Skip directly to content

VẤN ĐẠO 26-PHÁ HÔN TRẦM VÀ LƯỜI BIẾNG

VẤN ĐẠO 26-PHÁ HÔN TRẦM VÀ LƯỜI BIẾNG

VẤN ĐẠO 26

PHÁ HÔN TRẦM & LƯỜI BIẾNG

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [46:15]

Thời gian: 2002

Tên cũ: 14A-PhuocNhanTrinhPhap-ThayDayPhaHonTram

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-26-pha-hon-tram-va-luoi-bieng.mp3

1- TU SINH TRÌNH PHÁP

(00:00) Sư Phước Nhẫn: Nửa tháng vừa rồi đó, cái kỳ tịnh thất vừa rồi, thấy cái tâm an ổn lắm. Đi kinh hành con thấy, có bữa con ngồi bằng thế này tự nhiên cái hơi thở nó chủ động, bình an lắm. Nó tự nhiên vô ra, vô ra chứ mình không chủ động, được khoảng mười lăm, hai chục phút, con định làm một hơi luôn nhưng thôi. Cái thân mình, con an lạc hơn mọi lần, như mọi lần tu mấy phương pháp khác thì nó không có.

Bây giờ thì phương pháp đó nó được, con có thấy mọi lần mà xin Thầy pháp khác tu thì nó không được. Mà thân, khẩu, ý thì thấy ôm pháp tu được rồi, hồi đó tu nó cứ quên hoài. Bây giờ thì nó nhớ, nó nhớ, nó nhớ hoài, nó tỉnh, nó thỉnh thoảng nó cũng quên vậy, chứ không phải không quên, nhưng mà nó nhớ.

Trưởng lão: Nhớ nhiều hơn.

Sư Phước Nhẫn: Nó nhớ nhiều hơn, được cái là nhớ mình nhắc, nhớ mình nhắc, nói thiệt là con cũng mừng cái khoản đó. Nhưng mà cái tạp niệm nó cũng bớt. Con đi thử một tiếng đồng hồ coi, cái con cầm cây chổi con quét. Tính quét thử coi nếu không có tạp niệm thì thực hiện thử sáu lượt, mười hai lượt rồi trở lại. Đi ba ngày sao nó nhức cái đầu quá, vậy chắc ức chế rồi, về sau con không có đếm nữa, không đếm, ngưng. Tại vì mình đếm mình biết thì mình mới ‘bắt chuột’, ‘bắt chuột’ mà cố gắng bắt thì chắc có lẽ như bữa nay cho nên thôi. Muốn bắt chuột thì ra bắt, ra bắt chứ không có đếm. Con sợ, quãng ‘bắt chuột’ thì nó nhức đầu.

Trưởng lão: Đừng có tập trung.

Sư Phước Nhẫn: Dạ.

Trưởng lão: Đừng có gom, vì mình gom phải tập trung để đếm.

Sư Phước Nhẫn: Thấy mỗi niệm nó lên con đếm một cái, cứ mỗi lần một cái, mỗi lần một cái.

Về sau không có lần nữa, nó không có nhức đầu, nó không nhức đầu đó thì cũng mừng rồi. Cái phóng dật nó cũng bớt, rồi cái tà niệm cũng bớt.

Cái tinh tấn, tinh tấn như Thầy nói, tinh tấn thì tự nó tăng. Tự nó muốn lên, mình thấy là tự nó siêng chứ mình không có siêng, chứ còn mình siêng. Với mình nhác (cái) nó đẻ ra.

Trưởng lão: Nó vậy à.

Sư Phước Nhẫn: Nó nhác vậy đó, nó tự nhiên nó ngán, đó.

Cái mừng của con là bây giờ là mình biết coi cái nhác của tâm, nhiều khi nó mất sợ mình chìm, chìm chết queo. Sợ là sợ kiểu đó.

(02:31) Trưởng lão: Hôm nay Thầy nghe mấy cái đó Thầy mừng lắm.

Thứ nhất là cái tỉnh, thứ hai là biết cách ôm pháp, nó tỉnh là ôm pháp được, mà nó không tỉnh nó quên, nó làm chút cái quên, quên. Rồi cứ lâu mình nhớ lại mà tại nó quên, tại nó chưa tỉnh. Đó cái đó khó lắm chứ không phải dễ đâu, mà nó qua được, nó được chút chút là rất là nhẹ. Cho nên…​

Sư Phước Nhẫn: Có cái lúc ăn cơm còn tạp niệm nhiều, con để cái bảng ngay trước mặt lên đó, cái mình ra dọn cơm ăn mình dòm nó cái, cái mình nhớ cái mình không tạp niệm nữa.

Trưởng lão: Quên đó, nó thiếu tỉnh thức rồi nó không còn …​

Sư Phước Nhẫn: Để cái bảng nhiều khi mình, mấy bữa ăn cơm sao nghe tạp niệm nhiều, bây giờ dòm, mọi lần thì cơm vừa ăn mình biết ăn, còn giờ không có tập cái đó ức chế nữa, cái nó quên, nó không nghĩ tầm bậy, tầm bạ, tùm lum hết chỉ có cái câu để trước mặt vậy đó để nhắc.

Thỉnh thoảng nó nhắc cái con dòm con nhớ lại. Nhưng mà bù lại cái đó nó gặp cái trở ngại cũng hơi nặng đó là nó buồn ngủ. Nó buồn ngủ nửa tháng nay, tối con đi, bảy giờ nó buồn rồi. Đi tới chín giờ, con đi con quơ tay, quơ chân cho nó xuất mồ hôi, xuất mồ hôi mà cũng không hết buồn ngủ, ráng đi tới mười giờ nó cũng buồn ngủ nữa, mà lên giường nằm không ngủ.

Buổi chiều, là nó bốn, năm giờ …​ bốn, năm giờ chiều nó gục, con chạy, chạy tới chạy lui cho thiệt là mệt, rồi buông ra cũng buồn ngủ, kỳ cục vậy đó. Thầy nói đi kinh hành nó bớt, mà nó buồn ngủ là buồn ngủ nên hễ con vô là con ngủ. Hễ mình ngủ sớm thì sợ nó quen, nó làm tới luôn. Nhớ Thầy Mật Hạnh hồi đó có quẹt dầu vô con mắt, mà mình đâu có quẹt được. Như Thầy nói, hễ buồn ngủ vô ngủ, con lên ngủ sợ nó tăng cái ngủ lên, nguy hiểm quá, thôi chừng nào mình ráng chịu không nổi mình hãy vô.

2- PHÁ HÔN TRẦM VÀ LƯỜI BIẾNG

(04:33) Trưởng lão: Không, nó phải như thế này, bây giờ Thầy góp vài ý chỗ này. Bây giờ trong cái thời gian mà chiến đấu với cái hôn trầm này, nó không phải nó đơn giản đâu. Bởi vì ông Phật ông dạy Mục Kiền Liên về cái hôn trầm này, bảy cái điều kiện để mình …​

Bây giờ thì mình chưa được, sau này làm đến chỗ đó mình thấy, nhưng mà bây giờ Thầy khuyên như thế này. Cái thời gian mình tu đó mình phải biết rằng khi mình dụng công mình tu, coi vậy chứ nó mệt nhọc nhiều lắm chứ không phải không đâu. Cái hôn trầm này nó do từ cái, sinh ra từ cái sử dụng công tu, coi coi tu thì nó ôm pháp vậy đó, nó tỉnh vậy đó. Nhưng mà cái sức của mình nó chưa đủ mà chiến đấu với hôn trầm, cho nên mình tu mình thấy nó có tiến bộ về cái mặt này, nhưng mà hôn trầm nó sẽ đánh bật mình ra.

Do đó mình sẽ tạo cái thời gian ngắn nhất của mình, cái tiêu chuẩn của mình trong cái thời gian nào đó thôi.

Chẳng hạn bây giờ đó, ban ngày mình cứ tỉnh táo mình tu trong ban ngày, còn ban đêm mình tu trong cái thời gian ngắn cho nó, đừng có…​ Thí dụ như bây giờ bảy giờ cho đến tám giờ, tám giờ là đi ngủ ha, mà giờ bảy giờ nó muốn ngủ nhất định là không cho ngủ tới tám giờ mới ngủ, nhưng mà mình đừng tới mười giờ. Phải hiểu chỗ đó, cái sức của mình tới mười giờ.

Ban ngày mình quần nó quá trời rồi, ban đêm mình quần nó nữa là nó sẽ bẻ ống mình. Nó lộn nài tháo ống mình lại, nó sẽ đánh cái ngủ này, mình đi nó cũng ngủ nữa. Thì nói kiểu đó Thầy biết rồi, đi nó cũng ngủ nữa, nó lảo đảo, lảo đảo.

Sư Phước Nhẫn: Đi như say rượu Thầy.

(06:11) Trưởng lão: Đó nó vậy đó, nó lảo đảo vậy đó. Bởi vì nó đánh ngược trở lại mình rồi, Thầy biết là cái này không có được đâu, sai rồi. Bây giờ đó ban ngày đó, mình thấy mình nỗ lực mình tu, mà ban đêm thì mình lui cái giờ lại, đừng có giữ.

Thí dụ như từ bảy giờ đến mười giờ ha, mình không, mình không tới mười giờ đâu, bảy giờ, tám giờ thôi, tao cho mày, mà khi mà mày thức rồi nhất định tao không nằm. Tao không nằm, tao tu, tao cho mày, mày đánh vậy, nhưng mà cái giờ giấc tao giữ đúng cái giờ giấc. Tao lui lại tao thua mày, tao lui lại nhưng mà hễ mày không ngủ thì tao bắt mày phải tu, tao không để cái thời giờ lỏng lẻo này đâu. Còn mày muốn ngủ mà trong cái khoảng giờ này, mày muốn ngủ tao cho ngủ hồi nào cũng được hết, mày cứ ngủ đi. Mà nếu mày không ngủ tao bắt mày tu, có vậy thôi. Thì sư sẽ chiến đấu, bởi vì coi như là mình canh nó không nổi đâu.

Bởi vậy Thầy nói ăn thì dễ, chứ cái ngủ nó khó rồi đó, rồi tới độc cư nó khó nữa. Bởi vì cái này nó thuộc về ức chế nó. Nếu mình ức quá không được, ức vừa thôi, thì bắt đầu bảy giờ, bây giờ thường thường nó tới bảy giờ, mọi lần tới bảy giờ nó buồn ngủ rồi, mà giờ vừa tối thì nó bắt buồn ngủ rồi, được rồi tao sẽ chiến đấu với mày khoảng này. Nhưng mà khoảng này mà nếu mày vô mà tao cho mày ngủ, mày không ngủ thì tao bắt mày tu. Cứ như vậy đấy mình chiến đấu cũng như là mình, cái lực của mình, mình chưa có đủ mà chiến đấu với cái ngủ đâu.

Cho nên mình đánh nó bằng du kích, chứ mình không có đánh nó bằng cái hiện đại với nó được. Nghĩa đánh hiện đại là bây giờ tao cho mày từ bảy giờ đến mười giờ, hai giờ tao dậy tao đánh mày cho tới sáng, thì mình đánh hiện đại không nổi đâu. Cho nên diệt bằng bắn sẻ thôi, bắt đầu bây giờ tao cho, tao cầm cự với mày canh dần, một tiếng đồng hồ thôi từ bảy giờ đến tám giờ. Mình phải thấy cái chiến thuật của mình, mình còn sức yếu, mình chưa đủ cái sức tỉnh mà đánh nó đâu.

(08:04) Cho nên về hôn trầm, về buồn ngủ đó là mình phải lui trở lại. Khi mà nó đánh mình thấy mình đi kinh hành mà mình chạy nó còn không hết, mình đi kinh hành đó, thôi đừng, đừng, đừng, bắt đầu mình lui lại, mình lui lại.

Còn khi mình chiến đấu mà trong khoảng thời gian mình ước chừng trong một tiếng đồng hồ này, mà nó cứ buồn ngủ hoài, ví dụ bảy giờ cho đến tám giờ mà lúc này sao nó buồn ngủ dữ tợn, thì như vậy là trong khi đó đến giờ Thầy phải hỗ trợ nó. Thầy bắt, Thầy bắt đi kinh hành, bắt ngồi ở đây, Thầy ngồi đây nó hoảng hồn nó chạy à, coi vậy nó chạy mất à.

Nhưng mà mình chiến đấu trong giờ thôi, cũng như Thầy bắt thầy Mật Hạnh mà. Thầy biết rồi, nhưng mà lúc đó Thầy ép thầy Mật Hạnh, vì vậy mà Thầy thấy coi như thầy Mật Hạnh xanh xao, mất ngủ xanh xao, ốm còn có bộ xương thôi, Thầy thấy nguy hiểm quá. Khi mà Thầy rút tỉa kinh nghiệm rồi, không được, bởi vì cái sức tỉnh người ta không có mà cứ ép buộc quá. Thầy ép buộc suốt đêm mà. Thầy thì tỉnh táo, còn thẩy thì chịu không nổi, cho nên thẩy xanh xao. Coi như là nếu mà tuổi lớn như sư là chết chứ không nổi, bệnh đó. Còn bởi vì nó còn tuổi trẻ đó, nó còn khỏe nhưng mà nó chao đảo hết.

Cho nên ai mà nghe Thầy nói, Thầy mà phá hôn trầm cho Mật Hạnh người ta sợ hết. Đó, bởi vì nó tới chừng nó buồn ngủ rồi đi nó lảo đảo, nó đảo như say rượu, nó khó lắm chứ không phải dễ đâu. Bởi vì gặp cái mặt ông này rồi thấy sợ ông đó lắm chứ không phải dễ đâu.

Cho nên ông Mục Kiền Liên đó là một bậc mà đệ nhất thần thông của ông Phật mà còn phải ngán. Còn cái ông A Na Luật, cái ông mà đệ nhất thiên nhãn đó, ông tu đến nỗi mà, ông thức tu, ông thức mù mắt đó. Là tại thức đó mà đến mù mắt đó, nghĩa là không biết cách thức ông tu như thế nào mà cho đến ông không thấy đường. Cho nên ông may mà ông không thấy đường xỏ kim, ông vá y ông mặc.

Vì vậy chúng ta biết nó không phải dễ đâu, chúng ta đừng có vội quá, đừng có tu như vậy là nguy hiểm cho cơ thể chúng ta, chúng ta không có chiến đấu vậy, mà chúng ta lui lại. Sư bây giờ chọn lấy từ bảy giờ cho đến tám giờ. Đúng tám giờ là mình chiến đấu trong khoảng này, cái sức kịch liệt của mình chiến đấu nó nổi, nó không đến nỗi đánh mình lảo đảo đâu. Coi vậy nó buồn ngủ nhưng mà đi kinh hành, cái sức mình đi kinh hành mình quen rồi, bấy giờ thì không đến nỗi đâu.

(10:28) Mặc dù bây giờ, nó chưa đến nỗi lảo đảo đâu, nó quá cái giờ đó rồi nó lảo đảo đó, từ bảy giờ cho đến tám, từ tám giờ đến chín giờ, mười giờ lúc bấy giờ, khoảng từ mà chín giờ đến mười giờ là đi coi như nó ngủ trong bụng rồi. Nó ngủ mình không hay đâu, nó ngủ ở trỏng mà mình đi thì đi chứ nó ngủ, nó ngủ. Hai cái, cái đi nó đi mà cái ngủ nó ngủ à, nó không có chịu, nó không chịu ấy đâu.

Sư Phước Nhẫn: Nó quên pháp hướng hả Thầy

Trưởng lão: Nó quên hết, nó không…​ Bởi vì nó…​ Trời ơi! Nó không có còn cái gì ở trong cái đầu óc mình hết à, nó ngủ hà. Nghĩa là ngồi nó cũng ngủ, mà đi nó cũng ngủ, mà làm cái gì nó cũng ngủ hết, tại vì nó ngủ rồi, hồi đó nó vậy đấy.

Cho nên vì vậy đấy, mình lui trở lại, mình đánh cái lúc này, cái sức mình còn chiến đấu tỉnh được, tức là bảy giờ đến tám giờ. Còn nếu cái sức của mình nó khá hơn thì mình chiến đấu từ bảy giờ đến chín giờ. Nó vậy đó. Còn cái sức mình yếu thì mình lấy một giờ làm chuẩn thôi, phải chiến đấu với nó từng chú,t từng chút.

Mà nếu mà không được nữa thì chỉ còn nhờ cách thức có Thầy hỗ trợ, không sao đâu có Thầy không phải lo, Thầy đánh cho được một giờ chủ động. Sau đó mình đánh như vậy nó ớn, chứ còn mình không đánh nó muốn buồn ngủ mình đi ngủ rồi, coi chừng nó sanh lười biếng lắm. Hễ nó sai mình cái mình chạy nằm đó thì, kiểu đó là mình thua nó rồi.

Còn này tao cũng chiến đấu mày, vì tao biết cái sức của tao không thế nào chiến đấu với mày dài được, cái lực lượng của mày mạnh lắm. Cho nên tao chiến đấu mày, tao cầm cự với mày trong lúc đó thôi, bây giờ tao là tao rút lui tao chạy cái đã, nhưng mà tao có chiến đấu chứ tao đâu có thua. Rồi bắt đầu bây giờ đó cho mày đi ngủ, mà mày không chịu ngủ, mày dậy là tao bắt mày, tao bắt bắn sẻ mày ở trong cái dạng mày buồn ngủ này, tao bắn sẻ mày hết. Đụng mày mà ở chỗ nào mày ngủ ngon thì thôi chứ mày mà hở ra một chút là tao bắn mày liền, tao không có để.

Cho nên du kích đánh nó đó, ở trong cái đó, đánh riết nó tiêu, mà nó không có lảo đảo. Rồi bắt đầu chúng ta đánh sẻ nó riết, cái bắt đầu nó phải theo giờ giấc nó chỉnh lại, nó không ấy. Bởi vậy Thầy nói cái hôn trầm nó khó lắm, nó bắt đầu đó mình tỉnh thức rồi đó, bắt đầu tới chừng, bắt đầu từ bảy giờ đến mười giờ bắt đầu nó không có buồn ngủ nữa rồi. Rồi bắt đầu bây giờ lên, bởi vì mình tỉnh được cái này rồi nó không buồn ngủ, mình lên nằm nó cũng không ngủ luôn.

(12:44) Nó không ngủ luôn mà nó đợi lúc mà gần hai giờ đó, một giờ rưỡi hai giờ mình sắp sửa dậy, trời nó ngủ ngon lắm, nó ngủ quên. Chuông đồng hồ reo cũng không chịu dậy, nó không nghe, nó ngủ ngon lắm. Nó ngủ lúc bấy giờ nó đánh mình nó ngủ để cho mình quên luôn, nó kéo dài tới ba giờ, lúc đó mới mình mới giật mình thức dậy coi đồng hồ. Trời ơi! Ba giờ, chuông mình để sao nó không reo, mình phải ngủ mê không?

Bởi vậy ở đây đó, hầu hết là Thầy gặp trường hợp này hết, nghĩa là chúng ở đây bị hết, coi như là bị những trường hợp này. Bởi vì ngán, ngán, chống cho được cái này, tới chừng đó gặp lại nó tỉnh luôn thì lại nó không tỉnh, mà tới giờ mình sắp sửa dậy công phu giờ khác là nó đánh trật hướng, làm cho giờ trật. Nó đánh cho mình thời khóa nó không đúng đâu. Nhưng mà Thầy hướng dẫn cách thức họ, cái họ phá được, nó phá được.

Thí dụ như nó muốn ngủ đó, mình đừng có lén trốn đừng có gì hết. Mà mình chấp nhận trong cái thời gian chiến đấu nó, rồi trong thời gian cho phép coi như mình có lệnh cho mà, có vậy thôi. Chứ còn mình không có lệnh mà mình, bây giờ buồn ngủ quá mình phải ráng cho tới cái giờ này mới đi ngủ. Thì trong cái khoảng này, mình ngồi đâu nó ngủ gục đó hay hoặc này kia hoặc mình ráng mà nó cứ ngủ. Ở đây có nhiều chúng đó, trong khi mà buồn ngủ quá vậy đó. Trời! Hồi đó Thầy cho ra tập thể ngồi, ngồi để phá hôn trầm họ chịu không nổi, họ ngồi đó họ ngủ hay hoặc là họ cũng ngồi mà họ ngủ. Rồi họ có nhiều người, họ lén, họ chui, họ trốn, họ ngủ.

(14:12) Coi như thầy Trí Tánh ở dưới Cao Lãnh, ông buồn ngủ quá, ông chịu không nổi, ông giả đò ông nói đau bụng, ông về thất ông ngủ. Ông nói đau bụng, đau bụng rồi đi cầu, đi cầu rồi ông về thất ông ngủ, ông ngủ rồi tới chừng nữa thì sau này ông mới nói. Chứ còn Thầy thì Thầy nói thôi kệ, sai vậy thì sai vậy chứ bây giờ Thầy nói gì…​

Sau này khi mà ông sắp sửa ông về Thầy nói: “Tại vì thầy không có nỗ lực, ráng, không có hỏi Thầy kỹ để mà bảo riêng.” Như sư mà không hỏi, rồi sư lén sư ngủ hay hoặc này kia hoặc là sư cố chiến đấu nó, cơ thể sư sẽ bị bệnh. Chiến đấu đi lảo đảo ráng đi, đi riết rồi nó nhức bên đây, nó nhức bên kia, nó nhức bên nọ thân thể mình nó nhức mỏi. Coi vậy chứ phá cái ngủ rồi nó mỏi, uể oải lắm, nó…​

Sư Phước Nhẫn: Nó rêm mình.

Trưởng lão: Nó rêm đó. Phải hiểu chỗ đó. Mình chiến đấu với nó coi nó đánh cái thọ của mình dữ lắm, thân này khổ lắm! Cho nên vì vậy mình lui đi, rồi mình ngủ đi, rồi hễ nó không ngủ thì mình tu.

Nhưng khi mà nó không ngủ nó có tật lười biếng, phải nhớ là nó có tật lười biếng. Nó nằm đó nó tỉnh chứ mà nó không chịu dậy đâu, nhất định bắt nó dậy. Bắt nó dậy rồi bắt đầu mình đi, đi kinh hành, nó tỉnh thì mình đi, mà nó buồn ngủ cho mày nằm ngủ. Thế cứ vậy thôi hoặc mình ngồi, mà mình ngồi mình ngủ thì tao cho mày nằm ngủ chứ không được ngủ ngồi, ngủ ngồi nó quen rồi nó cũng lười biếng, cứ vậy à.

Trong cái thời gian đó, sư phải lưu ý cái phần này, khi nó ngủ mà nó không ngủ, không nằm, nó làm cho mình lười biếng lắm. Nó không ngủ, nó nói nằm rồi tu, nó không có tu đâu đừng có, nó làm biếng nó dối mình. Cái tâm nó gạt mình, nó nói nằm để tỉnh thức, rồi mình cũng làm cách thức y như mình tu vậy. Nhưng mà nó lười biếng kinh lắm, nó không có tỉnh đâu, nó nằm đó chứ chập chờn chập chờn, nó không có tỉnh đâu.

(16:04) Đứng dậy đi kinh hành hẳn hoi, đàng hoàng, mày không ngủ tao đứng dậy đi kinh hành không có cho mày nằm đâu, cứ vậy thôi. Rồi bắt, hoặc là mày không ngủ, mày tỉnh tao xuống tao ngồi. Ngồi khoanh chân tao ra, rời khỏi cái giường ra, tao ra ngoài tao ngồi, tao thắp cái hương muỗi đi, tao ngồi đó muỗi không cắn tao ngồi đó, tao cho mày coi mày ngủ không? Hễ mày ngủ tao trèo lên tao ngủ, mà mày không ngủ tao làm vậy luôn. Phải đánh dằng dai như vậy đó mà thời gian sau nó tỉnh thiệt tỉnh à, nó hay lắm.

Chứ còn mình mà cứ, cũng sức tỉnh đó, mà thức đó mà không ngủ mà cứ nằm đó là nó đánh mình lười biếng, không được. Không được, mình phải xuống, xuống, xuống mà hễ mình ngồi hơi buồn ngủ, vô ngủ nữa. Tao cho mày ngồi, ngủ, ngủ tao cho ngủ, giờ này tao cho mày giờ ngủ. Nhưng mày không chịu ngủ mày phải đi ra, chứ mày không có lười biếng mày nằm đó. Mình đánh nó, mình chủ động, mình điều khiển đánh nó, thì nó sẽ chán ngay.

Bởi vậy Thầy nói đến cái hôn trầm này ai cũng ngán hết, chứ không phải…​ Sợ hết luôn! Nó lảo đảo rồi nó mệt mỏi. Cái người mà quyết tu đó, chiến đấu với nó chừng nào thì chúng ta lại thấy khổ chừng nấy. Cho nên nó là chướng ngại pháp, chúng ta đừng có để chướng ngại pháp. Đi mà lảo đảo, buồn ngủ mà nó làm cho mình coi nó không còn tỉnh táo thì thôi đi ngủ đi.

Vậy đó thì nghe cái lời Thầy, thầy tập, thì sau khi mà vượt qua được rồi thì thấy nó khỏe. Nó qua được cái ngủ rồi coi nó tỉnh thức kinh khủng lắm, cái này là cái trạng thái ngủ là cái trạng thái si của mình, si muôn đời đó. Mình thông minh chứ, mà nó si thật, cho nên nó tham, sân, si nó không chịu xả ra, nó si.

Chứ không phải là cái sự hiểu biết của mình đâu, cái sự hiểu biết của mình mà xả được là nó tỉnh. Mà xả không được thì cái sự hiểu biết mình không phải là cái sự hiểu biết của đạo đâu. Của đạo nó, cái sự hiểu biết của nó là luôn luôn nó tỉnh, nó kèm theo sức tỉnh để xả được cái tham, sân, si. Thì cái si của buồn ngủ nó là triền cái, chứ không phải là cái vô minh, kiết sử, mà cái này là vô minh của triền cái. Cho nên cái sự si này, mình phải phá cho sạch cái hôn trầm này, thì phá nó bằng cách như vậy đó.

(18:15) Thì mình phải tinh tấn siêng năng chỗ này, hễ nó không ngủ thì đi xuống đi kinh hành hoặc là ngồi, mà hễ buồn ngủ thì trèo lên ngủ. Cứ cái khoảng thời gian đó mày muốn ngủ tao cho mày ngủ, tao không có ép, tao không có bắt buộc ức chế mày nhưng mà mày không ngủ là mày phải tu. Coi như hai cái anh phải chọn một cái, chứ mày đừng có lý luận gì hết tao không có nghe cái lý luận mày hết à. Hễ muốn ngủ thì tao cho nằm ngủ, nghỉ đàng hoàng. Mà không muốn ngủ thì đi xuống tu chứ không có nằm trên giường.

Sợ lắm! Thầy nói, nhất là hồi thời hồi Thầy tu, Thầy sợ cái ghế này, cái giường Thầy cũng sợ nữa. Cho nên Thầy nằm đất không à, không có nằm giường Thầy nằm đất. Cho nên vì vậy đó mà, hễ thức thì tu, ngồi tu, đi kinh hành mà hễ ngủ là nằm ngủ, cho nên giờ giấc Thầy nghiêm chỉnh lắm.

Tập như vậy mà nó nghiêm chỉnh như không gì hết, bởi vì mày ngủ thì tao cho ngủ, mà mày thức thì phải tu, chứ không có thức ngồi chơi, không có thức nằm đó mà nghĩ tầm bậy, tầm bạ, không có cho nghĩ bậy bạ. Thành ra luôn luôn cứ giữ cái tâm của mình nó trong cái thanh thản, vô sự, an lạc, nó đẩy lui chướng ngại pháp. Tu như vậy mới thật tu, mà hễ buồn ngủ thì phải cho ngủ nhưng đừng có ép, ép quá không có được đâu. Thầy nói ép quá riết cơ thể nó uể oải lắm, mà tu sai nó cũng buồn ngủ nữa, bởi vì mình dụng công nhiều nó buồn ngủ à, cũng buồn ngủ thôi.

Sư Phước Nhẫn: Vậy bữa nào mà an lạc vậy, bữa nó buồn ngủ dữ dội.

Trưởng lão: Tại bởi nó riết dụng công cho nên buồn ngủ vậy.

Sư Phước Nhẫn: Vậy ngồi thấy nó khỏe ra, ngồi nhiều thì nó êm hơn. Con cũng định lui cái giờ ngủ mà như Thầy nói, cũng tính rồi nhưng mà con sợ cái con ma buồn ngủ nó tăng lên thì mình nguy chuyển quá, coi như là ráng.

3- TU VỪA SỨC, XẢ NGHỈ ĐÚNG CÁCH

(20:00) Trưởng lão: Cái cơ thể của mình nó chỉ ngủ trong mấy giờ thôi, chứ nó không có ngủ nhiều đâu. Cái sức còn thanh niên thì nó ngủ trong mấy giờ thôi, còn không nó nằm đó nó tỉnh, nó không ngủ mà nó chập chờn. Thì bắt nó, cứ hễ nó mà nó không ngủ thì mình cứ lôi dậy, lôi đầu nó dậy đi à, tu à, chớ mày không có được…​

Cho nên đó là mấy cách thức mình cũng luyện về tinh tấn chứ không. Còn mình mà tu tập, mình thấy có hiệu quả, có kết quả mình ráng, mình tu nhiều cũng nguy hiểm nữa. Tu nó vừa với cái sức của mình thôi mà tu quá không được. Tu quá là gò bó nó quá, nó sanh ra cái hôn trầm buồn ngủ à, cứ vậy.

Nên nhớ là mình tu vừa sức mình, tu như chơi vậy đó thì được, chứ mà cũng như bây giờ cái sức của mình mà…​ Thí dụ như bây giờ cái sức của mình, bửa chừng hai chục khúc củi thôi mà mình làm bốn chục là thấy nó uể oải rồi, mà hai chục thì khỏe lắm. Cái tu nó cũng vậy, tu nó vừa sức thì nó khỏe, nó an lạc lắm, rồi mình cũng xả nghỉ chứ đừng ép nó.

Cho nên cái phương pháp kèm bởi cái phương pháp là cái pháp thư giãn đó, cái thiền, cái Định Sáng Suốt đó, tạo ra thư giãn. Thư giãn là nghỉ ngơi đó, nhiều khi mình thư giãn mình lại tu nữa thì cái đó nguy quá. Người ta không hiểu cái pháp đó, cho nên hầu hết đó người ta tu, dụng cái đó mà trở thành cái pháp tu thì nguy quá.

Thư giãn là coi như xả nghỉ, cũng như mình mần mệt mình vô mình ngồi nghỉ, cầm cái quạt mình quạt cho khỏe chơi vậy thôi đó, thì cái đó là thư giãn, tại vì mình mần mệt, bây giờ mình nghỉ. Đó như vậy, còn bây giờ mình vô …​

Sư Phước Nhẫn: Để nhớ đời thành ra con làm riết, hễ làm chừng nào nó cũng ngủ chừng đấy, coi như con biết rồi. Tại vì lúc trước con cũng có tập cái này, có giờ có giấc hết trơn …​ nó khỏe lắm. Bắt đầu cái hướng tâm nó oải, nó mệt mỏi, nhức mỏi, sau đi ngủ, nó không có bằng cái đợt này. Đợt này nó quá cỡ, nó chờ cái buồn ngủ nó đánh, ngủ kỳ cục lắm.

Nhưng mà hễ mình, mà hễ nghỉ tu nó khỏe lại à, tu là nó buồn ngủ.

Con xin hỏi về cái pháp hướng, cái pháp hướng thí dụ như mình đi tới lui mình hướng, mình hướng thì nó không có niệm xảy ra. Lâu lâu cái mình nhắc, lâu lâu mình nhắc thì nó không có niệm, nếu không có niệm xảy ra thì làm sao mình xả tâm, cũng như mình bắt chuột, không có chuột sao bắt?

(22:38) Trưởng lão: Bây giờ Thầy mới nói như thế này để biết. Khi cái pháp hướng của mình, mình để nhờ nó để cái sức tỉnh của mình nó kéo dài, nó không có cái chuột chứ gì, nó không có chuột xen vô chứ gì thì đâu có bắt phải không?

Nhưng mà trong khi đó là tập tỉnh thức, tập tỉnh thức dùng cái pháp hướng để nhắc mình thôi. Sau đó thì cái pháp hướng nó thưa dần ra, để coi có chuột nhảy không chứ mình cứ lúc nào mình cũng nhìn chăm chăm thì chuột đâu dám ra. Nó thấy hai con mắt mình ngó chôm chôm ở cái hang của nó, nó đâu có dám. Nó nằm dưới nó dòm thấy hai con mắt mình cứ ngó chực nó thì nó đâu có dám ra phải không? Do đó đó mình phải thưa ra, thưa ra để thấy cái sức tỉnh của mình như thế nào.

Hồi đó bắt đầu đây, từ đây đi ra tới ngoài cái cầu kia, là ba pháp hướng. Bây giờ thì mình hướng một cái, sau đó mình bỏ một pháp hướng mình còn hai lần, rồi bắt đầu mình bỏ mình chỉ hướng có lần, đây bước sang tới bên kia có một lần, mình coi thử coi từ đây ra tới đó coi có nó nhảy ra không, mà nó không có nhảy ra thì mình biết sức tỉnh mình rồi.

Thì cái giai đoạn này là mình tu tỉnh thức, thì qua cái giai đoạn này rồi thì không còn tu cái này nữa. Bắt đầu tu tới cái giai đoạn khác, phải hiểu chỗ đó, chứ còn mình cứ tu tỉnh thức để bây giờ có tỉnh thức một hai giờ cũng không làm gì.

Nó tỉnh thức để đủ sức để mà nhìn các chướng ngại pháp, để xả, để có chuột mới bắt chứ. Bởi vì mình tỉnh thức, chuột nó mới vừa ló đầu ra mình chộp. Còn này mình không tỉnh thức, nó ló đầu ra nó chạy nó ăn đồ của mình tùm lum hết, nó phá nhà phá cửa mình hết rồi mình mới hay thì thôi rồi, là mình thiếu tỉnh rồi.

(24:17) Cho nên khi mình tập tỉnh thức đến cái mức độ Thầy nói, trong năm phút thôi, phải không? Cao lắm là ba mươi phút chứ không được hơn, hơn là bị ức chế. Sức tỉnh của mình coi vậy chứ ức chế tâm dữ lắm, cho nên vì vậy đó năm phút là mình có đủ sức để cho mình bắt chuột được rồi.

Cho nên khi mà có đủ sức tỉnh rồi, thì như thí dụ như thầy Thiện Thành, ông đủ sức tỉnh rồi, bây giờ ông vô đây, Thầy dạy ông tu nhẹ nhàng lắm, ông thấy thoải mái lắm, không có hôn trầm, buồn ngủ gì hết. Nghĩa là ngồi canh bắt chuột thôi, chứ không có tu tỉnh thức nữa bởi vì mình đã tu tập tỉnh thức rồi.

Cho nên bây giờ không có cần phải chú ý bước đi, không cần chú hơi thở gì hết. Mà cứ nhìn coi tất cả những chướng ngại pháp xảy ra trong tâm mình có hay không là để bắt nó thôi, để đoạn dứt nó thôi. Nó không có thì nó ở đâu? Nó không có nó ở ngoài thở chứ đâu. Nó không có thì mình đi kinh hành ở bước đi mà mình không có bắt nó vô bước đi mà cũng không bắt nó vô hơi thở.

Cho nên tu bây giờ ông khỏe lắm, ông nói: "Trời ơi! Vô Thầy dạy kỳ này sao con thấy tu giải thoát quá trời, còn ở ngoài kia nó mệt nhọc quá". Bởi vì tỉnh thức mà nó mệt lắm, nó sanh ra hôn trầm này kia rồi cũng do, còn giờ nó không hôn trầm. Nó không hôn trầm, tu tới mười giờ, mười một giờ nó không hôn trầm, mười hai giờ không hôn trầm mà khuya dậy cũng vậy tỉnh bơ à, nó không có buồn ngủ nữa.

Vô này tu nghe khỏe quá, bởi vậy Thầy mới gọi, tu một thời gian tỉnh thức rồi lại gần bên Thầy, thầy vô đây Thầy dạy thì bắt đầu bây giờ tới cái giai đoạn khác. Còn mình chưa tỉnh thức mà mình tu giai đoạn này không được, nó không được. Bởi vậy phải đi, nó có những cái giai đoạn sau này thì tới cái tập chín, thì ông hỏi Thầy như này nè, tại vì ông bị cái trường hợp này rồi mà bây giờ vô đây Thầy dạy ông, ông thấy hay quá rồi. Cho nên ông mới hỏi câu hỏi, ông muốn hỏi câu hỏi này là rút tỉa kinh nghiệm của mình để hỏi ra để giúp cho người sau người ta biết. Sau này thì có những cái bài, câu hỏi của ông cũng hay lắm, thực tế và cụ thể trên con đường tu.

(26:17) Cho nên bây giờ quý sư đang ở trong tỉnh thức, cho nên chưa dám tu cái pháp mà chỗ cái thời khóa của đức Phật mà đẩy lui chướng ngại đâu. Cái đó là cái giai đoạn người ta đã qua cái sức tỉnh rồi, người ta sẽ tu cái giai đoạn này. Còn giờ mình tu cái này để cho mình phá hôn trầm này, để mình tập chiến đấu với những cái niệm si của mình, triền cái nè. Đó, thì…​

Sư Phước Nhẫn: Rõ ràng con thấy nó có cái trở ngại là mình vừa pháp hướng rồi mình lại vừa Định Vô Lậu. Hai cái vậy nó choãi nhau, một cái thì mình bắt chuột, một cái thì thả chuột, rồi con muốn hỏi Thầy. Hôm rày là con xài Định Vô Lậu nhiều quá Thầy, nhức đầu Thầy. Bây giờ mình đi kinh hành thì có niệm khởi lên. Niệm khởi lên cái mình quán, nhẹ nhẹ, nhỏ nhỏ thôi rồi mình cắt, còn niệm nặng thì mình quán. Hễ quán nhiều cái tự nhiên nó nhức đầu, cũng như con nghe Thầy, nhiều cái chú tâm vậy nó tức ngực, mấy cái đó không biết là cái trạng thái nó làm sao?

Trưởng lão: Bởi vì, cho nên trong khi đó mình tập dần cho nó quen, bởi vì mình hơi quá sức rồi. Quá sức nó sẽ sanh tức ngực. Cái gì hễ nó quá tức là rối loạn cơ thể, nó căng đầu mình là rối loạn thần kinh, nó cũng là cơ thể của mình chứ gì, mà nó thấy tức ngực hoặc này kia đều là nó do cái sự tu tập của mình nó quá. Bởi vậy mình đừng, cái đặc tướng của mình, mình đừng có vội mà phải tu đúng, kết quả đúng.

Cho nên Thầy bảo là bây giờ cái sức của mình, mình tập trung, mình tập trung để mình tỉnh thức, thí dụ như mười hơi thở mình tu mười hơi thở thôi, mình tập mười hơi thở. Chứ đừng ráng nó một phút, mười hơi thở thôi. Sau tập thời gian mình tỉnh thức được rồi, mình tu mười hơi thở rồi mình xả. Xả, mình thay đổi cái cách thức của mình là mình tu thư giãn. Biết cái sức của mình bây giờ thư giãn nghỉ thôi, mình nghỉ.

Thì lúc bấy giờ mình nghỉ, mình ngồi coi chừng mình bị tập trung nữa.

(28:03) Cho nên mình nghỉ thì bắt đầu bây giờ đó, mình lấy cây chổi mình đi quét cái sân hay này kia. Mình không có tập trung ở trong quét, mình quét để cho sạch chơi như mà một người không tu gì hết mà có làm, làm để cho nó nhẹ nhẹ, cho nó thư giãn thôi. Chứ không, mình ngồi lại nó cũng bị tập trung, bị nó quen cái tập trung đó rồi nó quen. Rồi mình đi nó cũng tập trung trong bước đi nữa thì mình làm sao thư giãn.

Thí dụ bây giờ mình ngồi mình hít thở nè, mười hơi thở nè, cái mình đứng dậy mình đi tức là mình tập trung thêm một lần đi nữa. Rồi bắt đầu bây giờ mình ngồi lại hơi thở, tu vậy mà ba mươi phút vậy thử hỏi mình tập trung mấy lần của nó rồi. Như vậy nó có nghỉ chỗ nào đâu cho nên mình phải tìm một cách khác để cho mình xả nghỉ.

Bắt đầu bây giờ mình thư giãn, mà mình chưa biết cách thư giãn, mình muốn giữ cái tâm thư giãn là mình lại tập trung nữa rồi. Nó ức chế nó lần nữa rồi thành ra đâu có nghỉ. Nghỉ là làm sao cho cái tâm mình nó trở về với cái trạng thái mà không có tu gì hết, gọi là nghỉ.

Sư Phước Nhẫn: Mấy ngày nay con cũng bị đó, mà hễ đi quét thì sợ quét là đi làm.

Trưởng lão: Nó cứ tập trung.

Sư Phước Nhẫn: Quét thì sợ là đi làm.

Trưởng lão: Không phải. Cái giai đoạn mới của mình, bây giờ mình, thay vì thì mình đang tu mà mình đi lại nói chuyện đó thì coi như mình nghỉ đó.

Mình nói chuyện người ta nói chuyện tào lao vậy chứ nó nghe nó khỏe lắm. Mình tu là không nói chuyện trong đó chứ nó mệt lắm, mà nói chuyện bậy bạ nghe nó khoái lắm. Nghe nó khỏe lắm rồi sau đó về tu bên đó ngon lắm. Còn mà mình không nói chuyện, mình tu không có được đâu, coi vậy chứ mình liên tục tập trung rồi. Cho nên vì vậy mình không lẽ đi nói chuyện với người ta, nói chuyện làm động người ta sao?

Cho nên vì vậy đó mình đi ra quét nhưng mà mình quét không được tập trung ở trong quét, bây giờ coi cái sân chỗ này dơ thì mình quét. Vậy chứ khi mình tu rồi đó, nó hay quen tập trung vô. Bắt đầu bây giờ khi tu thì tu mà khi xả thì xả chứ không có được, mình hay làm lộn xộn lắm. Tu thì bắt đầu nghĩ tầm bậy mà xả thì không chịu xả cứ tu, mới chết được chứ. Thầy nói hễ khi xả ra là hoàn toàn là mình trở về bình thường. Phải hướng tâm hẳn hoi, nhắc nó trở về bình thường, chứ mình không hướng tâm, nó cứ lo tập trung vô.

4- GẦN THIỆN HỮU TRÍ THỨC

(30:20) Thì vì vậy cho nên Thầy nói, bởi vậy nó có ba cái tướng mà nhân tướng, hành tướng, đặc tướng. Mà cái đặc tướng của mình rất khó chứ không phải dễ đâu, tùy theo cái sức của mình, mình tu, mình đừng có ham tu nhiều, tu ít mà có chất lượng. Rồi gặp cái trường hợp nào nó xảy ra, bởi vì trên thân, thọ, tâm, pháp, nó bốn cái chỗ Tứ Niệm Xứ của mình mà. Nó xảy ra cái gì thì mình tu cái đó thôi, để cho mình đẩy lui cái chướng ngại thôi, còn nó không có thì coi như nghỉ là nghỉ, không có tu. Rồi bắt đầu tới giờ tu là tu, có vậy thôi, thì kết quả dữ lắm.

Bây giờ cái giai đoạn mà tỉnh thức này, giai đoạn rất khó chứ không phải dễ đâu coi vậy chứ nó khó. Tới cái giai đoạn mà xả đó thì dễ đó, cái giai đoạn đó thì coi như tu là an lạc liền tức khắc. Còn cái giai đoạn tập tỉnh thức này, mình chưa tỉnh thức mà mình xả thì không được cho nên quán vô lậu, vừa câu hữu mình vừa quán vô lậu.

Thầy giảng là Thầy giảng luôn như vậy chứ mà khi dạy …​ bởi vậy Thầy nói phải có thiện hữu tri thức chứ còn nếu mà mình giảng mà mình giảng có nửa chừng thì không được.

Cũng như đọc cái cuốn Thiền Căn Bản của Thầy, có ba giai đoạn chứ gì mà Thầy giảng bốn giai đoạn, người ta đọc tới đây người ta tức lắm, người ta muốn biết cái giai đoạn cuối nữa. Nhưng mà Thầy nói dạy hết cái kiểu này chắc tiêu luôn, hết không còn nữa, thôi không được. Dạy cái lớp này chưa được mà dạy tới cái lớp khác, không được. Thế mà người ta nghe hai cuộn băng đó rồi người ta muốn nghe nữa, Thầy nói không có được, Thầy nói không cho. Nhưng mà Thầy giảng cái giáo án là tại vì Thầy muốn nói hết ra, hết. Bây giờ nói hết ra bây giờ họ không biết cái nào tu, rồi bây giờ họ câu hữu kết hợp tầm bậy, tầm bạ nhau lại. Nghe Thầy ở trong đó cũng nói câu hữu họ cũng câu hữu, sự thật ra nó không phải vậy, nó từng giai đoạn. Bây giờ mình phải tu cái giai đoạn này, giai đoạn gì thì phải tu cái gì, câu hữu cái gì.

Chứ không phải kiểu mà Thầy giảng trong đó câu hữu kiểu tùm lum ở trong đó đủ thứ, muốn câu hữu cái nào, không phải đâu. Thầy nói như vậy chứ còn không phải vậy đâu. Cũng như bây giờ đọc lại cái kinh Nguyên Thủy của Phật, Phật nói vậy chứ mình không có rút ra được cái chương trình, cái cách thức mà mình tu đâu. Nó không biết từ cái chỗ dễ đến chỗ khó như thế nào, chỗ nào bắt đầu vô không biết.

(32:30) Bởi vậy mới gần thiện hữu tri thức người ta biết cái bắt đầu của mình, rồi người ta phải dò theo cái đặc tướng của mình. Cái thời gian mà tu là cái đặc tướng của mình, cái khả năng của mình nó tu ở trong thời gian nào. Người ta dò theo đó người ta đặt cho mình cái thời khóa cho nó phù hợp, chứ nó không thể nào lấy cái thời khóa chung chung kia mà đặt cho mình được hết.

Cho nên sau cái thời gian tu rồi, sư rút tỉa được những kinh nghiệm cho cái thời khóa của mình, biết giờ giấc của mình xuất trình. Là vì mình tu cái thời nào thời nào nó kết quả mình biết, mình biết rõ hơn ai hết. Cho nên sau thời gian tu rồi sư thấy mình tu nhiều bị hôn trầm, mình tu ít như thế nào, mình quá thì như thế nào thì rõ ràng hết.

Do đó sau đó trình bày Thầy, Thầy góp ý thêm cái đề mục, xây dựng lại cái thời khóa, rồi tu đến cái giai đoạn nó tỉnh thức rồi thì xả cái này, đi tới cái giai đoạn khác. Nghĩa là xả hoàn toàn không tu cái đó nữa, chứ không phải là còn tu đó nữa, không phải đâu. Cái đó qua rồi không có tập lại cái đó nữa, bỏ. Mình đã tu cái tâm mình được cái lối đó thì cái pháp đó bỏ, không tu nữa. Không tu nữa mà nó lại có cái chuẩn của nó ở đó, bởi vì cái đó tự, hồi đó mình bắt buộc nó vô, bây giờ mình không bắt buộc mà nó cũng vô đó. Nhưng mà mình không tu cái đó, tại nó vô chứ mình không tu.

5- PHÒNG HỘ KHI ĐI KINH HÀNH

(33:47) Sư Phước Nhẫn: Tại kỳ rồi con kết hợp với cái Định Vô Lậu, mình hơi rối một chút, mà tập tỉnh thức không thì nó khỏe.

Trưởng lão: Tập tỉnh thức rồi nghỉ, xả.

Sư Phước Nhẫn: Con đi kinh hành thì tỉnh thức thì năm phút, có khi được có khi không. Nhưng mà được nhiều hơn không, còn ngồi Định Niệm Hơi Thở thì chỉ được ba phút thôi, chứ con bỏ vì nó ngán, tập thì sợ tức ngực.

Trưởng lão: Sợ tức ngực. Cái đó nguy hiểm đó.

Sư Phước Nhẫn: Dạ! Con tập được ba phút, tuần này lên phút nữa là phút thứ tư. Bây giờ thì con trở lại con tập tỉnh thức thôi. Thí dụ có niệm mình khởi lên cái mình cắt, rồi mình dùng Định Vô Lậu.

Trưởng lão: Chứ không nó rối lộn xộn. Trong khi mình đang tỉnh thức, cái sức mình chưa có phải dùng Định Vô Lậu để đẩy lui nó được.

Sư Phước Nhẫn: Vậy kỳ rồi Thầy có giảng xài Định Vô Lậu đó, thành ra con cũng làm vậy.

Còn cái nữa con hỏi Thầy là cái đi kinh hành, con đi kinh hành chậm chậm vậy là tốt hay là đi bình thường trong thất tốt?

(34:39) Trưởng lão: Thí dụ như bây giờ chúng làm việc ngoài kia hết, đi xa vậy nó tốt, nó thoải mái hơn. Nhưng mà có người ta rồi mình đi không được. Có người lỡ mà, nếu có người nà,y người kia ở mà đi vậy không được. Bởi vì mình đi như vậy đó, người ta làm gì đó mình thấy rồi bắt đầu mình cũng bị chướng rồi.

(35:03) Bởi vì thí dụ như bấy giờ mình thấy cái ông này ông tu vậy nhưng mà làm kiểu này, mình thấy trật ý của mình rồi, mà trật ý là chướng ngại rồi. Cho nên mình đừng nhìn ra xa, còn mình đi kinh hành mà mình muốn đi như vậy đấy là mình giữ phòng hộ. Phòng hộ là ngó xuống mình đi, tức là ai làm gì hai bên không biết thì đi như vậy là tốt, thi đi lòng vòng …​ Cho nên Thầy mới làm…​

Sư Phước Nhẫn: Con rút kinh nghiệm hễ con đi ở nhà đó thì nó không bị nhiễm cảnh, khỏi phòng hộ năm căn.

Trưởng lão: Rồi khỏi, mình đi tự nhiên.

Sư Phước Nhẫn: Nhưng mà đi ở nhà thì nó gò bó, nó không thoải mái.

Trưởng lão: Đúng nó vậy.

Sư Phước Nhẫn: Cái nào nó cũng có cái lợi cái hại hết trơn, nên con mới hỏi Thầy coi cái nào đi được?

Trưởng lão: Đó cho nên bây giờ muốn đi, thì ví dụ như cho bây giờ không có ai hết, mình đi thì mình đi tự nhiên thì được nhưng mà có người ta thì phòng hộ. Phòng hộ là ngó xuống, nhất là mình đi xa ra là phòng hộ là tốt nhất thôi. Mà thoải mái lắm, đi cái đường xa nghe nó thoải mái, cơ thể mình nó đi cái vòng rộng thoải mái vô cùng.

Sư Phước Nhẫn: Vậy là tốt.

Trưởng lão: Mà người nào đi ở trong khu vực mà như thế này, người nào cũng phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng của mình, mình đi mình ngó xuống không ngó hai bên. Cái oai nghi của mình nó chững chạc lắm, mình đi rồi sau này cái oai nghi nó tự chỉnh.

(36:14) Còn mình nếu mà mình không có tập luyện như vậy đó, thì coi như là sau khi nó quen cái thói quen của mình, đi ra ngó qua, ngó lại, thành ra mình đi cái vòng rộng vừa tập cái oai nghi của vị tu sĩ mà lại vừa phòng hộ mắt, tai của mình nữa, xung quanh mình không cần biết ai. Nó quen rồi, nó phòng hộ nó nhắc, cho nên đi cái vòng rộng rất hay.

Nhưng mà vì mình cái vòng rộng mà mình đi mình không phòng hộ thì không tốt.

Cho nên ở đây Thầy nhắc đi như vậy là phòng hộ. Còn ở trong thất của mình, đi tự nhiên, khỏi cần phòng hộ làm cái gì. Mình đi vòng vòng, vòng nhà mình thì khỏi cần, đi để mà xả thì ở vòng nhà là tốt nhất, thư giãn đó. Còn mình đi cái vòng kia cần phải giữ gìn, phòng hộ hẳn hoi, đàng hoàng, đi đúng oai nghi của một vị tu sĩ. Đi thoải mái, dễ chịu, đi thư thả, đi nhẹ nhàng.

Sư Phước Nhẫn: Mình tập tỉnh thức xong mình đi vòng nhỏ.

Trưởng lão: Vòng nhỏ.

Sư Phước Nhẫn: Con cũng thấy vậy đó, bởi vì mình đi mình dò tiếng, rồi mình thấy tuần tự nữa, mình phải phòng hộ mắt và tai.

Trưởng lão: Đó, câu hữu mấy cái đó hay lắm.

Sư Phước Nhẫn: Nên nếu không có mấy cái đó rồi bị duyên theo cảnh cái là nguy hiểm lắm.

Trưởng lão: Nguy hiểm.

Sư Phước Nhẫn: Con thấy nó loạn tưởng tạp niệm, hễ mình thấy cái đó bắt đầu con nghĩ tùm lum theo cái đó hết trơn à.

Trưởng lão: Đúng, đó thầy nói lưu ý những cái phần này là hay lắm đó. Cho nên Thầy nói thật sự ra tu mà đúng rồi, mình thấy thoải mái lắm rồi. Mà biết cách chứ còn không lơ mơ thì đi vòng rộng cái bị dính. Về đó ngồi trong thất cái nó tùm lum ra hết, lúc hồi nãy thấy rồi bây giờ nó sinh ra những cái niệm tùm lum hết.

Đó là cách thức mình phải giữ gìn để, tu như vậy là kết quả lắm rồi. Rút tỉa từng đó, bắt đầu mình mới biết được cái pháp để mình ôm cái pháp, theo cái pháp cho nó đúng thì nó sẽ kết quả. Chứ không khéo, chứ mình ôm pháp mình tu theo cái pháp mà nó sai nữa thì nó cũng trật à. Mình nói mình ôm pháp nhiều khi mình ôm trật đó, chứ không phải trúng đâu, mình làm nó sai.

Nói để nhớ, cũng đi kinh hành mà giờ đi mà không hỏi Thầy, đi ra không phòng hộ sáu căn là chết mình rồi đó. Rồi trong khi đó, thất người ta ở vậy đó, mình đi ngoài đường chứ mình không vô thất ai hết, nhưng mà mình không phòng hộ. Mình lại thấy họ ở trong đó họ làm cái gì, nó động tâm mình rồi. Cho nên mình phòng hộ không biết có ai hết. Mình đi ra khi mà bước ra đi vòng rộng rồi thì mình nhắc: "Phòng hộ sáu căn không biết chuyện ai hết", nhắc nó rồi mới đi.

6- DÙNG PHÁP HƯỚNG TRƯỚC MỌI HÀNH ĐỘNG

(38:41) Nhớ là, các sư nhớ là cái pháp hướng nó đầu tiên khi mình muốn làm cái gì, khởi sự làm cái chuyện gì, đi kinh hành hoặc là ngồi đều phải nhắc rồi mới làm. Mình phải truyền lệnh nó, coi như mình huấn luyện mà. Mình muốn cái tâm của mình nó làm cái gì sau này, thì mình phải ra lệnh nó trước. Chứ còn mình không ra lệnh, mình cứ làm theo cái ý mình muốn ở trong này, thì mình làm rồi thì không có ra lệnh nó, sau này nó không có cái lệnh, không có lệnh mình làm không được đâu.

Cho nên cái mục đích của chúng ta luyện được cái lực của cái lệnh này, để chúng ta điều khiển sau khi cái tâm như cục đất rồi, thanh tịnh rồi để mình ra lệnh mình nhập định. Chứ không phải là định mà mình, mình tự mình vô được, không phải đâu, mà mình ra lệnh để mình nhập định, muốn định nào nó sẽ ra lệnh cho nó nhập định nấy.

Cho nên từ ngay bây giờ là mình phải tập từ cái pháp hướng này, Như Lý Tác Ý này ngay từ bây giờ. Nghĩa là mỗi chút làm cái gì, thí dụ như ăn cơm thì tới giờ mình dọn cái mâm cơm mình xong rồi, để bát rồi, xong xuôi rồi: "Bây giờ ăn cơm phải tỉnh táo trong ăn cơm!" Mình nhắc nó vậy. "Không có nghĩ bậy bạ!" Mình nói thì nó đơn sơ vậy chứ nhưng mà nó thành cái lực ghê gớm lắm, sau này nó thành lực ghê gớm lắm. Hễ khi làm một cái gì thì nó có cái lệnh của nó ở trong đó hết.

(40:01) Đó là cái điều kiện mình phải luyện cái này, mình luyện để chủ động mà, chủ động mình muốn cái đó thì nó phải làm theo cái đó, mà cái đó là cái thiện không phải ác, nên nhớ. Mình tu theo Phật mà cái lệnh của mình là cái lệnh muốn thiện chứ không phải muốn ác. Còn cái tâm của mình hiện giờ nó muốn nhưng mà muốn ác chứ không phải muốn thiện. Cho lên mình chủ động để mà diệt ác mà tăng trưởng thiện mà.

Cho nên cái gì cũng phải chủ động ở trong thiện hết. Chứ đừng nghĩ rằng tôi ăn là thiện tôi không chủ động, mai mốt nó làm chuyện ác mình có biết đâu. Ra lệnh, mình biết cái thiện, ra lệnh cho nó làm, cũng như mình huấn luyện một con voi thì mình bảo nó đưa chân, đưa tay, đưa vòi như thế nào, ra lệnh nó làm theo, còn mình không ra lệnh nó đâu có biết. Cái tâm của mình nó như là một con voi, mình làm như người nài huấn luyện nó.

Cho nên phải nhớ là cái pháp hướng là cái chỗ mà huấn luyện nó. Mai này quý sư nhớ cái điều đó, cho nên bây giờ mình thấy nó như bằng thừa nhưng mà không phải nó lâu ngày rồi nó không phải là vậy đâu, nó không thừa đâu, nó là cái lệnh mà. Cho nên bây giờ Thầy nói, bởi vì cái lệnh nó rõ ràng lắm. Bây giờ cái hơi thở mình tịnh chỉ ngưng nè, đâu phải là chuyện dễ đâu, nhưng mà không có cái lệnh này không làm sao ngưng được.

Sư Phước Nhẫn: Cái lệnh đó mình kéo dài hoài hả Thầy? Thí dụ như con nằm ngủ, từ khi ngủ con ra lệnh vầy: "Ngủ ngon nha, không buồn ngủ, ba giờ thức dậy." Thì sau một thời gian thì ngủ được, ba giờ kém năm tự nhiên nó thức, nó thức chút xíu thì chuông reo, đều là nó quen được hai cái này.

Cái thứ ba là cái quả chiêm bao, thỉnh thoảng cũng có chiêm bao, bây giờ thì nó hết chiêm bao luôn rồi nhưng mà không biết nó có không, vì mình ngủ mình quên. Cái lúc trước chiêm bao thì sáng nhiều khi chiêm bao mạnh thì mình nhớ, còn chiêm bao nhẹ nhẹ thì có khi nhớ có khi không. Khoảng tuần nay thì nó không có biết chiêm bao nữa.

Trưởng lão: Không, mình cứ hướng tâm: "Ngủ cho ngon, không được chiêm bao!" Thì mình cứ hướng, nó có chiêm bao, nó có ngủ, kệ nó nhưng mà cứ ra lệnh hướng. Tối hễ nằm ngủ là ra lệnh, nằm ngủ ra lệnh, mình làm cái lệnh truyền của mình suốt. Sau đó…​

Sư Phước Nhẫn: Vậy chừng nào mình mới ngắt hay làm hoài Thầy?

Trưởng lão: Coi như là mình ra lệnh một lần rồi mình nằm ngủ, mình không ra lệnh nữa.

Sư Phước Nhẫn: Bây giờ chắc lên mấy tháng nữa mình cũng phải làm hoài vậy hả Thầy?

Trưởng lão: Cứ làm hoài, làm hoài như vậy. Nghĩa là chừng nào cái lệnh của mình, mình làm cái gì mình cứ ra lệnh cái nấy. Chừng nào mà, tới chừng mình nhập các định xong rồi, mình không có làm nữa, nó đã xong.

(42:26) Chứ còn cái lệnh này nó hoài à, nhắc hoài, bởi vì mình chưa có sai nó được. Bởi vì mình sai nó đâu được, bây giờ mình bảo tịnh chỉ hơi thở nó không được, bảo nó bay nó cũng bay không được. Thì như vậy cái lệnh mình còn phải luyện, cho nên vì vậy mà mình biết cái lệnh mình chưa có truyền đến cái mức độ mà tối đa của nó rồi, thì mình bảo đừng chiêm bao chưa chắc nó đừng. Cho nên hôm nay nó dừng vậy là nó nghe có lệnh yếu yếu vậy nó dừng vậy, chứ mai mốt mà nó trở lại nó đánh mạnh thì chắc chắc mình dừng không nổi đâu.

Cho nên cái lệnh mình chưa tròn, vì vậy mình phải ra lệnh hoài, ra lệnh hoài, nhắc hoài. Cái tâm của mình nó có gì chướng là mình cứ ra lệnh hoài. Hễ trước khi mà làm cái điều đó để mà ngăn cái chướng đó thì ra lệnh trước rồi mới làm. Mà mình không nhắc nữa, suốt cái thời gian không nhắc. Thí dụ bây giờ Thầy đi kinh hành Thầy nhắc: "Đi kinh hành tâm phải biết đi kinh hành!" Nhắc nó một lần, đi luôn không hướng, nó có vọng tưởng gì kệ nó.

Hồi đầu thì nó mới tập thì mình nhắc để cho nó kéo dài sức tỉnh thức, sau khi thời gian mình thấy sức tỉnh thức có rồi thì ra lệnh nó một lần rồi đi. Mà hễ muốn đi kinh hành là ra lệnh một lần rồi đi, không có ra lệnh nữa, không có ra lệnh nhiều. Không phải như mọi lần cứ đi năm, mười bước mình ra lệnh một cái. Năm, mười bước, hồi đó mới tập thì nó khác còn bây giờ đã tập cái này rồi, thì sau khi đi kinh hành: "Đi kinh hành, tâm phải tỉnh thức, nhấc bước đi không có nhớ bậy bạ!”. Lúc bấy giờ đó mình cứ ra rồi đi, mình ra lệnh nó rồi bắt đầu mình đi hoài, đi hoài, đi hoài.

Sư Phước Nhẫn: Nó có tạp niệm cũng kệ nó.

Trưởng lão: Nó có tạp niệm kệ nó, bởi vì mình đi quá cái sức của nó thì nó phải có tạp niệm, nhưng mà tạp niệm rồi để cho mình, mình đánh phá các khác, cái niệm đó chứ đâu phải mà mình sợ đâu. Tại vì cái niệm là cái tâm của mình chưa xả thôi, chưa ly ra thôi cho nên nó có thôi.

Còn cái sức tỉnh của mình thì nó sức bao nhiêu đó mà nếu mình quá hơn nữa thì bị ức chế, bởi vì mình tập trung mình gom, ức chế nó. Thành ra cái sức tỉnh của mình để thấy được cái niệm này xả.

(44:20) Chứ không phải sức tỉnh của mình để đi đến tĩnh lặng, cho nên Thầy hay nhắc cái chỗ đó.

Sư Phước Nhẫn: Vậy bây giờ một ngày, bốn lần là mình đi năm phút tỉnh thức, coi như là mình đi thoải mái.

Trưởng lão: Đi thoải mái thôi.

Sư Phước Nhẫn: Nó có niệm thì mình cắt thôi.

Trưởng lão: Có niệm cắt thôi, vậy thôi không có gì hết. Sau khi được cái này rồi tới cái giai đoạn khác mình tu tới nữa, nó vậy thôi. Đó yên tâm mà tu vậy là thấy khỏe lắm, chứ không có gì.

Sư Phước Nhẫn: Tu vậy thì khỏe quá vì hổm rày con tu câu hữu, an lạc quá cái nó buồn ngủ.

Trưởng lão: Đó bởi vậy Thầy nói, hễ mà khi nào mà cái tâm mình tu thì nó phải thấy trạng thái yên ổn, an lạc nó không có cái chướng gì hết thì nó đúng rồi, nó có sự an lạc trong đó là đúng rồi. Còn mà cái tâm mình mà mình tu mình thấy nó xảy ra cái này kia, cái thân tâm của mình nó khởi này kia thì mình biết sai rồi, tu sai phải hỏi, hãy mau mau hỏi Thầy thôi.

Sư Phước Nhẫn: Nếu hổm rày hỏi Thầy sớm thì đỡ quá, vì nghe Thầy kỳ rồi nói: "Đừng hỏi Thầy nữa, cứ ôm pháp mà tu!".

Trưởng lão: Phải nói vậy.

Sư Phước Nhẫn: Chứ nói vậy mà giãn tới nửa tháng, chứ còn khoảng ba, bốn ngày sau là con bị hôn trầm nặng là con biết rồi, chà cái này khó qua dữ lắm, ráng chiến đấu coi coi nửa tháng nữa, con nói chắc không nổi rồi.

Trưởng lão: Không phải. Bởi vậy Thầy nói tu là luôn luôn lúc nào cũng phải gần thiện hữu tri thức. Đừng có quên, một mình mình không biết đường chiến đấu đâu, rồi mình chiến đấu bậy nó đi trật lất cái đường, rồi nó còn sanh ra, nó khổ thân mình chứ không có ích lợi gì, rồi mất thì giờ nữa. Mà cái gì có chướng thì cứ hỏi Thầy, Thầy sẵn sàng mặc dù là Thầy làm việc nhưng mà điều kiện là Thầy sẵn sàng giúp.

Bởi vì một người mà tu chứng hơn là cả bộ sách của Thầy, Thầy nói thật sự mà. Thầy có viết như vậy một ngàn bộ sách đi nữa cũng không bằng một người tu chứng. Chỉ một người quyết tu mà Thầy dạy thì còn quý hơn là…​ Thầy nói vậy đủ biết Thầy quý ở chỗ nào rồi.

Quý sư cứ hỏi, nhưng mà đừng có nói chuyện như ông tọa nói chuyện đời …​ (46:15)

HÉT BĂNG