Thầy có dịp Thầy sẽ giảng cái năm triền cái với cái thập thất kiết sử. Mười bảy cái kiết sử chứ không phải là thất kiết sử, mười bảy kiết sử. Thành ra, mình giảng ra rồi, cái tâm mình nó khởi ra cái gì, mình thấy ông Phật dạy nó quá chi li để cho biết từng cái tâm của mình. Mà mỗi cái nó khác nhau. Con thấy tham, sân, si thì bên thất kiết sử nó cũng có tham, sân, si. Nhưng mà nó khác hơn, chứ nó không giống chút nào hết. Bởi vì nó phân tích ra chi ly, chứ nó cũng là cái dòng họ sân, nó cũng sân hết đó, chứ không đâu.
Phật tử Anh Vũ: Về cái vấn đề nghi, nghi ngờ đó, mình biết cái người đó từng là cái người xấu thì, khi mà họ nói cái câu gì đó là mình bắt đầu mình nghi rồi, thì như vậy có phạm giới không Thầy?
Trưởng lão: Cái nghi đó nó làm cho mình. Bởi vì bây giờ có cái người đó, họ đến nhà mình mà từ lâu họ là cái người ăn trộm cắp. Bắt đầu mình thấy nghi họ, họ vô ngồi trong nhà là mình nghi họ rồi đó. Họ để ý cái này, cái kia để họ lấy, phải không? Thì mình nghi. Họ chưa có lấy mà mình nghi mà, nó là cái triền cái rồi. Cái nghi đó là triền cái rồi - tham, sân, si, mạn, nghi, đó, cái nghi đó triền cái. Cái người đó chưa có lấy đồ, nhưng mà tại vì cái thành tích anh ta có cái phường ăn trộm cắp, cho nên mình nghi anh ta. Thì cái nghi này, cho nên trong cái nghi này, thì mặc dù là anh ta chưa có lấy đồ của mình, nhưng mà mình vẫn phải nghi anh ta.
Nghi thứ nhất là mình cẩn thận để ý để những cái vật chất của mình nó không mất, cái đó điều tốt, chứ không sao đâu. Chứ con không cẩn thận nó khiêng nhà con đi mất. Nhưng mà cái nghi này mà con cẩn thận, con biết rằng mình để hơ hỏng cái gì thì anh này sẽ lấy. Cho nên chừng đó mình cẩn thận, mình khoá cửa, mình đóng tủ, mình cẩn thận mình không để gì sơ sót ở ngoài. Cho nên mình yên tâm không có gì nữa. Anh có vô, anh cũng không lấy được đâu, cho nên rốt cuộc rồi tôi không nghi nữa. Còn con mà không cẩn thận thì con thấy con cứ nghi, phải theo để ý thôi.
Cho nên, nó cái nghi đó, từ cái nghi nó bắt buộc mình phải có cái cẩn thận, cái ý tứ của mình từng chút. Con để cái xe, con nghi rằng để kiểu này họ đi ngang qua lại thì thế nào cũng gợi lòng tham họ đẩy xe mình. Cho nên vì vậy mình phải cẩn thận, mình phải để cái xe như thế nào, thế nào. Rồi khoá như thế nào sao, để yên tâm mà khi mình nói chuyện, hay hoặc là khi mình tiếp chuyện gì đó, thì cái xe mình nó không có mất. Đó, thì cái nghi của mình, nó giúp cho mình những cái lợi ích như vậy. Nhưng mà cứ mà để cho tâm mình nó luôn luôn, mà mình không cẩn thận để cho mình ngồi đây, mà để cái xe ngoài cửa ngõ kia. Mà nói chuyện với mọi người đây, mà cái tâm cứ lo chiếc xe không thì như vậy cái nghi khổ quá. Con thấy cái đó là cái nghi nó khổ, nghi sẽ mất chiếc xe. Mà hồi đó thì cẩn thận cho đàng hoàng, thì đâu có làm sao bây giờ nghi? Cho nên cái nghi này là do cái không cẩn thận.
Đó thì cái triền cái này, do đó Phật dạy cho mình cái tâm mình đừng có nghi là khi nào mình cẩn thận hết là không nghi ai hết. Có đúng không? Còn nếu để nghi, con thấy có khổ không? Khổ! Đó cho nên khi nào mình làm cái gì đó, mình cẩn thận hết rồi thì không có sợ nữa. Mà bây giờ, ví dụ lỡ mà người ta có lấy đồ mình, tại cái nhân quả của mình, chứ mình là người cẩn thận rồi. Cho nên vì vậy mà cái tâm nghi mình nó không còn có nữa. Con hiểu chưa? Đó! Cách thức để mình hoá giải được cái tâm nghi của mình. Chứ đâu phải mà không có cái cách thức để mà hoá giải được tâm nghi của mình. Mà nó vẫn giúp mình là con người cẩn thận, nó rất hay chứ. Nó không có còn cái thiếu sót chỗ nào.
Phật tử Anh Vũ: Còn nếu mà mình nghi ngờ, mình không biết là cái nhận thức mình đang có đó, có đúng sự thật hay không đó, thì cái đó là nó sao nó không phải là tốt, nó không phải là xấu?
(1:18:15) Trưởng lão: Coi như là mình nghi ngờ như thế này nè, cái nhận thức mình có đúng không? Bây giờ thí dụ như có một người nào nói cái lời nói đó thì mình nghi là, mình hiểu qua cái lời nói của người đó. Mình là người cẩn thận thì mình nghi không biết mình hiểu đúng cái ý của người ta không? Cái đó tốt. Cái đó là cảnh giác lắm. Cái nghi đó tốt, nghi mình, coi mình hiểu có đúng không? Bởi vì nếu mà hiểu mà không đúng nó sẽ, hai cái ý này nó sẽ khác nhau đi thì nó sẽ có sự chống đối. Người ta ngay vì người ta nói cái lời tốt quá, mình nghi xấu, thì lúc bấy giờ nó làm cho tâm mình nó khổ đau. Cho nên cái nghi này nó cũng nguy hiểm lắm.
Vì vậy mà khi mà khởi ra một cái điều gì thì trước tiên cái tâm nghi mình nó có đó, thì mình phải xét kỹ lưỡng, cẩn thận. Mà muốn xét cẩn thận, kỹ lưỡng như vậy thì chỉ có tập tỉnh thức mà thôi. Con có tỉnh thức thì con sẽ không có nghi đâu. Còn con không tỉnh thức thì con sẽ bị nghi thôi. Nghĩa là trong cái ngũ triền cái này, cái tâm nghi con đó, cái nghi với cái mạn. Nếu mà khi tỉnh thức đó thì con cũng sẽ dẹp được tham, sân, si rồi. Mà khi mà tỉnh thức thì nghi nó cũng không có nữa rồi. Mà khi mà tỉnh thức thì nó là trí tuệ rồi, cho nên nó không si nữa rồi.
Cho nên, chỉ có một cái tỉnh thức thôi mà nó phá cái ngũ triền cái, nó phá được hết. Nhưng mà cái tỉnh thức đó, nó còn cộng thêm cái quán thì nó mới phá được cái sự tìm hiểu. Tức là cái tri kiến giải thoát đó thì nó mới phá được cái thập thất kiết sử. Bởi vì cái kia nó tự nó có, nó trói còn cái này nó không có. Cho nên vì vậy đó mà mình chỉ có cái sức tỉnh thôi. Mà hễ tỉnh nó là minh rồi, nó không còn vô minh. Tức là nó hết si rồi thì nó phá hết, ngũ triền cái nó dẹp hết. Nhưng mà nó không có dẹp nổi cái thất kiết sử đâu. Giờ con có vợ con rồi, mà con có được cái trí tuệ, nhưng mà con bỏ vợ, bỏ con mà con đi tu thì không có được. Nó là cái kiết sử rồi, nó trói như sợi dây rồi.
Phật tử Anh Vũ: Cái thói quen lâu rồi.
Trưởng lão: Nó thói quen lâu rồi, không có được. Cho nên mình phải sử dụng bằng cái trí tuệ. Để từng đó mình hướng dẫn cả một cái cộng nghiệp của một cái khối gia đình của mình đó, đều là hướng đến con đường giải thoát hết thì nó mới giải quyết được cái nhân quả của nó. Chứ còn một mình con, con giải quyết nhân quả cá nhân con thì cái tập thể của cá nhân này nó sẽ đổ vỡ con hết. Nó không được đâu, con không làm đúng cái đạo đức nhân quả rồi.
Phật tử Anh Vũ: Để con xin phép thay cái băng khác.
Trưởng lão: Rồi con thay đi con.
Phật tử Anh Vũ: Trong lúc đó chị có câu hỏi gì để hỏi không?
(1:20:49) Trưởng lão: Con có hỏi Thầy gì không con?
Cho nên vì vậy mà con nghĩ rằng, bây giờ còn ít phút, cái thời gian nó ngắn quá. Cái tuổi đời con mà con không bứt ngay được cái tình cảm của con thì ai cứu con? Con của con, nó không cứu con được đâu. Cho nên, vì vậy mà lúc bây giờ con phải tự cứu lấy mình. Và đồng thời nó biết rằng cái tình cảm của nó cũng thương, nhưng mà mình có cái lời khuyên nó. Bây giờ con đâu có còn lo cái gì nữa đâu? Con đâu có sợ đói. Bây giờ nếu mà có mẹ thì cũng vậy, mà không mẹ con cũng no đủ như vậy, đâu có gì đâu mà con phải lo. Mà con biết là khi mà mẹ mất rồi, con không gặp mẹ đâu. Còn bây giờ mẹ tu đó, còn có thể gần, mẹ con còn sẽ gặp nhau đó. Đó thì bây giờ mẹ tu như thế nào? Mẹ tu đúng con đường, chứ đâu phải mẹ mê tín, mẹ cầu khẩn siêu sanh Cực Lạc chỗ nào đâu? Mẹ giải thoát cho được mẹ, mẹ không còn cái nghiệp lực, tức là mẹ không còn khổ. Mà mẹ không còn khổ thì con có hạnh phúc không? Con thương mẹ thì thấy mẹ không khổ, thì con phải thương chứ sao. Nhưng mà bây giờ mẹ đi học, mẹ đi tu để làm cho mẹ hết khổ. Mà tại sao con lại kéo mẹ lại để cho mẹ khổ, như vậy con có thương không? Đó, như vậy con giải thích cho nó nghe nó rõ ràng, thì những cái giải thích như vậy làm cho nó thấy nhiệm vụ nó phải giúp mẹ nó để mà tu hành, để cho được giải thoát. Thì cái đó là cái bổn phận của người con hiếu rồi.
Đó, thì như vậy là con sẽ thấy là như thế nào? Đó là con ái kiết sử đó con. Cách thức mà con giải quyết như vậy là bứt ái kiết sử. Còn bây giờ mà con, nó mới có mười một, mười hai tuổi, hay hoặc mười lăm, mười sáu tuổi. Nó còn nhờ con phải nuôi nó để ăn học, để nên người mà thì con bỏ đi thì không được. Con bứt ngang như vậy là không được đâu. Hay hoặc là con giao cho một người khác không được. Trách nhiệm của con là mẹ, con phải nuôi cho tới con lớn khôn. Cũng như cha cũng vậy, nuôi cho con mình phải lớn khôn. Chứ nói: "Bây giờ có mẹ, có tiền bạc đủ rồi, mẹ mày làm nuôi cũng đủ rồi, tao đi tu thôi, chứ tao cũng không có cần. Bây giờ có tao thì tụi bây cũng vậy mà, không có tao cũng vậy". Không được! Nghĩa là mình có bổn phận, con mình nó còn nhỏ, chứ nó lớn là sao? Chắc gì mẹ nó dẫn dắt đứa con này đi đến chốn đến nơi đâu? Biết đâu chừng mình rời khỏi, mẹ nó kiếm ông chồng khác về đây, rồi đứa con mình ra sao đây? Mình phải hiểu con. Cho nên, đừng có bứt ngang như vậy được, mà phải làm những cái điều đó được. Mà phải hết, cả hai vợ chồng muốn tu đều là cũng phải thực hiện cái nhiệm vụ, trọng trách của mình. Mặc dù bây giờ của cải mình nhiều, nhưng mà con mình mới mười bốn, mười lăm tuổi là không được bỏ. Đó là cái trách nhiệm, bổn phận. Tại sao mình biết làm tạo nó ra, ai sanh nó ra, ai đẻ nó ra đây, có phải cha mẹ không? Bây giờ mình lại bỏ ngang, mình muốn đi giải thoát, để rồi con mình bơ vơ vậy. Đó! Đừng có.
Cho nên trong cái thời đức Phật, chưa có cái đạo Phật. Cho nên ông mới bỏ con, bỏ vợ, bỏ cha, đi tu làm cho những người khổ biết bao. Cho nên, sau khi ông tu rồi, ông biết không cái điều này. Cho nên người nào mà xin đi tu là ông cấm chặt. Nghĩa là chồng cho thì mới được, mà chồng không cho, không được. Mà vợ muốn đi tu thì chồng phải cho, mà không cho thì không được. Mà chồng muốn đi tu thì vợ phải đồng ý cho, chứ không cho, không được. Mà có con rồi, mà con không có muốn cho mẹ đi tu thì mẹ cũng phải chịu thôi, chứ còn không có cái đạo đức. Thì các con biết đó là cách thức bứt ái kiết sử, chứ sự thật ra mình bứt ngang mà vô chùa chưa chắc đã bứt được, mình ngồi đây mình cứ nhớ con mình.
Còn mình làm hết cái bổn phận rồi, mình đi rồi mình vô chùa, bắt đầu nó khởi ra cái lòng thương yêu của mình đối với con. Cái mình nghĩ: "Ờ bây giờ nó cũng đầy đủ rồi, đâu còn gì thiếu đâu, đâu có trách nhiệm". Thì mình có cái trí, cái tư duy của mình, mình luận thì nó hoá giải được cái tâm mình, nó yên ổn để mình tu tiếp. Chứ không khéo, nó còn nhỏ vầy, mình vô ngồi, cái bắt đầu. Hồi ham tu thì nó quên đi. Tới chừng mà vô ngồi yên tịnh rồi đó một tháng, nữa tháng, rồi bắt đầu nó nhớ lại, nó mới thấy là trách nhiệm của mẹ bỏ con như vậy không có được. Đó! Cho nên vì vậy mà Thầy nói, bứt ái kiết sử là mình phải bứt cho đúng cái luật nhân quả đạo đức thì mình bứt sạch cái ái kiết sử. Con thấy chưa? Phải tập như vậy. Như mấy đứa con con nó lớn hết rồi. Sao con?
Phật tử 1: Thưa Thầy… (Không nghe rõ câu hỏi)
(1:24:43)Trưởng lão: Như vậy là tốt rồi đó con. Kể như là nó cũng là nên người, có công ăn, việc làm rồi, thì mấy con sẽ bứt đi được, tu được. Mà Thầy tin rằng mấy con tu là tụi nó sẽ ủng hộ mấy con. Nếu nó biết, nó ủng hộ. Ví dụ như bây giờ các con ở đây tu tập, nó thỉnh thoảng nó lên nó thăm, nó thăm mẹ nó. Nhưng mà khi mà độc cư đó, thì nó cũng chỉ thăm, cái lòng của nó thăm. Nhưng mà nó đến đây nó hỏi thăm Thầy. "Mẹ con mạnh giỏi không?" Thì Thầy nói mạnh khoẻ, thì nó an tâm nó về, nó không cần gặp con. Nó không cần thấy mặt, để cho mẹ nó yên tu mà. Còn bây giờ con, khi đó thì Thầy nói: con: "Con của con nó mới có lên thăm con nè, thì nó biết con mạnh khỏe. Tụi nó cũng mạnh khỏe, tụi nó làm ăn cũng khá lắm. Thì con nghe con mừng, phấn khởi, con mình cũng yên ổn, phải không? Rõ ràng là tình nghĩa mẹ con không bao giờ cắt đứt chỗ nào hết, nhưng mà chúng ta lại tu dễ dàng. Thầy chỉ là một người thông tin thôi. Thông tin, Thầy cho biết rằng mẹ tụi nó ở đây tu hành được yên ổn, mạnh khoẻ, không có sao hết. Có gì Thầy báo cho mấy con biết, thì nó an tâm nó về. Nó thấy an ổn lo làm ăn thôi, không có gì hết.
Còn con, Thầy vô báo là tụi nó lên đây, nó cho Thầy biết là tụi nó làm ăn cũng khá thịnh vượng. Không có gì, không có tai nạn gì hết, rất tốt, tụi nó đứa nào cũng mạnh khoẻ. Con thấy con mình nó vậy thì mình mừng quá, vậy chỉ còn cái chuyên tu thôi. Phải không? Thầy nói nó đâu có cái gì mà gọi là nó làm cho con khổ đau đâu. Con nghe được cái tin đó, con mừng quá, con lại nỗ lực tu hơn nữa. Mà cứ như vậy, mà sách tấn nhau, mà đời với đạo sách tấn nhau để đi đến cái rốt ráo cuối cùng của một người chuyên tu, cái chỗ đó.
Cho nên con biết hồi mà Thầy ở trên Hòn Sơn đó. Thì cái điều kiện mà Thầy, thì Thầy có cái duy nhất là Thầy nhớ mẹ Thầy thôi. Nhưng mà khi mà Thầy ở gần mẹ Thầy, Thầy tu rồi. Bà bữa nào, bà cũng thăm, cũng bưng mâm cơm. Thầy không còn nhớ mẹ nữa, cho nên yên tâm mà tu. Con thấy đâu còn ai đâu? Mà đâu còn thương nhớ ai nữa đâu? Mà giờ đã ở gần bên mình rồi, mình đâu còn thương. Cho nên Thầy cứ chuyên tâm mà tu, tu riết được.
Còn ở trên Hòn Sơn một mình thì thanh vắng lắm đó, nhưng mà nó cứ nhớ mẹ. Tại sao? Bởi vì mình không có ai hết, giờ còn có người mẹ, cha mất rồi. Còn cái người mẹ làm sao không nhớ? Cái tình thương duy nhất của mình mà. Rồi lại nó còn nhớ, không biết cô Út, cô có lo cho mẹ mình đầy đủ không? Cô là gái nữa, này kia đồ, cũng làm cho tâm mình bận rộn. Nó cũng thỉnh thoảng, nó nổi lên, mình thấy không yên được. Càng ở thấy cái chỗ này sao cái tâm của mình nó còn lộn xộn quá. Không biết ở nhà mình ra sao? Mẹ mình ra sao? Giờ giặc giả như thế này ra sao đây? Thầy nói: "Miễn thôi bây giờ mình cứ về đó, mình xin mẹ mình nấu cơm cho mình ăn. Rồi chắc mình ngồi đó, chắc mình yên tu là đúng thôi, yên thôi.
Cho nên thí dụ như bây giờ ở nơi con, con không có chỗ được yên tu, con lên đây con tu. Thì con con, Thầy báo cho con biết. Rồi bắt đầu Thầy báo cho tụi nó biết con rồi con biết qua cái trung gian của Thầy thôi. Làm cho con an tâm, rồi tụi nó cũng an tâm lo làm ăn. Còn con thì cứ lo làm ăn, thỉnh thoảng mới về thăm, nửa tháng, tháng mới về thôi. Nó làm cho con sống, thấy mình cũng như mình sống ở trong cái đại gia đình, không có cái gì mình bận tâm hết, do đó mấy con mới tu được. Thầy nói thiệt ra, Thầy còn sống, Thầy giúp cho mấy con tu, không bao giờ mấy con tu không tới đâu. Nhưng mà cái điều kiện là mấy con cô đơn, mấy con chịu không nổi, mấy con tu không tới thôi, chứ mấy con tu được.
Mỹ Châu: Dạ, thưa Thầy! Con ở đây con không nhớ nhà, nhưng con thấy ở chùa rồi, con thấy cũng như có một cái tình thương gì nó kết chặt từ hồi nào tới giờ, nó thân thiện dữ lắm. Mà con nghĩ cách sao không rõ vấn đề đó?
(1:27:52) Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói, Thầy có một cái cơ sở hén thì vô đó nó không có được. Thầy nói tổ chức cơ sở nó riêng lắm, cái phòng khách nó riêng. Thì cái người mà tiếp khách, người ta sẽ liên hệ cho những cái người thân ở trong gia đình biết những người thân ở đây tu sao. Người ta phải nói, báo cáo cho nó rõ ràng. Rồi bắt đầu từ đó về thôi, chứ còn. Khi mà vào đây tu đó thì con cái này kia, người ta đã nói trực tiếp biết trước cái chương trình hết rồi, cái sự tu tập ở đây rồi, do đó nó thông hết rồi.
Mà bây giờ thật sự ra Thầy chưa có thông báo được cái điều này. Cho nên vì vậy mà tụi nó vào đây tụi nó chờ cho gặp con, để nó tâm sự. Cũng như là bao cái chuyện gì ở ngoài đời, bao giờ nó có cái sự khổ mà. Nó chờ để nó trút xuống cho mẹ để cho nó nhẹ chút. Ai dè nó đỡ, chứ mẹ nó tu không được. Đó là như vậy, cho nên Thầy hiểu dữ lắm con. Nhưng mà bây giờ Thầy chưa có làm xong. Chứ Thầy nói thật sự, Thầy viết cái bộ Đạo Đức Làm Người xong rồi, Thầy rảnh rồi, Thầy không có viết sách, viết kinh gì rồi hết. Thầy sẽ đào tạo con người nữa. Người nào mà muốn tu Thầy đào tạo. Thầy làm trung gian, Thầy liên hệ với gia đình, rồi Thầy báo cáo tình hình. Để cho mấy con yên tâm, ở trên này mấy con tu. Hễ còn Thầy dẫn dắt tới nơi, tới chốn.
Mỹ Châu: Con gái con lên đây là nó làm cho mình bị cái chướng ngại đó quá Thầy?
Trưởng lão: Đến đó con, cái nghiệp con, đó là cái nghiệp. Mà không có cái chỗ mà có thể hoàn chỉnh, để mà Thầy dẫn dắt mấy con, để mà hoá giải được cái nghiệp. Cái nghiệp mình chuyển, chứ đâu phải không, nhưng mà tại mình không biết cách chuyển thôi.
Mỹ Châu: Dạ, thưa Thầy! Nó chuyển kiểu sao? Nó chuyển từ cái ác sang cái phước báu đó Thầy?
Trưởng lão: Thay vì bây giờ trước đây thì con chưa có tu đó, thì cái nghiệp đó nó từ từ nó đến, chứ nó không có vội vàng đâu. Nhưng mà con khép vô tu, cái bắt đầu nó đến để nó lôi con ra. Cái nghiệp nó kì cục lắm con. Mình tu tức là mình giải thoát chứ gì? Nó không có để mình yên giải thoát. Cái nghiệp nó bao giờ, nó cũng muốn, mà đức Phật nói, gọi là ma vương đó. Nó bao giờ, nó cũng muốn lôi mình ra cái ác pháp, chứ nó không để cho mình được yên tu đâu. Cho nên, hồi con chưa có tu đó thì con thấy rồi thỉnh thoảng, thì nó cũng đến những cái tai nạn, cái này, cái kia, bệnh tật hay cái gì đó khổ, nhưng mà nó không có như vậy. Hễ bước vô, mình ráng tu, rồi bắt đầu nó đổ ra ngoài, nó đổ ra tùm lum ở ngoài đó. Để rồi bắt đầu nó làm cho mình động, đặng cho mình tu không được. Cái đó là cái kêu là, đức Phật nói là.
HẾT BĂNG