VẤN ĐẠO 18-HƯỚNG NHÂN QUẢ TỚI CHỖ THIỆN
VẤN ĐẠO 18-HƯỚNG NHÂN QUẢ TỚI CHỖ THIỆN
VẤN ĐẠO 18
HƯỚNG NHÂN QUẢ TỚI CHỖ THIỆN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 2002
Thời lượng: [44:44]
Tên cũ: 09A-TueTinhTrinhPhap-VanDaoThienDinh
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-18-huong-nhan-qua-toi-cho-thien.mp3
1- ĐẠO PHẬT TU HÀNH TRÊN TINH THẦN TỰ GIÁC, TỰ NGUYỆN KHÔNG ÉP BUỘC.
(00:02) Trưởng lão: Cho nó vô cái chỗ, và làm kia nọ, mọi thứ. Rồi theo dõi từng chút, từng chút để mà lái cho nó cho đúng dùm thầy. Chứ ở đời cái nhân quả nó không phải là cố định, mà nó do cái tâm tham muốn của mình nó lôi mình đi ngay. Mà nếu mà không có người kìm theo mà lái, kể như là nó đi mất à. Mà sau khi mà cứ lái dần, lái dần cho nó nhận xét được cái đời, cái cuộc đời nó. Rồi khi trong khi nó gặp phải một cái sốc nào đó, thì bắt đầu nó mới nhìn đời, nó bây giờ nó mới thấy được cái lúc mà tu nó như thế nào, nó sung sướng như thế nào, mà cái lúc mà ra đời nó phải khổ như thế nào? Làm ra được đồng bạc nó không phải đơn giản. Để cho nó học những bài học của cuộc đời cho nó biết là khổ.
(00:48) Cho nên ở đây có hai trường hợp, có hai người. Người thứ nhất là Mật Hạnh tuổi còn trẻ, còn nhỏ. Một cái cô gái ở ngoài Hà Nội vô đây là cái con Ngọc, nó cũng còn mới mười lăm, mười sáu, mười bảy tuổi, còn đi học, mẹ nó bắt vô trong này tu.
Thì Thầy nói: "Tuổi nhỏ quá sợ tu không được".
Mẹ nó nói: "Con bảo sao nó nghe vậy".
Mới vô tu, ức chế nó dữ lắm. Cho nên một hôm đó nó đến nó khóc với Thầy.
Nó nói: “Con từ nhỏ tới lớn, mẹ con nói sao con cũng nghe vậy. Nghĩa là bắt con đi học từ trường đến nhà, không có cho con sửa sang gì hết. Con thấy đời đâu có gì khổ, tại vì mình ép buộc mình làm cho mình khổ. Mình ép buộc mình khổ. Mẹ con vì lo cho con cái thế này bà mới khổ, chứ bà đừng có nghĩ lo đi thì đâu làm sao khổ”.
(01:35) Nó đâu có biết làm cái bổn phận người mẹ, làm sao bà không lo?. Nó chưa làm mẹ mà. Cho nên nó nói: “Đời đâu có gì khổ. Con ham cái đồng hồ, mẹ con không cho, mẹ con nói đó khổ. Thì mẹ con sắm cho con, thì mẹ con phải làm ra tiền khổ. Nhưng mà sự thật con thấy nó đâu có khổ, tại con muốn thì con có thì con thấy cũng vui chứ. Còn bây giờ chính con không được thì con phải khổ chứ, mẹ con đâu biết cái nỗi khổ của con. Bạn con có, con không có, con khổ chứ, mẹ đâu có biết cái khổ đó”.
Trời ơi! Nó lý luận dữ lắm, ép nó, nó bung ra. Nó bung ra, nó lý luận của nó. Bởi vì nó chưa thấy đời khổ, mà cứ nói đời khổ thì nó không tin. Nó thấy đời nó, nó tròn quá mà, nó chưa có méo chút nào mà. Mà bây giờ cứ khép nó vô nó tu, tức là nó muốn gì cũng không được hết. Tức là khổ rồi chứ gì? Đó là hai đứa mà Thầy thấy tuổi trẻ nguy hiểm ghê gớm lắm, ép không được đâu.
(02:25) Cho nên đạo Phật vốn cái mục đích, không có ép buộc, không có khuyến dụ người ta vào đạo mình, mà để cho người ta trực nhận được cái khổ. Thật sự đức Phật nói Khổ đế đó, người ta nhận được cái khổ người ta mới đi tu, thì cái này mới bảo đảm. Người ta chưa nhận cái này khổ mà bắt người ta đi tu để giải thoát, thì giải thoát cái gì mà không thấy mà cứ thấy khổ không. Ham muốn không được thì phải khổ chứ sao? Đó là một cái kinh nghiệm bản thân của Thầy thấy, đâu có phải dễ đâu.
Nói chú La Hầu La, con của đức Phật, phải không? Đi tu theo Phật mà sao chú này lại không có cái tư tưởng này? Y là như là Thánh vậy đó. Còn hầu hết là Thầy gặp những cái chú đệ tử nho nhỏ này, sao mà lại là phàm phu không à, không có Thánh được, nó đều ham hết. Ở đây Thầy có mấy chú này, chú Di cũng nhỏ tuổi như Mật Hạnh, rồi cái cháu Ngọc đó cũng vậy, cũng nhỏ nhỏ tuổi. Mà tụi nó, cũng dường như nó trong cái giai đoạn xã hội này nó có một tư tưởng giống nhau, nó nhìn thấy đời không có khổ. Tại vì mình đứng ở góc độ người lớn tuổi mình thấy khổ, chứ nó không thấy khổ. Nó nói: “Đời đâu có gì khổ đâu, tại mình ép buộc mình khổ thôi”.
Tu sĩ: Chưa tới cái tuổi nó trải qua cái khổ đó nên nó chưa thấy.
Trưởng lão: Cho nên thật sự ra Thầy thông cảm cái nỗi lòng của cái người tuổi trẻ, cho nên Thầy tìm mọi cách. Thầy biết người nào cũng có cái nhân quả, nhưng mà mình cái nhân quả nó không phải là sự cố định, nó thay đổi liên tục. Nếu mình khéo, mình dùng cái trí mình uyển chuyển nó, thì mình lái cái nhân quả nó đi vào cái tốt. Mà mình không lái được, cái nhân quả nó đi vào cái xấu.
(04:05) Con thấy người nào sinh ra người nào cũng tốt hết, chứ không có người nào xấu. Nhưng cái môi trường mà làm ăn sinh sống đó, đi dần đến buộc họ phải làm cái điều xấu, họ trở thành người xấu, chứ đâu phải họ là người xấu, mình phải hiểu như vậy. Mà họ tạo ra cái nhân quả xấu là do cái môi trường sống của họ, đưa họ đi dần đến cái chỗ tù tội. Nó rõ ràng, chứ họ đâu có muốn tù tội, thì mình phải hiểu được như vậy. Vì vậy chuyển nhân quả chỉ còn có cách khéo léo lái cho nó đi vào con đường tốt, thì nó sẽ trở thành giải thoát, chứ không phải ép buộc được, khéo lái nó. Nó đi như vậy, mà nó đi vào cái quỹ đạo, cái môi trường tốt.
(04:40) Cho nên đức Phật nói có hai lộ trình, lộ trình con đường thiện và con đường ác. Mà bây giờ mình lái sao mà đi vào con đường thiện, thì con đường thiện là giải thoát chứ gì? Mà con đường ác là khổ đau chứ gì? Nó rõ ràng, chứ đâu có phải mà, tu theo Phật thì nó đơn giản như vậy, đừng có nên để cho nó đi vào con đường ác. Cho nên bây giờ đưa nó ra, biết rằng trên con đường đời là nó có ác, có thiện trên đó, chứ không phải là thiện không, mà ác không đâu. Thế nên mình khéo lái nó thì nó sẽ dần nó đi, tuổi trẻ này nó sẽ dần đi vào con đường thiện, thì nó sẽ…. giải thoát, chứ nó đâu có gì. Đừng có bắt buộc nó. Mình bắt buộc, mình cứ mình bắt buộc đừng có ham muốn thì không được đâu.
(05:18) Ham muốn là một cái sự cố định của con người, mà phải ham thiện, đừng có ham ác, ham ác khổ. Đưa cái lòng ham muốn này nó đi vào cái gốc thiện, đừng có đưa cái lòng ham muốn này đi vào cái gốc ác, đó là cái mục đích của đạo Phật mà. Thì do đó vì vậy chúng ta thấy đâu có diệt ham muốn. Chúng ta ly ham muốn ác chứ, chúng ta đâu có ly ham muốn thiện được Nếu ly sạch thì chúng ta là cây đá, phải không? Hiểu như vậy thì chúng ta mới thấy được con đường của đạo Phật.
(05:42) Cũng như bây giờ mình sống nè, một đời sống như các Sư giờ về đây sống với Thầy nè. Coi như trưa mình xin bữa cơm mình ăn. Mà nếu mình tư duy được còn đường này, con đường phạm hạnh, con đường này con đường thánh thiện nè, giải thoát hoàn toàn, không còn bận tâm lo lắng như người đời. Mặc dù bây giờ ông vua ổng tiền bạc uy quyền ông như vậy, nhưng mà ông khổ mà. Còn mình bây giờ mình có gì đâu mà sợ, mình đâu có sợ giặc giã, mình đâu có sợ ai cướp nước, mình hoàn toàn mình giải thoát hoàn toàn mà. Cho nên mình thấy được như vậy, mình sống được như vậy, mình thấy an vui tinh thần mình nó thoải mái, nó vô sự hoàn toàn. Còn họ tuy vậy chứ họ khổ nhiều lắm, họ phải lo lắng, suy tư.
(06:15) Như vậy mình so sánh giữa cái con đường thiện với con đường ác mình thấy rõ ràng. Họ có phước hữu lậu, họ tiền nhiều, của nhiều, nhưng mà đã hữu lậu là có lậu mà, có lậu thì phải có khổ mà, còn mình rõ ràng là vô lậu rồi, mà vô lậu thì nó đâu có khổ. Thì do đó hai con đường này mình thấy rõ ràng, cái có tiền của, thì cái này có giải thoát không?
Không! Bởi vì hữu lậu. Còn cái vô lậu này có tiền của không? Nếu có tiền của thì làm sao gọi là vô lậu? Mà không có tiền của thì ba y một bát, ai đi lại ăn cắp cái bát của ông sư?. Ai đi lấy cái y của ông sư, phải không? Cho nên mình đâu có lo, ngủ thẳng cẳng chẳng sợ mất gì hết, có phải sướng không? Như vậy là mới vô lậu chứ. Còn anh có chùa to này kia, sợ cái thằng chăn trâu nào nó vô nó vẽ trên vách tường anh, anh cũng tức nó rồi. Thì cái vô lậu của anh là cái phước anh, mà người ta khen anh, chứ sự thật ra anh đâu có giải thoát, phải không?
Cái chùa đẹp tức là phải giữ gìn, phải lau chùi, thì cái này là, cái hữu lậu này, cái phước này thực sự là phước khổ. Cho nên hai cái phước này nó không thể đi chung với nhau được. Cho nên người ta nói: "Mình phải tạo cái phước hữu lậu rồi mới phước vô lậu được".
Sự thật ra "anh nói như vậy, anh lý luận như vậy chứ sự thật anh có phước hữu lậu thì anh không có phước vô lậu đâu, không làm sao anh tạo được hết. Hễ càng cái này lớn bao nhiêu thì cái này anh sẽ mất bấy nhiêu", nó rõ ràng và cụ thể.
(07:32) Cho nên cái phước hữu lậu này là của Đại thừa xây dựng, cho nên vì vậy mà nó hành Bồ tát đạo, có phải không? Nó làm Bồ tát hạnh, nó hành Bồ tát đạo, còn bên đây không dám làm điều này. Khi tu xong rồi, lấy gương hạnh của mình, lấy kinh nghiệm của mình, dạy cho người ta được giải thoát, chứ không làm Bồ tát hạnh, Bồ tát đạo. Vì làm cái này nó phước báu dữ lắm, mà phước hữu lậu chết được mà.
Tu Sĩ: Có thể chết vì nó.
Trưởng lão: Chết vì nó. Bởi vì nó hữu lậu thì nó có khổ, có khổ thì đâu có giải thoát. Còn này người ta giảng đạo, người ta dạy đạo chứ người ta không kẹt trong cái chùa lớn. Người ta dạy cho người khác tu, mà tu được, tu không được thôi, mặc họ. "Anh cứ đi xin anh ăn, chứ tôi có lo anh đâu tôi khổ".
Ông Phật bao giờ ổng có làm cơm ra để nuôi chúng đâu. Vị Tỳ kheo đó vô xin ổng cho tu đó, chứ mà đi xin ăn chứ ổng không có lo cơm. Thế cho nên Đại thừa mới là khổ đó, mình phải lo cơm nuôi người này, người kia, đói thì đâu có được, cho nên cực.
Bây giờ thí dụ như bây giờ Thầy nuôi mười người, thì Thầy phải đi thuyết giảng đồ này kia, Thầy mới có tiền, Thầy mới nuôi, chứ không làm sao có? Còn hồi ông Phật vô ai xin thì vô: “Được, cứ cho hết, rồi ôm bình bát đi xin. Chứ tôi có xin cho mấy người đâu, tôi cũng xin đủ tôi ăn thôi". Cho nên đạo Phật thiệt là giải thoát, từ ông lớn tới ông nhỏ giải thoát hết, phải không?
Mà ông nào mà tham ăn mà xin nhiều để dành thì không được, cấm. Chính cái hay là cái chỗ đó. Cho nên vì vậy, bây giờ mình phải có cách thức tổ chức chứ còn, như thời đức Phật. Thực sự ra trong thời đức Phật tu nó thoải mái quá, nó sướng quá, mà cái người lãnh đạo cũng sướng nữa. Khỏi lo ăn, lo uống, lo ai hết à. "Anh đau bệnh thì anh cứ đi xin thuốc thang họ chứ tôi cũng không có xin cho anh nữa". Ông Phật cũng không có xin cho người nào hết.
Mà ông Phật ăn dư mà vị Tỳ kheo nào lại ăn thì ổng Phật nói: "Thừa tự pháp chứ không thừa tự thực phẩm", cấm liền. "Anh chịu khó đi xin ăn chứ đừng có lại đây ăn cái của này." Chứ đừng có nghĩ là "ăn cái này là được phước, ăn của Phật đây còn đây là ăn được phước", không có đâu, không có phước gì. Thừa tự Pháp mới có phước, chứ thừa tự thực phẩm thì không có phước gì hết. Đó chính cái bài Thừa tự đó.
(09:40) Cho nên ở đây mình thông suốt được cái lý của đạo Phật, và mình sống đúng cái đời sống phạm hạnh, thì không có người nào lo cho người nào. "Tôi dạy pháp anh có tu thì anh giải thoát, anh không tu thì thôi."
Cũng như Thầy nói bây giờ độc cư là bí quyết thành công của thiền định, mà ai có độc cư được thì họ sẽ thành công, mà không độc cư được thì họ phải chịu lấy, chứ Thầy đâu có ép họ. Ép họ, bắt buộc họ rồi họ buồn khổ tội họ, còn làm khổ cho họ chứ.
Đó cho nên ở đây cái con đường giải thoát là của đạo Phật, vì vậy đạo Phật bị tôn giáo khác người ta dìm mất, là tại vì nó không có làm khổ người ta. Bắt buộc nó phải như thế này, tổ chức thế này, tổ chức thế khác, thì tức là nó sẽ làm khổ những người theo nó tu. Cho nên đạo Phật vì giải thoát cho nên ai muốn theo thì theo, không theo thì thôi, không khuyến dụ ai hết. Người ta thấy được thì người ta theo, người ta không thấy được thì thôi, không có cần khuyến dụ. Cho nên Tứ Nhiếp Pháp là bốn cái pháp để nhiếp phục người ta theo tôn giáo mình, thì không phải là của đạo Phật mà của đạo khác.
(10:39) Đó, cho nên ở đây thực sự ra quý Sư cứ suy xét lại. Thấy hàng ngày mình kiểm tra lại coi cuộc sống của mình, mình có thích được cái phạm hạnh này không? Thứ nhất mình thấy mình thích, đó là giải thoát rồi đó. Mà mình không thích, tức là mình thấy sao nó khổ. Mình khởi muốn này kia, mà mình dẹp không được cái tâm của mình, thì cái đó là cái khổ của mình, chứ không phải là cái điều khác.
Trái lại mình thấy thích cái đời sống này, không còn lo lắng bận bịu, buồn khổ, phải lo cái này, nghĩ cái kia. Mình cứ tu hành, hết lo, như vậy là giải thoát. Và đồng thời mình cứ sống tự nhiên, chừng nào mình sống, thấy nó càng thích thú trầm lặng bao nhiêu thì định mới vô. Chứ còn bây giờ mình cứ mình nỗ lực mình tu thiền định coi chừng không vô mà bị ức chế. Cứ sống đi, sống cho đúng phạm hạnh.
(11:18) Bởi vậy trong bài kinh đức Phật nói: "Vì giải thoát mà tôi chấp nhận đời sống phạm hạnh của Cồ Đàm Gotama". Nghĩa là: "Vì giải thoát tôi mới chấp nhận cái đời sống này, mà vì giải thoát cho nên tôi sống cái này tôi giải thoát rồi". Nó vậy đó, cái câu nói trong Kinh nó hay lắm. Vì giải thoát tức làm làm chủ sinh tử luân hồi đó, “vì giải thoát tôi mới chập nhận sống cái phạm hạnh của Cồ Đàm”.
2- SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ THỜI TIẾT ĐẾN SỰ TU TẬP.
(11:46) Tu sĩ: Con thì con thích cái cuộc sống này đó Thầy. Nhưng mà sao gặp mấy cái trở ngại là giờ khuya mình thức dậy rồi trưa rồi nó nhức mình, nhức mẩy chịu không nổi, nó làm như cũng như ác pháp vậy đó. Thì bình thường thì nó, hồi xưa thì không có, khuya thức dậy tỉnh bơ đâu có sao đâu. Bây giờ thức dậy nó oải quá oải.
(12:05) Trưởng lão: Bị mình dụng công nhiều, và đồng thời bình thường mình bình thường mình sống một cách bình thường. Mình tu thường xuyên mình dùng pháp hướng hơn là mình dùng cái sức định của mình. Mình dùng pháp hướng, mình ngồi chơi, thỉnh thoảng mình nhớ. Bởi vì hễ làm nó quen, làm thời gian quen. Ngồi chút cái mình nhắc: "Tâm như cục đất, ly dục, ly ác pháp, lìa hết đi, đời không có gì hết".
Mình nhắc tâm mình vậy thôi. Rồi mình ngồi mình chơi, mình đi tới đi lui chơi, chứ cũng không có tập trung gì, chân cẳng gì cho nhiều hết. Nghĩa là tâm hồn mình thanh thản, mà nó có niệm gì thì quán xét xả nó, mà không có, thì lát mình nhắc, nó bình thường thôi, im lặng bình thường.
(12:39) Thầy nói sống mà khép mình đúng trong hạnh độc cư, từ ba tháng đến ba năm là mình sống trong định. Vấn đề Thiền định nó không khó, mà nó chỉ khó cái đời sống làm sao đời sống phạm hạnh của mình trọn vẹn, mà mình đừng có ức chế, đừng có gò bó nó. Hễ mình gò bó nó thì nó có những cái trạng thái là khuya mình thức dậy mỏi mệt. Thứ nhất là mình phải xét thời tiết. Cái thứ hai, mình thấy thời tiết nó không có mà công phu mình như thế nào mà nó sinh ra mỏi mệt, nó đau nhức ở trong người của mình. Bởi vì cái thời tiết mình bây giờ nó độc lắm, nó gây ảnh hưởng cho cơ thể của mình nhiều lắm.
Thí dụ như những cái trạng thái như bệnh thần kinh tọa, cái trường hợp đó ngày xưa không có, bây giờ có rồi. Rồi cái trạng thái mà nó đứt mạch máu não, bây giờ nó cũng nhiều nữa. Rồi đái đường này kia, rồi nó cũng nhiều nè. Tất cả những cái này là bệnh thời đại, cái bệnh của thời tiết rồi bịnh. Cái môi trường của mình ô nhiễm nó sinh ra những cái đó.
Cho nên thí dụ như bây giờ mình ngủ dậy mà mình nghe mỏi mệt, mình nghe nó. Thì mình vận động một hơi mà nghe nó hết đó, thì đúng là cái thời tiết. Còn mình vận động một hơi mà không hết đó, thì tức là mình tu sai. Mình tu sai, cơ thể mình nó bị rối loạn, nó làm cho mình uể oải, nhức nhối, thì mình tu sai, sửa lại. Còn nếu mà nó mình vận động một hơi hết thì thôi, đó là thời tiết. Thời tiết nó ảnh hưởng cho cơ thể của mình nó chạy theo, nó chuyển theo không kịp thời tiết. Nó khi mà thức dậy, nó bị nhức nhối này kia, nhức cái khớp, nó đau nhức chỗ này, chỗ kia. Do đó mình vận động một hơi cái nó xả ra nó hết, thì tức là bị do thời tiết.
(14:07) Tu sĩ: Vậy là phải rồi đó, con xách cây chổi con quơ quơ lát cái nó hết.
Trưởng lão: À như vậy là bị thời tiết, thời tiết ở đây nó nó… Nếu mà ở Phước Hải, thời tiết ngoài đó tốt lắm, nó không có bị thấp khớp đâu. Cho nên Thầy định Thầy sẽ về ngoài đó đó. Thầy về ngoài đó là cái thời tiết nó tốt, đặng cho mình ở tu, cho nó khỏe cái thân của mình.
Tu sĩ: Thầy làm sớm sớm đi Thầy để con ra ngoải ở. Cái thời tiết ở gần biển nó tốt lắm.
(14:31) Trưởng lão: Nó tốt lắm, ở gần biển đó. Thành ra sáng dậy đó, thở nó mát mát chứ nó không có nóng quá, mà nó cũng không có lạnh, bởi vì thời tiết biển. Do đó mình sáng dậy mình thấy nó khỏe, thức dậy nó khỏe làm sao, hít thở cái không khí đó nó khỏe lắm.
3- NHỮNG KHÓ KHĂN KHI XIN PHÉP XÂY DỰNG CƠ SỞ Ở PHƯỚC HẢI.
Tu Sĩ: Mình về miền biển nó khoẻ lắm Thầy.
(14:51) Trưởng lão: Bởi vậy nó khí hậu tốt lắm. Cho nên Thầy mua 19 mẫu đất ở ngoài đó mà, Thầy dự định mà, Mà làm cái chuyện đó. Hồi đó thầy Thông Huyễn đó, Thầy đưa ra ngoài đó, Thầy bắt đầu đưa Chơn Thông đó, Chơn Thông là Tuệ gì quên rồi, Tuệ Siêu.
Tu Sĩ: Trí Siêu.
Trưởng lão: Trí Siêu hả?
Tu Sĩ: Dạ, Trí Siêu.
Trưởng lão: Đưa nó, bây giờ nó ở bên Miến Điện đó. Là hồi đó Thầy đưa Chơn Thông ra ngoải đó, khai hoang ngoài đó, khu đất đó. Thì Chơn Thông ra ngoài đó ở ngoài đó một thời gian cái Thầy rút Chơn Thông về, Thầy đưa Thông Huyễn ra đó. Thông Huyễn ra đó thì bắt đầu Thông Huyễn đấu tranh với chú Thông Hoa nào ngoài đó, thì bắt đầu Mặt Trận ở ngoài đó nó đuổi. Bởi vì đấu tranh cái chùa Bửu Long. Rồi Phật tử ngoài ở đó thì ủng hộ Thông Huyễn dữ lắm, đông lắm. Bởi vì Thầy ra đó thì Phật tử đông lắm.
Cho nên sau khi mà thầy Huyễn ra đó, thì bắt đầu Phật tử ở Phước Hải, ở Long Hải đến ủng hộ. Cho nên vì vậy đó mà cái người đó muốn hất cái ông Bửu Hoa, cái ông mà cư sĩ mà giữ chùa Bửu Long đó. Là muốn hất ông đó ra để cho thầy Huyễn về giữ cái chùa đó. Mà chùa đó người ta xây dựng kiên cố mà. Mà chùa đó là dòng họ của ông ta, mà bây giờ nó không có cái ông thầy thôi. Ổng là cư sĩ mà con cháu ổng giữ cái chùa đó. Cho nên vì vậy mà Phật tử muốn đuổi ông này ra để mà đưa thầy Thông Huyễn vô đây làm trụ trì.
Thì cái ông này ổng cũng đồng ý. Ổng cũng đồng ý ổng giao, chứ không phải không giao. Nhưng mà Phật tử làm thái quá, muốn cướp chùa người ta một cách quá đáng. Bởi vì chùa dòng họ của người ta mà, ông bà của người ta mà. Thành ra muốn hất người ta ra, hoàn toàn là không có cho người ta quyền gì ở trong này hết. Thay vì mình phải tổ chức cho ông ta làm cái ban hộ đạo đi, trưởng ban hộ đạo để ông lo cái chùa, có phải dễ không. Cái này đuổi người ta ra để mình làm chủ nguyên cái chùa, để cho cái người cư sĩ khác làm cái ban hộ đạo thì người ta đâu đồng ý.
Đó thành ra ổng chống lại ổng kiện. Ổng kiện ở bên Mặt Trận nó đến giải quyết, là vì chùa này chùa gốc ông bà người ta, mấy ông đâu có gì. Cho nên Thông Huyễn đến đây để mà chiếm chùa người ta, lợi dụng Phật tử ủng hộ mà chiếm chùa người ta thì mình, nên Mặt trận mới đuổi ổng đi không cho ở.
Thành ra Thầy bỏ, chứ hồi đó Thầy để Thông Huyễn hồi đó làm. Cho nên Thông Huyễn mới về núi Dinh xây dựng cái chùa Phật Quang ở trên đó. Còn Chơn Thông thì đi nghiên cứu ở bên các nước Phật giáo Nam tông. Sau khi về rồi, khi Chơn Thông mà về đây rồi, Thầy sẽ cho ra ngoài đó để xây dựng ở đó, ý của Thầy là như vậy.
Còn ở đây, một mặt ở đây Thầy lo Thầy đào tạo cho Mật Hạnh tu cho xong. Nghĩa là có người đi chiều sâu mà có người đi chiều rộng để mà hỗ trợ cho con đường mà xây dựng nền Phật giáo, ý như vậy. Nhưng mà cuối cùng thì Chơn Thông kẹt ở bên kia, tức là nó ở bên Miến Điện không có về được. Còn Thông Huyễn thì nhảy lên trên núi Dinh cất chùa xây dựng riêng ở trên đó. Còn Mật Hạnh thì bây giờ nó lý luận cái kiểu của nó thì Thầy thấy thôi thiệt tình là hỡi ôi rồi.
Cho nên nó chưa có ai hết đó, chứ mà nếu có rồi thì quý sư sẽ thấy rằng cái sức định của Thầy, Thầy sẽ nhập định dữ tợn lắm. Thầy nói có người mà ở ngoài, bởi vì cơ sở mình phải biết, phải tạo như thế nào cho đúng. Thầy chọn ngay cái nơi mà khí hậu tốt nữa. Thầy biết mà, rõ ràng là nó ảnh hưởng đó. Mình tu vậy chứ cơ thể của minh coi vậy chứ nó bị ảnh hưởng đến mình. Trên tỉnh Tây Ninh này cái khí hậu nó không tốt.
(18:12) Tu sĩ: Tây Ninh nắng lửa, mưa dầm. Sẵn Thầy nói con cũng góp ý, cái ở ngoải Thầy xin phép đi Thầy. Để mai mốt mấy cái người ủng hộ mình đó họ đi, thì kể như bên sống, bên chết rồi ai ký giấy cho mình nữa. Giờ Thầy xin trước đi rồi mai mốt Thầy không làm, hay làm chậm cũng đâu có sao. Họ ưng thuận cái mình xin liền, mà xin giấy phép kiến trúc cũng liền cái mình để đó. Cũng như rằng trong tin học con có quen. Giấy phép với cái sơ đồ kiến trúc họ phát sẵn hết trơn à. Rồi cái…., hết cái này họ không có làm. Vì vậy mình phải xin trước, mình để đó, coi chừng nào có ai đó Thầy giao cho người ta, có cơ sở rồi làm luôn không có cần xin. Chứ để mai mốt rồi họ chết queo hết trơn rồi họ thay đổi người khác lên công giáo, công giáo đến chính quyền, hay là những người mà họ nghịch với mình họ nắm cái đó cái mình xin nó không được.
Cũng như có ông sư ổng xin cất cái cốc, ông sư Phước Tánh. Mượn chị cho 5 triệu, ổng mới bàn với con, con kêu "lấy đi".… (bỏ 1 đoạn hơi dài, ai rảnh nghe lại giùm)
Cũng như rút kinh nghiệm Thầy xin giấy phép đi Thầy, Thầy xin đại đi. Có giấy phép rồi, có giấy… sẵn Thầy để đó….
Trưởng lão: Nói chung là từ bước đầu qua cái năm 2000 này thì Thầy đã cho tu sĩ mình xúc tiến công việc hết rồi. Coi như là bây giờ nó chuẩn bị coi như là cất nhà ngoài đó. Rồi giấy tờ này kia, cất nhà để mà mình xây dựng gì đó, đồ kiến trúc đổ đá, đổ này kia, làm đường đồ này kia. Nó có cái nhà sẵn để mình ở, có người ở giữ, chứ không khéo là mình đổ chúng hốt hết à, đời họ tham lắm.
(19:56) Tu sĩ: Với cái hàng rào đó, con có cái kinh nghiệm này, đừng có làm vậy tốn tiền lắm. Thầy cuốc bề ngang khoảng 5 tấc, xới đều hết, Thầy mua hột gòn hay là hột me nước Thầy rải, nó rẻ lắm không có tốn tiền. Mua cái hàng rào kẽm gai, kỳ con có làm đó. Bề ngang 5 tấc Thầy rải hột gòn nó dễ hơn hột me nước, hột gòn dễ kiếm. Nó không có bao nhiêu tiền đâu mua 100, 200 kg, 19 mẫu mà Thầy rào kẽm gai biết bao nhiêu là cây vàng ở trỏng. Đó là rào cái đó bề ngang 5 tấc, không có con gì qua được, không có ai qua được hết trơn. Mà cái hàng rào nó vĩnh viễn nữa.
Trưởng lão: Cây gòn nó lên dễ lắm hả?
Tu Sĩ: Dã dễ… mà cây gòn mình chặt nhánh nó xong mình ghim xuống nó cũng mau, 19 mẫu đâu đủ sức. Thành ra mình phải mua hột, mua hột thì phải lại mấy cơ sở họ làm nệm, gối đồ đó. Mua đặt đâu mấy trăm kg, mình mua 1kg khoảng ngàn mấy chứ đâu có nhiều. Cái mình xới ra, mưa cái mình xới, mình rải nó ra. Chứ Thầy làm vậy nặng tiền lắm Thầy ơi. Mình đỡ cái chi phí, lấy cái tiền đó mình xây qua nhà tiền chế.
Với lại đường Thầy khoan làm đường tráng nhựa đã, đường tráng nhựa sau này khó lắm. Tại vì Thường Chiếu cũng đâu có làm đường tráng nhựa đâu, họ đâu có giàu quá. Phật tử về họ thấy cái đó lỗi kỹ thuật, họ lại cơ sở thì thấy là nhà tranh vách lá…. Họ lại họ thấy nhà cao cửa rộng, họ cũng….
Dạ thành ra mình làm bình thường, rất là bình thường, rồi mai mốt thì nó đầy đủ hoàn chỉnh. Con nghe Thầy nói làm cái đường tráng nhựa…
Trưởng lão: Theo cái quy hoạch mà đơn xin phép tắc của mình đó. Xin phép là bắt đầu bây giờ đó, chưa có làm đường xá gì, phóng lô hết. Phóng lô rồi mới đặt ống cống, đặng cho nó thoát nước đó. Coi như là đặt ống cống rồi thì phóng lô, đường xá ở trong đó phóng luôn hết. Rồi cái xe nó mới móc gốc cây đồ này kia, cube đồ nó vô nó móc nó làm đường. Nó làm đường rồi thì bắt đầu nó làm cái nền móng đường, nền móng đường rồi mới bắt đầu đổ đá, đổ đá rồi sau đó mới tráng nhựa. Đâu đó đàng hoàng hết rồi, bắt đầu mình mới làm đường xá trong cái khu vực đó hết rồi. Thì bắt đầu cái khu nào nó theo khu nấy hết, thì bắt đầu mình xây dựng cái phần nào trước, phần nào sau. Thì theo từng bước, từng bước mình xây dựng, nhưng mà mình phải cái mặt bằng nó phải làm.
(22:13) Tu sĩ: Dạ, cái đó cái đầu tiên, phải trồng cây trước. Trồng cây trước, cái chỗ nào mà mình lên lô hết trơn thì mình trồng cây trước, để nữa thí dụ bắt đầu mình xây dựng mình cái nó cũng quang cảnh lắm.
Trưởng lão: Coi như là 19 mẫu này toàn là một khu rừng, mà Thầy trồng cây coi như là cây, như nguyên cây tràm nó lớn lớn lớn, dòm như cái đám rừng ở trong đó, y như cái đám rừng này vậy. Bây giờ nó lên như vậy nó mát vậy đó, y như đám rừng này vậy đó. Bây giờ chỉ có còn giờ là cube nó đến mà nó phóng lô, nó làm đường, thì nó móc mấy cái gốc cây nó bỏ hết, phần đó cắt lấy củi bán hết, bán cây. Rồi bắt đầu cái đường đó, còn cây thì nó để nguyên, khu nào để nguyên. Chừng nào ở chỗ nào mà cất nhà cửa thì nó mới móc ở chỗ đó thôi. Do đó nó làm đường xá trong đó hết rồi. Ở đây là quy hoạch cái công trình lớn, chứ không phải nhỏ. Như là mình muốn mở một cái cơ xưởng gì lớn vậy đó, ở đây là cái cơ sở lớn.
(23:04) Tu sĩ: Dây điện, xin điện ba pha vậy cũng mấy chục triệu. Năm sáu chục triệu mới được cái điện ba pha đó.
Trưởng lão: Coi như là mình cho vô điện.
Tu sĩ 1: Ra bình hạ thế thì phải xin trước, kêu ở ngoải thì nó kẹt cái điện, cái dây điện ở trước.
Tu sĩ 2: Điện ở ngoải nó không có được đều phải không?
Tu sĩ 1: Không có, mình cơ sở lớn mình phải có cái hạ thế riêng, cái bình mình xài riêng không xài chung với người ta.
Trưởng lão: Coi như là mình hạ bình riêng đó, mình hạ bình riêng. Nhưng mà sự thật điện bây giờ thì nó đã kéo tới đó, thì mình xin hạ một bình thì coi như là kéo vô khu vực của mình.
Tu sĩ 1: Nếu như là bình của mình thì mình xài riêng, không xài chung với ai.
Trưởng lão: Coi như là mình không có xài chung trong cái tổ của dân.
Tu sĩ 1: Cái bình ở ngoài thì có khi mà nó yếu là nó kẹt đó.
Trưởng lão: Bình của mình, thành ra mình hạ thế nguyên bình của mình, cái cơ sở của mình.
4- NHÂN QUẢ LUÔN THAY ĐỔI THEO TỪNG HÀNH ĐỘNG THIỆN ÁC.
(23:48) Tu sĩ: Sẵn hồi nãy Thầy có giảng cái phần mà nhân quả nó không có cố định. Cái này con hồi nào tới giờ con cũng ưu tư cái này hoài, con cũng không có hiểu. Về sau này con có đọc thấy một câu nói là: "Tội phước đều không có chủ thể. Nó cũng như do duyên tốt duyên xấu mới tạo ra cái tội phước, chứ còn tự động cá nhân đó họ không chủ động. Họ cũng tùy theo cái duyên cảnh đó mà cái môi trường họ tạo ra". Thành ra cái câu kinh này nó nói: "Tội phước đều không chủ thể", con không biết là sao luôn, sao mà kỳ vậy? Mà không có ông nào giải thích cho con nghe được nữa.
Trưởng lão: Bởi vì cũng như hôm nay mình sống ở trong cái thời gian này, hiện tại này, là cái môi trường này nó nằm ở trong cái nhân quả của nó. Mình bình yên, phải không? Là cái môi trường này bình yên. Mà mình không bình yên, nó có những cái đối tượng, cái pháp nó đến nó làm cho cái cuộc sống của mình trong hiện tại này nó không bình yên. Thì không bình yên tức là cái quả, cái quả nó không bình yên, tức là khổ chứ gì? thì nó có cái quả. Còn bây giờ nó bình yên là nó có cái quả, mà nhưng cái quả thiện nó làm cho mình an ổn, phải không?
Thì do đó trong cái an ổn này thì bắt đầu mình nảy sinh ra một cái pháp. Cái nhân mới mà mình tạo ra cái nhân mới. Vì các pháp nó tạo ra cái thuận duyên của mình là cái quả nó yên ổn nè. Bây giờ mình khởi ra, bây giờ mình muốn làm cái gì, phải không? Mà khi mà cái muốn làm đó, thì tức là cái nhân mới để tạo thành một cái quả kế đó, chứ không phải còn ở trong cái nhân cũ. Nhưng mà bây giờ mình lái cái nhân này, cái nhân mới này lái nó đi làm, nó tạo thành một cái quả tốt. Mà nếu không lái nó, nó sẽ đi vào cái quả ác, cái nhân ác của nó, nó sẽ tạo thành cái quả ác cho mình kế tiếp.
(25:24) Cho nên nó luôn luôn nó không phải có một sự cố định, không phải chủ thể đó, mà nó di chuyển. Nghĩa là mình dùng cái trí của mình, mình thấy “à cái này, cái niệm này khởi lên đây, mình đi theo cái đường này là con đường ác, không được, dừng lại. Hãy đi những cái ngã này, ngã này nó sẽ đem đến lợi mình, lợi người, nó không làm khổ mình, khổ người”.
Do đó mình suy tư như vậy, do cái trí của mình, mình lái nó đi. Mình lái cái nhân mới này để cho nó có cái quả tốt của nó. Mà mình không lái nó, mình đi theo cái lòng ham muốn của mình, mà mình không thấy nó ác pháp. Tức là cái trí của mình, mình không nhận ra đó là cái ác pháp, cho nên mình lái nó, mình đi đến cái đó thì nó gặp. Bởi vì mình không lái nó thì nó sẽ đi vào con đường ham muốn. Mà con đường ham muốn thì nó là ác, nó sẽ tạo thành cái khổ mình, khổ người mà mình không suy nghĩ tới trước được.
Cho nên do đó cái chuyện nó sắp sửa xảy ra thì mình không biết. Mà bây giờ mình cứ nghĩ là cái điều đó mình muốn như vậy, mình làm như vậy, nhưng mình không ngờ rằng cái quả nó sẽ đưa đến cái khổ cho mình. Nhưng mà cái hành động ác của mình, mình không nhận ra. Chứ nếu mình nhận ra thì mình không làm. Mà mình không nhận ra cho nên nó mới thay đổi cái môi trường mình, cái thời gian hiện tại mình đang an ổn, do cái hành động này nó đưa đến bất an, hiểu chỗ đó không? Cho nên nó thay đổi, chứ nó không phải nó cố định.
(26:38) Cũng như bây giờ ngày nay, hôm nay mình an ổn, chứ ngày mai mình phải trả cái quả gì? Ngày mai, sắp tới đó nó chưa đến cái quả này, bởi vì bữa nay nó đâu có tính ngày mai. Nhưng mà hôm nay mình khởi cái niệm, một cái niệm, mình lái cái niệm đó nó đi vào cái ngã thiện. Nó chuyển cái ngày mai, cái quả ngày mai, nó làm ngày mai mình không có gặp khổ.
Thay vì mình không chuyển nó, thì ngày mai nó hướng mình đi vào cái chỗ. Cái niệm ác hôm nay, thì cái ngày mai cái quả khổ nó đã đến, nó sẽ có cái quả khổ cho cái ngày mai của mình. Tại vì cái cuộc đời của mình sinh ra nó ở trong cái nhân quả, cho nên nó có cái quả của ngày mai. Cái quả của ngày mai mà hôm nay thì mình chưa có thì mình thấy đâu khổ cái gì đâu, nhưng mà ngày mai sẽ khổ. Nhưng mà hôm nay mình chuyển được cái hướng thiện, nó đi tẹt qua cái quả khổ này nó trật, nó không có đến với mình. Còn nếu mà mình đi hướng ác, cái quả khổ này nó bừng lên, nó làm cho mình khổ sở ở tù, hay hoặc là xe đụng chết nữa, hiểu chỗ đó chưa?
Cho nên nhân quả nó không cố định là như vậy. Vì vậy cho nên mình khéo lái nó. Cho nên đạo Phật mới nói con người giải thoát được, là tại vì mình trên nhân quả, mình lái nó đi thì mình giải thoát. Mình không lái nhân quả mình được thì mình sẽ bị nó lái mình đi thì mình bị. Mà nó càng chồng chất lên những cái quả khổ đó thì cái nghiệp khổ mình nó lại còn khổ nhiều. Và cũng từ đó nó thành một cái lực, cái lực đó nó tiếp tục nó tái sanh. Nó tương ưng nó tái sanh, thì nó lại sinh ra khổ nữa, chứ không hết. Còn mình cứ lái vào thiện, lái vào thiện thì càng ngày nó càng đi vào con đường thiện thì nó an ổn, nó yên vui cho đến khi chấm dứt hoàn toàn sinh tử.
(28:10) Tu sĩ: Vậy cái phần chủ thể nó liên hệ sao ?
Trưởng lão: Cái phần chủ thể nó không có, nó không có chủ thể. Bởi vì nếu mà có chủ thể thì nó phải có cố định, còn cái này nó không có chủ thể, nó tùy.
Tu sĩ: Vậy rồi cái nhân quả này nó không có liên hệ cái quá khứ hả Thầy? Thí dụ kiếp trước và cái kiếp này nó không có liên hệ?
(28:25) Trưởng lão: Coi như là mình chuyển, nó có liên hệ, nhưng mà mình chuyển. Chẳng hạn bây giờ Thầy đặt vấn đề, nó có liên hệ lắm. Bây giờ cái quá khứ, cái nhân của ở quá khứ thì cái quả ở hiện tại của mình. Bây giờ Thầy đã tạo cái nhân ở quá khứ, Thầy chỉ sống có thời gian có 50 tuổi à. Là ngày mai này đúng 50 tuổi là Thầy chết đó. Cái nhân của Thầy ở quá khứ, cái quả của Thầy chỉ có 50 tuổi, trong hiện tại này 50 tuổi Thầy chết. Nhưng mà ở trong cái hiện tại này Thầy lại chuyển được cái quả đó, là Thầy làm những cái điều phước, cho nên nó chuyển Thầy sống thêm, Thầy tới đó Thầy không chết. Thấy không, nó chuyển phải không? Bởi vì nó có liên hệ, nó có liên hệ của quá khứ với hiện tại và vị lai.
Bây giờ ở quá khứ mình tạo cái ác, cho nên đến đây mình sẽ gặp cái tai họa này, cái tai hoạ này có thể giết mình chết. Nhưng mà trong cái cuộc sống hiện tại này, mình đã tạo được cái phước, cho nên cái quả chết này nó không chết. Nó đến đây, thay vì gặp khổ mà nó không khổ, mà nó lại hạnh phúc. Nó có liên hệ, mà từ cái hành động hiện tại này làm, thì cái tương lai này nó sẽ sáng sủa, nó không có khổ. Thế cho nên nó không có chủ thể, mà nó chỉ có tùy duyên. Tùy duyên qua cái trí của mình mà chuyển biến nó, chuyển biến nó. Cho nên nó thay đổi liên tục, nó không có dừng.
(29:46) Vì vậy mà có thể nói rằng, cái người mà coi bói đó, nói về vị lai không đúng. Bởi vì cái luật nhân quả mà, nó thay đổi mà, làm sao nói? Nói: "Bữa nay, ngày mai anh gặp anh bị xe đụng đó". Nhưng mà hôm nay tôi làm chuyện khác thì ngày mai tôi đâu có đụng được, hiểu không? Cho nên nói không được, nhưng mà nói quá khứ nó nói đúng.
Cái ông thầy bói họ nói quá khứ mình đúng. Cũng như bây giờ Thầy tu chứng, Thầy có tam minh, Thầy biết cái nghiệp sư như vậy, vậy. Mà nếu trên con đường này mà sư chuyển biến nó bằng cái đường hướng trí tuệ Phật dạy, thì nó thay đổi mất, cho nên Thầy nói trật lất. Mặc dù tam minh bây giờ Thầy thấy nó đúng đó, nhưng ngày mai nó thay rồi. Nó thay là vì ngày hôm nay sư đã làm cái hành động nó khác rồi, thành ra nó thay rồi, bây giờ nói như vậy sao được, cho nên không nói.
Cũng như bây giờ có người người ta hỏi: "Vậy chứ thầy Mật Hạnh có cái duyên tu chứng hay không?"
Thầy nói: "Người nào cũng có duyên tu chứng hết, nhưng mà họ có lái đúng đường không? Họ không lái đúng đường thì làm sao họ tu chứng".
Cũng như Thầy nói: "Bây giờ sư có duyên tu chứng". Nhưng mà hôm nay sư nghe tu chứng sư không thèm tu thì ngày mai sư làm sao tu chứng? Cái hành động của sư, chứ đâu phải hành động của Thầy sao? Cho nên đâu có nói được cái tương lai của người ta được, mà chỉ biết cái quá khứ của người ta.
Nghĩa là bây giờ nhìn lại quá khứ, sư sãi ra gì, thì ở trong Tam minh người ta quán xét, người ta thấy rõ không sai chút nào, nhưng mà nói về tương lai thì không thể nói. Người ta biết, biết rất đúng, rất sai, rất rõ. Nghĩa là không sai, phải không? Không sai. Nhưng mà nếu mà hôm nay sư làm một hành động gì, ngày mai nó không đúng vậy, nó thay đổi khác rồi, cái nhân quả.
(31:16) Cho nên vì vậy đức Phật nói: "Đạo ta ra đời là vì con người không cố định. Không có sự cố định, không có chủ thể, cho nên mới ra đời mới cứu khổ người ta được". Người ta lái, người ta đi nó không khổ, còn người ta không biết lái thì người ta phải chịu khổ thôi. Cho nên nó cứu khổ được mình mà.
5- BẬC DUYÊN GIÁC CỦA ĐẠO PHẬT
(31:31) Cho nên khi mà đọc cái bài Thập nhị nhân duyên rồi, đức Phật mới nói: "Thế giới 12 nhân duyên này hợp lại thành một cái thế giới khổ, mà 12 duyên này rã thì thế giới nó hết khổ". Rõ ràng là rã ra là tại vì mình đi vào con đường thiện nó rã, mà đi vào con đường ác thì nó hợp lại thì nó phải khổ thôi. Nó có thiện ác ở trong Thập Nhị Nhân Duyên nó rõ mà.
Cho nên dạy về Thập Nhị Nhân Duyên mà người mà ngộ được lý nhân duyên rồi thì gọi là bậc Duyên Giác đó, thì người ta giải thoát liền. Người ta không còn, Thầy nói thực sự không cần ngồi thiền, không cần gì hết. Người ta hiểu được lý duyên giác rồi, người ta bẻ ngay liền. Người ta sống đúng đời sống phạm hạnh, người ta lấy giới đức người ta sống rồi, thì người đó kể như là người ta an vui ở trong cái phạm hạnh của một vị tu sĩ rồi, thì người ta giải thoát. Người ta không có còn nghĩ đến vợ, đến con, đến dòng họ bà con nữa, cái đó là người ta thấy được cái nhân quả là cái duyên hợp rồi, người ta không còn lo lắng nữa. Bởi vì ngộ được lý Thập Nhị Nhân Duyên là người ta giải thoát, người ta không còn bận tâm.
(32:25) Cư sĩ: Cái chỗ này con cũng có cái tranh luận với cái ông sư Phước Hưng. Con thì không, con đòi phải như là cũng như là hành, còn ổng thì ổng không chịu, ông lo học. Cũng như thâm nhập được cái lý đó rồi tự nhiên nó đạt là mình giải thoát được.
Con nói: "Muốn giải thoát là phải có cái sự hành, phạm hạnh đồ ở trỏng, cái này, cái kia mới được giải thoát. Chứ còn mình ngồi mình đọc sách không, mình nghiên cứu hoài nó thành sao được mà thành".
(32:47) Trưởng lão: Ổng chỉ ngộ, ổng chỉ hiểu được cái lý. Bởi vậy khi mà mình ngộ được rồi, mình xả hết, mình sống cho đúng. Mà xả hết sống đúng, trời ơi! Đâu phải chuyện xả mà dễ, nói xả đâu có đơn giản đâu. Sư cứ nghĩ đi, mình hiểu rồi đó, bây giờ nắm được cái lý Thập Nhị Nhân Duyên rồi, biết là phải đi vào cái ngõ sanh rồi đó, để mà phá vô minh chứ gì. Ngõ sanh nó phá vô minh, chứ không phải là minh để mà đi học mới phá vô minh, không phải. Mà đi vào cái ngõ sanh tức là sống đời sống đức hạnh giới luật chứ gì. Sống cái đời sống này mới cắt đứt hết các duyên kia, tức là bây giờ khởi mỗi tâm niệm của mình là xả liền.
Trời ơi! Biết bao nhiêu, hàng năm, hàng tháng, bao nhiêu năm mà xả nó mới sạch đó chứ đâu phải. Muốn sống được cái đời sống mà Thập Nhị Nhân Duyên này là cái duyên sanh chỗ đó, mà mình sống đúng phạm hạnh, là không phạm giới đó, thì mình xả biết bao nhiêu tâm niệm mình. Ngồi đây một tâm mình niệm mình chưa có hành động, miệng mình chưa có phạm mà ý của mình phạm hết đó, phạm giới hết đó.
Cho nên do đó mà mình quyết định là những cái lỗi nhỏ nhặt ở trong ý của mình mà khởi ra là phải xả. Xả tức là đoạn dứt cái duyên sanh đó, chứ không phải là nói mà thường đâu, cả một vấn đề tu. Sư nói đúng đó, còn ông sư kia ông nói học không, chứ học mà không chịu xả thì kể như là chỉ lý luận thôi, chứ không có giải thoát đâu.
(33:58) Mà còn phải khi mà xả như vậy mình khổ tâm lắm, chứ đâu phải chuyện đơn giản đâu, nó đâu phải. Bởi vì rõ ràng là mình thấy khổ, chứ chưa phải là mình thấy giải thoát. Nhưng mà ngầm đó mình tự suy tư, mình mới tìm hiểu mình mới thấy được rõ ràng là đời sống phạm hạnh là giải thoát. Khi nào mình nhận ra được như vậy, và mình quyết định trước cái khổ này, trước cái đấu tranh này giữa cái tư tưởng của mình, thì mình phải nỗ lực tận cùng để mà diệt sạch những cái đầu óc còn mang tính chất sanh y của nó trong đó.
Dẹp hết! Dẹp hết! Chừng mà dẹp hết rồi mới gọi là Thập Nhị Nhân Duyên, mới là phá vỡ đó, đúng là chúng ta là Duyên Giác. Chứ còn Duyên Giác mà học không thì Duyên Giác không nổi đâu. Bởi vì chấp nhận rồi phải sống, mình hiểu nó được rồi thì bắt đầu bây giờ sống.
Cho nên đức Phật nói: "Sáng mà nghe thuyết pháp về Thập Nhị Nhân Duyên, chiều chứng đạo". Là người ta bỏ sạch hết, bắt đầu người ta sống phạm hạnh. Từ đó người ta an vui trong phạm hạnh, người ta không còn để cái duyên nữa, thì thời gian sau người ta chứng đạo, chứ không phải là nói chiều chứng đạo. Mà người ta đã bắt đầu có một cái nghị lực cương quyết rồi thì người ta sẽ làm được hết.
6- TU HÀNH ĐỪNG ĐỂ ỨC CHẾ TÂM.
(35:02) Tu sĩ: Chứng đạo chứ không phải thành đạo, thành đạo nó khác. Chứng đạo là mới bước vô giai đoạn đầu. Người ta tưởng đâu chứng đạo là rồi rồi đó.
Trưởng lão: Mới bắt đầu, đó mới chứng à. Nghĩa là mới có chứng được cái lý của nó thôi, còn cái thành là hoàn toàn là mình sống an ổn. Mà mới chứng đó, trời! Nó còn cái cuộc đấu tranh, nó kinh lắm. Bởi vì mình chứng nó rồi, cho nên nó mới đấu tranh với cái sai. Chứng là thấy được cái đúng, bây giờ mới đấu tranh với cái sai của nó. Mà đuổi cho được cái sai, giặc mà kêu là giặc tham, sân, si ra được đó, thì gian khổ lắm.
Đó thì như vậy là rõ ràng là mình phải nỗ lực hết mình, chứ đừng có nói chuyện. Nghĩa là khép chặt mà sống độc cư, mà từ ba tháng đến ba năm không nói chuyện với ai. Chứ còn nói chuyện một chút xíu là kể như là hoài công của mình. Bây giờ mình tu tới hai năm chín, còn có một ngày nữa là ba năm thôi, thí dụ như vậy. Mà mình tiếp duyên mình nói chuyện là cái hạnh độc cư không trọn thì kể như là bắt đầu tu lại, chứ đừng nói gì nữa.
Đó Thầy nói nếu mà ba năm là mình hoàn toàn là tâm quay vô hoàn toàn rồi, phải không? Mà mình ức chế nó, cho đến cái giờ phút cuối cùng nó bung ra một cái là kể như là nguy hiểm.
(36:09) Cho nên Thầy nói đừng có ức chế nó, cứ để tự nhiên sống, rồi suy xét cái sự giải thoát của mình. Đặng cho nó thấy cái kết quả giải thoát đó, nó phấn khởi, để cho mình chấp nhận cái độc cư, cái phạm hạnh. Và mình chấp nhận được cái phạm hạnh mình sống thấy thích thú, rồi bắt đầu từ đó nó quay vô. Nó đơn giản lắm. Mà nó khó là nó khó các pháp bên ngoài nó cứ đập mình, nó cứ tấn công mình. Mình muốn yên mà nó không cho yên đâu.
Thí dụ như bây giờ sư muốn yên, mấy con về thăm "trời ơi! Phải làm sao đây?"
Tu sĩ: Bởi vậy.
Trưởng lão: Mình muốn giải thoát chứ mình đâu có muốn, nhưng mà tình cảm của nó làm sao, nó cũng nghĩ đến cha nó chứ, phải không? Cho nên rốt cuộc rồi mình cứ bị động hoài, mà bị động thì phải tu trở lại. Mà bây giờ sư ở đây mấy tháng phải không, bắt đầu thấy yên ổn quá chừng, cái đùng nó về, thôi thôi bắt đầu tu trở lại đi.
Tu sĩ: Như vậy thì con làm sao Thầy? Thí dụ mỗi năm con phải về bển thì làm sao giờ?
(37:01) Trưởng lão: Trong cái vấn đề, dù sao đi nữa mình cũng tập dần, chứ không được ức chế mình, ức chế nguy hiểm lắm. Bởi vì Thầy đã trường hợp mà Thầy đã bắt vô ức chế Thầy thấy rồi, không được, khép độc cư không có được.
Bây giờ cái duyên của mình như vậy, nhưng mà mình nhắc nhở mấy đứa nhỏ, con của mình nhắc nhở nhỏ lần. Rồi bắt đầu lần lần nó thấm nhuần, thấm nhuần hồi nào, bây giờ tới. Cái duyên của mình nó tới rồi, cái bắt đầu nó không có đến thăm viếng nữa, để cho ba yên tu. Bắt đầu nó không đến nữa thì nó không làm cho mình sống lại, từ đó mình lần lần mình sống trong độc cư nó xả lần….. Đó, nó có vậy thôi chứ mình đừng có ức nó, ức nó không được, khó lắm.
7- SÁU NẺO LUÂN HỒI
(37:38) Tu sĩ: Cái phần nhân quả Thầy nói hồi nãy đó, con cũng nhớ cái điều nhập thất mà Thầy giảng hôm kia. Bởi vì cái cõi dục giới là Thầy nói, với cõi vô sắc, với cõi sắc giới là cõi không có, mình chỉ có một cõi dục giới thôi. Rồi còn thêm một phần nữa là cũng như thế giới siêu hình, thế giới Chư thiên đồ đó, thì đức Phật nói là sáu đường, luân hồi theo sáu đường. Thì trong đó thì con thấy có hai đường như Thầy giảng là chỉ có người với súc sinh thôi, còn năm cái kia thì nó cũng quy vô với cái loài người rồi, thì chư thiên cũng là người, ác quỷ cũng là người, atula cũng là người, vân vân, chỉ còn người với súc sinh thôi. Thì theo vậy thì Phật nói hai đường thôi chứ Phật nói làm chi sáu đường vậy.
(38:20) Trưởng lão: Thật sự ra đức Phật phân sáu đường là chỉ cho cái con người của mình nó có những cái trạng thái.
Thí dụ như một người thiện tức là cõi thiên rồi. Mà một con người mà chẳng thiện, chẳng ác nó là con người rồi. Mà cái con người mà ác nó là ác quỷ rồi. Đó mình phân ra nó mới thấy được cái cõi người, cõi trời và ác quỷ, atula nó mới thấy được cái này.
Có người dữ tợn ác lắm, ác quỷ rồi, cho nên đó là. Cũng có cái con người mà sống trong con người mà địa ngục, họ khổ vô cùng, chứ đâu phải. Ở trong cái cõi người chúng ta nó đã sáu cõi nó đã đủ nó rồi, trừ ra cái cõi chúng sanh thôi. Chúng sanh là con vật đồ đó, thì chúng ta
Tu sĩ: Có năm cõi hả Thầy?
Trưởng lão: Sáu chứ.
Tu sĩ: Súc sanh nó có trong này không?
Trưởng lão: Súc sanh nó cũng tính luôn đó, tính luôn súc sanh. Còn cái kia là, cái cõi người của chúng ta phân chia ra năm cái cõi này. Bởi vậy đức Phật hay lắm, đức Phật chia ra hay lắm.
8- NHÂN QUẢ TƯƠNG ƯNG TÁI SANH.
(39:23) Tu sĩ: Vậy là mình luân hồi như sao được Thầy? Tại vì con thấy như vậy nè, con cũng hỏi nhiều người, thì họ nói cõi siêu hình có mới luân hồi được. Còn bây giờ thí dụ như có hai cõi thì người ta chết, thì người ta tái sanh làm người thì trở lại làm người, hoặc người làm súc vật. Mà người trở lại làm người thì rất khó, như con rùa mù nổi lên mặt biển vậy đó.
Trưởng lão: Làm súc vật nhiều hơn, mà làm ngạ quỷ cũng nhiều dữ.
Tu sĩ: Dạ, thì ngạ quỷ cũng là người
Trưởng lão: Thì người, nhưng mà người dữ cũng nhiều lắm.
Tu sĩ: Dạ, thì bây giờ con thấy thí dụ như bây giờ, tại sao mà cái dân số người ta nó tăng, rồi dân số súc vật nó cũng tăng, rồi mình tái sanh đâu có dễ để giải thích được.
(40:00) Trưởng lão: Bởi vì nó nếu mà cho rằng mỗi người có một linh hồn tái sinh thì cái số không tăng, phải không? Bởi vì một cái thức thì có một cái nghiệp thì nó đi tái sanh thôi, chứ làm bây giờ số người tăng, phải không? Số người tăng là do cái nhân quả một người phải sanh ra mười người, mười người phải sinh ra trăm người. Mà cái nhân quả có một người mà sinh ra triệu người.
Bởi vì thí dụ như bây giờ đó, mình sống mình giết hại chúng sinh, mình ăn loài chúng sinh. Thí dụ như bây giờ mình ăn cá, thịt đi. Một con người mình đã giết bao nhiêu cái loài cá thịt để nuôi cái thân này, phải không? Khi mình chết rồi mình phải sanh cái loài chúng sinh này, vô lượng con, chứ đâu phải một con để mà trả cái nghiệp. Vay một trả mười mà, cái luật nhân quả như vậy chứ đâu phải. Thành ra nó đâu có cái số lượng mà gọi là có một linh hồn mà sinh ra. Nếu mà một con vật nó sinh ra thì đâu có một cái bầy kiến dữ tợn vậy? Nó cũng chỉ sinh ra một con kiến thôi, chứ sao nó sinh ra như vậy được?
Tu sĩ: Cái phần này trong kinh không có nói vấn đề đó Thầy.
(41:00) Trưởng lão: Đó, cho nên trong kinh không nói, nhưng mà chúng ta cũng phải luận, chúng ta cũng phải biết thấy rõ. Bởi vì Phật nói: "Từ nhân quả sanh ra". Do cái nhân quả hành động nó nhiều hay ít là do nhân quả đó. Nếu mà cái nhân quả đó mà nó ít, tức là tâm tham đắm của mình ít thì nó sanh ít, mà tâm tham đắm mình nhiều nó sanh nhiều.
Tu sĩ: Vậy lúc tái sanh một người chết, tái sanh có thể là thành nhiều người, chứ không phải một người?
Trưởng lão: Thành nhiều người. Thí dụ như bây giờ mình, nếu một người này chết mà cái nghiệp lực của nó, nó thành một người thì nó chỉ trả có một thôi. Mà bây giờ cái nghiệp lực này mình vay người ta một mà mình phải trả mười. Thì một người này chết mà cái nghiệp lực này tạo ra thì nó phải là thành mười cái nghiệp lực của nó, để mà nó trả những cái quả khổ của nó chứ, nhân quả mà.
Tu sĩ: Thành ra cái phần tranh luận hồi xưa con cũng dính mắc mấy cái này, còn trả lời người ta thế này. Con nói thí dụ như một cái hột mình trồng xuống dưới đất, nó lên một cái cây. Thí dụ cái hột ớt chẳng hạn, có một hột lên thành cái cây, cái cây mình được biết bao nhiêu trái ớt, một trái ớt, biết bao nhiêu là hột ớt. Một nhân nhưng mà sinh nhiều quả. Cái này là mình thấy, còn cái thế giới mà tái sanh mà luân hồi đâu có ai thấy đâu, mình nói người ta cũng không có nghe nữa.
(42:06) Trưởng lão: Đúng đó, đúng là cái luật nhân quả nó như vậy, như là cây ớt của chúng ta. Một hột ớt nó lên cây ớt, cây ớt nó ra bao nhiêu trái, phải không. Bao nhiêu cái cay của nó đây mà, bao nhiêu cái ác của nó nè. Bây giờ những cây ớt này nó lên bao nhiêu cây nữa?
Rồi những cái quả của cái nhân quả này nó tiếp diễn, như cây ớt này nó lên nó phát triển được, nó ra trái nữa. Những cây ớt này nó phải trả cái những cái quả yểu tử của nó nữa. Tại vì mình làm biết bao nhiêu sự yểu tử người ta, đoản mạng người ta, chứ đâu phải là hoàn toàn nó hết đâu. Cho nên lớp mình trả cái chết, lớp mình trả cái sống, lớp mình trả cái khổ, lớp mình trả đủ thứ, chỉ có một cái nhân quả của mình biết bao nhiêu người.
Cho nên thí dụ như bây giờ người ta hạn chế sinh đẻ, người ta móc thai đi. Cũng do cái nhân yểu tử nào, mình đã làm biết bao nhiêu đoản mạng người ta. Bây giờ mình sanh lên chỉ chốc lát người ta móc ra người ta quăng rồi, thì do mình chứ ai, một người mà bao nhiêu người chứ đâu phải. Bây giờ cha mẹ mình chết đi, rồi cha mẹ mình sinh lên, cũng có cha mẹ mình, có hai người này thôi sao. Ôi thôi bây giờ nó hàng ngàn cha mẹ mình nữa, chứ đâu phải một người. Bởi vì cái nghiệp lực mà, chứ đâu phải là cái cố định của linh hồn. Cái nghiệp lực nó sanh ra dữ lắm.
(43:08) Bởi vậy ở trong cái, ở trong chỗ nào nè nó nói do tham, sân, si mà sinh ra. Do tham, sân, si ba cái độc này mà nó sinh ra. Bởi vì mình tham nó thành ra cái lực, mình sân nó thành cái lực, mình si nó thành cái lực, cái lực này nó không phải sinh ra một người.
Cũng như bây giờ, bởi vậy đức Phật nói: "Được thân người là khó", phải không? Được thân người là khó. Mình được cái thân người mình khó, mà mình không biết chấm dứt, mình tạo ra muôn vàn thân người.
Tu sĩ: Thưa Thầy vậy là mình chấm dứt, chỉ chấm đứt một thân thôi?
Trưởng lão: Mình chấm dứt một thân thì tất cả thân khác nó không có nữa, nó không sanh ra nữa.
Tu sĩ: Mấy cái thân kia tự nhiên nó cũng mất luôn?
Trưởng lão: Mất luôn hết, bởi vì cái quả nó hết rồi.
Thí dụ như bây giờ Thầy tu là Thầy chấm dứt tất cả bao nhiêu vô lượng thân của Thầy, chứ không phải một thân đâu. Nghĩa là bao nhiêu cái nghiệp của Thầy hồi nào đến giờ nó đã thành, đã bao nhiêu rải rác bây giờ cùng hết rồi. Bây giờ đời quá khứ Thầy đã tạo ra nghiệp nè, Thầy sinh ra nhiều người như Thầy, chứ không phải một người. Nhưng bây giờ một thân này mà Thầy thực hiện được, thì bao nhiêu đó nó cáo chung hết, cái nhân quả mà nó chuyển biến mình đó.
Tu sĩ: Vì trong kinh không có nói thành ra mình không bí lù, không biết gì hết, cũng tò mò.
(44:18) Trưởng lão: Bởi vì trong lúc đó không có người hỏi ông Phật, chứ có người hỏi ông Phật thì bài kinh này có. Ngặt vì mấy ông không chịu hỏi. Cho nên Phật mới nói: "Cái mà ta chứng như rừng lá cây, mà cái ta nói ra cho chúng Tỳ kheo hiểu, thì như nắm lá cây". Cái số kinh mà đức Phật thuyết giảng như nắm lá cây, còn cái chỗ mà để mà hỏi đó, chỗ mà đức Phật đã thấy được, nó như cái rừng lá cây rồi, nó nhiều quá rồi, mà chúng sanh thì làm sao có cái trí mà hỏi được.
(Hết băng)