Skip directly to content

VẤN ĐẠO 29-TĂNG TRƯỞNG THIỆN VÀ PHÒNG HỘ

VẤN ĐẠO 29-TĂNG TRƯỞNG THIỆN VÀ PHÒNG HỘ

VẤN ĐẠO 29

TĂNG TRƯỞNG THIỆN VÀ PHÒNG HỘ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [45:55]

Thời gian: 2002

1- TỨ VÔ LƯỢNG TÂM VÀ THÁNH PHÒNG HỘ

(00:00) Trưởng lão: Tứ Vô Lượng Tâm thật sự ra là tăng trưởng thiện pháp, là vì mình đi mình chú ý để cho mình khỏi giẫm đạp côn trùng hay là dế, kiến ở dưới chân của mình, tức là sanh cái tâm từ. Do cái tâm từ đó nó làm cho sức tập trung của mình, chánh niệm tỉnh giác rất là cao. Đó thì, mỗi đứa đều thấy mình hợp với cái pháp nào sẽ chọn cái pháp nấy mà tu tập.

Còn nếu mà thấy hai pháp này nó không hợp với mình thì mình tu cái Thánh phòng hộ sáu căn, tức là không có cho mắt nó dính với các sắc.

Thí dụ như con mắt nhìn thấy một cái vật gì đó, thì không cho con mắt mình nó bị dính cái sắc đó, gọi là phòng hộ mắt. Tai cũng vậy, nghe âm thanh mà không có để cho cái âm thanh đó nó dính vào trong cái lỗ tai, nó khởi ra ham nghe nữa, thích nghe nữa, hay hoặc là cái âm thanh đó nó làm cho mình khả hỷ, khả ái, khả lạc, nó làm cho mình thích thú, lắng nghe cái âm thanh đó. Cho nên do đó mình giữ tai, giữ mắt.

Thì trên cái sắc, thanh, hương, vị, cái vị cũng vậy, nó không cho dính với cái thiệt căn của mình. Mà do mình giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, thì mình không có dính mắc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Do cái chỗ mà phòng hộ sáu căn đó, thì nó cũng đưa chúng ta đi đến chỗ cứu cách giải thoát. Vì mình phòng hộ cho nên mình không sanh ác pháp, không bị dính mắc cho nên tâm không sanh ác pháp, và luôn luôn lúc nào cũng ở trong thiện pháp. Còn mình không phòng hộ nó, thì tức là tâm mình phóng dật chạy theo mọi vật nó mới sanh ra ác pháp, nó mới có tham, sân, si.

Cho nên tu Ngũ Căn, tức là tu về pháp Ngũ Căn, tức là giữ cho năm căn của mình đừng có tiếp xúc với, có tiếp xúc với năm trần nhưng mà nó không bị dính mắc năm trần. Đó là người lấy năm căn mà tu làm cho năm cái căn này nó trở thành thiện pháp, nó không có ác pháp trong đó nữa. Do đó gọi là Thánh phòng hộ sáu căn.

Cho nên ai có duyên thì tu những cái pháp đó.

(02:13) Còn cái Thất Giác Chi, thì phải khi mà ly dục, ly ác pháp rồi, nhập Sơ Thiền rồi, thì chừng đó nó mới có thể hiện được cái Trạch Pháp Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Niệm Giác Chi, Định Giác Chi và Xả Giác Chi, thì lúc bấy giờ đó thì mình mới có tu giác chi.

Còn bây giờ nó chưa có, nhưng mà khỏi cần tu nữa, vì đã có như vậy thì cái lực nó đã có rồi do đó mình tiến tới mình tu Tứ Thánh Định, Tam Minh hay Tứ Như Ý Túc, chớ con khỏi cần phải tu Thất Giác Chi.

Nhưng vì có Thất Giác Chi mình mới biết được trạng thái đó là cái trạng thái của bồ đề, cái trạng thái giải thoát. Cho nên mình tiến tới, ở trong trạng thái đó mình phải tiến tới.

Thí dụ như bây giờ có Hỷ Giác Chi, thì ngay đó thì mình thấy phải giữ được cái niệm Hỷ Giác Chi này thì cái Khinh An Giác Chi nó phải có, vì cái lạc của cái hỷ thì nó phải chứa trong đó.

Và nếu mà cái Lạc Hỷ mà nó có, thì cái Tinh Tấn Giác Chi nó xuất hiện, thì lúc nào mình, muốn tu lúc nào nó cũng siêng năng, tu cái gì nó cũng siêng năng hết, nó không có còn lười biếng, cho nên gọi là Tinh Tấn Giác chi.

Rồi cái Niệm Giác Chi, nó cũng xuất hiện những cái niệm, nó rất là cụ thể và rõ ràng, nó không có còn dính mắc (…​) luôn luôn lúc nào cũng hiện tiền cái niệm, nó không có còn thất niệm, cho nên cái niệm đó là niệm bồ đề, Niệm Giác Chi.

Thí dụ như bây giờ mình bảo cái tâm quay vô, không nghe ngóng ra ngoài nữa, luôn luôn biết hơi thở …​

2- THIỆN XẢO DÙNG PHÁP HƯỚNG

(03:42) Sư Phước Nhẫn: Con thưa với Thầy, là tại vì con bữa nay …​ phóng tâm đó Thầy …​ chừng ba phút Thầy, trong ba phút đó…​cũng có khi được khi không. Như vậy thì con cũng nghĩ rằng con là, cái chuyện mà, lúc mà con thư giãn đó Thầy, con nghĩ chừng nào nó khỏe con mới ngồi lại. Chứ con hôm trước tại vì con có coi giờ, coi mấy phút, mấy phút vậy đó, thì con thấy nó không được tỉnh lắm, lúc bấy giờ con thư giãn cho nó khỏe, thì khỏe rồi quay vô…​ như vậy đó, con đi kinh hành đó Thầy.

Cái chuyện mình nhắc tâm, cái câu pháp hướng nào mà ngắn thì con thêm mới giữ cho …​ chẳng hạn như là câu: “Tâm như cục đất” …​ Cái câu nào ngắn ngắn đó, …​ kéo dài …​

(05:20) Trưởng lão: …​ Mình nhắc cái tâm của mình …​ cái câu, trạch pháp cái câu nó phù hợp với cái sức của mình, chứ nó ngắn quá nó cũng không hay …​ Vì vậy như vậy là do mình khéo léo mình trạch pháp, mà mình đi mình trạch pháp mình thấy nó có hiệu quả thì mình biết nó hợp với mình.

Bởi vì cái câu đó, ở trong Thất Giác Chi, thì Đức Phật nói Trạch Pháp Giác Chi, trạch ra cái câu nào đó mà nó hợp với mình thì mình tu nó có kết quả. Còn nó không hợp với mình thì nó không chịu.

Mà nó chịu thì nó sẽ khinh an, ở trong đó Khinh An Giác Chi đó, nó làm cho mình thấy an ổn. Còn nó không chịu thì tức là nó không nghe lời mình thì không có an ổn.

Cái trạch pháp nó rất quan trọng lắm, cho nên trong Thất Giác Chi thì cái trạch pháp nó rất quan trọng. Nếu mà trạch đúng thì nó khinh an, nó tiếp tục Khinh An Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Niệm Giác Chi …​ có vậy thôi.

Vậy thì cố gắng, ráng. Bây giờ Thầy thấy cái thứ nhất là lưu ý cái phần này, cái phần mà mình thường thường mình thư giãn, Định Thư Giãn đó, thư giãn …​ thì tức là nó không có cái chướng ngại pháp trong tâm thì cái tâm mình nó sẽ quay vào trong thân nó định ở trên đó mà nó không định ở chỗ khác …​

Cho nên vì vậy khi mà tự cái tâm của mình nó thư giãn thì tự nhiên nó quay vô, dù trong một giây nó cũng tốt hơn là mình ngồi mà …​ Mình ngồi ba phút …​ mình ức chế, mình cố gắng tập trung, còn khi mình thư giãn mình …​ hơi thở, mình đi kinh hành, bước đi.

Nhưng mà tại cái tâm không chướng ngại mà nó không khởi niệm cái đó là cái tốt nhất. Lưu ý cái điều này nó là cái phần quan trọng.

Bởi vì cái đó, cái tâm mà nó khởi niệm này, niệm kia thì nó không quay vô trong cái hành động của mình. Cho nên lúc mình thư giãn …​ Nó muốn theo hơi thở thì tự nó theo. Nhưng mình, vì vậy đó mình thấy được cái niệm. Cho nên tuy mình nương vào hơi thở mà mình tập trung vào hơi thở thì tức là sai.

Trái lại mình nương vào hơi thở mà mình chú ý cái tạp niệm của mình, cái niệm gì nó sanh ra, coi nó có sanh ra không. Mà nếu nó không sanh thì tức là nó ở trên …​ cho nên …​

Hàng ngày ngồi chơi, hoặc đi mà cứ lưu ý cái niệm, coi thử cái tâm mình nó sanh cái niệm gì, cái niệm đó là niệm thiện, thiện thì tăng trưởng.

Bắt buộc con phải diệt, mà nếu mà ác thì bắt buộc con phải diệt. Nó làm cho tâm nó khó có một cái sự an lạc, thanh thản.

Nghĩa là cái mục đích của đạo Phật là sanh thiện, thăng trưởng thiện, còn niệm nó khởi cái niệm gì mình chú ý mình xem cái này nó không phải làm cho tâm mình tham, sân, si, không phải cái ái kiết sử, thì coi như là mình nuôi lớn, tăng trưởng, để nó thực hiện từ, bi, hỷ, xả của mình, mà nó đối trị tất cả những cái tham, sân, si của mình.

Cho nên đầu tiên phải khéo léo ở trong cái …​ thiện xảo mà Đức Phật nói thiện xảo nhập định.

(09:03) Còn mình, bây giờ thí dụ như, các sư cứ nghĩ bây giờ mình ngồi đây, mình cố gắng mình tập trung trong cái hơi thở thì đâu phải thiện xảo? Thiện xảo là khéo léo để nhập định, thiện xảo an trú ở trong đó, rồi thiện xảo xuất ra.

Cách thức thiện xảo Đức Phật dạy, thiện xảo là mình ngồi mình coi vậy chớ mình làm một cái việc mà cái tâm nó định, chớ không phải mình bắt buộc cái tâm nó định …​ mà nó định, ức chế nó thì, mà mình lo mình xả …​ hôn trầm.

Mà mình nhìn cái tâm của mình …​ hàng ngày mình làm công việc như vậy …​ Bởi vì cái tâm mà khi nó quay vô hoàn toàn nó không có khởi niệm thì nó hết phóng dật rồi, hết phóng tâm thì tức là tâm định trên thân

Cho nên nó biết tu thì nó nhanh lắm, mình không cần phải chéo chân ngồi kiết già, nhưng mà sau khi mà kéo chân ngồi kiết già là khi mình có định rồi thì mình ngồi bao lâu cũng được.

Còn mình tập ngồi cho lâu nó cứ nó bị cái chướng ngại pháp. Vì mình ngồi lâu mình …​ thì không chịu nổi chớ sao, mà hễ mình ráng mình căng căng để tăng cái thời gian lên cho được, thì nó tăng lên một giờ, đến hai giờ, ba giờ thì cũng vậy …​ thân của mình.

Cho nên cái quan trọng nhất là làm sao đẩy lui được tất cả những chướng ngại trong tâm của mình. Vậy do vậy mình mới nhìn cái chướng ngại pháp ở trong tâm của mình, những cái niệm, rồi cái thọ của mình nó khởi nó đau, nhức nhối cái này kia, làm sao đẩy cho được cái này.

Rồi các pháp bên ngoài, thí dụ như nó làm ồn náo, hát ra vô, đó là pháp mà làm cho mình động mà, chướng ngại, mà mình đẩy lui. Để đẩy lui không phải biểu: “Đừng hát ra vô nữa để cho tui tu”, không được, mà mình đẩy lui cái tâm của mình đừng có chướng, phải hiểu vậy. Chớ nó, hát quá mình …​ thì như vậy là mình đâu đẩy lui, mình …​ hiểu chỗ đó.

Cho nên mình sống ở trong cái cảnh đó, nó động vậy, mà mình không chạy đi tìm cái tịnh. Ở trong cảnh đó, đẩy lui cái chướng ngại pháp đó, cái pháp gây chướng ngại đó, chướng ngại cái động đó, thì nó …​

Phải hiểu cho được như vậy, Thầy nói, đó là các pháp, bởi vì thân, thọ, tâm, pháp bốn chỗ, bốn cái chỗ trong Tứ Niệm Xứ, chữ Niệm có nghĩa là chỗ …​ bởi vì người xưa người ta dịch như vậy …​ Tứ Niệm Xứ là bốn chỗ để chúng ta tu tập.

Thân, bây giờ cái thân nó như thế nào như nào, trong cái thân của mình thì nó có những cái hành động, mình quán ở trong hành động. Thì bây giờ muốn quán hành động đó thì, mà không có niệm gì thì nó …​

Phải không, bây giờ trên tâm của mình, tâm mình có niệm hay không? Có niệm thì đẩy lui, niệm ác thì đẩy lui, niệm thiện thì giữ được.

Rồi thọ, thọ nó có đánh mình không? Rồi thọ nó có đánh mình thì…​ nó có làm cho mình …​ ko?

Cho nên quan sát mình thấy rõ, trên Tứ Niệm Xứ mình đang tu, mình có những cái loại định nằm ở trên Tứ Niệm Xứ để mà tu, để mình thực hiện Tứ Chánh Cần …​ Thật sự ra mình biết được như vậy, dễ dàng lắm!

(12:27) Mà vì vậy mà nó, từ đó mình thích sống độc cư để cho mình một mình, mình đừng có bị các pháp nó phá, để cho mình thực hiện cái tâm thanh tịnh …​ tại đó mình nói chuyện, mình làm, sinh hoạt này kia nó động nhau hết. Tu hoài không tới!

Ai nói gì nói, tu mà, người làm biếng mà, nhưng mà ai biết được mình là làm biếng là làm chi. Đừng có thấy người đó làm công chuyện đó gọi là làm siêng, đó mới chính là làm biếng mới thật sự tu.

Nói tu chứ sự thật ra họ làm họ …​ Còn đằng này nó ngồi không mà tu …​ mà chính ngồi không …​ chuyện này chuyện kia …​ phóng dật theo chuyện …​ Cho nên vì vậy mà mình thấy mình sống coi một mình …​ làm cái này kia, một mình mình làm là mình không có cô đơn đâu …​

(…​) nhưng mà Thầy biết như vậy, mà làm sao mình nói hết sức mình rồi, người ta, cái nghiệp của người ta mà. Thì khi mà sư đọc lại cái cuốn Một mà Thầy đã nhuận lại, Thầy nói, nhân quả …​ Thầy biết. Phải tự lực người đó, nói bảo họ độc cư, họ sống độc cư không nổi thì họ phải làm. Rồi họ phải nói chuyện …​

Làm đã là phóng dật rồi, bây giờ mà làm chung với nhau thì lại …​ rồi nói chuyện, rồi xích mích, rồi giận rồi hờn, đủ thứ ác pháp …​ Biết rõ ràng, chính mình phòng hộ sáu căn là độc cư rồi, chịu đựng nổi thì mình …​

Trong khi mà đến đây với Thầy thì tu được hay không được Thầy biết hết. Nhưng mà bây giờ nói người ta không tu được, dù sao đi nữa người ta cũng giảm bớt được cái sự đau khổ …​ đỡ hơn …​ thành ra mình nói không được thì cũng không đúng, có được, nhưng mà được có chút!

Đó thành ra hỏi Thầy, có thầy Chân Trí hỏi Thầy: “Con tu có được không?” Ngày nào đó Thầy sẽ trả lời …​

Nghĩa là coi như là Thầy phải coi căn người đó coi như thế nào, tin tưởng như vậy là sai!

Bởi vì pháp của Phật nó cụ thể lắm mà, mình có xả được tâm mình không thì mình biết, mà mình xả không được thì biết mình tu không được, mình còn ham đời làm sao mình tu?

Mà bây giờ mình hết tham thì mình, rõ ràng là mình xả những cái chướng ngại tâm của mình chớ Thầy có xả giùm đâu mà hỏi Thầy, mà bảo Thầy soi căn mình được? Thầy đâu có thần thông!

Nhưng mà Thầy biết được cái người tu hay không được là tại vì Thầy có kinh nghiệm Thầy biết, Thầy xả cái tâm như thế nào, Thầy sống như thế nào, mà Thầy thấy người đó sống vậy Thầy biết là không được chớ có gì đâu mà …​ vậy. Cả con người, Thầy nói người nào mà …​ cũng phải làm đúng như vậy. Mà tại vì mình sống không đúng, mình làm không đúng, pháp dạy vậy mà cứ nghĩ tưởng mình làm đúng …​

3- ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP

(15:43) Cũng như bây giờ Thầy nói đây các vị thấy, như chú Chân Toàn nè, chú là tu sĩ ở trong đó. Nên chú không giao tiếp với ai hết, chú lo chú tu, phải không. Nhưng mà chú ngủ không thì …​

Thay vì người ta phải, đọc lại cái thời khóa của Đức Phật phải không, xem nhắc phải không, nghĩa là nằm xuống là phải nhắc, hướng tâm mình là phải thức dậy, chứ còn đừng ngủ…​ Còn mình ham ngủ thì thôi rồi …​! Nó từ cái chỗ này đến cái chỗ khác, nó không chơi với ai hết thì nó cứ buồn ngủ. Mà không đi kinh hành, không tập, cứ nằm lỳ hay hoặc là ngồi lỳ vậy thì buồn ngủ thôi chớ còn …​

Bởi vậy Thầy coi vậy chớ, khuya Thầy cũng dậy …​ Thầy đi kinh hành một vòng hết. Hễ cái thất bật đèn lên Thầy biết có đi hay không có đi.

Mà người đi, ban đêm mà người đi là chống lại được cơn buồn ngủ, chớ còn ngồi một chỗ là buồn ngủ, hễ nó ngồi là lúc nào nó cũng buồn ngủ. Cái bản chất con người …​ mà mình đi …​ để ý quan sát, mình không cần phải tập trung dưới chân mình đâu, mà mình quan sát từng cái niệm, khi mình đi như vậy mình quan sát từng cái niệm khởi ra.

Mỗi niệm nó đến thì mình quán, tư duy, mình quán xét từng cái niệm của mình, khi mình đẩy lui …​ thì bắt đầu cái tâm mình trở về …​ nó an lạc trở lại. Rồi bắt đầu bây giờ nó khởi lên, thì nhờ như vậy, cứ quét hoài như vậy, mình quét tâm cho sạch.

Sư Tuệ Tĩnh: Thưa Thầy, trong khi mình đi đó Thầy, nó có một niệm đi tới, nó đưa đến với mình, thì mình cũng phải quán xét hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ quán xét chớ! Rõ ràng. Bởi vì mục đích của mình là đẩy lui các cái niệm. Mình đi, thì bắt đầu bây giờ mình mới tu tập, thì mình tập tỉnh thức ở trên hành động đi thôi. Nhưng mà sau cái thời gian rồi mình xả, không cần tập trung ở trong bước đi đó nữa, mà chỉ quan sát để đẩy lui chướng ngại pháp.

(17:44) Mà tâm không chướng ngại pháp thì nó tập trung ở trên bước đi, mình không cần tập trung bước đi. Mà hễ mình cần phải tập trung trên bước đi thì …​ Ở đây không có cần tập trung bước đi mà nó lại tập trung …​

Cho nên mình làm cái việc, mình quan sát cái tâm của mình, niệm của mình coi có không để mình xả. Mà hễ mình quan sát thì nó không …​ có lắm. Mình coi chừng đó, cảnh giác, thật sự là cảnh giác đó, cảnh giác cái niệm nó nhào vô, mà mình không cảnh giác nó vô, mà mình cảnh giác nó …​

Mà mình cảnh giác nó chớ không phải cảnh giác …​ Còn mình ức chế nó là mình tập trung trong bước đi, để ý cho nó đừng có niệm …​ nó bị ức chế.

Hiểu Thầy muốn nói không? Nó sai tại sao một chút như vậy đó mà …​ tu hoài không đạt. Người ta cứ nhắm vào cái chỗ mà phải lấy cái bước đi hoặc lấy cái hơi thở để mà làm cái đối tượng để mà tập trung gom tâm thì bị ức chế cái tâm, mình không xả.

Trái lại mình nhìn xem coi cái tâm niệm của mình nó khởi lên cái gì? Cái thân, thọ của mình nó hiện tướng nó ra cái gì? Mà mỗi cái thì mình đều quán xét mình xả, tức là Định Vô Lậu mình sẵn sàng để chuẩn bị chiến đấu. Đó mình dùng cái Định Vô Lậu mình để …​ mà nó có niệm, niệm tới là dùng Vô Lậu quán xét cả đi, cho hết lậu hoặc, để đẩy lui cả.

Thầy nói đơn giản lắm mà thật sự ra, khi mà hiểu Phật pháp rồi, sáu tháng sau là thành tựu …​ Mà Thầy dạy thì …​

Sư Tuệ Tĩnh: Nghe Thầy nói vậy chớ …​

Trưởng lão: Còn Thầy, hiểu rồi bắt đầu cứ, Thầy nói, nó không có thời khóa nữa, giờ nào cũng là giờ tu hết. Bởi vì cảnh giác từng chút, từng giây từng chút, hễ mình …​ quán xét ngay, quán xét đến khi mà …​ đẩy lui được cái niệm, cho thông suốt được cái đối tượng, chớ còn không phải là cắt ngang để mình tập trung trong hơi thở thì …​

Không theo hơi thở, mà tập trung cái niệm, đẩy lùi …​ hiểu cho rõ cái niệm này, xem để mình khổ cái gì, mình tham, mình sân, mình si, mình hờn mình giận, mình thương mình nhớ cái gì đây, mình truy …​

Truy cho nó tận cùng cái niệm đó, mà hễ tận cùng, mình thấu rõ cho được rồi …​ Chớ không phải là mình diệt nó, mà mình hiểu nó được, nó làm sai cái này …​ mà mình tuôn trào cái niệm đó ra, rồi biết, hễ mình biết rồi thì …​ Đó có vậy thôi.

Lúc nào mình cũng ôm pháp như vậy. Ôm pháp cũng như là mình mà ra biển mà mình ôm phao mình đi, buông xuống là mình chết liền. Coi như là mình, hễ mình rời pháp là …​ cho nên tu hoài …​

Nghĩa là ôm chặt pháp, nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng cảnh giác đó mà ôm chặt pháp, theo pháp …​ Phật dạy tùy pháp mà. Tùy pháp, đúng pháp, nhưng thường thì mình đúng pháp chưa có được, tâm mình …​

(21:00) Mà hễ nó có niệm ra là tức là Định Vô Lậu liền vầy, còn nó không niệm không gì hết, nó tự nó, tự nó nó biết hơi thở. Mình ngồi tự nó biết hơi thở …​ nhưng thỉnh thoảng lâu lâu không phải là để nó cứ biết hoài đâu, nó biết hoài nó sanh tưởng lạc, nó rơi vào định tưởng …​

Sư Tuệ Tĩnh: Mình nhắc nó?

Trưởng lão: Ờ mình nhắc, nhắc tâm mình …​ Nó không có thì mình …​ tức là dùng Như Lý Tác Ý tác ý ra, còn hễ nó có thì dùng Định Vô Lậu mình quán, đẩy lui, còn không có thì tức là mình …​ Vậy cho nên, mặc dù là thí dụ như những cái lúc mà …​ sắp sửa mà …​ nó cả ngày mà nó không có một niệm gì, tâm nó …​ mình đi nó biết mình đi …​ biết đi …​ giờ này qua giờ khác. Nó không phải tập trung mà …​

Cho nên nói …​ tâm định trên thân. Đó do đó mà cả ngày vậy, …​ biết rồi, ờ mày chưa thành hình nhưng mà tao đi để tao coi xem nó có gì đây! Đó bắt đầu nó thành hình ra. Tư duy nó ra, tác ý nó ra, mình khởi cái niệm mình phóng ra, chưa có thấy hình dáng của …​, chưa có biết nó gì hết. Bây giờ truy …​

(…​) truy nghĩa là quét. Thành ra cuối cùng, một ngày một đêm cuối cùng …​ khi mà mình nhập định, trước khi mình nhập định, một ngày một đêm nó không có niệm. Mà nó không buồn ngủ, nó không có buồn ngủ, nó không có ham ngủ, nó không có thích ngủ nữa, nó tỉnh khô à!

Mà nó khỏe, nó an lạc, …​ Thầy nói thật sự ra, tới cái chỗ mà Sơ Thiền …​ hỷ lạc, nó không có hỷ lạc …​ Cho nên khi đó rồi mình ra lệnh, nó nhu nhuyễn nó dễ sử dụng …​

Để cái tâm mình nó cứ lăng xăng hoài vậy …​ Còn cái tâm nó hết tham sân si nó tự động…​ Đó là cái chỗ nó đẩy lui hết các chướng ngại pháp thì cái tâm …​ Bởi vì Thầy nói cuối cùng …​ độc bộ, độc hành, độc cư. À bắt đầu bây giờ nó đối trị.

Nghĩa là trong …​ Bởi vì …​ Nếu mà lơ mơ …​ mà biết cách tu rồi thì còn …​ chơi …​ Không còn lo tu nữa, vì nó làm chủ rồi …​ tâm thanh tịnh rồi, ngồi chơi …​ có điều mình làm gương cho người ta thôi chứ sự thật không còn tu cái gì nữa …​

Nhưng mà tui không phải là không tu là tui lấy bình rượu tui uống hay hoặc là …​ không phải đâu …​

Nó không phạm từ cái ý của nó chớ không phải …​ Còn mình đây mình giữ cái thân, chứ cái ý mình giữ …​ Còn khi mà cái tâm nó quay vô nó không phạm …​ tức là ác pháp …​

(24:53) Cho nên vì vậy cứ sống độc cư độc bộ độc hành, tối ngày ôm pháp. Ôm pháp tức là cảnh giác nhìn cái tâm của mình chớ không phải ôm pháp …​

Nhưng nếu mà nhìn cái tâm mình để ly dục, ly ác pháp hay hoặc là ngăn ác, diệt ác chứ gì, thì nó …​ rõ ràng. Mà nó khởi niệm gì thì mình ôm pháp nấy mình diệt trừ …​ những loại độc đáo của ác pháp, để mà đấu tranh với nói, nó khởi lên cái gì thì mình có pháp mình đẩy lui.

Thành ra ông Phật đã trang bị cho mình đủ…​ trước khi nhập diệt ông mới hỏi ông A Nan, còn gì thưa hỏi …​

Đó thì ổng đã nói đủ hết rồi, không còn thiếu cái gì cho mình…​ trang bị cho mình đủ để đi trên con đường …​

Cho nên có một cái người, có thầy Chân Quang hồi đó thầy viết, ông Phật ông nói ổng chứng thì như rừng là cây …​ mà thầy Chân Quang nói trong cái chỗ mà ông Phật chứng nó còn nhiều, bây giờ khai triển những cái chỗ mà ông Phật nói như rừng lá cây. Còn cái chỗ mà ông Phật chứng nói ra, thì nó như nắm lá cây, Phật nói còn thiếu nhiều, ông nói vậy!

Sự thật ra ông Phật trang bị cho cái thế giới con người …​ mà nói ra là thừa, nói ra để nói đó, nếu mà lấy cái trí hữu hạn của mình để hiểu cái chỗ mà rừng lá cây của Đức Phật, thì chúng ta …​ chúng ta bị tưởng tri, nó không phải là chỗ chúng ta hiểu.

Cho nên Đức Phật nói ta chứng như rừng lá cây, mà ta nói ra cho các ngươi hiểu như nắm lá cây. Có phải không, cái bài kinh. Nhưng mà cái bài kinh cuối cùng thì Đức Phật nói ta đã nói đủ cho các ngươi rồi, không còn chỗ nào …​

(…​) là Phật Pháp Thầy nói thật tu, khi mình có tu rồi mình thấy vừa đủ cho mình tu, không thừa một chút, không có lý luận …​ lý luận siêu hình của …​

Bây giờ Thầy nói như thế này. Ở Đại Thừa thì có nói vậy, mình sống trong hiện tại, trong hiện tại những cái nhân của mình, cái quả do mình tạo, cái quả của mình do mình tạo, người nghèo người giàu, mình suy ra được cái nhân của quá khứ, phải không? Mình thấy cái hiện tại này, là hệ quả suy ra cái tương lai. Cái đó không phải tưởng tri …​ cho nên Đại Thừa …​

(27:36) Ông Phật nói hiện giờ đó, mình đi ăn trộm sẽ bị ở tù …​ nhân quả của nó rồi. Phải không? Người ta chửi mình thì nhẫn …​ thì mình giải thoát. Mà mình chửi lại …​ Có đúng không? …​ chuyện quá khứ có lợi ích như vậy.

Mình biết đời trước mình làm gì? Chả cần biết, mà sống ở trong hiện tại. Bởi vì cái bài, Thầy nhắc lại cái bài Nhất Dạ Hiền, A Nan thuyết giảng Nhất Dạ Hiền chứ gì? Thì cái bài kệ Nhất Dạ Hiền: “Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng”, phải không?

“Chỉ có hiện tại”. Mà hiện tại sống trong nhân quả của nó, nếu mà người ta chửi mình mình nhẫn mình nhịn, mình không có chửi mắng họ, mà mình lại không có giận hờn, thì đã là giải thoát rồi! Phải không? Phải thiện pháp không?

Như vậy rõ ràng mà, nó nhân quả nó rõ ràng mà, đâu có có nói chuyện đời trước đời sau đâu? Anh ở ngay đây mà anh sử dụng nhân quả là anh đã giải thoát rồi. Anh nhân quả tốt thì tức là thiện, nhân quả tốt. Mà anh ác, anh chửi người ta thì người ta cũng không nhịn nhường anh đâu, người ta cũng đánh anh. Mà không thì anh tức quá, anh bị đánh, thì anh rút dao anh chém người ta thì anh bị ở tù hoặc là anh cũng bị người ta đập cho chết. Có vậy thôi. Thì nhân quả nó tăng lên trong cái hiện tại này.

Cho nên Thầy giảng về đạo đức nhân quả không bao giờ mà trật. Bởi vì cái trí của chúng ta là cái trí hữu hạn, hiểu về cái sự việc trong quá khứ không ích lợi đâu. Mà hiểu ngay khi bây giờ người ta chửi mình, mình không chửi lại họ, mình vui vẻ, mình chấp nhận là giải thoát rồi.

“Quá khứ không truy tìm”, truy tìm cái nhân quả của quá khứ mình làm gì? Mà ước vọng chi cái tương lai, cái quá khứ của mình làm gì? Không, tôi chỉ biết hiện tại, tui làm tốt thì đời tui sẽ lãnh những cái quả tốt, mà tui làm ác thì đời tui, ngay bây giờ tui sẽ lãnh những cái quả ác. Thì nhân quả nó hiện giờ chứ không có nhân quả quá khứ vị lai nào hết. Mấy ông đừng có lý luận …​ Khi nào mấy ông có cái trí vô hạn rồi thì chúng ta sẽ bàn …​

Thì vô hạn anh cũng thấy như vậy, tui cũng thấy như vậy, tui nói chuyện với anh thì rõ quá rồi. Còn bây giờ anh là hữu hạn mà tui là vô hạn thì tui nói chuyện anh thì tui cũng như nói dóc!

Anh có hiểu được không? Mà anh không có hiểu, anh tưởng ra thì nó tầm bậy hết. Quy cho tui nói, mà anh hiểu thì cũng hại cho anh, không ích lợi gì, thành ra anh mê tín!

Con phải hiểu cái chỗ đó. Cho nên Thầy sẽ bác tất cả những sai. Chúng ta có cái trí đang hiểu biết bằng cách này thì chúng ta nên hiểu biết bằng cách này, đừng có hiểu phức tạp.

Khi nào anh dẹp hết cái tâm anh không còn tham, sân, si, anh sẽ nói chuyện với tui những cái cao. Bởi vì cái trạng thái của anh lúc bấy giờ, cái trí tuệ nó cao rồi, anh không có còn cái trí tuệ của cái tâm tham, sân, si. Cái trí tuệ tham, sân, si của anh nó là trí tuệ hữu hạn, nó không hiểu vô hạn được đâu.

Đó cái đó là, từ bây giờ đó thì những cái lời băng này Thầy nói, ngàn đời nó sẽ còn, nó không mất cái gì …​ Chứ còn Thầy nói, mà không tu thì mai mốt …​cũng nói vậy thôi. Mà chính Thầy nói rồi sau khi nghe rồi sau mới hỏi lại, Thầy mới nói ra, mới in thành sách.

Thì bằng chứng các con thấy như cuốn Một, họ, người ta hỏi Thầy sơ qua, Thầy trả lời sơ qua, phải không? Nhưng bây giờ nhuận, sách Thầy nhuận rõ ràng, có đúng không? Nó có cái giá trị, nó nâng cái quyển sách lên nó cao hơn …​

4- GIẢI THOÁT TRONG TỪNG PHÚT GIÂY

(31:12) Nó là cái chỗ để chúng ta hiện thực cái cuộc đời mà Đức Phật đã trang bị cho chúng ta đủ cái pháp môn để chúng ta thực hiện cuộc đời, mà không phải thời gian. Bởi Đức Phật đã xác định là sáng chúng ta nghe, chiều chúng ta chứng đạo, nếu như người đó đã biết bỏ. Còn người còn tiếc quá thì …​

Sáng nghe thì chiều chứng đạo. Mà Đức Phật nói, thấy …​ bảy ngày, còn chậm lắm thì đúng bảy tháng, còn tệ nhất là bảy năm chứ đâu có tu cái thời gian dài quá đâu. Thầy nói thật sự, ba tháng đến sáu tháng là người nào …​ nếu mà sống độc cư mà sáu tháng …​

Thầy bảo đảm quý sư, Thầy nói về hơi thở này, quý sư ra lệnh bảo tịnh chỉ, nó tịnh chỉ liền. Khi mà cái tâm nó quay vô rồi, chớ không, nó không có khó khăn. Bây giờ Thầy nói thật sự, cái hơi thở mà bảo ngừng rồi, thì bây giờ bảo cái thân này nó có cái trọng lượng, bảo nó bay lên coi! Nó bay lên! Ở bay cao, ra lệnh nó, nó lên bay cao đó!

Thầy nói thật sự cái lực của cái tâm thanh tịnh nó kinh lắm chớ không phải không. Người ta làm cho được cái tâm thanh tịnh …​ cho nên người ta muốn có thần thông người ta phải luyện những cái khác để …​ cái tâm an vui thanh tịnh …​

Khi cái tâm mà thanh tịnh rồi thì người ta làm cái gì cũng được, nhưng mà người ta không ham. Bởi vì người ta thanh tịnh rồi người ta đâu còn ham nữa mà người ta làm? Phải hiểu như vậy.

Cái đó là cái tâm thanh tịnh. Thầy nói cái tâm thanh tịnh nó làm được, cái gì cũng được hết. Cho nên người ta nói ông Phật dữ tợn vậy chứ đúng người ta tưởng tượng ông Phật hơn ai hết à. Nghe cái tiếng, từ cái danh từ Phật là người ta …​ Nhưng mà người ta tưởng tượng quá sức, mà không ngờ Phật có nghĩa là ngộ được cái lý để cho chúng ta được giải thoát chứ không có gì hơn.

Cái danh từ Phật không có nghĩa là xưng mình làm thần thánh gì, danh từ Phật có nghĩa là giác ngộ, giác ngộ được pháp thiện để mình giải thoát, có vậy thôi.

Nhưng mà về sau thì coi như là không ai hơn được Phật. Cho nên khi mà Đức Phật …​ thần thông, cho coi nó là huyễn hóa, thì Đức Phật mới xác định lại với người cư sĩ mà: Ta có nhiều loại thần thông chớ không phải một! Nếu mà Ta không có Ta nói pháp vậy thì, nói là tại …​ chứ Ta có mà!

(34:02) Cho nên Thầy không thực hiện thần thông, Thầy nói rằng Thầy có thần thông! Xác định điều đó. Thầy làm được mà! Hơi thở Thầy còn bảo nó ngưng được thì có gì mà Thầy làm không được?

Quý sư suy nghĩ đi …​ chuyện đó là cái chuyện dễ của Thầy sao? Mà bây giờ cái hơi thở Thầy làm không được …​ chỉ có Thầy luyện bùa thì được! Đọc thần chú, vẽ bùa để nó làm được như vậy.

Bởi vậy Thầy nói, thật sự ráng đi, ráng đi, Thầy nói, không có trễ đâu! Ông Ca Diếp 80 tuổi rồi vẫn còn thực hiện được, Thầy nói thật sự, 80 tuổi cơ thể sức khỏe đâu còn! Thế mà ông chứng quả.

Thì Thầy nói, Thầy nói sư, thật sự không phải là Thầy khích lệ mà Thầy nói thật đó. Nghĩa là cái người nào mà thấy mình sắp sửa gần chết rồi, nỗ lực tu là nó, một tuần lễ, coi như mình bỏ hết mình chết đi cho rồi! Bởi vì bây giờ mình không chết thì mai mốt cũng chết chớ gì? Phải không, mình chết đi! Mình chết ở trong pháp thì nó không chết!

Nỗ lực như vậy là Thầy bảo đảm là quý sư sẽ được như là …​ ai nói gì nói mặc họ …​ tức là chướng ngại pháp ở ngoài đó Thầy nói, thấy người ta làm mình không làm, thấy chướng, kỳ cục! Kỳ cái gì? Đi tu, tui ngồi đó tui tu …​ tui đi làm sao? Mấy ông muốn làm thì ông cứ làm, tui đâu có rầy mấy ông?

Cũng như Thầy đây đâu có rầy ai đâu? …​Các con cứ nghĩ Thầy, mặc dù Thầy làm …​ làm là Thầy không nói …​ chịu chết, chứ tôi tu tôi quyết giải thoát …​ người ta đi làm.

Bây giờ, Thầy nói bây giờ, tất cả ở đây bây giờ …​ Thầy chẳng thèm làm gì, Thầy …​ làm được. Thầy đi vòng vòng thất Thầy thôi, đi ra ngoài làm gì? Đi ra ngoài đạp côn trùng nó tội lỗi! Thầy đi …​ nhà Thầy quét sạch …​ đi vòng vòng suốt đêm …​ có gì đâu. Đó cái thất của Thầy vậy, Thầy đi suốt đêm không có gì đâu.

Thì Thầy nói thật sự, Thầy không bật đèn tức là Thầy tiết kiệm …​ phải không? Phải ráng Phạm hạnh cái đời sống này, ngày xưa ông Phật có đèn đâu mà …​ Ở trong rừng rú mà ngày xưa đâu có điện như mình bây giờ, mình sung sướng quá mình …​

Thật sự ra thì bởi vì mình ở trong cái nhà của mình nó nhỏ nó hẹp, thì khó khăn …​ đi ra ngoài nó làm cho mình cởi mở, nó không buồn ngủ.

Còn như Thầy thật sự, cái nhà như vậy, mình đừng có thèm ngồi trên giường. Ngồi giường nó cũng cám dỗ mình ngủ chứ bộ không sao? …​ Cứ đi ra hành lang thì làm sao nó ngủ cho được?

Mà rủ nó đi chớ, nó đâu có rủ Thầy được! Nó rủ Thầy nó rủ Thầy ở trên cái ghế, cái ghế kia, dựa lưng! Nó rủ Thầy lại trên cái giường, ở trong cái mùng, chứ còn nó rủ Thầy ở trên cái đi thì rủ không được. Thầy mắc đi rồi …​ Thầy sao được?

Cho nên Thầy hiểu biết …​ phá hết …​ không bị hôn trầm …​

Cho nên vì vậy mà Thầy nhìn thấy người tu được, người tu không được Thầy biết. Bởi vì cái kinh nghiệm chớ đâu phải là Thầy coi căn ai đâu! Thầy không có là ông thầy bói coi căn, mà Thầy nói bằng cái kinh nghiệm thực sự tu, người tu được là phải sống như vậy, làm như vậy tu được, mà người không sống như vậy làm như vậy là người tu không được. Muốn gì muốn …​

(37:39) Nhưng mà thí dụ như bây giờ sư tu tới giờ phút cuối cùng, phải không, Thầy bảo bây giờ phải chiến đấu cái chỗ này, liều chết chiến đấu thì được, mà tới chỗ này lại …​ thì Thầy lại cứu thua!

Mình nhớ kĩ ở đây, Thầy nói nhiều ông lắm, giờ phút cuối cùng mà Thầy cứu không nổi! Mà tại không nghe lời Thầy. Thầy biết đây là cái chặng đường cuối cùng để mình vượt qua, cũng như Vũ Môn tam cấp mà thi cử, cá mà thi để mà đậu thành rồng thì, mình muốn thành rồng thì mình phải vượt qua Vũ Môn tam cấp. Thế mà Thầy bảo đây là cái mức cuối cùng để mình vượt qua cho được để mà thành rồng không thì bể đầu ở trên đá rồi!

người ta vượt không nổi …​ bể đầu ở trên đá …​ đành chịu chết!

Bây giờ đời nó không ra đời, đạo không ra đạo …​ người ta là người ngoài đời người ta sống theo đời, người ta không có bị đạo nó ngăn cản, người ta ham muốn gì người ta làm tứ sang bang hết, còn mình vừa làm không được, thì đời, đạo nó đã kẹt trong tâm của mình rồi, bây giờ làm như người ta sao được?

Cho nên coi vậy chớ mình đi tu rồi, bây giờ mình ra…​ mình sống cái kiểu này …​ Tại vì Phật pháp nó làm cho mình biết cái này rồi, mình không làm được. Còn người ta không biết người ta làm pháp ác. Phải hiểu như vậy!

Cho nên đời không ra đời, đạo không ra đạo, coi như là mình dở sống dở chết rồi! Đó là Thầy nói thật, thà là không tu thôi, tu tới nơi tới chốn, liều chết tu, chứ đừng có ham sống mà sống cứ dở sống dở chết!

Cho nên Thầy nhắc nhở, nó không có khó đâu. Thầy ngồi chơi trên ghế này, Thầy ngồi xếp bằng, luôn luôn im lặng. Thầy ngồi, hai chân Thầy ngồi như thế này, chẳng cần ngồi xếp bằng, đó. Thầy muốn ngồi cách nào cũng được hết. Mà luôn luôn lúc nào Thầy ngồi thì Thầy cũng cảnh giác cái tâm của mình ra sao. Thân, thọ, tâm, pháp Thầy coi chừng hết, nó xảy ra gì Thầy đẩy lui hết. Có vậy thôi.

Nó bốn chỗ mà, Tứ Niệm Xứ mà, bốn chỗ đó, mà chỗ đó đều nằm trên thân, thọ, tâm, pháp. Cho nên luôn luôn cảnh giác bốn cái chỗ này. Mà nó có những cái pháp để chúng ta nằm ở trên bốn chỗ này mà chúng ta thực hiện, chúng ta đẩy lui, làm cho cái tâm hồn mình giải thoát, từng giây, từng phút giải thoát.

(39:58) Thầy cứ thấy kết quả giây này rồi tới cái giây khác, Thầy nói giây thôi chứ không tới cái phút, giây này đến giây khác, luôn lúc nào cũng thanh thản, vô sự, an lạc từ giây này đến giây khác, từ giờ này đến giờ khác, ngày này đến ngày khác, chiến đấu với cái tâm của mình. Coi như là mình chiến thắng cái tâm.

Sư Tuệ Tĩnh: Tới lúc thuần thục rồi thì mình khỏi cần …​

Trưởng lão: Trời ơi thôi thôi thôi, để đâu nó nằm đó! Nó như cục đất vậy! Bây giờ không bắt nó ở trong hơi thở mà nó cứ thấy hơi thở.

Thầy làm việc thì bắt đầu nó phóng ra những cái …​ mà Thầy ngồi lại Thầy không có làm việc thì bắt đầu nó ở trong hơi thở.

Thí dụ bây giờ Thầy viết hay bắt đầu Thầy nghĩ, không suy nghĩ nữa, bắt đầu bây giờ nó, chớ Thầy cũng không bảo nó ở hơi thở …​ Coi như chim nó đã quen cành rồi, nó không có gì …​

Khi nó chưa thuần, thì khi mình dừng cái này nó chạy tùm lum hết, nó không có quen cái cành của nó mà, nó chạy tùm lum cành nào nó cũng đậu hết, đậu tứ tung …​ Rồi lát nó trở lại …​ Bởi vì cái tâm …​

Cho nên bây giờ nó chưa thuần, nó thuần rồi nó khỏe, nó không có lo ra, nó không có nghĩ …​ người ta ai làm gì thì làm nó …​ mà ai đụng tới nó mà nói bắt đầu nó tập trung nó gom về hướng đó vậy. Nói cái gì thì nó lắng nghe kĩ, nó tập trung, nó tỉnh thức, mà tỉnh thức nói cái đó nó biết cái đó là phải đối xử, đối phó như thế nào, làm sao làm nó biết. Đó nó vậy gọi là trí tuệ chớ!

Mà nó tỉnh, người ta nói, thay vì nhiều khi mình nói, thí dụ như chẳng hạn Thầy nói, nghe vậy chớ nhiều khi …​ còn cái này nó tỉnh, nó tỉnh ngay cái đối tượng người ta nói nó tập trung, tự nhiên nó tập trung vô đó, nó định vô đó liền. Còn mình, cái tâm mình nó chưa có định, nó không có chịu tập trung vô đó, nó nghe mà nó nghe kiểu mà nó không chính xác. Còn khi mình …​ đưa cái pháp nào đó cái tâm mình …​

Đó bây giờ thì …​ Con hỏi đi!

5- LẤY 5 PHÚT NHIẾP TÂM LÀM CHUẨN

(42:18) Sư Tuệ Tĩnh: Dạ cho con hỏi hai câu hỏi mà Thầy trả lời rồi, con hỏi thêm một câu nữa. Hồi trước lúc mà thư giãn có niệm lên đó, thì một là con cắt, hai là con quán. Bây giờ Thầy nói hễ có niệm khởi lên là mình quán luôn tất cả các niệm hay là mình …​ các niệm có quán …​

Trưởng lão: Không bây giờ trong cái giai đoạn, mình phải biết trong cái giai đoạn mình tu, ở đây phải rõ. Trong cái giai đoạn này cái sức tỉnh thức của mình có chưa? Mình chưa có, thì mỗi niệm nó đến mình dùng pháp để làm tâm tỉnh thức, mình lấy một cái đối tượng, thí dụ như mình đi kinh hành, tập trung bước đi chứ gì, rồi bây giờ mình ngồi mình hít thở chứ gì? Thì mỗi niệm lên mình cắt để cho mình tập trung trong cái vấn đề tập cái sức tỉnh.

Nhưng mà ở đây Thầy nói sức tỉnh của mình, là mình tu khoảng chừng năm phút là đủ rồi, không cần nhiều, thì lúc bấy giờ là quán hết, không có cắt nó nữa, mình cắt vậy không đúng. Sư hiểu không? Mình không có cần mà phải tỉnh cho đến 30 phút hoặc một giờ, mà cỡ độ chừng năm phút là được rồi.

Nghĩa là thí dụ bây giờ sư tu được 3 phút rồi chứ gì? Còn 2 phút nữa là sư đủ rồi. Đủ sức tỉnh để cho mình cứ xả thôi chứ còn không tỉnh nữa. Mình tỉnh nữa thì nó đi vào tĩnh lặng. Mà đợt này sợ nó nhiều quá nó tĩnh lặng.

Hồi đó thì Thầy để 30 phút …​ Bởi vì Thầy đã tập tỉnh ở trong 30 phút nó không niệm à, cho nên Thầy lấy kinh nghiệm, nhưng mà kinh nghiệm của Thầy nó sẽ đưa người ta bị rơi trong tưởng. Kinh nghiệm của Thầy nó không rơi nhưng mà họ bị rơi …​

Cho nên Thầy chưa tu thiền, mà nó tu thiền Thầy ngồi lại vầy Thầy nhiếp tâm trong hơi thở, để giữ tâm đó, tri vọng đó, giữ tâm, nhìn cái tâm Thầy …​ vậy …​Thầy nhìn cái gì đó mà Thầy giữ nó, coi như là 30 phút không niệm, ai làm được không?

Còn Thầy đã có cái căn cơ như vậy đó, hồi Thầy lên Hòa thượng Thanh Từ, Thầy giữ tâm vậy đó. Đó cho nên vì vậy mà chúng ai cũng ngơ ngác sao mà Thầy …​ hết, thật sự ra cái tâm nó im lặng như vậy mà nó không rơi tưởng, nó không rơi tưởng tức là nó không bị …​

Thế mà Thầy còn không đạt được huống hồ là bây giờ mà tâm, và đồng thời thời gian mà Thầy hướng dẫn Thầy thấy họ bị rơi, 30 phút là họ bị rơi trong tưởng. Từ 20 phút, 10 phút là họ có …​ Cho nên Thầy thấy 3 phút, 5 phút là lý tưởng của quý sư rồi, hay nhất. Nhiêu đó đủ rồi, bây giờ cứ lên …​

Nên thử, mình thử cứ, mình thấy, thử nghiệm mà, thí dụ bây giờ mình cứ mình nhìn cái niệm, nó có niệm mình xả mà nó không niệm thì thôi. Có nhiều khi nó kéo dài từ 30 phút …​ mà nó không niệm, mà nó vẫn biết hơi thở ra vô, mà mình không tập trung trong hơi thở. Nó phải hay hơn cái chỗ mình tập trung trong hơi thở! Mọi khi nó bị ức chế.

Đó, sư nhớ kĩ. Bây giờ là giai đoạn sư đạt được 5 phút, nếu mà 5 phút của nó là lúc mà mình ngồi lại là mình nhiếp tâm trong 5 phút được trên đó, tức là mình ức chế nó được ở trong 5 phút đó chứ chưa phải là tập thanh tịnh đâu. Đó mình thấy sức tỉnh của mình ức chế nó được như vậy rồi thì ngay đó bây giờ, niệm nào mình cũng quán …​

Cho nên khi mà được tỉnh thức 5 phút rồi, thì bắt đầu bây giờ cứ đẩy lui chướng ngại pháp thôi, không cần tỉnh nữa, không cần tập trung chân đi nữa, không cần tập trung trong hơi thở nữa, không cần tập trung trong…​

HẾT BĂNG