Skip directly to content

VẤN ĐẠO 08-ĐẶT PHÁP TU TRÊN 4 CHỔ THÂN THỌ TÂM PHÁP

VẤN ĐẠO 08-ĐẶT PHÁP TU TRÊN 4 CHỔ THÂN THỌ TÂM PHÁP

VẤN ĐẠO 08

ĐẶT PHÁP TU TRÊN 4 CHỖ

THÂN THỌ TÂM PHÁP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn

Ngày giảng: 2002

Thời lượng: [30:11]

1- PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN HIỂU SAI VỀ TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Để họ được giải thoát. Họ chỉ lý luận, tôi phải quán như thế này, thế khác, gọi là Minh Sát Tuệ chứ gì? Sự thật ra đâu có phải cái điều đó đâu.

Cho nên tất cả những cái thiền mà gọi là Minh Sát Tuệ, rồi thiền này, thiền nọ kia, đều là đặt ngoài cái vấn đề của Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chúng ta. Mà khi họ có đặt đúng đi nữa ở trên đó họ tu, mà họ không có được xác định được cái vị trí họ tu cái gì nữa, thì họ tu bậy rồi.

Bây giờ thí dụ như Thiền tông, họ đặt họ lấy cái tâm của họ nè, biết vọng liền buông nè, họ lấy cái tâm họ, họ giữ cái tâm họ nè, không có vọng tưởng nè. Thì ngay đó là họ cũng lấy cái tâm họ tu chứ gì? Nhưng mà họ không xác định được bốn vị trí họ đang tu. Họ chỉ tu có cái tâm họ, thì họ có đạt được cái tâm họ giải thoát, còn cái thân họ bỏ.

Cho nên họ nói, bây giờ thí dụ như các pháp đến với họ, họ thấy toàn là huyễn giã. Đối với trí tuệ của họ Bát Nhã thì họ thấy nó là không, không có bệnh gì mà hiện hữu, không có gì mà nó thường hằng. Cho nên họ thấy nó là vô thường (0:58) thì cái phần họ đứng ở trên góc độ của tâm, họ quét sạch cái tâm họ, chứ còn cái thân với cái thọ của họ đâu có sạch.

Cho nên cái đau của họ, họ cũng rên la như thường, họ đâu có làm chủ được. Rồi cái thân họ, bây giờ bảo ngưng thở, họ cũng không có làm được nữa. Thì như vậy, họ chỉ tu có cái phần tâm à.

Mà bốn cái chỗ tu chứ. Ông Phật ông dạy bốn chỗ Tứ Niệm Xứ mà họ đâu, họ tu có nhất xứ à. Nghĩa là họ lấy Phật Tánh họ, bây giờ chẳng niệm thiện, niệm ác, thì ở trong tâm của mình chẳng niệm thiện, niệm ác. Thì họ tu có phần đó thôi, mà họ làm chủ làm sao toàn diện được cái Thân – Thọ – Tâm – Pháp của họ?

Cho nên cái mà họ hiểu sai, là vì họ đứng ở trên một cái góc độ của Thân – Thọ – Tâm – Pháp, họ tu có một cái mà họ tưởng là họ giải thoát toàn diện, làm sao được? Người ta tu trong bốn cái này mà người ta còn chưa có giải thoát toàn diện, chưa có thoát ra khổ. Huống hồ là, tu có một cái nhỏ của một cái bốn chỗ này. Nghĩa là trong bốn chỗ chúng ta tu có một cái mà thôi, thì làm sao mà chúng ta thoát ra được.

“Ở đây phải rõ, trên bốn lĩnh vực này nếu đặt sai pháp cũng tu không thành tựu nữa”. Nghĩa là bốn cái chỗ này mà chúng ta đặt không đúng pháp, nghĩa là bây giờ bốn chỗ này, đầu tiên chúng ta phải đặt pháp gì? Tứ Chánh Cần. Nghĩa là chúng ta phải dứt ác mà tăng thiện, thì nó mới có sẽ …​ Bởi vì hiện bây giờ Thân – Thọ – Tâm – Pháp chúng ta đang ở trong ác pháp chứ đâu phải thiện pháp.

Nếu mà thiện pháp sao người ta chửi mình giận? Nếu thiện pháp thì nó đâu có giận ai đâu? Còn này mình dễ giận, dễ hờn. Mà nếu nó thiện pháp sao cái thân này người ta đánh cái vầy mình biết đau? Nếu nó thiện thì nó đâu có đau. Còn cái này nó không thiện cho nên nó đau. Nó nhiều cái như vậy. Mình nói là các pháp đều thiện, vậy thì người ta ở ngoài người ta chửi mình, tại sao nó thiện mà mình lại giận? Thì nó phải là ác pháp, cho nên nó chưa có thiện.

(2:39) Vì vậy đó, cho nên vì vậy mình phải tu để cho các pháp dưới cái tầm mắt của mình, dưới cái lỗ tai nghe của mình, dưới cái ý mình tiếp xúc với cái pháp đó, hoàn toàn người ta chửi mình mà mình vẫn thấy thiện.

Cho nên ông Phú Lâu Na, ông Phú Lâu Na đức Phật hỏi: “Người ta chửi mắng ông, thì ông nghĩ như thế nào?”. Thì ông nói: “Người ta chửi mắng con, thì người ta còn thương con, người ta chưa có lấy gậy gộc, người ta đánh con”. Rồi ông Phật hỏi: “Người ta lấy gậy gộc, người ta đánh ông, thì ông nghĩ như thế nào?”. Thì ông nói, người ta đánh ông, thì người ta còn thương ông, người ta chưa lấy gươm dao giết ông. Rồi ông Phật mới nói: “Nếu người ta lấy gươm dao, người ta cắt cổ ông, người ta đâm ông cho ông chết đi, thì ông thấy như thế nào?”. Nhưng vì vậy, người ta cũng còn thương ông, cho nên người ta mới giết cái thân này để cho ông được giải thoát, thì người ta vẫn thương ông. Cho nên đức Phật nói: “Được. Ông đi ra (3:34) xứ đó được, độ người ta”.

Tức là, đức Phật đã trắc nghiệm được cái người đệ tử của mình, xứng đáng là người đi độ chúng sanh rồi. Còn mình chưa có được, người ta vừa nói cái gì đó mình giận, chưa có đánh mình đâu. Chứ phải đánh mình cầu, mình giãy nảy lên, cầu mình nằm đó mình đòi mạng, (3:53) rồi thường mạng nữa, người ta nữa.

Cho nên, do những cái chuyện đó, vì vậy mà chúng ta phải thấy rằng cái chỗ Thân – Thọ – Tâm – Pháp chúng ta phải thực hiện sao nó cởi bỏ được những cái này. Thì chính là những cái pháp Phật đã đặt ra để chúng ta tu tập ở trên bốn chỗ này.

Mà cái người đời, người ta, cái người tu hiện giờ, họ chưa biết bốn chỗ này. Họ cứ ngỡ rằng Tứ Niệm Xứ là một cái pháp môn. Cho nên hầu hết, Thầy đọc lại các kinh sách mà của người ta triển khai những cái pháp Tứ Niệm Xứ này, hầu hết đó là cái pháp tu của họ. Chứ không phải là bốn cái chỗ bất tịnh, để mà chúng ta thực hiện các pháp khác.

Cho nên mười sáu cái loại Định của Phật đó, thì chúng ta đem áp dụng ở trên bốn chỗ này hết. Không có cái Định nào mà chúng ta không có tu tập ở trên này. Mà tu tập ở trên này, không có nghĩa là tu tập để cho cái pháp định đó nó trở thành cái định, không phải đâu. Mà tu tập cho cái bốn chỗ này nó thanh tịnh. Mà nó, sự thanh tịnh của nó, tức là bốn cái chỗ này nó đạt được nhập định. Cho nên, Phật nói: “Thân định trên tâm, mà tâm định trên thân”.

(4:48) “Ví dụ trên bốn lĩnh vực này đặt pháp môn Tịnh Độ, niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sanh Cực Lạc, Thiền tông để ngộ Phật tánh, Mật tông để có oai lực thần chú v.v…​ Thì các Tông phái này, chưa rõ Tứ Niệm Xứ”. Nghĩa là người ta nói rằng, Tịnh Độ tông nè, rồi Thiền tông nè, rồi Mật tông nè đều là pháp của Phật. Nhưng mà, pháp của Phật mà không hiểu Tứ Niệm Xứ thì đó là đâu phải là pháp Phật. Đặt không đúng chỗ. “Mục đích ở đây là đem các pháp nên trau dồi, tập luyện, làm cho bốn chỗ này thanh tịnh. Vì bốn chỗ này đang bị ô nhiễm, uế trược, nên những pháp nào làm cho nó không còn ô nhiễm, uế trược nữa thì đúng Chánh pháp của Phật”.

Còn cái pháp nào mà đem lên đó, mà không có rửa sạch nó, mà còn thêm cho nó nữa. Ví dụ bây giờ, Thầy niệm chú nè, Thầy có thần thông nè, Thầy có phép tắc nè thì cái tâm tham của Thầy nó lại lớn lên nữa, nó ham nữa, nó thấy như vậy người ta phục mình, người ta ghê gớm. Người ta thấy mình kêu mây hú gió, hóa lửa, phóng hào quang được, người ta sợ. Thầy niệm chú một cái, nó hiện ra đủ thứ, ai cũng mê hết, coi như Thầy là bậc giáo chủ rồi, người có đủ thần thông rồi. Nhưng mà không ngờ, nó lại làm cho Thầy lại thêm những cái ô nhiễm thêm. Từ đó người ta đến, người ta lạy lễ cúng dường Thầy cái này cái khác, người ta sắm xe hơi này kia, cái gì thầy cũng chấp nhận. Cái tâm của Thầy nó đâu có xả, có ly đâu, cho nên cái gì cúng dường cũng chấp nhận hết. Người ta cúng dường tiền nhiều thì cất chùa to tháp lớn, xe hơi có, tiền có rồi cái gì cũng có.

Rồi bắt đầu bây giờ sao? Cái tâm dục nó phải sanh thì nó phải thích phụ nữ, từ đó ông giáo chủ nào cũng rớt ở trên thân phụ nữ hết ráo. Thì như vậy là còn cái gì là gọi là thanh tịnh đâu? Cho nên từ cái chỗ thần thông nó mất tiêu thần thông hết, không còn cái gì hết. Cho nên, báo Công An nó thường đăng giáo chủ này đến giáo chủ kia.

Thầy có đọc cái tờ báo Công an, một Phật tử đem về, nhắc đến cái vị giáo chủ của xứ sương mù là ở Đà Lạt. Thầy thấy ông ta cũng là từ cái chỗ mà ông có thần thông, nói cái chuyện mà quá khứ xảy ra này kia, cuối cùng ông rơi trên phụ nữ rồi thì bắt đầu ông nói gì cũng không trúng. Công An bắt ông ta, ông cũng không làm sao biết trước được. Mất các cái pháp mà biết cái chuyện xảy ra.

(6:51) Cho nên tất cả những cái bị ô nhiễm, mà từ cái pháp tu sai lệch đó, đặt cái Mật tông mà tu đó, nó làm cho người ta có thần thông đó, để rồi người ta bị ô nhiễm lại còn ô nhiễm nặng, bẩn thỉu lại càng bẩn thỉu nặng hơn nữa, ô trược lại càng ô trược hơn nữa. Còn Tịnh Độ thì như Thầy đã nói mơ hồ trừu tượng, một cái thế giới siêu hình mà chưa hề có ai đi hết, mà ở đây cứ chổng khu tin rằng có.

Cho nên, gia đình ai có người chết thì chổng khu rước thầy chùa đến, tụng niệm cho cầu về đó. Ông nội về đó thì chắc ông Phật Di Đà mà có thật, ông cũng chạy về cái trần gian này, ông kêu công an lên trển còng đầu giùm mấy cái ông đó kéo về đây (7:28) làm phước. Nó thật sự như vậy, chứ làm sao chịu nổi?

Ở đây cái tâm tham chúng ta tham quá trời quá đất, tiền nhiều cất đủ cách, mà tham ô đủ cách mọi thứ. Mà giờ cứ ai cũng đụng cái rước ông thầy chùa để, cầu để về trển. Ai cũng cầu về được hết ở trên, thì chắc chắn cái xứ đó nó thành cái địa ngục ở trên đó. Ông Phật Di Đà, ông làm vua trên đó, bây giờ ông cũng sợ luôn rồi, ông cũng không có dám ở trên đó.

Cho nên thật sự là, không có, chứ phải có là phải có ông Phật Di Đà chạy trốn về đây rồi, Thầy nói thật sự. Đem ba cái người trần gian này lên trển, thì cái xứ đó nó thành cái địa ngục. Ở đây, nhiều khi chúng ta hở ra chút là chúng ăn trộm, ăn cắp đủ thứ. Mà đem cái thứ này về trển thì trộm cắp nó đầy xứ ở trên đó, làm sao mà ông Phật Di Đà ở yên được? Tức bây giờ, ông phải tổ chức một dàn công an kêu là dữ tợn, chứ còn lơ mơ làm sao mà sống nổi? Khó lắm, chứ đâu phải dễ đâu.

Cho nên ở đây, chúng ta nhầm cái mục đích của đạo Phật, chúng ta phải hiểu rõ là nhầm ở chỗ cái Thân – Thọ – Tâm – Pháp, tham, sân, si của chúng ta. Chúng ta phải diệt nó được. Mà diệt vực được thì phải bằng cái pháp nào chứ đâu phải bằng cái pháp, cầu khẩn về Cực Lạc như vậy, đó là cái hiểu sai.

Rồi bây giờ chúng ta lại chấp nhận cái Thiền tông, rồi giờ chúng ta chấp nhận cái Phật tánh, để chúng ta ôm cái Phật tánh đó, để rồi nó có hết được cái tham-sân-si, có làm chủ sinh tử này không? Hay là tới khi mà thọ, thân chúng ta đau nhức, chúng ta cũng nhăn răng, cũng méo miệng ở trên giường bệnh.

Tất cả những cái này là những cái mà chúng ta đã đặt sai cái pháp ở trên bốn cái chỗ này, để làm cho nó thanh tịnh giải thoát. “Đằng này các pháp môn trên không nhằm mục đích làm cho bốn chỗ này thanh tịnh”. Nghĩa là các pháp đó đặt không có đúng chỗ, nó không có làm cho nó được thanh tịnh.

(8:58) Cũng như bây giờ, thay vì chúng ta phải có nước, xà bông nè, rồi có bàn chải nè hay hoặc cái giẻ nè, để mà chúng ta lau cái sàn này. Trái lại, chúng ta lấy thảm, chúng ta trải thêm ở trên này nữa, thì cái lớp bẩn ở dưới này nó càng thêm bẩn thêm, chứ có làm cái gì? Trải thêm nữa thì nó có tốt lành gì đâu? Bẩn là bẩn, chứ bây giờ có trải thêm nó là Cực Lạc đi nữa, nó cũng đâu có làm sao mà nó hết.

Người ta đặt cái pháp môn nó không đúng cái chỗ của nó, mà cái pháp môn nó không đúng cái. Cũng như bây giờ thay vì mình dùng cái miếng giẻ để mình lau cái sàn này cho nó sạch, thì người ta lại dùng cái tấm thảm người ta trải lên, người ta làm cho nó khuất cái bẩn thỉu này đi. Nhưng mà che đậy sao được? Thầy nói che đậy không được đâu.

Cho nên nói, bây giờ mình cầu về Cực Lạc, thì đó là cái tấm thảm để che đậy cái lớp bẩn của bốn cái chỗ bẩn thỉu này. Thiền tông cũng vậy, nó cũng đi tìm một cái Phật tánh, nó che đậy trên cái bẩn thỉu của thân nó, thì làm sao mà nó hết bẩn thỉu được.

“Thiền tông cũng vậy, đi tìm một cái Phật tánh tưởng tượng, mê hoặc kẻ khác bằng bốn tánh Niết Bàn Thường – Lạc – Ngã – Tịnh thì có giải quyết gì được cho Thân – Thọ – Tâm – Pháp thanh tịnh đâu”. Thật sự ra, lấy cái Phật tánh là làm cái tấm thảm để che trên cái sàn nhà dơ, thì nó cũng chẳng giải quyết gì được hết.

2- ĐẶT ĐÚNG PHÁP TU TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(10:21) Ngược lại, chúng ta đem Tứ Chánh Cần đặt ngay trên bốn lĩnh vực này, áp dụng ba loại Định, Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, Định Niệm Hơi Thở và Định Vô Lậu siêng năng tu tập, trau dồi, dứt ác, tăng thiện khiến cho bốn chỗ này có sự giải thoát an vui thanh thản ngay liền tức khắc. Rõ không? Các thầy thấy rất rõ mà.

Ngay ở trên chỗ đó, mà mình đặt Tứ Chánh Cần, rồi mình thực hiện bốn cái loại Thiền Định này, nó làm cho ngăn được ác, nó làm cho chúng ta tăng trưởng cái thiện pháp. Sống một cái cuộc sống an lạc, thanh thản ngay liền tức khắc, trong cái kiếp đời tu. Chứ đâu phải mà tu đợi tới chừng chết rồi mới đi về Cực Lạc. Đó, thì nó rõ ràng và cụ thể.

Mà nếu mà, người mà biết được cái sự giải thoát đó thì chúng ta còn tha thiết gì với cái sang, cái đẹp, cái tiền bạc, của cải, xe hơi, nhà lầu ở thế gian này nữa không? Thử hỏi bây giờ mình có khả năng mình làm được những cái đó đi, mà mình cứ giữ được cái đó, đời này đến đời khác cho mình không? Hay là chỉ có cao lắm là trăm tuổi rồi cũng bỏ đi. Làm chi cho cực mà bỏ đi cho người ta ăn.

(11:23) Thành ra trong cái vấn đề đó, chúng ta đam mê nó sai, chạy theo những cái dục lạc thế gian đó, nó có ích lợi gì? Mà nó làm cho bốn cái nơi của Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chúng ta càng ô nhiễm thêm, càng đau khổ thêm, có ích lợi gì?

Cho nên chúng ta hiểu biết, cái trí tuệ chúng ta hiểu biết. Chúng ta vô minh, chúng ta thấy mình làm được vậy là thiên hạ nói: mình giàu sang này kia, mình đi ngoại quốc rồi có tiền nhiều. Sự thật ở bên đó hốt rác mới có, dành dụm tiền mới gửi về đây, chứ ở bên đó bộ giàu hơn mình đây sao? Họ còn mạt rệp hơn mình ở đây nữa.

Cho nên thật sự ra, lấy cái giàu thì chúng ta sẽ thấy chúng ta chẳng bằng ai hết. Mà lấy cái nghèo thì chúng ta cũng chẳng nghèo hơn ai hết. Bởi vì chúng ta nghèo còn có người nghèo hơn, mà giàu thì cũng có người giàu hơn. Cho nên chúng ta phải lấy cái trung đạo, chúng ta chẳng sợ nghèo mà cũng chẳng sợ giàu.

Chỉ giữ làm sao cái tâm chúng ta thanh thản an lạc, lìa xa các ác pháp, thì lúc bấy giờ, chúng ta mới thấy được cái sự giải thoát. Còn giàu, biết chừng nào mà gọi là cái mức giàu cho gọi là thỏa mãn chúng ta. Mà nghèo đến cái mức độ nào gọi là nghèo cơ cực của chúng ta đâu.

Cho nên có nhiều người đứng ở trong cái danh giả mà họ tưởng rằng đó là thật. Bây giờ gia đình mình nghèo, ai đâu mà mang cơn mang vở cứ chê gia đình mình hoài sao? Sự thật nghèo mà không khổ, còn người ta giàu người ta khổ thì sao?

Cho nên ngày xưa, ông Trang Tử, ông đi đường, ông mặc quần áo rách rưới, rách vá tùm lum, đội cái nón lá rách bên đây, bên kia tơi tả. Có cái người bạn gặp ông: “Trời ơi! Tôi lâu nay mới gặp ông, ông nghèo khổ quá trời”. Ông nói: “Anh nói trật rồi, tôi nghèo thì có nghèo, chứ tôi đâu có khổ, anh đâu biết tâm tôi khổ không?”.

Có nhiều người nghèo mà người ta không khổ, còn có nhiều người nghèo mà khổ. Nghèo mà nghĩ rằng: “Mình thua người ta”, mình này kia thì mình khổ. Mà cái nghèo mà mình không thấy mình thua ai hết: “Tôi thấy tâm hồn tôi thanh thản, ngày có bữa cơm cũng tốt, mà không có tôi cũng vui, tôi đâu có đòi hỏi cái vấn đề đó đâu. Nghiệp của tôi nó vậy thì tôi an vui nó vậy, cho nên tôi hoàn toàn giải thoát, không ngó lên mà không ngó xuống. Phước báu tôi có, tôi chẳng lo nó cũng giàu, mà tôi không có phước báu thì bây giờ tôi có muốn giàu, nó cũng không giàu được”.

(13:31) “Cho nên, cái lý của Phật pháp là giúp cho chúng ta từ cái tri kiến hiểu biết đó, nó giúp chúng ta làm cho bốn cái chỗ này càng thanh tịnh”. Bởi vậy khi mà, chúng ta tu hành mà chúng ta không có đặt cái pháp mà tu đúng thì chúng ta không có giải thoát được, một kết quả không có thời gian, chờ đợi.

Nghĩa là, khi mà chúng ta đặt Tứ Chánh Cần vào mà chúng ta tu ba cái Định rồi, thì kết quả nó ngay liền tức khắc, chứ không phải có thời giờ. Chúng ta sẽ thấy có sự giải thoát nơi Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chúng ta. “Chỉ ai có nhiệt tâm, quyết tìm đường thoát khổ của kiếp làm người thì sẽ được giải thoát liền”. Nghĩa là ngay liền chúng ta được giải thoát hoàn toàn.

Chứ không phải là tu phải năm tháng, ba tháng mà ngay liền chúng ta thấy sự giải thoát. Từ cái sự giải thoát nhỏ đó, chúng ta kéo dài cái thời gian đó, chúng ta sẽ thấy cái sự giải thoát lớn. Từ đó, chúng ta sẽ thấy làm chủ được sự sanh tử chấm dứt được luân hồi. “Đây là đặt đúng pháp, tu đúng chỗ nên cuộc sống được giải thoát hoàn toàn”. Nghĩa là chúng ta đặt đúng cái pháp, cái pháp đó phải đặt đúng.

Cũng như bây giờ, chúng ta chưa có tu Tứ Chánh Cần, mà chúng ta vội ức chế tâm của mình bằng pháp môn Sổ Tức hay hoặc là Định Niệm Hơi Thở đi, đó tức là chúng ta đã đặt pháp sai. Thay vì cái pháp đó đúng chứ không phải sai, từ cái Định Niệm Hơi Thở cho đến cái Tứ Chánh Cần. Nhưng mà biết rằng chúng ta phải tu như thế nào? Cái pháp nào đặt đúng cái vị trí nó? Mà trong cái lúc chúng ta mới tu hay là tu lâu? Tu lâu thì chúng ta phải đạt được những kết quả nào? Rồi chừng đó, chúng ta mới tiến tới tu các pháp khác.

Còn bây giờ, chưa gì chúng ta đảo lộn. Cũng như một người chưa có tu giới luật, thì bắt đầu họ lại tu trí tuệ hay hoặc là họ tu thiền định. Thì thử hỏi họ tu ngược ngạo như vậy, làm sao họ có được cái Chánh Định đâu? Họ làm sao họ được cái Chánh Tuệ đâu? Cho nên tất cả những cái mà họ được đều là tà Tuệ, tà Định chứ không phải là Chánh Mạng. “Cho nên mình tu hành mà không có bậc thiện hữu tri thức chỉ cho mình biết cái pháp, đặt đúng cái thời điểm, đặt đúng trong cái giai đoạn của mình tu tập thì mình sẽ tu sai”.

Như từ lâu tới giờ, Thầy không dám triển khai các cái pháp này sợ đụng chạm. Các vị Tôn túc, các bậc Hòa thượng họ đã giải thích sai cái Phật pháp. Cho nên sợ làm động các thầy, mà các thầy đó là những bậc thầy Tổ của mình. Mình nói ra thì sợ làm mấy ổng mắc cỡ đi, rồi mấy ông gây gổ với mình đi, rồi coi mình không ra gì đi. Thì thầy trò nó có những cái sự chướng quá, cho nên không dám nói, làm thinh mà chịu.

(16:03) Cho đến bây giờ, mới dám bạo gan, hé miệng nói chút là tại vì mình lớn tuổi rồi, sắp sửa chết rồi, không dám nói, để mai mốt chết rồi ai nói cho. Cho nên Thầy thấy, bây giờ Thầy sáu mươi mấy tuổi rồi, mà Thầy không dám nói nữa đâu thì chắc chắn là mai mốt chết rồi ai dám nói? Còn nhỏ nhỏ tuổi thì đâu dám nói. Lúc mà Thầy mới bốn mươi, năm mươi tuổi còn sức khỏe, nói đâu được. Mấy ông đó ông lớn tuổi, ông nẹt mình chết được. Còn giờ lớn rồi, chắc ông cũng thấy mình già rồi, thôi cũng nói sơ sơ thôi, chứ cũng không dám nói lung.

Chứ còn nhỏ nhỏ như thầy bây giờ, như Mật Hạnh nhỏ nhỏ vậy đó, mà nói bậy là Thầy tát tai liền. Bởi vì nó còn nhỏ, mình có thể la mắng nó được, dù la bậy nó cũng không dám nói. Còn bây giờ, Thầy già rồi như cỡ này, mà các Hòa thượng có rầy đi nữa, họ cũng nói nhẹ nhẹ, chứ họ cũng không nói quá lố. Cho nên già rồi, dám ăn dám nói, chứ còn nhỏ nhỏ nói bậy chúng đánh được. Cho nên ở đây, bây giờ Thầy nói thẳng thì họ có rầy la thì họ cũng nói: “Ờ, nó cũng lớn rồi thôi ít ít, nói ít ít thôi”. Đó là cái tâm lý mà, mình phải hiểu chúng vậy.

Cho nên bây giờ, dám nói thẳng, từ cái ngày nói thẳng thì cho nên phải đặt đúng pháp để mà tu. Vì vậy mà trong lúc này, người nào mà đủ duyên bước vào, mà mới tu đó, Thầy nói đúng pháp thì các con sẽ tu nhanh.

Mà trước kia không có dám nói, nói sợ các thầy mình, ổng buồn thứ nhất. Thứ hai ông già rồi, ông buồn ông chết thì ông đổ tội cho mình, là tại mình nói ông buồn tức ông chết, thì mình cũng ăn năn hối hận. Còn bây giờ đó, mình già rồi, thì ông cũng già rồi, bất quá thì mình nói, ông có giận mình ổng chết, mình cũng chết theo ổng cũng không gì, thầy trò cùng chết nhau có gì đâu.

Cho nên bây giờ cứ nói thẳng thôi, mà nói thẳng thì để làm sao? Để cho cái thế hệ sau này, người ta biết được cách thức tu tập, người ta không có lầm lạc đường tu của đạo Phật. Người ta không mất thì giờ, người ta tu mau thành tựu, người ta mới tu giải thoát được. Cho nên ở đây, Thầy mới mạnh.

“Nếu chúng ta đặt Tứ Thánh Định trên bốn lĩnh vực này, để trau dồi tu tập và rèn luyện, khiến cho bốn chỗ này trở thành một đạo lực kinh khủng, một đạo lực kinh hồn làm chủ được sự sống chết của kiếp người”.

Nghĩa là khi mà chúng ta đặt cái Tứ Chánh Cần trên cái này, chúng ta tu các Định thì chúng ta sẽ dứt ác mà tăng trưởng thiện pháp làm cho tâm của chúng ta giải thoát. Làm cho cuộc đời chúng ta sống cuộc sống của chúng ta hàng ngày chúng ta thấy an vui thanh thản. Không có còn khổ sở, không còn lo lắng, thương, ghét ai hết, không còn giận hờn cái gì hết, đó là chúng ta đặt đúng cái Tứ Chánh Cần.

Còn bây giờ, nếu mà chúng ta đã thấy được cái tâm ly dục, ly ác pháp rồi, thì bắt đầu chúng ta đem Tứ Thánh Định chúng ta đặt lên trên đó mà chúng ta tu, nghĩa là trên bốn cái chỗ này nè. Chứ Tứ Niệm Xứ nó không có pháp nào hết, nó phải lấy các pháp đó mà để thực hiện ở trên nó.

(18:39) Cho nên lúc bấy giờ, chúng ta đặt Tứ Thánh Định trên này mà chúng ta tu. Thì từ cái chỗ Tứ Thánh Định này, nó tạo thành cho chúng ta có một cái đạo lực kinh hồn. Nghĩa là muốn làm chủ được cái sự sống chết của chúng ta rất dễ dàng. Chỉ có Tứ Thánh Định này, nó mới có thể làm chủ được sự sống chết.

Còn ngoài cái bốn Thánh Định này, thì không có một thứ thiền định nào mà làm chủ được sự sống chết đâu. Bởi vì, có thứ thiền định nào mà nói rằng tịnh chỉ hơi thở, các hành trong thân ngưng? Chỉ có Tứ Thánh Định này mới dám xác định được. Khi mà tu mà nhập vào cái định đó thì hơi thở phải ngưng, các hành trong thân ngưng, không có thở nữa.

“Vì thế mà chúng ta biết nó đã lầm …​”. Vì cái người sống là còn thở, mà người chết có thở không? Ở đây, quý thầy và các con, bên nữ các con thấy rõ không? Cái người chết có thở không? Nếu mà còn thở ai dám nói người đó chết. Thế mà cái người mà nhập Định, hơi thở ngưng hoàn toàn mà không chết, thì không phải là làm chủ được cái sự sống chết sao? Nó rõ ràng.

“Vì thế, chúng ta đã làm chủ được sanh, già, bệnh, chết đạt được mục đích thoát khổ của đạo Phật”. Bởi vì, chính cái mục đích của đạo Phật là nhắm vào cái chỗ sanh, già, bệnh, chết để mà chúng ta đạt được cái đó. Chứ không phải đi đạt được cái Phật tánh hay hoặc là đạt được cái cảnh giới Cực Lạc. Hay hoặc là đạt được cái thần thông phép tắc như Mật tông, nó không có chuyện đó đâu.

Ở đây cái mục đích của nó là nhắm vào sanh, già, bệnh, chết bốn cái khổ của kiếp người. Mà chúng ta đạt được cái mục đích đó, thì tức là đạt được cái mục đích của đạo Phật. Đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết cái khổ của con người, là giải quyết cái đời sống.

Sanh là cái đời sống hàng ngày chúng ta tiếp duyên nhau, chúng ta sanh sống. Chúng ta làm chuyện này, chuyện khác, mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thanh thản, an vui, không có sự gì buồn rầu, giận hờn, phiền não thì như vậy là chúng ta đã làm chủ được cái sanh.

Rồi bây giờ già, chúng ta làm chủ cho cái thân của chúng ta nè, đừng có già nè. Thì chúng ta đi vào ở trong bốn cái thiền định này thì chúng ta sẽ làm chủ ngay. Bây giờ cái bệnh này, bệnh thì nó đau, nó nhức, nó khổ sở. Mà bây giờ cái thân của chúng ta, nó làm chủ được cái bệnh. Khi nó đau chúng ta bảo đừng đau thì nó không đau, thì đó thật là chúng ta làm chủ được nó rồi.

Cho nên, nhân quả chúng ta làm chủ rồi, và bây giờ chết thì hơi thở phải ngưng. Thế mà nó ngưng mà chúng ta chưa có bỏ cái thân này, thì chúng ta phục hồi cái sự sống, nó thở lại nó sống, rõ ràng là chúng ta làm chủ được cái sống chết rồi. Đó là cái mục đích của đạo Phật.

(21:13) “Ngược lại các pháp môn kia, giỏi lý luận, hí ngôn, mơ hồ, trừu tượng, huyễn hoặc, không thực tế và cụ thể. Nên càng tu thì càng chạy theo danh lợi, ác pháp trên bốn lĩnh vực này càng tăng trưởng nhiều hơn”. Nghĩa là trong khi đó, người ta tu những cái pháp kia đó, thì mình thấy rõ ràng, càng ngày nó càng sai lệch, nó càng phá giới.

Tịnh Độ, thì các thầy tu riết rồi, thì ông nào cũng có vợ có con, rồi cái chùa biến thành cái gia đình, sanh sống làm ăn, làm nghề này nghề kia. Người khéo léo thì làm nghề thầy thuốc, người vụng thì họ làm những cái chuyện khác, cày bừa, nuôi heo, gà, vịt.

Chắc chắn là quý thầy có tiếp giới trong cái thời mà Tịnh độ hưng thịnh, thì các chùa đều là sống cái kiểu đó. Thậm chí như bây giờ, cái ông thầy chùa ở cái chùa đó mà ông có ruộng, có lúa này kia. Qua cái mùa có cá, ông (22:00) cầm sào ông bắt cá, ổng ăn thịt hết. Thì như vậy là rõ ràng là như thế nào? Y như cái người thế gian, chứ đâu còn cái gì nữa, đâu có khác nhau.

Mà bây giờ đó, thí dụ như mấy vị đó hiện bây giờ, họ đều là nằm ở trong Tịnh Độ, và bây giờ họ lại làm lớn ở trong giáo hội nữa. Rõ ràng là họ đi làm (22:20) sai bắt cá, họ chích lù, họ đi đặt ở theo cái đường nước chảy ở ruộng để mà bắt cá ăn. Mà bây giờ họ làm lớn, thì thử nghĩ coi cái giáo hội của chúng ta như thế nào? Nó lạ lùng lắm, nó lạ lùng lắm, thật sự nó rất là lạ lùng. Đạo Phật gì kỳ cục, thầy chả biết được.

Mà từ cái chỗ những pháp môn sai đó nó không làm cho họ thanh tịnh, nó không làm cho họ dứt ác, mà họ làm ác, mà họ vẫn là một vị tu sĩ. Nó nhục nhã, vì thấy những hình ảnh đó mà đau lòng, mà đau đớn.

Còn ngồi ăn, trong cái mâm ăn như thế này, bình thường họ ăn thịt cá chúng sanh như thường, họ coi không có thương yêu gì hết. Thậm chí, có thầy họ cũng làm lớn chứ không phải không, bánh mì người ta nhồi thịt vậy, ổng lại, ổng (23:00) nắm xé hai vậy cái ổng ăn. Ông coi như ở trong đó đậu hũ không à. Trời đất! Thầy nói thiệt ra, Thầy ngồi mà Thầy sượng sùng. (23:06)Trời ơi! Mình cái đầu cạo cũng giống như ổng, ổng đầu cạo mà làm như vậy, không biết là thiên hạ biết được họ cười cả đám nhau hết. Họ nói: “Ông này cũng khéo giữ vậy thôi, chứ cũng vậy thôi, không có gì hết”. Đó là những cái mà làm đau khổ, mà chính Mật Hạnh là đi với Thầy đã chứng kiến được cái điều đó rất rõ.

“Chúng ta lần lượt triển khai Tứ Niệm Xứ, mà đức Phật đã xác định dạy chúng ta tu tập những pháp nào trên đó”. Nghĩa là chúng ta triển khai ra cái Tứ Niệm Xứ này, và trong khi đó, chúng ta tu về cái thân như thế nào? Tu về cái tâm như thế nào? Tu về cái thọ như thế nào? Tu về các pháp, phải dùng các pháp như thế nào để tu? Thì ở trên cái chỗ mà chúng ta tu tập đó, thì chúng ta phải biết rất rõ những cái pháp nào đặt ở trên bốn chỗ này mà tu tập.

3- BẢNG TÓM LƯỢC CỦA TỨ NIỆM XỨ

(23:55) “Trước tiên thì chúng ta nên theo cái bảng tóm lược của Tứ Niệm Xứ”. Nghĩa là nó tóm lược lại, chứ Tứ Niệm Xứ nó rộng rãi lắm, nó mênh mông lắm. Bốn cái chỗ này, chứ mỗi một cái chỗ nói ra nó rất nhiều. Cho nên chúng ta phải theo cái bảng tóm lược, để rồi từ cái chỗ tóm lược đó, chúng ta mới giảng ra từng cái phần một. Và mỗi cái phần một, nó sẽ sử dụng cái pháp gì ở trên cái phần đó để tu tập.

Cho nên càng giảng ra thì Thầy e rằng các thầy và cũng như là các con nó hơi rối trí. Nhưng nhớ kỹ, những gì mà Thầy dặn, đừng có nên mà để cái tâm nghe để mà hiểu biết Tứ Niệm Xứ. Bởi vì từ lâu tới giờ, Thầy không muốn giảng Tứ Niệm Xứ là vì cái Tứ Niệm Xứ là cái nơi mà để chúng ta đem các pháp đến đó, mà để chúng ta gọt rửa, trau dồi làm cho bốn cái chỗ này thanh tịnh.

Cho nên, nó phải có những cái chi tiết của nó ở trong đó. Thân – Thọ – Tâm – Pháp nó có những cái chi tiết của nó trong đó rất là lớn. Mỗi chi tiết nó phải thực hiện như thế nào? Chứ không phải là đơn sơ đâu. “Để nhận xét phải tu chỗ nào trước, chỗ nào sau, pháp nào trước, pháp nào sau”.

Nghĩa là chúng ta phải tóm lược cái bảng này. Để rồi từ cái chi tiết đó chúng ta mới đặt. Bây giờ muốn tu cái chi tiết chỗ này của Tứ Niệm Xứ nè, thì phải tu như thế nào? Bởi vì trong cái, thí dụ như bây giờ trên cái thân nó là tổng quát hết cái thân. Nhưng mà cái thân hành nó khác, mà cái nhân tướng của nó khác, mà cái hành tướng nó khác. Rồi hành tướng ngoại, hành tướng nội, rồi vừa hành tướng nội vừa hành tướng ngoại, nó nhiều cái việc ở trong đó lắm. Cho nên, nó không thể đơn giản được.

Vì vậy mà giảng về cái thân, rồi cái thọ, rồi cái tâm, rồi cái pháp mà cái nào nó cũng nhiều như vậy hết thì thử hỏi, nếu mà đem ra giảng sơ sơ thì chúng ta không thấy lối đâu. Mà chúng ta phải giảng từng cái, Rồi từng cái định, chúng ta đặt trên đó, chúng ta phải tu như thế nào để cho nó phù hợp, để cho nó đúng pháp.

Đó là cái phần mà giới đầu, giáo đầu cho cái Tứ Niệm Xứ hôm nay và cái phần mà đi vào chi tiết để Thầy sẽ…​ Bởi vì, sau khi nó sẽ trở thành, viết thành một cái cuốn sách, cái pháp tu nó thành khi in ra thành sách. Để sau này cái này khi mà in ra rồi, như Thầy giảng ở trong này, thì các con thấy rằng cái lời nói của Thầy thì nó hơi đụng chạm với các Ngài. Nhưng mà khi viết nó thành sách thì không có đụng chạm ai hết. Nghĩa là trên bốn lĩnh vực này làm cho nó thanh tịnh. Cho nên cuốn sách này, chúng ta có thể xin phép ở đâu cũng được.

Nhưng dù có muốn xin phép như thế nào, chắc chắn là Thầy cũng gửi cho Chánh Trực, cho Chánh Đức là vì có cái sự quen thân, có sự quen biết rồi. Từ cái cuốn đầu tiên được cái giấy phép, cho đến những cái cuốn kế sau đó, nó khỏi mình phải đi lòng vòng chỗ này, chỗ kia rồi phải…​

Bởi vì đời nó không có đơn giản, muốn làm cho nên việc một cái gì, thì tức là phải có quà biếu hay hoặc là có cái này kia, chứ khi không người ta không có làm cho mình được đâu. Và cái chỗ nào mà nó đã quen rồi thì nó dễ hơn, và đồng thời người ta cũng thấy rằng cái sách của mình nó không có ảnh hưởng chính trị.

(26:47) Cho nên người ta thấy đó là cái đường xây dựng tốt cho Phật pháp, cũng là một cái điều nêu lên để rõ ràng cái pháp tu. Thì Chánh Đức cũng quen thân được từ cái tác phẩm thứ nhất, xin phép được cho đến những cái tác phẩm thứ hai, thứ ba. Chắc chắn là trong cái vấn đề mà xin phép thì Thầy giao cho Chánh Đức sau này.

Thì đây là những cái điều kiện mà Thầy viết ra. Nhưng mà cái tài liệu viết ra đây được thì Thầy cũng in một số ít, phát cho quý thầy trong nội bộ của mình biết để mà tu tập. Cho nên cái bảng tóm lược này, rồi sau cái bảng tóm lược này, thì chúng ta sẽ giảng từng chi tiết của nó.

Cái bảng tóm lược thứ nhất là về cái bài pháp Tứ Niệm Xứ này, thì trước tiên là về cái mục lục của nó thì chúng ta cũng phải cho lời tựa rồi. Lời tựa để giới thiệu về cái bốn lĩnh vực này. Thì cái chương thứ nhất của nó, thì nó nói về bốn cái lĩnh vực quan trọng, tức là bốn cái nơi quan trọng này. Tức là cái đề mục của chương thứ nhất là bốn cái lĩnh vực quan trọng, chứ nó không nói Tứ Niệm Xứ. Mà nó nói bốn lĩnh vực quan trọng, nó rất quan trọng cuộc đời tu tập của chúng ta.

Cái tiểu mục của nó trong bốn lĩnh vực này, thì cái tiểu mục của nó là bốn cái chỗ thường sanh đau khổ của kiếp người. Nghĩa là mình nêu lên cái thân nó sẽ sanh đau khổ gì? Cái tâm nó sanh đau khổ gì? Cái thọ nó đem đến cái đau khổ gì? Và các pháp nó đem đến đau khổ gì cho chúng ta?

Thì mình muốn biết rõ được bốn cái lĩnh vực này nó quan trọng đến cái mức độ nào cho cái cuộc đời tu hành, thì chúng ta phải biết cái khổ của nó trước tiên để rồi chúng ta mới tu tập. Làm cho bốn cái chỗ này nó thanh tịnh, nó không còn khổ đau nữa.

Cho nên, đem bốn cái chỗ này ra, để mà chúng ta nói, thấy cho rõ, phân tích cho rõ, cho rõ ràng, để chúng ta thấy được cái khổ của cái thân như thế nào, rồi cái tâm như thế nào, rồi các cái cảm thọ của chúng ta đối với Thân – Thọ – Tâm – Pháp. Rồi các pháp ở ngoài nó đánh đập vào, nó xâm chiếm vào, nó làm cho chúng ta vì các pháp nó làm chúng ta dễ phiền não, sân, hận, sợ hãi, lo lắng, buồn phiền, thương ghét, nhớ mong đủ cách, các pháp nó đến với chúng ta.

Bốn cái chỗ này là bốn cái chỗ, nó đem đến cái đau khổ của kiếp người. Mà chúng ta vạch cho họ thấy từng cái chỗ đau khổ của bốn cái chỗ này, cho ai cũng thấy cho rõ ràng.

(29:09) Thì trong bốn cái chỗ này, nó phải có cái nhân tướng của nó, rồi nó phải có hành tướng của nó, rồi nó có đặc tướng của nó. Thì cái nhân tướng của nó, do cái thân nó có cái nhân tướng, do cái tâm nó có nhân tướng, do cái thọ có nhân tướng của thọ, do các pháp có nhân tướng của các pháp. Rồi trong những cái nhân tướng của Thân – Thọ – Tâm – Pháp đó, thì nó có cái hành tướng của Thân – Thọ – Tâm – Pháp của hành tướng. Rồi hành tướng nội, hành tướng ngoại, rồi cái hành tướng nội và ngoại đồng thời luôn.

Thì trong mỗi một cái tiểu mục như vậy ấy, nói về hành tướng của nó, thì chúng ta cũng phải nói tất cả những cái hoạt động. Nói về hành thì tức là nói về hoạt động, còn nói về cái nhân tướng, tức là nói cái tướng của nó. Cái tướng trạng của nó, để chúng ta hiểu biết được cái tướng trạng của nó. Như bây giờ nói về thân tướng của chúng…​

HẾT BĂNG