VẤN ĐẠO 15-TRÍ TUỆ TRONG ĐẠO ĐỨC
VẤN ĐẠO 15-TRÍ TUỆ TRONG ĐẠO ĐỨC
VẤN ĐẠO 15
TRÍ TUỆ TRONG ĐẠO ĐỨC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn
Thời lượng: [45:38]
Thời gian: 2002
Tên cũ:08A-TriTueTrongDaoDuc
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-15-tri-tue-trong-dao-duc.mp3
1- TRÍ TUỆ TRONG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐẠO PHẬT
(00:00) Sư Tuệ Tĩnh: Kính bạch Thầy nó có nhiều cái nó phi lý. Chẳng hạn như người ta dâng mình cái miếng dưa hấu. Cái ăn luôn cái vỏ, không bỏ vỏ, nói người ta dâng ăn hết. Rồi dâng mấy cái bánh ít đó, rồi con thấy quất luôn vỏ luôn. Ăn thịt ăn vỏ luôn. Con nói cái này nó có trí tuệ đâu mà sao kỳ vậy mặc dù người ta dâng mình.
Trưởng lão: Đó đó là cái sai. Ví dụ như người ta cho mình trái dừa rồi mình cũng ăn cái vỏ cái chết.
Sư Tuệ Tĩnh: Rồi con thấy mấy cái này kỳ quá mà sao nó nói là: "Để trong giới luật". Chắc con nói là: "Chắc có lẽ họ thêm làm sao đó".
Trưởng lão: Cái đó là người ta thêm, sau này người ta thêm để làm cho hay vậy. Tức là làm khổ mình đó. Ăn cái vỏ mà nó bắt mình phải nuốt. Thì như vậy làm khổ mình, nó có tốt lành gì trong đó, nó đâu có trí tuệ đâu. Cái đó lại là khổ hạnh.
Đối với Thầy, Thầy nói thật sự ra cái gì phi lý là mình không chấp nhận, bởi vì đạo Phật đạo trí tuệ mà. Mà trí tuệ trong đạo đức, đạo đức tức là không làm khổ mình. Mà mình ăn vậy nó nguy hiểm cho cơ thể mình, thì tức là mình thiếu đạo đức với mình rồi. Cái đạo đức nó quay ngược trở lại.
Mình đối với mình mà mình làm cho nó khổ thì tức là mình đã thiếu đạo đức. Cũng như người ta chửi mình mà mình tức sân lên, tức là mình thiếu đạo đức với mình rồi, mình đã làm nó khổ. Quay ngược trở lại mình mới thấy cái đạo đức của mình đối với mình. Còn quay ra thì đạo đức của mình đối với người khác đừng làm khổ ai thì đó là đạo Phật đó.
Bởi vậy Thầy nói thật sự ra Thầy xây dựng cái đạo đức của đạo Phật để cho người ta thấy được con đường giải thoát của đạo Phật thực tế mà. Thực tế ở trong cái đạo đức. Bởi vì trí tuệ với giới hạnh, giới hạnh là đạo đức chứ gì? Đạo đức với trí tuệ nó kèm theo, nó cặp theo hai cái này nó đi song song với nhau mà. Cho nên đâu có ngu si gì mà mình làm mình thiếu đạo đức. Mình làm khổ mình là thiếu đạo đức rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Con có quen với nhiều người đó Thầy, họ cũng đệ tử của Thầy Thanh Từ. Họ sống biệt lập ở ngoài. Họ có miếng vườn rồi họ trồng cây. Rồi họ nhờ vào cái số đó mà họ sống. Chứ không có đi y bát như đức Phật ngày xưa. Cái đường lối sống để tu tập như vậy nó có đúng với chánh pháp không hay là?
Trưởng lão: À thật sự ra con người không thể nào mà tự mà sống, mình có tiền bạc hay cái gì đó, mình có cái vườn cây mình sống đi, người đó coi vậy chứ họ là người chủ vườn rồi. Nghĩa là bây giờ mình muốn sống nó thì mình phải chăm sóc nó. Mà chăm sóc nó là không phải đúng cách Chánh nghiệp rồi, nó là Tà nghiệp rồi. Cho nên mình sống là mình phải du Tăng khất sĩ, mình đi xin chỗ này, chỗ kia mình sống mới đúng hạnh.
(02:26) Còn không đó thì ví dụ như quý Sư đến đây. Ví dụ bây giờ mình không có đi ra ngoài mình xin được, thì mình đến nơi cái tu viện, cái chùa nào mình xin người ta lo cho mình thôi. "Tui xin cơm mấy người, mấy người có thì mấy người cho, mấy người không có thì tui ra chỗ khác tui ở tui xin. Có vậy thôi ai có lòng cho tui ở".
Đó Thầy trong những ngày mà Thầy đi du Tăng khất sĩ cũng vậy, Thầy đi tới chùa này, chùa kia Thầy xin. Ai cho Thầy ở đó năm ba bữa, Thầy đến chùa khác Thầy không có xin. Nghĩa là Thầy không có chùa, không có của cải, nhưng mà Thầy tu rất là tốt. Bởi vì Thầy xả tâm đó.
Còn họ làm vậy chứ họ dính. Họ có cái pháp họ tu nhưng mà pháp họ tu, họ bị dính, họ không có xả đâu. Họ sống chết với cái khu vườn của họ, cái nhà của họ, dù là nó xấu đi cũng là cái cốc, cái thất của họ. Họ dính, họ đi họ không nỡ, họ còn thương tiếc nó hà. Rồi vì cái cuộc sống họ đó, họ phải sống họ phải chăm sóc. Họ chăm sóc, họ trở thành một nhà làm vườn. Còn không thì họ làm ruộng mà sống thì coi kể như. Bởi vì Thầy nói những cái điều kiện mà các Tổ của bên Trung Hoa đó, như tổ Bách Trượng đó, nói: "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực". Một ngày không làm, một ngày không ăn thì cái này là ông nông dân rồi.
Thầy nói "ông nông dân chứ ông không phải là người tu của đạo Phật đâu. Cái này là Tà nghiệp chứ không phải Chánh nghiệp đâu. Cái này là đối với xã hội chủ nghĩa thì hay chứ còn đối với đạo Phật thì không hay chút nào đâu, ông không có giải thoát đâu". Thầy xác định mà "mấy ông Tổ này là mấy ông Tổ chỉ biết làm ăn thôi".
Còn đối với đạo Phật thì bây giờ chúng ta khéo léo, chúng ta xin Phật tử: "Bây giờ quý vị giàu có, quý vị giúp đỡ cho các Sư người ta ăn người ta tu. Người ta tu thật sự người ta xin ăn để người ta giữ được cái Chánh hạnh".
Ngày xưa đức Phật đi xin ăn. Đức Phật là con của một nhà vua và đệ tử của đức Phật là toàn là những hạng vua không. Nhưng mà đức Phật vẫn đi xin ở ngoài dân gian, chứ không phải là xin của vua không đâu. Lẽ ra thì ông vua ổng bao giờ ổng để cho ông Phật mà phải sống đi xin như vậy, nhưng mà ông Phật không chấp nhận.
Thầy cũng vậy. Bây giờ Thầy ở đây thì suốt đời Thầy ăn hoài không hết chứ gì. Nhưng mà Thầy không chấp nhận điều đó đâu, Thầy đi xin chùa này chùa kia. Thầy không xin ngoài dân gian nhưng mà chùa bây giờ giàu quá Thầy tới Thầy xin. Họ cho Thầy ăn không hết mà, họ đã nấu ở sẵn chùa, thì cần gì phải xin dân gian.
Cho nên Thầy đi chỗ này, chỗ kia điều kiện là để xin. Ai nấu gì cho ăn nấy không chê dở, chê ngon. Bởi vì họ cho mình ăn mà đâu có chê. Còn nhiều khi mình ở chỗ này, chứ nhà bếp mà cho mình ăn dở mình chê, không được rồi. Bởi vì mình có quyền mình trụ trì rồi. Còn Thầy coi như là Thầy đến chỗ khác Thầy đâu có trụ trì đâu. Đó là Thầy phi được cái tâm danh lợi của Thầy rồi.
(04:55) Rồi đi đó Thầy không ở đây, Thầy xin cô Út cho Thầy ít tiền để mà Thầy đi xe. Rồi bắt đầu kêu xe vô chở Thầy thì bắt đầu cô Út trả tiền xe. Rồi gởi tiền xe đó, trả tiền xe, Thầy đi đến cái điểm nào đó thì cái người lái xe này, họ ra đó họ trả tiền xe cho Thầy đi. Thầy cũng khỏi cần cất giữ tiền bạc, cuộc đời Thầy khỏe re, Thầy không có tiền. Nhưng mà đến đó Thầy ở thời gian đó, rồi đó Thầy đi đó thì Thầy xin vị trụ trì ở đó cho Thầy giúp Thầy mua vé xe hay là cho Thầy lên xe. Thì kêu cái người đến chở Thầy đến đó mua vé xe, Thầy lên xe. Thầy đến cái địa điểm đó thôi, Thầy xuống xe, Thầy không cất giữ tiền bạc, đến đó xin ăn. Cuộc đời Thầy là du Tăng khất sĩ thật sự, không cất giữ tiền bạc.
Mà đến đâu Thầy xin ở đó. Mà cái phước báu dữ lắm, coi như là không thấy được. Người ta rất là quý trọng, người ta rất kính nể mình. Mà tự tâm mình, mình cũng thấy thanh tịnh, không bị sai, không bị cái gì. Mình đi đến đó thôi, chứ mình cũng không có tiền mình đi nữa, nó không có sai mình đi bậy. Chứ còn có tiền nhiều khi "ờ thôi tới chỗ này, cái điểm này, chùa này, thôi mình ghé thăm cái người này chút".
Thì có tiền mình mới đi được, chứ không tiền bây giờ nữa đường mình xin ai giờ đây, biết ai cho mình. Thôi! Mình tới địa điểm này thôi, không có đòi hỏi nữa. Rồi từ địa điểm này muốn dời đi địa điểm khác thì nó có nhất định cái chỗ đó, không có đi chơi bậy bạ được. Đó nó thu thúc mình ở trong cái khuôn khổ của nó.
Mà chính chỗ đó là đức Phật đã dạy rồi: "Không nên cất giữ tiền bạc". Vì cất giữ tiền bạc nó sai mình chạy lắm. Hay lắm! Tại bởi giải thoát nó giải thoát hoàn toàn, nó làm cho tâm mình nó nhẹ nhàng, nó thanh thản lắm, nó không còn vướng bận. Chứ mình cất giữ tiền bạc nó lại không có được như vậy. Cho nên từ đó mình mới thật sự ly, ly sạch là cái tâm của mình nó mới, nó gan dạ lắm, nó không có sợ nữa.
Còn cái hơi bây giờ mình nhút nhát lắm. Bởi vì không biết có tiền đi rồi, lỡ đi rồi, rồi không biết tới đó rồi làm sao đây, nó lo lo. Còn Thầy thì bây giờ nó không còn lo nữa, nó hết rồi. Tại vì nó đã thuần thục từ cái tâm cho đến cái hành động sống hằng ngày. Nó quen rồi, còn các sư thì cũng chưa có quen về cái hạnh đó được.
Sư Phước Nhẫn: Cũng còn dính mắc chút chút.
(07:09) Trưởng lão: Bây giờ đó, coi như là mình chưa có đủ cái khả năng mình phải tu. Mình tu mình xả hết rồi, cái tâm mình mới vững rồi nó không lo. Thầy nói đến nỗi mà Thầy ví dụ như bây giờ lỡ đường đi nữa, xe cộ mà lỡ đường đi, moi bình bát ra đi xin. Công an có bắt thì Thầy không có ngán đâu.
"Ờ mấy ông bắt cái người mà gian xảo, chứ còn cái người tu thật thì mấy ông bỏ trong khám thì kể như là ở đó cũng tu chứ không gì đâu sợ. Tại vì cái duyên bây giờ xe cộ nó lở đường nó hư rồi bây giờ nó nằm đây, nó không có tới địa điểm này được. Thì đúng giờ ngọ bây giờ nó không có cơm ăn thì tôi đi xin ăn, chứ bây giờ không lẽ tôi nhịn đói, tiền tôi đâu có ở đây mà tôi mua. Vậy tôi phải ôm bát tôi đi xin thôi, để tôi sống, chứ không ấy là tui chết đói hay sao? Mấy ông nghĩ sao? Còn không ấy mấy ông cứ cho cơm tôi ăn đi, rồi tôi đi về xe tui đi, có vậy thôi".
Không ai bắt Thầy hết nên Thầy không sợ ai hết. Còn mấy người mà mới nhút nhát đó sợ đi vầy công an rồi nó bắt này kia rồi bị. Giáo hội có ra lệnh đó "người nào đi xin đồ nó bắt".
Thầy nói: "Giáo hội ra lệnh thì ra, làm cái gì người tu mà ra lệnh được". Chỉ có mấy cái người mà người ta mạo danh đó người ta sợ thôi, những người mà thật tu không phải.
Trên bước đường Thầy đi du Tăng thì chắc chắn là một thời gian nữa là Thầy cũng ôm bình bát Thầy đi. Thầy cũng mang y như quý sư Thầy đi, đi đâu Thầy cũng mang y như vậy Thầy đi, Thầy đi xin ăn.
(08:35) Sư Tuệ Tĩnh: Con định dâng Thầy một bộ y mới. Nhưng mà không biết Thầy có mặc bộ y đó không hay là như thế nào?
Trưởng lão: Thầy có Thầy có y chưa rách. Có Thầy có mấy y.
Sư Phước Nhẫn: Chứ y mới con cũng còn nhiều đó. Để con cũng không có làm gì. Con thấy con để cũng không có mặc nhiều.
Trưởng lão: Thầy ít có mặc lắm, Thầy ít có mặc. Coi như thỉnh thoảng như làm lễ gì đó, hôm qua Thầy làm lễ Thầy mặc. Rồi như khi nào mà Thầy, đêm nào mà Thầy ngồi thiền đồ đó. Bởi vì mình ngồi thiền mình thực hiện cái tướng phước điền mà. Chứ mình đâu có ngồi thiền mà cái kiểu mà như các sư, các Thầy mà bên Bắc tông muốn ngồi sao thì ngồi. Ngồi thiền là mình phải thực hiện tướng phước điền, là mình phải vấn y đàng hoàng, không được hở hang.
Cho nên vì vậy mà đêm nào mà Thầy ngồi thiền mà Thầy nhập định là đêm đó là Thầy. Sáng thấy Thầy quét mà Thầy mang y theo đó, là đêm đó là Thầy nhập định để phục hồi lại cơ thể của mình nó đã bị hao hụt mất đi khi mình làm việc nhiều quá. Còn không thì thôi, Thầy không thấy Thầy mặc y đó đâu thì không có ngồi thiền. Cho nên Thầy khi nào mà, bởi vậy Thầy học đạo đức rồi, giới luật của Phật rồi, làm cái gì Thầy phải làm theo đúng cái tướng phước điền của nó hết, chứ không có nói làm lôi thôi được.
(09:50) Bởi vì cái đó là thể hiện. Thí dụ như bây giờ thình lình có một người nào, mình đang ngồi thiền nè, mà mình ở trần mình ngồi. Thì người ta đến đây đâu phải tướng phước điền đâu. Là một cái ông võ sư, hay hoặc là cái ông võ luyện võ nào. Bây giờ ông tập luyện để mà ổng vận dụng nội công, ổng kiểu này, ổng ngồi trần ổng vận dụng nội công, chứ đâu phải người tu. Người tu là y áo người ta mặc đàng hoàng người ta ngồi thiền. Cho nên khi mà người ta vào hơi thở mình không thở, người ta thấy mình y áo đàng hoàng người ta biết mình chơn tu rồi. Đó vậy đó, người ta kính trọng mình.
Cho nên Thầy nói thật sự cái y của Thầy là sử dụng đúng. Thầy không. Tại sao người ta nói: "Sao Thầy lại vấn y Nam tông mà không là đắp y Bắc tông, mà Thầy lại mặc chiếc áo của Bắc tông?".
Thầy nói: "Chiếc áo này là chiếc áo dài của dân tộc Việt Nam, Thầy là người Việt Nam”. Cho nên Phật giáo đến Việt Nam Thầy vẫn là mặc chiếc áo Việt Nam. Nhưng mà cái oai nghi tế hạnh của một đức Phật ngày xưa, khi Thầy làm cái việc Phật sự là Thầy phải vấn y áo của đức Phật. Còn Thầy tiếp khách, Thầy vẫn là người Việt Nam, Thầy mặc chiếc áo này Thầy tiếp, Thầy quý trọng mấy vị khách. Thầy có cái tinh thần của Thầy lắm. Thầy là người Việt Nam, chứ không phải Thầy người Ấn Độ. Cho nên Thầy luôn luôn Thầy mặc chiếc áo của dân tộc.
Thầy không mặc chiếc áo tay rộng của Trung Hoa đâu, cái áo tay rộng đó là Trung Hoa. Người ta nói y hậu đó, cái hậu là cái áo phải rộng, còn cái áo này là cái áo dài của dân tộc. Còn cái áo mà Thầy mặc cái áo trong này có cái vạt miễng là cái áo bà ba của dân tộc mình, kèm theo cái miễng để gọi là cái áo tu.
Cái người dân bình thường người ta mặc chiếc áo bà ba thì người chỉ có gắn hàng nút ở giữa thôi. Còn mình tu sĩ thì kéo thêm cái miễng này để cho thành dạng tu sĩ. Nhưng mà chiếc áo bà ba đâu mất, đâu mất cái dạng của nó. Sau này mình may cái áo vạt miễng này nó dài thòng xuống vầy, chứ còn sự thật ra nó ngắn gọn cũng như chiếc áo bà ba của người dân của Việt Nam mình.
Còn lấy cái màu đà này là cái màu của người miền Bắc, cái màu xuất xứ của dân tộc của mình. Chứ đức Phật người ta chọn cái màu như mấy sư mặc đó, chứ đâu có chọn cái màu này. Đây là cái màu của dân tộc, cái màu nông dân.
Thầy thấy mình là cái người dân Việt Nam mình gần gũi, tinh thần dân tộc. Cho nên Thầy hành Phật sự đó, tất cả mọi cái Phật sự đều là Thầy vấn y, y như mấy sư. Mà chứ Thầy không có đắp y Trung Hoa. Bởi vì Trung Hoa nó chế ra, nó không phải là của Phật. Cái hình ảnh của Phật nó không giống vậy. Đó là của mấy sư đẻ ra, chiếc áo tôn giáo của mấy sư.
Sư Tuệ Tĩnh: Đó mấy lúc sau này mấy ổng còn đội mão, đội đồ nữa Thầy.
(12:34) Trưởng lão: Đó thì mão Tỳ Lư đồ đó. Bởi vì theo cái phong kiến của nhà Vua thì các quan mà vào chầu Vua đều đội mão. Mà cái ông Thầy chùa là Quốc sư mà lại cái đầu để trọc không đội có mão thì không được. Ông Vua ổng chế ra cái mão cho ông Thầy chùa đội. Kiểu là chế cái mão làm quan ở trong triều, gọi là Quốc sư.
Sư Phước Nhẫn: Chế lần lần hết.
Trưởng lão: Lần lần nó bị thế tục hóa, phong kiến thế tục hóa nó. Nó hóa tôn giáo thành ra nó sai lệch đi. Cho nên Thầy cái gì mà cái của Phật thì Thầy giữ nguyên chất của nó. Nhưng mà cái lúc đó nếu mà người Ấn Độ thì Thầy hoàn toàn làm bằng y vậy hết. Đúng là cái y áo của người Ấn Độ, dân Ấn Độ nó mặc như Thầy, như quý sư vậy đó, phải không? Người dân của nó, nó cũng vậy hà. Chứ đâu phải đó là chiếc áo của dân tộc của người ta mà. Nhưng mà cái màu sắc thì nó phải chọn khác, tại vì mình tu sĩ. Đó nó vậy thôi, nó khác màu.
Còn dân tộc Việt Nam thì không có mặc những cái đó. Nhưng mà họ may cái áo họ mặc, do đó mình tùy thuận. Nhưng mà dù sao đi nữa cái chiếc áo, cái y của Phật cũng là cái người ta đã nhìn thấy được cái tôn giáo. Còn mặc cái áo như Thầy thì người ta nói người ta không có thấy cái tôn giáo, mà người ta thấy mấy ông Thầy chùa, người ta coi rẻ lắm Sư.
Thầy nói thật sự đó, họ nhìn chiếc áo này, bị chiếc áo này nó làm bậy bạ đủ thứ hết. Cái chiếc áo này nó có vợ, có con nữa, nó uống rượu, rồi nó ăn thịt nữa, cúng bái tụng niệm làm những chuyện mê tín đủ thứ hết. Nó coi giờ, coi ngày tốt xấu, nó bói khoa, cái chiếc áo này, nó đủ các thứ hình dạng hết.
Sư Phước Nhẫn: Còn hơn ngoài đời nữa.
Trưởng lão: Nó hơn ngoài đời, họ coi rẻ lắm. Họ coi đến, họ xem thấy cái chiếc áo này họ coi nó rẻ luôn người mặc. Nhưng mà chiếc áo của quý Sư đó, họ cảm nhận, họ biết đó là Phật giáo. Còn cái này cái thứ gì đâu, Phật giáo gì đâu, kỳ lắm. Nhưng mà nó là chiếc áo dân tộc. Họ mang chiếc áo này họ làm bậy, ảnh hưởng lắm, khổ lắm, thấy khổ rồi đó.
Sư Phước Nhẫn: Bữa nay Thầy nói tụi con mới hiểu cái ý đó.
Trưởng lão: Chứ thật ra thì người ta nói: "Tại sao mà Thầy đi vào Nguyên Thủy Nam Tông mà sao Thầy không ăn mặc giống như quý sư?". Thầy nói: "Đâu phải". Mà tại sao Thầy cũng không Bắc tông hoàn toàn?
Đúng là Thầy từ Bắc tông mà Thầy đi đến Nam Tông. Từ cái chỗ tu tập của Thầy nó chuyển dần đến Nam Tông. Mà Thầy đến Nam Tông Thầy cũng không phải là vào ở trong cái giáo hội của Nam Tông mà xuất gia. Mà Thầy đến cái Nam Tông với cái pháp môn của Phật.
Sư Phước Nhẫn: Nhờ cái pháp môn chuyển hóa.
Trưởng lão: Chuyển hóa để mà giải thoát được khổ đau. Và thông suốt được cái giáo pháp chơn chánh của đức Phật. Và cũng từ đó Thầy muốn làm sáng tỏ ra. Cho nên quý Sư gần gũi với Thầy lắm.
(15:17) Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, với trở lại pháp hành đó. Hổm rày con thấy cái tâm mình nó tạp niệm nhiều quá. Gần hai ngày nay nó phóng dật, tạp niệm, vọng tưởng tùm lum hết trơn đó. Mà con không cái nguyên do làm sao?
Trưởng lão: Cái nguyên do không biết sao phải không?
Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, con mới truy ra đó thì con nói một đó là tại mình tham cái vụ mà thanh tịnh mình hành nhiều quá đi. Không lẽ hành nhiều quá mà nó nhức đầu thì nó tạp niệm. Với thứ nhì nữa cái lo nữa là vấn đề lo ở đây không biết được có lâu không để mà tu tập. Bởi vì ở đây thì phải có cái giấy tạm trú, tạm vắng.
Mà con lo cái giấy tạm trú, tạm vắng con gọi điện thoại về người ta đòi con hai trăm. Con gửi xin tiền được con gửi hai trăm ngàn về. Rồi mười ngày sau nó cũng không gửi giấy lên. Cái điện thoại, nó nói gửi rồi. Con nói gửi rồi sao không tới. Rồi nó nói nó lạc. Nói thôi vậy làm cái sau đi gửi bảo đảm, bị lần thứ nhất con dặn gửi bảo đảm. Nói ừ làm lần thứ nhì gửi bảo đảm lên trên này tới bữa nay cũng chín ngày con cũng không thấy nữa. Trong bụng nó cũng run quá đi không có rủi ở dưới đây tu tập không được với Thầy nó cả một vấn đề tiếc.
Bị gì đi mấy cái chùa khác thì nó không có cái pháp học, không có pháp tu. Ở đây thì con thấy nó đúng chuẩn. Mà giờ thiếu cái phần đó, bởi nó cũng hơi lo. Bởi vậy lúc đầu Thầy gặp con Thầy có nói: "Nhiều khi nó không đủ duyên thì đi vô công an thì sao?"
Con mới nhớ lại có lẽ Thầy tuyên đoán trước Thầy nói con ghê quá. Giờ hai ngày nay tu không có được. Vô ngồi cái thì nó phóng tâm. Mình đi kinh hành chút xíu nó cũng phóng tâm, nó tạp loạn tùm lum không có gì được hết. Mình xách chổi quét thì quét nó cũng không, mọi lần quét thì biết quét, bây giờ quét nó cũng không biết luôn nữa. Nhờ Thầy dạy con với.
(17:06) Trưởng lão: Bây giờ đó mình cứ đặt thành cái vấn đề. Mình chỉ là một người quyết tu thôi không còn sợ hãi cái gì nữa. Sống chết còn không lo mà huống hồ lo cái thứ lặt vặt đó làm gì. Ờ cái duyên phước mình tu là phải chuyển hóa được cái nghiệp. Sẽ có giấy tờ hẳn hòi không có lo, bây giờ cứ lo tu mà thôi. Ờ mà nếu mà cái nghiệp của mình nó tới đâu thì mình giải quyết tới đó. Thì sẽ an tâm và vì vậy mình không có lo. Nghĩa là mình cứ tu để mình chuyển hóa.
Còn mình bây giờ có lo cũng không có chuyển được nó đâu. Ờ bây giờ mình làm hết phận sự rồi, mình gửi giấy, gửi này kia rồi đó cho người ta làm, gọi điện thoại cho người ta làm. Người ta có gửi không gửi kệ nó cứ ở tu đi, chừng nào chúng bắt hả hay. Đó, thì chừng đó Thầy giải quyết chứ không gì.
Sư Phước Nhẫn: Dạ, cứ yên chí như vậy.
Trưởng lão: Chứ bây giờ mà cứ mình lo cũng không được đâu. Mà bây giờ nó không đủ duyên, bây giờ có muốn ở cũng không được. Thầy nói thật sự bây giờ cái duyên mình nó chưa đủ mà. Mặc dù mình biết tốt, nhưng mà vì hoàn cảnh xã hội nó chưa cho phép.
Thì duyên này chưa đủ thì, bởi vậy Thầy mới nói là Thầy sẽ xây dựng một cái trung tâm an dưỡng ở ngoài kia kìa. Để cho Tăng, Ni và cư sĩ người nào xin vào nghĩ ở đây, an dưỡng ở đây thì nhà nước cũng phải cho phép chứ không có. Bởi vì đã chấp nhận Thầy, giấy phép này cho mở cái trung tâm an dưỡng chứ gì? Thì người ta về đây người ta nghĩ một tháng, hai tháng, một năm, hai năm tùy theo người ta muốn nghĩ an dưỡng ở chỗ cái khu này, cái thời gian nào đó thì người ta đến người ta xin.
Thì bây giờ Thầy đăng ký với nhà nước là cái người này người ta có đến xin an dưỡng ở đây. Thì cái này là nhà nước chấp nhận cái khu an dưỡng chứ không phải để cái chùa, cho nên họ đâu có đến đây tu. Vì vậy mà các sư sẽ xin đến đây an dưỡng thì các sư sẽ yên ổn mà vô an dưỡng, mà tu vậy suốt cuộc đời của mình cũng không sao hết.
Sư Tuệ Tĩnh: Như ở Phước Sơn đó Thầy, chùa Phước Sơn con ở đó. À hàng trăm người một khóa thiền vậy đó, không có cần đăng ký đăng gì hết. Quý sư lại đó cứ lại ở ở thôi à, không có ai nói năng gì hết trơn. Mà ông Trụ trì lâu lâu cái ổng đi bì thơ, bì thơ cho mấy cái kia rồi thôi, không có sao hết trơn. Không có ai nói năng gì hết trơn, không có giấy tờ gì trơn trọi.
Trưởng lão: Thì đó, phải đi cho tiền nữa.
Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, Lâu lâu cũng lì xì, lì xì.
Trưởng lão: Bỏ thơ vô à.
Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái chuyện an dưỡng đó Thầy xin phép chưa Thầy?
(19:09) Trưởng lão: Thầy sẽ xúc tiến Thầy lo cái vấn đề kinh tế xong rồi, tức là mở mấy nhà máy đó. Thì coi như là mấy người cư sĩ đó, giờ coi như là chú Tâm đó chú tập hợp chú giải quyết mấy cái nhà máy này, đặng mở mấy cái nhà máy này. Bắt đầu nó chạy đặng có kinh tế đó, rồi bắt đầu hồi sáng này mà Thầy tiếp với hai người đó đó. Họ cũng là những người mà làm kinh tế để mà lo. Khi mà những kinh tế này nó có rồi thì bắt đầu cái trung tâm này xin phép dễ lắm.
Bởi vì coi như là nhà nước họ ở ngoài đó thì đã trình họ cái dự án về cái trung tâm này rồi mà. Từ ở xã, rồi huyện, rồi tỉnh nó đã thích rồi. Kêu là nó mời Thầy biểu Thầy ra cứ tụi nó sẽ cho phép. Bởi vì nó đọc Thầy đưa gửi cho tụi nó đọc hết rồi. Thầy sẽ xin phép làm, cái khu đất Thầy mua là mục đích làm như vậy ở khu vực tụi nó mà. Bây giờ nó đã đồng ý rồi, nó mời Thầy, nó cứ kêu gọi nhắc Thầy hoài. Nhưng mà Thầy bây giờ phải làm những cái nhà máy có những kinh tế, rồi mới ra ngoài này xây dựng. Nghĩa là tổ chức một cái đời sống chúng ta vô đó tu là đi xin ăn không à, ở trong đó hẳn hòi à.
Mà cái đời sống nghĩa là vô đó thì coi như cũng như là một cái khu mà đức Phật ngày xưa, mà người cái nhà tranh vách lá nhỏ nhỏ, nhỏ nhỏ, rải rác ở trong cái triền núi, cái khu núi, ở chân núi Minh Đạm đó. Chúng ta vô đó cái người Thầy cấp cho cái thất đó rồi, điện nước Thầy truyền tới nơi, tới chỗ. Tới giờ cái xin ăn rồi về tu, tu như vậy đó, sống độc cư không có được.
Sư Tuệ Tĩnh: Chắc còn một hai năm nữa mới chắc được.
Trưởng lão: Thì cái lẽ rằng nó phải có thời gian, mà Thầy nói rằng cái phước nó không chừng, cái phước mình nó đủ thì nó sớm. Còn cái phước nó chưa đủ thì nó còn kéo dài lâu, là vì cái kinh tế làm nó trục trặc.
Sư Tuệ Tĩnh: Về cái phần làm kinh tế con cũng có cái ý là Thầy làm cái hội bảo trợ viện an dưỡng đó. Hội viên gồm tất cả Phật tử trong nước và ngoài nước, họ phát tâm trong một tháng họ hùn phước bao nhiêu vậy đó. Thì cái nguồn kinh tế đó là căn bản cộng thêm cái phía nhà máy.
Sư Phước Nhẫn: Dạ với lại con cũng góp ý thêm. Ví dụ ở bên ngoại quốc đó Thầy nó có cái là những Phật tử cúng chùa đó, hay là cúng cho nhà thờ hay gì đó thì cái số tiền đó nó được trừ thuế. Thì nếu mà mình có làm cái reship đó. Mình làm hai thứ chữ để đặng mình có thể mình gửi cho họ về bển đó họ lấy cái đó họ trừ thuế lại. Thì không bao nhiêu nhưng mà Phật tử họ muốn như vậy đó, họ thích vậy đó. Dạ con thấy vậy.
Sư Tuệ Tĩnh: Phật tử ở bên Mỹ, bên Úc, rồi bên Pháp bên đồ của Thầy họ có ra đó cái tổ chức nhiều, cái bắt đầu họ vô danh sách. Cái mỗi tháng họ gửi về cho mình bao nhiêu đặng có cái nguồn thu chắc ăn.
Trưởng lão: Cái đó cũng là cái hay đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Cộng thêm cái nguồn thu là cái ban ngoại giao đi xin mấy ông tỷ phú đó Thầy. Con cũng có biết mấy cái chuyện, mấy cái chỗ mà ăn chơi của mấy ông tỷ phú xài tiền một cái là mình góp cả năm không bằng. Thì con thấy nó ăn chơi không, thì chưa có lại đó nữa, cũng tổ chức ăn uống đồ vậy đó, nhưng mà làm việc từ thiện. Cái đó cũng như là cái model nó như vậy, model làm từ thiện. Cho nên mình vô ngay chỗ đó được là mình xin một cái, cái là mình xài một năm cũng không hết nữa.
Trưởng lão: Trời mình được vậy đó mà mình ăn ngày một bữa mình ăn sao cho hết.
Sư Tuệ Tĩnh: Dạ hễ mà một bữa ăn trưa của nó là mười nghìn đô là bình thường.
Trưởng lão: Trời đất ơi!
Sư Tuệ Tĩnh: Đó, còn ăn sáng là một ngàn đô, nhưng nó xài vậy là nó xài bình thường, vì nó tỷ phú rồi mà.
Trưởng lão: Quá trời!
Sư Tuệ Tĩnh: Đó, thành ra vô mấy cái chỗ đó mình vô mà nó chịu mà phát tâm mà nó giúp mình một cái hay không.
(22:32) Trưởng lão: Với nếu mà nó thấy được mà mình tu hành sống đúng nghiêm túc như vậy, nó phát tâm được là kể như nó nuôi mình đó thì coi như mình hết lo rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Bên cạnh cái hội bảo trợ thì có cái ban vận động của mỗi nước đó. Đi lại mấy cái hội từ thiện với mấy chỗ người ta chuyên môn làm mạnh thường quân đó cái mình xin để mình có cái nguồn thu nó vững lắm.
Trưởng Lão: Hay quá ha.
Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó nó không có trồi sụt nhiều. Chứ cái chương trình này con thấy nó lớn lắm Thầy ơi không có nhỏ đâu. Bị gì cái con cũng nghĩ hồi xưa con ở Biên Hòa đó, thì lúc con còn đi học thì con có người bạn cũng tu trong đạo Thiên Chúa. Thì ở trên Hố Nai người ta làm nguyên cái nhà thương lớn lắm bây giờ họ bàn giao lại cho nhà nước. Trong đó mấy Sơ với mấy Cha đó là làm y tá với điều dưỡng được luôn, với có y tá ở ngoài, bác sĩ ở ngoài luôn. Hoàn toàn ở đó là nhà thương miễn phí không hà. Họ lập cái nhà thương cũng rất là lớn đầy đủ tiện nghi.
Trưởng lão: Ừm, bên Thiên Chúa.
Sư Tuệ Tĩnh: Còn bên Phật giáo mình hồi đó tới giờ thì không có cái đó đó. Toàn là cất cái chùa to Phật lớn không à, còn mấy nhà thương thì không ai làm hết đó Thầy ơi, còn Thiên Chúa họ làm rất là hay. Còn Thầy làm được một cái đó là coi như là nổi tiếng đó.
Trưởng lão: Nói chung là Thầy đang nghĩ tới những lợi ích cho xã hội.
Sư Tuệ Tĩnh: Khác với là họ tụ tập ủng hộ nhiều lắm.
Trưởng lão: Thầy sẽ cố gắng Thầy làm chứ. Nhưng mà cái chính của Thầy là Thầy nhắm vào cái khu vực chuyên tu này để mà giúp cho. Còn cái này là chỉ làm việc xã hội. Từ cái xã hội này người ta thấy đúng và cái đường tu nó đúng. Thì cái xã hội này người ta đến đây an dưỡng người ta thấy đúng, người ta hỗ trợ nữa để mà phát triển cùng nhau đi đến với đạo Phật. Mình đem cái đạo đức dạy cho cái xã hội.
Sư Tuệ Tĩnh: Trong đó mình tổ chức độc cư cho cư sĩ đó, mình làm một ngày đến bảy ngày họ thích độc cư họ cũng vô họ cũng tốt.
(24:16) Trưởng lão: Đó! chính là Thầy biết là Thầy dạy cho họ theo kiểu thọ Bát Quan Trai đó. Người mới thì đến trong mười hai tiếng đồng hồ, người lâu lâu thì được một ngày, một đêm. Lâu nữa thì được ba ngày, ba đêm rồi một tuần lễ, hay năm ngày. Đó, Thầy đã ở đây Thầy tổ chức, Thầy thấy mấy cư sĩ họ sống được, họ tu được, rồi cách thức các pháp có pháp tu rồi họ thấy họ thích lắm.
Đó như cái chú cư sĩ ở gần đây thôi, cứ mỗi tháng nào cũng về đây hết, thọ Bát Quan Trai. Tập dần mà, tập dần cho nó quen, quen đến khi mà nó đủ duyên rồi cái mình ly gia cắt ái luôn. Gia đình nó cũng không có, nó thấy nó cũng sung sướng. Cả cái gia đình người ta cũng đều hướng theo cái tu hành. Người ta có ra đi mình cũng về, mình ở lại tập tu, phải tập dần.
Mà cái cơ sở ở ngoài đó mà được vậy, cái số cư sĩ cũng đông lắm đó, Thầy cho một cái thất ở đó. Ở đây bởi vì nhà nước khó khăn quá. Thầy thì không có bỏ phong bì, chứ còn Thầy bỏ phong bì chắc cũng được. Nhưng mà Thầy không có làm điều đó, Thầy sợ nhà nước đánh giá mình chỗ đó. Chứ làm thì được, đó thì tụi nó ăn rồi. Nhưng mà họ coi mình rẻ, nó ăn chứ nó coi mình giá rẻ mạt, Thầy nói nó khó.
Sư Tuệ Tĩnh: Nó quen ăn rồi Thầy ơi. Chứ không có đánh giá đâu, còn mừng đó.
Sư Phước Nhẫn: Nhưng nó đánh giá mình đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Không nó cũng không đánh giá đâu, nó mừng thấy mồ.
Trưởng lão: Nó thì nó mừng một lẽ. Nhưng mà nó mừng ở trong cái tiền bạc của mình cho nó. Mà sự thật ra nó cũng trong thâm tâm nó coi mình….
Sư Phước Nhẫn: Đúng rồi.
Trưởng lão: Còn đối với Thầy bây giờ ở đây, Thầy không cho ăn đồng nào hết. Đó Thầy sống đúng vậy nó rất sợ hãi. Cho nên quý sư đến đây mà ở không giấy tờ đều là nó không dám đến đây quậy Thầy là tại vì nó thấy Thầy biết. Thầy biết rằng giới luật nó sẽ hỗ trợ, chứ còn Thầy không giỏi đâu. Tại vì Thầy giữ đúng giới luật, cho nên giới luật là Thần hộ pháp, nó hộ pháp. Cho nên ở đây mà có người lạng chạng mà xấu thì mai mốt nó quậy đó. Mà Thầy biết thế nào cũng có người xấu trong này chứ không phải là toàn nó tốt hết đâu.
Sư Tuệ Tĩnh: Còn giấy tờ của con đó bây giờ con nghỉ luôn hả Thầy? Ta gửi không gửi thì thôi hay mình nhắc người ta?
Trưởng lão: Bây giờ con cứ nhắc người ta, còn con để người ta gửi không gửi thì kệ nó. Mình cứ lo tu thôi.
Sư Tuệ Tĩnh: Con nhớ tới cái con ngán quá. Đi vô đây ở mà không có giấy thì cũng kì quá.
(26:30) Trưởng lão: Đúng là khi mà không có giấy đó, thì chỉ còn có nước là khi mà nó có hỏi đó nói "tui mới đến, tui mới đến thôi", mình nói mới đến thôi.
Sư Tuệ Tĩnh: Giấy chứng minh đồ con có, rồi cái xác con cũng cho luôn, con có giấy chứng xác luôn rồi. Kể như là con chết bất tử thì gọi điện thoại xe nó lại nó xúc đi. Khỏi có tốn hòm, tốn rương gì hết trơn, nó khỏe lắm. Giấy thì mình có giấy căn cước nữa.
Trưởng lão: Chứng minh đồ này kia đủ hết rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Dạ, không có lo vụ đó nữa.
Trưởng lão: Bây giờ nói: "Ờ tôi mới đến đây thôi, bởi vì nghe chỗ này tu tập tốt và giới luật nghiêm chỉnh, tôi đến để tôi xem xét coi nếu được thì tôi mới xin phép tôi mới về, tôi tạm trú. chứ chưa được đến đây xin rồi tôi không ở, rồi tôi ở một bữa, hai bữa rồi mắc công".
Sư Phước Nhẫn: Dạ.
Trưởng lão: Ở bữa hai bữa, cứ một bữa hai bữa. Thì mình cứ tu tập lần lượt cái. Miễn là ở đây người nào cũng giữ gìn giới, chỉ giới mới hỗ trợ được mình. Cái đức giới nó dữ lắm, nó không có cái tà pháp nó đánh mình nỗi. Chỉ có cái người nào phạm giới ở đây là nó sẽ bị. Một người phạm giới là nó làm động hết cả đám mình. Mà Thầy tin rằng cái số người mà hay tạp nhạp nó hay bị động, bị phá giới lắm.
Mà Thầy nói những người nào mà sống độc cư đừng nói chuyện, đừng có giảng đồ gì hết thì sẽ giữ gìn giới luật được. Hễ là cái người mà độc cư được thì. Còn cái người mà chạy tới, chạy lui, nói chuyện tới lui đó thì mấy người đó sẽ phá giới. Bắt đầu thì vô thì kỷ luật như vậy, chứ lần lượt rồi sẽ phá. Bị gì nó động rồi, nó động rồi thì từ cái động này nó sẽ chuyền theo những cái phá phạm hạnh, phạm giới, phạm giới khác nữa. Rồi khi cái người này phạm giới nó rủ người khác phạm giới. Ma mà, nó quyến rũ, cám dỗ, chứ nó không có để yên cho mình thanh tịnh đâu, chứ không phải dễ đâu.
Đó ví dụ như chẳng hạn bây giờ một người muốn nói chuyện, cái họ làm bộ họ quét quét đi gần mình, cái họ nói mình câu này. Thì từ cái chỗ mấu chốt này nó móc ra từ từ, từ từ đó cái nó quen thân rồi cái bắt đầu nó móc. Rồi nó móc rồi, bắt đầu đó thấy cái người này hút thuốc được cái mình nghe mắc cũng ghiền. Rồi bắt đầu nó rủ mình rốt cuộc mình cũng lén hút thuốc theo. Tội lỗi nó đi từ cái lỗi nhẹ đi tới cái lỗi nặng. Nó đi từ cái đúng đến cái sai, nó đi riết mà nó hư mất. Cái Tu viện này nó đã từng xảy những cái điều đó nó đã qua, nó đã biết.
Hồi mới thì tốt lắm. Bởi vì hồi đó cốc nó ở dày đặc mà. Nghĩa là người nào cũng ở người một thất, người một thất đặc hết, nó trước sau nó đông nghẹt hết con. Thậm chí như cái nhà này phải kê hai cái giường cho người ta ở nữa. Thế mà càng đông chừng nào thì càng nguy hiểm chừng nấy. Họ nói chuyện, họ móc nối, họ này kia đồ. Rồi bắt đầu họ phạm giới, phá giới ra hết, nó không còn cái gì.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra sau này Thầy khép lại kĩ hơn.
Trưởng lão: Thầy kĩ hơn. Nhưng mà điều kiện là Thầy thấy cũng là rất nguy, chứ không phải đâu. Thầy lo lắm. Thầy thấy một người mà vô ở tu là Thầy yên lòng, Thầy không lo. Bởi vì một người đâu còn ai đâu nữa. Cuối cùng thì tới trưa đi xin ăn thôi. Mà ở được thì nó, còn đông người nó có cái vui, nhưng mà có cái vui rồi có cái tai hại. Cho nên khi mà ông Mục Kiền Liên mà ông tu Thiền định, ổng vô trong rừng núi hoang vu ông ở mình, chứ ổng đâu có ở trong Thánh chúng đâu. Ở xa Phật đó, chứ không có ở gần.
2- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
(29:40) Sư Tuệ Tĩnh: Trở lại cái pháp hành hồi nãy. Cỡ này con tập đó, ví dụ như là buổi sáng như Thầy nói tập hai lần thì nó không có sao hết trơn, rất là thoải mái đó Thầy. Bởi vì con ham con tập nhiều quá cho nó mau.
Trưởng lão: Không được. Đừng có nghĩ mau.
Sư Tuệ Tĩnh: Rồi bây giờ Thầy chỉ lại cái bài học kế, thì cái lúc trước đó Thầy chỉ một khúc rồi. Hết tuần là bữa nay đúng bảy ngày. Thỉnh pháp Thầy thì hôm nay đúng bảy ngày.
Trưởng lão: Ờ bây giờ cái thời gian đó mình tu ít lại, bây giờ mình tu năm phút, lên năm phút. Nếu một phút bắt đầu tu thay vì hai phút, nhưng mà Thầy nghe nói là năm phút được. Thì mình tu nhanh hơn một chút xíu thì mình tăng lên. Còn nếu không đó thì mình bắt đầu cái tuần này mình tu lên một phút thứ hai. Sau tuần nữa mình lên phút, phút thứ ba. Cứ từng bước, từng bước đi lên, nó vững hơn. Còn mình nhào lên cái năm phút ở đây không biết chừng coi chừng nó, nó té mình xuống đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Vậy thì hai phút?
Trưởng lão: Hai phút thôi. Hôm đó một phút phải không? Bây giờ hai phút. Tuần này là phải hai phút.
Sư Tuệ Tĩnh: Mình không có gom tâm ngay lỗ mũi, mình chỉ biết thở vô, thở ra thôi.
Trưởng lão: Biết thở vô ra thôi. Mà nếu nó có tạp niệm xen vô thì mình dùng pháp hướng mình dẫn nó, dẫn nó thôi. Còn nếu mà nó không có thì mình tập hai phút thôi.
Sư Tuệ Tĩnh: Hai phút. Buổi sáng tập có hai lần là bốn phút?
Trưởng lão: Bốn phút thôi, không tập chi nhiều. Còn bao nhiêu thì mình sống bình thường, mình chơi xả tâm đi kinh hành.
Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là không có nhức đầu hả Thầy?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là Thầy dạy không có làm khổ mà.
Sư Tuệ Tĩnh: Con biết, con biết con tham quá con biết. Để thử coi nó thử ra sao.
Trưởng lão: Đừng có, mình khởi tâm tham là không được. À tu sao mà thấy giải thoát là được, không tham muốn gì hết. Từng bước, từng bước đi lên, đi lên, vậy mà nó thời gian nó kéo dài. Còn hể mình làm nó thái quá thì nó sẽ chậm mình lại đó, làm mình rối nữa. Nhiều khi mình không biết đâu mình gỡ nữa chứ đừng nói. Rồi bây giờ về cứ tu vậy đi, bảo đảm.
(31:23) Sư Phước Nhẫn: Còn như phần con đó thì con tu chậm lại nghe Thầy. Trong một phút thôi tại vì con chưa có định tâm được.
Trưởng lão: Đúng rồi thì bây giờ cứ tập tiếp đi. Rồi chừng nào, bởi vì bây giờ một tuần mà mình chưa được thì mình khoan tăng, mình đâu tập được nữa. Mà tuần nữa chưa được mình tập tuần nữa. Thà là một phút này cho chuẩn, chứ đừng vội lên, thà là nó chuẩn phút này rồi bắt đầu mình. Mà không chừng khi mà một phút này đã chuẩn rồi thì mình lên một lần năm phút cũng được nữa. Đó tới chừng mà nó lên nó lên dữ lắm, mà nó cho chuẩn là lúc nào mình cũng được hết, đạt được hết…. Thì tới kỳ mà nó lên là nó lên như diều vậy.
Sư Phước Nhẫn: Bữa nay Thầy có nói cái pháp hướng đó thì có thể con theo cái đó mà để mà dẫn nó….
Trưởng lão: Dẫn nó, dẫn tâm nó. Bởi vì mình còn cái duyên ở ngoài nó động, cho nên mình nhờ nó mình dẫn nó. Còn nếu mà khép chặt ở trong độc cư mà mình thấy cái tâm buông xuôi, nó im nữa thì Sư khỏi cần pháp hướng, để cho tâm mình tự biết hơi thở ra vô. Mà nó tự nhiên đừng gom quá chặt là được, nhớ Thầy nói lời đó.
Cái gì mình tu tự nhiên nghe nó hồn nhiên, nó giải thoát. Coi như mình thở bình thường là mình biết mình thở bình thường. Đừng có tập trung vào mạnh, tập trung cho biết rõ hơi thở đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy vô ngồi cái tự nhiên nó gom vô. Cái con nhả ra, nhả lát nó cũng nhảy vô nó gom lại làm như nó quen vậy đó.
Trưởng lão: Đó là nó bị gom đó, nó bị gom nó quen đó. Cho nên mình hể mình xả ra bảo nó "ra là phải ra chứ không có được gom", nó sống lại bình thường.
À mình bảo nó ra nó phải ra chứ đừng có nói: "Ờ bây giờ thiền thì nó tức là nó, khi mà nhập thì nó phải vô mà khi xả thì xuất phải ra, chứ không có được mà khi xả mà cứ vô, không có được". Mình ra lệnh cho nó quen.
Sư Tuệ Tĩnh: Với lại tập nhiều quá cái.
Trưởng lão: Nó thành quen rồi đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Tập nhiều quá cái mình không có làm chủ được. Cái thành ra nó bị tạp niệm.
Trưởng lão: Nó nhiều quá nó bị tạp niệm, nó không có dừng.
Sư Tuệ Tĩnh: Tập mà một buổi sáng hai lần thôi, mỗi lần dứt khoát thôi, đâu có tập nhiều không được.
(33:09) Trưởng lão: Đó Thầy nói bởi vậy nó vừa sức mình. Còn mình làm tới mười lần thử coi, tạp niệm nó xen vô chứ. Mặc dù là một phút nó vẫn vô chứ đừng nói, mình tập nhiều quá.
Sư Phước Nhẫn: Hổm rày con cứ hai phút thư giãn, một phút tu, mà cứ liên tục như vậy cả nửa tiếng đồng hồ. Con thấy sao mà lúc đầu thì đỡ mà lúc sau sao nó lung tung quá.
Trưởng lão: Là bởi vì cái sức của mình không đủ đâu mà mình cứ dài quá. Bắt đầu bây giờ thí dụ như một phút mình tăng lên một phút. Mà cũng một buổi vậy mình tu hai lần, phải không một phút. Thì nó làm sao mà không làm chủ được. Đó bắt đầu bây giờ mình thấy một tuần nay mình tu một phút được rồi. Mà một buổi mà có hai lần một phút, mà có hai phút chứ bao nhiêu. Chiều tu hai phút chứ mình đâu có cần tu nhiều.
Sư Phước Nhẫn: Còn nếu mà trường hợp mà một buổi đó mà mình không có định được đó Thầy, thì mình làm lại cái khác được không Thầy?
Trưởng lão: À mình phải tu lại cái khác.
Sư Phước Nhẫn: Phải tu lại cái khác nữa Thầy ha, dạ.
Trưởng lão: Tại cái này bây giờ phút này mình làm không được nè. Thì mình phải tu cho được một cái khác.
Sư Phước Nhẫn: Dạ cho được một cái.
Trưởng lão: Một cái. Rồi mình cho mỗi một buổi như vậy mình tu cho được hai cái. Còn không được phải làm lại, làm lại cho được. "Nhất định là mày phải làm lại một buổi cho được một cái, hai cái".
Mà giờ mình định mình tu hai lần, "thì tức là mày phải làm chủ cho được, một buổi này phải hai lần. Mà giờ không được tao làm lại, làm lại cho được, mà không được nữa tao làm lại cho được". Có vậy thôi, chứ mình không phải tu nó nhiều, mà mình phải làm cho được.
Sư Tuệ Tĩnh: Dạ cái này cái tên nó mình Định Hơi Thở hay là Định Sáng Suốt Thầy?
(34:39) Trưởng lão: Cái tên mình đang tu đó hả? Định Niệm Hơi Thở, chứ chưa phải Định Sáng Suốt. Mà bây giờ tới chừng nào tu Định Sáng Suốt là Thầy dạy, còn bây giờ đang tu cái Định Niệm Hơi Thở. Còn bây giờ hoàn toàn mình xả ra là mình tâm niệm mình khởi lên để mình quán, mình xả tâm thôi. Để cho nó đừng có, an tâm mình chứ đừng có tư duy theo nó nghĩ ngợi cho nó nhiều nó cũng rối ren thêm, mình xả nó ra.
Sư Tuệ Tĩnh: Vì vậy sao có lúc con thấy là hễ mình dụng công nhiều quá cái thân mình nó mỏi mệt, nó quải là cái tinh thần mình nó quải theo, nó không tỉnh được.
Trưởng lão: Nó không sáng suốt nữa đâu.
Sư Tuệ Tĩnh: Còn nhiều lúc con nằm xuống một chút xíu cái con ngồi dậy, trời ơi nó khỏe gì đâu nó vô đề liền. Nó biết hoài hà, mới vô vừa biết, nó biết hoài cái rồi nó nó…
Trưởng lão: Bởi vậy tu riết tu thành sai. Tham quá tu sai hết, trật lất hết hà. Bởi vậy Thầy nói nếu mà không có Thầy mà tu ở chỗ nào chắc là tiêu luôn hết.
Sư Tuệ Tĩnh: Mà nghỉ thì không dám nghỉ, sợ không tinh tấn. Thành ra nó nó…
Trưởng lão: Mình tinh tấn là cái chỗ mình vô trong đó mình làm một phút mà không có niệm xen vô đó, tinh tấn đó. Còn mà mình tu liên tục hoài đó, không phải là tinh tấn đâu, cái đó kêu là mình tham chứ không phải tinh tấn. Tinh tấn là người ta làm, ta làm chủ được dù một ngày người ta tu chừng một phút mà người ta làm chủ được là tinh tấn. Người ta tinh tấn ở chỗ cái pháp người ta đang tu. Còn mình cứ kêu là tham quá nỗ lực tu cho nó mau, chứ sự thật ra nó không có mau đâu tại tham mà. Đã tu mà còn tham.
Sư Tuệ Tĩnh: Nằm cũng sợ, tới giờ nghỉ nó cũng sợ.
Trưởng lão: Chứ đâu phải tinh tấn. Mình nghĩ là mình không có tu vậy đó mình làm biếng chứ gì. Không phải. Làm biếng là ngay khi mà Thầy tu một phút mà Thầy làm biếng cho vọng tưởng nó vô đó, tại Thầy làm biếng chứ Thầy tinh tấn nó không có vô. Thầy nói tinh tấn nghĩa là năng nổ trong cái chỗ đó đó, chứ không phải. Còn mình xả nghỉ là mình nghỉ chứ ai mà không cho mình nghỉ. Chứ không lẽ mình tu suốt suốt ngày. Chỉ có mình nhập định mình mới ngồi suốt ngày được là. Chứ còn bây giờ tôi tu mà đâu phải tôi đâu phải nhập định, tôi tập mà. Phải không?
Mình tập mà mình siêng năng ở trong cái lúc mình tập đó mình phải siêng năng, đừng có để lơ lỏng, lười biếng trong này là làm nó. Cũng như bây giờ Thầy làm cái gì đó mà Thầy lười biếng đó, Thầy làm nó không có rồi cái phút đó. Tức là bây giờ thay vì một phút không vọng tưởng là Thầy siêng năng Thầy làm nó trọn vẹn. Còn cái này Thầy lười biếng ở trong cái phút này cho nên nó xen bậy. Rồi lười biếng tại lười biếng, nó không rồi.
3- SƠ THIỀN, BẤT ĐỘNG ĐỊNH
(36:56) Sư Tuệ Tĩnh: Thưa Thầy cái vụ định đó, cái Sơ Thiền chưa có định sao còn có cái tên Bất Động Định hả Thầy?
Trưởng lão: Bất động định tức là….
Sư Tuệ Tĩnh: Nó có chữ định mà sao chuyện nói chưa có định?
Trưởng lão: Bây giờ cái Sơ Thiền phải không? Là nó chưa có định phải không? Nó do ly dục sinh. Nhưng mà cái tâm mình bất động trước các pháp, cho nên nó định là định trước các pháp chứ không phải là cái tâm định. Phải hiểu chữ Bất động định, phải hiểu cái nghĩa của nó. Bất động định là nghĩa là bây giờ người ta chửi mình tâm mình không động, chứ đâu phải mình định. Do mình ly dục, ly ác pháp, ác pháp không có cho nên mình bất động. Cho nên Bất Động Định chứ không phải là Định.
Sư Tuệ Tĩnh: Thành thử cái chữ diễn tả không hết Thầy.
Trưởng lão: Phải không? Thầy nói bởi vậy cái ngôn ngữ mà nó đâu nói được cái nghĩa của nó đâu. Mà vì vậy mà nhà học giả cứ lấy ngôn ngữ mà diễn tả cái nghĩa thì chết rồi. Mình đâu có định, nhưng mà tâm bất động trước các pháp thì nó là định của các pháp đó chứ nó đâu phải là cái định nó ở đây. Hiểu chưa? Nghĩa là Bất Động Định là cái tâm bất động.
Sư Tuệ Tĩnh: Cũng như cái Định Niệm Hơi Thở không lẽ là mình nghỉ thở sao.
(37:56) Trưởng lão: Ờ đó, vậy đó. Nó đâu có nghỉ thở mà lại Định Niệm Hơi Thở. Là tại vì đối tượng đó nó làm cho cái tâm mình nó yên lặng. Nó không có khởi cái niệm được gọi là định. Tức là bất động của cái tâm của mình. Cho nên cái hơi thở đó thì nó là làm cho cái tâm mình nó bất động, không khởi niệm vô, gọi là Định Niệm Hơi Thở. Chứ cái niệm hơi thở có định đi đâu, nó còn thở mà làm sao nó định, nó nín thở nó mới định chứ, nó còn rung động mà làm sao định được.
Cho nên cái danh từ nó để diễn tả cho được cái đó thì nó, thay vì dùng cái chữ định thì người ta sẽ hiểu mất lạc mất đi. Thay vì cái chỗ mà Bất Động Tâm Định đó, thì cái chỗ mà Bất Động Định này, thì không có nên dùng cái chữ Định mà nên dùng cái chữ khác, nhưng mà không có từ. Không có từ nào bây giờ làm sao? Nó bất động trước các pháp đó chứ nó đâu phải định ở đây. Mà gọi nó định thì nó không đúng, mà không gọi định là làm sao được? Nó không định làm sao mà nó bất động? Nó có chữ bất động nó trong đó rõ ràng mà. Mà vậy cho nên nó mới gọi là định, Bất Động Định.
Sư Tuệ Tĩnh: Cho nên ở Phước Sơn nó cũng có cái phân biệt là nói: "Thiền Quán mới giải thoát, chứ Thiền Định không giải thoát". Con không biết vì sao nữa, vì sao mà Thiền Định không giải thoát, mà Thiền Quán mới giải thoát?
Sư Phước Nhẫn: Mấy ông nói: "Thiền Quán nó cao hơn cái Thiền Định, vì Thiền định là Thiền Chỉ".
Trưởng lão: À chỉ nó ngưng hả. Họ lại nghĩ kêu là ngưng nó nghỉ. Chứ sự thật ra rõ ràng là cái tâm Thầy bất động người ta chửi Thầy Thầy không giận. Thì rõ ràng nó phải có cái định gì nó giữ gìn cái tâm nó không rung động đây chứ, còn nếu mà nó không định thì nó đâu được. Nhưng mà cái định này nó đâu phải là định. Phải không?
Nhưng mà nó bất động, nó bất động thì tướng định rồi, mà có nó ở đây nó có quán đâu. Nếu nó quán thì tức nó còn thiền quán. Mà bây giờ người ta chửi mình nó sắp sửa nó bật lên nó giận nè. Bắt đầu phải quán nó là "sân là như thế này, đủ thứ" thì cho nó đừng có sân, thì đó là mình quán. Nhưng mà quán thì nó động rồi. Thay vì nó không giận, nó không nổi sân, nhưng mà mình lại quán nó thì nó động. Cho nên khi mà bị sân mình mà quán nó để mình xả nó, lấy cái động mà diệt cái động. Còn lấy cái định mà diệt cái động là bị ức chế.
Sư Phước Nhẫn: Cái đó là đã sân rồi mình mới quán nó.
(40:10) Trưởng lão: Mình mới quán nó. Tức là quán là lấy động rồi mới diệt cái sân, cái sân nó đang động nè. Đẩy cái động ra thì nó là dùng Định Vô Lậu, gọi là Thiền quán đó. Gọi là Minh Sát ra đó, bên thiền Minh Sát Tuệ đó. Minh sát nó ra để cho nó đẩy lui nó ra, phải không?
Còn ở đây thì coi như là mình không có lấy động mà lấy định. Lấy định là người ta chửi mình, mình bất động mình không có rung động gì hết, cho nên khỏi cần quán gì hết. Còn quán niệm hơi thở tức là lấy hơi thở để mà quán, quán có nghĩa là phải suy tư cái hơi thở, theo dõi hơi thở coi nó đi xuống rốn, bụng mình, hay hoặc đi lên đi xuống. Quán theo cái hơi thở. Còn cái này biết hơi thở ra vô thì không phải quán, gọi là Định Niệm Hơi Thở.
Nó nhờ cái hơi thở đó mà cái tâm mình nó an định…., nó không có xảy ra một cái niệm gì hết. Còn mình quán là mình phải theo dõi cái hơi thở mình, phải tư duy hơi thở mình, mình suy nghĩ về hơi thở gọi là quán. Quán nó có nghĩa là mình phải có cái nghĩa tư duy trong đó.
Còn cái Định Niệm Hơi Thở, dùng hơi thở mà để định, biết hơi thở ra, hơi thở vô, tự nó biết như vậy chứ mình không có gì hết. Còn nó không có còn xen niệm thì phải tác ý ra, tác ý để dừng cái tầm nó đó, chứ không cái tầm nó xen vô, còn cái tướng nó…
Sư Tuệ Tĩnh: Thành ra nói quán mới giải thoát được là sao Thầy? Quán mới giải thoát được, còn không quán giải thoát không được.
Trưởng lão: Quán chỉ là giai đoạn đầu, sau đó nó mới có định. Nghĩa là bây giờ mình quán rồi, mình xả ly được rồi, thì bắt đầu bây giờ nó định nè. Nó ly dục, ly ác pháp rồi nó mới có định, phải không? Nó định là bây giờ mình ly dục, ly ác pháp rồi đó, thì bắt đầu nhờ quán mà mình mới ly, phải không?
Bây giờ người ta chửi mắng mình, mình không có giận thì nó mới bất động là định. Còn mà bây giờ mình không quán đó, tức là chưa ly, bây giờ người ta chửi mình cái mình giận thì nó bị động chứ nó không có định được. Cho nên Thiền quán nó cao chứ không cao đâu, nó là giai đoạn đầu của chúng ta tu đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Nói quán vô thường, khổ, vô ngã rồi mới giải thoát.
(42:09) Trưởng lão: Quán vô thưởng, khổ, vô ngã, nghĩa là tư duy ở trên bốn cái nơi của mình là Tứ Niệm Xứ, thân, thọ, tâm, pháp phải không? Để thấy cái thân mình là vô thường, vô ngã, khổ, không, phải không? Để thấy nó cho rõ. Rồi tâm cũng vậy, rồi các pháp cũng vậy, rồi thọ cũng vậy, để cho chúng ta không bị dính mắc nó. Đó là chúng ta xả nó, quán vô thường, khổ, không, vô ngã gọi là quán,
Quán tức là tư duy, vô thường thì vô thường như thế nào? Cái thân này vô thường sao? Cái tâm vô thường sao? Mình mới tư duy ra cái sự vô thường đó cách như thế nào? "Ờ bây giờ hồi nhỏ thì mình tóc mình nó đen, bây giờ nó bạc. Hồi nhỏ thì da mặt nó thẳng, bây giờ nó dùn. Rồi hồi nhỏ thì con người của mình nghe sức khỏe nó đầy đủ, bây giờ nó không có khỏe như vậy. Thì đó là cái sự vô thường. Như vậy là rõ ràng cái sự vô thường làm cho chúng ta thấu suốt được cái lý này.
Cho nên chúng ta không còn dính mắc ở trong cái khổ mà chấp cái thân như thế này. Không còn lo nó già, không còn lo nó chết, không còn lo nó thế này, thế khác. Làm cho chúng ta cái tâm lo nó không còn khởi, không có còn sợ hãi nữa thì đó gọi là quán. Vậy nó đẩy lui được cái tâm của mình, ác pháp trong tâm của mình rồi, gọi là ly ác pháp. Đó, đó là cách thức quán như vậy, quán tức là mình phải tư duy.
Thì nó là cái pháp đầu tiên chúng ta tu thôi, chứ nó không, cái pháp đầu tiên tu để mà ly dục. Nhưng mà khi vào Thiền Định rồi nó không, mấy ông không biết rồi, mấy ông tưởng là mình chỉ. Thật sự ra định nó phải chỉ rồi, chỉ là nó ngưng, mà nó ngưng cái gì? Nó ngưng các hành ở trong thân nó mới định. Thì như vậy đến nỗi mà nó ngưng cái hơi thở nó mới định được, nó chỉ được hơi thở nó mới, thì đúng là Thiền Định thì nó phải chỉ thôi. Mà bây giờ chúng ta là phải đi thiền quán đầu tiên chứ. Nhưng mà muốn tỉnh thức chúng ta phải có định. Tĩnh giác mà, nếu mà không có cái sự mà nhiếp tâm trong hơi thở để tĩnh giác thì chúng ta đâu có định, mà không có tĩnh giác thì Chánh niệm không có. Xả sao được, mấy ông cứ ngồi quán nó không động mấy ổng không có giải quyết được đâu.
Sư Tuệ Tĩnh: Mấy ổng cũng xài định mà Sát Na Định, nghe ghê quá. Sao sát na định nổi.
Trưởng lão: Bởi vậy đâu.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vậy hai cái khác nhau xa quá.
Sư Tuệ Tĩnh: Nhưng mà con thấy cái đó trong kinh Phật đâu có nói đâu.
Trưởng lão: Không có nói. Kinh Phật chính cái chỗ mà cái Định Niệm Hơi Thở đức Phật nói Định Niệm Hơi Thở.
Sư Tuệ Tĩnh: Nói Mười Sáu Tuệ Minh Sát trong kinh Phật cũng không có nói Mười Sáu Tuệ Minh Sát nữa.
(44:27) Trưởng lão: Không có đâu, không có, mấy ông đó đặt ra qua kiến giải của người học giả là người tu đó. Thì lạc vào cái tưởng giải mà mới kiến giải ra nó, viết ra minh sát đó, là nó trật rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Với trong cái cuốn mà Những vị Thiền Sư Đương Thời đó. Mười ba ông ở thế giới bây giờ đó. Thì cái ông học giả này ổng cũng đi học, cũng tìm cái cảnh giới mới viết ra cuốn sách đó đó. Thì ổng cũng kể là có ông Thiền sư hút thuốc nữa. Ổng cũng kêu đừng nhìn ổng, nếu nhìn ổng như mẫu mực là không được nữa.
Trưởng lão: Đó bởi vậy Thầy mới nói: "Y pháp bất y nhân mà". Đừng có y người, mà người này giải quyết mình chưa được mà bảo người ta tu hành thì làm sao người ta làm được. Mình coi như là cái bậc Thầy rồi, mà mình hướng dẫn người ta tu mà mình còn sai phạm mà mình bảo y pháp, bởi câu này câu bịa đặt.
Sư Tuệ Tĩnh: Con thấy nó cũng không có đến nỗi gì nhiều, cái đó mình nghĩ là họ tu phước thôi, chứ không có giải thoát được. Cũng như bây giờ đa số con nghĩ là họ tu phước thôi, chứ họ không có phạm giới. Bình thường không có tu giải thoát.
Trưởng lão: Bởi vậy khi mà nghe Thầy nói là Tịnh chỉ hơi thở, tịnh chỉ các hành trong thân ai cũng ai cũng hoảng, ai cũng sợ, chưa có bao giờ nghe cái này.
HẾT BĂNG