VẤN ĐẠO 14-KHAI THỊ VỀ CÁC KIẾT SỬ VÀ TRIỀN CÁI
VẤN ĐẠO 14-KHAI THỊ VỀ CÁC KIẾT SỬ VÀ TRIỀN CÁI
VẤN ĐẠO 14
KHAI THỊ VỀ CÁC KIẾT SỬ
VÀ TRIỀN CÁI
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn
Thời lượng: [45:04]
Thời gian: 2002
Tên cũ: 07B-KhaiThiVeCacKietSuVaTrienCai
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-14-khai-thi-ve-cac-kiet-su-va-trien-cai.mp3
1. TU TẬP TỈNH THỨC
(00:00) Trưởng Lão: Thường thường nó an ổn lắm nhưng mà nó xảy ra những cái trạng thái tưởng đó, nó quá nhiều. Cho nên nó không có đi tới đâu. Sau đó dùng cái pháp hướng thành ra nó cứ yên lặng, rồi cái sốc động luôn, tác ý cái nó sốc động, nó không bị rơi trong đó. Rồi cái nó yên lặng lại liền, bị vì cái tâm mình nó không có chạy bậy bạ, nó yên lặng liền. Cứ phòng, mình cứ tác ý ra hoài. Sáu tháng sau mình ra lệnh nó vô định, nó đâu có gì. Tại vì cái tâm mình chưa có yên, cho nên mình hướng tâm không có.
Trực nhớ mình tu tập riết thời gian, bắt đầu đó mình cũng bền chí, mình tu tập cho nó tỉnh thức cái đã. Chớ đừng có vội, đừng có vội dùng cái pháp hướng. Mình cứ dùng cái pháp hướng: ”Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Nhắc để cho nó theo hơi thở cho biết đừng có tạp niệm. Khi mà mình nhắc mình thấy nó hết tạp niệm rồi thì mình thỉnh thoảng mình nhắc: “An tịnh thân hành, an tịnh tâm hành” cho thân tâm mình nó an tịnh thôi. Đó cứ như vậy thôi.
Mà khi mà thấy rõ ràng là nó an tịnh rồi mà khi mình hít thở. Thậm chí như Thầy còn dạy một cái câu hơi thở để mà gôm cái tâm lại nữa. Đó nhớ cái chỗ này, cái phần này nè. Bị vì tâm mình nó mới tu thì nó loạn. Nó chưa, với mình chưa có bao giờ mình khép mình ở trong cái khuôn viên mà độc cư trầm lặng. Thành ra nó hể mình khép vô đó thì bắt đầu nó tuôn trào. Nó tuôn trào nó nghĩ ngợi cái này kia. Ngồi lại cái bắt đầu yên lặng, cái thân nó vừa yên cái bắt đầu nó cứ phóng ra. Phóng ra nhiều lắm, chuyện này hết tới chuyện kia.
Cho nên vì vậy đó thì mình muốn mà cho nó nhiếp phục nó được thì mình nương vào cái hơi thở mình tác ý, mình nhắc nó, nó biết cái bắt đầu. Mình phải chủ động từ khi bắt đầu vô tu là chủ động không được để vọng tưởng. Chứ có vọng tưởng ra vô ra vô nó quen rồi nó cũng khó lắm. Chỉ có mình tu lâu rồi lần lượt nó thưa vậy chứ cũng không hết. Bằng không nó rơi vào trạng thái tưởng thì nó hết.
Bởi vì khi mình ngồi mà nó, mình không có chủ động điều khiển được nó, cho nên nó cứ ra vô. Mà khi tự động nó yên lặng, cái bắt đầu nó thấy nó bám vô hơi thở. Nó thở nó biết đều đều cái nó lặng vô trong tưởng thì nó hết vọng tưởng, nhưng mà nó rớt trong tưởng, thì nó không đúng. Còn mình điều khiển vô. Cho nên đức Phật dạy cách thức điều khiển: ”Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Hoặc là mình hướng tâm theo hơi thở ra vô y như vậy.
Ví dụ như hít vô thì mình đồng thời mình hướng tâm mình tác ý theo hơi thở mình hít vô. Và đồng thời mình tác ý theo hơi thở hít ra là người đó hơi thở phải chậm. Còn cái người mà hơi thở nhanh thì không kịp. Bị gì cái tác ý của mình với hơi thở nó không kịp, nó mệt. Còn nếu mà hơi thở mà người đó thở chậm đó thì tác ý nó kịp thì nó dễ lắm. Nhưng mà mình tác ý không kịp thì thôi, mình cứ tác ý theo tự nhiên nó. Mình nhắc nó cũng như mình nhắc chừng cho nó, mình biết hít vô hít ra mình đang thở vậy thôi để cho nó đừng có, nhưng mà mình mới đầu mình tu ít, đừng tu nhiều.
Ví dụ cái sức của mình cỡ tu chừng khoảng độ chừng một phút thì mình tu một phút, đừng có tu nhiều. Mình ngồi lại một phút mình tu, thì mình chủ động điều khiển cái hơi thở của mình nó không vọng tưởng rồi lần lượt mình tăng lên. Chứ còn mình đừng có, đừng có ngồi một lần mười phút, ba mươi phút thì nó có vọng tưởng, bị lâu quá nó mình không có đủ sức tỉnh thức nó. Mà hễ nó lâu quá thì một lúc có thời thì mình ngồi thấy nó không vọng tưởng, nhưng đó là nó vô chứ không phải là tự mình điều khiển vô. Mình làm sao mình chủ động mình điều khiển mình vô thì nó mới đúng. Cho nên nó sai chút là nó dậm chân tại chỗ mất đi.
(03:59) Sư Phước Nhẫn: Mình ngồi thiền một phút thôi hả Thầy?
(04:02) Trưởng lão: Một phút mà chủ động điều khiển vô. Ví dụ như bây giờ Thầy khép chân Thầy ngồi. Thầy ngồi, Thầy khép chân lại Thầy ngồi thì bắt đầu đó Thầy chỉ cần Thầy thở một hơi thở chậm nhẹ trước cái đã để gom tâm, Thầy nói: “Tâm gom vô cái nhân trung, biết hơi thở ra vô”. Bắt đầu hai con mắt Thầy nhìn cái chóp mũi. Thầy hít vô, hít vô chậm chậm chậm, chứ không hít như bình thường. Hít vô chậm thật chậm để cho cái, phải càng chậm thì cái tâm nó gom càng chặt. Phải không? Rồi bắt đầu thầy cũng thở ra chậm chậm chậm cho hết, rồi Thầy thở lại bình thường. Chứ Thầy gom quá thì ức chế nó thì không được, nó mệt. Nếu mà thở chậm thì nó gom dữ lắm, nhưng mà nó mệt.
Nhưng mà sau này nó bị ức chế thì nó sanh tưởng … Thành ra Thầy chỉ dùng nó để gom thôi rồi bắt đầu thở lại bình thường. Thở lại bình thường thì nó còn sức gom đó, cho nên nó tập trung vô đây nó dễ. Rồi thường mình nhắc nhẹ nhàng, mình nhắc cái câu pháp hướng: ”Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi để cho khoảng thời gian cho nó hít vô hít ra coi như tùy tức đó. Rồi bắt đầu đó mình mới nhắc lần nữa. Rồi mình để cái thời gian dài ra, coi thử coi nó có vọng tưởng gì không, coi thử coi nó chịu bám vô không. Nếu mà nó không chịu bám vô hơi thở thì mình hít một hơi thở chậm thiệt châm nữa rồi thở ra, để cho nó gom trở lại, nó gom lại. Cách thức mới tu tập đó là phải tu tập như vậy để cho nó tập trung được, nó gom được để nó quen. Chứ cái tâm của mình mới tu là nó chưa có quen gom vô đâu, nó còn phóng lung tung. Cho nên mình ngồi lại yên lặng, thân yên lặng …
(06:06) Sư Phước Nhẫn: Thư giãn nó. Ví dụ như con bây giờ nó cũng có lâu lâu nó tạp niệm nó không giảm. Như vậy thì mình cứ vậy mình tập hoài chừng nào cho nó hết tạp niệm thì thôi hả Thầy?
Trưởng lão: Mình phải tập cho được cái sức tỉnh thức. Mà thường thường đó phải khi mà muốn chủ động điều khiển được cái tâm của mình đừng có tạp niệm xen vô. Thời này được mà thời sau cũng được mà thời kế cũng được. Suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ trong ngày đêm, mình tu tập trong mỗi thời đó, thì lúc nào mình cũng chủ động được. Nó trong vòng từ, một phút cho đến năm phút, mười phút là đủ sức tỉnh thức của mình trong khoảng thời gian đó để xả tâm, phải không? Mà bây giờ nó còn tạp niệm là tại vì mình không kèm theo cái pháp hướng. Mình hướng tâm mình nhắc: ”Tôi thở tôi biết tôi thở”. Rồi cứ mình hơi cái mình nhắc: ”Tôi thở tôi biết tôi thở”. Để rồi mình cứ nhắc như vậy để nối tiếp khoảng thời gian mà mình muốn một phút hay hai phút, hay là năm phút mình nối tiếp.
Cho nên mình cẩn thận, mình tập trung mà nhiệt tâm với cái pháp hướng như vậy, cái mình nhắc nó tỉnh thức dần dần, nó lôi mình đi đến. Ví dụ như bây giờ Thầy nhắc: ”Tôi thở tôi biết tôi đang thở”. Phải không? Rồi bắt đầu Thầy hít thở chừng năm mười hơi thở, Thầy lại nhắc nó lần nữa. Tức là Thầy nối tiếp, Thầy tác ý để mà nối tiếp thêm một khoảng thời gian kế. Rồi lại kế đó Thầy lại nhắc nó nữa. Thì như vậy suốt cái khoảng thời gian mà một hay phút năm phút, hay mười phút nó sẽ không có tạp niệm.
Và nó giúp cho chúng ta không có bị lặng trong tưởng, nó làm cho chúng ta rơi vào vô ký hay hoặc là hôn trầm. Nên nhớ cái pháp Như Lý. Vì vậy bây giờ lúc này lúc tu tỉnh thức. Vì vậy cho nên cái pháp hướng chúng ta nó kèm theo chứ nó không xả tâm. Nó kèm theo cái sự tỉnh thức của hơi thở. Hiểu như vậy thì có thể là chúng ta chủ động điều khiển nó để mà tỉnh thức, chứ nó chưa phải hoàn toàn tỉnh thức đâu. Bởi vì lơi lỏng mà không hướng tâm thì nó sẽ có tạp niệm. Hiểu vậy? Vì vậy mà mình phải có cái pháp dùng để dẫn nó tỉnh thức, chứ không có pháp thì nó sẽ không tỉnh thức được. Và nếu không tỉnh thức thì nó rơi vô vô ký hay hoặc là hôn trầm thùy miên. Nó không loạn tưởng thì vô ký, hôn trầm, thùy miên nó hai thứ.
Sư Tuệ Tĩnh: Hướng dẫn nó.
Trưởng lão: Còn mình dẫn nó từ từ từ từ theo cái pháp tác ý của mình. Đó thì như vậy là mình sẽ có cách khoảng mà mình tu cái thời gian ít.
2. PHÓNG DẬT VÀ PHÓNG TÂM
(08:43) Sư Tuệ Tĩnh: Phóng dật và phóng tâm nó là sao? Thế nào là sống không phóng dật?
Trưởng lão: Sống không phóng dật đó. Sống mà không phóng dật là sống độc cư trầm lặng. Còn phóng tâm nó cứ nó, mình phải phân biệt giữa phóng tâm với phóng dật. Phóng dật là mình phóng mà mình chạy theo, mình dính mắc. Còn phóng tâm nó mới khởi niệm mà thôi. Hiểu chỗ Thầy muốn nói không? À bây giờ mình khởi một cái niệm tức là phóng tâm. Giờ đó bắt đầu mình miên man mình theo cái niệm đó để mình. Nó có khởi cái tâm ham thích mình trong đó là phóng dật rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Mới bắt đầu là phóng tâm.
Trưởng lão: Phóng tâm.
Sư Tuệ Tĩnh: Kéo mình đi luôn là…
Trưởng lão: Kéo mình đi luôn là phóng dật. Kêu là tùy miên đó. Nó liên tục ở trong cái khoảng thời gian đó gọi là tùy miên. Cái chữ thùy miên là mình ngủ mình miên man ở trong đó. Còn tùy miên đó là theo cái niệm nào đó, nó tùy miên niệm đó. Thì trong khi phóng dật nó miên man ở trong đó. Còn phóng tâm là khởi cái niệm đó ra. Rồi mình kéo dài cái đó là thì nó là phóng dật. Mình dính.
Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy nó có câu sống không phóng dật. Không biết sống không phóng dật là sao Thầy?
(09:54) Trưởng lão: Sống không phóng dật là ngay nó khởi niệm là dừng nó lại liền là không phóng dật. Mình dừng nó được là mình không phóng dật. Còn mình phóng dật là mình chạy theo nó. Còn nó khởi niệm tức là mình còn phóng tâm. Phóng tâm thì bao giờ nó cũng có hết. Nó phóng tâm trước, sau đó nó phóng dật.
Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vậy cái bài dạy nhập Sơ Thiền có cái câu đầu là sống không phóng dật.
Trưởng lão: Đó đó. Nghĩa là mình không chạy theo nó, tức là ly nó đó. Chứ còn không phóng tâm là người ta nhập Tứ Thiền, người ta phải thành tựu. Nó hết phóng tâm rồi. Còn bây giờ đó mình phóng tâm mà không phóng dật. Mà ly dục ly ác pháp là ly chứ không phải diệt. Nó mới ly thôi nó không có đoạn, nó chưa có đoạn. Nó mới ly thôi, ly là nó không phóng dật. Mà không phóng dật thì nó bắt đầu nó quay vô. Nó quay vô rồi, nó mới đoạn đó. Sau khi nó Sơ Thiền rồi, nó qua tới Tứ Thiền nó đoạn. Nó đoạn tức là nó tới cái chỗ mà xả đó. Xả lạc xả khổ đó. Nó hết cái khổ cái lạc của nó rồi, thì đó nó mới nhập. Cho nên vì vậy cái phóng tâm nó hết. Còn cái phóng dật đó thì cái Sơ Thiền, không phóng dật là Sơ Thiền.
Sư Tuệ Tĩnh: Nó cũng có nghĩa là sống độc cư.
Trưởng lão: Sống độc cư.
Sư Tuệ Tĩnh: Cũng là không phóng dật.
(11:10) Trưởng lão: Phóng dật là sống độc cư. Nếu mà người không sống độc cư thì tâm phóng dật, không làm sao khỏi. Bởi vì cái độc cư là nhử cho nó phóng dật. Mà mình giữ được mà mình, cái niệm nó không lôi mình được chạy ra ngoài được đó thì nó sẽ hết phóng dật. Chứ nó phóng dật nó mạnh lắm. Bị với nó miên man như vậy là nó lôi mình đi rồi. Nó lôi mình đi đó, không khéo thì nó đi tới cái tướng của mình ra, chạy theo cái ham muốn hay theo cái ác pháp rồi. Nó phóng dật là nó lôi, nó sắp sửa nó lôi mình đó, mà mình ngăn chặn liền. Nó vừa phóng tâm là mình biết nó phóng dật, là không cho nó phóng dật nữa thì ngay đó mình đã phá, đã xả nó rồi, ngăn ác diệt ác rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Phóng tâm với vọng tưởng cũng giống nhau hả Thầy?
Trưởng lão: À phóng tâm với vọng tưởng y như nhau. Phóng tâm là vọng tưởng đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Bởi có nhiều lúc con thấy như Thầy nói đó là nhiều cái chuyện đâu mấy chục năm về trước á ngồi ngồi cái tự nhiên nó hiện lên rõ ràng.
Trưởng lão: Đó là phóng tâm.
Sư Tuệ Tĩnh: Mình nghĩ nó không có thể nhớ được, sao nó nhớ được rành mạch y như hồi lúc ở đó vậy đó.
Trưởng lão: Mà chính sống độc cư thì cái phóng tâm nó dữ lắm. Nhưng mà mình chạy theo cái phóng tâm đó, kéo dài theo nó thì nó bị phóng dật. Nó phóng dật thì mất rồi, hết rồi.
Sư Phước Nhẫn: Ví dụ khi trong lúc mình sống độc cư nó mới lóe ra Thầy.
Trưởng lão: Lóe ra tức là đó, nó phóng tâm đó. Mình chặn lại.
Sư Tuệ Tĩnh: Lúc đó mình cắt nó liền hả Thầy?
Trưởng lão: Cắt liền! Ngăn ác diệt ác liền. Mình không để. Mình ngăn không được tức là nó phóng ra rồi. Mà nó phóng ra rồi thì mình phải diệt, không có để nó.
Sư Tuệ Tĩnh: Cũng như mình tập…
(12:39) Trưởng lão: Bởi vậy phóng dật coi vậy khó lắm đó. Phóng tâm thì mình chưa đụng tới nó được đâu. Mình không ngăn chưa được phóng tâm đâu, mà phóng dật mình ngăn được. Bởi vì khi mà nó khởi ra cái niệm phóng tâm rồi thì mình biết rồi, cho nên mình không cho nó theo. Mình quán xét, mình xả niệm đó liền, không để cho tâm mình bị nó lôi theo trong đó. Còn nó lôi theo, nó khởi tâm ham muốn, cho nên bị phóng dật. Phóng dật nó có nằm ở trong cái chỗ mà dật. Nghĩa là có tâm tham trong đó rồi, tham muốn rồi, chạy theo cái đối tượng đó rồi.
Sư Tuệ Tĩnh: Chữ dật nghĩa là gì Thầy?
Trưởng lão: Chữ dật là nghĩa là nó, nó nằm ở trong cái. Có cái nghĩa của nó là nó lôi cuốn mình đó. Dật không phải là đồ vật. Chữ dật nó D mà. Dật nó có nghĩa là lôi cuốn, nó kéo theo đó. Cho nên vì vậy đó mà mình nhận xét được cái chỗ này rồi thì không để tâm phóng dật, để cho ly. Mà không phóng dật là ly. Nó vậy thôi. Còn phóng tâm thì kệ nó. Cho nên mình ức chế, mình không cho phóng tâm là mình nguy hiểm. Cho nên mình bây giờ là ngăn chặn phóng dật thôi, ly thôi chứ không có diệt. Chưa có diệt.
Sư Tuệ Tĩnh: Bây giờ con sợ mình ngồi nói ủa sao chuyện đâu đâu tự nhiên nó hiện lên hoài, hiện hiện hoài mà mình muốn ngăn mà ngăn không nỗi. Con thấy làm sao mà ngăn được. Tự nhiên nó hiện lên, tự nhiên nó hiện lên. Cũng như mình đang chú tâm trong hơi thở, thở lúc nhiều khi nó cũng hiện lên nữa, giật mình. Mình không nghĩ không ấy gì tự nhiên nó hiện lên..
(14:17) Trưởng lão: Tự nhiên nó phóng ra, nó phóng thời gian nó hết. Nó tuôn trào thời gian nó hết. Bởi vậy Thầy nói chỉ giữ cái hạnh độc cư thôi. Chẳng hạn bây giờ mình ở đây nè, nhất định không tiếp duyên, không đọc kinh sách, không gì hết, cho nó phóng đi. Nó phóng mà mình cứ giữ, giữ chân tức là không cho nó phóng dật rồi, còn có phóng tâm thôi. Nó phóng riết rồi nó phóng, mà nó không phóng dật được thì nó diệt nó hà. Mình không làm gì hết mà nó diệt. Nó sai mình không được. Tức là nó không đánh được cái tâm tham mình thôi, tham vui hay này kia, nói chuyện đồ đó. Tham đọc sách, tham này kia, nó khởi đúng cái tâm tham mình lắm. Tham muốn, cái gì của mình tham muốn là nó phóng tâm ra để nó lôi mình là nó phóng dật rồi.
Mà nó không đánh được cái tâm tham muốn mình được, nó khởi mà nó đánh không được tham muốn mình. Bị vì cái này nó tham muốn, mình khởi ra cái này mà mình không tham muốn là nó dừng lại, nó ly. Và cứ như vậy là, bởi vì bí quyết thành công của Thiền Định là cái chỗ đó. Nó mới có định là cái tâm nó mới định vô cái thân mới được, chứ không phải là mình ngồi mình thở là nó định. Cho nên nó hết phóng dật là nó định.
Sư Tuệ Tĩnh: Lúc trước con nghe Thầy nói đừng có để phóng ra, vọng tưởng nó vào, vọng tưởng nó vào nữa tới sau này khó. Con mới sợ làm sao để không cho nó vào được? Không cho nó vào nó muốn vô nó vô tự do chứ. Chớ con cũng không biết làm sao mà ngăn.
(15:31) Trưởng lão: Bởi vậy có nhiều người không hiểu chỗ đó đó. Cố gắng mà ngăn. Tập trung cho dữ tợn trời đất ơi nó muốn bể cái đầu luôn. Nó nặng đầu, nó căng mặt căng mày, nó làm chuyện. Bởi vậy danh từ nó diễn tả mà. Người ta muốn nói vậy có nghĩa là đừng phóng dật thôi. Nhưng mà nó khởi tâm ra rồi.
Hôm nay sư hỏi hai danh từ đó Thầy giải thích cho nó rõ ràng mới hiểu rõ. Nếu mà không hỏi thì kể như là mình không rành. Không biết cái nào phóng tâm cái nào phóng dật. Mà chính trong cái giai đoạn này mình chỉ ngăn ngừa cái phóng dật, diệt cái phóng dật. Chứ còn cái phóng tâm kệ nó, cho nên nó không bị căng đầu. Nó phóng cho nó phóng ra, nhưng mà mình quán xét, mình xả ly nó thì mình không chạy theo nó, thì tức là mình không phóng dật. Ví dụ như bây giờ mình buồn quá, mình ngồi đây cái mình lấy cây nhang hay cây gì mình vẽ vẽ dưới đất mình chơi cho nó bớt cô đơn: “Nhất định mày phóng dật rồi, mày chạy theo, tao không thèm viết nữa”. Đó là một cái niệm mà cái niệm phóng dật mà, nó lôi mình để làm cho mình bớt cô đơn.
Bây giờ nó cô đơn nè, nó ngồi đây, nó cô đơn tức là nó phóng ra. À bây giờ nó thấy chỗ đó dơ thôi để đi hốt. Đó là nó phóng dật rồi đó. Nó phóng dật bắt đầu mình lấy cái ki ra mình hốt là nó phóng dật, nó phá độc cư rồi. Chứ còn nếu mà thấy nó biết: “Mày sanh ra, mày thấy đống rác đó dơ muốn hốt, mày chết! Mày phóng dật theo đống rác, tao không làm đâu”. Mình không làm cái nó cụt hứng ổng rồi, ổng lôi mình không được. Tức là bị phóng dật mà mình không biết. Thì cái phóng dật Thầy muốn giải thích cái chỗ đó để thấy cái nghĩa của nó, giải thích không có được phải không?
Bây giờ hiểu được nó phóng dật là như vậy đó. Nó sai khiến mình dữ lắm. Nó làm cho bớt, nó mất cô đơn. Nó ngồi không, nó chịu không được. Đây là, rồi bắt đầu bây giờ ví dụ như cái người mà nhập thất đó, họ thấy một tờ báo gì trời ơi! Họ đọc miên man hà. Họ khoái lắm, nó bớt cô đơn, tức là nó phóng dật, nó phóng dật rồi. Mà ở đây mình ly dục tức là ngăn chặn cái phóng dật, chứ không phải là không có cho cái niệm khởi. Cho nên cái niệm khởi mặc nó. Nó khởi mà nó sai mình được, tức là nó phóng dật được thì mình diệt nó, mà diệt nó rồi thì nó định.
(17:37) Sư Tuệ Tĩnh: Mấy bữa nay con tính xin Thầy, xin Thầy là con sơn lại, mà nghe Thầy nói như vậy…
Trưởng lão: Tức là phóng dật! Đó đó cách thức đó đó.
Sư Tuệ Tĩnh: Ngày hôm qua con ra con kỳ cọ đồ con dơ quá con mới nói thôi để xin Thầy đặng con mua sơn con sơn lại cho nó ấy, chứ để đóng rong đóng rêu đồ ai người ta vô Phật tử người ta dòm thấy…
Trưởng lão: Nó khởi tâm đó, tâm phóng dật. Bởi vậy nếu mà không hỏi thì không biết, tưởng là mình làm cái chuyện đó vậy mình tu là tốt. Không phải đâu, coi vậy chứ nó phóng dật. Bởi vậy khi gần Thầy, Thầy mới vạch ra lần lượt lần lượt để thấy rõ rồi mình cố. Coi vậy chứ hàng phục khó lắm, chứ không phải dễ đâu. Cho cái tâm đừng phóng dật khó. Mình ngồi mà, bởi vậy Thầy nói Thanh Thản-An Lạc-Vô Sự, phải không? Mấy cái từ đơn giản vậy đó mà làm sao mình sống được như vậy là nó là định.
Sư Tuệ Tĩnh: Quét dọn ba cái ván nhện, đóng rong đóng rêu con thấy sao nó kỳ quá…
Trưởng lão: Đó chính cái chỗ đó là bị phóng dật. Nó đưa qua mình bớt cô đơn mà. Mình làm nó mới bớt cô đơn lại. Mà cô đơn chừng nào thì nó lại phóng tâm nhiều chừng nấy. Nó phóng tâm để nó lôi mình đi ra phóng dật. Mà mình ngăn chặn ngăn chặn nó riết, nó quay vô nó định, nó Thanh Thản-An Lạc-Vô Sự lắm. Nó không có thấy gì nó muốn làm. Bởi vậy hồi thời ông Phật, ông dạy chúng Tỳ kheo không có sạch, là nó phóng dật dữ lắm. Cho nên ai nói về trồng tỉa mà tu, nhập thất mà tu kiểu đó, nó phóng dật dữ lắm. Bây giờ mặc dù mình có `sống có một mình mình, chứ nó không có sống một mình, nó sống với công việc, nó sống với hữu sự.
Sư Tuệ Tĩnh: Người không biết họ nói làm mình biếng chứ..
Trưởng lão: Họ nói làm biếng mà chính mình đâu phải dễ cái sự làm biếng này. Cái làm biếng này chứ khó lắm, không ai làm biếng nỗi đâu. Mình nói cái người làm biếng vậy chớ thật sự ra, họ phải đi nói chuyện chỗ này chỗ kia họ chơi, uống rượu đồ này kia. Họ làm biếng họ không làm, nhưng mà họ khoái đi chơi vậy. Họ phóng dật còn hơn ai nữa. Còn mình đó, thì mình nói mình siêng năng, chứ sự thật ra mình bị phóng dật.
Còn thử mình làm biếng đi, đừng uống rượu uống chè, đừng đi chơi đâu hết, chỉ sống một mình mình đi, không làm gì hết thử mình làm biếng nỗi không? Không có ông trời nào làm biếng nỗi. Chỉ có ông Phật làm biếng được nỗi thôi, phải không? Thầy nói hai Sư nghĩ coi phải không? Có ông Phật làm biếng vậy nỗi chứ không có ai làm biếng nỗi kiểu đó. Người tu chứng mới làm biếng kiểu đó.
Sư Phước Nhẫn: Bữa nay nghe Thầy nói mới hiểu được ý đó đó Thầy.
Trưởng lão: Gần Thầy chừng nào nó lại sáng con đường đi nó lại sáng chừng nấy. Bởi vì…
(20:15) Sư Tuệ Tĩnh: Cái câu hỏi kế con xin hỏi Thầy là. Cái phóng tâm nó dễ trở thành phóng dật. Mình làm cách nào để đừng trở thành phóng dật. Mình cắt nó?
Trưởng lão: À thường xuyên mình dùng pháp tu, mình dùng pháp tu. Mới đầu thì nó thường xuyên nó phóng tâm. Rồi mỗi khi phóng tâm đó thì chợt mình hiểu nó, mình biết nó đang phóng dật thì mình dừng nó lại đi tức mình ngăn ác-diệt ác đó. Còn mình giữ cái tâm của mình trong hành động đi và luôn luôn pháp hướng Như Lý Tác Ý ra, hoặc là trong hành động của hởi thở: "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Mình sử dụng cái này quen dần để rồi thời gian sau vừa cái pháp hướng mà vừa là cái hơi thở của mình. Thì đó là các pháp ngăn, ngăn cái tâm phóng tâm. Phải hiểu nó, mà nếu mình để bình thường vầy nó phóng tâm.
Cho nên mình nỗ lực, mình siêng năng mình tu tập. Mình tu tập đầu tiên đó thì nó hay bị phóng tâm, phóng dật. Do đó mình mới dùng cái pháp Định Vô Lậu mình quán xét để mình ly những cái niệm này, mình diệt những cái niệm này hết, đừng có để cho nó tới. Nhưng mà nó luôn nó tới, mình cứ bền chí đừng có sợ. Nó tới tới, tới bao nhiêu thì chúng tôi dùng cái niệm đó quán xét, rồi ly nó ra. Rồi dùng pháp hướng đoạn dứt nó đi. Cứ tu tập vậy hằng ngày đừng có sợ, rồi nó sẽ hết. Lúc bấy giờ thật sự ra muốn cho nó hết đừng có tiếp duyên ra ngoài, mình sống độc cư, nhớ!
Cho nên vì vậy đó khi mà phóng tâm với phóng dật nó gần nhau lắm. Hễ nó phóng tâm thì nó lôi cuốn mình theo với cái dính mắc ở trong cái phóng tâm đó. Thì bắt đầu bây giờ nó phóng tâm ra, thì mình thấy cái niệm đó phóng rồi. Thì bắt đầu mình đem cái niệm đó, mổ xẻ cái niệm đó coi nó Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu, nó ở trong cái Lậu hoặc nào? Khi mà mình thấu rõ nó ở trong ba cái lậu hoặc này, trong một cái, trong ba cái này thì ngay đó là mình xả nó. Còn nếu không thì nó phải quán xét qua nhân quả. Nhân quả nếu mà mình thấy nhân quả ác thì xả liền, mà thiện thì chấp nhận. Cái này là tốt, cái này để giúp cho chúng ta trên con đường tu nó dễ tu.
Ví dụ bây giờ có một cái niệm nó khởi ra cái câu kinh, phải không? Nhưng mà nó cũng là phóng tâm rồi. Bởi vì mình khởi ra một cái niệm cũng câu pháp Phật thôi, cái lời Phật dạy thôi. Bây giờ nó khởi ra cái câu như thế này, câu kinh pháp cú như thế này: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”. Mình nói: Ủa! Như vậy là như thế nào tự tịnh kỳ ý? Đó, thì mình tư duy cái câu đó thì bị dính phóng dật rồi đó. Nó khởi ra cái niệm ”Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, phải không? Thì nó mới phóng tâm thôi. Bây giờ đó mình mới tư duy nó là phóng dật.
(23:02) Sư Tuệ Tĩnh: Sao hồi nãy Thầy nói suy luận được?
Trưởng lão: À bây giờ mới nói như thế này. Bây giờ Thầy mới giải thích cho nghe để thấy. Đây là một cái Phật pháp, cái pháp rồi, do đó mình mới suy ngẫm nó. Đây là mới đưa ra một cái này để cho mình tìm hiểu cái chỗ này trên cái phương hành động tu của mình trong Ngăn ác-Diệt ác. Phải không? Cho nên nó đưa cho cái câu này để cho mình suy tư để biết nó. Do đó mình suy tư nó, mình thấy đây là thiện pháp, đúng thiện pháp, phải hiểu nó. Hiểu nó cách thức như thế nào để mình thực hiện ngăn ác diệt ác, phải không? Rõ ràng là phóng tâm phóng dật rõ ràng đó. Nhưng nó ở trên cái pháp thiện. Còn bây giờ nó phóng tâm ở trên cái pháp ác. Nó Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu là cái pháp ác. Do đó pháp ác thì mình quán xét nó, mình cũng quán xét cũng tư duy vậy, phải không? Mình tư duy nó rồi bắt đầu mình diệt nó. Còn cái này tư duy nó để rút tỉa kinh nghiệm. Được, đâu có sao.
Sư Tuệ Tĩnh: Nó không mắc lỗi phóng dật?
Trưởng lão: Không! Không có! Không có phóng dật! Còn bây giờ nó phóng dật. Nó nhớ nhà mình, nó nhớ cách thức. À! Bây giờ chưa tới ăn mà nó đói bụng, mà mình thấy nó cứ cồn cào nó muốn ăn, thì như vậy mình bị phóng dật. Thì cái này là quán xét, nhận biết nó liền.
(24:07) Sư Tuệ Tĩnh: Phóng dật ác thì nó mất độc cư.
Trưởng lão: Mất độc cư!
Sư Tuệ Tĩnh: Còn phóng dật thiện thì không sao.
Trưởng lão: Không sao hết. Phóng dật thiện nó giúp, nếu mà về chánh pháp thì nó giúp cho mình kinh nghiệm thêm để rút tỉa cái sự tu. Mà nó về thiện pháp nó giúp mình tăng trưởng cái tâm thanh thản. Đừng có ức chế nó. Chứ không khéo mình ức chế luôn cả thiện cả ác thì coi như mình dồn nén nó tới cái chỗ đường cùng nó bật mình, nó chịu không nỗi đâu.
3- KIẾT SỬ VÀ TRIỀN CÁI
(24:42) Trưởng lão: Bây giờ sẽ nói thêm về cái phần mà rắc rối nhất ở trong kinh sách của Phật là cái phần Kiết sử. Đầu tiên thì chúng ta học, chúng ta có năm cái hạ phần kiết sử.
Cái Thân kiến kiết sử. Năm cái hạ phần kiết sử thì cái thứ nhất là Thân kiến, cái kiến chấp về cái thân của mình. Đức Phật nói: “Kiến chấp về cái thân của mình”. Cho nên trong cái bài pháp nói Vô Thường - Khổ - Không - Vô ngã đó, Vô ngã. Có nghĩa là nói, đức Phật muốn giải thích cho mình hiểu cái ngã của mình, là nó không có cái gì thật thụ ở trong đó. Cho nên đừng có chấp nó, không phải là Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức, không phải năm cái điểm này có một cái nào của nó. Mình chấp cái thân của mình là cái Sắc, cái Thọ là thân của mình, là cái đó của mình. Mình chấp cái Tưởng là của mình, mình chấp cái Hành là của mình, mình chấp cái Thức là của mình, thì cái đó là mình thân kiến, trật không có đúng. Đó là nó trói buộc mình dữ lắm. Nhưng mà cái này coi như là dường như người ta đều ai cũng đều trói buộc về Thân kiến kiết sử này hết. Đó là cái thứ nhất.
(25:57) Cái Nghi kiết sử: Thế tại sao mà ở trong cái, mình phải so sánh trở lại cái Ngũ triền cái Năm cái triền cái nó có cái Nghi triền cái.
Nghi triền cái là cái sự kiện có cái thằng nó đi ngang qua, mình nghi cái thằng ăn trộm, thấy cái tướng nó, đó là Triền cái.
Còn bây giờ mình đã nghi rồi, mình nghi rồi, mình nghi một cái gì rồi. Nghĩa là nó không phải là mình thoáng qua.
Cái kia nó, cái màn nó ngăn che mình vừa thấy, vừa thấy cái tướng dáng của cái thằng đó, mình nghĩ rằng nó là thằng ăn cắp ăn trộm, phải không? Cái đó là cái Triền cái. Mình phân biệt những cái chỗ dùng này, nó làm cho mình ngăn che cái đó, mình không có phá được cái đó. Cho nên cái nghi đó, nó làm cho mình, trong tâm mình cứ lo lắng sợ nó lấy đồ này kia, cứ dòm chừng dòm chừng. Nó làm cho mình không có được yên tâm, không có được thanh thản. Cứ phải dòm chừng nó, sợ nó lấy cái này lấy kia phải không? Đó là Nghi triền cái.
Còn cái Nghi kiết sử đó thì nó đã sẵn có cái nghi rồi. Ví dụ như mình nghi một cái người nào thôi, nhưng mà cái đó nó cứ hiện trong tâm của mình. Người đó thì họ đi đâu rồi mình không thấy. Mình không thấy nữa nhưng mình nghi. Ví dụ như mình đọc cái câu kinh của Đại thừa mình nghi, nghi cái này không biết nó đúng hay sai? Cái đó nó thuộc về Nghi kiết sử, nó trói buộc mình. Ví dụ như nghe một câu công án. Ví dụ như “Ba cân gai”. Hỏi: “Phật là gì?”. Nói: “Ba cân gai”. Mình nghi sao Ba cân gai là Phật được? Cái đó là bị kiết sử.
Cho nên vì cái khéo léo sử dụng của Thiền Đông Độ đó, người ta khởi cái nghi tình đó, để cho nó đừng có khởi niệm, nó nghi nó cứ ôm ấp cái nghi. Còn cái Nghi Triền Cái là mình thoáng thấy, mình khởi tâm nghi ra, chứ nó chưa có cái nghi trong đó. Còn cái này nó cứ nghi, nó ôm ấp cái nghi đó là nghi. Cho nên vì vậy mà cái người tu theo Thiền Đông Độ mà nghi tình đó thì họ sử dụng cái nghi này là cái Nghi Kiết Sử. Cái nghi nó có sẵn, cái gì mà nó có sẵn trói buộc mình thì đó là thuộc về kiết sử. Còn cái là không có sẵn.
(28:14) Còn cái Giới cấm thủ. Giới cấm thủ có nghĩa là một cái người đó họ chấp giới, họ giữ cái giới. Chẳng hạn bây giờ Thầy bị bệnh nè, ngày ăn bữa mà giờ ăn không có được. Phải không? Mà sáng Thầy phải uống thêm chút cháo đặng Thầy uống thuốc. Mà giờ Thầy chấp nhận nhất định là trưa ăn hay hoặc uống thôi chứ còn sáng không có ăn nữa, phải không? Đó là kêu là Giới cấm thủ. Bởi vì nó thuộc về kiến kiết sử nó thuộc về Hạ Phần Kiết Sử nó trói buộc mình. Giới luật nó cũng trói buộc mình nếu mình chấp nó thì trói buộc.
Nhưng ở trong Phật đã dạy mình Khai, Giá, Trì, Phạm. Có khai, khai giới ra. Ví dụ như bây giờ Thầy bị bệnh, sáng Thầy phải uống thuốc, còn để bụng trống uống thuốc thì không có nên, nó sẽ bệnh. Do đó Thầy phải uống một ly sữa, ăn chén cháo rồi Thầy mới uống thuốc. Thì cái đó là Thầy khai giới ra, Bây giờ trước khi Thầy ăn Thầy khai giới ra. Thầy khai giới ra: “Hôm nay vì cái thân bệnh tôi xin khai giới để uống thuốc, sau khi uống thuốc mạnh rồi tôi đóng giới lại, giá lại”. Khai, giá, trì, phạm mà, cho nên tôi không có phạm giới. Vì vậy tôi có pháp tôi thực hiện, chứ không phải là tôi cố chấp. Còn mình chấp tôi không ăn phi thời, nhất định chết bỏ chứ không ăn phi thời. Do đó họ uống thuốc không được, vì vậy mà uống thuốc không được, bệnh không hết. Bệnh không hết thì chỉ còn nước chết. Nên cái này là giới cấm thủ. Nó thuộc về kiết sử nó trói mình. Khi mình chấp giới nó bị trói.
Mà Phật đâu, Phật cho mình một cái lối để cho mình khai. Cũng như bây giờ có người phụ nữ đang họ bị chết đuối dưới sông, họ đang ngụp lặn ở dưới. Mà mình đi ngang mình gặp, mình là một vị tu sĩ mà. Không được, giới cấm không được đụng người phụ nữ, cho nên mình đi luôn, cô này phải chết. Trong khi đó mình khai giới. À bây giờ trước cái tình trạng mà quá cấp bách như thế này tôi phải cứu người, cho nên tôi khai giới liền, nhảy xuống, lội ra ôm cô ta lên. Xong rồi có người khác đến hô hấp cho cô ta thì mình giao cho người ta, tôi xin đóng giới lại. Ngay liền đó tư tưởng của mình phát xin đóng giới lại. Từ đây mình ra đi không để cho người ta lưu lại ơn nghĩa gì hết, thì tức là mình không có lưu lại cái tình cảm của mình. Nhất định đóng giới lại và giữ gìn, không có để sự đụng chạm nhau mà nó gây ra cho mình có cái cảm xúc của nam nữ.
Đó thì do đó mình đóng giới lại, tức là mình giữ gìn như vậy. Cho nên người như vậy gọi là không bị Năm cái hạ phần kiết sử này. Đó vậy thôi. Chứ còn không khéo, bởi vì ở đây những cái phần này là những cái phần rất quan trọng để cho mình biết những cái điều kiện mà nó xảy ra, mà mình chấp giới quá thì mình bị kiến kiết sử của giới trong cái hành trì tu hành của mình.
(31:05) Tham. Tham kiết sử. Tham kiết sử tức là cái tham của mình, mình ham muốn cái đó nó có ham muốn ở trong lòng của mình. Ví dụ như bây giờ mình muốn cái này, mình muốn cái máy này. Cái lòng tham muốn của mình, nó luôn luôn mà mình không có chịu bức nó ra, mình không có chịu đoạn dứt nó ra, nó cứ trói buộc. Để cho tới chừng mình có tiền mình sắm nó được, thì cái đó gọi là Tham kiết sử. Tham kiết sử của hạ phần.
Sân kiết sử. Sân kiết sử là bây giờ mình đang sân nè, nó trói buộc cái lòng sân của mình. Mình cứ nằng nặc buồn phiền cái thằng đó quá, nó chửi mình, nó nói nặng nhẹ hoài. Mình tức giận nó mà không chịu xả ra, đó là mình bị sân kiết sử. Năm cái này gọi là Năm hạ phần kiết sử. Nó mới hạ thôi, còn Năm Thượng Phần Kiết Sử.
(31:58) Sắc tham. Sắc tham kiết sử. Bây giờ mình thấy một người phụ nữ hay hoặc là mình thấy cái món đồ đẹp nào đó mình khởi ra ham muốn. Thì cái ham muốn này, cái Sắc tham kiết sử này nó làm cho mình, mình thấy cái món vật đó. Nghĩa là bắt đầu cái tham của ngũ triền cái. Mình phải phân biệt giữa cái triền cái với cái này, tham dục triền cái. Ở đây cái tham dục triền cái với cái sắc tham.
Bây giờ Thầy thấy cái máy này, thấy cái sắc của nó. Sắc tham có nghĩa là có người, người ta giải thích là mình thấy cái sắc phụ nữ. Đó là một. Thấy cái món đồ, thấy cái xe, thấy cái gì hoặc là thấy cuốn sách, mình thấy cái đẹp mình thích, cái đó gọi là sắc tham. Thì cái sắc, cái tham dục của triền cái nó khác, nó khác hơn.
Nó phải so sánh được cái chỗ này. Bởi vì phải phân tích được cái chỗ này nè. Tham dục của triền cái là mình khởi sự, mình thấy cái này, mình muốn cái này. Cũng như mình thấy một cô phụ nữ, mình muốn cô phụ nữ, thì đó là tham dục nó che mình. Luôn luôn, mình cứ tương tư trong lòng mình hoài, thì cái thời gian mà tương tư đó thì nó trở thành sắc tham. Nó không còn nằm ở trong cái triền cái nữa. Nó khởi cái điểm của nó là cái triền cái nó che mình rồi, thì bắt đầu nó từ đó nó trói buộc. Nó trói buộc thì nó trở thành cái Năm Thượng Phần Kiết Sử.
Từ cái này nó chuyển qua cái này liền, nó trói mình liền ở trong này. Còn cái kia nó che ngăn che mình, cho nên mình không thấy nó là cái này là cái khổ. Có cái này phải giữ gìn, phải này kia. Hay hoặc là không thấy người phụ nữ, cái đẹp của người phụ nữ là cái độc. Mình không thấy nó là rắn độc, nó là cọp dữ, nó sẽ đem đến những cái nỗi khổ cho mình. Có thể nó là một cái tù chung thân của mình ở đó mà mình không thấy. Do đó nó bị ngăn che, mình thấy nó thích, mình thấy nó ham muốn. Đó là tham sắc dục của triền cái. Nhưng mà cái đó nó triền miên trong lòng mình để mà đạt cho được thì nó trở thành sắc tham của kiết sử. Thấy chưa? Thấy từ cái đầu, rồi đến cái chỗ đó nó trói mình vô đó, nó thành cái kiết sử.
(34:23) Vô Sắc tham. Vô sắc tham nó không có hình ảnh, mà nó tham muốn. Sư thấy nó, bởi vì cái này Sắc tham nó có hình ảnh. Rồi nó lưu hình ảnh đó, nó cứ khởi tâm ham muốn mình hoài. Còn bây giờ nó không có mà nó tưởng thôi. Cho nên Vô sắc tham là tưởng tham. Vì vậy mà nó thực hiện trong giấc mộng. Ví dụ như bây giờ Vô sắc tham, cha mẹ mình mất đi rồi, nó không còn cái hình ảnh đó nữa. Thế mà mình nằm mộng, mình thấy được cái hình ảnh cha mẹ của mình. Nó tham đây nó còn thương còn nhớ. Chữ tham đây không phải là, nó đủ mọi cách ở trong đó, nó nằm ở trong cái dục tham mà. Cho nên nó thực hiện ra cái hình ảnh của cha mẹ của mình. Mình thấy cha mẹ mình còn sống chứ chưa có chết.
(35:12) Mạn kiết sử. Thật sự ra cái Mạn kiết sử này thì luôn luôn lúc nào mình cũng chấp, nó ngầm ở trong này, nó có mạn ở trong này, nó trói mình chặt lắm. Ai không động tới, chứ động tới cái sân liền. Nó chấp ngã nó mà. Ngã mạn dữ lắm, chứ đâu phải thường. Đó là nó kiết sử nó trói mình. Cho nên những cái sợi dây này nó rất khó bứt. Nó thượng phần kiết sử nó khó.
(35:32) Trạo cử kiết sử. Nó có cái Trạo cử kiết sử nữa. Muôn đời mình ngồi, bắt đầu mình ngồi, cho nên đức Phật dạy mình: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra. An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Mình ngồi đây chứ coi chừng, nó lát nó ngứa ngáy hoặc là nó làm cho mình bất an, nó bị trạo cử. Mà cái trạo cử của cái Thượng Phần Kiết Sử này là luôn luôn nó có sẵn ở trong thân của mình, nhất là về cái Thọ. Mà hễ mình khi mà nó trạo cử, nó làm cho mình có, như bây giờ mình ngồi thấy mình tê chân. Tê chân nó cứ bắt mình nhúc nhích, nó bắt mình phải ráng mình chịu đựng thế này thế khác, đau khổ. Hay hoặc nó nhức chân của mình, mình ngồi kiết già thì nó làm cho mình khổ sở khó chịu. Cảm giác nó bất an đó, nó trạo cử. Cái thọ của nó làm cho mình bất an đó, thì nó trạo cử. Mà cái này muôn đời mình đã có sợi dây trói buộc này. Gọi là kiết sử của nó.
(36:34) Còn Vô minh kiết sử thì chắc chắn bây giờ con người của mình, người nào cũng Vô minh hết, không có người nào mà không Vô minh. Và cái Vô minh này mình cứ lầm chấp là nó Minh không đó, thì cái đó là thật sự mình đang Vô minh. Chỉ ra khi nào mình Minh là mình sống đúng giới, mình phạm giới là Vô minh. Có hai cái đó thôi. Cái người phạm giới là người Vô minh. Mà cái người sống đúng giới, chẳng hạn bây giờ đó mình đang sống một ngày một bữa là mình Minh. Mà mình lỡ mình ăn phi thời một chút là mình Vô minh.
Cho nên vì vậy giới luật là trí tuệ mà. Trí tuệ là giới luật mà. Mà trí tuệ đâu thì giới luật đó mà. Cho nên hai cái này nó không tách lìa nhau được. Vì vậy cho nên Vô minh nó kèm theo với cái chỗ phá giới, mình phải thấy được cái chỗ. Cho nên cái Vô minh kiết sử này luôn luôn nó ngầm ở trong cái chỗ mà hiểu lệch của mình. Mà chỉ còn có kê cái bảng giới luật ra, mình thấy phạm cái lỗi là tức là mình Vô minh. Còn mà nó, mình không kê ra được thì ngay đó là mình phạm lỗi là mình bị Vô minh rồi. Bị Vô minh kiết sử rồi. Nó trói mình, nó trói chặt lắm.
Ví dụ như bây giờ sáng, mình thèm muốn ăn thì đó là Vô minh rồi đó. Nó phá giới rồi, mình thấy cái tâm mà như vậy là nó Vô minh rồi. Mà khi mà mình phạm một cái là Vô minh thật sự rồi. Còn mình còn Minh thì mình còn tư duy, mình suy nghĩ, nhất định chết, không ăn phi thời thì như vậy là mình sẽ Minh. Đó Minh với Vô minh nó hai cái, nó luôn luôn nó kề với nhau. Ví dụ như bây giờ Thầy đó.
Tu sinh: Như bên mặt bên trái.
Trưởng lão: Ờ như bên mặt bên trái vậy đó. Ví dụ như bây giờ Thầy nói ở đây độc cư. Mà mình đi nói chuyện đó là Vô minh. Mình nói chuyện tức là mình làm cái tâm phóng dật, tức là mình Vô minh. Mình để tạo cho mình không giải thoát, đó là Vô minh. Ví dụ như bây giờ Thầy nói độc cư không tiếp duyên ai, không nói chuyện ai, ráng nỗ lực để thực hiện tâm không phóng dật. Do đó cái mình thấy cô đơn, buồn bã quá, mình sanh ra chuyện này đi làm, chuyện kia đi làm thì đó là Vô minh. Vô minh kiết sử nó hiện ra nó trói mình, nó dẫn đi đó.
Đó, còn cái Vô minh mà của ngũ triền cái đó, nó trạo cử là nó thùy miên. Nó thùy miên nó buồn ngủ nó hôn trầm, hôn trầm thùy miên đó. Là nó cái đó là Vô minh nó si. Cái tướng trạng của Ngũ triền cái là cái tướng si. Tướng si nó hiện ra tướng ham ngủ. Mà nó ham ngủ, tức là ngồi đâu gục đó, ngồi đâu cũng buồn ngủ đó, thì cái đó là tướng si. Cho nên cái người nào mà ham ngủ là người đó người si.
Còn cái Vô minh này, là cái Vô minh trong Thượng Phần Kiết Sử này, nó thuộc về Giới Luật. Cho nên nó không có buồn ngủ, mà anh cứ anh phạm giới hoài thì anh là Vô minh. Cho nên mình thấy si nó cũng là Vô minh chứ gì? Nhưng mà si nó hiện cái tướng si của triền cái. Cho nên cái gì mà nó hiện ra cái màn che của nó rồi, thì nó hiện ra cái tướng của nó, thì nó là triền cái. Mà cái gì mà nó trói buộc mình, nó làm cho mình không đúng thì cái đó nó nằm ở trong cái kiết sử.
4. THẤT KIẾT SỬ, PHÁ THẤT KIẾT SỬ
(39:44) Trưởng Lão: Trong kiết sử thì đây là Năm Thượng Phần Kiết Sử và Năm Hạ Phần Kiết Sử thì nó có bảy kiết sử nữa. Nó còn có bảy kiết sử nữa. Bảy cái kiết sử này mà Thầy thường hay nhắc nhiều nhất, là vì nó cũng rút tỉa ở trong Năm Thượng Phần Kiết Sử và Năm Hạ Phần Kiết Sử này, mà nó rút ra ở trong cái thất kiết sử này. Nhưng mà tóm lại thất kiết sử, nó rất cụ thể và rõ ràng.
Ái kiết sử: Tức là tình nghĩa cha con hay hoặc gia đình. Lòng thương yêu của mình tức là Ái kiết sử. Nó trói buộc mình bứt khó lắm.
Sân kiết sử: Cái lòng sân của mình nó khó dứt, nó khó dứt lắm, cho nên nó. Mình bây giờ không có sân nè, chứ nó có trong này nè. Cho nên nó có sẵn ở trong này nè. Đó là những cái nó trói buộc mình đó.
Kiến kiết sử: Những cái mình hiểu biết. Như các nhà Đại thừa, họ chấp nhận là Phật tánh hay hoặc Chơn như này kia. Cái kiến chấp đó nó khó, họ cũng khó bỏ lắm. Mà chấp như vậy là như thế nào? Đúng rồi thì bắt đầu bây giờ khó bỏ, gọi là Kiến kiết sử. Cái mà họ hiểu biết đó là Kiến kiết sử.
Nghi kiết sử: Cái nghi của mình. Mà cái tâm nghi của mình con người của mình bây giờ nó hết nghi thì mình không nói, không nói hết được đâu. Nó hở ra gì, cái nghi rồi. Đó Nghi kiết sử.
Mạn kiết sử: Cái ngã mạn của mình. Tức là mình chấp ngã dữ tợn lắm. Nó là nó trói mình chặt lắm. Cái đó là kiết sử.
Hữu tham kiết sử: Những cái vật của mình xung quanh mình có. Dù là cái bát của mình thôi, mình xả còn không được nữa, chứ đừng nói. Đó là cái hữu tham. Cái có, hữu là nó có rồi, tham thì cứ giữ nó, mà không bỏ ra được. Cái đó là Hữu tham kiết sử.
Vô minh kiết sử: Đó là cái phá giới.
Đó là thất kiết sử của nó.
Sư Phước Nhẫn: Giờ mình phá nó sao mình phá được Thầy?
(41:25) Trưởng lão: Bởi vậy cho nên mình tu đó, mình phải dùng các cái loại định. Rồi coi như là Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác đó, tất cả những cái này đều là pháp ác không hà. Mà nó chỉ phá cái thất kiết sử này thì nó chỉ có duy nhất là có cái pháp Như Lý Tác Ý là phá được thôi. Bởi vì nó ngầm ở trong người của mình, nó đủ cái đó, nó trói buộc mình ở trong này. Bây giờ nó sẵn rồi, nó thành cái lực dữ tợn lắm. Cho nên vì vậy hằng ngày mình nhắc, mình hướng tâm mình nhắc, nó mới cởi mở từng chút, từng chút nó mới ra. Nó ra, những cái sợi dây đó nó bứt ra. Chỉ có pháp hướng là nhắc thôi. Chứ còn cái thất kiết sử này nó độc lắm.
Sư Phước Nhẫn: Mình hướng cách nào Thầy?
Trưởng lão: Ví dụ như mình hướng ”Tâm ly dục ly ác pháp”. Nó ly cái đó thì nó cắt cái này. Không ly thì nó không cắt đâu. Rồi mình sống đúng độc cư, nó không phóng dật thì nó cắt. Pháp hướng nhắc hằng ngày nhắc trở thành cái lực. Bởi vậy cái sự tu tập Thầy nói thật sự, nó phải có một sự bền chí, bền chí hết sức với cái pháp Như Lý Tác Ý. Bởi vì nó không thể nào mà nhắc một lần mà nó hiệu quả được. Có người, người ta nhắc mười lần, người ta có hiệu quả. Còn mình nhắc mười lần, trăm lần chưa có hiệu quả. Tại vì cái khối, cái khối nghiệp của mình, cái khối mà kiết sử này nó chặt quá! Cái dây nó buộc chặt quá!
Còn người ta nó, cái dây người ta nó lỏng, người ta nhắc năm, mười lần cái nó được. Còn mình nhắc nó như vậy nó cũng bứt đó, mà bứt không hết. Nó nhiều quá, nó chồng lớp lớp này kia, nó trói mình nhiều. Cho nên có nhiều người rất là lâu, có nhiều người rất nhanh. Đó, cũng như ví dụ như Thầy trong sáu tháng, còn quý sư nói thật sự ra, nếu mà chuyên cần, phải sáu năm nó mới có hiệu quả. Mà chuyên cần chứ còn tinh tấn, chứ còn mình tu chừng một năm, mình thấy không hiệu quả là mình bỏ, là mình phí rồi. Chứ nó không phải nó đơn giản đâu. Phải bền chí, phải kiên nhẫn dữ lắm. Mình biết, mình tin tưởng cái pháp nó sẽ thực hiện được cứu cánh mình. Mình nỗ lực hằng ngày, mình nhắc: “Tâm như cục đất, không có tham, sân, si nữa”. Đó, mình nhắc mà thấy nó cũng còn hoài nó chưa hết, nhưng bền chí. Rồi mình sống cho đúng cách, đúng giới luật. Nhắc như vậy một mặt mình nhắc, một mặt mình sống cho đúng. Một mặt mình độc cư cho trọn vẹn đừng có để tâm nó chạy theo ra ngoài, thì mình nhắc nó hiệu quả.
Còn mình sống không đúng. Giờ mình cũng tiếp duyên, mình cũng ăn uống phi thời, mình cũng sống theo kiểu mà thế gian là mình nhắc nó cũng không hết ăn thua gì. Bây giờ nhắc nó cả triệu năm cũng ăn thua gì. Mà mình sống cho đúng cái phạm hạnh của mình đi. Rồi cái pháp như lý mình nhắc nó, nó mới bứt hết đó. Chứ còn mình không nhắc nó thì nó không bứt đâu. Nó nằm ì đó, nó trói chặt mình hơn nữa. Nó làm cho mình ức chế, nó chờ cái dịp nó bung ra, nó còn mạnh hơn nữa, chứ nó không hết. Bởi vì thời gian nếu mà mình tu mà không khéo thì coi như mình nén tâm. Tới chừng mà nó bung ra thì kể như ông trời cũng cản cũng không được, nó đổ ra.
Đó Thì hôm nay Thầy giảng về cái phần mà Năm Hạ Phần Kiết Sử, Năm Thượng Phần Kiết Sử và cái Thất kiết sử. Mà ở trong kinh Trường bộ này, cái tập hai thì cái bài kinh Phúng tụng, thì nó có nói bảy kiết sử, Năm Hạ Phần Kiết Sử, Năm Thượng Phần Kiết Sử, nói đủ hết cho mình hết. Nhưng mà nó không giải thích ra. Nó chỉ nói thôi, rồi mình hiểu sao đó hiểu. Coi như nó cô động lại tất cả những cái bài kinh của Phật thuyết, nó cô động ra. Cũng như ví dụ như ở trong đó, ví dụ mà nói có như năm pháp, có bảy pháp, có ba pháp…
HẾT BĂNG