06. KINH SABHIYA
6. SABHIYASUTTAṂ
|
6. KINH SABHIYA
|
6. KINH SABHIYA
|
Evaṃ me sutaṃ Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena sabhiyassa paribbājakassa purāṇasālohitāya devatāya pañhā uddiṭṭhā honti: Yo te sabhiya samano vā brāhmaṇo vā ime pañhe puṭṭho vyākaroti, tassa santike brahmacariyaṃ careyyāsīti. | Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, ở Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, có vị Thiên nhân, trước đây là thân nhân cùng huyết thống của du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã nêu lên những câu hỏi rằng: “Này Sabhiya, vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào (có thể) trả lời khi được ngươi hỏi những câu hỏi này, thỉ ngươi nên thực hành Phạm hạnh ở nơi vị ấy.” | Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, du sĩ Sabhiya, một du sĩ ngoại đạo, được một Thiên nhân trước kia là bà con huyết thống, nói lên những câu hỏi sau đây: "Này Sabhiya, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, khi được hỏi những câu hỏi này, trả lời cho Ông, thời Ông hãy sống Phạm hạnh với người ấy". |
Atha kho sabhiyo paribbajāko tassā devatāya santike te pañhe uggahetvā ye te samaṇabrāhmaṇā saṅghino gaṇino gaṇācariyā ñātā yasassino titthakarā sādhusammatā bahujanassa, seyyathīdaṃ: Pūraṇo kassapo makkhali gosālo ajito kesakambalo pakudho kaccāyano sañjayo bellaṭṭhiputto nigaṇṭho nātaputto. Te upasaṅkamitvā te pañhe pucchati, te sabhiyena paribbājakena pañhe puṭṭhā na sampāyanti, asampāyantā kopañca dosañca appaccayañca pātukaronti, api ca sabhiyaññeva paribbājakaṃ paṭipucchanti. | Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã học những câu hỏi ấy ở nơi vị Thiên nhân ấy, rồi đã đi đến gặp những Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào là những vị có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là các giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, như là Pūraṇa Kassapa, Makkhalī Gosāla, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Bellaṭṭhiputta, Nigaṇṭha Nātaputta, sau khi đến đã hỏi các vị ấy những câu hỏi. Các vị ấy, khi được du sĩ ngoại đạo Sabhiya hỏi những câu hỏi, thì không thể trả lời. Trong khi không thể trả lời, các vị ấy trở nên giận dữ, sân hận, tỏ vẻ sự bực bội, và thậm chí còn hỏi ngược lại chính du sĩ ngoại đạo Sabhiya nữa.
| Rồi du sĩ Sabhiya, sau khi học những câu hỏi ấy từ vị Thiên nhân ấy, phàm có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có hội chúng, có đồ chúng, bậc đạo sư đồ chúng được biết đến, có danh vọng, các ngoại đạo sư, được quần chúng ái mộ, như Pùrana Kacsapa, Makkhali Gosàla, Ajita Kesa Kambali, Pakudha Kacàyana, Sanjaya Belatthiputta, Nigantha Nàtaputta, Sabhiya đi đến các vị ấy và hỏi những câu hỏi ấy. Các vị ấy, được du sĩ Sabhiya hỏi những câu hỏi ấy, không có thể giải đáp. Do không có thể giải đáp, họ biểu lộ phẩn nộ, sân hận, bất mãn. Họ vặn hỏi trở lại du sĩ Sabhiya.
|
Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā saṅghino gaṇino gaṇācariyā ñātā yasassino titthakarā sādhusammatā bahujanassa, seyyathīdaṃ: Pūraṇo kassapo —pe— nigaṇṭho nātaputto, te mayā pañhe puṭṭhā na sampāyanti, asampāyantā kopañca dosañca appaccayañca pātukaronti, api ca mamaññevettha paṭipucchanti, yannunāhaṃ hīnāyāvattitvā kāme paribhuñjeyyanti. | Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Những Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào là những vị có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là các giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, như là Pūraṇa Kassapa, —như trên— Nigaṇṭha Nātaputta, các vị ấy khi được ta hỏi những câu hỏi, thì không thể trả lời. Trong khi không thể trả lời, các vị ấy trở nên giận dữ, sân hận, tỏ vẻ sự bực bội, thậm chí ở đây còn hỏi ngược lại chính ta nữa; có lẽ ta nên quay trở lại đời sống thấp kém và thọ hưởng các dục?”
| Rồi du sĩ Sabhiya suy nghĩ như sau: "Các vị Tôn giả, Sa-môn, Bà-la-môn ấy có hội chúng, có đồ chúng, bậc đạo sư, đồ chúng được biết đến, có danh vọng, có ngoại đạo sư, được quần chúng ái mộ, như Pùrana Kassapa... Nigantha Nàtaputta. Các vị ấy được ta hỏi những câu hỏi không có thể giải đáp. Do không có thể giải đáp, họ biểu lộ phẩn nộ, sân hận, bất mãn họ vặn hỏi trở lại ta. Vậy ta haỹ trở lui đời sống hạ liệt, thọ hưởng các dục". |
Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Ayampi samaṇo gotamo saṅghī ceva gaṇī ca gaṇācariyo ca ñāto yasassī titthakaro sādhusammato bahujanassa, yannūnāhaṃ samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamitvā ime pañhe puccheyyanti.
| Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Sa-môn Gotama này cũng là vị có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, có lẽ ta nên đi đến gặp Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này?” | Rồi du sĩ Sabhiya suy nghĩ như sau: "Có Sa-môn Gotama này, có hội chúng, có đồ chúng, bậc lãnh đạo hội chúng, được biết đến, có danh vọng, sáng lập ra giáo phái, được quần chúng ái mộ, vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này. |
Atha kho sabhiyassa paribbajākassa etadahosi: Yepi kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā jiṇṇā vuddhā mahallakā addhagatā vayo anuppattā therā rattaññū cirapabbajitā saṅghino gaṇino gaṇācariyā ñātā yasassino titthakarā sādhusammatā bahujanassa, seyyathīdaṃ: Pūraṇo kassapo —pe— nigaṇṭho nātaputto. Tepi mayā pañhe puṭṭhā na sampāyanti, asampāyantā kopañca dosañca appaccayañca pātukaronti, api ca maññevettha paṭipucchanti. Kiṃ pana me samaṇo gotamo ime pañhe puṭṭho vyākarissati, samaṇo hi gotamo daharo ceva jātiyā navo ca pabbajjāyāti. | Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Thậm chí các ngài Sa-môn và Bà-la-môn già cả, lão niên, lớn tuổi, đã sống thọ, đã đạt đến đoạn cuối cuộc đời, là các vị trưởng lão, thâm niên, xuất gia đã lâu, có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là các giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, như là Pūraṇa Kassapa, —như trên— Nigaṇṭha Nātaputta. Ngay cả các ngài ấy, khi được ta hỏi những câu hỏi, còn không thể trả lời. Trong khi không thể trả lời, các ngài ấy trở nên giận dữ, sân hận, tỏ vẻ sự bực bội, thậm chí ở đây còn hỏi ngược lại chính ta nữa. Vậy thì Sa-môn Gotama, khi được ta hỏi những câu hỏi này, sẽ có trả lời chăng? Bởi vì Sa-môn Gotama còn trẻ về tuổi tác và còn mới mẻ trong việc xuất gia.”
| Rồi du sĩ ngoại đạo Sabhiya suy nghĩ như sau: "Các vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã già, đã lớn tuổi, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi quá nửa đời người, đã đạt đến mức cuối tuổi thọ, là những bậc trưởng lão, được nhiều người biết đến, xuất gia đã lâu ngày, có hội chúng, có đồ chúng, bậc lãnh đạo hội chúng, được biết đến, có danh vọng, các ngoại đạo sư được quần chúng ái mộ, như Pùrana Kassapa... Nigantha Nàtaputta. Các vị ấy được ta hỏi những câu hỏi, không có thể giải đáp. Do không có thể giải đáp, họ biểu lộ phẩn nộ, sân hận, bất mãn. Và họ vặn hỏi trở lại ta. Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia". |
Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Samaṇo kho daharoti [na uññātabbo] na paribhotabbo daharopi cesa samaṇo gotamo mahiddhiko hoti mahānubhāvo, yannūnāhaṃ samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamitvā ime pañhe puccheyyanti. | Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Quả [không nên khi dễ,[ không nên xem thường vị Sa-môn còn trẻ; mặc dầu còn trẻ, nhưng Sa-môn Gotama ấy có đại thần lực, có đại oai lực; có lẽ ta nên đi đến gặp Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này?”
| Rồi du sĩ ngoại đạo Sabhiya suy nghĩ như sau: "Không nên gạt bỏ, không nên khinh thường một Sa-môn vì vị ấy còn trẻ tuổi; nếu vị Sa-môn còn trẻ, nhưng vị ấy có đại thần, đại uy lực. Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này". |
Atha kho sabhiyo paribbājako yena rājagahaṃ tena cārikaṃ pakkāmi. Anupubbena cārikaṃ caramāno yena rājagahaṃ veḷuvanaṃ kalandakanivāpo, yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi, sammodanīyaṃ kathaṃ sārāṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho sabhiyo paribbājako bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi:
| Sau đó, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã ra đi du hành về phía thành Rājagaha, trong khi tuần tự du hành đã đi đến thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, và đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã nói với đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng: | Rồi du sĩ ngoại đạo Sabhiya bộ hành ra đi đến Ràjagaha, tiếp tục bộ hành, đi đến Vương Xá Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên du sĩ Sabhiya nói lên với Thế Tôn những bài kệ: |
513. Kaṅkhī vecikicchī āgamaṃ (iti sabhiyo) | 513. (Sabhiya nói) “Có sự phân vân, có sự hoài nghi, tôi đã đi đến, trong khi mong muốn hỏi những câu hỏi, xin ngài hãy là người giải quyết dứt điểm chúng. Được tôi hỏi những câu hỏi, xin ngài hãy tuần tự trả lời tôi thuận theo pháp.” | Sabhiya: 510. Sabhiya nói rằng: |
514. Dūrato āgato si sabhiyā (ti bhagavā) | 514. (Đức Thế Tôn nói) “Này Sabhiya, ngươi đã từ xa đi đến, trong khi mong muốn hỏi những câu hỏi, Ta là người giải quyết dứt điểm chúng. Được hỏi, Ta (sẽ) tuần tự trả lời ngươi thuận theo pháp. | Thế Tôn: 511. Thế Tôn đáp du sĩ: |
515. Puccha maṃ sabhiya pañhaṃ yaṃ kiñci manasicchasi, | 515. Này Sabhiya ngươi hãy hỏi Ta bất cứ câu hỏi nào mà ngươi muốn ở trong tâm, Ta (sẽ) giải quyết dứt điểm từng câu hỏi một cho ngươi.” | 512. Du sĩ Sabhiya, |
Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Acchariyaṃ vata bho abbhutaṃ vata bho yaṃ vatāhaṃ aññesu samaṇabrāhmaṇesu okāsakammamattampi nālatthaṃ, taṃ me idaṃ samaṇena gotamena okāsakammaṃ katanti attamano pamodito udaggo pītisomanassajāto bhagavantaṃ pañhaṃ apucchi:
| Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Thật là kỳ diệu! Thật là phi thường! Quả thật là việc mà ta đã không đạt được mảy may cơ hội ở các Sa-môn và Bà-la-môn khác, cơ hội ấy đã được tạo ra cho ta bởi Sa-môn Gotama.” Được hoan hỷ, vui mừng, phấn khởi, sanh tâm phỉ lạc, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã hỏi đức Thế Tôn câu hỏi rằng:
| Rồi du sĩ Sabhiya suy nghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Ta không bao giờ có được cơ hội, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Nay cơ hội này được Sa-môn Gotama tạo ra cho ta, hân hoan, hoan hỷ, phấn chấn, hỷ lạc " Sabhiya hỏi Thế Tôn câu hỏi: |
516. Kiṃ pattinamāhu bhikkhunaṃ (iti sabhiyo) | 516. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘tỳ khưu’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘khéo an tịnh’? Và như thế nào được gọi là ‘đã được huấn luyện’? Như thế nào được gọi là ‘đức Phật’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.” | Sabhiya: 513. Sabhiya hỏi rằng: |
517. Pajjena katena attanā (sabhiyāti bhagavā) | 517. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) vị đã tự mình thực hành theo đường lối, đã đi đến sự tịch diệt hoàn toàn (ô nhiễm), đã vượt qua sự hoài nghi, đã lìa bỏ (hai thái cực) phi hữu và hữu, đã được hoàn mãn, có sự tái sanh đã được cạn kiệt, vị ấy là ‘tỳ khưu.’ | Thế Tôn: 514. Thế Tôn bèn đáp lại: |
518. Sabbattha upekkhako satīmā | 518. Vị hành xả trong mọi trường hợp, có niệm, vị ấy không hãm hại bất cứ ai ở toàn thể thế gian, vị đã vượt qua, được tịnh lặng, không bị vẩn đục, vị nào không có các (thái độ) kiêu ngạo, vị ấy là ‘khéo an tịnh.’
| 515. Vị trú xả, chánh niệm, |
519. Yassindriyāni bhāvitāni | 519. Vị nào có các giác quan đã được tu tập, ở nội phần và ở ngoại phần, ở toàn thể thế gian, sau khi thấu triệt đời này và đời sau, vị đã được tu tập chờ đợi thời điểm, vị ấy là ‘đã được huấn luyện.’ | 516. Vị nào có các căn, |
520. Kappāni viceyya kevalāni | 520. Vị đã hiểu rõ toàn bộ các kiếp sống, về sự luân hồi ở cả hai trường hợp chết và tái sanh, vị có ô nhiễm đã được xa lìa, không còn vết nhơ, hoàn toàn trong sạch, vị đã đạt đến sự diệt trừ tái sanh, người ta gọi vị ấy là ‘đức Phật.’ | 517. Ai phân tích các kiếp, |
Atha kho sabhiyo paribbājako bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā attamano pamodito udaggo pītisomanassajāto bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
| Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã thích thú, đã tùy hỷ với lời giảng giải của đức Thế Tôn. Được hoan hỷ, vui mừng, phấn khởi, sanh tâm phỉ lạc, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng:
| Rồi du sĩ Sabhiya, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, hoan hỷ, hân hoạn, phấn khởi, phát sanh hỷ tâm, liền hỏi Thế Tôn thêm câu nữa. |
521. Kiṃ pattinamāhu brāhmaṇaṃ (iti sabhiyo) | 521. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘Bà-la-môn’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘Sa-môn’? Và như thế nào được gọi là ‘người gột rửa (tội)’? Như thế nào được gọi là ‘bậc Long Tượng’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.” | Sabhiya: 518. Sabhiya hỏi rằng: |
522. Bāhitvā sabbapāpāni (sabhiyāti bhagavā) | 522. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) sau khi loại trừ tất cả các điều ác, là người không còn bợn nhơ, tốt lành, định tỉnh, có bản thân vững chãi, vị ấy đã vượt qua luân hồi, có sự thành tựu, không bị lệ thuộc, tự tại, được gọi là Bà-la-môn.” | Thế Tôn: 519. Thế Tôn liền đáp lại: |
523. Samitāvi pahāya puññapāpaṃ | 523. Vị đã được yên lặng, sau khi từ bỏ thiện và ác, lìa khỏi ô nhiễm, sau khi biết được đời này và đời sau, đã vượt lên trên sanh và tử, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘Sa-môn.’ | 520. Ðược an tịnh, tịch tịnh, |
524. Ninhāya sabbapāpakāni | 524. Sau khi đã gột rửa sạch tất cả các điều ác, nội phần và ngoại phần, ở toàn thể thế gian; giữa chư Thiên và nhân loại chịu sự phân hạng, vị không đi đến sự phân hạng, người ta gọi vị ấy là ‘người gột rửa (tội).’ | 521. Ai gột sạch, tắm sạch |
525. Āguṃ na karoti kiñci loke | 525. Vị không làm bất cứ điều ác xấu nào ở thế gian, sau khi tháo gở tất cả các sự ràng buộc (và) các sự trói buộc, không bám víu vào bất cứ nơi đâu, đã được giải thoát, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc Long Tượng.’” | 522. Ai không làm điều ác, |
Atha kho sabhiyo paribbājako —pe— bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
| Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya —như trên— đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng: | Rồi du sĩ Sabhiya lại hỏi thêm câu nữa:
|
526. Kaṃ khettajinaṃ vadanti buddhā (iti sabhiyo) | 526. (Sabhiya nói) “Người nào chư Phật nói là ‘bậc chiến thắng đồng ruộng’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘bậc thiện xảo’? Và như thế nào được gọi là ‘bậc sáng suốt? Như thế nào được gọi là ‘bậc hiền trí’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.” | Sabhiya: 523. Sabhiya hỏi rằng: |
527. Khettāni viceyya kevalāni (sabhiyāti bhagavā) | 527. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) Vị đã hiểu rõ toàn diện về các đồng ruộng (mười hai xứ) thuộc cõi trời, thuộc loài người, và đồng ruộng thuộc Phạm Thiên, được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các đồng ruộng, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc chiến thắng đồng ruộng.’ | Thế Tôn: 524. Thế Tôn bèn đáp lại: |
528. Kosāni viceyya kevalāni | 528. Vị đã hiểu rõ toàn diện về các kho chứa (nghiệp) thuộc cõi trời, thuộc loài người, và kho chứa thuộc Phạm Thiên, được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các kho chứa, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc thiện xảo.’ | 525. Ai quán sát nhiếp phục, |
529. Tadubhayāni viceyya paṇḍarāni | 529. Vị đã hiểu rõ các xứ về cả hai lãnh vực, nội phần và ngoại phần, vị có sự trong sạch và trí tuệ, đã vượt lên trên đen và trắng, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc sáng suốt.’ | 526. Ai quán sát nhiếp phục, |
530. Asatañca satañca ñatvā dhammaṃ | 530. Vị đã biết được bản chất của những kẻ xấu và của những người tốt, nội phần và ngoại phần, ở tất cả thế gian, vị được tôn vinh bởi chư Thiên và nhân loại, vị đã vượt qua sự quyến luyến và mạng lưới, vị ấy là ‘bậc hiền trí.’” | 527. Sau khi đã biết được, |
Atha kho sabhiyo paribbājako —pe— bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
| Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya —như trên— đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng: | Rồi du sĩ Sabhiya... lại hỏi Thế Tôn thêm câu hỏi nữa: |
531. Kiṃ pattinamāhu vedaguṃ (iti sabhiyo) | 531. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘bậc đã đạt được sự thông hiểu’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘bậc đã nhận biết được’? Và như thế nào được gọi là ‘bậc có sự tinh tấn’? Như thế nào được có tên là ‘bậc thuần chủng’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.”
| Sabhiya: 528. Sabhiya hỏi rằng: |
532. Vedāni viceyya kevalāni (sabhiyāti bhagavā) | 532. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) Vị đã hiểu rõ toàn diện về kiến thức các loại thuộc về các Sa- môn, thuộc về các Bà-la- môn, vị đã xa lìa sự luyến ái ở tất cả các cảm thọ, vị đã vượt qua mọi kiến thức, vị ấy là ‘bậc đã đạt được sự thông hiểu.’ | Thế Tôn: 529. Thế Tôn liền đáp lại: |
533. Anuvicca papañcanāmarūpaṃ | 533. Vị đã nhận biết được các pháp chướng ngại, danh và sắc nội phần và ngoại phần, nền tảng của các tật bệnh, vị đã được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các tật bệnh, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc đã nhận biết được.’ | 530. Do quán sát, quán triệt, |
534. Virato idha sabbapāpakehi | 534. Vị đã lánh xa tất cả các việc ác xấu ở đời này, đã vượt qua sự khổ đau ở địa ngục, có tinh tấn là nơi cư ngụ, vị ấy, có sự nỗ lực, sáng suốt, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc có sự tinh tấn.’ | 531. Vị ở đời từ bỏ |
535. Yassassu lutāni bandhanāni | 535. Đối với vị nào, các sự trói buộc có thể đã được cắt lìa, nội phần và ngoại phần, gốc rễ của sự quyến luyến, vị đã được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các sự quyến luyến, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc thuần chủng.’” | 532. Với ai các trói buộc, |
Atha kho sabhiyo paribbājako —pe— bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:
| Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya —như trên— đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng:
| Rồi du sĩ Sabhiya ... lại hỏi Thế Tôn thêm câu hỏi nữa:
|
536. Kiṃ pattinamāhu sottiyaṃ (iti sabhiyo) | 536. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘bậc thiện tri thức’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘bậc Thánh’? Và như thế nào được gọi là ‘có tánh hạnh’? Như thế nào được có tên là ‘bậc du sĩ’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.” | Sahiya: 533. Sabhiya hỏi rằng: |
537. Sutvā sabbadhammaṃ abhiññāya loke (sabhiyāti bhagavā) | 537. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) vị đã lắng nghe và biết rõ mọi pháp ở thế gian, bất cứ điều gì có tội hay không có tội, vị đã chế ngự, không còn hoài nghi, đã được giải thoát, không phiền muộn về mọi phương diện, người ta đã gọi là ‘bậc thiện tri thức.’ | Thế Tôn: 534. Thế Tôn bèn đáp lại: |
538. Chetvā āsavāni ālayāni | 538. Vị đã cắt đứt các lậu hoặc, (và) các pháp tiềm ẩn,[1] sau khi đã hiểu biết, vị ấy không đi đến việc trú ở thai bào, sau khi đã xua đi ba loại tưởng, (và) bãi lầy (ngũ dục), vị không đi đến sự phân hạng, người ta gọi vị ấy là ‘bậc Thánh.’ [1] Āsavāni: là bốn lậu gồm có: dục lậu, hữu lậu, tà kiến lậu, và vô minh lậu. Ālayāni: là hai pháp tiềm ẩn: tham ái và tà kiến (SnA. ii, 433). | 535. Sau khi đoạn, chặt đứt, |
539. Yo idha caraṇesu pattipatto | 539. Vị nào đã đạt được mục đích về các tánh hạnh ở trong Giáo Pháp này, vị thiện xảo vào mọi lúc, đã hiểu biết Giáo Pháp, không bám víu vào bất cứ nơi đâu, đã được giải thoát, vị nào không có các sự bất bình, vị ấy là ‘có tánh hạnh.’ | 536. Vị nào ở nơi đây, |
540. Dukkhavepakkaṃ yadatthi kammaṃ | 540. Sau khi đã lánh xa bất kỳ nghiệp nào có quả báu khổ đau, ở bên trên và bên dưới, luôn cả bên ngang và khoảng giữa, có sự du hành với trí tuệ, vị đã làm chấm dứt sự xảo quyệt, ngã mạn, luôn cả tham lam và giận dữ, danh và sắc, người ta đã gọi vị ấy là ‘bậc du sĩ” đã đạt được mục đích.” | 537. Ai không làm các nghiệp |
Atha kho sabhiyo paribbājako bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā attamano pamūdito udaggo pītisomanassajāto uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi: | Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã thích thú, đã tùy hỷ với lời nói của đức Thế Tôn. Được hoan hỷ, vui mừng, phấn khởi, sanh tâm phỉ lạc, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã ca ngợi trực tiếp đến đức Thế Tôn bằng những lời kệ thích đáng rằng:
| Rồi du sĩ Sabhiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy; hoan hỷ, hân hoan, phấn chấn, hỷ duyệt sanh khởi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thương y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn, trước mặt Thế Tôn, thốt lên những câu kệ thích đáng:
|
541. Yāni ca tīṇi yāni ca saṭṭhi | 541. “Thưa bậc có tuệ bao la, bậc đã đi đến nơi tận cùng của các dòng lũ, sau khi đã xua tan ba và sáu mươi tà thuyết[1] được dựa vào giáo điều của các Sa-môn (ngoại đạo), được nương tựa vào tưởng và sự suy diễn của tưởng. [1] Ba và sáu mươi tà thuyết; tức là sáu mươi hai tà kiến đã được đề cập ở Brahmajālasutta (Kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ 1) cộng với sakkāyadiṭṭhi - thân kiến (SnA. ii, 434-435).
| 538. Ôi, bậc tuệ rộng lớn! |
542. Antagū ’si pāragū dukkhassa | 542. Ngài là bậc đã đi đến tận cùng, bậc đã đi đến bờ kia của khổ đau. Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, con nghĩ rằng Ngài có lậu hoặc đã được cạn kiệt. Ngài sáng láng, sâu sắc, có trí tuệ dồi dào. Thưa bậc đã làm chấm dứt khổ đau, ngài đã đưa con vượt qua (hoài nghi). | 539. Ngài đi đến tận cùng, |
543. Yaṃ me kaṃkhitamaññāsi | 543. Khi ngài đã biết con có điều nghi ngờ, ngài đã đưa con vượt qua sự hoài nghi, xin kính lễ ngài. Thưa bậc hiền trí, vị đã đạt được mục đích ở đạo lộ trí tuệ, bậc không cứng nhắc, vị thân quyến của mặt trời, ngài là khéo an tịnh. | 540. Ngài thấy, Ngài biết rõ |
544. Yā me kaṅkhā pure āsi taṃ me vyākāsi cakkhumā, | 544. Thưa bậc hữu nhãn, nghi ngờ nào của con đã có trước đây, ngài đều giải thích điều ấy cho con. Ngài quả thật là bậc hiền trí đã được hoàn toàn giác ngộ, không có sự che lấp nào đối với ngài. | 541. Ðiều xưa con nghi ngờ, |
545. Upāyāsā ca te sabbe viddhastā vinalīkatā, | 545. Và mọi sự sầu muộn của ngài đều đã được tan vỡ, đã được làm cho tiêu hoại. Ngài có trạng thái mát lạnh, đã đạt đến sự thu thúc, có sự kiên quyết, có thế mạnh là sự chân thật. | 542. Với Ngài, mọi ưu não, |
546. Tassa te nāganāgassa mahāvīrassa bhāsato, | 546. Trong khi ngài đây, bậc long tượng của các loài long tượng, bậc đại anh hùng đang nói, tất cả chư Thiên, luôn cả hai nhóm Nārada và Pabbata, đều tùy hỷ. | 543. Ngài là bậc long tượng, |
547. Namo te purisājañña namo te purisuttama, | 547. Thưa bậc siêu nhân, xin kính lễ ngài. Thưa bậc tối thượng nhân, xin kính lễ ngài. Ở thế gian luôn cả chư Thiên, không có kẻ nào sánh bằng ngài. | 544. Chúng con xin đảnh lễ, |
548. Tuvaṃ buddho tuvaṃ satthā tuvaṃ mārābhibhū muni, | 548. Ngài là đức Phật, ngài là bậc đạo sư, ngài là bậc hiền trí, đấng chế ngự Ma Vương. Sau khi cắt đứt các pháp tiềm ẩn và đã vượt qua, ngài đưa dòng dõi này vượt qua. | 545. Ngài chính là Ðức Phật, |
549. Upadhī te samatikkantā āsavā te padāḷitā, | 549. Các mầm tái sanh đã được ngài vượt qua, các lậu hoặc đã được ngài phá tan. Ngài là loài sư tử, không còn chấp thủ, đã dứt bỏ nỗi sợ hãi và khiếp đảm. | 546. Ngài vượt khỏi sanh y, |
550. Puṇḍarīkaṃ yathā vaggu toye na upalippati, | 550. Giống như đóa sen trắng xinh đẹp không bị vấy bẩn ở nước, tương tự như thế, ngài không bị vướng bận ở thiện và ác, cả hai loại. Thưa đấng anh hùng, xin ngài hãy duỗi ra hai bàn chân, Sabhiya xin đảnh lễ hai bản chân của đấng đạo sư.” | 547. Như hoa sen tươi đẹp. |
Atha kho sabhiyo paribbājako bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavantaṃ etadavoca:
| Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã cúi xuống đê đầu ở hai bàn chân của đức Thế Tôn và đã nói điều này:
| Rồi du sĩ Sabhiya lấy đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
|
Abhikkantaṃ bho gotama, —pe— dhammañca bhikkhusaṅghañca labheyyāhaṃ bhante, bhagavato santike pabbajjaṃ labheyyaṃ upasampadanti. | “Bạch ngài Gotama, thật là tuyệt vời! —như trên— Giáo Pháp, và Hội Chúng tỳ khưu. Con có thể xuất gia trong sự hiện diện của ngài Gotama không? Con có thể tu lên bậc trên không?” | - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!... Con xin quy y Thế Tôn, Pháp và chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, mong cho con thọ đại giới.
|
Yo kho sabhiya, aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajaṃ ākaṅkhati upasampadaṃ so cattāro māse parivasati, catunnaṃ māsānaṃ accayena [parivuṭṭhaparivāsaṃ ] āraddhacittā bhikkhū pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya, apica mettha puggalavemattatā viditāti. | “Này Sabhiya, người nào, trước đây theo ngoại đạo, mong mỏi sự xuất gia trong Pháp và Luật này, mong mỏi việc tu lên bậc trên, người ấy (phải) sống thử thách bốn tháng. Sau bốn tháng, có tâm được hài lòng, các vị tỳ khưu (sẽ) cho xuất gia, (sẽ) cho tu lên bậc trên để trở thành tỳ khưu; tuy nhiên ở đây Ta biết được tính chất khác biệt của mỗi cá nhân.”
| - Này Sabhiya, ai trước kia thuộc ngoại đạo, nay xin xuất gia, xin thọ đại giới trong Pháp Luật này cần phải sống biệt trú trong bốn tháng. Sau bốn tháng, nếu tâm các Tỷ-kheo thỏa thuận, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng ở đây, Ta biết sự sai biệt giữa các chúng sanh.
|
Sace bhante, aññatitthiyapubbā imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhantā pabbajjaṃ ākaṅkhantā upasampadaṃ cattāro māse parivasanti, catunnaṃ māsānaṃ accayena [parivuṭṭhaparivāse] āraddhacittā bhikkhū pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya, ahaṃ cattāri vassāni parivasissāmi, catunnaṃ vassānaṃ accayena [parivuṭṭhaparivāsaṃ] āraddhacittā bhikkhū pabbājentu upasampādentu bhikkhubhāvāyāti.
| “Thưa ngài, nếu người trước đây theo ngoại đạo mong mỏi sự xuất gia trong Pháp và Luật này, mong mỏi việc tu lên bậc trên, (phải) sống thử thách bốn tháng. Sau bốn tháng, có tâm được hài lòng, các vị tỳ khưu (sẽ) cho xuất gia, (sẽ) cho tu lên bậc trên để trở thành tỳ khưu, thì con sẽ sống thử thách bốn năm. Sau bốn năm, có tâm được hài lòng, các vị tỳ khưu hãy cho xuất gia, hãy cho tu lên bậc trên để trở thành tỳ khưu.” | - Bạch Thế Tôn, nếu những ai trước kia thuộc ngoại đạo, nay xin xuất gia, xin thọ đại giới trong Pháp Luật này, sống biệt trú bốn tháng. Sau bốn tháng, nếu tâm các Tỷ-kheo thỏa thuận, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo, con sẽ sống biệt trú bốn năm. Sau bốn năm, nếu tâm con thỏa thuận hãy cho xuất gia, cho con thọ đại giới để trở thành Tỷ-kheo.
|
Alattha kho sabhiyo paribbājako bhagavato santike pabbajjaṃ alattha upasampadaṃ, —pe— aññataro ca kho panāyasmā sabhiyo arahattaṃ ahosīti.
| Quả vậy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã đạt được sự xuất gia trong sự hiện diện của đức Thế Tôn, đã đạt được sự tu lên bậc trên. —như trên— Và thêm một vị nữa là đại đức Sabhiya đã trở thành vị A-la-hán. | Du sĩ Sabhiya được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới... rồi Tôn giả Sabhiya trở thành một vị A-la-hán.
|
Sabhiyasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
|
Dứt Kinh Sabhiya.
|