Skip directly to content

20101107 - TÂM BẤT ĐỘNG -TU LÀ CHUYỂN NHÂN QUẢ - LÀM TỪ THIỆN

20101107 - TÂM BẤT ĐỘNG -TU LÀ CHUYỂN NHÂN QUẢ - LÀM TỪ THIỆN

20101107-TÂM BẤT ĐỘNG - TU LÀ CHUYỂN NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 07/01/2010

Thời lượng: [26:36]

1- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ ĐẨY BỆNH - NHỔ CỎ CŨNG LÀ SÁT SANH - HẠNH SỐNG CỦA THẦY

Phật tử 1: (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Con nói: “Cái đầu này đau, nhức đi đi! Ở đây không phải là chỗ của mày. Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự" rồi con nhắc: "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra" con hít vô thở ra, con đếm năm hơi thở, rồi con nhắc câu đó lại: "An tịnh thân hành …​" rồi con lại hít vô, thở ra năm hơi.

Tu khoảng độ chừng năm phút, hay là ba mươi phút là cao, đừng tu hơn. Nhiêu đó rồi con cứ nương vào hơi thở bệnh gì nó cũng đi hết, không có bệnh gì mà trong thân các con còn. Bây giờ ung thư hay hoặc những bệnh nan y bác sĩ không có trị được nữa, con đuổi nó đi rồi con cứ nương vào hơi thở. Con thở cái hơi thở bình thường của con thôi, thì bệnh gì nó cũng khỏi. Cái hơi thở nó hay lắm đó!

Phật tử: Dạ, vậy là định niệm hơi thở "An tịnh thân hành …​"

Trưởng lão: Con cứ đi về con tu vậy. Còn tất cả những sự gì làm cho tâm con buồn con đều thấy nhân quả, vui vẻ mình chấp nhận đi, để trả nhân quả cho hết, thì như vậy là con giải thoát. Nhớ chưa?

Phật tử: Dạ, có khi nào hưởng nhân quả không thầy?

Trưởng lão: Có chứ con, bây giờ con mua một cái vé số trúng, đó là nhân quả của con đến con hưởng, hoặc có người đến giúp con làm cái này kia, người ta sẵn sàng chịu cực người ta giúp. Như bây giờ đó, con ra con nhổ cỏ, có người đến nó phụ: “Cô đừng làm để tui làm cho”. Thì đó là người ta hứng, người ta chịu cái sát sanh cho con. Ta nhổ cỏ cũng là sát sanh con, mà nhổ cỏ thì con vật dưới cũng chết chứ bộ không đâu, mà giờ người ta hứng để cho cái vườn của con cho nó sạch sẽ. Được rồi, con vui vẻ con chấp nhận và con trả cái công của người ta, để cho con đừng có sát sanh. Con hiểu không?

(1:58) Phật tử: Thưa thầy, như tụi con cũng có vườn tược rồi đó, mà bây giờ nói sát sanh, nhổ cỏ cũng sát sanh. Tụi con mướn người ta làm, con có phạm tội không?

Trưởng lão: Không. Bởi vì con làm cho người ta có công ăn việc làm, chứ con làm trực tiếp là con phạm tội. Bây giờ, con giúp người ta có công ăn việc làm. Bây giờ con không giúp họ thì họ phải làm chuyện khác, cũng sát sanh mà. Con hiểu không?

Phật tử: Thưa Thầy, con muốn chiêm ngưỡng cái áo của Thầy, để lấy lại cái lạnh này, để thấy cái gương hạnh của Thầy để tu hành.

Trưởng lão: Cái áo của Thầy còn giữ.

Phật tử: Thầy giữ làm kỷ niệm.

Trưởng lão: Mốc đen, mốc đỏ đó mấy con, Thầy mặc tận cùng, không bỏ.

Phật tử: Bây giờ là mấy chục năm rồi, hả Thầy!

Trưởng lão: À!

Phật tử: Còn cái Hòn Sơn, mà nhiều lúc con có nghe nhắc tới trong những bài pháp của Thầy mà Hòn Sơn này có phải Hòn Sơn Rái không Thầy?

Trưởng lão: Hòn Sơn Rái đó con!

Phật tử: Không có phải mê tín, mà ước nguyện cái chuyện, cái hạnh giống như Thầy.

Trưởng lão: Cất dữ quá. Còn cái đôi dép của Thầy mà còn giữ, mà thầy mất rồi. Trời ơi, đó là những cái di tích!

Phật tử: Di tích lịch sử.

Trưởng lão: Của một người tu.

Phật tử: Con nghĩ người ta xin mà Thầy không cho đó.

Trưởng lão: Thầy không cho đâu. Thầy mặc cho rách thôi, bởi vì tâm của người tu…​

Phật tử: Chị ở bển con thấy người ta mua cái khuôn, Thầy. Cái khuôn hình, cái người ta dán lên

(3:50) Phật tử 2: …​ Thầy không cho. Cái này để giữ lấy cái hạnh này.

2- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ ĐẨY BỆNH - TU TẬP TỨ CHÁNH CẦN, TỨ NIỆM XỨ, CÓ TỨ THẦN TÚC NHẬP ĐỊNH

(04:04) Phật tử 3: Chúng con xin Thầy giảng cho bài pháp ngắn, ngắn thôi ạ.

Trưởng lão: Thầy nói rồi mà, không phải dễ. Bây giờ thân mấy con bệnh, thì mấy con tác ý: “Thọ là vô thường cái bệnh đau, cái nhức đầu này”, con bảo nó: “Đi đi, tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự; an tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Rồi hít vô, thở ra năm hơi thở, nương vào cái tâm. Mặc dù nó đang nhức đầu nhưng mà cứ biết hơi thở thôi.

Ráng cố gắng nhưng mà nó vẫn biết hai, vừa biết hơi thở mà vừa biết nhức đầu, nhưng rồi các con tác ý nữa "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Rồi cũng hít vô, thở ra năm hơi thở như vậy. Cứ chuyên vậy, ba mươi phút sau cái đầu mấy con hết nhức. Tại vì mấy con đã nhiếp cái tâm của mấy con ở trong hơi thở được rồi là nó hết đau. Con hiểu không?

Chứ còn bây giờ mà bảo mấy con: "Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự", rồi ngồi đó mà chịu đau, nó giữ cái tâm bất động mà chịu đau thì mấy con không chịu nổi đâu. Cho nên nương vào hơi thở để chịu, thì như vậy là cứu khổ mấy con rồi, tự mình thắp đuốc lên đi, làm cho mình hết khổ gì, đó là một.

Hai là mấy con ngồi lại, ngồi lại yên lặng. Đây là cái pháp đối trị bệnh. Thầy dạy rồi phải không, con nhớ chưa? Bây giờ đây là cái pháp mấy con ngồi lại xem từng tâm niệm mình nó còn khởi ham muốn, lo lắng, suy tư buồn rầu cái gì? Thì tất cả những cái này là ác pháp, ngăn và diệt, tức là mấy con đang tu Tứ Chánh Cần. Còn những tư duy suy nghĩ thiện, để giúp cho người này, người kia làm việc tốt, an ủi cho những người khổ thì mấy con triển khai cái tri kiến đó ra giúp đỡ họ. Đó là thiện pháp, chứ không phải diệt ý thức của mấy con chút nào hết. Nhớ chưa? Đấy là mấy con đang tu Tứ Chánh Cần.

(5:53) Khi mà nó hoàn toàn nó vắng lặng, không còn niệm, từ một phút cho đến ba mươi phút. Từ lần lượt, nó từ một phút rồi nó tăng dần, hai phút, rồi ba phút, cái tâm nó yên lặng, nó bất động, thanh thản thì nó sắp sửa đi vào Tứ Niệm Xứ. Mấy con cứ để coi thử coi nó được bao lâu, bữa nay nó được một phút. Rồi lát nữa mấy con đi kinh hành, Thân Hành Niệm, mấy con biết rồi mà. Phải không? Rồi các con ngồi lại để xem coi nó im lặng được bao nhiêu phút. Nó được một phút nữa thì các con lại xả ra, mấy con đi Kinh Hành. Rồi ngồi lại im lặng một phút nữa, nhưng mà im lặng phút này được một phút rồi kế đó nó không có được, nó cứ nghĩ ngợi thì mấy con đứng dậy đi kinh hành. Các con hiểu không? Mấy con đi một vòng vậy, kinh hành pháp Thân Hành Niệm, rồi mấy con ngồi lại coi thử coi nó im lặng được bao nhiêu. Mà cái sức tỉnh của mấy con mà tu tập Thân Hành Niệm, nó tỉnh thì cái niệm nó không có khởi ra. Thì nó kéo dài từ một phút đến hai phút, ba phút cho đến ba mươi phút. Kéo dài ba mươi phút vậy thì nó đã ở trên Tứ Niệm Xứ . Bởi vì nó tỉnh chứ nó đâu có mê đâu thì nó sẽ ở trên thân mấy con, nó yên tĩnh. Cho nên coi như vậy là mấy con đang tập tu Tứ Niệm Xứ mà không có tập trung ức chế. Còn giờ mấy con tu tập mà Tứ Niệm Xứ để ức chế nó, mấy con biết sao không? Bây giờ, mình quán ở trên thân của mình, quán thọ, quán tâm, quán pháp. Thân - Thọ - Tâm - Pháp là Tứ Niệm Xứ chứ gì nhưng mà không ngờ mấy con ức chế ý thức. Còn mấy con để ý thức của mình tự nhiên, rồi mình xả nó đi, rồi tự nhiên nó bất động thì nó sẽ kéo dài bảy ngày đêm, thì mấy con đủ Tứ Thần Túc. Trong khi đủ Tứ Thần Túc thì nó có Định Như Ý Túc, Định Như Ý Túc mà, mình muốn nhập định nào nó mới nhập. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ được rồi thì mới có nhập các định. Còn chưa có gì mà nói Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, thiền của Thánh nhân chứ không phải thiền của phàm phu như Tiểu thừa nói đâu. Cho nên cái này là tự ở trong Tứ Niệm Xứ nó xuất hiện ra Định Như Ý Túc, từ có Định Như Ý Túc tức là định mà mình muốn nó sẽ nhập thì lúc bấy giờ mình truyền lệnh mà nhập.

(08:00) Chứ không phải định của Phật mà tu tập, các con nên nhớ. Cho nên mà ngồi thiền mà nhập định là mấy người đó chưa biết.

Ví dụ như bây giờ mấy con ngồi dưới đất vậy khoanh chân, rồi tôi cố gắng thôi giữ cái tâm tôi đừng niệm, là nó không có vọng tưởng, mấy con tưởng đó là định. Đâu phải, nó lọt trong Không Tưởng mất rồi mấy con, nó là sai pháp rồi. Còn bây giờ tự nó, mình thấy tất cả các niệm ác nó dừng hết rồi, mà giờ nó còn niệm thiện. Mà niệm ác dừng thì niệm thiện nó là toàn thiện thì nó sẽ bất động. Chứ mình đâu có dừng thiện đâu, nhưng mà cái niệm đó nó thiện thì nó phải bất động thôi. Cho nên nó bất động im lặng, mà nó im lặng thì tức là nó ở trên Tứ Niệm Xứ. Nó biết rất rõ, mà nó không tập trung, nó không ức chế, cho nên nó bảy ngày đêm thì nó có Tứ Thần Túc. Bốn cái lực, bốn cái lực như thần gọi là Tứ Thần Túc. Thì nó có Tuệ Như Ý Túc, mấy con muốn biết chuyện quá khứ nó nhớ lại hết. Mấy con muốn biết chuyện tương lai, ngày mai xảy ra gì mấy con biết hết. Chừng đó ngày mai này xe đụng ở đâu, chỗ nào, mấy con biết nó sẽ đụng mình chỗ đó, mấy con điên gì mấy con đi tới đó cho nó đụng. Cho nên cái người, người ta có Tam Minh rồi thì không có cái gì mà làm cho người ta khổ được hết. Chứ đừng có nói mình tu là mình chuyển nghiệp nhân quả, cho nên nhân quả không tác động được họ nữa, thế cho nên.

Ví dụ như bây giờ Thầy biết ngày mai này Thầy đến cái ngã ba đó là xe đụng, Thầy điên gì Thầy đến đó Thầy đụng. Cho nên trong kinh Đại thừa nó làm không được, nó nói ông Mục Kiền Liên bị ngoại đạo phục kích đập ông chết chứ gì? Bộ ông điên hay sao ông lọt vô dòng kích đó? Ông là đệ nhất thần thông đệ tử của Phật mà làm gì mà ông không biết. Có phải không? Cho nên mấy nhà Đại thừa này phỉ báng Phật Pháp lắm, làm sai mấy con. Cho nên đối với Thầy bây giờ làm gì mà nói chuyện xe đụng, biết xe đụng bữa nay không đi. Cái nhân quả thì nó sắp xếp ngày giờ nó phải đúng, mà nó trật thì không bao giờ nó đụng mình đâu, nhân quả mà!

3- NHÂN QUẢ, GIỮ NĂM GIỚI ĐỂ CHUYỂN NHÂN QUẢ

(10:02) Phật tử: Thưa Thầy, nhân quả nó tinh vi lắm Thầy.

Trưởng lão: Thì nó tinh vi chứ!

Phật tử: Để con kể cho quý vị nghe, lúc mà tụi con kiểm soát hành lý để đi ra nước Úc đó Thầy. Hành lý của chị Điệp nằm ở trên cái hành lý của con. Không làm một hơi cái bả bấm sao mà cái hành lý của chị ấy nó rớt xuống, thì cái đầu nó chúc xuống, cái con khởi chuyện đó: “Bây giờ để vậy đó, chút thảy vô máy bay nó, thì sẽ lộn xà ngầu, hư đồ ở trỏng. Thôi bây giờ mình lật lên đi để cho nó đàng hoàng mà con nghĩ nó nặng quá làm sao lật. Thôi kệ đại đi, con không làm. Làm rơi cái, Bả bấm làm sao cái hành lý của con đi tới cái góc đằng kia cái nó nhào đầu lại. Cái con tức cười quá. Cái tâm của con nó không thiện, nó trả liền đó.

Trưởng lão: Thành ra cái nhân quả bao giờ con người chúng ta đều là nó đang kềm theo sát lưng của chúng ta, nhưng nó đều là nhân quả. Con nói một lời nói coi chừng nó bị nhân quả đó. Thầy nói thiệt, nó đem lại niềm vui cho mấy con mà những lời nói ác coi chừng. Cho nên mấy người nói láo này kia, mấy người đó chịu hết chứ không có chạy đâu khỏi vì nhân quả của họ vậy mà.

Phật tử: Dạ, con nhớ cái bài kinh đức Phật dạy trong Tăng Chi Bộ, Phật nói mấy cái người mà, cả hai người cùng làm cùng khổ, mà một người không tu thì người phải trả cái quả rất nặng mà có thể kiếp sau phải trả nữa, còn người tu sẽ trả liền mà trả nhẹ.

(11:57) Trưởng lão: Bởi vậy, Thầy dạy mấy con cứ giữ gìn năm giới là nó chuyển được nhân quả của mấy con, năm giới phải giữ gìn nghiêm chỉnh.

Phật tử: Con trình với Thầy hồi năm ngoái, con vừa lên Thầy tu học. Con ra ngày hôm sau, hai hôm sau khi con về tới quê, con không có nghe lời Thầy là con bị nhân quả liền. Là con về tới nhà anh của con thì con muốn đi đổi tiền để con tặng riêng cho anh. Tại vì gia đình anh quá khá rồi, ông xã con nói khỏi cần giúp. Vì con không muốn ông xã con buồn lòng nên con nói gạt, con nói: “Con đi mua vải”. Thì lúc đó con trở chiếc xe Honda con ra, tới cái chỗ đó, con đổi tiền rồi con bỏ vô túi, rồi con chưa mua vải, rồi cái xe đậu nó trở con về. Nó đậu vậy mà con leo lên cái con trượt xuống mà con té, mà cái tay này rất là nặng

Trưởng lão: Con thấy nhân quả nó ghê không?

Phật tử: Dạ! Con nói khi con bị con biết rồi: “Thầy Thông Lạc ơi! Con phạm giới rồi, con đang trả quả đây”. Mà nó đau khủng khiếp, nó chở con vô nhà thương chụp nội soi, thì cái tay, cái xương không gãy nhưng mà nó bị bong gân. Về bển, tám, chín tháng sau con vẫn còn đau. Bây giờ con xách cái gì nặng con vẫn còn đau…​ Con trình với Thầy là con phạm giới.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con, mấy coi chừng phạm giới, phải trả nhân quả.

Phật tử: Không ai điều khiển đó Thầy, nhân quả nó ngộ lắm, tự nó bắt mình trả quả, ngộ quá.

Trưởng lão: Chứ làm sao.

Phật tử: Nó là điều khiển vũ trụ càn khôn.

(14:00) Trưởng lão: Mình đã biết, mình chấp nhận!

Phật tử: Mình là có phước, mình tin ông Phật dạy nhân quả nên khi thấy chuyện mình hiểu liền, còn tội nghiệp mấy người kia người ta không tin ông Phật, người ta không biết nhân quả là cái gì, người ta cứ đổ thừa.

4- CÓ DUYÊN GẶP NGƯỜI KHỔ THÌ MÌNH GIÚP ĐỠ - ĐI TÌM NGƯỜI KHỔ GIÚP ĐỠ THÌ MÌNH GÁNH NHÂN QUẢ CỦA NGƯỜI - KHÔNG ĐỌC TIN TRÊN BÁO ĐỂ GIÚP NGƯỜI

(14:22) Phật tử: Sẵn đây con thưa với Thầy, con nghe Thầy giảng là nhân quả của người ta, mình đi tìm, đi kiếm là mình chia cái nhân quả của người ta.

Trưởng lão: Đúng vậy con!

Phật tử: Thưa Thầy, bây giờ nhóm gia đình của tụi con với bạn, bảo trợ cho 15 đứa và mỗi năm chúng con gửi về một trăm cho mỗi đứa để giúp mấy đứa mồ côi nó được đi học. Số tiền đó, nó đóng tiền trường. Con cứ phân vân hoài mình nên ngừng hay là tiếp tục?

Trưởng lão: Để Thầy nói như thế này cho rõ, bây giờ Thầy không đi tìm những cái khổ của nhân quả của người khác mà mình phải gánh chịu cái nhân quả của người ta. Ví dụ như bây giờ trên đường Thầy đi, Thầy định tới cái điểm đó chỗ đó, người ta nuôi trẻ mồ côi Thầy cho thì cái đó sai, không được! Mà bây giờ Thầy đi trên đường về, Thầy gặp người ăn mày họ đang đói khổ Thầy mua ổ bánh mì Thầy cho; hoặc là cầm tiền Thầy cho cái người ăn mày, tại vì Thầy có cái duyên mới gặp người ta, còn Thầy đi kiếm thì không được. Thầy kiếm người ta, do người ta tạo ác người ta mới thành ra mồ côi, thành ra này kia là do cái ác của người ta chứ. Tại sao mình đưa tiền mình nuôi người ta để mình gánh cái nhân quả đó làm sao? Rồi mai mốt thử hỏi mình chết con mình mồ côi làm sao? Nó phải trả quả mà.

Phật tử: Thưa Thầy, con nuôi chứ con còn chưa biết và gặp mặt mấy đứa nhỏ con nuôi nữa, con chỉ nhìn mặt qua hình ảnh. Con nhận nuôi nó bởi có người khác giới thiệu con nhờ con nuôi. Tức là do cái duyên do người khác đem tới người ta giới thiệu với mình, thấy tội nghiệp thế mình ủng hộ giúp.

(16:02) Trưởng lão: Cái duyên người ta tới chứ mình không có tìm?

Phật tử: Tụi con không có tìm.

Trưởng lão: Bây giờ có người nói: “Đây có năm cháu trong cảnh khổ, anh chị có thể giúp đỡ được không?” thì tôi sẵn sàng. Tại vì mấy đứa cháu này có cái duyên nên có một người đến đây giới thiệu, chứ còn mấy con đi tìm cái người nghèo khổ cho là không được. Mấy đứa nhỏ đâu có đi tìm mấy con, phải không? Mà mấy con cũng đâu có đi tìm nó, phải không? Tại có một người giới thiệu mấy con giúp được không sao hết, chứ không phải là tự mấy con mà đến đó để mà tạo cái danh, hay tạo này kia thì đó không phải từ thiện. Mà tại vì thấy mấy đứa nhỏ này tội nghiệp mà có một người giới thiệu thôi, mình thấy thương và giúp đỡ. Còn ai ăn, ai làm gì thì tôi không biết.

Phật tử: Đúng như là tụi con đang trợ giúp một cái bệnh viện ở nơi gần chỗ quê hương. Giờ mỗi tháng mình cho cái bệnh viện này bao nhiêu, bao nhiêu, rồi bệnh viện điện thoại ra họ bảo họ cần cái gì đó như dầu ăn, nước tương thì mình đưa vô, vậy thôi. Cái này cũng do giới thiệu chứ con cũng không biết.

Trưởng lão: Không đi tìm nhưng mà do cái duyên mình được nghe người ta nói trước cảnh khổ người khác thì mình giúp. Cái lòng thương yêu của mình, nghe trước cảnh khổ thì mình không có từ chối, con hiểu không? Chứ không phải đi tìm cái người mà đang khổ đó.

Phật tử: Nhưng mà tụi con cứ tiếp tục làm và ủng hộ cho người ta đó ạ?

(17:43) Trưởng lão: Mình tùy theo khả năng, mình ủng hộ được mức nào thì mình ủng hộ tới thời gian đó thôi, còn tự quyền của con. Chứ không phải là phải bắt buộc, cái nhân quả của người đó đâu phải riêng mình đâu, mình không gánh cho mình nữa đâu. Nhưng mà bây giờ, năm em này đã lớn khôn, thì tôi chấm dứt tôi không nuôi nữa chứ không phải là tôi nuôi hoài đâu. Rồi đúng lớp 12, nó đủ cái sức để nó làm việc nó sống thì thôi mình không giúp nữa, có vậy thôi đủ rồi.

Trong cảnh khổ thì mình sẵn sàng mình bố thí, mình làm nhưng mà mình không phải đi tìm cái khổ của kẻ khác mình làm đâu. Mà tại vì có người giới thiệu thì trước cảnh khổ của người ta, được người ta cho mình biết thì mình sẵn sàng, còn mình không biết thì thôi cho nên mấy con yên tâm. Làm từ thiện cũng phải đúng cách chớ không khéo mình đem nỗi khổ vô mình đó. Cái nghiệp của người ta mà mình gánh chịu, mình đem cho người ta đó là mình coi chừng đó; là mình sẽ gánh chịu đó; hoặc là mình chết con mình nó sẽ mồ côi. Các con hiểu chưa? Nó ác nghiệp lắm chứ, nhân quả mà.

Phật tử: Ở Úc con thấy có nhiều người, chị con coi báo đọc cái tin thấy mấy người này bị bệnh, tàn tật, thấy tội nghiệp thế là gửi tiền về giúp.

Trưởng lão: Không, mình đừng có khai.

Phật tử: Cái đó không đúng, hả Thầy?

Trưởng lão: Không đúng, con. Bây giờ mấy bài báo viết, bao nhiêu người gửi về người này thay vì họ đủ sống rồi, họ thừa mấy con. Bao nhiêu người đọc báo chứ bộ một người sao? Đừng có nên đọc báo mà cho.

Tôi trực tiếp tôi thấy người ăn mày là tôi giúp, vậy thôi. Có cái duyên chớ mình không đi tìm nó mà mình đi ngang qua gặp. Còn có người giới thiệu đây là năm đứa trẻ hoặc người ăn mày này quá khổ, người đó lại trực tiếp với mình. Còn báo chí hay thêu dệt dữ lắm mấy con, cho nên trong tivi nó giới thiệu rồi làm như đau khổ lắm vậy. Coi chừng mấy người này gạt tôi.

(19:50) Phật tử: Ở chỗ con làm, hầu như hai tháng hoặc ba tháng có bà người Úc bị câm điếc, bà biết mỗi lần bà đến là con sẽ mua hết kẹo của bà, mặc dù con không ăn nhưng con thấy bà tội nghiệp con mua. Thì cứ hai ba tháng bà lại đến để con mua. Như vậy là con làm đúng hay là con làm sai?

Trưởng lão: Được, bà đến chứ con không có tìm bà.

Phật tử: Con không có tìm, con thấy bà bán bà gây quỹ cho cái chỗ câm điếc, con thấy thế con giúp đỡ mua hết.

Trưởng lão: Tự bà đến thì con sẽ giúp đỡ, bà cũng lấy cái bệnh tật của bà, để rồi bà giúp đỡ cho những người bệnh tật như bà, thì cái đó tốt. Bà đến chứ con không có đi tìm, mà nếu con đi tìm tức là con tìm cái nhân quả để cho người ta giảm cái khổ đau của họ, thì mình phải gánh sự khổ đau của họ. Còn cái này người ta tìm đến, mà trước cảnh khổ tôi là con người, tôi phải thương yêu tôi phải giúp đỡ chứ tôi không làm lơ được trước cái chỗ này. Thầy dạy mấy con làm đúng chứ không có sai đâu. Nghe lời Thầy làm từ thiện mà phải trí tuệ, chứ không phải làm từ thiện mà ngu đâu. Bị người ta lừa đảo, lừa gạt thì mình ngu, mình ráng mình chịu rồi mình lãnh cái nhân quả của kẻ khác nữa. Làm người ta giảm bớt đau khổ, không ngờ người ta phải chịu đau khổ như vậy. Bây giờ làm cho người ta giảm bớt đau khổ thì cái giảm bớt đau khổ thì ai chịu. Tại do mình người ta mới giảm thì mình phải chịu chứ sao. Còn cái này là có duyên gặp nhau, trước cảnh khổ thì tôi phải giúp đỡ, tôi không có nói gì hết, có vậy tôi. Cho nên cái này nếu mà Thầy không dạy, mấy con không biết đâu.

Phật tử: Dạ, con không biết. Mà ngày xưa nếu mà Thầy không dạy, tụi con không biết. Tụi con còn chạy đi tìm nữa, đi kiếm để giúp người ta. Nhiều khi, mình không biết mình gánh nhân quả đó.

(22:03) Trưởng lão: Tại sao mình làm thiện mà tại sao mình lại chịu khổ. Trong khi mà Thầy nhắc như sư cô Trí Hải, cô làm thiện mà tại sao xe lật cho cô chết, cô khổ vậy? Cô đi làm thiện chứ đâu phải cô đi làm ác. Cô đi tìm người ta khổ, cô phải gánh cái ác của người ta. Bây giờ cô phải thọ lấy cái khổ của cô chớ sao, mất mạng cô ấy là phải, con thấy ghê không?

Phật tử: Cô ấy dịch truyền pháp Tây Tạng, cái đó là tà kiến mà tụi con mê lắm, thần chú ghê lắm Thầy.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên, nó tạo những thần thông tưởng thân nó.

Phật tử: Tại vì con có lập trường của con không có theo Tây Tạng. Mấy người bạn con có giao tình với Tây Tạng lắm. Thế vô họ mời ăn xong cái con xong sắp sửa về con thấy Thầy Tây Tạng ông lần lần cái túi ông có cái gì cho, thế con đi chỗ khác, con không ở chỗ đó. Cái con nghe hỏi: Bạn con làm sao”? cái chị bạn chị giải thích nói: “Chị tu theo pháp Nguyên Thuỷ”. Con biết là ông thắc mắc con, con dứt khoát con không nhận. Tới chừng tụi con về thì trên đường về, mưa lất phất thôi nhưng trên đường về tự nhiên thấy cầu vồng, chạy theo tiếp có thêm cái cầu vồng thứ hai nữa.

Trưởng lão: Thầy nói chừng các nhà sư Tây Tạng chỉ luyện mấy cái cầu vồng đó, đặng gạt.

Phật tử: Cầu vồng của mấy ông đó làm á Thầy?

(23:53) Trưởng lão: Mấy ông chứ ai, sư Tây Tạng luyện cầu vồng không à, luyện cái gì không luyện mà đi luyện cái cầu vồng.

Phật tử: Thưa Thầy, Con có đọc mấy cái sách Tây Tạng họ có giải thích cho con là Tây Tạng tới cái chức gì đó thì sau khi chết sẽ được tái sanh làm người. Con nói đâu có cần đâu, giờ sống năm giới như Phật cũng tái sanh làm người. Đâu cần có tu tới đó mới tái sanh làm người, giữ trọn năm giới như ông Phật đã sanh làm người rồi.

Trưởng lão: Thôi bây giờ mấy con còn hỏi Thầy cái gì nữa không, nhớ chưa? Nhớ lời Thầy dạy, nhớ rồi thì về!

Phật tử: Tụi con đảnh lễ Thầy.

Trưởng lão: Rồi có cái gì thì mấy con gọi điện thoại qua hỏi Thầy. Rồi hễ mà Thầy thấy mấy con trình bày Thầy thấy được, thì Thầy bảo phải đi về Việt Nam gấp. Bây giờ bỏ hết để mà giải thoát hoàn toàn, hiểu chưa? Bất cứ khi mà Thầy gọi, Thầy biết mấy con tu tới chỗ đó rồi, nếu mà không để ý mà để mấy con bên đó mấy con sẽ không đi tới. Thầy gọi bỏ hết xuống hết đi tất cả các pháp đều là vô thường, hãy về Việt Nam ngay với Thầy.

Phật tử: Vậy tụi con chờ Thầy gọi tụi con lên.

Trưởng lão: Con tu con phải trình bày với Thầy chứ!

Phật tử: Dạ, mấy con tinh tấn mà tu tốt như vậy lúc đó buông bỏ hết có khó không?

Trưởng lão: Không, không có khó đâu mấy con về là quá dễ dàng.

Phật tử: Tụi con phấn đấu nặng nề lắm

Trưởng lão: Có cái gì mà nặng nề nó mới làm khổ mấy con.

Phật tử: Tu còn lôi thôi quá.

Trưởng lão: Đúng rồi, tu còn lôi thôi. Còn mấy con tu mà tâm bất động rồi không ai mà dám phá cái chỗ này đâu, nên nhớ lời Thầy nha. Thầy dạy hết rồi, Thầy về mấy con.

Phật tử: Tụi con còn có dịp để gặp Thầy nữa không Thầy!

Trưởng lão: Còn chứ.

Phật tử: Con nắm chặt áo Thầy để theo.

HẾT BĂNG