20100722 - SƯ PHƯỚC TỒN THƯA HỎI - XẢ SẠCH TÂM SI LÀ CHỨNG ĐẠO
20100722 - SƯ PHƯỚC TỒN THƯA HỎI - XẢ SẠCH TÂM SI LÀ CHỨNG ĐẠO
20100722 - SƯ PHƯỚC TỒN THƯA HỎI - XẢ SẠCH TÂM SI LÀ CHỨNG ĐẠO
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 22/7/2010
Thời lượng: [01:06:21]
Tên cũ: 20100722-Sư Phước Tồn thưa hỏi
https://thuvienchonnhu.net/audios/20100722-su-phuoc-ton-thua-hoi-xa-sach-tam-si-la-chung-dao.mp3
1- XẢ SẠCH TÂM SI LÀ CHỨNG ĐẠO
(00:00) Trưởng lão: Tu là giải thoát chứ đâu phải là không, mình ngồi chơi chứ đâu phải làm gì? Con mà ngồi kiết già, con ngồi xếp chân là con cũng đã bị ức chế rồi, gó bó, làm cho mình khổ, làm sao giải thoát? Mình trói mình rồi? Cho nên ngồi chơi như Thầy, có mỏi tay, mỏi chân thì mình đứng dậy mình đi, chứ ai bắt mình trói mình ngồi trên cái ghế làm chi cho mỏi, có phải không? Giải thoát chứ đâu phải là không giải thoát. Tại vì mình muốn mình không giải thoát, mình cố gắng mình ngồi, cho nên sinh ra mỏi. Bởi vì đạo Phật nhìn rất rõ được cái tri kiến của mình; nhìn rất rõ được trong khi mình tu đúng, tu sai, chứ mình gò bó trói buộc mình, hay cái gì là mình đã tu sai.
Đức Phật nói rất rõ mà: "Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy", mình không tu thôi, đã tu thì thấy nó: "Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thân tâm mình bất động thì giải thoát. Những cái cụm từ này mà người nào bị chạm đến nó chút thì không thanh thản, không an lạc, không vô sự, thì mấy người này là không giải thoát, mà không giải thoát là còn phàm phu. Muốn giải thoát thì phải: "Thanh thản, an lạc, vô sự", mà ác pháp đụng chạm đến thì nó bất động, không hề dao động. Thành ra người biết tu thì mau lắm, còn những người này không có tu tập cái gì hết, coi chừng tu tập là bị đó.
(1:47) Sư Phước Tồn: Bị sai hết.
Trưởng lão: Bị sai hết! Bởi vì mình tu tập mà mình gò bó mình, mình dùng ý thức mình ức chế tâm mình, hoặc là mình gò bó thân của mình. Cho nên mấy ông ngồi thiền nhiều như con cóc chứ không phải tu, bởi vì tu là giải thoát chứ đâu phải không giải thoát. Còn vì tại sao mà người ta đi kinh hành? Tại vì hôn trầm, thùy miên nó còn nhiều, cho nên vì vậy mà người ta phải ráng đi, cho nó thức. Nhưng mà bây giờ cứ hôn trầm, thùy miên thì cứ đi vòng vòng hoài nhiều quá cũng không tốt. Ông Phật không bao giờ ông đi dữ tợn vậy. Do bệnh hôn trầm, thùy miên cho nên ta mới đi, để diệt sạch thì chứng đạo!? Còn chưa hết hôn trầm, thùy miên nên chưa chứng đạo.
Sư Phước Tồn: Kính bạch Thầy! Như vậy là mình phá hết hôn trầm, thùy miên thì cũng vẫn là chứng đạo?
Trưởng lão: Chứng đạo chứ! Bởi vì hết hôn trầm, thùy miên là hết si.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Suốt 7 ngày đêm mà không ngủ, không ham ngủ, mà con vẫn rất tỉnh, không đi kinh hành gì hết, thì cái người này là chứng đạo. Người chứng đạo như Thầy đâu có ngủ, rất tỉnh. Khi con nằm đó mà con quên mất, thì biết đó là ngủ rồi, như vậy là còn si.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Cho con trình về việc con tu tập thường hay đi kinh hành nhiều, trong lúc mà con bị hôn trầm, thùy miên.
Trưởng lão: Còn bị hôn trầm, thùy miên còn phải đi kinh hành nhiều đó.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Chứ ngồi mãi để cho bị hôn trầm, thùy miên gục tới, gục lui là không được. Thấy mình còn ham ngủ, còn thích ngủ thì biết là còn hôn trầm, thùy miên không có chạy đâu khỏi, còn con nằm suốt đêm vẫn tỉnh giác, thanh thản, an lạc, vô sự, thì chứng đạo rồi. Phật đâu có ngủ, tu không sợ mất ngủ, còn hơi hơi ngủ không được thì uống thuốc hay gặp bác sĩ chích thuốc thì cho ngủ được thì còn si nhiều.
2- CÁCH THỨC GIỮ TÂM BẤT ĐỘNG
(03:59) Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Xin Thầy chỉ sơ lược về giữ cái tâm bất động mà không bị ức chế thì con phải làm như thế nào?
Trưởng lão: Không dùng sự bất động của tâm để gò bó ý thức của mình, mình cứ nghĩ là cái ý thức của mình đó khởi niệm là nó động, không phải.
Trưởng lão: Không phải vậy. Bây giờ con nhìn con thấy cái cây, thấy cái này, cái kia, cái nọ thì con mắt con thấy, cái tai con nghe âm thanh rất rõ, tất cả mọi cái đều nghe, nhưng con không dính mắt vào gì hết, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe mà không dính mắc là được.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Ngay trong lúc đó thì cái tâm của mình vẫn còn biết cái thân của mình rất rõ.
Trưởng lão: Biết!
Sư Phước Tồn: Vẫn còn cảm nhận được hơi thở?
Trưởng lão: Cảm nhận được, biết được nhưng mà không có dính vào. Thí dụ: Như luôn luôn lúc nào cũng biết hơi thở ra, hơi thở vô là người đó đã bị dính rồi đó, sai. Ít bữa đi coi chừng tức ngực đó, đó là cái sai chứ sao. Bởi vì nó đâu có dính cái gì, nó bình thường như một cái người bình thường vậy, có lúc thì nó thấy hơi thở, có lúc thì nó thấy cái cây đằng kia, có lúc nó nhìn trời, có lúc nó nhìn cái bông này, thấy tất cả mọi cái, nhưng mà nó không dính mắt cái gì hết.
Sư Phước Tồn: Như vậy mới gọi là bất động hả Thầy?
Trưởng lão: Đó là bất động đó.
Sư Phước Tồn: Con hiểu như thế này. Ví dụ: Như bất động thì làm sao cho tâm mình luôn luôn lúc nào cũng ở trên cái thân của mình hết, như vậy có đúng hay không?
(5:39) Trưởng lão: Nó cũng không phải quay vô trong thân của mình đâu, nó bất động. Nhưng mà nó quay vào trong thân mình nó biết cái thân của mình đó, nó luôn luôn biết thân đó thì để tự nhiên nó biết chứ còn mình ức chế mình bảo cứ cố gắng tập trung trên thân của mình đó, để cho gọi là tu Tứ Niệm Xứ là không phải, Tứ Niệm Xứ bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp nó đều biết. Bây giờ, thí dụ: Như bây giờ, thân Thầy nó không có đau, thân Thầy nó cũng không cảm thấy gì hết, phải không? Nhưng bỗng dưng đó dưới chân Thầy có con gì cắn hay cái gì cắn đau, thì Thầy biết rằng đây là cảm thọ dưới chân bị kiến cắn, thì đó, rõ ràng là cái biết của Thầy rất sáng suốt như mọi người vậy. Thầy nói cái người tu chứng đó giống y như cái người bình thường, nhưng họ không còn tham, sân, si.
Nghĩa là cái người bình thường sao, bây giờ họ làm sao thì mình y như vậy. Nhưng mà cái người bình thường đó thì có tham, sân, si, còn mình đó thì nó không còn tham, sân, si, mình cũng như người bình thường chứ không có gì khác cả. Phân biệt như vậy thì biết rõ, từ cái biết cái này, cái kia nó xảy ra trên thân nó đều biết hết y như cái người bình thường. Nhưng nó không dính mắt gì, nó biết cái đó mà nó dính mắt, Ví dụ: ôi trời ơi! đau quá. Nó không có rên cái kiểu đó đâu.
Ờ! Bây giờ con rắn mà lỡ cắn nó cũng không có rên nữa, coi như có duyên gặp nhau cắn nhau để trả nhân quả thì cứ cắn, có phải không? Chứ không phải nó sợ. Còn mấy con bây giờ thấy con rắn bò vô là hoãn hồn lo chạy. Còn cái người tu chứng rồi, rắn bò vô kệ nó, có duyên thì cắn nhau miếng. Bởi vì gieo duyên đời trước, có đánh đập, có cắn với nhau thì bây giờ cứ cắn nhau miếng trả rồi đi, chứ nó không sợ, vậy mà cái tâm mình nó bất động vậy, chứ nhân quả nó đã chuyển rồi. Con rắn nó không cắn, nó bò vô nhòm nhòm vậy cái nó đi luôn, còn con mà chạy qua, chạy lại là nó lại nó cắn.
Sư Phước Tồn: Làm nó sợ.
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là nó sợ quá, mình chạy qua, chạy lại thì đập nó sao, thành ra nó sợ, nó phải thủ nó trước, nó phải cắn mình trước chứ sao.
(07:52) Sư Phước Tồn: Trong thời gian qua con tu tập, con nghĩ như thế này: Tâm hãy luôn luôn lúc nào cũng định ở trên thân. Cho nên khi mà tâm con quay vô không để mà nó nhìn ở bên ngoài thì hoặc nó biết nghe bên ngoài. Con sử dụng hơi thở để nhiếp tâm vào trong để tâm không phóng dật ra ngoài nữa, để cho định trên thân, như vậy là cũng vẫn sai?
Trưởng lão: Cái đó là cũng sai nữa. Đó giai đoạn mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Thí dụ: Như bây giờ cái con mắt nó nhìn ra ngoài bảo: "Quay vô, không có nên nhìn cây cỏ đồ làm gì, không có phóng dật ra đó". Rồi cái lỗ tai mình nghe ai nói gì đó: "Quay vô nghe trong thân", đó là cách thức mình phòng hộ, mình giữ gìn nó, giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Trong giai đoạn đó mình tu trong 7 ngày tự nó quay vô thôi, ai ngồi đó tu nữa, tu nữa, coi chừng bị ức chế. Tâm con người hay phóng dật, nên sau một thời gian tác ý lôi nó vô, thì bắt đầu mà thấy nó vô rồi thì thôi không tu nữa, lúc đó sống lại bình thường.
Sư Phước Tồn: Dạ con kính thưa Thầy! Là con cảm nhận lúc con đang ngồi như Thầy như vậy, thì cái tâm con tự nó quay vô, tự nó định trên thân của con, chứ con không có ức chế. Như vậy là đúng không thưa Thầy?
Trưởng lão: À, đúng! Tự nó quay vô.
Sư Phước Tồn: Thưa Thầy! Khi có những cái tiếng, âm thanh bên ngoài. Ví dụ: Như những tiếng đàn đêm khuya, tâm nó nghe rồi, thì nó tự tác ý ra là đó là cái âm thanh bên ngoài nó nằm trong đầu, khi nó biết rồi tự nó quay vô luôn, chứ con không có tác ý. Như vậy có đúng không Thầy?
Trưởng lão: Đúng, không sai! Cái đó đúng. Bởi vì tự nó, nó đã thấm nhuần. Do đó nó nghe âm thanh cái tự nó nhắc nhỡ nó, chứ không phải là do mình cố ý, tác ý để lôi nó vô. Còn mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì phải tác ý lôi vô.
(09:46) Sư Phước Tồn: Dạ! Có nghĩa là trong cái giai đoạn bây giờ của con là, không phải là cái giai đoạn của pháp Như Lý Tác Ý nữa?
Trưởng lão: Ờ! Không phải. Bởi vì cái tri kiến của mình đó, mình triển khai nó thành ra một cái tri kiến giải thoát rồi, tự nó nó sẽ giải thoát cho nó. Cho nên mình không dùng pháp Như Lý Tác Ý nữa. Còn người mới tu thì còn dùng pháp Như Lý Tác Ý để nhắc nhỡ cái tâm họ. Còn mình bây giờ khỏi rồi, tu lâu quá rồi mà nó chưa thấm nhuần được sao? Cho nên mỗi lần mình nghe cái gì, mỗi lần có một cái ác pháp, có một cái thiện pháp nào lôi cuốn mình, thì nó tự nó nó đã nhắc rồi; mà nó đã nhắc nó buông xả; mà cho đến khi mà nó không còn nhắc nó nữa; mà nó vẫn xả thì đó là nó chứng đạt rồi.
Sư Phước Tồn: Như vậy ở đây nó có ba giai đoạn để tu tập: - Thứ nhất là phòng hộ Như Lý Tác Ý khi nó đã quen, tâm ý của con đã thuần rồi, thì tự động khi nghe khoảng ba phút thì bắt đầu tự động nó nhớ lại, đây là ác pháp, tâm lại quay vô định trên thân, con không có tác ý, và cái hướng tâm của con nó hướng vào ở trong thân. Như vậy cũng vẫn đúng hả Thầy?
Trưởng lão: Đúng, cái đó đúng rồi! Cuối cùng khi nghe nó thản nhiên, nó không có gì. Đó là lúc bây giờ nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự rồi đó.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Thành ra tu tập nó cũng đơn giản, chứ không có gì mà khó. Vì mình không hiểu rồi mình quen với những cái phương pháp hồi xưa tới giờ mà Thầy tổ dạy, luôn luôn ức chế cái ý thức của mình.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Cố gắng giữ cho tâm mình đừng động, đừng có bị động. Thành ra nó rất uổng, mất thì giờ vô ích.
3- DÙNG TRI KIẾN NHÂN QUẢ VÀ NHƯ LÝ TÁC Ý ĐỂ XẢ TÂM
Sư Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy! Trong thời gian qua con thấy khi con ở bên khu vực ở bển, thì con thấy con giữ tâm bất động không được vì cảnh quá chừng động.
(11:57) Trưởng lão: Thì kệ! Càng động thì mình càng lại giữ tâm bất động thì nó còn dễ hơn. Còn mà bây giờ đi kiếm cái chỗ mà yên tịnh, như ở đây đó, không ai nói tới, cái này là mới chết nữa, càng động thì mình mới thấy được ai nói gì nói tui đều thấy thản nhiên, đó là tâm mình bất động được. Còn mình thấy nó động, quá động, thì tức là mình bị cảnh động nó lôi mình mới thấy động, mà mình thấy ai làm gì làm, tui không bị các pháp động lôi tui thì tui bất động. Cho nên không có sợ cái gì hết, mình tu thì lo tu. Bây giờ tu bất cứ ở chỗ nào cũng giải thoát, trong gia đình mình cũng giải thoát, chỗ nào tu cũng giải thoát hết. Nhưng mà phải nhớ cái tâm bất động, mà muốn bất động thì phải thấy nó nhân quả, có vậy thôi.
Rồi từ chỗ cái tâm bất động đó là kết quả của sự tu, mục đích đạt được là ở chỗ đó, từ đó mới đi tới chỗ pháp tu muốn được cái "Tâm bất động" này thì cái tri kiến phải sống ở trong cái nhân quả, cái hiểu biết là phải ở trong cái nhân quả. Mà bây giờ trong cái nhân quả, tuy rằng hiểu biết trong nhân quả, nhưng nó chưa có thấm nhuần. Cho nên mỗi lần có cái điều kiện gì đó, thì nó đều tác động vào tâm của mình hết, mà muốn cho nó đừng tác động nữa đó, thì Như Lý Tác Ý nó tới, nó có phương pháp đàng hoàng mà; con bây giờ chưa thông cái nhân quả, thì lúc bây giờ nó xảy ra mình không biết nhân quả thì làm sao đây? Như vậy là bị dính kẹt.
Còn người ta thông nhân quả rồi thì tự nó xả ra, nhưng mà nó xả ra rồi đó, thì cái pháp Như Lý Tác Ý đó nó vẫn là cái phương pháp để chúng ta có cái sự thông suốt nhân quả đó, làm cho nó trở thành cái lực của nó, nó trở thành cái giải thoát của nó. Thí dụ: Như bây giờ thấy cái đó là nhân quả, thì mình nhắc để cho nó xả ra, "đây là nhân quả, tâm bất động nha", Như Lý Tác Ý nhắc nó.
(13:55) Còn bây giờ con thấy cũng là nhân quả, mà con không nhắc nó cứ nhớ, nhắc cái nó xả ra liền. Thí dụ: Như có một người đó họ đem cho một cái bánh, mà nó rất hợp con thích, con vốn là thích bánh xèo, mà cái người này họ lại đem bánh xèo đem đến cho con, đúng cái sở thích con rồi. Bắt đầu: "Đây là nhân quả", mình tác ý như vậy "đây là nhân quả, đừng có thích", thì tức là mình phá đi cái tâm mà nó thuận duyên của nó, nó ưa thích đó, vốn con ưa thích nó, bây giờ có người đem đến cái sở thích của mình nó nổi dậy. Trời cái bánh ngon gần chết! Tao biết rồi. Nó sống lại với cái sở thích của nó rồi, cái dục của nó rồi, thì nói: "Đây là nhân quả, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì đó là pháp tác ý rồi, thấy đó là nhân quả rồi mới tác ý, thì nó nhanh lắm. Đến khi thấy thì thấy mà nó không có khởi lên, ngon dở nữa, có phải không? Thì thôi không tác ý, nó thành công rồi.
4- KẾT QUẢ TU TẬP LÀM CHỦ ĐƯỢC SỰ SỐNG
Sư Phước Tồn: Như vậy trong lúc hiện tại, bây giờ con thấy khi đi khất thực, bất cứ một cái gì, thì người ta cho gì ăn cái nấy, nhiều lúc con không có nghĩ đến cái việc ngon hay dở, mình ăn làm sao sống thôi.
(15:19) Trưởng lão: Cái đó là cái tốt rồi đó.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Thầy nói ở đây có nhiều trường hợp khác. Thí dụ: Như con làm chủ được phần ăn rồi, thì còn cái chưa làm chủ. Thí dụ: Như bây giờ con nghĩ con về đó là con chưa làm chủ, thay vì làm chủ được cái ăn rồi, thì đến làm chủ được cái này chứ!? Sao bây giờ mình vội vàng quá, mấy năm trời nay không đi về mà bữa nay nó đòi về đây. Thì đó rõ ràng là mình sai mình, mà trong khi mình xét mình, mình chưa có đủ Tứ Thần Túc, thì biết mình! Con đường mình còn đang tu chứ, có phải không? Còn bây giờ con muốn bảo: "Cái thân này bay lên nó bay được nè", con ngồi đây mà con biết ngày mai ở tại cái góc đường này nó xảy ra cái tai nạn gì biết liền, thì như vậy là con có tuệ Tam Minh rồi chứ.
Còn cái này chưa biết còn mờ mịt, vậy mà không lo tu, mỗi lần nó sai cái gì thì chạy tưng tưng, thì theo nó rồi, nó phải có kết quả, còn con bây giờ con muốn tịnh chỉ hơi thở, để nhập Tứ Thiền chứ gì? Thì tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, thân con nó không thở nữa, nó ngồi bất động, an ổn, vô cùng, sau đó nó nhập Tứ Thiền. Còn bây giờ con bảo nó có biết nhập Tứ Thiền sao đâu, nó không nhập được, thì bắt đầu con phải tu mà để nhập. Cho nên vì vậy mà trong sự tu tập, mấy con chưa có được cái kết quả đó thì phải nỗ lực hết mình để tu cho có kết quả, chứ không khéo nó uổng phí một đời, nó cứ dẫn dắt mấy con đi tới, đi lui hoài, mấy con tu không tới, nó được chút chút gì đó thôi, rồi thôi, tới đó thôi hết rồi, tu tới nơi, tới chốn mới được, không uổng. Bởi vì mình muốn làm chủ được sự sống chết mà, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, còn bây giờ thì không được.
Bệnh đau thì tác ý, bây giờ có một số người, người ta làm chủ được bệnh rồi, nhưng mà cái điều kiện là người ta chưa làm chủ được cái chết. Thì người ta dùng tác ý. Thí dụ: Như cái đầu mình nhức mình bảo: "Thọ là vô thường, cái đầu đau nhức này không được đâu nữa", thì người ta tác ý rồi người ta sẽ ở trong tâm bất động, thanh thản thì chỉ chốc lát, nửa tiếng hay hoặc là 1 tiếng đồng hồ cái đầu không còn đau, đó là mình dùng cái phương pháp để đẩy lui cái bệnh, thì nó có những cái điều kiện mà làm chủ được bệnh, mình làm chủ được bệnh thì mình làm chủ được đời sống của mình rồi.
À! Bây giờ, thí dụ: Như con có làm chủ con có làm chủ được đời sống con nó khởi như ăn uống thì con làm chủ, ăn không cần ngon dở không cần, đó là làm chủ đời sống. Rồi về đời sống tiếp duyên với mọi người, người ta nói nặng, nhẹ này, kia mình cũng vẫn thản nhiên không buồn, không giận ai hết, đó là làm chủ được đời sống, làm chủ sanh. Mà bây giờ mấy con tập làm chủ sanh, nhưng mà trong đời sống nó có nhiều cái mà mình chưa làm chủ, chứ không phải là làm chủ hết, mà khi làm chủ hết thì bắt đầu, mình thấy rõ ràng là trong khi mình tập làm chủ cái đời sống của mình được chút ít như vậy rồi thì làm chủ bệnh được.
(18:48) Nhưng cái bệnh nặng chưa làm chủ được đâu, nhẹ nhẹ thì đuổi đi hết, bởi vì làm chủ đời sống thì mình phải xả được cái này, cái kia nên bây giờ xả được những cảm thọ nhẹ chứ sao!? Rõ ràng là pháp phật đi tới đâu là nó có được kết quả tới đó. Phải càng xa, càng tu cao, càng sâu thì lại làm chủ được những cái đau khổ lớn nhiều chừng nấy, cách thức nó rõ ràng, tu ít thì có kết quả ít, không có cái nào mà không có kết quả. Cái kết quả thấy thật sự.
Sư Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy! Con cũng vẫn thấy rõ như vậy, cho nên con mới quyết chí là con tu tập tới nơi thôi.
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói: "Ráng tu, tu cho tới nơi tới chốn, tu cho thật sự có Tam Minh", thì có Tứ Thần Túc là khỏe rồi, làm gì mà không có, tâm thanh tịnh là nó có, còn tâm chưa thanh tịnh giờ muốn có nó thành ra ngoại đạo. Tại vì tưởng nó nó làm. Còn cái tâm mình nó bất động thật sự là nó có, mình không cầu mà nó có.
Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Như vậy trong trường hợp của con hiện tại bây giờ mà nó khởi niệm con định đi về chùa thời gian. Như vậy cũng vẫn là bị ác pháp?
Trưởng lão: Bị ác pháp rồi đó. Nhưng mà bây giờ con định như vậy thì con cứ về không sao hết. Về bắt đầu trở lại tu, chừng nào tới giờ tu mấy năm, 5 năm, 10 năm bỏ hết xuống, rồi mới bắt đầu cạo tóc vào xuất gia tu lại. Coi vậy chứ nó bắt đầu trở lại, nhưng mà bắt đầu trở lại là tui đã hiểu rồi, từ đây về sau tui tu, tui không có để bị cái trường hợp mà bắt tui trở lại kiểu này. Vậy thì được chứ không có gì đâu.
5- CHỌN NƠI THANH TỊNH ĐỂ TU TẬP LÂU DÀI
Sư Phước Tồn: Dạ! Kính thưa Thầy là! Con thấy kỳ này con về trở nên con xin Thầy qua ở bên đây, chứ còn bên kia con đang tu tập mà cô Út vẫn đưa người thân vô tới chỗ thất luôn, làm sao mà con tu tập được.
Trưởng lão: Ở đây! Thầy nói thật sự ra, người thân không được đến đây. Người ta đi tu cực khổ gần chết, quan tâm mà hỏi mạnh dõi không thì thôi đi về, Thầy đuổi thẳng à.
Trưởng lão: Cho nên người nào đến thăm, cha mẹ nào thăm đó, Thầy nói: "Người ta bỏ cuộc đời đi tu rồi, còn mình ở nhà không sướng hay sao lên đây còn làm động nữa".
Sư Phước Tồn: Cho nên con thấy như vậy con ở bên khu vực của cô Út, con không thể nào tu tới nơi, tới chốn.
Trưởng lão: Tại vì cô Út cô muốn thử mấy con, coi thử mấy con có còn muốn tiếp không? Nói tui không có tiếp đâu, không dẫn vô đây.
Sư Phước Tồn: Nhưng mà cô Út! Nếu mà không tiếp thì cô nói là mình thiếu Đạo Đức Làm Người.
Trưởng lão: Tui thiếu Đạo Đức Làm Người kệ tui, bây giờ tui đang tu tập không có đạo đức gì hết, tui đã quyết tu rồi, nên không chơi với người; chơi với người khổ lắm!
Sư Phước Tồn: Ngay cả cái khu con đang ở, hiện giờ là khu ngoài sát bên đường đi đó, con thấy là sống ở không được. Mà cái khu của Thầy đang xây dựng đó, thì cô Út cũng mở cửa đưa người ta vô cũng vẫn được. Cho nên con xin phép Thầy sau này con xin được qua ở bên đây cho nó thanh tịnh hơn.
Trưởng lão: Rồi, rồi Thầy đồng ý, ráng mà tu chứ còn mà đi tới, đi lui. Mà qua bên đây Thầy chặt giò chứ đừng nói chuyện, ở bển còn đi, chứ còn mà ở bên này Thầy chặt giò.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy!
Trưởng lão: Đi là đi về luôn, chứ còn ở đây Thầy không có cho tu, tu thì phải thật tu chứ, vô đây mà ở đây rồi đi tới, đi lui vầy. Thầy nói mấy người mà họ vào tu ở ngoài kia chứ còn vô đây thì không được, vô đây phải tu đàng hoàng. Thầy nói Thầy chưa kiểm tra đó, Thầy kiểm tra cái số mấy cô Thầy đuổi hết.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Con cũng quyết chí như vậy. Tại vì con thấy cuộc đời của người mẹ mình, mẹ con hiện tại bây giờ là 2 giờ rưỡi là thức dậy đi bán, rồi tới 7, 8 giờ tối mới về, thấy hết sức là cực khổ. Nhưng mà con tu tập xong, từng ngày, từng tháng như vậy thì con thấy rằng chỉ có nước con phải vô đây độc cư. Như Thầy nói: "Một là chết bỏ; hai là chứng đạo", chứ không đi tới, đi lui nữa, con đi lần này là về lần cuối thôi, rồi cho nên con xin Thầy qua bên đây, chứ còn ở bên kia thì. Nếu mà mai mốt người thân con đến thì cô Út đưa vào như vậy, thì sao mà con tu tập.
Trưởng lão: Sợ con chịu nổi ở đây hay không? Con biết ở đây Thầy mấy bữa Thầy kiểm mấy cô, Thầy kiểm mấy người này hết nè! Thầy nói chung là sau khi Thầy viết xong bộ sách Đạo Đức Làm Người, đạo đức nhân bản-nhân quả, cuốn đầu tiên mà Thầy cho ra rồi đó. Thì Thầy sẽ kiểm tra lại Thầy chịu khó Thầy bỏ ra một ngày, Thầy kiểm tra từng người mà, thấy không được là Thầy cho đi về liền tức khắc đó. Bởi vì tu lâu chứ đâu phải mới tu, về theo Đại thừa tu. Đâu dễ gì, ở đây tu phải đàng hoàng chứ còn tu như vậy là không được, Thầy thấy mấy cô nói chuyện dữ tợn lắm, coi chừng.
Sư Phước Tồn: Con cũng thích như lời của Thầy dạy, tu cho đến nơi, đến chốn mà thôi, chứ còn con thấy thì nếu mà tu thời gian kéo dài ở bên đây, thì con cũng không có chấp nhận cuộc đời tu hành của mình như vậy. Thì thà là không tu thì thôi, chứ còn tu kéo dài, mà không có tu tập được kết quả cuối cùng, thì cũng mang tiếng xấu hổ mà thôi, chứ không có lợi ích gì.
(24:28) Trưởng lão: Chứ không có lợi ích gì cho bản thân của mình, con vô trong thất con ngồi tu có làm cái gì cho đời.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Mình tu để cho mình được giải thoát và làm gương giải thoát những người tu khác, người ta thản nhiên trước mọi ác pháp trong cuộc sống, để cho người ta biết Phật pháp giải thoát thật sự, người ta biết được người tu làm chủ được sự sống chết như vậy. Còn mình tu mình thấy bình thường cũng như ai, chết cũng rên, cũng la như vậy thì thôi tu làm chi, có phải không? Con thấy không? Tu làm gì như người đời vậy, mà lại mang chiếc áo của người tu làm gì.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Con cũng nghĩ như Thầy vậy, như vậy sau khi con về dưới con lên đây, con xin phép Thầy cho con được lên thẳng ở đây.
Trưởng lão: Ờ! Mà Thầy dặn trước đó, tu cho đàng hoàng đó nha.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Mà tu không đàng hoàng, mà nói chuyện là Thầy đuổi đi liền đó.
Sư Phước Tồn: Con xin hứa với Thầy sẽ cố gắng, sẽ không nói chuyện với bất cứ một ai.
Trưởng lão: Thì Thầy nói là phải cố gắng sống sao cho đúng, hễ mình sống đúng là mình sẽ tu đúng, mà mình sống sai là mình tu sẽ sai.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Ờ! Bây giờ mình sống đúng, ờ bây giờ độc cư cho trọn vẹn, thấy không? Không có nói chuyện với bất cứ người nào, tu tập còn hôn trầm, thùy miên mà ôm pháp Thân Hành Niệm mà đi kinh hành, phá cho sạch chừng nào hết hôn trầm, thùy miên thì không cần đi kinh hành nữa.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Ờ Bây giờ bắt đầu ngồi lại, để tư duy; để quán xét; để giữ gìn tâm bất động của mình, thấy không? Hằng ngày, hằng giờ, hằng phút để tìm thấy từng tâm niệm nhân quả của mình, để xả nó ra.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Có vậy thôi! Ngồi chơi mà buồn ngủ thì không được, mình ngồi chơi tỉnh táo để xả tâm thì tốt, phải không? Vậy hãy tu, còn ngồi chơi mà lúc lắc, gục tới, gục lui đó thì không được.
Sư Phước Tồn: Phải dùng pháp Thân Hành Niệm.
Trưởng lão: Phải đi kinh hành. Nếu mà còn hôn trầm, thùy miên thì lúc nào cũng phải đi, dùng pháp Thân Hành Niệm phá nó, có vậy thôi. Lên đây mà đi còn đi là Thầy biết còn hôn trầm, thùy miên mà lên đây mà ngồi trong thất ngồi chơi. Coi vậy chứ mấy con ngồi đây chứ Thầy ở ngoài Thầy biết, ngồi tu hay không tu Thầy biết hết đó.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Thầy theo dõi mà, bởi vì cái trách nhiệm, cái bổn phận của một vị Thầy, người ta theo dõi biết tu hay là không tu. Cho nên mấy cô mà đóng cửa thì Thầy biết ở đó mà ngủ chứ không làm cái gì, chứ ngồi chơi mà đàng hoàng minh bạch phải mở cửa chứ sao lại đóng cửa, mấy cái đồ giăng màn này kia, ai mà nhòm mấy người, bộ mấy người đẹp lắm sao, có phải không? Tu mà còn đẹp xấu gì? Cho nên vì vậy mà giăng màn hay hoặc đóng cửa, thì Thầy biết là sợ ngồi ngủ gục người ta thấy người ta cười, mục đích đó chứ gì? Do đó là còn ngủ gục chứ sao. Bởi vì Thầy nói hễ mình hở ra mà mình chưa có đạt được, thì nó có những cái điều kiện mình làm những cái chuyện như vậy, không có chạy đâu khỏi hết. Thôi rồi, con cứ chuẩn bị về đi, không có gì đâu, rồi lên đây mà nỗ lực tu, mà tu không được Thầy đuổi về dưới, về chùa đó tu gõ mõ, tụng kinh cho mà mệt.
(27:38) Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Con như vậy có ảnh hưởng gì đến cô Út và bên đây hay không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không có gì hết, khi mà con muốn đến đó, con muốn đến đó con đến đây con ở thì không có gì hết, nhưng mà cô Út cũng không dám nói Thầy gì đâu. Nhưng mà con cứ nói thẳng cô sẽ nói con vầy khác, còn không nói Thầy được, nhưng mà con nói thẳng, ờ bây giờ ở bên đây tập trung tu với quý thầy nó động quá. Cô Út à con muốn xin qua bên Thầy để con khép chặt hạnh độc cư để mà tu tập, thì cô sẽ cho, chứ không nói gì hết đâu.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Cô không cho sao được!
Sư Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy! Con cũng có xin cô Út rồi, nhưng mà cô nói khi nào muốn thì cô Út đưa qua bên đây. Bữa hôm đó cô cũng có gọi điện qua bên đây, xin rồi.
Trưởng lão: Thì con yên tâm, bởi vì con cứ lên con nói cô Út rồi cô Út sẽ đưa qua, cũng như chú Kim Quang vậy, ở bên đó Kim Quang qua bên đây xin Thầy, Thầy nói: nói cô Út thì cô Út đưa qua, cô không cho đâu, cô không đưa qua thì con tự đi qua. Cho nên đừng có lo gì hết, bởi vì: "Tiếng chào cao hơn mâm cỗ", một lời nói mình nói, bởi vì hồi nào tới giờ mình ở bên đó, bây giờ mình nói tiếng nói thì cô đưa qua.
Sư Phước Tồn: Mà con bây giờ con phải nói như thế nào để cho hợp lý?
Trưởng lão: Thì con cứ nói là ở bên đây thì con thấy động quá, ờ mình không có nói gì mà mình nói sống chung với quý thầy mới chưa biết cách tu làm động quá, cô Út cho con qua bên Thầy, có vậy thôi. Tại vì quý thầy mới mà, họ chưa biết cho nên họ còn làm động.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Mình không nói ông Thầy nào, thì đâu có gì, đâu có ai biết mình nói ai, mình nói chung chung vậy thôi. Nhưng mà có sự thật chứ, sự thật đâu có phải không động. Thầy thấy mấy ông chiều chiều đó, Thầy đi ngang thấy mấy ông ngồi nói chuyện mà không động sao? Thầy biết liền chứ.
Sư Phước Tồn: Còn cho cá ăn nữa Thầy.
Trưởng lão: Chứ sao!
6- PHƯƠNG CÁCH QUAY VỀ ĐÚNG CON ĐƯỜNG CHÁNH PHÁP
Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Khi con về chùa như vậy là:- Thứ nhất là đối với những người thân thì con đều phải quán nhân quả hết.
Trưởng lão: Đúng vậy.
(29:52) Sư Phước Tồn: Nếu mà thuận cũng như nhân quả nghịch thì cũng quán nhân quả.
Trưởng lão: Cũng quán nhân quả, để xả cái tâm mình. Nếu mà không thấy được nhân quả thì coi chừng nó lôi mình.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Không thấy nhân quả là: Bởi vì nhân quả, không có nhân, có quả thì làm sao có duyên mình gặp nhau hôm nay, mà gặp nhau hôm nay là phải có thuận, có nghịch. Thuận đó thì thương yêu mà nghịch thì ghét, giận, có vậy thôi. Vậy khi thấy nhân quả cái gì mình cũng xả hết.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Cho nên tâm mình sẽ an, nó sẽ bất động.
Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Là ở chùa con hiện tại bây giờ thì cũng có một đoàn trên cả một trăm người họ đến tu tập nửa tháng thì họ đến chùa con một lần. Mà họ chỉ Niệm Phật không à, Niệm Nam Mô A Di Đà Phật để mà cầu vãng sanh về Cực Lạc. Như vậy con có thể, cách nào để giúp cho những người này hay không thưa Thầy?
Trưởng lão: Nói chung là mình cũng không quan trọng, mình lo mình đây thôi, nhưng mà có người nào có duyên, rồi bắt đầu họ hỏi là: "Thầy đi tu ở trên Tu viện Chơn như, Thầy tu như thế nào? Thầy tu làm sao? Thầy cho tụi con biết với". Thì mình nói, khi người ta hỏi, cái duyên khi người ta hỏi thì mình hãy trả lời.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Ờ! Bây giờ mình trả lời tui tu như vậy, như vậy, vậy đó, phải thực hành như vậy, còn cái vấn đề Niệm Phật đó, đó là cái phương pháp mà Niệm Phật để cầu cho được vãng sanh, Cực Lạc đó, thì người ta Niệm Phật để nhiếp tâm bất loạn.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Mà Niệm Phật nhất tâm bất loạn là mình ức chế ý thức của mình, cái thế giới Cực Lạc là cái thế giới tưởng. Nếu người ta không hỏi thôi, mà người ta hỏi thì mình giải thích cho người ta hiểu, để người ta tránh cái sai, cái đường lối tu tập, tu rồi nó, mình sống ở trong cái thế giới tưởng làm chi, thế giới tưởng là thế giới không thật, mình còn sống là do mình tưởng mình nghĩ là có thế giới Cực Lạc, tây phương, có Phật Di Đà đó là các tổ, các Thầy tổ của người Trung Hoa người ta đặt ra, xây dựng cái Tịnh Độ mà. Cho nên vì vậy đó người ta mới tưởng ra cái thế giới đó, rồi bắt đầu bây giờ mình là người Việt Nam, mình cũng bắt chước theo đó thôi, chứ mình đâu có xây dựng nó đâu.
(32:14) Sư Phước Tồn: Như vậy kinh Di Đà cũng vẫn là từ đó mà ra?
Trưởng lão: Từ đó mà ra kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Quang, cũng do các tổ, tổ Huệ Hiển, tổ Long Thọ mấy ông đó viết ra, chứ ai mà viết ra, chứ đâu phải Phật thuyết, mấy ông thuyết hết.
Sư Phước Tồn: Như vậy từ tổ Long Thọ trở về sau là người ta xưng là đệ Nhị Thích Ca, vậy thì tất cả kinh sách Đại thừa cũng từ đó?
Trưởng lão: Ờ! Đại thừa không đó, toàn là Đại thừa không à, chứ không phải của ai hết mấy ông giữ lắm, chế biến ra Phật pháp mới đó.
Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Trong một số đệ tử đó cũng có một số rất là nhiều người vẫn mến con, trong sự tu tập như vậy, thì con muốn giới thiệu cho những người đó biết đến những kinh sách của Thầy.
Trưởng lão: Được chứ con, họ mà đọc kinh sách của Thầy thì họ lộn đầu xuống đất hết; nhất là cái cuốn "Không có linh hồn" đó, ờ cái cuốn mà kêu đồ không có thế giới siêu hình đó, chết họ hết đó.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Cái cuốn đó Thầy thấy, Thầy in bao nhiêu họ thỉnh hết bấy nhiêu, ở ngoài đời họ xin rất nhiều.
Sư Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy! Là con thấy có một số người khi mà con nói lên, lần trước con về dưới con nói lên như vậy, có người họ vẫn chấp nhận lời nói của Thầy, còn một số người thì không chấp nhận.
Trưởng lão: Không tin, không chấp nhận họ không chấp nhận đâu.
Sư Phước Tồn: Họ không chấp nhận.
Trưởng lão: Bởi vì họ cuồng tín họ tin tưởng có thế giới đó rồi.
Sư Phước Tồn: Dạ! Nhưng mà có một số người, người ta vẫn ao ước đến, chấp nhận, ao ước để được Quy Y.
Trưởng lão: Thì tùy cái duyên thôi, thì không chấp nhận cái pháp môn Tịnh Độ của Đại thừa, thì chấp nhận pháp môn của Thầy, thì lần lượt họ nhận ra thì tùy duyên người ta sẽ tìm gặp, rồi người ta sẽ đọc kinh sách của Thầy viết ra.
Sư Phước Tồn: Rồi từ từ nó cũng vẫn gặp thôi.
(34:00) Trưởng lão: Lần lượt cũng gặp à, nghĩa là chấp nhận là có cái duyên rồi, cái duyên của đời trước rồi. Còn người mà chưa có duyên, chưa gieo duyên đời trước, thì đời này họ không chấp nhận, họ không chấp nhận. Do đó họ không chấp nhận, thì họ phải chấp nhận cái pháp mà từ trước mà họ đã gieo duyên, cho nên có người không chấp nhận. Bởi vì họ thấy, họ tha lực thì dễ mà tự lực thì khó quá. Pháp của Thầy Thông lạc chỉ có mình Thầy Thông Lạc tu thôi, đó mấy ông đó nói vậy, chứ còn mình tu sao nổi. Họ dùng cái lời nói như vậy, tức là cái ý chí của họ nó không thể nào mà hơn được, làm được các điều đó. Cho nên bây giờ mình còn yếu, mình còn phàm phu chúng sanh thì Niệm Phật, cầu Phật gia hộ, cho mình thì dễ dàng. Tức là tha lực nó dễ hơn, có người giúp mình nó đỡ hơn. Cũng như mình đi yếu đuối có người lại nắm tay người ta dẫn mình, thì mình đỡ không té, còn cái này thì cứ tự đi thì nó phải té lên, té xuống.
Thực ra các tổ của mình thì khôn khéo thiệt, tu không chứng mà bày ra đủ thứ, không mấy ông tổ bên Trung Quốc mấy ông đó truyền qua, sang qua Việt Nam mình dạy Thầy tổ mình, chứ Thầy tổ mình có biết cái thứ gì, dạy sao tu vậy. Đọc kinh sách thì chỉ có Hòa thượng Minh Châu dịch ra lời của Phật dạy thôi, còn toàn bộ là cứ đọc Hán tạng không à, của mấy ông tổ viết ra không. Cũng nói Phật thuyết chứ sự thật không phải Phật thuyết, kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Quang, kinh Hồng Danh, kinh này, kia hoàn toàn là đâu có, mấy ông tổ viết ra.
Cho nên ông Tề thiên mà nhân vật do tác giả người ta đã tưởng tượng ra, người ta viết Tam tạng, tề thiên, bát giới, Sa Tăng đó, bây giờ cũng thành Phật rồi. Cái nhân vật tưởng tượng, tiểu thuyết chứ đâu phải có thật, đâu phải có mấy cái người đó thật đâu, thế mà bây giờ có đấu chiến thắng Phật. Trời đất ơi! Con khỉ mà, thì mấy con thấy, ở trong kinh Hồng Danh đó. Ai viết? Các tổ mình viết chứa ai. Cho nên kết tập ba cái nhân vật hư cấu vô, một đống vô đó kêu là Phật, thì cái đó đâu có đúng. Thực ra người Trung Quốc họ giàu tưởng tượng lắm! Phật pháp của họ đều là Phật tưởng hết.
7- ƯỚC MUỐN MỞ LỚP DẠY ĐẠO ĐỨC CHO QUÊ HƯƠNG
(36:42) Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy là! Nếu như trong một chùa mà Thầy trụ trì đã được đọc được những kinh sách của Thầy, rồi trong năm quyển giáo án rèn nhân cách đạo đức, thì có thể những vị trụ trì đó có thể đứng lớp để mà dạy tại chùa mình không?
Trưởng lão: Được chứ! Bởi vì đó là giáo án mà, dạy đạo đức dựa vào những cái giáo án đó mà dạy cái đạo đức thì tốt quá rồi.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Thành ra những cái người học trò mà cho những câu hỏi, rồi nó làm bài này, kia cho nó thấm nhuần đó, cái đạo đức đó, cái đó là cái hay chứ đâu phải dở đâu.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Nhưng mà cái đó, thật sự mà đi vào cái con đường giải thoát cho những người đệ tử của mình, vị trụ trì ở đó làm lợi ích cho những Phật tử, cho những người đệ tử của mình theo chùa mình tu. Còn bây giờ mà đến đó mà cầu, cúng này, kia thì chỉ thực hành theo cái mê tín, nó không có lợi ích, hao tốn của đàn na, nó chỉ có lợi cho ông trụ trì thôi. Chứ còn bao nhiêu người mà đến cái chùa này, nó không có lợi.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Là ở chùa con thì như vậy. Con định như thế này: Là khi con về dưới chùa đó, thì con sẽ nói với Thầy con, có nghĩa là Thầy con có thể có khả năng đứng lớp được, thì đứng lớp dạy cho tất cả quý Phật tử, là một.
Thứ hai đó là: Một cái lớp buổi tối cho những người ở chùa, tại vì ban ngày người ta làm việc, ban đêm thì người ta học đạo đức. Còn vào ngày chủ nhật đó thì Phật tử đến, thì mình, thay vì mình Niệm Phật thì mình sẽ học đạo đức suốt ngày luôn, buổi sáng và buổi chiều.
Trưởng lão: Được chứ con, cái đó được, chứ không có gì. Để giúp cho Phật tử người ta, từng là đệ tử của chùa đó, người ta hiểu biết được cái đạo đức nhân quả, nhân bản rồi, là người ta đã, từ cái giáo án đó người ta học ra, đối xử với nhau lợi ích nhau lắm.
Sư Phước Tồn: Dạ! Chứ nếu Niệm Phật như thế này thì cái đoàn Phật tử này sẽ bị tan rã, người ta Niệm Phật thấy không lợi ích và mang bệnh tật nữa thì người ta tự rút lui hết. Còn con thấy thì khi mà học đạo đức như vậy, thứ nhất là không có bị mệt; thứ hai nữa là xả được cái tâm, thì khi về nhà thì những con cháu trong gia đình mà thấy mình đi chùa mà bây giờ thấy không còn sân giận nữa, thì người ta vẫn quý mến.
(39:03) Trưởng lão: Đúng rồi, người ta họ tự, từ cái ngày mà vô chùa học đạo đức về nhà, sao mà nó hòa hợp, đủ mọi cách hết, nó không cãi cọ, không lớn tiếng, không chửi, không mắn, không rày, không rà, sao bà nay tốt quá.
Sư Phước Tồn: Thì kính thưa Thầy! Con cũng nghĩ như vậy, thì sau này nhũng đời con cháu của người đó, sau này bước chân vào đạo Phật rất là dễ dàng và không có bị mê tín, lạc hậu nữa.
Trưởng lão: Đúng vậy! Bởi vì tránh được những cái điều mê tín mà từ lâu đã truyền thừa vào mọi con người đó, là điều cũng khó chứ không phải dễ. Nhưng mà biết cách đó thì mình giúp đỡ nhau để vượt qua những cái mê tín đó. Chứ còn các chùa bây giờ còn đang sống ở trong những cái mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an đủ thứ hết.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Là con nghĩ là: Nếu mà con nghĩ ở chùa mở lớp dạy như vậy đó thì cũng có lợi ích cho Thầy con rất lớn. Có nghĩa là công phu mà xây dựng ở chùa con, là hôm nay là hơn mười năm rồi thì tiền vào bạc tỷ chứ không ít. Hiện tại bây giờ còn cần phải xây dựng thêm một cái nhà giảng đường 900 triệu nữa, thì con thấy rằng: Nếu mà Thầy con không đứng lớp dạy đạo đức thì coi như công lao của Thầy con cũng như bỏ sông, bỏ biển hết. Còn đứng lớp đạo đức thì không những một lớp này, mà tương lai phải xây dựng thêm một cái giảng đường nữa, vừa cho nam, vừa cho nữ riêng.
Trưởng lão: Một số Phật tử đến đông như vậy, mà được giảng những cái đạo đức nhân quả- nhân bản thì Thầy thấy quá hay. Được đưa người ta học về cái đạo đức, sống biến cái xã hội càng ngày, càng đẹp hơn; đến cái gia đình của họ càng ngày, càng hạnh phúc, thì quá hay rồi còn cái gì nữa.
Sư Phước Tồn: Con thấy như vậy rất là tuyệt vời! Còn nếu Niệm Phật như thế này, thì một số Phật tử trên này người ta sẽ bỏ chùa hết. Nếu mà gặp được kinh sách Thầy rồi thì người ta bỏ ngay liền tức khắc. Cho nên muốn giữ vững được đoàn Phật tử này, thì ngoài ra chỉ có mở lớp học.
(41:13) Trưởng lão: Cái trình độ mình có kiến thức đó thì mình dạy được.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Tại vì Thầy con là trưởng ban nghi lễ thành phố Cần Thơ, cũng là trưởng ban đại diện Phật giáo quận Cái Răng.
Trưởng lão: Có trình độ vậy, thì quá tốt!
Sư Phước Tồn: Cho nên Thầy con rất là giỏi! Không chỉ giỏi về nghi lễ. Nhưng mà về thuyết giảng sư thì hồi nào tới giờ Thầy con không có làm giảng sư. Cho nên dựa theo giáo án này thì Thầy con sẽ dạy được.
Trưởng lão: Có trình độ chừng lớp 12, 11, lớp 10 thì giảng được rồi.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Có trình độ văn hóa là dạy được rồi.
Sư Phước Tồn: Hơn nữa là ở chùa thì có sư Minh Hòa là nữ mà xuất gia trước con đó. Thì có trình độ là sơ cấp Phật học với trung cấp Phật học là hạng nhất ở đó, tất nhiên cũng khai thác được cái trình độ này luôn, thì đứng lớp dạy.
Trưởng lão: Có trình độ thì dạy tốt thôi! Thầy nói: Có trình độ cấp ba, cấp hai, khi tốt nghiệp cấp hai được hết, từ lớp đệ tứ, tốt nghiệp lớp đệ tứ đó, có bằng trung học đệ nhị cấp, thì dạy được hết.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Còn tiểu học thì còn kém quá, tiểu học thì chưa đủ sức.
Sư Phước Tồn: Thưa Thầy! Thầy con hồi đó cái trình độ lớp 7, hồi xưa trong thời chiến tranh đó Thầy, thì chỉ học mới tới lớp 7 thôi. Nhưng mà dựa theo giáo án của Thầy thì Thầy con sẽ đứng lớp vững vàng, rất là dễ. Và thứ hai nữa là hiện tại bây giờ thì Thầy con nói là xây dựng chùa như vậy thì Thầy con thiếu nợ rất là lớn, có nghĩa là trên một tỷ đó, hàng tháng, mỗi tháng là phải đóng tiền lời cả 10 triệu. Cho nên, nhưng mà hiện tại bây giờ có cái mảnh đất ruộng là 12 công, như vậy thì con thấy có thể là Thầy con bán mảnh đất ruộng này đi, để trả nợ có được hay không? Kính thưa Thầy!
(43:12) Trưởng lão: Được chứ! Được nhưng mà với điều kiện là nếu mà mở lớp mà Phật tử người ta biết chùa mình đang có nợ vậy đó, thì người chút người ta góp nhau trả cho hết cái nợ.
Sư Phước Tồn: Khỏi cần bán.
Trưởng lão: Khỏi cần bán. Bởi vì khi mình mở lớp mình dạy học đó thì muốn duy trì được cái lớp học này đó, thì trong khi đó vị Thầy muốn mở mang cái chùa cái nơi quê hương của mình cho nó khang trang, cho nó rộng lớn, cho nó có những cái nơi học tập đó. Cho nên Thầy có thiếu nợ một cái số nợ, Thầy mong rằng quý Phật tử, mình dạy cho người ta nắm được cái đạo đức rồi, hiểu được rồi thì bắt đầu mình gợi ý để cho họ giúp mình, để mình giải quyết nợ nần, không còn làm nợ nần cho chùa nữa. Chứ còn không, nếu cái nợ đó mà cứ hàng tháng phải đóng tiền lời vậy chết được.
Sư Phước Tồn: Cho nên bây giờ con định bây giờ con định về khuyên Thầy con tạm thời bán miếng đất đó đi.
Trưởng lão: Cũng được con.
Sư Phước Tồn: Tạm thời bán đi rồi sau này có tiền thì chuộc lại.
Trưởng lão: Được chứ con
Sư Phước Tồn: Có tiền thì chụt lại.
Trưởng lão: Để cho khỏi cái tiền lời đó.
Sư Phước Tồn: Tiền lời quá nặng đó Thầy!
Trưởng lão: Rồi cái có bao nhiêu ở trong chùa, bao nhiêu Phật tử cúng dường; bao nhiêu gom góp để trả cái tiền lời đó. Cuối cùng không có làm được cái gì cho chùa được nữa, cứ trả cái kiểu đó thì không thể nào trả hết.
Sư Phước Tồn: Dạ! Con thấy như vậy nhiều khi con muốn xin Thầy xuất tiền ít thôi, rồi con cũng không dám xin nữa, rồi sợ Thầy nhiều khi thuyết phục cho nên cũng khổ cho Thầy. Cho nên là; hai nữa là khi mà mình mở lớp như vậy rồi, thì hiện tại cái giảng đường chưa có xây, nhưng Phật tử người ta thấy rằng cái lớp học đạo đức như thế này rất là lợi ích, như vậy thì người ta sẽ hướng tâm đến.
Trưởng lão: Người ta hướng tâm đến để giúp đỡ.
Sư Phước Tồn: Giúp đỡ, xây cất.
Trưởng lão: Giúp đỡ, mình gợi ý ra người ta thấy được. Thí dụ: Như bây giờ Thầy con gợi ý mà Thầy gợi ý ra thì người đồng, các Phật tử từ chỗ này, đến chỗ khác có tiền thì làm cái gì cũng được hết.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Chứ không phải là, khi mà mình dạy một cái gì mà lợi ích cho mọi người rồi, thì mình gợi ý ra, gợi ý ra làm cái đó lợi ích cho mọi người chứ không phải làm cho cá nhân, thì người ta sẽ giúp.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Không có gì, Phật tử mà, một người thì làm không xong, chứ còn nhiều người hợp nhau thì Thầy nói cái gì làm cũng được hết.
(45:54) Sư Phước Tồn: Dạ! Con thấy hiện tại bây giờ Thầy con có lợi thế rất lớn để mở cái lớp học cũng là giúp cho Thầy con sau này cũng không có bị nợ nần mà những việc làm sau này cũng rất là dễ.
Trưởng lão: Thì con về quê gợi ý.
Sư Phước Tồn: Thì con sẽ về quê con gợi ý cho Thầy như vậy.
Trưởng lão: Thôi bây giờ con cứ yên tâm chứ không có gì đâu.
Sư Phước Tồn: Trong khi mà con về quê như vậy, hiện tại bây giờ ở chùa con thì tụng kinh, gõ mõ như vậy. Con có cần phải tụng kinh hay không? Hay là chỉ những cái pháp tu ở đây.
Trưởng lão: Nói chung là không cần tụng kinh nữa, bởi vì mình biết tụng kinh là nó cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Sư Phước Tồn: Con.
Trưởng lão: Bây giờ mà nếu mà hòa hợp với chúng ở dưới đó đó, thì mình cũng phải nói làm sao bây giờ muốn giữ cái thời khóa tụng kinh đừng có đem những cuốn kinh, bởi vì những cuốn kinh đó là của người Trung Quốc chứ không phải là của Thầy tổ hay của Phật gì hết, của người Trung Quốc nó đưa qua đây dạy cho quý thầy rồi quý thầy cứ quen nó, cứ tưởng nó là kinh Phật không phải đâu. Kinh đó là kinh của người Trung Quốc, của Thầy tổ Trung Quốc viết ra. Phật không có dạy cái điều đó, Phật dạy là dạy chúng ta tu tập nói làm sao cho Thầy con nghe. Bây giờ muốn giữ cái thời tụng niệm đó bằng cái giờ để mình học tập, đó là tốt nhất, giúp cho Phật tử tập trung để tụng niệm thì giúp cho Phật tử cái giờ đó giúp đỡ cho người ta học tập cái đạo đức, để người ta tập tu, thì đó là cách hay nhất.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Đó mình khuyên ông. Còn nếu mà chưa bỏ được đó thì nên tụng những cái bài kinh rất ngắn. Thí dụ: Như bây giờ mình tụng bài kinh ngắn là mình tụng kinh Bát Nhã Tâm Kinh vậy, chứ đừng bắt người ta tụng ê a đó. Chứ còn không có tụng cái bộ kinh Pháp Hoa thôi chắc chết họ.
(47:39) Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Con cũng nghĩ như thế này, là ban ngày thì dạy đạo đức. Có nghĩa là trong ngày chủ nhật thì dạy đạo đức suốt ngày, còn buổi tối đó; giờ thọ trì thì tụng kinh khoảng trong vòng nửa tiếng hoặc 45 phút thôi; còn 7 giờ đến 9 giờ tối thì là nên bắt học hết; còn khi mà học được những cái lời dạy của Thầy trong giáo án rồi, thì người Phật tử người ta hiểu rồi; thì cái thời khóa hành trì này bỏ luôn, vẫn được như thường.
8- TRƯNG BÀY TƯỢNG ĐỂ THỜ KÍNH ĐÚNG CHÁNH PHÁP
Những hình ảnh mà trên chánh điện hoặc là trong chùa mà thuộc dạng mê tín đó, phải lấy cái đó để mà làm cái đối tượng, để mà chỉ cho những Phật tử là phải tránh xa, chứ còn mình không có dẹp bỏ.
Trưởng lão: Làm một cái kho tàng mà giữ lại cái di tích lịch sử.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Đó là những cái sai của Phật giáo, để chỉ cho Phật tử thấy đây là cái sai của Phật giáo mà từ xưa đến giờ bây giờ vẫn còn sử dụng. Cho nên những cái hình như hình Địa tạng, hay hoặc là Thập Điện Diêm Vương, thôi đem đốt, đem vô trong nhà kho để trong đó để làm kho tàng viện, vô đó chỉ người ta đây là Thập Địa Diêm Vương, đây là ông này ông ác, ông thiện đồ đó, trong sách hồi xưa có mấy cái hình ảnh đó.
Sư Phước Tồn: Dạ có! Ở chùa con có hết đó Thầy.
Trưởng lão: Trời đất ơi! Vô cái thấy bên đây 5 ông Diêm Vương, thập điện, bên đây năm ông, mười ông, thập điện Diêm Vương mà, có phải không? Rồi thêm ông Đại sĩ ở đằng trước le cái lưỡi dài thòn đó.
Sư Phước Tồn: Ông hộ pháp đó.
Trưởng lão: Chùa Đại thừa sao mà thờ kỳ cục không biết, sao mà họ tưởng tượng sao mà, mà bây giờ còn không dám bỏ nữa.
Sư Phước Tồn: Không dám bỏ.
(49:42) Trưởng lão: Thầy nói dồn vô hết, chỉ còn có thờ Phật Thích Ca thôi, chứ họ thờ Tam tế chư Phật đó, thế Chí rồi Văn Thù rồi còn thờ Địa Tạng Diêm Vương Bồ Tát, thờ mấy ông đó, Thầy nói thật sự ra làm sao mà dẹp những cái hình ảnh tưởng tượng này đi.
Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy là!
Trưởng lão: Còn một cái ông nữa là ông Di lặc, trời đất ơi! Cái ông này không có mà người ta tưởng tượng ra, bụng phệ ngồi đó, mấy cái chùa Đại thừa là có Phật Di lặc hết đó.
Sư Phước Tồn: Ở chùa đó cái tượng rất là lớn Thầy.
Trưởng lão: Thờ cái tháp đưa ông vô ngồi trong đó quái đản tốn tiền bạc tỷ mà ông đâu có có, nói là Phật vị lai, vị lai chưa rồi mà có nữa. Thôi được rồi.
Sư Phước Tồn: Dạ! Con xin phép Thầy, con sắp xếp về, khi nào con lên thì con sẽ nỗ lực.
Trưởng lão: Không có gì.
Sư Phước Tồn: Dạ! Con sẽ cố gắng nỗ lực tu tập.
Trưởng lão: Tu có kết quả đàng hoàng. Bởi vì bây giờ có kết quả rồi, nhưng mà tu cho tới kết quả cuối cùng của nó, phải làm chủ sanh già bệnh chết.
Sư Phước Tồn: Dạ con cũng ráng cố gắng quyết chí như vậy. Con xin phép Thầy con được đảnh lễ Thầy.
9- CHUYỆN XÂY DỰNG CHÙA, CẤT THẤT Ở TU VIỆN
Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Con còn nhớ một việc này, chuyện thuộc về Tu viện chứ không phải của riêng con. Giữa Cô Út với cô Trang với chú Mật Hạnh bên đây thì con không biết như thế nào mà cô Út thường hay phiền.
(52:00) Trưởng lão: Khỏi nói, thật sự ra thì ở đây là cô Trang thì giúp Thầy để xây dựng cái thất mới.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Phải coi họ chứ đâu phải, rồi tiền nong trả cho họ, còn chú Mật Hạnh thì giúp Thầy đi tới, đi lui có công chuyện gì; in kinh sách hay hoặc này kia, phải làm công việc chứ. Còn cô Út bên đó thì Thầy giao cho coi quản bên đó, tại cô nghĩ sai thôi!
Sư Phước Tồn: Dạ! Con cũng nghĩ như vậy.
Trưởng lão: Chứ không có gì hết. Chứ còn thật sự ra mọi người đều có trách nhiệm riêng cả, còn Thầy giao cho cô ở bên đó tiếp khách hoặc là làm cái gì đó thì làm. Nhưng mà có điều kiện là đừng có làm theo ý kiến của mình, xây dựng tốn hao hoặc làm tre, trúc rồi thời gian sau rồi nó hư, nó mục phí tiền bạc của Phật tử rất nhiều. Nhưng mà cô không nghe, cô cứ làm theo cái kiểu của cô; là do có một số người chứ Thầy biết có một số người nói: ờ phải cất bằng tre, trúc này kia, làm như khu du lịch ở ngoài Mũi Né đó, thì như vậy nó mới đẹp, còn xây dựng kiên cố nó không đẹp. Sự thật ra mình xây dựng kiên cố là mình để nhiều đời, nhiều kiếp, như một cái nhà này con thấy, nhiều đời, nhiều kiếp chứ đâu phải là vài bữa. Còn bây giờ cất bằng tầm vong, trúc, tre, liếp chừng 5 năm 10 năm, ba cái tấm liếp này nó bị mưa gió nó tạc vô nó mục.
Sư Phước Tồn: Dạ kính thưa Thầy! Cô Út có nói như thế này; là Thầy đã viết một tờ giấy, Thầy có xác nhận trong đó là Thầy có ký tên là; chỉ cho cô Út là bằng tầm vong tre trúc thôi.
Trưởng lão: Cô qua đây xin Thầy đó. Nhưng mà Thầy xác nhận để không chính quyền nó đến làm khó Thầy đó.
(53:38) Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Cô đòi hỏi cô cất vậy đó, mà Thầy biết rằng cất ở trong chùa thì Thầy chịu toàn bộ trách nhiệm với chính quyền; mà muốn cất như thế nào, mà không có Thầy mà nhúng tay vào đó, là nó đến nó quậy phá hết cái chùa.
Sư Phước Tồn: Nhưng mà trong đó thì Thầy đã viết như vậy rồi, thì cô Út có nói với con như vậy, nhưng mà Thầy không có để lại một lời nói sau khi nào mà cô Út có tiền, thì sẽ xây cất bằng tường, bởi vậy mà không có nói như vậy. Cho nên bây giờ cô Út buộc lòng là phải muốn xây tường cũng không được.
Trưởng lão: Cô nói vậy hả?
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Bởi vì muốn xây tường đó, là Thầy phải xin phép tắc.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Mà bây giờ Thầy xin phép tắc ở bên này cất từng cát thất này là phải xin phép tắc, mà cất cái chùa không phải dễ đâu, phải giáo hội Trung ương đàng hoàng đó, chứ không phải dễ. Cô cất bậy không có được đâu.
Sư Phước Tồn: Nhưng mà bây giờ, cho nên.
Trưởng lão: Còn cất tre, trúc thì Thầy xác nhận. Nhưng mà là Thầy đã nói là không có được làm, làm rồi phí bỏ.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Cô lấy cớ để mà nói với Phật tử vậy thôi, chứ sự thật ra thì Thầy biết cô không có làm được cái gì hết, mà cô chỉ nghe theo người ta mà cất theo cái ý muốn của cô, cất theo cái ý muốn của cô. Nhưng mà dùng Thầy để mà nói cho Phật tử, chứ người ta tin cô sao!?
Sư Phước Tồn: Cho nên bây giờ cô Út nói rằng là, với con rằng là; cô Út muốn cất tường cũng không cất được, nên buộc lòng là phải cất đơn giản bằng tre, trúc.
Trưởng lão: Đâu cô cất không được đâu. Bởi vì cất tường đó Thầy biết rất rõ là khi đó phải xin phép. Ở đây không phải là xin phép chính quyền ở xã, phường ở huyện này đâu, mà tỉnh nó quản lý cái chùa này. Cho nên phải về tỉnh mà xin phép đàng hoàng đó.
Sư Phước Tồn: Như vậy là sau này ở bên khu cô Út là phải xây cất lại hết.
(55:34) Trưởng lão: Xây cất lại hết chứ không phải cất lụp sụp gì mà không có lớp lang, nhìn vô coi như là cái chợ cồn muối vậy. Nhà cửa gì cất sát, sát, sát khít nhau, thì vô đó con thấy quá rõ ràng chứ gì? Bước vô cái cổng thì thấy bên đây một hàng thất, dày deo, dày đáp; rồi đi tới cái nhà cô để sách vở này kia; rồi bên nay bếp núc gì nhiều tung. Trời đất ơi! Thầy nói: Cái chuyện này sau này chỉ còn có đập phá thôi chứ không có nói cách gì được hết. Cô muốn cất cái chỗ nào thấy trống là cô nhét vô à, có đúng không?
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Chứ đâu có ngăn nắp ở chỗ nào đâu. Bây giờ cất cái chùa thì cô cất như vậy á, thì cũng là điều kiện phải Thầy, nhưng mà Thầy nói khoan đã. Bởi vì trong khi mà cất đó thì mình phải có những cái đồ án, mình vẽ cái mặt bằng của nó, mình đến mình trình cho cái bên ngành nhà đất đó, cho họ nghiên cứu rồi họ cho phép mình. Mà phải có giấy chứng của tỉnh cho phép, thì mới đưa qua bên cái nhà đất họ mới nghiên cứu cho mình. Còn nếu mà không mà làm như thế này đó, một ngày nào đó họ xuống họ đập phá hết. Chính ông Hải ở Tây Ninh ông nói: Những cái dãy nhà cất từ ở ngoài ruộng đồ đó, là có ngày họ xuống họ đập hết đó.
Sư Phước Tồn: Đập hết luôn hả Thầy?
Trưởng lão: Họ đập sạch hết đó. Họ hỏi giấy phép đâu.
Sư Phước Tồn: Không có.
Trưởng lão: Rồi họ hỏi cất cái chùa này giấy phép ở đâu, Thầy cho giấy phép cất tầm vong, trúc, tre, mà cất vậy đó. Tầm vong mà cái kiểu cất ba, bốn mái mâm, hai mái vậy. Rồi họ hỏi giấy phép ở đâu, đưa giấy này ra cho cất tầm vong, trúc, tre là sửa lại cái chùa đã bị gãy hư, thì bây giờ chặt cây cột đó gãy hư, cái mái nó xệ, thì sửa nó lại. Coi lại cái giấy phép coi phải không? Chứ đâu phải là cho cất, thì con cứ nghĩ đi, hồi đó cái chùa hồi đó nó khác phải không? Thì bây giờ nó có ấy, thì mình cũng phải giữ di tích lại. Chứ đâu có phải mấy ông chính quyền họ không biết cái chùa mình kiểu sao đâu. Bây giờ mình qua con mắt họ được sao? Hồi nào tới giờ mình có cái chùa, hoàn toàn bằng tầm vong, trúc, tre, cái chùa cái kiểu như vậy, bây giờ cái kiểu khác họ chịu à, đâu có chuyện dễ đâu. Họ vị tình Thầy, chứ mà họ mà không vị tình Thầy đó, họ đập nát hết rồi.
(58:24) Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Sau này con sợ cái chỗ mà Thầy tu hành chứng đạo, ngay chỗ cái tượng đức Phật nằm đó Thầy. Sau này con sợ bị mất.
Trưởng lão: Tại vì cô Út dẹp, có vậy thôi.
10- CÓ GIẤY PHÉP MỚI ĐƯỢC MỞ LỚP DẠY ĐẠO ĐỨC
Sư Phước Tồn: Kính thưa Thầy! Như vậy nếu Thầy con mở lớp dạy đạo đức ở Cần Thơ có cần phải xin phép Nhà nước gì không, thưa Thầy?
Trưởng lão: Phải xin phép đó con.
Sư Phước Tồn: Phải xin phép.
Trưởng lão: Ờ! Phải xin phép. Nếu mà nó quen, nó thân với mình thì nó lờ qua thôi, chứ mà mở mà xin phép tới Bộ Giáo dục đó.
Sư Phước Tồn: Bộ Giáo dục Trung ương hả Thầy?
Trưởng lão: Ờ! Trung ương đó.
Sư Phước Tồn: Chứ không phải ở tỉnh hả Thầy?
Trưởng lão: Ở tỉnh thì Sở Giáo dục rồi.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Nhưng mà Sở Giáo dục nó thấy mình mở cái lớp học như vậy, rồi cái giáo án đưa ra như vậy, vậy, vậy rồi thì bắt đầu thì nó bảo mình làm đơn đưa đến cái Bộ Giáo dục. Bộ Giáo dục chấp nhận rồi mình mới về, có giấy phép rồi mới mở lớp, coi như là trường lớp đàng hoàng. Còn cái này mình coi như là mình chỉ thuyết giảng, cũng như buổi thuyết giảng như trong chùa, thì thôi nó không nói gì hết.
Sư Phước Tồn: Như vậy là không cần xin phép hả Thầy?
Trưởng lão: Không cần xin phép.
Sư Phước Tồn: Tại vì cũng chỉ là như cái buổi giảng ở chùa thôi.
Trưởng lão: Ờ! Buổi giảng tại chùa thôi.
Sư Phước Tồn: Ở tại chùa thôi chứ không có mở lớp.
Trưởng lão: Còn mở lớp mà có trường lớp đường hoàng đó thì không được.
Sư Phước Tồn: Không, nó giống như Thầy ở đây vậy thôi.
Trưởng lão: Cái đó thì được, chứ còn mà có lớp lang này kia, lớp chiều, lớp sáng này kia, ra vô. Nó đến nó hỏi giấy mình không có xin phép dạy không có; dạy giáo án sao? Như thế nào? Thì nó hỏi coi chừng đó!
Sư Phước Tồn: Có nghĩa là trong ngày chủ nhật Phật tử đến đó thì dạy buổi sáng, buổi chiều. Còn bình thường thì mỗi ngày thì dạy buổi tối cho những người ở chùa, hoặc là Phật tử đi đến buổi tối đó, thì có một cái lớp thôi.
Trưởng lão: Coi như là mình giảng đó là mình giảng đạo ở trong chùa thôi.
Sư Phước Tồn: Nhưng mà dựa theo giáo án của Thầy giảng.
Trưởng lão: Nhưng mà dựa theo cái giáo án đó dạy.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Khéo léo chứ còn không khéo léo. Nhưng mà chính quyền mà nó thân quen thì, ở địa phương nó lờ qua; nó nói là ờ cái chùa đó sinh hoạt tôn giáo vậy thôi. Mà cái chính quyền mà ở địa phương mà nó ghét mình đó. Thí Dụ: Như ở xã, ấp mà nó ghét thì nó, nó nói cái chùa này nó làm cái gì mà nó tổ chức lớp học này kia đồ đó, thì coi chừng nó biết nó xuống nó xét đó.
Sư Phước Tồn: Không ở trên đó thì chính quyền địa phương đó, nó không có làm khó dễ gì hết.
(1:00:39) Trưởng lão: Đó là nó quen thân nó biết.
Sư Phước Tồn: Quen thân rất là quen thân.
Trưởng lão: Nó không có làm khó, mà nó chướng chút đó, thì từ đó nó bưu móc ra.
Sư Phước Tồn: Như vậy thì khỏi cần phải xin phép.
Trưởng lão: Khỏi cần.
Sư Phước Tồn: Mình chỉ đứng lớp dạy thôi.
Trưởng lão: Ờ! Cứ dạy như bình thường giảng ở trong chùa vậy thôi, chứ không cần xin phép, chứ còn xin phép nó biết rồi cái có chuyện đó. Bởi xin phép phải đi tới nơi tới chốn, phải làm cái giấy phép thì phải tới nơi, tới chốn phải đi tới Bộ. Bởi vì nó là chương trình Giáo dục.
11- XIN GIẤY PHÉP ĐỂ IN KINH SÁCH
Sư Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy là! Ở đây con thấy mà những người Phật tử ở Cần Thơ họ xuống số lượng rất đông. Ví dụ: Như cả ngàn người muốn xin sách Thầy, ở đây thì con thấy rằng rất là khó. Nhưng mà họ có thể là xin giấy phép của Thầy, rồi họ in ra được hay không?
Trưởng lão: Khi nào muốn in thì xin số giấy phép đó. Bởi vì khi in ra đó thì phải có giấy phép đàng hoàng in mới được.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Chứ còn nếu mà mình in mà đem đi photo in lậu đó thì không được.
Sư Phước Tồn: Không cái này in ở tại nhà in có giấy phép.
Trưởng lão: Có giấy phép đàng hoàng thì khi đó, khi mà muốn in đó. Thí dụ: Như bây giờ in 1000 cuốn thì ở đây người ta đưa cái tác phẩm đó, người ta xin cái nhà xuất bản tôn giáo; cái nhà xuất bản tôn giáo cho cái giấy phép để cho mình in 1000 cuốn đó; thì khi đó người ta gởi cái giấy phép đó xuống tại cái nhóm Phật tử đó ở chùa con, thì nhóm chùa con cầm cái giấy đó đưa cho nhà in, in.
Sư Phước Tồn: Ví dụ như in 1000 hoặc 2000 cuốn vẫn được?
Trưởng lão: Ờ! Bây giờ mình xin 2000 rồi mình in 2000, rồi mình xin 1000 thì mình in 1000, mà xin 3000 là in 3000 mình không làm dối.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Nhưng mà nếu mình xin 1000 mà in 2000 giống như ngoài đời đó không được.
Sư Phước Tồn: Nếu mà có tái bản nữa thì phải xin lần nữa.
Trưởng lão: Ờ! Mà tái bản thì mình cứ xin, cứ xin tái bản rồi bắt đầu nó cho mình cái giấy phép tái bản. Chứ mình đừng có tái bản mình lắn, mình in thì không được.
Sư Phước Tồn: Như vậy muốn xin như vậy thì phải liên lạc trên này.
Trưởng lão: Ờ! Phải liên lạc ở đây người ta gởi ra ngoài đó, thì ở ngoài đó nó biết nó cho phép. Chứ con cái chỗ khác đó nó sợ in bán nó không cho. Còn ở đây coi như là cho chứ không có bán.
(1:03:00) Sư Phước Tồn: Như ngày hôm qua, hôm kia gì con thấy cô Út cô đi qua bên đây xin số lượng sách về cho mỗi thứ là một trăm quyển, Thầy cũng biết. Nhưng mà rồi bắt đầu nghe cô Út nói là chú Mật Hạnh bảo cô Út đưa tiền lại, thì cô Út giận quá chừng!
Trưởng lão: Đó con thấy có cái chuyện đó mà, thật sự ra thì mấy người đó họ nhiều chuyện thôi. Bởi vì Thầy nói cái gì cũng phải qua Thầy, chừng nào mà nghe Thầy kìa. Bởi vậy khi nào mà cần in hay hoặc này kia đồ đó, thì xin giấy phép thì mới được, chứ còn không có giấy phép thì không có được.
Sư Phước Tồn: Như vậy là con hiểu rồi, như vậy là những người Phật tử ở Cần Thơ muốn in số lượng lớn để phân phát cho mọi người, giúp cho mọi người có những quyển sách Đạo Đức để học, thì gởi thư lên trên này, rồi trên này sẽ xin phép Nhà nước, rồi sau đó.
Trưởng lão: Có vậy thôi, chứ không có gì. Gởi thư lên trên này cho người ta biết rồi đó, thì người ta xin cho cái giấy phép.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Cái tập đó đã có giấy phép người ta xin tái bản, thì ở ngoài đó người ta cho cái giấy phép thì theo như địa chỉ đó người ta gởi cho.
Sư Phước Tồn: Dạ! Thì cái cầm cái giấy đó đi in ở bất cứ nhà in nào cũng được?
Trưởng lão: Ừm! Ở nhà in nào cũng được hết, vậy thôi, không có gì hết, nó đơn giản không có gì. Mà mình đi in ra, thì mình coi như là mình nộp lưu chiểu, mình in một cái đợt cái bắt đầu luân chiểu.
Sư Phước Tồn: Nộp lưu chiểu có nghĩa là sao hả Thầy?
Trưởng lão: Nghĩa là sau khi in tại cái nhà in đó đó, thì cái nhà in đó sẽ nộp lưu chiểu về cái nhà xuất bản tôn giáo cho mình.
Sư Phước Tồn: Trên nhà xuất bản tôn giáo mới chuyển về cho mình.
Trưởng lão: Không, cái số in đó đó, cái số mà sách in thì mình in đó, nó sẽ chuyển qua tại cái chỗ Phật tử in, chỗ nhà Phật tử. Còn cái nộp lưu chiểu đó. Thí dụ: Như 25 quyển đó thì mình ở cái nhà in đó nó sẽ nộp cho mình.
Sư Phước Tồn: Nhưng mà số lượng ít thôi.
Trưởng lão: Có 25 quyển à.
Sư Phước Tồn: Dạ!
Trưởng lão: Vậy thôi, chứ không có nhiều.
Sư Phước Tồn: Coi như là con đã thông suốt, con xin thành kính biết ơn Thầy! Đã chỉ dạy cho con. Cũng nhờ bài ghi âm này thì con sẽ cũng gởi về, thì con sẽ đem về để giúp cho Thầy con nghe được những cái lời dạy của Thầy. Thì chắc Thầy con cũng hoan hỷ với Thầy, mở lớp đạo đức, sao mà giữ vững được cái số người Phật tử này, còn không họ tu tập không đến nơi đến chốn, thì tu tập cũng rất phí uổng, cái sự tu tập của họ thấy rất là tiếc.
(1:05:26) Trưởng lão: Thôi ráng cố gắng để không họ không biết; không có dùng đạo đức-nhân bản-nhân quả mà xả tâm; không dùng nhân quả để mà xả tâm. Quyết tâm mà tu cho tới, cái đó là cái đầu tiên, cái căn bản, thôi rồi con.
Sư Phước Tồn: Thôi con xin phép Thầy con về.
Trưởng lão: Đi ra con.
Sư Phước Tồn: Thầy ra trước đi. Con kính chào Thầy!
HẾT BĂNG