Skip directly to content

20100313 - THANH NIÊN HÀ NỘI - GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG TU TẬP

20100313 - THANH NIÊN HÀ NỘI - GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG TU TẬP

THANH NIÊN HÀ NỘI - GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG TU TẬP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 13/03/2010

Thời lượng: [01:16:26]

Tên cũ: 20100313-Thanh niên HN3-Giữ vững lập trường tu tập

https://thuvienchonnhu.net/audios/20100313-thanh-nien-ha-noi-giu-vung-lap-truong-tu-tap.mp3

1. MỤC ĐÍCH TU HÀNH

(00:00) Trưởng lão: Phải làm chủ bốn nỗi khổ này thì chúng ta mới thấy cuộc sống của chúng ta có an vui. Chứ nếu mà không làm chủ cái này thì mấy con sẽ không an vui, cuộc sống hằng ngày phải lo cơm ăn áo mặc. Cho nên mấy con thấy khi mình sinh ra cha mẹ nuôi lớn khôn, cho mình ăn học. Mục đích cho mình ăn học để mình có nghề nghiệp, tìm cái sống cho nó khoẻ hơn là cái người nông dân. Không khéo mấy con sẽ đi cày ruộng, đi làm lụng quá vất vả, khổ hơn con trâu.

Cho nên vì cuộc đời khổ mình mới tìm chân lý làm sao làm chủ được cuộc sống. Ví dụ như Thầy bây giờ không cơm ăn áo mặc đi. Suốt ngày Thầy ngồi từ tháng này đến tháng khác không đói khát chút nào cả, Thầy làm chủ được thân. Còn mấy con bây giờ cỡ bỏ chừng tuần lễ mới cho ăn chắc run hết. Mấy con đâu có làm chủ được thân đâu. Cái mục đích chúng ta làm sao làm chủ được. Mà chỉ có Phật giáo mới dạy chúng ta cách thức làm chủ. Chúng ta tu cái gì mà cuối cùng chưa có người nào làm chủ được. Tại sao? Đơn giản, quá đơn giản, giải thoát của đạo Phật đâu phải cầu kì, một cái gì cao siêu. Nó rất là dễ dàng…​ (1:29-2:00: Không nghe được tiếng).

(02:00) Đạo Phật có một số kinh sách Nguyên Thuỷ của nó. Còn kinh sách Đại Thừa là kinh sách kiến giải. Cũng như Thầy tu một thời gian Thầy không làm chủ Thầy nghĩ ra cái này cái kia, Thầy viết sách. Cái mục đích sai, thành ra kinh sách thật nhiều chứ Phật dạy chúng ta rất đơn giản. Một câu ngắn gọn đủ chúng ta tu: "Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh. Lậu hoặc đã sanh sẽ bị diệt". Lậu hoặc là cái gì? Lậu hoặc là những sự buồn phiền đau khổ trong tâm của chúng ta. Lậu hoặc là cái gì? Là thân chúng ta đau nhức chỗ này chỗ kia. Đó gọi là lậu hoặc. Mà mình làm chủ được thân và tâm của mình thì đó là mình làm chủ chứ gì. Con người chứ có cái gì đâu khó.

Sống tu theo đạo Phật, viết ra cho nhiều để nói lên cái con đường của đạo Phật chứ gom lại thì đạo Phật chỉ có một chút xíu mà thôi. Ngồi chơi thanh thản, ai có đánh chửi mình đâu mà mình giận. Mà trong khi mình không buồn không giận thì đó là giải thoát chứ còn cái gì nữa. Bây giờ thân tâm của mấy con không đói, không khát, ăn cơm rồi, không buồn ngủ, không hôn trầm thùy miên, ngồi chơi có gì đâu. Đó là giải thoát chứ còn cái gì giải thoát! Chứ phải chi giờ ai làm cho mình giận hờn, buồn phiền, tức giận thì đó là không giải thoát. Còn bây giờ ngồi đây đói bụng quá, mệt thì không giải thoát. Nó rõ ràng.

Mắc mớ gì mấy con ngồi đây mà lo tập trung, gom để cho vào cái tâm bất động, để cho nó bất động. Mấy con làm chi cho nó khổ cái thân vậy? Mà cuối cùng mấy con bị ức chế. Mấy con hiểu một cách sai! Các con thấy rất rõ bình thường mà, con người giải thoát thì mình cứ để nó tự nhiên giải thoát chứ tại sao mình gò bó nó vậy làm cho nó khổ. Mấy con tìm pháp để mấy con làm ông Phật mà chính ông Phật ngay chỗ mà giải thoát đó là Phật mà. Mấy con đừng có cầu mong là tôi phải có Tứ Thần Túc, có nhập Thiền Định. Con cầu mong gì đó mà con không thích ở trong tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Cuộc sống của con bình như thế này thì cái đó nó sẽ có. Còn cứ suy nghĩ mình tu thế này được hay không. Mà khi mà con nghĩ, con cầu mong cái này cái kia thì không bao giờ con có được cái Thần lực của con. Nó đơn giản lắm.

(04:40) Đạo Phật không phải là đạo để cho mấy con tu chơi. Mấy con nghiên cứu rất kĩ, quyết định cuộc đời của mình. Mình bệnh đau cha mẹ thương mình cũng không chịu đau thay bệnh cho mình được. Mình chết cũng không ai chết thay mình được. Mà mình có làm chủ nó được hay không? Không làm chủ thì nó lôi mình đi.

Còn cái tâm tham muốn, ham muốn cái này cái kia, vui chơi này kia thì đó là cái tạo thành nghiệp tiếp tục tái sanh luân hồi. Vì ai cũng giống mình thì nó sẽ tái sanh luân hồi làm con cái họ chứ sao. Người ta cũng như mình. Ai lại cũng muốn vui chơi, ai cũng muốn giàu sang, ai cũng muốn tiền bạc nhiều. Mình vậy, thì người ta cũng vậy nên tương đồng với nhau, thì nó tương ưng tái sanh luân hồi.

Còn mình phải khác. Tôi không có ham muốn mấy thứ đó. Nó không giống thì không làm con ai được hết. Ngày tôi ngồi tôi chơi, tôi thanh thản an lạc vô sự, không có một cái gì mà cám dỗ tôi được, không có gì mà làm chướng ngại tâm tôi được thì tôi là một người giải thoát. Tôi không tu gì hết, tôi làm con người giải thoát chứ không phải tôi tu làm Phật. Các con thấy pháp của Phật quá đơn giản.

Trong khi Thầy tạo một đời sống, tạo một lối sống, tạo một điều kiện thuận tiện cho mấy con sống để mấy con ngồi chơi. Mấy con vô đây mấy con có lo cơm nước, lo ăn gì không? Bây giờ Minh Đức nó hi sinh nó vô đây nó làm công việc để giúp cho mấy con có bữa cơm ăn. Sau thời gian, mấy con tu xong rồi, bây giờ tôi ra nấu cơm, Minh Đức vô tu đi, tôi giải thoát rồi, phải không? Mình thay phiên nhau mình tu mà, có gì khó khăn đâu. Rồi một ngày nào đây mình chia việc, giờ Minh Đức nó lo cho tất cả các huynh đệ với nhau, từ xa xôi đến đây, một ngày nào đó Thầy lôi nó vô khi mà Thầy thấy cái nghiệp của nó đã trả hết cho huynh đệ. Nó còn nghiệp cho nên cái tâm nguyện của nó, nó làm, nó thấy nó vui. Mà khi cái nghiệp của nó hết rồi thì chừng đó cái tâm của nó, nó thích vô tu hơn là nó ngồi nó nấu cơm cho mấy con ăn, thì có người khác thay thế nó. Lúc bấy giờ nó vô nó tu.

(07:00) Mục đích của chúng ta tu là gì mấy con? Đẩy lui bệnh, đẩy lui những tâm niệm làm cho chúng ta thương nhớ đau khổ. Đi tu, mấy con quyết tâm mà chọn lấy đi tu. Vô đây quyết định. Thời gian cao nhất của nó là bảy năm. Thời gian trung bình của nó là bảy tháng. Thời gian ngắn nhất của nó là bảy ngày. Mấy con thấy đạo Phật đâu phải tu suốt đời hay nhiều đời nhiều kiếp đâu. Đừng có nghe ba cái ông Đại Thừa nói tu nhiều đời nhiều kiếp rồi tu cầm chừng, tu chơi bởi vì tu nhiều đời mà, cứ từ từ mà tu, không lật đật. Đó là một tư tưởng sai. Đạo Phật có quyết định, có một ý chí mà đức Phật đã xác định được ở trên Tứ Niệm Xứ, "Bảy năm bảy tháng bảy ngày", nhưng chúng ta gạt bỏ bảy năm, chúng ta chỉ còn bảy tháng nữa thôi. Bởi vì chúng ta tu tập đúng pháp thì bảy tháng chúng ta thành tựu chứ sao. Bảy tháng trên Tứ Niệm Xứ là chúng ta chứng đạo. Ngồi chơi chứ chúng ta có gì đâu. Khi ngồi chơi mà tâm không phóng dật ra ngoài, không nhìn cây nhìn cỏ, không nhìn người, không nghe, không nói chuyện người này người kia, sống một mình thì tâm nó sẽ ở đâu? Nó sẽ quay vô cái thân của mấy con chứ ở đâu. Tự nhiên nó ở trên thân, nó quán thân thì trong bảy ngày, cao lắm là bảy tháng mấy con chứng đạo. Còn nếu mấy con có ý chí dũng mãnh hẳn hoi thì trong bảy ngày, đâu phải lâu lắm. Bởi vì tại sao mà người ta tu bảy ngày? Là tại vì người ta bỏ hết rồi, người ta không còn có nhớ nghĩ gia đình, cha mẹ, anh em, chị em, ruột thịt, con cái, tất cả người ta buông xuống hết người ta không còn nhớ nữa. Người ta biết rất rõ, đó là ái kiết sử, đó là nhân quả gặp nhau để vay trả chứ đâu phải là cha mẹ anh em gì, đòi nợ với nhau.

Nếu mấy con sanh lên với cha với mẹ của mình mà có hiếu thì mấy con nợ ông bà đó. Còn nếu mấy con sanh lên làm đứa con ăn chơi, phá đám, không học hành, đó là ông bà đó nợ con. Có vậy thôi. Nó làm cho đừng vừa lòng mình, mình buồn phiền đứa con của mình. Đó là vay nợ của nhân quả chứ không có cái gì đâu. Cho nên khi người tu biết rõ là không có gì, mình phải ngồi đây thì người ta vô tu người ta sẽ thấy được. Chứ không phải là bây giờ chúng ta ở trên thân quán thân rồi chúng ta cố gắng tập trung trên thân quán thân là chúng ta bị ức chế. Chúng ta biết pháp, chúng ta ngồi chơi mà tâm chúng ta nó không có ham thích ở bên ngoài, nó không có nhìn nghe nói, không có ham ra ngoài nói chuyện thì nó sẽ quay vào thân nó chứ đâu, nó ở trên thân nó. Tự nhiên ở trên thân chứ chúng ta không bắt ép nó chỗ nào. Đó là nó có bảy ngày nó chứng đạo đó. Còn mấy con tu sai là mấy con sẽ trật hoài không được gì hết. Cứ bắt ép nó phải trụ chỗ này, phải tập chỗ kia, phải có pháp, rồi đi kinh hành này kia. Thầy đã nói khi nào mình buồn ngủ mà giờ của mình tu còn thì mình đi kinh hành. Nó không buồn ngủ thì thôi. Có ai bắt buộc mình đâu, các con thấy không?

2. PHẢI CÓ LẬP TRƯỜNG VỮNG VÀNG

(10:40) Mà các con phải có lập trường cho vững, mình đến đây không phải tu chơi. Không phải đến đây để mình thăm quan hoặc đến đây để cho mình tập thử coi được thì mình tu không được thì thôi. Không phải! Đạo Phật không có chuyện mà chơi đó đâu. Chẳng hạn bây giờ cái mục đích các con vô trường học, từ lớp nhỏ đến lớp lớn; mục đích các con phải đỗ tiến sĩ thì mấy con phải có ý chí, có lập trường rất vững, phải đỗ tiến sĩ. Dù hoàn cảnh gia đình của mình có thay đổi điều này thế kia nhưng không bỏ học, đạt được cuối cùng. Đó là lập trường vững. Còn lập trường không vững á, bây giờ gia đình khi đó khá giả cho các con đi học. Đến khi mà gia đình nghèo khổ không có đủ tiền cho các con đi học thì các con sẽ nghĩ thôi đi ra làm công nhân hoặc làm cái gì đó. Đó là lập trường không vững cho nên mấy con học cũng không tới đâu hết. Còn người ta vững, người ta đạt được mục đích của người ta. Hoàn cảnh nó có khó khăn người ta vẫn sẽ đạt được. Đó là trong sự tu giống như sự học. Mà sự học, nó thuộc về đời sống, còn tu nó thuộc về làm chủ được những sự đau khổ của chúng ta. Nó quý hơn gấp trăm ngàn lần.

(11:52) Mục đích của mấy con vô đây tu là đuổi bệnh, là làm chủ tâm. Mà đến đây tu rồi á, "ôi bữa nay sao nhức vai, nhức chân, đau đầu, thôi mình xin Thầy đi ra uống thuốc, chữa bệnh…​". Khi mà mình lập trường vững rồi đến đây chết bỏ chứ không đi. Ở đây có pháp để đuổi bệnh chứ không phải đến đây để mà tu chơi. Cho nên mấy con đến đây mà xin đi uống thuốc, đi chữa bệnh.

Bệnh đau chết thì chôn, ở đây cho đạt mục đích…​ Ai trên đời này sanh ra mà không chết, sao lại sợ bệnh? Có người nào không chết đâu. Các con cứ ra đồng mả, có người nào mà sống hai ba ngàn năm chưa? Chưa. Cao lắm là trăm tuổi, trăm mười tuổi, trăm hai mươi tuổi là hết sức. Sống như ông A Nan một trăm hai mươi tuổi. Hạng người như vậy đó bao nhiêu người? Hạng mà sống dai vậy bao nhiêu người? Sáu bảy chục tuổi, tám chục tuổi chết hết rồi. Mấy con thấy cái thân nó vô thường. Ai khỏi chết mà sợ. Giờ tuổi như mấy con còn trẻ vậy, đau nằm đó chết bỏ coi thử cái đau có chết không. Còn đi bác sĩ uống thì mạnh, vài ba bữa nó nằm nữa. Chứ bác sĩ trị hết bệnh cho mấy con luôn à? Nhưng mà pháp của Phật dạy thân của các con sẽ không bệnh.

Từ khi Thầy tu tới giờ rồi, bốn năm chục năm, không bao giờ Thầy uống một viên thuốc. Đâu phải thân Thầy bằng sắt, bằng đá sao, cũng như mấy con vậy thôi. Nhưng mà bệnh đau nó dám bén mảng không? Thầy chỉ đuổi, hoàn toàn đuổi nó chạy mất. Cho nên vì vậy mà người ta biết người ta làm chủ được cái thân, làm chủ được cái bệnh. Chứ đến đây để tu học làm chủ cái bệnh mà mỗi lần bệnh đến lại chạy trốn, nói tu chưa đủ. Chính đối tượng là bệnh đau đó giúp chúng ta ôm chặt pháp mà vượt qua để làm chủ nó. Thế mà chúng ta ớn, chúng ta lo lắng này kia. Đó thực ra là lập trường của mấy con không vững, cho nên ôm pháp không chặt chứ không có gì hết. Cho nên đến đây tu nhất định chết bỏ. Đã quyết định tu làm chủ sanh, già, bệnh, chết, làm chủ bệnh, vậy mà có bệnh đi uống thuốc làm gì?

(14:40) Các con biết mình sanh ra là trong nhân quả. Nhân quả nó chưa chết, giờ mấy con có cột dây thắt cổ cũng có người chạy lại kịp lúc lôi xuống, mấy con cũng còn thở. Còn bây giờ nó tới giờ chết rồi, có ai cứu thì mấy con cũng chết à. Hay lắm! Mỗi con người có quy luật của nhân quả, khi sanh ra nó theo quy luật đó. Chúng ta do nhân quả mà sanh, cho nên chúng ta nằm trong quy luật của nhân quả. Nghiệp chúng ta tiếp tục tương ưng tái sanh, luôn luôn trên nhân quả. Chẳng hạn như hồi nào giờ Thầy nghiệp như thế nào, không phải là nhân quả sao? Thầy mở lời nói Thầy chửi người ta, đó là nghiệp ác. Nhân chửi người ta là nhân ác chứ sao. Mai mốt có người chửi lại mình thì đó là quả chứ gì, các con thấy không? Hay là họ đánh mình thì đó là quả chứ có gì đâu. Nhân quả mà. Hành động cú đầu người ta là nhân. Mai mốt trả quả thì người ta cũng cú đầu mình lại chứ sao. Đó là quả, nhân quả mà, các con thấy nhân quả có chạy đâu trốn khỏi nó. Mình tạo nhân nào thì phải trả quả nấy. Cho nên đi, đứng, nằm, ngồi của mình đều tạo nhân quả. Các con đi mà các con không có chú ý dưới bàn chân thì các con sẽ đạp những loài vật nhỏ nhất như kiến, những loài dưới chân sẽ bị chết đi. Vì thân chúng ta có trọng lượng quá nặng nên nó chết đi, chết đi trong cái vô tình của mấy con. Mấy con khỏi phải trả cái vô tình sao? Đi đường xe cán mấy con, người ta vô tình chứ người ta muốn cán mấy con sao, phải không mấy con? Tai nạn giao thông đâu phải là muốn à? Đâu có ai muốn điều đó đâu, nhưng mà vô tình.

3. TRƯỚC KHI ĐI TU PHẢI GIẢI QUYẾT NHÂN QUẢ GIA ĐÌNH

(16:28) Tất cả những sự tu tập của chúng ta đơn giản như vậy. Cho nên mục đích mấy con đến đây là tu tập. Mà quyết tâm tu thì lập trường cho vững, đừng có dao động, đừng có nghĩ ngợi gì. Trước khi đi là phải bàn bạc cho gia đình biết, cha mẹ mình biết. Nếu mà mấy con lập gia đình, bàn bạc với vợ con đi. Mục đích của mình như thế nào nói cho họ biết, nói cho họ rành, để cho họ hiểu.

Họ cản trở không cho đi thì mình đặt ra những điều kiện, đặt ra câu hỏi. Họ trả lời được thì mình sẽ ở nhà. Mà trả lời không được thì mình sẽ đi. Thí dụ như: "Bây giờ con đang nhức đầu nè, cha mẹ đau thế giùm cái nhức đầu cho con đi thì con sẽ ở nhà, con không đi. Bởi vì con đau nhức đầu mà con đến đó để con học làm chủ cái không nhức đầu của con, cái thân con không đau. Tại sao cha mẹ lại không cho? Cũng như bây giờ con là người không có biết chữ, con muốn đến trường để học biết chữ, mà cha mẹ không cho vậy cha mẹ suốt cuộc đời đọc chữ cho con đi". Đâu có cái chuyện đó. "Hay là cha mẹ đi học để cho con biết chữ đi". Đâu có bao giờ có chuyện đó đâu. Ai học người nấy biết chứ. "Bây giờ cha mẹ sanh con ra mà con của cha mẹ không biết mặt chữ, thua cái thằng nhỏ ngoài kia thì con có nhục không, gia đình mình có tệ không? Đó là danh dự của cuộc sống thôi. Còn này là làm chủ được bản thân mà tại sao cha mẹ không cho con đi. Con đi đâu phải con đi ăn trộm, ăn cắp làm xấu hổ cho gia đình. Mà chính con đi để mà làm chủ được nỗi khổ của thân con. Làm người đã có thân ai lại không bệnh đau, không bệnh này thì cũng là bệnh khác. Mà có sức làm chủ nó, vậy mà sao cha mẹ không cho con tu học những cái đó để đem lại sự bình an cho chính bản thân con. Rồi cha mẹ trả lời đi". Làm sao cấm cản mấy con được!

Mấy con ở Việt Nam đi học ở ngoại quốc, ở nước khác mà cha mẹ vui lòng cho đi. Cho đi như thế nào? Là vì danh dự mình có đứa con được đi ra ngoại quốc học tiến sĩ hay bác sĩ…​, tu nghiệp để trở thành một người chuyên môn trên nghề nghiệp đó. Cha mẹ hãnh diện với bà con, với anh chị em trong xóm, trong làng khi có một thằng con học như vậy. Còn bây giờ có một người con làm chủ sanh già bệnh chết còn hãnh diện hơn nữa. Tại sao cha mẹ không cho? Ở trong làng xã chúng ta, có người nào làm chủ sanh già bệnh chết chưa? Chưa mà. Gia đình mình lại có đứa con làm chủ được, không phải hãnh diện sao! Mà tu đâu phải chuyện khó. Ngồi chơi chứ có phải làm cái gì nặng nhọc đâu. Đâu phải vô đây mà cày ruộng, cuốc đất nặng nhọc?

(19:45) Cho nên khi đi tu rồi thì mấy con phải lập lập trường cho vững. Trước khi đi tu phải giải quyết gia đình, cha mẹ thông suốt hết. Họ chấp nhận cho đi thì đi. Mà chưa thông suốt nhất định chưa đi. Chưa đi thì mình tìm cách để thuyết phục chứ không phải đầu hàng. Không phải không cho đi rồi bỏ cuộc. Lập trường mà bỏ cuộc, lập trường gặp khó khăn, gặp cản trở mà bỏ thì người đó không có ý chí, lập trường không vững. Còn mình không bỏ cuộc, nhất định phải vượt qua những khó khăn. Bất cứ một cái gì cản trở là mình vượt qua hết. Con người của mình phải có lập trường rất vững vàng, ý chí rất dũng mãnh. Chứ không phải hèn nhát, gặp khó khăn mà chùn bước thì không làm nên một sự nghiệp gì cả. Gặp một chút ít thì dao động tâm. Những hạng người như vậy là hạng người yếu đuối, hạng người hèn nhát, không xứng đáng là đệ tử của Phật. Khi đức Phật muốn đi tu, vua cha đâu phải không cấm, không cản. Mà đức Phật đã quyết rồi thì không có ai cản được. Đi là đi! Đó là lập trường vững, dũng mãnh, ý chí. Vợ rồi con mới sanh ra có chút xíu vẫn bỏ đi như thường. Sanh tử trước mắt, sự đau khổ trước mắt mà không lo, ở đây lo cho vợ con. Mà vợ con khi đó giàu có chứ có phải đói khát sao. Cho nên đức Phật bỏ đi là đúng. Còn chúng ta có vợ con đang nghèo đói, không cơm ăn áo mặc mà bỏ vợ con đi là thiếu đạo đức! Còn đức Phật bỏ đi như vậy là đúng. Có bao giờ mà vợ con của đức Phật đói khát đâu. Con vua cháu Chúa mà, sao mà đói được. Cho nên đức Phật bỏ đi là đúng. Mấy con thấy không?

(21:32) Hôm nay gặp Thầy để cho mấy con thấy con đường của mấy con có phải là người thanh niên có ý chí, dũng cảm hay là loại hèn nhát, đụng đâu dao động đó. Vô tu chơi chơi, thấy không được thì bỏ cuộc. Vậy từ ngoài đó đi vô đây, tốn tiền bao nhiêu để bây giờ đi ra làm gì đây? Làm hao tiền tốn của cha mẹ, người khác. Mình phải làm sao cho xứng đáng chứ? Sao mình đi tiêu phí tiền của kẻ khác, trong khi mình chẳng làm được cái gì? Đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo. Tu phải ra người tu chứ, đâu phải làm chuyện trẻ con mới lớn lên sao! Tuổi mấy con đâu phải là tuổi không hiểu đời. Biết đời khổ mới đi tu chứ.

Làm cái gì cũng phải lập trường cho vững. Chứ không khéo thành những kẻ hèn nhát, trong xã hội của chúng ta.

4. LẤY PHÁP PHẬT ĐỂ TRỊ BỆNH

(22:45) Còn riêng Chơn Thành thì con tu theo Thầy thấy con gặp cái chướng ngại của thân, tức là thân bệnh. Đó là con mắt: “Cho mày đui chứ ở đấy mà tao sợ”. Hàng ngày thấy đối tượng con mắt mờ: "Con mắt phải sáng suốt. Thầy bây giờ tám mươi mấy tuổi rồi con mắt Thầy sáng như sao băng. Còn mày tại sao bây giờ lại mờ mờ"?

Pháp tác ý của con sẽ dẫn con mắt phục hồi, sáng suốt. Chứ đâu phải sợ mà đi bác sĩ rồi mua thuốc để nhỏ. Càng mua thuốc nhỏ, càng mờ con mắt. Nó làm cho mình thiếu nghị lực, thiếu ý chí, đầu hàng trước nghiệp của mình rồi, không chuyển nghiệp mà đầu hàng. Con thấy con yếu đuối ở cái chỗ đó. Thuốc hay lắm sao? Cho nên chẳng cần mua thuốc nào hết. Chỉ lấy pháp Phật làm thuốc để đối trị những bệnh trên thân của chúng ta. "Con mắt phải sáng suốt. Ở đây không phải là chỗ mờ mịt như ngoài đời. Thân này phải khỏe mạnh, không đau ốm, con mắt phải sáng suốt". Cứ như vậy tác ý, nó càng đau chỗ nào thì tác ý ngay chỗ đó, không sợ gì hết. Ý thức lực mà, cái lực của ý thức sẽ phục hồi cơ thể của chúng ta. Đâu phải đức Phật nói chơi đâu. Đâu lý đức Phật nói dối, dạy chúng ta dối sao? Thầy làm được! Mình không làm được là tại vì mình thiếu ý chí, mình thiếu bền chí để rèn luyện câu tác ý. Đức Phật đã nói: "Có Như Lý Tác Ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, lậu hoặc đã sanh sẽ bị diệt". Bây giờ nó đã sanh, nó làm con mắt mình mờ thì đó là lậu hoặc, thì tác ý sẽ diệt nó đi chứ. Tại sao lại không tin Phật? Trên đời chúng ta có hai ba ông Phật hả? Ông đã làm chủ được sanh, già, bệnh, chết rồi thì mình theo pháp của ông để mà làm chủ như ông chứ. Tại sao lại tác ý vài ba câu rồi bắt đầu lười biếng? Ngày nay không hết thì ngày mai, tháng này không hết thì tháng sau phải hết chứ, làm gì không hết. Nó còn có những điều kiện để rèn luyện nghị lực của ý thức. Càng tác ý thì cái lực của ý thức càng lớn, càng mạnh lên. Còn bây giờ gặp chướng ngại thì thôi. Như vậy là trong khi tu, mình chưa có rèn luyện đủ lực của ý thức nên đuổi nó chưa đi thôi. Cho nên nhờ đối tượng hiện ra để cho mình dùng nó rèn luyện phương pháp tác ý của mình trở thành ý thức lực. Nếu mình tác ý như vậy mà đuổi đi thì nó phải có cái lực. Không có cái lực phục hồi cơ thể như vậy thì làm sao hết bệnh. Chứ mình có uống viên thuốc nào đâu! Thầy nói mấy con thấy chưa? Pháp của Phật như vậy mà mình dao động tâm một chút thì mình mất pháp, coi như mình ném pháp, mình bỏ, mình chạy theo pháp thế gian, chạy theo thuốc thế gian. Đó là pháp thế gian chứ đâu phải Pháp Phật.

5. TÁC Ý MẤT HIỆU QUẢ LÀ VÌ PHÂN TÂM

(25:55) Thầy Chơn Thành: Thưa Thầy, con thấy thế này, trước đây khi mà cảm thọ đến thì con đuổi nó đi liền. Thí dụ như hồi mấy năm trước đây có phải dùng một tí thuốc nào đâu. Trong hai mươi bốn giờ, nó cũng đi. Nhưng ngày nay nó lại như thế này nên con mới suy nghĩ trình với Thầy để Thầy cho cái pháp. Càng tu thêm như thế thì nó càng kéo dài thời gian.

Thí dụ ngực nó đau như thế, tức là đau từ đây đau xuyên ra đằng sau lưng, nằm ngửa không nằm được. Dĩ nhiên có pháp nằm nghiêng rồi, chứ nếu mà nằm ngửa thì rõ ràng là không nằm được. Con phải mất một tháng mười lăm ngày, dùng bao nhiêu pháp: Định Niệm Hơi Thở, Tâm Bất Động, Thân Hành Niệm…​ Một tháng mười lăm ngày thì hết. Từ đó con mới ngộ ra rằng các pháp đều vô thường, tất cả thân này là vô thường, không có cái gì của ta cả. Cuối cùng thì mình đã chiến thắng được nó. Từ cái đó làm bàn đạp một cách tự nhiên thôi, tức là mặc kệ nó. Con có một tâm niệm như thế này: "Nếu còn duyên theo chánh pháp của Phật dứt khoát bệnh nó sẽ hết. Nếu mà hết duyên với chánh pháp của Phật là nó chết, không có thuốc gì chữa được.” Con đã chiến thắng cái đau ngực đó, Thầy biết. Con mất một tháng mười lăm ngày. Tiếp theo đó thì đến cái gì? Tiếp theo đó thì đến đau cái gót. Đau gót tức là không thể nào đi được, chỉ còn cái nỗi bò. Nhưng nhờ phương pháp tác ý thì một thời gian nó cũng hết. Giờ thì đến mắt này mờ. Mắt mờ thì nó không hết, khi con nói với chú Mật Hạnh tình hình như thế thì chú nói mua thuốc mắt về nhỏ cũng không thấy có kết quả. Nếu con dùng chánh pháp của Phật, mắt sẽ trở lại; mà nếu cùng lắm cũng sẽ như ông A Na Luật cũng không có gì mà đáng sợ. Thế nhưng có một điều như thế này, cái ý thức lực trước đây tại sao trong giai đoạn đầu thì nó mạnh như thế. Mà bây giờ càng tu lên cao thì nó lại kéo dài?

Trưởng lão: Đó là nó nhìn thấy cái sai của nó. Tại sao con thấy hồi mới tu nó còn có lực, mà càng tu cái lực lại thiếu, không còn. Tại vì phóng dật, nó bị phóng tâm. Càng tu thay vì phải gom tâm vô; còn này con càng tu, tu riết rồi ngồi chơi sướng quá nên tâm chạy ra ngoài hết, ngó cái này, ngó cái kia, ngó người đi qua lại. Đó là con bị phân tâm rồi. Cho nên giờ con tác ý nó đâu có lực nữa. Ý thức lực là tâm phải gom lại chứ đâu lại để tâm nó đi tản mát ra ngoài.

Cho nên: “Hồi đó sao tôi tác ý bệnh nó hết, mà giờ tôi tác ý bệnh không hết?" là do mình bị phân tâm, phóng dật. Cho nên đức Phật nói:"Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật". Khi đó thành rồi thì phải coi như là không phóng dật. Mà giờ con chưa hoàn thành được con đường giải thoát cho nên tâm còn phóng dật. Con ngồi đó, chứ ai đi đâu con biết hết thì thôi rồi. Cái đó là phóng dật, là mình ngó ra chứ không phải ở trong thân tâm của mình. "Tâm định trên thân", nó đâu cần biết bên ngoài đâu. Nó như vậy, tâm mới gom vô thành cái lực chứ.

6. BIẾT CHỖ ĐAU LÀ ĐÃ TÁC Ý ÁC RỒI

(31:00) Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy con đã có như thế này. Trong câu:"Ý dẫn đầu các pháp, ý đứng đầu sai sử. Trong ý khởi niệm ác, làm việc ác đó thì nó sẽ theo ta như xe theo vật kéo”. Nhưng thực tế thì con đâu có khởi niệm ác. Con không khởi niệm ác mà hoàn toàn từ ngày ra ngoài xong, rồi quay về đây thì hầu như không có tiếp duyên với ai. Nói chung thì cũng hết sức phòng hộ sáu căn, không để nó buông nhiều, ý dẫn đầu mà rõ ràng con không có tác ý ác. Mà tại sao lại thế, nó cứ tự tuôn trào, phóng dật ra?

Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này nè. Nói "không tác ý ác" là con nói sai đó. Bây giờ con mắt con đau, nhức chỗ này chỗ kia mà con không biết là không tác ý, mà con biết nó là đã tác ý ác. Vì nó là ác pháp, trong thân con thôi chứ có phải bên ngoài đâu. Bây giờ nó nhức cái chân này thì con đừng có để ý, đừng có tác ý. Bởi vì con biết cái đau đó là con đã tác ý nó rồi. Bởi vì mình dẫn nó vào chỗ đau là mình tác ý. Còn bây giờ đau thì mình kệ nó, mình có cần gì chú ý vào chỗ đau, đừng nghĩ đến nó. Con đã tác ý ác mà con không biết, con cứ nghĩ đó là thiện. Cho nên con dẫn nó vào chỗ ác mà con không hay. Con hiểu chỗ đó chưa?

Thầy Chơn Thành: Giờ con hiểu.

Trưởng lão: Nó vậy đó, dẫn vào pháp ác. Chứ đâu phải con nghĩ bây giờ mình phải đánh người đó, chửi người đó, mới là cái ác. Cái đó là quá thô, ngoài đời. Còn ở đây trong Đạo, cái ác ở trong Đạo nó vi tế lắm, nhận không ra được nó đâu. Hễ khi nào trên thân con đau nhức chỗ nào đó mà cái ý con nó nghĩ ngay chỗ đó là nó tác ý đó, tác ý ác đó. Mình phải ngăn ác, diệt ác chứ sao lại để cho nó tác ý. Mình ngăn ác, diệt ác thì nó cần lưu ý gì chỗ đau đó nữa đâu. Con hiểu không? Cho nên nó đâu có đau!

(33:40) Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy. Con nhận ra như thế này: trong "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" đấy, khi nào con quay vô chỗ bất động thanh thản, an lạc, vô sự thì khi bất động đó, con chỉ có thấy cái hơi thở ra vô thôi chứ ngoài ra thì con không thấy cái gì cả. Vẫn nghe, vẫn biết, vẫn thấy nhưng những cái đó nó không có tác động được đến con bởi vì nếu khi mà đã mất trong cái trạng thái cái thân của mình mà không còn thấy cái hơi thở ra vô thì lúc đó là loạn tưởng và phóng dật, coi chừng nó xuất hiện là mất trạng thái của sự bất động đó. Chứ còn không thì nó chỉ có thấy hơi thở ra vô, kể cả lúc mà đang…​ cũng vậy. Còn mà đã mất thì nó trở ra trạng thái phóng dật. Như vậy có đúng không Thầy?

Trưởng lão: Đúng, như vậy là đúng. Nhưng đó là người mới tu. Chứ còn người mà đã tu lâu rồi thì nó không cần biết cái đau mà nó cần có biết cái bất động. Nhưng vì vậy người tu lâu thì họ ở trong cái trạng thái bất động mà không cần phải trụ trên hơi thở. Còn người mới tu thì phải nương vào hơi thở mà không được tập trung trong hơi thở. Tập trung trong hơi thở để làm cho nó bất động thì lại sai pháp. Để tự nhiên nó biết hơi thở ra vô, một thời gian sau nó bất động thực sự, nó không còn cái niệm đau đó nữa thì nó mới thực sự bất động. Đạo Phật nó vi tế. Nghe nói bất động chứ thực sự nó đang động. Nhưng mà vì người mới tu thì nó động thô nhiều thứ, bây giờ động có một thứ là con ở trong cái hơi thở, con thấy không? Nó động chứ nó bất động đâu. Nhưng mà khi mà mình không còn thấy hơi thở mà vẫn tỉnh táo hẳn hòi hoàn toàn thì lúc bấy giờ mới thật sự là bất động.

Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy như thế trạng thái của sự bất động hoàn toàn là không thấy cái gì cả?

Trưởng lão: Không thấy cái gì hết! Nó bất động hoàn toàn mà nó rất tỉnh con. Cũng như cái cây kia nó không lúc lắc, nó bất động rõ ràng nhưng cái cây nó không biết nó bất động. Mà trái lại mình bất động lại biết mình rõ ràng. Thấy rõ ràng không phải là thấy nó còn lúc lắc, lúc lắc; thấy hơi thở tức là cái cây nó còn thấy nó lúc lắc thì chưa phải bất động. Cho nên bây giờ đó là cái sơ cơ của mình. Nếu không nương vào chỗ bất động thì bao nhiêu sự động nó quá nhiều, không nương vào chỗ động của hơi thở thì nó sẽ nương vào cái chỗ nhiều động, con hiểu không? Bây giờ nó gom lại hơi thở nhưng mà không lấy hơi thở để trụ, ức chế tâm của nó, để tự nhiên. Cho nên sau một thời gian cái sức tỉnh, tỉnh giác đó, người tu rất là tỉnh mấy con, nó không còn buồn ngủ, nó không còn hôn trầm, buồn ngủ gì nữa hết tức là ngày đêm nó không buồn ngủ. Nó ngồi như vậy suốt ngày đêm nó tỉnh táo. Đó là cái sức tỉnh nó cao rồi. Cho nên vì vậy mà nó không còn ở trong hơi thở, nó rất tỉnh táo.

Thầy Chơn Thành: Kính bạch Thầy vậy thì bây giờ trong cái tu của mình thì mình không nương vào cái gì cả. Mình chỉ tác ý một lần và ngồi im theo dõi cái tâm, nó quay vô hay nó quay ra?

Trưởng lão: Ngồi im. Nó vậy đó. Nó quay ra thì mình kêu nó quay vô, thế thôi, rồi nó ở trên hơi thở. Không được tập trung trong hơi thở nhưng mà biết, biết tự nhiên thôi chứ không khéo nó ôm hơi thở, nó tập trung trên đó. Vì nó lo nó bị động cho nên nó ôm hơi thở để cho nó không bị tác động ở bên ngoài. Ngầm ở trong tâm chúng ta vẫn có nỗi lo. Nói chúng ta không lo chứ sự thật nó đang lo. Mình cứ có chỗ nào nương tựa được cứ nương. Cuối cùng mình bỏ cái chỗ nương của mình đi.

Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy như thế là không cần nương vào cái pháp nào cả? Mà cứ để cho nó tự nhiên?

Trưởng lão: Không cần nương vào cái pháp nào cả. Cứ để tự nhiên.

7. CÒN THỜI KHÓA LÀ VÌ TÂM CHƯA BẤT ĐỘNG HOÀN TOÀN

(37:40) Thầy Chơn Thành: Vậy còn thời gian có quan trọng lắm không? Trong mỗi thời tu tập, trong bốn cái oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Có cần nương vào thời khóa, bây giờ trong một thời là ba giờ, chia nhỏ thời gian ra và kéo dài thời gian, ví dụ trong ba giờ. Trước đây con tu là ba giờ một thời tu thì chia nhỏ nó ra ba giờ mỗi thời một giờ. Nhưng nay con không cần dùng đến ba giờ mà con chỉ cần mười lăm phút. Giữa mười lăm phút và một giờ thì có ảnh hưởng gì trong quá trình tu tập không?

Trưởng lão: Không cần thời khóa nào hết, bởi vì mình tu tới giai đoạn tâm bất động; chứ còn thời khóa là nương vào pháp để tu, tức là còn nương vào pháp. Cho nên mình tu một giờ, hai giờ, hoặc ba giờ, bốn giờ. Bây giờ buổi sáng tu bốn giờ, buổi chiều tu bốn giờ, buổi khuya tu bốn giờ, thí dụ vậy. Rồi tăng dần lên cho tới sáu giờ, sáu giờ thì coi như là không còn giờ, cho nên vì vậy buông luôn không có thời khóa, tức là tu luôn suốt ngày đêm hai mươi bốn tiếng đồng hồ, có phải không?

Còn bây giờ, con còn ở trong thời khóa, bốn giờ hay ba giờ trong một buổi rồi nghỉ. Thế là còn thời khóa, còn cái này không. Tu cái này có gì đâu, lúc nào cũng ngồi nghỉ, ngồi chơi. Có buồn ngủ thì khi ngồi mình chỉ cần tác ý nó cũng hết. Người mà tỉnh táo thì họ ngồi không buồn ngủ. Còn người buồn ngủ mà đi kinh hành là còn niệm si chưa có xả, chưa có xả tham, sân, si hết. Vì vậy phải đi kinh hành chứ không đi kinh hành thì nó không bao giờ hết cái si đâu, ngồi nó buồn ngủ. Vì vậy, người tỉnh táo hẳn hòi hoàn toàn thì họ không còn thời khoá. Còn si, còn hôn trầm thùy, miên thì còn thời khóa. Chứ con bỏ thời khóa thì lúc nào nó cũng có thể ngủ được mấy con. Bởi vì giờ nào mình cũng tu nhưng sức của mình, sự tỉnh của mình chưa đủ mức thì cái si sẽ đánh mình, giờ nào cũng gục được. Cho nên mình phân thời khóa cho mình đi kinh hành phá nó, hết giờ mình nghỉ. Chứ không khéo mình tu luôn cũng được. Hiện giờ căn cứ vào chỗ hôn trầm thùy miên của các con mà người ta mới phân ra giờ giấc, thời khóa. Còn khi mấy con hết hôn trầm thùy miên rồi thì người ta không cần phân chia thời giờ nữa, các con hiểu chưa?

(40:35) Thầy Chơn Thành: Thưa Thầy, theo con, qua sự trình bày cũng như trong các buổi học, những điều Thầy đã dạy, con thấy trong cái giai đoạn hiện tại mà nói thì hầu như chưa ai đạt được đến đây cả, con nghĩ thế. Bởi vì vẫn còn trong thời khóa, vẫn còn phải tác ý, tức là vẫn còn phải dựa vào các pháp chứ chưa ai mà không dùng pháp để mà buông xả hết. Chưa ai không có pháp mà buông xả được tham, sân, si, mạn, nghi, thất kiết sử cũng như là ngũ triền cái. Chưa ai làm được việc đó. Chính vì việc đó mà con nghĩ là nó rất khó.

Bởi vì qua thời gian, thực tế mà nói, con so với một số người thì con cũng vững, và cũng ở đây lâu nhất, mười bốn năm. ("Lão làng"- giọng Trưởng lão) Ở đây để mà diệt được ví dụ như ly gia, cắt ái thì con cảm nhận rằng đối với con không có gì vướng bận,. ("Là được"- giọng Trưởng lão), không có gì thương nhớ. Con nói chuyện tiền bạc này khác đối với con không có nghĩa lý gì hết. *("Con xả được rồi đó "- giọng Trưởng lão*). Cái đó là cái xả được nhưng còn những cái xả như Thầy nói, là những cái vi tế, thì nó rất khó. Nếu như Thầy không nói "khi nó đau không cần tác ý, nương vào chỗ đau đó là tác ý rồi" thì không ai hiểu cái đó để mà tu. Cho nên pháp của Phật rất khó chứ không phải Thầy dạy là được. Thực tế, hành được nó là cả một vấn đề cực kỳ khó khăn.

Trưởng lão: Không phải đâu mấy con. Bây giờ thí dụ đầu mấy con nhức này, mấy con chưa có biết tu cho nên vì vậy mà nó sẽ tác ý ngay cái chỗ đau. Vậy thì bây giờ tôi tác ý cách khác chứ. Tôi đâu có điên gì để tác ý cái nhức đầu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nhức đầu kệ nó, đừng có lo", cái tâm mà nó tác ý nhức đầu nó bị cái kia đánh đi đi, nó phải tác ý chỗ bất động, thanh thản. Nó có cái pháp dẫn nó đi ra chỗ khác."Ý làm chủ, ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp" mà. Bây giờ nó dẫn vô chỗ đau phải không? Tự nó dẫn vô chỗ đau, nó biết đau tức là nó tác ý ngay chỗ đau. Có phải ý của chúng ta nó khôn không? Khi nó dẫn vô, "Bây giờ mày không có được dẫn vô chỗ đau nữa nha. Tao tác ý tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đi ra". Là nó ra đó mấy con, có phải không, con thấy không? Tức là kiểu cách của đức Phật dạy chúng ta dùng ý thức để làm chủ chứ bây giờ ý thức chúng ta nó luôn luôn nó dẫn vô chỗ khổ đau.

Người ta chửi mình thì ý của mình sao, nó dẫn vô chỗ giận đó, có đúng không? Mà mình biết cách thì mình dẫn nó ra. “Nhân quả. Nếu mà không có nhân quả làm sao người ta chửi mày. Đi ra, không có giận". Đó, thì mình dẫn nó ra, chứ không để cho nó sập ở trỏng.

(44:15) Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy, tất cả các pháp, duy nhất chỉ có câu tác ý "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Dù buồn ngủ, đau nhức hay tất cả các pháp ác như thế nào thì đều dùng pháp đó. Qua cái này. Con thấy câu này rõ ràng là hiệu nghiệm thật chứ không phải nó không hiệu nghiệm. Thí dụ bây giờ đang loạn tưởng, "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì lập tức nó không có trạng thái loạn tưởng nữa, mà nó quay trở lại nó biết cái bất động. Nhưng mà cái để nó lôi mình đi đấy thì theo con nghĩ chính là thiếu tỉnh giác.

Trưởng lão: Đương nhiên mình thiếu tỉnh giác nên nó dẫn mình cứ đau hoài mà mình quên tác ý cho nó ra. Đó là mình thiếu tỉnh giác. Nó đang mê đó mấy con, thiếu tỉnh giác. Cho nên ở đây cần phải tập tỉnh giác. Mà tập tỉnh giác thì có gì. Bây giờ nó đang quên thì nó tập trung vô. Một lúc nó nhớ ra là tác ý liền. Phòng ngừa là tập tỉnh giác. Tác ý ra là tập tỉnh, chứ có gì đâu.

(45:25) Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy là bây giờ trong bốn oai nghi đối với như chúng con thì cũng không cần dùng đến pháp nữa?

Trưởng lão: Đâu có gì đâu. Bây giờ trong thời gian mấy con tu, các pháp mà Thầy dạy mấy con tu là cách thức để cho người cư sĩ người ta thọ Bát Quan Trai làm quen với pháp thôi. Nhưng sau khi vào tu rồi thì nhất định ôm một pháp đi vào. Chân lý của đạo Phật là giữ gìn và bảo vệ nó bằng pháp Như Lý Tác Ý. Cho nên ở đây mấy con tu như thế kia cho nó quen với cách thức nhiếp tâm trong hơi thở, dùng Định Niệm Hơi Thở…​; nhưng mà sau khi vào đây rồi thì một pháp chứ không có ôm nhiều thứ nữa. Rồi, chỉ có một pháp thôi, các con thấy không? Các pháp kia mấy con nghiên cứu hết để mấy con biết đường đi nước bước của Phật pháp như vậy. Khi còn ở trong gia đình, không có được thân cận một vị thiện hữu trí thức hướng dẫn thì không được tu chuyên một pháp nào, mà phải tu nhiều pháp. Vì tu chuyên là ức chế. Còn khi vào với vị Thầy, người ta cho mình tu chuyên một pháp thôi. Pháp đó người ta biết, tại sao khi mà Thầy hỏi thì Thầy chỉ cho người này tu Định Niệm Hơi Thở mà người kia không được tu, các con thấy chưa? Người đó hồi nào tới giờ chưa có tu gì hết, chỉ thọ Bát Quan Trai thôi, trong cái tập thể của người ta, ở quê đâu vô đây Thầy dạy "Giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Thầy biết họ thuần tới chỗ nào rồi. Họ buông xả rồi thì Thầy dạy ngay liền.

8. KHÔNG LƯU Ý CẢM THỌ MÀ CHỈ TÁC Ý TÂM BẤT ĐỘNG

(47:55) Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy con muốn hỏi chỗ này. Bây giờ trạng thái của con là như thế. Thí dụ như con mắt này bình thường nhìn ra, nếu con che bên này thì hoàn toàn bên kia nó như là đeo cái mạng, (“nó bị lanh” - giọng Trưởng lão), tức là hoàn toàn nó đen kịt. Nó vẫn nhìn thấy những hình ảnh nhưng mà nó không rõ thôi. Còn bên này nếu con để nó thế này thì nhìn thấy bình thường. (“Thì đó là một con mắt bình thường, một con mắt đang yếu, đó là con thấy mà yếu thôi” - giọng Trưởng lão). Bên này nó đen kịt như là đeo cái mạng. Đó là những cái mà con thấy nó. Thế con mới nói là mình cùng lắm là đến như ông A na luật thôi chứ không có đi đến đâu cả. Chính vì lẽ đó con mới nói tình hình như thế mới mua thuốc về. Cách đây một tháng rưỡi rồi, nếu mà con mà không vững vàng thì đến ngày hôm nay chắc cũng phải đi bệnh viện rồi, chứ không thể để tới một tháng rưỡi (“Đui hai mắt luôn rồi” - giọng Trưởng lão).

Trưởng lão: Bởi vì nói chung là có pháp chứ nếu mà không pháp, tinh thần mà yếu đuối, không có đi trị, kể như con còn sự yếu đuối như ngoài đời thì hai con mắt nó đã mù rồi chứ không phải là một con. Cho nên vì vậy có pháp nó cũng đỡ nhưng mà còn yếu, nó còn tác ý vô con mắt này, che con mắt này thấy con mắt còn lại như đám mây mù thì đó là con còn tác ý chỗ đám mây mù của con. Đừng có thèm tác ý nó, đừng có hữu ý nó. "Tao biết. Hai con mắt này phải sáng ra". Vì bây giờ mình biết hai con mắt nó đã yếu rồi.

Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy vậy là bây giờ mình không cần phải nghĩ gì đến nó cả?

Trưởng lão: Không cần nghĩ là khỏi tác ý. Có vậy thôi, mình chỉ lo tu thôi thì nghiệp nó chuyển chứ nó không phải để. Con ở ngoài đời thời gian mà nghiệp của con đến thì hai con mắt con nó đau, nó mù như thế nào thì đến giờ phút đó nó phải trả thôi, không thể nào mà trật được. Ở trong Đạo thì nó chuyển biến, nó thay đổi, nó giảm đi rất nhiều. Nhưng con đừng có lưu ý đến nó thì nó không có, nó thay đổi luôn. Nó đến rồi nó sẽ hết. Bởi vì mình cần gì lưu ý. Mà mình không có lưu ý tức là không tác ý về con mắt. Thế là nó hết. Chứ còn tác ý là còn chú ý nó, còn nghĩ đến con mắt này sao nó mờ. Đó là mình còn tác ý về cái mờ đó.

(50:30) Thầy Chơn Thành: Thế là tất cả các cảm thọ chứ không phải riêng gì…​?

Trưởng lão: Không riêng gì con mắt đâu, tất cả các cảm thọ. Mình đừng có tác ý vô cái cảm thọ của mình thì nó theo cái ý đó mà nó tăng trưởng cái cảm thọ, cái bệnh nó tăng. Còn mình không tác ý thì nó lui.

Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy cách đây bảy tám năm con bị những bệnh nặng như Thầy biết nhưng mà chỉ tác ý một vài tiếng đồng hồ là nó hết. Bây giờ cả tháng, tháng rưỡi nó mới hết. Kể ra tinh thần như thế thì ai mà không hoang mang.

Trưởng lão: Hoang mang như vậy là nó báo cho con biết tâm con hay phóng ra mà không chịu gom vào thân. Con cứ xét đi. Tại nó phóng ra nó nhìn người này người kia rồi nó so sánh mình tu lâu rồi thế này thế khác, không ai tu bằng, nghĩ nó hơn thế này thế kia, thì nó phóng ra rồi. Chứ đừng nói chuyện, nó nhiều chuyện ở trong tâm con lắm chứ đâu phải có một thứ đâu. Vì vậy trong khi đó chỉ một điều kiện là tâm bất động, mà con còn để cho nó động, thì nó phải vậy thôi. Bởi vì Thầy thấy hiện tượng xảy ra Thầy biết tâm con chưa bất động hoàn toàn, trên đúng chân lý của đạo Phật. Do nhìn thấy điều đó đó thì mình biết liền, biết liền thì cố gắng khắc phục.

Bởi vì con biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó là chân lý của đạo Phật. Người chứng đạo là người ta cũng chứng ở chỗ đó. Phật thành đạo cũng chứng ở chỗ đó, chứ không có ở chỗ khác được. Còn bây giờ chúng ta nhờ Thầy triển khai mới biết được chân lý. Từ đó chúng ta ôm chân lý chúng ta đi vào. Nó có một pháp thẳng đường mà chúng ta vào: nó mau, nó ngắn, nó gọn không còn đi lòng vòng. Chứ không khéo đi lòng vòng nó mất thời giờ dữ lắm. Còn ngay đó mình ôm chân lý "Tâm bất động" thì bây giờ ai mà làm động nó được. Nó chứng đạo thôi chứ sao, nó nhanh lắm. Bởi vì Thầy dạy mà mấy con còn muốn động, mấy con còn muốn đau khổ, mấy con còn ôm ác pháp, bỏ uổng, phải không? Mấy con sợ mất hết sân của mình đi, cho nên vì vậy mấy con ôm cái sân vô chứ còn thật sự mấy con quyết tâm giải thoát thì "Tâm bất động", ngay đó sân chạy mất hết. Tại vì mình không quyết tìm giải thoát, phải không? Bây giờ, thí dụ "Tâm bất động" thì cái đầu có đau nhức, cái bụng này có đau nhức, cái mình này có đau nhức, con mắt có mờ cách gì thì "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sựThọ vô thường, các pháp vô thường”, có gì đâu mà sợ. Thầy không sợ gì hết. Nó mù thì Thầy cũng không có sợ nữa. Thầy không nghĩ gì đến nó nữa thì nó hết. Còn đằng này cứ tác ý, tức là Thầy nghĩ đến nó. Thầy tác ý thì nó phải mù hoặc là nó đau chứ sao! Do chính mình tạo ra bệnh mà mình không thấy. Bởi vì "Ý làm chủ, ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp". Ý nó dẫn vô bệnh đau mà mình cứ tập trung trong bệnh đau thì nó phải bệnh đau chứ sao! Kinh Pháp cú, đức Phật dạy quá rõ. Thay vì ý của mình nó dẫn vô chỗ bệnh mà mình không chịu dẫn ra thì mình phải bị thôi.

Thầy dạy pháp dẫn ra mà không chịu tác ý dẫn ra. Cứ nghĩ, cứ tác ý cái bệnh thì mình phải chịu thôi. Chứ làm sao bây giờ? Thầy dạy một đường mấy con tu một ngả thì mấy con phải chịu đau khổ thôi. Thầy dạy bây giờ thân mình có nghiệp thọ như vậy thì đừng có tác ý đến cái thọ đó mà tác ý câu bất động. Mình ngồi chơi mình đừng có tác ý bệnh thì bệnh không có. Tại vì mình tác ý bệnh. Hầu như mấy con hỏi cả trên hành tinh này ai cũng tác ý bệnh cho nên nó mới có bệnh. Đau nhức chỗ nào họ biết liền tức là tác ý ngay chỗ đó. Còn nhức cái chỗ này thì đừng có nghĩ đến chỗ nhức này, đừng có tác ý vô đây thì làm sao nó chú ý đến chỗ đau mà bệnh. Nó bệnh nhẹ rồi nó bệnh nặng là tại vì mình chú ý nó nên nó bệnh nặng chứ sao. Phật pháp hay quá mà tại sao con người tu không được? Ý sao mà nó nhanh quá trời, chỗ nào đau nhức nó nhảy vô chỗ đó liền, nó tác ý chỗ đó liền. Mình không tập mà nó tự nó nhảy vô ngay chỗ đau. Còn mình lôi nó ra thì vất vả vô cùng.

(54:10) Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy, như thế nó khó là khó ở chỗ đó. Chứ mấy người có cái tinh để biết được như vậy. Nếu Thầy không dạy thì làm sao mà biết được.

Trưởng lão: Đúng rồi. Nói chung là mấy con đều nhờ Thầy hết vì Thầy là người đi qua rồi.

Thầy Chơn Thành: Nhờ Thầy mới biết được, Thầy nói như thế thì lần sau rõ ràng là không sợ nữa. (“Như vậy đó” - giọng Trưởng lão). Thầy chưa nói thì thấy nó đau ở trong người là sợ rồi chứ làm sao mà không sợ, là con người cơ mà, chưa phải là bậc giải thoát, là người còn đang tu, phàm phu, thấy nó đau chỗ này, đau chỗ khác (“Thấy là đã tác ý” - giọng Trưởng lão) thì hoang mang chứ làm sao mà không hoang mang được.

Trưởng lão: Mình thấy, mình cảm nhận được cái chỗ đau là mình đã tác ý vô chỗ đó, con hiểu không? Mà câu Pháp cú "Ý làm chủ, ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp", nó dẫn vô chỗ bệnh đó, ý nó dẫn vô mà mình không biết.

Thầy Chơn Thành: Bạch Thầy, con thấy nó khó ở chỗ đấy.

Trưởng lão: Nói chung mình tập một thời gian thì không thấy nó khó nữa mấy con. Và ý chí, nghị lực của mình nó không còn sợ cảm thọ nữa. Cho nên nó đau mặc nó, mình chỉ dựa vào tâm bất động của mình thôi. Có vậy thôi thì bệnh đi. Tại vì tôi không tác ý bệnh thì nó đi thôi. Cho nên mấy con càng tập trung ở trong cái đau nhức thì bệnh nó càng tăng. Mà mấy con không cần tập trung, mấy con không lo lắng gì thì bệnh đau của mấy con nó nặng bao nhiêu chăng nữa, đến mức bác sĩ kêu bó tay, nam y không còn trị được nữa, nó phục hồi được hết. Đừng có chú ý cái bệnh của mình nữa. Làm ơn đừng có tác ý vô đó nữa! Bệnh gì cũng kệ nó. Nào là hở van tim, nào là này kia nọ, đừng có nghĩ chuyện đó. Mà làm ơn nghĩ tâm bất động giùm cho Thầy thôi! Tất cả cơ thể của mấy con theo sự bất động đó mà phục hồi, nó không còn bệnh đau, bệnh đau đi nơi khác. Pháp hay lắm, mấy con có duyên gặp Thầy, Thầy chỉ cho, không khéo, không ai biết đường đâu hết. Thật sự ra Thầy không nói thì mấy con không biết đường đâu. Mấy con không biết ý của mình nó bén nhạy, nó sắc bén ghê gớm lắm, hở ra chỗ nào là nó nhảy ngay chỗ đó nó tác ý liền.

(56:25) Thầy Chơn Thành: Nếu như mà Thầy không chỉ dạy như thế này thì khi đọc trong kinh Thầy viết, Thầy không chỉ ra đây là kinh mà Thầy viết là cho Đại thừa, cho mọi người, chứ không phải để cho mình tu trong đó. Nếu mà Thầy không giải thích như thế thì hiểu trong đó rõ ràng cho là hiểu bản chất. Nếu mà hiểu theo đúng trong kinh sách Thầy viết thì rất hoang mang (“Đúng vậy” - giọng Trưởng lão). Con dẫn chứng cụ thể như trong "Mười hai cửa vào đạo", nếu đối chiếu với kinh Nguyên Thủy của Phật thì giữa cái đó có gì mâu thuẫn. Thí dụ Thầy khẳng định là "Không có đời trước", con chỉ ví dụ như thế thôi. Sau khi Thầy nói là "đây là viết để cho Đại thừa người ta biết rằng không phải Thầy không biết những pháp khác, không phải chỉ biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà còn biết rất nhiều các pháp khác”. Chứ còn hiểu cái kiểu trong kinh Thầy viết như thế, con nói đọc trong kinh của Thầy đã khó hiểu rồi chứ đừng có nói làm sao hiểu được kinh Nguyên Thủy hay kinh này kinh khác, không ai hiểu được hết.

(59:00) Trưởng lão: Nói chung, kinh nghiệm tu chứng của mấy con là chưa có cho nên mấy con đọc kinh sách của Phật, kinh Nguyên Thủy, thì sự hiểu biết của mấy con là sự hiểu biết của con người phàm phu. Cho nên mấy con hiểu nghĩa của nó là nghĩa phàm phu, mấy con làm sao hiểu được. Thí dụ như trong "Những lời gốc Phật dạy", đó là Thầy dựa vào những lời gốc Phật dạy, Thầy giải thích ra để cho mấy con hiểu đức Phật dạy như vậy, chứ không phải như mấy con hiểu, các con hiểu chưa? Cho nên nhờ Thầy mà mấy con đọc sách của Thầy rồi, giờ mấy con đọc sách của Phật thì mấy con hiểu nó rất dễ. Nhưng mà trong đó, thật sự ra Thầy tu chứng, Thầy Chơn Thành tu chứng, hai người đọc trang sách này người ta hiểu theo kiểu của người tu chứng, mà người ta nói mấy con không hiểu đâu. Bởi vì tri kiến của mấy con làm sao hiểu được tri kiến giải thoát của người ta! Tri kiến phàm phu làm sao hiểu tri kiến của Thánh được, các con hiểu không? Cái hiểu của bậc Thánh nó khác. Người ta dùng cái ngôn ngữ người ta nói mấy con điên cái đầu của mấy con đó! Ngôn ngữ người ta nói, mấy con nghe lời nói đó mà mấy con nghe đông hiểu ra tây! Cho nên Thầy nói hai người tu chứng người ta nói chuyện mấy con không có hiểu được đâu! Còn bây giờ một mình Thầy nói ngôn từ tu chứng của Thầy thì mấy con ngồi đây như là người không có nghe biết gì được hết, không có hiểu nổi.

Thầy nói vậy đó, mấy con biết. Bởi vì tâm Thánh với tâm phàm phu nó khác. Hiểu biết của phàm phu với hiểu biết của Thánh nó khác. Chứ người ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết, đó là Thánh rồi. Nói cái làm chủ của nó, như Thầy mượn mấy từ như "Từ trường"…​, "Nó phóng suất ra từ trường". Người ta dùng ngôn từ của người ta, nó phóng suất ra như vậy đó, chứ không nói từ trường đâu.

Thầy nói cánh tay đưa ra như vậy là từ trường nó phóng ra trong không gian. Nói cái đó là dùng từ khoa học để mấy con dễ hiểu thôi. Chứ hai người tu chứng, người ta nói vấn đề đó là người ta thấy cái đó rõ ràng. Cho nên ngôn từ người ta dùng, nó làm giàu từ điển ngôn từ của Việt Nam lắm. Nhưng mà mọi người chúng ta không hiểu nên người ta không có dùng. Chứ sau này bộ từ điển Việt Nam mà có nhiều người tu chứng quả A La Hán, hai ông A La Hán nói chuyện với nhau thì từ điển Việt Nam nó dày lên, nó thêm từ lên, làm giàu ngôn ngữ lắm, hay lắm. Thật sự có những từ Thầy biết, Thầy nói ra bây giờ mấy con không hiểu đâu. Nhưng mà có người hiểu thì nói ra, mà nói ra thì làm giàu từ điển. Bởi vì có người hiểu được nghĩa của nó thì từ điển chúng ta sẽ chép vô được. Cho nên cố gắng tu mấy con. Lập trường cho vững, đừng sợ, không có uổng cuộc đời của mấy con đâu, lập trường cho vững, cố gắng tu, không khéo nó dao động lắm.

9. PHẬT TỬ TÂM HUỆ VẤN ĐẠO

Phật tử Tâm Huệ: Thưa Thầy, qua những trao đổi của Thầy Chơn Thành vừa rồi, con hiểu pháp Như Lý Tác Ý là ngày xưa, hồi lúc đầu, chúng con tác ý, nó có lòng tin vào Phật pháp, có lòng tin vào pháp Như Lý Tác Ý nên nó có hiệu quả (“Đúng rồi” - giọng Trưởng lão). Và sau này, càng về sau, chúng con tác ý mà nó không hiệu quả thì thứ nhất là có thể do lòng tin bị lung lay, thứ hai có thể là do chúng con thiếu nhiệt tâm.

Trưởng lão: Đúng rồi, nhiệt tâm thiếu, rồi lòng tin nó thiếu, nó mất đi hoài. Tín Lực là hàng đầu mà con. Cho nên hồi đầu Tín Lực mình còn mạnh lắm. Do đó mình tác ý thấy nó hiệu quả lắm. Sau đó lần lượt mình tu lâu rồi, mấy con nghĩ mình tu nó phải có kết quả này, kết quả kia, mình nghĩ cái cao siêu quá đi, mình chưa có bay được, chưa có phóng hào quang. Mình nghĩ cao siêu quá mà bây giờ thấy vậy cho nên lòng tin của mình nó giảm. Cho nên bây giờ mình tác ý nó không hiệu quả bằng lúc đầu, tức là Tín Lực nó yếu. Con nói đúng đó! Tín Lực là hàng đầu mà. Ngũ Lực của Phật thì Tín Lực là hàng đầu.

Phật tử Tâm Huệ: Ngoài ra, con có trao đổi với chị Từ Hạnh, hôm nay con chợt nhận ra rằng là khi mà mình thường xuyên tác ý tỉnh giác trước mọi hành động và mình có thêm Chánh Kiến thì đến lúc nào đấy cái si nó tự bị phá, không có khó khăn, không có mệt nhọc.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Nó tỉnh rồi thì cái si nó phá. Si nó làm cho mình mê mờ, si nó làm cho mình u tối. Mình tỉnh rồi thì nó bị phá. Thí dụ như con nhặt rau này, con nấu cơm này, con nhắc "Nhặt rau tôi biết tôi nhặt rau". Con nhắc vậy nó cứ tỉnh trên chỗ đó, nó nhớ nhặt rau vậy thôi chứ nó không có nhớ chuyện khác, tức là tập tỉnh đó. Con đi con nhắc "Tôi đi tôi biết tôi đi" con bước đi con biết con bước đi cũng là tập tỉnh đó con, tỉnh giác mà. Thân Hành Niệm là pháp môn tập tỉnh giác đó.

Phật tử Tâm Huệ: Nó bị phá lúc nào không biết ạ?

Trưởng lão: Không biết. Nó tỉnh giác là nó quen với sức tỉnh. Cho nên những pháp đó tập, mình tỉnh hết. Mà càng tỉnh chừng nào lại càng tốt chừng nấy. Nó tỉnh nó không mê con, cho nên tham, sân, si đánh vô không được. Nó gặp sức tỉnh của mình, nó bị sức tỉnh của mình đẩy ra hết. Tại vì mình mê nó mới vô được. Có vậy thôi! Nó trang bị cho mình đủ pháp.

Tu sĩ Nguyên Tánh: Như vậy tức là người bình thường họ không biết pháp nhưng họ vẫn tự tác ý đó, nhưng mà lại tác ý theo nghiệp, tự động theo vô minh.

Trưởng lão: Đúng vậy đó.

Phật tử Tâm Huệ: Thưa Thầy, con có viết bức thư đây, nhưng mà cho con xin hỏi luôn, như Thầy có dạy thì những người có căn cơ cao và những người thông minh là do nhiều đời trước họ đã huân tập, học tập và rèn luyện. Như chúng con căn cơ thấp thì chúng con phải nỗ lực tu tập nhiều hơn cũng sẽ đạt được như người ta.

Trưởng lão: Cũng y vậy con. Thay vì đời trước người ta đã có tu tập phương pháp tỉnh giác rồi cho nên bây giờ người ta ngồi từ một phút, hai phút người ta rất tỉnh còn mình ngồi lại có niệm này, niệm kia, không có tỉnh tức là mình chưa có tu tập. Bây giờ mình nỗ lực mình tu tập thì mình sẽ bằng họ, không thua họ đâu, trong đời nay thôi.

Phật tử Tâm Huệ: Con hiểu là ví dụ như con đã nghe hết đĩa “Chánh Kiến” mà Thầy giảng dạy trước đó. Nếu mà con học đầy đủ và thông suốt Chánh Kiến đó thì sau đấy với sự hướng dẫn của Thầy, thì lâu nhất là bảy năm và nhanh nhất là bảy ngày hoặc bảy tháng, như chúng con thì con nghĩ phải bảy tháng, hoặc có thể ba bốn năm, chắc chắn là chứng đạo dưới sự hướng dẫn của Thầy.

(1:05:30) Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Khi mình hiểu biết, từ tri kiến mình hiểu biết rồi thì mình sẽ không tu tập theo kiến giải của mình. Mình sẽ đạt được nó nhanh, thời gian nó sẽ ngắn lại. Có vậy thôi, không có gì hết! Thầy mong những lớp học mở ra, những lớp tu có thường xuyên, có những ban giảng huấn trực tiếp dạy từ lớp thấp đến lớp cao thì mấy con sẽ không mất thời giờ. Còn để mấy con tu năm mười ngày, nửa tháng mới gặp Thầy một lần, nhiều khi nó phí thì giờ. Chứ còn nếu mà có kèm thì nó không phí thì giờ đâu.

Thật ra Thầy ước ao là ban giảng huấn của Thầy có một số người tu đạt được, cộng với Thầy. Bởi vì đạo Phật có tám lớp mà được tám người đứng lớp thì Thầy sẽ rất khỏe. Thầy mở trường lớp Thầy dạy mấy con thì mấy con đỡ mất thì giờ. Mà quý thầy sẽ đào tạo được một số người tu được giải thoát. Đơn giản lắm mấy con! Thầy nói vậy chứ còn qua sự tu tập thì mình phải có sự rèn luyện mình mới có tỉnh giác, mới có tỉnh táo. Chứ còn mình không tập thì không tỉnh táo được đâu.

Phật tử Tâm Huệ: Con nói điều này có lẽ là nó cũng không hay nhưng con nghĩ là (“Con cứ nói đi con, không có gì” - giọng Trưởng lão), nhiều vị Thầy, họ đi ra ngoài mở thất riêng để họ tu. Nhưng mà con nghĩ rằng với trình độ và khả năng của họ, như trước Thầy đã khẳng định là chỉ có Thầy và đức Phật mới có thể tự tu chứng được, còn những vị như thế sẽ bị kiến giải, tu sai lầm. Thật ra phải ở bên Thầy để Thầy hướng dẫn, chỉ dạy làm như thế nào thì phải thực hành theo đúng như vậy.

Trưởng lão: Đúng vậy. Bây giờ mà đi ra cất thất tu để thọ hưởng sự cúng dường của Phật tử thì càng nợ. Trong khi đó mình chưa biết cách tu cho đúng pháp thì mình làm sao làm chủ được sanh già bệnh chết. Thầy nói Thầy dạy mấy con qua kinh nghiệm của mình thôi. Ở gần Thầy, mấy con học Phật rất đơn giản! Còn huống hồ là bây giờ cất thất ở riêng ra thì thôi.

Thứ nhất là nó lôi cuốn mình ghê gớm lắm. Phật tử họ đến thấy ông này tu vậy, bắt đầu họ cúng dường cái này cái kia, bắt đầu mấy con bị lôi hết rồi, chết mấy con. Mấy con chưa làm chủ được tâm tham của mình, thấy nó lợi dưỡng là mấy con bị lôi hết à. Rồi bắt đầu vô đó quý Phật tử ngồi rồi tự cái tưởng giải của mấy con nó phát triển ra, mấy con giải thích, mấy con thuyết pháp. Bây giờ bắt đầu mấy con làm giảng sư rồi, chết mấy con rồi đó, đâu còn cách nào.

Mấy vị ở thất trên núi lần lượt họ khôn lắm. Họ cất như vậy ở nơi mà Phật tử đi lên đi xuống cúng bái cái chùa nào, cái nơi nào đó; đi lên thấy ông này ở thất như vậy thì họ lên họ cúng. Chút ít thôi nhưng mà lần lượt cám dỗ họ rơi rụng hết à, thiệt tình, nó rơi rụng hết mấy con.

Cho nên tâm của mình mà nó hết tham, sân, si thì thôi, chứ mà nó chưa hết tham, sân, si mà mình cất thất riêng mình ở là mình chết đó, bị cám dỗ hết, nó trật đường rồi. Cho nên ở gần Thầy mấy con thấy Phật tử cúng dường chung cho Tu viện chứ không phải cúng dường cho một vị Thầy nào. Còn bà con mà đến cúng dường cho vị Thầy đó, lợi dưỡng như vậy là không được, là hại vị Thầy đó. Cho nên về đây mà bà con ruột thịt hay Phật tử đến thăm mà vị Thầy đi ra nói chuyện là Thầy không chấp nhận. Ở đây là phải tu, nói chuyện là tới lui, nó nguy hiểm.

Phật tử Tâm Huệ: Nhưng mà mọi người lại bảo là do ở trong này một thời gian rồi nó động quá, không tu được nên họ phải ra ngoài họ cất thất riêng.

Trưởng lão: Họ tự, họ cất thất riêng như vậy là họ tu sai rồi, không đúng đâu. Con tu ở đây là con phải tu chứng rồi Thầy mới cho ra để dạy đạo. Tu chứng rồi thì con dùng trí tuệ Tam Minh, con quán xét, con có duyên ở đâu thì con về đó con dạy đạo. Dạy đạo cực lắm, con có duyên với số người đó, con lại đó, con nói người ta nghe. Mà con không có duyên, con lại đó nói, họ không có nghe đâu. Họ nghe mấy ông Đại thừa hết, họ không nghe con.

(1:09:40) Phật tử Tâm Huệ: Kính thưa Thầy, con xin hỏi thêm điều này con chưa rõ. Hôm trước, chúng con có hỏi câu là trong gia đình mà chúng con thực hiện Đức Hiếu Sinh, lòng thương yêu, nhưng mà nó sẽ bị rơi vào Ái kiết sử nặng hơn. Và Thầy cũng có dạy là không được bi lụy thì Thầy có thể giảng cho chúng con rộng hơn được không ạ, con cũng chưa rõ?

Trưởng lão: Bởi vì mình thương yêu, với lòng thương yêu của mình, mình thấy một đứa trẻ không thân thuộc mình thương, thấy nó tội nghiệp thì mình thương. Một người cháu mình cũng vậy. Mình tắm, mình ôm, mình chăm sóc…​ bi lụy rồi! Cái này bị Ái kiết sử rồi! Dừng lại liền tức khắc. Thương yêu phải bình đẳng như nhau. Bây giờ đứa cháu mình sạch sẽ, mình ôm, hôn hít này kia còn đứa trẻ kia mình không ôm, hôn hít thì tức là mình sai. Vì mình đã có sự bi lụy trong đó, có tình cảm xen vào trong đó. Cho nên lòng thương yêu thì có nhưng mà đi đến chỗ Ái kiết sử thì sai. Mình phải dẹp ngay. Mình phải biết phân biệt chứ không khéo nó dẫn mình đi mất.

Phật tử Tâm Huệ: Là mình phải thể hiện hành động yêu thương của mình: cái thứ nhất là phải bình đẳng; cái thứ hai là phải kiềm chế, không cho nó đi quá đà.

Trưởng lão: Quá đà, đúng, con nói đúng, dừng đúng lúc, đừng quá đà. Quá đà nó thành Ái kiết sử, bình đẳng là đúng. Lúc nào mình cũng thực hiện được lòng thương yêu nhưng mà mình biết dừng. Còn nó quá đà là sang Ái kiết sử.

Phật tử Tâm Huệ: Trong trường hợp thí dụ như mình thể hiện lòng thương yêu đấy nhưng họ lại có Ái kiết sử với mình nhiều hơn. Bản thân mình có thể không dính mắc nhưng họ đau khổ. Như con hiểu về "Trùng trùng duyên hợp, trùng trùng duyên sinh" thì lúc đấy duyên Ái kiết sử nó sẽ lôi kéo mình lại.

Trưởng lão: Bắt đầu mình thấy có Ái kiết sử từ đối tượng đã sinh ra, thì mình biết ngay: bây giờ mà còn ở đây là Ái kiết sử càng lớn lên thì nó làm khổ cho người đó, mình thì không khổ đâu. Ngay bây giờ chấm dứt, mình rời khỏi chỗ này đi. Tức là mình chuyển biến nhân quả chứ không khéo nó làm cho mình sống ở trong nhân quả để mà trả những cái nhân quả. Cho nên mình thay đổi liền hướng nhân quả đi. Cho nó trở thành bình đẳng, hơn là để thế kia. Bởi vì Ái kiết sử là người ta thương mình rồi. Cũng như một người nam với một người nữ, mình là người tu sĩ rồi, mà giờ thấy người đó gặp tai nạn mình giúp đỡ cô ta. Không ngờ sự giúp đỡ đó gây ra Ái kiết sử trong cô ta. Bây giờ mình không rời thì cô ta sẽ ôm chặt nó, mình không thể trở thành tu sĩ được.

Phật tử Tâm Huệ: Ngay lúc đó thì họ đau khổ nhưng mà để lâu dài thì họ càng đau khổ hơn?

Trưởng lão: Đau khổ hơn. Cắt đứt liền thì họ sẽ đau khổ nhưng mới thôi chứ mà để lâu dài nó thâm căn thì khổ, coi chừng mình cũng bị sa đà hết đường chứ không phải không đâu. Cho nên ngay đó mình thấy hướng đó rồi thì cắt đứt đi. Thà là để khổ ít hơn là để vậy. Mình cũng nói một lời nói cho người đó biết rằng không nên như vậy. Tại vì con đường tu giải thoát là phải cắt đứt những Ái kiết sử này, thương thì thương nhưng không được Ái kiết sử. Như vậy thì mới đúng con. Mình cũng nói, rồi mình cắt đi thì cô ta mới suy nghĩ "Người tu nó phải khác". Và từ đó người ta kính trọng người tu. Người ta thấy người tu, người ta quý trọng.

(1:13:30) Cho nên những hiện tượng xảy ra có những dấu hiệu mình nhận biết trước. Họ đối xử với mình với cái Ái kiết sử của họ thì mình biết, mình chấm dứt chứ không được để. Còn mình cứ để cho họ càng lấn tới, lấn tới thì rất nguy hiểm. Mình để cho họ lấn tới tức là tự làm khổ họ đó. Còn mình cắt đứt ngay liền bây giờ là mình chấm dứt cái sự đau khổ của họ, tức là không làm khổ họ nữa. Mình không làm khổ mình rồi, bây giờ không làm khổ người. Cho nên đạo Phật nó có đạo đức mà, không làm khổ mình khổ người, mình phải sáng suốt bằng trí tuệ, chứ không phải bằng cái khác được, bằng cái sự sáng suốt mình dừng lại, dừng ngay.

Nó có những tình yêu thương nó cao thượng mà sâu sắc. Cao thượng là người ta đừng có bước thêm một bước ích kỷ, chiếm hữu người đó trở thành của mình thì cái đó sai. Chẳng hạn bây giờ thấy vị Thầy đó tu hành như vậy, mình lo lắng cho đời sống ngày ăn một bữa thì phải được ăn những chất bổ nào, cứ lo cho tròn bổn phận như vậy nhưng đừng bước qua một bước nữa thì không được. Đứng tại chỗ đó để mà giúp đỡ cho người ta tu hành thôi thì tốt. Mà bước thêm một bước nữa thì không được. Lo mà muốn chiếm người ta luôn thì không được.

Phật tử Tâm Huệ: Tức là ví dụ như trước con có chơi thân với một bạn, khi mà con tiếp xúc với bạn đó thì rất vui vẻ. Nhưng mà cái lúc con nhìn thấy bạn đó vui vẻ với người khác thì tự nhiên trong con nó dấy lên cái gì đó. Đấy có phải là ích kỷ không ạ?

Trưởng lão: Đó là cách thức chiếm hữu đó, của tôi chứ không phải là của người khác, thấy nói chuyện với người khác là tôi không chịu. Đó là cách thức chiếm hữu, tư tưởng chiếm hữu của mình, chiếm người đó là của mình không được nói chuyện với người khác. Cái này phải dừng lại. "Mày không được chiếm hữu ai được hết". Con đem ví dụ đó thấy rất rõ đó.

Thường thường gia đình, người ta ghen tuông với nhau là chiếm hữu. Thấy vợ mình đứng nói chuyện với ông nào đó thì mình tức, đó là mình chiếm hữu, không cho bà này nói chuyện. Quyền sống tự do của người ta, người ta muốn nói chuyện với ai thì nói. Người tốt là người tốt mà người xấu là người xấu. Chứ bây giờ mình tốt thì người ta xấu à? Đừng có nghĩ chuyện đó.

Phật tử Tâm Huệ: Ngoài ra thì con hỏi thêm, Phật đã dạy, như mình có bệnh đau chẳng hạn, mình tác ý một tướng khác. Ví dụ như nó đau bệnh thì mình bảo "Không được đau bệnh này nữa" so với biện pháp mà Thầy vừa nói tức là mình hướng dẫn nó sang chỗ khác, vào cái chỗ “bất động”. Trong hai pháp đấy, pháp nào hay hơn?

Trưởng lão: Pháp dẫn vào bất động là hay hơn, vì nó có phương pháp dẫn nó đi ra khỏi. Còn con tác ý bảo nó đừng có đau chỗ này kia thì nó còn loanh quanh ở đó, nó chưa đi rời ra. Mình đưa nó vào một pháp đi xa ra, không có ở chỗ đau nữa. Cho nên pháp đó nó cũng dẫn đi vào chỗ khác, đúng như đức Phật đã dạy đó con.

Phật tử Tâm Huệ: Tức là đức Phật đã chỉ ra đấy là trạng thái Diệt Đế, mình đi thẳng vào trạng thái Diệt Đế?

Trưởng lão: Là vậy đó, vô chân lý đó, tức là Diệt Đế.

Phật tử Tâm Huệ: Vậy thì mình thường xuyên tác ý vào trạng thái Diệt Đế, tức là “tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự” thì có thể do trường hợp nào nó bị rơi vào ức chế?

Trưởng lão: Mình tác ý rồi mình để tự nhiên. Còn mình cố gắng giữ được tâm bất động, thanh thản là mình ức chế, ức chế ý thức thì nó lại trật. Để tự nhiên, mình tác ý rồi mình để tự nhiên. Ý thức mà nó khởi mình tác ý nữa, có vậy thôi.

Phật tử Tâm Huệ: Tức là có niệm khởi thì mình tác ý (“Tác ý” - giọng Trưởng lão), còn mình tác ý thường xuyên như câu Niệm Phật (“Không được” - giọng Trưởng lão) là bị ức chế.

Trưởng lão: Dẫn đi một tướng khác, đức Phật hay vậy, chỗ tướng đau này đừng có để, mà dẫn nó đi qua một tướng khác đi thì nó hết đau. Các con thấy đức Phật dạy mình hay lắm, pháp Phật hay lắm!

10. PHẬT TỬ PHÁP THIỀN VẤN ĐẠO

Phật tử Pháp Thiền: Con thưa Thầy ạ, con thì nghiệp cũng rất nặng. Con bị mổ u trong não hai lần rồi, nó làm hỏng con mắt bên này. Lần trước năm ngoái vào thì Thầy cho con pháp Như Lý Tác Ý và Định Niệm Hơi Thở, vừa qua con tu tập thì cũng có những lần con ở trong trạng thái nhiếp tâm. Nhưng hôm vừa rồi con hỏi Thầy thì Thầy nói đó là do vô tình con vào được trạng thái an trú thôi ạ. Mấy hôm vừa rồi, con chỉ tu tập Định Niệm Hơi Thở đó thôi. Nhiều khi con không tu tập, con ngồi con chơi thì con thấy tâm nó cũng chẳng vui mà cũng chẳng buồn, thỉnh thoảng nó mới biết hơi thở. Có khi thì nó cũng chẳng có niệm gì ạ. Nhiều khi con không biết là nó ở trạng thái gì! Có những lúc, ví dụ như tối ngày hôm qua, con bị khối u trong não nên thỉnh thoảng con rất là đau đầu. Con mang sẵn thuốc trong túi nhưng hôm qua nhất định con không uống thuốc. Đúng lúc vào giờ chuẩn bị đi ngủ thì nó rất đau, con bảo là "Giờ này là giờ ngủ chứ không phải là giờ đau. Bây giờ mày phải đi ngủ, không còn đau đớn gì nữa". Cứ thế con nằm con ngủ thì nó tự nó hết. Đến sáng hôm sau, con thấy nó không còn. Nhưng đến sáng ngày hôm qua và sáng ngày hôm nay con lại bị cái xoang, cũng là bệnh từ trước của con rồi, sáng ngày hôm qua con tác ý rất nhiều để đuổi cái đó nhưng mà nó không đi ạ. Đến khi con ngồi con đọc sách sau đó con ngồi nghe đĩa Chánh Kiến thì nó đi lúc nào không biết ạ.

Sau đó con ngồi chơi thì tự nhiên mũi nó thông, nó không còn đau nữa. Con vẫn ở trong trạng thái khi con ngồi đúng như hôm nọ Thầy dạy là phải vào trong thất để độc cư thì tâm con mới tĩnh. Khi con vào thì quả thật con cũng chẳng thấy vui cũng chẳng thấy buồn. Và con cứ thấy bình thường mà nó rất an nhưng không phải là vui, nó rất an.

Trưởng lão: Cái đó là tốt nhất. Con có trạng thái nào mà nó làm cho tâm của mình ở trong cái trạng thái rất là bình thường thì đó là cái đó đúng. Đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.

Phật tử Pháp Thiền: Dạ, vâng. Con thì không biết đó là tâm bất động, thanh thản ạ.

Trưởng lão: Con ở đó, trong tâm bất động, thanh thản thì coi chừng nó bị phân tâm đó. Bấy nhiêu đó là nó mất.

Phật tử Pháp Thiền: Con cũng không chủ động tác ý. Từ hôm đấy con cũng không chủ động tác ý "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" ạ. Thỉnh thoảng con có tập Định Niệm Hơi Thở để đuổi bệnh ạ. Con có dùng để nhiếp tâm, an trú. Khi con đang nghe đĩa Chánh Kiến, như huynh đệ Tâm Thiện đã nghe hết bốn đĩa Chánh Kiến rồi, nhưng hiện giờ con mới đang nghe ở nửa đĩa số hai, con nghe thấy Thầy nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần là phải có tri kiến giải thoát mới làm chủ được tất cả. Chứ cứ ngồi đấy mà tu tập rồi cố gắng để cho an trú thì cái đấy cũng không đúng (“Bị ức chế” - giọng Trưởng lão). Hôm qua con cũng phải về đây để hỏi là con có cần phải làm bài về chánh tri kiến như các bác, như Thầy Thiện Thảo đây, hay không?

(1:21:40) Trưởng lão: Theo Thầy thấy thì bây giờ đọc để hiểu, làm tức là dựa theo những câu hỏi đó mình làm để mình triển khai tri kiến của mình cho nó sâu hơn nữa. Trong thời gian mình đọc, mình coi các bạn ở trong đó trả lời như thế nào, để mình học hỏi, để triển khai. Mình đọc tức là mình triển khai tri kiến hiểu biết của mình. Cái hay thì nó nhớ, nó không quên đâu con. Cái thường thường thì nó biết nó hay quên nhưng cái này sao nó hợp với mình quá, coi vậy chứ nó ghi vô nó nhớ. Mà nó nhớ thì nó sẽ sử dụng đó. Cho nên những tri kiến mấy con càng đọc sách bao nhiêu thì tri kiến của mấy con càng rộng lớn, hiểu biết càng tốt hơn. Thành ra những cuốn sách mà trước kia, bây giờ nó hết rồi, chứ những cuốn sách dạy về nhân quả, đạo đức, mấy cái cuốn sách đó cần quá, mà nó hết rồi. Hồi đó, Thầy in ra một loạt rồi phát, phát cho hết, chỉ trong vòng có một hai tháng là nó hết, rồi không có tái bản lại. Nó như loại sách này, đâu có tái bản, của cô Trang, học trò cô ấy giữ rồi cô lấy cô cho đó.

Tu sĩ Nguyên Tánh: Vậy là cũng hết rồi.

Trưởng lão: Hết đó con, hết rồi. Của Tu sinh áp dụng vô đó con.

Phật tử Pháp Thiền: Con cũng có một bộ nhưng mà con chưa kịp đọc hết bộ sách đó.

Trưởng lão: Nó áp dụng rồi nó ghi tri kiến của nó đó con.

Tu sĩ Nguyên Tánh: Bài viết của Tu sinh.

Trưởng lão: Ờ, bài viết của Tu sinh đó con. Nó viết, nó làm trong đó.

Tu sĩ Nguyên Tánh: Thầy vẫn còn giữ những bài viết của Tu sinh đó?

Trưởng lão: Có chứ. Nó viết rồi nộp, nộp cho Thầy, sau đó mới lấy những bài viết đó đóng thành kinh sách đó mấy con. Góp nhặt những bài tụi nó viết đó để thấy tri kiến triển khai, đưa vô trong máy mới đánh thành sách để thấy sự tu học nó vậy đó.

Phật tử Pháp Thiền: Thưa Thầy ạ. Trước khi con vào đây con cũng có xin nghỉ làm ở cơ quan, nghỉ không lương một năm. Tức là con nghỉ không có hưởng lương một tí nào ạ. Sau đó con xin phép cha mẹ con cho con vào với Thầy một thời gian nhưng mẹ con trước khi đi có dặn là vào chỉ được hai tháng thôi. Con nghĩ là con cứ chơi chiến thuật là con ở lì cho đến khi hết cái thời hạn mình báo ở cơ quan thì con sẽ cố gắng con về để giải quyết, con cố gắng xin nghỉ một năm nữa rồi con vào đây. Nhưng con xin hỏi Thầy là nếu mà giả sử con không ở trong Tu viện nữa mà con ra ngoài thì con có thể dùng pháp gì để giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự?

Trưởng lão: Con dùng tri kiến của con, hiểu biết của con về Phật pháp, vận dụng pháp đó thì con sẽ giữ được tâm bất động. Mọi ác pháp nó đến với con, con tư duy suy nghĩ, tức là Định Vô Lậu, con tư duy suy nghĩ con xả để con giữ cái tâm bất động. Con không cần tu cái gì cả, con tiếp xúc với mọi người, lấy đối tượng mọi người đó mà tư duy để mà xả cái tâm của mình, để giữ cái tâm mình bất động đừng để duyên theo đối tượng đó lôi mình lo lắng, buồn phiền, nghĩ ngợi. Ngay cả công ăn việc làm của con cũng đừng sợ. Thất nghiệp thì nghỉ, vô tu! Chứ đừng có sợ thất nghiệp. Chứ còn nó phân tâm, nó lo thất nghiệp rồi không nghề nghiệp này kia, lấy đâu sống này kia…​ Đừng có lo nghĩ cái đó. Sống có gì đâu mà phải lo!

Phật tử Pháp Thiền: Dạ thưa Thầy con thì con không lo cái việc thất nghiệp ạ (“Vậy tốt đó con” - giọng Trưởng lão). Nhưng mà việc con nghĩ đến cái khác, thực ra cái này cũng do một huynh đệ gợi ý, là con xin nghỉ không lương một thời gian để cho bố mẹ con an lòng thôi (“Đúng vậy con” - giọng Trưởng lão). Con xin nghỉ một thời gian để bố mẹ con an lòng là con sẽ quay lại. Mẹ con thì sợ con sẽ đi mất (“Đi tu đi luôn” - giọng Trưởng lão). Thế nên con mới dùng phương pháp là con xin nghỉ một năm. Con làm gia đình cũng yên tâm là con chỉ xin nghỉ một năm thôi, cho nên là kiểu gì con cũng phải quay lại.

Trưởng lão: Bây giờ hết giờ rồi, mấy con ra để mấy cô gặp Thầy. Mấy con lo mà sắp xếp gia đình cho ổn, mấy con hiểu không? Rồi tu có cái gì sai thì mấy con cứ viết thư hỏi Thầy: con tu vậy có đúng không thì Thầy sẽ xác định cho, còn khó khăn gì thì Thầy sẽ hướng dẫn. May mắn mấy con còn có được mấy cuốn sách đó.

HẾT BĂNG